Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Phương án 3 cho Mỹ:

Đánh đổi Đài Loan lấy trật tự Biển Đông?

Hồng Thủy

25/03/14 13:15

(GDVN) - Mỹ có thể chấp nhận Trung Quốc cuối cùng sẽ kiểm soát đảo Đài Loan, ngược lại Trung Quốc sẽ cam kết không độc chiếm Biển Đông.

Posted Image

Giáo sư Hugh White.

Hugh White, giáo sư nghiên cứu chiến lược đại học Quốc gia Úc ngày 19/3 bình luận, 40 năm qua Mỹ giữ vai trò lãnh đạo và duy trì ổn định châu Á, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở Trung Quốc. Nhưng hôm nay sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc đang phá vỡ trật tự cũ và đặt ra câu hỏi lớn về vai trò của Mỹ với khu vực trong tương lai.

Những câu hỏi này ngày càng hiện hữu trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Đông Á, giữa Nhật Bản với Trung Quốc có thể châm ngòi cho một cuộc đụng độ vũ trang. Nếu tình huống này xảy ra, Mỹ có nhanh chóng hành động hỗ trợ Nhật Bản hay không đang là một câu hỏi lớn.

Trong bối cảnh đó, nếu Mỹ thể hiện rõ quan điểm không hỗ trợ Nhật Bản trong 1 cuộc chiến với Trung Quốc, sự tin tưởng của Tokyo với đồng minh sẽ bị tan vỡ.

Sau đó Nhật Bản phải đối mặt với lựa chọn tự bảo vệ mình chống lại Trung Quốc mà không cần Mỹ, hay chấp nhận vai trò chủ đạo của Trung Quốc ở Đông Á. Các đồng minh khác của Mỹ cũng sẽ phải xem lại những cam kết của Washington. Lúc này vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á sẽ không bao giờ được như trước nữa, đây chính là những gì Trung Quốc hy vọng sẽ xảy ra.

Nhưng một tuyên bố hỗ trợ vô điều kiện cho Nhật Bản sẽ buộc Mỹ cam kết tham gia cuộc chiến tranh tiềm năng mà Washington không thể kiểm soát và không chắc sẽ giành phần thắng. Trung Quốc không muốn chiến tranh với Mỹ, nhưng Bắc Kinh có thể tin rằng phải sẵn sàng chiến đấu mới có được kết cục có lợi, đó là thay đổi trật tự châu Á mà Mỹ đang bảo vệ, Trung Quốc sẵn sàng làm việc này.

Posted Image

Hải quân Trung Quốc đang ngày càng hoạt động mạnh hơn trên Biển Đông không chỉ gây căng thẳng trong khu vực, mà còn thách thức vai trò truyền thống của Mỹ trên mặt biển Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

Khi cả 2 lựa chọn này đều rất khắc nghiệt đối với Mỹ hiện nay, không có gì đáng ngạc nhiên nếu chính quyền Obama khó có thể công khai chính sách rõ ràng với Đông Á, đó là lý do tại sao các phản ứng của Washington vẫn đang lẫn lộn, còn Obama thì vẫn im lặng.

Có 1 lựa chọn thứ 3 cho chính quyền Mỹ, đó là 1 thỏa thuận an ninh mới ở châu Á, trong đó Mỹ thừa nhận vai trò lớn hơn của Trung Quốc nhưng vẫn cân bằng và kiềm chế quyền lực của Trung Quốc, trong đó bao gồm nội dung hết sức quan trọng đó là kiểm soát việc sử dụng vũ lực/đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp ở Đông Á.

Trong trường hợp Mỹ sẵn sàng chia sẻ quyền lực nhưng Trung Quốc vẫn đe dọa sử dụng vũ lực ở Đông Á thì Washington phải sẵn sàng chiến đấu. Điều này cần phải được thể hiện rõ. Hình mẫu cho 1 thỏa thuận an ninh này đòi hỏi không có 1 quốc gia nào giữ vai trò hàng đầu duy nhất, và các cường quốc đồng ý không tìm cách vượt mặt các bên khác.

Điều này cần đánh đổi rất nhiều, ví dụ Mỹ có thể chấp nhận Trung Quốc cuối cùng sẽ kiểm soát đảo Đài Loan, ngược lại Trung Quốc sẽ cam kết không độc chiếm Biển Đông.

Vì vậy việc chia sẻ quyền lực với Trung Quốc ở Thái Bình Dương không hề dễ dàng với Obama hay bất kỳ Tổng thống Mỹ nào kế nhiệm, nhưng đây lại là giải pháp hiện thực nhất, giải quyết các vấn đề đặt ra dễ dàng hơn nhiều so với 2 lựa chọn mà Mỹ có thể phải đối mặt một khi nổ ra xung đột.

==================

Sai! Trung Quôc chưa đủ nặng ký để Hoa Kỳ phải trao đổi. Có lẽ đây là nhà phân tích hạng ba, chưa có tên tuổi. Cái ngu nhất là tham vọng của Đài Loan ở biển Đông.

Nếu như họ đủ bản lĩnh thì tuyên bố những đòi hỏi chủ quyền biển Đông từ thời Quốc Dân Đảng cầm quyền ở Đại Lục là sai.Còn không thì bị loại khỏi cuộc chơi.

Vậy thôi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Bom nợ Trung Quốc giấu ở đâu?

Thứ Năm, ngày 27/03/2014 14h17

FICA - Tổng nợ địa phương và nợ tiềm ẩn Trung Quốc lên tới 17,89 nghìn tỷ nhân dân tệ (gần 2,9 nghìn tỷ USD) tính đến cuối tháng 6/2013, tăng 63% so với cuối năm 2010, theo số liệu của Tổng cục thống kê quốc gia Trung Quốc.

Posted Image

Trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về nguy cơ doanh nghiệp trung Quốc vỡ nợ và Trung Quốc tiến gần tới thời khắc “Bear Stearns” – vỡ nợ gây ảnh hưởng lan truyền toàn hệ thống, đáng để xem địa phương nào của Trung Quốc mắc nợ nhiều nhất.

Chỉ gần đây việc khảo sát sâu tình hình nợ nần của từng khu vực ở Trung Quốc mới trở nên khả thi. Tuân thủ yên cầu từ giới hoạch định chính sách, tính đến cuối tháng 1 vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử, toàn bộ tỉnh, thành phố của Trung Quốc (khoảng 30 tỉnh, thành phố lớn và thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Trùng Khánh) đã công bố số liệu về nợ công.

Theo số liệu này, tỷ lệ nợ trên doanh thu của các chính quyền địa phương dao động khá rõ, với tỉnh Sơn Đông ở mức thấp là 69%, trong khi Trùng Khánh tới 156%, Bắc Kinh 135%, Thượng Hải 123%. Tuy vậy theo Moody’s, tỷ lệ này vẫn thấp hơn nhiều so với của Osaka (Nhật Bản) là 181%, Ontario (Canada) 226%.

Debra Roane, chuyên gia của Moody’s nhận định, nợ chính quyền địa phương Trung Quốc không phải một hệ thống đơn nhất, trái lại có sự khác biệt lớn giữa các vùng miền. Chuyên gia này cũng chỉ ra, các tỉnh của Canada nợ nhiều nhưng họ có thể kiểm soát được bởi họ có nhiều nguồn thu từ thuế để điều chỉnh một cách độc lập, song điều này lại không có ở Trung Quốc.

Báo cáo của Moody’s cũng chỉ ra các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát tài chính của các chính quyền địa phương. Một yếu tố quan trọng đó là thời gian đáo hạn nợ. Nếu tính theo thời gian đáo hạn nợ, thì “vùng nguy hiểm” dịch chuyển sang các tỉnh như Giang Tô với hơn 1/3 nợ đáo hạn trong năm nay, Chiết Giang với khoảng 30% đáo hạn vào tháng 1/2014. Bắc Kinh và Tứ Xuyên cũng gánh các khoản nợ ngắn hạn lớn.

Posted Image

Nguồn gốc các khoản nợ cũng không giống nhau, các chính quyền địa phương ngày càng ít dựa vào khoản vay ngân hàng, trong khi ngày càng lạm dụng nguồn vốn từ các kênh ít chịu sự kiểm soát như “ngân hàng ngầm”.

Các địa phương phụ thuộc chủ yếu vào các sản phẩm tín thác, một sản phẩm khá phổ biến của loại hình cho vay tín dụng ngầm, gồm có tỉnh Sơn Tây (27%), tiếp đến là Trùng Khánh (15%), Chiết Giang, Giang Tô, Hà Bắc đều trên 10%. Việc sử dụng sản phẩm này càng làm phức tạp thêm khả năng kiểm soát nợ của chính quyền cũng như khiến nhà đầu tư khó đánh giá mức độ nợ nần của các chính quyền địa phương.

Lo ngại cuối cùng đó là mức độ phụ thuộc của các chính quyền địa phương vào việc bán đất để tạo nguồn thu. Một lần nữa, Triết Giang, Giang Tô và Trùng Khánh là những địa phương phụ thuộc nhiều nhất. “Nguồn thu này tương đối béo bở tuy nhiên nó cũng rất bấp bênh do đó không thể coi là nguồn tin cậy để trang trải nợ nần”, Moody’s cảnh báo.

Một phương cách để giảm nợ mà hạn chế được rủi ro đó là cho phép các chính quyền địa phương phát hành trái phiếu, đặc biệt để hỗ trợ cho các dự án hạ tầng mà có thời gian quay vòng vốn lâu. Hiện nay, ở Trung Quốc, phần chính quyền địa phương không được phát hành trái phiếu. Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ cho rằng, sẽ là không công bằng nếu các dự án phục vụ thế hệ sau chỉ được chi trả thông qua nguồn thu thuế của thế hệ đương đại, do đó việc phát hành trái phiếu là hoàn toàn có thể nhưng phải kèm điều kiện khắt khe.

Phương Linh

Theo BusinessWeek

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc ngang nhiên thúc đẩy xây dựng chính quyền ở Trường Sa

27/03/2014 18:50

(TNO) Lãnh đạo của cái gọi là “TP.Tam Sa” vừa ngang nhiên tuyên bố sẽ đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền cấp cơ sở ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.

Posted Image

Trung Quốc đang tăng cường động thái nhằm hợp lý hóa “TP.Tam Sa”.- Ảnh: AFP

Cụ thể, Tân Văn xã dẫn lời “Phó thị trưởng TP.Tam Sa” Trương Canh hôm 26.3 nhấn mạnh trong năm nay sẽ nghiên cứu việc thúc đẩy xây dựng chính quyền cấp cơ sở ở đá Vành Khăn và đá Chữ Thập.

Ông Trương còn ngang nhiên công bố trong năm 2013, “giới chức TP.Tam Sa” đã thành lập ban công tác và ban quản lý Nhóm đảo Lưỡi Liềm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, và các ban dân cư ở Đảo Bắc, bãi Xà Cừ (thuộc Hoàng Sa), và bãi đá Vành Khăn.

Cũng trong năm 2013, “giới chức Tam Sa” đã thành lập cái gọi là đội thuyền chấp pháp tổng hợp, xử lý 79 thuyền “vi phạm”, trong đó có 45 thuyền nước ngoài”. Tân Văn Xã không nói rõ đó là thuyền của nước nào.

Chưa hết, ông Trương còn tuyên bố trong năm nay sẽ tăng cường mức độ chấp pháp bảo vệ quyền lợi tổng hợp trên biển”.

Đó là những động thái mới nhất của Trung Quốc nhằm hợp lý hóa “TP.Tam Sa” mà nước này ngang nhiên lập ra hồi tháng 7.2012 để tự cho mình có quyền quản lý cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Văn Khoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tịch thu 14,5 tỉ USD, Chu Vĩnh Khang nhận là nạn nhân đấu đá quyền lực

Hồng Thủy

30/03/14 13:30

(GDVN) - Chu Vĩnh Khang đã từ chối hợp tác với các nhà điều tra và khẳng định ông là nạn nhân của một cuộc đấu đá quyền lực.

Posted Image

Chu Vĩnh Khang.

Reuters ngày 30/3 đưa tin, chính quyền Trung Quốc đã tịch thu các tài sản của gia đình, các tay chân thân tín của cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang với tổng trị giá ít nhất 90 tỉ nhân dân tệ, tương đương 14,5 tỉ USD.

Hai nguồn tin nói với Reuters, hơn 300 người thân cận, đồng minh chính trị và tay chân của ông trùm an ninh Trung Quốc một thời đã bị bắt giam hoặc thẩm vấn trong 4 tháng qua. Nguồn tin là những người đã được thông báo về cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang.

Quy mô tài sản cũng như cuộc điều tra các tay chân thân tín của Chu Vĩnh Khang cho đến hiện tại vẫn chưa được tiết lộ. Chu Vĩnh Khang đã bị quản thúc tại gia kể từ khi chính quyền bắt đầu điều tra nhằm vào ông từ cuối năm ngoái. Ông Khang là quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc bị điều tra tham nhũng từ trước đến nay.

"Đó là vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử chính trị Trung Quốc", nguồn tin yêu cầu giấu tên nói với Reuters. Hiện chưa rõ Chu Vĩnh Khang và gia đình, tay chân thân tín có được mời luật sư hay không.

Cơ quan giám sát chống tham nhũng của Trung Quốc và cơ quan công tố Trung Quốc đã từ chối trả lời yêu cầu bình luận về thông tin này.

Nguồn tin độc lập thứ 3 cho biết, Chu Vĩnh Khang đã từ chối hợp tác với các nhà điều tra và khẳng định ông là nạn nhân của một cuộc đấu đá quyền lực.

Posted Image

Một căn biệt thự của Chu Vĩnh Khang tại Vô Tích, Giang Tô.

Trong chiến dịch điều tra chống tham nhũng nhằm vào Chu Vĩnh Khang và thân tín, Bắc Kinh đã phát hiện các tài khoản tiền gửi ngân hàng tổng cộng 37 tỉ nhân dân tệ, cổ phiếu trong và ngoài nước tổng trị giá 51 tỉ nhân dân tệ.

Các nhà điều tra cũng đã tịch thu khoảng 300 biệt thự và căn hộ trị giá khoảng 1,7 tỉ nhân dân tệ; các tài sản quý như đồ cổ, tranh với giá thị trường khoảng 1 tỉ nhân dân tệ và hơn 60 chiếc xe hơi. Tiền mặt, vàng bạc và ngoại tệ cũng đã bị tịch thu.

Tuy nhiên hầu hết số tài sản được tịch thu lại không đứng tên Chu Vĩnh Khang mà thuộc về những người thân tín của ông đang bị tạm giam. Tổng số 90 tỉ nhân dân tệ là con số quá lớn, có thể Bắc Kinh sẽ công bố 1 con số nhỏ hơn để tránh lúng túng trong đảng và chọc giận người dân Trung Quốc, nguồn tin cho biết.

Hiện tại khoảng 10 người thân của Chu Vĩnh Khang đã bị bắt tạm giam, gồm vợ, con trai cả, em trai. Khoảng 10 tay chân thân tín của ông Khang trong bộ máy chính quyền Trung Quốc từ cấp Thứ trưởng trở lên cũng đang bị điều tra.

==========================

(GDVN) - Chu Vĩnh Khang đã từ chối hợp tác với các nhà điều tra và khẳng định ông là nạn nhân của một cuộc đấu đá quyền lực.

Phải chăng ý ông Chu Vĩnh Kháng muốn nói là chuyện tham ô 14,5 tỷ Dollar của ông và thuộc cấp, chỉ là chuyện nhỏ, nó chỉ là cái cớ quảng cáo cho hình thức tội lỗi để bắt ông ta. Còn nếu ông ta thắng trong "cuộc đấu đá quyền lực" thì các đối thủ của ông sẽ bị ông bắt tù vì tham nhũng có khi còn nhiều hơn?!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan: Sinh viên chiếm trụ sở chính quyền

Thứ Hai, 24/03/2014 - 10:50

(Dân trí) - 1.000 cảnh sát đã được triển khai để dẹp hàng trăm sinh viên chiếm trụ sở chính quyền Đài Loan nhằm phản đối một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc đại lục.

Posted Image

Hàng trăm sinh viên Đài Loan đã chiếm trụ sở chính quyền để phản đối mở rộng quan hệ với Bắc Kinh.

Theo cơ quan cảnh sát Đài Bắc, tổng cộng 1.000 cảnh sát đã được triển khai nhằm dẹp những người biểu tình chiếm trụ sở nội các Đài Loan vào sớm ngày hôm nay. 32 người đã bị bắt giữ.

Kênh truyền hình TVBS của Đài Loan cho biết khoảng 120 người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình.

Cảnh sát đã dùng vòi rồng và kéo từng sinh viên biểu tình ra khỏi tòa nhà chính quyền.

Một số sinh viên khác cũng đã chiếm tòa nhà quốc hội Đài Loan từ thứ ba vừa qua. Cảnh sát đã cố gắng giải tán họ vào ngày thứ tư nhưng đã không phá vỡ được hàng rào chắn mà họ dựng lên.

Trước đó, những sinh viên biểu tình đã dùng xe phá cổng được rào bằng dây thép gai ở bên ngoài tòa nhà ở trung tâm Đài Bắc. Họ cáo buộc chính quyền Đài Loan đang hủy hoại sự độc lập của hòn đảo này khi theo đuổi mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc đại lục. Họ muốn kiểm tra kỹ hơn đối với toàn bộ các thỏa thuận trong tương lai, bao gồm cả các thỏa thuận thương mại, với Bắc Kinh.

Họ cũng muốn thỏa thuận hiện nay, theo đó mở rộng các dịch vụ thương mại giữa Đài Bắc và Bắc Kinh, phải được hủy bỏ. Tuy nhiên đảng cầm quyền ở Đài Loan cho biết họ sẽ quyết tâm phê chuẩn thỏa thuận với Bắc Kinh, thỏa thuận mà theo họ sẽ nhằm thúc đẩy kinh tế cũng như tạo công ăn việc làm.

Đảng đối lập Dân tiến đã ủng hộ các cuộc biểu tình hiện nay.

Trung Quốc đại lục là đối tác thương mại lớn nhất của Đài Loan và trong những năm gần đây mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã được cải thiện. Đầu năm nay, hai bên đã tổ chức đàm phán trực tiếp đầu tiên.

Trung Anh

Theo AFP, BBC

Theo PingguoRibao Đài Loan 凱道湧50萬人 林飛帆:馬總統立即出面回應

Như đã báo trước của Tổng chỉ huy Phong trào sinh viên Lâm Phi Phàm, là ngày chủ nhật 30/3 sẽ tiếp tục biểu tình. Ngày hôm nay có 500 ngàn người đang biểu tình tại Đài Bắc, đông nghẹt trên quảng trường và các ngã tư lớn dẫn đến quảng trường. Lúc 15.26 phút giờ Đài Bắc, Lâm Phi Phàm đã lên đọc diễn văn, đòi Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu phải lập tức ra mắt trả lời cho quần chúng 4 yêu cầu: Rút lại thỏa thuận thương mại với Đại Lục, chế định một cơ chế thẩm tra, lập pháp trước thẩm tra sau, triệu tập hội nghị hiến chính công dân. Lâm Phi Phàm nhấn mạnh hiện đã có 500 ngàn người đang biểu tình ở đây, và hô khẩu hiệu đòi Tổng thống Mã phải lập tức ra mắt trả lời, với sự đồng thanh hô to khẩu hiệu của 500 ngàn quần chúng biểu tình: “Ra mắt trả lời! Ra mắt trả lời! Nhân dân đại đoàn kết! Nhân dân đại đoàn kết! “

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo PingguoRibao Đài Loan 凱道湧50萬人 林飛帆:馬總統立即出面回應

Như đã báo trước của Tổng chỉ huy Phong trào sinh viên Lâm Phi Phàm, là ngày chủ nhật 30/3 sẽ tiếp tục biểu tình. Ngày hôm nay có 500 ngàn người đang biểu tình tại Đài Bắc, đông nghẹt trên quảng trường và các ngã tư lớn dẫn đến quảng trường. Lúc 15.26 phút giờ Đài Bắc, Lâm Phi Phàm đã lên đọc diễn văn, đòi Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu phải lập tức ra mắt trả lời cho quần chúng 4 yêu cầu: Rút lại thỏa thuận thương mại với Đại Lục, chế định một cơ chế thẩm tra, lập pháp trước thẩm tra sau, triệu tập hội nghị hiến chính công dân. Lâm Phi Phàm nhấn mạnh hiện đã có 500 ngàn người đang biểu tình ở đây, và hô khẩu hiệu đòi Tổng thống Mã phải lập tức ra mắt trả lời, với sự đồng thanh hô to khẩu hiệu của 500 ngàn quần chúng biểu tình: “Ra mắt trả lời! Ra mắt trả lời! Nhân dân đại đoàn kết! Nhân dân đại đoàn kết! “

Về lý thuyết - tính chính danh - thì chính thể Trung Hoa Dân Quốc đà tuyên bố thành lập nền cộng hỏa trên toàn cõi Trung Hoa, nên nó không thể tuyên bố độc lập ở Đài Loan. Nó độc lập so với cái gì chứ? Nếu nó tuyên bố độc lập thì sẽ phủ nhận toàn bộ tính chính danh lịch sử thời kỳ chính thể này cầm quyền ở đại lục. Ngược lại, nếu nó tuyên bố độc lập thì không khác gì xác định trước lịch sử tính chính thống của chính thể Đại lục hiện nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quyền lực Mỹ đến hồi suy vong sau 1/4 thế kỉ thống trị?

Tại sao Mỹ có phản ứng quyết liệt trước việc sáp nhập có tính điều kiện lịch sử của Crimea vào Nga? Nó cho thấy một điều, gần 1/4 thế kỉ thống trị nền chính trị quốc tế của Washington đã chấm dứt.

Thế giới ngày một tự do hơn. Đó là phần 2 nội dung bài phỏng vấn của Tổng Biên tập tờ Pravda (Sự thật) Inna Novikova đối với nhà ngoại giao Alexander Panov, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao LB Nga.

Hỏi: Ông có đồng ý với quan điểm rằng lịch sử được tạo hình bởi chính sách của các đế chế?

Trả lời: Có thể đúng, nhưng hiện giờ chỉ duy nhất một đế chế đang tồn tại – đế chế Mỹ, đó là một đế chế đặc biệt - đế chế mềm.

Hỏi: Đặc biệt là liên quan đến tình hình Syria, Libya, Iraq – những nước mà người dân thực sự thấu hiểu sự “mềm “này?

Posted Image

Quyền lực Mỹ đang bị đặt nhiều câu hỏi lớn. Ảnh: Financetwitter.com

Trả lời: Tôi không có ý nói đến những biểu hiện hiếu chiến, mà là những nguyên tắc tổ chức và thực tiễn điều hành. Thế giới này được điều khiển bởi NATO, bởi công cụ kinh tế, tài chính. Ở phía Đông, Nhật Bản là một đồng minh, còn Hàn Quốc là một hệ thống của đế chế. Nhưng đó là một đế chế có sự điều hành khác biệt. Hãy nói về khái niệm đế chế mà người ta từng gắn cho Liên Xô. Ví dụ như, quá trình chinh phục Trung Á diễn ra vào giữa thế kỉ 19. Thu phục đất đai chỉ là tầm nhìn ngắn hạn. Đối với Nga, sau này là Liên Xô, người ta thường cho là: Nếu có lãnh thổ, thì buộc phải nuôi sống và phát triển nó. Đó là sự đặc biệt của đế chế cũ.

Hỏi: Tại sao Anh lại không nuôi dưỡng bất kì nước nào, mà chỉ đi khai thác?

Trả lời: Đế chế đó đã sụp đổ.

Hỏi: Vậy Liên bang Xô Viết có nuôi sống các vùng lãnh thổ của mình?

Trả lời: Tốt nhất là không nên làm điều đó, bởi những minh chứng thực tiễn cho thấy là đế chế nào thì cũng đến lúc suy tàn. Ngay cả các đế chế Byzantine và La Mã cũng sụp đổ thôi, những đế chế xưa cũ. Dù có vẻ như họ rất thịnh vượng và dùng đến tất cả những kẻ man rợ nhất.

Hỏi: Do nó phát triển quá lớn và đánh mất đi không chỉ giá trị đạo đức, mà cả khả năng quản lý?

Trả lời: Chính cô đã đưa ra câu trả lời rồi đó. Đế chế mấy khi tồn tại được lâu. Nga từng mở rộng trong suốt nhiều thế kỉ, nhưng rồi cũng quá sức.

Hỏi: Alexander, ông nói là chỉ còn sót lại duy nhất một đế chế, có thể gọi đó là siêu cường. Thế giới đơn cực rất bất ổn và nguy hiểu, như đã thể hiện qua nhiều biến cố trong vài thập kỉ gần đây?

Trả lời: Về nguyên tắc, Mỹ không phải là siêu cường có thể làm bất cứ thứ gì mình muốn. Mỹ đang đánh mất ảnh hưởng và các cơ hội trong các vấn đề chính trị thực thụ. Ngày nay, Mỹ ưa thích hành động qua bàn tay người khác - đó là NATO, EU. Đây là dấu hiệu đầu tiên của việc quá tải, chúng ta không nói về sự thống trị trong quá khứ. Đặc biệt, lúc nào cũng phải để ý đến Trung Quốc. Tôi không có ý nói rằng Mỹ đang làm bất kể điều gì mà họ cho là phù hợp. Dĩ nhiên, một tổng thống khác có thể khai mào việc khôi phục lại nền tảng thông qua việc áp dụng các chính sách hiếu chiến.

Hỏi: Mỹ hiện hỗ trợ tài chính chiến lược cho tiến trình mà họ gọi là dân chủ ở Nga, Trung Quốc và nhiều vùng biên giới có vấn đề khác, chi rất nhiều tiều. Liệu Mỹ có quá sức không?

Trả lời: Cô cũng biết đấy, tiền không phải quan trọng, nhưng ảnh hưởng của nó thì rõ. Các cuộc cách mạng Arập đã được tạo lập dưới thời ông Bush trong những năm 1990, khi Mỹ lên tiếng về dân chủ hóa Trung Đông. Cá nhân tôi tin rằng vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ năm 2001 là sự phản ứng của thế giới Hồi giáo, với thông điệp: “Đừng có chơi trò nhúng mũi dân chủ; dĩ nhiên, chúng tôi không thể thắng, nhưng chúng tôi có thể gây hủy hoại các ông”. Tại sao các quốc vương Arập, Saudi Arabia cần thứ dân chủ này? Mỹ nghĩ là mình đã phá hủy Liên Xô và phải tiếp tục reo mầm dân chủ toàn cầu.

Hỏi: Thông qua các cuộc cách mạng sắc màu?

Trả lời: Đúng, thông qua các cuộc cách mạng sắc màu không sản sinh dân chủ. Mỹ rơi vào cãi bẫy khi không loại bỏ Mubarak sớm hơn, bởi lẽ sau khi ông này ra đi thì lại xuất hiện những người theo đường lối chính thống. Mỹ đã làm được gì trong cái mà họ gọi là lấp các lỗ hổng dân chủ?

Mỹ hơn ai hết nhận rõ điều này, vì hành động của Mỹ được mọi người nhìn nhận rõ nét hơn. Đó là lời giải thích tại sao cộng đồng quốc tế có phản ứng mạnh mẽ hơn còn Mỹ thì đang đánh mất danh tiếng ở một cấp độ thảm họa. Đó là tất cả những dấu hiệu cho thấy quyền lực Mỹ đang dần đi tới hồi kết.

Theo HT

Baotintuc.vn/Pravda.ru

========================

Hoa Kỳ có thể không phải là bá chủ thế giới. Cái này cũng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố tương tác. Bài báo trên coi như là một giả thuyết. Nhưng có điều chắc chắn rằng:

Thế giới này đang trong tiến trính toàn cầu hóa. Nó phải có một quyền lực thống trị. Hoặc là một quốc gia bá chủ hoặc là một tổ chức quốc tế.

Đấy là một yếu tố cần trong tương lai. Yếu tố thứ hai chính là một lý thuyết thống nhất.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

========================

“Đòn thù” phong tỏa tài sản:

Làm kẻ thù phá sản

Thứ Hai, 31/03/2014 21:39

Thời thế chiến thứ hai, Nhật Bản đã quyết định phải chiến đấu vì sự tồn vong của mình khi Mỹ cố bóp nghẹt và bần cùng hóa nước này

Nhiều nhà sử học Mỹ nhất trí rằng một trong những sự kiện khiến Nhật Bản đi đến quyết định gây chiến ngay lập tức với Mỹ trong thế chiến thứ hai là lệnh cấm vận dầu mỏ của Mỹ vào năm 1941. Theo một số học giả hàng đầu ở Mỹ, lệnh cấm vận này là hậu quả ngoài dự định từ sắc lệnh của Tổng thống Franklin D. Roosevelt ngày 25-7-1941 nhằm phong tỏa tất cả tài sản của Nhật ở Mỹ.

Kích động thay vì ngăn chặn

Vào thời điểm đó, cả tổng thống lẫn ngoại trưởng Mỹ đều không định tiến hành lệnh cấm vận dầu mỏ hoàn toàn thông qua lệnh đóng băng tài sản bởi vì họ đều nhận thức rằng điều đó có thể kích động Nhật tham chiến. Thế nhưng, các quan chức diều hâu ở Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ đã tiến hành lệnh cấm vận dầu mỏ thực sự thông qua việc đóng băng về tài chính. Một công trình nghiên cứu của học giả Michael Barnhart cho thấy việc đóng băng này và lệnh cấm vận dầu mỏ đã tác động đến các nhà lãnh đạo Nhật Bản lúc đó . Họ cho rằng nước này phải chiến đấu vì sự tồn vong của dân tộc.

