HungNguyen

Cỗ Máy Thời Gian

4 bài viết trong chủ đề này

Gọi là khả năng dự đoán hay tiên tri thôi, chứ đâu có đưa con người tới tương lai đâu ;) Tin gì không có lạ lùng gì hết, ở Việt Nam có lão sư phụ có khả năng này lâu rồi ;) . Siêu máy tình dùng 1 lọat thuật tóan cao cấp , nạp dữ liệu đầu vào... nó cho ra kết quả. Dữ liệu càng chi tiết, kết quả càng chính xác, dữ liệu biến thiên kết quả cũng biến thiên. Ami broker cũng là 1 phần mềm dự đóan xu hướng của chứng khoán. Thế là khoa học công nhận ngay, còn bấm độn ( theo hệ lý thuyết hẳn hoi có thể lập trình ) với cả cảm ứng ( cái này thì đầu óc con người siêu việt quá, máy tính chưa bắt chước nổi, lập trình pó tay) thì còn đang phải ...xét :wacko:

Nhà khoa học Iran tuyên bố phát minh ra cỗ máy thời gian

Thứ năm 11/04/2013 07:08

Nhà phát minh nói rằng chính phủ Iran có thể dự đoán khả năng xảy ra một cuộc đối đầu quân sự với nước ngoài, dự báo biến động giá ngoại tệ và giá dầu bằng cách sử dụng phát minh mới của anh.

Một doanh nhân, nhà khoa học Iran tuyên bố anh đã trở thành chủ nhân của một cỗ máy thời gian cho phép người sử dụng nó có thể nhanh chóng biết được tương lai 8 năm tới.

Ali Razeghi, một nhà khoa học Tehran, là chủ nhân của "Cỗ máy du hành thời gian Aryayek". Razeghi, Giám đốc Trung tâm phát minh chiến lược quốc gia Iran, là một nhà phát minh có tiếng của Iran và là chủ nhân của 179 phát minh khác đã được quốc gia này ghi nhận - tờ Telegraph đưa tin cho biết.

Nhà phát minh 27 tuổi cho biết cỗ máy thời gian hoạt động bằng một bộ thuật toán phức tạp cho phép nó có thể dự đoán cuộc sống trong tương lai từ 5-8 năm tới của bất kỳ một cá nhân nào với độ chính xác là 98%.

Anh cho biết, anh đã nghiên cứu và sáng chế cỗ máy thời gian trên hơn 10 năm qua. Nó có kích thước bằng một chiếc máy tính cá nhân và có thể dự đoán tương lai của người sử dụng trong 5-8 năm tới.

"Nó sẽ không đưa bạn vào tương lai mà sẽ mang lại tương lai cho bạn" - Razeghi mô tả về phát minh của mình.

Nhà phát minh nói rằng chính phủ Iran có thể dự đoán khả năng xảy ra một cuộc đối đầu quân sự với nước ngoài, dự báo biến động giá ngoại tệ và giá dầu bằng cách sử dụng phát minh mới của anh.

Razeghi cho biết dự án mới nhất của anh đã bị chỉ trích bởi bạn bè và người thân vì họ cho rằng anh đã "cố gắng cướp quyền của Thiên Chúa" để làm thay đổi cuộc sống bình thường và lịch sử. Tuy nhiên, anh cho biết dự án này không phải nhằm mục đích chống lại các giá trị tôn giáo. Anh cho rằng người Mỹ đang chi hàng triệu đô la để có thể phát minh ra những cố máy như thế này nhưng anh đã làm được nó với chi phí rất nhỏ.

Razeghi còn nói rằng anh sẽ không công bố mẫu thử nghiệm trong giai đoạn này vì lo ngại người Trung Quốc sẽ ăn cắp ý tưởng và sản xuất ra hàng triệu cái tương tự chỉ trong một đêm.

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Nha-khoa-hoc-Iran-tuyen-bo-phat-minh-ra-co-may-thoi-gian/289981.gd

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thằng này giỏi.

Nó chế ra cỗ máy dự đoán trước đến 8 năm lận; thành ra nó biết thằng Tàu không quân tử.Posted Image

Còn người Việt ta không có cái máy của nó, nhưng sắp quên thằng quân tử Tàu rồi.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà khoa học Iran tuyên bố phát minh ra cỗ máy thời gian

Thứ năm 11/04/2013 07:08

Nhà phát minh 27 tuổi cho biết cỗ máy thời gian hoạt động bằng một bộ thuật toán phức tạp cho phép nó có thể dự đoán cuộc sống trong tương lai từ 5-8 năm tới của bất kỳ một cá nhân nào với độ chính xác là 98%.

http://giaoduc.net.v...-gian/289981.gd

Không biết cái thuật toan của cỗ máy thời gian này ntn, mà có thể đưa ra xác suất chính xác 98% của tương lai cá nhân nào đó.

Nhớ trước đây có ngồi nhậu, BabyWolf cũng có nói về ý tưởng của một sự dự đoán về tương lai của một con người ( tương tự như thuật tóan trên) và phải nhập càng nhiều dữ liệu (quá khứ) thì sẽ cho ra giá trị tương lai chính xác hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gọi là khả năng dự đoán hay tiên tri thôi, chứ đâu có đưa con người tới tương lai đâu ;) Tin gì không có lạ lùng gì hết, ở Việt Nam có lão sư phụ có khả năng này lâu rồi ;) . Siêu máy tình dùng 1 lọat thuật tóan cao cấp , nạp dữ liệu đầu vào... nó cho ra kết quả. Dữ liệu càng chi tiết, kết quả càng chính xác, dữ liệu biến thiên kết quả cũng biến thiên. Ami broker cũng là 1 phần mềm dự đóan xu hướng của chứng khoán. Thế là khoa học công nhận ngay, còn bấm độn ( theo hệ lý thuyết hẳn hoi có thể lập trình ) với cả cảm ứng ( cái này thì đầu óc con người siêu việt quá, máy tính chưa bắt chước nổi, lập trình pó tay) thì còn đang phải ...xét :wacko:

Được công nhận hay không: chỉ là v/đ khoác lên mình cái áo "được khoahocj công nhậnPosted ImagePosted Image". Lý thuyết như...bấm độn vẫn đang tồn tại cơ mà.

Giai đoạn này có được công nhận hay không thì dân mình cũng vẫn cứ phá (như các di tich được UNESCO công nhận (Phong nha-Kẻ Bàng còn bị đi cắn sổ đỏ v.v...), phải nâng cao dân trí và chọn đúng người làm quan... để nâng cao quan trí.

Bài ca 'Cơm, áo, gạo, tiền...' vẫn át "Văn hóa, tri thức" do tầm nhìn của bộ máy administration hiện tại. Nhưng cạnh tranh tồn tại trên bình diện thế giới thì phải có trí thức-trí khôn của Việt sử gầm 5000 năm văn hiến...Posted Image

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/116625/tai-cai-nuoc-minh-no-the-.html

TuanVietNam

11/04/2013 02:00 GMT+7

Tại cái nước mình nó thế!

Posted ImageHãy tin rằng cái hình ảnh đau lòng ở trường THPT Nguyễn Hiền là ranh giới cuối cùng của sự chịu đựng trước nhu cầu GD cần thay đổi, chương trình môn Sử cần thay đổi.

Chuyện học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền, Q.1, TP HCM, sau khi nhận được "tin vui" không cần học môn Sử để thi tốt nghiệp nữa, đã xé rồi vất trắng sân trường đề cương ôn thi môn này, quả là độc nhất vô nhị...

Bây giờ, khi sự việc đã rồi, những tiếng nói "phản biện" nhằm mục đích làm dịu, dùng các... uyển ngữ để "phá núi khơi sông" với những mệnh đề như "không chỉ là đề cương mà còn là giấy nháp", rằng "học sinh không ghét môn Sử"... chỉ là cách khỏa lấp sự thật.

Vì sao lại thế- hay "tại cái nước mình nó thế"?

Trước hết, là một người dạy Sử, người viết bài này đã thực sự thấy rát mặt và xót xa, bởi sự thật phũ phàng mà bao nhiêu năm nay, tất cả mọi người đều... biết nhưng nếu có nhìn vào sự thật thì lại nhắm mắt, bưng tai.

Câu hỏi đặt ra cho mệnh đề uyển ngữ thứ nhất là con người có hỉ hả, đồng loạt, khi xé giấy nháp để cười vui hay không? Dù có giấy nháp đi nữa thì cái sự hoan hỉ cay đắng ấy cũng xuất phát chủ yếu từ đề cương môn Sử. Nếu không phải thế thì tự hỏi xem, còn bao môn học không thi tốt nghiệp, sao không học sinh không xé mà chỉ xé mỗi đề cương môn Sử mà thôi?

Với mệnh đề uyển ngữ hai, rằng "chúng em yêu..." Sử, thật ra chỉ là để làm bớt đi cái đau đớn, ê chề của người dạy và tất cả những ai quan tâm đến lịch sử nước nhà, lịch sử nhân loại mà thôi.

Đã không ghét thì lâu nay chẳng hề có chuyện hàng ngàn điểm không môn Sử, không có chuyện lịch sử bị biến thành... đá và gạch vụn trên cái bàn ăn của nhận thức và nhân cách.

Tôi đã từng viết hàng chục bài báo phê phán sách giáo khoa trong chuyên mục Lịch sử theo trang sách học trò, đăng tải trên báo Lao động năm 2005. Không hề có bất kỳ phản hồi nào từ hàng trăm người viết, biên soạn SGK cũng như từ cơ quan chủ quản là Bộ GD&ĐT(!)?

Đây là điều không thể chấp nhận bởi dù tôi sai hay đúng thì sự tranh biện luôn là cần thiết. Chắc chắn tôi đã có những ý kiến chưa thật sự thỏa đáng; vậy mà, sự lặng yên, cứ như "khẩu ngữ" của Bộ vậy.

Posted Image

Giấy rơi trắng sân trường. Ảnh cắt từ clip

Làm sao học sinh có thể tiêu hóa nổi khi năm nào cũng thế, cứ lặp đi lặp lại mãi hoài "ta thắng, địch thua; ta sáng suốt, địch dại khờ"? Mỗi con trẻ thời nay đều có thể hiểu rằng trong cuộc đời này không có ai không thất bại, không có cuộc chiến tranh nào không có sai lầm.

Chúng cũng biết chắc chắn rằng cuộc đời một con người, lịch sử dân tộc không chỉ là trận đánh này giết được bao nhiêu kẻ thù, trận đánh kia bắn cháy bao nhiêu xe tăng, máy bay mà còn nhiều nữa - vô khối những điều tốt đẹp như văn hóa, văn minh, những thành tựu của cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần.

"Người lớn" đưa cho những đứa trẻ mỗi một món ăn nhàm chán vì "khuôn sáo hóa, gò ép hóa" mọi sự phản biện về mặt tư duy, làm sao không chán?

Một khi lịch sử chỉ là sự chấp nhận một chiều thì nó hủy hoại và đe dọa mọi sự sáng tạo, mọi sự nhận chân thực tại. Sao lại không phải là bệnh giả dối khi người lớn chúng ta dạy cho lũ trẻ một bộ môn khoa học xã hội, nhưng lại thiếu sự tôn trọng lịch sử khách quan?

Điều mà học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Hiền làm buộc chúng ta nhớ đến câu ca dao nuối tiếc, thất vọng thuở nào: Em ngỡ giếng nước sâu/ Em nối sợi gàu dài/ Ai ngờ nước giếng cạn/ Em tiếc hoài sợi dây. Hàng triệu học sinh đã nối những sợi nhớ, sợi thương thật dài với lịch sử - quá khứ giống nòi, tổ tiên nhưng, những người thầy (kể cả SGK) đã làm... giếng cạn tự lâu rồi.

Chẳng lẽ bất lực sao?

Nước Mỹ chưa từng thất bại trước bất kỳ đối thủ nào trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào, trừ chiến tranh Việt Nam. Đó là thất bại đầu tiên, cho đến nay là duy nhất và nhiều năm nữa vẫn là duy nhất của Hoa Kỳ. 90% những bộ phim về chiến tranh của nước Mỹ do Hollywood sản xuất là dựng lại sự thất bại của quân đội Mỹ.

Họ đã xây Đài Kỷ niệm chiến tranh Việt Nam ngay giữa thủ đô Washington theo cách chưa có tiền lệ: Gọi là "đài" nhưng xây chìm dưới đất, phía trên là trảng cỏ rộng mênh mông như một nấm mồ. Muốn chôn sâu xuống đất để làm vơi bớt nỗi đau nhưng không thể.

Đã không ghét thì lâu nay chẳng hề có chuyện hàng ngàn điểm không môn Sử, không có chuyện lịch sử bị biến thành... đá và gạch vụn trên cái bàn ăn của nhận thức và nhân cách.

Vết đen ô nhục bằng đá là điều phải nhận chân; lối lên nhọn hoắt với hình chữ V đâm thẳng vào trái tim nước Mỹ (Nhà Trắng và nhà Quốc hội) chính là do Lầu Năm Góc gây ra (phía sau phần nhọn của chữ V, bên kia sông Potomac)... là những thông điệp mà hai cánh của chữ V có chiều dài 247 feet chuyển tải.

Lịch sử không nhắm mắt của người ta là như thế; và vì thế, nó hấp dẫn mọi trái tim, khối óc của con người. Vì nó phải tôn trọng sự thật khách quan.

Nhân chuyện học sinh xé đề cương môn Sử, và cũng nhân chuyện ngành GD có chủ trương viết SGK mới cho sau năm 2015, người viết bài- đồng thời là một người đứng trên bục giảng lâu năm xin kiến nghị:

Viết lại SGK môn Sử sao cho đúng, cho thật, cho sinh động và không nên dùng những từ khô khan, nhiều tính robot, ít chất nhựa sống của trái tim là điều nên làm thứ nhất.

Phải phân bố lại chương trình theo nguyên tắc tiên tiến nhất: Trung học phổ thông phân ban ngay từ đầu lớp 10, và thi tốt nghiệp tất cả các môn đã học, nhưng tinh giản, thiết thực với đời sống.

Hãy tin rằng cái hình ảnh đau lòng xé đề cương môn Sử đó là ranh giới cuối cùng của sự chịu đựng trước nhu cầu GD cần thay đổi, chương trình môn Sử cần thay đổi.

Và, cũng nên mặc định rằng, đó không chỉ là "hành vi" thiếu chín chắn của một lớp trẻ "ăn chưa nên đọi (bát), nói chưa thành lời" mà đó chính là sự phản kháng mãnh liệt đối với sai lầm của cha ông, trong đó, có người viết bài này...

Hà Văn Thịnh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay