Thiên Sứ

Phong Thủy Lạc Việt Ứng Dụng

67 bài viết trong chủ đề này

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.

Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

Trong quá trình nghiên cứu Lý học Đông phương, nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử, cá nhân tôi đã thay đổi nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành - "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - thay thế cho "Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương". Từ sự thay đổi nguyên lý căn để này, tôi đã hiệu chỉnh, hệ thống hóa và xác định thuyết Âm Dương ngũ hành là một học thuyết hoàn toàn khoa học - căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng của tri thức khoa học hiện đại.

Thuyết Âm dương Ngũ hành tồn tại trong nền văn minh Đông phương qua những phương pháp ứng dụng bao trùm lên mọi lĩnh vực: Từ thiên nhiên, vũ trụ, xã hội, cuộc sống và cho đến từng hành vi của con người có khả năng tiên tri. Đó là các bộ môn dự báo cho mọi lĩnh vực, Đông y...trong đó có kiến trúc xây dựng - mà chúng ta quen gọi là phong thủy.

Sự phổ biến của các phương pháp ứng dụng bao trùm lên tất cả cuộc sống xã hội Đông phương từ hàng thiên niên kỷ. Trong từ mỗi căn nhà, góc đình, phố chợ...gần như ngay cả những bà buôn thúng bán mẹt cũng có thể biết "Thìn , Tuất, Sửu, Mùi, tứ hành xung", sinh năm nào thì mạng gì..vv... cho đến một ông lang, hoặc thày bói trung bình cũng có thể kể vanh vách về lịch sử kinh Dịch, ý nghĩa của các quẻ, sự ứng dụng của kinh mạch và các huyệt đạo...vv...Nhưng tất cả những kiến thức đó và tất cả những bộ môn ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành, không phản ánh bản chất của học thuyết này, khi nó bao trùm lên mọi lĩnh vực từ thiên nhiên, vũ trụ, xã hội cuộc sống cho đến từng hành vi của con người với khả năng tiên tri.

Thuyết Âm dương Ngũ hành giải thích từ sự khởi nguyên của vũ trụ : "Thái cực sinh lưỡng nghi..." cho đến từng hành vi con người - với những phương pháp ứng dụng có hiệu quả trải hàng thiên niên ký - tạo nên giá trị tự thân của nó, để tồn tại một cách khách quan, vượt thời gian trải hàng thiên nên kỷ cho đến ngày hôm nay - Với thực tế đó, đã chứng tỏ học thuyết này phải là sự tổng hợp của những trí thức vô cùng đồ sộ, mà nhân loại của nền văn minh cổ xưa đã nhận thức được và hệ thống hóa trở thành một học thuyết bao trùm lên mọi lĩnh vực. Tri thức khoa học hiện đại - niềm tự hào của nền văn minh hiện đại - chưa hề có một lý thuyết nào có khả năng như vậy, cho dù, đã có thể sử dụng tất cả những tri thức vật lý, toán học...vv... để có thể đưa con người lên sao Hỏa. Nhưng đó chỉ là sự tổng hợp nhưng tri thức rất cục bộ và ứng dụng riêng lẻ - so với hệ thống lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành thể hiện qua những phương pháp ứng dụng bao trùm lên mọi lĩnh vực.

Nếu như chúng ta chỉ cần xét một trong nhiều bộ môn ứng dụng của học thuyết này, và nghiên cứu theo định hướng đi tìm bản chất đích thực của toàn bộ hệ thống học thuyết - là cơ sở phương pháp luận của hệ thống ứng dụng đó - thì cũng đủ nhận thấy một hệ thống tri thức rất bao la, kỳ vĩ của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Trong bài viết này, tôi cố gắng mô tả một bộ môn ứng dụng rất phổ biến của thuyết Âm Dương ngũ hành, đó là ngành Phong Thủy của nền văn minh Đông phương - Nhân danh nền văn hiến Việt với danh xưng Phong Thủy Lạc Việt, một cách rất cụ thể là kiến trúc ngay trong căn nhà của tôi.

Danh xưng Phong Thủy Lạc Việt, không phải là một trường phái mới trong phong thủy. Mà đó là sự xác định cội nguồn lịch sử của ngành học này trong văn minh Đông phương. Nó là kết quả của sự hiệu chính có tính học thuật, từ nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành - "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" và ứng dung thay thế cho nguyên lý "Lạc thư phối Hậu Thiên Văn Vương" - trong tất cả mọi lĩnh vực của học thuyết này và cụ thể trong Phong Thủy Lạc Việt.

Chính sự hiệu chính này, đã xác định cội nguồn của ngành Phong thủy và hệ thống hóa toàn bộ những tri thức rời rạc, mâu thuẫn của bộ môn này - được miêu tả trong cổ thư chữ Hán, quen gọi là trường phái, còn lưu truyền trong nền văn minh Đông phương, khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở min nam sông Dương tử - trở thành một ngành nghiên cứu có tính hệ thống,nhất quán và hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan trong việc lý giải tất cả mọi hiện tương liên quan đến nó với khả năng tiên tri. Điều này hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và nhân danh khoa học.

Đến đây, tôi cũng xin được lưu ý rằng: Sự hiệu chính nguyên lý căn để của thuyết Âm dương Ngũ hành và ứng dụng trong hệ thống phương pháp luận của ngành Phong thủy mang tính lý thuyết. Nó chỉ có tác dụng hiệu chỉnh rất cục bộ khi có sự sai lệch giữa hai nguyên lý ứng dụng. Nó không phải là sự phủ định những gía ứng dụng của ngành này. Những tuyệt chiêu bí truyền và những pho sách ứng dụng có giá trị của các cao thủ phong thủy vẫn là những vấn đề chúng tôi cần học hỏi và tham khảo. Tuy nhiên, sự hiệu chính này xác định tính khoa học về mặt lý thuyết của bộ môn này. Và nó chỉ xác định tính khoa học với Phong thủy Lạc Việt vì sự phủ hợp với tiêu chí khoa học của nó.

Kính thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Trước đây, chỉ hơn nửa thế kỳ, có thể nói rằng: tất cả các bộ môn ứng dụng của thuyết Âm Dương ngũ hành đều bị coi là "mê tín dị đoan". Yếu tố căn bản để có sự nhìn nhận sai lệch này chính vì cả một hệ thống lý thuyết liên quan đến hệ thống phương pháp luận trong các bộ môn ứng dụng đã thất truyền, nên nó trở nên mơ hồ và người ta không thể giải thích được mối liên hệ hợp lý của nó giữa những nền tảng lý thuyết là cơ sở tạo ra hệ thống phương pháp luận trong ứng dung. Nhưng khi tri thức khoa học hiện đại càng phát triển, thì sự nhìn nhận các bộ môn ứng dụng của nền văn minh Đông phương đã được xem xét lại. TTNC LHDP đã tổ chức một cuộc hội thảo quy mô và chứng minh "Phong thủy là một ngành khoa học". Nhưng cuộc hội thảo này, chúng tôi chỉ dừng lại ở sự so sánh những tiêu chí khoa học với một hệ thống những nguyên lý lý thuyết ứng dụng trong bộ môn này. Và chúng tôi chưa có sự thuyết trình sâu về nội dung của nó. Bài viết này như là một sự bổ sung phần nào cho khoảng trống của cuộc hội thảo nói trên.

Người viết bài này, hy vong qua nội dung của nó, sẽ xác định những gía trị đích thực của ngành phong thủy, tính khoa học và cội nguồn lịch sử của nó - thuộc về nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử.

Hiện nay, rất nhiều người hiểu sai về bản chất của ngành học này. Họ gán ghép tất cả mọi thứ ăn theo phong thủy: Sim số cũng theo phong thủy, biển số xe, cũng theo phong thủy, đặt tên con cái, bảng hiệu cũng theo phong thủy....vv.....Thậm chí gần đây, bùa chú cũng được gán vào môn phong thủy. Thực ra , tất cả những hiện tượng đó, không liên quan gì đến những gía trị đích thực của ngành Phong Thủy học Đông phương. Nó cũng giống như ngành cơ khí chế tạo có thể làm ra những dụng cụ y học, nhưng nó không liến quan gì đến ngành y vậy.

Tất cả những gì mà tôi đã trình bày là nội dung của bài viết này sẽ đề cập đến. Và để có sự liền mạch có tính hệ thống. Trong bài viết này, tôi sẽ lặp lại một cách tóm tắt nội dung của một số bài viết đã trình bày trong sách và các bài viết khác trên diễn đàn - liên quan đế Hà Đồ, Lạc thư và các nguyên lý khác của Phong Thủy - để quí vị và anh chị em quan tâm nhưng không có chuyên môn sâu về Lý học có thể đối chiếu, so sánh.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em.

Còn tiếp.

.

13 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.

Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Tiếp theo

Phong Thủy Lạc Việt là một hệ thống phương pháp ứng dụng, hệ quả trực tiếp của thuyết Âm Dương ngũ hành với nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt", được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử - có một nội dung, nhất quán , hoàn chỉnh, có tính hệ thống, phản ánh tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri; hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết khoa học.

Đây là sự khác biệt căn bản với những tri thức rời rạc, mâu thuẫn, mơ hồ từ các mảnh vụn còn sót lại về tri thức của ngành học này vốn ghi nhận trong các bản văn cổ chữ Hán.

Nếu như những tri thức khoa học hiện đại trong kiến trúc và xây dựng là sự thể hiện những nhận thức kỹ thuật kiến trúc và kết cấu xây dựng với tính thẩm mỹ theo nhãn quan thẩm mỹ thời đại - thì - Phong Thủy Lạc Việt chính là một hệ thống tri thức, mô tả quy luật tương tác của tự nhiên với ngôi nhà, được hệ thống hóa, chuẩn hóa và phân loại thành những quy tắc, nguyên lý, tiêu chí và các mô hình biểu kiến trong sự ứng dụng của từng hệ quy chiếu, để quán xét ảnh hưởng của những tương tác này đối với ngôi gia và con người có khả năng tiên tri. Căn cứ vào những tiêu chí và nguyên tắc, quy ước này, các phong thủy gia sẽ thiết kế, bài trí nội thất và tiến hành xây dựng căn nhà, hoặc các công trình xây dựng khác. Tùy theo sự hiểu biết và khả năng của các phong thủy gia, mà có thể cùng một hệ thống kiến thức về phong thủy, căn nhà vẫn có những thể hiện kiến trúc hình thức khác nhau. Tương tự như cùng một khóa kiến trúc sư ra trường và cùng thiết kế một ngôi nhà với chức năng sử dụng như nhau, mỗi người vẫn có thể đưa ra phương án kiến trúc khác nhau. Miễn là đồ án của họ phù hợp với những tiêu chí trong kiến trúc và xây dựng.

Kiến thức phong thủy và kiến trúc hiện đại hoàn toàn không hề có mâu thuẫn như nhiều người lầm tưởng. Nhưng nếu chỉ sử dụng kiến thức của kiến trúc và xây dựng hiện đại thì người kiến trúc sư sẽ thiết kế dễ hơn rất nhiều. Vì họ không bị buộc phải tuân thủ một số tiêu chí, và quy định bởi kiến thức phong thủy vốn khá chặt chẽ. Nhưng trong trường hợp này, nếu phạm phải những tiêu chí xấu trong phong thủy thì gia chủ, hoặc người thân của họ có thể gặp phải những điều không may mắn có thể tiên tri.

Những phương pháp ng dụng trong phong thủy hoàn toàn khách quan và đầy đủ tính chất khoa học theo tiêu chí khoa học. Nó không vì quan lớn, hoặc dân đen mà thay đổi tiêu chí và những nguyên tắc của nó. Do đó, tuân thủ theo đúng những nguyên tắc và tiêu chí phong thủy thì cũng như uống đúng thuốc, hoặc thuốc bổ, phạm vào các tiêu chí xấu thì cũng như uống thuốc độc và đều có khả năng tiên tri - chứng tỏ tính quy luật khách quan phản ánh trong các qui định và mô hình biểu kiến của phương pháp này.

Bởi vậy, hoàn toàn bất hợp lý khi cùng là hệ quả của một hệ thống lý thuyết mà lại có đến bốn trường phái phong thủy khác nhau và đầy mâu thuẫn được miêu tả trong cổ thư chữ Hán.

Phong thủy Lạc Việt là sự hiệu chỉnh và đã xác định cái gọi là bốn trường phái trong cổ thư chữ Hán thực chất là 4 yếu tố tương tác căn bản trong Phong thủy. Chúng có những phương pháp đặc thù với một hệ quy chiếu riêng trong hệ tương tác của nó và hoàn toàn không hề có mâu thuẫn về mặt lý thuyết.

Bốn yếu tố tương tác chủ yếu đó là:

1 - Loan Đầu - Cấu trúc môi trường thiên nhiên chung quanh ngôi gia với những quy luật tương tác được mô hình hóa và ảnh hưởng đến ngôi gia, có thể tiên tri. Cthư chữ Hán coi đây là một trường phái ứng dụng độc lập.

2 - Cấu trúc hình thể ngôi gia - bao hàm những cơ sở của Dương trạch Tam yếu . Tức là hình thể ngôi gia, bên ngoài và bên trong. Ảnh hưởng của những quy luật tương tác của yếu tố này với con người sống trong ngôi gia có tính quy luật có thể tiên tri.Cổ thư chữ Hán coi đây là một trường phái ứng dụng độc lập

3 - Ảnh hưởng của địa từ trường trái đất lên con người thông qua ngôi gia. Cổ thư chữ Hán gọi là trường phái Bát trạch.

4 - Ảnh hưởng của sự vận đông các hành tinh gần gũi trái Đất lên ngôi gia vào thời điểm xây cất và nhập trạch. Cổ thư chữ Hán gọi là trường phái Huyền không.

Những trường phái này theo mô tả trong các bản văn chữ Hán là những phương pháp tách rời, ứng dụng một cách độc lập và không có sự liên hệ với nhau. Nội dung của các trường phái này đều có những yếu tố mơ hồ về khái niệm, mâu thuẫn với nhau và có lịch sử ra đời muộn nhất là phái Huyền Không vào thế kỷ XV AC và hoàn thiện vào thế kỷ XIX AC. Sớm nhất là Bát trạch vào thế kỷ thứ II BC.

Phong thủy Lạc Việt coi đây là sự phát hiện riêng phần trong lịch sử Hán hóa các tri thức Việt khi sụp đổ ở miền nam Dương tử và xác định đó chính là bốn yếu tố tương tác với những hệ quy chiếu riêng và là hệ quả thống nhất của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Sự ứng dụng một cách thống nhất và có hệ thống cả 4 yếu tố tương tác này trong kiến trúc nhà ở của người viết là một minh họa cho quan niệm trên. Và không phải là duy nhất.

Còn tiếp

13 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.

Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Tiếp theo

Do tính phổ biến trong ứng dụng của ngành Phong Thủy Đông phương trải hàng ngàn năm. Đến nay, rất nhiều người vì kém hiểu biết đã đơn giản hóa môn phong thủy. Họ quan niệm Phong thủy chỉ là việc xem hướng bếp, hướng nhà, hướng ngồi làm việc, ngủ thì nằm quay đầu về đâu ...vv...

Nhưng ngành phong thủy thực sự lại không hề đơn giản như vậy. Phong thủy là một ngành học có kiến thức tổng hợp rất đồ sộ về những quy luật tương tác của thiên nhiên với cuộc sống của con người, có khả năng tiên tri. Để ứng dụng kiến thức phong thủy vào một ngối gia, đòi hỏi phong thủy gia - ngoài kiến thức phong thủy - phải có một kiến thức rộng về nhiều mặt. Trong đó cần có cả khả năng cảm thụ nghệ thuật, sự tinh tế trong thẩm mỹ và kiến trúc.

Ngành Phong thủy Đông phương, cũng không chỉ giới hạn ở phần Dương trạch: phân bổ khu đô thi, dân cư, xây dựng dự án, tư gia...vv...Mà còn cả vấn đề Âm trạch. Tức là mối liên hệ giữa nơi đặt huyệt vị người thân đã khuất và ảnh hưởng tương tác đên người còn sống..

Để thực hiện một dự án phong thủy đơn giản nhất là phong thủy cho một ngôi gia - chưa nói đến những công trinh phức tạp hơn, như: xí nghiệp, nhà chung cư, khách san; hoặc qui mô hơn như khu chung cư; khu đô thị, thậm chí cả một thành phố...thì vấn đề còn phực tạp hơn nhiếu. Trong trường hợp những dự án lớn - từ khu chung cư trở lên đến cấp thành phố - những kiến thức về Âm trạch phải được xét đến, như: long mạch, nơi vượng, thoái khí ...vv.....phải được đặt ra.

Nội dung bài viết này, như tôi đã trình bày - mô tả sự ứng dụng phong thủy Lạc Việt ứng dụng trong một ngôi gia cụ thể là kiến trúc của ngôi gia nhà của tôi. Và từ đấy sẽ chứng tỏ rằng: Để thực hiện một phương án phong thủy - dù chỉ cho một ngôi gia - cũng cần đến một sự tính toán , tham chiếu hết sức phực tạp như thế nào.

Chúng tôi bắt đầu từ nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt.

Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt.

Danh xưng phong thủy Lạc Việt là hệ quả của sự hiệu chính từ nguyên lý căn để cho toàn bộ hệ thống ứng dụng của thuyết Âm Dương ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử. Đó chính là Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt so sánh với nguyên lý căn để được ứng dụng trong cổ thư chữ Hán là Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn vương. Bạn đọc xem hình dưới đây:

Hậu thiên bát quái Văn Vương phối Lạc thư..........................

H1 - HT Van Vuong phoi Lac Thu.jpg

"Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt".

H2 - HT Lac Viet phoi Ha do.jpg

Những luận cứ có tính hệ thống và nhất quán chứng minh "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" chính là nguyên lý căn để đích thực trong tất cả mọi phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương ngũ hành đã được mô tả trong cuốn sách đã xuất bản: "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Bạn đọc có thể tham khảo toàn bộ nội dung của cuốn sách này ngoài trang chủ của diễn đàn. Ở đây, tôi chỉ đưa lên hình ảnh để đối chiếu, so sánh với sự ứng dụng cụ thể trong kiến trúc nhà của tôi.

Sự thay đổi nguyên lý căn để này - nhân danh nền văn hiến Việt - đã dẫn đến sự phục hồi những yếu tố căn bản cấu thành thuyết Âm dương ngũ hành, giải thích và phục hồi những gía trị đích thực của Lạc thư hoa giáp, hiệu chỉnh Tử Vi Lạc Việt và hợp nhất một cách hoàn chỉnh những nội dung rời rạc, thất truyền và sai lệch trong cổ thư chữ Hán của ngành phong thủy - hoàn toàn phù hợp khi so sánh với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học.

Môi trường cảnh quan nhà của Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Yếu tố Loan đầu.

Căn nhà của tôi có diện tích đất xây dựng là 127 mét vuông. Hướng Tuất, Tọa Thìn.Nằm ở khúc quanh bên sông Sài Gòn, Bên kia sông là khu du lịch Bình Quới gần cư xá Thanh Đa nổi tiếng một thời. Vị trí ngôi nhà trong cảnh quan này, được thể hiện màu đỏ, lớn hơn tỷ lệ thật cho dễ nhìn, trong bản vẽ dưới đây:

H3 - Nha NVTA.jpg

Quán xét mối quan hệ giữa cảnh quan môi trường với ngôi gia, cổ thư chữ Hán quen gọi là trường phái Loan Đầu. Thực ra với Phong Thủy Lạc Việt thì đây chính là một trong bốn yếu tố tương tác cấu thành hệ thống ứng dụng của ngành Phong Thủy Lạc Việt. Bô môn Loan đầu có một hệ quy chiếu và những nguyên lý , quy tắc riêng trên cơ sở hệ thống lý thuyết của thuyết Âm Dương ngũ hành. Đây là yếu tố đầu tiên cần được xét đến khi chọn đất và xem xét ảnh hưởng của tương quan môi trường với vị trí căn hộ.

Ở vị trí địa lý này - theo quan niệm về "Khí" của Phong thủy Lạc Việt - thì căn hộ của tôi, hoàn toàn bất lợi về Âm khí. Âm khí vượng và tụ lại từ địa danh Vườn Lài đến phía dưới cầu Thanh Đa trên bản đồ và ở mé bên trái sông Sài Gòn - trừ bán đảo Thanh Đa (Bán đảo Thanh Đa là vị trí suy khí nặng).

Nhưng bù lại, chính hai cây cầu Bình Lợi và Bình Triệu đã dẫn khí vào khu vực căn hộ của tôi.

Vị trí căn hộ được thế Thanh Long, Bạch hổ cân đối. Nhưng hậu sơn có vấn đề, chính vì dòng sống uốn quanh sau nhà. Nhưng xét tổng quan về hình thể thì đấy là một thế đất xấu - Bị phạm cách "Thượng sơn hạ thủy" (Trên núi ngậm nước) , cho tất cả những ngôi gia có hướng Bắc, Tây Bắc tọa Nam, Đông Nam - nếu như không khắc phục được hiện trang này thì hậu vận rất phiền phức, mặc dù từ sau nhà tôi ra đến bờ sông còn cả 3/ 400m. Tuy nhiên, với những ngôi gia có hướng Nam, Đông nam thì không phạm cách này, nhưng lại nghịch Long hổ, cũng không thật tốt.

Có thể nói rằng: Nếu như dòng sông Sài Gòn chảy đến cấu Bình Triệu, chảy thẳng theo kênh Thanh Đa thì thế đất còn tạm được. Chính khúc quanh sang phải làm nên bán đảo Thanh Đa đã phá thế đất căn hộ của tôi.

Nhưng bù lại, chính cái "võng nước" phía sau nhà lại là nơi tụ Thiên khí do từ trường trái đất tạo ra.

Nếu xét về khu vực vượng khí trên bản đồ này thì hai trục: tọa Bắc triều Nam và Tọa Tây Bắc, hướng Đông Nam (Theo PTLV) bên trái sông Sài Gòn trên bản đồ này đểu rất tốt. Bên phải sông Sai Gòn rất xấu, đặc biệt là bán đảo Thanh Đa. Thế đất của tôi còn tạm được, ngoại trừ cách xấu đã nói ở trên.

H4 - Nha NVTA.jpg

Mô hình phân cung, điểm hướng với huyệt khí bảo châu này, hoàn toàn nhất quán với nguyên lý căn để: "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Trong đó phần Đông trạch gồm các phương vị Bắc (Khảm); Đông (Chấn); Nam (Ly); Tây nam (Tốn) để tô màu vàng. Tây trạch màu trắng.

Khí mạch từ dòng sông Sài Gòn từ hướng Tuất dẫn lại. Đây chính là hướng chuẩn của căn hộ, hợp với Bảo Châu huyệt khí "Canh". .Dòng sông mở rộng, ôm lấy cuộc đất rất hữu tình, tạo nên thế "Tả Thanh Long" tuyệt đẹp cho cuộc đất. Nhưng ở thế "Hình hữu dư, thần bất túc" - cái này anh chị em PTLV cao cấp đều đã biết: Khí tụ bên Hữu ngạn sông, bên Tả ngạn vô khí - nếu như không có hai cây cầu dẫn khí qua.

Nhưng cũng phải nói rằng: chúng tôi đã chọn cả chục cuộc đất - tất nhiên là trong pham vi túi tiền cho phép - ở khắp ngõ ngách Sài Gòn. Cuối cùng xét thấy cuộc đất này có thể "khắc phục được khuyết điểm và phát huy ưu điểm" Posted Image - trên cơ sở tiêu chí và những nguyên tắc của PTLV, nên quyết định mua miếng đất này.

H5 - Tran Trach.jpg

Hòn non bộ này được trấn trạch phía sau nhà,khắc phục sự khiếm khuyết của cách xấu "Thượng sơn hạ thủy" ( Nước tụ phía sau nhà)(*).

Còn tiếp

===================

* Lưu ý: Thế núi trong hình này Âm vẫn còn vượng. Nhưng tôi chưa có thời gian chỉnh sửa lại. Tạm đặt vào đây.

.

16 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.

Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Tiếp theo

Về yếu tố Loan đầu - Cảnh quan môi trường - thì trên thực tế của cuộc sống hiện đại rất khó lựa chọn theo ý muốn. Thế đất của tôi còn bị một yếu tố xấu nữa: Đó chính là mỗi khi triều cường, lòng đường lại ngập nước. Xét tương quan ngôi nhà và môi trường lại phạm cách "Dương thịnh, Âm suy". Về mặt kỹ thuật thì Thiên Anh (Hoàng Anh) - Học viên khóa Phong thủy Lạc Việt cao cấp - Giám đốc Cty xây dựng và Nội thất Gia Phúc - bảo đảm làm rất kỹ nền móng. Tất nhiên Thiên Anh sẽ hiểu tôi muốn gì và biết cần phải làm gì với ngôi gia của tôi theo Phong Thủy Lạc Việt. Kết quả của sự xây dựng này về mặt phong thủy chính là nội dung của bài viết này.

Về mặt lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành ứng dụng trong phong thủy - thì - việc đóng cọc, gia cố nền móng , cũng chính là một biện pháp cân bằng Âm Dương ở những cuộc đất nền không cứng chắc (Âm suy). Việc quy hoạch đường nội bộ trong tương lai sẽ nâng cao mặt đường lên khoảng nửa mét (Âm vượng) - Do đó, để cân bằng Âm Dương trước quy hoạch thì nền nhà phải cao - trường hợp này lại phạm cách "Cô Âm" cho chính ngôi gia, khi nền đường chưa nâng cao.

Để khắc phục các cách phạm tiêu chí phong thủy này, cũng còn có cả chút may mắn. Đó là xung quanh ngôi gia của tôi, đều đã có nhà xây cất từ trước. Nền của họ khá cao. Nên cách "cô Âm" của ngôi gia của tôi không hoàn toàn cô Âm. Có thể nói rằng: nếu như ngôi gia của tôi được xây đầu tiên trong cuộc đất này và xung quanh trống trải thì chắc chắn tôi không thể mua miếng đất ở đây để xây nhà.

Qua đó, bạn đọc cũng thấy rất rõ rằng: Chỉ riêng về yếu tố cảnh quan môi trường tác động lên ngôi gia, cũng cho thấy những liên hệ tương tác từ tổng hợp cảnh quan khu vực rộng, cho đến chi tiết chung quanh ngôi gia đều cần phải xét đến.

Trên thực tế thì yếu tố cảnh quan xấu, chỉ có thể khắc phục bởi chính cấu trúc hình thể nhà tương quan.

Phần tiếp theo đây là phần nội dung ứng dụng chính của Phong Thủy Lạc Việt trong kiến trúc ngôi gia của tôi.

Bát trạch Lạc Việt & Cấu trúc hình thể - Hình Lý khí Lạc Việt

Ứng dụng trong kiến trúc ngôi gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Trong cấu trúc hình thể nhà được quán xét trên cơ sở hai yếu tố tương tác căn bản - mà cổ thư chữ Hán gọi là "trường phái Bát Trạch" và trường phái "Dương trạch tam yếu", có cân nhắc và tham chiếu với yếu tố cảnh quan môi trường (Loan đầu).

Sự nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy đây chính là hai yêu tố tương tác có mối liên hệ khá chặt chẽ và hoàn toàn không hề mâu thuẫn nhau. Mặc dù chúng có hệ quy chiếu khác nhau và hệ thống phương pháp luận ứng dụng riêng; nhưng chúng hoàn toàn hỗ trợ và bổ sung cho nhau khá chặt chẽ. Nó tương tự như ngành "gây mê hồi sức" và ngành mổ xẻ trong y học vậy. Không thể coi đây là hai "trường phái" trong y học được. Chính vì tính tương tác phức tạp của các yếu tố trên trong phong thủy và là hệ quả của sự thống nhất từ hệ thống lý thuyết căn bản là thuyết Âm Dương ngũ hành - cho nên có thể sử dụng ưu thế của hệ quy chiếu của yếu tố tương tác này, để khắc phục những yếu tố xấu xét từ một hệ quy chiếu của yếu tố tương tác khác.

Sự mâu thuẫn giữa các "trường phái" trong phong thủy; sự mơ hồ về những khái niệm cũng như nội dung từ cổ thư chữ Hán và tính bất hợp lý trong sự xuất hiên của chính những cái gọi là "trường phái" trong lịch sử phong thủy từ văn minh Hán, thì chúng tôi đã có nhiều bài viết chứng minh trên diễn đàn, bạn đọc có thể tham khảo. Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày về sự ứng dụng của Phong Thủy Lạc Việt, nhằm thể hiện tính nhất quán, hoàn chỉnh, tính hệ thống tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri của ngành học này - hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một hệ thống phương pháp luận ứng dụng, nhân danh khoa học - thuộc về một nền văn minh cổ xưa, được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt.

H6 - Phan cung nha.jpg

Sơ đồ mặt bằng nhà, phân cung theo Bát Trạch Lạc Việt

- Tức nhất quán với nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt " (Đổi chỗ Tốn/ Khôn).

H7 - Phan cung nha theo Bat trach LV.jpg

Cấu trúc hình thể - Hình Lý khí Lạc Việt " - tương đương "Dương trạch tam yếu"

H8 - Phien tinh phong.jpg

Sơ đồ phiên tinh phòng.

H9 - Cau truc hinh the.jpg

Cấu trúc hình thể nhà.

Từ sơ đồ kiến trúc nhà và hình ảnh bạn đọc cũng nhận thấy những tiêu chí và nguyên tắc ứng dụng trong phong thủy đều được ừng dụng triệt để và hoàn toàn nhất quán với nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt - Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt trong việc phân cung, điểm hướng và kiến trúc.

Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến.

Nếu như tri thức khoa học hiện đại xác định được rằng: Bản chất của mọi vật thể có khối lượng trong vũ trụ, đều có cấu trúc từ những hạt vật chất vi mô, gọi là những hạt cơ bản. Thuyết Lượng tử của Vật Lý hiện đại nhận thấy sự giống nhau giữa cái chìa khóa lạnh ngắt và bông hồng đầy cảm xúc. Nhận thức của khoa học hiện đại mới chỉ đạt tới tính trực quan - thông qua các phương tiện kỹ thuật - và mang tính cơ học.

Nhưng trong Lý học Đông phương, nền tảng nhận thức không những hoàn toàn tương đồng như tri thức khoa học hiện đại, khi xác định rằng: "Vạn vật đông nhất thể";mà còn tỏ ra vượt trội hơn rất nhiều khi ứng dụng trong cuộc sống của con người - cụ thể là ngành phong thủy.

Phong thủy Lạc Việt xác định rằng: Mọi ngôi gia, thậm chí từng căn phòng trong ngôi gia đều có thể coi như những sinh thể sống. Tính biểu tượng và mối liên hệ giữa các biểu tượng với ngôi gia đều được ứng dụng triệt để. Thí dụ như tính tương sinh của Ngũ hành - mái nhà nhọn, đỏ thuộc Hỏa sinh căn nhà vuông ,màu vàng thuộc Thổ; hoặc nhà hình cái ấn: hình "lộ cốt phòng"....vv....Tất cả những cái đó đều mang tính biểu tượng và mối liên hệ tương quan với những biểu tượng đó trong việc tương tác với con người trong ngôi gia.

Qua đó, bạn đọc cũng thấy rằng: Khi khoa học hiện đại mới chỉ dừng lại ở tính nhận thức thì nền văn minh cổ xưa không những cũng có sự tương đồng về nhận thức, mà còn tỏ ra vượt trội khi ứng dụng cụ thể trong cuộc sống của con người, qua mối liên hệ giữa các biều tượng trong sự ứng dụng trong phong thủy.

Do đó, việc nghiên cứu và ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt - và Lý học Đông phương nói chung - đòi hỏi một tư duy trừu tượng rất phong phú và phát triển, để quán xét mối liên hệ giữa mọi hiện tượng.

Còn tiếp

21 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.

Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Tiếp theo

Thanh Long - Bạch Hổ - Huyền Vũ - Chu Tước.

Một trong những phương pháp nghiên cứu trong khoa học hiện đại, người ta thường loại suy mọi yếu tố bên ngoài đối tượng nghiên cứu, đặt đối tượng nghiên cứu vào một môi trường chuẩn, từ đó làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu. Trong qúa trình nghiên cứu Lý học Đông phương và Phong thủy - là hệ qủa ứng dụng của Lý học - người viết nhận thấy những dấu ấn "hóa thạch" trong phương pháp nghiên cứu của nền văn minh đã tạo dựng nên những giá trị của nền văn minh Đông phương, hoàn toàn phù hợp với phương pháp nghiên cứu của tri thức khoa học hiện đại.

Đó chính là những khái niệm : Huyền Vũ, Chu Tước, Thanh Long, Bạch hổ. Những khái niệm này trong ứng dụng phong thủy được mô tả như sau:

Huyền Vũ - biểu tượng bằng con rùa đen: Phương chính Bắc

Thanh Long - Biểu tượng bằng con rồng xanh lá cây. Phương chính Đông.

Chu Tước - Biểu tượng bằng con chim sẻ đỏ, hoặc phượng hoàng lửa. Phương chính Nam.

Bạch Hổ - biểu tượng bằng con hổ trắng: Chính Tây.

Trong truyền thuyết và huyền thoại Nhật Bản cũng nói đến 4 vị thần ở bốn phương với biểu tượng như trên.

Nhưng ứng dụng trong phong thủy thì Huyền Vũ - Rùa đen - là sơn nhà; Chu Tước là hướng nhà, Thanh Long bên trái, Bạch Hổ bên phải - bất luận nhà hướng nào thì những quy ước trên vẫn phải tuân thù như một nguyên tắc trong phong thủy: Huyền Vũ phải nhô cao; Chu Tước phải quang đãng, sáng sủa - nếu tụ thủy gọi là cách "Minh đường tụ thủy" - thì rất tốt. Bạch Hổ phải uy vũ, ngắn hơn Thanh Long và nhô cao, Thanh Long phải uyển chuyên và vươn dài ôm lấy cuộc đất.

Nguyên lý lý thuyết để có quy định như trên về Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền vũ, Chu Tước đã được giảng và phân tích trong lớp Phong thủy Lạc Việt cao cấp. Người viết chỉ nhắc lại vài yếu tở đây - vì giới hạn bài viết chỉ là ứng dụng. Nhưng những phong thủy gia đều biết quy định này của 4 yếu tố trên. Tuy nhiên ứng dụng như thế nào thì vấn đề lại không đơn giản.Vấn đề được đặt ra: Tại sao cổ thư ghi rõ Huyền Vũ phương Bắc; Chu Tước phương Nam..vv..thì tại sao thực tế với mọi phương hướng của ngôi gia thì Huyền Vũ được coi là sơn, Chu Tước thuộc hướng?

Như phần trên tôi đã trình bày: Chính nền văn minh cổ xưa cũng đã xây dựng một mô hình chuẩn, sau khi loại suy các yếu tố tương tác bên ngoài để quán xét bản chất của hiện tượng. Mô hình chuẩn này là một ngôi gia tọa Bắc, hướng Nam. Tất nhiên bên trái (Tả) là phía Đông và phải (Hữu) là phía Tây. Tọa Bắc triều Nam chính là trục từ trường và hướng Bắc là Thiên cực của Trái Đất (Thiên cực Bắc hiện nay là chòm sao Đại Hùng tinh). Bởi vậy phía Bắc được gọi là Huyền Vũ - Vũ trụ sâu thẳm.

Nhưng tại sao lại biểu tượng là con rùa?

Con rùa chính là biểu tượng của nền văn hiến Việt ở thời sơ khai: "Vào thời vua Nghiêu, có sứ giả Việt Thường dâng con rùa lớn. Trên lưng có khắc văn Khoa Đầu, ghi việc trời đất mở mang". Hình tượng chim Hạc (Lạc) đứng trên lưng rùa chầu tiên thánh, cũng là một biểu tượng khác xác định gía trị của nền văn minh Lạc Việt.

Sự xác định Huyền Vũ chính là thực tại vũ trụ thì đối xứng với Huyền Vũ phương Bắc, chính là sự nhận thức của văn hóa, tri thức: Phượng hoàng lửa phương Nam.

Huyền Vũ là cái có trước - theo hệ quy chiếu "Dương trước, Âm sau" thì Huyền Vũ thuộc Dương, Chu Tước thuộc Âm. Chính vì Chu Tước thuộc Âm, nên sự tác động của Dương khí - nếu Âm Dương hài hòa thì Thủy sinh. Hiện tượng "minh đường tụ thủy" chính là biểu hiện của sự hài hòa Âm Dương.

Tương tự như vậy, Thanh Long - Bạch Hổ chính là trục Đông Tây của Địa cầu quay từ trái sang phải - nếu quán xét từ bên ngoài Địa Cầu và theo trục Bắc Nam - Nếu đừng từ trong ngôi gia mô hình chuẩn - tọa Bắc, triều Nam - thì trái Đất quay từ phải (Bạch Hổ) sang Trái (Thanh Long). Đương nhiên chiều tương tác của vũ trụ sẽ từ Đông sang Tây. Chính sự tương tác này làm nên mọi phát sinh và phát triển trên Địa Cầu , nên biểu tương là Rồng - sức mạnh vũ trụ - thuộc Dương. Đó là lý do vì sao Tả Thanh Long có sông, ngòi, kênh rạch....lại là biểu hiện của Âm Dương hài hòa. Đối xứng với Thanh Long Dương là Bạch Hổ âm nên phải nhô cao, hơn Thanh Long và phải ngắn và hùng vi. Vì đã cực Âm thì phải là màu trắng (Dương) để cân bằng âm dương - Đây là nguyên nhân để Phong Thủy Lạc Việt gần như cấm tuyệt đối dùng non bộ màu đen, hoặc màu tối - trừ trường hợp đặc biệt.

Đến đây, tôi muốn nói thêm về một điều mà ai cũng biết: Đó là vì sao tôi cho rằng Thủ Đô Hanoi đặt ở vị trí hiện tại là tốt nhất và không nên chuyển về Ba Vì - Hồ Đồng Mô không đủ thủy khí thể hiện bằng sông Hồng Hà. Cho nên Âm sẽ cực thịnh và Dương suy. Cuộc sống gồm nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Hạn chế những cái xấu và phát huy những cái tốt thì cuộc sống cũng đỡ hơn. "Có kiêng, có lành" - các cụ bảo thế! Không có vấn đề "khoa học tâm linh", hay "khoa học huyền bí". Khoa học là khoa học và chỉ có sự chưa hiểu biết mà thôi!

Trên đây, người viết chỉ phân tích một vài khia cạnh của 4 yếu tố trong phong thủy và ứng dụng trong ngôi gia của chính tôi.

 

Tả Thanh Long

Trong ngôi gia của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

 

Từ sự phân tích trên, phía bên trái của ngôi gia được thiết kế một hồ cá cảnh dài 10m x 2 m

H10 - Be ca.jpg

Hồ cá này tôi vẫn chưa thực sự vừa ý. Nhưng tạm vậy.

Tả Thanh Long không chỉ là hồ nước, sông ngòi..vv.....trong pham vi cảnh quan môi trường bên trong và ngoài ngôi gia. Một con đường bên trái nhà - thâm chí một con hẻm cũng coi là Thanh Long. Ngay cả trong một ngôi gia thì hành lang lưu thông trong nhà - trong điều kiện mặt phẳng khu vực cảnh quan được coi là bằng phẳng - thì cũng phải thiết kế bên trái.

Bạn đọc xem sơ đồ nhà của tôi:

H11 - Phan cung nha.jpg

 

H12 - Phan cung lau 1.jpg

Hành lang lưu thông được thiết kế bên trái nhà.

Xin lưu ý: Đây là trưng hợp phổ biến trong điều kiện mặt bằng xây dưng tương đối phẳng so với khu vực cảnh quan. Điều này còn tùy thuộc vào con đường trước mặt nhà dốc từ phía nào hoặc phẳng. Nhà tôi hơi dốc về phía bên trái. Nhưng độ dốc không đáng kể.

Còn tiếp

Hữu Bạch Hổ

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi thầy Thiên Sứ!
tnd là học viên PTLV CB 11. Đọc chủ đề PTLV ứng dụng trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh của thầy, do kiến thức còn hạn hẹp nên chưa rõ một số điểm sau mong thầy chỉ giáo:
1- Tọa của bếp sao lại đặt ở vị trí Ngũ Quỷ!
2- Hầm cầu như vậy liệu có quá nhỏ?
3- Căn nhà này của thầy không thiết kế bể nước ngầm sao?
Đây là những yếu tố rất khó sắp xếp trong nhà phố hiện đại do kích thước hình học, vậy tnd rất mong thầy bớt chút thời gian chỉ bảo cho học trò!
Kính Thầy.

1- Tọa của bếp sao lại đặt ở vị trí Ngũ Quỷ!
Tôi thường giảng rằng: Bếp tối ưu phải thỏa mãn ba yếu tố: Tọa tốt, sơn tốt và hướng tốt. Bếp này nếu xét về tính quy ước thì chỉ đạt hai yếu tố là: Sơn và hướng. Yếu tố thứ ba là tọa không đạt. Nhưng đấy là vị trí tốt nhất về khí.

2- Hầm cầu như vậy liệu có quá nhỏ?
Không! 2x2,5m là diện tích lớn chứ!

3- Căn nhà này của thầy không thiết kế bể nước ngầm sao?
Có: Ở ngay cung Càn.
Rất khó có thể đạt được sự tuyệt đối tốt trong phong thủy. Nhưng phải chọn phương án tối ưu. Các anh chị học đến hết chương trình nâng cao thì sẽ rõ hơn.
Đến đây tôi cũng muốn lưu ý anh chị em tham khảo Phong Thủy Lạc Việt rằng: Tất cả các phương pháp ứng dụng, như: các yếu tố sơn, hướng, tọa, phân cung, điểm hướng, phiên tinh phòng và cả mô hình Huyền không...vv...Kể cả các khái niệm Âm - Dương - Kim; Mộc...
đều chỉ là sự tổng hợp từ thực tại khách quan và mô tả thực tại với những quy luật tương tác của nó bằng những khái niệm, sự quy ước và mô hình biểu kiến hóa của một hệ thống lý thuyết. Nó phản ánh thực tại, nhưng không phải thực tại. Tôi giả thiết: Với một căn nhà chuẩn về mọi yếu tố trong phong thủy về sơn, hướng, tọa, bố trí phòng ốc...vv...nhưng ở giữa sa mạc thì kết quả sẽ như thế nào?!
Anh chị em cần nghiên cứu sâu để hiểu rõ mọi vấn đề liên quan. TND đang học lớp cơ bản, cũng như đang học toán lý cấp II vậy. Khi lên đến cấp cao hơn sẽ thấy mọi chuyện không đơn giản như vậy. Nhưng điều đó không có nghĩa kiến thức cơ bản học hồi cấp II là sai.

Thí dụ: Ở lớp cao cấp, tôi yêu cầu anh chị em tuyệt đối không dùng non bộ trấn trước cửa (Đây là một yếu tố tạo ra sự
thất bại của một số ứng dụng theo Phong thủy Tàu - điển hình là Trụ sở Tổng Cty Vinashin). Nhưng chính nhà tôi lại có cả một dãy núi?! Có điều khác là dãy núi cao ngất ngưởng về hình tượng ấy ở khu vực mộ khí.

================
PS: Một trong những yếu tố khó khăn của việc nghiên cứu Lý học Đông phương mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành, ở chỗ: Đó là một lý thuyết khoa học hết sức cao cấp - tri thức của khoa học hiện đại chỉ là một chặng tiến hóa để đạt được những gì mà Lý học đã đạt được trong lịch sử của nó. Nhưng tính ứng dụng của Lý học thì lại hết sức phổ biến đến từng hành vi của con người, Do đó, một trong những yếu tố hoài nghi sẽ là khoảng cách giữa nhận thức trực quan và lý thuyết, trong khi bản chất nội dung lý thuyết đó đã thất truyền. Chính người Tàu - vốn tự nhận là chủ nhân của lý thuyết này cũng không thể xác định được nó ra đời vào lúc nào trong lịch sử văn minh Hán.

11 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.

Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Tiếp theo

Hữu Bạch Hổ

Toàn bộ căn nhà và cấu trúc trong sự tương quan với Thanh Long là Bạch Hổ. Trong nội thất căn nhà so với hành lang thì bên phải là Bạch Hổ, so với hồ cả ngoài sân thì căn nhà là Bạch hổ, so với hẻm bên trái nhà - nếu có - thì căn nhà là Bạch Hổ...vv....

Bạch Hổ là một khái niệm trừu tương, mô tả tất cả những thực tại hiện hữu bên phải cân đối với Thanh Long, hoặc qua tâm nhà, căn nhà.

