Hà Châu

Những Câu Chuyện Thú Vị Về Quốc Hoa Trên Thế Giới

19 bài viết trong chủ đề này


Những câu chuyện thú vị về quốc hoa trên thế giới

Có rất nhiều lý do để lựa chọn quốc hoa, nhưng mọi lý do đều phải bắt nguồn từ những câu chuyện lịch sử ý nghĩa, dù với bất kỳ quốc gia nào.


Nước Anh không có quốc hoa, chỉ có hoa đại diện cho từng vùng miền

Nước Anh có 4 xứ là England, Scotland, Bắc Ireland và Wales. Mỗi xứ lại có một loài hoa riêng tượng trưng cho xứ mình.

Posted Image


Đối với England, loài hoa biểu trưng là hoa hồng đỏ. England chọn hồng đỏ làm biểu tượng kể từ sau Cuộc nội chiến Hoa hồng kéo dài từ năm 1455-1485. Cuộc chiến xảy ra giữa hai gia đình dòng dõi Hoàng gia lớn của Anh là Lancaster (biểu tượng gia tộc là hồng đỏ) và York (biểu tượng gia tộc là hồng trắng). Sau khi dòng họ Lancaster thắng trận và đứng lên nắm quyền lực, hồng đỏ chính thức trở thành biểu tượng của England.

Posted Image


Đối với Ireland, đó là cỏ ba lá. Truyền thuyết kể lại rằng vị thánh bảo trợ của Ireland là thánh Patrick đã sử dụng một nhành cỏ ba lá để giải thích về Chúa ba ngôi – sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần trong một bài thuyết giảng của mình. Về sau, các học trò của thánh Patrick thường cài một nhành cỏ ba lá lên tóc vào ngày vinh danh thánh.

Posted Image


Loài hoa biểu trưng cho Scotland là cây kế, một loại cây dại, lá có gai, hoa màu tía. Theo truyền thuyết, một thời quân đội Nauy đưa quân sang toan chiếm lấy Scotland. Họ tấn công Scotland vào ban đêm và tất cả quân đội đều được lệnh phải đi chân đất để không gây ra tiếng động. Đáng tiếc cho quân Nauy, họ đã dẫm phải những cây kế dại và bắt đầu kêu la ầm ĩ vì đau đớn khiến quân lính Scotland tỉnh giấc. Từ đó, cây kế được chọn là biểu trưng cho Scotland, những chiếc gai nhọn của nó tượng trưng cho sức mạnh của người dân vùng núi xứ này.


Posted Image

Hoa biểu trưng cho xứ Wales là hoa thủy tiên. Vào ngày lễ tôn vinh vị thánh bảo trợ cho xứ Wales – thánh David, người dân thường cắm thủy tiên trong nhà hoặc cầm một nhành hoa thủy tiên đi lễ. Việc xứ Wales tôn vinh hoa thủy tiên cũng liên quan tới việc giữ gìn bờ cõi. Khi người dân xứ này chuẩn bị bước vào cuộc chiến với bộ tộc Saxon, thánh David khuyên họ hãy buộc gốc thủy tiên lên mũ để dễ phân biệt bạn thù trong trận chiến hỗn loạn, chính nhờ chi tiết nhỏ này mà người xứ Wales đã giành chiến thắng.

Iris – Quốc hoa của Pháp

Posted Image


Hoa Iris trước tiên được sử dụng trong Hoàng gia Pháp. Vẻ đẹp của hoa Iris thường được ví với vẻ đẹp của Đức Mẹ Maria. Vì Hoàng gia Pháp muốn có sự kết nối với thần linh nền thường cho khắc họa cách điệu bông hoa Iris lên quốc huy, khiên, kiếm, con dấu, họa tiết thêu trên áo hay các đồng tiền cổ…

Hoa Iris có vẻ đẹp thuần khiết với 3 cánh hoa được so sánh với rất nhiều hình ảnh ý nghĩa. Trước tiên, nó mang ý nghĩa tôn giáo, 3 cánh hoa tượng trưng cho Chúa 3 ngôi – sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần. Cánh hoa còn giống như dáng một chú chim đang bay lên trời nên Iris luôn được coi là biểu tượng của thần linh.

Hoa lan chuông – Quốc hoa của Phần Lan

Posted Image

Hoa lan chuông là biểu tượng chính thức của Phần Lan kể từ năm 1967. Lan chuông là một trong những loài hoa mang ý nghĩa tôn giáo đẹp nhất, nó được ví như nước mắt của Đức Mẹ Maria rơi trong ngày Chúa bị đóng đinh trên cây thánh giá. Hoa lan chuông với những bông hoa nhỏ màu trắng, mọc đều đặn, rủ xuống, tượng trưng cho sự khiêm tốn, nhún nhường. Khi đề cập tới đức tính này, các bức tranh tôn giáo thường chọn vẽ loài hoa lan chuông.

Trung Quốc cũng đang loay hoay tìm quốc hoa

Posted Image
Hoa mẫu đơn từ lâu được mặc định là quốc hoa của Trung Quốc, tuy vậy chưa có văn bản cấp Nhà nước chính thức xác nhận điều này.


Trung Quốc cho tới nay vẫn chưa có quốc hoa chính thức. Dưới triều nhà Thanh, mẫu đơn được coi là quốc hoa, tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu có và danh giá. Hoa mai cũng là loài hoa rất được yêu thích trong văn hóa Trung Quốc, là biểu tượng cho sự kiên cường và nhẫn nại, tồn tại trong nghịch cảnh bởi hoa mai có thể nở bông giữa trời đông tuyết rơi.

Posted Image
Hoa mai cũng rất được người dân Trung Quốc yêu thích bởi ý nghĩa cao đẹp của nó.


Hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa thể tìm ra quốc hoa chính thức. Trong một cuộc bỏ phiếu hồi năm 2005, 41% phiếu dành cho hoa mẫu đơn và 36% phiếu dành cho hoa mai, con số quá sít sao khiến chính phủ Trung Quốc không thể đưa ra quyết định. Ngoài ra, hoa phong lan, hoa nhài, hoa thủy tiên, hoa cúc cũng được coi là những loài hoa gắn liền với văn hóa Trung Quốc.

Bích Ngọc

Tổng hợp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam ta chắc đưa ra bàn về quốc hoa để nghiên cứu tâm lý đám đông muôn đời...Posted ImagePosted ImagePosted Image

Tệ hơn là để ... khỏi bàn về những vấn đề nóng như "Chất lượng hệ thống giáo dục quốc gia", khai thác khoáng sản, sân gôn v.v...Posted ImagePosted Image

... Posted ImageCó khác gì vấn đề ĐẠI SỨ DU LỊCH đâu, mỗi năm chọn một cô đi.

Muốn phát triển du lịch thì phải biết nênf tảng của du lịch là nhu cầu đa dạng: từ thức ăn, văn hóa vùng miền, cảnh đẹp, dân cư...

Phát triển du lịch mà đồng phục các vùng miền (Một quốc hoa!!!) thì sao phục vụ thị hiếu đa dạng của khách du lịch đươc. Bắt người đi tìm hiểu, khám phá (đi chơi) phải công nhận chỉ một loại hoa là xứng đáng thì đúng là quay ngược... bánh xe lịch sử tiến hóa về du lịchPosted ImagePosted Image.

Trò lố tiêu tiền nhà nước cuả các bác Văn hóa-Thể thao-Du lịch.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có cần thiết phải chọn quốc hoa, quốc tửu ... hay không?

Một khi mà ngành Du lịch nước nhà còn không hiểu nổi quốc hồn, quốc túy của dân tộc Việt là gì thì dù có chọn hoa gì làm quốc hoa cũng chẳng có lợi ít gì. Đúng là ngành du lịch, tối ngày chỉ biết có ... du lịch, rỗi hơi quá mà.

Tài sản của ngành du lịch là gì?

Chính là những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của 5000 năm văn hiến đã để lại trên đất nước này, những cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo ... tóm lại, tài sản ngành du lịch là rất lớn. Nhưng những người quản lý ngành du lịch làm gì để sinh lợi từ khối TS đồ sộ đó? Không làm gì cả, chỉ tận dụng và khai thác triệt để một vài cái, một vài nơi còn đa số thì cứ để đấy.

Văn hiến Việt trãi gần 5000 năm còn không dám công nhận thì các TS của ngành du lịch cũng thành thứ thừa mứa, xa xỉ, còn không thì đập tan nát nó ra, xây lại cái mới, sơn sửa lại cho mới ...

Bản thân cái được gọi là VH-TT&DL còn không biết lý do vì sao phải gộp 3 thứ đó vào thành 1 thì nói gì đến chuyện làm.

Bởi vậy mới có nhiều chuyện tào lao để thiên hạ chửi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

03 Tháng tư 2013 - 04:15 PM'[/size] timestamp='1364980527' post='210001']

Việt Nam ta chắc đưa ra bàn về quốc hoa để nghiên cứu tâm lý đám đông muôn đời...Posted ImagePosted ImagePosted Image

Tệ hơn là để ... khỏi bàn về những vấn đề nóng như "Chất lượng hệ thống giáo dục quốc gia", khai thác khoáng sản, sân gôn v.v...Posted ImagePosted Image

... Posted ImageCó khác gì vấn đề ĐẠI SỨ DU LỊCH đâu, mỗi năm chọn một cô đi.

Muốn phát triển du lịch thì phải biết nênf tảng của du lịch là nhu cầu đa dạng: từ thức ăn, văn hóa vùng miền, cảnh đẹp, dân cư...

Phát triển du lịch mà đồng phục các vùng miền (Một quốc hoa!!!) thì sao phục vụ thị hiếu đa dạng của khách du lịch đươc. Bắt người đi tìm hiểu, khám phá (đi chơi) phải công nhận chỉ một loại hoa là xứng đáng thì đúng là quay ngược... bánh xe lịch sử tiến hóa về du lịchPosted ImagePosted Image.

Trò lố tiêu tiền nhà nước cuả các bác Văn hóa-Thể thao-Du lịch.

Din đàn của Trung tâm đôi khi nhanh hơi báo mạng Posted ImagePosted ImagePosted Image ;Just kidding.( Tất nhiên là phóng viên có thời gian bỏ sức ra viết và sử dụng nhiều tư liệu hơn mình).

http://baodatviet.vn...oc-hoa-2344628/

Cập nhật lúc 06:28, 04/04/2013 Posted ImagePosted ImagePosted Image

Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam:

Tại sao phải bầu chọn Đại sứ du lịch và quốc hoa?

(ĐVO)- "Đối với cuộc bình chọn Đại sứ du lịch, đó chỉ là một cuộc chơi. Cuộc chơi đó, ngoài việc gây ồn áo náo nhiệt, tốn công, tốn giấy bút, tốn công của, lãng phí thời gian của nhân dân chưa chắc sẽ mang lợi ích thiết thực cho ngành du lịch", ông Nguyễn Xuân Thắng- Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam khẳng định.

