Posted 1 Tháng 6, 2015 Một bài viết quá hay, đúng như những gì chú Thiên Sứ nhận định, đọc bài này ta sẽ thấy cả cô em Ấn Độ trong đó, và VN là chìa khóa duy nhất để giải quyết vấn đề biển Đông Khi Việt Nam là chìa khóa giải quyết tranh chấp Biển Đông Ở thời điểm hiện tại, không nghi ngờ gì về việc châu Á Thái Bình Dương sẽ trở thành tâm điểm của thế giới ít nhất là trong nhiều năm sắp tới. Đây là khu vực tiềm tàng nhiều xung đột ở quy mô lớn hơn gấp nhiều lần so với khu vực nóng nhất thế giới trong 15 năm qua là Trung Đông. Bài viết trên trang Diplomat, Một Thế Giới trích dịch: Khi Việt Nam là chìa khóa giải quyết tranh chấp Biển Đông Châu Á - Thái Bình Dương hội tụ những nền kinh tế lớn nhất và năng động nhất châu Á và trên cả thế giới và đây cũng đang là khu vực đông dân nhất hành tinh. Châu Á - Thái Bình Dương vì thế sẽ là bàn cờ lớn nhất thế giới trong thế kỷ 21, khi nó còn đang thu hút những cường quốc hàng đầu trên thế giới tập trung về đây. Nhưng, điều đáng ngạc nhiên nhất, là chìa khóa cho cả bàn cờ mênh mông và phức tạp này lại là Việt Nam. Trước đó, khi Trung Quốc đóng cửa trong gần ba mươi năm dưới thời Mao Trạch Đông và kể cả sau khi nước này mở cửa nhưng chưa thu được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thì châu Á - Thái Bình Dương rất yên bình. Không có quốc gia nào đủ lớn và đủ mạnh để có ý định mở rộng ảnh hưởng và thâu tóm quyền lực trong khu vực. Nhưng tất cả đã thay đổi sau khi kinh tế Trung Quốc phát triển và bắt đầu thay đổi thái độ với các nước láng giềng. Một trong những yêu cầu phi lý nhất mà Bắc Kinh đưa ra là đòi hỏi quyền làm chủ phần lớn lãnh hải trong khu vực biển Đông, vốn được coi là yết hầu của tuyến đường biển qua eo Malacca. Một khi đạt được tham vọng cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ là quốc gia quan trọng nhất ở toàn bộ khu vực Vậy mục đích lớn nhất của Trung Quốc trong tương lai là gì? Đó là soán vị trí của Mỹ để trở thành siêu cường lớn nhất toàn cầu. Nhưng để đạt được điều đó, Trung Quốc cần trở thành quốc gia lãnh đạo châu Á trước. Trong ý nghĩa đó, mục tiêu làm chủ được biển Đông đối với Trung Quốc quan trọng hơn nhiều so với những tranh chấp ở biển Hoa Đông với Nhật Bản. So với khu vực Đông Bắc Á chỉ có hai quốc gia lớn nhất là Triều Tiên và Nhật Bản, thì Đông Nam Á với hàng chục quốc gia mới là bàn đạp mà Trung Quốc cần để trở thành quốc gia lãnh đạo châu Á. Một khi đã mở rộng ảnh hưởng xuống các quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc có thể tiếp tục mở rộng ảnh hưởng sang khu vực Nam Á và Trung Đông là những khu vực quan trọng còn lại của châu Á. Con đường để trở thành nước lãnh đạo châu Á của Trung Quốc là Nam tiến, chứ không phải Đông tiến. Vì thế, muốn ngăn chặn một sự trỗi dậy và mở rộng quyền lực của Trung Quốc trong tương lai, điều quan trọng nhất là phải ngăn chặn khả năng Nam tiến của Bắc Kinh. Và chìa khóa để làm điều này lại nằm ở Việt Nam. Những nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới quan tâm tới vấn đề châu Á - Thái Bình Dương như Mỹ hay Ấn Độ đã sớm nhận ra rằng việc một ASEAN liên kết lại với nhau để ngăn chặn Trung Quốc là điều không khả thi. Những nước không hoặc ít có dính líu đến tranh chấp ở biển Đông như Malaysia hay Indonesia sẽ không thiết tha với việc nỗ lực cản bước Trung Quốc. Chỉ có hai quốc gia hội đủ những điều kiện cần thiết để trở thành chìa khóa cho vấn đề là Việt Nam và Philippines – những nước nằm ở phía Nam Trung Quốc và đang bị Trung Quốc cưỡng chiếm lãnh thổ trên biển Đông. Việt Nam, vì thế đang được xem là cánh cửa mở ra cho các cường quốc tham gia vào vấn đề châu Á Thái Bình Dương với mục đích đảm bảo ổn định ở khu vực. Ấn Độ là một ví dụ. New Delhi từ lâu đã quan tâm đến vấn đề ở biển Đông và thậm chí đã xuất hiện trong một số hội nghị có liên quan, nhưng Ấn Độ vẫn chưa có tiếng nói chính thức trong vấn đề tranh chấp ở khu vực. Người đã chủ động mời và chấp nhận cho Ấn Độ thể hiện tiếng nói của mình ở khu vực là Việt Nam khi một tuyên bố chung giữa Việt Nam và Ấn Độ về vấn đề biển Đông được chính thức đưa ra vào năm 2014. Tương tự là Mỹ. Dù Mỹ đang là đồng minh của Philippines và sẵn sàng bảo vệ lợi ích cho đồng minh của mình, nhưng Mỹ vẫn chưa có tư cách pháp lý để chính thức tham gia vào cuộc tranh chấp. Hiệp ước đồng minh với Philippines chỉ giúp Mỹ lên tiếng trong những vấn đề có sự hiện diện của nước này. Để có thể cất lên tiếng nói trong những vấn đề ở khu vực, Mỹ cần lời mời từ một quốc gia trong khu vực, và quốc gia muốn Mỹ tham gia nhất ở thời điểm hiện tại không ai khác ngoài Việt Nam. Trên bàn cờ địa chính trị, Việt Nam vì thế đang là chìa khóa quan trọng nhất trên toàn bàn cờ, vì đây là quốc gia đóng vai trò đầu mối liên kết các quốc gia trong khu vực với các cường quốc trên thế giới lại với nhau. Chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương thiên về giải pháp quân sự hơn là chính trị. Việc bật đèn xanh cho Nhật Bản tái vũ trang và tăng cường quan hệ quốc phòng giữa các đồng minh của Mỹ trong khu vực để tạo thành một vành đai vây quanh Trung Quốc, chủ yếu hướng đến việc ngăn chặn khả năng Trung Quốc dùng vũ lực để mở rộng ảnh hưởng. Còn việc ngăn chặn bằng những biện pháp phi vũ lực thì những liên kết giữa các cường quốc trên thế giới và các nước trong khu vực mà Việt Nam đang tạo nên có vai trò cốt yếu hơn. Nó cho phép những cường quốc ở ngoài khu vực như Mỹ và Ấn Độ có thể tham gia sâu hơn và có tiếng nói hơn vào những vấn đề trong nội bộ khu vực để ngăn chặn và gây sức ép đối với Trung Quốc. Thậm chí về phương diện quân sự, Việt Nam cũng đang là chốt chặn quan trọng nhất. Hệ thống liên minh của Mỹ ở khu vực chỉ có tác dụng tạo một vành đai quân sự vây quanh Trung Quốc, nhưng xét về tốc độ phản ứng, những liên minh quân sự kiểu này luôn phản ứng khá chậm chạp và chỉ thích hợp cho một cuộc chiến kéo dài. Còn với những chiến dịch chớp nhoáng thì không. Điều cốt yếu là phải ngăn chặn khả năng Trung Quốc dùng một cuộc chiến chớp nhoáng để đoạt lấy những hòn đảo quan trọng nhất trên biển Đông và biến mọi sự thành việc đã rồi. Bản thân các hạm đội Mỹ không thể luôn có mặt tại khu vực này. Một khi Trung Quốc đã làm chủ được biển Đông thì những kế hoạch ngăn chặn của Mỹ và các đồng minh sẽ không còn nhiều ý nghĩa. Việt Nam là nước duy nhất có đủ tiềm lực quốc phòng để ngăn chặn một chiến dịch chớp nhoáng như vậy, và ngăn chặn Trung Quốc phá vỡ thế cờ ở khu vực. Nhàn Đàm (theo The Diplomat) Cảm ơn Vi Tiểu Bảo đưa tư liệu trong Quán Vắng (Như vậy, VTB chưa vào được các trang học thuật. Để chú nhắc QT Kỹ thuật). Nhận xét đầu tiên của chú với bài viết này là: Dữ kiện là khách quan vì nó đang xảy ra và mọi người đều đã "nhìn thấy" - và không nằm ngoài những dự báo của tôi từ 2008, qua bài "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông" - nhưng phân tích thì lại rất chủ quan và mang tính chất của cái nhìn trực quan, hiện tượng cục bộ. Chú sẽ phân tích từng đoạn để thấy rõ điều này: Châu Á - Thái Bình Dương hội tụ những nền kinh tế lớn nhất và năng động nhất châu Á và trên cả thế giới và đây cũng đang là khu vực đông dân nhất hành tinh. Châu Á - Thái Bình Dương vì thế sẽ là bàn cờ lớn nhất thế giới trong thế kỷ 21, khi nó còn đang thu hút những cường quốc hàng đầu trên thế giới tập trung về đây. Đây là thực tế khách quan - mọi người đều "nhìn thấy" bằng nhận thức trực quan. Nhưng, điều đáng ngạc nhiên nhất, là chìa khóa cho cả bàn cờ mênh mông và phức tạp này lại là Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, người Việt sẽ thấy mình quan trọng và tự hào thực sự, khi Việt sử trải gần 5000 văn hiến được sáng tỏ tính chân lý và được xác định chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Nhưng trong "canh bạc cuối cùng này" , Việt Nam trở nên quan trọng chỉ vì sai lầm chiến lược của Trung Quốc. Do thực tế sai lầm này đã xảy ra, nên Việt Nam trở thành quan trọng. Nhưng mức độ quan trọng chưa phải có tính quyết định trong "Canh bạc cuối cùng". Cách đây vài năm, chính một chính trị gia Hoa Kỳ đã tuyên bố: "Việt Nam không cần ngả theo phe nào". Lời khuyên này của chính trị gia Hoa Kỳ (Nếu tôi nhớ không nhầm thì là một quan chức quân sự cao cấp. Bài đã thể hiện ngay trong topic này). Tất nhiên phát biểu này rất nhiều ý nghĩa, Nhưng qua đó, cho thấy rằng: Việt Nam không phải là mắt xích quan trọng gì cho lắm trong "canh bạc cuối cùng" định vị ngôi bá chủ thế giới. Trước đó, khi Trung Quốc đóng cửa trong gần ba mươi năm dưới thời Mao Trạch Đông và kể cả sau khi nước này mở cửa nhưng chưa thu được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thì châu Á - Thái Bình Dương rất yên bình. Không có quốc gia nào đủ lớn và đủ mạnh để có ý định mở rộng ảnh hưởng và thâu tóm quyền lực trong khu vực. Đoạn này sai hoàn toàn. Tại đây đã có một cường quốc gây chấn động cả thế giới trước và trong Đại chiến thế giới lần thứ II. Đó là Nhật Bản. Nếu như không có sự kiềm chế của một nước thắng trận là Hoa Kỳ, khiến Nhật Bản không phát triển về quân sự, thì chính Nhật Bản sẽ là bá chủ Châu Á Thái Bình Dương từ lâu rồi, Trung Quốc sẽ không có cửa để huyênh hoang như bây giờ. Bằng chứng cho thấy: trong gia đoạn hiện nay, chỉ cần Trung Quốc ọ ẹ và Hoa Kỳ bật đèn xanh thì Nhật Bản lập tức phục hồi và gần như ngay lập tức trở thành siêu cường quân sự - mà trừ vũ khí hạt nhân ra - chưa chắc Trung Quốc thắng Nhật Bản. Còn với Hoa Kỳ - trong giai đoạn hiện nay - hoàn toàn ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang, kể cả vũ khí hạt nhân - với điều kiện tầm bắn không vươn tới Guam. Điều này tôi đã xác định ngay trong topic này, từ khi ngài Abe chưa, hoặc mới lên làm thủ tướng. Nhưng tất cả đã thay đổi sau khi kinh tế Trung Quốc phát triển và bắt đầu thay đổi thái độ với các nước láng giềng.Một trong những yêu cầu phi lý nhất mà Bắc Kinh đưa ra là đòi hỏi quyền làm chủ phần lớn lãnh hải trong khu vực biển Đông, vốn được coi là yết hầu của tuyến đường biển qua eo Malacca. Một khi đạt được tham vọng cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ là quốc gia quan trọng nhất ở toàn bộ khu vực.Vậy mục đích lớn nhất của Trung Quốc trong tương lai là gì? Đó là soán vị trí của Mỹ để trở thành siêu cường lớn nhất toàn cầu. Đây là sai lầm chiến lược của Trung Quốc khi trở thành "quốc gia quan trong nhất trong khu vực". Thực tế khi vươn lên trở thành siêu cường kinh tế đứng hàng thứ ba trên thế giới, nhờ ngồi chung xe với Hoa Kỳ (Trước Nhật Bản bị động đất 2011, khiến bị tụt hạng), Trung Quốc đã rất quan trọng ở Châu Á Thái Bình Dương. Nhưng nếu họ chọn một sách lược quốc gia sáng suốt thì mọi vấn đề sẽ khác đi. Nhưng họ đã sớm trút bỏ cái vỏ "ẩn mình chờ thời" sớm quá. Nên đã xảy ra đối đầu với Hoa Kỳ như mọi người đều biết hiện nay. Vấn đề này, tôi đã công khai xác định từ 2008. Nhưng tôi biết trước việc này từ khi đang viết cuốn sách đầu tiên, chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, là cuốn "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại". Đó là giai đoạn mà tên lửa của Hoa Kỳ bắn "nhầm" vào tòa Đại sứ của Trung Quốc tại cuộc chiến ở Nam Tư cũ. Đấy chính là quả tên lửa cảnh tỉnh của Hoa Kỳ, "thay cho lời muốn nói", rằng: Trung Quốc đừng có giở quẻ. Và cũng ngay từ lúc ấy, Hoa Kỳ đã đề phòng Trung Quốc - một Đồng Minh bất đắc dĩ trong "chiến tranh Lạnh". Vấn đề này tôi đã phân tích trong "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và biển Đông". Nhưng để đạt được điều đó, Trung Quốc cần trở thành quốc gia lãnh đạo châu Á trước. Trong ý nghĩa đó, mục tiêu làm chủ được biển Đông đối với Trung Quốc quan trọng hơn nhiều so với những tranh chấp ở biển Hoa Đông với Nhật Bản.So với khu vực Đông Bắc Á chỉ có hai quốc gia lớn nhất là Triều Tiên và Nhật Bản, thì Đông Nam Á với hàng chục quốc gia mới là bàn đạp mà Trung Quốc cần để trở thành quốc gia lãnh đạo châu Á. Một khi đã mở rộng ảnh hưởng xuống các quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc có thể tiếp tục mở rộng ảnh hưởng sang khu vực Nam Á và Trung Đông là những khu vực quan trọng còn lại của châu Á. Con đường để trở thành nước lãnh đạo châu Á của Trung Quốc là Nam tiến, chứ không phải Đông tiến. Đây chính là sai lầm chiến lược quốc gia của Trung Quốc. Điều này lúc đầu làm tôi cứ tưởng Trung Quốc bị gài gián điệp ở cấp lãnh đạo quốc gia. Nhưng sau này nghĩ lại thì khả năng dốt nát và thiếu tầm nhìn tổng quát vẫn là một nguyên nhân khả thi. Ngay cả việc tu thành Phật , khó đến mức mà 2500 năm qua, vẫn chưa ai hiểu một cách thấu đáo Phật pháp. Những người hiểu được có thể đếm trên đầu ngón tay. Vậy mà vẫn có 8.4000 Pháp môn để thành Phật. Tức là có tới 8. 4000 phương pháp để thành Phật. Huống chi để làm bá chủ thế giới thì còn dễ hơn nhiều, so với một siêu cường. Vì thế, muốn ngăn chặn một sự trỗi dậy và mở rộng quyền lực của Trung Quốc trong tương lai, điều quan trọng nhất là phải ngăn chặn khả năng Nam tiến của Bắc Kinh. Và chìa khóa để làm điều này lại nằm ở Việt Nam. Những nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới quan tâm tới vấn đề châu Á - Thái Bình Dương như Mỹ hay Ấn Độ đã sớm nhận ra rằng việc một ASEAN liên kết lại với nhau để ngăn chặn Trung Quốc là điều không khả thi. Những nước không hoặc ít có dính líu đến tranh chấp ở biển Đông như Malaysia hay Indonesia sẽ không thiết tha với việc nỗ lực cản bước Trung Quốc. Chỉ có hai quốc gia hội đủ những điều kiện cần thiết để trở thành chìa khóa cho vấn đề là Việt Nam và Philippines – những nước nằm ở phía Nam Trung Quốc và đang bị Trung Quốc cưỡng chiếm lãnh thổ trên biển Đông. Trên thực tế hiện nay thì có vẻ như vậy. Và giả sử nó sẽ đúng như vậy thì suy cho cùng, chẳng nước nào wan trọng ở cái xứ Đông Nam Á cả, trong "Canh bạc cuối cùng". Nếu nó quả là wan trọng đến mức cấp thiết như vậy thì Hoa Kỳ đã cố sống, cố chết kéo dài cuộc chiến ở Việt Nam, có lẽ...đến tận ngày hôm nay khi tôi đang gõ hàng chữ này. May quá! Vì nó không quan trọng lắm trong "canh bạc cuối cùng" và cả vòng bán kết khi làm Liên Xô sụp đổ. Nên Hoa Kỳ đã rút ra khỏi cái chảo lửa trong cuộc chiến Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam chỉ đóng vai trò thuận lợi hơn nếu ngả về một phia nào đó, trong hoàn cảnh thực tế hiện nay, mà bắt đầu từ sai lầm chiến lược quốc gia của Trung Quốc. Và với một bài viết như thế này, may lắm khoảng 5000 Dol nhuận bút, không phải là cái gía quá mắc khi nội dung của nó góp phần để Việt Nam ngả về Hoa Kỳ. Đó là lão Gàn cứ nói toạc móng lợn ra như vậy. Việt Nam, vì thế đang được xem là cánh cửa mở ra cho các cường quốc tham gia vào vấn đề châu Á Thái Bình Dương với mục đích đảm bảo ổn định ở khu vực. Ấn Độ là một ví dụ. New Delhi từ lâu đã quan tâm đến vấn đề ở biển Đông và thậm chí đã xuất hiện trong một số hội nghị có liên quan, nhưng Ấn Độ vẫn chưa có tiếng nói chính thức trong vấn đề tranh chấp ở khu vực. Người đã chủ động mời và chấp nhận cho Ấn Độ thể hiện tiếng nói của mình ở khu vực là Việt Nam khi một tuyên bố chung giữa Việt Nam và Ấn Độ về vấn đề biển Đông được chính thức đưa ra vào năm 2014.Tương tự là Mỹ. Dù Mỹ đang là đồng minh của Philippines và sẵn sàng bảo vệ lợi ích cho đồng minh của mình, nhưng Mỹ vẫn chưa có tư cách pháp lý để chính thức tham gia vào cuộc tranh chấp. Hiệp ước đồng minh với Philippines chỉ giúp Mỹ lên tiếng trong những vấn đề có sự hiện diện của nước này. Để có thể cất lên tiếng nói trong những vấn đề ở khu vực, Mỹ cần lời mời từ một quốc gia trong khu vực, và quốc gia muốn Mỹ tham gia nhất ở thời điểm hiện tại không ai khác ngoài Việt Nam. Cô gái Ấn Độ sẽ tham gia vào "canh bạc cuối cùng". Đây là điều lão Gàn nói lâu rùi. Tính tất yếu mang tính quy luật nhận thức được sẽ làm nên khả năng tiên tri. Tất nhiên, lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, mà nền tảng là Âm Dương Ngũ hành, chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Nó mô tả toàn bộ quy luật tương tác của vũ trụ trong suốt hai chiều không gian và thời gian. Nên ai nắm được bí ẩn này đến đâu thì khả năng tiên tri đến đó. Lão Gàn cũng biết sơ sơ, nên "chẳng may" đoán đúng vài chuyện . Từ chuyện tình hình thế giới và đến cả mọi thành tựu của khoa học hiện đại, Ví dụ như"hạt của Chúa". Hì. Chém gió một tý cho đỡ căng thẳng. Thôi, trở lại đề tài chính: Hoa Kỳ muốn mời Việt Nam tham gia trong việc ngăn chặn Trung Quốc ở biển Đông. Đây - lão Gàn phát biểu điều này nhân danh cá nhân thôi nhé, chứ không có ý khuyên ai, hoặc "mục đích gì" nhá (Không cái nhà ông giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam, ông ấy lại hỏi "có mục đích gì" thì phiền lém), rằng thì là thế này: - Xin trân trọng cám ơn tư tưởng tốt. Nhưng để lão Gàn nghĩ đã. Lão Gàn rất hoan hỉ nếu các vị thể hiện bằng hành động tốt (Như các thân chủ mần phoengshui giầu có trả hậu hĩ công lao của lão Gàn vậy. Nghèo thì lão Gàn giúp đỡ. Giầu mà kiết thì đi chỗ khác chơi). Lão Gàn thì cứ chính danh mà làm. Cũng như lão Gàn mất trộm, mất cắp thì lão Gàn kiện và đòi phải trả của lại cho lão Gàn. Mọi chiện căn cứ vào luật pháp. Tất nhiên lão Gàn có cảm tình với vị quan xử kiện thông minh, nhận thức đúng chân lý để bảo vệ lão Gàn. Quan quốc tịch gì lão không wan tâm. Nhưng miễn công minh là lão Gàn có cảm tình và xác định vị quan đó thực sự công minh và không lấy phong bì. Còn các vị quan đang đấu đá tranh ghế chủ tọa đến hồi gay cấn, nhà em cảm tình với vị này thì nhỡ vị kia thấy