Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Mỹ - Ấn Độ: Đồng mộng, đã đủ để đồng sàng?

(Dân trí) - Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến công du Ấn Độ 4 ngày để “hâm nóng” quan hệ ngoại giao và thúc đẩy thương mại song phương. Ông Biden muốn khơi dậy những quan tâm chung với Ấn Độ trong một khu vực có sự nổi lên đáng lo ngại của Trung Quốc.

Posted Image

Giới chức Mỹ đang nỗ lực kéo Ấn Độ thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.

Đây là vị Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Ấn Độ trong 3 thâp kỷ qua với trọng tâm bàn thảo về các vấn đề địa chính trị. Vì vậy, trong suốt chuyến thăm kéo dài 4 ngày, vị “phó tướng” của chính quyền Tổng thống Barack Obama đã nhiều lần khẳng định quyết tâm của Washington đẩy mạnh chính sách “tái cân bằng châu Á” nhằm không để Trung Quốc chiếm thế thượng phong ở khu vực.

Đức Vũ - Dantri

Từ lâu, trong những tham vọng bá chủ thế giới thì Ấn Độ luôn là trọng tâm của một mục đích hướng tới về mặt chính trị. Bởi vậy, trong diễn biến lịch sử trước kết thúc chiến tranh lạnh, Ân Độ tự nhận là một nước trung lập thuộc thế giới thứ III.

Nhưng từ lâu, Ấn Độ phải sống cạnh một anh bạn láng giếng khó chịu là Trung Quốc. Năm 1950, Trung Quốc chiếm Tây Tang mà họ tuyên bố chủ quyền từ những năm đầu thế kỷ XX. Thực ra đây là một đất nước độc lập và lập quốc từ trước thiên niên kỷ thứ I BC.

Lý do tất nhiên vì Trung Quốc cho là Tây Tạng đã từng tà "Phụ thuộc quốc" của họ, có triều cống cho họ.

Sau khi chiếm được Tây Tạng và đàn áp thành công cuộc nổi dậy ở đây vào năm 1959 - tức bình định xong Tây Tang - người Trung Quốc đã tiến hành một cuộc chiến tranh biên giới - giáp với Tây Tạng mà Trung Quốc chiếm được - với Ân Độ 1962. Trận đánh nhau to trong lịch sử bấy giờ. Đất nước Ân Độ bị mất một giải đất lớn và ôm hận đến bây giờ.

Ngày ấy, tôi còn nhớ - những bộ phim thời sự, chiếu kèm phim chính trong các rạp chiếu bóng - người Trung Quốc mô tả đất nước họ là nạn nhân của các cuộc tấn công của Ấn Độ. Hình ảnh một sỹ quan Quân Giải Phóng Trung Quốc , mình đeo đầy lá ngụy trạng, ra lệnh cho binh lính rút lui khỏi trận địa trong phim, như là một cử chỉ mà bây giờ gọi là "kìm chế", gây ấn tượng trong trí nhớ của tôi.

Chưa hết, Ấn Độ còn rất đau đầu bởi một liên minh Trung Quốc - Pakixtan và cũng xảy ra tranh chấp lãnh thổ với một đồng minh Trung Quốc này. Cũng chưa. Những phần tử chống chính quyền Ân Độ được sự giúp đỡ ngầm của Trung Quốc ở Đông Bắc Ấn Độ,hoạt động từ hàng chục năm nay, đã gây cho đất nước này luôn phải mệt mỏi vì các hoạt động của họ. Năm ngoái trên 50 sỹ quan và lính Ấn Độ bị phục kích và bị giết, cho thấy lực lượng này đã phát triển mạnh như thế nào. Đã vậy, người Trung Quốc thương xuyên yêu sách về lãnh thổ và các vụ việc lính Trung Quốc xâm phạm vùng biên giới tạm gần đây cho thấy rõ quan hệ Trung Ấn là một thứ quan hệ chỉ chực chở bùng nổ chiến tranh. Vấn đề còn là điều kiện chiến tranh sẽ như thế nào?

Bởi vậy, khi Trung Quốc nổi lên như một siêu cường với nhiều tham vọng thì đương nhiên Ấn Độ không thể không tìm một đồng minh để bảo vệ họ.

Bởi vậy, việc Ấn Độ ủng hộ Hoa Kỳ là một việc tất yếu sẽ xẩy ra. Không phải ngẫu nhiên mà từ vài năm trước, tôi đã xác định: Trong "canh bạc cuối cùng" họa sĩ đã vẽ thiếu cô gái Ân Độ.

Bởi vậy, việc Ấn Độ liên minh phòng thủ với Hoa Kỳ là điều tất yếu sẽ xảy ra.

Bài viết trên chỉ nhìn nhận sự kiện có tính cục bộ và xem xét các hiện tượng cá biệt. Nên trong nội dung bài viết không có chủ kiến rõ ràng.mà chỉ đặt vấn đề hoài nghi.

Chuyện còn trong tương lai - nhưng rất gần - không tin, quý vị hãy chờ xem.

PS: Người Trung Quốc đã mắc sai lầm tệ hại về mặt chiến lược. Chính vì thời thế mỗi lúc một khác. "Quân tử tùy thời biến Dịch". Hậu quả nhãn tiền là Hoa Kỳ đưa 60% quân lực về Tây Thái Bình Dương. Điều này tôi cũng nói trước từ lâu rồi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nông dân Trung Quốc "quyết tử" bảo vệ đất đai

Cập nhật lúc 07:50, 31/07/2013

(ĐVO) - Quyết không để quan tham chiếm đoạt đất đai được coi như mồ hôi công sức của mình, người dân tại một ngôi làng ở Trung Quốc đã soạn ra một bản thỏa thuận "quyết tử" bảo vệ từng tấc đất

Người dân làng Chiyou ở huyện Anhua tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã đưa ra quyết định này sau khi phát hiện ra các quan chức “tham nhũng” đang tìm cách bán đất đai của người dân. Gần 100 dân làng đã đồng lòng thông qua bản thỏa thuận được soạn trên một tờ giấy A4 bằng cách điểm chỉ lên các điều khoản được ghi trong đó.

Posted Image

Bản thỏa thuận "quyết tử" của người dân làng Chiyou

Ông Liu Jinbao, người đại diện cho dân làng cho biết: “Nếu họ tới và tìm cách lấy đất của chúng tôi, chúng tôi sẽ bảo vệ đất đai bằng chính mạng sống của mình.”

Lý giải về nguyên nhân lập thỏa thuận “quyết tử” này, ông Liu nói: “Chúng tôi được biết rằng nếu chúng tôi tìm cách chiến đấu bảo vệ đất đai, họ sẽ hành xử theo kiểu xã hội đen và đánh đập chúng tôi. Vì thế chúng tôi ký tên vào tờ giấy này để thể hiện tinh thần đoàn kết.”

Tình trạng chiếm đất bất hợp pháp đã trở nên ngày càng phổ biến ở Trung Quốc khi các quan chức địa phương thường bán đất của dân làng cho các công ty bất động sản mà không thông qua trước với người dân.

Những vụ chiếm đất như vậy đã gây nên làn sóng phẫn nộ ở các vùng nông thôn, và những người nông dân đã tìm cách đánh trả những tên xã hội đen được thuê để đuổi họ ra khỏi mảnh đất của mình.

Một trong những vụ việc gây chấn động dư luận gần đây là người nông dân Zhang Ruqiong ở tỉnh Hồ Bắc bị một chiếc xe trộn xi-măng cán chết trong khi biểu tình chống lại nạn cướp đất. Sau khi dư luận bày tỏ sự phẫn nộ, tài xế chiếc xe này mới bị truy tố với tội giết người.

Biểu tình tại làng Ô Khảm cuối năm 2011 là minh chứng rõ nhất cho một trong những cuộc biểu tình tập thể xôn xao dư luận Trung Quốc.

Theo đó, Công ty cổ phần Lục Phong Điền đã sử dụng nhiều hơn số đất được cấp trong khi tập đoàn Quảng Đông Ức Đạt Châu vẫn còn thiếu tiền bồi thường đất đai của dân làng.

Tờ China Daily khi đó cho biết: “Vấn đề sử dụng đất đai, bao gồm thu hồi đất từ dân làng và bán cho các nhà đầu tư phát triển, không được tiết lộ công khai và thẳng thắn với dân làng từ thập niên 1990”.

Posted Image

Dân làng Ô Khảm biểu tình đòi đất cuối năm 2011

Thời điểm tháng 9/2011, hàng trăm người dân Ô Khảm đã biểu tình trước trụ sở chính quyền Lục Phong và đụng độ với lực lượng an ninh, làm nhiều người bị thương và bị bắt.

Tháng 12, một trong những người đứng đầu vụ biểu tình là Tiết Cẩm Ba bị bắt và tử vong trong đồn cảnh sát. Chính quyền từ chối trả thi thể ông Tiết, dẫn đến nghi ngờ về việc ông “bị đánh chết”.

Hơn 10.000 người ở Ô Khảm phẫn nộ trục xuất cảnh sát và các thành viên chi bộ khỏi làng, lập hàng rào phòng thủ và ngày ngày tổ chức phản đối quy mô lớn.

T.Hồng (Tổng hợp theo Khampha.vn, TNO)

==============================

Hầy dà! Mệt nhỉ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế trận không quân Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương

Thanhnien Online

01/08/2013 11:00

Cùng với động thái hỗ trợ Philippines tuần tra biển Đông, không quân Mỹ không giấu giếm ý định mở rộng tầm chiến đấu trong khu vực.

Theo tờ The Philippine Star, Bộ Ngoại giao Philippines đã xác nhận các máy bay do thám không người lái P3C Orion của hải quân Mỹ đang triển khai công tác tuần tra tại biển Đông, nhất là các khu vực đang tranh chấp. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Raul Hernandez cũng cho biết thêm các chiếc P3C Orion đã thực hiện tuần tra trong những cuộc tập trận chung với Mỹ. Trước đó, thông tin về các cuộc tuần tra được hãng Kyodo News đăng tải, trích từ tài liệu mật của chính phủ Philippines.

Posted Image

Mỹ dự kiến luân chuyển nhiều máy bay đến châu Á - Thái Bình Dương - Ảnh: USAF

Liên quan đến tranh chấp trên biển Đông, Bloomberg dẫn lời Phó tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết nước này đang vận động thúc đẩy Trung Quốc nhanh chóng thảo luận với ASEAN để hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử (COC). “Chúng tôi đang làm mọi thứ và COC phải được hoàn thành. Đó là lợi ích chung của tất cả, bao gồm Trung Quốc”, ông Biden nói. Trung Quốc chưa có phản ứng về các thông tin trên.

Phó tổng thống Biden vừa có chuyến thăm 6 ngày đến Ấn Độ và Singapore. Theo giới quan sát, một trong những mục tiêu của chuyến công du là trấn an các đồng minh rằng chính sách “xoay trục” của Washington tại châu Á - Thái Bình Dương vẫn đang được triển khai mạnh mẽ. Biểu hiện mới nhất là Lầu Năm Góc công khai kế hoạch triển khai luân phiên máy bay đến khu vực.

Theo tạp chí Foreign Policy, chỉ huy lực lượng trên không của Mỹ tại Thái Bình Dương Herbert Carlisle nói rõ rằng bước đầu, nước này sẽ luân chuyển “máy bay chiến đấu, máy bay tiếp liệu và trong tương lai, có thể thêm oanh tạc cơ” đến miền bắc Úc.

Bên cạnh đó, máy bay Mỹ cũng sẽ được triển khai luân phiên đến Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, đồng thời tận dụng các căn cứ có sẵn tại Philippines, Indonesia và Malaysia. Đây được cho là một phần của chiến lược căng rộng tối đa sự hiện diện không quân xuyên suốt Thái Bình Dương và Đông Nam Á trên cơ sở tăng cường tương tác với quân đội đồng minh và đối tác.

Theo tướng Carlisle, kế hoạch sẽ sử dụng “những nền tảng mạnh nhất” của không quân Mỹ, bao gồm các chiến đấu cơ F-22, F-35 và máy bay ném bom tàng hình B-2.

Philippines muốn mua tàu chiến mới

Tờ The Philippine Star dẫn lời giới chức hải quân Philippines cho hay họ đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng trước khi mở thầu mua tàu khu trục mới. Có 5 nước bày tỏ ý định tham gia đấu thầu, gồm Mỹ, Israel, Croatia, Úc và Hàn Quốc. Ngân sách dự định để chi cho các tàu chiến mới khoảng 415 triệu USD.

Thụy Miên

=========================

"No" bình lựng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản công khai 3 dự án công nghệ máy bay gây chấn động

Dantri.com.vn

Thứ Hai, 29/07/2013 - 10:04

Nhật Bản vừa công khai hàng loạt dự án nghiên cứu chế tạo hàng không, gây chấn động giới công nghiệp quốc phòng thế giới.

Theo Đức Vinh

An ninh thủ đô

================================

Chắc chắn người Nhật sẽ chia sẻ kỹ thuật này với Hoa Kỳ. Bởi vì, nếu Nhật Bản hoàn tất công nghệ này ngay bây giờ -khi tôi gõ xong hàng chữ này - thì vẫn không phải là đối thủ của Trung Quốc.Nếu xét chiến tranh tay đôi. Vấn đề là "bảo kê" cho nước Nhật với cái "ô hạt nhân" chính là Hoa Kỳ. Hơn nữa thời gian không còn nhiều để ....nghiên cứu.

Người Đài Loan tập trận giả định phòng thủ vào năm 2017 và nhiều nhà quan sát cho rằng đấy là một khả năng tiên tri cho một cuộc chiến sẽ bùng nổ vào năm đó.

Tôi cũng nghĩ vậy: "Canh bạc cuối cùng" kết thúc cũng xấp xỉ thời gian đó - Nếu nó kết thúc bằng một cuộc chiến. Hoặc có thể sớm hơn.

Lầu Năm Góc muốn hợp tác sản xuất vũ khí với Nhật

01/08/2013 15:35

(TNO) Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ sẽ gặp các quan chức chính phủ Nhật Bản tại Tokyo vào ngày 1.8 để thảo luận về lệnh cấm bán vũ khí của quốc gia châu Á trong nhiều thập kỷ qua.

Reuters ngày 31.7 đưa tin cho biết ông Frank Kendall, phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đứng đầu bộ phận thu mua vũ khí, sẽ gặp gỡ các quan chức Nhật để cùng bàn về việc hợp tác sản xuất và mua vũ khí của các tập đoàn quốc phòng Nhật Bản.

Posted Image

Lầu Năm Góc đang nỗ lực siết chặt quan hệ với quan chức quốc phòng Nhật Bản nhằm tìm đường hợp tác cùng sản xuất vũ khí với các tập đoàn quốc phòng Nhật - Ảnh: Reuters

Gần một nửa thế kỷ qua, các tập đoàn quốc phòng Nhật bị cấm xuất bán vũ khí ra nước ngoài, khiến cho ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật trở nên nhỏ lẻ và có chi phí cao.

Mặc dù được phép bán những thiết bị có cùng lúc hai công dụng, dành cho dân sự lẫn quân sự, chẳng hạn như camera, nhưng công ty Nhật vẫn không được phép trực tiếp bán cho quân đội các nước.

Chẳng hạn như quân đội Mỹ dùng máy tính xách tay của tập đoàn Panasonic (Nhật Bản) để điều khiển máy bay không người lái, nhưng quân đội phải mua từ một đối tác trung gian, theo Reuters.

Chuyến thăm của ông Kendall đến Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, vốn là cơ quan quản lý xuất khẩu, được cho là sẽ giúp Lầu Năm Góc siết chặt quan hệ với các quan chức quốc phòng có quyền hạn cho phép các tập đoàn quốc phòng Nhật như Mitsubishi Heavy và Kawasaki Heavy trở thành nhà cung cấp cho Mỹ.

Được biết, vào cuối tuần trước, Bộ Quốc phòng Nhật đã công bố một báo cáo sơ bộ về việc sửa đổi chính sách quốc phòng dài hạn, trong đó đề xuất rằng Nhật cần tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và với mối đe dọa tấn công tên lửa từ CHDCND Triều Tiên.

Lockheed Martin đã lên tiếng bày tỏ mong muốn mời các công ty Nhật tham gia vào dây chuyền cung ứng sản phẩm của mình.

Tập đoàn quốc phòng hàng đầu của Mỹ này từng giúp Nhật chế tạo chiến đấu cơ F-2 và dự kiến sẽ cung cấp tiêm kích tối tân F-35 được lắp ráp bởi tập đoàn Mitsubishi Heavy cho quốc gia châu Á này.

Một tập đoàn quốc phòng Mỹ khác là Raytheon cũng bày tỏ mong muốn Nhật Bản sẽ trở thành một nhà cung cấp, đặc biệt là khi nhu cầu cho hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của tập đoàn Mỹ này xuất hiện trở lại.

Tương tự, với kế hoạch cải tiến mẫu trực thăng vận chuyển hai quạt Chinook, tập đoàn Boeing (Mỹ) cũng xem Kawasaki Heavy, vốn đã sản xuất Chinook cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, như một đối tác tiềm năng.

Hoàng Uy

================

Thế đấy! Lão Gàn bít ngay mừ! "Chém gió", nhưng chẳng may cứ từ đúng trở lên.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

NATO ở đâu trong xung đột Thái Bình Dương?

01/08/2013 09:00

(TNO) Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) liệu có can dự nếu một cuộc xung đột nổ ra tại châu Á - Thái Bình Dương?

Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, chức năng phòng thủ tập thể của NATO đã mở rộng ra khỏi biên giới châu Âu đến khu vực Trung Á, cụ thể là cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan.

Việc NATO can dự vào cuộc chiến Afghanistan dựa trên Điều 5 trong hiệp ước phòng thủ tập thể của khối này. Trước viễn cảnh nổ ra xung đột tại Thái Bình Dương, câu hỏi về vai trò vai trò của NATO đã được đặt ra.

Mục tiêu Trung Quốc ?

Theo tạp chí quân sự Kanwa Asian Defence số tháng 8, tại một cuộc hội thảo do Không quân hoàng gia Anh tài trợ, chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc được xem là một trong những mục tiêu giả định. Sự việc này làm dấy lên nghi ngờ về việc NATO hiện xem Trung Quốc là một kẻ thù tiềm tàng.

Vào tháng 4.2013, giữa lúc căng thẳng dâng cao tại bán đảo Triều Tiên, Tổng thư ký NATO Anders Rasmussen đã có chuyến thăm Nhật. Trong chuyến thăm, ông Rasmussen đã thảo luận về tình hình bán đảo Triều Tiên với các quan chức Nhật và tuyên bố nếu Mỹ bị CHDCND Triều Tiên tấn công, NATO sẽ hành động theo Điều 5 của hiệp ước phòng thủ tập thể. Điều này cho thấy có nhiều khả năng NATO sẽ tham gia vào các cuộc xung đột tại châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Rasmussen cũng cám ơn Nhật vì những trợ giúp tài chính của Tokyo trong cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan. Ngoài ra, ông cũng ký Tuyên bố chung Nhật - NATO. Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử Nhật sẽ cử đại diện tại NATO.

Trong tuyên bố chung, hai phía đề cao việc hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố, cứu trợ thảm họa, cấm phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và an ninh mạng.

Mặc dù Tổng thư ký NATO không nhắc đến tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật, lập trường của Mỹ về việc này rất rõ ràng. Theo đó, Senkaku/Điếu Ngư thuộc phạm vi hiệp ước an ninh song phương Mỹ - Nhật.

Nếu tranh chấp dẫn đến việc can thiệp quân sự của Mỹ thì Washington có quyền viện đến điều khoản phòng thủ tập thể với NATO. Ngoài ra, Nhật cũng có thể yêu cầu NATO trợ giúp như là sự đền đáp từ việc Tokyo hỗ trợ cuộc chiến ở Afghanistan.

Posted Image

Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp - Ảnh: AFP

Một yếu tố thứ hai có thể dẫn đến việc NATO can thiệp vào châu Á - Thái Bình Dương là vấn đề CHDCND Triều Tiên. Nếu Mỹ bị CHDCND Triều Tiên tấn công, NATO chắc chắn sẽ viện đến điều khoản phòng thủ tập thể và hỗ trợ quân sự cho Mỹ hoặc thậm chí tham gia trực tiếp vào các cuộc tấn công CHDCND Triều Tiên.

Tranh chấp biển Đông

Một cuộc xung đột tiềm tàng khác mà NATO có thể tham gia là tranh chấp biển Đông. Cả Mỹ và Anh đều dính líu đến những tranh chấp tại tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới này.

Anh hiện có Hiệp ước Phòng thủ Ngũ Cường (Five Power Defence Arrangements) với Úc, New Zealand, Malaysia và Singapore về việc tham vấn trong trường hợp nảy sinh mối đe dọa xâm lược hoặc tấn công từ bên ngoài đối với hai quốc gia Đông Nam Á này.

Trong bài phát biểu kêu gọi minh bạch về quốc phòng tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond đã đề cập đến Hiệp ước Phòng thủ Ngũ Cường cùng lợi ích hàng hải của Anh tại biển Đông và tuyên bố: “Anh có lợi ích rõ rệt trong việc duy trì ổn định khu vực và đặc biệt là quyền tự do tại các vùng biển trong khu vực”.

Trong phần trả lời câu hỏi, ông Hammon cũng nhắc đến sự chú trọng của Anh với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, ngoài nước Úc, London cũng tăng cường hợp tác với Nhật, Việt Nam và các đối tác trong khu vực.

Ngoài ra, Mỹ cũng là đồng minh hiệp ước với Philippines, một quốc gia Đông Nam Á hiện căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Tóm lại, Mỹ, Anh, Úc và Nhật có thể sẽ đoàn kết để kiềm chế Trung Quốc trong trường hợp nổ ra xung đột tại biển Đông, the Kanwa Asian Defence. Nếu xung đột nổ ra giữa Trung Quốc và hai quốc gia NATO, khối quân sự này hoàn toàn có cơ sở pháp lý để can thiệp vào khu vực.

Mức độ can thiệp

Mức độ can thiệp của NATO có thể sẽ khác nhau trong ba cuộc xung đột tiềm tàng kể trên. Nếu chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên và Mỹ tham gia, NATO nhiều khả năng sẽ can dự trực tiếp theo tiền lệ từ cuộc chiến Afghanistan. Các máy bay cảnh báo sớm và chiến đấu cơ của NATO có thể cất cánh từ tàu sân bay của Pháp để tấn công trực tiếp vào các mục tiêu CHDCND Triều Tiên.

Hiện tại, có các trở ngại pháp lý bởi NATO chưa thể trực tiếp sử dụng các căn cứ quân sự của Nhật và Hàn Quốc do chưa có hiệp ước về việc này. Tuy nhiên, khả năng một thỏa thuận tương tự được ký kết giữa Nhật và NATO là không thể loại bỏ. Nếu điều này diễn ra, Nhật về bản chất sẽ không khác gì một thành viên NATO nhờ hiệp ước an ninh “dắt dây” với Mỹ.

Ngoài ra, NATO có thể tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình trong trường hợp Mỹ và Hàn Quốc tấn công lên phía bắc, tương tự như vai trò tại Afghanistan.

Trong hai kịch bản còn lại, khi Mỹ và Anh trực tiếp đối đầu với Trung Quốc. NATO nhiều khả năng sẽ cử các hạm đội hải quân đến Viễn Đông nhân danh quyền phòng thủ tập thể. Trong giai đoạn đầu, họ có thể giúp răn đe, cung cấp thông tin cảnh báo sớm, thông tin tình báo cũng như hộ tống hàng không và hàng hải. Mức độ can dự của NATO sẽ tùy thuộc vào mức độ dính líu của Mỹ trong xung đột. (Còn tiếp)

Sơn Duân

BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (5)

Đồng Thắng Hùng

Nhà Quân Phiệt hàng đầu thế giới, Nhật Bản, thua trận, chưa te tua, Đã có động thái khác đối với thế giới, Nắm giữ nước khác bằng sự thân thiện, nên nhận được sự thân thiện cùa lân bang và quốc tế. Nhà Quân phiệt khác cũng hàng đầu thế giới, TQ đã từng thống trị và bị thống, nay nệm ấm chăn êm, lại muốn giở trò thống trị thế giới. Khi tranh chấp đến đỉnh điểm, thì cả bạn bè chưa chắc có ai, lao vào cùng phe. Rồi kết cuộc ngã ngũ, trở lại lịch sử hàng ngàn năm trước.

kfc

TQ là "lò" đồng hóa nhân loại lớn nhất thế giới trong lịch sử loài người. Những nước từng chiếm TQ là Liêu, Kim, Mông Cổ, Mãn Thanh sau 1 thời gian cai trị xâm lược TQ đều bị nền văn hóa TQ thôn tính ngược lại mà chẳng cần đổ máu, đến sau này là là bát quốc liên quân phương tây và Nhật Bản từng đánh TQ, nay thì sau NB bị TQ uy hiếp về kinh tế đến Âu, Mỹ cũng vậy, thôn tính quân sự sẽ là vũ khí cuối cùng của TQ sau khí thôn tính kinh tế, chắc chắn TQ đã rút nhiều kinh nghiệm từ bài học bát quốc năm xưa nên muốn tấn công TQ nay là rất khó, nếu TQ nay mà có cớ động binh thì nó sẽ có cớ nghiền nát cả thế giới như nước tần nghiền nát lục quốc, thống nhất địa cầu đồng hóa nhân loại thành người hoa luôn chứ ở đó mà đánh được nó.

CVL

Nói ngắn gọn thôi nhé! Nếu NATO để cho TQ lộng hành thì đó sẽ là một tiền lệ xấu. Hay nói nôm na là: "Được voi đòi tiên"

Vô danh

Bài báo hay quá. Tôi sùng bái NATO, Mỹ, Nhật.

Anh Khoa

Bài viết hay.

=====================

Trong "canh bạc cuối cùng" này, vai trò của NATO rất hạn chế. Nó mang tính dự bị chiến lược - ngoại trừ xẩy ra chiến tranh hạt nhân. Lạy Chúa!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang (24 – 26.7)

Tin tưởng vào ý chí chính trị đôi bên

Ngày 25.07.2013, 19:52 (GMT+7)

SGTT.VN - Thiếu vắng Việt Nam và ASEAN, chiến lược của Hoa Kỳ không hội đủ các điều kiện thiết yếu. Cả ba chiều kích kinh tế - an ninh - quốc phòng sẽ tạo dựng nên “dấu mốc lịch sử” (historic landmark) của chuyến thăm.

Hoàng Dũng Nhân

==================

Hì! Kinh Tốc Hỷ.

Nhưng còn nhiều chuyện để bàn: Khai Xích khẩu.

Lão Gàn này - người nhỏ làm việc nhỏ - Cứ phải Việt sử 5000 năm văn hiến là chân lý và thật sự khoa học.

Việt - Mỹ vì sao chưa là đối tác chiến lược?

Dantri.com.vn

Thứ Năm, 01/08/2013 - 14:28

Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ chủ yếu là một thỏa thuận mô tả những tiến bộ từng bước trên một loạt lĩnh vực. Dường như cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều có lợi ích của mình khi tránh không thúc đẩy mọi việc một cách quá nhanh - GS Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nhận định.

Chủ tịch Sang đã truyền đạt thành công thông điệp của VN

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải được đánh giá là một thành công. Chuyến công du của ông đã đánh dấu sự khôi phục lại trao đổi cấp cao sau 5 năm kể từ khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới thăm Hoa Kỳ. Vị nguyên thủ quốc gia của Việt Nam đã rất đĩnh đạc, lưu loát và thành công khi truyền tải lập trường và quan điểm của quốc gia mình tới các cử tọa Hoa Kỳ. Ông đã cực kỳ khôn khéo khi giải quyết vấn đề nhân quyền. Ông đã bày tỏ lập trường rất thẳng thắn khi đề cập đến những quan ngại của Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề nhân quyền và còn kêu gọi đối thoại giữa hai bên về chủ đề này. Chủ tịch Sang còn mang theo một số đại diện tôn giáo từ Việt Nam để nói chuyện trực tiếp với phía Hoa Kỳ. Đặc biệt, ông đã cam kết Việt Nam sẽ ký Công ước LHQ chống tra tấn và mời Quan sát viên đặc biệt về Tự do Tôn giáo tới Việt Nam vào năm 2014.

Và mặc dù giữa hai nước còn tồn tại một số bất đồng, Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama đã đồng ý thiết lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, thúc đẩy hợp tác hơn nữa trong 9 lĩnh vực then chốt, nổi bật là quan hệ chính trị - ngoại giao; kinh tế-thương mại, khoa học công nghệ và giáo dục. Đây là một điểm cộng lớn cho Việt Nam khi nước này đang theo đuổi chính sách hội nhập quốc tế tích cực và chủ động.

Posted Image

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama

Liên quan đến chủ đề nóng là Biển Đông, cả hai bên đều chia sẻ cam kết chung tuân thủ nguyên tắc của luật pháp quốc tế và giải pháp hòa bình cho tranh chấp, không chấp nhận bất kỳ việc sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Cả hai đều đồng ý ủng hộ việc triển khai hiệu quả Tuyên bố Các bên về Biển Đông DOC cũng như ủng hộ tiến trình đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử COC. Điều có ý nghĩa quan trọng là Tuyên bố chung giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đã đề cập đến hợp tác giữa các công ty dầu khí của Hoa Kỳ là Exxon Mobil và Murphy Oil với PetroVietnam. Sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho COC và việc đưa vào tuyên bố chung các thỏa thuận hợp tác dầu khí Việt Nam - Hoa Kỳ có thể tạo ra một biện pháp có tính răn đe đối với bất kỳ hành động gây hấn nào từ phía Trung Quốc.

Đối tác toàn diện là gì?

Đặc biệt, sau cuộc hội đàm ở Nhà Trắng, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đã cùng công bố quyết định thiết lập quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thỏa thuận vừa công bố giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chủ yếu là một tuyên bố chính trị rằng mối quan hệ song phương đã phát triển trên cả bề rộng và chiều sâu trong nhiều lĩnh vực. Một khuôn khổ đối tác toàn diện sẽ giúp thúc đẩy mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực thông qua các cơ chế điều phối song phương.

Khuôn khổ mới này cũng sẽ tạo ra các cuộc đối thoại và tham vấn ý kiến thường xuyên hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhờ đó nâng cao hiệu quả của mối quan hệ song phương trong 9 lĩnh vực: chính trị-ngoại giao; quan hệ kinh tế - thương mại; khoa học và công nghệ; hợp tác giáo dục; môi trường và y tế; các vấn đề di sản chiến tranh; an ninh và quốc phòng; thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. Đối tác toàn diện sẽ tạo ra nền tảng để thiết lập những cơ chế hợp tác mới trong mỗi lĩnh vực kể trên. Thông qua những cơ chế này, hai bên sẽ hiểu nhau hơn và xây dựng sự tin cậy, nhờ đó sẽ đem lại sự hợp tác chặt chẽ hơn.

Tại sao không phải là đối tác chiến lược?

Cho đến trước khi tuyên bố chung giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được công bố, dư luận rộng rãi thường cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ nâng cấp quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược, lần đầu tiên được đề xuất bởi Ngoại trưởng Hillary Clinton trong chuyến thăm Hà Nội hồi năm 2010.

Tại Đối thoại Shangri-La vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình rằng Việt Nam sẽ tìm kiếm đối tác chiến lược với tất cả các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Vì Việt Nam đã ký đối tác chiến lược với Trung Quốc, Nga và Anh, điều đó có nghĩa rằng ưu tiên còn lại sẽ được đặt vào việc thiết lập đối tác chiến lược với Pháp và Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có những cách hiểu khác nhau về nội hàm của "đối tác chiến lược". Hoa Kỳ thì đặt trọng tâm nhiều hơn vào hợp tác an ninh và quốc phòng trong ý nghĩa của một đối tác chiến lược. Trên thực tế thì Việt Nam lần đầu tiên được Hoa Kỳ nhìn nhận như một đối tác chiến lược tiềm năng trong bản Tổng kết Quốc phòng Quý IV năm 2010.

Trong khi đó, Việt Nam thì đã đàm phán và ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược với 10 quốc gia. Đối với Việt Nam, thuật ngữ "đối tác chiến lược" là một khái niệm chính trị dùng để định danh những quốc gia mà Việt Nam đã phát triển các mối quan hệ song phương toàn diện và là những nước mà Việt Nam nhìn nhận đặc biệt quan trọng đối với lợi ích quốc gia. Các đối tác chiến lược của Việt Nam thường được thể hiện dưới các tuyên bố chính thức dù hình thức và nội dung thì khác nhau đối với từng nước. Về mặt tổng thể, các thỏa thuận đối tác chiến lược xác lập một cơ chế chung ở cấp cao để giám sát quá trình triển khai và thường đi kèm với một Kế hoạch Hành động trong nhiều năm, chỉ rõ mục tiêu trong từng lĩnh vực của thỏa thuận như chính trị-ngoại giao, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng, vv..vv

Có nhiều lý do có thể lý giải cho việc sau cùng hai bên đã chọn "đối tác toàn diện" thay vì "đối tác chiến lược". Một nguyên do chủ yếu có lẽ là bởi các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về đối tác chiến lược đã lâm vào bế tắc từ cuối năm 2011 do hai bên có nhiều bất đồng xung quanh vấn đề nhân quyền. Các quan chức Mỹ kể từ đó đã gắn chủ đề này với những tiến bộ trong đàm phán TPP và hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền.

Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược với Singapore và Indonesia. Dường như, phía Hoa Kỳ nhận định rằng quan hệ với Việt Nam cần được phát triển ở một tầm mức sâu rộng hơn nữa trước khi có thể được định danh là một đối tác chiến lược. Về phần mình, Việt Nam, nước đã thúc đẩy đối tác chiến lược với các nước lớn, dường như cũng có sự cân nhắc về việc liệu hợp tác an ninh và quốc phòng chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ có bị xem là liên minh với nước này hay không. Trong khi đó, các quan chức của cả hai bên chỉ có hai tuần để chuẩn bị cho chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Nói cách khác, cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều có lợi ích của mình khi tránh không thúc đẩy mọi việc một cách quá nhanh.

Vậy đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ có nên được nhìn nhận như đối tác chiến lược dưới một tên gọi khác? Tiền lệ là đối tác toàn diện của Việt Nam với Australia. Australia và Việt Nam đã lựa chọn nâng câp quan hệ song phương lên đối tác toàn diện, thay vì đối tác chiến lược như ban đầu do phản đối của Thủ tướng Kevin Rudd khi ông này lên nắm quyền thay bà Juliard. Tuy nhiên, thỏa thuận đó còn đi kèm với một Kế hoạch hành động và một cơ chế hỗn hợp để giám sát triển khai - giống như những thỏa thuận đối tác chiến lược mà Việt Nam đã ký kết với các nước khác.

Trong khi đó, đối tác toàn diện Việt Nam Hoa Kỳ lại là một tiến trình còn đang khai phá. Hầu hết các mục trong chín điểm của tuyên bố chung chỉ là sự lặp lại những lĩnh vực hợp tác vốn đang được triển khai. Tuyên bố chung chỉ củng cố thêm vai trò của những cơ chế song phương hiện tại trong một số lĩnh vực (Hội đồng Thỏa thuận Thương mại và Đầu tư; Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác Khoa học và Công nghệ; Đối thoại Chính sách Quốc phòng; Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng). Tuy vậy, Đối tác Toàn diện thực sự đã thiết lập một cơ chế đối thoại chính trị - ngoại giao mới ở cấp bộ trưởng.

Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ không đề cập gì đến Kế hoạch Hành động hay một cơ chế cấp cao để điều phối chín lĩnh vực được nêu tên trong Tuyên bố chung. Thay vào đó, Tuyên bố chung ghi nhận rằng các cơ chế hợp tác mới sẽ được xây dựng trong từng lĩnh vực.

Tựu trung lại, cuộc thảo luận cấp cao Việt Nam - Hoa Kỳ chủ yếu thúc đẩy hợp tác song phương trong các chủ đề thương mại và kinh tế, trong đó có cam kết hoàn tất thỏa thuận TPP và thiết lập đối thoại thường kỳ giữa Ngoại trưởng hai nước. Tuy nhiên, hợp tác trong các lĩnh vực khác đa phần vẫn tiếp tục trên những quỹ đạo hiện tại. Bởi vậy, Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ chủ yếu là một thỏa thuận mô tả những tiến bộ từng bước trên một loạt lĩnh vực. Thỏa thuận ấy khác với các thỏa thuận đối tác chiến lược chính thức khác của Việt Nam và hiện tại cũng chưa có tầm nhìn chiến lược như của thỏa thuận đối tác toàn diện mà Việt Nam đã thiết lập với Úc.

GS CARL THAYER

HỌC VIỆN QUỐC PHÒNG AUSTRALIA

Theo Tuần Việt Nam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ giận dữ vì Nga cho Snowden tị nạn, dọa hủy thượng đỉnh Obama-Putin

Thứ Sáu, 02/08/2013 - 07:10

(Dân trí) - Mỹ đã phản ứng giận dữ sau khi Nga cho phép cựu nhân viên CIA Edward Snowden tị nạn tạm thời và dọa hủy một cuộc gặp thượng đỉnh Obama-Putin vào tháng sau vì quyết định này.

Nga chính thức cho Snowden tị nạn 1 năm

Posted Image

Tổng thống Nga và Mỹ dự kiến gặp nhau vào đầu tháng 9 tới.

Phát biểu trong một cuộc báo ngày 1/8, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho hay Mỹ “vô cùng thất vọng” trước quyết định của Nga nhằm trao quy chế tị nạn cho Snowden.

"Chúng tôi cực kỳ thất vọng khi chính phủ Nga thực hiện bước đi này bất chấp các yêu cầu rất rõ ràng và hợp pháp của chúng tôi về công khai cũng như riêng tư rằng Snowden phải bị trục xuất về Mỹ để đối mặt với các cáo buộc chống lại anh ta", ông Carney nói.

Ông Carney cho hay Nhà Trắng đang cân nhắc lại một cuộc gặp được lên kế hoạch vào tháng tới giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

Nhà lãnh đạo Mỹ dự kiến sẽ có cuộc gặp với ông Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở St Petersburg vào đầu tháng 9 tới.

Nhưng phát ngôn viên Carney hôm qua cho hay: "Chúng tôi đang xem xét lại một cuộc gặp thượng đỉnh sau vụ việc này và các vấn đề khác".

Mỹ muốn dẫn độ Snowden về nước để xét xử liên quan tới việc tiết lộ các bí mật tình báo của chính phủ.

Những bình luận trên của ông Carney diễn ra sau khi Mátxcơva ngày 1/8 xác nhận rằng Snowden đã được trao giấy tờ chính thức cho phép anh này tị nạn tạm thời tại Nga trong 1 năm. Snowden hôm qua đã lần đầu tiên rời khu vực quá cảnh của Sheremetyevo kể từ khi tới đây từ Hồng Kông hôm 23/6.

Ông Carney đã ám chỉ rằng giới chức Mỹ sẽ tiếp túc gây sức ép với Nga nhằm trợ giúp để đưa Snowden về Mỹ.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục liên lạc với giới chức Nga để bày tỏ sự thất vọng của chúng tôi trong quyết định này và để khẳng định rõ rằng Snowden phải bị đưa về Mỹ", phát ngôn viên Nhà Trắng phát biểu trước báo giới.

Cả ông Carney và phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Marie Harf hôm qua đều cho biết rằng Nga đã không thông báo trước với Mỹ về quyết định cho Snowden tị nạn tạm thời.

"Cú đâm sau lưng"

Posted Image

Luật sư Nga Anatoly Kucherena, người trợ giúp Snowden về mặt pháp lý, công khai giấy tờ tị nạn tạm thời của Snowden hôm 1/8.

Các nghị sĩ có tiếng của Mỹ đã bày tỏ giận dữ trước quyết định của Nga, cho rằng việc này gây tổn hại nghiêm trọng tới quan hệ song phương. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chuck Schumer, một đồng minh của ông Obama, nói quyết định của Nga là một "cú đâm sau lưng" và hối thúc Tổng thống Obama đề nghị chuyển hội nghị G20 khỏi Nga.

Còn cựu ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa John McCain, một người thường xuyên chỉ trích điện Kremlin, thì gọi động thái của Nga là "cái tát vào mặt người Mỹ".

Thượng nghị sĩ Robert Menendez, chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện, đã gọi quyết định cho Snowden tị nạn là "bước lùi trong quan hệ Nga Mỹ".

Tuy nhiên, Nga lâu nay vẫn kiên quyết giảm nhẹ tầm quan trọng của vụ việc và khẳng định rằng quan hệ song phương không bị ảnh hưởng.

Phóng viên Daniel Sandford của hãng tin BBC tại Mátxcơva cho rằng quan hệ Nga-Mỹ đã ở trạng thái tồi tệ và sau động thái mới nhất của Nga thì mối quan hệ này giờ đây đã trở nên xấu hơn.

Washington và Mátxcơva vốn bất đồng về một loạt vấn đề, đặc biệt là cuộc xung đột tại Syria khi Nga ủng hộ chính phủ trong khi Mỹ ủng hộ phe nổi dậy.

Trong khi đó, các bài viết dựa trên những tiết lộ của Snowden vẫn tiếp tục hôm qua, khi tờ Guaridan của Anh đưa tin rằng chính phủ Mỹ đã trả ít nhất 150 triệu USD cho cơ quan tình báo GCHQ của Anh để được tiếp cận các chương trình tình báo.

An Bình

Theo RIA, BBC

=============================

Người Nga mắc sai lầm rồi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông tin đặc biệt gây quan ngại của TQ ở Biển Đông

Cập nhật lúc 11:00, 02/08/2013

(ĐVO) - Nhật báo Phương Nam (Trung Quốc) đưa tin vào lúc 12h (giờ địa phương) ngày 1/8, lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đơn phương và trái phép ban hành đã chính thức kết thúc.

Tờ nhật báo cũng khẳng định cơ quan hàng hải Trung Quốc đã lên tiếng "lưu ý tàu chở hàng và tàu cá cần chú ý quan sát, đề phòng xảy ra sự cố va chạm tàu, bảo đảm an toàn và thông suốt của tuyến hàng hải". Lý do là tàu thuyền trên vùng biển duyên hải Quảng Đông, Trung Quốc rất dày đặc và có thể rất nhiều tàu cá ra biển tác nghiệp khi lệnh cấm bắt cá kết thúc. Sẽ có khoảng 9.007 tàu đánh cá của tỉnh Hải Nam "kết thúc thời gian nghỉ ngơi, sửa chữa và sẽ tiến ra Biển Đông trong vài ngày tới".

Posted Image

Tàu tuần tra ngư nghiệp lớn nhất của Trung Quốc - Ngư Chính 312

Đây là thông tin đặc biệt gây quan ngại, tiềm ẩn nguy cơ tạo ra những bất ổn trong khu vực, nhất là trong bối cảnh tàu Trung Quốc từng truy đuổi, uy hiếp tàu cá Việt Nam đang hoạt động bình thường và hợp pháp trên Biển Đông.

Trước đó, ngày 17/7, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động uy hiếp tàu cá Việt Nam và đòi bồi thường cho các ngư dân.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ: "Hành động trên đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trái với tinh thần đối xử nhân đạo với ngư dân, các quy định của luật pháp quốc tế và tinh thần của Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)".

Sáng 7/7, tàu Trung Quốc số hiệu 306 đã truy đuổi, uy hiếp 2 tàu cá QNg 96787 TS và QNg 90153 TS ở khu vực Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cho người lên tàu khống chế, lục soát, đánh đập ngư dân, đập phá và lấy đi một số tài sản khi hai tàu này đang hoạt động nghề cá bình thường.

Cũng trong ngày 1/8, tại cuộc họp với các ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định nước này trung thành với con đường phát triển hòa bình, song sẽ “không từ bỏ các quyền và lợi ích hợp pháp, cũng như từ bỏ các lợi ích quốc gia cốt lõi”.

Posted Image

Chủ tịch Tập Cận Bình tham vọng biến Trung Quốc thành cường quốc biển

“Trung Quốc sẽ chuẩn bị để đối phó với các diễn biến phức tạp, củng cố năng lực bảo vệ quyền và lợi ích biển, và kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích biển”, người lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục khẳng định.

Thông tin càng trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi ông Tập khẳng định tham vọng của Bắc Kinh trong việc trở thành cường quốc biển.

“Đại dương và biển ngày càng có vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ở các lĩnh vực chính trị, phát triển kinh tế, quân sự, khoa học và công nghệ”, Tân Hoa Xã dẫn lời Tập Cận Bình cho biết.

T.Hồng (Tổng hợp TTXVN, ĐVO)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe không nói chơi!

Cập nhật lúc 07:38, 02/08/2013

(ĐVO) - Tại Nhật Bản, trong buổi tọa đàm với các doanh nghiệp và giới học giả Nhật Bản tối hôm 26/4/2013, Thủ tướng Shinzo Abe đã bày tỏ mối lo ngại về việc Trung Quốc không ngừng bành trướng sức mạnh quân sự của mình và nói rằng: “Chỉ trong vòng 2 năm nữa thôi, tương quan sức mạnh quân sự Trung – Nhật sẽ bị phá vỡ triệt để”.

Nhiều người có thể quên câu nói của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhưng những người quan tâm đến thời cuộc thì không, vì đây là câu nói mang tính khẳng định về một vấn đề rất quan trọng sẽ xảy ra chứ không phải mang tính nhận định, câu nói của một người đứng đầu nước Nhật chứ không phải chuyện chơi. Trung Quốc có câu “Vua không nói chơi” (quân vô hí ngôn), bởi vì lời nói của Vua ảnh hưởng tới sơn hà xã tắc, liên quan đến sự sống, chết của một hay nhiều mạng người và phải được thực thi trong hệ thống. Đó là chữ Tín của bậc quân vương. Điều gì sẽ xảy ra nếu những điều đó là “nói chơi”?. Hậu quả sẽ vô cùng tai hại, thảm khốc.

Nhưng đáng buồn là, tuy thế, người Trung Quốc thường “nói 10 mà làm chỉ được 1” và “làm được 1 mà nói thì 10”. Lịch sử cũng như hiện tại đã chứng minh rõ ràng đấy thôi!

Người Nhật Bản khác người Trung Quốc, họ “nói 1 nhưng làm 10” và “làm 10 nhưng nói chỉ 1”

Đương nhiên, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, một người Nhật chính thống thì tuyên bố của ông đương nhiên thuộc hàng “quân vô hý ngôn”. Có thể chính Trung Quốc hoặc chính Nhật Bản dưới tác động lãnh đạo của ông ta sẽ làm cho “tương quan quân sự Trung - Nhật bị phá vỡ triệt để”.

Vấn đề là lúc đó, lúc tương quan quân sự Trung - Nhật bị phá vỡ thì nó sẽ lệch về bên nào?

Ai trong Trung Quốc và Nhật Bản với thời gian 2 năm nữa có đủ khả năng để làm phá vỡ tương quan quân sự hiện tại?

Trong mắt dư luận và giới quan sát thì về vũ khí thông thường, Trung Quốc có bao nhiêu đã phô trương, khoe cơ bắp với bàn dân thiên hạ biết rồi nhưng mới chỉ vượt trội Nhật Bản về số lượng còn chất lượng thì ngược lại, Nhật Bản vượt trội.

Và kể từ trước đó đến nay Nhật Bản đã hoàn thiện, phát triển hàng loạt vũ khí trang bị tiên tiến hiện đại như tàu ngầm, máy bay tuần tiễu chống ngầm, chiến hạm...với một tốc độ khiến Trung Quốc “ngỡ ngàng” và có chất lượng khiến Trung Quốc bi quan.

Posted Image

Trung Quốc “rúng động” khi Hải quân Nhật Bản nhận bàn giao chiếc tàu ngầm thứ 5 lớp Soryu kiểu AIP mà Trung Quốc chưa chế tạo được. Trước đó, tuyên bố của Nhật Bản đến năm 2015 sẽ trang bị 10 tàu ngầm kiểu loại AIP thì Trung Quốc coi thường cho là không tưởng. Nhật Bản “nói 1 nhưng làm 10”.

Tuy nhiên có 2 mục tiêu mà hiện tại Nhật Bản hoàn toàn không có “số liệu” để so sánh với Trung Quốc, đó là vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Do đó, khả năng gây ra sự “phá vỡ” này không đến từ Trung Quốc mà chỉ có thể đến từ Nhật Bản và có lẽ, vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo là một trong những mục tiêu “công phá” hàng đầu của Nhật Bản trong 2 năm tới.

Với Nhật Bản, sở hữu một nền khoa học kỹ thuật hiện đại vào loại nhất nhì thế giới thì sản xuất một loại vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo, hay một tàu sân bay là không khó, chỉ cần trong một thời gian ngắn Nhật Bản có thể làm được.

Nhưng, cực thay, Nhật Bản giống như một vị thần trong chuyện thần thoại “Nghìn lẻ một đêm” bị nhốt vào trong chiếc lọ đồng mà nút lọ có dấu niêm phong của đấng Salomong, con vua Davit ngăn cản. Cơ chế, chính sách mà cụ thể là điều 9 Hiến pháp Nhật Bản như là dấu ấn của Salomong, đã trói tay, trói chân, không cho Nhật Bản làm điều đó.

Vấn đề là ai, tác động nào, làm cho cái “nút lọ đồng” đó mở ra?.

Rõ ràng là nhân tố Bắc Triều Tiên và tác động của nó không đủ làm “nút lọ” tự mở, nhưng chỉ khi nhân tố Trung Quốc xuất hiện từ năm 2010 với tác động mạnh từ Senkaku đã làm cho “nút lọ” bung ra.

Có lẽ đối với ngài Shinzo Abe, Senkaku là cái tên còn linh thiêng hơn đền Yasukuni. “Thần đảo” Senkaku đã đưa Ngài lên làm Thủ tướng bởi ngài thủ tướng tiền nhiệm quá ôn hòa trước Trung Quốc và chính sự cứng rắn, cương quyết bảo vệ Senkaku của Shinzo Abe và LDP mà lần đầu tiên từ 6 năm nay đảng cầm quyền của Ngài đã nắm quyền lưỡng viện Nhật Bản từ ngày 22/7.

Từ nay đến năm 2016, Nhật Bản không phải qua một cuộc bầu cử nào nữa, điều này có nghĩa là ông Abe được rộng tay thực hiện các ý tưởng của mình mà không gặp cản trở trên nghị trường.

Ngoài việc phục hồi nền kinh tế, Nhật Bản sẽ phải đối phó với các thách thức an ninh hiện hữu, đặc biệt là sự hung hăng của Trung Quốc trong lúc Mỹ tuy “xoay trục” sang châu Á - TBD nhưng ngân sách bị cắt giảm buộc Nhật Bản không thể tự tin dựa dẫm vào ô an ninh của Mỹ.

Dầu hiệu cho thấy Nhật Bản dưới thời ông Abe có 3 thay đổi lớn để “công phá”:

Một là sửa đổi nguyên tắc trong chính sách quốc phòng. Theo đó, Nhật Bản sẽ dựa vào nền kỹ thuật hiện đại của mình chế tạo tên lửa tầm trung, tên lửa đạn đạo để đáp trả và khi cần thiết có thể tấn công phủ đầu.

Như vậy, dù vấn đề sản xuất chế tạo vũ khí hạt nhân do nhạy cảm, Nhật Bản không nói đến nhưng qua sự thay đổi này đã cho thấy trong tương lai gần, Nhật Bản sẽ có thứ để so sánh với Trung Quốc, đó là tên lửa tầm xa mang yếu tố tấn công, yếu tố chỉ phòng thủ đã bị loại bỏ và lúc đó Trung Quốc sẽ không có cơ hội đem tên lửa đạn đạo ra để răn đe, dọa dẫm Nhật Bản.

Nhật Bản có làm được như họ nói không? Rất dễ dàng, bởi chúng ta đã thấy trước khi “nói 1” họ đã “làm được 10” rồi.

Hai là nới lỏng và tiến tới xóa bỏ việc xuất khẩu vũ khí. Trong nhiều thập kỷ Nhật Bản đã dành kinh phí tài chính khổng lồ để phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của mình. Trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật trong lực lượng phòng vệ Nhật Bản đều từ các tổ hợp công nghiệp quốc phòng trong nước cung cấp với chất lượng kỹ thuật tiên tiến hiện đại nhất nhì thế giới.

Tuy nhiên do quy mô không lớn của một đội quân gọi là Lực lượng phòng vệ Nhật Bản nên giá thành của vũ khí do Nhật Bản chế tạo bị đội lên cao hơn với các thứ cùng loại.

