Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Không quân Trung Quốc tập trận bất thường trên bầu trời Bắc Kinh

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 05/06/15 21:36

 

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, ngày 5/6, không quân nước này đã tiến hành diễn tập trên vùng trời thủ đô Bắc Kinh trong khuôn khổ "huấn luyện bay thông thường."

 

Air_China__Beijing.jpg
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/Getty Images)

===================

Cảnh giác thế là tốt! Lão Gàn quảng cáo rằng - Í lộn - Cảnh báo rằng: Nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng cuộc chiến tranh thì Bắc Kinh sẽ là một mục tiêu tấn công.

Mọi chuyện sẽ diễn biến rất nhanh và - Xin lỗi - báo mạng không kịp đăng tin cập nhật.

Thôi! Long trọng thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến đi, lão Gàn sẽ tả biểu với những lời lâm ly bi bét và thắm thiết, để tấu trình lên "Tập hợp lớn nhất, không có tập hợp nào lớn hơn", mở lượng khoan dung và "canh bạc cuối cùng" diễn biến theo chiều hướng khác. Hì!

 

 

Trung Quốc thử thành công siêu vũ khí Wu-14 lần thứ tư

Nguyễn Hường

13/06/15 07:15

 

(GDVN) - Wu-14 có thể khiến "hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có của Mỹ trở nên kém hiệu quả hoặc lỗi thời".

 

Tờ Sputnik ngày 11/6 đưa tin cho rằng Trung Quốc đã tiến hành cuộc thử nghiệm thành công thứ tư của siêu vũ khí Wu-14.

Cuộc thử nghiệm Wu-14 mới nhất diễn ra hôm Chủ nhật tại Trung tâm Thử nghiệm Tên lửa và Vũ trụ Wuzhai, phía bắc tỉnh Sơn Tây, miền tây Trung Quốc, tờ Washington Free Beacon cho biết.

 

trungquocthuvukhisieuthanhgiaoducvietnam

Tần suất dầy các cuộc thử nghiệm cho thấy Trung Quốc đang rất muốn đẩy mạnh phát  triển loại vũ khí mới.

 

Đây là vụ thử nghiệm thứ tư của loại vũ khí này được Trung Quốc tiến hành trong vòng 18 tháng qua. Các cuộc thử nghiệm trước đó diễn ra vào tháng 1, tháng 8 và tháng 12 năm 2014. Tần suất dày đặc các cuộc thử nghiệm cho thấy Trung Quốc đang rất muốn đẩy mạnh phát  triển loại vũ khí mới này.

Wu-14 là tên lửa siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường di chuyển với vận tốc vượt ngưỡng Mach 10 (khoảng 12.000 km/giờ). Các cuộc thử nghiệm thành công loại vũ khí này đã giúp Trung Quốc trở thành nước thứ ba trên thế giới phát triển được vũ khí siêu thanh, sau Mỹ và Nga. 

Tình báo Mỹ thường xuyên theo dõi chặt chẽ các cuộc thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc. Một ủy ban của Quốc hội Mỹ về Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái đã xuất bản một báo cáo trong đó nó nói rằng Bắc Kinh đang chế tạo tên lửa siêu thanh như "một thành phần cốt lõi của khả năng tấn công chính xác trong các thế hệ tên lửa tiếp theo của mình".

Báo cáo cũng bày tỏ quan ngại rằng Wu-14 có thể khiến "hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có của Mỹ trở nên kém hiệu quả hoặc lỗi thời". Ngoài Wu-14, Trung Quốc cũng đang phát triển một vũ khí siêu thanh thứ hai sử dụng một động cơ scramjet công nghệ cao.

"Bốn cuộc thử nghiệm diễn ra trong khoảng một năm rưỡi cho thấy Trung Quốc có thể phát triển phiên bản đầu tiên để triển khai trong 1-2 năm," Rick Fisher, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế nói với Washington Free Beacon.

Fisher cho biết có một "nhu cầu khẩn cấp" đối với Mỹ là phải triển khai vũ khí rail-gun có thể bắn đạn ở tốc độ siêu thanh để tạo ra những đám mây có thể gây thiệt hại hoặc phá hủy tên lửa siêu thanh Trung Quốc.

Trong dự thảo chi tiêu quốc phòng năm 2016, chính quyền Mỹ cũng đã nhận thức được mối đe dọa từ vũ khí siêu thanh của Trung Quốc và đồng ý cho phép Lầu Năm Góc phát triển hệ thống rail-gun, dành 291 triệu USD cho các dự án phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa chống lại vũ khí siêu thanh. 

 

Nguyễn Hường
=====================
Bởi vậy, với những loại vũ khí tấn công nhanh toàn cầu và chính xác này thì nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng chiến tranh, cuộc chiến sẽ không thể kéo dài được. Cho nên lão Gàn nhiều lần xác định rằng:
Mọi chuyện sẽ diễn biến rất nhanh và - Xin lỗi - báo mạng không kịp đăng tin cập nhật.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sợi xích nóng Mỹ-Úc-Nhật chặn Trung Quốc trên biển Đông


(Tin tức 24h) - Mỹ, Úc dự tính đưa tàu, máy bay đến Biển Đông, trong khi Nhật cũng cân nhắc hỗ trợ hậu cần cho hải quân Mỹ trong khu vực.

Sợi xích nóng chặn Trung Quốc

Phó đô đốc David Johnston của Australia nói nước này hiện có tàu và máy bay tuần tra hoạt động ở Biển Đông và khẳng định đó là các hoạt động thông thường đã diễn ra trong nhiều năm.

"Chúng tôi có các hoạt động thông thường ở biển Đông và đã làm những việc này trong nhiều năm”, ông Johnston phát biểu trước báo giới ở Canberra.

Mới đây, lực lượng Phòng thủ Australia đã hoàn tất một cuộc tập trận kéo dài 10 ngày, bao gồm tập trận trên Biển Đông, nhằm tăng cường hợp tác hải quân với Malaysia, Singapore, New Zealand và Anh.

 

myucnhat-siet-soi-xich-nong-quanh-trung-

Tàu khu trục HMAS Perth của Australia.

 

Đây là cuộc tập trận mang tên Bersama Shield, dựa trên kịch bản giúp Malaysia và Singapore phòng thủ. Lực lượng của Australia tham gia cuộc tập trận có tàu ngầm HMAS Rankin, tàu khu trục HMAS Perth và máy bay RAAF.

Giới lãnh đạo Úc đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về toan tính của Trung Quốc trên Biển Đông. Mới đây nhất, hôm 11/6, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop phát biểu tại Viện Lowy ở Sydney nước này cần lên tiếng phản đối nếu Trung Quốc đơn phương thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng đã đề cập đến khả năng điều các phi cơ và tàu quân sự trong phạm vi khoảng 22km xung quanh những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc cải tạo. Còn về phía Nhật, Chính phủ của ông Shinzo Abe tuyên bố Biển Đông là một vấn đề quan trọng đối với lợi ích quốc gia và cân nhắc hỗ trợ hậu cần cho hải quân Mỹ hoạt động trong khu vực, chống lại sự bành trướng của Trung Quốc thông qua các hoạt động giám sát, tuần tra và các kênh ngoại giao.

Sự liên kết giữa ba cường quốc Mỹ-Úc-Nhật Bản chắc chắn sẽ tạo ra một liên minh quân sự vô cùng mạnh mẽ, đối phó với sự ngông cuồng của Trung Quốc trên Biển Đông.

 

Biển Đông không còn là tranh chấp song phương

Sự quan tâm của dư luận quốc tế cùng sự tham gia của ngày càng nhiều quốc gia vào vấn đề Biển Đông dù không phải là một bên trong tranh chấp cho thấy nó đã không còn là vấn đề giữa Trung Quốc và từng quốc gia nữa. Điều này có thể lý giải rằng Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới, chứa các tuyến đường hàng hải sống còn, bởi thế nó đã trở thành vấn đề nóng của quốc tế, điều Trung Quốc không hề mong muốn.

Một nhà báo quốc tế từng sử dụng cụm từ chiến lược "lát cắt salami" để mô tả "các hành động nhỏ, không đủ để khơi mào cho một cuộc chiến, mà nhằm kéo dài thời gian cho một sự thay đổi chiến lược lớn". Trung Quốc đang dần giành quyền kiểm soát các bãi cạn và đảo nhỏ trên Biển Đông, tăng cường sự hiện diện và củng cố tuyên bố chủ quyền của mình tại đây. Đặc biệt, hành động bồi đắp, cải tạo và xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây và cả khả năng triển khai vũ khí đến những đảo nhân tạo của Trung Quốc khiến quốc tế cực kỳ lo ngại.

Giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố chỉ giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng đàm phán trực tiếp với các bên có tranh chấp. Thế nhưng, thực tế cho thấy, với động thái của các cường quốc Mỹ, Úc, Nhật Bản và rất nhiều nước khác, kế hoạch "lát cắt salami" hay "tằm ăn lá dâu" của Trung Quốc đã thất bại.

An Nhiên (Tổng hợp)

=================

Đụng tới biển Đông là tiền đề, nguyên cớ trực tiếp cho "canh bạc cuối cùng", còn sâu xa là ai - thế lực nào - sẽ quyết định sự phát triển của nền văn minh trong tương lai? Lão Gàn đã phân tích dự báo từ lâu rùi. Chịu khó xem lại "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông".

Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung Quốc., cho dù Việt Nam chỉ khoanh tay đứng nhìn, hoặc nghiêng về một phía nào đó thì cũng không thay đổi được tính tất yếu. Trừ Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được xác nhận tầm cỡ quốc tế thì cũng đã muộn rồi.

"Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ". Híc.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Trung Quốc sẽ là 'hổ giấy' nếu bị Mỹ thách thức ở Biển Đông
11/06/2015 18:04
 

(TNO) Mỹ cần phải thách thức bằng sức mạnh lẫn chứng cớ lịch sử đối với các tuyên bố chủ quyền hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông để vạch trần sự yếu kém của Bắc Kinh, theo phân tích của một giáo sư  Đại học George Washington (Mỹ).

 

mustin_kive.jpg?width=500

Khu trục hạm USS Mustin (DDG 89) của Hải quân Mỹ đang tuần tra trên Biển Đông cùng trực thăng MH-60R Sea Hawk ngày 3.6.2015 - Ảnh: Hải quân Mỹ

 

Hoàng Uy

===================

 

Bởi vậy, vấn đề chỉ còn là thời gian. Híc!

Muốn chính danh thì vấn để đầu tiên phải đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Tất nhiên là Hoa Kỳ phải khởi xướng việc này.

 

 

 

 

Philippines, Trung Quốc to tiếng tại Liên hợp quốc về tranh chấp lãnh thổ

 

Dân trí Các đại diện của Philippines và Trung Quốc đã to tiếng về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trong một cuộc họp của các quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) ngày 12/6.

 >> Việt Nam nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Liên hợp quốc

 

1-c24e5.jpg

Đại sứ Philippines tại Liên hợp quốc, bà Lourdes Yparraguirre.

 

Đại sứ Philippines tại Liên hợp quốc Lourdes Yparraguirre đã thẳng thắn cáo buộc Trung Quốc phá hoại trật tự của Luật Biển với các tham vọng bành trướng và vi phạm quyền chủ quyền của Philippines.

Bà Yparraguirre còn chỉ trích Trung Quốc cản trở các hoạt động đánh bắt của Philippines gần quần đảo Trường Sa bằng việc sử dụng lực lượng quân sự.

Cũng theo bà Yparraguirre, việc bồi đắp của Trung Quốc đã làm tổn tại môi trường.

Đáp lại, Phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc Wang Min bao biện rằng hành động của Trung Quốc là hợp pháp, và rằng các hoạt động xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn cao về môi trường và không làm tổn hại tới "quyền lợi hàng hải hợp pháp" của các nước khác.

Ông Wang cũng nói rằng bất kể Philippines nói gì tại phiên họp ngày 13/6 hay bất kỳ cuộc họp nào khác của Liên hợp quốc, họ cũng không thể đạt được mục đích gây sức ép để Trung Quốc phải nhượng bộ. Ông này còn hối thúc Philippines giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương.

Hội nghị lần thứ 25 các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 với sự tham dự của 136/167 quốc gia thành viên, các tổ chức quốc tế và các nước quan sát viên đã diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) từ 8-12/6.

Tại hội nghị này, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã nêu rõ Việt Nam quan ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông hiện nay, đặc biệt là các hoạt động cải tạo và xây dựng quy mô lớn làm thay đổi tính chất tự nhiên của một số cấu trúc ở Biển Đông, phá hủy môi trường và hệ sinh thái biển, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực, gây lo ngại lớn trong các nước ASEAN cũng như các quốc gia trong và ngoài khu vực.

Bà Nguyễn Phương Nga cũng nhấn mạnh cần chấm dứt ngay các hành động làm thay đổi nguyên trạng, phá hoại môi trường biển và làm phức tạp thêm các tranh chấp ở Biển Đông.

An Bình

Theo Sputnik, NHK

================

Đây là cơ hội để Hoa Kỳ đưa vấn đề toàn bộ biển Đông ra Liên Hiệp Quốc và các nước sẽ trình bày những luận cứ của mình chứng minh chủ quyền lãnh thổ ở bể Đông. Họ có quyền thuê luật sư tranh tụng cho "ra môn, ra khoai"

Đây là cơ hội cuối cùng để tránh một cuộc chiến tranh. Nếu nước nào không có đủ bằng chứng và luận cứ thuyết phục thì sẽ phải chịu phán quyết là sai trái. Những nước nhận thấy minh sai và tuân thủ thì sẽ tránh được đối đầu và là điềm lành cho hòa bình trong sự phát triển của nền văn minh. Còn nếu nước nào ngoan cố chống lại cả thế giới thì sự trừng phạt sẽ hoàn toàn chính danh. Đây là nguyên lý của lời phát biểu của lão Gàn:

 

Muốn chính danh thì vấn để đầu tiên phải đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Tất nhiên là Hoa Kỳ phải khởi xướng việc nàỳ

 

 

Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, đến lúc này cũng cần phải có sự công nhận quốc tế. Và đây là điều kiện chắc chắn góp phần vào chống chiến tranh. Mặc dù đã muộn, nhưng nếu được thừa nhận thì "méo mó có hơn không".

Những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó. Nó cần phải có một tập hợp lớn hơn để hóa giải sự tranh luận của những con ếch trong tầm nhìn cục bộ của nó qua cái miệng giếng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đâu là "giới hạn cuối cùng" ở Biển Đông

Chủ Nhật, 14/06/2015 - 09:00

 

Dư luận đang quan tâm tới chuyến công du 6 ngày (từ 8-6) của Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc tại Mỹ.

 >> Bất chấp chỉ trích của quốc tế, Trung Quốc vẫn đẩy nhanh xây đảo nhân tạo
 >> Lầu Năm Góc tiếp tục kêu gọi Trung Quốc ngừng xây đắp đảo

 

Bởi tuy Thượng tướng Phạm Trường Long gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (11-6), nhưng lãnh đạo 2 nước vẫn khó tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Biển Đông vì những khác biệt không có thể thu hẹp khi Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành động đơn phương khẳng định chủ quyền ở Biển Đông không dựa trên luật pháp quốc tế.

Nhiều người cảnh báo, Biển Đông có thể là vật cản trong quan hệ Mỹ - Trung, nếu Bắc Kinh không chịu dừng tay, còn Washington quyết không nhượng bộ. Và khi Mỹ chuyển từ cảnh báo bằng lời sang hành động thực sự.

 

PTL14-6-6b7f6.jpg
Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long
 
Ngày 9-6, tờ South China Morning Post bình luận, chuyến thăm Mỹ của ông Phạm Trường Long cho thấy, Bắc Kinh và Washington đang quan tâm tới việc ngăn chặn một cuộc đối đầu Trung - Mỹ ở Biển Đông, đồng thời thăm dò giới hạn cuối cùng của Mỹ ở Biển Đông, cũng như tạo tiền đề cho chuyến công du tới Mỹ của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình vào tháng 9 tới.
 
South China Morning Post nhận định, việc cử Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long, người nắm quyền chỉ huy quân đội và chịu trách nhiệm về chiến lược quân sự và các vấn đề cốt lõi khác cho thấy, cả ông Tập Cận Bình và ông Obama đều cảm thấy có nhu cầu thiết lập cơ chế kiểm soát quân sự hiệu quả cho cả hai bên, nhằm ngăn chặn đối đầu trong khu vực.
 
Tháp tùng ông Phạm Trường Long có Thượng tướng, Đô đốc Tôn Kiến Quốc; Thượng tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Ngô Xương Đức và Thượng tướng, Tư lệnh đại quân khu Bắc Kinh Tống Phổ Tuyển. Và họ đã tới thăm căn cứ hải quân North Island, căn cứ Thủy quân lục chiến ở San Diego, tàu sân bay USS Ronald Reagan và căn cứ Fort Hood ở Texas.
 
Ashton_Carter14-6-6b7f6.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter
 
Cũng theo tờ South China Morning Post, Mỹ và Đài Loan tăng cường quan hệ hợp tác quân sự để làm đối trọng với các hoạt động phô trương sức mạnh cơ bắp của Bắc Kinh trong khu vực. Washington vẫn tiếp tục trao đổi quân sự với Đài Loan, bất chấp những cảnh báo của Bắc Kinh - điều này có thể làm tổn hại quan hệ Trung - Mỹ.
 
Theo giới bình luận, mặc dù Mỹ đã đưa ra nhiều phát biểu mạnh mẽ và rõ ràng trước những diễn biến mới ở Biển Đông, nhưng gần như không tác động tới quyết tâm của Trung Quốc. Thậm chí Trung Quốc còn cho rằng, mục đích của Washington là ngăn cản sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Và Trung Quốc sẽ tiếp tục hành vi lấn biển, đảo hóa bất hợp pháp tại Biển Đông bởi Bắc Kinh có đủ sức mạnh để làm như vậy. Theo nhận định của chuyên gia David Lampton, có nhiều bằng chứng cho thấy, quan hệ Mỹ - Trung đang bước vào giai đoạn đỉnh điểm.
 
Theo nhận định của tờ Đa chiều, khả năng xảy ra đối kháng Mỹ - Trung xung quanh những căng thẳng ở Biển Đông đang tiệm cận giới hạn nguy hiểm, và nguy cơ bùng phát xung đột có thể diễn ra bất cứ lúc nào nếu một trong hai bên không chịu lùi bước.
 
Giáo sư Eric Hyer, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Đại học Brigham Young ở bang Utah, Mỹ nhận định, sự đối kháng Mỹ - Trung không nhất thiết phải dẫn tới xung đột quân sự. Bởi sự hủy diệt của vũ khí hạt nhân khiến cho tất cả các nước phải thận trọng; lợi ích kinh tế Trung - Mỹ ngày càng đan xen, phụ thuộc lẫn nhau, khó tách rời. Giáo sư Eric Hyer cho rằng, cục diện phức tạp ở Biển Đông đòi hỏi các nước hữu quan phải thông qua đàm phán để ký COC.
 
Có nhiều chuyên gia cho rằng, Mỹ đang lúng túng trong chiến lược đối phó với Trung Quốc. Theo chuyên gia Euan Graham, đến từ Viện Nghiên cứu Lowy tại Sydney, sự khó chịu của Mỹ nằm ở chỗ, tất cả các quốc gia Đông Nam Á, trừ Philippines, không muốn đưa ra lựa chọn rõ ràng giữa Trung Quốc - đối tác thương mại chính của họ, và Mỹ - người đảm bảo an ninh chính trong khu vực. Theo chuyên gia Rajeev Ranjan Chaturvedy đến từ Viện Nam Á tại Singapore, mối lo ngại hiện nay là Trung Quốc sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông.
 
Trong khi đó tờ Want China Times dẫn lời học giả Jonathan Pollack, chuyên gia của Viện Brookings, Mỹ cho rằng, giải pháp để giảm căng thẳng Washington - Bắc Kinh ở Biển Đông là 2 bên giải quyết những bất đồng một cách riêng tư. Bởi những gì diễn ra tại Đối thoại Shangri - La lần thứ 14 ở Singapore vừa qua cho thấy, Mỹ - Trung đều không thay đổi quan điểm và nhượng bộ trong vấn đề Biển Đông.
 
Còn theo nhận định của tờ The National Interest (số ra ngày 6-6 tại Mỹ), có 3 nguy cơ dẫn tới chiến tranh Trung - Mỹ trên Biển Đông.
 
Thứ nhất, từ các đảo nhân tạo.
 
Thứ hai, từ một cuộc đụng độ máy bay.
 
Thứ ba, từ sự cố tàu ngầm.
 
The National Interest nhận định, Trung - Mỹ đều chưa muốn có một cuộc xung đột quân sự, ít nhất là trong tương lai gần. Nhưng nếu những cuộc khẩu chiến liên quan đến Biển Đông tiếp tục diễn ra, khiến quan hệ Trung-Mỹ trở nên căng thẳng, khi đó sẽ khó tránh khỏi một cuộc chiến.
 
Trước đó (4-6), tờ The Wall Street Journal bình luận, khi gây hấn tại Biển Đông, Trung Quốc cũng dẹp loạn nội bộ, củng cố quyền lực và cách nhanh nhất để thiết lập quyền lực là phát động chiến tranh! Và lịch sử Trung Quốc từng chứng minh điều này.
 
Ngày 9-6, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, tranh chấp do Mỹ can thiệp vào Biển Đông gây ra đã kích thích sự quan tâm của Nhật Bản. Và nội bộ Nhật Bản bắt đầu thảo luận cách thức can thiệp khi Trung - Mỹ xảy ra “tình trạng ảnh hưởng quan trọng” ở Biển Đông.
 
Trong khi đó hãng Kyodo cho biết, trong thảo luận ở Quốc hội về dự luật liên quan đến bảo đảm an ninh, Chính phủ Nhật Bản đã coi tranh chấp Biển Đông là đối tượng của “tình trạng ảnh hưởng quan trọng” và việc này tạo thuận lợi cho lực lượng phòng vệ triển khai hoạt động cảnh giới, giám sát.
 
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho rằng, vì Trung Quốc thúc đẩy lấn biển, xây đảo bất hợp pháp ở Biển Đông, nên lực lượng phòng vệ có thể sẽ bảo vệ tàu chiến Mỹ.
 
Động thái này của Nhật Bản được Mỹ ủng hộ. Tư lệnh Hạm đội 7 Hải quân Mỹ Robert Thomas cho rằng, lực lượng phòng vệ hoạt động ở Biển Đông trong tương lai là hợp tình, hợp lý. Nhưng giới quân sự Trung Quốc cảnh báo, nếu Nhật Bản cố tình dùng vũ lực can thiệp vào Biển Đông, ngoài thông qua con đường ngoại giao để giải quyết, Bắc Kinh có thể xua đuổi, thậm chí không loại trừ khả năng “đâm húc”.
 
Ngày 31-5, Hội những người Hàn yêu Việt Nam (VESAMO) phối hợp với Trường đại học Dongwon của Hàn Quốc đã khai mạc triển lãm ảnh tại thành phố Busan về việc Trung Quốc phá vỡ nguyên trạng các bãi đá và đảo ở Biển Đông. Triển lãm dự kiến mở cửa đón khách đến hết ngày 15-6. Trước đó (26-5), tờ Japan Today đưa tin, bất chấp căng thẳng tại một số vùng biển tranh chấp, Nhật Bản sẽ lần đầu tiên tham gia tập trận quân sự lớn với Mỹ và Australia (dự kiến diễn ra vào đầu tháng 7). Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, đã điều 600 người, trong đó có 49 quân nhân tham gia diễn tập cứu nạn đa quốc gia (lần đầu tiên) ở Malaysia. Và cuộc diễn tập này do Trung Quốc và Malaysia cùng tổ chức, Mỹ - Nhật - Hàn - Ấn cũng tham dự với khoảng 2.000 người.

 

 
 
Theo Hồng Thất Công
PetroTimesChủ Nhật, 14/06/2015 - 09:00.

==================

Trùi! Ngài Phạm ở Mẽo lâu thế? Hẳn 6 ngày cơ à? Tốn kém nhỉ? Bởi vì mần răng mà có cái giới hạn ở bể Đông kia chứ? Làm gì có giới hạn cho ai sẽ làm bá chủ thế giới kia chứ?

Cho lên làm zì có chiện ngộ pầu Mỹ làm cái pá chủ thế zới còn pể Tông là của ngộ lược?

Wài! Mệt wá! Thôi zdìa đi cho đỡ tốn kém, còn ở lại thì ốc vòi voi và cái con gì ăn cũng ngon lém! Con gì ấy nhỉ? Nó giống con tôm mà không phải con tôm. Con tu rít à? Lão Gàn wên mất rùi. Híc!

À! Nhớ ra rùi! Con lốp tờ. Con này nhậu với vang Pháp cũng có lý lém. Chỉ phải cái hơi mắc: hơn 200 Dol / con tại nhà hàng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

---------------------------------------------------------------------------------

 

Đây bác Thiên Sứ, 2 ông tướng to tướng bé nói chuyện với nhau. Nhưng chỉ là thỏa thuận thiết lập một cơ chế đối thoại giữa hai quân đội để có thể phối hợp tốt hơn việc cứu trợ nhân đạo và đáp ứng với tai họa. ^_^ Hìhì. Còn Bộ trưởng Quốc phòng thì theo luật An ninh Quốc gia 1947 của Mỹ không phải là tướng mà xuất thân từ dân sự ah.

 

" http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/vi-sao-bo-truong-quoc-phong-my-khong-mac-quan-phuc-3227603.html "

 

---------------------------------------------------------------------------------

Hoa Kỳ và Trung Quốc thiết lập đối thoại quân sự

 

 
326C780B-6D9F-4ACE-97A3-69DAF7EC63ED_w64
Đại tướng Raymond Odierno, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ và Thượng tướng Lục quân Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc, tham dự lễ ký kết.
 

14.06.2015

 

Hoa Kỳ và Trung Quốc hôm qua ký một thỏa thuận thiết lập một cơ chế đối thoại giữa hai quân đội để có thể phối hợp tốt hơn việc cứu trợ nhân đạo và đáp ứng với tai họa. Các giới chức Mỹ cũng hy vọng khung làm việc này sẽ tăng tiến sự hiểu biết lẫn nhau và giảm nguy cơ về những tính toán sai lầm giữa hai nước.

Đại tướng Raymond Odierno, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ và Thượng tướng Lục quân Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc, tham dự lễ ký kết.

Trong cuộc gặp với Tướng Phạm tại Ngũ Giác Đài hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói ông hy vọng đạt được sự đồng thuận về các khung làm việc quan trọng khác về những qui tắc ứng xử an toàn hàng không và việc đối đầu trên biển với Trung Quốc vào cuối tháng 9.

Căng thẳng giữ quân đội Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng vào lúc các giới chức Mỹ kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt xây dựng những đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp tại Biển Hoa Nam. Trung Quốc cũng không hài lòng về những chuyến bay do thám của Hoa Kỳ trong khu vực này.

Đại tướng Vincent Brooks, tư lệnh lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương, mới đây nói với một số cử tọa tại Washington là giao tiếp giữa hai quân đội có thể giúp giảm bớt nguy cơ đối đầu trên không và trên biển.

Tướng Brooks nói: “Hiện nay chúng ta không thấy có sự chạm trán giữa Quân đội Giải phóng Nhân dân PLA và Quân đội Hoa Kỳ. Chúng ta nên xây dựng mối quan hệ khi có thể được, để ngăn ngừa những tính toán sai lạc và hiểu lầm.”

Tuy nhiên đang có những quan ngại ngày càng tăng trong số các chuyên gia an ninh tại Mỹ là việc trao đổi quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không mang lại kết quả mong muốn đối với Washington như là có sự minh bạch hơn trong Quân đội Giải phóng Nhân dân và Bắc Kinh bớt hung hăng hơn trong việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.

 

 

Lão Gàn luôn ủng hộ hòa bình thế giới và những giá trị nhân đạo. Bởi vậy từ lò gạch làng Vũ Đại, lão lấy làm hài lòng khi quân đội hai siêu cường đã ký được "một thỏa thuận thiết lập một cơ chế đối thoại giữa hai quân đội để có thể phối hợp tốt hơn việc cứu trợ nhân đạo và đáp ứng với tai họa". Sự kiện này đã xác định dự báo của lão Gàn rằng: Năm nay chưa thể có uýnh nhau trên bể Đông. Cho nên lão tán thành một độ nhậu có rượu vang Pháp với ốc vòi voi và con lốp tờ là hoàn toàn xứng đáng với chuyến công du Hoa Kỳ của ngài thượng tướng Phạm Thành Long.

Dưng mà lão Gàn cũng bày tỏ sự quan ngại trước tình hình bể Đông ngày càng căng thẳng do các hành động xây dựng bất bình thường trên các đảo mà Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đóng. Những hành động này của Bắc Kinh đã gây nên sự căng thẳng không cần thiết giữa những quốc gia tôn trọng tự do hàng hải để bảo đảm sự phồn vinh quốc tế với siêu cường thứ II trên thế giới và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hành vi này của Bắc Kinh trên vùng biển nhạy cảm có tính quốc tế, nếu tiếp tục thì rất có khả năng dẫn đến đối đầu quân sự giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và Đồng minh , như những sự kiện vừa xảy ra trên biển Đông.

Bởi vậy, lão Gàn cho rằng Liên Hiệp Quốc cần có sự can thiệp ngay bây giờ, nhân danh một tổ chức đại diện cho luật pháp quốc tế và những gía trị công lý được thừa nhận trong quan hệ giữa các quốc gia mà tổ chức này đại diện, để tổ chức một cuộc đối thoại minh bạch cho những sự kiện tranh chấp trên bể Đông - Một giải pháp chính danh cho hòa bình thế giới. Đây chính là khả năng của một tập hợp lớn hơn của một tổ chức đa quốc gia, để giải quyết những mâu thuẫn giữa các nước thành viên trong các quan hệ song phương. Mặc dù kết quả của cuộc đối thoại quốc tế về những tranh chấp trên bể Đông, có thể không như mong muốn, nếu có một quốc gia không tuân thủ luật pháp quốc tế, thì ít nhất Liên Hiệp Quốc cũng chứng tỏ đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình.

Xong phần phát biểu với phong cách ngoại giao. Còn đây là ngôn ngữ của làng Vũ Đại, trong không gian và thời gian Đại lão tiền bối Chí Phèo đang quản lý cái lò gạch. Điếu mựa! Lão Gàn nói rồi nha. Lão mới chỉ xác định năm nay chưa có uýnh nhau trên bể Đông thui nha. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ", thằng nào ngu thì chết. Hiểu không?

Nhìn cái mặt ục một đống bít ngay là điếu hiểu gì cả. Câu này không bít có ngôn ngữ nước nào dịch ra được không? Hì!

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
“Cú bật lại” bất ngờ của Malaysia khiến Trung Quốc giật mình
 

(Quốc tế) - Liên tiếp phản ứng gay gắt với hành vi bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông tuần qua, Malaysia đang khiến thế giới bất ngờ về sự thay đổi thái độ.

 

Ngày 8/6, Kuala Lumpur công khai lên tiếng phản đối tàu thuộc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng lãnh hải của Malaysia ở phía bắc Borneo.

Bộ trưởng An ninh Quốc gia Malaysia Shahidan Kassim coi bất cứ tàu nước ngoài nào xâm nhập vùng này là những kẻ “xâm lấn” và tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả.

Đây là một bước đi mạnh mẽ, cứng rắn một cách bất ngờ của Malaysia đối với Trung Quốc trong bối cảnh tình hình căng thẳng ở Biển Đông đang leo thang một cách đầy lo ngại.

malay_2_diey.jpg

Malaysia phản ứng gay gắt tàu Trung Quốc neo đậu trái phép, khiến Bắc Kinh cũng phải giật mình (ảnh: Wall Street Journal)

Không dừng lại ở đó, ngày 10/6, phát biểu trước Hạ viện tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein lần đầu tiên kêu gọi các thành viên ASEAN đoàn kết để đối mặt với những thách thức quan trọng liên quan đến các cường quốc hùng mạnh. Đồng thời ông Hussein nhấn mạnh tới giải pháp cho vấn đề Biển Đông trong bối cảnh nảy sinh nhiều vấn đề như hiện nay.

Những phản ứng mới nhất của Malaysia trước Trung Quốc khiến thế giới và thậm chí là cả Trung Quốc tỏ ra khá bất ngờ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trả lời một cách bị động: “Tôi cảm thấy không quen với cáo buộc của Malaysia về việc một tàu Trung Quốc neo đậu ở bãi cạn Luconia”.

Với giới phân tích, những phản ứng của Malaysia dù có thể chỉ là tức thời song động thái mới nhất này cho thấy, Kuala Lumpur dường như không thể nín lặng được nữa trước sự bành trướng thô bạo của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Vì sao Malaysia bất ngờ “bật lại” bạn Trung Quốc

Thực tế, không phải lần đầu tiên Malaysia cáo buộc tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải. Những vụ việc như vậy thậm chí ngày càng gia tăng về cả số lượng lẫn độ nghiêm trọng trong nhiều năm trở lại đây.

Hồi tháng 3/2013, một đội gồm 4 tàu chiến và các tàu hỗ trợ do tàu đổ bộ Jinggangshan của Trung Quốc dẫn đầu đã tiến hành một chuyến đi biển kéo dài tới 8.000km ở khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương. Nhóm tàu trên đã đi đến các khu vực theo “đường lưỡi bò” nhằm thể hiện một cách trắng trợn tham vọng chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Cụ thể, đội tàu chiến của Trung Quốc đã ngang nhiên đi vào bãi cạn James – nơi cách Trung Quốc tới 1.800km và chỉ cách bờ biển Malaysia có 80km. Bãi cạn James rõ ràng nằm trong thềm lục địa của Malaysia.

Tuy nhiên theo Wall Street Journal, cơn “khó chịu” của Kuala Lumpur rõ rệt nhất từ năm 2014, sau việc Trung Quốc liên tục tổ chức hai cuộc tập trận hải quân chớp nhoáng gần bãi cạn James. Kuala Lumpur đã đưa công hàm phản đối ngoại giao, yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt việc này. “Song sự việc chìm vào yên ắng như không có gì xảy ra”.

Thời gian gần đây, báo chí Malaysia liên tục ghi nhận sự gia tăng tần suất xâm nhập và quy mô hiện diện của tàu Trung Quốc khiến Kuala Lumpur buộc phải cảnh giác và nâng mức phản đối lên cấp cao nhất là giữa nguyên thủ hai nước.

Chuyên gia Prashanth Parameswaran, nghiên cứu về Đông Nam Á, an ninh ngoại giao châu Á và chính sách của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương phân tích về động thái mới của Malaysia với Trung Quốc: “Hành vi của Trung Quốc không chỉ cản trở các hoạt động khai thác tài nguyên mà còn là mối đe dọa về mặt chủ quyền đối với Malaysia. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất khiến Kuala Lumpur phải lên tiếng”.

malay_1_kvrs.jpg

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia phản ứng trước sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông (ảnh: The Malaysian Times)

Malaysia lâu nay vốn thường duy trì một phương pháp tiếp cận “ẩn mình”, không quyết liệt và mạnh mẽ như các nước khác trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia và Malaysia là đối tác thương mại lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc. Kim ngạch thương mại song phương hàng năm giữa hai nước đã vượt mốc 100 tỉ USD và dự kiến đạt 160 tỉ USD vào năm 2018.

Tuy nhiên, “những gì Bắc Kinh đã và đang làm trong thời gian gần đây trên Biển Đông khiến Kuala Lumpur phải giật mình”. Đó được cho là nguyên nhân thứ 2 giải thích phản ứng của Malaysia với Trung Quốc.

Cụ thể việc xây đảo nhân tạo nhiều nơi trong Biển Đông với quy mô lớn chưa từng có. Điều đó không thể không gây nghi ngờ và lo ngại cho các nước trong khu vực lẫn bên ngoài. Hàng loạt quốc gia đã lên tiếng, nhưng đều vô tác dụng trong việc buộc Bắc Kinh ngưng các hành động của mình. Chính điều này đã đặt Kuala Lumpur vào tình trạng báo động và buộc họ phải có những điều chỉnh chính sách phù hợp.

Nguyên nhân cuối cùng lý giải sự thay đổi thái độ Malaysia chính là động thái của Mỹ. Tại Đối thoại Shangri-La 2015, chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter công khai nói rằng hành động của Bắc Kinh đã khiến nhiều quốc gia láng giềng trong khu vực tìm đến sự bảo an của Washington. Việc Mỹ cam kết sẽ cung cấp nguồn lực an ninh cho nhiều quốc gia theo Sáng kiến An ninh biển Đông Nam Á, cũng chính là động lực tiếp sức cho Malaysia thể hiện quan điểm rõ ràng trong vấn đề Biển Đông ở thời điểm hiện tại.

Malaysia sẽ cứng rắn hơn?

Wall Street Journal ngày 9/6 dẫn lời Bộ trưởng An ninh Quốc gia Malaysia Shahidan Kassim rằng ông đã họp với Bộ Ngoại giao, Bộ An ninh, Hải quân, và Cảnh sát biển nước này để lên kế hoạch cho những bước đáp trả.

Bộ trưởng An ninh Quốc gia Malaysia Shahidan Kassim coi bất cứ tàu nước ngoài nào xâm nhập vùng này là những kẻ “xâm lấn”: “Đây không phải là khu vực có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Trong vụ này, chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp ngoại giao”.

Trước mắt, ông cho biết Malaysia đã điều động Hải quân và Cảnh sát biển nước này tới khu vực bị Trung Quốc xâm phạm để “đảm bảo chủ quyền quốc gia”.

Ngoài ra, ông Shahidan đăng lên trên trang Facebook cá nhân của mình những hình ảnh mà ông nói là cho thấy rõ ràng tàu thực thi pháp luật của Trung Quốc neo đậu tại bãi cạn Luconia – một khu vực gồm những đảo nhỏ và bãi đá nằm cách phía bắc Borneo của Malaysia khoảng 150km. Đây là khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 400km của Malaysia. Bãi cạn Luconia cách đại lục Trung Quốc khoảng 2.000km.

Cụ thể, ông trấn an người dân nước này rằng quân đội Malaysia đã được điều động trong bán kính 1 hải lý cách vị trí tàu cảnh sát biển Trung Quốc thả neo để theo dõi hoạt động của tàu này.

Bộ trưởng An ninh Quốc gia Malaysia cho biết Thủ tướng Malaysia Najib Razak sẽ đích thân đem vấn đề này ra hội đàm trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, theo quan sát của The Diplomat, dù vấn đề được đưa lên bàn thảo ở cấp nguyên thủ song chắc chắn Kuala Lumpur vẫn duy trì chính sách “cuộc chơi an toàn” với Bắc Kinh”.

“Chính phủ ông Najib sẽ không để sự việc trên ảnh hưởng tới quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Và đương nhiên Malaysia cũng hiểu rằng họ không thể trực tiếp đối đầu với Trung Quốc”, chuyên gia Prashanth Parameswaran nhận xét.

Mặc dù vậy với chuyên gia Parameswara, việc Malaysia thay đổi thái độ, phải lên tiếng về vấn đề Biển Đông, ít nhất cũng đã cho thấy nước này nhận ra tham vọng bành trướng của Trung Quốc đã ở tình trạng báo động đến mức độ nào./.

 

(Theo VOV)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc:

Tàu dân sự phải đáp ứng tiêu chuẩn quân sự sẵn sàng chiến tranh

 

(An Ninh Quốc Phòng) - Sau khi bộ tiêu chuẩn này được áp dụng cho các tàu dân sự sẽ biến đội tàu này thành lực lượng có khả năng thực hiện nhiệm vụ quân sự nhanh chóng.

 

hinh_minh_hoa-01.jpg

Trung Quốc: Tàu dân sự phải đáp ứng tiêu chuẩn quân sự sẵn sàng chiến tranh

 

Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 12/6 dẫn nguồn trang China Military Online cho biết, ngày 4/6 vừa qua Ủy ban Giao thông quốc gia sẵn sàng chiến đấu Trung Quốc đã triệu tập 130 người là đại diện các cơ quan giao thông hàng hải quân sự, vận tải quân sự, hiệp hội tàu thuyền Trung Quốc, các doanh nghiệp vận tải hàng hải về Thượng Hải.

Đại diện các cơ quan, doanh nghiệp vận tải hàng hải và vận tải quân sự trên biển đã được ủy ban này “quán triệt yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật quốc phòng đối với tàu thuyền dân dụng”. Buổi tập huấn do Ủy ban Giao thông quốc gia sẵn sàng chiến đấu cùng với Cục Hậu cần, Phòng Giao thông vận tải quân sự đại quân khu Nam Kinh và Hiệp hội Tàu thuyền Trung Quốc đồng tổ chức.

Bộ tiêu chuẩn này do đại quân khu Nam Kinh cùng với Hiệp hội Tàu  thuyền Trung Quốc xây dựng trong 5 năm và đã chính thức được phê duyệt làm tiêu chuẩn quân dụng quốc gia đối với các tàu thuyền dân sự Trung Quốc và đưa vào áp dụng trong thực tế từ tháng 3 năm nay.

Bộ tiêu chuẩn này được chia làm 6 hạng mục dành cho 6 loại tàu thuyền: Tàu quan trắc, tàu container, tàu vận tải hỗn hợp, tàu thuyền đa chức năng, tàu bốc dỡ, tàu tạp hóa. Trong đó quy định rõ về tính năng, mục tiêu sử dụng, hạng mục chủ yếu và yêu cầu thiết kế phục vụ “nhiệm vụ quốc phòng”.

Sau khi bộ tiêu chuẩn này được áp dụng cho các tàu dân sự sẽ biến đội tàu này thành lực lượng có khả năng thực hiện nhiệm vụ quân sự nhanh chóng, vận tải và chi viện chiến lược cho quân đội Trung Quốc trên biển trong chiến tranh, rút ngắn khoảng cách năng lực vận tải hàng hải quân sự giữa Trung Quốc với các nước phát triển. The Diplomat ngày 12/5 cho rằng, Trung Quốc đang buộc các tàu dân sự phải “sẵn sàng cho chiến tranh”.

Buổi tập huấn được trình bày bởi trên 10 chuyên gia vận tải hàng hải quân sự hàng đầu của Trung Quốc, bao gồm Từ Khuê – Phó giáo sư từ Học viện Quốc phòng, Dương Trung Dân – Trung tâm Công nghệ cao Thượng Hải thuộc Hiệp hội Tàu thuyền Trung Quốc, Cố Vĩnh Trị – Chuyên gia cao cấp Sở nghiên cứu Vận tải quân sự thuộc Tổng cục Hậu cần quân đội Trung Quốc.

Andrew Erickson, một giáo sư đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, nhà nghiên cứu trung tâm Fairbank của Havard ngày 31/3 viết trên trang cá nhân của tờ The Wall Streets Journal, lực lượng dân quân biển do chính phủ Trung Quốc tổ chức và tài trợ đang đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tham vọng (bành trướng) lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông.

(Theo Giáo Dục)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cựu Ngoại trưởng Mỹ:
Cứ phái Hạm đội, không cần nói nhiều với TQ

Hải Võ

14/06/2015 19:45

 

Cựu Ngoại trưởng Mỹ đã lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc về sức mạnh quân sự của Mỹ, trước lo ngại Bắc Kinh ngày càng lấn tới ở cả vấn đề Biển Đông và an ninh mạng.
 

080711-n-5874w-017-1434277504796-61-0-46

(Ảnh minh họa)

 

Trang Đa Chiều hôm 12/6 đưa tin, cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice mới đây đã có bài diễn thuyết tại một hội nghị về khoa học công nghệ tại Miami được cho là "chĩa mũi giáo" vào các doanh nghiệp Trung Quốc đang bước ra thị trường thế giới.

Theo đó, bà Rice đã hình dung Mỹ là quốc gia đứng ra bảo đảm và duy trì thị trường cởi mở, tự do trên toàn thế giới. Washington có đủ khả năng ngăn cản Trung Quốc "xâm lược thị trường quốc tế cũng như thế giới thực".

Bà Rice cho rằng Trung Quốc đang "chơi không đẹp" và đang lợi dụng các doanh nghiệp khổng lồ của mình như những quân bài để thực hiện hoạt động gián điệp đối với Mỹ.

"(Mỹ) chỉ cần hạ lệnh điều động Hạm đội Thái Bình Dương thì bọn họ (Trung Quốc) sẽ 'nếm mùi' ngay. Chúng ta hoàn toàn không cần phí thời gian to tiếng qua lại với Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông" - bà Condoleeza Rice cho biết.

 

cuu-ngoai-truong-my-cu-phai-ham-doi-khon

Cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice tin rằng Mỹ chỉ cần cho Trung Quốc thấy được sức mạnh quân sự thực là có thể trấn áp được Bắc Kinh.

 

Tuy vậy, cũng theo cựu Ngoại trưởng Rice, sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ không ảnh hưởng đến việc song phương thảo luận các vấn đề hợp tác và tìm kiếm cơ hội để đôi bên cùng có lợi.

"Trung Quốc nhận được tiền đầu tư bởi họ là một thị trường khổng lồ. Nhưng Bắc Kinh nên nhớ quy tắc của trò chơi: Không được tấn công mạng" - bà Rice cảnh cáo.

Washington hôm 4/6 xác nhận dữ liệu cá nhân của ít nhất 4 triệu công chức đã và đang là nhân viên liên bang bị tin tặc xâm nhập.

Một số quan chức nước này tiết lộ những kẻ tấn công "ở Trung Quốc", nhưng chưa rõ vụ việc có dấu hiệu của chính phủ Trung Quốc đứng sau hay không. Bắc Kinh cũng đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của phía Mỹ.

 

Trung Quốc đem ông Tập Cận Bình ra “dọa” Mỹ

Cũng trong ngày 12, Thiếu tướng Hải quân Quan Hữu Phi - chủ nhiệm Văn phòng ngoại vụ Bộ quốc phòng Trung Quốc – đã tổ chức họp báo tại Washington công bố kết quả chuyến thăm Mỹ của phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Trung-Mỹ leo thang vì vấn đề Biển Đông, trong đó ông Phạm đã nhiều lần “cảnh cáo phủ đầu” Washington rằng “đừng làm gì để phá hoại chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình”.

 

cuu-ngoai-truong-my-cu-phai-ham-doi-khon

Tại Mỹ, Phạm Trường Long (trái) vẫn lớn tiếng rêu rao những luận điệu trắng trợn, phi lý và phi pháp của Trung Quốc đối với chủ quyền khu vực Biển Đông.

Phạm Trường Long cũng lớn tiếng “dọa” Mỹ rằng việc ông Tập thăm Mỹ là “đại sự hàng đầu trong quan hệ 2 nước” và yêu cầu Washington “củng cố cơ sở chứ không phải 'ném đá' phá hoại sự kiện này".

Mặc dù phía Trung Quốc vẫn báo cáo rằng "kết quả chuyến thăm của Phạm Trường Long là thành công", song thực tế là ông Phạm vẫn ngang ngược tuyên bố luận điểm xằng bậy của Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông.

Ông này trắng trợn nói "các đảo và vùng cận hải thuộc Biển Đông thuộc chủ quyền cố hữu của Bắc Kinh từ thời xưa (mà thực tế là các đảo đá mà nước này chiếm đoạt hoàn toàn phi pháp - PV)".

Nguy hiểm hơn, Phạm Trường Long đã không che giấu "dã tâm quân sự" trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép khi ngang ngược tuyên bố "việc Trung Quốc thiết lập khí tài, thiết bị quân sự trên các đảo đá (phi pháp-PV) không có gì phải bàn cãi".

Đáp trả lại phát ngôn vô lý này, ông Ashton Carter cũng liên tiếp chỉ trích Trung Quốc về các công trình mở rộng, bồi đắp các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và tái khẳng định lập trường kiên quyết của Washington, yêu cầu Bắc Kinh "ngừng ngay hoạt động xây đảo trái phép".

theo Đại Lộ

===================

Chúng ta hoàn toàn không cần phí thời gian to tiếng qua lại với Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông" - bà Condoleeza Rice cho biết.

 

Tranh luận (Cãi nhau to tiếng) trên cơ sở nào - khi "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" (*)?

Thật là dốt nát và ngu xuẩn mang tính phá hoại, khi họ phát biểu câu này với mục đích chống lại Thiên Sứ chứng minh Việt sử trải gần 5000 văn hiến, bất chấp cả sự sụp đổ mọi nền tảng quan hệ xã hội là những chuẩn mực được thiết lập trên cơ sở tính hợp lý.

===================

* Phát biểu của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng tại cafe Trung Nguyên, trong buổi trao đổi học thuật với Thiên Sứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines, Trung Quốc to tiếng tại Liên hợp quốc về tranh chấp lãnh thổ

 

Dân trí Các đại diện của Philippines và Trung Quốc đã to tiếng về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trong một cuộc họp của các quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) ngày 12/6.

 >> Việt Nam nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Liên hợp quốc

An Bình

Theo Sputnik, NHK

 

================

Đây là cơ hội để Hoa Kỳ đưa vấn đề toàn bộ biển Đông ra Liên Hiệp Quốc và các nước sẽ trình bày những luận cứ của mình chứng minh chủ quyền lãnh thổ ở bể Đông. Họ có quyền thuê luật sư tranh tụng cho "ra môn, ra khoai"

Đây là cơ hội cuối cùng để tránh một cuộc chiến tranh. Nếu nước nào không có đủ bằng chứng và luận cứ thuyết phục thì sẽ phải chịu phán quyết là sai trái. Những nước nhận thấy minh sai và tuân thủ thì sẽ tránh được đối đầu và là điềm lành cho hòa bình trong sự phát triển của nền văn minh. Còn nếu nước nào ngoan cố chống lại cả thế giới thì sự trừng phạt sẽ hoàn toàn chính danh. Đây là nguyên lý của lời phát biểu của lão Gàn:

Muốn chính danh thì vấn để đầu tiên phải đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Tất nhiên là Hoa Kỳ phải khởi xướng việc nàỳ

Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, đến lúc này cũng cần phải có sự công nhận quốc tế. Và đây là điều kiện chắc chắn góp phần vào chống chiến tranh. Mặc dù đã muộn, nhưng nếu được thừa nhận thì "méo mó có hơn không".

Những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó. Nó cần phải có một tập hợp lớn hơn để hóa giải sự tranh luận của những con ếch trong tầm nhìn cục bộ của nó qua cái miệng giếng.

 

 

Biển Đông dậy sóng tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc
15/06/2015 07:47
 
Tại Liên Hiệp Quốc, đại diện Việt Nam và Philippines đều lên tiếng cảnh báo về hậu quả từ những hoạt động bồi đắp quy mô lớn phi pháp ở Biển Đông.
 
19a_jkne.jpg?width=500
Trung Quốc xây đại công trình phi pháp ở đá Gạc Ma thuộc Trường Sa - Ảnh: Mai Thanh Hải
 
Từ ngày 8 - 12.6 (giờ địa phương) tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York, Mỹ diễn ra Hội nghị lần thứ 25 các quốc gia thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) với sự tham dự của 136/167 quốc gia thành viên cùng các nước quan sát viên và nhiều tổ chức quốc tế.
Đúng như dự báo trước đó, tình hình an ninh tại Biển Đông là một nội dung trọng tâm của hội nghị khi cả khu vực và một số đối tác bên ngoài đều đang hết sức quan tâm, lo ngại, đặc biệt là các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo quy mô lớn của Trung Quốc.
Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Nguyễn Phương Nga - Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc kiêm trưởng đoàn Việt Nam tham dự hội nghị, nêu rõ Việt Nam quan ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông hiện nay, đặc biệt là các hoạt động cải tạo và xây dựng quy mô lớn trái phép làm thay đổi tính chất tự nhiên của một số cấu trúc, phá hủy môi trường và hệ sinh thái biển, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, gây lo ngại lớn trong ASEAN và nhiều quốc gia khác, theo TTXVN.
Trưởng đoàn Việt Nam nhấn mạnh cần chấm dứt ngay các hành động làm thay đổi nguyên trạng, phá hoại môi trường biển và làm phức tạp thêm các tranh chấp ở Biển Đông. Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định lập trường của Việt Nam là các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS; các bên liên quan cần thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
 
Quan ngại toàn cầu
Cũng tại hội nghị, Đại điện thường trực Philippines tại Liên Hiệp Quốc, Lourdes Yparraguirre khẳng định tranh chấp xuất phát từ “chính sách bành trướng” của Trung Quốc ở Biển Đông là nguyên nhân cho mối quan ngại toàn cầu. Đài GMA News dẫn lời bà Yparraguirre chỉ ra những động thái hung hăng của Trung Quốc bắt đầu leo thang vào năm 2012 khi Bắc Kinh không tuân theo thỏa thuận cùng rút tàu hải quân khỏi bãi cạn Scarborough. Từ đó, Trung Quốc “chiếm hữu bãi cạn, dựng rào chắn tại lối vào để chặn ngư dân Philippines vào ngư trường truyền thống của họ”, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines.
Bà Yparraguirre còn chỉ trích Trung Quốc vi phạm không chỉ UNCLOS mà cả DOC, Công ước về đa dạng sinh học và Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
Theo bà, các hoạt động xây đắp phi pháp của Trung Quốc đã “nạo vét và phá nát toàn bộ hệ thống san hô”, phá hoại sinh thái biển và sự đa dạng sinh học của khu vực. Bà Yparraguirre dẫn dữ liệu từ các chuyên gia cho hay tình trạng Trung Quốc phá hủy các hệ thống san hô ở Biển Đông để san lấp, bồi đắp đảo nhân tạo dẫn đến tổn thất kinh tế ước tính 281 triệu USD/năm còn hậu quả với môi trường là “không thể tính được”.
Đáp lại, Phó đại diện thường trực Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Vương Dân ngụy biện rằng hoạt động xây đắp nói trên “nằm hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền” của Trung Quốc, theo Hãng tin Sputnik. Ông Vương còn lớn tiếng: “Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS không phải là nơi để bàn về vấn đề Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông - NV)”.
 
ASEAN “phải hành động”
Trước tình hình căng thẳng ở Biển Đông, ngày 13.6, tờ Bangkok Post của Thái Lan, nước không trực tiếp tham gia tranh chấp, đăng bài xã luận kêu gọi ASEAN phải mau chóng có hành động chung về vấn đề này. Bài xã luận viết: “Lâu nay ASEAN đóng vai trò có phần thụ động trong việc xử lý tranh chấp Biển Đông nhưng hàng loạt sự cố làm gia tăng quan ngại có thể thúc đẩy khối này có thái độ quyết đoán hơn để duy trì hòa bình khu vực”.
Theo Bangkok Post, đã đến lúc ASEAN “củng cố lập trường chung và cần có giải pháp ngoại giao để hạ nhiệt căng thẳng”, trước mắt là gây sức ép với Trung Quốc nhanh chóng hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). “Đây là thời điểm để ASEAN cho thấy khối này có khả năng hình thành một lập trường thống nhất và đóng vai trò có ý nghĩa trong việc duy trì hòa bình và an ninh ở khu vực”, Bangkok Post khẳng định.
 
Người Việt ở Đức biểu tình phản đối Trung Quốc
Ngày 14.6, cộng đồng người Việt ở Đức cùng nhiều bạn bè quốc tế, trong đó có cộng đồng người Philippines, biểu tình tại thủ đô Berlin để phản đối hoạt động bồi đắp phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Đoàn người cầm cờ Việt Nam, cờ Đức, cờ Philippines... mang các biểu ngữ bằng tiếng Việt lẫn tiếng Đức như: “Phản đối Trung Quốc xâm lấn biển đảo Việt Nam”, “Bảo vệ hòa bình cho Biển Đông”...
Đoàn người tuần hành đến Đại sứ quán Trung Quốc ở Berlin để biểu tình trước cổng sứ quán, theo Thoibao.de, cổng thông tin phục vụ cộng đồng người Việt ở châu Âu. Đại diện người biểu tình đọc kháng thư gửi Đại sứ quán Trung Quốc và đại diện những người nhập cư châu Âu tại Đức kêu gọi hòa bình cho Biển Đông.
Trước đó, cũng tại Berlin, đoàn đại biểu Liên hiệp người Việt toàn liên bang Đức ngày 12.6 đã trao thư ngỏ, kiến nghị về vấn đề Biển Đông với gần 4.000 chữ ký cho đại diện quốc hội Đức, theo Thoibao.de. Thư kiến nghị kêu gọi các nghị sĩ Đức lên tiếng phản đối những việc làm sai trái vi phạm luật pháp quốc tế, phá hoại môi trường sinh thái của Trung Quốc tại Biển Đông, gây nguy cơ bất ổn nghiêm trọng cho hòa bình ở khu vực nói riêng và cả thế giới nói chung.

 

 

Văn Khoa

================

Ngay cả Liên Hiệp Quốc tham gia vào đây cũng chỉ để xác định phải quấy - có tính chính danh. Nếu không được như thế thì gõ phèng phèng cho zdui.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Thế khó của Mỹ với Trung Quốc tại Biển Đông
Thứ năm, 4/6/2015 | 14:17 GMT+7
 
Trung Quốc khăng khăng không chịu dừng các hoạt động xây dựng phi pháp tại Biển Đông, khiến Mỹ rơi vào thế lưỡng nan, không thể không kiềm chế Bắc Kinh, nhưng lo ngại một phản ứng sai có thể dẫn tới xung đột quân sự hoặc chiến tranh lạnh.
24-8114-1433393912.jpg

Đô đốc Tôn Kiến Quốc (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (phải) tại Đối thoại Shangri-La cuối tuần qua. Ảnh: WSJ

 

Tại Hội nghị Shangri-La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter công khai chỉ trích hành động xây đắp đảo của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời khẳng định rằng, Mỹ sẽ điều máy bay và tàu hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép. Trong khi đó Trung Quốc tuyên bố việc tiếp cận quá gần các bãi đá mà Bắc Kinh đang chiếm đóng là hành động khiêu khích.

Ông Carter cũng điểm các hệ thống vũ khí mới mà Washington dự định sẽ điều tới châu Á, trong đó có tàu khu trục tàng hình Zumwalt. Đây được cho là nhằm tạo cơ sở để Mỹ triển khai lực lượng tới khu vực trong tương lai.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc dường như không e ngại các tuyên bố của ông Carter. Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc, tiếp tục bao biện cho hành động xây đắp đảo trái phép của nước này tại Biển Đông. Thậm chí một đại diện của Trung Quốc, đại tá Triệu Hiểu Trác, còn cho rằng "lời lẽ của ông Carter không cứng rắn" như dự đoán.

Theo Wall Street Journal, sự ngoan cố này của Trung Quốc đặt chính quyền Tổng thống Barack Obama vào thế tiến thoái lưỡng nan trong xử lý quan hệ hai nước. Hiện nay đang có một cuộc tranh luận trong giới chức Mỹ giữa những người tin rằng các hoạt động của Trung Quốc phải được kiểm soát và kiềm chế; với những người lo ngại rằng một phản ứng sai của Mỹ có thể dẫn tới một cuộc đối đầu quân sự, thậm chí là một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.  

Chính sách tái cân bằng tại châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ là nhằm tái bảo đảm cho các đồng minh vốn lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể sẽ tạo ra nguy cơ gây đối đầu với Trung Quốc và có thể phân cực khu vực, tạo ra một thế khó cho các quốc gia châu Á, những nước không muốn phải chọn đứng hẳn về một bên nào.

Các quốc gia như Hàn Quốc là đồng minh quan trọng, nhận sự bảo vệ quân sự từ Mỹ, nhưng lại có mối quan hệ kinh tế thương mại chặt chẽ với Trung Quốc. Seoul và Bắc Kinh hôm 1/6 vừa ký kết thỏa thuận thương mại tự do song phương, được lãnh đạo hai nước đánh giá là "cột mốc lịch sử". "Thông qua thỏa thuận này, Trung Quốc có thể đã tìm cách nắm lấy Hàn Quốc trong khi cạnh tranh để giành sự lãnh đạo kinh tế và chính trị ở Đông Bắc Á", New York Times dẫn lời một quan chức Hàn Quốc cho biết.

Một số nhà phân tích Mỹ lập luận về một sự thoả hiệp, theo đó Mỹ sẽ nhượng bộ để Trung Quốc có thể có ảnh hưởng lớn hơn tại khu vực, và Washington sẽ rút bớt lực lượng để tạo ra một vùng đệm chiến lược giữa hai nước. Điều này đồng nghĩa với việc chấm dứt trật tự hậu Thế chiến II mà Mỹ đóng vai trò là cường quốc dẫn đầu.

Một số khác, trong đó có cả các nghị sĩ quốc hội, tin rằng Mỹ cuối cùng sẽ phải thể hiện sức mạnh quân sự, bất chấp nguy cơ có thể xảy ra những toan tính sai lầm từ cả hai phía. Một trong những tiếng nói mạnh mẽ từ Quốc hội Mỹ là Thượng nghị sĩ John McCain với quan điểm cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động gây bất ổn chừng nào nước này còn chưa thấy rằng cái giá phải trả sẽ lớn hơn lợi ích đạt được.

Ngay cả giới quân sự Mỹ hiện cũng không có một sự đồng thuận về cách tiếp cận tình hình. WSJ dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, một số quan chức trong Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương nhận thấy sự cần thiết phải có phản ứng đối với sự hung hăng của Trung Quốc, trong khi một số khác tại Lầu Năm Góc lại lo ngại rằng phản ứng quá nghiêng về sức mạnh sẽ mang đến hệ quả ngoài ý muốn.

"Hiện không có một quan điểm thống nhất trong Bộ Quốc phòng. Tất cả đều nhất trí rằng những gì họ (Trung Quốc) đang làm là sai, nhưng vấn đề hành động như thế nào để thay đổi cách hành xử đó vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ", quan chức này nói.

Trong khi đó, Trung Quốc hiện để ngỏ khả năng thành lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông. Phát biểu tại hội nghị cuối tuần qua, Đô đốc Tôn Kiến Quốc cho biết nếu như Bắc Kinh cảm thấy uy hiếp tại Biển Đông đủ lớn, thì sẽ có thể thiết lập ADIZ. Trước đó, ông Âu Dương Ngọc Tĩnh, cục trưởng Cục Biên giới và các vấn đề hải dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cũng có phát biểu tương tự.  

Các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng có thể là những quân bài trong một cuộc chơi quy mô lớn hơn sẽ diễn ra trong vài thập kỷ tới, khi Trung Quốc nỗ lực phá vỡ vành đai hệ thống liên minh của Mỹ trải dài từ Hàn Quốc tới Australia mà Bắc Kinh tin rằng nó đang trấn áp sự trỗi dậy của nước này.

Chính vì vậy, chính quyền Tổng thống Obama đang tìm kiếm một "sự cân bằng hợp lý" để vừa có thể gia tăng sức ép nhưng vừa tránh làm tình hình căng thẳng vượt mức cần thiết mà vẫn đạt được mục tiêu. Theo ông David Shear, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam và hiện là Trợ lý phụ trách các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, "không có giải pháp nhanh chóng và dễ dàng cho vấn đề này".

Đức Long

==============

Trong "canh bạc cuối cùng" đôi khi có kẻ thua lãng nhách chỉ vì nhát gan, khi bị tố xì phé. Ngài Obama không nên luyến tiếc cái găng tay bọc nhung và hãy giơ quả đấm sắt của Hoa Kỳ lên. Ngài cũng đừng để hào quang của giải Nobel hòa bình làm ngài phải quá thận trọng. Chỉ cần Hoa Kỳ tỏ ra thiếu cứng rắn và Trung Quốc lên gân lên cốt, cũng đủ để hầu hết khối ASEAN này ngả theo Trung Quốc, cho dù họ không muốn.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Nga tổ chức hội nghị về an ninh Biển Đông
Nga sẽ tổ chức hội nghị quốc tế về an ninh và hợp tác ở Biển Đông nhằm tìm kiếm những giải pháp cho điểm nóng tranh chấp chủ quyền này. 

 

bien-dong-5644-1434429063.jpg

Hải quân Mỹ và Singapore trong một cuộc tập trận CARAT trên Biển Đông. Ảnh: Wikipedia

"Hội nghị An ninh và Hợp tác Biển Đông: Các vấn đề thực trạng và giải pháp xung đột" sẽ diễn ra vào ngày 18/6 tới tại Moscow, do Viện Nghiên cứu phương Đông, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Nga tổ chức.