ghét xử nhà em thì nhà em "mất mẹ nó cả chỉ lẫn chài". Bởi vậy, thế gian này có nhìu chiện "tế nhị và nhạy cảm", đôi khi không thể nói ra. Vấn đề là "hiểu nhau là chính". "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ" mà. Hì! Trên bàn cờ địa chính trị, Việt Nam vì thế đang là chìa khóa quan trọng nhất trên toàn bàn cờ, vì đây là quốc gia đóng vai trò đầu mối liên kết các quốc gia trong khu vực với các cường quốc trên thế giới lại với nhau. Chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương thiên về giải pháp quân sự hơn là chính trị. Việc bật đèn xanh cho Nhật Bản tái vũ trang và tăng cường quan hệ quốc phòng giữa các đồng minh của Mỹ trong khu vực để tạo thành một vành đai vây quanh Trung Quốc, chủ yếu hướng đến việc ngăn chặn khả năng Trung Quốc dùng vũ lực để mở rộng ảnh hưởng.Còn việc ngăn chặn bằng những biện pháp phi vũ lực thì những liên kết giữa các cường quốc trên thế giới và các nước trong khu vực mà Việt Nam đang tạo nên có vai trò cốt yếu hơn. Nó cho phép những cường quốc ở ngoài khu vực như Mỹ và Ấn Độ có thể tham gia sâu hơn và có tiếng nói hơn vào những vấn đề trong nội bộ khu vực để ngăn chặn và gây sức ép đối với Trung Quốc. Thậm chí về phương diện quân sự, Việt Nam cũng đang là chốt chặn quan trọng nhất. Hệ thống liên minh của Mỹ ở khu vực chỉ có tác dụng tạo một vành đai quân sự vây quanh Trung Quốc, nhưng xét về tốc độ phản ứng, những liên minh quân sự kiểu này luôn phản ứng khá chậm chạp và chỉ thích hợp cho một cuộc chiến kéo dài. Còn với những chiến dịch chớp nhoáng thì không. Điều cốt yếu là phải ngăn chặn khả năng Trung Quốc dùng một cuộc chiến chớp nhoáng để đoạt lấy những hòn đảo quan trọng nhất trên biển Đông và biến mọi sự thành việc đã rồi. Bản thân các hạm đội Mỹ không thể luôn có mặt tại khu vực này. Một khi Trung Quốc đã làm chủ được biển Đông thì những kế hoạch ngăn chặn của Mỹ và các đồng minh sẽ không còn nhiều ý nghĩa. Việt Nam là nước duy nhất có đủ tiềm lực quốc phòng để ngăn chặn một chiến dịch chớp nhoáng như vậy, và ngăn chặn Trung Quốc phá vỡ thế cờ ở khu vực. Đoạn này ý cũng na ná như các đoạn trên. Nhưng thôi, tôi kết luận thế này: Thế giới này sẽ phải hội nhập và sẽ phải thống nhất trong một quyền lực quốc tế chỉ đạo. Quyền lực đó là do một quốc gia làm bá chủ hay là một tập hợp mang tính quốc tế. Cho nên, trong 'Canh bạc cuối cùng" này sẽ quyết định diễn biến theo chiều hướng nào. Chiến tranh kết thúc 'canh bạc cuối cùng" hay một cuộc dàn xếp trên cơ sở một quyền lực bao trùm được tất cả các quốc gia công nhận (Thủ tướng Úc mới nói gần đây, nhưng chỉ giới hạn ở Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bài đã đăng trên topic này). Và Việt Nam là "chốt chặn quan trọng nhất" trong một cuộc chiến kết thúc hay là sứ giả của hòa bình cho việc kết thúc giai đoạn chuyển tiếp của lịch sử nền văn minh với sự hội nhập toàn cầu. Đấy mới là vai trò quan trọng nhất của Việt Nam. Việt Nam có khả năng làm việc này - sứ giả hòa bình hay "chốt chặn quan trọng". Nếu là "chốt chặn quan trọng" thì với thực tế hiện nay - theo bài phân tích ở trên - Việt Nam cũng làm được việc này trong trường hợp ủng hộ Hoa Kỳ. Nhưng nếu làm sứ giả hòa bình thì Việt Nam cũng thừa khả năng làm được việc này. Chính vì nền văn hóa truyền thống Việt Nam ẩn chứa một tri thức vượt trội, có khả năng dung hòa những mâu thuẫn trong các thành phần chứa trong tập hợp tri thức cùa nó, nhân danh một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Giả thiết Việt Nam không phải là một chốt chặn quan trọng, thì Hoa Kỳ vẫn thừa khả năng về quân sự để ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc. Bài viết trên về khía cạnh quân sự còn theo cách phân tích của thời thế chiến thứ II. Với giai đoạn phát triển của nền văn minh hiện nay, thậm chí không cần đến căn cứ quân sự ở nước ngoài. Cho nên chốt chặn hay không, không phải là yếu tố cần. Đó là một trong những yếu tố để vị chính khách Hoa Kỳ xác định: "Việt Nam không cần ngả theo phe nào". Tất nhiên Hoa Kỳ không thể ngồi yên để Trung Quốc lấy hết biển Đông và tiếp tục phát triển ảnh hưởng tới cả lục địa châu Á và Trung Đông bằng những hình thức chiếm đoạt trắng trợn. Nếu chiến tranh xảy ra - thì vì bản chất là một cuộc chiến dứt điểm, nó sẽ là một cuộc chiến dẫn đến Hoa Kỳ thua, hoặc Trung Quốc phải đầu hàng. Do đó - do bản chất của cuộc chiến dứt điểm - nên biển Đông không phải chiến trường quyết định. Bởi vậy, nó phải kết thúc ở một chiến trường có tính dứt điểm chính là ngay trên lãnh thổ Trung Hoa mà bắt đầu từ biển Hoa Đông. Đây chính là nguyên nhân lão Gàn xác định "Hoa Đông mới là thùng thuốc nổ. Biển Đông - nếu xảy ra chiến tranh - cùng lắm là dây dẫn nổ". Cái mà Hoa Kỳ cần ở Việt Nam suy cho cùng chỉ là e ngại Việt Nam tấn công Hoa Kỳ trên biển Đông khi dây dẫn nổ bắt đầu cháy. Bởi vậy, ít nhất trong lúc này, Việt Nam tiếp tục tính chính danh về mặt pháp lý và chân lý trong việc đấu tranh cho chủ quyền biển đảo ở biển Đông và thẳng thắn tuyên bố quân lực Việt Nam sẽ không tham chiến ủng hộ phe nào trong chiến tranh ở biển Đông, ngoại trừ bị tấn công trước. Tất nhiên, Việt Nam cần trang bị để đề phòng bị tấn công trước và cần một sự ủng hộ và bảo vệ quốc tế khi bị một quốc gia tấn công trước theo đúng Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc. Tức là hoàn toàn chính danh. Đến giờ phút này, tính chất quan trọng của Việt sử trải 5000 năm văn hiến và là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương, đã xác định vai trò tối quan trong của nó. Nó không chỉ giới hạn vì tính chất tự hào dân tộc, cội nguồn khách quan của lịch sử dân tộc, sức mạnh tinh thần của lòng tự trọng dân tộc Việt. Mà nó còn mang tầm ảnh hưởng quốc tế. Tuy nhiên, đến giờ này thì mọi việc đã quá muộn, cho dù Việt sử được vinh danh tính chân lý ngay bây giờ. Vấn đề chỉ còn "Méo mó có hơn không" mà thôi. Bởi vậy, đây chính là lý do tôi không còn tha thiết lắm với một cuộc hội thảo, hoặc những sự kiện con con liên quan. Đành chờ đến thời gian mà bà Vanga đã nói: "Còn lâu lắm....". Nhưng tôi hy vọng sẽ không lâu. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 6, 2015 2 đòn cực hiểm của Mỹ buộc Trung Quốc “lùi” trên Biển Đông (Quốc tế) - Việc Trung Quốc đang biến những bãi cạn trên quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) thành những căn cứ quân sự (phi pháp) để độc chiếm Biển Đông khiến Mỹ không thể ngồi yên. Diễn biến mới nhất ở Biển Đông Chúng ta đã được chứng kiến một loạt hành động, biện pháp của Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc. Đó là: – Dùng máy bay, tàu chiến tuần tra để thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc (như đưa máy bay B-52 vào Vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông); – Bật đèn xanh cho Nhật Bản xây dựng quân đội mang tính tấn công và sẵn sàng tác chiến tại Biển Đông khi lợi ích quốc gia của Mỹ, Nhật Bản bị xâm hại; Nước Úc cũng chính thức có hành động ở Biển Đông, cùng với đó, liên minh tuần tra của Indonesia, Malaysia và Singapore đang sẵn sàng. Điểm nhấn đặc biệt chú ý là Mỹ – Nhật – Úc (Liên minh quân sự mạnh, trụ cột của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương) đã sẵn sàng can thiệp trực tiếp vào Biển Đông nếu Trung Quốc tiếp tục gây hấn. Do tính chất không thể thỏa hiệp nên các biện pháp cùng hành động của Mỹ và đồng minh nhằm đối đầu với Trung Quốc khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng và rất dễ xảy ra xung đột. Nếu Trung Quốc cứ tiếp tục bồi lấp trái phép các đảo đá, bãi cạn, xây dựng các căn cứ quân sự phi pháp thì sự có mặt của lực lượng quân sự Mỹ – Nhật – Úc sẽ dày đặc hơn, áp lực giáng xuống Trung Quốc sẽ lớn hơn. Tuy nhiên, khi Mỹ chưa ra hết những quân bài trong tay thì còn quá sớm để trả lời câu hỏi: Liệu xung đột quân sự có xảy ra hay không?. Dưới đây có thể là 2 “biện pháp hòa bình” trên Biển Đông theo kiểu Mỹ – như Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á ( Đối thoại Shangri-La ) mới đây. Bán vũ khí, máy bay săn ngầm cho Việt Nam… Phải khẳng định rõ, chủ trương nhất quán của Việt Nam là luôn muốn giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) và luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải xây dựng lực lượng hải quân đủ mạnh, đảm bảo khả năng bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Việc mua sắm máy bay, tàu ngầm, tên lửa đối hải… là nhu cầu tất yếu và phải phù hợp với điều kiện kinh tế, cũng như chỉ hoạt động trong vùng trời, vùng biển Việt Nam, mà không nhằm gây thêm căng thẳng trên Biển Đông. Thượng nghị sĩ John McCainChúng tôi muốn giúp đỡ các nước phát triển năng lực phòng thủ. Không ai trong số chúng ta muốn xung đột quân sự với Trung Quốc. Nhưng chúng ta phải ngăn chặn các hành vi gây hấn của Trung Quốc bằng năng lực quốc phòng mạnh mẽ, bằng quan hệ hợp tác thân cận. Việt Nam đã mua sắm vũ khí của Nga, của Tây Âu và gần đây nhất, đích thân Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho biết ông cùng các thượng nghị sĩ khác sẽ đề nghị nới lỏng hơn nữa lệnh cấm vận vũ khí sát thương để giúp Việt Nam có thêm khả năng tự vệ. Nếu Mỹ sẵn sàng bán máy bay săn ngầm hiện đại hoặc bất kỳ loại vũ khí nào khác phù hợp với định hướng phòng thủ, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam thì không loại trừ khả năng 2 bên sẽ đạt được những thỏa thuận nhất định. Máy bay tuần thám săn ngầm P-3C Orion Chẳng hạn, chống ngầm trong phòng thủ biển của Việt Nam là một nhiệm vụ sống còn, quyết định sự thành bại của hệ thống phòng thủ xa bờ. Do đó, nếu không mua máy bay chống ngầm của Mỹ, Việt Nam cũng sẽ mua của nước khác. Tuy nhiên, nếu Việt Nam có thêm P-3C Orion từ Mỹ thì tàu ngầm đối phương sẽ phải “suy nghĩ 2 lần” trước khi có bất kỳ hành động xâm nhập nào, bởi tính năng kỹ – chiến thuật của nó tạo thành sức răn đe lớn. Thượng nghĩ sĩ John McCain cho rằng, Việt Nam cần được cung cấp phương tiện để tiếp tục ngăn chặn những “hành vi quyết đoán” của Trung Quốc trên Biển Đông. … và bán vũ khí cho Đài Loan Vào tháng 3/1979, thông qua “Luật Quan hệ với Đài Loan”, Mỹ cam kết bảo vệ kinh tế, chế độ xã hội và an ninh cho Đài Loan. Trung Quốc đã vài lần “thử” cam kết này trong các lần “khủng hoảng eo biển Đài Loan” nhưng không thành công vì Mỹ tỏ ra cứng rắn hơn hẳn. Đến nay, vấn đề Đài Loan vẫn là chủ đề nhạy cảm nhất, quan trọng nhất trong quan hệ Mỹ – Trung. Mỗi khi Mỹ có ý định bán vũ khí cho Đài Loan là Trung Quốc nổi giận lôi đình, phản đối kịch liệt và không khó để nhận thấy là khi ấy, Mỹ dùng “quân bài Đài Loan” để buộc Trung Quốc phải thỏa hiệp một vấn đề gì đó. Chúng ta đã rõ khi năm 2010, Mỹ bán cho Đài Loan gói vũ khí 6,4 tỷ USD và gần đây nhất, ngày 18/12/2014, Tổng thống Barack Obama đã đặt bút ký phê chuẩn “Dự luật Chuyển giao tàu chiến hải quân”, mở đường cho việc bán 4 tàu chiến không còn sử dụng cho Đài Loan. Các tàu lớp Oliver Hazard Perry Trước đó, Trung Quốc đã rất tức giận khi cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ đều thông qua dự luật cho phép bán 4 tàu hộ vệ tên lửa lớp Oliver Hazard Perry cho Đài Loan. Đúng thôi, vì Đài Loan là “lợi ích cốt lõi”, là lãnh thổ của Trung Quốc. Bán vũ khí cho Đài Loan chẳng khác nào phủ nhận “một Trung Hoa”, “can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ Trung Quốc, làm tổn hại đến chủ quyền và lợi ích an ninh quốc gia” như Trung Quốc vẫn thường lên án. Điều này khiến Trung Quốc không giãy lên như “đỉa phải vôi” mới là chuyện lạ. Rõ ràng, việc bán vũ khí cho Đài Loan ra sao, như thế nào, vào thời điểm nào…là một đòn cực hiểm “2 trong 1” (chính trị và quân sự) mà Mỹ giáng vào Trung Quốc. Xét trong mối quan hệ song phương Trung – Mỹ thì xử lý, hóa giải miếng đòn này vô cùng khó khăn nếu như không nói là bế tắc. Tuy nhiên, xét trên mối quan hệ đa phương, chiến lược toàn cầu, thì không phải không có cách để hóa giải. Trung Quốc có thể “bán đứng” ai đó hay thỏa hiệp điều gì đó nhằm bảo vệ lợi ích an ninh cốt lõi, then chốt, của mình như đã từng làm khi chưa đủ thế lực để đối đầu tay đôi với Mỹ. Như vậy có thể nói, trên Biển Đông sẽ có rất nhiều “biện pháp hòa bình” trước khi phải dùng biện pháp xung đột bạo lực. Biện pháp hòa bình như trên của Mỹ sẽ đồng thời tạo thế lực cho Washington trước thềm một cuộc xung đột quân sự. Do đó, hãy còn quá sớm để nói tới một cuộc xung đột Trung – Mỹ xảy ra trên Biển Đông khi Mỹ chưa tung ra hết những “biện pháp hòa bình”. Đài Loan vẫn là một vấn đề hóc hiểm nhất, là “tử huyệt” của Trung Quốc mà Mỹ quá hiểu. Liệu trên Biển Đông, Trung Quốc có “lùi” trước 2 đòn rất hiểm nêu trên? *** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. (Theo Tri Thức) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 6, 2015 Mỹ sẵn sàng tấn công Trung Quốc nếu “chiến tranh là điều không tránh khỏi“ Đăng Bởi Một Thế Giới 18:03 01-06-2015 Trong bối cảnh Trung Quốc (TQ) hung hăng cảnh báo "chiến tranh là không tránh khỏi", nếu Mỹ đưa phương tiện quân sự đến gần các đảo nhân tạo mà TQ xây trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Mỹ sẵn sàng tấn công TQ, nên tìm bãi tập ném bom ở một hòn đảo nằm giữa Hawaii và Philippines trên Thái Bình Dương. Lính thủy đánh bộ Mỹ tập trận Có thể bạn quan tâm >> Phóng viên Tuổi Trẻ và “lần đầu nếm mùi trại giam“ >> Kỳ 24: Chiêu trò lợi hại của tình báo Mỹ và mỹ nhân kế >> Bài 2: Từ Trung Quốc nhóm APT 30 tấn công mã độc, theo dõi báo chí Việt Nam Theo báo Los Angeles Times, các quan chức Lầu Năm Góc đã đề nghị chính quyền quần đảo Bắc Mariana (CNMI) cho thuê đảo Pagan để diễn tập quân sự ít nhất 16 tuần một năm. Pagan là hòn đảo duy nhất trong khu vực có bãi biển đủ lớn để diễn tập. Hàng trăm lính thủy đánh bộ Mỹ cùng lực lượng quân sự khu vực Vành đai châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc có thể sẽ tham gia tập trận chung. Vũ khí được trang bị bao gồm súng cá nhân, súng cối và máy bay ném bom B-52, với sự hỗ trợ của máy bay không người lái, trực thăng và phản lực cơ. Các cuộc tập trận này nằm trong chương trình quân sự "tái cân bằng" về Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trang web của Lầu Năm Góc nêu: đảo Pagan sẽ được sử dụng để tăng khả năng "tập trận chung bằng cách xây những khu huấn luyện và trường bắn bắn đạn thật". Bộ Quốc phòng Mỹ nói Mỹ sẵn sàng tấn công TQ, do TQ đang đầu tư vào khả năng xâm chiếm từ tàu đổ bộ, nên Mỹ cần sẵn sàng đánh lại, nếu chiến tranh trở lại Thái Bình Dương. Craig Whelden, chỉ huy thủy quân lục chiến Mỹ ở Thái Bình Dương, nói với báo Los Angeles Times: đó là cơ hội huấn luyện "hoàn hảo". Ông thừa nhận vẻ đẹp tự nhiên cùng những chủng loài động vật - thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng của đảo: "Chúng tôi sẽ bảo vệ đảo như đấy chính là đảo của chúng tôi". Dấu tích máy bay Nhật thời Thế chiến 2 trên đảo Pagan Tuy nhiên, kế hoạch này bị phản đối kịch liệt từ cư dân CNMI. Dù hàng triệu USD từ việc cho thuê đảo có thể hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn, nhưng ông Jerome Aldan, lãnh đạo CNMI cho biết các hoạt động quân sự sẽ biến Pagan thành hoang mạc. Một bản kiến nghị trên Change.org yêu cầu quân đội chấm dứt kế hoạch tập trận, đã nhận được hơn 6.500 chữ ký. Pagan trải dài 16 km, là một trong 15 đảo thuộc CNMI (tây Thái Bình Dương). Đảo là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Michael Hadfield (nhà sinh vật học tại Đại học Hawaii) cho biết Pagan được coi là “kho báu sinh học” vì có hệ sinh thái đa dạng nhất trong hệ thống chuỗi đảo. Ông nói những đề xuất hoạt động quân sự chắc chắn gây hại cho Pagan, gây rối loạn cho vùng đất có giá trị về nộng nghiệp và môi trường, làm tăng nguy cơ cháy trong mùa khô, làm xói mòn và hủy diệt rạn san hô của đảo, và có thể tiêu diệt các loài đông - thực vật độc đáo của Pagan. Ông cảnh báo: Thủy quân lục chiến Mỹ làm người ta tin đây là một vùng núi lửa, nhưng không phải thế. Đây là một vùng đặc biệt của thế giới". Khoảng 300 cư dân Pagan đã được sơ tán khỏi hòn đảo khi núi lửa Mt.Pagan hoạt động năm 1981. Tuy nhiên theo ông Hadfield, hơn 50 hộ gia đình vẫn xem Pagan là nhà và mong muốn quay lại đây. Chương trình tập ném bom và bắn đạn thật không những giết chết giấc mơ tái định cư của họ, mà còn gây nguy hiểm với số người đang sinh sống trong các túp lều tạm bợ trên đảo Pagan. Tuy nhiên, thỏa thuận sẽ được xem xét lại, xung quanh việc thu hẹp khu vực tập bắn, thả bom vào khu vực dung nham để giảm tác động đến đời sống hoang dã. Báo cáo cuối cùng sẽ được công bố vào tháng 7.2016. Nếu lãnh đạo CMI thông qua đề xuất của Mỹ, việc đánh bom Pagan chỉ có thể bắt đầu từ năm 2017. Cho đến lúc đó, cư dân đảo sẽ tiếp tục phản đối và chờ đợi. Angelo Villagomez, một cư dân Saipan, nói với trang tin Huffington Post: "Nếu Mỹ muốn thả một cái gì đó lên Pagan, đó phải là đô la phục vụ cho khoa học và bảo tồn sinh thái”. Năm ngoái, Saipan - hòn đảo lớn nhất và là thủ đô của CNMI thuộc lãnh thổ Mỹ - cũng được đề xuất trở thành căn cứ quân sự của Mỹ, nhằm mở rộng tuyến phòng thủ trước năng lực hàng hải của TQ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Lê Nhi (theo Huffington Post) ========================= Sang năm lão Gàn sẽ giở quẻ để xem Hoa Kỳ và Tung Cóoc uýnh nhau chưa? Năm nay hy vọng rằng chưa! Nhưng chắc chắn rằng rất keng thẻng! Hì! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 6, 2015 Thiên Sứ viết: Trong bài 2526 / trang 127 Tất nhiên Hoa Kỳ không thể ngồi yên để Trung Quốc lấy hết biển Đông và tiếp tục phát triển ảnh hưởng tới cả lục địa châu Á và Trung Đông bằng những hình thức chiếm đoạt trắng trợn. Nếu chiến tranh xảy ra - thì vì bản chất là một cuộc chiến dứt điểm, nó sẽ là một cuộc chiến dẫn đến Hoa Kỳ thua, hoặc Trung Quốc phải đầu hàng. Lão Gàn cảnh báo rằng: Nếu chiến tranh xảy ra thì đây sẽ là một cuộc chiến dứt điểm. Bởi vậy nó sẽ rất tàn khốc. Cần phải hiểu ý nghĩa kết quả cuộc chiến dẫn đến việc "Hoa Kỳ thua, hoặc Trung Quốc phải đầu hàng". Bởi vậy, muốn tránh khỏi cuộc sát phạt đẫm máu này, thì Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được làm sáng tỏ tính chân lý ở tầm cỡ quốc tế - trước cuối Việt lịch năm nay. Quốc gia đứng ra tổ chức cuộc hội thảo khoa học quốc tế này phải là một trong hai quốc gia đang là nhân tố chính trong "Canh bạc cuối cùng" là Trung Quốc , hoặc Hoa Kỳ. Lão Gàn phát biểu rất nghiêm túc. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 6, 2015 Thiên Sứ viết: Trong bài 2526 / trang 127 Lão Gàn cảnh báo rằng: Nếu chiến tranh xảy ra thì đây sẽ là một cuộc chiến dứt điểm. Bởi vậy nó sẽ rất tàn khốc. Cần phải hiểu ý nghĩa kết quả cuộc chiến dẫn đến việc "Hoa Kỳ thua, hoặc Trung Quốc phải đầu hàng". Bởi vậy, muốn tránh khỏi cuộc sát phạt đẫm máu này, thì Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được làm sáng tỏ tính chân lý ở tầm cỡ quốc tế - trước cuối Việt lịch năm nay. Quốc gia đứng ra tổ chức cuộc hội thảo khoa học quốc tế này phải là một trong hai quốc gia đang là nhân tố chính trong "Canh bạc cuối cùng" là Trung Quốc , hoặc Hoa Kỳ. Lão Gàn phát biểu rất nghiêm túc. HungNguyen cũng cảm nhận mức độ khốc liệt của trận chiến sắp tới nên xin góp một ý nguyện mong muốn cho một lối thoát hòa bình. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 6, 2015 HungNguyen cũng cảm nhận mức độ khốc liệt của trận chiến sắp tới nên xin góp một ý nguyện mong muốn cho một lối thoát hòa bình. Hung Nguyên và quý vị với anh chị em theo dõi topic này nhiều năm nay, cũng thấy rằng: Qua từng chặng thời gian, tôi đã luôn đưa lời dự báo liên quan đến Biển Đông. Dự báo công khai sớm nhất là "Việt sử 5000 năm văn hiến và Biển Đông", từ 2009. Và điều kiện để hóa giải cuối cùng một cuộc đối đầu giữa hai siêu cường, vẫn cứ là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được xác định tính chân lý một cách sòng phẳng. Tôi nhắc lại là "sòng phẳng", chứ không phải là tôi áp đặt "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ .." việc phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt. Xin lỗi! Tôi không cần họ vỗ tay vì bị áp lực ủng hộ hòa bình thế giới, mà là tranh biện để xác định chân lý. Nhưng không bao giờ có việc này cho đến ngày hôm nay. Cái gì trong cõi Hậu Thiên này đều có thời điểm giới hạn của nó. Đến nay, nếu chỉ Việt Nam xác định tính chân lý ngay bây giờ - khi tôi gõ xong hàng chữ này - thì không đủ để hóa giải một tương lai theo khả năng u ám. Mà phải là có tính quốc tế mới hy vọng. Hy vọng thôi. Ít ra nó là hy vọng cuối cùng - "méo mó có hơn không". Tôi sẽ không giải thích vì sao. Từ từ rồi sẽ hiểu. Cũng như hiện tượng xác định thời tiết Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi, đến bây giờ vẫn hoàn toàn bí ẩn. Tôi không cố gắng thuyết phục những con bò. ================= PS: Đây không phải là một cuộc đối đầu ở biển Đông. Mà là những hành vi xác định ngôi vị bá chủ thế giới. Cái này lão Gàn nói lâu rồi. Bởi vậy, biển Đông chỉ là "ngòi dẫn nổ". 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 6, 2015 Vì sao Trung Quốc thản nhiên với chỉ trích của Mỹ về Biển Đông? 03/06/2015 06:00 (TNO) Các quan chức quân đội Trung Quốc tham dự diễn đàn Đối thoại Shangri-La 2015 ở Singapore hồi cuối tuần qua đã tỏ rõ ý định sẽ không dừng các hành động hung hăng tại Biển Đông, đồng thời tự tin cho rằng Mỹ không đủ khả năng ngăn cản họ, Bloomberg ngày 1.6 cho biết. Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc (trái) gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 31.5 - Ảnh: The Straits Times Một số quan chức cấp cao của quân đội Trung Quốc đã có buổi xuất hiện hiếm hoi trước công chúng tại Shangri-La, nơi quy tụ nhiều lãnh đạo quốc phòng các nước châu Á lẫn phương Tây, các chuyên gia quốc tế và đại diện các tập đoàn. Có mặt tại sự kiện, phóng viên hãng tin Bloomberg miêu tả đoàn Trung Quốc tỏ ra rất tự tin và chẳng mảy may bận lòng với các phát biểu cứng rắn từ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ (CSIS), kể: “Một quan chức quân đội Trung Quốc hỏi tôi trong 18 tháng nữa nếu bà Hillary Clinton đắc cử tổng thống Mỹ, liệu bà có cứng rắn với Trung Quốc hơn chính quyền hiện tại hay không”. “Tôi trả lời: ‘Ý câu hỏi của ông là liệu trong vòng 18 tháng tới, ông có đủ không gian hoạt động để làm bất kỳ chuyện gì ông muốn, có phải không?’. Vị này chỉ mỉm cười không đáp”, bà Glaser thuật lại. Josh Rogin, nhà báo phụ trách mảng an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Bloomberg, cho biết bà Glaser và nhiều chuyên gia Mỹ khác có mặt tại Singapore không thực sự đồng ý với nhận xét của phía Trung Quốc cho rằng chính phủ Mỹ chưa nghĩ ra kế hoạch ngăn hoạt động xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. Các chuyên gia Mỹ khẳng định Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter đã có kế hoạch cho việc này và Washington hiện có rất nhiều cách để đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc. Chẳng hạn, Mỹ đã gia tăng các hoạt động trong khu vực, đồng thời đưa ra nhiều tuyên bố cứng rắn. Tuy nhiên, các nhận định nói trên phần lớn không nằm trong suy nghĩ của lãnh đạo quân đội Trung Quốc, những người cho rằng Mỹ yếu kém khi thể hiện sự thận trọng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể đang xem tiến triển chậm chạp trong việc hoạch định chính sách của Washington như một sự do dự mà Bắc Kinh có thể tận dụng, theo ông Rogin. Trung Quốc tự tin cho rằng Mỹ chưa sẵn sàng đối đầu vì Biển Đông Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc (hàng trên, bên phải) cùng các thành viên khác trong phái đoàn Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 29.5 - Ảnh: Reuters Phát biểu tại Shangri-La, đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, không hề đề cập đến khả năng nước này sẽ ngừng hoạt động tuyên bố chủ quyền ngang ngược tại Biển Đông. “Các công trình xây dựng này nằm ngay trong lãnh thổ Trung Quốc và hoàn toàn hợp pháp. Chúng không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào khác hay gây ảnh hưởng gì đến tự do hàng hải”, ông Tôn tuyên bố. Đô đốc Trung Quốc này còn khẳng định Bắc Kinh cam kết hợp tác các bên cùng có lợi với các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, khi phóng viên Bloomberg nêu câu hỏi Trung Quốc đang thực sự hợp tác với ai, và ai ngoài Trung Quốc đang hưởng lợi, ông Tôn không trả lời. Phóng viên Rogin của Bloomberg dẫn lời 2 quan khách tham dự có tiếp xúc với quan chức Trung Quốc tại Shangri-La tiết lộ phía Trung Quốc nghĩ rằng họ đã phát hiện thêm điểm yếu của phía Mỹ qua chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hồi tháng 5. Theo thông tin từ phía Trung Quốc, ông Kerry nói với các quan chức Trung Quốc rằng Mỹ muốn hợp tác với họ trong nhiều vấn đề, chẳng hạn như Triều Tiên, Iran và Syria; và 2 cường quốc không nên để vấn đề Biển Đông cản trở mối quan hệ đang trở nên lớn mạnh giữa 2 bên. “Những ai theo dõi sát ông Kerry đều biết đây chỉ là cách nói thông thường của ông ta và nó chẳng thực sự có nghĩa là ông đang cố xoa dịu tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Nhưng phía Trung Quốc đã suy diễn động thái này như một dấu hiệu cho thấy Mỹ chưa sẵn sàng để đối đầu với họ”, ông Rogin cho hay. Mỹ đang quá thận trọng? Thượng nghị sĩ John McCain phát biểu tại một cuộc họp báo ở TPHCM ngày 29.5 - Ảnh: Reuters Bloomberg nhận định đang có một sự bức xúc từ cả 2 đảng tại quốc hội Mỹ về "sự thận trọng quá mức" của Nhà Trắng. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, và thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jack Reed đã gặp ông Carter ở Singapore để trao cho ông này lá thư yêu cầu không mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) tại Hawaii vào năm 2016. Một quan chức Mỹ nói với Bloomberg rằng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã không vui khi bị can thiệp trong vấn đề này. Bloomberg còn cho biết thêm nhiều nghị sĩ Mỹ cảm thấy khó chịu với khả năng liệu chính phủ Mỹ có tôn trọng yêu cầu của Trung Quốc rằng tàu thuyền Mỹ phải tránh xa đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông trong phạm vi 12 hải lý hay không. Tại Shangri-La, ông Carter tuyên bố rằng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Trung Quốc không có quyền thiết lập vùng lãnh hải rộng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo. Tuy nhiên, đô đốc Harry Harris, tân chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, nói với các nghị sĩ Mỹ rằng chính quyền Obama vẫn đang bàn bạc xem liệu có nên thách thức yêu cầu nói trên của Trung Quốc hay không. “Chẳng hề có rào cản 12 hải lý nào xung quanh các bãi ngầm đang bị cải tạo đó cả. Tôn trọng giới hạn này sẽ là một sự thừa nhận đối với cái mà Trung Quốc đang muốn đạt được. Chúng tôi cho rằng những gì Bộ trưởng Carter nói là rất quan trọng. Giờ chúng tôi muốn thấy nó được thể hiện qua hành động”, thượng nghị sĩ McCain phát biểu tại Singapore. Hoàng Uy ================== Hừm! "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ". B) “Chẳng hề có rào cản 12 hải lý nào xung quanh các bãi ngầm đang bị cải tạo đó cả. Tôn trọng giới hạn này sẽ là một sự thừa nhận đối với cái mà Trung Quốc đang muốn đạt được. Chúng tôi cho rằng những gì Bộ trưởng Carter nói là rất quan trọng. Giờ chúng tôi muốn thấy nó được thể hiện qua hành động”, thượng nghị sĩ McCain phát biểu tại Singapore. Về khía cạnh cục bộ thì đúng như vậy! Thưa ngài McCain. Nhưng vấn đề ở đây là đảo đá đó , nếu không thuộc về Trung Quốc thì cũng thuộc về một quốc gia nào đó đang xác định chủ quyền. Họ cũng có thể lên tiếng phản đối Hoa Kỳ khi vào hải phận 12 hải lý. Bởi vậy - vì tính chính danh - hải quân và máy bay Hoa Kỳ cứ đi với khoảng cách 12 hải lý cũng đủ rồi. Khi "canh bạc cuối cùng" kết thúc thì mọi việc sẽ "ra môn, ra khoai". 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 6, 2015 Thiên Sứ viết: Trong bài 2526, trang 127: Nhưng nếu làm sứ giả hòa bình thì Việt Nam cũng thừa khả năng làm được việc này. Chính vì nền văn hóa truyền thống Việt Nam ẩn chứa một tri thức vượt trội, có khả năng dung hòa những mâu thuẫn trong các thành phần chứa trong tập hợp tri thức cùa nó, nhân danh một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Việc "dung hòa những mâu thuẫn trong các thành phần chứa trong tập hợp tri thức cùa nó, nhân danh một lý thuyết thống nhất vũ trụ", là "chuyện thường ngày ở huyện". Chỉ cần kiến thức của bà ve chai lông vịt cũng có thể nhận thức được, nếu chịu suy ngẫm - mặc dù nó dẫn từ "nghịch lý toán học cao cấp Cantor", để so sánh với thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thí dụ: 1/ Hai đứa con cãi nhau, tranh nhau đồ chơi. Đó là hai phần tử trong một tập hợp gia đình, Vậy cái tập hợp tri thức lớn hơn chính là ông bố, bà mẹ. Hoặc giải quyết bằng vài roi đét đít. Hoặc hòa giải hai đứa con. 2/ Hai bà bán hàng ngoài chợ cãi nhau ranh giới chỗ ngồi. Cái tập hợp lớn hơn để giải quyết mâu thuẫn là ban Quản lý chợ. 3/ Tranh chấp quyền lợi giữa hai gia đình thì cái tập hơn lớn hơn là chính quyền sở tại. Vậy hai siêu cường của cái thế giới này mâu thuẫn căng thẳng thì cái tập hợp tri thức lớn hơn chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Về lý thuyết, nếu có mâu thuẫn giữa hai Thiên hà trong vũ trụ thì nó cũng giải quyết được. Đến lúc này thì chắc sẽ có ai đó hiểu được lờ mờ tầm quan trọng của Việt sử trải gần 5000 năm cần được sáng tỏ tính chân lý. Hiểu không? Hay mặt lại ục ra một đống! 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 6, 2015 Obama: Nếu yêu sách “đường lưỡi bò” là hợp pháp thì phải chứng minh Đông Bình (nguồn báo Phượng Hoàng) 03/06/15 06:53 Thảo luận (0) (GDVN) - Nếu yêu sách của Trung Quốc là hợp pháp, mọi người sẽ thừa nhận nó. Chủ trương chủ quyền không thể lấy lớn ăn hiếp bé, cần có cơ chế quốc tế giải quyết. Trung Quốc bị cô lập hơn ở Đối thoại Shangri-La năm nay Hôm nay, Mỹ-Việt sẽ ra tuyên bố tầm nhìn Hà Nội Báo Mỹ: Trung Quốc sẽ xem xét lập Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông Ngày 1 tháng 6 năm 2015, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đối thoại với 75 thanh niên đến từ các nước Đông Nam Á Mỹ: Chủ trương chủ quyền phải hợp pháp Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 2 tháng 6 đưa tin, tại Nhà Trắng ngày 1 tháng 6, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố, một số yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông có thể là "hợp pháp", nhưng Trung Quốc không thể lấy lớn ăn hiếp bé, ngang ngược vô lý. Ông Barack Obama chỉ ra, các hoạt động xây dựng như lấn biển xây đảo ở Biển Đông của bất cứ nước nào đều phản tác dụng, ông kêu gọi chấm dứt các hành vi dựa trên thế mạnh (cường quyền) này. Theo bài báo, ngày 1 tháng 6, ông Barack Obama đã đối thoại với các lãnh đạo trẻ đến từ các nước Đông Nam Á. Khi nói về vấn đề Biển Đông, ông Obama cho rằng, Trung Quốc là một cường quốc, sẽ trở thành một quốc gia thành công. Obama tiếp tục cho rằng, một số yêu sách chủ quyền đối với Biển Đông của Trung Quốc có thể "hợp pháp", nhưng cần thông qua con đường pháp lý để chứng minh. Ngày 1 tháng 6 năm 2015, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đối thoại với 75 thanh niên đến từ các nước Đông Nam Á Tổng thống Mỹ Obama nói: "Trên thực tế, Trung Quốc sẽ thành công. Họ là nước lớn, là cường quốc, nhân dân Trung Quốc rất tài hoa, họ rất chịu khó. Có lẽ, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc là hợp pháp". "Nhưng họ không nên dùng phương thức trên thế mạnh và thô bạo (cường quyền và bạo ngược) để gạt người khác ra ngoài, áp đặt yêu sách (tham lam, lố bịch, bất hợp pháp) của mình. Nếu yêu sách của Trung Quốc là hợp pháp, mọi người sẽ thừa nhận nó". Ông Obama cho biết, giành giật chủ quyền Biển Đông không thể lấy lớn ăn hiếp bé, lấy mạnh hiếp yếu, cần thông qua cơ chế quốc tế để hóa giải tranh chấp Biển Đông, Mỹ ủng hộ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc nhanh chóng đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Tổng thống Mỹ Obama cho rằng: "Nếu bạn bắt đầu mất đi phương thức hợp lý, xung đột bất ngờ đã xảy ra, yêu sách chủ quyền Biển Đông dựa trên quốc gia này lớn thế nào, hải quân nước này mạnh thế nào, chứ không phải dựa trên luật pháp (quốc tế). Khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ mất đi phồn vinh". “Chúng tôi cho rằng, hành vi tiến hành lấn biển xây đảo, sử dụng sức mạnh ở Biển Đông của bất cứ bên nào đều sẽ phản tác dụng". Yêu sách "đường lưỡi bò" và các hành động áp đặt yêu sách này của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp Đây là lần thứ hai trong gần hai tháng qua, ông Barack Obama tiến hành tỏ thái độ đối với vấn đề Biển Đông. Tờ “Thời báo New York” Mỹ cùng ngày đăng bài viết “ Tranh chấp Biển Đông, Trung-Mỹ ngầm hiểu, giữ kiềm chế” cho rằng, Mỹ đã nói rõ, tranh chấp Biển Đông sẽ không ảnh hưởng tới hợp tác quân sự đang ở giai đoạn ban đầu giữa hai nước, cũng sẽ không đe dọa đến quan hệ kinh tế vững chắc, đây là nền tảng của ổn định và phồn vinh châu Á. Báo Trung Quốc xuyên tạc quan hệ Việt-Mỹ Mạng sina Trung Quốc ngày 2 tháng 6 cũng có bài viết phản ánh về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter, cho biết, Mỹ-Việt đã ra "Tuyên bố tầm nhìn" chỉ đạo hợp tác quân sự hai nước trong tương lai. Theo bài báo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn lên tàu cảnh sát biển CBS-8003 từng bị tàu Trung Quốc đâm húc (như trâu bò) trong cuộc đối đầu trên biển giữa Trung-Việt năm 2014 (Trung Quốc kéo một lực lượng quân sự, bán quân sự khổng lồ vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam để đe dọa vũ lực đối với Việt Nam). Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ra Tuyên bố tầm nhìn Hà Nội Ông Ashton B. Carter tuyên bố, Mỹ cung cấp 18 triệu USD cho Cảnh sát biển Việt Nam mua tàu tuần tra Mỹ, giúp Quân đội Việt Nam xây dựng Trung tâm huấn luyện gìn giữ hòa bình. Bài báo xuyên tạc cho rằng, mục tiêu chung "ngăn chặn Trung Quốc" ở Biển Đông làm cho hai kẻ thù cũ đã "đứng cùng nhau". Hãng Kyodo Nhật Bản cũng cho rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã lần đầu tiên đến thăm căn cứ hải quân của Việt Nam, còn bước lên tàu cảnh sát biển từng bị phía Trung Quốc đâm va. Làm như vậy nhằm khẳng định Mỹ tăng cường hợp tác với Việt Nam để "kiềm chế Trung Quốc". Phó viện trưởng Học viện quan hệ quốc tế, Đại học nhân dân Trung Quốc, Kim Xán Vinh cho rằng, ông Ashton B. Carter lên tàu cảnh sát biển Việt Nam là bày tỏ ủng hộ của Mỹ đối với Việt Nam. Mỹ muốn xích lại gần Việt Nam về tâm lý và chính trị. Nhưng, giống với các nước Đông Nam Á khác, Việt Nam sẽ áp dụng sách lược cân bằng với các nước lớn. Theo nhà nghiên cứu Nghê Phong, Viện khoa học xã hội Trung Quốc, Mỹ đề nghị Việt Nam dừng xây dựng ở Biển Đông thực chất là để gây sức ép đối với hành động (phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ giúp Việt Nam và Philippines là để kiềm chế và tiêu hao nguồn lực chiến lược của Trung Quốc. Việt-Mỹ tăng cường quan hệ quốc phòng Trên thực tế, Việt Nam thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình độc lập tự chủ, chính sách quốc phòng tự vệ. Việt Nam sẽ nỗ lực để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của mình, bất cứ kẻ thù nào cũng không nên coi thường quyết tâm và những nỗ lực ấy - PV. Đông Bình (nguồn báo Phượng Hoàng) ============================= một số yêu sách chủ quyền đối với Biển Đông của Trung Quốc có thể "hợp pháp", nhưng cần thông qua con đường pháp lý để chứng minh. Ngài Obama đã thể hiện sự quan tâm với cương vị Tổng Thống Hoa Kỳ tới biển Đông, sau một thời gian dài im lặng. Nhưng ngài Tổng Thống Hoa Kỳ chưa có phát biểu chính thức với nội dung tương tự trước một chủ thể chính trị quyền lực - như ở Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ chẳng hạn. Ngài chỉ mới phát biểu ở những cuộc gặp mặt mang tính dân sự nhiều hơn. Thí dụ như đại biểu 75 thành niên các nước Đông Nam Á, mô tả trong bài viết này. Nội dung phát biểu không có tính răn đe hoặc xác định rõ chính sách của Hoa Kỳ, mà chỉ đặt vấn đề chứng minh tính hợp pháp trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Bởi vậy, đây là những phát biểu rất chính danh và phản ánh thực tế khách quan. Nếu Bắc Kinh tuân thủ điều này thì họ buộc phải đối thoại mang tính quốc tế và phải chịu phản biện đa phương. Điều này sẽ tự phủ nhận chính sách đối thoại song phương của họ. Không chấp nhận điều này thì Bắc Kinh sẽ phải chấp nhận tính phi lý trước cộng đồng quốc tế. Và tất yếu khi những sự kiện sau đó của Hoa Kỳ ứng xử với Bắc Kinh sẽ hoàn toàn mang tính chính danh. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ứng xử như thế nào? "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ". Nhưng lão Gàn đã phát biểu ý kiến rằng: 60% Quân lực Hoa Kỳ kéo về Tây Thái Bình Dương không phải để ăn cá thu kho riềng và mua nước mắm Phan Thiết giá rẻ. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 6, 2015 Ông Obama: Mỹ đảm bảo tranh chấp Biển Đông sẽ giải quyết theo luật pháp quốc tế (Quốc tế) - Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh cáo Trung Quốc chớ bành trướng, chớ hung hăng tiến hành dự án cải tạo đất trên Biển Đông. Và Mỹ tuy không tham gia tranh chấp song sẽ làm tất cả để đảm bảo tranh chấp được giải quyết theo hướng ngoại giao, hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế. Ông Obama cảnh cáo Trung Quốc chớ bành trướng vì cách làm này sẽ có tác dụng ngược. Hai chiến hạm Mỹ tuần tra Thái Bình Dương Ông nói Mỹ sẵn sàng hợp tác với bất kỳ nước nào muốn lập và tuân thủ các luật cho phép khu vực này tiếp tục tăng trưởng thịnh vượng, và kêu gọi TQ tuân thủ luật pháp quốc tế. Ông Obama nói Mỹ không giành chủ quyền Biển Đông, không là thành phần trong cuộc tranh chấp này, nhưng vì Mỹ là một thế lực ở Thái Bình Dương, Mỹ sẽ bảo đảm cuộc tranh chấp được giải quyết theo ngoại giao, hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế. TQ trong vài tháng gần đây xây trái phép các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, có đường băng và kè nhằm sử dụng vào mục đích quân sự, nhằm thực hiện tuyên bố độc chiếm Biển Đông, một tuyến hàng hải trị giá 5.000 tỷ USD/năm. TQ còn có ý định lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Khiêu khích là một phần của kế hoạch động binh ? Tại Hội nghị an ninh châu Á Đối thoại Shangri-La (Singapore) hồi cuối tuần qua, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter yêu cầu TQ ngưng cải tạo đất trái phép trên Biển Đông, và nói Mỹ sẽ tiếp tục đưa tàu chiến, máy bay đến tuần tra quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam vì đó là hải phận quốc tế. Vào tuần thứ ba của tháng 5, hải quân Mỹ đưa chiếc máy bay tuần tra biển P-8A Poseidon bay gần Bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Khi máy bay Mỹ đến gần vùng này, radio TQ đã phát cảnh báo 8 lần nhưng vô ích. Chuyến bay tuần tra diễn ra chưa đầy một tuần sau tàu chiến đấu cận duyên USS Fort Worth của hải quân Mỹ đến gần quần đảo Trường Sa, nơi TQ đã đổ cát và xây dựng trái phép trên 5 bãi san hô. Những hành động khiêu khích cố tình của Lầu Năm Góc là một phần của kế hoạch động binh, để Washington tăng sức ép quân sự với TQ, theo chủ trương ngoại giao-quân sự “Xoay trục về châu Á” của Tổng thống Obama. Một quan chức Mỹ giấu tên, nói: “Chúng tôi đang xem xét cách thể hiện quyền tự do hàng hải tại một khu vực nhạy cảm với thương mại quốc tế” và nói thêm bất kỳ lựa chọn nào đều cần sự chấp thuận của Nhà Trắng. (Theo Tri Thức) 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 6, 2015 Obama: Nếu yêu sách “đường lưỡi bò” là hợp pháp thì phải chứng minh Đông Bình (nguồn báo Phượng Hoàng) 03/06/15 06:53 Thảo luận (0) (GDVN) - Nếu yêu sách của Trung Quốc là hợp pháp, mọi người sẽ thừa nhận nó. Chủ trương chủ quyền không thể lấy lớn ăn hiếp bé, cần có cơ chế quốc tế giải quyết. Đông Bình (nguồn báo Phượng Hoàng) ============================= Ngài Obama đã thể hiện sự quan tâm với cương vị Tổng Thống Hoa Kỳ tới biển Đông, sau một thời gian dài im lặng. Nhưng ngài Tổng Thống Hoa Kỳ chưa có phát biểu chính thức với nội dung tương tự trước một chủ thể chính trị quyền lực - như ở Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ chẳng hạn. Ngài chỉ mới phát biểu ở những cuộc gặp mặt mang tính dân sự nhiều hơn. Thí dụ như đại biểu 75 thành niên các nước Đông Nam Á, mô tả trong bài viết này. Nội dung phát biểu không có tính răn đe hoặc xác định rõ chính sách của Hoa Kỳ, mà chỉ đặt vấn đề chứng minh tính hợp pháp trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Bởi vậy, đây là những phát biểu rất chính danh và phản ánh thực tế khách quan. Nếu Bắc Kinh tuân thủ điều này thì họ buộc phải đối thoại mang tính quốc tế và phải chịu phản biện đa phương. Điều này sẽ tự phủ nhận chính sách đối thoại song phương của họ. Không chấp nhận điều này thì Bắc Kinh sẽ phải chấp nhận tính phi lý trước cộng đồng quốc tế. Và tất yếu khi những sự kiện sau đó của Hoa Kỳ ứng xử với Bắc Kinh sẽ hoàn toàn mang tính chính danh. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ứng xử như thế nào? "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ". Nhưng lão Gàn đã phát biểu ý kiến rằng: 60% Quân lực Hoa Kỳ kéo về Tây Thái Bình Dương không phải để ăn cá thu kho riềng và mua nước mắm Phan Thiết giá rẻ. Kỳ cuối: Trung Quốc dịch nhầm, sao chép bản đồ ở Biển Đông Thứ Năm, 04/06/2015 - 05:05 Giả thuyết của tôi là, các quan chức TQ đã lầm lẫn sự phản đối có thực năm 1932 đối với Pháp về hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa, với sự phản đối không tồn tại năm 1933 về quần đảo Trường Sa. >> Sự thật, điều hư cấu và Biển Đông >> Trung Quốc đã chế biến tài liệu về Biển Đông như thế nào >> Phanh phui chuyến ra Hoàng Sa không tồn tại của Trung Quốc Trong bài báo năm 1997, Shen tuyên bố chính quyền Đài Loan "đã xem xét lại tên các đảo ở Biển Đông" vào năm 1932. Trong thực tế, ủy ban chuyên trách của Đài Loan đơn giản chỉ dịch hoặc chuyển tự các tên bằng tiếng Anh hoặc tên quốc tế của các hòn đảo. Do đó, nhiều cái tên tiếng Trung tiếp tục vinh danh các nhà khảo sát Anh đã có công lập bản đồ những thực thể này. Ở Hoàng Sa, đảo Linh Dương (tên tiếng Anh là Antelope Reef, VN gọi là đá Hải Sâm) được đặt theo tên tàu khảo sát Anh - the Antelope. Đảo Kim Ngân (Money Island, VN gọi là đảo Quang Ảnh) không nhằm để chỉ tiền bạc, mà được đặt theo tên của William Taylor Money, người quản lý thương thuyền Bombay của công ty Đông Ấn đã nhìn thấy đảo vào năm 1800. Lầm lẫn sự phản đối của Pháp Một lập luận được coi là then chốt cho yêu sách chủ quyền của TQ đối với quần đảo Trường Sa là sự quả quyết lặp đi lặp lại rằng, Đài Loan đã có sự phản đối chính thức đối với chính phủ Pháp tiếp sau sự thôn tính của Pháp đối với nhiều thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa vào ngày 26/3/1933. Sự thật chắc chắn là, việc thôn tính đã khơi dậy sự khiếp đảm trong chính quyền và sự phẫn nộ theo chủ nghĩa dân tộc của dân chúng. Tuy nhiên, liệu Đài Loan từng đưa ra sự phản đối chính thức? Tao Cheng, trong bài báo năm 1975, đã nhắc tới một bài báo trên Nguyệt san Tân Á năm 1935, 2 năm sau sự kiện trên. Chiu và Park trong một chú thích cũng nêu, "có bằng chứng rằng TQ cũng phản đối". Tháng 3/2015, báo Inquirer, Philippines đăng ảnh TQ cải tạo bãi đá ở Trường Sa của VN Họ đã tham khảo một bài viết của Cho Min ở Nguyệt san Ngoại giao và cuốn sách "Sơ lược về địa lý các đảo phía nam" của Cheng Tzu-yüeh năm 1948. Tuy nhiên, họ cũng công nhận, "Ngày TQ đưa công hàm phản đối đã không được nêu trong cuốn sách của Cheng, và cũng không được đề cập đến trong "Bản ghi nhớ về 4 quần đảo lớn của Trung Hoa dân quốc (Đài Loan) ở Biển Đông", do Bộ Ngoại giao của Đài Loan phát hành tháng 2/1974. Chi tiết này lại được nêu ra trong bài thuyết trình của đại sứ Freeman và báo cáo của Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ (CNA) trích dẫn nghiên cứu của Shen. Trong bài báo năm 1997, Shen đã trích dẫn 2 nguồn: Cheng và Chiu - Park, nhưng như chúng ta đã thấy ở trên, họ đã không cung cấp bất kỳ nguồn tham khảo nào cho khẳng định của mình. Trong bài viết của mình năm 2002, Shen đã đề cập tới các bài viết trong hội nghị chuyên đề của Cơ quan quản lý biển quốc gia TQ. Những công trình này không phổ biến ngoài TQ, nhưng vẫn có bằng chứng đáng tin cậy rằng, tất cả chúng đơn giản đã sai. François-Xavier Bonnet đã phát hiện các ghi chép của người Mỹ cho thấy, ngay sau tuyên bố của Pháp (đối với các thực thể ở quần đảo Trường Sa), chính quyền TQ phải yêu cầu lãnh sự của mình ở Manila, ông Kuan-ling Kwong hỏi xin chính quyền thuộc địa Mỹ ở đó một bản đồ về vị trí của chúng. Chỉ khi đó, chính quyền TQ ở Nam Kinh mới có thể hiểu rằng, những hòn đảo này không nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quyết định không phát ra bất kỳ tuyên bố phản đối chính thức nào. Theo Bonnet, lí do này rõ thấy ngay từ những phút đầu cuộc gặp của hội đồng quân sự của Trung Hoa dân quốc vào ngày 1/9/1933, "Tất cả các chuyên gia địa lý đều nói, đảo Tri Tôn [trong quần đảo Hoàng Sa] là đảo cực nam của lãnh thổ của chúng ta". Đài Loan đã quyết định rằng, họ không có yêu sách chủ quyền ở quần đảo Trường Sa vào thời điểm đó và do vậy, không có gì phải phản đối. Nghiên cứu của Chris Chung, một nghiên cứu sinh tiến sĩ người Canada, phát hiện, rằng các tài liệu của Đài Loan vào năm 1946 đều đề cập tới sự phản đối chính thức của TQ vào năm 1933 như thể nó có thực. Điều này sau đó đã trở thành lý lẽ biện minh của TQ để "đòi lại" các quần đảo từ Nhật sau Thế chiến thứ hai. Tóm lại, điều dường như đã xảy ra là, hơn 13 năm sau khi Pháp sáp nhập các thực thể ở quần đảo Trường Sa, một cách hiểu khác về những gì đã xảy ra vào năm 1933 đã cắm rễ trong các tầng lớp lãnh đạo của Trung Hoa dân quốc. Giả thuyết của tôi là, các quan chức TQ đã lầm lẫn sự phản đối có thực năm 1932 đối với Pháp về hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa, với sự phản đối không tồn tại năm 1933 về quần đảo Trường Sa. 3 cuộc khảo sát quy mô lớn không ở Hoàng Sa Trong bài báo năm 2002 của mình, Shen khẳng định, Trung Hoa dân quốc "đã tổ chức 3 đợt khảo sát quy mô lớn và các hoạt động đặt tên (cho các đảo) lần lượt vào năm 1932, 1935 và 1947", nhưng không có hoạt động khảo sát nào được tiến hành ở quần đảo Trường Sa mà chỉ là sao chép lại các bản đồ quốc tế. Đây dường như là lí do tại sao Trung Hoa dân quốc dịch nhầm tên của bãi đá ngầm James, ban đầu gọi nó là bãi Tăng Mẫu (Zengmu Tan). Tăng Mẫu (Zengmu) đơn giản là sự chuyển nghĩa của từ James. Bãi (Tan) hàm chỉ bãi cát ở biển, trong khi thực tế bãi đá ngầm này ở dưới nước. Bởi một lỗi dịch thuật đơn giản này, một phần đáy biển đã trở thành một hòn đảo và đến ngày nay được xem là cực nam lãnh thổ của TQ, mặc dù nó không hề tồn tại. Tên này được Trung Hoa Dân quốc cải biến năm 1974 (khi đó, bãi Tăng Mẫu trở thành rạn san hô Tăng Mẫu) và được Cộng hoà nhân dân Trung Hoa sử dụng lại là bãi Tăng Mẫu vào năm 1983. Tiếp sau Bộ Ngoại giao TQ, Shen (năm 2002) và Xi và Tan (năm 2014) cũng cùng tranh luận rằng theo Tuyên bố Cairo năm 1943, khối đồng minh đã trao các quần đảo ở Biển Đông cho TQ. Báo cáo của CNA đã thảo luận về khẳng định này và dứt khoát bác bỏ nó với căn cứ rằng "Tuyên bố Cairo, như được tái khẳng định trong Tuyên cáo Potsdam, chỉ nêu rằng, TQ sẽ giành lại Mãn Châu, Formosa [Đài Loan] và Pescadores (quần đảo Bành Hồ) sau chiến tranh. Câu tiếp theo đơn giản cho biết, Nhật sẽ bị trục xuất khỏi các lãnh thổ khác mà nước này thâu tóm bằng bạo lực, nhưng không đề cập rằng 'những lãnh thổ khác' này sẽ được trao trả cho TQ. Mặc dù không được tuyên bố cụ thể, nhưng kết luận logic duy nhất là, những 'lãnh thổ khác' này bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vốn bị Nhật cưỡng chiếm bằng vũ lực từ tay Pháp, chứ không phải từ TQ. Tuy nhiên, Freeman (năm 2015) lập luận rằng, vì nhà chức trách Nhật đã sáp nhập các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Đài Loan của họ, nên tuyên bố Cairo trao trả lại chúng, cùng với phần còn lại của "tỉnh Đài Loan" cho TQ. Nhưng, thực tế, tuyên bố không đề cập tới từ "Đài Loan". Nó chỉ nêu về Formosa và quần đảo Pescadores. Kết luận logic là, chỉ có các đảo cụ thể này đã được các đồng minh nhất trí rằng sẽ được trả về TQ. Sự đầu hàng của Nhật ở Hoàng Sa Báo cáo của Trung tâm Phân tích hải quân Mỹ và bài thuyết trình của Đại sứ Freeman đều khẳng định rằng, các lực lượng của TQ là những người đã tiếp nhận sự đầu hàng của các đơn vị đồn trú Nhật tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào cuối Thế chiến 2. Freeman lập luận rằng, hải quân Mỹ đã thực sự chuyên chở các lực lượng TQ tới các quần đảo vì mục đích này. Khi tôi liên lạc với tác giả, ông không thể cung cấp bất kỳ bằng chứng chứng thực nào cho sự khẳng định này. Dựa vào chứng cứ từ hồ sơ lưu trữ quân sự của Mỹ và Australia, sự kiện này dường như ít khả năng có thực. Trong chiến tranh, Nhật đã có các căn cứ quân sự ở trên các đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa và đảo Ba Bình ở Trường Sa. Đảo Phú Lâm bị tàu ngầm USS Pargo nã pháo vào ngày 6/2/1945 và vào ngày 8/3/1945, một máy bay Mỹ đã ném bom cả đảo này và đảo Hoàng Sa. Khi một tàu ngầm khác, USS Cabrilla, viếng thăm đảo Phú Lâm vào ngày 2/7, cờ tam tài của Pháp đang tung bay, nhưng lần này có thêm một lá cờ trắng phía trên nó. Đảo Ba Bình bị các máy bay Mỹ ném bom napal vào ngày 1/5/1945. Sáu tháng sau, Hải quân Mỹ đã cử một phái đoàn tái thiết tới đảo Ba Bình. Họ đổ bộ vào ngày 20/11/1945 và phát hiện, hòn đảo này không bị chiếm đóng, do quân Nhật đã tháo chạy. Mãi tới hơn một năm sau, tháng 12/1946, một biệt đội đổ bộ của TQ, sử dụng các tàu chiến cũ của Mỹ vừa được chuyển giao cho Trung Hoa dân quốc, mới có thể tiếp cận đảo. (Pháp đã tới đó 2 tháng trước và giành lại đảo, nhưng điều này hiếm khi được đề cập tới trong các nguồn của TQ). Cái tên TQ cho đảo Ba Bình là đảo Thái Bình, đặt theo tên của tàu chiến đã đưa đội đổ bộ của TQ. Thái Bình có tên trước đó là USS Decker. Điều hài hước là, nếu Mỹ không cung cấp các tàu chiến đó, TQ sẽ không có tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa như ngày nay. Phiên bản mới lịch sử sai lầm Xem xét các bằng chứng có thể xác thực được đã hé lộ một lịch sử khác về các quần đảo ở Biển Đông, thay vì những điều được tìm thấy trong hầu hết các tài liệu tham khảo phổ biến hiện nay. Mối quan tâm của TQ đối với chúng chỉ bắt đầu từ thế kỷ 20. Không có bằng chứng về việc bất kỳ quan chức chính phủ nào của TQ từng ghé thăm quần đảo Hoàng Sa trước ngày 6/6/1909. Chỉ mãi tới năm 1933, sự chú ý của quốc gia này mới hướng tới quần đảo Trường Sa và vào thời điểm đó, TQ quyết định không thúc ép tuyên bố chủ quyền đối với chúng. Sự chú ý được khôi phục ngay sau Thế chiến thứ hai, dựa vào các hiểu lầm về những gì đã xảy ra vào năm 1933 và lần đầu tiên, một quan chức TQ đã đặt chân tới quần đảo Trường Sa vào ngày 12/12/1946. Vào những năm 1933, 1956, 1974 và lại một lần nữa, trong hiện tại, lịch sử của các quần đảo đã liên tục được viết và viết lại. Trong mỗi cuộc khủng hoảng đó, những người ủng hộ lập trường của TQ lại tạo ra một phiên bản mới của lịch sử mà thường tái chế lại những sai lầm trước đó và đôi khi còn bổ sung thêm những sai lầm của chính họ. Và vào thời điểm giữa những năm 1970 khi những tài liệu này vượt qua được rào chắn ngôn ngữ để tới thế giới nói tiếng Anh, những nền tảng không vững chãi của chúng lại trở thành những căn cứ vững chắc cho những ai mới bắt đầu khám phá lịch sử. Chúng được in trong những tạp chí học thuật của phương Tây và trở thành “sự thật.” Nhưng một sự xem xét nguồn tham khảo đã tiết lộ những điểm yếu cố hữu của chúng. Đã không còn thích hợp cho những người ủng hộ tuyên bố chủ quyền của TQ dựa vào những bằng chứng vô căn cứ như vậy cho lập luận của họ. Đã đến lúc cần có một nỗ lực phối hợp nhằm xem lại các nguồn then chốt cho nhiều khẳng định được các cây bút trên đưa ra và đánh giá lại độ chính xác của chúng. Giải pháp cho các tranh chấp phụ thuộc vào việc này, cả ở trong các phòng xử án của The Hague và trong các vùng nước ở Biển Đông. Mời bạn đọc bài viết gốc tựa đề “Fact, Fiction and South China Sea” được đăng trên The Asia Sentinel ngày 25/5/2015. Theo Bill Hayton (Dịch: Thanh Bình - Dự án Đại sự ký Biển Đông) Vietnamnet ==================== Dài dòng văn tự, mất thời giờ. Vấn đề nằm ở chỗ này: "Thái Anh Văn làm lãnh đạo Đài Loan sẽ từ bỏ yêu sách chủ quyền Biển Đông" Đông Bình 31/05/15 09:36 Thảo luận (2) (GDVN) - Cố vấn Trương Húc Thành tuyên bố: "Đảng Dân tiến sau khi cầm quyền sẽ từ bỏ chủ trương tuyên bố có chủ quyền đối với Biển Đông". Mỹ-Nhật có thể can thiệp Đài Loan, Trung Quốc sẽ đánh đòn phủ đầu Học giả Mỹ muốn Đài Loan tham gia gây sức ép lên "đường lưỡi bò" Đài Loan có thể mua tàu ngầm Nga để uy hiếp các nước ở Biển Đông? Chủ tịch Đảng Dân tiến Đài Loan - Thái Anh Văn Đông Bình ================== Tốt lắm! Từ lâu lão Gàn đã phát biểu điều này - ngay trong topic này. Lần này, chỉ sau khi lão Gàn lên tiếng hai ngày thì Đài Loan đã có ý kiến tương tự. Nhưng với Lão Gàn thì ai cầm đồ không wan trọng - ý lộn - Cầm quyền ở Đài Loan; miễn là công bố xác định "Đường lưỡi bò" của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc chém gió năm 1948 là sai. Còn công bố thế nào thì giao cho thư ký. Lão Gàn không làm nghề viết thuê. Hì. Trung Quốc lục địa muốn tranh thủ cơ hội để xuống thang thì đừng lên gân vụ này nữa. Đây là chiêu đầu tiên, mở hàng khuyến mãi cho một giải pháp mà Hungnguyen đặt vấn đề ở trên. PS: Gợi ý tiếp theo của lão Gàn là Đài Loan chỉ bãi bỏ vấn đề "Đường Lưỡi bò" ở bể Đông, còn chuyện Senkaku/ Điếu Ngư từ từ tính tiếp. Từ năm 2008, khi tàu Bình Minh bị cắt cáp, lão Gàn đã rất lo lắng. (Đây cũng là một trong những nguyên nhân để sau cuốn "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt" in năm 2006, mà mãi đến 2014 tôi mới hoàn thành xong cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương"). Ngay từ ngày đó, lão đã nhận thấy ngay rằng: Đây chính là âm mưu bá chủ thế giới của Bắc Kinh và Hoa Kỳ sớm muộn sẽ phải can thiệp. Cho nên, bài viết "Việt sử 5000 năm văn hiến & vấn đề biển Đông" đã ra đời. Nhưng lúc ấy chỉ phổ biến trong nội bộ BBT diễn đàn. Nhưng nước Tàu thì không phải Iraq và Afganixtan. Cho nên Hoa Kỳ cần có thời gian chuẩn bị cho "canh bạc cuối cùng". Nước Mỹ đã rút quân khỏi Afganixtan và Iraq, chính vì để chuẩn bị đối phó với Tàu. Tất nhiên, không nằm ngoài sự tiên đoán của lão Gàn, trong tập hợp tính hợp lý của sự kiện dẫn đến "canh bạc cuối cùng " sắp xảy ra - mà mọi người bây giờ đều đã nhìn thấy, rất có "cơ sở khoa học". Bản chất của vấn đề là như vậy. Nhưng Bắc Kinh với những suy luận - theo tinh thần của giáo sư Nguyễn Văn Trọng - không có tính hợp lý. Nên đã tự "mua dây buộc mình", bằng cách lấn tới ở biển Đông. Bởi vậy, lão cứ tưởng bị cài gián điệp chiến lược (Ngu thấy "lỏng" luôn). Để phân tích những vấn đề này trong "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến & vấn đề biển Đông", lão Gàn cũng phải đặt một giả thuyết tối quan trọng, có tính quyết định và tác động quan trọng, rằng: Trong cuộc đi đêm 1971 tại Tử Cấm Thành, Hoa Kỳ có thỏa thuận trao biến Đông cho Bắc Kinh không? Tổng hợp những yếu tố và sự kiện liên quan, lão xác định: Hoàn toàn không có chuyện đó! Đấy là một yếu tố rất quan trọng cho mọi dự báo của lão Gàn sau đó. Nếu Hoa Kỳ thỏa thuận giao bể Đông cho Bắc Kinh thì mọi dự đoán của lão Gàn sẽ sai. Nhưng những diễn biến sự kiện từ đó đến nay, đã xác định rằng: Mọi phân tích của lão hoàn toàn chính xác. Đến nay, cả hai bên không thể dừng lại và khả năng một cuộc chiến khốc liệt có khả năng xảy ra. Hoa Kỳ đã chuẩn bị xong cho mọi tình huống (Kể cả kiểm tra khả năng tấn công hạt nhân vào năm ngoái, năm kia). Nhà cái đang chia bài.... Qua phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ Obama trước 75 thanh niên Đông Nam Á (Bài trên), cho thấy Hoa Kỳ vẫn tiến từng bước thận trọng, theo tinh thần "Tiên dùng Lễ, hậu dùng binh". Tức là xác định tính chính danh trong "canh bạc cuối cùng" (Như vậy, khả năng lão Gàn xác định đúng: Chiến tranh chưa thể xảy ra trong năm nay. Hì - Và lão Gàn cũng đã xác định rằng ngài Tập sẽ sang Hoa Kỳ trong năm nay và sẽ được đón tiếp long trong theo đúng nghi lễ đón tiếp nguyên thủ quốc gia, chứ không "thân mật và gần gũi" với phong cách bình dân, như ở một trang trại gì đó trong lần trước. Tuy nhiên, lão Gàn sẽ dự báo nội dung căn bản của cuộc gặp mặt này, khi ngài Tập lên máy bay sang Hoa Kỳ. ("Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ từ..."). Nền văn minh này sẽ đi về đâu, ngay cả khi "canh bạc cuối cùng" kết thúc và giả thiết sẽ có một quốc gia làm bá chủ thế giới; hoặc một quyền lực quốc tế thống trị? Trật tự thế giới sẽ được hoạch định như thế nào? Làm sao có thể dung hòa tất cả những mâu thuẫn trong xã hội loài người với những niềm tin tôn giáo, sự dốt nát, thành kiến và cả những tư duy thông minh? Làm sao có thể dung hòa quyền lợi giữa các dân tộc với những nền văn hóa khác nhau và trình độ phát triển khác nhau?...vv...và ...vv... Tất nhiên, nó cần đến một tri thức nền tảng vượt ra ngoài những gía trị kiến thức nền tảng của nền văn minh hiện nay, khi đặt vấn đề giải quyết hậu "canh bạc cuối cùng". Đó chính là nguyên nhân duy nhất để nhà tiên tri Vanga xác định rằng: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt!". Hay nói rõ hơn: Lời tiên tri của bà Vanga từ hàng chục năm trước, đã được hé lộ bí mật của nó khi nền văn hiến Việt xác định rằng: Chỉ có thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt là ứng cử viên duy nhất cho "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Bởi vì nó chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ - một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp và không có một tập hợp nào lớn hơn nó - theo "nghịch lý toán học Cantor". Tất nhiên, nó thừa khả năng giải quyết tất cả những mâu thuẫn giữa các thành phần hàm chứa trong tập hợp lớn nhất, không thể có tập hợp nào lớn hơn. Về lý thuyết, nó thừa khả năng giải quyết mâu thuẫn ngay cả giữa các Thiên Hà trong vũ trụ này. Do đó, nếu không thừa nhận Việt sử trải gần 5000 hiến, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương Tử, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương, thì sẽ không có "cơ sở khoa học" nào để phục hồi lại học thuyết này - một tập hợp lớn nhất bao trùm lên tất cả mọi tập hợp và sẽ không có một tập hợp nào lớn hơn nó. Cho nên chỉ có nó mới giải quyết được những mâu thuẫn trên bề mặt của cái hòn bi ve quen gọi là trái Đất , nằm trong giải Ngân Hà bé nhỏ này. . Tất nhiên, lúc đó, đoạn cuối của lời tiên tri của bà Vanga sẽ có khả năng trở thành hiện thực: "Nhưng còn lâu lắm! Chỉ đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt". Và sự căng thẳng ở biến Đông vừa qua đã dẫn đến những suy nghĩ về một cuộc chiến khốc liệt sẽ xảy ra. Lão Gàn cũng lưu ý rằng: Trong hai cuộc thế chiến khốc liệt vừa qua, chưa có dân tộc nào bị tiêu diệt; kể cả dân tộc Do Thái là mục tiêu diệt chủng của Đức Quốc xã. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên, lão Gàn xác định rằng: Chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được xác định tính chấn lý, mới có thể có khả năng hóa giải mâu thuẫn có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh khốc liệt -"Nhược đài sư tử thượng. Thiên hạ thái bình phong" (Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm). Câu thơ cổ mang ý nghĩa minh triết này đã xác định rằng: Chỉ có thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt - "Hà Đồ (Kỳ Lân/ Sư tử) phối Hậu Thiên Lạc Việt" - mới mang lại sự thanh bình cho thế giới.Như vậy, từ hàng trăm năm trước, tiền nhân Việt cũng đã xác định điều này. Lão Gàn chỉ là người mô tả cụ thể. Nhưng tiếc thay! Nó đã quá muộn. "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Vậy lý phải sẽ thuộc về tay kẻ mạnh. Bây giờ làm sao? Tất cả những tư duy thông minh có thể xác định một cách chưa có "cơ sở khoa học" một trong hai khả năng xảy ra: Trung Quốc không dám đánh Hoa Kỳ và sẽ đầu hàng. Vậy Hoa Kỳ sẽ làm gì sau đó? Hay Hoa Kỳ sẽ rút quân về Đông Thái Bình Dương chia cho Trung Quốc phần Tây Thái Bình Dương chăng? Vậy Trung quốc sẽ làm gì sau đó? Lão Gàn nói trước: cả hai chiều hướng này đều không có một "cơ sở khoa học" nào để giải quyết vấn đề tiếp theo. Vì "Lý thuyết khoa học hiện đại không cấn tính hợp lý". Vậy họ sẽ uýnh nhau và lý phải thuộc về kẻ mạnh cho quốc gia chiến thắng trong "canh bạc cuối cùng" chăng? Vậy bây giờ làm sao? Híc! Bởi vậy, Việt sử 5000 năm văn hiến quan trọng như thế nào. Đâu phải như mấy thứ lập luận vớ vẩn trên VNN, cho rằng quá khứ dù huy hoàng cũng không cần thiết (Trần Văn Tuấn - bài đã đăng trên diễn đàn). Sư phụ cũng muốn cho họ một lối thoát. Nhưng điều kiện là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được vinh danh, bởi chính Viện Khổng tử của Trung Quốc và một cơ quan khoa học nào đó của Việt Nam, đứng ra tổ chức Hội thảo quy mô hoàng tráng theo ý sư phụ. Bao gồm cả những học giả tên tuổi của chính Trung Quốc và Quốc tế. Họ được quyền phản biện với tất cả khả năng của họ. một cách minh bạch, sòng phẳng. Nếu sư phụ không biện minh được thì sẽ chấp nhận cội nguồn Việt sử chỉ từ thế kỷ thứ VII BC với một "liên minh bộ lạc" và những người dân "ở trần đóng khố". Còn không phản biện được sư phụ thì họ phải thừa nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương. Hiến Pháp phải hiệu chính lời nói đầu rõ ràng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nền giáo dục Việt phải giảng dạy phổ biến trong nhà trường từ cấp thấp nhất lên cấp Đại học về cội nguồn Việt sử theo đúng tinh thần của Ngài Hồ Chí Minh về cội nguồn Việt sử. Đấy là điều kiện tiên quyết. Còn nếu không làm được điều rất dễ dàng này - so với sư phụ chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - thì họ cứ việc chiến đấu với Hoa Kỳ và Đồng Minh, tức là chống lại cả thế giới với tất cả khả năng của họ. ================= PS: Rất tiếc! Cứ theo nhận định của lão Gàn thì sự phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, là một âm mưu chính trị xuất phát từ cuộc đi đêm của chính hai siêu cường Mỹ Trung ở Bắc Kinh vào năm 1971. Bởi vậy, nếu Trung Quốc muốn tổ chức một cuộc hội thảo của Viện Khổng tử ở Việt Nam thì sẽ vi phạm thỏa thuận ngầm với Hoa Kỳ và ngược lại. Bởi vậy, nếu một trong hai siêu cường đối đầu này dám công nhận Việt sử, tức là gỡ bỏ sự ràng buộc qúa khứ chiến tranh Lạnh thì sau đó mới có thể phân định giải pháp cuối cùng cho quốc gia nào làm bá chủ thế giới, hoặc là một sự hòa giải phù hợp với quyền lợi hai bên. Còn nếu không, cả hai đều nói ngọng với nhau. Nó giống như hai kẻ có qúa khứ đã cùng nhau ăn trộm, nhưng sau đó lại muốn thể hiện lòng tốt trước công chúng để loại trừ nhau vậy. Sẽ không giải quyết được gì, mà cuối cùng phải giải quyết theo luật giang hồ - theo lý thuyết của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng.. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên lão Gàn phát biểu rằng: Sẽ bỏ một phiếu cho bất cứ quốc gia nào làm bá chủ thế giới, nếu thừa nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 6, 2015 Đằng sau thái độ tức tối của TQ khi Việt Nam có tên lửa Klub Vy Lam 04/06/2015 13:15 Theo Strategy Page, từ việc Trung Quốc bày tỏ thái độ không hài lòng khi Nga cung cấp tên lửa Klub cho Việt Nam, có thể thấy Bắc Kinh đang rất lo ngại trước loại tên lửa này. Trang mạng Strategy Page (Mỹ) cho biết, Trung Quốc đã lên tiếng phàn nàn với Nga và Mỹ về việc Moscow đồng ý bán tên lửa phóng từ tàu ngầm 3M-54 Klub cho Việt Nam. Trước đó, Bắc Kinh tỏ ra không hài lòng khi Nga cung cấp cho Việt Nam 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo. Thông tin về việc Nga cung cấp tên lửa hành trình Klub cho Việt Nam được đề cập trong một bản cập nhật dữ liệu mới đây trên website của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI). Theo bản báo cáo, Nga đã chuyển cho Việt Nam một số tên lửa 3M-54E, bao gồm cả biến thể tấn công mặt đất 3M-14E. Hãng tin Reuters cho hay, điều này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á trang bị tên lửa đối đất cho tàu ngầm. Tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M-14E Theo Strategy Page, Trung Quốc đặc biệt lo ngại các tên lửa Klub bởi chúng có thể tấn công mục tiêu trên bộ. Giáo sư Carlyle A. Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc từng nhận định: “Tên lửa Klub tạo cho Việt Nam khả năng ra đòn răn đe mạnh mẽ trước các tính toán chiến lược của Trung Quốc". Ngoài Việt Nam, các tàu ngầm của Ấn Độ, Algeria cũng đang sử dụng loại tên lửa này. Klub được đánh giá là có hiệu quả cao, mặc dù đã gặp phải một số vấn đề trong cuộc thử nghiệm phóng thất bại ở Ấn Độ năm 2007. Theo Strategy Page, Trung Quốc hiện không có khả năng phòng thủ hiệu quả trước tên lửa Klub nên mới có phản ứng như vậy trước hợp đồng vũ khí thông thường giữa Nga và Việt Nam.Trên thực tế, Việt Nam cũng đã nhiều lần thể hiện rõ ràng lập trường của mình là mua vũ khí để phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc chứ không nhằm chạy đua vũ trang hay phục vụ mục đích khác, như lời Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật - Chính ủy Quân chủng Hải quân khẳng định: Việt Nam sẽ tự đóng cặp tàu Gepard tiếp theo ở trong nước? theo Đại Lộ ==================== Nếu Việt Nam chỉ dựa vào vũ khí thì khó có thể đơn phương thắng Trung Quốc. Ngay cả Nhật Bản, nếu tính cả vũ khí hạt nhân thì cũng không phải đối thủ của Trung Quốc lục địa, nếu đơn phương chiến đấu. Nhưng chính sức mạnh tinh thần và lòng tự hào dân tộc - liên quan đến cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến- đã làm nên chiến thắng của dân tộc Việt qua mọi thời đại. Bởi vậy, sức mạnh của Việt tộc đã từng là đối tượng nghiên cứu khoa học của bộ phận CIA tại Sài Gòn vào những năm 1960. Cho nên, Bắc Kinh cũng chẳng nên tức tối làm gì. Hãy nhìn vào đối thủ của Bắc Kinh phía sau hàng rào chắn chiến lược trên bờ Tây Thái Bình Dương. Và tiếc thay, trong điều kiện này thì không thể có "cơ sở khoa học" để tức tối được nữa. Đó chính là sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ đang được điều động đến Tây Thái Bình Dương. Xin giới thiệu một loại vũ khí mới cập nhật, có thể coi là đầu bảng hạng II của Hoa Kỳ để đơn cử làm cái ví dụ: Mỹ hé lộ siêu máy bay nhanh gấp 5,1 lần vận tốc âm thanhNguyễn Bằng 04/06/2015 10:32 Các nhà khoa học thuộc Phòng Nghiên cứu và Thí nghiệm Không quân và bộ phận nghiên cứu của Lầu Năm Góc đang phát triển một dự án máy bay siêu thanh, có thể đạt tốc độ Mach 5,1 (tức gấp 5,1 lần vận tốc âm thanh). Dự kiến, đến năm 2023, Mỹ sẽ tiến hành các cuộc thử nghiệm đối với siêu máy bay thuộc dự án kể trên. Trên thực tế, nền tảng của dự án này chính là việc phát triển máy bay không người lái X-51 WaveRider, vốn được Mỹ thử nghiệm thành công vào tháng 5/2013. Còn nhớ ở cuộc thử nghiệm này, X-51A WaveRider đã bay trong hơn ba phút, sử dụng năng lượng của một động cơ phản lực tĩnh siêu âm, và đạt tốc độ Mach 5,1. Thông báo của Không quân Mỹ cho biết, họ đã chi 300 triệu USD để nghiên cứu công nghệ phản lực tĩnh siêu âm, với hy vọng nó có thể được sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công trên địa cầu chỉ trong vài phút. Theo bà Mica Endsley, Trưởng bộ phận nghiên cứu của Không quân Mỹ, X-51 WaveRider đã chứng minh khả năng về sự tồn tại của một chiếc máy bay với vận tốc lớn như vậy. “Thành công của X-51 đã chứng minh rằng công nghệ này đã đủ độ chín để mở cánh cửa đối với những ứng dụng thực tiễn”, bà Mica Endsley nói, đồng thời nhấn mạnh, vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học Mỹ hiện nay là sớm tạo ra một chiếc máy bay có vận tốc tương đương. X-51 WaveRider hình dáng giống tên lửa được phóng đi từ máy bay ném bom B-52 ở độ cao khoảng hơn 15.000 m trên Thái Bình Dương và ban đầu được một tên lửa hỗ trợ tăng tốc trước khi động cơ phản lực tĩnh siêu âm hoạt động. Nó đạt vận tốc Mach 4,8 trong chưa đầy nửa phút nhờ tên lửa tăng tốc dùng nhiên liệu rắn. Sau khi tách khỏi tên lửa, động cơ phản lực tĩnh siêu âm được kích hoạt, tiếp lực giúp chiếc máy bay đạt vận tốc Mach 5,1 ở độ cao 18.000 m, trước khi lao xuống biển theo kế hoạch. theo Tiền Phong Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 6, 2015 Điếu mựa! Can tội làm ngoáo ộp dọa lão Gàn trong cố gắng minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, thì bi wờ có con ngoáo ộp thực sự lớn hơn xuất hiện. Mựa! Náo choét! Bi wờ nếu không phải chính Viện Khổng Tử hoặc đại học Havard đứng ra tổ chức thì lão Gàn hổng thèm tham gia cuộc hội thảo Thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất vũ trụ. Còn nếu không thừa nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến thì lão Gàn đành phải nhắn với Hungnguyen rằng: Sư phụ bất lực. Sợ ngoáo ộp chưa. Hì. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2015 “Báo cáo của Chính phủ thể hiện rõ thái độ, giải pháp tình hình biển Đông” Thứ Bẩy, 06/06/2015 - 02:06 Dân trí “Chính phủ có báo cáo để Quốc hội nghe về tình hình biển Đông, có nhiều vấn đề chỉ có đại biểu biết nắm rõ tình hình. Báo cáo cho biết rõ thái độ và giải pháp của ta với tình hình biển Đông hiện nay”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Trần Đình Nhã nói. Chiều 5/6, sau khi nghe Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thay mặt Chính phủ báo cáo tình hình biển Đông, ông Trần Đình Nhã - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội đã chia sẻ với phóng viên những vấn đề liên quan. Ông Trần Đình Nhã - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội (Ảnh: Việt Hưng) 16h chiều ngày 5/6, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã thay mặt Chính phủ báo cáo trước Quốc hội tình hình biển Đông. Những thông tin được Phó Thủ tướng đưa ra trước Quốc hội đã làm rõ những vấn đề được các đại biểu và nhân dân quan tâm về tình hình biển Đông hiện nay hay chưa, thưa ông? Chính phủ có báo cáo để Quốc hội nghe về tình hình biển Đông, có nhiều vấn đề chỉ có đại biểu biết nắm rõ tình hình. Báo cáo cho biết rõ thái độ và giải pháp của ta với tình hình biển Đông hiện nay. Còn cá nhân tôi đã thỏa mãn với những thông tin Chính phủ báo cáo tình hình ở biển Đông. Báo cáo này là thông tin chính thức của Chính phủ về tình hình biển Đông. Nó cũng còn cho thấy những việc Chính phủ đã làm, trong đó một số vấn đề có thể nói ra, nhưng cũng có vấn đề chưa thể nói. Nhưng nhìn chung những việc Chính phủ đã thực hiện theo hướng nhân dân cũng như Quốc hội mong muốn làm thế nào để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở biển Đông. Sau khi nghe Chính phủ báo cáo, cá nhân ông đánh vấn đề ở biển Đông nghiêm trọng đến mức nào? Tình hình biển Đông hiện nay như các nước thường nói, hành vi hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc đã đặt biển Đông vào tình thế nguy hiểm và khả năng xung đột rất lớn. Trước tình hình như vậy ở biển Đông, Chính phủ có đưa ra giải pháp cụ thể cho thời gian sắp tới như thế nào thưa ông? Có nhiều giải pháp được đưa ra như chính trị, ngoại giao, pháp lý. Thế nhưng mọi việc vẫn phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm chủ quyền của ta và giữ gìn môi trường hòa bình ổn định để phát triển. Theo ông Quốc hội có nên ra Nghị quyết hay thông cáo về vấn đề biển Đông không? Mọi việc phải nói theo luật, Quốc hội chỉ có nhiệm vụ chính là ban hành Hiến pháp, xây dựng các luật và Nghị quyết. Các hình thức khác không phải là việc của Quốc hội. Ví như tuyên bố của Quốc hội trước kia, hình thức văn bản đó tôi không thấy nữa. Về vấn đề biển Đông, Quốc hội đã ban hành luật rồi, Quốc hội đã khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam trong Luật biển, Luật biên giới quốc gia. Ngoài ra, Quốc hội đã nói trong luật, các lực lượng vũ trang và toàn bộ nhân dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Trong Luật đã quy định như vậy thì chúng ta có trách nhiệm phải bảo vệ bằng mọi giá. Trước khi nghe Chính phủ báo cáo, có đại biểu kiến nghị Quốc hội nên dành một phiên thảo luận về vấn đề biển Đông? Tôi thấy không cần thiết. Tất cả các thông tin đại biển đều nắm rõ, do vậy nếu thảo luận thì thảo luận cái gì ở đây. Thái độ của chúng ta cũng rất rõ, cụ thể người phát ngôn Bộ Ngoại giao - đại diện cho đất nước này cũng luôn phản đối. Các đoàn cấp cao cũng luôn yêu cầu, đặt vấn đề thẳng thắn rằng Trung Quốc như vậy là vi phạm vì đó là chủ quyền của Việt Nam, quyền chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta cũng đã nói cho cả thế giới biết điều đó. Cá nhân ông mong muốn Chính phủ đưa ra sách lược gì về vấn đề biển Đông thời gian tới? Sách lược ở đây là sách lược của Quốc gia, điều đó thể hiện trong Hiến pháp, pháp luật và chúng ta cũng đã làm hết sức mình để bảo vệ chủ quyền. Như tôi nói nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ được chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở biển Đông. Việc bảo vệ nhưng vẫn phải bảo đảm được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Đây là hai nhiệm vụ rất khó khăn nhưng phải song hành. Ông có gửi gắn gì đến cử tri, nhân dân cả nước sau khi nghe Chính phủ báo cáo tình hình biển Đông? Cử tri và nhân dân hãy bình tĩnh theo dõi, Đảng và Nhà nước đang làm hết sức mình để thực hiện nghĩa vụ trước Tổ quốc, trước nhân dân, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền Việt Nam trên biển Đông và cũng bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định để Việt Nam phát triển. Xin cảm ơn ông! Quang Phong (thực hiện) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2015 Kịch bản nào xảy ra nếu Trung Quốc đối đầu với Mỹ? Dân trí Ông Chu Công Phùng - nguyên Bí thư chính trị Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, nguyên PGĐ Học viện quan hệ Quốc tế Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar cho rằng nếu một kịch bản đối đầu xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông thì chắc chắn Trung Quốc sẽ ở thế cô lập. >> Chiến lược ngoại giao "roi nhỏ" của Mỹ ở Biển Đông >> “Trung Quốc sẽ triển khai chiến đấu cơ cất cánh thẳng đứng tại Biển Đông” Mỹ đang thể hiện là một nước lớn có trách nhiệm Vấn đề Biển Đông đang nóng lên từng giờ, thế giới không chỉ dõi theo mọi động thái từ Bắc Kinh mà còn theo dõi các diễn biến từ Nhà Trắng. Ông nhận định như thế nào về những động thái mới đây của Mỹ? Nếu như trước năm 2014, Mỹ vẫn còn giữ thái độ có phần thận trọng trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, tránh công khai đối đầu với Trung Quốc thì trong vòng hơn một năm trở lại đây, mọi việc đã trở nên khác.Mỹ đang liên tục có những phát biểu mạnh mẽ nhất, cứng rắn nhất trong việc phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như tham vọng giành quyền thống trị khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên này.Từ đầu năm nay, Mỹ đã bắt đầu đưa máy bay tuần tra săn ngầm tối tân nhất - P-8A Poseidon tới Biển Đông. Ông Chu Công Phùng: "Chắc chắn Mỹ sẽ có nhiều hành động và biện pháp cứng rắn trong thời gian tới" Tiếp đó, Washington gần đây cũng thông báo, nước này đang lên kế hoạch để đưa tàu chiến và máy bay do thám vào khu vực nằm trong phạm vi 12 hải lý các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng phi pháp ở Biển Đông. Điều này cho thấy Mỹ đang thực hiện chính sách xoay trục, chuyển sự quan tâm từ Trung Âu, Trung Đông sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Những động thái mạnh mẽ này thể hiện Mỹ là một nước lớn có trách nhiệm đối với các vấn đề của khu vực và thế giới. Đồng thời, Mỹ cũng đang muốn lên tiếng cảnh báo Trung Quốc, không nên ỉ thế là nước lớn để uy hiếp,” bắt nạt” các nước láng giềng, độc chiếm Biển Đông, biến Biển Đông thành "ao nhà" của mình. Trong bối cảnh Trung Quốc mưu toan độc chiếm Biển đông, sự xuất hiện vai trò của Mỹ - cường quốc số 1 thế giới là một yếu tố đáng chú ý. Vậy theo ông, Mỹ sẽ làm gì để răn đe Trung Quốc? Theo tôi, chắc chắn Mỹ sẽ có nhiều hành động và biện pháp cứng rắn trong thời gian tới. Ngay trong hội nghị Shangri-la vừa qua, các quan chức của Mỹ đã phát biểu rất rõ ràng khẳng định lập trường của Mỹ là sẽ không làm ngơ trước sự ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông. Trên thực tế, Mỹ đã và đang dùng các lực lượng của mình, cụ thể là máy bay trinh sát, tàu chiến và các lực lượng khác để áp sát các khu vực biển đảo mà Trung quốc đang tôn tạo, xây dựng trái phép ở khu vực quần đảo Trường Sa. Tôi nghĩ rằng trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, tất nhiên, Mỹ cũng đang thận trọng và mong muốn giải quyết vấn đề một cách hòa bình nhưng nếu Trung Quốc vẫn cố tình lấn tới, ngang nhiên bành trướng và chủ động gây xung đột thì chắc chắn Mỹ sẽ không chùn bước mà sẽ sử dụng biện pháp mạnh nhất. Hải quân Việt Nam phô diễn lực lượng trong ngày kỷ niệm 60 năm thành lập Những động thái của Mỹ trong thời gian qua cho thấy, Washington không thể ngồi yên khi Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông. Ông có cho rằng điều này là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy mối quan hệ Mỹ - Trung đang thực sự bước vào “điểm giới hạn”? Quan hệ Mỹ - Trung là vấn đề toàn cầu, đặc biệt khi Trung Quốc vươn lên thành cường quốc kinh tế đứng sau Mỹ. Có thể nói, Trung Quốc hiện nay tuy chưa là siêu cường nhưng có thực lực kinh tế và quân sự đáng kể trên thế giới. Mỹ cũng từng nói là cơ chế của họ đối với Trung Quốc là hợp tác và đấu tranh. Hoạt động cải tạo bãi đá của Trung Quốc tại Biển Đông Trong một số vấn đề hai nước hợp tác với nhau, họ cần nhau cả về kinh tế, chính trị nhưng về mặt lợi ích thì hai bên luôn đấu tranh và kiềm chế lẫn nhau: Mỹ kiềm chế Trung Quốc và Trung Quốc cũng kiềm chế Mỹ. Mỹ đang thận trọng và gây áp lực với Trung Quốc theo từng bước nhỏ, bởi mối quan hệ Bắc Kinh – Washington rất nhạy cảm. Những phản ứng quá mức ngay lập tức đối với Trung Quốc có thể chứa đựng nhiều rủi ro. Tuy nhiên, nếu chính sách của Trung Quốc đe dọa các nước đồng minh của Mỹ hay đe dọa các nước nhỏ, bạn bè của Mỹ thì họ phải tiến hành bênh vực và can thiệp. Trung Quốc sẽ bị cô lập nếu đối đầu với Mỹ Việc Bắc Kinh phô diễn những vũ khí tối tân tại đảo Hải Nam và chuyển vũ khí tới quần đảo Trường Sa là một nước cờ chính trị hay là họ đang chuẩn bị cho một kịch bản đối đầu? Thực tế, từ trước đến nay Trung Quốc luôn thể hiện tham vọng bành trướng và bá quyền đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc có đường biên giới với hơn 20 nước nhưng hầu như với bất cứ nước nào Trung Quốc cũng có tranh chấp lãnh thổ. Điều này thể hiện, họ là một nước lớn tham lam. Nếu một kịch bản đối đầu xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc thì đây không còn là vấn đề trong khu vực mà là vấn đề toàn cầu. Trong kịch bản đối đầu này chắc chắn Trung Quốc ở thế cô lập chứ không phải thế mạnh. Hiện nay, Mỹ là siêu cường số 1, chưa có nước nào có đủ sức mạnh về kinh tế, văn hóa để vượt qua được Mỹ. Mỹ cũng đang thể hiện vai trò một nước lớn có trách nhiệm, ngoài việc đứng ra bảo vệ các nước đồng minh của mình như: Nhật Bản, Philipines thì Mỹ cũng không hề thờ ơ trước các vấn đề an ninh trong khu vực và thế giới. Hầu hết các nước ở Đông Nam Á đều mong muốn sự có mặt của Mỹ để cân bằng quyền lực, ít nhất cũng để răn đe Trung Quốc không có những động thái bắt nạt các nước láng giềng. Đặc biệt với sự bành trướng, đe dọa hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay thì quan hệ hợp tác chiến lược giữa Mỹ và các đồng minh cũng như với các nước khác trong khu vực sẽ ngày càng chặt chẽ hơn. Trung Quốc không có căn cứ quân sự nào ở gần Mỹ, trong khi đó Mỹ có một hệ thống, chuỗi xích bao vây Trung Quốc từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Úc, New Zeland, Ấn độ… Nếu xảy ra cuộc đối đầu thì chắc chắn Trung Quốc sẽ ở thế bị bao vây và gần như là nắm chắc phần thua. Trong bối cảnh tình hình hiện nay, theo ông Việt Nam cần có một sách lược thế nào cho phù hợp? Chính sách quốc phòng của Việt Nam xưa nay mang tính chất hòa bình, tự vệ thể hiện ở chủ trương “ba không”: Không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống lại nước kia. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta ngoài việc cảnh giác với Trung Quốc, cần phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, các biện pháp để đấu tranh với Trung Quốc, bao gồm trên bàn đàm phán, tiếp xúc song phương cấp cao hay trên thực địa. Nếu Trung Quốc tiếp tục lấn tới thì chúng ta phải có biện pháp cương quyết. Lịch sử đã chứng minh nhiều bài học: Trong lịch sử gần 30Ȱ0 năm của dân tộc Việt Nam, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã tiến hành 20 cuộc xâm lược quy mô lớn đối với Việt Nam, bình quân 150 năm một cuộc xâm lược. Nhưng chỉ riêng từ năm 1949 đến nay, họ đã thực hiện 4 lần việc xâm lấn nước ta (năm 1956 xâm lược nửa phía Đông quần đảo Hoàng Sa, năm 1974 xâm lược phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa, năm 1979 xâm lược 6 tỉnh phía Bắc nước ta, năm 1988 xâm lược quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Việt Nam cần dứt khoát và mạnh mẽ. Chúng ta cần phải tranh thủ sự ủng hộ của các nước trong khu vực, của ASEAN và các nước Tây Âu đặc biệt là sự ủng hộ của Mỹ. Tất nhiên chúng ta không ngả theo nước nào để chống lại nước nào, chúng ta có chính sách độc lập, tự chủ trong quân sự. Tôi hi vọng rằng Việt Nam và Mỹ sẽ trở thành đối tác phát triển toàn diện, điều đó có lợi cho cả hai bên. Hai bên tuân thủ luật pháp quốc tế, có tiếng nói chung trong các vấn đề toàn cầu, khu vực trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, cũng như văn hóa của từng đất nước. Đặc biệt là về vấn đề Biển Đông, hai bên cùng hợp tác để duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông, đảm bảo tự do hàng hải và không để cho bất cứ nước nào độc chiếm Biển Đông, biến Biển Đông thành sân sau của họ. Hà Trang ===================== Lão Gàn phàn nàn về đoạn này trong bài viết: Trong lịch sử gần 30Ȱ0 năm của dân tộc Việt Nam, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã tiến hành 20 cuộc xâm lược quy mô lớn đối với Việt Nam, bình quân 150 năm một cuộc xâm lược. Lão để ý thấy số O trong con số 30O0 bất bình thường. Có thể BBT tờ báo gõ nhầm chăng? Nghe video clip không có đoạn này. http://dantri.com.vn/the-gioi/kich-ban-nao-xay-ra-neu-trung-quoc-doi-dau-voi-my-1081363.htm Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2015 Những công nghệ vũ khí Mỹ còn xa lạ với Nga (Vũ khí) - Việc Mỹ liên tiếp ra mắt và thử nghiệm đạn pháo siêu tốc, vũ khí laser, súng điện từ...khiến ngành công nghiệp quốc phòng đỉnh cao của Nga trở nên lạc hậu. Vũ khí khủng khiếp laser: Mỹ thắng từ Liên Xô tới Nga Vũ khí laser Mỹ tiến thêm bước dài: Bắt sống mục tiêu Đạn siêu tốc Hiện nay, Bộ Tư lệnh các hệ thống trên biển của Hải quân Mỹ (NAVSEA) đang trong giai đoạn thử nghiệm đạn dẫn đường siêu tốc (HVP) được thiết kế cho súng điện từ của hải quân. Theo trang tin USNI News, mới đây các chuyên gia phát hiện có thể dùng pháo hạm tiêu chuẩn để bắn HVP. Bệ phóng HVP là các khẩu pháo nhồi thuốc súng trên chiến hạm, tức dạng vũ khí phổ thông có thể tìm thấy hầu như trên mọi tàu chiến nổi của hải quân Mỹ. Việc dùng pháo hạm truyền thống để bắn HVP sẽ lao chậm hơn so với nếu phóng bằng súng trượt điện từ, nhỉnh hơn Mach 3 so với Mach 7. Mặc dù vậy, tốc độ này cũng đã cao hơn gấp đôi vận tốc của đạn bình thường khi rời khỏi nòng pháo MK 45 đường kính 127 mm trên các tàu khu trục và tàu tuần dương mang theo tên lửa dẫn đường. Đạn dẫn đường tốc độ cao được bắn ra từ pháo hạm khiến Hải quân Mỹ có thêm lựa cho các tàu chiến khi đối mặt với các mối đe dọa từ tên lửa phòng không và tên lửa đạn đạo, trong khi có thêm thời gian để hoàn thiện thiết kế của súng trượt điện từ. Hải quân Mỹ thử nghiệm súng laser tại Vinh Ba Tư hồi tháng 11/2014. Trang CBS News hồi tháng 4/2014 cho biết, Hải quân Mỹ đã chính thức trình làng súng trượt điện từ. Phó Đô đốc Matthew Klunder, trưởng bộ phận nghiên cứu Hải quân, cho biết loại súng điện từ này có thể bắn ra một viên đạn đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 161 km với tốc độ Mach 7. Nguyên lý hoạt động của thế hệ vũ khí mới trên được dựa trên lực đẩy xung điện từ. Trong lần thử nghiệm hôm 7/4/2014, viên đạn bắn ra từ khẩu súng này đã xuyên thủng một đầu đạn giả tượng trưng cho một tên lửa đang bay tới, gây ra vụ nổ lớn. “Đây là một khẩu súng đang trong quá trình thử nghiệm. Nó có thể bắn viên đạn xuyên qua 6 tấm thép dày khoảng 16,5 cm cm ở tốc độ Mach 7. Không mục tiêu nào trên bầu trời có thể sống sót sau khi bị trúng đạn”, Phó đô đốc Klunder cho biết. Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ còn thử nghiệm bắn viên đạn này qua ba bức tường bê tông cốt thép bằng súng siêu điện từ. Trước đây, tên lửa cũng có thể làm được điều này nhưng chi phí quá tốn kém. Mỗi quả tên lửa có giá hàng triệu USD, trong khi với thế hệ vũ khí mới, họ chỉ mất 25.000 USD cho một lần khai hỏa. Vũ khí laser Trong khi Nga đang hoài cổ và hướng tới tương lai thì Mỹ đã đạt được đỉnh cao công nghệ vũ khí laser trong việc đánh chặn tên lửa định hướng, trực thăng và máy bay không người lái và bắt đầu ứng dụng trên thực tế. Hiện tại, công nghệ vũ khí laser của Mỹ đã bắt đầu bước vào giai đoạn ứng dụng thực tế. Giữa tháng 11/2014 vừa qua, Hải quân Mỹ vừa đưa vũ khí laser vào thực chiến trong một cuộc thử nghiệm gắn trên tàu chỉ huy của Hạm đội 5 trên Vịnh Ba Tư. Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết loại vũ khí mới này được cho là hữu hiệu trong việc chống lại vô số mục tiêu nhỏ như các tàu chiến, máy bay. Trước khi đến hạm đội 5, vũ khí laser 30 kilowatt này đã được trang bị cho tàu vận chuyển lưỡng cư USS Ponce từ tháng 8/2014. Thiết bị trên có thể tập trung các tia bức xạ từ 6 tia laser thành một tia mạnh để bắn cảnh cáo hoặc sử dụng như một vũ khí bắn rơi tàu nhỏ hoặc máy bay không người lái. Ngược lại với Mỹ, hiện nay thành tựu vũ khí laser của Nga mới chỉ dừng lại ở mức độ thừa hưởng những thành quả có từ thời Liên Xô. Và để khẳng định vị thế của một cường quốc, Nga đang từng bước phát triển loại vũ khí công nghệ cao này. Hệ thống chiến đấu trên tàu USS ROSS có thực sự mạnh? Chúc Sơn ==================== BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2015 Kịch bản nào xảy ra nếu Trung Quốc đối đầu với Mỹ? Dân trí Ông Chu Công Phùng - nguyên Bí thư chính trị Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, nguyên PGĐ Học viện quan hệ Quốc tế Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar cho rằng nếu một kịch bản đối đầu xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông thì chắc chắn Trung Quốc sẽ ở thế cô lập. >> Chiến lược ngoại giao "roi nhỏ" của Mỹ ở Biển Đông >> “Trung Quốc sẽ triển khai chiến đấu cơ cất cánh thẳng đứng tại Biển Đông” Nếu Trung Quốc tiếp tục lấn tới thì chúng ta phải có biện pháp cương quyết. Lịch sử đã chứng minh nhiều bài học: Trong lịch sử gần 30Ȱ0 năm của dân tộc Việt Nam, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã tiến hành 20 cuộc xâm lược quy mô lớn đối với Việt Nam, bình quân 150 năm một cuộc xâm lược. Hà Trang ===================== Lão Gàn phàn nàn về đoạn này trong bài viết: Lão để ý thấy số O trong con số 30O0 bất bình thường. Có thể BBT tờ báo gõ nhầm chăng? Nghe video clip không có đoạn này. http://dantri.com.vn/the-gioi/kich-ban-nao-xay-ra-neu-trung-quoc-doi-dau-voi-my-1081363.htm Thưa sư phụ, theo Long Phi thì đây là chủ ý của tác giả khi gõ 3.000 năm, vì đã chia 3.000 năm cho 20 cuộc xâm lược thành ra bình quân là 150 năm có một cuộc sâm lược. Không biết tác giả dựa vào đâu mà viết như vậy, ít nhât cũng phải hơn 4.000 năm như Bác Hồ từng nói: "...Kể năm hơn bốn nghìn năm, Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà..." nhưng tác giả lại viết như bài trên??? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2015 CHUYỆN GIẢM SÌ CHOÉT Tổng Thống Putin gọi dt theo đường dây nóng đến TT Obama:- Này, nếu chúng ta uýnh nhau thì vũ khí cuối cùng sẽ là gì?- Ý ông muốn nói đến đầu đạn hạt nhân hả?- Có thể như vậy! Nhưng tôi tin chắc rằng cả thế gian sẽ bảo chúng ta điên hết cả rồi. - Ồ! ông nói thật chí lý. Nhưng tôi nghĩ tay điên nặng trong hai chúng ta phải là người bắn trước. - Vậy làm thế nào để biết trong chúng ta ai là người điên hơn cả?- Cũng hơi khó! Bởi vì cả tôi với ông đều không phải bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Hoa Kỳ e ngại Nga có thể ra đòn tấn công bằng hạt nhân Thanh Phương 07:25 06/06/2015 BizLIVE - Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thảo luận về khả năng triển khai tên lửa trên đất liền ở Châu Âu, có khả năng đánh phủ đầu và phá hủy vũ khí của Nga, theo hãng tin Mỹ AP. Ảnh minh họa nguồn Public Domain Hãng tin cũng lưu ý rằng một trong những vấn đề thảo luận về vị trí triển khai là cải thiện các loại vũ khí hạt nhân Mỹ, có khả năng phá hủy các cơ sở quân sự trên lãnh thổ Nga, nếu cần thiết. Trước đó, Giám đốc Ủy ban không phổ biến và kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga, ông Mikhail Ulyanov nói rằng cuộc đối thoại giữa Nga và Mỹ trong bối cảnh giải trừ vũ khí hạt nhân không thể nào đi theo hướng tích cực. Hôm thứ Năm, ngày 4 tháng Sáu, có tin rằng Hoa Kỳ cho phép sử dụng "ngân sách bổ sung" trong trường hợp leo thang xung đột ở Ukraine. THANH PHƯƠNG Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2015 CHUYỆN GIẢM SÌ CHOÉT Tổng Thống Putin gọi dt theo đường dây nóng đến TT Obama: - Này, nếu chúng ta uýnh nhau thì vũ khí cuối cùng sẽ là gì? - Ý ông muốn nói đến đầu đạn hạt nhân hả? - Có thể như vậy! Nhưng tôi tin chắc rằng cả thế gian sẽ bảo chúng ta điên hết cả rồi. - Ồ! ông nói thật chí lý. Nhưng tôi nghĩ tay điên nặng trong hai chúng ta phải là người bắn trước. - Vậy làm thế nào để biết trong chúng ta ai là người điên hơn cả? - Cũng hơi khó! Bởi vì cả tôi với ông đều không phải bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Vừa mới viết chuyện giảm sì choét lúc 10g sáng thì gần 16g xem được bài này. Trong đó ngài Putin xác định không bị điên. Hì! ====================== Tổng thống Putin: Chỉ kẻ điên mới nghĩ chuyện Nga tấn công NATO 06/06/2015 12:14 (TNO) Phát biểu với báo chí Ý, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định khả năng xảy ra xung đột giữa Nga và NATO là điều không tưởng. Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters “Tôi nghĩ rằng chỉ có kẻ mất trí và chỉ có trong giấc mơ mới có thể tưởng tượng ra rằng Nga sẽ bất ngờ tấn công NATO”, đài RT ngày 6.6 dẫn lời ông Putin nói với nhật báo Il Corriere della Sera (Ý). “Tôi cho rằng một số quốc gia đang lợi dụng nỗi sợ hãi có liên quan đến Nga. Họ chỉ muốn diễn vai là các nước tiền tuyến cần được hỗ trợ quân sự, kinh tế, tài chính hoặc các loại viện trợ khác”, tổng thống Nga phát biểu trước chuyến công du Ý vào tuần tới. Ông Putin cũng mời báo chí so sánh sự hiện diện quân sự trên toàn cầu, nguồn ngân sách quốc phòng giữa Nga và NATO/Mỹ, cũng như các bước liên quan đến Hiệp ước Chống Tên lửa đạn đạo mà mỗi bên đã tiến hành kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Đường lối quân sự của Nga “không mang tính toàn cầu, thiên về tấn công hay hiếu chiến”, ông nhấn mạnh, đồng thời cho biết thêm Nga “gần như không có căn cứ ở nước ngoài” và chỉ còn sót vài nơi từ thời Liên Xô cũ. Tổng thống Nga xác nhận lực lượng vũ trang Nga có mặt ở Tajikistan, tại vùng biên giới với Afghanistan, chủ yếu vì đang có một mối đe dọa khủng bố nghiêm trọng tại đây. Ngoài ra, Nga cũng có một căn cứ không quân ở Kyrgyzstan, được thiết lập theo yêu cầu của chính phủ Kyrgyzstan nhằm đối phó mối đe dọa khủng bố tại đây. Nga còn có một đơn vị quân sự đồn trú tại Armenia, được điều động tại đó để giúp duy trì ổn định trong khu vực và không có nhiệm vụ đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài, theo ông Putin. Moscow thậm chí đã có những chính sách thiên về giảm thiểu hiện diện quân sự trên toàn cầu, trong khi Mỹ đang làm điều ngược lại, tổng thống Nga tố cáo.“Chúng tôi đã giải tán các căn cứ tại nhiều khu vực trên thế giới, như ở Cuba, Việt Nam và những nơi khác. Tôi mời các bạn công bố bản đồ thế giới trên trang báo của mình, rồi đánh dấu vị trí của các căn cứ Mỹ. Bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt”, ông Putin nói với báo chí Ý. Hoàng Uy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2015 Không quân Trung Quốc tập trận bất thường trên bầu trời Bắc Kinh (TTXVN/Vietnam+) lúc : 05/06/15 21:36 Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, ngày 5/6, không quân nước này đã tiến hành diễn tập trên vùng trời thủ đô Bắc Kinh trong khuôn khổ "huấn luyện bay thông thường." Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/Getty Images) Đây là động thái bất thường tại Bắc Kinh, nơi vùng cấm bay gần như được duy trì thường trực trên hầu hết các khu vực trọng yếu.Theo người phát ngôn Không quân Trung Quốc Thân Tiến Khoa, cuộc diễn tập kéo dài một ngày và là một phần trong hoạt động huấn luyện bay của đơn vị Không quân số 5.Ông Thân Tiến Khoa cũng cho biết hoạt động huấn luyện bay tương tự sẽ được tiếp tục tổ chức vào thời điểm thích hợp khi cần thiết.Hiện chưa rõ số lượng cũng như loại máy bay tham gia cuộc diễn tập. Tuy nhiên, theo Reuters, có 2 chiếc trực thăng đã bay qua khu vực trung tâm thành phố.Tuần trước, truyền thông Trung Quốc đưa tin một máy bay chở khách của Nga đã bay sai hướng sau khi cất cánh từ sân bay Bắc Kinh và lạc tới gần khu thương mại ở trung tâm thủ đô khiến nhiều người dân bị bất ngờ./. =================== Cảnh giác thế là tốt! Lão Gàn quảng cáo rằng - Í lộn - Cảnh báo rằng: Nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng cuộc chiến tranh thì Bắc Kinh sẽ là một mục tiêu tấn công. Mọi chuyện sẽ diễn biến rất nhanh và - Xin lỗi - báo mạng không kịp đăng tin cập nhật. Thôi! Long trọng thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến đi, lão Gàn sẽ tả biểu với những lời lâm ly bi bét và thắm thiết, để tấu trình lên "Tập hợp lớn nhất, không có tập hợp nào lớn hơn", mở lượng khoan dung và "canh bạc cuối cùng" diễn biến theo chiều hướng khác. Hì! 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 6, 2015 Giáo hoàng Francis: ‘Không khí chiến tranh’ đang bao trùm thế giới 07/06/2015 11:05 (TNO) Giáo hoàng Francis ngày 6.6 phát biểu tại Bosnia và Herzegovina rằng “bầu không khí chiến tranh” đang bao trùm thế giới và kêu gọi người dân ở đây tăng cường nỗ lực hòa giải, 20 năm sau cuộc xung đột sắc tộc làm chia rẽ đất nước này. Giáo hoàng Francis tại Sarajevo ngày 6.6, cảnh báo “bầu không khí chiến tranh” bao trùm thế giới - Ảnh: Reuters Giáo hoàng Francis ngày 6.6 phát biểu trước đám đông tại sân vận động Olympic ở thủ đô Sarajevo của Bosnia và Herzegovina rằng nhiều cuộc xung đột khắp thế giới thực chất là “một kiểu chiến tranh thế giới thứ ba” và “trong bối cảnh thông tin liên lạc toàn cầu, chúng ta cảm nhận được một bầu không khí chiến tranh đang bao phủ”, theo AFP. “Một số người cố tình kích động và xúi giục bầu không khí chiến tranh này”, Giáo hoàng Francis nói, chỉ trích những ai muốn tạo ra sự chia rẽ để trục lợi từ chiến tranh thông qua những thỏa thuận mua bán vũ khí. “Chiến tranh có nghĩa trẻ em, phụ nữ và người già phải sống trong những trại tị nạn, trong khi nhà cửa, đường sá, nhà máy bị phá hủy…”, Giáo hoàng Francis nói tiếp. Giáo hoàng Francis ngày 6.6 có chuyến thăm một ngày đến Bosnia và Herzegovina. Cuộc xung đột sắc tộc tại Bosnia và Herzegovina trong thập niên 1990 kết thúc với hiệp định Dayton sau khi các bên đàm phán tại bang Ohio (Mỹ) năm 1995. Theo hiệp định, Bosnia và Herzegovina có một chính quyền trung ương. Thế nhưng mãi đến hai thập niên sau, đất nước này vẫn trong tình trạng chia rẽ, theo AFP. Phúc Duy =================== Nhược đài sư tử thượng Thiên hạ thái bình phong. Ấy là cụ Trạng Trình bảo thế! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 6, 2015 WSJ: Phải làm TQ tin "không có cửa" thắng Hải quân Mỹ ở Biển Đông Hải Võ 06/06/2015 14:25 Đó là nhận định của tờ Wall Street Journal (Mỹ) về mục tiêu mà Washington phải đạt được nếu muốn trấn áp các hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông và Thái Bình Dương. Hải quân Mỹ (Ảnh minh họa. Nguồn: Xinhua) Diễn biến mới nhất ở Biển Đông Tờ WSJ hôm 1/6 bình luận, vào thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nước Đức đã quyết định thách thức "bá chủ thế giới" khi đó là Anh. Berlin khi ấy đã tiến hành một cuộc chạy đua vũ trang với London mà kết cục chính là sự bùng nổ của Thế chiến I (1914). WSJ cho rằng, ngày nay, một quốc gia trên đất liền khác đang thèm muốn gây nên những sóng gió trên đại dương nhằm vào Mỹ. Nước này chính là Trung Quốc. Vấn đề đặt ra là, Washington có đủ khả năng ngăn chặn Trung Quốc, trước khi Bắc Kinh đạt được thế thượng phong chiến lược để thực hiện dã tâm của mình? Bài bình luận này của WSJ được đăng tải sau khi tác giả bài viết "tham thấu kỹ lưỡng báo cáo 'chiến lược quân sự Trung Quốc' (sách trắng) 2015". Theo đó, điểm nhấn được WSJ chú ý nhất chính là tuyên bố: "(Trung Quốc) phải phá vỡ tư duy truyền thống là trọng đất liền-khinh đại dương, phải chú trọng chiến lược hải dương ở mức độ cao, bảo vệ quyền lợi trên biển". Để thực hiện mục tiêu "vươn ra đại dương" này, Bắc Kinh đã lớn tiếng khẳng định sẽ đấu tranh để giành thế chủ động chiến lược về quân sự, "tích cực vạch đường lối đấu tranh trên mọi lĩnh vực quân sự"... Hàng loạt hành động trái phép cũng như các tuyên bố ngang ngược và khiêu khích, hay những lời ngụy biện của Bắc Kinh trên Biển Đông không đều không qua được mắt của các nước láng giềng và Washington. Theo WSJ, đây là sự thực mà về lý thuyết cần phải được nhìn nhận từ trước khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện chiến lược "xoay trục châu Á-Thái Bình Dương" trong nhiệm kỳ đầu tiên. Chiến lược này ban đầu yêu cầu Hải quân Mỹ tập trung 50% lực lượng tàu chiến đến Thái Bình Dương, đồng thời đặc biệt tăng cường quan hệ đối tác hợp tác quân sự với Australia và Singapore. Tuy nhiên, WSJ nhận định đến thời điểm hiện tại thì "xoay trục châu Á" vẫn chỉ là một khẩu hiệu chưa thực tế. Theo các văn kiện của Hải quân Mỹ, năm 2015 Mỹ sẽ bố trí khoảng 58 tàu chiến đến Tây Thái Bình Dương. Tới 2020, con số này dự kiến là khoảng 64 chiếc. Tổng số tàu chiến của Mỹ hiện nay vào khoảng 289 chiếc, bằng 1/2 so với thời Chiến tranh Lạnh và chưa thể đáp ứng được nhu cầu đối với chiến lược "xoay trục" của Washington là 306 tàu chiến. Tàu tác chiến ven biển USS Fort Worth của Hải quân Mỹ bị tàu Trung Quốc đeo bám khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông hồi giữa tháng 5. Về phía Trung Quốc, chiến lược quốc phòng mới của quốc gia này yêu cầu Hải quân từng bước thực hiện chuyển đổi từ "phòng vệ cận hải" sang "phòng vệ cận hải kết hợp bảo vệ viễn dương". Báo cáo của Cục tình báo Hải quân Lầu Năm Góc cho hay, từ năm 2013 đến 2014, số lượng tàu chiến mà Trung Quốc hạ thủy "nhiều hơn bất cứ quốc gia nào". Bắc Kinh cũng dự kiến tăng ngân sách quốc phòng 2015 thêm khoảng 10% lên 144 tỷ USD. Trong đó tỷ trọng không nhỏ được dành để hiện đại hóa toàn diện hải quân nước này. Cơ quan này cũng đưa ra dự đoán, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ bố trí tới 78 tàu ngầm và 170 tàu nổi, trong đó phần lớn là các tàu có thiết kế hiện đại. WSJ đặt giả thiết nếu Bắc Kinh sẽ bố trí phần lớn tàu của mình tại Tây Thái Bình Dương, thì điều này đồng nghĩa với 64 tàu nổi và ngầm của Mỹ ở đây sẽ phải đương đầu với 248 tàu của Trung Quốc. Trung Quốc đông nhưng có mạnh? Cũng theo nhận định của WSJ, hiện nay Hải quân Mỹ vẫn duy trì được ưu thế vượt trội và mang tính quyết định về kỹ thuật so với Trung Quốc. Các quan chức Hải quân Mỹ từng tuyên bố, trong cuộc diễn tập quân sự chung, kỹ năng hàng hải của Hải quân Trung Quốc không để lại cho họ ấn tượng gì.Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn cố chấp đầu tư vào nâng cao sức mạnh quân sự "không cân xứng (với Mỹ)". Vụ khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS) Trung Quốc hy vọng xây dựng một lực lượng có thể ngăn chặn Mỹ can thiệp khi có xung đột bùng phát ở vùng cận hải nước này, hoặc trì hoãn sự xuất hiện cũng như hiệu quả can thiệp của Washington trong trrường hợp mục đích của Bắc Kinh thất bại. WSJ đánh giá, Mỹ vẫn đang là nước thắng thế trong cuộc đối đầu trên biển với Trung Quốc, nhưng Washington đang để sức mạnh trên biển của mình bị tụt hậu, đến mức Bắc Kinh "tưởng rằng đã có thể 'đứng ngang vai' với Mỹ". Theo đó, trong một chương được đánh giá là "quyết liệt" của sách trắng 2015, Bắc Kinh cao giọng chỉ trích "một số quốc gia ngoài khu vực (chỉ Mỹ - PV) đang ra sức nhúng tay vào sự vụ ở Biển Đông". Bắc Kinh cũng ám chỉ Mỹ và các đối tác chính là "những kẻ xâm lược (đối với các đảo đá trên Biển Đông mà Trung Quốc đã chiếm đoạt và tuyên bố chủ quyền phi pháp - PV)". Theo WSJ, thời gian gần đây, chính quyền của Tổng thống Obama đang có những bước đi đúng đắn khi điều máy bay do thám P-8A Poseidon cùng tàu tác chiến ven biển hiện đại USS Fort Worth thực hiện nhiệm vụ trinh sát, giám sát các đảo đá bị Trung Quốc chiếm trái phép ở Biển Đông. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng không ngần ngại khẳng định Washington có ý định đưa tàu chiến và máy bay vào khu vực 12 hải lý các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây phi pháp. Tuy vậy, WSJ kết luận, biện pháp duy nhất để khiến Trung Quốc phải "nghĩ lại" về chiến lược dài hơi của họ chính là: Mỹ phải buộc Bắc Kinh tin rằng, nước này "không có cửa" đánh thắng Hải quân Mỹ và việc chạy đua sức mạnh Hải quân sẽ chỉ là "công dã tràng". "Diều hâu" TQ "lên gân" với Mỹ về Biển Đông ngay tại Washington theo Đại Lộ ================= Muốn Trung Quốc tin thì cần phải có "cơ sở khoa học". Mà "lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Thế thì làm sao gây dựng niềm tin? Bi wờ mần răng để Trung Quốc tin rằng quân lực của họ sẽ thua Mỹ trên biển? Bởi vậy, cái "cơ sở khoa học" và "Lý thuyết khoa học hiện đại" ra nói chuyện với Tung Cóóc thì Tung Coóc điếu tin nổi.. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2015 "Một thế kỷ bị sỉ nhục", hậu duệ Khổng Tử vẫn không nhớ lời ngài dạy! (GDVN) - Chữ “Đạo” dành cho bậc chính nhân quân tử, ấy là đạo lý, đạo nghĩa, đạo đức, cũng lại dành cho kẻ tiểu nhân, đó là đạo văn, đạo tặc, đạo lịch sử, đạo đồng chí. Đọc lời khuyên của Khổng Tử, đọc Luận Ngữ, không biết trên đời này có ai hiểu hết những ẩn ý hàm chứa trong từng câu chữ bằng người Trung Quốc? Trong các lời khuyên của Khổng Tử được lưu truyền khắp thế giới, có mấy điều mà thiên hạ tâm đắc: Người không có chữ tín sẽ chẳng làm nên việc gì. Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã. … Trình Y Xuyên, một nhà nho đời Tống nói: “Ai đọc xong Luận Ngữ mà vẫn còn những tính nết như trước khi chưa đọc thì người ấy chưa hiểu được sách Luận Ngữ”. Người Trung Quốc xây viện Khổng Tử khắp thế giới với mục đích quảng bá văn hóa Trung Hoa, cũng có ý rằng họ là bậc thầy uyên thâm Khổng Tử, uyên thâm Luận Ngữ, thiên hạ cần phải học theo họ, dành thời gian và trí tuệ mà nghiền ngẫm, lấy đạo lý của Khổng Tử làm gương soi! Có điều, càng tìm cách hiểu Khổng Tử, Luận Ngữ, lại càng thấy khó hiểu vì những gì Khổng Tử xem là chân lý, thì hậu duệ của ngài lại xem là vô tác dụng, nếu không bị vứt bỏ thì cũng phải hiểu khác đi, thậm chí là phải hiểu ngược lại? Khổng Tử, trong Luận Ngữ nói: “Vui đến tận cùng thì nét mặt hoảng hốt, buồn đến tận cùng thì thần thái tỉnh bơ. Ngu đến tận cùng lại chính là đang ở chỗ chân lý. Hiểu đến tận cùng lại chính là quay trở lại cái lúc ngu”. “Một thế kỷ bị sỉ nhục” là cách nói của chính người Hoa đại lục để chỉ thời kỳ đất nước này bị Tây phương, Nhật Bản xâu xé. Hơn trăm năm trước, đất nước Trung Hoa chỉ là miếng mồi béo cho những kẻ "bé tí" như Hà Lan, Bồ Đào Nha, hay Anh, Pháp chia phần. Thật ra người ta đã có chủ ý khi chỉ nói là “một thế kỷ”, còn để nói cho chính xác thì phải là ba thế kỷ, kể từ 1644 khi người Nữ Chân của quốc gia Hậu Kim Triều (Thanh) đô hộ Trung Nguyên. Sau cái “ngu đến tận cùng”, sau những gì mà Lỗ Tấn đã viết trong “AQ chính truyện”, ngày nay Trung Hoa đã trở thành một quốc gia hùng mạnh, khoa học kỹ thuật phát triển, có lẽ vì thế họ cho rằng họ “đang ở chỗ chân lý”? Phải chăng khi vượt qua được cái “ngu đến tận cùng”, khi có trong tay tàu bay, tàu ngầm, tên lửa, hay bom A, bom H,… nghĩa là người ta đạt đến chân lý, nghĩa là chân lý nằm trong tay kẻ mạnh? Nhắc đến Khổng Tử và Luận Ngữ, phải chăng giới tinh hoa của Trung Quốc đã hiểu đến tận cùng triết lý của Ngài? Nếu không hiểu biết, sao dám làm thầy người ta? Nếu hiểu biết chỉ ở mức “nhân chi sơ” sao dám dạy bảo thiên hạ? Còn nếu mà hiểu đến tận cùng, có phải là đang “quay trở lại cái lúc ngu”? Nếu không phải như thế thì vì sao những điều Khổng Tử và môn đồ xem là chân lý, đối chiếu với lời nói và việc làm của cháu chắt Ngài hiện nay, đều khác xa nếu không nói là đảo ngược? Khổng Tử nói: “Người không có chữ tín sẽ chẳng làm nên việc gì”, ngày nay người ta cho là chữ “Tín” chẳng nghĩa lý gì nếu lắm tiền, nhiều súng. Có chữ Tín mới “chẳng làm nên việc gì”, cứ bội tín là chiếm được đất, được biển đảo của người khác, chữ vàng hay chữ bạc cứ vứt vào sọt rác, nhiều đến bốn chữ hay mười sáu chữ tất cả đều thua hai chữ “bội tín”. Dựa vào đâu mà nói họ “bội tín”, điều này phải hỏi Đặng Tiểu Bình vì sao năm 1972, họ bật đèn xanh cho Mỹ rải thảm bom B52 xuống Hà Nội khi nhân dân Việt Nam đang đổ máu xương giữ yên biên giới phía nam cho họ? Vì sao năm 1979, họ cấp súng ống, “chuyên gia” xúi Polpot đánh Việt Nam phía biên giới Tây Nam, lại còn xua quân xâm lược toàn tuyến biên giới Việt Nam ở phía bắc? Điều này cũng phải hỏi những người cầm quyền Bắc Kinh hiện tại vì sao ngày 15/5/2015 họ mong muốn “hiện thực hóa nhận thức chung của lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước trong việc tiếp tục củng cố và thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc không ngừng phát triển” thì ngay lập tức họ cũng dựng chuyện rằng Việt Nam “khiêu khích, gây sự cố để đẩy Bắc Kinh vào một cuộc chiến"? Luận Ngữ viết: “chẳng phải cuộc đời bao giờ cũng chính là một vụ ăn cắp vĩ đại đó sao?”. Nếu theo tình thế bây giờ thì phải chữa thành: “chẳng phải quan hệ láng giềng bao giờ cũng là một vụ ăn cướp vĩ đại đó sao?”. Thay từ “ăn cắp” bằng từ “ăn cướp” mới thể hiện được sức mạnh, mới là kẻ yêng hùng còn ăn cắp chỉ là kẻ tiểu nhân ốm đói, như đám tàn quân Tàu Tưởng năm 1945, không xứng với tầm vóc vĩ đại nhất nhì thế giới. Luận về chữ “Thứ” (trong từ dung thứ), Khổng Tử viết “Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác. Đối với quê hương, gia đình nên tránh gây thù, chuốc oán”. Khi mang Khổng Tử ra thế giới thì phải mở rộng tấm lòng, không nên bó hẹp trong phạm vi bờ cõi Trung Hoa, nếu quả như thế thì nên viết: “Điều mà mình không thích thì đừng bắt người khác phải thích. Đối với bạn bè, đồng chí đừng nên gây thù, chuốc oán”. Hãy hỏi bất kỳ người Hoa nào xem họ có thích đồ dùng gia đình nhiễm đầy chất độc không? Chắc chắn người Hoa không thích điều đó, vậy tại sao họ cứ tuồn ra thế giới quần áo, bát đĩa, đồ chơi trẻ con, thực phẩm nhiễm độc… Hoa quả Trung Quốc để 6 tháng không hỏng, đến vi khuẩn độc hại cũng còn chết hết khi tiếp xúc thì huống chi là con người. Đầu độc các dân tộc khác, một sự đầu độc có chủ ý lại được tiến hành bài bản có phải là hành động “gây thù chuốc oán” không? Gây chiến, nổ súng tấn công các nước có chung biên giới với lý do để thoát khỏi “thế kỷ bị sỉ nhục” chẳng lẽ không phải là “gây thù, chuốc oán”? Người Hoa vẫn căm phẫn “cuộc chiến tranh nha phiến” khiến triều đình nhà Thanh phải dành một số đất đai cho thực dân phương Tây cai quản (Hongkong, Macao). Thế còn người Việt, cả một “thiên niên kỷ bị đô hộ” chẳng lẽ không được phép làm theo họ? Chẳng lẽ phải viết lại lời Khổng Tử, rằng “điều mà người Hoa không thích nhưng người Việt phải thích”? Khi viết “Có ai ngờ đạo lý lại sinh ra từ đạo tặc? Lừa một người thì khó, lừa cả thiên hạ xem chừng dễ như trở bàn tay” có lẽ Khổng Tử không ngờ rằng hàng ngàn năm sau, sang tận thế kỷ 21, điều này lại được chứng minh chính xác như thế. Với sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội, chẳng lẽ điều duy nhất khiến Trung Nam Hải tâm đắc là “đạo lý lại sinh ra từ đạo tặc”. Chẳng lẽ nhân loại phải thừa nhận, dù là “đạo tặc” nhưng mà lắm súng nhiều tiền thì sẽ có “đạo lý”? Nhưng cũng có thể khi viết câu này, Khổng Tử muốn truyền nhân đời sau phải ghi nhớ, rằng lừa cả thiên hạ rất dễ, lừa người Việt thì rất khó? Cho dù có xảy ra chuyện “đạo tặc khứ, đạo lý lai” (Đạo tặc đi thì đạo lý đến) nghĩa là kẻ cướp, khi cưỡng chiếm được của thiên hạ rồi thì đương nhiên xem đó là chân lý, nhưng Khổng Tử cũng cẩn thận lưu ý rằng hai thứ ấy luôn luôn luân chuyển. Chân lý đạt được bằng sức mạnh thì rồi sẽ bị sức mạnh hủy diệt, chẳng người trần mắt thịt nào có thể sánh ngang Đức Phật để mà tuyên bố “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn” (trên trời, dưới đất, ta là duy nhất). Tranh hùng với thiên hạ, dường như Trung Quốc đang muốn chiếm lấy vị trí “duy ngã độc tôn”, dường như người ta đã thành công với việc tuyên truyền cho người Hoa rằng trong lịch sử, các quốc gia láng giềng đã “cướp” rất nhiều đất của người Hoa, bổn phận của thế hệ ngày nay là phải đòi lại? Say mê trong hào quang của sự trỗi dậy, sao người ta lại có thể quên lời Khổng Tử, rằng “Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã”? Nếu bình tâm suy xét, hẳn người ta phải nêu câu hỏi vì sao người Hồi giáo Tân Cương phải rời bỏ quê hương chạy sang nước khác? Vì sao Đức Đạt Lai Lạt Ma Ogyen Trinley Dorje đang sống lưu vong ở Ấn Độ từ chối tái sinh sau khi chết, kết thúc 400 năm lịch sử truyền thống Lạt Ma tái sinh của Phật giáo Tây Tạng? Vì sao Vạn lý trường thành vốn là biên giới thời cổ ngày nay lại nằm sâu trong nội địa Trung Quốc? Nhân loại đã qua thời kỳ dã man, sao ngày nay vẫn có kẻ muốn quay lại thời kỳ ăn lông ở lỗ, động một tí là đe dọa chiến tranh, động một tí là đem vũ khí hạt nhân ra đe dọa? Dưới bầu trời, các quốc gia dân tộc dù bé đến đâu cũng đều có quyền sống bình đẳng với các quốc gia, dân tộc lớn. Đe dọa nhân loại bằng vũ khí hạt nhân đâu phải khẩu khí anh hùng. Biển Đông không phải ao nhà của bất kỳ ai, Thái Bình Dương dẫu rộng lớn cũng không phải là của riêng của những nước lớn. Mưu đồ chia đôi thế giới chỉ là ảo vọng của những ai đó cứ cho rằng mình đã “hiểu đến tận cùng”. Người Việt đã trải qua quá nhiều cuộc chiến chống xâm lược, đau thương và mất mát do các nước lớn gây ra đã khiến người Việt không quên lời trong Luận Ngữ “Vui đến tận cùng thì nét mặt hoảng hốt, buồn đến tận cùng thì thần thái tỉnh bơ”. Những kẻ muốn làm người Việt “buồn” không thiếu, nhưng chẳng còn kẻ nào trên thế gian này có thể làm người Việt buồn hơn được nữa. Một khi “thần thái tỉnh bơ” thì không cần nói nhiều, như nhà văn kiếm hiệp Kim Dung từng đề cập, một nhành liễu trong tay cao thủ cũng sắc nhọn hơn gươm giáo, cũng có thể khiến kẻ cuồng run sợ. Những kẻ đang đe dọa nhân loại bằng vũ khí hạt nhân cần hiểu, rằng những đám mây bụi hạt nhân sẽ bay khắp thế giới, biển cả ô nhiễm hạt nhân thì thủy sản nhiễm xạ sẽ đặt trên bàn ăn của mọi nhà. Còn một điều khác càng cần phải hiểu, rằng có nhiều thứ khi nổ, sức công phá còn mạnh gấp hàng trăm, hàng ngàn lần vũ khí hạt nhân, mạnh nhất trong đó là lòng căm hận bọn xâm lược, là tình yêu tổ quốc mà dân tộc Việt Nam không bao giờ thiếu. Khuấy động biển Đông là con dao hai lưỡi, nếu biển Đông bão dậy liệu các con tàu nhỏ bé bất kể là tàu hàng hay tàu chiến có an toàn, những ai đó đang “vui đến tận cùng” vì chưa ai làm gì được họ ở Hoàng Sa, Trường Sa chẳng lẽ không hề biết lời răn của Khổng Tử? Chỉ một vài lời khuyên, chỉ vài dòng mở đầu của Luận Ngữ đã thấy nhiều điều đáng để suy ngẫm. Không biết người dân những nơi có Viện Khổng Tử sẽ nghĩ gì, tin những điều Ngài nói và không tin những điều “người nhà” Ngài làm hay là tin tất cả? Câu hỏi này có thể ai đó sẽ trả lời bằng lá phiếu trắng nhưng người Việt trả lời không chỉ bằng công hàm mà còn bằng hành động. Chữ “Đạo” vừa dành cho bậc chính nhân quân tử, ấy là đạo lý, đạo nghĩa, đạo đức, cũng lại dành cho kẻ tiểu nhân, đó là đạo văn, đạo tặc, đạo lịch sử, đạo “đồng chí”… Biết rõ kẻ xấu không phải là để tuyệt giao mà chỉ là để đề phòng, bởi lẽ trên đời âm dương hài hòa, xấu tốt lẫn lộn, chẳng bao giờ diệt hết được kẻ xấu, chỉ có thể cảnh giác để không bị đánh lén sau lưng. XUÂN DƯƠNG Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2015 Thủ tướng Nhật: Thế giới không chặn Trung Quốc, Biển Đông sẽ thành Crimea Hồng Thủy 08/06/15 07:00 Thảo luận (0) (GDVN) - Thông điệp của Thủ tướng Abe khá rõ ràng, nếu thế giới không có phản ứng, Trung Quốc có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng địa chính trị lâu dài ở châu Á. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: SCMP. The Diplomat ngày 8/6 đưa tin, hôm qua các nhà lãnh đạo 7 nước công nghiệp phát triển còn gọi là G-7 đã tới Đức để thảo luận các vấn đề toàn cầu trong 2 ngày. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là đại diện duy nhất của châu Á tham dự cùng nguyên thủ 6 nước Canada, Pháp, Đức, Ý, Anh và Hoa Kỳ. Ông Shinzo Abe đã tập trung truyền đạt những quan ngại của Nhật Bản về tình hình Biển Đông và an ninh châu Á - Thái Bình Dương với những người đồng chí hướng đến từ phương Tây. Tờ Japan Times cho biết, hoạt động bồi lấp xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã đứng đầu chương trình nghị sự của Thủ tướng Nhật Bản. Trong 18 tháng qua Trung Quốc đã hoàn thành công việc bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) đáng kể trên 7 rặng san hô (nước này nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông tại quần đảo Trường Sa và 1 đảo thuộc Hoàng Sa (cả 2 quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam - PV). Tại G-7, ông Shinzo Abe dự kiến sẽ so sánh hành động bành trướng leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông với sự kiện Nga sáp nhập Crimea. Thông điệp của Thủ tướng Abe khá rõ ràng, nếu thế giới không có phản ứng, Trung Quốc có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng địa chính trị lâu dài ở châu Á. Ông sẽ tiếp tục thúc giục Bắc Kinh hành xử theo luật pháp quốc tế, trong khi phiên tòa Philippines khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc sẽ bắt đầu phần tranh tụng vào tháng tới, còn Bắc Kinh vẫn kiên quyết từ chối tham gia. G-7 được coi là một nhóm các quốc gia có cùng chí hướng và theo đuổi mục tiêu, giá trị chung. Hiện tại trên băng ghế dự bị của G-7, ông Shinzo Abe và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã khẳng định môi quan tâm của họ về các hoạt động (leo thang, gây hấn) của Trung Quốc ở Biển Đông. Tại diễn đàn G-7, Thủ tướng Shinzo Abe không chỉ đại diện cho lợi ích của Nhật Bản, mà còn là một phái viên đại diện hiện trạng cấu trúc an ninh khu vực châu Á. Hồng Thủy ===================== Còn tệ hơn Crimea nhiều. Thưa ngài Abe! Lúc ấy Trung Quốc biến Tất cả các nước G7 thành những thằng hề và Hoa Kỳ thành một thằng ngọng. Còn nước Nga theo đóm ăn tàn sẽ trở về với cái máng lợn. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2015 Biển Đông: "Liên minh" chế ngự TQ của Mỹ chào đón thêm thành viên Đức Huy 08/06/2015 07:25 Chuyến công du châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã giúp Mỹ "lôi kéo" thêm một quốc gia tham gia chiến dịch chế ngự Trung Quốc trên Biển Đông, theo Washington Times. Diễn biến mới nhất ở Biển Đông Xây dựng "liên minh" Washington Times đánh giá, kết quả đạt được trong chuyến công du tới Ấn Độ tuần vừa qua của ông Carter là bước tiến triển mới nhất trong chiến dịch xây dựng một "liên minh" chống lại sự bành trướng phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Tại New Delhi, ông chủ Lầu Năm Góc và người đồng cấp bên phía Ấn Độ Manohar Parrikar đã đặt bút kí vào bản hiệp ước quốc phòng kéo dài 10 năm, trong đó nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác quân sự đôi bên. Trong một tuyên bố chính thức, Bộ Quốc phòng Mỹ không ngần ngại khẳng định chuyến công du của ông Carter tới Ấn Độ là một phần của chiến dịch "tái cân bằng ảnh hưởng tại châu Á - Thái Bình Dương" của Mỹ nhắm đến Trung Quốc. Ông Parrikar và ông Carter. Ảnh: AP Bản thân ông Carter cũng nói rằng, việc Mỹ tăng cường hiện diện trong khu vực, đi kèm với sự phát triển của Ấn Độ, Singapore, hay Việt Nam, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chế ngự sự hung hăng của Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông. "Hai yếu tố này sẽ tương trợ lẫn nhau trong việc đảm bảo an ninh hàng hải" - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu. Tóm lược lại tình hình, trong những tháng gần đây Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh xây dựng trái phép trên các đảo đá nhân tạo nhằm phục vụ mưu đồ bành trướng của mình. Một số đảo thậm chí đã đủ rộng để xây dựng đường băng. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng thể hiện sự ngang ngược của mình với việc liên tiếp tìm cách ngăn cản không cho tàu bè quốc tế đi lại trên biển, gần những đảo đá Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép. Trước tình hình đó, theo chuyên gia Robert Manning thuộc Hội đồng Nghiên cứu Đại Tây Dương, Mỹ đang đẩy mạnh việc xây dựng một "liên minh" với mục tiêu đảm bảo an ninh khu vực. NHÀ NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TRUNG QUỐC TẠ DIỄM MAI Giới địa chính trị Bắc Kinh dường như vẫn bị "ám ảnh" bởi suy nghĩ rằng Mỹ sinh ra là để kìm hãm Trung Quốc, rằng mỗi chính sách Mỹ đặt ra cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều mang trong nó một điều gì đó bất lợi đối với Trung Quốc. "Những gì Mỹ đang làm, qua các hiệp ước quốc phòng kí kết với Nhật Bản, hay tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng với Việt Nam, đó là xây dựng một khối 'liên minh' gồm các đồng minh và đối tác an ninh trong khu vực. Và hiệp ước kí kết với Ấn Độ gần đây là bước đi mới nhất trong chiến dịch chế ngự [Trung Quốc trên Biển Đông]" - ông Manning nhận định. Ấn Độ gia nhập? Đáng chú ý, từ trước đến nay chính sách đối ngoại của Ấn Độ vẫn là trung lập đối với tuyệt đại đa số các vấn đề trên thế giới, và điều này nhiều khả năng sẽ không thay đổi, theo phân tích của Walter Lohman, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc The Heritage Foundation. Ông Lohman cho rằng, dù hiệp ước kí với Mỹ là một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương, tuy nhiên lập trường trung lập của Ấn Độ sẽ không thay đổi. "Bằng chứng là dù Ấn Độ có mua trang thiết bị quốc phòng từ Mỹ, họ cũng làm điều tương tự với Nga, để tránh bị lệ thuộc quá nhiều vào một đối tác nhất định" - chuyên gia này cho biết. Do đó, ông Lohman khẳng định New Delhi sẽ không "hồ hởi" sát cánh Mỹ trong chiến dịch chế ngự Trung Quốc. Họ lo ngại nếu làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới chính sách trung lập của mình. Nhưng theo Washington Times, Mỹ và Ấn Độ có lợi ích chung trên Biển Đông, và Washington hoàn toàn có thể đã sử dụng luận điểm này để thuyết phục New Delhi tham gia vào "liên minh". Việc Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền trái phép trên 90% diện tích Biển Đông, nơi giàu tài nguyên khí đốt và là trung tâm trao đổi hàng hóa với nhiều tàu thuyền qua lại, cũng ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích quốc gia của Ấn Độ. Ngoài ra, quan hệ Trung - Ấn từ trước đến nay vẫn chưa bao giờ được đánh giá là ổn định. Việc Trung Quốc quá thân thiết với Pakistan, quốc gia tranh chấp vùng Kashmir với Ấn Độ, đã không ít lần khiến New Delhi "nóng mặt". Kiềm chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc cũng là điều mà Ấn Độ dù không thể hiện rõ ràng nhưng đã và đang thực hiện. Đó là những lý do tại sao Washington Times cho rằng nhiều khả năng ông Carter đã thuyết phục được New Delhi gia nhập "liên minh" của mình. Vai trò của Ấn Độ trong "liên minh" Trong cuộc họp báo hôm thứ năm (4/6) vừa qua, Lầu Năm Góc từ chối bình luận về mục tiêu của ông Carter trong chuyến công du châu Á mới đây. Tuy nhiên, tại Đối thoại Shangri-La, chính người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ đã nói rằng ông trông chờ Ấn Độ sẽ củng cố vai trò của mình trong công cuộc bình ổn an ninh khu vực. "Nước Mỹ tin rằng Ấn Độ sẽ không những phát triển về kinh tế và quân sự mà còn là một chốt chặn đảm bảo an ninh khu vực hiện tại cũng như trong tương lai" - ông Carter phát biểu. Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu vì Hòa bình Thế giới Carnegie, ông Douglas Paal, nhận định, hợp tác trong việc chế ngự Trung Quốc trên Biển Đông là mục tiêu lâu dài trong việc đẩy mạnh quan hệ với Ấn Độ của Mỹ. "Đó đơn giản là kêu gọi bạn bè và đồng minh tham gia bảo vệ trật tự thế giới. Những gì đã được thiết lập tại Tây Thái Bình Dương suốt hơn 70 năm qua cần được gìn giữ, và người Ấn Độ có thể là một phần của mục tiêu đó" - ông cho biết. Còn với Ấn Độ, theo ông, Biển Đông cũng chỉ là một phần. Những gì New Delhi làm còn phục vụ cuộc chiến nơi biên giới nước họ, hay những cạnh tranh với kình địch lâu năm Trung Quốc, hay nhiều lý do khác nữa. Nhưng dù vì lý do gì, thì xem ra "liên minh" chế ngự Trung Quốc trên Biển Đông do Mỹ khởi xướng đã có thêm một thành viên hùng mạnh nữa gia nhập hàng ngũ của mình. Trung Quốc tập trận rầm rộ cho ai xem? theo Đại Lộ ==================== Cô gái Ấn Độ đã ngồi vào sòng bạc. Hì. Điếu cần đến sang năm. Sau khi ông Tập sang Huê Kỳ, mọi việc sẽ khuých tạp lên rất nhiều. Share this post Link to post Share on other sites