Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Thưa sư phụ, theo Long Phi thì đây là chủ ý của tác giả khi gõ 3.000 năm, vì đã chia 3.000 năm cho 20 cuộc xâm lược thành ra bình quân là 150 năm có một cuộc sâm lược. Không biết tác giả dựa vào đâu mà viết như vậy, ít nhât cũng phải hơn 4.000 năm như Bác Hồ từng nói:

"...Kể năm hơn bốn nghìn năm,

Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà..."

nhưng tác giả lại viết như bài trên???

 

Long Phi nhận xét đúng! Bởi vậy! Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được "khoa học công nhận", thì việc kết thúc "canh bạc cuối cùng" không cần chiến tranh là việc khó khả thi.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ sẽ đáp trả hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Thứ Hai, 08/06/2015 - 11:12
 

Dân trí Hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông buộc Mỹ phải chuẩn bị phương án và đưa ra một sự đáp trả thích đáng, kể cả dùng sức mạnh quân sự.

 >> Cựu Tư lệnh Mỹ đề xuất phương án đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông

4655-6-54b49.jpg
 

Tham vọng bá chủ Biển Đông

Mấy thập niên qua các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn theo chiến lược “giấu mình, chờ thời” của Đặng Tiểu Bình. Thế nhưng từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, Bắc Kinh đã có các động thái cứng rắn hơn, cổ vũ một “giấc mộng Trung Hoa hùng mạnh”. Học thuyết huênh hoang này, trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông đang hết sức căng thẳng, ẩn chứa mối nguy hiểm lớn hơn ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Nhìn vào đường 9 đoạn của Trung Quốc có thể thấy yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông là một vùng rất rộng lớn. Trung Quốc thậm chí còn muốn nhiều hơn, muốn kiểm soát toàn bộ Biển Đông với hơn 5.000 tỷ USD hàng hóa được chuyên chở qua mỗi năm. Đây cũng là vùng ngư trường có sản lượng cao và có tiềm năng dầu khí lớn mà các quốc gia đều thèm muốn.

Lợi ích kinh tế và chiến lược của Biển Đông giải thích lý do hành động của Trung Quốc ngày càng hung hăng khiến các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế lo ngại. Mặc dù Mỹ đã kêu gọi các bên liên quan tránh mọi hành động có thể làm gia tăng căng thẳng nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng nhiều tàu chiến và tàu giám sát biển bán vũ trang cũng như các phương tiện khác của mình để ngăn cản hoạt động của thuyền bè các nước. Nước này cũng triển khai các giàn khoan dầu trong vùng nước tranh chấp, bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo bất hợp pháp.

Đội tàu “thân trắng” bán vũ trang của Trung Quốc cũng gia tăng rất nhanh cả về trang bị và số lượng, hiện lớn hơn tổng số tàu cảnh sát biển của cả Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Philippines cộng lại. Cùng với đó là sự gia tăng đòi hỏi chủ quyền đến mức ngang ngược của Trung Quốc và còn có thể tiếp tục tăng nữa. Rõ ràng là Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến lược cứng rắn có tính toán để có sự kiểm soát trên thực tế chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông.

Cộng đồng quốc tế không thể làm ngơ

Trong khi các nước đều muốn tránh làm phức tạp thêm vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong khu vực thì hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông buộc Mỹ phải chuẩn bị và đưa ra một sự đáp trả thích đáng, kể cả dùng sức mạnh quân sự.

Bằng lời nói và cả hành động Mỹ phải làm rõ rằng việc sự dụng vũ lực và áp đặt của Bắc Kinh sẽ bị phản đối. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhận ra mức độ nghiêm trọng của tình hình và Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét các biện pháp quân sự cần  thiết. Đây là sự đáp trả thích đáng việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự của mình để theo đuổi mục đích bá chủ Biển Đông.

Mỹ cần thể hiện sự kiên quyết của mình đối với tự do hàng hải quốc tế và tìm một giải pháp hòa bình, đa phương cho các tranh chấp này thông qua việc duy trì sự hiện diện thường trực của Mỹ tại khu vực. Cùng với đó, Washington cần điều máy bay và tàu chiến tuần tra các vùng biển và vùng trời mà Bắc Kinh đang tự nhận là của họ. Nếu không làm như vậy Mỹ sẽ khiến cho Trung Quốc hiểu lầm rằng Mỹ công nhận các đảo đá nhân tạo đó là thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Nói rộng hơn là Mỹ phải thể hiện cho các bạn bè và đồng minh thấy cam kết duy trì cân bằng quyền lực và sẽ không cho phép Trung Quốc thống trị khu vực hoặc đơn phương đạt được các yêu sách của mình bằng vũ lực và áp đặt. Khi việc xây đảo nhân tạo và khiêu khích của Trung Quốc quá đáng, một cuộc xung đột quân sự toàn diện giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng sẽ là rất tệ hại.

Nỗ lực chung chống áp đặt cường quyền

Để hỗ trợ những nỗ lực đó, Mỹ cần điều chỉnh vị trí đóng quân của lực lượng hải quân trên toàn cầu, cách thức triển khai và nguồn lực bổ sung. Mỹ cũng cần động viên và hỗ trợ các quốc gia khác trong khu vực để đương đầu với những hành động đơn phương của Trung Quốc. Đồng thời, Mỹ phải làm nản chí Trung Quốc để ngăn nước này có thêm bất kỳ bước leo thang nào trong đòi hỏi chủ quyền vô lối của họ. Mỹ nên tìm cách đa phương hóa vấn đề như khuyến khích các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác, như Nhật Bản, Úc, EU… có sự chú ý lớn hơn, động viên ASEAN tăng cường khối đoàn kết trong vấn đề này, kể cả nếu cần nhấn mạnh rằng tranh chấp được giải quyết qua tòa án.

Đến lúc đó, lợi thế quân sự của Mỹ phải ngăn được Trung Quốc đi quá giới hạn. Như vậy, Mỹ phải duy trì lợi thế đó dù phải gia tăng sức mạnh để tương ứng với quá trình hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của Trung Quốc. Bên cạnh các nội dung khác thì Mỹ sẽ cần tăng cường hải quân và không quân đủ mạnh để chiến thắng hệ thống chống xâm nhập và chống tiếp cận (A2/AD) của Trung Quốc và can thiệp dứt khoát vào mọi trường hợp khiêu khích chống Mỹ và các đồng minh.

Những tranh chấp lãnh thổ hiện nay ở Biển Đông là vấn đề khu vực nhưng có tầm quan trọng toàn cầu. Sự vượt trội và hiện diện về quân sự và của Mỹ là cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng này, đem lại hòa bình cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Uyên Châu
Theo National Interest Magazine

====================

Có một vài bình luận (commen) cho bài viết này trên báo mạng dantri như sau:

 

Phạm bảo Long
(6/8/2015 1:47:00 PM)
baolongvn@gmail.com
 
Ở đây tôi chưa thấy vai trò của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc ở đâu? Tham vọng của Trung Quốc thì cả thế giới đã thấy rõ, cách hành xử của Trung Quốc dường như thách thức cả Thế Giới... Các con bài của Trung Quốc đã lộ rõ....Nếu như không có sự kiện Ukraine, tôi dám chắc Trung Quốc sẽ không dám làm như vậy đâu... Tôi nghĩ, chắc chắn khi có tiếng nói của Nga, mọi việc mới có thể dịu đi được!.

 

Không có sự kiện Ucraine thì Tàu cũng lấn tới từ lâu rùi. Hội đồng bảo an thì từ từ sẽ tham gia. Còn bảo Nga tham gia vào thì chỉ thêm rách việc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

"Một thế kỷ bị sỉ nhục", hậu duệ Khổng Tử vẫn không nhớ lời ngài dạy!

 

(GDVN) - Chữ “Đạo” dành cho bậc chính nhân quân tử, ấy là đạo lý, đạo nghĩa, đạo đức, cũng lại dành cho kẻ tiểu nhân, đó là đạo văn, đạo tặc, đạo lịch sử, đạo đồng chí.

 

Đọc lời khuyên của Khổng Tử, đọc Luận Ngữ, không biết trên đời này có ai hiểu hết những ẩn ý hàm chứa trong từng câu chữ bằng người Trung Quốc?

 

Trong các lời khuyên của Khổng Tử được lưu truyền khắp thế giới, có mấy điều mà thiên hạ tâm đắc:

Người không có chữ tín sẽ chẳng làm nên việc gì.

Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã.

 

Trình Y Xuyên, một nhà nho đời  Tống nói: “Ai đọc xong Luận Ngữ mà vẫn còn những tính nết như trước khi chưa đọc thì người ấy chưa hiểu được sách Luận Ngữ”.

 

Người Trung Quốc xây viện Khổng Tử khắp thế giới với mục đích quảng bá văn hóa Trung Hoa, cũng có ý rằng họ là bậc thầy uyên thâm Khổng Tử, uyên thâm Luận Ngữ, thiên hạ cần phải học theo họ, dành thời gian và trí tuệ mà nghiền ngẫm, lấy đạo lý của Khổng Tử làm gương soi!

 

Có điều, càng tìm cách hiểu Khổng Tử, Luận Ngữ, lại càng thấy khó hiểu vì những gì Khổng Tử xem là chân lý, thì hậu duệ của ngài lại xem là vô tác dụng, nếu không bị vứt bỏ thì cũng phải hiểu khác đi, thậm chí là phải hiểu ngược lại?

 

Khổng Tử, trong Luận Ngữ nói: “Vui đến tận cùng thì nét mặt hoảng hốt, buồn đến tận cùng thì thần thái tỉnh bơ. Ngu đến tận cùng lại chính là đang ở chỗ chân lý. Hiểu đến tận cùng lại chính là quay trở lại cái lúc ngu”.

 

“Một thế kỷ bị sỉ nhục” là cách nói của chính người Hoa đại lục để chỉ thời kỳ đất nước này bị Tây phương, Nhật Bản xâu xé. Hơn trăm năm trước, đất nước Trung Hoa chỉ là miếng mồi béo cho những kẻ "bé tí" như Hà Lan, Bồ Đào Nha, hay Anh, Pháp chia phần.

 

Thật ra người ta đã có chủ ý khi chỉ nói là “một thế kỷ”, còn để nói cho chính xác thì phải là ba thế kỷ, kể từ 1644 khi người Nữ Chân của quốc gia Hậu Kim Triều (Thanh) đô hộ Trung Nguyên.

 

Sau cái “ngu đến tận cùng”, sau những gì mà Lỗ Tấn đã viết trong “AQ chính truyện”, ngày nay Trung Hoa đã trở thành một quốc gia hùng mạnh, khoa học kỹ thuật phát triển, có lẽ vì thế họ cho rằng họ “đang ở chỗ chân lý”?

 

Phải chăng khi vượt qua được cái “ngu đến tận cùng”, khi có trong tay tàu bay, tàu ngầm, tên lửa, hay bom A, bom H,… nghĩa là người ta đạt đến chân lý, nghĩa là chân lý nằm trong tay kẻ mạnh?

 

Nhắc đến Khổng Tử và Luận Ngữ, phải chăng giới tinh hoa của Trung Quốc đã hiểu đến tận cùng triết lý của Ngài?

Nếu không hiểu biết, sao dám làm thầy người ta? Nếu hiểu biết chỉ ở mức “nhân chi sơ” sao dám dạy bảo thiên hạ? Còn nếu mà hiểu đến tận cùng, có phải là đang “quay trở lại cái lúc ngu”?

 

Nếu không phải như thế thì vì sao những điều Khổng Tử và môn đồ xem là chân lý, đối chiếu với lời nói và việc làm của cháu chắt Ngài hiện nay, đều khác xa nếu không nói là đảo ngược?

 

Khổng Tử nói: “Người không có chữ tín sẽ chẳng làm nên việc gì”, ngày nay người ta cho là chữ “Tín” chẳng nghĩa lý gì nếu lắm tiền, nhiều súng.

 

Có chữ Tín mới “chẳng làm nên việc gì”, cứ bội tín là chiếm được đất, được biển đảo của người khác, chữ vàng hay chữ bạc cứ vứt vào sọt rác, nhiều đến bốn chữ hay mười sáu chữ tất cả đều thua hai chữ “bội tín”.

 

Dựa vào đâu mà nói họ “bội tín”, điều này phải hỏi Đặng Tiểu Bình vì sao năm 1972, họ bật đèn xanh cho Mỹ rải thảm bom  B52 xuống Hà Nội khi nhân dân Việt Nam đang đổ máu xương giữ yên biên giới phía nam cho họ?

 

Vì sao năm 1979,  họ cấp súng ống, “chuyên gia” xúi Polpot đánh Việt Nam phía biên giới Tây Nam, lại còn xua quân xâm lược toàn tuyến biên giới Việt Nam ở phía bắc?

 

Điều này cũng phải hỏi những người cầm quyền Bắc Kinh hiện tại vì sao ngày 15/5/2015 họ mong muốn  “hiện thực hóa nhận thức chung của lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà  nước trong việc tiếp tục củng cố và thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc không ngừng phát triển” thì ngay lập tức họ cũng dựng chuyện rằng Việt Nam “khiêu khích, gây sự cố để đẩy Bắc Kinh vào một cuộc chiến"?

 

Luận Ngữ viết: “chẳng phải cuộc đời bao giờ cũng chính là một vụ ăn cắp vĩ đại đó sao?”.

 

Nếu theo tình thế bây giờ thì phải chữa thành: “chẳng phải quan hệ láng giềng bao giờ cũng là một vụ ăn cướp vĩ đại đó sao?”.  

Thay từ “ăn cắp” bằng từ “ăn cướp” mới thể hiện được sức mạnh, mới là kẻ yêng hùng còn ăn cắp chỉ là kẻ tiểu nhân ốm đói, như đám tàn quân Tàu Tưởng năm 1945, không xứng với tầm vóc vĩ đại nhất nhì thế giới.

 

Luận về chữ “Thứ” (trong từ dung thứ), Khổng Tử viết “Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác. Đối với quê hương, gia đình nên tránh gây thù, chuốc oán”.

 

Khi mang Khổng Tử ra thế giới thì phải mở rộng tấm lòng, không nên bó hẹp trong phạm vi bờ cõi Trung Hoa, nếu quả như thế thì nên viết: “Điều mà mình không thích thì đừng bắt người khác phải thích. Đối với bạn bè, đồng chí đừng nên gây thù, chuốc oán”.

 

Hãy hỏi bất kỳ người Hoa nào xem họ có thích đồ dùng gia đình nhiễm đầy chất độc không?

 

Chắc chắn người Hoa không thích điều đó, vậy tại sao họ cứ tuồn ra thế giới quần áo, bát đĩa, đồ chơi trẻ con, thực phẩm nhiễm độc… Hoa quả Trung Quốc để 6 tháng không hỏng, đến vi khuẩn độc hại cũng còn chết hết khi tiếp xúc thì huống chi là con người.

Đầu độc các dân tộc khác, một sự đầu độc có chủ ý lại được tiến hành bài bản có phải là hành động “gây thù chuốc oán” không? Gây chiến, nổ súng tấn công các nước có chung biên giới với lý do để thoát khỏi “thế kỷ bị sỉ nhục” chẳng lẽ không phải là “gây thù, chuốc oán”?

Người Hoa vẫn căm phẫn “cuộc chiến tranh nha phiến” khiến triều đình nhà Thanh phải dành một số đất đai cho thực dân phương Tây cai quản (Hongkong, Macao).

 

Thế còn người Việt, cả một “thiên niên kỷ bị đô hộ” chẳng lẽ không được phép làm theo họ? Chẳng lẽ phải viết lại lời Khổng Tử, rằng “điều mà người Hoa không thích nhưng người Việt phải thích”?

 

Khi viết  “Có ai ngờ đạo lý lại sinh ra từ đạo tặc? Lừa một người thì khó, lừa cả thiên hạ xem chừng dễ như trở bàn tay” có lẽ Khổng Tử không ngờ rằng hàng ngàn năm sau, sang tận thế kỷ 21, điều này lại được chứng minh chính xác như thế.

 

Với sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội, chẳng lẽ điều duy nhất khiến Trung Nam Hải tâm đắc là “đạo lý lại sinh ra từ đạo tặc”. Chẳng lẽ nhân loại phải thừa nhận, dù là “đạo tặc” nhưng mà lắm súng nhiều tiền thì sẽ có “đạo lý”?

 

Nhưng cũng có thể khi viết câu này, Khổng Tử muốn truyền nhân đời sau phải ghi nhớ, rằng lừa cả thiên hạ rất dễ, lừa người Việt thì rất khó?

 

Cho dù có xảy ra chuyện “đạo tặc khứ, đạo lý lai” (Đạo tặc đi thì đạo lý đến) nghĩa là kẻ cướp, khi cưỡng chiếm được của thiên hạ rồi thì đương nhiên xem đó là chân lý, nhưng Khổng Tử cũng cẩn thận lưu ý rằng hai thứ ấy luôn luôn luân chuyển.

 

Chân lý đạt được bằng sức mạnh thì rồi sẽ bị sức mạnh hủy diệt, chẳng người trần mắt thịt nào có thể sánh ngang Đức Phật để mà tuyên bố “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn” (trên trời, dưới đất, ta là duy nhất).

 

Tranh hùng với thiên hạ, dường như Trung Quốc đang muốn chiếm lấy vị trí “duy ngã độc tôn”, dường như người ta đã thành công với việc tuyên truyền cho người Hoa rằng trong lịch sử, các quốc gia láng giềng đã “cướp” rất nhiều đất của người Hoa, bổn phận của thế hệ ngày nay là phải đòi lại?

 

Say mê trong hào quang của sự trỗi dậy, sao người ta lại có thể quên lời Khổng Tử, rằng “Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã”?

 

Nếu bình tâm suy xét, hẳn người ta phải nêu câu hỏi vì sao người Hồi giáo Tân Cương phải rời bỏ quê hương chạy sang nước khác?

Vì sao Đức Đạt Lai Lạt Ma Ogyen Trinley Dorje đang sống lưu vong ở Ấn Độ từ chối tái sinh sau khi chết, kết thúc 400 năm lịch sử truyền thống Lạt Ma tái sinh của Phật giáo Tây Tạng?

 

Vì sao Vạn lý trường thành vốn là biên giới thời cổ ngày nay lại nằm sâu trong nội địa Trung Quốc?

 

Nhân loại đã qua thời kỳ dã man, sao ngày nay vẫn có kẻ muốn quay lại thời kỳ ăn lông ở lỗ, động một tí là đe dọa chiến tranh, động một tí là đem vũ khí hạt nhân ra đe dọa?

 

Dưới bầu trời, các quốc gia dân tộc dù bé đến đâu cũng đều có quyền sống bình đẳng với các quốc gia, dân tộc lớn. Đe dọa nhân loại bằng vũ khí hạt nhân đâu phải khẩu khí anh hùng.

 

Biển Đông không phải ao nhà của bất kỳ ai, Thái Bình Dương dẫu rộng lớn cũng không phải là của riêng của những nước lớn. Mưu đồ chia đôi thế giới chỉ là ảo vọng của những ai đó cứ cho rằng mình đã “hiểu đến tận cùng”.

 

Người Việt đã trải qua quá nhiều cuộc chiến chống xâm lược, đau thương và mất mát do các nước lớn gây ra đã khiến người Việt không quên lời trong Luận Ngữ “Vui đến tận cùng thì nét mặt hoảng hốt, buồn đến tận cùng thì thần thái tỉnh bơ”.

 

Những kẻ muốn làm người Việt “buồn” không thiếu, nhưng chẳng còn kẻ nào trên thế gian này có thể làm người Việt buồn hơn được nữa.

Một khi “thần thái tỉnh bơ” thì không cần nói nhiều, như nhà văn kiếm hiệp Kim Dung từng đề cập, một nhành liễu trong tay cao thủ cũng sắc nhọn hơn gươm giáo, cũng có thể khiến kẻ cuồng run sợ.

 

Những kẻ đang đe dọa nhân loại bằng vũ khí hạt nhân cần hiểu, rằng những đám mây bụi hạt nhân sẽ bay khắp thế giới, biển cả ô nhiễm hạt nhân thì thủy sản nhiễm xạ sẽ đặt trên bàn ăn của mọi nhà.

 

Còn một điều khác càng cần phải hiểu, rằng có nhiều thứ khi nổ, sức công phá còn mạnh gấp hàng trăm, hàng ngàn lần vũ khí hạt nhân, mạnh nhất trong đó là lòng căm hận bọn xâm lược, là tình yêu tổ quốc mà dân tộc Việt Nam không bao giờ thiếu.

 

Khuấy động biển Đông là con dao hai lưỡi, nếu biển Đông bão dậy liệu các con tàu nhỏ bé bất kể là tàu hàng hay tàu chiến có an toàn, những ai đó đang “vui đến tận cùng” vì chưa ai làm gì được họ ở Hoàng Sa, Trường Sa chẳng lẽ không hề biết lời răn của Khổng Tử?

Chỉ một vài lời khuyên, chỉ vài dòng mở đầu của Luận Ngữ đã thấy nhiều điều đáng để suy ngẫm.

 

Không biết người dân những nơi có Viện Khổng Tử sẽ nghĩ gì, tin những điều Ngài nói và không tin những điều “người nhà” Ngài làm hay là tin tất cả?

 

Câu hỏi này có thể ai đó sẽ trả lời bằng lá phiếu trắng nhưng người Việt trả lời không chỉ bằng công hàm mà còn bằng hành động.

Chữ “Đạo” vừa dành cho bậc chính nhân quân tử, ấy là đạo lý, đạo nghĩa, đạo đức, cũng lại dành cho kẻ tiểu nhân, đó là đạo văn, đạo tặc, đạo lịch sử, đạo “đồng chí”…

 

Biết rõ kẻ xấu không phải là để tuyệt giao mà chỉ là để đề phòng, bởi lẽ trên đời âm dương hài hòa, xấu tốt lẫn lộn, chẳng bao giờ diệt hết được kẻ xấu, chỉ có thể cảnh giác để không bị đánh lén sau lưng.

 

XUÂN DƯƠNG

 

 

Tứ thư, Ngũ Kinh đâu phải của Trung Quốc. Bởi vậy, phân tích trên một cơ sở dữ liệu đầu vào sai về căn bản thì làm sao đúng được. Cho nên hậu quả của cái sai tất là y như lý thuyết của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng thôi - không có tính hợp lý - và khi không thừa nhận tính hợp lý thì lý phải sẽ thuộc về kẻ mạnh. Mọi tranh luận chấm dứt vì không còn chuẩn mực để tranh luận.

Trong hoàn cảnh hiện nay cả cái thế giới này cần những quyết định nhanh và chính xác. Điếu mựa! Không còn thời gian để chém gió nữa đâu!

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

G7 nhấn mạnh quan ngại về Biển Đông trong tuyên bố chung

Thứ Ba, 09/06/2015 - 08:07
 

Dân trí Kết thúc hai ngày họp tại miền Nam nước Đức, lãnh đạo Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) đã ra tuyên bố chung đề cập toàn diện đến nhiều vấn đề quốc tế, trong đó đặc biệt nêu quan ngại về những căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông.

 >> G7 mạnh mẽ phản đối đơn phương thay đổi nguyên trạng trên biển

 

090615---G7-e48eb.jpg
Căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông là một trong những chủ đề được các nhà lãnh đạo G7 dành nhiều thời gian thảo luận (Ảnh: RT)
 

Bản tuyên bố của G7 dài 23 trang, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác chặt chẽ trên cơ sở những giá trị và nguyên tắc chung nhằm giải quyết các thách thức về chính trị và kinh tế quốc tế.

Về an ninh hàng hải, Tuyên bố chung của G7 nêu rõ cần phải duy trì trật tự hàng hải theo luật pháp quốc tế, cũng như bảo đảm an ninh hàng hải quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Theo các nhà lãnh đạo G7, những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông và Hoa Đông hiện nay “rất đáng quan ngại”. Do đó, cần phải giải quyết xung đột một cách hòa bình để bảo đảm tự do hàng hải và khai thác kinh tế biển một cách hợp pháp.

G7 cũng cương quyết phản đối mọi hình thức đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực hoặc hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng ở các vùng biển như việc mở rộng các đảo nhân tạo quy mô lớn thời gian gần đây ở Biển Đông.  

Liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, G7 ủng hộ cơ chế làm việc thông qua nhóm "Bộ tứ Normandy" (gồm Nga, Ukraine, Pháp và Đức) và nhóm làm việc 3 bên (gồm Nga, Ukraine và Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu - OSCE).

G7 khẳng định mạnh mẽ lập trường không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea, đồng thời hối thúc các bên thực thi đầy đủ thoả thuận Minsk đạt được ngày 12/2 nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng dai dẳng tại Ukraine.

Ngoài ra, tuyên bố bế mạc của 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới cũng đề cập đến vấn đề kinh tế, vấn đề hạt nhân Iran, tình hình Libya, chiến chống khủng bố và chống biến đổi khí hậu.

Vũ Anh
Theo AP
=================
Tàu sẽ bị cô lập hoàn toàn nếu cứ hoành hành ở bể Đông. Cái này lão Gàn nói lâu rùi. Mựa! Uýnh nhau tay bo với Hoa Kỳ cũng chưa thắng nổi, huống chi là với cả thế giới siêu cường cộng lại.
Có một bài báo trên báo mạng chính thống bình luận cho rằng: Tàu quậy lên sình ở bể Đông để hướng dẫn dư luận trong nước ra bên ngoài, nhắm thanh toán vấn nạn tham nhũng trong nước. Bài báo cũng đánh giá đây là một toan tính nguy hiểm.
Qúa nguy hiểm! Vì Hoa Kỳ cũng thấy đây là cơ hội để thể hiện sức mạnh bá chủ và tính chính danh của họ. Mọi phân tích dù theo góc nhìn nào cũng đều tới một kết luận cuối cùng: Hoa Kỳ sẽ can thiệp mạnh mẽ vào Tây Thái Bình Dương.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Modi vừa rời Trung Quốc, Ấn Độ tăng 6000 quân ra biên giới Ấn-Trung


 

Do quân đội Trung Quốc thường xuyên tìm cớ xâm nhập nên lực lượng vũ trang Ấn Độ buộc phải tăng cường thêm 6 ngàn quân để kiểm soát vùng biên giới.

 

narendra_modi_tap_can_binh01.jpg

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Đa Chiều.

 

Đa Chiều ngày 8/6 đưa tin, truyền thông Ấn Độ gần đây tiết lộ, quân đội nước này đã tăng cường 6000 quân ra khu vực biên giới tranh chấp bang Arunachal Pradesh đề phòng Trung Quốc xâm nhập. Hoạt động này diễn ra ngay sau khi Thủ tướng Narendra Modi rời Bắc Kinh. Động thái này của New Delhi có dụng ý thâm sâu, Đa Chiều bình luận.

Tờ Press Trust of India ngày 7/6 cho biết, do quân đội Trung Quốc thường xuyên tìm cớ xâm nhập nên lực lượng vũ trang Ấn Độ buộc phải tăng cường thêm 6 ngàn quân để kiểm soát vùng biên giới.

 

Press Trust of India dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, Bộ trưởng Nội chính Ấn Độ Rajnath Singh đã đồng ý kế hoạch này. Bộ Nội chính Ấn Độ chỉ thị cho lực lượng biên phòng tăng cường thêm 8 ngàn quân thay nhau canh gác biên giới với Trung Quốc. Lực lượng biên phòng Ấn Độ đã được duyệt thành lập 37 đồn và 15 trạm biên phòng ở biên giới bang Arunachal Pradesh.

 

Lực lượng biên phòng Ấn Độ được thành lập tháng 10/1962 chủ yếu bố trí ở biên giới Ấn – Trung, trực thuộc lãnh đạo trực tiếp của Bộ Nội chính, cơ quan chỉ huy đặt tại New Delhi. Hiện tại có tổng cộng 7 trung đoàn Biên phòng đang đóng tại Arunachal Pradesh.

 

Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng lâu nay trong vấn đề tranh chấp biên giới lãnh thổ với Trung Quốc, Ấn Độ luôn đặc biệt coi trọng, nhưng lại xem nhẹ việc phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực này.

 

Phóng viên Thời báo Hoàn Cầu thường trú tại Ấn Độ cho biết, khi tới khu vực  Arunachal Pradesh, cánh phóng viên Ấn Độ chỉ bắt được sóng di động Trung Quốc mà không phải là của Ấn.

 

Theo Reuters ngày 28/5, chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi sang nước láng giềng Bangladesh có mục đích chủ yếu là nhằm làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc ở Nam Á. Mấy chục năm qua quan hệ Ấn – Trung không hề thoải mái, New Delhi luôn cảnh giác với việc Bắc Kinh hợp tác quân sự với Pakistan, thúc đẩy các dự án xây dựng cảng khẩu ở Sri Lanka, Myanmar và Bangladesh để xây dựng “chuỗi ngọc trai” ở Ấn Độ Dương.

 

Không hiểu các ngài nói gì với nhau mà Ấn độ lại điều quân với số lượng nhớn thế nhể? Căng rùi đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Trung Quốc đi Mỹ bàn về Biển Đông:

Thỏa hiệp?

 

(Tin tức 24h) - Ngày 8/6, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc đã lên đường sang Mỹ để hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về vấn đề Biển Đông.

Nhiều tờ báo dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao Mỹ nói với Defensenews.com rằng, diễn biến căng thẳng đối đầu Trung - Mỹ ở Biển Đông sẽ dẫn đầu chương trình nghị sự trong chuyến công du nước Mỹ lần đầu tiên của tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc và chắc chắn rằng các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ "thảo luận thẳng thắn nhất có thể" với các tướng Trung Quốc.

 

tuong-trung-quoc-di-my-ban-ve-bien-dong_

Tướng Phạm Trường Long của Trung Quốc đã lên đường sang Mỹ bàn về Biển Đông

 

Hiện quan hệ Trung-Mỹ căng thẳng vì động thái xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông. Washington đã nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh dừng ngay lập tức và lâu dài các hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 1/6 đã cảnh báo Trung Quốc rằng những hành động xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông là “phản tác dụng”, và kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt những hành động gây hấn ở khu vực.

Còn tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 14 vừa qua ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng tuyên bố sẽ tiếp tục điều động tàu và máy bay quân sự đến tuần tra Biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải.

Lầu Năm Góc còn lên kế hoạch điều máy bay và tàu chiến tuần tra trong phạm vi cách các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây khoảng 12 hải lý (22 km).

 

Thỏa hiệp?

Dù vậy, theo một bài viết trên Reuters hồi đầu tháng 6 này, dù có lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích hành động bành trướng của Trung Quốc nhưng nước Mỹ giờ đây đã quá phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt kinh tế nên khó có thể dùng vũ lực chống Bắc Kinh thậm chí phải thoả hiệp với nước này.

Tờ Nikon Keizai Shimbun của Nhật Bản thì nhận định rằng tất cả thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều có mối quan hệ kinh tế mật thiết với Trung Quốc kể cả Philippines, quốc gia đang phản đối mạnh mẽ nhất hành động xâm chiếm Biển Đông mà Bắc Kinh đang thi hành. Do đó, các nước ASEAN không mong muốn giao tranh bùng nổ giữa Mỹ - Trung vì tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.

Nhằm ngăn chặn các quốc gia Đông Nam Á thiết lập mối quan hệ đồng minh quân sự với Mỹ, Bắc Kinh đã cho thành lập Ngân hàng Phát triển Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).

Tuy nhiên, Trung Quốc còn mong muốn mở rộng mối quan hệ với Mỹ thông qua sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh ở khu vực Trung Đông và Trung Á với sáng kiến "Một vành đai, một con đường". Điển hình, trong các cuộc đàm phán với chính quyền Afghanistan và Taliban hôm 3/5, giới chức Trung Quốc đã cùng hiện diện với những người đồng cấp Mỹ.

Tờ báo Nhật Bản nhấn mạnh để giành lấy sự hỗ trợ duy trì nền hòa bình và ổn định tại Trung Á, Mỹ có thể nhượng bộ trước các hành động xâm chiếm Biển Đông trái phép mà Trung Quốc đang thi hành.

Nói cách khác, Trung Quốc đang tận dụng điểm yếu của Mỹ để giành lợi thế trước các nước Đông Nam Á.

Đây cũng chính là lý do khiến chính phủ Nhật Bản lo ngại về khả năng Mỹ sẽ thay đổi thái độ bênh vực Tokyo trong cuộc chiến chủ quyền với Bắc Kinh liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Minh Thái (Tổng hợp)

=====================

Chẳng giải quyết được việc gì. Hoa Kỳ sẽ tỏ thái độ lửng lơ con cá vàng. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...".

Thế giới đang cần những quyết định nhanh chóng và chính xác! Sai một ly thì lên mặt trăng ở.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thăm hãng Mỹ chuẩn bị đóng tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam

09/06/2015 09:32
 

(Tin Nóng) Những ngày này nhân viên công ty Metal Shark (tại Jeanerette, phía nam bang Louisiana, Mỹ) đang tất bật với việc chuẩn bị khởi đóng các tàu tuần tra cao tốc cho Cảnh sát biển Việt Nam từ hợp đồng trị giá 18 triệu USD do Bộ Quốc phòng Mỹ giao.

 

metalshark-8_yhuj.jpg?width=600
Xưởng đóng tàu tuần tra cỡ lớn của Metal Shark ở Franklin, bang Louisiana (Mỹ); nơi này sẽ đóng các tàu tuần tra cao tốc lớp Defiant 75 (dài hơn 22 m) cho Cảnh sát biển Việt Nam - Ảnh chụp màn hình The Advocate

Báo The Advocate (Louisiana, Mỹ) ngày 8.6 cho biết 248 nhân viên của hãng đóng tàu Metal Shark sẽ đóng một vai trò quan trọng trong bàn cờ địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông.

Đầu tháng 6.2015, trong chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã công bố viện trợ 18 triệu USD mua tàu tuần tra cao tốc vỏ nhôm lớp Metal Shark Defiant 75 cung cấp cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Phó chủ tịch công ty Metal Shark, ông Greg Lambrecht nói với The Advocate rằng công ty hy vọng sẽ bắt tay vào đóng các tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam từ tháng 7 tới. Ông không cho biết sẽ đóng bao nhiêu tàu tuần tra cao tốc (tốc độ 40 knot, tức 74 km/giờ) cho Việt Nam.

Nước Mỹ, như Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines, đang quan tâm theo dõi các hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, theo nhận xét của hạ nghị sĩ đảng Cộng hoà Charles Boustany ở Lafayette, Louisiana. “Khi khu vực này trở nên nhiều tranh cãi hơn, bang Louisiana đang đóng một vai trò rất lớn trong việc đại diện cho lợi ích của Mỹ và giúp đỡ bạn bè của chúng ta về nhu cầu an ninh của họ”, ông Boustany, người vừa thăm Đông Nam Á, nói.

Ngày 3.6 qua, ở phân xưởng Jeanerette của Metal Shark, công nhân tất bật uốn các tấm nhôm với máy ép 150 tấn, cắt và uốn các tấm nhôm với sự trợ giúp của máy tính, hàn các thanh giằng…

Cách Jeanerette 30 km là cơ sở khác của Metal Shark tại Franklin, nơi đây 65 công nhân đóng các tàu lớn hơn bên cạnh kênh đào Charenton dẫn ra vịnh Mexico. Ông Lambrecht cho biết phân xưởng ở Franklin sẽ là nơi đóng các tàu tuần tra lớp Metal Shark Defiant 75 của Việt Nam.

“Chúng tôi là nhà cung cấp thiết bị quốc phòng đầu tiên vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi rất phấn khích, thị trường này là một trong các thị trường tăng trưởng của chúng tôi”, ông Lambrecht nói với The Advocate.

metalshark-4_obrn.jpg?width=600
Phó chủ tịch công ty Metal Shark, ông Greg Lambrecht bên cạnh hệ thống điện chuẩn bị gắn vào một tàu của hãng tại cơ sở Jeanerette, nam Louisiana - Ảnh chụp màn hình The Advocate

Gia đình Gravois thành lập xưởng đóng tàu vỏ nhôm Gravois vào năm 1986, cung cấp tàu cho các ngư dân vùng vịnh Mexico. Năm 2006, công ty nhận hợp đồng đầu tiên đóng 90 tàu vỏ nhôm cho quân đội, và sau đó đổi tên thành Metal Shark.

Ngày nay Metal Shark sản xuất 150 - 200 tàu cao tốc/năm, và là nhà cung cấp tàu tuần tra cỡ nhỏ cho Tuần duyên Mỹ. Hãng này còn đóng các tàu tuần tra cho Hải quân, Lục quân, Không quân, Cơ quan bảo vệ ngư nghiệp và thiên nhiên bang Louisiana cũng như cho cảnh sát bang.

Và hãng cũng đóng tàu tuần tra và gửi chuyên gia sang huấn luyện sử dụng cho các chính phủ nước ngoài, bao gồm Việt Nam.

“Thật thú vị khi nhìn thấy một công ty ở nam Louisiana như Metal Shark đóng một vai trò quan trọng giúp lực lượng hải quân và cảnh sát biển ở Biển Đông giữ vững tư thế chống lại sự bành trướng của Trung Quốc”, hạ nghị sĩ Boustany nói.

Xem chùm ảnh hoạt động của hãng đóng tàu vỏ nhôm Metal Shark ở bang Louisiana (ảnh chụp màn hình The Advocate):
metalshark-3_fpyf.jpg?width=600
Công nhân ở xưởng Jeanerette bắt đầu ráp những công đoạn đầu tiên của việc đóng tàu. Cơ sở này đóng các tàu tuần tra vỏ nhôm cỡ nhỏ dưới 75 feet (dưới 22 m)
metalshark-10_akll.jpg?width=600
Gắn lớp bọc cao su vào thân tàu tuần tra cỡ nhỏ ở xưởng Jeanerette
metalshark-5_sdat.jpg?width=600
Một góc phân xưởng Jeanerette
metalshark-6_tnvs.jpg?width=600
Làm sạch tàu đã đóng trước khi bàn giao cho khách hàng, tại xưởng Jeanerette
metalshark-7_czgb.jpg?width=600
Tàu tuần tra cao tốc cỡ nhỏ này đã hoàn tất, chuẩn bị giao cho Tuần duyên Mỹ
metalshark-9_dsds.jpg?width=600
Còn đây là phân xưởng ở Franklin, nơi đóng các tàu tuần tra cao tốc cỡ lớn hơn. Đây là nơi sẽ đóng tàu tuần tra cao tốc lớp Defiant 75 (dài hơn 22 m) cho Việt Nam từ tháng 7.2015
metalshark-1_qprq.jpg?width=600
Đồ hoạ một tàu tuần tra cao tốc kiêm chữa cháy lớp Defiant 75 của Metal Shark
metalshark-2_moxn.jpg?width=600
Tàu tuần tra cao tốc lớp Defiant 75 của Metal Shark hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, tốc độ tối đa 74 km/giờ
Tàu tuần tra cao tốc lớp Metal Shark Defiant 75 dài 22,86 m, ngang 6,4 m, nhiên liệu mang theo 11.356 lít dầu diesel. Tàu trang bị 2 động cơ diesel với hệ thống truyền động chân vịt và 1 động cơ phản lực nước, giúp tàu đạt tốc độ tối đa 74 km/giờ. Trên tàu trang bị nhiều phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, tiện nghi đi kèm còn có tủ lạnh, bếp… Dưới boong tàu có chỗ ngủ cho từ 2 - 8 người. Tàu dùng để thực thi pháp luật trên biển, tuần tra, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

 

 

Anh Sơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông trong quan hệ Mỹ - Trung

Thứ Tư, 10/06/2015 - 06:13
 

Dân trí Biển Đông có thể trở thành vật cản trong quan hệ Mỹ - Trung, nếu Bắc Kinh không chịu dừng tay và Washington quyết không nhượng bộ.

 >>  Mỹ sẽ đáp trả hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

 >>  Cựu Tư lệnh Mỹ đề xuất phương án đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông

 

1-35a32.jpg
Quan hệ Mỹ - Trung ngày càng tăng nhiệt do các hành động gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông (Ảnh: US Navy)
 

Nguy cơ đối kháng hiện hữu

Theo trang tin “Đa chiều” của người Hoa ở hải ngoại, đối kháng Mỹ - Trung xung quanh những căng thẳng gần đây ở Biển Đông đang tiệm cận nguy cơ bùng phát xung đột bất cứ lúc nào nếu một trong hai nước không nhượng bộ.

Nguy cơ đó thực sự nổi lên sau khi Mỹ chính thức chuyển sang giai đoạn can thiệp thứ hai vào tình hình ở Biển Đông: chuyển từ cảnh báo bằng lời sang các hành động can thiệp thực sự.

Thay vì chỉ kêu gọi Trung Quốc ngừng các hoạt động khiêu khích ở Biển Đông và đưa ra 3 kiến nghị cụ thể nhằm đóng băng các hành động này (gồm chấm dứt xây dựng tiền đồn quân sự mới, xây dựng trên các đảo và các hành động đơn phương nhằm vào hoạt động kinh tế của đối phương ở khu vực xảy ra tranh chấp), thì giờ đây, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã quyết định hành động.

Cụ thể, từ ngày 11/5 vừa qua, Mỹ phái tàu tác chiến cận duyên tối tân USS Fort Worth, một trong những chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Mỹ, tới tuần tra ở Biển Đông, đồng thời phái một máy bay trinh sát không người lái và một trực thăng Seahawk tuần tra vùng trời ở các vùng biển liên quan. Đây là lần đầu tiên Mỹ phái tàu chiến tới tuần tra ở vùng biển có tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa nhằm gia tăng sức ép với Trung Quốc và kiềm chế khả năng Bắc Kinh thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở vùng biển chiến lược này.

Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ cũng lên phương án tuần tra chung với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và thảo luận với chính quyền Philippines về kế hoạch đưa quân trở lại căn cứ Vịnh Subic.

Trong một diễn biến khá bất ngờ chỉ một tuần sau đó, vào ngày 19/5, tàu USS Fort Worth và tàu chiến Trung Quốc đã “chạm trán” nhau ở Biển Đông. Dù vụ việc không gây ra bất cứ hậu quả đáng tiếc nào, song nó vẫn gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng đối đầu chính thức ở Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng rõ nét, khiến vùng biển này đang đứng trước nguy cơ trở thành “kho thuốc súng” làm bùng nổ chiến tranh khu vực.

Nhưng bất chấp những nguy cơ trên, một số nghị sĩ Mỹ theo quan điểm cứng rắn còn cho rằng chính quyền Obama chưa phản ứng đủ mạnh. Theo lập luận của Thượng nghị sĩ John McCain, một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất tại Quốc hội Mỹ, Washington không thể tiếp tục nương tay vì Bắc Kinh sẽ không ngừng các hoạt động gây hấn chừng nào chưa nhận thấy cái giá phải trả sẽ lớn hơn lợi ích thu được.

Giới phân tích lo ngại, trước những động thái căng thẳng và quan điểm không nhượng bộ của cả hai bên trong vấn đề Biển Đông, chỉ cần một va chạm nhỏ trên không hoặc trên biển cũng có thể dẫn tới đối đầu nghiêm trọng và gây hậu quả khó lường. Rủi ro lớn nhất là việc xảy ra đụng độ giữa các lực lượng quân sự do những tính toán và bước đi sai lầm.

 

Điểm gỡ nút thắt

Tuy nhiên, theo Giáo sư Eric Hyer, một chuyên gia về Trung Quốc đang công tác tại Đại học Brigham Young ở bang Utah, sự đối kháng giữa một cường quốc đã nổi và một cường quốc mới nổi không nhất thiết phải đi đến xung đột quân sự. Theo ông, trước sức ép ngày càng tăng từ phía Mỹ và các nước trong khu vực, Trung Quốc sẽ buộc phải điều chỉnh chính sách trỗi dậy theo hướng hòa bình và quan tâm hơn đến lợi ích của các nước khác.

Có 3 lý do để Trung Quốc buộc phải đi theo hướng này.

Thứ nhất, tính hủy diệt của vũ khí hạt nhân làm cho tất cả các nước phải hành xử thận trọng nhằm tránh dẫn đến một cuộc đối đầu. Do cả Mỹ và Trung Quốc đều đang sở hữu vũ khí hạt nhân nên mọi quyết định đều phải được cân nhắc hết sức kỹ lưỡng.

Thứ hai, lợi ích kinh tế của Trung Quốc và Mỹ ngày càng đang xen chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau và không thể tách rời. Là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và có các lĩnh vực bổ trợ cho nhau, Trung Quốc và Mỹ đều cần tới nhau trong việc khôi phục tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự phục hồi.

Thứ ba, cùng với quá trình toàn cầu hóa, giao lưu nhân dân hai nước ngày càng mật thiết. Ngày càng có nhiều học sinh hai bên qua lại học tập và trở thành cầu nối  thúc đẩy quan hệ cũng như dung hòa lợi ích của hai bên.

Với những lý do trên, Giáo sư Eric Hyer cho rằng với tư cách là nước lớn mới nổi và nước lớn hiện tại, Trung Quốc và Mỹ sẽ phải học cách “kiểm soát bất đồng”. Hiện tại, quan hệ hai nước đang rơi vào tình trạng “ngược gió” do những căng thẳng tại Biển Đông và Hoa Đông, nhưng điều đó không có nghĩa một trong hai bên sẽ có những hành động mạo hiểm làm châm ngòi xung đột hay gây tổn hại thực sự cho quan hệ Trung - Mỹ.

“Bất luận từ góc độ kinh tế hay an ninh khu vực, Trung Quốc và Mỹ đều có lợi ích chung ở Biển Đông. Hai bên không muốn chứng kiến khu vực nảy sinh xung đột vì bất kể cuộc xung đột nào cũng sẽ đem lại hậu quả khó lường cho các nước trong khu vực”, Giáo sư Eric Hyer khẳng định.

 

Viễn cảnh khu vực sắp tới

Tất nhiên trong giai đoạn trước mắt, căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông sẽ vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ - Trung. Nó đòi hỏi hai nước nói riêng, các nước trong khu vực nói chung phải xoa dịu tình hình, hạ thấp giọng điệu và thúc đẩy đàm phán, kể cả đàm phán kín, để hạ nhiệt tình hình.

“Cục diện phức tạp ở Biển Đông đòi hỏi các nước liên quan phải thông qua đàm phán để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)”, Giáo sư Eric Hyer nhấn mạnh.

Trong chuyến thăm Trung Quốc ngày 17/5 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã thúc giục Trung Quốc tăng tốc các cuộc đàm phán với ASEAN về những nguyên tắc chỉ đạo trong giải quyết xung đột ở vùng biển tranh chấp. Theo ông, “khu vực này cần có các hoạt động ngoại giao khéo léo nhằm hoàn tất COC giữa Trung Quốc và ASEAN, chứ không phải xây dựng các tiền đồn hay những đường băng quân sự”.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục phớt lờ các kêu gọi và hành động của dư luận quốc tế, ngang nhiên đẩy nhanh tốc độ bồi lấp, cải tạo và xây dựng 7 đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh cũng đơn phương cấm đánh bắt cá trong 3 tháng và bóng gió về khả năng thiết lập ADIZ trên vùng biển huyết mạch chiến lược.

“Quy mô và tốc độ xây dựng đảo đang được Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông là chưa từng có tiền lệ”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter công khai chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông khi ông có bài phát biểu mới đây tại Đối thoại an ninh Shangri-La ở Singapore.

Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, “điều này gây quan ngại sâu sắc vể viễn cảnh quân sự hóa các đảo ở Biển Đông, cũng như làm tăng khả năng dẫn đến những phán đoán sai lầm và nguy cơ xảy ra xung đột”.

Đức Vũ

===============

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Modi vừa rời Trung Quốc, Ấn Độ tăng 6000 quân ra biên giới Ấn-Trung

 

Do quân đội Trung Quốc thường xuyên tìm cớ xâm nhập nên lực lượng vũ trang Ấn Độ buộc phải tăng cường thêm 6 ngàn quân để kiểm soát vùng biên giới.

 

narendra_modi_tap_can_binh01.jpg

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Đa Chiều.

Không hiểu các ngài nói gì với nhau mà Ấn độ lại điều quân với số lượng nhớn thế nhể? Căng rùi đây.

 

 

 

6000 quân rải vùng biên giới chỉ mang tính phòng thủ. Chưa phải là một lực lượng tấn công. Nhưng điều này cho thấy Cary Ấn với Xì dầu Tàu là hai món không thể tương thích.

Rất tiếc! "Thiên cơ bất khả lậu" chỉ "khả dĩ lộ từ từ...". Vấn đề còn lại là cái gì sẽ xảy ra ở Tây Thái Bình Dương vào 2016/ 2017?

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Trung Quốc đi Mỹ bàn về Biển Đông:

Thỏa hiệp?

 

(Tin tức 24h) - Ngày 8/6, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc đã lên đường sang Mỹ để hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về vấn đề Biển Đông.

Minh Thái (Tổng hợp)

=====================

 

Chẳng giải quyết được việc gì. Hoa Kỳ sẽ tỏ thái độ lửng lơ con cá vàng. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...".

Thế giới đang cần những quyết định nhanh chóng và chính xác! Sai một ly thì lên mặt trăng ở.

 

 

 

Bí mật "tối quan trọng" của "số 2" quân đội TQ khi tới Mỹ, Cu Ba

Hải Võ

10/06/2015 13:50

 

 
Giữa bối cảnh Biển Đông căng thẳng, chuyến công du Mỹ của "quyền lực số 2" quân đội Trung Quốc được giữ kín đến phút cuối cùng để che giấu mục đích thực sự của Bắc Kinh.
 

image-1433912885083-32-0-1390-2663-crop-

Đưa tàu chiến vào đồn trú tại Cuba là kế hoạch trong chiến lược "tái cân bằng" với Mỹ ở Đại Tây Dương của Trung Quốc. (Ảnh minh họa)

 

Bộ quốc phòng Trung Quốc cho hay, phó chủ tịch Quân ủy TƯ Trung Quốc Phạm Trường Long đã rời Bắc Kinh đi Mỹ, sau đó là Cuba theo lời mời của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang cách mạng Cuba Leopoldo Cintra Frías.

Tháp tùng ông Phạm có phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Tôn Kiến Quốc, phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Ngô Xương Đức và Tư lệnh quân khu Bắc Kinh Tống Phổ Tuyển...

Trang Đa Chiều cho hay, Lầu Năm Góc đã thông qua trang Defense News tiết lộ một số thông tin về hành trình của Phạm Trường Long, trong đó có việc ông Phạm trao đổi với ông Carter về vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên, thông báo về chuyến công du của Phạm Trường Long chỉ được Bộ quốc phòng Trung Quốc đăng tải trong vài dòng ngắn ngủi, khiến truyền thông quốc tế quan tâm nhiều hơn đến chuyến thăm Cuba của ông này.

Kể từ cuối năm 2014, Washington và Havana đã tiến hành bình thường hóa quan hệ. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới Nga - vốn đang đối đầu với Mỹ vì cuộc khủng hoảng Ukraine, mà Trung Quốc cũng hứng chịu ảnh hưởng không nhỏ.

Đa Chiều cho biết, ảnh hưởng lớn nhất có khả năng chính là kế hoạch cho tàu chiến Trung Quốc thường trú tại Cuba sẽ bị chủ tịch Raul Castro đình chỉ.

Trong vai trò đại diện quân đội Trung Quốc, việc Phạm Trường Long tới Cuba ngay sau khi sang Mỹ được cho là có liên quan mật thiết tới vấn đề trên.

 

bi-mat-toi-quan-trong-cua-so-2-quan-doi-

Phạm Trường Long tới Mỹ và Cuba để thúc đẩy chiến lược "tái cân bằng" của Bắc Kinh tại châu Mỹ-Latin?

 

Trước đó, hôm 2/6, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải đã tiết lộ thông tin chuyến thăm Mỹ của ông Phạm, nhưng Bộ quốc phòng Trung Quốc không hề xác nhận chi tiết cụ thể nào.

Mãi đến trước khi Phạm Trường Long khởi hành hôm mùng 8 thì bộ này mới tuyên bố ông Phạm đi Mỹ và Cuba, cho thấy Bắc Kinh đã "giữ kín việc phó chủ tịch Quân ủy đi Cuba đến phút cuối cùng".

Động thái này của Trung Quốc được Đa Chiều nhận định là khiến Washington không kịp trở tay trước những gì mà Phạm Trường Long có thể trao đổi tại Cuba.

Chuyến đi Cuba của ông Phạm trở nên bất ngờ chủ yếu cũng do truyền thông quốc tế tập trung sự chú ý vào các diễn biến trong "cuộc đấu" giữa ông này và Bộ trưởng Ashton Carter.

Mục đích lãnh đạo quân đội Trung Quốc tới Havana đã khẳng định tầm quan trọng chiến lược của Cuba đối với Bắc Kinh, nhất là sau khi nước này bình thường quá quan hệ với Mỹ.

Ông Phạm cần phải tranh thủ chuyến thăm lần này để ổn định quan hệ song phương, tái cân bằng thế đối trọng với Mỹ ở Caribbean.

Theo Đa Chiều, dù ở phương diện nào thì chuyến công du Cuba của Phạm Trường Long cũng có ý nghĩa quan trọng đối với Bắc Kinh hơn hẳn việc thăm Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ và đồng minh cùng dư luận quốc tế "siết chặt vòng vây" với Trung Quốc ở Biển Đông.

 

Cuba thân Mỹ, chiến lược của Trung Quốc phá sản?

Hồi tháng 12/2014, trước việc quốc tế hoan nghênh Mỹ-Cuba tuyên bố kết thúc giai đoạn đối đầu hơn nửa thế kỷ, mặc dù Trung Quốc ngoài mặt vẫn phải tỏ ra "chính nghĩa" và tôn trọng quyết định của 2 nước, song về chiến lược - theo Đa Chiều - Trung Quốc vô cùng lo ngại.

Việc Washington mạnh tay lôi kéo Havana khiến kế hoạch thường trú tàu chiến của Trung Quốc tại đây đứng trên bờ vực phá sản.

Theo Đa Chiều, từ cuối năm 2014 đã có những thông tin về việc Havana "bất ngờ rút lui khỏi hiệp nghị mà song phương sơ bộ nhất trí về việc cho phép tàu chiến của Hải quân Trung Quốc thường trú tại cảng khẩu Cuba".

Nguyên nhân của động thái này được cho là việc Havana muốn tỏ thái độ tích cực trong việc khôi phục quan hệ bang giao với Mỹ và đôi bên đã đạt được một số thỏa thuận trong các phiên đàm phán bí mật.

Trước đó, hồi năm 2012, Cuba chính là nước đã đề nghị Hải quân Trung Quốc đưa tàu chiến tới biển Caribbean để tổ chức tập trận chung và tham gia hoạt động cứu hộ trên biển...

Bắc Kinh - trên cơ sở muốn chế ngự Mỹ và mở rộng ảnh hưởng tại "sân sau" của Washington - đã chấp nhận những đề xuất của Cuba.

Tuy nhiên, Đa Chiều tiết lộ, từ đầu năm 2013, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ủy quyền 2 trợ lý cấp cao tiến hành đàm phán "thử" với đại diện chính phủ Cuba và đạt được một loạt nhận thức chung, cho phép nâng cao cấp bậc đàm phán.

18 tháng sau đó, cuộc đàm phán bí mật giữa Mỹ-Cuba được tiến hành, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đưa tàu khu trục tên lửa hiện đại của Trung Quốc vào Caribbean.

Với mục tiêu rõ ràng là "bán anh em xa, mua láng giềng gần", Cuba đã không bỏ qua triển vọng nối lại quan hệ với Washington, và việc Havana "hy sinh" Bắc Kinh là điều không khó hiểu.

 

bi-mat-toi-quan-trong-cua-so-2-quan-doi-

Kết quả cuộc gặp của Phạm Trường Long với lãnh đạo quân đội Cuba Leopoldo Cintra Frías sẽ cho thấy chiến lược lôi kéo các nước Mỹ-Latin của Bắc Kinh thành công đến đâu.

 

Đa Chiều đánh giá, việc Cuba "ngả vào tay Mỹ" khiến chiến lược "tái cân bằng" của Trung Quốc ở châu Mỹ-Latin và lợi ích của Bắc Kinh tại đây bị ảnh hưởng, thậm chí động thái do dự của Havana được cho là đã "phủ bóng đen" lên quan hệ Trung Quốc-Cuba.

Trong bối cảnh như vậy, kết quả cuộc gặp giữa ông Phạm Trường Long và ông Leopoldo Cintra Frías đối với Bắc Kinh mà nói "vô cùng quan trọng", đặc biệt là khi ông Tập Cận Bình rất coi trọng "cực" châu Mỹ-Latin trong bố cục chiến lược toàn cầu của nước này.

Về mặt ngoại giao, việc ông Phạm thăm Mỹ nằm trong đúng kế hoạch giao lưu cấp cao Trung-Mỹ trong 1,2 năm trở lại đây, đặt cơ sở cho Đối thoại kinh tế & chiến lược Trung-Mỹ cuối tháng 6 và chuyến thăm Mỹ cấp nhà nước của ông Tập vào tháng 9.

Về mặt chiến lược, việc ông Phạm tới Cuba sau Mỹ chuyển tải tín hiệu rằng "cuộc đối đầu về lợi ích" giữa Bắc Kinh-Washington ở châu Mỹ-Latin vẫn đang tiếp tục và Bắc Kinh muốn tuyên bố rằng họ "đang nắm thế chủ động ở 'sân sau' của Mỹ".

theo Đại Lộ

=====================

Mặc dù chưa có kết quả cuộc gặp giữa tướng Mỹ và tướng Tàu, để gọi là "chứng nghiệm lời tiên tri". Nhưng hành vi đi Cu Ba ngay lập tức đã xác định gián tiếp rằng tướng Mỹ không được tướng Tàu lấy làm hài lòng. Xem lào, nên một wẻ xem lào: Giờ Thân 17g 3 phút (Tháng này đi chậm 30 phút) = Tử Vô vong. E rằng không quá 4 ngày, nhanh thì chỉ một ngày tướng Tàu lại ra khỏi Cuba với tâm sự không lấy làm hài lòng.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung Quốc 'ngạc nhiên' vì bị Mỹ cáo buộc phổ biến hạt nhân
10/06/2015 21:26
 

(TNO) Trung Quốc cho biết ngạc nhiên trước cáo buộc của Mỹ nói rằng Bắc Kinh vẫn còn cung cấp linh kiện, nguyên liệu cho những quốc gia khác sản xuất tên lửa hạt nhân.

 

nhamayiran_qkbu.jpg?width=500
Nhà máy hạt nhân của Iran, nước được cho là nhận linh kiện hạt nhân từ các nhà cung cấp Trung Quốc - Ảnh: Reuters
 
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm nay 10.6 nói với báo chí rằng Bắc Kinh bất ngờ trước báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ rằng Mỹ rất lo ngại về những cam kết của Trung Quốc trong việc không phổ biến hạt nhân.
Trong báo cáo của mình, Washington nói Bắc Kinh vẫn tiếp tục cung cấp linh kiện cho những quốc gia đang lo ngại như Triều Tiên và Iran, theo Reuters.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc tiếp tục phát triển “cơ sở hạ tầng công nghệ sinh học” và tham gia “các hoạt động công nghệ sinh học với những ứng dụng tiềm năng hai mục tiêu”.
Trung Quốc ký cam kết cấm vận đối với Triều Tiên và Iran, nhưng các công ty Trung Quốc bị nghi ngờ cung cấp cả linh kiện và vũ khí cho hai quốc gia có chương trình hạt nhân gây tranh cãi và lo ngại trên thế giới, theo Reuters.
“Trung Quốc bất ngờ và cảm thấy thất vọng. Nhận định của Mỹ là hoàn toàn vô căn cứ. Trung Quốc cực lực phản đối”, người phát ngôn Hồng Lỗi nói trong buổi họp báo.
Ông Hồng Lỗi nói Trung Quốc đã có đóng góp quan trong đối với chương trình không phổ biến hạt nhân của Liên Hiệp Quốc và trong những năm qua, Mỹ thừa nhận những đóng góp và nỗ lực của Trung Quốc trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên trong báo cáo mới nhất, theo ông Hồng Lỗi, Mỹ “chơi trò cũ” và đưa ra “những nhận định tự phụ”.

Minh Quang

==================

Cái này lão Gàn cũng phát biểu lâu rùi. Ngay trong topic này, rằng thì là: "Không ưa thì dưa hóa dòi", mún gây sự thì chỉ cần "nhìn đểu" cũng là  cái cớ để thiên hạ uýnh nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung Quốc bị tố hỗ trợ phe ly khai tại Ấn Độ
10/06/2015 21:18

 

(TNO) Các quan chức Trung Quốc cho rằng cáo buộc  quân đội nước này tiếp tay cho những tay súng nổi dậy tại bang Manipur của Ấn Độ là một sản phẩm truyền thông "vô lý", tuy nhiên Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn chưa có phản ứng trước thông tin này.

 

10062015-india-china-reuters500_dvsm.jpg
Trung Quốc phủ nhận quân đội nước này tiếp tay quân ly khai trong những vụ tấn công vào Manipur của Ấn Độ - Ảnh: Reuters
 
Hoàn cầu Thời báo (Trung Quốc) ngày 10.6 bác bỏ thông tin quân đội Trung Quốc hỗ trợ lực lượng nổi dậy ở bang Manipur.
"Bất kỳ tuyên bố nào cho rằng Quân độin Trung Quốc có liên kết với lãnh đạo nhóm nổi dậy (tại Ấn Độ) đều vô lý", Hoàn cầu Thời báo trích ý kiến của các quan chức thuộc một cơ quan nghiên cứu quốc gia cho biết.
Trước đó vào ngày 8.6, trang tin Indian Express (Ấn Độ) dẫn lời một quan chức chính phủ cấp cao cho biết đã nắm bằng chứng từ các cuộc gọi cho thấy Quân đội Trung Quốc đã xúi giục quân ly khai tấn công tại Maniipur.
Hoàn cầu Thời báo dẫn lời Wang Dehua, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Nam Á tại Đại học Đồng Tế ở Trung Quốc, bác bỏ cáo buộc này: "Những cú điện thoại ấy không nói lên điều gì cả. Thật khó để xác định đó là các quan chức Trung Quốc chỉ bằng một cuộc gọi. Nó có thể dễ dàng bị giả mạo".
Trong bài viết, Hoàn cầu Thời báo chủ yếu lấy ý kiến từ các chuyên gia thuộc cơ quan chính phủ. Trong khi đó First Post của Ấn Độ lưu ý rằng Bộ Ngoại giao Trung Quốc tính đến chiều 10.6 vẫn chưa chính thức lên tiếng về các cáo buộc. 
First Post ngày 10.6 cũng cho biết quân đội Ấn Độ đã kéo quân sang biên giới Myanmar, phối hợp lực lượng đặc biệt và không quân giết 20 tay súng nổi dậy tại đây. Đây được xem là động thái đáp trả việc quân nổi dậy tấn công làm chết 18 người tại bang Manipur của Ấn Độ trước đó.
Ông Rajyavardhan Singh Rathore, quan chức cấp cao Bộ Thông tin và Truyền hình Ấn Độ, nói: "Chúng tôi đã vượt qua lãnh thổ Myanmar. Chúng tôi có quan hệ tốt với họ và tiến hành cuộc tấn công".
Ông Rathore khẳng định bất chấp đó là nước nào, bất cứ ai phát động một cuộc tấn công nhằm vào Ấn Độ sẽ phải đối mặt với một sự đáp trả tức thì. "Đây là một thông điệp rõ ràng cho tất cả những ai tấn công vào đất nước của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tấn công trở lại vào thời điểm và nơi chốn như chúng tôi muốn", ông Rathore tuyên bố.

Nhật Đăng

==================

Wow! Lại quả "nhìn đểu" rùi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Trung Quốc đi Mỹ bàn về Biển Đông:

Thỏa hiệp?

 

(Tin tức 24h) - Ngày 8/6, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc đã lên đường sang Mỹ để hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về vấn đề Biển Đông.

Nhiều tờ báo dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao Mỹ nói với Defensenews.com rằng, diễn biến căng thẳng đối đầu Trung - Mỹ ở Biển Đông sẽ dẫn đầu chương trình nghị sự trong chuyến công du nước Mỹ lần đầu tiên của tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc và chắc chắn rằng các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ "thảo luận thẳng thắn nhất có thể" với các tướng Trung Quốc.

 

tuong-trung-quoc-di-my-ban-ve-bien-dong_

Tướng Phạm Trường Long của Trung Quốc đã lên đường sang Mỹ bàn về Biển Đông

Minh Thái (Tổng hợp)

=====================

Chẳng giải quyết được việc gì. Hoa Kỳ sẽ tỏ thái độ lửng lơ con cá vàng. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...".

Thế giới đang cần những quyết định nhanh chóng và chính xác! Sai một ly thì lên mặt trăng ở.

 

 

Bít ngay mà. Thế lào Hoa Kỳ cũng nửng nơ con cá zdàng!

Chưa đâu! Chiện ngài Chủ tịch Trung Hoa Nhân dân  Cộng hòa Quốc - gọi tắt là Trung Quốc - Tập Cận Bình gặp ngài Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ mới hấp dẫn. Khi nào ngài Tập bước lên máy bay thì ở đây sẽ lên một wẻ bói xem dư thế lào. Hì.

"Thiên cơ khả dĩ lộ tì tì...". Hì!

=====================

Mỹ - Trung bàn chuyện Biển Đông
11/06/2015 08:59
 
Chuyến thăm Mỹ của Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long cho thấy cả Washington lẫn Bắc Kinh đều không muốn đẩy quan hệ song phương lâm vào ngõ cụt.
 
20a_bkth.jpg?width=500
Ngoại trưởng John Kerry gặp gỡ Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long trong chuyến công du đến Bắc Kinh ngày 16.5 - Ảnh: Reuters
 
Được Bộ Quốc phòng Mỹ mô tả là một chuyến thăm bình thường và lên lịch từ trước, nhưng việc Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long đến Mỹ không hề có vẻ như vậy.
Chuyến thăm kéo dài một tuần của ông Phạm chỉ được Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo ngày 8.6, khi ông đã lên máy bay cùng một phái đoàn quân sự hùng hậu, gồm Phó tổng tham mưu trưởng Tôn Kiến Quốc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Ngô Xương Đức và Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh Tống Phổ Tuyển.
Theo tờ China Daily, ông Phạm là lãnh đạo quân sự cấp cao nhất của Trung Quốc thăm Mỹ kể từ năm 2012, khi Bắc Kinh tiến hành chuyển giao thế hệ lãnh đạo. Đặc biệt, chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương trở nên căng thẳng trong vài tuần qua.
 
Cục diện đối đầu
Chỉ mới hơn một tuần trước, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter công khai chỉ trích hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên các bãi đá tại quần đảo Trường Sa là mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định khu vực.
Trước đó, Lầu Năm Góc quảng bá rầm rộ các chuyến bay tuần thám của hải quân Mỹ quanh các tiền đồn mà Trung Quốc đang xây dựng ở Biển Đông và hứa hẹn sẽ thực hiện thêm nhiều chuyến bay như thế, thậm chí vào cả trong phạm vi 12 hải lý quanh các bãi đá. Đáp lại, Đô đốc Tôn Kiến Quốc đe dọa Trung Quốc có thể sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, điều mà nhiều chuyên gia đánh giá là một “lằn ranh đỏ” đối với Mỹ. Tình trạng càng trở nên xấu hơn nữa trước hàng loạt cáo buộc từ giới chức Mỹ về hoạt động tấn công mạng xuất phát từ Trung Quốc, cũng như các cuộc đấu khẩu xung quanh những bất đồng trong lĩnh vực tài chính và kinh tế…
Cuộc khẩu chiến giữa giới chức hai nước thể hiện một bức tranh ngày càng bất ổn trong quan hệ Mỹ - Trung. Dẫu vậy, cả hai nước đều ý thức rõ về những tổn thất khổng lồ từ một cuộc xung đột quân sự đối với hai phía. Mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế hiện là nhân tố lớn giúp mọi chuyện vẫn nằm trong tầm kiểm soát. “Cùng với vũ khí hạt nhân, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế cũng có tác dụng như một sự răn đe, dựa vào viễn cảnh “lưỡng bại câu thương” nếu đổ vỡ quan hệ”, theo một bài bình luận của tờ South China Morning Post về chuyến đi của ông Phạm.
 
“Nói chuyện phải quấy”
Ngoài việc dọn đường cho chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhu cầu kiểm soát mức độ leo thang đối đầu giữa hai nước có thể là một trong những lý do chính cho chuyến đi của ông Phạm Trường Long. Trang Defense News dẫn lời một quan chức quốc phòng của Mỹ cho biết hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là chủ đề trọng tâm trong cuộc thảo luận giữa ông Phạm và Bộ trưởng Carter vào hôm nay, 11.6. “Tôi chắc chúng tôi sẽ có cuộc thảo luận thẳng thắn nhất có thể”, quan chức giấu tên này nói.
Theo nhận định của chuyên gia hải quân Trung Quốc Lý Kiệt trên tờ South China Morning Post, là quan chức chịu trách nhiệm về chiến lược quân sự và các vấn đề cốt lõi khác, chuyến thăm của ông Phạm thể hiện “nhu cầu khẩn bách” của hai phía nhằm thiết lập cơ chế kiểm soát quân sự hiệu quả để ngăn chặn đối đầu trong khu vực.
Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ lẫn Trung Quốc đều tỏ ra nghi ngờ về khả năng hai bên gặt hái được kết quả trong cuộc gặp giữa ông Phạm và ông Carter. “Tôi nghĩ nó chỉ nhằm mục đích duy trì các kênh liên lạc”, chuyên gia về chính sách quốc phòng Mark Cozad thuộc Tổ chức Nghiên cứu RAND Corporation (Mỹ) nói với Đài ABC News. Trong khi đó, chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung Thời Ân Hoằng thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh nhận xét: “Chưa có tín hiệu đáng kể về một giải pháp cho cả hai phía nhằm hạ nhiệt căng thẳng lúc này”.
 
Khó nổ ra xung đột lớn ở Biển Đông
Đây là nhận định từ một báo cáo của Hội đồng Cố vấn an ninh hải ngoại thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, theo tiết lộ từ trang Washington Free Beacon ngày 9.6.
Báo cáo này được chuẩn bị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ trong khu vực ứng phó với tác động từ các tranh chấp ở Biển Đông. Báo cáo khẳng định chiến tranh giữa Trung Quốc và các nước tranh chấp trong khu vực khó xảy ra song cảnh báo về những nguy cơ mức độ thấp có thể dẫn đến xung đột hoặc sự cố quân sự, chẳng hạn như một “vụ chạm trán tình cờ” hoặc tính toán sai lầm về quân sự. “Lịch sử cho thấy, sau một cơn xáo động của những lời lẽ hùng hổ và dọa dẫm, những cái đầu lạnh hơn thường thắng thế”, báo cáo viết.

 

 

Công Chính

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem chơi đỡ buồn...

=================

Tại sao Israel chiến thắng trong 'Cuộc chiến tranh sáu ngày'?

(Hồ sơ) - Cách đây 48 năm, ngày 5/6/1967, Israel đã chủ động tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng chống lại các nước A rập.
 

Tuy nhiên, nếu cứ lấy số liệu tổn thất cao nhất của ba nước A rập (420 máy bay) thì đến sáng ngày thứ hai của cuộc chiến, số lượng máy bay của hai bên xung đột vẫn tương đương nhau. Tuy nhiên, dù một vài cuộc không chiến vẫn diễn ra cho đến ngày 09/6, phía Israel vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối trên không.

Có 03 nguyên nhân chính (theo A,Khramchikhin): 1/ các phi công Israel được đào tạo và huấn luyện tốt hơn (chưa nói tới yếu tố tinh thần), 2/ hệ thống chỉ huy không quân hoàn thiện hơn và 3/ Quân A rập bị sốc nặng sau thất bại ngày đầu tiên 5/6.

Chiếm ưu thế trên không có ý nghĩa rất quan trọng đối với chiến thắng trên mặt đất, dù các chiến dịch trên bộ đối với Quân đội Israel không hề dễ dàng. Sư đoàn bộ binh cơ giới số 6 của Ai cập trong 02 ngày đầu chiến tranh đã tiến sâu vào lãnh thổ Israel tới 10 km.

Mặc dù vậy, Quân đội Israel do làm chủ trên không, có các sỹ quan và binh sỹ thiện chiến, nắm được quyền chủ động nên đã đánh bại Quân đội các nước A rập. Ngoài ra, còn một yếu tố nữa - giới lãnh đạo Ai cập đã rơi vào tình trạng hoảng loạn.

Sáng ngày 06/6, Tổng tư lệnh Quân đội Ai cập tướng Amer ra lệnh cho Bộ đội Ai cập ở Sinai rút lui. Rút lui trong điều kiện liên tục bị người Do Thái công kích từ trên không đã nhanh chóng biến thành một cuộc tháo chạy hoảng loạn và dẫn đến thảm họa.

Các hoạt động tác chiến trên bán đảo Sinai kết thúc sáng ngày 09/6, Về phía Ai cập có từ 10.000 đến 15.000 binh sỹ thiệt mạng, 5.000 bị bắt làm tù binh, mất gần 800 xe tăng (291 T-54, 82 T-55, 151 T-34/85, 72 IS-3M, 29PT -76, 50 “Sherman”, một khối lượng lớn các phương tiện kỹ thuật bọc thép khác.

Không những thế, một số lượng lớn các xe tăng và xe vận tải bọc thép còn nguyên vẹn đã rơi vào tay Quân đội Israel.

Chiến lợi phẩm nhiều đến mức mà mặc dù không có các phụ tùng Xô Viết để thay thế, người Do Thái đã đưa chúng vào trang bị cho các đơn vị quân đội (trong đó có 81 T-54 và 49 T-55), chỉ thay động cơ và vũ khí của Phương Tây.

Một số xe đến nay vẫn còn nằm trong biên chế của Quân đội Israel. Cụ thể, Israel đã sử dụng khung gầm của T-54 và T-55 để chế tạo xe vận tải bọc thép “ Akhzarit” – được sử dụng nhiều trong cuộc chiến tranh với Li Băng năm 2006. Còn về phía mình, Israel mất trên bán đảo Sinai 120 xe tăng – ít hơn so với số xe tăng chiến lợi phẩm thu được.

Song song với các trận chiến trên bán đảo Sinai với Ai Cập là các trận chiến ác liệt giữa Israel và Jordany để giành Jerusalem và Bờ tây sông Jordan. Ngày 6/6 các đơn vị Jordany thậm chí đã bao vây một tiểu đoàn tăng Israel nhưng không thể tiêu diệt được tiểu đoàn này.

Lần này, trình độ huấn luyện tác chiến cao, việc nắm quyền chủ động và chiếm ưu thế trên không của người Israel lại phát huy tác dụng. Ngoài ra, Quân đội Jordany là một trong những quân đội nhỏ nhất trong số quân đội các nước A rập tham chiến, chính vì vậy mà gặp nhiều khó khăn nhất khi đối đầu với Quân đội Israel.

Tổn thất về tăng của hai bên gần tương đương nhau (gần 200 tăng về phía Jordany và hơn 100 tăng về phía Isarel. Các hoạt động tác chiến tại đây kết thúc ngày 7/6, Quân A rập bị đánh bật sang bên kia sông Jordan. Người Israel đã trả được món nợ năm 1948 và lấy lại vùng Latrun và Khu phố cổ tại Jerusalem.

Syria thời gian đầu chỉ đứng ngoài quan sát cuộc chiến và không có bất cứ động thái quân sự nào nào. Nhưng đến ngày 09/6, tình thế đã khác hẳn và đến lượt Syria chịu trận. Vào giữa trưa, lực lượng Israel đã bắt đầu tấn công cao nguyên Goland.

Có lẽ đây chiến dịch khó khăn nhất đối với Israel trong suốt cuộc chiến tranh sáu ngày vì địa hình cao nguyên Goland có lợi cho Syria. Thậm chí theo số liệu của Israel thì nước này đã mất ở đây số lượng xe tăng nhiều gấp đôi Syria – 160 so với 80 (trong trang bị của Quân đội Syria có cả tăng T-34/85 của Liên Xô và xe tăng StuG III của Đức).

Tuy bị thiệt hại nặng nhưng khi tấn công cao nguyên Goland thì người Israel biết chắc là họ sẽ thắng, còn người Syria khi phòng ngự tại cao nguyên này cũng đã biết chắc là mình sẽ thua. Đến 18h30 ngày 10/6, hai bên chính thức ngừng bắn.

 

3. Kết quả cuộc chiến

Tổng cộng: Phía các nước A rập mất không ít hơn 1.100 xe tăng, từ 380 đến 450 máy bay (trong đó có 60 chiếc trong các trận không chiến), khoảng 40.000 binh sỹ thiệt mạng và bị bắt làm tù binh. Thiệt hại của Israel gồm gần 400 xe tăng (“Centurion”, “Sherman” và M48), 45 máy bay (có 12 chiếc trong các trận không chiến), gần 1.000 binh sỹ thiệt mạng.

Chỉ trong vòng 6 ngày, Israel đã làm thay đổi căn bản cán cân lực lượng ở Trung Đông. Nước này đã đánh bại quân đội của 3 nước A rập có biên giới chung với Israel, trong đó đối thủ chủ yếu của Israel là Ai cập bị thiệt hại nặng nhất. Thêm một điều rất quan trọng nữa là vị thế địa –chính trị của Israel đã được cải thiện hơn bao giờ hết.

Đến sáng ngày 5/6 (trước khi xảy ra chiến tranh), về mặt lý thuyết quân đội các nước A rập có thể chia cắt Israel thành hai phần chỉ trong 01 tiếng đồng hồ (tại khu vực mà người Israel gọi là “thắt lưng” hẹp nhất tính từ biên giới với Jordany đến bờ biển Địa Trung Hải trên lãnh thổ Israel chỉ có chiều dài 15 km).

Đến chiều ngày 10/6 (tức lúc kết thúc chiến tranh), quốc gia Do Thái đã có thêm các vùng đệm vững chắc – hướng bắc có cao nguyên Goland, hướng đông- có sông Jordan, hướng Tây nam – kênh đào Xuye, cả bán đảo Sinai và sa mạc Negev. Chính quyền Israel lúc đó tin rằng có thể đảm bảo an ninh cho nước này ít nhất là trong khoảng thời gian từ 20 đến 25 năm sau đó.

Đến năm 1970, Jordany vì những xung đột với người Palestin và Syria đã chính thức từ bỏ liên minh thực tế chống Israel . Quốc gia Do thái bớt đi được một “kẻ thù”.

Cuộc chiến tranh sáu ngày thực sự là đỉnh cao nghệ thuật quân sự Quân đội phòng vệ Israel (nhận xét của A.Khramchikhin).

Thêm một ý rất quan trọng nữa rút ra từ cuộc chiến này: Quân đội Israel thực sự đã tìm ra được “điểm giao thoa vàng” giữa một bên là quan điểm coi thường sinh mạng binh lính, coi thường tổn thất và một bên là quan điểm sợ tổn thất. Chiến thuật biển người là chiến thuật coi thường sinh mạng binh sỹ.

Trong khi đó, quan điểm ngược lại là sợ tổn thất sinh mạng dù chỉ là một người lính thì sẽ làm cho quân đội đó không còn là quân đội nữa. Đối với người Israel thì sinh mạng của các binh sỹ của mình là thiêng liêng, nhưng thực hiện nhiệm vụ tác chiến – cũng thiêng liêng. Họ (người Israel) làm tất cả để hạn chế tổn thất của mình ở mức tối thiểu, nhưng nếu tổn thất là không thể tránh khỏi thì- chiến tranh là chiến tranh.

Xét từ góc độ chính trị thì cuộc chiến do Israel phát động tháng 6/1967, dĩ nhiên là một cuộc xâm lược. Nhưng cũng không thể phủ nhận một thực tế là trước khi chiến tranh bắt đầu thì lãnh đạo các nước A rập đã có các tuyên bố hiếu chiến đe dọa Israel và dĩ nhiên Tel- Aviv có quyền hiểu và giải thích đó là các động thái chuẩn bị cho chiến tranh chống Israel và nước này buộc phải ra tay trước.

Trong bối cảnh người A rập có những ưu thế quân sự và địa lý đáng kể so với Israel thì cách giải thích trên là rất lô gich. Israel đã quyết định đánh đòn phủ đầu và thừa hiểu rằng không ai lên án người chiến thắng.

Rất có thể, những lời phát biểu hùng hồn “quyết liệt” chống Israel của giới lãnh đạo các nước A rập nhiều khi chỉ để “lưu hành nội bộ”, thế nhưng đối tượng của những tuyên bố đó (tức Israel) không nhất thiết phải hiểu như vậy.

Tuy nhiên, thực tế 40 năm sau cuộc chiến đó cũng cho thấy là chiến thắng đó cũng mang lại những hệ lụy cho Israel. Những người A rập, tuy thua trận nhưng có thừa đủ lý lẽ để bào chữa cho chủ nghĩa bài Do thái của mình.

Còn Israel, dù chiếm được Bờ Tây sông Jordan và Dải Gaza nhưng cùng với đó đã “đón” luôn một cộng đồng người Palestin thù địch sống trên các khu vực đó, ngay trong lòng Israel – không những thế với tốc độ tăng dân số rất cao của cộng đồng này thì sau một thời gian không lâu nữa, dân số của họ sẽ vượt dân số người Do thái trên chính đất nước Do thái.

Kết quả là một sự cải thiện vị trí chiến lược nhất thời đã trở thành một quả bom nổ chậm ngay trong lòng Israel (nhận xét của A.Khramchikhin).

 

4. Một số thông tin liên quan

Thông tin cũ:

- Khi lãnh đạo các nước A rập tham chiến đổ lỗi cho thất bại là tại chất lượng vũ khí Liên Xô kém, Chủ tịch Xô Viết Tối cao (Quốc hội) Liên Xô N.Podgornyi (có mặt tại Cairo ngay khi Chiến tranh kết thúc) đã nói thẳng: “Vấn đề không phải là máy bay và xe tăng của chúng tôi chất lượng thấp, mà là ở chỗ người A rập không đủ trình độ để sử dụng những loại vũ khí đó”.

Còn Đại sứ Liên Xô tại Beirut Asimov còn nói thẳng hơn với Tổng thống Sirya Kh. Asad: “Chúng tôi đã cung cấp cho các ngài một số lượng khổng lồ các loại vũ khí mà các đồng chí Việt Nam của chúng tôi có nằm mơ cũng không thấy. Tuy nhiên, Quân đội Việt Nam, được trang bị những loại vũ khí lạc hậu hơn nhiều so với các ngài đang chiến đấu và chiến thắng một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới”. (nguồn: Bách khoa toàn thư).

- Ngày 11/6/1967 (tức ngay sau khi Chiến tranh kết thúc), Chính phủ Liên Xô tuyên bố viện trợ không hoàn lại để bù đắp tất cả những tổn thất của Ai cập trên bán đảo Sinai. Đến giữa năm 1968, số lượng máy bay của Không quân Ai cập đã đạt mức trước chiến tranh và đến năm 1969 thì số lượng tăng của Quân đội Ai cập đã vượt mức trước chiến tranh.

Thông tin mới:

Không biết có phải để “thiết thực kỷ niệm” cuộc chiến sáu ngày hay không nhưng sáng ngày chủ nhật 07/6/2015, Không quân Israel đã tấn công một số mục tiêu ở Dải Gaza do HAMAS kiếm soát để trả đũa đợt tấn công bằng tên lửa vào phía Nam Israel. Đã có thiệt hại về người.

Trong 2 tuần gần đây, đây là đợt tấn công bằng tên lửa lần thứ ba từ dải Gaza nhằm vào Israel và nước ngay lập tức tiến hành các đợt không kích trả đũa theo đúng tinh thần “ăn miếng trả miếng”.

Lê Hùng (tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung Quốc sẽ là 'hổ giấy' nếu bị Mỹ thách thức ở Biển Đông
11/06/2015 18:04
 

(TNO) Mỹ cần phải thách thức bằng sức mạnh lẫn chứng cớ lịch sử đối với các tuyên bố chủ quyền hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông để vạch trần sự yếu kém của Bắc Kinh, theo phân tích của một giáo sư  Đại học George Washington (Mỹ).

 

mustin_kive.jpg?width=500

Khu trục hạm USS Mustin (DDG 89) của Hải quân Mỹ đang tuần tra trên Biển Đông cùng trực thăng MH-60R Sea Hawk ngày 3.6.2015 - Ảnh: Hải quân Mỹ

 

Trong bài phân tích đăng trên The Diplomat ngày 10.6, ông Richard C. Thornton, giáo sư nghiên cứu lịch sử và các vấn đề quốc tế thuộc Đại học George Washington (Mỹ), cho rằng lời kêu gọi của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngừng xây đảo phi pháp tại Biển Đông sẽ chẳng lọt tai các quan chức Trung Quốc vì 2 lý do.

“Thứ nhất, việc tạo sự đã rồi tại Biển Đông để khẳng định chủ quyền nằm trong lợi ích của Bắc Kinh. Và lý do thứ 2 là vì chẳng ai có thể ngăn cản họ”, ông Thornton bình luận.

Mỹ đã nói rõ rằng nước này không đứng về phía nào trong các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng muốn duy trì tự do lưu thông hàng hải và hàng không ở khu vực này.

Không may cho cả Washington và Bắc Kinh là mục tiêu của 2 nước, gồm hoạt động xây đảo và tự do hàng hải, lại đối nghịch nhau. Theo nhận định của giáo sư Thornton, sớm muộn gì cũng sẽ có đụng độ giữa quân đội 2 bên, rồi các sự cố sẽ xảy ra tiếp theo và có lẽ sẽ gia tăng về số lần.

Truyền thông Trung Quốc đang yêu cầu Mỹ phải rút khỏi Biển Đông trước khi quá muộn, đồng thời khẳng định Trung Quốc kiên định với chiến lược hiện diện tại Tây Thái Bình Dương.

“Mỹ nên chấp nhận lời thách thức của Trung Quốc càng sớm càng tốt”, giáo sư đề xuất.

“Nếu Trung Quốc thực sự muốn thống trị vùng biển Tây Thái Bình Dương, thì Mỹ nên thách thức các tuyên bố chủ quyền của nước này, trong khi Trung Quốc vẫn còn khá yếu về hải quân và Mỹ vẫn tương đối vượt trội hơn”, ông nói.

Mỹ nên sử dụng biến thể của “Chiến thuật Hàng hải” từng được dùng để đối phó Liên Xô trong những năm 1980 để chống lại Bắc Kinh ngày nay, giáo sư Thornton “hiến kế”.

“Lúc đó, Hải quân Mỹ đã cho tàu áp sát các tiền đồn hải quân của Liên Xô ngoài khơi thành phố cảng Murmansk, tây bắc Nga hiện nay, và Biển Okhtsk (phần mở rộng của Bắc Thái Bình Dương) để ngăn không cho hải quân Liên Xô có chỗ trú ẩn nếu xảy ra xung đột giữa 2 bên. Và đó là điều Hải quân Mỹ cần làm ngày nay để đối phó Trung Quốc”, theo vị giáo sư Mỹ.

“Cần phải làm rõ rằng các căn cứ hải quân của Trung Quốc chẳng tạo ra lợi thế nào khi xảy ra xung đột. Có lẽ một màn phô trương sức mạnh bằng việc cho nã pháo vào các đảo san hô không người ở sẽ có tác dụng. Hoặc một màn trình diễn hỏa lực của một hạm đội tàu trang bị khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo. Mục đích là để cho công chúng thấy được các điểm yếu mà Trung Quốc cố che đậy thông qua bộ máy tuyên truyền lớn lối”, ông nói thêm.

Giáo sư Thornton cho biết có một việc cần làm ngay là phơi bày cho công chúng quốc tế thấy các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông và biển Hoa Đông không hề có cơ sở lịch sử.

Tại thời điểm hiện tại, Mỹ đã thất bại trong việc thách thức các tuyên bố này, khiến tạo ra cảm giác rằng chúng có thật, trong khi thực tế lại trái ngược, theo ông Thornton.

“Bắc Kinh tuyên bố quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là của Trung Quốc, nhưng điều này không đúng. Nếu Senkaku thuộc chủ quyền của nước nào đó thì đó phải là Vương quốc Ryukyu, vốn bao gồm nhiều nhóm đảo trải dài từ Senakaku đến Okinawa. Vương quốc này tồn tại từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19 trước khi dần bị sáp nhập vào tộc Satsuma ở miền nam Nhật Bản”, giáo sư Mỹ cho hay.

“Trung Quốc, trên thực tế, đã thừa nhận Senkaku thuộc Nhật Bản mãi đến thời gian gần đây. Sau Thế chiến thứ 2, Mỹ kiểm soát Senkaku, Okinawa và những hòn đảo từng do Nhật quản lý như một phần trong hiệp ước hòa bình ký kết với Nhật”, ông Thornton cho biết.

 

Washington cần thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, bằng cả về sức mạnh lẫn lịch sử.../để cho thấy rằng theo lịch sử ghi nhận, thì Trung Quốc chỉ là 1 con hổ giấy


Richard C. Thornton, 
giáo sư Đại học George Washington (Mỹ),

 

 

 

“Chỉ đến năm 1968, khi Mỹ đề xuất đàm phán với Nhật về việc trao trả những đảo này cho Tokyo, Bắc Kinh đánh hơi thấy đây là cơ hội để tuyên bố chủ quyền. Mục đích thực sự từ động thái này của Trung Quốc là nhằm thách thức sự hiện diện của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, vì quần đảo Senkaku vẫn nằm trong điều khoản thuộc Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, trong đó quy định Washington sẽ bảo vệ Senkaku như một phần lãnh thổ của Nhật”, theo giáo sư Mỹ.

“Quần đảo Hoàng Sa ngoài khơi Việt Nam cũng không liên quan đến Trung Quốc về mặt lịch sử. Pháp đã sáp nhập quần đảo này vào thuộc địa Đông Dương và sau đó là Nhật chiếm đoạt từ tay Pháp hồi Thế chiến thứ 2. Trung Quốc là kẻ đến sau, và chiếm lấy Phú Lâm, đảo lớn nhất của Hoàng Sa vào năm 1950 rồi chiếm trọn các đảo còn lại vào tháng 1.1974 khi Việt Nam vẫn còn bị chia cắt và không đủ sức kháng cự”, theo lập luận của giáo sư Thornton.

“Còn quần đảo Trường Sa nằm cách lãnh thổ Trung Quốc đến gần 2.000 km. Hành động của Trung Quốc tại đây là một sự xâm lược trắng trợn không thể chấp nhận được. Nếu Trung Quốc được phép chiếm vùng lãnh thổ nằm cách bờ biển nước mình đến hơn 1.000 dặm, thì còn nước nào được yên?”, giáo sư Mỹ đặt vấn đề. 

Sở dĩ Trung Quốc hiện có những hành động hung hăng tại Biển Đông là vì Mỹ, cường quốc duy nhất có khả năng ngăn nước này lại, đã chẳng có hành động gì. 
“Washington cần thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, bằng cả về sức mạnh lẫn lịch sử. Ít nhất, Washington cũng nên yêu cầu Trung Quốc trưng ra các cơ sở lịch sử cho vô số tuyên bố mà Trung Quốc đã đưa ra để cho thấy rằng theo lịch sử ghi nhận, thì Trung Quốc chỉ là 1 con hổ giấy”, giáo sư Thornton kết luận.

Hoàng Uy

===================
 

Không may cho cả Washington và Bắc Kinh là mục tiêu của 2 nước, gồm hoạt động xây đảo và tự do hàng hải, lại đối nghịch nhau. Theo nhận định của giáo sư Thornton, sớm muộn gì cũng sẽ có đụng độ giữa quân đội 2 bên, rồi các sự cố sẽ xảy ra tiếp theo và có lẽ sẽ gia tăng về số lần.

Truyền thông Trung Quốc đang yêu cầu Mỹ phải rút khỏi Biển Đông trước khi quá muộn, đồng thời khẳng định Trung Quốc kiên định với chiến lược hiện diện tại Tây Thái Bình Dương.

“Mỹ nên chấp nhận lời thách thức của Trung Quốc càng sớm càng tốt”, giáo sư đề xuất.

 

Bởi vậy, vấn đề chỉ còn là thời gian. Híc!

Muốn chính danh thì vấn để đầu tiên phải đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Tất nhiên là Hoa Kỳ phải khởi xướng việc này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước một Trung Quốc không giấu tham vọng, làm thế nào ổn định?

Thứ Sáu, 12/06/2015 - 05:05
 

“Trước một nước Trung Quốc không che giấu tham vọng trở thành cường quốc lớn, để có sự ổn định ở Đông Á rất cần sự hợp tác giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.” – GS Ezra Vogel.

 >>  Biển Đông và sự đánh tráo khái niệm của Trung Quốc

 >>  Nhật đang tạo sợi xích nóng chặn Trung Quốc trên biển

LTS: GS Ezra Vogel là Giáo sư danh dự của Đại học Harvard, chuyên nghiên cứu về Đông Á. Tuần Việt Nam vừa có cuộc trò chuyện với ông xung quanh một số vấn đề nổi bật tại khu vực này.

 

Hiểu đúng, chính xác lịch sử

Thưa Giáo sư Vogel, nhiều mối quan hệ ngoại giao ở Đông Á đã trở thành con tin của lịch sử, chịu sự chi phối rất lớn của yếu tố đó. Hiện “vấn đề lịch sử” đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết giữa các nước Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc, ông bình luận như thế nào về điều này?

GS Ezra Vogel: Lịch sử đã diễn ra như thế nào ít nhiều phụ thuộc vào cách bạn suy nghĩ về nó. Mỹ từng là kẻ thù của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai. Nhiều người Mỹ đã đổ máu trong cuộc chiến đó. Nhưng sau đó, hai nước đã trở thành đồng minh thân cận.

Nhân đây tôi nói chút xíu về mối quan hệ Mỹ và Việt Nam. Hai nước cũng từng là kẻ thù. Nhưng lịch sử đã là quá khứ, giờ đây, hai nước đang xích lại gần nhau hơn.

Quay trở lại câu chuyện Đông Á. Mối quan hệ láng giềng giữa Trung Quốc và Hàn Quốc thì lại khác. Những hận thù trong quá khứ, vẫn được lôi ra trong một số trường hợp để chỉ trích người láng giềng Nhật Bản. Những người Nhật Bản mà tôi được biết cho rằng, chiến tranh thì luôn tàn nhẫn, nhưng đó là chuyện của quá khứ, hiện giờ Nhật Bản là một đất nước yêu hòa bình, và họ luôn chủ động nói lời xin lỗi để hàn gắn vết thương trong quá khứ.

Tiếc rằng, Trung Quốc và Hàn Quốc thì vẫn còn đeo đẳng quá khứ, ở một số nơi, có lúc, họ vẫn cố tình sử dụng những mâu thuẫn trong lịch sử để kích động người dân nước này, chống lại nước kia. Chẳng hạn người Trung Quốc từng có những hành động tẩy chay đối với người Nhật.
 
vogel12-6-a6134.jpg
GS Ezra Vogel trao đổi với phóng viên VietNamNet tại Boston, Hoa Kỳ. (Ảnh: BGF)
 

Không thể phủ nhận, các mối quan hệ hiện tại luôn phụ thuộc vào cách chúng ta ứng xử với quá khứ, đặc biệt trong quan hệ giữa hai quốc gia trong cùng khu vực.

 

Mối quan hệ giữa hai đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ ở Đông Á là Nhật Bản và Hàn Quốc nếu tiếp tục thất bại trong việc cải thiện những bất đồng gay gắt khởi nguồn từ lịch sử thì rõ ràng Trung Quốc sẽ hưởng lợi có đúng không, thưa Giáo sư?

GS Ezra Vogel: Về lâu dài, Trung Quốc sẽ trở nên mạnh hơn. Trước một nước Trung Quốc không che giấu tham vọng trở thành cường quốc lớn, để có sự ổn định ở Đông Á rất cần sự hợp tác quân sự giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hàn Quốc đã có quan hệ về kinh tế với Trung Quốc tốt hơn với Mỹ mặc dù quan hệ chính trị thì gắn bó với Mỹ hơn. Do đó, sẽ rất khó cho Hàn Quốc để tìm ra cách hành xử ra sao cho hợp lý.

Ngoài ra còn một vấn đề khác trong khu vực cũng thu hút sự quan tâm của công luận, đó là một Triều Tiên thống nhất sẽ như thế nào? Trong trường hợp này, liệu một nước Triều Tiên thống nhất sẽ trở thành đồng minh của Trung Quốc hay với Mỹ.

Mặc dù vẫn duy trì quân đội ở Hàn Quốc, nhưng người Mỹ cũng đã tính đến tương lai, khi hai miền Triều Tiên sẽ thống nhất. Những trao đổi thẳng thắn với Trung Quốc, một nước đóng vai trò quan trọng trong khu vực và cũng là đồng minh thân cận của Triều Tiên là việc làm cần thiết cho tương lai khu vực.

 

Năm ngoái, có một sự kiện thu hút sự quan tâm của công luận quốc tế. Đó là việc Trung Quốc dành hai ngày để tưởng nhớ “Ngày chiến thắng chống quân xâm lược Nhật Bản” và “Ngày tưởng niệm vụ Thảm sát Nam Kinh”. Ông bình luận thế nào về cách một số lãnh đạo quốc gia đã sử dụng cái gọi là chủ nghĩa dân tộc?

GS Ezra Vogel: Ví dụ, một quốc gia rất rộng lớn như Trung Quốc, người giàu có, kẻ nghèo có, mỗi vùng lại có những đặc thù riêng, thì giới lãnh đạo rất cần những chiến lược đặc biệt.

Thông thường, để giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ sau, những người đi trước luôn nói về chiến tranh, luôn nói về những mất mát, thua thiệt, khốn khó mà họ từng trải nghiệm nhằm lay động tình cảm, lôi kéo và thuyết phục người dân ủng hộ.

Quay trở lại câu chuyện của khu vực Đông Á. Rõ ràng, các nước này không thể thay đổi quá khứ, theo ông, có cách nào để giúp họ có thể vượt qua những mâu thuẫn quá khứ như chúng ta đang thấy?

GS Ezra Vogel: Để tìm ra lối thoát khỏi những rào cản xung đột trong lịch sử thì chúng ta cần phải hiểu đúng và chính xác những gì đã diễn ra trong lịch sử. Và như vậy hãy nói thật, nói đúng như những gì lịch sử đã diễn ra.

Còn cách đối diện quá khức, hãy nhìn cách làm của ông Nelson Mandela. Ông ấy đến Liên hợp quốc và nói rõ là sẵn sàng tha thứ để hướng về tương lai. Tôi nghĩ đây là cách để các nước xóa bỏ thù hận vì tương lai mới là quan trọng. Lịch sử có thế nào thì cuối cùng chúng ta cũng luôn phải tìm đến sự hòa giải, tha thứ và tiến về phía trước.

 

Nhật muốn đóng vai trò lớn hơn

Vẫn liên quan đến khu vực Đông Á, xin được chuyển sang một nội dung khác cũng đang thu hút sự quan tâm của công luận. Theo thông tin gần đây, Trung Quốc xác nhận đã có 57 quốc gia trở thành thành viên sáng lập của AIIB, tuy nhiên, lại không có Nhật Bản – nước được kỳ vọng do có tiềm lực kinh tế khổng lồ. Liệu sự ra đời của AIIB có làm lạnh thêm quan hệ Nhật– Trung vốn luôn căng thẳng?

GS Ezra Vogel: Khi lập một ngân hàng quốc tế, thường người ta muốn tính đến cái lợi cho mình trước. Trong trường hợp Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nhiều hợp đồng xây dựng được dành cho các công ty Nhật Bản. Ở châu Á hiện nay, với Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB), họ cũng sẽ ký nhiều hợp đồng với các quốc gia khu vực để giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng và nhiều hợp đồng đó sẽ rơi vào tay Trung Quốc.

Hiện nay, trong chính quyền Mỹ vẫn chưa có sự thống nhất về cách phản ứng trước việc Trung Quốc thành lập AIIB. Không thể phủ nhận, người Mỹ đã chưa sẵn sàng và chưa xử lý tốt về việc này. Chính phủ Mỹ đã khá bối rối khi nhiều nước bày tỏ muốn tham gia. Tôi nghĩ, nhiều khả năng Mỹ cũng có thể tham gia.
 
senkaku12-6-a6134.jpg
Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản áp sát tàu Hải giám Trung Quốc trên vùng biển quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. (Ảnh: Asahi Shimbun)
 

Ông có cho rằng Trung Quốc sẽ được hưởng lợi thế nào từ sáng kiến này?

GS Ezra Vogel: Sẽ rất có lợi cho Trung Quốc khi thành lập một ngân hàng như vậy. Từ sáng kiến này, Trung Quốc sẽ nhận được sự hợp tác từ những nước liên quan. Và dĩ nhiên họ cũng thu được lợi nhuận.

Như chúng ta biết, những năm qua, khu vực công nghiệp của Trung Quốc đã phát triển rất nhanh. Chỉ riêng sản lượng thép và một số nguyên quan trọng khác trở nên dồi dào. Điều này cho phép họ có thể đầu tư, hỗ trợ những nước khác, nơi mà họ đang nhắm tới. Việc có một ngân hàng như AIIB sẽ giúp Trung Quốc phục vụ lợi ích kinh tế, chính trị của mình.

Ngay cả những sinh viên xuất sắc của Harvard cũng đang được AIIB chiêu mộ. Kể ra điều đó cho thấy, Trung Quốc đang rất quyết tâm đưa AIIB đi vào hoạt động.

 

Theo ông, vì sao Nhật Bản lại từ chối tham gia AIIB?

GS Ezra Vogel: Theo tôi, ông Shinzo Abe tỏ ra thận trọng. Có rất nhiều lý do khiến ông ấy chưa quyết định tham gia ngân hàng này vào lúc này. Tuy nhiên theo tôi biết, cũng đã có những thảo luận ban đầu của chính phủ của ông Abe và phía AIIB.

Cuối tháng 4 vừa rồi, tại cuộc hội đàm cấp cao, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhất trí mở rộng liên minh song phương ra quy mô toàn cầu nhằm đảm bảo hòa bình và thịnh vượng trong và ngoài châu Á-Thái Bình Dương. Ông đánh giá ra sao về động thái này?

GS Ezra Vogel: Như các bạn biết đấy, hồi những năm 1990, do những điều kiện trong nước, Nhật Bản thay Thủ tướng gần như mỗi năm một lần. Hiện giờ ông Abe đã và đang tại vị lâu hơn các vị tiền nhiệm. Đây sẽ là thời điểm tốt để ông ấy triển khai bàn thảo những vấn đề dài hạn.

Kết quả chuyến thăm Mỹ vừa rồi cho thấy, Thủ tướng Nhật đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho mục đích chuyến thăm. Ông ấy đã thể hiện sẽ đảm nhận trách nhiệm và sẽ có những đóng góp nhiều hơn đối với thế giới.

Những tín hiệu từ ông Abe cũng cho thấy, ông ấy và chính phủ Nhật đang có những quyết tâm sẵn sàng cho các mối quan hệ quốc tế cũng như đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo hòa bình và thịnh vượng trong và ngoài châu Á-Thái Bình Dương.

Câu hỏi cuối cùng, Mỹ và Trung Quốc được xem như là hai cường quốc lớn mạnh nhất hiện nay. Theo ông, quan hệ Mỹ - Trung sẽ chi phối thế giới như thế nào trong kỉ nguyên mới?

 

GS Ezra Vogel: Tôi nghĩ Mỹ và Trung Quốc cần ngồi lại với nhau, cùng nhau thảo luận về các vấn đề khu vực và thế giới.

Không giống như quan hệ đồng minh với Nhật Bản, quan hệ Trung – Mỹ vẫn còn những rào cản và không hề dễ dàng từ quá khứ cho tới hiện tại. Nhưng trong một thế giới hội nhập và ràng buộc hiện nay, hai nước này sẽ động thái tích cực hơn vì họ đều có liên quan mật thiết không chỉ gói gọn trong khu vực Đông Á, mà còn liên quan tới các khu vực khác như ASEAN và Châu Á-Thái Bình Dương.

 

 
GS Ezra Vogel là Giám đốc thứ hai của trung tâm Nghiên cứu Đông Á John Fairbank (từ 1972-1977) của ĐH Harvard và Chủ tịch thứ 2 của Hội đồng Nghiên cứu Đông Á (1977-1980). Ông là Giám đốc danh dự của Chương trình Quan hệ Nhật – Mỹ tại Trung tâm Đối ngoại thuộc Trung tâm Các vấn đề quốc tế năm 1987.

Giai đoạn 1995 – 1999, ông là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á Fairbank. 1997 – 1999: Giám đốc đầu tiên của Trung tâm châu Á. Ông đã từng xuất bản một số cuốn sách như: “Đặng Tiểu Bình và thời đại của ông”, “Sống với Trung Quốc”.

Hiện ông là Thành viên Hội đồng các nhà tư tưởng của Diễn đàn toàn cầu Boston.

 

 

 
 
Theo Lan Anh
Vietnamnet
====================
Bài viết này đặt một vấn đề lớn, có tính quyết định cho sự phát triển toàn cầu trong tương lai:
Trước một Trung Quốc không giấu tham vọng, làm thế nào ổn định?

 

 

Và mô tả ý kiến cá nhân của một vị giáo sư Hoa Kỳ có nghiên cứu sâu về vấn đề này:

GS Ezra Vogel: Tôi nghĩ Mỹ và Trung Quốc cần ngồi lại với nhau, cùng nhau thảo luận về các vấn đề khu vực và thế giới.

Không giống như quan hệ đồng minh với Nhật Bản, quan hệ Trung – Mỹ vẫn còn những rào cản và không hề dễ dàng từ quá khứ cho tới hiện tại. Nhưng trong một thế giới hội nhập và ràng buộc hiện nay, hai nước này sẽ động thái tích cực hơn vì họ đều có liên quan mật thiết không chỉ gói gọn trong khu vực Đông Á, mà còn liên quan tới các khu vực khác như ASEAN và Châu Á-Thái Bình Dương.

 

 

 

 

Vị giáo sư này cũng thừa nhận sự hội nhập toàn cầu là nguyên nhân dẫn đến tác động những sự kiện hiện nay và tương lai."Nhưng trong một thế giới hội nhập và ràng buộc hiện nay". Đây là điểm tiến bộ trong tư duy. Nhưng có điều là ông ta lại xác định một giải pháp, mà lão Gàn cho rằng có xu hướng theo trường phái "lãng mạn", khi cho rằng: "hai nước này sẽ động thái tích cực hơn vì họ đều có liên quan mật thiết không chỉ gói gọn trong khu vực Đông Á, mà còn liên quan tới các khu vực khác như ASEAN và Châu Á-Thái Bình Dương". Về vấn đề hai nước này tìm ra một giải pháp có thể thống nhất quyền lực chi phối toàn cầu thì như vị cựu Thủ Tướng Úc đã phát biểu (Bài mới gần đây, trong topic này), rằng - đại ý: Khó có thể có một sự thống nhất quyền lực chung giữa hai nước Tàu và Mỹ. Cái nhìn của vị giáo sư này có hơi hướng của lão quân sư quạt điện Kissinger

Tất nhiên, với cái nhìn của lão Gàn thì nếu có sự chia sẻ quyền lực và được sự đồng thuận của hai siêu cường trong việc cái việc chi phối cái thể giới khốn khổ này đang hội nhập, là một điều khó hơn cả chứng minh Thượng Đế có thật.

Vào 2008, một tướng Tàu đã có "nhã ý" đề nghị chia sẻ gánh nặng bảo đảm hòa bình thế giới ở Tây Thái Bình Dương cho Hoa Kỳ. Nhưng đô đốc hạm đội VII đã "cám ơn tư tưởng tốt" và từ chối thẳng thừng. Ý kiến của vị tướng Tàu cũng là một phương pháp chia sẻ quyền lực đấy chứ. Hì.

Lão Gàn đã nhiều lần phát biểu rằng: Chỉ có lý thuyết thống nhất mới có khả năng hóa giải các mâu thuẫn ở thế gian.

Đến nay, lão Gàn không có nhu cầu thuyết phục ai điều này. Nói phong long vậy thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lặng lẽ tiếp tướng Trung Quốc

 

(Tin tức 24h) - Ngày 11/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tiếp Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc tại Lầu Năm Góc một cách lặng lẽ.

Theo truyền thông phương Tây, chuyến thăm tới Lầu Năm Góc của tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng.

Bên cạnh đó là vụ hacker tấn công dữ liệu của hơn 4 triệu nhân viên thuộc các cơ quan chính phủ liên bang được quy tội cho hacker Trung Quốc vừa xảy ra.

 

Thông báo của Lầu Năm Góc ghi rõ: “Ông Carter nhắc lại lần nữa những quan ngại của Mỹ về biển Đông và kêu gọi Trung Quốc cùng các bên có chủ quyền tại biển Đông chấm dứt việc bồi đắp đảo nhân tạo, ngừng quá trình quân sự hóa các đảo và theo đuổi giải pháp hòa bình trên các vùng lãnh thổ tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Trước đó ông Carter từng cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế với những hành xử của nước này tại biển Đông.

Không giống các chuyến thăm trước, kể cả chuyến thăm năm ngoái, chuyến thăm lần này của tướng Phạm Trường Long tới Lầu Năm Góc đã không có cuộc họp báo chung.

 

tiep-tuong-tq-my-keu-goi-dung-cai-tao-o-

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (trái) chụp ảnh lưu niệm cùng Thượng tướng Phạm Trường Long ở Lầu Năm Góc hôm 11/6.

 

Theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc Steven Warren: “Phía Trung Quốc đã yêu cầu không muốn truyền thông quan tâm nhiều đến chuyến đi này”.

Được biết, chuyến thăm Lầu Năm Góc của Thượng tướng Phạm Trường Long nằm trong khuôn khố chuyến công du kéo dài một tuần tới Mỹ. Hồi đầu tuần, ông Phạm Trường Long cũng tới thăm tàu sân bay USS Ronald Reagan và các căn cứ quân sự Mỹ.

Ngày 10/6, Phó Đại sứ Trung Quốc tại Washington Wu Xi cho biết, chuyến đi của Thượng tướng Phạm Trường Long như là bước tiền trạm cho chuyến công du sang Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 9 này.

Những diễn biến trong chuyến thăm của ông Phạm Tường Long càng khẳng định, nếu Trung Quốc không có những chuyển biến tích cực ở biển Đông, nước này sẽ khó ăn khó nói với Mỹ cũng như các nước khác trên thế giới.

Còn nhớ, ngày 11/5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh. Trong cuộc gặp này, ông Kerry đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc đang tìm cách thiết lập kiểm soát đối với biển Đông bằng cách bồi lấp các đảo và bãi đá.

Ông đã hối thúc Trung Quốc “có hành động cùng với các bên nhằm làm giảm căng thẳng và mở đường cho một giải pháp ngoại giao” đối với các tranh chấp lãnh thổ trên tuyến đường biển then chốt của thế giới này.

Sơn Ca (Tổng hợp)

====================

Tóe ra nà hôm wa tướng Tàu mới gặp tướng Mỹ. Vậy mà lão Gàn lại cứ tưởng gặp rùi, nên vội vã "chứng nghiệm lời tiên tri". Nhưng hổng có chi! Lão Gàn vẫn cứ phán hơn hẳn đồ bỏ. Nước Mỹ quả nà nửng nơ con cá zdàng trong chuyến thăm này của tướng Tàu. Vậy mà thăm nàm chi cho tốn tiền thuế của nhân dân. Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung Quốc yêu cầu Mỹ giấu nhẹm đàm phán về Biển Đông với dư luận
 

(Quốc tế) - Phạm Trường Long đã chối bỏ tất cả các nội dung phía Mỹ lên án, chỉ trích ngược lại Hoa Kỳ làm căng thẳng tình hình khu vực.

 

pham_truong_long.jpg

Ông Phạm Trường Long đến Lầu Năm Góc hội đàm ngày hôm qua. Ảnh: Đa Chiều.

 

Business Standard ngày 12/6 đưa tin, Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tại Lầu Năm Góc hôm qua 11/6. Tuy nhiên Bắc Kinh đã yêu cầu giới truyền thông nhà nước hạn chế sự chú ý với nội dung đàm phán Mỹ – Trung về Biển Đông trong chuyến thăm này. Và không giống các chuyến thăm trước đó, lần này hai bên không tổ chức họp báo chung sau hội đàm.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Steve Warren nói rằng, phía Trung Quốc đã yêu cầu không để giới truyền thông chú ý nhiều đến chuyến đi này mà không cho biết thêm chi tiết. Business Standard lưu ý, các quan chức hàng đầu của Mỹ gần đây đã lên án gay gắt hành vi bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng. Mới đây nhất Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt ngay lập tức và lâu dài các hoạt động bồi lấp và xây dựng này.

Hãng thông tấn Nga Ria Novosti ngày 12/6 cho biết, ông Ash Carter đã nhắc lại với Phạm Trường Long rằng Mỹ quan ngại tình hình ở Biển Đông, kêu gọi Bắc Kinh và các bên liên quan chấm dứt theo đuổi yêu sách chủ quyền bằng việc quân sự hóa hơn nữa, đồng thời tìm kiếm một giải pháp hòa bình xử lý tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế. Hãng tin Nga cho rằng Trung Quốc tiếp tục bất đồng về “phân định Biển Đông với một số quốc gia như Việt Nam, Philippines, Malaysia.”

Ria Novosti cũng cho rằng trong khi Mỹ thúc giục các bên thương lượng với nhau để tránh căng thẳng nhưng vẫn tìm cách tăng cường liên minh với một số nước trong khu vực có tranh chấp với Trung Quốc (thực tế là bị Trung Quốc nhảy vào tranh chấp, xâm lược và đóng quân bất hợp pháp – PV). Phạm Trường Long đã chối bỏ tất cả các nội dung phía Mỹ lên án, chỉ trích ngược lại Hoa Kỳ làm căng thẳng tình hình khu vực.

Trung Nam Hải đặc biệt bất mãn trước tuyên bố của Lầu Năm Góc sẽ cho máy bay quân sự và tàu chiến tiến vào 12 hải lý (vùng biển quốc tế) xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

 

--------------------------------------------------------

Bác này ăn gian quá, ai lại chơi trò giấu nhẹm vậy chứ? Hì

Mà giấu kiểu gì mà để cụ Thiên Sứ biết hết vậy cà? hehehe

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Trung Quốc yêu cầu Mỹ giấu nhẹm đàm phán về Biển Đông với dư luận

 

(Quốc tế) - Phạm Trường Long đã chối bỏ tất cả các nội dung phía Mỹ lên án, chỉ trích ngược lại Hoa Kỳ làm căng thẳng tình hình khu vực.

 

pham_truong_long.jpg

Ông Phạm Trường Long đến Lầu Năm Góc hội đàm ngày hôm qua. Ảnh: Đa Chiều.

 

--------------------------------------------------------

Bác này ăn gian quá, ai lại chơi trò giấu nhẹm vậy chứ? Hì

Mà giấu kiểu gì mà để cụ Thiên Sứ biết hết vậy cà? hehehe

 

 

 

Hì! Có lẽ hai ông tướng Tàu Mỹ này nói với nhau những gì thì có thể đoán được, không khó lém. Bởi vì phàm đã là tướng thì chỉ bàn trong lĩnh vực quân sự. Nếu nói về bể Đông thì chỉ là vấn đề mục đích thương lượng sao cho Tàu Mỹ không đụng độ nhau. Tất nhiên tướng Tàu phải theo lệnh cấp trên nói về chủ quyền có thể chối bay chối biến và tướng Mỹ cũng chỉ có thể bàn về tự do hàng hải trên biển quốc tế và không thể bị giới hạn như trước khi quân Tàu kéo đến đây. Chính vì giới hạn chính trị đó, nên hai vị tướng này chỉ bàn về làm sao quân Tàu không bị mất mặt nếu quân Mỹ làm căng - đi vào vùng 12 hải lý chẳng hạn. Hoặc Tàu cứ lập vùng phòng không , trừ Hoa Kỳ ra. Hay nói một cách khác: Khả năng tướng Tàu muốn thực hiện ý đồ của mình và được Hoa Kỳ lờ đi, không can thiệp. Đó là lý do mà phải không công bố với báo chí, vì như vậy nó...maphia wá và không chính danh. Nhưng nếu giả thiết trên là đúng thì tướng Mỹ cũng không thể chấp thuận được, mà chỉ lửng lơ con cá zdàng rằng luôn tuân thủ luật pháp quốc tế và ủng hộ mọi sáng kiến không gây căng thẳng thêm ở bể Đông. Bởi vậy, mần răng mà có tuyên cha chung được. Không giải quyết được việc gì, tướng Tàu sang Cu...cho đỡ tốn tiền khách sạn. Hì.

Việc nhớn thì phải để hai ông nhớn như ngài Chủ Tịch Tàu và Tổng Thống Mỹ lói chiện lào ra chiện ý. Mần răng mà hai ông võ biền lói mí nhau được. Bởi vậy, đoạn sau mới hấp dẫn.

Mún bít sự thể thế lào, xin xem hồi sau sẽ dõ.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc bài này, tự ái lổi nên đùng đùng. Nên phải bốt vào đây để thanh minh cho mấy trự thầy bói Việt.

=============================

Nhờ thầy bói nổi tiếng nhất, Chu Vĩnh Khang vẫn phải vào tù

Thứ Sáu, 12/06/2015 - 16:02
 

Dân trí Ngày 11/6, cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đã bị tuyên án chung thân, vì nhiều tội danh trong đó có làm lộ bí mật nhà nước. Ít ai biết rằng, ông Chu đã đưa tài liệu mật cho một thầy bói nhưng vẫn không tránh được "vận hạn".

 >> Chu Vĩnh Khang nói gì trong ngày nhận án chung thân?
 >> Chu Vĩnh Khang tiều tụy, tóc bạc trắng nhận tội trước tòa
 >> 5 điều cần biết sau bản án của Chu Vĩnh Khang

 

Zhuo-Yongkang-cc41f.jpg
Chu Vĩnh Khang bị tòa tuyên án tù chung thân (Ảnh: Getty)
 

Vụ xét xử bí mật Chu Vĩnh Khang đã để lộ ra không chỉ tình trạng tham nhũng khủng khiếp trong hàng ngũ quan chức chóp bu Trung Quốc, mà còn đồng thời vén bức màn bí mật, về mối liên hệ chặt chẽ giữa các quan chức chính phủ cấp cao, với một thầy tướng số bí ẩn, người được biết đến với biệt danh “nhà hiền triết Tân Cương”.

Ở tuổi 73, ông Chu đã bị kết án tù chung thân vì tội danh tham nhũng, lạm dụng quyền lực và làm lộ bí mật nhà nước, truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 11/6 đưa tin.

Đáng chú ý, trong số 5 người có liên quan đến vụ án, có Cao Yongzheng, một thầy bói kiêm người luyện khí công nổi tiếng Trung Quốc..

“Chu đã để lộ 5 tài liệu cực kỳ bí mật và một tài liệu mật cho Cao Yongzheng, một người không có thẩm quyền, vi phạm trực tiếp Luật bí mật nhà nước”, Tân Hoa Xã khẳng định, dẫn phán quyết của tòa.

“Việc cố ý để lộ bí mật nhà nước” cho Cao là “vụ việc đặc biệt nghiêm trọng nhưng không đẻ lại hậu quả lớn”, tòa án cho biết thêm mà không giải thích về các chi tiết bị lộ.

Cao là ai và vì sao lại được Chu Vĩnh Khang cung cấp những tài liệu tuyệt mật? Vị thầy tướng số này sinh năm 1959 tại tỉnh Sơn Đông, phía Đông Trung Quốc, nhưng sau đó đổi tên thành “nhà hiền triết Tân Cương”, theo tên khu vực Cao lớn lên.

Theo tạp chí Caixin tại Trung Quốc, trong những năm 1990, ông này “trở nên nổi tiếng vì được cho là có năng lực siêu nhiên”. Một trong những khả năng đó là đoán trước tương lai, vận hại của mỗi người và điều trị các loại bệnh nan y.

Năm 1993, Cao luyện thêm khí công, và được cho là đã từng dự đoán chính xác việc Bắc Kinh sẽ giành quyền đăng cai Olympic 2008.

Vị thầy tướng số này “giàu lên nhanh chóng nhờ tận dụng mạng lưới quan hệ rộng khắp mà ông ta lặng lẽ tạo dựng được, đặc biệt là tại Bắc Kinh”, tờ Want China Times của Đài Loan từng đưa tin trong một bài viết năm 2013.

Mạng lưới quan hệ này có Chu Vĩnh Khang, người từng là “ông trùm” ngành an ninh Trung Quốc, cùng nhiều quan chức cấp cao khác trong chính phủ.

Con trai của Chu Vĩnh Khang là Chu Bân, cùng Lý Xuân Thàn, nguyên phó bí thư tỉnh Tứ Xuyên, đều từng là chỗ thân thiết với Cao. Đến nay cả Chu Bân và Lý Xuân Thàn đều đã bị bắt trong các vụ điều tra tham nhũng.

Trong phiên tòa xét xử hồi tháng 4, ông Lý bị cáo buộc lạm dụng quyền lực và “có những hành vi mê tín dị đoan và phong kiến”.

Sự thân thiết với các quan chức đã giúp Cao giàu lên không ngừng. Năm 2005, Cao đã cùng một cựu quan chức của Tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc (CNPC) hùn vốn kinh doanh, phát triển các dự án dầu khí tại Tân Cương và tỉnh Cát Lâm, tờ Caixin khẳng định.

Dù vậy, năng lực thần bí của Cao đã không thể giúp ông này nhìn thấy trước ngày mình phải hầu tòa cũng như việc khách hàng thân thiết và quyền lực nhất Chu Vĩnh Khang bị “đả”. Cao bị bắt hồi năm ngoái, khi đang tìm cách trốn sang Đài Loan.

Thanh Tùng
Theo Guardian

=============================

Cái thứ nhất là thày bói nổi tiếng nhất thì vưỡn kí là thày bói Tàu. Mà lão Gàn nói dồi: Thày Tàu chỉ là thứ truyền nhân khập khiễng của nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Lão Gàn đã ít nhất hai lần xác định thân chủ sẽ phải đi tù nếu...

1/ Lần thứ nhất - ngày ấy vào khoảng năm 2000, lão Gàn vốn vô danh tiểu tốt - lão đến một thân chủ và phán : Ông không đập cái bếp đi sẽ phải đi tù từ hai tháng đến hai năm. Khốn khổ cho lão Gàn là cái bếp thân chủ mới xây xong tốn cả 100 cây vàng. làm sao mà đập được. Nên bị tạm giam. Xui cho thân chủ của lão Gàn là ngay sau đó lão bị chủ nhà đòi lại nhà, nên thân nhân của thân chủ không biết tìm lão ở đâu để hóa giải, thế là bị giam cho đến khi người nhà của ông ta tìm được lão Gàn, thì đã 18 tháng trôi qua. Âu cũng là cái số.

2/ Lần thứ hai ở Vũng Tàu - khoảng năm 2005/ 2006, lão gàn đến xem nhà cho một vị mần ở Dầu Khí. Lão phán: Nếu không làm lại bể phốt (Hầm cầu) thì sẽ đi tù sau sáu tháng. Phán xong lão Gàn đưa cho cái carvidite ghi rất oai: Giám đốc Trung Tâm nghiên cứu lý học Đông Phương. Ông ta đưa cho một bà thầy theo Phoengshui Tàu - (Vì lúc ấy Địa Lý Lạc Việt đang bị chửi vung xích chó trên các trang mạng. Ai muốn mần ăn bằng phoengshui thì cứ phải vỗ ngực xưng là phoengshui Tàu chính hiệu) - Bà thầy này vốn xem cho các vị mần ở Dầu khí từ trước đến nay, tỏ ra cao thủ, sau khi xem car của lão Gàn thì phán: "Đây là một tổ chức dởm. Vì đằng trước car ghi tiếng Việt là Lý học Đông phương, nhưng mặt sau lại ghi bằng tiếng Anh là Chiêm tinh học Đông phương". Thân chủ lão Gàn gật đầu khen phải và không nghe lời lão Gàn.

Việc này làm lão Gàn tức điên vì không thể chứng minh cho thân chủ rằng: Tiếng Anh phổ biến của nền văn minh hiện đại không đủ chữ để dịch một ngôn ngữ cao cấp hơn nó là tiếng Việt.

Vụ hàng loạt wan chức dầu khí ở Vũng Tàu ra tòa sau đó vào thời gian này, cả làng Vũ Đại đều bít.

Bởi vậy, nếu Lão Gàn mà xem "bói " cho Chu Vĩnh Khang lúc tại chức, thì chắc chắn sẽ nói - ít nhất tế nhị - thế này: Ông sắp có hạn lớn, nhẹ thì đại tang, hai là có tranh tụng. Thế thôi, chứ bố lão Gàn cũng không dám nói - lúc ông ta đang hét ra lửa: Ông sẽ phải đi tù. Hì.

Tóm lại, thày Tàu hoặc theo sách Tàu thì không thể hoàn hảo. Khi rơi vào những vùng sai lạc của lý thuyết thì...ăn đạn. Thí dụ như trường hợp của ông Chu Vĩnh Khang. Còn thày Việt, chỉ cần các đệ tử hạng nhất của lão Gàn cũng đủ để thực hiện những ca phoengshui đặc sắc, thí dụ như: Hoàng Triều Hải, Thiên Luân, Thiên Đồng.... Nếu phoengshui Lạc Việt dở thì họ không thành công như vậy.

Phong thủy, dự báo....là những ngành khoa học thực sự của nền văn minh Đông phương. Nó mô tả những quy luật vũ trụ có khả năng tiên tri và đem sự hiểu biết những quy luật vũ trụ này để mang lại lợi ích cho con người. Nhưng nó là  một lý thuyết cao cấp vượt trội hơn hăn tất cả mọi thứ lý thuyết của nền văn minh hiện đại. Nhưng điều này chỉ có thể xác định từ nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Thày bói giỏi nhất nước Tàu có thể sai, những không có nghĩa là giá trị của cả một nền văn minh huyền vĩ phải sai theo sự dốt nát của vị thày Tàu này. Vì nền văn minh này không phải của Tàu. Đây cũng là một ví dụ cho thấy nền văn minh Đông phương không có cội nguồn từ Tàu.

==============

PS: Quý vị có thể thắc mắc: Không lẽ cái bể phốt (Hầm cầu), hoặc cái bếp lại làm ảnh hưởng đến sự nghiệp họ như vậy? Không lẽ sửa lại thì họ đã phạm tội thành không phạm tội nữa chăng? Không phải như vậy. Nếu bể phốt và bếp làm đúng cách thì nó sẽ tác động đến tư duy của gia chủ và - trong trường hợp này - họ đã không có ý nghĩ phạm tội. Còn nếu nó đã tác động làm họ đã phạm tội - tức sự việc đã quá giới hạn để có thể thay đổi  - thì họ lại không thể thay đổi.

 

.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bà chị Aung San Suu Kyi mần cái chính chị, nên bà rất hiểu cái "chính em". Hì. Bởi vậy bà chị có thể vì tư cách chính em, nên sẽ hoan hỉ sang Tàu ăn vịt quay Bắc Kinh, nhậu rượu Mao Đài và ngắm cảnh ở Đằng Vương Các. Tuy nhiên bà chị rất hiểu phải quyết định cái chính em sẽ như thế lào. Hì.

"Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ..."

 

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/5159-quan-vang/page-210#entry241341

=====================

Tập Cận Bình nói gì với bà Aung San Suu Kyi?

Hồng Thủy

12/06/15 07:10

(GDVN) - Ông Bình kêu gọi giữ mối quan hệ ổn định với Myanmar bất kể ai sẽ trở thành lãnh đạo quốc gia này sau cuộc bầu cử sắp tới.

 

tap_can_binh_aung_san_suu_kyi.jpg

Ông Tập Cận Bình tiếp bà Aung San Suu Kyi. Ảnh: SCMP.

 

South China Morning Post ngày 12/6 đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình đã tiếp bà Aung San Suu Kyi - Chủ tịch Liên đoàn quốc gia vì dân chủ Myanmar tại Nhân Dân đại lễ đường. Ông Bình kêu gọi giữ mối quan hệ ổn định với Myanmar bất kể ai sẽ trở thành lãnh đạo quốc gia này sau cuộc bầu cử sắp tới.

"Chúng tôi hy vọng và tin rằng phía Myanmar sẽ duy trì một lập trường nhất quán về quan hệ Trung Quốc - Myanmar, đồng thời cam kết nâng cao mối quan hệ thân thiện, cho dù tình hình nội bộ (Myanmar) có thay đổi thế nào cũng không vấn đề gì", Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình tuyên bố.

Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc và Myanmar "cùng chung vận mệnh" và kêu gọi bà Aung San Suu Kyi đóng vai trò "xây dựng" trong việc hướng dẫn người Myanmar xem xét hợp tác song phương một cách "hợp lý, không thiên vị". Bình luận của Tập Cận Bình được đưa ra trong bối cảnh quan hệ hai nước trở nên căng thẳng bởi các đụng độ giữa quân đội chính phủ với phiến quân người Hán ở Kokang giáp Vân Nam cũng như sự thay đổi chính sách của Myanmar với phương Tây từ khi cải cách chính trị.

Một cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức sớm tại Myanmar cuối năm nay, mặc dù bà Aung San Suu Kyi không thể tranh cử vì 2 con trai bà mang quốc tịch Anh, nhưng đảng của bà có thể đóng vai trò lớn.

Trong ngày Thứ Tư 10/6, phiến quân người Hán ở Kokang đơn phương tuyên bố ngừng bắn sau yêu cầu từ chính phủ Trung Quốc. Bản tin tiếng Trung Quốc của Tân Hoa Xã cho biết ông Tập Cận Bình tiếp bà Aung San Suu Kyi với chức danh Chủ tịch nước chứ không phải Tổng bí thư, Đa Chiều ngày 12/6 cho rằng đây là một dấu hiệu lạ so với phong cách ngoại giao của Trung Nam Hải.

 

 

Hồng Thủy
 

=====================

Bít ngay mà, bà Aung San Suu Kyi sẽ sang Pê Canh, không hỉu có zdịt quay Pắc Kin với Mao Đài đại tiên tửu không, chứ quả là: Hảo! Hảo! Hảo lớ. Lão Gàn thì chẳng chính chị, chính em gì cả, chẳng wa vì nó dính đến cái bể Đông, nên bàn chơi cho zdui. Quí zdị định mần cái gì mà ảnh hưởng xấu tới bể Đông thì cứ gọi là lão cho toạc móng lợn hết. Hì.

Sợ ngoáo ọp chưa? Khè. Hì.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

[Video] Iran lạc quan về thỏa thuận hạt nhân trước thời hạn chót

(Vnews)

lúc : 12/06/15 09:14

 

TTXVN_iran.jpg
Đại diện các bên đàm phán P5+1 và Iran chụp ảnh chung trước một cuộc họp tại Lausanne, Thụy Sĩ ngày 2/4. (Nguồn: AFP/TTXVN)
 

Căn cứ vào những dấu hiệu tích cực trong đàm phán hạt nhân giữa Iran và Nhóm P5+1, ngày 11/6, Tehran đã nhận định rất lạc quan rằng nước này và các cường quốc thế giới có thể đạt được thỏa thuận cuối cùng trước thời hạn chót, ngày 30/6 tới./.

===================

Tốt lém! Không nằm ngoài dự báo của Lão Gàn. Thời gian để làm chiện khác. Thí dụ như bể Đông chẳng hạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tóc bạc báo hiệu thời mạt vận của quan tham Trung Quốc?

Cập nhật lúc: 14:00 12/06/2015 (GMT+7)

 

Hình ảnh Chu Vĩnh Khang cúi đầu nhận tội với mái tóc bạc trắng khiến các chuyên gia cho rằng, đó là báo hiệu thời mạt vận của đám quan tham Trung Quốc.

 

Phiên tòa diễn ra khá âm thầm hôm 11/6 tại Tòa án nhân dân trung cấp số 1 tại Thiên Tân, Trung Quốc xử cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đánh dấu lần đầu tiên ông xuất hiện công khai kể từ tháng 12/2014. Chính trị gia 72 tuổi này cũng là quan tham Trung Quốc cấp cao nhất bị xét xử về tội danh tham nhũng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền. Ông đã thừa nhận và không kháng cáo đối với tất cả các cáo buộc nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực và cố ý tiết lộ bí mật quốc gia.
Theo China South Morning Post, Tòa án Thiên Tân bắt đầu xử kín vụ án của Chu Vĩnh Khang từ ngày 22/5 nhưng thông tin về vụ xét xử chỉ được biết tới khi phán quyết cuối cùng được đưa ra hôm 11/6. Theo đó Chu Vĩnh Khang bị kết án tù chung thân, tước các quyền chính trị, tịch thu toàn bộ gia sản với tội danh nhận hối lộ, bị kết án 7 năm tù giam về tội danh lạm dụng quyền lực và 4 năm tù giam về tội danh tiết lộ bí mật nhà nước.
 
quan_trung_quoc_1_xmwl.jpg  
Mái tóc bạc của Chu Vĩnh Khang khiến nhiều người không khỏi sửng sốt. Ảnh: AP
 
Tuy nhiên sững sờ hơn cả là khi Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc (CCTV) phát sóng cảnh quay từ phiên tòa cho thấy mái tóc đen quen thuộc của Chu Vĩnh Khang đã biến mất, thay vào đó là mái tóc bạc khiến người ta không thể không chú ý.
Trước khi ông Chu bị khai trừ khỏi ĐCS Trung Quốc và bị bắt hôm 5/12, tóc của ông vẫn còn đen. Phải chăng 7 tháng qua trong tù với những tội danh nghiêm trọng treo lơ lửng trên đầu khiến chính trị gia từng lừng lẫy một thời này đổi màu tóc? Tuy nhiên, cũng có một cách giải thích khác có vẻ hợp lý hơn: đó là thời gian trong tù khiến Chu Vĩnh Khang không còn được dùng thuốc nhuộm tóc, thứ thực ra đã giữ cho màu tóc của ông đen nhánh trước đó?
Theo nhận định của Washington Post, nhiều lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc khi còn đương chức hiếm khi có tóc muối tiêu dù đã đến tuổi không thể cưỡng lại tuổi già. Một số chuyên gia cho rằng phần lớn trong số họ chắc chắn dùng thuốc nhuộm tóc thường xuyên vì muốn trông trẻ trung và khỏe mạnh hơn.
Đối với các chính trị gia “ngã ngựa”, việc cấm nhuộm tóc dường như trở thành một tiêu chuẩn, hoặc có thể coi là dấu hiệu của sự trừng phạt. The Beijing News gần đây công bố một bản so sánh môt số chính trị gia thất thế trước và sau khi bị bắt. Trong đó, điểm nổi bật nhất có thể nhận ra là sự thay đổi màu tóc.
Thậm chí có một số nhà phân tích chăm chăm để ý đến sự thay đổi của màu tóc khi dõi theo không sót một phiên tòa nào xử các chính trị gia cấp cao tham nhũng tại Trung Quốc. Tuy nhiên, đôi lúc họ cũng gặp phải những trường hợp ngoài dự đoán. Theo Paul French, một cây viết của tạp chí Foreign Policy, trong phiên xử cựu bí thư tỉnh Trùng Khánh Bạc Hy Lai hồi năm 2013, ông đã chờ đợi ông Bạc xuất hiện tại phiên tòa với một màu tóc bạc “dễ hiểu”. Tuy nhiên, tóc của ông Bạc không hề bạc và không rõ đó là tóc tự nhiên hay nhuộm màu.
Theo NLĐO
========================
Cái này "khoa học giải thích rằng...", ông Khang đã trên 60 tuổi, nên tóc bạc là do không được nhuộm tóc trong nhà tù.
 
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hì! Có lẽ hai ông tướng Tàu Mỹ này nói với nhau những gì thì có thể đoán được, không khó lém. Bởi vì phàm đã là tướng thì chỉ bàn trong lĩnh vực quân sự. Nếu nói về bể Đông thì chỉ là vấn đề mục đích thương lượng sao cho Tàu Mỹ không đụng độ nhau. Tất nhiên tướng Tàu phải theo lệnh cấp trên nói về chủ quyền có thể chối bay chối biến và tướng Mỹ cũng chỉ có thể bàn về tự do hàng hải trên biển quốc tế và không thể bị giới hạn như trước khi quân Tàu kéo đến đây. Chính vì giới hạn chính trị đó, nên hai vị tướng này chỉ bàn về làm sao quân Tàu không bị mất mặt nếu quân Mỹ làm căng - đi vào vùng 12 hải lý chẳng hạn. Hoặc Tàu cứ lập vùng phòng không , trừ Hoa Kỳ ra. Hay nói một cách khác: Khả năng tướng Tàu muốn thực hiện ý đồ của mình và được Hoa Kỳ lờ đi, không can thiệp. Đó là lý do mà phải không công bố với báo chí, vì như vậy nó...maphia wá và không chính danh. Nhưng nếu giả thiết trên là đúng thì tướng Mỹ cũng không thể chấp thuận được, mà chỉ lửng lơ con cá zdàng rằng luôn tuân thủ luật pháp quốc tế và ủng hộ mọi sáng kiến không gây căng thẳng thêm ở bể Đông. Bởi vậy, mần răng mà có tuyên cha chung được. Không giải quyết được việc gì, tướng Tàu sang Cu...cho đỡ tốn tiền khách sạn. Hì.

Việc nhớn thì phải để hai ông nhớn như ngài Chủ Tịch Tàu và Tổng Thống Mỹ lói chiện lào ra chiện ý. Mần răng mà hai ông võ biền lói mí nhau được. Bởi vậy, đoạn sau mới hấp dẫn.

Mún bít sự thể thế lào, xin xem hồi sau sẽ dõ.

 

 

Lão Gàn phán cứ y như trong kinh:

===========================

Tập Cận Bình giao "chuyện Biển Đông" cho Phạm Trường Long

Hồng Thủy

13/06/15 08:21

 

(GDVN) - Là viên tướng cao cấp nhất của quân đội, Phạm Trường Long được Tập Cận Bình tin cậy nhất giao cho việc quản lý các căng thẳng ở Biển Đông.

 

pham_truong_long_tham_my.jpg

South China Morning Post dẫn nguồn tin cho rằng Hoa Kỳ mời Thường Vạn Toàn, Tập Cận Bình lại phái Phạm Trường Long đi thay. Ảnh: Tân Hoa Xã.

 

South China Morning Post ngày 12/6 bình luận, Bắc Kinh đã điều viên tướng hàng đầu của mình, người được Tập Cận Bình tin cậy nhất sang Lầu Năm Góc để đàm phán với Hoa Kỳ về căng thẳng giữa 2 nước trên Biển Đông. Phạm Trường Long - Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc đang trong chuyến thăm kéo dài 1 tuần tại Mỹ và đã làm việc với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng Lầu Năm Góc mời Phạm Trường Long, nhưng các nhà phân tích tin rằng ông Ash Carter đã mời người đồng nhiệm Thường Vạn Toàn thăm Mỹ, nhưng Trung Nam Hải quyết định phái Phạm Trường Long đi thay.

"Thường Vạn Toàn chỉ là một nhân vật tượng trưng chuyên lo các vấn đề đối ngoại quân sự, Phạm  Trường Long mới là tướng chỉ huy cao nhất trong quân đội, phụ trách tác chiến, vũ khí khí tài và các vấn đề quan trọng khác", Lý Kiệt, một Đại tá Trung Quốc nghỉ hưu tại Bắc Kinh nói với South China Morning Post.

"Là viên tướng cao cấp nhất của quân đội, Phạm Trường Long được Tập Cận Bình tin cậy nhất giao cho việc quản lý các căng thẳng ở Biển Đông nhằm mục đích tránh bất kỳ cuộc đối đầu quân sự nào có thể giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc", Lý Kiệt bình luận.

Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc và các bên liên quan dừng mọi hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông. Trong cuộc tiếp Phạm Trường Long hôm Thứ Năm, Carter lại lặp lại yêu cầu này. Phạm Trường Long ngụy biện, các công trình Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông chủ yếu để "cải thiện điều kiện sống và bảo vệ tốt hơn (cái gọi là) chủ quyền của mình"?!

Phạm Trường Long đã hoạt động như người ủy nhiệm của Tập Cận Bình trong suốt chuyến thăm Hoa Kỳ nhằm xây dựng một cơ chế kiểm soát khủng hoảng mạnh mẽ hơn giữa quân đội Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông. Phạm Trường Long được "đột ngột thăng chức" Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương năm 2012 khi Tập Cận Bình làm Chủ tịch.

Ông Long được xem như "con ngựa đen tốt" của Tập Cận Bình trong số các tướng dưới trướng Từ Tài Hậu. Năm nay 68 tuổi và đến từ Liêu Ninh, Phạm Trường Long có 3 thập kỷ công tác tại Tập đoàn quân 16, căn cứ quyền lực một thời của Từ Tài Hậu.

Năm 2012 Phạm Trường Long đã gói ghém đồ đạc, mua sắm cần câu để chuẩn bị cho ngày tháng tiêu dao khi được nghỉ hưu thì bất ngờ được Tập Cận Bình cất nhắc làm Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương mà không qua Ủy viên Quân ủy trung ương như các tướng khác.

Phạm Trường Long là Tư lệnh đại quân khu Tế Nam trong trận động đất tại Tứ Xuyên 2008. Ông Long đã nhanh chóng điều động chỉ huy 20 ngàn quân đến tâm chấn tham gia khắc phục hậu quả. Ông Long cũng được biết đến với việc bày tỏ thành công lòng trung thành của mình với Tập Cận Bình, không bao giờ do dự trong việc ủng hộ ông Bình chống tham nhũng.

 

 

Hồng Thủy

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mấy cái ông Tướng này bàn kiểu gì mà để cụ Thiên sứ biết trước hết vậy cà? thía mà còn bẩu nhau không thông tin cho giới truyền thông, hihhihi

Share this post


Link to post
Share on other sites