Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc "dọa" diễn tập bắn đạn thật gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

Thứ Hai, 29/06/2015 - 21:00
 

Dân trí Cục hải sự Chiết Giang hôm 29/6 thông báo, quân đội Trung Quốc từ 30/6 sẽ tổ chức diễn tập bắn đạn thật trong 7 ngày liên tiếp tại biển Hoa Đông, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Bắc Kinh và Nhật Bản.

 >>  Nhật cân nhắc bắn hạ máy bay không người lái của Trung Quốc
 >>  Tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

 

19923310_2015062916135155510700-16af7.jp
Trung Quốc "dọa" diễn tập bắn đạn thật gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. (Ảnh minh họa: Chinanews)
 
Chinanew hôm nay 29/6 dẫn thông báo trên cho biết quân đội Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn tại khu vực biển Hoa Đông trong thời gian 7 ngày liên tiếp từ ngày 30/6 đến ngày 6/7. Theo thông báo, quân đội Trung Quốc tổ chức diễn tập ở 5 khu vực có tọa độ như sau : 

(1)29°23′00″N,123°08′00″E

(2)28°16′00″N,123°08′00″E

(3)28°08′00″N,124°24′00″E
 
(4)28°35′00″N,124°44′00″E     
 
(5)29°28′00″N,124°44′00″E

Thông báo cũng nêu rõ: nghiêm cấm các tàu thuyền khác vào khu vực tổ chức diễn tập nhằm đảm an toàn cho phương tiện và con người.

Trung Quốc và Nhật Bản từ lâu đã có mâu thuẫn liên quan đến chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông mà Tokyo đang kiểm soát nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền.

Căng thẳng giữa hai nước gia tăng vào năm 2012 khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa một số đảo trong quần đảo này.
 
Trung Quốc thường xuyên đưa các tàu công vụ tới khu vực quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku tuần tra nhằm "khẳng định chủ quyền" với quần đảo này.
 
Hương Giang
Theo China News
===============
Hoặc là Hoa kỳ đã tỏ thái độ nhượng bộ, hoặc Bắc Kinh đã hiểu nhầm thái độ của Hoa Kỳ. Với cá nhân lão Gàn thì không có "hoặc là..."; nhưng "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Dù sao thì những hành vi lên gân của Bắc Kinh là những sai lầm lớn của nước này.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Sau khi Tập Cận Bình gặp Obama, Trung Quốc sẽ càng “mệt” với Mỹ?
Thứ tư, 24/06/2015, 21:08 (GMT+7)
 

(Quốc tế) - Đối thoại kinh tế & chiến lược Mỹ-Trung đang diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương căng thẳng, trước khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Mỹ vào tháng 9 tới.

Có quan điểm cho rằng, tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc hiện tại mới chỉ là… mào đầu, giữa 2 quốc gia này vẫn còn những xung đột lớn hơn cần phải giải quyết.

 

Xung đột sẽ leo thang?

Diêm Học Thông – Viện trưởng Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế hiện đại, thuộc ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc) – đã trả lời phỏng vấn của tờ Nihon Keizai Shimbun (Nhật Bản) về vấn đề này.

Theo ông Diêm, trước khi cuộc gặp chính thức giữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama diễn ra vào ngày 1/9 tới, quy mô xung đột song phương – nếu có – cũng sẽ không quá lớn và mức độ không nghiêm trọng.

“Tuy nhiên, không loại trừ khả năng sau chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình, những xích mích và xung đột lớn hơn sẽ xuất hiện.

Cũng có nghĩa là, những diến biến căng thẳng hơn có thể sẽ xảy ra vào tháng 10, 11, 12 năm nay.”

Ông Diêm cho rằng, trong hơn 1 năm còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống, ông Obama sẽ vẫn sẽ duy trì xung đột Mỹ-Trung “ở mức có thể kiểm soát”.

“Tổng thống Obama có thể sẽ không có thêm ‘điều chỉnh mang tính căn bản’ trong chính sách đối với Trung Quốc. Nhưng khi Mỹ có tân Tổng thống, quan hệ song phương có khả năng đối diện với một sự tuột dốc đáng kể.”

 

sau-khi-tap-can-binh-gap-obama-trung-quo

Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn APEC 2014 ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters.

 

Hiện tại, giữa Trung Quốc và Mỹ phát sinh xung đột trên rất nhiều lĩnh vực từ an ninh mạng, Hải quân, hải dương, tỷ lệ đồng NDT, đầu tư, vũ trụ, vấn đề hạt nhân Triều Tiên và Iran…

Diêm Học Thông nhận xét: “Chính bởi có quá nhiều phương diện xung đột về lợi ích mà đến giai đoạn cuối năm nay, rất có thể Washington sẽ mở cuộc ‘tấn công’ nhằm vào Bắc Kinh trên nhiều lĩnh vực.”

Có hay không Chiến tranh Lạnh 2.0?

Học giả Diêm chỉ ra, để mở màn Chiến tranh Lạnh, Trung-Mỹ buộc phải đáp ứng 3 điều kiện “cần và đủ”.

Thứ nhất, song phương phải sở hữu vũ khí hạt nhân. “Điều kiện này đã được đáp ứng” – ông Diem cho biết.

Thứ hai, hai quốc gia phải tồn tại mâu thuẫn căn bản về ý thức hệ.

“Ngày nay, cả Mỹ và Trung Quốc đều không đặt ‘ý thức hệ’ lên hàng đầu trong lợi ích cốt lõi của mỗi quốc gia. Vì vậy, khó có khả năng song phương ‘trở mặt’ với nhau chỉ vì vấn đề ‘bất đồng giá trị quan’.” – ông Diêm bình luận.

Thứ ba, Mỹ-Trung buộc phải “cách ly toàn diện” nếu muốn tái hiện Chiến tranh Lạnh.

Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đứng đầu Khối phòng thủ Warsaw, trong khi Mỹ xây dựng Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) được thành lập, tạo thành các khối cách ly lẫn nhau.

Tuy nhiên, với hơn 1.400.000 lượt người trao đổi giữa song phương ngày nay, cùng với quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu mức độ cao, Mỹ và Trung Quốc dù muốn cũng không nước nào có đủ năng lực để mở màn Chiến tranh Lạnh với đối phương.

“Vì vậy, tôi cho rằng xung đột về chiến lược giữa Bắc Kinh và Washington không thể diễn biến thành Chiến tranh Lạnh, bởi thiếu 2/3 điều kiện tiên quyết.” – Diêm Học Thông kết luận.

(Theo Trí Thức Trẻ)

===================

Cái này Tàu nói - hẳn ông Diêm Học Thông – Viện trưởng Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế hiện đại, thuộc ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc) - chứ không phải đồ bỏ. Còn lão Gàn thì đợi đến khi ngài Tập lên tàu bay sang Huê Kỳ, mới nói. Bảo đảm lão Gàn phát biểu trước khi ngài Tập bước chân xuống sân bay Huê Kỳ. Lão Gàn bảo đảm từ đúng trở lên đến....sai. Hì. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Nhưng chí ít tỷ lệ đúng của lão Gàn cũng phải xêm xêm lần gặp trước trở lên.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Bill Clinton:

"Bình thường hóa với Việt Nam là một trong những thành tựu quan trọng nhất đời tôi"

Thứ Năm, 02/07/2015 - 23:36
 

Dân trí "Những gì chúng ta cố gắng làm ngày hôm nay là để cho thế giới này hạnh phúc; thay vì trả đũa hãy đến với nhau và không phải bằng nắm đấm mà bằng vòng vay rộng mở".

 

Đó là thông điệp cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đưa ra tại Lễ Kỷ niệm chào mừng 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ và Quốc khánh Mỹ được tổ chức tại Hà Nội tối 2/7.

bill5-0e961.JPG
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton phát biểu tại Lễ kỷ niệm

Sự kiện này có sự tham dự của Phó Thủ tướng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius. Các cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Pete Peterson và Michael W.Michalak cũng có mặt tại buổi lễ.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cho rằng: Việc bình thưng hóa quan hệ với Việt Nam đã giúp hai nước hàn gắn vết thương chiến tranh, tạo mối quan hệ thiết thực để hướng tới hợp tác tốt đẹp hơn trong tương lai.

"Hai mươi năm trước khi nói đến vấn đề bình thường hóa còn gặp nhiều khó khăn. Bất kỳ người Mỹ nào đều biết ai đó bị thương hoặc bỏ mạng trên chiến trường Việt Nam nhưng khi Việt Nam hiểu Mỹ và Mỹ cũng hiểu Việt Nam thì hai bên đã vượt qua khó khăn đó", ông Clinton nói.

 

“Có rất nhiều lý do khi quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, bao gồm các lý do cá nhân, chính trị, và địa chính trị. Tuy nhiên phải nói là ký quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam là một trong những thành tựu quan trọng nhất của tôi,” ông Bill Clinton phát biểu.

 

8-1435844797886-e8c2f.JPG
Hàng trăm người dự Lễ kỷ niệm chào mừng 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ và Quốc khánh Mỹ

 

Theo vị cựu tổng thống, có nhiều cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đã đóng góp lớn vào bình thường hóa quan hệ hai nước như John Kerry hay John McCain và chính họ đã tạo ra động lực để giúp ông thực hiện bình thường hóa với Việt Nam.

Ông cũng đề cập đến ông Pete Peterson, người đã được cử làm đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam sau khi tham chiến ở Việt Nam trong 6 năm. Ông Peterson cũng kết hôn với một phụ nữ người Việt và giờ đây ông có điều kiện trở lại Việt Nam nhiều hơn.

 

"Bất kỳ quốc gia nào cũng cần được đối xử bình đẳng, công bằng"

Ông Clinton cho biết, 20 năm trước ông cùng các ông John McCain và John Kerry lập quỹ cung cấp 100 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam, ông nghĩ đó đã là một con số đáng kể. Nhưng không ngờ rằng đến nay đã có 17.000 sinh viên Việt Nam đang học tập ở Mỹ, lớn hơn cả số sinh viên của Canada mà Mexico tại đây, đứng thứ 8 trong số các nước có sinh viên học tại Mỹ.

 

IMG_7665-1ad0b.JPG
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự buổi lễ
 

Tuy thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn khiêm tốn nhưng Việt Nam đã chi tới 20% tổng ngân sách cho giáo dục, nhiều hơn cả chính phủ Mỹ. Việt Nam đứng thứ 12 thế giới về toán học, đây là một thành đáng tự hào, ông Clinton nói.

 

Thương mại hai nước cách đây 20 năm chỉ ở mức 500 triệu USD, nay đã đạt tới 35 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn của Mỹ.

 

Theo cựu Tổng thống Bill Clinton, Tổng thống Obama mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Việt Nam thông qua hiệp định TPP, hy vọng rằng điều này sẽ nhận được sự ủng hộ của cả 2 đảng trong quốc hội Mỹ cũng như đối với việc bình thường hóa 20 năm trước. Quan hệ hai nước sẽ tiến xa hơn nữa nếu các rào cản về lao động và nhân quyền sớm được vượt qua.

 

"Tôi tin rằng bất kỳ quốc gia trong khu vực nào cần được đối xử bình đẳng, công bằng và mọi tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Tôi cảm ơn Việt Nam đã kêu gọi Mỹ ủng hộ cách tiếp cận này", ông nhấn mạnh.

bill4-aaeca.JPG

 

Ông cho rằng, chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước tiến xa hơn nữa. "Tôi hy vọng rằng ngoài việc đưa tin về chuyến thăm, các bạn hãy đưa tin cả về đất nước con người Việt Nam để cho người Mỹ thấy Việt Nam đã thay đổi thế nào, một đất nước có những cảnh đẹp tuyệt vời và cả tương lai sáng lạn", ông nói.

 

Cựu Tổng thống Bill Clinton cũng cho hay, sắp tới chương trình giảng dạy Full Bright sẽ được phát triển thành trường Đại học Full Bright và sẽ là trường đại học tư nhân phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam.

 

Full Bright đã cung cấp học bổng cho nhiều sinh viên trên thế giới và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh là một trong những sinh viên đầu tiên được nhận học bổng này.

"Tôi cũng cảm ơn Việt Nam đã hợp tác cùng chúng tôi để loại bỏ những chất độc còn sót lại ở Việt Nam, tìm hài cốt lĩnh Mỹ sau chiến tranh", ông nói.

Khép lại bài phát biểu gần 30 phút, ông đưa ra một thông điệp sâu sắc, bằng trích dẫn lời người thầy của ông từ 50 năm trước "Những gì chúng ta cố gắng làm ngày hôm nay là để cho thế giới này hạnh phúc; thay vì trả đũa hãy đến với nhau và không phải bằng nắm đấm mà bằng vòng tay rộng mở".

 

Nam Hằng
==============

Theo cái nhìn của tôi thì dù với bài đã biên tập, hoặc chưa thì nó chỉ có tính thay đổi vài tiểu tiết. Vấn đề căn bản vẫn cứ phải là sự cân bằng tĩnh trong mọi quan hệ quốc tế. Chỉ cần một sự nghiêng lệch theo một mối quan hệ nào đó trong lúc này, đều đưa đến một sự mất cân đối và rất bất lợi cho Việt Nam. Nói thẳng ra là trong quan hệ đa phương hiện nay thì hai lực tương tác mạnh nhất chính là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tất nhiên phải cân bằng giữa hai thế lực này, ít nhất trong giai đoạn hiện nay. Còn tương lai sẽ "tùy thời biến dịch". Lúc đó, sẽ cần một quyết định sáng suốt và đúng thời điểm quyết định.

Tất nhiên, đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi.

==============

Cá nhân lão Gàn luôn ủng hộ một ngoại giao cân bằng: Nhưng hiện nay ở góc độ phó thường dân, mùi xì dầu hơi bị nặng hơn mùi maggi.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Nga và Mỹ sẽ xích lại gần nhau vì lợi ích chung?
02/07/2015 16:58

 

(TNO) Bất chấp một số vấn đề khúc mắc trong ngoại giao, Nga và Mỹ cần phải thực tế hơn, đưa quan hệ trở lại mức "bình thường", trang tin International Business Times (Mỹ) dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

 

02072015-nga-my-reuters500_qamu.jpg?widt
Vì lợi ích chung, ông Obama (trái) và ông Putin có thể gạt bỏ mọi mâu thuẫn? - Ảnh: Reuters
 
Trong khi mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đang trong tình trạng xấu nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh, có vẻ như thời điểm này những bình luận của ông Lavrov đang thay đổi một phần sự căng thẳng ấy, International Business Times nhận định trong bài viết ngày 1.7.
 
Hướng về lợi ích chung
Ông Lavrov tiết lộ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc thảo luận "thực tế" với Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong cú điện thoại bất ngờ của ông Putin gần đây.
Ngoại trưởng Nga cho biết câu chuyện của ông Putin và ông Obama xoay quanh "các lĩnh vực hợp tác hai bên cùng có lợi". Trong khi đó, những cuộc tiếp xúc gần đây của ông và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là "đi sâu vào chi tiết" của những lợi ích ấy, International Business Times dẫn lời ông Lavrov.
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Bloomberg của Mỹ, Ngoại trưởng Nga cũng một lần đề cập đến việc "bình thường hóa" giữa Moscow và Washington. Ngoài ra, ông Lavrov cũng thổ lộ ông rất bất ngờ về việc dư luận thế giới đã dồn sự chú ý đặc biệt cho cuộc gặp gỡ giữa ông Putin và ông Kerry hồi tháng 5, bất kể hai bên đã gặp nhau 17 lần trong năm 2014, tức giai đoạn mối quan hệ Nga - Mỹ đang trong tình trạng rất căng thẳng sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea và cuộc chiến tại miền đông Ukraine.
 
02072015-nga-mylavrov-reuters500_nlbo.jp
Ông Kerry (trái) và ông Lavrov chú trọng bàn về việc tiêu diệt IS - Ảnh: Reuters
 
Xoa dịu căng thẳng
Trên thực tế, trước khi ông Lavrov chính thức lên tiếng về "bình thường hóa", truyền thông Mỹ cũng đã có những bài viết cho rằng Moscow và Washington có thể hàn gắn, ít nhất trong một số vấn đề.
Hôm 1.7, hãng tin AP có bài viết cho rằng các cuộc đàm phán hạt nhân tại Iran sẽ là tác nhân thắt chặt mối quan hệ Nga - Mỹ. Một thỏa thuận thành công sẽ giúp Mỹ không cần thiết phải can thiệp vào Iran và quan hệ với Israel, trong khi cũng phù hợp với ý định của Nga.
Ông Gary Samore, nhà đàm phán đại diện cho Mỹ tại các cuộc đàm phán hạt nhân đến năm 2013, cho biết việc đạt được một thỏa thuận về vấn đề hạt nhân của Iran là lợi ích chiến lược của Nga với mong muốn hạn chế sự hiện diện của Mỹ ở Trung Đông. Trong khi đó, đây cũng là mong muốn của ông Obama, vì việc tránh tham gia vào các cuộc xung đột Trung Đông là "di sản trong quan hệ ngoại giao" của ông, theo AP.
Bên cạnh đó, bất đồng trong việc Nga tuyên bố ủng hộ Tổng thống Syria, Bashar Assad cũng sẽ được xoa dịu bằng một mối nguy lớn hơn: tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Ông Samore cũng cho rằng việc Nga ủng hộ ông Assad cũng chỉ vì mục tiêu đánh bại IS, phù hợp với mong muốn chung của Mỹ lẫn các đồng minh.