Posted Image

Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt ký lời tuyên chiến chống lại Nhật Bản ngày 8-12-1941, sau khi Trân Châu Cảng bị tấn công

Ảnh: AP

Nhà nghiên cứu Edward S. Miller, chuyên gia về tài chính quốc tế, nhấn mạnh chính sách trừng phạt kinh tế của chính quyền Tổng thống Roosevelt nhằm buộc Nhật phải hạn chế hành động gây hấn trên lục địa châu Á, thoạt đầu ở Trung Quốc và sau đó ở Đông Dương. Theo ông Miller, Mỹ trừng phạt Nhật Bản bằng cách “cấm vận” và “làm phá sản” đất nước thù địch là 2 chiến lược khác nhau. Cuộc nghiên cứu của ông nhằm làm rõ lý luận: Mỹ theo đuổi chính sách tiến hành chiến tranh kinh tế để ngăn chặn cuộc xâm lược của Nhật bằng cách làm phá sản nền kinh tế nước này. Ông khẳng định: “Hành động có tác dụng tàn phá nhất của người Mỹ đối với Nhật là đóng băng tài sản”. Tuy nhiên, nỗ lực của Mỹ nhằm đánh bại kẻ thù bằng chiêu “làm phá sản” đã khiến Nhật lao vào cuộc chiến mà ông Roosevelt vẫn hy vọng tránh được.

Theo website Hnet.org, Tổng thống Roosevelt đã có lúc có ý tưởng đóng băng tài chính đối với Nhật Bản khi Nhật xâm chiếm Trung Quốc vào tháng 7-1937. Tuy nhiên, chính quyền ông đã tiếp tục chủ yếu dựa vào các lệnh cấm vận mang tính răn đe một phần bởi vì các chuyên gia tài chính của Mỹ khi ấy không tin Nhật Bản có thể tiến hành một cuộc chiến tranh lâu dài do nước này thiếu ngoại tệ. Tuy nhiên, Tổng thống Roosevelt đã quyết định tiến hành cuộc chiến tranh tài chính chống lại Nhật bằng cách chỉ định luật sư chống phe trục Dean Acheson làm trợ lý ngoại trưởng vào tháng 1-1941 và đề nghị một ủy ban phụ trách công tác đóng băng gồm các bộ trưởng ngoại giao, tài chính và tư pháp vào tháng 2 cùng năm. Trong khi đó, Cơ quan Kiểm soát Kinh tế (ECA) điều nghiên các nguồn lực chiến lược của Nhật và đã đi đến kết luận rằng xăng dầu là yếu huyệt bậc nhất đối với đời sống kinh tế của Nhật và đặc biệt là đối với quân đội nước này, rằng nguồn cung cấp nhiên liệu từ Mỹ là không thể thay thế.

“Đóng băng đô la”

Thế rồi, chính quyền Tổng thống Roosevelt đã chuyển sang động thái đóng băng về tài chính và tiếp đó là cấm vận dầu mỏ chống lại Tokyo. Sau đó, với tuyên bố nước Mỹ đang trong tình trạng khẩn cấp không giới hạn vào ngày 27-5 cùng năm, ông Roosevelt đã mở rộng lệnh đóng băng tài sản của cả châu Âu lúc đó đang chịu sự kiểm soát của phe trục và biện pháp đóng băng đang là vũ khí phòng thủ đã trở thành vũ khí tấn công. Đối với luật sư Dean Acheson và một số quan chức Mỹ theo đường lối cứng rắn, ý tưởng đóng băng tài sản người Nhật ngày càng trở nên hấp dẫn bởi vì qua đó, xuất khẩu của Mỹ sang Nhật có thể giảm xuống bằng 0, bất chấp Nhật Bản đã có trong tay giấy phép mua xăng dầu của Mỹ. Trước đó, Washington đã lên tiếng báo động vì tính đến tháng 6-1941, các công ty Nhật được phép mua 7,1 triệu thùng xăng, 21,9 triệu thùng dầu thô và 33.000 thùng nhớt, tổng cộng trị giá khoảng 50 triệu USD; điều đó có nghĩa là Nhật có thể mua xăng từ Mỹ một cách hợp pháp để sử dụng trong vòng 9 tháng và dầu thô sử dụng trong 32 tháng - tức là cho đến tận cuối năm 1943.

Phản ứng trước hành động chiếm đóng Đông Dương của quân đội Nhật, Tổng thống Roosevelt đã muốn áp đặt biện pháp “đóng băng đô la” nhắm đến mọi giao dịch với Nhật. Động thái này giúp Mỹ sau này có thể linh động quyết định cho phép Nhật nối lại giao thương đến mức nào căn cứ vào hành vi trong tương lai của nước này. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có chứng cứ cho thấy Tổng thống Roosevelt chấp nhận biện pháp “đóng băng đô la” của Nhật bởi vì đó là sức ép đè nặng lên ông hoặc bởi vì đó là chính sách mà ông mong muốn. Giống như nhiều điều bí ẩn khác, có thể là các nhà sử học không bao giờ tìm được lời giải đáp thỏa đáng cho vấn đề này.

Thế nhưng, cho dù dự định thực sự của Tổng thống Roosevelt là như thế nào đi nữa, lệnh đóng băng tài chính của ông đã kích động Nhật Bản thực hiện điều Mỹ đã cố ngăn chặn, đó là bành trướng về phía Nam. Thậm chí tệ hại hơn, Nhật Bản còn xem tình trạng phá sản là mối đe dọa chết người, là cuộc tấn công nhằm vào sự tồn vong của dân tộc. Vì thế, giới lãnh đạo Nhật xem chiến tranh như một phương thức tự vệ trước người khổng lồ Mỹ đang cố bóp nghẹt và bần cùng hóa Nhật Bản. Tuy nhiên, công bằng mà nói, chính sách của người Mỹ đã phần nào đạt được mục tiêu là làm cho nước Nhật khốn khổ.

Giai đoạn tồi tệ

Trước khi Nhật tấn công vào Trân Châu Cảng (ngày 7-12-1941), không một cơ quan nào thuộc chính phủ Mỹ từng phân tích xem biện pháp phong tỏa tài sản ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản và nhân dân nước này ra sao. Chỉ sau khi chiến tranh ở Thái Bình Dương nổ ra, Cơ quan Chiến lược Mỹ mới biên soạn một công trình nghiên cứu mật dài 519 trang chủ yếu từ các thông tin trước chiến tranh. Phân tích tài liệu này, các nhà nghiên cứu đã ước tính điều kiện kinh tế của Nhật dưới tác động của lệnh phong tỏa tài sản trong khoảng thời gian 1942-1943. Theo đó, giảm 35%-40% hàng tiêu dùng nhập khẩu ở xã hội Nhật Bản vốn phụ thuộc vào thương mại đã hạ thấp mức sống của người Nhật. Điều kiện sống ở Nhật khi đó được so sánh với tình trạng của các gia đình nghèo đói ở các khu vực khốn khổ nhất nước Mỹ trong giai đoạn tồi tệ nhất thời đại suy thoái (cuối thập kỷ 1930 - giữa thập kỷ 1940).

Kỳ tới: Trừng trị các nhà độc tài

NGÔ SINH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc cham trán trên biển Đông

01/04/2014 03:00

Giới truyền thông quốc tế trải nghiệm tình trạng căng thẳng trên biển Đông khi chứng kiến tàu Philippines chạm trán tàu Trung Quốc gần bãi Cỏ Mây.

Posted Image

Tàu Philippines (nhỏ) chạm trán tàu tuần tra của Trung Quốc khi tiếp cận bãi Cỏ Mây - Ảnh: AFP

Trong một dịp hiếm hoi, truyền thông quốc tế hồi cuối tuần qua đã chứng kiến một cuộc “mèo vờn chuột” giữa tàu Philippines (phía kiểm soát bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ năm 1999) với các tàu tuần tra Trung Quốc đang phong tỏa khu vực này. Theo Reuters, tàu dân sự của Philippines khi đó đang trên đường vận chuyển hàng hóa tiếp tế cho binh lính đóng trên tàu BRP Sierra Madre thì lọt vào vòng vây của 2 tàu tuần tra Trung Quốc. Con tàu này mắc cạn tại bãi Cỏ Mây từ cuối thập niên 1990 và Philippines cố tình không trục vớt để biến nó thành một “tiền đồn” ở đây với khoảng 9 binh sĩ luân phiên trú đóng.

Theo đoạn phim vừa được nhiều hãng tin quốc tế công bố, khi tàu tiếp tế Philippines chở binh sĩ và phóng viên còn cách bãi Cỏ Mây 1 giờ đi đường thì xuất hiện một tàu tuần tra mang cờ Trung Quốc tăng tốc đến gần mạn trái, nhấn còi ít nhất 3 lần. Kế đến có thêm một tàu tuần tra lớn hơn của Trung Quốc di chuyển nhanh cắt ngang hướng đi của tàu Philippines. Phía Trung Quốc gửi tin nhắn vô tuyến cho tàu Philippines với nội dung rằng “họ đang tiến vào lãnh hải của Trung Quốc” và “yêu cầu tàu của ông phải ngừng mọi hoạt động bất hợp pháp và rời đi”. Thuyền trưởng tàu Philippines Ferdinand Gato trả lời rằng ông đang trên đường tiếp tế nhu yếu phẩm cho quân đội và một số người trên tàu còn giơ tay làm dấu hiệu “V” như thể “chọc quê” phía Trung Quốc.

H.G

Nga có thể bán S-400 cho Trung Quốc

Ngày 31.3, Itar-Tass dẫn lời Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Alexander Fomin cho hay Nga và Trung Quốc đang tiến hành những bước thương thảo đầu tiên về việc mua bán tên lửa phòng không S-400. Tuy nhiên, ông Fomin khẳng định tất cả chỉ mới khởi đầu và chưa có kết quả cụ thể nào. Phát biểu trên nhằm phản ứng việc Hoàn Cầu thời báo loan tin Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bật đèn xanh cho phép bán S-400 cho Trung Quốc và có thể triển khai từ năm 2016. Theo trang tin Want China Times, nhiều chuyên gia Nga lo ngại thương vụ này sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc ăn cắp kỹ thuật của S-400, hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất của Nga hiện nay.

Thay vì ngừng lại hoặc chuyển hướng, tàu Philippines tăng tốc và tránh ra xa, 2 tàu Trung Quốc lập tức đuổi theo, có khi chỉ cách vài trăm mét. Cuối cùng, tàu tiếp tế tiến được vào vùng nước cạn khiến tàu lớn của Trung Quốc không thể tiếp cận. Trong toàn bộ quá trình kéo dài khoảng 2 giờ, một máy bay của hải quân Mỹ, một của quân đội Philippines và một của Trung Quốc đồng thời xuất hiện từ nhiều hướng khác nhau để theo dõi tình hình. Sau đó, tàu dân sự Philippines cũng đến được chỗ xác tàu BRP Sierra Madre, tiếp tế nhu yếu phẩm và đổi nhóm binh sĩ mới. Đây là lần phá vòng vây thành công đầu tiên của tàu Philippines trong vòng 3 tuần qua, sau 2 lần liên tiếp bị tàu Trung Quốc chặn lại. Reuters dẫn lời thuyền trưởng Gato cho biết khi đó rất có nguy cơ tàu của ông đâm trúng các tàu Trung Quốc. Sau vụ việc, cả Philippines và Trung Quốc đều lên tiếng chỉ trích nhau đã có hành vi “kích động, khiêu khích”.

Trong một diễn biến liên quan, AP ngày 31.3 dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino III khẳng định việc nước này kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế liên quan đến tranh chấp biển Đông không phải nhằm khiêu khích ai mà là để bảo vệ “chủ quyền” một cách hòa bình. Trước đó, chính quyền Manila ngày 30.3 đã trình hồ sơ luận chứng dày 4.000 trang lên Tòa án quốc tế về luật Biển để khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với gần trọn biển Đông của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế. Bắc Kinh tuyên bố không chấp nhận “hành động đơn phương” của Manila và “con đường duy nhất để giải quyết tranh chấp là đàm phán song phương”. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua lên tiếng ủng hộ động thái của Philippines và nhấn mạnh mọi quốc gia nên tôn trọng quyền của nước khác khi sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario dự đoán có thể phải đến năm 2015 mới có kết quả phân xử chính thức.

Thụy Miên

========================

Lão Gàn thường phát biểu ý kiến rằng:

"Những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó".

Ấy là Lão Gàn mô tả bằng hình tượng cho có mùi zdăng chương. Chứ còn diễn tả một cách khác mang tính phân loại theo "nghịch lý Cantor" thì là thế này:

Trong nền tảng tri thức của một tập hợp thì những nhận xét từ nền tảng tri thức đó, có thể được coi là đúng trong điều kiện của nó. Nhưng nó có thể sai, hoặc chưa hoàn chỉnh trong một nền tảng tri thức của một tập hợp lớn hơn.

Các quí vị đang giành giật quyền lợi trên khắp thế giới này, đang hành xử trong một nền tảng tri thức riêng phần. Tức quý vị tương tự như những con ếch trong cái giếng của nó.

Chỉ có một lý thuyết bao trùm - Lý thuyết thống nhất - mới đưa tầm nhìn của quí vị ra khỏi cái giếng. Lý thuyết thống nhất: đó chính là tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp. Không thể có hai lý thuyết thống nhất.

Lý thuyết đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt.

Chẳng phải ngẫu nhiên, cụ Trạng Trình phát biểu:

Nhược đài sư tử thượng (Hinh tượng của Hà đồ trong văn minh Việt/ Thiên Sứ).

Thiên hạ thái bình phong.

Tùy quí vị. Bắt đầu từ hôm nay. Lão Gàn cũng không khiên cưỡng mà thuyết phục quí vị bằng những bài viết liên quan.

Không thể thuyết phục được những con bò.

Thế giới này luôn có hai cách giải thích hiện tượng. Cho nên những con bò không cần duy trì nền văn minh của nó.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản và quá trình 'cắt đứt' đau đớn với TQ

01/04/2014 02:05 GMT+7

Posted ImageĐối với Nhật Bản, cách ly khỏi Trung Quốc là một quyết định đau đớn, bởi hầu như tất cả những giá trị văn hóa của họ đều xuất nguồn từ Trung Quốc.

LTS:Trong bài viết dưới đây, tác giả David Pilling đã đi vào những khía cạnh phức tạp trong quá trình trở nên khác biệt của đất nước Nhật Bản.

Cách đây hơn 100 năm, ngày 16/3/1885, tờ Jiji Shimpo (Thời sự tân báo) của Nhật đăng tải bài xã luận "Thoát Á" mà hiện nay nhiều người cho rằng do Yukichi Fukuzawa, đỉnh cao trí tuệ của phong trào cải cách thế kỷ 19 với cao trào là thời kỳ Minh Trị Duy Tân, viết. Bài xã luận cho rằng không thể để Nhật Bản bị nền phong kiến Trung Hoa và Hàn Quốc làm cho trì trệ, và nên "thoát khỏi vòng tư tưởng của các quốc gia châu Á mà gia nhập với các quốc gia văn minh phương Tây."

Việc Nhật Bản "đoạn tuyệt" với Trung Quốc (thời gian sau này thậm chí Nhật còn đưa quân sang xâm lược Trung Quốc) là một câu chuyện đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Căng thẳng giữa hai quốc gia hiện đang ở mức hết sức nghiêm trọng. Lãnh đạo hai nước cũng đã bắt đầu bóng gió so sánh hiện tại với các năm 1914 và 1939, thời điểm mà cả thế giới đang đứng trên bờ vực chiến tranh.

Nguồn cơn chính của sự thù địch này là hành động xâm lược Trung Quốc trong những năm 1930 và 1940 - đây là một nỗ lực bất thành của Nhật nhằm thuộc địa hóa "quốc gia trung tâm ở dưới gầm trời" đã làm thiệt mạng hàng triệu người. Mối hiềm khích này cũng xuất nguồn từ năm 1895, khi Nhật Bản và Trung Quốc tham gia vào một cuộc chiến tranh ngắn, qua đó Nhật thôn tính một phần lãnh thổ Trung Quốc, gồm cả Đài Loan, và tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), vốn là tâm điểm trong cuộc tranh cãi lãnh thổ ngày nay.

Posted Image

Mối quan hệ Nhật Bản và TQ gần đây càng trở nên căng thẳng sau những xung đột tại Hoa Đông. Ảnh: BBC

Tuy nhiên, còn một lý do tế nhị khó thấy khác, khởi nguồn từ quá khứ còn xa hơn nữa, khi Nhật cắt đứt mối liên hệ về mặt lý trí với Trung Quốc và chuyên tâm vào nỗ lực hiện đại hóa, Âu hóa quốc gia của mình.

Trung Quốc từng được coi là cội nguồn trí tuệ của Nhật Bản, một quần đảo cô lập nằm nhỏ nhoi như một dấu ngoặc lửng ở rìa phía đông của khu vực giao lưu giữa Á - Âu rộng lớn. Kyoto, thủ phủ chính trị của Nhật Bản trong suốt một ngàn năm được thành lập từ thế kỷ thứ 8, là một bản sao hoàn hảo của kinh đô Trường An triều nhà Đường. Nhiều thi phẩm lớn của Nhật Bản được viết tại Trung Quốc. Chỉ phụ nữ mới viết chữ chú âm kana - vào thế kỷ XXI, một cung nữ trong triều đình đã viết Truyền thuyết về Genji, tác phẩm được coi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới. Đối với nam giới, học đồng nghĩa với việc học ở Trung Quốc.

Nhưng trong các thế kỷ tiếp theo, sự uy nghi của nền văn minh Trung Quốc dần dần suy yếu, đặc biệt kể từ năm 1644 khi triều Minh sụp đổ và nhà Hán bị nước ngoài kiểm soát. Sự kiện này ở Trung Quốc trùng hợp với giai đoạn đầu của chế độ Mạc phủ Tokugawa (1600-1868); khi đó các tướng lĩnh cai trị đang tìm cách bảo vệ nhà nước Nhật - và bản thân họ - khỏi tầm ảnh hưởng của ngoại bang, trong đó có Trung Quốc.

Với quyết tâm bảo vệ nền tự chủ đồng thời ý thức được các hệ tư tưởng trái chiều nhau, Mạc phủ đã ra lệnh cấm người dân Nhật Bản ra khỏi nước ngoài (người phạm tội sẽ bị xử tử). Các thương nhân Trung Quốc hầu như bị hạn chế sinh hoạt trong một khu phố người Trung Quốc trong thành phố Nagasaki.

Đối với Nhật Bản, cách ly khỏi Trung Quốc là một quyết định đau đớn, bởi hầu như tất cả những giá trị văn hóa của họ đều xuất nguồn từ Trung Quốc, từ truyền thống trồng lúa nước, chữ viết, các quan điểm Khổng giáo về trật tự quân thần và gia đình, cho đến các kỹ thuật sử dụng đồng và sắt. Theo nhà sử học George Sansom, đạo Phật, vốn cũng được truyền qua Nhật từ Trung Quốc (dù rằng Ấn Độ mới là quê hương của tôn giáo này), là "một con chim lớn kỳ diệu, bay qua đại dương trên đôi cánh mạnh mẽ, mang tới cho Nhật Bản tất cả những nhân tố của một đời sống mới - một nền đạo đức mới, kiến thức về tất cả các lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, nghề nghiệp, và các tư tưởng siêu hình tinh tế vốn chưa từng xuất hiện trong truyền thống bản địa."

Trong thời kỳ cai trị của chế độ Mạc phủ Tokugawa, các học giả ở hệ thống trường Quốc học (kokugaku) đã nỗ lực làm sống lại tinh thần dân tộc và nới lỏng dần những ảnh hưởng của Trung Quốc. Những tư tưởng này càng được củng cố thêm sau cuộc chiến tranh Nha phiến giai đoạn 1839 - 1842, trong đó chỉ một số lượng ít ỏi các chiến hạm của Anh quốc cũng đủ sức làm "bẽ mặt" nền văn minh vĩ đại của "quốc gia trung tâm dưới gầm trời". Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị "băm nát như quả dưa hấu".

Để tránh gặp phải số phận tương tự, Nhật Bản sẽ phải tiếp nhận nền văn minh phương tây và đoạn tuyệt với nguồn gốc châu Á của mình. Các học giả Kokugaku tìm về những giá trị kinh điển tiền phong kiến của Nhật Bản trước kia, thời kỳ được coi là "giai đoạn vàng" về văn học và triết học. Họ coi trọng sự thuần khiết của văn thơ Nhật Bản; khác với các hình thức văn chương kinh điển của Trung Quốc, văn thơ Nhật Bản chan hòa những hình ảnh của tự nhiên và tụng ca những cảm xúc thuần khiết.

Những ý tưởng đó vẫn còn vang vọng tới tận ngày nay. Shintaro Ishihara, cựu thống đốc thành phố Tokyo năm 2012 từng lên kế hoạch mua và phát triển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, gây ra tình trạng chia rẽ trong quan hệ Trung - Nhật hiện nay, từng có lần tự hào nói với tôi rằng Nhật Bản có một nền văn chương độc đáo. Ông cho hay, tiểu thuyết gia Andre Malraux từng có lần trực tiếp nói với ông rằng người Nhật là "dân tộc duy nhất có thể nắm bắt được cõi vĩnh hằng chỉ trong tích tắc." Với cái nháy máy tinh ranh theo phong cách đặc biệt của mình, Ishihara nói tiếp: "Haiku là thể thơ ngắn nhất trên thế giới, và không phải người Trung Quốc, mà chính là người Nhật đã tạo ra nó."

Ngày nay, nhiều đặc điểm được coi là tiêu biểu cho Nhật Bản xuất phát từ giai đoạn cách ly với Trung Quốc này. Ian Buruma, một học giả xuất sắc về Trung Quốc và Nhật Bản, nói với tôi: "Khi kiến thức của người Nhật Bản phát triển lên, họ bắt đầu nhận ra rằng Trung Quốc không phải là trung tâm của thế giới, và họ cũng dần nhận ra những điểm yếu của Trung Quốc. Vì vậy mà họ nghĩ, 'chúng ta nên bắt tay vào xác định vị trí của mình đi thôi.'"

Tương tự, Buruma nói, phần lớn những nét được coi là độc đáo của Nhật Bản thực ra đều là tư tưởng hiện đại. Ông nói: "Những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan cho rằng nền văn hóa Nhật Bản không có dây mơ rễ má gì với Trung Quốc, nhưng thực ra đó chỉ là một cách nghĩ mang tính tự vệ mà thôi."

(Còn tiếp)

Bùi Thu Trang (theo Foreignpolicy)

-----

*Tác giả bài viết, David Pilling, là biên tập viên mục châu Á của tờ Financial Times. Ông từng là Trưởng văn phòng Tokyo của FT trong thời gian 2002 - 2008.

========================

Đối với Nhật Bản, cách ly khỏi Trung Quốc là một quyết định đau đớn, bởi hầu như tất cả những giá trị văn hóa của họ đều xuất nguồn từ Trung Quốc.

Lại là thứ lập luận của một con ếch mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyên lão Trung Quốc ngán “đả hổ”

Thứ Ba, 01/04/2014 22:04

Hai cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào cho rằng đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng có thể gây hại đến lợi ích của họ

Cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân vừa thúc giục giới lãnh đạo hiện nay kiềm chế chiến dịch chống tham nhũng cứng rắn nhất nhiều thập kỷ qua do lo ngại lợi ích của một số vị “nguyên lão” trong Đảng Cộng sản nước này bị ảnh hưởng.

Báo Financial Times (Anh) hôm 31-3 dẫn một số nguồn tin cho biết ông Giang Trạch Dân đã phát đi thông điệp nêu trên đến Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng rồi. Thông điệp này nhận định chiến dịch chống tham nhũng không thể có quy mô quá lớn cũng như không nên nhằm vào quá nhiều gia tộc quyền lực. Cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm của ông Tập, cũng tỏ thái độ thận trọng và khuyên ông Tập không nên đi quá xa.

Kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình xem chống tham nhũng, lãng phí là ưu tiên hàng đầu với cam kết sẽ mạnh tay “đả hổ, diệt ruồi” (“hổ”, “ruồi” ám chỉ quan tham cấp cao và cấp thấp). Trong vài tuần tới, nhà chức trách dự kiến công bố tội trạng của một trong những “con hổ” lớn nhất từng sa lưới: ông Chu Vĩnh Khang - cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản. Nếu bị đưa ra xét xử, ông Chu sẽ là quan chức cấp cao nhất ra tòa kể từ khi thành lập Trung Quốc vào năm 1949.

Posted Image

Hai cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (trái) và Giang Trạch Dân Ảnh: Tân Hoa Xã - Reuters

Cả hai ông Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân cho đến giờ vẫn ủng hộ chiến dịch chống tham nhũng - kể cả động thái thanh trừng ông Chu Vĩnh Khang, dù đây là đồng minh của ông Giang trong nhiều năm. Tuy nhiên, 2 cựu lãnh đạo cho rằng chiến dịch này đã đi đủ xa và việc tiếp tục đẩy mạnh nó có thể gây hại đến những lợi ích hoặc phe phái của họ. Đã có những tin đồn rằng ông Tập Cận Bình có ý điều tra các đồng minh chủ chốt của ông Hồ Cẩm Đào. Ngoài ra, 2 vị nguyên lão còn lo ngại sẽ mất đi sự ổn định và ủng hộ trong nội bộ đảng nếu chiến dịch chống tham nhũng kéo dài quá lâu và quá mạnh tay.

Hiện Bắc Kinh chưa có phản ứng gì với thông tin nêu trên. Dù vậy, có vẻ chiến dịch chống tham nhũng vẫn đi tới. “Con hổ” mới nhất bị bẻ nanh là cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Cốc Tuấn Sơn. Theo Tân Hoa Xã hôm 31-3, ông này sẽ ra tòa án binh vì các tội tham nhũng, nhận hối lộ, tham ô công quỹ và lạm quyền. Đây là vụ bê bối lớn nhất quân đội Trung Quốc hơn 20 năm qua. Hãng tin Reuters dẫn một số nguồn tin cho biết ông Cốc bị cáo buộc bán hàng trăm chức tước trong quân đội, thu về hàng triệu USD. Một nguồn tin nói: “Nếu một sĩ quan cấp tá không thuộc diện thăng chức muốn trở thành tướng, cái giá là 30 triệu nhân dân tệ (gần 103 tỉ đồng)”.

Việc xét xử nói trên là tín hiệu mới nhất cho thấy quyết tâm làm trong sạch quân đội của ông Tập Cận Bình. Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) gồm 2,3 triệu người từ lâu vốn bị cho là nơi mà nạn hối lộ, tham nhũng và lạm quyền hoành hành. Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 1-4 cho biết các thanh tra viên đã phát hiện sai phạm tràn lan và nghi án tham nhũng trong các đơn vị xung quanh thủ đô Bắc Kinh.

Hãng tin AP dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết công tác thanh tra tại Bắc Kinh và Quân khu Tế Nam được Quân ủy Trung ương do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu trực tiếp chỉ đạo. Các thanh tra viên đã thu thập được nhiều manh mối liên quan tới các khâu đề bạt, kỷ luật cũng như chuyển nhượng đất đai, thi công và phân bổ các tòa nhà, dịch vụ quân y. Theo bộ này, các nghi án sẽ được điều tra sâu rộng hơn và kết quả sẽ được công khai trước dư luận để răn đe.

Hoàng Phương

==================

Bởi vậy! Khó lém!

Cái này Lão gàn lói dồi. Ngài Tập đang cưỡi lưng cọp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc công khai tham nhũng tràn lan trong quân đội

(Tin tức 24h) - Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 1/4 cho biết các thanh tra viên đã phát hiện sai phạm tràn lan và nghi án tham nhũng trong các đơn vị quân đội.

Theo TTXVN, tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng với trọng tâm hiện tập trung vào Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) gồm 2,3 triệu quân vốn từ lâu bị cho là nơi nạn hối lộ, tham nhũng và lạm quyền hoành hành.

Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, công tác thanh tra tại Bắc Kinh và Quân khu Tế Nam được tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu.

Thông cáo cho biết các thanh tra viên cũng thu thập được nhiều manh mối liên quan tới các vấn đề trong khâu đề bạt, kỷ luật đối với các sỹ quan, chuyển nhượng đất đai, thi công và phân bổ các tòa nhà và dịch vụ quân y.

Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, các nghi án này sẽ được điều tra sâu hơn và công khai trước dư luận để răn đe.

Posted Image

Ông Tập Cận Bình Chủ tịch Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, trong khi đó, quyền lực của ông ngày càng được củng cố.

Cách đây không lâu, ngày 24/1, ông Tập Cận Bình được bổ nhiệm là lãnh đạo một ủy ban an ninh mới của nước này.

Được biết, ông Tập Cận Bình được Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc bổ nhiệm vào vị trí này, một động thái cho thấy quyền lực của ông ngày càng được củng cố.

Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch Quốc hội Trương Đức Giang được bổ nhiệm là phó chủ tịch ủy ban an ninh mới này.

Tân Hoa Xã cho hay ủy ban an ninh mới này sẽ chịu trách nhiệm “đề ra các kế hoạch tổng thể và phối hợp các vấn đề chính cũng như công việc chính về an ninh quốc gia”.

Các nhà phân tích cho hay hồi tháng 11/2013, lần đầu tiên thông tin về ủy ban này được đề cập trong Hội nghị Trung ương 3, một ủy ban tương tự Hội đồng an ninh quốc gia của Mỹ, và dự kiến ông Tập sẽ là người đứng đầu.

Một ủy ban của Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm thực thi cải cách đã tiến hành phiên họp đầu tiên hôm 23/1 dưới sự chủ trì của ông Tập Cận Bình.

Mai Thùy

==========================

Bởi vậy! Khó lém!

Các ngài chưa đủ trình để giải quyết những vấn đề xã hội hiện nay của quí vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc ép Triều Tiên bỏ hạt nhân, Mỹ sẽ thay đổi chiến lược châu Á

Nguyễn Hường

02/04/14 13:34

(GDVN) - Một quan chức Mỹ cho rằng Trung Quốc nên "ép" Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân nếu muốn Washington thay đổi các kế hoạch quân sự trong khu vực.

Tờ Channel News Asia ngày 2/4 đưa tin cho biết, một quan chức Mỹ cho rằng Trung Quốc nên "ép" Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân nếu muốn Washington thay đổi các kế hoạch quân sự trong khu vực.

Posted Image

Danny Russel

Danny Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương thừa nhận rằng một Trung Quốc đang phát triển đã không hài lòng với những nỗ lực của Mỹ nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng với các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc.

"Cách trực tiếp nhất để Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến những người triển khai quân sự và những kế hoạch liên minh chiến lược là áp dụng đòn bẩy của mình đối Triều Tiên để tác động tới một phần các quyết định của Bình Nhưỡng nhằm giúp quốc gia này đi đúng đường", ông Russel nói với một hội nghị.

Trung Quốc là đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên, nhưng đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng ngày càng tăng về chương trình hạt nhân của quốc gia láng giềng này, mặc dù các chuyên gia Mỹ tin rằng Bắc Kinh không muốn chính quyền Kim Jong-un sụp đổ.

Ông Russel đã ghi nhận động thái tích cực của Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên khi quốc gia này hỗ trợ nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ trừng phạt Bình Nhưỡng và hạn chế xuất khẩu sang Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân và tên lửa mới đây.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cũng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh cần phải có các động thái mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa để buộc Triều Tiên phải tuân thủ các điều ước quốc tế về việc chấm dứt chương trình hạt nhân của mình./.

==============

Triết gia Hy Lạp - Aristotle - phát biểu ý kiến: "Nếu tất cả mọi bí mật được đưa ra ngoài ánh sáng thì thế giới này sẽ sụp đổ".

Nhưng vấn đề là ông ta nói có đúng không nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đức tặng Trung Quốc bản đồ cổ không có Hoàng Sa, Trường Sa

02/04/2014 19:28

(Tin Nóng) Trong chuyến thăm Đức vừa qua, ngày 28.3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tấm bản đồ Trung Quốc in năm 1735, trên đó biên giới Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam, theo tạp chí Foreign Policy ngày 1.4.

Posted Image

Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc xem bản đồ Trung Quốc cổ thế kỷ 18 do Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville (Pháp) vẽ, tại Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin tối 28.3 - Ảnh: Cơ quan báo chí chính phủ Đức (BPA)

Tấm bản đồ này do nhà bản đồ học người Pháp, ông Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ, được một nhà xuất bản Đức in năm 1735. Thủ tướng Đức tặng bản đồ cổ này cho Chủ tịch Trung Quốc trong buổi chiêu đãi tối, trong phần trao đổi quà tặng.

Bản đồ của d'Anville dựa trên những khảo sát địa lý của các đoàn truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc và được xem là "tổng kết hiểu biết của châu Âu về Trung Quốc thế kỷ 18".

Tấm bản đồ này, theo chú thích tiếng Latinh trên đó, chỉ ra một "Trung Quốc đích thực", trong đó khu trung tâm Trung Quốc chủ yếu là người Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, hay Mãn Châu. Còn hai đảo Đài Loan và Hải Nam được thể hiện bằng biên giới khác màu với biên giới Trung Quốc đích thực.

Dĩ nhiên là hoàn toàn không có Hoàng Sa, Trường Sa trong tấm bản đồ thế kỷ 18 này.

Báo chí Trung Quốc đã không công bố bản đồ d'Anville, mà lại đưa ra bản đồ khác và nói đó là bản đồ bà Merkel tặng (!). Bản đồ này của nhà bản đồ học người Anh tên John Dower, được nhà xuất bản Henry Teesdale & Co. in ở London năm 1844, trong đó bao gồm Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ và một phần lớn Siberia.

Posted Image

Tấm bản đồ Trung Quốc cổ, của nhà bản đồ học người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ, được một nhà xuất bản Đức in năm 1735 - Ảnh: FP

Tuy nhiên trên các mạng xã hội Trung Quốc lại có thông tin về cả hai bản đồ này. Với bản đồ d'Anville, cư dân mạng Trung Quốc giận dữ với món quà bà Merkel tặng, cho rằng đó là "món quà vụng về", hoặc "Đức chắc có động cơ thầm kín", hay đi xa hơn là cáo buộc bà Merkel muốn hợp pháp hóa các phong trào đòi độc lập của Tây Tạng, Tân Cương v.v.

Còn bản đồ Dower trái lại được đón chào hơn, và có người còn tự hào về lãnh thổ cũng như quyền lực to lớn của đế quốc Trung Hoa trước đây.

Anh Sơn

======================

Đây là tấm bản đồ vẽ vào năm 1735 AC. Nhưng những tấm bản đồ do chính các nhà nghiên cứu Trung Quốc vẽ vào thế kỷ thứ IV và III BC thì lãnh thổ của người Hán - gọi là nhà Chu - chỉ đến bờ Bắc sông Dương Tử. Vì "Nam Dương tử là nơi Bách Việt ở". Chính nhà sử học cổ nổi tiếng Trung Hoa Tư Mã Thiên mô tả trong cuốn Sử Ký của ông.

Bản đồ này của nhà bản đồ học người Anh tên John Dower, được nhà xuất bản Henry Teesdale & Co. in ở London năm 1844, trong đó bao gồm Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ và một phần lớn Siberia.

Có cả Xi bê di nữa cơ à?! Thôi chết! Thế này thì nước Nga lại phải đối phó với những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi về chủ quyền Xi bê di thuộc về Trung Quốc rùi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan ráo riết chuẩn bị đối phó với “kịch bản Crimea”

Thứ sáu 04/04/2014 07:04

ANTĐ - Sau cuộc khủng hoảng chính trị tại Kiev, Đài Loan đã theo dõi rất chặt chẽ việc Nga triển khai quân đội và sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine để chuẩn bị sẵn sàng đối phó với khả năng Trung Quốc sẽ có hành động tương tự như của Nga.

Phát biểu tại cuộc hội thảo ở Trung tâm an ninh của Mỹ ở Washington hôm 2-4, "Thứ trưởng quốc phòng" Đài Loan Andrew Hsia cho rằng: "Đài Loan đã học được một bài học rất quan trọng là phải tăng cường chi tiêu để tự phát triển vũ khí, trang bị và hợp tác chặt chẽ với Mỹ để hiện đại hóa quân đội."

Quân đội Nga không gặp bất kỳ sự kháng cự nào từ các lực lượng vũ trang Ukraine, khi họ tiến vào bán đảo Crimea và cuối cùng là chiếm đóng các căn cứ quân sự của Ukraine.

Nhiều máy bay chiến đấu của không quân Ukraine không thể cất cánh được, và những chiếc máy bay chiến đấu có thể cất cánh thì lại được trang bị vũ khí rất kém. Các loại vũ khí còn lại của quân đội Ukraine cũng đã lỗi thời và có khả năng hạn chế. Ngay sau khi Nga sáp nhập Crimea, từ ngày 18-3-2014, tại Đài Loan, phong trào chống đối chính phủ do giới sinh viên khởi xướng với sự tham gia của hàng chục nghìn người đã bùng phát tại Đài Bắc, để phản đối Dự luật về hiệp định tự do mậu dịch giữa Đài Loan với Trung Quốc, được hai bên ký kết hồi tháng 7-2013 và đang chờ quốc hội thông qua. Người biểu tình dùng hoa hướng dương để thể hiện tính ôn hòa nhưng vẫn bị trấn áp, trước khi Tổng thống Mã Anh Cửu chấp thuận đối thoại với lãnh đạo của phong trào biểu tình. Đến ngày 30-3, tổng số người biểu tình đã lên đến 120.000 người. Tại các cuộc biểu tình trên đường phố Đài Bắc, đặc biệt là gần trụ sở Quốc hội và chính phủ, người ta trông thấy những bông hướng dương tràn ngập đường phố và những bức chân dung "Tổng thống" Đài Loan, trên đầu mọc hai cái sừng sơn dương. Phải chăng Đài Loan chuẩn bị đối mặt với phong trào “Mùa xuân Đài Bắc"?

Posted Image

Theo các nhà quan sát, đây không phải là một phong trào tự phát. Nhiều guơng mặt nổi bật trong số các nhà hoạt động chính trị Đài Loan hưởng ứng kêu gọi xuống đường của giới sinh viên. Trước đó, vùng lãnh thổ Đài Loan đã gửi yêu cầu mua các máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-16 mới từ Mỹ.

Tuy nhiên, Washington vẫn chưa phê chuẩn thỏa thuận này, thay vào đó họ lại đề xuất cấp nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu F-16 hiện có của Đài Loan.

Năm 2001, chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush đã đề xuất bán cho hòn đảo này một số tàu ngầm, nhưng thỏa thuận vẫn giậm chân tại chỗ. 13 năm sau đó, vẫn không có dấu hiệu rõ ràng nào về việc những thỏa thuận này sẽ diễn ra như thế nào. Ông Andrew Hsia nói: "Tại thời điểm này, mọi người có thể có những suy nghĩ khác nhau về tàu ngầm, nhưng tôi cho rằng Đài Loan sẽ phát triển, hoặc cố gắng phát triển, tàu ngầm nội địa của mình." Ông Hsia cho rằng, Đài Loan nên duy trì chi tiêu quốc phòng ở mức 3% tổng sản phẩm quốc nội. Theo ông, trong những năm gần đây, ngân sách đã giảm xuống dưới mục tiêu đó, đặc biệt là kể từ khi cơ quan quốc phòng hòn đảo này dành ngân sách cho việc mua vũ khí mà chưa được chính phủ Mỹ phê chuẩn. Số tiền chưa được sử dụng mua số vũ khí này được hoàn lại cho kho bạc. Tuy nhiên, "Thứ trưởng Quốc phòng" Andrew Hsia nhấn mạnh rằng, Đài Loan cần phải nhận được sự ủng hộ từ Mỹ. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn ngồi lại với Mỹ để thảo luận về những sự hỗ trợ nào là phù hợp nhất đối với tình hình eo biển Đài Loan".

Đức Hùng

Theo anninhthudo.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuck Hagel:

Đe dọa hay dùng vũ lực ở Biển Đông đều không thể dung thứ

Nguyễn Hường

04/04/14 14:12

(GDVN) - Ông Hagel nói thêm rằng các tuyên bố chủ quyền liên quan đến việc sử dụng đe dọa hay vũ lực đều không thể dung thứ.

Theo NHK, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã gián tiếp chỉ trích Trung Quốc về những căng thẳng liên quan tới Biển Đông trong một cuộc họp báo tại Hawaii ngày 4/4.

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel

Phát biểu tại một cuộc họp báo sau một cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng của 10 nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Bộ trưởng Hagel cho biết Mỹ đang ngày càng quan ngại về sự bất ổn phất sinh từ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Trong nhận định không trực tiếp đề cập tới tên Trung Quốc, ông Hagel nói thêm rằng các tuyên bố chủ quyền liên quan đến việc sử dụng đe dọa hay vũ lực đều không thể dung thứ.

Ông cho biết tất cả các nước liên quan cần làm rõ tuyên bố của mình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Đây là lần đầu tiên mà Mỹ tổ chức một cuộc họp với các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN trên lãnh thổ của mình. Ông Hagel bác bỏ quan điểm cho rằng việc Mỹ mời các đối tác ASEAN đến Hawaii nhóm họp là nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc.

Bộ trưởng Hagel sẽ sớm thăm Nhật Bản và Trung Quốc.

=================

Ông Hagel nói thêm rằng các tuyên bố chủ quyền liên quan đến việc sử dụng đe dọa hay vũ lực đều không thể dung thứ.

Ông cho biết tất cả các nước liên quan cần làm rõ tuyên bố của mình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Có một bài báo đặt tựa - Đại ý: Nước Mỹ ngủ quên ở biển Đông, hoặc Tây Thái Bình dương gì đó...Thực ra thì không phải. Nước Mỹ đang rất tỉnh.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chớ có giễu cợt máy bay không người lái Triều Tiên

Thứ Sáu, 04/04/2014 - 16:02

(Dân trí) - Giới phân tích cho rằng chớ có nên giễu cợt sự thô sơ của 2 máy bay do thám không người lái của Triều Tiên mà Hàn Quốc thu giữ được trong thời gian qua.

Máy bay do thám Triều Tiên chụp ảnh phủ tổng thống Hàn Quốc

Posted Image

Máy bay không người lái được cho là của Triều Tiên bị Hàn Quốc thu giữ mới đây.

Một chiếc máy bay bị rơi được cho là của Triều Tiên đã trở thành chủ đề chế giễu kể từ khi được phát hiện ở biên giới biển tranh chấp giữa hai miền Triều Tiên vào tuần này. Cỗ máy được miêu tả giống như “đồ chơi”, “mô hình máy bay” mang theo camera nhỏ, có độ nét thấp, tương tự như chiếc được Seoul phát hiện vào ngày 24/3.

Cả hai cỗ máy không người lái này đều đơn giản đến mức khôi hài nếu so với máy bay không người lái của Mỹ. Chính vì vậy mà nó đã nhanh chóng trở thành chủ đề giễu cợt, cho thấy khả năng quân sự hạn hẹp của Triều Tiên. Và chắc chắn, 2 chiếc máy bay không người lái này cũng “xách dép” cho các mẫu được phô trương trong cuộc diễu binh hoành tráng ở Bình Nhưỡng vào năm ngoái.

Posted Image

Nhưng theo giới phân tích, chớ vì thế mà vội đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Triều Tiên. Mặc dù phần lớn kho vũ khí của Triều Tiên đã lỗi thời, do chủ yếu là vũ khí có từ nhiều thập kỷ trước của Liên Xô và Trung Quốc, giới phân tích khẳng định khả năng quân sự của Triều Tiên khó có thể là một trò đùa. Cụ thể, nước này ước tính có 1,3 triệu quân và hàng trăm chiến đấu cơ cùng trực thăng tấn công. Và quan trọng hơn cả, Bình Nhưỡng tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhấn mạnh rất nhiều đến cơn “đau đầu” này trong báo cáo gần đây nhất lên Quốc hội. Báo cáo đánh giá, mặc dù thiết bị già cỗi và nguồn lực hạn hẹp, “đội quân khổng lồ của Triều Tiên có thể khởi xướng một cuộc tấn công Hàn Quốc mà có rất ít hoặc không cần cảnh báo” và có thể “gây tổn thất nghiêm trọng” cho Hàn Quốc, các quốc gia láng giềng, lực lượng Mỹ trong khu vực.

Những chiếc máy bay do thám không người lái của Triều Tiên chứng tỏ Triều Tiên là quốc gia lạc hậu, bị chia cắt. Tuy nhiên giới phân tích nhận định, chính lối suy nghĩ này khiến nhiều người không nhận thấy Triều Tiên đã phát triển được kho vũ khí khiến cả quân Mỹ và Hàn Quốc cũng phải “dè chừng” suốt nhiều thập niên qua. Pháo của Triều Tiên, với hỏa lực đã được cải tiến trong suốt nhiều thập niên, về cơ bản có thể “san bằng” Seoul.