Trong bài viết này - nếu so với bề cá trong sân thì nó chính là căn nhà. Nếu so với hành lang trong nhà thì nó chính là cấu trúc phía bên phải nhà. Thanh Long và Bạch hổ phải uy nghi, nhưng không hung sát.

Phong Thủy Lạc Việt - cũng như Lý học - lấy sự hài hòa, cân đối làm chuẩn mực, không thái quá, không bất cập. Tức là tính cân bằng Âm Dương trong mối quan hệ của các yếu tố Thanh Long - Bạch Hổ; Huyền Vũ - Chu tước.

Tính cân bằng âm dương trong bố cục kiến trúc, không cực đoan như nhiều người lầm tưởng theo kiểu bên phải và bên trái phải giống y như nhau. Có một câu chuyện hài có thật như sau:

Đám học sinh chúng tôi sơ tán chiến tranh. Về một vùng quê. Một thằng trong lớp hỏi: "Mày đến nhà bà Năm Gánh cuối xóm chưa?".Mặc dù chưa đến nhà bà này bao giờ, nhưng thằng bạn láu cá của tôi trả lời: "Tao đến rồi! Nhà bà ấy ở giữa có bàn thờ và hai bên có hai cái giường chứ gì!".

Thực ra thì bố cục nội thất trong các nhà ở nông thôn Bắc Việt Nam hầu hết đều như vậy. Ngay đến bây giờ, bạn cũng có thể thấy cách bổ cục này ở những căn nhà xưa. Điều này cho thấy tính phổ biến văn hóa Lý học về sự cân bằng Âm dương trong sinh hoạt của từng gia đình Việt Nam. Nhưng đó chỉ là cách hiểu đơn giản nhất về tính cân bằng Âm dương trong sự cân đối. Thí dụ như tính hài hòa trong bức tranh thủy mặc dưới đây - chính hàng chữ bên trái bức tranh làm cân bằng bố cục toàn bộ bức tranh,mà không phải là sự cân đối cơ học theo kiểu: "Ở giữa bàn thờ, hai bên hai cái giường".

Posted Image

 

Quí vị và anh chị em thân mến.

Trong sự tiến hóa của muôn loài thì tính phân loại xuất hiện ngay từ khi xuất hiện giới sinh vật. Sinh vật càng cao cấp thì khả năng nhận thức để có thể phân loại mọi hiện tượng càng phát triển. Ngay con cá cũng biết phân loại - và động vật càng cao cấp thì khả năng nhận thức và phân loại giữa mọi sự kiện và hiện tượng càng phát triển. Đấy là một thực tại khách quan.

Do đó, một lý thuyết khoa học càng cao cấp thì phải phản ánh được sự phân loại mọi hiện tượng và sự vật, sự việc - tức là phản ánh hiện thực khách quan này. Trong tri thức của khoa học hiện đại chưa có một lý thuyết nào đạt đến khả năng phân loại tổng hợp mọi hiện tượng, sự vật, sự việc...Kể cả thuyết Tương đối của Einstein. Ngoại trừ lý thuyết toán của Cantor, gọi là "nghịch lý Cantor". Nhưng lý thuyết này cũng chỉ mới chạm tới khả năng phân loại khi mô tả các tập hợp.

Nhưng chính thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn minh cổ xưa lại là một lý thuyết có tính phân loại cực kỳ cao cấp:

Phân loại tất cả mọi hiện tượng, sự kiện, sự vật, sự việc trong vũ trụ, cả không gian và thời gian. Tính phân loại được mô tả ngay trong khái niệm Âm Dương và Ngũ hành. Ngành phong thủy Lạc Việt là hệ quả của học thuyết này. Do đó nó cũng phải mang yếu tố phân loại.

Trong phong thủy Lạc Việt - và Lý học nói chung - bao giờ cũng phải xét đến tính tổng thể trước, hay còn gọi là Đại cục. Tức là yếu tố bao hàm. Sau đó mới xét đến các yếu tố hàm chứa trong đó. Trong những yếu tố hàm chưa lại tiếp tục xét đến yếu tố căn bản rồi mới xét đến tiểu tiết - tức là những yếu tố trong yếu tố căn bản hàm chứa nó...Nói theo thuật toán Cantor thì đó là những phần tử trong một tập hợp. Và luôn có một tập hợp lớn hơn hàm chứa các tập hợp con.

Trong phong thủy Lạc Việt thì yếu tố lớn nhất chính là yếu tố Loan đầu, tức cảnh quan môi trường - Khí có vượng thì các yếu tố khác trở thành thứ yếu.

Khí trong Phong thủy Lạc Việt lại chia làm hai loại Âm Khí và Dương khí. Tôi xin lưu ý một lần nữa là: Khái niệm Âm Dương khí chỉ mang tính phân loại, so sánh. Âm khí không hàm chứa ý nghĩa xấu. Âm Khí chỉ mang ý nghĩa xấu khi mang lại tính tương tác xấu với con người trong từng trường hợp cụ thể. Thí dụ như trong nghĩa trang - "Âm khí nặng nề"....Thì Âm khí ở đây mang hàm ý xấu. Cho nên một cảnh quan - loan đầu - tốt thì Âm khí vận động trong lòng đất vùng đó phải tụ và hài hòa với Dương khí - Cây cỏ, non nước phải thuận hòa và tươi tốt là hình tướng thể hiện của Khí thịnh vương.

Ở những nơi vượng khí thì các yếu tố khác trở thành thứ yếu. Cho nên Phong thủy Lạc Việt lấy "khí" làm trọng. Thí dụ:

Một cái dù với một chiếc xe đẩy bán nước giải khát bình dân lề đường, ở một phố đông đúc trong Quận 1 Sài gòn, đôi khi thu nhập còn nhiều hơn một tiệp chạp pô đúng phong thủy ở vùng quê hẻo lánh.

Ngoài yếu tố Loan đầu thì yếu tố tiếp theo chính là Vận của vị trí xây cất. Đó là yếu tố Huyền không. Yếu tố này sẽ quyết định nhiều thành tố khác trong việc xây cất nằm trong tập hợp của nó, như: Vị trí động thổ, hình thể nhà, ngày động thổ và còn phải kết hợp với tuổi gia chủ...vv...Người viết sẽ phân tích yếu tố này ở cuối bài - Tất nhiên, trên cơ sở Huyền Không Lạc Việt với nguyên lý căn để của thuyết Âm dương ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt là "Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt".

Từ những yếu tố căn bản này, và thực tế cuộc đất hình Thổ (Chữ nhật), Sơn hướng đều thuộc Thổ và là cửa Thiên Môn, Địa hộ (Thìn - Tuất), lại có Thái Tuế - Mộc - chiếu năm 2012 (Năm nay 2013 - Thái Tuế chiếu Khôn/ Tỵ và đối xung Càn / Hợi).

Tất cả những yếu tố này quyết định hình thể nhà từ mái nhà đến mái cổng đều thuộc Hỏa hình (Hình nhọn) và mái ngói đỏ. Bậc tam cấp đầu tiên qua cổng phần giữa cũng lót đá granit đỏ. ở giữa. Mục đích của hình tượng Hỏa này là hóa giải Thái Tuế. Đây cũng là ý nghĩa của quả cầu đỏ phía sau nhà.

H14 - Bo cục hinh the nha.jpg

 

 

H15 - Tran nui sau nha.jpg

 

Những tiêu chí phong thủy tiếp theo trong ứng dụng kiến trúc nhà của tôi, sẽ được tiếp tục mô tả tiếp tục trong các bào viết tiếp theo. Nhằm chứng tỏ một cách cụ thể chứng minh rằng:

1 . Cội nguồn ngành Phong thủy học của nền văn minh Đông phương là một ngành học hoàn toàn khoa học có tính ứng dụng. Cụ thể:

Đó là một hệ thống nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính khách quan, tính quy luật hết sức phức tạp và có khả năng tiên tri - Tức là hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học hiện đại cho một lý thuyết khoa học.

Trong yếu tố thứ nhất này, tôi lưu ý quí vị và anh chị em quan tâm rằng:

Ngành phong thủy và thuyết Âm Dương Ngũ hành là những hệ thống lý thuyết, tổng hợp thực tại và mô tả thực tại bằng những khái niệm trừu tượng và những mô hình biểu kiến. Cho nên việc quán xét tính chân lý của nó, phải căn cứ trên tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học - tức là quán xét trên một tổng thể bao quát cho một lý thuyết nhân danh khoa học. Chứ không thể so sánh với chính cổ thư chữ Hán nói về một hiện tượng cục bộ liên quan. Hay nói rõ hơn: Khi phân biệt đúng sai thì phải có một chuẩn để phân biệt. Chứ không thể phán xét sự đúng sai trên cơ sở chi tiết trong một trường hợp ứng dụng cục bộ. Tôi sẽ không mất thì giờ để tranh luận vô bổ với những kiến thức loại này trên diễn đàn. Chuẩn phân biệt này chính là những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng.

2. Nội dung của ngành học này mô tả những quy luật của tự nhiên gây ảnh hưởng đến cuộc sống con người trong ngôi gia và có cội nguồn từ nền văn minh toàn cầu cổ xưa đã từng tồn tại trên trái Đất này mà văn hiến Lạc Việt - một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử - chính là chủ thể tiếp nối những gía trị của nó, sau khí nền văn minh toàn cầu này bị hủy diệt bởi một thiên tai trên toàn cầu. Những kiến thức này bổ sung cho kiến thức của ngành kiến trúc và xây dựng mang tính cơ học của nền khoa học hiện đại. Danh xưng Phong thủy Lạc Việt chỉ nhằm xác định cội nguồn của ngành học này.

Sự hiệu chính từ nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - có tính hệ thống, tính nhất quán, tính hoàn chỉnh, tính hợp lý khi giải thích mọi hiện tượng liên quan thể hiện tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri - phù hợp với tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết nhân danh khoa học xác định điều này.

Còn đối với "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư" và tất cả mọi thay đổi vị trí bát quái của những nhà nghiên cứu sau này trong lịch sử văn minh Đông phương - sau khi nền văn minh Việt sụp đổ miến nam Dương tử cách đây hơn 2000 năm - cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang viết bài này - đều không thỏa mãn được những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng.

Tôi cũng xin lưu ý quí vị và anh chị em quan tâm là:

Cho dù phong thủy ngôi gia căn nhà của tôi là tuyệt hảo và thỏa mãn tất cả các yếu tố phong thủy (Huống chi nó chưa phải tuyệt hảo) - thì - nó cũng chỉ là một phần tử trong một tập hợp của môi trường tự nhiên. Cho nên nó vẫn phụ thuộc vào những diễn biến mang tính quy luật - quen gọi là định mệnh - giành cho tập hợp hàm chưa nó.

Tôi vẫn luôn xác định rằng: Kiến thức phong thủy cũng như kiến thức Dược học trong việc dùng thuốc. Uống phải thuốc độc - cũng như phong thủy sai - thì chắc chắn chết. Nhưng uống thuốc bổ - cũng như phong thủy đúng - thì mọi việc có vẻ bình thường. Sở dĩ tôi nhận xét vậy - mọi việc bình thường - vì có thể nói ngay rằng: Tất cả những tri thức của nền khoa học học hiện đại, không có một hệ thống kiến thức nào có thể giải thích hiện tượng trên cơ sở lý thuyết - có mối liên hệ có tính hệ thống với mọi hiện tượng liên quan. Điều này, chính các nhà khoa học hàng đầu đẳng cấp quốc tế cũng thừa nhận. Cụ thể và chi tiết hơn: Người ta chỉ giải thích hiện tượng mang tính trực quan sau khí hiện tượng xảy ra. Thí dụ: Một sự cố đụng xe. Người ta có thể giải thích nguyên nhân sau khí sự cố xảy ra. Nhưng chỉ với một thày Tử Vi giỏi của Lý Học, sẽ căn cứ vào các đại lượng trên lá số Tử Vi Đông phương có thể tiên tri trước hiện tượng tai nạn xảy ra cho đương số. Hay nói rõ hơn: Giữa sự giải thích trực quan phổ biến trong cuộc sống và sự giải thích trên cơ sở một hệ thống phương pháp luận của một lý thuyết rõ ràng hoàn toàn khác nhau và là một khoảng cách cực kỳ lớn lao. Do đó, khi phong thủy tốt thì người ta thấy bình thường là vậy.

Và ngay cả phương pháp xem Tử Vi Đông Phương cũng chỉ là mô hình biểu kiến, hệ quả có tính ứng dụng riêng phần của một nền tảng trí thức được mô tả trong thuyết Âm Dương ngũ hành, chứ không phải bản chất và nội dung của lý thuyết đó. Qua đó thì bạn đọc cũng thấy giá trị thực chất của hệ thống lý thuyết này - mà tất cả các ngành ứng dụng của nó, từ Đông y, Tử Vi, Thái Ất, Phong thủy...vv...chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Mặc dù chỉ cần thế thôi, cũng đủ là sự bí ẩn huyền vĩ hàng thiên niên kỷ trong văn minh nhân loại, chưa nói đến bản chất tri thức của học thuyết đó. Mà một ví dụ nhỏ và không phải là duy nhất: "Không có Hạt của Chúa" - nếu "chẳng may" tôi đúng - thì đây là một điều rất rõ ràng và rất trực quan cho tất cả nhưng ai quan tâm đến Lý học.

 

Còn tiếp

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết này tuy có vẻ không liênquan đến chủ để của topic này. Nhưng thực chất rất liên quan. Nó chứng tỏ rằng người Trung Quốc không hiểu gì về chính bản chất của Phong thủy và bói toán.Bài này làm nền để so sánh với nội dung của topic1 này.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

=======================

Bi hài chuyện quan Trung Quốc nghiện phong thủy, bói toán

15/05/2013 07:00

(TNO) Tại tỉnh Hồ Nam, phía nam Trung Quốc, một tảng đá lớn được đặt ngay bên ngoài một trụ sở cơ quan nhà nước nhằm tạo nên phong thủy tốt cho các quan chức.

>> Tôi đi tìm thầy phong thủy

>> Tôi đi tìm thầy phong thủy -Bài 1: Trong thế giới các thầy

Phóng viên tờ New York Times (Mỹ) cuối tuần qua đăng tải một phóng sự kể lại rằng các lãnh đạo cấp cao của Phòng Tài nguyên đất đai tỉnh Hồ Nam rất khó chịu với đôi sư tử đá gác bên ngoài tòa nhà của tập đoàn nhà nước Thuốc lá Trung Quốc nằm phía bên kia đường.

Họ xem hai bức tượng đá vô tri vô giác này tạo ra chướng khí dẫn đến bao nhiêu xui xẻo trong năm 2012, làm ảnh hưởng đến con đường công danh của họ.

Một quan chức tâm sự với New York Times rằng phòng tài nguyên đất đai đã phải dùng đến vũ khí bí mật để chống lại cặp “nghiệp chướng” trên - đó là phong thủy, một thuật sắp xếp và thiết kế đồ đạc, phòng ốc để cải thiện sức khỏe, vận may và tài lộc vốn có từ xa xưa.

Để chứng minh cho phóng viên New York Times thấy, ông này hất hàm về phía tảng đá được đặt ngay bãi đỗ xe nhằm chặn khí, hay năng lượng xấu toát ra từ cặp tượng song sư.

Posted Image

Tảng đá chắn chướng khí tại bãi đỗ xe của Phòng Tài nguyên đất đai tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) - Ảnh: New York Times

“Cơ quan chúng tôi làm việc không hiệu quả lắm cho đến khi chúng tôi dùng đến tảng đá này hồi năm ngoái. Giờ thì công việc trôi chảy lắm”, vị quan chức giấu tên này nói với New York Times.

Mê tín dị đoan, vốn bị nhà nước Trung Quốc cấm đoán, hiện tràn lan tại cường quốc châu Á này.

Tại Trung Quốc, sách hướng dẫn bói toán hiện nằm chật các giá sách, các chiêm tinh gia kiếm bộn từ các khóa hướng dẫn về thuật xem tử vi và giới tài phiệt tấp nập nhờ các chuyên gia phong thủy coi đường làm ăn.

Và những quan chức nhà nước bị điều tiếng bởi dư luận hoặc phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đồng cấp thì tích cực dựa vào các thế lực siêu nhiên để tìm ra đường tắt dẫn đến giàu sang và quyền lực.

Từ những lãnh đạo cấp thị xã cho đến cựu bộ trưởng ngành đường sắt, quan chức chính phủ Trung Quốc đang ngày càng chi đậm cho việc xem bói, New York Times dẫn lời các chuyên gia, thông tấn xã nhà nước và cả những thầy bói tại Trung Quốc cho biết.

Quan tham bay chức dù có "chơi" phong thủy

Cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân được cho là đã nhờ một thầy phong thủy chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ khởi công các dự án xây dựng đường sắt quan trọng.

Tuy nhiên, thuật phong thủy đã không giúp quan chức này thoát khỏi tai ương khi vào năm 2011, ông bị cách chức.

Posted Image

Cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân lúc còn đương quyền thường hay coi ngày để khởi công các dự án - Ảnh: AFP

Hồi tháng 4, ông Lưu đã bị buộc tội tham nhũng và lạm dụng chức quyền.

Ông Lưu lúc đương quyền đã nhận những khoản hối lộ khổng lồ và dùng ảnh hưởng có được từ chức vụ của mình để giúp một công ty đầu tư “thu được một khoản lợi nhuận kếch xù”, Tân Hoa xã cho biết.

Ông ta là một kẻ thoái hóa”, Tân Hoa xã nói về ông Lưu.

Ngoài tội nhận hối lộ 157 triệu USD và bị phát hiện có “nuôi” đến 18 nhân tình, cựu bộ trưởng đường sắt Trung Quốc còn bị khép vào một tội danh đặc biệt, đó là tội “tin vào mê tín dị đoan”, theo New York Times.

Hồi tháng 11.2012, Tân Hoa xã cũng đưa tin về vụ mất chức của ông Yang Hong, một lãnh đạo cấp xã ở tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc.

Vì tin theo thuật phong thủy, cho rằng đổi tên người hay một địa điểm có thể cải thiện vận mệnh của người hay địa điểm đó, nên ông Yang, vốn đang muốn được thăng tiến, đã cho đổi tên một ngọn núi ở địa phương thành Núi Quan Chức.

Một tháng sau ông này bị cách chức vì tội tham nhũng.

Vào tháng 2.2010, tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) đưa tin cho biết ông Cui Xinyuan, Bí thư đảng ủy xã Cao Ấp, thuộc tỉnh Hà Bắc, đã cho đặt một chiếc tiêm kích không còn hoạt động tại ngay giữa một đại lộ để ông... thăng tiến mạnh.

Chiếc máy bay, vốn được cho lắp đặt để ngăn xui xẻo, đã gây ùn tắc giao thông, theo phản ánh của người dân địa phương.

Mặc dù đã lên tiếng phủ nhận về thông tin nói trên, nhưng sự nghiệp của vị này tan tành vài tháng sau đó sau khi ông phải ra hầu tòa và bị kết án 13 năm tù vì tội hối lộ và buôn bán chức tước.

Người dân Cao Ấp cho hay, chiếc máy bay đã được âm thầm dời sang một công viên nằm ở ngoại ô thị xã hồi năm 2012.

Vào năm 2009, các quan chức cấp xã tại tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc, đã chi 732.000 USD để vận chuyển một tảng đá nặng 369 tấn trên một đoạn đường dài 10 km về ủy ban xã vì tin theo lời một chuyên gia phong thủy phán rằng làm như vậy sẽ giải trừ được xui xẻo.

Trong buổi lễ "rước" tảng đá, các vị quan chức này đã đi bộ từ khoảng cách 99 mét về phía tảng đá và cứ mỗi ba bước là lại quỳ xuống bái lạy, tờ Nhật báo Quảng Châu (Trung Quốc) đưa tin.

Thầy phong thủy - nghề hái ra tiền

Phong thủy đã tạo ra cơ hội kiếm bộn tiền từ giới quan chức giàu có cho các thầy phong thủy.

Mak Ling-Ling, một chuyên gia tư vấn phong thủy 46 tuổi tại Hồng Kông, nói với New York Times rằng bà kiếm được 16.000 USD cho một buổi tư vấn về bất động sản.

Posted Image

Bên ngoài cơ ngơi đồ sộ của một thầy phong thủy ở Hồng Kông - Ảnh: Reuters

Bà này cho hay các quan chức sợ nhất là người dân đâm đơn khởi kiện lên cấp cao vì điều này ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng thăng tiến của họ.

Và để ngăn ngừa chuyện này, nhiều quan chức đã "thỉnh" bà Mak về để tư vấn cách sắp xếp nội thất trong phòng làm việc.

Đôi khi nhiều quan chức đưa bà toàn bộ ngày tháng năm sinh của toàn bộ nhân viên của họ và yêu cầu bà phân tích xem có hợp với tuổi của họ hay không, bà Mak cho hay.

Ông Wang Zuoan, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Tôn giáo của Trung Quốc, hồi tháng 4 đã lên án nạn mê tín trên một tờ báo nhà nước.

“Chúng ta cần giúp người dân hình thành một thế giới quan đúng đắn để xử lý một cách khoa học với các vấn đề về sinh nở, tuổi tác, bệnh tật và ma chay”, ông Wang cho hay.

Số liệu thống kê công bố hồi năm 2007 của Học viện Hành chính Trung Quốc cho thấy 52% quan chức cấp xã thừa nhận có tin vào bói toán, tướng số, chiêm tinh hay thuật giải mộng.

Bà Cheng Ping, một giáo sư tại học viện nói trên, người đã giám sát việc thực hiện cuộc khảo sát lấy y kiến của hơn 900 quan chức, cho biết sự mê tín của các quan chức nhà nước là hậu quả của áp lực công việc kết hợp với các truyền thống có từ ngàn xưa, tin rằng có thể thăng quan tiến chức từ việc kết bè phái và nịnh nọt, chứ không phải từ làm việc chăm chỉ.

Hoàng Uy

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.

Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Tiếp theo

Hữu Bạch Hổ

I. Những tiêu chí và nguyên tắc trong Phong thủy Lạc Việt

Một công trình nghiên cứu khoa học bị lãng quên.

Cách đây nhiều thập kỷ, đã có một nhà khoa học Hoa Kỳ xác định rằng: "Trái đất là một sinh thể sống". Kết luận này được đăng tải trên một tờ báo chính thống - Nhưng vì quá lâu, hơn nữa ngày ấy, tôi cũng không quan tâm lắm đến những thông tin loại này, nên không nhớ chính xác nguồn tin. Nhưng kết luận này đã gây ấn tượng trong tôi. Và khi tìm hiểu về Lý học Đông phương với ngành phong thủy, tôi đã rất ngạc nhiên khi Lý học Đông phương đã ứng dụng từ hàng ngàn năm trước quan niệm này.

Tổng hợp từ những mảnh vụn trong cổ thư còn lại, Phong Thủy Lạc Việt xác định rằng:

  •  
Quote

Một ngôi gia, cũng như một công trình kiến trúc đều được coi có những giá trị vận động tương đồng như một cơ thể sống.

Một trong những sự ứng dụng của ngành Phong thủy Lạc Việt và coi là yếu tố căn bản bao trùm chính là sự vận động của dòng "Khí". Những khái niệm trong phong thủy, như: Thoái khí, thoát khí, suy khí, bế khí, tù khí...vv....đều là những khái niệm mô tả sự vận động , hay thông thoáng của dòng "khí" lưu thông trong nhà. Và nguyên lý coi một ngôi gia như là một sinh thể sống, chính là quán xét nguyên lý vận động của dòng khí ( Tức là chi tiết hơn rất nhiều và đã mang tính ứng dụng, chứ không cần vĩ mô như việc coi "Trái Đất chính là một sinh thể sống" của khoa học gia Hoa Kỳ và ông cũng mới chỉ có tính đặt vấn đề).

Sự định nghĩa về "khí", tôi đã xác định trong Phong Thủy Lạc Việt và công bố trong Hội thảo "Phong thủy là khoa học", bạn đọc có thể tham khảo trong chuyên đề: "Hội thảo phong thủy", ngay trong mục Phong thủy của diễn đàn. Ở đây tôi cần xác định rõ ràng và công khai một lần nữa rằng:

Quote

Trong cổ thư chữ Hán - trong tất cả các ngành ứng dụng và các sách vở có tính lý thuyết liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành - không hề có một chuẩn mực về khái niệm "Khí". Mặc dù sự ứng dụng khái niệm này có rất nhiều trong từng trường hợp cụ thể và có thể tạo ra một ý niệm mơ hồ cho khái niệm này. Sự định nghĩa về "Khí" chỉ có bắt đầu từ sự phục hồi những giá trị tri thức của Lý Học Đông phương,nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử và đã được công bố công khai trong hội thảo Phong thủy do TTNC LHDP tổ chức ngày 15. 12. 2009 - và ứng dụng trong phong thủy Lạc Việt.

Sở dĩ tôi cần xác định công khai, minh bạch, chính vì có những sự "phản biện" sau lưng tôi, cho rằng: Cổ thư chữ Hán có định nghĩa về "khí". Nhưng tôi cấn khẳng định rằng: Trong tất cả các cổ thư chữ Hán từ hàng ngàn năm nay, không hề có sự định nghĩa về khái niệm "Khí" nói chung. Mặc dù tôi không thể xem tất cả các sách chữ Hán từ hàng ngàn năm nay có nội dung liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng sự mơ hồ khi ứng dụng khái niệm "khí" và những cố gắng tìm hiểu bản chất của "khí" của các nhà nghiên cứu cổ kim từ hàng ngàn năm nay, đã xác định điều này.

Trện cơ sở định nghĩa về khí, đối chiếu với những mảnh vụn còn sót lại của nền văn hiến Việt - - sau khi sụp đổ ở miến nam Dương Tử từ hơn 2000 năm trước và ghi nhận trong cổ thư chữ Hán trong quá trình Hán hóa nền văn hiến này - chúng tôi thẩm định và phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - thì - những tiêu chí và nguyên tắc cần trong phong thủy Lạc Việt được xác định như sau:

I. 1. Cầu thang trong phong thủy Lạc Việt:

Diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn đã có bài viết mô tả một cầu thang chuẩn theo Phong thủy Lạc Việt là phải có tính dẫn khí. Căn cứ theo bài nghiên cứu của Hà Mạnh Hùng - trong Hội thảo Phong thủy, có tựa là: "Khí và mô hình đồng dạng chất lưu" - chúng tôi xác định như sau: Một cầu thang chuẩn về khí phải bảo đảm rằng:

Khi đổ nước ở tầng trên cùng thì nước phải chảy theo hàng lang và cầu thang, như một nguồn nước liên tục xuống phía dưới nhà.

Với một cầu thang như vậy, mới bảo đảm tính "dẫn khí" lên các lầu trên. Những loại cầu thang model, như: Cầu thang xương cá, hở thành một hoặc hai bên, đều không có tính dẫn khí. Do đó một cầu thanh chuẩn theo Phong thủy Lạc Việt phải có hai bờ cầu thang.

Dưới đây là cầu thang được xây cất theo chuẩn phong thủy Lạc Việt trong nhà của tôi:

H16 - Cau than & Be ca.jpg

H17 - Con cau thang.jpg

H18 - Tranh va vi tri goc.jpg

Đây là một tiêu chí bắt buộc thep Phong thủy Lạc Việt. Nếu không thực hiện tiêu chí này thì các tầng càng cao, càng bị vô hiệu hóa chức năng sử dụng. Vì "khí" không được dẫn lên các tầng trên. Chính sự hài hòa và vận động có tính quy luật của "Khí" mang lại sự sống trong ngôi gia.

Quote

Khái niệm"Khí" thuộc về những giá trị nhận thức của nền văn minh cổ Đông phương - có cội nguồn từ nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử với gần 5000 năm lịch sử - mô tả một dạng tồn tại của vật chất. Khí niệm "Khí" không có trong kiến thức của nền văn minh hiện đại có xuất xứ từ văn minh Tây phương.

Chính sự phục hồi khái niệm này và mọi thuộc tính được phân loại cũng như bản chất của nó, là một trong những cơ sở để tôi xác định rằng: "Không có Hạt của Chúa" - theo nghĩa: Không có một trạng thái duy nhất tạo nên khối lượng của các hạt cơ bản.

I.2. Nền nhà phải có tính dẫn khí.

Phong Thủy Lạc Việt căn cứ vào sự tổng hợp những mảnh vụn còn sót lại trong cổ thư và lưu truyền trong dân gian, đã xác định rằng:

Nền nhà trong cùng một tầng nhà phải bằng phẳng từ đằng trước ra đằng sau, không được phép có sự chênh lệch, tạo những khoảng cao thấp . Do đó, Phong thủy Lạc Việt hoàn toàn không chấp nhận các kiểu nhà lệch tầng, tạo hồ cá giữa nhà, hoặc khoảng trũng khi vào những căn phòng. Với một nền nhà phẳng từ trước ra sau là điều kiện để dòng khí luân chuyển dễ dàng, tránh được sự bế khí, hay khí tù hãm..

Hình dưới đây chụp từ phòng sau nhà (Nhà tôi có hai phòng mỗi tầng) cho thấy: Nền nhà hoàn toàn bằng phẳng. Tất cả các tầng trong nhà đều được thiết kế như vậy.

H19 - Nen nha bang phang.jpg

 

Còn tiếp

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.

Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

 

Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

Bài viết dưới đây do Nhidiasinh - Phạm Hữu Đễ thực hiện gửi cho tôi. Vì tính khách quan của vấn đề, nên tôi đưa lên trước để quí vị và anh chị em tham khảo và so sánh với Huyền Không trong cổ thư - cũng được phân tích tóm lược trong bài này.

============================

Tinh bàn Huyền không Lạc Việt Nhâm Thìn 2012 và nhà của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Người viết: Nhidiasinh - Phạm Hữu Để.

Nhìn tổng sơ qua tinh bàn gia trạch:

tọa được vượng tinh sơn bát bạch, ở hướng được tiến khí thủy tinh nhất bạch.

-Khu vực hướng tinh vượng sinh tiến khí: Tây nam có thủy lưu chuyển, trung cung, Tây bắc trống thoáng đắc cách.

-Khu vực sơn tinh vượng sinh tiến khí: Đông nam có non bộ trấn trạch không thủy, Bắc không, Tây có non bộ thủy lưu.

H20 - Tinh ban huyen khong.jpg

Tinh bàn Huyền Không Lạc Việt nhà Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Trung cung:

Cặp sao 5 -9, hướng tinh cửu tử ngũ hành kim là sinh khí trong vận 8 đắc cách trung cung trống thoáng nên phú quí tốt văn chương, vượng nhân đinh, xuất đại kỳ nhân. Hướng tinh cửu tử sang vận 9 cần có hóa giải cho hướng tinh cửu tử này.

Hướng Càn (Tây bắc):

Cặp sao 4 – 1, nhất Bạch là sao Tham Lang, Văn Xương, ngũ hành dương thủy, được tứ lục âm kim tương sinh. Phương hướng được sao nhất bạch thủy tinh là sao sinh khí đắc cách, nên chủ phát quý hiển về văn nghiệp, đại lợi về văn tài, học hành thi cử đỗ đạt, con cái thông minh, thành tích thường đứng đầu, nghề nghiệp vừa ý, tài vận thuận lợi, cát lợi vui mừng lâu dài. Phương Càn (Tây bắc) địa bàn 6 (lục bạch) hợp với 1 (nhất bạch) của hướng và phi mệnh cung là 1, nhất lục cộng tông, bản cung sinh cho sao hành thủy, chủ tài lộc thuận lợi, chủ phát văn chương, xuất đại nho, giáo sư, tư tưởng gia , thiên văn gia, và thôi quan tiến chức.Trong vận 8 có vận tinh 9 đến kết hợp với hướng tinh 1 và phi mệnh cung là nhất bạch tạo thành hợp thập là thế phát vượng về tài lộc.

Hướng Chấn (Đông):

Cặp sao 7 – 7, song thất hỏa khí suy đến cung chấn tương sinh nên hỏa khí quá mạnh, khu vực này lại là nơi đặt bếp nên hỏa khí của bếp cang cao, vận 8 thì vận tinh lục bạch càn kim đến đây, như vậy, vì sự lớn mạnh của con gái mà cha già hao tâm khổ trí mà gặp khó khăn, đây cũng là tượng tiểu nhân lộng hành, phát sinh tranh chấp tiền bạc với người khác mà dẫn tới phá tài, hoặc vì sự cố tai nạn ngoài ý muốn mà hao tài, gia đạo không yên, có thể vì hỏa tai mà tổn đinh hoặc xuất hiện người ham mê tửu sắc. Thất xích là hung tinh vì vậy nên tịnh mà không nên động. Động thì điều xấu càng nhiều. Khu vực này, có một phần cầu thang động khí của thất xích, nhưng đã được hóa giải bằng hồ cá bên dưới với quan hệ tương khắc, thủy khắc hỏa. Mệnh chủ phi cung là nhất bạch, đến năm 2015 sao bản mệnh đến khu vực này sẽ bị khắc nhập và sinh xuất, mệnh chủ sẽ bị ảnh hưởng rất xấu, nếu không cẩn thận có thể tổn đinh.

Hướng Tốn (Tây nam):

Cặp sao 6 – 8, hướng tinh vượng khí bát bạch ngũ hành dương mộc, nơi này lại có thủy lưu trống thoáng, hướng tinh đắc thủy nên văn chức, công danh và bổng lộc phát triển. Sơn tinh lục bạch đến bản cung tứ lục Tốn (Tây nam) hợp thập thì nhân đinh ổn định.

Hướng Khôn (Đông nam):

Cặp sao 8 – 6, Vượng khí sơn tinh bát bạch đến tọa, đắc thế vượng sơn, phía sau lại dụng thêm non bộ trấn trạch càng thêm đắc cách, vượng phát nhân đinh và tài lộc, phú quý dài lâu, sống thọ, con cháu giúp đỡ, dễ tu Tiên học Phật, dễ trở thành quan văn, phú quý và phúc đức tăng cao, thăng quan tiến chức, quyền lực thăng tiến. Bát bạch sơn tinh vượng khí lại gặp bản cung 2 hợp thập nhân đinh ổn định.

 

Cung Ly (Nam):

Cặp sao 3 – 2, đây là cặp sao suy tử khí, khu vực này có bố trí toilet nên khí suy tử bị kiềm hãm khó phát tác, có điều sơn tinh 3 gặp bản tinh 7, tuy là hợp thập nhưng vì sinh xuất nên trai trưởng gặp nhiều khó khăn không thuận lợi khi về sống trong nhà này.

Hướng Đoài (Tây):

Cặp sao 1-4, Nhất Bạch là sao Tham Lang, hiệu Văn Xương, ngũ hành dương thủy, hướng tinh tứ lục ngũ hành âm kim là sao suy khí. Vì thế, tuy chủ phát văn tài có đỗ đạt nhưng quý mà không phú, có tiếng tài hoa nhưng bản thân bị tổn hại vì tai tiếng. Vì là khu vực có phi tinh xấu, nên nơi đây được bố trí non bộ thủy lưu chuyển cùng phung sương nuôi cá vàng nên đã hạn chế được tinh xấu mà phát huy tinh tốt làm cho tiền tài hưng vượng, nhân khẩu bình an, điền sản phát thịnh, vang danh bốn phương, gia chủ là người tài hoa, có tài văn chương, và vượng nhân đinh tài lộc.

Hướng Cấn (Đông bắc): Cặp sao 2-3, đây là cặp sao suy tử khí, cặp 2 -3 là tượng lời qua tiếng lại của người trong nhà với nhau, cũng như của người trong nhà với những người bên ngoài, là thị phi cãi vã. Đông bắc địa bàn là bát bạch hợp hướng tinh tam bích – Tam bát vi bằng, thuộc ngũ hành mộc, khu vực này có một phần cầu thang và một phần của hồ cá, dùng thủy khí để tăng mộc khí mà khắc chế sơn tinh nhị hắc âm hỏa đới thổ, tuy hóa giải được hung tinh nhị hắc bệnh tật và tượng thị phi cãi vã phá tài, nhưng lại có tác dụng xấu đến người mẹ, người vợ trong nhà, tuy có sự hợp thập sơn tinh 2 và 8 địa bàn.

Hướng Khảm (Bắc):

Cặp sao 9 – 5, hướng tinh ngũ hoàng là tinh xấu, nhưng đóng ở bản cung Khảm thủy bị khắc và ngũ hoàng tương sinh cho sơn tinh 9 hành kim, nên sự phát tác của ngũ hoàng không lớn.

Kết luận:

Theo phi tinh huyền không Lạc Việt thì tinh bàn tọa Thìn hướng Tuất là tinh bàn tốt, chủ nhân đinh bình ổn và tài lộc phát triển, nỗi tiếng về văn hóa và tư tưởng gia. Tuy nhiên bên cạnh đó có cái xấu là bị tai tiếng thị phi và tiểu nhân ganh ghét hãm hại.

 

Quote

Về phần phi tinh theo huyền không truyền thống, xin chỉ phân tích sơ bộ không phân tích chi tiết, thì gia trạch này có tinh bàn thướng sơn hạ thủy, chủ hại nhân đinh, tài lộc hao tổn, khu vực bếp có cặp sao tinh 5 – 7, như vậy bếp tọa ngũ hoàng, đây là tượng tổn đinh bệnh tật, ngôi gia này lại động thổ xây dựng và nhập trạch trong năm 2012, đây là năm tuế phá và thất xích tới hướng, ngũ hoàng và thái tuế tới tọa, chỉ nói sơ qua những cái chính yếu, cũng thấy rằng ngôi gia này sẽ gặp nhiều điều xấu. Còn theo phi tinh huyền không Lạc Việt thì không bị ngũ hoàng tới tọa, mà là tam bích đến kết hợp với sơn tinh tọa nên thế "Tam bát vi bằng", chỉ bị thất xích đầu hướng, nên khi mới nhập trạch đã gặp phải tượng tiểu nhân và cải vã.

 

============================

Cảm ơn Nhidiasinh đã có bài phân tích Huyền Không Lạc Việt giúp tôi. Bởi vì nếu tôi phân tích thì sẽ không khách quan. Nhưng qua bài viết này thì phương Đông có vẻ mệt mỏi . Mặt bếp của tôi đã chọn loại đá granit màu vàng.

Tuy nhiên, căn cứ vào những gì mà Nhidiasinh đã phân tích về phương vị này. Để chắc chắn, ngày mai tôi sẽ gia tăng phương pháp hóa giải ở đây.

H21 - Phan cung nha.jpg

Phân cung nhà - (Các hình trước phân cung cuộc đất)

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.

Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Tiếp theo

VÀI CHỨNG NGHIỆM NHỮNG GÌ ĐÃ XẢY RA VỚI HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT

QUA PHÂN TÍCH CỦA NHIDIASINH.

Tinh bàn Huyền không Lạc Việt Nhâm Thìn 2012 và nhà của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Người viết: Nhidiasinh - Phạm Hữu Để.

Nhìn tổng sơ qua tinh bàn gia trạch:

tọa được vượng tinh sơn bát bạch, ở hướng được tiến khí thủy tinh nhất bạch.

-Khu vực hướng tinh vượng sinh tiến khí: Tây nam có thủy lưu chuyển, trung cung, Tây bắc trống thoáng đắc cách.

-Khu vực sơn tinh vượng sinh tiến khí: Đông nam có non bộ trấn trạch không thủy, Bắc không, Tây có non bộ thủy lưu.

H22 - Tinh ban HKLV.jpg

Tinh bàn Huyền Không Lạc Việt nhà Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Quote

Trung cung:

Cặp sao 5 -9, hướng tinh cửu tử ngũ hành kim là sinh khí trong vận 8 đắc cách trung cung trống thoáng nên phú quí tốt văn chương, vượng nhân đinh, xuất đại kỳ nhân. Hướng tinh cửu tử sang vận 9 cần có hóa giải cho hướng tinh cửu tử này.

Về "vượng nhân đinh" thì đã nghiệm: Cưới con dâu sau động thổ và có cháu nội sau khi nhập trạch.

 

Quote

Hướng Chấn (Đông):

Cặp sao 7 – 7, song thất hỏa khí suy đến cung chấn tương sinh nên hỏa khí quá mạnh, khu vực này lại là nơi đặt bếp nên hỏa khí của bếp cang cao, vận 8 thì vận tinh lục bạch càn kim đến đây, như vậy, vì sự lớn mạnh của con gái mà cha già hao tâm khổ trí mà gặp khó khăn, đây cũng là tượng tiểu nhân lộng hành, phát sinh tranh chấp tiền bạc với người khác mà dẫn tới phá tài, hoặc vì sự cố tai nạn ngoài ý muốn mà hao tài, gia đạo không yên, có thể vì hỏa tai mà tổn đinh hoặc xuất hiện người ham mê tửu sắc. Thất xích là hung tinh vì vậy nên tịnh mà không nên động. Động thì điều xấu càng nhiều. Khu vực này, có một phần cầu thang động khí của thất xích, nhưng đã được hóa giải bằng hồ cá bên dưới với quan hệ tương khắc, thủy khắc hỏa. Mệnh chủ phi cung là nhất bạch, đến năm 2015 sao bản mệnh đến khu vực này sẽ bị khắc nhập và sinh xuất, mệnh chủ sẽ bị ảnh hưởng rất xấu, nếu không cẩn thận có thể tổn đinh.

 

Đã có va chạm và vài thay đổi nhân sự của TTNC LHDP. Tuy nhiên ổn định sau đó. Có lẽ do trấn yểm tốt.

Quote

 

Cung Ly (Nam):

Cặp sao 3 – 2, đây là cặp sao suy tử khí, khu vực này có bố trí toilet nên khí suy tử bị kiềm hãm khó phát tác, có điều sơn tinh 3 gặp bản tinh 7, tuy là hợp thập nhưng vì sinh xuất nên trai trưởng gặp nhiều khó khăn không thuận lợi khi về sống trong nhà này.

Đúng vậy! Trai trưởng làm ăn chưa thuận. Đang cố gắng khắc phục. Vài bữa nữa sẽ tăng cường Thổ khí ở đây.

Những vấn đề khác để chứng nghiệm vì chưa xảy ra.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.
Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh


Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm.
Bài viết trên tôi có nói đến sơ đồ phiên tinh phòng Lạc Việt. Đây là kết quả của sự nghiên cứu hiệu chỉnh một cách nhất quán, có tính hệ thống từ nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" trong việc ứng dụng phiên tinh phòng. Nhưng một số anh chị em trong lớp Phong thủy Lạc Việt nâng cao thắc mắc vì cho rằng: Phòng khách và cầu thang không thể coi là hai ngăn phòng để phiên tinh. Thắc mắc này đúng, nếu như không có bổ sung hai đầu cột tạo tính ngăn cách biểu kiến như hình sau đây:
Quí vị và anh chị em xem lại sơ đồ phiên tinh phòng:

Sơ đồ phiên tinh phòng.


H23 - Phien tinh phong T1.jpg
Cấu trúc hình thể - Hình Lý khí Lạc Việt " - tương đương "Dương trạch tam yếu"
Còn đây là hai đầu cột biểu kiến cho sự ngăn phòng giữa phòng khách và cầu thang - phía sau là nhà bếp và sâu sau.


H24 - Tranh va chi nha.jpg

H25 - Thien quang tinh.jpg

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.
Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh



Vị trí hầm cầu - WC theo Phong thủy Lạc Việt.
Thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

Những di sản từ cổ thư để lại tuy không nói rõ, nhưng tổng hợp lại Phong thủy Lạc Việt xác định: Tất cả những nơi gây xú uế như: Hầm cầu, WC đều không được phép đặt tại các cung tốt của gia chủ. Phong thủy Lạc Việt coi đây là tiêu chí bắt buộc trong thiết kế xây dựng nhà. Có điều khác là: Nếu căn cứ vào cổ thư với nguyên lý "Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương" thì phía Tây Nam là cung Khôn - so với tuổi gia chủ cung Càn thuộc Phúc Đức. Nhưng với Phong Thủy Lạc Việt - căn cứ vào nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" thì đây là cung Tốn, thuộc Họa Hại. Và chúng tôi đã đặt hầm cầu - WC tại đây. Điều này là một thực tế và chứng tỏ chúng tôi hoàn toàn nhất quán với những nguyên lý lý thuyết của mình.
Đồng thời cũng thấy rõ rằng: Phong Thủy Lạc Việt chỉ là một sự hiệu chỉnh, chứ không phải là sự phủ định hoàn toàn những di sản còn lại của học thuật cổ Đông phương.


Phong Thủy Lạc Việt là một hệ thồng phương pháp ứng dụng - trên cơ sở nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - hệ quả của hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được cho là đúng. Nó không chỉ đúng trên lý thuyết so với tiêu chí khoa học - từ khi xác định minh chứng cội nguồn văn hóa Đông phương thuộc về Việt tộc - mà còn là sứng dụng hiệu quả trên thực tế và ngay trong cả ngôi gia của tôi - ngưi luôn chứng minh và xác định tính chân lý của Phong thủy Lạc Việt .

H11 - Phan cung nha.jpg

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
On 18/5/2013 at 16:09, 'Thiên Sứ' said:

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.

Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Tiếp theo

Quote

Cung Ly (Nam):

Cặp sao 3 – 2, đây là cặp sao suy tử khí, khu vực này có bố trí toilet nên khí suy tử bị kiềm hãm khó phát tác, có điều sơn tinh 3 gặp bản tinh 7, tuy là hợp thập nhưng vì sinh xuất nên trai trưởng gặp nhiều khó khăn không thuận lợi khi về sống trong nhà này.

Đúng vậy! Trai trưởng làm ăn chưa thuận. Đang cố gắng khắc phục. Vài bữa nữa sẽ tăng cường Thổ khí ở đây.

Những vấn đề khác để chứng nghiệm vì chưa xảy ra.

Tăng cường Thổ khi

Biện pháp tăng cường Thổ Khi tại khu vực này, chúng tôi dùng 4 họa tiết trang trí cách điệu bằng sắt sơn màu nhũ vàng che phía trên cho tất cả ban công bên Thanh Long và ứng dụng hình tượng của quẻ Địa Thiên Thái:

H26 - Tang tho khi.jpg

 

Ban công trong nhà trên cùng hình cặp chim Phượng cách điệu. Tượng quẻ Khôn. Hình tượng này từ tranh dân gian Đông Hồ, mà tổ tiên để lại" Tam Dương khai thái"

Posted Image"Tam Dương khai thái" Tranh dân gian Đông Hồ.

Hình tượng quẻ Khôn ở đây chỉ là cặp gà trống. Nội dung của nó tôi đã phân tích trong sách: Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam.

H28 - Rong cach dieu.jpg

 

Cận cảnh rồng cách điệu nhìn từ bên trong.

H29 - Rong cach dieu.jpg

 

Cận cảnh rồng cách điệu nhìn từ bên ngoài.

H30 - Vi tri ben Thanh Long.jpg

 

Ba ban cồng tầng dưới trang trí hình rồng cách điệu tượng cho ba quẻ Càn.

Như vậy nhìn từ trên xuống tạo ra biểu tượng "Địa Thiên Thái". Trong Phong Thủy Lạc Việt - chúng tôi đang tìm hiểu và phục hồi để ứng dụng: Tử Vi Phong thủy (Trong Đào Hoa Trận;hoặc "Trảm Đào hoa") và "Dịch phong thủy". Đây là một trong những ứng dụng Dịch Phong thủy.

Dịch Phong thủy gần như thất truyền. Chỉ còn lại những chiêu thức ứng dụng rời rạc trong dân gian. Nhưng rất có tác dụng - nếu như ngôi gia có sinh khí dồi dào. Trong thiết kế ngôi gia của tôi, còn một vị trí nữa cũng ứng dụng Dịch phong thủy.

Chúng tôi sẽ chụp ảnh và đưa lên sau.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.

Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Tiếp theo

I. Phong thủy vị trí ngồi làm việc

Phòng làm việc của tôi ở phía trước lầu I ngôi gia, tức tầng hai của căn hộ gọi theo miền Bắc, có sơ đồ như sau:

H31 - Lau 1.jpg

H32 - Tranh Ngu Ho.jpg

Lên cầu thang, phòng này bên tay phải.

 

H33 - Phong lam viec.jpg

Một góc phòng làm việc nhìn từ phía trong ra cửa.

H34 - Phong lam viec.jpg

 

Vị trí ngồi làm việc như trên bản vẽ nhà, nhìn từ cửa phòng.

Ở vị trí này tôi có thế "tọa Đông Bắc, hướng Tây Nam".

Theo Phong thủy Lạc Việt - trên nguyên lý căn để "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Viêt" thì đây là trục Tuyệt Mạng và hướng là Họa Hại. Do tọa Cấn , hướng Tốn (Tây Nam).

Ttheo cổ thư - trên nguyên lý căn để "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư", nên là trục Sinh Khí và hướng Phúc Đức. Do tọa Cấn, hướng Khôn (Tây Nam).

Lầu I (Tầng II), lại là tầng mà phiên tinh phòng theo phong thủy Lạc Việt là Họa Hại Lộc Tồn Mộc tinh. Nhưng đây là tầng mà khí lực dồi dào nhất.

Tôi có thể chuyển sang ngồi dựa lưng vào tường phía sau - tọa Khôn (Theo Lạc Việt) và nhìn về phía trước - hướng Càn . Đây là hướng Phúc Đức theo Phong Thủy Lạc Việt. Theo cổ thư là hướng Phục Vị và trục Họa Hại.

Nhưng ở vị trí này tuy được hướng - theo Phong thủy Lạc Việt - thì lại bị vô khí.

Tôi cũng có thể ngồi tựa lưng vào cửa sổ bên phải vị trí hiện nay và quay mặt vào trong. Ở vị trí này xẽ được cả khí, lẫn hướng: Tọa Tây Bắc (Càn), hướng Đông Nam (Khôn). Nhưng như vậy, phải bịt một cửa sổ. Tức là lấy cái cục bộ, át cái toàn thể. Đây là một điều tối kỵ của của Lý học. Nếu không bịt cửa số thì thế ngồi còn nguy hiểm hơn vì xung sát khí xộc vào sau lưng.

Tiêu chí của Phong thủy Lạc Việt là bỏ hướng lấy khí và chọn giải pháp tối ưu có thể khi xét mối tương quan giữa các tiêu chí.

Cho nên, tôi đã lựa hướng Tuyệt Mạng - điều này sẽ dẫn đến áp lực công việc nặng nề, có tính gian truân. Nhưng nếu trấn yểm tốt thì có thể có hiệu quả, vì tính hữu khí của nó.

Còn hướng tốt thì có thể được chút tiếng tăm và chút lộc, nhưng sẽ chỉ như "Ông Phỗng sành" của cụ Nguyễn Khuyến mà thôi. Vì tính vô khí của nó.

Tính chất công việc của tôi - minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - gần gũi trên thực tế với hướng này.

Tuy nhiên tôi hy vọng rằng: Trong một tổng thể tốt, những khó khăn trước mắt có thể khắc phục được - Xét về góc độ Phong Thủy.

I.1. Thiên Quang Tỉnh

H25 - Thien quang tinh.jpg

 

Trong phòng làm việc của tôi cũng có Thiên Quang Tỉnh. Đây là một chiêu thức lưu truyền trong dân gian và khá phổ biến cho một số phong thủy gia. Nhưng cho đến ngày nay, nó không thuộc về trường phái nào và sự ứng dụng cũng khác nhau. Điều này chứng tỏ tính thất truyền và tán lạc sau khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miền nam Dương tử từ hơn 2000 năm trước. Nhiều phong thủy gia ứng dụng một cách máy móc Thiên Quang tỉnh và cũng chưa hiểu tác dụng đích thực của nó.

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu, đối chiếu, so sánh, chúng tôi xác định từ lâu rằng: Thiên Quang Tỉnh phải có hình dạng như trên và tỏa ánh sáng xanh biển (bleur) - theo nguyên lý "Thiên nhất sinh Thủy". Và chúng tôi đã ứng dụng điều này từ lâu, trong nhiều trường hợp.

Gần đây, một công trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học Đức đã xác định: Ánh sáng màu xanh biển có tác dụng kích thích thần kinh, gây hưng phấn cho người tiếp xúc với nó. Bài viết này chúng tôi đã đăng lại trong web này trong CLB Phong Thủy Lạc Việt.Có thể nói: Các phòng của gia đình tôi đều có Thiên Quang Tình. Các phòng phía trước Thiên Quang tỉnh hình tròn, phòng phía sau hình vuông, theo nguyên lý: Dương trước (Tròn), Âm sau (Vuông).

Ngay từ trước khi khóa học đầu tiên của Phong thủy Lạc Việt 2006, tôi đã phát hiện ra rằng: Tất cả các khung hình tròn (Thí dụ như vành xe đạp), dù bằng bất cứ vật liệu nào cũng phóng bức xạ trái chiều - tùy theo mặt nào của vòng tròn. Điều này đã được giảng ngay trong lớp PTLV đầu tiên. Đây chính là nguyên lý của Thiên Quang tỉnh.

Nhưng một tiêu chí bắt buộc là: Khu vực có Thiên Quang tỉnh phải có nước. Tôi chưa biết đặt cái bể cá vào đâu ở phía trước mặt , để bảo đảm tính Hài hòa Âm Dương. Chỉ còn hy vọng thủy khí ở bể cá lớn dưới nhà (Tả Thanh Long).

H35 - Phong lam viec.jpg

Phía trước bàn làm việc.

Tôi đang cân nhắc bỏ toàn bộ dàn máy và thay vào đấy là một bể cá.

I.2. Tọa sơn hướng thủy.

H36 - Phong lam viec.jpg

H37 - Tranh nui huyen vu.jpg

Trong Phong thủy, yếu tố tọa sơn, hướng thủy được coi như là một yếu tố quan trọng với bất cứ sự quán xét nào cho tất cả các công trình xây dựng và cho cả vị trí ngồi làm việc.

Sơn: Nghĩa đen là núi thuộc Âm và ở phía sau - (Phía sau cũng thuộc Âm). Thủy: nghĩa đen là nước thuộc Dương và phía trước cũng thuộc Dương.

Nhưng Thủy phía trước thuộc Dương còn một sự phản ánh thực tế qua nguyên lý biểu kiến của thuyết Âm Dương Ngũ hành như sau:

Đó là nguyên lý: "Âm nhô cao (Sơn), Dương trũng thấp". Dương trũng gặp Âm khí dồi dào thì nguyên lý "Thiên Nhất sinh Thủy" phát sinh. Bởi vậy thực chất tính hướng thủy - "Minh đường tụ thủy" - là sự xác định tính chất vượng khí và hài hòa Âm Dương phía trước mặt của vị trí.

Khái niệm "Tọa sơn, hướng thủy" mang tính nguyên lý biểu kiến mô tả một thực tế, bao hàm nhiều thành tố liên quan. Đằng sau nhà có một cái nhà cao hơn, cũng là sơn, trước mặt có một con đường cũng là thủy....vv....

Ứng dụng nguyên lý này, sau lưng vị trí làm việc của tôi là một bức tranh núi lớn. Do hoa sĩ Văn Hải - giải nhì tranh Thủy Mặc toàn quốc vẽ.

Tuy nhiên tính hướng thủy phía trước mặt chưa đạt. Mà thay vào đó là một màn hình tivi đen. Đây là điều tối kỵ khi sao Nhị Hắc chiếu phương này. Tôi đang cân nhắc cách khắc phục.

I.3. Vài ứng dụng khác trong phòng làm việc:

H38 - Tu ruou mo khi.jpg

Tủ rượu đặt nơi mộ khí. Có tác dụng gần như chôn dưới đất.

H39 - Tranh va cay bancon.jpg

Cửa ra ban công trong nhà, ngắm hồ cá Tả Thanh Long.

Bức thư pháp viết:

Ngảnh nhìn lại: Cuộc đời như giấc mộng.

Được, mất, bại, thành...Bỗng chốc hóa hư không.

Cửa này có tinh thoát khí làm ảnh hưởng đến sinh khí của căn phòng. Nên ngạch cửa có chặn một bậu cửa cao hơn 2 cm:

H40 - Go chan khi.jpg

Bậu cửa chặn khí phía dưới.

Nguyên lý này cũng được ứng dụng để dẫn khí vào vị trí ngồi, tránh thoát khí ra ban công phía trước. Nếu bậu cửa cao quá phòng sẽ bế khí, không có bậu cửa sẽ thoát khí. Độ cao bằng chiều dày viên đá granit là thích hợp. Xin xem lại hình dưới:

H41 - Go chan khi.jpg

 

Còn tiếp

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.

Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Tiếp theo

Cửa sổ trong phong thủy.

Từ nguyên lý coi ngôi gia như một sinh thể sống - điều mà tôi đã trình bày ở trên - cho nên, tất cả các bộ phận trong cấu trúc nhà đều được phân loại tương ứng với các bộ phân cơ thể, như: Cầu thang là ruột, miệng là cổng, cửa chính..vv.....và cửa sổ coi là tai, mắt.Bởi vậy, cửa sổ phải sạch, đẹp hài hòa, cân đối.

Chính vì sự liên hệ mang tính biểu tượng, biểu kiến mà nguyên lý của nó tôi đã nhiều lần nói đến trong các bài viết là "hình nào khí đó" - tất nhiên, mối liên hệ hợp lý là "khí ra sao thì tính tương tác tương tự". Một ví dụ cụ thể:

Dùng một hòn non bộ nhỏ theo lý học thì dù chỉ bằng nắm tay cũng là hình núi. tất nhiên hòn non bộ này sẽ có "khí" núi. Như loại non bộ để bàn, hoặc trang trí trong phòng trong hình dưới đây:

H42 - Nui.jpg

Tất nhiên, với cảm quan từ tiềm thức của con người thì hòn non bộ trong hình trên nhỏ hơn rất nhiều so với hòn núi cao nhất của dãy Hy Mã Lạp Sơn. Nhưng so sánh với sự vô tận của vũ trụ thì tỷ lệ chênh lệch giữa hòn non bộ để bàn trong hình trên và cả dãy Hy Mã Lạp Sơn là không đáng kể. Với nguyên lý "hình nào khí đó" thì sự tương tác giữa hòn non bộ để bàn ở hình trên và núi thật nói chung là như nhau. Đương nhiên cường độ tương tác sẽ khác nhau. Nhưng tính tương tác không khác.

Núi trong Lý học là biểu tượng của sự cản trở, che đỡ, ngăn chặn. Tác dụng được coi là xấu, hay tốt tùy theo từng sự việc ứng dụng.

Nói ngoài lề một chút về núi - nhiều năm trở lại đây, tôi thấy không ít các công sở lớn, Cty lớn dùng non bộ, hoặc biểu tượng của non bộ là bình phong gắn đá hoa cương, hoặc nguyên tảng đá hoa cương (Thí dụ như Vinashine) chắn trước cửa (Bộ Tài chính cũng có). Đây là một điều tối kỵ theo Phong Thủy Lạc Việt. Tôi đã dùng non bộ trấn yểm cho vài trường hợp doanh nghiệp những quả thua trông thấy - nhưng báo trước là trong thời gian chờ thoát hiểm - sẽ không làm ăn gì được.

Trong phong thủy Lạc Việt, non bộ phải để đúng chỗ. Đó cũng là lý do mà sau bàn làm việc của tôi là một bức tranh núi.

Tóm lại, tôi muốn chia sẻ với anh chị em về nguyên lý "Hình nào, khí đó" và sự ứng dụng trong Phong Thủy Lạc Việt. Những hình thể ứng dụng khác nhau trong Phong Thủy Lạc Việt - dù là mô hình thực tế thu nhỏ (Như hòn non bộ để bàn), hay sự mô phỏng cách điệu (Như bình phong lát đá cẩm thạch), hay Ông Khiết...vv....đều có tác dụng tương tác khác nhau - tùy theo hình thể của vật khí phong thủy - và có ảnh hưởng nhất định đến con người sống trong ngôi gia.

Đó cũng là nguyên lý sử dụng vật khí trong Phong thủy. Tuy nhiên, vật khí trong phong thủy (Mà các cửa hàng bán đầy) chỉ phát huy tác dụng khi sinh khí trong ngôi gia thật sự dồi dào và phải đặt đúng vị trí của nó. Nếu ngôi gia không đạt chuẩn về sinh khí thì có trấn cả chục con rồng bằng vàng thật cũng...."viên tịch".

Trước đây, khi tri thức khoa học chưa phát triển, mà chỉ có những phát minh ra phương tiện kỹ thuật làm thay đổi căn bản cuộc sống, xã hội và con người. Cho nên, con người choáng ngợp và coi khoa học Tây Phương mới là khoa học thật sự và tri thức Đông phương là không có "cơ sở khoa học".

Nhưng khi tri thức văn minh phương Tây ngày càng phát triển thì những trí thức hàng đầu của nền văn minh phương Tây lại càng ngày càng nhận thức sự tương đồng giữa hai nền văn minh. Lý thuyết hàng đầu gần gũi nhất giữa hai nền văn minh -mặc dù vẫn còn khoảng cách rất lớn - chính là thuyết Vật lý Lượng tử. Chính sự phát triển của Vật lý Lượng tử sau này sẽ xác định những gía trị khoa học mang tính gần với sự trực quan hơn khi đối chiếu và so sánh giữa hai nền văn minh. Còn bây giờ chỉ có thể đối chiếu với những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Những thí nghiệm liên quan đến lý thuyết khoa học này đã chứng tỏ rằng:

Khi hai hạt lượng tử đồng tính chất ở rất cách xa nhau đến vô tận - thì khi ta đổi chiều quay của hạt này thì chiều quay của hạt kia cũng đổi chiều. Sự kiện này chứng tỏ có một mối liên hệ "tương tác lượng tử" (Tôi tạm gọi như vậy, không biết có đúng từ chuyên môn không) bất kể khoảng cách - đây là một minh chứng rõ ràng hai vấn đề mà tôi đã nêu ra:

1/ Tốc độ vũ trụ không thể giới hạn bằng tốc độ ánh sáng. Bởi vì nếu bằng tốc độ ánh sáng thì nếu khoảng cách lớn bằng một năm ánh sáng con người sẽ phải chờ hai năm mới xác định được sự tương tác lượng tử này, còn nếu xa hơn thì thời gian chờ xa hơn. Nếu là 100 năm ánh sáng thì kết quả là không chứng nghiệm được bằng trực quan của một thế hệ nghiên cứu.

2/ Tính "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" của Lý học Đông phương sẽ được minh chứng chính bằng tính tương tác lượng tử - Khi nó còn một nguyên lý nữa là "vạn vật đồng nhất thể". Tương đồng với nhận thức của khoa học hiện đại nhận thức rằng: Cấu trúc của chiếc chìa khóa và bông hồng đều từ những hạt cơ bản.

Những thí nghiệm sơ khai của lý thuyết này chính là sự minh chứng cho tính tương đồng lượng tử trong tương tác. Từ đó suy ra - ít nhất về lý thuyết - những cấu trúc vật chất có khối lượng hình thể giống nhau sẽ có tương tác tương tự. Đó chính là nguyên lý "Hình nào khí đó".

Vấn đề thứ ba , tôi muốn đặt ra ở đây - nhìn từ nền tảng tri thức hiện đại - là: Môi trường truyền dẫn nào để các tương tác lượng tử trên được chứng nghiệm?

Lý học giải thích đó là môi trường khí tương ứng trong vũ trụ. Tiếc thay! "Khí" - là một khái niệm riêng của Lý học, mô tả sự tồn tại của một dạng vật chất phi khối lượng. Đây chính là điểm mà tri thức khoa học hiện đại chưa biết đến. Và đó cũng chính là một trong những yếu tố để tôi xác định rằng: "Không thể có Hạt của Chúa".

Tất cả những hình tượng theo quan niệm được phục hồi từ phong thủy Lạc Việt - đều đã được phân loại để xác định tính tương tác từ nguyên lý "Hình nào khí đó" . Nhưng nó phải thích hợp với vị trí của nó. Một ngôi nhà mà cửa sổ nghiêng lệch, không chấn song thì sẽ có sự ảnh hưởng đến khả năng nhận thức vì tính tương tác giống như con mắt.

Bởi vậy, sau Tết và cho đến tận lúc này tôi vẫn đang hoàn thiện những chi tiết như: khung cửa sổ....Nhất quán với quan niệm của mình, khung cửa sổ của nhà tôi thiết kế đúng hình con mắt với sự cách điệu của Bát Quái Lạc Việt.

 

H43 - Hinh the ngoi nha.jpg

 

H44 - Cua so Thien ly nhan.jpg

H45 - Cua so Thien ly nhan.jpg

Đến đây, tôi muốn kể để các bạn đọc biết về một câu chuyện liên quan đến cái nhìn về phong thủy như sau:

Tôi đi làm phong thủy cho một thân chủ. Bà ta giới thiệu con bà cũng học kiến trúc và đang là sinh viên. Bà ta muốn tôi trao đổi một chút về kiến trúc cho căn hộ của bà với con trai bà. Trong câu chuyện, anh ta nói: "Tại mẹ tôi tin phong thủy và bà ấy quyết định làm thôi. Chứ tôi không tin vào mấy thứ tâm linh và 'mê tín dị đoạn'". Tôi trả lời: "Vâng! Vậy tôi không có gì để trao đổi với anh".

Bạn đọc đang xem topic này có thể so sánh hai cái cửa sổ. Một của ngôi gia của tôi thiết kế theo hình tượng phong thủy và cái cửa số do kiến trúc sư thiết kế và không theo tiêu chí phong thủy:

H46 - Cua so chuan.jpg

Cửa sổ thiết kế theo tiêu chuẩn kiến trúc .

 

H47 - Cua so chuan.jpg

Khung cửa sổ nhà Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Bạn đọc thân mến!

Thật tình, tôi không thể so sánh hai cái cửa sổ này để chỉ ra cái cửa sổ nào là "mê tín dị đoan" và cái cửa nào là có "cơ sở khoa học" cả!

Nếu như bạn nào vẫn cố gắng phản biện để thể hiện tinh thần "thượng tôn khoa học" vốn là tư duy chỉ đạo mọi hành vi của bạn rất phù hợp với trào lưu phổ biến của thời đại thì bạn có thể lập luận rằng: "Vấn đề không phải cái cửa sổ này "mê tín" và cái cửa sổ kia là "khoa học". Mà là con người đã ý thức về nó như thế nào!". Vậy thì bạn cũng để tôi biện minh cho cái hệ thống ý thức phong thủy của tôi rằng: Căn cứ vào đâu để bạn chỉ ra hệ thống phương pháp luận ứng dụng trong phong thủy là "mê tín dị đoan" và bản chất của "khoa học" là gì?

Vấn đề chuyển sang một trạng thái khác. Tư duy khoa học đâu phải chỉ dừng lại ở những tri thức nạp trong bộ nhớ của những người nhân danh khoa học. Và cũng đâu phải những tri thức khoa học hiện nay là chân lý cuối cùng và nó là chuẩn chân lý để phán xét những gì con người chưa biết được là "mê tín dị đoan". Tôi thường xác định rằng: Tư duy khoa học thực sự là phải thừa nhận hiện tượng thực tế khách quan và khám phá những hiện tượng chưa được biết đến trong sự tiến hóa của nền văn minh. Tính khoa học hay mê tín dị đoan chính là cách giải thích hiện tượng khách quan đó.

Trong trường hợp cụ thể này: Cái cửa sổ nhà tôi theo phong thủy và cái cửa sổ làm ví dụ của kiến trúc sư cùng một chức năng sử dụng. Nó không phải hiện tượng lạ đột biến để bàn về tính khoa học hay không, khi mà hai kết quả giống nhau của hai hệ thống phương pháp pháp luận. Đó là yếu tố thứ nhất để bàn về mê tín hay khoa học ở cùng chức năng sử dụng là sai. Trong trường hợp này thì chỉ có thể là hệ thống tri thức này là một thành tố nằm trong hệ thống tri thức kia. Tất nhiên hệ thống tri thức Phong thủy không thể là một thành tố nằm trong hệ thống kiến trúc và xây dựng hiện đại được. Mà chỉ có một chiều duy nhất: Hệ thống kiến trúc và xây dựng hiện đại là một thành tố nằm trong hệ thống Phong Thủy Lạc Việt. Bởi vì Phong Thủy Lạc Việt dung nạp được toàn bộ hệ thống tri thức kiến trúc và xây dựng hiện đại.

Tương tự như vậy, Phong Thủy Lạc Việt chính là cội nguồn đích thực của toàn bộ kiến thức Phong thủy rời rạc và thất truyền tồn tại từ những ghi nhận trong cổ thư chữ Hán. Cũng bởi vì nó dung nạp được tất cả tri thức ứng dụng trong cổ thư và cả những tri thức phong thủy còn lưu truyền trong dân gian - của tất cả các quốc gia có lưu truyền bộ môn này, không riêng Trung quốc - thành một hệ thống phương pháp luận hoàn chỉnh, nhất quán có tính hệ thống, mô tả mọi nguyên lý ứng dụng có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri. Ngược lại thì nay nội dung phong thủy có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán đầy mâu thuẫn và các cái gọi là "trường phái" cũng không thể dung nạp được nhau.

Yếu tố thứ hai để xác định cội nguồn phong thủy không thể từ nền văn minh Hán, chính là vì không thể từ một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán (Chính nền văn minh Hán cũng không thể chỉ ra nó ra đời vào thời điểm lịch sử nào của nền văn minh này) , mà lại sinh ra những "trường phái" rời rạc và mâu thuẫn lẫn nhau như thực tế tồn tại của tri thức phong thủy cổ thư. Chưa nói đến nhưng tri thức phong thủy rời rạc còn tồn tại trong dân gian, khắp các nước liên quan như: Nhật Bản , Hàn Quốc, Việt Nam...vv....không thuộc về "trường phái" phong thủy Hán nào.

Ứng dụng Dịch Phong thủy

Tương tự việc thiết kế hình tượng con mắt trong các cửa sổ, việc ứng dụng Dịch Phong thủy cũng được dùng đến ở trong những trường hợp cụ thể. Đó là hai hệ thống bậc tam cấp vào nhà. Bạn đọc xem hình dưới đây:

H48 - Dich Phong Thuy.jpg

H49 - Cua so chuan.jpg

Đây chính là hình tượng của quẻ Địa Thiên Thái.

H50 - Khon.jpg

H50 - Can.jpg

Nếu xét luồng khí nạp từ ngoài vào trong nhà thì Khôn trên Càn dưới, Nếu xét luồng khí thoát từ bên trong thì là Thiên Địa Bĩ.

H50 - Can.jpg

H50 - Khon.jpg

Thực ra việc dùng Dịch phong thủy thì tôi có giảng trong lớp Phong Thủy Lạc Việt cao cấp. Và anh chị em nghiên cứu đã có vài người cùng tôi thiết kế, ứng dụng hình tượng này với nhiều hình thức khác nhau.

Còn tiếp

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Đài phun nước ứng dụng Dịch phong thủy của Phong Thủy Lạc Việt

H51 - Thap nuoc.jpg

Chúng tôi vẫn ứng dụng hình tượng của quẻ Địa Thiên Thái:

H50 - Khon.jpg

H50 - Can.jpg

Nước từ trên tràn qua phần khuyết tạo quẻ Khôn (Ba hình vuông) xuống ba vòng tròn phía dưới(Quẻ Càn).

Dịch phong thủy hết sức phong phú. Đòi hỏi tính sáng tạo và ứng dụng tùy từng trường hợp cụ thể.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.

Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Tiếp theo

Mầu sắc nhà.

Các bạn đọc topic này cũng thấy nhà tôi sơn màu vàng như hầu hết những căn nhà ở miền Bắc và Hanoi từ hàng trăm năm trước.

 

H43 - Hinh the ngoi nha.jpg

Ngày nay, ở những khu đô thị mới - trừ những khu đô thị xây theo dự án - có những căn hộ do tư nhân tự xây, màu sắc nhà sơn đủ kiểu. Sau này mới biết đó cũng là do một quan niệm sai về Phong thủy mà ra. Gia chủ cho rằng màu sơn của nhà phải hợp về Ngũ hành với mệnh của họ. Bởi vậy, tùy theo mệnh gia chủ được phân loại theo Ngũ hành, màu sơn của các căn nhà này cũng theo Ngũ hành luôn. 

Có lẽ tôi không cần phải chụp hình minh họa, nếu bạn đã có dịp đến bất cứ một con phố nào cũng thấy ngay những căn nhà đủ màu sắc.

Nếu tôi cũng theo quan niệm này thì nhà tôi phải sơn màu trắng (Hành Kim) nếu xét tôi mạng Thủy theo Lạc Thư Hoa giáp với ý nghĩa Kim trắng sinh Thủy. Nếu xét theo Lục thập hoa giáp thì tôi mạng Hỏa, sơn màu vàng sẽ bị sinh xuất. Nhưng tôi đã sơn màu vàng. Cánh cửa màu trắng hoặc vàng Kim.

Trước khi giải thích điều này tôi muốn nhắc lại với bạn đọc về lý thuyết Cantor: Mỗi tập hợp đều có một tập hợp lớn hơn hàm chứa nó. Bởi vậy, dù phong thủy ngôi gia có tốt một cách tuyệt đối, số phận cá nhân có tốt tuyệt đối thì - nếu nó nằm trong một tập hợp xấu, nó vẫn rất xấu. Thì dụ như trận sóng thần ở Nhật Bản , hoặc Indo trong những năm gần đây. Nó đã tàn phá tất cả các ngôi gia và những số phận khác nhau. Tính phân loại và tính ứng dụng lý thuyết tương tự như lý thuyết tập hợp của Cantor đã có từ lâu trong Lý học Đông phương và rất cao cấp. Ngôi gia của mỗi con người chúng ta chỉ là một phần tử nhỏ trong một tập hợp. Trong khí đó, Lý học Việt luôn quán xét tính tổng thể - tức điều kiện môi trường trước khi quán xét chi tiết. Môi trường sống của chúng ta theo thuyết Âm Dương Ngũ hành phân loại thuộc phương Nam hành Hỏa. Bởi vậy, nhà sơn màu vàng có tính hấp thụ thiên khí của tập hợp Hỏa hành phương Nam.

Theo tôi, đây là nguyên nhân chính để các cụ nhà ta ngày xưa hầu hết đều sơn nhà màu vàng.

Nguyên nhân thứ hai nữa là nhà cửa đều thuộc thổ hình thì màu vàng là thích hợp.

Nguyên nhân thứ ba là ngày xưa các cụ đều lợp mái ngói đỏ - dù là một hay hai mái thì đều nhọn và thuộc hỏa hình. Hỏa sinh Thổ, nên nhà màu vàng.

Do đó, những nhà sơn màu khác nhau, chỉ mang tính cục bộ và nếu bị Thiên khí Hỏa Khắc, hoặc khắc Thiên Khí đều xấu.

Vậy thì điều này giải thích thế nào khi màu vàng Thổ và hình thể Thổ của căn nhà nói chung này với mệnh của gia chủ?

Quan niệm của Phong Thủy Lạc Việt cho rằng: Tùy theo mệnh gia chủ theo Lạc thư Hoa giáp để tạo ra những chi tiết kiến trúc, màu sơn, hoặc các vật thể dẫn xuất từ Thổ khí sao cho tương sinh hoặc phù hợp với gia chủ.

Trường hợp cụ thể nhà tôi - Thủy mạng theo Lạc Thư Hoa Giáp - màu trong nhà sáng hơn gần như trắng, các cửa sổ, cửa phòng đều màu trắng - Thổ sinh Kim - tức là dẫn xuất Kim sinh Thủy.

Còn tiếp

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
On 5/25/2013 at 18:01, 'Thiên Sứ' said:

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.

Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Tiếp theo

Cửa sổ trong phong thủy.

Từ nguyên lý coi ngôi gia như một sinh thể sống - điều mà tôi đã trình bày ở trên - cho nên, tất cả các bộ phận trong cấu trúc nhà đều được phân loại tương ứng với các bộ phân cơ thể, như: Cầu thang là ruột, miệng là cổng, cửa chính..vv.....và cửa sổ coi là tai, mắt.Bởi vậy, cửa sổ phải sạch, đẹp hài hòa, cân đối.

Chính vì sự liên hệ mang tính biểu tượng, biểu kiến mà nguyên lý của nó tôi đã nhiều lần nói đến trong các bài viết là "hình nào khí đó" - tất nhiên, mối liên hệ hợp lý là "khí ra sao thì tính tương tác tương tự". Một ví dụ cụ thể:

Dùng một hòn non bộ nhỏ theo lý học thì dù chỉ bằng nắm tay cũng là hình núi. tất nhiên hòn non bộ này sẽ có "khí" núi. Như loại non bộ để bàn, hoặc trang trí trong phòng trong hình dưới đây:

Posted Image

Tất nhiên, với cảm quan từ tiềm thức của con người thì hòn non bộ trong hình trên nhỏ hơn rất nhiều so với hòn núi cao nhất của dãy Hy Mã Lạp Sơn. Nhưng so sánh với sự vô tận của vũ trụ thì tỷ lệ chênh lệch giữa hòn non bộ để bàn trong hình trên và cả dãy Hy Mã Lạp Sơn là không đáng kể. Với nguyên lý "hình nào khí đó" thì sự tương tác giữa hòn non bộ để bàn ở hình trên và núi thật nói chung là như nhau. Đương nhiên cường độ tương tác sẽ khác nhau. Nhưng tính tương tác không khác.

Núi trong Lý học là biểu tượng của sự cản trở, che đỡ, ngăn chặn. Tác dụng được coi là xấu, hay tốt tùy theo từng sự việc ứng dụng.

Nói ngoài lề một chút về núi - nhiều năm trở lại đây, tôi thấy không ít các công sở lớn, Cty lớn dùng non bộ, hoặc biểu tượng của non bộ là bình phong gắn đá hoa cương, hoặc nguyên tảng đá hoa cương (Thí dụ như Vinashine) chắn trước cửa (Bộ Tài chính cũng có). Đây là một điều tối kỵ theo Phong Thủy Lạc Việt. Tôi đã dùng non bộ trấn yểm cho vài trường hợp doanh nghiệp những quả thua trông thấy - nhưng báo trước là trong thời gian chờ thoát hiểm - sẽ không làm ăn gì được.

Trong phong thủy Lạc Việt, non bộ phải để đúng chỗ. Đó cũng là lý do mà sau bàn làm việc của tôi là một bức tranh núi.

Tóm lại, tôi muốn chia sẻ với anh chị em về nguyên lý "Hình nào, khí đó" và sự ứng dụng trong Phong Thủy Lạc Việt. Những hình thể ứng dụng khác nhau trong Phong Thủy Lạc Việt - dù là mô hình thực tế thu nhỏ (Như hòn non bộ để bàn), hay sự mô phỏng cách điệu (Như bình phong lát đá cẩm thạch), hay Ông Khiết...vv....đều có tác dụng tương tác khác nhau - tùy theo hình thể của vật khí phong thủy - và có ảnh hưởng nhất định đến con người sống trong ngôi gia.

Đó cũng là nguyên lý sử dụng vật khí trong Phong thủy. Tuy nhiên, vật khí trong phong thủy (Mà các cửa hàng bán đầy) chỉ phát huy tác dụng khi sinh khí trong ngôi gia thật sự dồi dào và phải đặt đúng vị trí của nó. Nếu ngôi gia không đạt chuẩn về sinh khí thì có trấn cả chục con rồng bằng vàng thật cũng...."viên tịch" Posted Image.

...

Còn tiếp

Cháu rất quan tâm tới chủ đề này, ngày nào cũng vào để đọc và hóng phần tiếp theo như ngày xưa nghe đọc tiểu thuyết chương hồi của đài Tàu vậy :D Chú cho cháu hỏi phần đo đỏ vì cháu ko hiểu lắm, nhưng có 1 số nguyên tắc của làm non bộ, cháu nghe mà ko hiểu:

1. Non bộ ko được đặt tiếp đất (tiếp âm) mà phải có bể hoặc chậu rồi đặt non bộ lên trên;

2. Hạn chế dùng non bộ nguyên khối mà nên ghép;

3. Không sử dụng non bộ thay bình phong hay hậu chẩm.

Điều này cháu nghe rất nhiều người chơi hòn non (bộ) hay người thi công hòn non nói nhưng hỏi vì sao thì người ta không nói hoặc nói lòng vòng mà cháu ko hiểu gì cả. Cháu có xem thi công vườn thiền của Nhật thì họ có đặt đá trong vườn xuống đất, sau đó mới làm bên trên là ao nước nuôi cá Koi hoặc nền đất trải sỏi/đá. Cháu muốn hỏi chú những điều này liệu có cơ sở gì từ phong thủy không ạ? Liệu có phải đó cũng là sự khác biệt giữa Phong thủy Lạc Việt và phong thủy theo cổ thư chữ Hán ko ạ?

 

Hôm trước cháu về lễ hội đền Hai Bà Trưng ở Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên, có nói chuyện với 1 bác về các huyền tích về Hai Bà. Cháu có hỏi về xuất xứ của chữ Hùng của vua Hùng thì bác ấy bảo đó là xuất xứ từ chữ Hùng nghĩa là con gấu của chòm Đại Hùng tinh, 7 ngôi sao hiện diện trong nền văn hóa Việt xưa từ cuộc sống hàng ngày đến khi chết đi người giàu được ướp xác thì có tấm ván thất tinh đỡ lưng, ai cũng có 7 ngọn nến cắm trên nóc quan tài theo hình thất tinh để dẫn đường về với tổ tiên. Cháu nghe thấy cũng có lý, hỏi căn cứ thì chú ấy bảo nghe các cụ truyền lại chứ ko có sách sử nào cả.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu rất quan tâm tới chủ đề này, ngày nào cũng vào để đọc và hóng phần tiếp theo như ngày xưa nghe đọc tiểu thuyết chương hồi của đài Tàu vậy :D Chú cho cháu hỏi phần đo đỏ vì cháu ko hiểu lắm, nhưng có 1 số nguyên tắc của làm non bộ, cháu nghe mà ko hiểu:

1. Non bộ ko được đặt tiếp đất (tiếp âm) mà phải có bể hoặc chậu rồi đặt non bộ lên trên;

2. Hạn chế dùng non bộ nguyên khối mà nên ghép;

3. Không sử dụng non bộ thay bình phong hay hậu chẩm.

Điều này cháu nghe rất nhiều người chơi hòn non (bộ) hay người thi công hòn non nói nhưng hỏi vì sao thì người ta không nói hoặc nói lòng vòng mà cháu ko hiểu gì cả. Cháu có xem thi công vườn thiền của Nhật thì họ có đặt đá trong vườn xuống đất, sau đó mới làm bên trên là ao nước nuôi cá Koi hoặc nền đất trải sỏi/đá. Cháu muốn hỏi chú những điều này liệu có cơ sở gì từ phong thủy không ạ? Liệu có phải đó cũng là sự khác biệt giữa Phong thủy Lạc Việt và phong thủy theo cổ thư chữ Hán ko ạ?

Hôm trước cháu về lễ hội đền Hai Bà Trưng ở Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên, có nói chuyện với 1 bác về các huyền tích về Hai Bà. Cháu có hỏi về xuất xứ của chữ Hùng của vua Hùng thì bác ấy bảo đó là xuất xứ từ chữ Hùng nghĩa là con gấu của chòm Đại Hùng tinh, 7 ngôi sao hiện diện trong nền văn hóa Việt xưa từ cuộc sống hàng ngày đến khi chết đi người giàu được ướp xác thì có tấm ván thất tinh đỡ lưng, ai cũng có 7 ngọn nến cắm trên nóc quan tài theo hình thất tinh để dẫn đường về với tổ tiên. Cháu nghe thấy cũng có lý, hỏi căn cứ thì chú ấy bảo nghe các cụ truyền lại chứ ko có sách sử nào cả.

Những vấn đề mà Thích Đủ Thứ đặt ra không sai. Nhưng nó phải trong một hoàn cảnh rất cụ thể.

1. Non bộ ko được đặt tiếp đất (tiếp âm) mà phải có bể hoặc chậu rồi đặt non bộ lên trên;

Trong phong thủy, khi tôi dùng non bộ để trấn yểm thì luôn yêu cầu tiếp đất. Bởi vì, non bộ lúc đó được đặt đúng vị trí - theo cái nhìn của tôi - nếu không tiếp đất thì sẽ không phát huy tác dụng trấn yểm. Còn non bộ cảnh do được đặt theo thuần túy cảm quan và ý thích của chủ nhân. Do đó, nếu tiếp đất mà sai vị trí theo tiêu chí phong thủy sẽ rất nguy hiểm. Có thể vì thế nên có lời khuyên, nên đặt trên chậu, hoặc bể chẳng hạn. Tác dụng của non bộ với tư cách là cản trở, ngăn cách vì thể sẽ giảm.

Tuy nhiên, thực tế ứng dung non bộ tôi thấy dù không tiếp đất cũng rất xấu, nếu đã sai vị trí. Tốt nhất , nếu chơi non bộ nên đặt ở nơi mộ khí.

2. Hạn chế dùng non bộ nguyên khối mà nên ghép;

Non bộ ghép, nhưng nếu có gắn kết bằng bất cứ chất liệu gì cũng coi là nguyên khối.

3. Không sử dụng non bộ thay bình phong hay hậu chẩm.

Cái này cũng tùy theo từng trường hợp thực tế. Nếu xung sát khí vào nhà quá nặng thì dùng non bộ trấn yểm là tốt nhất. Nhưng làm ăn cũng khó khăn.

Theo tôi non bộ dùng hậu chẩm tốt. Nhưng phải là cuối nhà, hoặc cuối đất. Sở dĩ phải dùng màu trắng - tốt nhất là san hộ trắng, hoặc đá trắng cho tiện - chính vì Âm nhô cao, nếu đen thì cực Âm sẽ không tốt.

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi trả lời tiếp hai câu hỏi của Thích Đủ Thứ:

Cháu có xem thi công vườn thiền của Nhật thì họ có đặt đá trong vườn xuống đất, sau đó mới làm bên trên là ao nước nuôi cá Koi hoặc nền đất trải sỏi/đá. Cháu muốn hỏi chú những điều này liệu có cơ sở gì từ phong thủy không ạ? Liệu có phải đó cũng là sự khác biệt giữa Phong thủy Lạc Việt và phong thủy theo cổ thư chữ Hán ko ạ?

Hôm trước cháu về lễ hội đền Hai Bà Trưng ở Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên, có nói chuyện với 1 bác về các huyền tích về Hai Bà. Cháu có hỏi về xuất xứ của chữ Hùng của vua Hùng thì bác ấy bảo đó là xuất xứ từ chữ Hùng nghĩa là con gấu của chòm Đại Hùng tinh, 7 ngôi sao hiện diện trong nền văn hóa Việt xưa từ cuộc sống hàng ngày đến khi chết đi người giàu được ướp xác thì có tấm ván thất tinh đỡ lưng, ai cũng có 7 ngọn nến cắm trên nóc quan tài theo hình thất tinh để dẫn đường về với tổ tiên. Cháu nghe thấy cũng có lý, hỏi căn cứ thì chú ấy bảo nghe các cụ truyền lại chứ ko có sách sử nào cả.

1/ Cháu có xem thi công vườn thiền của Nhật thì họ có đặt đá trong vườn xuống đất, sau đó mới làm bên trên là ao nước nuôi cá Koi hoặc nền đất trải sỏi/đá.

Cháu muốn hỏi chú những điều này liệu có cơ sở gì từ phong thủy không ạ? Liệu có phải đó cũng là sự khác biệt giữa Phong thủy Lạc Việt và phong thủy theo cổ thư chữ Hán ko ạ?

Phong thủy Lạc Việt không phải là một trường phái. Mà là một danh xưng xác định cội nguồn của ngành Phong thủy học. Do đó về căn bản không có sự khác biệt các phương pháo ứng dụng - còn gọi là những chiêu thức . Sự khác biệt duy nhất chính là khi ứng dụng các mô hình biểu kiến, như: Bát Quái, Cửu cung...vv.....thì nguyên lý căn để Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt thay thế cho Lạc Thư phối hậu thiên văn Vương. Chỉ có vậy thôi.

Nhưng chính vì sự thay đổi nguyên lý căn để đó, mà Phong thủy Lạc Việt phục hồi một cách hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học với toàn bộ hệ thống phương pháp luận trong ngành phong thủy. Nó có thể dung nạp tất cả các phương pháp ứng dụng của tất cả những di sản liên quan đến phong thủy của tất cả các nước Đông phương có lưu truyền ngành này. Kể cả Nhật Bản.

Điều này tôi đã nói ở trên rồi. Nếu người Nhật ứng dụng được và có thể giải thích được bằng hệ thống phương pháp luận Phong thủy Lạc Việt thì nó sẽ được ứng dụng trong phong thủy Lạc Việt. Còn nếu phương pháp của người Nhật nó thuộc về kỹ thuật xây bể cá thì nó thuộc về ngành kiến trúc, xây dựng.

2/ Hôm trước cháu về lễ hội đền Hai Bà Trưng ở Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên, có nói chuyện với 1 bác về các huyền tích về Hai Bà. Cháu có hỏi về xuất xứ của chữ Hùng của vua Hùng thì bác ấy bảo đó là xuất xứ từ chữ Hùng nghĩa là con gấu của chòm Đại Hùng tinh, 7 ngôi sao hiện diện trong nền văn hóa Việt xưa từ cuộc sống hàng ngày đến khi chết đi người giàu được ướp xác thì có tấm ván thất tinh đỡ lưng, ai cũng có 7 ngọn nến cắm trên nóc quan tài theo hình thất tinh để dẫn đường về với tổ tiên. Cháu nghe thấy cũng có lý, hỏi căn cứ thì chú ấy bảo nghe các cụ truyền lại chứ ko có sách sử nào cả.

Sau thời Hai Bà Trưng là gần 1000 năm đô hộ của Hán tộc - gọi là Bắc thuộc lần thứ II. Do đó, nếu đòi hỏi có sách sử Việt nào ghi lại không thì có thể nói luôn là không có. Người Do Thái sau 2000 năm ly tán cũng không thể còn một cuốn sử nào, ngoại trừ truyền thuyết, hoặc dã sử. Bởi vậy, tổ tiên ta cũng phải lưu truyền cho con cháu bằng những truyền thuyết và dã sử, hoặc chúng ta tìm lại dấu ấn của cổ sử Việt qua các sách vở của các nước gần gũi liên quan,

Chữ Hùng có xuất xứ từ chòm sao Đại Hùng tinh là hoàn toàn chính xác. Tôi có nói điều này trong sách đã xuất bản. Đó chính là một trong ba chòm sao Thiên Cực Bắc của trái Đất. Vũ Tiên, Đại Hùng tinh và Thiên Lang. Kinh Dương Vương với tằng tổ mẫu của Việt Tộc là Vũ Tiên. Hùng Vương chính là lấy biểu tượng của chòm Đại Hùng Tinh. Quan Lang con của vua Hùng chính là chòm Thiên Lang. Mỗi một chòm sau Thiên Cực Bắc này cai quản bầu trời hơn 6000 năm. Bây giờ chúng ta đang trong thời kỳ chòm sao Bắc Đầu - Đại Hùng tinh quản.

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.

Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Tiếp theo

Cổng, cửa chính và huyền môn.

1.Cổng, cửa chính

Trong phong thủy ghi nhận từ cổ thư chữ Hán không có sách nào nói rõ về tương quan giữa cửa chính và cổng. Nhiều phong thủy gia cho rằng: Cổng và cửa không được phép xung đối và đây là quan niệm phổ biến (Có bài tư liệu sưu tầm trên diễn đàn, nói về quan niệm này, nếu tìm thấy tôi sẽ trích dẫn, cũng mới đăng gần đây). Nhưng trong cổ thư chữ Hán lại có sách ghi: "Khi hướng xấu thì đường đi từ cổng vào cửa phải quanh co". Vấn đề được đặt ra: Vậy hướng tốt thì sao?

Quan sát những căn nhà truyền thống ở nông thôn Việt Nam thì cổng và cửa - thường là cửa ngõ hẹp luôn lệch so với cửa - thường bố trí lệch so với nhau. Câu thành ngữ "Gần nhà xa ngõ" cũng phần nào thể hiện ý này. Quan sát những công trình kiến trúc công cộng xưa, như: Đình, miếu , cung điện, đền đài... thì hâù như cổng và cửa đều đối xung.

Phong thủy Lạc Việt sau qúa trình thực hành và quán xét, chiêm nghiệm, đối chiếu, chúng tôi kết luận rằng: Với hướng tốt, cổng và cửa nên đối xung để hấp thụ trọn vẹn cát khí. Nhưng cột của cửa và cổng không được phép đâm xuyên vào nhau. Tức là cổng luôn phải bằng hoặc lớn hơn cửa, nhưng không quá lớn so với tiêu chí trên.

Điều này được áp dụng ngay vào ngôi gia của tôi. Trường hợp này cổng và cửa bằng nhau.

H52 - Cong.jpg

Cổng và cửa nhà Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

2. Huyền môn

Danh từ phổ biến trong ngành phong thủy hiện nay là "Huyền Quan". Tuy nhiên vẫn có lúc gọi là "huyền môn". Tôi sử dụng từ "huyền môn",mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng phù hợp với căn nhà dân dã của tôi.

"Huyền môn" - theo sự tìm hiểu của chúng tôi - là công trình kiến trúc phía trước nơi cửa chính vào nơi chính thức tiếp khách của gia chủ. Với nhà dân dã thì huyền môn chính là sảnh, hành lang, thềm phía trước cửa nhà, hoặc phòng chờ ở những nơi công công ...vv..... Những căn nhà phố hiện đại - bước hết chiều rộng vỉa hè thì là cửa chính, nên không có huyền môn.

Do đó, huyền môn chỉ có thể có được ở những nơi nhà rộng, các công trình công cộng lớn, cơ quan công quyền - có lẽ vì vậy nên gọi là "huyền quan" chăng? Nếu sảnh,hành lang, thềm trước nhà không có cột hoặc biểu tượng của cột, hoặc mái che thì không gọi là huyền môn.

Thí dụ hình minh họa dưới đây:

H53 - Huyen mon.jpg

Thềm trước nhà này cũng là huyền môn của ngôi gia này.

H54 - Huyen mon.jpg

Nhà này - Nhà Goda; Bách hóa Tràng Tiền xưa - tuy có mái và cột - nhưng không thể coi là huyền môn, vì vỉa hè không thuộc về sở hữu của ngôi gia này. Nhưng nếu đây là cơ quan công quyền thì được coi như huyền môn, hoặc huyền quan.

Có thể nói hầu hết các nhà xưa ở nông thông Việt Nam đếu có huyền môn.

Huyền môn nghĩa đen là cái cửa huyễn ảo; cửa, cổng giả,mang tính biểu tượng cho sự giao lưu có thể giữa gia chủ và khách, trước khi bước qua cửa chính vào nơi tiếp khách.

Nó là công trình kiến trúc ở khoảng không gian phía trước cổng chính.

Huyền môn phải sạch, nghiêm trang thể hiện bản chất gia chủ với khách đến thăm viếng hoặc vãng lai. Huyền môn cũng là nơi mà gia chủ có thể thể hiện tấm lòng của mình với khách qua sự bài trí vật dụng. Thường nên huyền môn phải thấp hơn nền nhà.

Nền huyền môn của nhà người viết thấp hơn nền nhà khoảng 2cm.

 

H55 - Huyen mon.jpg

Huyền môn của nhà người viết bắt đầu từ hai cột biểu tượng khi bước vào thềm trước cửa chính.

H56 - Huyen mon.jpg

 

Sân phía trước huyền môn.

 

Còn tiếp

=====================

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Lưu ý:

Quote

Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong Thủy Lạc Việt.

CỔNG NHÀ TRONG PHONG THỦY

Trong quan niệm phong thủy truyền thống, cổng và tường rào luôn là một phần không thể thiếu đối với mỗi ngôi nhà.

“Kín cổng cao tường" từ quen dùng để chỉ những ngôi nhà bề thế, có sự che chắn bảo vệ tách biệt so với bên ngoài.

Tuy nhiên văn hóa truyền thống và phong thủy Việt Nam đã có những góc nhìn thoáng và linh hoạt về cổng. Tôn trọng cảnh quan chung quanh, xem lũy tre, mương nước... là những "rào chắn" thiên nhiên hữu hiệu, nếp nhà Việt chỉ làm cổng như một hình ảnh ước lệ để biết bước qua đấy là địa phận một làng, một xóm, một ngôi nhà... chứ không phải để bít bùng, chia cắt không gian, đúng tinh thần hiếu hòa thân thiện vốn có.

Posted Image

Phong thủy Việt cũng xác định con người sống trong mối quan hệ đại vũ trụ - tiểu vũ trụ tương hòa, nhà nhỏ vườn rộng, nên cổng chỉ cần làm sao cho hài hòa với ngôi nhà, thuận tiện khi sử dụng là ổn. Dĩ nhiên, bên cạnh đó, yếu tố phương vị mở cổng cũng rất cần thiết. Khi thiết kế cửa cổng, ngõ vào nhà, cách định vị, chọn phương vị cho cổng tương tự chọn vị chọn hướng cho nhà. Về mặt Bát Trạch là thuận theo cung mệnh, gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh thì mở cổng tương ứng bốn hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ Đông Tứ Mệnh thì mở cổng thuộc các hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam. Vị trí cổng mở xét từ bên trong khu đất nhìn ra nên tránh bố trí thẳng với ngã ba, tránh dẫn lối "trực xung" với cửa cái (cửa chính) của nhà bởi

Quote

"sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường thẳng".

Posted Image

Posted Image

Việc chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần xem xét sao cho hợp với trạch mệnh. Cổng cho gia chủ có ngũ hành thuộc Thổ nên có hình dáng vuông vức, kết hợp với tường rào xây gạch đá, theo gam màu vàng, nâu là hợp (hình 1 & 2). Cổng cho gia chủ mệnh thuộc Kim nên làm có hình dáng cong tròn, màu xám ghi, trắng, bạc, vật liệu nên thiên về kim loại. Còn cổng cho gia chủ mệnh Thủy thì màu chủ yếu sẽ là gam màu xanh biển và màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại. Những loại cổng làm bằng gỗ, hoặc bằng sắt mà dùng họa tiết hoa lá, sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song sẽ thích hợp với gia chủ mệnh Mộc (hình 3), trong khi cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu hay cổng bên trên có mái ngói nhọn thì dùng cho gia chủ mệnh Hỏa sẽ khá phù hợp.

Posted Image

Thực tế thì tùy theo địa phương, khu đất cụ thể mà cổng nên làm theo kiểu nào để vừa đảm bảo an ninh, chống sự xoi mói từ bên ngoài vào nhà, vừa không khiến ngôi nhà quá tách biệt với môi trường chung quanh, hài hòa thiên nhiên và cảnh quan toàn khu (hình 4).

KTS Hà Anh Tuấn(Theo TNO)

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Video BCá Dưới Gầm cầu thang

Tránh âm khí bế

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=JCnCwhvARkw


3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.
Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh


KẾT LUẬN
Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm.
Tôi đã trình bày một cách tổng quát những qui trình thực hiện các phương pháp ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt và một số chi tiết về tiêu chí, quy tắc trong ứng dụng ngành phong thủy trong căn nhà của tôi. Tất nhiên nó không thể và không bao giờ phản ánh hết tất cả những tri thức đồ sộ của ngành học này. Bởi vì nó chỉ giới hạn trong căn nhà cụ thể của tôi.
Nhưng cũng mới chỉ có đến thế thôi, cũng đã rất phức tạp với chỉ những kiến thức trình bày thuần túy mang tính ứng dụng và không có giải thích. Tôi cũng cố gắng mô tả những yếu tố căn bản nhất và những yếu tố, tiêu chí phụ thuộc. Nhưng dù cố gắng đến mấy, tôi vẫn không thể diễn đạt hết ý - dù cho rằng tôi không có ý định dấu nghề. Huống chi bản thân bài viết này cũng chỉ giới hạn trong căn nhà của tôi. Tôi đã lựa chọn những yếu tố tốt nhất có thể. Còn những yếu tố tốt, hoặc xấu khác của những ngôi gia khác thì rõ ràng không phải chủ đề của topic này. Ít nhất đó cũng là những hạn chế làm tôi không thể nói sang nội dung phong thủy của một ngôi gia khác.
Bản chất ngành Phong thủy học Đông phương là một hệ thống phương pháp luận ứng dụng với hệ thống tri thức vô cùng đồ sộ, thể hiện qua những mô hình biểu kiến cho từng hệ quy chiếu mô tả 4 yếu tố tương tác cơ bản. Ngành phong thủy là hệ quả của một học thuyết đã thất truyền. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Những hệ luận của ngành phong thủy mô tả những quy luật của tự nhiên có tính tổng hợp thành những chỉ định, mô hình biểu kiến, tiêu chí chuyên ngành...vv....với những khái niệm tổng hợp trừu tượng, nhưng không phải mô tả thực tại cụ thể.

Thí dụ: Tôi sinh năm Kỷ sửu 1949,phi cung Càn.
Khái niệm "Phi cung Càn" là một khái niệm phân loại biểu kiến trong ngành Phong Thủy học Đông phương, cho người được PTLV chọn làm chủ thể đối tượng ứng dụng.
Tôi không phải quẻ Càn. Vâng! Nhất định là như vậy! Vậy khái niệm phi cung Càn của tôi là một khái niệm mặc định mang tính phân loại, có tính quy luật, chuyên ngành phong thủy. Sự phân loại này hoàn toàn mang tính lý thuyết và nó lại là hệ quả của một nền tảng lý thuyết khác để làm cơ sở cho sự phân loại này - dự kiện đầu vào là năm sinh - trong ứng dụng Bát trạch theo lịch sử phong thủy Hán ra đời vào cuối thế kỷ thứ III trước CN.
Theo cái nhìn của cá nhân tôi thì sự phân loại cung bản mệnh Bát trạch đó, chính là quy luật phi tinh Huyền không trên cửu cung (Hà Đồ hay Lạc Thư sẽ bàn sau). Nam là Dương nên phi nghịch là Âm; Nữ là Âm nên phi thuận là Dương. Nhưng qui luật phi tính Huyền Không theo lịch sử Phong Thủy Tàu thì sớm nhất vào đời nhà Minh 1500 sau CN, được hoàn chỉnh bởi Thẩm Trức Nhưng vào đầu đời Thanh 1700 năm sau CN. Tức là sự ứng dụng phi tính huyền không đã có trước khi nó ra đời!?
Bản thân phương pháp của cái mà người Tàu gọi là "trường phái" Huyền không học đó cũng mang tính mặc định thuần túy lý thuyết. Mô hình biểu kiến của nó chính là cửu cung phi tinh. Dữ kiện của nó chính là yếu tố thời gian được phân loại theo: niên, vận, tam vận, đại vận, hội.....vv......
Đến phần này của bài viết này, tôi chưa bàn đến sự đúng sai của nguyên lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" đúng;hay nguyên lý "Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương" đúng. Mà tôi chỉ xin được đặt vấn đề: Nếu quí vị muốn thẩm định một lý thuyết mang tính tổng hợp - chỉ thí dụ như ngành Phong thủy học Đông phương - là đúng hay sai thì quí vị thẩm định với phương pháp như thế nào và căn cứ vào chuẩn mực nào để tiếp cận chân lý?
Tất nhiên, phản ứng đầu tiên của con người có chút kiến thức phổ thông thuộc về tri thức khoa học hiện đại thì vấn đề được đặt ra sẽ là: Ứng dụng trên thực tế thấy đúng thì nó là đúng. Tôi coi đây là một "chút ít kiến thức phổ thông"; vì sự thẩm định trên ứng dụng thực tế một giá trị lý thuyết theo khoa học hiện đại thì người ta phải loại suy tuyệt đối tất cả mọi tương tác ngoài nó. Không làm được điều này kể như phương pháp này không thực hiện được.
Nếu như - để thẩm định một ứng dụng thực tế tương tác thì có thể dùng ứng dụng thực tế chứng nghiệm. Thí dụ: Để xem một ông thày bói có giỏi hay không, người ta có thể quán xét nhiều lần xem ông ta bói đúng hay không?! Để xét một hiện tượng tương tác - như bò cho sữa nhiều khi nghe nhạc, người ta có thể lập các nhóm đối chứng trong điều kiện sống giống hệt nhau....vv.....
Nhưng đấy chỉ là sự thẩm định một thực tế ứng dụng đơn giản - người ta sẽ lấy kết quả ứng dụng để xác định một phương pháp đúng. Còn đây là cả một hệ thống lý thuyết, mô tả nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Do đó, để kiếm chứng hệ thống lý thuyết này có đúng hay sai, phải căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng.
Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt, sở dĩ mang tính khoa học, chính là sự đối chiếu với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng - khi nó phù hợp với tiêu chí khoa học.
Hệ thống Phong Thủy Lạc Việt chính là hệ quả của sự thay đổi nguyên lý căn để , từ "Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương" thành "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt"- Và là sự phát triển tiếp tục phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng.
Tôi lấy thí dụ về hệ thống Lạc thư Hoa Giáp, nhân danh nền văn hiến Việt và theo Lục thập hoa giáp lưu truyền từ bản văn chữ Hán ứng dụng nhiều ngàn năm nay. Vậy căn cứ vào đâu để thẩm định hệ thống này đúng và hệ thống kia sai?
Sự phản biện, chê bai, chỉ trích của số đông đối với tôi thì đầy trên các diễn đàn. Tất cả những ai có tham khảo lý số trên các diễn đàn đều biết điều này. Nhưng tôi cũng xác định luôn rằng:
Chưa có một hệ thống luận cứ nào đủ sức phản biện hệ thống Lạc thư hoa giáp.
Một điều rất đơn giản là:
Căn cứ vào tiêu chí nào để phản biện?
Trong khi vận khí trong Lạc Thư hoa giáp và Lục thập hoa giáp đều là mô hình biểu kiến và mang tính phân loại dựa theo năm sinh của mỗi con người theo thuyết ADNH. Ngược lại, nếu căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì Lạc thư Hoa Giáp hoàn toàn phù hợp với tất cả các tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học. Còn Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán thì không và hoàn toàn mang tính mặc định. Thậm chí cho đến tận bây giờ, ngay Thiệu Vĩ Hoa - một nhà nghiên cứu Dịch học nổi danh của Tàu - cũng phát biểu trong chính sách xuất bản của ông ta rằng - Đại ý:
Từ hàng ngàn năm nay, những nhà nghiên cứu Hán Nho vẫn chưa thể biết được từ đâu để có bản Lục thập hoa giáp?(!).
Sách : "Dự đoán theo Tứ trụ"; "Chu Dịch và Dự đoán học"
Điều này chúng tôi đã nhiều lần trình bày trên diễn đàn và trong sách đã xuất bản, nên không nói lại ở đây!
Trở lại với ngành Phong Thủy học Đông phương.
Chúng ta cần xác định rằng:
Hệ thống lý thuyết chuyên ngành phong thủy này là hệ quả của hệ thống học thuyết ADNH, nó được mô tả bằng những mô hình biểu kiến và lý giải mọi sự tương tác bởi hệ thống phương pháp luận với những danh từ, khái niệm, ngôn ngữ chuyên ngành của nó.
Nhưng chính vì sự xóa sổ nền tảng phương tiện kỹ thuật của cả một nền văn minh (Mà chúng tôi đặt tên là "văn minh Atlantic") và kèm theo đó là nền tảng tri thức xã hội của nền văn minh này. Cho nên những khái niệm của nó trở nên mơ hồ với những thế hệ sau, phải làm lại từ đầu trong qúa trình tiến hóa.
Một trong những cộng đồng người còn sống sót, hậu duệ của văn minh Atlantic , chính là tổ tiên của người Việt chúng ta hiện nay. Họ đã gìn giữ những giá trị đích thực của một nền văn minh cổ xưa và lưu truyền trong lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được hiện nay. Đây chính là nền văn minh thứ V ở Nam Dương tử mà các nhà khoa học hiện đại nhắc tới.
Nhưng nền văn minh nay tiếp tục sụp đổ lần thứ hai vào thế kỷ thứ III trước CN. Tất cả những giá trị của nền văn minh này lần lượt bị Hán hóa sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Và tiếp theo 1000 năm sau đó ở nam Dương tử đến Bắc Việt Nam ngày nay.
Người viết đã nhiều lần chứng minh điều này trong các bài viết trên diễn đàn, nên không trình bày lại ở đây.
Những luận điểm căn bản để chứng minh "Thuyết ADNH không thuộc về văn minh Hán" dựa theo ba tiêu chí khoa học sau đây cho một hệ thống lý thuyết thuộc về một nền văn minh nào đó:
1/ Lịch sử xuất hiện của hệ thống lý thuyết đó trong lịch sử phát triển của nền văn minh đó.
2/ Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết phải chứng tỏ được nền tảng tri thức của học thuyết đó.
3/ Tính hợp lý trong nội dung học thuyết phải phù hợp và không mâu thuẫn.
Cả ba tiêu chí này đều không thể hiện được thuyết ADNH được hình thành trong nền văn minh Hán. Có thể nói rằng: Cho đến ngày hôm nay - khi tôi đang gõ những hàng chữ này - chính các nhà nghiên cứu Hán cũng không hề xác định được thuyết ADNH ra đời vào thời điểm nào trong lịch sử nền văn minh Trung Hoa.
Vê điều này, người viết cũng đã có nhiều bài viết trên diễn đàn, nên không nhắc lại ở đây.
Tất nhiên, khi thuyết ADNH không thuộc về văn minh Hán thì điều hiển nhiên là tất cả các hệ quả ứng dụng của nó không thể thuộc về nền văn minh này, trong đó có Phong thủy.
Đông y, Tử Vi, Phong thủy, Kinh Dịch...vv....chẳng có môn nào thuộc về văn minh Hán cả - nếu xét theo tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết được hình thành trong một nền văn minh và những tiêu chí khoa học liên quan đến một lý thuyết khoa học.
Một nền văn minh bị sụp đổ với hơn 1000 năm Bắc thuộc - Tất nhiên, một đế chế thống nhất phải nhất quán về ngôn ngữ và hệ thống chữ viết chính thống của dân tộc thống trị. Hơn 1000 năm sau đó là sự tiếp tục Hán hóa ở vùng Nam Dương tử hiện nay, tất nhiên, những di sản của nền văn hiến Việt tiếp tục bị Hán hóa về chữ viết nếu muốn tiếp tục lưu truyền.
1000 năm không phải con số để đọc trong một giây. Chỉ tính từ 1945 - kết thúc thế chiến thứ II đến nay -một đời người - đã bao thăng trầm lịch sử trên thế giới này. Còn đây là 2000 năm Hán hóa. Tôi tin rằng: những ai quan tâm đều có khả năng tự suy nghiệm.
Tất nhiên, ngành Phong thủy cũng không thuộc về nền văn minh Hán. Hàn Quốc cũng lưu truyền bộ môn phong thủy và họ đã chính thức đề nghị cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận Phong thủy là di sản văn hóa của Hàn Quốc (Thông tin trên báo).
Nhưng chính những di sản văn hóa phi vật thể còn lưu truyền trong văn hóa truyền thống Việt với bao thăng trầm của lịch sử, đã có khả năng phục hồi lại một cách có hệ thống toàn bộ thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử - chứng tỏ chủ nhân đích thực của học thuyết này. Đương nhiên, hệ quả tiếp theo và cũng là sự tiếp tục phát triển - nhân danh nền văn hiến Việt và các tiêu chí khoa học - thì các bộ môn chuyên ngành - hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành - đều phải được phục hồi.
Những khác biệt căn bản giữa phong thủy từ cổ thư chữ Hán - ngoài vấn đề ứng dụng nguyên lý căn để "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - còn chính là ở cấu trúc nội hàm của hệ thống lý thuyết ứng dụng này.

Còn tiếp

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG.

Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

 

KẾT LUẬN

II. Sự khác biệt trong cấu trúc nội hàm của Phong thủy Lạc Việt và những di sản liên quan trong cổ thư chữ Hán.

Thông qua bài viết này về việc ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt, quí vị và anh chị em cũng nhận thấy rằng:

Đó là sự tổng hợp có tính hệ thống tất cả những hệ quy chiếu mô tả 4 yếu tố tương tác căn bản nhất. Tính khoa học của Phong Thủy Lạc Việt được xác định trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết, giả thuyết khoa học....vv.... được coi là đúng. Tiêu chí khoa học căn bản nhất xác định tính khoa học cho một lý thuyết khoa học - tôi đã nhiều lần trình bày là:

Quote

Một lý thuyết (Giả thuyết, hệ thống phương pháp luận....) nhân danh khoa học được coi là đúng thì nó phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những hiện tượng liên quan đến nó, có tính hệ thống, tính nhất quán, tính hoàn chỉnh, tính khách quan, tính quy luật và có khả năng tiên tri.

Lấy tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để đối chiếu thì toàn bộ hệ thống Phong Thủy Lạc Việt hoàn toàn phù hợp.

Trong khi đó, sự ứng dụng phong thủy theo cổ thư chữ Hán là sự ứng dụng riêng phần - gọi là "trường phái".

Cái gọi là "Trường phái" phong thủy xuất hiện trong lịch sử văn minh Hán, được mô tả như một hệ thống phương pháp ứng dụng độc lập,không liên quan gì đến nhau. Thậm chí mâu thuẫn nhau. Những cái bếp quay như chong chóng bởi các phong thủy gia khác nhau theo cổ thư chữ Hán đến làm phong thủy cho các ngôi gia đã chứng tỏ điều này.

Như vậy, xét theo chuẩn mực là "tiêu chí khoa học" cho một hệ thống lý thuyết khoa học thì tất cả những di sản liên quan đến ngành Phong Thủy theo cổ thư chữ Hán thiếu tính hệ thống, tính nhất quán. Ở đây tôi chưa nói đến những phương pháp ứng dụng còn lưu truyền trong dân gian mà chưa biết nó nằm trong cái gọi là "trường phái" nào?! Hoặc với một cái nhìn với một góc độ lớn hơn thì Phong Thủy Hàn Quốc - đang xin Liên Hiệp Quốc công nhận - chắc chắn không thuộc về "lịch sử văn minh Hán".

Thật là một sự hết sức vô lý rất rõ ràng như vậy, những vì một lối mòn tư duy từ hàng ngàn năm nay, người ta cứ rầm rầm mặc định cho rằng: Lý học Đông phương và ngành phong thủy học có nguồn gốc Hán. Chẳng bao giờ một học thuyết lại sinh ra những sản phẩm hệ quả của nó lại tự mâu thuẫn nhau và cùng một mục đích và đối tượng ứng dụng - nhà ở - lại đầy những mâu thuẫn , quen gọi là "trường phái".

Đúng là vớ vẩn!

Quote

Hôm nay, tôi cũng xin trình bày rõ rằng:

Những nhà nghiên cứu Lý học và các khoa học gia muốn phản biện tôi thì cần chỉ ra sự mâu thuẫn giữa cấu trúc hệ thống nội tại của Phong Thủy Lạc Việt với những yếu tố cấu thành trong tiêu chí khoa học (Rất nhiều, tiêu chí trên chỉ là sự cô đọng tổng hợp).

Đây là một trường hợp tương tự như phương pháp của nhà nghiên cứu Chữ Việt cổ Khánh Hoài - Đỗ Văn Xuyền. Một trong những yếu tố cấu thành phương pháp nghiên cứu và hệ thống luận điểm của ông Xuyền - (chứ không phải tất cả) - đã xác định những tiêu chí chuyên ngành cho một hệ thống chữ viết của một dân tộc. Bằng những chứng cứ và bằng chứng thuyết phục , ông đã xác định hệ thống Chữ Khoa Đẩu mà ông trình bày chính là hệ thống chữ viết của người Việt cổ, trên cơ sở so sánh với những tiếu chí này. Muốn chứng minh ông Xuyền sai thì phải chỉ ra được tính không phù hợp giữa luận cứ của ông với tiêu chí khoa học mà ông so sánh.

Chứ không phải là phủ nhận một cách vô căn cứ, theo kiểu: Nào là: cần có "cơ sở khoa học"; "cần bổ sung thêm chứng cứ"; "luận cứ chưa thuyết phục để được 'khoa học công nhận'"; nào là: hệ thống chữ Việt cổ cũng là hệ thống chữ viết của người Tày Thái....

Thật vớ vẩn cho thứ tư duy "khoa học nửa mùa" và buồn cho "Tấn trò đời"!

Trở lại vấn đế phong thủy - trên những ý tưởng đã trình bày - người viết xác định tính khoa học của ngành phong thủy được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương - chính là một hệ thống phương pháp luận ứng dụng chuyên ngành mà đối tượng của nó chính là con người sống trong những ngôi gia, chịu ảnh hưởng của những quy luật tương tác từ môi trường xung quanh. Vì là một hệ thống phương pháp luận mang tính lý thuyết, cho nên để xác định tính khoa học của nó phải cần so sánh đối chiếu với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng.

So sánh với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và thỏa mãn với nó, giữa Phong Thủy Lạc Việt và những di sản từ cổ thư chữ Hán thì chỉ có Phong thủy Lạc Việt hoan toàn thỏa mãn. Bởi:

1/ Tính hệ thống.

Phong thủy cổ thư chữ Hán không mang tính hệ thống. Cụ thể: các cái gọi là "trường phái" mang tính độc lập và mâu thuẫn nhau với sự hoàn toàn khác biệt trong phương pháp ứng dụng.

- Trong khi đó Phong Thủy Lạc Việt hoàn toàn mang tính hệ thống trong mối liên hệ hệ quả với thuyết Âm Dương Ngũ hành và các mối liên hệ liên quan đến các nguyên tắc, tiêu chí và các khái niệm.vv..trong hệ thống phương pháp luận và những mô hình biểu kiến của nó. Nó tổng hợp được bốn yếu tố tương tác - gọi là "trường phái" từ những di sản trong cổ thư chữ Hán. Trong Phong Thủy Lạc Việt, bốn hệ thống mô tả 4 yếu tố tương tác căn bản đúng trong hệ quy chiếu của nó và không mâu thuẫn với các hệ thống mô tả các yếu tố khác;mà là chỉ có sự khác biệt liên quan đến từng hệ quy chiếu.

Thí dụ: Hướng Tây Bắc là tốt với người Tây Trạch - theo sự mô tả của yếu tố Bát trạch. Nhưng nó có thể xấu trong trường hợp cụ thể vào một khoảng thời gian liên quan đến vận Huyền Không - theo sự mô tả của yếu tố Huyền Không.

2/ Tính nhất quán.

Tất nhiên Phong thủy cổ thư hoàn toàn không mang tính nhất quán, mà điều thể hiện rõ nhất chính bởi sự cấu thành căn bản của nó là cái gọi là bốn trường phái mâu thuẫn nhau và mâu thuẫn ngay trong nội tại của hệ thống ứng dụng trong từng trường phái.

Thí dụ ngay trong cái gọi là phương pháp tính tuổi cất nhà - không biết thuộc "trường phái" nào - cũng có nhiều cách khác nhau và mâu thuẫn lẫn nhau để tính. Hoặc như phương pháp phi tinh sơn, hương trong huyền không cũng có nhiều cách, chẳng biết cách nào đúng.

Hoặc liên quan đến những di sản Lý học nói chung là môn Tử Vi, cũng có nhiều phương pháp an sao khác nhau và tính chất một số sao cũng mâu thuẫn. Cái nào đúng?

Chẳng ai trả lời được điều này. Nhưng trước sự hiệu chỉnh và hệ thống hóa để phục hồi lại toàn bộ những gía trị di sản đó thì nhao nhao phê phán, chỉ trích rất phi học thuật.

- Ngược lại Phong thủy Lạc Việt hoàn toàn mang tính nhất quán - về tính tổng hợp thì tất cả mọi cái gọi là "trường phái" mang tính độc lập trong cổ thư chữ Hán , chỉ được coi là bốn yếu tố tương tác căn bản trong tính hệ thống của ngành Phong Thủy Lạc Việt. Chúng là những hệ thống phương pháp luận riếng phần mô tả cụ thể quy luật tương tác từ hệ quy chiếu của nó, được mô hình hóa, biểu kiến hóa và không mâu thuẫn lẫn nhau.

Cụ thể: Tất cả các yếu tố này đều ứng dụng trong một ngôi gia là nhà tôi.

Tính nhất quán này không chỉ ở chi tiết là một căn nhà nhỏ bé của tôi - so với cả cái vũ trụ bao la này và so với những căn nhà lớn hơn. Mà nó nhất quán vì nhân danh khoa học theo tiêu chi cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng.

Ở mức độ tổng quát liên quan đến toàn bộ thuyết ADNH - mà Phong thủy Lạc Việt, cũng như tất cả ngành học khác của Lý học Việt - tôi muốn nói đến một ví dụ nữa, là: Đã xác định bản chất của Hà Đồ - chính là một hình biểu kiến quy luật vận hành của Mặt trời, mặt trăng và Ngũ Tinh (được phân loại theo thuyết Ngũ Hành) trong mối quan hệ tương tác với địa cầu.

Một trong những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học xác định rằng:

Quote

Một lý thuyết được coi là khoa học thì mô hình biểu kiến của nó phải phản ánh một thực tại có thể quan sát được.

Đây là một mô hình biểu kiến mô tả mối liên hệ giữa Hà Đồ và Địa Cầu, nhân danh nền văn hiến Việt.

Ha-Do-phoi-Hau-Thien-Lac-Viet.jpg

- Còn những di sản từ cổ thư chữ Hán lại xác định Hà Đồ là đồ hình do con Long Mã hiện lên trên sống Hoàng Hà và vua Phục Hi "chợt ngộ tâm linh" làm ra Hà Đồ. Tất nhiên nó không có cái gọi là "cơ sở khoa học" - cho dù cái "cơ sơ khoa học" do ông Phan Huy Lê nêu ra đó , nó được hiểu theo bất cứ cách nào. Cá nhân tôi cũng đang chờ cái nội dung khái niệm "cơ sở khoa học" của ông Phan Huy Lê , để đối chiếu, so sánh với những luận cứ của mình trong việc chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến, nó có điểm nào chưa trùng khớp với cái "cơ sở khoa học" của ông.

Đương nhiên, với con Long mã trên sông Hoàng Hà và con thần Quy trên sông Lạc thủy thì không thể lấy bất cứ một tiêu chí khoa học nào để có được tính nhất quán - trên phương diện khoa học - mô tả những gì còn lại trong cổ thư chữ Hán - ngay từ tính khởi nguyên của nó. Chưa nói đến sự lộn xộn trong lịch sử của học thuyết này và tính mơ hồ,mâu thuẫn ngay trong nội dung không thể phục hồi từ hơn 2000 năm qua.

 

3/ Tính hoàn chỉnh.

Do xuất phát từ hai nền văn minh khác nhau từ nền tảng tri thức và cơ sở phương tiện kỹ thuật, xã hội khác nhau. Nên khổng thể gọi là hoàn chỉnh - nếu xét một cách chi tiết đến từng khái niệm liên quan - trong qúa trình phục hồi toàn bộ hệ thống của thuyết Âm Dương Ngũ hành nói chung và phong Thủy Lạc Việt nói riêng.

Nhưng những gía trị được phục hồi đã xác định tính hoàn chỉnh của học thuyết này và cụ thể ở ngành Phong Thủy Lạc Việt trong quá khứ. Và nó chứng tỏ được rằng một khả năng hoàn chỉnh hoàn toàn trong tương lai. Bởi chính tính hệ thống và nhất quán đã được chứng tỏ. Tính hoàn chỉnh và khả năng hoàn chính của Phong Thủy Lạc Việt nói chung và của tất cả mọi ngành ứng dụng liên quan đến học thuyết Âm Dương Ngũ hành, như: Tử Vi, Kinh Dịch.... chính là sự xác định từ tính hệ thống và nhất quán của nó với khả năng phục hồi hoàn chỉnh.

- Ngược lại, những di sản từ cổ thư chữ Hán liên quan đến Lý học nói chung - kể cả Đông y - không có khả năng phục hồi và phát triển về tính hoàn chỉnh - chưa nói đến phát triền. Tất nhiên nó chìm đắm trong bức màn huyền ảo, huyền bí. Không phải bây giờ mà đã hơn 2000 năm đã trôi qua. Tất cả tri thức của nền văn minh nhân loại vẫn đang bị thách đố bởi những bí ẩn của văn minh Đông phương.

Ngay cả những nhà khoa học của chính Trung Quốc - nơi tự nhận là cái nôi của nền văn minh Đông phương kỳ vĩ, cũng bất lực khi tìm hiểu về những gía trị thật của nó. Sự bất lực này thể hiện ở sự tự phủ nhận những di sản tự nhận là của chính họ. Đây là một ví dụ:

 

Quote

Trung Quốc: Đông y sẽ đi về đâu?

khoahoc.com.vn

Cập nhật lúc 08h28' ngày 24/10/2006

 

Đối với đa số người Trung Quốc cũng như người dân nhiều nước châu Á khác, đông y đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Vậy mà hiện nay ở Trung Quốc đang dấy lên làn sóng kêu gọi xóa bỏ đông y, đề nghị chính phủ ngừng ủng hộ nghiên cứu và phát triển đông y. Vì sao?

 

Người khơi mào cho cuộc chiến “chống đông y” là nhà nghiên cứu lịch sử khoa học Trương Công Diệu, làm việc ở Sở Nghiên

cứu khoa học kỹ thuật và xã hội của Trường ĐH Trung Nam, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Posted Image

Vai trò hàng ngàn năm của đông y tại Trung Quốc đang bị thử thách (Ảnh: TTO)

Trên blog của mình (http://zhgybk.blog.hexun.com/), ông kêu gọi xóa bỏ đông y và sửa điều 21 hiến pháp về việc khuyến khích phát triển y học truyền thống. Ông còn vận động chữ ký ủng hộ của những chuyên gia, học giả về y học. Một số thông tin nói rằng đã có trên 10.000 người tham gia ký tên, nhưng trong blog của ông Trương Công Diệu chỉ có khoảng 150 chữ ký. Thật ra, việc tranh luận về ưu khuyết điểm của đông y đã rộ lên ở Trung Quốc từ năm 2000. Tuy nhiên, sự việc chỉ trở nên “nóng” gần đây khi ông Trương Công Diệu đăng một loạt bài viết trên blog của mình để phản đối đông y như “Chia tay đông y”, “Luận một lần nữa về sự chia tay đông y”,Phân tích nguyên nhân thất bại của việc khoa học hóa đông y...”. Ông còn kêu gọi những chuyên gia y tế ký tên để ủng hộ việc kêu gọi chính phủ xóa bỏ đông y khỏi chính sách nhà nước và sửa hiến pháp.

Ông Trương lập luận rằng y học cũng là khoa học, khoa học phải tiến bộ, thế nhưng từ vài nghìn năm trước đông y đã ngừng tiến bộ. Bởi thế hiện nay đông y vẫn mang hơi hướm ma thuật. Trong những bài đăng trên blog, ông Trương cho rằng đông y không phải là khoa học, vì người ta không thể xác định quan hệ nhân quả trong đông y, cũng không thể thể hiện bằng kinh nghiệm và sự thật.

Ông nói rằng từ trước đến nay, những nỗ lực nhằm khoa học hóa đông y đều đã thất bại, ví dụ nhân sâm được đông y xem là bài thuốc rất hiệu quả, nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học phương Tây, nhân sâm hoàn toàn không có hiệu quả y tế, chỉ là một loại thực phẩm an toàn bình thường thôi. Ông cho rằng ưu thế của đông y so với y học hiện đại thật ra chỉ là hiệu ứng thuốc trấn an tinh thần.

Ý kiến của ông Trương đã gây tranh cãi dữ dội trên mạng. Người ủng hộ việc từ bỏ đông y thì đưa ra những lập luận, bằng chứng cho thấy đông y chứa đựng nhiều khuyết điểm. Ví dụ, nhiều người đề cập đến việc một loại thuốc đông y bị phát hiện chứa thủy ngân nhiều gấp 117.000 lần tiêu chuẩn cho phép, và lấy việc này để chứng minh thuốc đông y cũng có tác dụng phụ.

Một sinh viên đông y viết một bài bình luận dài trong blog của ông Trương: “Tôi từng thực tập với một vị thầy thuốc đông y già, là nhà đông y cấp tỉnh. Mỗi ngày tôi chép tay đơn thuốc. Chưa đến ba ngày, tôi phát hiện thật ra ông ấy chỉ dùng lặp đi lặp lại một đơn thuốc”.

Ngược lại, những người ủng hộ đông y thì nói đông y không cần phải có y cứ như tây y. Dù nhiều lý luận của đông y không phù hợp với khoa giải phẫu và sinh lý học của phương Tây, dù người ta chưa viết ra được công thức của thành phần hữu hiệu của thuốc đông y..., nhưng như thế vẫn chưa đủ thuyết phục người Trung Quốc từ bỏ đông y.

Để cuộc tranh cãi này không đi quá xa, vào giữa tháng 10-2006, Bộ Y tế Trung Quốc đã tổ chức họp báo, tuyên bố bộ kiên quyết phản đối ngôn luận và hành vi kêu gọi xóa bỏ đông y và vận động chữ ký. Người phát ngôn của bộ nói những người kêu gọi xóa bỏ đông y thật là vô tri về lịch sử, xóa bỏ vai trò quan trọng mà đông y đang đóng góp trong cuộc sống.

Đông y sẽ đi đến đâu, đóng vai trò gì trong xã hội? Đó không chỉ là vấn đề y học mà còn chứa đựng nhiều yếu tố xã hội, văn hóa và chính trị. Cuộc tranh luận về việc giữ hay không giữ đông y hiện vẫn đang diễn ra gay gắt trên mạng, và cùng với sự phát triển của khoa học và sự nâng cao tri thức của người dân, có thể mọi chuyện chưa dừng lại ở đó.

CHÚC XIN (Bắc Kinh)

Theo Tuổi tr

Qua bài viết trên, quí vị và anh chị em cũng thấy rằng: Ngay cả người phản đối và ủng hộ Đông Y, cũng chỉ là dạng "Thờn bơn méo miệng, chê trai lệch mồm". Họ chẳng có một cơ sở nào để chỉ ra cái đúng và sai trong hệ thống luận cứ của nhau. Nhưng chủ đề bài viết này không phục vụ cho môn Đông Y. Nên người viết chỉ coi là một ví dụ.

4/ Tính hợp lý khi giải thích các vấn đề liên quan.

Chính sự phục hồi toàn bộ những giá trị của nền văn minh Đông phương , nhân danh nền văn hiến Việt với lịch sử gần 5000 năm (2879 BC - 2012), cho nên những khái niệm mơ hồ, như "Khí" trong Lý học....vv...được định danh và sử dụng như một gía trị để quán xét đối chiếu và hệ thống hóa một cách nhất quán và lý giải một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan trong tính hệ thống và nhất quán trong từng khái niệm ứng dụng trong hệ thống.

Sự ứng dụng những nguyên tắc, tiêu chí ....trên từng chi tiết trong căn nhà của tôi là một ví dụ cụ thể.

5/ Tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Tiêu chí khoa học phát biểu rằng:

Quote

"Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri"

. Chính khả năng tiên tri của Lý học Đông phương đã chứng tỏ một quy luật vũ trụ được tổng hợp và mô tả qua những mô hình biểu kiến, siêu công thức của nó, đã xác định những quy luật vũ trụ và cơ chế tương tác của toàn thể vũ trụ liên quan đến con người.

Tính quy luật trong Lý học Việt hoàn hảo hơn nhiều so với di sản cổ thư chữ Hán. Một ví dụ trong trường hợp này là Tử Vi Lạc Việt và bảng Lạc Thư hoa giáp....

Xét về toàn cục thì tất cả những bộ môn khác nhau của Lý học Đông phương, được hiệu chỉnh nhân danh nền văn hiến Việt là một hệ thống hoàn chỉnh và phù hợp với tiêu chí khoa học. Khả năng tiên tri và tính khách quan rõ ràng được xác định hoàn toàn minh bạch và rõ nét.

Bởi vậy, thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm. Bởi vì nó thỏa mãn tất cả những gì cần có của lý thuyết thống nhất khoa học.

Có một vị giáo sư phát biểu rằng: "Một lý thuyết thống nhất phải lý giải được cả vấn đề tôn giáo và tâm linh".

Hoàn toàn chính xác! Thuyết Âm Dương Ngũ hành chinh là nguyên nhân của một tôn giáo cổ Đông phương: Đạo Giáo, chính là căn nguyên của Tứ Phủ công đồng và cả Đạo Mẫu của Việt Nam. Bạn hãy xem kỹ lại tất cả những y phục Ngũ sắc và ký hiệu Âm Dương, bát quái trên y phục của các đạo sĩ và trên những lá bùa của cac thuật sĩ, đạo sĩ Đông phương.... Giáo sư Bùi Văn Nguyên đã chứng minh trong tác phẩm của ông - "Cội nguồn trăm họ" - rằng: Kinh Dương Vương chính là Thượng Đế. Không chỉ Đông Phương mà thuyết ADNH còn lý giải những hình tượng tôn giáo của tất cả các nền văn minh cổ xưa: Phật giáo; Thiên Chúa giáo, Do Thái Giáo, Ấn độ giáo...vv....,

Còn tiếp

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites