Posted 26 Tháng 7, 2013 Khi đang thương lương bàn mưu tính kế thì cần loại quân sư nhã nhặn, biết người biết ta. Tuyệt không dùng lọai mồm to, mép dãi nâng cao sĩ khí vô ích, có hại nữa là đằng khác ( trái với hun đúc lòng tự tin tự đáy lòng của dân tộc là việc lúc nào cũng phải làm ). Khi đánh nhau thật thì mới cần người mồm to, miệng lớn nhằm nâng cao khí thế người ra trận, thua 10 nói thua 1, thắng 10 nói thắng 100 cốt nâng cao sức chiến đấu. Chưa đánh nhau thật, chỉ đang giằng co thương lượng mà TQ cứ để loại như La Viện xông trận, ra rả to mồm hù dọa thiên hạ là sai bài rồi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 7, 2013 Khi đang thương lương bàn mưu tính kế thì cần loại quân sư nhã nhặn, biết người biết ta. Tuyệt không dùng lọai mồm to, mép dãi nâng cao sĩ khí vô ích, có hại nữa là đằng khác ( trái với hun đúc lòng tự tin tự đáy lòng của dân tộc là việc lúc nào cũng phải làm ). Khi đánh nhau thật thì mới cần người mồm to, miệng lớn nhằm nâng cao khí thế người ra trận, thua 10 nói thua 1, thắng 10 nói thắng 100 cốt nâng cao sức chiến đấu. Chưa đánh nhau thật, chỉ đang giằng co thương lượng mà TQ cứ để loại như La Viện xông trận, ra rả to mồm hù dọa thiên hạ là sai bài rồi. Bởi vậy, Từ xưa Tàu vẫn thế. Cuối cùng thì "xôi hỏng, bỏng không". "Lát cắt xúc xích", thủ đoạn xảo quyệt của Trung Quốc ở Biển Đông Thứ sáu 26/07/2013 10:00 (GDVN) - Để chắc chắn, Bắc Kinh thường tìm cách cắt lát xúc xích rất mỏng, tránh bất kỳ hành động kịch tính nào có thể trở thành nguyên nhân chiến tranh. Trung Quốc đã cắt chiếc "xúc xích Biển Đông" thành niều phần và sau đó tìm cách gặm nhấm từng phần khác nhau hòng cuối cùng các lát cắt xúc xích đều rơi vào miệng Trung Quốc. Học giả Brahma Chellaney Brahma Chellaney, một học giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính trị tại New Delhi, Ấn Độ ngày 25/7 chia sẻ trên tờ Japan Times nhận định, việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động lén lút xâm phạm lãnh thổ các nước láng giềng được thúc đẩy bởi lợi thế sức mạnh tương đối của nó đã nổi lên như một yếu tố gây mất ổn định an ninh ở châu Á. Trong khi hải quân và một phần lực lượng không quân Trung Quốc đang tập trung khẳng định cái gọi là "chủ quyền lãnh thổ" và "lợi ích hàng hải" trên Biển Đông và Biển Hoa Đông thì các đơn vị lục quân chủ lực nước này tiếp tục các hoạt động nhăm nhe tìm cách thay đổi thực trạng đường kiểm soát biên giới với Ấn Độ từng chút một. Chiến lược xâm lấn lãnh thổ các nước láng giềng mà Trung Quốc đang áp dụng được học giả Brahma Chellaney đặt tên là "lát cắt xúc xích" nhằm thay đổi hiện trạng lãnh thổ và lãnh hải bằng các hành động nhỏ lẻ, nhưng sau một thời gian tích lũy sẽ tạo "lợi thế" cho Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp. Bằng cách lựa chọn phương án xâm lấn "lát cắt xúc xích" hay một số nhà phân tích còn gọi là chiến thuật "tằm ăn dâu", "chiến lược cải bắp", "chiến thuật cờ vây" thay vì công khai xâm lược nhằm mục đích kiềm chế tối đa những khả năng lựa chọn của các nước láng giềng "mục tiêu" khi đối phó với chiêu này của Trung Quốc. Theo Brahma, trò tìm cách thay đổi hiện trạng biên giới lãnh thổ đã đượcTrung Quốc manh nha từ khi nước này thành lập năm 1949, từng bước đẩy mạnh dần dần năm 1954 - 1962 tại khu vực Aksai Chin của Ấn Độ có diện tích bằng Thụy Sỹ. Trung Quốc xây dựng trái phép công sự kiên cố trên Đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa bị nó đánh chiếm năm 1995 làm bàn đạp mở rộng bành trướng ở Biển Đông. Năm 1974 Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; năm 1988 Trung Quốc tiếp tục đánh chiếm một số bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam; năm 1995 Trung Quốc đánh chiếm Đá Vành Khăn nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam lúc đó đang do phía Philippines kiểm soát, và gần đây nhất là chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough của Philippines hồi năm ngoái. Cốt lõi của những thách thức từ Trung Quốc đặt ra đối với an ninh châu Á hiện nay là (Trung Quốc) thiếu tôn trọng đường biên giới hiện tại. Nói cách khác, Trung Quốc vẫn đang âm thầm tìm cách để vẽ lại ranh giới chính trị. Ở Hoa Đông, Trung Quốc sử dụng các lực lượng bán vũ trang như Ngư chính, Hải giám (hiện nay thống nhất thành Cảnh sát biển Trung Quốc) tiến hành chiến dịch tiêu hao chống lại Nhật Bản ở nhóm đảo Senkaku. Chiến thuật của Trung Quốc đã thành công trong việc khiến thế giới phải thừa nhận sự tồn tại của một tranh chấp. Điều này đã khuyến khích Trung Quốc tăng tần xuất hoạt động của các tàu tuần tra xung quanh Senkaku. Trung Quốc tìm cách "tiêu hao" thực lực của Nhật Bản ở Senkaku bằng tàu bán vũ trang Hải giám và Ngư chính, nay thống nhất sơn lại thành Cảnh sát biển. Mục tiêu, tham vọng (phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông là tìm cách hợp pháp hóa một cách từ từ nhưng chắc chắn sự hiện diện của nó trên 80% diện tích Biển Đông mà nó tuyên bố chủ quyền. Thông qua các hành vi lặp đi lặp lại và phát triển, Trung Quốc âm mưu khẳng định một sự hiện diện (phi pháp) lâu dài trên Biển Đông. Một trong những thủ đoạn Bắc Kinh sử dụng để "tạo sự kiện" trên Biển Đông là ngang nhiên mời thầu khai thác năng lượng và cấm đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền của nước khác trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước ven Biển Đông theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Bắc Kinh tìm mọi cách hạn chế quyền và lợi ích kinh tế của các bên tranh chấp ở Biển Đông theo quy định của UNCLOS trong khi chính nó lại âm mưu tìm cách mở rộng sự kiểm soát (vô lý, phi pháp) với nguồn tài nguyên khí đốt, dầu mỏ trong vùng biển nó "tuyên bố chủ quyền". Cái gọi là "thành phố Tam Sa" phi pháp hòng độc chiếm Biển Đông làm ao nhà. Thậm chí Trung Quốc còn thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa của Việt Nam như cơ sở hành chính và đơn vị đồn trú quân sự hòng tham vọng giám sát toàn bộ khu vực. Bắc Kinh đã bắt đầu khai thác du lịch trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Để chắc chắn, Bắc Kinh thường tìm cách cắt lát xúc xích rất mỏng, tránh bất kỳ hành động kịch tính nào có thể trở thành nguyên nhân chiến tranh. Trung Quốc đã cắt chiếc "xúc xích Biển Đông" thành niều phần và sau đó tìm cách gặm nhấm từng phần khác nhau hòng cuối cùng các lát cắt xúc xích đều rơi vào miệng Trung Quốc. Thủ đoạn của Trung Quốc khiến các bên tranh chấp khó tìm ra cách đối phó hiệu quả khi Trung Quốc ngấm ngầm ngụy trang hành vi phạm pháp của nó. Bắc Kinh đã tạo ra cái thế hiểm hóc đẩy các bên tranh chấp phải đứng trước sự lựa chọn, một là loay hoay tìm cách hóa giải hoặc chịu đựng chiến thuật cắt lát xúc xích của nó ở Biển Đông hoặc đối mặt với một cuộc chiến tranh tốn kém và nguy hiểm với một cường quốc đang nổi. Chiến thuật và chiến lược của Trung Quốc do đó đã đặt ra một thách thức ngày càng tăng với các nước láng giềng khi phải đối phó với các tình thế khó xử. Các nước láng giềng cùng có tranh chấp với Trung Quốc cần trao đổi với nhau và nói chuyện với Mỹ có thể là cần thiết để ngăn chặn sự leo thang này của Bắc Kinh. Hồng Thủy (Nguồn: Japan Times) ============================== Hành vi cắt lát này của Tàu là thứ tư duy miệt vườn của các chính khách ấp. Cắt lát thứ nhất thì người ta không để ý. Cắt lát thứ hai thấy vướng. Hóa ra bên trong cái xúc xích Biển Đông và Senkaku có tên lửa Tomahok. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 7, 2013 Thứ ba, 23/7/2013 15:22 GMT+ http://vnexpress.net...my-2854120.html Thời khắc đối diện sự thật quan hệ Nga - Mỹ Khi hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra tại Bắc Ireland tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn sử dụng phòng tập tại khu resort, nhưng người đồng cấp Mỹ Barack Obama đã đặt lịch trước. Không ai trong hai vị muốn tập chung. (Tại sao mọi việc lại ra như thế này? Điều thú vị là tình trạng hiện nay một phần là do Trung Quốc, dù vô tình hay cố ý, đã tạo ra. Từ Hong Kong, Snowden được đưa lên chuyến bay của hãng Aeroflot tới Moscow, trong khi Bắc Kinh thừa biết rằng Washington đã hủy bỏ hộ chiếu của anh ta và khi Snowden đặt chân xuống ở sân bay Sheremetyevo, anh ta sẽ không còn giấy tờ đi lại hợp pháp. Fyodor Lukyanov, một nhân vật có uy trong giới lập chiến lược của Nga, nói một cách châm biếm trên tờ báo ngày của chính phủ là Rossiyskaya Gazeta tuần trước, rằng: “Các lực lượng tình báo của Trung Quốc, những người đưa Snowden lên máy bay tới Moscow và nói với anh ta rằng ở đó tốt hơn, đáng được lãnh đạo của họ khen ngợi bởi đã giúp Bắc Kinh tránh một cơn nhức đầu nghiêm trọng. Nhưng những người khác thì không được may mắn thế”. Bắc Kinh hành xử với động cơ hiển nhiên, nhằm tránh cho “mối quan hệ kiểu mới” giữa họ và Washington – mới nhen nhóm trong chuyến thăm không chính thức của ông Tập Cận Bình đến California hồi tháng 6 – khỏi bị chết yểu bởi tay Snowden. Trong vụ việc này, Bắc Kinh đã thu lợi rất lớn về mặt tuyên truyền, mặt khác lại được giải phóng khỏi những rắc rối liên quan đến việc quyết định số phận của Snowden. Tay này, Trung Quốc đang bêu riếu Mỹ bởi tiến hành chương trình nghe lén rộng khắp đối với các quốc gia có chủ quyền; tay kia, Bắc Kinh nâng cao các chuẩn về nhân quyền khiến Nga phải nhảy cao hơn. Tình thế hiện nay của Nga có phần do chính họ, khi Moscow không trục xuất Snowden trả lại Hong Kong với lý do anh này không có giấy tờ hợp lệ - điều vẫn thường diễn ra trên thế giới. Thay vào đó, Moscow đưa ra cơ sở pháp lý, rằng Snowden ở khu vực quá cảnh tức là không ở lãnh thổ Nga, bao bọc anh ta trong một tấm chăn pháp lý và an ninh, và có thể khiến các đối tác của Nga hiểu lầm. ) Vụ này làm Lão Say liên tưởng đến vụ án đầu Quan Công - Dại ý là khi chém được đầu Quan Vũ thì phía Đông Ngô nộp dâng cho Ngụy chủ để Thục chủ hận Ngụy chủ nhưng Ngụy chủ lại làm ma rất lớn cho Quan Vũ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 7, 2013 Tổng thống Obama tiếp đón chủ tịch Trung Quốc tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands ở miền nam California. Ảnh: Xinhua Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Brack Obama trong cuộc hội đàm ở Nhà Trắng. Ảnh: AFP. ================================ Ngài Obama hình như hơi thiên vị ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 7, 2013 Tổng thống Obama tiếp đón chủ tịch Trung Quốc tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands ở miền nam California. Ảnh: Xinhua Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Brack Obama trong cuộc hội đàm ở Nhà Trắng. Ảnh: AFP. ================================ Ngài Obama hình như hơi thiên vị ? Tất cả đang ở giai đoạn chay khởi động - rodage - theo chiều hướng tốt.* Ảnh trên có thể hiểu là: Xin mời! Ngài hãy đi hướng này! Lưu ý: cả hai vị đều không thắt ca la vát. "Thượng đỉnh bình dân" mà lị! * Ảnh dưới có thể hiểu là: - Ngài có thể tự giới thiệu về mình! - Oh! Tôi vốn là người tử tế! Lưu ý: Cả hai vị đều có calavat và ngồi bên cạnh lò sưởi.Lò sưởi chưa đốt nóng. Tương lai còn nhiều vấn đề phải giải quyết. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 7, 2013 Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc tiến vào Senkaku/Điếu Ngư Thứ Sáu, 26/07/2013 - 15:23 (Dân trí) - Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc hôm nay 26/7 đã lần đầu tiên tiến vào vùng biển tranh chấp với Nhật, làm gia thăng thêm căng thẳng, khi Tokyo đang tính tới kế hoạch thiết lập một lực lượng thủy đánh bộ kiểu Mỹ để bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư. 4 tàu Trung Quốc đã lưu lại trong vùng biển thuộc quần đảo do Tokyo kiểm soát trong 3 giờ và tại đây các tàu này đã “khẩu chiến” cảnh báo với các tàu của phía Nhật. Theo các học giả, động thái của các tàu chắc chắn được trang bị vũ khí này cho thấy bước leo thang mới trong cuộc tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Nhật gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên Hoa Đông. Sự kiện cũng diễn ra vào ngày Bộ Quốc phòng Nhật đề xuất thành lập các đơn vị lưỡng cư và yêu cầu máy bay do thám không người lái vào cuộc để bảo vệ quần đảo. “Để triển khai nhanh các đơn vị nhằm phản ứng với một tình huống, điều quan trọng…là phải có một phộ phận lưỡng cư tương tự như lính thủy đánh bộ Mỹ”, có khả năng tiến hành các hoạt động trên bộ ở các đảo xa, Bộ này cho hay. Đề xuất trên là một phần trong báo cáo lâm thời được phê chuẩn tại một cuộc họp quân sự cấp cao của Nhật vào ngày hôm nay. Báo cao cũng cho biết cần phải có thêm “phần cứng” để giám sát các đảo xa. “Đất nước chúng ta có khoảng 6.800 đảo và Nhật đứng thứ 6 thế giới xét về lợi ích trên biển”, Bộ trưởng Itsunori Onodera cho hay. “Vì vậy bảo vệ các đảo là sứ mệnh to lớn, đặc biệt nếu chỉ dựa trên máy bay có người lái như hiện nay”. Tuy nhiên, theo một quan chức quân sự, báo cáo không có từ nào ám chỉ đến khả năng “tấn công phủ đầu”. Tranh chấp trên Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật và Trung đã âm ỉ từ nhiều thập niên qua và tăng nhiệt trở lại vào tháng 9 năm ngoái, khi Nhật quốc hữu hóa 3 đảo trong Senkaku/Điếu Ngư. Kể từ đó, Trung Quốc liên tục tăng cường hoạt động trong các vùng biển quanh quần đảo. Tuy nhiên, sự hiện diện của 4 tàu có khả năng được trang bị vũ khí của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc vào ngày hôm nay 26/7 đẩy căng thẳng lên mức cao hơn. Bởi mặc dù tàu chính phủ Trung Quốc liên tục ra vào vùng biển Senkaku/Điếu Ngư nhiều tháng qua, nhưng đây là lần đầu tiên các tàu này xâm nhập quần đảo kể từ khi Bắc Kinh hợp nhất nhiều cơ quan gồm hải giám, lực lượng bảo vệ bờ biển, ngư chính và cảnh sát chống buôn lậu trên biển của cơ quan hải quan dưới “lá cờ” của lực lượng bảo vệ bờ biển vào tuần này. Tân Hoa xã cho hay tàu của họ đã “tuần tra vùng biển thuộc lãnh thổ của đất nước”. Theo các học giả Trung Quốc, động thái trên chứng tỏ sẽ có nhiều tàu được trang bị vũ khí xuất hiện ở Senkaku/Điếu Ngư trong thời gian tới. Arthur Ding, nhà nghiên cứu tại Đại học quốc gia Chengchi, Đài Bắc, cho biết Trung Quốc chắc chắn sẽ tiến hành các cuộc tuần tra “thường xuyên hơn và mạnh mẽ hơn”. “Khi được đặt tên là lực lượng bảo vệ bờ biển, các tàu của nó chắc chắn sẽ được phép mang vũ khí hạng nhẹ để có thể thực thi pháp luật”, ông cho hay. Giới quan sát cảnh báo Senkaku/Điếu Ngư là điểm nóng rất có thể dẫn đến xung đột vũ trang. Họ cho rằng sự hiện diện của một lượng lớn tàu chính thức, một số được trang bị vũ khí, sẽ gia tăng khả năng đối đầu. Theo họ, một sai sót nhỏ cũng có thể nhanh chóng leo thang thành xung đột. Một trong những vụ việc nghiêm trọng nhất trong cuộc đối đầu Trung-Nhật trên Senkaku/Điếu Ngư từ trước tới nay là phía Nhật tố tàu chiến Trung Quốc “khóa” radar nhắm bắn một tàu của họ. Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc và tố lại Tokyo thêu dệt “mối đe dọa Trung Quốc”. Mặc dù lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật là cơ quan dân sự, song lại được trang bị “tận răng” và được hỗ trợ tốt về tài chính. Một số nhân viên trên các tàu được cho là được mang vũ khí. Vũ Quý Theo AFP Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 7, 2013 Tổng thống Obama tiếp đón chủ tịch Trung Quốc tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands ở miền nam California. Ảnh: Xinhua Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Brack Obama trong cuộc hội đàm ở Nhà Trắng. Ảnh: AFP. ================================ Ngài Obama hình như hơi thiên vị ? Trực giác ơi! Mr Obama không phải thiên vị đâu. Mr Obama đón tiếp theo đẳng cấp. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 7, 2013 Mỹ báo động về tàu ngầm Trung Quốc 26/07/2013 15:10 (TNO) Trong năm 2014, hải quân Trung Quốc dự kiến triển khai tuần tra biển bằng lớp tàu ngầm tên lửa hạt nhân chiến lược mới, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ, theo nhận định của các quan chức quốc phòng nước này. "Chúng tôi dự đoán các cuộc tuần tra tác chiến bằng tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân mới của Trung Quốc sẽ được triển khai trong năm tới, 2014", tờ Washington Free Beacon dẫn lời một quan chức tình báo Mỹ cho biết. Tăng cường tàu ngầm chiến lược và tên lửa đạn đạo Lực lượng tàu ngầm tên lửa chiến lược của Trung Quốc hiện nay bao gồm 3 chiếc Type 094 (lớp Tấn), với 12 ống phóng tên lửa được trang bị cho mỗi chiếc. Theo Lầu Năm Góc, đây là loại tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2. Nếu các cuộc tuần tra được thực hiện trong năm 2014, thì đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai tàu ngầm tên lửa hạt nhân hoạt động ở các vùng biển xa, mặc dù từ cuối những năm 1980, nước này đã sở hữu một lực lượng tàu ngầm tên lửa nhỏ. Hồi tháng 8 năm ngoái, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc thử nghiệm hiếm hoi loại tên lửa mang nhiều đầu đạn JL-2 trên vùng biển Bột Hải, gần bờ biển đông bắc Trung Quốc, theo tờ Washington Free Beacon. Theo các quan chức quốc phòng Mỹ, JL-2 là một trong 4 loại tên lửa tầm xa mới trong kho vũ khí hạt nhân chiến lược đang phát triển của Trung Quốc, và có khả năng đặt ra mối đe dọa "tấn công phủ đầu tiềm năng" bằng tên lửa hạt nhân với Mỹ. Trung tâm Tình báo không gian và vũ trụ thuộc Không quân Mỹ (NASIC) hồi đầu tháng này đã công bố một báo cáo về các mối đe dọa tên lửa, và xác định JL-2 là loại vũ khí lần đầu tiên cho phép tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân (SSBN) của Trung Quốc có khả năng tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ. Năng lực răn đe hạt nhân trên biển đầu tiên của Trung Quốc Báo cáo thường niên mới nhất của Lầu Năm Góc về sự phát triển quân sự của Trung Quốc cho biết Bắc Kinh từ lâu đã đặt ưu tiên cao cho việc xây dựng lực lượng tàu ngầm chiến lược. Theo đó, ngoài 3 chiếc Type 094 đang triển khai, Trung Quốc sẽ bổ sung thêm ít nhất là 2 tàu ngầm nữa trước khi triển khai loại tàu ngầm tên lửa thế hệ mới Type 096 (lớp Đường). Đây cũng là lần đầu tiên Lầu Năm Góc tiết lộ sự tồn tại của loại tàu ngầm tên lửa chiến lược thế hệ kế tiếp này. "Tàu ngầm lớp Tấn và tên lửa JL-2 sẽ cung cấp cho hải quân Trung Quốc sức mạnh răn đe hạt nhân đáng tin cậy trên biển đầu tiên", báo cáo của Lầu Năm Góc nhận định. Trong cuộc điều trần trước Tiểu ban Ngân sách quốc phòng Hạ viện, đô đốc Greenert cho rằng khu vực dưới đáy biển vẫn là lãnh địa riêng khẳng định quyền lực của Mỹ và hải quân Trung Quốc vẫn chưa thể xâm phạm cho dù nước này hiện đang triển khai đến 55 tàu ngầm chạy bằng diesel và hạt nhân. Tham mưu trưởng hải quân Mỹ, đô đốc Jonathan Greenert hồi tháng 5 đã phát biểu trước Quốc hội Mỹ rằng ông không lo lắng về sự tăng cường lực lượng của hải quân Trung Quốc, kể cả các tàu ngầm tên lửa mới, nhưng đó là sự phát triển cần được theo dõi sát sao. "Tôi chỉ nói là tôi đang thận trọng. Tôi ghét phải nói rằng tôi đang lo lắng, bởi vì tôi không nhất thiết phải lo lắng. Chỉ là rất thận trọng, và chúng ta cần phải chú ý, hiểu được ý định của họ và thách thức họ về ý định đó", ông nói. David Helvey, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách khu vực Đông Á, đã nói với các phóng viên hồi tháng 5 rằng Trung Quốc hiện đang đầu tư mạnh vào các chương trình chiến tranh dưới đáy biển và tàu ngầm. “Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn chưa tiến hành cuộc thử nghiệm hỏa lực dưới nước nào cho loại tên lửa phóng từ tàu ngầm”, ông David Helvey nói. Ngoài ra, một báo cáo năm 2008 của Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung còn ghi nhận có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang có kế hoạch triển khai tên lửa chống vệ tinh trên tàu ngầm. Hệ quả từ chương trình cắt giảm vũ khí hạt nhân của Mỹ? Theo nhận định của Mark Stokes, nhà phân tích các vấn đề quân sự Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu Dự án 2049 (Mỹ) thì việc Trung Quốc triển khai tuần tra bằng tàu ngầm tên lửa đạn đạo trong năm tới là không có gì đáng ngạc nhiên. "Điều quan trọng nhất là lực lượng nào chịu trách nhiệm kiểm soát, lưu trữ, và đảm bảo tình trạng sẵn sàng của các đầu đạn hạt nhân có khả năng sẽ kết hợp với tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm trong nhiệm vụ tuần tra", Stokes nói. Từ trước tới nay, Trung Quốc luôn giữ bí mật thông tin về các lực lượng hạt nhân của mình, như số lượng triển khai, cách thức kiểm soát và lưu trữ, vì lo ngại các cuộc thảo luận công khai sẽ làm suy yếu giá trị khả năng răn đe của mình. Ngoài ra, ông Stokes còn cho biết Quân ủy Trung ương Trung Quốc có truyền thống giao phó cho Lực lượng pháo binh số 2 trách nhiệm kiểm soát tập trung toàn bộ vũ khí hạt nhân, song hiện tại hải quân Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng của riêng mình để lưu trữ và xử lý đầu đạn hạt nhân. Richard Fisher, chuyên gia về các vấn đề quân sự Trung Quốc thuộc Trung tâm đánh giá chiến lược quốc tế, cho biết, việc triển khai tuần tra bằng tàu ngầm tên lửa là nhằm thực hiện tham vọng của các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ thời Chủ tịch Mao Trạch Đông trong những năm 1960. Ông cho biết 3 chiếc SSBN của Trung Quốc không phải là đối thủ so với 14 chiếc của hải quân Mỹ, nhưng giả định JL-2 có tầm bắn vào khoảng 8.000 km, tương đương với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong DF-31, thì các tàu ngầm Type 094 từ Hoàng Hải có thể khống chế các căn cứ phòng thủ tên lửa và phòng không trọng yếu ở Alaska. Hơn nữa, nếu hoạt động ở bờ biển phía đông của CHDCND Triều Tiên, nó có thể tấn công căn cứ tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân của hải quân Mỹ trên đảo Kitsap thuộc tiểu bang Washington. Ngoài ra, Fisher còn cảnh báo kế hoạch cắt giảm lực lượng hạt nhân của chính quyền Obama có thể làm gia tăng nguy cơ một cuộc tấn công phủ đầu trong tương lai của Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc không minh bạch về chương trình vũ khí hạt nhân hiện tại và tương lai của họ, thì quyết định tiếp tục cắt giảm hạt nhân của chính quyền Obama là hơi vội vàng và không phải là lựa chọn tối ưu, vì nó có thể đe dọa đến sức mạnh của bộ tam quyền lực hạt nhân của Mỹ bao gồm các lực lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân và máy bay ném bom, Fisher cho biết. Thomas M. Skypek, nhà phân tích an ninh quốc gia, trong một bài báo năm 2010 đã nhận định rằng, Trung Quốc trong 10 năm tới có thể xây dựng các lực lượng tên lửa chiến lược đa dạng hơn, từ lực lượng khiêm tốn 4 tàu ngầm Type 094 trở thành lực lượng hùng mạnh hơn với 2 chiếc Type 094 và đến 8 chiếc Type 096, mỗi chiếc trang bị 24 tên lửa JL-3 mang nhiều đầu đạn. Trong tiến trình phát triển năng lực răn đe hạt nhân đáng tin cậy trên biển của mình, Bắc Kinh sẽ xem xét đến việc triển khai loại tàu ngầm có khả năng tàng hình mạnh hơn, cùng với số lượng lớn tên lửa đạn đạo chứa nhiều đầu đạn dẫn hướng độc lập (MIRV), sẽ tạo thành năng lực mạnh hơn hẳn các SSBN và SLBM thuộc thế hệ đầu tiên và thứ hai, Skypek cho biết. Mặc dù quân đội Trung Quốc có vấn đề với tàu ngầm Type 094 và tên lửa JL-2. Tuy nhiên, Skypek nói thêm, hải quân Trung Quốc hiện đang ở trong “một quỹ đạo cho thấy Trung Quốc sẽ vươn lên đỉnh cao với bước nhảy vọt đáng kể về năng lực và sẽ sớm triển khai năng lực răn đe hạt nhân đáng tin cậy trên biển". "Một khi hoạt động phối hợp trơn tru, các hạm đội SSBN của Trung Quốc, ngay cả với một số lượng tàu khiêm tốn, sẽ tăng cường năng lực tấn công cũng như nâng cao vị thế răn đe chiến lược của Bắc Kinh thông qua việc gia tăng phạm vi hoạt động, tính cơ động, khả năng tàng hình, tồn tại, xâm nhập và sát thương", Skypek nói. Đối phó chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Á Hiện nay, chính quyền Obama đã xoay "trục" sang châu Á bằng cách tập trung các lực lượng quân sự của Mỹ trong khu vực và tăng cường tập trận với các nước đồng minh và đối tác ở châu Á. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter hồi tháng 4 đã tuyên bố hải quân nước này sẽ triển khai một tàu ngầm tấn công hạt nhân thứ tư đến đảo Guam vào năm 2015. Trong khi đó, Thiếu tướng Diêu Vân Trúc, thuộc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc hồi tháng 5 đã ám chỉ nỗ lực tăng cường phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Á sẽ dẫn đến sự tăng cường kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc. "Sự phát triển hiện nay, đặc biệt là việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Đông Á là rất đáng lo ngại đối với Trung Quốc và tác động đến sự tính toán về kho vũ khí hạt nhân và chiến lược của Trung Quốc", bà Diêu Vân Trúc cho biết. Tờ Wall Street Journal hồi tháng 5 đã trích dẫn nhận định của các chuyên gia Trung Quốc cho rằng các động thái quân sự của Mỹ ở châu Á khó lòng ảnh hưởng đến sự tăng cường lực lượng hạt nhân của Trung Quốc, bao gồm cả việc triển khai tuần tra bằng tàu ngầm tên lửa vào năm 2014. Tuy nhiên, số lượng đầu đạn hạt nhân và tên lửa chiến lược có thể được "điều chỉnh" dựa trên các kế hoạch quân sự của Mỹ ở châu Á. Nguyên Giang >> Nghi án Mỹ đánh chìm tàu ngầm Kursk của Nga >> Hai tàu ngầm Kilo sẽ về Việt Nam qua ngả châu Phi >> Nga chạy thử nghiệm tàu ngầm hạt nhân tối tân >> Trung Quốc ráo riết nâng cấp máy bay chống tàu ngầm >> Hạm đội tàu ngầm Trung Quốc: Mạnh cỡ nào? "...Canh bạc cuối cùng...? " Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 7, 2013 "...Canh bạc cuối cùng...? " Lão gàn chỉ còn hy vọng nó không kết thúc bằng một cuộc chiến. Rất tiếc bà Vanga lại tiên tri điều này. Làm sao hóa giải lời tiên tri này? Xét điều kiện của lời tiên tri: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt". Vậy thì, nếu lý thuyết cổ xưa được quay trở lại trước thời gian "còn lâu lắm" thì dân tộc Arxyri không bị tiêu diêt. Quả thật là mệt mỏi. Đây chính là nội dung của bộ phim khoa học viễn tưởng Terminator - quay về qúa khứ để sửa chữa tương lai. Chúng ta đang ở trong qúa khứ của một tương lai - Trong điều kiện lời tiên tri của bà Vanga đúng thì hy vọng sửa chữa được. Tuy nhiên, lời tiên tri của bà Vanga đúng hay sai thì nó "chưa được khoa học công nhận". Vì nó chưa có "cơ sở khoa học". 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 7, 2013 Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang (24 – 26.7) Tin tưởng vào ý chí chính trị đôi bên Ngày 25.07.2013, 19:52 (GMT+7) SGTT.VN - Thiếu vắng Việt Nam và ASEAN, chiến lược của Hoa Kỳ không hội đủ các điều kiện thiết yếu. Cả ba chiều kích kinh tế - an ninh - quốc phòng sẽ tạo dựng nên “dấu mốc lịch sử” (historic landmark) của chuyến thăm. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kery tiếp Chủ tịch Trương Tấn Sang và đoàn cấp cao Việt Nam tại buổi tiệc chiêu đãi với sự tham dự của hơn 100 khách mời gồm các thành viên nội các, lãnh đạo Quốc hội và lãnh đạo doanh nghiệp Hoa Kỳ. Ảnh: AFP Ngày 25.7, sau cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra tuyên bố chung về quan hệ “comprehensive partnership” (đối tác toàn diện). Khuôn khổ “đối tác toàn diện” Tuyên bố chung viết, ông Obama và ông Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ đối tác toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ". Quan hệ này dựa trên các nguyên tắc "tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau". Khuôn khổ mới tạo ra "cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực gồm quan hệ ngoại giao và chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch". Hai nhà lãnh đạo tỏ ra vui vẻ và thoải mái trong cuộc gặp ở Phòng Bầu dục. Tuyên bố chung Việt-Mỹ tái khẳng định "ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ". Các phóng viên ghi nhận Tổng thống Barack Obama trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thúc giục tăng cường tự do ngôn luận và tôn giáo ở Việt Nam, nhưng lạc quan về triển vọng quan hệ. Ông Obama tiết lộ, cuối buổi gặp, ông Sang đã tặng ông một bản sao lá thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman năm 1946, đề nghị Mỹ giúp đỡ Việt Nam. Ông Obama nói: "Tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam, nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau". Tổng thống Mỹ phát biểu sau điều mà ông mô tả là cuộc đối thoại "rất thẳng thắn" tại Nhà Trắng. "Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp," ông Obama nói với các phóng viên ở Phòng Bầu dục, trong khi ông Sang ở cạnh. "Chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn về cả tiến bộ mà Việt Nam đạt được và những thách thức còn tồn tại," ông nói. Ông Obama nói ông muốn một quan hệ đối tác với Việt Nam bao gồm gia tăng thương mại, hợp tác quân sự, trao đổi giáo dục và khoa học. Tổng thống Mỹ cho hay hai người quyết tâm hoàn tất Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương trước cuối năm. Chuyến thăm là dấu mốc lịch sử Ngày 25.7, sau khi hội kiến với Tổng thống Barack Obama buổi sáng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có bài thuyết trình tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Theo ông Ernest Bower, một chuyên gia hàng đầu về quan hệ Mỹ-Việt nhiều năm nay và hiện là cố vấn cao cấp cho viện nghiên cứu có uy tín này, việc người đứng đầu nhà nước Việt Nam xuất hiện tại một viện nghiên cứu ở thủ đô Washington với một bài thuyết trình về chính sách, về địa-chính trị và các vấn đề chiến lược là hiện tượng chưa từng có từ trước tới nay, tại đây. Theo vị chuyên gia này, bang giao Mỹ-Việt có thể đã đạt tới gần tầm cao kể từ khi hai nước tái lập quan hệ vào đầu thập niên 1990. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc với đại diện kiều bào ra đón tại sân bay. Ảnh: TTXVN Ngày 24.7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – nguyên thủ thứ hai của Việt Nam đến Mỹ từ ngày bình thường hóa – tuyên bố: Việt Nam coi “Hoa Kỳ là đối tác quan trọng hàng đầu”. Tại tiệc trưa với Ngoại trưởng John Kerry, người từng thăm Việt Nam 17 lần, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết hai nước đã và đang hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Trước đó, Chủ tịch đã tiếp nữ Bộ trưởng Thương mại Penny Pritzker. Bà này nói: TPP là “ưu tiên hàng đầu” của Tổng thống Obama. Bà Pritzker trông đợi quá trình đàm phán TPP sẽ hoàn tất năm nay. Chủ tịch nước cũng đã tiếp bộ trưởng Nông nghiệp Vilsack và đại diện Thương mại Froman. Tại các cuộc tiếp, Chủ tịch khuyến cáo TPP phải là hiệp định cân bằng được các mục tiêu phát triển và cần xem xét tới tính đa dạng về trình độ giữa các thành viên. Ngày 23.7, nói chuyện với Đại sứ quán Việt Nam ngay sau khi đến Mỹ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuyên bố, sắp tới đây quan hệ hai nước “sẽ được nâng cấp”. Chủ tịch nước mô tả bang giao Việt-Mỹ là “đối tác tích cực, hữu nghị, xây dựng, hợp tác nhiều mặt, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi”. Chủ tịch nước cũng kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam trước thềm cuộc gặp với Tổng thống Obama. Hãng tin AP trích lời Chủ tịch nước khẳng định “đã đến lúc phải bình thường hóa toàn diện các quan hệ song phương trong tất cả mọi lĩnh vực”. Cùng lúc, đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear cũng khẳng định, Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập và tôn trọng nhân quyền. Theo TTXVN tại Washington, đánh giá về ý nghĩa chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel nhận xét: đây là sự kiện đặc biệt trong quan hệ song phương, vì Việt Nam có tầm quan trọng đối với Hoa Kỳ. Phát biểu trước báo giới tại Washington, ông Russel cho rằng, chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là một dấu mốc lịch sử. Việt Nam ở gần trung tâm của chính sách tái cân bằng của Hoa Kỳ tại châu Á và nổi lên như một quốc gia có tầm quan trọng ở Đông-Nam Á, có vai trò lớn trong ASEAN, nhất là trong bối cảnh Hoa Kỳ đang gắn kết mạnh mẽ với khu vực này. Đây cũng là chuyến viếng thăm thứ tư của một nhà lãnh đạo Đông Nam Á tới Nhà Trắng trong năm nay. Trợ lý Ngoại trưởng Russel nhận xét tiếp: chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là cơ hội để tăng cường hợp tác giữa hai nước về các chủ đề chiến lược, trong đó có vấn đề Biển Đông. Dù là một bên đòi hỏi chủ quyền nhưng Việt Nam có tiếng nói rất có trách nhiệm về cách tiếp cận ngoại giao dựa trên luật pháp. Đây còn là cơ hội để Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với ASEAN và chuẩn bị cho chuyến công du của Tổng thống Obama tới Brunei dự Cấp cao Đông Á (EAS). Chuyến thăm là dịp để hai bên trao đổi về chủ đề biến đổi khí hậu, nhất là những vấn đề cụ thể mà Hoa Kỳ có thể hợp tác, trợ giúp Việt Nam trong việc củng cố năng lực và khai thác nguồn năng lượng, đóng góp vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến các thành thức thành cơ hội Về hợp tác lâu dài, hai nước đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán để nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược. Theo giới phân tích, câu trả lời cho chuyến đi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nằm trong chính sách cân bằng của Mỹ giữa những căng thẳng hiện nay trong quan hệ Việt-Trung, Trung-Nhật sau các vụ khiêu khích và áp chế trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Đó cũng chính là bối cảnh của việc Việt Nam tìm kiếm sự quân bình trong quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. GS. Thayer từ Úc cho rằng chuyến thăm của ông Sang kết hợp với chuyến đi của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Bá Tỵ tới Washington hồi tháng 6 cho thấy những tính toán chiến lược lâu bền đằng sau những sự kiện quan trọng này. Bên cạnh các lưỡng nan an ninh, quan hệ Việt-Mỹ hiện còn đối mặt với các thách thức trên các địa hạt kinh tế, chiến lược và quốc phòng. Tuy là nước có đầu tư lớn nhất vào Việt Nam và là đối tác thương mại lớn thứ hai sau Trung Quốc, Hoa Kỳ vẫn muốn mở rộng thêm khả năng tiếp cận thị trường. Còn Việt Nam thì muốn Mỹ công nhận có nền kinh tế thị trường và tránh bị áp dụng các rào cản thương mại đối với các hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, trợ lý Ngoại trưởng Russel đã lưu ý hai quan điểm bảo lưu đối với tương lai. Thứ nhất, trong số 12 thành viên đang đàm phán TPP, Việt Nam là nước nằm ở cuối bậc thang phát triển. Thứ hai, Hoa Kỳ luôn luôn có những quan tâm đáng kể đến tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Chủ tịch Trương Tấn Sang tiếp Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker. Ảnh: TTXVN Cũng trong ngày 24.7, trả lời câu hỏi của BBC “Hoa Kỳ có thực sự cần Việt Nam về phương diện kinh tế và quân sự hay không?”, chuyên gia Bower, CSIS thẳng thắn: “Hoa Kỳ có cần Việt Nam. Hoa Kỳ cần Việt Nam vì chiến lược của Hoa Kỳ ít nhất dựa vào một phần đó là cần một ASEAN mạnh mẽ. ASEAN có nền móng vững chắc sẽ là điểm tựa cân bằng cho kiến trúc vùng kiểu mới tại Thượng đỉnh Đông Á (EAS). Nếu thiếu vắng yếu tố lãnh đạo mạnh mẽ của Việt Nam cũng như của ASEAN, là tổ chức khu vực mà Việt Nam tin tưởng, thì chiến lược của Hoa Kỳ sẽ rất yếu. Do đó, Việt Nam quan trọng đối với Hoa Kỳ vì lý do này và còn vì nhiều lý do khác nữa”. Tại một cuộc họp báo ở Hà Nội, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị tái khẳng định, Hoa Kỳ và Việt Nam đồng ý thiết lập một quan hệ đối tác thân hữu, xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và vì lợi chung. GS. Carl Thayer từ Viện Quốc phòng Úc nhìn nhận chính sách của Hoa Kỳ là tái quân bình ảnh hưởng đối với vùng châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng theo GS. Thayer, “nếu nước Mỹ quá nhấn vào lá bài nhân quyền thì là họ sẽ tự bắn vào chân mình khi tìm cách thúc đẩy quan hệ chiến lược với Việt Nam. Trò chơi tái quân bình rộng lớn hơn là tiếp cận, hình thành các đầu ra an ninh và cải thiện an ninh hàng hải...”. Hoàng Dũng Nhân ================== Hì! Kinh Tốc Hỷ. Nhưng còn nhiều chuyện để bàn: Khai Xích khẩu. Lão Gàn này - người nhỏ làm việc nhỏ - Cứ phải Việt sử 5000 năm văn hiến là chân lý và thật sự khoa học. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 7, 2013 Mỹ-Nhật quyết xây 'pháo đài' quân sự ở Philipines 08:00 | 27/07/2013 TPO - Sau 20 năm hờ hững với Philippines, dù nước này có vị trí rất quan trọng về chiến lược trên Thái Bình Dương, gần đây Lầu Năm Góc bắt đầu tích cực để trở lại những vị trí mà Mỹ đã từng đóng quân trên quần đảo này. Khởi động cuộc tập trận chung Mỹ- Philipines (ảnh AP). Mặc dù có sự hiện diện của hàng chục căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Guam và đảo Diego Garcia, Washington vẫn nỗ lực tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở Đông Nam Á với một mục đích được ưu tiên đặc biệt về chiến lược: Ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo các phát biểu của một số các đại diện thuộc giới quân sự của Mỹ, cuộc đấu tranh với mục đích ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc trên Biển Đông, Biển Hoa đông và Hoàng Hải vào những năm gần đây đã tập trung được những sự quan tâm cao nhất của Washington Hàng năm, chỉ tính riêng trên biển Đông, nơi mà Bắc Kinh đang đòi hỏi chủ quyền hầu hết cả vùng nước với các quốc gia ven biển, vận tải thương mại chiếm khoảng 5,3 nghìn tỷ USD, trong đó riêng thương mại Mỹ chiếm 1,2 nghìn tỷ. Con số này giải thích tại sao người Mỹ cần chuyển trọng tâm chiến lược quốc gia về khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Họ hiểu rất rõ rằng, tổn thất sẽ lớn hơn nhiều khi Trung Quốc nắm được quyền quản lý tại vùng biển Đông và đương nhiên, sẽ kiểm soát được cả biển Hoa Đông và Hoàng Hải. Dưới khẩu hiệu “bảo vệ những lợi cíh quốc gia Mỹ trước những nguy cơ” đe dọa tuyến đường vận tải thương mại trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhà Trắng đã quyết định chuyển vị trí đóng quân của 8.000 lính thủy đánh bộ Mỹ từ Nhật Bản sang căn cứ quân sự Mỹ ở Guam, trên hòn đảo sân bay chiến lược này, đang triển khai kế hoạch hiện đại hóa hạ tầng cơ sở, để căn cứ có thể phục vụ các tàu sân bay không chỉ 16 ngày, mà là 63 ngày hậu cần kỹ thuật. Dự án nay, người Mỹ dự chi khoảng 7,4 tỷ USD cho đến hết năm 2014. Washington cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với chính phủ Australia, trong thời gian sắp tới sẽ triển khai các lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ, ký thỏa thuận với Singapore về việc sẽ triển khai căn cứ quân sự hải quân cho các chiến hạm của Mỹ cập cảng. Trong kế hoạch chiến lược mà Washington đang xem xét nhằm tăng cường sức mạnh quân sự răn đe và ngăn chặn của các cụm quân lực hải quân ở châu Á -Thái Bình Dương, có những đề xuất về khả năng triển khai một trung tâm chỉ huy điều hành tác chiến Hải quân cấp chiến lược tại Philipines, triển khai các lực lượng quân sự trên cơ sở luân phiên thường trực chiến đấu và tiến hành các cuộc tập trận chung thường xuyên dưới nhiều hình thức khác nhau với các nước trong khu vực. Diễn tập quân sự tại Philipines. Tại căn cứ quân sự Cavite, khoảng 6 dặm tính từ Manila , các quân nhân Mỹ đang hướng dẫn và huấn luyện các đồng nghiệp Philipines sử dụng máy bay không người lái (UAV) nhằm kiểm soát các tàu thuyền trên biển Đông. Một minh chứng cụ thể về những hoạt động mang tính tích cực, đưa những kế hoạch và thỏa thuận vào những hoạt động thực tế của hợp tác quân sự trên tầm chiến lược đối với Philipines là trong vòng 5 tháng đầu năm của năm 2013 đã có 72 chuyến viếng thăm của chiến hạm và tàu ngầm Mỹ được tiến hành trong vịnh Subic (để so sánh, có thể thấy chỉ có 88 chuyến trong cả năm 2012; 54 chuyến trong năm 2011 theo các thông số chính thức của Philipines). Tháng 7/2013. Washington tiến hành đợt tập trận chung 6 ngày với quân đội Philipines trên biển Đông. 500 lính thủy đánh bộ Mỹ và 500 quân nhân Philipines cùng tham gia các hoạt động tác chiến. Chiến hạm mang tên lửa Mỹ Fitzgerald và kỳ hạm của hạm đội Philipines thực hiện các hoạt động chiến thuật trên khoảng 50 dặm cách khu vực đảo đang tranh chấp với nội dung chiến thuật là “đánh chiếm các tàu nghi ngờ là thù địch, đổ bộ lên tàu và thu giữ các phương tiện có thể gây nguy hại đến an ninh và chủ quyền của đồng minh”. Tần suất ghé cảng Philippine của các chiến hạm Mỹ tăng đột biến. Sử dụng thuật ngữ “các tàu thù địch” và “đồng minh” đã chỉ rõ mục đích cuộc diễn tập hải quân mà Washington tiến hành cùng với những đồng nghiệp Philipines của mình. Các cuộc diễn tập lần trước thường được tiến hành dưới khẩu hiệu chiến đấu chống lại khủng bố và cướp biển trong khu vực, bảo vệ các tuyến đường thương mại hàng hải. Các cuộc diễn tập hải quân của Mỹ với Philipines cùng tiến hành trong năm 2013 - (2013 Cooperation Afloat Readiness and Training -CARAT) đến thời điểm hiện nay đã rõ ràng là cuộc đối đầu thật sự với Trung Quốc. Như một số các tướng lĩnh quân sự Mỹ trong các cuộc nói chuyện riêng tư – cởi mở, chiến lược quân sự Mỹ trong tương lai nhằm tới một mục đích là đồng xây dựng các căn cứ quân sự khổng lồ của Mỹ, quy mô của nó tương tự hoặc lớn hơn những căn cứ quân sự từng được triển khai trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các căn cứ quân sự này có thể nhỏ hơn về diện tích, nhưng phải lớn hơn về mặt số lượng tham gia của các nước trong khu vực, đồng thời có sự tham gia tích cực trong các hoạt động tác chiến của các nước đồng minh. Kế hoạch khổng lồ mang tầm chiến lược lâu dài này đã được khẳng định trong cuộc họp báo ngày 27.6 tại Quezon City (Philippines), có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Philipines ông Voltaire Gazmin và người đồng cấp Nhật Bản ông Itsunori Onodera. Nội dung cuộc họp báo đề cập đến vấn đề xây dựng một căn cứ quân sự cho người Nhật và người Mỹ cùng với các trang thiết bị, phương tiện và khí tài quân sự. Cơ sở cho việc hình thành quyết định đó được chỉ ra nguyên nhân là “những hành vi mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực”. Cả hai bộ trưởng Bộ quốc phòng đều bày tỏ về thái độ tiêu cực của đất nước họ với những “vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc” đối với Nhật Bản và Philipines. Đồng thời bày tỏ quan điểm đồng thuận với tăng cường sự hiển diện quân sự của Mỹ trong khu vực, trước mắt là trên các căn cứ quân sự của Mỹ ở Philipines. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera vừa có chuyến thăm Philippines và trao đổi với người đồng cấp nước chủ nhà V.Gazmin. Cùng với những lời tuyên bố trên, Philippines cũng tiến hành những bước chuẩn bị cho “triển khai tạm thời” trên lãnh thổ của mình “lực lượng phòng vệ Nhật Bản”, đây là một bước tiến chưa từng có trong quá trình hồi sinh sức mạnh quân sự toàn cầu của Đế chế mặt trời. Một điều vô cùng thú vị là, trong trường hợp này, sự phục hưng sức mạnh quân sự Nhật Bản được sự đồng thuận của Washington, trong đó Philipines đã tạo điều kiện cho người Mỹ đóng vai trò then chốt. Tờ Financial Times số ra vào tháng 11.2012 có đăng lời phát biểu của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Philipines, ông Alberto del Rosario, nội dung nhấn mạnh ”Manila sẽ xem xét và nhìn nhận lại điều khoản hòa bình trong Hiến pháp Nhật Bản mà nội dung điều khoản này là cấm Nhật Bản tái vũ trang lực lượng quân sự..” vấn đề vũ trang quân sự được biện minh bằng sự gia tăng căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc. Điều đáng chú ý là Hiến pháp Philippines cấm việc triển khai "các căn cứ quân sự, lực lượng vũ trang của quân đội nước ngoài, hoặc trang thiết bị, phương tiện chiến tranh của nước ngoài trên lãnh thổ Philipines." Điều khoản cấm này đã được chính phủ Philipines lách bằng cách sử dụng thuật ngữ “ngụy trang” trên quan điểm các lực lượng vũ trang và căn cứ quân sự trên đất Philipines có ý nghĩa là có quyền có “sự hiện diện của khách mời” trong đối ngoại quân sự hiện nay. Cho đến thời điểm này, trên thế giới có hơn 750 căn cứ quân sự Mỹ, chiếm 95% căn cứ quân sự nước ngoài của các nước trên toàn thế giới. Đồng thời người Mỹ cũng biện minh sự hiện diện quân sự trên thế giới của mình như một phần định hướng của một siêu cường trách nhiệm. Trong tình hình hiện nay, những hành động của Trung Quốc giống như một chiếc chìa khóa, đã mở ra cánh cửa rộng thênh thang cho sự hồi sinh của đế chế quân sự toàn cầu Nhật Bản, đồng thời tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trên biển Đông đến tầm ảnh hưởng về chiến lược quân sự - chính trị. Vấn đề tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế trên biển có được duy trì như các cường quốc vẫn tuyên bố trong các phiên họp của Liên hợp quốc, hay với sự gia tăng sức mạnh quân sự và đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, sự phục sinh của đế chế quân sự Nhật Bản, trung tâm điều hành tác chiến và các chiến hạm trên biển Đông sẽ đem lại những gì đang xảy ra ở Libya, Syria và Iraq? Những vấn đề trên hiện hữu ngay cả với Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Trịnh Thái Bằng Theo Dokwar (Nga) ================= Sử dụng thuật ngữ “các tàu thù địch” và “đồng minh” đã chỉ rõ mục đích cuộc diễn tập hải quân mà Washington tiến hành cùng với những đồng nghiệp Philipines của mình. Các cuộc diễn tập lần trước thường được tiến hành dưới khẩu hiệu chiến đấu chống lại khủng bố và cướp biển trong khu vực, bảo vệ các tuyến đường thương mại hàng hải. Các cuộc diễn tập hải quân của Mỹ với Philipines cùng tiến hành trong năm 2013 - (2013 Cooperation Afloat Readiness and Training -CARAT) đến thời điểm hiện nay đã rõ ràng là cuộc đối đầu thật sự với Trung Quốc. Những thuật ngữ và danh từ mang tính ngoại giao,mềm mỏng hay cứng rắn chỉ còn lệ thuộc vào một việc: Để kết thúc "canh bạc cuối cùng", Hoa Kỳ đã dàn trận đến đâu! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 7, 2013 Trung Quốc trong thế bao vây chiến lược của Mỹ và các đồng minh Chủ Nhật, 28/07/2013 - 18:59 (Dân trí) - Những hành động hung hăng của Trung Quốc trong thời gian gần đây ở các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông đã khiến nhiều nước trong khu vực e ngại. Không chỉ thế, Mỹ cũng phải cấp tốc xoay trục an ninh để cản đường đối chủ tiềm tàng. Chính sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông là nguyên nhân khiến các nước phải tăng cường liên minh chiến lược quân sự. Tuy nhiên, để đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán và có chiến lược phát triển lớp lang, Mỹ và các đồng minh ở châu Á – Thái Bình Dương nhận thấy không thể đơn phương hành động. Một sơ đồ hợp tác an ninh với các mắt xích chiến lược đang được hình thành bao quanh Trung Quốc nhằm làm tăng thêm hiệu quả chặn đường Bắc Kinh trong tương lai. Và người vẽ nên sơ đồ này chính là Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông qua hai chuyến thăm gần như cùng lúc tới Ấn Độ và 3 nước Đông Nam Á. Dân trí trân trọng giới thiệu chùm bài “Trung Quốc trong thế bao vây chiến lược của Mỹ và các đồng minh” Bài 1: Nhật Bản tập hợp đồng minh chống Trung Quốc Trong chuyến công du Đông Nam Á lần thứ 3 kể từ khi nhậm chức cách đây 7 tháng, ông Abe có một mục đích rất rõ ràng là tăng cường uy thé của Tokyo tại Đông Nam Á để hạn chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh, không chỉ về kinh tế mà cả về quân sự và ngoại giao. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang đặt những nền móng đầu tiên cho việc tạo lập vòng cung bao vây Trung Quốc ở phía Đông Nam. Vì thế, trong chuyến thăm kéo dài hai ngày 25-26/7 lần lượt tới Malaysia, Singapore và Philippines, Thủ tướng Abe đều nhấn mạnh việc phản đối sử dụng vũ lực trên biển và kêu gọi củng cố hợp tác nhằm hạn chế những hoạt động hung hăng gần đây của Trung Quốc ở cả biển Hoa Đông và Biển Đông. “Đối với Nhật Bản, Philippines là một đối tác chiến lược có thể cùng chia sẻ những giá trị căn bản và nhiều lợi ích chiến lược khác... Để củng cố hơn nữa quan hệ, Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng năng lực cho lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines”, Thủ tướng Abe phát biểu họp báo chung với Tổng thống Philippines Benigno Aquino sau cuộc gặp chính thức ở thủ đô Manila. Ông Abe cũng cho biết sẽ cấp cho Manila 10 tàu tuần duyên thông qua khoản vay ưu đãi để bổ sung cho đội tàu còn nghèo nàn trong bối cảnh phải thường xuyên đối mặt với các tàu hải giám cũng như tàu chiến Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp quanh bãi đá cạn Scabourough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham). Đáp lại, Tổng thống Philippines khẳng định “hợp tác hàng hải là một trong những trụ cột của quan hệ đối tác chiến lược Nhật – Philippines” và rằng, hai bên đã cùng nhau đánh giá những thách thức an ninh đang phải đối mặt để hướng tới việc giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ và quan ngại về hàng hải. Trước đó, tại trạm dừng chân đầu tiên ở Malaysia, ông Abe cũng đã đưa ra cam kết viện trợ, trong đó đáng chú ý có việc sẽ cung cấp cho Kuala Lumpur công nghệ xây dựng tuyến đường sắt cao tốc trị giá nhiều triệu USD nối liền với Singapore. Ngoài ra, người đứng đầu chính phủ Nhật Bản cũng thảo luận với người đồng nhiệm Malaysia Najib Razak về các chương trình hợp tác tài chính và đảm bảo an ninh ở eo biển Malacca. Đây là tuyến đường biển đi ngang qua Malaysia, Indonesia và Singapore, là nơi trung chuyển tới hơn 85% lượng dầu thô của Nhật Bản nhập từ Trung Đông. Còn tại trạm dừng chân thứ hai là Singapore, mặc dù ông Abe cũng đã có cuộc gặp với lãnh đạo nước chủ nhà nhưng điểm nhấn được quan tâm nhất lại là cuộc gặp riêng của ông với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden để bàn về biện pháp củng cố liên minh Mỹ - Nhật. Trước đó, Nhật Bản đã có ý định mua 42 máy bay tiêm kích tàng hình F-35 và một số tên lửa có cánh của Mỹ nhằm chuẩn bị cho khả năng áp dụng đòn tấn công phủ đầu đối với các mục tiêu của Trung Quốc và các tổ hợp tên lửa của Triều Tiên một khi bị đặt trong tình trạng nguy cấp. Theo giới chuyên gia, tất cả những động thái trên của Thủ tướng Abe thể hiện đúng tinh thần được đích thân Thủ tướng Abe công bố trước thềm chuyến thăm. Ông nói: “Mục đích chính của tôi là làm cho các bên tuân thủ nguyên tắc tôn trọng pháp luật, chứ không phải sử dụng vũ lực trong các vấn đề quốc tế”. Nhưng để tạo được đối trọng ngang cơ trong cuộc chơi này, ngoài việc tăng cường vũ trang cho quân đội, Tokyo cũng phải củng cố các quan hệ đồng minh nhằm tạo được sức mạnh tổng hợp thông qua một hệ thống các mắt xích chiến lược trong khu vực. Giới chuyên gia quân sự của Bắc Kinh, vì thế, không khó để nhận ra ý đồ này. Theo họ, chuyến công du tới Malaysia, Singapore và đặc biệt là Philippines của ông Abe lần này rõ ràng là âm mưu tập hợp các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc để hiện thực hóa tham vọng tìm kiếm liên minh chống Bắc Kinh. “Ông Abe muốn thành lập một liên minh trên biển với một số quốc gia trong khu vực để kiềm chế Trung Quốc”, một nhà phân tích ở Bắc Kinh nói. “Một số quốc gia thành viên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mà trước hết là Philippines, sẽ bị Nhật Bản lôi kéo vào liên minh chống Trung Quốc”, Viện nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện hàn lâm Xã hội Trung Quốc đánh giá. Cũng theo viện trên, đây là động thái hoàn toàn khác với so với thời gian đầu khi ông Abe mới lên cầm quyền tháng 12 năm ngoái. Thay vì cố gắng khôi phục quan hệ Nhật - Trung như trước đây, thì giờ ông Abe lại chọn giải pháp cô lập Trung Quốc bằng cách lôi kéo các quốc gia ASEAN thành lập mặt trận chung với cam kết sẽ đánh đổi bằng các khoản đầu tư và cho vay tín dụng ưu đãi lớn. Nhưng trên hết, nếu hình thành được vòng cung liên minh này, chuyến đi của Thủ tướng Abe sẽ giúp tạo ra vành đai chống Trung Quốc ở khu Đông Nam, chọc thủng đường lưỡi bò 9 đoạn của Bắc Kinh ở hầu hết Biển Đông và tạo ra thế hợp tác liên hoàn với vòng cung chống Trung Quốc ở Tây Nam do Mỹ đang xúc tiến thành lập. Đức Vũ Đón xem bài 2: Mỹ kín đáo bố trí lực lượng quanh Biển Đông========================== Tất cả những gì đã xảy ra hôm nay, Lão gàn đã dự báo từ nhiều năm trước. Với cá nhân Lão Gàn thì chẳng còn gì để nói - ngoài Việt sử 5000 năm văn hiến phải được minh bạch. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 7, 2013 Chú Sam khôn thiệt. Mạnh thế mà đi đâu oánh ai cũng kéo bè kéo cánh. Còn các chú thì ngay cả các đồng minh cùng hệ tư tưởng của mình cũng xử đẹp....e...hèm! Canh bạc này nếu chơi sát ván, song song dàn trận bụp nhau, học giả thế giới được ngầm cởi trói đồng thời xét lại rốt ráo vụ lịch sử 5000 năm với rất nhiều tồn nghi thì đúng là các chú bị tận diệt cả phần xác lẫn phần hồn. Mãi mãi không thể phục hưng. Quả báo, quả báo ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 7, 2013 Chú Sam khôn thiệt. Mạnh thế mà đi đâu oánh ai cũng kéo bè kéo cánh. Còn các chú thì ngay cả các đồng minh cùng hệ tư tưởng của mình cũng xử đẹp....e...hèm! Canh bạc này nếu chơi sát ván, song song dàn trận bụp nhau, học giả thế giới được ngầm cởi trói đồng thời xét lại rốt ráo vụ lịch sử 5000 năm với rất nhiều tồn nghi thì đúng là các chú bị tận diệt cả phần xác lẫn phần hồn. Mãi mãi không thể phục hưng. Quả báo, quả báo ! Bởi vậy, vấn đề Việt sử 5000 năm văn hiến đâu có phải chuyện đơn giản.Làm gì có chuyện tinh thần yêu nước cực đoan ở đây - như một số kẻ ác ý cố gắng gán ghép cho tôi. Nếu chỉ cần tinh thần yêu nước là Việt sử 5000 năm văn hiến được tôn vình thì chẳng cần đến ai phải chứng minh cả. Nhưng việc này nó rất nhập nhằng. Lúc thì là khoa học, lúc thì là yêu nước cực đoan, chẳng có chuẩn mực nào cả. Cái buồn cười nó ở chỗ này: Việt sử bị xóa sổ vì nó chính là chân lý và sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt. Nhưng bây giờ thì chính các siêu cường tham gia xóa sổ Việt sử thì đang coi nhau như đối tác cần thanh lý. Và cả hai đều thấy vị trí của dân tộc Việt trong chiến lược của họ . Trước đây khi tôi viết sách minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến, đã có người cho rằng: Cuốn sách của tôi - nếu được in - sẽ là nguyên nhân có thể xảy ra chiến tranh với Trung Quốc. Tất nhiên hậu qủa của nhận xét này như thế nào thì chắc ko cần phải thông minh lắm cũng đoán được. Nay thực tế lại cho thấy sự căng thẳng là do quyền lợi của chính Trung Quốc và chẳng liên quan gì đến mấy cuốn sách của tôi. Vậy bây giờ làm sao? Nếu họ muốn chứng tỏ sự chân thành và tính chính danh thì việc đầu tiên với các thế lực kình chống nhau này, trước hết phải tỏ ra tôn trọng tinh thần khách quan khoa học thật sự đã chứ nhỉ?! Có tôn trọng tinh thần khách quan,khoa học thì mới chứng tỏ tính chính danh chứ nhỉ?! Nếu đã gọi là nhân danh khoa học - tức mang tính khách quan - thì cần phải sòng phẳng và công khai việc minh chứng cội nguồn Việt tộc chứ nhỉ. Tôi cũng mệt mỏi lắm - già rùi - nên cũng không muốn thuyết phục ai nữa cả. "Chém gió" vậy thôi. Trước khi đi ngủ, chỉ muốn nói thêm rằng: "Chỉ có Việt sử 5000 năm văn hiến, mới có thể hóa giải được lời tiên tri của bà Vanga". 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 7, 2013 Ấn Độ cho Việt Nam vay tín dụng mua tàu tuần tra? Cập nhật lúc 05:55, 29/07/2013 (ĐVO) - The Hindu đưa tin, Ấn Độ sẽ cung cấp cho Việt Nam một hạn mức tín dụng 100 triệu USD để mua sắm khí tài, trang thiết bị quân sự. Thúc đẩy hợp tác tài chính Việt Nam-Myanmar Hợp tác quân sự chiến lược Việt Nam – Indonesia Hợp tác Lục quân Việt Nam - Philippines Ấn Độ hoàn thiện siêu tăng Arjun Mk II Cũng theo tờ báo này, hạn mức tín dụng 100 triệu USD có thể sẽ được cung cấp vào cuối năm nay. Và khoản tín dụng này sẽ được sử dụng để mua 4 tàu tuần tra. Trong những năm qua, Việt Nam và Ấn Độ đã có mối quan hệ chiến lược, bao gồm hợp tác trong hạt nhân dân sự, đào tạo sĩ quan quân đội và thường xuyên tổ chức các chuyến thăm lẫn nhau. Nhưng đây là một dịp hiếm hoi Ấn Độ cung cấp một hạn mức tín dụng liên quan đến quốc phòng cho Việt Nam. Thông thường, các nước láng giềng, nằm trong vùng ảnh hưởng của Ấn Độ mới được cấp tín dụng. Ví dụ, quốc đảo Mauritius, với lực lượng không quân và hải quân trang bị bằng vũ khí Ấn Độ, đã được cấp hạn mức tín dụng để mua tàu tuần tra của Ấn Độ và máy bay trực thăng Dhruv. Ấn Độ muốn mở rộng quan hệ quốc phòng với Việt Nam trong mua bán các trang thiết bị quân sự, mà trọng tâm là tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos do liên doanh Ấn Độ - Nga hợp tác phát triển. Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos khai hỏa Các nguồn tin trong chính phủ Ấn Độ cho biết thêm, hạn mức tín dụng này là sự cụ thể hóa của mối quan hệ thân thiết giữa Việt Nam và Ấn Độ. Hiện đã có một hạn mức tín dụng 45 triệu USD cho một dự án nhà máy điện công suất 200MW được xây dựng bởi BHEL, hay việc xuất khẩu siêu máy tính Param. Điều này mở đường cho sự thâm nhập sâu hơn của các doanh nghiệp Ấn Độ vào thị trường Việt Nam. Các nguồn tin này cũng chỉ ra rằng Ấn Độ đang nỗ lực tăng cường mối quan hệ an ninh với tất cả các nước ở sườn phía Đông. Đây là một trong những thành phần quan trọng của chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ và lực lượng hải quân của một số nước Đông Nam Á đã liên tục tiến hành các cuộc tập trận. Không những thế, Hải quân Ấn Độ cũng tiến hành các cuộc tuần tra chung với Thái Lan và tổ chức tập trận chung với Singapore và Nhật Bản. Vừa qua, biên đội tàu chiến đấu của Hải quân Ấn Độ cũng đã có chuyến viếng thăm tới Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á khác. Đặc biệt, đội tàu của Ấn Độ đã có cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn trên biển với Việt Nam. Sau việc Ấn Độ nhận vận tải cơ chiến lược từ Mỹ Theo Kienthuc ========================= Hình ảnh cô gái Ấn Độ trong "Canh bạc cuối cùng" - mà họa sĩ vẽ thiếu - đã hiện lên rõ nét. Đây là điều Lão Gàn đã phát biểu từ lâu. Cuối năm nay, bức tranh tổng thể sẽ rõ ràng hơn nhiều. Lúc ấy chẳng cần phải có tư duy trừu tượng và phân tích trên cơ sở phương pháp luận của một hệ thống lý thuyết. Chỉ cần nhận xét rất trực quan cũng đủ để các "chính khách ấp" bàn tán sôi nổi ở quán trà 5 xu. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 7, 2013 Trung Quốc: Không đánh mà thắng 29/07/2013 02:00 GMT+7 Phương pháp tiếp cận láng giềng tốt bắt đầu thay đồi từ thập kỷ trước vì lãnh đạo Trung Quốc tin rằng cuối cùng thời cơ của Trung Quốc đã đến. Theo cách Trung Quốc cướp lấy đất đai xuyên qua dãy Himalaya trong thập niên 1950 bằng việc phát động các cuộc xâm chiếm ngấm ngầm và bây giờ họ tiến hành những cuộc chiến lén lút không bắn một phát súng nào nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Hoa Đông và Biển Hoa Nam (Biển Đông Việt Nam), trên biên giới với Ấn Độ và trên các dòng sông quốc tế. Mặc dù Trung Quốc từ một quốc gia nghèo trỗi dậy trở thành cường quốc kinh tế thế giới nhưng các yếu tố chính trong lãnh đạo quốc gia và học thuyết chiến lược vẫn không hề thay đổi. Từ thời Mao Trạch Động Trung Quốc đã từng bám sát lời khuyên trong Binh pháp Tôn Tử “Không đánh mà thắng mới là cách tốt nhất.” Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã dùng vòi rồng để tấn công thuyền của Đài Loan khi con thuyền này đi vào vùng biển thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Phép dùng binh này liên quan đến việc đánh thắng kẻ địch bằng sự bất ngờ qua việc khai thác điểm yếu của kẻ thù và chớp lấy thời cơ cũng như qua việc ngụy trang công bằng thủ. Tôn Tử đã nói “Tất cả các cuộc chiến đều dựa trên sự lừa bịp”. Chỉ khi cuộc chiến lén lút không thể đạt được mục tiêu đề ra thì mới phát động cuộc chiến công khai. Trung Quốc đã dàn dựng các cuộc chiến tranh quân sự công khai ngay cả khi đất nước họ còn nghèo và nội bộ còn bất ổn. Một báo cáo của Lầu Năm Góc đã nêu việc TQ tấn công phủ đầu vào các năm 1950, 1962, 1969 và 1979 như là những ví dụ về tấn công được ngụy trang bằng phòng thủ [bảo vệ]. Và cũng có thể kể thêm vào đó cuộc tấn công bằng vũ lực của Trung Quốc chiếm Quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Đá Gạc Ma (Johnson Reef) vào năm 1988, Đá Vành Khăn (Mischief Reef) vào năm 1995 và Bãi cạn Scarbourough vào năm ngoái (2012, ND). Tuy nhiên, một thế hệ sau khi Đặng Tiểu Bình củng cố xong quyền lực, Trung Quốc chủ động đề cao mối quan hệ láng giềng tốt với các nước Châu Á nhằm tập trung phát triển kinh tế nhanh chóng. Chiến lược này cho phép Bắc Kinh tích lũy sức bật kinh tế và chiến lược trong khi cho phép các nước láng giềng thúc đẩy kinh tế mình lên bằng cách bám theo sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc. Phương pháp tiếp cận láng giềng tốt bắt đầu thay đồi từ thập kỷ trước vì lãnh đạo Trung Quốc tin rằng cuối cùng thời cơ của Trung Quốc đã đến. Một trong những tín hiệu đầu tiên là sự phục hồi yêu sách âm ỉ lâu dài đòi chủ quyền bang Arunachal Pradesh vùng Đông Bắc Ấn Độ hồi năm 2006. Bằng chứng tiếp theo là việc chuyển qua cách tiếp cận “phô trương cơ bắp”, với việc TQ sẵn sàng tấn công giành lãnh thổ với nhiều nước láng giềng và mở rộng “lợi ích cốt lõi”. Và năm ngoái (2012, ND), Trung Quốc chính thức đưa yêu sách đường lưỡi bò theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển đòi chủ quyền hơn 80% Biển Đông. Từ việc sử dụng sức mạnh thương mại để gây tổn thương đối phương tới khai thác tính độc quyền toàn cầu về sản xuất các nguồn tài nguyên sống còn như các khoáng sản dạng đất hiếm. Trung Quốc đã đóng vai trò mạnh mẽ hơn, làm tăng mối quan ngại ở Châu Á và ở phạm vi rộng lớn hơn. Thực tế, Trung Quốc càng mở cửa làm ăn kinh tế theo phương Tây thì tư tưởng chính trị càng Tầu hơn. Tầng lớp có quyền lực của Trung Quốc, bằng cách quay lưng lại với học thuyết Marxist được nhập khẩu từ Phương Tây, đang đưa chủ nghĩa quốc gia Trung Quốc vào trung tâm của tính chính đáng chính trị. Kết quả là sự quyết đoán mới của Trung Quốc trở nên ngày càng gắn bó với sự đổi mới quốc gia. Trên bối cảnh này, việc Trung Quốc gia tăng sử dụng cuộc chiến lén lút nhằm đạt được các mục tiêu chính trị và quân sự đang trở thành một nguồn bất ổn chiến lược chính ở Châu Á. Các công cụ được tận dụng rất đa dạng từ việc tiến hành các cuộc chiến tranh kinh tế tới việc tạo ra tầng lớp chiến binh lén lút mới dưới vỏ bọc là các cơ quan bán quân sự như Cục An toàn Hàng hải (the Maritime Safety Administration), Cơ quan Kiểm ngư (the Fisheries Law Enforcement Command) và Cục Hải dương Quốc gia (the State Oceanic Administration). Các cơ quan này với sự hỗ trợ của Hải quân Trung Quốc đang trong đội quân làm thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho Trung Quốc ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) và Biển Hoa Đông. Trung quốc đã đạt được một số thành công rồi và các thành công đó khuyến khích họ theo đuổi sự quyết đoán đa phương chống lại nhiều nước láng giềng cùng một lúc. Ví dụ sau cuộc dằng co nhiều tháng với Philippines, Trung Quốc đã kiểm soát thực tế Bãi Scarborough từ năm ngoái (2012, ND) bằng cách dàn đội tầu xung quanh bãi đó và từ chối không cho đối phương tiếp cận. Ngư dân Philippines không còn có thể vào khu vực đánh bắt cá truyền thống của mình được nữa. Với các tàu Trung Quốc nằm bao vây, Philippines đã bị đối mặt chỉ với một lựa chọn chiến lược: hoặc chấp nhận thực tế do Trung Quốc áp đặt hoặc chấp nhận nguy cơ nổ ra chiến tranh. Thậm chí khi Trung Quốc đã làm thay đổi hiện trạng trên thực tế trên hiện trường, Mỹ hầu như đã không trợ giúp gì cho đồng minh của mình là Philippines. Mỹ cứ giục hai bên kềm chế và cẩn trọng sau khi một tàu chiến của Philippines chuẩn bị tấn công vào các tàu của Trung Quốc gần bãi ngầm một năm trước, sự việc này thúc đẩy Trung Quốc tấn công Philippines trên lĩnh vực kinh tế. Bắc Kinh đã tìm cách làm phá sản nhiều chủ vườn trồng chuối ở Philippines và tấn công vào ngành công nghiệp du lịch ở Philippines bằng cách hạn chế nhập khẩu chuối và ra khuyến cáo hạn chế du lịch tới Philippines. Bãi cạn này nằm cách xa lục địa Trung Quốc trên 800 km nhưng nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines theo Công ước luật biển. Trong cuộc chiến lén lút của Trung Quốc nhằm tranh giành quyền quản lý mấy thập kỷ của Nhật Bản đối với Quần đảo Senkaku, Bắc Kinh đã giành được thành công trong bước đầu, làm cho cộng đồng quốc tế nhận biết về sự tồn tại của tranh chấp [ở đây]. Theo nghĩa đó, cuộc chiến tranh xói mòn mà Trung Quốc tiến hành chống Nhật Bản trên quần đảo Senkaku đã khuấy động lên hiện trạng tranh chấp. Bằng cách điều các tầu tuần tiễu thường xuyên đến quấy nhiễu vùng nước xung quanh quần đảo vào mùa thu năm ngoái (2012), và bằng cách cố tinh vi phạm vùng không phận của quần đảo, Bắc Kinh đã phớt lờ nguy cơ một cuộc cuộc xô xát có thể diễn biến ngoài tầm kiểm soát kéo theo hậu quả thảm khốc. Quả thực Trung Quốc đã thực hiện hành động khiêu khích liều lĩnh vào đầu năm nay (2013) khi tầu Trung Quốc chĩa ra đa định vị mục tiêu tấn công vào một tầu Nhật Bản, một hành động tương tự với việc người bắn tỉa chỉnh chấm đỏ trong máy ngắm laser ngay vào trán của một mục tiệu chọn trước! Cuộc chiến lén lút chống lại Nhật Bản cũng xuất hiện dưới dạng chiến tranh kinh tế, với việc Trung Quốc tẩy chay không chính thức hàng hóa của Nhật Bản dẫn đến sự giảm sút xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản tới Trung Quốc và sự suy giảm việc bán sản phẩm của Nhật sản xuất ở Trung Quốc. Mỹ đã phản ứng gì đối với tất cả những điều này? Mỹ đã thúc giục cả đồng minh Nhật lẫn đối tác kinh tế Trung Quốc hãy làm dịu cuộc khủng hoảng chính trị đối với quần đảo không người ở này. Bộ trưởng quốc phòng Leon E. Panetta nói với các nhà báo trong chuyến viếng thăm Nhật Bản hồi tháng 9 năm 2012 rằng “Tôi quan ngại khi hai nước này dính vào các khiêu khích theo bất kỳ cách nàođối với quần đảo này và điều đó có thể làm tăng khả năng bên này hay bên kia suy xét nhầm lẫn có thể dẫn đến bạo lực và có thể tạo ra một cuộc xung đột vũ trang.” Trung Quốc, ngoài việc muốn nắm quyền bá chủ đối với Biển Hoa Nam và đối với phần lớn Biển Hoa Đông, còn từng bước gia tăng áp lực chiến lược lên Ấn Độ theo nhiều phương diện, bao gồm cả việc gây ra tranh chấp lãnh thổ. Không giống như Nhật Bản, Philippines và một số nước Châu Á khác ngăn cách với Trung Quốc bởi đại dương, Ấn Độ có đường biên giới trên bộ còn tranh chấp với Trung Quốc dài nhất trên thế giới. Ví thế Ấn dễ bị sức ép quân sự trực tiếp của Trung Quốc hơn. Bất động sản lớn nhất mà Trung Quốc đang tìm kiếm không phải ở Biển Hoa Nam hay Biển Hoa Đông mà thậm chí không phải là Đài Loan, mà là Ấn Độ, bang Arunachal Pradesh, lớn gấp ba Đài Loan và gấp đôi Thụy Sỹ. Sự căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng với cùng lý do giống như trường hợp ở Biển Hoa Nam và Biển Hoa Đông – thực hiện các động thái phá vỡ hiện trạng. Mặc dù Chính phủ Ấn Độ chọn cách làm nhẹ bớt hành động của Trung Quốc để không khơi dậy sự gây hấn lớn hơn, những con số theo quan sát từ 2007 cho thấy rằng số các vụ tấn công lén lút của Trung Quốc vào lãnh thổ của Ấn Độ lại gia tăng vào năm ngoái. Với vùng biên cương Himalaya rộng lớn không cư trú được và do vậy khó tuần tra đầy đủ có hiệu quả, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần lẻn qua để châm chọc Ấn Độ đồng thời có thể để dịch chuyển đường biên giới về phía nam. Trong trường hợp mới đây nhất, một trung đội lính Trung Quốc đã lẻn qua khỏi đường biên giới 10 km xâm nhập vào trong vùng đất tranh chấp ở khu vực Ladakh thuộc bang Kashmir vào một đêm tháng tư, và lập trại ở đó. Sự xâm nhập này đã châm ngòi một cuộc đối đầu quân sự nguy hiểm làm cho Ấn Độ phải gửi gấp quân đội tới khu vực đó. Như trong trường hợp tranh chấp lãnh thổ trên bộ và trên biển, Trung Quốc tìm cách phá vỡ hiện trạng đối với các dòng sông quốc tế chảy tới các nước láng giềng. Cũng giống như Trung Quốc đã ngấm ngầm xâm nhập vào vùng đất tranh chấp trong quá khứ để thể hiện “việc đã rồi” (fait accompli), Trung Quốc đang tìm cách thay đổi dòng chảy các con sông chảy qua biên giới các nước bằng cách tiến hành các dự án xây dựng đập một cách lén lút. Trung Quốc đánh giá cao việc khống chế dòng chảy các con sông xuyên qua biên giới các nước trong việc thu đạt đòn bẩy kinh tế chính trị lớn hơn đối với các nước láng giềng. Sức mạnh, quyền khống chế và đòn bẩy là các yếu tố trọng tâm trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Một khi các đập ngăn nước theo kế hoạch trên các con sông liên quốc gia mà hoàn thành thì Trung Quốc sẽ giành được đòn bẩy ngấm ngầm chống lại động thái của các nước láng giềng. Theo ánh sáng này các mối quan hệ ngày càng ngang ngạnh của Trung Quốc với các nước láng giềng và Mỹ đặc trưng bởi sự giảm sút an ninh và sa sút chuẩn mực được tạo ra để đối mặt với những thách thức mới. Thuyết phục Trung Quốc chấp nhận hiện trạng [đúng với sự thực] trở thành điều mấu chốt cho hòa bình và ổn định ở Châu Á. Tác giả: Brahma Chellaney. Người dịch: Nguyễn Đức Hùng. Hiệu đính: Phan Song Brahma Chellaney nhà địa chiến lược, tác giả của “Asian Juggernaut” (Tên cuồng Châu Á) (HarperCollins) và “Biển, Hòa Bình và Chiến Tranh” (Rowman & Littlefield) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 7, 2013 Hồ sơ pháp lý chủ quyền Biển Đông, thời cơ ngàn năm có một Thứ hai 29/07/2013 07:15 (GDVN) - "Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế là một biện pháp hòa bình, văn minh, đúng luật. Do đó việc chuẩn bị một bộ hồ sơ pháp lý, một mặt để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của ta ở Biển Đông, mặt khác bác bỏ những tuyên bố, yêu sách vô lý và sai trái của các bên tranh chấp, là hoàn toàn cần thiết và rất cần được tiến hành ngay". TS Trần Công Trục cho biết. Tướng Lê Kế Lâm: “Phải sẵn sàng mọi biện pháp để đối phó ở Biển Đông” Đuối lý, Trung Quốc đánh tráo các khái niệm pháp lý ở Biển Đông BT Phạm Bình Minh: Vấn đề Biển Đông là mối quan tâm chung của khu vực Chủ tịch nước: "Giải quyết vấn đề Biển Đông là hết sức hệ trọng" “Đưa máy bay, chụp hình bằng chứng TQ xâm phạm chủ quyền Biển Đông” Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố công khai quan điểm giải quyết tranh chấp Biển Đông, đó là những quan điểm mang tính nguyên tắc và xuyên suốt, trong đó có nội dung khẳng định Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình căn cứ trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trong đó, giải quyết tranh chấp thông qua các tổ chức tài phán quốc tế là một biện pháp hòa bình, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, chuyên gia hàng đầu về Luật Biển chia sẻ. Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, chuyên gia hàng đầu về Luật Biển. - PV: Trong lần chia sẻ trước với báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ có nhận định rằng bài học lớn nhất cho Việt Nam từ vụ Philippines kiện Trung Quốc (TQ) về việc giải thích và áp dụng sai UNCLOS để đưa ra và bảo vệ yêu sách ở Biển Đông là chúng ta cần phải nhận thức rõ về vai trò của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS trong xử lý tranh chấp Biển Đông và để áp dụng thành công giải pháp hòa bình này, trước hết cần xây dựng một bộ hồ sơ pháp lý hoàn chỉnh về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Xin Tiến sĩ vui lòng phân tích cụ thể tại sao đã đến lúc chúng ta cần xây dựng và công khai hồ sơ pháp lý chứng minh chủ quyền ở Biển Đông? Chúng ta có nên khởi động các tiến trình tố tụng pháp lý về Biển Đông như Philippines đã làm hay không? - Tiến sĩ Trần Công Trục: Về nguyên tắc, Việt Nam luôn khẳng định chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Và như đã nhiều lần phân tích, giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế là một biện pháp hòa bình, văn minh, đúng luật. Do đó việc chuẩn bị một bộ hồ sơ pháp lý, một mặt để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của ta ở Biển Đông, mặt khác bác bỏ những tuyên bố, yêu sách vô lý và sai trái của các bên tranh chấp, là hoàn toàn cần thiết và rất cần được tiến hành ngay. Trong bối cảnh phức tạp như hiện nay, nếu chúng ta không thể hiện quan niệm rõ ràng, cụ thể, minh bạch mà chỉ dừng lại ở việc đưa ra những tuyên bố nguyên tắc chung nhất thì dư luận khu vực, cộng đồng quốc tế sẽ khó có thể hiểu được và do đó chúng ta sẽ khó có thể nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ rất lớn từ công luận khu vực và quốc tế. Mặt khác cách thể hiện quan điểm giải quyết tranh chấp Biển Đông trên cơ sở nguyên tắc chung nhất chúng ta dùng để phản ứng trước các động thái, diễn biến trên Biển Đông thì các bên tranh chấp hầu như không chấp nhận hoặc tìm cách phản bác lại, đặc biệt là phía TQ. Còn nếu chúng ta đưa vấn đề Biển Đông ra các cơ quan tài phán quốc tế để họ xem xét và phán quyết ai đúng, ai sai thì sẽ có sức thuyết phục cao hơn rất nhiều đối với cộng đồng quốc tế. Theo cá nhân tôi, người Việt Nam chúng ta cần phải sẵn sàng làm điều đó, chấp nhận thông qua các cơ quan tài phán quốc tế phán quyết rạch ròi, đúng sai, thậm chí chỗ nào chúng ta sai chúng ta phải chấp nhận điều chỉnh theo đúng luật định, những điểm nào chúng ta đúng thì chúng ta kiên quyết bảo vệ và sẽ được luật pháp quốc tế bảo vệ. Trên thực tế mọi người đều thấy TQ có những yêu sách, quan điểm xử lý tranh chấp của riêng họ bất chấp luật pháp quốc tế, ỷ thế sức mạnh vượt trội, dùng sức mạnh và chính trị cường quyền để áp đặt quan điểm riêng của họ lên các nước khác hòng chèn ép, răn đe các bên tranh chấp. Vì vậy chúng ta không thể nói xuông với họ, mà phải có sự chuẩn bị cho các hành động tự bảo vệ mình bằng pháp lý. Đương nhiên việc chúng ta thực hiện các tiến trình pháp lý để chứng minh và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông như Philippines đã làm hay không, chúng ta cần phải tính toán rất kỹ để làm sao có lợi nhất trong bối cảnh tình hình vẫn còn có rất nhiều quan điểm khác nhau, đúng sai, thật hư lẫn lộn… Tuy nhiên, chúng ta không còn nhiều thời gian để tính toán mà cần nắm bắt cơ hội, lúc này có thể nói là thời cơ ngàn năm có một để chúng ta phải sớm bắt tay thực hiện. Có một câu thành ngữ dân gian của người nông dân Việt Nam mà chúng ta không được quên : “đừng để lâu... hóa bùn”. Vì vậy, việc xây dựng bộ hồ sơ pháp lý về Biển Đông một cách khẩn trương, nhanh chóng, khoa học, chính xác, đúng luật cần phải được ưu tiên hàng đầu. Có thể ví như nó như là liều thuốc giải độc cần kíp trong tình trạng Biển Đông đang bị “nhiễm độc” trầm trọng. Chừng nào chúng ta chưa có sự chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ 1 bộ hồ sơ pháp lý, chứng lý về chủ quyền của ta trên Biển Đông một cách khoa học, khách quan, chúng ta sẽ dễ rơi vào bị động khi đối phó với các tình huống đang diễn ra liên tục, diễn biến khó lường như hiện nay. Giữa muôn trùng biển Đông, cờ đỏ sao vàng hiên ngang khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của tổ quốc. Tác phẩm "Chủ Quyền" - PV: Thưa Tiến sĩ, việc xây dựng bộ hồ sơ pháp lý Biển Đông là rất cần thiết và cần phải được làm ngay. Xin ông vui lòng phân tích tại sao chúng ta cần tiến hành gấp rút và không thể chậm trễ hơn nữa trong thời điểm hiện nay? - Tiến sĩ Trần Công Trục: Hiện tại Biển Đông đã trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm đặc biệt của khu vực và quốc tế, đặc biệt là các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, EU, đây là thời điểm chúng ta cần tận dụng tối đa sức mạnh của công luận để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ luật pháp quốc tế, bảo vệ UNCLOS và đưa các điều khoản pháp lý quan trọng của UNCLOS vào thực tế. Philippines đã đi tiên phong trong việc vận dụng các quy định, điều khoản của UNCLOS để phản bác, bác bỏ yêu sách chủ quyền vô lý của TQ ở Biển Đông và đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước lớn. Và như đã phân tích ở trên, nếu chúng ta muốn nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ khu vực và quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền của ta ở Biển Đông, ngăn ngừa nguy cơ xung đột thì buộc chúng ta phải giải thích rõ ràng, chính xác, đúng luật, có căn cứ khoa học để chứng minh và bảo vệ các quyền và lợi ích của chúng ta ở Biển Đông. Mặt khác, cục diện Biển Đông liên tục xuất hiện những diễn biến nguy hiểm khó lường mà nếu chúng ta không có sự chuẩn bị kỹ càng về hồ sơ pháp lý Biển Đông, chúng ta sẽ rất khó đối phó hiệu quả, đưa ra phản ứng tức thời, chính xác, nhất quán và xuyên suốt về chủ quyền Biển Đông mỗi khi xảy ra các sự cố trên Biển Đông. Hơn nữa, qua theo dõi các động thái cũng như các tuyên bố, phát biểu của lãnh đạo cấp cao TQ về quan điểm giải quyết tranh chấp Biển Đông, có thể thấy họ vẫn kiên trì lập trường đòi đàm phán song phương đối với tranh chấp đa phương ở Trường Sa, TQ vẫn tiếp tục khẳng định và tìm mọi cách hợp pháp hóa đường lưỡi bò bằng các thủ đoạn đánh tráo các khái niệm pháp lý cơ bản của UNCLOS khi áp dụng tại Biển Đông. Chỉ có bằng con đường pháp lý chúng ta mới có thể đối phó với âm mưu, thủ đoạn này, có thể bác bỏ được những quan niệm chủ quan, ngụy tạo sai trái của họ và mới có thể giup chúng ta bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông một cách khách quan và đúng luật. Tình hình tranh chấp Biển Đông giữa Ta và TQ còn phức tạp hơn Philippines ở chỗ, TQ đã đánh chiếm phi pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Từ đó đến nay họ liên tục tăng cường lực lượng quân sự đồn trú, xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép hòng đứng chân lâu dài làm bàn đạp mở rộng các hoạt động trên thực địa ở Biển Đông, từng bước hợp pháp hóa đường lưỡi bò phi pháp. Điển hình cho thủ đoạn này là việc TQ thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” hòng quản lý 3,5 triệu km vuông, tức 85% diện tích Biển Đông. Đặc biệt về mặt ngoại giao, TQ luôn gạt vấn đề Hoàng Sa ra khỏi nội dung đàm phán với Ta nên có thể nói đấu tranh đòi lại chủ quyền Hoàng Sa bằng con đường hòa bình thì việc sử dụng pháp lý là lựa chọn tốt nhất của chúng ta hiện nay. Thông qua việc công bố hồ sơ pháp lý Biển Đông, trong đó có nội dung chứng minh chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nộp lưu chiểu tại các tổ chức quốc tế và Liên Hợp Quốc, dựa vào bộ hồ sơ này để đưa ra phản ứng trong các trường hợp TQ vi phạm chủ quyền Việt Nam, gây căng thẳng ở Hoàng Sa, chúng ta sẽ cho dư luận TQ và cộng đồng quốc tế thấy rằng Việt Nam liên tục thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa trên mặt trận pháp lý, dù thực địa TQ đang chiếm đóng trái phép quần đảo này. Tổng hợp các yếu tố đối nội cũng như đối ngoại, sức mạnh trong nước cũng như quốc tế, tôi cho rằng lúc này là thời cơ ngàn năm có một để ta khẩn trương xây dựng bộ hồ sơ pháp lý Biển Đông một cách đầy đủ, hệ thống, toàn diện, đúng luật, nhất quán, rõ ràng và minh bạch, đồng thời sớm công bố nó để làm nền tảng cho việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông - Trường Sa, đồng thời đòi lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bằng con đường hòa bình - sử dụng pháp lý. - PV: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Công Trục! Hồng Thủy ====================== Ý kiến của luật sư Trần Công Trực hoàn toàn chính xác! Đây là tính chính danh - theo Lý học Đông phương - của sự kiện bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông của Việt Nam. Việc này là sự tiếp tuc của việc hồ sơ biển Đông của Việt Nam mà trước đây tôi đã cho rằng nên làm trong bài viết: "Việt sử 5000 năm văn hiến và Biển Đông. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 7, 2013 Quần đảo Trường Sa sẽ trở thành chiến trường Trung Quốc - Mỹ? Thứ hai 29/07/2013 14:13 (GDVN) - Thời điểm đó sẽ là cuộc đấu tranh giữa 2 siêu cường Mỹ và Trung Quốc nhằm tranh giành quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang là tâm điểm tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên) được cho là có nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt dồi dào, Henderson cho biết. Nhà phân tích thời sự Dean Henderson Đài Press TV của Iran ngày 29/7 dẫn lời Dean Henderson, một nhà bình luận thời sự cho rằng việc Mỹ đang đàm phán thỏa thuận cho phép gia tăng sự hiện diện quân sự của nó tại Philippines cho thấy Philippines luôn có giá trị chiến lược đối với Mỹ ở Biển Đông với nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt dồi dào. Sau một thời gian dài chiếm đóng Philippines vào cuối những năm 1980, quốc gia này "cơ bản trở thành thuộc địa" của Mỹ với các căn cứ không quân, hải quân lớn ở Subic, Clark Air Base, Henderson nói với Press TV. Hiện tại Washington và Manila đang đàm phán để tăng cường sự hiện diện của tàu chiến và quân đội Mỹ tại Philippines trong bối cảnh căng thẳng giữa Manila với Bắc Kinh trên Biển Đông. Một thỏa thuận có thể sẽ cho phép Mỹ gửi tàu, phụ tùng, vật tư cũng như binh lính thủy quân lục chiến, hải quân đến vịnh Subic. Henderson cho rằng dấu ấn văn hóa Mỹ đối với Philippines rất sâu sắc và sẽ có vấn đề khi người dân Philippines "thực sự thức tỉnh", họ sẽ nhận ra rằng mình đang bị lợi dụng. Nhưng đến thời điểm đó sẽ là cuộc đấu tranh giữa 2 siêu cường Mỹ và Trung Quốc nhằm tranh giành quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang là tâm điểm tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên) được cho là có nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt dồi dào, Henderson cho biết. Hồng Thủy (Nguồn: Press TV) =========================== Biển Đông có thể là một cái cớ - như Ả Rập Kuwait là một cái cớ cho chiến tranh vùng Vịnh I vậy. Nhưng không bao giờ "canh bạc cuối cùng" kết thúc ở đây. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 7, 2013 Nhật Bản công khai 3 dự án công nghệ máy bay gây chấn động Dantri.com.vn Thứ Hai, 29/07/2013 - 10:04 Nhật Bản vừa công khai hàng loạt dự án nghiên cứu chế tạo hàng không, gây chấn động giới công nghiệp quốc phòng thế giới. Ngày 25/07 vừa qua, Mạng thông tin khoa học kỹ thuật quốc phòng Trung Quốc cho biết, trên Website của Tổng cục nghiên cứu kỹ thuật quân sự, thuộc Bộ quốc phòng Nhật Bản đã công khai hàng loạt dự án nghiên cứu, phát triển trang bị, vũ khí hàng không, trong đó có cả những hạng mục thuộc về máy bay chiến đấu tàng hình gây chấn động . Cục nghiên cứu, phát triển hàng không trực thuộc Tổng cục này chủ yếu phụ trách nghiên cứu và thử nghiệm máy bay và các hệ thống thiết bị của nó, đồng thời Cục này cũng đảm nhận các dự án vũ khí tấn công dẫn đường chính xác. Dưới Cục nghiên cứu, phát triển hàng không gồm có 4 ban ngành chức năng sau: - Phòng phát triển hệ thống: Phụ trách thử nghiệm và quyết định các hạng mục tích hợp và tối ưu hóa các hệ thống máy bay và tên lửa. Mô hình công nghệ điều khiển vũ khí tổng hợp trên máy bay - Phòng công nghệ hàng không: Phụ trách nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm, đánh giá các công nghệ then chốt của máy bay và các thiết bị có liên quan, cùng với các loại vũ khí dẫn đường tiến công chính xác. - Phòng công nghệ vũ khí dẫn đường chính xác: Phụ trách nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm, đánh giá các công nghệ động cơ, điều khiển phóng, theo dõi và kiểm soát, dẫn đường tên lửa. - Chi đội Niijima: Đảm nhận thử nghiệm vũ khí dẫn đường chính xác. Hiện nay, Cục nghiên cứu, phát triển hàng không đang phụ trách nghiên cứu, phát triển các loại trang bị, vũ khí hàng không sau: 1. Phụ trách thử nghiệm và nghiệm chứng tính năng của máy bay vận tải thế hệ mới XC-2 (thử nghiệm cường độ toàn máy bay). Nghiệm chứng công nghệ cho loại động cơ thế hệ mới Nhật Bản đang phát triển Đây là dự án chế tạo một phương tiện vận tải để thay thế máy bay vận tải C-1 cho lực lượng không quân. Hiện nay loại máy bay vận tải thế hệ mới XC-2 đang tiến hành thử nghiệm và đánh giá cường độ tĩnh lực và sức bền cơ học của kết cấu tổng thể thân máy bay, nhằm tiến hành kiểm tra toàn bộ khả năng chịu tải vật lý của toàn thân máy bay. 2. Khảo nghiệm tính năng của máy bay nghiệm chứng kỹ thuật tiên tiến (thử nghiệm động cơ chạy trên mặt đất). Đây là kế hoạch thử nghiệm động cơ nghiệm chứng kỹ thuật của động cơ cánh quạt thế hệ mới (XF-5) do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo, có lực đẩy và công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, dự kiến sẽ được lắp đặt trên máy bay nghiệm chứng kỹ thuật tiên tiến. Hiện nay, lấy mục tiêu là tập trung chuẩn bị cho chuyến bay thử đầu tiên của máy bay nghiệm chứng kỹ thuật tiên tiến, loại động cơ này đang được tích cực thử nghiệm trên mặt đất. Nhật Bản chế tạo một loại máy bay vận tải thế hệ mới 3. Công nghệ điều khiển vũ khí tổng hợp trên máy bay chiến đấu.Để giành được ưu thế trong chiến đấu chống lại các máy bay của kẻ địch, có khả năng tàng hình hoặc áp đảo về số lượng, cần phải tích hợp và liên kết tất cả các loại trang bị, vũ khí trong một hệ thống mạng lưới tác chiến. Trong môi trường tác chiến như vậy, để bảo đảm tính bí mật, cần thông qua đường truyền số liệu tốc độ cao, cự ly ngắn, tiến hành kiểm soát toàn bộ các hệ thống vũ khí và thiết bị cảm biến giữa các phi công trong cùng biên đội. Tổng cục nghiên cứu kỹ thuật quân sự đang phát triển công nghệ kiểm soát và điều khiển vũ khí, để nâng cao khả năng sinh tồn trên chiến trường, thông qua tăng cường khả năng tìm kiếm cơ hội, đặc biệt là tạo cơ hội tấn công và nâng cao hiệu quả tấn công. Theo Đức Vinh An ninh thủ đô ================================ Chắc chắn người Nhật sẽ chia sẻ kỹ thuật này với Hoa Kỳ. Bởi vì, nếu Nhật Bản hoàn tất công nghệ này ngay bây giờ -khi tôi gõ xong hàng chữ này - thì vẫn không phải là đối thủ của Trung Quốc.Nếu xét chiến tranh tay đôi. Vấn đề là "bảo kê" cho nước Nhật với cái "ô hạt nhân" chính là Hoa Kỳ. Hơn nữa thời gian không còn nhiều để ....nghiên cứu. Người Đài Loan tập trận giả định phòng thủ vào năm 2017 và nhiều nhà quan sát cho rằng đấy là một khả năng tiên tri cho một cuộc chiến sẽ bùng nổ vào năm đó. Tôi cũng nghĩ vậy: "Canh bạc cuối cùng" kết thúc cũng xấp xỉ thời gian đó - Nếu nó kết thúc bằng một cuộc chiến. Hoặc có thể sớm hơn. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 7, 2013 Vũ khí quyết định cục diện trên biên giới Trung-Ấn? Cập nhật lúc 06:09, 30/07/2013 (ĐVO) - Trong thời gian vừa qua, Ấn Độ đã tăng cường mua sắm các loại máy bay vận tải quân sự với số lượng lớn. Đây không phải là những toan tính thông thường, mà là sự chuẩn bị chiến lược cho tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Cách TQ đàm phán biên giới với Ấn Độ Trạng thái quan hệ 4C của Trung - Ấn Chiến đấu cơ Trung-Ấn đối đầu trên biên giới 4 vạn lính Ấn Độ sẽ lấp kín biên giới Trung-Ấn Theo tờ Deccan Herald của Ấn Độ, cùng ngày với quyết định phê chuẩn của nội các Ấn Độ về việc thành lập lực lượng tác chiến sơn địa (bộ binh sơn cước hay còn gọi là bộ binh đánh rừng núi) mới trên biên giới Trung - Ấn, tư lệnh lục quân Ấn Độ đã trình bày với tư lệnh lục quân Mỹ về một “quan điểm chiến lược mới”, nổi bật lên là trọng tâm chiến lược đối phó với Trung Quốc. Cũng trong thời điểm đó, hợp đồng mua sắm máy bay vận tải C-17 đã được ký kết, đưa quan hệ hợp tác quốc phòng Mỹ - Ấn Độ tiến thêm một bước dài. Bài viết cho biết, trong cuộc hội kiến tại trụ sở của mình, tư lệnh lục quân Ấn Độ Bikram Singh, đã trình bày với người đồng cấp bên phía Mỹ là ông Odierno - tư lệnh lục quân Mỹ, về “Quan điểm chiến lược mới”. Trong đó, bao hàm những phân tích về chiến lược an ninh của Ấn Độ đối với Afghanistan, Pakistan và Trung Quốc. Trong “Quan điểm chiến lược mới”, Ấn Độ đã mổ xẻ các vấn đề về an ninh trên biển giới phía tây (giáp với Pakistan), phía đông (giáp với Trung Quốc) và tuyến hàng hải trên biển. Từ trước đến nay, mục tiêu chiến lược của Ấn Độ được mặc định là Pakistan, nhưng hiện nay, mũi nhọn đã được chĩa về phía Trung Quốc. Máy bay vận tải C-17 Globemaster Ngoài ra, bài báo còn cho biết, tư lệnh không quân Ấn Độ Brown đã tuyên bố với báo giới: “Ấn Độ và Mỹ là sự bổ sung tuyệt vời cho nhau, 2 nước đã đặt một nền tảng vững chắc cho chiến lược phát triển song phương trong thế kỷ 21”. Là một quan chức cao cấp trong phái đoàn quân sự Ấn Độ sang thăm Mỹ, tư lệnh Brown đã gặp gỡ nhiều quan chức Mỹ và ký kết hợp đồng mua lô máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemaster thứ 2. Theo bài báo, Ấn Độ đã chi cho hợp đồng này 4,1 tỷ USD, vì vậy họ đã trở thành đối tác nước ngoài lớn nhất mua sắm loại máy bay này. Tư lệnh Brown cho biết: “Các căn cứ của chúng tôi đều được xây dựng trên độ cao từ 11.000 – 13.000 feet, chạy suốt từ Himalaya ở phía bắc cho đến Ấn Độ Dương ở phía nam, có địa hình rất hiểm trở, là một thách thức lớn cho công tác hậu cần tiếp tế”. Vì vậy, tất cả các chuyên gia quân sự đều nhận thấy, C-17 Globemaster với khả năng vận tải cực lớn và khả năng tiến hành đa nhiệm, có thể trợ giúp quân đội Ấn Độ triển khai hoạt động ở các khu vực này một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đây chính là lợi thế lớn của quân đội Ấn Độ, so với quân đội Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ. Sau việc Ấn Độ nhận vận tải cơ chiến lược từ Mỹ Theo ANTĐ =================== Bởi vậy, điều này Lão Gàn đã nói lâu rồi. Trung Quốc đã sai lầm rất lớn về sách lược và tự đẩy họ vào sự bế tắc cả nội trị lẫn ngoại gioo. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Lão Gàn đưa giới hạn "Ông Công Ông Táo về trời" và ngày "10 tháng Ba Quý tỵ Việt lịch". Lúc này cần quyết đoán với một khả năng nhìn trước tương lai. Thiếu một trong hai yếu tố này là "canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc bằng một cuộc chiến. Nhưng đấy cũng chỉ là lý thuyết. Thời thế vẫn là yếu tố quyết định. Cho nên những lời tiên tri vẫn theo lịch sử văn minh nhân loại đến bây giờ và cả về sau. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 7, 2013 Mỹ sẽ can thiệp như thế nào khi Trung - Nhật xảy ra chiến tranh thật? Thứ ba 30/07/2013 07:37 (GDVN) - Kế hoạch tác chiến liên hợp Mỹ-Nhật sẽ đáp trả Trung Quốc đánh chiếm đảo, Mỹ đã coi TQ là đối tượng tác chiến ở cấp độ chiến thuật... Biển Đông: "Đằng sau nụ cười là chuẩn bị chiến tranh toàn diện" Tướng Shoigu: Tuổi thọ của xe tăng trong chiến tranh rất ngắn ngủi Nga đã nhảy vào cuộc, bắt đầu chuẩn bị kỹ càng cho chiến tranh mạng Hải quân TQ chuẩn bị chiến tranh trên biển để chống hạm đội Mỹ? TQ và Mỹ - Nhật Bản sẽ xảy ra chiến tranh quy mô lớn trước năm 2030? Quân đội Trung Quốc trang bị vũ khí chuẩn bị chiến tranh quy mô lớn? Báo Mỹ: Trung Quốc không thể chịu nổi "chiến tranh nóng" trên biển Hình ảnh hiếm có: Nhiều máy bay chiến đấu Su-30 bay qua tàu sân bay Mỹ (ảnh tư liệu/minh họa) Nguyệt san "Kanwa Defense Review" Canada số tháng 8 (xuất bản trước) có bài viết cho rằng, ở cấp độ tác chiến, Nhật-Mỹ đã chính thức tiến hành thảo luận ở cấp độ kỹ thuật về vấn đề phòng thủ đảo Senkaku. Đây là lần đầu tiên Mỹ-Nhật tiến hành tưởng định, xây dựng ở cấp độ kỹ thuật đối với kế hoạch tác chiến đảo nhỏ. Điều này có nghĩa là xung đột Trung-Mỹ bắt đầu chuyển sang giai đoạn mang tính hiện thực ở cấp độ kỹ thuật. Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ lần đầu tiên đưa Trung Quốc thành đối tượng tác chiến ở cấp độ chiến thuật quân sự. Nguồn tin tình báo ngoại giao của Tokyo cho biết, kế hoạch này hiện nay của Nhật-Mỹ còn đang ở giai đoạn ý tưởng, căn cứ pháp lý sơ bộ là phương án tình thế xung quanh, Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, thỏa thuận trao đổi vật tư Nhật-Mỹ... Còn phạm vi của tưởng định tác chiến (khu vực tác chiến) có thể lớn hơn nhiều so với quy hoạch trước đây. Trong nhiều tiến trình của cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan có tính nguy hiểm rất cao vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Mỹ, Nhật Bản hoàn toàn không đưa ra kế hoạch hành động tác chiến liên hợp với Đài Loan. Mỹ-Hàn chỉ đưa ra một loạt kế hoạch tác chiến về vấn đề đáp trả quân sự đối với CHDCND Triều Tiên, hơn nữa được chỉnh sửa hàng năm. Thông thường quân Mỹ và đồng minh đưa ra kế hoạch tác chiến, có nghĩa là đối tượng tưởng định tác chiến đã từ kẻ thù trên lý thuyết nâng lên giai đoạn kẻ thù tưởng định thực tế. Biên đội máy bay chiến đấu Su-30MKM Malaysia và F/A-18 quân Mỹ bay qua tàu sân bay USS George Washington, Hải quân Mỹ. Báo Canada cho rằng, các tin tức tình báo cho biết: 1. Cơ sở của kế hoạch tác chiến liên hợp Mỹ-Nhật, xuất phát từ tấn công đáp trả, làm thế nào để đoạt lại đảo nhỏ, vì vậy kết luận là khẳng định: Một khi Quân đội Trung Quốc thực hiện hành động tấn công, có nghĩa là hải, không quân tuyến 1 của quân Mỹ chắc chắn sẽ can thiệp toàn diện, chứ không phải cung cấp tiếp tế hậu cần đơn nhất. Mỹ-Nhật tác chiến trực tiếp với Trung Quốc sẽ là hiện thực. 2. Mỹ-Nhật tính toán, một khi Trung Quốc phát động tấn công quân sự, chiến tranh có thể mở rộng đến các căn cứ quân Mỹ, trên thực tế điều cần tưởng định là các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo đối với các khu vực như Okinawa, vì vậy, lấy vấn đề đảo nhỏ làm thời cơ, kế hoạch phòng thủ của Mỹ-Nhật đối với tên lửa đạn đạo của Trung Quốc còn có thể tiếp tục mở rộng đến đảo nhỏ. Để đối phó với các mối đe dọa tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên, quân Mỹ, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã triển khai hệ thống phòng thủ Patriot-3 ở Okinawa. Trong tương lai, canh giữ mối đe dọa tên lửa đạn đạo của hai nước Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên, khả năng Mỹ-Nhật triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ngoài bầu khí quyển (dòng SM-3) đã tăng mạnh. Bài báo chỉ ra, kế hoạch tác chiến liên hợp Mỹ-Nhật nhằm vào vấn đề đảo nhỏ là lần đầu tiên, ở cấp độ chiến thuật quân sự, Mỹ coi Trung Quốc là đối tượng tác chiến, kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Biên đội máy bay chiến đấu Su-30MKM Malaysia và F/A-18 quân Mỹ bay qua tàu sân bay USS George Washington, Hải quân Mỹ Giả thiết thực sự nổ ra chiến tranh với Trung Quốc, giai đoạn thứ nhất lực lượng tham chiến của quân Mỹ có khả năng nhất sẽ là hải, không quân, cung cấp quyền kiểm soát trên không-trên biển toàn diện, hành động chiếm đảo thực tế do Lực lượng Phòng vệ Mặt đất tự đảm nhiệm. Quy mô quân Mỹ đóng tại Nhật Bản hiện nay đủ để tham gia vào một chiến dịch tác chiến đảo nhỏ có cường độ trung bình và thấp. Giai đoạn đầu khai chiến, vai trò của Không quân Mỹ trước hết sẽ đảm đương các nhiệm vụ như đoạt lấy quyền kiểm soát điện từ, quyền kiểm soát tin tức tình báo, cảnh báo sớm phòng thủ tên lửa đạn đạo. Đồng thời, máy bay chiến đấu tàng hình F-22 đóng ở trong lãnh thổ sẽ áp dụng phương thức huấn luyện luân phiên, đóng quân toàn diện ở Nhật Bản. Nhiệm vụ tấn công hỏa lực nhằm vào lực lượng thủy quân lục chiến của Trung Quốc (đổ bộ đảo nhỏ) sẽ do cụm chiến đấu máy bay của tàu sân bay USS George Washington phụ trách. Máy bay F-18E trang bị cho tàu sân bay sẽ tiến hành yểm trợ hỏa lực cho lực lượng đổ bộ của Lực lượng Phòng vệ. Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ có 15 tàu chiến mặt được, cốt lõi là 2 tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga, 7 tàu khu trục tên lửa lớp Burke, trong những tàu nổi này, ít nhất có 2 tàu tuần dương tên lửa có thể phụ trách tác chiến đánh chặn đối với tên lửa đạn đạo của Pháo binh 2 Trung Quốc, chúng đã trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa SM-3. Toàn bộ tàu chiến mặt nước đều có năng lực phóng tên lửa hành trình Tomahawk. Biên đội trên biển giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Malaysia. Theo bài báo, việc Thủy quân lục chiến Mỹ trực tiếp tham gia tác chiến đổ bộ đánh chiếm đảo cũng đáng quan tâm. Đơn vị viễn chinh 3 triển khai 1 tàu tấn công đổ bộ LHD-6WASP, lượng giãn nước đầy là 41.000 tấn, trang bị máy bay tấn công Sea Harrier, máy bay trực thăng cỡ lớn CH-46/53. Nhưng, Kanwa phân tích cho rằng: khả năng Thủy quân lục chiến Mỹ trực tiếp tham gia hành động đổ bộ đánh chiếm đảo tương đối thấp. Chính quyền Obama từ khi ra đời đến nay, đã thay đổi hình thức can thiệp đối với các cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới, triệt để tránh trực tiếp điều binh sĩ trên bộ tham chiến, đổ máu. Đây là kết quả còn để lại sau chiến tranh Afghanistan và chiến tranh Iraq. Tư tưởng tác chiến này thể hiện cụ thể trong các cuộc xung đột ở Lybia, Syria và Mali. Các hành động chiến đấu trực tiếp của binh sĩ phần nhiều là do quân đồng minh phụ trách, quân Mỹ chỉ cung cấp yểm trợ trên không, trên biển và tuần tra trinh sát. Cụ thể mà nói, trong kế hoạch hành động tác chiến liên hợp đảo nhỏ Mỹ-Nhật, mô hình xảy ra xung đột trực tiếp có khả năng nhất giữa Mỹ-Trung ở đâu? Tổng quan cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan vào thập niên 90 của thể kỷ trước, chuyên gia Mỹ đều cho rằng: Không loại trừ mối đe dọa của "đối kháng phi tiếp xúc" (đánh chặn tên lửa đạn đạo) của cường quốc thời đại hạt nhân, hơn nữa là một loại mô hình chủ yếu. Biên đội trên biển giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Malaysia. Tức là, một khi Pháo binh 2 tiến hành tấn công tên lửa đạn đạo đối với các căn cứ của quân Mỹ-Nhậ như ở Okinawa, Mỹ-Nhật chắc chắn sẽ liên hợp đánh chặn. Hơn nữa đó là cuộc đánh chặn liên hợp lục, hải, không quân nhiều tầng nấc. Bài báo chỉ ra, mô hình tấn công ném bom nhầm vào Đại sứ quán Trung Quốc trong cuộc xung đột Kosovo cũng có thể thấy, trong xung đột giữa các cường quốc thời đại hạt nhân, ném bom nhầm, tập kích bất ngờ cũng là sự lựa chọn có hiệu quả, hơn nữa có thể tránh leo thang xung đột. Theo bài báo, điều không đáng nghi ngờ là sử dụng năng lực gây nhiễu điện tử mạnh của quân Mỹ, tiến hành áp chế toàn diện, gây nhiễu đánh lừa đối với radar, vô tuyến điện, hệ thống điều khiển chiến đấu của Quân đội Trung Quốc, nhằm yểm trợ cho quân Nhật giành được quyền kiểm soát điện từ, quyền kiểm soát thông tin. Biên đội trên biển giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Malaysia. * Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook Việt Dũng ===================== Mọi chuyện sẽ không đơn giản như vậy đâu. Lão Gàn quảng cáo - Í nộn - cảnh báo trước là như vậy đó. "Cái xảy nó nẩy cái ung"; "Rút dây là động rừng". Các cụ nhà ta đã phát biểu vậy rồi. Chỉ cần có bắn nhau là to chuyện liền -"Canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc. 60% Quân lực của Hoa Kỳ kéo xuống Tây Thái Bình dương, chắc không chỉ để bảo vệ Senkaku cho Nhật Bản. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 7, 2013 Trung Quốc hạ bệ Mỹ: Kẻ "hai mặt" khó chơi Dantri.com.vn Thứ Ba, 30/07/2013 - 15:05 Tờ Liêu Vọng số mới nhất của Trung Quốc đã đăng tải bài viết chỉ trích Mỹ - quốc gia bị Trung Quốc coi là “kẻ hai mặt”, nêu rõ sự “hai mặt” này một phần nhằm đối phó với Trung Quốc. Nội dung như sau: Cuộc tập trận RIMPAC cho thấy khả năng lôi kéo đồng minh của Mỹ - Ảnh: U.S Navy. Mỹ tích cực ủng hộ chương trình hạt nhân của Ấn Độ trong khi lại khống chế chương trình hạt nhân của Pakistan, vì Mỹ mong muốn Ấn Độ mạnh hơn về quân sự để tương lai có thể kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực. Cho đến thời điểm hiện tại, sự kiện cựu nhân viên CIA phanh phui chương trình nghe lén tuyệt mật PRISM của Mỹ đã xảy ra hơn 1 tháng. Sự kiện này vẫn đang rất nóng, trở thành đề tài tuyệt vời cho cả thế giới trong mùa hè năm nay. Ngoài vấn đề an ninh mạng được đông đảo các nước quan tâm, những hành động và phát ngôn của chính phủ Mỹ cũng rất đáng phải suy nghĩ. Cùng với sự phát triển của sự kiện, chính phủ Mỹ đã hết sức ngại ngùng khi phải để lộ ra đặc trưng “hai mặt” của mình. Hiện tượng này được gọi là “thuyết tương đối” của nền chính trị Mỹ, trên thực tế nó tồn tại lâu dài trong sự vận hành của các hoạt động chính trị trong và ngoài nước Mỹ. Vụ bê bối Snowden và lợi ích quốc gia Ngày 28/2/2013, công ty an ninh mạng Mandiant của Mỹ đưa ra báo cáo nói rằng, trong một thời gian khá dài vừa qua, quân đội Trung Quốc đã phát động hàng loạt cuộc tấn công mạng nhằm vào Mỹ, Anh, Pháp và Canada để đánh cắp các thông tin quan trọng. Trước khi chưa công bố chứng cứ cụ thể và xác thực, chính quyền tổng thống Obama yêu cầu Trung Quốc đưa ra biện pháp ngăn chặn các hoạt động hacker nhằm vào mạng lưới máy tính của chính phủ và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tham gia vào quá trình đề ra cơ thế đối thoại về tiêu chuẩn an ninh mạng. Thậm chí khi trả lời phỏng vấn báo chí, bản thân ông Obama cũng kết luận rằng, một số cuộc tấn công mạng đến từ Trung Quốc, nhằm vào doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng của Mỹ nhận được “sự ủng hộ của chính phủ Trung Quốc”. Lần đầu tiên, Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ đích danh Trung Quốc trong các vụ xâm nhập hệ thống máy tính quốc phòng Mỹ. Mặc dù phía Trung Quốc đã đưa ra câu trả lời xác đáng và có trách nhiệm, tuy nhiên ngày 6-5, trong báo cáo hàng năm mới đưa ra, Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn chỉ ra rằng, chính phủ và quân đội Trung Quốc tấn công mạng vào Mỹ để đánh cắp thông tin của các cơ quan liên bang. Nhưng chỉ hơn một tháng sau, chương trình nghe lén trên quy mô lớn PRISM đã phá vỡ triệt để cái gọi là “giá trị quan phổ quát” mà từ lâu Mỹ đã thúc đẩy trên toàn cầu. Những phanh phui của cựu nhân viên CIA Snowden đã chứng minh được rằng, phía Mỹ luôn lợi dụng quyền kiểm soát của họ đối với “máy chủ phân giải tên miền Internet” để tiến hành các hoạt động nghe lén và đánh cắp bí mật trên không gian mạng. Apple, Yahoo, Micrsoft, Google, những công ty xuyên quốc gia quá thân quen với người dân Mỹ đã bắt tay phối hợp với chính phủ Mỹ một cách chủ động hoặc bị động từ lâu. Các thông tin cá nhân hết sức riêng tư như lịch sử cuộc gọi, lịch sử lướt web thậm chí là tin nhắn điện thoại thực ra đã bị chính phủ Mỹ giám sát từ lâu. Trong khi cái cớ mà ông Obama đưa ra để dập tắt những lời chất vất trong nước là “dự án này chủ yếu nhằm vào nước ngoài chứ không phải công dân Mỹ”. Vụ Snowden khiến Mỹ khó xử với ngay cả các đồng minh thân cận nhất. Lần này xã hội Mỹ, từ các hãng thông tấn lớn, các nhân sĩ có tiếng nói trong xã hội đến người dân bình thường đều thể hiện rõ lập trường ủng hộ chính phủ. Tờ The New York Times cho rằng Snowden là kẻ làm rò rỉ bí mật cô độc, phá hoạt trật tự và lòng tin của xã hội Mỹ. Tờ The New Yorker thì thẳng thắn ví Snowden như một kẻ tự yêu bản thân nông nổi đáng bị cầm tù. Tờ Washington Post thì chỉ trích sự kiêu căng tự phụ của Snowden, từ đó biện hộ cho Cục an ninh quốc gia Mỹ. “Phản ứng dường như có vẻ khó hiểu này đã thể hiện tinh thần dân tộc của Mỹ. Cho dù dư luận tự do đến đâu, cho dù không hài lòng với một số hành vi của chính phủ đến đâu, xã hội bề ngoài vốn rất đa nguyên hóa như nước Mỹ, khi gặp các hành vi chống lại nước Mỹ, làm tổn hại lợi ích quốc gia thì sẽ có sự đoàn kết, nhất trí hiếm thấy đối với bên ngoài” – Giáo sư Lý Khánh Tứ, chuyên gia các vấn đề về Mỹ - Khoa Quan hệ quốc tế trường Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận xét. Ông Lý Khánh Tứ cho rằng, hiện tượng này là kết quả của sự ảnh hưởng tiềm ẩn lâu dài đối xã hội Mỹ, bản chất của nó nằm ở sự trung thành và bảo vệ lợi ích quốc gia. “Xã hội của bất kỳ quốc gia nào đều cần và có lý do để kiên trì nguyên tắc này, tuy nhiên khi quốc gia khác có những hành vi tương tự như nước Mỹ, các chuyên gia và học giả Mỹ lại dùng một tiêu chuẩn hà khắc khác để chỉ trích thậm chí kêu gọi can thiệp vào nội chính của các quốc gia đó”. Ông Lý Khánh Tứ phân tích rằng: “Đi tìm nguyên nhân, giữa chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa hiện thực của cán cân chính trị Mỹ, thông thường chủ nghĩa hiện thực quan tâm đến lợi ích quốc gia sẽ giành chiến thắng cuối cùng”. “Cảnh sát thế giới” lắm thủ đoạn Kể từ khi hệ thống quốc tế được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ bắt đầu tích cực đảm nhiệm vai trò cảnh sát thế giới, tuy nhiên tiêu chuẩn mà vị 'cảnh sát thích gây sự' này dựa vào thường không trước sau như một. Trong vấn đề phi hạt nhân hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc tế được quan tâm sâu sắc, Mỹ đã áp dụng tiêu chuẩn kép, kể cả tổng thống Obama – người đã từng đưa ra lời kêu gọi “thế giới phi hạt nhân” và được nhận giải Nobel hòa bình mang tính chất khích lệ. Mỹ luôn mặc nhận Israel sở hữu vũ khí hạt nhân, Israel là nước đối đầu với Iran, là nước đồng minh của mỹ, quốc gia này sở hữu hơn 100 đầu đạn hạt nhân nhưng Mỹ lại làm ngơ cho qua, đây là nguyên nhân kích thích một số nước Trung Đông đẩy nhanh cuộc chạy đua hạt nhân để sở hữu công nghệ hạt nhân. Liêu Vọng nhấn mạnh mới đây Mỹ còn đưa ra lời biện minh rất nực cười trước việc Ấn Độ chế tạo vũ khí hạt nhân rằng, Ấn Độ thông qua “con đường hợp pháp” để trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, còn Iran thì thông qua “con đường phi pháp” để chế tạo vũ khí hạt nhân. Trung Quốc chỉ trích Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép về vấn đề hạt nhân với Ấn Độ và Iran, Pakistan. Ảnh: Ấn Độ phóng thử tên lửa tầm trung Agni-5 có thể mang đầu đạn hạt nhân. Pháp luận hiện hành của Mỹ quy định: Chính phủ Mỹ không được chuyển nhược công nghệ hạt nhân cho các quốc gia không ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Và theo hiệp định mà Mỹ và Ấn Độ ký kết hồi tháng 3-2012, Mỹ cam kết cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho Ấn Độ để giúp quốc gia này giải quyết vấn đề năng lượng. Năm 2004, Hàn Quốc bị phát hiện đang bí mật thúc đẩy dự án làm giàu hạt nhân. Mặc dù quy mô nhỏ hơn Iran, nhưng một bộ phận Uranium giàu có cấp độ lên tới 77%, thông thường cho rằng đây là cấp độ của vũ khí hoạt nhân. Tuy nhiên Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế lại không trình vấn đề này lên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Hàn Quốc không bị truy cứu trách nhiệm. Có nguồn tin cho biết, đây là kết quả của sự quan tâm mà Mỹ dành cho nước đồng minh Hàn Quốc. Ông Lý Khánh Tứ phân tích, từ tổng thống Clinton đến tổng thống Obama, trong hơn 20 năm, các nhiệm kỳ chính phủ Mỹ đều rất quan tâm đến vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân. Điều này một mặt có lợi cho nền hòa bình và sự ổn định của thế giới, mặt khác còn có lợi cho việc bảo vệ ưu thế chiến lược của Mỹ trong lĩnh vực vũ khí sát thương hàng loạt, nhưng các hành vi chính sách có liên quan lại thường được quyết định bởi sự xem xét các chiến lược của bản thân. Ví dụ, Ấn Độ và Pakistan đều là đồng minh của Mỹ, đồng thời Pakistan đã có rất nhiều cống hiến và hy sinh trong cuộc chiến tranh chống khủng bố. Tuy nhiên, Mỹ tích cực ủng hộ chương trình hạt nhân của Ấn Độ trong khi lại kìm hãm chương trình hạt nhân của Pakistan, vì Mỹ mong muốn Ấn Độ có sức mạnh quân sự lớn hơn để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực. Trên thực tế, chính sách hạt nhân của Mỹ được quyết định bởi vai trò chủ đạo khác nhau của Mỹ trên bàn cờ quốc tế. Trong vấn đề hạt nhân – lĩnh vực quan trọng liên quan đến an ninh và sự phát triển bền vững của toàn nhân loại, xuất phát từ những tính toán chiến lược toàn cầu của mình, Mỹ đã không tuân theo một tiêu chuẩn tin cậy và thống nhất. Làn sóng cách mạng “Mùa xuân Arab” cuối năm 2010 đã càn quét hầu hết các nước thuộc thế giới Arab, nhưng đối với các quốc gia khác nhau, Mỹ lại một lần nữa thực tiễn tiêu chuẩn kép: Đối với các nước có mối liên hệ chặt chẽ về lợi ích với Mỹ như Arab Saudi, Bahrain, Kuwait, về cơ bản Mỹ thể hiện thái độ ủng hộ chính phủ đương thời. Trong khi đối với Libya, Syria, Ai Cập, Mỹ lại áp dụng chính sách ủng hộ phe đối lập và can thiệp về mặt quân sự. Thời gian gần đây cục diện chính trị ở Ai Cập liên tục xảy ra bất ổn, ở một góc độ nào đó cho thấy sự nhận thức tùy cơ và cách làm đa biến của Mỹ đối với cái gọi là “dân chủ”. Khi tổng thống Ai Cập do dân bầu Mohamed Morsi không đáp ứng được những mưu cầu chiến lược của Mỹ ở Trung Đông, cuộc đảo chính của phía quân đội cũng được Mỹ coi là một sự thay đổi hợp lý và nhiệt tình ủng hộ. Lý Khánh Tứ nói: “Mỹ dùng cái đó để đàn áp thế lực chính trị Hồi giáo ở khu vực Trung Đông, nâng đỡ chính quyền phi Hồi giáo thân Mỹ. Tuy nhiên vì lợi ích của bản thân mà Mỹ đã nghĩ ra đủ mọi thủ đoạn trong vấn đề “chuyển đổi mô hình dân chủ”, song song với việc làm tổn hại đến tiến trình hiện đại hóa của các nước Trung Đông, cũng không thể tránh khỏi việc để lại mầm mống tai họa cho khu vực này”. Những lợi ích béo bở Nói một cách khách quan, nội chính và ngoại giao của bất kỳ quốc gia nào đều tồn tại một hiện tượng không cân bằng. Tuy nhiên có nhà phân tích chỉ ra rằng, toàn thế giới chỉ có Mỹ là quốc gia có “tiêu chuẩn hai mặt”, đồng thời còn có đủ khả năng để thực tiễn các tiêu chuẩn này. Liêu Vọng cho rằng, việc Mỹ áp dụng “tiêu chuẩn hai mặt” có liên quan đến “thuyết ngoại lệ” của quốc gia này. Người Mỹ luôn cho rằng mình là độc nhất vô nhị, tất cả những cái có lợi cho Mỹ ắt sẽ có lợi cho cả thế giới. Đồng thời, nền chính trị Mỹ cũng tồn tại cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa hiện thực trong một thời gian dài. Và trong đa số tình huống, vấn đề quốc tế phải nhường chỗ cho vấn đề trong nước. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã cống hiến luồng sức mạnh khổng lồ cho nền hòa bình thế giới, đồng thời cũng phát huy vai trò đầu tàu trong công cuộc phát triển của kinh tế toàn cầu. Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc cho đến nay, với tư các là siêu cường quốc duy nhất, Mỹ đã bắt đầu phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực do sự bành trướng quá lố của Mỹ, những cuộc thảo luận xung quanh vấn đề phải chăng nước Mỹ đang phải đối mặt với sự suy tàn cũng đã xuất hiện từ lâu. Những thu hẹp về mặt chiến lược mà chính quyền tổng thống Obama triển khai và sự coi trọng đối với sự phục hồi kinh tế trong nước đều cho thấy chính phủ và xã hội Mỹ đã nhận thức được điều này. Liêu Vọng kết luận, với vai trò là quốc gia bá quyền thiếu sự kiểm soát có hiệu quả, nước Mỹ đã có được không ít lợi ích béo bở từ “tiêu chuẩn hai mặt” của mình. Không có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ sẽ từ bỏ cách làm này trong một tương lai có thể dự đoán, trừ phi vấp phải sự đối đầu có hiệu quả. Theo Huy Long Tiền phong ===================== Nếu Liên Xô mà còn tồn tại thì cái ông chuyên bình luận thời sự trên Họa báo Liên Xô và tờ Sự Thật - Pralop - sẽ bình luận thế nào về cuộc gặp ở Thiên An Môn nhỉ? Một con người chỉ có một bộ mặt thôi. Vấn đề là bộ mặt thật nó như thế nào? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 7, 2013 Trung Quốc hung hăng, Mỹ càng có lợi Thứ Ba, 30/07/2013 07:58 (NLĐO) - Tướng Herbert Carlisle, người giám sát lực lượng Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, ngày 29-7 cho rằng các yêu sách chủ quyền lãnh thổ "hung hăng" của Trung Quốc tiềm ẩn nguy cơ "tính toán sai lầm", đồng thời tạo điều kiện cho Washington tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực. Bài binh bố trận trên biển Đông Nhật từ chối “bắt tay” Nga, định hội đàm Trung Quốc Máy bay Mỹ tuần tra biển Đông Nhật giúp Philippines đối đầu Trung Quốc Làn sóng Philippines phản đối Trung Quốc Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền trên cả biển Đông lẫn Hoa Đông với nhiều động thái leo thang gây căng thẳng cho cả khu vực. "Sự hung hăng của Bắc Kinh có thể dẫn đến tính toán sai lầm. Đó là điều chúng tôi nghĩ đến hàng ngày” – Tướng Carlisle phát biểu với các phóng viên quốc phòng ở Washington. Tàu hải giám Trung Quốc và tàu tuần tra Nhật so kè gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Reuters Ông Carlisle cũng e ngại một số hành động của Trung Quốc có thể châm ngòi cho sự đáp trả lớn hơn. “Đây là một môi trường phức tạp và hay thay đổi. Mỗi hành động đều dẫn đến nhiều hệ lụy không lường trước và những ảnh hưởng lâu dài” – ông nhận định. Các động thái của Trung Quốc đồng thời giúp Washington mở rộng quan hệ trong khu vực, rõ nét nhất là tăng cường hợp tác quân sự với Philippines, theo ông Carlisle. Ông cho hay: “Trong một số trường hợp, các đồng minh của chúng tôi có thể tăng tốc mua thiết bị quốc phòng từ các nhà cung cấp không phải Mỹ, nhưng họ vẫn muốn Mỹ tăng cường hiện diện để đối trọng với Trung Quốc”. Ông Carlisle cũng nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục chuyển trọng tâm sang châu Á bất chấp việc chi tiêu quân sự đang bị cắt giảm mạnh. Cụ thể là một nửa số chiến đấu cơ F-22 đang có mặt ở khu vực Thái Bình Dương. Phiên bản nước ngoài đầu tiên của chiến đấu cơ F-35 cũng sẽ sớm xuất hiện tại châu Á. Ngoài ra, Mỹ còn phái máy bay do thám không người lái Global Hawks đến khu vực này. Hải Ngọc (Theo Reuters) =================== Người Tàu sai lầm về sách lược thì Lão Gàn nói từ lâu rồi. Đến mức có thời Lão Gàn cứ tưởng người Tàu bị cài gián điệp ở cấp độ cố vấn chiến lược. (Giống như người Nhật cài người đến cả chức vụ Tổng thống của Peru gần 20 năm trước). Bây giờ vị tướng Hoa Kỳ cũng có ý nghĩ giống vậy. Tất nhiên Lão Gàn không quen biết gì ông này. Có lẽ người Trung Quốc nên phải xem lại toàn bộ sách lược của họ. Thế giới trong tương lai gần và kéo dài trong nhiều thế kỷ, sức mạnh nằm ở văn hóa, trí thức và ....tiền. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 7, 2013 Thượng viện Mỹ lên án Trung Quốc vấn đề biển Đông Thứ Ba, 30/07/2013 21:10 (NLĐO) – Thượng viện Mỹ đã thông qua nghị quyết lên án mạnh mẽ việc sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền tại khu vực tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa Đông của Trung Quốc. Trung Quốc hung hăng, Mỹ càng có lợi Nhật từ chối “bắt tay” Nga, định hội đàm Trung Quốc Nhật giúp Philippines đối đầu Trung Quốc Nghị quyết ủng hộ việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông. Ảnh Inquirer Nghị quyết 167 được Thượng viện Mỹ thông qua hôm 29-7 ghi rõ: “Thượng viện lên án việc sử dụng những hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc vũ lực của hải quân, lực lượng an ninh hàng hải, tàu cá hoặc máy bay quân sự và dân sự tại biển Đông và biển Hoa Đông để khẳng định chủ quyền khu vực tranh chấp hoặc thực hiện các yêu sách lãnh thổ gây tranh cãi, hoặc nhằm thay đổi hiện trạng”.Nghị quyết được các thượng nghị sĩ của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đệ trình hồi tháng trước. Quần đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Ảnh PBSNghị quyết này được đưa ra ngay sau khi tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) thuộc quyền quản lý của Nhật Bản. Mặc dù, trong một hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh nên kiềm chế.Nghị quyết 167 của Thượng viện Mỹ nhấn mạnh việc tàu công vụ Trung Quốc gia tăng hoạt động gần quần đảo tranh chấp với Nhật và tại những khu vực khác ở biển Hoa Đông và biển Đông. Nghị quyết tuyên bố Mỹ chống lại mọi hành động đơn phương tại quần đảo hiện do Tokyo kiểm soát ở biển Hoa Đông. Nghị quyết cũng bày tỏ sự ủng hộ với việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông và ủng hộ quân đội Mỹ duy trì các hoạt động hiện tại ở Tây Thái Bình Dương. Linh San (Theo Kyodo, Newspos) ========================= Sau cuộc chiến ở Việt Nam, Lưỡng viện Hoa Kỳ khống chế quyền tiến hành chiến tranh của Tổng Thống không quá 60 ngày. Sau đó, chiến tranh có tiếp tục tiến hành hay không do Lưỡng Viện quốc hội Hoa Kỳ quyết định. Có hai vấn đề trong thông tin từ bài viết trên: * Chiến tranh hiện đại 60 ngày là hơi bị thừa. Nó nhanh đến mức người thua không biết rằng mình đã thua. Cái này Lão Gàn nói lâu rồi. Bởi vậy, mới cần đầu máy xem video, chứ cập nhật tin tức e không kịp. Thí dụ như cuộc chiến Vùng Vịnh I;II, Afganitxtan từ hơn....10 đến 20 năm trước. * Lưỡng Viện Hoa Kỳ đã bật đèn xanh cho "Canh bạc cuối cùng" - Nếu xu hướng kết thúc bằng "Chiến tranh". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 7, 2013 Mỹ - Ấn Độ: Đồng mộng, đã đủ để đồng sàng? (Dân trí) - Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến công du Ấn Độ 4 ngày để “hâm nóng” quan hệ ngoại giao và thúc đẩy thương mại song phương. Ông Biden muốn khơi dậy những quan tâm chung với Ấn Độ trong một khu vực có sự nổi lên đáng lo ngại của Trung Quốc. Giới chức Mỹ đang nỗ lực kéo Ấn Độ thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Đây là vị Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Ấn Độ trong 3 thâp kỷ qua với trọng tâm bàn thảo về các vấn đề địa chính trị. Vì vậy, trong suốt chuyến thăm kéo dài 4 ngày, vị “phó tướng” của chính quyền Tổng thống Barack Obama đã nhiều lần khẳng định quyết tâm của Washington đẩy mạnh chính sách “tái cân bằng châu Á” nhằm không để Trung Quốc chiếm thế thượng phong ở khu vực. Trong cuộc dịch chuyển an ninh này, Ấn Độ được Mỹ coi là nhân tố có vai trò lớn. Tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, hai bên đã thảo luận một loạt vấn đề quan trọng, từ quan hệ thương mại đầu tư đến chương trình hạt nhân dân sự. Ông Biden bày tỏ cam kết của Tổng thống Obama và cá nhân ông trong việc mở rộng quan hệ Mỹ - Ấn, đồng thời nhấn mạnh chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ sẽ bổ sung cho chính sách “tái cân bằng châu Á” của Mỹ. Theo kế hoạch, trong 10 năm tới, Mỹ sẽ tái cơ cấu sức mạnh quân sự từ châu Âu và Đại Tây Dương về châu Á - Thái Bình Dương theo tỷ lệ 40/60. Đây không phải lần đầu Mỹ nỗ lực “hâm nóng” quan hệ với Ấn Độ. Từ năm 2010, ông Obama đã là Tổng thống Mỹ đầu tiên ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ông Obama cũng là người đã mạnh dạn từ bỏ chính sách trước đây của Mỹ phản đối Ấn Độ tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Bên cạnh đó, Đối thoại chiến lược Mỹ - Ấn, được bắt đầu từ năm 2011, đã đạt được hàng loạt thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng và từ đầu năm 2012, chiến lược quốc phòng của Mỹ cũng đã khẳng định tầm quan trọng của “quan hệ đối tác chiến lược lâu dài” với Ấn Độ nếu Mỹ muốn đạt được mục tiêu tái cân bằng ở châu Á- Thái Bình Dương. Nguyên nhân sâu xa phía sau giai đoạn “nồng ấm” trong quan hệ ngoại giao này là sự nổi lên của Trung Quốc tại khu vực. Nói cách khác, Washington mong muốn dùng “bàn tay” của New Delhi để góp phần kiềm chế sự vươn lên có phần hung hãn của Bắc Kinh. “Giấc mộng” này của Mỹ dường như đã nhận được đồng cảm và chia sẻ từ Ấn Độ, khi bản thân New Delhi cũng không mấy mặn mà với việc Bắc Kinh “ngồi chiếu trên” ở khu vực. Sở dĩ là vì mối quan hệ Ấn - Trung trước nay vẫn nóng lạnh thất thường, hữu nghị trước mặt song ngấm ngầm cạnh tranh sau lưng. Cụ thể, tại các diễn đàn chính thức, hai bên vẫn bày tỏ nguyện vọng quan hệ hữu nghị song trên thực tế, quan hệ giữa hai nước vẫn luôn tồn tại nhiều vấn đề nan giải, trong đó có tranh chấp biên giới và mối quan hệ ngày càng thân thiện của Trung Quốc với Pakistan. Về biên giới, từ năm 2006 đến nay, Ấn Độ đã phải chịu nhiều sức ép từ Trung Quốc ở khu vực Arunachal Pradesh và biên giới tự nhiên trên dãy Himalaya. Trước đó, chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ cũng góp phần tạo ra những tình huống cạnh tranh tiềm ẩn với Trung Quốc, chẳng hạn như việc hai nước tranh giành đầu tư ở Myanmar, hay việc Ấn Độ tổ chức tập trận tại vịnh Bengal và mở rộng ảnh hưởng ở Biển Đông. Với những khúc mắc trên, rõ ràng New Delhi có thể chia sẻ được cảm giác “khó ở” của Washington trước viễn cảnh Trung Quốc tiếp tục bành trướng và tăng cường hiện diện tại khu vực. Tuy nhiên, vẫn khó để có thể tin rằng giấc mộng về một Trung Quốc bị kiềm chế đã là một chất kết dính đủ mạnh để kéo Mỹ và Ấn Độ xích lại gần nhau trong một liên minh chiến lược. Trước hết là ản chất liên kết ngoại giao giữa Ấn Độ và Mỹ tồn tại sẵn những khác biệt, do những tham vọng chính trị trong nước cũng như lịch sử mất lòng tin giữa hai bên. Kể từ khi giành độc lập từ Anh vào năm 1947, Ấn Độ chưa bao giờ có được mối quan hệ ngọt ngào với Mỹ xuất phát từ việc New Delhi giữ thái độ trung lập trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mối quan hệ này trở nên nhạy cảm hơn khi Ấn Độ mua vũ khí của Liên Xô và sau này là Nga, trong khi Mỹ lại bán vũ khí cho quốc gia Pakistan láng giềng khó chịu của Ấn Độ. Ngay hiện tại, khi quan hệ song phương đã được nâng tầm lên thành “Quan hệ đối tác” nhưng New Delhi cũng không tán thành nhiều quan điểm của Nhà Trắng trong vấn đề ngoại giao quốc tế, như chủ trương cứng rắn đối với chương trình hạt nhân của Iran hay việc rút quân khỏi Afghanistan. Đó là chưa kể việc Ấn Độ cũng đang nghi ngờ Mỹ không thực sự bảo vệ lợi ích cốt lõi của Ấn Độ. Trong quan hệ song phương, Ấn Độ nhận thức đầy đủ rằng Mỹ có những tính toán riêng của mình và rằng, liên kết New Delhi - Washington chủ yếu nhằm mục đích giúp Mỹ bảo vệ các lợi ích chiến lược ở Afghanistan, hay truyền bá các giá trị và nguyên tắc của phương Tây ở châu Á chứ không phải để bảo vệ các lợi ích của Ấn Độ. Trong khi đó, khi xét về quan hệ Trung - Ấn, bên cạnh những mâu thuẫn và cạnh tranh phức tạp, không thể phủ nhận hai quốc gia láng giềng vẫn chia sẻ một số lợi ích chiến lược chung, một phần xuất phát từ vị trí địa chính trị gần gũi. Với mong muốn duy trì chính sách tránh xung đột với nước láng giềng lớn, Niu Delhi luôn đề cao sự ổn định trong quan hệ với Bắc Kinh. Điều này không chỉ giúp New Delhi tạo dựng được sân chơi chung về cả kinh tế và chính trị ở cấp khu vực cũng như quốc tế, mà còn giúp đẩy mạnh hơn nữa cấp độ hợp tác giữa hai cường quốc đang phát triển vốn đã trở thành đối tác chiến lược của nhau trong nhiều vấn đề quốc tế. Không thể phủ nhận làTrung Quốc và Ấn Độ đã tìm thấy nhiều điểm chung tại các diễn đàn toàn cầu về chống biến đổi khí hậu, cải cách hệ thống tài chính quốc tế... Hiện tại, Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Ấn Độ với các hợp đồng trị giá hàng chục tỷ USD mỗi năm và trong tương lai thậm chí còn có thể trở thành đối tác lớn hơn. Với những lợi ích và xung đột đan cài phức tạp với Mỹ và Trung Quốc như vậy, có thể hiều vì sao chính quyền New Delhi trong nhiều năm qua vẫn duy trì thế đứng tương đối trung lập giữa hai “ông lớn” Mỹ và Trung Quốc. Vì thế, trong quá trình tìm kiếm đối tác cho chiến lược “tái cân bằng châu Á”, Mỹ không nên quá hy vọng vào Ấn Độ cho dù thời gian gần đây New Delhi có dấu hiệu xích lại gần Mỹ và xa rời Trung Quốc vì những lo ngại an ninh do Bắc Kinh tạo ra. Giới phân tích cho rằng, dù New Delhi ít phải ứng chịu thách thức từ Washington hơn là từ Bắc Kinh, song Ấn Độ cũng sẽ chỉ xích lại gần Mỹ ở giới hạn vừa đủ để áp ứng lợi ích quốc gia. Về bản chất, tam giác Mỹ-Ấn-Trung đang tiến hành một cuộc chơi phức tạp theo hướng vừa hợp tác vừa kiềm chế, vừa củng cố lòng tin chiến lược song vẫn nghi ngại lẫn nhau. New Delhi có thể chia sẻ giấc mộng kiềm chế Trung Quốc của Mỹ, song cũng sẽ không sẵn sàng “ngồi lên cùng một chiếu” với Washington. Đức Vũ - Dantri Share this post Link to post Share on other sites