Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Hân hạnh giới thiệu vũ khí loại 1.

Từ trước tới nay, tôi thường coi tất cả mọi thử tên lửa tối tân, máy bay tàng hình hiện đại nhất....là vũ khí loại hai. Tôi định nghĩa vũ khí loại II là những vũ khí có cấu trúc và nguyên lý được cải tiến từ những loại vũ khí đã có trước đó. Còn vũ khí loại I là những loại vũ khí có nguyên lý và cấu trúc hoàn toàn mới. Do đó, nếu thông tin này là thật chứ không phải chuyện "khoa học viễn tưởng" được PR thì đây mới được xếp vào vũ khí loại 1.

=====================

Nga ra mắt pháo vi sóng bắn hạ đầu đạn

Thứ Năm, 18/06/2015 | 08:03 GMT+7
 

Quân đội Nga đã có kế hoạch tổ chức trình diễn sức mạnh của pháo vi sóng trong khuôn khổ cuộc triển lãm quân sự Army-2015.

 

Hệ thống pháo mới được trang bị các máy phát sóng năng lượng cao và ăng ten phản hồi, hệ thống quản lý và kiểm soát được đặt trên thân xe phóng tên lửa BUK.
 
nga_1.jpg
Binh sĩ Nga lắp đạn vào máy bay chiến đấu Su-25
 
Theo lời Tập đoàn United Instrument, khi hoạt động, hệ thống này đảm bảo khả năng phòng thủ lên tới 360 độ. 
Ngoài việc bắn hạ máy bay không người lái và đầu đạn, pháo vi sóng còn có thể làm gián đoạn hoạt động của sóng vô tuyến và vô hiệu hóa thiết bị trên các máy bay hoạt động ở độ cao thấp. 
 
Hệ thống có tầm hoạt động 10km và có thể "khai hỏa" theo bất kỳ hướng nào.
 
"Tổ hợp chiếu luồng vi sóng này có thể ngắt quãng hoạt động liên lạc của các thiết bị điện tử trên  các mục tiêu bay ở độ cao thấp và đầu đạn của vũ khí chính xác cao", một nguồn tin cho hãng tin TASS biết. Theo nguồn tin, hệ thống vũ khí này của Nga không có đối thủ cạnh tranh trên thế giới
Trong khuôn khổ Army-2015 , chiếc máy bay quân sự mới nhất của Nga là Yak-130 cũng được đưa ra trưng bày.
Ngoài ra, khách cũng có cơ hội ngắm nghía kỹ hơn chiếc xe tăng Armata T-14. Xe xuất hiện trong triển lãm sẽ được trang bị giáp gốm với khả năng chịu đạn bắn mạnh hơn 50% giáp bình thường. Ngoài ra, xe còn được trang bị một khẩu pháo 125mm nòng trơn mạnh mẽ và một hệ thống cảnh báo điện tử, để có lợi thế vượt trội trong chiến đấu. 
Tất cả các vũ khí này nằm trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội Nga của Tổng thống Vladimir Putin. Trang tin Bloomberg nói rằng ông đã dành các khoản tiền lớn chưa từng thấy để nâng cấp khả năng chiến đấu của quân đội.
 
Nguồn: Vietnam+

=====================

Lão Gàn thường phát biểu cảm tưởng rằng: Trong chiến tranh hiện đại, nước nào phòng thủ tốt sẽ là người chiến thắng sau cùng. Mặc dù sau đó họ chỉ dùng máy bắn đá để tấn công quốc gia đối nghịch. Thế thì loại vũ khí vi sóng này chính là một trong những thứ vũ khí phòng thủ để bảo đảm chiến thắng. Nhưng tôi luôn tin rằng: Vũ khí càng hiện đại thì để chống lại rất đơn giản.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung ưu tiên cao vấn đề Biển Đông

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 20/06/15 10:49

 

DoithoaiTrung_my.jpg
(Nguồn: cctv-america.com)
 

Cuộc Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung Quốc lần thứ 7 tại thủ đô Washington trong hai ngày 23 và 24/6 sẽ tập trung thảo luận các vấn đề toàn cầu và khu vực, đồng thời cũng ưu tiên giải quyết những bất đồng giữa hai nước.

Thông báo của Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ cho biết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew cùng với Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Uông Dương sẽ đồng chủ trì cuộc Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung (S&ED) lần thứ 7 tại thủ đô Washington.

Cũng trong thời gian này, Ngoại trưởng John Kerry và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông sẽ đồng chủ trì cuộc Tham vấn về giao lưu nhân dân-nhân dân (CPE) lần thứ 6 giữa hai nước.

Cuộc Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung sẽ tập trung thảo luận về các thách thức và cơ hội về chiến lược và kinh tế mà hai nước đang phải đối mặt, trước mắt và lâu dài, cả trong quan hệ song phương, khu vực và toàn cầu. Trong khi đó, cuộc Tham vấn về giao lưu nhân dân-nhân dân sẽ dành nhiều thời gian thảo luận về các biện pháp thúc đẩy mối quan hệ và giao lưu giữa nhân dân hai nước trong các lĩnh vực giao dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật, các vấn đề liên quan tới thể thao, phụ nữ và y tế.

Ngoài hai cuộc đối thoại trên, ngày 22/6, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Nghiệp Toại đồng chủ trì cuộc Đối thoại an ninh chiến lược (SDD) Mỹ-Trung lần thứ 5, trao đổi quan điểm các vấn đề an ninh có tầm quan trong chiến lược đối với cả hai nước.

Vấn đề Biển Đông cũng được ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của cuộc Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung.

Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 18/6, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, ông Daniel Russell cho biết ngoài các mối quan ngại chung như biến đổi khí hậu, các chương trình hạt nhân của Iran và Triều Tiên, cuộc Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung lần thứ 7 cũng ưu tiên thảo luận về các bất đồng giữa hai nước xung quanh ba vấn đề nóng gồm an ninh mạng, nhân quyền và tình hình khu vực Biển Đông.

Ông Russel cho biết Washington quan ngại về các kế hoạch của Trung Quốc duy trì các hoạt động xây dựng ở Biển Đông, cho rằng viễn cảnh Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông là trái ngược với mục tiêu hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ hối thúc Trung Quốc ngừng các dự án xây dựng, giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông thông qua kênh ngoại giao và trọng tài quốc tế./.

=======================

Cuộc Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung Quốc lần thứ 7 tại thủ đô Washington trong hai ngày 23 và 24/6 sẽ tập trung thảo luận các vấn đề toàn cầu và khu vực, đồng thời cũng ưu tiên giải quyết những bất đồng giữa hai nước.

 

Tốn công toi! Chủ yếu chất vấn nhau để thể hiện là chính. Chả được việc gì. Tốn tiền thuế của nhân dân.

Rồi xem.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà tư tưởng hàng đầu thế giới Robert D. Kaplan:

Phải nhìn nhận âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông thế nào?

Thứ Bẩy, 20/06/2015 - 19:30

 

Tờ Globe and Mail (Canada) vừa đăng tải một bài phỏng vấn Robert D. Kaplan - nhà phân tích và nhà hoạch định chính sách nổi tiếng về Biển Đông và tham vọng của Trung Quốc.
 >>  “Bước tiếp theo của Trung Quốc trên Biển Đông còn nguy hiểm hơn nhiều”
 >>  Mỹ nhấn mạnh lo ngại Trung Quốc quân sự hóa các "tiền đồn" trên Biển Đông

PetroTimes xin lược dịch và trân trọng giới thiệu với bạn đọc quan điểm của vị học giả từng được Tạp chí Chính sách đối ngoại (The Foreign Policy) của Mỹ bình chọn là một trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu về những vấn đề có tầm vóc toàn cầu (Top 100 Global Thinkers), tác giả của những cuốn sách “Chảo dầu sôi của châu Á”, "Bóng ma Balkan"...



kaplan20-6-4e226.jpg
Robert D. Kaplan và bìa cuốn sách "Chảo dầu sôi của châu Á" của ông

Tại sao ông lại coi Biển Đông là một mảnh ghép quan trọng hơn của bức tranh địa chính trị toàn cầu?

Biển Đông đối với Trung Quốc cũng giống như Caribbean mở rộng (Greater Caribbean) đối với Mỹ trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Mỹ đã trở thành một siêu cường có sức mạnh địa chính trị rất lớn nhờ thống trị được vùng biển Caribbean. Một khi họ có thể làm được điều đó, họ có thể thống trị cả Tây Bán cầu, và thống trị được Tây Bán cầu là họ có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng quyền lực ở Đông bán cầu. Những điều đó đã được thể hiện qua các cuộc chiến tranh thế giới và Chiến tranh Lạnh.

Nếu Trung Quốc giành được sự thống trị ở vùng biển này, họ có thể vươn ra ngoài Thái Bình Dương rộng lớn hơn, qua eo biển Malacca và nhập vào Ấn Độ Dương – huyết mạch giao thương năng lượng toàn cầu, nơi dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ Trung Quốc đi qua để đến các khu vực của châu Á. Vì vậy, Biển Đông là một công cụ thực sự lớn. Ngoài ra, nếu Trung Quốc có thể thống trị Biển Đông, họ có thể sẽ tiến hành hiệu quả chiến lược kiểu “Phần Lan hóa” (Finlandize) các quốc gia như Việt Nam và Philippines, từ đó ảnh hưởng đến cân bằng quyền lực ở châu Á.

Xin ông nói rõ hơn là chiến lược kiểu “Phần Lan hóa”. Phải chăng đó là chiến lược lớn của Trung Quốc?

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã thực hiện thành công chiến lược “Phần Lan hóa”. Về cơ bản, Phần Lan vẫn là nước dân chủ, tự do nhưng lại bị hạn chế về chính sách đối ngoại do ảnh hưởng của Liên Xô. Vì vậy mà Phần Lan không thể gia nhập NATO hay làm những việc khác mà có thể làm suy yếu lợi ích của Liên Xô.

“Phần Lan hóa” trong trường hợp của Việt Nam, Philippines và Malaysia sẽ vẫn tồn tại trên danh nghĩa độc lập, nhưng các thông số chính sách đối ngoại của họ về cơ bản sẽ được hoạch định ở Bắc Kinh. Chiến lược này cũng sẽ mang lại cho Trung Quốc hai đến ba bước tiến dài để thống trị Đài Loan.

Tại sao Trung Quốc bất ngờ leo thang căng thẳng với các nước láng giềng?

Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai và trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các quốc gia ven Biển Đông tập trung vào các vấn đề nội bộ. Trong nhiều thập kỷ, các nước này không thể triển khai sức mạnh ra bên ngoài. Nhưng tất cả đã thay đổi. Bây giờ họ đang xây dựng lực lượng không quân và hải quân lớn hơn. Họ bắt đầu xung đột với nhau về việc ai sở hữu cái gì ở Biển Đông.

Một nguyên nhân khác dẫn đến việc vấn đề tranh chấp Biển Đông trở nên căng thẳng là Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, Bắc Kinh không còn giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế hai con số hết năm này qua năm khác như thời gian trước nữa. Kết quả là Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một số vấn đề bất ổn hơn ở trong nước và một trong những cách để một nước đối phó với sự bất mãn về kinh tế và chính trị là khơi lên chủ nghĩa dân tộc. Đó chính là những gì mà Bắc Kinh đang làm. Càng có thái độ quyết đoán (hung hăng), các nhà lãnh đạo Trung Quốc càng gặt hái được nhiều sự ủng hộ hơn từ công chúng. Bạn biết đấy, thậm chí cả những kẻ chuyên quyền cũng phụ thuộc vào quan điểm của công chúng trong thế kỷ 21 này.

Như vậy, không thể tránh khỏi một thực tế là nước Mỹ sẽ quay trở lại khu vực này?

Vâng. Những gì mà chính sách của Mỹ đã làm là điều hướng giữa hai thái cực. Một mặt Mỹ phải ra sức ngăn chặn việc Trung Quốc “Phần Lan hóa” các quốc gia ven Biển Đông, nhưng mặt khác, Washington cố gắng tránh một chiến tranh đối đầu với Trung Quốc, bởi vì mối quan hệ Mỹ - Trung là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới và vẫn sẽ là như thế trong tương lai gần.

Điều này giải thích tại sao Mỹ phải bảo vệ các đồng minh hiệp ước của mình, như là Philippines, nhưng lại không cho phép Manila lôi kéo mình vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc. Đây là một khó khăn và là một thách thức hiện tại với Mỹ, đặc biệt là với Bộ Quốc phòng Mỹ.

Liệu có phải Mỹ đang có chiến lược sắp xếp các quốc gia ven Biển Đông thành một khối chống Trung Quốc không?

Mỹ phải cho thấy là hải quân của họ sẽ không rút lui, mà thậm chí sẽ còn tăng cường sự hiện diện ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Washington phải cho thấy là họ đang chuẩn bị đẩy lùi ảnh hưởng của Bắc Kinh ở khu vực đến một mức độ nào đó mà không lún vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc. Một thách thức thực sự với Lầu Năm Góc là làm chậm lại quá trình trở thành một cường quốc quân sự thống trị của Trung Quốc ở Nam Á. Đơn giản là vì bạn không thể ngăn chặn một điều gì đó đang xảy ra không có nghĩa là bạn không thể trì hoãn nó trong 10 đến 15 năm. Trong thời gian một hoặc một thập niên rưỡi đó, toàn thế giới có thể thay đổi. Ở Trung Quốc có thể sẽ xảy ra một cuộc nổi loạn nội bộ do khủng hoảng kinh tế, hay tính chất của hệ thống cầm quyền Trung Quốc có thể sẽ thay đổi.

Ông nghĩ sao về việc nguy cơ căng thẳng trong tương lai có thể xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, chứ không phải là Mỹ và Trung Quốc?

Điều này có thể xảy ra.Philippines có thể là một đồng minh hiệp ước của Mỹ, như Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng Philippines rất yếu về mặt thể chế và thực lực quân sự. Nhưng Việt Nam thì khác, họ mạnh mẽ hơn. Vả lại Việt Nam có một truyền thống lâu đời và lịch sử xung đột với Trung Quốc. Những gì Việt Nam đang cố gắng làm là tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cả về quan điểm lẫn các sự hỗ trợ khác, trong trò chơi quyền lực với Trung Quốc.

Theo Linh Phương (lược dịch)
PetroTimes

========================

Không ngoài sự nhận xét của lão Gàn từ 2008, khi xác định rằng: Trung Quốc có âm mưu bá chủ toàn cầu. Nhưng bài phân tích của ông Robert D. Kaplan còn phản ảnh những nhận định của lão Gàn trước đây:

Biển Đông đối với Trung Quốc cũng giống như Caribbean mở rộng (Greater Caribbean) đối với Mỹ trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Mỹ đã trở thành một siêu cường có sức mạnh địa chính trị rất lớn nhờ thống trị được vùng biển Caribbean. Một khi họ có thể làm được điều đó, họ có thể thống trị cả Tây Bán cầu, và thống trị được Tây Bán cầu là họ có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng quyền lực ở Đông bán cầu. Những điều đó đã được thể hiện qua các cuộc chiến tranh thế giới và Chiến tranh Lạnh.

 

Đoạn phân tích này cho thấy Trung Quốc có mưu đồ tương tự như Hoa Kỳ từ hơn ...100 năm trước, khi cả cái thế giới này mới bước vào sự sơ khai mở đầu cho nền văn minh hiện đại. Thời mà nền văn minh này chưa có cả khái niệm xe tăng và máy bay quân sự. Đây cũng là nguyên nhân để lão Gàn xác định rằng: chiến lược của Trung Quốc thuộc hàng tư duy cổ điển. Cho nên dù cố che dấu bằng những ngôn từ sáo rỗng, nhưng chẳng lừa được ai. Cho nên nó trở thành sai lầm có tính sách lược quốc gia của Trung Quốc.

 

Nếu Trung Quốc giành được sự thống trị ở vùng biển này, họ có thể vươn ra ngoài Thái Bình Dương rộng lớn hơn, qua eo biển Malacca và nhập vào Ấn Độ Dương – huyết mạch giao thương năng lượng toàn cầu, nơi dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ Trung Quốc đi qua để đến các khu vực của châu Á. Vì vậy, Biển Đông là một công cụ thực sự lớn. Ngoài ra, nếu Trung Quốc có thể thống trị Biển Đông, họ có thể sẽ tiến hành hiệu quả chiến lược kiểu “Phần Lan hóa” (Finlandize) các quốc gia như Việt Nam và Philippines, từ đó ảnh hưởng đến cân bằng quyền lực ở châu Á.

 

Nếu như cách đây hơn 100 năm, Trung Quốc không bị các cường quốc Âu Mỹ và Nhật Bản sâu xé thì với tiềm lực của nhà Thanh hồi bấy giờ, Trung Quốc có thể làm được việc mà ngày nay Bắc Kinh muốn làm. Hoặc xa xôi hơn nữa, vua Càn Long nhà Thanh trao Lưỡng Quảng cho Hoàng Đế Quang Trung thì cục diện lịch sử thế giới sẽ thay đổi lớn. Tiếc thay! Mọi việc không xảy ra như vậy. Trung Quốc ngay nay đã mắc một sai lầm chiến lược gần giống lịch sử nhà Thanh gần 200 năm trước, khi thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới vì đã đụng tới Việt Nam.

 

“Phần Lan hóa” trong trường hợp của Việt Nam, Philippines và Malaysia sẽ vẫn tồn tại trên danh nghĩa độc lập, nhưng các thông số chính sách đối ngoại của họ về cơ bản sẽ được hoạch định ở Bắc Kinh. Chiến lược này cũng sẽ mang lại cho Trung Quốc hai đến ba bước tiến dài để thống trị Đài Loan.

 

 Nếu mưu đồ này thành công thì ông Robert D. Kaplan nói đúng. Nhưng thật một lần nữa phân ưu với Bắc Kinh - như lão Gàn nhiều lần xác định: phương pháp sai sẽ làm hỏng mục đích. Bắc Kinh đã sai lầm khi dùng vũ lực và sức mạnh của tay trọc phú mới nổi để cưỡng chiếm biển Đông.

 

Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai và trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các quốc gia ven Biển Đông tập trung vào các vấn đề nội bộ. Trong nhiều thập kỷ, các nước này không thể triển khai sức mạnh ra bên ngoài. Nhưng tất cả đã thay đổi. Bây giờ họ đang xây dựng lực lượng không quân và hải quân lớn hơn. Họ bắt đầu xung đột với nhau về việc ai sở hữu cái gì ở Biển Đông.
Một nguyên nhân khác dẫn đến việc vấn đề tranh chấp Biển Đông trở nên căng thẳng là Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, Bắc Kinh không còn giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế hai con số hết năm này qua năm khác như thời gian trước nữa. Kết quả là Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một số vấn đề bất ổn hơn ở trong nước và một trong những cách để một nước đối phó với sự bất mãn về kinh tế và chính trị là khơi lên chủ nghĩa dân tộc. Đó chính là những gì mà Bắc Kinh đang làm. Càng có thái độ quyết đoán (hung hăng), các nhà lãnh đạo Trung Quốc càng gặt hái được nhiều sự ủng hộ hơn từ công chúng. Bạn biết đấy, thậm chí cả những kẻ chuyên quyền cũng phụ thuộc vào quan điểm của công chúng trong thế kỷ 21 này.

 

 

Nói đúng ra, quân lực của tất cả các nước ASEAN công lại cũng không phải là đối thủ của Trung Quốc trong một cuộc chiến thông thường, phi hạt nhân. Nó tương tự như hoàn cảnh của Hoa Kỳ hơn 100 năm trước thống trị vùng biển Caribe, khi mà thế giới chưa hội nhập. Lúc đó, nửa bên này địa cầu không có nhiều thông tin với nửa bên kia. Tương quan so sánh lực lượng Trung Quốc với Asean ngày nay và Hoa Kỳ với Tây bán cầu hàng 100 năm trước là tương tự. Cái khác nhau chính là ở không/ thời gian đã thay đổi và quyền lợi của hai nửa Địa Cầu rất quan trọng với nhau và nó trở nên rất gần nhau với thời gian va chạm, vì các phương tiện giao thông hiện đại. Cho nên hậu quả của Trung Quốc ngày nay, chính là nội dung đoạn sau đây của ông Robert D. Kaplan, mà cách đây hơn 100 năm, Hoa Kỳ không gặp phải trường hợp này khi sự chinh phục vùng Caribe.

 

Vâng. Những gì mà chính sách của Mỹ đã làm là điều hướng giữa hai thái cực. Một mặt Mỹ phải ra sức ngăn chặn việc Trung Quốc “Phần Lan hóa” các quốc gia ven Biển Đông, nhưng mặt khác, Washington cố gắng tránh một chiến tranh đối đầu với Trung Quốc, bởi vì mối quan hệ Mỹ - Trung là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới và vẫn sẽ là như thế trong tương lai gần.
 

 

Tuy nhiên đoạn sau đây của ông Robert D. Kaplan lại chỉ đúng một nửa.

Điều này giải thích tại sao Mỹ phải bảo vệ các đồng minh hiệp ước của mình, như là Philippines, nhưng lại không cho phép Manila lôi kéo mình vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc. Đây là một khó khăn và là một thách thức hiện tại với Mỹ, đặc biệt là với Bộ Quốc phòng Mỹ.

 

 

Lão đã nhiều lần nói rằng: 60% quân lực Hoa Kỳ kéo đến Tây Thái Bình Dương không phải để ăn cá thu kho riềng và mua nước mắm Phan Thiết gía rẻ. Nhưng "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...". Nửa kia lão Gàn không bảo ông Robert D. Kaplan sai. Bởi vì nếu lão đứng trong hoàn cảnh của ông ta thì cũng sẽ nói y như vậy. Tức là phản ánh một thực tế về hình thức đang diễn ra. Chứ không phải mô tả một cái sẽ xảy ra.

 

Mỹ phải cho thấy là hải quân của họ sẽ không rút lui, mà thậm chí sẽ còn tăng cường sự hiện diện ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Washington phải cho thấy là họ đang chuẩn bị đẩy lùi ảnh hưởng của Bắc Kinh ở khu vực đến một mức độ nào đó mà không lún vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc. Một thách thức thực sự với Lầu Năm Góc là làm chậm lại quá trình trở thành một cường quốc quân sự thống trị của Trung Quốc ở Nam Á. Đơn giản là vì bạn không thể ngăn chặn một điều gì đó đang xảy ra không có nghĩa là bạn không thể trì hoãn nó trong 10 đến 15 năm. Trong thời gian một hoặc một thập niên rưỡi đó, toàn thế giới có thể thay đổi. Ở Trung Quốc có thể sẽ xảy ra một cuộc nổi loạn nội bộ do khủng hoảng kinh tế, hay tính chất của hệ thống cầm quyền Trung Quốc có thể sẽ thay đổi.

 

 

Ông Robert D. Kaplan đang mô tả một nước Mỹ kiên quyết bảo vệ Đồng minh và không muốn chiến tranh xảy ra với Trung Quốc. Lão Gàn vốn cũng rất ủng hộ hòa bình thế giới. Bởi vậy trước hết, xin "cám ơn tư tưởng tốt". Hì. Ông Robert D. Kaplan đưa ra một khả năng sẽ xảy ra với Trung Quốc với giấc mơ "Bất chiến tự nhiên thành" và Hoa Kỳ ăn dưng trong "canh bạc cuối cùng".

Sao dạo này xuất hiện nhiều tư tưởng lãng mạn thế nhỉ? Cứ như nhà thơ, hoặc trong chuyện cổ tích vậy. Cũng chẳng sao. Ước mơ này cũng có thể trở thành hiện thực nếu có Thượng Đế can thiệp.Hì. Chuyện thiên hạ, lão Gàn cũng chẳng cầm đèn chạy trước ô tô làm gì. Nhưng lão nghĩ rằng 60% quân lực Hoa Kỳ kéo đến đây không phải để làm thơ và viết truyện khoa học viễn tưởng.

 

Tuy nhiên có đoạn này đáng chú ý:
 

Ông nghĩ sao về việc nguy cơ căng thẳng trong tương lai có thể xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, chứ không phải là Mỹ và Trung Quốc?

Điều này có thể xảy ra.Philippines có thể là một đồng minh hiệp ước của Mỹ, như Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng Philippines rất yếu về mặt thể chế và thực lực quân sự. Nhưng Việt Nam thì khác, họ mạnh mẽ hơn. Vả lại Việt Nam có một truyền thống lâu đời và lịch sử xung đột với Trung Quốc. Những gì Việt Nam đang cố gắng làm là tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cả về quan điểm lẫn các sự hỗ trợ khác, trong trò chơi quyền lực với Trung Quốc.

 

 

Vừa rồi có một bài báo cũng nói về Việt Nam là một chốt chặn quan trọng để ngăn sự bành trướng của Trung Quốc (Bài viết gần đây, ngay trong topic này). Lão Gàn cho rằng nhuận bút bài báo đó có thể lên tới 5000 Dol và đó là một giá rẻ nếu nó tác động được đến Việt Nam trở thành một chốt chặn. Cũng trong topic này (Hay trong bài "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và vấn để biển Đông"), lão Gàn cũng phát biểu rằng: Việt Nam không phải là gà để các siêu cường cá độ, như Iraq với cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ I. Bài viết về bài báo trước trong topic này cũng khá đầy đủ, nên không cần phải nói lại ở đây. Riêng vấn đề này, lão Gàn muốn nói rằng: Hoa Kỳ và Trung Quốc muốn thể hiện thiện chí với Việt Nam thì việc đầu tiên, nhân danh cá nhân lão Gàn là cả hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc phải chấm dứt ngay sản phẩm thời chiến tranh lạnh phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Lão Gàn nhắc lại rằng: Hoa Kỳ tuy là một ứng cử viên sáng gía cho ngôi vị bá chủ thế giới. Nhưng đó chưa phải là quyết định cuối cùng của Thượng Đế. Năm nay sẽ có một trận động đất xấp xỉ 6 độ richter ở phía Tây Nam Hoa Kỳ - nhưng không gây thiệt hại lớn - để chứng tỏ quyền năng của những quy luật vũ trụ, xác định điều này.

Lão Gàn không ghét bỏ và chẳng có "cơ sở khoa học" nào để căm thù ai cả. Viết phong long chém gió chơi vậy thôi.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung ưu tiên cao vấn đề Biển Đông

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 20/06/15 10:49

 

DoithoaiTrung_my.jpg
(Nguồn: cctv-america.com)
 

Cuộc Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung Quốc lần thứ 7 tại thủ đô Washington trong hai ngày 23 và 24/6 sẽ tập trung thảo luận các vấn đề toàn cầu và khu vực, đồng thời cũng ưu tiên giải quyết những bất đồng giữa hai nước.

 

=======================

Tốn công toi! Chủ yếu chất vấn nhau để thể hiện là chính. Chả được việc gì. Tốn tiền thuế của nhân dân.

Rồi xem.

 

 

 

Cuộc đối thoại chưa xảy ra. Nhưng lão Gàn có thể thấy cái "khí chất" nó bốc ra để gọi là "chứng nghiệm lời tiên tri", qua bài dưới đây. Hì!

====================

Biển Đông "phủ bóng" cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ

Chủ Nhật, 21/06/2015 - 02:00

Dân trí Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 19/6 thông báo giới chức nước này và Mỹ sẽ tham gia cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ lần thứ 7 và cuộc Tham vấn Giao lưu Nhân dân Mỹ - Trung lần thứ 6 vào tuần tới tại thủ đô Washington.

 >> Trung Quốc mỗi ngày cải tạo trái phép 3,2ha trên đá Subi của Việt Nam

 >> 80% người dân Philippines lo bùng nổ xung đột vũ trang với Trung Quốc

tpbje2013071220a_36931169-%281%29-a1350.

Hình minh họa (Ảnh: Tân Hoa Xã)

 
Chủ trì cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ phía Trung Quốc có Phó Thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì, những đại diện đặc biệt của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew sẽ thay mặt Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự. 
 
Thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thêm nước này sẵn sàng hợp tác với Mỹ để thực hiện các kết quả mà lãnh đạo hai nước đã thống nhất, qua đó tăng cường liên lạc và thúc đẩy hợp tác hai bên cùng có lợi, giải quyết các bất đồng, cũng như thảo luận về cách xây dựng mối quan hệ nước lớn kiểu mới giữa Trung Quốc với Mỹ. 
 
Trong khi đó, cuộc Tham vấn Giao lưu Nhân dân Mỹ - Trung sẽ thúc đẩy trao đổi và hợp tác trong các lĩnh vực như giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa, y tế, thể thao, các vấn đề về phụ nữ và thanh niên, nhằm hỗ trợ mối quan hệ song phương. 
 
Tuy nhiên, trái ngược với thông báo mang tính chung chung nêu trên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Mỹ đã nêu ra những vấn đề quan trọng trong cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ sắp tới. Đó là các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc tại Biển Đông, an ninh mạng và nhân quyền. 
 
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á, ông Danny Russel hôm 18/6 đã khẳng định phái đoàn Mỹ sẽ nêu ra các quan ngại về hoạt động cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông. Mỹ lo ngại rằng một khi các hoạt động xây dựng này được hoàn thành, Trung Quốc có thể áp đặt các quy định đối với tàu thuyền và máy bay nước ngoài trên Biển Đông, đe dọa tự do hàng hải. 
 
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông John Kirby, cũng nhắc lại quan điểm trên trong cuộc họp báo hôm 19/6: "Có những vấn đề tiềm tàng về tự do hàng hải. Điều chúng tôi quan ngại nhất chính là quá trình quân sự hóa tại một số đảo mà Trung Quốc đang cải tạo. Chúng tôi cho rằng những hoạt động này chỉ làm gia tăng thêm căng thẳng trong khu vực". 
 
Trong khi đó, chuyên gia phân tích về châu Á, ông Alison Kaufman cho rằng các nước trong khu vực đang chờ đợi phản ứng của Mỹ trước Trung Quốc trong cuộc đối thoại sắp tới. Ông cho rằng: "Tôi cho rằng Mỹ sẽ mất tín nhiệm với các quốc gia trong khu vực nếu không có những phản ứng mạnh mẽ trước các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua".

 

Ngọc Anh 
Tổng hợp

====================

Bi wờ lão giở quẻ theo Lý học ra để xem cái wan hệ Mỹ Trung đi về đâu. Mà Lý học thì thường bị đám tư duy "ở trần đóng khố" gán cho cái mác "mê tín dị đoan", không có "cơ sở khoa học". Điếu mựa! Lão phát biểu rằng thì là: những cái đầu bã đậu lúc nào cũng hơi một tý thì "khoa học giải thích rằng...." Thế thì cái tư duy khoa học bã đậu, "ở trần đóng khố" đó, chỉ là sự thay thế cho "mê tín dị đoan" và một kiểu thay đổi tín ngưỡng mà thôi. Tôn giáo cũng giải thích mọi hiện tượng thế gian theo giáo lý của họ. Thí dụ như với những kẻ khốn khổ ở trần gian thì Phật giáo giải thích rằng thì là bị nghiệp chướng từ kiếp trước. Thiên Chúa thì giải thích rằng đó là sự trừng phạt của Chúa...vv...và...vv...

Lão nói cho mà biết: sự khác biệt giữa khoa học và tôn giáo tín ngưỡng chính là khả năng tiên tri, mặc dù với trình độ của nền khoa học hiện nay khả năng này còn hạn chế. Nhưng đó chính là cơ sở để phân biệt. Còn tôn giáo, tín ngưỡng thì chỉ có thể giải thích sự kiện hoặc hiện tượng. Thí dụ: Khoa học phát hiện ra rằng: Bệnh kiết lỵ là do vi trùng amip. Vậy thì khả năng tiên tri của nó chính là: ai bị nhiễm vi trùng amip ở đường ruột thì sẽ có khả năng bị kiết lỵ. Bởi vậy, mấy thứ tư duy "Ở trần đóng khố", khoa học nửa mùa, nên cứ hơi một tý thì "khoa học giải thích rằng..." thì cũng chẳng khác gì sự giải thích của tư duy tôn giáo , tín ngưỡng cả. Nhìn cái mặt ục một đống biết ngay là chẳng hiểu cái điếu gì. Sắp sửa có kẻ lại lên gân phản biện là "Khoa học giải thích rằng..." thì có"cơ sở khoa học", còn tôn giáo thì không có "cơ sở khoa học". Nhưng "cơ sở khoa học" là cái gì thì cũng điếu biết. Bởi vậy, Đức Phật giải thích rằng: Những nỗi khổ ở trần gian có ba thứ, trong đó có một thứ là ngu đấy. Rất có "cơ sở Phật học".

Vì vậy, khả năng tiên tri chính là một tiêu chí thẩm định một lý thuyết nhân danh khoa học. Trong khi đó với Lý học thì khả năng tiên tri vào loại bậc thầy. Điều này đã thể hiện một cách trực quan từ hàng ngàn năm nay ở nền văn minh Đông phương với những phương pháp tiên tri. Cái này là thực tế trực quan không cần phải chứng minh. Muốn có khả năng tiên tri của một lý thuyết khoa học thì lý thuyết đó phải phản ánh những quy luật khách quan - không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri. Nhưng phải là sự phản ánh quy luật khách quan. Chứ không thể là quy luật chủ quan. Không thể sắp xếp theo thứ tự một đàn gà từ nhỏ đến lớn theo một quy luật chủ quan, rồi phát biểu: Số lượng gà bằng nhau thì có trọng lượng bằng nhau được. Bởi vậy, tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng phải phản ánh những quy luật khách quan.

Những quy luật khách quan của từng sự kiện và mọi hiện tượng phải có mối liên hệ tổng thể vì tính tương tác lẫn của mọi quy luật vận động riêng rẽ. Nên một lý thuyết khoa học càng bao trùm lên nhiều lĩnh vực cũng phải phản ánh mối liên hệ này, gọi là tính hợp lý khi giải thích mọi vấn đề và mọi sự kiện liên quan đến nó. Đây cũng chính là  tiêu chí khoa học để xác định một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng.

Do đó, một lý thuyết càng bao trùm lên nhiều lĩnh vực thì tính hợp lý lý thuyết càng phải rất chặt chẽ trong việc giải thích mọi hiện tượng và sự kiện liên quan, tất nhiên cũng phải có khả năng tiên tri trên mọi hiện tượng. Những lý thuyết của trí thức khoa học hiện đại chỉ mang tính cục bộ riêng phần, nên khả năng tiên tri rất hạn chế, chỉ giới hạn trong từng chuyên ngành. Còn Lý học thì khả năng tiên tri bao trùm lên mọi lĩnh vực, chính vì tính hợp lý lý thuyết bao trùm tất cả mọi quy luật tương tác trong mọi lĩnh vực. Do đó, lão Gàn phát biểu rất rõ rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ khoa học mà cả nhân loại đang mơ ước. Đến đây, thì càng thấy rằng luận điểm của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng phát biểu rằng: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" chỉ phản ánh một thứ tư duy xếp vào loại "ở trần đóng khố".  Hàng đầu còn như vậy thì hạng hai trở xuống thảm hại như thế nào! Cho nên cả cái nền khoa học hiện đại gọi là văn minh này vẫn hết sức ngớ ngẩn khi đi tìm "sự sống ngoài trái Đất". Chính Nasa với nhiều nhà vật lý lý thuyết hàng đầu thế giới - mà cỡ ông Trọng trở lên chưa là cái đinh gì - còn phải ngậm ngùi phát biểu :"Không thể có sự sống ngoài trái Đất". Đây là điều mà lão Gàn phát biểu từ rất lâu rồi. Bởi vậy, đẳng cấp như ông Trọng mà cafe Trung Nguyên giới thiệu ra phản biện lão Gàn chỉ làm trò hề.

Chính sự dốt nát này, đẳng cấp tư duy của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Nguyễn Văn Trọng là một ví dụ, nên nền văn minh hiện đại và những tri thức khoa học hướng tới giá trị nhân bản, vẫn không thuyết phục nổi những tư duy tôn giáo cực đoan, sẵn sàng nổ tung mình để lên Thiên Đường. Trong khi ở "trển" hoàn toàn không có vấn đề dân chủ. Hổng có chiện chư tiên đi bầu Thượng Đế.

Chính sự giải thích một cách hợp lý tất cả mọi hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó - là một tiêu chí khoa học - nên nó phải thể hiện trong sự nhất quán, hoàn chỉnh. Nếu không có sự nhất quán , hoàn chỉnh thì lý thuyết đó không thể nào "giải thích một cách hợp lý mọi hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó". Hay nói cách khác: Không thể có tiêu chuẩn kép để giải thích cùng một hiện tượng. Ví dụ: Phật bảo rằng sự đau khổ của một kiếp người là do nghiệp chướng kiếp trước, hoặc qúa khứ của kiếp hiện hữu. Nhưng Chúa lại bảo do sự trừng phạt của Ngài. Trong hai cách giải thích của hai hệ thống lý thuyết khác nhau này chỉ có một cái đúng hoặc cả hai đều sai - do không nhất quán. Vậy trường hợp cả hai đều sai thì phải có một lý thuyết khác vượt trội để giải thích sự đau khổ của một kiếp người. Do đó, tính nhất quán chính là tiêu chí để thẩm định tính khoa học của một lý thuyết, hoặc một phương pháp nhân danh khoa học. Ngay trong tri thức khoa học cũng có nhiều phương pháp giải thích khác nhau cho một hiện tượng. Điều này chứng tỏ tính thiếu nhất quán và lúc đó sẽ xuất hiện một giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học bao trùm lên mọi nguyên nhân cấu thành hiện tượng và thỏa mãn những cách giải thích khác nhau nhân danh khoa học, hay xác định những cách giải thích sai. Do đó, tính nhất quán và hoàn chỉnh là một trong những tiêu chí để thẩm định một lý thuyết hoặc một giả thuyết khoa học. Cho nên, toàn bộ tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết, hoặc một giả thuyết khoa học, mà lão Gàn phát biểu đầy đủ rằng:

 

Một lý thuyết, hoặc một giả thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những hiện tương và vấn đề liên quan đến nó, một cách hoàn chỉnh, nhất quán, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

 

Tiêu chí khoa học

Lý học Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành thỏa mãn tất cả những tiêu chí này và nó mô tả từ sự hình thành vũ trụ đến mọi sự vận đông nhỏ nhất, giải thích tất cả mọi hiện tượng từ thiên nhiên, vũ trụ,cuộc sống và từng hành vi của con người với khả năng tiên tri. Bởi vậy nó chính là lý thuyết thống nhất khoa học. Nếu đặt vấn đề một lý thuyết thống nhất phải giải thích cả tôn giáo và tâm linh - thì - nó chính là sự mô tả Thượng Đế với sự khởi nguyên của vũ trụ.

Nhân danh một lý thuyết khoa học với khả năng tiên tri, lão Gàn dở quẻ và phán qua bức ảnh trong bài báo trên như sau:

 

tpbje2013071220a_36931169-%281%29-a1350.

Hình minh họa (Ảnh: Tân Hoa Xã)

 

- Quan hệ Mỹ Trung sẽ tan rã.

PS: Lão Gàn không phân tích vì nó thuộc chuyên môn sâu. Nhưng phương pháp phân tích sẽ như trong bài "Kim Long đằng phi...". Xin hãy coi như đây là lời tiên tri . Thời gian chứng nghiệm: Nhanh thì ngay năm nay, chậm không quá cuối 2017. Hãy chờ xem.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc đối thoại chưa xảy ra. Nhưng lão Gàn có thể thấy cái "khí chất" nó bốc ra để gọi là "chứng nghiệm lời tiên tri", qua bài dưới đây. Hì!

====================

Biển Đông "phủ bóng" cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ

Chủ Nhật, 21/06/2015 - 02:00
 

Dân trí Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 19/6 thông báo giới chức nước này và Mỹ sẽ tham gia cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ lần thứ 7 và cuộc Tham vấn Giao lưu Nhân dân Mỹ - Trung lần thứ 6 vào tuần tới tại thủ đô Washington.

 >> Trung Quốc mỗi ngày cải tạo trái phép 3,2ha trên đá Subi của Việt Nam

 >> 80% người dân Philippines lo bùng nổ xung đột vũ trang với Trung Quốc

tpbje2013071220a_36931169-%281%29-a1350.

Hình minh họa (Ảnh: Tân Hoa Xã)

 

 
Ngọc Anh 
Tổng hợp

====================

Bi wờ lão giở quẻ theo Lý học ra để xem cái wan hệ Mỹ Trung đi về đâu. Mà Lý học thì thường bị đám tư duy "ở trần đóng khố" gán cho cái mác "mê tín dị đoan", không có "cơ sở khoa học". Điếu mựa! Lão phát biểu rằng thì là: những cái đầu bã đậu lúc nào cũng hơi một tý thì "khoa học giải thích rằng...." Thế thì cái tư duy khoa học bã đậu, "ở trần đóng khố" đó, chỉ là sự thay thế cho "mê tín dị đoan" và một kiểu thay đổi tín ngưỡng mà thôi. Tôn giáo cũng giải thích mọi hiện tượng thế gian theo giáo lý của họ. Thí dụ như với những kẻ khốn khổ ở trần gian thì Phật giáo giải thích rằng thì là bị nghiệp chướng từ kiếp trước. Thiên Chúa thì giải thích rằng đó là sự trừng phạt của Chúa...vv...và...vv...

Lão nói cho mà biết: sự khác biệt giữa khoa học và tôn giáo tín ngưỡng chính là khả năng tiên tri, mặc dù với trình độ của nền khoa học hiện nay khả năng này còn hạn chế. Nhưng đó chính là cơ sở để phân biệt. Còn tôn giáo, tín ngưỡng thì chỉ có thể giải thích sự kiện hoặc hiện tượng. Thí dụ: Khoa học phát hiện ra rằng: Bệnh kiết lỵ là do vi trùng amip. Vậy thì khả năng tiên tri của nó chính là: ai bị nhiễm vi trùng amip ở đường ruột thì sẽ có khả năng bị kiết lỵ. Bởi vậy, mấy thứ tư duy "Ở trần đóng khố", khoa học nửa mùa, nên cứ hơi một tý thì "khoa học giải thích rằng..." thì cũng chẳng khác gì sự giải thích của tư duy tôn giáo , tín ngưỡng cả. Nhìn cái mặt ục một đống biết ngay là chẳng hiểu cái điếu gì. Sắp sửa có kẻ lại lên gân phản biện là "Khoa học giải thích rằng..." thì có"cơ sở khoa học", còn tôn giáo thì không có "cơ sở khoa học". Nhưng "cơ sở khoa học" là cái gì thì cũng điếu biết. Bởi vậy, Đức Phật giải thích rằng: Những nỗi khổ ở trần gian có ba thứ, trong đó có một thứ là ngu đấy. Rất có "cơ sở Phật học".

Vì vậy, khả năng tiên tri chính là một tiêu chí thẩm định một lý thuyết nhân danh khoa học. Trong khi đó với Lý học thì khả năng tiên tri vào loại bậc thầy. Điều này đã thể hiện một cách trực quan từ hàng ngàn năm nay ở nền văn minh Đông phương với những phương pháp tiên tri. Cái này là thực tế trực quan không cần phải chứng minh. Muốn có khả năng tiên tri của một lý thuyết khoa học thì lý thuyết đó phải phản ánh những quy luật khách quan - không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri. Nhưng phải là sự phản ánh quy luật khách quan. Chứ không thể là quy luật chủ quan. Không thể sắp xếp theo thứ tự một đàn gà từ nhỏ đến lớn theo một quy luật chủ quan, rồi phát biểu: Số lượng gà bằng nhau thì có trọng lượng bằng nhau được. Bởi vậy, tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng phải phản ánh những quy luật khách quan.

Những quy luật khách quan của từng sự kiện và mọi hiện tượng phải có mối liên hệ tổng thể vì tính tương tác lẫn của mọi quy luật vận động riêng rẽ. Nên một lý thuyết khoa học càng bao trùm lên nhiều lĩnh vực cũng phải phản ánh mối liên hệ này, gọi là tính hợp lý khi giải thích mọi vấn đề và mọi sự kiện liên quan đến nó. Đây cũng chính là  tiêu chí khoa học để xác định một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng.

Do đó, một lý thuyết càng bao trùm lên nhiều lĩnh vực thì tính hợp lý lý thuyết càng phải rất chặt chẽ trong việc giải thích mọi hiện tượng và sự kiện liên quan, tất nhiên cũng phải có khả năng tiên tri trên mọi hiện tượng. Những lý thuyết của trí thức khoa học hiện đại chỉ mang tính cục bộ riêng phần, nên khả năng tiên tri rất hạn chế, chỉ giới hạn trong từng chuyên ngành. Còn Lý học thì khả năng tiên tri bao trùm lên mọi lĩnh vực, chính vì tính hợp lý lý thuyết bao trùm tất cả mọi quy luật tương tác trong mọi lĩnh vực. Do đó, lão Gàn phát biểu rất rõ rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ khoa học mà cả nhân loại đang mơ ước. Đến đây, thì càng thấy rằng luận điểm của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng phát biểu rằng: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" chỉ phản ánh một thứ tư duy xếp vào loại "ở trần đóng khố".  Hàng đầu còn như vậy thì hạng hai trở xuống thảm hại như thế nào! Cho nên cả cái nền khoa học hiện đại gọi là văn minh này vẫn hết sức ngớ ngẩn khi đi tìm "sự sống ngoài trái Đất". Chính Nasa với nhiều nhà vật lý lý thuyết hàng đầu thế giới - mà cỡ ông Trọng trở lên chưa là cái đinh gì - còn phải ngậm ngùi phát biểu :"Không thể có sự sống ngoài trái Đất". Đây là điều mà lão Gàn phát biểu từ rất lâu rồi. Bởi vậy, đẳng cấp như ông Trọng mà cafe Trung Nguyên giới thiệu ra phản biện lão Gàn chỉ làm trò hề.

Chính sự dốt nát này, đẳng cấp tư duy của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Nguyễn Văn Trọng là một ví dụ, nên nền văn minh hiện đại và những tri thức khoa học hướng tới giá trị nhân bản, vẫn không thuyết phục nổi những tư duy tôn giáo cực đoan, sẵn sàng nổ tung mình để lên Thiên Đường. Trong khi ở "trển" hoàn toàn không có vấn đề dân chủ. Hổng có chiện chư tiên đi bầu Thượng Đế.

Chính sự giải thích một cách hợp lý tất cả mọi hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó - là một tiêu chí khoa học - nên nó phải thể hiện trong sự nhất quán, hoàn chỉnh. Nếu không có sự nhất quán , hoàn chỉnh thì lý thuyết đó không thể nào "giải thích một cách hợp lý mọi hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó". Hay nói cách khác: Không thể có tiêu chuẩn kép để giải thích cùng một hiện tượng. Ví dụ: Phật bảo rằng sự đau khổ của một kiếp người là do nghiệp chướng kiếp trước, hoặc qúa khứ của kiếp hiện hữu. Nhưng Chúa lại bảo do sự trừng phạt của Ngài. Trong hai cách giải thích của hai hệ thống lý thuyết khác nhau này chỉ có một cái đúng hoặc cả hai đều sai - do không nhất quán. Vậy trường hợp cả hai đều sai thì phải có một lý thuyết khác vượt trội để giải thích sự đau khổ của một kiếp người. Do đó, tính nhất quán chính là tiêu chí để thẩm định tính khoa học của một lý thuyết, hoặc một phương pháp nhân danh khoa học. Ngay trong tri thức khoa học cũng có nhiều phương pháp giải thích khác nhau cho một hiện tượng. Điều này chứng tỏ tính thiếu nhất quán và lúc đó sẽ xuất hiện một giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học bao trùm lên mọi nguyên nhân cấu thành hiện tượng và thỏa mãn những cách giải thích khác nhau nhân danh khoa học, hay xác định những cách giải thích sai. Do đó, tính nhất quán và hoàn chỉnh là một trong những tiêu chí để thẩm định một lý thuyết hoặc một giả thuyết khoa học. Cho nên, toàn bộ tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết, hoặc một giả thuyết khoa học, mà lão Gàn phát biểu đầy đủ rằng:

 

Lý học Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành thỏa mãn tất cả những tiêu chí này và nó mô tả từ sự hình thành vũ trụ đến mọi sự vận đông nhỏ nhất, giải thích tất cả mọi hiện tượng từ thiên nhiên, vũ trụ,cuộc sống và từng hành vi của con người với khả năng tiên tri. Bởi vậy nó chính là lý thuyết thống nhất khoa học. Nếu đặt vấn đề một lý thuyết thống nhất phải giải thích cả tôn giáo và tâm linh - thì - nó chính là sự mô tả Thượng Đế với sự khởi nguyên của vũ trụ.

Nhân danh một lý thuyết khoa học với khả năng tiên tri, lão Gàn dở quẻ và phán qua bức ảnh trong bài báo trên như sau:

tpbje2013071220a_36931169-%281%29-a1350.

Hình minh họa (Ảnh: Tân Hoa Xã)

 

 

- Quan hệ Mỹ Trung sẽ tan rã.

 

PS: Lão Gàn không phân tích vì nó thuộc chuyên môn sâu. Nhưng phương pháp phân tích sẽ như trong bài "Kim Long đằng phi...". Xin hãy coi như đây là lời tiên tri . Thời gian chứng nghiệm: Nhanh thì ngay năm nay, chậm không quá cuối 2017. Hãy chờ xem.

 

 

Lực lượng Mỹ "ken đặc" quanh Trung Quốc

Thứ Hai, 22/06/2015 - 05:00

Dân trí Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đang điều động thêm 1.200 lính đặc nhiệm tới khu vực này, trong đợt điều động mới nhất nhằm “kiềm chế sự trỗi dậy” của Trung Quốc trong khu vực, truyền thông Trung Quốc đưa tin.

 >> 3 kịch bản có thể dẫn đến cuộc đối đầu Mỹ-Trung trên Biển Đông

 >> Trung Quốc lộ dã tâm quân sự ở biển Đông

us-pacific-navy-e850c.jpg
Mỹ sẽ tăng mạnh hiện diện quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương trong 5 năm tới (Ảnh: AP)
 

Thông tin được mạng tin tức Sina đăng tải, dẫn các phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trong chuyến thăm kéo dài 10 ngày tới khu vực và tham dự hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á tại Singapore.

Trong chuyến thăm này, ông Carter đã tái khẳng định tầm quan trọng của khu vực châu Á Thái Bình Dương với các lợi ích của Mỹ. Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng khẳng định quyết tâm tạo bầu không khí tin cậy trong khu vực, hỗ trợ giải quyết các tranh chấp chủ quyền và đảm bảo sự ổn định an toàn.

Hồi cuối tháng Tư, không lâu trước khi lên đường, ông Carter cũng có bài phát biểu tại đại học Stanford trong đó nhấn mạnh rằng: dù Mỹ hoan nghênh sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ, Lầu Năm Góc vẫn cần duy trì sự hiện diện của Mỹ tại khu vực “do đó là sự trấn an đối với nhiều nước tại đây”, xét tới vai trò của Mỹ trong đảm bảo hòa bình cho khu vực suốt 70 năm qua.

Trung Quốc rõ ràng là đối thủ chính của Mỹ trong cuộc đua tìm cách chi phối khu vực, Sina nhận xét, dù Washington cũng đang theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh vì lợi ích của cả hai bên.

Do đó, Mỹ không chỉ sẵn sàng giải quyết những vướng mắc của hai bên thông qua các biện pháp ngoại giao, hòa bình mà còn cần sẵn sàng ứng phó với khả năng bất ngờ xảy ra xung đột.

Hiện Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của quân đội Mỹ nắm trong tay một lực lượng gồm cả hải, lục, không quân, lính thủy đánh bộ và đặc nhiệm. Trong đó bộ binh có quân số hơn 106.000 người, được trang bị trên 300 chiến đấu cơ và trực thăng, đồn trú tại Hawaii, Alaska, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trên không, lực lượng không quân Thái Bình Dương có khoảng 29.000 quân nhân, cùng hơn 300 chiến đấu cơ đóng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Alaska và Hawaii.

Trên các vùng biển, Hạm đội Thái Bình Dương gồm Hạm đội 3, đặc trách từ bờ biển phía Tây nước Mỹ tới Đường đổi ngày quốc tế. Hạm đội 5 bao phủ vùng biển từ Vịnh Ba Tư tới Tây Ấn Độ Dương, còn Hạm đội 7 đóng đại bản doanh tại Nhật, phụ trách khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Hạm đội 7 được trang bị 41 tàu ngầm tấn công, khoảng 200 tàu mặt nước và hơn 600 chiến đấu cơ, trong đó có 5 nhóm tàu sân bay chiến đấu và một nhóm đổ bộ chiến đấu. Tổng quân số của Hạm đội Thái Bình Dương là hơn 140.000 người.

Trong khi đó, khoảng 2/3 quân số lính thủy đánh bộ Mỹ, tương đương 85.000 người, đang có mặt tại châu Á Thái Bình Dương, bao gồm lực lượng lính thủy đánh bộ viễn chinh số I tại California và lực lượng lính thủy đánh bộ viễn chinh số III đóng tại Nhật Bản. Ngoài ra, còn có hơn 1.200 binh sỹ đặc nhiệm phân bổ rải rác trong khu vực, được trang bị các vũ khí công nghệ tối tân.

Theo mạng quân sự Sina, các chuyên gia Mỹ nhận định rủi ro an ninh chính nằm tại châu Á – Thái Bình Dương do nguy cơ xảy ra khủng bố ngày một tăng tại các quốc gia Đông Nam Á, diễn biến chương trình hạt nhân của Triều Tiên và tiềm năng hạt nhân của Trung Quốc.

Cụ thể, sức mạnh quân sự và ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc đã được nhận diện là nguy cơ ngày một tăng, với tên lửa liên lục địa Đông Phong DF-5 có thể đánh trúng các mục tiêu cách xa 13.000 km. Ngoài ra, các tên lửa đạn đạo phóng từ biển có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vươn tới các mục tiêu trong bán kính 1.700km.

Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa an ninh lớn nhất với Mỹ nếu nước này còn tiếp tục tăng cường năng lực quân sự ở tốc độ hiện tại, bài báo viết.

Trang tin này cho rằng một cuộc xung đột lớn trong khu vực không phải không có khả năng xảy ra, khi hơn một nửa các xung đột quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương kể từ giữa thế kỷ 20 tới nay, cũng như hơn 80% các vụ xung đột 20 năm gần đây, có liên quan tới Trung Quốc.

Dù sao, một số chuyên gia cho rằng Washington chỉ muốn Trung Quốc gia nhập cấu trúc an ninh khu vực hiện tại, không thể có chuyện Bắc Kinh chấp nhận tuân theo trật tự của Mỹ. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục đi theo đường lối của mình, bao gồm việc phản đối sự hiện diện của Mỹ trong khu vực và củng cố quan hệ quân sự với Nga.

Thanh Tùng

Theo Want China Times

====================

Nô bình lựng.Then kiu. Ngộ "tỉu nà ma" Tả pín lù. Mo tú. Híc! B)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung ưu tiên cao vấn đề Biển Đông

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 20/06/15 10:49

 

DoithoaiTrung_my.jpg
(Nguồn: cctv-america.com)
 

 

=======================

Tốn công toi! Chủ yếu chất vấn nhau để thể hiện là chính. Chả được việc gì. Tốn tiền thuế của nhân dân.

Rồi xem.

 

 

 

CHỨNG NGHIỆM LỜI TIÊN TRI:

Nhiều bất đồng chờ đối thoại Mỹ - Trung

Thứ Hai, 22/06/2015 - 06:05

 

Washington khẳng định sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước các bất đồng với Bắc Kinh và sẽ tìm cách giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp.

 >>  Thoả thuận quân sự Mỹ - Trung có lợi cho Washington

 >>  Biển Đông "phủ bóng" cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ

 

Tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung (S&ED) lần thứ 7 ở thủ đô Washington trong 2 ngày 23 và 24-6, các quan chức ngoại giao, tài chính 2 nước sẽ tập trung thảo luận các vấn đề toàn cầu và khu vực, trong đó ưu tiên tìm giải pháp cho những bất đồng giữa 2 nước.

 

Biển Đông và an ninh mạng

Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew của nước chủ nhà sẽ tiếp đón Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Uông Dương của Trung Quốc trong ngày 22-6 trước khi các cuộc đối thoại chính thức khai mạc một ngày sau đó. Ngoài những mối quan ngại chung như biến đổi khí hậu, chương trình hạt nhân của Iran và Triều Tiên, S&ED dự kiến ưu tiên thảo luận các bất đồng giữa 2 nước về an ninh mạng, thương mại và nhất là tình hình biển Đông. “Chúng tôi sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước các bất đồng và sẽ tìm cách giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp” - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Danny Russel khẳng định trước thềm đối thoại.

Hiện Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tranh cãi về yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở biển Đông trong bối cảnh Washington nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh dừng ngay việc cải tạo đất phi pháp tại vùng biển này. Ông Russel khẳng định việc Trung Quốc có thể quân sự hóa các đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở biển Đông là đi ngược lại mục tiêu giảm căng thẳng trong khu vực. “Không ai mong muốn xảy ra xung đột ở đây và không có lý do nào phải đẩy sự việc đi đến mức đó. Đó là lý do tại sao cuộc họp mấy ngày tới đây rất quan trọng” - hãng tin AP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói trước khi S&ED diễn ra.

Ngoài chuyện biển Đông, quan hệ Mỹ - Trung còn thêm căng thẳng sau khi Washington cáo buộc Bắc Kinh tiến hành các vụ tấn công mạng nhằm vào mình. Gần đây nhất, Trung Quốc bị nghi đứng sau vụ đánh cắp thông tin cá nhân của khoảng 14 triệu nhân viên liên bang đang làm việc cũng như nghỉ hưu của Mỹ. Bắc Kinh đã phủ nhận sự liên quan, đồng thời cho biết mình cũng là một nạn nhân của các vụ tấn công mạng.

 

kerry_tri22-6-40d43.jpg 

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. (Ảnh: AP)

 

Bắc Kinh dịu giọng

Những tranh cãi về thương mại dự kiến cũng phủ bóng lên S&ED năm nay, như việc Trung Quốc ủng hộ thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) và nỗi lo đồng nhân dân tệ bị định giá thấp của Washington. Ngoài ra, theo hãng tin AP, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ lo ngại rào cản pháp lý tại Trung Quốc đang tăng bất chấp lời hứa thúc đẩy cải cách kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình. Hai nước còn gặp khó trong nỗ lực ký kết một hiệp định đầu tư song phương theo đuổi từ 2 năm trước.

Giới phân tích nhận định sẽ không có nhiều kết quả cụ thể đạt được tại S&ED lần thứ 7 nhưng vẫn đánh giá đây là diễn đàn quan trọng để Mỹ - Trung xử lý quan hệ song phương. Không những thế, Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Trịnh Trạch Quang nhận định S&ED năm nay được xem là bước chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự kiến diễn ra vào tháng 9-2015. Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết đây là một cơ hội để “thúc đẩy tiến triển trong quá trình xây dựng mô hình mới về quan hệ giữa các nước lớn”.

Nhân dịp này, giới truyền thông Trung Quốc tìm cách nhấn mạnh đến những lợi ích chung trong nỗ lực giảm nhẹ bất đồng với Mỹ.  “Sau nhiều tháng căng thẳng về vấn đề biển Đông, quan hệ Mỹ - Trung dường như đang dần trở nên yên ả hơn” - Nhật báo Trung Quốc ngày 20-6 nhận định. Tờ báo này dẫn lời giáo sư  Vương Nghĩa Ngôi thuộc Trường ĐH Nhân dân nhận định: “Mỹ hiểu rõ hậu quả của việc đối đầu Mỹ - Trung, chính vì thế sẽ không xảy ra xung đột trong cuộc họp lần này. Tuy nhiên, Mỹ vẫn phải tiếp tục chỉ trích các động thái của Trung Quốc ở biển Đông để thể hiện sức mạnh của mình cũng như duy trì cam kết với các đồng minh ở châu Á”.
 
Theo Huệ Bình
Người Lao động
=======================

Nhân dịp này, giới truyền thông Trung Quốc tìm cách nhấn mạnh đến những lợi ích chung trong nỗ lực giảm nhẹ bất đồng với Mỹ.  “Sau nhiều tháng căng thẳng về vấn đề biển Đông, quan hệ Mỹ - Trung dường như đang dần trở nên yên ả hơn” - Nhật báo Trung Quốc ngày 20-6 nhận định. Tờ báo này dẫn lời giáo sư  Vương Nghĩa Ngôi thuộc Trường ĐH Nhân dân nhận định: “Mỹ hiểu rõ hậu quả của việc đối đầu Mỹ - Trung, chính vì thế sẽ không xảy ra xung đột trong cuộc họp lần này. Tuy nhiên, Mỹ vẫn phải tiếp tục chỉ trích các động thái của Trung Quốc ở biển Đông để thể hiện sức mạnh của mình cũng như duy trì cam kết với các đồng minh ở châu Á”.

 

Hôm wa, lão Gàn xem thiên tượng thấy trời đầy mây đen kit (Ảnh hưởng của bão số I). Nhìn về phương Giáp, gió cuốn đùng đùng. Lão Gàn cảnh báo bộ sậu tham mưu của chính phủ Hoa Kỳ, rằng:

Lão biết rằng có những quân sư quạt điện của các vị, đã đề nghị một chính sách bỏ lửng các nước ASEAN, mặc cho Trung Quốc gây sức ép và chỉ viện trợ cho họ chống Trung Quốc và Hoa Kỳ chỉ nhảy vào với thời gian thích hợp.

Lão cảnh báo rằng: Đây là một sách lược ngu nhất trong lịch sử văn minh nhân loại. Hoa Kỳ muốn được các nước ASEAN ủng hộ thì phải đích thân đứng mũi chịu sào trong các vấn đề Tây Thái Bình Dương. Bởi vì họ không phải đối thủ của Trung Quốc.

Chỉ cần Hoa Kỳ sai lầm một nước cờ thì - như lão Gàn cảnh báo nhiều lần: Hoa Kỳ tuy là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới. Nhưng chưa phải quyết định cuối cùng của Thượng Đế.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến lược thực sự của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương

 

(Quan hệ quốc tế) - Bộ trưởng quốc phòng mới của Mỹ Ashton Carter vừa kết thúc chuyến công du 10 ngày tới các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (APAC).

1. Tầm quan trọng của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đối với Mỹ qua tuyên bố của các quan chức Mỹ  

Bộ trưởng quốc phòng mới của Mỹ Ashton Carter vừa kết thúc chuyến công du 10 ngày tới các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (APAC). Chuyến công du này để tham gia Diễn đàn quốc tế thường niên về an ninh tại APAC và trao đổi về nội dung các thỏa thuận hợp tác quân sự với các nước hàng đầu trong khu vực.

Ngày 28/5, ông khẳng định quyết tâm của Nhà Trắng xây dựng một bầu không khí tin tưởng lẫn nhau trong quan hệ giữa Mỹ với các nước trong khu vực, hỗ trợ các nước trên giải quyết những vấn đề của họ và đảm bảo sự ổn định và an ninh  trên lãnh thổ các nước đó.         

Trong buổi nói chuyện tại Trường Đại học Stanford mới đây, khi trả lời câu hỏi của cử tọa về tầm quan trọng của APAC với nước Mỹ, A.Carter  nhấn mạnh: “Một phần lớn tương lai của đất nước chúng ta (Mỹ) sẽ gắn chặt với khu vực đó”.

Ông cũng cho biết là Washington  hoan nghênh sự tăng trưởng sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng Mỹ “cần phải duy trì sự hiện diện quân sự ở APAC, bởi vì nó (sự hiện diện đó) tạo ra sự vững tin cho nhiều nước trong khu vực”.

Ông đồng thời nhấn mạnh rằng Tổ chức kinh tế quốc tế đang được thành lập – Đối tác xuyên Thái Binh Dương (TPP) là một phần trong chiến lược đó của Mỹ và rất có lợi  của các nước tham gia (TPP).

Bộ trưởng  quốc phòng Mỹ nói: “Có tới 1/2 dân số toàn cầu và gần 50% nền kinh tế thế giới tập trung tại APAC. Vì những lý do đó, khu vực này có một ý nghĩa hàng đầu đối với tương lai của Mỹ và của toàn thế giới”.  

  

chien-luoc-cua-my-o-khu-vuc-chau-athai-b

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu tại Diễn đàn Shang ri la.

 

 2. Các ưu tiên chiến lược của Mỹ tại APAC  

Nhà Trắng đã chính thức xác nhận tầm quan trọng đặc biệt của APAC đối với các lợi ích quốc gia và an ninh của Mỹ từ tháng 1/2012 trong văn kiện “Duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ".

Các ưu tiên quốc phòng thế kỷ XXI (Sustaining U.S. Global Leadership: Priorities for 21st Century Defense) và một số văn kiện khác như “Chiến lược an ninh quốc gia” ( 2/2015), “Chiến lược hợp tác Hải quân thế kỷ XXI” (3/2015). Sau đây là một số nét chính liên quan đến khu vực.

Quân số của Các lực lượng vũ trang Mỹ sẽ được cắt giảm. Nhưng các Bộ tư lệnh thống nhất vẫn sẽ có đủ  khả năng hoàn thành các nhiệm vụ được giao và sẽ được trang bị những loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại nhất.

Các đơn vị (các cấp tổ chức khác nhau- từ cấp trung đội trở lên- nhưng sau đây sẽ gọi chung là các đơn vị) sẽ do những sỹ quan nhà nghề, có kinh nghiệm tác chiến thực tế chỉ huy và họ sẽ được trao nhiều quyền hạn hơn.    

Các đơn vị của Các lực lượng vũ trang Mỹ sẽ đóng quân trên các khu vực khác nhau trên thế giới mà trước hết sẽ là tại APAC và Trung Cận Đông. Ngoài ra, các đơn vị Quân đội Mỹ sẽ thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho các nước Châu Âu và tham gia các chiến dịch quốc tế theo các cam kết của Mỹ.

Những lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ có mối quan hệ không thể tách rời với các  quốc gia nằm trên đường vòng cung kéo dài từ phần phía Tây Thái Bình Dương và Đông Á đến Ấn Độ Dương và Nam Á. Đây là khu vực có nhiều khả năng kinh tế thuận lợi đối với Mỹ, nhưng việc hiện thực hóa các khả năng đó gặp khó khăn do một số vấn đề nảy sinh.

Chính vì vậy mà Các lực lượng vũ trang Mỹ, trong khi tiếp tục giải quyết các nhiệm vụ đảm bảo an ninh ở quy mô toàn cầu, cần phải ưu tiên chuyển định hướng sang các nước APAC.    

Mối quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh và đối tác chủ chốt tại APAC có ý nghĩa quyết định đối với đảm bảo sự ổn định và phát trển bền vững của các nước tại  khu vực trong tương lai . Washington sẽ dành sự quan tâm đặc biệt để thành lập các liên minh quân sự với những nước có vai trò quan trọng  trong đảm bảo an ninh tại khu vực.

Mỹ  mở rộng lĩnh vực hợp tác với các đối tác mới tại  APAC  nhằm  xây dựng một tiềm lực quân sự tập thể và tăng cường các khả năng bảo vệ các lợi ích chung . Mỹ sẽ tiếp tục  phát triển mối quan hệ đối tác chiến  lược lâu dài với Ấn Độ nhằm đảm bảo  khả năng của quốc gia này giữ vai trò là đầu tàu kinh tế và là nhân tố đảm bảo an ninh trong Khu vực Ấn Độ Dương.


Mỹ sẽ phối hợp hiệu quả với các đồng minh và các quốc gia khác nhau trong khu vực để tạo mọi điều kiện cần thiết duy trì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.  Mỹ sẽ tiếp tục kiềm chế Bắc Triều Tiên và bảo vệ các quốc gia láng giềng của Bắc Triều Tiên trước các hành động khiêu khích của nước này.      

Mỹ sẽ bảo vệ  hòa bình, ổn định, tự do lưu thông hàng hóa và tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực phát triển năng động này bằng sự hiện diện của các đơn vị Quân đội Mỹ  tại APAC.

Khả năng Trung Quốc trở thành một cường quốc khu vực trong tương lai dài hạn có thể có những tác động  khác nhau đối với sự phát triển kinh tế và đảm bảo  an ninh quốc gia của Mỹ. Cả hai nước đều cần hòa bình và an ninh ở Đông Á và vì thế mà cả  Washington lẫn  Bắc Kinh đều quan tâm  đến việc xây dựng mối quan hệ song phương.

Tuy nhiên, Mỹ nhấn mạnh là Trung Quốc – cùng với việc tăng cường sức mạnh quân sự, phải công khai minh bạch về các ý đồ chiến lược để loại trừ tối đa khả năng xảy ra các cuộc xung đột giữa (Trung Quốc) với các nước trong khu vực.      

Mỹ sẽ tiếp tục đầu tư các khoản tài chính cần thiết cho các chương trình và dự án phát triển tại APAC để duy trì khả năng tiếp cận khu vực và tự do hành động phù hợp với các cam kết của Mỹ và các chuẩn mực của Luật pháp quốc tế. Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác của mình để thiết lập tại APAC  một trật tự  trên cơ sở các chuẩn mực luật pháp quốc tế.

Một trật tự như vậy sẽ tạo ra  nền tảng vững chắc đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển hòa bình của các nước APAC, đẩy nhanh  sự phát triển kinh tế  của các nước đó cũng như tăng cường sự hợp tác quân sự một cách xây dựng và hiệu quả với Mỹ.     

Mỹ cần phải giữ vai trò lãnh đạo của mình đối với thế giới. Đây là  điều kiện tiên quyết để duy trì trật tự thế giới được xây dựng trên những nguyên tắc nhất định, bảo vệ  hòa bình trên trái đất, đảm bảo sự phát triển phồn vinh của các dân tộc sống trên hành tinh và  bảo vệ  những quyền hợp pháp của các dân tộc đó.   

Vai trò lãnh đạo của Mỹ được đảm bảo bằng thực tiễn hành động của Mỹ trong tất cả mọi hướng của chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, Mỹ không nhất thiết phải áp đặt trình tự phát triển sự kiện trên thế giới. Mặc dù Mỹ là một quốc gia mạnh và sẽ vẫn là một quốc gia mạnh trong tương lai, ảnh hưởng và nguồn lực của Mỹ cũng có giới hạn.

Tuy nhiên, Mỹ  đã, đang và sẽ  thực hiện nhất quán các cam kết của mình trước các đồng minh, đối tác và sẽ cố gắng giải quyết mọi vấn đề phát sinh bằng biện pháp hòa bình.  

Mỹ khẳng định là Mỹ có đủ khả năng kiềm chế hoặc tiêu diệt bất kỳ kẻ thù nào đe dọa an ninh của Mỹ và các đồng minh. Nhưng Washington sẵn sàng cùng với các nước khác đảm bảo an ninh và sự phồn vinh của hành tinh chỉ bằng các biện pháp hòa bình. Mỹ dự định hợp tác với tất cả các nước, kể cả trong trường hợp Mỹ cạnh tranh với các nước đó trong lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác.       

Mỹ sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ các chuẩn mực quốc tế hiện hành, cũng như xây dựng các nguyên tắc mới làm nền tảng cho việc thực hiện các kế hoạch cả hợp tác lẫn cạnh tranh của Mỹ. Mỹ cho rằng  hệ thống trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai  dưới sự bảo trợ của Mỹ sẽ tiếp tục phục vụ có hiệu quả cho các lợi ích bên trong và bên ngoài của Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung.

Các nhân tố chủ chất tạo nên sức mạnh Mỹ là sự thống nhất giữa giới lãnh đạo với dân chúng (Mỹ) và lòng tin rằng vai trò lãnh đạo của Mỹ trong thế kỷ hiện nay, cũng như trong quá khứ là điều kiện không thể thiếu được của một sự phát triển ổn định của thế giới.      

Nhà Trắng đã và sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ đối tác với rất nhiều quốc gia theo đuổi con đường phát triển dân chủ và có những lợi ích chung với Mỹ. Nhà Trắng cũng dự định tiếp tục ủng hộ tiến trình thành lập các định chế khu vực có hiệu quả nếu chúng tác động tích cực tới việc hình thành một trật tự thế giới chung.        

Trong 5 năm tới sự tăng trưởng nền kinh tế quốc gia (Mỹ) ở ngoài Châu Mỹ sẽ  phụ thuộc phần lớn vào các cơ cấu kinh tế và các cơ cấu khác nằm trên lãnh thổ Châu Á. Tuy nhiên, tại khu vực này, sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực đang ngày càng gia tăng,  và những căng thẳng đó có thể dẫn tới xung đột vũ trang.     

Mỹ thực hiện chính sách đa dạng hóa các mối quan hệ với các nước Châu Á trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, cũng như củng cố vị thế của mình trong lĩnh vực quốc phòng và tăng cường sự hiện diện tại khu vực APAC. Hiện nay Mỹ đang tái cấu trúc mối quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Úc và Philippin và củng cố quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước đó để họ có thể tự đối đầu với các mối đe dọa khu vực và toàn cầu.  

Mỹ sẽ làm mọi cách để gia tăng  ảnh hưởng của các định chế quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Summit các nước Đông Á (EAS) và Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC).  Mỹ sẽ giúp các nước trong khu vực xây dựng một nền kinh tế mở và  minh bạch.   

Mỹ sẽ tiếp tục củng cố an ninh của các nước APAC, thúc đẩy phát triển dân chủ và  hợp tác đa phương trong khu vực. Phát triển mối quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á, trước hết là Việt Nam, Indonexia và Malaixia là phương hướng chủ yếu trong hoạt động đối ngoại của Mỹ trong thời gian tới.

Mỹ sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ xây dựng với Trung Quốc – một mối quan hệ đáp ứng được lợi ích của các bên. Tuy nhiên,  Mỹ không loại trừ khả năng xuất hiện các tình huống xung đột. Trong trường hợp đó Mỹ sẽ hành động, sử dụng sức mạnh để buộc Bắc Kinh phải tuân thủ tất cả các chuẩn mực Luật pháp quốc tế trong những  lĩnh vực khác nhau, từ việc đảm bảo an toàn cho các tuyến giao thông hàng hải cho đến tuân thủ quyền con người.

Nhà Trắng sẽ thường xuyên tìm cách  loại trừ mọi sự hiểu lầm và tính toán sai trong quan hệ giữa hai bên. Mỹ cũng sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để loại trừ khả năng tấn công mạng xuất phát từ Trung Quốc.        

Mỹ tiếp tục củng cố quan hệ đối tác chiến lược và kinh tế với Ấn Độ trong các lĩnh vực như an ninh, năng lượng và bảo vệ môi trường. Mỹ ủng hộ lập trường của Dehli cho rằng Ấn Độ cần tăng cường sự hiện diện của mình trong các tổ chức quốc tế chủ chốt.

Một trong những phương châm chiến lược của Nhà Trắng là tác động để cải thiện  mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan nhằm đảm bảo sự ổn định trong khu vực, đấu tranh chống khủng bố và hội nhập kinh tế của các nước APAC.

 

 3. Công cụ thực hiện chiến lược “Châu Á- Thái Bình Dương”

Hiện nay,  APAC do Bộ Tư lệnh thống nhất Các lực lượng vũ trang  Mỹ khu vực Thái Bình Dương (U.S. Pacific Command – USPACOM) chịu trách nhiệm. USPACOM  đảm bảo an ninh và bảo vệ các lợi ích của Mỹ trong không gian trên biển và trên đất liền  ở APAC.  Mỹ đã đầu tư rất mạnh để  các đơn vị đồn trú tại đây luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cần thiết và sẵn sàng đánh bại mọi kẻ thù tiềm năng.

Khu vực chịu trách nhiệm của USPACOM  không chỉ có vùng biển Thái Bình Dương, mà còn cả Alaska, một số  khu vực Bắc Cực, các khu vực ven bờ  Châu Á Nam Ấn Độ Dương.

Tại khu vực do USPACOM chịu trách nhiệm có 36 quốc gia với dân số chiếm hơn 50% dân số thế giới .

Đây là một khu vực có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu.  Phần lớn các tuyến giao thông hàng hải đi qua khu vực này với 9/10 các cảng biển quan trọng nhất thế giới. Đây cũng là một trong những khu vực “quân sự hóa” nhất. Ngoài ra, cũng tại đây có 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Theo Nhà Trắng thì Hải quân Mỹ cần phải kiểm soát các tuyến giao  thông hàng hải chủ yếu tại khu vực này.         

Trong biên chế của  USPACOM có các lực lượng của Lục quân, Hải quân, Không quân, Quân đoàn lính thủy đánh bộ và Lực lượng các chiến dịch đặc biệt ( Đặc nhiệm). Tại APAC có các đơn vị của Sư đoàn bộ binh số 25 gồm 2 lữ đoàn đóng quân tại Hawai và 02 lữ đoàn đóng quân tại Alaska và nhiều phân đội (đơn vị) khác đóng quân tại Hawai và Nhật Bản.

Lục quân (trong biên chế của USPACOM) chịu trách nhiệm toàn bộ  khu vực kéo dài từ Nhật Bản và Nam Triều tiên đến Alaska và Hawai với tổng quân số 106.000 người, hơn 300 máy bay của Không quân Lục quân, 05 cụm tàu chiến và tàu bảo đảm phối thuộc.    

Các đơn vị Không quân trong biên chế của USPACOM có chức năng  tiến hành các chiến dịch tấn công và phòng ngự tại APAC. Lực lượng này (Không quân) có tập đoàn  quân không quân số 5 (đóng tại  Nhật Bản), số 7 (Hàn Quốc), số 11 (Alaska) và số 13 (Hawai). Tổng quân số quân nhân và nhân viên kỹ thuật là gần 29.000 và có hơn 300 máy bay. Trực tiếp chỉ huy các lực lượng này là Bộ Tư lệnh Không quân tại Khu vực Thái Bình Dương (Pacific Air Force).

Hiện nay, thành phần Hải quân của USPACOM có các hạm đội số 3, số 5 và số 7. Khu vực chịu trách nhiệm của Hạm đội 3 là vùng biển từ bờ Tây nước Mỹ đến đường kinh tuyến đổi ngày quốc tế (đi gần kinh tuyến 180). Hạm  đội này cũng chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh cho vùng biển ven bờ Alaska và một số khu vực ở Bắc Cực.

Hạm đội 5 trực chiến trên khu vực Vịnh Pecxich và phần phía Tây Ấn Độ dương. Căn cứ đóng quân chủ yếu là cảng Manama của Baranh.

Hạm đội 7 đảm bảo giải quyết các nhiệm vụ bảo vệ các lợi ích của Mỹ ở APAC và duy trì sự ổn định tại khu vực. Đây là hạm đội chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương.

Tổng cộng Hải quân trong USPACOM có 41 tàu ngầm, gần 200 tàu nổi và hơn 600 máy bay, bao gồm 6 cụm không quân tấn công và một cụm tàu đổ bộ. Tổng quân số là hơn 140.000 người.

Tại APAC, Mỹ bố trí tới  2/3 lực lượng và phương tiện (vũ khí – trang bị kỹ thuật)  của Quân đoàn  lính thủy đánh bộ Mỹ (gần 85.000 người), gồm 2 quân đoàn viễn chinh số 1 và số 3.

Trong biên chế của mỗi quân đoàn viễn chinh có 01 sư đoàn , 01 không đoàn (không quân) và một cụm đảm bảo hậu cần. Tất cả các lực lượng trên đều trực thuộc USPACOM. Bộ Tham mưu Lính thủy đánh bộ tại APAC đóng quân tại Hawai, còn các cơ quan tham mưu của 2 quân đoàn trực thuộc – tại căn cứ Lager Pendleton ở California (Mỹ) và Okinawa (Nhật Bản).

Theo số liệu của Bộ Hải quân Mỹ, có tổng cộng 360.000 binh sỹ và nhân viên dân sự Mỹ đang có mặt tại APAC. Phần lớn trong số đó là lực lượng của Hải quân và Quân đoàn lính thủy đánh bộ.

 Theo các kế hoạch chiến lược của  Lầu Năm Góc thì đến năm 2020, hơn 60 % tàu chiến và máy bay của  Hải quân và Không quân Mỹ sẽ được điều sang APAC.

Tại khu vực này Mỹ sẽ bố trí các phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại nhất, trong đó các cả các tàu biển phòng không, tàu ngầm các lớp khác nhau , máy  bay trinh sát, giám sát  cùng một loạt các hệ thống tác chiến hiện đại khác.

Lầu Năm Góc cũng đã lên kế hoạch tăng cường  các phân đội cho cho Lực lượng lính thủy đáng bộ ở  APAC.

 

4. Lý do Mỹ ưu tiên APAC  

Có một số lý do để Nhà Trắng dành cho APAC những ưu tiên cao nhất trong việc thực hiện chiến lược bảo vệ lợi ích quốc gia và đảm bảo an ninh của Mỹ.

Theo đánh giá của các chuyên gia Mỹ, mối đe dọa đối với an ninh Mỹ (ở khu vực này) xuất phát từ các nhóm khủng bố trú chân tại khác khu vực không kiểm soát được trên lãnh thổ các nước Nam Á, vũ khí hạt nhân và tên lửa đang được chế tạo tại Bắc Triều Tiên và tiềm lực vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.    

Với Trung Quốc, phần lớn các đơn vị được trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên mặt đất CSS-4 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 13.000 km đều nằm trong biên chế của Quân đoàn pháo binh số 2 PLA.

Ngoài ra, nước này  cũng sở hữu các tên lửa phóng từ biển có thể  mang đầu đạn hạt nhân. Những tên lửa trên có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1.700 km.

Theo các nhà hoạch định chiến lược Mỹ thì Trung Quốc là mối quan ngại  hàng đầu của nước này ở APAC. Sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc với tốc độ như hiện nay, theo  đánh giá của Lầu Năm Góc,  là mối đe dọa khu vực chủ yếu và có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh quy mô lớn tại khu vực này.

Trung Quốc đang tìm mọi cách để giải quyết  các tranh chấp lãnh thổ có lợi cho mình. Theo số liệu của các chuyên gia Mỹ thì từ giữa thế kỷ XX, hơn một nửa các cuộc xung đột quân sự ở APAC đều có sự tham gia của Trung Quốc, 80 % trong số đó mới xảy ra trong hai thập kỷ gần đây.    

Tuy Lầu Năm Góc thường tuyên bố là sẽ làm mọi việc để Bắc Kinh giữ một vai trò “xây dựng” tại khu vực nhưng trên thực tế, rất nhiều các chuyên gia quốc tế Mỹ cho rằng  Mỹ chỉ muốn Trung Quốc tham gia vào hệ thống an ninh đã được hình thành tại APAC và chỉ giải quyết những nhiệm vụ “dành riêng ” cho Trung Quốc.

 

Lê Hùng

======================

Đây mới là "ngoáo ộp" thực sự. Thưa quý vị!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Vịnh: Không có hoà bình nếu đứng hẳn về một bên

 

(Tin tức thời sự) - Lịch sử đã chứng minh rằng, không thể có sự ổn thỏa, hòa bình bền vững nếu chúng ta cứ lựa chọn đứng hẳn về một bên.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao đổi với báo Dân trí những vấn đề nóng sau một loạt các sự kiện của Bộ Quốc phòng Việt Nam nhằm nâng tầm hợp tác quốc phòng với các nước, trong đó có các nước lớn.

 

Việt Nam không đứng về bên nào

Trong vòng chưa đầy một tháng, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức đối thoại quốc phòng biên giới với Trung Quốc rất thành công, đồng thời đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đến thăm. Tiếp đó, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh lại có chuyến thăm Ấn Độ.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chỉ rõ: "Có thể nói trong một thời gian ngắn như thế thôi mà vừa là Trung Quốc, vừa là Mỹ, vừa là Ấn Độ; những mối quan hệ đa dạng đó mang tính biểu tượng rất cao về việc Việt Nam không đứng về bên nào và ta được trọng thị ở tất cả các hướng rất quan trọng đó. Nước láng giềng Trung Quốc bày tỏ sự đồng tình, Mỹ cũng đánh giá cao, cũng hài lòng; Ấn Độ càng hồ hởi… Như vậy là vừa giữ được độc lập tự chủ vừa đảm bảo đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Chỉ nội trong những sự kiện ấy thôi đã nói lên tính chất, phương châm, đường lối quan hệ quốc phòng của chúng ta một cách rất đầy đủ rồi".

 

tuong-vinh-khong-co-hoa-binh-neu-dung-ha

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

 

Để giải quyết bài toán vừa tranh thủ sự ủng hộ, vị thế của các nước lớn vừa không ngả về bên nào để tránh bị các nước lớn thoả hiệp trên lưng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, nếu chúng ta không vững vàng hoặc vì lợi ích cục bộ, chúng ta có thể dựa vào một nước nào đó, đứng hẳn về một bên nào đó để có những lợi ích, để giải quyết những vấn đề trước mắt của chúng ta.

"Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng, không thể có sự ổn thỏa, hòa bình bền vững nếu chúng ta cứ lựa chọn đứng hẳn về một bên mà chúng ta phải giữ một cách hài hòa trong môi trường quốc tế vốn dĩ đã rất phức tạp. Giả sử, sự ổn định có là tương đối đi thì đến một lúc nào đó việc này cũng lại trở nên phức tạp. Lúc phức tạp đấy là lúc chúng ta bị phương hại đến lợi ích nếu chúng ta nghiêng hẳn về một bên nào. Vậy nên chúng ta đã có chủ trương kiên định về độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa trong đường lối đối ngoại.

Bên cạnh đó, chúng ta quan hệ một cách rộng rãi với tất cả các nước. Độc lập tự chủ, theo đó, vừa là phương châm, vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để chúng ta không bị ảnh hưởng bởi quan hệ của các quốc gia khác làm phương hại đến lợi ích của đất nước mình", ông nhấn mạnh.

 

Đấu tranh và quan hệ đại cục giữa hai quốc gia là chuyện khác nhau

Đề cập đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, hai nước có những điểm tương đồng rất cơ bản và cũng còn tồn tại những điểm bất đồng.

"Vấn đề thực chất trong quan hệ, nhất là quan hệ quốc phòng, bên cạnh việc phát huy những điểm đồng, phải nói được những điểm còn bất đồng và đấu tranh thẳng thắn; xác định hành vi sao cho những điểm bất đồng ấy không phát triển phức tạp hơn lên và đặc biệt là không tạo ra những đứt gãy giữa 2 bên.

Ví dụ, một vấn đề đặt ra với quân đội 2 bên là làm sao kiềm chế các hành động, kiểm soát tình hình để không để xảy ra xung đột mặc dù chúng ta còn những mâu thuẫn, bất đồng với Trung Quốc trên Biển Đông. Bên cạnh đó, quân đội 2 nước phải tham mưu cho lãnh đạo 2 nước để giải quyết các xung đột bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Còn việc giải quyết những mâu thuẫn, những bất đồng ấy là việc chung của Đảng, Nhà nước và rất nhiều ngành khác của cả 2 bên chứ không chỉ là quân đội.

Chúng ta đã bày tỏ thẳng thắn quan điểm và Trung Quốc đã thừa nhận quan điểm chân thành đó, cũng không thể mong đợi gì hơn được. Còn việc trên Biển Đông, làm sao có một cây gậy thần để nhấc nó ra khỏi bản đồ giữa 2 nước được? Ta buộc lòng phải chấp nhận sự thật và đấu tranh một cách rất kiên trì, bền bỉ và bình tĩnh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chính đáng của đất nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế", tướng Vịnh phân tích.

Một lần nữa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, đấu tranh là một chuyện khác còn quan hệ mang tính chất đại cục giữa hai quốc gia lại là một chuyện khác.

"Tất nhiên chuyện trên Biển Đông và vấn đề quan hệ 2 nước không thể tách rời nhau, ta không được phép lẩn tránh, không được phép bỏ vấn đề này ra khỏi chương trình nghị sự giữa 2 bên và phải đấu tranh thẳng thắn. Trong mặt trận đấu tranh chung thì quân đội khi quan hệ với nước bạn cũng phải thực hiện nhiệm vụ này", ông nói.

(Lược theo Dân trí)

================

Tướng Vịnh: Không có hoà bình nếu đứng hẳn về một bên

 

Ông Vịnh nói đúng. Ít nhất trong lúc này. Lão Gàn cũng có luận điểm như vậy (Ngay trong topic này). Còn sau này tùy cơ ứng biến.

Ngày xưa, trước khi sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau, Ngài Hồ Chí Minh có dặn Ngài Huỳnh Thúc Kháng: "Lấy bất biến, ứng vạn biến".

PS: Chiến tranh sẽ xảy ra ngay bây giờ nếu Việt Nam đứng hẳn về một phe nào đó. Lúc này vị thế nước Việt rất quan trọng.

Nếu lợi dụng được thời cơ này thì Việt Nam ít nhất cũng có thể lên giọng kẻ cả, xoa đầu những siêu cường khen giỏi. Đời lắm lúc éo le thế. Hì.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Vi Tiểu Bảo đưa tư liệu trong Quán Vắng (Như vậy, VTB chưa vào được các trang học thuật. Để chú nhắc QT Kỹ thuật).

Nhận xét đầu tiên của chú với bài viết này là: Dữ kiện là khách quan vì nó đang xảy ra và mọi người đều đã "nhìn thấy" - và không nằm ngoài những dự báo của tôi từ 2008, qua bài "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông" - nhưng phân tích thì lại rất chủ quan và mang tính chất của cái nhìn trực quan, hiện tượng cục bộ. Chú sẽ phân tích từng đoạn để thấy rõ điều này:

 

Đây là thực tế khách quan - mọi người đều "nhìn thấy" bằng nhận thức trực quan.

 

 

Trong giai đoạn hiện nay, người Việt sẽ thấy mình quan trọng và tự hào thực sự, khi Việt sử trải gần 5000 văn hiến được sáng tỏ tính chân lý và được xác định chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Nhưng trong "canh bạc cuối cùng này" , Việt Nam trở nên quan trọng chỉ vì sai lầm chiến lược của Trung Quốc. Do thực tế sai lầm này đã xảy ra, nên Việt Nam trở thành quan trọng. Nhưng mức độ quan trọng chưa phải có tính quyết định trong "Canh bạc cuối cùng". Cách đây vài năm, chính một chính trị gia Hoa Kỳ đã tuyên bố: "Việt Nam không cần ngả theo phe nào". Lời khuyên này của chính trị gia Hoa Kỳ (Nếu tôi nhớ không nhầm thì là một quan chức quân sự cao cấp. Bài đã thể hiện ngay trong topic này). Tất nhiên phát biểu này rất nhiều ý nghĩa, Nhưng qua đó, cho thấy rằng: Việt Nam không phải là mắt xích quan trọng gì cho lắm trong "canh bạc cuối cùng" định vị ngôi bá chủ thế giới.

 

Đoạn này sai hoàn toàn. Tại đây đã có một cường quốc gây chấn động cả thế giới trước và trong Đại chiến thế giới lần thứ II. Đó là Nhật Bản. Nếu như không có sự kiềm chế của một nước thắng trận là Hoa Kỳ, khiến Nhật Bản không phát triển về quân sự, thì chính Nhật Bản sẽ là bá chủ Châu Á Thái Bình Dương từ lâu rồi, Trung Quốc sẽ không có cửa để huyênh hoang như bây giờ.

Bằng chứng cho thấy: trong gia đoạn hiện nay, chỉ cần Trung Quốc ọ ẹ và Hoa Kỳ bật đèn xanh thì Nhật Bản lập tức phục hồi và gần như ngay lập tức trở thành siêu cường quân sự - mà trừ vũ khí hạt nhân ra - chưa chắc Trung Quốc thắng Nhật Bản. Còn với Hoa Kỳ - trong giai đoạn hiện nay - hoàn toàn ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang, kể cả vũ khí hạt nhân - với điều kiện tầm bắn không vươn tới Guam. Điều này tôi đã xác định ngay trong topic này, từ khi ngài Abe chưa, hoặc mới lên làm thủ tướng.

 

Đây là sai lầm chiến lược của Trung Quốc khi trở thành "quốc gia quan trong nhất trong khu vực".

Thực tế khi vươn lên trở thành siêu cường kinh tế đứng hàng thứ ba trên thế giới, nhờ ngồi chung xe với Hoa Kỳ (Trước Nhật Bản bị động đất 2011, khiến bị tụt hạng), Trung Quốc đã rất quan trọng ở Châu Á Thái Bình Dương. Nhưng nếu họ chọn một sách lược quốc gia sáng suốt thì mọi vấn đề sẽ khác đi. Nhưng họ đã sớm trút bỏ cái vỏ "ẩn mình chờ thời" sớm quá. Nên đã xảy ra đối đầu với Hoa Kỳ như mọi người đều biết hiện nay. Vấn đề này, tôi đã công khai xác định từ 2008. Nhưng tôi biết trước việc này từ khi đang viết cuốn sách đầu tiên, chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, là cuốn "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại". Đó là giai đoạn mà tên lửa của Hoa Kỳ bắn "nhầm" vào tòa Đại sứ của Trung Quốc tại cuộc chiến ở Nam Tư cũ. Đấy chính là quả tên lửa cảnh tỉnh của Hoa Kỳ, "thay cho lời muốn nói", rằng: Trung Quốc đừng có giở quẻ. Và cũng ngay từ lúc ấy, Hoa Kỳ đã đề phòng Trung Quốc - một Đồng Minh bất đắc dĩ trong "chiến tranh Lạnh". Vấn đề này tôi đã phân tích trong "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và biển Đông".

 

 

Đây chính là sai lầm chiến lược quốc gia của Trung Quốc. Điều này lúc đầu làm tôi cứ tưởng Trung Quốc bị gài gián điệp ở cấp lãnh đạo quốc gia. Nhưng sau này nghĩ lại thì khả năng dốt nát và thiếu tầm nhìn tổng quát vẫn là một nguyên nhân khả thi. Ngay cả việc tu thành Phật , khó đến mức mà 2500 năm qua, vẫn chưa ai hiểu một cách thấu đáo Phật pháp. Những người hiểu được có thể đếm trên đầu ngón tay. Vậy mà vẫn có 8.4000 Pháp môn để thành Phật. Tức là có tới 8. 4000 phương pháp để thành Phật. Huống chi để làm bá chủ thế giới thì còn dễ hơn nhiều, so với một siêu cường.

 

Trên thực tế hiện nay thì có vẻ như vậy. Và giả sử nó sẽ đúng như vậy thì suy cho cùng, chẳng nước nào wan trọng ở cái xứ Đông Nam Á cả, trong "Canh bạc cuối cùng". Nếu nó quả là wan trọng đến mức cấp thiết như vậy thì Hoa Kỳ đã cố sống, cố chết kéo dài cuộc chiến ở Việt Nam, có lẽ...đến tận ngày hôm nay khi tôi đang gõ hàng chữ này. May quá! Vì nó không quan trọng lắm trong "canh bạc cuối cùng" và cả vòng bán kết khi làm Liên Xô sụp đổ. Nên Hoa Kỳ đã rút ra khỏi cái chảo lửa trong cuộc chiến Việt Nam.

Có thể nói, Việt Nam chỉ đóng vai trò thuận lợi hơn nếu ngả về một phia nào đó, trong hoàn cảnh thực tế hiện nay, mà bắt đầu từ sai lầm chiến lược quốc gia của Trung Quốc. Và với một bài viết như thế này, may lắm khoảng 5000 Dol nhuận bút, không phải là cái gía quá mắc khi nội dung của nó góp phần để Việt Nam ngả về Hoa Kỳ. Đó là lão Gàn cứ nói toạc móng lợn ra như vậy.

 

Cô gái Ấn Độ sẽ tham gia vào "canh bạc cuối cùng". Đây là điều lão Gàn nói lâu rùi. Tính tất yếu mang tính quy luật nhận thức được sẽ làm nên khả năng tiên tri. Tất nhiên, lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, mà nền tảng là  Âm Dương Ngũ hành, chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Nó mô tả toàn bộ quy luật tương tác của vũ trụ trong suốt hai chiều không gian và thời gian. Nên ai nắm được bí ẩn này đến đâu thì khả năng tiên tri đến đó. Lão Gàn cũng biết sơ sơ, nên "chẳng may" đoán đúng vài chuyện . Từ chuyện tình hình thế giới và đến cả mọi thành tựu của khoa học hiện đại, Ví dụ như"hạt của Chúa". Hì. Chém gió một tý cho đỡ căng thẳng.

Thôi, trở lại đề tài chính: Hoa Kỳ muốn mời Việt Nam tham gia trong việc ngăn chặn Trung Quốc ở biển Đông. Đây - lão Gàn phát biểu điều này nhân danh cá nhân thôi nhé, chứ không có ý khuyên ai, hoặc "mục đích gì" nhá (Không cái nhà ông giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam, ông ấy lại hỏi "có mục đích gì" thì phiền lém), rằng thì là thế này:

- Xin trân trọng cám ơn tư tưởng tốt. Nhưng để lão Gàn nghĩ đã. Lão Gàn rất hoan hỉ nếu các vị thể hiện bằng hành động tốt (Như các thân chủ mần phoengshui giầu có trả hậu hĩ công lao của lão Gàn vậy. Nghèo thì lão Gàn giúp đỡ. Giầu mà kiết thì đi chỗ khác chơi). Lão Gàn thì cứ chính danh mà làm. Cũng như lão Gàn mất trộm, mất cắp thì lão Gàn kiện và đòi phải trả của lại cho lão Gàn. Mọi chiện căn cứ vào luật pháp. Tất nhiên lão Gàn có cảm tình với vị quan xử kiện thông minh, nhận thức đúng chân lý để bảo vệ lão Gàn. Quan quốc tịch gì lão không wan tâm. Nhưng miễn công minh là lão Gàn có cảm tình và xác định vị quan đó thực sự công minh và không lấy phong bì.

Còn các vị quan đang đấu đá tranh ghế chủ tọa đến hồi gay cấn, nhà em cảm tình với vị này thì nhỡ vị kia thấy ghét xử nhà em thì nhà em "mất mẹ nó cả chỉ lẫn chài". Bởi vậy, thế gian này có nhìu chiện "tế nhị và nhạy cảm", đôi khi không thể nói ra. Vấn đề là "hiểu nhau là chính". "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ" mà. Hì!

 

Đoạn này ý cũng na ná như các đoạn trên.

Nhưng thôi, tôi kết luận thế này:

Thế giới này sẽ phải hội nhập và sẽ phải thống nhất trong một quyền lực quốc tế chỉ đạo. Quyền lực đó là do một quốc gia làm bá chủ hay là một tập hợp mang tính quốc tế. Cho nên, trong 'Canh bạc cuối cùng" này sẽ quyết định diễn biến theo chiều hướng nào. Chiến tranh kết thúc 'canh bạc cuối cùng" hay một cuộc dàn xếp trên cơ sở một quyền lực bao trùm được tất cả các quốc gia công nhận (Thủ tướng Úc mới nói gần đây, nhưng chỉ giới hạn ở Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bài đã đăng trên topic này).

Và Việt Nam là "chốt chặn quan trọng nhất" trong một cuộc chiến kết thúc hay là sứ giả của hòa bình cho việc kết thúc giai đoạn chuyển tiếp của lịch sử nền văn minh với sự hội nhập toàn cầu. Đấy mới là vai trò quan trọng nhất của Việt Nam. Việt Nam có khả năng làm việc này - sứ giả hòa bình hay "chốt chặn quan trọng". Nếu là "chốt chặn quan trọng" thì với thực tế hiện nay - theo bài phân tích ở trên - Việt Nam cũng làm được việc này trong trường hợp ủng hộ Hoa Kỳ. Nhưng nếu làm sứ giả hòa bình thì Việt Nam cũng thừa khả năng làm được việc này. Chính vì nền văn hóa truyền thống Việt Nam ẩn chứa một tri thức vượt trội, có khả năng dung hòa những mâu thuẫn trong các thành phần chứa trong tập hợp tri thức cùa nó, nhân danh một lý thuyết thống nhất vũ trụ.

Giả thiết Việt Nam không phải là một chốt chặn quan trọng, thì Hoa Kỳ vẫn thừa khả năng về quân sự để ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc. Bài viết trên về khía cạnh quân sự còn theo cách phân tích của thời thế chiến thứ II. Với giai đoạn phát triển của nền văn minh hiện nay, thậm chí không cần đến căn cứ quân sự ở nước ngoài. Cho nên chốt chặn hay không, không phải là yếu tố cần. Đó là một trong những yếu tố để vị chính khách Hoa Kỳ xác định: "Việt Nam không cần ngả theo phe nào".

Tất nhiên Hoa Kỳ không thể ngồi yên để Trung Quốc lấy hết biển Đông và tiếp tục phát triển ảnh hưởng tới cả lục địa châu Á và Trung Đông bằng những hình thức chiếm đoạt trắng trợn. Nếu chiến tranh xảy ra - thì vì bản chất là một cuộc chiến dứt điểm, nó sẽ là một cuộc chiến dẫn đến Hoa Kỳ thua, hoặc Trung Quốc phải đầu hàng.

Do đó - do bản chất của cuộc chiến dứt điểm - nên biển Đông không phải chiến trường quyết định. Bởi vậy, nó phải kết thúc ở một chiến trường có tính dứt điểm chính là ngay trên lãnh thổ Trung Hoa mà bắt đầu từ biển Hoa Đông. Đây chính là nguyên nhân lão Gàn xác định "Hoa Đông mới là thùng thuốc nổ. Biển Đông - nếu xảy ra chiến tranh - cùng lắm là dây dẫn nổ".

Cái mà Hoa Kỳ cần ở Việt Nam suy cho cùng chỉ là e ngại Việt Nam tấn công Hoa Kỳ trên biển Đông khi dây dẫn nổ bắt đầu cháy. Bởi vậy, ít nhất trong lúc này, Việt Nam tiếp tục tính chính danh về mặt pháp lý và chân lý trong việc đấu tranh cho chủ quyền biển đảo ở biển Đông và thẳng thắn tuyên bố quân lực Việt Nam sẽ không tham chiến ủng hộ phe nào trong chiến tranh ở biển Đông, ngoại trừ bị tấn công trước. Tất nhiên, Việt Nam cần trang bị để đề phòng bị tấn công trước và cần một sự ủng hộ và bảo vệ quốc tế khi bị một quốc gia tấn công trước theo đúng Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc. Tức là hoàn toàn chính danh.

Đến giờ phút này, tính chất quan trọng của Việt sử trải 5000 năm văn hiến và là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương, đã xác định vai trò tối quan trong của nó. Nó không chỉ giới hạn vì tính chất tự hào dân tộc, cội nguồn khách quan của lịch sử dân tộc, sức mạnh tinh thần của lòng tự trọng dân tộc Việt. Mà nó còn mang tầm ảnh hưởng quốc tế.

Tuy nhiên, đến giờ này thì mọi việc đã quá muộn, cho dù Việt sử được vinh danh tính chân lý ngay bây giờ. Vấn đề chỉ còn "Méo mó có hơn không" mà thôi. Bởi vậy, đây chính là lý do tôi không còn tha thiết lắm với một cuộc hội thảo, hoặc những sự kiện con con liên quan. Đành chờ đến thời gian mà bà Vanga đã nói: "Còn lâu lắm....". Nhưng tôi hy vọng sẽ không lâu.

 

 

 

Tứ thư, Ngũ Kinh đâu phải của Trung Quốc. Bởi vậy, phân tích trên một cơ sở dữ liệu đầu vào sai về căn bản thì làm sao đúng được. Cho nên hậu quả của cái sai tất là y như lý thuyết của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng thôi - không có tính hợp lý - và khi không thừa nhận tính hợp lý thì lý phải sẽ thuộc về kẻ mạnh. Mọi tranh luận chấm dứt vì không còn chuẩn mực để tranh luận.

Trong hoàn cảnh hiện nay cả cái thế giới này cần những quyết định nhanh và chính xác. Điếu mựa! Không còn thời gian để chém gió nữa đâu!

 

 

 

 

Thế khó của Mỹ với Trung Quốc tại Biển Đông
Thứ năm, 4/6/2015 | 14:17 GMT+7
 
Trung Quốc khăng khăng không chịu dừng các hoạt động xây dựng phi pháp tại Biển Đông, khiến Mỹ rơi vào thế lưỡng nan, không thể không kiềm chế Bắc Kinh, nhưng lo ngại một phản ứng sai có thể dẫn tới xung đột quân sự hoặc chiến tranh lạnh.
24-8114-1433393912.jpg

Đô đốc Tôn Kiến Quốc (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (phải) tại Đối thoại Shangri-La cuối tuần qua. Ảnh: WSJ

 

Tại Hội nghị Shangri-La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter công khai chỉ trích hành động xây đắp đảo của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời khẳng định rằng, Mỹ sẽ điều máy bay và tàu hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép. Trong khi đó Trung Quốc tuyên bố việc tiếp cận quá gần các bãi đá mà Bắc Kinh đang chiếm đóng là hành động khiêu khích.

Ông Carter cũng điểm các hệ thống vũ khí mới mà Washington dự định sẽ điều tới châu Á, trong đó có tàu khu trục tàng hình Zumwalt. Đây được cho là nhằm tạo cơ sở để Mỹ triển khai lực lượng tới khu vực trong tương lai.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc dường như không e ngại các tuyên bố của ông Carter. Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc, tiếp tục bao biện cho hành động xây đắp đảo trái phép của nước này tại Biển Đông. Thậm chí một đại diện của Trung Quốc, đại tá Triệu Hiểu Trác, còn cho rằng "lời lẽ của ông Carter không cứng rắn" như dự đoán.

Theo Wall Street Journal, sự ngoan cố này của Trung Quốc đặt chính quyền Tổng thống Barack Obama vào thế tiến thoái lưỡng nan trong xử lý quan hệ hai nước. Hiện nay đang có một cuộc tranh luận trong giới chức Mỹ giữa những người tin rằng các hoạt động của Trung Quốc phải được kiểm soát và kiềm chế; với những người lo ngại rằng một phản ứng sai của Mỹ có thể dẫn tới một cuộc đối đầu quân sự, thậm chí là một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.  

Chính sách tái cân bằng tại châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ là nhằm tái bảo đảm cho các đồng minh vốn lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể sẽ tạo ra nguy cơ gây đối đầu với Trung Quốc và có thể phân cực khu vực, tạo ra một thế khó cho các quốc gia châu Á, những nước không muốn phải chọn đứng hẳn về một bên nào.

Các quốc gia như Hàn Quốc là đồng minh quan trọng, nhận sự bảo vệ quân sự từ Mỹ, nhưng lại có mối quan hệ kinh tế thương mại chặt chẽ với Trung Quốc. Seoul và Bắc Kinh hôm 1/6 vừa ký kết thỏa thuận thương mại tự do song phương, được lãnh đạo hai nước đánh giá là "cột mốc lịch sử". "Thông qua thỏa thuận này, Trung Quốc có thể đã tìm cách nắm lấy Hàn Quốc trong khi cạnh tranh để giành sự lãnh đạo kinh tế và chính trị ở Đông Bắc Á", New York Times dẫn lời một quan chức Hàn Quốc cho biết.

Một số nhà phân tích Mỹ lập luận về một sự thoả hiệp, theo đó Mỹ sẽ nhượng bộ để Trung Quốc có thể có ảnh hưởng lớn hơn tại khu vực, và Washington sẽ rút bớt lực lượng để tạo ra một vùng đệm chiến lược giữa hai nước. Điều này đồng nghĩa với việc chấm dứt trật tự hậu Thế chiến II mà Mỹ đóng vai trò là cường quốc dẫn đầu.

Một số khác, trong đó có cả các nghị sĩ quốc hội, tin rằng Mỹ cuối cùng sẽ phải thể hiện sức mạnh quân sự, bất chấp nguy cơ có thể xảy ra những toan tính sai lầm từ cả hai phía. Một trong những tiếng nói mạnh mẽ từ Quốc hội Mỹ là Thượng nghị sĩ John McCain với quan điểm cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động gây bất ổn chừng nào nước này còn chưa thấy rằng cái giá phải trả sẽ lớn hơn lợi ích đạt được.

Ngay cả giới quân sự Mỹ hiện cũng không có một sự đồng thuận về cách tiếp cận tình hình. WSJ dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, một số quan chức trong Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương nhận thấy sự cần thiết phải có phản ứng đối với sự hung hăng của Trung Quốc, trong khi một số khác tại Lầu Năm Góc lại lo ngại rằng phản ứng quá nghiêng về sức mạnh sẽ mang đến hệ quả ngoài ý muốn.

"Hiện không có một quan điểm thống nhất trong Bộ Quốc phòng. Tất cả đều nhất trí rằng những gì họ (Trung Quốc) đang làm là sai, nhưng vấn đề hành động như thế nào để thay đổi cách hành xử đó vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ", quan chức này nói.

Trong khi đó, Trung Quốc hiện để ngỏ khả năng thành lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông. Phát biểu tại hội nghị cuối tuần qua, Đô đốc Tôn Kiến Quốc cho biết nếu như Bắc Kinh cảm thấy uy hiếp tại Biển Đông đủ lớn, thì sẽ có thể thiết lập ADIZ. Trước đó, ông Âu Dương Ngọc Tĩnh, cục trưởng Cục Biên giới và các vấn đề hải dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cũng có phát biểu tương tự.  

Các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng có thể là những quân bài trong một cuộc chơi quy mô lớn hơn sẽ diễn ra trong vài thập kỷ tới, khi Trung Quốc nỗ lực phá vỡ vành đai hệ thống liên minh của Mỹ trải dài từ Hàn Quốc tới Australia mà Bắc Kinh tin rằng nó đang trấn áp sự trỗi dậy của nước này.

Chính vì vậy, chính quyền Tổng thống Obama đang tìm kiếm một "sự cân bằng hợp lý" để vừa có thể gia tăng sức ép nhưng vừa tránh làm tình hình căng thẳng vượt mức cần thiết mà vẫn đạt được mục tiêu. Theo ông David Shear, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam và hiện là Trợ lý phụ trách các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, "không có giải pháp nhanh chóng và dễ dàng cho vấn đề này".

Đức Long

==============

Trong "canh bạc cuối cùng" đôi khi có kẻ thua lãng nhách chỉ vì nhát gan, khi bị tố xì phé. Ngài Obama không nên luyến tiếc cái găng tay bọc nhung và hãy giơ quả đấm sắt của Hoa Kỳ lên. Ngài cũng đừng để hào quang của giải Nobel hòa bình làm ngài phải quá thận trọng. Chỉ cần Hoa Kỳ tỏ ra thiếu cứng rắn và Trung Quốc lên gân lên cốt, cũng đủ để hầu hết khối ASEAN này ngả theo Trung Quốc, cho dù họ không muốn.

 

 

 

 

CHỨNG NGHIỆM LỜI TIÊN TRI:

Nhiều bất đồng chờ đối thoại Mỹ - Trung

Thứ Hai, 22/06/2015 - 06:05

 

Washington khẳng định sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước các bất đồng với Bắc Kinh và sẽ tìm cách giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp.

 >>  Thoả thuận quân sự Mỹ - Trung có lợi cho Washington

 >>  Biển Đông "phủ bóng" cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ

 

Tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung (S&ED) lần thứ 7 ở thủ đô Washington trong 2 ngày 23 và 24-6, các quan chức ngoại giao, tài chính 2 nước sẽ tập trung thảo luận các vấn đề toàn cầu và khu vực, trong đó ưu tiên tìm giải pháp cho những bất đồng giữa 2 nước.

 

Biển Đông và an ninh mạng

Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew của nước chủ nhà sẽ tiếp đón Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Uông Dương của Trung Quốc trong ngày 22-6 trước khi các cuộc đối thoại chính thức khai mạc một ngày sau đó. Ngoài những mối quan ngại chung như biến đổi khí hậu, chương trình hạt nhân của Iran và Triều Tiên, S&ED dự kiến ưu tiên thảo luận các bất đồng giữa 2 nước về an ninh mạng, thương mại và nhất là tình hình biển Đông. “Chúng tôi sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước các bất đồng và sẽ tìm cách giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp” - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Danny Russel khẳng định trước thềm đối thoại.

Hiện Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tranh cãi về yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở biển Đông trong bối cảnh Washington nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh dừng ngay việc cải tạo đất phi pháp tại vùng biển này. Ông Russel khẳng định việc Trung Quốc có thể quân sự hóa các đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở biển Đông là đi ngược lại mục tiêu giảm căng thẳng trong khu vực. “Không ai mong muốn xảy ra xung đột ở đây và không có lý do nào phải đẩy sự việc đi đến mức đó. Đó là lý do tại sao cuộc họp mấy ngày tới đây rất quan trọng” - hãng tin AP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói trước khi S&ED diễn ra.

Ngoài chuyện biển Đông, quan hệ Mỹ - Trung còn thêm căng thẳng sau khi Washington cáo buộc Bắc Kinh tiến hành các vụ tấn công mạng nhằm vào mình. Gần đây nhất, Trung Quốc bị nghi đứng sau vụ đánh cắp thông tin cá nhân của khoảng 14 triệu nhân viên liên bang đang làm việc cũng như nghỉ hưu của Mỹ. Bắc Kinh đã phủ nhận sự liên quan, đồng thời cho biết mình cũng là một nạn nhân của các vụ tấn công mạng.

 

kerry_tri22-6-40d43.jpg 

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. (Ảnh: AP)

 

Bắc Kinh dịu giọng

Những tranh cãi về thương mại dự kiến cũng phủ bóng lên S&ED năm nay, như việc Trung Quốc ủng hộ thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) và nỗi lo đồng nhân dân tệ bị định giá thấp của Washington. Ngoài ra, theo hãng tin AP, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ lo ngại rào cản pháp lý tại Trung Quốc đang tăng bất chấp lời hứa thúc đẩy cải cách kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình. Hai nước còn gặp khó trong nỗ lực ký kết một hiệp định đầu tư song phương theo đuổi từ 2 năm trước.

Giới phân tích nhận định sẽ không có nhiều kết quả cụ thể đạt được tại S&ED lần thứ 7 nhưng vẫn đánh giá đây là diễn đàn quan trọng để Mỹ - Trung xử lý quan hệ song phương. Không những thế, Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Trịnh Trạch Quang nhận định S&ED năm nay được xem là bước chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự kiến diễn ra vào tháng 9-2015. Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết đây là một cơ hội để “thúc đẩy tiến triển trong quá trình xây dựng mô hình mới về quan hệ giữa các nước lớn”.

Nhân dịp này, giới truyền thông Trung Quốc tìm cách nhấn mạnh đến những lợi ích chung trong nỗ lực giảm nhẹ bất đồng với Mỹ.  “Sau nhiều tháng căng thẳng về vấn đề biển Đông, quan hệ Mỹ - Trung dường như đang dần trở nên yên ả hơn” - Nhật báo Trung Quốc ngày 20-6 nhận định. Tờ báo này dẫn lời giáo sư  Vương Nghĩa Ngôi thuộc Trường ĐH Nhân dân nhận định: “Mỹ hiểu rõ hậu quả của việc đối đầu Mỹ - Trung, chính vì thế sẽ không xảy ra xung đột trong cuộc họp lần này. Tuy nhiên, Mỹ vẫn phải tiếp tục chỉ trích các động thái của Trung Quốc ở biển Đông để thể hiện sức mạnh của mình cũng như duy trì cam kết với các đồng minh ở châu Á”.
 
Theo Huệ Bình
Người Lao động
=======================

Hôm wa, lão Gàn xem thiên tượng thấy trời đầy mây đen kit (Ảnh hưởng của bão số I). Nhìn về phương Giáp, gió cuốn đùng đùng. Lão Gàn cảnh báo bộ sậu tham mưu của chính phủ Hoa Kỳ, rằng:

Lão biết rằng có những quân sư quạt điện của các vị, đã đề nghị một chính sách bỏ lửng các nước ASEAN, mặc cho Trung Quốc gây sức ép và chỉ viện trợ cho họ chống Trung Quốc và Hoa Kỳ chỉ nhảy vào với thời gian thích hợp.

Lão cảnh báo rằng: Đây là một sách lược ngu nhất trong lịch sử văn minh nhân loại. Hoa Kỳ muốn được các nước ASEAN ủng hộ thì phải đích thân đứng mũi chịu sào trong các vấn đề Tây Thái Bình Dương. Bởi vì họ không phải đối thủ của Trung Quốc.

Chỉ cần Hoa Kỳ sai lầm một nước cờ thì - như lão Gàn cảnh báo nhiều lần: Hoa Kỳ tuy là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới. Nhưng chưa phải quyết định cuối cùng của Thượng Đế.

 

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Một câu nói của Putin đủ khiến Trung Quốc “lo sốt vó” ở Biển Đông
 
(Quốc tế) - Tuyên bố “không liên minh với Trung Quốc” của Tổng thống Nga Putin được học giả Trung Quốc cho là thái độ “nhượng bộ” của Moscow với Mỹ-đồng minh liên quan tới vấn đề Biển Đông.

 

Chinanews hôm 19/6 đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg đã có những phát ngôn “bên lề lĩnh vực kinh tế” và thể hiện nhiều hơn lập trường ngoại giao.

Theo đó, ông Putin không đi sâu vào các vấn đề kinh tế, mà bất ngờ tỏ thái độ mềm mỏng hơn hẳn đối với phương Tây.

“Nga không theo đuổi địa vị bá chủ hay siêu cường thế giới, mà chỉ mong xây dựng quan hệ bình đẳng với Mỹ cùng các quốc gia Âu-Á…” – ông Putin khẳng định – “Nga từng nhiều lần đề nghị hợp tác, song vẫn bị dồn ép tới giới hạn không thể nhượng bộ.”

tong-thong-pu-tin-tq.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

 

Ngoài ra, Tổng thống Nga đặc biệt nhấn mạnh: “Trong bối cảnh NATO liên tục bành trướng, Nga và Trung Quốc sẽ không trở thành bất kỳ quan hệ đồng minh quân sự nào.”

Nhà bình luận thời sự Trung Quốc Tăng Kim Nhuận cho rằng, cả bài phát biểu “rào trước đón sau” của ông Putin chỉ nhằm “làm đệm” cho tuyên bố “không liên minh với Trung Quốc” này.

Theo ông Tăng, xuất phát từ mâu thuẫn sâu sắc với Mỹ và châu Âu xoay quanh vấn đề khủng hoảng Ukraine, Moscow đã có nhiều động thái “hướng Đông” và nâng tầm quan hệ với Bắc Kinh lên mức “chưa từng có”.

Kể từ khi Nga-Trung nhiều lần tỏ thái độ “tay bắt mặt mừng”, truyền thông phương Tây đã liên tục cáo buộc 2 quốc gia này đang có ý đồ xây dựng một liên minh quân sự.

Tuy nhiên, Moscow và Bắc Kinh luôn lên tiếng bác bỏ thông tin này bằng những tuyên bố ngoại giao thông thường. Chính vì vậy, một lời tái khẳng định có phần nhấn mạnh và cứng rắn của “người quyền lực nhất thế giới” không khỏi khiến truyền thông chú ý.

 

Tổng thống Putin phát biểu cho ai nghe?

Tăng Kim Nhuận bình luận trên trang quân sự của Sohu (Trung Quốc) nhận xét, về biểu hiện, “đối tượng” mà phát biểu của ông Putin nhằm vào nhiều khả năng là Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Hiện tại, xung đột giữa Nga và các thành viên NATO về vấn đề Ukraine vẫn kéo dài không dứt, khiến căng thẳng Nga-NATO không ngừng leo thang.

Đối với vấn đề này, Moscow vốn luôn tỏ thái độ vô cùng cứng rắn và dường như hoàn toàn phớt lờ sự tồn tại của NATO.

Tuy nhiên, theo ông Tăng, Nga cũng đã nhận ra rằng ở một mức độ nào đó, sự cứng rắn của Điện Kremlin vô hình trung đã tạo điều kiện để NATO đoàn kết hơn và thậm chí lôi keo thêm một số quốc gia “tiềm năng”, ví dụ như Thụy Điển.

Tình hình này có thể sẽ tạo thêm khó khăn cho nước Nga trong việc giải quyết vấn đề Ukraine.

“Vì vậy, tuyên bố ‘Đồng minh Nga-Trung không tồn tại’ của ông Putin nhiều khả năng nhằm loại trừ mối nguy cơ NATO sẽ trở nên đoàn kết và lớn mạnh hơn nữa” – Tăng Kim Nhuận đánh giá.

Học giả Trung Quốc nhận xét phát ngôn của Tổng thống Nga tại St. Petersburg là “ôn hòa và mềm mỏng”, thậm chí có thái độ “nhượng bộ”.

Một tuyên bố như vậy giúp Nga không bị mất đi bất kỳ lợi ích chiến lược nào, đồng thời có thể đạt được sự nới lỏng cấm vận từ Mỹ và đồng minh.

“Không chỉ vậy, sự điều chỉnh thái độ lần này của Tổng thống Putin không khiến Mỹ mất thể diện, mà ngược lại có thể giúp Washington hoàn thành chuyển biến chiến thuật ‘chiến lược bao vây Trung Quốc’ (ở châu Á-Thái Bình Dương).” – học giả Tăng cho biết.

“Đặc biệt, sự tái khẳng định ‘không liên minh với Trung Quốc’ tưởng như đơn giản, nhưng trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông leo thang, điều này có thể khiến Mỹ và đồng minh càng ‘yên tâm’ gia tăng quyết tâm cũng như áp lực để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông”.

mot-cau-noi-cua-putin-du-khien-tq-lo-sot

Dù Nga đang có quan hệ “thăng hoa” với Trung Quốc, phương Tây và Moscow vẫn hy vọng giải quyết mâu thuẫn để “kéo” Nga về gần hơn.

Mới đây, sau nhiều lần Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ thái độ thiện chí muốn cùng Nga giải quyết tranh chấp lãnh thổ, thậm chí nỗ lực tìm cách mời ông Putin tới Hội nghị thượng đỉnh G7 2016 tại Nhật, Tổng thống Nga cũng đã đáp lời.

Tại St. Petersburg, Putin tuyên bố ông “cần phải tiến hành một cuộc gặp với ông Shinzo Abe” để thảo luận về tranh chấp lãnh thổ kéo dài nhiều thập niên qua.

Dù báo chí Trung Quốc liên tục chế giễu những lời kêu gọi cũng như thái độ của Tokyo là “thừa thãi”, “vô tác dụng” thì thái độ của chính ông Putin đã trở thành đòn đau đối với Bắc Kinh.

Tăng Kim Nhuận nhận định, khẳng định thẳng thừng vừa qua của Tổng thống Nga cho thấy dù xung đột Trung Quốc – Mỹ/đồng minh có trở nên căng thẳng hơn thì Moscow chắc chắn cũng sẽ giữ lập trường khách quan và đứng ngoài cuộc.

“Chỉ một câu nói của Putin là quá đủ để đánh đổi sự mềm dẻo từ phương Tây.

Mỹ và đồng minh chắc chắn sẽ không ngại nhượng bộ cho Nga những ‘lợi ích quốc gia’ quan trọng liên quan tới vấn đề Ukraine – vốn không thực sự giá trị với Mỹ.”

Trong quá trình trỗi dậy thành cường quốc, quan hệ Nga-Trung có thể không đối địch, song phương cũng có thể xích lại gần nhau, song Bắc Kinh không nên “mơ hão” rằng một “vận mệnh đồng nhất” giữa 2 quốc gia này sẽ xuất hiện.

Trên thực tế, khi Nga khốn đốn giữa “vòng vây cấm vận” của phương Tây thì Bắc Kinh, bên cạnh những lời động viên “có cánh”, đã không thể hiện một lập trường rõ ràng nào về vấn đề Ukraine, mà chỉ “kiên quyết ủng hộ các bên giải quyết vấn đề theo đường lối hòa bình”.

“Trung Quốc không nên quá dựa dẫm vào Moscow. Mối quan hệ Nga-Trung nhiều nhất chỉ có thể xem như chiến lược lợi dụng-hỗ trợ lẫn nhau về địa chính trị nhằm đối phó với ‘hệ thống bá quyền của Mỹ’ mà thôi.” – Tăng Kim Nhuận kết luận.

(Theo Tri Thức Trẻ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Nga là đồng minh sống còn của Mỹ để bình ổn thế giới”

Thứ Ba, 23/06/2015 - 14:20

 

Dân trí Tuyên bố trên được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đưa ra trong cuộc họp tại Berlin, Đức ngày 22/6 vừa qua.

 >>  Mỹ tiếp tục tuyên bố đóng góp cho lực lượng phản ứng nhanh của NATO

 

123-6909c.jpg
Mỹ nhấn mạnh vai trò của Nga trong giải quyết các vấn đề quốc tế. (Ảnh: Spunik News)

Theo Spunik, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đang có chuyến thăm châu Âu dài ngày. Trong cuộc họp đầu tiên tại Berlin (Đức), ông khẳng định chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với Nga nếu Mátxcơva có thiện chí. Hai bên sẽ hỗ trợ nhau giải quyết các vấn đề quốc tế quan trọng như đàm phám nhóm P5+1 về hạt nhân Iran, chống phổ biển vũ khí hạt nhân và chống khủng bố.
Ông Carter cũng nhấn mạnh rằng Mỹ chờ đợi Nga trở thành một đồng minh đáng để tôn trọng, luôn hướng về phía trước, đồng thời không cô lập hay tự đi lùi lại so với lịch sử...
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng thừa nhận mối quan hệ hợp tác chiến lược Nga - Mỹ mang tính sống còn đối với sự ổn định của thế giới.
“Quan hệ hai nước đã có nhiều chuyển biến tích cực kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc. Chúng tôi và Nga đã cùng làm điều đó, hãy để tôi nhấn mạnh rằng Mỹ đã cùng hợp tác với Nga, chứ không phải chống lại Nga”, ông Carter có những lời nhận xét được cho là rất mang tính xây dựng.
Sau chuyến thăm đầu tiên tới Đức, Đoàn ngoại giao Mỹ sẽ có chuyến thăm Trung tâm hợp tác phòng thủ không gian mạng của NATO (NCCDCE) tại Estonia và cuộc họp thường kỳ với các bộ trưởng Quốc phòng trong khối NATO.
                                                                                                     
Phong Vân
Theo Sputnik News
===============
Thế có phải tốt không. Đi song xa với Hoa Kỳ, chứ có phải ngồi nhờ xe qúa giang như Tàu để bị đuổi đâu!

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngờ vực bao trùm đối thoại Mỹ-Trung

 

Hơn 400 quan chức TQ đang có mặt Washington để bắt đầu các cuộc thương thuyết về chính trị, an ninh và kinh tế với giới chức Mỹ, kéo dài trong 3 ngày. Cuộc đối thoại song phương đã mở màn tối 22/6 trong sự ngờ vực và căng thẳng bao trùm.

 

20150623130448-my-trung.jpg

 

Cuộc đối thoại chiến lược Mỹ - Trung thường niên quy tụ các quan chức ngoại giao và tài chính hàng đầu của hai nước. Nó được xem là diễn đàn quan trọng, kiểm soát mối quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Các cuộc thương thuyết song phương, hiện đang bước sang năm thứ 7, phản ánh những nỗ lực khắc sâu và củng cố mối quan hệ Mỹ - Trung. Tuy nhiên, cuộc đối thoại năm nay đang bị làm vẩn đục bởi sự ngờ vực và căng thẳng tăng cao do sự quả quyết của TQ ở Biển Đông cũng như những nghi ngờ rằng Bắc Kinh đứng đằng sau một vụ tin tặc quy mô lớn, đánh cắp hàng triệu file hồ sơ nhân sự từ các máy tính chính phủ Mỹ.

 

Hôm 22/6, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Thứ trưởng Ngoại giao TQ Trương Nghiệp Toại đã chủ trì các cuộc hội đàm về các vấn đề an ninh giữa giới chức dân sự và quân sự của hai nước. Tối 22/6, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đã tổ chức một bữa tiệc tối thân mật, tiếp đón ủy viên Quốc vụ viện TQ Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Uông Dương trước khi các cuộc thương thuyết về chính trị và kinh tế chính thức diễn ra hôm nay (23/6).

 

Một quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, các cuộc thảo luận hôm 22/6 "thắng thắn và đi vào điểm chính" và rằng, mục tiêu của các cuộc đối thoại về an ninh là "thực sự cố gắng làm rõ những vấn đề vốn nhiều khả năng nhất dẫn đến sự hoài nghi chiến lược giữa Mỹ và TQ". Cả hai bên đang nhấn mạnh đến các lĩnh vực hợp tác, chẳng hạn như vấn đề ngoại giao với CHDCND Triều Tiên và thỏa thuận hạt nhân với Iran, sự biến đổi khí hậu, Afghanistan và chống virus Ebola.

Quan chức này cũng nhấn mạnh, hai bên sẽ không "che đậy" các khác biệt liên quan đến Biển Đông và an ninh mạng.

 

Trước thềm đối thoại Mỹ - Trung, Danny Russel, quan chức ngoại giao hàng đầu Mỹ về châu Á, từng tuyên bố, cách tiếp cận trực tiếp là tốt nhất. "Chúng tôi không phải luôn luôn nhất trí với nhau, nhưng sự thật là, các thách thức toàn cầu đòi hỏi chúng tôi phải hợp tác".

 

Quy mô xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo của TQ ở Biển Đông đã làm dấy lên các quan ngại trong khu vực về tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh. Tháng trước, Mỹ cũng tiến hành một chuyến bay do thám quân sự công khai và hiếm có tới khu vực nhằm làm nổi rõ quy mô hoạt động của phía TQ. TQ gọi các đảo này thuộc chủ quyền lãnh thổ của họ, nhưng Mỹ quả quyết, TQ đang xây dựng ở các vùng biển tranh chấp và đe dọa tự do hàng hải ở các tuyến đường biển then chốt cho thương mại quốc tế.

Ngoài ra, mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Mỹ và TQ về an ninh mạng mới đây trầm trọng hơn sau khi phía TQ ngưng các cuộc đàm phán riêng rẽ về vấn đề này cách đây 1 năm, tiếp sau việc Mỹ cáo buộc 5 quan chức quân đội TQ tội tin tặc. Mặc dù các nhóm công tác song phương về an ninh mạng vẫn chưa nhóm họp lại kể từ đó, nhưng ông Russel và các quan chức Mỹ khác nói, vấn đề an ninh mạng sẽ được đề cập đến xuyên suốt trong các cuộc đối thoại đang diễn ra, kể cả trong lĩnh vực an ninh và kinh tế.

Các cuộc thảo luận của Mỹ và TQ cũng sẽ tập trung nhiều vào quan hệ chính trị và kinh tế giữa hai nước, trong bối cảnh ảnh hưởng kinh tế của TQ đang tăng lên khắp châu Á. Các câu hỏi về sự lãnh đạo kinh tế của Mỹ trong khu vực dấy lên khi Quốc hội Mỹ bác bỏ việc đẩy nhanh một thỏa thuận thương mại châu Á - Thái Bình Dương mang tính bước ngoặt của Tổng thống Barack Obama. Việc hướng tới một thỏa thuận đầu tư thương mại song phương giữa Mỹ - Trung cũng đang diễn ra khá chậm chạp.

Cả hai nước hiện rất quan tâm tới việc xoa dịu các căng thẳng trước chuyến công du của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tới Nhà Trắng vào tháng 12 tới. Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của ông Tập kể từ khi lên nắm quyền cách đây 2 năm.

 

Tân Hoa xã cuối tuần trước dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ nhấn mạnh, đối thoại Mỹ - Trung là cơ hội để "thúc đẩy một mô hình mới cho quan hệ cường quốc lớn".

Đông Hải(theo CNN)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung ưu tiên cao vấn đề Biển Đông

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 20/06/15 10:49

 

DoithoaiTrung_my.jpg
(Nguồn: cctv-america.com)

=======================

 

Cuộc Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung Quốc lần thứ 7 tại thủ đô Washington trong hai ngày 23 và 24/6 sẽ tập trung thảo luận các vấn đề toàn cầu và khu vực, đồng thời cũng ưu tiên giải quyết những bất đồng giữa hai nước.

 

Tốn công toi! Chủ yếu chất vấn nhau để thể hiện là chính. Chả được việc gì. Tốn tiền thuế của nhân dân.

Rồi xem.

 

 

=======================

CHỨNG NGHIỆM LỜI TIÊN TRI

 

Ngờ vực bao trùm đối thoại Mỹ-Trung

 

Hơn 400 quan chức TQ đang có mặt Washington để bắt đầu các cuộc thương thuyết về chính trị, an ninh và kinh tế với giới chức Mỹ, kéo dài trong 3 ngày. Cuộc đối thoại song phương đã mở màn tối 22/6 trong sự ngờ vực và căng thẳng bao trùm.

 

20150623130448-my-trung.jpg

 

Cuộc đối thoại chiến lược Mỹ - Trung thường niên quy tụ các quan chức ngoại giao và tài chính hàng đầu của hai nước. Nó được xem là diễn đàn quan trọng, kiểm soát mối quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Các cuộc thương thuyết song phương, hiện đang bước sang năm thứ 7, phản ánh những nỗ lực khắc sâu và củng cố mối quan hệ Mỹ - Trung. Tuy nhiên, cuộc đối thoại năm nay đang bị làm vẩn đục bởi sự ngờ vực và căng thẳng tăng cao do sự quả quyết của TQ ở Biển Đông cũng như những nghi ngờ rằng Bắc Kinh đứng đằng sau một vụ tin tặc quy mô lớn, đánh cắp hàng triệu file hồ sơ nhân sự từ các máy tính chính phủ Mỹ.

 

Hôm 22/6, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Thứ trưởng Ngoại giao TQ Trương Nghiệp Toại đã chủ trì các cuộc hội đàm về các vấn đề an ninh giữa giới chức dân sự và quân sự của hai nước. Tối 22/6, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đã tổ chức một bữa tiệc tối thân mật, tiếp đón ủy viên Quốc vụ viện TQ Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Uông Dương trước khi các cuộc thương thuyết về chính trị và kinh tế chính thức diễn ra hôm nay (23/6).

 

Một quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, các cuộc thảo luận hôm 22/6 "thắng thắn và đi vào điểm chính" và rằng, mục tiêu của các cuộc đối thoại về an ninh là "thực sự cố gắng làm rõ những vấn đề vốn nhiều khả năng nhất dẫn đến sự hoài nghi chiến lược giữa Mỹ và TQ". Cả hai bên đang nhấn mạnh đến các lĩnh vực hợp tác, chẳng hạn như vấn đề ngoại giao với CHDCND Triều Tiên và thỏa thuận hạt nhân với Iran, sự biến đổi khí hậu, Afghanistan và chống virus Ebola.

Quan chức này cũng nhấn mạnh, hai bên sẽ không "che đậy" các khác biệt liên quan đến Biển Đông và an ninh mạng.

 

Trước thềm đối thoại Mỹ - Trung, Danny Russel, quan chức ngoại giao hàng đầu Mỹ về châu Á, từng tuyên bố, cách tiếp cận trực tiếp là tốt nhất. "Chúng tôi không phải luôn luôn nhất trí với nhau, nhưng sự thật là, các thách thức toàn cầu đòi hỏi chúng tôi phải hợp tác".

 

Quy mô xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo của TQ ở Biển Đông đã làm dấy lên các quan ngại trong khu vực về tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh. Tháng trước, Mỹ cũng tiến hành một chuyến bay do thám quân sự công khai và hiếm có tới khu vực nhằm làm nổi rõ quy mô hoạt động của phía TQ. TQ gọi các đảo này thuộc chủ quyền lãnh thổ của họ, nhưng Mỹ quả quyết, TQ đang xây dựng ở các vùng biển tranh chấp và đe dọa tự do hàng hải ở các tuyến đường biển then chốt cho thương mại quốc tế.

Ngoài ra, mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Mỹ và TQ về an ninh mạng mới đây trầm trọng hơn sau khi phía TQ ngưng các cuộc đàm phán riêng rẽ về vấn đề này cách đây 1 năm, tiếp sau việc Mỹ cáo buộc 5 quan chức quân đội TQ tội tin tặc. Mặc dù các nhóm công tác song phương về an ninh mạng vẫn chưa nhóm họp lại kể từ đó, nhưng ông Russel và các quan chức Mỹ khác nói, vấn đề an ninh mạng sẽ được đề cập đến xuyên suốt trong các cuộc đối thoại đang diễn ra, kể cả trong lĩnh vực an ninh và kinh tế.

Các cuộc thảo luận của Mỹ và TQ cũng sẽ tập trung nhiều vào quan hệ chính trị và kinh tế giữa hai nước, trong bối cảnh ảnh hưởng kinh tế của TQ đang tăng lên khắp châu Á. Các câu hỏi về sự lãnh đạo kinh tế của Mỹ trong khu vực dấy lên khi Quốc hội Mỹ bác bỏ việc đẩy nhanh một thỏa thuận thương mại châu Á - Thái Bình Dương mang tính bước ngoặt của Tổng thống Barack Obama. Việc hướng tới một thỏa thuận đầu tư thương mại song phương giữa Mỹ - Trung cũng đang diễn ra khá chậm chạp.

Cả hai nước hiện rất quan tâm tới việc xoa dịu các căng thẳng trước chuyến công du của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tới Nhà Trắng vào tháng 12 tới. Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của ông Tập kể từ khi lên nắm quyền cách đây 2 năm.

 

Tân Hoa xã cuối tuần trước dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ nhấn mạnh, đối thoại Mỹ - Trung là cơ hội để "thúc đẩy một mô hình mới cho quan hệ cường quốc lớn".

Đông Hải(theo CNN)

 

 

=======================

Tân Hoa xã cuối tuần trước dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ nhấn mạnh, đối thoại Mỹ - Trung là cơ hội để "thúc đẩy một mô hình mới cho quan hệ cường quốc lớn".

 

Rất tiếc, ngài cựu Thủ Tướng Úc đã phát biểu rất xác đáng - đại ý: "Không thể có một cơ chế quyền lực để có thể thỏa mãn cho sự hợp tác hai nước Mỹ Trung, cùng chỉ phối thế giới, trong một thế giới hội nhập". Ngài cựu Thủ Tướng Úc đã phát biểu đúng với nền tảng tri thức của nền văn minh nhân loại hiện này. Chỉ có một lý thuyết thống nhất vũ trụ - một tập hợp tri thức lớn hơn mới có thể thỏa mãn điều này. Thật không may, chưa ai biết đến điều đó, vì nó chỉ giới hạn trong ngộn ngữ Việt và trong một phạm vi hạn chế liên quan đến trang web này.

Ngay bây giờ, nếu Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được công nhận, sau khi tôi gõ hàng chữ này thì cũng đã muộn rồi. Vì nó cần thời gian để lan tỏa. Phải chi từ năm ngoái thì mọi chuyện đã khác đi.

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Nga đã dần nhận ra “bộ mặt thật” của “bạn tốt” Trung Quốc?
 

(Quốc tế) - Ngày càng có nhiều tiếng nói từ Nga chỉ trích Trung Quốc “về hùa” với phương Tây để trừng phạt Moscow.

 

Trang Đa Chiều hôm 22/6 cho hay, phó Tổng giám đốc Ngân hàng mậu dịch đối ngoại Nga (Vneshtorgbank) Yuri Soloviev tiết lộ, các ngân hàng Trung Quốc ngày càng lạnh nhạt với Nga, thậm chí không muốn hợp tác với các đơn vị cùng ngành của Nga.

Theo quan chức trên, nguyên nhân của điều này là Trung Quốc không muốn làm mếch lòng phương Tây.

“Các ngân hàng Trung Quốc lo ngại gặp rắc rối nếu làm ăn với các đơn vị tài chính của Nga, bởi bọn họ còn có nhiều mối kinh doanh với Âu-Mỹ.” – Ông Soloviev cho biết.

“Đối với Trung Quốc mà nói, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản hay Hàn Quốc có giá trị hơn Nga. Người Trung Quốc rất thực tế, họ sẽ không vì Nga mà thực hiện các vụ làm ăn lỗ vốn.”

Kể từ khi Nga bị phương Tây trừng phạt, các tổ chức tài chính của nước này đã bị hạn chế đáng kể khi muốn vay hoặc góp vốn bằng Nhân dân tệ.

Trong khi đó, các ngân hàng Trung Quốc từ chối cung cấp các dịch vụ hỗ trợ mậu dịch song phương khiến hoạt động giao thương trong ngành tài chính Nga-Trung suy giảm nghiêm trọng.

Trung Quốc nhiều lần chỉ trích Nga không duy trì ổn định tỷ giá đồng Rúp và kiên quyết chỉ sử dụng NDT trong các giao dịch ngoại hối.

“Hiện trạng này gây trở ngại đến quá trình phát triển mậu dịch Nga-Trung. Tuy nhiên, các ngân hàng Nga vẫn rất xem trọng việc triển khai nghiệp vụ ở Trung Quốc và châu Á.” – Yuri Soloviev cho hay.

nga-da-dan-nhan-ra-bo-mat-that-cua-ban-t

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ (phải) tại Diễn đàn kinh tế St. Petesburg. Ảnh: AFP.

Giáo sư kinh tế người Nga Igor Nikolaev cho rằng, quy mô mậu dịch giữa Trung-Mỹ, Trung-EU vượt xa so với quy mô Nga-Trung, dẫn đến các tổ chức tài chính Trung Quốc buộc phải xét đến thái độ của phương Tây khi “đi lại” với Nga.

“Mỹ quan trọng với Trung Quốc hơn (Nga), có nghĩa Trung Quốc phải xem xét việc Mỹ và phương Tây đang trừng phạt Nga. Điều này phản ánh ngay trong các mối quan hệ tài chính song phương.” – ông Nikolaev cho biết.

Trung Quốc “đổi chiều”, gia nhập phe trừng phạt Nga?

Việc Nga “hướng Đông” và xích lại gần Trung Quốc hơn để tìm kiếm giải pháp đối phó sự trừng phạt của phương Tây đã được truyền thông ghi nhận trong suốt 1 năm qua.

Tuy nhiên, đến hiện tại, các tổ chức, doanh nghiệp Nga cũng phải “vật vã” để tiếp cận nguồn vốn của Trung Quốc.

Đa Chiều bình luận, điều này chẳng khác nào Trung Quốc “về hùa” với hành động trừng phạt của phương Tây, khiến Nga thất vọng.

Giới quan sát đánh giá, mặc dù trên bình diện ngoại giao, Nga-Trung vẫn cho thấy một “tình hữu nghị” bền chặt và tổ chức nhiều hoạt động tập trận chung để gây tiếng vang.

Song, trên thực tế Nga không được hưởng nhiều lợi ích từ mối quan hệ này như những gì Trung Quốc có được. Bắc Kinh không hề đem lại cho Moscow một sự giúp đỡ thực chất nào, ngoài việc giành các hợp đồng cung ứng béo bở cho Nga.

Nhà phân tích kinh tế Nga Vladislav Zhukovsky nhận xét, dù phải “dè chừng” trước những rủi ro chính trị khi làm ăn với Nga, nhưng giới tài chính Trung Quốc chắc chắn cũng không bỏ lỡ “con mồi” này.

“Kinh tế Trung Quốc vẫn ổn nếu không có Nga, nhưng nước Nga hiện tại sẽ gặp khó khăn hơn nhiều nếu Trung Quốc không hỗ trợ.

Vì vậy, Trung Quốc sẽ lợi dụng cục diện để giành lấy các thỏa thuận hợp tác về kỹ thuật quân sự hay mua bán vũ khí.

Bắc Kinh có thể ‘trục lợi’ trên nhiều lĩnh vực từ việc thắt chặt quan hệ với Nga. Nói cách khác, Nga là cơ hội kiếm tiền tuyệt vời của Trung Quốc.” – ông Zhukovsky bình luận.

nga-da-dan-nhan-ra-bo-mat-that-cua-ban-t

Nhiều học giả Nga đánh giá “Trung Quốc vẫn thấy Mỹ có giá trị hơn Nga”.

Liệu Nga có thành “đối tác hạng 2″ của Trung Quốc?

Vladislav Zhukovsky nhận định, thái độ của ngành tài chính Trung Quốc không ảnh hưởng quá tiêu cực tới quan hệ Nga-Trung, song lợi ích quốc gia của Nga dường như không quá ý nghĩa đối với Bắc Kinh.

“Cảm giác mất cân bằng và bất ổn này ngày càng trở nên mạnh mẽ” – Zhukovsky nói.

Hiện trạng mà nhà phân tích Zhukovsky thể hiện mối quan ngại của không ít người Nga, rằng các doanh nghiệp nước này sẽ ở vào “thế yếu” khi làm ăn với các đối tác Trung Quốc, thậm chí dẫn đến việc Nga chỉ được Trung Quốc xem là “đối tác hạng 2″.

Điều tra của Ernst & Young đối với giới công thương Trung Quốc cho thấy, trong vấn đề mậu dịch với Nga, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng gặp phải khó khăn về nhiều mặt như môi trường đầu tư, hệ thống pháp luật…

Tuy nhiên, tại Diễn đàn kinh tế St. Petesburg mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá quan hệ kinh tế Nga-Trung vẫn phát triển nhanh chóng.

Tại hội nghị Ủy ban hợp tác đầu tư giữa 2 chính phủ Nga-Trung trong khuôn khổ Diễn đàn, 29 dự án với tổng kim ngạch hơn 20 tỷ USD đã được thông qua.

Giới “tinh hoa” Nga kêu gọi tránh xa Trung Quốc

nga-da-dan-nhan-ra-bo-mat-that-cua-ban-t

Tỷ phú người Nga Oleg Deripaska. Ảnh: Bloomberg

Cũng tại Diễn đàn kinh tế St. Petersburg, tỷ phú nổi tiếng người Nga Oleg Deripaska đã kêu gọi nước này “nhanh chóng tìm cách cải thiện quan hệ với phương Tây” và cho rằng chỉ có như vậy nền kinh tế Nga mới trở lại thịnh vượng.

“Nga nên tích cực hợp tác với Mỹ và châu Âu, chứ không phải Trung Quốc” – ông Deripaska nói.

Giới quan sát nhận định, những tuyên bố của ông Yuri Soloviev tại St. Petersburg trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) và Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS diễn ra vào tháng sau, nhằm phát tín hiệu “bất mãn” đến Bắc kinh.

Hãng tin Bloomberg (Mỹ) hồi tháng 5 đã dẫn lời chuyên gia các vấn đề về Nga Bobo Lo nhận xét, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông qua các quốc gia Liên Xô cũ để triển khai chiến lược mở rộng lợi ích Trung Quốc mang tên “một vành đai, một con đường”.

Theo ông Lo, chiến lược của Bắc Kinh rất có khả năng “va chạm” với lợi ích của Nga và kế hoạch Liên minh kinh tế Á-Âu của Tổng thống Putin. Điều này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ Nga-Trung.

“Chiến lược của ông Tập và ông Putin chưa phát sinh mâu thuẫn trực diện bởi đây đều là các tư tưởng mới được ra đời. Nhưng theo thời gian, xung đột lợi ích sẽ nảy sinh.” – Bobo Lo chỉ ra.

(Theo Tri Thức)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải đảm bảo tự do lưu thông trên Biển Đông

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 23/06/15 22:01

 

2362015joe_biden.jpg
Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải đảm bảo sự lưu thông tự do trên Biển Đông. (Nguồn: treasury)
 

Ngày 23/6, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đánh giá Mỹ và Trung Quốc cần phải "trung thực và thẳng thắn" trong quan hệ song phương trong tương lai đồng thời Bắc Kinh phải đảm bảo sự tự do lưu thông trên các tuyến đường biển quốc tế.

Phát biểu tại thủ đô Washington trong lễ tiếp đón phái đoàn quan chức cấp cao Trung Quốc tới tham gia Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung (S&ED) lần thứ bảy, Phó Tổng thống Mỹ khẳng định Bắc Kinh cần đảm bảo sự hiện diện có trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu. Hai bên cũng cần tìm những hướng đi mới để đảm bảo mối quan hệ hợp tác đi đôi với cạnh tranh. Ông hoan nghênh sự hợp tác của Trung Quốc trong nhiều vấn đề nóng quốc tế từ đàm phán hạt nhân tới biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh tranh chấp tại Biển Đông và Biển Hoa Đông vẫn đang diễn biến phức tạp, Phó Tổng thống Mỹ cũng cảnh báo Trung Quốc rằng mọi tuyến đường biển quốc tế phải được "để ngỏ và bảo vệ" nhằm đảm bảo các tuyến giao thương trọng yếu. Ông Biden nhấn mạnh "các quốc gia bỏ qua con đường ngoại giao, lựa chọn áp bức và đe dọa để giải quyết tranh chấp, hoặc "mắt nhắm mắt mở" đối với hành động gây hấn của các nước khác sẽ chỉ mang lại bất ổn định."

Trong khi đó, phát biểu cùng ngày tại Lễ khai mạc S&ED, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama "quan ngại sâu sắc" về các vụ tấn công mạng do chính phủ các nước "đỡ đầu" nhằm đánh cắp bí mật thương mại của các công ty và doanh nghiệp. Ông nhận định Mỹ và Trung Quốc chia sẻ lợi ích chung trong đảm bảo an ninh mạng và Washington dự kiến đưa nội dung này ra bàn thảo với Bắc Kinh trong tuần này.

Vòng đối thoại Mỹ-Trung năm 2015 bắt đầu ngày 22/6 tại Washington bao gồm ba phần: Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung (S&ED) lần thứ bảy; Tham vấn về giao lưu nhân dân-nhân dân (CPE) lần thứ sáu và Đối thoại an ninh chiến lược (SDD) lần thứ năm.

Chủ trì vòng đối thoại lần này về phía Mỹ có Phó Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew. Trong khi đó, dẫn đầu đoàn Trung Quốc là Phó Thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì./.

======================

Điếu mựa! Mới đọc cái tựa bài báo và chú thích hình ảnh, lão Gàn giật mình như chạm điện. Điếu mựa! Xem hết cả bài báo mới thở phào. Thì ra Phó Tổng Thống Hoa Kỳ không đến nỗi ngu như vậy. Điếu mựa! nếu lão Gàn là cơ quản chủ quản thì yêu cầu bài báo phải đổi ngay cái tựa này thành: "Hoa Kỳ kiên quyết bảo vệ tự do hàng hải quốc tế".

Ngày 23/6, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đánh giá Mỹ và Trung Quốc cần phải "trung thực và thẳng thắn" trong quan hệ song phương trong tương lai đồng thời Bắc Kinh phải đảm bảo sự tự do lưu thông trên các tuyến đường biển quốc tế.

 

Điếu mựa! Bảo đảm tự do hàng hải quốc tế  - nói chung - vì trách nhiệm nước lớn. Chứ làm điếu gì có chuyện Hoa Kỳ giao trách nhiệm cho nước Tàu "đảm bảo sự lưu thông tự do trên Biển Đông"?! Bởi vậy! Không dùng từ thể hiện cảm xúc sao được. Điếu mựa!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ 'phủ đầu' Trung Quốc về Biển Đông

Mở màn đối thoại kinh tế và chiến lược thường niên hôm qua, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo TQ các hải lộ thế giới - chiếm 80% thương mại toàn cầu - phải luôn đảm bảo tự do thương mại.

"Các quốc gia có trách nhiệm tuân thủ luật pháp quốc tế và làm việc cùng nhau để đảm bảo cho các vùng biển quốc tế luôn tự do cho thương mại không bị cản trở”, ông Biden thẳng thắn nói.

20150624080820-anh0.jpg

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden và Phó thủ tướng TQ Lưu Diên Đông tại hội đàm. Ảnh: AP

 

Hai đối tác thương mại lớn vẫn bất đồng với nhau về việc TQ yêu sách chủ quyền bao trùm hầu hết Biển Đông và Washington đã nhiều lần thúc giục Bắc Kinh ngừng làm các đảo nhân tạo, giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình.

Trong khi đó, tháng trước, TQ tuyên bố sẽ đẩy mạnh sức mạnh quân sự vượt ra ngoài biên giới trên biển và quả quyết hơn ở trên không.

"Các nước loại bỏ biện pháp ngoại giao, sử dụng cách áp chế và đe dọa để giải quyết tranh chấp hoặc làm ngơ trước sự gây hấn của nước khác sẽ chỉ tạo ra sự bất ổn”, Phó tổng thống  Mỹ nói.

 

Tuân thủ chuẩn mực

Trước bình luận thẳng thắn, phó Thủ tướng TQ Uông Dương nhất trí rằng, Bắc Kinh và Washington không đồng thuận về mọi thứ, thừa nhận “ở một số lĩnh vực” vẫn bất đồng nhưng cũng nhấn mạnh “không ai đủ khả năng không hợp tác hay chỉ đối đầu”.

Đón đoàn đại biểu gồm 400 quan chức TQ dẫn đầu là ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì tới Mỹ tham gia cuộc đối thoại thường niên lần thứ 7, ông Biden nhấn mạnh, Bắc Kinh cần đưa lên bàn đàm phán tất cả các vấn đề quan trọng toàn cầu để góp phần thiết lập một “hệ thống dựa trên luật lệ” mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

"Sẽ có cạnh tranh khốc liệt, chúng ta sẽ có những bất đồng lớn. Đó là bản chất của quan hệ quốc tế”, ông Biden nói. “Có những vấn đề quan trọng mà chúng ta không đồng thuận nhưng không có nghĩa chúng ta sẽ dừng lại”.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay sẽ có cuộc gặp với đoàn TQ.

Với một vấn đề tâm điểm khác của đối thoại lần này là an ninh mạng, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew nhấn mạnh, cả hai nước cần “tuân thủ các chuẩn mực hành xử trong không gian mạng”.

Ông Lew nói rõ với phái đoàn TQ: "Chúng tôi lo ngại sâu sắc những hacker TQ được bảo trợ ăn cắp các thông tin kinh doanh và công nghệ của những công ty Mỹ. Một không gian mạng cởi mở hơn, đảm bảo và tương thích, đáng tin cậy là rất quan trọng với tự do và công bằng thương mại”.

Cũng trong hội đàm, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry còn đề cập tới vấn đề giảm lượng khí thải trước thềm một hội nghị LHQ tại Paris vào tháng 12 tới.

 

Thái An(theo CNA)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao ông Obama phá lệ không tiếp Phạm Trường Long?

Hồng Thủy

 

(GDVN) - Đây là lần đầu tiên trong 2 thập kỷ qua một Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc thăm Mỹ mà không được Tổng thống nước chủ nhà tiếp kiến.

 

pham_truong_long.jpg

Ông Phạm Trường Long thăm Mỹ. Ảnh: SCMP.

 

South China Morning Post ngày 24/6 bình luận, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phá vỡ tiền lệ lâu đời khi từ chối tiếp Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc khi ông Long sang thăm chính thức Hoa Kỳ và hội đàm với người đứng đầu Lầu Năm Góc.

Phạm Trường Long là nhân vật quyền lực số 2 đối với các lực lượng vũ trang Trung Quốc chỉ sau Tập Cận Bình, được ông chủ Trung Nam Hải phái đi Mỹ đàm phán về căng thẳng song phương trên Biển Đông. Chuyến đi của ông Long diễn ra chỉ 1 ngày sau khi Bắc Kinh thử nghiệm tên lửa siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân với phiên hiệu Wu-14.

Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, cuộc thử nghiệm này là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm nhấn mạnh khả năng răn đe hạt nhân để trợ uy cho Phạm Trường Long đi Mỹ, phản ứng trước sự can thiệp liên tục của Washington (với các hành vi leo thang gây hấn của Trung Quốc) trên Biển Đông.

Nhà Trắng không công bố rõ ràng nguyên nhân tại sao ông Obama từ chối tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc. Nhưng một nguồn tin thân cận với Nhà Trắng cho biết, Lầu Năm Góc đã đề xuất ông Obama tiếp Phạm Trường Long nhưng Nhà Trắng bác bỏ phương án này.

Đây là lần đầu tiên trong 2 thập kỷ qua một Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc thăm Mỹ mà không được Tổng thống nước chủ nhà tiếp kiến. Những người tiền nhiệm của ông Long như Quách Bá Hùng, Trương Vạn Niên, Tào Cương Xuyên, Trì Hạo Điền khi thăm Mỹ đều được gặp ông chủ Nhà Trắng.

Hạ Khánh Quốc, một giáo sư quan hệ quốc tế đại học Bắc Kinh cho rằng, hoạt động bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông (khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) đã gây ra phản ứng khá mạnh ở Mỹ. Người Mỹ đại đa số cho rằng quân đội Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hành động (leo thang, phạm pháp) này.

"Nếu ông Obama tiếp ông Phạm Trường Long có thể gây ra sự hiểu lầm rằng Mỹ mặc nhiên thừa nhận hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (phi pháp) của Trung Quốc", Hạ Khánh Quốc bình luận.

Hồng Thủy

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Tại sao ông Obama phá lệ không tiếp Phạm Trường Long?

Hồng Thủy

 

(GDVN) - Đây là lần đầu tiên trong 2 thập kỷ qua một Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc thăm Mỹ mà không được Tổng thống nước chủ nhà tiếp kiến.

 

pham_truong_long.jpg

Ông Phạm Trường Long thăm Mỹ. Ảnh: SCMP.

 

South China Morning Post ngày 24/6 bình luận, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phá vỡ tiền lệ lâu đời khi từ chối tiếp Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc khi ông Long sang thăm chính thức Hoa Kỳ và hội đàm với người đứng đầu Lầu Năm Góc.

Phạm Trường Long là nhân vật quyền lực số 2 đối với các lực lượng vũ trang Trung Quốc chỉ sau Tập Cận Bình, được ông chủ Trung Nam Hải phái đi Mỹ đàm phán về căng thẳng song phương trên Biển Đông. Chuyến đi của ông Long diễn ra chỉ 1 ngày sau khi Bắc Kinh thử nghiệm tên lửa siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân với phiên hiệu Wu-14.

Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, cuộc thử nghiệm này là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm nhấn mạnh khả năng răn đe hạt nhân để trợ uy cho Phạm Trường Long đi Mỹ, phản ứng trước sự can thiệp liên tục của Washington (với các hành vi leo thang gây hấn của Trung Quốc) trên Biển Đông.

Nhà Trắng không công bố rõ ràng nguyên nhân tại sao ông Obama từ chối tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc. Nhưng một nguồn tin thân cận với Nhà Trắng cho biết, Lầu Năm Góc đã đề xuất ông Obama tiếp Phạm Trường Long nhưng Nhà Trắng bác bỏ phương án này.

Đây là lần đầu tiên trong 2 thập kỷ qua một Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc thăm Mỹ mà không được Tổng thống nước chủ nhà tiếp kiến. Những người tiền nhiệm của ông Long như Quách Bá Hùng, Trương Vạn Niên, Tào Cương Xuyên, Trì Hạo Điền khi thăm Mỹ đều được gặp ông chủ Nhà Trắng.

Hạ Khánh Quốc, một giáo sư quan hệ quốc tế đại học Bắc Kinh cho rằng, hoạt động bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông (khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) đã gây ra phản ứng khá mạnh ở Mỹ. Người Mỹ đại đa số cho rằng quân đội Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hành động (leo thang, phạm pháp) này.

"Nếu ông Obama tiếp ông Phạm Trường Long có thể gây ra sự hiểu lầm rằng Mỹ mặc nhiên thừa nhận hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (phi pháp) của Trung Quốc", Hạ Khánh Quốc bình luận.

Hồng Thủy

 

Đã bảo rồi, cuộc họp này làm tốn kém tiền thuế của nhân dân mà. Chẳng được cái tích sự gì. Còn cái gọi là cam kết hợp tác, tránh đụng độ thì đấy là khẩu hiệu thui.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một thế lực mới sắp làm "thay đổi cán cân" trên Biển Đông

Đức Huy | 24/06/2015 14:45

embed-btn.png
 
 

dsadc-1435118209231-46-0-698-1278-crop-1

Chia sẻ:

Trong một bài phân tích đăng trên The Diplomat, tiến sĩ Van Jackson đưa ra những lý do tại sao công cuộc ổn định Biển Đông cần sự hiện diện của quốc gia này.

Trong lịch sử, Hàn Quốc đã nhiều lần lâm vào tình cảnh phải đóng vai nạn nhân theo kiểu "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết", khi nước này bất đắc dĩ phải đứng giữa những màn đấu đá tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc.

Đó là lý do tại sao kể cả khi tiềm lực kinh tế ngày nay đã đưa Hàn Quốc lên tầm cường quốc bậc trung, Seoul vẫn hạn chế tối đa bất kì động thái nào có thể gây phật ý các đối tác ngoại giao, đặc biệt là trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.

Từ chần chừ tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc sáng lập cho đến ngần ngại triển khai tổ hợp tên lửa THAAD do Mỹ khởi xướng, Hàn Quốc từ trước đến nay vẫn hành sự hết sức cẩn trọng khi phải đứng giữa hai "làn đạn" Mỹ-Trung.

Nhưng với những gì đang diễn ra trên Biển Đông, đồng minh Mỹ đang ra sức kêu gọi Hàn Quốc thay đổi cách tiếp cận và cùng tham gia đóng góp tiếng nói vào "điểm nóng" của khu vực hiện nay. Và theo ông Jackson, không thiếu những lý do chính đáng để Seoul làm như vậy.

Trách nhiệm và cơ hội của Hàn Quốc

"Với tư cách một cường quốc bậc trung, Hàn Quốc cần coi việc gìn giữ ổn định khu vực là trách nhiệm và cơ hội của mình.

Điều đó đồng nghĩa với việc Seoul cần khẳng định lập trường phản đối những động thái mang tính ép buộc, cưỡng chế đối với các tranh chấp trong khu vực, đặc biệt là trên Biển Đông" - ông Jackson nhận xét.

Chuyên gia này cũng khẳng định, với tình hình địa chính trị hiện nay tại châu Á - Thái Bình Dương, Hàn Quốc không thể tiếp tục áp dụng chính sách đối ngoại theo kiểu "người dưng" được nữa.

mot-the-luc-moi-sap-lam-thay-doi-can-can
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ tại châu Á - TBD
Daniel Russel
Mỹ kêu gọi Hàn Quốc hãy xứng với tầm vóc một cường quốc bậc trung của mình bằng cách bày tỏ quan điểm rõ ràng về vấn đề Biển Đông.

Theo ông Jackson, với tư cách là một quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương nhưng không có lợi ích về chủ quyền trên Biển Đông, tiếng nói của Hàn Quốc trong các vấn đề tại đây sẽ có "sức nặng" đáng kể.

Ngoài ra, trong số những thế lực tại châu Á, chỉ có Hàn Quốc được đánh giá là có khả năng và lý do để "bênh" Trung Quốc. Nhưng cũng chính vì thế mà tiếng nói của Seoul sẽ trở nên khách quan và được cộng đồng khu vực cũng như quốc tế coi trọng hơn.

Trong giới ngoại giao, "im lặng là đồng ý", nên nếu Hàn Quốc tiếp tục từ chối lên tiếng, các nước sẽ ngầm hiểu rằng Seoul không phản đối những hành vi bành trướng phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Nhưng Hàn Quốc rõ ràng không có ý muốn "bênh" Trung Quốc, vì điều này không những sẽ làm phật ý đồng minh Mỹ, mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh và trách nhiệm của một cường quốc bậc trung như Hàn Quốc.

mot-the-luc-moi-sap-lam-thay-doi-can-can
Tiếng nói của Hàn Quốc về Biển Đông sẽ được cộng đồng quốc tế coi trọng. Ảnh: AP

Ngoài ra, việc lên tiếng phản đối Trung Quốc cũng là cách để Hàn Quốc tránh không cho lịch sử lặp lại.

Từ trước đến nay, Hàn Quốc đã không biết bao nhiêu lần phải chịu thiệt từ hệ quả của một trật tự khu vực được thiết lập theo kiểu "kẻ mạnh có quyền", khi hành vi xâm lược được chấp nhận như một biện pháp giải quyết tranh chấp.

Do đó, nếu như Hàn Quốc của ngày hôm nay không công khai lên án những hành vi bành trướng phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông mà cứ để triết lý "kẻ mạnh có quyền" của Bắc Kinh tiếp diễn, Hàn Quốc sẽ nhận lại bài học mà đáng ra lịch sử đã dạy họ phải rút ra từ lâu.

Ngoài ra, theo ông Jackson, việc sát cánh cùng các nước trong khu vực để phản đối Trung Quốc thậm chí sẽ còn giúp ích cho Hàn Quốc trong tranh chấp giữa hai miền Triều Tiên.

Trong trường hợp xảy ra giao tranh với chính phủ Kim Jong Un, Seoul sẽ rất cần đến sự giúp đỡ của các nước trong khu vực.

Nhưng nếu giờ đây Hàn Quốc từ chối không sát cánh cùng những Australia, Philippines, hay Singapore trong việc lên án Trung Quốc và gìn giữ ổn định khu vực, thì trong tương lai các nước này có lý do gì để "mặn mà" với việc hỗ trợ Hàn Quốc?

Một số cho rằng nếu giao tranh với Triều Tiên xảy ra, Hàn Quốc có thể "cầu cứu" Trung Quốc. Nhưng theo ông Jackson, trông chờ vào sự trợ giúp của Bắc Kinh vào thời điểm đó là một suy nghĩ "hết sức ngây thơ".

"Trung Quốc từ trước đến nay vẫn chỉ hành động phục vụ lợi ích quốc gia của riêng mình, và việc Hàn Quốc đơn thuần không phản đối Trung Quốc trên Biển Đông là không đủ để Trung Quốc thay đổi lập trường của họ" - ông nhận xét.

Tóm lại, cũng như phần còn lại của châu Á - Thái Bình Dương, Hàn Quốc sẽ được hưởng lợi từ một trật tự khu vực dựa trên chia sẻ lợi ích và quy tắc chung, thay vì triết lý lỗi thời "kẻ mạnh có quyền" mà Trung Quốc vẫn ngang nhiên áp đặt.

3 cách Hàn Quốc có thể đóng góp

Theo tiến sĩ Jackson, ngân sách quốc phòng tập trung đa phần vào việc đảm bảo an ninh trước mối đe dọa từ Triều Tiên của Hàn Quốc sẽ khiến nước này không giúp ích được nhiều về mặt quân sự trên Biển Đông.

Tuy nhiên, đảm bảo an ninh khu vực không nhất thiết lúc nào cũng phải "động binh". Và Hàn Quốc vẫn có thể đóng góp rất nhiều cho công cuộc chế ngự Trung Quốc mà không bị cuốn vào vòng xoáy xung đột giao tranh trên biển.

Thứ nhất, Hàn Quốc có thể tham gia hoặc tổ chức các cuộc tập trận giúp cải thiện khả năng phòng thủ bờ biển của quân đội các nước ASEAN, một điểm yếu cố hữu của các quốc gia Đông Nam Á.

Thứ hai, tham gia liên minh cùng các quốc gia như Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, và Mỹ để điều hành các hoạt động mua bán và cho thuê các trang thiết bị quân sự giúp cải thiện khả năng phòng bị trên biển như radar hay hệ thống thông tin trinh sát ISR.

Từ trước đến nay, Hàn Quốc và các quốc gia nói trên vẫn coi Đông Nam Á là một thị trường xuất khẩu trang thiết bị quốc phòng, nhưng sẽ tốt hơn nếu họ cùng hợp tác với chung một mục đích thay vì "giẫm chân" nhau.

Thứ ba, Hàn Quốc có thể cùng lên tiếng trong các tuyên bố đa phương với nội dung lên án sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Hiện nay, tuy có tham gia vào các cuộc họp đa phương cấp cao của ASEAN, nhưng Hàn Quốc vẫn "im hơi lặng tiếng" trong khi các nước như Mỹ hay Australia bày tỏ quan ngại về các hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông. 

Điều này cần sớm thay đổi nếu như Hàn Quốc muốn khẳng định lập trường của mình tại Biển Đông.

Kết luận

Tổng kết lại, không gì có thể phủ nhận Biển Đông đang là tâm điểm của địa chính trị châu Á - Thái Bình Dương, và nguy cơ tình hình khu vực diễn tiến theo hướng bất lợi cho Hàn Quốc là hoàn toàn có thể xảy ra nếu Seoul tiếp tục đóng vai "người dưng".

Lợi ích quốc gia của Hàn Quốc đòi hỏi chính phủ Seoul phải khẳng định lập trường rõ ràng. Hơn nữa, như đã phân tích ở trên, Hàn Quốc có thể đóng góp rất nhiều vào việc gìn giữ trật tự và ổn định tại khu vực mà không phải dùng tới quân đội hay đặt mình vào thế khó.

Do vậy, không có lý do gì để Hàn Quốc không sớm "ghi tên" mình vào danh sách các quốc gia tham gia bảo vệ sự ổn định trên Biển Đông.

theo Đại Lộ

Share this post


Link to post
Share on other sites

40 năm sau:

Lich sử đang lặp lại

Nguyễn Quang Dy

 

“Có lẽ chúng ta đã tạo ra một quái vật Frankenstein”

(Richard Nixon nói với William Safire (bình luận gia của New York Times) năm 1994, trước khi chết).

 

40 năm sau Chiến tranh Viêt Nam, cuối cùng người Mỹ và Việt Nam đang làm những gì mà họ đáng lẽ phải làm từ năm 1978 khi nước Việt Nam thống nhất rất cần hòa giải và hợp tác với Mỹ (là kẻ thù cũ) để tái thiết và đối phó với hiểm họa mới từ Trung Cộng (là anh em bạn thù); hoặc từ năm 1945 khi nước Việt Nam mới do Ho Chi Minh đứng đầu đang cố giành sự ủng hộ của Mỹ để hóa giải sự thù nghịch của nước Pháp thực dân và Trung hoa Dân quốc; hoặc từ năm 1875 khi vua Tự Đức cử ông Bùi Viện sang Mỹ tìm kiếm sự ủng hộ để chống lại ý đồ nước Pháp thực dân muốn biến Annam thành thuộc địa. Nhưng hai nước đã để tuột mất những cơ hội lịch sử, bây giờ phải “trở về tương lai”, sau khi bị bầm dập bởi cuộc chiến tranh sai lầm đẫm máu, và lãng phí quá nhiều thời gian, sức lực và mạng sống vào những trò chơi hậu chiến điên khùng, bao gồm cái gọi là “Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba” không kém khôc liệt giữa “anh em bạn thù” và những đồng minh mới của họ.   

Đấy là phác thảo nhanh bức chân dung đầy bi kịch của quan hệ Việt-Mỹ. Thật trớ trêu là tương lai quan hệ Việt-Mỹ lại gắn liền với tương lai của Biển Đông, mà tương lai của Biển Đông nay lại gắn liền với quan hệ Trung-Việt, cũng như quan hệ Trung-Mỹ. Để làm rõ những khía cạnh đầy uẩn khúc của những mối quan hệ này, hãy bình tâm xem lại một số bối cảnh lịch sử có liên quan và một số biến chuyển gần đây, như những dấu hiệu mới.      

 

Ngăn chặn Trung Quốc: Trở về tương lai?

Ai quan tâm đến lịch sử chắc vẫn nhớ 60 năm về trước (sau chiến tranh Triều Tiên và Điện Biên Phủ), Mỹ đã triển khai chiến lược Ngăn chặn Trung Cộng bằng cách sử dụng SEATO (South East Asia Treaty Organization) làm cơ chế an ninh tập thể ở Đông nam Á. Chẳng có gì sai khi Mỹ ngăn chặn Trung Quốc lúc đó cũng như bây giờ khi họ hung hăng trỗi dậy và bành trướng ở khu vực, bằng cách “xoay trục sang Châu Á” để tái cân bằng lực lượng, và sử dụng TPP (Tran-Pacific Partnership) làm khuân khổ hợp tác mới ở khu vực. Nhưng mục đích kinh tế của TPP có lẽ không quan trọng bằng mục đích chiến lược.

Nói cách khác, đây là trò “rượu cũ bình mới”. “Rượu cũ” là mối đe dọa tiềm ẩn của chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán (không hề thay đổi). “Bình mới” là Trung Quốc nay áp đặt “Đường Lưỡi bò” và dùng dàn khoan để lấn chiếm Biển Đông, và ráo riết xây dựng các đảo nhân tạo và công trình quân sự tại các đảo san hô mà họ chiếm ở Hoàng Sa và Trường Sa, hòng kiểm soát Biển Đông (như “lợi ích cốt lõi”). “Rượu cũ” là Mỹ “Ngăn chặn” Trung Cộng, và “bình mới” là trò chơi TPP (thay cho “SEATO”). Quan hệ Trung-Việt đầy phức tạp vừa là đối tác chiến lược (cùng ý thức hệ), vừa là đối thủ chiến lược (do tranh chấp chủ quyền). Đó là mối quan hệ bất bình thường (vừa yêu vừa ghét) như “anh em thù địch”. Nhưng lúc này thật là dại dột và bất khả thi, nếu Việt Nam cố duy trì nguyên trạng mối quan hệ bất bình thường đó bằng cách đong đưa và đi trên dây để căn bằng quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ.   

Cách đây 60 năm, Mỹ đã ngăn chặn một Trung Quốc nghèo nàn (như con “hổ giấy”), tuy ngoài mặt thách thức Mỹ nhưng trong bụng rất muốn bắt tay. Còn bây giờ, Mỹ đang ngăn chặn một Trung Quốc giàu có như một “quái vật kinh tế và quân sự”, vừa muốn giữ nguyên trạng (bên trong), lại vừa muốn thay đổi nguyên trạng (bên ngoài), thách thức vai trò cầm đầu của Mỹ. Trước đây, Mỹ ngăn chặn Trung Quốc bằng cách đánh Việt Nam (tưởng là kẻ thù ý thức hệ). Còn bây giờ Mỹ ngăn chặn Trung Quốc đang hung hăng trỗi dậy bằng hợp tác với Việt Nam (như đối tác chiến lược mới).

Đây là một sự chuyển đổi đầy kịch tính, để sửa chữa một sai lầm lớn mà cả hai nước đã mắc phải. Chiến lược Ngăn chặn và chiến tranh Việt Nam là hai chuyện khác nhau, không nên nhầm lẫn. Đáng lẽ Mỹ không nên can thiệp vào Việt Nam bằng “một cuôc chiến tranh sai lầm, tại một địa điểm sai, vào một thời điểm sai, với một kẻ thù sai” (Omar Bradley, 1951). Nhưng phải 20 năm sau cuộc chiến, ông Robert McNamara mới công khai thừa nhận sai lầm này (trong cuốn sách xuất bản năm 1995). Thực ra, ngay từ năm 1965, ông George Ball (trợ lý ngoại trưởng) đã nhìn thấy trước một cuộc chiến sai lầm, đã cảnh báo và khuyên can tổng thống John Kennedy đừng quyết định đưa quân sang Việt Nam để can thiệp trực tiếp.

Nhưng đáng tiếc là không ai muốn nghe George Ball, mà người ta còn cười nhạo ông ấy. Theo tôi, George Ball giỏi không kém gì George Kennan. Họ là những người Mỹ thông minh, dũng cảm, có tầm nhìn xa. Nếu Chính quyền biết lắng nghe họ, thì nước Mỹ đã tránh được bao tổn thất về xương máu và nguồn lực tại Việt Nam (và Iraq sau này). Việt Nam và Iraq là những bài học đẫm máu, còn tiếp tục ám ảnh người Mỹ. Thomas Vallely (cựu chiến binh, giám đốc chương trình Việt Nam tại Harvard) đã nói rất đúng (trong tư liệu TV, 1985), “chúng ta không nên làm cái việc sai lầm là đưa thanh niên đến chỗ chết, chỉ vì lòng tự hào của mấy ông già”.   

Khi ông Archimedes Patti (cựu sĩ quan OSS) ký tặng tôi cuốn sách “Why Vietnam” (Bangkok, 1990), tôi có hỏi ông ấy, “lúc đó họ có đọc sách của ông không”. Ông Patti nói với ánh mắt buồn rầu, “chẳng ai đọc nó cả, chẳng ai nghe tao cả”. Trong một lần báo chí phỏng vấn (năm 1981), ông Patti đã nói rất rõ, “Theo tôi, chiến tranh Viêt Nam là một sự lãng phí khồng lồ. Trước hết, nó không cần phải xảy ra. Hoàn toàn không. Không đáng tí nào cả. Trong suốt những năm chiến tranh Việt Nam, không ai đến gặp tôi để tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra năm 1945 hoặc 1944. Trong suốt những năm tôi làm việc ở Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại Giao, và Nhà Trắng, không một ai có quyền hành đến gặp tôi cả…”

Điều đó làm tôi nhớ lại sự kiện “Blood Telegrams” (mà chắc nhiều người đã quên). Ông Archer Blood, tổng lãnh sự Mỹ tại Dacca (thủ phủ Đông Pakistan lúc đó) đã gửi điện khẩn về Washington (ngày 6/4/1971, có 29 cán bộ ngoại giao Mỹ ký tên) cảnh báo về nạn “diệt chủng có chọn lọc” đang biến Dacca trở thành “thành phố ma” (3/4 dân số bị giết hoặc bỏ chạy). Họ công khai phản đối chính sách của Mỹ ủng hộ chính quyền quân sự (của tướng Yahya Khan) đàn áp dã man người Bengali đòi độc lập cho Bangladesh. Nhưng tổng thống Nixon và Tiến sĩ Henry Kissinger lúc đó đã lờ đi, vì muốn tướng Yahya Khan làm cầu nối với Trung Quốc để tổng thống Nixon đến Thượng Hải bắt tay Mao Chủ tịch, như một “bước ngoặt lịch sử”. Tôi xin trích một đoạn bức điện đó, “Chính phủ chúng ta đã không lên án việc đàn áp dân chủ. Chính phủ chúng ta đã không lên án tội ác. Chính phủ chúng ta đã không có biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ công dân của mình, trong khi đó ra sức làm vừa lòng chính phủ do người Tây Pakistan nắm quyền và làm giảm bớt đi mọi sức ép tiêu cực của dư luận quốc tế đối với chính phủ Pakistan. Chính phủ chúng ta đã chứng tỏ một điều mà tất cả mọi người đều coi là phá sản về đạo đức…”.  

 

Tham dự tích cực: Trò chơi kết thúc?

Tôi không biết tổng thống Nixon thực sự nghĩ gì khi ông ta bắt tay Mao chủ tịch tại Shanghai năm 1972. Nhưng tôi tin ông Nixon đã một lần nói thật khi ông ấy nhận xét một cách chí lý (năm 1994, trước khi ông ấy chết), “Có lẽ chúng ta đã tạo ra một quái vật Frankenstein”. Ông Nixon lúc sắp chết đã trở thành “thiên tài”! Thực tế là phải 42 năm sau, đến tận 2014, đa số người Mỹ mới nhận ra “hệ quả không định trước” này và bắt đầu lo ngại về sự trỗi dậy “không hòa bình” của Trung Quốc (tuy vẫn tranh cãi về nguy cơ xung đột Trung-Mỹ).

Công bằng mà nói, không nên đổ lỗi cho ông Nixon vì Dr Henry Kissinger mới chính là kiến trúc sư của chính sách Trung Quốc, từ “Shanghai Communique” để cho Mỹ rút quân khỏi Việt Nam “trong danh dự” và chia sẻ quyền lực với Trung Quốc tại Đông Á, đến “Constructive Engagement” để thay thế “Containment” giúp Trung Quốc “trỗi dậy trong hòa bình”, và “China Card” để biến Trung Quốc thành đồng minh “trên thực tế” chống Liên Xô, và cuối cùng “China Lobby” để vận động hành lang ủng hộ Trung Quốc trong mọi chuyện làm ăn khác.   

Trong nửa thế kỷ qua (nói chính xác là qua 8 đời tổng thống Mỹ, cả Cộng hòa lẫn Dân chủ), Washington vẫn cho rằng chủ trương “Can dự tích cực” là cách duy nhất để khuyến khích Trung Quốc cởi mở dần trong quá trình mà ông Kissinger gọi là “co-evolution” (hay diễn biến hòa bình) theo các giá trị của Mỹ, và “trỗi dậy trong hòa bình”. Chỉ gần đây, người Mỹ mới bắt đầu thất vọng như bị bạn tình Trung Quốc phản bội. Các chuyên gia về Trung Quốc bắt đầu nói đến sự cần thiết phải “ngăn chặn” Trung Quốc, và hai bên bắt đầu coi nhau như đối thủ (thay cho đối tác). “Đồng thuận Washinton” về lợi ích của “Constructive Engagement” bắt đầu đổ vỡ.  

Điều này làm ta nhớ lại trận Trân Châu Cảng (7/12/1941) khi hạm đội Mỹ tại đây đã bị hải quân Nhật đánh đắm, nhưng đa số người Mỹ lúc đó vẫn không tin là Nhật Bản dám khởi chiến. Có lẽ “Đồng thuận Washington” giống như một con voi quá lớn và quá chậm để dễ dàng chuyển động. Không biết người Mỹ có thật ngây thơ về Trung Quốc không, hay là cái bóng của ông Kisinger quá lớn, nhưng gần nửa thế kỷ qua, chính sách của Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương vẫn xoay quanh “cái trục Trung Quốc” mà ông Kissinger đã thiết kế.

Dù nguyên nhân Trung Quốc trỗi dậy ngày càng hung hăng (như đầu gấu tại khu vực) có phải do chính sách “Can dự tích cực” hay không, thì nhiều người cho rằng Mỹ và Trung Quốc khó tránh khỏi chiến tranh lạnh (thậm chí xung đột). Gần đây, tỷ phú George Soros lập luận rằng nếu không nhân nhượng Trung Quốc về vấn đề tài chính sống còn đối với họ, thì lãnh đạo Trung Quốc có thể phải dùng đến xung đột vũ trang để tồn tại, dễ gây ra chiến tranh thế giới mới. Điều này làm ta nhớ lại chính sách “Appeasement” của chính phủ Anh (Neville Chamberlain) đã thỏa hiệp quá nhiều với Hitler (tại Munich, năm 1938). “Constructive Engagement” nếu đi quá đà, mà không có điều kiện khắt khe ràng buộc, sẽ phản tác dụng hơn cả “Appeasement”.

Michael Pillsbury (một chuyên gia kỳ cựu về Trung Quốc) nhận xét, “Trung Quốc không đạt được hầu hết những mong muốn màu hồng của chúng ta”. David  Lampton (một học giả về Trung Quốc tại Johns Hopkins) kết luận, “Quan hệ Trung-Mỹ đã đi đến chỗ đổ vỡ”. Robert Blackwill (một chuyên gia về an ninh quốc tế tại Belfer Center, Harvard) cho rằng “Constructive Engement với Trung Quốc chỉ giúp cho đối thủ mạnh lên”. Kevin Rudd (cựu thủ tướng Australia, một chuyên gia về Trung Quốc) đã tóm tắt quan điểm của người Trung Quốc về mục tiêu của Mỹ là “nhằm cô lập, ngăn chặn, làm suy yếu, phân hóa Trung Quốc, và phá hoại lãnh đạo chính trị của Trung Quốc”. Ông ấy còn khuyến nghị “Constructive Realism” để thay cho “Constructive Engagement”.

Tôi cũng không rõ liệu cao kiến của ông Kevin Rudd, tuy có thực tế hơn, nhưng liệu có hiệu quả hơn không, khi điều chỉnh quan trọng gần đây của Washington vẫn tỏ ra “quá ít và quá muộn”. Thái độ cứng rắn hơn của Mỹ (điều máy bay quân sự đến Biển Đông) là một tín hiệu tích cực và lời cảnh báo rõ ràng đối với Trung Quốc, nhưng có lẽ vẫn chưa đủ thuyết phục Bắc Kinh phải thực sự nghiêm túc, và chưa đủ thuyết phục các nước Asean đang bị Trung Quốc bắt nạt và phân hóa cần phải dựa vào Washington hơn là Bắc Kinh. Ít nhất đó là cách hiểu (không chính thức) về thái độ nhìn nhận của Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La gần đây (May 29-31, 2015).   

 

Biển Đông: Một thùng thuốc súng?

Hơn một năm nay, từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào Biển Đông và ráo riết xây dựng các công trình quân sự và đảo nhân tạo trên các đảo san hô họ chiếm tại Hoàng Sa và Trường Sa, để chuẩn bị thiết lập khu vực nhận diện phòng không, đe dọa tự do hàng hải, thì Biển Đông đã nóng lên như thùng thuốc súng. Quốc Hội Mỹ và giới nghiên cứu đã chuyển biến mạnh,  buộc Chính quyền Obama phải có thái độ cứng rắn hơn, đưa máy bay quân sự và tàu chiến vào Biển Đông để răn đe, bất chất Trung Quốc phản đối. Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế đã thực sự lo ngại. Một số nước đồng minh của Mỹ (như Japan và Australia) đã thay đổi hẳn thái độ, sẵn sàng tham gia tuần tra hải quân trên Biển Đông.   

Trong khi bức tranh địa chính trị tại khu vực thay đổi nhanh và rõ nét hơn, thì tương lại Biển Đông vẫn mù mịt và bất định. Liệu đối đầu Trung-Mỹ tại Biển Đông có dẫn đến chiến tranh thật không, hay chỉ là chiến tranh lạnh? Liệu Trung Quốc và Mỹ có thể thỏa thuận với nhau để chia sẻ quyền lực (như trước đây)? Liệu căng thẳng Trung-Việt có dẫn đến chiến tranh không, hay tiếp tục nhùng nhằng (không hòa không chiến) và Trung Quốc tiếp tục chiến thuật “cắt lát gặm dần” như “chuyện đã rồi”, không đánh vẫn thắng? Và cuối cùng, liệu sức ép của Mỹ và cộng đồng thế giới, cũng như quá trình dân chủ hóa tại Trung Quốc, có đủ sức xoay chuyển thái độ của Bắc Kinh, và hóa giải được xung đột lợi ích tại Biển Đông để biến thùng thuốc súng này thành khu vực hợp tác hòa bình và cùng khai thác?

Một số chuyên gia về Trung Quốc theo thuyết “cái bẫy Thucydides” (Graham Allison đặt tên) cho rằng xung đột Trung-Mỹ là khó tránh khỏi, và Biển Đông có thể là cái ngòi nổ cho thế chiến thứ ba. Một số khác theo thuyết phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế (phái Neo-liberalism) lập luận rằng chiến tranh Trung-Mỹ rất khó xảy ra vì hai nền kinh tế khổng lồ này đã quá phụ thuộc vào nhau, nên khả năng cùng bị hủy diệt do chiến tranh là một sự răn đe hiệu quả. Số còn lại đưa ra nhiều giả thuyết và kịch bản khác nhau, chủ yếu dựa trên phân tích học thuật, thường làm rắc rối hơn là làm sáng tỏ vấn đề, và góp phần làm cho Biển Đông nóng hơn (trên mặt báo và các diễn đàn nghiên cứu) như thêm gia vị vào các thực đơn nghiên cứu.

Graham Allison dựa vào thực tế lịch sử để rút ra quy luật, chủ yếu nhằm cảnh báo về một nguy cơ tiềm tàng khó tránh, để biết mà phòng tránh chứ không phải để kết luận như đinh đóng cột rằng chiến tranh nhất thiết sẽ xảy ra. Trong thế giới đầy biến động khôn lường và đầy biến số này, không ai có thể chắc chắn về một điều gì như hằng số.

Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia trong thế giới phẳng là một thực tế hiển nhiên. Trong trường hợp quan hệ Trung-Mỹ thì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới càng lớn hơn. Nhưng sự phụ thuộc lẫn nhau càng lớn thì mâu thuận cũng càng lớn và rủi ro cũng càng cao, rất khó kiểm soát. Sự khác biệt về hệ thống giá trị cơ bản giữa hai quốc gia này như mặt trăng và mặt trời. Trong khi Mỹ dẫn đầu thế giới trong việc phát triển phương tiện truyền thông xã hội, thì Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong việc kiểm soát nó. Trong khi Mỹ muốn Trung Quốc áp dụng hệ thống giá trị của mình, thì lãnh đạo Trung Quốc coi đó là lật đổ.

Nếu cả hai xu hướng chính là “cái bẫy Thucydides” và “phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế” cùng tồn tại trong quan hệ Trung-Mỹ thì nó có thể triệt tiêu lẫn nhau, dẫn đến nhùng nhằng (không hòa không chiến) như chiến tranh lạnh kiểu mới (như xu hướng thứ ba). Nếu tình huống này thắng thế, thì Trung Quốc càng có lợi, tiếp tục “cắt lát” để gặm nhấm, biến thành “chuyện đã rồi”, và cuối cùng đạt được mục tiêu kiểm soát Biển Đông mà không tốn một viên đạn.

Có lẽ cả Trung Quốc và Mỹ đều qúa bận tâm về các vấn đề chính trị nội bộ nên muốn hướng dư luận vào các vấn đề chính trị quốc tế. Họ cũng có thể gây căng thẳng tại vài nơi trên thế giới để thử gân nhau. Nhưng có lẽ lúc này cả hai đều không muốn và không sẵn sàng chiến tranh tổng lực. Kết quả có thể là chiến tranh lạnh kiểu mới, một dạng chiến tranh nửa dơi nửa chuột (hybrid warfare) hoặc mượn tay người khác (proxy warfare). Tuy nhiên, khi căng thẳng được đẩy lên thành kịch tính thì rủi ro càng lớn, và hai bên cần một cơ chế kiểm soát rủi ro để tránh sử dụng vũ lực. Dù sao, người ta cho rằng chiến tranh lạnh vẫn còn hơn là “Thế chiến thứ 3”.

Trong khi chưa biết là chiến tranh lạnh hay thế chiến thứ ba, thì các học giả về Trung Quốc cho rằng màn chót của chế độ Trung Cộng có lẽ đã bắt đầu. Bề ngoài, Trung Quốc có vẻ giàu có và hùng mạnh, nhưng nó che đậy một hệ thống đã đổ vỡ bên trong. Không phải chỉ có ông Gordon Chang lâu nay dự báo “Trung Quốc sắp sụp đổ”, mà cả giáo sư Paul Krugman (được giải Nobel kinh tế) cũng báo động rằng “Trung Quốc đã kịch đường” (tới điểm giới hạn). Đáng chú ý là cả giáo sư David Shambaugh (một chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc tại George Washington University) đã tuyên bố “màn chót của chế độ Trung Cộng đã bắt đầu”…

Chiến dịch “đả hổ” chống tham nhũng quyết liệt của ông Tập Cận Bình để cứu chế độ (hay củng cố địa vị) đang đẩy màn chót đến nhanh hơn. Việc tăng cường đàn áp càng bộc lộ sự rạn nứt của hệ thống và đẩy nhanh quá trình sụp đổ. Thay vì mở cửa, ông Tập Cận Bình đang tăng cường kiểm soát gấp đôi. Giới tinh hoa ở Trung Quốc sẵn sàng ra đi hàng loạt nếu hệ thống bắt đầu sụp đổ. Theo Elizabeth Economy (Council on Foreign Relations) 2/3 (hoặc 64%) người Trung Quốc có tài sản trên 1.6 triệu USD đang di cư hoặc định như vậy.

 

Anh em bạn thù: Làm sao để thoát?

 

Định mệnh về địa lý

Dù muốn hay không, Việt Nam vẫn phải sống cạnh người láng giêng khổng lồ, như một định mệnh về địa lý, không thể thay đổi được. Vì vậy về lâu về dài, Việt Nam phải tìm cách chung sống hòa bình tử tế với các nước láng giềng, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Là một nước nhỏ hơn, muốn bảo vệ độc lập, chủ quyền của mình, Việt Nam phải thay đổi và mạnh lên để Trung Quốc phải tôn trọng. Nếu Việt Nam yếu đi trong khi Trung Quốc mạnh lên, thì chắc chắn Việt Nam sẽ mất độc lập, chủ quyền vì trở thành miếng mồi ngon cho tham vọng bành trướng bá quyền Trung Quốc. Đáng tiếc tình trạng hiện nay đúng là như vậy. Không phải Việt Nam chỉ mất đất biên giới và hải đảo tại Biển Đông, mà có thể sẽ mất tất cả, để “trở về tương lai” như thời kỳ Bắc thuộc.

 

Tương quan lực lượng

Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang thách thức vai trò số một của Mỹ, và muốn kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Trung Quốc không chỉ là con quái vật kinh tế, mà còn là con quái vật quân sự và ý thức hệ, với tham vọng bành trướng bá quyền như đầu gấu trong khu vực. Họ đang lợi dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hướng dân Trung Quốc vào “Giấc mộng Trung Hoa”, hòng che đậy những mâu thuẫn cơ bản đang đe dọa sự tồn tại của chế độ. Biển Đông chỉ là một mảnh trong ván cờ lớn của họ. Trung Quốc muốn giữ chặt Việt Nam trong cái bẫy ý thức hệ, như một nước chư hầu, không được thân với Mỹ và Phương Tây. Vì vậy, Việt Nam phải mạnh lên, để thoát khỏi cái bẫy ý thức hệ đó. Nếu không mạnh được như Israel, thì chung ta cũng phải đi theo hướng đó. Để khai thác được cái mỏ người hơn 90 triệu dân, chúng ta phải nâng cao dân trí, đổi mới thể chế kinh tế và chính trị. Việc này không thể một sớm một chiều mà cần vài thập kỷ. (Đáng tiếc là chúng ta đã đánh mất ít nhất bốn thập kỷ).

  

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Chủ nghĩa dân tộc luôn là động lực chính trong quan hệ quốc tế. Trong lịch sử, chủ nghĩa dân tộc Việt Nam và Trung Quốc đã chứng tỏ sức mạnh và sức sống tiềm tàng, như những đối thủ truyền kiếp. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan và bành trướng bá quyền là hiểm họa cho cả Việt Nam và Trung Quốc. Khi chủ nghĩa dân tộc trở thành cực đoan và bá quyền, nó như con quái vật, xô đẩy các nước vào lò lửa chiến tranh. Chủ nghĩa dân tộc thường bị các chế độ độc tài thao túng để kích động lòng yêu nước và huy động dân chúng ủng hộ các tham vọng cực đoan của họ, hoặc che đậy những mâu thuẫn xã hội và xung đột nội bộ.  

Người Đức thông minh tài giỏi như vậy, nhưng cũng bị Hitler và đảng Quốc Xã cực đoan thao túng, dẫn đến thảm họa chiến tranh thế giới. Người Trung Hoa có bề dày lịch sử và văn hóa như vậy, nhưng cũng bị Mao và các phái cộng sản cực đoan thao túng, dẫn đến thảm họa Cách mạng Văn hóa. Người Khmer hiền lành như vậy, nhưng cũng bị Pol Pot và Khmer Đỏ thao túng, trở thành nạn nhân của họa diệt chủng. Nguy cơ xung đột tại Biển Đông là do chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa bành trướng bá quyền. Muốn tránh thảm họa chiến tranh và xung đột, cần phải nâng cao dân trí và dân chủ hóa.  

 

Dân chủ hóa  

Đối với các xã hội chuyển đổi (như Trung Quốc và Việt Nam), dân chủ hóa là quy luật tất yếu và quá trình cần thiết để xã hội phát triển. Quá trình này nhanh hay chậm tùy thuộc vào đặc điểm chính trị và xã hội của từng nước. Dân chủ hóa thường song hành với quá trình phát triển tầng lớp trung lưu và dân trí. Nó vừa là động lực để đổi mới và phát triển kinh tế, vừa là đối trọng để hạn chế chủ nghĩa cực đoan và cuồng tín. Do đặc điểm lịch sử, văn hóa phức tạp nên quan hệ Việt-Trung vừa bị chi phối bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan và bành trướng bá quyền, vừa bị trói buộc bởi ý thức hệ cộng sản cực đoan. Chỉ có dân chủ hóa và nâng cao dân trí thì Việt Nam và Trung Quốc mới có thể thoát khỏi chủ nghĩa dân tộc cực đoan và nguy cơ xung đột. Sự phát triển bùng nổ của internet và truyền thông xã hội dựa trên kỹ thuật số gần đây có vai trò rất lớn trong quá trình này, như một cuộc cách mạng truyền thông.  

 

Cất cánh kinh tế

Tuy Trung Quốc và Việt Nam có thể chế chính trị giống nhau (do Đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo), nhưng kinh tế hai nước phát triển không giống nhau, làm quan hệ trở thành bất bình đẳng và lệ thuộc. Trong khi kinh tế Trung Quốc cất cánh với tốc độ tăng trưởng 2 con số trong suốt 3 thập kỷ, thì kinh tế Việt Nam không cất cánh lên được, thậm chí còn tụt hậu. Mặc dù đều độc tài và tham nhũng, nhưng Trung Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ và nhanh chóng theo kinh tế thị trường, trong khi Việt Nam vẫn duy trì “định hướng XHCN”, dựa vào các doanh nghiệp nhà nước tham nhũng và yếu kém làm chủ đạo, dẫn đến thua lỗ và phá sản (như Vinashin và Vinalines). Trong khi Trung Quốc vơ vét tài nguyên khoáng sản toàn cầu để nuôi con quái vật kinh tế khổng lồ, xuất khẩu hàng hóa ra khắp thế giới để tích lũy tư bản, thì Việt Nam không công nghiệp hóa và nội địa hóa sản xuất, chỉ bán rẻ tài nguyên khoáng sản lấy tiền nhập siêu hàng tiêu dùng. Đây cũng là một bi kịch quốc gia. Nếu không thay đổi cơ bản về thể chế kinh tế và chính trị, để hội nhập vào thị trường thế giới, thì Việt Nam khó tránh khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc và mất chủ quyền tại Biển Đông.  

 

Đối tác chiến lược. 

Muốn đối phó với một láng giềng lớn chuyên bắt nạt (như Trung Quốc), Việt Nam phải liên kết với đối tác chiến lược mạnh hơn (như Mỹ) làm đối trọng và răn đe. Đó là quy luật tất yếu ai cũng biết, nhưng vận dụng như thế nào là một chuyện khác. Có nhiều bài học lịch sử. Ví dụ, không nên dựa hẳn vào bên này để chống bên kia, gây thù chuốc oán, như trước đây Việt Nam đã dựa hẳn vào Trung Quốc để chống Mỹ, rồi sau này lại dựa hẳn vào Liên Xô để chống Trung Quốc. Nhưng cũng không nên có quan hệ đối tác chiến lược với quá nhiều nước, mà chẳng nước nào có khả năng đương đầu với Trung Quốc để bênh vực Việt Nam. Nó giống như câu thành ngữ “lắm mối tối nằm không”. Việc giữ cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Mỹ bằng cách đi trên dây không phải là một chiến lược lâu dài. Càng không phải là một cái cớ để trì hoãn quan hệ đối tác chiến lược sống còn với Mỹ khi Trung Quốc đã lộ rõ bộ mặt thật là mối đe dọa chung đối với khu vực. Không nên nhầm lẫn mục tiêu chiến lược với phương tiện chiến thuật. Nếu không có quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ và gia nhập TPP, Việt Nam dễ bị Trung Quốc bắt nạt và đô hộ. Muốn có quan hệ đối tác chiến lược hiệu quả, trước hết người Việt Nam phải đoàn kết và tự cường mạnh lên, để các đối tác tôn trọng và tin cậy. Quan hệ đối tác chiến lược sẽ trở thành vô nghĩa nếu không dựa trên tầm nhìn chiến lược và lòng tin chiến lược.     

 

NQD

6/2015

 

Tham Khảo

 

1. “Hitting China’s Wall”, Paul Krugman, the New York Times, July 18, 2013 

2. “Pivot 2.0”, A Report of the CSIS Asia Program, CSIS, Jan 2015

3. “The Coming Chinese Crackup”, David Shambaugh, the Wall Street Journal, March 6, 2015.

4. “Revising US Grand Strategy Toward China”, Robert Blackwill & Ashley Tellis, Special Report, Council on Foreign Relations Press, April 2015

5.  “The Future of US-China Relations under Xi Jinping”, Kevin Rudd, Summary Report, Belfer Center, Harvard Kennedy School, April 2015,

6. “A Tipping Point in US-China Relations is upon us”, David Lampton, speech at the Carter Center conference, May 6-7, 2015

7. “Retaining America’s balance in the Asia-Pacific: Countering China’s Coercion in South East Asia”, Patrick Cronin, Crongressioanl Testimony, May 13, 2015

8. “China’s Place in US Foreign Policy”, Karl Eikenberry, the American Interest, June 9, 2015

9. “Can China Be Contained”, Andrew Browne, the Wall Street Journal, June 12, 2015

 

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 23-6-15

Share this post


Link to post
Share on other sites

40 năm sau:

Lich sử đang lặp lại

Nguyễn Quang Dy

 

“Có lẽ chúng ta đã tạo ra một quái vật Frankenstein”

(Richard Nixon nói với William Safire (bình luận gia của New York Times) năm 1994, trước khi chết).

 

40 năm sau Chiến tranh Viêt Nam, cuối cùng người Mỹ và Việt Nam đang làm những gì mà họ đáng lẽ phải làm từ năm 1978 khi nước Việt Nam thống nhất rất cần hòa giải và hợp tác với Mỹ (là kẻ thù cũ) để tái thiết và đối phó với hiểm họa mới từ Trung Cộng (là anh em bạn thù); hoặc từ năm 1945 khi nước Việt Nam mới do Ho Chi Minh đứng đầu đang cố giành sự ủng hộ của Mỹ để hóa giải sự thù nghịch của nước Pháp thực dân và Trung hoa Dân quốc; hoặc từ năm 1875 khi vua Tự Đức cử ông Bùi Viện sang Mỹ tìm kiếm sự ủng hộ để chống lại ý đồ nước Pháp thực dân muốn biến Annam thành thuộc địa. Nhưng hai nước đã để tuột mất những cơ hội lịch sử, bây giờ phải “trở về tương lai”, sau khi bị bầm dập bởi cuộc chiến tranh sai lầm đẫm máu, và lãng phí quá nhiều thời gian, sức lực và mạng sống vào những trò chơi hậu chiến điên khùng, bao gồm cái gọi là “Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba” không kém khôc liệt giữa “anh em bạn thù” và những đồng minh mới của họ.   

Đấy là phác thảo nhanh bức chân dung đầy bi kịch của quan hệ Việt-Mỹ. Thật trớ trêu là tương lai quan hệ Việt-Mỹ lại gắn liền với tương lai của Biển Đông, mà tương lai của Biển Đông nay lại gắn liền với quan hệ Trung-Việt, cũng như quan hệ Trung-Mỹ. Để làm rõ những khía cạnh đầy uẩn khúc của những mối quan hệ này, hãy bình tâm xem lại một số bối cảnh lịch sử có liên quan và một số biến chuyển gần đây, như những dấu hiệu mới.      

Tôi phải chân thành xin lỗi quý vị và anh chị em quan tâm.

Bởi vì khi phân tích sâu những vấn đề liên quan tôi nhận thấy rằng sẽ dẫn tới điều phải cân nhắc là  "Thiên cơ bất khả lậu". Cho nên xin được trình bày vào một dịp khác. Khi mà tôi có thời gian để suy nghĩ và thể hiện ý tưởng bằng ngôn ngữ thích hợp

Nhưng có thể xác định rằng: Tất cả những điều mà tôi chưa thể trình bày một cách có hệ thống ở đây thì đã trình bày một cách rải rác trong những bài viết liên quan, ngay trong topic này.

Tạm thời tôi bày tỏ sự mong muốn của tôi là: Dân tộc Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình và ủng hộ những nguyên tắc quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia trong sự phát triển và hội nhập toàn cầu. Người Việt rất kiên quyết bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình trên cơ sở chuẩn mực quốc tế và tin vào những chuẩn mực này phải được thực hiện một cách thực tế bởi những siêu cường có trách nhiệm. Người Việt không tham gia một thế lực nào chống lại một thế lực khác, nhưng ủng hộ chân lý.

PS: Chính Hoa Kỳ phải xem xét lại sách lược quốc gia của họ theo chiều hướng cương quyết hơn.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi phải chân thành xin lỗi quý vị và anh chị em quan tâm.

Bởi vì khi phân tích sâu những vấn đề liên quan tôi nhận thấy rằng sẽ dẫn tới điều phải cân nhắc là  "Thiên cơ bất khả lậu". Cho nên xin được trình bày vào một dịp khác. Khi mà tôi có thời gian để suy nghĩ và thể hiện ý tưởng bằng ngôn ngữ thích hợp

Nhưng có thể xác định rằng: Tất cả những điều mà tôi chưa thể trình bày một cách có hệ thống ở đây thì đã trình bày một cách rải rác trong những bài viết liên quan, ngay trong topic này.

Tạm thời tôi bày tỏ sự mong muốn của tôi là: Dân tộc Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình và ủng hộ những nguyên tắc quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia trong sự phát triển và hội nhập toàn cầu. Người Việt rất kiên quyết bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình trên cơ sở chuẩn mực quốc tế và tin vào những chuẩn mực này phải được thực hiện một cách thực tế bởi những siêu cường có trách nhiệm. Người Việt không tham gia một thế lực nào chống lại một thế lực khác, nhưng ủng hộ chân lý.

PS: Chính Hoa Kỳ phải xem xét lại sách lược quốc gia của họ theo chiều hướng cương quyết hơn.

 

Mỹ-Trung:

Gió đảo chiều chỉ sau "một đêm"?

Chủ Nhật, 28/06/2015 - 06:03
 

Xét trong bối cảnh hai nước có các tính toán lợi ích như trên thì kết quả của cuộc Đối thoại Trung-Mỹ vừa qua là hoàn toàn hiểu được và không đến nỗi quá “bất ngờ”.

 >>   Ẩn ý sau những thông điệp khác nhau từ đối thoại Mỹ - Trung

 >>   Đối thoại Mỹ - Trung thành công nhưng vẫn tồn tại bất đồng

Trái với dự đoán của báo giới và khá nhiều chuyên gia về kết quả “bế tắc” hoặc “thất bại” của Đối thoại chiến lược và kinh tế lần thứ 7 diễn ra trong hai ngày 23-24/6/2015 tại Washington DC, cả 4 trưởng đoàn Mỹ và Trung Quốc đều cười tươi, tay bắt chặt khi Đối thoại kết thúc và tuyên bố “kết quả vượt quá mong đợi” với 127 kết quả. Phải chăng quan hệ Trung-Mỹ đã thực sự “đảo chiều” chỉ sau “một đêm”?

Cuộc Đối thoại được mong chờ nhất

Kể từ khi được Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nâng cấp thành Đối thoại Chiến lược và Kinh tế năm 2009, các Đối thoại chiến lược Trung-Mỹ luôn là mối quan tâm hàng đầu của dư luận lẫn các nhà phân tích thời cuộc bởi quy mô lớn nhất và tính chất cũng quan trọng nhất trong hơn 90 kênh đối thoại thường niên.

Đối thoại năm nay chủ nhà Mỹ có 8 thành viên nội các, trong đó có Ngoại trưởng Kerry, Bộ trưởng tài chính Jack Lew, và đông đảo quan chức cấp cao. Còn phía Trung Quốc có 400 quan khách do Phó Thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì dẫn đầu. Đây cũng là kênh đối thoại song phương quy mô nhất thế giới. Điều này phản ảnh đúng thực trạng cũng như tầm vóc quan hệ giữa hai quốc gia lớn.

Cuộc Đối thoại năm nay nhận được quan tâm đặc biệt hơn, bởi:

Một, quan hệ Trung-Mỹ đang trải qua thời kỳ sóng gió nhất trong hơn ¼ thế kỷ qua kể từ sau sự kiện Thiên An Môn 6/1989 liên quan đến việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên vùng biển chiếm đóng trái phép ở Biển Đông, các “thách đố” 2 nước về vùng cấm bay trên đảo nhân tạo và “vùng cấm” 12 hải lý trên biển , và đặc biệt là việc chính quyền Mỹ “nghi” tin tặc Trung Quốc đột nhập, lấy cắp dữ liệu của khoảng 4 triệu người do Cơ quan quản lý nhân lực (OPM) đang cất giữ. Dư luận lo ngại, với hàng tá các bất đồng và khác biệt như vậy liệu hai nước có còn duy trì được quan hệ hợp tác nữa hay không?
 
my_trung28-6a-b2a3b.jpg
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt tay Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông tại hội đàm.
 

Hai, khả năng đạt được thỏa thuận về biến đổi khí hậu và Hiệp định đầu tư song phương (BIT). Chẳng hạn, liên quan đến biến đổi khí hậu, các động thái của Trung Quốc - nước đang phát triển lớn nhất, và Mỹ-nước phát triển lớn nhất thế giới, đồng thời là cả hai nước có lượng khí thải Carbon lớn nhất thế giới, sẽ có tác động sâu sắc đến lập trường của hàng loạt nước tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu sẽ diễn ra tại Paris vào tháng 12/2015.

Ba, việc chuẩn bị của hai nước cho chuyến thăm Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 9/2015 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là chuyến đi hết sức quan trọng đối với Trung Quốc và quan hệ Mỹ-Trung. Nhiều khả năng ông Tập sẽ trở thành nhà lãnh đạo của Trung Quốc lần đầu tiên được phát biểu trước cả hai viện của Quốc hội Mỹ. Do đó, Trung Quốc rất muốn mọi chuyện liên quan đến chuyến đi suôn sẻ.

Bước đi đầu tiên của Trung Quốc là tạm dừng bồi đắp đảo và kết quả của đòn tấn công ngoại giao là “không ngờ”!

Kết quả “không ngờ”

Nội dung của Đối thoại chiến lược khá rộng, bao trùm hàng loạt các chủ đề, từ an ninh hàng hải, an ninh mạng đến biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh, thương mại, rồi hợp tác kinh tế. Quan trọng nhất, hai bên đã đạt được 127 kết quả cụ thể, giải tỏa các căng thẳng trong quan hệ hai nước để chuẩn bị cho chuyển đi Washington của ông Tập. Các thỏa thuận chính đạt được gồm:

Thứ nhất, hai bên cam kết hợp tác để đem lại kết quả thành công của Hội nghị chống biến đổi khí hậu toàn cầu họp tại Paris vào tháng 12/2015. Riêng trong việc chống biến đổi khí hậu và môi trường, hai nước đã đạt được gần 40 kết quả. Các kết quả này là sự triển khai Tuyên bố chung Trung-Mỹ về thay đổi khí hậu trái đất được ông Obama và Tập ký năm 2014.

Thứ hai, bảo vệ và bảo tồn các đại dương, trong đó có việc chống đánh bắt cá bất hợp pháp, mở rộng các lực lượng cưỡng chế trên biển, thiết lập khu bảo vệ biển ở Nam cực.

Ba là, củng cố an ninh y tế toàn cầu, trong đó có việc Trung Quốc giúp các nước Tây Phi xây dựng lại hệ thống y tế, đối phó chống lại các bệnh dịch truyền  nhiễm.

Thứ tư, các hợp tác khác bao gồm: hai nước Trung-Mỹ ủng hộ một quốc gia Afghanistan hòa bình, ổn định và thống nhất; ủng hộ việc phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và việc sớm đạt được thỏa thuận về Kế hoạch hành động chung toàn diện trên cơ sở thỏa thuận khung được nhóm P5+1, Iran và EU; hợp tác sâu rộng hơn trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Hai nội dung được trông chờ nhiều nhất là căng thẳng trên Biển Đông và an ninh mạng–vốn được Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu khá thẳng thắn trong phiên khai mạc–lại hoàn toàn “biến mất” trong Tuyên bố chung sau đó. Chẳng hạn, thay vì nhắc đến vấn đề Biển Đông, thì vấn đề hợp tác dân sự ở các đại dương lại được đưa vào thông cáo chung. 

   

Phải chăng gió đã “đảo chiều”?

Những ai mong chờ các trận “khẩu chiến” kịch liệt giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như động thái cứng rắn từ phía Mỹ hẳn sẽ thất vọng. Các sắc thái đánh giá cũng khá khác nhau. Trước hết là việc cho rằng Trung Quốc đã “cao tay” khi tuyên bố dừng đắp đảo để đổi lấy “yên ổn” tạm thời, rồi sau đó “đâu lại đóng đấy” sau cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung được tổ chức vào tháng 9/2015. Có ý kiến khác lại cho rằng đã đến lúc Trung-Mỹ “bắt tay thỏa hiệp” và Biển Đông không phải là vấn đề lớn mà thực sự hai nước còn có các quan hệ lớn hơn. Vậy nên hiểu thế nào cho đúng?

Trước hết, diễn đàn Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung Mỹ không phải là nơi để giải quyết các khác biệt, các tranh chấp. Đây là nơi mà hai bên chủ yếu bày tỏ quan điểm của mình với mục đích tăng cường lòng tin, thu hẹp các bất đồng. Do đó, cả Trung Quốc và Mỹ đều cố gắng gác lại các tranh chấp, các khác biệt, nhấn mạnh đến các điểm đồng làm nền tảng thúc đẩy hợp tác. Họ biết rằng các bất đồng, khác biệt hiện nay là quá lớn và càng tìm cách giải quyết thì lại càng đưa đến đến các tranh cãi không lối thoát. Thực chất đây là sự “thừa nhận các bất đồng, khác biệt” (agree to disagree).

Bên cạnh đó, xét trong bối cảnh hiện nay, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang phải dồn sức đối phó cho hàng loạt các vấn đề đối nội, đối ngoại lớn và chưa sẵn sàng cho một cuộc đối đầu toàn diện. Đặc biệt, đối với Trung Quốc, nếu đối đầu càng leo thang thì Trung Quốc sẽ càng ở thế bất lợi khi không có chỗ dựa là mạng lưới các đồng minh và hệ thống căn cứ quân sự hải ngoại liên hoàn như Mỹ. Chưa kể sức mạnh và kinh nghiệm tác chiến trên biển của Trung Quốc còn thua xa Mỹ hàng thập kỷ.

Cuối cùng, về phía mình, Trung Quốc thấy giai đoạn đầu “lấn hải” có thể tạm ổn, cần tập trung củng cố các “thành quả” vừa giành được để dồn sức cho các “trận chiến” dài hơi hơn phía sau. Hơn nữa, việc tiếp tục xây đảo nhân tạo có thể phá hỏng chuyến đi Mỹ vào tháng 9/2015 của Chủ tịch Tập Cận Bình, đưa Trung Quốc vào “tầm ngắm” của tâm điểm chính trị nội bộ Mỹ trong mùa bầu cử Tổng thống năm 2016.

Còn bản thân Mỹ cũng cảm thấy “hài lòng” khi ít nhất các yêu cầu đòi phía Trung Quốc dừng hoạt động bồi đắp, cải tạo đã có kết quả và cần tiếp tục dùng các biện pháp, sức ép khác để Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Sau cuộc Đối thoại này, hai nước Trung-Mỹ đã nhất trí sẽ có cuộc họp về an ninh biển vào tuần tới.

Xét trong bối cảnh hai nước có các tính toán lợi ích như trên thì kết quả của cuộc Đối thoại Trung-Mỹ vừa qua là hoàn toàn hiểu được và không đến nỗi quá “bất ngờ”.

Theo Hoàng Anh Tuấn (Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao)
Vietnamnet

======================

Cũng may, lão Gàn viết một bài dài thoòng, những kịp dừng lại. Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản như bài viết của ông Hoàng Anh Tuấn. Thế giới này cực kỳ phức tạp và chính nước Mỹ cũng đang bị lobby.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc trơ tráo tự nhận là nạn nhân ở Biển Đông

 

(Tin tức 24h) - Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định Trung Quốc là "nạn nhân" trên Biển Đông và cải tạo đảo để xứng đáng "đối mặt với cha ông tổ tiên".

 Reuters cho hay, vào hôm 27/6, ông Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng khẳng định việc làm của Trung Quốc ở Biển Đông là để "đối mặt với cha ông tổ tiên".

Theo ông Vương, "Một nghìn năm trước, Trung Quốc là một quốc gia đi biển lớn. Do đó, Trung Quốc tất nhiên là nước đầu tiên phát hiện, khai thác và quản lý quần đảo…". Ông Vương đã dùng một từ của Trung Quốc để chỉ quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Do đó, việc Trung Quốc yêu cầu đòi chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo này sẽ "không tăng thêm hay bớt đi". "Nếu không, chúng tôi sẽ không thể đối mặt cha ông và tổ tiên", ông Vương cho biết.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Trung Quốc là "nạn nhân lớn nhất" của việc bị "các nước khác dần xâm lấn" từ những năm 1970. Đồng thời, ông chỉ ra hoạt động cải tạo và xây dựng trên Biển Đông là "cần thiết để cải thiện điều kiện sống", cũng là những động thái tương tự của các nước láng giềng trước đây.

 

trung-quoc-len-tieng-gia-kho-la-nan-nhan

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

 

Bắc Kinh đang ngày càng mạnh tay trên Biển Đông bằng việc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của một số quốc gia khác trong khu vực gồm Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia. 

Động thái này của Trung Quốc phản ứng lại thỏa thuận trước đó vào năm 2002 mang tên thỏa thuận DOC giữa nước này với ASEAN.

Trung Quốc đã công khai mục tiêu sử dụng các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép ở Trường Sa, ngoài mục tiêu dân sự còn cả tác dụng quân sự. 

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken hôm 26/6 một lần nữa lên án Trung Quốc đe dọa đến hòa bình và ổn định bằng việc cải tạo quy mô lớn trên Biển Đông, kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt các hoạt động này.

Giới phân tích đã đánh giá về giọng điệu "nói 1 đằng, làm 1 nẻo" của Trung Quốc là những tuyên bố sáo rỗng.

Nhà phân tích  Graeme Dobell của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) cho rằng, với chủ đề Biển Đông, mỗi lần Bắc Kinh phát biểu thì lại là những phàn nàn về sự bất công nào đó đang áp đặt cho Trung Quốc "bất chấp quyền và lợi ích không thể chối cãi" của nước này. 

Ông Dobell dẫn ví dụ lời chuyên gia Trung Quốc Yanmei Xei trả lời về ý kiến của Mỹ trong tự do hàng hải và luật pháp quốc tế ở Biển Đông rằng: "không xem hành động của Hải quân Mỹ là nhằm vào việc duy trì luật pháp quốc tế. Thay vào đó, Trung Quốc cho rằng Washington chủ yếu là muốn ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh".

Nhà phân tích Dobell châm biếm diễn giải trên là: "Chúng tôi chắc chắc sẽ tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo. Hàng núi cát tiếp tục được hút và bồi đắp. Quý vị hãy quen dần với chuyện đó đi. Hãy chấp nhận thực tế mới và những việc đã rồi của chúng tôi".

Cúc Phương (Tổng hợp)

====================

Theo ông Vương, "Một nghìn năm trước, Trung Quốc là một quốc gia đi biển lớn. Do đó, Trung Quốc tất nhiên là nước đầu tiên phát hiện, khai thác và quản lý quần đảo…". Ông Vương đã dùng một từ của Trung Quốc để chỉ quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Do đó, việc Trung Quốc yêu cầu đòi chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo này sẽ "không tăng thêm hay bớt đi". "Nếu không, chúng tôi sẽ không thể đối mặt cha ông và tổ tiên", ông Vương cho biết.

Thưa ngài Vương! Đấy là quan điểm lịch sử của ngài và đám tư duy "ở trần đóng khố" ở Việt Nam đang ra rả như ve rằng: Việt sử chỉ có cội nguồn từ một "liên minh bộ lạc" xuất hiện vào thế kỷ thứ VII BC, với "địa bàn hoạt động vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng", tức chưa phải là một quốc gia. Cho nên ngài đã được đám tư duy giẻ rách và vô liêm sỉ này, nhân danh khoa học ủng hộ.

Nhưng cá nhân tôi xác định rằng:

Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và chính là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Chính người Việt là quốc gia đi biển hùng mạnh nhất từ hơn 2000 năm trước và làm chủ cả Hoa Đông. Với luận điểm lịch sử này và chứng minh hoàn toàn khoa học, bác bỏ tất cả cái thứ lịch sử lươn lẹo, vô liêm sỉ của đám tư duy "ở trần đóng khố".

Nếu ngài hoàn toàn chính danh và xác định quan điểm lịch sử của ngài đúng, thì ngài hãy ra lệnh cho đám láo nháo theo ngài, có quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt tộc và Viện Khổng tử ở Việt Nam của Trung Quốc, đứng ra tổ chức một hội thảo khoa học quốc tế, để chứng minh lời ngài nói và phản biện lại luận chứng lịch sử của tôi về Việt sử.

Tôi chỉ có một mình, còn quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến là số đông, gồm "hầu hết những nhà khoa học trong nước" với "cộng đồng khoa học quốc tế" , cộng thêm với tất cả các khoa học gia Trung Quốc vốn tự nhận là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương, không lẽ không đủ khả năng và điều kiện để tự tin chứng minh được luận điểm của tôi là sai?

Người ta đã đe dọa hạ sát tôi từ lâu. Nhưng những lời lẽ này cho thấy tôi không phải kẻ sợ chết. Những sự vận động và tương tác của vũ trụ luôn có sẵn cả chục ngàn tảng thiên thạch có đường kính lớn trên chục Km, rất có thể va vào quả Địa cầu này, để tạo ra một nền văn minh khác có khả năng nhận thức đúng bản chất của vũ trụ. Chắc các nhà khoa học hàng đầu ở Trung Quốc và cả thế giới chắc cũng biết rõ điều này.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Người Mỹ xác định Trung Quốc là mối nguy hiểm hơn Nga

(Quốc tế) - Theo một cuộc thăm dò dư luận vừa được công bố gần đây, thì người Mỹ xem Trung Quốc là mối nguy hiểm thứ hai chỉ sau IS, đây có thể được xem là động thái lo ngại của người Mỹ trước những việc làm của Trung Quốc gần đây.

 

Với 33% người bình chọn thì tổ chức khủng bố IS được xem là mối nguy hiểm đáng lo nhất với nước Mỹ. Người Mỹ xem Trung Quốc là mối nguy hiểm thứ hai chỉ sau IS khi có đến 26% người bình chọn, theo một cuộc thăm dò dư luận được kênh truyền hình Fox News tổ chức từ ngày 21.6 đến ngày 23.6.

defense-large_xzxw.jpg

 

Các mối lo ngại an ninh tiếp theo mà người Mỹ lo sợ là Nga với 9% và Iran cùng với al-Qeada. Cuộc bình chọn cho thấy mối lo ngại về chủ nghĩa khủng bố vẫn tràn ngập trong tâm trí của người dân Mỹ, khi nó ảnh hưởng đến cuộc sống của họ nhiều hơn.

Đối với Nga, dù đang là thời điểm quan hệ giữa hai nước là xấu nhất sau thời chiến tranh lạnh nhưng, chỉ với 9% người dân Mỹ lo ngại với nước này cho thấy tình hình căng thẳng giữa hai nước chưa ở mức quá sâu sắc.

Riêng Trung Quốc, lý do chính nước này nổi lên trở thành một lo ngại thứ hai cho an ninh của nước Mỹ là vì những hành động của cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới (theo PPP) gần đây. Trung Quốc đã thực hiện chính sách bành trướng của mình ở Biển Đông bằng cách xây dựng chuỗi các hòn đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa bất chấp lo ngại của cả thế giới về việc gia tăng xung đột là giảm thiểu an ninh trong khu vực.

Trung Quốc cũng là đối thủ cạnh tranh lớn nhất toàn cầu của Mỹ trong lĩnh vực kinh tế và khoa học chế tạo.

An ninh của Mỹ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những vụ bê bối tấn công mạng, được cho là thực hiện bởi tin tặc Trung Quốc nhằm đánh cắp các thông tin bí mật của Mỹ như mới đây là vụ đánh cắp thông tin cá nhân của 14 triệu công chức Mỹ cũng như trước đó là các vụ đột nhập ăn cắp bí mật quân sự tối mật của Mỹ như chương trình F-35.

(Theo Tri Thức)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Mỹ coi Trung Quốc “nguy hiểm chỉ sau IS”

Thứ Ba, 30/06/2015 - 06:49
 

Dân trí Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy người dân Mỹ xem Trung Quốc là mối đe dọa thứ hai chỉ sau IS. Điều này được cho là do các động thái gây bức xúc trong dư luận quốc tế của Trung Quốc trong thời gian gần đây.

 

CId2d4VVEAABwWi-b6680.jpg
Khảo sát của Fox News cho thấy IS và Trung Quốc là hai mối đe dọa hàng đầu đối với nước Mỹ. (Ảnh: Fox News)
 
Theo một khảo sát do Fox News tiến hành từ ngày 21-23/6 vừa qua, với 33% số phiếu, lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) được coi là mối lo ngại an ninh hàng đầu đối với người dân Mỹ. 
 
Trung Quốc đứng thứ hai với 26% số phiếu. Nguyên nhân chính Trung Quốc nổi lên trở thành một lo ngại thứ hai cho an ninh nước Mỹ là do những động thái gần đây của cường quốc này tại Biển Đông. 
 
Việc Bắc Kinh tiến hành bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo và lớn tiếng thể hiện yêu sách vô lý của mình tại Biển Đông trong thời gian vừa qua đã dấy lên bức xúc và lo ngại trong cộng đồng quốc tế về nguy cơ gia tăng xung đột tại khu vực.
 
Bên cạnh đó, Mỹ gần đây cũng thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn an ninh mạng khi liên tục bị tấn công và đánh cắp thông tin mật, được cho là do các tin tặc Trung Quốc tiến hành.
 
Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy chỉ 9% số người Mỹ được khảo sát coi Nga là mối đe dọa an ninh, đứng thứ 3. Tiếp đó là Iran và al-Qaeda.
 
Trong khi đó, tại Nga, Mỹ và Tổng thống Barack Obama được coi là mối đe dọa chính đối với quốc gia này, chiếm 37% tổng số câu trả lời trong một khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Dân ý Nga tiến hành. 
 
Nghi Phương
Theo Sputnik
=====================
"Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...", nên lão Gàn chỉ có thể nói thế này: với đám IS, người Mỹ có thể tiêu diệt không quá một tuần. Nhưng với Trung Quốc thì không phải là cả Iraq, Iran và Afganixtan cộng lại. Với IS không có khả năng biến nước Mỹ thành một quốc gia không tên tuổi ở Bắc Mỹ, nhưng với Trung Quốc thì có thể biến nước Mỹ thành một quốc gia "ở trần đóng khố".

Share this post


Link to post
Share on other sites