Cơ quan này cho hay Biển Đông hiện vẫn là một trong những điểm nóng nguy hiểm nhất ở Đông Nam Á nói riêng và cả châu Á nói chung. Các bên tranh chấp đã đàm phán suốt một thời gian dài nhưng không thống nhất được giải pháp.

Hội nghị lần này có sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu từ Nga, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Singapore. Nội dung thảo luận được chia thành bốn phần, mỗi phần bao hàm nhiều vấn đề về tình hình trên Biển Đông.

Đây là lần thứ hai hội nghị quốc tế về an ninh và hợp tác Biển Đông được tổ chức. Trong lần đầu tại Moscow vào tháng 10/2013, các ý kiến và đề xuất của giới chuyên gia đã được các bên liên quan tham khảo khi tìm kiếm giải pháp cho vấn đề đánh bắt thủy hải sản, phân định ranh giới lãnh thổ, tự do hàng hải, thăm dò và khai tác dầu khí. 

Anh Ngọc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông: Mỹ không chỉ muốn cảnh cáo TQ?

tuanvietnam.gifCó thể thấy, các hành động mạnh mẽ của hải quân Mỹ gần đây, ngoài mục tiêu “đánh động” Trung Quốc và trấn an đồng minh, còn mang hàm ý khác.  

LTS:Sau những động thái cứng rắn gần đây của Mỹ với TQ, sẽ là thích hợp để nhìn lại những thay đổi trong chính sách của cường quốc này tại biển Đông, đặc biệt từ năm 2009.

Sức ép buộc Mỹ cứng rắn hơn

Sau tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter, tàu chiến USS Fort Worth đã tiến hành tuần tra gần nơi mà Trung Quốc đang mở rộng đảo. Trung Quốc, như thường lệ, phái một khinh hạm Type 054A đi kèm phía sau.  

Ngay sau đó, một máy bay tuần tra P8 Poseidon của hải quân Mỹ bay qua khu vực Trường Sa và nhận được thông điệp cảnh cáo của hải quân Trung Quốc tới 8 lần. Những sự kiện như trên được truyền thông rộng rãi cho thấy Mỹ đang muốn cảnh cáo Trung Quốc rằng mình đã chính thức quay trở lại, đồng thời trấn an các đồng minh trong khu vực như Nhật, Philippines… vốn đang dần suy giảm niềm tin vào chính sách xoay trục về châu Á của Tổng thống Obama. 

Các vụ va chạm giữa Trung Quốc và Mỹ tại biển Đông cũng không phải là mới. Tháng 4/2001, một máy bay tuần tra biển EP-3 của Mỹ đã va chạm với một máy bay chiến đấu F-8 của Trung Quốc gần đảo Hải Nam. Sự việc khiến cho 24 quân nhân trên chiếc EP-3 bị Bắc Kinh tạm giữ trong 11 ngày.  

Năm 2009, hai tàu khảo sát hải dương của hải quân Mỹ là USNS Impeccable và USNS Victorious đã bị năm tàu của Trung Quốc quấy rối cũng tại vị trí gần đảo Hải Nam. Sau đó, Impeccable quay lại khu vực vào ngày hôm sau dưới sự hộ tống của khu trục hạm tên lửa USS Chung-hoon. Cũng trong năm 2009, một tàu ngầm Trung Quốc cũng đã đụng độ với một tàu khu trục Mỹ khi tàu này đang thả sonar săn ngầm. 

Trên thực tế, kể từ sau chiến tranh Lạnh, chính sách của Washington trong vấn đề biển Đông chủ yếu là mang tính đối phó. Kể từ năm 2009, sau sự kiện USNS Impeccable, Mỹ mới để ý nhiều hơn tới vấn đề biển Đông. Nền tảng của chính sách Mỹ, tuy vậy, xoay quanh những điểm chính: (1) tôn trọng và đảm bảo tự do hàng hải; (2) đảm bảo ổn định và hoà bình cho khu vực; (3) giải quyết các tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế và (4) giữ vị thế trung lập. “Chiến lược xoay trục” là bước ngoặt với phát biểu của cựu Ngoại trưởng Hilary Clinton tuyên bố biển Đông là “lợi ích quốc gia” của Mỹ, tuy nhiên những bước đi mạnh mẽ về quân sự vẫn còn hạn chế.  

Kể từ 2011 cho tới nay, Mỹ chủ yếu hiện diện quân sự ở biển Đông thông qua các cuộc tập trận chung với Philippines, Singapore, Malaysia, Campuchia; tham gia tuần tra chung với Malaysia, Singapore và Indonesia (chủ yếu xung quanh eo Malacca); hay tiến hành các cuộc viếng thăm hải quân thường niên tới các quốc gia trong khu vực.  

20150615194439-20150522120636-huygo1.jpg

Từ khoảng cách vài hải lý vẫn có thể nhìn rõ các công trình xây dựng trái phép của TQ trên đá Huy Gơ của Việt Nam. Ảnh: Huy Phong/ VietNamNet

Năm 2014, Mỹ và Trung Quốc đã ký kết một bản ghi nhớ giúp giảm thiểu rủi ro va chạm giữa hải quân hai nước trong tương lai. Tuy nhiên, bản ghi nhớ này không hoàn chỉnh, không bao trùm mọi vấn đề phát sinh và dễ dàng bị phá vỡ. 

Mục đích của sự kiềm chế này là nhằm tránh gây căng thẳng quá mức với Bắc Kinh. Những vấn đề nội bộ căng thẳng xung quanh vấn đề ngân sách khiến cho hiệu quả của chiến lược xoay trục bị đặt dấu hỏi lớn. Tuy nhiên, các hành vi “đảo hoá” của Trung Quốc gần đây đã gây sức ép lớn lên nước Mỹ, buộc cường quốc này phải có các hành vi cứng rắn hơn. 

Cách tiếp cận đang dần thay đổi?

Các cuộc đụng độ trên biển, bất kể là tại biển Đông hay tại Hoa Đông, chính là biểu hiện của sự đối đầu trực diện giữa xoay trục của Mỹ và tham vọng bành trướng hải quân ngày càng lớn của Trung Quốc. Xét riêng về mặt tác chiến, Trung Quốc đang cố gắng bảo vệ các vùng biển gần thông qua chiến lược mà người Mỹ gọi là chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD), ngăn chặn sự tiếp cận của hải quân Mỹ đến khu vực chuỗi đảo thứ nhất trong trường hợp có xung đột xảy ra.  

Tuy nhiên, đụng độ giữa hai cường quốc không phải là điều tốt, đăc biệt là với các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực ASEAN. Bản thân Mỹ và cả Trung Quốc cũng không muốn đẩy căng thẳng tăng cao dẫn tới xung đột. Với Washington, các khó khăn về ngân sách quốc phòng gần đây, cùng với sự gia tăng các mối đe doạ an ninh ở Trung Đông khiến cho rủi ro xung đột tại biển Đông sẽ tạo ra cái giá phải trả rất cao.  

Trong tháng 3, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Đô đốc Robert Thomas, phát biểu tại triển lãm quốc tế Langkawi rằng các nước Đông Nam Á nên tăng cường phối hợp với nhau liên quan tới các vấn đề an ninh biển mà vẫn đảm bảo tôn trọng chủ quyền biển của nhau. Ông cũng nói: “nếu các nước ASEAN dẫn đầu trong một nỗ lực như vậy, hạm đội 7 sẽ sẵn sàng hỗ trợ”. Bên cạnh đó, một trung tâm điều phối hàng hải quốc tế cũng được Mỹ đề xuất, với trụ sở dự kiến đặt tại Indonesia.  

Các đề xuất như trên phản ánh mong muốn của Washington trong việc sử dụng chiến lược “phối hợp” (cooperative strategy) nhằm quản lý các mối đe doạ an ninh ngày càng gia tăng ở khu vực. Nội dung của chiến lược “phối hợp” đã được đề cập tới trong một số báo cáo chính sách, mà gần đây là báo cáo của Liên minh Hàng hải Hoa Kỳ. 

Có thể thấy, các hành động mạnh mẽ của hải quân Mỹ gần đây, ngoài mục tiêu “đánh động” Trung Quốc và trấn an đồng minh, còn mang hàm ý khác. Nước Mỹ cần bạn bè và đồng minh, không chỉ qua lời kêu gọi, mà còn thông qua hành động cụ thể. Chia sẻ gánh nặng an ninh với các nước trong khu vực sẽ là một chính sách khôn ngoan trong bối cảnh hiện tại.  

Khuôn khổ hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật mới cho thấy rõ yếu tố này, khi Tokyo đã có thể triển khai quân đội ra toàn cầu, chia sẻ bớt một phần gánh nặng cho quân đội Mỹ. Bên cạnh đó, Washington cũng thường xuyên đề nghị Nhật Bản tham gia tuần tra chung biển Đông với Mỹ. Với yếu tố Nhật Bản và có thể là cả Australia, một nước đồng minh truyền thống khác, tham gia vào một lực lượng tuần tra chung, Hoa Kỳ sẽ có thể tập trung hỗ trợ lực lượng này về mặt kỹ thuật cũng như chiến thuật.  

Sự tham gia của các nước ASEAN vào lực lượng tuần tra chung sẽ là yếu tố quan trọng, do các nước này có lợi ích trực tiếp hay gián tiếp liên quan tới các tranh chấp ở biển Đông. Tuy nhiên, tiềm năng và độ khả thi của một sáng kiến chung với ASEAN là một thành tố vẫn là một dấu hỏi lớn.

(Còn tiếp)

Nguyễn Thế Phương

Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), Đại học KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cống vỡ làm lộ tấm bản đồ Biển Đông, Trung Quốc - Philippines cãi nhau

Đăng Bởi Một Thế Giới
05:00 15-06-2015
 
cong-vo-lam-lo-tam-ban-do-bien-dong-hinh

Bãi Scarborough (vòng tròn đỏ) trên Bản đồ Murillo

mtg-mark.png

 

Chứng cứ để Philippines trình trước Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc ở The Hague trong tuần này, nhằm khẳng định chủ quyền Bãi Scarborough trên Biển Đông, bắt đầu từ vụ cống vỡ làm lộ tấm bản đồ Biển Đông, theo báo Independent (Anh). 

 

Vụ này gây tranh cãi ngoại giao giữa Philippines với Trung Quốc (TQ) như thế nào ?

Chuyện cống vỡ làm lộ tấm bản đồ Biển Đông bắt đầu từ tháng 5.2012: khi một tuyến cống cổ (từ thời Nữ hoàng Anh Victoria) bị sụp, gây hậu quả nghiêm trọng lập tức:

Nước cống gây trượt đất và làm ngập, buộc cư dân ở những dãy phố gần tòa lâu đài phải sơ tán và một số nhà cửa phải san bằng.

Nhưng không ai có thể dự báo trước, rằng sự suy tàn của một hệ thống cống ngầm trong tòa lâu đài Alnwick (ở phía tây Newcastle) lại làm lộ ra một chứng cứ cần thiết trong cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines với TQ.
 
Cuộc mua đấu giá vì yêu nước 

Câu chuyện liên quan một quý tộc Anh, một doanh nhân Philippines giàu có và một tấm bản đồ xưa 281 năm, tuy chưa đi đến phần cuối nhưng rất giống kịch bản của một bộ phim Hollywood.

Tòa lâu đài Alnwick từng xuất hiện trong nhiều cảnh quay các phim Harry Potter, cũng góp phần vào câu chuyện tranh cãi này:

3 năm trước, khi đường cống sập, Công tước xứ  Northumberland thứ 12 là Ralph Percy phải chi 12 triệu bảng Anh để sửa chữa. Để có tiền, ông đồng ý bán khoảng 80 món tài sản thừa kế cho tại một cuộc bán đấu giá của nhà Sotheby’s  ở London ngày 4.11.2014. 

cong-vo-lam-lo-tam-ban-do-bien-dong-hinh
Vị công tước từng sở hữu tấm bản đồ Murillo  
 
 Lô bán số 183 là một tấm bản đồ dài 120 cm và rộng 112 cm đã úa vàng, do linh mục Pedro Murillo Velarde (của Dòng Tên)  vẽ và công bố năm 1734 ở Manila và đặt tên là Carta Hydrographica y Chorographica de las Islas Filipinas.

Nó được gọi là Bản đồ Murillo, trong đó Bãi Scarborough được đặt tên là Panacot, do người Philippines gọi là Panatag. Bãi ở gần vùng bờ biển Luzon (ngày xưa là Nueva Castilla). Theo vài nguồn lịch sử, quân Anh xâm lược Philippines năm 1762 đã chiếm đoạt bản đồ này, đưa về nước.

Danh mục của Sotheby’s gọi Bản đồ Murillo là “bản đồ khoa học đầu tiên của Philippines”. Các chuyên gia định giá từ 20.000 đến 30.000 bảng, nhưng sau đó nó được bán giá 170.500 bảng.

Người mua là doanh nhân Mel Velarde người Philippines, chủ tịch một công ty công nghệ IT.

Từ một nhà hàng chuyên bán món bò bít-tết, khi đang mừng sinh nhật 78 tuổi của người mẹ, ông gọi điện thoại đấu giá và mua được Bản đồ Murillo. Ông kể đó là 3 phút “điên rồ” khi giá liên tục tăng.   

Ban đầu, Velarde quan tâm tấm bản đồ vì trùng tên họ với vị linh mục. Công ty của ông chưa tìm ra mối liên hệ bà con với tác giả tấm bản đồ.

Ông nói việc trúng món đấu giá này là “một cuộc chinh phục cá nhân”, khi ông nhận ra nó có thể giúp chứng minh chủ quyền Bãi Scarborough của Philippines.

Bạn của Velarde là chánh án tòa án tối cao Antonia Carpio, người cũng là một tiếng nói hàng đầu trong nỗ lực tố cáo thủ đoạn độc chiếm Biển Đông của TQ, mô tả Bản đồ Murillo là “mẹ của tất cả những bản đồ Philippines”.

Vị quan tòa này nói: ngay trong Hiến pháp năm 1949 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (TQ) cũng chưa bao giờ nhắc đến những vùng tranh chấp này.

Khi được hỏi tại sao ông quyết sở hữu bằng được tấm bản đồ này, Velarde nói: “Trong một bộ phim rất giống đời thật, ai cũng có phần.Có ông hàng xóm bắt nạt, chiếm đất của chúng tôi. Rồi tấm bản đồ của một công tước trong một lâu đài Harry Potter. Cứ như quý vị diễn vai của mình trong phim này”.

Người phát ngôn của vị Công tước cho Independent biết: ông không muốn bình luận, vì đã bán tấm bản đồ.

 

Chiến tranh bản đồ giữa Philippines với TQ

Ngày 12.6, nhân Lễ độc lập của Philippines, Velarde đã tặng lại Bản đồ Murillo cho Bảo tàng quốc gia, nơi đã không thể quyên đủ tiền để mua đấu giá. Tổng thống Benigno Aquino của Philippines đã thay mặt nhận một bản sao của tấm bản đồ này.

Bản đồ Murillo cũng để chứng minh Bãi Scarborough là của Philippines, chứ không phải của TQ. Vụ xét xử chủ quyền Bãi này có thể có phán quyết vào tháng 3.2016, căn cứ theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).TQ đã tuyên bố không tham dự phiên tòa này.

Bản đồ Murillo đặt nghi ngờ về “đường lưỡi bò 9 đoạn” để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.

TQ đã trình một bản đồ “đường lưỡi bò” lên LHQ năm 2009. Bản đồ này từng được Cộng hòa Trung Hoa thời Quốc dân đảng công bố ngày 1.12.1947, gồm 11 đoạn, nhưng sau TQ giảm còn 9 đoạn.

Chính phủ Philippines hy vọng bản đồ này sẽ nghiêng cán cân về họ. Edwin Lacierda, người phát ngôn của Tổng thống Aquino nói:

“Bản đồ Murillo chắc chắn sẽ chứng minh lẽ phải thuộc về Philippines khi dựa trên cơ sở lịch sử”.

cong-vo-lam-lo-tam-ban-do-bien-dong-hinh
Sotheby's rao mời đấu giá tấm bản đồ Murillo 
 
 Theo CNN, giáo sư Ferdinand Llanes của đại học Philippines, cựu thanh tra Ủy ban di sản quốc gia (NHCP) nói Bản đồ Murillo là bản đồ đáng tin cậy nhất về các đảo của Philippines hồi thế kỷ 18.Vì chúng dựa trên lời kể và bản đồ của nhiều nhà thám hiểm Anh, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Pháp thời đó.

Ông nói nó cũng thể hiện văn hóa và cuộc sống ở Philippines, thậm chí nêu tên của một người thợ khắc lên giá đỡ tấm bản đồ là Nicolas Bagay, một người Philippines. “Đó là bản đồ được hoàng gia Tây Ban Nha chính thức công nhận”, giáo sư Llanes nói.

Ông nói thêm rằng những vùng lãnh thổ được vẽ trên bản đồ này không có ai tranh chấp, và thực tế là trong Hiệp định Paris ký ngày 10.12.1898, Tây Ban Nha nhượng các đảo Philippines có trên bản đồ cho Mỹ.

Vị giáo sư nói: "Đó là lý do tại sao tuyên bố của TQ là phi lý”, và cho biết nhiều giáo sư sử học và sinh viên luôn biết có Bản đồ Murillo do nó được sử dụng để giảng dạy.

Nhưng việc Velarde mua lại được Bản đồ Murillo đã làm xới lại vấn đề. Giáo sư Llade nói tuyên bố chủ quyền của TQ chỉ dựa trên những câu chuyện kể trong lịch sử.

Philippines cáo buộc TQ chiếm Bãi Scarborough năm 2012, khi tàu chiến hai nước lao vào xung đột. Lực lượng Philippines yếu hơn nên phải rút lui, để TQ chiếm Bãi này.

Năm 2013, Philippines đề nghị tòa án trọng tài quốc tế can thiệp, và năm ngoái, họ trình hồ sơ 4.000 trang để khẳng định chủ quyền Bãi này.

 

Báo Mỹ: TQ đi quanh như chó cụp đuôi

Theo tạp chí Forbes, gần đây Đại sứ TQ Zhao Jinhua tại Philippines hai lần gọi điện gợi ý hai bên ngồi xuống nói chuyện nhằm tìm một giải pháp hòa bình, nhưng lãnh đạo Philippines không chấp nhận, vì thiên về một cuộc đối thoại đa phương giữa TQ với các nước tranh chấp như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei.

Báo này bình luận: TQ “đi vòng quanh như con chó cúp đuôi vào giữa hai chân, khi dư luận quốc tế đều chống nước này. Đa số các nước Đông Nam Á và đồng minh xa của họ như Mỹ đều ngầm ủng hộ Philippines chống việc TQ ngang ngược chiếm đất.

Khó cắn được dư luận quốc tế, TQ sẽ khó thể thắng trong bất kỳ cuộc đối thoại đa phương nào.

TQ chỉ ưng nói chuyện song phương với từng nước phản đối tuyên bố độc chiếm Biển Đông của TQ, và sẵn sàng sử dụng sức mạnh kinh tế-quân sự của họ. Đó là lý do Philippines từ chối nói chuyệnsong phương”. 

Trần Trí (theo Independent)

==========================

Bởi vậy, Liên Hiệp Quốc hãy mở phiên hòa giải để các nước trưng những bằng cớ chủ quyền quốc gia của mình. Nếu cái mà Trung Quốc gọi là không thể chối cãi là đúng, thì với tư cách là một trong 5 nước sáng lập, chính Trung Quốc phải ủng hộ điều này. Đây là hy vọng cuối cùng , dù mong manh.

Còn nếu như LHQ không thể, không dám , hay không đủ khả năng để làm điều này thì chỉ còn cách nghiên cứu lại lời tiên tri của bà VanGa, hoặc Notradamus.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Thử tên lửa siêu thanh, Trung Quốc muốn răn đe Mỹ ở Biển Đông
Thứ ba, 16/6/2015 | 22:20 GMT+7
 
Tuyên bố thử thành công tên lửa siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc có thể muốn gửi thông điệp răn đe tới Mỹ và các bên liên quan trong tranh chấp trên Biển Đông về lập trường không thoái lui của mình.
china-tests-hypersonic-missile-4457-4608

Hình ảnh đồ họa phương tiên bay siêu thanh. Ảnh: AFP

 

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 12/6 xác nhận nước này thử thành công tên lửa siêu thanh Wu-14.Vụ phóng Wu-14 hôm 7/6 là cuộc thử nghiệm lần thứ 4 đối với vũ khí này trong 18 tháng qua. Wu-14 có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân và di chuyển với vận tốc gấp 10 lần vận tốc âm thanh.

Giới quan sát quân sự nhận định tần suất của các cuộc thử nghiệm cho thấy Bắc Kinh đang củng cố khả năng răn đe hạt nhân nhằm phản ứng việc Washington can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực. Một quan chức tình báo Mỹ gọi vụ thử nghiệm mới nhất là "cuộc thao diễn cực đoan".

Vẫn như mọi lần, Trung Quốc bao biện rằng "hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm khoa học theo dự kiến trong lãnh thổ của chúng tôi là bình thường và không nhằm vào bất cứ nước nào, với mục tiêu cụ thể nào". Tuy nhiên, lời giải thích này có vẻ chưa đủ thuyết phục khi cuộc thử nghiệm chỉ diễn ra một ngày trước thời điểm ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, thực hiện chuyến công tác đến Mỹ. Sự trùng hợp này khiến dư luận không khỏi nghi ngờ đây lại là một tín hiệu cứng rắn khác mà Bắc Kinh muốn gửi đến Washington cũng như các bên có liên quan trong tranh chấp.

 

Xung đột quân sự

Ông He Qisong, nhà phân tích từ Đại học Thượng Hải, nhận xét vụ thử nghiệm rõ ràng là một thông điệp chính trị của Trung Quốc nhằm phản ứng lại việc Mỹ hơn hai tuần trước điều phi cơ trinh sát P-8A Poseidon bay trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở Biển Đông.

"Wu-14 được thiết kế để xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Điều này có nghĩa quân đội Trung Quốc thừa khả năng bảo vệ" vùng mà họ cho là lãnh thổ của mình, He nói, liên hệ tới các bãi đá mà Bắc Kinh đang mở rộng phi pháp.

Theo cây bút Sherine Conyers từ trang tin News.com.au, việc Trung Quốc thử thành công tên lửa siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân nhiều khả năng sẽ châm ngòi, thổi bùng lên ngọn lửa căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington xung quanh vấn đề tranh chấp trên Biển Đông vốn âm ỉ suốt thời gian dài. Nguy cơ xung đột quân sự một lần nữa được đặt lên bàn cân.

Giáo sư Joseph Siracussa, phó trưởng khoa nghiên cứu quốc tế tại Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne, Australia, cho rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều "sẵn sàng cho một cuộc chiến".

Mặc dù Trung Quốc hiện có mối liên kết kinh tế tương đối khăng khít với nhiều quốc gia trên phạm vi toàn cầu nhưng lý do này chưa đủ sức nặng để khiến Bắc Kinh cân nhắc quyết định từ bỏ trong trường hợp chiến tranh thật sự xảy ra.

"Cuối cùng thì yếu tố kinh tế cũng không mang nhiều ý nghĩa", ông Siracussa, chuyên gia về an ninh và ngoại giao quốc tế, bình luận. "Khi bạn quân sự hóa một vấn đề, bạn sẽ không thể tìm ra giải pháp ngoại giao nào khác cho nó", ông khẳng định.

Tại hội nghị "Tái đánh giá Vị thế Hạt nhân Toàn cầu" diễn ra hồi tháng một, ông Siracussa cho biết đề tài về "cuộc xung đột không thể tránh khỏi" giữa Mỹ và Trung Quốc đang rất nóng, trở thành tâm điểm trong vô số cuộc thảo luận.

Trước vụ thử tên lửa, Trung Quốc cũng đã liên tục phô trương uy lực quân sự, thay đổi cả chính sách quốc phòng, nhấn mạnh vào những nguy cơ an ninh mà nước này đang gặp phải, nhất là về vấn đề biển đảo. Bắc Kinh còn bị nghi ngờ triển khai vũ khí tới đảo nhân tạo trên Biển Đông. Tất cả những bước đi này cho thấy Trung Quốc không hề có ý định nhượng bộ trong tranh chấp chủ quyền trên biển.

Việc thử thành công loại vũ khí được cho là đủ sức xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, cường quốc quân sự số một thế giới, đồng thời thông báo công khai về thành tựu này như một lời cảnh báo mà Bắc Kinh gửi tới tất cả các bên liên quan về lập trường không thoái lui của mình.

Sự khăng khăng cùng những đánh giá sai lầm của Trung Quốc về tình thế hiện tại là yếu tố nguy cơ khiến "căng thẳng leo thang nhanh chóng và trở thành một cuộc chiến tranh toàn diện", ông Robert Dujarric, giám đốc Viện nghiên cứu châu Á Đương đại thuộc Đại học Temple, bình luận.

 

Chạy đua vũ trang

Theo giáo sư Siracussa, cả thế giới đang dõi theo những bước phát triển quân sự của Trung Quốc. Sự hiện diện của loại tên lửa siêu thanh chiến lược Wu-14 này càng là cái cớ để các quốc gia đẩy mạnh tích trữ vũ khí, đề phòng kịch bản xấu nhất xảy ra.

Giả thiết này được củng cố bởi bản báo cáo thường niên mới nhất về kho vũ khí hạt nhân toàn cầu do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đưa ra hôm qua. Theo đó, các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng nâng cấp kho dự trữ của mình, bất chấp xu thế hướng tới giải trừ quân bị.

Bản báo cáo chú trọng vào "chương trình hiện đại hóa quân sự dài hạn" của hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới là Mỹ và Nga.

"Những chương trình hiện đại hóa đang được tiến hành ráo riết tại các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân cho thấy không nước nào có ý định từ bỏ chúng trong tương lai gần", chuyên viên nghiên cứu Shannon Kile tại SIPRI cho hay. Trong khi đó, Trung Quốc, Pháp và Anh "nếu không phát triển thì cũng triển khai các hệ thống vũ khí hạt nhân mới hoặc thể hiện quyết tâm theo đuổi mục tiêu này".

Với việc cả Washington và Moscow đều đang đẩy mạnh triển khai kế hoạch xoay trục sang châu Á, tương lai Biển Đông chắc chắn sẽ không nằm ngoài vòng xoáy của cuộc chạy đua vũ trang này. Ngoài ra, tên lửa Wu-14 sẽ là quân át chủ bài tạo bước đà để Trung Quốc vươn lên sánh ngang hàng với Mỹ và Nga, xét trên tương quan sức mạnh hạt nhân, theo National Interest.

Washington hiện chưa thừa nhận hay phủ định hoàn toàn những mối đe dọa mà tên lửa siêu thanh Wu-14 có thể gây ra. Theo một số chuyên gia, Wu-14 dường như sẽ mang theo tên lửa diệt hạm nổi tiếng DF-21, nhờ đó phạm vi hoạt động của loại tên lửa đạn đạo tầm trung này được mở rộng lên đến trên 3.000 km. Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Franz-Stefan Gady cho rằng Trung Quốc sẽ phải mất tới 20 năm nữa để biến tham vọng này thành hiện thực bởi những trở ngại về công nghệ.

Vũ Hoàng

===================

Ngay từ 2008, tôi đã xác định rằng: Vấn đề không phải biển Đông. Mà là mưu đồ bá chủ thế giới. Và rằng: Hoa Kỳ sẽ phải bảo vệ địa vị số 1 thế giới của mình, nên chắc chắn vấn đề Biển Đông sẽ cực kỳ phức tạp. Tất cả các sự kiện tiên tri từ nhiều năm trước, như: Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Afganixtan, Iraq....đều nhằm tập trung vào mục đích bảo vệ ngôi vị bá chủ  thế giới của Hoa Kỳ. Việc tập trung 60% quân lực Hoa Kỳ tại Tây Thái Binh Dương và sự trỗi dậy của Đồng Minh số 1 của Hoa Kỳ tại đây là Nhật Bản, đề đều đã được tiên tri trước bởi lão Gàn và đều là kết quả của sự chi phối của mục đích cuối cùng là bảo vệ ngôi vị bá chủ thế giới của Hoa Kỳ.

Đấy là nguyên nhân cơ bản, tất cả mọi hành vi chính trị , quân sự quốc tế chỉ là sự thể hiện theo sự chi phối của nguyên nhân cơ bản này, để thực hiện mục đích cuối cùng của nó: "Ai là bá chủ thế giới để tiếp tục dẫn đắt nền văn minh trong sự hội nhập toàn cầu?". Mà nguyên nhân sâu xa hơn nữa chính là sự phát triển của đời sống, kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật đã dẫn đến một cuộc hội nhập toàn cầu trong lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được. Và chính nguyên nhân tự nhiên này đã dẫn đến một nhu cầu tất yếu của một tổ chức quyền lực để tiếp tục điều khiển sự phát triển của nền văn minh. Tổ chức quyền lực đó sẽ phải là một quốc gia bá chủ, hay là một tổ chức quốc tế.

Ngài cựu thủ tướng Úc đã nhận định - Đại ý: Không thể có một cơ cấu quyền lực để có thể dung hòa quyền lợi giữa hai siêu cường Trung Quốc và Hoa Kỳ (Bài đã đăng trong topic này).

Vậy thì kết thúc cuộc tranh giành quyền lực này sẽ có thể bi thảm như lời tiên tri của bà Vanga, hoặc Notradamus. Tức là một cuộc chiến tranh có tính quyết định.

Đó chính là nguyên nhân để tôi luôn xác định một cách hình tượng, rằng: Bể Đông chỉ là cái ngòi nổ cho một cuộc chiến, mà thùng thuốc nổ sẽ phải ở Hoa Đông. Bởi vì bể Đông chỉ là nguyên cớ cho cuộc tranh hùng.

 

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

LÀM BIẾNG VIẾT QUÁ.ĐANG ƯỚC MƠ MỘT ĐỘ PHONG THỦY XỊN TẠI SÀI GÒN, SẼ VIẾT TIẾP.

Giáo sư Úc: Chiến tranh Trung-Mỹ ở Biển Đông ‘không thể tránh khỏi’ 15/06/2015 19:30
 
 
Fanpage Thanh Niên
 
 
(TNO) Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ xung quanh hoạt động xây đảo trái phép của Bắc Kinh ở Biển Đông đang gia tăng và 2 siêu cường quân sự này đang “sôi sục chuẩn bị đánh nhau”, một giáo sư thuộc Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) của Úc cảnh báo.
bilde_stiq.jpg?width=500

Khu trục hạm USS Preble của Mỹ phóng tên lửa Tomahawk trong một cuộc tập trận ngoài khơi bang California - Ảnh: Hải quân Mỹ

Trang tin news.com.au (Úc) ngày 15.6 dẫn lời giáo sư Josheph Siracussa, phó trưởng khoa nghiên cứu toàn cầu tại RMIT, cho rằng quan hệ chặt chẽ về kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ không ngăn được chiến tranh.

“Suy cho cùng thì kinh tế chẳng mang ý nghĩa gì nhiều. Một khi bạn quân sự hóa một vấn đề, bạn sẽ không có giải pháp ngoại giao cho vấn đề đó. Nhiệm vụ của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter lúc này là nghĩ đến một cuộc chiến sắp tới và làm sao để đánh bại đối phương. Ngòi nổ (cho xung đột) đã có sẵn, chỉ đợi bùng lên thôi”, giáo sư Siracussa, chuyên gia nghiên cứu an ninh nhân loại và ngoại giao quốc tế, cho hay.

Ông Siracussa cũng cho biết trong thời gian diễn ra hội nghị Tái Đánh giá Trật tự Hạt nhân Toàn cầu hồi tháng 1, các chuyên gia đã thảo luận khá cởi mở và công khai về một cuộc chiến “không thể tránh khỏi” giữa Mỹ và Trung Quốc. Hội nghị do RMIT và Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) phối hợp tổ chức tại Melbourne  (Úc), quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới về chính sách và chiến lược hạt nhân.

“Họ thảo luận về cuộc chiến không thể tránh khỏi (giữa Mỹ) với Trung Quốc. Điều này sẽ xảy ra. Đây là vấn đề về quyền lực. Lầu Năm Góc đang đi theo hướng đụng độ với Trung Quốc. Biển Đông vì thế đã trở thành điểm nóng có thể bùng phát chiến tranh”, giáo sư Siracussa thuật lại.

Bắc Kinh cũng đã có sẵn một kế hoạch quân sự tổng thể, trong đó bao gồm cả hoạt động bồi đắp đảo và ngăn cản quân đội Mỹ, theo vị giáo sư RMIT.

Ngoài ra, ông Siracussa cũng khẳng định Mỹ sẽ là phía nổ súng đầu tiên, “nếu mọi chuyện rơi khỏi vòng kiểm soát”.

“Tôi cho rằng chiến tranh Mỹ - Trung có lẽ sẽ xảy ra trong vòng 10 năm tới”, giáo sư Siracussa cảnh báo.

Tích trữ vũ khí chuẩn bị cho chiến tranh?

1v_ucrq.jpg?width=500

Chiến hạm Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận năm 2013 ở cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông - Ảnh: Reuters

Giáo sư Siracussa còn cảnh báo thêm rằng thế giới đang theo dõi sát diễn biến tại Biển Đông và kết quả là nhiều nước cũng có thể đang tăng cường tích trữ vũ khí để chuẩn bị cho chiến tranh.

Trang tin news.com.au bình luận cảnh báo này của ông Siracussa được củng cố bởi một báo cáo mới đây về kho vũ khí hạt nhân toàn cầu.

Các nước sở hữu vũ khí hạt nhân vẫn tiếp tục nâng cấp kho vũ khí hạt nhân bất chấp xu hướng quốc tế về giải trừ vũ khí hạt nhân, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI) có trụ sở tại Stockholm (Thụy Điển) ngày 15.6.

Trong giai đoạn từ 2010 đến 2015, số đầu đạn hạt nhân giảm từ 22.600 xuống 15.850, đa phần là ở Mỹ và Nga, SIPRI cho biết. Thế nhưng hai cường quốc hạt nhân Mỹ và Nga, sở hữu 90% tổng số vũ khí hạt nhân trên thế giới, vẫn tiếp tục những chương trình hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của họ.

Ba nước khác được công nhận sở hữu vũ khí hạt nhân hợp pháp theo Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân năm 1968 là Trung Quốc (260 đầu đạn hạt nhân), Pháp (300 đầu đạn) và Anh (215 đầu đạn) cũng đang phát triển, triển khai những hệ thống vũ khí hạt nhân mới và đã từng tuyên bố công khai kế hoạch của họ.

Hoàng Uy

Biển Đông: Phấp phỏng thỏa thuận hợp tác quân sự Trung-Mỹ (Quan hệ quốc tế) - Washington và Bắc Kinh vừa ký thỏa thuận hợp tác quân sự Trung-Mỹ, văn bản được cho là có ảnh hưởng lớn đến tình hình đang căng thẳng trên biển Đông.

Mỹ điều tàu sân bay hiện đại hơn đến Nhật Bản

“Tàu sân bay Mỹ sẽ thay đổi cân bằng lực lượng ở Biển Đông” - tờ báo Thái Lan Bangkok Post nhận định trong bài viết ngày 25-6, đề cập đến vấn đề hải quân Mỹ vừa điều động hàng không mẫu hạm hạt nhân đến Nhật Bản để tuần tra trên biển Hoa Đông và biển Đông.

Tờ báo Thái Lan cho biết, tàu sân bay hạt nhân CVN-76 USS Ronald Reagan lớp Nimitz được Lầu Năm Góc phái đến căn cứ hải quân tại Nhật Bản để thay thế cho tàu sân bay cũ CVN-73 USS "George Washington".

Với vũ khí hiện đại và mạnh hơn, tàu sân bay "Ronald Reagan" tăng cường chất lượng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực Đông và Đông Nam Á. Sự hiện diện của hàng không mẫu hạm này có thể thay đổi cán cân lực lượng trong xung đột lãnh thổ ở Biển Đông.

Theo thông báo trên trang web của hải quân Mỹ, "Ronald Reagan" sẽ là tàu huấn luyện, chiến đấu và hoạt động nhân đạo đầu tiên của Hải quân nước này ở biển Đông và biển Hoa Đông. Sắp tới, con tàu hiện vẫn nằm ở ngoài khơi bờ biển Hoa Kỳ sẽ được Lầu Năm Góc phái đến căn cứ Mỹ tại Nhật Bản.

Điều động đến khu vực nóng bỏng này một tàu sân bay vũ trang tốt hơn, Mỹ đang có kế hoạch thay đổi cán cân lực lượng trong các xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, xung quanh tranh chấp biển đảo trong Biển Đông - tờ Bangkok Post viết.

1-my-trung_baodatviet_16119132.jpg Mỹ điều tàu sân bay hạt nhân CVN-76 USS Ronald Reagan đến Nhật Bản

Trước đó, Mỹ bày tỏ quan điểm là họ sẽ không đứng về bên nào trong cuộc xung đột lãnh thổ, nhưng phản đối những hành động đơn phương thay đổi hiện trạng biển Đông của Trung Quốc. Đồng thời, Mỹ và đồng minh Nhật Bản, Australia sẽ điều động máy bay, tàu chiến đến tuần tra trên biển Đông.

Những căng thẳng trong quan hệ với Mỹ đã khiến Trung Quốc phải cử một phái đoàn quân sự cao cấp gồm 4 thượng tướng, do ông Phạm Trường Long - Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương dẫn đầu sang thăm Washington nhằm “nâng cao sự hiểu biết, tìm kiếm sự thống nhất trong tránh đối đầu quân sự trên Biển Đông”.

Việc Mỹ điều tàu sân bay đến Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh các phương tiện truyền thông đưa tin, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã “đạt được sự đồng thuận” và ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.

Trung-Mỹ ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quân sự

Tờ China Daily của Trung Quốc đưa tin, các quan chức quân sự cao cấp của Trung Quốc và Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận về cơ chế tương tác trong lĩnh vực quân sự. Cần lưu ý rằng, đây là văn bản chính thức đầu tiên về hợp tác quân sự giữa hai nước trong những năm qua.

2-my-trung_baodatviet_16120648.jpg Đại tướng Raymond Odierno, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ và Thượng tướng Phạm Trường Long trong lễ ký kết hợp tác quân sự

Theo các nhà phân tích, đây là một “bước tiến lớn” trong quan hệ giữa hai nước. Dự kiến, sắp tới Mỹ và Trung Quốc có thể tổ chức các cuộc tập trận chung với sự tham gia của lực lượng hải-không quân hai nước, nhằm thông qua quy tắc ứng xử trên không, trên biển và trên đất liền.

Thỏa thuận này được ký kết sau khi Washington có những tuyên bố chỉ trích và hành động cứng rắn nhằm vào hành động đào đắp đảo nhân tạo trên biển Đông, dẫn đến việc Bắc Kinh lớn tiếng kêu gọi Mỹ phải “thận trọng trong lời nói và hành động về các vấn đề liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”.

Đặc biệt là sự đối đầu giữa 2 bên trở nên căng thẳng sau khi 1 tàu hộ vệ tên lửa Type 054A của Trung Quốc đã bám sát tàu tác chiến ven bờ USS Fort Worth (LCS 3), lớp Freedom của hải quân Mỹ đang thường trực tại cảng Changi của Singapore, khi con tàu này tiến hành tuần tra trên biển Đông.

Ngay sau đó một sự cố nghiêm trọng hơn đã xảy ra khi một máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon của Mỹ đã phớt lờ 8 lần cảnh báo của lực lượng hải quân Trung Quốc trên biển Đông, bay tuần tra trên bầu trời khu vực nước này đang xây đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa.

Hiện nội dung thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa được công bố chi tiết.

Cộng đồng quốc tế và các nhà quan sát chính trị cùng những nước có liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Đông đang chờ xem liệu những thỏa thuận đạt được của 2 “ông lớn” này sẽ có tác động thế nào đến cục diện địa-chính trị tại khu vực này.

  • Thiên Nam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ mời tuần tra Biển Đông gây rủi ro rất lớn cho Trung-Mỹ


(GDVN) - Theo chuyên gia Trung Quốc, Mỹ muốn lấy Biển Đông làm nơi ngăn chặn Trung Quốc, nhất là về quân sự, đã mời Nhật Bản, Australia tuần tra Biển Đông.

 

Harry_B_Harris__Tu_lenh_Bo_Tu_lenh_TBD_M

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ, Đô đốc Harry B Harris

 

Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 17 tháng 6 dẫn hãng tin Kyodo, Nhật Bản đưa tin, ngày 12 tháng 6 tại Tokyo, Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ Harry Harris gặp gỡ báo chí cho biết, bày tỏ hoan nghênh và trông đợi mạnh mẽ đối với việc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đến Biển Đông tham gia tuần tra.

Trên CCTV, chuyên gia quân sự Trung Quốc tuyên truyền cho rằng, tuyên bố của Đô đốc Harry Harris “thiếu kiến thức cơ bản”, ông làm như vậy đơn giản là muốn mượn vấn đề Biển Đông, thông qua thủ đoạn quân sự tiến hành ngăn chặn đối với Trung Quốc.

Nhưng, đồng thời cũng thể hiện sự lo ngại của Mỹ, Mỹ cảm thấy “chưa đủ lực” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, muốn dựa vào Nhật Bản để chia sẻ trách nhiệm.


"Gây rủi ro rất lớn cho quan hệ Trung-Mỹ"

Theo báo Nhật, Mỹ đã tăng cường cảnh giác đối với hoạt động trên biển dồn dập của Trung Quốc, đồng thời đã tăng cường bay trinh sát ở Biển Đông. Đô đốc Harry Harris nhấn mạnh: "Biển Đông là vùng biển quốc tế, không phải lãnh hải, hoan nghênh Nhật Bản tham gia hành động".

Đối với tuyên bố này, Phó viện trưởng Cao Tổ Quý, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Trường Đảng Trung ương Trung Quốc cho rằng: "Harris rõ ràng chưa làm tốt bài tập, chuẩn bị chưa đầy đủ". Harry Harris nói vùng biển hơn 3 triệu km2 Biển Đông không phải là lãnh hải, mà là vùng biển quốc tế, e rằng, các nước như Philippines, Việt Nam cũng sẽ không đồng ý.

Chuyên gia Trung Quốc nói như vậy, nhưng Đô đốc Harry Harris đâu phải nói là vùng biển hơn 3 triệu km2, mà chủ yếu nói tới khu vực vùng biển đá ngầm không có quyền lợi như đảo - PV.

Chuyên gia Trung Quốc Doãn Trác cũng lên tiếng nghĩ rằng: "Tuyên bố của Harry Harris rất thiếu kiến thức cơ bản về luật pháp quốc tế và kiến thức cơ bản về lịch sử. Biển Đông không phải là lãnh hải của Mỹ, không phải là khu vực Mỹ có thể cố tình làm bậy".

"Quân đội Mỹ có ý đồ lấy Biển Đông làm một chiến trường để ngăn chặn Trung Quốc, đặc biệt là ngăn chặn Trung Quốc về quân sự. Mỹ khuyến khích Nhật Bản, Australia tiến hành tuần tra liên hợp ở Biển Đông, đơn giản là muốn làm nóng vấn đề Biển Đông, mượn cơ hội tập hợp những nước này dưới ngọn cờ lớn của mình, thông qua thủ đoạn quân sự để ngăn chặn Trung Quốc".

 

Pham_Truong_LongAshton_B_Carter.jpg

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long (trái) vừa có chuyến thăm Mỹ, hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter (phải)

 

Vài ngày trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter cho biết, vấn đề Biển Đông không phải vấn đề giữa Mỹ-Trung, phía Mỹ không giữ lập trường đối với tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

"Trong khi đó, phát biểu của Harry Harris làm cho vấn đề Biển Đông đã biến thành vấn đề giữa Trung-Mỹ, điều này đã gây ra rủi ro rất lớn đối với quan hệ Trung-Mỹ" - Cao Tổ Quý tuyên truyền.

Cuối tháng 5 tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Tôn Kiến Quốc đã nói về vấn đề Biển Đông, tuyên truyền xuyên tạc, ra sức ngụy biện, cho rằng: "Trung Quốc và Quân đội Trung Quốc xưa nay không sợ quỷ, không tin tà, phục tùng lý lẽ chứ không phục tùng bá quyền, phục tùng lý lẽ chứ không tin quỷ.


Tuyệt đối không được trông chờ Trung Quốc sẽ khuất phục trước tà thuyết và bá quyền, cường quyền, tuyệt đối sẽ không được trông chờ Trung Quốc sẽ nuốt quả đắng chủ quyền, an ninh và quyền lợi phát triển quốc gia.

Mỹ coi thường lịch sử, pháp lý và sự thực, nói ra nói vào đối với chủ quyền và quyền lợi đã hình thành của Trung Quốc ở Biển Đông, chia rẽ ly gián, tiến hành chỉ trích đối với xây dựng đảo hợp pháp, hợp lý, hợp tình của Trung Quốc, Trung Quốc bày tỏ kiên quyết phản đối đối với vấn đề này".

Đây là những ngôn từ nói lấy được và hết sức xảo quyệt của phía Trung Quốc. Trung Quốc đi ăn cướp thì không thể nói là có chủ quyền hợp pháp, hợp lý, hợp tình được - PV.

 

"Trúng ý Nhật Bản"

Doãn Trác tuyên truyền: "Phát biểu của Harry Harris có thể gọi là trúng ý nguyện của chính quyền Shinzo Abe. Nhật Bản muốn dựa vào Mỹ và Biển Đông để ra khơi, Harry Harris đã mở đường đúng lúc cho họ, họ đã mượn con thuyền này".

Theo Doãn Trác, Nhật Bản muốn vươn ra biển xa, thực hiện các mục đích như dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, đến nay lại nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ.

Doãn Trác còn cho rằng, Harris mời Nhật Bản tuần tra Biển Đông hoàn toàn phản ánh thái độ lo ngại của Mỹ. Mỹ vừa muốn ngăn chặn Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vừa cảm giác sức mình chưa đủ.

 

May_bay_tuan_tra_Nhat_Ban_tren_bau_troi_

Nhật Bản sẽ cử máy bay tuần tra săn ngầm P-3C đến Biển Đông tập trận với Philippines

 

Mỹ muốn có người giúp việc, trong khi đó Nhật Bản là đồng minh kiên định của Mỹ cả về chính trị, ngoại giao và quân sự, cho nên mới mời Nhật Bản làm tiên phong tuần tra Biển Đông.

Cao Tổ Quý thì cho rằng, Mỹ có ý đồ biến Nhật Bản thành một người chia sẻ trách nhiệm với Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các nước như Mỹ, Nhật Bản, Australia liên kết với nhau ở khu vực này, hình thành một cơ chế mạng hóa đa phương do Mỹ lãnh đạo.

Cơ chế này không chỉ có thể dùng để can thiệp vấn đề biển Đông, mà còn có thể tham gia vào các vấn đề khu vực khác. Trong tương lai, Nhật Bản sẽ theo đuôi Mỹ, phát huy vai trò lớn hơn ở châu Á-Thái Bình Dương, thậm chí khu vực rộng hơn.

Đông Bình (nguồn báo Nhân Dân, Trung Quốc)

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Giấc mơ Trung Quốc của Tập Cận Bình sẽ thành cơn ác mộng ở Biển Đông"

(GDVN) - Tiếp tục một cuộc chạy đua địa chính trị mà biết chắc Trung Quốc rất ít có cơ hội chiến thắng, "giấc mơ Trung Quốc" mà Tập Cận Bình ấp ủ lâu nay sẽ trở thành..

 

bui_man_han.jpg

Học giả Bùi Mẫn Hân, ảnh: aspenideas.org

 

Bùi Mẫn Hân, một giáo sư và chuyên gia về Trung Quốc từ đại học Claremont McKenna và Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế ngày 15/6 bình luận trên tờ Nikkei Nhật Bản về những kịch bản tiếp theo có thể sẽ diễn ra trên Biển Đông. Chiến tranh Lạnh đã không được kích hoạt bởi một sự kiện duy nhất mà là một loạt các hành động tương đối nhỏ nhằm vào nhau giữa Mỹ và Liên Xô đã dẫn đến vòng luẩn quẩn leo thang và trả đũa. Vấn đề đặt ra là hiện nay Trung Quốc và Mỹ đang tham gia vào hoạt động đối đầu tương tự có thể dẫn đến một cuộc "Chiến tranh Lạnh" khác?

 

Câu hỏi này càng trở nên cấp bách gần đây khi Bắc Kinh đẩy mạnh bồi lấp xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Những hòn đảo nhân tạo này theo ông Bùi Mẫn Hân là ít có giá trị quân sự bởi chúng không thể bảo vệ trong một cuộc xung đột. Nhưng rõ ràng Bắc Kinh có ý đồ thông qua mở rộng sự hiện diện vật lý (bất hợp pháp) của mình để củng cố yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của họ ở Biển Đông. Nhưng điều này chỉ là mơ tưởng, vì về mặt pháp lý, luật pháp quốc tế không cho phép Trung Quốc tạo ra lãnh hải 12 hải lý hay không phận đối với các đảo nhân tạo.

Trung Quốc đã quen sử dụng chiến thuật "cắt lát xúc xích" (còn gọi là tằm ăn dâu, chiến lược cải bắp...), thông qua việc theo đuổi các bước leo thang có kiểm soát, không cưỡng bức và mơ hồ về pháp lý để đạt mục tiêu cuối cùng là kiểm soát các khu vực (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông. Mỹ vừa quan tâm đến những tác động chiến thuật của các đảo nhân tạo Trung Quốc xây (bất hợp pháp) có thể làm phức tạp và bất tiện cho các hoạt động của Không quân, Hải quân Mỹ. Đồng thời Hoa Kỳ lo lắng nhiều hơn về những hậu quả lâu dài nếu những hành vi (phạm pháp) của Trung Quốc không bị ngăn chặn.

Ở cấp độ chiến lược, nếu Bắc Kinh áp dụng thành công chiến thuật "cắt lát xúc xích" chắc chắn sẽ đánh dấu sự áp đặt trật tự mới của Trung Quốc trong khu vực. Bất chấp Mỹ, Trung Quốc rõ ràng muốn trở thành trung tâm lực hấp dẫn đối với các nước láng giềng ở châu Á và muốn Mỹ không thể ngăn chặn Trung Quốc phô diễn sức mạnh của mình. Quan trọng hơn, với việc dùng sức mạnh uy hiếp láng giềng, Trung Quốc sẽ thành công trong việc chứng minh rằng họ có thể viết lại các quy tắc quốc tế nếu Bắc Kinh thấy phù hợp.

Đây rõ ràng không phải là một Trung Quốc mà Hoa Kỳ có thể chấp nhận. Từ khi thiết lập quan hệ, chính sách với Trung Quốc của Washington dựa trên giả định Bắc Kinh sẽ trở nên mạnh mẽ và được tích hợp vào hệ thống quốc tế do Mỹ dẫn đầu. Trung Quốc không thể phá vỡ sự cân bằng quyền lực ở châu Á.

Nhưng các sự kiện gần đây, đặc biệt là việc Trung Quốc thành lập tổ chức tài chính quốc tế Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á, Ngân hàng Phát triển mới hay bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông đã đặt ra câu hỏi về hiệu quả trong chính sách với Trung Quốc của Washington.

Đúng lúc này căng thẳng Trung - Mỹ leo thang ngoài Biển Đông trên các hòn đảo nhân tạo. Washington và Bắc Kinh sẽ xử lý mâu thuẫn ở Biển Đông như thế nào có thể sẽ quyết định tương lai của quan hệ Mỹ - Trung. Trong thời điểm này triển vọng một kết quả thương lượng vẫn giữ được thể diện là không chắc chắn. Mỹ đã công khai kêu gọi Trung Quốc chấm dứt vĩnh viễn hoạt động bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa trong khi Bắc Kinh thẳng thừng bác bỏ nó.

giac_mo_trung_quoc.jpg

Giấc mơ Trung Quốc hay giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình không thể thành công nếu dựa trên chính sách bành trướng lãnh thổ. Ảnh: SCMP.

 

Tất cả chúng ta nên hy vọng rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ nhận ra sự ổn định tổng thể trong quan hệ Mỹ - Trung có giá trị hơn nhiều việc theo đuổi chủ quyền (vô lý, phi pháp) đối với các đảo nhân tạo, đồng thời ra lệnh đình chỉ ngay các hoạt động bồi lấp, xây dựng, cải tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông. Có thể trong ngắn hạn, ít nhất là từ nay đến tháng 9 khi ông Tập Cận Bình thăm Mỹ, Bắc Kinh sẽ tìm cách chống leo thang. Nhưng nếu Trung Quốc đẩy mạnh hành động theo cách của họ ở Biển Đông, Mỹ có khả năng đáp trả bằng cả ngoại giao và quân sự.

Bước đầu tiên Mỹ có thể sẽ thực hiện là gia tăng áp lực ngoại giao và sử dụng các chiến thuật "danh dự và xấu hổ" chống lại việc Bắc Kinh hợp thức hóa hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo. Điều này thể hiện rõ trong kêu gọi của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter khi ông thăm Việt Nam gần đây. Lầu Năm Góc kêu gọi tất cả các bên ngừng cải tạo, bao gồm cả Việt Nam và Philippines, từ đó Mỹ sẽ có "thẩm quyền luân lý" nhiều hơn và đòn bẩy ngoại giao với Trung Quốc.

Ngoài ra Mỹ dường như cũng đã bắt tay vào chiến dịch ngoại giao rộng lớn hơn để gây áp lực với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Trong hội nghị thượng đỉnh G7 tại Đức tháng này, Washington đã thành công trong việc thúc đẩy khối 7 nước côn nghiệp phát triển chỉ trích hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông bằng các ngôn từ mạnh mẽ. Trong trường hợp các nỗ lực ngoại giao vẫn thất bại, Mỹ sẽ xem xét một danh sách biện pháp đối phó.

Hành động Mỹ có thể đơn phương lựa chọn là phái máy bay quân sự và tàu chiến tiến vào 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc mới xây dựng để thách thức, bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Ngoài ra Lầu Năm Góc cũng tằng cường khả năng của mình ở phía Tây Thái Bình Dương chống lại Trung Quốc bành trướng quân sự và trấn an đồng minh.

Thậm chí Mỹ có thể xem xét nhiều lựa chọn mạnh hơn, nếu được thông qua có thể tạo thành sự khởi đầu một chính sách ngăn chặn chính thức. Ví dụ Washington có thể đưa ra điều kiện hấp dẫn để Manila cho phép tàu hải quân Mỹ sử dụng linh hoạt cảng Subic với lực lượng đông hơn. Một biện pháp khác là dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vũ khí sát thương đối với Việt Nam, một chủ trương đang được Thượng nghị sĩ John McCain thúc đẩy mạnh mẽ.

Lúc này Trung Quốc chắc chắn sẽ trả đũa tạo ra một vòng xoáy lao dốc nguy hiểm trong quan hệ Trung - Mỹ, thậm chí đẩy 2 nước vào một cuộc "Chiến tranh Lạnh" mới ở Đông Á. Tất nhiên một khi bi kịch địa chính trị này xảy ra, Bắc Kinh chắc chắn sẽ đổ lỗi cho Washington. Nhưng trong thực tế Trung Quốc ở vị trí tốt hơn để ngăn chặn lặp lại Chiến tranh Lạnh.

Người Trung Quốc có câu "ai trói thì người ấy cởi", không có nghi ngờ gì về việc Bắc Kinh nhận thức được rằng chính chiến thuật cắt lát xúc xích của mình đã gây ra căng thẳng với Hoa Kỳ. Nhưng nếu cứ tiếp tục một cuộc chạy đua địa chính trị mà biết chắc Trung Quốc rất ít có cơ hội chiến thắng, "giấc mơ Trung Quốc" mà Tập Cận Bình ấp ủ lâu nay sẽ trở thành một cơn ác mộng trên Biển Đông, ông Bùi Mẫn Hân bình luận.

Hồng Thủy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hong Kong bác bỏ gói cải cách bầu cử của Bắc Kinh

18/06/2015 12:35 GMT+7
 

TTO - Ngày 18-6, Hội đồng Lập pháp Hong Kong đã bỏ phiếu phủ quyết gói cải cách bầu cử mà Bắc Kinh đề ra.

 

baucuhongkong-1434605815.jpg

Nhiều người Hong Kong ăn mừng khi gói cải cách bầu cử bị phủ quyết Ảnh: Reuters

 

Reuters đưa tin cuộc bỏ phiếu diễn ra sớm hơn dự kiến và chỉ có 37 trên tổng số 70 nghị sĩ Hong Kong có mặt. Trong đó 28 bỏ phiếu chống và chỉ có 8 bỏ phiếu thuận. Một nghị sĩ không bỏ phiếu. Vài phút trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, nhiều nghị sĩ ủng hộ Bắc Kinh đã bất ngờ bước ra khỏi phòng họp.

Gói cải cách bầu cử này cần sự ủng hộ của 2/3 trong tổng số 70 nghị sĩ thì mới có thể trở thành luật. Truyền thông địa phương cho biết các nghị sĩ ủng hộ Bắc Kinh quyết định rời phòng họp sau khi xác định chắc chắn dự luật này sẽ thất bại.

Trước đó nhiều người cũng dự báo Hội đồng Lập pháp Hong Kong sẽ phản đối gói cải cách bầu cử của Bắc Kinh. “Quyết định này là thông điệp người dân Hong Kong muốn gửi đến Bắc Kinh, rằng chúng tôi muốn một cuộc bầu cử thực sự” - nghị sĩ Alan Leong tuyên bố.

Theo kế hoạch do chính quyền Trung Quốc đề ra, người dân Hong Kong sẽ đi bỏ phiếu trực tiếp bầu chọn đặc khu trưởng vào năm 2017. Tuy nhiên họ sẽ phải lựa chọn nhà lãnh đạo mới trong danh sách ứng cử viên mà Bắc Kinh đã duyệt từ trước.

Khoảng 100 người ủng hộ bầu cử tự do tập trung bên ngoài tòa nhà Hội đồng Lập pháp đã vỗ tay hoan hô và ôm chầm lấy nhau sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố. “Tôi vô cùng háo hức - AFP dẫn lời anh Ken Tsang, 30 tuổi, cho biết - Một đề xuất phi dân chủ như thế không đáng được thông qua”.

Trong khi đó, hàng trăm người  biểu tình ủng hộ chính quyền Bắc Kinh tuyên bố qua loa phóng thanh rằng cần phải loại bỏ các nghị sĩ ủng hộ bầu cử dân chủ. Những chiếc hàng rào sắt chia rẽ hai phe thành hai chiến tuyến.

Hôm qua, truyền thông Trung Quốc cảnh báo việc Hong Kong không chấp nhận phương án cải cách bầu cử có thể dẫn tới hỗn loạn tại thành phố này.

 

NGUYỆT PHƯƠNG

========================

Tiểu thuyết chương hồi của Tàu , khi kết thúc một hồi, thường có câu: "Muốn biết sự thể thế nào, xin xem hồi sau sẽ rõ". Còn cụ Nguyễn Du nhà ta phát biểu: "Bên trong còn lắm điều hay"....

Còn việc này nữa:

Hôm qua, truyền thông Trung Quốc cảnh báo việc Hong Kong không chấp nhận phương án cải cách bầu cử có thể dẫn tới hỗn loạn tại thành phố này.

 

Híc! Lão Gàn đã phán về tương lai Hồng Kông từ năm ngoái, vào thời gian người Hongkong đang biểu tình. Dữ kiện để phán chỉ là một pano quảng cáo, qua hình minh họa trong một bài viết không liên quan. Xin xem ngay trong topic này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông "căng", Trung Quốc bất ngờ gọi hàng loạt sĩ quan hải quân tái ngũ

Hồng Thủy

18/06/15 13:32

(GDVN) - Tình báo Hoa Nam nhận định, lần này người Mỹ sẽ không nói suông ở Biển Đông khiến Quân ủy trung ương Trung Quốc hết sức lo lắng.

 

 

si_quan_tai_ngu.jpg

Lực lượng sĩ quan vừa được hạm đội Nam Hải hải quân Trung Quốc gọi tái ngũ tham gia tập trận trên Biển Đông ngày 13/6 vừa qua, ảnh: China News.

 

Tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày 17/6 đưa tin, ngày 13/6 một biên đội chiến hạm hạm đội Nam Hải đã triển khai tập trận bắn đạn thật 4 ngày đêm liên tục ở Biển Đông. Lực lượng này đã diễn tập các nội dung tấn công tàu ngầm, phòng ngự phòng không, bắn đạn thật.

Đáng chú ý là khác với các cuộc tập trận trước, đợt tập trận này của hạm đội Nam Hải ngoài lực lượng sĩ quan, binh sĩ trong biên chế sẵn sàng chiến đấu còn có hơn 120 sĩ quan đã xuất ngũ trong 2 năm qua mới được gọi tái ngũ tham gia.

Theo một lãnh đạo của hạm đội Nam Hải, các quân nhân được gọi tái ngũ lần này hầu hết là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã từng phục vụ tại ngũ trong 5 năm qua.

Lực lượng này được đánh giá có trình độ nghiệp vụ cao, kỹ chiến thuật vững chắc, chỉ cần qua một vài hoạt động huấn luyện sau khi tái ngũ là có thể điều khiển, sử dụng vũ khí trang bị, khí tài quân sự mới bao gồm các chiến hạm.

Cuộc tập trận lần này diễn ra là do "yêu cầu nhiệm vụ" mới của công tác dự bị động viên quân sự, tăng cường năng lực sẵn sàng chiến đấu.

Đa Chiều ngày 18/6 bình luận, hôm 16/6 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố "sắp kết thúc bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo và chuẩn bị xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích quân sự, dân sự đã định" khiến dư luận cho rằng Trung Quốc đang "xuống thang" ở Biển Đông.

 

ham_doi_nam_hai_1.jpg

Hạm đội Nam Hải tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông từ 13/6, ảnh: China News.

 

Nhưng việc hải quân Trung Quốc phát thông báo khẩn cấp gọi tái ngũ lực lượng sĩ quan vừa xuất ngũ trong 2 năm qua cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị đối phó với diễn biến mới căng thẳng trên vùng biển này (bởi chính các hành động leo thang của Trung Quốc - PV).

Tổng hợp tin tức hôm nay trên truyền thông Trung Quốc về động thái này Đa Chiều cho biết, thông báo gọi tái ngũ của Bộ Tư lệnh hải quân Trung Quốc yêu cầu các sĩ quan xuất ngũ trong 2 năm qua trở về đơn vị cũ, hạn cuối cùng là cuối tháng 6 này.

Lý do gọi tái ngũ được Lầu Bát Nhất đưa ra là vài năm gần đây hải quân được biên chế nhiều chiến hạm mới, lực lượng sĩ quan - quân nhân chuyên nghiệp chuyên trách không đủ nên phải gọi lực lượng sĩ quan tái ngũ để bổ sung.

Tuy nhiên có nguồn tin nói với Đa Chiều, đợt gọi tái ngũ khẩn cấp này liên quan đến tình hình Biển Đông, đặc biệt liên quan đến phản ứng của Mỹ - Nhật - Úc trước hoạt động bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông.

 

ham_doi_nam_hai_2.jpg

Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông từ 13-17/6, ảnh: China News.

 

Nguồn tin từ quân đội Trung Quốc nói với Đa Chiều, thông báo gọi tái ngũ lực lượng sĩ quan hải quân được Bộ Tư lệnh hải quân phát đi qua 2 đường.

Một là cơ quan chính trị các đơn vị trong quân chủng trực tiếp liên hệ với các sĩ quan xuất ngũ từng phục vụ tại đơn vị mình, hai là thông qua cơ quan động viên - tuyển quân thuộc các đơn vị quân sự địa phương nơi có sĩ quan hải quân xuất ngũ cần gọi tái ngũ đang cư trú.

Một sĩ quan vừa được gọi tái ngũ cho biết, quân chủng hải quân Trung Quốc sẽ thương lượng với họ về thời gian phục vụ tại ngũ lần này rồi mới quyết định.

Đa Chiều bình luận, Mỹ vô cùng phẫn nộ trước hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Mỹ đã quyết định bất chấp mạo hiểm, bằng mọi giá phải ngăn chặn hoạt động (phi pháp, bành trướng) này của Trung Quốc. Lầu Năm Góc đã phát lệnh sẵn sàng chiến đấu đến toàn bộ lực lượng hải - không quân đang đồn trú tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản và Philippines.

Tình báo Hoa Nam nhận định, lần này người Mỹ sẽ không nói suông ở Biển Đông khiến Quân ủy trung ương Trung Quốc hết sức lo lắng.

 

ham_doi_nam_hai_3.jpg

Lực lượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hạm đội Nam Hải vừa tái ngũ tham gia tập trận trên Biển Đông, ảnh: China News.

 

Theo Đa Chiều, từ năm 2013 đến nay Trung Quốc đã bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên ít nhất 8 bãi đá ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, 8 bãi đá Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp bao gồm 6 bãi đá Gạc Ma, Chữ Thập, Xu Bi, Ga Ven, Tư Nghĩa, Châu Viên xâm lược năm 1988, đá Én Đất xâm lược năm 1989 và đá Vành Khăn năm 1995 - PV). Tốc độ bồi lấp của Trung Quốc lên tới hàng ngàn mét vuông mỗi ngày.

Nguồn tin nói với Đa Chiều, tuyên bố của Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 16/6 về việc "sắp bồi lấp xong" thực chất chỉ là đối sách "hoãn binh tạm thời" của Ủy ban An ninh quốc gia Trung Quốc đưa ra mà thôi.

Quân ủy trung ương Trung Quốc đã chỉ thị cho Bộ Tư lệnh hải quân lập tức chiêu tập binh mã, bổ sung binh lực sẵn sàng chiến đấu.

Năm nay số chiến hạm mới Trung Quốc hạ thủy ra Biển Đông theo Đa Chiều miêu tả là "nhiều như há cảo thả nồi". Số chiến hạm này bao gồm 2 chiếc tàu khu trục mang tên lửa lớp 052D, 052C; 2 tàu hộ vệ mang tên lửa lớp 054A; 5 tàu hộ vệ hạng nhẹ mang tên lửa lớp 056; 2 tàu ngầm thông thường, 1 tàu ngầm hạt nhân, 1 tàu quét ngư lôi.

Theo Đa Chiều, trong vài năm trở lại đây hải quân Trung Quốc đứng đầu thế giới trong việc chế tạo, hạ thủy các chiến hạm với mục tiêu 1 năm trang bị 1 hạm đội, hạ thủy 1 hạm đội và khai công chế tạo 1 hạm đội (tức số chiến hạm đủ trang bị cho 1 hạm đội  - PV)

Hồng Thủy
===================
mấy bài trên, lão Gàn định bình lựng một bài dài thòong, nhưng may wá. Bịn công chiện lu bu nên chưa. Đành phải ghi câu "Bài chưa hoàn chỉnh". Hôm nay vớ được thông tin này, nên không cần bình lựng, để khi khác.
Lão Gàn khuyên Trung Cóoc nên tập trung quân ở Hoa Đông đi. Kéo quân sướng bể Đông mà chẳng may uýnh nhau thật thì rút về không kịp. Mà năm nay cũng chưa đâu. Cứ tà tà....không cần thiết phải vội vàng. Chiện gì đến sẽ đến à. Lúc ấy sự giải thích mới có "cơ sở khoa học". Hì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả Nga: Thỏa thuận hợp tác quân sự Trung-Mỹ đã được chuẩn bị bí mật

Nguyễn Hường

18/06/15 08:44

(GDVN) - Hai bên còn nhất trí về một số thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử giữa phi công và thủy thủ hai nước trong các cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên trên không và trên biển.

 

 

Tờ Tầm nhìn của Nga ngày 17/6 đưa tin cho biết, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận lớn với Mỹ về hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Thỏa thuận có chữ ký của Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Raymond Odierno và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long tại Washington. Đây là một thỏa thuận đầu tiên thuộc loại hình này được ký kết giữa hai bên trong những năm gần đây.

Dự kiến trong năm tới, quân đội Trung Quốc cũng sẽ tham gia cuộc tập trận RIMPAC do Mỹ tổ chức.

 

mytrung_giaoducvietnam.jpg

Ảnh nguồn vz.ru

 

Ngoài ra, hai bên còn nhất trí về một số thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử giữa phi công và thủy thủ hai nước trong các cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên trên không và trên biển. 

Thỏa thuận này được ký kết trong bối cảnh truyền thông phương Tây và chính quyền Washington những tuần gần đây mạnh mẽ lên án các hành vi leo thang căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông và Mỹ đã thẳng thắn lên án các hành động này của Bắc Kinh.

Trong khi đó, Bắc Kinh cũng công khai chỉ trích các chỉ trích của Mỹ đối với họ về cách ứng xử của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Alexei Maslov, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phương Đông của Nga cho biết, việc một thỏa thuận lớn như vậy xuất hiện trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ gia tăng căng thẳng do những bất đồng ở Biển Đông cho thấy nó đã được chuẩn bị từ trước một cách bí mật.

Việc ký kết được thỏa thuận này đối với Trung Quốc là một thành công rất quan trọng. Nó giúp Bắc Kinh giành đạt được sự cân bằng trong quan hệ đối tác với Nga và Mỹ, nâng cao vị thế của Bắc Kinh trong quan hệ đối tác quân sự với Washington.

Về mặt ngoại giao, thỏa thuận này hỗ trợ rất lớn cho Bắc Kinh trong việc làm đẹp hình ảnh đã nhiều hoen ố của mình trong cách hành xử ở nước ngoài rằng Trung Quốc không phải là quốc gia thích hành động một chiều.

Thỏa thuận cũng là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã trở thành đối thủ có tay nghề cao và linh hoạt trong việc thực hiện quyền lực chính trị ở Đông Nam Á.

Hơn nữa, thỏa thuận này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến các thỏa thuận mà nhiều nhà quan sát nghĩ rằng không thể. Thực tế là Mỹ bị ràng buộc trong quan hệ với Đài Loan theo thỏa thuận ký kết năm 1972.

Theo đó, trong trường hợp Bắc Kinh khởi động quân sự chống lại Đài Loan, Mỹ sẽ có trách nhiệm hỗ trợ đồng minh này, kể cả bằng vũ lực. Nhưng thỏa thuận mới giữa Washington và Bắc Kinh trên thực tế không chỉ làm thỏa thuận kia mất hiệu lực mà còn dấy lên nghi ngờ về cam kết của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.

Ngoài ra, ông Maslov còn cho rằng thỏa thuận hợp tác quân sự mới giữa Trung Quốc và Mỹ chắc chắn sẽ đe dọa tới lợi ích của Nga trong khu vực./.

Nguyễn Hường
=====================
Đúng là "tầm nhìn" của báo "Tầm Nhìn". Nhưng thui. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ....". Mọi chiện để đến sang năm tính. Nhanh thì tháng Một Việt lịch. Lão chỉ phát bỉu thế này: Nếu quả là có chiển bị trước thì cần quái gì mà ngài Phó Quân ủy Trung ương Tàu phải sang Mẽo lâu wá vậy?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Mỹ mời tuần tra Biển Đông gây rủi ro rất lớn cho Trung-Mỹ

(GDVN) - Theo chuyên gia Trung Quốc, Mỹ muốn lấy Biển Đông làm nơi ngăn chặn Trung Quốc, nhất là về quân sự, đã mời Nhật Bản, Australia tuần tra Biển Đông.

 

Harry_B_Harris__Tu_lenh_Bo_Tu_lenh_TBD_M

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ, Đô đốc Harry B Harris

 

Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 17 tháng 6 dẫn hãng tin Kyodo, Nhật Bản đưa tin, ngày 12 tháng 6 tại Tokyo, Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ Harry Harris gặp gỡ báo chí cho biết, bày tỏ hoan nghênh và trông đợi mạnh mẽ đối với việc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đến Biển Đông tham gia tuần tra.

Trên CCTV, chuyên gia quân sự Trung Quốc tuyên truyền cho rằng, tuyên bố của Đô đốc Harry Harris “thiếu kiến thức cơ bản”, ông làm như vậy đơn giản là muốn mượn vấn đề Biển Đông, thông qua thủ đoạn quân sự tiến hành ngăn chặn đối với Trung Quốc.

Nhưng, đồng thời cũng thể hiện sự lo ngại của Mỹ, Mỹ cảm thấy “chưa đủ lực” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, muốn dựa vào Nhật Bản để chia sẻ trách nhiệm.

"Gây rủi ro rất lớn cho quan hệ Trung-Mỹ"

Theo báo Nhật, Mỹ đã tăng cường cảnh giác đối với hoạt động trên biển dồn dập của Trung Quốc, đồng thời đã tăng cường bay trinh sát ở Biển Đông. Đô đốc Harry Harris nhấn mạnh: "Biển Đông là vùng biển quốc tế, không phải lãnh hải, hoan nghênh Nhật Bản tham gia hành động".

Đối với tuyên bố này, Phó viện trưởng Cao Tổ Quý, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Trường Đảng Trung ương Trung Quốc cho rằng: "Harris rõ ràng chưa làm tốt bài tập, chuẩn bị chưa đầy đủ". Harry Harris nói vùng biển hơn 3 triệu km2 Biển Đông không phải là lãnh hải, mà là vùng biển quốc tế, e rằng, các nước như Philippines, Việt Nam cũng sẽ không đồng ý.

Chuyên gia Trung Quốc nói như vậy, nhưng Đô đốc Harry Harris đâu phải nói là vùng biển hơn 3 triệu km2, mà chủ yếu nói tới khu vực vùng biển đá ngầm không có quyền lợi như đảo - PV.

Chuyên gia Trung Quốc Doãn Trác cũng lên tiếng nghĩ rằng: "Tuyên bố của Harry Harris rất thiếu kiến thức cơ bản về luật pháp quốc tế và kiến thức cơ bản về lịch sử. Biển Đông không phải là lãnh hải của Mỹ, không phải là khu vực Mỹ có thể cố tình làm bậy".

"Quân đội Mỹ có ý đồ lấy Biển Đông làm một chiến trường để ngăn chặn Trung Quốc, đặc biệt là ngăn chặn Trung Quốc về quân sự. Mỹ khuyến khích Nhật Bản, Australia tiến hành tuần tra liên hợp ở Biển Đông, đơn giản là muốn làm nóng vấn đề Biển Đông, mượn cơ hội tập hợp những nước này dưới ngọn cờ lớn của mình, thông qua thủ đoạn quân sự để ngăn chặn Trung Quốc".

 

Pham_Truong_LongAshton_B_Carter.jpg

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long (trái) vừa có chuyến thăm Mỹ, hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter (phải)

 

Vài ngày trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter cho biết, vấn đề Biển Đông không phải vấn đề giữa Mỹ-Trung, phía Mỹ không giữ lập trường đối với tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

"Trong khi đó, phát biểu của Harry Harris làm cho vấn đề Biển Đông đã biến thành vấn đề giữa Trung-Mỹ, điều này đã gây ra rủi ro rất lớn đối với quan hệ Trung-Mỹ" - Cao Tổ Quý tuyên truyền.

Cuối tháng 5 tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Tôn Kiến Quốc đã nói về vấn đề Biển Đông, tuyên truyền xuyên tạc, ra sức ngụy biện, cho rằng: "Trung Quốc và Quân đội Trung Quốc xưa nay không sợ quỷ, không tin tà, phục tùng lý lẽ chứ không phục tùng bá quyền, phục tùng lý lẽ chứ không tin quỷ.

Tuyệt đối không được trông chờ Trung Quốc sẽ khuất phục trước tà thuyết và bá quyền, cường quyền, tuyệt đối sẽ không được trông chờ Trung Quốc sẽ nuốt quả đắng chủ quyền, an ninh và quyền lợi phát triển quốc gia.

Mỹ coi thường lịch sử, pháp lý và sự thực, nói ra nói vào đối với chủ quyền và quyền lợi đã hình thành của Trung Quốc ở Biển Đông, chia rẽ ly gián, tiến hành chỉ trích đối với xây dựng đảo hợp pháp, hợp lý, hợp tình của Trung Quốc, Trung Quốc bày tỏ kiên quyết phản đối đối với vấn đề này".

Đây là những ngôn từ nói lấy được và hết sức xảo quyệt của phía Trung Quốc. Trung Quốc đi ăn cướp thì không thể nói là có chủ quyền hợp pháp, hợp lý, hợp tình được - PV.

 

"Trúng ý Nhật Bản"

Doãn Trác tuyên truyền: "Phát biểu của Harry Harris có thể gọi là trúng ý nguyện của chính quyền Shinzo Abe. Nhật Bản muốn dựa vào Mỹ và Biển Đông để ra khơi, Harry Harris đã mở đường đúng lúc cho họ, họ đã mượn con thuyền này".

Theo Doãn Trác, Nhật Bản muốn vươn ra biển xa, thực hiện các mục đích như dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, đến nay lại nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ.

Doãn Trác còn cho rằng, Harris mời Nhật Bản tuần tra Biển Đông hoàn toàn phản ánh thái độ lo ngại của Mỹ. Mỹ vừa muốn ngăn chặn Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vừa cảm giác sức mình chưa đủ.

 

May_bay_tuan_tra_Nhat_Ban_tren_bau_troi_

Nhật Bản sẽ cử máy bay tuần tra săn ngầm P-3C đến Biển Đông tập trận với Philippines

 

Mỹ muốn có người giúp việc, trong khi đó Nhật Bản là đồng minh kiên định của Mỹ cả về chính trị, ngoại giao và quân sự, cho nên mới mời Nhật Bản làm tiên phong tuần tra Biển Đông.

Cao Tổ Quý thì cho rằng, Mỹ có ý đồ biến Nhật Bản thành một người chia sẻ trách nhiệm với Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các nước như Mỹ, Nhật Bản, Australia liên kết với nhau ở khu vực này, hình thành một cơ chế mạng hóa đa phương do Mỹ lãnh đạo.

Cơ chế này không chỉ có thể dùng để can thiệp vấn đề biển Đông, mà còn có thể tham gia vào các vấn đề khu vực khác. Trong tương lai, Nhật Bản sẽ theo đuôi Mỹ, phát huy vai trò lớn hơn ở châu Á-Thái Bình Dương, thậm chí khu vực rộng hơn.

Đông Bình (nguồn báo Nhân Dân, Trung Quốc)

 

 

================================

Điếu mựa! Đúng là lập luận kiểu Tàu.

 

Mỹ mời tuần tra Biển Đông gây rủi ro rất lớn cho Trung-Mỹ

 

Mang dao kiếm khiêu khích người ta rồi bảo "Mày mà đánh tao thì rủi ro đánh nhau rất cao". Điếu mựa! Đúng là "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý". (Phát biểu của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng tại cafe Trung Nguyên).

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc lo an ninh cho công dân tại Philippines

Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)

19/06/15 05:58

(GDVN) - Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines ra cảnh báo an ninh cho công dân ở Philippines, nhiều dấu hiệu đe dọa xuất hiện tại Philippines.

Chu_ThapdaTQ_dang_xay_dung_san_bayben_ca

Trung Quốc đang xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm áp đặt yêu sách bành trướng, thực dân mang tên "đường lưỡi bò" - một yêu sách bất hợp pháp và cực kỳ lố bịch

 

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 18 tháng 6 đưa tin, trang mạng Central News Agency (CNA) Đài Loan ngày 17 tháng 6 cho biết, tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc nóng lên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines ngày 17 tháng 6 ra thông báo trên nhiều tờ báo tiếng Trung để nhắc nhở công dân và tổ chức của họ ở Philippines chú ý an toàn.

Theo bài báo, thông báo này nhắc nhở các nhà đầu tư, du khách, học sinh, thương nhân và nhân viên các tổ chức liên quan của Trung Quốc ở Philippines giữ cảnh giác cao đối với các phát biểu quá khích và hành vi cực đoan, đồng thời có hành động bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Theo bài báo, Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines cho biết, do Philippines tiến hành tuyên truyền dư luận, gần đây, Philippines xuất hiện các dấu hiệu "chửi rủa, bôi nhọ, hăm dọa, đe dọa công dân, doanh nghiệp và cơ quan của Trung Quốc” ở Philippines.

 

AquinoShinzo_Abe6_2015_NB1.jpg

Trong thời gian thăm Nhật Bản vừa qua, Tổng thống Philippines Benigno Aquino (trái) coi hành vi gặm nhấm lãnh thổ ở Biển Đông của giới cầm quyền Trung Quốc là hành vi phát xít, có thể gây ra Chiến tranh thế giới tiếp theo.

 

Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đã trượt dốc do tranh chấp chủ quyền Biển Đông (Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược và nhảy vào tranh chấp), công trình xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông của Bắc Kinh gần đây làm cho xung đột giữa hai bên tiếp tục trầm trọng hơn.

Trung Quốc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông đang xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và DOC, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực – PV.

Bài báo cho hay, đúng lúc Philippines và Đài Loan gần đây xảy ra nhiều tranh chấp ngư nghiệp, một số người Philippines đã vào mạng xã hội bày tỏ ý kiến. Thiểu số Hoa kiều và thương nhân Đài Loan bắt đầu lo ngại, tranh chấp Biển Đông và tranh chấp nghề cá gây ra tác dụng phụ, dẫn đến "bài Hoa".

 

Tau_canh_sat_bien_3401_TQ_ap_sat_xua_duo

Philippines coi Cảnh sát biển Trung Quốc ở Biển Đông (tàu lớn trong hình) là bọn cướp có vũ trang. Trên thực tế, Trung Quốc cũng nhiều lần ăn cướp tài sản, của ngư dân Việt Nam khi đánh bắt ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, định ăn cướp dầu khí ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam trong năm 2014, đã cướp quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995..., đã cướp bãi cạn Scarborough từ tay Philippines vào năm 2012... Vừa qua, Nhật Bản và Philippines đã tiến hành tập trận chống cướp biển ở Biển Đông.

Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo

=========================

Chuyện này đơn giản mà! Chỉ cần Đại sứ quán Tàu ở Phi Luật Tân kêu gọi tất cả người Hoa yêu nước hãy rời bỏ Phi Luật Tân về nước. Như vậy ở Phi chỉ còn toàn người Phi và những người Tàu không yêu tổ quốc. Nếu có uýnh nhau thì quân độ Tàu cũng đỡ ân hận.

Điếu mựa! Chỉ e rằng sau khi Đại sứ Tàu kêu gọi Hoa Kiều về nước như một cử chỉ răn đe chiến tranh thì những người Tàu yêu nước ở đất Phi lại kéo nhau sang...Mỹ ở!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc bất ngờ có hành động "không lý giải nổi" với Nhật Bản

Hải Võ

18/06/2015 19:45

 
Bắc Kinh bất ngờ chủ động "giải thích nội dung sách trắng" với Tokyo khi mà căng thẳng Trung-Nhật gần đây liên tục leo thang do vấn đề Biển Đông.
 

4177985-7244a691955672b22dbcf40c8543493f

 

Bắc Kinh lần đầu "giải thích sách trắng" cho Nhật Bản

Kyodo News (Nhật Bản) hôm 17/6 đưa tin, đoàn đại biểu báo chí Bộ quốc phòng Trung Quốc do người phát ngôn bộ này Cảnh Nhạn Sinh dẫn đầu đã có chuyến thăm Bộ quốc phòng Nhật Bản và giới thiệu sách trắng "Chiến lược quân sự của Trung Quốc" mà Bắc Kinh công bố hôm 26/5.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc "giải thích" nội dung sách trắng cho Nhật Bản.

Kyodo cho hay, đại diện Nhật Bản cho biết: "Rất hy vọng Trung Quốc nâng cao độ minh bạch liên quan tới bố trí quân đội và trang thiết bị".

Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) gọi đây là hoạt động nhằm "loại bỏ nghi ngờ" giữa Trung-Nhật trong khuôn khổ giao lưu cơ quan báo chí song phương.

Hoạt động trao đổi giữa Bộ quốc phòng Trung Quốc và Nhật Bản đã được tiến hành từ tháng 3/2010, và chuyến thăm hôm 17 là lần thứ 3 các cuộc giao lưu được tổ chức.

Lần gần đây nhất là khi đại diện Bộ quốc phòng Nhật Bản thăm Trung Quốc vào tháng 9/2012. Sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa đảo Senkaku/Điếu Ngư, hoạt động giao lưu đã bị đình trệ.

 

trung-quoc-bat-ngo-co-hanh-dong-khong-ly

Trung Quốc bất ngờ tìm đến Nhật để "giải thích lại" về nội dung sách trắng 2015.

 

Đặc biệt, hoạt động "giới thiệu sách trắng quốc phòng" lần này xuất phát từ đề nghị của chính Bắc Kinh.

Tuy nhiên, đối với yêu cầu "nâng cao tính minh bạch" từ phía Nhật Bản, Trung Quốc không đưa ra hứa hẹn gì mà chỉ giải thích rằng "sách trắng là báo cáo tổng kết mang tính hệ thống" và tập trung vào... diễn giải quá trình biên tập, hoàn thành sách trắng.

 

Trung Quốc bất ngờ "yếu thế" trước Nhật?

Trang Đa Chiều bình luận, năm nay Trung Quốc sẽ kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng phát xít Nhật vào tháng 9, vì vậy việc Bắc Kinh chủ động giải thích về sách trắng quốc phòng trong thời điểm này được cho là nhạy cảm.

Trong sách trắng, báo cáo về Nhật Bản chỉ được gói gọn trong 1 câu: "Nhật Bản ra sức tìm cách thoát khỏi thể chế thời hậu chiến, điều chỉnh mạnh mẽ chính sách an ninh quân sự. Đường hướng phát triển của quốc gia này khiến các nước trong khu vực quan tâm cao độ".

Trong khi nội các của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nỗ lực đạt được sửa đổi Hiến pháp cho phép Nhật đưa quân ra nước ngoài thì động thái này của Trung Quốc được đánh giá là "không thể hiểu nổi" và được xem như "1 biểu hiện yếu thế trước Nhật".

Đa Chiều cho rằng, đây không phải là lần đầu Bắc Kinh tỏ ra "lép vế" trước quốc gia khác trong thời gian gần đây.

Tuyên bố sắp hoàn thành hoạt động cải tạo đảo (phi pháp-PV) ở Biển Đông mà Bắc Kinh nêu ra trong cuộc họp báo bất thường hôm 16 khiến nhiều cơ quan truyền thông cho rằng Trung Quốc đang "nhún nhường" trước Mỹ.

Lý do được nhiều báo nêu ra là Bắc Kinh muốn "duy trì hòa khí" với Mỹ trước thềm Đối thoại Kinh tế & Chiến lược Trung-Mỹ diễn ra tại Washington vào ngày 23-24/6 tới.

Tuy nhiên, không ít chuyên gia tin rằng, hành động của Trung Quốc chỉ là kế "nghi binh" đánh lừa dư luận và tránh sức ép quốc tế.

Còn về bản chất, nước này có thể phải tạm ngưng việc mở rộng trái phép các đảo nhân tạo, nhưng sẽ đẩy mạnh việc nâng cao cơ sở hạ tầng một cách phi pháp trên những công trình cải tạo đã hoàn thành.

 

trung-quoc-bat-ngo-co-hanh-dong-khong-ly

Các tàu Trung Quốc hoạt động tại vùng biển tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Telegraph

 

Gần đây, căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên tục leo thang bởi Tokyo đang hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ và đóng vai trò tích cực hơn trong việc đối phó Bắc Kinh trên Biển Đông.

Mới đây, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết khoảng 10h sáng 17/6, 3 tàu tuần tra của Trung Quốc đã đi vào vùng biển của Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Một tàu khảo sát khác của Trung Quốc cũng tiến hành hoạt động khảo sát ở vùng biển tranh chấp, khiến cảnh sát biển Nhật Bản phải tuyên bố "không thể nhẫn nhịn".

Hồi cuối tuần trước, thông tin hải cảnh Trung Quốc "muốn lập căn cứ lớn tại Ôn Châu - địa điểm ở Trung Quốc đại lục gần nhất với đảo Senkaku/Điếu Ngư" cũng khiến truyền thông Nhật "dậy sóng" và tố Trung Quốc lộ rõ dã tâm ở biển Hoa Đông.

Tạp chí The Diplomat (Nhật) đưa ra một số lý do giải thích việc Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành xây đảo nhân tạo":

- Lý do đơn giản nhất là Trung Quốc muốn tránh bão sắp tới trên biển Đông.

- Vào tháng 7 tòa trọng tài thường trực của LHQ sẽ mở phiên điều trần về đơn của Philippines kiện Trung Quốc.

Trung Quốc từ chối tham gia phiên tòa này nên bây giờ dừng xây đảo nhân tạo để tránh bị công kích.

- Trung Quốc muốn Trung Quốc và Mỹ tỏ thái độ tích cực vì Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ sang Mỹ vào tháng 9 và Trung-Mỹ sắp tổ chức đối thoại chiến lược và kinh tế trong tháng này.

 

 

 

theo Đại Lộ

===================

Đúng là mấy trò ảo thuật rẻ tiền, kiểu Sơn Đông mãi võ. Chẳng thể nào thay đổi được tình thế cục diện. Nhưng "những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó". Cái mà nó tưởng là đúng thì với người khác là sai. Lão Gàn cảnh báo rằng - lời tiên tri của bà Vanga rất có tính thực tế. Cho nên mặc dù lão hết sức cố gắng chứng minh lời tiên tri của bà Vanga sai. Nhưng tiếc thay! Lão Gàn bất lực. Với bà Vanga thì thấy thế nào nói như thế. Còn lão thì thấy như thế nhưng không muốn như thế. Nên lão Gàn thành thật khuyên những ai có trách nhiệm ở mọi quốc gia liên quan đến bể Đông, hãy chuẩn bị cho tình huống xấu nhất và phải chuẩn bị cho những quyết đoán chính xác vào phút quyết định. Nếu không mất mẹ nó "cả chì, lẫn chài".

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung Quốc ngừng xây đảo ở Biển Đông:
Dấu hiệu Mỹ-Trung sắp thỏa hiệp?

19/06/2015 10:33
 
tok306-1112_2014_132518_high_umyy.jpg?wi

Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) nâng ly cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
 trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 11.2014 - Ảnh: Reuters

 

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 16.6 bất ngờ thông báo hoạt động bồi đắp trái phép đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam “sẽ hoàn tất trong vài ngày tới”, đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở phục vụ mục đích dân sự lẫn quân sự trên đảo nhân tạo.

Tờ The Wall Street Journal (Mỹ) ngày 17.6 dẫn lời các chuyên gia nhận định rằng động thái trên của Trung Quốc có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang muốn tìm cách thỏa hiệp với Mỹ và các quốc gia trong khu vực. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ có chuyến công du tại Mỹ vào tháng 9 tới, theo trang tin The Christian Science Monitor (Mỹ).  

Ngoài ra, thông qua tuyên bố sắp ngừng xây đảo, Trung Quốc còn muốn thể hiện khả năng đơn phương đưa ra các điều kiện trong các tranh chấp Biển Đông.

“Đây là một bước nhằm hướng tới việc ngừng cải tạo đảo mà phía Mỹ từng yêu cầu. Cũng thông qua tuyên bố này, chính phủ Trung Quốc có thể nói với người dân trong nước rằng họ đã đạt được điều họ muốn”, The Wall Street Journal dẫn lời ông Hoàng Tĩnh, chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Trường nghiên cứu Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore).

Chuyên gia Hoàng nhận định thêm rằng: “Trung Quốc đã đơn phương bồi đắp đảo, rồi đơn phương ngừng lại. Bắc Kinh đang muốn thể hiện rằng với tư cách là một cường quốc, nước này có thể kiểm soát mức độ leo thang căng thẳng, cũng như có thể làm bất cứ điều gì mà Trung Quốc cho rằng phù hợp với lợi ích của mình”.

chauvien_asahishimbun_edited_josc_qnrx.j
Các công trình Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên nền đảo nhân tạo  ở Đá Châu Viên thuộc Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Asahi Shimbun
 

Trong khi đó, trả lời Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), ông Nguyễn Tông Trạch, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS), bao biện rằng thời điểm Bộ Ngoại giao nước này đưa ra tuyên bố kể trên là nhằm cho thấy Bắc Kinh đang thực hiện chương trình xây dựng “theo đúng với lịch trình và kế hoạch đã đề ra, đồng thời cũng phản ánh được sự minh bạch trong các chính sách của Trung Quốc”.

The Christian Science Monitor dẫn thống kê từ chính phủ Mỹ ước tính Trung Quốc đã bồi đắp một diện tích đất rộng đến hơn 810 ha tại các bãi đá ngầm ở Biển Đông trong vòng 18 tháng qua. Ngoài ra, Bắc Kinh còn ngang ngược tuyên bố chủ quyền gần 2/3 diện tích Biển Đông, nơi lượng hàng hóa có giá trị lên đến 5,3 tỉ USD được vận chuyển qua lại hằng năm.

Hoàng Uy

===================

Nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại, không đủ trình để có một thỏa hiệp Trung Mỹ. Cái này ngài cựu thủ tướng Úc đã nói dồi - Đại ý: "Không thể có một cơ chế quyền lực để Mỹ Trung có thể thỏa hiệp". Bởi vì, vấn đề căn bản là "Ai sẽ là bá chủ thế giới?". Điều kiện và các phương tiện của nền văn minh hiện nay không thể hình thành việc chia thiên hạ ra làm các khu vực để có thể tồn tại một thế giới đa cực như trong thế chiến thứ II. Trong đó nước Nhật làm bá chủ châu Á; Đức làm bá chủ châu Âu và Trung Đông....Cho nên không thể có sự thỏa hiệp và chia cách thế giới như gần 80 năm trước. Một bộ phim hoạt hình của Hoa Kỳ đã tuyên bố qua hình tượng một cướp bỉn: "Đại Dương không đủ rộng để chứa cả hai chúng ta". Mặc dù chỉ là một bộ phim hoạt hình, nhưng nội dung của nó là chuyển tải một thông điệp chính trị có ý nghĩa quốc tế. (Bài đã đưa trong topic này).

Tạm thời mọi chuyện lắng dịu chính vì việc ngài Tập và Obama sẽ gặp nhau trong tháng 9 này. Cả hai đều cảm thấy cần trực tiếp trao đổi với nhau trong cuộc gặp này, nên đều phải có những cố gắng không làm ảnh hưởng đến cuộc gặp, nếu không cả hai nước hoặc Trung Quốc sẽ mất mặt. Chuyện chỉ đơn giản vậy thôi.

Lão Gàn hy vọng rằng: Đúng vào thời gian ngài Tập lên máy bay và trước khi đáp xuống Hoa Kỳ - nếu lão Gàn qưỡn - sẽ dự báo về nội dung và kết quả cuộc gặp. Còn bây giờ "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..."(*)

===========================

* Chú thích: Ngày xưa khi lão Gàn  dự báo liên quan đến biển Đông thì kết quả dự báo tính hàng vài năm, nhưng càng gần đây thì thời gian chứng nghiệm càng thu ngắn lại. Bởi vậy chỉ sơ sểnh một chút là rất rách việc. Nên "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...."

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại sứ Mỹ Ted Osius:

TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ "sẽ là chuyến thăm lịch sử"
19/06/2015 09:32 GMT+7

 

TT - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius dành cho Tuổi Trẻ một cuộc phỏng vấn riêng trước chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ngay sau hàng loạt sự kiện ngoại giao quốc phòng song phương nổi bật gần đây.

 

Nghe đọc bài: TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ

 

ted-osius2anhnguyenkhanh-1434679839.jpg

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ - Ảnh: Nguyễn Khánh

 

* Nhiều người rất quan tâm đến chuyến thăm Mỹ sắp tới của  Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đại sứ có thể cung cấp những thông tin gì về chuyến thăm quan trọng này?

- Đại sứ Ted Osius: Tôi không phải là người phù hợp để thông báo về thời gian chuyến thăm. Cơ quan chức năng hai nước sẽ công bố ngày giờ chính thức. Tuy nhiên, những gì tôi có thể tiết lộ là Mỹ đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong vài tuần tới.

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ được đón tiếp trọng thị. Nếu chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư thành công, đó sẽ là thành tựu lớn nhất mà tôi đạt được trên cương vị đại sứ ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

Đó là chuyến thăm mang tính lịch sử và cực kỳ quan trọng vì nó cho thấy mối quan hệ của hai nước tiến xa như thế nào.

 

* Gần đây có nhiều cuộc gặp giữa quan chức quân sự cấp cao hai nước như cuộc hội kiến giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Hà Nội, các cuộc làm việc của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh với phía Mỹ bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Đại sứ nhận định như thế nào về triển vọng thương mại quốc phòng giữa hai nước?

- Tuyên bố tầm nhìn chung mà bộ trưởng quốc phòng hai nước ký kết vào ngày 1-6 có bao gồm cam kết tăng cường thương mại quốc phòng. Tuy nhiên, như tôi được biết, cho đến giờ vẫn chưa có cam kết cụ thể nào.

Phía Việt Nam đang đánh giá nhu cầu của mình. Việt Nam đang tỏ ra rất cẩn trọng trong việc chi nguồn lực hạn chế của mình cho các quyết định quốc phòng chiến lược. Việt Nam có thể chọn nhà cung cấp hệ thống quốc phòng và dù chọn ai đi nữa, chúng tôi vẫn sẽ giới thiệu tất cả các phương án có lợi cho phía Việt Nam.

 

* Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với báo Tuổi Trẻ, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết Việt Nam mong muốn Mỹ đóng góp bảo đảm hòa bình lâu dài trong khu vực dựa trên luật pháp quốc tế vì lợi ích hai nước. Trên thực tế, khả năng đó ra sao?

- Dù quan hệ quốc phòng hai nước vẫn còn trong giai đoạn đầu nhưng chúng ta vẫn có thể làm sâu sắc thêm. Theo biên bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ năm 2011, hai nước hợp tác trong năm lĩnh vực chính bao gồm các cuộc đối thoại cấp cao, hợp tác an ninh biển, tìm kiếm cứu nạn, các hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc và hỗ trợ nhân đạo. Bây giờ, tuyên bố tầm nhìn chung tạo cơ hội cho hai nước thúc đẩy quan hệ quốc phòng nhiều hơn.

Về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đề xuất các nước chấm dứt các hoạt động bồi đắp đảo và quân sự hóa, đồng thời kêu gọi sử dụng kênh ngoại giao để giải quyết tranh chấp và hạ nhiệt căng thẳng.

Tôi nghĩ phía Việt Nam hoan nghênh biện pháp này. Ngoài ra tôi cũng muốn chia sẻ rằng tất cả chín trụ cột trong quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ đều đạt sự tiến bộ. Tôi luôn tìm cách thúc đẩy sự hợp tác ở tất cả trụ cột.

 

* Mới đây, Hạ viện Mỹ đã bác bỏ gói hỗ trợ điều chỉnh thương mại (TAA). Việc bỏ phiếu trao quyền xúc tiến thương mại (TPA) cho Tổng thống Obama sẽ phải còn chờ đợi các vận động hành lang. Như vậy, triển vọng ký kết Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ ra sao?

- Quá trình đàm phán để kết thúc TPP sẽ kéo dài hơn so với kỳ vọng. Nhưng tôi vẫn lạc quan cho rằng TPP sẽ được ký kết trong năm nay.

Tôi muốn chia sẻ thêm rằng mới đây khoảng 2 tấn vải của Việt Nam đã được chuyển sang Mỹ. Đó là một tín hiệu rất đáng mừng. Và khi TPP được hoàn tất, quan hệ thương mại hai nước sẽ tăng cao nhiều hơn nữa.

 

* Đại sứ có thể nói gì về những hoạt động kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước sắp tới (11-7-1995 - 11-7-2015)?

- Chúng tôi không giới hạn tổ chức sự kiện trong một tháng hay một nơi. Chúng tôi tổ chức mỗi tháng ở khắp Việt Nam. Sắp tới sẽ có những chuyến thăm cấp cao giữa hai nước. Ở Mỹ cũng sẽ có những hoạt động kỷ niệm quy mô lớn. Chúng tôi coi ngày kỷ niệm quan trọng này là cơ hội tăng cường quan hệ hai nước và tạo tầm nhìn cho tương lai.

 

 

 
QUỲNH TRUNG thực hiện

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Trung Quốc ngừng xây đảo ở Biển Đông:

Dấu hiệu Mỹ-Trung sắp thỏa hiệp?

19/06/2015 10:33

 
tok306-1112_2014_132518_high_umyy.jpg?wi

Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) nâng ly cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

 trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 11.2014 - Ảnh: Reuters

 

Hoàng Uy

===================

Nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại, không đủ trình để có một thỏa hiệp Trung Mỹ. Cái này ngài cựu thủ tướng Úc đã nói dồi - Đại ý: "Không thể có một cơ chế quyền lực để Mỹ Trung có thể thỏa hiệp". Bởi vì, vấn đề căn bản là "Ai sẽ là bá chủ thế giới?". Điều kiện và các phương tiện của nền văn minh hiện nay không thể hình thành việc chia thiên hạ ra làm các khu vực để có thể tồn tại một thế giới đa cực như trong thế chiến thứ II. Trong đó nước Nhật làm bá chủ châu Á; Đức làm bá chủ châu Âu và Trung Đông....Cho nên không thể có sự thỏa hiệp và chia cách thế giới như gần 80 năm trước. Một bộ phim hoạt hình của Hoa Kỳ đã tuyên bố qua hình tượng một cướp bỉn: "Đại Dương không đủ rộng để chứa cả hai chúng ta". Mặc dù chỉ là một bộ phim hoạt hình, nhưng nội dung của nó là chuyển tải một thông điệp chính trị có ý nghĩa quốc tế. (Bài đã đưa trong topic này).

Tạm thời mọi chuyện lắng dịu chính vì việc ngài Tập và Obama sẽ gặp nhau trong tháng 9 này. Cả hai đều cảm thấy cần trực tiếp trao đổi với nhau trong cuộc gặp này, nên đều phải có những cố gắng không làm ảnh hưởng đến cuộc gặp, nếu không cả hai nước hoặc Trung Quốc sẽ mất mặt. Chuyện chỉ đơn giản vậy thôi.

Lão Gàn hy vọng rằng: Đúng vào thời gian ngài Tập lên máy bay và trước khi đáp xuống Hoa Kỳ - nếu lão Gàn qưỡn - sẽ dự báo về nội dung và kết quả cuộc gặp. Còn bây giờ "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..."(*)

===========================

* Chú thích: Ngày xưa khi lão Gàn  dự báo liên quan đến biển Đông thì kết quả dự báo tính hàng vài năm, nhưng càng gần đây thì thời gian chứng nghiệm càng thu ngắn lại. Bởi vậy chỉ sơ sểnh một chút là rất rách việc. Nên "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...."

 

 

 

Mỹ tuyên bố tự do hàng hải và hàng không đang bị đe dọa ở Biển Đông

Nhật Quỳnh-Huy Hoàng

19/06/2015 09:32

 

 
Biển Đông về cơ bản không phải là vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc mà là vấn đề giữa Trung Quốc và các nước đòi hỏi chủ quyền khác.
 

1-tu-do-hang-hai-hang-khong-de-doa-bien-

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel

 

Đó là tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel trong cuộc họp báo tại Washington DC vào sáng 19/6 về cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế thường niên sắp tới giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trợ lý Ngoại trưởng Russel cho biết, trong cuộc đối thoại lần thứ 7 sắp tới, Mỹ và Trung Quốc sẽ bàn thảo một loạt vấn về kinh tế, an ninh và giao lưu nhân dân.

Theo ông Russel, đối thoại chiến lược về an ninh sẽ có sự tham gia của các quan chức ngoại giao và quân sự cấp cao của hai nước với một chương trình nghị sự bao gồm những vấn đề khó khăn, nhạy cảm, gây tranh cãi nhất và có khả năng tạo ra sự mất lòng tin chiến lược giữa hai bên như tin tặc, vũ trụ, hoạt động hàng hải, hàng không…  

Trả lời câu hỏi về khả năng đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khẳng định Mỹ luôn theo đuổi chính sách tránh đối đầu quân sự với các nước.

Ông Russel nêu rõ Biển Đông về cơ bản không phải là vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc mà là vấn đề giữa Trung Quốc và các nước đòi hỏi chủ quyền khác, giữa Trung Quốc và ASEAN, cũng như giữa Trung Quốc và luật pháp quốc tế.

“Ở đây có một số nguyên tắc, thứ nhất là quan hệ tốt. Mỹ muốn Trung Quốc có quan hệ hữu hảo với tất cả các nước láng giềng cũng như với Mỹ.

Nguyên tắc tiếp theo là tự do hàng không, hàng hải nhưng nguyên tắc này thực sự đang bị đe dọa tại Biển Đông”, ông Russel khẳng định.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh việc Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ tiếp tục mở rộng xây dựng cơ sở vật chất tại các tiền đồn mà Bắc Kinh vừa xây dựng tại Biển Đông đang gây lo ngại không chỉ đối với Mỹ mà còn cả các nước trong khu vực, khiến căng thẳng gia tăng.

“Rõ ràng là triển vọng quân sự hóa những tiền đồn tại Biển Đông đi ngược lại mục tiêu giảm căng thẳng.

Đó là lý do Mỹ liên tục hối thúc Trung Quốc ngừng các hoạt động cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất và quân sự hóa các tiền đồn này”, ông Russel nói thêm.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng nhấn mạnh những nguyên tắc mà các bên cần tuân thủ để có thể giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình như không chấp nhận cưỡng ép, đe dọa hay sử dụng vũ lực, không cản trở hoạt động thương mại hợp pháp.

Các  bên cần tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển trong đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình thông qua con đường ngoại giao hoặc trọng tài...

Theo ông Russel, những nguyên tắc này đã được Trung Quốc và các nước ASEAN cam kết bằng văn bản vào năm 2002 và sẽ tiếp tục được đề cập đến trong cuộc đối thoại Mỹ-Trung lần này.

Gián tiếp chỉ trích hành vi đe dọa của Trung Quốc đối với các ngư dân nước ngoài tại Biển Đông, ông Russel nêu rõ Mỹ mong muốn rằng một chiếc thuyền đánh cá nhỏ nhất của Philippines, Việt Nam hay Malaysia đều có thể tự tin hoạt động tại vùng biển quốc tế như một tàu chiến lớn nhất của Mỹ.

Đối thoại chiến lược và kinh tế là diễn đàn để Mỹ và Trung Quốc tăng cường hợp tác và giải quyết những thách thức trong các vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu.

Cuộc đối thoại sắp tới sẽ diễn ra tại Washington DC từ ngày 22-24/6.

theo VOV

===================

Bởi vậy, làm quái gì có thỏa hiệp! Vớ vẩn!

Tóm lại, không có chuyện "chai hia" cái thế giới này trong giai đoạn phát triển của nền văn minh hội nhập toàn cầu hiện nay.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites