Posted 7 Tháng 9, 2014 3 tàu chiến Trung Quốc án ngữ phi pháp Gạc Ma nhằm "biến tốt thành xe" Hồng Thủy 07/09/14 07:00 (GDVN) - Trung Quốc sử dụng 3 chiếc tàu đổ bộ xe tăng cỡ lớn loại 5000 tấn đến Gạc Ma và Tư Nghĩa diễn ra từ đầu năm nay và triển khai tác nghiệp (bất hợp pháp). "Trung Quốc xây căn cứ phi pháp ở Chữ Thập uy hiếp trực tiếp Cam Ranh" Báo Nhật: Căng thẳng Biển Đông ảnh hưởng đến cả Tết Trung thu Trung Quốc âm thầm thu thập tư liệu chuẩn bị ra tòa vụ đường lưỡi bò? Tàu đổ bộ xe tăng lớp 072 hải quân Trung Quốc cải trang đưa ra Trường Sa phong nền đắp đất, xây đảo nhân tạo trái phép, hình minh họa. Tờ Tin tức Thanh Đảo ngày 6/9 cho hay, gần đây sóng gió Biển Đông nổi lên liên tục, việc Trung Quốc đang ra sức đắp đất phong nền biến đá thành đảo tại Gạc Ma, Gaven, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Su Bi và Châu Viên (nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc cất quân xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1988 - PV) đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Động thái này sẽ giúp Bắc Kinh khống chế (bất hợp pháp) một cách hiệu quả gần như toàn bộ quần đảo Trường Sa. Tờ báo Trung Quốc thừa nhận rằng đá Gạc Ma trước năm 2013 chỉ là một bãi đá nhỏ nhưng lại có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Đầu năm nay tờ Quân giải phóng Trung Quốc tiết lộ, một quân cảng của hạm đội Nam Hải chỉ trong 25 ngày đã đưa 3 tàu đổ bộ cải trang thành tàu dân sự đến "1 công trường thực hiện nhiệm vụ quan trọng". Tin tức Thanh Đảo cho rằng 3 tàu này là đổ bộ hạm xe tăng cỡ lớn lớp 072 cải trang được sử dụng vào việc đắp đất phong nền xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Việc Trung Quốc sử dụng 3 chiếc tàu đổ bộ xe tăng cỡ lớn loại 5000 tấn đến Gạc Ma và Tư Nghĩa diễn ra từ đầu năm nay và triển khai tác nghiệp (bất hợp pháp). Phương án đắp đất phong nền biến đá thành đảo (phi pháp) này do Viện Quy hoạch công trình hải quân Trung Quốc thiết kế. Một khi chiến đấu cơ J-11 được bố trí tại đây, toàn bộ Biển Đông sẽ nằm trong phạm vi tác chiến của nó. Tin tức Thanh Đảo cũng cho biết, từ hình ảnh vệ tinh chụp lại hiện trường có thể thấy 6 bãi đá ở Trường Sa đã bị Trung Quốc dùng thủ đoạn đảo hóa với quy mô lớn chưa từng có và chi phí rất đắt, thể hiện quyết tâm (dã tâm bành trướng) khống chế toàn bộ Biển Đông. Thông tấn xã Đài Loan ngày 6/9 cho biết, bình luận các động thái leo thang của Trung Quốc gần đây trên Biển Đông, Lâm Trung Bân, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan đã ví vụ giàn khoan 981 là nước cờ "phi tượng quá hà" của Trung Quốc, tức gấp chiếm lợi gần không theo thường quy. Còn vụ đảo hóa (trái phép) 6 bãi đá ở Trường Sa hiện nay lại là nước cờ càng nguy hiểm gấp bội, hóa tốt thành xe, âm mưu tăng cường đáng kể khả năng khống chế và kiểm soát toàn bộ bàn cờ Biển Đông. Ảnh hiện trường một trong những công trình biến đá thành đảo bất hợp pháp Trung Quốc đang triển khai tại Trường Sa được báo chí Trung Quốc sử dụng, bình luận. Các loại chiến đấu cơ đang trong biên chế quân đội Trung Quốc hiện nay như J-11 hay J-16 có bán kính tác chiến khoảng 1500 km. Một khi chúng được đặt tại căn cứ mới xây dựng trên 6 bãi đá đang bị biến thành đảo ở Trường Sa hiện nay sẽ khiến phạm vi tác chiến của không quân Trung Quốc bao trùm toàn bộ Đông Nam Á nên tầm quan trọng của nó không phải bàn cãi, ông Bân nhấn mạnh. Mặt khác, Trung Quốc hoàn toàn có thể lắp đặt hệ thống radar và thiết bị nghe trộm tại các địa điểm này, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines đều rơi vào tầm ngắm của radar Trung Quốc. Lâm Trung Bân cho rằng, việc đảo hóa (bất hợp pháp) 6 bãi đá ở Trường Sa mà Trung Quốc đã và đang triển khai sẽ giúp Bắc Kinh tạo ra gần 10 "điểm cao chiến lược" ở Biển Đông, theo cách ví mới nhất của ông Tập Cận Bình. Trong phiên họp gần nhất của Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã đưa ra khái niệm mới: Bảo vệ điểm cao chiến lược tất yếu ở hải ngoại đã trở thành lợi ích "nối dài hợp lý" của Trung Quốc. Theo Thông tấn xã Đài Loan hôm 1/9, ngày 29/8 Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức đợt học tập tập thể lần thứ 17, tại đây lần đầu tiên Tập Cận Bình đưa ra khái niệm "điểm cao chiến lược" mà ông gọi là lợi ích "nối dài hợp lý" của Trung Quốc ở hải ngoại. Ông Tập Cận Bình chủ trì phiên học tập tập thể của Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 29/8 vừa qua. Xã luận trên tờ Nhân Dân nhật báo hôm 1/9 gọi cuộc họp Bộ chính trị ngày 29/8 là đợt học tập tập thể chuyên đề tập trung vào quân sự. Trong phiên họp này ông Bình cho rằng thông tin hóa và tác chiến tổng hợp là trào lưu quân sự chủ yếu trong tương lai, quân đội Trung Quốc cần tập trung xây dựng thực lực thực chiến, chỉ có như thế mới tranh thủ được tối đa điều kiện bên ngoài. Nhân Dân nhật báo cũng nói rằng lợi ích quốc gia của Trung Quốc đang không ngừng bị Mỹ thách thức, thậm chí ngay cả Nhật Bản và Philippines cũng "xâm hại" càng làm tăng tính cấp bách của "cải cách quân đội" nên chỉ thị của Tập Cận Bình có thể xem như là một sự phát triển quan trọng về đối ngoại khi nhấn mạnh, sáng tạo quân sự cũng là nhằm đối phó với uy hiếp trong tương lai. Thông tấn xã Đài Loan bình luận, kể từ cuộc Chiến tranh Biên giới Trung - Việt 1979 (Trung Quốc cất quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam) đến nay, lãnh đạo Trung Quốc hầu như chỉ tập trung vào phát triển kinh tế và đối phó với Đài Loan, rất ít khi nhắc tới việc phát triển sức mạnh quân sự ở hải ngoại. Do đó việc Tập Cận Bình đưa ra chỉ thị mới "bảo vệ các điểm cao chiến lược ở hải ngoại là lợi ích nối dài hợp pháp của Trung Quốc" đặc biệt đáng chú ý. Cũng trong phiên họp này, ông Bình còn đưa ra khái niệm 4 chuyển biến nhằm vào 4 hướng, trong đó bao gồm viêc thiết lập tư tưởng thông tin hóa chiến tranh; thiết lập tư tưởng, quan điểm, chiến lược tỏng hợp bảo vệ an ninh quốc gia. Mặt khác, một lần nữa Tập Cận Bình nhấn mạnh đến khái niệm thực chiến trong xây dựng quân đội trên cơ sở tư tưởng "toàn quân 1 bàn cờ, toàn quốc 1 bàn cờ". ========================= Thông tấn xã Đài Loan bình luận, kể từ cuộc Chiến tranh Biên giới Trung - Việt 1979 (Trung Quốc cất quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam) đến nay, lãnh đạo Trung Quốc hầu như chỉ tập trung vào phát triển kinh tế và đối phó với Đài Loan, rất ít khi nhắc tới việc phát triển sức mạnh quân sự ở hải ngoại. Do đó việc Tập Cận Bình đưa ra chỉ thị mới "bảo vệ các điểm cao chiến lược ở hải ngoại là lợi ích nối dài hợp pháp của Trung Quốc" đặc biệt đáng chú ý. Đúng là một lũ ngu... 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2014 Trung Quốc đã sẵn sàng xét xử tay chân thân tín của Chu Vĩnh Khang Hồng Thủy 05/09/14 08:32 Thảo luận (0) (GDVN) - Các thủ tục tố tụng có thể bắt đầu sớm nhất trong tháng tới và sẽ thực hiện từng người một. Chánh án tòa Tối cao Trung Quốc lên tiếng vụ Chu Vĩnh Khang Quan chức cấp cao Trung Quốc kêu gọi tử hình Chu Vĩnh Khang? Hội nghị Bắc Đới Hà kết thúc, vụ Chu Vĩnh Khang vẫn chưa thể định đoạt Ông Chu Vĩnh Khang. Bưu điện Hoa Nam ngày 5/9 đưa tin, cơ quan tư pháp Trung Quốc đã sẵn sàng đưa ra xét xử một nhóm cựu quan chức và doanh nhân là tay chân thân tín của cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang. Nguồn tin nói với Bưu điện Hoa Nam, các thủ tục tố tụng có thể bắt đầu sớm nhất trong tháng tới và sẽ thực hiện từng người một. Những điều này có thể sẽ mở đường cho một phiên tòa xét xử công khai Chu Vĩnh Khang, quan chức cấp cao nhất phải ra trước vành móng ngựa thuộc diện tội phạm kinh tế. Việc xét xử công khai Chu Vĩnh Khang có thể sẽ được quyết định trong cuộc họp trung ương 4 vào tháng 10 tới, sau đó hồ sơ vụ Chu Vĩnh Khang sẽ được bàn giao cho cơ quan tư pháp để chuẩn bị cho một phiên tòa xét xử công khai. Phiên tòa này có thể tương tự như vụ xét xử cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Vụ điều tra Chu Vĩnh Khang được công bố chính thức hôm 29/7, tuy nhiên nhiều quan chức và doanh nhân có liên quan đến ông Khang đã bị bắt giữ và thẩm vấn vào cuối năm 2012, đầu tiên là cựu Phó bí thư Tứ Xuyên Lý Xuân Thành. Cựu Phó tỉnh trưởng Tứ Xuyên Quách Vĩnh Tường, cựu Chủ nhiệm Ủy ban giám sát tài sản nhà nước Tưởng Khiết Mẫn, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh và các ông trùm có liên hệ mật thiết với Chu Vĩnh Khang có thể sớm phải đối mặt với các phiên tòa. Hầu hết các trường hợp này đã được chuyển hồ sơ sang cơ quan tư pháp ở Hàm Ninh và Nghi Xương thuộc tỉnh Hồ Bắc, có nghĩa các vụ xét xử sẽ được tổ chức tại 2 thành phố này. Điều đó phù hợp với thông lệ xét xử các quan chức cấp cao bên ngoài các địa phương thuộc phạm vi ảnh hưởng trước đây của họ. Cốc Tuấn Sơn, cựu Phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần quân đội lon Trung tướng cũng sẽ bị sớm đưa ra xét xử công khai về tội tham nhũng, theo một quan chức quân sự cấp cao. Thông thường các trường hợp tham nhũng, phạm tội trong quân đội sẽ được đóng cửa xử kín tại tòa án binh, nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang xem xét khả năng xử lý công khai Cốc Tuấn Sơn. ================== Mới chỉ tay chân của ông Chu thôi à? Còn bản thân ông Chu và to hơn ông Chu thì sao? Bởi vậy, ngay từ khi xét xử Bạc Hy lai, Lão Gàn đã phán: Mọi chuyện không hề đơn giản. Nay quả đúng như vậy. Nhưng vấn đề sẽ chưa dừng ở đây. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 9, 2014 Luận điệu đáng sợ của Tổng thư ký Hội xúc tiến văn hóa chiến lược TQ Đông Bình 08/09/14 08:39 Thảo luận (1) (GDVN) - La Viện kêu gọi những người có cùng tổ tiên hai bờ bảo vệ cái gọi là "quyền lợi cơ nghiệp tổ tiên", tức là tiếp tục tìm cách ăn cướp biển đảo ở Biển Đông. Tướng TQ: "Nhật Bản quan tâm an ninh hàng hải, muốn can dự Biển Đông" Báo TQ cố tô vẽ về mối đe dọa từ hải không quân Philippines TQ muốn hoàn thành "bành trướng" trước khi có phán quyết vụ kiện Báo Singapore: Đá Gạc Ma chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 830 km La Viện - phó hội trưởng Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc Theo "Văn hối" Hồng Kông ngày 7 tháng 9, tại diễn đàn "Trung Sơn - Hoàng Phố - Tình nghĩa hai bờ" tổ chức vào ngày 8 tháng 7 năm 2014, phó hội trưởng kiêm tổng thư ký Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc, thiếu tướng La Viện đã đưa ra một số phát biểu kêu gọi hai bờ eo biển Đài Loan hợp tác thôn tính biển đảo ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Tại diễn đàn, La Viện cho rằng, chiến tranh chống Nhật là thắng lợi của Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc, là thắng lợi của tinh thần Hoàng Phố, là thắng lợi của dân tộc Trung Hoa. "Hai bờ có chính kiến khác nhau, nhưng có cùng nguồn gốc và tổ tiên, cần cùng bảo vệ cái gọi là "quyền lợi cơ nghiệp tổ tiên" (tổ quyền) chung, con cháu Hoàng Phố hai bờ cần phát huy tinh thần Hoàng Phố, không nên chỉ dừng lại ở lời nói, mà cần thống nhất hòa bình, làm nhiều việc thực tế, có lợi cho bảo vệ "tổ quyền". - luận điệu của La Viện. La Viện dựng chuyện xuyên tạc cho rằng: "Hiện nay, một số đảo đá của chúng ta bị xâm chiếm, tài nguyên bị cướp đoạt, vùng biển bị chia cắt, tổ quyền bị xâm phạm. Người Hoàng Phố hai bờ cần phát huy tinh thần Hoàng Phố 'không cần tiền, không cần sống, yêu quốc gia, yêu nhân dân', vứt bỏ hiềm nghi trước đây, cùng ứng phó quốc nạn". Tham diễn đàn lần này có Phó Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Đổng Kiến Hoa và chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông Trương Hiểu Minh. La Viện còn đưa ra kiến nghị 5 điểm để hai bờ hợp tác bảo vệ cái gọi là "chủ quyền đảo Senkaku và Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam)" như sau, mời độc giả tham khảo để thấy rõ những gì giới tri thức TQ đang kêu gào, cổ vũ: 1. Quân nhân hoặc nhân viên cảnh sát biển hai bờ có thể tuần tra liên hợp (phi pháp) đảo Senkaku và "Nam Sa" (quần đảo Trường Sa của Việt Nam), hoặc phối hợp ngầm một cách chặt chẽ, nhưng tuyệt đối không thể lừa gạt, làm những việc khiến cho "người thân đau, kẻ thù vui". 2. Hai bờ có thể thông qua đàm phán, thiết lập "Văn phòng vấn đề đảo Senkaku" trong khuôn khổ Hiệp hội Quan hệ Hai bờ Eo biển (Trung Quốc) và Quỹ Giao lưu Hai bờ (Đài Loan), phụ trách quản lý hoạt động, khảo sát khoa học, phát triển kinh tế đảo Senkaku, xử lý tai nạn trên biển và trên không, thực hiện quyền quản lý thực tế đối với đảo Senkaku. 3. Hai bờ có thể tổ chức hội thảo liên quan đến đảo Senkaku và Biển Đông, công bố với bên ngoài về "bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý" có chủ quyền đối với một số đảo của dân tộc Trung Hoa, đặc biệt là phía Đài Loan cần dựa vào cơ sở này, công bố với bên ngoài về chứng cứ pháp lý hạm đội Lâm Tuân "thu hồi" một số đảo đá từ tay quân xâm lược Nhật Bản, sự tính toán chiến lược và căn cứ lập ra "đường 9 đoạn" (11 đoạn) của Chính phủ Quốc Dân (Đài Loan) trước đây. 4. Hai bờ có thể góp vốn "cùng khai thác Biển Đông" (bất hợp pháp). Đài Loan có thể đầu tư vốn cho Trung Quốc, cũng có thể đầu tư vốn cho biển, hai bờ "cùng khảo sát khoa học, cùng khai thác, cùng lập điểm du lịch" ở đó (các hoạt động này nếu tiến hành là bất hợp pháp). Theo dư luận Philippines, Trung Quốc đang đẩy mạnh "biến đá thành đảo" ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 5. Trong tình hình điều kiện hợp tác phòng thủ của quân đội hai bờ còn chưa chín muồi, có thể tiến hành một số hội thảo trong khuôn khổ hội đồng môn Hoàng Phố, chẳng hạn một số ý tưởng đề án, phác thảo ý đồ, trình diễn trên máy tính. =========== Mựa! Có quái gì đâu mà phải đáng sợ?! Lại kịch bản "Kim Long đằng phi " lặp lại đây mà. Lão Gàn đố cả họ nhà lão La Viện thuyết phục được Đài Loan theo Tung Cóoc lục địa chiếm Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam đấy. Bởi vì như zdậy thì cái anh Đài Loong sẽ đụng với "quyền lợi căn bủn" của Hoa Kỳ ở bể Đông. Không theo Tung Cóóc thì Lão Gàn chỉ xúi Hoa Kỳ tống cổ có định mức anh Đài Loong ra khỏi cuộc chơi; còn theo Tung Cóóc í à? Tổng cổ hẳn lun. Hãy nhìn Hớn Coỏng để hình dung một quốc gia hai chế độ. Hì. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 9, 2014 Mỹ 'nhắn gửi' TQ: Bận trăm mối nhưng không xao lãng trục châu Á 08/09/2014 08:15 Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đã đến Trung Quốc. Trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều căng thẳng, Nhà Trắng muốn chứng tỏ Bắc Kinh là đối tác không thể thiếu. Hai tuần sau khi Washington tố cáo Trung Quốc khiêu khích khi cho chiến đấu cơ áp sát máy bay trinh sát Hoa Kỳ tại biển Đông, ngày 7/9, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đã đặt chân tới Bắc Kinh. Trong chuyến thăm diễn ra từ 7 -9/9, bà Susan Rice sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và một số nhân vật lãnh đạo khác. Theo AFP, trọng tâm cuộc thảo luận này là các vấn đề đang gây căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như giữa Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ trong khu vực: biển Đông, biển Hoa Đông cho đến những đợt tấn công của tin tặc mà tư pháp Hoa Kỳ đã truy tố đích danh 5 thủ phạm người Trung Quốc. Một chủ đề khác trong chuyến viếng thăm lần này của bà Rice là chuẩn bị một cuộc hội kiến song phương Barack Obama và Tập Cận Bình bên lề Thượng đỉnh APEC, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương tại Bắc Kinh vào tháng 11 năm nay. Hội kiến bán chính thức lãnh đạo Mỹ-Trung được xem là sự tiếp nối cuộc gặp gỡ tay đôi vào năm 2013 tại California. Mặc dù chưa có thông báo chính thức, AFP dự báo, rất có thể hai ông Obama và Tập Cận Bình gặp nhau bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York trong tháng 9 này. Qua chuyến viếng thăm của bà Susan Rice, Hoa Kỳ muốn gửi tín hiệu là dù cho bận tâm vì những đợt xáo trộn mới trên thế giới như đe dọa của Nhà nước Hồi giáo cực đoan, xung khắc với Nga tại Ukraine nhưng Hoa Kỳ không xao lãng chính sách xoay trục về Châu Á. Phát ngôn viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ Patrick Ventrell giải thích: "Trong thế kỷ 21 này, ít có sự việc nào trên thế giới có thể giải quyết mà không có mặt hai nước Mỹ và Trung Quốc. Do vậy cần phải duy trì tiếp xúc trực tiếp và chặt chẽ với Bắc Kinh". Trong lúc Cố vấn An ninh Mỹ sang Trung Quốc thì những nhân vật cao cấp khác như Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và người chuyên trách bộ phận chống khủng bố Lisa Monaco đi một vòng Trung Đông để tổ chức liên minh "tiêu diệt" Hồi giáo cực đoan đang kiểm soát một phần lãnh thổ Irak, Syria và đang lan đến Nam Á, công khai lộ diện tại Ấn Độ và Pakistan. ========== Lão Gàn có thể lên một wẻ cho cuộc gặp này của bà cố vấn và lãnh đạo Tàu. Nhưng thôi, hổng cầm đèn chạy trước oto. Cũng có những cái không cần thiết phải nói ra. "Thiên cơ bất khả lậu". Hì. Lão Gàn xem xét bỏ một phiếu cho ai ủng hộ Việt sử 5000 năm văn hiến. Hì. Nhưng nếu im re thì người ta lại bảo Lão Gàn zdua chém gió, nên cũng phải "nhá cạnh" một tý về nội dung cuộc gặp mặt này: Hai bên sẽ bàn đến những vấn đề mà cả thế giới wan tâm...vv....và ...vv...Cũng như Lão Gàn đang bàn với xếp lớn về mơ ước có vài tỷ trả nợ, nhưng lại wên không lo kiếm tiền mua rau muống cho bữa ăn chiều vậy. Đại để đấy là nội dung cuộc gặp mặt giữa bà cố vấn chính phủ Hoa Kỳ và lãnh đạo Tung Cóoc. Hì! 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 9, 2014 Chặn bức "trường thành" trái luật của Trung Quốc trên biển Đông Thứ Ba, 09/09/2014 - 17:29 Các dữ liệu lịch sử cho thấy tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc (TQ) trên biển Đông là không có cơ sở. LTS: Cuối tuần qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN đã lên tiếng phản đối hành vi TQ khai trương tuyến du lịch biển đến quần đảo Hoàng Sa, bởi đây là nơi VN có “chủ quyền không thể tranh cãi”. Tờ National Interest mới đây đăng tải một bài viết phân tích những điểm bất hợp lý trong đòi hỏi chủ quyền của TQ trên biển Đông, từ góc dữ liệu lịch sử và luật pháp. Xin trân trọng giới thiệu tư liệu này, như góc nhìn tham chiếu trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của VN. Chuỗi hành động Nửa đầu 2014 liên tục chứng kiến các hành vi gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông, khi Bắc Kinh tiếp tục chiến lược "ăn từng lát" (salami-slicing) chủ quyền biển. Bắc Kinh muốn thay đổi nguyên trạng trong khu vực nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền (phi nghĩa - ND) của họ với hai quần đảo tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sa, cũng như hải phận bao quanh. Vào tháng Hai, Trung Quốc bắt đầu một dự án khai hoang lớn trên đảo Gạc Ma (Johnson South Reef) thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà có thể là để xây dựng một sân bay quân sự nhằm kiểm soát các tuyến đường biển trọng yếu trên biển Đông. Những tháng tiếp theo, chính quyền Trung Quốc bắt đầu thực thi luật đánh bắt cá mới, yêu cầu tàu thuyền nước ngoài phải xin phép trước khi khai thác trong vùng biển rộng hơn hai triệu cây số vuông mà Trung Quốc nói là nằm trong "đường chín đoạn". Vào tháng Năm, Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan nước sâu (Hải Dương 981) cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, và khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Tàu chiến của quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và các tàu tuần tra thuộc chính quyền Bắc Kinh, cũng như một lượng lớn các tàu cá dân sự, đã được dàn trận để che chắn cho giàn khoan này. Những tuần tiếp theo, Cơ quan Quản lý An toàn Biển Trung Quốc đã ngăn chặn việc cung cấp nhu yếu phẩm cho 10 lính Philippines đóng quân trên tàu BRP Sierra Madre tại bãi Cỏ Mây (Second Thomas) thuộc Trường Sa, dù cho quân đội Philippines đã đồn trú tại đây từ năm 1999. Cuối cùng, trong một động thái phớt lờ đề xuất của Mỹ tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN nhằm chấm dứt các hành vi gây hấn trên biển Đông, Bắc Kinh tuyên bố vào tháng Tám rằng họ sẽ xây hải đăng trên năm điểm, trong đó có hai đảo nhỏ thuộc Hoàng Sa, với mục đích được cho là đảm bảo an toàn hàng hải. Vào tháng Năm, Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan nước sâu (Hải Dương 981) cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Ảnh: Cảnh sát biển VN Hai tuần sau đó, một máy bay chiến đấu Su-27 đã thực hiện một cuộc can thiệp nguy hiểm vào máy bay tuần tiễn US Navy P-8, vốn đang thực hiện hoạt động khảo sát thông thường cách đảo Hải Nam 135 dặm về phía tây. Giống như sự kiện EP-3 vào năm 2001, máy bay chiến đấu Trung Quốc đã lượn vài vòng phía dưới và dọc chiếc P-8, trước khi bay lên mũi và chỉ cách chiếc máy bay loại Poseidon này từ 6-10m. Đòi hỏi chủ quyền vô lý Bắc Kinh cho rằng hành động trên là phù hợp, bởi họ tuyên bố có "chủ quyền không thể tranh cãi" trên các đảo và hải phận bao quanh chúng ở biển Đông, cũng như quyền chủ quyền và tài phán ở hải phận và đáy biển bên trong "Đường chín đoạn". Tuy vậy, khi xem xét một cách cẩn trọng những dữ liệu lịch sử và luật pháp, có thể thấy rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông là vô lý. Lý lẽ của Bắc Kinh cho chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa dựa vào các chứng cứ cho thấy Trung Quốc từ triều Hán đã thực hiện các hành vi khẳng định chủ quyền liên tục và mở rộng trên hai quần đảo này. Tuy thế, dù các nhà thám hiểm Trung Quốc có thể biết đến sự tồn tại của các quần đảo thuộc biển Đông, thì cũng không có bằng chứng rõ ràng cho thấy Trung Quốc thực sự "tìm ra" chúng trước các vương quốc láng giềng ở Việt Nam, Malaysia, Indonesia, và Philippines. Hơn nữa, ngay cả nếu Trung Quốc có thực sự tìm ra các quần đảo này, luật quốc tế quy định khá rõ ràng rằng chỉ phát hiện không thôi là chưa đủ để giành lấy quyền lãnh thổ, nếu không có các hành động kiểm soát và chiếm hữu thực tế. Chiếm hữu thực tế đòi hỏi ý định và ý chí của một bên nhằm thực hiện quyền chủ quyền, đồng thời phải có những động thái hoặc phô diễn thực tế ý định và ý chí đó. Hoàn toàn là không có bất kỳ chứng cứ đáng tin cậy nào cho thấy Trung Quốc chiếm hữu các quần đảo trên một cách hòa bình và liên tục, hay thực hiện các hành động cần thiết chứng tỏ chủ quyền của mình ở đó. Bắc Kinh chủ yếu dựa vào những ghi chép cho thấy ngư dân Trung Quốc đôi lúc ngụ cư ở một số hòn đảo của Trường Sa trong thời gian ngắn. Tuy vậy theo luật quốc tế, hành động không mang tính chiếm hữu của cá nhân không được coi là "hành động của quốc gia" trừ khi được chính quyền chỉ đạo. Không có bằng cứ thuyết phục nào chứng tỏ chính quyền Trung Quốc đã từng đưa ra những chỉ đạo như thế. Động thái đầu tiên chứng tỏ chủ quyền Trung Quốc ở Hoàng Sa mà có thể kiểm chứng được diễn ra vào năm 1909. Tuy thế, hành động này diễn ra sau gần 100 năm khi vua Gia Long của Việt Nam chiếm hữu quần đảo một cách chính thức vào năm 1816. Việt Nam và Pháp kiểm soát thực tế và liên tục quần đảo này cho đến khi Nhật Bản tiếp quản trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Động thái đầu tiên chứng tỏ chủ quyền Trung Quốc ở Trường Sa mà có thể kiểm chứng được diễn ra còn muộn hơn, vào năm 1933, sau khi Pháp tuyên bố chủ quyền vào năm 1929 với lý do "đất vô chủ" (terra nullius). Người Pháp chính thức chiếm hữu quần đảo vào năm 1933. Tại thời điểm Pháp sáp nhập và chiếm hữu thực tế quần đảo Hoàng Sa, xâm chiếm vẫn được coi là một phương pháp mở rộng lãnh thổ được thừa nhận trong luật quốc tế. Xâm chiếm chỉ trở nên bất hợp pháp sau khi Hiến chương Liên hợp quốc được công bố vào tháng 10/1945. Trung Quốc cũng dựa vào một số hiệp ước, tài liệu và tuyên bố để chứng minh tuyên bố chủ quyền của mình với các quần đảo trên biển Đông. Tuy thế, không có văn bản nào ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh. Trung Quốc cho rằng Pháp từ bỏ tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa - Trường Sa sau Hiệp ước Pháp - Thanh năm 1887. Quan điểm của họ tuy vậy lại không xác đáng khi đọc lại hiệp ước này, hay xem xét hành động của các bên liên quan trong vụ tranh chấp. Biên giới được thiết lập sau năm 1887 chỉ quyết định quyền sở hữu các đảo gần bờ, chứ không phải các đảo ngoài khơi ở Vịnh Bắc Bộ hay Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Bắc Kinh phụ thuộc vào Tuyên bố Cairo (1943) và Tuyên cáo Potsdam (hay Tuyên bố các điều kiện định rõ cho sự đầu hàng của Nhật Bản - 1945) để chứng minh cho quan điểm của mình cũng rõ ràng là không có cơ sở. Các văn bản trên chỉ nói rằng Trung Quốc sẽ được lấy lại Mãn Châu, Đài Loan, và đảo Bành Hồ sau chiến tranh. Câu tiếp theo nói rằng quân Nhật sẽ bị đuổi ra khỏi "các lãnh thổ khác" mà đã sáp nhập bằng vũ lực, nhưng không nói rằng các "lãnh thổ khác" này sẽ thuộc về Trung Quốc. Kết luật logic duy nhất là các lãnh thổ này có bao gồm Hoàng Sa - Trường Sa, vốn được chiếm đóng bằng vũ lực từ Pháp, chứ không phải Trung Quốc. Các quần đảo này vì vậy sẽ được trả lại cho Pháp, chứ không phải Trung Quốc, sau chiến tranh. Kết luận này được ủng hộ bởi thực tế là Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch xuất hiện tại hội nghị Cairo, nhưng lại không có văn bản nào liên quan đến các đảo thuộc biển Đông trong tuyên bố. Chắc chắn là nếu Hoàng Sa và Trường Sa được coi là lãnh thổ Trung Quốc trước Thế chiến, Tưởng Giới Thạch đã yêu cầu các quần đảo này được trả lại cho Trung Quốc tại hội nghị. (Còn tiếp) Theo Khắc Giang(theo National Interest)Tuần Việt Nam Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2014 Mỹ 'nhắn gửi' TQ: Bận trăm mối nhưng không xao lãng trục châu Á 08/09/2014 08:15 Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đã đến Trung Quốc. Trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều căng thẳng, Nhà Trắng muốn chứng tỏ Bắc Kinh là đối tác không thể thiếu. Hai tuần sau khi Washington tố cáo Trung Quốc khiêu khích khi cho chiến đấu cơ áp sát máy bay trinh sát Hoa Kỳ tại biển Đông, ngày 7/9, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đã đặt chân tới Bắc Kinh. Trong chuyến thăm diễn ra từ 7 -9/9, bà Susan Rice sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và một số nhân vật lãnh đạo khác. ========== Lão Gàn có thể lên một wẻ cho cuộc gặp này của bà cố vấn và lãnh đạo Tàu. Nhưng thôi, hổng cầm đèn chạy trước oto. Cũng có những cái không cần thiết phải nói ra. "Thiên cơ bất khả lậu". Hì. Lão Gàn xem xét bỏ một phiếu cho ai ủng hộ Việt sử 5000 năm văn hiến. Hì. Nhưng nếu im re thì người ta lại bảo Lão Gàn zdua chém gió, nên cũng phải "nhá cạnh" một tý về nội dung cuộc gặp mặt này: Hai bên sẽ bàn đến những vấn đề mà cả thế giới wan tâm...vv....và ...vv...Cũng như Lão Gàn đang bàn với xếp lớn về mơ ước có vài tỷ trả nợ, nhưng lại wên không lo kiếm tiền mua rau muống cho bữa ăn chiều vậy. Đại để đấy là nội dung cuộc gặp mặt giữa bà cố vấn chính phủ Hoa Kỳ và lãnh đạo Tung Cóoc. Hì! Ở Bắc Kinh, Mỹ - Trung "đấu tới" vụ vờn máy bay 09/09/2014 19:37 GMT+7 TTO - Mỹ nói TQ cần phải dừng “những hành vi chặn đầu nguy hiểm”. TQ yêu cầu Mỹ “giảm dần và cuối cùng là ngừng hẳn hoạt động do thám trên biển và trên không gần TQ”. Bà Susan Rice bắt tay với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị - Ảnh: Reuters Ngày 9-9, các quan chức an ninh Mỹ và Trung Quốc đã chỉ trích qua lại vì vụ máy bay Trung Quốc chặn đầu một cách nguy hiểm máy bay tuần tra Mỹ trên không phận quốc tế. Theo Reuters, đến thăm Bắc Kinh Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice tuyên bố Trung Quốc cần phải dừng “những hành vi chặn đầu nguy hiểm”. “Chúng ta phải tránh những sự cố có thể làm phức tạp quan hệ hai nước”- bà Rice nhấn mạnh. Ý bà Rice nhắn đến vụ một máy bay chiến đấu Trung Quốc ngăn chặn máy bay tuần tra của hải quân Mỹ trên vùng không phận quốc tế gần đảo Hải Nam hồi tháng 8. Có mặt cùng bà Rice ở Bắc Kinh, một quan chức Mỹ giấu tên cũng khẳng định hành vi của máy bay Mỹ là rất mạo hiểm và có thể đe dọa quan hệ song phương. Phản ứng lại, Tân Hoa xã dẫn lời ông Phạm Trường Long, Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc, yêu cầu Mỹ “giảm dần và cuối cùng là ngừng hẳn hoạt động do thám trên biển và trên không gần Trung Quốc”. Trên thực tế, đó không phải là lần đầu tiên máy bay Mỹ và Trung Quốc đối đầu nhau ở không phận quốc tế. Tháng 4-2001, một máy bay chiến đấu Trung Quốc cũng chặn đầu máy bay tuần tra Mỹ dẫn tới va chạm khiến phi công Trung Quốc thiệt mạng. Khi đó máy bay Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Phía Trung Quốc giam giữ 24 thành viên phi hành đoàn Mỹ trong vòng 11 ngày. Sau vụ đối đầu mới đây hồi tháng 8, quan chức Mỹ và Trung Quốc đã đàm phán ở Lầu Năm Góc về các quy định liên quan đến cách ứng xử trong các hoạt động hàng hải và hàng không. Tại Bắc Kinh bà Rice cũng kêu gọi Trung Quốc không phân biệt đối xử với các doanh nghiệp Mỹ. Trước đó Bắc Kinh mở hàng loạt cuộc điều tra tội độc quyền nhắm vào các doanh nghiệp Mỹ như Qualcomm hay Microsoft. Quan chức Mỹ đi cùng bà Rice cho rằng việc Trung Quốc dùng công cụ pháp lý để “quấy rối và đe dọa” các công ty Mỹ là hành động trái ngược lại các cam kết thương mại mà Bắc Kinh từng đưa ra. NGUYỆT PHƯƠNG ================= Lão Gàn đang vạch kế hoạch để trả nợ hơn hai tỷ, nhưng quên mựa nó cái vấn đề tiền đâu mua rau muống bữa cơm chiều. Hì. Cái ghoàn cảnh của Lão Gàn hiện nay nó giống với cái ghoàn cảnh Hoa Kỳ và Tung Cóoc bi wờ. B) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2014 Tập Cận Bình chống tham nhũng để tránh sụp đổ09/09/2014 17:26 (TNO) Cuộc chiến chống tham nhũng và hoang phí trong bộ máy công quyền Trung Quốc xuất phát từ mối lo sụp đổ chế độ, một nhà báo Singapore nhận định với Thanh Niên Online. Pháo hoa mừng lễ trung thu ở quảng trường Thiên An Môn năm 2012 nay trở thành hình ảnh dĩ vãng dưới chính sách thắt lưng buộc bụng của Chủ tịch Tập Cận Bình - Ảnh: AFP Nhà báo kỳ cựu không muốn xưng danh, hiện là một biên tập viên của tờ Straits Times, bác bỏ nghi ngờ rằng cuộc chiến chống tham nhũng và lộng quyền, được mệnh danh là “đả hổ lẫn ruồi nhặng”, mà Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng từ khi nắm quyền hồi tháng 11.2012 là “thanh trừng lẫn nhau”, hay “có phần chiếu lệ”. “Tôi tin rằng ông Tập hiểu rõ tầm quan trọng của việc xóa bỏ tham nhũng để ngăn chặn sự sụp đổ của Đảng Cộng sản”, nhà báo từng nhiều năm thường trú ở Bắc Kinh và Đài Loan khẳng định. Am hiểu lịch sử và chính trường Trung Quốc, nhà báo người Hoa này giải thích thêm về lựa chọn hành động của ông Tập: “Sự sụp đổ của nhà Thanh là kết quả của nạn tham nhũng tràn lan bắt nguồn từ triều đại của Càn Long”. Trị từ chiếc bánh trung thu Tờ China Daily ngày 9.9 trích thông tin từ kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV cho hay trong dịp lễ trung thu vừa qua, cả nước có 28 trường hợp tặng bánh và các vật phẩm khác tại các cơ quan nhà nước có tính chất vi phạm quy định “thắt lưng buộc bụng” của Chủ tịch Tập. Bài báo cũng cho biết hôm 8.9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (CCDI) công bố báo cáo hằng tuần cho hay từ ngày 1-7.9, cả nước có tổng cộng 177 trường hợp vi phạm quy chế, bao gồm 28 trường hợp nói trên. Riêng tại thủ đô Bắc Kinh mùa trung thu, có 2 trường hợp bị phanh phui. Trường hợp thứ nhất là giám đốc Trung tâm thương mại lương thực quốc gia dùng tiền cơ quan mua và phân phát cho nhân viên bánh và phiếu tặng quà. Trường hợp thứ hai xảy ra tại Trung tâm xúc tiến phát triển công nghiệp văn hóa quận Hoài Nhu nằm ở vùng ngoại ô. Vị giám đốc trung tâm đã lấy công quỹ phát cho nhân viên tổng cộng 27.300 nhân dân tệ (95 triệu đồng) tiền mặt. Hai vị này hiện đã bị kỷ luật cảnh cáo, tờ China Daily cho biết. Tờ báo này cũng nhìn nhận rằng trung thu là dịp lễ truyền thống lớn thứ hai trong năm của Trung Quốc, sau tết nguyên đán. Và việc biếu nhau bánh trung thu là truyền thống lâu đời. Nhưng bên cạnh bánh trung thu, nhiều nơi cũng kèm theo trong hộp bánh những thứ có giá trị khác, thậm chí là tiền mặt. Giáo sư Yan Jirong, từ Trường quản lý hành chính thuộc Đại học Bắc Kinh, nhìn nhận việc cho nhân viên bánh trung thu và kèm theo những thứ giá trị khác như một dạng “thu nhập xám” cũng là một nỗ lực của các lãnh đạo cơ quan nhằm bù đắp cho mức lương bèo bọt của nhân viên nhà nước. Tuy nhiên, “việc mua và phát những hộp bánh như thế bằng công quỹ của nhân dân là hoàn toàn sai trái”, và “việc thiếu kiểm soát cũng như hình phạt thích hợp đã khiến tập quán này trở nên quá phổ biến”, Giáo sư Yan phàn nàn. Bình luận với Thanh Niên Online về việc xử lý các vụ tặng bánh cho nói trên, nhà báo của Straits Times nói: “Quả thật điều đó có phần quá nặng tay. Tuy nhiên, đôi khi cần phải như vậy để đảm bảo quy định được chấp hành”. Tìm và diệt Trưởng ban CCDI Vương Kì Sơn trong một phát biểu mới đây nói rằng, vấn đề không nằm ở chỗ mấy chiếc bánh trung thu mà là những quà tặng xa xỉ, như nữ trang, điện thoại thông minh, thậm chí tiền mặt, ẩn trong những hộp bánh. Các nhà quan sát chỉ ra rằng, trong các “hộp bánh” tặng cho các quan chức thường chứa những thứ xa xỉ mà ông Vương đề cập. Hôm 6.9, CCDI đã đưa lên website tại vị trí nổi bật nhất một danh sách dài dằng dặc gồm số điện thoại, địa chỉ, email... của 4 bộ và 24 tỉnh, thành phố, vùng tự trị để mời gọi người dân liên lạc chỉ điểm những hành vi được coi là hoang phí của các quan chức. “Mục chỉ điểm trên trang web của CCDI cung cấp cho công chúng một kênh trực tiếp để theo dõi việc chi tiêu ngân sách nhà nước”, Giáo sư Yan đánh giá. Ông cũng khẳng định thêm: “Mọi chỉ báo về các hành vi trái phép sẽ bị truy tận gốc”. Theo China Daily, hồi cuối năm 2012, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành một bản thông tư 8 điểm quy định cắt giảm tiêu xài hoang phí trong các đảng viên. Theo đó, CCDI đã phát động 6 chiến dịch lớn trên toàn quốc vào những dịp lễ nhằm ngăn chặn tham nhũng, hoang phí. Tính đến tháng 6.2014, theo số liệu của CCDI, đã có 61.703 cán bộ, quan chức bị kỷ luật dưới nhiều hình thức, do làm trái quy định. Đặt vấn đề về tính nghiêm minh và năng lực thi hành mệnh lệnh của ông Tập trên toàn quốc gia rộng gần 10 triệu km2, nhà báo Singapore nhận định: “Việc thực thi chắc chắn sẽ khó đồng đều trong cả nước. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng ông Tập có quyền lực tuyệt đối, đủ sức để bảo đảm công cuộc chống tham nhũng có hiệu quả, chứ không như thời ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo”. Khác với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, ông Tập Cận Bình ngay khi nhậm chức đã nắm trọn vẹn 3 vị trí quyền lực nhất quốc gia là Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương. “Bên cạnh đó, ông ấy còn nhận được sự ủng hộ của đại bộ phận người dân Trung Quốc vốn mong muốn đẩy lùi nạn tham nhũng”, nhà báo này nói. Thục Minh(Văn phòng Singapore) ============== Nói đi, nói lại mãi nó cũng nhàm: Cho dù ngài Tập đánh chết hết cả hổ lẫn ruồi thì cái khó khăn lớn nhất phải vượt qua chính là sau khi hổ và ruồi chết hết. Huống chi ngài Tập còn chưa đập hết hổ và ruồi. Hì! Ấy là chưa kể hàng loạt những zdấn đề khuých tạp khác đang chở ngài Tập xử lý: Thí dụ như Hớn Cỏong đang làm hình ảnh một Tung Cóoc, hai cái chế độ trở nên mong manh. Hi! Hic! B) 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2014 Nhật, Mỹ bí mật thảo luận khả năng Tokyo sở hữu vũ khí tấn công Thứ Tư, 10/09/2014 - 10:00 (Dân trí) - Mỹ và Nhật Bản đang xem xét khả năng để Tokyo sở hữu các vũ khí tấn công, vốn cho phép Nhật bắn hỏa lực ra xa ngoài biên nước nước này, giới chức Nhật cho biết, trong một động thái có thể khiến Trung Quốc giận dữ. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Ba nguồn tin giấu tên của Nhật tiết lộ với hãng tin Reuters rằng Tokyo đang tiến hành các cuộc thảo luận không chính thức với Washington, mà trước đó không được tiết lộ, về các phương án vốn có thể đánh dấu một sự tăng cường khả năng quân sự cho Nhật Bản. Tuy nhiên, giới chức Nhật nói thêm, các phương án về điều mà Nhật Bản xem là "khả năng tấn công" mới chỉ ở giai đoạn ban đầu và không liên quan tới các thiết bị quân sự cụ thể trong thời điểm này. Hiến pháp Nhật hiện thời cấm Tokyo sở hữu vũ khí tấn công. Giới chức quốc phòng cho hay một khả năng tấn công đòi phải có sự thay đổi trong học thuyết quân sự phòng vệ đơn thuần của Nhật. Sự thay đổi này có thể mở ra cánh cửa đối với các hệ thống tên lửa tấn công và các khí tài khác trị giá hàng tỷ USD. Các khí tài có thể bao gồm các dạng khác nhau, như tên lửa hành trình bắn từ tàu ngầm, tương tự tên lửa Tomahawk của Mỹ. Theo giới chức Mỹ, không có cuộc thảo luận chính thức nào về vấn đề trên, nhưng không loại trừ khả năng các liên lạc không chính thức về chủ đề này đã diễn ra. Một quan chức Mỹ cho hay Nhật đã đề cập không chính thức với giới chức Mỹ về vấn đề này hồi năm ngoái. Quân đội Nhật rất mạnh nhưng bị kiềm chế bởi hiến pháp hòa bình. Lực lượng phòng vệ Nhật có hàng chục tàu hải quân mặt nước, 16 tàu ngầm, 3 tàu sân bay trực thăng, với nhiều tàu khác đang được chế tạo. Nhật cũng sẽ mua 42 máy bay chiến đấu tàng hình tối tân F-35 của Mỹ. Tái bố trí quân đội Nhật thành một lực lượng quyết đoán hơn là chính sách cốt lõi của Thủ tướng Shinzo Abe. Ông Abe đã chấm dứt một thập niên cắt giảm chi tiêu quốc phòng và một lệnh cấm các binh sĩ Nhật tham chiến ở nước ngoài, đồng thời nới lỏng các hạn chế về xuất khẩu vũ khí. Tokyo đã từ bỏ một đề nghị nhằm thảo luận các khả năng tấn công trong các cuộc đàm phán cấp cao nhằm sửa đổi các đường lối chỉ đạo cho liên minh an ninh Mỹ-Nhật, dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm nay. Thay vào đó, vấn đề nhạy cảm trên đang được thảo luận một cách riêng rẽ. Tuy nhiên, bất kỳ thỏa thuận nào với Washington cũng còn phải mất vài năm và các trở ngại là rất lớn, từ các chi phí cho tới những lo ngại về quan hệ với các láng giềng châu Á như Trung Quốc và các vấn đề nhạy cảm trong bản thân liên minh Mỹ-Nhật. Giới chức Nhật cho hay những người đồng cấp Mỹ tỏ ra thận trọng về ý tưởng của Nhật, một phần vì điều đó có thể khiêu khích Trung Quốc, vốn cáo cuộc ông Abe muốn làm hồi sinh chủ nghĩa quân phiện thời chiến. Tấn công các căn cứ tên lửa Triều Tiên Mặc dù sự kình địch giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang gia tăng do tranh chấp lãnh thổ nhưng trọng tâm của Tokyo có thể là khả năng tấn công các căn cứ tên lửa của Triều Tiên, theo 3 quan chức Nhật giấu tên tham gia vào tiến hành thảo luận Mỹ-Nhật. Triều Tiên nằm cách Nhật Bản chưa đầy 600 km tính từ điểm gần nhất. Bình Nhưỡng đã cải thiện khả năng tên lửa đạn đạo và tiến hành 3 vụ thử vũ khí hạt nhân, gần đây nhất là vào tháng 2/2013. Hồi tháng 4 năm nay, Triều Tiên nói rằng trong trường xảy ra một cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên, Nhật có thể bị phá hủy hoàn toàn trong "các ngọn lửa hạt nhân". Một phần động lực của Nhật nhằm tăng cường khả năng là sự ngờ vực rằng Mỹ, vốn có 28.000 quân tại Hàn Quốc và 38.000 quân tại Nhật, có thể không muốn tấn công Triều Tiên trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, giới chuyên gia Nhật cho hay. Các lực lượng Mỹ có thể muốn kiềm chế trong một số tình huống, như nếu Hàn Quốc muốn ngăn chặn sự leo thang. Theo các đường lối an ninh hiện thời, trong trường hợp hảy ra một cuộc tấn công tên lửa đạn đạo, "các lực lượng Mỹ sẽ cung cấp cho Nhật thông tin tình báo cần thiết và có thể cân nhắc, nếu cần thiết, sử dụng lực lượng cung cấp hỏa lực tấn công bổ sung". Các cuộc thảo luận không chính thức về khả năng tấn công sẽ bàn tới mọi phương án, từ việc Nhật tiếp tục phụ thuộc hoàn toàn vào Washington để có được các vũ khí. Nhật muốn đi đến một thỏa thuận trong khoảng 5 năm và sau đó bắt đầu mua vũ khí, một quan chức Nhật tiết lộ. An Bình ==================== Cái lày Lão Gàn lói nâu rùi mà! Mà còn cụ tỷ tầm bắn của vũ khí tấn công đến đâu nữa chứ lỵ! Không có chuyện lày mới nà nạ. Thích thì chiều à! Ấy là hòa thượng Thích Thì Chiều bảo thế! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2014 Người Trung Quốc dự báo có chiến tranh với Nhật 10/09/2014 15:06 GMT+7 TTO - Khảo sát do Trung Quốc nhật báo công bố ngày 10-9 cho thấy hơn 50% người dân nước này dự báo chiến tranh giữa TQ và Nhật sẽ nổ ra trong tương lai. Tàu tuần tra Trung Quốc và Nhật chạy song song ở vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư - Ảnh: Reuters Trung Quốc nhật báo và tổ chức phi chính phủ Nhật Genron đã khảo sát gần 1.600 người Trung Quốc từ 18 tuổi trở lên ở năm thành phố lớn là là Bắc Kinh,Thượng Hải, Thành Đô, Thẩm Dương và Tây An. Kết quả là 53,4% người được hỏi khẳng định chiến tranh Trung - Nhật sẽ nổ ra trong tương lai. Hơn 25% bi quan dự báo chiến tranh giữa hai quốc gia láng giềng Đông Á sẽ xảy ra chỉ trong vài năm nữa do xung đột tranh chấp quần đảo Senkaku mà phía Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Có tới 86,8% người được hỏi cho biết rất ghét nước Nhật. Trung Quốc nhật báo và Genron cũng khảo sát khoảng 1.000 người Nhật ở độ tuổi tương tự và 29% dự báo chiến tranh sẽ xảy ra. Có tới 93% người được hỏi cho biết không thích Trung Quốc. Khoảng 55% cho rằng các hành động của Trung Quốc đi ngược lại luật pháp quốc tế. Nhiều người Nhật cũng đánh giá các hành động nhằm vơ vét tài nguyên, năng lượng và thực phẩm mà Bắc Kinh đang thực hiện là “hết sức ích kỷ”. Xã luận của Trung Quốc nhật báo đánh giá kết quả khảo sát là “rất đáng lo ngại” và lãnh đạo chính phủ hai nước “cần phải lấy làm lo lắng”. “Lãnh đạo hai nước cần nhóm họp để cải thiện mối quan hệ đang ngày càng xấu đi” - Trung Quốc nhật báo khẳng định. Dù vậy báo này đổ lỗi cho Nhật nhiều hơn và nhấn mạnh “trái bóng đang nằm bên phần sân của Tokyo”. NGUYỆT PHƯƠNG =================== Cái lày cũng lói nâu rùi: Canh bạc cuối cùng sẽ xảy ra ở Hoa Đông. Híc. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 9, 2014 TQ đã xây dựng hệ thống nghìn tàu cá, ngư dân có thể đổ bộ lên Senkaku (GDVN) - 10 triệu ngư dân trong đó có dân binh là đội quân tiên phong thực hiện mục tiêu cường quốc biển của Trung Quốc, người giàu TQ đã chế 1.000 tàu cá cỡ lớn. Bộ Ngoại giao TQ nói gì về hoạt động lấn biển phi pháp ở Biển Đông? Tổng thống Philippines sẽ thăm châu Âu tranh thủ ủng hộ về Biển Đông “Philippines sẽ không thể làm thay đổi cán cân sức mạnh Biển Đông” Luận điệu đáng sợ của Tổng thư ký Hội xúc tiến văn hóa chiến lược TQ Tàu cá Trung Quốc (ảnh minh họa) Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 11 tháng 9 dẫn trang mạng "Blogos" Nhật Bản ngày 10 tháng 9 đăng bài viết của giáo sư nghiên cứu về biển, Yoshihiko Yamada, Đại học Đông Hải. Bài viết cho rằng, Trung Quốc không chỉ muốn có tài nguyên đáy biển khi nhòm ngó lãnh thổ của Nhật Bản. Ngư dân được huấn luyện, được nhà cầm quyền chỉ huy là điều đáng để cảnh giác. Theo bài báo, trước khi trở thành cường quốc biển, để duy trì cuộc sống của 1,3 tỷ người, mục tiêu của Trung Quốc là giành lấy nguồn lợi thủy sản và tài nguyên đáy biển ở vùng biển xung quanh, cho nên thiết lập cục hải cảnh tiến hành quản lý thống nhất đối với các hoạt động như nghề cá hải dương và khai thác tài nguyên. 10 triệu ngư dân lại là đội quân tiên phong thực hiện mục tiêu cường quốc biển của Trung Quốc. Trong số ngư dân hoạt động ở biển Hoa Đông và Biển Đông có rất nhiều người là dân binh (dân quân) trên biển, rất nhiều người trong số họ được huấn luyện quân sự và được nhà cầm quyền trên biển chỉ huy. Tàu cá Trung Quốc phần lớn hoạt động ở xung quanh mỏ dầu khí trên biển Hoa Đông, bề ngoài là thúc đẩy khai thác mỏ dầu khí, mục tiêu chủ yếu và thực tế là ngăn chặn tàu chiến Mỹ và Nhật Bản tiếp cận. Những tàu cá này cũng sử dụng máy dò đàn cá để giám sát tàu ngầm. Tàu cá Trung Quốc bị cảnh sát biển Hàn Quốc bắt giữ (ảnh tư liệu minh họa) Nhà cầm quyền Trung Quốc đã thành lập một hệ thống có thể điều nhiều nhất 1.000 tàu cá đến biển Hoa Đông, để ngư dân đồng loạt đổ bộ lên đảo Senkaku bất cứ lúc nào. Tháng 7 năm 2012, 106 tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển ở Tamanoura, đảo Fukue, quần đảo Goto, tỉnh Nagasaki, những tàu cá này từ 100 - 500 tấn, lớn hơn 10 lần so với tàu cá của quần đảo Goto. Hơn nữa, trên mỗi tàu cá đều treo cờ đỏ 5 sao, tạo thành một hạm đội, giống như Tamanoura chính là một cảng của tỉnh Phúc Kiến. Mặc dù mục đích của tàu cá Trung Quốc là tránh bão, nhưng chúng lưu lại 1 tuần ở đó, Tamanoura với dân số chỉ 1.800 người không thể ngăn cản ngư dân Trung Quốc. Ứng phó với ngư dân Trung Quốc là nhiệm vụ của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và cảnh sát trên đảo, nhưng 2 lực lượng này đều không có nhân viên ngăn chặn ngư dân đổ bộ. Sau năm 2011, Trung Quốc khuyến khích tầng lớp giàu có chế tạo tàu cá viễn dương. Nhà máy đóng tàu Trung Quốc chế tạo 1 tàu cá lớp 100 tấn cần khoảng 100 triệu yên (khoảng 5,7 triệu nhân dân tệ). Nghe nói, hiện nay, người giàu Trung Quốc đã chế tạo 1.000 tàu cá cỡ lớn. Trung Quốc còn không ngừng thúc đẩy chính sách cấm đánh bắt cá mang tính cưỡng chế ở Biển Đông (chính sách này là bất hợp pháp, vô hiệu). Phương pháp áp dụng của Trung Quốc là, trước hết điều ngư dân tới vùng biển muốn đến, sau đó hải quân hoặc lực lượng hải cảnh dựa vào luật lãnh hải và luật ngư nghiệp (luật của Trung Quốc), lấy bảo vệ ngư dân làm lý do đề điều động, cuối cùng kiểm soát thực tế đối với đảo. Không nên quên rằng, đối với Trung Quốc, sự phát triển của nghề cá và mở rộng phạm vi khu vực kiểm soát là một chỉnh thể. Tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông (ảnh tư liệu minh họa) Chết dở, vậy Nhật bủn sắp mất Senkaku rùi kìa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 9, 2014 Thế khó của Mỹ trên 3 mặt trận: Ukraine, IS, xoay trục tới châu Á Thứ Năm, 11/09/2014 - 11:15 Vào thời điểm này, Mỹ đang mất thăng bằng. Washington phải đối mặt với những thách thức tại chiến trường Syria-Iraq cũng như những thách thức ở Ukraine. Mỹ cũng không có một phản ứng rõ ràng đối với các thách thức trên. Tổng thống Mỹ Barrack Obama. Ảnh; Reuters Theo ông George Friedman, một học giả khoa học chính trị người Mỹ và là người sáng lập công ty tình báo tư nhân Stratfor, sự tiến thoái lưỡng nan kiểu như vậy không phải là vấn đề bất thường đối với một cường quốc toàn cầu. Những lợi ích toàn cầu và việc mở rộng sức mạnh của Mỹ đã tạo ra những sự kiện bất ngờ. Những sự kiện này, đặc biệt là các thách thức xuất hiện đồng thời tại các khu vực khác nhau, tạo ra sự không chắc chắn và bối rối đối với Washington. Hiện nay có hai chiến trường thực sự mà các hoạt động quân sự có nguy cơ lan rộng. Một là Ukraine và hai là khu vực giữa Syria - Iraq, nơi lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) cực đoan đã phát động các cuộc tấn công nhằm kiểm soát các khu vực nằm ở cả hai quốc gia trên. Nhìn chung, không có sự kết nối giữa 2 khu vực chiến trường này. Nga đang phải đối mặt với vấn đề ở vùng cao Caucasus và có những báo cáo cho rằng các cố vấn Chechnya đang làm việc với IS. Moskva ít có khả năng liên quan đến những gì đang xảy ra ở Syria và Iraq. Đồng thời, bất cứ thứ gì khiến cho Mỹ chuyển hướng sự chú ý khỏi Ukraine là có lợi cho Nga. Về phần mình, IS có thể sẽ phải đối đầu với Nga trong dài hạn. Tuy nhiên, vấn đề trước mắt của lực lượng Hồi giáo này là sức mạnh Mỹ, vì vậy bất cứ điều gì khiến cho Washington phân tâm là có lợi cho IS. Mỹ đã và đang hạn chế sự can dự của mình ở Trung Đông trong khi cố gắng để đối phó với cuộc khủng hoảng Ukraine. Chính quyền Obama muốn tạo ra một Iraq không có các chiến binh thánh chiến và có sự chấp nhận của Nga về một Ukraine thân phương Tây. Nhưng Washington lại không muốn triển khai lực lượng quân sự đáng kể cho một trong hai chiến trường này. Thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ là làm thế nào để đạt được mục tiêu của mình mà không có rủi ro. Những thách thức chưa tính đến Nhưng với những tuyên bố đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ngày 3/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết với ba hướng triển khai sức mạnh của Mỹ: xoay trục về châu Á, tăng cường hiện diện tại châu Âu và cuộc đấu mới với lực lượng Hồi giáo cực đoan. Tuy nhiên, những cam kết này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với chính sách đối ngoại của Washington. Trong khi đó, giới chức Mỹ thừa nhận rằng những cam kết này sẽ tạo ra những khó khăn đối với các kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng của ông Obama trước khi rời nhiệm sở vào năm 2017. Các cam kết này cũng thách thức học thuyết chủ chốt của ông Obama trong nhiệm kỳ đầu. Đó là: sử dụng công nghệ cao và hạn chế triển khai lực lượng mặt đất trong việc răn đe các đối thủ và chống khủng bố. Phiến quân IS. Sự "chất đống" các sáng kiến phòng thủ mới hiện nay đặt ra câu hỏi là ông Obama có thể cam kết mạnh mẽ tới mức nào nhằm đảo ngược sự nghi ngờ, từ châu Âu cho tới Trung Đông và châu Á, rằng nước Mỹ đang trong thời kỳ cắt giảm chi tiêu? Trong chuyến công du châu Âu vừa rồi và tới châu Á sắp tới, ông Obama sẽ đối mặt với thách thức kép: thuyết phục các đồng minh và đối tác của Mỹ rằng ông không có ý định tạo ra "khoảng trống sức mạnh" trên toàn cầu cho các đối thủ cũng như thuyết phục người dân Mỹ rằng ông có thể đối mặt với các cuộc xung đột mà không cần phải "ném" họ trở lại kỷ nguyên cam kết quân sự lớn với thương vong nặng nề. Theo nhận định của ông Richard N. Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, một viện nghiên cứu uy tín tại New York (Mỹ), thì "hiện có sự chênh lệch ngày càng tăng giữa hùng biện với chính sách". Ông Richard Haass cho rằng, nếu tăng các nguồn lực cần thiết để thực hiện chính sách xoay trục về châu Á, tái cam kết tại Trung Đông và tăng cường sự hiện diện tại châu Âu thì Mỹ không thể thực hiện được nếu không chi thêm tiền. Thế giới ngày càng có nhiều đòi hỏi với Nhà Trắng so với cách đây vài năm. Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi ông Obama nói rằng chưa có một chiến lược để đối phó với lực lượng khủng bố IS, và giờ đây ông cần một loạt chiến lược, trong đó mỗi chiến lược sẽ được "thiết kế" để đối phó với các thách thức mà sự phức tạp trong những năm gần đây đã tăng lên một cách đáng kinh ngạc. Đối với hơn 10.000 tay súng của IS, ông Obama phải tìm ra cách đối phó với một kiểu khủng bố mới: quyết tâm sử dụng các thủ thuật tàn bạo để chiếm lãnh thổ. Chiến dịch ném bom tại Iraq chưa đến mức tốn kém như cuộc chiến trước đây, nhưng chi phí ước tính hiện nay cũng lên tới 225 triệu USD/tháng. Theo đánh giá của ông Matthew G. Olsen, Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia Mỹ, IS không phải là "không thể đánh bại", nhưng IS chưa tạo ra mối đe dọa trực tiếp với Mỹ như al-Qaeda trước đây. IS là lực lượng tàn bạo, và để đánh bại lực lượng này cần phải có một cam kết lâu dài - một hình thức cam kết mà ông Obama rõ ràng hồi đầu năm nay vẫn chưa tính đến. Tại châu Á, ông Obama đối mặt với một kiểu thách thức hoàn toàn khác trong chiến lược xoay trục của mình, cụ thể là Trung Quốc - một cường quốc đang nổi với các nguồn lực lớn và đang khẳng định ảnh hưởng tại khu vực theo cách mà nước này chưa thực hiện trong vòng hàng trăm năm qua. Ông Obama có vẻ bất ngờ trước sự khiêu khích mà Bắc Kinh thể hiện thông qua các nỗ lực đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền chống lại các nước láng giềng. Một cựu thành viên trong nhóm cố vấn an ninh của ông Obama thừa nhận rằng họ đã không dự đoán trước được điều này, và chắc chắn vẫn còn có thêm nhiều cuộc thảo luận về cách thức để đối phó với Trung Quốc. Theo Công Thuận Tin tức/Stratfor/TTK Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 9, 2014 Trung Quốc bắt giữ băng trộm chuyên đột nhập nhà các quan chức 12/09/2014 10:20 (TNO) Một băng trộm ở Trung Quốc chuyên đột nhập tư gia của các quan chức tham nhũng. Nhóm tội phạm này tin rằng các nạn nhân sẽ “ngậm đắng nuốt cay” không dám báo cảnh sát vì phải kê khai quá nhiều tài sản. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi ngang qua quan chức Trung Quốc trong một phiên họp quốc hội nước này - Ảnh: Reuters Cảnh sát Trung Quốc cho biết họ vừa bắt giữ một băng trộm đã "vét" được hàng triệu USD từ nhà của các quan chức Trung Quốc trong giai đoạn hai năm qua, theo tờ Telegraph (Anh) ngày 11.9. Băng trộm bao gồm 6 người đã “viếng thăm” tư gia của ít nhất 50 vị quan chức tại ba tỉnh ở miền trung Trung Quốc, trong giai đoạn 2010 và 2012, lấy đi hàng triệu USD tiền mặt và các thỏi vàng, Telegraph dẫn lại thông tin từ truyền thông Trung Quốc. Người đứng đầu băng trộm này là Wang Shengli (34 tuổi, ở tỉnh Hà Nam), từng ngồi tù và ra tù vào năm 2010. Trong thời gian ngồi tù, Wang đã chiêu mộ thêm 5 bạn tù để gia nhập băng trộm. Các điều tra viên cho biết băng trộm này chỉ nhắm vào những vị quan chức mà chúng tin rằng "có tham nhũng", với lý do vì những quan chức này sẽ không dám báo cảnh sát. Trước khi tiến hành bất kỳ một phi vụ nào, băng trộm này giám sát mục tiêu rất kỹ lưỡng nhiều tháng trước đó. Tuy nhiên, vào tháng 12.2012, một quan chức "mất của" đã báo cảnh sát khi bị băng trộm này đột nhập vào nhà riêng và cuỗm đi 10.000 nhân dân tệ (1.631 USD). Vài tuần sau đó, cảnh sát đã bắt giữ băng trộm, phát hiện nhiều tiền và vàng. Phúc Duy ================== Tất nhiên, băng trộm này chỉ có thể trộm ở nhà các quan từ cấp huyện giở xuống. Mần răng mà vào được nhà các quan Tàu cấp bự mà trộm được. Zdậy mà trộm được hàng triệu dollar, đủ hiểu "ruồi" trong quan chức Tàu nhiều như ...quân Nguyên. Hì! Bởi zdậy! Chỉ nội đập duồi không cũng mệt lém, ngài Tập ạ. Nhưng đã "cuoilungcop" rùi thì ngài cứ phải ngồi đấy thôi. Hì! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 9, 2014 Vũ điệu hoài nghi Trung-Ấn Thứ Sáu, 12/09/2014 - 18:13 (Dân trí) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ khởi động chuyến công du Nam Á đầu tiên bằng chuyến thăm dự án đầu tư mới nhất của Bắc Kinh tại Sri Lanka, dự án phát triển thành phố cảng 1,4 tỷ USD, bao gồm cả một bến du thuyền và một đường đua Công thức 1. Tất cả chỉ cách bờ biển Ấn Độ có 250km. Thủ tướng Ấn Độ Modi (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến dự án nằm cạnh một cảng thương mại lớn khác cũng do Trung Quốc đầu tư sẽ là cách nhắc nhở rõ nhất về dấu chân kinh tế lớn mạnh của Bắc Kinh ở sân sau của Ấn Độ, ngay trước chuyến công du đầu tiên vào tuần tới của ông tới New Delhi. Mặc dù nổi tiếng với đường lối dân tộc chủ nghĩa cứng rắn, tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhanh chóng chìa tay với đối thủ truyền thống Trung Quốc sau khi lên nắm quyền hồi tháng 5, khi mời ông Tập sang thăm Ấn Độ. Nhưng ông Modi cũng đã tìm cách ngăn các nước láng giềng của Ấn Độ “sa” vào vòng tay của Trung Quốc, nên đã chọn Bhutan và Nepal cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là Thủ tướng. Ngoài ra ông cũng chìa cành oliu cho đối thủ Pakistan. Nhưng điều đó có thể không làm Trung Quốc quá bận tâm. Ngược lại chính mối quan hệ thân thiết của ông Modi với Tokyo mới gióng hồi chuông cảnh báo ở Bắc Kinh. Giới phân tích cho rằng ông Modi có thể sẽ dùng lợi thế này của mình. Ông Modi có mối quan hệ bè bạn nồng ấm với người đồng cấp Nhật Shinzo Abe, người đã đón chào ông nồng nhiệt thậm chí ngay cả khi ông bị các cường quốc phương Tây chỉ trích vì cho rằng ông không ngăn được các cuộc bạo động tôn giáo gây chết người ở Gujarat, bang ông từng điều hành. Cả Ấn Độ và Nhật Bản đều lo ngại trước điều mà nhiều người xem là sự hiếu chiến ngày càng gia tăng trong vấn đề lãnh thổ của Bắc Kinh. Hơn nữa Washington cũng mong muốn Nhật-Ấn thiết lập hợp tác để đối trọng với Trung Quốc. “Trung Quốc lo ngại chúng tôi sẽ tiến gần hơn với Nhật và Mỹ dưới thời Modi. Họ không muốn điều đó xảy ra”, Jayadeva Ranade, giám đốc Trung tâm Phân tích và chiến lược Trung Quốc ở New Delhi cho hay. Theo Ranade, điều này có thể cho New Delhi động lực khi đàm phán với Bắc Kinh, nhất là sau khi Nhật cam kết trong chuyến công du gần đây của ông Modi rằng sẽ tăng gấp đôi đầu tư vào Ấn Độ trong vòng 5 năm tới. Hợp tác và cạnh tranh Liu Jianchao, trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc, vào tuần này cho biết ông Tập sẽ thảo luận về đầu tư vào đường sắt Ấn Độ cũng như hợp tác hạt nhân trong chuyến công du vào tuần tới. Phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn đang lộn xộn của Ấn Độ là một ưu tiên trọng yếu của chính phủ Modi. Ông Modi đã cam kết sẽ nâng cấp hệ thống xe lửa hiện nay và xây dựng đường tàu tốc độ cao đầu tiên cho Ấn Độ. Ông Liu cũng cho biết hai bên sẽ tìm kiếm thúc đẩy đàm phán về vấn đề tranh chấp biên giới trong chuyến thăm của ông Tập. Mặc dù biên giới Trung-Ấn chưa bao giờ chính thức được phân định, nhưng hai bên đã ký thỏa thuận. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh đang thực sự mong muốn duy trì hòa bình với nước láng giềng phía tây của mình. Theo nhà phân tích chính trị Syam Saran, Trung tâm nghiên cứu chính sách ở New Delhi, Ấn Độ, hai bên sẽ “tập trung vào những điểm chung” trong chuyến công du của ông Tập, tập trung vào thương mại, đầu tư cũng như hợp tác quốc tế. “Rõ ràng là Trung Quốc đang coi Ấn Độ dưới thời Modi là một đối tác nghiêm túc và tin cậy cũng như là một đối thủ tiềm năng”, Saran, người từng là ngoại trưởng Ấn Độ nhận định. Trung Quốc đã đưa ra những đảm bảo trước chuyến công du rằng họ không tìm cách “bao vây” Ấn Độ, nỗi lo đã có từ bấy lâu, một phần do sự thân thiết của Bắc Kinh với nước láng giềng Pakistan và đầu tư không ngừng gia tăng của họ vào Sri Lanka, Bangladesh và Maldives. “Trung Quốc coi Ấn Độ là đối tác phát triển”, ông Liu nói với các phóng viên tại Bắc Kinh. “Trung Quốc không và sẽ không bao vây Ấn Độ”. Mối quan hệ giữa các quốc gia láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân vẫn bao trùm bởi sự nghi kỵ, phần lớn là do di sản của cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu năm 1962 giữa Ấn-Trung. Nhưng Ấn Độ đang trải thảm đỏ đón ông Tập, người sẽ bắt đầu chuyến công du bằng việc ghé thăm bang quê nhà Gujarat của Thủ tướng Ấn Độ Modi vào ngày 17/9, đúng ngày sinh nhật lần thứ 64 của ông Modi. Theo báo chí Trung Quốc, ông Tập sẽ khởi động chuyến công du Nam Á vào 14/9 tới Maldives , nơi Bắc Kinh đang không ngừng mở rộng sự hiện diện của mình, khi thành lập một sứ quán hoàn chỉnh ở đây vào năm 2011. Từ đây ông sẽ tới Sri Lanka, nơi Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều và xây dựng một cảng nước sâu cùng một sân bay quốc tế trong vùng nằm giữa tuyến đường biển quốc tế đông-tây quan trọng, tuyến giao thương nhộn nhịp nhất thế giới. Kế hoạch cho một cơ sở không quân với đầu tư của Trung Quốc hiện vẫn “đóng băng” sau khi Ấn Độ bày tỏ những lo ngại riêng. Trung Quốc cũng đầu tư mạnh vào Bangladesh, rót tiền vào một trong những nhà máy than điện lớn nhất nước này cùng nhiều dự án hạ tầng quan trọng khác. Giới phê bình cho rằng chính phủ tiến nhiệm của Ấn Độ, do Đảng Quốc đại trung tả dẫn dắt, đã không đủ cứng rắn với Trung Quốc, trong khi lại bỏ quên mất các nước láng giềng Nam Á. Nhưng ông Ranade dự đoán điều đó sẽ thay đổi dưới chính phủ của Thủ tướng Modi. Ngoại trưởng Ấn Sushma Swaraj trong tuần này đã nói mối quan hệ Trung-Ấn là gồm cả “cạnh tranh và hợp tác”. “Chính phủ của ông Modi sẽ vạch ra một số đường giới hạn đỏ”, ông Ranade dự đoán. Vũ QuýTheo AFP ================= Chuyện đập ruồi của ngài Tập là chuyện "vi mô", còn chiện quan hệ Trung Ấn là chuyện "vĩ mô". Trong cái ghoàn cảnh hiện nay, ngài Tập có thể được đón tiếp rất wan trọng ở Ấn Độ, có cả kèn "bú zdích", có cả "đít cua", có cả "cary cay" kiểu Ấn....và thậm chí có cả tuyên bố chung một cách rất chung chung về quyết tâm bảo vệ hòa bình thế giới. Cuộc đón tiếp của Ấn Độ giành cho ngài Tập sẽ làm ngài cảm động hơn nhiều, so với việc ngài sang Huê Kỳ và được Tổng thống Obama đón tiếp một cách lạnh nhạt trong một trang trại ở cái bang khỉ gió gì, wên mất rùi?! Mọi chiện sẽ diễn ra y như vậy, nếu chuyến thăm của ngài Tập xẩy ra vào thời điểm này. Hãy chờ xem! Nhưng tất cả đều chỉ là hình tướng của một bản chất vấn đề: Các siêu cường đang cố gắng sắp xếp bàn cờ thế giới theo ý mình trong "canh bạc cuối cùng". Những quy luật của vũ trụ sẽ quyết định số phận của cái thế giới khốn khổ này. Bởi zdậy, cái anh nào giật tít bài báo này cũng hơi đúng đúng đấy. Hì! "Vũ điệu hoài niệm" - Í lộn - "vũ điệu hoài nghi". Nói "hoài niệm", người Ấn Độ lại nhớ đến kỷ niệm cuộc chiến biên giới 1962, cho đến nay vưỡn còn rất mơ hồ về những tuyên bố chủ quyền của cả hai bên. Chưa nói đến hàng loạt những mối quan hệ đầy khuých tạp và oái oăm giữa Tàu Ấn trong lịch sử. Cô gái Ấn Độ với ông bố Modi khó tính sẽ trang điểm lại và tham gia "canh bạc cuối cùng" - theo cách gọi của Lão Gàn -. Chỉ cuối năm nay là bắt đầu. Hãy chờ xem! Chém gió cho vui vậy, chứ Lão Gàn chẳng có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong mối quan hệ Ấn Tàu. Lão còn lo trả cái nợ đời đã. Hơn hai tỷ. Leo mựa! Số tiền đủ để người phàm chết ngất. Nhưng Lão chịu chơi lắm, Không thì đến mùa quýt ở Ghine Bitxao mới có nhà để ở. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 9, 2014 Báo phương Tây có tin về tài sản của lãnh đạo cấp cao TQ từ đâu? Hồng Anh 13/09/2014 09:25 (Soha.vn) - Đang có nhiều đồn đoán dấy lên về việc Rui Chenggang đã cung cấp thông tin về tài sản của nhiều lãnh đạo cấp cao Trung Quốc cho truyền thông phương Tây. Rui Chenggang Theo WantChina Times, trong vòng 6 tháng trước khi Đại hội đảng lần thứ 18 của Trung Quốc diễn ra vào tháng 11/202, Bloomberg đã công bố báo cáo nêu rõ đại gia đình của ông Tập Cận Bình đang sở hữu khối tài sản trị giá 376 triệu USD. Trong thời điểm đó, New York Times cũng đăng tải thông tin về "gia tài bí mật" trị giá ít nhật 2,7 tỉ USD của gia đình cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc đã bác bỏ những thông tin này và khẳng định đây chỉ là "chiến dịch bôi nhọ". Tiếp sau đó, khi Chu Vĩnh Khang bị chính thức điều tra, hàng loạt các thông tin liên quan tới tài sản và đời tư của ông này cũng xuất hiện lan tràn trên báo chí. Tạp chí Boxun cho hay, Rui Chengang, người dẫn chương trình bản tin kinh tế, một trong những chương trình rất được quan tâm trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV, đã sử dụng quan hệ của mình với các nhà báo phương Tây để tạo điều kiện cho Lệnh Kế Hoạch, một thân tín của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và vợ ông này, Gu Liping, cung cấp ra ngoài nhiều thông tin. Theo Boxun, Gu đã thừa nhận việc này với cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc, còn Lệnh thì phủ nhận mình có liên quan. Về phần mình, Rui Chenggang đã bất ngờ bị bắt giữ vào tháng 7. Các thông tin đồn đoán về số phận của Rui bắt đầu sau khi "người bảo trợ lâu năm" của ông này, Guo Zhenxi, giám đốc kênh tin tức tài chính của CCTV, bị bắt giữ vì tội danh nhận hối lộ. Các bản báo cáo cho thấy, việc Rui bị bắt giữ có liên quan tới vụ việc của Guo. BÀI LIÊN QUAN Dân TQ mắng đại gia tặng 7.500 tỷ cho Harvard là "giặc bán nước" Mỹ 'nhắn gửi' TQ: Bận trăm mối nhưng không xao lãng trục châu Á Báo Pháp: Giới cầm quyền TQ chuẩn bị đối mặt với "thời tiết xấu" Sau khi Rui Chenggang bị phát hiện là đồng sáng lập công ty truyền thông Pegasus vào năm 2002 và nắm giữ khoảng 7,92% - 36% cổ phiếu của công ty này trong 8 năm, thì nhiều nguồn tin cho rằng, Rui còn thu lợi cho cá nhân bằng việc sử dụng nguồn thông tin của CCTV. Pegasus đã được tập đoàn truyền thông Mỹ Edelman mua lại năm 2007 và từ năm 2009 - 2010, đã coi CCTV là một trong những khách hàng của mình. Trong thời điểm này, Rui vừa nắm giữ cổ phần ở đây, vừa làm việc cho CCTV. Nhiều nguồn thông tin còn cho rằng, chính Rui đã đưa thông tin về tài sản của các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, kể cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cho truyền thông phương Tây. Tuy nhiên, các thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng. Tạp chí Boxun cho hay, các điều tra viên đang xác định xem hành động của Rui là vô tình, hay Rui được trả tiền để làm nó. Rui bắt đầu làm việc tại CCTV từ năm 2003 và được coi là "Nhà báo lớn nhất Trung Quốc", khi chương trình của ông này được tới 300 triệu người xem mỗi tối. Ông này cũng đã thực hiện phỏng vấn hơn 300 quan chức cấp cao, theo trang mạng The nanfang.com. Rui đã nhiều lần công khai ca ngợi hệ thống chính trị - kinh tế Trung Quốc, và cũng không ít lần gây tranh cãi vì những phát biểu của mình. Đặc biệt, năm 2010, trong một cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ Barack Obama bên kề hội nghị thượng đỉnh G20, khi ông Obama muốn một câu hỏi từ báo chí Hàn Quốc, Rui đã giơ tay và nói: “Tôi thật ra là người Trung Quốc, nhưng tôi nghĩ tôi đại diện toàn bộ châu Á, một phần của gia đình phía bên này thế giới" =================== Bloomberg đã công bố báo cáo nêu rõ đại gia đình của ông Tập Cận Bình đang sở hữu khối tài sản trị giá 376 triệu USD. Ngày xưa, hồi còn gà tồ, Lão thường thấy mấy tay anh chị phát biểu: "Không có quả tạ, khó giải quyết!". Ngài Tập lấy đâu ra tiền nhiều thế? Không có "cơ sở khoa học". Muốn chứng minh ngài Tập có chỉ 1 triệu dollar thui, phải có 'di vật khảo cổ" tìm thấy. Nhưng ai tìm chứ lão Gàn thì không rùi ạ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 9, 2014 Mỹ đặt điều kiện rút lại các biện pháp trừng phạt đối với Nga (Vietnam+) lúc : 13/09/14 11:50 Ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga cũng bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây. (Nguồn: AP) Theo Reuters, một quan chức giấu tên Mỹ cho hay nước này có thể rút lại các biện pháp trừng phạt nhằm vào các lĩnh vực năng lượng, quốc phòng và tài chính của Nga nếu Moskva rút các lực lượng khỏi Ukraine, thiết lập một vùng đệm dọc biên giới và đáp ứng các điều kiện khác.Tuyên bố trên đưa ra sau khi Mỹ ngày 12/9 công bố thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, tác động đến các ngành công nghiệp dầu mỏ và quốc phòng đồng thời hạn chế hơn nữa các ngân hàng Nga tiếp cận các thị trường nợ và cổ phiếu của Mỹ, nhằm trừng phạt Moskva do can thiệp vào Ukraine.Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố sẽ nhanh chóng có các biện pháp trả đũa đối với vòng trừng phạt mới nhất của Mỹ mà Moskva chỉ trích là một “bước đi thù địch nữa.”Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev khẳng định nước này sẽ hỗ trợ những công ty bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây và có thể trích tiền từ Quỹ tài sản quốc gia (NWF) hoặc các quỹ trợ cấp để thực hiện việc này.Ngoài ra, Moskva còn có các hình thức hỗ trợ khác nhau liên quan đến các chế độ thuế quan hay hỗ trợ ngân sách trực tiếp.Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev nói Moskva sẽ kháng cáo lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). RIA dẫn lời ông Ulyukayev tại Brussels: “Vòng trừng phạt mới nhất đó tạo ra lý do để kháng cáo lên WTO”./. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 9, 2014 Tân Hoa Xã: Tạo đảo ở Trường Sa có tầm chiến lược khi xảy ra biến cố Thứ Bẩy, 13/09/2014 - 15:20 (Dân trí) - Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, ngày 11/9 đã đăng bài viết nêu rõ mục đích quân sự của việc cải tạo ở Trường Sa và cho rằng việc biến đảo ngầm thành đảo nhân tạo này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố. >> Thủ phạm đang vẽ lại bản đồ Biển Đông từng giờ Hoạt động tạo đảo của Trung Quốc trên Gạc Ma, thuộc Trường Sa. Đầu tiên bài viết cho rằng, khu vực Biển Đông cò nguồn tài nguyên ngư nghiệp, tài nguyên dầu khí phong phú, với trữ lượng dầu khí khoảng 23 tỷ-30 tỷ tấn, chiếm 1/3 tổng số nguồn tài nguyên của Trung Quốc. Biển Đông còn có ý chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. “Đặc biệt về chiến lược quân sự mà nói, khống chế được các đảo ở Biển Đông, là có nghĩa trực tiếp hoặc gián tiếp khống chế được các tuyến đường hải trên Biển Đông từ Eo biển Malacca tới Malyasia, Châu Âu, và châu Phi”, bài báo có đoạn. Về Trường Sa, bài báo của Tân Hoa xã nhận định, quần đảo có giá trị chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc. Tuy diện tích các đảo ở Trường Sa hơi nhỏ, không thể làm đòn bẩy khi xảy ra chiến sự, nhưng có thể xây dựng các công trình quan sát cảnh báo sớm làm tuyến đầu cho Trung Quốc. Bài báo cũng cho rằng, việc cải tạo mở rộng các đảo ở quần đảo Trường Sa nhằm cải biến ưu thế quân sự của Trung Quốc. “Một khi Biển Đông xảy ra biến cố, quân đội Trung Quốc sẽ tác chiến ở Biển Đông, đặc biệt ở quần đảo Trường Sa. Do khoảng cách từ đó tới lục địa Trung Quốc là quá xa, máy bay chiến đấu cất cánh từ đảo Hải Nam thì cũng cần phải bay mất 1.000 km mới có thể tới quần đảo Trường Sa. Các máy bay chiến đầu J-10 và J-11, với tầm chưa đến 2.000 km, sẽ không thể bay tới. Và dù bay được đến nơi cũng không thể hoạt động hữu hiệu”, bài báo phân tích. Theo tác giả của bài báo, bãi Gạc Ma và đá Tư Nghĩa có vị trí địa lý cực kỳ quan trọng, bởi những bãi đá ngầm này "trấn giữ căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược Tam Sa tới các đường giao thông tới Biển Đông". Ảnh vệ tinh cho thấy tàu nạo vét của Trung Quốc đang biến bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo ở Trường Sa. “Vì vậy việc tăng cường xây dựng mở rộng tại đảo Gạc Ma có ý nghĩa chiến lược to lớn. Mặt khác việc thiết kế thi công công trình cải tạo mở rộng đảo Gạc Ma đều do Viện nghiên cứu thiết kế công trình Hải quân chủ trì. Sau khi mở rộng, xây dựng đường băng tại Gạc Ma, chiến đấu cơ J-11 nếu cất cánh tác chiến từ đảo này thì phạm vi tác chiến sẽ bao trùm toàn bộ Biển Đông. Nếu Trung Quốc có thể xây dựng các cảng, đường băng và các căn cứ tiếp tế tại khu vực quần đảo Trường Sa thì không những có thể kéo dài thời gian tuần tra và duy trì chủ quyền của các tàu Trung Quốc, đồng thời còn giảm được chi phí tuần tra, làm cho việc tuần tra thực thi pháp luật của Trung Quốc tại Trường Sa được thường xuyên và hiệu quả hơn”, bài báo kết luận mà không cần che giấu mục đích cho hoạt động phi pháp của Trung Quốc hiện nay ở Trường Sa (trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lấp liếm rằng hoạt động chủ yếu là phục vụ cải thiện đời sống cho người dân cư trú trên đảo). Trong phóng sự có tiêu đề "China's Island Factory" (tạm dịch Nhà máy tạo đảo của Trung Quốc) đăng tải ngày 9/9 vừa qua, phóng viên BBC Rupert Wingfield – Hayes đã lên một tàu cá của Philippines để tìm hiểu về cáo buộc Trung Quốc đang có hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo trên các vùng biển tranh chấp tại Biển Đông. Theo những gì họ chứng kiến, Trung Quốc đang xây đảo mới trên năm rạn san hô khác nhau trong các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Phóng viên Wingfield - Hayes và nhóm phóng viên BBC ghi nhận, Trung Quốc đã nạo vét nhiều tấn đá và cát từ đáy biển để bồi vào rạn san hô Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa mà nước này đã chiếm của Việt Nam trong trận hải chiến Trường Sa 1988. Vào tháng 5 vừa qua Philippines cũng đã cáo buộc Trung Quốc xây dựng trái phép trong khu vực. Philippines đã công bố hình ảnh cho thấy hoạt động cải tạo của Trung Quốc trên rạn san hô Johnson South (tức bãi Gạc Ma) và cho rằng Trung Quốc có khả năng đang xây dựng cả một đường băng ở đó. Hương Giang ================ (Dân trí) - Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, ngày 11/9 đã đăng bài viết nêu rõ mục đích quân sự của việc cải tạo ở Trường Sa và cho rằng việc biến đảo ngầm thành đảo nhân tạo này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố. Vấn đề là: Lúc nào xảy ra biến cố và quân Tàu sẽ hành động như thế nào khi xảy ra cái mà họ gọi là biến cố? Lão Gàn nhắc lại là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không được sáng tỏ thì mọi chuyện sẽ ngày càng phức tạp. Đã phân tích tương đối kỹ trong topic: Việt sử 5000 năm văn hiến và biển Đông". 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2014 Học giả Trung Quốc giục Bắc Kinh cần chuẩn bị cho đại chiến thế giới Đông Bình 14/09/14 09:24 (GDVN) - Học giả Trung Quốc phân tích đặc điểm của cuộc chiến tranh mang tính thế giới mới và đề xuất Quân đội TQ phải phát triển theo hướng không bị lạc hậu. Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu minh họa) Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 12 tháng 9 đăng bài viết của giáo sư Hàn Húc Đông, Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Khả năng xảy ra Chiến tranh thế giới lần thứ ba là tồn tại Bài viết cho rằng, cùng với cuộc khủng hoảng Ukraine trở nên sâu sắc, mọi người ngày càng lo ngại giữa Mỹ-Nga xảy ra xung đột quân sự trực tiếp. Một khi Mỹ-Nga nổ ra giao tranh quân sự, khả năng nổ ra cuộc chiến tranh mang tính thế giới không thể nói là không có. Chiến tranh mang tính thế giới là hình thái chiến tranh thế giới ngày nay phải nhìn thẳng vào. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, chiến tranh mang tính thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển thứ ba. Giai đoạn thứ nhất xảy ra giữa dân tộc du mục và dân tộc nông nghiệp; giai đoạn thứ hai là chiến tranh thực dân xuất hiện trên toàn thế giới, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Chiến tranh thế giới lần thứ hai là hình thức biểu hiện đặc biệt của nó. Hiện nay toàn cầu đã bước vào thời đại chiến tranh mang tính thế giới mới. Đặc điểm chủ yếu của nó là: không gian vũ trụ, không gian mạng và không gian biển trở thành chiến trường chính của cuộc chiến (đánh cờ); giao tranh công nghệ trở thành tuyến chính của cuộc chiến; số lượng các nước tham gia "trò chơi" là chưa từng có. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc (ảnh tư liệu minh họa) Cuộc giao tranh không gian vũ trụ, không gian mạng hiện nay đều triển khai xung quanh cuộc giao tranh không gian biển. Các cường quốc liên quan thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai cũng rất coi trọng không gian biển, Mahan của Mỹ cũng đã đưa ra học thuyết quyền kiểm soát biển, chủ trương coi trọng xây dựng lực lượng hải quân, đội tàu thương mại và căn cứ ở nước ngoài, nhưng những điều này còn nhằm phục vụ cho tranh đoạt trên mặt đất. Hiện nay, mục đích coi trọng biển là để tranh đoạt biển. Nhìn vào cuộc tranh đoạt không gian biển toàn cầu, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là khu vực tranh đoạt kịch liệt. Điều có thể dự đoán là, để tranh đoạt biển, trong tương lai toàn cầu có khả năng tiếp tục nổ ra đại chiến thế giới. Theo bài viết, trong thời đại chiến trang mang tính thế giới lần thứ ba, làm thế nào phát triển sức mạnh quân sự, bảo vệ lợi ích quốc gia là chủ đề quan trọng của phát triển Quân đội Trung Quốc. Trên thực tế, để bảo vệ lợi ích quốc gia, sức mạnh quân sự của Trung Quốc cần lấy loại chiến tranh mang tính thế giới này làm cơ sở để phát triển. Điều này chủ yếu là do: Một là từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc mới) ra đời, sự phát triển của sức mạnh quân sự Trung Quốc luôn tiến hành theo hướng lấy bảo vệ "lợi ích quyền kiểm soát mặt đất/đất liền" làm trung tâm. Cùng với cuộc chiến tranh đoạt không gian biển ngày càng gay gắt, phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc phải điều chỉnh tư duy, từ lấy bảo vệ "lợi ích quyền kiểm soát mặt đất" làm trung tâm chuyển sang lấy bảo vệ "lợi ích quyền kiểm soát biển" làm trung tâm. Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 (ảnh tư liệu minh họa) Hai là thời đại chiến tranh mang tính thế giới mới, Trung Quốc nằm ở khu vực tiêu điểm của cuộc đánh cờ và cạnh tranh này, buộc Trung Quốc phải lấy chiến tranh mang tính thế giới làm cơ sở để phát triển sức mạnh quân sự. Trung Quốc nằm ở vùng trung tâm của Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Phát triển lực lượng trên biển của Trung Quốc tác động đến dây thần kinh của các nước. Trong tình hình này, Trung Quốc cần phát triển sức mạnh quân sự, nắm chắc chủ động, tránh bị động. Ba là cùng với lợi ích quốc gia của Trung Quốc không ngừng mở rộng ở nước ngoài, lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài trải rộng toàn cầu. Do Mỹ đang điều chỉnh trọng tâm chiến lược của họ sang hướng châu Á-Thái Bình Dương, mũi dùi chỉ thẳng vào Trung Quốc, lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài bị Mỹ đe dọa ngày càng nghiêm trọng. Nếu không có lực lượng quân sự mang tính toàn cầu, bảo vệ an ninh, lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài thì giống như một "câu nói suông". Bốn là khả năng tác chiến trên biển, trên không tầm xa hoặc ở nước ngoài của Trung Quốc rất có hạn. Nếu không lấy tầm nhìn của chiến tranh mang tính thế giới để nhận thức vấn đề phát triển hải, không quân thì việc xây dựng khả năng tác chiến hải, không quân của Trung Quốc sẽ bị kiềm chế bởi các loại phiến diện, hoặc gặp trở ngại nhiều hơn trong phát triển khả năng bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài. Kết quả khiến cho phát triển hải, không quân của Trung Quốc tiếp tục xuất hiện cục diện lạc hậu so với thời đại. Trung Quốc không thể tiếp tục bị động, bị đánh. Trung Quốc phải lấy chiến tranh mang tính thế giới làm cơ sở để phát triển sức mạnh quân sự, đặc biệt là lực lượng hải, không quân. Trung Quốc phóng vệ tinh Bắc Đẩu (ảnh tư liệu minh họa) ================== Giáo hoàng Francis: Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu (Vietnam+) lúc : 14/09/14 05:58 Giáo hoàng (phải) trong buổi lễ lễ tưởng niệm 100 năm cuộc chiến Áo - Hung hôm 13/9 (Nguồn: AP) Hãng TASS cho biết trong một bài thuyết giảng, Giáo hoàng Francis I tuyên bố rằng cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 "đã bắt đầu". Phát biểu tại lễ tưởng niệm 100 năm cuộc chiến Áo - Hung ở nghĩa trang lớn nhất tại Italy - châm ngòi cho Chiến tranh Thế giới thứ I, Giáo hoàng nói: "Chiến tranh là điên rồ!.. Thế chiến III đã bắt đầu, một phần... Chiến tranh sẽ hủy diệt mọi hy vọng và nguyện ước của các thế hệ".Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn lời Giáo hoàng Francis tiếp tục lên án "tất cả các cuộc chiến tranh ở mọi thời đại", cho hay: "Chiến tranh là phi nhân phi lý, kế hoạch duy nhất của nó là mang lại sự hủy diệt... Lòng tham, thiếu vắng khoan dung, ham muốn quyền lực - những động cơ này là cơ sở cho quyết định bắt đầu chiến tranh, và thường biện minh bằng ý thức hệ".Trong bài thuyết giảng, Giáo hoàng cũng lên án "những kẻ chủ mưu khủng bố" nhưng không nói cụ thể là ở khu vực nào./. ================== Chiến tranh thế giới thứ III thì bà Vanga nói từ lâu rồi. Nhưng Lão Gàn hiệu đính sẽ chỉ có chiến tranh lớn thôi - "canh bạc cuối cùng" mà - Nga Mỹ sẽ chẳng bao giờ uýnh nhau cả. Nếu có đánh nhau to thì đó là chính nước Tàu và Hoa Kỳ sẽ uýnh nhau một trận để kết thúc vấn đề. Hiểu không? 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2014 Nhà ngoại giao Mỹ: Đài Loan nên từ bỏ đường lưỡi bò ở Biển Đông Hồng Thủy 14/09/14 07:00 Thảo luận (0) (GDVN) - William A. Stanton cho rằng vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông đang nhức nhối nhất hiện nay. Ngôn từ hiếu chiến, xấc xược, xuyên tạc trắng trợn của báo Trung Quốc Vương Nghị lại đưa ra khái niệm "4 tôn trọng" ở Biển Đông Trung Quốc âm thầm thu thập tư liệu chuẩn bị ra tòa vụ đường lưỡi bò? Cựu Đại diện Mỹ tại Đài Loan William A. Stanton kêu gọi Đài Bắc từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông. Thông tấn xã Đài Loan ngày 13/9 đưa tin, cựu Đại diện Mỹ tại Đài Loan William A. Stanton hôm Thứ Bảy đã kêu gọi chính quyền Đài Loan từ bỏ chủ trương đường lưỡi bò, còn gọi là đường chín đoạn, đường chữ U ở Biển Đông và đưa ra yêu sách lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế. Hiệp hội An ninh Đài Loan hôm qua đã tổ chức hội thảo quốc tế "An ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và sự quay trở lại của Mỹ", William A. Stanton đã có bài phát biểu chuyên đề về chính sách tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương và triển vọng đảm bảo an ninh khu vực trong tương lai gần. William A. Stanton cho rằng vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông đang nhức nhối nhất hiện nay, Đài Loan nên suy nghĩ nghiêm túc và hủy bỏ yêu sách đường lưỡi bò đòi "chủ quyền" tới gần 90% diện tích Biển Đông lâu nay. Và trên thực tế Washington cũng đã kêu gọi Bắc Kinh làm điều tương tự. Cựu Đại diện Mỹ tại Đài Loan cho rằng, Đài Bắc nên tận dụng phương pháp giải quyết căng thẳng tranh chấp nghề cá đã làm với Nhật Bản và Philippines đưa ra cho các bên tham khảo, tiếp theo là từ bỏ đường lưỡi bò, đưa ra yêu sách lãnh thổ, hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế. Theo ông, Mỹ cũng nên tìm cách giúp đỡ Đài Loan, giúp cho Đài Loan có thể đưa ra yêu sách ở Biển Đông theo đúng luật pháp quốc tế, trong đó nhiều nhà bình luận chính trị cho rằng biện phap quan trọng nhất hiện nay là Thượng viện Mỹ phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). William A. Stanton bình luận, Thượng viện Mỹ ngoài việc nên phê chuẩn UNCLOS cũng nên tiếp tục giúp đỡ Đài Loan nâng cao năng lực phòng thủ, nỗ lực hỗ trợ Đài Loan trở thành thành viên hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoặc ký hiệp định tự do thương mại với Đài Loan. Trước đó không lâu, Bộ Nội chính và bảo tàng Quốc sử Đài Loan đã cùng tổ chức triển lãm đặc biệt về sử liệu "Cương vực miền Nam của Trung Hoa Dân quốc". Tại đây Lã Phương Thượng, Giám đốc bảo tàng này đã khẳng định rằng đường lưỡi bò do chính Bộ Nội chính Trung Hoa Dân quốc vẽ ra cách đây 36 năm tuyên bố "chủ quyền" (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông, và nó trở thành "căn cứ lịch sử" cho yêu sách ở Biển Đông hiện nay của Đài Loan (và cả Trung Quốc). ===================== Từ lâu, ngay trong topic này, Lão Gàn đã xác định: Chính cái đường lưỡi bò do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc vẽ ra vào năm 1948 đã tạo điều kiện cho Trung Quốc lục địa ngày nay kiếm cớ xâm lược biển Đông của Việt Nam và trực tiếp gây ảnh hưởng lớn đến tự do hàng hải mà quốc gia có quyền lợi căn bản trên hải hành này là Hoa Kỳ. Bởi vậy, để bảo vệ tự do hàng hải với quyền lợi của Hoa Kỳ trước sự thôn tính biển Đông của Trung Quốc thì tinh thần đồng minh với Đài Loan sẽ mất tính chính danh. Do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc vẫn đang tồn tại trên thực tế ở Đài Loan đã công bố đường lưỡi bò. Cho nên, muốn tiếp tục quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ và thừa nhận biển Đông không thuộc về Trung Quốc thì Đài Loan phải từ bỏ sự công bố đường lưỡi bò. Lão Gàn phát biểu cả hơn năm nay, trong topic này, bây giờ mới thấy Hoa Kỳ nghĩ ra điều này. Nhưng dù sao đề nghị của cựu Đại sứ Hoa Kỳ cũng chứng tỏ một sự nhận định sáng suốt về tính chính danh chính trị trong các vấn đề liên quan đến biển Đông. Nhân đây, Lão Gàn gợi ý về một khó khăn trong diễn biến tích cực theo chiều hướng Đài Loan phủ nhận đường lưỡi bò, là: Đảo Ba Bình mà từ lâu Đài Loan chiếm hữu trái phép của Việt Nam phải trả cho Việt Nam. Tất nhiên thông qua thương lượng. Đây sẽ là một vấn đề mà chính phủ Đài Loan phải có sự chuẩn bị tốt ngay cả dư luận trong nước về việc này. "Thiên cơ bất khả lậu", Lão Gàn chỉ bàn đến đây. Nhưng Lão Gàn cho rằng: Khi Đài Loan phủ nhận đường lưỡi bò thì Trung Quốc cần ủng hộ và thừa nhận chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa, vì quyền lợi của chính Trung Quốc và xu hướng hội nhập trong hòa bình. Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung quốc. Các người không đủ khả năng để nhận thấy mối tương tác phức tạp từ sự phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến liên quan đến cả thế giới này. Hãy xem kỹ bài "Kim Long đằng phi" để thấy mối tương tác phức tạp cho cả mối quan hệ khu vực chỉ qua một cặp hoành phi, câu đối. "Một con bướm vỗ cánh ở rừng Amazon cũng có thể là nguyên nhân tạo ra một cơn bão ở Thái Bình Dương". Ai cũng có thể nói câu này trên bàn nhậu. Nhưng bản chất của sự tương tác gọi là "hiệu ứng cánh bướm" này không hề dễ hiểu. Chân lý: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến bị phủ nhận, không nhẹ nhàng như cánh bướm. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2014 "Trung Quốc lần đầu tiên sử dụng quân đội bảo vệ tài sản ở nước ngoài" Việt Dũng 14/09/14 09:16 (GDVN) - Mấy ngày tới, Trung Quốc sẽ triển khai tiểu đoàn bộ binh với 800 binh sĩ ở South Sudan, bảo vệ mỏ dầu, thiết bị khoan thăm dò và công dân Trung Quốc. TQ muốn hoàn thành "bành trướng" trước khi có phán quyết vụ kiện Thấy Việt Nam linh hoạt về sách lược, báo TQ đố kị, chia rẽ TQ bất ngờ tổ chức hội thảo quốc tế về vụ kiện trọng tài Biển Đông Học giả TQ: Đường lưỡi bò trên Biển Đông không có căn cứ Trung Quốc điều quân ra nước ngoài bảo vệ tài sản dầu mỏ và đầu tư (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) Đài tiếng nói nước Nga ngày 11/9 đưa tin, Trung Quốc lần đầu tiên sử dụng quân đội bảo vệ tài sản dầu mỏ và đầu tư ở nước ngoài. Mấy ngày tới, Trung Quốc sẽ triển khai tiểu đoàn bộ binh với 800 binh sĩ ở Nam Sudan, bảo vệ mỏ dầu, thiết bị khoan thăm dò và công dân Trung Quốc. Người phát ngôn Tổng thống Nam Sudan Athenee cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có quyền cho phép "sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết". Ông nhấn mạnh, binh lính Trung Quốc "làm tốt chuẩn bị ứng chiến, một khi dân thường và cơ sở mỏ dầu bị tấn công sẽ tiến hành đáp trả". Trước đây, Trung Quốc chỉ cử lực lượng công binh, công trình, vận tải và y tế của họ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở châu Phi. Tháng 3 năm 2013, sứ mệnh của binh lính gìn giữ hoà bình Mali là một ngoại lệ. Họ ở đó bảo vệ kỹ sư Trung Quốc xây dựng nơi đóng quân của binh sĩ Liên hợp quốc. Nhưng, đã lần đầu tiên cử 300 binh sĩ lực lượng gìn giữ hòa bình. Lần này, Trung Quốc cử tới 800 quân gìn giữ hòa bình tới Nam Sudan. Chuyên gia Zhukov, Viện nghiên cứu châu Phi, Viện khoa học Nga cho rằng, 18 năm qua, trong thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và trong khuôn khổ hiệp định song phương Trung Quốc-Sudan, tổng cộng binh sĩ gìn giữ hòa bình Trung Quốc điều tới Sudan cũng bằng số lượng này. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc ở Sudan (nguồn mạng sina Trung Quốc) Zhukov cho rằng: "Trước đây cũng có tình hình tương tự, nhưng hiện nay đây là một lực lượng lớn nhất, đây là hành động chưa từng có của Trung Quốc ở Sudan. Nhưng cũng không có lý do để nói, kéo theo sau đó chính là sự bành trướng của Trung Quốc. Họ vẫn hành động theo nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ, kêu gọi hai bên tiến hành đối thoại, chủ trương nhanh chóng hòa giải hòa bình cuộc xung đột chính trị ở Nam Sudan. Chẳng hạn, Trung Quốc sẽ không tiến hành ngoại giao như Mỹ. Họ sẽ thực hiện chính sách không lựa chọn đứng về bên nào, đứng ngoài hai bên xung đột, duy trì trung lập". Theo bài báo, đối với Bắc Kinh, điều binh sĩ đến Nam Sudan là xuất phát từ góc độ chủ nghĩa thực dụng thuần túy, là đầu tư rất sáng suốt, thu được nhiều "hoa hồng/tiền lãi" chính trị và thương mại. Hiện nay, 80% dầu mỏ của Nam Sudan xuất khẩu tới Trung Quốc. Dầu mỏ South Sudan chiếm khoảng 5% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc. Công ty Trung Quốc là cổ đông chủ yếu của hai hãng dầu mỏ lớn của Nam Sudan - Greater Nile Petroleum Operating Company và Dar Petroleum Operating Company. Trong khi đó, Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Trung Quốc (CNPC) sở hữu 40% tài sản của doanh nghiệp liên doanh mỏ dầu. Họ là nhà vận hành tuyến đường ống dẫn dầu dài 1.600 km, bảo đảm cho dầu mỏ South Sudan quá cảnh qua nước láng giềng Sudan đi vào cảng ở ven bờ Biển Đỏ. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc ở Sudan (nguồn mạng sina Trung Quốc) Tháng 12 năm 2013, CNPC đã di tản 97 nhân viên dầu mỏ sau khi Thủ đô của Nam Sudan xảy ra hỗn loạn. SNam Sudan có nguy cơ trở thành Libya thứ hai của Trung Quốc. Sau khi Gaddafi bị lật đổ, Trung Quốc phải rút khỏi nước này gần 40.000 công nhân và chuyên gia. Trung Quốc tổn thất khoảng 20 tỷ USD đầu tư mỏ dầu và hạ tầng cơ sở ở đó. Lần này, Trung Quốc cử lực lượng tới Nam Sudan hầu như là để ngăn chặn kịch bản tương tự tái diễn ở Nam Sudan. Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 10 tháng 8 còn dẫn tờ “Liên hợp buổi sáng” Singapore cho biết thêm một số thông tin liên quan: Hiện nay, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vào mỏ dầu ở Nam Sudan. Việc điều quân tới Nam Sudan lần này cho thấy, để bảo đảm an toàn cho tài sản và công nhân mỏ dầu ở châu Phi, bảo đảm sự ổn định tiêu thụ năng lượng trong nước, hoạt động gìn giữ hòa bình của Trung Quốc đã được nâng cấp rất lớn. Trước đó, theo mạng sina, ngày 19 và 20 tháng 8, tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã thúc giục người đồng cấp Nam Sudan Benjamin tiến hành ngừng bắn ở trong nước, coi triển khai đối thoại chính trị là con đường duy nhất thực hiện hòa giải ở Nam Sudan. Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất của công nghiệp dầu mỏ Nam Sudan, hiện nay, khu vực đầu tư của Trung Quốc bị tác động nghiêm trọng bởi “loạn lạc chiến tranh”. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc ở Sudan (nguồn mạng sina Trung Quốc) =================== "Trung Quốc lần đầu tiên sử dụng quân đội bảo vệ tài sản ở nước ngoài" Lần đầu tiên ở Nam Sudan, nhưng những lần sau họ sẽ bảo vệ công dân và tài sản ở đâu nhỉ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2014 Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo ở bãi đá Gạc Ma? Thứ Hai, 15/09/2014 - 07:03 (Dân trí) - PGS.TS Chu Hồi nhấn mạnh, việc xây dựng các đảo nổi nhân tạo của Trung Quốc là hành động mở rộng biên giới quốc gia mềm trên biển, đe dọa an ninh các nước trong khu vực ASEAN và lân cận. Xây dựng đảo Gạc Ma: Trung Quốc đang mưu tính điều gì?Điều gì xảy ra khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981? PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi (Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) cho rằng việc thay đổi hiện trạng ở Biển Đông sẽ không chỉ giúp Trung Quốc củng cố các yêu sách chủ quyền trên biển, mà còn tạo ưu thế quân sự chiến lược cho Bắc Kinh trong các cuộc chiến giành quyền kiểm soát trái phép Biển Đông, thay đổi “cục diện cuộc chơi” và đẩy an ninh các nước Đông Nam Á vào tình thế nguy hiểm. Với những hành động của Trung Quốc, nước này đang chuẩn bị cho một cuộc “xâm lược Biển Đông” chứ không phải như các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói “họ không có máu xâm lược và bành trướng”. Việc Trung Quốc cải tạo đất và xây đảo nổi trên bãi cạn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhắm vào nhiều mục tiêu nguy hiểm, theo ông điều này đe dọa, ảnh hưởng như thế nào đối với Việt Nam và các nước trong khu vực? Xây dựng đảo nổi từ những bãi cạn san hô để xây dựng các căn cứ quân sự “nổi và chìm” ở đây, Trung Quốc đang vi phạm toàn diện và nghiêm trọng Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), vi phạm Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982. Tiếp tục đi ngược lại các cam kết cấp cao của phía Trung Quốc với các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế. Dưới danh nghĩa đây là một phần của thành phố Tam Sa mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố phi lý từ năm 2012, họ sẽ tiếp tục đưa ra những tuyên bố “nhập nhằng đánh lận con đen”. Hành động này tiếp tục là bằng chứng thực tế không thể chối cãi về việc Trung Quốc đang sử dụng “tiếp cận dân sự để thực hiện mục tiêu quân sự lâu dài trên Biển Đông” như đã làm với bãi cạn Hoàng Nham năm 2012 (Philipin tuyên bố chủ quyền), bãi James năm 2013 (Malaysia tuyên bố chủ quyền) và hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tháng 5-2014... Việc làm này của nhà cầm quyền Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, mà còn ảnh hưởng đến công việc làm ăn bình thường hàng ngày của người dân Việt Nam trên các đảo và vùng biển của quần đảo này. Việc xây dựng các đảo nổi nhân tạo còn là hành động thực tế mở rộng biên giới quốc gia mềm trên biển của họ, đe dọa an ninh và đẩy không gian ảnh hưởng của Trung Quốc đến sát gần các vùng biển chủ quyền của các nước trong khu vực ASEAN và lân cận. TS Trần Công Trục: Xây dựng đảo Gạc Ma mới chính là mục tiêu chiến lược của Trung Quốc Nhiều chuyên gia nước ngoài lo ngại, Trung Quốc có thể đang xây dựng đường băng dài 2.000m trên đảo mới để lập căn cứ triển khai các máy bay quân sự. Trong trường hợp đó, ông có lo ngại trước khả năng Trung Quốc sẽ đơn phương thành lập khu nhận diện phòng không (ADIZ) trên vùng biển của nước ta? Các chiến lược gia cho rằng: Ai làm chủ được Hoàng Sa và Trường Sa thì làm chủ được cả Biển Đông. Lợi ích trong Biển Đông không chỉ là lợi ích của 9 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ (Đài Loan) quanh biển này mà còn là lợi ích của các quốc gia nằm ngoài, đặc biệt là Mỹ và đồng minh của Mỹ liên quan đến quyền tự do hàng hải, quyền tự do bay và các quyền tự do khác theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982. Do vậy, sau khi xây dựng và củng cố các vị trí quốc phòng trọng yếu hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa, việc xây dựng căn cứ quân sự ở khu vực bãi Gạc Ma thể hiện rõ ý đồ tạo “gọng kìm” để kiểm soát, khống chế đường hàng hải và hàng không quốc tế, cũng như các quyền tự do ở các vùng biển trong và ngoài quyền tài phán quốc gia thuộc phạm vi Biển Đông. Vì thế, sẽ không loại trừ khả năng Trung Quốc đơn phương thành lập khu nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, bao gồm vùng biển của Việt Nam. Khi đó lợi ích của các nước trong khu vực và Mỹ sẽ bị đụng chạm và Trung quốc sẽ đi một bước phiêu lưu mới – thách thức toàn thế giới. Rõ ràng chiến lược của Trung Quốc đang xoay quanh chiến lược "tằm ăn dâu" ... Cần phải nói ngược lại là năm 2009 Trung Quốc đã hình thành và tuyên bố pháp lý ra Liên hiệp quốc “Đường lưỡi bò 9 đoạn đứt khúc” được vẽ tùy tiện, không có tọa độ từ một đường vẽ dân sự 11 đoạn trước đó. Thậm chí đến năm 2014 lại vẽ thêm một đoạn ở khu vực Đài Loan thành 10. Và với cách vẽ tùy tiện và thói quen đơn phương công bố này, không ngoại trừ một lúc nào đấy, Trung Quốc lại đưa ra đường lưỡi bò đứt khúc 20 đoạn lố bịch cũng nên! Sau khi công bố năm 2009, Trung Quốc bước sang giai đoạn hiện thực hóa khả năng quản lý không gian đường lưỡi bò này với một loạt hành động toan tính sẵn như thế gới đã biết. Ý đồ “độc chiếm Biển Đông” là cách mà Trung Quốc thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” để chấn hưng Trung Quốc và trở thành bá chủ thế giới, trước hết là trong khu vực. Vì thế, giấc mộng Trung Hoa đang được hiện thức hóa ẩn danh dưới dạng “Độc quyền khai thác tài nguyên Biển Đông” và cũng là nỗi “ám ảnh” đối với các quốc gia trên thế giới, khu vực Đông Á và ASEAN. Chính vì thế, nếu các nước có thái độ và phản ứng yếu ớt hoặc không có biện pháp đấu tranh hữu hiệu thì Trung Quốc sẽ còn tiếp tục lấn tới thực hiện những ý đồ cuối cùng của mình. Tôi cho rằng, sức mạnh đoàn kết, tạo thành các liên minh với các nước có cùng “cảnh ngộ” trong và ngoài khu vực là những giải pháp hết sức quan trọng. Trung Quốc phải hiểu rằng, những hành động ngang ngược, bất chấp lương tri và luật pháp quốc tế của họ chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả rất lớn, chính vì thế Trung Quốc không nên cho rằng: “Mình muốn làm gì thì làm”. Đồ họa về căn cứ quân sự mà Trung Quốc định xây ở đá Gạc Ma - Ảnh: The Philippine Star Theo ông, bước tiếp theo của Trung Quốc sau việc đào đắp và xây dựng công trình trên bãi cạn Gạc Ma là gì? Sau “sự kiện Gạc Ma lần 2” này (lần 1 chiếm Gạc Ma của Việt Nam năm 1988), Trung Quốc sẽ mở rộng vùng kiểm soát trên biển rộng hơn. Những bãi cạn ở khu vực khác mà Trung Quốc đang chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa cũng sẽ có “số phận” tương tự như Gạc Ma. Trước khi xây dựng ở Gạc Ma lần này họ đã lập bán kính kiểm soát quanh Gạc Ma là 3 hải lý, trong thời gian gần đây mở rộng ra 7 hải lý. Họ có thể tiếp có những tuyên bố đơn phương mở rộng các vùng biển kiểm soát kiểu như vậy đối với các vùng bãi cạn được xây dựng trong thời gian tới, tạo thế bao vây các nước đang có tuyên bố chủ quyền và đang chiếm giữ các đảo, đá và bãi cạn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Khi củng cố xong các căn cứ đủ mạnh ở Trường Sa, họ dám đòi quyền thực hiện “quyền tài phán quốc gia” trong vùng đặc quyền kinh tế để kiểm soát tất cả các hoạt động qua lại khu vực giữa Biển Đông. Và không ngoại trừ khả năng Trung Quốc sẽ công bố vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Chúng ta phải đặc biệt lưu ý, Trung Quốc không chỉ xây dựng các công trình quân sự nổi trên đảo nhân tạo mà họ sẽ đào cả công trình hầm ngầm dưới đáy các bãi cạn này để trên thì có sân bay, còn ở dưới có thể có tàu ngầm. Đây là âm mưu rất thâm độc, củng cố sức mạnh của Trung Quốc trên Biển Đông và tiến tới khống chế toàn bộ tuyến hàng hải quốc tế. Hành động nói trên của nhà cầm quyền Trung Quốc là hành động đơn phương, ngang ngược, coi thường công pháp, dư luận quốc tế và thiếu gương mẫu, dẫn đến làm mất lòng tin của các nước trong khu vực và đẩy Biển Đông vào tình thế bất ổn, hòa bình khu vực bị đe dọa. Trung Quốc có thể đi những “nước cờ” khó lường, nguy hiểm nếu các quốc gia trong và ngoài khu vực và các tổ chức quốc tế không có những thái độ và giải pháp kiên quyết, “mềm nắn, rắn buông”. Các nước láng giềng cũng phải luôn hết sức cảnh giác trước một Trung Quốc cường quyền. Xin cảm ơn ông! Hà Trang ================= Bởi vậy, Lão Gàn xác định mục đích của Tàu trong việc lấn chiếm lãnh thổ là không thay đổi. Tấn công dùng vũ lực chiếm đảo, đặt giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, ngang nhiên xây đảo..vv..dụ dỗ, xoa dịu..vv..chỉ là phương pháp ứng biến tùy thời mà thôi. Cũng may đây là đầu thê kỷ 21, thời nào thế đó, siêu cường có quyền lợi căn bản và sẵn sàng đối phó với Tàu ở biển Đông chính là Hoa Kỳ. Nhưng Tàu không phải Iraq. Do đó "canh bạc cuôi cùng" đang diễn biến phức tạp. Cuối năm nay, mọi việc sẽ nóng hơn và cuối năm tới sẽ rất khó lường. Tuy nhiên, từ lâu Lão Gàn đã xác định: Qua ngày mùng 10/ 3 Quý Tỵ Việt lịch sẽ quyết định "canh bạc cuối cùng" kết thúc như thế nào? Thật là một điều buồn, nếu nó là một cuộc chiến. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2014 Nhà ngoại giao Mỹ: Đài Loan nên từ bỏ đường lưỡi bò ở Biển Đông Hồng Thủy 14/09/14 07:00 Thảo luận (0) (GDVN) - William A. Stanton cho rằng vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông đang nhức nhối nhất hiện nay. Cựu Đại diện Mỹ tại Đài Loan William A. Stanton kêu gọi Đài Bắc từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông. ===================== Từ lâu, ngay trong topic này, Lão Gàn đã xác định: Chính cái đường lưỡi bò do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc vẽ ra vào năm 1948 đã tạo điều kiện cho Trung Quốc lục địa ngày nay kiếm cớ xâm lược biển Đông của Việt Nam và trực tiếp gây ảnh hưởng lớn đến tự do hàng hải mà quốc gia có quyền lợi căn bản trên hải hành này là Hoa Kỳ. Bởi vậy, để bảo vệ tự do hàng hải với quyền lợi của Hoa Kỳ trước sự thôn tính biển Đông của Trung Quốc thì tinh thần đồng minh với Đài Loan sẽ mất tính chính danh. Do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc vẫn đang tồn tại trên thực tế ở Đài Loan đã công bố đường lưỡi bò. Cho nên, muốn tiếp tục quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ và thừa nhận biển Đông không thuộc về Trung Quốc thì Đài Loan phải từ bỏ sự công bố đường lưỡi bò. Lão Gàn phát biểu cả hơn năm nay, trong topic này, bây giờ mới thấy Hoa Kỳ nghĩ ra điều này. Nhưng dù sao đề nghị của cựu Đại sứ Hoa Kỳ cũng chứng tỏ một sự nhận định sáng suốt về tính chính danh chính trị trong các vấn đề liên quan đến biển Đông. Nhân đây, Lão Gàn gợi ý về một khó khăn trong diễn biến tích cực theo chiều hướng Đài Loan phủ nhận đường lưỡi bò, là: Đảo Ba Bình mà từ lâu Đài Loan chiếm hữu trái phép của Việt Nam phải trả cho Việt Nam. Tất nhiên thông qua thương lượng. Đây sẽ là một vấn đề mà chính phủ Đài Loan phải có sự chuẩn bị tốt ngay cả dư luận trong nước về việc này. "Thiên cơ bất khả lậu", Lão Gàn chỉ bàn đến đây. Nhưng Lão Gàn cho rằng: Khi Đài Loan phủ nhận đường lưỡi bò thì Trung Quốc cần ủng hộ và thừa nhận chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa, vì quyền lợi của chính Trung Quốc và xu hướng hội nhập trong hòa bình. Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung quốc. Các người không đủ khả năng để nhận thấy mối tương tác phức tạp từ sự phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến liên quan đến cả thế giới này. Hãy xem kỹ bài "Kim Long đằng phi" để thấy mối tương tác phức tạp cho cả mối quan hệ khu vực chỉ qua một cặp hoành phi, câu đối. "Một con bướm vỗ cánh ở rừng Amazon cũng có thể là nguyên nhân tạo ra một cơn bão ở Thái Bình Dương". Ai cũng có thể nói câu này trên bàn nhậu. Nhưng bản chất của sự tương tác gọi là "hiệu ứng cánh bướm" này không hề dễ hiểu. Chân lý: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến bị phủ nhận, không nhẹ nhàng như cánh bướm. Báo Đài Loan tuyên truyền Việt Nam sắp thu hồi đảo Ba Bình Hồng Thủy 15/09/14 06:39 Thảo luận (5) (GDVN) - Cao Hoa Trụ cho rằng, với ưu thế về chiến đấu cơ, chiến hạm, tàu ngầm và binh lực, Việt Nam đã có đủ năng lực "uy hiếp tàu thuyền hải quân Đài Loan". Đài Loan lắp đặt bất hợp pháp hệ thống tên lửa phòng không trên đảo Ba Bình. Tờ Thời báo Trung Hoa ngày 14/9 đưa tin, Ủy ban An ninh quốc gia Đài Loan vừa kiến nghị quân đội lắp đặt hệ thống tên lửa phòng không trên đảo Ba Bình (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện do Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp) để "đối phó với Su-27 và Su-30 của Không quân Việt Nam". Cơ quan này còn đề xuất giới chức Đài Loan nên điều động Thủy quân lục chiến thay thế Cảnh sát biển ra đồn trú (trái phép) trên đảo Ba Bình, nhưng "để tránh leo thang căng thẳng ở Biển Đông" những đề xuất này tạm thời chưa thể triển khai ngoài việc cải tạo (bất hợp pháp) cầu tàu trên đảo Ba Bình. Phát biểu trước Viện Lập pháp, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Cao Hoa Trụ cho rằng, với ưu thế về chiến đấu cơ, chiến hạm, tàu ngầm và binh lực, Việt Nam đã có đủ năng lực "uy hiếp tàu thuyền hải quân Đài Loan" tiến ra đảo Ba Bình, Trường Sa. Đầu tháng 4 năm nay, hải quân Đài Loan đã tổ chức một biên đội 7 tàu chiến, bao gồm tàu đổ bộ và 2 tàu tuần tra lớp Thành Công, Khang Định mang theo pháo truy kích hạng nặng và tên lửa chống tăng kéo ra đảo Ba Bình. Sáng ngày 10/4, Đài Loan tiến hành tập trận thực binh lưỡng thê đổ bộ bất hợp pháp ở khu vực đảo Ba Bình với nội dung chiếm đảo bị đối phương khống chế. Trong cuộc tập trận này, Đài Loan sử dụng cả máy bay trinh sát không người lái (UAV) để truyền thông tin trong thời gian thực về các hoạt động tập trận ở Ba Bình về trung tâm Tác chiến Bộ Tư lệnh Hải quân Đài Loan. Đây là lần đầu tiên hải quân Đài Loan tổ chức tập trận thực binh (trái phép) ở đảo Ba Bình kể từ năm 2000 khi "chuyển giao" hoạt động chốt giữ cho lực lượng Cảnh sát biển. Thời báo Trung Hoa cho hay, chính qua cuộc tập trận này, hải không quân Đài Loan đã bộc lộ nhiều điểm yếu. Dẫn lời một tướng Đài Loan giấu tên tờ báo cho biết, đảo Ba Bình cách Đài Loan quá xa, nếu Việt Nam tấn công (thu hồi) đảo Ba Bình thì lực lượng Đài Loan đồn trú tại đây khó chống đỡ, trong khi khả năng chi viện của Đài Loan rất hạn chế nên khó giữ được lâu. Tờ báo Đài Loan vẫn cho rằng về thực lực thì Hải quân, Không quân Việt Nam "không bằng Đài Loan", nhưng Việt Nam lại chiếm ưu thế về địa lý. Mặt khác Không quân Việt Nam đã có chiến đấu cơ Su-30MK2 còn Hải quân thì đang trang bị 6 tàu ngầm Kilo do Nga chế tạo, năm 2016 sẽ bàn giao đầy đủ. Chỉ cần 6 tàu ngầm Kilo của Việt Nam được đưa vào biên chế, trong khi Đài Loan chỉ có máy bay chống ngầm P-3C trinh sát trên không, rất khó đối phó. Ngoài ra đảo Ba Bình nằm ngoài bán kính tác chiến của F-16 không quân Đài Loan còn P-3C dù có thể bay liên tục 12 đến 17 giờ, có thể bay quanh đảo Ba Bình 5 - 6 giờ nhưng thiếu khả năng không kích. Quan chức Cục An ninh quốc gia Đài Loan nói rằng cơ quan này chỉ quan tâm vấn đề "đánh hay không đánh", còn đánh như thế nào đều do Cục Tác chiến Bộ Quốc phòng Đài Loan hoạch định. Trên thực tế không ít ủy viên Viện Lập pháp Đài Loan cũng đang quan tâm chuyện khả năng Việt Nam có thể đánh (thu hồi) đảo Ba Bình. Ở đây cần nói rõ rằng, đảo Ba Bình nói riêng và quần đảo Trường Sa nói chung thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử. Mặt khác do một số bên nhảy vào tranh chấp trong đó có Đài Loan làm khu vực Biển Đông - Trường Sa trở nên phức tạp, Việt Nam chủ trương nhất quán bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông và giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp hòa bình, bao gồm cả biện pháp pháp lý. Do đó những bình luận của tờ Thời báo Trung Hoa về khả năng Việt Nam "tấn công" (thu hồi) đảo Ba Bình chẳng qua chỉ là trò kiếm cớ để Đài Loan tiếp tục các hoạt động bất hợp pháp, củng cố lực lượng cắm chân trái phép trên đảo Ba Bình và tham gia vào tiến trình giải quyết vấn đề Biển Đông, vòng tránh sự ngăn cản của Trung Quốc. Nhưng chiêu bài này đã quá lộ liễu bởi chính Bắc Kinh cũng đang sử dụng nó để ngụy biện cho các hành vi phạm pháp của họ ở Biển Đông, cần phải lên án và ngăn chặn kịp thời. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 9, 2014 Vũ điệu hoài nghi Trung-Ấn Thứ Sáu, 12/09/2014 - 18:13 (Dân trí) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ khởi động chuyến công du Nam Á đầu tiên bằng chuyến thăm dự án đầu tư mới nhất của Bắc Kinh tại Sri Lanka, dự án phát triển thành phố cảng 1,4 tỷ USD, bao gồm cả một bến du thuyền và một đường đua Công thức 1. Tất cả chỉ cách bờ biển Ấn Độ có 250km. Thủ tướng Ấn Độ Modi (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vũ Quý Theo AFP ================= Chuyện đập ruồi của ngài Tập là chuyện "vi mô", còn chiện quan hệ Trung Ấn là chuyện "vĩ mô". Trong cái ghoàn cảnh hiện nay, ngài Tập có thể được đón tiếp rất wan trọng ở Ấn Độ, có cả kèn "bú zdích", có cả "đít cua", có cả "cary cay" kiểu Ấn....và thậm chí có cả tuyên bố chung một cách rất chung chung về quyết tâm bảo vệ hòa bình thế giới. Cuộc đón tiếp của Ấn Độ giành cho ngài Tập sẽ làm ngài cảm động hơn nhiều, so với việc ngài sang Huê Kỳ và được Tổng thống Obama đón tiếp một cách lạnh nhạt trong một trang trại ở cái bang khỉ gió gì, wên mất rùi?! Mọi chiện sẽ diễn ra y như vậy, nếu chuyến thăm của ngài Tập xẩy ra vào thời điểm này. Hãy chờ xem! Nhưng tất cả đều chỉ là hình tướng của một bản chất vấn đề: Các siêu cường đang cố gắng sắp xếp bàn cờ thế giới theo ý mình trong "canh bạc cuối cùng". Những quy luật của vũ trụ sẽ quyết định số phận của cái thế giới khốn khổ này. Bởi zdậy, cái anh nào giật tít bài báo này cũng hơi đúng đúng đấy. Hì! "Vũ điệu hoài niệm" - Í lộn - "vũ điệu hoài nghi". Nói "hoài niệm", người Ấn Độ lại nhớ đến kỷ niệm cuộc chiến biên giới 1962, cho đến nay vưỡn còn rất mơ hồ về những tuyên bố chủ quyền của cả hai bên. Chưa nói đến hàng loạt những mối quan hệ đầy khuých tạp và oái oăm giữa Tàu Ấn trong lịch sử. Cô gái Ấn Độ với ông bố Modi khó tính sẽ trang điểm lại và tham gia "canh bạc cuối cùng" - theo cách gọi của Lão Gàn -. Chỉ cuối năm nay là bắt đầu. Hãy chờ xem! Chém gió cho vui vậy, chứ Lão Gàn chẳng có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong mối quan hệ Ấn Tàu. Lão còn lo trả cái nợ đời đã. Hơn hai tỷ. Leo mựa! Số tiền đủ để người phàm chết ngất. Nhưng Lão chịu chơi lắm, Không thì đến mùa quýt ở Ghine Bitxao mới có nhà để ở. 200 lính TQ vượt biên qua Ấn Độ trước chuyến thăm của Tập Cận Bình Hồng Thủy 16/09/14 15:33 Thảo luận (0) (GDVN) - Hơn 200 binh sĩ Trung Quốc đã vượt biên sang Ấn Độ ở khu vực Ladakh phía Tây dãy Himalaya. Ấn Độ và Việt Nam kêu gọi bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông Trung Quốc không muốn mất Ấn Độ, New Delhi cảnh giác với Bắc Kinh Tập Cận Bình thăm Nam Á:Tích cực thúc đẩy tham vọng "con đường tơ lụa" Hình minh họa. Reuters ngày 16/9 đưa tin, hôm nay Ấn Độ cho biết nước này sẽ bảo vệ vững chắc 3500 km biên giới với Trung Quốc sau khi truyền thông trong nước đưa tin về một hoạt động tranh chấp nổ ra chỉ vài ngày trước chuyến thăm New Delhi của Chủ tịch Tập Cận Bình. Hơn 200 binh sĩ Trung Quốc đã vượt biên sang Ấn Độ ở khu vực Ladakh phía Tây dãy Himalaya hồi tuần trước, sử dụng cần cẩu, xe ủi đất mà một chiếc xe Hummer để xây dựng 1 con đường dài 2 km tại đó, tờ Hindustan Times cho biết. Binh sĩ Ấn Độ đã nỗ lực ngăn cản và yêu cầu lính Trung Quốc rút khỏi lãnh thổ nước này. Đêm 10/9, những người lính Ấn Độ đã phá hủy một đoạn đường tạm do lực lượng Trung Quốc mới xây dựng. Hiện tại Bộ Quốc phòng Ấn Độ chưa đưa ra bình luận. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đang cố gắng tạo không khí tích cực cho hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Tập Cận Bình với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kể từ khi ông Modi nhậm chức hồi tháng 5. Ông Bình sẽ đến Ấn Độ trong ngày mai sau khi công du Maldives và Sri Lanka. Hai nước dự kiến sẽ tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và mở đường cho Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ, nhưng tranh chấp biên giới vẫn còn là một trở ngại cho mối quan hệ chính trị. Cả hai đều đòi chủ quyền một vùng lãnh thổ rộng lớn sau 2 thập kỷ đàm phán không tiến triển. Bắc Kinh và New Delhi thậm chí không thể đồng thuận về đường kiểm soát thực tế mà quân đội 2 bên được triển khai, dẫn đến những tranh chấp thường xuyên ở biên giới. "Tôi đảm bảo với các bạn rằng những người lính dũng cảm của chúng tôi ở biên giới sẽ giải quyết bất kỳ vấn đề gì xảy ra ở đó. Chúng tôi tin rằng biên giới của chúng tôi vẫn được kiểm soát an toàn", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin cho biết. Narendra Modi và Tập Cận Bình cũng sẽ thảo luận về tranh chấp biên giới trong tuần này. Số lượng các hành động xâm phạm biên giới Ấn Độ từ phía Trung Quốc đã lên tới 334 lần trong tháng 8, chính phủ nước này vừa báo cáo quốc hội hồi tháng trước. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 9, 2014 Tướng TQ: 1/3 quân đội Trung Quốc cũng đủ đánh bại Nhật Bản Ngọc Linh 17/09/2014 07:30 Quân đội Trung Quốc trong một cuộc tập trận Với sự hiện đại hóa nhanh chóng của quân đội Trung Quốc, ông Peng cho rằng lực lượng vũ trang Trung Quốc có thể dễ dàng đánh bại Nhật Bản trong trường hợp có chiến tranh. Hãng tin Yonhap News (Hàn Quốc) đưa tin, một viên tướng Trung Quốc lên tiếng chỉ trích Nhật Bản “đang trên con đường tái vũ trang” bằng cách thông qua một loạt các dự luật nhằm diễn giải lại hiến pháp hòa bình của mình. Ông này cho rằng “chỉ cần một nửa hoặc một phần ba” lực lượng quân đội Trung Quốc là đủ đánh bại Nhật Bản nếu chiến tranh giữa hai nước nổ ra. Phát biểu hiếu chiến này được Thiếu tướng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) Peng Guangqian đưa ra tại một diễn đàn an ninh diễn ra gần đây ở Bắc Kinh để kỷ niệm 120 năm bắt đầu cuộc chiến Trung-Nhật. Nhận định này cũng được đưa ra trong lúc căng thẳng liên quan đến tranh chấp lãnh hải giữa hai nước đang tăng cao. Nhật Bản đã thông qua nghị quyết nhằm diễn giải lại hiến pháp hòa bình của mình nhằm thực hiện quyền “tự vệ tập thể”, theo đó Nhật Bản có thể tham gia tác chiến ở nước ngoài nhằm bảo vệ đồng minh của mình trong trường hợp bị tấn công. “Nhật Bản hiện nay đang bước trên con đường tái vũ trang” – Tờ PLA Daily dẫn lời tướng Peng. “Nguyên nhân gây ra mối lo ngại trầm trọng là trong khi hoàn toàn phủ nhận lịch sử xâm lăng và háo hức hồi sinh hệ tư tưởng quân phiệt, thì chính quyền Nhật Bản đã trắng trợn phá vỡ giới hạn trong hiến pháp và pháp luật khi liên tục bãi bỏ lệnh cấm quyền xuất khẩu vũ khí và tự vệ tập thể” – Peng nói. Trích dẫn cuộc chiến giữa Nhật Bản với Nga đầu những năm 1900 và trận Trân Châu Cảng trong Thế chiến II, tướng Peng cảnh báo về “thủ thuật cũ của Nhật Bản trong việc tiến hành các cuộc tấn công bất ngờ và mang tính tự nhiên trong chiến tranh cùng lúc với hy vọng về một thành công”. Với sự hiện đại hóa nhanh chóng của quân đội Trung Quốc, Peng cho rằng lực lượng vũ trang Trung Quốc có thể dễ dàng đánh bại Nhật Bản trong trường hợp có chiến tranh hoặc một hành động khiêu khích quân sự. “Nếu một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi giữa Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra, tôi hoàn toàn tin tưởng vào lực lượng quân sự của chúng tôi và sực mạnh toàn diện của đất nước” – ông Peng nói. “Tôi tin rằng chúng ta có nhiều khả năng chống lại hành động khiêu khích quân sự của Nhật Bản. Điều này có nghĩa là chúng ta thậm chí không cần phải triển khai tất cả lực lượng quân sự của chúng ta, chỉ cần một nửa hoặc một phần ba là đủ để dạy cho họ một bài học cứng rắn” – viên tướng hung hăng nói. Liên quan tới việc Mỹ xoay trục chiến lược với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tướng Peng mô tả Mỹ là một thách thức chiến lược dài hạn, nhưng Nhật Bản là một “nguy cơ thực tế”. “Sự hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đặt ra một thách thức trầm trọng đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc, đó là một mối nguy hiểm thực tế mà Trung Quốc phải đối mặt hiện nay và trong thời gian tới”, ông Peng nói, "trong khi Mỹ là một thách thức chiến lược dài hạn, Nhật Bản là mối nguy hiểm thực tế không thể bỏ qua”. theo Đại Lộ ============== Chứng tỏ khả năng cầm quân của tướng Tàu kém nhể. Lão Gàn cho rằng chỉ 1/ 5 quân lực Trung Quốc cũng đủ đánh thắng Nhật Bản. Nhưng vấn đề là tất cả quân lực Tàu lại không đủ chống với 70% quân lực Hoa Kỳ với Đồng minh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 9, 2014 Nga tiết lộ cuộc diễn tập chống tên lửa TQ đặc biệt của quân Mỹ Bình Nguyên 17/09/14 16:15 Thảo luận (0) (GDVN) - Cuộc diễn tập bí mật được cho là đã được tiến hành tại vùng biển gần quần đảo Guam của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Báo Nhật: Philippines phát động "chiến tranh bản đồ" với Trung Quốc Báo Mỹ đoán kế hoạch chiến tranh với Mỹ của Trung Quốc Báo Mỹ: "Mỹ làm tốt chuẩn bị cho chiến tranh Thái Bình Dương" Khả năng Trung-Mỹ sẽ để xảy ra chiến tranh vì Biển Đông, Hoa Đông? Tạp chí Quốc Phòng của Nga, chuyên trang xuất bản định kỳ hàng tháng của Bộ Quốc phòng Nga mới đây vừa tiết lộ rằng trong các ngày từ 21 đến 25/6 vừa qua Hải quân Mỹ đã tiến hành diễn tập và thử nghiệm một công nghệ mới nhằm chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa đến từ các loại tên lửa hành trình của Trung Quốc. Tàu USS Frank Cable Theo tiếp lộ của tạp chí Quốc Phòng, cuộc diễn tập trên biển được Hải quân Mỹ tiến hành với mục đích là thử nghiệm công nghệ chống tên lưa mới có có tên Sương mù Pandarra/Pandarra Fog.Đây là công nghệ được Hải quân Mỹ hy vọng sẽ áp dụng trong các chiến thuật nhằm bảo vệ các hạm đội tàu sân bay quan trọng của mình trước các mối đe dọa đến từ các tên lửa hành trình như C-602 VÀ c-805 của Trung Quốc. Cuộc diễn tập bí mật được cho là đã được tiến hành tại vùng biển gần quần đảo Guam của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Trong quá trình tập trận, hai khu trục hạm tên lửa lớp Arleigh Burke mang tên USS Mustin và USS Wayne E Meyer đã được giao nhiệm vụ bảo vệ tàu bảo đảm tàu ngầm USS Frank Cable (thuộc lớp tàu hậu cần Emory S Land) – con tàu này đóng vai tàu sân bay cũng như mô phỏng các tàu chiến lớn của Hải quân Mỹ. Diễn tập được tiến hành với kịch bản trên, hai tàu khu trục khi được lệnh đã phóng ra các đám mây Pandarra (bản chất là các hỗn hợp sợi các bon) để bảo vệ con tàu cải trang cũng như 1 tàu ngầm khác trước sự tấn công đang tiến đến của các tên lửa hành trình chống hạm giả định là của kẻ thù. Công nghệ Pandarra Fog được Hải quân Mỹ phát triển nhằm ứng phó với các mối đe dọa đến từ tên lửa chống hạm hạng nặng, tiên tiến của Trung Quốc. Pandarra Fog được cho là có khả năng đánh bại lại các hệ thống hướng dẫn mục tiêu của tên lửa hải quân. Tạp chí của quân đội Nga cho biết, ưu điểm của công nghệ Pandarra Fog là nó rẻ hơn việc phát động các chiến dịch đánh chặn bằng tên lửa. Tuy nhiên, cũng theo tiết lộ của báo quân đội Nga, nhược điểm lớn nhất của công nghệ này là không thể sử dụng khi thời tiết xấu. Thêm vào đó, báo của Nga cho rằng, 1 điểm yếu khác nữa của công nghệ Pandarra Fog là có có thể gây tổn hại cho chính các hệ thống ra đa của các tàu khu trục trang bị những máy phóng sợi các bon. Ngoài ra, công nghệ này khi hoạt động cũng tạo ra nguồn nhiệt đủ để các tên lửa tầm nhiệt của đối phương có thể dò tìm, phát động tấn công các mục tiêu. Trong khi đó, theo một nguồn tin trên báo chí Đài Loan, Trung Quốc hiện được cho là đã sở hữu tên lửa chống tán xạ PL-16, có khả năng làm tê liệt các chiến hạm Mỹ trước khi chúng phát động hành động bảo vệ bằng công nghệ Pandarra Fog. ================= Qua bài báo này cho thấy những công nghệ tiên tiến nhất đã được chuẩn bị cho chiến tranh. Đó cũng là cơ sở trực quan để Lão Gàn cho rằng: Nếu canh bạc cuối cùng kết thúc bằng chiến tranh thì ngay cả máy bay tàng hình cũng chỉ là vũ khí hạng hai. Canh bạc cuối cùng sẽ dứt điểm trong vận 8 huyền không Lạc Việt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 9, 2014 "Đại sứ Trung Quốc tại Iceland bị bắt vì nghi làm gián điệp cho Nhật" Thứ Năm, 18/09/2014 - 11:41 (Dân trí) - Đại sứ Trung Quốc tại Iceland, ông Ma Jisheng và vợ, đã bị giới chức Trung Quốc bắt giữ hồi đầu năm nay vì bị tình nghi làm gián điệp cho Nhật, báo chí Hồng Kông ngày 17/9 đưa tin. Tuy nhiên, Bắc Kinh im lặng trước thông tin này. Ông Mã Tập Thắng. Cổng thông tin bằng tiếng Trung Mingjing News tại New York hôm thứ Ba cho biết, đại sứ Trung Quốc tại Iceland, ông Mã Tập Thắng, và vợ đã bị giới chức an ninh nhà nước Trung Quốc bắt giữ từ đầu năm 2014 vì cung cấp các bí mật cho Nhật. Cũng theo nguồn tin trên, ông Mã bị tình nghi làm gián điệp cho Nhật trong thời gian công tác tại đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo từ 2004-2008. Mingjing News không nói rõ ông Mã đã cung cấp những thông tin gì. Thông tin trên đã được tờ Minh Báo tại Hồng Kông đăng lại. Một số trang tin chính thống ở đại lục cũng đưa tin, mặc dù các bài viết đã bị xóa đi sau đó. Khi được hỏi về các thông tin trên, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết trong cuộc họp báo ngày 17/9 rằng ông "không có thông tin gì về việc này". Ông Hồng cũng đưa ra câu trả lời tương tự khi được hỏi về việc ông Mã hiện đang ở đâu, ai đang là đại sứ Trung Quốc tại Iceland, vì ông Mã không còn ở đó nữa. Ông Mã trở thành đại sứ tại Iceland vào tháng 12/2012 sau nhiều năm công tác tại đại sứ quán Trung Quốc ở Nhật Bản. Trên trang web của đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Reykjavik của Iceland, tên và ảnh của ông Mã hiện không còn. Tuy nhiên, trang web vẫn còn lưu các bài phát biểu của ông Mã và thông tin về các hoạt động của ông tới tháng 2/2014, trong đó có các bình luận mà ông lên án các tội ác trong quá khứ của Nhật và chuyến thăm đền chiến tranh Yasukuni của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Tạp chí Reykjavik Grapevine của Iceland đưa tin trên trang web hồi đầu tháng này rằng ông Mã rời Iceland hôm 23/1 và dự kiến sẽ trở lại vào tháng 3. Tuy nhiên, nữ phát ngôn viên Urour Gunnarsdottir của Bộ ngoại giao Iceland cho hay Bộ ngoại giao Trung Quốc đã thông báo hồi tháng 5 rằng ông Mã sẽ không trở lại. "Chúng tôi không có thông tin gì hơn thế", bà Gunnarsdottir nói. Ông Mã công tác tại đại sứ quán Trung Quốc ở Nhật trong 2 nhiệm kỳ, từ 1991-1995 và từ 2004-2008. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ tại Nhật Bản, ông Mã trở lại Trung Quốc và đảm nhiệm chức vụ phó giám đốc thông tin tại Bộ ngoại giao trước khi tới Iceland. An Bình Tổng hợp Share this post Link to post Share on other sites