Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Phân tích

 'TQ sẽ không đưa giàn khoan xâm phạm chủ quyền VN'

07:53 ngày 19/05/2015

 

Zing.vn Giáo sư Carl Thayer, người theo sát tình hình Biển Đông, nhận định Trung Quốc sẽ không điều Hải Dương 981 xâm phạm chủ quyền Việt Nam khiến tình hình leo thang như năm 2014.

 

Zing_Carl_Thayer.jpg

Giáo sư Carl Thayer. Ảnh: Reuters

 

Trao đổi với Zing.vn, ông Thayer (chuyên gia thuộc Học viện Quốc phòng Australia) bày tỏ quan điểm riêng về những diễn biến vừa qua tại Biển Đông, đồng thời dự đoán những diễn biến tiếp theo.

 

- Gần đây Trung Quốc đã điều động giàn khoan Hải Dương 981 đến các địa điểm trên Biển Đông. Đến thời điểm này, nó vẫn ở ngoài vùng biển Việt Nam. Ông từng nhận định rằng Trung Quốc sẽ không di chuyển giàn khoan xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Vì sao vậy?

- Mới đây Trung Quốc di dời Hải Dương 981 đến vùng biển ngoài khơi Myanmar. Hiện nay họ đang đưa nó về. Bắc Kinh sẽ không để giàn khoan di chuyển vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như năm ngoái. Theo tôi, họ không muốn mối quan hệ song phương với Việt Nam trở nên xấu, cũng như không muốn tạo ra làn sóng phản đối Bắc Kinh.

Hơn nữa, Trung Quốc đang hứng chịu sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế vì đẩy nhanh tiến độ bồi đắp đất. Bắc Kinh sẽ không gây ra hai vấn đề căng thẳng cùng một thời điểm.

 

Zing_HD981.jpg

Giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động trên Biển Đông. Ảnh: AFP

 

- Tuần qua, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo ý định triển khai máy bay và tàu chiến tới Biển Đông, cách khu vực Trung Quốc 12 hải lý. Trong quá khứ, Washington từng phản đối Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông năm 2013 bằng cách cho phi cơ B-52 bay qua khu vực này.

Theo ông, liệu đụng độ quy mô nhỏ giữa Trung Quốc và Mỹ có thể xảy ra trên Biển Đông?

- Từ lâu Mỹ đã triển khai các máy bay B-52 đến Australia và sẽ luân phiên điều động chúng tại các căn cứ không quân ở đây. Hiện Mỹ và Trung Quốc không có căng thẳng nghiêm trọng. Cả hai bên đều cố gắng điều chỉnh mối quan hệ và tránh để tình hình leo thang.

Trung Quốc sẽ không sớm tuyên bố thành lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông vì họ chưa có đủ máy bay để kiểm soát nó.

“Chính phủ Mỹ cảm thấy uy tín bị đe dọa và cần phải hành động. Nếu Mỹ không có hành động gì, Trung Quốc sẽ xem thường”, nhà phân tích Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) trả lời Wall Street Journal ngày 13/5.

Nhiều khả năng Washington sẽ điều máy bay do thám Poseidon 8 để khẳng định quyền tự do hàng không vì đây không phải phi cơ quân sự.

Chúng ta cần nhớ rằng Mỹ từng phản đối Nga về việc Moscow triển khai máy bay ném bom phi vũ trang đến gần không phận xung quanh đảo Guam. Washington phản đối vì chúng là máy bay quân sự. Do vậy, Nhà Trắng không thể hành động tương tự để tránh việc dư luận gán cho họ mác “đạo đức giả”.

 

- Một mặt Trung Quốc sẽ phản đối ý định cứng rắn mới nhất của Mỹ, song họ không thể công khai đối đầu do chênh lệch về sức mạnh quân sự. Theo ông, Bắc Kinh sẽ có những động thái nào tiếp theo?

- Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai tàu chiến hải quân tập trận trên Biển Đông. Họ sẽ duy trì phạm vi hoạt động của các tàu trong vùng biển quốc tế nên Mỹ sẽ không thể can thiệp.

Vấn đề ở chỗ, quan điểm của Trung Quốc là các tàu chiến Mỹ không thể vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hoặc vùng biển thuộc chủ quyền của nước này nếu Bắc Kinh không cho phép.

Trong khi đó, Mỹ theo đuổi quan điểm truyền thống là Washington có quyền tiến hành các hoạt động quân sự, cũng như điều tàu chiến đi qua EEZ của các nước một cách bình thường và không gây nguy hại (Mỹ chưa ký kết tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển - PV).

Do vậy, Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai lực lượng tuần duyên và các tàu chấp pháp trên biển, quy trách nhiệm cho Mỹ khiến tình hình leo thang. Theo tôi, đụng độ có thể xảy ra giữa hai bên nếu Trung Quốc muốn can thiệp vào các hoạt động của Hải quân Mỹ.

 

- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã xác nhận ông tham dự Đối thoại Shangri-La vào cuối tháng này tại Singapore. Có thể tình hình Biển Đông vẫn là chủ đề mà mọi người quan tâm. Theo ông, Trung Quốc sẽ phản bác Mỹ và bảo vệ quan điểm phi lý của họ như thế nào tại hội nghị?

- Trung Quốc sẽ khá “lớn tiếng” tại Đối thoại Shangri-La năm nay. Các quan chức của họ sẽ tận dụng mọi cơ hội để chất vấn và chỉ trích Mỹ ở các phiên thảo luận. Theo tôi, Bắc Kinh sẽ áp dụng cùng lúc “chiến tranh thông tin” và “chiến tranh pháp lý”.

Về mặt chiến tranh thông tin, Trung Quốc có thể viện dẫn những hoạt động cải tạo của Philippines. Về chiến tranh pháp lý, Bắc Kinh sẽ bảo vệ những hành động của họ bằng cách bóp méo luật pháp quốc tế.

Trung Quốc cũng sẽ cáo buộc ngược rằng chính Mỹ, chứ không phải họ, là nguyên nhân gây ra các căng thẳng trong khu vực. Bắc Kinh sẽ cố gắng độc chiếm quyền phát biểu tại hội nghị để công kích Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

 

- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến Mỹ vào tháng 9. Theo ông, chuyến công du đó ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Biển Đông?

- Đến thời điểm này, Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa thể hoàn tất việc dàn xếp những căng thẳng hiện tại. Tuy nhiên, cả hai nước sẽ nỗ lực phối hợp để chuyến thăm của ông Tập Cận Bình diễn ra thành công. Nhiều bất đồng vẫn tồn tại trong quan hệ giữa hai nước nhưng họ sẽ cố gắng giải tỏa căng thẳng.

"Tôi mong muốn phát triển mối quan hệ với Tổng thống Obama, đưa quan hệ Trung - Mỹ lên tầm cao mới, theo kiểu mẫu mới về quan hệ giữa các cường quốc", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 17/5.

Tình hình năm ngoái phức tạp do Trung Quốc điều giàn khoan Hải Dương 981 vi phạm EEZ của Việt Nam.

Căng thẳng năm nay sẽ chủ yếu xoay quanh những hoạt động bồi đắp đất của Trung Quốc và lời lẽ chỉ trích từ Mỹ. 

Trong thời điểm này, Mỹ đang hành động thận trọng và không thách thức Trung Quốc trực tiếp. Bắc Kinh cũng ngưng hoạt động bồi đắp tại 4 đảo. Thay vào đó, Bắc Kinh chuyển sang củng cố sự hiện diện bằng cách xây dựng hạ tầng trên các đảo mà họ chiếm trái phép.

===============

Tạm thời như vậy đi. Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ.....Còn khi đã bụp thì thiếu điếu gì lý do. "Nhìn đểu" cũng là một nguyên nhân để bụp. Điếu mựa! Cứ theo tinh thần khoa học của giáo sư vật lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng thì lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý. Thế thì nếu có bụp thì không cần lý do và phù hợp với lý thuyết khoa học của ông Trọng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liệu chăng có một cuộc chiến Mỹ - Trung?

 

Dân trí Một giáo sư Havard nhận định trong vòng 500 năm qua có đến 12 trên 16 trường hợp khi một thế lực lớn lên thách thức thế lực thống trị, đã phải giải quyết bằng chiến tranh. Ông cũng đi sâu phân tích khả năng của một cuộc chiến Mỹ- Trung trên nhiều phương diện.

 

Mỹ- Trung và vết xe đổ của lịch sử

 

Ngày 14/4/2015, phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ về quan hệ Mỹ - Trung Quốc, Giáo sư Graham Allison, Giám đốc Trung tâm Belfer của Đại học Havard, nhấn mạnh: trong 500 năm qua, thế giới có 12 trên 16 trường hợp khi một quốc gia trỗi dậy thách thức quyền lực của một cường quốc, thì kết quả là phải giải quyết bằng chiến tranh.

 

Những viện dẫn của giáo sư Allison được đưa ra trong bối cảnh sức mạnh mọi mặt của Trung Quốc đã tăng nhanh chóng và vươn lên tầm cường quốc thế giới trong những năm gần đây.

 

Hiện nay và trong suốt 50 năm tới, Trung Quốc được coi là thế lực lớn nhất đe dọa vị trí siêu cường của Mỹ. Liệu hai nước Mỹ - Trung Quốc có lặp lại vết xe đổ về quyền lực và thách thức quyền lực, hay có thể tránh được một cuộc chiến gây tổn thất cho cả hai bên? Những phân tích về các mặt quân sự và kinh tế sau đây sẽ cho thấy khả năng đối đầu giữa hai nước này.

 

Về năng lực quân sự

111-30123.jpg
Tàu USS Forth Worth của Mỹ "chạm trán" tàu khu trục Yancheng của Trung Quốc tại vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: US Navy)

 

Hiện nay, cùng với việc thực hiện chủ nghĩa bá quyền khu vực và chính sách “nắn gân”, Trung Quốc thấy cần có những hành động “bắt nạt” các nước láng giềng bằng việc đòi chủ quyền một cách hung hăng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ chưa muốn có chiến tranh với Mỹ vì cán cân lực lượng còn quá nhiều bất lợi cho nước này.

 

Mặc dù chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng nhanh hơn nhiều so với Mỹ, nhưng tổng ngân sách quốc phòng của cường quốc đang trỗi dậy này vẫn thấp hơn. Bên cạnh đó, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có những điểm yếu mang tính cơ chế như: không có nguồn nhân lực chuyên nghiệp và kinh nghiệm chiến đấu, tham nhũng lan tràn và hệ thống quân dự bị kém phát triển.

 

Ngoài ra, PLA còn có các vấn đề nghiêm trọng khác. Đầu tiên là việc sĩ quan tác chiến phải chia sẻ trách nhiệm hành động trong đơn vị mình với các sĩ quan chính trị, những người phụ trách tuyên huấn.

Thứ hai là tổ chức và sự lãnh đạo của PLA vẫn do lực lượng bộ binh chỉ huy là chính.
 
Thứ ba là PLA có quá nhiều bộ chỉ huy chia sẻ nhiệm vụ và sức mạnh với chính quyền địa phương. Cuối cùng, PLA phải đối mặt với thách thức khi được trang bị hệ thống vũ khí khí tài nhiều thế hệ, nhiều chủng loại khác nhau.
 
Nếu những khó khăn này không được giải quyết, quân đội Trung Quốc sẽ vấp phải trở ngại lớn khi phải chiến đấu với một địch thủ tiên tiến hơn, chuyên nghiệp và đồng bộ hơn nhiều.
 
Dĩ nhiên, vấn đề tối quan trọng phải cân nhắc là một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ cũng có thể leo thang và gây hiểm họa hủy diệt cho cả hai bên.
 

Về năng lực kinh tế

 

Nếu như đánh giá về năng lực quân sự là tương đối thuần túy về sức mạnh của mỗi bên, thì đánh giá năng lực kinh tế khó hơn nhiều do sự giao thoa lợi ích và mối quan hệ tương tác hai bên.

 

Từ sau cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc đã có những bước tiến vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, đằng sau đó vẫn tiềm ẩn những điểm yếu, những nguy cơ không nhỏ mà nước này còn thua xa so với Mỹ.

 

Một ví dụ về năng lực kinh tế của Trung Quốc thể hiện trong câu chuyện về Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) mới được tổ chức ở Bắc Kinh. Dù đồng minh của Mỹ là Anh có vội vã gia nhập ngân hàng bất chấp phủ quyết của Mỹ thì trên thực tế, cốt lõi vấn đề là phát triển về lượng vẫn không đi cùng với chất.

 

Tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Trung Quốc có thể bằng và vượt Mỹ nhưng GDP theo đầu người của Mỹ, phương Tây và các đồng minh châu Á của Mỹ vẫn vượt xa so với của Trung Quốc.

 

Thực tế, nhiều tổ chức cũng như cá nhân Trung Quốc vẫn mong đợi mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ để giữ cho tiền đầu tư an toàn và xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc vào Mỹ được thuận lợi.

 

Cũng như trong đánh giá về năng lực quân sự, nạn tham nhũng lan tràn tại các cơ quan chính phủ là một cản trở sức mạnh kinh tế của Trung Quốc cả về tầm trung và dài hạn. Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Chủ tịch Tập Cận Bình mới bắt đầu và chưa đảm bảo được sự phát triển chắc chắn của nền kinh tế.

 

2222-30123.jpg
Sương mù do ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc. (Ảnh: Vogue)

 

Về mối quan hệ giữa tăng trưởng và chất lượng sống thì sức mạnh của Trung Quốc còn bị xói mòn hơn nữa do vấn đề nước sạch và nạn ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, do xuất phát điểm thấp và sử dụng các nguồn lực không rõ ràng, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là không thể dự tính được.

 

Sinh viên Trung Quốc vượt trội trong học toán, nhưng năng lực đổi mới của đất nước vẫn bị kìm hãm trong sự kiểm soát từ trên xuống dưới.

 

Về chiến tranh công nghệ cao

 

Tuy người dân bình thường bị hạn chế truy cập vào nhiều trang mạng internet quốc tế, nhưng Trung Quốc lại có một đội ngũ chuyên nghiệp công nghệ cao và đã gây nhiều vụ tấn công tai tiếng vào các định chế khác nhau của Mỹ, trong đó có cả Bộ Quốc phòng.

 

Một số nhà quan sát cho rằng chiến tranh mạng internet không tốn kém mà nguy hiểm và Trung Quốc đã sẵn sàng cho một cuộc tấn công mạng internet vào Mỹ. Tuy nhiên, khoảng cách về công nghệ giữa hai nước còn khá xa và Mỹ vẫn kiểm soát hầu hết hạ tầng mạng internet toàn cầu. Những đợt tấn công mạng của đội quân công nghệ cao Trung Quốc sẽ không dễ dàng gì khi một cuộc chiến thực sự nổ ra giữa hai cường quốc.

 

Các cường quốc cần có trách nhiệm và tầm nhìn hơn

 

Với tiềm lực hùng mạnh về nhiều phương diện, các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc cần nhìn nhận quan hệ quốc tế bằng cả trách nhiệm của mình. Quyền lực và thách thức quyền lực là một cái bẫy nguy hiểm cho cả hai bên và cho nền hòa bình thế giới.

 

Mặc dù Mỹ và Trung Quốc vẫn còn khả năng điều chỉnh xung đột do mối liên hệ nhiều mặt giữa hai bên còn dày đặc và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau còn đem đến lợi ích song trùng, thì hai nước này vẫn cần thực sự có trách nhiệm hơn trong tương lai.

 

Cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd đã cảnh báo “một khái niệm quyền lực mới có thể sẽ đòi hỏi sự hợp tác và thay đổi nhiều hơn mức mà cả Trung Quốc và Mỹ có thể chấp nhận.” Có những cái đầu nóng và những nhân vật diều hâu ở cả hai nước, nhưng nếu lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ thận trọng thì phải xác định được đâu là lợi ích chiến lược của mình.

Minh Châu
Theo The Diplomat

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phân tích

 'TQ sẽ không đưa giàn khoan xâm phạm chủ quyền VN'

07:53 ngày 19/05/2015

 

Zing.vn Giáo sư Carl Thayer, người theo sát tình hình Biển Đông, nhận định Trung Quốc sẽ không điều Hải Dương 981 xâm phạm chủ quyền Việt Nam khiến tình hình leo thang như năm 2014.

 

Zing_Carl_Thayer.jpg

Giáo sư Carl Thayer. Ảnh: Reuters

 

Trao đổi với Zing.vn, ông Thayer (chuyên gia thuộc Học viện Quốc phòng Australia) bày tỏ quan điểm riêng về những diễn biến vừa qua tại Biển Đông, đồng thời dự đoán những diễn biến tiếp theo.

 

- Gần đây Trung Quốc đã điều động giàn khoan Hải Dương 981 đến các địa điểm trên Biển Đông. Đến thời điểm này, nó vẫn ở ngoài vùng biển Việt Nam. Ông từng nhận định rằng Trung Quốc sẽ không di chuyển giàn khoan xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Vì sao vậy?

- Mới đây Trung Quốc di dời Hải Dương 981 đến vùng biển ngoài khơi Myanmar. Hiện nay họ đang đưa nó về. Bắc Kinh sẽ không để giàn khoan di chuyển vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như năm ngoái. Theo tôi, họ không muốn mối quan hệ song phương với Việt Nam trở nên xấu, cũng như không muốn tạo ra làn sóng phản đối Bắc Kinh.

Hơn nữa, Trung Quốc đang hứng chịu sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế vì đẩy nhanh tiến độ bồi đắp đất. Bắc Kinh sẽ không gây ra hai vấn đề căng thẳng cùng một thời điểm.

 

Zing_HD981.jpg

Giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động trên Biển Đông. Ảnh: AFP

 

- Tuần qua, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo ý định triển khai máy bay và tàu chiến tới Biển Đông, cách khu vực Trung Quốc 12 hải lý. Trong quá khứ, Washington từng phản đối Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông năm 2013 bằng cách cho phi cơ B-52 bay qua khu vực này.

Theo ông, liệu đụng độ quy mô nhỏ giữa Trung Quốc và Mỹ có thể xảy ra trên Biển Đông?

- Từ lâu Mỹ đã triển khai các máy bay B-52 đến Australia và sẽ luân phiên điều động chúng tại các căn cứ không quân ở đây. Hiện Mỹ và Trung Quốc không có căng thẳng nghiêm trọng. Cả hai bên đều cố gắng điều chỉnh mối quan hệ và tránh để tình hình leo thang.

Trung Quốc sẽ không sớm tuyên bố thành lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông vì họ chưa có đủ máy bay để kiểm soát nó.

“Chính phủ Mỹ cảm thấy uy tín bị đe dọa và cần phải hành động. Nếu Mỹ không có hành động gì, Trung Quốc sẽ xem thường”, nhà phân tích Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) trả lời Wall Street Journal ngày 13/5.

Nhiều khả năng Washington sẽ điều máy bay do thám Poseidon 8 để khẳng định quyền tự do hàng không vì đây không phải phi cơ quân sự.

Chúng ta cần nhớ rằng Mỹ từng phản đối Nga về việc Moscow triển khai máy bay ném bom phi vũ trang đến gần không phận xung quanh đảo Guam. Washington phản đối vì chúng là máy bay quân sự. Do vậy, Nhà Trắng không thể hành động tương tự để tránh việc dư luận gán cho họ mác “đạo đức giả”.

 

- Một mặt Trung Quốc sẽ phản đối ý định cứng rắn mới nhất của Mỹ, song họ không thể công khai đối đầu do chênh lệch về sức mạnh quân sự. Theo ông, Bắc Kinh sẽ có những động thái nào tiếp theo?

- Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai tàu chiến hải quân tập trận trên Biển Đông. Họ sẽ duy trì phạm vi hoạt động của các tàu trong vùng biển quốc tế nên Mỹ sẽ không thể can thiệp.

Vấn đề ở chỗ, quan điểm của Trung Quốc là các tàu chiến Mỹ không thể vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hoặc vùng biển thuộc chủ quyền của nước này nếu Bắc Kinh không cho phép.

Trong khi đó, Mỹ theo đuổi quan điểm truyền thống là Washington có quyền tiến hành các hoạt động quân sự, cũng như điều tàu chiến đi qua EEZ của các nước một cách bình thường và không gây nguy hại (Mỹ chưa ký kết tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển - PV).

Do vậy, Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai lực lượng tuần duyên và các tàu chấp pháp trên biển, quy trách nhiệm cho Mỹ khiến tình hình leo thang. Theo tôi, đụng độ có thể xảy ra giữa hai bên nếu Trung Quốc muốn can thiệp vào các hoạt động của Hải quân Mỹ.

 

- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã xác nhận ông tham dự Đối thoại Shangri-La vào cuối tháng này tại Singapore. Có thể tình hình Biển Đông vẫn là chủ đề mà mọi người quan tâm. Theo ông, Trung Quốc sẽ phản bác Mỹ và bảo vệ quan điểm phi lý của họ như thế nào tại hội nghị?

- Trung Quốc sẽ khá “lớn tiếng” tại Đối thoại Shangri-La năm nay. Các quan chức của họ sẽ tận dụng mọi cơ hội để chất vấn và chỉ trích Mỹ ở các phiên thảo luận. Theo tôi, Bắc Kinh sẽ áp dụng cùng lúc “chiến tranh thông tin” và “chiến tranh pháp lý”.

Về mặt chiến tranh thông tin, Trung Quốc có thể viện dẫn những hoạt động cải tạo của Philippines. Về chiến tranh pháp lý, Bắc Kinh sẽ bảo vệ những hành động của họ bằng cách bóp méo luật pháp quốc tế.

Trung Quốc cũng sẽ cáo buộc ngược rằng chính Mỹ, chứ không phải họ, là nguyên nhân gây ra các căng thẳng trong khu vực. Bắc Kinh sẽ cố gắng độc chiếm quyền phát biểu tại hội nghị để công kích Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

 

- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến Mỹ vào tháng 9. Theo ông, chuyến công du đó ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Biển Đông?

- Đến thời điểm này, Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa thể hoàn tất việc dàn xếp những căng thẳng hiện tại. Tuy nhiên, cả hai nước sẽ nỗ lực phối hợp để chuyến thăm của ông Tập Cận Bình diễn ra thành công. Nhiều bất đồng vẫn tồn tại trong quan hệ giữa hai nước nhưng họ sẽ cố gắng giải tỏa căng thẳng.

"Tôi mong muốn phát triển mối quan hệ với Tổng thống Obama, đưa quan hệ Trung - Mỹ lên tầm cao mới, theo kiểu mẫu mới về quan hệ giữa các cường quốc", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 17/5.

Tình hình năm ngoái phức tạp do Trung Quốc điều giàn khoan Hải Dương 981 vi phạm EEZ của Việt Nam.

Căng thẳng năm nay sẽ chủ yếu xoay quanh những hoạt động bồi đắp đất của Trung Quốc và lời lẽ chỉ trích từ Mỹ. 

Trong thời điểm này, Mỹ đang hành động thận trọng và không thách thức Trung Quốc trực tiếp. Bắc Kinh cũng ngưng hoạt động bồi đắp tại 4 đảo. Thay vào đó, Bắc Kinh chuyển sang củng cố sự hiện diện bằng cách xây dựng hạ tầng trên các đảo mà họ chiếm trái phép.

===============

Tạm thời như vậy đi. Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ.....Còn khi đã bụp thì thiếu điếu gì lý do. "Nhìn đểu" cũng là một nguyên nhân để bụp. Điếu mựa! Cứ theo tinh thần khoa học của giáo sư vật lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng thì lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý. Thế thì nếu có bụp thì không cần lý do và phù hợp với lý thuyết khoa học của ông Trọng.

 

Theo TP thì chú Thiên Sứ không nên quá bận tâm về ông này, về đẳng cấp sự tráo trở thì lão hơn hẳn lão "Hôn Ca Sĩ" đấy... 

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Liệu chăng có một cuộc chiến Mỹ - Trung?

 

Dân trí Một giáo sư Havard nhận định trong vòng 500 năm qua có đến 12 trên 16 trường hợp khi một thế lực lớn lên thách thức thế lực thống trị, đã phải giải quyết bằng chiến tranh. Ông cũng đi sâu phân tích khả năng của một cuộc chiến Mỹ- Trung trên nhiều phương diện.

 

Mỹ- Trung và vết xe đổ của lịch sử

 

Ngày 14/4/2015, phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ về quan hệ Mỹ - Trung Quốc, Giáo sư Graham Allison, Giám đốc Trung tâm Belfer của Đại học Havard, nhấn mạnh: trong 500 năm qua, thế giới có 12 trên 16 trường hợp khi một quốc gia trỗi dậy thách thức quyền lực của một cường quốc, thì kết quả là phải giải quyết bằng chiến tranh.

 

Những viện dẫn của giáo sư Allison được đưa ra trong bối cảnh sức mạnh mọi mặt của Trung Quốc đã tăng nhanh chóng và vươn lên tầm cường quốc thế giới trong những năm gần đây.

 

Hiện nay và trong suốt 50 năm tới, Trung Quốc được coi là thế lực lớn nhất đe dọa vị trí siêu cường của Mỹ. Liệu hai nước Mỹ - Trung Quốc có lặp lại vết xe đổ về quyền lực và thách thức quyền lực, hay có thể tránh được một cuộc chiến gây tổn thất cho cả hai bên? Những phân tích về các mặt quân sự và kinh tế sau đây sẽ cho thấy khả năng đối đầu giữa hai nước này.

 

Về năng lực quân sự

111-30123.jpg

Tàu USS Forth Worth của Mỹ "chạm trán" tàu khu trục Yancheng của Trung Quốc tại vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: US Navy)

 

Hiện nay, cùng với việc thực hiện chủ nghĩa bá quyền khu vực và chính sách “nắn gân”, Trung Quốc thấy cần có những hành động “bắt nạt” các nước láng giềng bằng việc đòi chủ quyền một cách hung hăng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ chưa muốn có chiến tranh với Mỹ vì cán cân lực lượng còn quá nhiều bất lợi cho nước này.

 

Mặc dù chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng nhanh hơn nhiều so với Mỹ, nhưng tổng ngân sách quốc phòng của cường quốc đang trỗi dậy này vẫn thấp hơn. Bên cạnh đó, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có những điểm yếu mang tính cơ chế như: không có nguồn nhân lực chuyên nghiệp và kinh nghiệm chiến đấu, tham nhũng lan tràn và hệ thống quân dự bị kém phát triển.

 

Ngoài ra, PLA còn có các vấn đề nghiêm trọng khác. Đầu tiên là việc sĩ quan tác chiến phải chia sẻ trách nhiệm hành động trong đơn vị mình với các sĩ quan chính trị, những người phụ trách tuyên huấn.

Thứ hai là tổ chức và sự lãnh đạo của PLA vẫn do lực lượng bộ binh chỉ huy là chính.
 
Thứ ba là PLA có quá nhiều bộ chỉ huy chia sẻ nhiệm vụ và sức mạnh với chính quyền địa phương. Cuối cùng, PLA phải đối mặt với thách thức khi được trang bị hệ thống vũ khí khí tài nhiều thế hệ, nhiều chủng loại khác nhau.
 
Nếu những khó khăn này không được giải quyết, quân đội Trung Quốc sẽ vấp phải trở ngại lớn khi phải chiến đấu với một địch thủ tiên tiến hơn, chuyên nghiệp và đồng bộ hơn nhiều.
 
Dĩ nhiên, vấn đề tối quan trọng phải cân nhắc là một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ cũng có thể leo thang và gây hiểm họa hủy diệt cho cả hai bên.
 

Về năng lực kinh tế

 

Nếu như đánh giá về năng lực quân sự là tương đối thuần túy về sức mạnh của mỗi bên, thì đánh giá năng lực kinh tế khó hơn nhiều do sự giao thoa lợi ích và mối quan hệ tương tác hai bên.

 

Từ sau cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc đã có những bước tiến vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, đằng sau đó vẫn tiềm ẩn những điểm yếu, những nguy cơ không nhỏ mà nước này còn thua xa so với Mỹ.

 

Một ví dụ về năng lực kinh tế của Trung Quốc thể hiện trong câu chuyện về Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) mới được tổ chức ở Bắc Kinh. Dù đồng minh của Mỹ là Anh có vội vã gia nhập ngân hàng bất chấp phủ quyết của Mỹ thì trên thực tế, cốt lõi vấn đề là phát triển về lượng vẫn không đi cùng với chất.

 

Tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Trung Quốc có thể bằng và vượt Mỹ nhưng GDP theo đầu người của Mỹ, phương Tây và các đồng minh châu Á của Mỹ vẫn vượt xa so với của Trung Quốc.

 

Thực tế, nhiều tổ chức cũng như cá nhân Trung Quốc vẫn mong đợi mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ để giữ cho tiền đầu tư an toàn và xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc vào Mỹ được thuận lợi.

 

Cũng như trong đánh giá về năng lực quân sự, nạn tham nhũng lan tràn tại các cơ quan chính phủ là một cản trở sức mạnh kinh tế của Trung Quốc cả về tầm trung và dài hạn. Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Chủ tịch Tập Cận Bình mới bắt đầu và chưa đảm bảo được sự phát triển chắc chắn của nền kinh tế.

 

2222-30123.jpg

Sương mù do ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc. (Ảnh: Vogue)

 

Về mối quan hệ giữa tăng trưởng và chất lượng sống thì sức mạnh của Trung Quốc còn bị xói mòn hơn nữa do vấn đề nước sạch và nạn ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, do xuất phát điểm thấp và sử dụng các nguồn lực không rõ ràng, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là không thể dự tính được.

 

Sinh viên Trung Quốc vượt trội trong học toán, nhưng năng lực đổi mới của đất nước vẫn bị kìm hãm trong sự kiểm soát từ trên xuống dưới.

 

Về chiến tranh công nghệ cao

 

Tuy người dân bình thường bị hạn chế truy cập vào nhiều trang mạng internet quốc tế, nhưng Trung Quốc lại có một đội ngũ chuyên nghiệp công nghệ cao và đã gây nhiều vụ tấn công tai tiếng vào các định chế khác nhau của Mỹ, trong đó có cả Bộ Quốc phòng.

 

Một số nhà quan sát cho rằng chiến tranh mạng internet không tốn kém mà nguy hiểm và Trung Quốc đã sẵn sàng cho một cuộc tấn công mạng internet vào Mỹ. Tuy nhiên, khoảng cách về công nghệ giữa hai nước còn khá xa và Mỹ vẫn kiểm soát hầu hết hạ tầng mạng internet toàn cầu. Những đợt tấn công mạng của đội quân công nghệ cao Trung Quốc sẽ không dễ dàng gì khi một cuộc chiến thực sự nổ ra giữa hai cường quốc.

 

Các cường quốc cần có trách nhiệm và tầm nhìn hơn

 

Với tiềm lực hùng mạnh về nhiều phương diện, các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc cần nhìn nhận quan hệ quốc tế bằng cả trách nhiệm của mình. Quyền lực và thách thức quyền lực là một cái bẫy nguy hiểm cho cả hai bên và cho nền hòa bình thế giới.

 

Mặc dù Mỹ và Trung Quốc vẫn còn khả năng điều chỉnh xung đột do mối liên hệ nhiều mặt giữa hai bên còn dày đặc và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau còn đem đến lợi ích song trùng, thì hai nước này vẫn cần thực sự có trách nhiệm hơn trong tương lai.

 

Cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd đã cảnh báo “một khái niệm quyền lực mới có thể sẽ đòi hỏi sự hợp tác và thay đổi nhiều hơn mức mà cả Trung Quốc và Mỹ có thể chấp nhận.” Có những cái đầu nóng và những nhân vật diều hâu ở cả hai nước, nhưng nếu lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ thận trọng thì phải xác định được đâu là lợi ích chiến lược của mình.

Minh Châu
Theo The Diplomat

 

===================

    Hẳn giáo sư đại học nổi tiếng Havard của Hoa Kỳ phân tích đấy nhé! "Đồng hồ Tây thì không bao giờ sai", nhưng nó chạy chậm hơn đồng hồ của lão Gàn đến 8 / 9 năm lận. Lão Gàn đã phân tích điều này lâu dồi và còn hay hơn nhiều với khả năng tiên tri. Còn bi wờ mới thấy bài này của giáo sư Đại học hẳn Havard của Hoa Kỳ. Nội dung bài viết của vị giáo sư này mang tính so sánh, thống kê nhiều hơn.

      Trong toàn bộ bài này, chỉ có nhận định của cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd đáng chú ý:

 

Cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd đã cảnh báo một khái niệm quyền lực mới có thể sẽ đòi hỏi sự hợp tác và thay đổi nhiều hơn mức mà cả Trung Quốc và Mỹ có thể chấp nhận. Có những cái đầu nóng và những nhân vật diều hâu ở cả hai nước, nhưng nếu lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ thận trọng thì phải xác định được đâu là lợi ích chiến lược của mình.

 

 

    Quý vị lưu ý đoạn này: "một khái niệm quyền lực mới có thể sẽ đòi hỏi sự hợp tác và thay đổi nhiều hơn mức mà cả Trung Quốc và Mỹ có thể chấp nhận.Đây chính là điều mà lão Gàn thường phát biểu:

 

"Trong xu hướng của cuộc hội nhập toàn cầu sẽ dẫn đến hình thành một tổ chức quốc tế điều hành toàn bộ sự tồn tại và phát triển của thế giới, hay là sự bá chủ của một quốc gia quyết định vận mệnh của thế giới".

 

 

    Với nhận định này, lão Gàn đã cụ thể hóa khái niệm "quyền lực mới" cho cả thế giới. Nhưng với khái niệm này của lão Gàn thì "quyền lực mới" thể hiện trên hai khả năng, là :chiến tranh hay hòa bình cho thế giới này. Còn nhận định của vị cựu thủ tướng Úc chỉ giới hạn trong quan hệ Mỹ Trung và khả năng bá chủ thế giới của một trong hai siêu cường (Tức khả năng chiến tranh); hoặc một cuộc thỏa thuận đạt được sự chia sẻ quyền lực giữa hai siêu cường này.

    Nhưng cho dù là một thỏa thuận giữa hai siêu cường đạt được với khái niệm "quyền lực mới", hay không thể đạt được thì nó vẫn phải cần đến một sự hiểu biết vượt trội lên trên nền tảng kiến thức hiện nay, để có khái niệm "quyền lực mới" được cả hai quốc gia siêu cường chấp thuận ("...thay đổi nhiều hơn mức mà cả Trung Quốc và Mỹ có thể chấp nhận"/ Cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd.). Hay nói theo cách nói của lão Gàn nhiều lần phát biểu:

    "Một tập hợp tri thức lớn hơn sẽ giải quyết được mâu thuẫn giữa các hiểu biết của những tập hợp nhỏ hơn mà nó hàm chứa" (*).

    Cái tập hợp tri thức lớn hơn nền tảng tri thức của cả hai siêu cường này chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, nhân danh nền văn minh Đông phương có cội nguồn văn hiến Việt. Và chỉ có nền tảng tri thức này mới có thể định nghĩa và mô tả khái niệm "quyền lực mới". Đó là nguyên nhân để Trình Quốc Công xác định:

    Nhược đài sư tử thượng.

    Thiên hạ thái bình phong.

    Đó cũng là nguyên nhân để lão Gàn xác định: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được vinh danh thì mọi chuyện trên thế gian này sẽ tốt đẹp. Bởi vì với lão Gàn thì Việt sử trải 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử là tiền để để chứng minh cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ - trong đó bao gồm cả các nền văn minh ngoài trái Đất, nếu có. Đó cũng chính là một nền tảng tri thức vượt trội để tạo ra "một khái niệm quyền lực mới có thể sẽ đòi hỏi sự hợp tác và thay đổi nhiều hơn mức mà cả Trung Quốc và Mỹ có thể chấp nhận".

    Rất tiếc! Lão lải nhải nói như ve kêu, chẳng thấy ma nào wan tâm, chú ý. Ngược lại chỉ nhận được những lời chỉ trích toát ra từ tâm địa ích kỷ, háo danh và dốt nát, xuất phát từ một nền tảng tri thức của "những tri thức khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" (Phát biểu của giáo sư vật lý lý thuyết được coi là hàng đầu Việt Nam - Nguyễn Văn Trọng - tại cafe Trung Nguyên).

    Vậy thì hãy đợi cái thế giới này tìm ra khái niệm quyền lực mới. Điều này sẽ khó khăn hơn nhiều so với lão Gàn một mình một ngựa chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

    Xin chia sẻ với ai thông cảm.

===================

* Chú thích: Đây là hình tướng của học thuyết toán học Cantor và là nội dung nguyên lý lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt.

PS: Trần Phương yên tâm đi, chú không có thời gian để chú ý tới mấy tay vớ vẩn.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao Mỹ đột nhiên cứng rắn hơn hẳn trên Biển Đông?

Đức Huy

20/05/2015 07:10

 
Trang tin tiếng Trung Đa Chiều (Duowei News) phân tích, tình hình Biển Đông hiện nay đang đặt Mỹ vào một vị trí hết sức thuận lợi trong chiến lược "xoay trục châu Á" của mình.
 

dc499318-0318-4329-bc7e-eb0f468acbd3-mw1

Theo Đa Chiều, với những động thái gần đây, Mỹ đang chứng minh cho thế giới thấy nước này đã sẵn sàng hành động để đối phó với những động thái bành trướng ngày một gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Ngay trước chuyến công du của Ngoại trưởng John Kerry tới Bắc Kinh cuối tuần trước, Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ cân nhắc việc điều động máy bay và tàu quân sự để đảm bảo "quyền tự do đi lại" trên hải phận Biển Đông.

Cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã không ít lần trình lên Thượng viện dự thảo điều động máy bay và tàu chiến tiếp cận khu vực bán kính 12 hải lý quanh các đảo đá Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông.

Tuần trước, Daniel Russel, Thứ trưởng Ngoại giao chuyên trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, đã khẳng định trước Quốc hội Mỹ rằng họ sẽ "cương quyết bảo vệ quyền lợi và an ninh quốc gia, cũng như tôn trọng cam kết với các đồng minh tại châu Á - TBD".

Theo ông Russel, Trung Quốc đã và đang "thay đổi hiện trạng" tại Biển Đông với các hoạt động lấn chiếm và cải tạo đất phi pháp của mình. Nhưng ông cũng khẳng định Bắc Kinh sẽ không đạt được mục đích của mình.

 

 
tai-sao-my-dot-nhien-cung-ran-hon-han-tr
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ
Daniel Russel
Trung Quốc có đổ bao nhiêu cát lên đá chìm đi nữa thì cũng không đủ để 'mua' lấy chủ quyền hợp pháp.

 

 

"Có thế nào thì Mỹ cũng không bị thiệt"

Theo phân tích của Đa Chiều, không phải ngẫu nhiên mà Mỹ bỗng dưng thay đổi hoàn toàn chính sách tại Biển Đông, từ những tuyên bố hay cảnh cáo trở thành những hành động cụ thể. Đây thực ra là bước tiếp theo của một chiến lược đã được chuẩn bị từ lâu.

Báo này cho rằng, Mỹ từ lâu đã áp dụng các thủ thuật nhằm "khích tướng" Trung Quốc tại Biển Đông. Nay đến khi thời cơ đã "chín muồi", Washington nhận thấy đã đến lúc họ tăng cường hiện diện tại khu vực này.

Như phân tích của The Diplomat được chúng tôi đăng tải vài ngày trước, việc công khai đối đầu với Trung Quốc sẽ giúp Mỹ tạo được hình ảnh một cường quốc không chỉ tuân thủ luật pháp quốc tế mà còn sẵn sàng hành động để áp đặt những quy chuẩn đó.

Hôm nay, Đa Chiều lại tiến xa hơn một bước. Báo này cho rằng dù tình hình Biển Đông có diễn biến ra sao thì Mỹ cũng không phải chịu thiệt. Theo họ, đó chính là lý do tại sao Mỹ đang tỏ ra hết sức cứng rắn trong thời gian gần đây.

Báo này dẫn một ví dụ điển hình cho sự thay đổi này của Mỹ.

Tháng trước, Đô đốc Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã "mời" người đồng nhiệm Mỹ là Jonathan Greenert sử dụng hạ tầng cơ sở do Trung Quốc xây dựng trái phép tại Biển Đông vào các hoạt động nhân đạo và tìm kiếm cứu nạn trong tương lai.

 

tai-sao-my-dot-nhien-cung-ran-hon-han-tr
Đô đốc Ngô Thắng Lợi và Đô đốc Johnathan Greenert. Ảnh: Reuters
 

Ông Ngô thậm chí còn "mở ngoặc" rằng những gì Bắc Kinh đang làm "không ảnh hưởng tới quyền tự do đi lại" ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thẳng thừng từ chối nước đi mang tính mua chuộc này của Trung Quốc, đồng thời dội một gáo nước lạnh lên chính quyền Bắc Kinh bằng lời cảnh báo Trung Quốc dừng ngay các hành động gây bất ổn trong khu vực.

Mặt khác, Mỹ cũng đang nâng cao thấy rõ tần suất cũng như cường độ các cuộc tập trận trên biển với đồng minh Philippines.

Thậm chí, Washington còn đang lôi kéo cả Nhật Bản tham gia vào chiến dịch chế ngự Trung Quốc tại Biển Đông.

Theo một số báo cáo Đa Chiều thu thập được, Tokyo đang có ý định điều động máy bay trinh sát và tàu ngầm xuống phía nam để hỗ trợ Mỹ, dù trên lý thuyết Nhật Bản không hề có liên quan gì tới Biển Đông.

Báo này khẳng định, Washington đã nhận ra rằng chỉ dùng lời lẽ với Bắc Kinh không thôi là chưa đủ để chế ngự những hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, và đang tận dụng tối đa các mối quan hệ trong khu vực để gây áp lực lên Trung Quốc.

Tuy nhiên, Đa Chiều cũng cho rằng, mục tiêu mà Mỹ gọi là "tái cân bằng quyền lực tại châu Á - Thái Bình Dương" thực chất chỉ là một cách nói tránh cho việc Mỹ chiếm ảnh hưởng của Trung Quốc và trở thành thế lực số một tại khu vực.

Nói cách khác, không có cái gọi là "cân bằng quyền lực châu Á - Thái Bình Dương". Bản chất khái niệm này, theo Đa Chiều, không thể tồn tại.

 

tai-sao-my-dot-nhien-cung-ran-hon-han-tr
Đa Chiều: "Bản chất khái niệm cân bằng quyền lực tại châu Á - Thái Bình Dương không thể tồn tại". Ảnh: AP
 

Tóm lại, báo này khẳng định, dù tình hình Biển Đông có diễn tiến thế nào, thì Mỹ vẫn sẽ ở vị trí thuận lợi nhất.

Nếu tình hình quá căng thẳng, Mỹ hoàn toàn có thể rút khỏi điểm nóng và "tọa sơn quan hổ đấu". Nhưng trước mắt, khi mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát, chế ngự Trung Quốc sẽ là ưu tiên hàng đầu của bộ máy chính quyền Washington.

<< "Lằn ranh nguy hiểm" trên Biển Đông mà cả Mỹ lẫn TQ đều sợ

theo Đại Lộ

======================

Đa Chiều: "Bản chất khái niệm cân bằng quyền lực tại châu Á - Thái Bình Dương không thể tồn tại". Ảnh: AP

 

Đây là nhận định thông minh của tờ Đa Chiều mà lão Gàn đọc được. Tuy nhiên, nó đã được thể hiện trong bộ phim hoạt hình từ rất nhiều năm trước của Hoa Kỳ - mà lão Gàn đã đưa lên trong topic này - trong đó, một nhân vật trong phim đã phát biểu:"Biển không đủ rộng để chứa hai chúng ta".

Nhưng câu này của Đa Chiều lại chứng tỏ một thứ tư duy bí rị:

Tại sao Mỹ đột nhiên cứng rắn hơn hẳn trên Biển Đông?

 

Nước Mỹ chẳng bao giờ "đột nhiên" cả. Mà họ đã chuẩn bị cho tình huống này từ khi bắn nhầm tên lửa vào đại sứ quán Trung Hoa ở Kosovo, hay Batda gì đó.

Còn nữa:

 
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ
Daniel Russel
Trung Quốc có đổ bao nhiêu cát lên đá chìm đi nữa thì cũng không đủ để 'mua' lấy chủ quyền hợp pháp.

 

Cái này các cụ nhà ta đã nói rồi:
Dã tràng xe cát biển Đông.
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đã lựa chọn sai lầm khi “quân sự hóa” Biển Đông

Thứ tư, 20/05/2015, 14:42 (GMT+7)

 

(An Ninh Quốc Phòng) - Cách tiếp cận “quân sự hóa” Biển Đông trong tranh chấp lãnh thổ phản ánh sự thiếu hiểu biết về quân sự của “siêu cường khu vực” Trung Quốc. Đây là một sự lựa chọn chính trị sai lầm của Trung Quốc, chứ không phải là một biểu hiện linh hoạt của quân đội.

Đó là nhận xét của Giáo sư Tiến sĩ Sukjoon Yoon – nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chiến lược hàng hải của Hàn Quốc và là giáo sư thỉnh giảng tại Khoa Kỹ thuật hệ thống quốc phòng của Đại học Sejong ở thủ đô Seoul.

Theo Giáo sư Tiến sĩ Sukjoon Yoon, trong khi đề ra sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển”, Trung Quốc đang ráo riết tiến hành các hoạt động nạo vét “đắp đảo nhân tạo” ở 7 rạn san hô và bãi cát ngầm đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Bắc Kinh cũng đang xây dựng các căn cứ hải quân-không quân trên những “hòn đảo” mới được bồi đắp trái phép này. Đó là các cầu cảng, đường băng sân bay dài 3.000 mét, căn cứ của các đơn vị đồn trú được trang bị radar và trọng pháo bảo vệ bờ biển.

 

daonhantao2.jpg

Cách tiếp cận “quân sự hóa” Biển Đông trong tranh chấp lãnh thổ phản ánh sự thiếu hiểu biết về quân sự của “siêu cường khu vực” Trung Quốc

Chiến lược hải quân lỗi thời
Liệu hành động “quân sự hóa” Biển Đông này có thực sự giúp Trung Quốc trở thành một “cường quốc hải quân thực sự” như những lời hô hào của Chủ tịch Tập Cận Bình?
Biển Đông là nơi qua lại của 1/3 tổng số tàu thương mại trên thế giới và có trữ lượng dầu khí khá dồi dào. Do đó, Biển Đông có ý nghĩa quan trọng về địa chiến lược và kinh tế. Trong những tháng gần đây, căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và một số nước thành viên ASEAN liên quan đến việc Trung Quốc bồi đắp các rạn san hô thành đảo lớn.
Trước hành động quyết đoán ngang ngược của Trung Quốc nhằm thống trị toàn bộ Biển Đông, tất cả các quốc gia Đông Nam Á – đặc biệt là các nước có yêu sách lãnh thổ tranh chấp của Trung Quốc – đều tăng cường lực lượng hải quân.

 


Giáo sư Tiến sĩ Sukjoon Yoon: “Tranh chấp Biển Đông đang cản trở con đường trở thành “cường quốc hải quân” của Trung Quốc và ý đồ “quân sự hóa” Biển Đông không mang lại kết quả tích cực nào cho nước này.”

 

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và Hải quân Trung Quốc (PLAN) dường như đã bỏ qua thực tiễn chiến tranh hải quân hiện đại vốn dựa vào lực lượng hải quân viễn chinh thường trực trên biển và sẵn sàng đi tới các điểm nóng trên thế giới.

Thực ra, Hải quân Trung Quốc đang nỗ lực trở thành lực lượng hải quân hiện đại, có khả năng hoạt động ở những vùng biển xa. Hải quân Trung Quốc đã có trong tay một tàu sân bay, nhiều tàu khu trục thế hệ mới và nhiều tên lửa hiện đại.

Mạng Defence News của Mỹ đưa tin, Hải quân Trung Quốc đang xem xét tính khả thi của việc thành lập một hạm đội thứ tư ở Ấn Độ Dương. Đó là chưa kể Cảnh sát biển Trung Quốc được coi là “hải quân thứ hai”, một lực lượng liều lĩnh đã dùng vòi rồng tấn công và đâm vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, khi các tàu này cố ngăn chặn Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng biển Việt Nam.

Hải quân Trung Quốc cũng tăng cường mở rộng lực lượng tàu ngầm của mình và triển khai một đơn vị đặc nhiệm ở Ấn Độ Dương.

Nhưng việc Trung Quốc quân sự hóa các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) ở Biển Đông, triển khai các đơn vị đồn trú, xây dựng cảnh biển, đường băng trên các hòn đảo mới đắp,… xem ra không có gì liên quan đến tham vọng biển xa của Hải quân Trung Quốc.

Tranh chấp Biển Đông đang cản trở con đường trở thành “cường quốc hải quân” của Trung Quốc và ý đồ “quân sự hóa” Biển Đông không mang lại kết quả tích cực nào cho nước này
Tranh chấp Biển Đông đang cản trở con đường trở thành “cường quốc hải quân” của Trung Quốc và ý đồ “quân sự hóa” Biển Đông không mang lại kết quả tích cực nào cho nước này.

 

dd2d499d-2fc8-4423-bb76-c240327134a02.jp

Tranh chấp Biển Đông đang cản trở con đường trở thành “cường quốc hải quân” của Trung Quốc và ý đồ “quân sự hóa” Biển Đông không mang lại kết quả tích cực nào cho nước này

“Lợi bất cập hại”

Biển Đông có điều kiện thời tiết tương đối khắc nghiệt và việc tiến hành tuần tra hải quân trong mọi điều kiện thời tiết là khá khó khăn. Nếu không được xây dựng với quy mô rất lớn, cầu tàu bến đậu của những hòn đảo nhân tạo sẽ không đủ sức bảo vệ tàu đánh cá trước các cơn bão thường xuyên.

Việc Không quân Trung Quốc vận hành máy bay chiến đấu Su-27SKs trên các hòn đảo nhân tạo cũng không mấy dễ dàng. Điều này đòi hỏi năng lực hậu cần, bảo dưỡng tiên tiến và đội ngũ phi công lão luyện. Hơn nữa, những chiếc Su-27SK được triển khai trên “đảo nhân tạo” dễ bị vệ tinh phát hiện bởi và dễ bị các máy bay không người lái tầm xa tấn công.

Việc quân sự hóa Biển Đông chính là một sự lựa chọn chính trị sai lầm của Trung Quốc, chứ không phải là một biểu hiện linh hoạt của quân đội.

Trong hơn 10 năm qua, quá trình hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc thường đi kèm với các hành động hung hăng quyết đoán. Điều này đã khiến cho các nước ASEAN láng giềng cảm thấy lo ngại và phát đi các tín hiệu sai lầm đến Nhật Bản và Mỹ. Đây không phải là cách để Trung Quốc trở thành một cường quốc hàng hải đích thực.

Trong suốt bề dày lịch sử, hầu hết các cường quốc hàng hải muốn thống trị các vùng biển của họ để bảo vệ lợi ích thương mại quốc gia đều phải đối mặt với thâm hụt nghiêm trọng các nguồn lực tài chính và quân sự.

Rõ ràng, Mỹ coi Trung Quốc là một mối đe dọa lớn và nước này chuyển giao nhiều tàu hải quân và tàu bảo vệ bờ biển cũ cho các lực lượng hải quân ASEAN. Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ đã lên tiếng ủng hộ các cuộc tuần tra chung Mỹ-ASEAN trên Biển Đông. Trong khi đó, các nước ASEAN cũng ráo riết tăng cường sức mạnh cho lực lượng hải quân: nâng cấp các căn cứ, mua tàu chiến tàu ngầm và vũ khí tiên tiến của nước ngoài.

Theo Giáo sư Tiến sĩ Sukjoon Yoon, tranh chấp Biển Đông đang cản trở con đường trở thành “cường quốc hải quân” của Trung Quốc và ý đồ “quân sự hóa” Biển Đông không mang lại kết quả tích cực nào cho nước này. Trung Quốc chỉ có thể trở thành một “cường quốc hải quân” thực sự, nếu biết cách điều chỉnh tư duy chiến lược lỗi thời, cả trong quân đội lẫn trong giới lãnh đạo chính trị.

(Theo Kiến thức)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật dọa tấn công nếu Triều Tiên dám bắn tên lửa tới Mỹ

Thứ Tư, 20/05/2015 - 16:45
 

Dân trí Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sẽ trả đũa nếu Bình Nhưỡng tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm tới Mỹ. Giới phân tích nhận định đây là một động thái khá hiếm gặp của Tokyo.

 

rtx1aiqn-d20d4.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani. (Ảnh: IB Times)
 
Nhật báo Mainichi Shimbun (Nhật Bản) ngày 19/5 dẫn lời phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Gen Nakatani trong một chương trình của đài truyền hình Fuji.
 
Ông Nakatani cũng khẳng định Tokyo sẽ bảo vệ Washington trong trường hợp này bởi một cuộc tấn công hạt nhân sẽ dẫn đến kết quả vô cùng nghiêm trọng.
 
Tờ IB Times bình luận phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật được đưa ra không lâu sau khi Washington và Tokyo điều chỉnh lại hướng dẫn hợp tác quốc phòng vào cuối tháng 4. Theo đó,  quân đội Nhật Bản có thể mở rộng hoạt động ra bên ngoài lãnh thổ, hỗ trợ đồng minh Mỹ trong các trường hợp cần thiết.
 
Theo tờ Korea Times, giới quan sát Hàn Quốc bình luận rằng tuyên bố về khả năng tấn công Triều Tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản là một động thái hiếm khi xảy ra.
 
“Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản cần phải chia sẻ thông tin về khả năng Triều Tiên phóng tên lửa trong khuôn khổ thỏa thuận 3 bên về thông tin tình báo”, một quan chức giấu tên của Hàn Quốc nói với Korea Times. Quan chức này cũng cho rằng Tokyo cần nhận được sự đồng thuận của hai nước còn lại trước khi tấn công Triều Tiên vì hành động này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến bán đảo Triều Tiên.
 
Thoa Phạm
Theo IB Times
====================
Bởi vậy, Hoa Đông mới là thùng thuốc nổ. Biển Đông chỉ là dây dẫn nổ thôi. Tuy nhiên, khi mọi việc cụ thể xảy ra thì lại là điều ít ai ngờ tới. Híc. Đây mới chính là chiến trường dứt điểm "canh bạc cuối cùng", nếu nó kết thúc bằng một cuộc chiến.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Trung Quốc đã lựa chọn sai lầm khi “quân sự hóa” Biển Đông

Thứ tư, 20/05/2015, 14:42 (GMT+7)

 

(An Ninh Quốc Phòng) - Cách tiếp cận “quân sự hóa” Biển Đông trong tranh chấp lãnh thổ phản ánh sự thiếu hiểu biết về quân sự của “siêu cường khu vực” Trung Quốc. Đây là một sự lựa chọn chính trị sai lầm của Trung Quốc, chứ không phải là một biểu hiện linh hoạt của quân đội.

Đó là nhận xét của Giáo sư Tiến sĩ Sukjoon Yoon – nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chiến lược hàng hải của Hàn Quốc và là giáo sư thỉnh giảng tại Khoa Kỹ thuật hệ thống quốc phòng của Đại học Sejong ở thủ đô Seoul.

Theo Giáo sư Tiến sĩ Sukjoon Yoon, trong khi đề ra sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển”, Trung Quốc đang ráo riết tiến hành các hoạt động nạo vét “đắp đảo nhân tạo” ở 7 rạn san hô và bãi cát ngầm đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Bắc Kinh cũng đang xây dựng các căn cứ hải quân-không quân trên những “hòn đảo” mới được bồi đắp trái phép này. Đó là các cầu cảng, đường băng sân bay dài 3.000 mét, căn cứ của các đơn vị đồn trú được trang bị radar và trọng pháo bảo vệ bờ biển.

 

daonhantao2.jpg

Cách tiếp cận “quân sự hóa” Biển Đông trong tranh chấp lãnh thổ phản ánh sự thiếu hiểu biết về quân sự của “siêu cường khu vực” Trung Quốc

Chiến lược hải quân lỗi thời

Liệu hành động “quân sự hóa” Biển Đông này có thực sự giúp Trung Quốc trở thành một “cường quốc hải quân thực sự” như những lời hô hào của Chủ tịch Tập Cận Bình?

Biển Đông là nơi qua lại của 1/3 tổng số tàu thương mại trên thế giới và có trữ lượng dầu khí khá dồi dào. Do đó, Biển Đông có ý nghĩa quan trọng về địa chiến lược và kinh tế. Trong những tháng gần đây, căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và một số nước thành viên ASEAN liên quan đến việc Trung Quốc bồi đắp các rạn san hô thành đảo lớn.

Trước hành động quyết đoán ngang ngược của Trung Quốc nhằm thống trị toàn bộ Biển Đông, tất cả các quốc gia Đông Nam Á – đặc biệt là các nước có yêu sách lãnh thổ tranh chấp của Trung Quốc – đều tăng cường lực lượng hải quân.

 

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và Hải quân Trung Quốc (PLAN) dường như đã bỏ qua thực tiễn chiến tranh hải quân hiện đại vốn dựa vào lực lượng hải quân viễn chinh thường trực trên biển và sẵn sàng đi tới các điểm nóng trên thế giới.

Thực ra, Hải quân Trung Quốc đang nỗ lực trở thành lực lượng hải quân hiện đại, có khả năng hoạt động ở những vùng biển xa. Hải quân Trung Quốc đã có trong tay một tàu sân bay, nhiều tàu khu trục thế hệ mới và nhiều tên lửa hiện đại.

Mạng Defence News của Mỹ đưa tin, Hải quân Trung Quốc đang xem xét tính khả thi của việc thành lập một hạm đội thứ tư ở Ấn Độ Dương. Đó là chưa kể Cảnh sát biển Trung Quốc được coi là “hải quân thứ hai”, một lực lượng liều lĩnh đã dùng vòi rồng tấn công và đâm vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, khi các tàu này cố ngăn chặn Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng biển Việt Nam.

Hải quân Trung Quốc cũng tăng cường mở rộng lực lượng tàu ngầm của mình và triển khai một đơn vị đặc nhiệm ở Ấn Độ Dương.

Nhưng việc Trung Quốc quân sự hóa các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) ở Biển Đông, triển khai các đơn vị đồn trú, xây dựng cảnh biển, đường băng trên các hòn đảo mới đắp,… xem ra không có gì liên quan đến tham vọng biển xa của Hải quân Trung Quốc.

Tranh chấp Biển Đông đang cản trở con đường trở thành “cường quốc hải quân” của Trung Quốc và ý đồ “quân sự hóa” Biển Đông không mang lại kết quả tích cực nào cho nước này

Tranh chấp Biển Đông đang cản trở con đường trở thành “cường quốc hải quân” của Trung Quốc và ý đồ “quân sự hóa” Biển Đông không mang lại kết quả tích cực nào cho nước này.

 

dd2d499d-2fc8-4423-bb76-c240327134a02.jp

Tranh chấp Biển Đông đang cản trở con đường trở thành “cường quốc hải quân” của Trung Quốc và ý đồ “quân sự hóa” Biển Đông không mang lại kết quả tích cực nào cho nước này

“Lợi bất cập hại”

Biển Đông có điều kiện thời tiết tương đối khắc nghiệt và việc tiến hành tuần tra hải quân trong mọi điều kiện thời tiết là khá khó khăn. Nếu không được xây dựng với quy mô rất lớn, cầu tàu bến đậu của những hòn đảo nhân tạo sẽ không đủ sức bảo vệ tàu đánh cá trước các cơn bão thường xuyên.

Việc Không quân Trung Quốc vận hành máy bay chiến đấu Su-27SKs trên các hòn đảo nhân tạo cũng không mấy dễ dàng. Điều này đòi hỏi năng lực hậu cần, bảo dưỡng tiên tiến và đội ngũ phi công lão luyện. Hơn nữa, những chiếc Su-27SK được triển khai trên “đảo nhân tạo” dễ bị vệ tinh phát hiện bởi và dễ bị các máy bay không người lái tầm xa tấn công.

Việc quân sự hóa Biển Đông chính là một sự lựa chọn chính trị sai lầm của Trung Quốc, chứ không phải là một biểu hiện linh hoạt của quân đội.

Trong hơn 10 năm qua, quá trình hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc thường đi kèm với các hành động hung hăng quyết đoán. Điều này đã khiến cho các nước ASEAN láng giềng cảm thấy lo ngại và phát đi các tín hiệu sai lầm đến Nhật Bản và Mỹ. Đây không phải là cách để Trung Quốc trở thành một cường quốc hàng hải đích thực.

Trong suốt bề dày lịch sử, hầu hết các cường quốc hàng hải muốn thống trị các vùng biển của họ để bảo vệ lợi ích thương mại quốc gia đều phải đối mặt với thâm hụt nghiêm trọng các nguồn lực tài chính và quân sự.

Rõ ràng, Mỹ coi Trung Quốc là một mối đe dọa lớn và nước này chuyển giao nhiều tàu hải quân và tàu bảo vệ bờ biển cũ cho các lực lượng hải quân ASEAN. Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ đã lên tiếng ủng hộ các cuộc tuần tra chung Mỹ-ASEAN trên Biển Đông. Trong khi đó, các nước ASEAN cũng ráo riết tăng cường sức mạnh cho lực lượng hải quân: nâng cấp các căn cứ, mua tàu chiến tàu ngầm và vũ khí tiên tiến của nước ngoài.

Theo Giáo sư Tiến sĩ Sukjoon Yoon, tranh chấp Biển Đông đang cản trở con đường trở thành “cường quốc hải quân” của Trung Quốc và ý đồ “quân sự hóa” Biển Đông không mang lại kết quả tích cực nào cho nước này. Trung Quốc chỉ có thể trở thành một “cường quốc hải quân” thực sự, nếu biết cách điều chỉnh tư duy chiến lược lỗi thời, cả trong quân đội lẫn trong giới lãnh đạo chính trị.

(Theo Kiến thức)

 

Sai lầm nghiêm trọng và sai từ lâu rồi, chứ đâu phải bây wờ mới phát hiện ra sai đâu. Bởi vậy, "giấc mơ Trung Hoa" không thể đạt được.

Ngay từ đầu topic này, từ nhiều năm trước, lão đã xác định Tung Cóoc sai lầm nghiêm trọng về sách lược quốc gia. Lúc đầu, lão Gàn cứ tưởng ở bộ phận cao cấp nhất của Bắc Kinh bị cài gián điệp chiến lược, nên mắc sai lầm cơ chứ. Sau này nghĩ kỹ hóa ra không chắc chắn.

Một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất chính là Tung Coóc đã đụng tới Việt Nam Và "cùng lắm biển Đông chỉ là dây dẫn nổ và thùng thuốc nổ nằm ở Hoa Đông".....

Nhưng thôi, "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ....". Sau này nếu có qưỡn thì lão sẽ phân tích theo tiêu chuẩn "cơ sở khoa học" là tại sao lão lại phát biểu như vậy. Cho nó dễ hiểu. Còn phân tích theo "cơ sở Lý học" thì những tay chuyên chém gió Lý học lại bắt đầu phản biện, mệt lém! Điếu mựa! Ngay cả Trung Hoa tự nhận là cái nôi của Lý học mà không có tay nào ra hồn - kể cả Thiệu Vĩ Hoa. Nhưng những kẻ cóc cắn, thừa nhận Trung Hoa là cái nôi Lý học lại cứ bày đặt chém gió vung xích chó. Cứ như đúng rùi. Híc.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ba kịch bản đối đầu Trung-Mỹ ở Biển Đông

 

Nếu Mỹ triển khai khí tài quân sự tới phạm vi 12 hải lý các bãi ngầm mà TQ đang cải tạo, một vụ đụng độ quân sự, thậm chí sử dụng hỏa lực có thể là kịch bản tồi tệ nhất.

 

20150520155024-kerry.jpg

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người đồng cấp TQ Vương Nghị sau cuộc họp báo chung ở Bắc Kinh ngày 16/5. Ảnh: Reuters

 

Tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 16/5, người đồng cấp TQ Vương Nghị đã nêu chuyện Lầu Năm Góc đang đề xuất đưa tàu và máy bay quân sự đến Biển Đông nhằm xác lập quyền tự do hàng hải ở đây. Song ông Kerry đã không có bất kỳ câu trả lời nào liên quan đến việc này cũng như liệu Washington dự tính gì sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra đề xuất.

Trước chuyến thăm của ông Kerry đến Bắc Kinh cuối tuần trước, tờ Thời báo Hoàn cầu TQ đã cảnh báo rằng, việc Mỹ cân nhắc mở rộng tuần tra đến khu vực tranh chấp - bao gồm phạm vi 12 hải lý quanh các bãi ngầm mà TQ cải tạo trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - là một hành động khiêu khích có thể biến vùng biển thành "thùng thuốc súng".

Hàng loạt hành động gây hấn của TQ gần đây, nhất là việc mở rộng cải tạo bãi ngầm, biến chúng thành những đảo nhân tạo đã khiến ASEAN lo lắng về ảnh hưởng đến tự do hàng hải, hàng không trong khu vực.

 

Đụng độ quân sự - kịch bản tồi tệ nhất

Một số chuyên gia nói rằng, nếu Mỹ triển khai khí tài quân sự tới phạm vi 12 hải lý các bãi ngầm mà TQ đang cải tạo, một vụ đụng độ quân sự, thậm chí sử dụng hỏa lực có thể là kịch bản tồi tệ nhất.

Phụ trách mục châu Á của tờ Defence News (Mỹ) Wendell Minnick cho biết, điều đó khó xảy ra, nhưng khả năng "một chỉ huy quân sự TQ ra lệnh bắn tên lửa chống hạm hay làm điều gì đó leo thang" cũng không thể bác bỏ.

"Tính dân tộc chủ nghĩa dâng cao tới mức bạn không thể chắc chắn tinh thần ấy sẽ thúc đẩy viên chỉ huy hành động thế nào", chuyên gia cho hay. Ông cũng cho rằng, không thể đoán biết chắc chắn phản ứng của hải quân TQ khi chưa từng được quan sát và phân tích trong tác chiến.

Nhà phân tích Singapore Li Mingjiang cũng cho rằng, cuộc diễn tập tầm gần và đụng độ quân sự sẽ là kịch bản tồi tệ nhất nhưng nhấn mạnh khả năng sử dụng hỏa lực "hầu như không thể" xảy ra.

 

Chiến thuật đám đông TQ?

Một kịch bản khác có thể xảy ra, đó là TQ có thể sử dụng "chiến thuật đám đông" hơn là đụng độ quân sự trực tiếp. Theo Minnick phân tích, TQ có thể sẽ điều động các tàu cá và tàu cảnh sát biển để quấy nhiễu tàu Mỹ, trong khi hải quân TQ quan sát ở khoảng cách xa hơn. "Đây cũng là chiến thuật thường thấy của Bắc Kinh".

Giáo sư Li cho rằng, kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất sẽ là các vụ triển khai của tàu Mỹ nhưng phần lớn mang tính "biểu tượng".

"Không ai tìm kiếm một cuộc chiến nên chỉ là một hoặc hai tàu đi qua ranh giới khu vực 12 hải lý và không ở lại lâu. TQ không có khả năng phản ứng gay gắng và sẽ chỉ giám sát hoặc đi theo", ông Li phân tích.

 

Nhà Trắng nói 'không'

Một tình huống khác, đó là Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể chọn cách không chấp thuận đề xuất của Lầu Năm Góc đưa tàu và máy bay quân sự đến Biển Đông.

Theo Tân hoa xã, trong cuộc gặp với tướng Fan Changlong, phó chủ tịch quân ủy TQ, Ngoại trưởng Mỹ Kerry nói rằng, các tuyên bố về vấn đề này "không phản ánh bất kỳ quyết định chính trị nào của chính phủ Mỹ".

Nhà phân tích Huang Jing của Trường Chính sách công Lý Quang Diệu lưu ý kế hoạch này có thể được rò rỉ ra các phương tiện truyền thông như một phần nỗ lực của Mỹ nhằm "gửi thông điệp" cho TQ khi không muốn quá leo thang căng thẳng do Washington vẫn cần sự hợp tác từ Bắc Kinh trong nhiều vấn đề khác.

"Họ muốn cảnh báo TQ rằng, đây là những gì mà Mỹ sẽ định làm", ông Huang nói.

 

Thái An (theo Asiaone)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Mỹ:

Trên Biển Đông, nói lý với TQ sẽ chẳng có tác dụng gì

Đức Huy

21/05/2015 07:26

 
Trong một bài viết trên tạp chí National Review, Thượng nghị sĩ Jim Talent đã kêu gọi chính phủ Mỹ có những hành động cụ thể trước những gì Trung Quốc đang làm tại Biển Đông.
 

21807651-1432148153771-77-0-904-1620-cro

 

 

Nhận định về chuyến công du Bắc Kinh mới đây của Ngoại trưởng John Kerry, ông Talent cho rằng mục đích chính của chuyến đi - thuyết phục Trung Quốc đàm phán với các nước ASEAN về chủ quyền Biển Đông, đã thất bại hoàn toàn.

Chính phủ Tập Cận Bình đã thẳng thừng tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi những hành động ngang ngược của mình trên Biển Đông, và theo lời cựu Thượng nghị sĩ Talent, "đã khiến ông Kerry phải cúi đầu", điều khiến Bắc Kinh rất hả hê.

Nhưng ông Talent cũng cho rằng, thất bại này không có gì là ngạc nhiên.

Ông nhận định, nếu ngay cả một nhà ngoại giao cấp cao như ông Kerry mà cũng không thể thuyết phục Bắc Kinh, thì có thể thấy rõ rằng vào thời điểm hiện tại, khống chế Trung Quốc trên Biển Đông chỉ bằng biện pháp ngoại giao là thất sách.

 

 
bao-my-tren-bien-dong-noi-ly-voi-tq-se-c
Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ
Thôi Thiên Khải
Thử xem ai mới là bên đang gây ra những căng thẳng ở Biển Đông? Trong những năm qua, Mỹ đã can thiệp theo cách gây chú ý như thế. Họ đang làm tình hình ổn định hay là đang làm rối tung nó lên?.

 

 

Không thể nói lý với Trung Quốc

Theo ông Talent, những hoạt động quân sự rầm rộ trong thời gian gần đây đã phần nào thể hiện dã tâm của Trung Quốc trên Biển Đông.

"Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông, và chính phủ nước này tin rằng họ có thể đạt được điều mình muốn bằng cách dùng vũ lực. Thế nên Bắc Kinh việc gì phải đàm phán?".

Sự hung hăng của Trung Quốc, theo ông Talent, được thể hiện rõ nhất qua các hoạt động xây dựng và cải tạo trái phép của nước này tại khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Bản báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây đã thống kê rằng, chỉ riêng trong năm 2014, Bắc Kinh đã tiến hành xây lấn trái phép hơn 600 héc-ta đất, nâng tổng diện tích xây dựng trái phép trên Biển Đông của Trung Quốc lên 800 héc-ta.

Ông Talent dẫn cáo buộc của đô đốc Harry Harris, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, rằng Bắc Kinh đang xây dựng một "Vạn Lý Trường Thành bằng cát" trên Biển Đông để tuyên bố chủ quyền phi pháp thông qua các đảo nhân tạo này.

Nghiêm trọng hơn, Trung Quốc còn ngang ngược cảnh báo các nước khác không được di chuyển trong bán kính 12 dặm của các hòn đảo nhân tạo này khi chưa được sự cho phép của Bắc Kinh.

 

 
bao-my-tren-bien-dong-noi-ly-voi-tq-se-c
Cựu thượng nghị sĩ Mỹ
Jim Talent
Luật pháp quốc tế không cho Trung Quốc quyền làm như vậy, nhưng lãnh đạo nước này, về mặt bản chất, không hề tin vào cái gọi là trật tự thế giới. Thay vào đó, họ luôn mang tâm thế kẻ mạnh đương nhiên phải được hưởng lợi nhiều hơn.

 

 

Vậy Mỹ sẽ làm gì?

Xét tương quan lực lượng, ông Talent cho rằng Mỹ hoàn toàn có đủ hỏa lực để chế ngự Trung Quốc nếu chiến sự nổ ra. Tuy nhiên, vị trí địa lý sẽ là một trở ngại không nhỏ với Mỹ, khi tàu chiến nước này sẽ phải mất hàng tuần để di chuyển từ căn cứ tới điểm nóng.

Đó là chưa kể trong lúc di chuyển, các chiến hạm này sẽ phải đối mặt với nguy cơ đến từ tên lửa Trung Quốc với tầm bắn xa ở cả ba mặt thủy-bộ-không.

Tuy hiểu rõ những mối hiểm họa đi kèm, nhưng Lầu Năm Góc vẫn tuyên bố sẽ cân nhắc việc điều động tàu vào trong bán kính 12 hải lý các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng, để chứng minh lập trường cứng rắn của Washington trước hành vi bành trướng của Bắc Kinh.

 

bao-my-tren-bien-dong-noi-ly-voi-tq-se-c

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thể hiện thái độ cứng rắn với Trung Quốc. Ảnh: AP

 

Hiện tại, theo ông Talent, lãnh đạo Trung Quốc thừa hiểu rằng trở ngại lớn nhất đang ngăn cản tham vọng của nước này tại Biển Đông không ai khác chính là Mỹ, nước duy nhất có tiềm lực quân sự và tầm ảnh hưởng đủ để chế ngự Trung Quốc.

Nhưng cựu thượng nghị sĩ này cũng cho rằng, Nhà Trắng và Thượng viện Mỹ lại chưa cho thấy được tầm vóc của một thế lực mà sự bình ổn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang trông cậy vào. Và nếu điều này tiếp diễn, lợi thế sẽ thuộc về Trung Quốc.

"[Chính phủ Mỹ] phải hiểu rằng ngoại giao không thôi là chưa đủ để ngăn chặn Trung Quốc theo đuổi tham vọng bành trướng. Điều đó chỉ khả thi nếu đi kèm với các biện pháp cứng rắn và xác định rõ những hậu quả mà Bắc Kinh sẽ phải hứng chịu".

Theo ông Talent, hòa bình, quyền tự do đi lại, hiệp ước với các nước trong khu vực, và trật tự thế giới, tất cả đều là những giá trị Mỹ muốn gìn giữ tại châu Á - Thái Bình Dương, và cũng là những giá trị đã giúp Mỹ có được vị thế ngày hôm nay.

Chính những giá trị đó đang đứng trước nguy cơ bị phá vỡ nếu như Trung Quốc tiếp tục ngang nhiên làm những gì mình muốn trên Biển Đông mà không có sự can thiệp.

"Chúng ta [Mỹ] cần đưa ra quyết định, thật sớm" - cựu thượng nghị sĩ Mỹ kết luận.

<< Tại sao Mỹ đột nhiên cứng rắn hơn hẳn trên Biển Đông?

theo Đại Lộ

==================

Lão Gàn luôn ủng hộ hòa bình thế giới. Nhưng những mong muốn của con người không phải lúc nào cũng được sự phê chuẩn của những quy luật vũ trụ. Cái gì xảy ra sẽ phải xảy ra. Quân đội Mỹ rút khỏi Iraq và Afganixtan không phải đến Tây Thái Bình Dương để ăn cá thu kho riềng và uống rượu Sake của Nhật.

 

Trên Biển Đông, nói lý với TQ sẽ chẳng có tác dụng gì

 

 

Cái tít này được mô tả là nhận định của tờ báo Mỹ, làm lão Gàn nhớ đến một câu triết lý nổi tiếng của vị tướng Đức ở thế kỷ XIX: "Chiên 1tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những thủ đoạn khác". Khi người ta không thể dùng lý - chính trị - nói chuyện với nhau thì cái gì sẽ xảy ra?

Chẳng phải ngẫu nhiên mà lão Gàn xác định rằng: Ngài Obama phải lột ngay cái găng tay nhung và giơ quả đấm sắt lên. Nếu không đảng Dân chủ của ngài sẽ thất cử trong cuộc bầu cử vào năm 2016. Thời gian không còn nhiều để ngài Obama thực hiện việc này.

Nhưng lão Gàn xác định rằng: Năm nay dù mọi chuyện rất căng thẳng vào cuối năm. Nhưng cũng sẽ chưa uýnh nhau.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Máy bay Mỹ tới sát vùng Trung Quốc cải tạo đảo

Thứ năm, 21/05/2015, 09:03 (GMT+7)

 

(Thời sự) - Lần đầu tiên, Lầu Năm Góc đã công bố video về các hoạt động của TQ ở khu vực bãi đá ngầm mà họ chiếm giữ và cải tạo trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và cả lời TQ cảnh báo máy bay giám sát Hoa Kỳ.

 

Theo tin bài độc quyền của CNN, Hải quân TQ đã phát đi 8 lần cảnh báo khi một máy bay giám sát Mỹ lượn sát bên trên hòn đảo mà Bắc Kinh đã cải tạo từ bãi ngầm với mục tiêu mở rộng vùng ảnh hưởng.

Cựu phó giám đốc CIA Michael Morell nói rằng, sự chạm trán là dấu hiệu cho thấy hoàn toàn có nguy cơ Mỹ – Trung có thể xung đột trong tương lai.

 

trung-quoc-de-doa-duoi-phi-co-tuan-tra-m

Hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: CNN

 

Một nhóm của CNN đã được phép tham gia các chuyến bay giám sát ở Biển Đông. Đây cũng là lần đầu tiên Lầu Năm Góc quyết định việc này nhằm nâng cao nhận thức về các thách thức đặt ra từ việc TQ đẩy mạnh cải tạo đảo và các phản ứng của Mỹ trở nên mạnh mẽ hơn.

CNN đã có mặt trên P8-A Poseidon, loại máy bay giám sát hiện đại nhất của Mỹ, cũng là máy bay săn ngầm.

“Đây là Hải quân TQ….Đây là Hải quân TQ… Hãy đi đi để tránh hiểu lầm”, một cảnh báo bằng tiếng Anh được gửi tới máy bay Mỹ mà nhóm CNN có mặt.

Ở điểm thấp nhất, máy bay Mỹ cách mặt nước khoảng 4.500m. Không lâu sau khi sau khi nhận được cảnh báo từ phía TQ, CNN đã nhìn thấy một hòn đảo nhân tạo mà TQ tạo dựng cách bờ biển nước này tới 960km.

 

20150521084809-anh0.jpg

Máy bay giám sát P8-A Poseidon của Mỹ. Ảnh: CNN

 

Trong vòng 30 phút, Hải quân Trung Quốc đưa ra hàng loạt thách thức với phi hành đoàn trên máy bay Mỹ.

Mike Parker, chỉ huy phi đội máy bay tuần thám P8 và P3 ở châu Á, tin rằng những thông điệp yêu cầu phi cơ Mỹ rời khỏi khu vực được phát đi từ một trong các hòn đảo.

Chỉ huy Mike Parker cho biết: “Các hoạt động xây dựng của Bắc Kinh tăng đáng kể thời gian gần đây. Dường như họ đang thiết lập cơ sở hạ tầng cho các căn cứ quân sự”.

Parker cũng chỉ ra hệ thống radar cảnh báo sớm của Bắc Kinh trên Đá Chữ thập, rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm giữ.

Hình ảnh từ máy quay giám sát của chiếc P8-A Poseidon cho thấy rõ radar cảnh báo sớm, doanh trại quân đội, tháp canh và đường băng đủ dài để tất cả máy bay Trung Quốc có thể cất và hạ cánh. Một số người gọi đây là tàu sân bay “không thể chìm”.

Phi công Matt Newman cho biết: “Mật độ các tàu qua lại đây rất dày đặc. Trung Quốc đưa tàu chiến và tàu cảnh sát biển tới khu vực này.

Chúng được trang bị radar phòng không nên dễ dàng phát hiện và theo dõi hoạt động của chúng ta”. Bằng chứng rõ ràng nhất là phía Bắc Kinh đã 8 lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khu vực.

Đáp lại cảnh báo của Trung Quốc, phi công Mỹ tuyên bố máy bay của họ đang hoạt động ở không phận quốc tế.

 

20150521085727-anh0.jpg

 

Chỉ trong vòng 2 năm, TQ đã cải tạo và mở rộng các bãi ngầm lên gấp 4 lần. Trong video mà hệ thống camera của P8 ghi lại, Đá Chữ Thập hiện như một doanh trại quân đội, có tháp quan sát rất cao và đường băng đủ phục vụ cho mọi loại máy bay quân sự TQ. Nhiều người thậm chí gọi đây là “tàu sân bay không thể chìm”.

Từ buồng lái, Trung tá Matt Newman nói: “Rõ ràng TQ hiện diện rất nhộn nhịp ở đây. Tàu chiến, tàu cảnh sát biển, họ có cả radar tìm kiếm trên không nên chắc họ đang theo dõi chúng ta”.

Chứng minh cho lời của Newman là Hải quân TQ đã yêu cầu P8 rời khỏi không phận 8 lần chỉ trong chuyến tuần tra này.

Các phi công Mỹ đều trả lời rất điềm tĩnh và thống nhất rằng, P8 đang bay qua không phận quốc tế. Câu trả lời đôi khi khiến người phụ trách điện đài của phía TQ chán nản. Người này có lần đáp rằng: “Đây là Hải quân TQ… đi đi!”.

Một số máy bay dân sự cũng nhận được cảnh báo tương tự. Phi công của một chuyến bay Delta cũng đã nhanh chóng nhận diện là máy bay thương mại. Giọng nói trong điện đàm sau đó tự xưng là “Hải quân TQ” và chuyến bay Delta tiếp tục hành trình của mình.

Trên Đá Chữ Thập và sau đó là Đá Vành Khăn, hàng chục phương tiện nạo vét của TQ đang đẩy mạnh công việc, hút cát từ đáy biển và đổ lên bãi ngầm để tạo ra vùng đất mới khổng lồ trên bề mặt, trong khi xây các bến cảng.

“Chúng tôi thấy việc này hàng ngày”, Parker nói. “Tôi nghĩ họ làm việc cả cuối tuần vì lúc nào chúng tôi cũng thấy họ”.

 

Một số hình ảnh do CNN đăng tải:

20150521092605-anh0.jpg

20150521092605-anh1.jpg20150521092623-anh3.jpg20150521092623-anh4.jpg20150521092605-anh1.jpg

20150521093301-anh0.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc bất ngờ bị Cuba "dội gáo nước lạnh"

 

(Quan hệ quốc tế) - Tham vọng thọc vào "sân sau" Mỹ của Trung Quốc đã bị dội nước lạnh khi Cuba cấm cửa chiến hạm Trung Quốc triển khai tại nước mình.

Cuba nói thẳng

Ngày 20/5, tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) đưa tin cho biết, Cuba quyết định từ chối thỏa thuận đã ký kết với Trung Quốc hồi cuối năm 2014 về việc triển khai các tàu của Hải quân Trung Quốc ở nước mình.

Cụ thể, việc Cuba đưa ra quyết định trên là nhờ "tiến bộ lớn đã đạt được trong việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ" thúc đẩy Cuba đến bước đi này.

Tờ Yomiuri Shimbun lưu ý rằng từ năm 2012, phía Cuba đã chủ động đề xuất Trung Quốc đặt các tàu của họ trong vùng biển Caribbe cũng như tiến hành các cuộc tập trận chung.

"Sáng kiến ​​này đã được khẳng định trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Cuba hồi tháng 7/2014, và sau đó bắt đầu công tác chuẩn bị cho việc triển khai tại đây các tàu khu trục được trang bị những công nghệ tên lửa tân tiến nhất", bài báo cho biết.

 

cuba-noi-khong-voi-tau-trung-quoc-rong-c

Chiến hạm Type 054A của Hải quân Trung Quốc.

 

Nhưng điều bất ngờ mà Trung Quốc không thể ngờ là "vào phút cuối, khi các bên đã phải bắt đầu các cuộc tham vấn làm việc về vấn đề này, Cuba đã thay đổi lập trường của mình", tờ Yomiuri Shimbun nhấn mạnh.

Báo Nhật khẳng định, Mỹ và Cuba đã công bố kế hoạch khôi phục quan hệ ngoại giao vào tháng 12/2014 và kể từ đó tiến hành các cuộc đàm phán về việc mở các đại sứ quán tại Washington và Havana.

Không chỉ dừng lại ở đó, Mỹ và Cuba hiện đang xúc tiến những bước đi quan trọng để chuẩn bị cho việc hai bên sẽ mở đại sứ quán tại tại thủ đô của nhau. Đây là một một phần trong nỗ lực tái lập mối quan hệ song phương.

Theo Bộ ngoại giao Mỹ, cuộc đàm phán diễn ra vào ngày 21/5 tại thủ đô Washington (Mỹ). Tại đây, hai bên sẽ tập trung bàn thảo các biện pháp thiết thực và thủ tục cần thiết để mở lại Đại sứ quán ở thủ đô La Habana và Washington.

 

Rộng cửa với Nga

Trong khi nói không với chiến hạm Trung Quốc thì chiến hạm Nga vẫn rộng cửa cập cảng Cuba. Được biết, tại thời điểm diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa Mỹ và Cuba hồi tháng 1/2015 nhằm bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương, tàu tình báo Nga vẫn công khai cập cảng của Cuba.

Sự xuất hiện của tàu tình báo Viktor Leonov CCB-175 của Nga không có gì là bí mật. Con tàu này neo đậu tại một cảng ở Old Havana. Đây là nơi neo đậu thường xuyên của các con tàu tuần tra trên biển. Tuy nhiên, giới chức Cuba không thông báo chính thức về chuyến thăm của tàu chiến Nga.

Giới chức Mỹ ở Washington đã tìm cách nói giảm nhẹ về tầm quan trọng của sự hiện diện của tàu chiến Nga ở Cuba, nói rằng đó là một hành động hợp pháp và không có gì bất thường.

"Đó không phải là hành động chưa từng xảy ra. Đó cũng không phải là hành động bất thường. Hành động đó cũng không gây lo ngại”, một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay.

Theo nguồn tin của Yomiuri Shimbun, đây không phải là chuyến thăm duy nhất của tàu Nga đến Cuba trong năm 2015. Theo kế hoạch, tàu chiến Nga sẽ có thêm một số chuyến thăm đến Cuba trong năm nay bất chấp việc bình thường hóa trong quan hệ Mỹ và Cuba.

              Tàu chiến Nga tới Cuba

Tuấn Vũ

========================

Vì đây là "canh bạc cuối cùng", nên thế giới còn lắm trò bất ngờ. Hì.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Trung Quốc nói Mỹ "hoang tưởng" về vụ gián điệp kinh tế

Thứ Năm, 21/05/2015 - 16:22
 

Dân trí Một tờ báo quốc gia Trung Quốc hôm nay đưa tin Bắc Kinh cần có phản ứng thích hợp trước việc Mỹ cáo buộc 6 công dân Trung Quốc là gián điệp kinh tế, đồng thời gọi Washington là “hoang tưởng”.

 >>  Mỹ khởi tố 6 công dân Trung Quốc làm gián điệp kinh tế

151255080-3782e.jpg
Thời báo Hoàn cầu nói cáo buộc của Mỹ là “hoang tưởng” và cho rằng phản ứng của Trung Quốc còn “bị động”. (Ảnh minh họa: Getty Images)
 
Hôm qua 20/5, Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố bản cáo trạng đối với 6 công dân Trung Quốc lấy trộm các thông tin mật của hai công ty phát triển công nghệ phục vụ các hệ thống quân sự của Mỹ.
 
Đây là lần thứ 3 chính quyền Mỹ đưa ra cáo buộc gián điệp kinh tế do Trung Quốc tiến hành, một vấn đề mà Washington liệt vào dạng nguy hiểm an ninh quốc gia hàng đầu.
 
Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm 20/5 thông báo đang điều tra các chi tiết của vụ việc và tuyên bố cực kỳ quan tâm đến các cáo trạng. Theo Thời báo Hoàn cầu, thuộc Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đây là một phản ứng “bị động”.
 
“Tội gián điệp là một cáo trạng bị Mỹ lạm dụng nhiều nhất. Những trường hợp này cho thấy Mỹ đang trở nên hoang tưởng về sự trỗi dậy của Trung Quốc”, tờ Thời báo Hoàn cầu cho biết trong một bài xã luận.
 
“Đồng thời, chúng tôi hy vọng chính phủ Trung Quốc và các cơ quan hữu quan có thể kịp thời giải quyết vấn đề và có các phản ứng thích hợp,” bài xã luận viết.
 
Ông Hao Zhang, giáo sư trường đại học Thiên Tân, đã bị bắt hôm 16/5 khi vừa từ Trung Quốc đến Los Angeles (Mỹ). 5 nghi phạm khác được cho là vẫn đang ở Trung Quốc.
 
Ông Zhang và 2 giáo sư khác từ đại học này bị cáo buộc tiến hành vụ trộm công nghệ tại công ty Avago Technologies và Skyworks Solutions của Mỹ, nơi 2 trong số 3 người từng làm việc, vào năm 2006.
 
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, những người khác được cho là có liên quan đến việc thành lập công ty ROFS Microsystems tại Thiên Tân với những bí mật công nghệ đánh cắp được từ các công ty Mỹ. Website của công ty này đã không thể truy cập được từ hôm nay, dù trước đó vẫn hoạt động bình thường.
 
Nghi Phương
Tổng hợp
=================
Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - luôn nhìn từ cái tổng thể đến cái hiện tượng để xác định bản chất của vấn đề. Không bao giờ bị sa đà vào cái hiện tượng cục bộ, hình thức. Không lấy cái miệng giếng để nghiên cứu bầu trời. Bởi vậy, chỉ cần cặp hoành phi câu đối trên một con tàu hải giám vô danh tiểu tốt, cũng đủ phăng ra cả mối liên hệ quốc tế trên biển Hoa Đông và dự báo diễn tiến của nó. Cho nên, nhân vụ gián điệp này cũng bàn chơi cho vui.
Nếu chỉ nhìn vào hiện tượng cục bộ thì sẽ sa đà vào có hay không việc 6 giáo sư Tàu làm gián điệp và bị bắt. Lúc ấy, nếu đứng về lập luận của Tàu thì thấy người Mỹ bịa đặt, nhằm làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa Tàu và Hoa Kỳ. Hoặc đứng về lập luận của Mỹ thì việc Tàu gài giàn điệp để ăn cắp công nghệ Hoa Kỳ là tất yếu,nên có bị bắt cũng không có gì là lạ. Và rằng Mỹ phải có đủ chứng cứ mới ra tay bắt người.... Tóm lại, dù ngả theo lập luận của Tàu, hay của Mỹ thì cũng là chỉ chém gió đập ruồi, mất thời giờ và rách việc.
Nếu bỏ qua hiện tượng mà phân tích sâu bản chất vấn đề thì: nếu câu chuyện có thật - tức là gián điệp Tàu bị bắt thật và nước Tàu công khai xin lỗi thì nó sẽ xác định rằng: quan hệ giữa hai nước chưa đến hồi căng thẳng. Vì chuyện gián điệp là "chuyện thường ngày ở huyện". Và rằng họ có thể xín xái, xín xái hà. Hì.
Nhưng ở đây vấn đề lại không đơn giàn như vậy. Nước Tàu phủ định tuốt và khẳng định Hoa Kỳ bày đặt gây sự.
Như vậy, Lý học sẽ bỏ qua tính cục bộ của hiện tượng thể hiện vấn đề: có thật hay không mấy chú gián điệp Tàu bị bắt; mà xác định bản chất của sự kiện về mối quan hệ giữa hai quốc gia đang giành ngôi bá chủ thế giới. Tất nhiên, một giả thuyết hợp lý và phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, đã dẫn đến một kết luận rằng: Quan hệ giữa hai nước đã đến hồi căng thẳng và không thể giải quyết được trong tương lai.
Bởi vì, họ đã phủ nhận ngay cả tính chân lý để buộc tội nhau. Hay nói cách khác: Họ đã ứng dụng cái "cơ sở khoa học" của thứ "lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý". Nói rõ hơn: không có chuẩn mực để phân định tính đúng sai trong quan hệ quốc tế. Cho nên, nó mới xảy ra hiện tượng: cùng một sự kiện cần có chứng lý rõ ràng và cụ thể là hành vi hoạt động gián điệp và các điều khoản luật pháp là nền tảng thẩm định liên quan. Nhưng ngay cả sự kiện có một chuẩn mực rõ ràng như vậy, mà Tàu và Hoa Kỳ đều có thể giải thích theo cách của họ và cực mâu thuẫn.
Điều này đã xác định một bản chất của vấn đề mà sự kiện gián điệp đã thể hiện, rằng: Mâu thuẫn quyền lợi giữa Hoa Kỳ và Tàu là không thể dung hòa. Để dung hòa mâu thuẫn này, cần có một nền tảng tri thức vượt trội mà nó có thể giải thích cách nhìn và tham vọng của cả hai siêu cường này, nhằm xác định một quyền lực thống nhất giữa quyền lợi hai siêu cường. Nhưng điều đó đã không thể xảy ra.
Tất cả những kết luận này nằm trong một tổng thể kết luận của Đức Thich Ca Mâu Ni, rằng: Mọi nỗi khổ trên thế gian này do Tham, sân, si mà ra. Sân - theo cách hiểu của lão Gàn - tức là sự ngu dốt.
Do đó, không phải ngẫu nhiên lão Gàn ra rả như ve rằng: Chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, được vinh danh tính chân lý, thì lúc đó mới có thể mô tả rõ ràng một lý thuyết thống nhất vũ trụ - là kiến thức vượt trội có thể mô tả một quyền lực dung hòa mà vị cựu thủ tướng Úc đã nói tới trong bài trên. Mặc dù đến nay đã quá muộn để thể hiện điều này. Nhưng "méo mó, có hơn không". Tuy nhiên, trên thế gian này, ngay cả việc cứu lấy cái "méo mó" cũng chỉ có thời hạn.
Tùy! Lão Gàn cũng không muốn nói nhiều hơn nữa.
 
5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lão Gàn phát biểu ý kiến rằng thì là mà: Nếu xảy ra chiến tranh thì cùng lắm biển Đông chỉ là dây dẫn nổ. Thùng thuốc nổ thực sự nằm ở Hoa Đông.....

===========================

Mỹ-Nhật có thể can thiệp Đài Loan, Trung Quốc sẽ đánh đòn phủ đầu

Việt Dũng (nguồn mạng quân sự sina)

22/05/15 07:46

 

(GDVN) - Trung Quốc có thể tiến hành tấn công đánh đòn phủ đầu đối với Quân đội Mỹ và Nhật Bản ở khu vực, do đó Mỹ và Nhật Bản can thiệp Đài Loan sẽ không tránh khỏi.

 

 

F18_ha_canh_Dai_Loan1_4_15.jpg

Ngày 1 tháng 4 năm 2015, máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh xuống Đài Loan (nguồn mạng sina Trung Quốc)

 

Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 21 tháng 5 dẫn mạng Quan sát quân sự Nga ngày 19 tháng 5 đưa tin, cuộc xung đột quân sự giả thiết ở eo biển Đài Loan sẽ không chỉ giới hạn ở sự đối đầu giữa Bắc Kinh và Đài Bắc, bởi vì Nhật Bản và Philippines sẽ hỗ trợ Đài Loan, cho dù là bằng hình thức phi chiến đấu.

Từ bờ biển Đài Loan đến đảo gần nhất của Nhật Bản chỉ cách nhau 100 km, cách đảo gần nhất của Philippines càng gần hơn. Có thể nói, một khi Đài Loan bị Trung Quốc đánh chiếm, mối đe dọa đối với Nhật Bản và Philippines sẽ trở nên rất hiện thực.

Một quốc gia duy trì hiện diện khu vực khác là Mỹ, hơn nữa, sự hiện diện quân sự rõ ràng này đang trở nên ngày càng quan trọng. Quân đội Mỹ đã quay trở lại Philippines.

 

F18_ha_canh_Dai_Loan1_4_15huanqiu.jpg

Ngày 1 tháng 4 năm 2015, máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh xuống Đài Loan (nguồn mạng sina Trung Quốc)

 

Không lâu trước, một máy bay chiến đấu F-18 của Quân đội Mỹ dường như hạ cánh xuống Đài Loan ngoài ý muốn, kết quả gây chấn động ở Trung Quốc. Lầu Năm Góc có ý đồ bắt đầu tuần tra ở đảo tranh chấp Biển Đông - điều này cũng gây phản ứng kịch liệt từ Bắc Kinh.

Vào năm 1945, Hải quân Mỹ từng khống chế tất cả các nơi xung yếu trên biển hướng vào Trung Quốc, Mỹ hầu như đều có quân đồn trú ở tất cả các đảo lớn nhỏ ở khu vực xung quanh Trung Quốc. Nhưng, năm 1946, Philippines độc lập. Từ năm 1950 - 1970 chỉ còn Đài Loan, quần đảo Ryukyu và Okinawa nằm dưới sự kiểm soát quân sự của Mỹ.

Trải qua 20 năm, tình hình tiếp tục thay đổi. Mỹ thừa nhận Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là lực lượng duy nhất quản lý nước Trung Quốc thống nhất, bị ép rút quân khỏi Đài Loan, binh sĩ Mỹ cuối cùng rút khỏi đảo vào năm 1979.

 

F18_ha_canh_Dai_Loan1_4_15huanqiu1.jpg

Ngày 1 tháng 4 năm 2015, máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh xuống Đài Loan (nguồn mạng sina Trung Quốc)

 

Trước đó, vào năm 1972, Mỹ đã bàn giao chủ quyền của quần đảo Ryukyu cho Nhật Bản. Sau đó, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực này giảm đi rõ rệt.

Hiện nay rất rõ ràng, chính quyền Barack Obama đưa ra kết luận, cho rằng Mỹ giảm hiện diện quân sự ở khu vực quan trọng Thái Bình Dương là quá nghiêm trọng, vì vậy quyết định xoay chuyển cục diện.

Nếu giả thiết Mỹ thực sự quan tâm đến cuộc xung đột quân sự ở eo biển Đài Loan thì hoàn toàn có thể thuyết phục Đài Bắc tiến hành trưng cầu dân ý toàn dân, tự tuyên bố độc lập, tình hình sau đó sẽ tự động phát triển đến bước xung đột.

 

F18_ha_canh_Dai_Loan1_4_15huanqiu2.jpg

Ngày 1 tháng 4 năm 2015, máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh xuống Đài Loan (nguồn mạng sina Trung Quốc)

 

Còn việc các đồng minh có khả năng tham chiến vì Đài Loan hay không lại là một vấn đề rất phức tạp. Ý nghĩa kinh tế và địa-chính trị của Đài Loan quan trọng như vậy, các nước liên quan căn bản không thể ngoảnh mặt làm ngơ.

Đương nhiên, mối đe dọa nổ ra chiến tranh với Trung Quốc "to xác" cũng tương đối nghiêm trọng, hơn nữa, Nga hoàn toàn có thể tiến hành hỗ trợ bằng hình thức phi chiến đấu.

Một số chuyên gia thậm chí cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ tiến hành tấn công đánh đòn phủ đầu đối với Quân đội Mỹ và Nhật Bản ở khu vực này. Loại kịch bản này có thể sẽ làm cho sự can thiệp vào cuộc xung đột ở eo biển Đài Loan của Washington và Tokyo trở nên càng không thể tránh khỏi.

 

F18_ha_canh_Dai_Loan1_4_15bbccouk.jpg F18_ha_canh_Dai_Loan1_4_15_sina2.jpg F18_ha_canh_Dai_Loan1_4_15_sina4.jpg F18_ha_canh_Dai_Loan1_4_15_sina5.jpg F18_ha_canh_Dai_Loan1_4_15_sina6.jpg F18_ha_canh_Dai_Loan1_4_15_sina8.jpg F18_ha_canh_Dai_Loan1_4_15_sina9.jpg

Ngày 1 tháng 4 năm 2015, máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh xuống Đài Loan (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Việt Dũng (nguồn mạng quân sự sina)
===========================
"Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...". Hôm nay, lão Gàn định hé lộ một tý bí ẩn của "Thiên cơ khả dĩ..", nhưng lại thôi. Chưa đúng thời điểm thích hợp. Lão Gàn chỉ tiết lộ khi sự việc không thể đảo ngược.
 Ngạn ngữ Anh quốc có câu: "Đừng hỏi để khỏi phải nghe nói dối". Hì..
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Mỹ đang bên bờ Thế chiến III với Trung Quốc"

 

Tỷ phú đầu tư George Soros nói, tình trạng kinh tế Trung Quốc khiến ông nghĩ tới khả năng thế chiến mới có thể bùng phát.
 >> Tỷ phú Soros - quyền lực giấu mặt thúc đẩy chính biến tại Ukraine?

 

soros22-5-7fe91.jpg
Tỷ phú George Soros
 
Chi tiêu quân sự ở Trung Quốc tăng vọt khi nước này cố gắng chuyển từ kinh tế xuất khẩu sang nền kinh tế theo hướng phục vụ nhu cầu trong nước, ông Soros phát biểu tại hội nghị của Ngân hàng Thế giới.

Nếu bước đi đó thất bại, các lãnh đạo Trung Quốc có khả năng sẽ xúc tiến một cuộc xung đột với nước ngoài, có thể là với một đồng minh của Mỹ, để giữ sự đoàn kết quốc gia và giữ vững quyền lực, báo Sputnik của Nga dẫn lời ông Soros.

"Nếu có một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và một đồng minh quân sự của Mỹ, ví dụ như Nhật Bản, thì sẽ không phải là phóng đại khi nói chúng ta đang ở ngưỡng một thế chiến thứ 3", tờ Market Watch trích lời ông Soros cho hay.

Tỷ phú này kêu gọi Mỹ đưa ra một sự nhượng bộ lớn và cho phép Nhân dân tệ gia nhập nhóm các đồng tiền của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Và theo đó, Nhân dân tệ trở thành đối thủ tiềm năng với đôla Mỹ, với tư cách là đồng tiền dự trữ toàn cầu.

Đổi lại, Trung Quốc cũng phải nhượng bộ trong cải tổ kinh tế, ví dụ, chấp nhận các quy luật, ông Soros nói.

Việc cho phép đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc trở thành đồng tiền thị trường sẽ tạo nên mối quan hệ ràng buộc giữa hai hệ thống, tỷ phú này lập luận. Một thỏa thuận như vậy rất khó song giải pháp thay thế có thể là thảm họa với thế giới.

"Nếu không có điều này, có mối nguy thực sự xảy ra. Đó là Trung Quốc sẽ liên kết với Nga về chính trị, quân sự và từ đó mối nguy Thế chiến 3 trở nên thực tế hơn và điều này rất đáng lo".

Theo Hoài Linh
Vietnamnet
===================
Vấn đề không đơn giản như ngài nghĩ. Thưa ngài Soros.
Ngay bây giờ, nền kinh tế Mỹ chấp thuận cho đồng nhân dân tệ thay thế đồng Dollar thì cũng chẳng cứu vãn được vấn đề. Cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd đã cảnh báo “một khái niệm quyền lực mới có thể sẽ đòi hỏi sự hợp tác và thay đổi nhiều hơn mức mà cả Trung Quốc và Mỹ có thể chấp nhận". Hay nói cách khác: Vấn đề không phải chỉ là kinh tế đâu, ngài tỷ phú thiên tài về kinh tế Soros ạ. Vấn đề là quyền lực nào sẽ chi phối thế giới. Tất nhiên quyền lực chi phối thế giới sẽ là điều kiện quyết định kinh tế thế giới sẽ như thế nào và nó phải thay đổi cấu trúc kinh tế trong việc tổ chức một phương thức phân phối tài nguyên và hưởng lợi trên toàn cầu. Cái này thì không thuộc về kiến thức của ngài. Nhưng ngay cả khái niệm "quyền lực mới" đó, nó sẽ đòi hỏi "nhiều hơn mức mà Mỹ và Trung Quốc có thể chấp nhận". Hay nói cách khác: Trong điều kiện hiện nay, cả hai siêu cường đều không có sự chuẩn bị để có một cuộc hội nhập toàn cầu đúng nghĩa, cho dù Hoa Kỳ là bá chủ trên thực tế. Cho nên, mới có đoạn phát biểu của ngài cựu Thủ tướng Úc về sự thay đổi "nhiều hơn mức mà cả Mỹ và Trung Quốc chấp nhận".
Do đó, muốn tránh một cuộc chiến kết thúc "canh bạc cuối cùng", việc đầu tiên phải vinh danh chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, dù đã quá muộn. Nhưng nó phải bắt đầu từ tiền đề này, mới có thể xuất lộ hoàn hảo một kiến thức vượt trội trên những nhận thức mâu thuẫn của hai quyền lợi mâu thuẫn dưới bầu trời và dung hòa được nó.
Nhưng khó quá! Bởi vậy, nhà tiên tri Vanga đã phải than rằng: "Một học thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm, chỉ khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt". Tức là thế chiến thứ III , mà cả ông lẫn bà Vanga đều nói tới. Tuy nhiên lão Gàn hạn chế chỉ là một cuộc chiến tranh lớn mà thôi và cũng không muốn nó xảy ra.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bảy lý do Trung Quốc sẽ phát động một cuộc chiến từ nay tới 2017

  

Đâu là những nguyên nhân chính có thể dẫn đến một cuộc chiến do Trung Quốc phát động? Nhật Bản và Mỹ cần chuẩn bị những gì để đối phó nếu như kịch bản này xảy ra?

 

ve%20phai%20dieu%20hau%20tq.jpg

 

1. Tính chính danh của Đảng cộng sản Trung Quốc

Tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc dựa trên cơ sở sự cải thiện liên tục về các điều kiện sống của phần lớn người dân Trung Quốc. Trong trường hợp không có sự cải thiện về kinh tế, một số lý do khác phải được đưa ra nhằm làm cho người dân tập hợp xung quanh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này có thể giải thích cho việc bất ngờ xây dựng các căn cứ tại quần đảo Trường Sa bắt đầu vào tháng 10/2014.

Nợ công của Trung Quốc đã tăng từ 7.000 tỷ USD vào năm 2007 lên 28.000 tỷ USD vào năm 2014. Đây là khoản nợ của một nền kinh tế có GDP 10.000 tỷ USD/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong vòng 7 năm qua chỉ đơn giản là được xây dựng dựa trên tài trợ của các khoản nợ. Nền kinh tế thực sự của Trung Quốc nhỏ hơn nhiều.

Chính phủ Trung Quốc nhiều khả năng thấy được nền kinh tế của mình đang thu hẹp và nhận ra rằng việc phát hành thêm nợ sẽ không có ảnh hưởng lên việc duy trì hoạt động kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng các căn cứ đã được đẩy nhanh nhằm cho phép lựa chọn phát động chiến tranh của họ. Đây là vấn đề sống còn đối với giới tinh hoa lãnh đạo đảng. Họ đang đặt cược tất cả vào điều này. Nếu canh bạc này không phát huy tác dụng thì sau đó nhiều khả năng sẽ có một sự thay đổi chế độ khá hỗn loạn. 

 

2. Vết thương chưa lành

Nhật Bản đã đối xử với Trung Quốc như dân tộc nhược tiểu trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai. Trước đó, Nhật Bản bắt đầu xử tệ với Trung Quốc bằng cách tấn công nước này vào năm 1895, không lâu sau khi Nhật Bản bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa. Tiếp theo đó là 21 yêu cầu của Nhật Bản đối với Trung Quốc vào năm 1915. Chính quyền Quốc Dân Đảng ở Trung Quốc bắt đầu xác định ngày Quốc nhục vào những năm 1920. Tiếp theo đó là sự kiện Mãn Châu (Mukden Incident) vào năm 1931 và Trung Quốc bắt đầu tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1937.

Trong suốt thời kỳ nghèo khó của những năm tháng dưới chế độ Mao Trạch Đông, người Nhật Bản đã được tha thứ (về những hành động của họ trong Chiến tranh thế giới thứ hai). Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình là những con người thực dụng. Hai người đã nói rằng Nhật Bản không thể bị trừng phạt mãi mãi. Sự thịnh vượng của Trung Quốc gần đây đã cho phép xu hướng bài Nhật sống lại như một hình thức tôn giáo của nhà nước. Ngày Quốc nhục một lần nữa được xác định là ngày 18/9. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ đạo truyền hình quốc gia nêu bật chủ đề về cuộc xâm lược của Nhật Bản. Ngày nay, 70% thời lượng "giờ vàng" của truyền hình Trung Quốc là các bộ phim về Chiến tranh thế giới thứ hai. Có ít nhất 100 bảo tàng ở Trung Quốc được dành để trưng bày kỷ vật về sự xâm lược của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chế độ tại Trung Quốc đang tạo ra và duy trì tình cảm chống Nhật nhằm cho mình một lựa chọn để đi đến chiến tranh.

 

3. Được công nhận như là cường quốc số một

Trung Quốc là một dân tộc đầy tự hào. Người dân Trung Quốc thực sự phẫn nộ với thực tế rằng Mỹ được coi là quốc gia số một trên hành tinh. Trung Quốc cũng nhận ra rằng để được công nhận là số một, họ phải đánh bại quốc gia số một hiện tại trên chiến trường. Đây là lý do tại sao Trung Quốc sẽ không chỉ từng bước leo thang gây hấn. Nước này cần một cuộc chiến vì lý do tâm lý của riêng mình.

Điều này có nghĩa rằng Trung Quốc sẽ tấn công Mỹ vào cùng thời điểm mà nước này tấn công Nhật Bản. Do các cuộc tấn công bất ngờ nhiều khả năng thành công hơn nên cuộc tấn công của Trung Quốc sẽ là một cuộc tấn công bất ngờ vào các căn cứ của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, có lẽ còn xa hơn thế. Cuộc tấn công này nhiều khả năng sẽ bao gồm các cuộc tấn công mạng vào hệ thống tiện ích và thông tin liên lạc của Mỹ.

Trung Quốc đã cơ cấu lực lượng vũ trang của mình để có khả năng đáp ứng một cuộc chiến tranh ngắn, cường độ cao. So với bất kỳ quốc gia nào trên hành tinh này, Trung Quốc có thể là nước có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho chiến tranh. Nước này có dự trữ ngũ cốc đảm bảo tiêu dùng trong một năm và thậm chí có cả dự trữ thịt lợn chiến lược. Trung Quốc vừa lấp đầy dự trữ dầu mỏ chiến lược của mình với trữ lượng khoảng 700 triệu thùng dầu.

Cuộc chiến tranh của Trung Quốc không liên quan gì đến việc đảm bảo các nguồn tài nguyên hay duy trì an toàn cho các tuyến đường thương mại của họ. Một số nhà phân tích phương Tây đã đưa ra các quan điểm đó nhằm giải thích cho những gì mà Trung Quốc đang làm. Bản thân người Trung Quốc đã không đưa ra lời bào chữa nào. Đối với Trung Quốc, sự toàn vẹn lãnh thổ là trên hết. Điều đó là thiêng liêng và không phải là với lý do thương mại tầm thường. 

 

4. Làm bẽ mặt các nước láng giềng

Tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa và yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc là nó phân chia châu Á.

Trung Quốc tuyên bố rằng toàn bộ vùng biển nằm trong yêu sách của Trung Quốc là lãnh thổ Trung Quốc mà không phải chỉ là những hòn đảo. Khi Trung Quốc tìm cách thực thi tuyên bố đó, các tàu buôn và máy bay nước ngoài sẽ phải xin phép để đi qua vùng biển này. Các tàu chiến và máy bay quân sự không phải của Trung Quốc sẽ không được phép đi vào vùng biển này. Yêu sách của Trung Quốc mở rộng xuống tới 4 độ Nam, gần như tới đường xích đạo.

Quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là Việt Nam, nước sẽ bị bao bọc trong vòng 80 km của đường bờ biển của mình. Nhật Bản nhận ra rằng các tàu thuyền của mình từ châu Âu và Trung Đông sẽ phải đi xa hơn về hướng Đông trước khi chỉ hướng Bắc qua Indonesia và Đông Philippines. Singapore sẽ bị ảnh hưởng xấu do thương mại qua nước này sẽ không còn. 
Nhật Bản sẽ trở nên tương đối bị cô lập do máy bay của mình sẽ phải hướng xuống qua Philippines tới gần xích đạo trước khi bay về phía Tây.

Trung Quốc xếp hạng các quốc gia trên thế giới trên phương diện sức mạnh tổng hợp quốc gia, điều mà người Trung Quốc xem là sức mạnh để gây áp lực. Đây là sự kết hợp của sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế và sự gắn kết xã hội. Khi nó được thực thi, yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc sẽ gây rất nhiều áp lực lên các nước láng giềng của nước này. 

 

5. Cửa sổ chiến lược

Các chiến lược gia Trung Quốc nhìn thấy một cửa sổ cơ hội chiến lược cho Trung Quốc vào đầu thế kỷ 21, mặc dù họ không công khai chỉ ra cơ sở của quan điểm đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm rõ điều này. Thứ nhất, quan niệm chiến tranh là không thể tránh khỏi có ý nghĩa rất quan trọng để chiến thắng các trận chiến. Trong bối cảnh Trung Quốc được coi là có một nền kinh tế mạnh, đang tăng trưởng thì quan niệm về sự bất khả kháng này dẫn đến các cuộc phiêu lưu quân sự của Trung Quốc. Với nhận thức đó, Trung Quốc phải tấn công trước khi nền kinh tế của nước này thu hẹp do vỡ bong bóng bất động sản. Điều này giải thích sự gấp rút hiện nay của Trung Quốc trong việc xây dựng các căn cứ tại quần đảo Trường Sa.

Một vấn đề khác đặt ra với Trung Quốc là sự hung hăng và gia tăng chi tiêu quân sự đã làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc phải tái vũ trang và thiết lập các liên minh. Sẽ là tốt hơn cho Trung Quốc nếu tấn công trước khi các nước láng giềng của mình vũ trang ngày càng lớn hơn. 

Một khía cạnh cân nhắc khác là chu kỳ bầu cử tổng thống Mỹ. Tổng thống Obama được xem là một tổng thống yếu và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tấn công trước khi nước Mỹ có tổng thống mới. Chủ nghĩa thu hồi lãnh thổ đã mất của Trung Quốc và nhận thức về cuộc chiến sắp tới với Trung Quốc vẫn còn khá phổ biến trong giới quân sự Mỹ. Tổng thống Obama đã gây ra một số tranh cãi khi có một số chính sách không nhất quán dẫn đến hỗ trợ Trung Quốc. Trong khi một nền kinh tế mạnh là cần thiết để chống lại Trung Quốc thì chính quyền của ông Obama đang làm hết sức mình để bóp nghẹt nền kinh tế Mỹ với các quy định về cắt giảm lượng khí thải CO2. 

Tổng thống Obama đã trải qua thời thơ ấu ở Indonesia và có thể đã chứng kiến rất nhiều thái độ bài Hoa (người Trung Quốc đã và đang là các thương gia và chủ tiệm thành công hơn) trong chính những năm tháng đầu đời. Cũng giống như thời thơ ấu của Valerie Jarrett ở Iran, điều này sẽ ảnh hưởng đến chính sách của ông.

 

6. Bệnh tự kỷ nước lớn 

Đây là một thuật ngữ được tạo ra bởi chiến lược gia Edward Luttwak để mô tả một thực tế rằng Trung Quốc dường như không quan tâm gì về tác động của các hành động của mình đối với các nước láng giềng. Trung Quốc tự coi mình là trung tâm của thế giới và hoàn toàn nhìn qua lăng kính lợi ích của riêng mình. Điều này dẫn đến hệ quả thực tế là Trung Quốc không thể chấp nhận được khả năng của những điều không diễn ra theo cách mà nước này muốn. Luttwak cũng cho rằng người Trung Quốc phóng đại tư duy chiến lược của riêng mình. 

 

7. Chủ tịch Tập Cận Bình

Mặc dù việc chuẩn bị cho cuộc chiến này đã được bắt đầu vào những năm 1980, song sự hung hăng gia tăng gần đây được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, người được coi là Thái tử đảng trong những năm đầu sự nghiệp, đã bị ấn tượng bởi cách cuộc chiến tranh với Việt Nam năm 1979 đã được sử dụng để củng cố quyền lực trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tập trung được nhiều quyền lực hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào kể từ thời Đặng Tiểu Bình. Ông đang sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để thanh trừng đối thủ chính trị. Được biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ chỉ cầm quyền trong vòng mười năm trước khi rời chính trường. Chỉ trong hai năm trên cương vị Chủ tịch nước, những người ủng hộ Tập Cận Bình đã làm dấy lên khả năng phục hồi vị trí chủ tịch đảng (từng bị bãi bỏ bởi Đặng Tiểu Bình nhằm không để tái hiện một Mao Trạch Đông khác) nhằm giúp Tập Cận Bình có thể tiếp tục cầm quyền từ vị trí đó. Chủ tịch Tập Cận Bình đã trải qua một thời kỳ khắc nghiệt làm cho ông trở nên cứng rắn qua những sự từng trải trong cuộc sống. Ở tuổi 15, ông được gửi đến sống và làm việc với nông dân tại một vùng quê khô cằn sỏi đá sau khi cha của ông bị thanh trừng. Ông sống trong một cái hang. Người chị của ông đã tự vẫn trước sức ép của lực lượng Hồng vệ binh.

 

Nhật Bản

Nhật Bản nhận thấy rằng cuộc chiến tranh này đang được đẩy về phía mình và nước này đang tiếp cận nó với sự tiên lượng trước. Nhật Bản coi cuộc chiến này là không thể tránh khỏi, mặc dù gần đây Thủ tướng Abe đã diễn ra yêu cầu gặp Chủ tịch Tập Cận Bình ở Indonesia. Cuộc gặp đã diễn ra căng thẳng do Chủ tịch Tập Cận Bình muốn hàng chục nghìn người dân đất nước của Thủ tướng Abe phải trả giá. Thủ tướng Abe đã phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ như là một phần của nỗ lực của ông nhằm đảm bảo rằng Mỹ và Nhật Bản sát cánh đối phó và đẩy lùi cuộc tấn công của Trung Quốc.

 

Mỹ

Mỹ tin rằng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ cần phải được duy trì vì an ninh và thịnh vượng toàn cầu, trong đó có thịnh vượng của riêng Mỹ, vì điều đó dựa phần lớn vào thương mại thế giới. Vì vậy đối với Mỹ, cuộc chiến này sẽ xoay quanh việc duy trì sự tiếp cận đối với các lợi ích chung toàn cầu. Quân đội Mỹ đã không cập nhật cho công chúng nước này về tất cả sự chuẩn bị của Trung Quốc đối với chiến tranh, có lẽ bởi vì họ không muốn bị coi là làm leo thang căng thẳng. Tuy nhiên, quân đội Mỹ không còn nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ bắt đầu một cuộc chiến. Vấn đề chưa rõ chỉ là thời điểm. 

Sự hung hăng của Trung Quốc hóa ra lại là may mắn đối với Hải quân Mỹ, một lực lượng trước đó đã thiếu một mối đe dọa đáng tin cậy và phải đối mặt với sự cắt giảm liên tục. Hiện có một xu hướng nhấn mạnh đến tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của đối phương. Người Trung Quốc có thể đã đọc được các báo cáo của Hải quân Mỹ về các hệ thống vũ khí của họ, điều có thể đã làm họ càng củng cố quyết tâm hơn nữa. 

 

Cuộc chiến này sẽ được thực hiện như thế nào

Sẽ có hai chiến trường chính: Biển Hoa Đông ở phía Bắc của Đài Loan và Biển Đông ở phía Tây của Philippines.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku (lần cuối cùng bị Nhật Bản chiếm đóng khoảng 100 năm trước đây) và toàn bộ chuỗi Ryuku từ quần đảo Yaeyama ở cực Nam tới đảo Okinawa ở phía Bắc. Nếu Trung Quốc chiếm được quần đảo Senkaku, nước này cũng đồng thời có thể nắm giữ được quần đảo Yaeyama. Để đạt được điều đó, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ quân sự tại quần đảo Nam Kỷ cách quần đảo Senkaku khoảng 300 km về phía Tây. Căn cứ này có thể tiếp nhiên liệu với 10 đường bay cho trực thăng cất cánh. Điều này cho thấy cuộc tấn công khởi đầu sẽ do trực thăng thực hiện bay vượt trên các tàu tuần duyên của Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku.

Trung Quốc có một hạm đội tàu đánh cá khá lớn và tàu buôn với sức vận chuyển lên tới 70 triệu tấn. Nước này đã sử dụng đội tàu đánh cá của mình để quấy rối lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku và tới tận phía Đông quần đảo Osagawa, trong đó có đảo Iwo Jima. Điều này cho thấy các tàu đánh cá có thể được sử dụng để đổ bộ các lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc nhằm tấn công các căn cứ của Nhật Bản trên một phạm vi rộng, điều được coi là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Những lực lượng này sẽ được sử dụng như vật hiến tế để gây ra tình trạng lộn xộn tối đa nhằm làm nhụt chí lực lượng quốc phòng Nhật Bản. Ở phía Bắc, cách thức của Trung Quốc sẽ là chiếm giữ và cầm cự chống lại sự phản công của Nhật Bản và Mỹ.

Tại Biển Đông, Trung Quốc đang xây dựng 7 pháo đài khổng lồ và một đường băng. Các pháo đài được thiết kế với tháp pháo phòng không đứng ở các góc nhằm giúp mỗi tháp pháo đều có phạm vi hỏa lực ít nhất là 270 độ. Các pháo đài dường như được thiết kế nhằm tấn công trừng phạt với cường độ lớn và cầm cự cho tới khi chúng được giải vây. Trung Quốc sẽ thắng nếu vẫn giữ được các pháo đài này cho tới thời điểm cuối cuộc chiến.

Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bắt đầu cuộc chiến ở phía Nam với các cuộc tấn công nhằm vào các căn cứ của các nước khác trong quần đảo Trường Sa cũng như các căn cứ của Mỹ tại khu vực về phía Đông tới tận đảo Guam. Một cuộc chiến kéo dài sẽ có hại cho Trung Quốc do trên tuyến đường tiếp vận từ đảo Hải Nam tới quần đảo Trường Sa, tàu thuyền và máy bay rất dễ bị tấn công. Việt Nam đã và đang nâng cấp hệ thống radar của mình và nước này hy vọng tất cả các nước tham chiến không phải Trung Quốc sẽ chia sẻ thông tin mục tiêu. Hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm (AWACS) của Mỹ tại Philippines sẽ có thể theo dõi các mục tiêu Trung Quốc được trao đổi từ phía Việt Nam. Singapore nhiều khả năng sẽ vận hành các máy bay F-15 của mình ngoài khơi vịnh Cam Ranh. Máy bay Trung Quốc sẽ ở vào cuối tầm bay khi tới được quần đảo Trường Sa.

Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đã nâng số lượng các căn cứ tại Philippines với mục đích gia tăng sức mạnh tấn công nhằm đánh bật Trung Quốc khỏi các pháo đài mới xây dựng của họ. Một số hệ thống vũ khí của Mỹ như tàu USS Zumwalt có thể sẽ phải được triển khai để đạt được mục tiêu này. 

Trong bức tranh lớn hơn, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ cố gắng để phong tỏa nhau, chủ yếu là bằng lực lượng tàu ngầm của mỗi nước. Hải quân Nhật Bản có chất lượng cao hơn Trung Quốc và rất nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến phong tỏa lẫn nhau này.

Ngành công nghiệp trên toàn châu Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến này. Đặc biệt, ngành công nghiệp Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bị đình trệ nhanh chóng, điều mà cuối cùng sẽ dẫn đến bất ổn xã hội. Cuộc chiến càng kéo dài thì vị thế tương đối của Trung Quốc sẽ càng tồi tệ. Thịt sẽ biến mất khỏi khẩu phần ăn của người Trung Quốc. Đậu tương không bán được sẽ chất đống trong các kho của Mỹ.

Việc loại bỏ các căn cứ của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa sẽ cho phép một giải pháp hòa bình dành cho bất cứ ai cuối cùng cầm quyền ở Trung Quốc. Đây sẽ là một trong những cuộc chiến tranh vô nghĩa, ngu ngốc và hủy diệt nhất trong lịch sử, song đó là những gì đang đến.

David Archibald thuộc Viện Chính trị Thế giới (IWP) tại thủ đô Washington. Bài viết được đăng trên American Thinker.

Văn Cường (gt)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bảy lý do Trung Quốc sẽ phát động một cuộc chiến từ nay tới 2017

  

Đâu là những nguyên nhân chính có thể dẫn đến một cuộc chiến do Trung Quốc phát động? Nhật Bản và Mỹ cần chuẩn bị những gì để đối phó nếu như kịch bản này xảy ra?

 

ve%20phai%20dieu%20hau%20tq.jpg

 

David Archibald thuộc Viện Chính trị Thế giới (IWP) tại thủ đô Washington. Bài viết được đăng trên American Thinker.

Văn Cường (gt)

 

Tóm lại, trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta đã nói đến chiến tranh như là một giải pháp kết thúc "canh bạc cuối cùng". Đây là điều mà mới chỉ những tháng đầu năm nay, chưa có một phương tiện thông tin đại chúng nào nói tới. Những chính khách của các siêu cường vẫn cố gắng dọn giọng để nói chuyện sao cho có vẻ rất tử tế mới nhau, mới chỉ hai ba tháng trước. Cuối năm nay, mọi chuyện sẽ rất căng thẳng. Nhưng chưa đánh nhau. Híc.

Rất tiếc! Bởi vậy không phải ngẫu nhiên lão Gàn ra những thời hạn vào những ngày giỗ Tổ Hùng Vương của văn hóa truyền thống Việt. Bây giờ mọi chuyện chỉ còn trông vào Thượng Đế với quyết định cuối cùng của Ngài.

Qua đó mới thấy rằng: Những gì lão Gàn đã phân tích từ 2008, đến nay cứ y như trong kinh.

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/26661-viet-su-5000-nam-van-de-bien-dong/page-2

 

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sẽ có 18 tháng “gây hấn” với Mỹ trên Biển Đông

Thứ Sáu, 22/05/2015 - 21:00
 

Financial Review nhận định từ giờ đến khi Mỹ có Tổng thống mới là khoảng thời gian Bắc Kinh tận dụng để thử thách Washington trên Biển Đông.

 >> “Xích tử thần” ở biển Đông của Trung Quốc sẽ chết yểu
 >> Trung Quốc giận dữ nói Mỹ hành động nguy hiểm ở Biển Đông

 

Ernest Bower cố vấn cao cấp về Biển Đông tại Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế (CSIS) ở Washington nói : “Đây là khoảng thời gian họ có thể thử coi lấy được bao nhiêu đất ngoài biển. Tính toán của Trung Quốc là “chơi rắn” với Mỹ trong 18 tháng tới”.
 
dao_FFCH22-5-2e081.jpg
Trung Quốc nạo vét, xây đảo trái phép ở khu vực Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
 

Trang Oriental Daily, Hong Kong 21/5 đưa tin Trung Quốc đang muốn tạo ra một “phiên bản Maldives” tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Để thúc đẩy du lịch địa phương, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng hàng loạt công trình trên một số đảo và rạn san hô trên nhóm đảo Crescent, ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tân Hoa Xã ngày 22/5 đăng bình luận lên tiếng kêu gọi Mỹ ngừng các hoạt động tuần tra giám sát ở khu vực Biển Đông. Bài bình luận của Tân Hoa Xã lên án tuyên bố của hải quân Mỹ sẽ tiếp tục các chuyến bay tuần tra trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông sau khi Trung Quốc hôm 20/5, 8 lần phát tín hiệu cảnh báo xua đuổi một chiếc máy bay tuần tra của Mỹ gần đảo nhân tạo Bắc Kinh xây dựng bất hợp pháp ở gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam)

Hải quân Mỹ cũng cho công bố các đoạn video và hội thoại với lực lượng quân sự Trung Quốc trong quá trình thực hiện chuyến bay tuần tra ngày 20/5.

Một số chuyên gia an ninh đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ xảy ra đụng độ, đặc biệt là sau khi một quan chức Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đang cân nhắc việc điều động máy bay và tàu tuần tra đến Biển Đông để khẳng định quyền tự do hàng hải xung quanh các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.

Tuy nhiên, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Nam Á Daniel Russel khẳng định trong một cuộc họp báo ở Washington rằng, các chuyến bay tuần tra của Mỹ là “hoàn toàn phù hợp” với quy định trong nước và quốc tế, rằng lực lượng hải quân Mỹ sẽ “tiếp tục thực hiện đầy đủ” quyền tự do ở vùng biển và không phận quốc tế./.

Theo Ngân Giang/VOV.VN/Tân Hoa Xã...
================================
Financial Review nhận định từ giờ đến khi Mỹ có Tổng thống mới là khoảng thời gian Bắc Kinh tận dụng để thử thách Washington trên Biển Đông.

 

Ernest Bower cố vấn cao cấp về Biển Đông tại Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế (CSIS) ở Washington nói : “Đây là khoảng thời gian họ có thể thử coi lấy được bao nhiêu đất ngoài biển. Tính toán của Trung Quốc là “chơi rắn” với Mỹ trong 18 tháng tới”.

 

 Bằng cách lợi dụng thời gian còn lại cuối nhiệm kỳ của Tổng Thống Hoa Kỳ Obama, Bắc Kinh cho rằng Hoa Kỳ sẽ không dám động thủ và tranh thủ làm chuyện đã rồi. Những chuyên viên chiến lược cao cấp của Hoa Kỳ đã nhận xét như vậy. Nhận xét này có đúng hay không về phía ý đồ của Trung Quốc, thì tạm thời chưa bàn vội. Nhưng chí ít nó phản ánh hai điều wan trọng có thể phân tích sau đây:

1/ Nó thể hiện ngài Tổng Thống Hoa Kỳ Obama nhu nhược trước một quyết định cần có một hành động kiên quyết để bảo vệ ngôi vị thống trị của Hoa Kỳ. Cho nên Bắc Kinh mới lợi dụng thời gian còn lại trong nhiệm kỳ TT của ngài Obmama để gây sức ép trên biển Đông.

2/ Nếu ngài Obama không thể hiện sự cương quyết của Hoa Kỳ - và Bắc Kinh xây dựng xong các đảo chiếm đóng trái phép trên biển Đông thì nó sẽ xác định sự nhượng bộ của chính Hoa Kỳ đối với mưu đồ của Trung Quốc trong việc chiếm biển Đông thành sân nhà. Đây sẽ là một dấu ấn đầu tiên của việc thể hiện Hoa Kỳ không phải ứng cử viên bá chủ thế giới và Thượng Đế đã quyết định như vậy. Tất nhiên, tiếp theo sự thiếu kiên quyết này sẽ là những giá trị Mỹ sẽ sụp đổ trong tâm thức của toàn thế giới.

Đây là thời điểm quyết định thế giới này, nền văn minh này sẽ tiếp tục phát triển như thế nào, trong tương lai hội nhập toàn cầu. Vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ có ghi dấu ấn trong lịch sử nước Mỹ và cả thế giới hay không, hay chỉ là một sự may mắn của số phận dành riêng cho ngài Obama được sắp xếp trên cương vị tổng thống Hoa Kỳ, để rồi ngài đưa nước Mỹ trở về những năm 30 của thế kỷ trước?

Tất nhiên, theo chiều ngược lại, nếu Tổng Thống Obama cương quyết với sức mạnh Hoa Kỳ, thì thế giới này sẽ phải lựa chọn hai khả năng kết thúc của "Canh bạc cuối cùng", là chiến tranh hay sự sụp đổ của một trong hai siêu cường? Tất nhiên, điều này sẽ lệ thuộc vào sức mạnh tổng hợp của họ.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Trung Quốc sẽ có 18 tháng “gây hấn” với Mỹ trên Biển Đông

Thứ Sáu, 22/05/2015 - 21:00
 

Financial Review nhận định từ giờ đến khi Mỹ có Tổng thống mới là khoảng thời gian Bắc Kinh tận dụng để thử thách Washington trên Biển Đông.

.........

Theo Ngân Giang/VOV.VN/Tân Hoa Xã...
================================

 

Bằng cách lợi dụng thời gian còn lại cuối nhiệm kỳ của Tổng Thống Hoa Kỳ Obama, Bắc Kinh cho rằng Hoa Kỳ sẽ không dám động thủ và tranh thủ làm chuyện đã rồi. Những chuyên viên chiến lược cao cấp của Hoa Kỳ đã nhận xét như vậy. Nhận xét này có đúng hay không về phía ý đồ của Trung Quốc, thì tạm thời chưa bàn vội. Nhưng chí ít nó phản ánh hai điều wan trọng có thể phân tích sau đây:

1/ Nó thể hiện ngài Tổng Thống Hoa Kỳ Obama nhu nhược trước một quyết định cần có một hành động kiên quyết để bảo vệ ngôi vị thống trị của Hoa Kỳ. Cho nên Bắc Kinh mới lợi dụng thời gian còn lại trong nhiệm kỳ TT của ngài Obmama để gây sức ép trên biển Đông.

2/ Nếu ngài Obama không thể hiện sự cương quyết của Hoa Kỳ - và Bắc Kinh xây dựng xong các đảo chiếm đóng trái phép trên biển Đông thì nó sẽ xác định sự nhượng bộ của chính Hoa Kỳ đối với mưu đồ của Trung Quốc trong việc chiếm biển Đông thành sân nhà. Đây sẽ là một dấu ấn đầu tiên của việc thể hiện Hoa Kỳ không phải ứng cử viên bá chủ thế giới và Thượng Đế đã quyết định như vậy. Tất nhiên, tiếp theo sự thiếu kiên quyết này sẽ là những giá trị Mỹ sẽ sụp đổ trong tâm thức của toàn thế giới.

Đây là thời điểm quyết định thế giới này, nền văn minh này sẽ tiếp tục phát triển như thế nào, trong tương lai hội nhập toàn cầu. Vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ có ghi dấu ấn trong lịch sử nước Mỹ và cả thế giới hay không, hay chỉ là một sự may mắn của số phận dành riêng cho ngài Obama được sắp xếp trên cương vị tổng thống Hoa Kỳ, để rồi ngài đưa nước Mỹ trở về những năm 30 của thế kỷ trước?

Tất nhiên, theo chiều ngược lại, nếu Tổng Thống Obama cương quyết với sức mạnh Hoa Kỳ, thì thế giới này sẽ phải lựa chọn hai khả năng kết thúc của "Canh bạc cuối cùng", là chiến tranh hay sự sụp đổ của một trong hai siêu cường? Tất nhiên, điều này sẽ lệ thuộc vào sức mạnh tổng hợp của họ.

 

 

 

Mỹ có quyền bay qua Biển Đông

Thứ Bẩy, 23/05/2015 - 16:03
 

Dân trí Mỹ có quyền bay qua Biển Đông và có các tàu thương mại và hải quân trong khu vực, nơi được xem là vùng biển quốc tế, cựu Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Nicholas Burns tuyên bố, nói thêm rằng "chúng ta không thể ở trong tình huống nơi Trung Quốc tin rằng họ sở hữu mọi thứ".

 

2-f81d0.jpg

Trung Quốc đang ồ ạt xây dựng 7 đảo nhân tạo ở Biển Đông (Ảnh: Hải quân Mỹ)

 

ây là một vấn đề lớn đối với Mỹ, và nhiều nước khác cũng gặp vấn đề tương tự với Trung Quốc", ông Nicholas Burns, Thứ trưởng ngoại giao thời Tổng thống George W. Bush, cho biết với đài CNN. "Đó là vùng biển và không phận quốc tế. Trung Quốc không sở hữu chúng".

Ngày 20/5, hải quân Trung Quốc đã 8 lần cảnh báo một máy bay do thám Mỹ khi nó bay qua một loạt đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở Biển Đông.

Lầu Năm Góc và các đồng minh khu vực gần Trung Quốc xem sự bồi đắp đó là đáng báo động. Lầu Năm Góc đã yêu cầu thực hiện các chuyến bay do thám để khẳng định rằng Mỹ không công nhận các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với khu vực.

Cựu Phó giám đốc CIA Michael Morell cho rằng cuộc đối đầu đó hôm 20/5 cho thấy có nguy cỡ Mỹ và Trung Quốc có thể lâm vào chiến tranh.

Tuy nhiên, ông Burn nói ông không tin có khả năng cao về xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc, vì Bắc Kinh rất "nể" khả năng của hải quân và không quân Trung Quốc.

Nhưng ông Burns cho hay Trung Quốc đang muốn nói rằng khi họ xây dựng các đảo nhân tạo và "có sở hữu trong tay là nắm 9/10 luật pháp thì họ sẽ giành lấy nó dù không phải sở hữu của họ".
 
1-d091a.jpg
Cựu Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Nicholas Burns. (Ảnh: Abo)
 

Vấn đề của điều đó, và tham vọng thống trị của Trung Quốc tại Đông Á, là Mỹ vốn là lực lượng quân sự nổi bật trong khu vực kể từ khi Thế chiến II kết thúc.

"Chúng ta có các liên minh tại đó, và tất cả các nước này - các quốc gia Đông Nam Á - họ nhỏ hơn Trung Quốc và không thể cạnh tranh về mặt quân sự, vì vậy họ muốn phần còn lại của thế giới ủng hộ lợi ích hợp pháp của họ", ông Burns nói.

Theo ông Burn, "Mỹ không cố gắng làm trọng tài phân xử ở đây nhưng chúng ta không muốn nhìn thấy một châu Á nơi Trung Quốc sử dụng sức mạnh để ép buộc các láng giềng. Đây không phải là lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc".

Mỹ phải tiếp tục khẳng định quyền di chuyển và bay trong vùng không phận quốc tế, ông Burns nói, và Tổng thống Mỹ Barack Obama cần hối thúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kiểm soát quân đội.

"Chúng ta đã nhìn thấy quân đội Trung Quốc hành động độc lập, và họ đã hung hăng hơn nhiều. Chúng ta đã nhìn thấy các mối đe dọa trong quá khứ và rõ ràng là Bắc Kinh phải có trách nhiệm kiểm soát nền quân đội hung hăng này", ông Burns nhấn mạnh.

Chính phủ Mỹ đã cảnh báo Trung Quốc trong quá khứ, và ông Burns cho hay "chính quyền Obama phải nỗ lực cho Trung Quốc thấy rằng họ sẽ thua lớn nếu xảy ra một cuộc đụng độ".

An Bình

Theo Newsmax

=======================

Một giáo sư đã phát biểu : "Một lý thuyết thống nhất phải giải thích được cả vấn đề tôn giáo và tâm linh".

Ok. Lão Gàn đồng ý với nhận định này và coi như một tiêu chí để thẩm định thuyết Âm Dương Ngũ hành, mà lão xác định rằng: Đây chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Cho nên trong cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", lão đã mô tả toàn bộ Đạo Mẫu với các tín ngưỡng Đông phương liên quan đến học thuyết này và giới thiệu những thành tố căn bản của một số tôn giáo lớn trên thế giới liên hệ với thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành mô tả toàn bộ lịch sử vũ trụ và những quy luật tương tác với khả năng tiên tri. Đấy là nói theo "cơ sở khoa học", còn nói nôm cho nó dễ hiểu và phù hợp với tiêu chí trên, thì nó miêu tả "quyền năng của Thượng Đế". Do đó, chỉ có lý thuyết này - nhân danh nền văn hiến Việt - mới đủ khả năng thỏa mãn tất cả những nhu cầu xã hội trong tương lai của con người.

Những mâu thuẫn trong xã hội loài người - từ chuyện nhỏ như tình duyên dang dở, cho đến chiến tranh hay hòa bình - đều chỉ được giải quyết với khả năng tiên tri - nếu bắt đầu từ sự vinh danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Nhưng! Lạy Chúa lòng lành vô cùng và Đức Ala Vĩ đại  với Đức Phật từ bi. Họ đã không đếm xỉa gì đến điều này và âm mưu xóa sổ nền văn hiến Việt vẫn hiện hữu.

Thượng Đế hãy có một quyết định cuối cùng cho cái thế giới này. Nếu quả là Ngài đã tạo ra một sinh vật thông minh để nhận thức được Ngài (*); hoặc nói theo "cơ sở khoa học" thì những quy luật của vũ trụ sẽ tiếp tục vận hành bởi sức mạnh của nó với khả năng tiên tri.

Lão Gàn cảnh báo rằng: Biển Đông sẽ chỉ là dây dẫn nổ.

=======================

* Trong một tư liệu khoa học, một số nhà khoa học đã nhận định rằng: Vũ trụ đã tạo ra những sinh vật thông minh để có thể nhận thức được nó.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ đối mặt kỷ nguyên mới Trung - Nga?

Chủ Nhật, 24/05/2015 - 07:23
 

Dân trí Trong bối cảnh bị phương Tây cô lập, Mátxcơva đang sở hữu một mối lương duyên Nga-Trung rực rỡ. Hai nước này giờ đây đang tận dụng triệt để những biến động của cục diện thế giới để phục vụ lợi ích của mình.

 
Trung - Nga lợi ích song trùng
Mỹ đã không đánh giá đúng mức hậu quả của việc cô lập Nga và những bước dịch chuyển chiến lược của Nga để phá thế cô lập đó. Ngay cả khi Mỹ đã phát những tín hiệu tích cực qua chuyến đi của Ngoại trưởng John Kerry đến Sochi, để gặp và trao đổi với Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Sergey Lavrov, thì Nga cũng tỏ ra không hào hứng.
 
Chính quyền Putin đã đưa ra thông điệp thờ ơ với Washington thể hiện qua việc chỉ nhận lời thu xếp cuộc gặp của Kerry với Putin vào phút chót. Sau đó, ông Kerry cũng phát biểu rằng các bên không muốn có một “sự đột phá lớn”.
 
Trong khi nỗ lực ngoại giao của Mỹ đạt kết quả rất hạn chế thì các tàu chiến của Nga và Trung Quốc ùn ùn tiến vào Đông Địa Trung Hải để cùng nhau tập trận lần đầu tại đây. Cuộc tập trận chung này chính là một biểu tượng cho liên minh đang được hàn gắn nhanh chóng giữa hai cường quốc quân sự.
 
 dtgfhg-%28Copy%29-6b1b8.png
Tàu chiến Trung Quốc và Nga tập trận tại Địa Trung Hải. (Ảnh: AP)
 
Bắc Kinh vừa đầu tư 9 tỷ USD vào một dự án đường sắt của Nga cùng với hàng chục hiệp định thương mại và song phương thể hiện mối quan tâm chung ở Trung Á.
 
Về phần Nga thì để đáp ứng cơn khát nguồn năng lượng vô đáy của Bắc Kinh và nhu cầu tiền mặt của mình, Nga đã ký một hiệp ước xây dựng một đường ống dẫn khí đốt rất có lợi cho Trung Quốc. Kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước này cũng đã đạt xấp xỉ 100 tỷ USD và sẽ tăng nhanh đến con số 200 tỷ USD.
 
Trung Quốc và Nga vừa ký một hiệp ước không tấn công mạng internet lẫn nhau. Trong khi đó Mỹ và các nước phương Tây vẫn lo chống lại các cuộc tấn công mạng internet từ tin tặc của cả Trung Quốc và Nga. 
 
Trên mặt trận ngoại giao, Bắc Kinh và Mátxcơva đoàn kết với nhau ở Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong những lần bỏ phiếu có thể gây nguy hại đến họ hoặc đồng minh của họ, phong tỏa hoặc phủ quyết các đề xuất nghị quyết của phương Tây và Mỹ về Syria, Ukraine.
 
Nỗ lực vô vọng của Mỹ
 
Ngoại trưởng John Kerry cho biết đã trao đổi với Putin và Lavrov về tình hình Ukraine, về sự hậu thuẫn của Nga với Tổng thống Syria Bashar Assad cũng như với các đồng minh khác trên khắp thế giới. Tuy vậy, ông Kerry đã không đạt được mục đích nào, kể cả trong chủ đề Nga bán hệ thống tên lửa phòng thủ S-300 cho Iran.Với thực tế cuộc gặp đó, khó có thể xác định bên nào là bên bị cô lập.
 
Ngay trong lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày chiến thắng ở Mátxcơva, nếu người ta không thấy các nhà lãnh đạo phương Tây thì thay vào đó là hình ảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngồi cạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin tại vị trí trang trọng nhất. Với hình ảnh này, ông Tập đã nâng mức quan hệ đồng minh Trung - Nga lên tầm cao nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
 
fhgjhf-%28Copy%29-6b1b8.png
Tập Cận Bình và Putin trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ. (Ảnh: RT)
 
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã biết cách làm thế nào để khai thác sự căng thẳng trong quan hệ Trung-Xô và lấy đi của Liên Xô một trong những đồng minh tư tưởng lớn nhất. Nhưng đó là thời kỳ mà Mỹ triển khai quân sự khắp thế giới để đối phó với Liên Xô và chủ nghĩa Cộng sản. 
 
Ngày nay, tình hình đã khác hoàn toàn khi chủ nghĩa cộng sản ở Nga và Đông Âu không còn nữa và các khái niệm chính trị đã thay đổi rất nhiều cũng như lợi ích quốc gia đã được xác định lại. Lúc này Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea và hàng loạt diễn biến mới ở Biển Đông.
 
Trong khi ông Obama còn phải tranh cãi với đảng Cộng hòa ở Quốc hội Mỹ về thỏa thuận thương mại TPP thì ông Putin đã xây dựng trụ cột thực sự của mình ở châu Á. Một trụ cột tương tự của nước Mỹ vẫn còn chưa hình thành trên thực tế và thậm chí Mỹ còn đang mất dần các đồng minh ở Trung Đông và châu Á.
 
Dù liên minh Trung Quốc - Nga được cho là sẽ không mang lại những điều tốt đẹp do hàng loạt căng thẳng trong quan hệ quốc tế liên quan trực tiếp đến Bắc Kinh và Mátxcơva thì một số học giả gần đây đã đề cập đến một thế kỷ mới Trung-Nga.
 
Uyên Châu
Theo NYP
======================
Ơ! Thế thì ra là Kỷ nguyên Trung Nga mới bắt đầu à? Zdậy mà lão Gàn cứ tưởng nó chấm dứt từ năm 1972 rồi chứ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Mỹ đang chuyển từ nói sang hành động về vấn đề Biển Đông ?
19/05/2015 10:15
 

(TNO) Mỹ bắt đầu có những hành động thực sự để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, trang tin Duowei của người Trung Quốc ở nước ngoài, có trụ sở tại Mỹ, bình luận trong bài viết ngày 18.5.

 

download_spva.jpg?width=500

Tàu sân bay USS George Washington và khu trục hạm lớp Arleigh Burke, chiếc USS McCampbell

tại quân cảng Busan (Hàn Quốc) - Ảnh: Reuters

 

Hoàng Uy

===================

 

Duowei nhận định Mỹ trong một thời gian dài đã có những “chiêu thức” để ngăn cản Trung Quốc tại Biển Đông. Mặc dù Mỹ tuyên bố không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền trong khu vực, nhưng rõ ràng cường quốc này đang cố bảo vệ quyền lợi của mình thông qua các hành động can thiệp gián tiếp được "ngụy trang" bằng việc hậu thuẫn cho các quốc gia đang có tranh chấp với Bắc Kinh, Duowei bình luận.

 

Điếu mựa! Ngu thì chết con ạ! Cái này lão Gàn nói dồi. Lão Gàn bảo cho mà biết rằng: Ngay cả khi súng nổ đì đùng, tomahok bay như mưa thì Hoa Kỳ vẫn có thể tuyên bố: "Nước Mỹ không đứng về phe nào trong tranh chấp bể Đông". Hiểu không? Nước Mỹ sẽ chẳng bao giờ tuyên bố đảo Sô cô bô khỉ gió gì đó của Phi Luật Tân, cũng chẳng bao giờ phát biểu đảo Ba Bình là của Đài Loan....Hiểu không? Như thế là không đứng về phe nào trong tranh chấp ở bể Đông. Hiểu không? Còn chuyện bụp là vẫn bụp, vì bảo vệ tự do hàng hải. Hiểu không? Nhìn cái mặt ục một đống, biết ngay là điếu hiểu cái con mẹ gì cả.

 Nước Mỹ phải ngậm ngùi bỏ Afganixtan và Iraq, không phải kéo đến bể Đông để ăn cá thu kho riềng và nhập khẩu nước mắm Phan Thiết giá rẻ. Ngu thì chết con ạ.

Năm nay thì chưa bụp đâu, dù mọi việc căng như dây đàn. Tại sao lại chưa bụp năm nay? Cái này thì  "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ..."

 

 

 

 

MỸ SẼ TRANH ĐẤU KHÔNG DO DỰ CHO QUYỀN TỰ DO HÀNG HẢI.

24/05/2015 10:25 GMT+7

 

TT - Bất chấp phản ứng dữ dội từ phía Trung Quốc, quân đội Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục triển khai các chuyến bay tuần tra hằng ngày gần khu vực Bắc Kinh xây đảo nhân tạo trái phép và sẽ điều tàu chiến đến đây.

19f64c11.jpg

Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên biển Đông - Ảnh: Bộ Quốc phòng Philippines

Theo báo New York Times, sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lên tiếng cảnh báo các chuyến bay tuần tra của Mỹ là “vô trách nhiệm và nguy hiểm”, sĩ quan chỉ huy William Marks, đại diện truyền thông hải quân Mỹ, tuyên bố Bộ Quốc phòng hoàn toàn không có ý định dừng các chuyến bay tuần tra hằng ngày.

Ông Marks mô tả Trung Quốc đang xây đảo quá nhanh không thể tưởng tượng được và Mỹ “có quyền tự do hàng không trên vùng không phận quốc tế”.

Một quan chức Lầu Năm Góc giải thích việc mời phóng viên Đài CNN lên máy bay P-8 Poseidon tới biển Đông để dư luận Mỹ, châu Á và thế giới hiểu rõ mối đe dọa mà các đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc gây ra đối với tự do hàng hải và hàng không.

Nhà phân tích Mira Rapp Hooper của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế đánh giá đây là nỗ lực minh bạch của Mỹ để chứng minh những cản trở và nguy hiểm của các đảo nhân tạo này.

 

vùng tranh chấp trên biển Đông, Mỹ không bênh vực tuyên bố chủ quyền của quốc gia này trước quốc gia kia, nhưng chúng ta sẽ tranh đấu không do dự cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp và quyền tự do hàng hải, những nguyên tắc hiện đang bị thách thức bởi những hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden

 

Mỹ sẽ điều tàu khu trục

Tương tự, giáo sư chính trị Andrew L. Oros của Trường Washington nhận định: “Chuyến bay của hải quân Mỹ là một phản ứng có tính toán, là thông điệp gửi đến Trung Quốc rằng cả thế giới đang quan sát tình hình biển Đông. Bởi Bắc Kinh xây đảo tại địa điểm không ai công nhận là của họ. Chúng ta phải chống lại quan điểm của Trung Quốc rằng họ có quyền thực hiện các hành vi đơn phương dù bị cả thế giới phản đối”.

Trong thời gian qua, dư luận cả thế giới đều lo ngại Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo này. Nhiều chuyên gia cho rằng Bắc Kinh sẽ triển khai hàng loạt vũ khí để biến các đảo này thành những “tàu sân bay” hoạt động 24/7. 

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden cũng vừa lên tiếng cho rằng các hành động của Trung Quốc “đang đe dọa tự do hàng hải trên biển Đông”.

Ngày 22-5, phát biểu trước các thiếu sinh quân vừa tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ, Phó tổng thống Joe Biden nói rằng chính sách đối ngoại của Mỹ hướng tới sự cân bằng ở vùng châu Á - Thái Bình Dương và nhiều học viên tốt nghiệp sẽ tới đó để “bảo vệ hòa bình”.

Báo New York Times còn dẫn lời một quan chức khác của Lầu Năm Góc tiết lộ quân đội Mỹ đang thảo luận kế hoạch tăng cường sự hiện diện của hải quân ở gần các đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc trên biển Đông. Hải quân Mỹ có thể triển khai tàu hộ vệ tên lửa, tàu khu trục và tàu chiến gần bờ cỡ nhỏ để tuần tra khu vực này.

 

Không mời Trung Quốc tập trận chung

Nhìn chung, kế hoạch tuần tra biển Đông của Bộ Quốc phòng Mỹ với tàu chiến và máy bay được nhiều nghị sĩ và giới truyền thông ủng hộ. Theo báo Wall Street Journal (WSJ), mới đây hai thượng nghị sĩ John McCain và Jack Reed, thành viên Ủy ban Quân vụ thượng viện, đã gửi thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, đề nghị Lầu Năm Góc hủy lời mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm 2016 để phản đối các hành vi khiêu khích của Bắc Kinh trên biển Đông.

“Chúng tôi cho rằng lời mời này là sai lầm. Do Trung Quốc có hành vi khiêu khích trên biển Đông, chính phủ cần xem xét trừng phạt các hành xử gây bất ổn của Bắc Kinh” - ông McCain và ông Reed viết trong thư. Hai thượng nghị sĩ nhấn mạnh Bắc Kinh “đang tìm cách kiểm soát cả biển Đông và biển Hoa Đông bằng hàng loạt chiêu thức bắt nạt và gây sức ép”.

Trước đó, nhiều quan chức quân sự Mỹ cũng lo ngại Trung Quốc, khi dự RIMPAC, có thể sẽ quan sát để đánh cắp các công nghệ quốc phòng nhạy cảm của Mỹ.

Mới đây, báo WSJ cũng đánh giá Mỹ hành động hoàn toàn đúng khi cản trở Trung Quốc đòi chủ quyền trái phép trên biển Đông.

Báo này khẳng định trong nhiều năm qua các nước đã nỗ lực dùng biện pháp ngoại giao để thuyết phục Bắc Kinh ngừng gây hấn nhưng hoàn toàn vô hiệu.

“Mỹ càng chậm cản trở Trung Quốc đòi chủ quyền ở biển Đông thì Bắc Kinh sẽ càng hung hăng” - báo WSJ của Mỹ nhận định.

Philippines tiếp tục tuần tra trên biển Đông

85f91617.jpg

Đơn vị chống khủng bố của lực lượng tuần duyên Philippines trong lần tập trận phối hợp với Nhật Bản ở vùng vịnh Manila ngày 6-5 - Ảnh: Reuters

Theo báo Inquirer, Chính phủ Philippines tuyên bố sẽ tiếp tục tuần tra trên biển và trên không ở biển Đông bất chấp những lời đe dọa của Trung Quốc. Ông Herminio Coloma, đại diện chính quyền Manila, cho biết: “Quan điểm của chúng tôi về tự do hàng hải và hàng không là không thay đổi. Chúng tôi sẽ khẳng định quan điểm của mình theo đúng luật pháp quốc tế”.

HIẾU TRUNG

==========================

Thấy chưa? Lão Gàn đã phát biểu thì là mà là cứ phải từ đúng trở lên đến.....còn lâu mới sai. Hì.

Lão đã bảo rằng thì là mà rằng: ngay cả khi tomahok bay zdù zdù thì Hoa Kỳ vưỡn cứ tiên bố :"không đứng về phe nào trên biển Đông. Mà là bảo zdệ tự do hàng hải". Vậy đó.

Bi wờ ngài Phó tổng thống Hoa Kỳ cũng nói....y choang Lão Gàn. Hì.

vùng tranh chấp trên biển Đông, Mỹ không bênh vực tuyên bố chủ quyền của quốc gia này trước quốc gia kia, nhưng chúng ta sẽ tranh đấu không do dự cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp và quyền tự do hàng hải, những nguyên tắc hiện đang bị thách thức bởi những hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bi wờ ngài Phó tổng thống Hoa Kỳ cũng nói....y choang Lão Gàn. Hì.

 

Cái ông Joe  này chắc lại vào diễn đàn ngó chộm rồi, ai lại phát biểu giống hệt cụ Thiên Sứ vậy chứ? :D :D :D

Share this post


Link to post
Share on other sites
ê ê ê Hoàn cầu võ mồm kêu keng keng kìa... sử dụng đủ mọi chiêu trò nhể? kinh vãi.
 
Hoàn Cầu: Nếu khai chiến với Trung Quốc, Mỹ “tự đào huyệt chôn mình”
 
(Quốc tế) - Với việc Lầu Năm Góc xúc tiến kế hoạch đưa quân đội vào Biển Đông, đặc biệt là sau căng thẳng hôm 20/5, Thời báo Hoàn Cầu đã đáp trả gay gắt rằng Mỹ “đang tự đào huyệt cho mình”.

 

CNN cho hay, máy bay do thám P8-A Poseidon của Mỹ đã bị Trung Quốc cảnh cáo 8 lần khi thực hiện nhiệm vụ trên Biển Đông hôm 20/5.

 

tau-chien121.jpg

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc (Ảnh minh họa)

 

Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cho biết đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc cho phép truyền thông đi theo máy bay và chỉ trích “cũng là lần đầu Mỹ công bố video hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc và ghi âm phía Trung Quốc thách thức Mỹ”.

Theo Hoàn Cầu, mục đích của Bộ quốc phòng Mỹ chính là để “tuyên truyền, nói xấu Trung Quốc”.

Bắc Kinh hôm 21/5 vẫn ngang ngược tuyên bố rằng “có chủ quyền với quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam) và vùng cận hải, do đó có quyền giám sát vùng trời và vùng biển”.

Giới quan sát đều nhận định, vụ Trung Quốc “gầm ghè” với máy bay Mỹ hôm 20/5 cho thấy căng thẳng ở Biển Đông đang leo thang.

Hồi tuần trước, tàu tác chiến ven biển hiện đại của Mỹ USS Fort Worth cũng vừa hoàn thành nhiệm vụ tuần tra bảo đảm “tự do hàng hải” trên Biển Đông.

Nếu Bắc Kinh ngày càng hung hăng trong việc khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” (trên Biển Đông-PV) thì việc đối đầu là có khả năng, đặc biệt với các tàu và máy bay quân sự Philippines. Bắc Kinh cũng sẽ sử dụng các chiến thuật đối đầu bằng cách sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển dân sự và các tàu khác để cản trở bằng biện pháp bạo lực hoặc đâm các tàu nước ngoài. Tần suất và quy mô của các cuộc đối đầu bạo lực này chắc chắn sẽ làm gia tăng nguy cơ về tính toán sai hoặc rủi ro. Nhưng hiện tại, tình hình chưa đến mức này.

 

Hoàn Cầu: Mỹ đang tự đào huyệt trong “trò chơi chí mạng”

Học giả Zack Cooper thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Hoa Kỳ (CSIS) ẩn dụ về tình hình chính trị ở Washington xoay quanh vấn đề Biển Đông – “Mùa hè đã tới ở Washington, nhiệt độ đã tăng dần song bóng dáng những cơn bão vẫn còn đó”.

Trong khi đó, học giả Trung Quốc về quan hệ quốc tế thuộc Học viện ngoại giao Lý Hải Đông trả lời phỏng vấn của Hoàn Cầu cho hay, chính quân đội Mỹ đã “mượn tay” hãng tin CNN để gửi thông điệp tới Bắc Kinh.

Thứ nhất, Mỹ muốn chủ đề của Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) sắp diễn ra sẽ tập trung vào vấn đề an ninh trên Biển Đông. Thứ hai, sự kiện hôm 20/5 đã phản ánh dấu hiệu cho thấy chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đang thực sự chuyển biến theo hướng cứng rắn.

Thượng nghị sĩ Ben Cardin thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ mới đây đã tuyên bố kế hoạch đưa quân đội Mỹ vào tuần tra tại hải vực 12 hải lý của các đảo đá mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Biển Đông “là bước tích cực” giúp bảo vệ tuyến mậu dịch trọng yếu ở khu vực.

Theo Hoàn Cầu, vấn đề Biển Đông hiện đã trở thành một vấn đề nghị sự quan trọng của cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ.

Ứng cử viên gốc Cuba của đảng Cộng Hòa chạy đua vào Nhà Trắng Marco Rubio hồi tuần trước tuyên bố – “Mỹ cần phải tỏ thái độ cứng rắn hơn nữa đối với Bắc Kinh, bao gồm vấn đề Biển Đông”.

 

 

hoan-cau-neu-khai-chien-voi-tq-my-tu-dao

Chuyên viên Viện nghiên cứu Hudson (Mỹ)

 

Cuộc chiến “nóng” tiếp theo của Mỹ rất có thể sẽ không xảy ra ở Trung Đông như nhiều người dự đoán, cũng sẽ không phát sinh ở Ukraine. Khả năng lớn nhất “chiến trường mới” của Mỹ chính là ở các đảo, đá trên Thái Bình Dương.

Ông Herman cho biết hôm 20/5 – “Cảnh tượng ‘tàu chiến Trung-Mỹ bao vây lẫn nhau, máy bay chiến đấu ‘quần’ trên bầu trời’ không phải là cách để Mỹ trở lại châu Á-Thái Bình Dương mà Tổng thống Barack Obama đã hứa hẹn.”

 

 

Trước đó, hôm 17/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tuyên bố trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Bắc Kinh rằng – “Thái Bình Dương đủ lớn cho cả Trung Quốc và Mỹ”.
 

 

hoan-cau-neu-khai-chien-voi-tq-my-tu-dao

Cựu Giám đốc CIA

Nguy cơ xảy ra chiến tranh Mỹ -Trung là hoàn toàn có thể, trong thời điểm Mỹ tuyên bố điều tàu và máy bay do thám tới giám sát tại Biển Đông, còn Trung Quốc không ngừng thực hiện âm mưu bành trướng của mình.

 

 

Hoàn Cầu bình luận, động thái “leo thang căng thẳng của Mỹ ở Biển Đông” có thể dẫn tới xung đột giữa 2 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, và hệ quả tất yếu là toàn bộ nền kinh tế cũng như an ninh thế giới sẽ bị ảnh hưởng.

Tờ The Strait Times của Singapore thì phân tích, dù không thể loại trừ khả năng xung đột quân sự Trung-Mỹ, nhưng đây là tình huống “ít có khả năng xảy ra nhất”. Tờ này nhận định Nhà Trắng có thể sẽ phủ quyết kế hoạch tiến quân vào hải vực 12 hải lý của Lầu Năm Góc.

 

 
hoan-cau-neu-khai-chien-voi-tq-my-tu-dao

CHUYÊN GIA AN NINH QUỐC PHÒNG CHÂU Á

KYLE MIZOKAMI

Trong trường hợp có giao tranh trên Biển Đông, hệ thống phòng ngự của Trung Quốc sẽ không trụ nổi quá vài giờ đồng hồ.

 

 

 

Thời báo Hoàn Cầu huyênh hoang tuyên bố, Mỹ không thể xem thường các khí tài quân sự của Trung Quốc và khẳng định “hơn một nửa không lực Trung Quốc đặt tại các khu vực núi và sẵn sàng chế ngự nếu Mỹ có ý định ra tay trước”.

Cũng theo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã phát triển “sát thủ tàu sân bay” là tên lửa Dongfeng 21D và “về lý thuyết, 5 quả tên lửa Dongfeng có đủ khả năng đánh chìm một hạm đội Mỹ”.

Những hành động gần đây của Mỹ đối với Trung Quốc thực ra là tâm lý chiến. Mục đích của Washington là đe dọa khiến Bắc Kinh sợ hãi. Nhưng nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông thì Mỹ mới là bên gặp khó khăn bởi khu vực này quá gần Trung Quốc và lại quá xa nước Mỹ. Trong khi đó, Mỹ không có nhiều lực lượng “thực sự biết đánh trận”; điều này có thể khiến Mỹ chẳng những không củng cố được địa vị “bá chủ thế giới” – vốn là mục tiêu chính của họ khi gây hấn với Trung Quốc – mà ngược lại sẽ khiến Mỹ thất bại nhanh hơn.

Cách Mỹ khiến Trung Quốc “hết đường bao biện” trên Biển Đông

(Theo Tri Thức)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài của Phamhung đưa lên không đầy đủ bằng bài này. Cho nên lão Gàn đưa bài này lên và khi nào rách việc thì sẽ tham gia bình lựng. Hì.

========================

Hoàn Cầu:
Nếu khai chiến với TQ, Mỹ "tự đào huyệt chôn mình"

Hải Võ

24/05/2015 13:50

 

Với việc Lầu Năm Góc xúc tiến kế hoạch đưa quân đội vào Biển Đông, đặc biệt là sau căng thẳng hôm 20/5, Thời báo Hoàn Cầu đã đáp trả gay gắt rằng Mỹ "đang tự đào huyệt cho mình".
 

china-cv-16-liaoning-aircraft-carrier-pl

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc (Ảnh minh họa)

 

CNN cho hay, máy bay do thám P8-A Poseidon của Mỹ đã bị Trung Quốc cảnh cáo 8 lần khi thực hiện nhiệm vụ trên Biển Đông hôm 20/5.

Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cho biết đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc cho phép truyền thông đi theo máy bay và chỉ trích "cũng là lần đầu Mỹ công bố video hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc và ghi âm phía Trung Quốc thách thức Mỹ".

Theo Hoàn Cầu, mục đích của Bộ quốc phòng Mỹ chính là để "tuyên truyền, nói xấu Trung Quốc".

Bắc Kinh hôm 21/5 vẫn ngang ngược tuyên bố rằng "có chủ quyền với quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam) và vùng cận hải, do đó có quyền giám sát vùng trời và vùng biển".

Giới quan sát đều nhận định, vụ Trung Quốc "gầm ghè" với máy bay Mỹ hôm 20/5 cho thấy căng thẳng ở Biển Đông đang leo thang.Hồi tuần trước, tàu tác chiến ven biển hiện đại của Mỹ USS Fort Worth cũng vừa hoàn thành nhiệm vụ tuần tra bảo đảm "tự do hàng hải" trên Biển Đông.

 

 

hoan-cau-neu-khai-chien-voi-tq-my-tu-dao
Giáo sư Học viện quốc phòng Australia
Carl Thayer
Nếu Bắc Kinh ngày càng hung hăng trong việc khẳng định "chủ quyền không thể tranh cãi" (trên Biển Đông-PV) thì việc đối đầu là có khả năng, đặc biệt với các tàu và máy bay quân sự Philippines. Bắc Kinh cũng sẽ sử dụng các chiến thuật đối đầu bằng cách sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển dân sự và các tàu khác để cản trở bằng biện pháp bạo lực hoặc đâm các tàu nước ngoài. Tần suất và quy mô của các cuộc đối đầu bạo lực này chắc chắn sẽ làm gia tăng nguy cơ về tính toán sai hoặc rủi ro. Nhưng hiện tại, tình hình chưa đến mức này.

 

 

 

Hoàn Cầu: Mỹ đang tự đào huyệt trong "trò chơi chí mạng"

Học giả Zack Cooper thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Hoa Kỳ (CSIS) ẩn dụ về tình hình chính trị ở Washington xoay quanh vấn đề Biển Đông - "Mùa hè đã tới ở Washington, nhiệt độ đã tăng dần song bóng dáng những cơn bão vẫn còn đó".

Trong khi đó, học giả Trung Quốc về quan hệ quốc tế thuộc Học viện ngoại giao Lý Hải Đông trả lời phỏng vấn của Hoàn Cầu cho hay, chính quân đội Mỹ đã "mượn tay" hãng tin CNN để gửi thông điệp tới Bắc Kinh.

 

 
hoan-cau-neu-khai-chien-voi-tq-my-tu-dao
Giáo sư HV Ngoại giao Trung Quốc
Lý Hải Đông
Thứ nhất, Mỹ muốn chủ đề của Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) sắp diễn ra sẽ tập trung vào vấn đề an ninh trên Biển Đông. Thứ hai, sự kiện hôm 20/5 đã phản ánh dấu hiệu cho thấy chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đang thực sự chuyển biến theo hướng cứng rắn.

 

 

 

Thượng nghị sĩ Ben Cardin thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ mới đây đã tuyên bố kế hoạch đưa quân đội Mỹ vào tuần tra tại hải vực 12 hải lý của các đảo đá mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Biển Đông "là bước tích cực" giúp bảo vệ tuyến mậu dịch trọng yếu ở khu vực.

Theo Hoàn Cầu, vấn đề Biển Đông hiện đã trở thành một vấn đề nghị sự quan trọng của cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ.Ứng cử viên gốc Cuba của đảng Cộng Hòa chạy đua vào Nhà Trắng Marco Rubio hồi tuần trước tuyên bố - "Mỹ cần phải tỏ thái độ cứng rắn hơn nữa đối với Bắc Kinh, bao gồm vấn đề Biển Đông".

 

 

hoan-cau-neu-khai-chien-voi-tq-my-tu-dao
Chuyên viên Viện nghiên cứu Hudson (Mỹ)
Arthur Herman
Cuộc chiến "nóng" tiếp theo của Mỹ rất có thể sẽ không xảy ra ở Trung Đông như nhiều người dự đoán, cũng sẽ không phát sinh ở Ukraine. Khả năng lớn nhất "chiến trường mới" của Mỹ chính là ở các đảo, đá trên Thái Bình Dương.

 

 

Ông Herman cho biết hôm 20/5 - "Cảnh tượng 'tàu chiến Trung-Mỹ bao vây lẫn nhau, máy bay chiến đấu 'quần' trên bầu trời' không phải là cách để Mỹ trở lại châu Á-Thái Bình Dương mà Tổng thống Barack Obama đã hứa hẹn."

Trước đó, hôm 17/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tuyên bố trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Bắc Kinh rằng - "Thái Bình Dương đủ lớn cho cả Trung Quốc và Mỹ".

 

 
hoan-cau-neu-khai-chien-voi-tq-my-tu-dao
Cựu Giám đốc CIA
Michael Morell
Nguy cơ xảy ra chiến tranh Mỹ -Trung là hoàn toàn có thể, trong thời điểm Mỹ tuyên bố điều tàu và máy bay do thám tới giám sát tại Biển Đông, còn Trung Quốc không ngừng thực hiện âm mưu bành trướng của mình.

 

 
 

Hoàn Cầu bình luận, động thái "leo thang căng thẳng của Mỹ ở Biển Đông" có thể dẫn tới xung đột giữa 2 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, và hệ quả tất yếu là toàn bộ nền kinh tế cũng như an ninh thế giới sẽ bị ảnh hưởng.

Tờ The Strait Times của Singapore thì phân tích, dù không thể loại trừ khả năng xung đột quân sự Trung-Mỹ, nhưng đây là tình huống "ít có khả năng xảy ra nhất". Tờ này nhận định Nhà Trắng có thể sẽ phủ quyết kế hoạch tiến quân vào hải vực 12 hải lý của Lầu Năm Góc.

 

 
hoan-cau-neu-khai-chien-voi-tq-my-tu-dao
CHUYÊN GIA AN NINH QUỐC PHÒNG CHÂU Á
KYLE MIZOKAMI
Trong trường hợp có giao tranh trên Biển Đông, hệ thống phòng ngự của Trung Quốc sẽ không trụ nổi quá vài giờ đồng hồ.

 

 
 

Thời báo Hoàn Cầu huyênh hoang tuyên bố, Mỹ không thể xem thường các khí tài quân sự của Trung Quốc và khẳng định "hơn một nửa không lực Trung Quốc đặt tại các khu vực núi và sẵn sàng chế ngự nếu Mỹ có ý định ra tay trước".

Cũng theo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã phát triển "sát thủ tàu sân bay" là tên lửa Dongfeng 21D và "về lý thuyết, 5 quả tên lửa Dongfeng có đủ khả năng đánh chìm một hạm đội Mỹ".

 

 

 

hoan-cau-neu-khai-chien-voi-tq-my-tu-dao
 
Thời báo Hoàn Cầu
Những hành động gần đây của Mỹ đối với Trung Quốc thực ra là tâm lý chiến. Mục đích của Washington là đe dọa khiến Bắc Kinh sợ hãi. Nhưng nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông thì Mỹ mới là bên gặp khó khăn bởi khu vực này quá gần Trung Quốc và lại quá xa nước Mỹ. Trong khi đó, Mỹ không có nhiều lực lượng "thực sự biết đánh trận"; điều này có thể khiến Mỹ chẳng những không củng cố được địa vị "bá chủ thế giới" - vốn là mục tiêu chính của họ khi gây hấn với Trung Quốc - mà ngược lại sẽ khiến Mỹ thất bại nhanh hơn.

 

 

theo Đại Lộ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài của Phamhung đưa lên không đầy đủ bằng bài này. Cho nên lão Gàn đưa bài này lên và khi nào rách việc thì sẽ tham gia bình lựng. Hì.

========================

Hoàn Cầu:

Nếu khai chiến với TQ, Mỹ "tự đào huyệt chôn mình"

Hải Võ

24/05/2015 13:50

 

Với việc Lầu Năm Góc xúc tiến kế hoạch đưa quân đội vào Biển Đông, đặc biệt là sau căng thẳng hôm 20/5, Thời báo Hoàn Cầu đã đáp trả gay gắt rằng Mỹ "đang tự đào huyệt cho mình".
 

china-cv-16-liaoning-aircraft-carrier-pl

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc (Ảnh minh họa)

 

CNN cho hay, máy bay do thám P8-A Poseidon của Mỹ đã bị Trung Quốc cảnh cáo 8 lần khi thực hiện nhiệm vụ trên Biển Đông hôm 20/5.

Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cho biết đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc cho phép truyền thông đi theo máy bay và chỉ trích "cũng là lần đầu Mỹ công bố video hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc và ghi âm phía Trung Quốc thách thức Mỹ".

Theo Hoàn Cầu, mục đích của Bộ quốc phòng Mỹ chính là để "tuyên truyền, nói xấu Trung Quốc".

Bắc Kinh hôm 21/5 vẫn ngang ngược tuyên bố rằng "có chủ quyền với quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam) và vùng cận hải, do đó có quyền giám sát vùng trời và vùng biển".

Giới quan sát đều nhận định, vụ Trung Quốc "gầm ghè" với máy bay Mỹ hôm 20/5 cho thấy căng thẳng ở Biển Đông đang leo thang.Hồi tuần trước, tàu tác chiến ven biển hiện đại của Mỹ USS Fort Worth cũng vừa hoàn thành nhiệm vụ tuần tra bảo đảm "tự do hàng hải" trên Biển Đông.

 

 

 

Hoàn Cầu: Mỹ đang tự đào huyệt trong "trò chơi chí mạng"

Học giả Zack Cooper thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Hoa Kỳ (CSIS) ẩn dụ về tình hình chính trị ở Washington xoay quanh vấn đề Biển Đông - "Mùa hè đã tới ở Washington, nhiệt độ đã tăng dần song bóng dáng những cơn bão vẫn còn đó".

Trong khi đó, học giả Trung Quốc về quan hệ quốc tế thuộc Học viện ngoại giao Lý Hải Đông trả lời phỏng vấn của Hoàn Cầu cho hay, chính quân đội Mỹ đã "mượn tay" hãng tin CNN để gửi thông điệp tới Bắc Kinh.

 

 
 

 

Thượng nghị sĩ Ben Cardin thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ mới đây đã tuyên bố kế hoạch đưa quân đội Mỹ vào tuần tra tại hải vực 12 hải lý của các đảo đá mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Biển Đông "là bước tích cực" giúp bảo vệ tuyến mậu dịch trọng yếu ở khu vực.

Theo Hoàn Cầu, vấn đề Biển Đông hiện đã trở thành một vấn đề nghị sự quan trọng của cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ.Ứng cử viên gốc Cuba của đảng Cộng Hòa chạy đua vào Nhà Trắng Marco Rubio hồi tuần trước tuyên bố - "Mỹ cần phải tỏ thái độ cứng rắn hơn nữa đối với Bắc Kinh, bao gồm vấn đề Biển Đông".

 

 

Ông Herman cho biết hôm 20/5 - "Cảnh tượng 'tàu chiến Trung-Mỹ bao vây lẫn nhau, máy bay chiến đấu 'quần' trên bầu trời' không phải là cách để Mỹ trở lại châu Á-Thái Bình Dương mà Tổng thống Barack Obama đã hứa hẹn."

Trước đó, hôm 17/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tuyên bố trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Bắc Kinh rằng - "Thái Bình Dương đủ lớn cho cả Trung Quốc và Mỹ".

 

 
 
 

Hoàn Cầu bình luận, động thái "leo thang căng thẳng của Mỹ ở Biển Đông" có thể dẫn tới xung đột giữa 2 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, và hệ quả tất yếu là toàn bộ nền kinh tế cũng như an ninh thế giới sẽ bị ảnh hưởng.

Tờ The Strait Times của Singapore thì phân tích, dù không thể loại trừ khả năng xung đột quân sự Trung-Mỹ, nhưng đây là tình huống "ít có khả năng xảy ra nhất". Tờ này nhận định Nhà Trắng có thể sẽ phủ quyết kế hoạch tiến quân vào hải vực 12 hải lý của Lầu Năm Góc.

 

 
 
 

Thời báo Hoàn Cầu huyênh hoang tuyên bố, Mỹ không thể xem thường các khí tài quân sự của Trung Quốc và khẳng định "hơn một nửa không lực Trung Quốc đặt tại các khu vực núi và sẵn sàng chế ngự nếu Mỹ có ý định ra tay trước".

Cũng theo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã phát triển "sát thủ tàu sân bay" là tên lửa Dongfeng 21D và "về lý thuyết, 5 quả tên lửa Dongfeng có đủ khả năng đánh chìm một hạm đội Mỹ".

 

 

theo Đại Lộ

 

Tóm lại, lão Gàn có thể phát biểu tóm tắt như thế này cho đỡ mất thời giờ, rách việc:

Tất cả những bình lựng trong bài viết trên tàn là mang tính cục bộ và hình tướng. Bản chất của vấn đề vưỡn cứ là: Kẻ thắng cuộc trong "canh bạc cuối cùng", để ai sẽ là bá chửi cái thế giới này. Từ bản chất của vấn đề, nó đẻ ra trăm thứ bà rằn, bà rí.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites