Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

LÃO SAY BÀN

Như trước đây Lão say đã nói về việc TQ có thể "tát nước theo mưa " vụ máy bay mất tích của Malaixia để lập cái gọi là "trạm trung chuyển cứu hộ " hoặc là 1 cái a,b,c x,y,z nào đó hòng che đậy âm mưu thôn tính biển Đông (Việt Nam).

Vậy có ai đã từng nghĩ 1 tình huống là máy bay mất tích có thể là 1 kịch bản vạch sẵn của 1 quốc gia nào đó Máy bay sau khi tắt hết mọi tín hiệu và hạ cánh an toàn ở một nơi nào đó. Tất cả mọi người an toàn và bị quản thúc ở 1 nơi nào đó. Cốt lõi là phục vụ chính trị cho 1 quốc gia.

- Câuhỏi nữa đặt ra : Tại sao Malaixia bưng bít thông tin để cho 12 nước thi nhau quần thảo đến nát Biển Đông rồi 1 ngày khác đùng đùng tuyên bố máy bay đã quay về eo biển Malaca , (Phải chăng có mục đích gì đó ở đây ??) rồi Ấn Độ dương.

Nếu như là do một sự áp đặt chủ quan của một quốc gia nào đó để đạt mội lợi ích cho quốc gia đó thì chắc chắn việc này đâu khó . Và khi nào thì âm mưu của họ sẽ lộ rõ chúng ta hãy chờ đến tháng 5 việt lịch (theo ngu ý lão say).

Vấn đề là thời gian này đang chờ động thái và phản ứng của các bên liên quan nữa mà thôi

Trong Lời tiên sư - ý lộn - tiên tri 2014. Lão Gàn ra được quẻ Hưu Lưu Niên. Sinh Tốc Hỷ. Hưu Lưu Niên ngoài nghĩa trực tiếp là máy bay rơi xuống bể thì còn có ý nghĩa là âm mưu. Bởi vậy, Lão Gàn lờ đi bình luận của Tàu khi họ xác định máy bay rơi ở vùng bể Việt Nam. Nhưng quân tử thì phải chính danh. Việt Nam tìm kiếm giúp Mã Lai chiếc máy bay rơi là hoàn toàn chính xác.

Cũng có thể không loại trừ giả thuyết người Tàu dùng chiếc máy bay này để kiểm tra độ nhạy cảm và sẵn sàng chiến đấu của các khu vực phòng không ở eo biến Malaca. Nhưng các cụ nhà ta đã bảo rùi: "Mưu sâu thì họa cũng sâu". Nếu quả đây là một âm mưu thì nó sẽ lòi ra. Đến tháng Năm thì lâu wá. Lão Gàn tuy vậy mà hay nóng ruột.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong Lời tiên sư - ý lộn - tiên tri 2014. Lão Gàn ra được quẻ Hưu Lưu Niên. Sinh Tốc Hỷ. Hưu Lưu Niên ngoài nghĩa trực tiếp là máy bay rơi xuống bể thì còn có ý nghĩa là âm mưu. Bởi vậy, Lão Gàn lờ đi bình luận của Tàu khi họ xác định máy bay rơi ở vùng bể Việt Nam. Nhưng quân tử thì phải chính danh. Việt Nam tìm kiếm giúp Mã Lai chiếc máy bay rơi là hoàn toàn chính xác.

Cũng có thể không loại trừ giả thuyết người Tàu dùng chiếc máy bay này để kiểm tra độ nhạy cảm và sẵn sàng chiến đấu của các khu vực phòng không ở eo biến Malaca. Nhưng các cụ nhà ta đã bảo rùi: "Mưu sâu thì họa cũng sâu". Nếu quả đây là một âm mưu thì nó sẽ lòi ra. Đến tháng Năm thì lâu wá. Lão Gàn tuy vậy mà hay nóng ruột.

Obama: Tìm máy bay Malaysia mất tích là ưu tiên hàng đầu

Thứ Năm, 20/03/2014 - 08:03

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 19/3 cho biết cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysia là một "ưu tiên hàng đầu" và Mỹ đã trợ giúp mọi nguồn lực có thể, trong đó có FBI, để trợ giúp chiến dịch tìm kiếm.

Posted Image

Ông Obama hôm qua lần đầu lên tiếng công khai về vụ máy bay Malaysia mất tích.

Trong bình luận công khai đầu tiên về vụ mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết ông gửi lời chia buồn sâu sắc tới người thân các hành khách mất tích.

"Tôi muốn đảm bảo với họ rằng chúng tôi coi đây là một ưu tiên hàng đầu", ông Obama nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Dallas KDFW tại Nhà Trắng.

"Chúng tôi đã sử dụng mọi nguồn lực sẵn có cho chiến trình tìm kiếm. Đã có sự hợp tác chặt chẽ với chính phủ Malaysia", ông Obama cho biết.

Nhà lãnh đạo Mỹ nói thêm, FBI, Cơ quan an toàn giao thông quốc gia và bất kỳ cơ quan hay quan chức nào liên quan tới lĩnh vực hàng không đều trợ giúp cuộc điều tra.

Cũng trong ngày hôm qua, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho hay Malaysia đã liên lạc với các cơ quan điều tra tai nạn giao thông và hàng không của Mỹ.

"Chúng tôi thấy rằng mức độ hợp tác với chính phủ Malaysia là rất chặt chẽ và chúng tôi đang phối hợp mật thiết với Malaysia cũng như các đối tác quốc tế khác trong nỗ lực nhằm tìm hiểu điều gì đã xảy ra với chiếc máy bay và tại sao", ông Carney nói.

Một quan chức thực thi luật pháp Mỹ ngày 19/3 tiết lộ, giới chức Malaysia đã cho phép FBI tiếp cận dữ liệu của cả hai phi công, trong đó có một ổ cứng gắn với mô hình bay của cơ trưởng và các thiết bị điện tử mà phi công phụ từng sử dụng.

Nhưng quan chức trên nhấn mạnh rằng không có gì đảm bảo là cuộc điều tra của FBI có thể tìm ra các manh mối mới.

Cơ trưởng xóa dữ liệu từ mô hình bay

FBI đang trợ giúp cuộc tìm kiếm chuyến bay MH370 của chính phủ Malaysia. Các nhân viên điều tra Mỹ được tin là đang giúp người Malaysia kiểm tra một mô hình bay tại nhà của một trong 2 phi công trên MH370 để tìm kiếm các manh mối.

Phi công trên được cho là đã xóa một số dữ liệu từ mô hình máy tính.

Cảnh sát trưởng Malaysia Khalid Abu cho hay một số dữ liệu đã bị xóa vào hôm 3/2 từ mô hình bay được tìm thấy tại nhà riêng của cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah và các nhân viên điều tra đang khôi phục các dữ liệu bị xóa.

Posted Image

Cuộc tìm kiếm MH370 giờ đây tập trung vào 2 hướng (đường kẻ đỏ).

Quyền bộ trưởng giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein nhấn mạnh rằng cơ trưởng hiện vẫn được xem là vô tội và các thành viên gia đình ông này đang hợp tác trong cuộc điều tra. Việc xóa các dữ liệu không phải là đáng ngờ, đặc biệt là nếu điều đó được thực hiện để giảm bớt bộ nhớ.

Giới chức Malaysia cho biết các bằng chứng mà họ có được cho tới nay cho thấy chiếc máy bay Boeing 777 đã cố tình quay trở lại qua Malaysia tới Eo biển Malacca, với các hệ thống liên lạc bị vô hiệu hóa. Họ không biết điều gì đã xảy ra tiếp theo.

Các nhân viên điều tra hiện đang tìm kiếm theo hai hướng mà máy bay có thể đang bay: một là theo hướng phía bắc tới Trung Á, và hai là hướng về phía nam tới nam Ấn Độ Dương.

Chuyến bay MH370 đã đột ngột mất tích vào sáng sớm ngày 8/3 khi đang thực hiện lộ trình từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh. Khi biến mất khỏi màn hình radar, máy bay chở 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn.

An Bình

Theo AFP, BBC

====================

Bởi vậy. Đâu còn có đó.Lão Say cứ yên trí đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Miễn điều tra cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương vì bị ung thư

Hồng Thủy

17/03/14 07:20

(GDVN) - Từ Tài Hậu bị ung thư bàng quang, một rủi ro tương đương với "án tử hình" nên Tập Cận Bình đã quyết định không trừng phạt ông Hậu, 70 tuổi và từng có quyền lực

Bưu điện Hoa Nam ngày 17/3 đưa tin, Trung Quốc đã ngưng điều tra cáo buộc tham nhũng đối với Từ Tài Hậu, Thượng tướng, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương nghỉ hưu từ đầu năm ngoái vì ông đang bị ung thư giai đoạn cuối.

Cái zdấn đề không phải điều tra con người vị tướng đang ung thư này. Mà là điều tra những sự kiện bị coi là đối tượng phải "pháp trị" của ông này. Ngưng?!

Bởi vậy! Khó lém!

Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc bị bắt trên giường bệnh

Thứ Năm, 20/03/2014 11:34

(NLĐO)- Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, vừa bị bắt trên giường bệnh điều trị ung thư bàng quang để phục vụ điều tra cáo buộc ngốn hàng triệu nhân dân tệ từ các phi vụ "bán quân hàm".

Posted Image

Từ Tài Hậu (phải) được xem là một người ủng hộ Bạc Hi Lai (trái), cựu Bí thư tai tiếng thành phố Trùng Khánh

Vụ bắt giữ gây chấn động tại bệnh viện Quân y 301 Bắc Kinh với hàng chục cảnh sát vũ trang tham gia đã diễn ra hôm 15-3 nhưng mới được công bố trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) hôm nay (20-3), chấm dứt những suy đoán trong nhiều tháng qua về số phận của viên tướng cấp cao này và có khả năng gây chấn động lớn trong giới tướng lĩnh quân sự Trung Quốc.

Từ Tài Hậu bị bắt giam đúng vào ngày Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì cuộc họp đầu tiên của tổ chỉ đạo cải tổ quân đội. Ngoài ra, vợ và con gái vị sĩ quan cấp cao 71 tuổi giữ hàm thượng tướng này cũng bị bắt cùng ngày, theo SCMP.

Hiện ông Từ đang bị giam theo quy chế "shuanggui" (song quy), một biện pháp kỉ luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc được dùng để chất vấn các cán bộ cấp cao bị cáo buộc tham nhũng, tại một trung tâm giam giữ bí mật.

Nếu Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương thu thập đủ bằng chứng chống lại Từ Tài Hậu và chuyển giao vụ việc cho bên công an và tư pháp, ông Từ sẽ trở thành quan chức quân sự cấp cao nhất của Trung Quốc hầu tòa vì tham nhũng. Giới phân tích nhận định tòa án binh có thể sẽ xử vụ án này, có nghĩa là phán quyết sẽ không được công bố rộng rãi.

Ông Từ được bầu vào Quân ủy trung ương năm 1999, trở thành Phó Chủ tịch năm 2004 ở tuổi 61 khiến ông trở thành nhà lãnh đạo quân sự trẻ nhất Trung Quốc. Trong suốt 1 thập kỉ, ông có ảnh hưởng rất lớn đối với quân đội Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Nhiều tin đồn về số phận ông nổi lên từ khi ông vắng mặt trong đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Trung Quốc) hồi năm ngoái – sự kiện đánh dấu chính thức việc ông nghỉ hưu.

Việc bắt giữ Từ Tài Hậu cho thấy giới lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc sẽ sớm công bố kết quả điều tra tham nhũng đối với cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần quân đội Trung Quốc Cốc Tuấn Sơn, vốn là thuộc cấp thân cận nhất của ông Từ bị bắt giữ từ đầu năm 2012.

Quyết định kỉ luật Từ Tài Hậu mới chỉ được giới lãnh đạo cấp cao đưa ra gần đây sau khi nhiều người ủng hộ kêu gọi nương tay cho ông vì bệnh tật hiểm nghèo, theo SCMP. Những người ủng hộ ông trong quân đội đã kêu gọi "khoan dung" vì cho rằng bị ung thư tương đương với lĩnh án tử hình. Họ nói rằng việc này đã có tiền lệ của Phó Thủ tướng Hoàng Cúc. Ông này từng được tha bổng trong một cuộc điều tra tham nhũng do ông bị ung thư tuyến tụy.

Linh San (Theo SCMP)

Ủng hộ Bạc Hi Lai, đồng minh của Chu Vĩnh Khang

Từng là thân tín của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, Từ Tài Hậu cũng được xem là một người ủng hộ Bạc Hi Lai, cựu bí thư tai tiếng thành phố Trùng Khánh; đồng thời ông một trong 3 phó chủ tịch của Quân ủy trung ương quyền lực của Trung Quốc dưới thời Hồ Cẩm Đào, cùng với Tập Cận Bình và tướng Quách Bá Hùng. Vị tướng quyền lực này cũng được cho là đồng minh của Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đang bị điều tra tham nhũng.

Điều trớ trêu là vị tướng đang bị cáo buộc tham nhũng này lại từng là Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ quật trong đảng bộ quân đội Trung Quốc, cơ quan giám sát chống tham nhũng trong quân đội từ năm 2000 - 2002.

==============

Tốt! Tạm coi bước đầu là được. Nhưng còn "Khó lém".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Obama: Tìm máy bay Malaysia mất tích là ưu tiên hàng đầu

Thứ Năm, 20/03/2014 - 08:03

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 19/3 cho biết cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysia là một "ưu tiên hàng đầu" và Mỹ đã trợ giúp mọi nguồn lực có thể, trong đó có FBI, để trợ giúp chiến dịch tìm kiếm.

Posted Image

Ông Obama hôm qua lần đầu lên tiếng công khai về vụ máy bay Malaysia mất tích.

Trong bình luận công khai đầu tiên về vụ mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết ông gửi lời chia buồn sâu sắc tới người thân các hành khách mất tích.

"Tôi muốn đảm bảo với họ rằng chúng tôi coi đây là một ưu tiên hàng đầu", ông Obama nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Dallas KDFW tại Nhà Trắng.

"Chúng tôi đã sử dụng mọi nguồn lực sẵn có cho chiến trình tìm kiếm. Đã có sự hợp tác chặt chẽ với chính phủ Malaysia", ông Obama cho biết.

Nhà lãnh đạo Mỹ nói thêm, FBI, Cơ quan an toàn giao thông quốc gia và bất kỳ cơ quan hay quan chức nào liên quan tới lĩnh vực hàng không đều trợ giúp cuộc điều tra.

Cũng trong ngày hôm qua, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho hay Malaysia đã liên lạc với các cơ quan điều tra tai nạn giao thông và hàng không của Mỹ.

"Chúng tôi thấy rằng mức độ hợp tác với chính phủ Malaysia là rất chặt chẽ và chúng tôi đang phối hợp mật thiết với Malaysia cũng như các đối tác quốc tế khác trong nỗ lực nhằm tìm hiểu điều gì đã xảy ra với chiếc máy bay và tại sao", ông Carney nói.

Một quan chức thực thi luật pháp Mỹ ngày 19/3 tiết lộ, giới chức Malaysia đã cho phép FBI tiếp cận dữ liệu của cả hai phi công, trong đó có một ổ cứng gắn với mô hình bay của cơ trưởng và các thiết bị điện tử mà phi công phụ từng sử dụng.

Nhưng quan chức trên nhấn mạnh rằng không có gì đảm bảo là cuộc điều tra của FBI có thể tìm ra các manh mối mới.

Cơ trưởng xóa dữ liệu từ mô hình bay

FBI đang trợ giúp cuộc tìm kiếm chuyến bay MH370 của chính phủ Malaysia. Các nhân viên điều tra Mỹ được tin là đang giúp người Malaysia kiểm tra một mô hình bay tại nhà của một trong 2 phi công trên MH370 để tìm kiếm các manh mối.

Phi công trên được cho là đã xóa một số dữ liệu từ mô hình máy tính.

Cảnh sát trưởng Malaysia Khalid Abu cho hay một số dữ liệu đã bị xóa vào hôm 3/2 từ mô hình bay được tìm thấy tại nhà riêng của cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah và các nhân viên điều tra đang khôi phục các dữ liệu bị xóa.

Posted Image

Cuộc tìm kiếm MH370 giờ đây tập trung vào 2 hướng (đường kẻ đỏ).

Quyền bộ trưởng giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein nhấn mạnh rằng cơ trưởng hiện vẫn được xem là vô tội và các thành viên gia đình ông này đang hợp tác trong cuộc điều tra. Việc xóa các dữ liệu không phải là đáng ngờ, đặc biệt là nếu điều đó được thực hiện để giảm bớt bộ nhớ.

Giới chức Malaysia cho biết các bằng chứng mà họ có được cho tới nay cho thấy chiếc máy bay Boeing 777 đã cố tình quay trở lại qua Malaysia tới Eo biển Malacca, với các hệ thống liên lạc bị vô hiệu hóa. Họ không biết điều gì đã xảy ra tiếp theo.

Các nhân viên điều tra hiện đang tìm kiếm theo hai hướng mà máy bay có thể đang bay: một là theo hướng phía bắc tới Trung Á, và hai là hướng về phía nam tới nam Ấn Độ Dương.

Chuyến bay MH370 đã đột ngột mất tích vào sáng sớm ngày 8/3 khi đang thực hiện lộ trình từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh. Khi biến mất khỏi màn hình radar, máy bay chở 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn.

An Bình

Theo AFP, BBC

====================

Bởi vậy. Đâu còn có đó.Lão Say cứ yên trí đi.

Nga lấy Crưm, Mỹ trấn an là sẽ không điều quân đến Ucraina Posted ImagePosted ImagePosted Image, chỉ ngoại giao thôi. Giờ ngài Obama lại còn chính thức tuyên bố tìm máy bay là "Ưu tiên hàng đầu" Posted Image. Kịch hay thật, chẳng biết mấy ông tướng tàu có đang xem kịch không? Sao ngài Obama lại lộ liễu thế Sư phụ nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga lấy Crưm, Mỹ trấn an là sẽ không điều quân đến Ucraina Posted ImagePosted ImagePosted Image, chỉ ngoại giao thôi. Giờ ngài Obama lại còn chính thức tuyên bố tìm máy bay là "Ưu tiên hàng đầu" Posted Image. Kịch hay thật, chẳng biết mấy ông tướng tàu có đang xem kịch không? Sao ngài Obama lại lộ liễu thế Sư phụ nhỉ?

Hoa Kỳ là nước sở hữu hãng phim Hollywood nổi tiếng. Các Đạo diễn phim của họ làm ra được bất cứ thứ gì họ có thể nghĩ ra. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ triển khai gần 10.000 binh sĩ tới Hàn Quốc tập trận

Thứ Năm, 20/03/2014 - 21:06

(Dân trí) -Quân đội Mỹ ngày 20/3 cho biết gần 10.000 binh sỹ nước này sẽ được điều tới Hàn Quốc trong tuần tới để tham gia cuộc tập trận mang tên Ssang Yong (Song Long), chỉ ít ngày sau khi Triều Tiên bắn 25 quả đạn tầm ngắn để phản đối cuộc tập trận đang diễn ra.

Posted Image

Mỹ và Hàn Quốc vẫn liên tục tiến hành tập trận chung quy mô lớn

Cuộc tập trận được báo giới địa phương khẳng định là một trong những trong những cuộc diễn tập đổ bộ lớn nhất từ trước đến nay được Mỹ và Hàn Quốc tổ chức. Địa điểm tập trận là tại bờ biển phía Đông Nam của Hàn Quốc, từ 27/3 - 7/4.

Cuộc tập trận có sự tham gia của 7500 lính thủy đánh bộ và 2000 nhân viên hải quân Mỹ, và một số lượng không công bố binh sỹ của Úc và Hàn Quốc, một người phát ngôn quân đội Mỹ cho biết.

Trong khi đó, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc khẳng định 3500 lính thủy đánh bộ và 1000 lính hải quân của nước này sẽ tham gia cuộc tập trận.

“Ssang Yong 14 là cuộc tập trận hỗn hợp thường niên, được lính thủy đánh bộ và hải quân tổ chức với Hàn Quốc, nhằm tăng cường khả năng phối hợp hành động và mối quan hệ hợp tác của quân đội hai nước trên một loạt hoạt động, từ giảm trừ thảm họa, tới các nhiệm vụ viễn chinh”, thông báo của các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc khẳng định.

Tổng cộng sẽ có 12 tàu đổ bộ của Hàn Quốc và hải quân Mỹ sẽ tham gia diễn tập.

Hàn Quốc hiện là nơi đóng quân của 28.500 lính Mỹ, và Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận thường niên Giải pháp then chốt và Đại bàng non hôm 24/2 vừa qua. Các cuộc tập trận này sẽ kéo dài tới giữa tháng 4.

Trong một nỗ lực nhằm phô trương lực lượng để bày tỏ sự giận dữ trước các cuộc tập trận, Triều Tiên đã phóng một loạt tên lửa tầm ngắn trong những tuần qua, khiến Washington và Seoul đồng loạt lên án.

Triều Tiên vẫn thường lên án các cuộc tập trận, cũng như các hoạt động quân sự khác ở phía Nam biên giới, như hành động diễn tập cho chiến tranh.

Mỹ và Hàn Quốc thì tuyên bố đây đơn thuần là các cuộc tập trận vì mục đích phòng thủ.

Thanh Tùng

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines-Mỹ sẽ ký hiệp định quân sự mới nhằm vào Trung Quốc?

Việt Dũng

19/03/14 07:39

(GDVN) - Quân đội Mỹ tăng cường lực lượng luân phiên ở Philippines có ý địnhkiềm chế sự bành trướng sức mạnh trên biển của Trung Quốc.

Posted Image

Hạm đội tàu sâm bay Mỹ ở Tây Thái Bình Dương

Theo nguồn tin từ Đài Loan, Phủ Tổng thống Philippines ngày 17 tháng 3 ngầm cho biết, Manila và Washington sắp ký hiệp định quân Mỹ tăng cường binh lực luân phiên ở Philippines, đã phát đi tín hiệu với Bắc Kinh, nhưng thông tin này để cho Bắc Kinh tự giải thích.

Theo hãng tin Central News Agency (CNA) Đài Loan ngày 17 tháng 3, Philippines và Mỹ triển khai đàm phán về việc tăng cường binh lực luân phiên ở Philippines của Quân đội Mỹ từ tháng 8 năm 2013, đến đầu tháng này đã hoàn thành vòng đàm phán thứ 6 tại Washington.

Phóng viên ngày 17 tháng 3 đặt câu hỏi, hiệp định này của Philippines-Mỹ phát đi tín hiệu gì cho Trung Quốc? Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines Edwin Lacierda cho rằng: "Hãy để Trung Quốc giải thích, chúng tôi không cần truyền đi thông điệp".

Theo bài báo, dư luận phổ biến cho rằng, quân Mỹ tăng cường lực lượng luân phiên ở Philippines có ý đồ kiềm chế sự bành trướng sức mạnh trên biển của Trung Quốc.

Posted Image

Thủy quân lục chiến Mỹ tham gia tập trận Cobra Gold 2011 (ảnh tư liệu)

Edwin Lacierda cho biết, hiệp định quân sự mới giữa Philippines-Mỹ có lợi cho Philippines có được công nghệ quân sự mới.

Theo báo Đài Loan, thỏa thuận mới giúp cho Mỹ có thể đưa nhiều binh sĩ hơn đến Philippines đồn trú luân phiên, cho phép quân Mỹ tăng cường triển khai trang bị ở căn cứ quân sự tại Philippines, do quân đội hai nước cùng sử dụng.

Theo tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc, những năm gần đây, Mỹ tích cực quay trở lại châu Á, Philippines muốn dựa vào Mỹ để kiềm chế Trung Quốc, tháng 8 năm 2013, hai bên đã triển khai đàm phán về việc tăng binh lực luân phiên của quân Mỹ ở Philippines.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin từng tiết lộ, hai bên có bất đồng về quyền sử dụng thiết bị quân sự của Mỹ, đàm phán có lúc phải dừng lại.

Theo bài báo, Tổng thống Mỹ Barack Obama dự định vào tháng 4 tới sẽ thăm Philippines, có phân tích dự đoán, hai bên Philippines-Mỹ có thể hoàn thành đàm phán trước khi ông Obama đến thăm, nhưng Phủ Tổng thống Philippines cho biết, sẽ không hy sinh "chất lượng" của thỏa thuận để theo đuổi tiến độ.

Ngoài ra, báo "Hoàn Cầu" Trung Quốc còn cho rằng, Philippines rất muốn được Mỹ "cam kết bảo vệ" như với Nhật Bản, ví dụ trong ủng hộ Philippines trong vấn đề Biển Đông.

Posted Image

Mỹ-Philippines tập trận chung (ảnh tư liệu)

=====================

Bởi vậy! Lão Gàn nói rùi: Trung Đông, Afganixtan, Ucraine...phải ổn định sớm là có "cơ sở khoa học".

Mọi chuyện rồi cũng phải ngã ngũ thôi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Crimea – Hình mẫu để Trung Quốc ‘sáp nhập’ Triều Tiên?

(Tin tức 24h) - Hàn Quốc cho rằng khả năng Trung Quốc có thể sáp nhập Triều Tiên qua việc lật đổ nhà lãnh đạo Kim Jong-un như cách Nga đang can thiệp tại Crimea.

Lâu nay, Mỹ và Nga đều là những đối tác quan trọng của Hàn Quốc. Do đó, Seoul đang bị đặt vào tình huống khó xử nếu như mối quan hệ ngoại giao giữa Washington và Matxcova ngày càng căng thẳng xung quanh những bất đồng quan điểm về cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine và sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea vào Liên bang Nga.

Trả lời hãng tin Yonhap, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, ông Song Min-soon cho rằng Nga sẽ không bao giờ có thể xâm chiếm Crimea nếu như Ukraine không từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân sau thời kỳ Liên Xô cũ tan rã vào năm 1991.

Posted Image

Nhóm binh sĩ đi tuần bên ngoài căn cứ quân sự Ukraine cách thành phố Simferopol của Crimea 25 km hôm 18/3

Theo ông Song, chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân vốn vận dụng kinh nghiệm của Ukraine trong giai đoạn đầu thập niên 90 để làm mô hình phát triển.

Theo Yonhap, động thái can thiệp vào tình hình chính trị tại Crimea đã gửi đi bức thông điệp sai cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Do đó, chính phủ Triều Tiên sẽ tăng cường khả năng duy trì phát triển vũ khí hạt nhân như một cách hữu hiệu để bảo vệ đất nước.

Tuy nhiên, ông Song lại cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trở thành một hình mẫu để Trung Quốc ‘học tập xâm chiếm' Triều Tiên trong tương lai.

Nếu chính quyền của ông Kim bị sụp đổ, Bắc Kinh có thể tổ chức một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Triều Tiên với danh nghĩa bảo vệ công dân Trung Quốc sinh sống tại quốc gia cô lập. Hành động này sẽ ngăn cản chính phủ Hàn Quốc tiến hành thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Ông Song nhận định đây cũng chính là lý do khiến phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-young tuyên bố Seoul sẽ không công nhận Crimea là một phần lãnh thổ của Nga.

Theo infornet

===================

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cơ trưởng MH370 thực hiện cuộc gọi bí ẩn trước khi cất cánh

(Dân trí) - Cơ trưởng trên chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines đã thực hiện một cuộc gọi bí ẩn từ buồng lái chỉ ít phút trước khi chiếc Boeing 777-200 cất cánh từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh.

Posted Image

Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah và con gái Aishah Zaharie.

Tờ The Sun của Anh ngày 20/3 đã đăng tải thông tin trên. Tờ báo cho hay các nhân viên điều tra đang cố gắng tìm hiểu xem cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah đã nói chuyện với ai trong buồng lái trước khi máy bay cất cánh.

Các nhân viên điều tra hi vọng rằng cuộc gọi sẽ cung cấp đầu mối quan trọng để giúp tìm ra câu trả lời cho sự mất tích bí ẩn của MH370.

Tuy nhiên, giới chức Malaysia không bình luận về các cuộc điều tra đang được tiến hành và cũng không xác nhận rằng cuộc gọi có diễn ra hay không.

Thông tin trên được đưa ra sau một tiết lộ của giới chức Malaysia rằng các dữ liệu đã bị xóa hôm 3/2 khỏi một mô hình tập bay được tìm thấy tại nhà cơ trưởng Shah, chỉ hơn 1 tháng trước khi MH370 mất tích.

Bộ trưởng giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết giới chức đang cố gắng khôi phục các dữ liệu với hi vọng có thể làm sáng tỏ những điều đã xảy ra đối với MH370.

Chuyến bay MH370 đã mất tích cùng 239 người trên khoang vào sáng sớm ngày 8/3, khi đang thực hiện hành trình từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh.

Chiến dịch tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 đã kéo dài suốt 13 ngày qua, với sự tham gia của nhiều quốc gia, nhưng cho tới nay vẫn chưa có kết quả.

Giới chức Úc ngày 20/3 cho biết vệ tinh đã chụp được những vật thể ở nam Ấn Độ Dương bị nghi mảnh vỡ của chuyến bay MH370 mất tích. Các vật thể, dài 24 m và 5 m, được chụp hôm 16/3 tại một trong những vùng biển hẻo lánh nhất của thế giới, cách thành phố Perth của Úc khoảng 2.500 km về phía tây nam.

Úc, Mỹ, Anh và New Zealand đã điều các tàu và máy bay tới khu vực để tìm kiếm các mảnh vỡ. Chiến dịch tìm kiếm các mảnh vỡ ở nam Ấn Độ Dương sẽ được tiếp tục vào hôm nay 21/3.

An Bình

Theo NYP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lo bị "đánh hơi", Ấn Độ từ chối cho tàu Trung Quốc vào lãnh hải

HỒNG THỦY

21/03/14 09:58(GDVN) - New Delhi không muốn các tàu chiến Trung Quốc "đánh hơi" quanh khu vực này vơi cái cớ tìm kiếm chiếc máy bay mất tích, một quan chức cho biết.

Posted ImageTàu chiến Trung Quốc, hình minh họa.

Times of India ngày 21/3 đưa tin, Ấn Độ đã từ chối đề nghị của Trung Quốc cho phép 4 tàu chiến nước này tiến vào vùng biển Ấn Độ gần quần đảo Andaman và Nicobar để tìm kiếm chiếc máy bay phản lực Malaysia Airlines mất tích.

Các quan chức Ấn Độ cho biết, New Delhi đã lịch sự từ chối yêu cầu của Trung Quốc cho 2 tàu khu trục, 1 tàu hộ vệ và 1 tàu cứ hộ của họ vào vùng lãnh hải của họ để tìm kiếm. Việc tìm kiếm nhân đạo đã được các tàu chiến và máy bay Ấn Độ triển khai trên vịnh Bengal và biển Andama.

Trong khi các tàu chiến Trung Quốc được tự do đi lại trong vùng biển quốc tế, Ấn Độ rõ ràng không hài lòng về sự hiện diện của tàu Trung Quốc ở bất cứ nơi nào gần các đảo chiến lược trên biển Andaman và Nicobar.

Bộ Tư lệnh A&N là căn cứ quân sự của Ấn Độ trong khu vực nhìn ra eo biển Malacca, New Delhi không muốn các tàu chiến Trung Quốc "đánh hơi" quanh khu vực này vơi cái cớ tìm kiếm chiếc máy bay mất tích, một quan chức cho biết.

Một chiếc chiếc máy bay trinh sát tầm xa P-8I của hải quân Ấn Độ và 1 máy bay trang bị cảm biến hồng ngoại C-130J sẽ bay đến Malaysia sáng nay để tham gia lực lượng tìm kiếm quốc tế.

Hải quân Ấn Độ đã triển khai 4 tàu chiến IN Satpura, Sahyadari, Saryu và Batti Malv tìm kiếm trong khu vực vịnh Bengal và biển Andaman cùng 3 máy bay P-8I, C-130J và Dornier-228.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cựu Ngoại trưởng Philippines:

Nguy cơ Biển Đông thành Crimea của TQ

Hồng Thủy,

21/03/14 13:39 http://giaoduc.net.v...Q-post141809.gd

(GDVN) - Hiện nay Bắc Kinh đã tỏ ra hiếu chiến hơn và đây là những mối lo ngại "trong thời gian thực", cựu Ngoại trưởng Philippines kết luận.

Posted Image

Cựu Ngoại trưởng Philippines Roberto R.Romulo

Philstar ngày 21/3 đăng bài phân tích của cựu Ngoại trưởng Philippines Roberto R.Romulo nhận định, Trung Quốc đang theo dõi sát sao tình hình Ukraine sau vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea và thái độ phản ứng của các bên để tìm cách nuốt trọn Biển Đông.

Nhiều người Philippines quan tâm đến tình hình cục diện Ukraine và đặc biệt chú ý đến thái độ thụ động của Mỹ và châu Âu trước việc Moscow "lấy đất trắng trợn và thái quá".

Họ cho rằng phản ứng của phương Tây sau nhiều bước quanh co cuối cùng đã được chọn lọc và hạn chế vì phương Tây không muốn gánh những thiệt hại do biện pháp trừng phạt hoặc chiến tranh với Nga vì Crimea có thể gây ra.

Ông Romulo bình luận, cũng giống như Nga, Trung Quốc chủ trương đòi cái gọi là "chủ quyền lịch sử" ở Biển Đông trong bối cảnh không có một xã hội dân sự hay phương tiện truyền thông quan trọng nào làm đối trọng với sự hung hăng của giới chức Bắc Kinh.

Posted Image

Nga sáp nhập bán đảo Crimea đang là đề tài thu hút sự chú ý rộng rãi từ dư luận.

Cục diện Ukraine sẽ khuyến khích Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ sẽ không mạo hiểm tham gia các xung đột với Trung Quốc một khi xảy ra trên các đảo, bãi cát ngầm ở Biển Đông? Liệu Mỹ đã vạch ra trong các vùng biển tranh chấp?

Có nhiều người Philippines ngày càng nghi ngờ về sự sẵn sàng của Mỹ trong việc thực hiện cam kết của họ theo Hiệp ước Quốc phòng Mỹ - Philippines nếu "toàn vẹn lãnh thổ" của Philippines bị tổn hại.

Nhìn lại Ukraine, năm 1994 Kiev đặt bút ký vào biên bản ghi nhớ Budapest cùng Anh, Mỹ và Nga trong đó cam kết đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine, đổi lại Kiev chấp nhận tháo dỡ kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của mình.

Nhưng vừa qua khi được hỏi làm thế nào để chắc chắn nhận được sự hỗ trợ từ phương Tây, Thủ tướng tạm quyền Ukraine Yatsenyuk đã không thể trả lời trực tiếp vào câu hỏi.

Posted Image

Trung Quốc gần đây hung hăng hơn trên Biển Đông và ra sức củng cố cái gọi là yêu sách chủ quyền với đường lưỡi bò phi pháp.

"Chúng tôi thực hiện biên bản ghi nhớ này. Và hôm nay chúng tôi yêu cầu được bảo vệ. Nếu chúng tôi không được bảo vệ, hãy cho tôi biết làm cách nào để yêu cầu các nước khác trên thế giới ngừng chương trình hạt nhân của họ?" ông Yatsenyuk hỏi lại các phóng viên.

Romulo phân tích, Hoa Kỳ công bố trục chiến lược của họ xoay về khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã 2 năm qua, cho đến nay trục chiến lược này vẫn phần nhiều dừng ở từ ngữ mà thiếu hoạt động triển khai trên thực tế.

Mỹ đang phải đối mặt với những lựa chọn khắc nghiệt trong bối cảnh Trung Đông vẫn đang hỗn loạn, trong khi Washington phải thu hẹp ngân sách quân sự của mình.

Trong bối cảnh quốc tế và khu vực như vậy, việc Trung Quốc leo thang chiếm trọn Biển Đông không còn là nguy cơ xa vời, mà rất hiện hữu và thực tế. Hiện nay Bắc Kinh đã tỏ ra hiếu chiến hơn và đây là những mối lo ngại "trong thời gian thực", cựu Ngoại trưởng Philippines kết luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bình luận tuyên truyền về Biển Đông của báo chí TQ:

"Việt Nam có thể "bơi cùng cá mập", Philippines sẽ bị TQ nuốt chửng"

Đông Bình

22/03/14 07:38

(GDVN) - Bình luận cho rằng Việt Nam khôn khéo trong chính sách Biển Đông, trong khi Philippines sẽ bị "cá mập" Trung Quốc nuốt chửng.

Chuyên gia Trung Quốc đòi xây căn cứ trung chuyển ở Biển Đông

"Trung Quốc chắc chắn sẽ lập Khu nhận biết phòng không Biển Đông"

Philippines sẽ cứng rắn với Trung Quốc do có Mỹ hỗ trợ

Bình luận đáng chú ý về "chủ nghĩa Monroe phiên bản Trung Quốc"

Báo Trung Quốc bàn tán về hiện trạng của Quân đội Việt Nam

Báo Trung Quốc đổi trắng thay đen, xuyên tạc trắng trợn về Việt Nam

Posted Image

Máy bay chiến đấu Su-30MK của Không quân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 21 tháng 3 đăng bài viết với tiêu đề: "Báo Mỹ: Philippines là bia ngắm số một của Trung Quốc, Việt Nam có thể sống sót, Philippines sẽ bị nuốt chửng".

Mặc dù nói là trích dẫn nhưng nội dung bài viết đã được báo Hoàn Cầu biến thành của mình, lồng ghép các nội dung tuyên truyền có mục đích. Để độc giả hiểu thêm về những tiếng nói từ Trung Quốc, mời độc giả xem xét nội dung chính của bài viết:

Theo tờ “Hoàn Cầu”, trang mạng Kế hoạch nghiên cứu tập trung chính sách ngoại giao Mỹ ngày 18 tháng 3 đăng bài viết "Liên minh manh nha: Việt Nam và Philippines đối phó Trung Quốc" của tác giả, hạ nghị sĩ Walden Bello thuộc Đảng Hành động Công dân Philippines.

Theo bài viết, năm 2013 Philippines khởi kiện lên Tòa án trọng tài Liên hợp quốc về hành vi gây hấn/khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông. Đây là một cao chiêu (mưu kế hay) của Chính phủ Philippines.

Một nhà phân tích Việt Nam cho rằng, hành động này làm cho Trung Quốc ở vào thế phòng thủ, thúc đẩy Bắc Kinh về mặt nguyên tắc đồng ý tổ chức tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).

Posted Image

Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Gepard của Hải quân Việt Nam

Theo bài viết, hợp tác đang manh nha giữa Việt Nam và Philippines là động thái mới nhất do đòi hỏi chủ quyền (bất hợp pháp) của Trung Quốc gây ra. Trung Quốc đưa ra bản đồ "đường lưỡi bò", đòi toàn bộ Biển Đông là của họ, muốn để 4 nước khác xung quanh Biển Đông chỉ được hưởng lãnh hải 12 hải lý.

Để theo đuổi mục tiêu của Bắc Kinh, tàu hải giám Trung Quốc đã xua đuổi ngư dân của Philippines khỏi bãi cạn Scarborough. Ngoài ra, tàu của Chính phủ Trung Quốc còn đuổi tàu của Philippines khi vận chuyển vật tư đến chiếc tàu chiến cũ nát của Philippines mắc cạn trên bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Bài viết cho rằng, ảnh hưởng tiêu cực mà Manila chiếm ưu thế pháp lý là, điều này làm cho Philippines trở thành "bia ngắm số một" của Bắc Kinh, thay thế Việt Nam trở thành đối thủ chủ yếu của Trung Quốc trong tham vọng thôn tính trọn vẹn Biển Đông hiện nay.

Bài viết dẫn một chuyên gia vấn đề Trung Quốc nói: "Trung Quốc hiện nay đang cô lập các anh (Philippines), trong khi đó quan hệ Việt-Trung từng bước khôi phục bình thường". Nhưng, mặc dù lãnh đạo hai nước có đi lại với nhau, "chúng tôi vẫn cảm thấy từng trận giá lạnh. Về những nước không được Trung Quốc ưa thích nhất trong ASEAN, chúng tôi hiện xếp thứ 9, các anh xếp thứ 10. Nhưng về lâu dài, Việt Nam là vấn đề nan giải chiến lược chủ yếu của Bắc Kinh".

Posted Image

Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 của Việt Nam do Nga chế tạo sẵn sàng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc

Báo Trung Quốc dẫn "một học giả" cho rằng, "Về mặt phi chính thức,dư luận Việt Nam hoàn toàn ủng hộ vụ kiện Trung Quốc của Philippines", nhưng không thể "hoàn toàn không khai ủng hộ họ".

Một nguyên nhân quan trọng để hành động này được hoan nghênh là nó đã bất ngờ tấn công Bắc Kinh, đã phá hoại việc "chuyên tâm tính kế" của Trung Quốc.

Một chuyên gia vấn đề ngoại giao Trung Quốc cho rằng: "Người Trung Quốc cảm thấy luống cuống, bởi vì họ đã có 5 chiến trường - chính trị, ngoại giao, truyền thông đại chúng, an ninh, quân sự, hiện nay các anh đã tăng thêm chiến trường thứ sáu cho họ: chiến trường pháp lý".

Theo tuyên truyền của bài viết trên trang mạng của Trung Quốc, hầu như là sự giễu cợt với lịch sử, người Việt Nam đến nay hoan nghênh Washington gia tăng lực lượng quân Mỹ tại khu vực này để "đối phó" Trung Quốc. Tuy từng là kẻ thù, hiện nay, Việt Nam và Mỹ có quan hệ an ninh tốt đẹp.

Trong cuộc đấu tranh chung phản đối Trung Quốc mưu đồ bá quyền Đông Á, Philippines và Việt Nam là "đồng minh tự nhiên". Hai nước đã là đối tác trong ASEAN, hành vi phô diễn sức mạnh ngày càng cứng rắn của Bắc Kinh có thể sẽ thúc đẩy họ tiếp tục dựa vào nhau.

Posted Image

Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 của Việt Nam (nguồn báo Hoàn Cầu-Nhân Dân, TQ ngày 21 tháng 3 năm 2014)

Bài viết cho rằng, hai nước cũng đều không ngừng "dựa sát" vào Mỹ, tìm cách tận dụng Washington để "chống chọi" lại sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực này.

"Nhưng, cách thức "đánh con bài Mỹ" của Việt Nam khôn khéo hơn, họ để cho Philippines công khai mời Mỹ mở rộng sức mạnh quân sự ở lãnh thổ và lãnh hải của họ, đây là điều bản thân Việt Nam không cho phép".- bài viết nhận định.

Theo bài viết, người Việt Nam từng đánh bại Mỹ trong chiến tranh, họ hầu như có lòng tin đối đãi với Mỹ như một "đồng minh". Điều này cơ bản có thể giải thích tại sao họ (Việt Nam) không hề ngưỡng mộ quan hệ giữa Philippines và Washington.

Manila và Mỹ luôn là quan hệ lệ thuộc, Mỹ mở rộng đóng quân ở Philippines sẽ tiếp tục tăng cường và làm sâu sắc tình hình này, làm cho phát triển chính trị và kinh tế của nước này lệ thuộc vào quan hệ an ninh.

Nói tóm lại, bài báo kết luận rằng "Việt Nam có lẽ sẽ "cùng bơi với cá mập và bình yên sống sót", nhưng Philippines - nước thực hiện sách lược tương tự, cuối cùng sẽ bị cá mập nuốt chửng".

Trên đây là toàn bộ nội dung cơ bản của bài viết được lược dịch từ trang mạng "Hoàn Cầu" của Trung Quốc. Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không đại diện cho ý kiến của báo Giáo dục.

Posted Image

Tên lửa chống hạm bờ biển K-300P Bastion của Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo

Liên quan đến vấn đề Biển Đông, chúng ta khẳng định rằng, Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, các quyền lợi về lãnh thổ, lãnh hải... liên quan đến Biển Đông đã được quy định rõ trong Luật biển Việt Nam;

Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng tự vệ, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam trên Biển Đông, bất cứ kẻ thù nào xâm phạm đều sẽ bị đánh bại. Cần phải đấu tranh với những quan điểm, luận điệu sai trái, tuyên truyền bóp méo sự thật từ các trang mạng, trang báo của Trung Quốc và các nước.

Một điều cần phải nói rõ là: Trung Quốc chưa công bố chi tiết về "đường lưỡi bò", nhưng những hành động như tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc rằng tất cả các hòn đảo và vùng biển trong "đường lưỡi bò" thuộc chủ quyền của Trung Quốc; rằng "Tây Sa" (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), "Nam Sa" (quần đảo Trường Sa của Việt Nam), đảo "Hoàng Nham" (bãi cạn Scarborough) là của họ thì người Việt Nam không thể chấp nhận được.

Hơn nữa, cùng với các tuyên bố liên tục như trên của Trung Quốc, Trung Quốc còn liên tục điều tàu chiến và binh sĩ đến Hoàng Sa, Trường Sa tập trận trái phép, thậm chí đến tận bãi ngầm James - phía nam Biển Đông để tuyên thệ cái gọi là "bảo vệ chủ quyền" (giấc mơ viển vông của Trung Quốc), thậm chí còn đi xa hơn nữa, mời thầu thăm dò, khai thác dầu khí ngay ở thềm lục địa của Việt Nam...

Tất cả những điều đó thì chúng ta phải hiểu rõ ràng rằng, Trung Quốc luôn tham vọng "nuốt trọn" Biển Đông - cụ thể là "đường lưỡi bò" bất hợp pháp, bất chấp luật pháp quốc tế và lợi ích chính đáng của các nước xung quanh Biển Đông.

Trung Quốc luôn có hành động cụ thể, rõ như ban ngày như vậy, nên chúng ta phải luôn cảnh giác và đề phòng cẩn thận, liên tục và tích cực nghiên cứu, chuẩn bị các phương án đối phó hiệu quả với các hành động khiêu khích, đe dọa của Bắc Kinh trong tương lai.

Posted Image

Tên lửa chống hạm bờ biển K-300P Bastion

Posted Image

Tàu ngầm Hà Nội (trong ảnh) và tàu ngầm Hồ Chí Minh của Hải quân Việt Nam

Posted Image Posted Image Posted Image Posted Image Posted Image

Tàu ngầm Hồ Chí Minh được tàu vận tải siêu trọng Rolldock Star Hà Lan đưa về cảng Cam Ranh vào ngày 19 tháng 3 năm 2014, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo

==========================

Cùng với Nhật Bản, Phi Luật Tân sắp trở thành miếng xương cá kình bị hóc không thể gỡ trong miệng con bò...Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến tranh lạnh 2.0?

Thứ Bảy, 22/03/2014 22:50

Một tháng trước, không mấy người chỉ ra được bán đảo Crimea trên bản đồ thế giới. Sự ra tay nhanh như chớp của Nga - khiến phương Tây “sững sờ” như ông Thomas Gomart, chuyên gia Viện Quan hệ quốc tế (Pháp) nhận định - không chỉ vẽ lại cục diện địa chính trị mà còn đe dọa dấu chấm hết cho 25 năm quan hệ dẫu lắm sóng gió nhưng vẫn mang tính xây dựng giữa Nga và Mỹ.

Với việc Crimea sáp nhập Nga, nhiều nhà phân tích và các hãng thông tấn, báo chí thế giới bắt đầu nhắc đến một cuộc chiến tranh lạnh mới. Ông Stephen Hadley, cựu cố vấn an ninh quốc gia dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush, cho rằng hố sâu lần này khó hàn gắn hơn nhiều bởi “Moscow trên thực tế đang thay đổi trật tự thế giới được xây dựng thời hậu Liên Xô”.

Trước lễ ký kết hiệp ước sáp nhập giữa Nga với Cộng hòa tự trị Crimea hôm 18-3, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cũng tuyên bố: “Thế giới đơn cực đã kết thúc và Nga đã nhận về mình trọng trách vô cùng to lớn”. Quả thật, với tư cách ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an, thiếu sự hợp tác của Moscow thì cuộc đàm phán về hạt nhân Iran, vấn đề Syria và Triều Tiên đều có thể bị đình đốn.

Posted Image

Các phi hành gia - gồm cả người Nga và Mỹ - trên Trạm Không gian quốc tế (ISS)

tuyên bố không bị ảnh hưởng bởi căng thẳng hiện nay. Ảnh: Press TV Cùng những căng thẳng trên mặt trận ngoại giao và lệnh trừng phạt “phóng” qua lại tới tấp, NATO (bao gồm Mỹ) liên tục đưa máy bay và tàu chiến đến tập trận với các nước gần Nga, trong khi Moscow và Kiev dàn quân dọc biên giới. Dù vậy, khả năng đụng độ vũ trang không cao. Tương tự, một cuộc chiến tranh lạnh mới cũng không dễ xảy ra.

Nguyên nhân lớn nhất, theo các nhà phân tích, là Nga và phương Tây đã bị khóa chặt trong tình trạng phụ thuộc kinh tế lẫn nhau. Các “ông lớn” của Mỹ như McDonald’s và Pepsi có mặt rộng rãi tại Nga.

Liên hiệp châu Âu (EU) giao dịch với Nga còn nhiều hơn Mỹ, từ đại gia Siemens của Đức đến gã khổng lồ BP của Anh đều đầu tư lớn ở Nga. Ở chiều ngược lại, khoảng phân nửa khối lượng xuất khẩu của Nga - chủ yếu là khí đốt, dầu và nguyên liệu thô - chảy qua EU.

Riêng khí đốt, hãng tin Bloomberg dẫn số liệu của các ngân hàng lớn cho thấy châu Âu nhập 32% nhu cầu dầu và 30% nhu cầu khí đốt từ Nga. Tuy nhiên, nếu phương Tây dấn sang cấm vận năng lượng, Nga sẽ mất 100 tỉ USD - tức 1/5 doanh thu xuất khẩu - và kinh tế nước này có thể khủng hoảng nghiêm trọng.

Ngoài ra, giữa Nga và Mỹ còn nhiều lĩnh vực hợp tác song phương quan trọng. Mỹ phụ thuộc vào tên lửa của Nga nếu muốn ra vào Trạm Không gian quốc tế (ISS) và phải bay qua không phận của Nga để vào Afghanistan. Cơ quan tình báo 2 nước có cơ chế chia sẻ thông tin về các tổ chức khủng bố, trong khi các chuyên gia Mỹ giúp Nga giải trừ vũ khí hạt nhân.

Hơn nữa, tình hình hiện nay không có sự xung đột về mặt ý thức hệ như trong chiến tranh lạnh. “Không còn tồn tại chuyện hoặc theo chúng tôi hoặc chống chúng tôi” - giáo sư về quan hệ quốc tế Margot Light của Trường Kinh tế London (Anh) nói với hãng tin AP.

Nếu có điểm chung giữa 2 thời kỳ thì đó là sự thiếu hụt niềm tin lẫn nhau. Chiến tranh lạnh thì có thể không nhưng khủng hoảng Ukraine đã chứng minh Nga và phương Tây vẫn còn xa nhau lắm!

Mỹ Nhung

============

Cũng may! "Lạnh" chỉ là hình tượng mô tả bầu không khí chính trị quốc tế. Chứ nếu nó là bản dự báo thời tiết thì là một dự báo sai.

Trời mát và khá khô ráo đấy chứ! Ít nhất ở Hanoi. Chẳng thấy lạnh đâu cả.

Mựa! Toàn làm xiếc cả!Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ukraine tìm thấy 42kg vàng trong nhà cựu bộ trưởng năng lượng?

23/03/2014 08:31 (GMT + 7)

TTO - Bộ trưởng nội vụ Arsen Avakov của chính quyền lâm thời Ukraine ngày 22-3 cho biết cảnh sát nước này vừa tìm thấy 42kg vàng và 4,8 triệu USD tiền mặt trong quá trình lục soát căn hộ cựu Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Eduard Stavytsky.

Posted Image

Ông Eduard Stavytsky - Ảnh: Kyiv Post

Reuters dẫn lời ông Avakov cho biết đợt lục soát liên quan đến một cuộc điều tra tham nhũng trong lĩnh vực năng lượng .

"Tôi thực sự choáng khi nhận được báo cáo về kết quả lục soát. Một kẻ phải ăn trộm bao nhiêu để có một "món tiền lặt vặt" như vậy ở nhà coi như tiền dằn túi", Avakov cáo buộc trên Facebook.

Sự nghiệp của Stavytsky thăng tiến nhanh chóng trong chính quyền của tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovich và được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Năng lượng trong tháng 12-2012 .

Truyền thông Ukraine mô tả Stavytsky như một thành viên thân cận bên ông Yanukovich. Ông Stavytsky chưa đưa ra bình luận gì.

Ngày 21-3, cảnh sát Ukraine cũng bắt giữ một quan chức năng lượng - giám đốc điều hành Yevhen Bakulin của công ty năng lượng nhà nước Naftogaz - trong cuộc điều tra về tham nhũng mà Kiev cho là đã khiến nước này thiệt hại khoảng 4 tỷ USD .

Naftogaz là công ty chịu trách nhiệm nhập khẩu và phân phối khí đốt của Nga ở Ukraine. Công ty này cũng độc quyền trong việc chuyển khí đốt từ công ty Gazprom của Nga qua Ukraine sang châu Âu.

TRẦN PHƯƠNG

======================

Cùng với ông Tổng Thống Ucraine với những biệt thư xa hoa của ông ta là vị bộ trưởng này. Người Nga nên dừng lại ở Crimea.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói “không” với Asiad

23/03/2014 06:46 (GMT + 7)

TT - Trong lịch sử Asiad đã có hai lần quốc gia giành quyền đăng cai bỏ cuộc vào phút chót, đó là vào các năm 1970 và 1978. Và trong cả hai lần này, nước đứng ra cứu vãn cho Asiad chính là Thái Lan.

Posted Image

Thủ tướng Lý Quang Diệu cho rằng Singapore khi ấy chỉ nên phát triển thể thao trong cộng đồng, môi trường học đường, không chạy đua theo thành tích chuyên nghiệp.

"Đừng tự lừa dối chính mình. Điều mà đất nước chúng ta cần nhất là sức khỏe, sự hăng say, thoải mái và những con người được giáo dục tốt"

Trích trong tác phẩmLÝ QUANG DIỆU:

Những năm tháng khó khăn, khi ông đưa ra quan điểm về thể thao

Đầu tiên là với Asiad 1970, Hàn Quốc được trao quyền đăng cai. Nhưng trong thời gian đó, giới truyền thông của nước này đã liên tục đưa ra nhận định về tình hình kinh tế khó khăn của Hàn Quốc và cho rằng nên trả quyền đăng cai.

Và ngày 30-4-1968, Ủy ban Olympic Hàn Quốc chính thức đưa ra thông báo bỏ cuộc với Liên đoàn Thể thao châu Á (Asian Games Federation, viết tắt AGF.

Đến năm 1981, Hội đồng Olympic châu Á - OCA ra đời để thay thế cho AGF), tổ chức chịu trách nhiệm chính về Asiad khi đó.

Cuối cùng Thái Lan - chủ nhà Asiad 1966 - chấp nhận thay Hàn Quốc trở thành chủ nhà của kỳ Asiad năm 1970 với điều kiện là chi phí tổ chức phải do AGF và Hàn Quốc hỗ trợ.

Theo tác phẩm Thể thao, chủ nghĩa dân tộc và văn hóa phương Đông (Sport, nationalism and Orientalism) của một nhóm các nhà nghiên cứu châu Á, đã có 12 quốc gia hỗ trợ chi phí cho Thái Lan tổ chức Asiad 1970.

Một kịch bản tương tự đã diễn ra với Singapore tại kỳ Asiad tám năm sau đó. Năm 1972, Singapore vượt qua Nhật Bản trong cuộc chạy đua giành quyền đăng cai Asiad 1978.

Ông E. W. Baker - chủ tịch Ủy ban Olympic Singapore - khi đó đã mô tả về một viễn cảnh tươi đẹp cho đảo quốc sư tử nếu họ tổ chức thành công Asiad.

Nhưng nhiều lãnh đạo của Chính phủ Singapore có suy nghĩ ngược lại.

Thời điểm đó, thể thao Singapore đang phát triển mạnh mẽ với việc khánh thành sân vận động quốc gia, tổ chức nhiều sự kiện thể thao...

Nhưng thủ tướng Lý Quang Diệu lại đưa ra quan điểm rằng Singapore khi ấy chỉ nên phát triển thể thao trong cộng đồng, môi trường học đường chứ không chạy đua theo thành tích chuyên nghiệp.

Tháng 7-1973, trong một bài phát biểu trước toàn dân, thủ tướng Lý Quang Diệu tuyên bố: “Một quốc gia nhỏ bé như Singapore không cho phép mình phí phạm thời gian cho việc chạy đua tranh giành những tấm huy chương ở Olympic, Asian Games hay SEAP Games (tiền thân của SEA Games). Với những cường quốc, điều này sẽ giúp họ đẩy mạnh nhiều khía cạnh, nhưng thật ngu ngốc và lãng phí nếu sao chép mô hình này cho các quốc gia nhỏ bé. Sẽ chẳng có lợi ích nào cho Singapore”.

Với lời tuyên bố mạnh mẽ của ông Lý Quang Diệu, vào đầu năm 1974 Ủy ban Olympic Singapore chính thức trả quyền đăng cai Asiad 1978, và Thái Lan tiếp tục đóng vai thay thế.

Hàng trăm ý kiến bạn đọc đã gửi về Tuổi Trẻ sau khi diễn ra phiên điều trần của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, và đại đa số đã tha thiết mong những người có trách nhiệm hãy trả quyền đăng cai Asiad 2019 với lý do chúng ta còn nghèo, thể thao đỉnh cao của VN còn yếu. Để rộng đường dư luận hơn nữa, Tuổi Trẻ thăm dò ý kiến mọi người về việc nên hay không nên tổ chức Asiad 2019 trên tuoitre.vn.

HUY ĐĂNG tổng hợp

=================

Cá nhân tôi ủng hộ Việt Nam đăng cai Asiand 2019. Dù còn nghèo thì tiết kiệm và kêu gọi các nước đóng góp. Tất nhiên đại hội thể thao này không thuần túy kinh tế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói “không” với Asiad

23/03/2014 06:46 (GMT + 7)

TT - Trong lịch sử Asiad đã có hai lần quốc gia giành quyền đăng cai bỏ cuộc vào phút chót, đó là vào các năm 1970 và 1978. Và trong cả hai lần này, nước đứng ra cứu vãn cho Asiad chính là Thái Lan.

Posted Image

Thủ tướng Lý Quang Diệu cho rằng Singapore khi ấy chỉ nên phát triển thể thao trong cộng đồng, môi trường học đường, không chạy đua theo thành tích chuyên nghiệp.

"Đừng tự lừa dối chính mình. Điều mà đất nước chúng ta cần nhất là sức khỏe, sự hăng say, thoải mái và những con người được giáo dục tốt"

Trích trong tác phẩmLÝ QUANG DIỆU:

Những năm tháng khó khăn, khi ông đưa ra quan điểm về thể thao

Đầu tiên là với Asiad 1970, Hàn Quốc được trao quyền đăng cai. Nhưng trong thời gian đó, giới truyền thông của nước này đã liên tục đưa ra nhận định về tình hình kinh tế khó khăn của Hàn Quốc và cho rằng nên trả quyền đăng cai.

Và ngày 30-4-1968, Ủy ban Olympic Hàn Quốc chính thức đưa ra thông báo bỏ cuộc với Liên đoàn Thể thao châu Á (Asian Games Federation, viết tắt AGF.

Đến năm 1981, Hội đồng Olympic châu Á - OCA ra đời để thay thế cho AGF), tổ chức chịu trách nhiệm chính về Asiad khi đó.

Cuối cùng Thái Lan - chủ nhà Asiad 1966 - chấp nhận thay Hàn Quốc trở thành chủ nhà của kỳ Asiad năm 1970 với điều kiện là chi phí tổ chức phải do AGF và Hàn Quốc hỗ trợ.

Theo tác phẩm Thể thao, chủ nghĩa dân tộc và văn hóa phương Đông (Sport, nationalism and Orientalism) của một nhóm các nhà nghiên cứu châu Á, đã có 12 quốc gia hỗ trợ chi phí cho Thái Lan tổ chức Asiad 1970.

Một kịch bản tương tự đã diễn ra với Singapore tại kỳ Asiad tám năm sau đó. Năm 1972, Singapore vượt qua Nhật Bản trong cuộc chạy đua giành quyền đăng cai Asiad 1978.

Ông E. W. Baker - chủ tịch Ủy ban Olympic Singapore - khi đó đã mô tả về một viễn cảnh tươi đẹp cho đảo quốc sư tử nếu họ tổ chức thành công Asiad.

Nhưng nhiều lãnh đạo của Chính phủ Singapore có suy nghĩ ngược lại.

Thời điểm đó, thể thao Singapore đang phát triển mạnh mẽ với việc khánh thành sân vận động quốc gia, tổ chức nhiều sự kiện thể thao...

Nhưng thủ tướng Lý Quang Diệu lại đưa ra quan điểm rằng Singapore khi ấy chỉ nên phát triển thể thao trong cộng đồng, môi trường học đường chứ không chạy đua theo thành tích chuyên nghiệp.

Tháng 7-1973, trong một bài phát biểu trước toàn dân, thủ tướng Lý Quang Diệu tuyên bố: “Một quốc gia nhỏ bé như Singapore không cho phép mình phí phạm thời gian cho việc chạy đua tranh giành những tấm huy chương ở Olympic, Asian Games hay SEAP Games (tiền thân của SEA Games). Với những cường quốc, điều này sẽ giúp họ đẩy mạnh nhiều khía cạnh, nhưng thật ngu ngốc và lãng phí nếu sao chép mô hình này cho các quốc gia nhỏ bé. Sẽ chẳng có lợi ích nào cho Singapore”.

Với lời tuyên bố mạnh mẽ của ông Lý Quang Diệu, vào đầu năm 1974 Ủy ban Olympic Singapore chính thức trả quyền đăng cai Asiad 1978, và Thái Lan tiếp tục đóng vai thay thế.

Hàng trăm ý kiến bạn đọc đã gửi về Tuổi Trẻ sau khi diễn ra phiên điều trần của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, và đại đa số đã tha thiết mong những người có trách nhiệm hãy trả quyền đăng cai Asiad 2019 với lý do chúng ta còn nghèo, thể thao đỉnh cao của VN còn yếu. Để rộng đường dư luận hơn nữa, Tuổi Trẻ thăm dò ý kiến mọi người về việc nên hay không nên tổ chức Asiad 2019 trên tuoitre.vn.

HUY ĐĂNG tổng hợp

=================

Cá nhân tôi ủng hộ Việt Nam đăng cai Asiand 2019. Dù còn nghèo thì tiết kiệm. Tất nhiên đại hội thể thao này không thuần túy kinh tế. Có thể kêu gọi các nước cùng đóng góp. Tuy nhiên, từ nay đến 2019,diễn biến sẽ không như bây giờ. "Quân tử tùy thời biến dịch".

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Trung Quốc nên nhớ bài học thất bại nhục nhã của nhà Thanh"

Hồng Thủy

23/03/14 13:00

(GDVN) - Tờ Quân giải phóng đã đưa ra những đánh giá khách quan "bất thường" về sự biến đổi mạnh mẽ của Nhật Bản về quân sự cuối thế kỷ 19

Posted Image

Lính Trung Quốc, hình minh họa.

Bưu điện Hoa Nam ngày 23/3 đưa tin, tờ Quân giải phóng, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc kêu gọi chỉ huy các đơn vị cần rút ra bài học từ chiến thắng năm 1894 của Nhật Bản trước nhà Thanh, một bài bình luận được coi là ám chỉ nạn tham nhũng lan tràn trong giới tướng lĩnh quân đội hiện nay.

Trong một loạt các bài bình luận kỷ niệm 120 chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất, tờ Quân giải phóng đã đưa ra những đánh giá khách quan "bất thường" về sự biến đổi mạnh mẽ của Nhật Bản về quân sự cuối thế kỷ 19, trong đó tập trung vào 1 thập kỷ chiến tranh đẫm máu giữa 2 nước láng giềng.

Quân giải phóng cho rằng kỷ luật cam và tính cam kết của lực lượng quân sự Nhật Bản trong giai đoạn mở rộng và hiện đại hóa đất nước thời Minh Trị Duy Tân cho phép họ đánh tan hạm đội Bắc Dương của nhà Thanh.

"Hải quân Trung Quốc được trang bị các tàu chiến tiên tiến cùng vũ khí đã được sử dụng bởi các lực lượng hàng hải Minh Trị Nhật Bản, nhưng các thủy thủ và sĩ quan Trung Quốc đã chỉ biết chế giễu sỹ quan hướng dẫn người nước ngoài được trả lương cao, một sự tương phản nổi bật với thái độ học tập nghiêm túc và khiêm tốn của hải quân Nhật Bản", bài báo viết.

Các nhà phân tích cho biết, bài viết trên tờ Quân giải phóng được dự định để làm nổi bật thực tế rằng quân đội Trung Quốc thời nhà Thanh phải đối mặt với nhiều thách thức tương tự quân đội Trung Quốc bây giờ, bao gồm nạn gia đình trị, bè phái và tham nhũng.

Posted Image

Các sĩ quan cấp tướng Trung Quốc xếp hàng vào họp Quốc hội.

"Đó là một bí mật, vấn nạn tham nhũng hiện nay trong quân đội Trung Quốc thậm chí còn tồi tệ hơn hạm đội Bắc Dương thời nhà Thanh", Nghê Lạc Hùng, một nhà phân tích quân sự từ đại học Khoa học chính trị - luật Thượng Hải phân tích.

Ông Hùng cho rằng việc mua bán quân hàm, chức vụ trong quân đội đã đưa những sĩ quan không đủ năng lực lên các vị trí cấp cao, tạo ra sự mất cân bằng trong cơ cấu chỉ huy. "Nếu hiện tượng này còn tiếp tục, quân đội Trung Quốc chắc chắn sẽ bị Nhật Bản đánh bại một lần nữa nếu có xung đột quân sự giữa 2 nước".

18 tháng qua, căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã khiến quan hệ song phương tụt xuống mức thấp nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, cả 2 phái tàu tuần tra, máy bay chiến đấu giằng co nhau ở Senkaku trên biển Hoa Đông.

Bưu điện Hoa Nam cho biết, Senkaku là phần lãnh thổ Trung Quốc nhượng lại Nhật Bản sau khi thất bại trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất, bây giờ họ đòi lại với lý do Nhật Bản đã thất bại trong Chiến tranh Thế giới II.

Posted Image

La Viện, một trong những viên tướng văn phòng hiếu chiến nhất Trung Quốc thường xuyên tuyên truyền cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan, kích động chiến tranh.

Quân đội Trung Quốc đang phải đối mặt với các vấn đề tương tự mà triều đại nhà Thanh đã không thể giải quyết, một Đại tá Trung Quốc về hưu từ Bắc Kinh cho biết. Đó là lý do tại sao Tập Cận Bình kêu gọi các tướng lĩnh cấp cao tự giải phóng mình khỏi tư duy cũ và cống hiến nhiều hơn nữa.

3 bài xã luận được tờ Quân giải phóng Trung Quốc xuất bản, trong đó có 1 bài dài toàn trang hôm Thứ Sáu đã không chỉ trích Nhật Bản xâm lược Trung Quốc như thường lệ, thay vào đó họ tập trung vào thành tựu của Nhật Bản và thất bại của nhà Thanh để thực hiện những cải cách cần thiết.

Quân giải phóng cho rằng, Nhật Bản là một quốc gia có ý thức mạnh mẽ về sự hổ thẹn, họ luôn giữ lại những ký ức tươi mới về sự thất bại nhục nhã, mặc dù họ quên lịch sử xâm lược quân phiệt. Tuy nhiên, lãng quên lịch sử, hài lòng với hòa bình tạm thời và thiếu khiêm tốn đang là tính cách của dân tộc Trung Quốc.

=============================

Thời thế mỗi lúc một khác:

1/ Trước Đây Nhà Thanh và Nhật Hoàng Minh Trị vũ khí tương đương nhau. Bi wờ Tung Cóoc có số lương nhiều hơn và vũ khí hạt nhân. Nhật Bổn thì không.

2/ Trước đây đánh nhau tay bo. Bây giờ thì Tung Cóoc phải căng ra với tất cả các nước láng giềng và liên minh Nhật - Hoa Kỳ với cả khối Nato....vv....

Còn các thứ khác thì tờ "Quân giải phóng" phân tích rất sâu sắc, tuy chưa phản ánh đúng thực tế vốn tồi tệ hơn một tý. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc không thể dập khuôn Nga, phải chơi Thái Cực quyền ở Đông Á

Hồng Thủy

23/03/14 06:00

(GDVN) - Coi thường mọi uy hiếp từ phương Tây cũng như việc kiểm soát cục diện Crimea nhanh như chớp của Nga đã tạo được ấn tượng đậm nét với dư luận Trung Quốc.

Posted Image

Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu, người được cho là chủ bút của các bài xã luận.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 22/3 đăng bài xã luận phân tích, thái độ coi thường mọi uy hiếp từ phương Tây cũng như việc kiểm soát cục diện Crimea nhanh như chớp của Nga đã tạo được ấn tượng đậm nét với dư luận Trung Quốc.

Nhiều người cho rằng Bắc Kinh cũng nên học tập "phong cách cứng rắn" của điện Kremlin, thậm chí có quan điểm cho rằng Trung Quốc nghĩ quá nhiều khi xử lý các vấn đề va chạm với láng giềng, tư thế của Bắc Kinh không được đàng hoàng cho lắm.

Lần này Putin ngẩng cao đầu thách thức phương Tây, cuộc khủng hoảng Crimea có thể xem như 1 mốc quan trọng trong quan hệ quốc tế kể từ khi Liên Xô giải thể đến nay. Phương Tây đã có thái độ nhẫn nhục hiếm thấy đối với đối thủ chiến lược của mình, trong khi điện Kremlin thích gì làm nấy khiến cho người Nga cảm thấy sung sướng, tự hào.

Tờ Hoàn Cầu cho rằng, Trung Quốc cần phải rút ra bài học cho mình qua sự kiện Ukraine, nhưng Bắc Kinh tuyệt đối không nên dập khuôn theo Nga. Mặc dù thủ thuật ngoại giao của Nga có chỗ có thể học, nhưng Bắc Kinh không được sao chép y nguyên.

Trên bản đồ chiến lược quốc tế, Nga là một quốc gia khá đặc biệt, Thời báo Hoàn Cầu đánh giá. Về mặt tài nguyên, ý thức hệ hay địa chính trị Moscow đều rất độc lập, sức mạnh tổng hợp của Nga không lớn, nhưng đồng thời Moscow cũng không có điểm yếu nào nổi bật, tham vọng của Nga có gì đó mơ hồ và thách thức của Nga với phương Tây thực chất là gì, cả Mỹ và EU cũng không thể xác quyết.

Posted Image

Thủ thuật ngoại giao của Nga có nhiều chỗ để học, nhưng Thời báo Hoàn Cầu khuyến cáo Bắc Kinh chớ dập khuôn.

Liên Xô từng là đối thủ kình địch của phương Tây, thời Chiến tranh Lạnh bất cứ động thái "khiêu khích" nào từ Moscow đều có thể vấp phải những chế tài trừng phạt mạnh mẽ từ phương Tây. Tuy nhiên ngày nay phương Tây đã có nhiều chia rẽ xung quanh cái gọi là mối uy hiếp từ Moscow, có lúc họ thổi phồng nó lên, có khi đè bẹp nó xuống.

Cảm giác thất bại và mất mặt trong cuộc khủng hoảng Crimea đối với Mỹ và phương Tây hiện lớn hơn nhiều so với mối uy hiếp từ Nga mà các quốc gia này cảm nhận. Trong cuộc khủng hoảng Crimea, phương Tây kêu gào rất hăng, thực ra Mỹ và Eu đều xem Nga như một kẻ gây rắc rối cho tiến trình phương Tây làm chủ trật tự châu Âu, họ hoàn toàn không tin Nga dưới sự lãnh đạo của Putin có thể quay trở lại với chủ nghĩa bá quyền đơn cực.

Hoàn Cầu cho rằng cả Mỹ và phương Tây đều rất coi trọng Trung Quốc, sức mạnh tổng hợp của Bắc Kinh có tiềm năng vượt qua cả Washington. Theo tờ báo, người phương Tây cho rằng trong tương lai Trung Quốc hoàn toàn có thể đảo ngược trật tự kinh tế và chính trị quốc tế hiện nay, một điều mà người Nga không thể làm được.

Đối với Moscow, Trung Quốc đã trở thành lực lượng chiến lược quốc tế để phân tán áp lực của phương Tây, hóa giả các thách thức của phương Tây đối với Nga. Chính điều này đã mở rộng không gian cho Putin tung các đòn ngoại giao linh hoạt với phương Tây.

Thời báo Hoàn Cầu lưu ý, Trung Quốc là 1 tay chơi mới trên sân khấu chính trị quốc tế, không phải già đời như Nga đã có lịch sử mấy trăm năm cọ sát ngoại giao với phương Tây. Nhưng người Trung Quốc có định hướng cho tương lai rất rõ ràng với tầm nhìn vài chục năm, thậm chí cả trăm năm.

Sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc đang phát triển, nhưng Bắc Kinh cũng có nhiều điểm yếu rõ nét. Những điểm yếu của Trung Quốc mà phương Tây có thể hạ thủ lớn hơn Nga rất nhiều, vì vậy đối đầu với phương Tây không phải lựa chọn thông minh với người Trung Quốc.

Posted Image

Trong tương lai Trung Quốc có thể vượt mặt Mỹ, đảo ngược trật tự quốc tế, nhưng lúc này đối đầu với phương Tây không phải lựa chọn khôn ngoan với Bắc Kinh.

Quan hệ giữa Trung Quốc với phương Tây hiện nay theo Thời báo Hoàn Cầu, không phải bạn cũng chẳng phải thù, mặt hợp tác lớn hơn rất nhiều các mặt đối lập hay nguy cơ xung đột. Bắc Kinh và phương Tây vừa cảnh giác phòng ngừa lẫn nhau, nhưng lại vừa chung sống với nhau thoải mái.

Với cuộc khủng hoảng Crimea người Nga đã tận dụng triệt để thiên thời, địa lợi, nhân hòa, mọi điều kiện đều hỗ trợ Nga đưa ra quyết định nhanh như chớp. Nhưng các vấn đề xung quanh Trung Quốc lại là chuyện khác.

Thời báo Hoàn Cầu nhấn mạnh, với khu vực Đông Á người Trung Quốc phải đánh Thái Cực quyền, tuy hơi chậm và không sướng mắt, nhưng lại có thể giành được tối đa (cái gọi là) lợi ích quốc gia.

Tờ báo bình luận, mặc dù quan sát thấy Nga liên tục xuất chiêu ở Crimea, nhưng về mặt chiến lược Moscow lại đang thủ thế. Trong khi đó Trung Quốc đang là lực lượng chiến lược trỗi dậy lớn nhất thế giới hiện nay và phương Tây đang dần hình thành tâm lý phòng ngừa đối với Trung Quốc.

Trên vũ đài chính trị quốc tế, tiêu chí đầu tiên đánh giá 1 quốc gia đó chính là thực lực, vì vậy Thời báo Hoàn Cầu kết luận, Trung Quốc nói gì không quan trọng, quan trọng là thực lực của Trung Quốc ở đâu thì không ai dám manh động đến đó khiêu khích.

========================

Posted Image

Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu, người được cho là chủ bút của các bài xã luận.

"Văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình". Hôm nay mới được hân hạnh kiến cái hình ông chủ bút tờ Hoàn Cầu nổi tiếng chém gió hung hăng. Ngó bộ giống người mắc bệnh hoang tưởng.

Lão Gàn đây mới thực sự chém gió: "Tề hồ Tốn", "Trí dịch hồ Khôn".

Posted Image
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines:

Trung Quốc sẽ xâm lược, đánh chiếm Trường Sa vào năm 2020

Đông Bình

23/03/14 08:47 (GDVN) - Một tài liệu độc lập cho biết, Trung Quốc có kế hoạch trước năm 2020 thông qua các phương thức để thực hiện kế hoạch xâm lược quần đảo Trường Sa.

"Việt Nam có thể "bơi cùng cá mập", Philippines sẽ bị TQ nuốt chửng"

Philippines-Mỹ sẽ ký hiệp định quân sự mới nhằm vào Trung Quốc?

Chuyên gia Trung Quốc đòi xây căn cứ trung chuyển ở Biển Đông

"Trung Quốc chắc chắn sẽ lập Khu nhận biết phòng không Biển Đông"

Philippines sẽ cứng rắn với Trung Quốc do có Mỹ hỗ trợ

Posted Image

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 22 tháng 3 đăng bài viết "Philippines cho biết Trung Quốc có tham vọng ở Biển Đông: năm 2020 xâm chiếm Trường Sa".

Theo bài báo, ngày 19 tháng 3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines trả lời phỏng vấn báo chí cho rằng: "Philippinse có chủ quyền duy nhất đối với bãi Cỏ Mây" (Trên thực tế, bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam). Truyền thông Philippines cho rằng, tuyên bố này đã thể hiện sự cứng rắn của Philippines đối với Trung Quốc.

Đồng thời, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez viết bài cho biết, Trung Quốc ngăn chặn tàu Philippines tiến hành tiếp tế cho bãi Cỏ Mây, mục đích không chỉ đang cướp đoạt bãi Cỏ Mây, mục tiêu lớn hơn là chiếm lấy bãi Cỏ Rong.

Báo Trung Quốc dẫn lời chuyên gia cho rằng, do vào ngày 30 tháng 3 năm 2014, Philippines sẽ chính thức nộp đơn trọng tài Biển Đông lên Tòa án Luật biển quốc tế, những động thái này rất có thể tạo được thanh thế, thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế.

Tờ "Philippine Daily Inquirer" ngày 20 tháng 3 đưa tin, sau khi Trung Quốc xua đuổi tàu tiếp tế Philippines đến gần bãi Cỏ Mây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose ngày 19 tháng 3 cho biết: "Chúng tôi (Philippines) có chủ quyền duy nhất đối với bãi Cỏ Mây" .

Theo Charles Jose, bãi Cỏ Mây nằm ở phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Jose còn nhấn mạnh bãi Cỏ Mây cách bờ biển Palawan chỉ 100 dặm Anh (khoảng 161 km).

Ông cho rằng, Bộ Ngoại giao Philippines đã khởi kiện lên trọng tài của Tòa án Luật biển quốc tế, hơn nữa, ngoài trọng tài, nếu tình hình mất kiểm soát, Mỹ cũng là hậu thuẫn vững chắc của Philippines. Truyền thông Philippines bình luận cho rằng: "Tuy Charles Jose chỉ là người phát ngôn mới, nhưng ông có thể dùng ngôn từ mạnh mẽ đối phó với nước Trung Quốc mạnh".

Nếu nói "thái độ cứng rắn" của Jose làm cho truyền thông Philippines xao động thì lời lẽ mạnh mẽ của cựu Cố vấn an ninh quốc gia Philippines càng làm cho truyền thông Philippines hưng phấn.

Posted Image

Tàu ngầm Hồ Chí Minh trên vịnh Cam Ranh

Tờ "Philippines Star" ngày 20 tháng 3 cho biết, cựu Cố vấn an ninh quốc giai Philippines Roilo Golez có bài viết cảnh báo, tàu cảnh sát biển và tàu hộ vệ Trung Quốc tiếp tục quanh quẩn ở gần bãi Cỏ Mây là một phần trong kế hoạch tổng thể xâm lược bãi Cỏ Rong.

Roilo Golez chỉ ra: "Tôi tin rằng, hành động tiếp theo của Trung Quốc là đánh chiếm bãi Cỏ Mây, làm cho phân đội Thủy quân lục chiến Philippines đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng. Trước khi Mỹ-Philippines ký thỏa thuận cho quân Mỹ luân phiên đồn trú, Trung Quốc có cơ hội tốt nhất để thực hiện kế hoạch này".

Theo tờ "Philippines Star", một tài liệu độc lập cho biết, Trung Quốc có kế hoạch trước năm 2020 thông qua các phương thức để thực hiện kế hoạch xâm lược, đánh chiếm quần đảo Trường Sa.

Tờ "Philippine Daily Inquirer" cho biết, Roilo Golez từng học ở Học viện Quân sự Philippines và Học viện Hải quân Mỹ, đồng thời làm sĩ quan hải quân 14 năm, có quân hàm thượng tá hải quân. Golez còn là một trong những người thành lập của "Liên minh biển Tây Philippines", một nghị sĩ Quốc hội Philippines.

Posted Image

Tàu ngầm Hồ Chí Minh đã về vịnh Cam Ranh

Trữ lượng dầu mỏ ở bãi Cỏ Rong lên tới 5,4 tỷ thùng

Roilo Golez dẫn báo cáo của Cục quản lý thông tin năng lượng Mỹ cho biết, trữ lượng dầu mỏ ở bãi Cỏ Rong lên tới 5,4 tỷ thùng, trữ lượng khí đốt lên tới 55,6 tỷ m3.

Ông cho rằng, Philippines cần đẩy nhanh xây dựng khả năng quân sự bảo vệ khu vực này, "tàu hộ vệ mới và máy bay chiến đấu FA-50 Hàn Quốc chỉ có thể có được vào 3 - 4 năm sau khi ký kết đơn đặt hàng. Chúng ta cần có khả năng phòng thủ tin cậy, hiệu quả".

Không chỉ có vậy, Quân đội Mỹ gần đây cũng liên tiếp thể hiện lập trường đối với vấn đề Biển Đông. Tờ "Philippine Daily Inquirer" ngày 20 tháng 3 cho biết, trong thời điểm Mỹ-Philippines tiến hành đàm phán về thỏa thuận đồn trú luân phiên của Quân đội Mỹ, khi thăm Philippines, Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, trung tướng Robert Thomas tái khẳng định quan hệ đồng minh giữa Mỹ-Philippines.

Ngày 18 tháng 3, Robert Thomas dẫn đầu tàu chỉ huy USS Blue Ridge của Hạm đội 7 đến Philippines. Robert Thomas cho biết, cùng với việc quốc phòng Mỹ chuyển dịch sang châu Á-Thái Bình Dương, tàu chiến của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ "sẽ thường xuyên thăm nơi này tong thời gian rất dài tương lai. Chúng tôi trông đợi hợp tác với Hải quân Philippines, bảo đảm an ninh và ổn định khu vực. Chúng tôi dốc sức cho bảo đảm tự do đi lại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

Ngoài ra, tờ "Thời báo Tài chính" Anh ngày 20 tháng 3 cho biết, khi phát biểu tại một hội nghị an ninh ở Jakarta ngày 19 tháng 3, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Harry Harris đã công kích "khuynh hướng chủ nghĩa báo thù dân tộc" của Trung Quốc, đồng thời cảnh báo cho biết, các nước châu Á-Thái Bình Dương phải từ bỏ "hành động đơn phương và phát ngôn mang tính kích động".

Ngày 20 tháng 3, nhà nghiên cứu Úc Chí Vinh, Trung tâm nghiên cứu phát triển biển Trung Quốc cho rằng, về vị trí địa lý, bãi Cỏ Rong nằm trong "đường lưỡi bò" (bất hợp pháp) trên Biển Đông. Úc Chí Vinh tuyên truyền nó là "lãnh thổ cố hữu" của Trung Quốc và cho rằng Philippines "không có quyền nói ra nói vào".

Theo luận điệu của ông ta thì khu vực này thực sự có tài nguyên dầu khí phong phú, trước đó Trung Quốc đã tiến hành thăm dò ở đây. Đối với tài nguyên dầu khí Biển Đông, Trung Quốc luôn kiên trì nguyên tắc "cùng khai thác", nhưng Philippines luôn "mưu toan độc chiếm".

Hơn nữa, ông ta nói, do trước đây khả năng tuần tra của cơ quan chấp pháp trên biển của Trung Quốc không đủ, nên ngư dân Trung Quốc thường bị Philippines "bắt nạt".

Đến nay, sau khi thực lực cứng của Trung Quốc tăng lên, được sự hỗ trợ của thế lực bên ngoài khu vực, Philippines nhiều lần "nhảy lên phô trương thanh thế", mục đích chính là thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế, phối hợp với đệ trình đơn về trọng tài Biển Đông lên Tòa án Luật biển quốc tế vào cuối tháng này.

Posted Image

Tàu ngầm Hồ Chí Minh đã về nước, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo (những hình ảnh này thường xuyên xuất hiện trên báo chí TQ khi nói về vấn đề Biển Đông).

Trên đây là nội dung phản ánh rõ bản chất của dư luận Trung Quốc và người đứng sau các “loa phóng thanh” này. Qua đây, chúng ta có thể thấy rõ cỗ máy tuyên truyền của Trung Quốc luôn mồm gào thét về cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với lãnh thổ, lãnh hải trong "đường lưỡi bò".

Các phát ngôn và hành động cụ thể, liên tiếp của Trung Quốc trên Biển Đông đều phản ánh rõ tham vọng nuốt chửng Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế và sự thực lịch sử.

Rõ ràng, Trung Quốc muốn lãnh thổ, lãnh hải và muốn cả tài nguyên ở thềm lục địa, vùng đặc quyền của nước khác (gần đây, Trung Quốc từng mời thầu tại thềm lục địa của Việt Nam).

Trung Quốc chủ trương “cùng khai thác”, nhưng mà đòi chủ quyền cộng với cùng khai thác ở lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam hay của Philippines thì Việt Nam và Philippines không thể chấp nhận. Thế giới văn minh hiện nay không có chỗ cho kẻ đầu gấu thích làm gì thì làm.

Trước những thế lực đang nhòm ngó lãnh thổ, lãnh hải và tài nguyên như vậy, các nước quanh Biển Đông cần hết sức đề phòng cảnh giác và sẵn sàng ứng phó. Chúng ta kiên quyết giữ vững lãnh thổ, lãnh hải và tài nguyên của mình, cũng hoàn toàn có thực lực để làm điều đó, đồng thời kiên quyết không để dầu khí cháy thành ngọn lửa chiến tranh như Trung Đông.

Posted Image

Tàu ngầm Hồ Chí Minh đã về nước, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo

Posted Image

Tàu ngầm Hà Nội (bên trái) và tàu ngầm Hồ Chí Minh thuộc lữ đoàn 189, Hải quân Việt Nam, sẽ hợp sức với nhau, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan tham Trung Quốc và “văn hóa người tình”

Thu Thủy

06:34 ngày 23 tháng 03 năm 2014

TP - Kể từ khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố quyết tâm diệt các quan tham từ nhỏ đến lớn, “Đánh cả Hổ lẫn Ruồi”, hàng ngàn quan tham mất chức. Theo báo chí Trung Quốc, hiện các cô bồ đã trở thành “đạo quân nghĩa dũng chống quan tham”.

Posted Image

Hai người tình trẻ của tướng Cốc Tuấn Sơn

Tuyệt chiêu được dùng để hạ gục đám quan tham chính là sử dụng nguồn tin từ các cô bồ đã trở mặt (nói đúng hơn là bị các quan tham trở mặt, bỏ rơi).

Những cô bồ này gửi thư, đơn từ tố giác, thậm chí tung các hình ảnh, clip “nóng, nhạy cảm” của những người tình một thời của mình lên các trang mạng để làm nhục và cung cấp chứng cứ để cơ quan chức năng trị tội đối phương.

Không bồ nhí, không được tôn trọng

Các người tình của các tham quan đều trẻ đẹp và chuyên nghiệp. Một số ả khéo moi còn được ban cho những khoản tiền, quà tặng có giá trị kếch xù.

“Trong số các cán bộ cấp Cục, Sở trở lên bị kỷ luật, có 90% có người tình, thậm chí có hiện tượng nhiều quan tham có chung một người tình”.

Lưu Xuân Cẩm, Phó Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương (KTKLTW)

Hiện tượng cặp bồ ở Trung Quốc phổ biến đến mức một nhà báo khẳng định: nếu quan chức chính quyền hay đại gia kinh doanh nào không có tình nhân thì họ không được người khác tôn trọng. Cặp bồ đã trở thành hiện tượng “văn hóa người tình”, đã được phản ánh trong phim “Tay chơi”: có những cuộc tiếp tân thì đưa vợ tới, nhưng có những cuộc thì dẫn bồ đi, “nếu không đi cùng một người phụ nữ thì anh không phải là đàn ông chân chính”. Ở Trung Quốc có hẳn một tầng lớp phụ nữ làm nghề cho thuê làm bạn gái, làm vợ. Những cô gái này lúc đầu chỉ có mối quan hệ thuê mướn với các quan chức, đại gia, sau phát triển thành quan hệ thân xác kiểu “bóc bánh trả tiền”. Phần lớn họ coi đó là quan hệ giao dịch thương mại đơn thuần, nhưng cũng có những người lại xem nặng tình cảm, cố níu kéo, giành giật…

Nhà nghiên cứu trẻ Trịnh Cam Cam đã dành thời gian 2 năm rưỡi vào vai ca-ve trong vũ trường, hộp đêm để tìm hiểu về thế giới của các gái bao rồi viết nên cuốn “Khu đèn đỏ” rất ăn khách. Trịnh Cam Cam viết: trong thế giới của các ca-ve, cô nào được các quan chức hay đại gia bao được coi là “cao cấp”, còn ước mơ của họ là trở thành tình nhân rồi được kết hôn với người khách đó.

Trong các vụ quan tham ngã ngựa người ta đều thấy bóng dáng các ả tình nhân. Trong vụ mới đây, Kim Đạo Minh, nguyên Phó Bí thư tỉnh ủy, đương kim Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn Tây bị bãi chức để điều tra vì “vi phạm kỷ cương pháp luật nghiêm trọng” và bao nuôi nhiều người tình, trong đó có cả một cặp chị em ruột. Khi nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai bị xét xử, trong cáo trạng, ngoài các tội về tham nhũng, còn thêm “có quan hệ tình dục bất chính với nhiều phụ nữ”.

Posted Image

Diệp Nghênh Xuân (trái) và Thẩm Băng, hai người tình của Chu Vĩnh Khang

Trong vụ nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra, báo chí cũng đã “chỉ mặt, điểm tên” hai cô bồ trẻ đẹp của ông ta đã bị Ủy ban KTKLTW bắt, đều là phát thanh viên truyền hình là Diệp Nghênh Xuân và Thẩm Băng. Cơ quan KTKLTW Trung Quốc thường dùng những cụm từ “sinh hoạt hủ hóa”, “đạo đức bại hoại” để chỉ việc quan chức có quan hệ tình cảm bừa bãi ngoài hôn nhân, nhưng cũng có quy định riêng: “sinh hoạt hủ hóa” dùng để nói về những quan tham có 3 người tình trở xuống, còn “đạo đức bại hoại, sinh hoạt sa đọa” là chỉ những ai có từ 4 người tình trở lên. Kỷ lục về số người tình hiện đang thuộc về Từ Kỳ Diệu, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Giang Tô: bao nuôi tới 146 cô bồ.

Năm 1999 tỉnh Quảng Đông có 102 quan chức ở Quảng Châu, Thâm Quyến, Chu Hải bị xử lý do tham nhũng, cả 102 người đều bao nuôi bồ nhí…

Ngày 13/3/2014, Thượng tướng Tôn Tư Kính, nguyên Phó Chính ủy Tổng cục Hậu cần quân đội Trung Quốc cho báo chí biết: vụ án tham nhũng của Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, Phó chủ nhiệm TCHC sắp được công khai.

Lập tức, hình ảnh về các cô bồ của viên tướng tham nhũng này đã xuất hiện trên các trang báo mạng. Theo báo chí, qua điều tra đã phát hiện Cốc có tới 79 căn nhà, bao nuôi 23 người tình, trong đó có cô ca sĩ “người tình công cộng” Thang Sán, 2 nữ minh tinh, 1 cô MC, 1 viên chức cao cấp…

“Chết” vì người tình

Bao nuôi nhiều người tình là “mốt”, thể hiện “bản lĩnh nam nhi”, nhưng có một thực tế là rất nhiều quan tham đã ngã ngựa vì sự trở mặt, phản phé của các người tình.

Tờ “Vượng Báo” đã tổng kết, hiện tượng “bồ nhí chống quan tham” thành “quy trình” như sau: đầu tiên tung lên mạng những bức ảnh “bất nhã” giữa quan tham với mình hoặc với người khác; tiếp đó tập hợp các clip nóng in thành đĩa, tập hợp những “kỷ niệm” giữa đôi bên thành “nhật ký tình ái” phát tán lên mạng hoặc gửi đến cơ quan chức năng làm chứng cứ có sức nặng để hạ gục quan tham.

Điển hình là Cục phó Hồ sơ nhà nước Phạm Nhuế bị hạ gục bởi cô MC truyền hình Kỷ Anh Nam tung ảnh, video “nóng” lên mạng; Cục trưởng Biên dịch trung ương Y Tuấn Khanh bị ngã ngựa sau khi cô người tình Thường Diễm cho công bố trên mạng tác phẩm “Một sớm chợt tỉnh mộng, nửa đời trôi nổi trong mưa” dài tới 12 vạn chữ viết về chuyện tình yêu, thù hận giữa đôi bên…

Theo báo chí Trung Quốc, hiện các cô bồ đã trở thành “đạo quân nghĩa dũng chống quan tham”. Riêng năm 2012 đã có hơn 10 vụ quan chức bị ngã ngựa do bị phơi bày những hình ảnh “nóng” trên mạng. Lý do các cô bồ tố quan tham cũng rất đa dạng: có cô do bị bỏ rơi, ruồng rẫy do đối phương “có mới nới cũ”; có cô tố giác do ghen tuông với vợ người tình, do người tình “ăn ở không công bằng” giữa các người tình…

Tuy nhiên, việc các cô bồ đứng ra tố giác người tình là quan tham nhiều khi cũng tự chuốc lấy nguy hiểm. Có cô sau khi tố giác đã bị người tình trả thù; có cô bất chấp danh dự bản thân tung hình ảnh để triệt hạ người tình, nhưng đối phương chẳng hề hấn gì, còn mình thì mất cả chì lẫn chài…

“Chết” vì vợ ghen

Nhân dân Nhật báo mới đây đã đăng tải vụ án Hách X. Cục trưởng Y tế quận Thục Sơn (Hợp Phì) bị vợ là Đào Bình tố cáo nhận hối lộ, bao nuôi 2 cô bồ. Theo đơn tố cáo của Đào Bình gửi đến báo, chồng bà 42 tuổi, sau khi nhận chức Cục trưởng cuối năm 2011 thường không về nhà ngủ.

Bà ta nghi ngờ, nhờ người tìm hiểu thì biết Hách có quan hệ với một phụ nữ họ Lý, hai người thuê phòng sống chung. Khi bị bà cảnh báo, dọa tố giác, Hách đã viết đơn cam đoan và chia tay với Lý. Sau đó, Hách quay về nhà, nhưng từ cuối năm 2013, Đào Bình lại phát hiện qua tin nhắn điện thoại chồng mình có quan hệ với cô gái 27 tuổi họ Tôn.

Đào Bình rất tức giận, đã cùng mấy người thân tìm đến nơi hai người thuê phòng sống chung, bắt quả tang, chụp được ảnh nhạy cảm. Tại căn phòng hai người sống chung, Đào Bình đã phát hiện thấy nhiều rượu, thuốc lá đắt tiền và các tác phẩm mỹ thuật quý giá, chỉ có thể có do nhận hối lộ. Bà đã thu giữ những món này và sẽ giao nộp để cơ quan chức năng xử lý chồng...

=====================

Posted Image

Hai người tình trẻ của tướng Cốc Tuấn Sơn

Posted Image

Diệp Nghênh Xuân (trái) và Thẩm Băng, hai người tình của Chu Vĩnh Khang

Người tình của các quan xịn thế này, chết cũng phải.

Bởi vậy! Khó lém!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan tham Trung Quốc và “văn hóa người tình”

Thu Thủy

06:34 ngày 23 tháng 03 năm 2014

TP - Kể từ khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố quyết tâm diệt các quan tham từ nhỏ đến lớn, “Đánh cả Hổ lẫn Ruồi”, hàng ngàn quan tham mất chức. Theo báo chí Trung Quốc, hiện các cô bồ đã trở thành “đạo quân nghĩa dũng chống quan tham”.

Posted Image

Hai người tình trẻ của tướng Cốc Tuấn Sơn

====================

Giấc mơ "Phục hưng Trung Hoa" của quí vị Trung Quốc quả là hoàng tráng. Nhưng giá như nó lường trước được và chuẩn bị từ 20 năm trước đây thì có thể quí vị đạt được. Có thể thôi.

Nhưng tiếc thay! Chỉ qua bài báo này mô tả thì sự việc đã quá đà rồi (Chưa nói đến hàng loạt những sự kiện khác xảy ra trong xã hội quý vị). Nhưng cách mà các quí vị ứng phó cho thấy quí vị không đủ trình. Không ổn định được nội bộ thì "giấc mơ Trung Hoa" của quí vị cũng chỉ là mơ thôi.

Quí vị hướng suy nghĩ của xã hội ra bên ngoài bằng những sự kiện tranh chấp lãnh thổ, để rảnh tay ổn định nội bộ?! Sách lược đó cổ điển rồi. Nó thích hợp với xã hội từ 50 năm trở về trước thôi quý vị ạ. Với mạng thông tin toàn cầu, chẳng có gì có thể bưng bít được.

Cái cần trong điều kiện hiện nay - (mà chính cái nền văn minh Đông phương vốn được mặc định là của quí vị , hay gọi là "thời thế") - chính là một tri thức vượt trội và phải hiểu được những quy luật của vũ trụ đang chi phối cả con người, mà ngày xưa thời phong kiến lạc hậu, hay gọi là "định mệnh", đầy "mê tín dị đoan". Nhưng quí vị không có được điều này.

Quí vị cũng đừng vội cảm thấy tự ái, mà cuống lên. Kiến thức đó chưa thuộc về lịch sử tiến hóa nền văn minh hiện đại. Tất nhiên nó cũng không thể có được từ cái gọi là nền tảng văn minh Đông phương của Trung Quốc, từ hơn 2000 năm qua.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan: Sinh viên chiếm trụ sở chính quyền

Thứ Hai, 24/03/2014 - 10:50

(Dân trí) - 1.000 cảnh sát đã được triển khai để dẹp hàng trăm sinh viên chiếm trụ sở chính quyền Đài Loan nhằm phản đối một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc đại lục.

Posted Image

Hàng trăm sinh viên Đài Loan đã chiếm trụ sở chính quyền để phản đối mở rộng quan hệ với Bắc Kinh.

Theo cơ quan cảnh sát Đài Bắc, tổng cộng 1.000 cảnh sát đã được triển khai nhằm dẹp những người biểu tình chiếm trụ sở nội các Đài Loan vào sớm ngày hôm nay. 32 người đã bị bắt giữ.

Kênh truyền hình TVBS của Đài Loan cho biết khoảng 120 người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình.

Cảnh sát đã dùng vòi rồng và kéo từng sinh viên biểu tình ra khỏi tòa nhà chính quyền.

Một số sinh viên khác cũng đã chiếm tòa nhà quốc hội Đài Loan từ thứ ba vừa qua. Cảnh sát đã cố gắng giải tán họ vào ngày thứ tư nhưng đã không phá vỡ được hàng rào chắn mà họ dựng lên.

Trước đó, những sinh viên biểu tình đã dùng xe phá cổng được rào bằng dây thép gai ở bên ngoài tòa nhà ở trung tâm Đài Bắc. Họ cáo buộc chính quyền Đài Loan đang hủy hoại sự độc lập của hòn đảo này khi theo đuổi mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc đại lục. Họ muốn kiểm tra kỹ hơn đối với toàn bộ các thỏa thuận trong tương lai, bao gồm cả các thỏa thuận thương mại, với Bắc Kinh.

Họ cũng muốn thỏa thuận hiện nay, theo đó mở rộng các dịch vụ thương mại giữa Đài Bắc và Bắc Kinh, phải được hủy bỏ. Tuy nhiên đảng cầm quyền ở Đài Loan cho biết họ sẽ quyết tâm phê chuẩn thỏa thuận với Bắc Kinh, thỏa thuận mà theo họ sẽ nhằm thúc đẩy kinh tế cũng như tạo công ăn việc làm.

Đảng đối lập Dân tiến đã ủng hộ các cuộc biểu tình hiện nay.

Trung Quốc đại lục là đối tác thương mại lớn nhất của Đài Loan và trong những năm gần đây mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã được cải thiện. Đầu năm nay, hai bên đã tổ chức đàm phán trực tiếp đầu tiên.

Trung Anh

Theo AFP, BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quân đội Triều Tiên treo khẩu hiệu:

Không nên tin Bắc Kinh

Hồng Thủy

24/03/14 15:37

(GDVN) - Kim Jong-un đã ra lệnh cho học viện treo lại khẩu hiệu này sau khi Trung Quốc tham gia trừng phạt Bình Nhưỡng theo nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Posted Image

Binh lính Bắc Triều Tiên diễu duyệt đội ngũ, hình minh họa.

Chosun Ilbo ngày 24/3 đưa tin, học viện Quân sự Kang Kon, nơi đào tạo sĩ quan chỉ huy hàng đầu của Bắc Triều Tiên đã treo khẩu hiệu trích dẫn câu nói của nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành chỉ trích Trung Quốc "trở cờ, là kẻ thù của chúng ta."

Theo Chosun Ilbo, ông Kim Nhật Thành đã đưa ra nhận xét này trong chuyến thăm học viện vào năm 1992 trong lúc giận giữ về quyết định của Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Seoul.

Câu nói của nhà lãnh đạo này được trường làm khẩu hiệu và treo đến năm 1995, sau đó gỡ xuống. Năm 2009 sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 2, nó xuất hiện trở lại một thời gian ngắn.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ra lệnh cho học viện treo lại khẩu hiệu này sau khi Trung Quốc tham gia trừng phạt Bình Nhưỡng theo nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hồi năm ngoái lên án Triều Tiên thử hạt nhân lần 3.

Khẩu hiệu này cũng được treo lên tại trường đào tạo cán bộ cao cấp đảng Lao động Triều Tiên. Một nguồn tin của Chosun Ilbo bình luận, Triều Tiên cần Trung Quốc nhưng không tin tưởng họ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tập Cận Bình:

Mỹ phải công bằng với Trung Quốc ở Biển Đông, Hoa Đông?!

Hồng Thủy

25/03/14 07:07

(GDVN) - Về vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông, phía Mỹ phải chấp nhận một cách khách quan và thái độ công bằng, phân biệt đúng sai và hành động nhiều hơn.

Posted Image

Ông Tập Cận Bình tới The Hague, Hà Lan dự hội nghị thượng đỉnh hạt nhân.

Reuters ngày 25/3 đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Mỹ Obama rằng Mỹ nên có một thái độ "công bằng" hơn với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông và Hoa Đông.

"Về vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông, phía Mỹ phải chấp nhận một cách khách quan và thái độ công bằng, phân biệt đúng sai và hành động nhiều hơn để thúc đẩy một giải pháp thích hợp và cải thiện tình hình", Tân Hoa Xã dẫn lời ông Bình cho biết, bản tin không cung cấp thêm các chi tiết khác.

Tập Cận Bình và Obama đã gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Hà Lan, nơi các cuộc họp cũng bàn về tình hình Ukraine, Triều Tiên và hợp tác quân sự song phương.

Trung Quốc là một trong các bên tranh chấp hung hăng nhất ở Biển Đông với tuyên bố "chủ quyền" với hầu như toàn bộ vùng biển này.

Ông Bình nói thêm, ông hy vọng Trung Quốc và Mỹ làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác quân sự và tập trận chung nhiều hơn để ngăn chặn hiểu làm và tính toàn sai lầm.

Những rủi ro có thể dẫn đến xung đột trong khu vực đã trở nên nổi bật vào tháng 12 năm ngoái khi tàu tuần dương Mỹ USS Cowpens đã suýt đâm phải 1 chiến hạm Trung Quốc hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh trên Biển Đông khi tàu Trung Quốc cố tình chạy cắt ngang mũi tàu Mỹ.

===================

Oh la la! Thế giới này - trong đó có cả Hoa Kỳ và Trung Quốc - sẽ rất công bằng khi tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc trả tiền thuê nhà, điện nước cho đảng bảo hoàng Campuchia

Hồng Thủy

26/03/14 07:17

(GDVN) - Trung Quốc luôn luôn viện trợ các loại vật tư văn phòng như máy tính, xe máy, laptop, máy in, máy photocopy, xe đạp điện và các thiết bị văn phòng khác

Posted Image

Ông Lưu Vân Sơn, ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp Công chúa Norodom Arunrasmy, Chủ tịch Funcinpec.

Cambodia Daily ngày 20/3 đưa tin, Trung Quốc (CSTQ) đang cung cấp hỗ trợ tài chính và cơ sở vật chất cho đảng bảo hoàng Campuchia Funcinpec đang đối mặt với nhiều khoản nợ tiền thuê nhà, tiền điện, chi phí giao thông và quản lý chung, đồng thời giúp đảng này đào tạo chính trị cho các đảng viên trẻ.

Funcinpec được Norodom Sihanouk thành lập tháng 2/1981 đã từng giành chiến thắng tại Liên Hợp Quốc trong việc tiến hành cuộc bầu cử quốc gia năm 1993. Tuy nhiên Funcinpec đã ngày càng mất ảnh hưởng và quyền lực trên chính trường Campuchia sau khi thất bại trong cuộc bầu cử quốc hội năm ngoái.

Cựu Chủ tịch Funcinpec Keo Puth Rasmey và là chồng Công chúa Norodom Arunrasmy, Chủ tịch đương nhiệm đảng này cho biết, sự hỗ trợ của Trung Quốc bao gồm cả trao đổi giáo dục và hỗ trợ tài chính - vật chất trực tiếp.

"Có 2 loại hỗ trợ, gồm hỗ trợ chính trị như các chuyến thăm và trao đổi trực tiếp, hỗ trợ vật chất mà chúng tôi nhận được hàng năm", Rasmey nói với Camobdia Daily qua điện thoại. Trung Quốc đã hỗ trợ máy tính, máy kéo loại nhỏ cho người dân Campuchia theo 1 chương trình hợp tác với Funcinpec.

Các quan chức Trung Quốc tháng trước đến thăm Campuchia cũng đã đồng ý cung cấp 20 xe máy 125 phân khối do Trung Quốc sản xuất cùng 180 xe đạp điện cho cán bộ Funcinpec ở các vùng nông thôn có phương tiện đi lại.

"Số tiền viện trợ phụ thuộc vào nhu cầu của chúng tôi. Chúng tôi không thể yêu cầu các mặt hàng viện trợ và sau đó không sử dụng chúng và bán chúng ra ngoài. Nó là tài sản của Funcinpec phù hợp với yêu cầu khiêm tốn, hợp lý của chúng tôi", Rasmey nói.

Chung Nhek Bun Chhay, người từng là chỉ huy quân sự trong cuộc chiến do Funcinpec lãnh đạo những năm 1980, bây giờ là cố vấn chính phủ và Tổng thư ký Funcinpec nói rằng sự ủng hộ của Trung Quốc với đảng này cũng đang có những thay đổi.

"Trên thực tế, Trung Quốc luôn luôn viện trợ các loại vật tư văn phòng như máy tính, xe máy, laptop, máy in, máy photocopy, xe đạp điện và các thiết bị văn phòng khác", ông cho biết.

Trung Quốc viện trợ cho các đảng phái chính trị khác nhau ở Campuchia nhằm giữ mối quan hệ tốt và cân bằng với tất cả các bên, Trung Quốc duy trì quan hệ mạnh tương đối với tất cả các đảng phái chính trị ở Campuchia, Bun Chhay nhận xét.

Hoàng tử Sisowath Sirirath, thành viên sáng lập Funcinpec mà Trung Quốc đã cung cấp cả vũ khí và tiền bạc cho họ đến đầu những năm 1990 cho biết sự viện trợ của Bắc Kinh ngày nay là cung cấp theo nhu cầu. Trung Quốc cũng cung cấp tài chính cho Funcinpec chi trả tiền nhà, tiền điện, vật tư.

Sirirath nhận xét, Trung Quốc muốn duy trì mối quan hệ tốt với Funcinpec để cân bằng giữa các đảng chính trị Campuchia để không đảng phái nào có thể yêu cầu Bắc Kinh có quan hệ tốt hơn với họ.

Tham tán chính trị đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia hôm 20/3 từ chối tiết lộ về những viện trợ liên tục cho Funcinpeec, nhưng xác nhận 1 thỏa thuận đã ký kết tháng trước, Bắc Kinh sẽ cung cấp xe máy cho Funcinpec.

Puth Rasmey cho biết, tháng tới Funcinpec sẽ gửi 15 đảng viên trẻ sang Trung Quốc để huấn luyện về cách phá triển đảng viên.

================================

Nếu.người.dânCampuchia.biết.được.các.đảng.chính.trị.của.họ.nhận.viện.trợ.của.Trung.Quốc.họ.sẽ.nghĩ.đến.thời.Ponpot.

Share this post


Link to post
Share on other sites