Posted 24 Tháng 5, 2015 Bài này đáng chú ý hơn nè. Phamhung à! Nếu bình lựng của bài này đúng: Hai bên bụp nhau một cái là si phọ đoán sai. Híc! Nhưng si phọ có thể sai hay không? Chờ xem hồi sau sẽ rõ. Hì. ================================== "Nếu máy bay Mỹ tiếp tục do thám, TQ có thể hành động nguy hiểm" Hải Võ 24/05/2015 19:45 Giới quan sát nhận định căng thẳng Trung-Mỹ ở Biển Đông đã leo thang sau vụ va chạm hôm 20/5, thậm chí có chuyên gia nhận định Trung Quốc có thể nổ súng tấn công máy bay Mỹ. Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự trên Biển Đông khiến cộng đồng quốc tế lo ngại (Ảnh minh họa) Báo Mỹ: Nếu phải giao tranh, tiền đồn trái phép TQ "không trụ nổi một ngày" Ảnh, video mới từ Mỹ về công trường phi pháp của TQ ở Trường Sa Mỹ tuyên bố tiếp tục tuần tra Biển Đông sau cảnh báo của Trung Quốc Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có chuyến thăm Trung Quốc trong 2 ngày 16-17/5. Trọng tâm cuộc hội đàm của quan chức ngoại giao 2 nước chính là vấn đề Biển Đông. Đồng thời với hoạt động của ông Kerry, phía quân đội Mỹ đã cử tàu chiến thực hiện nhiệm vụ tuần tra tại các đảo, đá thuộc quần đảo Trường Sa (vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam) mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép. 2 đồng minh quân sự của Mỹ tại châu Á là Nhật Bản và Philippines cũng lần đầu tổ chức tập trận chung, trong bối cảnh Mỹ và Nhật vừa nâng tầm quan hệ hợp tác phòng thủ quân sự sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Sau khi ông John Kerry rời Bắc Kinh hôm 17, căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn khi truyền thông Trung-Mỹ liên tiếp có những phát biểu chỉ trích lẫn nhau. Theo CNN, Hải quân Mỹ đang tăng cường hoạt động tuần tra trên Biển Đông bằng máy bay P-8A Poseidon. (Ảnh minh họa. Nguồn: Military-today) Đỉnh điểm căng thẳng là sự kiện hôm 20/5 khi máy bay do thám P-8A Poseidon của Mỹ bị Trung Quốc cảnh cáo 8 lần trong khi thực hiện nhiệm vụ trinh sát. Đây cũng là lần đầu truyền thông Mỹ có mặt trên máy bay để tường thuật lại diễn biến vụ việc. Nhiều sự kiện "lần đầu" trong những diễn biến mới đây trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến truyền thông quốc tế nhìn nhận sự việc ở nhiều khía cạnh mới. Hôm 22/5, phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát biểu trước các thiếu sinh quân tốt nghiệp trường sĩ quan Hải quân Mỹ rằng trong 5 năm tới, nước này sẽ bố trí 60% lực lượng Hải quân của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.Ông Biden cũng nói trước 1070 học viên vừa tốt nghiệp ở Annapolis rằng nhiều người trong số họ "trong tương lai sẽ được cử tới châu Á-Thái bình Dương để hỗ trợ việc đối phó với 'thế lực thách thức mới'". Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden Các nguyên tắc công bằng để giải quyết mâu thuẫn trên ở Biển Đông và tự do hàng hải đang bị thách thức bởi các hoạt động của Trung Quốc (lấp biển, xây dựng đảo nhân tạo trái phép tại quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) ở Biển Đông. Nhiệm vụ của Hải quân Mỹ là bảo vệ những nguyên tắc đó. Phó Tổng thống Mỹ cho hay, các vấn đề trên biển vẫn là một lĩnh vực nhạy cảm, dễ nảy sinh xung đột và cho biết "sức mạnh của Hải quân Mỹ tiếp tục có ảnh hưởng rất lớn tới hòa bình, phồn vinh của châu Á-Thái Bình Dương". Hôm 21/5, tức 1 ngày sau sự kiện Trung Quốc "xua đuổi" máy bay do thám Mỹ, các quan chức Lầu Năm Góc cũng như Quốc hội Mỹ đều tuyên bố Mỹ sẽ không từ bỏ các hoạt động tuần tra quân sự trên Biển Đông để bảo đảm tự do hàng hải. Tờ Wall Street Journal (Mỹ) hôm 22/5 đưa tin, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain và Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jack Reed đều hy vọng Mỹ hủy lời mời Bắc Kinh tham dự cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm 2016. Các ông McCain và Reed nêu ra đề nghị trên với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter và muốn điều này được xem như sự trừng phạt và chứng minh sự cứng rắn của Washington trước "những hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông". Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain (trái) và Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jack Reed. Ảnh: Getty Images. Trung Quốc: Hành động của máy bay do thám Mỹ ở Biển Đông "rất nguy hiểm" Ngay sau sự kiện 20/5, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 22/5 đã tuyên bố Trung Quốc "vô cùng bất mãn" với việc Mỹ điều máy bay vào Biển Đông, đồng thời hình dung động thái của Mỹ là "vô cùng nguy hiểm, tạo thành đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh Trung Quốc". Bộ ngoại giao Trung Quốc bao biện cho hành vi ngang ngược trên Biển Đông rằng "quân đội Trung Quốc đã đuổi máy bay Mỹ theo đúng quy định". Hồng Lỗi cũng ngang ngược tuyên bố - "Trung Quốc sẽ tiếp tục giám sát tình hình ở vùng trời và vùng biển liên quan (tức Biển Đông-PV) nhằm ngăn chặn phát sinh 'sự cố ngoài ý muốn'."BBC bình luận, việc căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington ở Biển Đông có khả năng dẫn tới các "sự cố ngoài ý muốn" nữa hay không đang trở thành mối quan tâm lớn với dư luận quốc tế. CHUYÊN GIA TỔ CHỨC KHỦNG HOẢNG QUỐC TẾ TẠ DIỄM MAI Xét từ những động thái gần đây của Trung-Mỹ, không thể loại trừ khả năng tái diễn 'va chạm' như vụ việc hôm 20/5. Tuy nhiên, khả năng 'va chạm' do ngẫu nhiên nhiều hơn là do một bên cố ý gây hấn. Theo BBC, trên thực tế, gần đây Washington đã có những thay đổi rất cơ bản trong chính sách đối với Trung Quốc. Các động thái của Lầu Năm Góc khiến nhiều người đã bắt đầu nghi ngờ chính sách "tiếp xúc tích cực" mà thay vào đó là hành động của Mỹ nhằm "tỏ rõ lập trường trước Trung Quốc". Tuy nhiên, dường như đến nay Bắc kinh vẫn chưa hoàn toàn nhận thức được sự thay đổi này - BBC bình luận. Trên thực tế, Mỹ không hề nao núng trước những đe dọa nặng nề từ Bắc Kinh và không ngừng gia tăng mức độ các hành động để kiềm chế các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Bên cạnh những tuyên bố cứng rắn của phó Tổng thống Joe Biden hôm 22, quốc hội Mỹ đã tái khẳng định "không loại trừ khả năng máy bay do thám hoặc tàu chiến Mỹ tiến vào tuần tra hải vực 12 hải lý quanh các đảo, đá mà Trung Quốc xâm chiếm trái phép của Việt Nam trên Biển Đông. Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản bình luận, mặc dù Trung Quốc và Mỹ đều hy vọng tránh được tình trạng căng thẳng ở Biển Đông, nhưng với diễn biến như hiện tại thì điều này "dường như đã là tiến thoái lưỡng nan". Trang Đa Chiều (Duowei News) nhắc lại vụ xung đột giữa máy bay chiến đấu Trung Quốc và Mỹ trên Biển Đông hồi tháng 4/2001. Sự việc khiến một phi công Trung Quốc thiệt mạng, còn phi công trên máy bay Mỹ phải cho máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Trung Quốc ngay lập tức bắt 24 thành viên trong phi đội Mỹ, tịch thu máy bay và những thiết bị tình báo. Đa Chiều cho hay Bắc Kinh sau đó đã trả lại thân máy bay cho Mỹ và nhận xét, cách thức xử lý vụ việc này "có phần ôn hòa". Qua đó, Đa Chiều đánh giá quan hệ Trung-Mỹ trên Biển Đông ngày nãy đã không còn giống như năm 2001 khi sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã tăng lên, đồng thời những người theo chủ nghĩa dân tộc bên trong quốc gia này cũng ngày càng trở nên hung hăng. Trong bối cảnh như vậy, một khi Trung-Mỹ tái diễn sự kiện như hôm 20/5, "tình hình đối đầu có thể leo thang đột ngột". Lần sau Trung Quốc có thể nổ súng Tờ Kommersant của Nga bình luận hôm 22/5 rằng, nếu quân đội Trung-Mỹ lại có va chạm, quân đội Trung Quốc có khả năng nổ súng vào máy bay Mỹ. Chuyên gia phân tích tại Trung tâm phân tích Công nghệ và Chiến lược (CAST) có trụ sở ở Moscow Vasily Kashin phân tích: Chuyên gia phân tích của CAST Vasily Kashin Nếu tình huống như vụ máy bay do thám P-8A Poseidon của Mỹ tái diễn, Trung Quốc rất có thể sẽ nổ súng và có những hành động rất nguy hiểm để đánh đuổi quân đội Mỹ, dẫn đến vụ "va chạm" kết thúc bằng xung đột. Theo ông Kashin, việc Mỹ điều máy bay do thám vào tuần tra trên Biển Đông "là hành động không khôn ngoan". Bởi theo ông này, người Mỹ vẫn cho rằng "Trung Quốc sẽ không dám làm gì". Nhưng ông Kashin nhận định, nếu Mỹ tiếp tục các hoạt động của mình tại Biển Đông thì "Bắc Kinh sẽ có hành động trả đũa". Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) hôm 23 cũng bình luận, dường như chiến lược Biển Đông đang là "chủ trương lợi ích đơn phương" nguy hiểm của Washington. Theo đó, Mỹ chưa xét đến khả năng mâu thuẫn Trung-Mỹ sẽ gây ra bất ổn tại khu vực và "việc chọc giận Bắc Kinh bằng những sự thách thức không cần thiết có thể khiến tình hình diễn biến tồi tệ hơn". Trong khi đó, Bộ trưởng quốc phòng Australia Kevin Andrews hôm 22 đã tỏ ra quan ngại đối với việc Trung Quốc mở rộng và tăng cường sức mạnh quân sự trên Biển Đông. Theo ông Andrews - "Trong vài năm tới, môi trường an ninh khu vực sẽ 'mang nhiều thách thức hơn", và bổ sung thêm quan hệ Trung Mỹ sẽ là nhân tố quan trọng được xét tới trong kế hoạch quốc phòng chiến lược của Australia được công bố vào khoảng tháng 7, tháng 8 tới. Bộ trưởng Kevin Andrews cũng khẳng định - "Australia phản đối bất cứ 'hành động đơn phương hoặc đe dọa' nào của các bên tại Biển Đông cũng như biển Hoa Đông." Theo Đa Chiều, các chuyên gia an ninh đã nhận định tình thế Biển Đông hiện tại là "xung đột có thể bùng phát bất cứ lúc nào". Các hành vi xây dựng và chiếm đoạt đảo, đá trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông đã khiến dư luận quốc tế phải lo ngại về khả năng thực sự xảy ra xung đột quân sự Trung-Mỹ tại đây. Cách Mỹ khiến Trung Quốc "hết đường bao biện" trên Biển Đông theo Đại Lộ ==================== Trước hết lão Gàn bàn zdìa cái zdấn đề là tàu bay Huê Kỳ bay trên các đảo Trường Sa đem theo cả phóng viên, để thực mục sở thị quân Tàu đang nói cái jì. Điều này chứng tỏ rằng thì là người Mỹ biết chắc rằng quân Tàu không dám bắn hạ tàu bay Huê Kỳ. Ít nhất là lần đầu tiên. Bi wờ làm sao? Quân Mỹ bị Tàu quảng cáo dữ wá rút hết về Guam và giao trách nhiệm bảo vệ tự do hàng hải cho siêu cường Tàu ở bể Đông chăng? Chiện này không có "cơ sở pha học". Vậy thì cái zdấn đề cứ phải là tàu bay Mỹ cứ bay zdù zdù và đành phải đợi hải quân Tàu bắn cho một phát đạn quảng cáo, rớt máy bay, lúc đó mới dút quân chăng? Cái này cũng không có "cơ sở pha học". Vậy tiếp theo sẽ là cái gì - nếu "lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" - thì có thể kết luận Hoa Kỳ sẽ đầu hàng. Lý thuyết của ông giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng hoàn toàn đúng! Hay lúc đó Hoa Kỳ dộng vài quả Tomahok vào các đảo chiếm đóng của hải quân Tàu để mô tả tính hợp lý lý thuyết? Nếu như vậy thì tiếp theo là hai khả năng có thể xảy ra: Một là - Tung Coóc sẽ điều hẳn tàu ve chai Liêu Ninh và cả hạm đội Nam Hải với tên lửa diệt hạm dộng vào tàu sân bay Hoa Kỳ, hoặc vào một cái tàu chiến khỉ gió gì đó có tên mở đầu bằng USS...Hai là Tung Coóc qua người phát ngôn Bộ ngoại Giao Hồng Lỗi cực lực phản đối và lên án mạnh mẽ hành vi gây hấn của Huê Kỳ. Và rằng sẽ cho Mỹ biết tay, sẽ hủy diệt Hạm Đội VII, nước Mỹ sẽ bị hậu quả cay đắng....nếu tái phạm lần thứ....sau đó. Còn một kịch bản nữa là Mỹ cứ bay, Tàu cứ phản đối kịch liệt. Huê Kỳ có thể kéo theo cả hạm đội V đến bể Đông với trang bị vũ khí cực kỳ hại điện.....nhằm thể hiện bàn tay sắt cứng rắn. Do đó, một bên sẽ tốn dầu xăng máy bay, tàu thủy, một bên tốn hơi, tổn khí ...cho đến ít nhất tháng Một Việt lịch. Nghe thiên hạ đồn rằng ngài chủ tịch nước Tàu vĩ đại còn sang thăm Huê Kỳ nữa. Vậy chí ít cũng chưa thể bụp nhau ngay. Zdậy là kịch bản tàu bay Mỹ cứ bay và nước Tàu cứ la lối là rất khỉ tha. Nếu như zdậy thì lão Gàn còn lâu mới đoán sai. Mọi chiện sẽ từ từ tính tiếp. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..." Hì! "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Nhưng đây là Lý học Đông phương. Hì. ==================== PS: Nhưng cái lày lão Gàn cũng lói dồi ạ: Nếu ngài Obama không thể hiện bàn tay sắt - dù chỉ trên lý thuyết - thì rất phiền. Tạm thời năm nay cứ thế đã. Chưa bụp nhau được. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 5, 2015 Thưa quý zdị. Chém gió lung tung cả, lão Gàn cũng phải nghía qua cái Huyền Không Lạc Việt để hiệu chỉnh, hoặc bổ sung rõ hơn cho nó có "cơ sở Lý học" của những điều "chém gió", để có thể ngõ hầu "chém gió đúng mức". Quý zdị cũng nhận thấy rằng: Lăm lay Thái Tuế chiếu hai sơn Đinh Mùi ở phương Nam/ Tây Nam. Xin xem hình dưới đây: HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT 2015 Biên tập: Hoàng Triều Hải. Thực hiện đồ họa: Thiên Đồng Sách Tàu cũng có mô hình biểu kiến về Huyền không Tàu. Nó khác Huyền không Lạc Việt ở cái chỗ "Dĩ đài Thần Quy vượng", cho nên mới "Thiên địa phải tù mù" từ hơn 2000 năm nay. Còn Huyền không Lạc Việt thì "Nhược đài sư tử thượng". Vấn đề còn lại là chờ được "khoa học công nhận" trên cái "cơ sở khoa học" thì mới "Thiên hạ thái bình thường" được. Nhưng rất tiếc! Vì cái "cơ sở khoa học" là "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý", nên ngay cả cái "cơ sở khoa học" cũng chẳng biết đằng nào mà lần. Bởi vậy - thưa quý zdị. Lão Gàn đành phải nói theo "cơ sở Lý học" vậy. Nhưng ngay cái "cơ sở Lý học" cũng chia làm hai loại. Một là : Lý học Tàu. Lý học Tàu như trên đã nói: nó có "cơ sở lý học" (Nguyên lý căn để) là "Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương". Tức là "Dĩ đài Thần Quy vượng". Cái này thì rất ư là không có "cơ sở khoa học". Vì nó từ lưng con rùa trên sông Lạc thủy mà ra, nên "khoa học chưa giải thích được" và chưa được "khoa học công nhận". Hơn 2000 năm nay "Thiên địa tù mù" và được coi là "mê tín dị đoan". Hai là: Lý học Việt. Cơ sở Lý học Việt (Nguyên lý căn để) là "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Tức "Nhược đài sư tử thượng". Vì bị chấp trên 2000 năm, nên thiên hạ ngỡ ngàng cứ như "mặt trời mọc ở đằng Tây" vậy. Với những tư duy xuất sắc như giáo sư Nguyễn Văn Trọng - giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam được nhạc sĩ Dương Thụ giới thiệu - phát biểu ở cafe Trung Nguyên: "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý" thì Lý học Việt, chưa được "khoa học công nhận". Nhưng lão Gàn tui thì lại cứ Lý học Việt mà phang, và xác định rằng: Mô hình Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư; hay Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ thì đều là những mô hình biểu kiến và nó phải phản ánh một thực tại quan sát được theo tiêu chí khoa học (Khoa học thật sự và tinh hoa, chứ không phải thứ khoa học nửa mùa). Và cái thực tại quan sát được ấy chính là quy luật vận động của Ngũ tinh trong hệ mặt Trời tương quan với trái Đất. Và - theo Lý học Việt thì bản chất của sao Thái tuế chính là sao Mộc - ngôi sao lớn nhất gần trái Đất trong hệ Mặt trời (Cũng là một thực tại quan sát được) - do đó, ảnh hưởng tương tác mạnh nhất sẽ ở hưởng sao Thái Tuế chiếu. Nhưng Lý học Tàu thì từ hơn 2000 năm nay cũng chẳng xác định được sao Thái Tuế là cái sao khỉ gió đùng lăn gì. Các thày Tàu và "con nhang đệ tử" của thày Tàu cứ thế mà phang, chém gió mà chẳng hiểu cái gì cả. Và một vấn đề khác hẳn giữa Lý học Tàu và Việt chính là tính thực tế của mô hình biểu kiến: Lý học Việt xác định rằng: Việc chia bầu trời thành 360 độ và tám cung bát quái với 24 sơn hướng chỉ có tính biểu kiến, nhằm định vị mô tả sự vận động của không gian quanh trái Đất. Bản chất của vũ trụ là vận hành liên tục; do đó trên thực tế , sự phân chia này là căn cứ trên bản chất tương tác của vũ trụ và địa cầu trên từng phương vị sơn, hướng. Còn lý học Tàu thì chẳng biết gì về vấn đề này, cứ thế mà ứng dụng trên một mô hình sai cục bộ trong ngay từ nguyên lý căn để. Đó là nguyên nhân để "thiên địa tù mù" từ hơn 2000 năm nay với cái gọi là "văn minh Đông phương gốc Tàu". Từ những luận cứ này nhân danh nền văn hiến Việt này, lão Gàn mới xác định rằng: Thái Tuế chiếu hai sơn Đinh/ Mùi; đồng thời cũng là hai sơn phân chia hai cung Ly/ Tốn theo huyền không Lạc Việt hoặc Ly/ Khôn theo huyền không Tàu - Đại không vong. Hay nói rõ hơn: trong mỗi sơn chiếm 15 độ không gian này - tổng cộng 30 độ không gian - chính là không gian vận động của Thái tuế/ sao Mộc trong năm nay, ở hai phương Ly/ Tốn (Theo Việt), hoặc Ly/ Khôn (Theo Tàu). Tất nhiên hai sơn Đinh/ Mùi cũng là phân chia hai phương Đại không vong Ly/ Tốn (Theo Việt). Từ những luận cứ này - mô tả cung 30 độ vận động của Thái tuế - lại dẫn đến vấn đề tiếp theo là: Nửa đầu năm sao Thái tuế vận động ở 15 độ biểu kiến của sơn Đinh thuộc cung Ly, và nửa năm sau Thái tuế vận động ở 15 độ biểu kiến của sơn Mùi thuộc cung Tốn. Đối xung Thái tuế là hai sơn Quý/ Sửu. thuộc phương Khảm (Bắc) và Đông bắc (Cấn). Như vậy, với hai sơn Đinh/ Quý đều thuộc Khảm/ Ly là hai phương Phúc Đức theo cả Tàu lẫn Việt. Đó là lý do để lão Gàn cho rằng: Nửa đầu năm chưa có zdấn đề gì nguyên trạng - Í lộn - Nghiêm trọng. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ khác với nửa cuối năm là không gian vận động của Thái Tuế ở 15 độ không gian biểu kiến trên sơn Mùi / Tây Nam và đối xung là Sửu/ Đông Bắc. Vấn đề lại tiếp tục được đặt ra, là: Nếu theo lý học Tàu thì sơn Mùi thuộc cung Khôn và đối sung là sơn Sửu thuộc cung Cấn. Như vậy, theo Lý học Tàu hai phương Sinh khí. Hơn nữa, do nguyên lý căn để Tàu là Lạc Thư , nên sao quản Tây Nam năm nay sẽ là Lục Bạch, nên phối Đông Bắc sẽ là Cửu tử(Phi thuận) và phi nghịch cũng Cửu Tử phối Đông Bắc Lục Bạch. Và cũng theo Tàu: Thái Tuế phối Lục Bạch là Bát Lục tương sinh, rất tốt. Còn theo Lý học Việt thì Sơn Mùi thuộc cung Tây nam/ Tốn, nên phối Đông Bắc/ Cấn sẽ là Tuyệt Mạng. Và Thái Tuế sẽ phải gặp Nhị Hắc, Tứ lục toàn sao khắc tại cung này. Cũng theo lý học Việt thì Tứ/ Nhị với Bát (Thái Tuế) tương khắc, nên trước mắt là mọi chuyện sẽ loạn cào cào vào nửa cuối năm nay. Nhưng do sự phức tạp của mô hình biểu kiến có tính quy ước và thực tại vận động của vũ trụ, về thời gian thì còn bị ảnh hưởng bởi tháng nhuận (Cũng mang tính biểu kiến quy ước) từ năm ngoái. Nên mọi chuyện sẽ diễn tiến sớm hơn một chút. Cho nên vào thời điểm không gian giao thời giữa năm - khoảng cuối tháng 5 Việt lịch, sẽ rơi vào thời điểm Đại Không Vong, của sự tương tác của Thái tuế trong vũ trụ. Mọi chuyện sẽ có vẻ như lắng dịu và quyết định vào thời điểm này. Đại không vong, tiểu không vong là thời điểm tạo nên khoảng không gian cân bằng giữa hai tính chất tương tác của vũ trụ trong không gian quy ước - theo Lý học Việt (Lý học Tàu không có cửa để phát biểu điều này). Nhưng theo Lý học Việt thì Đại không Vong Ly/ Tốn là Đại không Vong tốt. Vì Ly/ Tốn cùng Đông trạch. Còn theo Lý học Tàu là Đại Không Vong xấu. Vì Ly/ Khôn thuộc hai trạch khác nhau. Bởi vậy, vì đồng tính chất, nên Lý học Việt dự báo trên tổng thể là năm nay chưa thể bụp nhau được - do ảnh hưởng của Khảm Ly là Phúc Đức, có Tốn đồng trạch. Còn cứ theo Lý học Tàu thì đầu năm Phúc đức, cuối năm Sinh khí, cứ gọi là thế giới này kinh tế phát triển mạnh mẽ, hòa bình đến nơi.....Thực tế đã diễn ra không phải như vậy. Thưa quý vị. Dù đúng, dù sai thì sự phân tích trên của Lão Gàn là trên cơ sở phương pháp luận của hệ thống lý thuyết. Còn với phân tích một cách trực quan thì tùy theo diễn biến cụ thể với khả năng tiên tri rất hạn chế. Nhưng lão Gàn hy vọng rằng: Vào khoảng thời gian Đại không Vong của vũ trụ, mọi thương thuyết theo chiều hướng tích cực đều rất khả thi. Nhưng thời điểm này rất ngắn. Cho nên các cụ Việt Nho mới gọi là "thời (Thời gian) cơ (Cơ hội)". ================= PS: Năm ngoái, lão Gàn đã chọn ngày mùng 5 tháng 5 Việt lịch là thời điểm công bố cuốn sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Tiếc thay! Vì nhiều yếu tố tương tác khách wan, nên vuột mất cơ hội này. Âu cũng là tại số. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 5, 2015 Cái này xem chơi cho zdui. Có tính giải trí để giảm sì choét. Hì. ========================= Ba hướng triển khai hải quân của Mỹ đối phó Trung Quốc ở Biển Đông 25/05/2015 06:00 (TNO) Nếu căng thẳng tại Biển Đông leo thang thành xung đột vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc, Mỹ có thể sẽ điều động các hạm đội hải quân từ nhiều nơi đến khu vực này thông qua 3 hướng chính, theo phân tích của Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại (FPRI, Mỹ). Tàu tác chiến cận bờ USS Fort Worth của Hải quân Mỹ - Ảnh: Hải quân Mỹ Cách đây 2 tuần, tờ Wall Street Journal (Mỹ) dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc tiết lộ chính phủ Mỹ đang cân nhắc cho tàu quân sự và máy bay do thám áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quốc xây phi pháp ở Biển Đông trong phạm vi 12 hải lý (22 km). Đây là quy định về phạm vi lãnh hải áp dụng cho đảo tự nhiên theo luật pháp quốc tế mà Trung Quốc ngang nhiên thiết lập cho các đảo do nước này bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. “Nếu điều này xảy ra (chính phủ Mỹ cho phép hải quân áp sát đảo Trung Quốc), xung đột giữa quân đội 2 nước Mỹ và Trung Quốc có khả năng sẽ xảy ra”, Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại (FPRI), có trụ sở tại bang Pennsylvania (Mỹ), bình luận trong bài phân tích đăng ngày 23.5, được trang tin Eurasiareview dẫn lại. FPRI nhận định nếu xảy ra đối đầu, Hải quân Mỹ nhiều khả năng sẽ điều động các hạm đội từ nhiều khu vực trên thế giới đến Biển Đông. “Nhưng để đến được Biển Đông, các lực lượng này sẽ phải băng ngang hoặc đi gần nhiều chốt chặn, nơi Trung Quốc có thể ngăn cản lực lượng Mỹ”, theo FPRI. Hạm đội 7: Từ eo biển Luzon xuống Đội tàu chiến thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ do tàu sân bay USS George Washington dẫn đầu - Ảnh: Hải quân Mỹ Đồn trú tại Nhật Bản, Hạm đội 7 của Mỹ sẽ là lực lượng gần nhất mà Mỹ có thể điều động trong trường hợp có khủng hoảng tại Biển Đông và cũng là lực lượng dễ đụng độ với quân đội Trung Quốc nhất. Để vào Biển Đông, Hạm đội 7 nhiều khả năng sẽ đi xuống sườn phía đông của quần đảo Ryukyu, tây nam Nhật Bản, và băng qua eo biển Luzon, cực bắc Philippines. Trên đường đi, hạm đội này sẽ phải đi ngang qua eo biển Miyako (Nhật Bản), nơi được biết đến như cửa ngõ để ra Thái Bình Dương của tàu ngầm và chiến hạm Trung Quốc. Sau đó, khi băng qua eo Luzon, Hạm đội 7 Hải quân Mỹ sẽ phải đối mặt với toàn bộ lực lượng hải quân và không quân chủ lực của Trung Quốc đồn trú dọc theo bờ biển phía nam của nước này, bao gồm lực lượng đóng tại các căn cứ chính của Hạm đội Nam Hải tại thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, và vịnh Á Long thuộc đảo Hải Nam, nơi tọa lạc của 1 trong 3 căn cứ tàu ngầm chính của Trung Quốc. Mặc dù tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Los Angeles của Hạm đội 7 từ đảo Guam có thể tránh được hỏa lực trên không của phía Trung Quốc, nhưng những tàu mặt nước của Mỹ nhiều khả năng sẽ chạm trán với tàu ngầm Trung Quốc trong các khu vực chật hẹp ở eo biển Luzon và tại các vùng nước gần quần đảo Trường Sa, FPRI phân tích. Hạm đội 5: Từ eo biển Malacca lên Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt thuộc Hạm đội 5 Hải quân Mỹ - Ảnh: Hải quân Mỹ FPRI nhận định Hạm đội 5, thường hoạt động tại Vùng Vịnh, sẽ là lực lượng gần khu vực thứ 2 mà Mỹ có thể điều động trong trường hợp có xung đột với Trung Quốc tại Biển Đông. Thách thức lớn nhất để vào Biển Đông của Hạm đội 5 là việc phải đi không ngừng nghỉ qua eo biển dài và hẹp Malacca. Tại đó, không quân và hải quân hùng mạnh của Singapore có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc canh chừng máy bay và tàu ngầm Trung Quốc, ngay cả trong trường hợp đảo quốc này không muốn dính dáng trực tiếp đến xung đột giữa 2 cường quốc. Hạm đội 3: Từ Mỹ qua biển Sulu Tàu sân bay USS Carl Vinson, kỳ hạm của Hạm đội 3 Hải quân Mỹ - Ảnh: Reuters Lực lượng hải quân từ Hawaii hoặc bờ Tây nước Mỹ có thể sẽ là lực lượng sau cùng mà Mỹ sẽ dùng cho xung đột vũ trang với Trung Quốc tại Biển Đông, và nhiều khả năng sẽ là Hạm đội 3, theo FPRI. Lực lượng này có thể sẽ chọn phương án tránh đi ngang eo biển Luzon và chọn cách tiến vào Biển Đông từ biển Sulu, tây nam Philippines. Tại đó, hạm đội này có thể hoạt động một cách tương đối an toàn, mặc dù vẫn nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc, FPRI cho hay. “Ít nhất thì các ngọn núi trên đảo Palawan (Philippines) cũng sẽ làm giảm khả năng phát hiện tàu thuyền Mỹ của các thiết bị dò tìm tần số cao đặt trên bộ và các hệ thống radar vượt đường chân trời của Trung Quốc”, viện nghiên cứu này cho biết. FPRI còn phân tích thêm rằng hoạt động tiếp tế của quân đội Mỹ có thể được thiết lập từ trên không thông qua bán đảo Zamboanga, thuộc Philippines, nơi lực lượng Đặc nhiệm Mỹ đã có mặt ở đó khoảng gần 1 thập kỷ qua, hoặc bằng đường biển qua Davao, tỉnh duyên hải Philippines. Dự kiến ba hướng triển khai của các hạm đội Hải quân Mỹ (màu xanh lam) và hướng đối phó của quân đội Trung Quốc (màu gạch) trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa 2 nước vì căng thẳng ở Biển Đông - Đồ hoạ: FPRI Hoàng Uy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 5, 2015 Mời ACE xem thêm bài tự dịch từ http://www.wsws.org/en/articles/2015/05/23/scse-m23.html để thêm thông tin Tuy nhiên người Mỹ sẽ nói và làm theo cách của họ, không nên hiểu người Mỹ theo cách của mình. ===================================================== Mỹ chuẩn bị hành động khiêu khích quân sự mới ở Biển Đông By Peter Symonds 23 tháng 5 năm 2015 Chỉ vài ngày sau khi một nhóm tin tức CNN tham gia một P8-A máy bay giám sát Poseidon trên một hòn đảo của Trung Quốc thuộc quyền quản lý ở Biển Đông, rõ ràng các chuyến bay là một hành động khiêu khích có tính toán nhằm vào việc đẩy mạnh áp lực lên Trung Quốc. Các quan chức Mỹ ngay lập tức khai thác các phóng sự nhấn mạnh quyết tâm của Washington để thách thức chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trong vùng biển chiến lược quan trọng, bất kể hậu quả. Các chuyến bay do thám của Mỹ, cùng với các cuộc tuần tra hải quân, đã trở thành thói quen kể từ tháng Giêng khi Washington khởi xướng chiến dịch sợ hãi của nó đối với hoạt động khai hoang của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng sự hiện diện của một nhóm tin cho lần đầu tiên vào ngày thứ tư, cung cấp bảo hiểm nghẹt thở của chuyến bay, cùng với việc phát hành chưa từng có của đoạn phim video, tập trung sự chú ý của cộng đồng ở Mỹ và quốc tế về vấn đề này. Cũng giống như các cuộc xâm lược Iraq năm 2003, các phương tiện truyền thông là một lần nữa được "nhúng" như là cánh tay tuyên truyền của quân đội khi Mỹ chuẩn bị cho chiến tranh với Trung Quốc. CNN đã không giả vờ báo cáo độc lập, vẽ tranh Trung Quốc như là nhân vật phản diện tham gia vào "một lớn xây dựng quân đội" trên các đảo nhỏ-một trạm radar cảnh báo sớm trên Fiery Cross Reef và làm nổi bật đáng kể các cảnh báo từ một nhà điều hành đài phát thanh Trung Quốc hấp dẫn cho máy bay để "hãy đi đi ... để tránh sự hiểu lầm." Đối phó với các báo cáo của CNN, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Đại tá Steve Warren không chỉ tuyên bố rằng "các chuyến bay thường lệ" hiện nay sẽ tiếp tục, nhưng có thể trong tương lai vi phạm giới hạn lãnh hải 12 dặm xung quanh đảo và các rạn san hô của Trung Quốc. Trong khi các máy bay Poseidon đã không làm như vậy vào hôm thứ Tư, ông nói, "đó sẽ là bước tiếp theo." "Chúng tôi không nhận ra những hòn đảo như bất cứ điều gì khác hơn là không gian quốc tế," Warren nhận xét. "Đối với chúng tôi để bay qua đó, chúng tôi sẽ không xem đó như là một sự thay đổi trong cách chúng ta làm kinh doanh." Ông thừa nhận, tuy nhiên, rằng Hoa Kỳ chưa đi máy bay qua lãnh thổ Trung Quốc tuyên bố ở Biển Trung Quốc trong 20 năm qua . Ý kiến của Warren xác nhận báo cáo phương tiện truyền thông trong tuần qua là trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã chỉ đạo Lầu Năm Góc lập tùy chọn để bay máy bay Mỹ hoặc gửi tàu chiến trong giới hạn 12 dặm. Như Washington cũng là nhận thức, hành động liều lĩnh như vậy có tiềm năng gây xung đột. CNN đưa tin đặc trưng các ý kiến của cựu Phó Giám đốc CIA Michael Morell người đã cảnh báo "có một nguy cơ thực sự, khi bạn có loại này đối đầu, cái gì xấu xảy ra." Khi được hỏi về sự nguy hiểm của chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, ông tuyên bố rằng trong khi nó đã "không vì lợi ích của họ, [và] không phải vì lợi ích của chúng tôi," tuy nhiên "hoàn toàn, đó là một nguy cơ." Trong những gì chỉ có thể được giải thích như là một mối đe dọa quân sự cho Bắc Kinh, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á Daniel Russel nói trong cuộc họp báo hôm thứ Năm rằng các chuyến bay trinh sát đã "hoàn toàn phù hợp" và Mỹ sẽ "tiếp tục thực hiện đầy đủ" quyền của mình để hoạt động trong vùng biển và không phận quốc tế. "Không ai trong tâm trí của họ sẽ cố gắng để ngăn chặn các lực lượng hải quân Mỹ từ hành-đó sẽ không được đặt cược tốt," ông nói. Đạo đức giả và sự hoài nghi có liên quan là đáng kinh ngạc. Mỹ chỉ bắt đầu để khẳng định "quyền" của mình để "tự do hàng hải" ở Biển Đông trong năm 2010, khi chính quyền Obama chuẩn bị cho ra mắt "trục châu Á" của mình nhằm mục đích phá hoại Trung Quốc và bao vây quân sự. Của Washington can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ lâu dài và phức tạp đã biến khu vực này thành một điểm nóng nguy hiểm. Trong khi mắng mỏ Trung Quốc để khai hoang đất của mình, Hoa Kỳ vẫn im lặng về các hoạt động tương tự của các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines trên đảo và rạn thuộc quyền quản lý của họ. Không có ai ở Washington là gợi ý rằng Lầu Năm Góc là về để thách thức các giới hạn 12 dặm xung quanh tranh chấp lãnh thổ kiểm soát của Manila và Hà Nội. Thực vậy, một trong những mục tiêu chính của Mỹ đã được để chia rẽ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng và thiết lập quan hệ quân sự chặt chẽ hơn trên vùng Đông Nam Á. Washington đã khuyến khích cả Philippines và Việt Nam sẽ tích cực hơn nữa khẳng định chủ quyền lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa chống lại Trung Quốc. Năm ngoái, Mỹ và Philippines đã ký Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Enhanced rằng sẽ cung cấp cho quân đội Mỹ với truy cập không hạn chế tới các căn cứ quân sự thuộc địa cũ. Thật vậy, quan hệ rất đã gần, đã chứng minh bằng thực tế là vào thứ tư các máy bay Poseidon đã bay ra từ căn cứ không Clark ở Philippines. Các quyết định yêu cầu các nhóm tin tức CNN để đi cùng chuyến bay là một phần của chế phẩm được dàn dựng một cách cẩn thận cho cuộc chiến với Trung Quốc. Nó đến ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến thăm Bắc Kinh để nhấn mạnh Trung Quốc quay trở lại đất khai hoang của nó, và ngay trước khi sự xuất hiện của Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter tại Shangri-La Dialogue tại Singapore vào cuối tuần sau, nơi ông có thể sẽ phải đối đầu với quân đội Trung Quốc Các quan chức. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) phân tích Mira Rapp Hooper đã giải thích trong tuần này: "Những gì bạn đang thấy của Mỹ là một tính toán, nỗ lực trong suốt để lộ tình hình ở tất cả các chi tiết của nó và mối nguy hiểm tiềm năng." Các CSIS là quan trọng với quân đội Mỹ trong việc thực hiện "trục sang châu Á." Không phải tình cờ, khi chính quyền Obama đã leo thang căng thẳng với Trung Quốc trong năm nay trên vùng biển Nam Trung Quốc, các chuyên gia cố vấn thành lập Sáng kiến minh bạch Á Maritime (AMTI) đứng đầu bởi Hooper. Sau khi báo cáo của CNN, sử dụng các mối quan hệ gần Lầu Năm Góc riêng của mình, trang web AMTI phát hành video độc quyền của riêng mình về những chuyến bay do thám của Mỹ. Không có nghi ngờ Washington dự định tiếp tục các hành động khiêu khích của mình. Khi Trung Quốc công bố một Zone Identification Air Defence (ADIZ) ở Biển Đông Trung Quốc vào tháng 11 năm 2013, Mỹ đã ngay lập tức thách thức khu vực bằng cách bay B-52 máy bay ném bom hạt nhân có khả năng vào khu vực không báo trước. Mỹ dự định sẽ bay máy bay quân sự nằm trong giới hạn 12 dặm xung quanh các đảo nhỏ của Trung Quốc là xa liều lĩnh hơn. Bắc Kinh coi Biển Đông, mà là tiếp giáp với các căn cứ hải quân lớn Trung Quốc đại lục, là quan trọng đối với lợi ích chiến lược của mình. Phản ứng lại với các chuyến bay của CNN, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố: "Những hành động này có thể gây ra một tai nạn, nó là rất vô trách nhiệm và nguy hiểm và có hại cho hòa bình và ổn định khu vực. Chúng tôi bày tỏ sự bất mãn mạnh mẽ của chúng tôi, chúng tôi kêu gọi Mỹ chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế và luật pháp quốc tế và không được dùng bất cứ hành động mạo hiểm và khiêu khích. "Ông cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình và" hành các biện pháp cần thiết và thích hợp "để bảo đảm các đảo và đá ngầm ở Biển Đông. Mục tiêu trọng của đế quốc Mỹ không phải là để đảm bảo "tự do hàng hải" ở Biển Đông. Thay vào đó, Biển Đông đã trở thành cái cớ cho một chương trình vũ lực nhằm bắt nạt Bắc Kinh phải chấp nhận quyền bá chủ của Mỹ ở châu Á. Đối với điều này, Washington đang chuẩn bị cho, và sẵn sàng mạo hiểm, chiến tranh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 5, 2015 Mỹ đã sẵn sàng cho cuộc chiến với Trung Quốc trên Biển Đông? Nếu Mỹ - Trung rơi vào cuộc chiến trên Biển Đông, Lầu Năm Góc đã có sẵn kịch bản để triển khai hải quân tới khu vực này. 3 cánh quân của Mỹ từ 3 khu vực khác sẽ phải vượt qua những điểm nóng để tới được nơi xảy ra xung đột Đây là những nhận định mà Viện Nghiên cứu Chính sách Ngoại giao (FPRI) đưa ra trong bài viết: "Ready for a Fight?: How America Could Respond to a South China Sea Crisis". Tàu chiến duyên hải Fort Worth Ngày 11/5, Mỹ đã đưa tàu chiến duyên hải Fort Worth tới khu vực cách các đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông 12 hải lý. Trước đó, Hải quân Mỹ từng qua lại khu vực này để đảm bảo tự do hàng hải thì đây là lần đầu tiên một tàu chiến của Washington tiến gần các đảo mà Trung Quốc chiếm giữ đến vậy. Đây là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm từng bước ngăn chặn Trung Quốc khẳng định các tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa. Nỗ lực này bao gồm việc không khai đặt ra câu hỏi về yêu sách biển của Trung Quốc hồi tháng 12/2014 và khuyến khích Nhật Bản thể hiện vai trò an ninh lớn hơn tại khu vực trong đầu năm nay. 2 tuần trước, Mỹ cũng tiết lộ việc cân nhắc đưa tàu và máy bay giám sát tới vùng lãnh thổ được quốc tế công nhận, cách các đảo nhân tạo của Trung Quốc 12 hải lý. Nếu điều này xảy ra, lực lượng của Mỹ và Trung Quốc có thể xảy ra xô xát. Do đó, Lầu Năm Góc phải xét đến khả năng sẽ phản ứng như thế nào nếu khủng hoảng xảy ra. Nói rộng hơn, Hải quân Mỹ hy vọng sẽ đưa lực lượng của mình tới khu vực này từ những vùng khác trên thế giới. Nhưng để tới được Biển Đông, các lực lượng của Mỹ sẽ phải đi qua hoặc tiến sát một số điểm nóng. Những điểm nóng này sẽ là nơi mà Trung Quốc cố thể đánh chặn Mỹ. 3 hướng triển khai hải quân của Mỹ nếu xung đột xảy ra trên Biển Đông Hạm đội 7, có trụ sở tại Nhật Bản sẽ là đội quân tiếp viện gần nhất mà Mỹ có thể điều động. Đây cũng sẽ là lực lượng dễ bị Trung Quốc đánh chặn nhất. Để tới được Biển Đông, Hạm đội 7 có thể sẽ đi xuống sườn đông của quần đảo Ryukyu và qua eo biển Luzon. Trên đường đi, lực lượng này sẽ qua eo biển Miyako, phải vượt được các tàu ngầm và chiến hạm của Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Sau đó, khi hạm đội của Mỹ đi qua eo biển Luzon, sẽ phải đối mặt với toàn bộ sức mạnh của lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc đóng dọc Biển Đông, bao gồm các căn cứ chính của Hạm đội Nam Hải ở Trạm Giang và vịnh Á Long. Trong khi tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Angeles được đưa từ vịnh Guam tới có thể tránh được không lực Trung Quốc thì cả tàu trên mặt nước và tàu dưới mặt nước có thể sẽ gặp phải tàu ngầm của Trung Quốc trong không gian nhỏ hẹp tại eo Luzon và trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa. Căng thẳng Biển Đông, Mỹ "tiếp sức" cho Philippine Tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông: Mỹ hối thúc đối thoại Căng thẳng Biển Đông, Mỹ muốn lập khối đồng minh mới có Việt Nam ở châu Á - TBD Hạm đội 5 của Mỹ, thường hoạt động gần vùng vịnh Ba Ta sẽ là nguồn quân tiếp viện gần tiếp theo. Thách thức chủ yếu của hạm đội này khi tới Biển Đông là đi qua eo biển vừa dài, vừa hẹp - Malacca. Ở đây, khả năng của không quân và hải quân Singapore có thể đóng vai trò quan trọng trong việc canh phòng nghiêm ngặt tàu ngầm và máy bay Trung Quốc cho dù bản thân họ không muốn liên quan trực tiếp đến tranh chấp này. Lực lượng cuối cùng có thể triển khai đó là từ Hawaii, bờ tây nước Mỹ. Họ chủ yếu được rút ra từ Hạm đội 3. Lực lượng này có thể hoàn toàn tránh eo biển Luzon và hỗ trợ các hoạt động tại vùng Biển Đông từ Sulu hoặc biển Celebes. Ở đây, họ có thể hoạt động tương đối an toàn mặc dù vẫn nằm trong phạm vi của tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc. Ít nhất thì vùng núi của đảo Palawan sẽ làm giảm khả năng của các thiết bị tìm kiếm cao tần và radar vượt đường chân trời trên đất liền của Trung Quốc. Việc tiếp tế, đặc biệt là truyền các pháp lệnh có thể được chuyển bằng đường hàng không qua Zamboanga (nơi mà Lực lượng Đặc biệt của Mỹ đã hoạt động khoảng 1 thập kỷ) hoặc bằng tàu qua Davao hoặc Koror. Tất cả những điều này để cho thấy sự thành công (hay thất bại) của Mỹ trong cuộc khủng hoảng tại Biển Đông phụ thuộc không nhỏ vào những gì đang xảy ra tại các eo biển. Và các eo biển này nhận được sự quan tâm rất nhiều từ phía chỉ huy hải quân Mỹ. Chúng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng lâu dài của vị trí địa lý, ngay cả trong hải chiến. Bảo Linh (Theo FPRI) Nguồn : Nguoi dua tin Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 5, 2015 Cuối cùng thì cũng chả nằm ngoài dự đoán của lão Gàn. Híc! Thôi thích thì chiều vậy. Âu cũng là cái số nó vậy! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 5, 2015 Tướng Lương: "Xây dựng đảo nhân tạo là sai lầm chiến lược của TQ" Hoàng Đan 25/05/2015 07:00 Thiếu tướng Lê Mã Lương khẳng định, việc TQ xây dựng các đảo nhân tạo chiếm đóng trái phép của VN là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhưng cũng là sai lầm chiến lược của nước này. Khối nhà 9 tầng trên đảo Huy Gơ, phía trước là một đài quan sát cũng có độ cao tương tự - Ảnh: Viễn Sự/ Tuổi trẻ Bộ Ngoại giao nói gì việc máy bay Mỹ giám sát TQ ở biển Đông? Trung Quốc xây công trình 9 tầng trên đảo Huy Gơ LTS: Trung Quốc xây dựng bãi đá ngầm, xây đường băng trên các đảo chiếm đóng trái phép của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa và dự kiến tiếp tục xây đảo nhân tạo trên Biển Đông… cho thấy mục tiêu lớn hơn là nhằm độc chiếm Biển Đông. Để làm rõ hơn những âm mưu của Trung Quốc đối với Biển Đông, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương về vấn đề này. PV: Thưa Thiếu tướng, ông đánh giá thế nào trước hàng loạt các hoạt động phi pháp của Trung Quốc như xây xựng bãi đá ngầm, xây đường băng trên quần đảo Trường Sa và dự kiến tiếp tục xây đảo nhân tạo trên Biển Đông... Ngoài ra, nước này còn đơn phương đưa ra cái gọi là "lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông"? Thiếu tướng Lê Mã Lương: Đây rõ ràng là những hành động không thể chấp nhận được, vi phạm chủ quyền của Việt Nam cũng như chà đạp lên luật pháp quốc tế. Cùng với lệnh cấm đánh bắt cá ngang ngược, trong 2 năm vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động phi pháp như xây dựng các đảo chìm, bãi san hô chiếm đóng trái phép của Việt Nam thành các pháo đài quân sự. Trung Quốc âm mưu biến các đảo này thành các "hạng tàu" không thể đánh chìm. Cho đến nay, các đảo Chữ Thập, Gạc Ma mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam đã được tôn tạo, bồi đắp gấp nhiều lần so với hiện trạng cách đây hơn 2 năm về trước. Với đảo Chữ Thập, từ một bãi đá san hô trở thành đảo nhân tạo. Quy mô của đảo đã được Trung Quốc mở rộng phi pháp lớn hơn nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Diện tích được mở rộng phi pháp lớn, đồng thời, Trung Quốc cũng thành lập trái phép một tổ hợp quân sự trên đảo đó, bao gồm lực lượng hải quân, không quân, hậu cần phục vụ cho đảo nhân tạo... Bên cạnh đó là nơi trú, tiếp dầu của lực lượng hải cảnh, ngư chính, tàu đánh cá trái phép của họ. Không những thế, Trung Quốc còn xây dựng đường băng cho máy bay cất cánh dài đến 3.000m trên đảo để đưa hàng chục máy bay chiến đấu ra đó. Ảnh chụp vệ tinh cho thấy hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: AFP. Theo ước tính, Trung Quốc đã phải đầu tư rất nhiều tỷ USD để thực hiện những hành động ngang ngược, phi pháp này của mình. Có thể nói rằng, Trung Quốc, với bản chất nước lớn nhưng mang trong mình chủ nghĩa xô - vanh, bành trướng Đại Hán, coi thường Luật pháp quốc tế, dư luận cũng như các nước mà họ cho là nước nhỏ. Hành động ở Biển Đông cho thấy một sự thiếu tính toán, đi ngược lại tôn chỉ của một nước Trung Hoa luôn coi trọng hòa bình, vì sự phát triển của thế giới. Chính điều này đã khiến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam phải có những tính toán, điều chỉnh về mặt chiến lược để cảnh giác trước âm mưu của Trung Quốc. Việc xây dựng, biến các đảo thành các căn cứ quân sự của Trung Quốc là một dấu hiệu rất nguy hiểm đối với hòa bình, ổn định của khu vực Đông Nam Á, châu Á và cả thế giới này. Hành động đó rất đáng lên án. PV: Thiếu tướng có thể phân tích kỹ hơn cho độc giả thấy được âm mưu thâm độc của Trung Quốc đằng sau những hành động phi lý này? Thiếu tướng Lê Mã Lương: Như tôi đã nói ở trên, có thể nói chưa bao giờ trong lịch sử Trung Hoa chủ nghĩa xô - vanh, bành trướng Đại Hán lại bộc lộ một cách rõ ràng đến như vậy. Trung Quốc đã thực hiện việc cải tạo, xây dựng các đảo chiếm đóng trái phép của Việt Nam thành các cụm đảo. Mỗi đảo thành một tổ hợp quân sự, liên kết với nhau nhằm tới một cái đích là chiếm trọn toàn bộ vùng Biển Đông, đồng thời, khống chế eo biển Malacca. Và để tiến xa hơn một bước, qua đây, Trung Quốc sẽ tiếp tục xác lập vùng nhận dạng của nước này ở Biển Đông nhằm theo dõi, khống chế, cản trở hoạt động bình thường của tàu thuyền, máy bay đi qua vùng biển này trên các tuyến hàng hải và hàng không quốc tế. Thêm vào đó, với việc cải tạo, xây dựng này, Trung Quốc muốn biến các đảo mà họ đã dùng vũ lực để chiếm đóng trái phép, trở thành các đảo của họ và biến mọi vấn đề trở thành sự đã rồi. Từ đây, Trung Quốc cũng âm mưu xây dựng lực lượng hải quân mạnh lên, biến họ trở thành một đế quốc biển trên thế giới. Tuy nhiên, quay trở lại việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo chiếm đóng trái phép của Việt Nam thì tôi lại thấy đây là một bước lùi, một sai lầm chính trị, sai lầm chiến lược của các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. PV: Xin ông có thể giải thích rõ hơn tại sao đây lại là một sai lầm chiến lược của Trung Quốc? Thiếu tướng Lê Mã Lương: Tại sao tôi lại nói vậy, bởi như tôi đã từng nói trước đây, hồi năm ngoái, Trung Quốc đưa giàn khoản Hải Dương 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là một bước đi phiêu lưu, không cần thiết. Việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là một sai lầm chiến lược của Trung Quốc. Bởi chính điều đó đã giúp không chỉ Việt Nam mà các nước ASEAN cũng như cả thế giới và nhất là Mỹ tỉnh táo hơn, đồng thời, điều chỉnh lại chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương của mình. Và đằng sau việc tiến hành đưa giàn khoan xâm phạm chủ quyền Việt Nam thì Trung Quốc còn tiến hành xây dựng hàng loạt bãi đá chiếm đóng trái phép của chúng ta. Hành động này lại càng cho thấy một sai lầm rất lớn về mặt chính trị, chiến lược của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Như đã nói ở trên, hành động này sẽ càng khiến các quốc gia không chỉ ở biển Đông mà trên thế giới thêm cảnh giác hơn với Trung Quốc và có những hành động mạnh mẽ hơn mà thực tế như Mỹ đã tuyên bố, thực hiện. Về mặt quân sự, hành động này có thể kéo lực lượng quân sự của nước này mạnh hơn nhưng đó lại chính là bước lùi, khiến cho chiến lược phát triển rất lỗi thời, lạc hậu. Các nước mạnh về quân sự như Mỹ, Nga, Anh, Pháp... không bao giờ đi cải tạo các đảo như vậy rồi đưa hải, lục, không quân biến đó thành tổ hợp, căn cứ, pháo đài quân sự, khu vực phục vụ cho hậu cần kỹ thuật... Bởi, các tổ hợp đó có thể bằng bê tông, cốt thép, có thể chống được các loạt đạn đầu tiên nhưng cũng không thể giải quyết được vấn đề gì khi chiến tranh xảy ra. Các tổ hợp quân sự này sẽ là mục tiêu đầu tiên bị phá nát, đòn hỏa lực đầu tiên sẽ đập thẳng vào đây, gây ra thiệt hại khủng khiếp về kinh tế. Và hơn thế, nó sẽ đánh thẳng vào niềm tin, tự trọng của quân đội, ban lãnh đạo Trung Quốc... nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ TS Trần Công Trục Các công trình được xây dựng trái phép ở đây còn là những cơ sở khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế. Nó thực hiện theo dõi, khống chế, cản trở hoạt động bình thường của tàu thuyền, máy bay đi qua Biển Đông trên các tuyến hàng hải và hàng không quốc tế. Các công trình được xây cất ở đây cũng còn là những khu dịch vụ hậu cần không thể thiếu để Trung Quốc có điều kiện triển khai kế hoạch khai thác, vơ vét nguồn tài nguyên trong các vùng biển và thềm lục địa. Đây là ý định mà từ lâu họ ấp ủ tham vọng “xí phần”, tranh giành, chiếm đoạt… Cuối cùng, có thể thấy rõ, ý đồ thực hiện những mục tiêu nói trên thông qua việc cải tạo, xây dựng trên các thực thể này, Trung Quốc đang quyết tâm thực hiện chiến lược khống chế, tiến tới độc chiếm Biển Đông. Mục tiêu biến Trung Quốc vươn lên vị trí cường quốc biển trước khi trở thành siêu cường quốc tế… (Còn tiếp) >>Chiến tranh biên giới 1979: Ký ức đau đớn về những quan tài rỏ máu theo Trí Thức Trẻ ====================== Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ mắng TQ là "đầu óc không bình thường" Hải Võ 25/05/2015 14:01 Đó là tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel hôm 21/5, chỉ một ngày sau vụ máy bay do thám P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ bị Trung Quốc cảnh cáo 8 lần trên Biển Đông. Hai máy bay F/A-18E Super Hornets tham gia một cuộc biểu dương không lực trên tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ trên Thái Bình Dương ngày 24/4/2013. Ảnh: BQP Mỹ. Cách Mỹ khiến Trung Quốc "hết đường bao biện" trên Biển Đông Quan hệ Nga - Trung chưa phải 'cơn ác mộng' lớn nhất của Mỹ Báo Mỹ: Nếu phải giao tranh, tiền đồn trái phép TQ "không trụ nổi một ngày" Trang Đa Chiều đưa tin, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel hôm 21/5 phát biểu tại cuộc họp báo thông báo tình hình chuyến đi Bắc Kinh, Seoul và Seattle của Ngoại trưởng John Kerry đã tuyên bố, máy bay Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông. Cuộc họp báo của ông Russel diễn ra chỉ 1 ngày sau vụ máy bay do thám P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ bị Trung Quốc cảnh cáo 8 lần trên Biển Đông, khiến quan hệ Trung-Mỹ tại khu vực này trở nên căng thẳng hơn. Giới truyền thông quan tâm đến việc chính phủ Mỹ "có lo ngại về nguy cơ xung đột với Trung Quốc hay không" và việc Mỹ điều máy bay do thám vào Biển Đông dường như mâu thuẫn với phát biểu của ông John Kerry rằng "cần thông qua ngoại giao khôn khéo xử lý vấn đề Biển Đông". Máy bay do thám P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ. Ảnh: globalaviationreport.com Ông Russel đã thẳng thừng tuyên bố - "Mỹ đã thực hiện nhiều nhiệm vụ bay tại các vùng biển trên toàn thế giới. Vì vậy, việc máy bay do thám Mỹ hoạt động ở Biển Đông được coi là một 'hoạt động thường xuyên', đúng hơn có thể xếp vào nhóm 'hoạt động chính đáng', bởi khu vực Mỹ thực hiện nhiệm vụ trinh sát là vùng biển và không phận quốc tế." "Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ các quyền lợi trên không phận quốc tế toàn cầu. Chúng tôi sẽ kiên quyết thực hiện điều đó tới cùng nhằm giúp tất cả các nước có được khả năng thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không một cách chính đáng" - Trợ lý của ông John Kerry nói thêm. Đặc biệt, sau sự kiện 20/5, ông Russel đã không ngần ngại "nắn gân" Trung Quốc trước ý định đe dọa Mỹ của Bắc Kinh. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel Không một ai có đầu óc bình thường lại tìm cách ngăn cản Hải quân Mỹ thực thi nhiệm vụ của mình. Đó là hành động vô cùng thiếu khôn ngoan và không đáng để thử. Tuy nhiên, chỉ 1 chiếc máy bay của quân đội Mỹ có thể bay qua vùng biển quốc tế (khu vực Biển Đông bị Trung Quốc xâm phạm trái phép - PV) vẫn là chưa đủ, cho dù có vấp phải thách thức hay cật vấn từ quân đội Trung Quốc (PLA). Daniel Russel tuyên bố, mỗi chiếc thuyền hay máy bay dân dụng của các nước đều phải được quyền lưu thông trên hải phận và không phận quốc tế. Ông cũng kêu gọi Malaysia, Singapore, Thái Lan... cùng có hành động giống như cách mà quân đội Mỹ đang làm. Theo hãng tin CNN, Lầu Năm Góc cho máy bay do thám thực hiện nhiệm vụ hôm 20/5 nhằm khẳng định với Bắc Kinh rằng "Mỹ không thừa nhận yêu cầu (phi lý và phi pháp) về lãnh thổ của Trung Quốc". Về việc phóng viên CNN được phép xuất hiện trên máy bay quân sự để đưa tin từ Biển Đông, ông Russel lý giải rằng điều này nhằm thể hiện tính "minh bạch" và tuyên bố Mỹ "muốn gửi đến thế giới những gì mà mình đang thực hiện". Mâu thuẫn phát ngôn giữa Ngoại trưởng và quân đội Mỹ Cũng trong ngày 21/5, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi thêm một lần nữa bao biện cho hành vi xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông của nước này. "Trung Quốc chỉ xây dựng trong phạm vi chủ quyền của mình (thực tế là các đảo, đá thuộc chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam trên Biển Đông mà Bắc Kinh xâm chiếm phi pháp - PV). Mục đích chủ yếu là phục vụ công tác cứu hộ, phòng tránh thiên tai, an ninh hàng hải... đồng thời thực hiện tốt hơn nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế của mình. Đặc điểm hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc là tính hòa bình và tính công ích." Ông Hồng chỉ trích Mỹ "liên tục quấy rối hoạt động xây đảo của Trung Quốc ở Biển Đông" và yêu cầu Washington "tuân thủ lập trường 'không ủng hộ bên nào', không đưa ra phát ngôn thiếu trách nhiệm". Phát ngôn viên BNG Việt Nam Lê Hải Bình Việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải và hàng không ở biển Đông là lợi ích cũng như nguyện vọng chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực. Như vậy, biển Đông là một vùng biển quốc tế, trong đó có các khu vực thuộc quyền, chủ quyền và tài phán của các nước ven biển. Các quốc gia sử dụng đường liên vận biển và hàng không quốc tế đi qua khu vực này, tức là có lợi ích được khai thác từ Biển Đông sẽ phải có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho khu vực. Chúng tôi kêu gọi các nước liên quan có đóng góp trách nhiệm vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải hàng không ở Biển Đông. Đồng thời tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển theo đúng quy định của luật pháp quốc tế và Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc 1982; không làm phức tạp thêm tình hình. Theo Đa Chiều, hôm 16/5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc gặp với phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long và bị "quyền lực số 2" quân đội Trung Quốc "dằn mặt" về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russel trong báo cáo hôm 21/5 cho biết ông Kerry "được tiếp đãi trong khuôn khổ lớn" ở Bắc Kinh, và khẳng định Ngoại trưởng Mỹ "đã nhắc đến vấn đề Biển Đông và việc xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc với ông Tập Cận Bình". Daniel Russel cho hay, ông John Kerry trên thực tế đã nhấn mạnh với Bắc Kinh rằng, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông "sẽ ảnh hưởng lớn đến quan hệ song phương". Đa Chiều từng phân tích việc Ngoại trưởng John Kerry phủ nhận chính sách Biển Đông mới của Washington, song sự kiện 20/5 cho thấy Mỹ đang tính đến việc thực hiện các nhiệm vụ trinh sát ở khoảng cách gần, bao gồm khả năng đưa quân vào hải vực 12 hải lý của các đảo đá trên Biển Đông. Theo đó, John Kerry là lãnh đạo ngành ngoại giao của Mỹ, chuyến thăm Bắc Kinh của ông có trọng điểm là chuẩn bị cho đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ, cùng với chuyến thăm Mỹ tháng 9 của chủ tịch Tập Cận Bình. Bất chấp việc ông Kerry đạt được nhiều "nhận thức chung" với các lãnh đạo Trung Quốc, quân đội Mỹ vẫn đưa máy bay vào Biển Đông ngay sau khi ông rời Bắc Kinh. Đa Chiều ví điều này giống như "cái tát vào Ngoại trưởng Mỹ". Đa Chiều cũng nhận định việc Trợ lý của ông Kerry chế giễu quân đội Trung Quốc "đầu óc không bình thường" có thể là "phong cách ngoại giao" của cá nhân ông Russel, nhưng cũng có thể là một lựa chọn hoàn toàn có thực trên bàn nghị sự ở Washington. Nếu Mỹ tiếp tục giữ ý định dùng tàu chiến và máy bay quân sự để "thử xem Trung Quốc có phản đòn hay không" thì nước này rất có khả năng đưa ra phán đoán sai lầm, thậm chí dẫn đến xung đột. Đa Chiều bình luận, hành động quân sự của Mỹ "cũng không thể thay đổi chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông". Hoàn Cầu: Nếu khai chiến với TQ, Mỹ "tự đào huyệt chôn mình" theo Đại Lộ ===================== Từ lâu, lão Gàn đã xác định rằng: Trung Quốc mắc sai lầm có tính chiến lược quốc gia. Sai lầm đến mức lão Gàn phải ngạc nhiên và nghĩ đến tình huống bị gài gián điệp chiến lược ở cấp cao nhất. Lúc đó chắc chẳng ai tin lão Gàn. Nay hệ quả của những sai lầm này đã được những người có uy tín nói ra. Sai lầm của Trung Quốc còn lớn hơn thế nhiều. Nó quyết định cho "Giấc mơ Trung Hoa", chứ không đơn giản chỉ giới hạn ở biển Đông. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 5, 2015 Bài này đáng chú ý hơn nè. Phamhung à! Nếu bình lựng của bài này đúng: Hai bên bụp nhau một cái là si phọ đoán sai. Híc! Nhưng si phọ có thể sai hay không? Chờ xem hồi sau sẽ rõ. Hì. ================================== "Nếu máy bay Mỹ tiếp tục do thám, TQ có thể hành động nguy hiểm" Hải Võ 24/05/2015 19:45 Giới quan sát nhận định căng thẳng Trung-Mỹ ở Biển Đông đã leo thang sau vụ va chạm hôm 20/5, thậm chí có chuyên gia nhận định Trung Quốc có thể nổ súng tấn công máy bay Mỹ. Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự trên Biển Đông khiến cộng đồng quốc tế lo ngại (Ảnh minh họa) theo Đại Lộ ==================== Trước hết lão Gàn bàn zdìa cái zdấn đề là tàu bay Huê Kỳ bay trên các đảo Trường Sa đem theo cả phóng viên, để thực mục sở thị quân Tàu đang nói cái jì. Điều này chứng tỏ rằng thì là người Mỹ biết chắc rằng quân Tàu không dám bắn hạ tàu bay Huê Kỳ. Ít nhất là lần đầu tiên. Bi wờ làm sao? Quân Mỹ bị Tàu quảng cáo dữ wá rút hết về Guam và giao trách nhiệm bảo vệ tự do hàng hải cho siêu cường Tàu ở bể Đông chăng? Chiện này không có "cơ sở pha học". Vậy thì cái zdấn đề cứ phải là tàu bay Mỹ cứ bay zdù zdù và đành phải đợi hải quân Tàu bắn cho một phát đạn quảng cáo, rớt máy bay, lúc đó mới dút quân chăng? Cái này cũng không có "cơ sở pha học". Vậy tiếp theo sẽ là cái gì - nếu "lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" - thì có thể kết luận Hoa Kỳ sẽ đầu hàng. Lý thuyết của ông giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng hoàn toàn đúng! Hay lúc đó Hoa Kỳ dộng vài quả Tomahok vào các đảo chiếm đóng của hải quân Tàu để mô tả tính hợp lý lý thuyết? Nếu như vậy thì tiếp theo là hai khả năng có thể xảy ra: Một là - Tung Coóc sẽ điều hẳn tàu ve chai Liêu Ninh và cả hạm đội Nam Hải với tên lửa diệt hạm dộng vào tàu sân bay Hoa Kỳ, hoặc vào một cái tàu chiến khỉ gió gì đó có tên mở đầu bằng USS...Hai là Tung Coóc qua người phát ngôn Bộ ngoại Giao Hồng Lỗi cực lực phản đối và lên án mạnh mẽ hành vi gây hấn của Huê Kỳ. Và rằng sẽ cho Mỹ biết tay, sẽ hủy diệt Hạm Đội VII, nước Mỹ sẽ bị hậu quả cay đắng....nếu tái phạm lần thứ....sau đó. Còn một kịch bản nữa là Mỹ cứ bay, Tàu cứ phản đối kịch liệt. Huê Kỳ có thể kéo theo cả hạm đội V đến bể Đông với trang bị vũ khí cực kỳ hại điện.....nhằm thể hiện bàn tay sắt cứng rắn. Do đó, một bên sẽ tốn dầu xăng máy bay, tàu thủy, một bên tốn hơi, tổn khí ...cho đến ít nhất tháng Một Việt lịch. Nghe thiên hạ đồn rằng ngài chủ tịch nước Tàu vĩ đại còn sang thăm Huê Kỳ nữa. Vậy chí ít cũng chưa thể bụp nhau ngay. Zdậy là kịch bản tàu bay Mỹ cứ bay và nước Tàu cứ la lối là rất khỉ tha. Nếu như zdậy thì lão Gàn còn lâu mới đoán sai. Mọi chiện sẽ từ từ tính tiếp. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..." Hì! "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Nhưng đây là Lý học Đông phương. Hì. ==================== PS: Nhưng cái lày lão Gàn cũng lói dồi ạ: Nếu ngài Obama không thể hiện bàn tay sắt - dù chỉ trên lý thuyết - thì rất phiền. Tạm thời năm nay cứ thế đã. Chưa bụp nhau được. "Nếu Biển Đông nổ súng, Tập Cận Bình sẽ hủy chuyến thăm Mỹ" Hồng Thủy 24/05/15 06:43 Thảo luận (9) (GDVN) - Bắc Kinh chủ động trong việc "ra đòn" ở Biển Đông là sự thể hiện "triết học chiến tranh" của Mao Trạch Đông. "Trung Quốc đang háo hức trừng phạt láng giềng" Đa Chiều: Tập Cận Bình sẽ "chọi lại" Mỹ ở Biển Đông Biển Đông căng thẳng, Trung Quốc kéo máy bay ném bom ra giễu võ dương oai Ông Tập Cận Bình. Đa Chiều ngày 23/5 bình luận, Mỹ nhất định sẽ không cam tâm đứng ngoài 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) khi người phát ngôn Lầu Năm Góc xác quyết, bước tiếp theo Washington sẽ cho tàu chiến, máy bay do thám tiến vào phạm vi 12 hải lý bởi đó là không phận - vùng biển quốc tế. Động thái này của Hoa Kỳ nhằm bác bỏ yêu sách "lãnh hải 12 hải lý" mà Trung Quốc đòi hỏi (vô lý) với các đảo nhân tạo này. Ngay từ tháng Hai năm nay, ông Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Obama và xác nhận, tháng Chín năm nay ông Bình sẽ sang thăm Mỹ. Theo thông lệ quốc tế, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh giữa 2 quốc gia, thông thường các bên thường tránh xung đột, tranh chấp để tạo bầu không khí thân thiện. Với những chia rẽ hiện có, thông thường 2 bên sẽ lựa chọn cách xử lý "làm mềm vấn đề" thay vì leo thang căng thẳng. Nhưng Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện không như vậy. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa kết thúc chuyến thăm Trung Quốc và đã nói chuyện Biển Đông với Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Vương Nghị, Phạm Trường Long thì máy bay trinh sát hải quân Mỹ tiến sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Đa Chiều bình luận, động thái này cho thấy Bắc Kinh và Washington đã thất bại trong việc kiểm soát tình hình, nếu Biển Đông xảy ra va chạm với bất kỳ lý do nào cũng có thể leo thang thành xung đột quân sự. Khi đó Tập Cận Bình sẽ phải hủy chuyến công du Hoa Kỳ. Đa Chiều cho rằng, hiện tại Trung Quốc đã qua giai đoạn "giấu mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình, Tập Cận Bình khác với Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Từ khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã thúc đẩy xây dựng sức mạnh quân sự và giành thế chủ động. Mao Trạch Đông từng nói rằng "lấy chiến tranh để kiếm hòa bình thì hòa bình còn, lấy thỏa hiệp tìm kiếm hòa bình thì hòa bình mất", Đa Chiều lưu ý, Bắc Kinh chủ động trong việc "ra đòn" ở Biển Đông là sự thể hiện "triết học chiến tranh" của Mao Trạch Đông. Tờ South China Morning Post ngày 24/5 nói rằng, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã "bắn loạt đạn tiếp theo trên Biển Đông" khi ông công khai chỉ trích chính sách ngày càng hung hăng, hiếu chiến của Bắc Kinh làm gia tăng căng thẳng và nguy cơ xung đột trong khu vực. Phát biểu trong một buổi lễ tốt nghiệp của các tân sĩ quan Hải quân Mỹ ở Maryland, ông Joe Biden nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang thách thức tự do hàng hải và xu hướng giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ. Mỹ có vai trò duy trì và gìn giữ hòa bình trong các vùng biển, bao gồm Biển Đông. Joe Biden là quan chức cấp cao của Mỹ phản đối gay gắt hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Trường Sa: "Họ đang xây dựng đường băng, đặt các giàn khoan dầu, tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trong vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp, khả năng áp đặt vùng nhận diện phòng không. Việc bồi lấp xây dựng ở Trường Sa các bên khác có làm, nhưng không thể địch nổi Trung Quốc về quy mô. Căng thẳng đang dâng cao. Như tôi đã nói họ chạy rất nhanh, và các bạn sẽ đến đó để gìn giữ hòa bình". "Đó là lý do tại sao 60% sức mạnh Hải quân Hoa Kỳ sẽ đóng tại châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2020", Phó Tổng thống Mỹ nói. Trong một động thái có liên quan, tờ Sputnik News của Nga ngày 23/5 đưa tin, Hải quân Hoa Kỳ đang đặt mục tiêu trong vòng 10 năm tới có thể triển khai thiết bị lặn không người lái tiên tiến nhất ở Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông nơi Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) và nhiều lần thách thức, đe dọa máy bay trinh sát của Hải quân Mỹ qua khu vực. Thiết bị lặn không người lái thế hệ mới tiên tiến Hoa Kỳ chế tạo có khả năng cập cảng, nạp pin, upload dữ liệu và tải về các mệnh lệnh mới trước khi được thả đi một lần nữa. Việc sử dụng chúng sẽ khắc phục được 2 hạn chế cơ bản của tàu ngầm mini không người lái (UUV) là năng lượng và thông tin liên lạc. Hệ thống này nhỏ hơn và khó phát hiện hơn so với các tàu ngầm và các đối thủ ít có khả năng phát hiện chúng ở tiền duyên. Hồng Thủy ==================== "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Nhưng đây là Lý học Đông phương. Cho nên ngài Tập thế nào cũng đi à. Bởi zdì ngài mà không đi - tức là có nổ súng thì lão Gàn đoán sai thì sao? Huê Kỳ thì chẳng bi wờ quăng bom trước, lính Tàu không bắn. Thế thì làm siu mà ngài Tập không đi. Có bụp nhau thì cứ phải chờ sang năm đã. Lão Gàn sẽ xem xét và thông báo trước trong "Lời tiên tri Bính Thân 2016". Hì. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 5, 2015 Trung Quốc gửi công hàm "khiếu nại" tới chính phủ Mỹ 25/05/2015 15:56 GMT+7 TTO - Ngày 25-5, chính quyền Trung Quốc chính thức phản đối vụ máy bay Mỹ tuần tra biển Đông. Tờ Thời Báo Hoàn Cầu thậm chí hùng hổ đòi tuyên chiến với Mỹ. Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên biển Đông - Ảnh: CSIS Theo Tân Hoa xã, tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết nước này đã gửi công hàm khiếu nại tới Chính phủ Mỹ về vụ máy bay hải quân Mỹ bay qua khu vực Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông. Bà Hoa mô tả hành động của Mỹ là “khiêu khích”. Tiếp tục nhận vơ Trung Quốc sở hữu biển Đông, bà Hoa còn lớn tiếng: “Tự do hàng hải và hàng không không có nghĩa là tàu chiến và máy bay quân sự nước ngoài có thể phớt lờ chủ quyền hợp pháp của các nước khác”. Trong khi đó, tờ Thời Báo Hoàn Cầu, một ấn phẩm của Nhân Dân Nhật Báo, hung hăng khẳng định Trung Quốc quyết tâm hoàn thành việc xây đảo nhân tạo trái phép. “Trung Quốc cần cẩn trọng chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Mỹ” - báo này khẳng định một cách hùng hổ. “Nếu Mỹ quyết đòi Trung Quốc dừng xây đảo thì một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Nếu chiến tranh với Mỹ xảy ra, Trung Quốc sẽ chấp nhận” - Thời Báo Hoàn Cầu nhấn mạnh. Báo này còn dẫn lời “học giả” Tao Wenzhao của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc mô tả máy bay Mỹ “xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc”. “Nếu máy bay và tàu chiến Mỹ đi vào vùng 12 hải lý xung quanh các đảo, Trung Quốc sẽ giáng trả” - ông Tao lớn giọng đe dọa. Còn xã luận của Tân Hoa xã tiếp tục luận điệu là Mỹ không thể can thiệp vào vấn đề biển Đông. Trong khi đó, cộng đồng và giới truyền thông quốc tế tiếp tục chỉ trích hành vi hiếu chiến của Trung Quốc. Cựu tư lệnh hải quân Philippines Alexander Pama cảnh báo nếu Mỹ không ngăn chặn, Trung Quốc sẽ chiếm trọn biển Đông. Ông mô tả Trung Quốc muốn chiếm đoạt tài nguyên của cả khu vực. Trên tạp chí National Interest, ông Joseph Bosco, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, cho rằng đã đến lúc Mỹ phải thể hiện rõ sự cứng rắn trước các hành vi khiêu khích của Trung Quốc. Ông Bosco nhắc nhở việc Trung Quốc không hề kiềm chế khi đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, do đó sẽ không kiềm chế trên biển Đông. “Washington cần phải cho Bắc Kinh hiểu rằng họ không thể tự ý tự do hàng hải và là luật pháp quốc tế”, ông Bosco nhấn mạnh. Theo nguồn tin báo chí Mỹ, Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét kế hoạch điều tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa và tàu chiến gần bờ tới khu vực Trung Quốc xây đảo nhân tạo bất hợp pháp. NGUYỆT PHƯƠNG ===================== bà Hoa còn lớn tiếng: “Tự do hàng hải và hàng không không có nghĩa là tàu chiến và máy bay quân sự nước ngoài có thể phớt lờ chủ quyền hợp pháp của các nước khác”. Đúng rồi! Chính xác luôn! “Tự do hàng hải và hàng không không có nghĩa là tàu chiến và máy bay quân sự nước ngoài có thể phớt lờ chủ quyền hợp pháp của các nước khác”. Đây là câu duy nhất đúng của chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong các quan hệ quốc tế. Nhưng nó chỉ đúng nói chung. Còn cụ thể vấn đề là Hoa Kỳ đang bay trên vùng biển đảo đá ngầm không phải của Trung Quốc ở biển Đông. Những vùng mà Trung Quốc tự nhận là của mình trên biển Đông chưa được "khoa học công nhận" - Í lộn - chưa được quốc tế công nhận, trong đó có Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không bay trên không phận Bắc Kinh, hoặc Đài Bắc. Hiểu chưa? Can tội làm ngoáo ộp dọa Lão Gàn, thế thì các người sẽ thấy con ngoáo ộp thật sự. Hì! 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 5, 2015 Xung đột Trung-Mỹ: Định mệnh không lối thoát? Đăng Bởi Một Thế Giới - 06:29 26-05-2015 Nhìn trên bàn cờ lớn, các diễn biến trên Biển Đông hiện nay cho thấy đây không còn là vấn đề an ninh khu vực thuần túy, mà là vấn đề an ninh toàn cầu. Ấn dưới các “hành động lên gân” là những dấu hiệu cho thấy quan hệ Trung-Mỹ đang tiến rất gần đến “ngưỡng nguy hiểm”. Lịch sử thế giới 500 năm qua chứng minh, 16 lần cường quốc mới trỗi dậy muốn soán ngôi thì 12 lần xảy ra chiến tranh Cái bẫy Thucydides (Thucydies Trap) Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới phức tạp với những mặt hay, dở; trái, ngược cùng song hành tồn tại. Trong suốt chiều dài lịch sử, bên cạnh việc hình thành các nền văn minh vĩ đại, tính nhân văn cao cả, thì nhân loại cũng chứng kiến những cuộc cuộc “quần hùng, tranh bá” gây ra bao bất ổn, bi thương cho nhân loại. Graham Allison, Giáo sư chính trị học của Harvard, gọi hiện tượng này là “Cái bẫy Thucydides” và thuật ngữ này hiện được dùng khá phổ biến trong giới nghiên nghiên cứu chính trị. Graham nghiên cứu lịch sử thế giới trong 500 năm qua và thấy rằng trong 16 trường hợp khi một cường quốc mới trỗi dậy tìm cách “soán ngôi” của một cường quốc khác và thay đổi trật tự đã được thiết lập, thì 12 trường hợp đưa đến kết cục là chiến tranh. Từ góc độ lịch sử, Graham có lý do để không lạc quan về chiều hướng phát triển của quan hệ Trung-Mỹ, đồng thời liên tục cảnh báo hai quốc gia này không rơi vào “Cái bẫy Thucydides”. “Định mệnh” Cách đây không lâu, giới phân tích chính trị quốc tế khá lạc quan về quan hệ Trung-Mỹ. Nhiều người cho rằng xu hướng chỉ là xu hướng chứ không phải định mệnh và quan hệ Trung-Mỹ “khác xa” quan hệ giữa các nước lớn trong lịch sử. Lấy quan hệ Mỹ-Xô thời kỳ Chiến tranh lạnh để so sánh, họ cho rằng quan hệ Trung-Mỹ khác xa về mức độ tương tác và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Chẳng hạn, con số 2.000 tỷ USD là tổng đầu tư trực tiếp từ Mỹ, quan hệ thương mại hai chiều và toàn bộ trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang sở hữu. Rồi mỗi ngày có khoảng 100 chuyến bay chở 30.000 công dân Trung Quốc đến các thành phố khác nhau của Mỹ, và khoảng 10.000 công dân Mỹ đến Trung Quốc làm ăn, du lịch. Bên cạnh đó, cả Trung Quốc và Mỹ đều là thành viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ, rất cần nhau trong việc giải quyết những hồ sơ toàn cầu quan trọng như chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí, biến đổi khí hậu, vấn đề hạt nhân của CHDC nhân dân Triều Tiên. Đó là chưa nói đến việc cả Trung Quốc và Mỹ đều là những cường quốc quân sự, cường quốc hạt nhân và cả hai sẽ bị “sứt đầu, mẻ trán” nghiêm trọng nếu xảy ra bất kỳ đụng độ quân sự nào. Theo đó, trong bất kể trường hợp nào cả Trung Quốc và Mỹ đều cố gắng tránh xung đột, tuy rằng trong một số trường hợp họ có nhu cầu đẩy căng thẳng lên để “làm giá” rồi sau đó tìm cách thỏa hiệp với nhau và thỏa hiệp trên lưng các nước khác. Tuy nhiên, quan hệ Trung-Mỹ hiện đang có những chuyển biến rất nhanh. Chưa bao giờ kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay lại có nhiều báo cáo từ các Viện, các trung tâm nghiên cứu có uy tín của Mỹ như CNAS (Trung tâm nghiên cứu an ninh Mỹ mới), CSIS (Trung tâm nghiên cứu an ninh và chiến lược), CFR (Hội đồng Đối ngoại); sách, bài trên các tạp chí tên tuổi như Foreign Affairs, Foreign Policy, the National Interests…; các cuộc điều trần tại Quốc Hội Mỹ xuất hiện với tần suất dày đặc như hiện nay bàn về Trung Quốc và quan hệ Trung-Mỹ mặc dù Biển Đông có ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhiều quốc gia khác. Nội dung chủ yếu bàn về sự quyết đoán trong chính sách an ninh-đối ngoại của Trung Quốc, các thách thức an ninh của Trung Quốc đặt ra đối với Mỹ, sự thất bại trong chính sách can dự của Mỹ, những căng thẳng khó tránh trong quan hệ Trung-Mỹ, cùng những đòi hỏi Mỹ phải có cách tiếp cận mới, cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Còn về phía Trung Quốc, các phản ứng thể hiện rõ sự ngờ vực chiến lược đối với Mỹ, quyết tâm thực hiện “Giấc mơ phục hưng Trung Hoa”, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc biển, cường quốc thế giới. Các tuyên bố và cách làm của Trung Quốc không còn úp mở, mà thể hiện rõ: “nguyên trạng” khu vực hiện không còn “nguyên” nữa, mà đang thay đổi; Trung Quốc chính là nguyên nhân, là động lực, là trung tâm của sự thay đổi đó; Mỹ và các quốc gia ở khu vực phải chấp nhận và điều chỉnh theo thực tế đó. Cả Mỹ và Trung Quốc đều nhận thấy “Cái bẫy Thucydides” nguy hiểm đang rình rập và tìm mọi cách thoát ra. Tuy nhiên, khi không có một cái hãm đủ mạnh, khi so sánh lực lượng hai bên đang tiến tới chỗ ngang bằng thì việc cố gắng “quẫy ra” lại vô hình trung làm cho họ tiến nhanh, tiến gần hơn “Cái bẫy Thucydides” định mệnh. Phải chăng các cố gắng thiết lập thêm các kênh đối thoại Trung-Mỹ (hiện lên tới trên 100) là những nỗ lực vô vọng hòng “bịt” các lỗ hổng thiếu lòng tin chiến lược? Phải chăng các nỗ lực xây dựng “Quan hệ nước lớn kiểu mới”cũng là những nỗ lực vô vọng làm “trì hoãn” các xung đột, các mâu thuẫn mang tính cơ cấu ngày càng trở nên khó điều hòa? Biển Đông: Tâm điểm của “Cái bẫy Thucydides” Không nghi ngờ gì nữa, tâm điểm cạnh tranh Trung-Mỹ hiện nay chính là Biển Đông, mặc dù Biển Đông có ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhiều quốc gia khác. Việc cả Trung Quốc và Mỹ đều cứng rắn, không nhân nhượng lẫn nhau, nổi bật nhất là việc Trung Quốc tôn tạo đảo nhân tạo và tìm cách giải thích luật quốc tế theo cách riêng của mình, cho thấy rõ: Đối với Trung Quốc, Biển Đông là biển quan trọng nhất trong Tứ Hải của Bắc Kinh và việc kiểm soát, khống chế Biển Đông mang ý nghĩa sống còn trong việc đưa Trung Quốc trở thành siêu cường thế giới. Đối với Mỹ, việc “mất” Biển Đông, tức để Trung Quốc kiểm soát và khống chế vùng biển quan trọng này, thì vị trí siêu cường số 1 thế giới của Mỹ bị lung lay nghiêm trọng, do nảy sinh thách thức đối với: (i) sự an toàn của 40% tổng thương mại, 50% nguồn năng lượng nhập khẩu thế giới đi qua khu vực Biển Đông; (ii) nguyên tắc tối thượng về tự do hàng hải – nguyên tắc mà nhờ đó Mỹ đã phát triển và duy trì vị thế siêu cường; (iii) Các diễn giải luật quốc tế theo cách riêng của Trung Quốc về quy chế đối với đảo không người ở, thành quy chế đảo có người ở và nếu không bị “ngăn chặn” thì có thể đưa đến các diễn giải khác nữa về luật quốc tế; (iv) Cam kết của Mỹ đối với đảm bảo an ninh quốc tế. Rõ ràng, các lợi ích quốc gia, lợi ích sống còn của cả Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông là quá lớn và hai bên có rất ít dư địa để thỏa hiệp. Tuy nhiên, việc “chiến” hay “hòa”, hay hình thức quản lý xung đột lợi ích ở khu vực này ra sao thì không chỉ do Trung-Mỹ quyết định. Cách nay trên 2.400 năm, sử gia và nhà khoa học chính trị Hy Lạp Thucydides (460-400 trước CN) đã viết cuốn Lịch sử chiến tranh Peloponnsus - quyển sách khoa học chính trị đầu tiên với những phân tích, đánh giá khoa học về sự cạnh tranh quyền lực giữa các quốc gia. Trong cuốn sách này, Thucydides mô tả cuộc chiến Thế kỷ thứ 5 trước CN (từ 431 đến 404) giữa quốc gia mới nổi là Athens thách thức vị trí bá quyền của Sparta. Thucydies cho rằng “Điều làm cho chiến tranh trở thành tất yếu chính là sức mạnh của Athens ngày càng lớn và nỗi sợ hãi về hệ quả của sức mạnh này ở Sparta”. Hoàng Anh Tuấn - Viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Bộ Ngoại giao (VietnamNet) ====================== Xung đột Trung-Mỹ: Định mệnh không lối thoát? Nếu nói về "định mệnh" thì lão Gàn không quá lời khi xác định rằng: Chỉ TTNC Lý học Đông phương mới đủ tư cách phát biểu về vấn đề này. Trước hết là bắt đầu từ tiểu luận :"Định mệnh có thật hay không?". Trong tiểu luận này, lão Gàn đã xác đĩnh rằng: Không có định mệnh theo nghĩa một thế lực siêu nhiên chi phối số phận của con người, xã hội và sự phát triển của cả một nền văn minh. Mà chính những quy luật tương tác của vũ trụ - có khả năng nhận thức được - đã tạo nên sự phát triển của vũ trụ và chi phối mọi hành vi của con người có thể tiên tri. Đấy chính là thực tế được mô tả trong Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Những phương pháp tiên tri - hệ quả của học thuyết này đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay, vượt lên trên kiến thức của nền văn minh hiện đại trong lịch sử tiến hóa nhận thức được của nền văn minh này và không thuộc về lịch sử của nền văn minh hiện đại. Cụ thể vấn đề liên quan đến bài viết này, thì quan hệ Trung Mỹ đã được lão Gàn phân tích với tính tiên tri từ năm 2008, trong tiểu luận "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông". Nay mọi việc diễn ra không ngoài dự đoán của lão Gàn. Và lão Gàn - nhân danh cá nhân - cũng nhiều lần nhắc nhở một cách rất khách quan rằng: Chỉ có Việt sử 5000 năm văn hiến được tôn vinh, mới có thể hóa giải được những mâu thuẫn của thế giới này. Trong đó có cuộc đối đầu của hai siêu cường, quyết định tương lai của nền văn minh này. Nhưng tiếc thay! Sự ích kỷ, tính tham lam từ trong tiềm thức kết hợp tuyệt vời với tư duy dốt nát đã không thể hiểu được điều này. Đến nay, ông viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Ngoại giáo phải phát biểu cuộc đối đầu Mỹ Trung như là một định mệnh khó có thể tránh khỏi. Tất nhiên, cuộc đối đầu này ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia liên quan. Nhưng, như vấn đề đã đặt ra: Chỉ có TTNC Lý học Đông phương mới đủ tư cách để phát biểu về định mệnh. Bởi vì, nếu nắm bắt được quy luật tương tác của vũ trụ với khả năng tiên tri thì con người có thể tác động đến những quy luật đó theo chiều hướng tốt đẹp cho cuộc sống của mình. Chính Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - mà nền tảng là thuyết Âm Dương ngũ hành, mới có thể thực hiện được điều đó. Vì đó chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, là chân lý cuối cùng. Chỉ có điều đáng tiếc rằng: Đến nay, khi mọi người đều nhận thức được định mệnh của sự đối đầu giữa hai siêu cường thì mọi chuyện đã quá muộn để có thể cứu vãn. Tuy nhiên Thiên Sứ nhắc lại một cơ hội cuối cùng "méo mó có hơn không", nếu có ai đó quan tâm đến cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 5, 2015 Tàu khu trục Trung Quốc có thể tiêu diệt tàu chiến Mỹ điều tới Biển Đông Thứ 3, 26/05/2015 11:18:12 Khả năng tiêu diệt tàu chiến ven biển Mỹ của tên lửa dẫn đường gắn trên tàu khu trục Type 054A của Hải quân PLA đã được đưa vào thảo luận trong một bài viết đăng trên trang Quân sự Sina hôm 22/5. Changzhou, một trong những tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Hải quân PLA Theo đó, USS Fort Worth, một tàu chiến duyên hải lớp Freedom đã có cuộc đụng độ với tàu Yancheng, một tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 054A khi tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa, Biển Đông hôm 11/5. Cuộc đụng độ cho thấy tàu Type 054 không thể đuổi theo tàu Mỹ, vốn được thiết kế nhanh và cơ động hơn. Tuy nhiên, bài báo của Sina đã chỉ ra một tàu khu trục hiện đại vẫn chiến thắng được đối thủ mà không cần tốc độ hay khả năng cơ động. Bài báo cho biết tên lửa, radar, hệ thống tác chiến điện tử trên tàu khu trục và các máy bay mới là căn cứ để xác định kết quả của cuộc đối đầu. Sau khi giới thiệu về hệ thống tên lửa chống tàu từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II, bài báo cho rằng một tàu khu trục hiện đại có thể phá hủy bất cứ tàu chiến nào mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Ngày 11/5, Hải quân Mỹ đã đưa một trong những tàu chiến duyên hải mới nhất của mình – USS Fort Worth – tới tuần tra tại Biển Đông. Tàu chiến Mỹ đã bị các tàu chiến Trung Quốc theo sát khi đi qua khu vực đảo nhân tạo trái phép mà Bắc Kinh đang xây dựng tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ông Fred Kacher, sĩ quan chỉ huy Liên đội Tàu khu trục 7, Hải quân Mỹ cho biết: “Việc Mỹ triển khai tàu chiến duyên hải tới khu vực Đông Nam Á thể hiện tầm quan trọng của khu vực này đang lên và giá trị của việc hiện diện thường xuyên”. Và ông khẳng định sự hiện diện của tàu Fort Worth tại khu vực sẽ thường xuyên hơn. Chiến hạm USS Fort Worth dài 118 m, rộng 17,7 m và có tải trọng choán nước 3.500 tấn. Tàu có thể di chuyển với vận tốc tối đa 45 hải lý (83 km/h). Tàu được trang bị pháo Mk 110 cỡ nòng 57 mm, giàn phóng tên lửa phòng không hạng nhẹ RIM-116, tên lửa chống hạm AGM-114 Hellfire, ống phóng ngư lôi Mark 50 và các súng máy M2 Browning cỡ nòng 12,7 mm. Bảo Linh ( tin tức Wantchinatimes) Nguồn : Nguoi dua tin Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 5, 2015 Nước cờ ‘chiếu bí’ của Nga trên Biển ĐôngThứ ba, 26/05/2015, 12:02 (GMT+7) (Quốc tế) - Chắc chắn Mỹ và phương Tây đã có bài học về bất chấp lợi ích của Nga sẽ bị Nga giáng trả như thế nào. Trung Quốc ngang ngược, cậy mạnh, tuyên bố đường “lưỡi bò” này để chiếm toàn bộ Biển Đông Dư luận thế giới và các nhà bình luận quân sự đã nóng lên chuyện Mỹ tăng cường lực lượng quân sự trên Biển Đông để ngăn chặn Trung Quốc, thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng, có một điều thực sự thách thức trực tiếp “ngay và luôn” đến tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông của Liên bang Nga thì ít bị để ý đến. Biển Đông là nơi xảy ra tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, là nơi đụng độ chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc đang xảy ra rất gay gắt, là nơi mà Nhật Bản cũng sẵn sàng can thiệp bằng quân sự khi an ninh quốc gia bị nguy hại…thì ai cũng biết, vậy Liên bang Nga ở đâu trên Biển Đông? Lợi ích Nga trên Biển Đông Trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Liên Xô cũ kết hợp với Việt Nam thành lập công ty góp vốn, cùng liên thủ khai thác mỏ Bạch Hổ ở Biển Đông, sản lượng khai thác chiếm một nửa tổng sản lượng dầu thô của Việt Nam. Đến nay, đây vẫn là mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê, đến nay Nga đã trở thành đối tác hợp tác nước ngoài lớn nhất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Nga đã trở thành chỗ dựa lớn nhất của cộng đồng kinh tế do Việt Nam liên kết với các cường quốc trên thế giới tạo nên trên vấn đề Biển Đông. Các công ty dầu mỏ phương Tây khác như Exxon Mobil, BP, TOTAL những năm gần đây mới góp vốn với Việt Nam khai thác dầu khí. Nga hợp tác với Việt Nam bởi Nga được chia sẻ lợi ích kinh tế to lớn tại Biển Đông, đồng thời đảm bảo được lợi ích an ninh, mang tính chiến lược toàn cầu của Liên bang Nga thời Putin. Quân cảng Cam Ranh đã từng là căn cứ quân sự của Nga đến năm 2001 phục vụ cho chiến lược toàn cầu của Nga thì ngày nay với quan hệ truyền thống, thủy chung, tin cậy lẫn nhau giữa 2 nước, Nga được Việt Nam ưu tiên sử dụng theo thỏa thuận đã ký. Với Mỹ, từ khi Trung Quốc trỗi dậy, không che đậy mưu đồ bá chủ thế giới thì Mỹ với tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton vào tháng 7/2010 tại Hà Nội “Mỹ có lợi ích quốc gia tại Biển Đông” đã khiến Trung Quốc nhảy dựng, phản đối quyết liệt. Xét ở góc độ chiến lược thì “lợi ích quốc gia” của Mỹ tại Biển Đông chủ yếu là để ngăn chặn Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà”, thành khu “đặc quyền quân sự”, tiến xuống phía Nam thách thức vị thế, quyền lực của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khống chế tuyến hàng hải trên Biển Đông và đe dọa an ninh của đồng minh Nhật Bản, Úc… Chiến lược “xoay trục” sang châu Á-TBD của Mỹ có tính “sống còn”, cấp thiết, hơn Nga. Nếu Trung Quốc chiếm Biển Đông thì Nhật Bản, đồng minh của Mỹ sớm muộn gì cũng bị chi phối và tầm ảnh hưởng của Mỹ sẽ rất bất lợi. Vì thế, Biển Đông hiện giờ được coi như là khu vực “quyết chiến chiến lược” của 2 cường quốc Trung-Mỹ, nhưng loại Nga hay không để ý đến Nga trên khu vực này là một sai lầm chiến lược. Chắc chắn Mỹ và phương Tây đã có bài học về bất chấp lợi ích Liên bang Nga, cảm giác an ninh Nga sẽ bị Nga giáng trả như thế nào. Nga “tuyên bố” gì trên Biển Đông? Mỗi lần Biển Đông có dấu hiệu nóng lên là mỗi lần Nga xuất hiện theo cách rất Nga: Những chiếc tàu ngầm, những chiếc Gepard chống ngầm xuất hiện đúng lúc, trước thời hạn giao cho Việt Nam. Có loại vũ khí như Bastion-P thì ngoài quân đội Nga ra chỉ có Việt Nam. Dĩ nhiên, Nga đang đảm bảo an toàn cho việc khai thác các mỏ dầu của Việt Nam-Nga tại biển Đông, đồng thời kìm Trung Quốc “lăm le” tại vùng Viễn Đông của Nga. Nga tận tâm “đầu tư công nghệ” giúp Việt Nam biến quân cảng Cam Ranh, một căn cứ quân sự có vị trí, địa thế lợi hại bậc nhất trên thế giới. Vì vậy, trong mối quan hệ Nga-Trung, Tiết Lý Thái, nghiên cứu viên Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế Đại học Stanford đã đánh giá rất chính xác rằng: “Hiện nay, Nga ngoài mặt vẫn giữ thái độ tươi cười với Trung Quốc, trong ngoại giao thì nói ý cay bằng lời ngọt, trong hành động thì chỉ làm không nói”. Dĩ nhiên, chúng ta thừa hiểu rằng, Nga sẽ trung lập trong việc tranh chấp trên Biển Đông, nghĩa là không đứng về Trung Quốc hay Việt Nam bởi vì, Việt Nam đã đủ “lớn”, bởi vì, cái Việt Nam cần ở Nga thì đã có, đang có và sẽ có. Có thể nói, sự xuất hiện của Mỹ trên Biển Đông với hành động thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đã trở thành một “đồng minh chiến thuật” tự nhiên của Việt Nam. Sự xuất hiện này cùng với những tuyên bố cứng rắn trong việc thực thi chiến lược “xoay trục” của Mỹ đã bóp chết âm mưu tuyên bố ADIZ trên Biển Đông của Trung Quốc tuy quá muộn với việc xây dựng đảo nhân tạo làm hỏng “phong thủy” trên Biển Đông mà Trung Quốc đang tiến hành. Không chỉ có Mỹ mà nhiều nước khác cũng có lợi ích quốc gia trên Biển Đông đã chứng tỏ “tính quốc tế” của Biển Đông là hiện thực, rõ ràng. Do vậy, tham lam muốn chiếm trọn Biển Đông là điều không thể và bị quốc tế phản đối, ngăn chặn là tất yếu. Việt Nam, lợi ích quốc gia gắn chặt với Biển Đông, Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền của mình. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 5, 2015 Trực tiếp nghe phát ngôn ‘gây choáng’ của BNG Trung Quốc Bộ Ngoại giao TQ: “Về vấn đề có xảy ra xung đột hay không giống như có một lớp sương mù. Trong đó có một số quốc gia cố tình làm to vấn đề của Biển Đông” (?) LTS: Ngày 11/5/2015, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, với hai đại diện là người phát ngôn Hồng Lỗi và ông Âu Dương, Vụ trưởng Vụ Biên giới và Đại dương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có cuộc làm việc với đoàn nhà báo đến từ 14 quốc gia trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Trong cuộc làm việc này, Trung Quốc trả lời các câu hỏi về quan điểm và lập luận của nước này vấn đề Biển Đông. Ghi chép của phóng viên VietNamNet Hoàng Hường trong buổi làm việc. >> Xem lại Phần 1 'Ý kiến học giả': ‘Bằng chứng lịch sử’ của TQ vô giá trị với luật quốc tế “TQ là mối đe dọa, Mỹ không thể đứng ngoài” ‘TQ tăng cường quân sự không nguy hại ai’? “Phải được TQ cho phép”?? Sachin Parashar, phóng viên Ấn Độ đặt câu hỏi: “Vấn đề Biển Đông đang thu hút sự chú ý của toàn thế giới, đặc biệt các diễn biến gần đây và các tuyên bố của Trung Quốc. Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?” Ông Âu Dương cho rằng “TQ luôn chủ trương thúc đẩy phát triển chung và hợp tác” nhưng đồng thời lại nói: “các hoạt động khai thác dầu khí ở biển đảo phải có sự đồng ý của chính phủ TQ” (!) “Tôi nghĩ các nước ven biển dù có tranh chấp gì, giống như tôi vừa nói đều sẽ theo phương thức bàn bạc hòa bình giải quyết các vấn đề tranh chấp liên quan”, lời ông Dương. Ông Hồng Lỗi tiếp lời: “Vấn đề Biển Đông không phải do chúng tôi gây ra” (!) và “thái độ ngoại giao của chúng tôi không thay đổi”. Ngạc nhiên hơn, ông Âu Dương cho rằng: “TQ không phải nước xây dựng nhiều. Tôi có nhiều ảnh chứng minh việc này”. Phóng viên Ấn Độ Sachin Parashar hỏi lại: “Vừa rồi ông có nói đến bản đồ vệ tinh có rất nhiều ảnh nước khác xây dựng quần đảo, ông có thể chia sẻ các ảnh này với chúng tôi không, và ông có thể cho chúng tôi biết những hình ảnh này lấy từ đâu không?” Ông Âu Dương: “Đây là ảnh do CSS Hoa Kỳ công bố, chúng tôi thấy trên mạng” nhưng ông Dương lại nói “Đây lại là một câu chuyện dài, nếu kể thì phải mất thời gian” và chuyển sang… vụ kiện của Philippines. “Các nội dung đơn kiện trong vụ phân xử do Philippines đưa ra, một là liên quan đến chủ quyền không thuộc về phạm vi và lĩnh vực của Công ước Luật Biển”. “TQ không chấp nhận và không tham gia vụ phân xử Philippines chính là hành vi tuân theo Luật Quốc tế, bởi đây là quyền lợi chủ quyền do Công ước và Luật Quốc tế trao cho TQ” (?) và “chúng tôi hy vọng rằng Philippines có thể sớm quay lại quỹ đạo giải quyết tranh chấp bằng phương thức bàn bạc. TQ không chấp nhận và không tham gia vụ phân xử”. Ông Dương không nhắc lại chuyện ảnh “xây dựng” mà kết luận: “Đối với vấn đề Biển Đông, có lúc chúng ta nhìn nhận vấn đề này giống như có một lớp sương mù, trong đó có một số quốc gia cố tình làm to vấn đề của Biển Đông” (!) Ông Hồng Lỗi (trái) và ông Âu Dương trong buổi làm việc. Ảnh: Jim Gomez TQ xây dựng đảo muộn nhất?? Trả lời câu hỏi của phóng viên Fitriyan Zamzami, Indonesia: “TQ có kế hoạch tuyên bố và giới thiệu về Air Defense Identification Zone (ADIZ) không?”. Ông Âu Dương cho rằng “xây dựng ADIZ hay không phụ thuộc vào sự an toàn của hàng không có bị đe dọa hay không” và “tình hình tổng thể ở Biển Đông hiện nay là tương đối ổn định (!) TQ và các nước ASEAN đang triển khai hợp tác thiết thực theo các nội dung DOC, đồng thời đang tiến hành việc bàn bạc COC”. Nhà báo Ravi Velloor của Singapore hỏi: “Vừa rồi ông nói về có một số nước trong ASEAN đồng tình với việc xây dựng đảo biển của TQ, ông có thể cho biết là những nước nào không? Câu hỏi thứ hai, cảm giác của các nước ASEAN là Trung Quốc ngày càng rời xa với Tuyên ngôn Biển Đông, thì đừng có nói về các Quy tắc cư xử đã ký kết nữa. Không biết ông có phản hồi gì về những kiểu nói này?” Ông Âu Dương trả lời rằng TQ và các quốc gia liên quan đã “khai thông rộng rãi”, “TQ không phải là quốc gia đầu tiên xây dựng các đảo và bãi cạn”, “các nước ASEAN đều hiểu rõ, TQ là quốc gia xây dựng muộn nhất”(!?). Ông Âu Dương cho rằng nhiều quốc gia “không hiểu tình hình” nên “quay sang chỉ trích và ném đá giấu tay TQ”. Về câu hỏi thứ hai, ông Âu Dương hỏi “có chứng cứ nào TQ ngày càng rời xa DOC không?”. Ông Âu Dương cho rằng TQ “rất kiềm chế và nhường nhịn” trong vấn đề Biển Đông (?) Sachin Parashar: “Có phải sau khi TQ lấp biển thành đảo, việc xây dựng ADIZ vẫn là một chính sách của TQ hay không? Câu hỏi thứ hai, vừa rồi ông đề cập đến các hành vi xây dựng của các nước khác là vào 20 năm trước, nhưng vào năm 2002 có một sự kiện quan trọng là ký kết DOC đã quy định rõ là không khuyến khích các nước có xây dựng mới đối với các đảo Biển Đông. Nhưng năm ngoài TQ lại lấp biển thành đảo và xây dựng quy mô lớn bị các nước khác phản đối. Tôi muốn hỏi các công trình xây dựng quy mô lớn của TQ tuân theo DOC thế nào?” Trả lời câu hỏi đầu tiên, ông Âu Dương “đã nói rõ rồi”. Câu hỏi thứ hai, ông Âu Dương cho rằng: “không biết các bạn có đọc kỹ từng điều khoản một của nội dung DOC hay không? DOC ký kết vào năm 2002, trong đó có một điều khoản là các nước không được chiến lĩnh đảo mới không chủ, còn một cái là không có các hành động phức tạp hóa tình thế”(?!) Ông Dương không trả lời vấn đề “tuân theo DOC thế nào?” Trả lời câu hỏi “Tại sao TQ luôn từ chối các nước khác tham gia và cùng giải quyết vấn đề? Ông nghĩ thế nào về vai trò của Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông?” của phóng viên Việt Nam Hoàng Hường. Ông Âu Dương nói: “lập trường của TQ vẫn như trước, thông qua đàm phán hòa bình và bàn bạc đã giải quyết các vấn đề biên giới lục địa với 12 trong 14 quốc gia lân cận, đã giải quyết vấn đề về Vịnh Bắc Bộ với Việt Nam” và “thông qua bàn bạc để giải quyết tranh chấp, kết quả đạt được sẽ là lâu dài nhất”. Ông Dương cho rằng DOC “quy định các tranh chấp về Biển Đông do các nước đương sự trực tiếp bàn bạc giải quyết” và “Tôi đã từng tham gia quá trình giải quyết vấn đề biên giới Trung –Việt, mất 5 năm thời gian để tham dò biên giới Trung – Việt. Quá trình này khiến tôi càng kiên định giữa các nước đương sự nên thông qua bàn bạc để giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền biển”, lời ông Dương. Phóng viên Siddhartha Mahanta, Washington, Mỹ: “Ông vừa rồi nói đến dù vấn đề chủ quyền của TQ như thế nào, tự do hàng hải cũng sẽ không chịu sự ảnh hưởng. Cách nói này có phải cũng phù hợp cho các tàu quân sự ngoài khu vực, ví dụ như của Hoa Kỳ?” Ông Âu Dương: “Theo Luật Quốc tế, gồm Công ước Luật Biển, các tàu thủy, gồm máy bay trong vùng biển nhất định đều có quyền hàng hải tự do”, “TQ sẽ kiên quyết theo quy định của Luật Biển bào vệ và đảm bảo tự do hàng hải tại vùng biển Biển Đông”. Tuy nhiên, ông Dương cho rằng “cho đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa gia nhập Công ước Biển, vậy hai bên sẽ có ý kiến bất đồng khi hiểu về một số điều khoản của Công ước Biển”. (Còn nữa) Hoàng Hường *Loạt bài được thực hiện tại Hawaii (Mỹ), Bắc Kinh, Hải Nam (Trung Quốc), Masinloc, Manila (Philippines) và Singapore. Tuần Việt Nam giữ Bản quyền đặc biệt, đề nghị các báo không sao chép dưới mọi hình thức. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 5, 2015 Căng thẳng Mỹ-Trung có dẫn đến "chiến tranh chớp nhoáng"? (GDVN) - Cuộc chiến tranh chớp nhoáng Mỹ-Trung có thể không xảy ra, nhưng chủ quyền của Việt Nam, an ninh của khu vực thì đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng. LTS: Vụ "va chạm" giữa máy bay tuần tra Mỹ và hải quân Trung Quốc mới đây trên Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh. Liệu có xãy ra một cuộc "chiến tranh chớp nhoáng" giữa hai cường quốc? Việt Nam phải ứng phó thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bình luận dưới đây của tác giả Trần Sơn-một nhà bình luận quen thuộc trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam. Mưu đồ của Trung Quốc Tong Zhao, một nhà phân tích tại Trung tâm Carnegie-Tsinghua về chính sách quốc tế ở Bắc Kinh, cho rằng Trung Quốc có thể đã quyết định thực hiện chính sách "thành lũy" ở Biển Đông. Bắc Kinh muốn biến Biển Đông thành "ao" của Trung Quốc, được bảo vệ bởi tàu nổi và máy bay, nhờ đó tàu ngầm có không gian để thoải mái di chuyển, Zhao nói. Bắc Kinh đang tìm cách triển khai thêm tàu sân bay, dường như để tăng cường khả năng phòng thủ ở Biển Đông, ngăn chặn chiến đấu cơ và máy bay tuần tra Mỹ tiến gần đến khu vực, từ đó củng cố "thành lũy" của mình. Tuy nhiên, tàu sân bay có thể bị lực lượng đối phương tấn công và đánh chìm. Vì vậy, Trung Quốc đang suy tính coi đường băng nước này xây dựng tại đảo nhân tạo ở Biển Đông như một tàu sân bay không thể chìm. Màn hình trên máy bay tuần tra P8A Poseidon của Mỹ, cho thấy những hình ảnh về Trung Quốc đang xây đắp cải tạo tại một đảo đá mà họ chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa (Ảnh: Reuters) Theo cây bút Andrew Browne của WSJ, đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, việc bồi đắp và cải tạo quy mô lớn tại Biển Đông còn có nguyên nhân xuất phát từ cái gọi là "Giấc mơ Trung Quốc". Sau khi lên nắm quyền năm 2012, nhiệm vụ trung tâm của ông Tập là đưa Trung Quốc trở thành nước lớn ngang tầm với Mỹ, từ đó triển khai sức mạnh quân sự ở vùng biển lân cận và xa hơn nữa. Chính vì vậy, ông Tập cho tiến hành xây đảo nhân tạo ồ ạt trên các bãi đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Hoa Kỳ "miệng nói, tay làm" Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ trích Trung Quốc đang "thách thức" nguyên tắc quốc tế khi tiến hành hoạt động bồi đắp, cải tạo quy mô lớn ở Biển Đông. "Về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Mỹ không đặc biệt đứng về phía một quốc gia nào. Chúng tôi ủng hộ giải quyết tranh chấp một cách công bằng và hòa bình, vì tự do hàng hải. Ngày nay, những nguyên tắc này đang bị thách thức bởi hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông", AP dẫn lời ông Biden, hôm 22/5, phát biểu trong một lễ tốt nghiệp tại Học viện Hải quân ở Maryland, Mỹ. Biden cho biết nhiều sĩ quan hải quân mới sẽ được điều tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương để kiềm chế những thách thức đang trỗi dậy, trước khi chúng biến thành xung đột. "60% lực lượng hải quân Mỹ sẽ đóng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trước năm 2020", ông nói. Trung Quốc đơn phương đưa ra yêu sách "đường 9 đoạn", tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông. Bắc Kinh tiến hành bồi đắp, cải tạo quy mô lớn tại các bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bất chấp sự phản đối quốc tế. Bình luận của Phó tổng thống Mỹ Biden được đưa ra một ngày sau khi Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục các chuyến tuần tra quân sự tại nơi Trung Quốc đang tiến hành cải tạo đất, bất chấp Bắc Kinh ngăn cản. "Cuộc chiến tranh chớp nhoáng"? Talent, một cựu Thượng Nghị sĩ Mỹ, viết một bài đăng trên National Review kêu gọi chính phủ Mỹ phải thực tế hơn trước hành động của Bắc Kinh, vì theo ông, nếu Mỹ tiếp tục dùng chính sách ngoại giao thì chưa đủ để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc. Tim Talent cũng nhấn mạnh sự quyết đoán của Trung Quốc khi nước này luôn coi thường Luật pháp quốc tế, Trung Quốc không hề tin vào trật tự thế giới và từ đó họ luôn mang tâm thế của kẻ mạnh đương nhiên phải được hưởng lợi nhiều hơn.Mặc dù chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng mối quan hệ của hai nước vẫn ổn định nhưng việc khăng khăng giữ quan điểm Biển Đông thuộc sở hữu của Trung Quốc không thể làm Mỹ yên tâm khi nước này giữ vững lập trường quay trở lại châu Á Thái Bình Dương của mình.Năm ngoái, khi Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì Hoa kỳ đã lên tiếng công khai phản đối. Năm nay, hành động này đang được lập lại và phải chăng đây sẽ là cơ hội cho Mỹ mạnh tay hơn? TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên khách mời tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) cho biết nhận xét của ông: "Tôi nghĩ chuyện căng thẳng thì nó sẽ có xu hướng gia tăng nhưng mà xảy ra chiến tranh chớp nhoáng hay là xung đột chớp nhoáng thì tôi nghĩ là khó xảy ra, ít nhất là trong tương lai gần. Tại vì mỗi bên họ vẫn cần một môi trường ổn định, hòa bình hơn là xảy ra các xung đột trực tiếp. Hai bên mặc dù có những mâu thuẫn về lợi ích nhưng cái mâu thuẫn này nó chưa đủ lớn để có thể đưa cả hai bên vào một cuộc chiến". "Xu hướng lâu dài, thì mâu thuẫn và những cạnh tranh quyền lợi giữa hai nước càng ngày càng gia tăng, nhưng sẽ có những cao trào và cũng sẽ có những bước điều chỉnh để cho nó lắng xuống; và, giống như những cơn sóng nhỏ, nó sẽ khó vượt qua giới hạn để xảy ra các cuộc xung đột.", TS Hiệp cho biết thêm. Hầu hết các chuyên gia cho rằng mặc dù cố kềm chế để tìm cái lợi trong tình trạng ổn định nhưng chắc chắn Hoa Kỳ sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu Trung Quốc cứ tiếp tục thử thách sự kềm chế này. Nhìn từ Việt Nam Mặc dù Ngoại trưởng John Kerry thất bại trong việc thuyết phục Bắc Kinh và Jim Talent cho rằng Mỹ phải có những biện pháp quân sự nhưng Đại tá Phạm Xuân Phương, từng công tác nhiều năm trong Cục Chính trị, cho rằng biện pháp ngoại giao vẫn sẽ được hai bên tiếp tục nhằm tránh cuộc chiến tranh chớp nhoáng. Làm phá sản chiến thuật "Bên miệng hố chiến tranh" của Trung Quốc "Thực ra, lúc này không phải là lúc chiến tranh chớp nhoáng nhanh chóng được. Tôi thấy, trong thời đại hiện nay, còn nhiều cách nói chuyện với nhau chán. Thực ra mà nói, thì Mỹ cũng có những cái nguyên tắc của họ", Đại tá Phương nói. Từ nhận định này, Đại tá Phạm Xuân Phương cho rằng chính Việt Nam cũng phải thay đổi chính sách của mình cho phù hợp với đối sách hiện nay nhằm tự bảo vệ mình. "Đối với Trung Quốc, chúng ta phải bớt chân phương đi một chút." - Đại tá Phương nêu ý kiến. "Trong đối sách với Trung Quốc, chúng ta chân phương quá, chúng ta hiền lành quá. Một đối thủ, một đối tác như thế có lẽ không chân phương được. Phải học cái cách đánh dứ. Đối sách thì tùy tình hình, có lúc thể này có lúc thế khác, nhưng chúng ta phải học lối chơi cao thủ hơn. Chúng ta đừng tự gò mình trong bất kỳ một công thức nào cả. Trong trường hợp nào đó mà có một nước thứ ba mà họ giang tay với mình thì tại sao mình từ chối, chằng hạn?" Với việc xây dựng, cải tạo ồ ạt trên các đảo, đá mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép ở Biển Đông, Bắc Kinh đã lộ rõ mưu đồ, dã tâm của mình. Hoa Kỳ thì không dừng lại ở những ngôn từ mạnh mẽ mà đã quyết đoán hành động. Cuộc chiến tranh chớp nhoáng Mỹ - Trung có thể không xảy ra, ít nhất là trong tương lai gần, nhưng chủ quyền của Việt Nam, an ninh của khu vực thì đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng. TRẦN SƠN Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 5, 2015 Quân “át chủ bài” cuối cùng của Mỹ trong vấn đề Biển Đông là gì? (Quốc tế) - Trong bối cảnh Mỹ đối diện với khó khăn rất lớn trong việc cân bằng lực lượng giữa các “điểm nóng” trên thế giới, Nhật Bản có thể trở thành “lời giải” của Washington ở Biển Đông. Tàu khu trục JDS Kongō (DDG-173) trang bị tên lửa dẫn đường của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF). Ảnh: Wikipedia Nhằm đối phó với sự trỗi dậy mạnh mẽ về quân sự và kinh tế của Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chuyển hướng từ chiến lược ưu tiên Trung Đông sang chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương”. Tờ Nihon Keizai Shimbun (Nikkei) của Nhật Bản hôm 26/5 bình luận, chiến lược “xoay trục sang châu Á” của ông Obama về cơ bản là sự phủ nhận đối với chính sách ngoại giao của chính quyền cựu Tổng thống George Bush. Theo Nikkei, khi Tổng thống Obama xoay chuyển tầm nhìn sang châu Á, thì khu vực Trung Đông – vốn được Mỹ cho là “đã ổn định” – lại trở nên hỗn loạn, điển hình là sự nổi lên của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Điều này có khả năng đe dọa và khiến chiến lược “xoay trục châu Á” của Obama tan vỡ. Nikkei nhận định, trong bối cảnh như vậy, quốc gia then chốt quyết định hướng đi của cục diện châu Á-Thái Bình Dương chính là Nhật Bản. “Vấn đề Biển Đông chính là ‘đá thử vàng’ tốt nhất đối với quan hệ Nhật-Mỹ” – Nikkei bình luận. Nihon Keizai Shimbun Là một trong những tờ báo có sức ảnh hưởng lớn tại Nhật Bản. Báo thành lập ngày 2/12/1876 và hiện là báo chuyên đề tài chính có lượng phát hành lớn nhất thế giới. Nikkei cho hay, trong khi Mỹ sa lầy tại các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq hồi năm 2001, 2003 thì “sư tử ngủ say ở phương Đông” là Trung Quốc được tự do tung hoành tại châu Á để tăng cường sức mạnh cả về quân sự, kinh tế mà không vấp phải trở ngại nào. Đến năm 2014, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã gấp 10 lần con số nêu ra trong “Phương châm hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ” năm 1997. Con số này tương đương với 1/4 ngân sách quốc phòng của Mỹ và gấp 2.7 lần ngân sách quốc phòng dự toán của Nhật Bản. Tuy nhiên, Nikkei cho rằng tính minh bạch trong các báo cáo về ngân sách của Trung Quốc là không cao, cho nên tình hình cụ thể vẫn còn phải đợi quan sát thực tế. Mặt khác, cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq đã khiến Mỹ bị tiêu hao lớn các nguồn lực quốc gia, và sau đó là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến nền kinh tế Mỹ suy thoái nặng nề. Đặc biệt trong vấn đề chi tiêu quốc phòng, Nikkei đánh giá Washington “có lòng mà không có sức”. Đồng thời, do ảnh hưởng của vấn đề hạt nhân Iran, nhiều quốc gia thân Mỹ như Ả Rập Saudi hay Ai Cập đã bắt đầu chuyển sang có thái độ xa rời hay chống Mỹ. Thái độ lạnh nhạt với Mỹ cũng lan truyền tới châu Âu, xuất phát từ cuộc khủng hoảng Ukraine. Việc Mỹ liên tục áp đặt cũng như yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) cùng áp đặt trừng phạt Nga đã khiến các nước châu Âu bị tổn hại nặng nề về kinh tế. Châu Âu không khó nhận ra điều này, và Đức, Pháp đã làm “đầu tàu” để cải thiện quan hệ với Nga. Nikkei đánh giá, Mỹ đang đứng trước nguy cơ không nhỏ. Nếu Obama không trở lại Trung Đông thì có thể quân đội Mỹ sẽ “mất trắng” thành quả trong quá khứ tại đây. Nhưng một khi Mỹ sa lầy trở lại Trung Đông thì châu Á – cũng như trong quá khứ – lại trở thành cứ điểm để Trung Quốc “mặc sức tung hoành”, khiến Obama rơi vào sai lầm của chính quyền người tiền nhiệm George Bush. “‘Bất chiến tự nhiên thành’ chính là viễn cảnh mà Bắc Kinh hy vọng đạt được trong cuộc chơi với Mỹ.” – Nikkei nhận xét. Trước việc Trung Quốc đẩy mạnh lấp biển, xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông, thậm chí thúc đẩy xây dựng các cứ điểm quân sự tại đây, Lầu Năm Góc đã tuyên bố sẽ đưa máy bay và tàu chiến vào tuần tra tại hải vực 12 hải lý của các đảo, đá mà Bắc Kinh chiếm cứ phi pháp. Cựu giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ (CIA) Michael Morell đã nhận định, nếu quan hệ Trung-Mỹ tiếp tục duy trì trạng thái căng thẳng trên Biển Đông thì song phương có thể đi tới xung đột. Nhật Bản là “cứu cánh” cuối cùng của Mỹ trên Biển Đông? Tuy vậy, Nikkei chỉ ra, thời điểm hiện tại quân đội Mỹ “không hề đơn độc”. “Mỹ còn một quân ‘át chủ bài’ cuối cùng – đó là Nhật Bản” – Nikkei cho biết. Mới đây, Tokyo và Washington đã tăng cường các thỏa thuận về thực thi bảo vệ an ninh trên phạm vi toàn cầu, nhằm bảo đảm Mỹ có được sự hỗ trợ từ Nhật Bản trong các tình huống khó khăn. Bản định hướng hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật sửa đổi công bố ngày 27/4 vừa qua có rất nhiều nội dung quan trọng. Trong đó có việc Nhật Bản sẵn sàng thực thi quyền phòng thủ tập thể, cho đến mở rộng lĩnh vực hợp tác trong đó nhấn mạnh hai lĩnh vực mới là không gian vũ trụ và không gian mạng, đến việc phối hợp hành động. Các giới hạn địa lý được dỡ bỏ, cho phép liên minh Mỹ-Nhật không chỉ tập trung vào việc bảo đảm quốc phòng và an ninh cho Nhật Bản cùng các khu vực phụ cận, mà mở rộng sự phối hợp an ninh, quốc phòng song phương trong cả khu vực và toàn cầu. Nhật Bản không chỉ hỗ trợ hoạt động quân sự của Mỹ, mà còn hợp tác, phối hợp hành động cùng Mỹ trong trường hợp quốc gia thứ ba bị tấn công. Nikkei nhận định, bối cảnh mà Mỹ-Nhật thắt chặt quan hệ hợp tác an ninh chính là khi những hành động ngang ngược và phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây ra tổn hại, ở một mức độ nào đó, đối với lợi ích của cả Mỹ và Nhật ở Tây Thái Bình Dương. Theo đó, chính nhờ Trung Quốc và vấn đề Biển Đông đang gây rắc rối cho Mỹ mà mục tiêu “quốc gia bình thường” và “cường quốc quân sự” của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang có khả năng trở thành hiện thực hơn lúc nào hết. “Thời kỳ “thủ thế” của Tokyo đã qua đi. Với sự hỗ trợ của Mỹ, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản ngay lúc này đang sẵn sàng “tái xuất” để đối mặt với quân đội Trung Quốc.” – Nikkei cho biết. Sách trắng quốc phòng 2015 của Trung Quốc “điểm danh” Nhật-Mỹ Trong khi đó, sáng 26/5, quân đội Trung Quốc đã công bố Sách trắng quốc phòng thứ 9 kể từ năm 1998, thể hiện phần nào nhận thức của Trung Quốc đối với liên minh quân sự của Mỹ và Nhật Bản. Trang Đa Chiều cho biết, Sách trắng quốc phòng 2015 của Trung Quốc đã “chỉ mặt đặt tên” mối đe dọa an ninh đối với Bắc Kinh đến từ Mỹ-Nhật, nhưng vẫn tuyên bố Trung Quốc sẽ đi theo đường lối “phòng thủ chủ động”. Sách trắng chỉ ra, sự phát triển của Trung Quốc vẫn đang ở vào thời kỳ chiến lược quan trọng với môi trường khách quan “thuận lợi về tổng thể”, nhưng vẫn phải đối diện những đe dọa an ninh từ nhiều bên. Bộ quốc phòng Trung Quốc khẳng định các trở ngại và thách thức mà nước này gặp phải đang dần gia tăng. Cụ thể là Mỹ tăng cường sự hiện diện về quân sự cũng như hệ thống đồng minh trong khu vực, trong khi Nhật Bản đang tích cực tìm cách phá bỏ thể chế thời hậu Thế chiến 2 và có những điều chỉnh lớn về chính sách an ninh quân sự. (Theo Trí Thức Trẻ) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 5, 2015 LỜI TIÊN TRI ẤT MÙI 2015 Đại ý: Tình hình bể Đông sẽ rất căng thẳng vào nửa cuối năm nay. Nhưng chưa uýnh nhau trong năm nay...... ========================= Ông Dương Danh Dy: "TQ sẽ không dám xung đột với Mỹ ở Biển Đông" Hoàng Đan 27/05/2015 07:24 Theo ông Dương Danh Dy, mưu đồ sâu xa của TQ là muốn cạnh tranh ngôi vị siêu cường của Mỹ nên chắc chắn sẽ không dám gây xung đột ở Biển Đông. Công trường xây dựng trái phép của TQ ở Đá Ga Ven (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Ảnh do CSIS và EPA công bố LTS: Trung Quốc xây dựng bãi đá ngầm, xây đường băng trên các đảo chiếm đóng trái phép của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa và dự kiến tiếp tục xây đảo nhân tạo trên Biển Đông… cho thấy mục tiêu lớn hơn là nhằm độc chiếm Biển Đông. Để làm rõ hơn những âm mưu của Trung Quốc đối với Biển Đông, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Dương Danh Dy - nguyên Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc về vấn đề này. Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông PV: Tình hình Biển Đông trong những tuần gần đây vô cùng phức tạp: Mỹ - Trung đụng độ trên biển, Trung Quốc tăng cường mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng và các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ông có nhận định như thế nào về tình hình hiện nay cũng như âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông? Ông Dương Danh Dy: Thực tế, không phải đến bây giờ mà từ nhiều năm trước, chúng ta đã liên tục phản đối việc Trung Quốc có hành động phi lý, cải tạo, xây dựng các đảo nhân tạo của Việt Nam ở Biển Đông. Việc cải tạo, mở rộng trên quy mô lớn, tốc độ nhanh tại các điểm chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã cho thấy rõ ràng hơn âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc. Đó là, họ đã và đang mong muốn thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông và từ đó, có thể mở rộng, gây ảnh hưởng tới nhiều khu vực khác trên thế giới. Đồng thời, Trung Quốc đã đẩy mâu thuẫn và tranh chấp trên Biển Đông lên một giai đoạn mới, phức tạp và khó lường hơn. Ở đây, chúng ta cần nhận thức rõ ràng rằng, những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam. Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam. Hình ảnh CSIS và EPA công bố năm 2015 về hoạt động cải tạo phi pháp của Trung Quốc ở đảo Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam). Không những thế, việc Trung Quốc biến các đảo này thành các căn cứ quân sự, bằng chứng là hình ảnh chụp qua vệ tinh cho thấy, họ đã xây dựng đường băng dài đến hàng ngàn mét để các máy bay quân sự có thể cất, hạ cánh dễ dàng. Xây dựng các cảng neo đậu của tàu chiến, hải cảnh, hải giám, ngư dân vào tiếp dầu... ngoài gây nguy hiểm cho Việt Nam còn đe dọa trực tiếp đến an toàn, an ninh hàng hải, hàng không của thế giới. Qua theo dõi, báo chí cũng như các mạng của Trung Quốc có thể nhận thấy được nhiều bước đi tiếp theo của họ nhưng cụ thể ra sao thì sẽ phải có thời gian để rõ ràng. Nhưng cá nhân tôi cho rằng, ở bất cứ thời gian nào, khi lợi ích, chủ quyền của chúng ta bị xâm phạm thì cần phải có những hành động, biện pháp hợp lý để chống cho đến cùng, giữ vững hòa bình, độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải. PV: Nhiều người bày tỏ lo ngại về việc sau những đụng độ vừa qua, Mỹ và Trung Quốc có thể xảy ra xung đột ở Biển Đông, cá nhân ông có dự đoán gì về điều này? Ông Dương Danh Dy: Cá nhân tôi qua theo dõi các tài liệu của Trung Quốc thì có thể khẳng định là sẽ khó xảy ra một cuộc xung đột trên Biển Đông giữa nước này và Mỹ. Tại sao tôi lại nói vậy? Bởi lẽ, dù trong thời gian qua Trung Quốc có sự phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn hơn nhưng trên thế giới vẫn coi đây là nước lớn còn chỉ có Mỹ được coi là nước siêu cường. Chính vì điều này mà trong chiến lược của Trung Quốc luôn muốn vươn lên để tranh giành, thậm chí "soán ngôi" siêu cường của Mỹ nhưng có lẽ, rất khó để có thể thực hiện điều đó. Khi Mỹ đã có những động thái tích cực hơn ở Biển Đông như cử tàu, các máy bay do thám để giám sát, ghi nhận việc cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc thì họ cũng đã chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống kể cả xấu nhất. Trong khi đó, Trung Quốc đang muốn hòa bình để phát triển kinh tế, vươn lên thực hiện chiến lược kia nên chắc chắn họ chẳng dại gì để xảy ra xung đột với Mỹ ở Biển Đông. Xung đột trong lúc này không chỉ ảnh hưởng đến quân sự mà kinh tế cũng sẽ bị thiệt hại nặng nề. Thêm vào đó, những hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc là hoàn toàn sai trái, vi phạm luật pháp quốc tế nên nếu gây xung đột nước này sẽ càng chịu thiệt hại, chỉ trích nặng nề hơn. Bài học giúp Việt Nam thắng hành động ngang ngược của TQ PV: Với cục diện như thế này, theo ông, sẽ có ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam và những nước tuyên bố chủ quyền khác ở biển Đông? Ông Dương Danh Dy: Chắc chắn những hành động ngang ngược, phi pháp này của Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng, gây nguy hiểm đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Các nước khác trong khu vực cũng chịu ảnh hưởng không kém. Thêm vào đó, những động thái tích cực của Mỹ trong thời gian gần đây như điều tàu và máy bay đến tuần tra trên biển, gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Hiện nay, các tàu và máy bay Mỹ vẫn giữ khoảng cách ngoài phạm vi 12 hải lý đối với các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp của Trung Quốc. Bất chấp việc Trung Quốc phản đối quyết liệt, phía Mỹ khẳng định các hoạt động này sẽ tiếp diễn. Thậm chí Mỹ không loại trừ khả năng sẽ tuần tra sâu hơn, vào phạm vi trong 12 hải lý của các đảo nhân tạo. Hoạt động của Trung Quốc và những phản ứng mạnh mẽ của Mỹ khiến tình hình ở Biển Đông nóng hơn. Trong cục diện như thế này, Việt Nam chúng ta cần phải tăng cường, tận dụng sự tích cực hơn các bên ở Biển Đông để thực hiện các mục tiêu và nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của sự căng thẳng hiện nay. Tôi tin rằng, với mục tiêu đối ngoại là duy trì môi trường hòa bình, độc lập, ổn định để phát triển, Việt Nam sẽ có những đối sách phù hợp với cả hai cường quốc trên. PV: Ông từng nhận định, việc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được coi là một thắng lợi về nhiều mặt. Vậy, chúng ta có nên áp dụng những bài học đó trong tình hình hiện nay? Ông Dương Danh Dy: Đúng là chúng ta đã có một thắng lợi nhiều mặt, buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông. Qua sự kiện này, đã cho chúng ta rất nhiều bài học, trong đó, có 3 bài học chính mà tôi nhận thấy rõ, đó là sự đoàn kết sức mạnh toàn dân. Không chỉ nhân dân trong nước mà nhân dân ta ở nước ngoài đã cùng đoàn kết, lên tiếng mạnh mẽ để phản đối hành động ngang ngược, sai trái đó của Trung Quốc. Sức mạnh toàn dân sẽ mãi mãi là sức mạnh của thành công, dù khó khăn đến đâu. Thứ nữa, đó là, chính sách ngoại giao vô cùng linh hoạt của chúng ta khi lên tiếng mạnh mẽ, tận dụng cộng đồng, bạn bè quốc tế cùng lên tiếng để phản đối những hành động của Trung Quốc. Tôi cho rằng, trong thời gian tới, chúng ta cần phải tận dụng có hiệu quả các diễn đàn đa phương của khu vực (ASEAN) hay quốc tế như Liên hợp quốc, APEC, ASEM... Việc tận dụng đó để đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế nhằm gây áp lực với những bước leo thang gây căng thẳng trên Biển Đông mà phía Trung Quốc gây ra. Một bài học mà tôi thấy chúng ta cần phải chú trọng là bài học về thông tin. Chúng ta cần phải mạnh dạn đưa ra những thông tin, bằng chứng về hành động ngang ngược, sai trái của Trung Quốc để nhân dân, cộng động quốc tế thấy rõ, ủng hộ Việt Nam. Điều quan trọng hơn cả mà cá nhân tôi thấy là Việt Nam cần phải tiếp tục đấu tranh khôn khéo để Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm luật pháp quốc tế, chủ quyền lãnh thổ của chúng ta.Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này! NGUYÊN VIỆN TRƯỞNG VIỆN CHIẾN LƯỢC BỘ CÔNG AN THIẾU TƯỚNG LÊ VĂN CƯƠNG Trung Quốc muốn khống chế Biển Đông, muốn vươn ra Thái Bình Dương thì không thể đi từ Hải Nam, mà phải tìm kiếm vị trí xây dựng căn cứ quân sự trái phép ở phía nam Biển Đông. Ở vị trí này, về mặt quân sự cũng để chống tiếp cận, nghĩa là không cho phép máy bay, tàu chiến của nước nào đó có thể đi vào Biển Đông và tiếp cận Trung Quốc. Ý đồ của Trung Quốc là như vậy, xây dựng căn cứ quân sự mà cụ thể là sân bay ở bãi đá chìm chiếm của Việt Nam để Trung Quốc có thể sử dụng chiến đấu cơ thế hệ mới của họ. Đây là những việc làm để Trung Quốc hiện thực hóa chủ quyền phi lý của họ trên Biển Đông. Sau khi hoàn thành cải tạo, xây dựng hai căn cứ quân sự đó, họ sẽ đề ra những “luật rừng”, những điều mà các nhà nghiên cứu đã cảnh báo kiểu như là khu vực nhận dạng phòng không ở Biển Đông, rồi yêu cầu các tàu thuyền đi qua khu vực này phải khai báo theo yêu cầu của họ. Chiến tranh biên giới 1979: Đổi tên Cối Xay Thịt, Thác Gọi Hồn... theo Trí Thức Trẻ ================ Hì! Cụ Dương Danh Dy đã từng là Tổng lãnh sự Việt Nam tại Tàu vào cái thời "núi liền núi, sông liền sông, chung một bể Đông(Híc)...". Còn nhà em vào thời ấy cho đến tận bi wờ chỉ là phó thường dân dự khuyết hạng II Nam Bộ. Nhưng nhà em thống nhất với cụ là "TQ sẽ không dám xung đột với Mỹ ở Biển Đông". Bởi vậy, nên Phó Chủ tịch Tàu là Uông Dương mới long trọng công nhận Hoa Kỳ mần cái bá chửi thế giới và cam kết ủng hộ Hoa Kỳ trong các quyết sách quốc tế, trừ "quyền lợi cốt lõi" của Tàu. Nhưng cái khốn nạn nó ở chỗ Tàu thì phát biểu như vậy, nhưng chú Sam thì chỉ mới "cám ơn tư tưởng tốt", chứ chưa tin cái mưu đồ của Tàu. Nước Mỹ thừa đủ khôn ngoan để hiểu rằng: chỉ có nước Tàu mới chính là đối thủ tiềm năng thay thế Hoa Kỳ mần cái bá chửi thế giới. Cho nên, Tàu mới ọ ẹ ở bể Đông thì Hoa Kỳ đã cho tàu bay lượn vài vòng trên mấy cái đảo đá. Nhưng tại sao bi wờ Hoa Kỳ mới thể hiện sức mạnh quân sự, mà chỉ mới năm ngoái khi Tàu đem cái giàn khoan cắm chính ình ở Bể Đông thì Hoa Kỳ lại chỉ lên tiếng phản đối và không kéo tàu bay qua? Ấy da! Cái này thì "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Có dịp em sẽ bàn với cụ. Cụ nói đúng, em nhất trí với cụ là Tàu hổng dám bụp Huê Kỳ ở bể Đông. Chiện tờ Hoàn Cầu la lối cho Huê Kỳ biết thế nào là lễ độ, rồi đụng tàu bay, lẽo đẽo cho tàu thủy bám đuôi....chỉ là chuyện vặt. Nhà em và cả cụ chắc cũng chẳng lạ gì việc Tàu cảnh cáo Hoa Kỳ đến lần thứ 427 (Hoặc 467) khi máy bay Hoa Kỳ xâm phạm hẳn vùng trời Tàu lục địa từ 50 năm trước. Cuối cùng kết thúc những lời cảnh cáo đanh thép và hùng hồn đó là một độ nhậu hoàng tránh tại Tử Cấm Thành giữa ngài Mao Trạch Đông và Tổng thống Nixon vào năm 1971. Hì. Cụ nói đúng: Tàu không dám uýnh chú Sam. Nhưng cái vấn đề mà nhà em muốn bàn với cụ ở đây lại là: Không dám, không mún, không thích...là một chiện. Nhưng câu chiện nó sỉ ra như thế nào lại là chiện khác. Đây mới chính là thời điểm quyết định ngôi vị bá chủ thế giới thực sự. Người Mỹ đã quá chủ quan sau khi Liên Xô sụp đổ và họ tưởng rằng mọi chuyện đã xong. Nên ngày ấy, ngay cả Liên Hiệp Quốc chút xíu bị xóa sổ. Việc họ quên mất nước Tàu là một đồng minh tạm bợ và không phải đối thủ cần quan tâm, nên đã dẫn đến hậu quả là ngày hôm nay. Sai lầm này từ những nhiệm kỳ của các chính phủ trước của Hoa Kỳ và không thể không tính đến sự tác động của loại quân sư quạt mo gây ảnh hưởng đến chính sách Hoa Kỳ - như lão Kissinger - vốn luôn ca ngợi và luôn chứng minh tình hữu nghị Trung Mỹ. Nước Tàu thì không phải Iraq, cho nên để chiến thắng một quốc gia như Tàu hiện nay và sửa chữa sai lầm, để khẳng định ví trí bá chủ thế giới của Hoa Kỳ trước một nước Tàu đang lừng lững trỗi dậy, quả là không đơn giản. Tất cả những gì mà mọi người đều biết và đang bình lựng trên mạng mới chỉ là màn dạo đầu của "canh bạc cuối cùng". Nhà cái mới chỉ xào bài xong và đang chia bài cho các tụ, chưa xong. "Canh bạc cuối cùng" vẫn chưa đi vào nội dung của nó cụ Danh Dy ạ! Cụ nói đúng ý muốn của nước Tàu. Nhưng nếu nước Tàu mún gì cũng được thì những quy luật vũ trụ mà Lý học Đông phương đang ngâm cứu chỉ để cho.....zdui. Nhà em thấy cụ có thể nói đúng hơn, nếu cụ chỉ giới hạn thời gian trong năm nay thôi. Sang năm, thậm chí chỉ qua tháng Một Việt lịch, mọi chuyện sẽ khác hẳn. Rồi cụ xem. Nhà em thấy cụ bàn thì cũng té nước theo mưa, chém gió cho zdui cửa, zdui nhà. Sang năm Bính Thân 2016 mọi việc sẽ không hề đơn giản. Sẽ có một thời điểm khá wan trọng cần một quyết định rất táo bạo và sáng suốt cho tất cả những chính khứa tầm cỡ của những quốc gia liên quan. Sai một ly , sẽ không phải đi một dặm. Mà là lên cung Trăng ở với thằng Cuội. Thưa cụ. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 5, 2015 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng cải tạo Biển ĐôngThứ năm, 28/5/2015 | 07:00 GMT+7 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm qua hối thúc Trung Quốc ngừng ngay các hoạt động cải tạo các bãi đá và chấm dứt hành vi quân sự hóa tại những khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Nhà Trắng: Biển Đông tối quan trọng với an ninh quốc gia Mỹ / Trung Quốc thừa nhận xây đường băng ở Trường Sa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ảnh: AP "Trung Quốc đã đi ngược lại những tiêu chuẩn quốc tế nhấn mạnh vào kiến trúc an ninh của châu Á - Thái Bình Dương cũng như đồng thuận trong khu vực ủng hộ phương pháp tiếp cận không cưỡng ép đối với vấn đề này và những tranh chấp lâu dài khác", Reuters dẫn lời ông Ashton Carter nói về các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông. "Chúng tôi muốn một giải pháp hòa bình cho tất cả các tranh chấp. Các bên liên quan cần dừng ngay lập tức và mãi mãi mọi hành động cải tạo đất. Chúng tôi cũng phản đối tất cả các động thái quân sự hóa tại những thực thể đang xảy ra tranh chấp", ông cho biết thêm, liên hệ tới các đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành mở rộng trái phép trên Biển Đông. Ông Carter đồng thời khẳng định Mỹ sẽ giữ vai trò chính trong việc bảo vệ an ninh khu vực trong những thập kỷ tới. Tàu chiến và máy bay quân sự của Washington sẽ tiếp tục hoạt động tại bất cứ nơi đâu luật pháp quốc tế cho phép. Tuyên bố của ông Carter được đưa ra một tuần sau khi hải quân Mỹ cử phi cơ trinh sát-săn ngầm P-8A Poseidon chở đoàn nhà báo, phóng viên củaCNN tới ghi hình quá trình xây dựng trái phép của Trung Quốc tại các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Giới quan chức Mỹ ước tính Trung Quốc năm nay bồi đắp thêm hơn 800 ha đối với các bãi đá mà nước này chiếm giữ phi pháp ở quần đảo Trường Sa. Washington đang cân nhắc triển khai máy bay hoặc tàu quân sự vào trong phạm vi 12 hải lý quanh các đá này, một động thái khiến Bắc Kinh giận dữ. Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nhưng có lợi ích trong việc duy trì tự do đi lại ở khu vực. Vũ Hoàng =================================================== Nhà Trắng: Biển Đông tối quan trọng với an ninh quốc gia MỹThứ tư, 27/5/2015 | 22:19 GMT+7 Nhà Trắng tuyên bố tình hình Biển Đông có ý nghĩa "tối quan trọng" đối với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Trung Quốc răn đe Mỹ, Nhật trong Sách trắng Quốc phòng / Bên trong máy bay trinh sát Mỹ ở Trường Sa Hình ảnh Trung Quốc hôm 21/5 cải tạo trái phép Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, chụp từ máy bay trinh sát P8 của Mỹ. Ảnh: Reuters Phát ngôn viên Nhà Trắng hôm qua cho hay Tổng thống Mỹ Barack Obama coi tình hình an ninh ở Biển Đông là vấn đề "tối quan trọng" đối với an ninh quốc gia Mỹ và kinh tế toàn cầu. Ông Earnest cho biết dòng chảy tự do thương mại ở Biển Đông cần được gìn giữ và Mỹ cam kết phối hợp với các nước khác trong khu vực để bảo vệ nó. "Bởi đây là một ưu tiên, quý vị có thể mong đợi tổng thống đã được nghe báo cáo về diễn biến mới nhất và sẽ liên tục được cập nhật", ông Earnest trả lời một câu hỏi. Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke hôm qua cho biết việc Trung Quốc cố cải tạo đất ở Biển Đông "góp phần gây ra căng thẳng" và rằng Mỹ đang giám sát "cẩn thận" hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực. "Chúng tôi tiếp tục hối thúc Trung Quốc thể hiện sự minh bạch hơn khi nói về năng lực và ý đồ của họ", ông Rathke nói. "Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc sử dụng năng lực quân sự theo cách có lợi nhằm duy trì hoà bình, ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương". Lầu Năm Góc hôm qua cũng lên tiếng bảo vệ việc các phi cơ bay qua Biển Đông. "Tất cả các chuyến bay và tất cả hoạt động của tàu chúng tôi đều nằm ở không phận, hải phận quốc tế", phát ngôn viên Lầu Năm Góc Steve Warren nói. "Đây là một phần chiến dịch của chúng tôi trong việc bảo vệ tự do đi lại". Trung Quốc đang ngang nhiên xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông. Trong những tháng gần đây, Mỹ tăng cường các chuyến bay trinh sát ở gần những dự án xây dựng Trung Quốc đang tiến hành. Hải quân Trung Quốc tuần trước phát cảnh báo, xua máy bay trinh sát Mỹ bay gần các đá nước này bồi đắp. Bắc Kinh cáo buộc Washington can thiệp vào các vấn đề khu vực và cố tình gây căng thẳng ở Biển Đông. Giới quan sát tin rằng chính sách tái cân bằng nguồn lực quân sự của chính quyền Obama sang châu Á - Thái Bình Dương và sự hiện diện trong khu vực của nước này là nhằm kiềm chế Trung Quốc. Trọng Giáp (Theo Press TV) Nguồn báo Vnexpress Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 5, 2015 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng cải tạo Biển ĐôngThứ năm, 28/5/2015 | 07:00 GMT+7 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm qua hối thúc Trung Quốc ngừng ngay các hoạt động cải tạo các bãi đá và chấm dứt hành vi quân sự hóa tại những khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Nhà Trắng: Biển Đông tối quan trọng với an ninh quốc gia Mỹ / Trung Quốc thừa nhận xây đường băng ở Trường Sa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ảnh: AP "Trung Quốc đã đi ngược lại những tiêu chuẩn quốc tế nhấn mạnh vào kiến trúc an ninh của châu Á - Thái Bình Dương cũng như đồng thuận trong khu vực ủng hộ phương pháp tiếp cận không cưỡng ép đối với vấn đề này và những tranh chấp lâu dài khác", Reuters dẫn lời ông Ashton Carter nói về các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông. "Chúng tôi muốn một giải pháp hòa bình cho tất cả các tranh chấp. Các bên liên quan cần dừng ngay lập tức và mãi mãi mọi hành động cải tạo đất. Chúng tôi cũng phản đối tất cả các động thái quân sự hóa tại những thực thể đang xảy ra tranh chấp", ông cho biết thêm, liên hệ tới các đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành mở rộng trái phép trên Biển Đông. Ông Carter đồng thời khẳng định Mỹ sẽ giữ vai trò chính trong việc bảo vệ an ninh khu vực trong những thập kỷ tới. Tàu chiến và máy bay quân sự của Washington sẽ tiếp tục hoạt động tại bất cứ nơi đâu luật pháp quốc tế cho phép. Tuyên bố của ông Carter được đưa ra một tuần sau khi hải quân Mỹ cử phi cơ trinh sát-săn ngầm P-8A Poseidon chở đoàn nhà báo, phóng viên củaCNN tới ghi hình quá trình xây dựng trái phép của Trung Quốc tại các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Giới quan chức Mỹ ước tính Trung Quốc năm nay bồi đắp thêm hơn 800 ha đối với các bãi đá mà nước này chiếm giữ phi pháp ở quần đảo Trường Sa. Washington đang cân nhắc triển khai máy bay hoặc tàu quân sự vào trong phạm vi 12 hải lý quanh các đá này, một động thái khiến Bắc Kinh giận dữ. Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nhưng có lợi ích trong việc duy trì tự do đi lại ở khu vực. Vũ Hoàng =================== Nhà Trắng: Biển Đông tối quan trọng với an ninh quốc gia Mỹ Thứ tư, 27/5/2015 | 22:19 GMT+7 Nhà Trắng tuyên bố tình hình Biển Đông có ý nghĩa "tối quan trọng" đối với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Trung Quốc răn đe Mỹ, Nhật trong Sách trắng Quốc phòng / Bên trong máy bay trinh sát Mỹ ở Trường Sa Hình ảnh Trung Quốc hôm 21/5 cải tạo trái phép Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, chụp từ máy bay trinh sát P8 của Mỹ. Ảnh: Reuters Phát ngôn viên Nhà Trắng hôm qua cho hay Tổng thống Mỹ Barack Obama coi tình hình an ninh ở Biển Đông là vấn đề "tối quan trọng" đối với an ninh quốc gia Mỹ và kinh tế toàn cầu. Ông Earnest cho biết dòng chảy tự do thương mại ở Biển Đông cần được gìn giữ và Mỹ cam kết phối hợp với các nước khác trong khu vực để bảo vệ nó. "Bởi đây là một ưu tiên, quý vị có thể mong đợi tổng thống đã được nghe báo cáo về diễn biến mới nhất và sẽ liên tục được cập nhật", ông Earnest trả lời một câu hỏi. Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke hôm qua cho biết việc Trung Quốc cố cải tạo đất ở Biển Đông "góp phần gây ra căng thẳng" và rằng Mỹ đang giám sát "cẩn thận" hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực. "Chúng tôi tiếp tục hối thúc Trung Quốc thể hiện sự minh bạch hơn khi nói về năng lực và ý đồ của họ", ông Rathke nói. "Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc sử dụng năng lực quân sự theo cách có lợi nhằm duy trì hoà bình, ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương". Lầu Năm Góc hôm qua cũng lên tiếng bảo vệ việc các phi cơ bay qua Biển Đông. "Tất cả các chuyến bay và tất cả hoạt động của tàu chúng tôi đều nằm ở không phận, hải phận quốc tế", phát ngôn viên Lầu Năm Góc Steve Warren nói. "Đây là một phần chiến dịch của chúng tôi trong việc bảo vệ tự do đi lại". Trung Quốc đang ngang nhiên xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông. Trong những tháng gần đây, Mỹ tăng cường các chuyến bay trinh sát ở gần những dự án xây dựng Trung Quốc đang tiến hành. Hải quân Trung Quốc tuần trước phát cảnh báo, xua máy bay trinh sát Mỹ bay gần các đá nước này bồi đắp. Bắc Kinh cáo buộc Washington can thiệp vào các vấn đề khu vực và cố tình gây căng thẳng ở Biển Đông. Giới quan sát tin rằng chính sách tái cân bằng nguồn lực quân sự của chính quyền Obama sang châu Á - Thái Bình Dương và sự hiện diện trong khu vực của nước này là nhằm kiềm chế Trung Quốc. Trọng Giáp (Theo Press TV) Nguồn báo Vnexpress Chắc cả làng cũng biết ngài Obama cho đến giờ này vưỡn chưa phát biểu gì cả. Hì! "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ".... Nhưng lão Gàn nhá cạnh một tý "thiên cơ", bảo trước cho mà bít nhá: Sắp tới - nhanh thì cuối năm nay, chậm thì đầu năm tới. Đến lượt cô ẻm Đài Loan gặp rắc rối to. Cô em nên bít điều mà xác định rằng: Tuyên bố chủ quyền biển Đông của Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1948 là không có "cơ sở khoa học", là vô lý, là bất hợp pháp....Thế thì mọi chuyện sẽ có thể có một chiều hướng tốt đẹp hơn đấy! Ít nhất cho cô em Đài Loan dễ thương, được mô tả trong bức danh họa "Canh bạc cuối cùng". Hì! Lão quảng cáo trước , để các cao thủ Lý học Đài Loan liệu mỳ vằn thắn mà gắp xì dầu. Điếu mựa! Các đời tổng thống trước của Hoa Kỳ đã mắc sai lầm chủ wan trong việc coi thường Tàu, nên hậu quả là ngày hôm nay phải giải quyết. Nhưng chính nước Tàu cũng mắc sai lầm chiến lược cấp quốc gia. Hai cái sai lầm này cộng lại mần răng mà thế giới không loạn cào cào sao được. "Lý thuyết khoa học hại điện không có tính hợp lý". Điều này đúng với những thứ tư duy "Ở trần đóng khố". Điếu mựa! Ngu dễ sợ. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 5, 2015 Báo Nga: "Sẽ không có chuyện Mỹ chịu xuống nước với Trung Quốc" Đức Huy 27/05/2015 19:40 Trong một bài viết đăng trên TASS hôm 26/5, tác giả Lyudmila Alexandrova tổng hợp ý kiến của một số chuyên gia Nga về mối quan hệ Mỹ-Trung và tình hình Biển Đông. Ukraine - Nga - Mỹ - Châu Âu: Những diễn biến bất ngờ Căng thẳng trên Biển Đông gần đây đã có dấu hiệu leo thang, khiến giới phân tích quan ngại về nguy cơ xảy ra giao tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, hai cường quốc hiện đang là tâm điểm của sự chú ý trong giới địa chính trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hãng thông tấn TASS cho biết, đa số các chuyên gia Nga đều nhận định trong khi một cuộc đối đầu lớn khó trở thành hiện thực, thì những giao tranh ở mức nhỏ hơn vẫn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ song phương Mỹ - Trung trong một thời gian dài. Theo những chuyên gia này, tình hình Biển Đông sẽ còn phức tạp trong một thời gian dài, do không hề có dấu hiệu bên nào chịu bên nào.Về phần mình, Washington đã và đang kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt các hành vi xây dựng trái phép trên đảo nhân tạo. Để khẳng định lập trường của mình, Mỹ thậm chí đã điều động máy bay tuần tra đi vào không phận các đảo đá nhân tạo phi pháp này. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Anthony Blinken Việc Trung Quốc tiếp tục xây dựng (trái phép) trên các đảo đá đã và đang gây ảnh hưởng xấu tới quyền tự do đi lại và sự ổn định trên Biển Đông, cũng như có thể dẫn tới giao tranh. Trong khi đó. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo việc Mỹ tuần tra trong khu vực 12 hải lý là một mối đe dọa đối với hòa bình trong khu vực, đồng thời lên án hành động của Mỹ là "gây hấn". Tầm quan trọng của Biển Đông với Mỹ và Trung Quốc "Một cuộc đối đầu quy mô lớn giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc vào thời điểm này là rất khó xảy ra, nhưng những vụ việc nhỏ mà nghiêm trọng khác vẫn có thể gây ra những rạn nứt trong quan hệ hai nước trong một thời gian dài". Đó là nhận xét của nhà nghiên cứu kì cựu Vasily Kashin thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) Nga. Ông Kashin còn nói thêm, quan hệ Mỹ-Trung nhiều khả năng sẽ bất ổn trong nhiều thập kỉ sắp tới. "Mỹ nghĩ rằng cứ cứng rắn là Trung Quốc sẽ nhún nhường, nhưng đây là một sai lầm chết người. Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đáp trả, vì Biển Đông đối với Bắc Kinh có tầm quan trọng đặc biệt về mặt chiến lược" - ông Kashin phân tích. Ngoài ra, chuyên gia này cũng cho rằng, với những đầu tư mạnh mẽ về quân sự, đặc biệt là hạm đội tàu ngầm hạt nhân trị giá hàng chục tỉ USD trên đảo Hải Nam, có thể thấy Biển Đông đang là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ lo ngại rằng nếu Trung Quốc nắm vị thế số một về quân sự trong khu vực, hạm đội hải quân Mỹ sẽ khó lòng tự do đi lại trên vùng biển phía tây Thái Bình Dương. "Mỹ có rất nhiều thứ để mất trong cuộc đối đầu này, trong đó có tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với các quốc gia ASEAN, điều có liên quan tới uy danh của Mỹ . Washington muốn khẳng định vai trò lãnh đạo của mình trong khu vực. Vì vậy sẽ không có chuyện họ chịu "xuống nước" với Trung Quốc", điều này không hợp với phong cách của Mỹ - ông Kashin nhận định. "Xuống nước" với Trung Quốc không phải là phong cách của Mỹ. Ảnh: AP Cùng chia sẻ quan điểm với ông Kashin, chuyên gia Ivetta Frolova thuộc Trung tâm Châu Á, Trung Đông - Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga cho rằng, Biển Đông đúng là vấn đề quan trọng nhất đối với Trung Quốc vào thời điểm này. "Bắc Kinh cho rằng mục đích chính đằng sau những gì Mỹ đang làm tại châu Á - TBD là để khống chế Trung Quốc, do đó giao tranh trên Biển Đông sẽ là một cách để Washington gây áp lực lên Bắc Kinh" - bà Frolova nhận định Theo bà, việc căng thẳng tiếp tục leo thang là có thể xảy ra, nhưng nguy cơ về một cuộc chiến quy mô lớn gần như không tồn tại. "Chiến tranh sẽ không xảy ra. Mỹ và Trung Quốc có mối liên hệ quá mật thiết về mặt kinh tế, do đó đối đầu trên Biển Đông giữa hai nước sẽ không vượt quá những cuộc giao tranh nhỏ lẻ" - chuyên gia Frovola khẳng định. Quân "át chủ bài" cuối cùng của Mỹ trong vấn đề Biển Đông là gì? theo Đại Lộ ================== "Chiến tranh sẽ không xảy ra. Mỹ và Trung Quốc có mối liên hệ quá mật thiết về mặt kinh tế, do đó đối đầu trên Biển Đông giữa hai nước sẽ không vượt quá những cuộc giao tranh nhỏ lẻ" - chuyên gia Frovola khẳng định. Cái thế giới này tàn là phân tích trực wan, cục bộ. Nếu vướn đề kinh tế wan trọng như zdậy thì cái zdấn đề bể Đông chẳng là cái đinh gì. Khi nó làm cái "bùm" thì các chiên gia chém gió đập ruồi, cỡ như bà Frovola biến mất con mẹ hàng lươn. "Một cuộc đối đầu quy mô lớn giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc vào thời điểm này là rất khó xảy ra, nhưng những vụ việc nhỏ mà nghiêm trọng khác vẫn có thể gây ra những rạn nứt trong quan hệ hai nước trong một thời gian dài". Đó là nhận xét của nhà nghiên cứu kì cựu Vasily Kashin thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) Nga. Ông Kashin còn nói thêm, quan hệ Mỹ-Trung nhiều khả năng sẽ bất ổn trong nhiều thập kỉ sắp tới. Cái nhà ông Kashin phân tích cứ y như ban quản lý chợ Bắc Qua phân xử chiện cãi nhau của mấy con mẹ bán cá. Chỉ cần súng cướp cò là uýnh nhau to. Vì vấn đề là lước lào bảo kệ cái thế giới lày, chứ điếu phải cái chiện vặt. Ngay cả tự do hàng hải chỉ là cái cớ thôi. Hiểu không? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 5, 2015 Cái thế giới này tàn là phân tích trực wan, cục bộ. Nếu vướn đề kinh tế wan trọng như zdậy thì cái zdấn đề bể Đông chẳng là cái đinh gì. Khi nó làm cái "bùm" thì các chiên gia chém gió, đập ruồi cỡ như bà Frovola biến mất con mẹ hàng lươn. Cái nhà ông Kashin phân tích cứ y như ban quản lý chợ Bắc Qua, phân xử chiện cãi nhau của mấy con mẹ bán cá. Chỉ cần súng cướp cò là uýnh nhau to. Vì vần đề là lước lào bảo kệ cái thế giới lày, chứ điếu phải cái chiện vặt. Ngay cả tự do hàng hải chỉ là cái cớ thôi. Hiểu không? Dạ, con hiểu ạ, :D :D :D Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 5, 2015 Em Ấn Độ đã thực sự vào cuộc rồi nè Sư phụ ơi! Ấn Độ cũng điều tàu chiến đến Biển Đông (Biển Đảo) - Nhiều nhà phân tích đã liên hệ các bước hành động của New Delhi với nỗ lực đối phó sự bành trướng của Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Đặc biệt là trước thông tin Trung Quốc muốn xây dựng kênh đào qua eo đất Kra. Ấn Độ đã cử các tàu chiến tới khu vực phía nam Ấn Độ Dương và Biển Đông, Sputnik đưa tin. Hoạt động trên các vùng biển xa của Hải quân Ấn Độ dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Adjendra Bahadur Singh bắt đầu bằng cuộc tập trận chung với các tàu chiến Singapore. Theo kế hoạch, Hải quân Ấn Độ sẽ ghé thăm cảng biển của cả Indonesia, Australia, Malaysia, Thái Lan và Campuchia. Trong khuôn khổ học thuyết chính trị mới “Hành động phía Đông” Ấn Độ dự kiến mở rộng và tăng cường các căn cứ hải quân và không quân trên hai quần đảo Andaman và Nicobar – tiền đồn phía đông của đất nước. Nhiều nhà phân tích đã liên hệ các bước hành động của New Delhi với nỗ lực đối phó sự bành chướng của Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Đặc biệt là trước thông tin Trung Quốc muốn xây dựng kênh đào qua eo đất Kra. Dự án này sẽ rút ngắn thời gian và khoảng cách các tuyến hàng hải từ Biển Đông sang Ấn Độ Dương bỏ qua eo biển Malacca. Bộ chỉ huy quân đội Ấn Độ không bày tỏ thái độ bi kịch trước tình hình. “Sự gia tăng hiện diện của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương không là điều mới mẻ. Kể từ năm 2008, các tàu Hải quân Trung Quốc thực hiện hoạt động hộ tống các tàu thương mại chống cướp biển ở Vịnh Aden. Họ bảo vệ tuyến đường thương mại. Các tàu ngầm thông thường và tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc vẫn thỉnh thoảng xuất hiện ở Ấn Độ Dương. Nhưng không hề có sự gia tăng hiện diện quân sự,” Đô đốc Robin Dhovan, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ nói với tờ Thời báo Ấn Độ. Ấn Độ từ lâu đã vượt ngoài phạm vi một cường quốc khu vực, ngày càng quan tâm tới tình hình phát triển quân sự của các nước láng giềng. Chính sách đối ngoại tích cực của chính phủ ông Naredra Modi thể hiện nguyện vọng của New Delhi trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy các quá trình hội nhập trong không gian châu Á. Dự án quy mô lớn “Phương Đông toàn cầu” không thể thiếu việc thiết lập quan hệ láng giềng tốt với nhà khổng lồ khác của châu Á là Trung Quốc. Vì vậy, dường như hoạt động hải quân tích cực của Ấn Độ ở phía đông không nên được diễn giải theo cách của nhiều nhà quan sát như những nỗ lực đối đầu với Trung Quốc. Yếu tố mới ở đây là Ấn Độ nhận thức thấy vai trò của một trong những quốc gia đảm bảo an ninh trên khắp khu vực rộng lớn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. (Theo BizLive) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 5, 2015 Em Ấn Độ đã thực sự vào cuộc rồi nè Sư phụ ơi! Ấn Độ cũng điều tàu chiến đến Biển Đông (Biển Đảo) - Nhiều nhà phân tích đã liên hệ các bước hành động của New Delhi với nỗ lực đối phó sự bành trướng của Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Đặc biệt là trước thông tin Trung Quốc muốn xây dựng kênh đào qua eo đất Kra. Ấn Độ đã cử các tàu chiến tới khu vực phía nam Ấn Độ Dương và Biển Đông, Sputnik đưa tin. Hoạt động trên các vùng biển xa của Hải quân Ấn Độ dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Adjendra Bahadur Singh bắt đầu bằng cuộc tập trận chung với các tàu chiến Singapore. (Theo BizLive) Hì! Một kịch bản như zdầy, dựa trên "cơ sở khoa học" là "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý", là: Tung Cóoc và Huê Kỳ đụng độ ở bể Đông. Tomahok bay cứ zdù zdù. Nhưng các chiến sĩ Tàu kiên cường và anh dũng chiến đấu bảo vệ cái mà các wan to ở Bắc Kinh gọi là chỉ quyền biển đảo. Những đảo đá được đổ thêm xi măng trở thành hàng không mẫu hạm xi măng có tính năng vượt trội hơn hẳn tàu ve chai Liêu Ninh, nên không thể chìm. Thế là Hoa Kỳ cứ gọi là chạy mất dép, rút về Guam. Hạm đội Nam Hải cùng với Đông Hải, hai thằng truy sát đến cùng. Mỹ bỏ của chạy lấy người trốn về lục địa Bắc Mỹ và đầu hàng, đồng ý trao cái "quyền lợi căn bản" của Hoa Kỳ cho cái "quyền lợi cốt lõi" của Tàu xử lý. Đây là một kịch bản có thể xảy ra, trên nền tảng tri thức khoa học hiện đại không cần tính hợp lý. Hì! Nhưng nếu tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì cái gì sẽ xẩy ra? Cái này thì cứ phải Việt sử 5000 năm văn hiến được xác định tính chấn lý đã. Hiện nay nó vẫn chưa được cái "cơ sở khoa học" không có tính hợp lý công nhận. Híc. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 5, 2015 Dạ, con hiểu ạ, :D :D :D Giỏi! Zdư zdậy mới là Phamhung chứ lỵ! Đến giờ này thì chắc Phamhung cũng hỉu lun rằng: Bể Đông tuy nó to hơn Cửa Lò (*), nhưng cũng chỉ là cái cớ mần cái chức năng dây dẫn nổ thui. Thùng thuốc nổ ở Hoa Đông. Nếu chiến tranh là giải pháp dứt điểm "canh bạc cuối cùng" thì nó sẽ có mặt trận chính ở Hoa Đông. ==================== * Chưa đi chưa bít cái cửa Lò. Đi rồi mới bít, nó to thế này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 5, 2015 Đa Chiều: Quân đội Trung Quốc đưa Nhật-Mỹ-Việt-Phil vào "danh sách đen" Hồng Thủy 29/05/15 06:36 Thảo luận (0) (GDVN) - Trung Quốc đã đưa Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Philippines vào "tầm ngắm" chiến lược quân sự quốc gia, hoặc nói thẳng ra là 4 nước này trở thành "kẻ địch giả tưởng" Học giả Nga: Nhượng bộ Bắc Kinh ở Biển Đông không phải phong cách của Mỹ Mỹ đã dựng mạng lưới căn cứ tiền duyên khắp Biển Đông đề phòng có biến Nếu Trung Quốc không dừng bồi lấp Trường Sa, Hoa Kỳ sẽ làm gì tiếp theo? Hạm đội Nam Hải tập trận trên Biển Đông, ảnh: Đa Chiều. Đa Chiều ngày 28/5 bình luận, hôm 26/5 Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố sách trắng quốc phòng năm 2015, khi đánh giá về tình hình an ninh khu vực đã đưa đích danh Mỹ, Nhật Bản và bóng gió "một số quốc gia cá biệt ở Biển Đông" ám chỉ Việt Nam, Philippines vào (cái gọi là) danh sách đen của quân đội nước này. Giới quan sát cho rằng sách trắng quốc phòng năm nay phản ánh ý đồ chiến lược của giới lãnh đạo Trung Nam Hải. Xung quanh đề tài "đấu tranh quân sự trên biển", Trung Quốc yêu cầu tất cả các quân binh chủng sẵn sàng chiến đấu cho thấy một thông điệp cứng rắn, thậm chí là "nồng mùi thuốc súng" và bầu không khí Chiến tranh Lạnh. Trên thực tế theo Đa Chiều, nếu một lúc nào đó Trung Quốc buộc phải đánh một trận để thực hiện cái Bắc Kinh gọi là "phá vòng vây", thì trận chiến đó sẽ diễn ra trên biển. Mức độ khốc liệt của cuộc chiến sẽ phụ thuộc vào mức độ Bắc Kinh cho rằng trận địa "phòng ngự tích cực" của họ bị "xâm phạm" đến đâu, đặc biệt là các động thái của Hoa Kỳ. Bắc Kinh vẫn nói rằng sách trắng quốc phòng này không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào, nhưng kỳ thực trong đánh giá của Lầu Bát Nhất về môi trường an ninh xung quanh Trung Quốc vẫn xác định Mỹ, Nhật Bản là mối uy hiếp, đồng thời dùng lối nói ám chỉ Việt Nam, Philippines đang "thách thức" họ (?!). Đa Chiều bình luận, trên thực tế sách trắng quốc phòng năm nay Trung Quốc đã đưa Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Philippines vào "tầm ngắm" chiến lược quân sự quốc gia, hoặc nói thẳng ra là 4 nước này trở thành "kẻ địch giả tưởng" chiến lược của Trung Quốc. Bản chất quan hệ giữa Trung Quốc với các nước này đã tồn tại sự mất lòng tin và ý đồ không minh bạch được tích lũy trong thời gian dài chứ không phải chuyện một sớm một chiều, Đa Chiều bình luận, đặc biệt là trục quan hệ Trung - Mỹ. Từ Hoa Đông cho đến Biển Đông, chỗ nào cũng có thể biến thành một thùng thuốc súng. Có điều lần này "danh sách đen" của Lầu Bát Nhất đã đặt cả Việt Nam và Philippines là 2 quốc gia Bắc Kinh ám chỉ (vu cáo) khiêu khích yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông, lần đầu tiên Trung Nam Hải đặt 2 quốc gia láng giềng này vào "tầm ngắm PLA". Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Sách trắng quốc phòng Trung Quốc năm 2015 nói rằng: "Quân đội Trung Quốc cần phải chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu trong lĩnh vực an ninh và an ninh mới, làm tốt công tác chuẩn bị sẵn sàng phản ứng với các sự kiện bất ngờ, đối phó với xung đột vũ trang để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, giữ gìn lợi ích biển quốc gia." Nội dung này được cho là phản ánh thái độ cứng rắn của Lầu Bát Nhất. Các quân binh chủng bao gồm Tên lửa chiến lược đều được nhắc nhở sẵn sàng chiến đấu trong sách trắng quốc phòng năm nay. Trong cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, phóng viên đài CNN đặt câu hỏi liệu Trung Nam Hải sẽ phản ứng ra sao khi Mỹ tiếp tục không nhượng bộ, duy trì tuần tra vùng biển quốc tế sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp), liệu có khả năng xảy ra xung đột đối đầu như Thời báo Hoàn Cầu hôm 25/5 bình luận hay không. Dương Vũ Quân đã không trả lời vào câu hỏi này, chỉ nói rằng đó là quan điểm cá nhân của Thời báo Hoàn Cầu. Đa Chiều cho rằng, Thời báo Hoàn Cầu vốn nổi tiếng là tờ báo hiếu chiến, chuyên kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc nên những nội dung như bài xã luận hôm 25/5 có lẽ chỉ là "quan điểm, cá tính" riêng của tờ báo này. Nhưng không có gì nghi ngờ rằng sách trắng quốc phòng Trung Quốc năm nay đã thể hiện rất rõ "giới hạn cuối cùng và ý đồ" của Trung Nam Hải, thậm chí nói rõ về việc chuẩn bị cho chiến tranh trên biển, sẵn sàng chiến đấu. Nếu các quốc gia trong cái gọi là "danh sách đen của PLA" không hiểu điều này, rất khó tưởng tượng rằng, đằng sau cái gọi là "phòng ngự tích cực hay phòng ngự ở thế tấn công" Bắc Kinh sẽ loại trừ khả năng phản chế, tấn công đối phương. Lúc đó xung đột không có cách nào tránh được, Đa Chiều đe dọa. Mặc dù trong một khoảng thời gian nhất định trước mắt Trung Quốc và Mỹ có thể vẫn thận trọng gườm nhau trên Biển Đông hoặc Washington lo ngại Bắc Kinh được đằng chân lân đằng đầu, Mỹ có thể bắt buộc phải nổ súng cảnh cáo rồi rút, Đa Chiều giả định. Nhưng đó sẽ không phải là những gì Philippines, Việt Nam hay Nhật Bản có thể làm, Đa Chiều bình luận. Nếu 3 nước này có những động thái đối đầu với Bắc Kinh dù không nguy hiểm như Trung Quốc đối đầu trực tiếp với Mỹ, Trung Nam Hải sẽ vẫn phát động tấn công quy mô nhỏ "chớp nhoáng như năm xưa cất quân đánh Việt Nam" (ám chỉ trận chiến Trung Quốc xâm lược Gạc Ma và 5 bãi đá ở Trường Sa năm 1988?) Hồng Thủy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 5, 2015 Mỹ - Trung dự kiến đối đầu nảy lửa tại diễn đàn an ninh châu Á Giới chức Mỹ dự kiến nêu bật mối quan ngại về hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Biển Đông, trong khi Bắc Kinh cũng sẵn sàng để đáp trả những chỉ trích trong Đối thoại Shangri-La khai mạc hôm nay. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ảnh: Politico Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ cùng những người đồng cấp của các nước châu Á và châu Âu tham dự Đối thoại Shangri-La, diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương, tại Singapore ngày 29 - 31/5. Ông Alexander Neill, chuyên gia cấp cao về an ninh khu vực của Đối thoại Shangri-La, cho hay hải quân Mỹ đã nhiều lần bày tỏ mối quan ngại về hoạt động xây dựng ở quần đảo Trường Sa cũng như những nỗ lực cản trở tự do lưu thông của Trung Quốc tại đây. Tại diễn đàn hôm nay, ông Carter cũng chắc chắn sẽ nhắc lại quan điểm trên và có thể "nói thẳng thắn hơn về những gì Mỹ mong muốn nhằm giảm leo thang hoặc tránh những hành động thù địch". Bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter tại Đối thoại Shangri-La cũng có thể sẽ đặt ra đường hướng cho mối quan hệ tương lai giữa Washington và Bắc Kinh trong căng thẳng Biển Đông. "Liệu ông Carter sẽ dùng giọng điệu hòa giải cho mối quan ngại của Mỹ hay cứng rắn và khiêu khích thì chúng tôi không biết", Stars and Stripes dẫn lời ông Neill nói. Hôm 27/5, ông Carter thẳng thắn lên án Trung Quốc "đi ngược lại những tiêu chuẩn quốc tế" và yêu cầu nước này dừng ngay hoạt động cải tạo các đá, chấm dứt hành vi quân sự hóa tại những khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Ông chủ Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ tiếp tục điều tàu chiến và máy bay quân sự đến Biển Đông, bất chấp cảnh báo của Trung Quốc. Tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông cũng là chủ đề nóng của Đối thoại Shangri-La năm ngoái. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khi đó và các quan chức khác đã lên án mạnh mẽ những hành động vũ lực và cưỡng chế của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền trên Biển Đông. Còn trung tướng Vương Quán Trung, trưởng đoàn Trung Quốc, tỏ ra bị động, không đưa ra được luận điểm biện minh cho hành động ngang ngược của mình và quay sang chỉ trích giọng điệu của Mỹ, Nhật là "đầy đe dọa." Tuy nhiên, dường như năm nay Bắc Kinh đã có sự chuẩn bị kỹ càng hơn để sẵn sàng đối phó với những công kích từ các bên. "Phái đoàn Trung Quốc năm nay rõ ràng mạnh hơn so với những năm trước cộng lại", ông Neill nhận định. "Đó là một đoàn đại biểu có quyền lực khá cao". Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân, sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu 29 thành viên của Trung Quốc. "Ông Tôn nắm chắc luật biển quốc tế và chiến lược hàng hải dài hạn của Trung Quốc. Ông ta sẽ biện hộ về kế hoạch mở rộng đảo của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như nhiệm vụ tương lai của hải quân Trung Quốc trên biển với các đối tác nước ngoài", Li Jie, một chuyên gia hải quân người Bắc Kinh nói. Năm nay, Đối thoại Shangri-La có Bộ trưởng Quốc phòng của 26 nước tham dự như Australia, Nhật Bản, Anh, Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia... Trong đó, nhiều Bộ trưởng Quốc phòng lần đầu có mặt ở sự kiện này và có thể đưa ra những tư duy mới mẻ. Shangri-La 2015 diễn ra trong bối cảnh không gian chiến lược ở châu Á có ba diễn biến quan trọng. Thứ nhất là chính sách tái cân bằng của Mỹ trong khu vực đang tiến triển ổn định. Thứ hai, Nhật Bản và Ấn Độ củng cố vai trò trong an ninh. Yếu tố thứ ba là hầu hết các nước trong khu vực đều gia tăng chi tiêu quân sự. Thủ tướng Singpore Lý Hiển Long sẽ có bài phát biểu quan trọng tối nay, tại lễ khai mạc diễn đàn thường niên dài ba ngày do Viện Nghiên cứu An ninh Quốc tế (IISS) tổ chức. "Chính sách chiến lược của các nước lớn và tác động của chúng đối với các nước châu Á-Thái Bình Dương gần như chắc chắn sẽ là chủ đề thảo luận chính tại Đối thoại Shangri-La IISS 2015", tiến sĩ Tim Huxley, giám đốc điều hành tại châu Á của IISS, nhận định. Theo ông Huxley, kiểm soát xung đột leo thang, giải quyết xung đột hiệu quả hơn, các hình thức hợp tác an ninh và xây dựng liên kết an ninh với các khu vực khác cũng sẽ là chủ đề của các phiên thảo luận. Những hành động đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông và các động thái nhằm áp đặt "đường 9 đoạn" sẽ một lần nữa được nêu ra tại Shangri-La. "Lần đầu tiên sẽ có một phiên họp đặc biệt tập trung vào những quan ngại an ninh của các nước nhỏ", ông Huxley cho biết. Anh Ngọc Share this post Link to post Share on other sites