Vì vậy, nếu xuất khẩu được vũ khí ra bên ngoài thì dây chuyền công nghệ sẽ phát huy hết công suất, sản phẩm nhiều, giá thành hạ và với kinh nghiệm, kỹ thuật hiện đại nổi tiếng, có uy tính thì “hàng” vũ khí Nhật Bản sẽ “đắt như tôm tươi”.

Đương nhiên, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nhật Bản sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn của Nga, Mỹ…mà không sợ khách hàng cho là “nhái” như công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc.

Khi một nền công nghiệp quốc phòng phát triển thì hưởng lợi và ưu tiên đầu tiên, tất nhiên là quân đội của mình. Quân đội sẽ có tất cả và không khó để đánh giá sức mạnh của quân đội Nhật Bản trong bối cảnh đó là ra sao.

Ba là, song hành với 2 điều trên, Nhật Bản sẽ xây dựng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản thành một quân đội chính quy, hiện đại có đủ mọi chức năng như quân đội các quốc gia khác. Đó là bước đi cuối khi thay đổi điều 9 Hiến pháp hòa bình mà bị Mỹ ép buộc soạn thảo.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản với biên chế 280 nghìn binh sỹ, 740 xe tăng, 355 máy bay chiến đấu và 48 tàu chiến các loại. Mỗi năm, lực lượng phòng vệ Nhật Bản được đầu tư gần 60 tỷ USD, đứng thứ 5 thế giới. Tuy nhiên, lực lượng này lại không được phép tham chiến, tấn công.

Đây là điều hết sức vô lý nhưng xem ra, trước đây, lại có lý vì Nhật Bản được Mỹ bảo hộ trong cái ô an ninh của mình thì không cần phải tham chiến, tấn công…

Nhưng, “nhờ” Trung Quốc trỗi dậy, còn Mỹ thì suy giảm nội lực buộc phải tăng cường sử dụng ngày càng nhiều hơn sức mạnh của các đồng minh để thực thi chính sách khu vực của Mỹ …đã làm cho cái vô lý này trở nên gay gắt không thể chịu nổi với Nhật Bản.

Hiện nay, với Nhật Bản, khi đảng cầm quyền LDP đã chiếm đa số ở Hạ viện và Thượng viện, khi đa số tầng lớp thanh niên được hỏi đều nhất trí phải thay đổi Hiến pháp, khi Mỹ đã có sự chia sẻ…thì không phải là có thể thay đổi điều 9 Hiến pháp được không mà vấn đề là lúc nào.

Có thể nói 3 thay đổi lớn này tuy bây giờ có điều kiện để tiến hành thực hiện, nhưng dễ nhận thấy, đây chỉ là những điều kiện thuộc cơ chế, chính sách chứ không phải điều kiện kỹ thuật. Với Nhật Bản, những điều kiện kỹ thuật cho sự thay đổi này thực ra đã được tạo lập tích hợp trong chặng dài nhiều thập niên nay rồi.

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera khi tuyên bố: ”Trong quá khứ, Nhật Bản đã gây ra tổn thất và đau khổ triền miên cho dân chúng nhiều nước, nhất là các nước châu Á. Các Chính phủ Nhật liên tiếp đã khiêm tốn thừa nhận các dữ kiện lịch sử đó và tỏ lòng hối hận sâu sắc và xin lỗi chân thành, Chính phủ Abe cũng thế...”. Nhật Bản đã “xin lỗi đủ” và đã đến lúc “ngẩng cao đầu”.

Không hồ nghi gì nữa, Nhật Bản có đầy đủ mọi khả năng kỹ thuật và kinh tế để trở thành một cường quốc quân sự hùng mạnh bậc nhất trong vòng vài năm tới. Tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản ông Shizo Abe chắc chắn không sai. Quân vô hý ngôn.

Cách Nhật Bản huy động tổng lực rào dậu Senkaku

Lê Ngọc Thống

============================

LỜI TIÊN TRI 2011

Chi tiết bổ sung.

Trong vòng không quá 15 ngày nữa sẽ có một trận động đất nặng nề trong phạm vi lục địa Á Âu và một số đảo gần đất liền - trừ Việt Nam và Nhật Bản không thuộc pham vi của lời tiên tri này.

Hôm nay - Ngày mùng 7 tháng 2 Tân Mão Việt lịch ; nhằm ngày 11 tháng Ba 2011 là ngày thứ nhất.

LỜI TIÊN TRI TỪ NĂM 2011

Bài viết dưới đây xác định nước Nhật sẽ hồi sinh mạnh mẽ sau động đất. Nhưng đó là sự phân tích trên cơ sở của một lý thuyết khoa xã hội. Còn đây là lời tiên tri:

Nước Nhật sẽ khắc phục hậu quả của trận động đất này một cách nhanh chóng.

Không quá tháng 8 Việt lịch hậu quả của trận động đất này sẽ cơ bản khắc phục. Không quá ba năm sau - năm 2011 là năm thứ nhất, nước Nhật sẽ có những phát minh vượt trội đưa đất nước này trở lại vị trí của một siêu cường về khoa học kỹ thuật.

====================================

Sau động đất, Nhật sẽ hồi sinh mạnh

Nguyễn Đỗ Dũng

Tiền Phong

Việc dọn dẹp và tái thiết sau trận động đất hôm 11-3 sẽ là bài kiểm tra năng lực của nước Nhật Bản và nhiều người cho rằng, nước này sẽ cho thấy khả năng và nỗ lực của họ cũng tương xứng với quy mô của thảm họa.

Một tờ báo có uy tín nhận định ngay sau sự kiện rằng đây cũng là cơ hội, bởi “trận động đất tồi tệ nhất thế kỷ 20 từng là động lực cho những bước ngoặt lịch sử”. Đó là trận động đất Đường Sơn tại Trung Quốc vào năm 1976 giết chết hơn 240.000 người dẫn tới sự kết thúc của Cách mạng Văn hóa và thúc đẩy việc mở cửa nền kinh tế quốc gia này ba năm sau đó.

Không chỉ thiên tai, những thảm họa với nỗi đau khôn cùng luôn thúc đẩy thay đổi trong xã hội như nạn đói năm 1945 ở Việt Nam cướp đi hai triệu người, 10% dân số miền Bắc thời bấy giờ, “đã trút thêm ngọn lửa căm hờn, tiếp sức cho dân tộc Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền sống của chính mình” (Dương Trung Quốc).

Tôi luôn tin rằng nước Nhật sẽ phát triển và trở lại vị trí siêu cường trên thế giới.Không phải bây giờ - là lúc nước Nhật đã phục hồi sau thiên tai - Mà từ ngay khi nước Nhật đang bị thiên tai vùi dập, từ ba năm trước, tôi đã xác định với lời tiên tri này.

Không đến hai năm đâu. Chỉ sang năm thôi. Mọi người sẽ chứng kiến những phát triển vượt trội và thần kỳ của nước Nhật.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vương Nghị muốn chơi chữ trên Biển Đông hòng qua mặt dư luận?

Thứ bảy 03/08/2013 06:03

(GDVN) - Lâu nay ông Nghị vẫn khăng khăng đòi đàm phán tay đôi với từng bên tranh chấp, ngược hẳn với những gì ông phát biểu ngày hôm qua. Công luận đang đặt câu hỏi giới chức Trung Quốc đang thực sự nghĩ gì và muốn gì?

Posted Image

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Tân Hoa Xã ngày 3/8 đưa tin, Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Vương Nghị đang ở thăm Thái Lan hôm qua 2/8 đã đưa ra 3 giải pháp giải quyết tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, đồng thời nhấn mạnh 3 cách này có thể tiến hành đồng thời cùng một lúc.

Tuyên bố trên được ông Nghị đưa ra trong cuộc họp với cựu Phó Thủ tướng Thái Lan Surukiat Sathirathai, hiện là Chủ tịch Hội đồng Hòa giải và hòa bình châu Á.

Đầu tiên, ông Nghị cho rằng cách giải quyết tranh chấp Biển Đông là đạt được thỏa thuận thông qua tham vấn và "đàm phán giữa các bên trực tiếp liên quan". Ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh đây là cách cơ bản và là cách duy nhất có thể dẫn đến giải pháp cuối cùng.

Ông Nghị nói rằng Trung Quốc luôn mở cửa để đối thoại với tất cả các bên tranh chấp.

"Cáo buộc rằng đàm phán song phương không thể tiến triển là không đúng sự thật và vô căn cứ", Vương Nghị nói, ý muốn đề cập tới tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines "kiệt sức" sau 17 năm nỗ lực đàm phán với Trung Quốc.

Posted Image

Ngoại trưởng Philippines Abert del Rosario tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 46 và diễn đàn an ninh khu vực ARF tổ chức tại Brunei vừa qua từng đứng lên phản bác tuyên bố của ông Nghị về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc với hầu hết Biển Đông cũng như phản đối quan điểm đàm phán tay đôi của Bắc Kinh với từng bên tranh chấp.

Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết, cách thứ 2 giải quyết tranh chấp Biển Đông là tiếp tục thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) trong khi dần thúc đẩy tham vấn về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).

Vương Nghị cho rằng cả DOC và COC không phải là giải pháp cho cách tranh chấp nhưng có ý nghĩa bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực.

Đồng thời ông Nghị cáo buộc, COC bị gián đoạn "bởi hành vi của một số bên liên quan và Trung Quốc không muốn thấy điều đó xảy ra một lần nữa".

Cách thứ 3, Ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng đó là tìm cách khai thác chung. Ông cho rằng cần phải mất thời gian để tìm một giải pháp cuối cùng cho tranh chấp Biển Đông, trước khi đạt được điều đó các bên liên quan nên cùng nhau tìm cách khai thác chung trên cơ sở cùng có lợi, mang lại lợi ích cho nhau.

Ông Nghị nói thêm, khai thác chung không chỉ là vấn đề kinh tế mà có thể gửi những tín hiệu đến cộng đồng quốc tế rằng các bên tranh chấp trong khu vực sẵn sàng giải quyết tranh chấp theo hướng hợp tác.

Posted Image

Ông Tập Cận Bình, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc mới nhắc lại cái gọi là phương châm đàm phán tranh chấp lãnh hải với các nước không thể chấp nhận được, đó là các bên phải thừa nhận "chủ quyền thuộc về Trung Quốc" rồi sau đó đàm phán gì thì đàm phán?!

Ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh, Bắc Kinh kiên trì chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế.

Trong 3 giải pháp ông Nghị nêu ra, đáng chú ý có giải pháp thứ nhất khi trật tự câu từ có sự thay đổi so với trước, thay vì "đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan", ông đưa ra phương án "đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp".

Từ khi ông lên làm Ngoại trưởng Trung Quốc khi đi thăm 4 nước Đông Nam Á cũng như khi ông dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa qua, lâu nay ông Nghị vẫn khăng khăng đòi đàm phán tay đôi với từng bên tranh chấp, ngược hẳn với những gì ông phát biểu ngày hôm qua. Công luận đang đặt câu hỏi giới chức Trung Quốc đang thực sự nghĩ gì và muốn gì?

Về giải pháp thứ 2, tiếp tục thực hiện DOC và trong khi tham vấn COC là biện pháp duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng mang ý nghĩa tích cực.

Nhưng cần lưu ý rằng trên thực tế có nhiều dấu hiệu khiến dư luận đặt câu hỏi nghi ngờ thành ý thực sự của Trung Quốc trong việc tuân thủ DOC, đặc biệt là thiện chí đàm phán ký kết COC. Và cũng chính Trung Quốc chứ không phải bên tranh chấp nào khác cố tình vi phạm DOC, cố tình trì hoãn COC.

Giải pháp thứ 3, hợp tác cùng khai thác ở Biển Đông có lẽ không phải là một biện pháp khả thi trong bối cảnh ông Tập Cận Bình, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc trong phiên học tập tập thể Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc chiều 30/7 vừa qua đưa ra cái gọi là "phương châm" đàm phán hợp tác không thể chấp nhận: "Chủ quyền thuộc về Trung Quốc, gác lại tranh chấp cùng nhau hợp tác".

Những phát biểu vừa rồi của ông Nghị về mặt câu từ có vẻ như là thiện chí đáng hoan nghênh và ghi nhận, nhưng để biến nỗ lực ấy thành thực tế, người ta cần thấy thiện chí thực sự của Trung Quốc bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói.

Đặc biệt, muốn các hoạt động đàm phán đưa đến kết quả các bên có thể chấp nhận được thì điều kiện tiên quyết là phải bỏ mệnh đề tiên quyết "chủ quyền thuộc về Trung Quốc" mà Bắc Kinh đang giăng ra trước đàm phán.

* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Hồng Thủy

====================

Vào thời chiến tranh Lạnh, một chuyên gia Liên Xô phát biểu thẳng thừng - Đại ý: Thời đại hiện nay không có cái gì có thể gọi là bí mật và người ta không thể dấu nhau cái gì. Mọi chuyện đều có thể lật ván bài ngửa để giải quyết. Sau phát biểu này vài năm thì hai vị nguyên thủ hàng đầu thế giới gặp nhau để nói thẳng tưng trong cuộc gặp bí mật nhất trong lịch sử văn minh nhân loại.

Cả cái thế giới khốn khổ này đang xào sáo về tranh chấp. Vậy xin hỏi ngài Vương Nghị và tất cả những ngài bộ trưởng của các quốc gia liên quan:

- Khái niệm tranh chấp biển đảo - cụ thể ở biển Đông - mà ngài nói tới, có từ bao giờ?

- Trước khi có khái niệm tranh chấp thì vùng biển đó thuộc về ai?

Lão Gàn này tuy tưng tửng thật, Nhưng không bao giờ nhầm lẫn giữa "con gà và quả trứng".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sam Rainsy, lãnh đạo Đảng Cứu quốc đối lập của Campuchia, đã phát biểu rằng đảng ông xem Trung Quốc là một đồng minh quan trọng, trang mạng của Hoa Thương Thời Báo, tờ báo Hoa văn ở Campuchia đưa tin hôm 2/8.

Posted Image

Sam Rainsy cũng nói rất rõ rằng Đảng Cứu quốc sẵn sàng ủng hộ Trung Quốc đối với tranh chấp trên Biển Đông và rằng Trung Quốc là ‘hình mẫu để Campuchia học hỏi’.

Chúng tôi không chỉ xem Trung Quốc là một người bạn mà còn là một đồng minh. Đảng của chúng tôi ủng hộ chính sách một Trung Quốc...Đảng của chúng tôi ủng hộ Trung Quốc trong việc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của các bạn. Tất cả mọi hòn đảo do Trung Quốc bảo vệ là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi lên án bất cứ hành động xâm lược nào. Những hòn đảo ấy là của Trung Quốc và chỉ thuộc về Trung Quốc mà thôi

Sam Rainsy hùng hồn phát biểu.

Theo BBC

Lão này chắc là hậu duệ của Khơ me đỏ. Ổng mà lên nắm quyền campuchia thì Việt nam mệt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sam Rainsy, lãnh đạo Đảng Cứu quốc đối lập của Campuchia, đã phát biểu rằng đảng ông xem Trung Quốc là một đồng minh quan trọng, trang mạng của Hoa Thương Thời Báo, tờ báo Hoa văn ở Campuchia đưa tin hôm 2/8.

Posted Image

Sam Rainsy cũng nói rất rõ rằng Đảng Cứu quốc sẵn sàng ủng hộ Trung Quốc đối với tranh chấp trên Biển Đông và rằng Trung Quốc là ‘hình mẫu để Campuchia học hỏi’.

Sam Rainsy hùng hồn phát biểu.

Theo BBC

Lão này chắc là hậu duệ của Khơ me đỏ. Ổng mà lên nắm quyền campuchia thì Việt Nam mệt.

Đây là loại chính trị "cơm". Bất kể phải trái, chí cần có lợi. Tất nhiên, họ chẳng bao giờ có thể thành công cả. Tính chính danh không có, nên phải bám vào thế lực ngoại quốc. Chỉ cần Hunsen khai thác chính ngay câu này của ông Sam Rainsy đủ để ông ta thất bại.

Người Trung Quốc cũng lợi dung đám này để...cầu lợi.

Muốn làm bá chủ thế giới việc đầu tiên phải "chính danh" đã. Người Trung Quốc không làm được điều này.

Ít nhất chưa làm được.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

==========================

Vài nét về quan hệ đối tác chiến lược

20:1' 1/8/2013

TCCSĐT - Sau Chiến tranh lạnh, trong quan hệ quốc tế hình thành một số hình thức mới. Các quốc gia với thể chế chính trị, kinh tế khác nhau đã tìm những phương cách mới và áp dụng chúng một cách linh hoạt để thúc đẩy quan hệ với nhau. Một trong các hình thức quan hệ mới đó là việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.

Vấn đề hợp tác trong lý thuyết quan hệ quốc tế

Liên minh (Alliance): Là mối quan hệ hợp tác chính thức hoặc không chính thức giữa hai hoặc nhiều nước nhằm hỗ trợ lẫn nhau trên một mức độ nào đó về phối hợp chính sách liên quan đến các vấn đề về an ninh hiện tại và tương lai. Hình thái “an ninh tập thể” thường là cách thể hiện mô hình này. Theo đó các nước ký kết một hiệp ước (chính thức hoặc không chính thức) cam kết giúp đỡ nhau khi bất cứ thành viên nào bị đe dọa.

Chức năng của liên minh là để “củng cố an ninh của đồng minh” thông qua việc hợp tác để “hợp lực” chống lại một thế lực khác. Lịch sử quan hệ quốc tế cho thấy, sự phát triển của mô hình liên minh là các đồng minh đánh giá nhau qua khả năng trợ giúp nhau về mặt quân sự nhằm răn đe hoặc trừng phạt một liên minh đối lập.

Đối tác (Partnership): Là thuật ngữ chỉ mối quan hệ cộng tác - hợp tác nhưng ở mức độ cao hơn và cụ thể hơn. Các nhà nghiên cứu định nghĩa: “Đối tác bao gồm hai hay nhiều bên hành động cùng nhau để nâng cao hợp tác bằng việc thực hiện những mục tiêu chung. Xây dựng những kênh/cơ chế giải quyết các bất đồng/tranh chấp, biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác và phương pháp đánh giá tiến bộ cũng như chia sẻ những thành tựu hợp tác”. Hành động cùng nhau chung mục tiêu và chung lợi ích là những tiêu chí của quan hệ đối tác. Một mối quan hệ đối tác bao gồm sự gần gũi, bình đẳng, có đi có lại, và thỏa thuận về những mục tiêu chung.

Chiến lược (Strategic): Nghĩa rộng là sự quan trọng có tính toàn cục, then chốt và có giá trị tương đối lâu dài về mặt thời gian, đặc biệt, trong các bối cảnh liên quan đến việc sử dụng sức mạnh quân sự. “Chiến lược” dùng để chỉ tính tổng thể, để tạo sự khác biệt với những chi tiết (chiến thuật); nghệ thuật sử dụng nguồn lực, kết hợp với các giá trị về đạo đức, để đạt được những mục tiêu. Trong nhiều tình huống, từ “chiến lược” thường liên quan đến các lĩnh vực an ninh - quân sự mặc dù không hoàn toàn là một thuật ngữ chỉ dùng trong lĩnh vực an ninh - quân sự.

Đối tác chiến lược (Strategic Partnership) chỉ một mối quan hệ hợp tác quan trọng (nhưng không nhất thiết chỉ tập trung trong lĩnh vực an ninh - quân sự) vừa có tính hướng vào mục tiêu cụ thể, vừa có hàm ý mong muốn quan hệ lâu dài (quan hệ “win - win” cùng có lợi). Đặc điểm của quan hệ đối tác chiến lược là không có giới hạn về không gian, thời gian; không hạn chế về đối tượng áp dụng; không hạn chế về lĩnh vực hợp tác, và không nhất thiết phải mang nội dung an ninh - quân sự.

Đối tác chiến lược là một dạng quan hệ hợp tác phong phú, trong đó thành phần, nội dung, hình thức, mức độ… hoàn toàn tùy thuộc vào sáng kiến của các bên. Các nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng, hạn chế duy nhất đối với mối quan hệ đối tác chiến lược là “sức tưởng tượng của các bên tham gia”.

Thuật ngữ “đối tác chiến lược” lần đầu được sử dụng vào khoảng những năm 1990, 1991 để chỉ quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Từ đó, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi.

Theo quan niệm của GS. Va-lê-ri Lót-xkin (Nga), “đối tác chiến lược” phải bao gồm những nội dung sau: không tấn công lẫn nhau; không liên minh chống lại các nước khác; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; phải có lòng tin lẫn nhau. Đối với Mỹ, đối tác chiến lược phải bao gồm hợp tác chặt chẽ về quân sự, an ninh.

Về hình thức: đối tác chiến lược có thể diễn ra linh hoạt (chính thức hoặc không chính thức, song phương hoặc đa phương, diện và mức độ tham gia rộng hoặc hẹp, nhiều hoặc ít…) và có tính mở vì không hướng tới một kết cục cụ thể.

Trong thực tế, có những mối quan hệ tuy không phải là đối tác chiến lược, nhưng thực chất lại còn hơn cả đối tác chiến lược. Ví dụ: Quan hệ Mỹ - EU tuy không phải là đối tác chiến lược, nhưng mối quan hệ hợp tác thì vô cùng chặt chẽ. Còn quan hệ Bra-xin - EU tuy là quan hệ đối tác chiến lược nhưng mức độ quan hệ không thể so sánh được với quan hệ Mỹ - EU.

Quan hệ đối tác chiến lược của Việt Nam

Với Việt Nam, đối tác chiến lược là mối quan hệ chiến lược gắn với ngoại giao, kinh tế. Theo TS. Lê Hồng Hiệp (Học viện Ngoại giao): Quan hệ đối tác chiến lược mà Việt Nam quan niệm bao gồm hợp tác về an ninh, thịnh vượng và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

- An ninh: quan hệ đối tác chiến lược đó sẽ giúp cho Việt Nam củng cố nền tảng ngoại giao và quốc phòng, hỗ trợ tích cực cho Việt Nam trong việc giữ gìn an ninh, bảo toàn chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

- Thịnh vượng: mối quan hệ kinh tế với đối tác đó phải góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nó thể hiện trên các lĩnh vực: quan hệ thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển (ODA) và chuyển giao công nghệ. Ví dụ như: thương mại song phương phải đạt kim ngạch tối thiểu 10 tỷ USD, đầu tư song phương đạt từ 5 tỷ USD trở lên,… Nếu các tiêu chí đó chưa đạt được thì phải xét đến quy mô và mức độ phát triển của quốc gia đó.

- Nâng cao vị thế của Việt Nam: quốc gia đối tác chiến lược phải là những nước lớn, hoặc cường quốc hạng trung tiêu biểu; có vị thế và ảnh hưởng quan trọng, đáng kể đối với đời sống chính trị thế giới và khu vực.

Ngoài 3 tiêu chí an ninh, thịnh vượng, nâng cao vị thế của Việt Nam cần phải có những tiêu chí khác nữa như quan hệ lâu dài, cùng có lợi (mức độ lợi ích có thể chia đều, hoặc hơn kém do hai nước quy định), có niềm tin tưởng vào nhau…

Tháng 1-2013, nhân chuyến thăm I-ta-li-a của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai nước đã ký tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - I-ta-li-a. Ngày 26-6-2013, Việt Nam và Vương quốc Thái Lan ra Tuyên bố chung Việt Nam - Thái Lan về chuyến thăm chính thức Thái Lan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Thủ tướng Y. Si-na-oa-tra, theo đó, hai nhà lãnh đạo đã quyết định đưa quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược. Trong buổi hội đàm ngày 27-6-2013 tại Gia-các-ta, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống In-đô-nê-xi-a S. B. Y-u-đô-y-ô-nô chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt Nam - In-đô-nê-xi-a thành đối tác chiến lược, nhằm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.

Đây là những mối quan hệ đối tác chiến lược mới nhất mà Việt Nam thiết lập với một nước khác. Trước đó, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Liên bang Nga (năm 2001), Nhật Bản (năm 2006), Ấn Độ (năm 2007), Trung Quốc (năm 2008), Hàn Quốc, Tây Ban Nha (năm 2009), Vương quốc Anh (năm 2010), và Đức (năm 2011). Trong các quan hệ đối tác chiến lược này, có một số mối quan hệ đã được nâng lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện” như với Trung Quốc và Liên bang Nga.

Bên cạnh đó, từ năm 2009, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ “đối tác toàn diện” với Ô-xtrây-li-a. Trong chuyến thăm gần đây tới Pháp của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, hai nước cũng thống nhất sẽ sớm nâng quan hệ song phương lên tầm “đối tác chiến lược”.

Việc mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với những quốc gia quan trọng trên thế giới phù hợp với lợi ích của mỗi nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, thịnh vượng của khu vực và thế giới chính là sự thể hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế./.

Đinh Công Tuấn PGS, TS.

Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu châu Âu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lão Gàn phát biểu:

Trung Quốc đang bế tắc về việc tìm giải pháp trong cả vấn đề nội trị lẫn ngoại giao. Tất nhiên vấn đề nội tri bao hàm cả cái vấn đề là cái vấn đề ...Kinh thế!

==========================

Thành phố ma Paris

Cập nhật lúc 16:08, 04/08/2013

(ĐVO) - Khu đô thị Tianducheng tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, được gọi là Paris của phương Đông, hiện đang biến thành một thành phố ma vì hầu như không có người sinh sống.

Posted Image

Khu đô thị Tianducheng, mô phỏng y hệt thủ đô Paris của Pháp, được xây dựng tại tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc

Posted Image

Các khu chung cư cao cấp được xây dựng xung quanh tháp Eiffel mô phỏng.

Posted Image

Tháp Eiffel ‘nhái’ có chiều cao 108m, kém 3 lần chiều cao tháp Eiffel ở Paris.

Posted Image

Khu đô thị được thiết kế dành cho 10.000 người ở, với tổng diện tích lên tới hơn 30km2.

Posted Image

Nhưng theo các phương tiện truyền thông địa phương, khu đô thị này hiện nay được gọi là thành phố ma bởi vì hầu như không có người sinh sống.

Posted Image

Một số nguồn tin cho biết có khoảng 2.000 người đã chuyển tới sống tại khu đô thị Tianducheng.

Posted Image

Các công nhân đang tiến hành bảo dưỡng các ngôi nhà xuống cấp.

Posted Image

Chủ đầu tư cũng dự định xây dựng trường học, bệnh viện và CLB tập thể tại khu đô thị này.

Posted Image

Mặc dù bị coi là thành phố ma, nhưng Tianducheng là địa điểm thu hút rất đông các cặp đôi uyên ương tới chụp ảnh cưới.

Posted Image

Đài phun nước được mô phỏng theo theo đài phun nước trong vườn của điện Versailles

Posted Image

Những công nhân xây dựng tắm rửa cạnh “tháp Eiffel” sau một ngày làm việc.

Posted Image

Tòa nhà được thiết kế theo phong cách châu Âu.

Posted Image

Tianducheng không phải là khu đô thị duy nhất ở Trung Quốc “nhái” theo các thành phố ở châu Âu.

Posted Image

Trung Quốc cũng có khu đô thị mô phỏng theo thành phố ở Italia, Anh và Đức.

Posted Image

Các nhà phân tích cho rằng các nhà phố ma như Tianducheng là dấu hiệu cho thấy "bong bóng" bất động sản ở Trung Quốc sắp vỡ.

Thu Hà (Theo Business Insider)

============================

Về Phoengshui - cho dù không có bản đồ để quan sát - tôi có thể tin chắc cái tháp Eiffel này được thiết kế ngay khu Trung tâm,hoặc trên trục chính của thành phố "Ma" kiểu Tây, nhưng xây ở Tàu này. Còn nữa, sau lưng hoặc ngay phần phía sau thành phố này đầy ....nước - so với phần đằng trước.

Khi nào tìm được bản đồ, tôi sẽ đưa vào đây để chứng nghiệm.

Nếu dự đoán này đúng thì chủ đầu tư thành phố này nên đến TTNC LHDP để tham khảo cách hóa giải của Phong Thủy Lạc Việt..

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Lối thoát thứ ba” cho Trung Quốc

04/08/2013 03:00 (GMT + 7)

TT - Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra một loạt đề xuất về cải cách cơ cấu cho Bắc Kinh, bao gồm việc tư nhân hóa một ngân hàng chủ chốt và cho phép nông dân được bán đất đai của mình - tức hợp thức hóa sở hữu đất đai.

Posted Image

Nông dân Dương Hữu Đức, 56 tuổi, ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, bị chính quyền thu hồi đất và đền bù không thỏa đáng. Ông từng tự chế tạo vũ khí chống lại và trường hợp của ông được báo chính thống Trung Quốc đăng tải vào tháng 6-2010. Vài tuần sau, ông được đền bồi gấp 5 lần mức đề nghị ban đầu - Ảnh: Reuters

Nhóm đề xuất thuộc chương trình kết hợp giữa WB với cơ quan cố vấn chính sách hàng đầu của chính quyền Trung Nam Hải - Trung tâm Nghiên cứu phát triển quốc gia. Theo báo Wall Street Journal (WSJ), Thủ tướng Lý Khắc Cường - người đặc biệt đẩy mạnh cải cách - là người yêu cầu hai cơ quan này đưa ra các đề xuất để đưa nền kinh tế phát triển bền vững, chặn đà giảm tăng trưởng đột ngột hiện tại.

“Lối thoát thứ ba”

Một đề xuất khá táo bạo là việc cho phép hàng trăm triệu nông dân được phép bán đất như một cách để tăng nguồn thu nông thôn, khuyến khích nông dân chuyển ra thành thị và tăng tích lũy đất. Để tránh xung đột về mặt học thuyết, phía WB đang cố giải thích việc tư hữu hóa đất như là “lối thoát thứ ba” cho tình trạng đất đai sở hữu toàn dân này (lối thoát thứ nhất là khi Mao Trạch Đông cho từ bỏ nhà ăn tập thể hồi năm 1958, lối thoát thứ hai là cuối năm 1970, đầu 1980 khi Trung Quốc cho khoán ruộng). “Lối thoát thứ ba” cho phép nông dân được bán hoặc cho thuê mảnh đất của mình.

Việc nhà nước nắm đất đai và kiểm soát chặt hệ thống tài chính, ngân hàng từng giúp Trung Quốc phát triển nhanh suốt ba thập niên. Tuy vậy cách kiểm soát này cũng đem lại những tổn thất đáng kể. Lực lượng công nhân di cư giúp Trung Quốc có lực lượng lao động rẻ, nhưng thu nhập thấp của họ không giúp được nhiều cho tiêu thụ trong nước, hiện mới chỉ chiếm 36% GDP so với tỉ lệ gần 70% của Mỹ. Ngoài ra, việc lấy đất của nông dân là một trong những vấn đề nhức nhối và gây bất ổn nhất hiện nay ở Trung Quốc.

Theo WSJ, việc thủ tướng Trung Quốc đề nghị WB tư vấn chính sách là chuyện đã quen từ khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa nền kinh tế. Đại diện của WB đầu tiên, Edwin Lim, đến giờ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các nhóm kinh tế gia cố vấn cho giới lãnh đạo.

Các đề xuất sẽ được Bắc Kinh xem xét trước khi đưa ra tại một cuộc họp trung ương trong năm nay. Theo WSJ, việc tập trung vào tư nhân hóa hay sở hữu hóa đất đai có thể là bước đi quá xa với Bắc Kinh. Một khó khăn nữa là các chuyên gia về Trung Quốc dù rất mạnh khi phân tích các vấn đề nhưng thường dè dặt trong việc đưa ra giải pháp.

Cơ chế thị trường

Klaus Rohland, giám đốc WB tại Trung Quốc, cho biết các trao đổi vẫn còn ở giai đoạn ban đầu. Theo ông, tư nhân hóa “là ý tưởng luôn được đưa ra” và “điều đó có cả mặt lợi và hại”. Động lực cho đề xuất lần này là mối lo kinh tế Trung Quốc đã đạt đến “điểm uốn” - thời điểm mà các cách tiếp cận cũ không còn giúp kinh tế tăng trưởng nữa.

Nỗ lực thúc đẩy tư nhân hóa - từng là chủ đề cấm ở Trung Quốc - cho thấy WB nhìn nhận Bắc Kinh sẽ phải tiến hành thay đổi rất sâu trong bối cảnh hiện nay. Giới kinh tế cả trong và ngoài nước từ lâu đã lên tiếng rằng việc nhà nước kiểm soát các ngành quan trọng đã kìm hãm cạnh tranh và đổi mới. Với đề xuất mới thì vai trò của chính phủ sẽ thay đổi để dựa vào cơ chế thị trường nhiều hơn. Theo WSJ, những đề xuất sẽ được công bố vào mùa thu này.

Đề xuất tư nhân hóa ngân hàng được coi là bước tiến vô cùng táo bạo vì chính quyền Bắc Kinh tới nay vẫn muốn nắm giữ ngân hàng, coi đó là một phần chiến lược nắm giữ những trụ cột kinh tế trong tay nhà nước. Nhưng việc ngân hàng chịu sự chi phối của các chỉ đạo chính trị thay vì lực điều phối của thị trường khiến các ngân hàng chịu tỉ lệ nợ xấu lớn, trong khi chính quyền địa phương mắc nợ nhiều.

Đề xuất của WB gợi ý cho Bắc Kinh lựa chọn một ngân hàng lớn để tư nhân hóa, có thể là Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) hoặc Ngân hàng Viễn thông. Trung Quốc hiện có vài ngân hàng tư nhân nhưng hầu hết có quy mô rất nhỏ so với các ngân hàng nhà nước chủ chốt.

“Ý tưởng là tư nhân hóa lĩnh vực ngân hàng, cho phép các đối thủ nước ngoài vào để ngân hàng phải chịu trách nhiệm với các cổ đông của mình thay vì chịu trách nhiệm trước đảng” - GS Vernon Henderson, thuộc ĐH Kinh tế London và là thành viên nhóm cố vấn, giải thích.

Trở ngại của ý tưởng này là các ngân hàng quốc doanh và lãnh đạo các ngân hàng này thường phản đối vì lo ngại mất ảnh hưởng của mình. Nhưng theo WSJ, hiện có một số quan chức ủng hộ ý tưởng để các ngân hàng nhà nước chấp nhận cạnh tranh từ các ngân hàng quốc tế.

THANH TUẤN

======================

"Lối thoát thứ 3"?!

Có đến ba cửa thoát hiểm cơ à? Kinh nhỉ! Thế thì cứ yên tâm mà mần ăn. Khi gặp nguy, không chạy cửa này thì cũng cửa kia chứ gì!Posted Image

Tưởng chỉ có một lối thoát duy nhất cơ chứ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga điều 1.000 xe tăng chống ai ở Viễn Đông?

TPO -Học giả Trung Quốc đã đặt câu hỏi trên khi phân tích quan hệ phức tạp Nga-Trung. Nga có vẻ thân thiện với Trung Quốc nhưng Nga luôn có toan tính riêng và quan hệ Nga-Mỹ hoàn toàn không xấu

Ông Xu Hen, thuộc Trung tâm nghiên cứu Liên bang Nga thuộc trường Đại học sư phạm Đông Bắc Trung Quốc đã cố gắng mổ xẻ mối quan hệ Nga-Trung dưới một góc nhìn khác. Xu Hen thừa nhận Nga luôn là một trong những mối quan hệ đối ngoại quan trọng nhất của Trung Quốc. Nga là cường quốc láng giềng và cũng là một đất nước đang phát triển mạnh mẽ.

Chính vì vậy, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lựa chọn Nga là địa điểm cho chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông trong nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước. Cuộc viếng thăm này đã thúc đẩy mối quan hệ Nga – Trung gần gũi hơn nếu xét từ góc độ hợp tác hữu nghị, điều này đã khiến một số các nhà quan sát gọi mối quan hệ Nga – Trung là mối quan hệ “bán đồng minh”. Mặc dù tất cả đều có thể cảm giác thấy đây là dấu hiệu tích cực và có tính xây dựng, có xu hướng phát triển, mối quan hệ gần gũi giữa Trung Quốc và Nga vẫn ẩn chứa nhiều những ảnh hưởng tiêu cực của sự thiếu tin tưởng.

Mối quan hệ Trung – Nga là một mối quan hệ có ý nghĩa sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai siêu cường khu vực có tầm ảnh hưởng thế giới. Xây dựng mối quan hệ sâu rộng hơn với Nga, Trung Quốc cần phải tính đến mối quan hệ với các nước khác – những quan hệ gần gũi với Nga có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các nước không có những quan hệ tốt đẹp với Nga do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lịch sử và những nguyên nhân thực tế hiện hữu. Một ví dụ không xa, Lithuania đã bỏ phiếu “thuận” theo đề nghị của Ủy ban châu Âu cho việc áp thuế trừng phạt nhập khẩu đối với các tấm pin mặt trời của Trung Quốc và Ba Lan bỏ phiếu trắng. Lithuania hay Ba Lan không có mâu thuẫn thương mại với Trung Quốc và không cần thiết phải đối đầu với Trung Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ có vẻ như chặt chẽ giữa Trung Quốc và Nga chắc chắn sẽ gây khó chịu cho các nước Đông Âu vì mối quan hệ của họ với Nga không hẳn đã là tốt đẹp.

Nga gần đây liên tục tập trận bất ngờ quy mô lớn nhằm kiểm nghiệm khả năng phản ứng và sức chiến đấu của quân đội.

Các nước Trung Á và Mông Cổ trong thế kỷ 21 đã sử dụng chính sách đối ngoại chính trị "láng giềng thứ ba" bởi vì các nước này lo lắng hai nước láng giềng theo điều kiện địa lý - Trung Quốc và Nga sẽ liên kết lại để khống chế và gây ảnh hưởng khu vực. Mặt khác, Trung Quốc muốn bảo vệ biên giới của mình và không có tham vọng chính trị ở Trung Á. Nga cũng có những nỗ lực nhằm hội nhập khu vực với các nước láng giềng thời kỳ hậu Xô Viết, vì vậy mối quan hệ Nga-Trung sâu sắc, đến lượt nó sẽ tạo ấn tượng về ý định cùng khống chế và gây ảnh hưởng trong khu vực Trung Á. Trung Quốc không cần phải trả giá cho các mục tiêu chính trị của Nga.

Mối quan hệ “ bán đồng minh” giữa Trung Quốc và Nga luôn luôn bị sự chỉ trích từ phía các nước phương Tây, một số người còn gọi đây là “trục” chống phương Tây. Nhiều người ở châu Âu và Mỹ cho rằng hai nước có một chế độ toàn trị, cùng chia sẻ những chính sách đối nội tương tự như nhau và cùng đồng thuận trong các vấn đề an ninh thế giới. Để thể hiện sự ủng hộ và đồng thuận của mình, trong quá khứ Trung Quốc đã chủ động đưa ra những quan điểm tương tự Nga trong việc xử lý những vấn đề chính trị đối ngoại quan trọng.

Trong thời gian khủng hoảng Lybia, một số những điều chỉnh chính sách đơn phương của Nga đã đặt Trung Quốc vào một tình huống khó xử, và Trung Quốc buộc phải tiếp nhận những thiệt hại nghiêm trọng. Phối hợp trên bình diện ngoại giao với Nga đã làm suy yếu tiếng nói của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế quan trọng, do đó các nước phương Tây cảm thấy rằng chỉ đối phó với Nga là đủ. Điều chỉnh các chính sách trên cơ sở đồng thuận với Nga đã làm yếu đi tiếng nói của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế quan trọng. Từ đó, các nước phương Tây cho rằng, họ chỉ cần giải quyết vấn đề với Nga là Trung Quốc sẽ theo những quan điểm đó.

160.000 quân và 1.000 xe tăng chống ai?

Ngoài ra, mối quan hệ giữa Mỹ và Nga hoàn toàn không xấu như người ta thường thấy, và mối quan hệ Nga – Trung cũng không phải hoàn toàn tốt đẹp như các phương tiện thông tin đại chúng ca ngợi. Trong tháng vừa qua nước Nga đã tiến hành cuộc tập trận với sự tham gia của hơn 160.000 binh sĩ, 1.000 xe tăng và 130 máy bay, 70 chiến hạm trên vùng đất Viễn Đông giáp với biên giới Trung Quốc.

Xu Hen đặt vấn đề tất cả các chuyên gia quân sự Nga đều nói cuộc tập trận này không nhằm vào Trung Quốc, nhưng cũng cần suy nghĩ, Nga dự kiến sẽ chống ai trên vùng Viễn Đông mà phải sử dụng đến 1.000 xe tăng?

Xu Hen đặt câu hỏi Nga bất ngờ điều động 1.000 xe tăng và 160.000 quân tập trận áp sát biên giới Trung Quốc để dự kiến chống ai?

Mười năm trước trong tình hình bất ổn chính trị, Trung Quốc có những khả năng chiến lược củng cố vị trí vùng Trung Á. Nhưng tình hình đã thay đổi, giờ đây, những khả năng chiến lược đó thuộc về Nga và họ đang tận dụng hết năng lực của mình. Châu Âu đang vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính, không có thời gian hướng về phía Đông. Mỹ đã hướng trọng tâm chiến lược vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mọi sự quan tâm của các cường quốc khu vực châu Á đều bị vướng bận bởi những tranh chấp chủ quyền trên các vùng biển.

Trong giai đoạn hiện nay, Nga có được môi trường tốt nhất bên ngoài cho sự phát triển tính từ thời điểm tan rã của Liên Xô. Một Trung Quốc đang đi lên đã làm thay đổi bức tranh chính trị toàn cảnh của thế giới, là một cường quốc phát triển Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những áp lực đối ngoại chính trị từ phía bên ngoài, điều mà đại lục chưa từng trải qua. Như một hệ quả tất yếu, các điều kiện ngoại cảnh thay đổi cũng đòi hỏi Trung Quốc điều chỉnh cách tiếp cận các mối quan hệ của mình với Nga.

Xu Hen kiến nghị nên học hỏi cách Nhật Bản quan hệ với Nga. Mặc dù giữa Nhật và Nga có những mối quan hệ tương đối lạnh lẽo do ảnh hưởng của vấn đề quần đảo Kuril. Nhưng rõ ràng, hai nước này vẫn có khả năng tiến hành những hoạt động hợp tác kinh tế khá hiệu quả và có tương lai. Quan điểm tiếp cận của Nhật với Nga trong phát triển các mối quan hệ là kiềm chế và kiểm soát tối đa không gian các hoạt động tuyên truyền – đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thực tế hợp tác đầu tư phát triển. Xét trên bình diện đối ngoại, mối quan hệ Nga – Nhật hoàn toàn không chặt chẽ như mối quan hệ Trung – Nga, nhưng người Nhật lại thu được những lợi ích hơn hẳn so với Trung Quốc, mà không gây sự bất bình của các nước phương Tây.

Trịnh Thái Bằng

Theo mixednews.ru/tienphong.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga điều 1.000 xe tăng chống ai ở Viễn Đông?

TPO -Học giả Trung Quốc đã đặt câu hỏi trên khi phân tích quan hệ phức tạp Nga-Trung. Nga có vẻ thân thiện với Trung Quốc nhưng Nga luôn có toan tính riêng và quan hệ Nga-Mỹ hoàn toàn không xấu

Ông Xu Hen, thuộc Trung tâm nghiên cứu Liên bang Nga thuộc trường Đại học sư phạm Đông Bắc Trung Quốc đã cố gắng mổ xẻ mối quan hệ Nga-Trung dưới một góc nhìn khác. Xu Hen thừa nhận Nga luôn là một trong những mối quan hệ đối ngoại quan trọng nhất của Trung Quốc. Nga là cường quốc láng giềng và cũng là một đất nước đang phát triển mạnh mẽ.

Trịnh Thái Bằng

Theo mixednews.ru/tienphong.vn

1000 xe tăng và 160.000 binh sĩ cũng chỉ là quảng cáo thôi. Chiến tranh thế giới lần II cách đây gần 70 năm, trận đấu xe tăng lớn nhất - chỉ một trận - hai bên Nga Đức huy động đến 1500 xe tăng cơ. Đấy chỉ là một trận.

Còn chiến tranh giữa hai siêu cường hiện đại thì 1000 xe tăng chưa phải con số thích hợp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Cứu trợ nhân đạo” kiểu Trung Quốc: “Chôn ngay”, “Cấm tố cáo!”

tintuconline.com.vn

Thứ Hai, 29/07/2013 15:47 (GMT + 7)

Gần đây ở Trung Quốc mới xuất hiện một loại trợ cấp được gọi bằng cái tên mỹ miều “Tiền cứu trợ nhân đạo”.

Loại trợ cấp này chuyên dành cho nạn nhân trong các vụ án ngoài ý muốn có liên quan tới chính quyền. Số tiền được trao không theo tiêu chuẩn quy định chung, không phụ thuộc vào mức độ giàu nghèo của từng vùng hay các quy định của pháp luật. Nó phụ thuộc vào… dư luận. Dư luận càng lớn, tiền càng nhiều.

Ngày 23/12/2009, 10 du khách tham quan sông Tiền Đường tại địa điểm được chính quyền quy định bị sóng cuốn trôi thiệt mạng. Sau 25 ngày chính quyền tỉnh Chiết Giang “cứu trợ” 4 vạn nhân dân tệ mỗi người. Sau nhiều phen tranh đấu tranh, cãi vã, cuối cùng mức cứu trợ được nâng thành 18 vạn mỗi người. Số tiền được lấy từ ngân sách huyện Hải Ninh, Chiết Giang.

Posted Image

Người phụ nữ này được bồi thường 7 vạn nhân dân tệ sau khi bị cưỡng chế phá

thaiNgày 2/6/2012, một phụ nữ mang thai 7 tháng ở Thiểm Tây bị chính quyền cưỡng chế phá thai vì “vượt kế hoạch”. Một tháng sau đó, khi vụ việc bị phanh phui và báo chí lên tiếng dữ dội, chính quyền tìm cách thương lượng để “mua” sự im lặng của cho người phụ nữ này bằng 7 vạn nhân dân tệ tiền trợ cấp lấy từ ngân sách huyện.

Gần 5 năm hay chính xác là 58 tháng sau ngày bị bắt giữ và đánh tới tàn phế, Ký Trung Tinh, một lái xe ôm hành nghề ở Quảng Đông mới nhận được 10 vạn nhân dân tệ tiền “cứu trợ nhân đạo” của công an địa phương, cùng lời cảnh cáo “còn làm loạn thì hậu quả tự chịu”. Để rồi 3 năm sau đó, tháng 7/2013, người đàn ông này trở thành thủ phạm trong một vụ án làm chấn động Trung Quốc: đánh bom tự sát ở sân bay quốc tế Bắc Kinh.

Posted Image

Ký Trung Tinh, thủ phạm đánh bom tự sát ở sân bay Bắc Kinh được công an bồi thường 10 vạn nhân dân tệ sau khi bị đánh đến tàn phế

Chính quyền Nam Ninh cũng từng trích ra khoản tiền 10 vạn tệ để “cứu trợ nhân đạo” cho một gia đình có người thân thiệt mạng vì bị cuốn vào cống không nắp. Số tiền này được đưa ra kèm thoe điều kiện “gia đình nạn nhân không được tìm trợ giúp của bất cứ cơ quan công quyền nào, đồng thời không được tự ý đi tìm vật chứng”. Sau 19 ngày, vì lí do không đủ tiền kiện cáo nên bỏ cuộc, gia đình được cứu trợ thêm 80 vạn tệ.

Tương tự, gia đình một cô gái trẻ bị cuốn vào cống thoát nước thiệt mạng ở Hồ Nam cũng được nhận một khoản cứu trợ tới 72 vạn tệ. Chính quyền sau khi trích khoản ngân sách đã tuyên bố “gia đình rất hài lòng với khoản cứu trợ nhân đạo”.

Ngày 17/7/2013, người dân tố cáo đội quản lý đô thị thành phố Sâm Châu tỉnh Hồ Nam đánh chết một người bán dưa, dư luận và báo chí sục sôi. Chỉ 2 ngày sau chính quyền địa phương nhanh nhảu tuyên bố nạn nhân tự ngã chết, đồng thời lập tức đề nghị “cứu trợ” 90 vạn nhân dân tệ với điều kiện gia đình phải mai táng nhanh. Chậm 1 ngày bớt 10 vạn.

Posted Image

Người bán dưa này được kết luận là "tự ngã chết". Thân nhân của ông được đề nghị nhận 90 vạn tệ với điều kiện phải mai táng nhanh

Dư luận Trung Quốc đang phản ứng dữ dội trước hình thức bịt miệng này. Nhiều người bất bình cho rằng chính quyền đang dùng tiền thuế của họ để chuộc tội của mình, đồng thời lại được mang danh nghĩa người làm từ thiện. Và có lẽ cũng chỉ có ở Trung Quốc mới có kiểu làm từ thiện kèm theo những điều kiện khó chấp nhận như “im miệng”, “cấm tố cáo”, “hài lòng” và “chôn ngay”.

Theo Soha.vn

=====================

Để ổn định một xã hội như thế này là cực kỳ khó khăn. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên Lão Gàn phát biểu rằng thì là: Người Trung Quốc bế tắc về cả nội trị lẫn ngoại giao. Sự quyết đoán của ngài Tập Cận Bình - nếu có - thì cũng chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc lo ngại bị đánh úp

Dantri.com.vn

Thứ Ba, 06/08/2013 - 09:40

Tờ Đại Công Báo của Hongkong vừa có bài viết phân tích tàu chiến ven bờ là mối đe dọa lớn và chỉ ra rằng thâm nhập vào hệ thống sông hồ lớn của nước đối địch tác chiến tầm xa thường gây được “hiệu ứng tuyết lở”.

Posted Image

Đại Công Báo đặt vấn đề tại sao cần thâm nhập vào các con sông lớn của nước đối thủ để tác chiến tầm xa? Là do hiện nay khu vực tam giác ở các con sông lớn và khu vực ven bờ với chiều dài hàng trăm thậm chí hàng nghìn cây số thường là trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, tài chính, giao thông, thông tin, cơ sở hạ tầng công nghiệp, căn cứ quân sự và nơi tập trung đông dân cư của một quốc gia. Nếu tàu chiến ven bờ của đối phương ngược dòng tiến vào, nhanh chóng tấn công khu vực nội thủy quan trọng thường gây được “hiệu ứng tuyết lở”, sức phá hoại nghiêm trọng không thể coi thường.

Nguy cơ tiềm ẩn

Đại Công Báo cho rằng sẽ không khó khăn để đánh chặn tàu chiến ven bờ ở khu vực nội thủy. Trung Quốc tuyệt đối không thể coi thường mức độ khó khăn của hoạt động tác chiến với tàu chiến ven bờ ở khu vực sông hồ, sau hơn 30 năm kể từ khi Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, lượng vận tải bằng đường sông, đường biển gia tăng đột biến, tàu thuyền chở khách và chở hàng của nước ngoài tiến vào khu vực nội thủy của Trung Quốc rất nhiều, các tài liệu thủy văn về sông hồ, sơ đồ giao thông đã được công khai hóa rộng rãi, mặc dù có thuyền viên lên tàu dẫn đường, nhưng vẫn phải công bố một số số liệu về đường đi, điều này đã tạo nên mối nguy cơ tiềm ẩn để tàu chiến ven bờ tiến vào các con sông lớn của Trung Quốc.

Posted Image

Một trong các tàu chiến ven bờ tối tân của Mỹ chuyên tác chiến ở vùng nước nông và hẹp. 4 chiến hạm loại này hiện luân phiên đồn trú tại Singapore, đề phòng các tình huống bất trắc ở Biển Đông và eo biển Malacca.

Theo Đại Công Báo, muốn “đọ sức” với tàu chiến ven bờ trên các con sông lớn, cần lợi dụng một cách có hiệu quả điều kiện địa lý, bao gồm các bãi cạn thiên nhiên, dòng nước chảy xiết, sự biến đổi mực nước theo mùa, đồng thời các công trình nhân tạo như cầu cống, đập lớn... đều cũng có thể gây cản trở, khiến tàu chiến ven bờ gặp khó khăn khi tiến vào vùng nội thủy, làm suy yếu thế mạnh về tốc độ và khả năng tàng hình của tàu.

Các cơ sở hạ tầng công nghiệp, giao thông, năng lượng, khu dân cư thậm chí là căn cứ quân sự xung quanh khu vực nội thủy về cơ bản đều không xem xét đến vấn đề phòng ngự khi phải đối mặt với cuộc tấn công hỏa lực dưới sông, trước hỏa lực tấn công dữ dội của tàu chiến ven bờ, các công trình này có thể bị hạ gục trong tích tắc.

Tàu chiến ven bờ sẽ khéo léo lợi dụng tình hình giao thông tấp nập trên tuyến đường giao thông ở vùng nội thủy. Ví dụ, các tàu thuyền lớn nhỏ với đủ mọi số hiệu khác nhau ngày đêm đi lại trên mặt sông sẽ tạo ra sự yểm hộ, tín hiệu phản xạ radar sẽ được giấu trong sự gây nhiễu của rất nhiều sóng tạp âm, khiến radar trên bờ khó có thể nắm bắt được một cách kịp thời, chuẩn xác sóng điện từ phản xạ suy yếu của tàu chiến ven bờ giữa các tín hiệu phản xạ của hàng nghìn con tàu dân sự.

Do khu vực nội thủy khá hẹp, so với vùng biển thì diện tích quá bé. Tàu chiến chống hạm truyền thống khó có thể phát huy tác dụng, mặc dù pháo bờ biển có thể phát huy một số tác dụng, nhưng do lo ngại bắn nhầm tàu dân sự nên hiệu quả chống tấn công tàu chiến ven bờ cũng không cao.

Sợ tấn công nhầm

Hiệu quả tác chiến của máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng nhằm vào tàu chiến ven bờ ở khu vực sông hồ ra sao? Cũng bị hạn chế bởi nhiều nhân tố bất lợi, thiếu các loại đạn dược thông minh tầm xa ngoài khu vực phòng thủ, đồng thời lại lo ngại bị tên lửa phòng không trên tàu chiến, đại bác và máy bay trực thăng trên hạm, máy bay không người lái bắn rụng.

Tốc độ bay của máy bay chiến đấu đều quá lớn, khó có thể đọ sức với tàu chiến ven bờ ở các tuyến đường sông khúc khuỷu, hẹp dài. Đại Công Báo lại nêu phương án nếu bố trí thủy lôi có phát huy được tác dụng không? Thủy lôi truyền thống không được, cần nghiên cứu ra loại thủy lôi thông minh với trình độ công nghệ cao. Chủ yếu vẫn là do tàu thuyền trong nước đi lại quá nhiều, rất dễ xảy ra khả năng tấn công nhầm.

Posted Image

Mỹ đang triển khai hàng loạt tàu tác chiến ven bờ, nơi các chiến hạm hạng nặng không thể phát huy hết uy lực.

Đại Công Báo hiến kế Trung Quốc cần nghiên cứu và chế tạo ra loại “chiến hạm ở vùng nước nông” có tốc độ cao chuyên sử dụng trên các sông hồ, tính năng cơ động cao, hỏa lực mạnh, tính cơ động cao, khả năng phòng thủ thiết giáp cao, tác chiến mạng hóa thông tin, chuyên đối phó với tàu chiến ven bờ tiến vào khu vực nội thủy để có thể nhanh chóng giành chiến thắng. Áp dụng chiến thuật chiến lược cơ động, linh hoạt, bao vây, truy quét, chặn đứng tàu chiến ven bờ. Có thể cùng lúc huy động lực lượng lớn, cũng có thể đánh du kích với tàu chiến ven bờ, không cho chúng bất kỳ cơ hội trở tay, không còn thời gian để hoàn thành nhiệm vụ đánh lén.

Theo Huy Long

Tiền phong/Phượng Hoàng

======================

Lão Gàn thì hổng phải chiên da quân sự. Nhưng với cái nhìn của Lão Gàn thì tàu chiến ven bờ chỉ có tác dụng hỗ trợ phòng thủ. Canh bạc cuối cùng xảy ra - nếu theo chiều hướng chiến tranh - thì kịch bản mà Đại Công báo mô tả chỉ là lúc đã....kết thúc chiến trường.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://www.xaluan.co...icle&sid=675890

Trung Quốc triển khai tuyến tuần tra mới trên Biển Đông

Gửi 06/08/13 08:08

Hải quân Trung Quốc đã thiết lập và triển khai tuyến tuần tra mới ở Biển Đông đi qua tất cả các bãi đá ngầm, bãi cạn và các đảo tranh chấp. Trong khi đó, Ngoại trưởng nước này tuyên bố Trung Quốc chưa cần vội vàng ký COC.

Posted Image

Hoat động tuần tra mới của Hạm đội Nam Hải Trung Quốc trên Biển Đông đang gây quan ngại lớn cho dư luận khu vực.

Theo thông tin do hãng Kyodo của Nhật Bản cung cấp, sau khi củng cố các đơn vị tiền tiêu của hải quân trên Biển Đông, Trung Quốc đã cho thiết lập và triển khai tuyến tuần tra giám sát mới đi qua toàn bộ các điểm tranh chấp, thậm chí cả những khu vực nằm trong phạm vi 85 hải lý của tỉnh Palawan, cực Tây Philippines.

Kyodo dẫn báo cáo mật của quân đội Philippines cho biết Hạm đội Nam hải của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là đơn vị chịu trách nhiệm thành lập tuyến tuần tra trên, động thái đã dẫn tới một số vụ xâm nhập gây căng thẳng cao độ trong khu vực.

Cũng theo báo cáo, tuyến tuần tra trải dài qua các quần đảo, bãi đá ngầm và bãi cạn tranh chấp trong khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là "đường đứt đoạn 9 khúc" đối với hầu hết, nếu không nói là toàn bộ Biển Đông.

“Toàn bộ các vỉa đá ngầm, bãi cạn và các hòn đảo, trong đó bãi đá ngầm Second Thomas, bãi Reed Bank và bãi Mischief đều nằm trong hoặc trên tuyến tuần tra (của Hải quân Trung Quốc)”, báo cáo có đoạn viết.

Ba bãi trên có tên Việt Nam lần lượt là Cỏ Mây, Cỏ Rong và Vành Khăn. Tuy nhiên, Trung Quốc ngang nhiên đòi chủ quyền và gọi tên là Nhân Ái, Reed Bank và Tế Tiêu.

Báo cáo còn cho biết Trung Quốc đã củng cố bãi Vành Khăn thành tiền đồn hải quân có bãi đáp trực thăng; sân bêtông; các ụ súng đôi dành cho súng phòng không và súng máy; rađa; các thiết bị liên lạc bằng vệ tinh như chảo parabol, ăngten lưỡng cực; pin mặt trời, đèn pha và cả sân bóng rổ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã cho xây đài quan sát cao 3 tầng tại đây.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã nâng cấp các cơ sở quân sự tại 7 điểm chiếm đóng khác. Các địa điểm này đều nằm dưới sự chỉ huy của Hạm đội Nam Hải thuộc Hải quân Trung Quốc.

Cùng với thời điểm xuất hiện thông tin trên, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đưa ra một tuyên bố cứng rắn về vấn đề Biển Đông khi nói rằng Trung Quốc chưa cần vội vàng ký thỏa thuận về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

"Trung Quốc tin rằng không nên vội vàng. Có một số nước hy vọng có thể đạt được nhất trí về COC một sớm một chiều và đây là những nước đang ôm ảo vọng phi thực tế... COC liên quan tới lợi ích của nhiều bên và những yếu tố cấu thành COC yêu cầu phải có khối lượng lớn công việc phối hợp (của các bên). Không quốc gia đơn lẻ nào có thể áp đặt ý chí của mình lên các nước khác", hãng Xinhua dẫn lời ông Vương Nghị nói.

Trước đó, phát biểu tại Bangkok, Thái Lan, ông Vương Nghị đưa ra đề xuất về 3 cách giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, trong đó vẫn duy trì quan điểm chỉ tiến hành đối thoại giữa các bên có liên quan tranh chấp trực tiếp và kêu gọi các bên cùng thăm dò và khai thác chung.

Tuyên bố của ông Vương Nghị đang làm dấy lên hoài nghi về kết quả của vòng đàm phán COC đầu tiên sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 9 tới. Vòng đàm phán này được dự kiến sẽ có sự tham gia của quan chức cấp cao 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắn chìm tàu TQ xâm phạm, Nga cảnh cáo: ‘Đừng vuốt râu hùm!’

06/08/2013 09:26 GMT+7

Nga luôn khẳng định lập trường về chủ quyền lãnh thổ của mình với Trung Quốc một cách cứng rắn nhất.

Bắn chìm tàu Trung Quốc xâm phạm

Đối với Trung Quốc, Nga có thái độ hết sức cứng rắn với những vi phạm về chủ quyền lãnh thổ dù là nhỏ nhất. Những hành động này chính là cảnh cáo mà phía Nga dành cho những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Điển hình là thái độ cứng rắn của Nga trong việc xử lý các tàu Trung Quốc vi phạm vùng lãnh hải.

Ngày 15/2/2009, Nga đã gây sốc không chỉ cho Trung Quốc mà còn với toàn thế giới. Tàu chiến Nga đã bắn khoảng 500 viên đạn vào mũi và đuôi của tàu New Star của Trung Quốc, nhấn chìm chiếc tàu tại lãnh hải Nga gần thành phố cảng Vladivostok.

Nga cho rằng, việc tàu New Star tự động rời cảng Nakhodka khi chưa được phép là xâm phạm trái phép lãnh hải Nga và khi cơ quan biên phòng nước này phái 2 tàu đuổi theo, ra lệnh dừng lại trong một thời gian dài, nhưng họ cũng không chấp hành. Tàu New Star thuộc sở hữu của một doanh nhân tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và công ty có trụ sở ở Hongkong.

Posted Image

Tàu chở hàng của Trung Quốc bị Nga bắn chìm năm 2009 vì vi phạm lãnh hải

Trước vụ việc này, Đại sứ Trung Quốc tại Nga là Lý Huy nói: "Trung Quốc bị sốc và vô cùng lo ngại trước vụ việc, đồng thời bày tỏ sự thất vọng lớn của Bắc Kinh trước việc tàu chiến Nga bắn tàu hàng của Trung Quốc, cũng như thiếu nỗ lực trong việc cứu giúp những thủy thủ bị rơi xuống nước".

Ngày 20/2, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Châu Âu-Trung Á thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gửi công văn phản đối tới Lãnh sự Nga tại Trung Quốc, đồng thời cho rằng, thái độ của Nga trong vụ tàu New Star bị đắm ở lãnh hải của Nga là vô cùng khó hiểu và không thể chấp nhận được. Chính phủ Trung Quốc coi việc này là vô cùng quan trọng và yêu cầu Nga phải điều tra toàn diện để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân vụ việc.

Tuy nhiên, Nga đã thể hiện lập trường cứng rắn, cho rằng việc xử lý của mình là hợp pháp. Tiếp đó ngày 21/2, cơ quan chức năng Nga đã ra quyết định khởi tố đối với thuyền trưởng tàu New Star vì xâm phạm trái phép biên giới với bản án 2 năm tù giam.

Không chỉ vậy, vào ngày 17/7/2012, hai tàu cá từ tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc (tàu Chiết Đài Ngư 8695 và Lỗ Vinh Ngư 80-117) đã bị tuần duyên Nga bắt giữ do xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Nga.

Sau nhiều giờ rượt đuổi trong khi bị tàu cá Trung Quốc cố tình phớt lờ, tàu Cảnh sát biển Nga Dzerzhinsky đã buộc phải bắn vào 1 trong 2 con tàu trên nhưng không có ai bị thương.

Tuy nhiên, sau đó truyền thông Trung Quốc lại loan tin 1 trong số các ngư dân trên 2 con thuyền đã bị mất tích sau vụ đụng độ với tàu tuần duyên Nga trên biển vào hôm 16-17/7 và yêu cầu phía Nga phải chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, ông Trình Quốc Bình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn lên tiếng chỉ trích Nga về việc "thực thi pháp luật một cách thô bạo", đồng thời yêu cầu phía Nga nhanh chóng thả người và tàu.

Thế nhưng, Moscow cũng không ngần ngại thể hiện lập trường cứng rắn trong vấn đề này. Ngày 20/7, hãng tin Nga Interfax dẫn lời văn phòng báo chí Cục An ninh Liên bang trực thuộc Bộ Chỉ huy Biên phòng Lãnh hải nước này còn cho biết tiến trình pháp lý khởi tố hình sự hai thuyền trưởng Trung Quốc trong vụ tàu cá trên đã sắp hoàn thiện.

Theo đó, ông Trương Tân Kỳ (tàu Chiết Đài Ngư 8695) và Khâu Hiểu Minh (tàu Lỗ Vinh Ngư 80-117) đang phải đối mặt 2 tội danh là xâm phạm lãnh hải và đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga.

Trước phản ứng kiên quyết của Moscow, Bắc Kinh hôm 22/7 phải xuống nước tỏ ra ‘mềm mỏng’ với luận điệu: “Nhân dân hai nước hãy nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng khách quan và bình tĩnh”, phát ngôn viên Hồng Lỗi nói.

Posted Image

Tàu Cảnh sát biển Nga Dzerzhinsky nổ súng vào 2 tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nga và ngang nhiên hoạt động bất chấp cảnh báo

Hành động bắn vào tàu cá Trung Quốc năm 2012 và trước đó là bắn chìm tàu hàng của Trung Quốc năm 2009 là thông điệp Nga gửi đến đến Trung Quốc, rằng chủ quyền lãnh thổ Nga là thứ mà Trung Quốc không nên mơ tưởng.

Răn đe bằng tập trận

Năm 2013, lực lượng quân sự Nga có những hoạt động tập trận hết sức nhộn nhịp. Ẩn chứa đằng sau đó là những thông điệp hết sức rõ ràng.

Trước hết là tập trận “Hợp tác trên biển 2013” giữa hải quân Nga và Trung Quốc được tổ chức ở vịnh Pie đại đế thuộc Biển Nhật Bản từ ngày 5/7 đến 12/7. Cuộc tập trận này được cho là nhằm gửi thông điệp đến Mỹ và đồng minh đối với chiến lược chuyển trọng tâm sang Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.

Trong cuộc diễn tập có sự tham gia của 11 chiến hạm nổi và một tàu ngầm của Nga, được đánh giá là lực lượng hải quân mạnh nhất tham gia trong lịch sử tiến hành các cuộc diễn tập trên biển.

Cuộc tập trận đang khiến Trung Quốc như "mở cờ trong bụng" khi được cùng Nga lên gân với Mỹ và các đồng minh thì Nga đã dội ngay "gáo nước lạnh" vào Trung Quốc khi chỉ sau chưa đầy 12 giờ đồng hồ tính từ thời điểm lực lượng Hải quân Trung Quốc quay trở về căn cứ quân sự của mình, Nga tiến hành một cuộc diễn tập lớn chưa từng thấy từ trước tới nay.

Posted Image

Kế hoạch và lực lượng quân sự khổng lồ của Nga tham gia tập trận

Thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, theo mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên bang Nga - Tổng thống Vladimir Putin, toàn bộ các quân đoàn, sư đoàn và các lữ đoàn độc lập trực thuộc các quân khu Trung tâm và quân khu miền Đông, Hạm đội Thái Bình Dương, các căn cứ không quân tiêm kích, vận tải và không quân chiến lược ở vùng Viễn Đông Nga đã được lệnh tiến hành tập trận kiểm tra sẵn sàng chiến đấu bất thường với quy mô lớn chưa từng có. Viễn Đông chính là vùng hết sức nhạy cảm trong quan hệ Nga và Trung Quốc.

Cuộc tập trận diễn ra từ ngày 13 - 20/7, các sư đoàn vận chuyển cơ giới đường bộ, đường sắt, đường biển và đường không được lệnh thực hiện đổ quân chiến dịch trong cự ly hơn 3.000 km. Tham gia tập trận có 1.000 xe tăng và xe bọc thép, 130 máy bay vận tải, tiêm kích, ném bom chiến thuật và chiến lược, máy bay trực thăng các loại, 70 tàu chiến và tàu hỗ trợ của Hải quân Nga.

Posted Image

Cuộc tập trận huy động đến 160.000 quân nhân, 5.000 xe tăng và thiết giáp

Ở mặt trận trên bộ, Tập đoàn quân số 36 triển khai lực lượng hùng hậu gồm các xe tăng hạng nặng, xe bọc thép và các đơn vị tên lửa chiến thuật tham gia tập trận.

Toàn bộ Lữ đoàn xe tăng số 5 thuộc Tập đoàn quân số 36 đã thực hiện hành quân cơ động sẵn sàng chiến đấu trên quãng đường dài hơn 1.100 km với 100 xe tăng, xe thiết giáp và 60 xe bọc thép các loại.

Ngoài ra, các lữ đoàn tấn công đổ bộ số 11, lữ đoàn điều khiển 75 và lữ đoàn hậu cần kỹ thuật 101 với tổng cộng hơn 400 xe cơ giới cũng đã thực hiện hành quân liên tục trên quãng đường 1.100 km trong vòng 2 ngày đêm.

Lữ đoàn cơ giới độc lập số 37 cùng với khoảng 200 chiếc xe bánh xích và 100 xe bọc thép đã hành quân cơ động từ căn cứ đóng quân ở thành phố Kyahta đến thao trường Burduny.

Posted Image

Xe tăng Nga trong cuộc tập trận

Trong khi đó, lữ đoàn tên lửa chiến thuật Tochka-U số hiệu 103 cũng trực thuộc Tập đoàn quân số 36 đã được lệnh triển khai đội hình ở cấp độ sẵn sàng chiến đấu cao. Đồng thời, các lực lượng hỗ trợ nhanh chóng làm nhiệm vụ tổ chức phòng thủ, ngụy trang và nghi binh bằng các thiết bị điện tử tinh vi.

Các lực lượng không quân và phòng không của Bộ tư lệnh số 3 không quân Nga và quân khu miền Đông được giao nhiệm vụ xuất kích bảo vệ bầu trời cho các hoạt động của các đơn vị mặt đất và trên biển.

Trong đó, các trung đoàn không quân tiêm kích Su-27 đã thực hiện ngăn chặn tấn công đường không của đối phương. Cùng với đó, các đơn vị không quân chiến lược gồm các máy bay ném bom tầm xa Tu-95MS cũng được huy động tham gia tập trận.

Đặc biệt, Nga đã báo động sẵn sàng chiến đấu 2 sư đoàn tên lửa chiến lược tại vùng Viễn Đông, bao gồm Sư đoàn tên lửa Tagil thuộc tỉnh Sverdlovsk và Sư đoàn tên lửa Yasnenskaya thuộc tỉnh Orenburg. Theo các nguồn tin công khai, Sư đoàn tên lửa Tagil được trang bị các tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol (SS-25 Sickle), trong khi Sư đoàn tên lửa Yasnenskaya được trang bị các hệ thống tên lửa đạn đạo RS-20V Voyevoda (SS-18 Satan).

Posted Image

Quãng đường hành quân lên đến hàng nghìn km

Posted Image

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS tham gia cuộc tập trận

Posted Image

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol (SS-25 Sickle) tham gia cuộc tập trận

Cùng thời gian, quân khu miền Đông đã thành lập 6 biên đội tàu chiến hỗn hợp trong đó bao gồm các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương.

Theo thông báo, các đơn vị vũ trang của hai Tập đoàn quân 35 và 36 thuộc quân khu Trung tâm và quân khu miền Đông thực hiện nhiệm vụ diễn tập-chiến đấu tại 17 thao trường trên đất liền và 2 thao trường trên biển.

Có thể thấy rằng cuộc diễn tập quy mô này đáng chú ý nhất là cuộc hành quân khổng lồ tới hàng nghìn km trên bộ, cũng như số lượng các thao trường trên bộ nhiều hơn nhiều so với trên biển. Các chuyên gia phân tích và phương tiện truyền thông quốc tế đều đồng loạt cho rằng cuộc tập trận quy mô chưa từng thấy của nước Nga thời hiện đại có đối tượng trên biển là Nhật Bản, trên bộ là Trung Quốc.

Tạp chí “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản phân tích bài báo cho rằng, sự thực cho thấy, cuộc diễn tập quân sự lần này đã chứng minh mặc dù gần đây, hai nước Nga-Trung đã có sự cải thiện rõ rệt trên một số lĩnh vực, chẳng hạn hợp tác năng lượng và quân sự (tuần trước hai nước đã tổ chức cuộc diễn tập liên hợp trên biển quy mô lớn nhất trong lịch sử của họ), nhưng quan hệ hai nước vẫn rất đáng lo ngại.

Đặc biệt là rất nhiều quan chức Nga hết sức nghi ngờ Trung Quốc đang có ý đồ khởi động một chiến lược thôn tính lâu dài đối với khu vực Viễn Đông của Nga, bởi những năm gần đây có rất nhiều người Trung Quốc đã di cư đến khu vực này. Do vậy, Nga tiến hành cuộc tập trận này với hai đối tượng cần cảnh báo đó là Nhật Bản và Trung Quốc.

Alexander Khramchikhin, nhà phân tích quân sự độc lập Moscow nói: “Rất rõ ràng, phần đất liền của cuộc diễn tập này là nhằm vào Trung Quốc, còn phần trên biển và đảo là nhằm vào Nhật Bản”.

Đinh Tuấn (Theo Tri Thức Trẻ )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chân dung đa diện của Nga ở Biển Đông

Cập nhật lúc 20:17, 06/08/2013

(ĐVO) - Một thời gian dài sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Biển Đông không phải là chiến lược được ưu tiên của Nga, nhưng với nhiều thay đổi trong khu vực, Nga đã đánh dấu sự trở lại Châu Á - TBD của mình bằng việc thành lập Bộ Phát triển Viễn Đông. Tuy nhiên theo đánh giá của người Trung Quốc, sự trở lại của Moscow tại Biển Đông không thật sự rõ ràng.

Bộ trưởng Quốc phòng nói về Cam Ranh trước khi sang Nga

Chi tiết kế hoạch binh sĩ Trung Quốc tới Nga tập trận

Việt-Nga ưu tiên chiến lược hợp tác kỹ thuật-quân sự

Người Trung Quốc cho rằng, trong khi Mỹ bộc lộ ý định rõ ràng là bao vây Trung Quốc, thì chiến lược của Nga vẫn còn rất mơ hồ và khó hiểu. Kết luận trên đã được sự đồng thuận của rất nhiều phương tiện truyền thông và các học giả quốc tế. Một chuyên gia quân sự phân tích: “Cuộc diễn tập quân sự chung "Liên hợp trên biển 2013" giữa Nga và Trung Quốc, diễn ra hồi tháng 7 vừa qua, vừa giúp Nga thể hiện sức mạnh của hải quân nước mình, vừa nâng cao mức độ can dự của họ vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.

Một loạt các động thái và hợp đồng vũ khí trong thời gian qua giữa Nga và một số nước đang có tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc như bán máy bay chiến đấu Su-30 cho Indonesia, bán tàu ngầm Kilo cho Việt Nam đã giúp Nga đạt được mục đích “nam hạ” của mình. Còn dường như đối với cục diện tranh chấp trên biển Đông, Nga chưa có động thái nào quan tâm đặc biệt đến Trung Quốc.

Còn "Tiếng nói nước Nga" đã đăng bài nói về quan điểm của Nga với vấn đề Biển Đông. Theo báo này, đà gia tăng sự hợp tác của Nga với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và quốc phòng, cũng như triển vọng phát triển lưu thông hàng hải theo tuyến đường biển phương Bắc - có thể là phương án thay thế cho tuyến qua eo biển Malacca, là những yếu tố đang làm thay đổi nhận thức về vai trò tiềm năng của Nga trong khu vực.

Posted Image

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và thị sát tàu ngầm Kilo 636 mang tên “Hà Nội” của Hải quân Việt Nam trong chuyến thăm Nga tháng 5/2013

Ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga hiện hữu trong bối cảnh các nước Đông Nam Á có nguyện vọng kiềm chế sự bành trướng của một Trung Quốc lớn mạnh nhanh chóng.

Đó là quan điểm do học giả nổi tiếng người Mỹ Elizabeth Vishnik chuyên nghiên cứu các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương nêu ra gần đây.

Còn một khía cạnh đáng chú ý nữa: Trong tương quan này, liệu có thể xuất hiện xích mích trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow? Ông Sergei Luzyanin Phó Giám đốc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) phân tích tình hình trong khu vực dưới góc độ nhãn quan lợi ích của Nga.

Nga cho rằng khuôn khổ của quan hệ đối tác song phương Nga-Trung sẽ không thể kìm hãm những sáng kiến của Moscow về mở rộng vai trò của Liên bang Nga trong khu vực, đặc biệt là với các lĩnh vực năng lượng và an ninh.

Quan hệ đó cũng không được kiềm chế xu thế đa dạng hóa các liên hệ song phương mà Nga vốn xây đắp thành công với người bạn cũ là Việt Nam, cũng như phát triển các hình thức hợp tác song phương mới mẻ với những thành viên khác của ASEAN.

Các chuyên viên Trung Quốc đưa ra giải thích theo lối của họ. Trong khi về nguyên tắc không phản đối sự phát triển các quan hệ song phương và đa phương của Nga với các nước trong khu vực, Bắc Kinh vẫn tỏ thái độ tiêu cực trước thực tế Nga tăng cường hợp tác năng lượng với Việt Nam và những quốc gia khác mà Trung Quốc đang có "tranh chấp biển đảo", kể cả tranh chấp về thềm lục địa chứa hydrocarbon.

Posted Image

Tàu săn tàu ngầm cỡ lớn Shaposhnikov của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga.

Dễ hiểu là các tập đoàn năng lượng của Nga đang cố gắng tuân thủ "luật chơi" bất thành văn nào đó, cố gắng không lọt vào vùng lãnh thổ tranh chấp. Nhưng như đã rõ, ranh giới của thềm lục địa tranh chấp là khá tương đối, được cắt nghĩa mỗi lần đều theo cách mới của các quốc gia dự phần tranh cãi. Và ở đây có thể xảy ra "hiểu lầm".

Vấn đề khác nữa là trong những trường hợp này, đòi hỏi sự phân định nghiêm túc, tách chính trị khỏi thương mại, không tạo ra cơ sở để ngờ vực lẫn nhau và không phá hoại những lợi ích chiến lược chung.

Chỉ mới cách đây 5 - 10 năm về trước, đối với Liên bang Nga và Trung Quốc tất cả đều được “qui định” trên bình diện những đánh giá chính trị.

Thời điểm hiện tại, có vẻ Trung Quốc muốn nhìn thấy lập trường rõ ràng hơn của Liên bang Nga về "xung đột biển đảo" và muốn có sự ủng hộ của Nga về những nội dung khác, kể cả vấn đề "quốc tế hóa eo biển".

Những thành tố mới không thể phá vỡ hình thức đối tác Nga-Trung đã được thiết lập, nhưng, hiển nhiên, sẽ cần đến những điều chỉnh từ cả hai bên. Cụ thể, về mức độ và điều kiện của khả năng "quốc tế hóa" tuyến đường biển phương Bắc, triển khai rộng hoạt động dầu khí của Nga trong vùng biển phần phía nam Đông Nam Á, mở rộng phạm vi hợp tác song phương Nga-Việt Nam, Nga-Philippine và vai trò của Nga trong nền an ninh khu vực nói chung.

T.Thành (Theo ANTĐ/ ĐVO)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga-Mỹ hội đàm cấp cao bất chấp vụ Snowden

Thứ Tư, 07/08/2013 - 09:42

(Dân trí) - Mỹ tuyên bố sẽ vẫn tiến hành các cuộc hội đàm cấp cao với Nga vào cuối tuần này, bất chấp quyết định cho của Mátxcơva nhằm cho cựu nhân viên CIA Edward Snowden tị nạn tạm thời.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov sẽ gặp nhau trong tuần này.

Bộ ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel sẽ tiến hành hội đàm về các vấn đề song phương cấp thiết và toàn cầu với các người đồng cấp Nga tại Washington vào ngày 9/8.

Vấn đề Syria và chương trình hạt nhân của Iran dự kiến sẽ nằm trong chương trình nghị sự. Bộ ngoại giao Mỹ cho hay hay bên dự kiến cũng thảo luận vụ việc Snowden.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho hay ông "thất vọng" khi Nga cho phép Snowden tị nạn.

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên đài NBC phát sóng hôm qua, ông Obama đã cáo buộc Mátxcơva đôi khi vẫn còn "tâm lý Chiến tranh Lạnh".

Ông Obama nói: "Điều tôi nói với Tổng thống Vladimir Putin là, đó đã là quá khứ và... chúng ta phải nghĩ về tương lai. Và không có lý do gì để chúng ta không thể hợp tác hiệu quả hơn chúng ta vẫn làm".

Snowden, người tiết lộ chương trình thu thập dữ liệu bí mật của chính phủ Mỹ, đã được Nga cho phép tị nạn tạm thời, bất chấp các đề nghị từ phía Washington nhằm đưa anh này về Mỹ.

Nơi ở của Snowden tại Nga hiện không được tiết lộ sau khi anh này rời sân bay quốc tế ở Mátxcơva hồi tuần trước. Nhưng luật sư của Snowden cho hay anh này giờ đây đã đăng ký một địa chỉ bên trong lãnh thổ Nga.

Cũng theo luật sư, người cha của Snowden, ông Lon Snowden, đang xin visa để tới thăm con trai tại Nga. Luật sư cho hay Snowden muốn nhận lời khuyên của cha về việc cần phải làm gì với cuộc sống mới.

"Chúng tôi chưa ấn định ngày, nhưng chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với ông Anatoly Kucherena, luật sư của Snowden, để ấn định thời điểm cụ thể, dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 8 này", Mattie Fein, một đại diện của ông Lon Snowden, cho hay.

An Bình

Theo BBC

=========================

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên đài NBC phát sóng hôm qua, ông Obama đã cáo buộc Mátxcơva đôi khi vẫn còn "tâm lý Chiến tranh Lạnh".

Giả thiết Nga Mỹ chiến tranh và Hoa Kỳ thắng. Rồi làm sao? Hoa Kỳ biến Nga thành tiểu bang mới à? Chuyện này vô lý. Bởi vậy, hai quốc gia này suy cho cùng không thể chiến tranh được.

Share this post


Link to post
Share on other sites


Nga không giao Snowden, cùng với phô trương quân sự gần TQ là để mặc cả nhau ở cuộc gặp sắp tới và đi đến thống nhất ủng hộ hòa bình thế giới Posted Image!

============

Nga-Mỹ "bắt tay" bàn kế giải quyết khủng hoảng Syria?

Cập nhật lúc 13h25" , ngày 07/08/2013


(VnMedia) - Vào ngày thứ Sáu tuần này (9/8), các quan chức cấp cao của Nga và Mỹ sẽ có cuộc gặp tại Washington để thảo luận về số phận của Edward Snowden và một số vấn đề khác trong đó có vấn đề Syria. Thông tin trên vừa được Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra hôm qua (6/8).


“Chúng tôi đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về vấn đề Snowden với các quan chức Nga trong mấy tuần gần đây và sẽ tiếp tục làm như vậy trong cuộc đàm phán giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga - Sergei Lavrov cũng như tại cuộc đàm phán giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước", người phát ngôn Jen Psaki cho hay.


Posted Image

Cuộc đàm phán được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Moscow bùng phát sau khi Nga quyết định cho phép “kẻ phản bội của nước Mỹ” Edward Snowden tị nạn tại nước này.


Bên cạnh vấn đề Snowden, các quan chức cấp cao hai nước còn bàn thảo về một số vấn đề song phương và toàn cầu khác, trong đó có vấn đề hợp tác quân sự, chính trị và ổn định chiến lược”, ông Psaki cho biết.


Ông Psaki cho biết, cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria cũng “chắc chắn” nằm trong chương trình nghị sự lần này.


Nga và Mỹ đang bất đồng quan điểm về vấn đề Syria, đặc biệt xung quanh vấn đề cấp vũ khí cho phe nổi dậy cũng như quân chính phủ Syria.


Nga cho rằng, kế hoạch hỗ trợ quân sự cho phe nổi dậy Syria của Mỹ có thể dẫn đến tình trạng bạo lực leo thang ở đất nước này và sự hỗ trợ này cũng có thể dẫn đến việc những phần tử Hồi giáo cực đoan thân phe nổi dậy Syria thâu tóm quyền lực ở đất nước này.


Phía Nga còn cho rằng việc Mỹ chú trọng tới trang bị vũ khí cho phe đối lập Syria, cũng như kịch bản tấn công các vị trí của lực lượng chính phủ nước này là trái với thỏa thuận giữa Nga và Mỹ về triệu tập một hội nghị quốc tế nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria.


Theo Ngoại trưởng Nga - Sergei Lavrov mục đích chính mà hội nghị hướng tới là nhằm hối thúc các bên liên quan tại Syria thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận đạt được Geneva (Thụy Sĩ) hồi tháng 6 năm ngoái.


Đan Khanh - (tổng hợp)


Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàn Quốc bồi thường 250 triệu USD cho các doanh nghiệp ở KCN Kaesong

07/08/2013 14:56 (GMT + 7)

TTO - Hôm nay 7-8, chính quyền Hàn Quốc tuyên bố đã quyết định bồi thường 250 triệu USD cho các công ty hoạt động tại khu công nghiệp chung Kaesong ở CHDCND Triều Tiên.

Posted Image

Đại diện các công ty Hàn Quốc ở Kaesong biểu tình gần biên giới liên Triều để đòi mở lại khu công nghiệp này - Ảnh: Reuters

Theo Hãng tin AFP, người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết chính quyền Seoul sẽ bắt đầu trả tiền cho các doanh nghiệp ngay trong ngày mai 8-8. Giới quan sát lo ngại đây là dấu hiệu cho thấy khu công nghiệp Kaesong có thể sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn.

Tổng cộng 109 trên tổng số 123 công ty hoạt động ở khu công nghiệp Kaesong đã đòi bồi thường. Số tiền mà Seoul phải chi trả là 280,9 tỉ won (251,2 triệu USD). Mức cao nhất mà mỗi công ty được nhận là 9 tỉ won.

Trong sáng nay, đại diện 123 công ty hoạt động ở Kaesong đã biểu tình ở khu vực gần biên giới liên Triều để kêu gọi cả Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên tìm ra giải pháp tháo gỡ bế tắc. Các doanh nghiệp Hàn Quốc mô tả Kaesong là “biểu tượng của hòa bình” và yêu cầu cả Seoul và Bình Nhưỡng cùng nhượng bộ để khu công nghiệp này hoạt động trở lại.

Trước đó, ngày 28-7 chính quyền Hàn Quốc đã đề nghị tổ chức vòng đàm phán cuối cùng với CHDCND Triều Tiên để tháo gỡ bế tắc về Kaesong. Bình Nhưỡng không phản hồi và Seoul tuyên bố sự kiên nhẫn của nước này đã “đến giới hạn cuối cùng”.

CHDCND Triều Tiên rút toàn bộ 53.000 công nhân nước này ra khỏi khu công nghiệp chung Kaesong từ hồi tháng 4 khi căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên leo thang.

NGUYỆT PHƯƠNG

====================

Quyết định bồi thường thế là "sang phim" rồi đấy! Kể như khu công nghiệp Kaesong "viên tịch".

Share this post


Link to post
Share on other sites