Triều Tiên cũng sở hữu đội quân lớn thứ tư thế giới và nắm giữ kho tên lửa đạn đạo không thua kém nhiều nước. Mặc dù các tên lửa đã lỗi thời, nhưng họ cũng sở hữu vũ khí có thể vươn tới khắp châu Á. Ngoài ra, giới phân tích cũng khẳng định chớ có nên coi thường tuổi tác của vũ khí. Ví dụ rõ ràng nhất là lực lượng tàu ngầm của Triều Tiên, vốn được coi là “kém tinh vi” nhưng “nồi đồng cối đá”, đã chứng minh được sức mạnh của nó trong năm 2010. Khi đó, một trong những tàu ngầm Triều Tiên được cho là đã tấn công và đánh chìm thành công tàu chiến Cheoanan của Hàn Quốc. 46 thủy thủ đã thiệt mạng.

Tàu ngầm diesel điện lớp Gotland của Thụy Điển là một ví dụ khác chứng tỏ công nghệ quân đội kém tinh vi hơn nhưng vẫn có thể qua mặt được đối thủ siêu việt hơn. Trong cuộc tập trận giữa những năm 2000, một tàu ngầm loại này đã liên tục đánh chìm các tàu sân bay lớp Nimitz, được coi là nữ hoàng của Hải quân Mỹ.

Trong khi đó, quân đội Triều Tiên được cho là đã “sao chép” vũ khí Mỹ và phát triển một máy bay tấn công không người lái mà Lầu Năm Góc cho rằng được làm theo mẫu chiếc Raytheon MQM-107 Streaker. Tháng 3 năm ngoái Triều Tiên thậm chí còn tiến hành diễn tập bắn đạn thật bằng máy bay không người lái (ảnh dưới).

Posted Image

Tất cả đều toát lên một điều: Giễu cợt sẽ kết thúc khi ai đó bị thương.

Vũ Quý

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ tướng tham nhũng Trung Quốc Cốc Tuấn Sơn:

Chạy hàm cấp tướng giá hơn 100 tỷ đồng

Thục Ninh

06:29 ngày 03 tháng 04 năm 2014

TP - Hãng Reuters dẫn các nguồn tin thân cận lãnh đạo quân đội Trung Quốc nói rằng, một trong các tội trạng nghiêm trọng nhất của viên tướng tham nhũng Cốc Tuấn Sơn là mua quân hàm. Cốc Tuấn Sơn đã chi 3,5 triệu euro (hơn 100 tỷ đồng) để “chạy” từ hàm đại tá lên thiếu tướng.

Posted Image

Thanh tra quân đội Trung Quốc cho biết, họ đã nắm được những sai phạm lớn nghi ngờ tham nhũng tại hai đại quân khu Bắc Kinh và Tế Nam, sau một cuộc điều tra kéo dài 3 tháng, báo South China Morning Post (Hong Kong) ngày 2/4 đưa tin.

Các tổ công tác do Quân ủy Trung ương do ông Tập Cận Bình đứng đầu phái đi đã thanh kiểm tra hàng loạt lãnh đạo cấp cao tại hai đại quân khu từ 10/12/2013 đến 13/3/2014, Xinhua hôm qua cho biết. Đoàn thanh tra đã phát hiện nhiều cán bộ chỉ huy chịu trách nhiệm về các vụ tham nhũng nghiêm trọng trong lĩnh vực bổ nhiệm cán bộ, chuyển nhượng đất đai, xây dựng và bán nhà ở, dịch vụ quân y.

Những trường hợp trên có thể được tiếp tục điều tra thêm, dấu hiệu rõ ràng cho thấy nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đang đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội. Các chuyên gia quân sự cho rằng, kết quả thanh tra có thể mở đường cho vụ điều tra tham nhũng đối với cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu. Thượng tướng Từ Tài Hậu từng là Chính ủy đại quân khu Tế Nam giai đoạn 1996 - 1999. Ông này vừa bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc điều tra về tội tham nhũng.

“Tế Nam là một địa bàn quan trọng để thu thập bằng chứng tham nhũng của Từ Tài Hậu, nơi được xem như bàn đạp trước khi ông ta được luân chuyển về Bắc Kinh và trở thành ủy viên Quân ủy Trung ương năm 1999”, một đại tá về hưu ở Bắc Kinh nói.

Tế Nam cũng là căn cứ quyền lực của tướng Cốc Tuấn Sơn, cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, vừa bị truy tố về tội tham nhũng hôm 31/3. Vị đại tá nói rằng, Cốc Tuấn Sơn và Từ Tài Hậu quen biết nhau từ thời công tác tại đại quân khu Tế Nam năm 1996. Một thư ký của Từ Tài Hậu tại Tế Nam cũng vừa bị điều tra tham nhũng.

Trong thời gian tại vị tại Quân ủy Trung ương thời kỳ 2004-2013, Từ Tài Hậu cất nhắc một số cán bộ xuất thân từ đại quân khu Tế Nam. Thanh tra đại quân khu này cũng nhằm bóc trần gốc rễ các thủ đoạn tham nhũng thông qua nạn mua quan bán chức trong quân đội.

Dư luận Trung Quốc hiện nay hết sức quan tâm vụ xét xử Cốc Tuấn Sơn. Phiên tòa luận tội viên tướng tham nhũng có thể được tòa án quân sự xử kín chứ không công khai, chuyên gia Yu Xiao viết trên báo Quân giải phóng Trung Quốc ngày 1/4. Vụ Cốc Tuấn Sơn liên quan việc sản xuất và mua sắm trang thiết bị cho quân đội, thuộc lĩnh vực bí mật quân sự. Theo ông Yu, những vụ việc liên quan bí mật quân sự ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, theo luật pháp, không được phép xét xử công khai.

Theo luật tố tụng hình sự Trung Quốc, phiên tòa phải công bố lý do với công chúng về lý do xử kín vụ Cốc Tuấn Sơn. Mọi trình tự tố tụng phải được tăng cường và giám sát chặt chẽ bởi viện kiểm sát và tòa án cấp cao hơn.

Vụ điều tra, xét xử Cốc Tuấn Sơn rất nghiêm trọng và sẽ gây tác động lớn tới chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội Trung Quốc. Vì thế, nhiều người đặc biệt là giới cán bộ quân đội nghỉ hưu, đòi phải đưa vụ Cốc Tuấn Sơn ra xét xử công khai.

Theo SCMP, WCT, Echos

============================

Tướng Cốc Tuấn Sơn này chạy hàm tướng đưa tiền cho ai ấy chứ. Lão Gàn chắc chắn không nhận đồng nào từ ông này. Hì!

Tình hình ngày càng khuých tạp. Chính ủy thượng tướng Từ Tài Hậu "mần răng" mà có quyền phong tướng cho ngài Cốc Tuấn Sơn.

Bởi vậy. Khó lém!

Ngài Tập đang cưỡi lưng cọp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mưu hèn kế bẩn, thủ đoạn nguy hiểm vẫn đang được giăng ra ở Biển Đông

Đông Bình

05/04/14 09:07

(GDVN) - Do có Mỹ đứng đằng sau Philippines nên Trung Quốc vẫn áp dụng chiêu bài cũ, tìm cách giăng bẫy các nước quanh Biển Đông để từng bước xâm chiếm các đảo, đá ngầm

Posted Image

Đây là tàu đổ bộ cỡ lớn Côn Luân Sơn của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc có thể dùng để tấn công đổ bộ trên Biển Đông. Trung Quốc đã chế được 3 chiếc loại này và đều trang bị cho Hạm đội Nam Hải, triển khai ở Biển Đông - nơi Trung Quốc tham lam "đường lưỡi bò" và thấy các nước khác có thực lực quân sự yếu hơn mình.

Trung Quốc chưa thể tấn công vũ lực đối với Philippines?

Tờ "Tin tức Trung Quốc" vừa đăng bài viết nhan đề "Truyền thông nước ngoài cho rằng Trung Quốc có thể dễ dàng đánh thắng Philippines, nhưng hiện không thể sử dụng vũ lực".

Theo bài báo, gần đây, Philippines đã tiến hành đệ trình một báo cáo kiện Trung Quốc lên Tòa án trọng tài quốc tế. Trang mạng Australia vừa có bài viết phân tích nguyên nhân Philippines có thể thách thức Trung Quốc.

Theo bài viết, Philippines vừa cho binh sĩ đáp tàu cá đột phá thành công sự phong tỏa của tàu cảnh sát biển Trung Quốc, tiến hành thay phiên binh sĩ và tiếp tế vật tư cho tàu chiến cũ đậu ở bãi Cỏ Mây, đồng thời còn mời phóng viên truyền thông phương Tây đi theo để tạo thế.

Như vậy, tại sao Philippines lại có thể thách thức với một Trung Quốc ngày càng mạnh? Đây là do họ có sự hỗ trợ từ phía sau của Mỹ. Rõ ràng, Mỹ cần Philippines, đương nhiên cũng cần hỗ trợ Philippines khi cần. Hơn nữa, Trung Quốc đều có tranh chấp chủ quyền trên biển với Nhật Bản, Philippines.

"Lợi ích Mỹ ở Philippines vượt xa Ukraine, không thể khoanh tay nhìn"

Posted Image

Đây là tàu đổ bộ đệm khí hạng nặng Zubr do Ukraine chế tạo, Trung Quốc đã nhận được 2 chiếc loại này và có thể dùng cho tấn công đổ bộ ở Biển Đông.

Theo bài báo, dựa vào sức mạnh quốc gia và thực lực quân sự hiện nay, Trung Quốc "tấn công Nhật Bản" thực sự phải thận trọng, nhưng muốn đánh thắng Philippines là điều không phải lo ngại. Vấn đề là, Trung Quốc không thể làm như vậy.

Thứ nhất, diện tích Biển Đông rộng lớn, Trung Quốc thực sự hơi “ngoài tầm với”. Thứ hai, Trung Quốc muốn làm "nước lớn", phải có dáng vẻ nước lớn, không thể nhìn ai không vừa mắt thì điều quân "dạy cho một bài học". Thứ ba, lợi ích của Mỹ ở Philippines vượt xa Ukraine, quả thật không thể “khoanh tay đứng nhìn” khi Philippines cần đến.

Như vậy, Trung Quốc làm thế nào? Vẫn thực hiện phương châm đã có: Thứ nhất, anh kiện ở Tòa án quốc tế ư? Tôi phớt lờ anh. Thứ hai, anh phải thường xuyên điều tàu tiếp tế. Tôi sẽ chặn anh.

Cơ quan tuyên truyền của TQ cho rằng, đợi cho đến khi Trung Quốc thực sự mạnh lên, đợi cho “thế giới cần đến Trung Quốc” vượt xa “Trung Quốc cần thế giới”, tất cả mọi vấn đề đều sẽ được "giải quyết dễ dàng".

Posted Image

Tập trận đổ bộ là một khoa mục được Trung Quốc tiến hành trái phép thường xuyên trên Biển Đông, địa điểm tập trận là quần đảo Hoàng Sa, một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam - nơi Trung Quốc đã xâm lược trước đây. Hiện nay Trung Quốc còn muốn chiếm nốt các hòn đảo, đá ngầm còn lại ở Biển Đông.

Trung Quốc muốn “giăng bẫy” Philippines

Tờ “Nam Hoa buổi sáng” Hồng Kông ngày 3 tháng 4 đưa tin, một số chuyên gia khu vực cho rằng, chỉ cần sơ hở một chút có thể tạo cớ cho Trung Quốc cướp lấy tất cả các đảo “tranh chấp”.

Tại diễn đàn “Tìm hiểu Trung Quốc thế kỷ 21” ngày 2 tháng 4, người từng là ứng cử viên Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Chito Santa Romana cảnh báo, Philippines cần thận trọng với chiến lược bao vây của Trung Quốc.

Theo Romana thì nếu phán đoán nhầm sẽ dẫn đến xung đột dữ dội một cách nhanh chóng (xung đột chớp nhoáng) và giới hạn cho phạm sai lầm của Quân đội Philippines là rất nhỏ.

Theo ông Romana thì Trung Quốc muốn Philippines mắc sai lầm, tức là đụng độ với tàu của Trung Quốc, bắt giữ hoặc nổ súng với ngư dân Trung Quốc… Nếu có bất cứ hành động nào nêu trên, Philippines sẽ “mất đi một hòn đảo”.

Cái bẫy này cũng đã từng và đang được Trung Quốc áp dụng với Việt Nam.

Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng con bài này, nếu thành công thì Trung Quốc sẽ đánh chiếm tất cả các “đảo tranh chấp” trước khi có phán quyết của Cơ quan trọng tài Luật biển. Theo đó, cho dù Trung Quốc có thua kiện thì cũng không có không gian cho đàm phán.

Posted Image

Đây là tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Type 056, được truyền thông Trung Quốc tuyên truyền là dùng để tấn công các đối thủ ở các vùng biển gần, ví dụ như biển Hoa Đông và Biển Đông. Trung Quốc đã bố trí, triển khai 5 chiếc loại này ở Biển Đông - nơi Trung Quốc có tham vọng "đường lưỡi bò" bất hợp pháp.

Theo báo Trung Quốc, bãi Cỏ Mây (Trung Quốc gọi là bãi Nhân Ái, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) nằm ở khu vực có tuyến đường hàng hải quan trọng, xung quanh có nguồn lợi thủy sản phong phú, dưới đáy biển nghe nói còn có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt rất lớn… (nên Trung Quốc tham lam?!)

Chuyên gia Mỹ Marwyn Samuels, Đại học Syracuse Mỹ cho rằng, Trung Quốc ngăn chặn hoạt động tiếp tế của Philippines ở bãi Cỏ Mây là một hành động nguy hiểm. “Rất nhiều tình huống không thể dự đoán, có thể sẽ xảy ra sự cố, có người sẽ đưa ra hành động sai lầm trong thời điểm sai lầm, như vậy sẽ làm cho tình hình leo thang. Điều này đáng lo ngại”.

La Viện đề xuất 10 “kiến nghị” ăn cướp bãi Cỏ Mây

Một loạt phương tiện truyền thông Trung Quốc như tờ “Thời báo Hoàn Cầu”, Tân Hoa xã… ngày 1 tháng 4 đồng loạt đăng “10 kiến nghị” của tướng học giả La Viện – Phó tổng thư ký thường trực Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc.

Các kiến nghị này được đưa ra khi ngồi trên bàn giấy tưởng tượng về một “giấc mơ” xâm lược (viển vông) trên Biển Đông. La Viện tưởng tượng và đề nghị:

Posted Image

Trung Quốc cũng đã bố trí các tàu hộ vệ tên lửa Type 054A như Hoành Thủy, Nhạc Dương... ở Biển Đông vào các năm 2012, 2013, thuộc biên chế của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

(1) Cần lập tức công bố “Bản ghi nhớ ngoại giao” trước đây Philippines đề nghị tàu đổ bộ xe tăng số 57 gặp nạn phải giữ lại ở bãi Cỏ Mây, từ đó chiếm lấy lợi thế về pháp lý và dư luận.

(2) Tuyên bố “đại nạn” của tàu “lánh nạn” Philippines trên bãi Cỏ Mây đã hết, Philippines cần nhanh chóng kéo nó đi, nếu không làm được thì Trung Quốc “giúp”, nhưng Philippines cần trả “phí” theo thông lệ quốc tế. Nếu Philippines cố chấp không di dời, Trung Quốc sẽ áp dụng nhiều biện pháp để tàu chiến này tiêu hủy, để “những kẻ chiếm đóng phi pháp” không còn chỗ đứng chân.

(3) Những chi phí “mắc cạn” của tàu đổ bộ số 57 Philippines từ năm 1999 đến nay phải thông báo và triển khai “đàm phán ngoại giao” với Philippines, đồng thời “tạo thế” về dư luận ngoại giao.

(4) Ngoài tuyên bố ngoại giao (bất hợp pháp) tái khẳng định “chủ quyền tuyệt đối” của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh (của Việt Nam), lấy bãi Cỏ Mây làm “tâm”, vẽ ra vòng tròn 12 hải lý, dùng ranh giới đỏ trên bản đồ để cho thấy trong vòng cung đó là lãnh hải của Trung Quốc, bất cứ tàu thuyền nước nào xâm nhập mà chưa được Trung Quốc cho phép thì coi như “xâm lược”, Trung Quốc sẽ dựa vào “Luật Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” để hành động.

Posted Image

Trong Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc cũng đã biên chế các tàu khu trục Type 052C như tàu khu trục Lan Châu số hiệu 170, tàu khu trục Hải Khẩu số hiệu 171 - những tàu này được truyền thông Trung Quốc tuyên truyền là Aegis Trung Hoa

(5) Tuyên bố với bên ngoài, để bảo đảm an toàn cho tất cả tàu thuyền và máy bay hoạt động ở vùng biển và vùng trời Biển Đông, Trung Quốc sẽ lập kế hoạch xây dựng “trạm thông tin theo dõi bờ biển” hoặc “điểm cứu hộ” tai nạn trên biển, trên không ở bãi Cỏ Mây, hy vọng được cộng đồng quốc tế ủng hộ (chắc ông La Viện tưởng tượng sẽ có nhiều vụ như MH370 của hãng hàng không Malaysia).

(6) Trong tình hình nhiều lần “cảnh cáo ngoại giao” bất lực, Trung Quốc còn có thể tuyên bố với bên ngoài rằng bãi Cỏ Mây sẽ có “chức năng quân sự”, xuất phát từ sự cân nhắc “nhân đạo”, thông báo trước cho nhà cầm quyền Philippines, nhanh chóng rút người và vật ở bãi Cỏ Mây, nếu không sẽ tự gánh lấy hậu quả.

(7) Nếu Philippines tiếp tục “gây sự” ở bãi Cỏ Mây, Trung Quốc không chỉ phải “thu hồi” (cướp lấy) quyền quản lý, kiểm soát thực tế đối với bãi Cỏ Mây, mà còn phải “thu hồi” (xâm lược) quyền quản lý, kiểm soát các đảo, đá ngầm khác mà Philipppines “đã cướp”.

(8) Các Đại sứ Trung Quốc tại nước ngoài cần “đồng thanh lên tiếng” vu cáo Philippines phá hoại hiện trạng Biển Đông, thách thức “chủ quyền” của Trung Quốc, công bố bản đồ và Hiến pháp trước đây của Philippines đã vẽ và viết thế nào, trước đây Mỹ đã xác định ranh giới trong bản đồ Philippines như thế nào, công bố toàn bộ “sự thực” cho thiên hạ.

Posted Image

Trước đó, Trung Quốc cũng đã triển khai các tàu khu trục tên lửa Type 052B như tàu khu trục Quảng Châu số hiệu 168, tàu khu trục Vũ Hán số hiệu 169, thuộc biên chế của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.

(9) Cần tổ chức cho phóng viên đi theo tàu cảnh sát biển của Trung Quốc đến vùng biển bãi Cỏ Mây, thu thập chứng cứ “Philippines phá hoại hiện trạng, phá hoại Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông” (? Bộ quy tắc này chưa có! Có lẽ là nói đến Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông - DOC).

(10) Trên cơ sở “chủ quyền thuộc về ta”, tiến hành mời thầu quốc tế đối với tài nguyên ở bãi Cỏ Mây và vùng biển xung quanh hoặc hai bờ eo biển tiến hành hợp tác khai thác. Philippines nếu muốn đấu thầu, điều kiện phù hợp có thể “ưu tiên xem xét”.

La Viện kết luận xanh rờn: “Tóm lại, trong vấn đề nguyên tắc quan trọng có liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, Trung Quốc không gây sự, cũng không ngại sự cố. Philippines đã gây sự thì họ phải trả giá”. Trong kết luận này có dẫn quan điểm “không gây sự, không ngại sự cố” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra khi thăm châu Âu.

Như vậy, truyền thông chính thống đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền những quan điểm phản động như của La Viện, theo đó, các nước xung quanh Biển Đông cần hết sức cảnh giác.

Posted Image

Ngày 21 tháng 3 năm 2014, Trung Quốc lại bổ sung thêm chiếc tàu khu trục tên lửa "thế hệ mới" Type 052D đầu tiên cho Hạm đội Nam Hải, mang tên Côn Minh, số hiệu 172. Truyền thông Trung Quốc tuyên truyền tàu này ngang cơ với tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Rõ ràng, Trung Quốc luôn ưu tiên bố trí, triển khai lực lượng quân sự trên Biển Đông để hiện thực hóa tham vọng, tham lam "đường lưỡi bò" của họ. Ngoài ra, Hạm đội Nam Hải còn được bố trí cho nhiều loại tàu khác như tàu quét mìn mới, tàu tên lửa, tàu tiếp tế. Cuối năm 2013, Trung Quốc cũng đã lần đầu tiên lập ra biên đội tàu sân bay (Liêu Ninh) và xuống Biển Đông để "làm quen môi trường".

========================

Thấy ngài tướng quân Viên Lạ phát biểu thấy mà ghét. Nghe Lão Gàn "chém gió" đây: sang năm, e rằng đất nước quí vị không giữ nổi sự an bình, đừng nói chuyện xâm lấn nước khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO:

Lật mặt tỷ phú mafia Trung Quốc

Thục Ninh

07:26 ngày 05 tháng 04 năm 2014

TP - 424 cảnh sát đã được tung vào chiến dịch điều tra, thu thập chứng cứ khắp Trung Quốc (Tứ Xuyên, Nội Mông, Thượng Hải, Macau, Hong Kong) để bắt, đưa ra xét xử tỷ phú Lưu Hán, 48 tuổi, kẻ điều hành một tập đoàn tội phạm kiểu mafia. Lưu Hán và em trai Lưu Duy cùng 34 đối tượng khác trong băng nhóm của y bị đưa ra xét xử tại thành phố Hàm Ninh, tỉnh Hồ Bắc từ hôm 31/3.

Posted Image

Lưu Hán tại phiên tòa. Ảnh: SCMP

Lưu Hán bị truy tố 15 tội danh hình sự, bao gồm giết người, cho vay nặng lãi, kinh doanh sòng bạc, buôn bán vũ khí bất hợp pháp, giam giữ người trái phép… Theo cáo trạng, tổ chức của Lưu Hán tung hoành từ năm 1993, trải rộng ở 10 địa phương, đã thực hiện 9 vụ giết người. Anh em họ Lưu tập trung làm ăn ở tỉnh Tứ Xuyên. Khi tập đoàn mafia này bị triệt phá, cảnh sát thu được 20 khẩu súng, 677 viên đạn, 3 trái lựu đạn và hơn 100 dao các loại.

Báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong ngày 4/4 dẫn ba nguồn thạo tin phiên tòa xét xử Lưu Hán cho biết, tỷ phú mafia đã phủ nhận mọi cáo buộc, phủ nhận việc giết 9 đối thủ trong quá trình cạnh tranh kinh doanh, nhật báo Hồ Bắc đưa tin.

Vụ án Lưu Hán được cho là có liên quan chiến dịch điều tra tham nhũng nhằm vào Chu Vĩnh Khang - người từng là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính Pháp, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc. Theo nhật báo Hồ Bắc, một nhân vật có trách nhiệm trong vụ án nói rằng, tên con trai cả của Chu Vĩnh Khang là Chu Bân cũng nằm trong hồ sơ vụ án và có cả bút lục thẩm vấn Chu Bân của cảnh sát. Báo chí Trung Quốc cho rằng Lưu Hán có quan hệ khá mật thiết với Chu Bân.

Lưu Hán và Chu Bân từng hợp tác làm ăn trong lĩnh vực sản xuất điện và du lịch ở Tứ Xuyên. Lưu Hán từng bỏ tiền để mua lại 2 dự án kinh doanh do vợ Chu Bân đứng tên với giá cực hời để lấy lòng. Sau một số phi vụ làm ăn, Lưu Hán đã thiết lập được mối quan hệ hữu hảo với Chu Bân, để từ đó kiếm tiền từ việc nhận hối lộ, chạy quyền chạy chức.

Quan chức bao che

Các điều tra viên đã lấy lời khai của hơn 1.000 người trong quá trình điều tra Lưu Hán. Thông tin phiên tòa xử Lưu Hán - ông chủ tập đoàn khai khoáng Hán Long và tòng phạm được cập nhật liên tục trên truyền thông xã hội. Theo đó, ba quan chức tại tỉnh Tứ Xuyên đã thú nhận hành vi tham nhũng và che giấu hoạt động băng nhóm. Phó Thị trưởng thành phố Quảng Hán Sun Liming, 46 tuổi, cũng đã bị điều tra về tội tham nhũng, Xinhua đưa tin.

Viện kiểm sát địa phương cho biết những quan chức trên đã tạo ô dù chính trị hợp pháp che chắn cho các hoạt động tội phạm của anh em Lưu Hán. Các quan tham đã nhận tội gồm Lưu Học Quân - nguyên Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự thành phố Đức Dương, Lã Bân - Trưởng phòng Tài chính-Trang bị Công an Đức Dương và Lưu Trung Vĩ - nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát thị xã Thập Phường. Tòa án Hàm Ninh kết luận, các nghi phạm đã giúp Lưu Duy kiếm tiền thông qua việc điều hành sòng bạc và cung cấp cho hắn các loại vũ khí nóng. Đổi lại, Lưu Duy trả họ tiền mặt, đồng hồ xa xỉ, xe hơi và gái.

Nhờ mua chuộc một số quan chức cảnh sát, viện kiểm sát địa phương nên băng đảng của Lưu Hán ngày càng ngông cuồng, ngang nhiên giết người mà không bị trừng trị. Trước khi bị bắt hồi tháng 3/2013, Lưu Hán không chỉ sở hữu tập đoàn Hán Long, doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Tứ Xuyên, mà còn là chủ của hàng chục công ty trong lĩnh vực điện lực, tài chính, bất động sản với số tài sản hàng chục tỷ nhân dân tệ.

Theo South China Morning Post

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản chỉ thị quân đội bắn hạ tên lửa của Triều Tiên

Posted Image

Quân đội Triều Tiên bắn tên lửa trong một cuộc tập trận. (Nguồn: AFP)

Ngày 5/4, một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết nước này đã ra lệnh cho một tàu khu trục trên Biển Nhật Bản tấn công bất cứ tên lửa đạn đạo nào mà Triều Tiên có thể phóng trong những tuần tới, sau khi Bình Nhưỡng bắn một tên lửa Rodong tầm trung ra vùng biển này trước đó.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ban bố chỉ thị trên hôm 3/4, song không công bố để tránh làm ảnh hưởng đến cuộc đàm phán mới được nối lại sau hơn 1 năm giữa Tokyo và Bình Nhưỡng.

Nguồn tin cho hay: "Bộ trưởng Quốc phòng đã đưa ra chỉ thị sẵn sàng đối phó với mọi vụ phóng tên lửa từ ngày 3-25/4".

Cũng theo nguồn tin trên, Bộ trưởng Onodera không triển khai các khẩu đội tên lửa Patriot, vốn được bố trí là tuyến phòng thủ cuối cùng để đối phó các đầu đạn phóng tới.

Ngày 4/4, trả lời câu hỏi về chi tiết vụ thử hạt nhân "kiểu mới" mà Triều Tiên dọa tiến hành sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án vụ thử tên lửa đạn đạo mới đây của nước này, Bình Nhưỡng cảnh báo rằng thế giới "hãy chờ xem".

Trong cuộp họp báo thông thường thứ 3 của Triều Tiên tại LHQ trong năm nay, Phó Đại sứ Triều Tiên tại LHQ Ri Tong Il tuyên bố: "Triều Tiên tuyên bố rất rõ ràng, chúng tôi sẽ thực hiện một vụ thử hạt nhân kiểu mới. Nhưng tôi khuyên các bạn hãy chờ xem nó là gì". Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản chỉ thị quân đội bắn hạ tên lửa của Triều Tiên

Posted Image

Quân đội Triều Tiên bắn tên lửa trong một cuộc tập trận. (Nguồn: AFP)

=======================

Eo ơi! Bắn hạ tên lửa của Triều Tiên, làm hỏng tên lửa của họ, họ bắt đền đấy. Quả tên lửa mắc tiền lắm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Mỹ sẽ đánh nếu Trung Quốc tìm cách chiếm Bãi Cỏ Mây”

(Quốc tế) - Hành động này sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở châu Á.

Ngày 4/4, một chuyên gia pháp lý đã cảnh báo Trung Quốc rằng nước này không nên tìm cách kéo chiếc tàu chiến cũ nát Sierra Madre của hải quân Philippines ra khỏi bãi Cỏ Mây (thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện do Philippines chiếm giữ trái phép) vì hành động này sẽ được coi là một vụ tấn công nhắm vào Philippines, buộc Mỹ phải can thiệp theo Hiệp ước Phòng thủ Chung được ký kết giữa hai nước.

Theo chuyên gia luật quốc tế Harry Roque tại Đại học Philippines, hành động này của Trung Quốc sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở châu Á.

Posted Image

Chiến hạm cũ nát Sierra Madre của Philippines nằm lại tại Bãi Cỏ Mây

Ông Roque nhận định: “Nếu Trung Quốc không chịu nhượng bộ, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông có thể châm ngòi cho cuộc xung đột vũ trang lớn nhất tại khu vực trong hàng chục năm qua.”

Giáo sư Roque nhấn mạnh rằng mặc dù trước đây người ta hay gọi tàu Sierra Madre là một “phương tiện vô chủ”, tuy nhiên gần đây chính phủ Philippines đã mô tả chiếc tàu chiến cũ nát này là một “phương tiện thuộc biên chế hải quân”.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines ra ngày 14/3 nêu rõ: “Tàu Sierra Madre, một phương tiện thuộc biên chế hải quân Philippines, được bố trí ở Bãi Cỏ Mây vào năm 1999 để trở thành một cơ sở vĩnh viễn của chính phủ Philippines nhằm đáp trả việc Trung Quốc chiếm đóng trái phép Đá Vành Khăn vào năm 1995.”

Năm 1999, hải quân Philippines đã cho chiếc tàu chiến cũ này ủi thẳng vào Bãi Cỏ Mây và biến nó thành một căn cứ quân sự cho một tiểu đội thủy quân lục chiến đồn trú. Tuy nhiên với việc khẳng định Sierra Madre là một phương tiện thuộc biên chế hải quân, Philippines muốn khẳng định chủ quyền của mình đối với bãi cạn này.

Posted Image

Thủy quân lục chiến Philippines chào cờ trên chiến hạm Sierra Madre

Theo ông Roque, đó là lý do tại sao Trung Quốc nên “suy nghĩ lại” trước khi thực hiện kế hoạch kéo con tàu Sierra Madre cùng tiểu đội thủy quân lục chiến đồn trú trên đó ra khỏi Bãi Cỏ Mây, bởi hành động đó sẽ tự động kích hoạt Hiệp ước Phòng thủ Chung giữa Philippines và Mỹ, buộc Mỹ phải ra tay can thiệp bằng hành động quân sự.

Ông Roque cho rằng mặc dù Mỹ tuyên bố hiệp ước này sẽ không được kích hoạt trong trường hợp nổ ra chiến sự trên Biển Đông vì khu vực này không nằm trong phạm vi bao quát của hiệp ước, tuy nhiên việc Trung Quốc “tấn công” một tàu hải quân của Philippines lại là chuyện khác.

Theo đó, “việc tấn công vào một tàu chiến thuộc biên chế hải quân Philippines sẽ được coi là hành động cần được ngăn chặn theo Hiệp ước”.

Khi được hỏi về khả năng Trung Quốc nhằm kéo tàu Sierra Madre khỏi Bãi Cỏ Mây, ông Roque nói rằng Trung Quốc rất có thể đang xây dựng kế hoạch như vậy, vì họ đang bước vào giai đoạn tiếp theo của chiến lược biển 50 năm, trong đó có việc “bác bỏ việc sở hữu các vùng biển duyên hải khác” trên Biển Đông.

Posted Image

Cảnh sát biển Trung Quốc tìm cách chặn đường tàu tiếp tế của Philippines tới Bãi Cỏ Mây

Theo vị giáo sư này, Bắc Kinh hiện đang “rất quyết tâm làm hết sức có thể” trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Hồi tuần trước, một chiếc tàu cá chở đồ tiếp tế cho lính thủy quân lục chiến Philippines đồn trú trên tàu Sierra Madre đã bị 4 tàu cảnh sát biển Trung Quốc ngăn cản quyết liệt. Sau 2 giờ đối đầu căng thẳng, tàu tiếp tế của Philippines cũng đã luồn lách được vào bãi cạn và chuyển nhu yếu phẩm lên tàu Sierra Madre, đồng thời thay đổi lực lượng đồn trú ở đây.

(Theo Inquirer)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trăm năm tham vọng vũ khí laser

06/04/2014 09:00

Sau gần 100 năm có ý tưởng ban đầu, đến nay thế giới mới đạt được những ứng dụng thực tế đầu tiên về vũ khí laser.

Posted Image

Mỹ đạt nhiều bước tiến về việc triển khai vũ khí laser cho tàu chiến - Ảnh: BAE System

Những ngày này, hải quân Mỹ đang háo hức chính thức trình làng siêu chiến hạm USS Zumwalt (DDG-1.000), chiếc đầu tiên của lớp tàu khu trục Zumwalt. Dự kiến, sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 12.4 sắp tới. Đây được xem như một cuộc cách mạng về hiện đại hóa của hải quân xứ cờ hoa. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cũng đang theo đuổi một chiến lược hiện đại hóa hải quân khác, đó là trang bị vũ khí laser cho chiến hạm. Ngày 1.4, Cơ quan Khảo cứu quốc hội Mỹ công bố báo cáo về chương trình phát triển vũ khí laser của Lầu Năm Góc.

Tham vọng ngàn năm

Thực ra, cách đây hàng ngàn năm, con người đã có những ý tưởng đầu tiên về việc sử dụng một loại vũ khí hoạt động dựa trên cơ chế tập trung năng lượng kiểu laser. Theo truyền thuyết, trong một cuộc chiến Syracuse diễn ra từ năm 214 - 212 trước Công nguyên, quân đội Hy Lạp dựa theo chỉ dẫn từ nhà khoa học Archimedes đã sử dụng hệ thống gương khổng lồ để tập trung ánh sáng đốt cháy chiến hạm La Mã. Về lý thuyết, điều này có thể thực hiện được, nhưng thực tế làm được hay không lại là vấn đề khác, bởi phụ thuộc vào quy mô hệ thống gương, thời tiết... cùng nhiều yếu tố khác. Bởi vậy, đến nay, đây vẫn là một truyền thuyết gây tranh cãi.

Trong khi đó, hơn 2.000 năm sau thời đại của Archimedes, nhà bác học Albert Einstein vào năm 1917 đã đề ra ý tưởng về việc kích thích các chùm tia đạt mức năng lượng cao, đủ sức phá hủy vật thể. Từ ý tưởng này, giới khoa học của nhiều cường quốc đã tập trung nghiên cứu vũ khí laser. Theo USA Today, đến năm 1928, nhà vật lý nguyên tử người Đức tên Rudolf Ladenburg mới chứng minh được rằng ý tưởng trên là có thể.

Tuy vậy, trong suốt hàng thập kỷ, việc ứng dụng tia laser chỉ dừng lại ở mức phát triển đầu đọc đĩa, cắt kim loại mỏng... Vũ khí laser vẫn là một thứ sản phẩm của khoa học viễn tưởng, xuất hiện trên điện ảnh như bộ phim Chiến tranh các vì sao (Star Wars) từng thể hiện.

Mãi đến đầu năm 2011, gần 1 thế kỷ từ khi Einstein hình thành ý tưởng, Cơ quan Nghiên cứu hải quân Mỹ bất ngờ công bố vừa thử nghiệm thành công việc phóng chùm laser có công suất phát xạ đạt ngưỡng megawatt.

Posted Image

Một hệ thống LaWS - Ảnh: CRS

Bước tiến của Mỹ

Cùng khoảng thời gian trên, Lầu Năm Góc liên tục công bố các bước tiến sẵn sàng lắp đặt hệ thống vũ khí laser trên tàu chiến. Từ tháng 7 - 9.2012, hệ thống vũ khí laser được tích hợp trên tàu khu trục Dewey thuộc lớp Arleigh Burke có 3 lần thành công khi thử nghiệm bắn hạ máy bay không người lái. Tháng 2.2014, truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin Lầu Năm Góc sẽ chính thức trang bị hệ thống vũ khí laser (LaWS) đầu tiên cho tàu chiến trong năm nay. Cụ thể, tàu đổ bộ USS Ponce sẽ được nhận vinh dự này.

Theo báo cáo do Cơ quan Khảo cứu quốc hội Mỹ công bố ngày 1.4, LaWS còn có một loạt ưu điểm khác để trang bị cho chiến hạm nước này. Cụ thể, chi phí để bắn đi một “phát đạn” của LaWS chỉ tiêu tốn 1 USD, quá rẻ so với số tiền trăm ngàn USD dành cho một tên lửa phòng không tầm ngắn. Không những thế, “cơ số đạn” của LaWS gần như không giới hạn, chỉ cần chiến hạm còn nhiên liệu thì có thể tiếp tục bắn, không cần phải nạp đạn. Ngược lại, các loại vũ khí phòng thủ như hệ thống pháo cận chiến Phalanx, mà tàu chiến Mỹ đang trang bị, lại bị giới hạn về cơ số đạn, cần thời gian nạp đạn và độ chính xác không bằng LaWS. Chính vì thế, trong thời gian tới, Lầu Năm Góc dự kiến trang bị vũ khí laser sẽ bổ sung cho hệ thống súng Phalanx, súng máy MK38 trên tàu chiến. Khi đó, vũ khí laser sẽ đóng vai trò chủ lực trong việc tấn công các mục tiêu cỡ nhỏ ở tầm ngắn. Đến năm 2016, LaWS sẽ bắt đầu được trang bị cho những tàu khu trục lớp Arleigh Burke.

Xa hơn, từ năm 2022, các khu trục hạm lớp Arleigh Burke thế hệ mới sẽ sở hữu LaWS công suất 300 - 500 kW để chống lại tên lửa hành trình đối hạm. Từ năm 2025, Mỹ dự kiến trang bị LaWS công suất trên 1 MW cho tàu sân bay để đánh trả tên lửa hành trình đối hạm, đầu đạn được phát đi từ tên lửa đạn đạo, tiến tới hoàn thiện năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo...

Tất cả nhằm đưa Mỹ đến một cuộc cách mạng mới về vũ khí laser để hiện đại hóa không chỉ hải quân mà còn lục quân, không quân. Trước đây, Washington từng đạt nhiều thành công trong việc trang bị vũ khí laser để không quân vô hiệu hóa các mối đe dọa.

Khả năng tấn công của các mức năng lượng laser

- Mức năng lượng 10 - 100 kW đủ sức phá hủy một số dòng máy bay không người lái cỡ nhỏ.

- Mức năng lượng 100 kW đủ sức phá hủy các tàu cỡ nhỏ và một số loại máy bay không người lái cỡ lớn.

- Mức năng lượng hàng trăm kW đủ sức phá hủy máy bay có người lái và một số loại tên lửa.

- Mức năng lượng trên 1 MW đủ sức tiêu diệt tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình siêu âm đối hạm trong phạm vi gần 20 km. (Theo CRS)

Nga, Trung chạy đua

Thực ra, nhiều năm qua, cả Moscow và Bắc Kinh cũng không bỏ quên mảng vũ khí laser lợi hại. Năm 2010, RIA Novosti dẫn lời tướng Nikolai Makarov, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga khi đó, tiết lộ nước này cũng đang phát triển vũ khí laser. Cụ thể, ông Makarov cho biết: “Thế giới đang phát triển vũ khí laser và chúng tôi không đứng ngoài xu hướng này”. Tuy nhiên, thông tin về năng lực vũ khí laser của Moscow chưa được tiết lộ gì thêm.

Ngoài ra, tháng 8.2013, trang Want China Times dẫn một số nguồn tin cho biết Trung Quốc từ năm 1995 đã đẩy mạnh phát triển vũ khí laser. Sau đó, nước này cũng đạt một số thành quả nhất định nhưng kết quả cụ thể vẫn là một ẩn số. Trong khi đó, tháng 2.2014, tờ South China Morning Post dẫn lời chuẩn đô đốc Trương Thiệu Trung, thuộc lực lượng quân đội Trung Quốc, lại “tự hào” rằng việc nước này ô nhiễm với khói bụi nhiều là ưu thế lớn để vô hiệu hóa vũ khí laser Mỹ.

Ngô Minh Trí

================

Cách đây vài năm, trong mục "Lời tiên tri...", tôi đã xác định: "Sẽ xuất hiện những loại vũ khí như trong truyện khoa học viễn tưởng " và "làm thay đổi phương thức tiến hành chiến tranh"....Thực ra vũ khí Laze đã xuất hiện ngay trong năm có dự báo này.

Tuy nhiên, không như mô tả của bài báo này - theo tôi được biết thì Hoa Kỳ đã thử nghiệm vũ khí Laze từ những năm 60 của thế kỷ trước. Ngày ấy, báo chí đã mô tả một quả tên lửa chiến lược đang bay bị đốt cháy bằng Laze. Nhưng hồi ấy, người ta cho rằng Hoa Kỳ tạo hiện trường giả để khoe sức mạnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ-Nhật thắt chặt liên minh

Thứ Bảy, 05/04/2014 23:11

Tokyo lệnh cho tàu khu trục tới biển Nhật Bản để bắn hạ bất kỳ tên lửa nào mà Triều Tiên phóng ra trong những tuần tới

Trong bài phỏng vấn đăng trên báo Nhật Nikkei, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ủng hộ Nhật Bản mở rộng vai trò của quân đội bằng việc cho phép trợ giúp đồng minh bị tấn công.

Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của Nhật Bản nhằm đóng một vai trò chủ động hơn trong liên minh, trong đó có việc xem xét lại quyền phòng thủ tập thể”.

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chụp ảnh cùng thành viên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản

tại căn cứ không quân Yokota, ngoại ô Tokyo ngày 5-4. Ảnh: REUTERS Được đưa ra trước khi ông Hagel đến thăm Nhật ngày 5-4, bình luận này thể hiện sự ủng hộ rõ ràng nhất của Mỹ từ trước đến nay đối với nỗ lực củng cố quân đội của Nhật Bản trước một Trung Quốc ngày càng lấn tới.

Theo ông chủ Lầu Năm Góc, một trong những mục đích của chuyến thăm Tokyo là tái khẳng định cam kết của Mỹ về hiệp ước an ninh ký kết với Nhật. Dĩ nhiên, sau 2 ngày lưu lại Nhật, chặng dừng chân tiếp theo - Trung Quốc - sẽ không dễ dàng đối với ông Hagel.

Theo tờ The Wall Street Journal, bộ trưởng quốc phòng Mỹ dự kiến đàm phán với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh về an ninh mạng và những tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và Hoa Đông. “Căng thẳng luôn luôn nguy hiểm bởi có thể dẫn đến leo thang. Leo thang lại châm ngòi xung đột” - ông Hagel nói.

Giữa lúc phải để mắt đến Trung Quốc, giới chức Nhật Bản cũng dè chừng Triều Tiên. Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin chính phủ ngày 5-4 cho biết Tokyo đã lệnh cho một tàu khu trục tới vùng biển Nhật Bản để tiêu diệt bất kỳ tên lửa đạn đạo nào mà Triều Tiên phóng ra trong những tuần tới, sau khi Bình Nhưỡng phóng thử 2 tên lửa tầm trung Rodong.

Nguồn tin của Reuters nói lệnh điều động có hiệu lực từ ngày 3 đến 25-4 và cho biết thêm Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera khẳng định không triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cho đến khi không còn lựa chọn nào khác.

Mệnh lệnh trên được ông Onodera ban hành hôm 3-4 nhưng tránh công bố rộng rãi vì lo ngại ảnh hưởng tới cuộc đàm phán mới giữa Tokyo và Bình Nhưỡng về vấn đề bắt cóc công dân Nhật trong quá khứ. Theo truyền thông quốc tế, cuộc đàm phán diễn ra tuần này đã kết thúc mà không đạt được tiến triển nào song hai bên nhất trí tiếp tục hội đàm.

Trong khi đó, Bình Nhưỡng hôm 4-4 đổ lỗi cho Mỹ làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và cảnh báo Washington không nên vượt qua lằn ranh đỏ, tức thay đổi chế độ Bình Nhưỡng.

Ngoài ra, Phó Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc Ri Tong-il nói: “Triều Tiên khẳng định sẽ tiến hành một hình thức thử hạt nhân kiểu mới. Mọi người hãy chờ và xem!”. Ông này còn tố cáo Mỹ âm mưu thay đổi chế độ ở Triều Tiên bằng cách đổ lỗi cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un vi phạm nhân quyền.

Theo ông Ri, chính Mỹ đã ngăn chặn nỗ lực phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên bằng cách phớt lờ đề nghị của Bình Nhưỡng, mục đích là để duy trì lực lượng quân sự Mỹ trong khu vực.

HUỆ BÌNH

Share this post


Link to post
Share on other sites