Nhật Đăng

===================

Từ rất lâu, Lão Gàn đã có nhã ý khuyên ngài Putin hãy bắt tay với Hoa Kỳ và đi song xa với họ. Mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Hoa Kỳ còn phải giải quyết nhiều vấn đề trên thế giới, họ cần đồng minh. Do đó, nếu nước Nga sớm đồng minh với họ thì tất nhiên khi thế giới hội nhập hoàn toàn, những mối quan hệ giữa các nước sẽ khác đi. Lúc ấy, nước Nga sẽ có lợi thế hơn nhiều.

Vì cảm tình với nước Nga, nên tôi có vài lời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc muốn "hòa" với Nhật, nhưng được bao lâu?

Tuấn Anh |

03/07/2015 07:12

 

Hãng tin Bloomberg (Mỹ) bình luận, sự kết hợp giữa quyền lực và tiền bạc dự kiến sẽ giúp làm tan băng mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc
 

1200x-1-1435853693245-37-0-649-1200-crop

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Jakarta, Indonesia hôm 22/4. Ảnh: AFP

.

Trung-Nhật cùng thiệt hại vì quan hệ đi xuống

Theo Bloogmberg, sau hơn 2 năm căng thẳng trong quan hệ xung quanh các tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang "xích lại gần một cách cẩn trọng" với người đồng cấp Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe.

Ông Abe vốn từ lâu đã kêu gọi cải thiện quan hệ song phương.

Tuy nhiên, theo Bloomberg, liệu sự cải thiện quan hệ mong manh này kéo dài được bao lâu còn phụ thuộc nhiều vào những gì Thủ tướng Abe nói hồi tháng 8/2014 về cuộc chiến tranh trong quá khứ của Nhật Bản tại Trung Quốc.

Một số yếu tố đã thúc đẩy xu hướng xích lại gần nhau này đó là tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại trong khi Nhật Bản là một nhà đầu tư lớn và đang giảm nguồn vốn rót vào Trung Quốc.

Đến nay, ông Tập Cận Bình đã củng cố đủ quyền lực của mình trong chính phủ và quân đội để có thể đưa ra lập trường mềm dẻo hơn với “kẻ thù lâu năm” mà có ít nguy cơ tạo ra những phản ứng dữ dội.

Hạ nhiệt căng thẳng với Nhật sẽ tạo ra cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư. Trung Quốc thậm chí hy vọng Tokyo có thể phối hợp chặt chẽ hơn để kiềm chế các hành động leo thang trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

Điều đó cũng sẽ giúp hạn chế phần nào sự bất hòa giữa Bắc Kinh với Mỹ - đồng minh quan trọng của Nhật Bản, nhất là khi Washington có nghĩa vụ bảo vệ Nhật trong trường hợp có xung đột xảy ra như thỏa thuận đã ký từ sau Thế chiến II.

Bài kiểm tra tiếp theo cho sự tan băng dần dần trong quan hệ Trung-Nhật sẽ đến vào tháng 8 này khi Thủ tướng Nhật Bản đưa ra tuyên bố để đánh dấu 70 năm kết thúc Thế chiến II.

Trước đó, Tokyo luôn bị Trung Quốc chỉ trích vì cho rằng người Nhật không thừa nhận những gì đã gây ra cho nước này trong chiến tranh thế giới.

Thủ tướng Abe đáp lại rằng ông hiểu lập trường của Trung Quốc nhưng sẽ không nhắc lại những lời xin lỗi về quá khứ. Liệu điều đó có đủ cho Trung Quốc khi Bắc Kinh luôn luôn đòi hỏi một sự "cúi đầu nhận lỗi" từ Nhật?

Theo Bloomberg, mặc dù Shinzo Abe đã tránh đưa ra một lời xin lỗi trực tiếp trong bài phát biểu tại Jakarta, Indonesia vào ngày 22/4 vừa qua, nhưng ngay sau đó ông cũng thể hiện thiện chí bằng việc ngồi ngay bcạnh ông Tập Cận Bình.

 

 
trung-quoc-muon-hoa-voi-nhat-nhung-duoc-
Phó GS Đại học Toyo, Nhật Bản
Vương Tuyết Bình
Đây có thể là những dấu hiệu tốt hơn trong quan hệ Trung - Nhật. Đặc biệt đối với Nhật Bản khi chúng ta có thể thấy rằng đang có một sự mềm mỏng trong chính sách của Bắc Kinh đối với Tokyo. Các chính sách của Trung Quốc đối với Nhật đã từng rất cứng rắn, nhưng gần đây họ đã bắt đầu đối xử với chính phủ Nhật và người dân trong nước theo hai cách riêng biệt để tách giảm các dư luận chống Nhật.

 

 

 

Quan hệ Trung-Nhật trở nên tồi tệ vào năm 2012 do căng thẳng trong tranh chấp quẩn đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.

Điều này đã gây ảnh hưởng tới thương mại hai nước khi người Trung Quốc phát động chiến dịch tẩy chay hàng Nhật.

Trong khi đó, Thủ tướng Shinzo Abe bị Bắc Kinh "tố" là đã làm căng thẳng thêm tình hình bằng việc viếng thăm ngôi đền Yasukuni - nơi thờ các tội phạm chiến tranh của Nhật trong Thế chiến II.

Về phần mình, Trung Quốc vào cuối năm 2013 đã tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Hoa Đông và nhiều lần chỉ trích kế hoạch mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội Nhật Bản trên thế giới mà ông Abe theo đuổi.

Sự dịu lại trong quan hệ Trung-Nhật gần đây đến sau nhiều tháng đàm phán giữa chính phủ hai nước ở nhiều cấp độ.

Cái bắt tay giữa ông Abe và ông Tập vào tháng 11 năm ngoái tại Diễn đàn APEC ở Bắc Kinh, dù còn "ngượng ngùng", đã đánh dấu bước đi công khai đầu tiên phá vỡ thế bế tắc.

Sau cuộc họp thân thiện hơn vào tháng 4 vừa qua tại Jakarta thì trong tháng 6, Trung-Nhật đã tổ chức cuộc họp chính thức đầu tiên giữa hai bộ trưởng tài chính sau nhiều năm gián đoạn.

Yuichi Hosoya, giáo sư chính trị quốc tế ĐH Keiso, Tokyo, người đang làm cố vấn an ninh quốc gia cho Thủ tướng Abe cho biết: “Trong mùa hè năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã thực sự thay đổi chiến lược của họ đối với Nhật Bản.

Trung Quốc đã hiểu rằng, việc tách biệt hoàn toàn chính trị với kinh tế là điều không thể.”

 

trung-quoc-muon-hoa-voi-nhat-nhung-duoc-

Cái bắt tay khá lạnh nhạt của ông Tập và ông Abe tại Diễn đàn APEC Bắc Kinh 2014. Ảnh: AFP

 

Nguồn gốc căng thẳng chưa được giải quyết

Nếu một sự tái hòa giải lâu dài được thiết lập, lợi ích có thể trông thấy ngay trong tăng trưởng kinh tế.

Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã giảm 6% xuống mức 343 tỷ USD vào năm 2013 và gần như trì trệ trong năm ngoái.

Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ yếu nhất trong vòng 24 năm qua với mức tăng trưởng 7.4% trong năm 2014.

Đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc đã giảm gần 40% trong năm ngoái, tiếp tục đà sụt giảm kể từ năm 2012 khi Nhật quốc hữu hóa 3 trong số các đảo tranh chấp với Trung Quốc từ những cá nhân.

Động thái này đã dẫn tới các cuộc bạo loạn nhằm vào các doanh nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc.

Như một phần nỗ lực để sửa chữa những thiệt hại kinh tế, chủ tịch hội đồng đảng Dân chủ Tự do cầm quyền Nhật Bản Toshihiro Nikai đã dẫn đầu phái đoàn 3000 người gồm các nhà lập pháp, quan chức và doanh nhân đến thăm Trung Quốc trong tháng 5 vừa qua.

Trước đây, nguyên nhân gây căng thẳng Trung-Nhật xuất phát từ việc lãnh đạo song phương tìm kiếm và cổ súy những luồng quan điểm theo chủ nghĩa dân tộc trong mỗi quốc gia.

Ông Shinzo Abe tìm cách khôi phục lại niềm tự hào, tự tôn của người Nhật, trong khi ông Tập Cận Bình thường xuyên nói về “sự trỗi dậy của hòa bình” như một sức mạnh to lớn sẽ đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề toàn cầu.

Ông Tập có tham vọng xây dựng hai tuyến đường thương mại - “Con đường tơ lụa trên biển” và “Con đường tơ lụa trên đất liền” - nối liền với Trung Đông và châu Âu.

Trung Quốc cũng đang đứng giữa "tâm bão" ở Biển Đông, khi nước này tuyên bố chủ quyền (bất hợp pháp-PV) với phần lớn vùng biển này và bị các quốc gia trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông và Nhật liên tục hưởng ứng kêu gọi của Mỹ khi đóng vai trò tích cực hơn trong khu vực, thì Trung Quốc buộc phải giảm căng thẳng, hạ nhiệt với Tokyo ở phía Bắc.

Mới đây, Nhật Bản cùng Trung Quốc được cho là sẽ ký thiết lập một cơ chế chung về hàng hải và hàng không để tránh các rủi ro cũng như xung đột.

Tình hình chính trị trong nước đã tạo cho ông Tập thêm cơ hội chơi ván cờ mưu lược với người Nhật.

Trong 18 tháng đầu tiên sau khi lên năm quyền, Tập Cận Bình đã cự tuyệt các lời kêu gọi tổ chức một hội nghị thượng đỉnh song phương của thủ tướng Nhật Shinzo Abe để tập trung ổn định tình hình trong nước với chiến dịch "đả hổ đập ruồi".

Giáo sư Hosoya cho biết: “Chúng ta có thể thấy các vụ tham nhũng lớn được khui ra, và ông Tập cuối cùng đã kiểm soát hoàn toàn quân đội Trung Quốc.

Tập Cận Bình là một người thực dụng và hoàn toàn hiểu được tầm quan trọng của việc giữ quan hệ tốt với Nhật Bản - điều mà ông mới thực sự bắt tay vào từ tháng 11 năm ngoái ở APEC."

 

trung-quoc-muon-hoa-voi-nhat-nhung-duoc-

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản cùng tuyên bố chủ quyền. Ảnh: Kyodo News.

 

Những vấn đề cốt lõi

Bloomberg đánh giá, ngay cả nếu ông Shinzo Abe đưa ra những tuyên bố thiết thực nhằm giảm căng thẳng với Bắc Kinh trong tháng 8 tới, mối quan hệ Trung-Nhật vẫn hoàn toàn có được một nền tảng ổn định.

Giáo sư lịch sử tại ĐH Thượng Hải Tô Trí Lương cho rằng: “Mối quan hệ song phương sẽ không xấu đi thêm, nhưng cũng sẽ không cải thiện quá nhiều.

Các tính chất thù địch của Trung Quốc và Nhật xoay quanh những vấn đề cốt lõi trong quan hệ dân tộc sẽ còn tồn tại trong một thời gian dài.”

Tưởng Lập Phong - chuyên gia về Nhật Bản tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc - không mong đợi một bước tiến lớn trong quan hệ Trung Nhật.

Ông cho biết: “Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ sự thay đổi về mặt chính sách nào và Nhật Bản cũng vậy. Tất cả các thay đổi hiện tại mới chỉ ở mức bề mặt.”

theo Đại Lộ

=====================

Cũng hy zdọng zdậy. Nhưng có lẽ không phải zdậy. Nói theo cách nói của dân miệt vườn Nam Bộ: "Thấy zdậy, mà không phải zdậy!". Sang lăm trở đi, mới thấy tình hữu nghị Trung Nhật như thế lào. Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quốc gia bí ẩn luôn hục hặc với TQ, chưa từng "đi lại" với Mỹ


Đức Huy

03/07/2015 13:20

 
Sau khi quan hệ song phương Mỹ-Cuba tái thiết, hiện tại chỉ còn 3 quốc gia trên thế giới không có quan hệ ngoại giao với Mỹ, một trong số đó chưa bao giờ "đi lại" với Washington.
 

bhutan-1435896542553-39-0-1084-2048-crop

 

Thứ tư tuần trước, Mỹ và Cuba đã chính thức tuyên bố sẽ mở lại đại sứ quán tại hai nước, qua đó tái thiết quan hệ ngoại giao song phương lần đầu tiên kể từ năm 1961.

Tuy thỏa thuận này không đồng nghĩa với việc quan hệ Washington-Havana đã được bình thường hóa hoàn toàn - Quốc hội Mỹ vẫn áp đặt lệnh cấm vấn đối với Cuba - nhưng sự kiện này vẫn được đánh giá là một bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nước.

Bức thư lịch sử hàn gắn vết thương nửa thế kỉ giữa Mỹ và Cuba

Đôi bên dự định sẽ mở lại đại sứ quán vào ngày 20/7 tới, theo New York Times.

Báo này cũng cho biết, hiện nay chỉ có ba quốc gia trên thế giới không có bất kì quan hệ ngoại giao nào với Mỹ ở mọi cấp độ. Hai trong số đó khá dễ đoán: đó là Iran và Triều Tiên.

Với quốc gia còn lại, Mỹ chưa hề có bất kì tranh cãi hay hục hặc dù chỉ ở mức độ nhỏ nhất. Lịch sử hai nước cũng chưa từng có "va chạm".

Đó là Vương quốc Bhutan, một nước nhỏ nằm tại khu vực Nam Á.

 

quoc-gia-bi-an-luon-huc-hac-voi-tq-chua-
Cờ Bhutan. Ảnh: WikiMedia
 

Bhutan là một quốc gia không có đường biển, nằm trên dãy Himalaya giáp với Ấn Độ và Trung Quốc, với dân số hơn 700.000 người và diện tích 38.394 km2 (tương đương Thụy Sĩ).

Và cũng giống với Thụy Sĩ, kể từ khi gia nhập LHQ năm 1971, Bhutan vẫn luôn bàng quan với tất cả các hoạt động đối ngoại. Vương quốc Nam Á này không có quan hệ ngoại giao với cả 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.

Hiện tại, chỉ hai nước Ấn Độ và Bangladesh có đại sứ quán tại thủ đô Thimphu của Bhutan. Thậm chí, quốc gia này hoạt động biệt lập đến nỗi trước năm 2007, Bhutan không hề đề ra bất kì một chính sách đối ngoại nào. Công việc này khi đó họ... nhờ cả vào Ấn Độ.

Tuy biệt lập với phần còn lại của thế giới, Bhutan cũng có những căng thẳng biên giới nhất định. Vương quốc này từ lâu vẫn có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Bắc Kinh hiện đang tuyên bố chủ quyền trên 10% lãnh thổ Bhutan.

Tuy vậy, đến nay, vương quốc này vẫn giữ khoảng cách với Trung Quốc. Bhutan mới đây đã từ chối tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Bắc Kinh sáng lập.

Nhiều nhà phân tích nhận định, Mỹ hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội này để chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Bhutan, để tiếp tục củng cố chiến dịch xoay trục sang châu Á của mình.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Bhutan vẫn từ chối không xích lại gần với Mỹ.

"Đã có thời quan hệ ngoại giao thể hiện quan điểm của một nước đối với các thế lực đang tranh chấp, hay nói cách khác là chọn phe cánh. Nhưng ngày nay thì thời thế đã thay đổi"- Thủ tướng khi đó Jigmi Yoser Thinley phát biểu với hãng tin Bhutan BNA năm 2011.

Về phần mình, phía Mỹ cũng hài lòng với tình hình hiện tại. Tháng 1/2015, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã họp mặt với Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay tại một cuộc họp thượng đỉnh khu vực tại Ahmedabad, Ấn Độ.

 

quoc-gia-bi-an-luon-huc-hac-voi-tq-chua-

Ông Kerry và ông Tobgay trò chuyện bên lề cuộc họp thượng đỉnh Nam Á hồi tháng 1/2015. Ảnh: AP

Đây cũng là cuộc gặp đầu tiên giữa nhà ngoại giao cấp cao nhất của Mỹ với một lãnh đạo Bhutan. Theo tạp chí Mỹ The Atlantic, đối thoại đã diễn ra trong một bầu không khí thân thiện và đạt được nhiều kết quả có ích.

Tuy nhiên, "việc thiết lập quan hệ ngoại giao không nằm trong các chủ đề được đề cập đến trong đối thoại" - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ tại Nam - Trung Á Nisha Desai Biswal cho biết.

theo Đại Lộ

===================

Khổ thân cái anh Bu Tan bé nhỏ, cũng bị anh bạn zdàng Tung Cóoc xin đểu 10% lãnh thổ. Không hỉu với chú Bu Tan này, Tung Cóoc có những bằng chứng lịch sử nào "không thể chối cãi" để xin đểu 10% lãnh thổ không. Nhưng thui! Chuyện nhớn để người nhớn giải kiết, người nhỏ như lão Gàn chỉ bàn việc nhỏ. Đây: Lá cờ Bhutan:

 

quoc-gia-bi-an-luon-huc-hac-voi-tq-chua-

 

Hầu hết những họa tiết hỗ trợ cho con rồng trên lá cờ Bhutan đều mang dấu ấn của hình Âm Dương Lạc Việt. Đất nước Bhutan có vị trí vĩ tuyến thuộc Nam Dương tử và là quốc gia gần gũi với Văn Lang xưa. Nếu cuốn "Minh triết Việt" trong văn minh Đông phương" được in lại, chắc chắn sẽ bổ xung hình ảnh này.

PS: Ngay sau khi cuốn sách xuất bản, lão Gàn tìm thấy thêm rất nhiều hình AD Lạc Việt thuộc các nền văn minh cổ đại và cả ở tận....bên Tây. Điều này - cùng với nhiều di sản khảo cổ vật thể khác - cho thấy đã có một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ tồn tại trên quả Đất này và họ chính là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Do đó, khi chỉ có nền văn hiến Việt là nền văn minh duy nhất có thể phục hồi được học thuyết này, qua những di sản văn hóa còn lại với bao thăng trầm của lịch sử - đã xác định rằng: Nền văn hiến huyền vĩ Việt chính là hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này, khi bị thiên tai hủy diệt và chính là cội nguồn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ.

Thuyết AD Nh chính là lý thuyết thống nhất mà tất cả những tri thức hàng đầu nhân loại đang mơ ước (Trừ giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam là ông Nguyễn Văn Trọng). So với lý thuyết này, tất cả tri thức của nền văn minh hiện đại chưa là cái đinh gì.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc thị uy với Nhật Bản tại Hoàng Hải

Thứ Bẩy, 04/07/2015 - 15:00
 

Dân trí Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 2/7 thông báo nước này lần đầu tiên tổ chức tập trận bắn đạn thật với quy mô "lớn chưa từng có" trên biển Hoàng Hải, một động thái được cho là nhằm thị uy với Nhật Bản.

 >>  Trung Quốc chấp nhận Mỹ, nhưng phản đối Nhật Bản tuần tra Biển Đông
 >>  Trung Quốc triển khai máy bay không người lái ở Biển Hoa Đông

 

1019798022-%28Copy%29-e72e6.png
Tên lửa được phóng từ tàu chiến Trung Quốc (Ảnh: AP)
 
Quân đội Trung Quốc ngày 3/7 đã phát động một cuộc tập trận bắn đạn thật "chưa từng có" trên Biển Hoàng Hải, tại khu vực giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc. 
 
Theo báo Hàn Quốc, trong cuộc tập trận này Bắc Kinh huy động số lượng lớn các khí tài quân sự cùng các đơn vị tác chiến điện tử. "Khoảng 100 tàu chiến và 10 máy bay hải quân cũng như các lực lượng tác chiến điện tử đã được điều động", báo Hàn viết.
 
Trong khi đó, thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ nói chung chung rằng cuộc tập trận diễn ra trên biển Hoàng Hải bao gồm các máy bay chiến đấu và tàu chiến, với sự tham gia của bộ binh, tổ chức các đợt bắn đạn thật, có sử dụng cả tên lửa và ngư lôi, nhằm vào các mục tiêu giả định trên biển và trên không.
 
Theo China News, tàu, máy bay và các lực lượng trên bộ thuộc các hạm đội Bắc Hải và Đông Hải, các quân khu Thẩm Dương và Tế Nam cùng lực lượng pháo binh số 2 đã phóng nhiều tên lửa, hàng chục ngư lôi và hàng trăm đạn pháo, nhằm đánh chặn "các mục tiêu trên mặt nước, dưới nước và trên không". 
 
Các loại đạn, ngư lôi sử dụng trong cuộc tập trận này đều mới được phát triển trong thời gian gần đây bằng công nghệ hiện đại. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nêu rõ "đây là cuộc tập trận tiếp viện tác chiến tên lửa lần đầu tiên" của nước này, Yonhap đưa tin. 
 
Giới quan sát nhận định cuộc tập trận nêu trên là động thái thể hiện sức mạnh của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực sau những hoạt động cải tạo đảo của nước này ở Biển Đông. 
 
Hồi tháng 5 vừa qua, một tờ báo chuyên về quân sự của Trung Quốc vẫn ngang ngược viện dẫn những "hành động khiêu khích" của các quốc gia láng giềng để biện giải cho việc Trung Quốc "phải mở rộng các hoạt động trên biển" ?) 
 
Vẫn vẫn nhằm bảo vệ cho những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Bắc Kinh, tờ báo trên nhấn mạnh Trung Quốc đang đẩy nhanh hoạt động cải tạo đảo ở Biển Đông.
 
Theo hình ảnh vệ tinh mới được Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế công bố, Trung Quốc đã hoàn thành gần xong đường băng quân sự trên bãi Đá chữ thập tại Biển Đông. 
 
Dù vậy, Bắc Kinh vẫn biện bạch rằng các hoạt động trên chủ yếu phục vụ mục đích dân sự và hỗ trợ các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển song nhiều bằng chứng mới được công bố cho thấy Trung Quốc đang lắp đặt các thiết bị quân sự tại những khu vực mà nước này ngang ngược đòi chủ quyền. 
 
Cuối tháng trước, người đứng đầu quân đội Nhật, Đô đốc Katsutoshi Kawano, khẳng định có thể sẽ điều lực lượng để cùng với phía Mỹ tuần tra trên Biển Đông, sau những hành động của Trung Quốc gây quan ngại và gia tăng căng thẳng trong khu vực.
 
Bắc Kinh trong thời gian gần đây không ngừng chỉ trích Tokyo can dự vào Biển Đông. Bởi vậy, nhiều chuyên gia nêu đánh giá rằng cuộc tập trận trên Biển Hoàng Hải là nhằm mục tiêu thị uy trước Nhật Bản.
 
Ngọc Anh 
Theo China News

====================

Bắc Kinh trong thời gian gần đây không ngừng chỉ trích Tokyo can dự vào Biển Đông. Bởi vậy, nhiều chuyên gia nêu đánh giá rằng cuộc tập trận trên Biển Hoàng Hải là nhằm mục tiêu thị uy trước Nhật Bản.

 

Wow! Nhìn ảnh tên lửa bắn đùng đùng thế kia, Lão Gàn sợ chết khiếp. Nó chỉ nổ gần cách 500m, chắc lão Gàn bệnh cũ tái phát và lăn đùng ra ngay. Nhưng đấy là lão Gàn gần 70 chuổi, sắp viên tịch. Còn đối với Nhựt Bủn thì có lẽ lão phải khuyên Tung Coóc tập trận thêm 10 lần nữa và đem cả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bắn thử mới được. Chứ như thế này sợ chưa si nhê. Híc!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu Trung Quốc tiếp tục hung hăng ở Biển Đông, Mỹ có tuốt gươm?

Đăng Bởi Một Thế Giới
16:10 04-07-2015
 
Trung tuần tháng 6, Bộ ngoại giao Trung Quốc thông báo: “dựa trên thông tin mà chúng tôi có được từ các cơ quan chức năng, dự án cải tạo đất phục vụ cho việc xây dựng trên một số hòn đảo và bãi đá ngầm ở quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) sẽ sớm được hoàn thành”.
 
bien_dong_QGGW.jpg?width=600&height=360&

 

 
 
Trung Quốc thách thức Mỹ
Dù không đề cập rõ thời điểm cụ thể việc hoàn tất quá trình cải tạo phi pháp nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định cho biết sau khi cải tạo xong, họ sẽ “xây dựng cơ sở hạ tầng để thực hiện đầy đủ các chức năng kèm theo”. Phía Trung Quốc còn gửi thông điệp cứng rắn rằng 7 hòn đảo được họ "làm móng" xong sẽ được xây dựng phục vụ mục đích quân sự bên cạnh chức năng cứu nạn, nghiên cứu môi trường. 
Đây là những hòn đảo và đá thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm giữ phi pháp. Sau thời gian âm thầm cải tạo, giờ Bắc Kinh đã dám đăng đàn công khai nói về việc bồi đắp các đảo bất chấp luật pháp quốc tế. Đó giống như một lời thách thức ngang nhiên với cộng đồng quốc tế, mà hơn hết là Mỹ. 
Tuyên bố cứng rắn của Trung Quốc được đưa ra lúc này không khác gì sự đáp trả những phê phán của Mỹ. Bởi 3 ngày trước khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố thì Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc dừng ngay việc cải tạo đảo trái phép trên quần đảo Trường Sa. 
Đây không phải lần đầu tiên, Mỹ - Trung đốp chát về vấn đề Trung Quốc cải tạo phi pháp các đảo, đá ở quần đảo Trường Sa. Hồi tháng 4, Hải quân Mỹ đã ra báo cáo cho biết Trung Quốc đã bồi đắp 7 đảo nhân tạo trong vùng biển quần đảo Trường Sa (của Việt Nam), và “dường như xây nhiều cơ sở lớn hơn, có thể hỗ trợ cả hai mảng thực thi luật hàng hải cùng các hoạt động hải quân”. 
Ngay sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã đăng đàn nói bất chấp lý lẽ: “Các hoạt động xây dựng có liên quan hoàn toàn thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Điều đó là công bằng, hợp lý, hợp pháp, không ảnh hưởng và không nhằm chống lại bất cứ quốc gia nào”. 
Việc Trung Quốc ngang nhiên nhận chủ quyền ở Trường Sa khiến Tổng thống Mỹ phải trực tiếp lên tiếng. Giữa tháng 4, khi công du Jamaica, ông Barack Obama đã tuyên bố thẳng thừng: “Điều chúng tôi quan ngại là Trung Quốc không tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế và đang sử dụng sức mạnh của mình để buộc các nước khác phải phục tùng”.
 
Liệu Mỹ có tuốt gươm khỏi vỏ?
Về mặt chiến lược và giao thương hàng hải, Biển Đông là chìa khóa trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ. Hằng năm, có tới 50% (trong 160 triệu tấn dầu) và 70% hàng hóa của Trung Quốc đi qua khu vực này. Trung Quốc không muốn huyết mạch của họ trong tay kẻ khác nên họ muốn kiểm soát Biển Đông bằng mọi giá, kể cả thiết lập cơ sở quân sự phi pháp trên Biển Đông. 
Nhưng cũng có tới 90% hàng hóa của Mỹ và hàng hóa đồng minh chuyên chở qua Biển Đông. Với Nhật Bản, 70% lượng dầu nhập khẩu và 42% lượng hàng hóa xuất khẩu phải đi qua vùng biển này... Nếu Trung Quốc kiểm soát được vùng Biển Đông thì họ giống như nắm được mạch máu của nền kinh tế Mỹ, Nhật. Khi ấy, Mỹ và Nhật sẽ phải phụ thuộc vào Trung Quốc và dễ nhồi máu cơ tim nếu bị Trung Quốc phong tỏa huyết mạch. 
Cả Mỹ và Nhật đều hiểu rằng không thể để Trung Quốc độc bá Biển Đông và phải ngăn chặn Bắc Kinh biến các đảo, đá thành căn cứ quân sự giữa vùng biển Trường Sa. Các đảo, đá bị Trung Quốc cải tạo phi pháp thành căn cứ quân sự ở Trường Sa giống như cục máu đông với huyết mạch kinh tế của Mỹ và Nhật. Tuy nhiên, việc chỉ cử tàu chiến qua lại để thực thi quyền tự do hàng hải hay cho máy bay “đi dạo” trên vùng trời Biển Đông liệu có đủ để răn đe Trung Quốc? 
Hơn nữa, Mỹ và Nhật cũng ý thức được rằng sở dĩ Trung Quốc giờ đây ngang nhiên thách thức cộng đồng quốc tế chuyện Biển Đông là do họ tự tin về sức mạnh quân sự do có những bước tiến đáng kể trong thời gian qua, đặc biệt là việc tác chiến xa bờ. 
Báo cáo của tình báo hải quân Mỹ cho biết về một số mặt hải quân Trung Quốc hiện giờ lớn hơn lực lượng của Việt Nam, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia và Philippines (những nước có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc) cộng lại. Riêng từ năm 2012 đến 2015, hải quân PLA có thêm 50 tàu chiến, tăng 25% tổng lực lượng. Không những vậy, tốc độ “đẻ tàu” của hải quân PLA trong tương lai sẽ không ngừng lại mà tỷ lệ thuận với tham vọng của Bắc Kinh. Điều đáng nói, các tàu chiến mới đóng của Trung Quốc được đánh giá là khá hiện đại dù chưa được thử lửa thật sự. 
Chẳng hạn khu trục hạm mới nhất của hải quân PLA thuộc lớp Lạc Dương III có thể trang bị ASSM YJ-18. Loại tên lửa này được cải tiến có tầm bắn xa hơn, tốc độ nhanh hơn các tên lửa cũ và là sát thủ với tàu nổi của Mỹ. Chuyên gia quân sự Andrew Erickson của Trường hải chiến Mỹ nói rằng tên lửa YJ-18 “đặt ra những thách thức nguy hiểm cho hệ thống phòng không của tàu chiến Mỹ và đồng minh”. 
Ngoài ra, hải quân PLA còn tin vào những cú đấm chìm là lực lượng tàu ngầm. Tình báo Hải quân Mỹ cho biết hải quân PLA hiện có 5 chiếc tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân, 4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có thể gắn đầu đạn hạt nhân, và 57 tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel. Trong tương lai số tàu này còn đông hơn nữa nên họ tự tin có thể đối phó với cả hạm đội 7, hạm đội 3 thậm chí cả hạm đội 5 của Mỹ nếu "có biến" ở Biển Đông. 
Trong mọi trường hợp, Mỹ muốn làm chủ Biển Đông mà không phải đối đầu trực diện với Trung Quốc. Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh là giúp các nước láng giềng có chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông nâng cao khả năng phòng thủ, bảo vệ chủ quyền. Với Nhật, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đã sửa đổi hiến pháp để có thể thực hiện quyền phòng vệ tập thể và gửi nhiều gói viện trợ quân sự cho các nước ASEAN.
Trong khi đó, Mỹ cũng tăng cường sự hiện diện quân sự tại Biển Đông nhiều hơn và gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam. Hậu thuẫn quân sự, ủng hộ ngoại giao với các nước có lợi ích hợp pháp tại Biển Đông là cách mà Mỹ đang gắng làm để chống lại tham vọng Trung Quốc. Nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục hung hăng và đe dọa sức mạnh thống trị của Mỹ thì liệu gươm của Mỹ còn để mãi trong vỏ?
 
Thảo Anh/Duyên dáng Việt Nam
============================
Nếu Trung Quốc tiếp tục hung hăng ở Biển Đông, Mỹ có tuốt gươm?

 

Câu hỏi này - phát biểu theo ngôn ngữ của "ten" - là "hơi bị thừa". Lão Gàn đã nói từ lâu dùi, ngay trong topic này:

"Nước Mỹ không tuốt gươm đồng nghĩa với việc nhường ngôi bá chủ thế giới cho Trung Quốc".

Bởi vậy, Trung Quốc càng xung bao nhiêu trong việc lấn chiếm biển Đông, càng đẩy nguy cơ một cuộc chiến Trung Mỹ đến gần. Đến nay, vấn đề còn lại chỉ là xảy ra vào lúc nào?

Lão Gàn luôn ủng hộ hòa bình thế giới, nên hy vọng vào những biện pháp phi chiến tranh để dẫn đến một quyền lực tập trung điều khiển thế giới này trong cuộc hội nhập toàn cầu. Một trong những yếu tố cần để dẫn tới khả năng đó thì điều kiện tiên quyết phải là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ tính chân lý. Từ đó mới làm hé lộ lý thuyết thống nhất vũ trụ, có tính quyết định một sự hội nhập toàn cầu trong hòa bình. Vì kiến thức vượt trội của một lý thuyết thống nhất, đủ khả năng hóa giải những mâu thuẫn xã hội đang căng thẳng hiện nay. 

Tiếc thay! Nó đã không xuất hiện vào đúng thời điểm cần thiết.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng:

Mỹ là lực lượng cần thiết cho sự ổn định khu vực

(LĐO) M.Y

9:2 AM, 04/07/2015

 

tin_ZJGN.jpg
Tổng Bí thư tiếp cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton tại Hà Nội.
 

Thông báo của Nhà Trắng hôm qua 3.7 cho biết, Tổng thống Mỹ Obama sẽ đón tiếp và hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 7.7 tới tại Nhà Trắng, trong chuyến thăm đầu tiên của một tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới Mỹ.

"Tổng thống trông đợi được thảo luận với Tổng Bí thư về những cách thức củng cố hơn nữa mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ - Việt Nam, phản ánh những thành tựu trong 20 năm qua kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương" - tuyên bố của Nhà Trắng cho biết.

Tuyên bố này nói rằng, Tổng thống Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thảo luận cả về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, vấn đề nhân quyền và hợp tác quốc phòng song phương.

Tờ Wall Street Journal của Mỹ dẫn bình luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời riêng với tờ này, nói rằng ông hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục chính sách xoay trục sang Châu Á, mô tả Mỹ là lực lượng cần thiết cho sự ổn định của khu vực. Ông cũng hoan nghênh những hành động của Mỹ gần đây nhằm thúc đẩy việc giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.

"Tất cả chúng ta đều nhận thấy vị trí chiến lược của Biển Đông" - Tổng Bí thư nói với WSJ. Ông nói rằng tự do hàng hải là vấn đề lợi ích với các nước ngoài khu vực. Ông cảnh báo việc quân sự hóa Biển Đông và thúc giục Washington giúp đỡ duy trì nguyên trạng ở Biển Đông.

Trả lời Bloomberg bằng văn bản, Tổng Bí thư nói rằng Việt Nam sẽ ưu tiên quan hệ với Mỹ  như một trong những đối tác quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại". Tổng Bí thư hy vọng chuyến thăm "là cơ hội để hai bên có thảo luận cởi mở và thẳng thắn về những vấn đề khác biệt vẫn còn tồn tại".

"Điều này sẽ thúc đẩy hiểu biết giữa hai bên, thu hẹp khác biệt và từng bước củng cố lòng tin giữa hai nước để đem lại thực chất và hiệu quả hơn với quan hệ lâu dài giữa hai nước".

Bloomberg dẫn các quan chức Mỹ cho biết, Tổng Bí thư còn gặp cả các quan chức nội các, các thành viên quốc hội, các lãnh đạo doanh nghiệp và phi chính phủ. Ông cũng sẽ tới New York trong 2 ngày vào ngày 9.7.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Bloomberg rằng chuyến thăm có thể dẫn tới ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần, một sáng kiến về y tế và vài thỏa thuận kinh doanh, và có thể chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam trong năm nay. 

Trước đó, hôm 2.7 tại Hà Nội, Tổng Bí thư đã tiếp cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton tới thăm Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ. Tổng Bí thư khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng và nỗ lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Mỹ vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước.

Trong cuộc gặp này, cựu Tổng thống Clinton tái khẳng định Mỹ coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Ông tán thành sự cần thiết trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử của chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng Bí thư, chúc chuyến thăm thành công tốt đẹp. 

 

 

Theo Reuters, WSJ, Bloomberg
=============================
Magi, Xì dầu, tương ớt, nước mắm đã đầy đủ trên bàn tiệc.
Ngày xưa, trong cuốn sách của nhà văn Lê Tri Kỷ, có tựa là: "Câu Lạc Bộ chính khách" . Nxb Công An Nhân Dân (Từ những năm 60 của thế kỷ trước), có một đoạn mô tả lời nói của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, đại ý như sau: "Dân tộc Việt Nam là một dân tộc nhược tiểu, nó sẽ phải phụ thuộc vào một cường quốc nào đó. Như con chim phải chấp nhận bị nhốt trong lồng. Nhưng phải chọn cho nó một cái lồng bằng vàng". 
Wow. Khi lượng nước chấm cân bằng trên bàn tiệc là trung tâm, lão Gàn vốn ưa nước mắm và chẳng chọn cái lồng nào cả.
 

Ông Bill Clinton:

"Bình thường hóa với Việt Nam là một trong những thành tựu quan trọng nhất đời tôi"

Thứ Năm, 02/07/2015 - 23:36
 

Dân trí "Những gì chúng ta cố gắng làm ngày hôm nay là để cho thế giới này hạnh phúc; thay vì trả đũa hãy đến với nhau và không phải bằng nắm đấm mà bằng vòng vay rộng mở".

 

Nam Hằng
==============
Cá nhân lão Gàn luôn ủng hộ một ngoại giao cân bằng: Nhưng hiện nay ở góc độ phó thường dân, mùi xì dầu hơi bị nặng hơn mùi maggi.

 

 

 

Đây là một cơ hội rất hấp dẫn cho Việt Nam - về tính cân bằng trọng lực của các tương tác quốc tế - nhưng phải thận trọng từng cm vuông. Cứ y như lão Gàn mần phoengshui cho chính nhà lão vậy.Hì.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Singapore:

Trung Quốc coi chừng "gió đổi chiều" tại ASEAN

 

Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc dường như quên một thực tế rằng, trong bất kỳ mối quan hệ nào, Trung Quốc cũng cần có Đông Nam Á để phát triển.
 

Trả lời trong bài viết đăng trên tờ Straits Times (Singapore), ông Rafael Alunan, cựu Bộ trưởng Nội vụ của Philippines dưới thời Tổng thống Fidel Ramos hồi tưởng lại sự việc Trung Quốc đặt chân tới Đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa tại Biển Đông. Mối lo ngại của họ cuối cùng cũng thành hiện thực khi giờ đây khu vực này đã trở thành căn cứ quân sự chính thức.

Ông đưa ra nhận định: “Với việc Trung Quốc ngày càng tăng cường việc “gây thù” và phá hoại trật tự chung của toàn cầu, mọi người đều mong rằng họ sẽ “tiêu tùng” trước khi gây thêm thiệt hại đối với hạnh phúc nhân loại và sự ổn định của khu vực”.

Philippines đã từng một thời xác định đường lối chủ nghĩa dân tộc chống Mỹ, đòi Mỹ phải chuyển căn cứ quân sự khỏi cảng Subic (Philippines) để dảm bảo chủ quyền toàn vẹn của nước này. Tuy nhiên, hiện nay mục tiêu chống đối đã chuyển sang Trung Quốc một cách rõ rệt.

 

Gió đang đổi chiều tại Đông Nam Á?

 

BD1a-6e802.jpg
Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây đắp đảo nhân tạo phi pháp tại Đá Vành Khăn (Ảnh: CSIS)

 

Thái độ của Philippines chỉ là một ví dụ cho bức tranh chung là Đông Nam Á đang chuyển những nỗi sợ phương Tây trước kia thành sự “khó chịu” đối với Trung Quốc. Những nhà lãnh đạo của các quốc gia Đông Nam Á phải xem xét ngân sách cho quốc phòng, tìm kiếm liên minh an ninh mới và suy ngẫm về tương lai của một khu vực vốn đang bình yên trong hơn hai thập kỷ.

Trong vụ đối đầu “nóng” ở bãi cạn Scarborough năm 2012, Hải quân Philippines đã tìm cách bắt 8 tàu cá của Trung Quốc và bị các tàu hải giám của Trung Quốc chặn lại. Hai bên chỉ đồng ý rút lui sau khi Mỹ can thiệp.

Manila đã giữ lời, nhưng Bắc Kinh thì không như vậy. Trung Quốc sau đó đã sử dụng chiến thuật bầy đàn để ngăn chặn tàu thuyền Philippines xâm nhập lại vào khu vực. Tháng 1 sau đó Philippines đã khởi tố Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế về luật biển, khiến cả thế giới kinh ngạc.
Còn đối với Malaysia, nước này đã thiết lập các phương án an ninh mới và ngày càng thể hiện rõ sự lo lắng của mình trước Bắc Kinh sau những năm “mềm mỏng” với người hàng xóm “khổng lồ”.

Khi Thủ tướng Malaysia ông Najib Razak trở lại tranh cử vào năm 2013, các cử tri nước này đã có thái độ bất mãn với Hiệp hội Malaysia - Trung Quốc. Ông đã thực hiện một điểm đặc biệt khi khởi công xây dựng khu công nghiệp Kuantan Malaysia – Trung Quốc tại quê nhà của mình.

 

BD2a-6e802.jpg
Các quốc gia ASEAN đang từng bước mở rộng hợp tác quốc phòng với các cường quốc khác, trong đó có Nhật Bản (Ảnh minh họa)

 

Tuy nhiên, bước sang tháng Tư vừa qua, ông cũng phải lên tiếng bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” đối với hoạt động xây đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông. Đáng chú ý, ông đã bay tới Tokyo chỉ vài tuần sau bài phát biểu. Malaysia đã nâng tầm mối quan hệ với Nhật Bản thành “đối tác chiến lược”.
Indonesia – quốc gia lớn nhất Đông Nam Á – cũng rất thận trọng. Nước này nằm ngoài vấn đề Biển Đông khi không tuyên bố chủ quyền trên các thực thể, nhưng đường “lưỡi bò” phi pháp mà Trung Quốc đưa ra cũng vòng xuống phía quần đảo Natuna của họ.
Mặc dù chưa bao giờ làm rõ sự “mơ hồ” của đường 9 đoạn này, các quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc vẫn đơn phương tuyên bố rằng Jakarta đang “ngồi trên 50.000 km2 vùng biển của chúng tôi".
Trong khi đó, Việt Nam – quốc gia có mối liên hệ lịch sử và chính trị mật thiết với Trung Quốc trong số các nước ASEAN – đang nhanh chóng thắt chặt quan hệ đa phương hóa, nhìn nhận Trung Quốc vừa là “đối tác” vừa là “đối tượng”, hợp tác nhưng cũng đồng thời đấu tranh, ký kết những thỏa thuận về quốc phòng với nhiều đối tác quốc tế khác.
Trong tuần này, đại diện của 57 quốc gia đã họp tại Bắc Kinh để ký các điều khoản nhằm thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Tuy nhiên, 3/7 quốc gia đến từ ASEAN chưa chấp thuận, ngoài Philippines, đáng ngạc nhiên là có cả Malaysia và Thái Lan, hai đối tác thân thiết của Trung Quốc. Lời giải thích chính thức Thái Lan đưa ra là họ đang trông chờ vào sự thông quan nội địa trước khi ký vào.
 

Phá bỏ an ninh, Trung Quốc đang nghĩ gì?

 

BD3a-6e802.jpg
Biển Đông mang ý nghĩa chiến lược đối với hạm đội tàu ngầm tên lửa hạt nhân của Trung Quốc (Ảnh minh họa: AFP)

 

Tiến sĩ Wu Shicun, Giám đốc Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc tại Hải Khẩu – Hải Nam đã phân tích về chính sách an ninh của nước này. Tiến sĩ Wu biện bạch: Mỹ và Nhật Bản có xu hướng gây khó khăn cho Trung Quốc khi xâm nhập vào khu vực Tây Thái Bình Dương thông qua biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông. Vì thế Biển Đông tạo ra “lá chắn tự nhiên” chống lại khả năng can thiệp của 2 nước này.
Ông lý giải rằng, Bắc Kinh đánh giá chiến lược tái cân bằng của Mỹ đều nhắm tới mục tiêu kiềm chế Trung Quốc và Biển Đông chỉ đơn thuần là một “công cụ thuận lợi”. Ông cho biết: “Mỹ đã điều chỉnh vị trí của họ trong cuộc tranh chấp, từ chỗ hạn chế can thiệp tới tích cực can thiệp”.
Nhưng vấn đề ở đây là, nếu không còn cách nào khác để ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài, tại sao Trung Quốc lại không có thái độ hợp tác, xúc tiến nhanh chóng việc ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với các nước ASEAN?
Tiến sĩ Wu cho rằng rằng COC phức tạp hơn nhiều so với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký kết vào năm 2002. Hơn nữa, bản thân các nước thành viên ASEAN không thống nhất được nội dung của COC: Malaysia cho rằng COC chỉ nên áp dụng ở quần đảo Trường Sa, trong khi Việt Nam muốn nó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. Vì vậy, Trung Quốc và ASEAN không dễ dàng đạt được đồng thuận trong vấn đề này.
Một số nhà phân tích quốc phòng cho rằng, mối quan tâm thực sự của Trung Quốc đối với Biển Đông là tạo cơ sở an toàn cho hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN) nước này – nút chặn hạt nhân cuối cùng trong cân bằng sức mạnh hạt nhân giữa các cường quốc.
Tuy nhiên Biển Đông là một vùng biển nông so với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Điều này làm cho các tàu ngầm “ồn ào” của Trung Quốc dễ bị phát hiện. Vì vậy, Trung Quốc nỗ lực biến Biển Đông thành “ao nhà” thực chất để tạo không gian cho các tàu ngầm của họ “vươn ra biển lớn”.

“Trung Quốc hãy coi chừng”

BD4a-6e802.jpg
Trung Quốc dường như quên rằng mối quan hệ giữa họ và ASEAN là phụ thuộc lẫn nhau (Ảnh minh họa)

 

Theo bài phân tích của Ravi Velloor trên tờ Straits Times, tất cả những điều này gia tăng nguy cơ một hình thái “chiến tranh lạnh” mới trước ngưỡng cửa của ASEAN. Do vậy, khi Trung Quốc tung ra các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng khu vực như AIIB, các chính phủ ngay lập tức cũng tăng chi tiêu cho quốc phòng, gây ảnh hưởng tới ngân sách dành cho giáo dục và y tế. Điều đáng sợ là không có cơ chế để ngăn chặn sự cố trong trường hợp nó xảy ra.
Bản thân Trung Quốc cần nhận thức được những thiệt hại về uy tín mà họ đã gây ra, đặc biệt là việc tuyên bố chủ quyền bất chấp luật pháp.Bắc Kinh cũng phải biết rằng, khi họ kiểm soát tình hình và là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới, sự phụ thuộc này không phải là sự phụ thuộc một chiều.

Khi nền kinh tế bị chững lại, đặc biệt với một nền kinh tế tăng trưởng nóng, Trung Quốc sẽ mất đi phần nào ưu thế của mình. Các Phòng Thương mại Mỹ tại Bắc Kinh cho biết tỷ lệ lợi nhuận các công ty con của họ kiếm được tại Trung Quốc đang dần trượt dốc.

Tương tự như vậy, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Indonesia và Thái Lan – 2 nền kinh tế lớn nhất ASEAN. Nhưng 2 nước này nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn là xuất khẩu sang nước này. Singapore là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn nhất tại Trung Quốc trong 2 năm qua. Trên thực tế, suy thoái tại Trung Quốc phần nhiều là do sự sụt giảm đáng kể trong các khoản đầu tư kể từ năm 2009.
Tác giả Ravi Velloor “nhắc nhở”, Bắc Kinh hãy chú ý rằng khu vực Đông Nam Á này cũng quan trọng với Trung Quốc không kém gì so với vai trò của Bắc Kinh đối với nơi đây. Những nước đi hung hăn sẽ vấp lấy hậu quả.
 
Theo Ánh Ngọc
Pháp luật TPHCM
==================
Trung Quốc coi chừng "gió đổi chiều" tại ASEAN

 

Chỉ cần Hoa Kỳ tỏ ra cương quyết và cứng rắn đến mức sẵn sàng tham chiến ở biển Tây Thái Bình Dương thì tất cả các nước từ Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương theo Hoa Kỳ hết. Cái này lão Gàn nói lâu rồi. Bởi vậy, lão mới bảo Bắc Kinh đã mắc sai lầm chiến lược.
Thôi! Đây là sự nhân ái của lão Gàn, nên có lời khuyên rằng: Bắc Kinh hãy đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế - thông qua Viện Khổng Tử ở Việt Nam về đề tài khoa học, do lão Gàn đặt tên như sau: "Khám phá bí ẩn huyền vĩ và cội nguồn của nền văn minh Đông phương". Trong đó, hệ thống luận điểm của lão Gàn - nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - là nội dung chính để thảo luận; khách mời là tất cả các học giả có tên tuổi trên thế giới và cả Trung Quốc, tập trung phản biện lão Gàn. Nếu lão Gàn biện minh được thì Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được công nhận ở tầm quốc tế.
Trong điều kiện này, lão có thể chắc chắn rằng: Đây là một lực tương tác mạnh vào việc bảo đảm hòa bình cho sự hội nhập toàn cầu. Cũng trong điều kiện này, lão sẽ bỏ qua cho đám tư duy "ở trần đóng khô", vì dốt nát mà chống lại nền văn hiến huyền vĩ Việt. Còn nếu không thì đây:
Đã mang lấy nghiệp vào thân.
Thì đừng trách lẫn Trời gần, Đất xa.
Nguyễn Du.
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sửa lại lịch sử khiến cho tương lai trở nên mong manh

(Bình luận) - Lịch sử tồn tại khách quan và không thể thay đổi mà chỉ có con người ghi nhận, đánh giá về lịch sử.

Tại sao phương Tây lại tẩy chay ngày chiến thắng phát xít được tổ chức tại Matxcova? Phải chăng phương Tây đã thay đổi quan điểm về tư tưởng, hành động của lực lượng phát xít tại châu Âu và thế giới trong thế chiến 2?

Không phải vậy! Đó chỉ là do sự đối đầu của Mỹ-PT với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine, đồng thời, muốn phủ nhận vai trò, sức mạnh của Liên Xô trong chiến thắng phát xít Đức. Đây là một cuộc chiến tranh thông tin-tâm lý quyết liệt mà Mỹ và phương Tây đã và đang triển khai đối đầu với nước Nga.

 

clip_image002.jpg

Khí phách hiên ngang của người lính Nga Sergei Makarovich Korolkov trong bầy sói phát xít Đức trước khi bị bắn chết-biểu tượng của dân tộc Nga

 

Trước hết, chúng ta hãy đọc những thống kê “lạnh lùng” này…

Tại mặt trận Xô-Đức. Đức đã tung 70% binh lực với các sư đoàn hùng mạnh và tinh nhuệ nhất cùng với khoảng 81% pháo, cối; 67% xe tăng; 60% máy bay chiến đấu. Ở hai bên chiến tuyến đồng thời hiện diện đến 12,8 triệu người, 163.000 khẩu pháo và cối, 20.000 xe tăng và pháo tự hành, 18.800 máy bay. Ngay cả sau khi Mỹ, Anh mở mặt trận thứ hai, Đức vẫn sử dụng gần 2/3 binh lực để chiến đấu với Liên Xô.

Kết quả. Tại mặt trận Xô-Đức, đã tiêu diệt 607 sư đoàn phát xít, trong đó có 507 sư đoàn Đức tinh nhuệ, tương đương với 74% tổng số quân Đức trong chiến tranh, 75% xe tăng, 70% máy bay, 74% pháo binh. (Trong khi đó, các nước đồng minh khác trong suốt thời gian chiến tranh, trên tất cả các chiến trường đánh tan được 176 sư đoàn).

Về tổn thất, chúng ta hãy xem bảng thống kê dưới đây:

clip_image004.jpg

Thương vong trong ww 2

 

Vậy nhưng, mới đây, hãng ICM Research (Anh) đã công bố kết quả thăm dò dư luận ở Anh, Đức và Pháp về việc ai đã giải phóng châu Âu khỏi họa phát xít thì 52% người Đức và 61% người Pháp nghĩ rằng, Mỹ đã có đóng góp quyết định vào chiến thắng trước Đức phát xít. 46% người Anh tin rằng, chính nước Anh đã chiến thắng phát xít. Chỉ có 17% người Đức, 8% người Pháp và 13% người Anh cho rằng, Liên Xô đã có đóng góp quyết định cho chiến thắng. Kết quả thăm dò trung bình ở các nước Tây Âu, 43% số người được hỏi tin đó là chiến thắng của Mỹ, 20% là của Anh và Liên Xô là 13%. 

 Kết quả đó cho thấy một xu hướng đáng buồn và rất đáng sợ.

Kết quả thăm dò ấy đáng sợ ở chỗ nó đã khiến cho dân châu Âu coi nhẹ sự trỗi dậy của tư tưởng phát xít. Thậm chí khi đã có quốc gia như Ukraine coi Liên Xô và phát xít Đức là nguyên nhân gây ra chiến tranh thế giới lần 2 (tuyên bố của Tổng thống Poroshenko) và coi Liên Xô là kẻ “xâm lược nước Đức phát xít” (của thủ tướng Ukraine)…nhưng châu Âu vẫn hào hứng hỗ trợ, tiếp tay như sử dụng một quân cờ chống Nga.

Đó chính là sự thảm họa của việc xuyên tạc, viết lại lịch sử, làm cho giá trị giáo dục của lịch sử không còn ý nghĩa, khiến cho thế hệ tương lai trở nên mong manh và mờ mịt.

Tuy nhiên, “nếu như anh bắn vào lịch sử một viên đạn thì sẽ nhận được từ lịch sử một quả đại bác”.

Lê Ngọc Thống

===================

Tôi rất thích những bài viết của ông Lê Ngọc Thống, lập luận sắc bén, có chiều sâu. Mặc dù không phải lúc nào cũng đúng. Nhưng ông hơn hẳn mấy tay giẻ rách có quyền chém gió. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông: Lịch sử là tồn tại khách quan. Cho nên

"Đó chính là sự thảm họa của việc xuyên tạc, viết lại lịch sử, làm cho giá trị giáo dục của lịch sử không còn ý nghĩa, khiến cho thế hệ tương lai trở nên mong manh và mờ mịt.

Tuy nhiên, “nếu như anh bắn vào lịch sử một viên đạn thì sẽ nhận được từ lịch sử một quả đại bác”."

 

Vâng! Lịch sử vĩ đại của Liên bang Xô Viết thì được chú ý và quan tâm đến như vậy. Và tôi tin rằng nó đã bị xuyên tạc như tác giả Lê Ngọc Thống mô tả. Tất nhiên hậu quả của nó sẽ rất khó lường, như tác giả đã viết. Về vấn đề này tôi ủng hộ tác giả.

Nhưng ngược lại, nhìn lại những gì về lịch sử cội nguồn văn hiến Việt trải gần 5000 năm, thì thật là ngậm ngùi. Một đám người nhân danh khoa học phủ nhận cội nguồn Việt sử huy hoàng, mà tổ tiên luôn nhắc nhở cho các thế hệ Việt mai sau. Họ trâng tráo, đọc hết tham luận này, bài viết khác nhân danh khoa học để phủ nhận sự tự hào dân tộc. Cội nguồn Việt tộc trong con mắt của họ - những người mang quốc tịch Việt, dòng máu Việt - chỉ còn là một đám người sống như thời đồ đá, mà họ gọi là "liên minh bộ lạc".

Nhưng cái thứ khoa học của họ thì lại không có đối thoại. Không một cái mặt nào trong đám "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới", đủ có sự liêm sỉ và tự trọng tối thiểu để biện minh cho quan điểm của họ khi bị phản biện.

Tôi hy vọng tác giả Lê Ngọc Thống quan tâm đến điều này. Tôi tin rằng ông đủ hiểu hậu quả của nó sẽ như thế nào, khi truyền thống đầy tự hào của Việt tộc bị xuyên tạc, như ông đã phân tích về hậu quả của việc xuyên tạc lịch sử WW2, đối với Liên Xô.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc lo sợ sắp bị "tam giác liên minh" khống chế toàn diện

Hải Võ |

07/07/2015 13:50

 
Cuộc tập trận chung giữa Mỹ-Nhật-Australia đang khiến Bắc Kinh như "ngồi trên đống lửa" khi liên minh này ngày càng mạnh mẽ và tỏ rõ thái độ đối đầu với Trung Quốc.
 

20150706092757551-1436247687036-12-0-369

 

Cuộc tập trận quân sự chung Talisman Sabre 2015 giữa Mỹ và Australia đang diễn ra tại bang Queensland và vùng lãnh thổ phía bắc Australia từ ngày 5-21/7.

Năm nay, cuộc tập trận được tổ chức 2 năm 1 lần này đặc biệt thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế bởi sự góp mặt của Lực lượng Phòng vệ trên bộ Nhật Bản (JGSDF).

Đây được xem là một động thái rõ rệt hơn của Mỹ và các đồng minh châu Á-Thái Bình Dương trong việc "chĩa mũi giáo" vào Trung Quốc.

 

trung-quoc-lo-so-sap-bi-tam-giac-lien-mi

Tàu tuần dương HMAS Perth của Hải quân Hoàng gia Australia. Ảnh: AFP

 

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt trả lời Thời báo Hoàn Cầu hôm 6/7 khẳng định: "Tập trận Talisman Sabre 2015 chắc chắn nhằm vào Trung Quốc.

Chiến lược 'xoay trục châu Á-Thái Bình Dương' của Mỹ mặc dù đã được đẩy mạnh, song do kinh phí hạn chế, đồng thời họ phải tính đến khả năng tổn thất cho chính Washington nếu xảy ra xung đột.

Vì vậy, Mỹ mong muốn Nhật và Australia sẽ đóng vai trò 'tiên phong' mạnh mẽ hơn để 'chặn đầu' lực lượng của Trung Quốc.

Trong đó, Nhật Bản sẽ phụ trách an ninh ở chuối đảo thứ nhất, tức tất cả các tuyến đường, eo biển từ phía Bắc Đài Loan, Okinawa và các đảo Nhật Bản.Australia sẽ phong tỏa chuỗi đảo thứ nhất từ phía Nam Đài Loan đến các quần đảo Philippines và Indonesia, cho tới hải khẩu phía Nam Melaka, Malaysia."

 

 

trung-quoc-lo-so-sap-bi-tam-giac-lien-mi
Thủ tướng Australia
Tony Abbott
Đây là một liên minh vô cùng quan trọng.

 

 

 

Lý Kiệt nhận định, Mỹ là nước đứng đầu, đồng thời thúc đẩy mạnh nhất hàng loạt chiến lược phong tỏa các eo biển khu vực châu Á-Thái Bình Dương với Nhật, Australia là "trợ thủ đắc lực".

Điều này đã khiến Bắc Kinh e ngại bởi các tuyên bố cứng rắn của Washington đang dần trở nên hiện thực, và "vòng vây" của "liên minh" quốc tế đang siết chặt hơn đối với Trung Quốc.

Trong vài năm sắp tới, Mỹ-Nhật-Australia sẽ hình thành "tam giác sức mạnh" - liên kết huấn luyện, liên kết phong tỏa và kiểm soát đại dương, liên kết tác chiến ở Tây Thái Bình Dương

"Đây là 'đòn hiểm' của Washington và đồng minh để kềm hãm toàn diện Trung Quốc, làm suy giảm tốc độ phát triển và làm chậm tiến trình trở thành 'cường quốc trên biển' của Bắc Kinh" - ông Lý đánh giá.

Mỹ và Australia đã tuyên bố cuộc tập trận Talisman Sabre nhằm mục tiêu nâng cao năng lực tác chiến phòng vệ của Australia, tăng cường năng lực hợp tác của quân đội song phương.

 

 
trung-quoc-lo-so-sap-bi-tam-giac-lien-mi
Viện Lowy, Sydney
Euan Graham
Mỹ đang cố gắng để các đồng minh của mình có thể phát huy nhiều hơn, tạo ra một sự cân đối sức mạnh giữa Nhật Bản, như một chiếc neo ở Tây Thái Bình Dương, và Australia, như chiếc neo ở phía Nam đại dương này.

 

 

 

Tuy nhiên, báo chí Trung Quốc "giãy nảy" bởi bối cảnh mà cuộc tập trận trên đặt ra là an ninh của Australia bị đe dọa và quân đội Mỹ tiến hành viện trợ, "phối hợp tác chiến hải-không quân giành đảo trước sự xâm lược từ kẻ địch chung".

Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, môi trường địa lý của Australia mang tính đặc thù và "khả năng bị xâm chiếm là vô cùng nhỏ".

Tờ này khẳng định, do Australia là đồng minh quan trọng của Mỹ và là "mấu chốt" tại chuỗi đảo thứ hai, nên mục đích thực của Talisman Sabre 2015 chính là "kiểm nghiệm và tăng cường sức mạnh quân sự Mỹ" tại chuỗi đảo này.Bên cạnh đó, sự tham gia của 40 sĩ quan JGSDF - về ý nghĩa chiến lược - sẽ khuếch trương được sức ảnh hưởng của lực lượng quân sự Nhật Bản, nhấn mạnh sự hiện diện quân sự của nước này ở châu Á-Thái Bình Dương.

 

 

trung-quoc-lo-so-sap-bi-tam-giac-lien-mi
Viện chính sách chiến lược AUSTRALIA
Andrew Davies
Australia và Nhật sẽ tiếp tục đào sâu quan hệ về an ninh.
 

 

 

theo Đại Lộ

============

Chiến lược 'xoay trục châu Á-Thái Bình Dương' của Mỹ mặc dù đã được đẩy mạnh, song do kinh phí hạn chế, đồng thời họ phải tính đến khả năng tổn thất cho chính Washington nếu xảy ra xung đột.

 

Điếu mựa! Phân tích hết sức chủ quan và dốt nát.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Mỹ Barack Obama:

Tôi sẽ sớm thăm Việt Nam

 

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phòng họp Oval, Nhà Trắng ngày 7/7 cho biết ông có kế hoạch sẽ sớm sang thăm Việt Nam.

 

Mặc dù chưa đưa ra lịch trình cụ thể, ông Obama khẳng định với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng ông đang sắp xếp và "sẽ thăm đất nước xinh đẹp của ông vài lần trong tương lai". 

 

TBT__OBama_3.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết ông rất vui mừng vì Tổng thống Mỹ đã vui vẻ nhận lời mời tới thăm đất nước Việt Nam.

 

Tổng thống Mỹ có kế hoạch sẽ tham dự một vài hội nghị thượng đỉnh ở Malaysia và ở Philippines vào tháng 11 năm nay. Rất có thể ông sẽ tới Việt Nam nhân chuyến công du này.

Cuộc gặp hôm thứ Ba (7/7 - theo giờ địa phương) đánh dấu kỷ niệm 20 năm Tổng thống Bill Clinton công bố bình thường hoá quan hệ Mỹ - Việt Nam, cũng là kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh tại Việt Nam.

Các quan chức chính quyền Tổng thống Mỹ rất nhiệt tình trong tăng cường quan hệ với Việt Nam, đánh giá mối quan hệ là tiền đề tích cực đối với chính sách đối ngoại tái cân bằng ở châu Á của ông. Việt Nam cũng tham gia vào đàm phán Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), còn phía Mỹ đang tiến hành tăng cường ký kết các hiệp định đối tác thương mại song phương với các quốc gia ở khu vực này. Mối quan hệ được thúc đẩy mạnh mẽ trong bối cảnh lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, ông và Tổng thống Mỹ "chia sẻ mối lo ngại" về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Chúng "không phù hợp với luật pháp quốc tế" và "làm phức tạp tình hình trong khu vực. 

 

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin từ tờ Washington Times.

Minh Anh (lược dịch)

==================

Hì! Nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt, nhân danh người duy nhất và đầu tiên trong hơn 2000 năm qua đã xác định phương pháp định tâm trong Địa Lý Lạc Việt huyền vĩ. Lão Gàn đã xác định tâm của mọi vật thể trên thế gian, nơi chịu sự cân bằng tương tác từ vũ trụ khi khảo sát phong thủy. Tất nhiên lão hiểu rất rõ vị trí trung tâm cân bằng mọi lực tương tác sẽ có tác dụng gì ( Ít nhất cũng để lão thỏa mãn một tý chứ nhỉ. Hì).

Với quả đi Mỹ lần này, lão Gàn xác định rằng: Việt Nam đang ở vị trí cân bằng mọi quyền lực tương tác trong quan hệ quốc tế. Ít nhất trong giai đoạn hiện nay. Ka! Ka! Ka!

==================

PS: Phương pháp định tâm trong Địa Lý Lạc Việt được giảng ngay từ lớp căn bản. Nhưng đó chỉ là phương pháp ứng dụng, có tính lý thuyết. Trong khi đó, theo tiêu chí khoa học thì "một lý thuyết khoa học phải phản ánh một thực tại quan sát được". Cho nên, tôi cần giảng với anh chị em Địa Lý Lạc Việt về bản chất tương tác của phương pháp định tâm trong Địa Lý Lạc Việt với môi trường. Nhưng vì lớp học các loại đã giải tán. Nên tôi không thể giảng chung được. Tôi cần quay camera bài giảng của tôi và tôi phải chủ động trong việc này - thu ra CD, hoặc gửi lên yahoo....- Nếu anh chị em quan tâm, gom tiền lại sao cho đủ kinh phí, tôi sẽ thực hiện.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhờ thường xuyên đọc bài của sư phụ mà HungNguyen hiểu được "tâm" của khủng hoảng thế giới hiện nay là giành nhau cái chức " bá chửi thế giới " các kỹ xảo chiêu trò linh tinh còn lại, nào là Hoa Đông, Ucraina, nào là hạt nhân Triều Tiên, Iran, IS....ngay cả tự do lưu thông ở bể Đông cũng chỉ là những chi tiết râu ria gọi là hợp thức hóa, nói với thiên hạ cho thuận mồm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhờ thường xuyên đọc bài của sư phụ mà HungNguyen hiểu được "tâm" của khủng hoảng thế giới hiện nay là giành nhau cái chức " bá chửi thế giới " các kỹ xảo chiêu trò linh tinh còn lại, nào là Hoa Đông, Ucraina, nào là hạt nhân Triều Tiên, Iran, IS....ngay cả tự do lưu thông ở bể Đông cũng chỉ là những chi tiết râu ria gọi là hợp thức hóa, nói với thiên hạ cho thuận mồm.

 

Hoàn toàn đúng như vậy! Cho nên "người quân tử quan tâm đến cái bao quát, kẻ tiểu nhân quan tâm đến tiểu tiết". Khổng Minh nói - đại ý: "Nho cũng có Nho quân tử, Nho tiểu nhân. Nho quân tử thì tầm nhìn bao quát...Nho tiểu nhân thì tầm chương trích cú, dò từng câu, ngẫm từng chữ, bày đặt khen chê để tỏ ra mình là cao...." (Tam Quốc chí, Chương "Khổng Minh đi Giang Đông thuyết khách)

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Video Tổng thống Hoa Kỳ tiếp Tổng Bí thư tại phòng Bầu dục
 

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ngày 7/7 đã có cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu dục, với sự tham dự của đông đảo quan chức hai nước. (đọc thêm)

http://dantri.com.vn/video-33061/video-tong-thong-hoa-ky-tiep-tong-bi-thu-tai-phong-bau-duc.htm

======================

Ka! Ka! Ka! Chưa bao vờ lão Gàn thoải mái như vậy. Ka! Ka! Ka!

"Từ từ rồi đâu có đó....". Đây là điều lão Gàn phán từ lâu rùi. Nhưng lão Gàn lại tiếp tục phán rằng: Mọi chuyện phải thận trọng từng cm. "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...". Hì.

======================

* Phòng Bầu dục là phòng trang trọng nhất của Phủ Tổng Thống Hoa Kỳ, dành để tiếp khách VIP của Tổng thống Hoa Kỳ.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem lại bài viết đầu tiên của lão Gàn từ những ngày đầu thành lập cái tô bát này do lão Túy xỉn đề ra. Hì. Lão Túy xỉn này quăng lên đây cái tô bát, xong biến mựa nó mất tiêu. Híc.

Lão Túy phân tích thì cũng được đấy. Luận điểm của ông Lê Ngọc Thống thì lão gàn này cũng nói lâu rồi. Nhưng cái zdấn đề nó không phải chỉ lệ thuộc vào nguyên soái Kim Jong Il vĩ đại, người quyết định thế giới. Mà nó lệ còn thuộc vào chính Hoa Kỳ và đồng minh có ô kê cách làm của nguyên soái Kim Jong Ul vĩ đại hay không. Hay chính Hoa Kỳ và Đồng minh đang muốn "tương kế, tựu kế" hùa theo để gây căng thẳng đến đỉnh và lấy đó làm cớ dàn trận trong "canh bạc cuối cùng" này - Chẳng phải ngẫu nhiên mà bao nhiêu chiện căng thẳng của thế giới, khiến các quán trà 5 xu Hanoi bàn tán rốm rả, nhưng ngài Obama thì vẫn cứ nhậu tì tì và lo tiếp hoa hậu thế giới.
Hiện tượng này chứng tỏ họ đã có chủ đích và diễn biến không nằm ngoài tầm dự tính của họ.
Đấy cũng là nguyên nhân để ngài Tập Cận Bình khả kính phát biểu không lấy làm hài lòng nếu khuấy động ở cửa ngõ Trung Quốc. Nhưng ngài Tập lại không chỉ đích danh thằng nào, con nào mà láo thế. Thiên hạ đồn rằng đó là ngài Tập muốn ám chỉ Bắc Triều Tiên. Nhưng thực chất ý kiến của ngài Tập chỉ nói phong long vậy, khiến cho ai "có tật thì giật mình".
Tuy nhiên, tất cả chỉ mang ý nghĩa chiến thuật. Cái tập hợp lớn bao trùm lên tất cả chính là "canh bạc cuối cùng" xác định ngôi vị bá chủ thế giới, trong cuộc hội nhập toàn cầu tất yếu sẽ xảy ra. Bởi vậy, những vấn đề này chỉ là những phần tử được phân loại trong tâp hợp đó.
Nhưng nếu xét nội hàm tập hợp "canh bạc cuối cùng" này thì có những yếu tố diễn biến để đạt tới đích có thể xảy ra, mà không cần phải chiến tranh. Tuy nhiên, những yếu tố dẫn hướng đã trật đường sau ngày 23. Tháng Chạp Nhâm Thìn Việt lịch. Vẫn còn có thể cứu vãn được, nhưng thời gian ngày càng teo lại.
Thực ra với mấy chuyện này, chúng ta chỉ "gõ phèng phèng" mà thôi.
Chúng ta chẳng có "quyền lợi và nghĩa vụ liên quan".
Điều lão gàn Sư Thiến tui than thở là không qua mặt được nhà tiên tri Vanga:

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxiry bị tiêu diệt".
Tôi vẫn còn hy vọng trong thời gian đến 10. 3. Quý Tỵ Việt lịch.
Lạy Thánh Ala cao cả và nhà tiên tri Mohamet là sứ giả của người! Hôm nay đã là mùng 1. 3. Quý Tỵ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Việt Nam - Hoa Kỳ ra tuyên bố chung
08/07/2015 09:18 GMT+7
 

TTO - Cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng vào ngày 7-7, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thông qua Tuyên bố về tầm nhìn chung.

 

tbt-trong-1436322115.jpg

Tổng thống Barack Obama bắt tay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau cuộc họp báo ở Nhà Trắng ngày 7-7 - Ảnh: Reuters

 

Nhận lời mời của Chính quyền Tổng thống Barack Obama, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm lịch sử tới Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong chuyến thăm, đã có cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng vào ngày 7-7, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thông qua Tuyên bố về Tầm nhìn chung.

Việt Nam và Hoa Kỳ ghi nhận những phát triển tích cực và thực chất trên nhiều lĩnh vực hợp tác trong 20 năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là sự phát triển trong hợp tác kinh tế và thương mại, hợp tác trong việc xử lý các vấn đề hậu quả chiến tranh cũng như trong khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quốc phòng, an ninh, quyền con người và tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế trên những vấn đề cùng quan tâm.

Việt Nam và Hoa Kỳ đã thu được nhiều thành tựu có ý nghĩa kể từ khi xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2013. Đặc biệt, thương mại và đầu tư song phương tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng; Hiệp định “123” về Hợp tác Sử dụng Năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình đã có hiệu lực; Việt Nam đã thông qua Sáng kiến An ninh chống Phổ biến vũ khí hủy diệt; Hoa Kỳ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương; Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng được ký kết; hợp tác trong các vấn đề khu vực và đa phương được tăng cường.

Các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam và các viện của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ của Hoa Kỳ cũng đã lần đầu tiên tiến hành các hoạt động đối thoại và trao đổi, như đã đề ra trong quan hệ Đối tác Toàn diện năm 2013.

Đạt được những kết quả trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chính là nhờ hai bên đã cùng có những nỗ lực mang tính xây dựng nhằm vượt lên quá khứ, khắc phục khác biệt và thúc đẩy những lợi ích chung hướng tới tương lai.

 

TTO giới thiệu toàn văn tuyên bố tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ:

Tầm nhìn cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: Làm sâu sắc quan hệ đối tác lâu dài

Hướng tới tương lai quan hệ song phương và phát huy quan hệ Đối tác toàn diện, hai nước khẳng định tiếp tục triển khai quan hệ sâu sắc, bền vững, và thực chất, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Hai bên cam kết thúc đẩy tối đa lợi ích chung và sự hợp tác ở cấp độ song phương và đa phương vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.

Việc tăng cường quan hệ chính trị và ngoại giao, tăng cường trao đổi cấp cao và mở rộng tham vấn song phương nhằm tiếp tục xây dựng lòng tin và gia tăng hợp tác vẫn là ưu tiên đối với cả Việt Nam và Hoa Kỳ, tương tự như việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, làm sâu sắc hợp tác trong khoa học và công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế, môi trường và thực thi luật pháp.

Hai nước ghi nhận thành công của cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ và nhiều đóng góp của họ đối với sự phát triển của Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như đối với mối quan hệ song phương tốt đẹp hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Việt Nam và Hoa Kỳ tái khẳng định tiếp tục hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, như đã được đề cập trong Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ.

Hai nước nhấn mạnh cam kết phối hợp trong nhiều lĩnh vực, trong đó có việc xử lý các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, hợp tác an ninh hàng hải, nhận thức trong lĩnh vực hàng hải, thương mại quốc phòng và chia sẻ thông tin, tìm kiếm và cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và trao đổi công nghệ quốc phòng.

Hai nước hoan nghênh những nỗ lực chung nhằm xử lý các vấn đề hậu quả chiến tranh, bao gồm nhiệm vụ nhân đạo tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh (MIA), rà phá vật liệu chưa nổ, tẩy rửa chất độc dipxin và hỗ trợ hơn nữa đối với các nỗ lực nhân đạo này.

Việt Nam và Hoa Kỳ mong đợi phối hợp chặt chẽ với các bên tham gia đàm phán khác để hoàn tất sớm nhất có thể Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện, nhiều kỳ vọng và tiến hành những cải cách mà thấy có thể cần thiết nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cao của Hiệp định TPP, kể cả khi cần thiết đối với các cam kết liên quan tới Tuyên bố của ILO năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc.

Hai nước quyết tâm thực hiện một Hiệp định TPP có chất lượng cao, cân bằng, đáp ứng lợi ích của tất cả các bên và tạo nên một khuôn khổ mới, lâu dài và cùng có lợi cho hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đồng thời tạo xung lực mới cho hợp tác kinh tế khu vực và đóng góp vào hợp tác và thịnh vượng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hoa Kỳ hoan nghênh tiến bộ của Việt Nam trong cải cách kinh tế và tái khẳng định tiếp tục ủng hộ và tăng cường hợp tác mang tính xây dựng với Việt Nam, và Hoa Kỳ ghi nhận sự quan tâm của Việt Nam đạt được quy chế kinh tế thị trường.

Hai nước hứa hẹn tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và ủng hộ việc duy trì đối thoại tích cực, thẳng thắn và xây dựng về quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khác biệt.

Hai nước khuyến khích sự hợp tác hơn nữa nhằm bảo đảm rằng mọi người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương, không phân biệt giới, chủng tộc, tôn giáo hoặc khuynh hướng giới tính, và bao gồm cả người tàn tật, được hưởng đầy đủ các quyền con người.

Hoa Kỳ hoan nghênh những nỗ lực hiện nay của Việt Nam hài hòa hóa luật với Hiến pháp 2013 và các cam kết quốc tế mà Việt Nam thực hiện nhằm phát triển toàn diện đất nước, kể cả trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản.

Hoa Kỳ hoan nghênh việc Việt Nam phê chuẩn Công ước về chống Tra tấn và các Hình thức Đối xử hoặc Trừng phạt Tàn bạo, Vô nhân đạo hoặc Hạ nhục Con người và Công ước về Quyền của Người Khuyết tật, và hai nước mong muốn thúc đẩy hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực này.

Việt Nam và Hoa Kỳ mong muốn thúc đẩy hợp tác giáo dục, bao gồm hợp tác thông qua những tổ chức như Trường Đại học Fulbright Việt Nam và các quan hệ đối tác giáo dục đại học khác cũng như trong các lĩnh vực hợp tác đào tạo tiếng Anh. Việc tăng cường giao lưu nhân dân tiếp tục có ý nghĩa quan trọng.

Hai nước mong muốn xem xét các biện pháp tạo thuận lợi về thị thực nhằm khuyến khích tăng số lượng khách du lịch, học sinh và các nhà doanh nghiệp đến hai nước, đồng thời kêu gọi các cơ quan liên quan của Việt Nam và Hoa Kỳ sớm hoàn tất một thỏa thuận song phương về việc xây dựng trụ sở mới của các cơ quan đại diện, kể cả các đại sứ quán của hai nước.

 

Tăng cường hợp tác trên các vấn đề khu vực và toàn cầu

Hoa Kỳ hoan nghênh chính sách hội nhập quốc tế tích cực của Việt Nam, và Việt Nam hoan nghênh chính sách của Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hai nước hoan nghênh đóng góp của nhau đối với việc ủng hộ hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam và Hoa Kỳ cũng cam kết tăng cường hợp tác trên các vấn đề khu vực và toàn cầu mà hai bên cùng có lợi ích và quan tâm.

Hai nước cam kết thúc đẩy hợp tác về phát triển bền vững, xử lý các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, kể cả thiên tai, buôn bán động vật hoang dã, an ninh nguồn nước và đại dịch. Hai nước cam kết mở rộng phối hợp trong các hoạt động gìn giữ hòa bình và biến đổi khí hậu, bày tỏ quan tâm tới Hội nghị Cấp cao về An ninh Hạt nhân năm 2016 và mong muốn các quốc gia có hành động cụ thể nhằm thúc đẩy an ninh hạt nhân. Hai nước hứa hẹn mở rộng hợp tác về Chương trình Nghị sự An ninh Y tế Toàn cầu (GHSA), kể cả hướng tới sớm đạt các mục tiêu của GHSA.

Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực, như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Diễn đàn Khu vực Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Sáng kiến Hạ lưu Mê Kông và Diễn đàn Thượng đỉnh Đông Á, và ghi nhận tầm quan trọng của một ASEAN đoàn kết và vững mạnh, vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc chính trị-an ninh khu vực, và Quan hệ Đối tác Chiến lược Hoa Kỳ - ASEAN.

Hai nước bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin và đe dọa làm phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định. Hai nước nhấn mạnh sự cần thiết đề cao các quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận; thương mại hợp pháp không hạn chế, an ninh và an toàn hàng hải; kiềm chế những hành động làm gia tăng căng thẳng; bảo đảm tất cả các hành động và hoạt động phải phù hợp với luật pháp quốc tế; phản đối việc ép buộc, hăm dọa, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Hai nước ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, kể cả như đã được thể hiện trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển ngày 10/12/1982 (UNCLOS), và thừa nhận tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ toàn bộ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, đồng thời ủng hộ các nỗ lực nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông.

 

Những Hiệp định và Thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm

Các hiệp định và thỏa thuận dưới đây có đóng góp vào việc phát triển quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và tạo cơ sở vững chắc cho sự hợp tác trong tương lai mà hai nước sẽ tiếp tục xây dựng, bao gồm:

-  Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ về tránh đánh thuế hai lần và ngăn  ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và Nghị định thư của Hiệp định;

-  Bản Ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc;

-  Bản Ghi nhớ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ về Chương trình các mối đe dọa đại dịch mới nổi và Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu;

-  Thỏa thuận Tài trợ giữa Cơ quan Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ và Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam;

-  Việt Nam cấp giấy phép thành lập trường Đại học Fulbright Việt Nam mới.

 
DƯƠNG THU
======================
Bánh Tây (*) ăn với Ma gi
Sực mỳ vằn thắn phải phi xì dầu.
Rau muống thì chấm ở đâu?
Nước mắm chanh ớt gật đầu khen ngon.
Hì!
* Bánh Tây là tên gọi cái bánh mỳ ngày nay. Từ bánh Tây rất phổ biến trước giải phóng miền Bắc năm 1954. Khoảng năm 1959/ 1960 mọi người mới theo cán bộ gọi là bánh mỳ.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Chứng khoán Trung Quốc:
Càng cứu càng “tuyệt vọng”
15:40 - Thứ Tư, 8/7/2015
 
Thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày hôm nay (8/7) đã rớt xuống mức thấp nhất trong 4 tháng khi các nhà đầu tư trong tâm trạng hoảng loạn đã mạnh tay bán tháo cổ phiếu. Đà sụt giảm chóng mặt của thị trường không hề bị cản lại dù trong ngày, nhà chức trách liên tục công bố các biện pháp hỗ trợ.
 
01-91f71.jpg

Trong một dấu hiệu của sự “tuyệt vọng” chưa từng có tiền lệ, toàn bộ 3 chỉ số tương lai của thị trường chứng khoán Trung Quốc cùng sụt giảm kịch sàn biên độ 10% - Ảnh: Bloomberg.

 

Tôi chưa từng chứng kiến sự sụt giảm như thế này bao giờ. Tôi cũng không nghĩ là ai đó đã từng chứng kiến điều này”...
Tin từ Reuters cho biết, để “tự vệ” trước tình trạng “đứt phanh” của các chỉ số chứng khoán, hơn 500 công ty niêm yết trên thị trường Trung Quốc đại lục đã tuyên bố tạm ngừng giao dịch từ trước khi thị trường mở cửa phiên hôm nay. Như vậy, số công ty niêm yết ngừng giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã lên tới khoảng 1.300 công ty, chiếm gần một nửa trong tổng số 2.800 doanh nghiệp niêm yết.

Số cổ phiếu ngừng giao dịch này khiến lượng vốn 2,6 nghìn tỷ USD của các nhà đầu tư bị đóng băng, tương đương với khoảng 40% tổng mức vốn hóa của toàn thị trường. Vào giữa ngày, có tới 710 cổ phiếu giảm kịch sàn 10%.

“Tôi chưa từng chứng kiến sự sụt giảm như thế này bao giờ. Tôi cũng không nghĩ là ai đó đã từng chứng kiến điều này”, nhà phân tích Du Changchun thuộc công ty chứng khoán Northeast Securities phát biểu. “Thanh khoản của thị trường hoàn toàn xẹp lép”.

Chỉ số CSI 300 của các công ty lớn nhất niêm yết trên hai sàn Thượng Hải và Thâm Quyết sụt 6,8%, còn 3.663,04 điểm. Chỉ số Shanghai Composite Index mất 5,9%, còn 3.507,19 điểm.

Trong một dấu hiệu của sự “tuyệt vọng” chưa từng có tiền lệ, toàn bộ 3 chỉ số tương lai của thị trường chứng khoán Trung Quốc cùng sụt giảm kịch sàn biên độ 10%, đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư đang vô cùng bi quan về tất cả các loại cổ phiếu, từ cỡ nhỏ, cỡ vừa cho tới blue-chips.

Trên toàn thị trường, có tổng số 1.439 cổ phiếu giảm giá, chỉ có 83 cổ phiếu tăng giá.

Một loạt cơ quan chức năng của Trung Quốc hôm nay cùng tung ra các biện pháp trước và trong phiên giao dịch nhằm hỗ trợ thị trường, bao gồm kêu gọi cổ đông lớn và sếp lớn tại các công ty niêm yết tự mua vào cổ phiếu, đồng thời cho phép các công ty bảo hiểm mua thêm cổ phiếu blue-chips.

Tuy vậy, thị trường vẫn có một phiên “đỏ lửa”. Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch dự báo, hoạt động giảm nợ và giải chấp trên thị trường chứng khoán Trung Quốc còn lâu mới tới hồi kết thúc, và thị trường sẽ chưa chạm đáy chừng nào Chính phủ nước này chưa trở thành người mua cuối cùng (buyer of last resort)!.
=============================
Đâu đó - hoặc trong topic này, hoặc trong "Lời tiên tri ..." - lão Gàn phát biểu ý kiến rằng thì là: Một cuộc chiến tranh kinh tế đã và đang xảy ra. Tất nhiên, nó rất như thật, nó cứ y như tự nhiên nó như vậy. Y như phim của Hollywood, nom cứ như thật. Chiến tranh kinh tế là một giải pháp khả thi để giành ngôi bá chủ thế giới, tránh được cuộc tàn sát nóng giành quyền lực.
Sang năm, nền kinh tế thế giới lại lao vào một đợt sóng khủng hoảng toàn cầu.....
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi, bỏ mặc 11 ngư dân trôi trên biển

Đăng Bởi MỘT THẾ GIỚI
13:50 10-07-2015
 
mtg-mark.png Khi đang đánh bắt tại Hoàng Sa thì tàu Trung Quốc chạy đến xua đuổi. Do chạy chậm nên tàu cá của ông Đức, có tất cả 11 ngư dân đi cùng đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm rồi bỏ đi.
 
anh_q_ngai_tq___GJCL.jpg?width=600&heigh

Một tàu cá của ngư dân trình báo với bộ đội biên phòng về việc bị tàu Trung Quốc cướp tài sản.

 


Trưa ngày 10.7, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi) thông tin: tối ngày 9.7, khi đang hoạt động đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa, một số tàu cá của ngư Quảng Ngãi bị 2 tàu Trung Quốc chạy đến rồi dùng đèn chiếu công suất lớn, loa...xua đuổi không cho khai thác.

Trước sự hung hăng của phía Trung Quốc, các tàu cá của ngư dân vô cùng hoảng sợ nên vội vàng đưa phương tiện chạy đi nơi khác để lánh nạn.

Tuy nhiên do chạy chậm nên tàu cá mang số hiệu QNg 90559 TS, của ông Trương Văn Đức (ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm lúc 23 giờ, cùng ngày ở tại tọa độ 16052’N – 112034’E, rồi bỏ đi.

11 thuyền viên trên tàu phải bám vào thúng và các phao cứu sinh trên tàu nổi trên mặt nước.

Trước khi bị tàu Trung Quốc đâm chìm, một số thuyền viên trên tàu cá QNg 90559 TS đã kịp gọi Icom cho một số tàu cá đang hoạt động ở gần đó để cầu cứu.

Đến khoảng 2 giờ sáng ngày 10.7, khi thấy tàu Trung Quốc đã bỏ đi xa, tàu cá QNg 95248 TS, của ông Lê Văn An (ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) đã quay lại tìm kiếm và cứu vớt được toàn bộ 11 thuyền viên này.

Đến khoảng 7 giờ cùng ngày, 11 thuyền viên trên tàu bị nạn được ông An đưa sang tàu cá QNg 95779 TS (của bà Trương Thị Điều) để chở vào bờ.

Được biết trong vòng 2 tháng qua, đã có ít nhất 5 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi trình báo với cơ quan chức năng của tỉnh về việc bị tàu Trung Quốc đến truy đuổi và cướp, phá tài sản gây thiệt hại nhiều tỉ đồng.           

Cũng theo báo cáo nhanh của Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi, lúc 21 giờ ngày 09.7, tàu cá QNg 98604 TS của ông Nguyễn Ngọc Thanh (thường trú tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi), công suất 506CV, làm nghề lưới vây, trên tàu có 11 lao động, đang khai thác hải sản trên biển bị sóng gió lớn đánh chìm tại khu vực đảo Đá Lớn - Trường Sa.

Hiện cơ quan chức năng đã kêu gọi các tàu cá Bình Định khai thác cùng ngư trường hỗ trợ tìm kiếm, đến nay chưa có thông tin thêm.


Tới Phan

Share this post


Link to post
Share on other sites
Mỹ phủ nhận thao túng khủng hoảng chứng khoán Trung Quốc

Bảo Anh

Thứ Sáu, ngày 10/7/2015 - 09:50

 

(PLO) - Việc thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm trong tuần này là kết quả của đà bán tháo nội địa, không liên quan gì đến việc thao túng thị trường của Mỹ. Đó là khẳng định của Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ ông Robert Dohner.
 
Trong tháng Sáu, Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tụt mất hơn 1.600 điểm, tương đương khoảng 32%. Phía phương tiện truyền thông Trung Quốc đã cáo buộc các ngân hàng đầu tư của Mỹ là thao túng thị trường.
"Việc cáo buộc về việc Mỹ thao túng thị trường tài chính Trung Quốc là không chính xác, đó chính là do bán tháo nội địa tại Trung Quốc chứ không liên quan đến Mỹ", Dohner cho biết trong một bài phát biểu hôm 09-07 tại Trung tâm chiến lược Nghiên cứu quốc tế.

Được biết, rất ít nhà đầu tư nước ngoài được tiếp xúc trực tiếp với thị trường chứng khoán Trung Quốc. Theo Capital Economics, chỉ 1,5% cổ phiếu Trung Quốc được nắm giữ bởi khối nước ngoài, do Trung Quốc vẫn hạn chế đầu tư từ nước ngoài.

 

khung_hoang_thi_truong_chung_khoan_o_tru
Khủng hoảng thị trường chứng khoán ở Trung Quốc không liên quan gì đến Mỹ (ảnh Reuters)

 

Vì thế, tác động của các nhà đầu tư nước ngoài bán phá giá thị trường cổ phiếu của Trung Quốc sẽ là một nhân tố không đáng kể trong cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán Trung Quốc, ông nói thêm.

Đầu tuần này, chính phủ Trung Quốc đã can thiệp, cho tạm dừng giao dịch trên sàn chứng khoán và đưa ra các biện pháp để ngăn chặn đà bán tháo trên thị trường.
Nguyên nhân của đợt khủng hoảng chứng khoáng này vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng một số nhà phân tích tài chính tin rằng nó có thể là một phản ứng dự báo rằng sự tăng trưởng kinh tế chung của Trung Quốc sẽ chậm hơn.

Bảo Anh

=====================

Bắc Kinh có thói quen đổ thừa tất cả những thất bại của họ là do từ bên ngoài. Cho nên dẫn đến một tâm lý vô trách nhiệm từ cấp cao nhất, tất nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến cấp thấp nhất. Vì tất cả những hậu quả xấu đều đổ thừa do nguyên nhân khách quan. Đương nhiên hậu quả của nó đang là những gì chính họ phải chịu. Vấn đề sẽ không chỉ dừng lại ở sự sụp đổ thị trường chứng khoán, mà còn dài dài. Hiệp một của chính sách đối nội của ngài Tập, kết thúc bằng một hội nghị ở Bắc Đới Hà. Đây là phần bắt đầu của hiệp II, sau phần mở đầu.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Quyền lực ngầm ở Washington và tiếng nói về Biển Đông
12/07/2015 08:17
 

Hội tụ nhiều chuyên gia nổi tiếng, Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đóng tại Washington D.C không chỉ đủ sức tác động lên chính sách của Nhà Trắng, mà còn có tiếng nói đầy ảnh hưởng trong nhiều vấn đề toàn cầu.

 

>> Chuyên gia CSIS: Chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ mang tính bước ngoặt

 

csisd_kxwz.jpg?width=500
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Bob Work (bên trái) và Tổng giám đốc CSIS
 John Hamre trước trụ sở CSIS - Ảnh: DOD
 
Trên con đường Rhode Island đông đúc nằm cách Nhà Trắng khoảng 10 phút đi bộ, có một tòa nhà hiện đại không quá tấp nập người ra kẻ vào như những cao ốc khác quanh đó, nhưng lại là nơi thường xuyên có sự hiện diện của không ít chính trị gia và lãnh đạo nhiều nước trên thế giới.
Trong chuyến thăm Mỹ vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng tại tòa nhà này. Đây chính là trụ sở của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS). Trong năm 2013, một nghiên cứu của Đại học Pennsylvania, CSIS là viện nghiên cứu chính sách đứng đầu thế giới về vấn đề an ninh và quốc tế.
 
Ảnh hưởng mạnh mẽ
Ngược dòng lịch sử, vào năm 1962, CSIS được thành lập bởi hai nhân vật rất nổi tiếng là Arleigh Burke và David Manker Abshire. Trong đó, Burke là một đô đốc lừng danh của hải quân Mỹ, từng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong Thế chiến 2 và chiến tranh Triều Tiên.
Lớp tàu khu trục Arleigh Burke đang chiếm vai trò chủ lực trong hải quân Mỹ ngày nay được đặt theo chính tên của ông. Trong khi đó, Abshire lại khá nổi tiếng trên chính trường bởi từng là cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và từng giữ vị trí Đại sứ Mỹ tại NATO.
Khi mới thành lập, CSIS trực thuộc Đại học Georgetown ở Washington D.C. Ngay từ những ngày đầu thành lập, trung tâm này đã sớm gây chú ý bằng các chương trình nghiên cứu chiến lược về an ninh, kinh tế, quốc phòng... một cách bài bản.
Không những thế, CSIS cũng dần thu hút không ít nhân vật lẫy lừng trên chính trường Mỹ. Vào năm 1977, sau khi rời khỏi vị trí Ngoại trưởng Mỹ và “lỡ duyên” với Đại học Harvard, ông Henry Kissinger đã quyết định bỏ qua những lời mời từ các đại học lớn như Yale hay Oxford để góp sức phát triển CSIS thành một trong những viện chính sách hàng đầu thế giới. Kể từ đó, viện này lần lượt quy tụ hàng loạt nhân vật nổi tiếng khác: ông James Rodney Schlesinger (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ từ năm 1977 - 1979); ông William J.Crowe, từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ; ông Harold Brown, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ...
Với một đội ngũ hùng hậu với các chuyên gia từng giữ nhiều trọng trách của chính phủ Mỹ, CSIS dần tạo ra không ít ảnh hưởng đối với chính sách của Nhà Trắng. Trong giai đoạn cuối của Chiến tranh lạnh, những nghiên cứu tham vấn của trung tâm này ảnh hưởng không nhỏ đến sách lược của Mỹ đối với Liên Xô và khối Đông Âu.
Sau khi những biến động chính trị ở Đông Âu diễn ra, CSIS dần chuyển sang nghiên cứu toàn diện các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, kinh tế. Kể từ đó, trung tâm này ngày càng có nhiều ảnh hưởng đối với Nhà Trắng.
Năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng đích thân cám ơn CSIS vì đã đóng vai trò quan trọng, góp phần xây dựng nên chính sách của Nhà Trắng về chiến tranh mạng. Năm 2013, ông John O.Brennan, Cố vấn của Tổng thống Obama, công khai đánh giá CSIS có những phân tích quan trọng về thông tin tình báo cho Nhà Trắng.
Bất ngờ hơn, vào năm 2013, tờ Boston Globe từng tiết lộ sự thật về bản thảo phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-la 2013. Cụ thể, tờ Boston Globe khẳng định bản thảo này do CSIS cung cấp. Bên cạnh đó, ông Tom Donilon, người giữ chức Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, từng thừa nhận khi còn tại chức, ông vẫn sử dụng thông tin phân tích hằng tuần từ CSIS để đưa ra quyết định.
 
Những tiếng nói về Biển Đông
Biển Đông và chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á cũng như diễn biến chính trị ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đóng vai trò đáng kể trong số các chương trình nghiên cứu của CSIS, nhất là giữa bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy, thách thức vai trò của Washington trong khu vực.
Suốt những năm qua, các chuyên gia của CSIS thường xuyên tại các diễn đàn, hội thảo quan trọng ở châu Á để trình bày những đánh giá, trong đó có vấn đề Biển Đông. Nổi bật trong số chuyên gia này phải kể đến ông Ernest Z.Bower và ông Murray Hiebert của chương trình Đông Nam Á (CSIS), bà Bonnie Glaser chuyên nghiên cứu về Trung Quốc (CSIS)...
Tại Đối thoại Shangri-La vào năm 2014, bà Glaser đã thẳng thắn chỉ trích Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung lảng tránh các câu hỏi liên quan đến hành vi và việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” trên Biển Đông.
Trước đó, tại Hội thảo Biển Đông diễn ra ở TP.HCM hồi cuối năm 2012, dù đang bị gãy chân phải bó bột, di chuyển bằng nạng nhưng bà Glaser đã không quản khó khăn, di chuyển từ Mỹ sang và đã đưa ra không ít ý kiến phản bác luận điệu của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông.
Mặt khác, suốt 5 năm qua, CSIS cũng là nơi tổ chức hội thảo thường niên về vấn đề Biển Đông quy tụ rất nhiều chuyên gia hàng đầu, lãnh đạo của các nước. Theo thư thông báo do CSIS gửi đến Thanh Niên, Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 5 sẽ diễn ra vào ngày 21.7. Hội thảo lần này sẽ tập trung thảo luận, phân tích về các lựa chọn chính sách của Mỹ và châu Á đối với Biển Đông.
Dự kiến, đại biểu tham dự và thảo luận sẽ có đại diện giới nghiêu cứu của nhiều nước, bao gồm cả các bên tranh chấp. Danh sách đại biểu nổi bật gồm có: ông John Norton Moore, Giám đốc Trung tâm luật biển và chính sách - Trường đại học luật Virginia (Mỹ); Hạ nghị sĩ Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban hải lực và triển khai lực lượng - Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ; ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề châu Á - Thái Bình Dương.
Là một viện nghiên cứu chính sách tự chủ về tài chính nên phần lớn ngân sách của CSIS đến từ đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, quỹ và cả chính phủ một số nước. Năm 2013, số tiền mà CSIS được đóng góp vào khoảng 32 triệu USD.
Hiện nay, CSIS có Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành là John Hamre, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ. Bên cạnh đó, CSIS còn có ban cố vấn gồm các nhân vật sau:
Ông William E. Brock, cựu thượng nghị sĩ - cựu Bộ trưởng Bộ Lao động Mỹ - cựu đại diện thương mại Mỹ.
Ông Harold Brown, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Ông Zbigniew Brzezinski, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ.
Ông Frank C. Carlucci, cựu Bộ trưởng Quốc phòng - cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ.
Bà Carla A.Hills, cựu Đại diện Thương mại Mỹ.
Ông Henry A.Kissinger, cựu Ngoại trưởng - cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ.
Ông Howard Leach, cựu Đại sứ Mỹ tại Pháp.
Ông Richard Lugar, cựu Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại - Thượng viện Mỹ.
Ông Cardinal Theodore McCarrick, cựu Tổng giám mục Washington D.C.
Ông Sam Nunn, cựu Thượng nghị sĩ.
Ông Brent Scowcroft, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ.
Ông John Warner, cựu Thượng nghị sĩ Mỹ.
 

(Theo website CSIS)

 

Ngô Minh Trí

=========================

Năm 2013, số tiền mà CSIS được đóng góp vào khoảng 32 triệu USD.

 

32 triệu Dollar cơ à! Nhiều nhể. Chẳng bù lão Gàn cũng chém gió ầm ầm, mọi diễn biến cứ y như trong kinh, mà chẳng có một cent nào. Bắt đầu từ hôm nay trở đi, mọi việc sẽ diễn biến rất nhanh và như lão Gàn đã phát biểu ý kiến rằng thì là: Phải thận trọng từng cm. Tất nhiên cả đối với lão Gàn.

Lão Gàn luôn ủng hộ hòa bình thế giới, nhưng lão Gàn nhắc lại lời quảng cáo rằng:

Nếu Hoa Kỳ không tỏ ra cứng rắn trong vấn đề biển Đông thì tất cả các nước Đông Nam Á sẽ phải tuân thủ luật chơi của Trung Quốc hết. Tuy nhiên, việc cân bằng giữa xì dầu và maggi trong nước cờ của Việt Nam, sẽ khiến Trung Quốc thận trọng hơn. Nhưng đó lại chính là nguyên nhân của việc cẩn trọng từng cm. Trong hoàn cảnh hiện nay, lão rất hy vọng sự cân bằng của Việt Nam sẽ giúp cho "canh bạc cuối cùng" kết thúc phi chiến tranh.

Lão Gàn lấy cái Phoeng Shui Lạc Việt ra để mô tả các vấn đề tương tác của thế giới:

Sau khi định tâm đúng theo phoengshui Lạc Việt, sẽ cân bằng mọi lực tương tác và là vị trí trung tâm để quyết định mọi vấn đề liên quan đến ngôi gia. Nhưng môi trường bên ngoài luôn thay đổi, nên lực tương tác sẽ biến chuyển . Một ví dụ là sự vận động của vũ trụ, quen gọi là Huyền Không, hoặc ví dụ gần gũi hơn là khi môi trường thay đổi, hàng xóm xây nhà cao hơn chẳng hạn.

Cho nên phải có quyết định chính xác và đúng thời điểm phù hợp với hoàn cảnh.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Đánh trận giả" trên Biển Đông?

Thứ Hai, 13/07/2015 - 23:00

 

Có người đặt câu hỏi, Biển Đông ở đâu trong lợi ích Trung - Mỹ? Và phải chăng quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh trong vấn đề này là kiểu “mèo vờn chuột”.

 >> Biển Đông ở đâu trong cuộc chiến lợi ích Trung-Mỹ?

trangia1a-604c0.jpg
Cụm không quân Hải quân tác chiến chủ lực của Hải quân Mỹ.

Khi dẫn nguồn từ tờ Sputnik News, Đài Press TV của Iran cho biết, ông Dov Zakheim, cựu quan chức Lầu Năm Góc nhận định, những hoạt động bành trướng, leo thang của Bắc Kinh ở Biển Đông đang làm gia tăng nhu cầu vũ khí hạng nặng từ các nước láng giềng của Trung Quốc.

Ông Dov Zakheim còn cho rằng, Mỹ đang bán từ máy bay chiến đấu đến tên lửa cho các nước Đông Á bởi sự độc đoán của Trung Quốc đang gây quan ngại cho các nước láng giềng và những tuyên bố mơ hồ, gây hấn của Bắc Kinh đã buộc các nước hữu quan phải gia tăng khả năng phòng thủ.

Trong bài “Mỹ cần triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật kiểu mới?” đăng trên tờ The Diplomat, nhà nghiên cứu cấp cao Franz Stefan Gady thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông - phương Tây cho rằng, Mỹ cần triển khai vũ khí hạt nhân mới ở tuyến đầu để ứng phó với Trung Quốc.

Còn tờ China News vừa đăng “Báo cáo phát triển biển năm 2015”, do Sở Nghiên cứu chiến lược phát triển biển thuộc Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc biên soạn và phát hành. Theo đó, Trung Quốc sẽ tăng cường chế tạo các trang thiết bị như tàu chấp pháp, máy bay không người lái (UAV) để phục vụ cho tuần tra biển.

Đồng thời cho rằng, chiến lược “xoay trục” của Mỹ đã ảnh hưởng tiêu cực đối với an ninh biển Trung Quốc, cũng như kìm hãm Bắc Kinh tại khu vực này.

trangia2a-604c0.jpg
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken
 

Ngày 26-6, Hãng Reuters dẫn tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ khi ông Antony Blinken coi các hoạt động bồi lấp trái phép quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông là mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định thế giới.

Đồng thời nhấn mạnh, Mỹ phản đối các yêu sách phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông, kêu gọi Trung Quốc dừng các hoạt động bồi lấp trái phép ở khu vực này. Còn theo nhận định của người đứng đầu Hội đồng An ninh Nga Nikolay Patrushev, những động thái gần đây của phương Tây cho thấy, hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO đang nhắm vào Moskva và Bắc Kinh, thay vì Tehran.

Cuộc tập trận CARAT 2015 tại Biển Đông với sự tham gia của Hải quân Mỹ, Nhật Bản và Philippines (từ 22 đến 27-6) khiến dư luận quan tâm. Bởi động thái này là lời cảnh báo đối với Trung Quốc - Washington sẽ không làm ngơ trước các hành động đơn phương của Bắc Kinh.

Ngày 25-6, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân đã bày tỏ sự tức giận sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật khuyến khích Đài Loan tham gia tập trận quân sự do Washington tổ chức. Ông Dương Vũ Quân còn ngang ngược tuyên bố, Bắc Kinh sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xây dựng liên quan tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

trangia3a-604c0.jpg
Tiến sĩ Van Jackson
 

Chuyên gia Paul Giarra, Chủ tịch Công ty Tư vấn Global Strategies & Transformation cho rằng, Trung Quốc không những gây xung đột đối với các nước trong khu vực, mà còn làm đảo lộn trật tự quốc tế trên biển và vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Đồng thời kiến nghị Mỹ cần hành động để buộc Trung Quốc dừng hoạt động cải tạo phi pháp và bồi thường hậu quả đã gây ra ở Biển Đông.

Còn chuyên gia Patrick Cronin, Chủ nhiệm Ban An toàn châu Á thuộc Trung tâm An ninh Mỹ coi hành động bồi đắp đảo phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông là nguyên nhân gây căng thẳng leo thang ở khu vực này. Trong khi đó, chuyên gia Michael Frodl, người sáng lập Công ty Tư vấn C-LEVEL Maritime Risks đề nghị, Mỹ cần áp dụng biện pháp quân sự nhất định để kiềm chế Trung Quốc.

Ít có khả năng Mỹ sẽ can dự trực tiếp vào tranh chấp Biển Đông, cho dù Washington nhiều lần tuyên bố “Biển Đông là vấn đề chiến lược của Mỹ”, là nhận định của một số nhà phân tích. Theo họ, mặc dù phản đối mạnh mẽ cách hành xử của Trung Quốc trong vấn đề này, nhưng Mỹ luôn tránh né va chạm trực diện bởi Washington không muốn Biển Đông ảnh hưởng tới quan hệ Trung - Mỹ.

Có người đặt câu hỏi, Biển Đông ở đâu trong lợi ích Trung - Mỹ? Và phải chăng quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh trong vấn đề này là kiểu “mèo vờn chuột”.

Theo đánh giá của Phó giám đốc Viện Mỹ và Canada Pavel Zolotarev, nền tảng kinh tế là sự đảm bảo, bất chấp mọi xung đột, kể cả trong lĩnh vực quân sự, Trung - Mỹ vẫn xích lại với nhau. Và những tuyên bố cứng rắn của Mỹ trong thời gian qua chỉ nhằm “làm giá” với Trung Quốc, đồng thời chấn an các đồng minh trong khu vực.

Còn theo nhận định của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Nhà nước Nga Vladimir Yevseyev, Mỹ - Trung sẽ tiếp tục tìm kiếm thỏa hiệp và chuyến công du tới Mỹ trong tháng 9 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cũng nằm trong nghị trình này.

Nhiều người cho rằng, quan hệ Trung - Mỹ hiện đang trong tình trạng vừa xung đột, vừa mặc cả, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa kìm chế lẫn nhau, nhưng phụ thuộc không thể tách rời. Và Biển Đông sẽ được Washington và Bắc Kinh đưa ra “mổ xẻ, phân tích” theo hướng “đôi bên cùng có lợi”.

Ngày 24-6, tờ The Diplomat đăng bài của Tiến sĩ Van Jackon cho rằng, Biển Đông cần Hàn Quốc, và Seoul không thể đứng ngoài vấn đề này. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel vừa kêu gọi Hàn Quốc đóng vai trò đúng với vị thế của mình bằng cách không tiếp tục im lặng trước những căng thẳng trên Biển Đông, mặc dù Seoul không có yêu sách chủ quyền ở khu vực này.

Vẫn biết rằng, bất cứ khi nào Trung - Mỹ bất hòa, Hàn Quốc đều bị kẹt ở giữa. Dư luận cho rằng, tại thời điểm hiện nay, im lặng là đồng lõa với Bắc Kinh, và chỉ có ngây thơ mới hy vọng vào những điều Trung Quốc tuyên bố.

 

 
Tờ South China Morning Post bình luận, Tổng thống Barack Obama đã phá vỡ tiền lệ khi từ chối tiếp Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Phạm Trường Long thăm chính thức Mỹ và hội đàm với người đứng đầu Lầu Năm Góc.

Washington cũng không công bố rõ ràng nguyên nhân tại sao Tổng thống Barack Obama từ chối tiếp ông Phạm Trường Long, cho dù trước đó Nhà Trắng đã lên phương án này. Và ông Barack Obama cũng khép lại 2 ngày Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung thường niên (S&ED) lần thứ 7 (23 và 24-6) bằng những quan ngại về cách hành xử của Bắc Kinh trong vấn đề an ninh mạng và căng thẳng do tranh chấp tại các vùng biển Đông Á.

 

 

 
 
Theo Tuấn Quỳnh
PetroTimes

======================

Theo đánh giá của Phó giám đốc Viện Mỹ và Canada Pavel Zolotarev, nền tảng kinh tế là sự đảm bảo, bất chấp mọi xung đột, kể cả trong lĩnh vực quân sự, Trung - Mỹ vẫn xích lại với nhau. Và những tuyên bố cứng rắn của Mỹ trong thời gian qua chỉ nhằm “làm giá” với Trung Quốc, đồng thời chấn an các đồng minh trong khu vực.

 

Hoặc đây là một quả lừa chính trị; hoặc là sự dốt nát của Phó giám đốc Viện Mỹ và Canada Pavel Zolotarev

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đảng cộng sản Trung Quốc cố tránh vết xe đổ

Nguồn baomoi.com.

16:04 | 04/07/2015

 

tamnhin_small_logo.jpg Ngày 20/2/2014 khi trả lời chất vấn của cán bộ cấp cao về vụ án Chu Vĩnh Khang, Tập Cận Bình đã từng nói “Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chúng ta thì hầu như toàn bộ đều bị sa ngã” và Trung Quốc “đang đứng trước nguy cơ mất đảng mất nước”. Bởi vậy, chống tham nhũng là một biện pháp tránh vết xe đổ của ĐCS Liên Xô trước đây.

 

Báo chí Trung Quốc cho biết nhân dịp kỉ niệm 94 ngày thành lập Đảng (1/7/1921 – 1/7/2015), ngày 1/7/2015, Ban tổ chức trung ương thông báo: 1- Năm 2014, đã kết nạp thêm hơn 1 triệu đảng viên, tính tới nay tổng số đảng viên tới trên 87,79 triệu người, đây là một chính đảng lớn nhất thế giới. 2- Đảng tiến hành bầu “Bí thư huyện ủy ưu tú” trong số hơn 2.800 bí thư huyện ủy trong cả nước.

Báo Hồng Công ngày 2/7/2015 bình luận cho dù là một chính đảng lớn nhất thế giới nhưng chưa hẳn đã đại diện cho lợi ích của đất nước, hơn nữa nguy cơ hiện nay đang nảy sinh từ trong nội bộ Đảng giống như chứng bệnh mà ĐCS Liên Xô mắc phải trước đây.

 

1530cb59e3ad6d52e62697829ae659b0_TYp_CYn

 

Năm 2007,chuyên gia vấn đề Trung Quốc thuộc Trường Đại học Washington, Giáo sư David Shambaugh có bài phân tích về ĐCS Trung Quốc nhan đề “ĐCS Trung Quốc thu mình và điều chỉnh”, trong đó nêu rõ Đảng đang điều chỉnh để thích ứng với tình hình mới, tránh vết xe đổ của ĐSC Liên Xô trước đây. Bởi lẽ, tình hình nội bộ đảng đang xuất hiện những nguy cơ:

1-Các trí thức, các chuyên gia, các nhà kinh tế giỏi đang đua nhau chạy ra nước ngoài.

2-Tự do tư tưởng và ngôn luận bị hạn chế.

3-Rất nhiều đảng viên bề ngoài chỉ giả bộ tỏ ra trung thành, nhưng thực chất thì ngược lại.

4-Nạn tham nhũng ngày càng lộng hành.

5-Công cuộc cải cách kinh tế đang bị các Nhóm lợi ích ngăn cản.

 

Tháng 3/2015, Shambaugh lại có bài “Trung Quốc thời gian tới sẽ tan vỡ”. Shambaugh dự đoán hiện nay ĐCS Trung Quốc bắt đầu chuyển vào “giai đoạn nắm quyền cuối cùng” và tốc độ mà đảng này bị đẩy ra khỏi vũ đài lịch sử sẽ nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng của mọi người.

Các quan chức Trung Quốc vừa qua cũng có những đánh giá bi quan, như Bí thư tỉnh ủy Giang Tô La Chí Quân nhân kỉ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng, viết trên tờ “Nhân dân nhật báo” cho rằng “Nhiều cán bộ kể cả cán bộ lãnh đạo cấp cao nói chủ nghĩa Mác cho người khác nghe, còn bản thân họ theo chủ nghĩa tự do. Trong Hội nghị, trên lễ đài họ lên lớp cho mọi người, nhưng họ có biết rằng dân chúng nói về họ như thế nào?” Tờ “Thời báo hoàn cầu” – một tờ báo đối ngoại của tờ “Nhân dân nhật báo” nhân dịp này có bài xã luận: “Cảm nghĩ ĐCS 94 tuổi ”. Xã luận viết: “Khi đảng vẫn còn cách giới hạn nguy cơ một cự ly nhất định, thì chúng ta phải nhanh chóng rung lên hồi chuông cảnh tỉnh... Tiếng chuông báo động nguy cơ này chính là nạn tham nhũng nghiêm trọng hiện nay”.

Nhân dịp này, báo chí Trung Quốc cũng đăng nhiều bài phê phán tự do dân chủ của Mỹ và Phương Tây, cho đây là “nhân tố tác hại từ bên ngoài” nhằm lật đổ Trung Quốc. Trong khi đó, báo chí Hồng Công cho rằng nạn tham nhũng hoành hành trong nội bộ, sự hình thành các Nhóm lợi ích đã làm cho lòng tin và tư tưởng chính thống của Đảng bị lung lay, đảng ngày càng bị xa rời khỏi vũ đài chính trị Trung Quốc, thậm chí đang đứng trước nguy cơ bị tan rã.

Trong bài “Ai đang lật đổ Trung Quốc”, Giáo sư Vương Chiếm Dương thuộc Học viện chủ nghĩa xã hội Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc là một nước lớn, nên cái gọi là cách mạng màu mà Mỹ và Phương Tây làm ở Châu Phi, Châu Âu, các nước Trung Á... không có ý nghĩa lớn. Ngay những loại như phần tử trí thức chạy ra ngoài cấu kết với những đảng phái phản động chống Đảng, chống chế độ thì cũng không có mấy ý nghĩa và tác động lớn làm lung lay chế độ và tư tưởng của đảng. Nguy cơ mất đảng mất nước chính  là nằm trong nội bộ Đảng do các phần tử thoái hóa biến chất đang nắm giữ các cương vị, trọng trách trong đảng và nhà nước. Chúng đang biến một đảng mầu hồng của chúng ta thành một đảng màu đen, làm cho quần chúng mất niềm tin vào đảng.

Một số học giả khác của Trung Quốc cho rằng không thể xem nhẹ “dân chủ Mỹ và Phương Tây” cũng như các cuộc cách mạng màu hiện nay đang tác động vào xã hội Trung Quốc. Vì vậy, trong ngày 1/7/2015, Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc thông qua hai quyết định quan trọng, trong đó đưa “an ninh ý thức hệ” vào trong “Luật an ninh quốc gia”.

Dư luận cho rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng do ông Tập Cận Bình phát động hiện đang chĩa mũi nhọn vào các thân tín của Chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, vì vậy cuộc đấu tranh nội bộ đảng đang diễn ra gay gắt, thậm chí hình thành thế đối đầu với ông Tập Cận Bình. Dư luận cho rằng trong Hội nghị Bắc Đới Hà dự kiến vào đầu tháng 8/2015 sẽ có cuộc điều chỉnh nhân sự lớn, tiến hành thanh trừng các thân tín của Chủ tịch Giang và tiếp tục đưa thêm các thân tín của ông Tập Cận Bình lần lượt nắm nốt các chức vụ quan trọng để chuẩn bị cho  Hội nghị toàn thể TW 5 Khóa 18 họp vào tháng 10 năm nay./.

 

Kiều Tỉnh

=====================

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội xưa như trái Đất trong lịch sử nhân loại. Sẽ không bao giờ hết tham nhũng tuyệt đối, vì trong cõi Hậu thiên này không bao giờ có cân bằng tuyệt đối. Bởi vậy, dù ngài Tập có tận diệt được hết sạch các phần tử tham nhũng trong xã hội Trung Hoa, thì ngài cũng không bao giờ xóa hết được tham nhũng. 

Mục đích thì tốt đẹp đấy - ít nhất nó được mô tả như vậy - Nhưng lão Gàn đã nhiều lần phát biểu rằng: "Một mục đích đúng thì sự thành công của nó sẽ lệ thuộc vào phương pháp thực hiện".

Đề tài chống tham nhũng của ngài đã được mô tả ngay trong topic này với những bình luận của lão Gàn. Người dân Trung Quốc sẽ tự hỏi nhau rằng - chứ không dám hỏi ngài - "Lấy gì bảo đảm rằng những người thay thế vào chỗ của những con hổ và ruồi tham nhũng sẽ không lặp lại những hành vi tham những, như những kẻ tiền nhiệm trước đó đã bị ngài tiêu diệt?".

Lão Gàn chờ kết quả tập II chương trình chống tham nhũng của ngài Tập, khi tập I kết thúc ở hội nghị Bắc Đới Hà.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Iran và Nhóm P5+1 đã đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử

(Vietnam+)

lúc : 14/07/15 14:05

 

ttxvn_140715iran.jpg
Toàn cảnh phiên họp của các Ngoại trưởng P5+1 tại Vienna ngày 13/7. (Nguồn: THX/TTXVN)
 

Theo Reuters và THX, Một nhà ngoại giao giấu tên của Iran ngày 14/7 thông báo nước này và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Đức) đã đạt được một thỏa thuận hạt nhân lịch sử, qua đó cho phép dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt để đổi lấy việc nước Cộng hòa Hồi giáo ngừng chương trình hạt nhân gây tranh cãi.

Quan chức trên nêu rõ: "Tất cả những vấn đề chông gai đã được giải quyết và chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận."

Một quan chức khác của Iran cũng xác nhận về thỏa thuận này. Hiện vẫn chưa rõ nội dung cụ thể của thỏa thuận.

Trong khi đó, theo một người phát ngôn của Liên minh châu Âu (EU), kết quả của tiến trình đàm phán giữa Iran và Nhóm P5+1 sẽ chính thức được công bố và lúc 8 giờ (theo GMT, tức là 13 giờ theo giờ Việt Nam).

Trước đó, người phát ngôn EU thông báo ngoại trưởng Iran và Nhóm P5+1 nhóm họp về các cuộc đàm phán hạt nhân vào lúc 8 giờ 30 (theo GMT) tại thủ đô Vienna của Áo./.

==========================

Tốt! Đúng ý lão Gàn: Cần giải quyết, chấm dứt nhanh để còn làm chuyện khác. Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites