Posted 14 Tháng 7, 2015 Giấc mơ Trung Hoa đang dần sụp đổ? (Tài chính) - Đến cuối cùng, cho dù cả thế giới nghĩ gì đi chăng nữa thì có một thực tế không thay đổi, đó chính là việc Trung Quốc đang dần sụp đổ. Chứng khoán Trung Quốc: Những nỗ lực 'giải cứu' thất bại Nỗi lòng người dân Trung Quốc chơi chứng khoán Trước đây hầu hết các quốc gia khác đều nhìn nhận Trung Quốc như một “kỳ phùng địch thủ” của Mỹ trên mọi mặt trận. Thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng, trong một tương lai gần, đất nước Trung Hoa này sẽ vượt mặt đế quốc Mỹ, vươn lên trở thành cường quốc số một thế giới. Tuy nhiên, đà lao dốc không phanh trên thị trường chứng khoán đã khiến toàn bộ nền kinh tế nước này chìm sâu trong một màu xám ảm đạm, nỗ lực cứu vãn tình thế của Chính phủ nước này lao vào ngõ cụt khi không nhận được sự đồng tình của người dân đã khiến tình trạng thêm phần nguy cấp. Và dường như giấc mơ của người Trung Hoa đang dần lụi tàn. Giấc mơ Trung Hoa sụp đổ Chỉ số Shanghai Composite Index tăng vọt 150% trong 12 tháng tính đến ngày 12.6 vừa qua đã khiến bong bóng chứng khoán Trung Quốc phình to hơn và vỡ nhanh hơn. Đà lao dốc không phanh ngay sau đó khiến các nhà đầu tư mua cổ phiếu bằng tiền đi vay đã phải ồ ạt bán ra để có tiền trả nợ, khiến tốc độ lao dốc của thị trường càng bị đẩy nhanh. Và trước khi đà sụt giảm chấm dứt vào thứ 5 tuần trước, sàn Thượng Hải đã xoá sạch những gì kiếm được từ 3 tháng trước đó. Một nhà đầu tư chứng khoán nhìn chằm chẳm vào bảng điện tử theo dõi chỉ số. Ảnh được chụp vào ngày 10.7 tại Thượng Hải (Nguồn: Reuters/Aly Song) Có thể nói, đà sụt giảm ập đến bất ngờ trên sàn chứng khoán Trung Quốc khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ lao đao, các tỷ phú trong và ngoài nước mất trắng hàng chục tỷ đồng, hơn 3.200 tỷ đô la “bốc hơi” chỉ trong ba tuần trên thị trường chứng khoán. Hàng loạt biện pháp của giới chức nước này đưa ra nhằm giải cứu thị trường như nỗ lực mua vào cổ phiếu, tung ra gói kích thích kinh tế mới, huỷ các thương vụ IPO, phá giá đồng nội tệ,… đều gặp thất bại bởi không nhận được sự tin tưởng từ người dân. Trong khi Trung Quốc đang nỗ lực chống chọi, cố gắng vượt qua cú sốc này thì cả thế giới lại chưa hết bàng hoàng trước biến động nặng nề đến từ đất nước Trung Hoa. Trung Quốc đáng lo hơn Hy Lạp Thậm chí, các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho rằng Trung Quốc đáng nguy hơn đất nước mới vỡ nợ, Hy Lạp. Bởi nếu Trung Quốc đột nhiên bị một cú huých mạnh thì các nền kinh tế từ gần đến xa sẽ bị tàn phá nặng nề. Liệu có đáng sợ? Đà sụt giảm 30% của thị trường chứng khoán đã khiến toàn bộ kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng nguy cấp. Giới chức nước này quan ngại đất nước sẽ rơi vào tình trạng hoảng loạn, mất đi trật tự xã hội. Bởi một khi người Trung Quốc cảm thấy những kế hoạch của Chính phủ đưa ra nhằm cứu vãn tình thế nhưng lại không mang về bất cứ lợi ích gì cho mình, họ sẽ tự động cô lập nó và không tuân theo luật lệ. Người đàn ông theo dõi giá cổ phiếu trên bảng điện tử. Ảnh được chụp tại một sàn chứng khoán ở Bắc Kinh hôm 6.7 (Nguồn: Reuters/Kim Kyung-Hoon) Đó là lý do tại sao chuyện sụp đổ của thị trường chứng khoán vô cùng nghiêm trọng với Chính phủ Trung Quốc. Một khi xảy ra sự việc như vậy, người dân nước họ sẽ không còn niềm tin để tiếp tục thực hiện giao dịch. “Ngay tại thời điểm mà giá cổ phiếu sụt giảm một cách đáng lo ngại như lần này, chúng tôi đều có chung một ý nghĩ rằng tình hình ổn định xã hội tại Trung Quốc sẽ bị đe doạ”, theo Dong Tao, một chuyên gia phân tích của Cresdit Suisse. Đến cuối cùng, cho dù cả thế giới nghĩ gì đi chăng nữa thì có một thực tế không thay đổi, đó chính là Trung Quốc đang dần sụp đổ. Duy Duy (Tổng hợp) ================= Thị trường chứng khoán của Tàu có sụp ngay bây giờ thì nước Tàu cũng chưa chết ngay. Nhưng khủng hoảng xã hội quy mô lớn dần sẽ xuất hiện ..... "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý...". Đấy là một ví dụ. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2015 1 năm sau 'giàn khoan 981', chúng ta đã gọi đúng tên một cuộc chiến khác...13:49 | 01/05/2015 http://petrotimes.vn/1-nam-sau-gian-khoan-981-chung-ta-da-goi-dung-ten-mot-cuoc-chien-khac-280841.html Hôm nay (1/5/2015) là tròn 1 năm sau sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan Hải dương 981 xâm phạm vùng biển Việt Nam. Trong thời điểm đó, Báo Năng lượng Mới - PetroTimes là tờ báo đầu tiên đưa tin về sự kiện này và sau đó hơn 2 tháng, chúng tôi cũng dự đoán đúng thời điểm Trung Quốc rút giàn khoan trong "lặng lẽ".Một năm qua đi, nhắc lại để chúng ta không bao giờ quên, không bao giờ mất cảnh giác với người hàng xóm đầy tham vọng bá quyền. Trong 1 năm qua đi, sự kiện giàn khoan 981 như một giọt nước tràn ly, để chúng ta hiểu và gọi đúng tên hơn bản chất của một cuộc chiến khác. Bài viết được đăng tải trên chuyên trang Hoàng Sa - Trường Sa và PetroTimes trong thời điểm "biển nóng": 2/8/2014. >> Điều gì xảy ra nếu chúng ta không xử lý khéo vụ giàn khoan 981? >> Đừng ngủ, khi “tham vọng” đang thức! >> Với người hàng xóm "to nhưng không lớn", cảnh giác không bao giờ thừa! Nhiều tháng 7 đã đến và đi trên đất nước ta. Nhưng tháng 7 này có lẽ đặc biệt hơn tất cả, ít nhất là trong 30 năm qua. Đặc biệt là vì lần đầu tiên sau 30 lần tháng 7, các trang báo ra hàng ngày và kênh truyền hình quốc gia công khai nhắc tới cuộc chiến khốc liệt chống quân Trung Quốc xâm lược ở vùng núi biên giới huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (từ 1984 – 1988) với đúng bản chất của nó. Từ trước đến giờ rất nhiều người tưởng rằng cuộc chiến chống trả quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía bắc nước ta chỉ diễn ra từ ngày 17/2/1979 – 18/3/1979, như sự mô tả vắn tắt trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12. Sự thật hóa ra hào hùng mà cũng bi thương hơn rất nhiều. Hồ sơ quân sự được mở ra trên các trang thông tin chính thức tại Việt Nam tháng 7/2014 cho thấy, suốt từ đầu năm 1984 – 1988, Trung Quốc lần lượt huy động 17 sư đoàn bộ binh và 5 sư đoàn, lữ đoàn pháo binh tràn sang đánh chiếm và bắn phá các vùng đất biên giới phía bắc của Việt Nam, ác liệt nhất là những trận đánh ở huyện Vị Xuyên, dọc theo cả hai phía đông và tây sông Lô, ở phía bắc suối Thanh Thuỷ. Số đạn pháo mà Trung Quốc đã bắn vào lãnh thổ phía bắc Việt Nam trong hơn năm năm liền là hơn 1,8 triệu quả pháo cối, ngày cao điểm nhất là hơn 60.000 quả! Trong điều kiện địa hình Hà Giang hiểm trở, tiếp tế hậu cần vô cùng khó khăn và tương quan lực lượng chênh lệch, gần 1.200 cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn 356 đã hy sinh để góp phần đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược. Nói đến sự ác liệt và những mất mát đau thương trong suốt 5 năm ấy, người Việt Nam, kể cả những người trẻ đều có thể chia sẻ với mức độ khác nhau. Nhưng điều mà nhiều người không thể hiểu được là vì sao sự thật về những năm tháng hào hùng và bi thương ấy của đất nước lại có thể được “cất kỹ” trong một thời gian dài đến thế?. Trong khi, đã thành lệ, cứ dịp 27/7 hàng năm, những người lãnh đạo và những người lính năm xưa lại quy tụ về Quảng Trị để thắp nén nhang tri ân đến những liệt sĩ đã nằm lại với đất mẹ. Rồi truyền thông cả nước lại nhắc đến trận thành cổ Quảng Trị năm 1972 một cách vô tình như khoét sâu vào nỗi đau chia cắt dân tộc. Còn cuộc chiến Vị Xuyên thì lại đưa tin rất ít. Mãi cho đến tháng 7/2014, chúng ta mới thấy các phương tiện truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin về việc tri ân và tôn vinh những người con quả cảm đã hy sinh vì bảo vệ từng tấc đất biên cương Tổ quốc trong trận chiến Vị Xuyên (Hà Giang) 30 năm về trước. Vì sao có sự thay đổi này? Thực tế cho thấy, kể từ khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, chúng ta đã luôn cố gắng để giữ hòa khí với Trung Quốc. Đặt trong bối cảnh sau các vụ xung đột dẫn đến chiến tranh đẫm máu ở biên giới, quan hệ ngoại giao bị cắt đứt trong nhiều năm, hai bên cần trở lại giao hảo bình thường để xây dựng và phát triển. Đó là sách lược phù hợp trước một Trung Quốc luôn lấn tới. Nhưng… đến tháng 5 năm nay Trung Quốc bất ngờ kéo giàn khoan phi pháp vào vùng biển Việt Nam đã làm người Việt bừng tỉnh. Đến nay dù Trung Quốc đã kéo giàn khoan về nước, nhưng hành động của họ đã tạo ra một vết nứt sâu đậm, làm mất lòng tin chiến lược giữa hai nước. Rõ ràng, phía Trung Quốc đã không cảm nhận được thông điệp về “lòng tin chiến lược” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La năm ngoái. Do đó, Thủ tướng Việt Nam đã có tuyên bố thể hiện thái độ dứt khoát: “Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Tuyên bố cho thấy thái độ của người Việt Nam trước những việc làm của Trung Quốc, tình hữu nghị lâu năm có thể sụp đổ chóng vánh khi lòng tin không còn. Và giàn khoan phi pháp của Trung Quốc đã khiến Việt Nam thức tỉnh, truyền thông Việt Nam thẳng thắn nói ra những tội ác mà quân Trung Quốc xâm lược đã gây ra cho nhân dân Việt Nam, với đúng bản chất của nó, không phải là khơi hận thù mà là để con cháu ta sau này nhớ rằng quan hệ Việt-Trung, dù có tốt đẹp đến mấy thì cũng đã từng xảy ra chiến tranh, xung đột. Nói ra để không bao giờ mất cảnh giác, không bao giờ ngủ quên. Nói về sự thay đổi này, Giáo sư Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam nhận xét: “Đã có những thay đổi to lớn trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc hiện nay, đặc biệt sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền như vùng đặc quyền kinh tế, cũng như lãnh hải của mình trên Biển Đông. Do quan hệ đã thay đổi trước việc Trung Quốc thể hiện rõ “bản chất và dã tâm độc chiếm, thôn tính Biển Đông” mà truyền thông Việt Nam đưa tin về các sự kiện chiến tranh, xung đột trong mấy chục năm qua giữa Trung Quốc với Việt Nam, mà ông gọi là các cuộc chiến chống “quân xâm lược Trung Quốc” đã khác trước ở chỗ “khách quan” và đúng với ‘sự thực lịch sử khách quan’ hơn”. Thật nguy hiểm khi vì thiếu thông tin (hoặc thông tin hạn chế) mà nhận thức về bạn-thù, thiện-ác, tốt-xấu bị lẫn lộn, thậm chí đảo lộn. Kẻ xâm lược thì phải được gọi đúng tên và phải bị đánh đuổi như quân và dân ta đã làm với quân Trung Quốc 30 năm trước ở biên giới phía bắc. Bành trướng, bá quyền bất chấp quyền và lợi ích của người khác là phi nghĩa, như nhân dân ta và bè bạn trên thế giới đã khẳng định đối với hành động của Trung Quốc trên biển Đông hôm nay. Không ai muốn có kẻ thù. Nhưng cũng không ai muốn bị sự giả trá đánh lận thù thành bạn. Vấn đề quan trọng nhất là chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mỗi quốc gia phải như thế nào để tạo dựng được lòng tin trước hết đối với các công dân và sau đó với các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế. Trong các chính sách ấy, rất cần có việc nói sự thật về lịch sử đất nước với người trẻ. Nói sự thật lịch sử của đất nước là để người trẻ được trang bị đầy đủ nhận thức về cách ứng xử với các mối quan hệ lớn vượt ra ngoài khuôn khổ gia đình, bè bạn. Cảm nhận được niềm xúc động của nhiều bạn trẻ khi đón đọc từng dòng thông tin về sự hy sinh to lớn của các chiến sĩ trên mặt trận biên giới phía bắc cách đây 30 năm mà bây giờ họ mới biết, càng thêm tin rằng nói sự thật là cách để lớp trẻ ghi nhớ: Không ai, không điều gì có thể được lãng quên trong hành trình Việt Nam đấu tranh dựng xây và gìn giữ giang sơn bờ cõi. Điều gì xảy ra nếu chúng ta không xử lý khéo vụ giàn khoan 981? Đừng ngủ, khi “tham vọng” đang thức! Với người hàng xóm "to nhưng không lớn", cảnh giác không bao giờ thừa! HS-TS ====================== Nói đến sự ác liệt và những mất mát đau thương trong suốt 5 năm ấy, người Việt Nam, kể cả những người trẻ đều có thể chia sẻ với mức độ khác nhau. Nhưng điều mà nhiều người không thể hiểu được là vì sao sự thật về những năm tháng hào hùng và bi thương ấy của đất nước lại có thể được “cất kỹ” trong một thời gian dài đến thế?. Trong khi, đã thành lệ, cứ dịp 27/7 hàng năm, những người lãnh đạo và những người lính năm xưa lại quy tụ về Quảng Trị để thắp nén nhang tri ân đến những liệt sĩ đã nằm lại với đất mẹ. Rồi truyền thông cả nước lại nhắc đến trận thành cổ Quảng Trị năm 1972 một cách vô tình như khoét sâu vào nỗi đau chia cắt dân tộc. Còn cuộc chiến Vị Xuyên thì lại đưa tin rất ít. Mãi cho đến tháng 7/2014, chúng ta mới thấy các phương tiện truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin về việc tri ân và tôn vinh những người con quả cảm đã hy sinh vì bảo vệ từng tấc đất biên cương Tổ quốc trong trận chiến Vị Xuyên (Hà Giang) 30 năm về trước. Vì sao có sự thay đổi này? Tất cả những sự kiện, vấn đề và hiện tượng vô lý trên thế giới và Việt Nam, đều có thể giải thích bằng luận điểm có "cơ sở khoa học" của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng với câu phát biểu nổi tiếng ở Cafe Trung Nguyên: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Nếu luận điểm của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn văn Trọng , được "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ" - như đã từng ủng hộ việc phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - thì cái xã hội loài người này, trong đó có Việt Nam sẽ đi về đâu? "Nếu Thiên Sứ sai (Trong việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương) thì toàn bộ nền tảng tri thức khoa học của nền văn minh này sẽ sụp đổ". Đây là lời phát biểu của lão Gàn Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lần đầu tiên tại tuvilyso.com, được nhắc lại vài lần ở trang web này. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2015 Thủ tướng Nhật: Thực lực quân sự các nước ven Biển Đông quá yếu Hồng Thủy 15/07/15 06:33 Thảo luận (0) (GDVN) - Sức mạnh quân sự của mỗi quốc gia Đông Nam Á ven Biển Đông đều rất yếu. Vai trò của các lực lượng mỹ và liên minh Mỹ - Nhật là chìa khóa... Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Amaze. Liên minh Mỹ - Nhật là "chìa khóa" cho Biển Đông The Yomiuri Shimbun ngày 14/7 bình luận, Nhật Bản và Hoa Kỳ đang chia sẻ một cảm giác khủng hoảng trước những bước leo thang liều lĩnh của Trung Quốc. Thủ tướng Shinzo Abe đã nói với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Washington ngày 28/4 vừa qua rằng: "Sức mạnh quân sự của mỗi quốc gia Đông Nam Á ven Biển Đông đều rất yếu. Vai trò của các lực lượng mỹ và liên minh Mỹ - Nhật là chìa khóa cho (việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh hàng không hàng hải và luật pháp quốc tế ở) Biển Đông". Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc đã không ngừng gây sức ép với Nhật Bản về vấn đề tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát. Trung Quốc cũng đang triển khai kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự ở Hoa Đông gần Senkaku. "Cuối cùng, Trung Quốc là một đất nước chỉ tin vào sức mạnh. Sức mạnh để răn đe", một trợ lý thân cận của ông Shinzo Abe phụ trách các vấn đề chính sách của Nhật Bản đối với Trung Quốc nói với The Yomiuri Shimbun. Ông Shinzo Abe đã chọn Việt Nam, Thái Lan, Indonesia là điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên sau khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ 2 của mình năm 2012. Thủ tướng Nhật Bản đã thăm tất cả 10 nước thành viên ASEAN chỉ trong một năm. Chính phủ Nhật Bản cũng đang tăng cường hợp tác an ninh với các nước Đông Nam Á có mâu thuẫn với Trung Quốc trên Biển Đông. Vẻ mặt ông Tập Cận Bình đã thoải mái hơn khi gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bandung năm nay ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: Asahi. Ông Tập Cận Bình bỗng dưng thay đổi thái độ với Nhật Bản Trong cuộc gặp lần thứ 2 bên lề lễ kỷ niệm 60 năm Hội nghị thượng đỉnh Á - Phi còn gọi là Hội nghị Bandung hôm 22/4 vừa qua ở Indonesia, ông Tập Cận Bình đã nói với Thủ tướng Nhật Bản: "Người ta trở thành bạn bè kể từ lần gặp gỡ thứ hai." Nụ cười của ông Bình với ông Shinzo Abe trái ngược rõ ràng với khuôn mặt hờn dỗi khi ông tiếp Thủ tướng Nhật Bản tại Hội nghị APEC tháng 11 năm ngoái ở Bắc Kinh. Lần này ông Tập Cận Bình nói với Thủ tướng Nhật: "Chúng ta chỉ có thể thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau nếu chúng ta đối diện trực tiếp với lịch sử. Không ai ở Trung Quốc có cái nhìn thù địch với Nhật Bản ngày nay. Lễ kỷ niệm chiến thắng Nhật Bản trong tháng 9 tới không phải nhằm vào đất nước Nhật Bản ngày nay. Vì vậy tôi muốn mời ngài", The Yomiuri Shimbun cho biết. Ngày 3/9 năm nay Trung Quốc tổ chức duyệt binh quy mô lớn ở Thiên An Môn để kỷ niệm 70 năm ngày "kháng chiến chống Nhật thắng lợi". Bắc Kinh đã mời lãnh đạo nhiều nước tham dự và hy vọng các nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ có mặt để nhấn mạnh vị trí "đất nước chiến thắng" của Trung Quốc. Thủ tướng Shinzo Abe đã không cam kết có nhận lời mời của ông Tập Cận Bình hay không. The Yomiuri Shimbun dẫn lời ông cho biết: "Rất khó khăn để tham dự, trừ khi có những yếu tố của sự hòa giải giữa Nhật Bản và Trung Quốc", vẻ mặt của ông Tập Cận Bình vẫn nhẹ nhàng khi nghe điều này. Cuộc gặp thượng đỉnh Trung - Nhật bên lề Hội nghị Bandung nhìn bề ngoài tưởng như được tổ chức bởi mong muốn của Nhật Bản, tuy nhiên Trung Quốc đã thực sự thúc đẩy mạnh mẽ cho hội nghị này, The Yomiuri Shimbun lưu ý. Hôm 7/7 vừa qua chính phủ Trung Quốc đã tổ chức một buổi lễ kỷ niệm lần thứ 78 sự kiện cầu Lư Câu mở đầu cho Chiến tranh Trung - Nhật tại bảo tàng Kháng chiến chống xâm lược Nhật Bản ở ngoại ô Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình từng chỉ trích Nhật Bản trong buổi lễ kỷ niệm năm ngoái, năm nay đã không xuất hiện. Ông Tập Cận Bình tiếp ông Shinzo Abe sang dự hội nghị APEC năm ngoái tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters. Điều gì khiến Trung Nam Hải đổi thái độ với Nhật? "Nền tảng quyền lực của Tập Cận Bình đã ổn định và ông ấy đã ít nhu cầu hơn trước về việc nhấn mạnh khẩu hiệu chống Nhật Bản trong bối cảnh xung đột chính trị nội bộ Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chia sẻ mong muốn cải thiện quan hệ với Nhật Bản", một quan chức chính phủ Nhật nói với The Yomiuri Shimbun. Có vẻ như bây giờ Bắc Kinh đang cần một mối quan hệ đối ứng chiến lược với Nhật Bản. Đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc là chìa khóa cho việc ngăn chặn suy giảm kinh tế. Ông Tập Cận Bình kêu gọi Nhật Bản tham gia Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á do Bắc Kinh khởi xướng bên lề Hội nghị Bandung cho thấy, rõ ràng Bắc Kinh muốn tăng cường lòng tin của thị trường đối với định chế tài chính này. Tại Hội nghị Thượng đỉnh G-7 ở Elmau miền Nam nước Đức ngày 7/6, Thủ tướng Shinzo Abe đã khiến các nhà lãnh đạo G-7 bật cười khi chia sẻ: "Quan hệ với Trung Quốc đã được cải thiện kể từ khi tôi có cuộc họp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Mặc dù tôi nói chuyện với ông ấy chỉ có 2 lần." Điều gì nữa đã dẫn đến sự thay đổi thái độ của Trung Quốc? Một số nhà quan sát cho rằng, Bắc Kinh đã bị cô lập qua hoạt động ngoại giao tích cực của Nội các Thủ tướng Shinzo Abe ở Đông Nam Á và những nỗ lực của ông để củng cố liên minh Mỹ - Nhật. Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản tháng 4 năm ngoái, ông Barack Obama đã trở thành Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ công khai cam kết Mỹ sẽ bảo vệ quần đảo Senkaku theo Điều 5 của Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật. Xu thế gia tăng đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trước hoạt động cải tạo, bồi lấp đảo nhân tạo mà Bắc Kinh tiến hành (phi pháp) ở Biển Đông cũng mang lại lợi ích cho Nhật Bản. ============================== Thủ tướng Nhật: Thực lực quân sự các nước ven Biển Đông quá yếu Bởi vậy, đây là lý do để lão Gàn nhiều lần phát biểu rằng: Nếu Hoa Kỳ tỏ ra thiếu cứng rắn với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương thì tất cả các nước Đông Nam Á sẽ phải theo luật chơi của Trung quốc hết. Hay nói cách khác: Chỉ cần Hoa Kỳ tỏ ra một chút nhượng bộ Trung Quốc thì không khác gì nhường ngôi bá chủ thế giới cho họ, ngay cả lúc Trung Quốc suy sụp về kinh tế. Tuy nhiên, hôm nay - vào thời điểm này - lão Gàn muốn nói rõ thêm rằng: Nước Mỹ cần xác định công khai rằng họ sẵn sàng hợp tác với các nước thành viên Liên Hiệp Quốc ở Tây Thái Bình Dương, dùng mọi biện pháp, kể cả sức mạnh quân sự để bảo đảm những công ước và luật pháp quốc tế được thực thi, nếu có một nước, hoặc một tổ chức nào đó nào đó (Cướp biển chẳng hạn), xâm phạm các công ước và luật pháp quốc tế này. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2015 Chứng khoán Trung Quốc lại tuột dốc đột ngột 15/07/2015 16:01 GMT+7 TTO - Ngày 15-7, thị trường chứng khoán Trung Quốc bất ngờ sụt giảm mạnh sau quãng thời gian phục hồi, bất chấp thông tin nền kinh tế nước này tăng trưởng khả quan. Các nhà đầu tư theo dõi giá chứng khoán ở một văn phòng môi giới tại Thượng Hải - Ảnh: Reuters Theo Reuters, chỉ số chứng khoán CSI300 sụt 3,5% trong khi chỉ số chứng khoán Thượng Hải hạ 3%. Điều đáng ngạc nhiên là trong buổi sáng, Tổng cục Thống kê Trung Quốc thông báo GDP nước này tăng 7% trong quý 2-2015, vượt trên dự báo 6,9% trước đó. Nhà phân tích Steven Leung của Hãng UOB Kay Hian (Hong Kong) nhận định các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu do số liệu GDP “không đủ gây ấn tượng”.Chính quyền Trung Quốc dự báo GDP nước này sẽ đạt 7% trong cả năm 2015, thấp nhất trong vòng 25 năm qua. Trên thưc tế, đây vẫn là con số rất lớn nếu so sánh với GDP các nền kinh tế phát triển. Nhưng với một đất nước có dân số 1,35 tỉ người, sự sụt giảm GDP dù là rất nhỏ cũng đồng nghĩa với việc hàng chục triệu người lao động mất công ăn việc làm. Một số chuyên gia kinh tế nghi ngờ tính chính xác của con số 7% và cho rằng chính quyền Bắc Kinh công bố con số này để trấn an thị trường. Báo Wall Street Journal dẫn lời chuyên gia Zeng Xianzhao thuộc Hãng Nouding Asset Management cho rằng các nhà đầu tư cũng lo ngại việc GDP vượt kỳ vọng đồng nghĩa với việc chính quyền Trung Quốc sẽ không thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế trong thời gian tới. Giới phân tích đánh giá việc thị trường chứng khoán Trung Quốc lại sụt giảm cho thấy các nhà đầu tư không tin tưởng rằng những biện pháp can thiệp mạnh tay của Bắc Kinh những ngày qua sẽ có tác dụng lâu dài và ổn định lại thị trường một cách bền vững. Hiện vẫn còn 696 công ty niêm yết ở Trung Quốc ngừng giao dịch cổ phiếu tại sàn giao dịch Thượng Hải và Thẩm Quyến. Một dấu hiệu nữa của sự suy thoái niềm tin là các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rút vốn ra khỏi chứng khoán Thượng Hải trong bảy ngày liên tiếp thông qua kênh giao dịch ở Hong Kong. Nhìn chung, đây là một năm khó khăn đối với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với tăng trưởng thương mại, đầu tư và nhu cầu nội địa chậm chạp, thị trường địa ốc hụt hơi và sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán từ giữa tháng 6. NGUYỆT PHƯƠNG ================= Ở các nước khác, kể cả nước Nga, nếu kinh tế sụp đổ có thể kéo theo sự sụp đổ của chính phủ. Nhưng với Trung Quốc thì thị trường chứng khoán có xuống dưới O, cũng chẳng ảnh hưởng gì cả. Nó không phải là nguyên nhân trực tiếp gây sự sụp đổ chính phủ. Nhưng nó sẽ là nguyên nhân hỗ trợ đắc lực. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 7, 2015 Vì chuyện chó cắn, con quan Trung Quốc đánh chết người 09/02/2015 16:31 (NLĐO) – Cư dân mạng Trung Quốc đang sục sôi trước vụ một cậu con quan Trung Quốc đánh chết người chỉ vì tranh cãi việc bồi thường cho nạn nhân bị chó cưng của cậu ta cắn. Nạn nhân tên là Tạ Bổn Tông (24 tuổi). Khi anh Tạ đang đi dạo trong một công viên ở trung tâm TP Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam vào ngày 30-1, bất ngờ bị 2 con chó cưng của Quách Bân, con trai một quan chức địa phương, lao ra cắn. Quách Bân đã lái xe đưa nạn nhân đến bệnh viện lúc 19 giờ 11 phút, đồng ý bồi thường cho anh Tạ 300 nhân dân tệ (tức 48 USD). Nạn nhân Tạ Bổn Tông thiệt mạng sau bị con quan Trung Quốc đánh. Ảnh: KINH HOA Tuy nhiên, bệnh viện cho biết phí điều trị cho Tạ Bổn Tông hơn 1.000 nhân dân tệ. Tân Hoa Xã ngày 8-2 dẫn lời bạn gái cậu ấm họ Quách cho biết cảnh sát yêu cầu cậu ta bồi thường 600 nhân dân tệ cho nạn nhân nhưng cậu ta khước từ. Sau khi cảnh sát rời đi, nạn nhân và Quách Bân tiếp tục tranh cãi. Quách đánh vào ngực và đầu nạn nhân, khiến người này bất tỉnh, sau đó lái xe bỏ đi. Tạ Bổn Tông chết 5 ngày sau đó. Cảnh sát cho biết cậu ấm họ Quách là một “nhân viên công ty”, 32 tuổi. Vụ việc mau chóng lan truyền trên các mạng xã hội lớn của Trung Quốc. Nhiều cư dân mạng phẫn nộ trước hành vi ngang ngược đánh chết người của Quách Bân. Không ít người bày tỏ tức giận vì cảnh sát phải chờ tới 2 ngày sau khi nạn nhân tử vong mới bắt giữ nghi phạm. Tân Hoa Xã đưa tin Quách Bân đã đến đồn cảnh sát tự thú và vụ việc đang được điều tra. Ngoài ra, gia đình Quách Bân đưa 840.000 nhân dân tệ tiền bồi thường cho gia đình nạn nhân. H.Bình (Theo Tân Hoa Xã) ====================== Đề tài chống tham nhũng của ngài đã được mô tả ngay trong topic này với những bình luận của lão Gàn. Người dân Trung Quốc sẽ tự hỏi nhau rằng - chứ không dám hỏi ngài - "Lấy gì bảo đảm rằng những người thay thế vào chỗ của những con hổ và ruồi tham nhũng sẽ không lặp lại những hành vi tham những, như những kẻ tiền nhiệm trước đó đã bị ngài tiêu diệt?". Lão Gàn chờ kết quả tập II chương trình chống tham nhũng của ngài Tập, khi tập I kết thúc ở hội nghị Bắc Đới Hà. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 7, 2015 Đảng cộng sản Trung Quốc cố tránh vết xe đổ Nguồn baomoi.com. 16:04 | 04/07/2015 Ngày 20/2/2014 khi trả lời chất vấn của cán bộ cấp cao về vụ án Chu Vĩnh Khang, Tập Cận Bình đã từng nói “Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chúng ta thì hầu như toàn bộ đều bị sa ngã” và Trung Quốc “đang đứng trước nguy cơ mất đảng mất nước”. Bởi vậy, chống tham nhũng là một biện pháp tránh vết xe đổ của ĐCS Liên Xô trước đây. Kiều Tỉnh ===================== Tham nhũng là một hiện tượng xã hội xưa như trái Đất trong lịch sử nhân loại. Sẽ không bao giờ hết tham nhũng tuyệt đối, vì trong cõi Hậu thiên này không bao giờ có cân bằng tuyệt đối. Bởi vậy, dù ngài Tập có tận diệt được hết sạch các phần tử tham nhũng trong xã hội Trung Hoa, thì ngài cũng không bao giờ xóa hết được tham nhũng. Mục đích thì tốt đẹp đấy - ít nhất nó được mô tả như vậy - Nhưng lão Gàn đã nhiều lần phát biểu rằng: "Một mục đích đúng thì sự thành công của nó sẽ lệ thuộc vào phương pháp thực hiện". Đề tài chống tham nhũng của ngài đã được mô tả ngay trong topic này với những bình luận của lão Gàn. Người dân Trung Quốc sẽ tự hỏi nhau rằng - chứ không dám hỏi ngài - "Lấy gì bảo đảm rằng những người thay thế vào chỗ của những con hổ và ruồi tham nhũng sẽ không lặp lại những hành vi tham những, như những kẻ tiền nhiệm trước đó đã bị ngài tiêu diệt?". Lão Gàn chờ kết quả tập II chương trình chống tham nhũng của ngài Tập, khi tập I kết thúc ở hội nghị Bắc Đới Hà. Quan Trung Quốc sáng tuyên bố chống tham nhũng, chiều bị bắt 21/12/2014 07:45 (TNO) Bí thư thành ủy Tế Nam Vương Mẫn vừa bị bắt để điều tra hành vi tham nhũng, trở thành quan chức cấp tỉnh đầu tiên của tỉnh Sơn Đông bị ngã ngựa kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu năm 2012. Bí thư thành ủy Tế Nam Vương Mẫn bị bắt ngày 18.12 để điều tra tham nhũng - Ảnh: Chụp từ clip China Daily Cụ thể, ông Vương, 58 tuổi, bị cáo buộc “vi phạm kỷ luật đảng và luật pháp nghiêm trọng”, thuật ngữ ám chỉ tham nhũng, tờ China Daily đưa tin ngày 20.12.Vào sáng 18.12, ông Vương còn có bài phát biểu chống tham những trước nhiều quan chức ở Tế Nam, thủ phủ của Sơn Đông, nhưng đến chiều cùng ngày cơ quan chống tham nhũng Sơn Đông thông báo ông Vương bị bắt để điều tra. Cơ quan này không cung cấp chi tiết. Vụ ông Vương bị điều tra thu hút sự quan tâm của dư luận vì ông là một trong số ít ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bị điều tra tham nhũng, theo China Daily. Giới chức chống tham nhũng Trung Quốc cho hay kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ, diệt ruồi” của Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu năm 2012 đến nay đã có 58 quan chức từ cấp tỉnh trở lên bị điều tra. Trong đó có 10 người từ các ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, 3 người từ quân đội, 41 người từ các tỉnh, khu vực và 4 người từ các tập đoàn nhà nước. Văn Khoa =========================== Híc! Đây là một thí dụ cho vấn đề nan giải ở nước Tàu về chống tham nhũng. Vị quan thay thế ông quan trong bài viết này tất nhiên sẽ tiếp tục ....chống tham nhũng, như ông này vào buổi sáng trước khi bị bắt. Hì. Không phải chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương, họ sẽ không bao giờ giải quyết được vấn nạn tham nhũng. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 7, 2015 Tổng tham mưu trưởng quân đội Nhật tuyên bố sẽ tuần tra Biển Đông 17/07/2015 08:13 (TNO) Tổng tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, Đô đốc Katsutoshi Kawano đánh giá Trung Quốc sẽ tăng cường hành động tại Biển Đông nên có thể Tokyo sẽ thực hiện các cuộc tuần tra giám sát tại vùng biển này trong tương lai. Nhật Bản có thể sẽ tuần tra tại Biển Đông trong tương lai - Ảnh: Reuters Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, Mỹ, Đô đốc Katsutoshi Kawano cho biết đã có các cuộc nói chuyện về việc Nhật Bản tuần tra tại Biển Đông, bao gồm các hoạt động chống tàu ngầm, theo Reuters ngày 17.7. Đô đốc Nhật Bản nói vấn đề này sẽ được cân nhắc tùy thuộc vào tình hình. Đô đốc Kawano trước đó đã gặp Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey và thảo luận về việc hoàn thành các chương trình quốc phòng song phương được thỏa thuận trong năm nay. Căng thẳng tại Biển Đông đã gia tăng sau khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trái phép, bao gồm gần hết Biển Đông và cấp tập xây dựng các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành động này gây ra các chỉ trích từ các nước láng giềng lẫn Mỹ và Nhật Bản. Trung Quốc cũng có những tranh cãi về chủ quyền với Nhật Bản tại vùng biển Hoa Đông. Trong những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường ngân sách quốc phòng nhằm phát triển năng lực của hải quân. Đô đốc Kawano nhận định rằng Trung Quốc sẽ trở nên cứng rắn hơn và tìm cách mở rộng các hành động. “Theo dự cảm của tôi thì chiều hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai và Trung Quốc sẽ đi xa hơn đến các chuỗi đảo ở Thái Bình Dương. Vì vậy tôi tin rằng tình hình sẽ chỉ tồi tệ hơn”, Tổng tham mưu trưởng Kawano nói. Đô đốc Kawano cho biết số lượng máy bay Nhật Bản cất cánh nhằm ngăn cản các hành động của Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Nhật vào năm ngoái tương đương mức độ của cuộc Chiến tranh Lạnh. Tổng tham mưu trưởng Nhật Bản đưa ra những bình luận trên sau khi Hạ viện Nhật Bản ngày 16.7 thông qua dự luật an ninh mới cho phép quân đội nước này chiến đấu ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Dự luật này được Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra và đã chịu nhiều phản đối, tuy nhiên Đô đốc Kawano cho biết ông tự tin về việc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ giành được lòng tin của người dân. Bảo Vinh ================== Trong các chuyện lịch sử của cả Việt lẫn Tàu, có nhiều chỗ miêu tả quân bên này xúm xít chửi quân bên kia. Mục đích làm cho quân bên kia tức lên , xông ra đánh nhau thế là bụp. Cũng có những vị tướng điếc luôn, không ra đánh. Tất nhiên đó là chuyện thời Trung cổ. Còn thời nay thì "zdăng miêng" hơn, đem tàu thủy lượn lờ bên cạnh các hòn đảo, hoặc căn cứ quân sự đối phương. Nhưng nếu đối phương cứ lỳ ra đấy và gửi công hàm ngoại giao phản đối thì huề à? Làm gì có chuyện đó nhể! Bởi vậy lão Gàn lưu ý rằng: Sang năm 2016 là năm kỷ niệm 100 năm ngày bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ I. Và đây là "Canh bạc cuối cùng" cho sự hội nhập toàn cầu, quyết định ai sẽ là bá chủ thế giới để nền văn minh nhân loại tiếp tục phát triển, hay sụp đổ. Việt sử 5000 năm văn hiến có được công nhận tầm quốc tế ngay bây giờ thì cũng đã muộn rồi. Nó chỉ có thể cứu vãn được phần nào mà thôi. Đúng là kết quả của những tầm nhìn hạn chế. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 7, 2015 Thủ tướng Nhật: Thực lực quân sự các nước ven Biển Đông quá yếu Hồng Thủy 15/07/15 06:33 Thảo luận (0) (GDVN) - Sức mạnh quân sự của mỗi quốc gia Đông Nam Á ven Biển Đông đều rất yếu. Vai trò của các lực lượng mỹ và liên minh Mỹ - Nhật là chìa khóa... ============================== Bởi vậy, đây là lý do để lão Gàn nhiều lần phát biểu rằng: Nếu Hoa Kỳ tỏ ra thiếu cứng rắn với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương thì tất cả các nước Đông Nam Á sẽ phải theo luật chơi của Trung quốc hết. Hay nói cách khác: Chỉ cần Hoa Kỳ tỏ ra một chút nhượng bộ Trung Quốc thì không khác gì nhường ngôi bá chủ thế giới cho họ, ngay cả lúc Trung Quốc suy sụp về kinh tế. Tuy nhiên, hôm nay - vào thời điểm này - lão Gàn muốn nói rõ thêm rằng: Nước Mỹ cần xác định công khai rằng họ sẵn sàng hợp tác với các nước thành viên Liên Hiệp Quốc ở Tây Thái Bình Dương, dùng mọi biện pháp, kể cả sức mạnh quân sự để bảo đảm những công ước và luật pháp quốc tế được thực thi, nếu có một nước, hoặc một tổ chức nào đó nào đó (Cướp biển chẳng hạn), xâm phạm các công ước và luật pháp quốc tế này. Quân đội Mỹ tuyên bố trở lại Nhật Bản 17/07/2015 09:29 GMT+7 TTO - Chính quyền Washington tuyên bố lực lượng quân sự nước này sẽ trở lại các căn cứ quân sự gần Tokyo và dự định gửi thêm quân đội trong thời gian tới. Bệnh viện quân y đang được xây dựng tại căn cứ Zama nhằm phục vụ kế hoạch trở lại Nhật Bản của quân đội Mỹ - Ảnh: Stars and Stripes Tờ Stars and Stripes ngày 16-7 dẫn lời người phát ngôn quân đội Mỹ Kevin Toner cho biết quân đội nước này sẽ trở lại các khu vực mà họ từng chiếm đóng ở Nhật Bản trước đây, gồm 17ha tại căn cứ quân sự Sagami và một vài cứ điểm khác. Chính phủ hai nước từng có thỏa thuận về việc trở lại này vào năm 2006. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể được hiện thực hóa sau khi Hạ viện Nhật thông qua dự luật mở rộng quân đội. Trong trường hợp khẩn cấp, quân đội Mỹ sẽ có quyền sử dụng toàn bộ diện tích 35ha tại Sagami cho các hoạt động quân sự để hỗ trợ Nhật Bản theo như quy định trong Hiệp ước An ninh chung. Tại căn cứ đóng quân Zama - trụ sở liên quân Nhật - Mỹ, chính phủ hai nước cũng đã thỏa thuận xây dựng một bệnh viện và căn cứ đóng quân cho Lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSD). Ngoài ra, Nhật còn kêu gọi quân đội Mỹ trở lại một vài căn cứ khác, gồm hàng ngàn mẫu đất trên Okinawa. Nơi này được dự kiến bỏ trống sau khi quân đội tại căn cứ không quân và hải quân Futenma chuyển sang Guam. Không chỉ giới hạn ở Nhật Bản, quân đội Mỹ còn đang chuẩn bị trở lại một số căn cứ quân sự khác tại Hàn Quốc, bao gồm phần lớn khu vực đồn trú ở Seoul để hỗ trợ cho căn cứ Humphreys. Những động thái trên cho thấy Chính phủ Mỹ đang ngày càng nỗ lực củng cố cam kết an ninh với đồng minh tại châu Á - Thái Bình Dương của mình. HẢI YẾN ========== Cứ y như trong kinh. Can tội làm ngoáo ộp dọa Lão Gàn. Bây giờ con ngoáo ộp này mới thực sự là ngoáo ộp. Ai thắng, ai thua chưa bít. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....". Nhưng tất cả sẽ bị giăng miểng không ít thì nhìu. Bi wờ nàm siu? Mún gì cứ nói, lão sẽ xét! Thấy đẳng cấp chém gió thượng thừa của lão Gàn chưa!Hì! 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 7, 2015 Trung Quốc âm mưu đổ bộ đánh chiếm Đài Loan Đăng Bởi Một Thế Giới 06:00 24-06-2015 Các phân tích của Richard Fisher và James Hardy đăng trên tuần san quốc phòng IHS Janes's cho biết kịch bản Trung Quốc âm mưu đổ bộ chiếm Đài Loan. Tàu đánh cá TQ tập hợp chống tuần duyên Hàn Quốc Các cuộc diễn tập quân sự mô phỏng cảnh tấn công Đài Loan của TQ cuối tháng 5.2015, có sự kết hợp của lục quân, hải quân và không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ (PLA). Phân tích của hai tác giả trên: "Để bù đắp cho kích thước nhỏ của hạm đội đặc công thủy đánh bộ, PLA đồng tài trợ xây dựng một số lượng lớn phà dân sự. Lượng phà này sẽ được cung cấp cho PLA trong trường hợp khẩn cấp, và là một yếu tố thường trực trong các bài tập vận tải kết hợp dân sự-quân sự ". Việc Trung Quốc âm mưu đổ bộ chiếm Đài Loan, với chiếc phà 20.000 tấn (ro-ro) đã được giao cho Cục vận tải không quân (PLAAF). Trong suốt cuộc diễn tập, chiếc phà đã giúp vận tải quân đội và xe tải từ biển Bột Hải tới Biển Đông. Fisher và Hardy, trích dẫn một nguồn tin chính phủ châu Á, đánh giá rằng trong trường hợp bị xâm lược, một nỗ lực quân sự và dân sự kết hợp có thể vận chuyển từ 8-12 đơn vị PLA đến Đài Loan. Tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc cũng tham gia vào cuộc tập trận. Trang National Interest ghi nhận: hải quân (PLAN) và PLAAF đã tiến hành một cuộc tập trận chung gần kênh Bashi - nằm gần đảo thuộc sở hữu của Philippines và Đài Loan. Các cuộc tập trận được tiến hành gần Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của cả Đài Loan và Philippines. National Interest ghi nhận: lúc đó, PLAAF gửi máy bay ném bom tiên tiến nhất H-6K đến gần kênh, cùng với các máy bay khác như H-6G và chiến đấu cơ đa năng J-11. Dù chưa được đào tạo kỹ lưỡng, nhưng nếu giữa lục quân, hải quân và không quân PLA có sự kết hợp bài bản, thì đây sẽ là mối đe dọa lớn cho Đài Loan. Một cuộc tấn công Đài Loan sẽ đòi hỏi sự tích hợp liền mạch của hải quân, không quân và lục quân PLA. Vì vậy, các cuộc tập trận nhằm chuẩn bị cho PLA một cuộc tấn công Đài Loan. Các cuộc tập trận nhắm đến mục tiêu phát triển các khả năng phối hợp 3 binh chủng trên. Bên cạnh các tàu dân sự, IHS Jane’s nhận định: PLAN gồm các tàu khu trục Type 052B, một tàu khu trục Type 054A và một tàu bổ sung Type 904 cũng tham gia vào các cuộc tập trận. Tàu khu trục Type 052B, đặc biệt sẽ được sử dụng như là một phần của một lực lượng xâm lược, để giúp cung cấp khả năng phòng không cho lực lượng đổ bộ. Bộ Quốc phòng TQ tuyên bố: cuộc tập trận không nhắm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào, nhưng đây rõ ràng là sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho một cuộc tấn công tiềm năng vào Đài Loan. Lê Nhi (theo National Interest) ========================= Tội nghiệp cô em Đài Loan - "Thấy em nhỏ bé anh thương" - Thôi! Cô em lên tiếng phủ nhận cái "Đường lưỡi bò" mà chính cô em đưa ra trước đây, làm đà cho Bắc Kinh lấn chiếm bể Đông của Việt Nam ngày nay, "qua" sẽ tả biểu để các quy luật vũ trụ điều chỉnh lại một chút, cứu cô em. Hì! Còn nếu không thì trong bức tranh mà "qua" đặt tên là "Canh bạc cuối cùng" - do chính đồng hương của cô em vẽ, chứ không phải "qua" vẽ đâu nhá - thì cô em bị loại khỏi chiếu bạc! Mức độ xấu nhất của việc loại khỏi chiếu bạc là gì thì cô em tự suy nghĩ. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 7, 2015 Ông Trương Cao Lệ thăm Việt Nam sẽ nói về trục Mỹ-Việt-Trung và giới hạn? Hồng Thủy 17/07/15 07:30 Thảo luận (0) (GDVN) - “Rất có thể Trương Cao Lệ sẽ bày tỏ quan tâm đặc biệt hoặc thể hiện giới hạn lợi ích của phía Trung Quốc”, Khang Lâm bình luận. "Chơi với ai, hãy để người Việt Nam quyết định" Học giả Nga: Quan hệ với Mỹ trở thành một "mô hình" cho Việt Nam Truyện Kiều, quan hệ Việt - Mỹ và bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông Ông Trương Cao Lệ, ảnh: CNN. Ông Tập Cận Bình và Obama có thể cùng thăm Việt Nam năm nay Liêu Vọng, một tạp chí của Tân Hoa Xã dẫn nguồn tờ Minh Báo xuất bản tại Hồng Kông ngày 16/7 cho hay, chuyến thăm Việt Nam 3 ngày bắt đầu từ Thứ Năm 16/7 của ông Trương Cao Lệ, Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Trung Quốc có thể là hoạt động dọn đường cho ông Tập Cận Bình công du Việt Nam trong năm nay. Nguồn tin từ giới ngoại giao Trung Quốc tiết lộ với báo giới rằng, ông Trương Cao Lệ đi Việt Nam là để nhằm “dọn đường cho chuyến thăm cấp cao”, củng cố quan hệ truyền thống hữu nghị, tăng cường trao đổi liên lạc giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác giao lưu thiết thực. Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng Tư, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mời ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam và ông Bình đã nhận lời. Có nguồn tin nói rằng chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam trên cương vị Tổng bí thư – Chủ tịch nước của ông Tập Cận Bình sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Thông thường người đi tiền trạm cho ông Bình mỗi lần xuất ngoại sẽ là Ngoại trưởng Vương Nghị hoặc Ủy viên Quốc vụ phụ trách đối ngoại Dương Khiết Trì. Cả hai ông Vương Nghị và Dương Khiết Trì đều là Ủy viên Bộ Chính trị. Việc một trong 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị quyền lực nhất trong hệ thống chính trị Trung Quốc được cử đi tiền trạm cho thấy Bắc Kinh coi trọng chuyến đi này, Liêu Vọng lưu ý. Nguồn tin nói rằng lựa chọn ông Trương Cao Lệ đi tiền trạm là do “đặc thù của quan hệ Việt – Trung”, hai nước không chỉ là láng giềng mà còn là “anh em đồng chí chung lý tưởng, chế độ”, mặc dù lịch sử cũng có những giai đoạn xung đột kịch liệt. Vài năm trở lại đây vì vấn đề Biển Đông, hai bên đã có “một số khác biệt”. Hành động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo Trung Quốc tiến hành (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) khiến tâm lý phản đối Trung Quốc (bành trướng) gia tăng trong người dân Việt Nam. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại vừa thực hiện chuyến thăm lịch sử sang Hoa Kỳ, Biển Đông đã trở thành một trong những vấn đề chính của hợp tác Việt – Mỹ, Liêu Vọng nói. Về quan hệ Mỹ - Việt và khả năng ông Obama thăm Việt Nam, học giả Fyodor Lukyanov, người đứng đầu Hội đồng Chính sách Ngoại giao – quốc phòng Nga ngày 16/7 bình luận trên tờ Ria Novosti, Tổng thống Mỹ Barack Obama rất cần một “chiến thắng đối ngoại trước khi đi vào lịch sử”, khép lại 2 nhiệm kỳ đứng đầu Nhà Trắng. Trong khi các vấn đề quốc tế hiện nay như Syria, Trung Đông, khủng hoảng Ukraine không thể giải quyết được trong ngắn hạn, những thành tựu đối ngoại đạt được trong quan hệ với Cuba, Việt Nam và giải quyết vấn đề hạt nhân Iran đã trở thành “tư lương” cho ông Obama rời Nhà Trắng, tạo tiền đề cho đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử tới. Trước đó đã có những nguồn tin, bình luận cho biết, ông Obama có thể thăm Việt Nam cuối năm nay. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Trung Quốc tháng Tư vừa qua, ảnh: Tân Hoa Xã. Ông Trương Cao Lệ sẽ trình bày lập trường về trục Mỹ - Việt – Trung khi thăm Việt Nam? Liêu Vọng cho hay, Khang Lâm, một thành viên Viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) do Trung Quốc thành lập cho rằng, việc Trung Quốc phái ông Trương Cao Lệ thăm Việt Nam thời điểm này cho thấy Bắc Kinh “coi trọng” quan hệ với Việt Nam và muốn “củng cố hữu nghị”. Chuyến đi này, hai bên cũng sẽ tiếp tục trao đổi về vấn đề Biển Đông. Cuối năm nay ông Tập Cận Bình cũng lần đầu tiên thăm chính thức Hoa Kỳ, Khang Lâm cho rằng ông Lệ sẽ trình bày với phía Việt Nam về lập trường của Bắc Kinh trong trục quan hệ Mỹ - Việt – Trung cũng như những phát triển trong quan hệ Việt – Mỹ gần đây. “Rất có thể Trương Cao Lệ sẽ bày tỏ quan tâm đặc biệt hoặc thể hiện giới hạn lợi ích của phía Trung Quốc”, Khang Lâm bình luận. Tờ Channel News Asia của Singapore ngày 16/7 cũng lưu ý rằng, việc ông Trương Cao Lệ đi thăm Việt Nam ngay sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ là “có hàm ý”. Quan hệ Việt – Mỹ phát triển hoàn toàn phù hợp với lợi ích của hai nước Bình luận về tam giác Mỹ - Việt – Trung, ngày 10/7 học giả Alexei Maslov từ khoa Nghiên cứu Phương Đông đại học Kinh tế nói với Ria Novosti, việc tái lập quan hệ với Việt Nam hoàn toàn phù hợp với chính sách mới của Hoa Kỳ. Đặc biệt hai nước đã nhất trí tăng cường số lượng các chuyến thăm viếng cấp cao lẫn nhau, mở rộng tham vấn song phương, thúc đẩy hợp tác trong đàm phán ký kết TPP. “Điều này cũng có lợi đối với Việt Nam hiện nay bởi sức ép quá mạnh từ Trung Quốc cả về tài chính lẫn quân sự, cũng như vấn đề Biển Đông. Việt Nam đang tìm kiếm các đối tác mới. Một sự xích lại gần với Hoa Kỳ lúc này gần như không có rủi ro. Khối lượng thương mại Mỹ - Việt đã đạt gần 38 tỉ USD (năm 2014), lớn hơn rất nhiều lần kim ngạch thương mại Nga – Việt”, ông Alexei Maslov bình luận. Ông cũng nhận định rằng, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đang quan tâm tìm cách cân bằng quan hệ với Việt Nam. Việt Nam cũng rất quan tâm đến các nguồn vốn đầu tư, công nghệ mới và xử lý khá tốt những mâu thuẫn trong quan hệ với 2 cường quốc Đông – Tây này để ổn định tình hình. Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng. Ảnh: Zimbio. Trong lĩnh vực kinh tế, Hoa Kỳ sẽ tham gia vào hoạt động hỗ trợ đào tạo cho các chuyên gia lĩnh vực công nghệ mới đang phát triển ở Việt Nam. Hoạt động kinh doanh sản xuất ở Việt Nam sẽ rẻ hơn ở Trung Quốc, Washington sẽ tăng cường đầu tư vào các ngành công nghệ cao ở Việt Nam và trở thành đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc. Về mặt quốc phòng, hai bên đã ký kết một số văn bản bao gồm tầm nhìn hợp tác quân sự song phương có thể bao gồm việc Việt Nam mua các thiết bị, công nghệ quân sự Mỹ cho quân đội. Đó là nội dung rất đáng chú ý ngoài hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Obama, ông Alexei Maslov bình luận. Trục Mỹ-Việt-Trung bước vào giai đoạn 3 của một chu kỳ Đó là bình luận của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore trên trang Diễn đàn Đông Á ngày 8/7 vừa qua xoay quanh trục quan hệ Mỹ - Việt – Trung với chuyến thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo Tiến sĩ Hiệp, các động lực bên trong tam giác chiến lược Mỹ - Việt – Trung đang bước vào giai đoạn thứ 3 của một chu kỳ. Những năm 1950 – 1960 Việt Nam và Trung Quốc bắt tay chống Mỹ. Trong những năm 1970 - 1980 Trung Quốc đứng về phía Hoa Kỳ chống Việt Nam. Bây giờ “thủy triều thời cuộc” đã đẩy Hoa Kỳ và Việt Nam xích lại gần nhau khi cả hai cùng đôi mặt với một Trung Quốc (bành trướng) đang lên. Trung Quốc không nên đổ lỗi cho các nước khác mà họ gọi là “các thế lực thù địch” trong khu vực. Hoạt động xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa Trung Quốc tiến hành (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) chính là chất xúc tác cho tất cả những biến đổi chiến lược. Chính Trung Quốc phải là người khắc phục những căng thẳng gia tăng do chính họ gây ra. Trong lúc chờ đợi, sự leo thang hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ giảm xuống trong tương lai gần, những hoạt động xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng, dù Bắc Kinh phật ý. Hồng Thủy ===================== Ông Tập Cận Bình và Obama có thể cùng thăm Việt Nam năm nay Hì! Cái này Phoengshui Lạc Việt gọi là "Tâm" của đối tượng khảo sát. Tức là nơi cân bằng mọi lực tương tác nói theo Phong Thủy Lạc Việt. Nói theo "pha học hiện đại" thì Việt Nam đang ở vị trí của "một con bướm vỗ cánh ở rừng Amazon, có thể gây ra bão ở Thái Bình Dương". Ka! Ka! Ka! Về chính chị, chính em, lão không wan tâm. Nhưng lão sẽ đánh giá hai siêu cường này qua việc nước nào ủng hộ chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, chính là một bí mật sâu thẳm của quá khứ, trong thời gian chiến tranh Lạnh của đầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Cho nên, nước nào giải tỏa được bí ẩn này, chính là quốc gia thành thật nhất trong quan hệ với Việt tộc. Lão phát biểu nhân danh cá nhân và nhân danh Việt sử trái gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương. Nếu các người không chấp nhận điều kiện này với cá nhân lão Gàn thì lão Gàn sẽ khoanh tay đứng nhìn. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 7, 2015 Sư phụ xem trận động đất này có thể xảy ra không ạ ? Nếu có thì tình kinh tế chính trị thế giới có chuyển biến rất lớn TIN KHẨN CẤP: CÓ THỂ ĐỘNG ĐẤT 9.2 ĐỘ GÂY SÓNG THẦN PHỦ TỪ VANCOUVER QUA WASHINGTON STATE ĐẾN SAN FRANCISCO http://www.vietpressusa.com/2015/07/tin-khan-cap-co-ong-at-92-o-gay-song.html VietPress USA (16-7-2015): Tờ báo The New Yorker (Người Nữu Ước) cho hay rằng Cơ Quan Đối Phó Khẩn Cấp của Hoa Kỳ (FEMA - Federal Emergency Management Agency) tính toán và vừa công bố rằng một Trận Động Đất Khủng Khiếp (Mega-Quake) có nguy cơ sắp xảy ra và tạo thành cơn sóng thần Tsunami lớn có thể làm sụp đổ một vùng rộng lớn dọc theo bờ biển tây bắc Thái Bình Dương chạy dài từ Vancouver của Canada, qua Tiểu bang Washington State dọc theo bờ biển xuống đến San Francisco và phụ cận (http://www.businessinsider.com/fema-plans-for-a-devastating-seattle-area-earthquake-2015-7 ). Nếu như vụ động đất nầy thật sự xảy ra ngoài khơi gần bờ biển tây bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ thì theo dự kiến của FEMA thì sẽ giết chết ít nhất 13,000 người, làm bị thương lối trên 70,000 người; trên 1 triệu người khác phải di dời vì không còn nhà cửa và 2.5 triệu người cần cứu trợ. Các khoa học gia Hoa Kỳ nghiên cứu thấy rằng loại động đất Mega-Quake nầy có sức chấn động trên 9.2 độ Richter, thường xảy ra dưới đáy biển Thái Bình Dương đều đặn cách khoảng lối 243 năm một lần. Lần gần nhất xảy ra 300 năm trước vào ngày 26-01-1700 khi trận động đất Cascadia từ 8.7 đến 9.2 độ Richter đã tạo ra cơn sóng thần cao 600 foot (tương đương 18.28m) đá tấn công tàn phá khủng khiếp vào Nhật Bản (https://en.wikipedia.org/wiki/1700_Cascadia_earthquake) Ông Michio Kaku là nhà vật lý và là giáo sư tại Đại học Thành phố New York nói hôm 15-7-2015 rằng “những tin tức báo chí liên quan hoàn toàn không phóng đại sự nguy hiểm”. Ông nhấn mạnh rằng “Vụ động đất ở đường rạn nứt Cascadia chắc chắn sắp xảy ra với một mức độ năng lượng truyền động gấp tới 30 lần năng lượng tối đa của đường rạn nứt Andreas”. Ông Michio Kaku nói Hollywood đã "tẩy não" dân chúng nghĩ rằng California là nơi mà các trận động đất lớn tiếp theo sẽ xảy ra. Ông nói thêm rằng trước khi các siêu động đất thực sự bùng nổ, thường có một làn sóng nén được các loài động vật biết trước. Ông nói "Động vật bắt đầu hành động rất kỳ lạ. Chúng tôi đã nhìn thấy điều đó xảy ra trước khi trận động đất bùng nổ… Và sau đó, một phút, hai phút tiếp theo là vụ động đất xảy ra!" Giáo sư địa chất Michio Kaku cho rằng “Trận động đất lớn, với cơn địa chấn lên đến 9.2 độ, sẽ kéo dài khoảng 4 phút, rồi sóng thần với một bức tường nước sẽ tiếp theo sau khoảng 15 phút”. Giáo sư Michio Kaku cho biết ông lo ngại rằng nhiều người trong số ít nhất 70,000 cư dân trong khu vực "sẽ bị ngập lụt" hiện có rất ít kiến thức về nguy cơ này sắp xảy ra. Gs vật lý Michio Kaku, nhà địa chất và địa chấn học “Có thể thấy rõ trên màn hình Radar”, ông Kaku nói. Shepard Smith, người phụ trách Truyền Hình The New Yorker hỏi Giáo sư Michio Kaku rằng nếu ông có con cái ông có muốn ở trong khu vực bờ tây bắc Thái Bình Dương không? Ông Kaku trả lời “Để tôi phải suy nghĩ tới 2 lần”, nhưng điều quan trọng, theo ông Kaku là giáo dục cho con cái biết chuẩn bị sẵn sàng cấp cứu và biết phải làm gì trong trường hợp có động đất xảy ra. Webside của mạng “Before It’s News” ghi rằng: Khi trận động đất khủng khiếp nầy xảy ra, nó sẽ tạo ra sóng thần rất lớn có khả năng bao phủ nước biển dâng ngập và cuốn sạch từ Vancouver Canada đến tận Sacramento bao gồm những thành phố đông người như Seattles và Portland! Xem tin nầy trên Truyền hình FoxNews tại Link sáng 15-7-2015: http://video.foxnews.com/v/4356513070001/report-mega-quake-could-kill-13000-in-pacific-northwest/?#sp=show-clips Đường rạn nứt San Andreas nổi tiếng của phía bắc California ít được biết đến, nhưng thật sự là cả một đường nứt nguy hiểm chết người. Đường rạn nứt Cascadia hút chìm chạy dài khoảng 700 dặm từ bắc California tới tận Vancouver Canada. Báo cáo trên The New Yorker của Kathryn Schulz đã nói những trận động đất lớn Mega-Quake cách nhau 243 năm dưới vùng tây bắc Thái Bình Dương; như vậy nếu trận động đất lớn nhất vào năm 1700 thì tính đến nay 2015, cho thấy đã quá 72 năm rồi mà chưa xảy ra trận động đất Mega-Quake trong khu vực tây bắc Thái Bình Dương; nhưng nay Giáo sư Kaku nói chắc chắn lần nầy sẽ xảy ra với mức địa chấn từ 8.00 đến 9.2 độ Richter. Trận động đất năm 2011 mạnh 9.0 độ Richter đã giết 15.000 người Nhật Bản. Schulz nói rằng “Chúng ta sẽ trải qua một kinh nghiệm sắp tới đây là thiên tai tồi tệ nhất trong lịch sử phía Bắc Mỹ” Cơ quan khẩn cấp FEMA của Hoa Kỳ đã sẵn sàng kế hoạch đối phó khi động đất ghê gớm nầy xảy ra. Những phần hành chuẩn bị của FEMA thật đáng sợ. Schulz tường thuật rằng: “FEMA chuẩn bị kế hoạch và dự đoán rằng ít nhất 13.000 người chết ngay một lúc trong khi động đất Cascadia và sóng thần. Ngoài ra lối 27.000 người sẽ bị thương; và các cơ quan cấp cứu cần phải cung cấp nơi tạm trú cho khoảng 1 triệu người di dời vì không còn nhà cửa; và cung cấp thực phẩm, nước uống cho khoảng 2 triệu rưởi người cần cứu trợ.” FEMA đã đưa ra kế hoạch cấp cứu nầy khi dự kiến trận động đất 9.41 độ xảy ra vào ngày 06-2-2015. FEMA không tiết lộ là họ đã dự đoán như thế nào, nhưng dự trù nầy đã có kế hoạch sẵn và chỉ cần là áp dụng ngay. FEMA lo ngại rằng nếu trận động đất và sóng thần xảy ra vào mùa nắng nóng thì nhiều người đi tắm biển hơn, du lịch nhiều hay ra đường đông đức hơn thì chắc số nạn nhân chết và bị thương còn cao hơn nhiều. FEMA đặt nặng lo ngại cho nhiều vùng dân cư đông đức vì nếu trận động đất xảy ra sẽ cháy dài từ Vancouver của Canada băng qua đến thủ phủ Sacramento của bắc California và tất cả diện tích nầy sẽ hoàn toàn ngập nước biển phủ lên khắp mặt đất và như vậy những thành phố đông dân cư như Portland và Seattles sẽ hoàn toàn bị xóa sổ! Áp suất thủy lưu và các chuyển động hiện nay dưới lòng đất cho thấy chắc chắn có động đất lớn 9.2 độ Báo cáo của Schulz cho rằng nếu động đất khủng khiếp lần nầy xảy ra thì tác hại sẽ rất nghiêm trọng vì vùng tây bắc Thái Bình Dương chưa sẵn sàng đối phó. Các công trình xây dựng đều không đúng cách để chống lại động đất, nhà cửa, cao ốc phần nhiều có cấu kiện vật liệu nặng, beton cốt sắt; không có các hệ thống cảnh báo khẩn cấp có hiệu quả để giúp người ta thoát ra khỏi các cao ốc, nhà xưởng. Ông Kenneth Murphy người điều hành khu vực X của FEMA chịu trách nhiệm về Oregon, Washington, Idaho, và Alaska nói rằng “Ngay khi cơn động đất ngưng và sóng thần phủ lên rồi rút đi, toàn bộ khu vực sẽ không còn nhận ra nữa!” Ông cho biết “Già định của chúng tôi là vùng sẽ xảy ra nằm về phía tây của Xa lộ Liên Bang số 5 là điềm nóng” (http://www.businessinsider.com/fema-plans-for-a-devastating-seattle-area-earthquake-2015-7#ixzz3g7Bxfd3d). Tuy nhiên có dự liệu số người tử vong có thể gấp 3 lần dự trù tức lối 40,000 người chết ngay lúc động đất và sóng thần; con số người bị thương trên đất liền từ Vancouver Canada qua đến Sacramento, San Francisco sẽ lên đến 100,000 người; số người cần di dời, cứu trợ có thể từ 7 triệu đến 10 triệu người. Hiện nay những chấn động ngầm trong lòng trái đất dưới đáy Thái Bình Dương dọc bờ tây bắc Hoa Kỳ đang làm cho luồng nước ngầm chảy mạnh và ép sâu vào các khe nứt của vết rạn Cascadia và vết rạn San Andreas tây bắc Thái Bình Dương. Đúng như Giáo sư Michio Kaku nói hiện nay dòng nước ngầm nầy đã tạo ra năng lượng của khe rạn Cascadia gấp 30 lần và sẽ tạo ra vụ nổ khủng khiếp ước lượng 9.2 độ Richter và tạo sóng thần Tsunami có thể cao hơn 40m. Cơ quan FEMA lo ngại những thành phố đông dân như Seattles và Portland sẽ không còn..! Các khuyến cáo cho những gia đình sống từ Tiều bang Washington State chạy xuống đến San Francisco, San Jose, Fremont, Oakland và vùng Bắc Mỹ, biên giới Canada qua đến thành phố Vancouver của Canada hãy chuẩn bị cho gia đình những thứ cần thiết như: Gạo, thực phẩm khô, nước uống, mì gói, bánh mì khô, đường, muối.. Lò nấu bằng dầu vì lúc đó sẽ không còn lò gas hay lò điện; các loại băng, bông gòn, thuốc cứu thương, các loại thuốc cấp cứu thông thường như cảm sốt, đau bụng, thuốc trụ sinh chống nhiễm trùng. Trong gia đình nên có một Radio AM-FM chạy bằng Pin để nghe các thông báo hướng dẫn vì sẽ không còn truyền hình hay Internet.. Chuẩn bị đèn Pin chiếu sáng, hộp quẹt, một số đèn cầy (nến) để thắp sáng về đêm khi cần thiết; áo quần đủ ấm và đồ đắp như loại Sleeping bag (túi nằm ngủ), áo mưa. Xe hơi phải luôn đổ xăng đầy bình và có gì sẽ đưa cả nhà lên xe di tản về hướng núi cao, tránh xa lộ vì sẽ bị kẹt xe vô cùng. Trong xe luôn bỏ sẵn thực phẩm khô, nước uống, túi đắp, áo mưa, áo quần cần thiết. Tình hình nầy nên tránh đi qua Xa Lộ 5 vì FEMA tin rằng động đất sẽ xảy ra phía tây Xa Lộ 5. Điều cần dặn mọi người thân trong gia đình là nếu sau khi bị động đất và sóng thần xong, ai trong gia đình sống sót thì phải tìm chỗ tập trung ở đâu.. Đặt ra ít nhất từ 3 đến 5 điểm sẽ gặp nhau. Ví du điểm 1 ở ngôi thánh đường.. Nhưng nếu thánh đường bị sụp trôi ra biển thì đến điểm 2, và các điểm khác để gia đình còn có thể đoàn tụ những người sống sót. Nếu đến điểm 3 còn nguyên vẹn thì ai đến trước phải ngồi chờ ở đó chứ đừng đi đâu nữa sẽ bị lạc nhau! Điện thoại Cell Phone (Di động có thể sẽ không còn phủ sóng, nhưng nếu mang theo được cũng tốt). Bản tin nầy là rất quan trọng, dịch và tổng hợp theo tin được các cơ quan báo chí, Truyền hình và FEMA của Hoa Kỳ thông báo theo các Links đính kèm. Nếu ai đọc được tin nầy, hãy chuyển cho bà con, thân nhân, bạn bè biết để bình tĩnh đối phó. Tuy nhiên cũng có khi sự kiện sẽ không xảy ra vì Thượng Đế có quyền năng của Ngài. Xin cầu nguyện cho mọi người, mọi gia đình được bình yên và thoát cơn động đất Mega-Quake 9.2 độ Richter và sóng thần Tsunami ghê gớm nầy có thể sắp xảy ra. HẠNH DƯƠNG, dịch và tổng hợp. www.vietpressusa.com Tin từ các nguồn: http://insider.foxnews.com/2015/07/15/massive-mega-earthquake-will-destroy-pacific-northwest-scientists-predict http://www.weather.com/science/nature/news/earthquake-pacific-northwest-big-one-cascadia http://www.businessinsider.com/fema-plans-for-a-devastating-seattle-area-earthquake-2015-7 http://shoebat.com/2015/07/15/jesuss-prophecy-of-massive-earthquakes-is-now-confirmed-as-fox-news-reports-of-a-mega-quake-to-soon-destroy-u-s-pacific-northwest-triggering-christs-soon-coming/ http://beforeitsnews.com/prophecy/2015/07/massive-earthquakes-and-tsunamis-now-confirmed-as-mainstream-news-reports-of-mega-quake-to-soon-destroy-u-s-pacific-northwest-video-2471020.html Thưa quý vị và anh chị em. Thông tin trên do HungNguyen đưa lên diễn đàn trong "Thông tin cập nhật". Giả sử trận động đất này có xảy ra thì cũng không ngoài tời tiên tri của lão Gàn: "Động đất là thiên tai ấn tượng của năm nay". Các thông số của các ngành khoa học liên quan theo mô tả của bài báo trên - đã xác định rằng: sẽ xảy ra động đất hủy diệt miền Tây nước Mỹ. Đồng thời, rất nhiều nhà tiên tri trên thế giới, đều cho rằng: Tổng Thống Obama là Tổng thống cuối cùng của nước Mỹ, Và nước Mỹ sẽ bị hủy diệt trong năm nay....vv. Tuy nhiên, cũng liên quan đến lời tiên tri 2015, lão Gàn cũng đã xác định rằng: "Nước Mỹ tuy là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới, nhưng đó chưa phải là quyết định cuối cùng của Thượng Đế. Và để chứng tỏ điều này, năm nay sẽ có một trận động đất không mang tính hủy diệt ở Tây Nam Hoa Kỳ". Và trong bài viết trên, cũng có một hy vọng cuối cùng sau đây, khi tất cả các thông số của tri thức khoa học đều chỉ đến một trận động đất hủy diệt - Đó là: Tuy nhiên cũng có khi sự kiện sẽ không xảy ra vì Thượng Đế có quyền năng của Ngài. Xin cầu nguyện cho mọi người, mọi gia đình được bình yên và thoát cơn động đất Mega-Quake 9.2 độ Richter và sóng thần Tsunami ghê gớm nầy có thể sắp xảy ra. Với những người không tin vào Thượng Đế - cũng không có vấn đề gì - thì lão Gàn mô tả như sau: Như tôi thường nói trên diễn đàn rằng: tri thức của nền văn minh hiện đại chưa biết hết được những quy luật và bản chất tương tác của vũ trụ. Nên khả năng tiên tri của những tri thức khoa học hiện đại rất thấp và cục bộ. Bởi vậy, tất cả những thông số mà tri thức khoa học mô tả về khả năng động đất lớn sẽ xảy ra tại Hoa Kỳ, lại không phản ánh thực chất điều này. Cho nên trận động đất lớn này lại không xảy ra ở đây. Tuy nhiên, nó vẫn xảy ra ở nơi khác, nhưng không mạnh như bài báo mô tả. Đây là kết luận của tôi cho thông tin trên. Và nước Mỹ nên cảm ơn Thượng Đế, nếu chẳng may tôi đúng. Và nếu nước Mỹ có thiện chí thì nên trả tiền cho quẻ bói này. Gía hữu nghị là 1.000. 000 Dol. Hì. PS: Nếu lời tiên tri này của lão Gàn đúng và động đất lớn không xảy ra ở Hoa Kỳ thì một lần nữa cho thấy sức mạnh của Lý học Việt và sự vượt trội của nó so với tri thức khoa học hiện đại của nền văn minh này. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 7, 2015 Thủ tướng Nhật: Thực lực quân sự các nước ven Biển Đông quá yếu Hồng Thủy 15/07/15 06:33 Thảo luận (0) (GDVN) - Sức mạnh quân sự của mỗi quốc gia Đông Nam Á ven Biển Đông đều rất yếu. Vai trò của các lực lượng mỹ và liên minh Mỹ - Nhật là chìa khóa... Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Amaze. ============================== Bởi vậy, đây là lý do để lão Gàn nhiều lần phát biểu rằng: Nếu Hoa Kỳ tỏ ra thiếu cứng rắn với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương thì tất cả các nước Đông Nam Á sẽ phải theo luật chơi của Trung quốc hết. Hay nói cách khác: Chỉ cần Hoa Kỳ tỏ ra một chút nhượng bộ Trung Quốc thì không khác gì nhường ngôi bá chủ thế giới cho họ, ngay cả lúc Trung Quốc suy sụp về kinh tế. Tuy nhiên, hôm nay - vào thời điểm này - lão Gàn muốn nói rõ thêm rằng: Nước Mỹ cần xác định công khai rằng họ sẵn sàng hợp tác với các nước thành viên Liên Hiệp Quốc ở Tây Thái Bình Dương, dùng mọi biện pháp, kể cả sức mạnh quân sự để bảo đảm những công ước và luật pháp quốc tế được thực thi, nếu có một nước, hoặc một tổ chức nào đó nào đó (Cướp biển chẳng hạn), xâm phạm các công ước và luật pháp quốc tế này. Mỹ sẵn sàng ứng phó với tình huống bất ngờ ở biển Đông 17/07/2015 16:36 (NLĐO) – Chỉ huy mới của Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Mỹ, tướng Scott Swift, ngày 17-7 khẳng định các lực lượng của Washington được trang bị tốt và sẵn sàng ứng phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào ở biển Đông. Tướng Scott Swift cho biết Hải quân Mỹ có thể sẽ triển khai thêm 4 tàu tác chiến ven bờ ở biển Đông. Ngoài ra, tân chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương hé lộ ông “rất quan tâm” đến việc liên kết các bài tập chiến đấu thường niên giữa Hải quân Mỹ với các quốc gia đồng minh riêng rẽ thành cuộc tập trận đa quốc gia, nhiều khả năng bao gồm Nhật Bản. Khi được hỏi quân đội Mỹ chuẩn bị lực lượng ở biển Đông như thế nào, tướng Swift nhấn mạnh với một nhóm nhà báo ở Manila - Philippines rằng ông “rất hài lòng với các nguồn lực” của Hạm đội Thái Bình Dương, đồng thời trấn an: “Chúng tôi sẵn sàng và chuẩn bị để đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào theo lệnh của tổng thống”. Chỉ huy mới của Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift trả lời báo chí Philippines ngày 17-7. Ảnh: AP Tân chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương khẳng định Washington không đứng về bên nào nhưng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nhằm bảo đảm tự do hàng hải trong các vùng biển tranh chấp cũng như những nơi khác. Để minh chứng cho cam kết luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng minh khi khó khăn, tướng Swift nhắc lại việc quân đội Mỹ giúp Philippines sau sự tàn phá của cơn bão Haiyan vào năm 2013. Hiện chưa rõ Trung Quốc định làm gì với những hòn đảo nhân tạo ở biển Đông nhưng theo tướng Swift, điều đó sẽ không cản trở hoạt động quân sự của Mỹ tại vùng biển này. Theo kết quả của một cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố ngày 14-7, Việt Nam và Philippines là những quốc gia có số người quan tâm nhiều nhất đến các tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông. Cụ thể, ở Việt Nam có 60% số người được hỏi đáp rằng “rất quan tâm” đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, trong khi con số này tại Philippines là 56%. Đối với Nhật Bản, quốc gia bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Hoa Đông, 52% người tham gia tỏ ra “rất quan tâm” đến vấn đề chấp lãnh thổ với Bắc Kinh. Tỉ lệ này ở Mỹ là 30% và ở Úc là 17%. Trước đó, cuộc thăm dò do Viện Dư luận xã hội (Philippines) công bố ngày 8-7 cho thấy niềm tin của người Philippines vào Trung Quốc xuống mức thấp chưa từng thấy. H.Bình (Theo AP, Rappler) 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2015 Viễn cảnh cuộc đụng độ "ác mộng" không kém Mỹ-TQ trên Biển Đông Đức Huy | 17/07/2015 14:36 Tàu sân bay Ấn Độ INS Vikrant Với các nước châu Á - TBD, giao tranh Mỹ-Trung trên Biển Đông thật sự là một viễn cảnh ác mộng; nhưng một cuộc đụng độ khác cũng sẽ gây ra hậu quả nặng nề không kém cho khu vực. Diễn biến mới nhất ở Biển Đông Trong một bài phân tích đăng trên tạp chí National Interest, chuyên gia Darshana Baruah thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược ORF (Ấn Độ) nhận định, diễn biến trên Biển Đông hiện nay có mối liên hệ mật thiết với lợi ích quốc gia cũng như vai trò của Ấn Độ trong khu vực. Từ trước đến nay, New Delhi vẫn áp dụng chính sách giữ khoảng cách và tránh trình bày quan điểm trực tiếp về các vấn để thế giới nổi cộm như Biển Đông, mà thay vào đó nhấn mạnh sự cần thiết của việc đảm bảo quyền tự do đi lại. Tuy nhiên, theo bà Baruah, có dấu hiệu cho thấy Ấn Độ đang "mạnh dạn" hơn. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, New Delhi đã biến chính sách đối ngoại "Nhìn sang phía Đông" trở thành "Hành động ở phía Đông". Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Modi. Ảnh: AP Ấn Độ - một thế lực "đảm bảo an ninh đáng tin cậy" Cụ thể, ông Modi đã có những phát biểu thẳng thắn về sự cần thiết của việc giải quyết tranh chấp Biển Đông, kí kết hiệp ước tầm nhìn chiến lược chung với Mỹ tại châu Á - TBD, cũng như đàm phán với các đối tác trong khu vực để cải thiện hợp tác quân sự, đặc biệt là trên biển. Theo bà Baruah, chính phủ Modi đã nhìn ra tầm quan trọng của Biển Đông trong mối quan hệ chiến lược của Ấn Độ với các nước phía Đông. Và để đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với các quốc gia này, Ấn Độ phải cho thấy hình ảnh một thế lực có khả năng đảm bảo an ninh khu vực. Trước mắt, Ấn Độ đã phần nào thể hiện được vai trò này với việc công khai bày tỏ quan ngại trước tình hình Biển Đông thay vì những phát biểu vòng vo, bóng gió. Bà Baruah nhận định, tâm thế mới của Ấn Độ trong vấn đề an ninh hàng hải châu Á-TBD có thể coi là biểu hiện của việc nước này đã sẵn sàng linh động trong chính sách trung lập hoàn toàn của mình khi cần. Với sự nổi lên đi kèm mưu đồ bành trướng sang Ấn Độ Dương của Trung Quốc, Ấn Độ giờ đây đã nhận ra họ cần liên minh với các đối tác chiến lược trong khu vực trước những diễn biến phức tạp trong mô hình an ninh Thái Bình - Ấn Độ Dương. Ngoài ra, ngay tại "sân nhà" của mình, Ấn Độ cũng gặp phải không ít rắc rối dọc biên giới với Trung Quốc. New Delhi cũng tỏ rõ sự lo ngại khi Trung Quốc bắt đầu "nhúng tay" vào Ấn Độ Dương. Theo bà Baruah, sự ngang ngược của Bắc Kinh thể hiện ở chỗ dù một mặt cảnh cáo Ấn Độ ngừng hợp tác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông, nhưng mặt khác Trung Quốc vẫn bảo vệ hành lang kinh tế của mình với Pakistan. Một diễn biến có thể ảnh hưởng tới an ninh hàng hải Ấn Độ Dương trong tương lai là việc tàu ngầm Trung Quốc đã cập cảng Pakistan năm nay cũng như Sri Lanka năm ngoái, như một lời cảnh cáo của Bắc Kinh rằng Ấn Độ không nên coi Ấn Độ Dương như "sân sau" của mình. Tàu ngầm Trung Quốc đã cập cảng Pakistan vào năm nay và Sri Lanka trong năm ngoái. Ảnh: Reuters Có thể khẳng định, sự hiện diện của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương giờ không còn là một "khả năng" nữa, mà đã là thực tế. Với Ấn Độ, thách thức trước mắt là điều tiết diễn biến "lành ít dữ nhiều" này đồng thời đảm bảo lợi ích chiến lược của mình trong khu vực. Ấn Độ Dương đã, đang, và sẽ luôn là ưu tiên chiến lược hàng đầu của New Delhi, và sự hiện diện ngày một rõ rệt của Trung Quốc rõ ràng sẽ là thách thức đối với trật tự an ninh hiện nay tại khu vực này. Xung đột với Trung Quốc Ấn Độ và Trung Quốc từ trước đến nay luôn "hục hặc" xung quanh các tranh chấp lãnh thổ, nhưng nay những xung đột này đã lan sang cả lãnh hải. An ninh hàng hải Ấn Độ Dương sẽ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng nếu hai "gã khồng lồ" châu Á này không thể kiểm soát xung đột. Thông điệp của Trung Quốc đã quá rõ ràng: Bắc Kinh muốn trở thành một siêu cường, và sẽ tăng cường hiện diện trên các vùng biển ở châu Á và xa hơn nữa để đạt được tham vọng đó. Nếu Thái Bình Dương đã không yên, thì Ấn Độ Dương bất ổn chỉ còn là vấn đề thời gian. Theo bà Baruah, Ấn Độ đã tính toán sai lầm khi không cử Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Manohar Parrikar, tới tham gia Đối thoại Shangri-La 2015, qua đó mất đi cơ hội đóng góp tiếng nói vào các vấn đề an ninh khu vực. Sự có mặt của Parrikar cũng như những tương tác của ông với đại diện các nước tham gia Shangri-La đáng lẽ ra đã có thể giúp New Delhi khẳng định thông điệp rằng Ấn Độ sẵn sàng đảm đương trách nhiệm và đóng góp phần mình vào tiến trình gìn giữ an ninh khu vực. Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Carnegie Douglas Paal Hợp tác chế ngự Trung Quốc trên Biển Đông là mục tiêu lâu dài trong việc đẩy mạnh quan hệ với Ấn Độ của Mỹ. Đó đơn giản là kêu gọi bạn bè và đồng minh tham gia bảo vệ trật tự thế giới. Những gì đã được thiết lập tại Tây Thái Bình Dương suốt hơn 70 năm qua cần được gìn giữ, và người Ấn Độ có thể đóng góp một phần trong tiến trình đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, ngoài thiếu sót nói trên, Ấn Độ vẫn đang đẩy mạnh quan hệ song phương với các quốc gia ASEAN. New Delhi đã nhận ra sự cần thiết của việc hợp tác đa phương trong việc ổn định an ninh khu vực. Ông Modi đã nhắc đến việc khôi phục lại cuộc tập trận Bộ Tứ (Quad) cùng Mỹ, Australia, và Nhật Bản. Nhật Bản lần đầu tiên sau 8 năm sẽ trở lại tham gia tập trận Malabar cùng Mỹ và Ấn Độ. Ấn Độ và Australia cũng sẽ tập trận trên biển lần đầu tiên vào tháng 10 tới. Ngoài ra, New Delhi đã tính đến việc tăng cường hợp tác quân sự trên biển với Indonesia. Ấn Độ cũng là chủ nhà của cuộc họp ba bên cấp Ngoại trưởng với Nhật Bản và Australia vào tháng 6 vừa qua. Theo bà Baruah, chia sẻ trách nhiệm là phương án tiếp cận tốt nhất trong bối cảnh hiện nay, và Ấn Độ đang cho thấy họ sẽ đóng vai trò lớn hơn trong đảm bảo an ninh khu vực. Có nhiều lý do để New Delhi tiếp tục nâng cao vai trò của mình — việc quá cẩn trọng với Trung Quốc như những gì họ đã thể hiện sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh một "quốc gia đảm bảo an ninh đáng tin cậy" mà Ấn Độ mong muốn. Tóm lại, để làm được điều này, bà Baruah nhấn mạnh New Delhi cần phải có những bước đi thường xuyên và công khai hơn, dù là lời nói mang ý nghĩa biểu tượng hay những hành động thực chất. Ấn Độ hoàn toàn có thể làm được điều đó mà vẫn tránh được "thất sách"— một cuộc đối đầu trực diện với Trung Quốc, viễn cảnh không hề có lợi cho cả hai bên tham gia và cũng là "ác mộng" đối với toàn thể khu vực châu Á-TBD. Kim Jong Un công khai thách thức Bắc Kinh, lộ rõ mâu thuẫn theo Đại Lộ ===================== Cô gái Ấn Độ đã bước vào sòng bài để tham gia "Canh bạc cuối cùng". Lão Gàn khuyên cô gái Ấn Độ hãy ngồi xuống chiếu bạc đi, còn e thẹn gì nữa. Tiền bạc rủng rỉnh, phải chịu chơi một tý chứ! Cho dù cô gái Ấn Độ không "canh ty" với ai, một mình một tụ thì cũng cần thể hiện sự có mặt của mình trong canh bạc quốc tế này chứ nhỉ! Hì! Thượng Đế chưa quyết đinh em nào mần cái bá chửi thế giới này. Chỉ một trận động đất; hoặc một quả thiên thạch đủ nặng là sang phim - The en. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2015 Đằng sau thỏa thuận hạt nhân Iran: Mục tiêu là Trung Quốc? Thứ Bẩy, 18/07/2015 - 20:04 Sau tiến trình đàm phán marathon kéo dài 20 tháng, thỏa thuận vấn đề hạt nhân Iran đã đạt được ngày 14-7-2015. Thỏa thuận này thật ra không chỉ nằm trong khuôn khổ vấn đề vũ khí hạt nhân Iran và ý nghĩa của sự kiện cũng không chỉ liên quan vấn đề an ninh Trung Đông. Ẩn sau nó là mục tiêu Trung Quốc. >> Thỏa thuận hạt nhân Iran: Cơ hội tái định hình Trung Đông >> Iran và Nhóm P5+1 đạt thỏa thuận hạt nhân lịch sử Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama nói: “Hôm nay, sau 2 năm đàm phán, Mỹ cùng cộng đồng quốc tế đã đạt được điều mà hàng thập niên oán thù đã không thể giải quyết: một thỏa thuận lâu dài toàn diện với Iran nhằm ngăn chặn họ sở hữu vũ khí hạt nhân” Tại sao là Trung Quốc? Như Orde F. Kittrie viết trên Foreign Affairs (13-7-2015), thỏa thuận hạt nhân Iran còn nhắm vào việc kiểm soát nguồn cung cấp bất hợp pháp từ Trung Quốc. Trong nhiều năm, hai người Trung Quốc - Trịnh Ty Hải (Sihai Cheng) và Lý Phương Vỹ (Li Fangwei, còn được gọi là Karl Lee) - đã nằm trong danh sách theo dõi gắt gao của Mỹ với những thương vụ cung cấp thiết bị hạt nhân cho Iran. Chỉ trong vài năm, Trịnh đã chuyển hơn 1.000 đầu dò áp suất từ Trung Quốc sang Iran sau khi lô hàng được sản xuất tại Mỹ bởi Công ty MKS nằm ở Massachusetts. Trong một số bức ảnh công khai, người ta thấy (nguyên) Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad có mặt tại Nhà máy Hạt nhân Natanz với đầu dò MKS. Trịnh đã bị bắt và hiện giam tại Mỹ, không là người duy nhất. Karl Lee mới là nhân vật nguy hiểm. Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Chủ tịch TQTập Cận Bình trong cuộc gặp ngày 21-5-2014 Theo hồ sơ đệ trình từ Văn phòng luật Manhattan năm 2009 và hồ sơ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ năm 2014, Karl Lee, trong 10 năm qua, đã cung cấp cho Iran hàng chục ngàn kilô vật liệu đặc biệt dùng sản xuất các thiết bị ly tâm và tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Chưa có bằng chứng cho thấy Chính phủ Bắc Kinh đứng sau Karl Lee hoặc Trịnh Ty Hải nhưng Bắc Kinh chưa bao giờ nhiệt tình trong việc truy lùng hai đối tượng này. Cần nhắc lại, Bắc Kinh từng cam kết với Tổng thống Bill Clinton năm 1997 về việc không xuất khẩu những mặt hàng liên quan công nghệ hạt nhân cho Iran; đổi lại, Mỹ đồng ý thực hiện thỏa thuận lần đầu tiên giữa hai nước về hợp tác hạt nhân dân sự. Cam kết này hết hạn vào cuối năm 2015. Tại phiên điều trần Thượng viện ngày 12-5-2015, Thượng nghị sĩ Edward Markey đã nhắc lại Karl Lee và cho rằng: “Thật phi lý khi kết luận Chính phủ Trung Quốc không có khả năng phá vỡ đường dây bất hợp pháp cung cấp thiết bị công nghệ hạt nhân cho Iran… Có lẽ Trung Quốc đã cho doanh nghiệp tư nhân “thầu lại”…, để họ không có dấu tay…”. Và do Bắc Kinh không “dính dấu tay” nên họ vẫn có thể nhập khẩu các sản phẩm liên quan công nghệ hạt nhân mà Mỹ và các nước đồng minh chỉ bán cho những nước tuân thủ qui định không phổ biến hạt nhân. Cựu Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad tại Nhà máy Hạt nhân Natanz với đầu dò MKS Cùng lúc, Trung Quốc duy trì được quan hệ kinh tế tại thị trường một nước mà hầu hết quốc gia phương Tây không thể đụng vào. Từ năm 2010, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào khu vực công nghiệp năng lượng Iran. Trung Quốc cũng là khách hàng dầu hỏa lớn nhất của Iran. Năm 2007, một chi nhánh của Tập đoàn Norinco (nhà sản xuất công nghiệp quốc phòng nhà nước Trung Quốc) đã ký một hợp đồng trị giá gần 590 triệu USD về dự án tàu điện ngầm cho hệ thống metro Teheran. Chưa hết, Michael Singh, cựu Giám đốc cấp cao đặc trách Trung Đông của Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ cho rằng, Trung Quốc muốn sử dụng Iran như một đối trọng với Mỹ. “Thay vì dùng ảnh hưởng của mình để kêu gọi Iran tuân thủ các quy định về phi vũ khí hạt nhân của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh có vẻ châm lửa cho thái độ khiêu khích nhất nhằm vào Mỹ và các nước đồng minh, một thái độ có thể làm bất ổn Trung Đông” - Michael Singh nhận định. Karl Lee là ai? Viết trên Forbes (10-7-2015), nhà báo kỳ cựu Claudia Rosett đã cho thấy Karl Lee là ai. Trong hơn một thập niên, giới chức trách Mỹ đã cố phá đường dây buôn lậu thiết bị hạt nhân của Karl Lee, bắt đầu từ nhà máy sản xuất luyện kim LIMMT Economic and Trade Co của đương sự. Từ tháng 4-2014, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã treo giá 5 triệu USD cho ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt được Karl Lee. Ảnh truy nã của FBI miêu tả Karl Lee có mái tóc đen, cao khoảng 1,7m, với một nốt ruồi ở môi trên. Đương sự là công dân Trung Quốc sử dụng thành thục Quan thoại lẫn tiếng Anh. Hồ sơ tòa Mỹ cho biết, một địa chỉ của Công ty LIMMT nằm tại thành phố cảng Đại Liên. LIMMT đã nằm trong danh sách các công ty bị Bộ Ngoại giao Mỹ cấm vận vào năm 2004. Giấy truy nã Karl Lee (tức Li Fangwei, Lý Phương Vỹ) Năm 2006, Bộ Tài chính Mỹ đưa LIMMT vào danh sách đen, cấm tuyệt đối bất kỳ giao dịch nào thông qua hệ thống tài chính Mỹ. Tháng 4-2009, Tòa Manhattan xử vắng mặt Karl Lee với 118 tội danh “liên quan việc lợi dụng sai trái các ngân hàng Manhattan và cung cấp kỹ thuật hạt nhân lẫn tên lửa cho Chính phủ Iran”. Cáo trạng miêu tả một loạt công ty bình phong của LIMMT, trong đó có Blue Sky Industry Corporation và Wealthy Ocean Enterprises, với những giao dịch tại nhiều nước từ Nam Phi, Brazil, Chile, Ba Lan đến Thụy Điển. Ngày 29-4-2014, Bộ Tài chính Hoa Kỳ nêu rõ: Có 8 công ty tại Trung Quốc hoạt động cho Karl Lee. Giới chức trách Mỹ đã tịch thu 6,895 triệu USD nguồn quỹ nằm tại các ngân hàng Mỹ có giao dịch với ngân hàng Trung Quốc được Karl Lee sử dụng cho đường dây của mình. Tháng 3-2013, Reuters cho biết họ liên lạc được với Karl Lee và đương sự nói mình không làm gì sai. Loạt điện tín của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ năm 2006 đến 2009 được tiết lộ trong hồ sơ Wikileaks cho thấy, Washington từng đề cập vấn đề Karl Lee nhiều lần với Bắc Kinh. Cụ thể, tháng 6-2006, một viên chức ngoại giao Mỹ đã thông báo với một viên chức ngoại giao Trung Quốc về việc Mỹ quyết định đưa 4 công ty Trung Quốc, trong đó có LIMMT, vào danh sách công ty liên quan chương trình vũ khí hạt nhân Iran. “Phía Trung Quốc bị sốc” - bức điện viết. Viên chức Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngưng việc trên vì nó có thể “làm hỏng niềm tin và gây ảnh hưởng hợp tác Mỹ - Trung về vấn đề phi vũ khí hạt nhân cũng như kiểm soát xuất khẩu công nghệ hạt nhân”. Sau đó, giới ngoại giao Mỹ tại Bắc Kinh tiếp tục cung cấp cho Trung Quốc nhiều thông tin liên quan đường dây buôn lậu công nghệ hạt nhân, đặc biệt LIMMT. Tháng 2-2008, một viên chức ngoại giao Mỹ tại Bắc Kinh lại gặp một viên chức thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc để đưa ra bằng chứng về việc LIMMT tiếp tục chuyển hàng cho Iran. Tuy nhiên, viên chức Trung Quốc “nhấn mạnh rằng, việc điều tra những vấn đề nhạy cảm và phức tạp như thế cần phải có thời gian”. Wall Street Journal (27-7-2007) từng thuật lại rằng, các công ty mà Chính phủ George W. Bush đưa vào danh sách những nhà cung cấp công nghệ hạt nhân cho Iran gồm Beijing Alite Technologies Co., China Great Wall Industry Corp. và China National Precision Machinery Import/Export Corp. Một viên chức Beijing Alite nói rằng sản phẩm của họ “không liên quan gì đến vũ khí quân sự” và họ đã ngưng giao dịch với Iran từ năm 2003. Tương tự, phát ngôn viên China Great Wall cũng nói công ty họ “chưa bao giờ có bất kỳ quan hệ thương mại gì với Iran”. Dưới sức ép liên tục của Mỹ, tháng 6-2008, một viên chức Trung Quốc tường trình trước một số viên chức Tòa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh về Karl Lee. Tương tự cách nói mà Bắc Kinh dùng vào tháng 6-2006, lần này, Bắc Kinh cũng khẳng định: LIMMT “không còn tồn tại”. Tuy nhiên, tháng 1-2009, trong tuần đầu tiên của tân nội các Obama, Bộ Ngoại giao Trung Quốc triệu hồi một viên chức Tòa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh, than phiền về sự cấm vận đơn phương “không thể chấp nhận được” của Mỹ nhằm vào LIMMT và một công ty khác và rằng, Trung Quốc “hy vọng Mỹ sẽ sửa lại ngay những sai lầm này”. Ba tháng sau, khi được nghe Mỹ báo về việc đưa Karl Lee và 6 công ty liên quan LIMMT vào danh sách cấm vận đồng thời yêu cầu Trung Quốc ngưng “các hoạt động liên quan phổ biến công nghệ hạt nhân”, một viên chức Trung Quốc trả lời: “Chuyện của Trung Quốc là chuyện… của Trung Quốc”! Có lẽ để tránh tiếng về mặt ngoại giao, Bắc Kinh đã đồng ý thông qua luật cấm vận dành cho Iran theo yêu cầu Hội đồng Bảo an, vào năm 2006, 2007, 2008 và 2010. Điều đó không có nghĩa Trung Quốc nhiệt tình hơn trong việc điều tra Karl Lee cũng như đường dây LIMMT của đương sự. Cần nhắc lại, tháng 3-2011, cảnh sát Malaysia từng tịch thu hai container tại cảng Klang từ một con tàu đến Iran từ Trung Quốc. Trong quá khứ, Trung Quốc từng sử dụng Pakistan để chuyển thiết bị công nghệ hạt nhân cho Iran… Cho đến nay, dù tham gia tiến trình đàm phán hạt nhân Iran, Bắc Kinh vẫn lấp liếm vấn đề Karl Lee, nhân vật bí mật hiện vẫn nằm ngoài vòng pháp luật. Dù thế nào, với thỏa thuận liên quan chương trình hạt nhân Iran vừa đạt được, Mỹ và cộng đồng quốc tế giờ đây có thể kiểm soát nguồn cung cấp công nghệ hạt nhân phi pháp lâu nay vẫn lén lút hoạt động. Theo Mạnh Kim PetroTime ================ Từ lâu lão gàn đã ủng hộ cuộc đàm phán hạt nhân với Iran, với câu slogan: "Giải quyết nhanh để còn làm việc khác!". Tất nhiên mục tiêu là "giải quyết vấn đề Châu Á Thái Bình Dương". Lão Gàn không xác định "mục tiêu là Trung Quốc", như tựa bài báo này. Bởi vì lão Gàn vốn khách quan, không đứng về bên nào trong các cuộc "chanh trấp" ở thế gian và luôn ủng hộ hòa bình thế giới! Cũng như Hoa Kỳ "không đứng về bên nào trong tranh chấp ở biển Đông", nhưng "bảo vệ tự do hàng hải". Lão còn oách hơn: Hoàn toàn khách quan và ủng hộ hòa bình thế giới. Hì! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2015 Ông Trương Cao Lệ thăm Việt Nam sẽ nói về trục Mỹ-Việt-Trung và giới hạn? Hồng Thủy17/07/15 07:30 Thảo luận (0) (GDVN) - “Rất có thể Trương Cao Lệ sẽ bày tỏ quan tâm đặc biệt hoặc thể hiện giới hạn lợi ích của phía Trung Quốc”, Khang Lâm bình luận. "Chơi với ai, hãy để người Việt Nam quyết định" Học giả Nga: Quan hệ với Mỹ trở thành một "mô hình" cho Việt Nam Truyện Kiều, quan hệ Việt - Mỹ và bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông Ông Trương Cao Lệ, ảnh: CNN. Hồng Thủy ===================== Hì! Cái này Phoengshui Lạc Việt gọi là "Tâm" của đối tượng khảo sát. Tức là nơi cân bằng mọi lực tương tác nói theo Phong Thủy Lạc Việt. Nói theo "pha học hiện đại" thì Việt Nam đang ở vị trí của "một con bướm vỗ cánh ở rừng Amazon, có thể gây ra bão ở Thái Bình Dương". Ka! Ka! Ka! Về chính chị, chính em, lão không wan tâm. Nhưng lão sẽ đánh giá hai siêu cường này qua việc nước nào ủng hộ chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, chính là một bí mật sâu thẳm của quá khứ, trong thời gian chiến tranh Lạnh của đầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Cho nên, nước nào giải tỏa được bí ẩn này, chính là quốc gia thành thật nhất trong quan hệ với Việt tộc. Lão phát biểu nhân danh cá nhân và nhân danh Việt sử trái gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương. Nếu các người không chấp nhận điều kiện này với cá nhân lão Gàn thì lão Gàn sẽ khoanh tay đứng nhìn. Viễn cảnh cuộc đụng độ "ác mộng" không kém Mỹ-TQ trên Biển Đông Đức Huy | 17/07/2015 14:36 Tàu sân bay Ấn Độ INS Vikrant Với các nước châu Á - TBD, giao tranh Mỹ-Trung trên Biển Đông thật sự là một viễn cảnh ác mộng; nhưng một cuộc đụng độ khác cũng sẽ gây ra hậu quả nặng nề không kém cho khu vực. theo Đại Lộ===================== Cô gái Ấn Độ đã bước vào sòng bài để tham gia "Canh bạc cuối cùng". Lão Gàn khuyên cô gái Ấn Độ hãy ngồi xuống chiếu bạc đi, còn e thẹn gì nữa. Tiền bạc rủng rỉnh, phải chịu chơi một tý chứ! Cho dù cô gái Ấn Độ không "canh ty" với ai, một mình một tụ thì cũng cần thể hiện sự có mặt của mình trong canh bạc quốc tế này chứ nhỉ! Hì! Thượng Đế chưa quyết đinh em nào mần cái bá chửi thế giới này. Chỉ một trận động đất; hoặc một quả thiên thạch đủ nặng là sang phim - The en. MINH TRIẾT CỦA SỰ CÂN BẰNG MỌI LỰC TƯƠNG TÁC 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 7, 2015 Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Chỉ đích danh "kẻ gây hấn" trên Biển Đông Thứ Hai, 20/07/2015 - 11:03 Vì chiếm đa số nên cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện hôm 16/7 đã có kết quả đúng như dự đoán. Theo đó, liên minh cầm quyền (đảng Dân chủ Tự do và đảng Công minh Mới) đã thông qua dự luật an ninh mới gây tranh cãi, bất chấp sự phản đối của phe đối lập (đảng Dân chủ Nhật Bản, đảng Cộng sản Nhật Bản và đảng Duy tân Nhật Bản). >> Nhật Bản: "Cơn địa chấn" quyết liệt trở lại về quân sự? >> Bước chuyển trong chính sách an ninh của xứ Phù tang Trước đó (15/7), Ủy ban đặc biệt phụ trách luật an ninh của Hạ viện đã thông qua dự luật an ninh mới với sự tham dự của Thủ tướng Shinzo Abe. Tokyo khẳng định, dự luật an ninh mới được Mỹ hoan nghênh, bởi đây là yếu tố then chốt để đối phó với những thách thức hiện nay. Nhưng theo kết quả điều tra mới nhất qua điện thoại của Hãng Kyodo: trong khi 58,7% phản đối dự luật mới, chỉ có 27,8% ủng hộ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe “Mười tiếng nói mạnh hơn một” Những người phản đối cho rằng, dự luật này (phải trình Thượng viện thảo luận thêm để thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 27/9) sẽ vi phạm hiến pháp hòa bình của Nhật Bản và có nguy cơ đẩy Tokyo vào các cuộc xung đột do Mỹ đứng đầu. Dự luật an ninh mới nếu được thông qua sẽ mở rộng quy mô chiến dịch của Lực lượng Phòng vệ ở nước ngoài; đồng thời cho phép Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể hoặc hỗ trợ Mỹ và các nước hữu hảo khác trước cuộc tấn công vũ trang ngay cả khi Tokyo không chịu bất kỳ cuộc tấn công nào. Ngày 14/7, Hãng Reuters cho biết, Nhật Bản đã nhất trí mua 5 máy bay vận tải V-22 Osprey của Mỹ trị giá 332,5 triệu USD. Đây là thỏa thuận đánh dấu lô xuất khẩu đầu tiên loại máy bay này của Mỹ. 5 máy bay kể trên sẽ được trang bị cho Lực lượng Phòng vệ Mặt đất nhằm củng cố năng lực phòng thủ các đảo xa trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán trên biển. Ngày 13/7, Hãng thông tấn Bernama của Malaysia dẫn lời Đặc phái viên Liên minh châu Âu (EU) tại Malaysia Luc Vandebon cho rằng, các nước thành viên ASEAN liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông nên cân nhắc giải quyết vấn đề với tư cách là một khối hơn là từng nước. Theo ông Luc Vandebon, dựa trên quan niệm “mười tiếng nói mạnh hơn một”, đồng thời tin rằng, các nước tranh chấp sẽ có lợi hơn nếu họ tiếp cận giải quyết vấn đề theo cách này. Theo thông cáo báo chí của Ban Thư ký ASEAN, tại Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 30 được tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia ngày 22/6, các quan chức cấp cao ASEAN và Nhật Bản đã tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Nhật Bản, đồng thời nhất trí tiếp tục tìm hiểu những cơ hội mới để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ và hợp tác này. Người Philippines biểu tình thổi còi bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Makati, Manila Trước đó (5/2), khi phát biểu tại buổi liên hoan mừng Xuân Trung Quốc - ASEAN năm 2015 ở Bắc Kinh, Đại sứ Singapore tại Trung Quốc, Chủ tịch luân phiên Hội đồng ASEAN tại Bắc Kinh cho rằng, sự phát triển của ASEAN và đề xuất “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” của Trung Quốc sẽ bổ trợ cho nhau, và mong 2 bên cùng nhau ứng phó với thách thức, hóa giải bất đồng, tận dụng đầy đủ cơ hội kinh doanh Trung Quốc - ASEAN. Đại sứ Singapore tại Trung Quốc nhấn mạnh, Trung Quốc và ASEAN hiện đang nỗ lực xây dựng “10 năm Vàng” thứ 2 của mối quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác giữa 2 bên liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế, nhất là khi ASEAN đang dốc sức để hoàn thành xây dựng Cộng đồng Kinh tế vào cuối năm 2015. “Một giọt nước và một xô nước” Ngày 13/7, mạng sina.com dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho thấy, Bắc Kinh đã chi 1,36 tỉ USD trong năm 2014 để nhập khẩu vũ khí từ nhiều quốc gia. Điều đáng nói là bất chấp lệnh cấm bán vũ khí cho Trung Quốc của Liên minh châu Âu, nhưng nhiều quốc gia phương Tây, trong đó có Anh, Thụy Điển và Đức vẫn thực hiện nhiều hợp đồng bán vũ khí cho Bắc Kinh. Nhiều người cảnh báo, Trung Quốc chỉ tạm điều chỉnh chiến lược, còn mục tiêu nhất quán của Bắc Kinh vẫn là “liếm trọn Biển Đông”. Theo nhận định của tờ The Diplomat, máy bay tuần tra săn ngầm Cao Tân 6 (GX-6) của Bắc Kinh đã chính thức biên chế cho Hạm đội Bắc Hải và động thái này nhằm giúp Hải quân Trung Quốc gia tăng ưu thế trên Biển Đông. Ngày 10/7, tờ Want China Times của Đài Loan đã trích lại một bài trên tạp chí mạng The National Interest do ông Gregory Poling, thành viên ban phụ trách bộ phận Đông Nam Á của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) khẳng định, Trung Quốc là kẻ gây bất ổn ở Biển Đông và Việt Nam là quốc gia đang bảo vệ các đảo của mình. Want China Times cũng cho rằng, việc mở rộng đảo của Việt Nam tại Trường Sa “vô cùng nhỏ so với Trung Quốc”, và nếu so sánh thì việc cải tạo đảo của Việt Nam chỉ là “một giọt nước”, còn Trung Quốc là “một xô nước”. Máy bay vận tải V-22 Osprey Theo nhận định của tờ Straits Times (Singapore), cách hành xử hung hăng, ngang ngược của Bắc Kinh không những gây thiệt hại kinh tế cho quốc gia gần 1,4 tỷ dân, mà còn hình thành tâm lý chống Trung Quốc ở Đông Nam Á. Theo nhận định của bà Ekaterina Koldunova, chuyên viên nghiên cứu ASEAN, tác động của vấn đề Biển Đông đối với chính sách đối ngoại và đối nội của các nước Đông Nam Á là điều không cần bàn cãi, và tại các nước này đang xuất hiện thái độ bất mãn gay gắt trước hành động của Trung Quốc. Theo ước tính của chuyên gia về Trung Quốc David Shambaugh, Bắc Kinh tuy đã chi khoảng 10 tỉ USD/năm cho “tuyên truyền đối ngoại”, nhưng chiến dịch này mang lại hiệu quả hạn chế. Còn theo học giả Joseph S.Nye, người đầu tiên đưa ra khái niệm quyền lực mềm, mặc dù Trung Quốc đã có rất nhiều nỗ lực nhằm tăng cường khả năng, cũng như ảnh hưởng đối với các quốc gia, nhưng Bắc Kinh vẫn không thể vượt qua “giới hạn của quyền lực mềm”. Bởi những gì Trung Quốc đã và đang làm có nguy cơ khiến các nước láng giềng phải lo ngại, thậm chí họ tìm cách lập liên minh để làm đối trọng. Bên cạnh đó, chủ nghĩa dân tộc và đây là những lực cản đối với chiến lược mở rộng “quyền lực mềm” của Trung Quốc. Điều chỉnh để thích ứng Ngày 15/7, tờ South China Morning Post đưa tin, một trong 7 Tư lệnh đại quân khu đã tháp tùng ông Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thị sát các tỉnh Tây Bắc làm tăng đồn đoán về một cuộc cải tổ bộ máy lãnh đạo quân sự của Bắc Kinh. Hiện dư luận đang quan tâm tới Tư lệnh đại quân khu Tế Nam, Trung tướng Triệu Tông Kỳ, tuy đã 60 tuổi, nhưng vẫn là người trẻ nhất trong số 7 Tư lệnh đại quân khu, và nhiều khả năng sẽ thay thế vị trí của ông Phạm Trường Long sau Đại hội 19 bởi khi đó Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đã hết tuổi. Trước đó (8/7), tờ South China Morning Post từng đưa tin, 3 tướng thuộc 3 đại quân khu Nam Kinh, Thẩm Dương và Tế Nam vừa được điều về Bộ Tư lệnh Không quân. Theo đó, tướng Vu Trung Phúc, Chính ủy Nam Kinh được cử làm Chính ủy Quân chủng Không quân, thay tướng Điền Tư Tu đến tuổi nghỉ hưu. Tướng Triệu Dĩ Lương, Chính ủy Thẩm Dương được thăng chức Phó chính ủy Quân chủng Không quân, và tướng Phạm Kiêu Tuấn, Chính ủy Tế Nam được điều làm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Không quân. Cả 3 tướng kể trên có khả năng sẽ được thăng quân hàm trước dịp kỷ niệm thành lập quân đội Trung Quốc 1/8. Theo đó, Trung tướng Vu Trung Phúc và Trung tướng Triệu Dĩ Lương được đeo hàm Thượng tướng, còn Thiếu tướng Phạm Kiêu Tuấn được đeo lon Trung tướng. Ngày 13/7, Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Quốc gia Australia ở Sydney công bố báo cáo cho thấy, Mỹ và Australia có chiến lược “không ăn ý” trong vấn đề Trung Quốc. Báo cáo cho rằng, cả Canberra lẫn Washington đều không có một chính sách rõ ràng và nhất quán về Trung Quốc. Do đó họ kêu gọi Australia và Mỹ tập trung vào 2 vấn đề cốt lõi là giải quyết những thách thức hàng hải và tận dụng liên minh ANZUS (Australia, New Zealand và Mỹ) để xây dựng những mối quan hệ đối tác tốt đẹp hơn như với Nhật Bản, Ấn Độ và Indonesia, nhằm đối phó tốt hơn trước việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự. Cũng trong ngày 13/7, Thủ tướng Australia Tony Abbott đã bày tỏ hài lòng về mối quan hệ với Trung Quốc, đồng thời bác bỏ thông tin cho rằng, tên lửa tầm xa của Bắc Kinh có thể sớm vươn tới Australia. Trước đó (chiều 29/6), ông Tony Abbott từng nhấn mạnh, sự thịnh vượng của khu vực phụ thuộc vào an ninh khu vực, song nó đang phải đối mặt với mối đe dọa tồn tại dưới hình thức tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Đồng thời khẳng định, các dự án xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông đang vấp phải sự phản đối của nhiều nước. Ngày 14/7, tờ South China Morning Post cho biết, dịch vụ bản đồ trực tuyến của Google (Google Maps) đã lặng lẽ xóa tên gọi “đảo Hoàng Nham” mà Trung Quốc gán cho bãi cạn Scarborough. Trước đó, Google Maps đã chú thích Scarborough là một phần của cái gọi là “quần đảo Trung Sa” của Trung Quốc và việc này đã dấy lên một làn sóng phản đối trực tuyến, yêu cầu Google phải ngừng xác nhận Scarborough là lãnh thổ của Trung Quốc. Trước đó (8/7), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh (Oánh) cho rằng, trong tình hình hiện nay, nhân dân Trung Quốc ở 2 bờ Eo biển đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của quốc gia. Theo bà Hoa Xuân Doanh, chủ quyền và quyền lợi liên quan tại Biển Đông của Trung Quốc đã được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, có đầy đủ cơ sở pháp lý dựa trên luật pháp quốc tế!? Theo Hồng Thất Công PetroTimes ==================== "Hiến pháp hòa bình" của Nhật Bản là nói cho lịch sự. Lão Gàn khuyên các nhà ngoại giao cũng nên sử dụng từ này. Nhưng thực chất bản Hiến Pháp này được viết từ sau khi nước Nhật đầu hàng Đồng Minh. Quân đội Hoa Kỳ đã góp phần lớn viết nội dung của bản Hiến Pháp này. Người Nhật chỉ hiệu đính chút đỉnh về mấy vấn đề liên quan đến hoàng gia. Nếu nói một cách thiếu tế nhị thì bản Hiến pháp này của Nhật chính là một văn bản đầu hàng thứ hai. Ngày nay, người Nhật đã vươn lên một cách mạnh mẽ và từng là siêu cường thứ II của thế giới. Người Nhật cần phải khẳng định vị trí của mình thì không thể tiếp tục sử dụng văn bản này. Tất nhiên phải xóa bỏ cái văn bản đầu hàng thứ II này, như một tất yếu lịch sử. Ngay sau trận sóng thần Nhật Bản vào đầu năm 2011, lão Gàn đã xác định rằng: Nước Nhật sẽ phục hồi nhanh chóng sau ba năm và trở lại vị trí siêu cường thế giới của họ. Và rằng: Nước Nhật sẽ tái vũ trang để khẳng định vị trí của họ, có sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Vấn đề sẽ không dừng lại ở việc diễn giải lại Hiến pháp của Nhật.Đấy mới chỉ là khúc dạo đầu của một bản giao hưởng. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Muốn biết sự thể thế nào, xin xem hồi sau sẽ rõ. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 7, 2015 Báo Hồng Kông lại kích động Trung Quốc lặp lại "bài học 1979" Hồng Thủy 20/07/15 14:52 Thảo luận (0) (GDVN) - Đừng ai đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của người Việt. Một khi ai đó muốn lịch sử lặp lại thì chính con em họ sẽ phải trả giá bằng xương máu. Ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tiếp người đồng cấp Campuchia Tea Banh, ảnh: Mod.gov.cn Tờ Phương Đông thuộc Tập đoàn Báo chí Phương Đông, Hồng Kông ngày 19/7 đăng bài bình luận của Phùng Hải Văn, một bình luận viên thời sự khá có tiếng của hãng này kích động Trung Quốc lôi kéo Campuchia chống phá Việt Nam. Phùng Hải Văn cho rằng việc Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh dẫn theo 23 viên tướng hàng đầu sang Trung Quốc đúng thời điểm này là một động thái rất đáng chú ý. Hoạt động phân giới cắm mốc trên biên giới Việt Nam - Campuchia đã hoàn thành gần 80%, chỉ hơn 20% đang tiếp tục. Phùng Hải Văn tuyên truyền kích động chia rẽ quan hệ Việt Nam - Campuchia, xuyên tạc lịch sử: "Xét về thực lực quân sự mà nói, Campuchia căn bản không phải đối thủ của Việt Nam, do đó mới phải cầu viện nước lớn cũng là điều bình thường. Trung Quốc là nước ủng hộ mạnh nhất của Campchia, năm xưa Trung Quốc phát động chiến tranh tấn công (xâm lược toàn tuyến) biên giới Việt Nam cũng là vì mục đích ngăn chặn Việt Nam 'thôn tính' Campuchia"?!. Thái độ hằn học, chống phá Việt Nam quyết liệt của những tay "hỏa lực mồm" như Phùng Hải Văn không có gì lạ bởi nó được tiêm nhiễm hàng ngày từ chính luận điệu tuyên truyền xuyên tạc sự thật, bóp méo lịch sử của truyền thông Trung Quốc về cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam bắt đầu từ năm 1979 và kéo dài mãi đến năm 1990. Một trong những nguyên nhân chính khiến Đặng Tiểu Bình quyết "dạy cho đồng chí, anh em một bài học" là để hỗ trợ cho lực lượng diệt chủng Khmer Đỏ do Bắc Kinh hậu thuẫn, giật dây chống phá Việt Nam từ biên giới Tây Nam. Người Việt Nam sẽ không thể quên bài học mà Đặng Tiểu Bình đã "dạy". Ảnh: SCMP. Vừa trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, Việt Nam lại phải gồng mình giúp người dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ và đảm bảo an ninh cho chính mình ở biên giới Tây Nam đất nước, vừa phải đánh trả cánh quân xâm lược hùng hổ từ phương Bắc xâm phạm bờ cõi. Hậu quả nặng nề của cuộc chiến này đến nay vẫn còn ám ảnh không ít gia đình Việt Nam cũng như những người lính Trung Quốc bị chính Đặng Tiểu Bình lừa gạt đẩy vào chỗ hòn tên mũi đạn với cái cớ lừa phỉnh: "phản kích tự vệ". Đã không rút được bài học xương máu từ quá khứ, Phùng Hải Văn và một bộ phận truyền thông Hoa ngữ lại đang kích động chiến tranh, lấy xương máu của chính con em người dân Trung Quốc lương thiện ra làm trò đùa, vật thí nghiệm cho tư tưởng bành trướng đại Hán là một việc làm trời không dung, đất không tha, chỉ đẩy dân tộc họ đến chỗ thân bại danh liệt, núi xương sông máu hao tổn vô ích mà thôi. Phùng Hải Văn kích động tiếp: "Do đó lần này đoàn đại biểu quân đội Campuchia mới sang Trung Quốc cầu viện, hy vọng Bắc Kinh hỗ trợ quân sự cho Campuchia để cân bằng với (cái gọi là) áp lực từ Việt Nam. Đối với Trung Quốc mà nói, mâu thuẫn Việt Nam - Campuchia là một cơ hội (?!). Một mặt Campuchia là đồng minh chiến lược trung thành nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á, mấy lần ra tay giúp đỡ Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông. Mỗi khi căng thẳng leo thang trên Biển Đông được Việt Nam hoặc Philippines đưa ra ASEAN bàn bạc, Campuchia đều gạt đi, chống lại các đề nghị từ Việt Nam và Philippines. Có thể nói nếu không có bàn tay của Campuchia ở ASEAN, Trung Quốc rất có khả năng bị cô lập trong vấn đề Biển Đông. Do đó để có đi có lại, Trung Quốc nên giúp Campuchia cũng là chuyện đương nhiên"?! Phùng Hải Văn kích động. "Mặt khác, giúp Campuchia cũng là cách Trung Quốc chống lại (cái gọi là) bành trướng của Việt Nam ở Đông Nam Á và cân bằng với sự phát triển của quan hệ Việt - Mỹ. Vài năm gần đây Việt Nam liên tục hoan nghênh Mỹ xoay trục chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương, hai bên ngày càng tiến lại gần nhau, đặc biệt là sự kiện Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vừa có chuyến thăm lịch sử chính thức tới Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Quan hệ hữu nghị hợp tác Việt - Mỹ không làm phương hại tới lợi ích của bất kỳ quốc gia nào, nhưng vẫn đang bị một số người xem như cái cớ để cổ súy chiến tranh, chống phá Việt Nam. Ảnh: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Đối với vấn đề giữa Việt Nam và Campuchia lần này, Trung Quốc hoàn toàn có thể động thủ trói chặt chân tay Việt Nam từ bên sườn Tây Nam, buộc họ trông chỗ này thì mất chỗ nọ", một âm mưu can thiệp tàn độc mà Phùng Hải Văn xúi giục Trung Nam Hải. Bàn tay can thiệp của Trung Quốc đối với vấn đề chống phá quan hệ Việt Nam - Campuchia không phải dư luận không nhìn ra. Các học giả quốc tế đã nhìn thấy điều này, nhưng nói sổ toẹt ra như Phùng Hải Văn cùng với những luận điệu chống phá điên cuồng nhằm vào Việt Nam thì quả thực chưa từng có. Không cần phải đợi đến khi những hỏa lực mồm như Phùng Hải Văn dọa nạt người Việt mới cảnh giác. Với những bài học xương máu trong lịch sử về bảo vệ biên cương, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, cảnh giác đã có sẵn trong huyết quản của mỗi người con đất Việt. Cách đây không lâu, ông Trương Cao Lệ, một Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó thủ tướng Trung Quốc khi thăm Việt Nam vẫn tiếp tục kêu gọi hai nước giảm thiểu bất đồng, tìm kiếm điểm chung để hợp tác. Mặc dù Bắc Kinh không ngừng các hoạt động bành trướng bất hợp pháp ngoài 7 bãi đá họ xâm lược của Việt Nam năm 1988, 1995 ở Trường Sa và nay đã trở thành các đảo nhân tạo, căn cứ quân sự trái phép. Ông Lệ cũng nhắc đến tình đồng chí anh em, sự tương đồng về chính trị giữa hai nước là "rất quan trọng" đối với quan hệ song phương. Nhưng nếu Trung Quốc không có những bước đi thiện chí xuống thang trong thực tế mà lại tiếp tục giương đông kích tây, tìm cách chống phá Việt Nam thì bản chất bành trướng ngày càng bại lộ. Mặc dù về mặt ngôn từ ngoại giao, truyền thông nhà nước Trung Quốc hết lời ca ngợi chuyến đi này cũng như muốn củng cố quan hệ giữa hai nước, nhưng xã luận trên Tân Hoa Xã ngày 16/7 vẫn "thòng" vào những luận điệu đầy ẩn ý: tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau về chính trị thay vì làm lớn sự khác biệt phù hợp với hai nước, "đặc biệt là lợi ích của phía Việt Nam"?! Còn một tờ báo khác của người Trung Quốc ở hải ngoại, tờ Đa Chiều ngày 17/7 thì nói thẳng ra rằng, ông Trương Cao Lệ vội vã sang Việt Nam ngay sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thăm Mỹ là để "thăm dò thực hư". Người Việt Nam không muốn chiến tranh bởi đã từng phải gánh chịu quá nhiều đau khổ vì bom đạn chiến tranh. Nhưng khi cần người Việt sẽ bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi giá. Đừng ai đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của người Việt. Một khi ai đó muốn lịch sử lặp lại thì chính con em họ sẽ phải trả giá bằng xương máu cho những mưu đồ chính trị đen tối, tham vọng bành trướng, vị kỷ hẹp hòi của các thế lực muốn xâm phạm bờ cõi Việt Nam hay thò tay can thiệp, đâm bị thóc chọc bị gạo hòng gây bất ổn đối với Việt Nam - PV. Hồng Thủy ============== Híc! Những tưởng với cú ngoại giao xuyên Thái Bình Dương đủ làm cho Bắc Kinh tỉnh ngộ. Hóa ra vưỡn "chứng nào, tật đấy". Sai lầm chồng chất sai lầm. Thấy cũng tội nghiệp! Nhưng chính họ tự đưa mình vào chỗ hiểm nghèo thì cũng chịu chứ biết làm sao bây giờ?! Đã mang lấy nghiệp vào thân. Thì đừng trách lẫn trời gần đất xa. Tờ Phượng Hoàng của Hồng Kông thực chất chả là cái đinh gì với môi trường chính trị của Trung Quốc cả. Nhưng nói thấy ghét. Liệu cái thần hồn! Họa chính từ đây mà ra cho các người. Chỉ cuối năm nay thôi. Hồng Kông chuẩn bị có những cơn địa chấn chính trị lớn. Hãy chờ xem! 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 7, 2015 Trung Quốc giận dữ chuyện Tư lệnh Mỹ bay giám sát Biển Đông Thứ Ba, 21/07/2015 - 00:02 Dân trí Trung Quốc ngày 20/7 đã kêu gọi Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông, truyền thông nhà nước đưa tin, sau khi một tư lệnh Hải quân Mỹ bay giám sát trên Biển Đông. Đô đốc Scott Swift trên một máy bay Poseidon của Hải quân Mỹ (Ảnh: US Navy) Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, ngày 18/7 đã thực hiện chuyến bay mà hạm đội này gọi là một “sứ mệnh giám sát hàng hải kéo dài 7 giờ” qua Biển Đông trên một máy bay US P-8A Poseidon của Mỹ. Trang web của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã đưa tin về chuyến bay giám sát, nhưng không cho biết ông Swift đã bay qua những khu vực nào của Biển Đông. Ông Swift cũng tới thăm Philippines, một đồng minh thân cận của Washington và là một trong vài nước vướng vào tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ở Biển Đông. Đáp trả các động thái trên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ “hành động thêm để thúc đẩy hòa bình và sự ổn định trong khu vực, chứ không phải điều ngược lại”. “Chúng tôi hi vọng Mỹ sẽ tuân thủ lời hứa không đứng về bên nào trong các vấn đề Biển Đông”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói thêm trong một tuyên bố được Thời báo Hoàn cầu đăng tải. Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên các vùng biển của Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan. Philippines đã cải thiện quan hệ quốc phòng với Mỹ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng. Tuần trước, Manila cho biết sẽ mở lại một căn cứ hải quân của Mỹ gần Biển Đông, vốn bị đóng cửa hơn 20 năm trước. An BìnhTheo AFP =================== “Chúng tôi hi vọng Mỹ sẽ tuân thủ lời hứa không đứng về bên nào trong các vấn đề Biển Đông”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói thêm trong một tuyên bố được Thời báo Hoàn cầu đăng tải. Hì! Hài thật! Hề Xuân Hinh gọi bằng cụ! Bây giờ hãng thông tấn Convico (Con vịt cồ), phỏng vấn đô đốc S. Swift thì ông ta vẫn phán chắc nịch rằng: "Hoa Kỳ không đứng về phía nào trên bể Đông". Nhưng hành động của ông ta nhằm bảo vệ tự do hàng hải. Hì! Điếu mựa! Bắc Kinh đang bị Hoa Kỳ cho vào làm xiếc! Nhưng thôi! "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Can tội làm ngoáo ộp dọa lão Gàn. Bây giờ mới thấy con ngoáo ộp thực sự. Này! Thưa ngài Thường Vạn Toàn - Lão gàn kiên quyết bảo vệ hòa bình thế giới đấy! Hì. Nhưng mừ nếu có chiến tranh thì đừng lôi lão ra bắt đền nhé. Hì. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 7, 2015 Đánh bom tự sát tại công viên Trung Quốc, 2 người chết Thứ Ba, 21/07/2015 - 11:02 Dân trí Một người đàn ông Trung Quốc đã tự kích hoạt khối thuốc nổ mang theo tại một công viên ở tỉnh Sơn Đông khiến bản thân và 1 người khác thiệt mạng, 24 người khác bị thương. Hình ảnh tại hiện trường vụ nổ. (Ảnh: China Daily) Theo Tân Hoa xã, vụ nổ xảy ra vào khoảng 20h34 tối 20/7 tại công viên Hồ Tây, huyện Thiền, thành phố Hà Trạch, tỉnh Sơn ĐôngVụ việc làm hai người chết, 24 người bị thương, trong đó có 3 người đang nguy kịch.Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội Weibo cho thấy cảnh sát phong tỏa xung quanh khu vực có nhiều mảnh vỡ, vài người bị thương nặng.Ngay sau khi vụ nổ xảy ra, lực lượng cảnh sát và cứu hộ ngay lập tức tới hiện trường dập tắt đám cháy và đưa những người gặp nạn tới bệnh viện cấp cứu.Chinanews dẫn kết quả điều tra ban đầu cho biết nghi phạm là Giải Hưng Đường đã tử vong trong vụ nổ. Theo báo trên, nghi phạm Giải Hưng Đường (nam, sinh năm 1982) đang thất nghiệp và bị bệnh u gan cổ trướng. Mới đây bệnh tình tái phát khiến người này thần kinh không ổn định. Động cơ của nghi phạm vẫn đang được các nhà chức trách địa phương tiến hành điều tra.Cũng trong ngày hôm qua, truyền thông Trung Quốc đưa tin cảnh sát nước này đã phá âm mưu đánh bom khủng bố tại một trung tâm mua sắm ở tỉnh Hà Bắc. Cảnh sát bắt giữ một người đàn ông Duy Ngô Nhĩ đến từ thành phố Kashgar, khu tự trị Tân Cương, và từng được huấn luyện ở Syria.Một số hình ảnh tại hiện trường vụ nổ: Bạch Trúc- Hương GiangTheo Indianexpress ================ Mạnh Tử viết: "Khi người dân không sợ chết nữa, thì không thể đem cái chết ra dọa họ được". Không phải chủ nhân của Lý học Đông phương, nên họ không đủ trình độ để có một cuộc cải cách toàn diện các mối quan hệ xã hội. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 7, 2015 Tên lửa siêu thanh Trung Quốc đang thách thức Mỹ? Thứ Ba, 21/07/2015 - 08:52 Dân trí Chỉ trong vòng 18 tháng qua, Trung Quốc đã tiến hành tới 4 cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh, một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh nỗ lực chế tạo các loại vũ khí tiên tiến và có thể sẽ thách thức vai trò thống lĩnh của Mỹ trong tương lai. Một trong các vụ thử nghiệm vũ khí siêu thanh gần đây của Trung Quốc (Ảnh: Errymath) Ông James Acton, đồng Giám đốc Chương trình Chính sách Hạt nhân của Quỹ Hoà bình Quốc tế Carnegie tại Washington, nhận định Trung Quốc đang ráo riết phát triển năng lực siêu thanh và có thể qua mặt Mỹ trong tương lai. “Theo tôi, những bằng chứng có được cho thấy mức độ phát triển tên lửa siêu thanh của Trung Quốc còn kém Mỹ khá nhiều vào thời điểm này. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận là họ có thể phát triển một cách nhanh chóng hơn và sự dẫn đầu của Mỹ không phải là vĩnh viễn”, ông James Acton cảnh báo. Chuyên gia này còn cho rằng ngay cả trong trường hợp Mỹ tiếp tục dẫn đầu trong việc phát triển năng lực cực siêu thanh, thì những loại vũ khí cực siêu thanh của Trung Quốc vẫn tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho nước Mỹ. “Không có phương thức kỹ thuật khả dĩ nào để phòng vệ những khu vực rộng lớn trước các loại vũ khí siêu thanh”, ông Action giải thích cho lập luận ở trên. Trong một năm rưỡi qua, Trung Quốc đã tiến hành tổng cộng 4 vụ thử nghiệm tên lửa siêu thanh tiên tiến, có vận tốc cao hơn 5 lần tốc độ âm thanh. Trong 4 lần thử nghiệm thì có một lần thất bại và vụ thử nghiệm gần đây nhất diễn ra hôm 9/6 vừa qua. Bắc Kinh tuyên bố việc thử nghiệm những tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và bay với tốc độ cao kỷ lục chỉ “thuần tuý có tính chất khoa học và không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào”. Với các vụ thử nghiệm trên, Trung Quốc là nước thứ hai - sau Mỹ - tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào trước khi bị phát hiện. Các vụ thử cũng sẽ làm tăng đáng kể sức mạnh của lực lượng tên lửa truyền thống và chiến lược của Trung Quốc. Ngoài Mỹ và Trung Quốc, Nga và Ấn Độ cũng đang ráo riết đẩy mạnh phát triển loại tên lửa có tốc độ lên tới 12.359 km/h này, thậm chí có thể còn nhanh hơn. Vũ Anh Theo NHK =================== Nước Mỹ sẽ không thể chờ đến lúc Bắc Kinh chế tạo thành công tên lửa siêu thanh bắn vào Hoa Kỳ, mới phát động chiến tranh. Bởi vậy, vấn đề chỉ còn là thời gian xảy ra vào lúc nào mà thôi. Tất nhiên là trừ năm nay. Tiếc thay! Gía như năm ngoái, một cuộc hội thảo quy mô hoành tráng về "Cội nguồn Việt sử vả văn minh Đông phương" được thực hiện, thì cục diện năm nay sẽ đổi khác! Âu cũng là cái số. Bây giờ thì muộn rồi, nên lão Gàn cũng nản. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 7, 2015 Báo Úc:Châu Á cần một Nhật Bản hùng mạnh để kiềm chế Trung Quốc21/07/2015 14:43 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: AFP Hạ viện Nhật Bản vừa thông qua dự luật an ninh mới, trong đó cho phép quân đội nước này chiến đấu ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Trong bài viết trên tờ The Age (Úc) hôm nay 21.7, giáo sư Hugh White thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc phòng (Đại học Quốc gia Úc) nhận định rằng châu Á rất cần một Nhật Bản hùng mạnh cả về kinh tế và quân sự trong bối cảnh tham vọng trỗi dậy của Trung Quốc có thể trở thành mối đe dọa cho các nước châu Á. Sẽ không sai nếu để một Trung Quốc có vai trò lớn hơn trong việc lãnh đạo khu vực, nhưng lại rất sai nếu để Trung Quốc thống trị châu Á, tác giả bài viết nhận định. Với riêng Nhật Bản, sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể kéo theo căng thẳng gia tăng trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Tokyo và Bắc Kinh. Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát. Ngoài ra, tác giả bài báo cũng đặt câu hỏi liệu Washington có theo đuổi được lời hứa bảo vệ đồng minh và ủng hộ Nhật Bản như Tổng thống Barack Obama từng tuyên bố hay không, nếu cuộc đối đầu với Trung Quốc tốn nhiều sức lực và tiền của của người dân Mỹ? Rủi ro sẽ rất cao nếu sự tốn kém đó quá lớn. “Cho dù Washington có nói gì thì thực tế Nhật Bản cũng sẽ bị bỏ rơi một mình để đối mặt với Trung Quốc. Điều này có nghĩa chính sách an ninh (được Mỹ bảo vệ) của Nhật Bản dù có tốt và kéo dài bao lâu thì sẽ không thể tiếp tục trong tương lai (với sự trỗi dậy của Trung Quốc)”, từ nhận định đó, giáo sư White cho rằng chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đang tìm kiếm một chiến lược mới. Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp nhau quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông - Ảnh: Reuters Thủ tướng Abe đang thực hiện chiến lược song song: một mặt tiếp tục tăng cường liên minh với Mỹ, mặt khác hợp tác với những nước khác. Trong đó Úc, Ấn Độ hoặc các nước Đông Nam Á có triển vọng trở thành đối tác đáng tin cậy của Tokyo. Những nước này cũng muốn chống lại sức mạnh của Trung Quốc và kiềm chế tham vọng bá chủ của Bắc Kinh ở châu Á. Để thực hiện những điều này, Tokyo đã có những động thái gia tăng sức mạnh quân sự vốn lâu nay chỉ dựa vào Washington, như hợp pháp hóa sự hiện diện của quân đội Nhật Bản ở nước ngoài, tham gia hoạt động quân sự và chuyển giao công nghệ quân sự cho nước khác… "Điều quan trọng mà tất cả chúng ta phải nhớ rằng Nhật Bản đang và sẽ vẫn là một cường quốc ở châu Á; châu Á nói chung không thể được ổn định trừ khi nước Nhật an toàn", giáo sư đại học Úc nhận xét. “Con đường tốt nhất của Nhật Bản là tăng cường năng lực tự vệ, đồng thời góp phần xây dựng một tập thể lãnh đạo khu vực trong đó Trung Quốc đóng một vai trò lớn hơn những quốc gia còn lại. Đó sẽ là một di sản mà ông Abe có thể tự hào nếu Tokyo thành công”, giáo sư White kết luận. Minh Quang ================== Bây giờ người ta mới thấy Nhật Bản cần cho châu Á, chứ lão Gàn thì thấy cần từ lâu rùi! Đây chính là lý do mà vào năm 2011, khi tiên tri một trận động đất khủng sẽ xảy ra ở Tây Thái Bình Dương, lão đã trừ Việt Nam và Nhật Bản ra. Rất tiếc! Ý chí chủ quan của lão không cứu được nước Nhật thoát khỏi trận động đất này. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà Bắc Kinh mới lên gân, lên cốt vì ăn dưng cái siêu cướng thứ II thế giới, khi Nhật Bản xuống hạng vì động đất. Và cũng vì sự ngạo nghễ này, mà Bắc Kinh đã gây sự ở biển Đông, thể hiện bản chất tham vọng của họ. "Ba năm sau, Nhật Bản sẽ phục hồi lại và vươn lên mạnh mẽ. Nhật Bản sẽ trở lại vị trí siêu cường thế giới thứ II của họ" - Đó là lời tiên tri tiếp theo của lão Gàn, ngay sau khi trận động đất xảy ra. Và đến nay - "Châu Á cần một Nhật Bản hùng mạnh để kiềm chế Trung Quốc" - là một hiệu ứng tất yếu có tính quy luật của lời tiên tri này. Trong "canh bạc cuối cùng", nước Nhật đóng một vai trò hết sức quan trọng. Không có nước Nhật, nước Mỹ không thể làm bá chủ thế giới. Nước Mỹ cần phải lưu ý điều này, để có sách lược thích hợp. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Lão Gàn chỉ còn một hy vọng le lói cuối cùng, là: "Canh bạc cuối cùng" không kết thúc bằng một cuộc chiến. PS: Người Nhật cần lưu ý rằng: Nguồn gốc thật sự của dân tộc Nhật, chính là một bộ phận trong các dân tộc của nước Văn Lang xưa, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, từ gần 5000 năm trước. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 7, 2015 "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Lão Gàn chỉ còn một hy vọng le lói cuối cùng, là: "Canh bạc cuối cùng" không kết thúc bằng một cuộc chiến. Đống nợ 16.100 tỉ USD: Bài toán khó của kinh tế Trung Quốc21/07/2015 17:00 (TNO) Bắc Kinh có thể vừa chặn được cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán với sự can thiệp mạnh tay. Song phía trước còn một vấn đề lớn hơn, đe dọa sức tăng trưởng và không dễ để quản lý: đống nợ doanh nghiệp 16.100 tỉ USD đang gia tăng. “Núi nợ” doanh nghiệp chất đống Nợ doanh nghiệp - bài toán mới khó có lời giải cho Trung Quốc - Ảnh: Reuters Theo nghiên cứu được thực hiện trên 1.400 công ty của Thomson Reuters, các khoản nợ của doanh nghiệp Trung Quốc, vốn lên đến 160% GDP và gấp 2 lần số nợ của các doanh nghiệp Mỹ, đã xấu đi nhanh chóng trong 5 năm qua. “Núi nợ” này được cho là sẽ leo thêm 77% đến 28.800 tỉ USD trong vòng 5 năm tới, theo hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P). Chính sách can thiệp của Bắc Kinh vào tín dụng doanh nghiệp đến nay được thiết kế để giải quyết một vấn đề: hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - số liệu mà năm nay được cho là sẽ rơi xuống mức đáy trong vòng 25 năm trở lại đây. Từ tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất 4 lần, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc và bỏ giới hạn về việc các ngân hàng có thể cho vay bao nhiêu trên tiền gửi họ có. Sử dụng những biện pháp này, Bắc Kinh muốn tín dụng đó sẽ chảy về các công ty nhỏ hơn hoặc những vùng kinh tế tân tiến. Các ngân hàng Trung Quốc đã cho vay 1.280 tỉ nhân dân tệ, tương đương 206 tỉ USD, trong tháng 6. Con số này nhiều hơn hẳn so với chỉ 900,8 tỉ nhân dân tệ cho vay trong tháng 5. Nợ của các nhà sản xuất đang ngày càng làm lung lay lợi nhuận của họ. Nghiên cứu của Thomson Reuters chỉ ra rằng trong năm 2010, nợ của các hãng vật liệu bằng gấp 2,8 lần lợi nhuận. Vào cuối năm 2014, con số này tăng lên 5,3 lần. Nợ của các hãng năng lượng tăng từ mức gấp 1,1 lần lợi nhuận lên 4,4 lần lợi nhuận. Đối với ngành công nghiệp, hai số liệu trên lần lượt là 2,5 và 4,2. S&P dự báo các công ty Trung Quốc sẽ chiếm đến 40% cho vay doanh nghiệp của thế giới đến năm 2019. Nợ - vấn đề nan giải Khi tín dụng được mở nút, rủi ro về việc tiền sẽ chảy vào các công ty hay thực thể “có vấn đề” tăng lên - Ảnh: AFP Theo Reuters, có rất ít bằng chứng cho thấy số tiền trên đang được dùng vào các khoản đầu tư có lời trong nền kinh tế thực - nơi mà chi phí cho vay dài hạn vẫn ở mức cao và các ngân hàng miễn cưỡng chấp nhận rủi ro. Phần lớn khoản cho vay mới đang chảy vào các doanh nghiệp quốc doanh nổi tiếng là hoạt động kém hiệu quả như một phần của gói kích thích kinh tế của chính phủ Trung Quốc. Louis Kuijs, chuyên gia kinh tế tại hãng RBS cho biết: “Khi tín dụng được mở nút, rủi ro về việc tiền sẽ chảy vào các công ty hay thực thể “có vấn đề” tăng lên”. “Họ đang cho vay nhiều hơn để hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng. Một vài dự án này được các doanh nghiệp nhà nước, những công ty có tỷ suất nợ cao, thực hiện. Trong tình hình giá đang giảm và doanh thu yếu đi, bạn không thể đòi hỏi tiến trình giảm nợ diễn ra nhanh chóng”, Tao Wang, trưởng nhóm nghiên cứu Trung Quốc của ngân hàng UBS nói. Cấp tín dụng cho các công ty hoạt động hiệu quả, nơi mà chúng sẽ đem đến tác động lớn nhất cho nền kinh tế, sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu như các công ty hoạt động kém được cho phép phá sản. Song các nhà hoạch định chính sách lại đã và đang ra tay “cứu” các công ty đang có vấn đề, như cách họ đã làm khi hãng Technology và Shanghai Chaori Solar Energy Science vỡ nợ trái phiếu năm ngoái. Theo S&P, nợ tăng nhanh, nguy cơ không rõ ràng và tỷ lệ nợ trên GDP rất cao là sự kết hợp độc hại cho nền kinh tế. Bắc Kinh đã mất một loạt các biện pháp chưa từng có tiền lệ để bình ổn thị trường chứng khoán, song nếu giải quyết “núi nợ” doanh nghiệp, số lượng biện pháp như trên có thể sẽ không thấm vào đâu. “Quản lý thị trường nợ có thể nguy hiểm hơn việc bình ổn thị trường chứng khoán, bởi vì quy mô của thị trường nợ lớn hơn”, David Cui, nhà phân tích tại ngân hàng Merrill Lynch thuộc Bank of America nói. Thu Thảo Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 7, 2015 Báo Úc:Châu Á cần một Nhật Bản hùng mạnh để kiềm chế Trung Quốc21/07/2015 14:43 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: AFP Minh Quang ================== Bây giờ người ta mới thấy Nhật Bản cần cho châu Á, chứ lão Gàn thì thấy cần từ lâu rùi! Đây chính là lý do mà vào năm 2011, khi tiên tri một trận động đất khủng sẽ xảy ra ở Tây Thái Bình Dương, lão đã trừ Việt Nam và Nhật Bản ra. Rất tiếc! Ý chí chủ quan của lão không cứu được nước Nhật thoát khỏi trận động đất này. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà Bắc Kinh mới lên gân, lên cốt vì ăn dưng cái siêu cướng thứ II thế giới, khi Nhật Bản xuống hạng vì động đất. Và cũng vì sự ngạo nghễ này, mà Bắc Kinh đã gây sự ở biển Đông, thể hiện bản chất tham vọng của họ. "Ba năm sau, Nhật Bản sẽ phục hồi lại và vươn lên mạnh mẽ. Nhật Bản sẽ trở lại vị trí siêu cường thế giới thứ II của họ" - Đó là lời tiên tri tiếp theo của lão Gàn, ngay sau khi trận động đất xảy ra. Và đến nay - "Châu Á cần một Nhật Bản hùng mạnh để kiềm chế Trung Quốc" - là một hiệu ứng tất yếu có tính quy luật của lời tiên tri này. Trong "canh bạc cuối cùng", nước Nhật đóng một vai trò hết sức quan trọng. Không có nước Nhật, nước Mỹ không thể làm bá chủ thế giới. Nước Mỹ cần phải lưu ý điều này, để có sách lược thích hợp. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Lão Gàn chỉ còn một hy vọng le lói cuối cùng, là: "Canh bạc cuối cùng" không kết thúc bằng một cuộc chiến. PS: Người Nhật cần lưu ý rằng: Nguồn gốc thật sự của dân tộc Nhật, chính là một bộ phận trong các dân tộc của nước Văn Lang xưa, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, từ gần 5000 năm trước. Nhật Bản sẽ chủ động tấn công nếu tuần tra Biển Đông bị đe dọa Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu) 20/07/15 07:15 (GDVN) - Cho phép quân đội ra nước ngoài khiến Trung Quốc khiếp sợ, Nhật sẽ tham gia săn ngầm ở Biển Đông, tăng cường hợp tác an ninh với Việt Nam, dễ nổ ra chiến tranh Mỹ hy vọng Nhật chia sẻ nhiệm vụ cảnh giới Biển Đông Mỹ-Nhật sẽ tăng cường hợp tác ở Biển Đông để răn đe Trung Quốc Nhật Bản sẽ triển khai tàu ngầm giám sát Biển Đông Ngày 27 tháng 3 năm 2015. hạm đội Mỹ-Nhật phô diễn vũ lực ở vùng biển Guam. bắn tên lửa liên tiếp răn đe Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc) Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc đưa tin, chiều ngày 17 tháng 7, tại Bắc Kinh, khi hội kiến với Cục trưởng Cục bảo đảm an ninh quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói: "Năm nay là tròn 70 năm chiến thắng chống Nhật của nhân dân Trung Quốc và chiến thắng phát xít thế giới, thách thức và cơ hội của quan hệ Trung-Nhật đồng thời tồn tại". Ông Cường nói rằng, hy vọng Nhật Bản coi trọng đại cục, tuân thủ cam kết trong vấn đề lịch sử, nghiêm túc ứng xử với sự quan tâm của các nước "bị hại" châu Á, xử lý tốt vấn đề liên quan với thái độ có trách nhiệm. Qua lời nói của ông Cường, ta thấy Trung Quốc đang đặt nặng "vấn đề lịch sử", qua đây gây sức ép với Nhật Bản. Trung Quốc luôn có cách tiếp cận "cứng" với vấn đề này, thường xuyên tạo dựng dư luận ở trong nước tuyên truyền xấu về Nhật Bản - PV. Cùng ngày, ông Thường Vạn Toàn - Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng đã nói với ông Shotaro Yachi rằng, Nhật Bản điều chỉnh lớn chính sách quân sự, an ninh, Hạ viện Nhật Bản còn xem xét thông qua dự luật bảo đảm an ninh mới, đây là điều chưa từng có sau Chiến tranh, sẽ "gây ảnh hưởng phức tạp" đến môi trường an ninh và sự ổn định chiến lược của khu vực. Ngày 26 tháng 3 năm 2015, tàu chiến Quân đội Mỹ tiến hành tiếp tế trên biển Thường Vạn Toàn thúc giục Nhật Bản "thiết thực rút ra bài học lịch sử, thận trọng hành động trong lĩnh vực quân sự và an ninh, không làm những việc gây tổn hại đến lợi ích chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực". Trước đó 1 ngày, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với ông Shotaro Yachi về dự luật bảo đảm an ninh mới của Nhật Bản. Không ít phương tiện truyền thông quốc tế đã chú ý tới một loạt tuyên bố của quan chức Trung Quốc đối với dự luật bảo đảm an ninh mới của Nhật Bản, một số bài báo trực tiếp lấy "Trung Quốc đưa ra lời cảnh cáo đối với Nhật Bản", "Trung Quốc đưa ra phản ứng mạnh mẽ" làm nội dung tiêu đề. Tờ "Die Welt" Đức cho rằng, đối với các nước láng giềng của Nhật Bản, đây là "được đằng chân lân đằng đầu" sau khi Nhật Bản không “thức tỉnh lịch sử” sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ra nước ngoài khiến cho Trung Quốc khiếp sợ, hệ thống an ninh châu Á đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Ngày 26 tháng 3 năm 2015, tàu khu trục USS Lassen (DDG 82) Mỹ bắn tên lửa Tomahawk Tờ "Quan điểm" Nga cho rằng, hành động này của Nhật Bản gây ra sự lo ngại cho các nước khác ở châu Á từng bị Nhật Bản xâm lược, đặc biệt là Trung Quốc. Trước thềm tròn 70 năm chiến thắng, hành động này của Nhật Bản là "không thể chấp nhận" đối với Trung Quốc. Tạp chí "Học giả ngoại giao" Nhật Bản cho rằng, Trung Quốc luôn có thái độ cảnh giác cao đối với bất cứ dấu hiệu tái quân sự hóa nào của Nhật Bản, truyền thông nhà nước cho rằng, dự luật bảo đảm an ninh mới là "kịch bản như ác mộng" và "vết nhơ của Nhật Bản", giáng một đòn chí mạng đối với chủ nghĩa hòa bình của Nhật Bản. Trung Quốc cho rằng Nhật Bản quay trở lại chủ nghĩa quân phiệt, có nghĩa là lịch sử đen tối có thể tái diễn. Trong hôm nay khi mà vết thương lịch sử còn chưa lành, ký ức đau thương vẫn tồn tại, những nước trước đây từng bị Nhật Bản chà đạp tàn bạo sẽ tiếp tục nhìn thấy "chủ nghĩa quân phiệt" Nhật Bản "ngóc đầu dậy". Đây thực chất là loại tuyên truyền lố bịch, chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Bởi vì, Trung Quốc mới chính là nước đang ra sức phát triển, chế tạo mọi loại vũ khí trang bị tiên tiến và đang rất hung hăng trên các vùng biển của khu vực, nhất là ở Biển Đông, chúng đang quân sự hóa ở đảo đá đã chiếm của Việt Nam... - PV. Ngày 26 tháng 3 năm 2015, tàu khu trục Atago DDG177 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tiến hành tiếp tế trên biển (nguồn mạng sina Trung Quốc) Theo bài báo, chính quyền Shinzo Abe không đồng ý với quan điểm "chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản ngóc đầu dậy" (theo tuyên truyền có chủ ý của Trung Quốc). Hãng tin Reuters Anh cho rằng, sau khi dự luật bảo đảm an ninh mới được thông qua ở Hạ viện, ông Shinzo Abe trả lời phỏng vấn cho biết, tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng nghiêm trọng, một lập trường bảo đảm an ninh dũng cảm hơn được Mỹ hoan nghênh, là then chốt để ứng phó với các thách thức như sự trỗi dậy của Trung Quốc. Theo hãng tin Kyodo Nhật Bản, ngày 16 tháng 7, khi đang tham gia "Đối thoại chiến lược Nhật-Mỹ" tại Mỹ, Tham mưu trưởng liên quân Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản Kawano Katsutoshi cho biết, Nhật Bản thông qua dự luật bảo đảm an ninh "hoàn toàn không phải là muốn giải phóng Nhật Bản về quân sự, mà là để tăng cường đồng minh Nhật-Mỹ". Ông cho hay, không đồng ý với quan điểm của Trung Quốc cho rằng, đây là Nhật Bản mở rộng phạm vi hoạt động quân sự. Ông Kawano Katsutoshi còn cho biết, Nhật Bản sẽ cân nhắc tham gia tuần tra và trinh sát định kỳ ở Biển Đông với Quân đội Mỹ, cũng có khả năng đóng góp năng lực săn ngầm của Nhật Bản. Cụm tàu chiến Nhật-Mỹ tiến hành diễn tập quân sự ở Guam, tập kết liên tiếp bắn tên lửa răn đe Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc) Đài truyền hình Canada ngày 17 tháng 7 phân tích cho rằng, dự luật bảo đảm an ninh mới giúp cho Lực lượng Phòng vệ có thể cử máy bay trinh sát tuần tra Biển Đông để giám sát hoạt động của Trung Quốc. Tờ "Nhật báo Phố Wall" cho rằng, căn cứ vào dự luật bảo đảm an ninh mới, một khi Trung-Mỹ nổ ra xung đột ở châu Á, Nhật Bản càng có tính chính đáng để cung cấp viện trợ, trong khi đó, nếu Nhật Bản nhận định lãnh thổ của họ bị đe dọa, có thể trực tiếp tham chiến. Trang mạng Infoseek Nhật Bản cho rằng, Lực lượng Phòng vệ tương lai có thể thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông, dự luật bảo đảm an ninh mới sẽ làm cho "chiến tranh trên Biển Đông giữa Nhật-Trung rất dễ bùng nổ". Bài viết cảnh báo, một khi xảy ra tình trạng bất trắc, đối tượng hy sinh chính là binh sĩ Lực lượng Phòng vệ. Ngày 24 tháng 3 năm 2015, tàu khu trục Atago DDG177 Nhật Bản liên tiếp bắn tên lửa phòng không (nguồn mang sina Trung Quốc) Ông Shinzo Abe gia tăng thúc đẩy sửa đổi chính sách phòng vệ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đúng vào thời điểm quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh căng thẳng vì vấn đề đảo Senkaku. Yellen - chuyên gia sử học Nhật Bản, Đại học Harvard nói với báo Đức rằng, sự lo ngại của chính quyền Shinzo Abe là, Washington có lẽ sẽ từ bỏ cam kết hỗ trợ phòng thủ đảo Senkaku, làm cho Nhật Bản bị Trung Quốc khống chế. Tiếp theo, lý do muốn dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể của ông Shinzo Abe là sự bành trướng trên biển của Trung Quốc, đặc biệt là trong tranh chấp Biển Đông với Việt Nam và Philippines (thực ra là Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược, rồi nhảy vào tranh chấp - PV). Yellen cho rằng, ông Shinzo Abe muốn mở rộng phạm vi hành động của quyền tự vệ tập thể, tăng cường hợp tác an ninh với các nước như Hàn Quốc, Australia, Philippines, Việt Nam và Ấn Độ. Hạm đội Mỹ-Nhật phô diễn vũ lực ở Guam răn đe Trung Quốc (nguồn mạng sina) Nhà nghiên cứu Trương Quân Xã, Viện nghiên cứu học thuật quân sự hải quân Trung Quốc cho rằng: "Lý do và tiêu chuẩn can thiệp xung đột quân sự" do Nhật Bản tự quyết định, đây là điều rất nguy hiểm". Lấy tranh chấp đảo Senkaku làm ví dụ, Trương Quân Xã cho rằng, dựa theo logic của chính quyền Shinzo Abe, trong thời gian Trung Quốc tiến hành "tuần tra và thực thi pháp luật bình thường" ở vùng biển đảo Senkaku, trong tình huống nhất định, Nhật Bản không loại trừ lấy "bị đe dọa" làm lý do để sử dụng vũ lực. Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu) =========================== Lão gàn nhắc lại rằng: "Biển Đông chỉ là dây dẫn đến thùng thuốc nổ ở Hoa Đông". 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 7, 2015 Trung Quốc mở ngân hàng 100 tỷ USD, giành quyền lực mềm với phương Tây Thứ Ba, 21/07/2015 - 21:50 Dân trí Ngày 21/7, Ngân hàng phát triển mới (NDB) do nhóm 5 nước công nghiệp mới (BRICS) thành lập với số vốn 100 tỷ USD đã khai trương tại Thượng Hải, Trung Quốc. NDB được tin sẽ phá thế độc tôn của đồng USD cũng như giành quyền lực mềm của phương Tây. NDB ra đời dựa trên sáng kiến của nhóm 5 cường quốc công nghiệp mới nổi, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, hay còn gọi là nhóm BRICS. Trên trang web của mình, NDB đã khẳng định rõ ràng vị thế là “một lựa chọn thay thế cho Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đang do Mỹ dẫn dắt”, và sẽ đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển hạ tầng và bền vững. Các lãnh đạo Trung Quốc và Ấn Độ khai trương ngân hàng NDB (Ảnh: EPA) Với quy mô vốn được cấp 100 tỷ USD, trong đó lượng vốn góp năm đầu tiên là 50 tỷ USD chia đều cho 5 quốc gia, NDB được ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, trong hội nghị thượng đỉnh BRICS hồi đầu tháng 7, sẽ “minh chứng cho một hệ thống quan hệ quốc tế mới đa cực”, khẳng định ảnh hưởng ngày càng tăng của “những trung tâm quyền lực mới”. Theo cơ chế phân bổ quyền lực, Tổng giám đốc NDB, ông K. V. Kamath, người Ấn Độ sẽ giữ chức vụ này trong 5 năm đầu, conf Chủ tịch hội đồng thống đốc là người Nga, một chủ tịch hội đồng quản trị là người Brazil. Phá thế độc tôn của phương Tây BRICS ra đời trong bối cảnh Bắc Kinh đang muốn tìm kiếm vai trò lớn hơn trên sân khấu chính trị toàn cầu, sau những thành công về kinh tế khi vươn lên trở thành nền kinh tế số hai thế giới. Ngoài việc góp vốn vào NDB, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy hình thành Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB). Trong khi đó Nga, một trong những thành viên sáng lập NDB, đang phải đối diện với các lệnh trừng phạt của phương Tây, sau cuộc khủng hoảng Ukraine và gặp khó khăn trong huy động vốn từ thị trường quốc tế. Bộ trưởng tài chính Trung Quốc, ông Lou Jiwei, đã “né” khi được hỏi về khả năng NDB cạnh tranh với WB hay IMF. “NDB sẽ bổ sung cho hệ thống tài chính quốc tế hiện có theo một cách lành mạnh và tìm kiếm những đổi mới trong mô hình quản trị”, ông Lou phát biểu trong lễ khai trương NDB tại Thượng Hải. Dù vậy, trong bài phân tích trên tờ Bưu điện Washington hồi năm ngoái, 2 phó giáo sư phát triển quốc tế Raj M. Desai và James Vreeland đến từ đại học Georgetown khẳng định, NDB ra đời chính từ thực tế các nước công nghiệp mới nổi đang có tiếng nói tại IMF và WB không tương xứng với sự phát triển của họ. Nhóm BRICS (hàng trước) đang muốn giành thêm "quyền lực mềm" từ tay phương Tây (Ảnh: Tass) Theo các học giả này, nhóm 5 nước BRICS đóng góp tới 1/5 GDP toàn cầu, trong khi chỉ được phân bổ 11% số phiếu biểu quyết tại IMF. Trong khi đó, các nước châu Âu được phân bổ tới 27,5% phiếu bầu dù chỉ đóng góp 18% GDP toàn cầu. Vị trí lãnh đạo IMF luôn thuộc về châu Âu, trong khi chủ tịch WB luôn do Tổng thống Mỹ đề bạt. Năm 2010, các nước đã thống nhất sẽ cải tổ, tăng gấp đôi lượng vốn đóng góp cho IMF, lên 720 tỷ USD, qua đó giúp các nước nghèo hơn có thêm 6% số phiếu biểu quyết. Tuy vậy đề xuất cải cách sau đó lại bị Quốc hội Mỹ bác bỏ. Đến nay kim ngạch mậu dịch Nam – Nam (giữa các nước ở Nam bán cầu) hiện đã cao hơn kim ngạch thương mại Bắc – Nam khoảng 2.200 tỷ USD. Brazil hiện có nhiều đại sứ quán tại châu Phi hơn cả Anh, còn Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của châu Phi. Trong bối cảnh đó, các nước đang phát triển hy vọng ngân hàng của khối BRICS có thể thách thức vị thế độc tôn của WB và IMF trong các lĩnh vực như: tài trợ cho các dịch vụ cơ bản, hỗ trợ khẩn cấp, chính sách cho vay và tài trợ cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột. WB ước tính, nhu cầu đầu tư hạ tầng tại các nước đang phát triển cao hơn nguồn lực của các nước này khoảng 1000 tỷ USD. Các ngân hàng phát triển đa phương hiện có thể đáp ứng 40% khoản thiếu hụt này. Do đó, việc NDB nhắm tới việc phát triển điện năng, giao thông, viễn thông và nước sinh hoạt, nước thải là rất hữu ích. Dù vậy, NDB không phải liều thuốc chữa bách bệnh. Theo các nhà phân tích, quy mô ngân hàng này là khá nhỏ. Hai nhà phân tích Ben Steil và Dinah Walker đến từ Hội đồng quan nghệ đối ngoại tại Mỹ từng chỉ ra rằng số nợ Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil vay từ WB lên tới 66 tỷ USD, nhiều hơn cả vốn của NDB hiện nay. Tương tự, mặc dù các điều kiện vay vốn của IMF hay WB có thể đang quá ngặt nghèo, một phần lí do khiến các nước đang phát triển xem các định chế này là công cụ áp đặt ảnh hưởng của phương Tây, việc cho vay quá “thoáng” cũng không phải lựa chọn tốt của NDB. Trong tương lai gần, một điều có thể chắc chắn là NDB khó có khả năng thay thế IMF hay WB, bởi đây vẫn là những định chế đầy ảnh hưởng trong trật tự kinh tế thế giới. Do đó mối quan hệ giữa họ sẽ mang tính bổ trợ tốt hơn là đối đầu. Trong dài hạn, cuộc cạnh tranh giữa hai khối sẽ tăng lên và kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào sự cân bằng quyền lực giữa hai khối: các nước đang phát triển và các nước phát triển. Thanh TùngTheo FT, WP, AFP ==================== 100 tỷ dollar! Khiếp nhỉ?! Ngân hàng này đã ra đời trong một hoàn cảnh không phù hợp với nó. Nó xuất phát từ một trí tưởng tượng và tham vọng, hơn là một nhận thức nhu cầu thực tế. Kết quả cuối cùng của ngân hàng này là sự phá sản. 100 tỷ dollar chỉ là số tiền dọa mấy bà ve chai thuộc diện xóa đói giảm nghèo và lão Gàn đang nợ như chúa Chổm. Nó chẳng là cái đinh gì so với nhu cầu của thế giới hiện đại. Chỉ một cái máy gia tốc hạt đủ để hết vốn của ngân hàng này. Thành lập ngân hàng quốc tế NDB là một sai lầm lớn có nguyên nhân từ một tầm nhìn hạn chế. Hãy chờ xem! Không quá 10 năm nữa cho sự khủng khoảng trong hoạt động của ngân hàng này. 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 7, 2015 Mỹ không trung lập trong tranh chấp ở Biển Đông Thứ Tư, 22/07/2015 - 14:10 Mỹ không trung lập khi xét đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế về vấn đề Biển Đông và sẽ hành động mạnh mẽ để bảo đảm rằng tất cả các bên đều tuân thủ luật – Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel tuyên bố ngày 21/7. >> Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc không có quyền áp đặt lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông >> Chuyên gia CSIS nói về hoạt động cải tạo rầm rộ của Trung Quốc ở Biển Đông Dù luôn tuyên bố không thiên vị bất kì bên nào có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Mỹ cho rằng các bên cần phải giải quyết bất đồng phù hợp luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực. Cách diễn đạt này dẫn đến việc một số người nhầm rằng Mỹ giữ thái độ trung lập, riêng Trung Quốc thì nói rằng Washington “thiên vị”. Tuy nhiên, trước câu hỏi của đại diện Trung Quốc về khái niệm “trung lập” trong vấn đề Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã nói rõ rằng tính trung lập kia chỉ xét đến thái độ với “các bên có tuyên bố chủ quyền”, chứ không phải là về cách thức giải quyết tranh chấp. Tàu sân bay USS George Washington lớp Nimizt hiện diện ở Biển Đông. (Ảnh: US Navy) Trong bài phát biểu đề dẫn tại cuộc hội thảo lần thứ năm về Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức tại Washington ngày 21/7, ông Russel nói: “Chúng tôi không trung lập khi nói đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ hành động mạnh mẽ để buộc các bên tuân thủ luật lệ… Chúng tôi đang thúc đẩy các bên làm sống lại tinh thần hợp tác”. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết, Washington đang hối thúc các bên có tranh chấp ở Biển Đông tạo dựng bầu không khí và các điều kiện cần thiết để xử lý tranh chấp hòa bình, ngoại giao, đúng luật, dù có xuất hiện căng thẳng gần đây do một số hoạt động của Trung Quốc. Theo ông Russel, mấu chốt chính nằm ở việc hạ nhiệt căng thẳng, tạo ra không gian để theo đuổi đường hướng giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình như thông qua đàm phán, cơ chế trọng tài. Vị quan chức ngoại giao Mỹ khuyến khích tất cả các bên dừng ngay các hoạt động đi ngược lại tinh thần này – ví như việc xây dựng “đảo nhân tạo”, xây dựng các công trình, quân sự hóa các cấu trúc đảo. Gần đây, Bắc Kinh đã tiến hành xây “đảo nhân tạo” quy mô lớn ở Biển Đông, khiến nhiều nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế lo ngại. Ông Russel cũng cho biết, Ngoại trưởng John Kerry sẽ thúc đẩy bước tiến trên mặt trận này tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được tổ chức tại Malaysia trong tháng tới và nói rằng “đây là một ưu tiên quan trọng". Đề cập đến cách thức giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình qua đối thoại song phương, ông Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ thừa nhận rất khó để theo đuổi tiến trình này với một bầu không khí như hiện nay. Dù không trực tiếp nhắc tới Trung Quốc, nhưng ông lưu ý các tuyên bố mang tính “đóng đinh” khẳng định chủ quyền “không thể tranh cãi” sẽ làm cho đối thoại thêm khó khăn. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp xử lý thành công, ví như các tranh chấp giữa Indonesia và Philippines, Malaysia với Singapore, Bangladesh với Myanmar. Đề cập đến hướng xử lý thứ hai – cơ chế trọng tài, ông Russel đặc biệt lưu ý vụ Tòa trọng tài Quốc tế ở La Haye đang xem xét đơn Philippines khởi kiện Trung Quốc. Ông nhấn mạnh, bất kể kết cục ra sao, Bắc Kinh và Manila đều phải tuân thủ phán quyết có tính ràng buộc của tòa, vì cả hai đều tham gia ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. “Tuân thủ luật pháp, cả Trung Quốc và Philippines đều phải có nghĩa vụ tuân thủ quyết định được đưa ra, dù có thích hay không” – ông Russel bình luận. Ông nói rằng Washington sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình theo những cách thức khác nhau: Tuân thủ các cam kết đồng minh, an ninh, trợ giúp có hiệu quả đối với các tổ chức tại khu vực, tiến hành các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Trong phần cuối bài phát biểu, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khái quát: Mấu chốt không phải là các rạn đá, bãi cạn; vấn đề là luật lệ, là tình cảm láng giềng mà mọi người ai cũng muốn sống chung. Theo Hoài Thanh/The Diplomat/baotintuc.vn CSIS bàn về Biển Đông tại Washington Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại thủ đô Washington (Mỹ) ngày 21/7 tổ chức Hội thảo thường niên lần thứ 5 về Biển Đông - diễn đàn để giới học giả trao đổi về những diễn biến mới nhất và phân tích các lựa chọn chính sách tại vùng biển này. Theo phóng viên TTXVN tại Washington, hội thảo kéo dài một ngày này được chia làm bốn nội dung thảo luận chính gồm: Các diễn biến gần đây trên Biển Đông, Các vấn đề pháp lý và các quan ngại, Cán cân quân sự-trật tự khu vực và Can dự trong một cuộc khủng hoảng. Hai vấn đề “nóng” tại cuộc hội thảo lần này là việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) của Liên hợp quốc và việc Trung Quốc thời gian qua tiến hành xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông. Một số học giả cho rằng nếu tòa án có trụ sở tại Hague (La Haye, Hà Lan) thụ lý và ra phán quyết có lợi cho Philippines, đó sẽ là một sự khích lệ cho khả năng giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp pháp lý. Tuy nhiên, các học giả cũng đề cập tới vấn đề phán quyết của tòa án tuy mang tính ràng buộc pháp lý, song lại không có cơ chế thực thi, do đó sẽ không ảnh hưởng nhiều tới cách hành xử của Bắc Kinh. Một học giả phát biểu tại hội nghị CSIS. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel nhắc lại quan điểm Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông, song khẳng định các tranh cãi phải được giải quyết bằng giải pháp ngoại giao, dựa trên luật pháp quốc tế và Mỹ phản đối mọi hành động hăm dọa hay cưỡng ép. Về việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo và đường băng ở Biển Đông, một số học giả cáo buộc Bắc Kinh đang thay đổi nguyên trạng tại vùng biển này. Trợ lý Ngoại trưởng Russel cho biết Trung Quốc đang tiến hành hoạt động này với tốc độ nhanh chưa từng có. Cố vấn cấp cao về châu Á của CSIS Bonnie Glaser nhận định việc Bắc Kinh đẩy mạnh hoạt động xây dựng đường băng trên các đảo nhân tạo là nhằm tăng cường sự hiện diện và thực thi quyền kiểm soát trên biển ở Biển Đông. Bà cũng không loại trừ mục đích quân sự của các hoạt động này. Cuộc hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia học giả quốc tế tới từ Trung Quốc, Philippines, Mỹ và một số quốc gia trong khu vực như ông Patrick Cronin, Giám đốc Chương trình An ninh châu Á - Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới; Giáo sư Peter Jennings, Giám đốc điều hành Viện Chính sách chiến lược Australia; ông Ngô Sĩ Tồn, Chủ tịch Viện Nghiên cứu quốc gia về Biển Đông (Trung Quốc) và ông Renato de Castro, Khoa Nghiên cứu quốc tế, Đại học Dela Salle (Philippines). Tham dự cuộc hội thảo bên phía Việt Nam có hai học giả là Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam và bà Phạm Lan Dung tới từ Học viện Ngoại giao. Các quan chức Mỹ tham dự cuộc hội thảo với hai bài phát biểu đáng chú ý của Hạ nghị sĩ Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban các lực lượng và sức mạnh trên biển thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện, và của Trợ lý Ngoại trưởng Russel. Theo TTXVN/baotintuc.vn ===================== Để thực hiện mục tiêu chiến lược trong chiến tranh Lạnh, người Mỹ hy sinh cả Đài Loan, Bye bye cô em ra khỏi Liên hiệp Quốc; rút quân khỏi Việt Nam và bắt tay với Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh hiện nay thì tầm nhìn rất tiểu tiết, "vơ bèo vạt tép". Chính vì vậy dẫn đến sai lầm có tính chiến lược và sẽ chẳng làm nên trò trống gì. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khái quát: Mấu chốt không phải là các rạn đá, bãi cạn; vấn đề là luật lệ, là tình cảm láng giềng mà mọi người ai cũng muốn sống chung. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites