Posted 18 Tháng 9, 2014 Vũ điệu hoài nghi Trung-Ấn Thứ Sáu, 12/09/2014 - 18:13 (Dân trí) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ khởi động chuyến công du Nam Á đầu tiên bằng chuyến thăm dự án đầu tư mới nhất của Bắc Kinh tại Sri Lanka, dự án phát triển thành phố cảng 1,4 tỷ USD, bao gồm cả một bến du thuyền và một đường đua Công thức 1. Tất cả chỉ cách bờ biển Ấn Độ có 250km. Vũ Quý Theo AFP ================= Chuyện đập ruồi của ngài Tập là chuyện "vi mô", còn chiện quan hệ Trung Ấn là chuyện "vĩ mô". Trong cái ghoàn cảnh hiện nay, ngài Tập có thể được đón tiếp rất wan trọng ở Ấn Độ, có cả kèn "bú zdích", có cả "đít cua", có cả "cary cay" kiểu Ấn....và thậm chí có cả tuyên bố chung một cách rất chung chung về quyết tâm bảo vệ hòa bình thế giới. Cuộc đón tiếp của Ấn Độ giành cho ngài Tập sẽ làm ngài cảm động hơn nhiều, so với việc ngài sang Huê Kỳ và được Tổng thống Obama đón tiếp một cách lạnh nhạt trong một trang trại ở cái bang khỉ gió gì, wên mất rùi?! Mọi chiện sẽ diễn ra y như vậy, nếu chuyến thăm của ngài Tập xẩy ra vào thời điểm này. Hãy chờ xem! Nhưng tất cả đều chỉ là hình tướng của một bản chất vấn đề: Các siêu cường đang cố gắng sắp xếp bàn cờ thế giới theo ý mình trong "canh bạc cuối cùng". Những quy luật của vũ trụ sẽ quyết định số phận của cái thế giới khốn khổ này. Bởi zdậy, cái anh nào giật tít bài báo này cũng hơi đúng đúng đấy. Hì! "Vũ điệu hoài niệm" - Í lộn - "vũ điệu hoài nghi". Nói "hoài niệm", người Ấn Độ lại nhớ đến kỷ niệm cuộc chiến biên giới 1962, cho đến nay vưỡn còn rất mơ hồ về những tuyên bố chủ quyền của cả hai bên. Chưa nói đến hàng loạt những mối quan hệ đầy khuých tạp và oái oăm giữa Tàu Ấn trong lịch sử. Cô gái Ấn Độ với ông bố Modi khó tính sẽ trang điểm lại và tham gia "canh bạc cuối cùng" - theo cách gọi của Lão Gàn -. Chỉ cuối năm nay là bắt đầu. Hãy chờ xem! Chém gió cho vui vậy, chứ Lão Gàn chẳng có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong mối quan hệ Ấn Tàu. Lão còn lo trả cái nợ đời đã. Hơn hai tỷ. Leo mựa! Số tiền đủ để người phàm chết ngất. Nhưng Lão chịu chơi lắm, Không thì đến mùa quýt ở Ghine Bitxao mới có nhà để ở. Ông Modi nêu vấn đề lính Trung Quốc thâm nhập biên giới Ấn Độ với ông Tập Thứ Năm, 18/09/2014 - 13:00 (Dân trí) - Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm nay 18/9 cho hay, Thủ tướng Narendra Modi đã nêu vấn đề binh sỹ Trung Quốc thâm nhập biên giới trong cuộc đàm phán với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đang công du Ấn Độ. Thủ tướng Modi hôm qua trải thảm đỏ đón ông Tập Cận Bình tới một lều trại xa hoa bên bờ sông ở thành phố Ahmedabad quê nhà ông Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin, vấn đề đã được đưa ra vào tối ngày hôm qua, khi ông Tập có chuyến thăm hiếm có tới Ấn Độ, trong bối cảnh hàng trăm binh sỹ của hai bên đối đầu ở vùng núi xa xôi Himalaya Ladakh. Vụ thâm nhập đe dọa phủ bóng xuống chuyến công du 3 ngày tới Ấn Độ của ông Tập. Nhà lãnh đạo Trung Quốc dự kiến sẽ có thêm các cuộc đàm phán với Thủ tướng Modi ở New Delhi vào ngày hôm nay và vấn đề dự kiến sẽ tập trung vào củng cố mối quan hệ đầu tư, chiến lược giữa hai nước. Ngoài ra ông Akbaruddin cho biết vấn đề biên giới cũng dự kiến được nêu ra tiếp trong các cuộc đàm phán vào ngày hôm nay. “Các cuộc họp thượng đỉnh là dịp để các nhà lãnh đạo đưa ra toàn bộ các vấn đề quan trọng liên quan đến mối quan hệ hai nước”, người phát ngôn cho hay. Theo mạng NDTV và báo chí Ấn Độ khác, có tới 1.000 lính Trung Quốc đã vượt biên giới ở Chumar, khu vực miền nam của Ladakh. Các hãng tin cho biết một cuộc gặp giữa đại diện quân đội hai nước đã được tổ chức vào ngày hôm qua về đường biên giới tranh chấp, dài 3380km, được gọi là Đường kiểm soát thực sự, giữa hai nước. “Khoảng 1.000 lính Trung Quốc hôm qua đã vượt biên vào Ấn Độ”, một nghị sỹ địa phương trong đảng của ông Modi cho biết. “Chính phủ đã cử tăng viện. Một cuộc họp khẩn đã được tổ chức vào đêm qua (nhằm giảm căng thẳng tình hình)”, nghị sỹ giấu tên này cho hay. Hai nước láng giềng, hiện cùng sở hữu vũ khí hạt nhân, đã có cuộc chiến ngắn những gây đổ máu vào năm 1962 ở bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ, tại Đông Himalaya, và hiện vẫn căng thẳng trong vấn đề lãnh thổ. Mới tháng 4 năm ngoái Ấn Độ đã cáo buộc binh sỹ Trung Quốc thâm nhập sâu vào lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát, dẫn đến 3 tuần căng thẳng và chỉ được giải quyết khi hai bên rút quân. Các vụ xâm nhập nhỏ trong vòng vài km dọc biên giới tranh chấp thường xuyên xảy ra nhưng việc củng cố thêm một lượng lớn quân ở lãnh thổ tranh chấp này là rất hiếm. Trung Anh Theo AFP ================= Thủ tướng Modi hôm qua trải thảm đỏ đón ông Tập Cận Bình tới một lều trại xa hoa bên bờ sông ở thành phố Ahmedabad quê nhà ông Quả là không nằm ngoài dự đoán của Lão Gàn. Hì. Cứ gọi là từ đúng trở lên. Nhưng mà này! Lão Gàn xác định rằng: Nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng chiến tranh, thì mặt trận Ấn Độ - Trung Quốc là một mặt trận rất khốc liệt. Hãy chờ xem. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 9, 2014 Thời báo Hoàn Cầu: Trung Quốc nhen nhóm cho Thế chiến III 18/09/2014 16:15 "Thế chiến III hoàn toàn có thể xảy ra do những tranh chấp hàng hải trên toàn cầu và Bắc Kinh cần chuẩn bị sẵn sàng". Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời Giáo sư Han Xudong tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho hay tất cả các quốc gia sẽ cùng tham gia vào "kỷ nguyên của những hình thức chiến tranh toàn cầu kiểu mới". Ngay cả những lĩnh vực không xảy ra tranh chấp trước đây như không gian ngoài vũ trụ, không gian kỹ thuật số và các vùng đại dương cũng đang trở thành một phần trong trận chiến quốc tế với "số lượng các bên tham gia không thể dự đoán được", ông Han nhận định. Quân đội Trung Quốc trong một cuộc tập trận. Theo chuyên gia quân sự Han, những tranh chấp lãnh hải sắp tới sẽ là nguồn cơn bùng phát xung đột và thực tế dẫn tới một cuộc chiến toàn cầu. "Những tranh chấp về phân chia hải phận trên toàn cầu tại Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đang diễn ra ác liệt nhất. Nó có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba để phân xử quyền chủ quyền trên biển", ông Han viết. Trong đó, Trung Quốc hiện đang theo đuổi tranh chấp chủ quyền với hàng loạt quốc gia láng giềng tại Biển Đông bao gồm Việt Nam, Philippines, Brunei, Đài Loan và Malaysia. Trên vùng biển Hoa Đông, Trung Quốc một mực cho rằng các khu vực biên giới lãnh hải bao gồm quần đảo giàu tài nguyên Điếu Ngư mà Nhật Bản gọi là Senkaku, thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Tuy nhiên, phía Tokyo khẳng định quần đảo này thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Nhật Bản. Trước hành động tăng cường sự hiện diện quân sự và thái độ chính trị mang tính khiêu chiến hiện nay của Trung Quốc, một số nhà quan sát dự báo việc đưa ra các yêu sách trên biển là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã sẵn sàng tham chiếm. "Trong bối cảnh tình trạng ganh đua trên biển ngày càng gia tăng, quá trình phát triển của quân đội Trung Quốc cần chuyển từ công tác bảo vệ các quyền trên đất liền của quốc gia sang bảo vệ các quyền trên biển", ông Han nhấn mạnh. Ông này nói thêm "năng lực quân sự rộng lớn" cũng cần được phát triển nhằm ngăn chặn việc Trung Quốc "bị dồn vào thế bị động" dưới sức mạnh từ những lực lượng quân sự hùng hậu như Mỹ, quốc gia đang ngày càng chú trọng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây không phải là lần đầu tiên Thời báo Hoàn Cầu, một tờ báo thuộc sự quản lý của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho đăng tải những bài viết nhắc tới khả năng nổ ra các cuộc chiến tranh mà Trung Quốc là một bên tham chiến. Hồi năm ngoái, tờ báo mang tư tưởng hiếu chiến ủng hộ chính phủ Trung Quốc Weweipo còn cho đăng bài báo mang tựa đề: "Sáu cuộc chiến tranh Trung Quốc chắc chắn tham gia trong 50 năm tới". Theo đó, tờ Weweipo dự báo cuộc chiến tranh giành các hòn đảo trên Biển Đông sẽ xảy ra trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 do Trung Quốc tham vọng "tái chiếm" các vùng rộng lớn như quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và bãi cạn Scarborough (thuộc quyền kiểm soát của Philippines). Ngoài ra, tờ báo này cho rằng cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng sẽ xảy ra vào năm 2040. Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Thời báo Hoàn Cầu, một nhật báo khổ nhỏ tại Trung Quốc, tờ báo này được quản lý bởi Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc. theo Infonet Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 9, 2014 "3 nhóm người" mà ông Tập Cận Bình quyết không tha gồm những ai? Hải Võ | http://soha.vn 18/09/2014 19:41 "Hổ béo" Chu Vĩnh Khang là "con hổ" lớn nhất trong nhóm đối tượng số 1, theo lời ông Vương Kỳ Sơn, đã bị thanh trừng. Bài phát biểu của "bàn tay sắt" Vương Kỳ Sơn bên lề 1 hội nghị hồi tháng 8 nêu ra "3 nhóm người" mà ông Tập Cận Bình sẽ không bỏ qua. Tiết lộ trên đã khiến dư luận "nổi sóng". Tại Hội nghị Thường ủy Hiệp thương chính trị hôm 25/8, bài viễn văn “ngoài chương trình” của Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) Vương Kỳ Sơn kéo dài tới 70 phút. Sau khi câu nói kinh điển “Còn hổ lớn hay không, từ từ sẽ hiểu” của ông Vương được các báo đăng tải, dư luận không ngừng đồn đoán về ý tứ trong câu nói này. Tuy nhiên, mọi thông tin cũng như bài viết liên quan tới câu nói trên của ông Vương Kỳ Sơn đã nhanh chóng bị "xóa sổ" khỏi toàn bộ phương tiện thông tin tại Trung Quốc. Phát ngôn “Còn hổ lớn hay không, từ từ sẽ hiểu” của ông Vương Kỳ Sơn khiến dư luận Trung Quốc và quốc tế được một phen "dậy sóng". Ảnh: Chinanews. Hôm 7/9, bài phát biểu không chính thức của Vương Kỳ Sơn thêm một lần được website của Nhân Dân Nhật Báo đăng tải. Bí thư Vương tiết lộ, chống tham nhũng cần phải nghiêm trị 3 nhóm người. Giới quan sát đánh giá điểm nổi bật của những phát ngôn này nằm ở sự mô tả của Bí thư CCDI đối với 3 nhóm người, và cho rằng ông Vương có hàm nghĩa ám chỉ sâu xa khác. "Bàn tay sắt" Vương Kỳ Sơn và Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra lời cảnh cáo rõ ràng cho 3 nhóm đối tượng "lọt vào tầm ngắm" của Bắc Kinh. “3 nhóm người” chỉ những ai? Kể từ Đại hội Đảng 18 (2012), Chủ tịch Tập Cận Bình cùng Bí thư CCDI Vương Kỳ Sơn đã liên tiếp có những hành động quyết liệt nhằm trừng trị các tập đoàn tham nhũng. Giới quan sát nhận định, dưới “bàn tay sắt” của Vương Kỳ Sơn, các quan chức “ngã ngựa” với mật độ dày đặc. Các chuyên gia phân tích cũng cho ràng, hành động của 2 ông Tập - Vương là nhằm vào nhóm lợi ích. Hãng thông tấn Tân Đường Nhân chỉ ra, nhóm người thứ nhất mà ông Vương Kỳ Sơn ám chỉ, chính là những quan chức không chịu “gác kiếm” kể từ sau Đại hội Đảng 18 (2012), mà tiếp tục hành vi tham ô tham nhũng. Trong nhóm này, những “con hổ” lớn nhất đã bị thanh trừng chính là Cựu Bí thư CCDI Chu Vĩnh Khang, cựu Phó chủ tịch Quân ủy Từ Tài Hậu, cùng hàng loạt quan chức hủ bại tại Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV và tỉnh Sơn Tây (quê nhà của bà Giả Hiểu Diệp, vợ sau của ông Chu Vĩnh Khang). Truyền thông quốc tế nhận định, mũi kiếm chống tham nhũng của chủ tịch Tập hiện đã nhắm tới các cựu lãnh đạo cao cấp của Đảng cộng sản Trung Quốc (CPC). Bạc Hy Lai (trái) và Từ Tài Hậu là những "hổ lớn" bị trừng trị cùng với Chu Vĩnh Khang. Nhóm người thứ 2 mà ông Vương nhắc tới là những quan chức bị dân chúng phản ánh quyết liệt, cần phải xử lý nghiêm, trừng trị nặng. Nhóm người thứ 3 theo ông Vương chính là những quan chức còn chưa “ngồi vững”. Theo Tân Đường Nhân, các tập đoàn tham nhũng trong CPC hình thành mạng lưới quan hệ to lớn, quan hệ lợi ích cũng như chức quyền đều vô cùng phức tạp. Vương Kỳ Sơn cảnh cáo rõ, nếu những đối tượng này hy vọng được cất nhắc thì buộc phải cắt đứt hoàn toàn với bè đảng tham nhũng, ngược lại cũng sẽ bị xử lý nghiêm. Nhà phân tích chính trị Đường Tịnh Viễn cho rằng, nhóm đối tượng đầu tiên mà Vương Kỳ Sơn nhắc tới hiện đã “biết điều” hơn, kể từ sau các vụ án Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang. Ông Đường cũng đưa ra nhận định trong tương lai Chủ tịch Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn sẽ “ngắm” tới 2 nhóm đối tượng còn lại. Nghiêm trị đối tượng bị quần chúng phản ánh mạnh thực chất chính là hình thức khích lệ người dân Trung Quốc tham gia chống tham nhũng, điển hình như vụ Cục trưởng Năng lượng Lưu Thiết Nam mất chức do bị tố cáo tham ô. Đối với nhóm đối tượng thứ 3, ông Đường cho rằng lời ông Vương Kỳ Sơn có ý nghĩa cảnh cáo rất mạnh mẽ, thực chất là sự “gợi mở” của ông Vương đối với vấn đề nhân sự của CPC tại Đại hội Đảng tháng 10 này cùng hai Đại hội lớn của CPC trong năm 2015, gồm Hội nghị đại biểu Hội đồng nhân dân toàn quốc và Hội nghị đại biểu Hiệp thương chính trị toàn quốc. theo Đại Lộ ===================== Sau khi câu nói kinh điển “Còn hổ lớn hay không, từ từ sẽ hiểu” của ông Vương được các báo đăng tải, dư luận không ngừng đồn đoán về ý tứ trong câu nói này. Tuy nhiên, mọi thông tin cũng như bài viết liên quan tới câu nói trên của ông Vương Kỳ Sơn đã nhanh chóng bị "xóa sổ" khỏi toàn bộ phương tiện thông tin tại Trung Quốc. Hì! Vậy từ từ cũng sẽ hiểu bản chất của vấn đề. Đây chính là một trong những yếu tố khó khăn phải vượt qua của ngài Tập - ngay cả khi đập chết hết cả ruồi lẫn hổ. Chưa đập chết hết "ruồi và hổ", mà "mọi thông tin cũng như bài viết liên quan tới câu nói trên của ông Vương Kỳ Sơn đã nhanh chóng bị "xóa sổ" khỏi toàn bộ phương tiện thông tin tại Trung Quốc", cũng đủ hiểu nó khó khen như thế nào! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 9, 2014 Chuyện đập ruồi của ngài Tập là chuyện "vi mô", còn chiện quan hệ Trung Ấn là chuyện "vĩ mô". Trong cái ghoàn cảnh hiện nay, ngài Tập có thể được đón tiếp rất wan trọng ở Ấn Độ, có cả kèn "bú zdích", có cả "đít cua", có cả "cary cay" kiểu Ấn....và thậm chí có cả tuyên bố chung một cách rất chung chung về quyết tâm bảo vệ hòa bình thế giới. Cuộc đón tiếp của Ấn Độ giành cho ngài Tập sẽ làm ngài cảm động hơn nhiều, so với việc ngài sang Huê Kỳ và được Tổng thống Obama đón tiếp một cách lạnh nhạt trong một trang trại ở cái bang khỉ gió gì, wên mất rùi?! Mọi chiện sẽ diễn ra y như vậy, nếu chuyến thăm của ngài Tập xẩy ra vào thời điểm này. Hãy chờ xem! Đến chuyện người ta tiếp khách ở đâu mà Sư phụ cũng biết trước là sao nhỉ? Vừa qua SP ra HN mà chẳng có thời gian dành cho đệ tử thắc mắc. huhuhu Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 9, 2014 Đến chuyện người ta tiếp khách ở đâu mà Sư phụ cũng biết trước là sao nhỉ? Vừa qua SP ra HN mà chẳng có thời gian dành cho đệ tử thắc mắc. huhuhu Với sư phụ Lão gàn thì đây chỉ là chuyện giải trí, thư giãn lúc căng thẳng về khám phá những giá tri của tri thức văn minh cổ Đông phương. Cứ coi như Lão Gàn chém gió đi. Nhưng rõ ràng là chém gió có "cơ sở khoa học". Hì! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 9, 2014 Mỹ bận đối phó IS là 'cơ hội' cho Putin? 20/09/2014 02:10 GMT+7 Sự can thiệp mới của Mỹ vào Trung Đông tất yếu sẽ mở đường cho công cuộc gây ảnh hưởng của Moscow ở Đông Âu. Tổng thống Putin: Thách thức sống còn của NATO Gió đổi chiều bất lợi cho Putin Nga - Trung 'bắt tay' khí đốt có đe dọa phương Tây? Hai tuần trước, các nhà bình luận đã vội vã lo sợ về sự trở lại của châu Âu thời kỳ 1930, sau khi có dấu hiệu Nga "nhúng tay" vào miền đông Ukraine. Nhưng sau đó, Tổng thống Barack Obama tuyên bố Hoa Kỳ mở cuộc chiến tranh chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Khủng hoảng Ukraine, cùng với đó là mối đe dọa từ Nga đối với châu Âu, đã tạm thời bị bỏ qua. Sự can thiệp mới của Mỹ vào Trung Đông tất yếu sẽ mở đường cho công cuộc "làm mưa làm gió" của Bắc Kinh ở Tây Thái Bình Dương và Moscow ở Đông Âu. Thập kỷ tiếp sau sự kiện 11/9 cho thấy điều đó. Trong khi Washington bận rộn với Afghanistan và Iraq, lực lượng hải quân Trung Quốc đã nổi lên thành một thế lực địa chính trị chủ chốt ở Đông Á, đe dọa các đồng minh của Mỹ từ Nhật Bản đến Philippines. Sự kiện 11/9 thực sự là một món quà từ trên trời rơi xuống cho các nhà hoạch định quân sự Bắc Kinh. Vì thực tiễn địa chính trị của thế kỷ 21 là tính đồng thời: nhiều xung đột xảy ra cùng một lúc và tất cả đều phải được giải quyết, dù ít dù nhiều. Và đối với Mỹ, sự quyết tâm của Nga tại châu Âu cũng như sức mạnh quân sự trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Á về dài hạn cũng đáng để tâm không kém Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Trung Đông. Thế nên chúng ta cần quay trở lại cái gọi là thập niên 1930 tại châu Âu được miêu tả cách đây hai tuần trước. Thực ra việc so sánh đó có phần đúng với thực tế. Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị G8, tháng 6/2013. Ảnh: Reuters Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tiếp tục tiến về phía tây cho đến khi bị dừng lại. Mục tiêu của Putin không phải là xây dựng lại Khối Hiệp ước Warsaw, bởi điều đó sẽ rất tốn thời gian và chi phí cho Moscow có thể duy trì. Điều ông Putin muốn là một khu vực ảnh hưởng truyền thống và là vùng đệm của Nga tại châu Âu, bởi mối lo ngại từ lịch sử: nước Nga trong vài thế kỷ qua đã bị xâm lược từ phía tây không chỉ bởi quân Pháp và Đức, mà còn từ Thụy Điển, Lithuania, và Ba Lan. Viện nghiên cứu Strarfor đã hàng năm trời cho rằng nước Nga đang tận dụng cuộc khủng hoảng tài khóa ở châu Âu để mua lại ngân hàng, đường lưới điện, nhà máy lọc dầu, và mạng lưới vận chuyển khí thiên nhiên, cùng với các cơ sở hạ tầng khác. Họ cũng mở rộng mạng lưới đường ống dẫn năng lượng sang các nước vệ tinh cũ. Trong khi đó, một châu Âu bị yếu đi bởi khủng hoảng tài chính có ít dư địa chính trị để lôi kéo các nước như Moldova, Serbia, Bulgaria, và Ukraine xích lại gần hơn, để đổi lại các cải cách xã hội và kinh tế. Đó là cách Moscow gây ảnh hưởng tại Đông Âu trước cuộc khủng hoảng hiện thời ở Ukraine, thời điểm truyền thông phương Tây cuối cùng phải chú ý đến xu hướng này. Cuộc khủng hoảng mở đầu khi chính quyền thân Nga bị lật đổ bởi những người biểu tình thân phương Tây, từ đó làm lung lay vị thế vùng đệm của Ukraine với Nga. Kremlin đơn giản là phải phản ứng. Ông Putin sát nhập bán đảo Crimea, vốn là nơi đồn trú của Hạm đội biển Đen của Nga và có phần đông cư dân là người Nga thiểu số. Khi phe ly khai thất bại trong việc khơi dậy cuộc nổi loạn với quy mô lớn hơn, và quân đội được phương Tây ủng hộ của Ukraine đe dọa cô lập quân ly khai ở một số nơi, ông Putin vẫn quyết định tăng thêm đáng kể viện trợ. Gió đảo chiều từ đó, và cũng làm tăng thêm cảnh báo về sự trở lại của thời kỳ 1930. Trên thực tế, ông Putin có một số ưu tiên trong thời điểm hiện tại. Ông biết rằng Tổng thống Ukraine Poroshenko hiểu nước Nga có thể gây ảnh hưởng cho Ukraine nhiều hơn việc phương Tây có thể trợ giúp. Bởi Ukraine, do địa lý, quan trọng với Nga hơn phương Tây. Ông Putin cũng biết rằng dù châu Âu đã áp dụng lệnh trừng phạt với Nga, những biện pháp đó bị giới hạn bởi nhu cầu của châu Âu với khí đốt từ Nga cũng như mối quan hệ kinh tế giữa hai bên. Cuộc khủng hoảng ở châu Âu cũng hạn chế khả năng đưa ra các biện pháp trừng phạt thực sự. Nên nhớ rằng trừng phạt là biện pháp hai chiều, một khi thực thi nó cũng sẽ gây tổn hại cho châu Âu. Thêm vào đó dư luận châu Âu cũng không hoàn toàn chống Nga. Cơn cuồng nộ sau vụ máy bay MH17 bị bắn rơi đã không khiến châu Âu vĩnh viễn quay lưng lại với nước Nga của ông Putin, mà trở thành một màn kịch rời rạc nữa trên truyền thông. Xét về quyết định của NATO nhằm tăng cường lực lượng phản ứng nhanh tại Đông Âu, ông Putin biết rằng sức mạnh của khối quân sự này phụ thuộc vào ngân sách quốc phòng của các quốc gia thành viên. Và với một vài ngoại lệ, các thành viên NATO thậm chí còn không muốn chi quốc phòng đạt 2% tổng sản phẩm quốc nội. Châu Âu vẫn là một không gian địa chính trị bán hòa bình, và với đặc tính này, họ không phải là mối đe dọa với nước Nga. Nước Mỹ, như Tổng thống Obama đã phát ngôn, sẽ không đưa quân đến Ukraine hay ném bom lực lượng ly khai. Thêm vào đó, trợ giúp của họ cho quân đội Ukraine cũng có giới hạn. Công chúng Mỹ không muốn bảo vệ châu Âu khỏi nước Nga như cách họ đã làm với Liên Xô cũ. Quả vậy, Chiến tranh Lạnh là hệ quả nối dài của Chiến tranh thế giới thứ 2 và là thách thức sinh tồn của các hệ tư tưởng cũng như địa chính trị. Tất cả những điều đó không còn đúng trong hiện tại, và ông Putin hiểu rất rõ...Và để nói về ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt, kể cả có nặng hơn mức hiện tại đối với nền kinh tế Nga, nên nhớ rằng người Nga luôn có khả năng chịu đựng hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là khi tinh thần dân tộc tăng cao.Điều này tất nhiên không dẫn mọi chuyện thành châu Âu những năm 1930, nhưng vẫn tạo ra một phiên bản bớt khắc nghiệt hơn của nó. Tổng thống Ukraine Poroshenko hiểu câu chuyện đó, và biết ông phải tiếp tục đàm phán và thỏa hiệp với ông Putin, thậm chí với các điều khoản do ông Putin đặt ra. Đó cũng là lý do vì sao ông Poroshenko cầu viện Nhà trắng và Quốc hội Mỹ. Ông Putin, về phần mình, đang mong nước Mỹ tiếp tục cuộc chiến với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), và mong nó sẽ diễn ra trong thời gian thật dài. Khắc Giang (theo Stratfor) Tác giả bài viết, Robert D. Kaplan, là Chuyên gia của Stratfor, một tổ chức phân tích địa chính trị. Ông từng là Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Hoa Kỳ mới. Năm 2011, tạp chí Foreign Policy đưa ông vào danh sách 100 học giả toàn cầu. ================= Leo mựa! Phân tích thế này mà là " Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Hoa Kỳ mới. Năm 2011, tạp chí Foreign Policy đưa ông vào danh sách 100 học giả toàn cầu". Thảo nào! Thế giới cứ loạn cào cào lên là phải. Trước hết, Lão gàn cho rằng: Trung Đông về căn bủn đã ổn định với tham vọng hạt nhân của Iran và vũ khi hóa học ở Syria. Đấy mới là mấu chốt. Còn đám IS chỉ là chuyện vặt, ngài Obama có thể dùng nó để câu giờ trong vài mục đích chiến lược có tính toàn cầu khác. Còn vấn đề gọi là Bắc Kinh nhân cơ hội "mần mưa. mần gió" ở bể Đông thì cái này chưa cần wan tâm của Hoa Kỳ lúc này. Bắc Kinh cứ tưởng thời của mình đã đến - theo cách suy nghĩ từ thời Tam Quốc chí - nên đã quậy từ lâu rùi. Nước Tàu sẽ ngày càng lún vào sai lầm nếu tiếp tục quậy ở đây, khi Hoa Kỳ gọi là đang bận tâm ở Iraq. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 9, 2014 KHOẢNG YÊN LẶNG TRƯỚC CƠN BÃO Sau một loạt thăm dò ý tứ trên biển Hoa đông và biển Đông và ngay mấy ngày gần đây là cuộc thăm dò Ấn Độ. Thứ mà Tung của đang vấp phải là sự không đồng thuận và sự cứng rắn phản đối của các quốc gia láng giềng. Tung Của thực sự đã cưỡi trên lưng cọp, kể cả trong nước với chiến dịch "đập ruồi đả hổ" và "trỗi dậy hòa bình" với ngoại giao. Bây giờ Tung của thực sự đã hết đường lui. mất uy tín trên trương quốc tế . Gián tiếp gây ra cuộc chạy đua vũ trang chính TQ đã đương nhiên gọi Mỹ vào biển Đông khi mà Mỹ chưa có cớ gì để đến biển Đông, ngoài cái cớ duy nhất là Triều tiên ở biển Hoa đông. Trung Quốc tưởng mình là gì chứ? đến lớn như Nga mà con điêu đứng khi Mỹ và Nato thắt chặt cấm vận thử hỏi với nền kinh tế chủ yếu trông vào sự xuất nhập của Trung Quốc thì chịu được mấy hồi. Thực tế hiện nay bon bành trướng Bắc kinh đang chuẩn bị cho một cuộc mạnh tay hơn sau khi rút giàn khoan 981 và nắn gân Ấn cũng như Nhật ở biên giới và trên Biển chắc chắn sắp tới bè lũ bành trướng sẽ có những động thai mới gây hấn khắp nơi đồng thời là các bước leo thang cực kỳ nguy hiểm . Hãy tiếp tục chờ xem bàn cờ vẫn đang tiếp diễn. Trung Quốc có thể đánh chiếm đất của người Việt nhưng không bao giờ khuất phục được người Việt đó mới chính là chân lý. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 9, 2014 KHOẢNG YÊN LẶNG TRƯỚC CƠN BÃO Sau một loạt thăm dò ý tứ trên biển Hoa đông và biển Đông và ngay mấy ngày gần đây là cuộc thăm dò Ấn Độ. Thứ mà Tung của đang vấp phải là sự không đồng thuận và sự cứng rắn phản đối của các quốc gia láng giềng. Tung Của thực sự đã cưỡi trên lưng cọp, kể cả trong nước với chiến dịch "đập ruồi đả hổ" và "trỗi dậy hòa bình" với ngoại giao. Bây giờ Tung của thực sự đã hết đường lui. mất uy tín trên trương quốc tế . Gián tiếp gây ra cuộc chạy đua vũ trang chính TQ đã đương nhiên gọi Mỹ vào biển Đông khi mà Mỹ chưa có cớ gì để đến biển Đông, ngoài cái cớ duy nhất là Triều tiên ở biển Hoa đông. Trung Quốc tưởng mình là gì chứ? đến lớn như Nga mà con điêu đứng khi Mỹ và Nato thắt chặt cấm vận thử hỏi với nền kinh tế chủ yếu trông vào sự xuất nhập của Trung Quốc thì chịu được mấy hồi. Thực tế hiện nay bon bành trướng Bắc kinh đang chuẩn bị cho một cuộc mạnh tay hơn sau khi rút giàn khoan 981 và nắn gân Ấn cũng như Nhật ở biên giới và trên Biển chắc chắn sắp tới bè lũ bành trướng sẽ có những động thai mới gây hấn khắp nơi đồng thời là các bước leo thang cực kỳ nguy hiểm . Hãy tiếp tục chờ xem bàn cờ vẫn đang tiếp diễn. Trung Quốc có thể đánh chiếm đất của người Việt nhưng không bao giờ khuất phục được người Việt đó mới chính là chân lý. Đấy là quan hệ giữa hai nước từ hơn 2000 năm đến hết thế kỷ XX. Thời kỳ kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành là của Tàu qua rồi. Bây giờ nó là của Việt Nam. Thông tin toàn cầu khiến nó không thể bịt miệng ai được bằng vũ lực mà không bị cả thế giới biết. Đây cũng là một trong những yếu tố để trả lời cho những ai thắc mắc rằng: Tại sao trước đây ông cha ta có nhiều người giỏi, mà không phát hiện ra cái sai của kinh Dịch và thuyết ADNh trong cổ thư chữ Hán mà phải đợi đến Lão Gàn phát hiện? Một trong những yếu tố đó là hoàn cảnh quan hệ Việt Tàu hồi xưa trong mối liên hệ quốc tế, khác bây giờ. Khác xa. Ngày xưa, Tàu cậy thế mạnh, thích thì bụp Việt. Các mối quan hệ quốc tế manh tính đồng minh coi như không có. Còn bây giờ thì khác hẳn. Cho dù Việt Nam không có đồng minh thì quyền lợi của các quốc gia liên quan vẫn không thể để yên cho Tàu tự tung tự tác. Cụ tỷ cả làng đều nhìn thấy - từ bà ve chai cho đến các học giả giáo sư tiến sĩ bằng thật và bằng đểu, dốt nát và cả thông minh tài trí - là: Hoa Kỳ và Đồng minh đã xác định quyền lợi căn bản ở biển Đông, chống lại cái quyền lợi cốt lõi của Tàu ở đây. Đấy là bản chất của vấn đề. Cái bản chất của sự tranh chấp biển Đông này lại chỉ là hình tướng cho một cuộc tranh chấp quốc tế về một quyền lực thống nhất toàn cầu trong một thế giới hội nhập. Lý học thì luôn xác định bản chất chứ không nhìn hình tướng. Cho nên, dù Tàu Việt có liên minh hay không thì không phải mối quan tâm của Hoa Kỳ. Và cái oái oăm của lịch sử trong "canh bạc cuối cùng" lại là: Hầu hết biển Đông thuộc Việt Nam và Việt Nam lại ở ngay cạnh nước Tàu - "Phở ăn với dầu cháo quẩy" (*). Leo mựa! Thế mới phiền. Chứ nếu vị trí địa lý của Việt tộc ở Úc thì chỉ cần gõ phèng phèng ủng hộ hòa bình thế giới, khuyên tất cả các bên nên bình tĩnh vì mọi cái đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao. Hì! Nhưng khổ một nỗi lịch sử đã xác định vị trí rút lui cuối cùng của Việt tộc, sau sự sụp đổ của nền văn minh thứ V ở Nam Dương tử từ hơn 2000 năm trước, chính là vùng đất Việt Nam hiện nay. Lịch sử diễn biến cho đến ngày nay, khiến 90 triệu dân Việt không thể tỵ nạn sang một quốc gia khác, nếu chiến tranh với Tàu xảy ra trong cuộc tranh chấp biển Đông trực tiếp của Tàu với Việt Nam và gián tiếp với các quyền lợi của các siêu cường như Hoa Kỳ và các Đồng minh. Việt Nam đang đứng trong một hoàn cảnh lịch sử tế nhị và nhạy cảm trong "canh bạc cuối cùng". Các chính khứa Hoa Kỳ thừa khôn ngoan và hiểu biết để phát biểu "Việt Nam không cần phải đồng minh với ai". Gần đây vị Tổng tham mưu trưởng Hoa Kỳ khi sang Việt Nam cũng nhắc lại điều này. Nhưng để thực hiện điều này, nước Việt phải có nội lực mạnh. Tàu cũng điếu dám đánh Việt Nam, nếu Việt Nam có nội lực đủ mạnh về sự ổn định kinh tế, văn hóa và sức mạnh quân sự chỉ cần đủ để phòng thủ. Hơn nữa, Việt Nam lại là thành viên của Liên Hiệp Quốc, cho nên nếu bị xâm lược dưới bất cứ hình thức nào đều có quyền kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp. Vấn đề là - nếu xảy ra chiến tranh Việt Tàu - thì họ can thiệp vào lúc nào mà thôi. Một trong những nội lực mạnh nhất của Việt Nam chính là xác định tính chân lý của Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Tính chân lý của Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử thì chính các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã xác định và họ cũng đã thừa nhận Kinh Dịch và thuyết ADNh hành không phải của họ. Chỉ có những đầu óc đất sét mới khăng khăng nó là của Tàu. Là một vấn đề khoa học và chân lý, Lão Gàn xác định sự sòng phẳng và công khai trong đối thoại khoa học. Lão Gàn sẽ công khai cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" lên trang web này - cho cả làng xem miễn phí và tha hồ phân tích, phê phán - trừ trang web của Lyhocdongphuong, ai phê phán Lão Gàn delete ra khỏi diễn đàn. Sau khi tất cả các lời phê phán phân tich thể hiện trên khắp các diễn đàn liên quan thì lúc đó sẽ tổ chức hội thảo và các bài tham luận sẽ là sự tổng hợp của tất cả các ý tưởng phân tích, phê phán trên các diễn đàn. Lúc ấy, ai ủng hộ và đồng quan điểm với Lão Gàn thì thôi, Lão Gàn cảm ơn. Còn ai phản biện Lão Gàn sẽ biện minh công khai, sòng phẳng nhân danh bất cứ một giá trị nào của nền khoa học hiện đại. Trong cuộc hội thảo Lão Gàn sẽ rất hân hạnh được mời những giáo sư đầu ngành của tất cả mọi ngành khoa học từ tự nhiên cho đến xã hội, cả trong nước và quốc tế tham gia. Vì là một lý thuyết thống nhất nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, nên nó liên quan đến tất cả mọi tri thức của thế gian này. Nếu như sau cuộc hội thảo này với cộng đồng khoa học thế giới thứ thiệt - chứ không phải loe ngoe như đám tư duy "ở trần đóng khố" phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt thường rêu rao - và nếu Lão Gàn được công nhận thì thuyết ADNh là lý thuyết thống nhất, nhân danh nền văn hiến Việt, sẽ là tài sản chung của cả nhân loại. Tất nhiên, trong trường hợp này, Lão Gàn sẽ phải đi giảng dạy ở các trường Đại học uy tín. Nếu Lão Gàn không biện minh được thì Lão Gàn sẽ trở về làm nghề bơm xe đạp nuôi thân, không bao giờ nói chuyện về Lý học và Việt sử. Tức là bỏ nghề xem bói và làm phong thủy. Đây cũng là cố gắng cuối cùng của Lão Gàn sử dụng Lý học Đông phương như là một phương tiện chứng minh cho Việt sử, cũng như 'canh bạc cuối cùng" của cái thế giới này. ================= * Tôi có chụp một cái ảnh "Phở ăn với dầu chao quẩy" ở Hanoi và đưa vào trang web cá nhân. Nhưng lâu quá chưa tìm ra. 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 9, 2014 Tổng thống Philippines so sánh tương quan lực lượng với TQ ở Biển Đông Hồng Thủy 21/09/14 06:55 Thảo luận (0) (GDVN) - Mỗi người Philippines phải đối đầu với 13 người Trung Quốc. So sánh thực lực quân sự nếu phải lựa chọn giữa súng đạn và bơ sữa, Philippines sẽ lựa chọn bơ sữa. Tổng thống Philippines Benigno Aquino III. Ảnh: VOA. Thông tấn xã Đài Loan ngày 20/9 đưa tin, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho rằng nếu Trung Quốc đã theo đuổi yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) ở Biển Đông dựa vào cái gọi là "bằng chứng lịch sử" thì ít có khả năng cường quốc này sẽ tấn công "các đảo của người Philippines". Ông Aquino đưa ra những phát biểu này tại diễn đàn do Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế Pháp tổ chức hôm Thứ Năm vừa qua. Tổng thống Philippines khẳng định rằng du tình hình có thay đổi thế nào đi nữa thì cũng không có bất cứ ly do nào có thể biện minh cho một cuộc tấn công (ở Biển Đông). "Nếu sự thịnh vượng của Trung Quốc được xây dựng trên quỹ đạo của cộng đồng quốc tế thì tình huống tồi tệ nhất - chiến tranh sẽ cản trở Bắc Kinh giao dịch với thế giới bên ngoài", ông Aquino bình luận. Trong khi đó nhu cầu cải thiện đời sống của người dân Trung Quốc lại đang ngày càng cấp bách, điều này chủ yếu có được là nhờ sự tiếp xúc giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Aquino cho biết, trong một lần gặp gỡ người đồng cấp Trung Quốc Hồ Cẩm Đào năm 2011, hai nhà lãnh đạo này đã nhất trí rằng tranh chấp Biển Đông không phải toàn bộ mối quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines. Vị Tổng thống đang thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa quân đội Philippines cho rằng, Trung Quốc không cần phải cảm thấy lo lắng về việc này, bởi: "Dù chúng tôi có phải đấu quyền anh với họ, thì mỗi người Philippines phải đối đầu với 13 người Trung Quốc. So sánh thực lực quân sự, nếu phải lựa chọn giữa súng đạn và bơ sữa, Philippines sẽ lựa chọn bơ sữa." Ông Aquino nói rằng, Philippines hiện tại chỉ có thể trông chờ vào 132 tàu hải quân trong khi phải lo kiểm soát 36 ngàn km đường bờ biển. "Mặc dù không phải tàu vỏ gỗ, nhưng hầu hết chúng là 'đồ cổ' từ Thế chiến 2 sót lại", Tổng thống Philippines thừa nhận. Không quân Philippines đến 1 chiếc chiến đấu cơ hay oanh tạc cơ cũng không có! ================= Chẳng cứ gì Phi Luật Tân, tất cả các nước Asean và cả Nhật Bản, Úc cộng lại cũng không phải đối thủ của Trung Quốc vì giá trị tuyệt đối của vũ khí hạt nhân mà các nước này không có, chưa nói đến một lực lượng quân đội hùng hậu và vũ khí hiện đại, gần như bằng tất cả các nước nói trên cộng lại. Nhưng thế giới này không phải chỉ có Asean, Nhật Bản và Úc. Cho nên với cách nói: Tranh chấp Biển Đông không phải toàn bộ mối quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines. Thực chất chỉ là một sự ngụy biện với cái nhìn cục bộ để an ủi cho một kẻ yếu trước một kẻ mạnh đang gậm nhấm các quyền lợi của họ. Nó tương tự như một kẻ cậy thế và sức mạnh đấm vào mặt người hàng xóm và nói rằng: "Đây không phải tất cả mọi quan hệ hàng xóm của chúng ta". Cách hiểu này cho thấy người hàng xóm sau khi bị đấm đã nói rằng: "Ông nói thật chí lý". B) Nhưng vấn đề không chỉ ở quan hệ hàng xóm, mà còn là quan hệ của cả cộng đồng cư dân. Nhưng mọi chuyện đã quá đà rồi. Người Trung Quốc chỉ nhìn thấy quan hệ hàng xóm mà không thấy một cộng đồng cư dân không thể chấp nhận được hành động của họ. Ngay bây giờ - sau khi Lão Gàn gõ xong hàng chữ này - Trung Quốc có trả lại hết các vùng biển đảo bị họ chiếm đóng, long trọng từ chối cái gọi là chủ quyền biển đảo ở các vùng tranh chấp, thì "canh bạc cuối cùng" vẫn xảy ra. Tức là đặt một giả thuyết thuận lợi nhất cho hòa bình tạm thời ở khu vực Tây Thái Bình Dương cũng không thể thay đổi được lịch sử trong một tương lai gần. Huống chi thực tế đã cho thấy nó không như giả thuyết được đặt ra. Đã qua ngày mùng 10. 3. Quý Tỵ Việt lịch. Mọi việc sẽ gay cấn vào cuối năm nay và đặc biệt khó chịu và rất gay cấn vào cuối năm tới. Nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng chiến tranh thì sẽ ra sao nhỉ? "Khôn sống, mống chết". Các cụ nhà ta bảo vậy! 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 9, 2014 Hàng nghìn sinh viên Hồng Kông nghỉ học để phản đối Trung Quốc (Dân trí) - Hàng nghìn sinh viên tại Hồng Kông hôm nay đã bắt đầu tẩy chay các lớp học kéo dài 1 tuần để phản đối lập trường của Trung Quốc đối với cải cách bầu cử tại đặc khu hành chính này. >> Người Hồng Kông nổi giận vì Bắc Kinh áp đặt cải cách bầu cử Các sinh viên tham gia cuộc biểu tình bãi khóa tại Hồng Kông. Các sinh viên từ hơn 24 trường đại học và cao đẳng tại Hồng Kông tuyên bố sẽ tham gia chiến dịch bãi khóa kéo dài một tuần. Đây là sự mở đầu cho một cuộc biểu tình lớn hơn dự kiến diễn ra vào ngày 1/10 tới, do tổ chức ủng hộ dân chủ Occupy Central lên kế hoạch. Mở màn chiến dịch bãi khóa, hàng nghìn sinh viên đã tụ tập vào lúc 14 giờ ngày 22/9 giờ địa phương để tham gia một cuộc biểu tình ngồi trong khuôn viên Đại học Hồng Kông Trung Quốc tại Sha Tin, cách trung tâm Hồng Kông vài km về phía bắc.Hầu hết các sinh viên đều mặc áo phông và đeo duy băng màu vàng để ủng hộ dân chủ. Chiến dịch bãi khóa do các nhóm như Hiệp hội sinh viên và học bổng Hồng Kông tổ chức. Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ cũng có kế hoạch tổ chức hàng loạt cuộc tuần hành và các bài giảng công khai tại một công viên gần các tòa chính quyền trong tuần này. Đài phát thanh truyền hình Hồng Kông (RTHK) cho hay các sinh viên đã đứng bên ngoài các trường trung học vào sáng sớm nay để phát các dải duy băng màu vàng cho các học sinh và kêu gọi họ nghỉ học. Khoảng 400 học giả và các nhân viên không tham gia giảng dạy cũng vào cuộc để ủng hộ các sinh viên. Một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ lớn hơn dự kiến sẽ diễn ra trong tháng tới. Tổ chức Occupy Central đã cam kết sẽ tiến hành một cuộc biểu tình ngồi tại trung tâm hành chính Hồng Kông mà những người chỉ trích cảnh báo là có thể làm tê liệt khu vực. Vấn đề làm thế nào để Hồng Kông có thể lựa chọn lãnh đạo của đặc khu hành chính này đã gây chia rẽ trong những tháng gần đây, gây ra những cuộc biểu tình từ cả các nhóm ủng hộ dân chủ và ủng hộ Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc từng cam kết cho phép người Hồng Kông được bầu cử trực tiếp lãnh đạo đặc khu này vào năm 2017. Tuy nhiên, hồi tháng 8, Bắc Kinh lại nói rằng các cử tri chỉ được bầu chọn một lãnh đạo từ danh sách các ứng viên đã được Bắc Kinh chấp thuận. Các nhà hoạt động dân chủ nói rằng Trung Quốc làm vậy để lọa bỏ những ứng viên mà Bắc Kinh không thích. Các sinh viên biểu tình nói rằng quyết định của Bắc Kinh không mang tới sự dân chủ hơn cho Hồng Kông như đã hứa khi đặc khu này được Anh trao trả cho phía Trung Quốc vào năm 1997. An BìnhTheo BBC Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 9, 2014 Hàng nghìn sinh viên Hồng Kông nghỉ học để phản đối Trung Quốc (Dân trí) - Hàng nghìn sinh viên tại Hồng Kông hôm nay đã bắt đầu tẩy chay các lớp học kéo dài 1 tuần để phản đối lập trường của Trung Quốc đối với cải cách bầu cử tại đặc khu hành chính này. >> Người Hồng Kông nổi giận vì Bắc Kinh áp đặt cải cách bầu cử Các sinh viên tham gia cuộc biểu tình bãi khóa tại Hồng Kông. Các sinh viên từ hơn 24 trường đại học và cao đẳng tại Hồng Kông tuyên bố sẽ tham gia chiến dịch bãi khóa kéo dài một tuần. Đây là sự mở đầu cho một cuộc biểu tình lớn hơn dự kiến diễn ra vào ngày 1/10 tới, do tổ chức ủng hộ dân chủ Occupy Central lên kế hoạch. Mở màn chiến dịch bãi khóa, hàng nghìn sinh viên đã tụ tập vào lúc 14 giờ ngày 22/9 giờ địa phương để tham gia một cuộc biểu tình ngồi trong khuôn viên Đại học Hồng Kông Trung Quốc tại Sha Tin, cách trung tâm Hồng Kông vài km về phía bắc. An Bình Theo BBC Ngài Đặng Tiểu Bình khi còn sống phát biểu - đại ý: "Trung Quốc - ( Chứ không riêng gì Hồng Kong) - sẽ có dân chủ. Nhưng không phải bây giờ!". Bởi vậy, phong trào sinh viên ở Thiên An Môn đòi hỏi dân chủ quá sớm với nhận định của ngài Đặng. Nhưng nếu ngài Tập muốn chứng tỏ nước Tàu chưa cần dân chủ ngay bây giờ ở Hồng Kông, như ngài Đặng đã làm ở Bắc Kinh thì thật là một điều cần thành kính phân ưu cho sự nghiệp của ngài Tập. Bởi vậy, Lão Gàn đã nhận định với một giả thuyết hết sức thuận lợi cho ngài Tập là: ngay cả khi ngài Tập đập chết hết cả ruồi lẫn hổ thì khó khăn lớn nhất phải vượt qua chính là giai đoạn sau đó. Nhưng thật tiếc thay! Đó chỉ là giả thuyết của Lão Gàn từ cái lò gạch làng Vũ Đại và nó chưa hề xảy ra trên thực tế. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2014 Hoàn Cầu: Mã Anh Cửu bỏ đường lưỡi bò là bán nước, Bắc Kinh bất lợi?! Hồng Thủy 23/09/14 13:29 Thảo luận (0) (GDVN) - Không có chuyện nếu Đài Loan từ bỏ đường lưỡi bò là Trung Quốc chấp nhận từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống Biển Đông. Có chăng chỉ thêm một trò cười. "Tập Cận Bình trực tiếp duyệt xây đảo trái phép ở Gạc Ma/Vành Khăn" "Việt Nam-Philippines cần hợp tác khảo sát Gạc Ma trước khi quá muộn" Thủ tướng Ấn Độ lên tiếng về vấn đề Biển Đông, quan hệ với Trung Quốc Nhà lãnh đạo đứng đầu Đài Loan Mã Anh Cửu. Thời báo Hoàn Cầu ngày 23/9 đăng bài phân tích của Khâu Nghị, cựu Nghị sĩ Quốc dân đảng Đài Loan bình luận về vấn đề Biển Đông và đường lưỡi bò. Ông Nghị cho rằng không gian liên thủ tốt nhất cho Bắc Kinh và Đài Bắc ở Biển Đông, một là đảo Ba Bình, hai là đường lưỡi bò, còn gọi là đường chữ U hay đường đứt đoạn. Đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đã bị lực lượng quân sự Tưởng Giới Thạch cất quân chiếm đóng bất hợp pháp và chính quyền Đài Loan ngày nay duy trì lực lượng đồn trú trái phép. Theo Khâu Nghị, hòn đảo này là "chìa khóa" ở Biển Đông. Ba Bình cách Cao Hùng, Đài Loan hơn 1600 km nên sẽ gặp khó khăn trong phòng thủ, nhưng nếu bắt tay với Bắc Kinh thì có thể "chuyển nguy thành an". Thứ hai, đường lưỡi bò đều được cả Đài Loan và Trung Quốc lấy làm (cái gọi là) quốc giới ở Biển Đông. Trong khi trọng tâm vụ kiện của Philippines lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển là tính phi pháp của đường lưỡi bò. Khâu Nghị nhắc lại, năm 1947 Bộ Nội chính Trung Hoa Dân quốc của chính quyền Tưởng Giới Thạch đã tự vẽ ra đường 11 nét đứt đoạn để định ra (cái gọi là) cương vực phương Nam. Sau khi đảng Cộng sản Trung Quốc đánh đuổi Tưởng Giới Thạch và Quốc dân đảng chạy sang đảo Đài Loan, chính quyền Bắc Kinh tiếp tục lấy đường lưỡi bò (phi pháp) này làm "biên giới trên Biển Đông"?! Năm 1953, Bắc Kinh bỏ 2 nét đứt ở vịnh Bắc Bộ, hình thành nên đường 9 đoạn như ngày nay vẫn thấy. Bất chấp sự thật lịch sử ít nhất từ thế kỷ 17 Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã xác lập và thực thi chủ quyền một cách hòa bình, liên tục, hợp pháp với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nay Khâu Nghị và cả giới chức Trung Quốc, Đài Loan lại cho rằng chỉ bằng vài nét vẽ vu vơ họ có thể đòi "chủ quyền" với gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả 2 quần đảo này của Việt Nam, đó là điều nực cười, phi lý - PV. Khâu Nghị, tác giả bài phân tích nực cười trên Thời báo Hoàn Cầu. Khâu Nghị lý luận, năm 1947 Trung Quốc công bố đường lưỡi bò các nước Biển Đông không ai phản đối tức là mặc nhiên thừa nhận Biển Đông là của Trung Quốc?! Sau thập niên 70 phát hiện tài nguyên dầu mỏ phong phú ở Biển Đông các nước mới lên tiếng yêu sách?! Đó chỉ là trò lý luận của trẻ con, ấu trĩ khi tự cho mình cái quyền xí phần, nhận chỗ sang cả lãnh thổ hàng xóm chỉ bằng một vài nét nguệch ngoạc. Vụ kiện của Philippines theo bình luận của Khâu Nghị đã hình thành nên sự đối đầu giữa đường lưỡi bò Trung Quốc với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Ông Nghị cho rằng Mỹ và Philippines muốn sử dụng dư luận quốc tế để chỉ trích (tố cáo) Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, trong khi Tòa án Quốc tế về Luật Biển ra hạn chót cho Bắc Kinh tháng 12/2014 có cơ hội tham gia tố tụng. Ông Nghị thừa nhận rằng đại bộ phận quan điểm cho rằng tòa sẽ có phán quyết có lợi cho Philippines. Bắc Kinh đến nay mặc dù vẫn khẳng định không tham gia, không thừa nhận và không thực thi phán quyết của tòa án trong vụ này. Nhưng Khâu Nghị nhận định, nếu Mỹ, Nhật Bản dùng dư luận quốc tế công kích Trung Quốc, lại thêm khả năng Việt Nam cũng sẽ khởi kiện, Bắc Kinh sẽ rơi vào thế rất bất lợi. Trong vụ này, Đài Loan sẽ đóng vai trò quan trọng không thể thay thế. Theo Khâu Nghị, nếu Đài Loan kiên trì yêu sách đường lưỡi bò và trưng ra lý do vẽ đường đứt đoạn 11 nét năm 1947 và các văn kiện tài liệu đi kèm sẽ giúp 2 bờ eo biển "liên thủ kháng địch". Ngược lại nếu Đài Bắc từ bỏ hoặc phủ nhận đường lưỡi bò sẽ vô cùng bất lợi cho Bắc Kinh, đồng thời sẽ làm tổn thương hòa bình eo biển, ông Nghị bình luận. Đài Loan sẽ lựa chọn như thế nào khi cựu đại diện ngoại giao của Mỹ tại Đài Bắc William A. Stanton mới đây công khai kêu gọi từ bỏ đường lưỡi bò tại một hội thảo quốc tế về Biển Đông tổ chức ở Đài Loan. Trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên Biển Đông và UNCLOS được cộng đồng quốc tế thừa nhận thì chỉ có Trung Quốc và Đài Loan vẫn khăng khăng ôm lấy đường lưỡi bò "buồn cười và ngu ngốc", "không phù hợp với luật pháp quốc tế". William A. Stanton bình luận. Phát biểu của ông William A. Stanton được Khâu Nghị xem là "vô cùng ác ý". Ông Nghị gọi động thái này là Mỹ ngầm gây áp lực lên Đài Loan từ bỏ đường lưỡi bò để công kích chủ trương, yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm phối hợp với kiến nghị 3 không, đóng băng hành động khiêu khích trên Biển Đông do Mỹ đưa ra. Như vậy theo Khâu Nghị Đài Loan sẽ "vứt bỏ chủ quyền, danh dự và lợi ích, lật mặt với Trung Quốc và ngả hoàn toàn vào Mỹ"?! Khâu Nghị bình luận, mặc dù Mã Anh Cửu thân Mỹ, nhưng không đến nỗi bán rẻ "chủ quyền" của Trung Hoa Dân quốc. Đường lưỡi bò đã được ghi vào hiến pháp của Trung Hoa Dân quốc và sách giáo khoa, nếu Mã Anh Cửu từ bỏ nó là vi hiến và sẽ bị phe Dân tiến đảng đối lập ở Đài Loan "phỉ nhổ". Mặt khác ông Nghị lý luận, vứt bỏ đường lưỡi bò, Đài Loan cũng sẽ tự vứt bỏ (cái gọi là) chủ quyền đảo Ba Bình và ở Biển Đông. Chính vì vậy, Khâu Nghị cho rằng dù Mỹ có ép nữa thì Đài Loan cũng sẽ không chịu từ bỏ đường lưỡi bò. Tuy nhiên, ông Nghị cảnh báo rằng năm 2016 sẽ đến kỳ bầu cử, nếu Dân tiến đảng lên nắm quyền với chủ trương Đài Loan độc lập thì chắc chắn Đài Loan phải dựa vào Mỹ mới có thể đương đầu với Trung Quốc. Khi đó số phận đường lưỡi bò ra sao có thể đoán trước, cục diện 2 bờ eo biển Đài Loan bị phá bỏ và hậu quả với Đài Bắc, theo Khâu Nghị là thật khôn lường! Bài phân tích của cựu Nghị sĩ Đài Loan và dụng ý đăng tải nó của Thời báo Hoàn Cầu càng làm rõ sự thật: Trung Quốc hay Đài Loan chẳng có căn cứ nào, mà chỉ vẽ bậy ra đường đứt đoạn để thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống Biển Đông. Thứ hai, Trung Quốc rất sợ bị khởi kiện, mặc dù đến nay vẫn từ chối tham gia nhưng vẫn vừa nghe ngóng vừa lo. Mặt khác Đài Loan luôn bị Trung Quốc xem là một tỉnh của mình và chưa bao giờ có tư cách ngồi vào bàn đàm phán ngang hàng với các bên ở Biển Đông khi Bắc Kinh chưa cho phép. Vì vậy không có chuyện nếu Đài Loan từ bỏ đường lưỡi bò là Trung Quốc chấp nhận từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống Biển Đông. Có chăng chỉ thêm một trò cười cho cộng đồng quốc tế thấy rõ bộ mặt thật bành trướng lãnh thổ của họ và bản chất vô lý, phi pháp của đường lưỡi bò mà thôi - PV. ================== Hề! Hề! Từ lâu, Lão Gàn đã đặt vấn đề Đài Loan từ bỏ đường lưỡi bò, Ít nhất cũng từ năm "ngoải" ngay trong cái tô bích này. Vì tính chính danh của vấn đề khi Hoa Kỳ xác định quyền lợi căn bản ở cái bể Đông này. Do đó, cô em Đài Loan nếu khăng khăng với đường lưỡi bò thì không khác gì chống lại "quyền lợi căn bản " của Hoa Kỳ vốn là một Đồng Minh với Đài Loan. Bởi vậy, nếu xác định là đồng minh của Hoa Kỳ thì "vì đại cuộc" cô em Đài Loan cần bỏ đường lưỡi bò. Tất nhiên, việc từ bỏ đường lưỡi bò của Đài Loan cũng sẽ có thể không thay đổi quyết tâm lấn chiếm biển đảo của Trung Hoa Lục địa, nhưng lúc này tính chính danh sẽ mất hẳn. Lúc ấy, cái "quyền lợi cốt lõi" của Tung Cóoc sẽ chẳng có "cơ sở khoa học" nào để xác định chủ quyền ở bể Đông, trước cái "quyền lợi căn bản" của Hoa Kỳ. Trong trường hợp này, cô em Đài Loan đứng hẳn về phía Hoa Kỳ trong "canh bạc cuối cùng". Đương nhiên, họa sĩ người Gia Nã Đại gốc Hoa sai, khi mô tả cô em Đài Loan bị Hoa Kỳ đẩy khỏi cuộc chơi, trong bức tranh :"canh bạc cuối cùng". Trong trường hợp này, nếu Đài Loan bị tấn công, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ bảo vệ đồng minh của mình. Còn ỡm ờ như hiện nay, chắc cô em sẽ bị loại khỏi cuộc chơi với nhiều nghĩa. Mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ ở Tấy Thái Bình Dương trong canh bạc này đều có những sự lo ngại với những hoàn cảnh khác nhau. "Canh bạc cuối cùng" đang diễn biến khuých tạp. Híc! 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2014 70 nhà tài phiệt hàng đầu Hồng Kông qua Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình Hồng Thủy 22/09/14 09:45 Thảo luận (0) (GDVN) - Việc vận động ủng hộ từ giới tỉ phú Hồng Kông mà Bắc Kinh đang tiến hành càng làm tăng quyết tâm của những người đòi cải cách. Tập Cận Bình dùng "ngoại giao sinh nhật" để lôi kéo Ấn Độ Muốn ra tranh cử lãnh đạo Hồng Kông, phải được Bắc Kinh chấp thuận Tân bí thư Quảng Châu, ngôi sao mới trên bầu trời chính trị Trung Quốc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bưu điện Hoa Nam ngày 22/9 đưa tin, một nhóm 70 nhà tài phiệt hàng đầu Hồng Kông đã sang Bắc Kinh theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Phái đoàn này do Đổng Kiến Hoa, cựu Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông và hiện là Phó Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc dẫn đầu. Chuyến đi đã được sắp xếp sau khi Bắc Kinh đưa ra một khuôn khổ hạn chế đối với các cuộc bầu cử chọn ra người đứng đầu Hồng Kông kể từ năm 2017 đã gây ra các cuộc biểu tình và hoạt động tẩy chay quy mô lớn. Một trong những nhà tài phiệt, Chủ tịch hãng Henderson Land ông Lee Shau-kee cho biết mô hình bầu cử trên toàn cầu là khác nhau, do đó phương án bầu cử năm 2017 đang bị dư luận lên án là phương án "rất tốt" để đảm bảo sự thịnh vượng của đặc khu này. "Cải cách chính trị nên tiến hành dần dần. Trung Quốc rất phức tạp, tiến hành quá nhanh sẽ có hại", Lee Shau-kee nói với các nhà tài phiệt Hồng Kông. Ông nói rằng hoạt động phản kháng của dư luận Hồng Kông được gọi là "chiếm trung" sẽ gây ra tác động tiêu cực đối với Hồng Kông và làm hỏng danh tiếng của trung tâm tài chính quốc tế. Lui Che-woo, người đứng đầu tập đoàn K. Wah kêu gọi sinh viên và những người biểu tình cần có thái độ "xây dựng". "Họ không nên có những hành động khác, nếu không hài lòng họ có thể nói ra, đừng làm hỏng Hồng Kông. Chúng tôi đã phấn đấu trong 70 năm qua. Mọi người trên thế giới nghĩ rằng Hồng Kông là một thành phố kiểu mẫu. Tôi hy vọng điều này được tôn trọng." Phái đoàn bao gồm cả những người giàu nhất Hồng Kông sẽ tham dự một cuộc hội thảo được Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc tổ chức hôm nay về nền kinh tế đất nước. Tập Cận Bình sẽ tiếp họ trong buổi chiều 22/9 và họ sẽ dự tiệc chiêu đãi buổi tối do Trương Đức Giang - Chủ tịch Quốc hội chủ trì. Nghị sĩ Hồng Kông Lee Cheuk-yan cho biết, việc vận động ủng hộ từ giới tỉ phú Hồng Kông mà Bắc Kinh đang tiến hành càng làm tăng quyết tâm của những người đòi cải cách. ================== Mâu thuẫn xã hội tăng cao, tình hình rất là tình hình. B) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2014 Vừa thăm Ấn Độ về, ông Tập yêu cầu "sẵn sàng chiến tranh khu vực" 23/09/2014 15:10 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 22/9 yêu cầu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẵn sàng cho chiến tranh khu vực và phải tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh từ trung ương. “Quân đội phải có lòng trung thành tuyệt đối và niềm tin vững chắc vào Đảng Cộng sản Trung Quốc , bảo đảm rằng mệnh lệnh và các quyết định của lãnh đạo trung ương được chấp hành nghiêm túc. Bộ Chỉ huy PLA cần phải cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu, nâng cao năng lực để giành chiến thắng ở một cuộc chiến tranh khu vực trong thời đại công nghệ thông tin này” – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Tân Hoa Xã ngay sau chuyến công du Ấn Độ. Chủ tịch Tập Cận Bình gặp gỡ tướng lĩnh PLA tại Bắc Kinh ngày 22-9. Ảnh: TÂN HOA XÃ Tất cả các lực lượng quân đội Trung Quốc phải thực hiện đúng theo chỉ thị của Chủ tịch Tập Cận Bình và báo cáo hoạt động của mình để đáp ứng những mục tiêu cũng như nhiệm vụ mới theo quy định của CMC. Đó là nội dung trong một tuyên bố cùng ngày của Tổng tham mưu trưởng PLA, Thượng tướng Phòng Phong Huy. Đây không phải là lần đầu tiên ông Tập yêu cầu quân đội Trung Quốc sẵn sàng cho một “cuộc chiến tranh khu vực”. Tuy nhiên, tuyên bố lần này thu hút nhiều chú ý bởi nó được đưa ra trong bối cảnh liên tiếp xảy ra các cuộc xâm nhập của quân đội Trung Quốc vào biên giới Ấn Độ, vốn phủ bóng đen lên chuyến công du New Delhi mới đây của ông Tập Cận Bình. Ấn Độ hôm 21/9 cáo buộc binh sĩ Trung Quốc dựng 7 lều trại bên trong lãnh thổ mình và cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ sớm rút đi. Trong ngày hôm qua, các lãnh đạo quân đội Trung Quốc đã nhóm họp tại Bắc Kinh để thảo luận phương thức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ huy quân sự trong bối cảnh mới. theo Người lao động =================== Cuối năm nay, mọi chuyện sẽ khuých tạp hơn nhiều. Híc! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 9, 2014 Mỹ đề cử đô đốc sinh tại Nhật làm tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Thứ Ba, 23/09/2014 - 15:59 (Dân trí) - Một đô đốc hải quân Mỹ, sinh tại Yokosuka (Nhật Bản), vừa được đề cử làm tư lệnh mới của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM). Đô đốc Harry B. Harris Jr. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày 22/9 đã đề cử Đô đốc Harry B. Harris Jr. kế nhiệm Đô đốc Samuel Locklear III làm tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ. Ông Harris hiện là chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ - lực lượng hải quân trực thuộc PACOM, đặt trụ sở gần Honolulu, Hawaii. Việc bổ nhiệm ông Harris cần phải được thượng viện Mỹ thông qua. Nếu được phê chuẩn, ông Harris sẽ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo PACOM vào một thời điểm quan trọng trong mối quan hệ giữa Mỹ và châu Á. Chính quyền Obama đang cố gắng thực hiện chính sách "xoay trục" ngoại giao và quân sự sang khu vực trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng trong các tranh chấp chủ quyền với các láng giềng. Giới lãnh đạo Lầu Năm Góc rất lo ngại về sự hiện đại hóa quân sự của Bắc Kinh và sợ rằng xung đột có thể nổ ra giữa Trung Quốc và các cường quốc khác trong khu vực. Khu vực chịu trách nhiệm của PACOM bao gồm hầu hết châu Á và ông Harris có hiểu biết sâu rộng về khu vực này. Ông Harris sinh tại Yokosuka, Nhật Bản vào năm 1956. Cha ông là một sĩ quan hải quân Mỹ, còn mẹ ông là người Nhật. Sau khi gia đình ông trở về Mỹ, Harris lớn lên tại Tennessee và Florida. Ông Harris từng nghiên cứu về các vấn đề Đông Á khi học tập tại Trường quản lý nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard, Trường quan hệ quốc tế Georgetown’s School of Foreign Service và Đại học Oxford. An BìnhTheo AP ================== Khuých tạp nhể! Hẳn người Nhật cầm quân Huê Kỳ nhá! Bởi zdậy, cái này nói rồi: Cuối năm nay tình hình rất là tình hình. Híc! Vậy là Senkaku/ Điếu Ngư ắt hẳn wan trong hơn là cái đảo So co bô giê nào đó của Phi Luật Tân rồi. Chiến trường chính phải ở Hoa Đông. Cái này cũng nói rồi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 9, 2014 Trung Quốc nham hiểm lấy tàu cá làm vũ khí, Việt Nam khó đối phó Hồng Thủy 18/08/14 06:46 Thảo luận (14) (GDVN) - Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và hải quân Mỹ sẽ rơi vào tình thế khó khăn khi đối mặt với tàu cá Trung Quốc. Làm thế nào để xử lý chúng... Malaysia không đối đầu Trung Quốc ở Biển Đông đổi lấy quan hệ kinh tế Tướng Dempsey: Đối thoại Việt-Mỹ không tránh được cái bóng Trung Quốc Dempsey: Không ép Việt Nam chọn Mỹ hay TQ, sẽ giúp phát triển hải quân Tàu cá vỏ thép Trung Quốc là vũ khí nham hiểm, thủ đoạn bẩn thỉu Trung Quốc thường dùng để bành trướng lãnh thổ trên Biển Đông. Defense News ngày 17/8 bình luận, việc Trung Quốc sử dụng thủ đoạn xua hàng loạt tàu đánh cá ra Biển Đông để thúc đẩy tuyên bố "chủ quyền" (vô lý và phi pháp) của họ dường như không có cách nào ngăn cản hiệu quả. Ví dụ mới nhất xảy ra hồi tháng 5 khi Trung Quốc điều hơn 70 tàu tuần tra và tàu cá bảo vệ giàn khoan 981 (hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, chưa kể tới các tàu hải quân và máy bay quân sự). "Tàu cá trở thành công cụ tuyệt với cho giới chức Bắc Kinh, nơi mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất đều đặt dưới sự kiểm soát của họ", Sam Tangredi, tác giả cuốn sách "Anti-Access Warfare" bình luận. Điều động tàu cá đến các vùng biển (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp hoặc tạo ra một hàng rào để ngăn cản tàu hải quân, tàu công vụ các nước khác hay kiếm cớ vu vạ đối phương được Trung Quốc thực hiện như một thủ đoạn kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan núp dưới cái vẻ bề ngoài "kháng cự bất bạo động" bằng cách sử dụng ngư dân và tàu cá. Dean Cheng, một chuyên gia quân sự Trung Quốc tại Quỹ Heritage cho biết, Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và hải quân Mỹ sẽ rơi vào tình thế khó khăn khi đối mặt với tàu cá Trung Quốc. Làm thế nào để xử lý chúng dưới danh nghĩa dân sự? Nếu dùng vũ lực sẽ bị (Trung Quốc lu loa) coi là leo thang khủng hoảng, tấn công dân thường. Trong khi không làm gì tức là mặc nhiên thừa nhận mất quyền kiểm soát hành chính cũng như mất chủ quyền vào tay Trung Quốc. Tàu cá vỏ thép Trung Quốc trở thành phương tiện để Bắc Kinh thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền vô lý và phi pháp trên Biển Đông. Một khía cạnh cơ bản của thủ đoạn này là Trung Quốc đang tạo ra những lựa chọn khó chịu, tạo ra sự đối kháng buộc đối phương phải rút lui để tránh bị Bắc Kinh kéo vào một sự vu vạ, điều này đồng nghĩa với một chiến thắng hiệu quả cho Trung Quốc, ông nhận định. Việt Nam đã phải đối phó với nhiều tình huống tương tự khi Trung Quốc xua tàu cá ra vòng ngoài bảo vệ hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan 981. Người Việt Nam có rất ít cơ hội chống lại các "ngư dân" Trung Quốc lão luyện, đặc biệt nó thể hiện qua vụ tàu cá Trung Quốc đâm chìm 1 tàu cá Việt Nam hôm 27/5. Mặc dù vậy sử dụng tàu cá không phải thủ đoạn mới. Trung Quốc đã dùng chiêu bài này với đảo Đài Loan từ những năm 1990 khi xua một loạt tàu cá chen chúc khắp bên ngoài hòn đảo Mã Tổ và Kim Môn khi căng thẳng chính trị giữa 2 bờ eo biển leo thang. Trung Quốc đẩy mạnh việc sử dụng các tàu cá như một hình thức đe dọa ngay sau khi Trần Thủy Biển trở thành lãnh đạo tối cao của Đài Loan năm 2000. Thời điểm đó Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết khoảng 1000 "tàu cá" Trung Quốc đã bao vây quanh đảo Mã Tổ và Kim Môn. Các "tàu cá" này đều có vỏ thép với tải trọng khoảng 100 tấn. Ngoài ra theo Dean Cheng, đội tàu đánh cá mà Trung Quốc sử dụng còn là "một cách tuyệt vời để có được thông tin tình báo giá rẻ". Với hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh Bắc Đẩu được kết nối với các thiết bị liên lạc gắn trên tàu cá, Trung Quốc có thể bao vây một khu vực rộng lớn với độ bao phủ liên tục. Tangredi cho rằng Bắc Kinh đã rất thông minh (nham hiểm) trong việc sử dụng tàu cá để tiến hành "phong tỏa mini" các vùng biển. Nếu một tàu cá Trung Quốc bị chìm trong cuộc va chạm với tàu quân sự đối phương, truyền thông Trung Quốc sẽ lập tức vào cuộc biến tàu cá của họ thành nạn nhân. Hải quân Mỹ cũng đã từng phải đối mặt với tàu cá Trung Quốc vào năm 2009 khi tàu khảo sát Impeccable và Victorious bị quấy rối bởi tàu cá và tàu Hải giám gần đảo Hải Nam. ================== Đúng là một đám tiểu nhân, nên tiểu tiết trong sách lược. Nhưng ông cha ta đã nói: "Vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn". Ở cõi Hậu thiên này, về lý thuyết không có gì là không hóa giải được cả. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 9, 2014 Quân đội Trung Quốc kháng thượng lệnh? 26/09/2014 09:00 Những động thái của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau chuyến thăm Ấn Độ đã làm dấy lên những nghi ngờ có một âm mưu ngấm ngầm nhằm phá hoại chuyến đi này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự khi thăm Ấn Độ ngày 18.9 - Ảnh: AFP Từ ngày 17 - 19.9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước đến Ấn Độ. Tuy nhiên, chuyến thăm đã không đem lại kết quả như kỳ vọng của hai bên về việc “phá băng” trong quan hệ giữa hai nước láng giềng nhiều duyên nợ, đặc biệt trong vấn đề tranh chấp biên giới. Vụ phá bĩnh của PLA Lý do của tình trạng “trật rơ” này chính là việc vào ngày 18.9, 1.000 binh sĩ Trung Quốc đã xâm nhập phía nam Ladakh, 1 trong 2 khu vực tranh chấp dọc đường kiểm soát thực tế (LAC), ranh giới tạm thời giữa 2 nước. Theo Forbes, các binh sĩ thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã mang thiết bị hạng nặng và tuyên bố xây dựng một “con đường tạm”. Vụ việc này chỉ được biết đến vào cuối buổi trưa, chỉ một giờ trước khi diễn ra bữa tiệc mà ông Modi đã ra lệnh chuẩn bị để tiếp đãi vị khách Trung Quốc. Vì thế, trong lúc 1.500 binh sĩ Ấn Độ được điều đến khu vực để ứng phó, ông Modi đã yêu cầu ông Tập ra lệnh rút quân và Chủ tịch Trung Quốc đã đồng ý. Theo tờ Deccan Chronicle, ông Tập đã thú nhận với Thủ tướng Modi rằng ông không biết gì về vụ việc này. Các binh sĩ Trung Quốc chỉ bắt đầu rút đi khi ông Tập rời New Delhi ngày 19.9, theo AFP. Sự việc trên đã làm dấy lên những nghi ngờ rằng có một âm mưu ngấm ngầm chống ông Tập từ một bộ phận chỉ huy cấp cao của PLA. Cũng có thể đó là những cá nhân trong hàng lãnh đạo chính trị đang rắp tâm làm suy yếu vị thế ông Tập, theo tờ Forbes. Biên giới Trung - Ấn vẫn căng thẳng Tình hình tại khu vực Ladakh vẫn đang tiếp tục căng thẳng khi hàng trăm binh sĩ của hai nước tiếp tục đối đầu nhau ở khoảng cách khá gần. Tờ Hindustan Times ngày 24.9 đưa tin Ấn Độ đang xem xét khả năng tổ chức cuộc họp khẩn trong tuần này theo đề nghị của Trung Quốc dù một nguồn tin quân sự Ấn Độ nhận định đây không phải là sự xuống nước của Bắc Kinh. Cải tổ hệ thống chỉ huy Những chỉ thị của ông Tập ngay sau khi trở về từ New Delhi càng làm gia tăng nghi ngờ của giới truyền thông Ấn Độ và quốc tế. Cụ thể, ngày 21.9, ông Tập đã có bài phát biểu tại cuộc họp của Bộ Tổng tham mưu PLA ở Bắc Kinh. Chuyên trang The Diplomat nhận định bài phát biểu của ông Tập đáng lưu ý ở chỗ nó được đưa ra chỉ một ngày sau khi ông về nước. Theo Tân Hoa xã, trong bài phát biểu, ông Tập đã nhấn mạnh “sự trung thành tuyệt đối và niềm tin chắc chắn vào Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Ông Tập cũng đã đề cập sự cần thiết của một “hệ thống chỉ huy thông suốt” và kêu gọi các chỉ huy chiến trường “đảm bảo mọi quyết định từ ban lãnh đạo trung ương phải được thực hiện đầy đủ”. Trong bài phát biểu, Tân Hoa xã cho biết ông Tập đã khẳng định rằng “các chỉ huy quân đội phải có sự hiểu biết tốt hơn về tình hình quốc tế và trong nước cũng như diễn biến mới nhất trong quân đội”. Một thông báo được đưa ra sau cuộc họp có sự tham dự của Tổng tham mưu trưởng Phòng Phong Huy và các chỉ huy cấp cao khác còn nhấn mạnh “mọi lực lượng của PLA phải tuân theo những chỉ thị của Chủ tịch Tập Cận Bình, người đồng thời là Chủ tịch Quân ủy Trung ương”, theo Tân Hoa xã. Một thông tin đáng chú ý khác chính là việc cất nhắc 2 viên tướng trung thành với ông Tập. Tờ South China Morning Post ngày 22.9 dẫn các nguồn thạo tin nói rằng các tướng Lưu Nguyên và Trương Hựu Hiệp sẽ lần lượt được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương và lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Quân ủy tại hội nghị trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng tới. Ủy ban Kiểm tra Quân ủy là cơ quan chuyên trách chống tham nhũng trong PLA cũng như những hành động xao lãng nhiệm vụ - điều có thể đã xảy ra trong thời gian ông Tập thăm Ấn Độ. Tờ The Times of India nhận định các diễn biến nói trên cho thấy ông Tập đang cố gắng tăng cường thêm sự kiểm soát đối với PLA. Sự việc ngày 18.9 không phải là vụ “phá bĩnh” đầu tiên của PLA. Hồi năm 2011, PLA đã tiến hành thử nghiệm một chiến đấu cơ tàng hình chỉ vài giờ trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhằm cải thiện quan hệ hai nước. Tờ The Wall Street Journal khi đó dẫn lời giới chức Mỹ nói rằng ông Hồ Cẩm Đào có vẻ không hay biết gì về cuộc thử nghiệm khi được ông Gates hỏi về vụ việc trong cuộc gặp, ngay cả khi hình ảnh và thông tin về vụ thử đã bắt đầu xuất hiện trên mạng. Trong cuốn hồi ký xuất bản đầu năm nay, ông Gates cho biết một cuộc tranh cãi đầy giận dữ đã nổ ra giữa các quan chức dân sự và quân sự Trung Quốc, kể cả Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, ngay trong cuộc họp. Trùng Quang ==================== Nôi bộ lủng củng vì mâu thuẫn. Bởi vậy, cách đây đã lâu, ngay trong topic này, Lão Gàn đã bảo rằng thì là: Nếu phát động chiến tranh, ngài Tập có thể tạo ra một vụ nổi loạn. Như ngày xưa Lâm Bưu tập hợp quân đội với cái cớ chống Liên Xô để lật đổ ngài Mao vậy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 9, 2014 Vũ khí hạt nhân: Nga - Trung đừng đùa với nước Mỹ (Quan hệ quốc tế) - Mỹ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân trong bối cảnh họ đang có rất nhiều "mối quan hệ căng thẳng". Kho vũ khí hạt nhân của Nga đáng sợ tới mức nào? Vũ khí hạt nhân: Nga áp đảo Mỹ Cuộc thử nghiệm bất ngờ Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, 7h45 ngày 23/9/2014, tên lửa đạn đạo Minuteman-3 không mang đầu đạn được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg, bang California tới đảo Kwajalein có khoảng cách 6.760 km. Chỉ huy của đơn vị tên lửa số 91 khẳng định cuộc thử nghiệm hoàn toàn thành công. Minuteman-3 là loại tên lửa ba tầng liên lục địa có khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân cùng lúc. Tên lửa này là sản phẩm của hãng Boeing, trọng lượng 35,3 tấn, dài 18,26 m, đường kính thân 1,67m, tầm bay cao tối đa 1.120 km, tầm bắn 13.000 km, tốc độ 7km/s. Sai số mục tiêu là không đáng kể, từ 85 - 450. Thời gian triển khai để có thể khai hỏa Minuteman-3 chỉ mất vài phút. Điều đặc biệt, loại tên lửa này ngoài việc được trang bị trên các căn cứ không quân trên lãnh thổ Mỹ, nó còn được bố trí tại một số căn cứ của Mỹ trên thế giới và NATO. Ngoài ra, Minuteman-3 còn có thể trang bị trên các tàu ngầm. Điều này đồng nghĩa với việc độ bao phủ của Minuteman-3 là... toàn cầu. Một cuộc phóng thử nghiệm tên lửa Minuteman-3 Mỗi tên lửa này có thể mang theo 3 đầu đạn hạt nhân, sức nổ 300 - 500 kiloton, tương đương với 300.000 - 500.000 tấn thuốc nổ TNT. Hiện nay Mỹ đang có nhiều dự án nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhưng Minuteman-3 vẫn khẳng định sự hiệu quả và ổn định nhất. Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định đây chỉ là một cuộc thử nghiệm hoàn toàn bình thường để kiểm tra khả năng hoạt động và sẵn sàng phản ứng của lực lượng hạt nhân Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ sử dụng dữ liệu từ vụ phóng để tiếp tục đánh giá sự phát triển của lực lượng. Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm ngấm ngầm và đầy bất ngờ, vào thời điểm nhạy cảm như hiện tại của nước Mỹ sẽ khiến không ít người lo ngại về mục đích thực sự của nó. Đừng dùng vũ khí hạt nhân để đùa Mỹ Vũ khí hạt nhân thời điểm vừa qua được các đối thủ của Mỹ nhắc đến một với tần suất tăng đột biến. Với nước Nga, trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã đẩy mối quan hệ giữa Nga - phương Tây tuột dốc thành một cuộc khủng hoảng. Cả hai bên đều có những hành động quân sự mang ý nghĩa răn đe trực tiếp dành cho nhau. Tiêu biểu như cách mà NATO và Nga ngoại giao tập trận ròng rã từ tháng 5/2014 cho đến nay. Lần gần đây nhất kết thúc bằng cuộc tập trận Vostok-2014 với quy mô lớn chưa từng có của Nga và các cuộc tập trận của NATO trên chính đất Ukraine. Trong những lần tập trận đó, trong những động thái căng thẳng đó, vũ khí hạt nhân liên tiếp được nhắc đến. Tuy nhiên nó chỉ được phát ra từ Moscow. Lần đầu tiên vào tháng 6/2014, khi Tổng thống Poroshenko tuyên thệ nhậm chức và khẳng định sẽ đòi lại bán đảo Crimea bằng mọi giá. Và Moscow lập tức phản ứng, khẳng định sẽ giữ Crimea bằng mọi cách, trong đó ám chỉ đến cả lực lượng hạt nhân của mình. Tên lửa đạn đạo của Nga Ngày 3/9/2014, Moscow tuyên bố sẽ tập trận hạt nhân vào cuối tháng 9/2014. Ngày 10/9/2014, quân đội Nga phóng thử thành công một tên lửa liên lục địa từ tàu ngầm hạt nhân. Tổng thống Nga Putin đích thân đăng đàn khẳng định sẽ dùng vũ khí hạt nhân để chống lại NATO. Và còn nhiều lần khác, lực lượng hạt nhân của Nga được mang ra như một cái ô để đảm bảo sự răn đe hiệu quả trong mối căng thẳng với phương Tây. Và động tác sẵn sàng sử dụng thứ vũ khí này của Nga thay vì tìm kiếm các hành động chính trị, ngoại giao là thực sự đáng lên án. Ngoài Nga, còn một đối thủ tiềm năng khác của Mỹ cũng không kém phần đao to búa lớn: Trung Quốc. Sau khi mối quan hệ Nga - EU bất hòa, Trung Quốc ngay lập tức chìa bàn tay cứu vớt nền kinh tế Nga. Đổi lại, Moscow cũng vui vẻ đáp ứng những tâm nguyện của Bắc Kinh, thực ra là yêu sách. Trong đó có vấn đề về công nghệ vũ khí và công nghệ vũ trụ. Đặc biệt, hai bên đạt được một số thỏa thuận về việc hợp tác phát triển công nghệ tên lửa đẩy và Trung Quốc có vai trò cung cấp linh kiện và có khả năng còn hỗ trợ sản xuất, lắp ráp. Ngoài ra, Bắc Kinh còn đứng trước cơ hội rất lớn có thể mua được hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 của Nga. Ngay lập tức, Trung Quốc ồn ào lên tiếng về việc các chương trình nghiên cứu, thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa của mình sắp đến hồi thành công. Đặc biệt với tên lửa liên lục địa DF-41. Tên lửa liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân có thể phóng từ các tàu ngầm của nước Mỹ Thực tế, những tên lửa này của Trung Quốc còn vướng phải hai tử huyệt về công nghệ là tên lửa đẩy và nhiên liệu vận hành. Nhiều nhà phân tích cho rằng với khả năng nhái công nghệ ưu việt của mình, những vũ khí hiện đại từ Nga sẽ cung cấp cho Bắc Kinh một số lượng lớn câu trả lời cho những gì họ còn khiếm khuyết. Dù chưa thực sự thành công trong việc phóng tên lửa hạt nhân đến lãnh thổ nước Mỹ, nhưng đã rất nhiều lần Trung Quốc bóng gió về khả năng hạt nhân đáng gờm của mình. Một đối thủ ồn ào, kẻ còn lại thì bóng gió hăm dọa. Còn Mỹ trong cuộc chơi này đã chọn cách nào? Họ không mang vũ khí hạt nhân ra để luyện tập trong khi căng thẳng lên tới cao trào. Tên lửa của họ không phóng tập từ những căn cứ nhạy cảm. Một cuộc thử nghiệm nhỏ, thường kỳ, ít ồn ào trên các phương tiện truyền thông. Hẳn Mỹ chỉ muốn khẳng định rằng, họ có vũ khí hạt nhân, nhưng đó chỉ là quân bài cuối cùng. Với những kinh nghiệm cay đắng về loại vũ khí này, người Mỹ chỉ sử dụng tới nó khi và chỉ khi nước Mỹ thực sự lâm nguy. Đỗ Phong =================== Các quý vị bình luận gia trong nước và quốc tế trong bài viết này, còn wên một yếu tố wan trọng trong chiến tranh hại điện. Đây cũng là điều mà Lão Gàn phát biểu ý kiến từ lâu rùi. Đó là: Trong chiến tranh hại điện, nước nào phòng thủ tốt, nước đó chiến thắng cuối cùng. Đôi lúc Lão Gàn nghĩ lẩm cẩm thế này: Tất cả tên lửa hạt nhân và hành trình bắn tới Mỹ đều bị vô hiệu hóa bằng lá chắn tên lửa và laze. Sau đó nước Mỹ vì suy thoái kinh tế chỉ chọi đá tảng và gạch củ đậu vào quốc gia đối thủ. Tuy nhiên, chắc nước Mỹ không đến nỗi suy thoái tệ hại như vậy. Chí ít cũng còn có bom từ thời thế chiến thứ II. Nhưng tất cả những gì Lão Gàn nói liên quan đến vấn đề này đều chỉ là lý thuyết. Mà mọi "lý thuyết thì đều màu xám". 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 9, 2014 Học giả quốc tế 'bẻ gãy' luận điệu Biển Đông của TQ (Tin tức thời sự) - Nhiều học giả quốc tế tiếp tục lên tiếng chứng minh luận điệu chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là thiếu thuyết phục. PTT Phạm Bình Minh: TQ không nên làm phức tạp Biển Đông Trung Quốc bất lực trước Việt-Ấn ở Biển Đông Không có bằng chứng thuyết phục Theo đó chuyên gia Bill Hayton từng kêu gọi giới học giả đưa ra những bằng xác thực yêu sách chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc, ông đã nhận được ý kiến từ Tiến sĩ Li Dexia và Tan Keng song bằng chứng mà ông nhận được xem là không thuyết phục. Tuy nhiên, hai nhà nghiên cứu này vẫn không thể chứng minh Trung Quốc khẳng định chủ quyền với bất kỳ hòn đảo cụ thể nào trên Biển Đông trước năm 1909. Ngoài ra, những lập luận của hai học giả Trung Quốc cũng không đưa ra được bằng chứng xác minh. Thậm chí, một số lời xác nhận còn không đúng sự thật. "Vậy giới quan chức cận đại của Trung Quốc đã dựa vào những bằng chứng nào để đưa ra tuyên bố chủ quyền với các khu vực trên Biển Đông? Không có bằng chứng nào cho thấy nhà thám hiểm Trịnh Hoà hay các đô đốc dưới thời nhà Minh đưa ra những yêu sách trên. Điều này tương tự với đội quân viễn chinh Mông Cổ cách đó 100 năm", bài viết của Bill Hayton nêu rõ. Trên tờ The Nation (Thái Lan), tác giả Hayton cũng khẳng định điều chắc chắn là nhiều văn bản cổ của Trung Quốc có đề cập tới cụm từ “quần đảo” nhưng nó lại không chỉ đích danh vùng đất nào cụ thể cũng như không thể là bằng chứng để chứng minh Trung Quốc đã phát hiện và tuyên bố chủ quyền. Tác giả Hayton đặc biệt quan tâm tới những “cột mốc đá” trên quần đảo Trường Sa được các quan chức Trung Quốc và hải quân Trung Quốc tới đảo Duy Mộng dựng lên vào các năm 1902 và 1907. Ông Hayton đã tìm hiểu về các sự kiện này và khẳng định không có một bằng chứng nào chứng thực hai sự kiện này đã diễn ra. Vậy Tiến sĩ Li và Tan đã dựa vào căn cứ nào để đưa ra những lời khẳng định trên? Khi nghiên cứu sâu hơn tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, ông Hayton càng nhận thấy rằng những lập luận của Bắc Kinh đều dựa trên những lời khẳng định không có căn cứ và được lặp đi lặp lại hàng thập kỷ qua để thuyết phục dân chúng Trung Quốc mà không có bất cứ bằng chứng chính xác nào. Ông Hayton cho biết ông sẵn sàng chấp nhận rằng người châu Âu đã đặt tên khu vực địa lý theo cách gọi của địa phương nhưng trong trường hợp này, tác giả cho rằng điều ngược lại đã xảy ra (tức Trung Quốc đặt tên các đảo, quần đảo theo cách gọi từ tiếng Anh). Ông Hayton cũng thách thức các học giả Trung Quốc khi tuyên bố rằng sẽ "chấp nhận rằng nhận định của mình là sai" miễn sao hai học giả Trung Quốc đưa ra được bằng chứng xác minh. Dù không có bằng chứng thuyết phục nhưng thời gian qua Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn trên Biển Đông Học giả Trung Quốc cũng phản đối Trước đó, học giả Lê Oa Đằng, chủ trang Blog có tới hơn 4.039.130 người đọc trên diễn đàn mạng Sina.com lớn hàng đầu Trung Quốc cũng thẳng thừng bác bỏ những luận điểm sai trái của chính quyền Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Học giả Lê Oa Đằng viết: Trung Quốc có thực sự có chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với Nam Hải hay không? Hãy để sự thật lên tiếng. Trung Quốc thực tế đã “phát hiện” Nam Hải từ triều Hán; nhưng Nam Hải không phải do người Trung Quốc phát hiện sớm nhất, mãi đến đời Tần Trung Quốc mới đến Nam Hải; còn trước đó từ rất lâu, tộc người Bách Việt sinh sống ở vùng Quảng Đông và bán đảo Đông Dương đã sinh sống ven Nam Hải. Nếu nói ai “phát hiện” ra Nam Hải thì người Việt Nam có tư cách hơn chúng ta, vì họ là hậu duệ trực hệ của người Bách Việt, và cũng là quốc gia duy nhất được xây dựng bởi chủ thể là các hậu duệ của tộc người Bách Việt. Học giả Lê Oa Đằng khẳng định: Các sách, sử liệu của Trung Quốc từ đời Tống trở về trước đều “rất khó xác định người Trung Quốc đã biết đến Tây Sa (Hoàng Sa) hay chưa, chứ đừng nói tới Nam Sa (Trường Sa). Ví dụ sách “Dị vật chí” đời Đông Hán mà Trung Quốc hay nhắc tới niên đại có ý kiến cho rằng thực ra nó được viết vào đời nhà Ngô sau này, viết: “Trướng Hải Kỳ Đầu, nước nông có nhiều đá có từ tính, từ thạch”. Chính phủ Trung Quốc cho rằng: Trướng Hải chính là Nam Hải, Kỳ Đầu chính là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phán đoán đó đã phạm sai lầm tối thiểu về mặt lô-gic “lấy cá thể thay cho tổng thể”. Mấy chữ đó không thể chứng minh được những địa danh đó ở nơi nào, cũng chẳng có bài viết nào của Trung Quốc chỉ ra rằng chúng ở đâu. Sự thật là, những ghi chép đầu tiên giúp xác định Tây Sa (Hoàng Sa) lại do người Chiêm Thành cung cấp. Theo ghi chép trong sách “Tống hội yếu”, năm 1018, sứ giả Champa đi sứ Trung Quốc có nói (dịch nghĩa): “Chúng tôi đến Quảng Châu, thuyền bị gió thổi trôi đến Thạch Đường, đi mãi mới đến được đây. Thạch Đường trên biển cách Nhai Châu 700 dặm, chìm dưới nước 8-9 thước”. Qua miêu tả cho thấy, Thạch Đường chính là quần đảo Hoàng Sa. Do đoạn văn tự này do người Trung Quốc ghi lại, nên các chuyên gia Trung Quốc liền cho rằng đó là một chứng cứ lịch sử cho thấy Hoàng Sa là của Trung Quốc, nhưng họ cố tình không chịu hiểu là: phía Trung Quốc chỉ là người ghi chép lại, còn người Chiêm Thành mới là bên cung cấp thông tin, sự việc được ghi lại chính là: người Chiêm Thành đã đến quần đảo Hoàng Sa. "Chính vì vậy, nếu lấy ghi chép trong sử liệu làm chuẩn, người Chiêm Thành phát hiện ra Hoàng Sa sớm nhất, Vương quốc Champa là một bộ phận của Việt Nam ngày nay. Xét về quan hệ kế thừa chủ quyền, chính người Việt Nam chứ không phải Trung Quốc đã phát hiện ra quần đảo Hoàng Sa đầu tiên", tác giả Oa Đằng viết. Phương Nguyên (Tổng hợp) ======================= Bởi vậy, cô em Đài Loan nên thừa nhận sự thật khách quan này và "vì đại cuộc" khi cô em là Đồng minh của Hoa Kỳ - quốc gia đã xác định quyền lợi căn bản ở biển Đông - để thừa nhận việc cô em vẽ ra cái đường lưỡi bò này là một việc không đúng đắn. Sự phát triển của nền văn minh đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn cầu trước một sự hội nhập. Sẽ không thể có một thế giới đa cực trong tương lai. Bởi vậy cô em Đài Loan nên tự hiểu mình phải lựa chọn như thế nào. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 9, 2014 Đài Loan cự tuyệt đề nghị 'chung số phận với Hồng Kông' 28/09/2014 09:49 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 26/9 đã khơi lại ý tưởng Đài Loan và Trung Quốc thống nhất theo công thức “1 nước 2 chế độ”. Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu. Đài Loan phải lén gặp Mỹ vì ngại Trung Quốc biết chuyện? “Tái thống nhất một cách hòa bình và 1 quốc gia, 2 chế độ là nguyên tắc chỉ dẫn của chúng ta trong giải quyết vấn đề Đài Loan” và là “cách tốt nhất để hiện thực hóa tái thống nhất dân tộc” - ông Tập Cận Bình cho biết trong cuộc gặp với phái đoàn của ông Úc Mộ Minh - chủ tịch Tân Đảng, vốn ủng hộ tái thống nhất. Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết ưu tiên trong chính sách của hòn đảo này là gác lại các vấn đề về chủ quyền và khai thác chung tài nguyên tại các vùng biển tranh chấp. Ông Tập Cận Bình cho rằng khi áp dụng “công thức” sẽ “xem xét kỹ lưỡng tình hình thực tế ở Đài Loan và lắng nghe các ý kiến, gợi ý từ cả hai bờ eo biển”. Chủ tịch Tập Cận Bình gặp gỡ phái đoàn do chủ tịch Tân Đảng của Đài Loan Úc Mộ Minh dẫn đầu ngày 26-9. Ảnh: WCT Đây được cho là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình công khai đề xuất công thức “1 nước 2 chế độ” đối với Đài Loan kể từ khi ông lên nắm quyền năm 2012. Bắc Kinh đã áp dụng “công thức” trên với Hồng Kông và đây cũng là điều Trung Quốc muốn thực hiện kể từ khi lãnh đạo Đặng Tiểu Bình lần đầu đưa ra ý tưởng vào những năm 1980. Tuy nhiên, phần lớn người dân Đài Loan không ủng hộ ý tưởng tái thống nhất với Trung Quốc hay "1 nước 2 chế độ". Bà Mã Vĩ Quốc, phát ngôn viên của Đài Loan khẳng định chính quyền và nhân dân Đài Loan không chấp nhận quy chế này. Bà Mã Vĩ Quốc Bà Mã Vĩ Quốc cho biết: "Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan coi đây là tên chính thức) là một quốc gia độc lập có chủ quyền đã tồn tại 103 năm". Đồng thời, bà cho biết chính quyền Đài Loan ủng hộ việc duy trì nguyên trạng "không thống nhất, không tuyên bố độc lập và không sử dụng vũ lực trong khuôn khổ của hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc", tiếp tục thúc đẩy phát triển hòa bình giữa 2 eo biển Đài Loan dựa trên sự đồng thuận năm 1992. Sự đồng thuận, theo cách hiểu của Đài Loan, là chỉ có một Trung Quốc ở cả hai bên eo biển Đài Loan nhưng không nói rõ đó là Trung Quốc nào. Nhưng đồng thời, Đài Loan không chấp nhận các luận điệu về "một quốc gia, hai chế độ" mà Bắc Kinh đưa ra vì bà Mã Vĩ Quốc cho rằng nó đã bị ông Mã Anh Cửu bác bỏ nhiều lần trong quá khứ. Chủ tịch Trung Quốc khẳng định với đại sứ cấp cao Đài Loan rằng một giải pháp chính trị nhằm chấm dứt tình trạng phân chia chủ quyền không thể tiếp tục bị trì hoãn. Năm 2005, ông Mã Anh Cửu cũng từng phát biểu "chúng tôi sẽ không chấp nhận quy chế "1 nhà nước, 2 chế độ" của Trung Quốc đại lục". Vào tháng 3/2006, ông đã nhắc lại sự phản đối của mình về quy chế này trong một chuyến thăm Mỹ. Vào tháng 4/2010, ông Mã nói với CNN ông không nghĩ rằng công thức mà Trung Quốc đã áp dụng ở Hồng Kông, sẽ tốt cho Đài Loan vì sự khác biệt giữa hai nơi. theo Một thế giới/Người lao động ============================ Bởi vậy, cái này Lão Gàn nói dồi: Hồng Kông hiện nay chính là một ví dụ cho luận điểm: Một quốc gia, hai chế độ. Lần này, Trung Hoa lục địa cũng quá vội vã khi áp đặt lên Hồng Kông quyền lực của mình. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 9, 2014 Báo Pakistan: Chuyến thăm Ấn Độ của Tập Cận Bình đã thất bại Hồng Thủy 29/09/14 10:44 (GDVN) - Bắc Kinh đang quan tâm tìm cách ngăn chặn bất kỳ cơ hội nào có thể dẫn đến sự hình thành liên minh quốc phòng Mỹ - Ấn hoặc Ấn Độ với Việt Nam. Trung - Ấn đồng ý rút quân đối đầu ở biên giới? Ấn Độ không tiếp tục nhượng bộ Trung Quốc về vấn đề biên giới Tập Cận Bình họp 15 tướng lĩnh hàng đầu, chỉ thị phải đánh thắng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tờ The Nation của Pakistan ngày 29/9 bình luận, chuyến thăm Ấn Độ gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được truyền thông 2 nước xem như khởi đầu cho một kỷ nguyên mới hợp tác về kinh tế - chính trị. Tuy nhiên nó đã kết thúc trong thất bại. Một số kế hoạch dự định đầu tư sang Ấn Độ bao gồm tuyến đường sắt cao tốc trị giá 100 tỉ USD được kỳ vọng cũng chỉ có thể đạt được mục tiêu đầu tư 20 tỉ USD. Từ năm 2000 các công ty Trung Quốc chỉ đầu tư vào Ấn Độ khoảng 400 triệu USD, tốc độ chậm này theo The Nation chủ yếu là do rào cản bởi "bộ máy quan liêu của Ấn Độ". Chính phủ Thủ tướng Narendra Modi đã cam kết cải thiện môi trường đầu tư cho Trung Quốc, nhưng mức độ nhỏ hơn nhiều so với điều kiện Ấn Độ tạo ra cho các doanh nghiệp Nhật Bản. New Delhi đã bổ nhiệm 2 quan chức Nhật Bản vào cơ quan xúc tiến đầu tư thuộc Văn phòng Thủ tướng, chuyên trách thu hút đầu tư từ nhật Bản. Những căng thẳng âm ỉ trên biên giới Trung - Ấn gần đây càng làm cho mối quan hệ này trở nên mong manh hơn. Đầu tháng này ông Narendra Modi đã có chuyến công du 3 ngày tới Nhật Bản, cùng với Thủ tướng Shinzo Abe thống nhất nâng cao quan hệ 2 nước lên "đối tác chiến lược toàn diện toàn cầu", mặc dù thỏa thuận về năng lượng hạt nhân được mong đợi vẫn chưa đạt được. Nhật cam kết đầu tư 35 tỉ USD vào Ấn Độ trong 5 năm tiếp theo. Hai bên đồng ý tổ chức đối thoại 3 bên cấp Ngoại trưởng cùng với Mỹ. Nhiều người xem việc Ấn Độ - Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác song phương, tập trung vào kinh tế và không bành trướng như mô tả của ông Modi là 1 lời chỉ trích khéo nhằm vào Trung Quốc với cách tiếp cận (hung hăng) của họ trong vấn đề lãnh thổ. Thủ tướng Narendra Modi dường như quan tâm tới việc cải thiện mối quan hệ chiến lược với Nhật Bản như một hàng rào chống lại Trung Quốc. Kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 5, cả Washington và Tokyo đã tăng cường các nỗ lực của họ đưa Ấn Độ vào chương trình chiến lược chống lại (mối uy hiếp từ) Trung Quốc. Theo The Nation, Modi và các cố vấn cấp cao của ông có thể đã tính toán rằng, hợp tác chặt chẽ hơn với Nhật Bản trong các lĩnh vực như hàng hải, hạt nhân và quan hệ kinh tế - đầu tư mạnh mẽ sẽ củng cố tư thế của New Delhi trong việc đối phó với Bắc Kinh và tìm kiếm sự giúp đỡ để ngăn chặn bất kỳ sự xâm lược nào qua biên giới từ phía Trung Quốc. Căng thẳng biên giới Trung - Ấn tiếp tục leo thang ngay khi ông Tập Cận Bình đặt chân tới Ấn Độ. New Delhi tố cáo Bắc Kinh xua quân, kéo người lao động tràn qua đường kiểm soát thực tế giữa 2 nước vào lãnh thổ Ấn Độ làm đường trái phép. Mặc dù quan hệ thương mại, kinh tế Ấn - Trung đã có sự cải thiện đáng kể, từ khoảng 5 tỉ USD năm 2002 đến hơn 66 tỉ USD năm 2013, tranh chấp biên giới Trung - Ấn tiếp tục nóng lên. Người Ấn từ lâu đã mơ ước về một hiệp ước biên giới với Trung Quốc như mô hình biên giới Trung - Nga năm 2004. Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh đang quan tâm tìm cách ngăn chặn bất kỳ cơ hội nào có thể dẫn đến sự hình thành liên minh quốc phòng Mỹ - Ấn hoặc Ấn Độ với Việt Nam, Philippines, 2 quốc gia khác có vấn đề lãnh thổ với Trung Quốc (Trung Quốc nhảy vào tranh chấp lãnh thổ với láng giềng - PV). Điều thú vị theo tờ báo Pakistan là ngay đêm trước chuyến thăm Ấn Độ của Tập Cận Bình, Tổng thống nước này Pranab Mukherjee đã đi thăm chính thức Việt Nam. Hai bên đã ký một loạt thỏa thuận hợp tác quốc phòng, thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông. Trong thập kỷ quan, theo The Natinon Mỹ đã tích cực "ve vãn" Ấn Độ trở thành trụ cột thứ 3 cùng với Nhật, Úc để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc. Washington khuyến khích sự hiện diện quân sự chiến lược của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, Đông Nam Á, Biển Đông và Trung Á. Trên lĩnh vực ngoại giao cũng không có mấy tiến triển đáng kể trong hội nghị thượng đỉnh Trung - Ấn. Bầu không khí rất mát mẻ mà các cuộc đàm phán kết thúc với việc chỉ ra một sự đồng thuận mạnh mẽ. Nhưng trên thực địa, binh lính Trung Quốc đã kéo vào khu vực tranh chấp tại Chumur ngay khi Tập Cận Bình đến Ấn Độ, kéo theo các thiết bị xây dựng hạng nặng và một đội quân lao động khá lớn để xây dựng một con đường. Phía Ấn Độ dự đoán rằng, thông tin đầu tiên về hoạt động xâm nhập này chỉ xuất hiện 1 giờ trước khi Thủ tướng Narendra Modi mở tiệc chiêu đãi vợ chồng Tập Cận Bình. Ngay trong diễn văn chiêu đãi, ông Narendra Modi đã đê nghị Tập Cận Bình rằng Trung Quốc cần rút quân đội khỏi lãnh thổ Ấn Độ, động thái tờ báo Pakistan gọi là "thổi phồng" nhằm làm Tập Cận Bình "mất mặt"?! Ông Tập Cận Bình đã được Thủ tướng nước chủ nhà nhắc nhở rằng sự kiên nhẫn của Ấn Độ trong vấn đề biên giới đã rất mỏng manh. New Delhi cần có một hiệp ước biên giới trên đất liền với Trung Quốc. Hội nghị thượng đỉnh Trung - Ấn rõ ràng đã thât bại trong việc đạt được mục tiêu mà họ đề ra, là đẩy quan hệ Trung - Ấn lên tầm cao mới, ngăn chặn Ấn Độ tiến tới gần hơn quỹ đạo đầy đủ của Mỹ và Nhật Bản. New Delhi thấy rõ tình trạng khó khăn chiến lược của Bắc Kinh. ===================== Hề! Hề! Thất bại về mặt "lội" dung thui. Còn về mặt hình thức thì nước Ấn Độ đón tiếp ngài Tập vô cùng nong trọng thế còn gì lữa. Cả ngồi xích đu lữa. Thế mới oách chứ lỵ! Hề! Hề! Cái lày lói zdồi. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 9, 2014 Người biểu tình Hồng Kông thách thức dùi cui, đạn hơi cay Thứ Hai, 29/09/2014 - 17:32 (Dân trí) - Hàng chục nghìn người biểu tình hôm nay đã chặn các tuyến phố ở trung tâm Hồng Kông, làm tê liệt trung tâm tài chính và phớt lờ đã kêu gọi rút đi, dùng cảnh sát phải sử dụng vòi rồng và hơi cay. >> Biểu tình Hồng Kông làm tê liệt giao thông, trường học, doanh nghiệp Dòng người biểu tình chặn con đường chính dẫn tới quận tài chính trung tâm của Hồng Kông vào hôm nay 29/9. Sự tập trung quá đông của những người biểu tình đã khiến khu vực trung tâm của Hồng Kông hoàn toàn bị tê liệt. Dòng người biểu tình đã khiến giao thông bị tê liệt.Các cuộc biểu tình nằm trong phong trào có tên gọi "Chiếm Trung tâm" do các nhóm ủng hộ dân chủ tổ chức nhằm đòi bầu cử tự do tại đặc khu hành chính Hồng Kông. Phong trào "Chiếm Trung tâm" bắt đầu vào ngày 28/9 khi hàng chục nghìn người xuống đường biểu tình. Cảnh sát phải sử dụng dùi cui và hơi cay để giải tán đám đông nhưng bất thành. Người biểu tình mang ô... .... và đeo khẩu trang, kính bảo hộ để đối phó với lực lượng an ninh. Người biểu tình hô các khẩu hiệu phản đối quyết định bầu cử mới của Bắc Kinh. Đám đông biểu tình đối mặt trực diện với lực lượng an ninh. Các cảnh sát được triển khai để đối phó với đám đông biểu tình. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất tại Hồng Kông trong 2 thập niên qua kể từ khi đặc khu hành chính này được trao trả lại cho Trung Quốc năm 1997. Cảnh sát bắn hơi cay về phía người biểu tình tối ngày 28/9. Người biểu tình cúi xuống đường để tránh hơi cay của cảnh sát. Một số khu phố chính tại Hồng Kông ngày 29/9 vắng vẻ khác thường do bị người biểu tình chặn các đường vào. Nhiều người đã trên đường phố vào đêm qua để tiếp tục các cuộc biểu tình vào hôm nay. Cảnh sát cũng chợt mắt ngay tại hiện trường. An BìnhTheo AFP ==================== Mâu thuẫn xã hội đã đến hồi long trọng - Í lộn - nghiêm trọng. Ngài Tập Cận Bình đem xe tăng đến Hớn Cỏong thì sự nghiệp của ngài sang phim. Không đem xe tăng đến thì một thuật ngữ mới xuất hiện là "cách mạng ô", nghe wen wen. Tuy nó không mang tên một loài hoa hay sắc màu gì. Ngài Tập chắc cũng thừa hiểu những thế lực được ngài coi là hắc ám của ruồi và cọp, chưa hẳn đã ủng hộ ngài đằng sau cuộc biểu tình này. Do đó, nếu ngài đụng đến thì mọi chuyện sẽ hết sức khuých tạp. Nhưng không xử lý thì cái "dân chủ từ từ" ở Hớn Cỏon của ngài ở đây phá sản và cũng rất phiền cho sự nghiệp của ngài. Chỉ cần ngài chần chừ, do dự - do đang bế tắc về phương pháp giải quyết những sự kiện ở Hớn Cỏong - mọi chuyện sẽ cực kỳ khuých tạp. Nhưng một quyết định sai sẽ làm bùng nổ mọi vấn đề. Ngài Tập có ba ngày để quyết định. Hôm nay là ngày thứ nhất. Văn minh Hán không phải chủ nhân Lý học Đông phương, nên các ngài không biết "ứng dụng vào việc gì?", Có phải thế không nhỉ? 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 9, 2014 Mỹ tập trận phòng khả năng chiến tranh với Trung Quốc Thứ Hai, 29/09/2014 - 17:50 (Dân trí) - Cuộc tập trận gần đây của Mỹ ở tây Thái Bình Dương được cho là nhằm chiến đấu với kẻ thù giống như Trung Quốc, trong trường hợp Mỹ bị ngăn chặn tiếp cận các vùng biển và không phận quốc tế. Cuộc tập trận "Chiếc khiên quả cảm" mới đây ở tây Thái Bình Dương của Mỹ. Thông tin được tờ Stars & Stripes đăng tải, theo một báo cáo chi tiết về định nghĩa Không-Hải chiến của Lầu Năm Góc. Cuộc tập trận “Chiếc khiên quả cảm” trên tây Thái Bình Dương vào tuần trước của quân đội Mỹ, với sự tham gia của 18.000 binh sỹ, có mục đích là thử nghiệm khái niệm trên, với một loạt chiến thuật làm mù liên lạc của kẻ thù trong không gian và phá hủy vũ khí trên mặt đất hoặc trên biển. Báo cáo cũng cho biết Trung Quốc là nước duy nhất ở Thái Bình Dương có khả năng ngăn chặn tiếp cận khu vực và đó là mục tiêu mà những binh sỹ Mỹ tham gia cuộc diễn tập phải chiến đấu. Giới phân tích an ninh cho rằng khái niệm “Không hải chiến” nhằm tập trung vào đánh bại Trung Quốc nếu có chiến tranh xảy ra. “Chắc chắn Không-Hải chiến là về Trung Quốc”, Aaron Friedberg, giáo sư đại học Princeton nhận đinh. Washington đã bày tỏ lo ngại về động thái của Bắc Kinh sau khi Lầu Năm Góc báo cáo cho lên Quốc hội Mỹ rằng Trung Quốc đang phát triển vũ khí ngăn chặn Mỹ đưa tàu vào vùng biển quốc tế ở Biển Đông và Hoa Đông. Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã leo thang sau khi Bắc Kinh công bố vùng phòng không trên Hoa Đông. Cuộc tập trận 2 năm diễn ra một lần của Mỹ, bắt đầu từ 15/9-23/9, có sự tham gia của lực lượng bộ binh, hải quân, không quân và lính thủy đánh bộ. Trung AnhTheo Press TV ================ Đối với Lão thì chiện này chả có gì để phải ngạc nhiên cả. Lão bít trước từ lâu rùi và lải nhải trên tô bích này để chém gió giải sầu. Có điều là nó thể hiện cụ thể thế nào mà thôi. Sang năm mọi chiện sẽ khuých tạp hơn nhiều. Thế giới này sẽ phải hội nhập và nó cần một sự thống nhất quyền lực. Quyền lực này sẽ là một tổ chức quốc tế hay một quốc gia làm bá chủ là bản chất của vấn đề. Chuyện các nước tranh chấp nhau là những phần tử trong một tập hợp mang tính bản chất nói trên. Trong sự thể hiện diễn biến cụ thể thì nước Tàu đã sai lầm có tính sách lược của họ. Cái này Lão Gàn cũng nói lâu rùi. Ma đưa lối, quỷ đưa đường. Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi. Kim Vân Kiều - Nguyễn Du. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 9, 2014 Hồng Kông: Xuất hiện máy bay quân sự? (Quốc tế) - Hàng chục ngàn người biểu tình vẫn đang chiếm các tuyến phố chính ở Hồng Kông sáng 30-9 trong khi người dân Macau có thể hành động từ ngày 1-10. Khoảng 8 giờ ngày 30-9 (giờ địa phương), một số người biểu tình cho biết đã nhìn thấy 2 máy bay quân sự và 2 trực thăng xuất hiện ở cảng Victoria.Thông tin này gây xôn xao do mọi người lo ngại quân đội Trung Quốc sẽ can thiệp. Tuy nhiên, một số cư dân mạng cho biết đó không phải máy bay của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) mà là của Cơ quan Dịch vụ bay Hồng Kông và các máy bay đó gồm máy bay Jetstream, trực thăng AW và Super Puma. 2 máy bay quân sự và 2 trực thăng xuất hiện ở cảng Victoria. Trước đó, gần 6 giờ, ban tổ chức biểu tình phá vỡ sự im ắng buổi sớm khi kêu gọi người dân cầm cự trong vài giờ tiếp theo. Ông Trần Kiện Dân (Chan Kin-man), người đồng tổ chức phong trào “Chiếm lĩnh Trung tâm”, cho biết sẽ thảo luận với các lãnh đạo khác về các giai đoạn tiếp theo. Dĩ nhiên, ông hy vọng sẽ giữ vững nguyên tắc bất bạo động, tránh phá hủy đồ đặc cũng như ảnh hưởng đến khách du lịch. Trong khi đó, người dân tại Macau được cho là sẽ có hành động phản đối bắt đầu từ ngày 1-10, Quốc khánh của Trung Quốc. “Các nhà chức trách ở Bắc Kinh đang lo lắng về những gì sẽ xảy ra. Ngày mai (1-10) sẽ có nhiều người tụ tập hơn” – Masato Hasegawa, một giáo sư thỉnh giảng về lịch sử tại Trường ĐH New York – Mỹ cho biết. Một người biểu tình ngồi nghỉ ngơi ở Vịnh Đồng La. Suốt đêm qua (29-9), cảnh sát hầu như chỉ tay không thuyết phục sau đêm 28-9 dùng hơi cay, dùi cui trấn áp nhưng không thành. Một nhóm khoảng 10 cảnh sát mang theo các phương tiện truyền thông đến thuyết phục người biểu tình đang ngăn chặn một ngã 4 rời đi để cho xe buýt đi lại. Những người biểu tình đã từ chối yêu cầu của họ và nói: “Cảm ơn các bạn! Xin hãy quay trở lại!” Những cảnh sát này đành trở về 2 chiếc xe đậu gần đó. Hãng tin Reuters cho biết một sĩ quan cảnh sát trẻ ngồi trên ghế và lướt điện thoại di động trong khi hàng ngàn người biểu tình cắm trại trên đường phố gần đó, một số người ca hát và nhảy múa. Dòng người biểu tình vào tối 29-9. Khoảng 1.000 người biểu tình đã ngủ qua đêm tại ngã ba Argyle và đường Nathan ở khu Cửu Long (Kowloon) hô vang khẩu hiệu “Lương Chấn Anh hãy từ chức!” Các cửa hàng trên toàn khu vực người biểu tình đang hoạt động đã đóng cửa sớm. Hôm 29-9, có 2 nhà lập pháp tham gia biểu tình đã xuất hiện sớm để cổ vũ đám đông. “Chúng tôi rất xúc động trước sự nhiệt tình và trưởng thành của các học sinh, sinh viên. Chúng tôi thấy rằng cần phải đến đây để ca ngợi họ” – Bà Ngô Ái Nghi (Margaret Ng Ngoi-yee), cựu nghị sĩ và là thành viên đảng Công dân nói. “Những người biểu tình rất có tổ chức. Mỗi người đều có một nhiệm vụ. Tôi rất cảm động” – nghị sĩ Dư Nhã Vi (Aundrey Eu Yuet-mee) nói. Trái cây được chuyển đến cho người biểu tình vào sáng 30-9. Cảnh sát Hồng Kông đã mang dây xích sắt lớn khóa cổng trụ sở cơ quan này ở quận Loan Tử (Wan Chai) khi người biểu tình chiếm đóng các tuyến đường bên ngoài trụ sở này. Một dãy ô treo trên lan can hàng rào ngoài trụ sở sẵn sàng cho việc đối phó nếu cảnh sát sử dụng hơi cay dẹp biểu tình. Đới Diệu Đình (Benny Tai), một lãnh đạo phong trào “Chiếm lĩnh Trung tâm”, xúc động ca ngợi thành tựu của phong trào và kêu gọi đặc khu trưởng Lương Chấn Anh từ chức. Ông Đới cho biết mặc dù mục đích ban đầu là chiếm “Trung tâm Mỹ-Hồng Kông” nhưng những người biểu tình đã thành công trong việc kiểm soát cả các địa điểm khác gồm Kim Chung (Admiralty), vịnh Đồng La (Causeway Bay) và Vượng Giác (Mongkok). Chu Dung (Robert Chow Yung), một thành viên chủ chốt của một nhóm chống biểu tình đặt câu hỏi những gì sẽ xảy ra tiếp theo sau “Chiếm lĩnh Trung tâm”. Ông Chu kêu gọi giải tán biểu tình ở Vượng Giác, vịnh Đồng La để giảm thiểu tối đa tác động xấu. (Theo SCMP, RTHK, Reuters) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 10, 2014 Biểu tình Hồng Kông và giấc mơ Trung Hoa của ông Tập Đức Huy 30/09/2014 20:24 Bắc Kinh đau đầu nghĩ cách giải quyết biểu tình Hồng Kông và những hệ lụy phát sinh. Bài viết trên báo Mỹ Wall Street Journal cho rằng những cuộc biểu tình đòi dân chủ không ngớt tại Hồng Kông đang đặt chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào thế "tiến thoái lưỡng nan." Bất chấp nỗ lực trấn áp từ cảnh sát, lượng người tham gia biểu tình, trong đó đông đảo là học sinh sinh viên, vẫn không hề suy giảm. Dùi cui hay những loạt đạn hơi cay là không đủ để đẩy lùi hơn 80.000 người dân khỏi các khu phố trung tâm Hồng Kông. Người biểu tình bao vây tòa nhà chính phủ Hồng Kông. Ảnh: Getty Images Trong bối cảnh Hồng Kông bị tê liệt kinh tế trầm trọng do ảnh hưởng từ cuộc biểu tình, ông Tập Cận Bình cho đến nay vẫn chưa có phát biểu chính thức nào liên quan đến sự việc này. Với việc lượng người biểu tình nhiều khả năng sẽ tăng cao vào thứ tư, ngày nghỉ lễ ở Hồng Kông, Bắc Kinh không còn nhiều thời gian. Vào thời điểm này, ông Tập đứng trước hai lựa chọn: hoặc chiều theo nguyện vọng của người dân Hồng Kông và thay đổi hình thức bỏ phiếu chọn đặc khu trưởng, hoặc tăng cường biện pháp trấn áp. Tuy có thể giải quyết được vấn đề trước mắt là dập tắt biểu tình, nhưng cả hai lựa chọn này đều sẽ dẫn tới những hệ lụy riêng của nó. Theo nguyện vọng của người dân Hồng Kông đồng nghĩa với việc Trung Quốc chấp nhận thành công của cuộc biểu tình, qua đó "vẽ đường cho hươu chạy" đối với các đặc khu hành chính và khu tự trị khác. Mặt khác, tăng cường biện pháp cưỡng chế biểu tình sẽ không khỏi gợi lại những kí ức đau buồn của sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Như đã nói ở trên, vấn đề hiện nay của Bắc Kinh không chỉ gói gọn trong việc dập tắt biểu tình Hồng Kông. Mối quan ngại về một "hiệu ứng domino" đang bao trùm giới cầm quyền Trung Quốc. Họ thừa hiểu rằng nếu tình hình tại Hồng Kông tiếp diễn sẽ tạo nên một làn sóng biểu tình đòi dân chủ tại các đặc khu hành chính và khu tự trị khác. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến vị thế của Bắc Kinh. Với tình hình bất ổn tại Tây Tạng và Tân Cương hiện nay, cuộc biểu tình tại Hồng Kông chẳng khác gì "đổ thêm dầu vào lửa." Ngoài ra, những nỗ lực nhằm lôi kéo Đài Loan để thực hiện cái gọi là "Giấc mơ Trung Hoa" của ông Tập cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. "Diễn biến tại Hồng Kông những ngày gần đây đã làm phá sản hoàn toàn chiến dịch xây dựng hình ảnh của Trung Quốc tại Đài Loan," ông Alex Huang, giáo sư khoa học chính trị tại trường đại học Tamkang, Đài Bắc, nhận xét. Nói tóm lại, việc để cuộc biểu tình tại Hồng Kông xảy ra đã là một nước đi sai lầm của Bắc Kinh. Sự cương quyết của ông Tập trước đây giờ đã đặt ông vào thế "tiến thoái lưỡng nan." Sẽ rất khó để giới cầm quyền Trung Quốc, hiện tại cũng như trong tương lai, có thể kiểm soát được những hệ lụy xuất phát từ cuộc biểu tình lịch sử này. Tờ Thời báo Hoàn Cầu bản tiếng Anh nhận định "phong trào đường phố" đã phá hủy hình ảnh của Hồng Kông, đồng thời cho rằng cảnh sát đã "kiềm chế khi xử trí với người biểu tình": "Là người Trung Quốc đại lục, chúng tôi cảm thấy buồn cho tình trạng hỗn loạn ở Hồng Kông hôm Chủ Nhật. Những lực lượng đối lập cực đoan ở Hồng Kông phải chịu trách nhiệm". Tờ này còn lên án truyền thông phương Tây vì "ví phong trào Chiếm Trung Tâm với sự kiện Thiên An Môn năm 1989". "Bằng cách thổi phồng sự so sánh vô căn cứ như vậy, họ đã cố gắng làm sai lệch và khuấy động xã hội Hồng Kông. Trung Quốc ngày nay không còn là Trung Quốc của 25 năm trước. Chúng tôi đã tích lũy kinh nghiệm và rút ra bài học từ những quốc gia khác để rồi củng cố thêm khả năng đánh giá của mình trước những bất ổn xã hội", tờ báo này lên án. - Hồng Anh - theo Đại Lộ ====================== "Diễn biến tại Hồng Kông những ngày gần đây đã làm phá sản hoàn toàn chiến dịch xây dựng hình ảnh của Trung Quốc tại Đài Loan," ông Alex Huang, giáo sư khoa học chính trị tại trường đại học Tamkang, Đài Bắc, nhận xét. Không nằm ngoài nhận xét của Lão Gàn.... Với việc lượng người biểu tình nhiều khả năng sẽ tăng cao vào thứ tư, ngày nghỉ lễ ở Hồng Kông, Bắc Kinh không còn nhiều thời gian. Vào thời điểm này, ông Tập đứng trước hai lựa chọn: hoặc chiều theo nguyện vọng của người dân Hồng Kông và thay đổi hình thức bỏ phiếu chọn đặc khu trưởng, hoặc tăng cường biện pháp trấn áp. Thực ra để giải quyết việc Hớn Cỏon cũng không mấy khuých tạp, nhưng phải là chủ nhân của Lý học Đông phương. Hôm nay báo đăng phát biểu của ngài Tập về Hớn Coỏn rất chi là nước đôi. Bởi vậy, ngài Tập đang bế tắc trong việc này. Tuy nhiên, hôm nay mới là ngày thứ 2, ngài Tập còn một ngày nữa để cân nhắc và quyết định. Lão Gàn chém gió chơi cho zdui zdậy, không có "quyền lợi và nghĩa vụ liên quan". Wow. Buồn ngủ wá 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites