Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Cô gái Nhật Bổn bắt đầu khoe phỉnh! Các nhà chớ vội tố!

Trực thăng mẫu hạm lớn nhất Nhật Bản

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hôm qua khai trương tàu chiến có bãi đáp sân bay lớn nhất nước này kể từ sau Thế chiến II, trong bối cảnh xuất hiện những cạnh tranh gay gắt trong vùng biển khu vực.

Nhật Bản khoe chiến hạm lớn nhất kể từ Thế chiến II

Posted Image

Lễ khai trương tàu khu trục có bãi đáp trực thăng DDH183 Izumo của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản diễn ra hôm qua tại tại thành phố Yokohama, phía nam Tokyo.

Posted Image

Đây là chiến hạm lớn nhất của Nhật kể từ sau Thế chiến II, có giá trị lên đến 1,2 tỷ USD.

Posted Image

Con tàu dài 248 m, nặng 19.500 tấn, do Nhật Bản phát triển, có thể chở được 9 trực thăng, và dự kiến đóng vai trò quan trọng trong công tác cứu hộ thiên tai, cũng như bảo vệ các tuyến đường biển và chủ quyền lãnh thổ.

Posted Image

Tàu Izumo có thể chứa 7 máy bay trực thăng chiến đấu và 2 máy bay trực thăng cứu hộ/vận chuyển.

Posted Image

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso, tới tham dự lễ khai trương con tàu.

Posted Image

Tàu Izumo được khai trương trong bối cảnh Nhật Bản muốn củng cố chủ quyền lãnh thổ sau những cuộc đối đầu với Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp trong thời gian qua.

Posted Image

Binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản nhìn theo tàu chiến lớn nhất.

Posted Image

Cờ Nhật và cờ của Hải quân Nhật trên nóc tàu Izumo.

Posted Image

Nhật Bản đã lên kế hoạch sử dụng tàu sân bay trực thăng này và dự kiến đưa tàu đi vào hoạt động trong năm 2015.

Vũ Hà (Ảnh: Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cô gái Nhật Bổn bắt đầu khoe phỉnh! Các nhà chớ vội tố!

Trực thăng mẫu hạm lớn nhất Nhật Bản

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hôm qua khai trương tàu chiến có bãi đáp sân bay lớn nhất nước này kể từ sau Thế chiến II, trong bối cảnh xuất hiện những cạnh tranh gay gắt trong vùng biển khu vực.

Đúng là khoe "phỉnh" thật! Tất nhiên là Hoa Kỳ và Đồng minh vỗ tay tán thưởng rùi.

Cách đây gần 60 năm - sau thế chiến - nước Nhật mà đóng tàu sân bay thì không được. Vì kỹ thuật quân sự ngày ấy khác bây giờ. Nhưng bây giờ thì nước Nhật có cả hạm đội tàu sân bay như Hoa Kỳ cũng không có vấn đề gì với an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ. Nên Hoa Kỳ ủng hộ cũng là lẽ tất nhiên thôi.

Nhưng khoe "phỉnh" là đúng! Trong "canh bạc cuối cùng", con bài "tấy" không phải hạm đội tàu sân bay.

Trung Quốc phản đối rầm rầm. bảo người Nhật vi phạm hiến pháp của....người Nhật.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới 24h: Obama không gặp Putin

Vụ việc liên quan tới cựu nhân viên tình báo Edward Snowden tiếp tục gây căng thẳng trong quan hệ Nga, Mỹ;

Hôm 7/8, Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hủy cuộc gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin sau khi Nga cấp quy chế tị nạn tạm thời cho cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden.

Chính quyền Mỹ đã không nhìn thấy được “sự tiến bộ đầy đủ trong quan hệ với Liên bang Nga để tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Nga vào đầu tháng 9 tới”, tuyên bố chính thức của Nhà Trắng cho hay.

Posted Image

Hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ trong cuộc gặp bên lề hội nghị G8 hồi tháng 6. (Ảnh: Reuters)

"Quyết định đáng thất vọng của Nga trong việc cho phép Edward Snowden tị nạn tạm thời là một yếu tố để chúng tôi đánh giá về hiện trạng mối quan hệ song phương giữa Nga và Mỹ", thông báo nêu rõ hơn.

Tuy nhiên, người đứng đầu Nhà Trắng vẫn tới tham dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) dự kiến sẽ tiến hành tại St. Petersburg của Nga vào tháng 9.

Phó trợ lý Tổng thống Mỹ về an ninh quốc gia Ben Rhodes nói rằng, việc Nga cấp quy chế tị nạn tạm thời cho Edward Snowden, đã làm phức tạp thêm những vấn đề trong quan hệ gần đây giữa Nga với Mỹ.

Thay vì tới thủ đô Moscow và có cuộc gặp song phương với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tới thăm Thụy Điển vào đầu tháng 9, trước khi đến tham dự hội nghị G20.

Trước đó, tối 6/8, phát biểu trên kênh truyền hình NBC, Tổng thống Mỹ Obama cũng đã khẳng định ông sẽ tham dự hội nghị G20, song không nói cho biết ông có ý định gặp người đồng cấp Nga hay không.

Ở lần phát biểu này,

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chỉ trích Nga về việc cấp quy chế tị nạn cho người đã tiết lộ thông tin tình báo của Mỹ. Ông cho rằng, điện Kremlin đang tư duy kiểu Chiến tranh Lạnh.

Thanh Vân (tổng hợp)

theo vietnamnet.vn

Mệt hai vị quá đi! Đá qua đá lại kiểu tiki taka của Barca xưa rồi. Thỏa thuận xong nhớ bật mí để E dành tiền mua tàu sân bay cỡ Varyag sau đổi tên là Thi Lang gì đó. Hai A đừng lo, tàn cuộc xong 2 A cứ việc lo chia chác, tàu đó E chỉ đi dọn dẹp vỏ đạn, tên lửa, xe tăng cho nó hoành tá tràng (í lộn hoành tráng)Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Putin được lợi gì khi cho Snowden tị nạn?

Quyết định của Nga cho Edward Snowden tị nạn tạm thời là nguyên nhân chính dẫn tới việc Nhà Trắng hủy cuộc gặp dự kiến giữa hai tổng thống Barack Obama và Vladimir Putin.

Posted Image

(Ảnh: REUTERS/RIA Novosti/Pool)

Vậy Tổng thống Nga được lợi gì khi chìa tay giúp đỡ người tiết lộ các tài liệu bí mật của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA)? Đặc biệt là khi - ít nhất là đến thời điểm này - không có dấu hiệu nào cho thấy tình báo Nga đã thẩm vấn "kẻ đào tẩu" Mỹ.

Fyodor Lukyanov, một người chuyên quan sát Kremlin, hồi tháng trước đã bình luận rằng việc để cho Snowden vào Nga sẽ giống như việc "biến một cơn đau đầu nhẹ thành một chứng đau nửa đầu".

Vậy tại sao Putin lại chuốc lấy chứng đau đầu nặng này?

Trước hết là bởi vì Putin có thể đơn giản là không cưỡng lại được một hành động mà không chỉ khiến cho Washington bẽ mặt mà còn nhắc nhở rằng Nga, chứ không phải Mỹ, giờ đang ngồi ở ghế lái trong mối quan hệ đông - tây của hai nước.

Thứ hai, vì các cuộc thăm dò ý kiến đáng tin cậy nhất cho thấy, đa số người Nga nghĩ Snowden nên được cho tị nạn lâu dài ở Nga. Điều đó có nghĩa là sự hiện diện của người tuýt còi Mỹ có thể là một yếu tố giành phiếu bầu cho Putin, người vốn đang nhắm tới một nhiệm kỳ thứ 4, sau cuộc bầu cử năm 2018.

Thứ ba là bởi làm như vậy sẽ khiến các đối thủ của Mỹ hài lòng. Như Lukyanov nhận định: "Nếu Putin có quan tâm đến điều gì thì đó chính là cách Thế giới thứ ba nghĩ về Nga. Và Thế giới thứ ba coi Snowden như một người hùng đã tiết lộ tin mật của Mỹ ra ngoài. Putin rất nhạy cảm với điều đó. Có quá nhiều thiệt hại nếu không làm như vậy".

Cuối cùng, Putin đã nhìn thấy cơ hội tấn công vào trung tâm sự kình địch Mỹ - Nga: cuộc chiến về hồ sơ nhân quyền của hai bên. Ở khía cạnh này, Snowden là món quà Giáng sinh sớm của Putin. Ông có thể đưa Snowden ra như một đèn hiệu cho những ai cáo buộc Nga ngược đãi tự do cá nhân.

Putin hẳn biết rằng, thả Snowden ra sẽ là trêu tức Mỹ - một cách nhìn nhận mà Nhà Trắng đã xác nhận trong tuyên bố ngày 7/8.

Giới quan sát nhận định rằng cơn đau đầu này sẽ có lợi cho Putin. Và ngay cả chứng đau nửa đầu thì cũng chỉ là một cái giá rất nhỏ mà Putin trả cho việc cướp ánh đèn sân khấu khỏi tay Mỹ.

Một cú sẩy chân trong quan hệ Moscow - Washington càng làm tăng thêm khó khăn trong việc đoán biết ý định của Putin.

George W. Bush hồi năm 2001 tuyên bố đã nhìn vào mắt nhà lãnh đạo Nga và "có thể phán đoán được tâm hồn ông". Liệu khi đó vị Tổng thống Mỹ có thể nhìn thấy rằng, 6 năm sau, Putin sẽ làm kinh ngạc Hội nghị An ninh Munich hàng năm bằng một bài phát biểu nảy lửa chỉ trích Mỹ. Ông lên án hành động quân sự của Mỹ ở Trung Đông là 'đơn phương" và "bất hợp pháp", nói rằng Washington đã tạo ra bất ổn toàn cầu. "Họ đưa chúng ta đến vực thẳm của hết cuộc xung đột này đến cuộc xung đột khác", ông Putin nói.

Sau khi Snowden rời Hongkong tới Moscow vào tháng 6, Putin nhanh chóng tỏ dấu hiệu ông không có thời gian dành cho cựu nhà thầu tình báo Mỹ và bày tỏ hy vọng Snowden sẽ sớm lên đường tới Havana.

Hiểu sai lập trường của Putin, Washington chọn cách đối xử với Snowden như một quân cờ, phong tỏa mọi hành động có thể tiếp theo của anh ta bằng cách phát lệnh try nã và chặn đường mọi ngả bay.

Đây là một nước cờ đầu dễ hiểu. Nhưng Putin đã làm chính xác những gì Nhà Trắng hy vọng ông không làm. Cơ quan Nhập cư liên bang Nga không chỉ cho Snowden tị nạn tạm thời 1 năm mà còn xử lý giấy tờ trong một khoảng thời gian nhanh kỷ lục - đúng 2 tuần, so với bình thường là khoảng 3-6 tháng.

Snowden hiện đang sống ở một địa điểm bí mật đâu đó thuộc Moscow, làm khách của những người Mỹ xa xứ và bắt đầu một cuộc sống mới tha hương trên đất Nga.

Thanh Hảo(Theo NBC News, vietnamnet.vn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Mùi thuốc súng" đang lan ra rộng trên bầu trời Tây Thái Bình Dương?

Thứ năm 08/08/2013 08:06

(GDVN) - Nhật Bản tìm cách sửa đổi Hiến pháp chỉ là "mâu thuẫn thứ yếu", còn tranh quyền kiểm soát Tây Thái Bình Dương với TQ mới là "mâu thuẫn chủ yếu"...

Biển Đông: "Đằng sau nụ cười là chuẩn bị chiến tranh toàn diện"

Báo Mỹ cảnh báo Ấn Độ về bài học trong chiến tranh năm 1962 với TQ

Mỹ có thể giúp Hải quân Nhật-Ấn đối phó Trung Quốc khi có chiến tranh

Báo Hồng Kông: Tàu sân bay sẽ vô dụng trong chiến tranh tương lai

"Mỹ đang chuẩn bị cho chiến tranh quy mô lớn với TQ ở biển Đông"

Tướng Đài Loan: Mỹ sẽ can thiệp khi eo biển Đài Loan có chiến tranh

Bắc Kinh sẽ đưa quân can dự nếu bán đảo Triều Tiên nổ ra chiến tranh?

Lãnh đạo quân sự TQ từng chấn động khi Chiến tranh vùng Vịnh xảy ra

Posted Image

Biên đội tàu cảnh sát biển Trung Quốc đến vùng biển đảo Senkaku

Ngày 7 tháng 8, tờ "Liên hợp buổi sáng" Singapore có bài viết cho rằng, nhìn vào xu thế mới phát triển tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung-Nhật, đối với Mỹ, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhanh chóng tiếp cận với vị thế của Mỹ.

Đặc biệt, kế hoạch đóng tàu đầy tham vọng của Hải quân Trung Quốc rất gây chú ý, tương lai chắc chắn sẽ cùng với Hải quân Mỹ tranh đoạt quyền kiểm soát Tây Thái Bình Dương, từ đó trở thành "mâu thuẫn chủ yếu" Mỹ phải đối mặt trong tương lai gần. Còn việc thế lực cánh hữu Nhật Bản có ý định thoát khỏi sự trói buộc của Điều 9 Hiến pháp hòa bình thì đây chỉ là "mâu thuẫn thứ yếu".

Ngày 29 tháng 7, hội nghị toàn thể Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua nghị quyết lên án Trung Quốc "đe dọa và sử dụng vũ lực" ở xung quanh đảo Senkaku và Biển Đông.

Nghị quyết đã dẫn các sự kiện như vào tháng 1 năm 2013, tàu chiến Trung Quốc đã sử dụng radar điều khiển hỏa lực tiến hành ngắm bắn đối với tàu hộ vệ của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, cho rằng, tình hình căng thẳng ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc leo thang, đồng thời nhấn mạnh tự do đi lại ở các vùng biển Tây Thái Bình Dương "có liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ".

Không những vậy, ngày 29 tháng 7, trang mạng tạp chí "Chính sách ngoại giao" Mỹ còn dẫn lời Tư lệnh Không quân Mỹ, Thượng tướng Carlisle tuyên bố, Không quân Mỹ sẽ triển khai luân phiên các đơn vị tác chiến tinh nhuệ ở xung quanh Trung Quốc như Mỹ đối phó với Liên Xô cũ trước đây.

Posted Image

Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông.

Phát biểu của tướng Carlisle hầu như đã mở màn cho một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Cùng với việc Trung Quốc tổ chức tiệc tùng để kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nước này (ngày 1 tháng 8), mùi thuốc súng ngày càng đậm đang lan ra trên bầu trời Tây Thái Bình Dương.

Khi lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Mỹ tổ chức hội đàm ở bang California vào tháng 6 năm 2013, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải giữ kiềm chế trong xử lý tranh chấp với các nước láng giềng. Nhưng sau đó, Trung Quốc vẫn liên tục điều tàu công vụ tuần tra thị uy ở vùng biển đảo Senkaku, thanh thế tăng lên chứ không giảm đi.

Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết trên là một trường hợp ít gặp. Mặc dù nghị quyết này hoàn toàn không mang tính trói buộc đối với Chính phủ Mỹ, nhưng đã phản ánh sự vận động của chính quyền Shinzo Abe tại Mỹ ít nhất đã đạt được thành công ở Quốc hội Mỹ, ngoài ra cũng đã thể hiện ý đồ "cảnh cáo" của Mỹ đối với Trung Quốc.

Lời phát biểu của Thượng tướng không quân Mỹ Carlisle cũng cho thấy, tuyên bố chính sách "quay trở lại châu Á" của Mỹ được đưa ra trước dây không phải là những "lời nói suông", mà có bối cảnh quân sự rõ ràng.

Posted Image

Ngày 6 tháng 8 năm 2013, Nhật Bản hạ thủy tàu sân bay trực thăng Izumo Type 22DDH gây lo ngại đặc biệt cho Trung Quốc

Đồng thời, cách đây không lâu, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đưa ra báo cáo giữa kỳ phục vụ cho xây dựng "Đại cương kế hoạch phòng vệ" mới đã gây chú ý đặc biệt. Theo đề cương của báo cáo này, để tăng cường theo dõi, cảnh giới đối với vùng biển đảo Senkaku và chương trình tên lửa, hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản cho rằng "cần phải tăng cường trang bị", vì vậy cân nhắc sở hữu năng lực tấn công đánh đòn phủ đầu, bao gồm các biện pháp như mua sắm máy bay do thám không người lái tầm cao (Global Hawk) và xây dựng một lực lượng tương tự như Thủy quân lục chiến Mỹ.

"Đại cương kế hoạch phòng vệ" là phương châm chỉ đạo chính sách quốc phòng của Nhật Bản, sử dụng cho 10 năm tới. Cuối năm 2010, chính quyền đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) đã đưa ra "Đại cương kế hoạch phòng vệ" mới, chuyển phương hướng phòng vệ trọng điểm xuống hướng "nam", tức là từ phương hướng Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh chuyển hướng tới "các hòn đảo tây nam" (nhằm vào Trung Quốc).

Thế lực cánh hữu Nhật Bản mấy chục năm qua luôn tìm cách thoát khỏi sự hạn chế của Điều 9 Hiến pháp, chủ trương trong tình hình kẻ thù có ý đồ tấn công Nhật Bản rõ ràng, mối đe dọa vô cùng cấp bách và không có sự lựa chọn phòng vệ khác, Nhật Bản phải có quyền chủ động tấn công căn cứ của kẻ thù.

Posted Image

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tăng cường năng lực đánh chiếm đảo đá nhằm bảo vệ các hòn đảo tây nam trước "mối đe dọa từ Trung Quốc"

Mặc dù báo cáo giữa kỳ do nội các Abe chủ trì biên soạn vẫn chưa chỉ rõ, Nhật Bản sẽ tìm kiếm năng lực tấn công "căn cứ kẻ thù" theo kiểu "đánh đòn phủ đầu", xu thế thay đổi mang tính căn bản về chính sách quốc phòng của Nhật Bản đã rất rõ ràng. Báo cáo này mở ra khả năng Nhật Bản sở hữu quyền "tấn công phủ đầu" trong thời chiến, đã thể hiện xu thế Nhật Bản vượt qua hạn chế của Điều 9 Hiến pháp.

Thế lực cánh hữu đương nhiên không muốn chịu sự trói buộc của Hiến pháp hòa bình Nhật Bản nữa, còn người dân Nhật Bản cũng theo xu thế này. Bản thân động thái này là một "lời cảnh báo" cho Trung Quốc.

Bởi vì, nhìn vào góc độ chiến lược vĩ mô, các nhà quân sự sẽ phát hiện, toàn bộ xã hội Nhật Bản đang tiếp nhận một xu thế về mặt tâm lý, tức là thoát khỏi sự trói buộc của Điều 9 Hiến pháp, sự thay đổi lặng lẽ hiện nay đang là một phần của xu thế này. Như vậy, xu thế này cũng sẽ có liên quan đến hòa bình và ổn định của Đông Bắc Á trong tương lai.

Đối với Mỹ, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, “phi nước đại” để tiến kịp vị thế siêu cường của Mỹ, đặc biệt kế hoạch đóng tàu đầy tham vọng của Hải quân Trung Quốc rất gây chú ý, sẽ cùng với Hải quân Mỹ tranh quyền kiểm soát Tây Thái Bình Dương trong tương lai, từ đó trở thành "mâu thuẫn chính" mà Mỹ phải đối mặt trong tương lai gần. Còn việc thế lực cánh hữu của Nhật Bản có ý đồ thoát khỏi sự trói buộc của Điều 9 Hiến pháp hòa bình chỉ là "mâu thuẫn thứ yếu".

Posted Image

Mỹ đẩy nhanh chuyển trọng tâm chiến lược tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong hình là máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ.

Một nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cho biết, trên thực tế, Mỹ hoàn toàn không lo ngại sự trỗi dậy của "chủ nghĩa quân phiệt" Nhật Bản sẽ đem lại mối đe dọa cho Mỹ. Nhật Bản tổng cộng có hơn 500 trạm biến thế chủ yếu và Mỹ hoàn toàn nắm chắc vai trò của mạng lưới điện này, cùng với tọa độ cụ thể của chúng.

Mỹ chỉ phát động tấn công thông thường đối với các trạm biến thế ở dải hẹp Osaka, Kyoto, Kobe, Tokyo thì có thể làm "trọng thương" công nghiệp khoa học kỹ thuật của Nhật Bản, thậm chí đưa Nhật Bản quay trở lại trước đây 100 năm. Vì vậy, Mỹ không cần răn đe hạt nhân, cũng không cần lo ngại Nhật Bản thách thức vị thế kiểm soát Tây Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ.

* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook

Đông Bình

=====================

Những sự kiện được thông tin trong bài báo này, không nằm ngoài sự xác định của Lão Gàn từ nhiều năm trước. Chỉ tiếc cho sự việc đã qúa muộn để sửa chữa. Vấn đề còn lại chỉ là "Canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc như thế nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ xem xét bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho VN

Cập nhật lúc 10:54, 08/08/2013

(ĐVO) - Mỹ đang xem xét việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận buôn bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam… ông David Shear, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết, chiều 7/8.

Theo ông David Shear, cuộc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Việt Nam tại Washington hồi cuối tháng 7 đã xoay quanh nhiều vấn đề. Trong đó có vấn đề nhân quyền và việc dỡ bỏ lệnh cấm vận buôn bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Posted Image

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear

Theo Đại sứ David Shear, từ năm 2006, Chính quyền của Tổng thống Bush đã dỡ bỏ lệnh cấm bán trang thiết bị quân sự phi sát thương cho Việt Nam. Tuy nhiên, lệnh cấm bán vũ khí sát thương vẫn chưa được dỡ bỏ. Đại sứ cho biết, phía Việt Nam bày tỏ mối quan tâm về việc Mỹ sớm dỡ bỏ lệnh cấm này.

Một trong những điều kiện để dẫn tới việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí là vấn đề nhân quyền. Trao đổi với báo chí ngày 7/8, Đại sứ David Shear cho rằng xung quanh vấn đề này từ đầu năm 2013 đến nay Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể.

Đại sứ David Shear cho biết, dư luận Mỹ đánh giá rất cao chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang, coi đây là một bằng chứng tích cực trong quá trình xây dựng lòng tin giữa hai nước.

"Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất trong chuyến thăm lần này là hai bên đã thống nhất nâng quan hệ hai nước thành đối tác hợp tác toàn diện, cụ thể hóa các mục tiêu hợp tác lớn mà hai bên cần đạt được trong thời gian tới”, David Shear cho biết.

Những lĩnh vực cụ thể mà Đại sứ Mỹ đề cập là thúc đẩy các dự án hợp tác kinh tế, giáo dục, chống biến đổi khí hậu; tăng cường đối thoại an ninh - quốc phòng.

Đại sứ David Shear cho biết, hai bên sẽ thảo luận về Hiệp định hạt nhân dân sự, nỗ lực kết thúc đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay. Đại sứ Mỹ cũng cho biết Bộ Quốc phòng hai nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trên cơ sở Bản ghi nhớ ký vào tháng 9/2011.

Dự kiến, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có chuyến thăm Việt Nam vào cuối năm nay và lãnh đạo hai bên sẽ tiếp tục có các cuộc thảo luận song phương tại các diễn đàn APEC, Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra trong năm nay.

Theo VOV

====================

Trong chiến tranh hiện đại ở thế kỳ XXI giữa các cường quốc đến siêu cường thì chắc thắng mới đánh. Bởi vậy mưu sự chiến lược vẫn là một yếu tố cần so với hoạt động quân sự.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: thêm nhiều trẻ em bị bác sĩ bắt cóc

08/08/2013 11:06 (GMT + 7)

TTO - Công an huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc cho biết đã có 10 gia đình đến trình báo việc bác sĩ bắt cóc con tại bệnh viện phụ sản huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây.

Posted Image

Niềm hạnh phúc của bà Đổng khi nhận lại con - Ảnh: Tân Hoa Xã

Các vụ án được đưa ra ánh sáng sau khi công an huyện Phú Bình tuyên bố giải cứu thành công một bé trai bị bác sĩ Trương Thục Hiệp, phó khoa phụ sản tại bệnh viện chăm sóc bà mẹ và trẻ em huyện Phú Bình, bắt cóc và đem bán với giá 21.600 nhân dân tệ (khoảng 74 triệu đồng).

Theo Tân Hoa Xã, bác sĩ Trương Thục Hiệp nhiều lần lừa các thai phụ sắp sinh rằng con của họ bị bệnh bẩm sinh không thể cứu chữa được và đề nghị họ ký vào đơn tự nguyện bỏ con.

Khi các thai phụ sinh con, bà Trương tuyên bố trẻ sơ sinh đã chết hoặc không còn sống được bao lâu và cam kết sẽ “xử lý” giúp gia đình. Các bậc cha mẹ thậm chí còn chưa nhìn thấy mặt con.

Cô Vương Diễm Diễm, một nông dân ở huyện Phú Bình, cho biết gia đình cô đã đồng ý bỏ cặp song sinh vừa mới chào đời do bác sĩ Trương khẳng định cả hai bé mắc bệnh bẩm sinh và không thể sống quá 3 năm. Sau khi sinh con, bác sĩ Trương tuyên bố con của cô đã chết và nói sẽ “xử lý” cả hai bé với giá 100 nhân dân tệ (khoảng 350.000 đồng). Cô Vương đòi nhìn mặt hai đứa trẻ lần cuối thì bị bác sĩ này quát mắng thậm tệ.

Khi truyền thông Trung Quốc đăng tải việc giải cứu một bé trai trong đường dây buôn bán trẻ sơ sinh của bác sĩ Trương Thục Hiệp, gia đình cô Vương đã tìm đến công an huyện Phú Bình để trình báo.

Theo Nhật Báo Trung Quốc, cuộc giải cứu diễn ra ở tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc. Bé trai trên là con của gia đình ông Lai Quốc Phong, quê ở tỉnh Thiểm Tây. Tương tự như trường hợp của cô Vương Diễm Diễm, bác sĩ Trương Thục Hiệp cho biết bà Đổng, vợ ông Lai, nhiễm bệnh giang mai và thai nhi có thể cũng nhiễm bệnh. Bác sĩ Trương khuyên gia đình để bà ta xử lý đứa bé.

Tối hôm 16-7, bà Đổng sinh bé trai nặng 2,8kg. Các bác sĩ cho biết đứa bé đang trong tình trạng nguy kịch và phải cách ly với người thân.

Hai ngày sau đó, bà Đổng đến bệnh viện khác kiểm tra. Kết quả cả gia đình bà Đổng không bị nhiễm bệnh giang mai. Gia đình quay trở lại bệnh viện phụ sản Phú Bình để đòi con. Tuy nhiên, bác sĩ Trương không trả đứa bé mà hứa sẽ bồi thường 20.000 nhân dân tệ. Bà Đổng không đồng ý và báo sự việc với cảnh sát.

Sự việc dấy lên một làn sóng căm phẫn trong dư luận Trung Quốc. Trên các trang mạng xã hội, nhiều người dân kịch liệt lên án hành động bất nhân bác sĩ họ Trương và những người có liên quan.

Bác sĩ Trương cùng bốn người có liên quan đến đường dây buôn bán trẻ em đang bị điều tra. Ba lãnh đạo cấp cao của bệnh viện chăm sóc bà mẹ và trẻ em Phú Bình cũng bị cách chức.

ĐÔNG PHƯƠNG

================

Trung quốc đang bế tắc về cả nội trị lẫn ngoại giao. Việc kiên quyết trừng trị những tệ nạn xã hôi, tham nhũng - nếu có - chỉ thể hiện tính công minh của pháp luật. Nhưng khi pháp luật công minh - tất nhiên là nếu có - thì giới hạn của nó lại chỉ được thực thi khi vụ việc đã xảy ra. Tức là khi pháp luật muốn thực thi phải có bằng chứng phạm pháp rõ ràng, để gọi sự công minh của luật pháp. Lý học gọi là tính "chính danh".

Những sự kiện xảy ra liên tiếp trong những năm gần đây được chính báo chí của Trung Quốc đăng tải, cho thấy đất nước này đã rối loạn vì ngày càng thiếu những chuẩn mực xã hội. Cụ thể vụ việc bán trẻ sơ sinh mà bài báo đã nêu, như là một ví dụ. Có thể nói đây là sự mất cân đối trong các mối quan hệ xã hội đã rất trầm trọng.

Qua cách ứng xử quốc tế thể hiện ở sự tranh giành biển đảo, cũng cho thấy tính phi chính danh của Trung Quốc. Về lý thuyết và tính chính danh thì bất cứ một quốc gia nào, dù là nghèo hèn, cũng có quyền đòi chủ quyền biển đảo nếu bị mất vào tay một nước mạnh hơn. Nếu như đó là một thực tế và chính đáng. Huống chi là một siêu cường. Nhưng Trung Quốc lại hoàn toàn không hề thỏa mãn được tính chính danh trong việc đòi hỏi chủ quyền biển đảo với cộng đồng quốc tế. Sự kiện Phi Luật Tân kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và được cộng đồng quốc tế ủng hộ là một ví dụ. Cộng đồng quốc tế ủng hộ hành vi, chứ không ủng hộ nội dung sự kiện. Nội dung sự kiện đúng sai do tòa phán quyết. Do đó, nếu chính danh và minh bạch thì Trung Quốc đã cử đại diện tham gia tòa án. Trung Quốc là một siêu cường và có chân trong thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, chứ đâu phải là nước nhỏ, thấp cổ bé họng.

Bởi vậy, sự bế tắc trong cả nội trị lẫn ngoại giao, khiến cho các đối thủ của họ chỉ cần vây chặt đủ để đất nước này rối loạn và tan rã.

"Bất chiến tự nhiên thành" trong Binh pháp Tôn Tử(*) trong điều kiện hiện nay giành cho các đối thủ của Trung Quốc. Vấn đề chỉ con là thời gian và "canh bạc cuối cùng" diễn biến theo chiều hướng nào? Nếu Trung Quốc liều mạng đánh nhau với Hoa Kỳ ("Liều mạng" là từ của chính mấy tướng Trung Quốc dùng, đã đăng trên web lề phải);hoặc là "Bất chiến tự nhiên thành" - nói theo "Binh pháp Tôn Tử".

=====================

* Chú thich:

Tôn tử - theo truyền thuyết là danh tướng của Việt Vương Câu Tiễn - Một bộ phận của Bách Việt cổ xưa. Liên quan đến Tôn Tử và Việt Vương Câu Tiễn còn sự kiện sau:

Khi đương thời làm bá chủ Trung Nguyên - theo Việt sử lược - Việt Vương Câu Tiễn đã cử sứ giả đến diện kiến Hùng Vương và đề nghi liên minh với Hùng Vương diệt Chu để chiếm Trung Nguyên và Hùng Vương đã từ chối.

Chi tiết này trong Việt sử lược - cuốn sử được coi là bản văn cổ quan trọng được dẫn chứng nhiều nhất làm luận cứ phủ nhận Việt sử gần 5000 năm văn hiến của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" - nhưng họ lại lờ đi chi tiết này.

Bởi vì. nếu xét chi tiết này thì Việt Vương Câu Tiễn chẳng hoài hơi mà đến tận đồng bằng Bắc Bộ để đồng minh với một "liên minh 15 bộ lạc" và những người dân "ở trần đóng khố" nhằm chống lại cả một thể chế hùng mạnh thời bấy giờ là nhà Chu. Ít nhất cũng liên minh với Tề, Sở chứ nhỉ.

Đấy cũng chỉ là một tình tiết phản biện cho luận điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử của đám "hầu hết" và "cộng đồng".

Gần đây, một đám láo nháo đang cố gắng chứng minh kinh đô của Kinh Dương Vương chỉ ở Ngàn Hống thuộc miền Trung Việt Nam bây giờ. Cái này thì cụ Chí Phèo có sống lại và dù đang xỉn cũng lắc đầu bẩu không phải. Lão Gàn này đang say xỉn, chưa wan tâm. Vì còn đợi cái "cơ sở khoa học" của giáo sư Viện sĩ Phan Huy Lê xác định nội dung nó ra làm sao đã.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ mở tuyến tuần tra, nguy cơ bùng xung đột Biển Đông

Cập nhật lúc 19:46, 08/08/2013

(ĐVO)-Trước sự phản đối quyết liệt từ công luận quốc tế, Bắc Kinh vẫn quyết định mở tuyến đường tuần tra mới này chạy dài qua tất cả các khu vực TQ đã đưa ra trong bản đồ hình lưỡi bò.

Cố tình bành trướng

Sau khi đã tăng cường các tiền đồn của mình ở Biển Đông, TQ giờ đây lập ra một tuyến đường tuần tra hàng hải mới, trong đó hầu như bao gồm tất cả các rạn san hô, bãi cát ngầm, và đảo nhỏ, kể cả trường hợp có một địa điểm chỉ nằm cách bờ biển của Philippines 85 hải lý.

Hãng tin Kyodo đưa tin đã có một bộ tài liệu quân sự mật hôm 5/8 được tiết lộ liên quan đến chuyện này. Bản tin cho biết tuyến đường tuần tra này chạy dài qua tất cả các khu vực mà TQ đã đưa ra trong bản đồ hình lưỡi bò phi pháp của họ.

Posted Image

Theo các chuyên gia thì tuyến đường tuần tra mới này chạy dài qua tất cả các khu vực TQ đã đưa ra trong bản đồ hình lưỡi bò.

Ngay lập tức thông tin trên đã bị Philippines, Đài Loan,… lên tiếng phản đối và cho rằng sự bành trướng của Bắc Kinh đã đi quá giới hạn cho phép và tái khẳng định rằng các quốc gia này có quyền ngăn đội tàu của TQ xuất hiện tại những vùng biển mà họ đã tuyên bố chủ quyền.

Bản tin của hãng tin Nhật cũng cho biết bãi đá Vành Khăn mà Philippines đòi chủ quyền bây giờ đã trở thành căn cứ Hải quân nhộn nhịp và là sở chỉ huy của TQ tại Biển Đông. Người ta nhìn thấy nhiều loại tàu của TQ đã đậu tại bãi đá này.

Cùng với đó, TQ cũng kiên cố hóa các bãi đã khác, tất cả được đặt dưới quyền chỉ huy của Hạm đội Nam Hải. Hãng tin Kyodo nói rằng tuyến đường tuần tra mới của TQ khiến cho tình hình trong khu vực “bấp bênh hơn”.

Nguyên nhân là vì Manila?

The Philippine Star thì trước đó Philippines đã có kế hoạch di dời những doanh trại không quân và hải quân quan trọng về một căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở tây bắc thủ đô Manila, để tiếp cận nhanh chóng hơn với vùng biển đang tranh chấp với TQ.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin cho biết chính phủ dự tính chuyển lực lượng không quân và hải quân cùng máy bay và tàu chiến đến vịnh Subic, ngay khi có kinh phí để thực hiện kế hoạch này. Ông nói mục đích là để bảo vệ biển Tây Philippines.

Theo nhiều chuyên gia thì đây chính là nguyên nhân dẫn tới quyết định mở tuyến đường tuần tra mới trên biển Đông của TQ. Bởi phản ứng trước động thái của Philippines, giới chuyên gia TQ nói rằng hành động này rõ ràng là nhắm mục tiêu vào TQ và nước này sẽ có động thái cụ thể.

Posted Image

Nguyên nhân được lý giải nhiều khả năng do động thái của Manila khi công bố ý định dời căn cứ quân sự tới Vịnh Subic.

Giáo sư Tô Hạo thuộc Học viện Ngoại giao TQ nói việc Manila tập trung lực lượng quân sự gần biển Tây Philippines “làm tăng nguy cơ xung đột trong vùng”.

Vịnh Subic là cảng nước sâu tự nhiên, có thể cho cập cảng 2 tàu chiến lớn mà Philippines mới mua của Mỹ (nước đồng minh thân cận đã ký hiệp ước phòng thủ chung với Philippines).

Philippines và một số nước Ðông Nam Á khác đang vướng vào một cuộc tranh chấp lãnh hải với TQ, nước tuyên bố có chủ quyền “không thể tranh cãi ” đối với gần hết vùng Biển Ðông. Hiện Philippines cũng ủng hộ nỗ lực của Washington tái khẳng định sự hiện diện quân sự ở châu Á như một đối trọng với sự bành trướng của TQ.

Tờ Ausdefence của Úc cho rằng, chính hành động này của Manila là nguyên nhân chính dẫn tới việc Bắc Kinh đưa ra tuyên bố mở tuyến tuần tra mới ở Biển Đông khiến tình hình khu vực sẽ ngày càng thêm căng thẳng.

Cục diện Biển Đông khi Philippines vỗ tay đón tàu chiến

Thái Yên

====================

Biển Đông là sự kiện chiến lược với nhiều nước liên quan và Trung Quốc. Nó là tập hợp hàm chứa những phần tử trong đó. Nhưng cái tập hợp biển Đông này lại chỉ là phần từ trong một tập hợp lớn hơn. Đó chính là "bá chủ toàn câu trong sự hội nhập toàn cầu".

Sai lầm chiến lược của người Trung Quốc chính là nhìn nhận tính cục bộ thay cho cái toàn thể. Từ sai lầm này, khiến Hoa kỳ kéo 60% quân lực về Tây Thái Bình dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines dùng quân Mỹ chặn ở Biển Đông

Cập nhật lúc 07h12" , ngày 09/08/2013


(VnMedia) - Giới chức Philippines vừa cho biết, họ sẽ sớm khởi động các cuộc đàm phán với Mỹ để tăng cường sự hiện diện quân sự của cường quốc số 1 thế giới tại nước này với mục tiêu là nhằm để ngăn chặn cái mà họ gọi là “sự hiếu chiến” ngày càng tăng của phía Trung Quốc trên những vùng lãnh hải của Philippines ở Biển Đông.


Posted Image

Philippines đang tận dụng mối quan hệ đồng minh thân thiết lâu năm với cường quốc quân sự số 1 thế giới để tạo thế đối trọng với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc.


Hãng tin AP hôm qua (8/8) đưa tin, trong bức thư gửi tới các nhà lãnh đạo Quốc hội, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã nói, việc cho phép quân Mỹ “tăng cường sự hiện hiện trên cơ sở luân phiên” sẽ giúp quốc gia Đông Nam Á duy trì năng lực “phòng vệ đáng tin cậy ở mức tối thiểu” để bảo vệ lãnh thổ của mình trong thời điểm mà nước này đang phải chật vật tìm cách tăng cường hiện đại hóa quân đội – một trong những lực lượng yếu nhất Châu Á.

Một sự hiện diện lớn hơn của quân đội Mỹ cũng đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhiều nguồn lực và nhiều hoạt động huấn luyện, đào tạo cho năng lực phản ứng với thảm họa ở một quốc gia thường xuyên phải chịu bão lũ và động đất như Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin và Ngoại trưởng Albert del Rosario đã viết như vậy trong bức thư.


Theo lời hai quan chức quốc phòng và ngoại giao hàng đầu của Philippines, nước này “sẽ sớm khởi động các cuộc đàm phán, tham vấn với phía Mỹ để tìm kiếm một thỏa thuận khung cho việc thực hiện chính sách mà hai bên đã đồng ý về việc tăng cường sự hiện diện quân sự của quân đội Mỹ ở Philippines trên cơ sở luân phiên”.


Hiện tại, các quan chức Mỹ chưa đưa ra lời bình luận gì về nội dung bức thư trên.


Sự hiện diện của quân đội nước ngoài vốn là một vấn đề rất nhạy cảm ở Philippines – một nước thuộc địa cũ của Mỹ. Thượng viện Mỹ năm 1991 đã bỏ phiếu nhất trí đóng cửa các căn cứ lớn của nước này ở Subic và Clark, gần thủ đô Manila.


Hiến pháp Philippines cấm quân đội nước ngoài đóng cố định trên lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, năm 1999, Thượng viện Philippines đã phê chuẩn một thỏa thuận với Mỹ trong đó cho phép các lực lượng Mỹ được thực hiện các chuyến thăm đến Philippines.


Bộ trưởng Gazmin và Ngoại trưởng del Rosario đã bảo đảm với các nghị sĩ Philippines rằng, bất kỳ thỏa thuận nào giữa Manila với Washington đều sẽ “thống nhất với Hiến pháp của chúng ta”.


Việc Manila mở cửa đưa quân Mỹ vào nước này, áp sát Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh các nước trong khu vực đang rất lo ngại trước những bước đi, động thái ngày một quyết liệt của Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông.


Mong muốn củng cố an ninh và khả năng phòng vệ từ bên ngoài của Philippinees trùng với kế hoạch của Washington trong việc tháo bỏ gánh nặng dính líu về mặt quân sự của Mỹ ở Trung Đông và chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á. Hiện, Mỹ đang thúc đẩy thực hiện chính sách này thông qua việc thiết lập các mối quan hệ liên minh về kinh tế và quân sự chặt chẽ hơn với các nước trong khu vực như Philippines. Một phần của kế hoạch này là nhằm tạo thế đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc.


Chính sách tái sắp xếp lực lượng Mỹ theo hướng trọng tâm dịch chuyển về Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ còn bao gồm việc triển khai tới 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ ở bắc Australia và “dàn trận” tàu chiến ở Singapore.


Theo Bộ trưởng Quốc phòng Gazmin, quân Mỹ sẽ chỉ được phép tiếp cận các căn cứ quân sự hiện nay của Philippines theo những điều kiện mà hai nước đã nhất trí. Hai bên sẽ đàm phán về thời gian mà quân lính, máy bay, tàu và các phương tiện, vũ khí của Mỹ được phép triển khai trên lãnh thổ Philippines.


Bộ trưởng Gazmin và Ngoại trưởng del Rosario nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ liên minh quân sự lâu đời giữa Philippines với Mỹ, nói rằng “mối quan hệ đó rất hữu ích không chỉ trong chính sách ngoại giao của chúng ta mà còn giúp tăng cường năng lực của chúng ta trong nhiệm vụ sống còn là bảo vệ lãnh thổ”.


Manila đã tìm tới Mỹ để xin sự giúp đỡ nhằm hiện đại hóa hạm đội tàu chiến, phi đội máy bay chiến đấu già cỗi của nước này cũng như trong công tác huấn luyện binh lính trong bối cảnh Philippines đang có cuộc đối đầu quyết liệt và căng thẳng với Trung Quốc vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông.


Kiệt Linh - (theo SCMP)


Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Một vụ mua bán mỏ than đen tối như than

SGTT.VN - Zhongshe là một mỏ than tàn lụi ở tỉnh Shanxi (Sơn Tây), miền bắc Trung Quốc, nằm sâu hơn 1.150m dưới mặt đất. Nhưng hợp đồng mua mỏ với mức giá khổng lồ 1,6 tỉ USD của China Resources, một tập đoàn hàng đầu của nhà nước Trung Quốc, có lẽ còn tối tăm và rối rắm hơn nhiều.

Tài liệu rò rỉ về hợp đồng và một án tù ở Hong Kong bất ngờ bộc lộ những giao dịch thường là bí mật của một công ty thuộc sở hữu nhà nước ở Trung Quốc, đặt ra câu hỏi: có phải kinh tế và tài nguyên Trung Quốc đang bị chiếm dụng bởi các tập đoàn nhà nước có đặc quyền và bộ phận điều hành?

Những vấn đề của China Resources bắt đầu năm 2010, khi các chi nhánh của tập đoàn cùng một công ty đối tác cũng của nhà nước đồng ý trả 9,9 tỉ tệ mua ba mỏ than và tài sản liên quan. Bên bán là doanh nhân Zhang Xinming - có tiếng là một tay cờ bạc côn đồ - cũng nhận 20% cổ phần trong liên doanh mới.

Posted Image

Trụ sở mỏ than Zhongshe

Thương vụ có vẻ đem lại cho China Resources một vị trí chắc chắn trong công nghiệp mỏ than ở Shanxi, trung tâm công nghiệp than của Trung Quốc trong hơn 1 thế kỷ và gần với những thành phố ven biển và các nhà máy khát năng lượng. Tuy nhiên, báo cáo kinh doanh hàng tháng của công ty cho thấy, mỏ không còn sản xuất than kể từ khi chuyển quyền sở hữu vào 2010.

Theo luật sư Chen Ruojian tại công ty luật Duan&Duan ở Bắc Kinh, đại diện cho phía cổ đông thiểu số ở Hong Kong: “Về mặt pháp luật, đây là một giao dịch hoàn toàn bất thường. Không thể hiểu được tại sao họ làm như vậy – trả thật nhiều để mua những mỏ có giấy phép khai thác đã hết hạn”.

Vụ việc tăng thêm tính bất an chính trị sau khi hai nhà báo Trung Quốc cáo buộc có tham nhũng trong thương vụ và nêu đích danh Song Lin, chủ tịch tập đoàn mẹ China Resources và hiện là thứ trưởng trong chính phủ Trung Quốc.

Trang web của Nhân dân Nhật báo cho biết, cơ quan kỷ luật của đảng đã nhận đơn tố cáo ông Song và một viên chức cấp cao của China Resources và đang xử lý vụ việc. Ông Song không bị giam giữ hay kết án. Có thể xác định việc này dựa vào báo cáo trên trang web công ty về những lần xuất hiện của Song trước công chúng. Trong khi đó, China Resources phủ nhận phạm pháp, đồng thời ám chỉ có thể khởi kiện các nhà báo Trung Quốc.

Theo chuyên gia David Zweig tại ĐH Khoa học và Công nghệ Hong Kong: “China Resources là một tay chơi lớn toàn cầu. Nếu các cáo buộc về mỏ than được chứng minh là đúng, nó chứng tỏ những công ty này có thể bị chia nhỏ hay lừa gạt. Vụ việc không báo trước điềm tốt cho khả năng toàn cầu hóa hay chuyên nghiệp hóa các công ty này.”

Vào 2012, China Resources là công ty công nghiệp sở hữu nhà nước Trung Quốc lớn thứ 18 tính về doanh số, với lợi nhuận 52 tỉ USD. Sản phẩm đa dạng bao gồm dược phẩm, bia, than, và bất động sản.

Posted Image

Song Lin, chủ tịch tập đoàn China Resources, đang bị cáo buộc tham nhũng

Tranh cãi về hợp đồng than làm cho China Resources trở thành mục tiêu chỉ trích của tất cả các công ty nhà nước.

Vào cuối thập niên 1990, Thủ tướng Chu Dung Cơ khi đó đã thúc đẩy hàng trăm ngàn công ty sở hữu nhà nước vào khu vực tư nhân. Khoảng 120 công ty nhà nước lớn nhất có nhiều thế lực chính trị đã phản đối tư nhân hóa, nhận được ủng hộ như là trụ cột nhà nước trong kinh tế, tiếp tục vun vén tài sản và tạo nhiều ảnh hưởng trong thập niên qua, một phần nhờ khả năng tiếp cận gần như không hạn chế khoản cho vay lãi suất thấp từ các ngân hàng sở hữu nhà nước.

Nhiều công ty, như công ty truyền tải điện State Grid, hay công ty điện thoại di động China Telecom, bị người dân Trung Quốc chỉ trích vì kém hiệu quả nhưng thu lợi lớn do tính phí cao. Khoản lợi nhuận này cho phép tập đoàn tuyển dụng và thăng chức con cháu các viên chức cấp cao trong chính phủ, đổi lại các viên chức chính phủ bảo đảm họ giữ ghế lâu dài.

Giữa tháng 7, nhà báo Wang Wenzhi của Nhật báo Economic Information tiết lộ China Resources đã trả giá mua mỏ Zhongshi gần gấp đôi mức mà Tập đoàn Mỏ Than Datong đề xuất chỉ 3 tháng trước đó. Wang không đề cập vai trò của ông Song, nhưng truyền thông Trung Quốc đã đồn đoán về số tiền mua mỏ về đâu.

Tuy trữ lượng Zhongshe nhiều và than chất lượng cao nhưng độ sâu của mỏ đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Hợp đồng không nhiều giá trị kinh tế do giá than tụt dốc kể từ khi China Resources mua mỏ cách đây 3 năm. Sản lượng các mỏ ở Nội Mông giờ đây vượt hơn mỏ Shanxi, trong khi nhu cầu tăng chậm hơn dự định. Do đó, giá than giảm còn 400 tệ/tấn từ mức 750 tệ vào 2010.

Ngoài ra, bên bán, một công ty tư nhân tên Shanxi Jinye Coking Group, chỉ giữ quyền khai thác mà không phải là sản xuất khoáng sản, và trước khi ký hợp đồng, ngay cả giấy phép khai thác cũng hết hạn, có nghĩa là: China Resources đã chi mạnh tay cho những tài sản mà bên bán không có quyền bán.

Ngày 18.7, China Resources Power cho biết, giao dịch là thẳng thắn và công ty đang xin phép khai khoáng hai trong ba mỏ; và mỏ thứ ba bắt đầu khai thác.

Vài ngày sau, China Resources phát biểu trên trang web công ty rằng, các cáo buộc là một phần trong một “chiến dịch gièm pha có hoạch định, tổ chức và điều phối cẩn thận ở phía sau và đút lót những khoản tiền lớn cho những kẻ được phép trên internet.”

Hôm thứ tư 7.8, chủ tịch China Resources, ông Song, phủ nhận các cáo buộc giao dịch bất hợp pháp là “những cáo buộc sai hoàn toàn.” Ông gọi vụ mua mỏ là “một hoạt đông kinh doanh bình thường”, và nói ông có thể khởi tố những kẻ cáo buộc. Cơ quan kiểm toán nhà nước nói rằng họ đang điều tra lại hợp đồng, và theo Ủy ban điều tra tham nhũng, bất cứ hành động có hại nào cũng sẽ bị trừng phạt.

Câu hỏi lớn giờ đây là một cuộc điều tra chính thức sẽ mở rộng đến đâu và nó sẽ tiết lộ cái gì.

Võ Phương (theo the NEW YORK TIMES)

====================================

Ông gọi vụ mua mỏ là “một hoạt đông kinh doanh bình thường”, và nói ông có thể khởi tố những kẻ cáo buộc.

Khi tòa chưa kết tội thì ai bảo ông này tham nhũng đều có thể là vu cáo!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

08/08/2013 22:43 GMT+7

Vì sao TQ lo ngại tàu khu trục khổng lồ của Nhật

Nhật Bản đã chính thức công bố con tàu khu trục khổng lồ lớp Izumo mang theotrực thăng (còn gọi là tàu khu trục lớp 22DDH) vào hôm qua. Đây là con tàu mà Tokyođã mong đợi từ lâu.

TIN BÀI LIÊN QUAN

Cận cảnh tàu chiến khổng lồ của Nhật Bản

Nhật Bản trình làng tàu khu trục trực thăng khổng lồ

Con tàu dài 250m với khả năng mang theo 14 máy bay trực thăng, trọng lượng rẽ nước là 24.000 tấn. Đây là tàu chiến lớn nhất mà Nhật Bản từng đóng kể từ ThếChiến II. Xét về trọng lượng rẽ nước, tàu khu trục lớp Izumo lớn hơn con tàu lớn nhất hiện nay của Tokyo là tàu khu trục mang trực thăng lớp Hyuga 50 lần.

Posted Image

Tàu Izumo được ra mắt hôm 7/8.

Việc ra mắt con tàu khu trục mang trực thăng thứ ba này trong Lực lượng phòng vệ biển của Nhật trùng với ngày kỷ niệm 68 năm quả bom nguyên tử đầu tiên rơi xuống Hiroshima. Tàu khu trục lớp 22DDH được đặt hàng vào năm 2009 và dự kiến đưa vào hạm đội năm 2015.

Tokyo nói rằng tàu khu trục lớp Izumo sẽ được sử dụng để tham gia chiến tranh chống tàu ngầm, các sứ mệnh theo dõi vùng biển biên giới và vận chuyển người ở các khu vực gặp thiên tai.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của con tàu khổng lồ của Nhật đã khiến Trung Quốc' khó chịu' khi một loại báo giới Bắc Kinh đồng loạt đưa tin về sự kiện này.

Bình luận về con tàu của Nhật, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng: "Chúng tôi lo ngại về việc Nhật Bản liên tục mở rộng trang bị quân đội. Các quốc gia châu Á láng giềng của Nhật và cộng đồng quốc tế cần cảnh giác trước xu thế này. Nhật nên rút ra bài học từ lịch sử, triệt để với chính sách phòng vệ và tuân thủ đúng lời hứa của mình là lựa chọn con đường phát triển hòa bình".

Trung Quốc và Nhật Bản đang vướng vào tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Li Daguang - một giáo sư tại Đại học Quốc phòng Quốc gia của Quân đội Giảiphóng Nhân dân Trung Hoa - đã gọi tàu Izumo là 'một hàng không mẫu hạm ngụy trang'.

Posted Image

Tàu Izumo khổng lồ bị cho là một tàu khu trục 'giả danh', vì tiềm lực trên lý thuyết của tàu này tương đương tàu sân bay.

Hiến pháp Hòa bình của Nhật có thể cấm vận hành các loại tàu sân bay. Tuy nhiên, một số học giả vẫn không tránh được hoài nghi.

Trong suốt nhiều năm qua, các nhà bình luận vẫn cảnh báo rằng đây chỉ là một con tàu khu trục trên danh nghĩa, nhưng về lý thuyết thì sau này có thể được trang bị các chiến đấu cơ tối tân như F-35B (có khả năng cất cánh ở đường băng ngắn và hạ cánh theo chiều thẳng đứng).

Các nguồn tin tại Nhật Bản đã bác bỏ nghi ngờ này khi nói rằng lý do để gia tăng kích thước của tàu 22DDH so với tàu khu trục lớp Hyuga là vì Nhật muốn sử dụng máy bay trực thăng cánh xoay V22 Osprey như là loại máy bay duy nhất cất cánh từ tàu này.

Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin chính thức nào xác nhận việc này, chỉ có một điều đáng chú ý là Nhật Bản hiện đang tính đến khả năng mua máy bay V22 Osprey.

Trên thực tế, có vẻ như việc Nhật Bản sẽ sử dụng tàu 22DDH như thế nào sẽ còn phụ thuộc vào tình hình an ninh khu vực sẽ diễn tiến ra sao. Khi xây dựng một con tàu có tầm cỡ như tàu sân bay và duy trì một hạm đội máy bay chiến đấu,Tokyo sẽ bảo lưu một phương án triển khai tàu sân bay sau một loạt các cuộc tập huấn có khả năng giảm dần sau khi tham gia các bài tập cất và hạ cánh từ các tàusân bay của Mỹ.

Về mặt này, một chiếc tàu khu trục tầm cỡ như 22DDH sẽ không khác gì tiềm lực đột phá về hạt nhân của Nhật Bản.

Lê Thu (theo Diplomat)

Phen này ông quyết đi buôn bỉm(*)

Vừa bán vừa la cũng đắt hàngPosted Image

(*) : Bimngoaico.com.vn - Chuyên kinh doanh tã giấy dành cho người lớn,mặt hàng đang "hot" là loại bỉm ngoại cỡ dành cho những người bụng bự ( nhận phục vụ may đo tận nơi,đảm bảo hợp thời trang và rất tiện lợi cho các tư thế ngồi đánh bạc )Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

[/color]

Phen này ông quyết đi buôn bỉm(*)

Vừa bán vừa la cũng đắt hàngPosted Image

(*) : Bimngoaico.com.vn - Chuyên kinh doanh tã giấy dành cho người lớn,mặt hàng đang "hot" là loại bỉm ngoại cỡ dành cho những người bụng bự ( nhận phục vụ may đo tận nơi,đảm bảo hợp thời trang và rất tiện lợi cho các tư thế ngồi đánh bạc )Posted Image

Thực ra - nếu bỏ vũ khí hạt nhân - thì Trung Quốc/ Nhật Bản tay bo, chưa biết "mèo nào cắn mỉu nào". Nhưng nếu tính luôn vũ khí hạt nhân thì Nhật Bản có thêm 10 cái tàu sân bay như Hoa Kỳ cũng không thể chịu nổi 1 quả tên lửa đạn đạo có đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc bắn vào Tokyo.

Do đó, cần phải thấy rằng: Nếu Hoa Kỳ không hiện diện ở Tây Thái Bình Dương thì chỉ hai ngày Trung Quốc có thể xóa sổ ngay vành đại trấn biển từ Nhật Bản đến tận Úc bằng vũ khí hạt nhân. Chí ít cũng là sự răn đe hạt nhân để buộc đối phương phải đầu hàng.

Trong "Canh bạc cuối cùng" này - nước bài đầu tiên là sự suy sụp về kinh tế của một trong hai siêu cường. Nếu xảy ra chiến tranh thì nó sẽ không kết thúc ở biển Đông. Mặc dù nó có thể bắt đầu từ đây.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Trung Quốc bế tắc trong quyết sách về cả nội trị lẫn ngoại giao.

* Xã hội Trung Quốc không chỉ giải quyết vấn nạn tham nhũng.....

====================================

Những người sống với trái tim đã chết

vnexpress.net

Thứ sáu, 9/8/2013 18:08 GMT+7

Ở nơi mà mỗi gia đình chỉ được phép có một con, ý niệm về việc đứa con độc nhất đó bị bắt và đem bán quả là quá tàn nhẫn. Các bậc cha mẹ bị mất mát đó đã sống tiếp như thế nào?

Lời kể của thiếu nữ Việt bị lừa sang Trung Quốc

Đó là nội dung một phim tài liệu vừa ra mắt trực tuyến tuần trước. Rất hấp dẫn và cũng khó xem, phim là kết quả của hai năm làm việc với ngân khoản 7.500 USD tiền tài trợ thu được nhờ kêu gọi lòng hảo tâm qua Internet.

"Người ngoài không thể hiểu được", Charlie Custer, blogger và là người cùng với vợ làm bộ phim "Sống với con tim đã chết", nói. "Người Trung Quốc cũng biết chuyện bắt cóc có tồn tại, nhưng cũng không biết được số vụ bắt cóc lại nhiều đến thế".

Động lực để làm phim, theo Cluster, là vấn nạn bắt cóc trẻ em đã nhức nhối nhiều năm qua và gây ra những tranh cãi trong lòng Trung Quốc, về chính sách một con, về việc tìm kiếm.

"Bắt cóc trẻ con là một trong các vấn đề xã hội mà mọi người Trung Quốc đều nhất trí rằng không nên để hoành hành", Custer nói trên tờ WSJ.

Posted Image

Ông của một đứa trẻ bị bắt cóc, vừa khóc vừa gửi lời nhắn nhủ đến cháu trong phim của Custer.

Thị trường buôn bán trẻ em ngày càng lan rộng, theo các báo cáo từ báo chí nhà nước. Giá của một trẻ em bị bán dao động từ 30 đến 80 nghìn tệ (4.900 đến 13.000 USD). Một số em bị bán cho các nhà hiếm con, số khác bị đưa vào nhà chứa, bán làm vợ hoặc bị nhồi nhét vào những tập đoàn ăn xin.

Con số trẻ bị bắt cóc hiện rất khác nhau, tùy số liệu của các cơ quan chức năng. Tháng 6 năm nay, đài phát thanh CNR ước tính 200.000 cháu bị bắt cóc mỗi năm, nhưng sau đó một quan chức công an cấp cao bác bỏ con số này. Trong phim tài liệu của Charlie, con số vào khoảng 70.000.

"Con số đó thật kinh khủng. Nhưng con số không nói hết mọi điều. Chúng tôi muốn làm một bộ phim để đưa các bạn đến với những gương mặt người cụ thể trong bi kịch", đạo diễn nói.

Anh đã gọi điện đến nhiều gia đình có con bị bắt cóc, và cuối cùng quyết định đến quay phim ở ba nhà. Câu chuyện của họ trở thành cốt lõi cho phim.

Gia đình thứ nhất của Liu Liqin, công nhân ở thành phố Thái Nguyên tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc. Con của Liu bị bắt cóc khi cháu đang chơi ở ngõ nhỏ gần nhà cùng với hai em bé khác vào tháng 4/2010.

"Trong suốt những tháng đầu mất con, cô ấy và tôi không phân biệt được ngày và đêm", Liu nói về vợ mình. Vợ chồng anh, trước đây có hai con, đã bị triệt sản để không vi phạm chính sách một con nữa.

Nhắn gửi đến đứa con không biết đang ở phương trời nào, Liu nói: "Bố mẹ không tốt. Nhưng bố mẹ sẽ tiếp túc tìm con chừng nào bố mẹ còn hơi thở".

Ông nội của đứa bé bị bắt cóc vừa khóc vừa nói: "Cháu ơi, ông bà là người lớn, thế mà không bảo vệ được cháu, để kẻ xấu bắt cháu đi. Ông xin lỗi cháu. Cháu cứ hận ông bà cha mẹ đi".

Những nếp nhăn hằn rõ trên gương mặt đen đúa của ông. Bàn tay to sần sùi của ông đưa lên chùi nước mắt, nấc lên, rồi ông nói tiếp: "Mùa đông năm ngoái rất lạnh, tôi tự hỏi cháu tôi có mặc áo ấm không. Mùa xuân đến, người ta đốt pháo mừng tết, tôi tự hỏi cháu tôi có được chơi pháo không. Mùa hè, không biết cháu tôi có biết cởi bớt áo bông? Ban đêm tôi tự hỏi liệu cháu ngủ có ngon không?".

Video: "Sống với trái tim đã chết"

Trong những ngày ở Trung Quốc, Charlie nhìn thấy nhiều đứa trẻ ăn xin trên đường phố và kể chuyện này với một người bạn là cựu cảnh sát địa phương. Anh cảnh sát cho biết rất có thể bọn trẻ đó đã bị bắt cóc và bán cho băng nhóm ăn xin. Custer càng quyết đuổi vấn đề, anh ghi chép ở bất cứ nơi nào gặp bọn trẻ lang thang.

"Chuyện trẻ ăn xin xảy ra khắp nơi", Custer nói.

Trong một số trường hợp, thủ tục hành chính nhiêu khê cản trở việc làm phim. Có những vụ, chính cán bộ kế hoạch hóa gia đình đem trẻ con của nhà khác đi bán. Cha mẹ của trẻ bị bắt cóc thường là nghèo và ít học, không biết phải làm gì và có các quyền gì.

Những cản trở khác trong việc đi tìm kiếm trẻ bị bắt cóc là nó đòi hỏi sự kiên nhẫn lâu dài, tỷ lệ tìm được thấp, và dễ khiến cảnh sát nản lòng. Những kẻ buôn người mang trẻ con đi thật xa, không những bán cho các nhà làm con nuôi, mà còn đưa chúng vào những lò gạch bí mật, nơi các bậc cha mẹ khó có thể nào tìm được.

Mẹ của một bé trai Yuan Xueyu, 10 tuổi bị bắt cóc kể rằng bà đã ngất khi hay tin con biến mất. Rồi ngày lại ngày, vợ chồng bà đi tìm con trong tuyệt vọng. Đã bốn năm qua, cảnh sát vẫn chưa tìm ra manh mối gì hơn. "Suốt bốn năm qua, mỗi sáng dậy, tôi rửa mặt bằng nước mắt", người mẹ vừa nói vừa nấc.

Posted Image

Nhiều trẻ em Trung Quốc bị bắt cóc và bán vào các lò gạch, lao động khổ sai. Ảnh cắt từ phim Living with dead hearts.

"Mục đích của chúng tôi là tác động đến tình cảm của người xem, để họ đủ xúc động để quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nhức nhối này", Custer nói. "Hy vọng rằng khi có nhiều người quan tâm hơn, thì cơ hội được trở về của các cháu bé sẽ nhiều hơn".

Nhưng cũng có nhiều đứa trẻ đã không bao giờ trở về, nhất là với những em bị đưa ra nước ngoài, cơ hội càng quá mỏng manh.

Bé gái Lei Xiao Xia, 12 tuổi khi bị bắt cóc ở thành phố Datong, tỉnh Thiểm Tây tháng 5 năm ngoái, dường như bốc hơi không để lại bất cứ dấu vết gì. Cha mẹ em và những người thân đã đi tìm khắp thành phố, nhờ cảnh sát, lên đài truyền hình và phát thanh, nhưng rồi vô vọng.

"Mục đích đời tôi bây giờ chỉ là tìm con gái về", mẹ của em Lei, nước mắt chảy tràn trên mặt, nói. "Không tìm được con, đời tôi còn ý nghĩa gì?".

Mẹ của Yuan vẫn nuôi hy vọng không nguôi, một ngày nào đó con trai sẽ trở về. Em gái của Yuan, nay 11 tuổi, khóc nức nở vùi đầu vào lòng mẹ khi được hỏi về anh trai: "Anh trai, trở về sớm đi, đừng để cả nhà lo lắng".

Ánh Dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hải quân ASEAN cùng liên thủ chiến đấu trên biển Đông?

Thứ sáu 09/08/2013 20:34

ANTĐ - Tình hình biển Đông đang ngày càng trở nên bất ổn. Dưới sự trợ giúp của Mỹ, Philippines và một số quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực đối phó với những hành động gây căng thẳng trên biển Đông.

Trang mạng “Valuewalk” của Mỹ ngày 08/08 đã có bài phân tích cho biết, cách thức tốt nhất để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông, là dùng chính phương pháp “Ngoại giao pháo hạm” của Bắc Kinh, các quốc gia ASEAN có tranh chấp trên biển với Trung Quốc, nên trợ giúp Indonesia tăng cường sức mạnh hòng ngăn chặn sự hung hăng của hải quân nước này trên biển Đông.

Bài viết cho biết, chính sách “Ngoại giao pháo hạm” hay tế nhị hơn thì gọi là “Ngoại giao hải quân” đã được Anh, Mỹ và một số cường quốc hải quân trên thế giới sử dụng để nâng cao địa vị và sự ảnh hưởng trên trường quốc tế. Trên biển Đông hiện nay, trước sự chèn ép của Trung Quốc, các quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á không đủ tiềm lực để một chọi một với Trung Quốc

Trong khi đó, nguy cơ tiềm ẩn về cuộc đối đầu Trung - Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng lớn lên. Trong tình hình này, các nước Đông Nam Á sử dụng chính sách “ngoại giao pháo hạm” là rất phù hợp. Hải quân các nước ASEAN hợp tác chặt chẽ, xây dựng cơ chế tổ chức Hội nghị tư lệnh hải quân các nước ASEAN, thì sẽ nâng cao được sức mạnh nội khối trên biển Đông, để đối phó với Trung Quốc.

Posted Image

Tàu tên lửa tàng hình KRI Klewang 625 của Hải quân Indonesia

Bài viết phân tích, hiện nay môi trường chiến lược phức tạp ở khu vực này khiến các nước Đông Nam Á chuyển từ chỉ đối thoại đơn thuần, sang hợp tác toàn diện có tính thực chất. Trước khi tổ chức Hội nghị Tư lệnh hải quân các nước ASEAN, Tổng tư lệnh của Quân đội Quốc gia Indonesia - Thượng tướng Agus Suharto đã đề xuất ý kiến, trong năm 2013, Indonesia sẽ đứng ra tổ chức cuộc diễn tập quân sự liên hợp đầu tiên trong lịch sử khối ASEAN. Theo tuyên bố, cuộc diễn tập này nhằm mục đích tăng cường hợp tác hải quân các nước trong khu vực, để nâng cao khả năng đối phó với những thách thức và đe dọa, nhưng trên thực chất nó còn bao hàm nhiều yếu tố chính trị. Cuộc diễn tập quân sự này cũng nhằm nâng cao khả năng phối hợp đồng bộ cho hải quân các nước Đông Nam Á, bảo vệ an ninh hàng hải ở khu vực biển Đông. Bài viết cho biết, đầu tiên, hải quân Indonesia sẽ tiến hành thương nghị với Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng về những vấn đề cốt lõi, sau đó mới bàn đến tưởng định, phương án và địa điểm tổ chức diễn tập. Như vậy, có thể nhận thấy cuộc diễn tập này không chỉ đơn thuần là liên quan đến quân sự, mà còn liên quan đến chính trị và ngoại giao, không chỉ giới hạn trong phạm vi 1 nước Indonesia mà còn liên quan đến cả khối ASEAN.

Posted Image

Tàu ngầm Type 206 KRI Cakra của Hải quân Indonesia

Là người đề xướng và đứng ra tổ chức cuộc diễn tập quân sự này, Indonesia cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng vấn đề lợi ích của quốc gia mình. Trong tình huống này, phương án tổ chức diễn tập tối ưu là các “hoạt động quân sự phi chiến tranh”. Điều này sẽ tránh được những ngộ nhận là tổ chức diễn tập với mục đích “nhằm vào một quốc gia nào đó”.Bài viết phân tích tiếp, đối với các quốc gia ASEAN, một cuộc diễn tập quân sự tầm cỡ khu vực sẽ đặt nền móng bền vững cho hợp tác an ninh giữa các quốc gia Đông Nam Á, tuyên cáo với thế giới là ASEAN không chỉ biết tiến hành thảo luận lĩnh vực hợp tác quân sự trong phòng họp, mà còn có thể đoàn kết nội khối, chung tay đối phó với những mối đe dọa trên biển. Còn về phần Indonesia, tổ chức cuộc diễn tập này vừa giúp họ nâng cao địa vị trong khối, vừa có thể thu được những lợi ích kinh tế trong đó. Khởi xướng cuộc diễn tập quân sự liên hợp này là bước đi đầu tiên trong chính sách “Ngoại giao hải quân” của Jakarta. Và bây giờ, điều đầu tiên Indonesia phải tiến hành là làm tốt công tác chuẩn bị cho cuộc diễn tập, sau đó thuyết phục các nước thành viên ASEAN tham gia đầy đủ vào cuộc diễn tập này.

Nguyễn Ngọc

Theo “Valuewalk”/Mỹ, anninhthudo.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả Mỹ:

Trung Quốc tiếp cận bằng bá quyền trên toàn mặt trận

Thứ bảy 10/08/2013 14:47

(GDVN) - Steven W.Mosher cho rằng ông thấy thành vi của Trung Quốc phản ánh một khía cạnh bản chất của nó trong việc sử dụng bạo lực và thái độ khinh thị của Bắc Kinh đối với các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, trong đó có Philippines và Việt Nam.

Posted Image

Học giả Steven W.Mosher, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á thuộc viện Calremont và là thành viên Ủy ban Phát thanh truyền hình Mỹ ngày 10/8 có bài phân tích trên trang Segye.com nhận định, ở khắp moi nơi chúng ta đều nhìn thấy bằng chứng về sự gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Trên Biển Hoa Đông, kể từ tháng 9 năm ngoái Trung Quốc đã khẳng định tuyên bố "chủ quyền" một cách mạnh mẽ của nó đối với nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát. La Viện, một viên tướng và là học giả Trung Quốc thậm chí còn đòi chủ quyề đối với toàn bộ chuỗi đảo Ryuku, bao gồm Okinawa nơi đặt căn cứ quân sự của Mỹ.

Tháng 5 vừa qua trên đất liền quân đội Trung Quốc xâm nhập gần 12 dặm vào sâu trong lãnh thổ Ấn Độ và chỉ chịu rút quân khi Ấn Độ đồng ý rút quân đội của mình khỏi khu vực này. Tranh chấp biên giới Trung - Ấn từ 1962 đế nay tiếp tục leo thang.

Ở Biển Đông, Trung Quốc đã khẳng định yêu sách "chủ quyền (hết sức vô lý và phi pháp) của mình đối với 3,5 triệu km vuông, gần 85% diện tích Biển Đông.

Trung Quốc cũng đã "gieo hạt giống xung đột" băng cách mở rộng sự hiện diện quân sự của nó trong khu vực Biển Đông, điển hình là vụ Scarborough hồi năm ngoái. Khi Philippines phản ứng, Trung Quốc lại lu loa rằng tuyên bố của Philippines là "bất hợp pháp" và rằng nó không bao giờ đồng ý giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế.

Posted Image

Ông Tập Cận Bình từ khi lên nắm quyền có khá nhiều phát biểu "cứng rắn" về Biển Đông khiến các bên quan ngại

Tệ hơn, Trung Quốc đang thực hiện một tuyên bố lãnh thổ mới hoặc bắt nạt các nước láng giềng kể từ khi nó xác định những tuyên bố này là "lợi ích cốt lõi" có tầm quan trọng sống còn đối với Trung Quốc giống như vấn đề Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương.

Steven W.Mosher cho rằng ông thấy thành vi của Trung Quốc phản ánh một khía cạnh bản chất của nó trong việc sử dụng bạo lực và thái độ khinh thị của Bắc Kinh đối với các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, trong đó có Philippines và Việt Nam.

Nếu như trước đây Đặng Tiểu Bình chủ trương Trung Quốc cần phải "giấu mình chờ thời" thì thế hệ lãnh đạo quốc gia này hôm nay có khả năng tiếp cận bình đẳng với Mỹ ở Thái Bình Dương và vượt xa tất cả các quốc gia láng giềng của nó, ngoại trừ Nhật Bản.

Được khuyến khích bởi các khả năng kiểm soát chính thể của nó, thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc dường như đã quyết định rằng nó không còn phải "giấu mình chờ thời" hoặc ẩn các khả năng của mình như trước.

Cuối cùng, Steven W.Mosher tếu táo "chào mừng" mọi người đến với "trật tự thế giới mới của bá quyền Trung Quốc.

Hồng Thủy

======================

Sau Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ ra tuyên bố, đến các học giả Hoa Kỳ xác định sự bá quyền của Trung Quốc. Như vậy là một định hướng quyết đấu đã bắt đầu cho "Canh bạc cuối cùng". Đúng là qua ngày 10. 3 Quý Tỵ Việt lịch thì mọi chuyện khó gỡ.

Người Đài Loan - nơi rất thịnh hành bói toán, phoengshui - lấy bối cảnh tập trận bảo vệ lãnh thổ vào năm 2017. Đây là năm Thái Tuế chính xung trục Đông Tây - trục Tuyệt Mạng theo cả Phoengshui Tàu lẫn Phong thủy Lạc Việt. Nhưng cá nhân tôi cho rằng: Năm 2016 cũng rất khả thi về sự quyết liệt của "Canh bạc cuối cùng". Vì Thái Tuế chiếu hai sơn Tốn Thân theo Phong Thủy Lạc Việt và cũng là trục Tuyệt mạng theo Phong thủy Lạc Việt, lại vận Thái Tuế, chính xung chính vị Thái Tuế ở Đông Bắc.

Để mai rảnh xem các sao khác thế nào?! Sẽ chia sẻ với mọi người trên đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao TQ muốn Senkaku/Điếu Ngư?

11/08/2013 00:05 GMT+7

http://vietnamnet.vn...-dieu-ngu-.html

Những yêu sách chủ quyền củaTrung Quốc với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật thường bị chỉ trích như là một sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc bị cường điệu hoá cũng như cơn khát vô tận tìm kiếm tài nguyên.

Posted Image

Tàu tuần tra Nhật chặn tàu chở các nhà hoạt động Hong Kong đến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: standupamericaus

>> Đại sứ Nhật nói gì về tranh chấp Senkaku với TQ?

Mặc dù hai nước gần như có cùng số lượng đường bờ biển, nhưng Nhật Bản lại sở hữu tổng cộng khoảng 4,5 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở những vùng biển xa, gấp 5 lần so với người hàng xóm đông đúc dân cư. Hơn thế nữa, khu vực hàng hải của Nhật đã không ngừng mở rộng trong suốt 3 thập niên qua.Có thể ở đây còn một lý do chính đáng khác cho chính sách bên miệng hố chiến tranh đang ngày càng gia tăng ở biển Hoa Đông: Đó là sự thu hẹp của các đại dương.

Cho tới gần đây, các vùng biển xa thường thuộc kiểu sở hữu chung. Nhưng kể từ khi Công ước LHQ về Luật Biển ra đời, chính xác là 30 năm trước, 162 quốc gia đã ghi dấu ấn rõ ràng của họtrên các đại dương, các EEZ đã đem lại cho họ những đặc quyền trong phạm vi tới 650km bên ngoài vùng lãnh hải.

Những nước như Anh, Pháp và Nhật Bản với nhiều vùng lãnh thổ còn lại từ thời thuộc địa xa xôi đã có lợi thế hơntrong sự thoả thuận nói trên so với Trung Quốc. Tokyo rất xem trọng các EEZ.Thẩm quyền của họ được xem xét với cả một chuỗi đảo mở rộng tới Thái Bình Dương. Xa nhất là Okunotorishima cách gần 2.000km với thủ đô Tokyo, gần bằng khoảng cách từ London, Anh tới Reykjavik của Iceland. Về cơ bản, hai dải san hô ngầm ở đó - thường chìm xuống mỗi khi thuỷ triều lên “một có kích cỡ chỉ bằng chiếc giường đôi, một bằng phòng nhỏ” (theo Gavan McCormack, giáo sư Đại họcQuốc gia Australia).

Ông cho biết, kể từ năm 1987,Tokyo đã đầu tư 600 triệu USD để nâng cao các rạn san hô và chấm dứt tình trạng biến mất do thuỷ triều lên. Kết quả: một EEZgắn liền với điểm cố định với định nghĩa “đảo” sẽ mang lại cho Tokyo 400.000 km2 và lý thuyết tối đa là khu vực 1,3 triệu km2 - gấp 3,5 lần tổng diện tích đất của Nhật.

Chính vì thế, việc quốc hữu hoá của Tokyo với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - cách thủ đô Nhật khoảng 1.900km, có thể cần được xem xét trong bối cảnh này.

Các kế hoạch quân sự Mỹ và Nhật với khu vực (Mỹ có dự kiến tập trung 60% tài sản hải quân về Thái Bình Dương vào năm 2020) đã làm gia tăng tầm quan trọng chiến lược của quần đảo - mà về mặt hành chính là một phần chuỗi đảo Okinawa - nơi tập trung lực lượng Mỹ đông đảo nhất tại Nhật.

Giáo sư McCormack nói: “Người Trung Quốc coi chuỗi đảo Okinawa không gì hơn là một Vạn lý trường thành khổng lồ… có thể ngăn chăn sự tiếp cận hải quân với Thái Bình Dương”.

Đặt trong bối cảnh này, dường như sự đụng độ khó hiểu ở Hoa Đông trở nên có ý nghĩa hơn.

Thái An (theoirishtimes)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga, Mỹ sẽ liên quân đối phó Trung Quốc?

11/08/2013 09:35

(TNO) Vào năm 2035, Trung Quốc sẽ trở thành một mối đe dọa đủ lớn buộc Nga và Mỹ phải thành lập một liên quân để đối phó, một giáo sư tại một viện nghiên cứu của Mỹ dự đoán.

Posted Image

Giáo sư tại một viện nghiên cứu của Mỹ dự đoán: Mỹ và Nga có thể sẽ phải liên quân để đối phó với Trung Quốc - Ảnh minh họa: AFP

Giáo sư William Zimmerman thuộc Viện Nghiên cứu xã hội tại ĐH Michigan (Mỹ) đưa ra nhận định trên trong cuộc thảo luận giữa các chuyên gia Mỹ và Nga hồi đầu tháng 8, tờ Russia Beyond the Headlines (Nga) đưa tin.

Ông Eduard Ponarin, giáo sư ngành xã hội học tại ĐH HSE (Higher School of Economics - National Research University), một trong những trường đại học lớn nhất nước Nga, cho rằng các nhà lãnh đạo chính phủ Nga và Mỹ có thể sẽ đồng nhất quan điểm ngay khi có một thách thức đủ nghiêm trọng xuất hiện và đe dọa cả hai nước.

“Để điều này xảy ra, phải xuất hiện một số quyền lợi chung nhất định, hoặc một mối đe dọa chung (cho cả hai nước) nảy sinh. Hiện tại Mỹ và Nga đang theo đuổi những quyền lợi khác nhau và thường là xung đột lẫn nhau”, ông Ponarin nói.

Về phần mình, giáo sư Zimmerman dự đoán Trung Quốc nhiều khả năng sẽ là "mối đe dọa chung" của Mỹ và Nga.

“Tôi nghĩ rằng vào năm 2035, Trung Quốc sẽ trở thành một mối đe dọa, đủ để Nga và Mỹ phải liên quân lại”, giáo sư Zimmerman dự đoán.

Được biết, chương trình hội đàm mang tên Câu lạc bộ Thảo luận quốc tế Valdai được hãng tin RIA Novosti (Nga) và Hội đồng Chính sách ngoại quốc và quốc phòng (Nga) thành lập vào năm 2004.

Chương trình này là nơi để các nhà phân tích chính trị Nga và quốc tế cùng gặp gỡ, trao đổi nhận định.

Chủ đề của chương trình hội đàm trong tháng 8 tập trung phân tích giá trị và tư tưởng của giới cầm quyền Nga thời hậu Xô viết nhằm dự đoán những kịch bản có thể xảy ra cho sự phát triển của Nga trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2030.

Hoàng Uy

=================

Với dân Lý học chính hiệu bà Lang trọc thì sự kiện chỉ là hiện tượng, bản chất vấn đề mới là cái cần wan tâm. Bởi vậy, vài ba cái lẻ tẻ mang tính hiện tượng "trực quan sinh động", không phải là "tư duy minh triết" mang tính tổng hợp các hiện tượng thành nhận thức quy luật và lập thành hệ thông phương pháp luận trở lại miêu tả bản chất hiện tượng từ góc nhìn của một lý thuyết. Hì! Ấy là Lão gàn"Dốt hay nói chữ" vậy.

Người Nga sẽ Đồng minh với Hoa Kỳ trong "canh bạc cuối cùng" là quy luật tất yếu. Cái này nói lâu rồi.Nhưng có điều là nhà bác học Hoa Kỳ tính đến năm 2035 thì lâu wá. Cụ bác học Hoa Kỳ xem lại xem thế nào chứ đợi đến lúc ấy e rằng nhà em "viên tịch"mất rùi. Mần răng mà biết cụ đúng hay sai để còn vỗ tay?

Nhà em cho rằng chỉ 2016 đến 2018 là mọi chuyện đã đâu vào đấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàn, Mỹ sắp tập trận, Triều Tiên im hơi lặng tiếng

11/08/2013 12:15

(TNO) Hàn Quốc và Mỹ ngày 10.8 tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc tập trận thường niên (từ ngày 19 - 30.8). CHDCND Triều Tiên vẫn đang im hơi lặng tiếng trước thông tin này.

Posted Image

Binh sĩ Mỹ - Hàn cắm cờ trên một chiếc xe tăng trong cuộc tập trận hồi năm 2012 - Ảnh: AFP

Cuộc tập trận mang tên Ulchi Freedom Guardian (tạm dịch: Người bảo vệ tự do Ulchi) với sự tham dự của gần 30.000 binh sĩ Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc và trên 50.000 binh sĩ Hàn, theo hãng tin Yonhap.

“Ulchi Freedom Guardian là một cuộc tập trận quan trọng nhằm duy trì khả năng sẵn sàng tác chiến của hai lực lượng vũ trang đồng minh Mỹ - Hàn”, chỉ huy quân đội Mỹ ở Hàn Quốc, tướng James Thurman, cho hay.

Nhiều giờ sau khi Hàn Quốc tuyên bố tập trận thường niên với Mỹ, Triều Tiên vẫn chưa đưa ra phản ứng gì, theo AFP.

Triều Tiên trước đây thường xuyên đe đọa sẽ tấn công tên lửa và hạt nhân nhắm vào Mỹ và Hàn Quốc nhằm trả đũa những cuộc tập trận chung giữa hai nước này, mà Bình Nhưỡng tố là những cuộc diễn tập chiến tranh.

Hồi tuần rồi, Hàn Quốc chấp thuận đề xuất từ phía Triều Tiên nhằm tổ chức cuộc đàm phán vào ngày 14.8 để thảo luận về vấn đề mở cửa trở lại khu công nghiệp chung Kaesong (bị đóng cửa kể từ hồi tháng 4 do căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Seoul leo thang).

Phúc Duy

==============

Hình như cũng ngay trong topic này,Lão Gàn cho rằng: Hai miền Cao Ly nên bàn trọn gói thì dễ nói chuyện, còn bàn lẻ tẻ vài sự kiện như: Chấm dứt vũ khí hạt nhân, Khu công nghiệp Cải soong...vv...thì rách việc lắm. Thương lượng trọn gói là "Thống nhất hai miền Cao Ly".

Từ rất lâu - khi hai miền còn căng thẳng - Lão Gàn đã xác định: Chiến tranh sẽ không xảy ra giữa hai miến Cao Ly. Đất nước này sẽ thống nhất. Vì vài ba cái lý do kỹ thuật, cách đây vài năm Lão Gàn rút lại lời tiên tri này - nhưng không phủ nhận lời tiên tri cũ .

Bắc Triều Tiên lúc này đang còn mạnh, còn có thế để thương lượng thống nhất hai miền,mà không có sự thiệt hại về bên nào. Đây là thời điểm thích hợp để hai miến Cao Ly thống nhất.

Cái gì cũng có thời điểm hiệu lực của nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguy cơ xung đột trên biển Hoa Đông

11/08/2013 11:00

Các chuyên gia cho rằng tình hình biển Hoa Đông đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thậm chí có thể dẫn đến xung đột, sau những động thái liên tục của Trung Quốc.

Hôm qua, 4 tàu công vụ Trung Quốc tiếp tục xuất hiện trong vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, AFP dẫn lời giới chức tuần duyên Nhật Bản cho hay. Theo đó, các tàu trên tiến vào khu vực khoảng 9 giờ sáng 10.8 (giờ địa phương) và rời khỏi khoảng 1 tiếng đồng hồ sau. “Chúng tôi đã cảnh báo họ nhanh chóng rời đi”, một sĩ quan tuần duyên nói với AFP.

Posted Image

Tàu công vụ Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: AFP

Cuộc xâm nhập mới nhất diễn ra gần như ngay sau khi Bộ Ngoại giao Nhật triệu tập Quyền đại sứ Trung Quốc ở Tokyo Hàn Chí Cường để phản đối việc tàu công vụ Trung Quốc đến gần Senkaku/Điếu Ngư và ở đó suốt 28 tiếng đồng hồ (từ sáng 7.8 đến trưa 8.8). Đây là lần lưu lại lâu nhất của tàu Trung Quốc từ lúc căng thẳng bùng phát sau khi Nhật quốc hữu hóa một số đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư cuối năm ngoái. Trước đó, tàu chiến Trung Quốc hồi tháng 7 đã lần đầu tiên thực hiện cuộc hải trình “bao vây” Nhật Bản. Theo AFP, 5 chiến hạm tiến qua eo biển Soya phía bắc Nhật để đến Nga tham gia tập trận chung. Sau đó, thay vì đi ngược lại đường cũ, các tàu này đánh một vòng lớn rồi trở về Trung Quốc qua ngả eo biển Miyako phía nam Nhật.

Tuy lộ trình này hoàn toàn không vi phạm luật quốc tế hay xâm phạm khu vực chủ quyền Nhật, nhưng theo giới chuyên gia, nó mang ý nghĩa biểu tượng rất lớn trong bối cảnh hiện nay. Cũng vì thế mà Lực lượng Phòng vệ Nhật đã triển khai máy bay, tàu chiến theo dõi sát sao mỗi khi các tàu Trung Quốc đi qua các eo biển. Mới đây, truyền thông Trung Quốc thậm chí hào hứng bình luận rằng động thái trên chứng tỏ nước này đủ sức “xuyên thủng” chuỗi đảo từ cực bắc của Nhật đến Philippines để “mở đường ra biển lớn”.

Một số chuyên gia cho rằng các hành động liên tục nói trên của Bắc Kinh một phần nhằm phản ứng thái độ ngày càng cứng rắn cũng như các bước đi về quân sự của Tokyo, với nguyên nhân mới nhất là Nhật giới thiệu chiến hạm lớn nhất kể từ Thế chiến 2 hôm 6.8. Bên cạnh đó, tờ Asahi Shimbun dẫn lời ông Chiaki Akimoto, thuộc Viện Nghiên cứu an ninh - quốc phòng Hoàng gia Nhật Bản, nhận định Trung Quốc đang dùng phương pháp “tằm ăn dâu” để tạo ra sự đã rồi, như đã làm với Philippines tại bãi cạn Scarborough. Sau giai đoạn căng thẳng dâng cao tại Scarborough hồi giữa năm 2012, Bắc Kinh liên tục cho tàu chiến và tàu công vụ ra vào khu vực này rồi dần tiến đến phong tỏa. Tới nay, Philippines cáo buộc Trung Quốc đã “chiếm quyền kiểm soát trên thực tế” đối với Scarborough. “Tình hình có vẻ rất giống như ở Scarborough. Chiến thuật của Trung Quốc là leo thang từng chút một. Nước này còn muốn thăm dò phản ứng của Nhật Bản vì họ không thể dễ dàng giành quyền kiểm soát ở đây”, ông Akimoto nói.

Nhà nghiên cứu Rick Fisher của Viện IASC (Mỹ) thì cảnh báo nguy cơ căng thẳng bùng phát thành xung đột đang tiềm ẩn trên biển Hoa Đông. “Tới giờ, hai bên chỉ mới “xô đẩy nhau” và chưa bên nào tung ra cú đấm. Tuy nhiên, một khi đã tự tin vào thực lực của mình thì Trung Quốc có thể sẽ tạo ra một tình huống dẫn đến một cuộc chiến nhỏ mà nước này tin chắc sẽ thắng”, ông Fisher nhận định với AFP. “Theo tôi, ban lãnh đạo Trung Quốc nghĩ rằng một cuộc xung đột quy mô nhỏ, chắc thắng và nằm trong tầm kiểm soát sẽ rất có lợi”, ông nói.

Lê Loan

=================

Nhà nghiên cứu Rick Fisher của Viện IASC (Mỹ) thì cảnh báo nguy cơ căng thẳng bùng phát thành xung đột đang tiềm ẩn trên biển Hoa Đông. “Tới giờ, hai bên chỉ mới “xô đẩy nhau” và chưa bên nào tung ra cú đấm...

Đọc đến đoạn này, tâm hồn dễ hoài cảm như của Lão Gàn này theo kiểu:

Ta về giữa cõi vô thường.

Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa...

Lại chạnh nhớ đến những kỷ niệm thời thờ ấu.....

Ngày ấy bọn trẻ con chúng tôi khi xích mích nhau, cũng đừng sát vào nhau với nắm đấm và xô đẩy bằng cách hích nhẹ vào người nhau: "Mày giỏi thì đánh tao đi..", Thằng kia trả lời "Mày dám đánh trước đi..".Lúc ấy chỉ cần một thằng lớn trong phố đi qua phát biểu: "Thằng nào sờ tóc làm ông, sờ tai làm bố, sờ mũi làm anh". Một thằng giơ tay lên sờ mũi thằng kia..Thế là "bụp"như gà trước sự cổ vũ nhiệt tình của đám trẻ, cho đến khi có người lớn , hoặc người nhà ra can. Hai thằng tham gia oánh nhau bị bố mẹ cho ăn đòn vì can tôi ra đường đánh nhau, còn đám trẻ tham gia cổ vũ cũng chạy toán loạn cả. Đấy là chuyện trẻ con chúng tôi.

Còn bây giờ là chuyện người lớn. Họ cũng đang "xô đẩy nhau"....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái này chủ yếu chỉ để đọc cho vui, thay vì chơi gamme .....

Chiến tranh thật sự sẽ không đơn giản như vậy.

=================================

Hải chiến Trung - Nhật: Một cuộc giao tranh giả định

http://dantri.com.vn...dinh-765755.htm

Chủ Nhật, 11/08/2013 - 13:50

Bất luận những gì đang diễn ra trên mặt trận ngoại giao giữa Tokyo và Bắc Kinh, chẳng ai có thể tin rằng, quân đội hai nước đang sống nhàn hạ trong thời bình. Những kịch bản tấn công chắc chắn đã được soạn, những tình huống phản kích đã được bàn và những kế hoạch tác chiến cụ thể đã được duyệt xét…

Đầu tháng 2/2013, một khinh hạm lớp Giang Vệ (Jiangwei-II) đã khiêu khích thẳng thừng khi khóa radar nhằm vào khu trục hạm JS Yudachi (thuộc lớp Murasame) của Nhật. Hành động khóa radar tàu đối phương là gì, nếu không phải là một cảnh cáo mang tính đe dọa, rằng Giang Vệ nếu muốn có thể nhấn chìm JS Yudachi bất cứ lúc nào? Giả định rằng một cuộc giao tranh xảy ra giữa hai con tàu, bên nào sẽ thắng?

Viết trên chuyên san quân sự Nhật (jsw.newpacificinstitute.org), Kyle Mizokami đã đưa ra loạt tình huống tấn công và cách thức phản đòn giữa Giang Vệ và JS Yudachi để từ đó giúp hiểu rõ hơn, với nhiều chi tiết hơn, về một phần thực lực hải quân hai bên.

Posted Image

Hệ thống tên lửa YJ-82 của Giang Vệ

Do Giang Vệ khóa radar tàu Nhật nên họ sẽ bắn trước, với giả định hai tàu cách nhau 20km. Cần biết, Giang Vệ không phải hạng xoàng. Chiếc tàu chiến này mang theo 8 tên lửa chống hạm YJ-82 (Ưng kích), loại tương đương với tên lửa Exocet của Pháp (xét về kích cỡ, tầm bắn, sức công phá đầu đạn, hiệu năng chiến đấu…). Cần biết, Exocet từng mang lại chiến tích ít nhất hai lần. Lần đầu, trong cuộc chiến giữa Argentina và Anh năm 1982, chiếc máy bay Super Etendard của hải quân Argentina đã xịt một quả Exocet xuống con tàu chiến 4.800 tấn HSM Sheffield của Anh; lần thứ hai, năm 1987, một máy bay Iraq đã bắn hai quả Exocet xuống chiếc tàu chiến USS Stark 4.100 tấn của Mỹ (làm chết 37 thủy thủ). Với 4.500 tấn, JS Yudachi chắc chắn sẽ bị hỏng nặng nếu trúng YJ-82…

Đến đây, cần xem thêm một số tài liệu khác để biết thêm về tên lửa Ưng kích. Trình làng lần đầu tiên năm 1989 và được sản xuất bởi Hải Ưng cơ điện kỹ thuật nghiên cứu viện, YJ-82 có khả năng “trượt” sóng radar cùng hệ thống dẫn đường hiện đại. Theo thông tin từ Wikipedia, một quả YJ-82 có thể đạt tỷ lệ trúng mục tiêu đến 98%. Khi tiếp cận gần mục tiêu, hệ thống radar YJ-82 sẽ điều khiển nó bay lạng xuống thấp (cách mặt biển chỉ 5-7m) để hạn chế tối đa khả năng bị bắn chặn...

Hiệp một

Nếu ra đòn, Giang Vệ sẽ bắn một chùm 8 quả YJ-82 ở cự ly 20km. Bay với vận tốc Mach09 (95,5km/giờ), chùm YJ-82 sẽ đến JS Yudachi trong 65 giây. Giả định loạt YJ-82 được bắn cách nhau mỗi 4 giây thì quả YJ-82 thứ nhất sẽ đến mục tiêu JS Yudachi trong 65 giây và quả cuối cùng trong 97 giây… Trong khi đó, khi phát hiện bị tàu đối phương khóa radar, JS Yudachi lập tức báo động và kích hoạt hệ thống phòng không Evolved Sea Sparrow-ESSM (được trang bị 16 quả). Do Raytheon sản xuất với tư cách thầu chính, giá 800.000 USD/quả, bay với vận tốc Mach 4+ (4.248 km/giờ), 8 quả ESSM - trên lý thuyết - hoàn toàn có thể bắn cháy thành tro loạt YJ-82. Cùng lúc, JS Yudachi cũng xoay ngang để chĩa hai khẩu Phalanx CIWS để tiếp tục bắn chặn các đợt tấn công tiếp theo của Giang Vệ. Mỗi khẩu Phalanx CIWS sẽ có 12 giây để bắn tên lửa Trung Quốc… Vấn đề là bao nhiêu tên lửa Trung Quốc có thể bị bắn hạ?

Phỏng đoán một: YJ-82 đạt tỷ lệ thành công 75%. Một quả hỏng và 7 quả còn trên không trung.

Hai: Chùm ESSM thứ nhất (4 quả, bắn ra trong 20 giây; khả năng thành công 50%) - tức hạ được hai YJ-82, còn 5 trên không trung.

Ba: Chùm ESSM thứ hai (4 quả, bắn ra trong 20 giây; khả năng thành công 50%) - hạ được hai YJ-82, còn 3 trên không trung.

Bốn: Hai khẩu Phalanx CIWS mỗi khẩu hạ được một YJ-82. Tên lửa của Trung Quốc chỉ còn lại duy nhất một quả. Và có thể đây là quả trúng mục tiêu, với xác suất 50%...

Một lần nữa, cũng cần tham khảo thêm tư liệu để biết thêm về hệ thống phòng thủ Phalanx CIWS. Được trang bị cho hầu như mọi loại tàu chiến của Mỹ cũng như các nước đồng minh, Phalanx CIWS là hệ thống súng máy được điều khiển bằng radar, với hai ăngten dò tìm - xác định mục tiêu được hỗ trợ phân tích bằng máy tính. Có thể nói Phalanx CIWS, trị giá đến 35 triệu USD, là một trong những khẩu súng máy mạnh nhất thế giới hiện nay. Bắn với 3.000-4.500 viên/phút với vận tốc đạn 1.100m/giây (3.860km/giờ), Phalanx CIWS có thể tạo ra một hàng rào hiệu quả chặn đứng tên lửa đối phương, đặc biệt khi đầu đạn Phalanx CIWS, làm bằng tungsten, được thiết kế để chuyên công phá vỏ tên lửa…

Hiệp hai

Do là tàu mới nên JS Yudachi có thể không bị thiệt hại nặng khi trúng đòn. Giả dụ nó bị “ăn đạn” và 1/2 hệ thống chiến đấu bị hỏng, JS Yudachi chỉ còn 3 tên lửa chống hạm SSM-1B, có thể bay đến Giang Vệ trong 60 giây. Trong khi đó, Giang Vệ không được trang bị hệ thống phòng thủ tốt bằng JS Yudachi. Dàn tên lửa phòng thủ của Giang Vệ là 8 quả HQ-7 – vốn là phiên bản copy tên lửa Crotale của Pháp thời thập niên 60. Giang Vệ cũng không có hệ thống vũ khí giúp đánh “giáp lá cà” ở cự ly gần được điều khiển bằng radar như Phalanx CIWS.

Thay vào đó, nó có 4 cặp súng phòng không 37 li được đặt hai bên sườn (phía đầu tàu và cuối tàu). Vì vậy, nếu giáp chiến từ một mạn sườn, Giang Vệ chỉ có thể sử dụng hai khẩu. Với hệ thống phòng thủ như vậy, Giang Vệ có thể bắn hạ mấy tên lửa chống hạm SSM-1B của Nhật?

Phỏng đoán một: Giang Vệ sẽ tiếp đón bằng 8 tên lửa HQ-7 và có thể bắn hạ hai SSM-1B trong 40 giây.

Hai: Còn một SSM-1B cuối cùng? Nó có thể cũng bị hạ bằng hai khẩu 37 li của Giang Vệ hoặc nó có thể bay trúng mục tiêu.

Lúc này, cả hai tàu đều hết sạch tên lửa chống hạm. JS Yudachi bị hỏng nặng nhưng vẫn còn có thể hoạt động. Nếu thật sự quả SSM-1B trúng mục tiêu, chiếc Giang Vệ 2.200 tấn chắc chắn bị diệt. Cần biết, với 270kg, đầu đạn SSM-1B to hơn đầu đạn YJ-82 (lẫn Exocet) đến 50%. Trong khi đó, chiếc HMS Sheffield - to gấp đôi Giang Vệ - đã trở thành tàn phế chỉ với một quả Exocet. Nói cách khác, một quả SSM-1B hoàn toàn có thể biến thủy thủ đoàn Giang Vệ thành mồi cá mập!

Gút lại, nếu đụng độ, khó có thể nói JS Yudachi diệt được Giang Vệ hay không. Tuy nhiên, Giang Vệ có thể có một tỷ lệ thành công nhất định, dù không cao, với điều kiện nó buộc phải chiếm tiên cơ ra tay trước. Còn ngược lại, nó khó có thể không bị biến thành đống sắt vụn!

Theo Cao Minh

Petrotimes

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc mượn oai Nga, ‘hù dọa’ Nhật Bản bất thành

Chủ nhật, 11/08/2013, 13:33 (GMT+7)

Tờ Bangkok Times ngày 8/8 đã đăng tải bài bình luận cho rằng Trung Quốc tích cực tổ chức liên tục 2 cuộc diễn tập quân sự, đặc biệt là cuộc diễn tập trên biển tháng 7 vừa qua với mục đích chính là khoe sức mạnh cơ bắp, hù dọa Nhật Bản và đồng minh Mỹ.

"Thuyền cỏ mượn tên" và kế sách sử dụng truyền thông của Trung Quốc

Hai tàu sân bay Nga mới đối chọi nổi Izumo Nhật Bản?

Bài báo cho rằng, tuy cuộc tập trận “Cuộc khiêu vũ của Gấu và Gấu mèo” không được như mong đợi, nhưng nó cũng thu hút sự chú ý đặc biệt của các nước có mối quan tâm tới Châu Á – Thái Bình Dương.

Theo bài báo, rất nhiều chuyên gia đều đồng tình với quan điểm rằng đối tượng chính mà cuộc tập trận lần này nhằm vào là Mỹ và Nhật. Đặc biệt, việc Trung Quốc, vào cuối cuộc tập trận, đã đưa một hạm đội tàu lượn vòng qua khu vực gần Nhật Bản để trở về càng khẳng định rằng Trung Quốc muốn mượn cuộc tập trận này hù dọa Nhật.

Tuy nhiên, một hạm đội nhỏ nhoi này của Trung Quốc khó có thể đủ sức uy hiếp Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản.

Đội tàu hải quân Trung Quốc đã thất bại khi muốn gây ảnh hưởng tới chính trường Nhật Bản, bởi cuộc tập trận này thậm chí còn không được đưa vào thảo luận trong cuộc bầu cử vừa qua tại Nhật.

Posted Image

Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận chung Nga - Trung.

Bài báo cũng cho rằng, trong suốt 10 năm qua, dù Nga – Trung không hề có một kí kết hay hiệp ước quân sự nào, nhưng những cuộc tập trận ngày càng thường xuyên giữa 2 nước này nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu của cả 2 bên đều mang lại lợi ích lớn.

Tuy vậy, dường như sự hợp tác quân sự này giữa Nga và Trung Quốc luôn ở trong tình trạng “lúc nóng lúc lạnh”, mà nguyên nhân là ở phía Nga. Có vẻ như người Nga vẫn luôn dè chừng Trung Quốc, dè chừng tham vọng to lớn vượt quá tầm kiểm soát của chính nước Nga. Bởi vậy Trung Quốc luôn trở thành đối tượng hụt hẫng sau mỗi lần tuyên bố tập trận hoành tráng mà không được như mong đợi.

Ngược lại, chỉ một động thái hạ thủy tàu sân bay 22DDH Izumo của Nhật lại làm Trung Quốc “điên đảo”. Hàng loạt cuộc bắn thử đạn, hàng loạt cuộc tàu chiến xuất cảng và thậm chí khoe khoang “lập kỉ lục” của Trung Quốc gần Điếu Ngư/Senkaku đều trở thành yếu ớt.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe còn tranh thủ pha “khoe hàng cơ bắp” này của Trung Quốc để đi công du một loạt nước Asean, hội đàm phó tổng thống Mỹ và cam kết ủng hộ Philippines.

Có vẻ như, ý đồ dọa nạt Nhật Bản của Trung Quốc lần này không thành công, thậm chí họ còn thua trong ván bài mà mình được đi trước.

(TTVN)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái này chủ yếu chỉ để đọc cho vui, thay vì chơi gamme .....

Chiến tranh thật sự sẽ không đơn giản như vậy.

=================================

Hải chiến Trung - Nhật: Một cuộc giao tranh giả định

http://dantri.com.vn...dinh-765755.htm

Chủ Nhật, 11/08/2013 - 13:50

Bất luận những gì đang diễn ra trên mặt trận ngoại giao giữa Tokyo và Bắc Kinh, chẳng ai có thể tin rằng, quân đội hai nước đang sống nhàn hạ trong thời bình. Những kịch bản tấn công chắc chắn đã được soạn, những tình huống phản kích đã được bàn và những kế hoạch tác chiến cụ thể đã được duyệt xét…

Đầu tháng 2/2013, một khinh hạm lớp Giang Vệ (Jiangwei-II) đã khiêu khích thẳng thừng khi khóa radar nhằm vào khu trục hạm JS Yudachi (thuộc lớp Murasame) của Nhật. Hành động khóa radar tàu đối phương là gì, nếu không phải là một cảnh cáo mang tính đe dọa, rằng Giang Vệ nếu muốn có thể nhấn chìm JS Yudachi bất cứ lúc nào? Giả định rằng một cuộc giao tranh xảy ra giữa hai con tàu, bên nào sẽ thắng?

Viết trên chuyên san quân sự Nhật (jsw.newpacificinstitute.org), Kyle Mizokami đã đưa ra loạt tình huống tấn công và cách thức phản đòn giữa Giang Vệ và JS Yudachi để từ đó giúp hiểu rõ hơn, với nhiều chi tiết hơn, về một phần thực lực hải quân hai bên.

Posted Image

Hệ thống tên lửa YJ-82 của Giang Vệ

Do Giang Vệ khóa radar tàu Nhật nên họ sẽ bắn trước, với giả định hai tàu cách nhau 20km. Cần biết, Giang Vệ không phải hạng xoàng. Chiếc tàu chiến này mang theo 8 tên lửa chống hạm YJ-82 (Ưng kích), loại tương đương với tên lửa Exocet của Pháp (xét về kích cỡ, tầm bắn, sức công phá đầu đạn, hiệu năng chiến đấu…). Cần biết, Exocet từng mang lại chiến tích ít nhất hai lần. Lần đầu, trong cuộc chiến giữa Argentina và Anh năm 1982, chiếc máy bay Super Etendard của hải quân Argentina đã xịt một quả Exocet xuống con tàu chiến 4.800 tấn HSM Sheffield của Anh; lần thứ hai, năm 1987, một máy bay Iraq đã bắn hai quả Exocet xuống chiếc tàu chiến USS Stark 4.100 tấn của Mỹ (làm chết 37 thủy thủ). Với 4.500 tấn, JS Yudachi chắc chắn sẽ bị hỏng nặng nếu trúng YJ-82…

Đến đây, cần xem thêm một số tài liệu khác để biết thêm về tên lửa Ưng kích. Trình làng lần đầu tiên năm 1989 và được sản xuất bởi Hải Ưng cơ điện kỹ thuật nghiên cứu viện, YJ-82 có khả năng “trượt” sóng radar cùng hệ thống dẫn đường hiện đại. Theo thông tin từ Wikipedia, một quả YJ-82 có thể đạt tỷ lệ trúng mục tiêu đến 98%. Khi tiếp cận gần mục tiêu, hệ thống radar YJ-82 sẽ điều khiển nó bay lạng xuống thấp (cách mặt biển chỉ 5-7m) để hạn chế tối đa khả năng bị bắn chặn...

Hiệp một

Nếu ra đòn, Giang Vệ sẽ bắn một chùm 8 quả YJ-82 ở cự ly 20km. Bay với vận tốc Mach09 (95,5km/giờ), chùm YJ-82 sẽ đến JS Yudachi trong 65 giây. Giả định loạt YJ-82 được bắn cách nhau mỗi 4 giây thì quả YJ-82 thứ nhất sẽ đến mục tiêu JS Yudachi trong 65 giây và quả cuối cùng trong 97 giây… Trong khi đó, khi phát hiện bị tàu đối phương khóa radar, JS Yudachi lập tức báo động và kích hoạt hệ thống phòng không Evolved Sea Sparrow-ESSM (được trang bị 16 quả). Do Raytheon sản xuất với tư cách thầu chính, giá 800.000 USD/quả, bay với vận tốc Mach 4+ (4.248 km/giờ), 8 quả ESSM - trên lý thuyết - hoàn toàn có thể bắn cháy thành tro loạt YJ-82. Cùng lúc, JS Yudachi cũng xoay ngang để chĩa hai khẩu Phalanx CIWS để tiếp tục bắn chặn các đợt tấn công tiếp theo của Giang Vệ. Mỗi khẩu Phalanx CIWS sẽ có 12 giây để bắn tên lửa Trung Quốc… Vấn đề là bao nhiêu tên lửa Trung Quốc có thể bị bắn hạ?

Phỏng đoán một: YJ-82 đạt tỷ lệ thành công 75%. Một quả hỏng và 7 quả còn trên không trung.

Hai: Chùm ESSM thứ nhất (4 quả, bắn ra trong 20 giây; khả năng thành công 50%) - tức hạ được hai YJ-82, còn 5 trên không trung.

Ba: Chùm ESSM thứ hai (4 quả, bắn ra trong 20 giây; khả năng thành công 50%) - hạ được hai YJ-82, còn 3 trên không trung.

Bốn: Hai khẩu Phalanx CIWS mỗi khẩu hạ được một YJ-82. Tên lửa của Trung Quốc chỉ còn lại duy nhất một quả. Và có thể đây là quả trúng mục tiêu, với xác suất 50%...

Một lần nữa, cũng cần tham khảo thêm tư liệu để biết thêm về hệ thống phòng thủ Phalanx CIWS. Được trang bị cho hầu như mọi loại tàu chiến của Mỹ cũng như các nước đồng minh, Phalanx CIWS là hệ thống súng máy được điều khiển bằng radar, với hai ăngten dò tìm - xác định mục tiêu được hỗ trợ phân tích bằng máy tính. Có thể nói Phalanx CIWS, trị giá đến 35 triệu USD, là một trong những khẩu súng máy mạnh nhất thế giới hiện nay. Bắn với 3.000-4.500 viên/phút với vận tốc đạn 1.100m/giây (3.860km/giờ), Phalanx CIWS có thể tạo ra một hàng rào hiệu quả chặn đứng tên lửa đối phương, đặc biệt khi đầu đạn Phalanx CIWS, làm bằng tungsten, được thiết kế để chuyên công phá vỏ tên lửa…

Hiệp hai

Do là tàu mới nên JS Yudachi có thể không bị thiệt hại nặng khi trúng đòn. Giả dụ nó bị “ăn đạn” và 1/2 hệ thống chiến đấu bị hỏng, JS Yudachi chỉ còn 3 tên lửa chống hạm SSM-1B, có thể bay đến Giang Vệ trong 60 giây. Trong khi đó, Giang Vệ không được trang bị hệ thống phòng thủ tốt bằng JS Yudachi. Dàn tên lửa phòng thủ của Giang Vệ là 8 quả HQ-7 – vốn là phiên bản copy tên lửa Crotale của Pháp thời thập niên 60. Giang Vệ cũng không có hệ thống vũ khí giúp đánh “giáp lá cà” ở cự ly gần được điều khiển bằng radar như Phalanx CIWS.

Thay vào đó, nó có 4 cặp súng phòng không 37 li được đặt hai bên sườn (phía đầu tàu và cuối tàu). Vì vậy, nếu giáp chiến từ một mạn sườn, Giang Vệ chỉ có thể sử dụng hai khẩu. Với hệ thống phòng thủ như vậy, Giang Vệ có thể bắn hạ mấy tên lửa chống hạm SSM-1B của Nhật?

Phỏng đoán một: Giang Vệ sẽ tiếp đón bằng 8 tên lửa HQ-7 và có thể bắn hạ hai SSM-1B trong 40 giây.

Hai: Còn một SSM-1B cuối cùng? Nó có thể cũng bị hạ bằng hai khẩu 37 li của Giang Vệ hoặc nó có thể bay trúng mục tiêu.

Lúc này, cả hai tàu đều hết sạch tên lửa chống hạm. JS Yudachi bị hỏng nặng nhưng vẫn còn có thể hoạt động. Nếu thật sự quả SSM-1B trúng mục tiêu, chiếc Giang Vệ 2.200 tấn chắc chắn bị diệt. Cần biết, với 270kg, đầu đạn SSM-1B to hơn đầu đạn YJ-82 (lẫn Exocet) đến 50%. Trong khi đó, chiếc HMS Sheffield - to gấp đôi Giang Vệ - đã trở thành tàn phế chỉ với một quả Exocet. Nói cách khác, một quả SSM-1B hoàn toàn có thể biến thủy thủ đoàn Giang Vệ thành mồi cá mập!

Gút lại, nếu đụng độ, khó có thể nói JS Yudachi diệt được Giang Vệ hay không. Tuy nhiên, Giang Vệ có thể có một tỷ lệ thành công nhất định, dù không cao, với điều kiện nó buộc phải chiếm tiên cơ ra tay trước. Còn ngược lại, nó khó có thể không bị biến thành đống sắt vụn!

Theo Cao Minh

Petrotimes

Đúng là thời buổi này khi các cường quốc động tay động chân thì phải tính trên quy mô tổng lực, khó mà kiềm chế chỉ bụp nhau vài cái rồi đợi LHQ giảng hoà. Phim Battleship mô tả khá giống và thú vị khúc này. Thoạt tiên tàu vũ trụ alien chụp 1 vòm cầu từ trường mạnh cô lập vùng chiến sự rồi 2 bên mới chiến. Tàu Mỹ và đồng minh Nhật bản được trang bị 4 ụ súng máy cực mạnh bắn như vãi trấu làm lưới phòng vệ cuối cùng bắn chặn hoả lực tàu alien. Chi tiết đáng chú ý là một khi vòm cầu cô lập bị phá vỡ, lập tức không lực từ tàu sân bay bên ngoài tiếp cận kết thúc trận chiến trong vòng 10 giây. Chi tiết thú vị là bọn alien có ria mép rất giống...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng là thời buổi này khi các cường quốc động tay động chân thì phải tính trên quy mô tổng lực, khó mà kiềm chế chỉ bụp nhau vài cái rồi đợi LHQ giảng hoà. Phim Battleship mô tả khá giống và thú vị khúc này. Thoạt tiên tàu vũ trụ alien chụp 1 vòm cầu từ trường mạnh cô lập vùng chiến sự rồi 2 bên mới chiến. Tàu Mỹ và đồng minh Nhật bản được trang bị 4 ụ súng máy cực mạnh bắn như vãi trấu làm lưới phòng vệ cuối cùng bắn chặn hoả lực tàu alien. Chi tiết đáng chú ý là một khi vòm cầu cô lập bị phá vỡ, lập tức không lực từ tàu sân bay bên ngoài tiếp cận kết thúc trận chiến trong vòng 10 giây. Chi tiết thú vị là bọn alien có ria mép rất giống...

Cánh chiên - Í lộn - Hơi xỉn - Chiến tranh hiện đại nó không như người ta tưởng tượng với kiến thức phổ thông. Theo kiểu, tên lửa tomahok bắn ào ào, rồi máy bay rợp trời, tàu chiến chạy xình xịch. Rồi vũ khí nguyên tử xuất hiện.

Cái này là hình ảnh cuối thể chiến thứ hai hiện đại hóa. Giống như cuộc chiến Vùng Vịnh I. Lúc ấy - với kiến thức phổ thông - ai cũng tưởng kỳ này thì Iraq ăn tươi quân đội Hoa Kỳ. Xe tăng, tàu bò, máy bay với lính chạy rầm rập thấy mà ghê. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, những vũ khí hiện đại - mà ai cũng không thể nghĩ ra vào thời điểm bấy giờ - hạ tất cả các loại phương tiện chiến tranh Iraq. Thậm chí phi công Iraq cất cánh là lập tức bay ....sang Ả Rập Xê Út để tránh. Vì cứ bay lên là bị hạ mà chưa nhìn thấy máy bay địch đâu.

Cuộc chiến Vùng Vịnh I kết thúc, người ta mới hiểu rằng: Đó là những thứ vũ khí chưa hề xuất hiện trên chiến trường để xếp vào..tri thức phổ thông.

Hai mươi năm trôi qua, những loại vũ khí tối tân thời bấy giờ trở thành kiến thức phổ thông và bán đại trà cho những nước Đồng minh hạng một hoặc hai.

Người Trung Quốc cũng chợt ngộ ra vấn đề từ lúc đó và đã ngầm ngầm tiến hành thu thập thông tin tình báo để sản xuất vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ sau đó. Và họ cũng cứ tưởng rằng Hoa Kỳ có gì họ biết hết. Qua cung cách ứng xử của họ, tôi đã cho rằng họ rất chủ quan.

Nhưng rất tiếc cho họ. Những gì họ biết chỉ là những cái gì họ có thể nhìn thấy và tưởng rằng họ đã nhìn thấy hết.

Khi "canh bạc cuối cùng" xảy ra - nếu kết thúc bằng một cuộc chiến - e rằng nó có hơi khác bộ phim khoa học viễn tưởng mà Hungnguyen giới thiệu một tý.

Nếu như trong chiến tranh vùng Vịnh I, những thứ vũ khí gọi là tối tân thới bấy giờ có thể chỉ coi là vũ khí thế chiến thứ II lên đời, thì có thể nói rằng: Vũ khí trong "canh bạc cuối cùng" xứng đáng là những thứ vũ khí của thế kỷ XXI. Thậm chí có những thứ người ta không biết gọi tên là gì.

Trường hợp này, như ngài Tổng thống Putin đã rất hài hước khi phát biểu: "Vụ Chernobyl chỉ là câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bất hòa Trung-Nhật lên đến đỉnh điểm

Ngày đăng : 21:00 12/08/2013 (GMT+7)

http://kienthuc.net....iem-253365.html

(Kienthuc.net.vn) - Các vấn đề về lịch sử và địa chính trị hiện đã đẩy bất hòa giữa Trung Quốc và Nhật Bản lên tới đỉnh điểm

Posted Image

Tàu tuần duyên Nhật quần nhau với Hải giám Trung Quốc trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư.

Đây là tuyên bố với đài Tiếng nói nước Nga của ông Valery Kistanov, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông. Vị chuyên gia nhận này xét về kết quả thăm dò dư luận do Trung Quốc nhật báo và tổ chức Genron của Nhật Bản. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 93% người dân Nhật Bản phản đối Trung Quốc, trong khi khoảng hơn 90% dân số Trung Quốc ghét người Nhật. Các cuộc điều tra được tiến hành hàng năm trong 9 năm liên tiếp. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên mối thù địch lẫn nhau của dân cư hai nước được ghi nhận.

Chuyên gia Valery Kistanov nhận định: “Kết quả các cuộc thăm dò ý kiến khiến cho cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc đều phải sửng sốt. Điều này chứng tỏ sự thiếu tin cậy lẫn nhau ở mức độ rất cao, nếu không nói là thù địch lẫn nhau. Những cảm xúc tiêu cực đang phát triển trên cơ sở có đi có lại. Đương nhiên, tất cả điều này là hậu quả của một số nguyên nhân lịch sử, chính trị, quân sự, tuyên truyền, hiện nay đang làm cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản càng thêm phức tạp”.

Theo khảo sát, ngòi nổ cho lòng thù hận lẫn nhau ngày càng sâu sắc là vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông. Trong năm qua, số lượng người Trung Quốc không hài lòng với tình hình xung quanh quần đảo này từ 40% đã tăng gấp đôi, đến 80%. Hơn 1/3 người Trung Quốc cho rằng trong tương lai, giữa hai nước sẽ có xung đột vũ trang. Trong khi đó, một nửa dân số Nhật bản không ủng hộ giả thuyết này. Có lẽ vì họ sợ nguy cơ thất bại trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc mà các phương tiện truyền thông Nhật Bản hàng ngày đe dọa. Tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước láng giềng xung quanh những hòn đảo không người đã phát triển thành vấn đề địa chính trị giữa các nền kinh tế thứ hai và thứ ba thế giới - hai "con hổ" lớn nhất châu Á.

Ông Valery Kistanov nói tiếp: “Cuộc tranh chấp đang nóng lên. Lý do là mỗi bên đều có xu hướng muốn sở hữu tài nguyên dầu khí tại vùng này. Ngoài ra, khu vực rất giàu hải sản. Bên cạnh đó, những hòn đảo này cho phép kiểm soát các tuyến đường hàng hải quan trọng nhất trong Biển Hoa Đông và toàn bộ khu vực Đông Á. Và từ quan điểm quân sự chiến lược, quần đảo rất quan trọng đối với quốc phòng của Trung Quốc và Nhật Bản”.

Hóa ra quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thậm chí trở thành nhân tố gây khó chịu cho người Trung Quốc hơn cả ký ức tiêu cực về cuộc chiến tranh Trung-Nhật giai đoạn 1937-1945. Theo khảo sát, thái độ của người dân Trung Quốc và Nhật Bản thậm chí còn tồi tệ hơn so với năm 2005, khi cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi nhiều lần đến thăm đền Yasukuni - biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Chuyên gia Valery Kistanov cho biết: “Sau khi Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền, tình hình không hề được cải thiện. Ngược lại, mức độ lời qua tiếng lại, buộc tội và chỉ trích lẫn nhau tiếp tục tăng lên. Hoàn toàn không có triển vọng tổ chức hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật.”

Cuộc khảo sát xã hội học có hơn 4.000 người ở cả hai nước tham gia. Tuy nhiên, bất chấp vấn đề thù địch lẫn nhau giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hơn 70% số người được hỏi coi việc cải thiện quan hệ song phương là rất quan trọng. Rõ ràng, đây là điều cần thiết cho việc thiết lập chính sách xã hội của Trung Quốc và Nhật Bản trong giai đoạn sắp tới.

Văn Bình (theo VOR)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu sân bay Ấn Độ ra biển

13/08/2013 07:02 (GMT + 7)

TT - INS Vikrant - hàng không mẫu hạm tự chế tạo đầu tiên của Ấn Độ - đã hạ thủy hôm qua. Dự án trị giá 5 tỉ USD này đã đưa New Delhi vào câu lạc bộ các nước tự sản xuất tàu sân bay.

Posted Image

Hàng không mẫu hạm INS Vikrant hạ thủy ở Kochi ngày 12-8 - Ảnh: Reuters

Tàu INS Vikrant có bãi đáp máy bay rộng bằng hai sân bóng đá, được hạ thủy tại thành phố Kochi, theo New Delhi Television. “Đây là một cột mốc đáng nhớ - AFP dẫn lời Bộ trưởng quốc phòng A.K Antony phát biểu lại buổi lễ - Nó đánh dấu bước đầu tiên trên chặng đường dài nhưng cũng là bước quan trọng”. Việc chế tạo con tàu 40.000 tấn và dài 260m này thật ra trễ hơn so với kế hoạch hai năm do nhiều trục trặc nguồn cung vật liệu, thiết bị và kỹ thuật.

Tàu INS Vikrant, nghĩa là “Quả cảm”, sẽ còn được hoàn thiện với hệ thống máy móc, vũ khí tối tân và chạy thử trong vòng bốn năm. Con tàu có khả năng chở các chiến đấu cơ MiG-29 do Nga chế tạo và nhiều máy bay chiến đấu hạng nhẹ khác, dự kiến được giao cho hải quân năm 2018. Đây sẽ là ngôi sao trong lực lượng hải quân Ấn Độ vốn đang sở hữu một tàu sân bay 60 tuổi của Anh được New Delhi mua lại năm 1987.

Tàu INS Vikrant sẽ đưa Ấn Độ vượt qua Trung Quốc để tham gia nhóm các nước tự thiết kế và chế tạo tàu sân bay như Anh, Pháp, Mỹ và Nga. Theo giới phân tích, đây sẽ là một lợi thế lớn cho New Delhi giành lấy ảnh hưởng tại khu vực châu Á và cân bằng sự trỗi dậy của Trung Quốc. “Nó sẽ được triển khai tại khu vực Ấn Độ Dương, nơi tập trung các lợi ích kinh tế và thương mại thế giới” - chuyên gia Rahul Bedi nhận định và cho biết New Delhi đã bắt đầu kế hoạch đóng thêm hai hàng không mẫu hạm.

TRẦN PHƯƠNG

Share this post


Link to post
Share on other sites