Thật ngớ ngẩn khi cần một nữ Đại sứ du lịch xinh đẹp Theo lời nhận xét chuyên môn của ông Nguyễn Xuân Thắng, Hoa hậu tràn ngập, các cuộc thi, trò chơi trực tuyến nhập ngoại phát sóng triền miên, khắp nơi người ta nô nức tranh giành kỷ lục... đó không phải là sự đi lên mà là tụt hậu của đời sống văn hoá, càng làm nghèo nàn đi các giá trị căn bản của văn hoá. "Tôi xin lưu ý là các cuộc thi hoa hậu, người đẹp ở các nước đều không được gọi là các hoạt động văn hoá. Thế giới người ta coi đây chỉ là các hoạt động thương mại hoặc phục vụ cho các mục đích thương mại. Rất khác với nước ta, ở hầu hết các quốc gia văn minh các vị lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo các bộ ngành đều tuyệt đối tránh hiện xuất chính thức tại các sinh hoạt mang tính thương mại và giải trí này", ông cho biết. Họ càng ít khi khoác lên vai các người đẹp gánh nặng mang các giá trị quốc gia hay dân tộc, dù các người đẹp mặc phục trang dân tộc đẹp đến bao nhiêu... thì xét về mọi nhẽ bản thân các người đẹp đó đều không đủ tầm để gánh vác các giá trị mang ý nghĩa chính trị mà quốc gia kỳ vọng.

Đối với cuộc bình chọn Đại sứ du lịch, đó chỉ là một cuộc chơi. Cuộc chơi đó, ngoài việc gây ồn áo náo nhiệt, tốn công, tốn giấy bút, tốn của, lãng phí thời gian của nhân dân chưa chắc sẽ mang lợi ích thiết thực cho ngành du lịch. Thật ngớ ngẩn nếu ai đó ảo tưởng rằng có được một nữ Đại sứ du lịch xinh đẹp thì sẽ cải thiện được ngành du lịch Việt Nam. Có một, chứ có đến một nghìn Đại sứ du lịch đẹp như tiên, có đến hàng trăm địa danh mang nhãn hiệu kỳ quan và kỷ lục... mà chất lượng dịch vụ du lịch vẫn cứ ì cạch, lạc hậu, hệ thống giá cả thì thiếu sức cạnh tranh như hiện nay thì du lịch Việt Nam sẽ khó mà trở mình khởi sắc được. Ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh: "Thành quả của ngành du lịch Việt Nam thực chất không nằm trong tay cá nhân ai hoặc một nhóm người nào mà trong sự nỗ lực của toàn dân, của hàng ngàn đơn vị đang lao động trên lĩnh vực khai thác du lịch đang rất cần được khích lệ bởi những chính sách đổi mới của ngành quản lý du lịch. Cái đó đòi hỏi phải dày công học hỏi và lao động miệt mài chứ không phải được sinh ra từ những sinh hoạt phù phiếm và hình thức". Nên thận trọng khi vẽ ra một hoạt động tốn kém công quỹ Trước quan điểm của lãnh đạo du lịch khi cho rằng "các quốc gia khác có Đại sứ du lịch nên nước ta cũng cần phải có", ông thẳng thắn cho biết: "Có lẽ nên hỏi rõ vị quan chức của ngành du lịch đó là nước nào làm và đã có bao nhiêu nước bày vẽ ra các cuộc bình chọn Đại sứ du lịch? Ở đây chúng ta nên dựa vào truyền thống và thông lệ quốc gia và quốc tế. Chúng ta nên rất thận trọng khi vẽ vời ra một hình thức hoạt động tốn kém công quỹ và thời gian nếu việc làm đó chưa có từng có trong truyền thống và tiền lệ quốc gia". Bên cạnh đó, ông Nguyễn Xuân Thắng cũng nói rõ, ở đây một loạt câu hỏi liên quan đến lợi ích và hậu quả cần được giải đáp trước khi đưa ra quyết định. Còn đối với thông lệ quốc tế, nhà chức trách có trình độ và trách nhiệm phải trả lời được là đã có bao nhiêu quốc gia đang làm như vậy. Hiện nay trên thế giới có khoảng 200 quốc gia và lãnh thổ có chủ quyền. Nếu khoảng 50% số quốc gia (tức là khoảng một trăm nước) đã làm việc đó thì chúng ta có thể coi là đã có một thông lệ quốc tế. Nếu chỉ có vài nước thì đó là cá biệt và bất bình thường, chưa thể gọi là thông lệ. Với việc công, đôi khi thông lệ quốc tế lâu đời cũng chỉ là căn cứ để nhà quản lý tham khảo trước khi ra quyết định chứ chưa đủ làm lý cớ để hành động. Tôi không tin là có ai đó ở ngành du lịch mà lại lấy tấm gương của vài nước cá biật ra để học đòi tiêu tốn công của để... "cho vui". Hy vọng đó cũng chỉ là một câu nói đùa vô thưởng vô phạt "cho vui" mà thôi. Tại sao lại phải bầu chọn quốc hoa? Bày tỏ quan điểm trước việc bầu chọn quốc hoa, ông Nguyễn Xuân Thắng cho biết: "Đối với việc bình chọn Quốc hoa cũng vậy. Câu hỏi đầu tiên vẫn là: Tại sao lại phải bầu Quốc hoa? Để làm gì? Liệu đời sống văn hoá đất nước có được cải thiện hơn sau khi xuất hiện Quốc hoa, hay cuộc sống của nhân dân sẽ thêm rườm rà, phiền hà hơn? Lẽ ra câu hỏi đó đã phải được trưng cầu dân ý đầu tiên, trước khi lấy ý dân để chọn hoa sen hay hoa đào, hoa mai..." Posted Image Tại sao lại phải bầu chọn Quốc hoa Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, trên đời này chỉ có ba thứ xứng đáng được gắn với chữ "Quốc", đó là: Quốc kỳ, Quốc ca và Quốc huy. Đó là những thông điệp tối hậu và thiêng liêng nhất. Nếu có ai đó có ý đồ gắn hoa, rượu và bất cứ vật thể nào lên những khái niệm tối thượng đó, theo tôi, đều là lạm dụng và xuất phát từ những ý đồ thiển cận, tác hại sẽ khó lường. Về thông lệ quốc tế, thử hỏi đã có bao nhiêu quốc gia có cơ quan nhà nước đứng ra tổ chức trưng cầu ý dân để biến một loại cây cỏ thành một thứ nghi thức quốc gia? Theo tôi biết, có lẽ không có. Có chăng, người ta gọi hoa Tuy líp là biểu tượng của Hà Lan, hoa Anh đào là biểu tượng của Nhật Bàn... là do tự nhiên mà có, là do "hữu xạ", là truyền thống chứ không phải nhờ các chủ trương hành chính và các con số bầu chọn trên mạng. Quả thật tôi đã rất hoang mang khi đến dự một cuộc ra mắt chủ trương chọn hoa sen là Quốc hoa do Bộ Văn hoá tổ chức cách đây hai năm tại Triển lãm Vân Hồ, Hà Nội. Tôi nhìn thấy đâu đâu cũng chỉ là toàn là hoa sen: Những bông sen to tướng xếp dày đặc trên sân khấu, trên cánh gà, trên phông màn, trên những váy áo của tất cả các nghệ sĩ của hơn mười tiết mục văn nghệ hôm đó. Theo lời ông Nguyễn Xuân Thắng kể, trên mặt mấy chục chiếc bàn tiếp khách là những bình hoa sen ngất ngưởng, là những đĩa mứt sen được bày biện cẩu thả và những tách trà sen được pha chế đắng chát như thuốc bắc... Tôi chợt hỏi: Dân tộc của chúng ta, giang sơn gấm vóc của chúng ta chả lẽ chỉ có mỗi một thứ - và chỉ bấy nhiêu? Bản chất nhân văn, nhân bản của văn hoá là nằm trong chính sợi dây nối kết hài hoà giữa con người với thiên nhiên muôn hình vạn trạng. Ngày nay, UNESCO đang tuyên ngôn cho nền một nền văn hoá nhân bản mang tính đa dạng để giúp giải phóng con người, giải phóng các dân tộc khỏi xích xiềng gò bó, kỳ thị, lấy đó làm cơ sở để con người phát huy tiềm năng lao động sáng tạo và làm cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn. Hôm nay Liên Hợp quốc cũng đang kêu gọi mọi người hãy bảo vệ thế giới này bằng một sự phát triển cân bằng theo đúng quy luật phát triển tự nhiên. Vậy sẽ ra sao nếu từ nay chúng ta chỉ tôn thờ một loài hoa, khánh tiết quốc gia, lễ hội, sự kiện cơ quan đoàn thể, hiếu hỉ cộng đồng chỉ sử dụng một loài hoa cho “chính thống”, bởi chỉ vì loài hoa đó bỗng một ngày được gắn hai chữ "Quốc hoa"? Lợi ích này dành cho ai? Thành tích này thuộc về ai? Kỷ lục này do ai lập ra? Để làm gì và vì sao? Ông Nguyễn Xuân Thắng kết luận: "Tôi xin đề nghị đã đến lúc Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm nghiên cứu để đưa ra những chủ trương nhằm hướng dẫn cho nhân dân và quy định cho các ngành hữu quan về các vấn đề liên quan đến những hoạt động xác lập thành tích về văn hoá và thi đua bầu chọn để tránh gây ra những tổn thất đáng tiếc cho sự nghiệp xây dựng đất nước". Thanh Huyền (thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có cần thiết phải chọn quốc hoa, quốc tửu ... hay không?

Một khi mà ngành Du lịch nước nhà còn không hiểu nổi quốc hồn, quốc túy của dân tộc Việt là gì thì dù có chọn hoa gì làm quốc hoa cũng chẳng có lợi ít gì. Đúng là ngành du lịch, tối ngày chỉ biết có ... du lịch, rỗi hơi quá mà.

Tài sản của ngành du lịch là gì?

Chính là những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của 5000 năm văn hiến đã để lại trên đất nước này, những cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo ... tóm lại, tài sản ngành du lịch là rất lớn. Nhưng những người quản lý ngành du lịch làm gì để sinh lợi từ khối TS đồ sộ đó? Không làm gì cả, chỉ tận dụng và khai thác triệt để một vài cái, một vài nơi còn đa số thì cứ để đấy.

Văn hiến Việt trãi gần 5000 năm còn không dám công nhận thì các TS của ngành du lịch cũng thành thứ thừa mứa, xa xỉ, còn không thì đập tan nát nó ra, xây lại cái mới, sơn sửa lại cho mới ...

Bản thân cái được gọi là VH-TT&DL còn không biết lý do vì sao phải gộp 3 thứ đó vào thành 1 thì nói gì đến chuyện làm.

Bởi vậy mới có nhiều chuyện tào lao để thiên hạ chửi.

http://phunutoday.vn...uoc-ai-2212982/

Đại sứ du lịch thì... cứu được ai?

(Trái hay Phải)- Mấy hôm nay, ngành du lịch nước nhà quay cuồng với danh hiệu Đại sứ du lịch, người đòi rút ra, người đòi nhảy vào, cứ loạn cả lên. Nhưng ngẫm cho cùng, Đại sứ du lịch thì cứu được ai, một người đẹp liễu yếu đào tơ có thể cứu được ngành du lịch đang chìm dần xuống đáy với cách làm như hiện nay hay không?

Posted Image Vớt cá chết trên Hồ Xuân Hương- ảnh báo Tuổi trẻ. Hôm qua đọc một bài báo mang tên “Ớn quá Đà Lạt ơi” và xem chùm ảnh ô nhiễm môi trường ở xứ mộng mơ đã lên tới mức báo động mà buồn cho Đà Lạt cũng như bao nhiêu thắng tích trên khắp đất nước mình. Tất cả đều đã trở thành một bãi rác lớn khi có bàn tay của các công ty du lịch thò vào và ý thức của khách du lịch thì mỗi ngày một tồi tệ.

Mười năm trước tôi đến Đà Lạt, hồ Than Thở đã bị ô nhiễm, thác Cam Ly thì bốc mùi, người dân ở đây cho biết chẳng còn gì nữa mà xem. Hồi đó may mà vẫn còn Hồ Xuân Hương xanh trong để thấy còn một chút gì thuộc về Đà Lạt- xứ mộng mơ.

Giờ thì Hồ Xuân Hương cũng đã bị ô nhiễm quá thể, bài báo chụp ảnh mấy chú cá chết được vớt lên từ hồ, trên mình còn dính đầy tảo lam trông thật là ghê sợ. Lòng suối Cam Ly đoạn chảy qua vùng nông nghiệp Thái Phiên mỗi ngày lại được cư dân ở đây bồi thêm rác thải. Bức ảnh chụp một người đàn ông vô tư quăng một bịch rác to tướng xuống suối giống như một cái tát vào mặt những người yêu thiên nhiên.

Chẳng phải chỉ riêng Đà Lạt đang phải chịu nỗi đau bị con người tàn phá thế đâu. Yên Tử, Chùa Hương, Tam Đảo, Sa Pa, Tam Cốc Bích Động... đâu đâu cũng chịu chung số phận. Nào là rác thải ngập ngụa, nào là những công trình du lịch xanh đỏ lòe loẹt và thô kệch để khai thác theo kiểu tận thu. Quan chức địa phương cứ xắn dần từng miếng thắng tích ra để cho các dự án, đổi lại là những lợi nhuận khổng lồ cho đầy túi tham, bất cần biết môi trường cảnh quan đang bị tàn phá.

Nếu hình dung thiên nhiên tươi đẹp của đất nước trải dài suốt từ Bắc chí Nam là một người đẹp như ngọc như ngà, thì tới nay, ai dám nhìn người ngọc ấy nữa, phải che mắt mà quay đi thôi. Chỗ thì cắt trọc, chỗ thì bị đào khoét, chỗ thì bị vá víu nham nhở, chỗ thì bị nhét đầy rác thải cho đến ngạt thở thì thôi.

Chúng ta đang làm gì thiên nhiên, tất cả đều xúm vào xâu xé những phần nạc nhất, rồi hết nạc vạc đến xương, cả chỗ bèo nhèo cũng không còn nữa. Chẳng ai nghĩ tới chuyện phải trồng thêm một cây xanh hay phải nhặt rác để khơi thông một dòng suối. Con người đang sống theo kế hoạch ngắn ngủn, cứ ăn và ngủ cho hết ngày hôm nay, sáng mai mở mắt dậy lại tính tiếp.

Trong cái bối cảnh ấy, việc nhốn nháo đi tìm Đại sứ du lịch của ngành du lịch mới nực cười làm sao, Đại sứ để làm gì cơ chứ, khi mà cái căn cốt bên trong đã hỏng nát bét ra rồi. Tìm một người đẹp lung linh son phấn quần là áo lượt để chụp mấy bộ ảnh gọi là “quảng bá du lịch” hay đi kêu gọi cho mấy chiến dịch bình chọn danh hiệu “ảo” và kê cao gối ngủ gọi đó là thành công, là chiến tích?

Posted Image Vứt rác thải nông nghiệp xuống suối Cam Ly- ảnh báo Tuổi trẻ. Thay vì đau đầu và tốn thời gian, công sức đi tìm một Đại sứ như vậy, sao ngành du lịch không phát động một chiến dịch “mỗi người dân hãy là một Đại sứ du lịch” để nâng cao ý thức của từng người. Điều đó quan trọng và cấp thiết hơn chứ? Nếu mỗi người dân đều nghĩ rằng họ đang làm công việc của một Đại sứ, họ sẽ nghĩ tới chuyện bảo vệ môi trường, sẽ không xả rác bừa bãi trên những thắng tích mà họ từng đi qua, sẽ không đầu độc những dòng sông, con suối.

Càng nghĩ lại càng buồn cho các quan chức của ngành du lịch VN, kinh phí để quảng bá và xúc tiến du lịch mỗi năm từ ngân sách rót về là khổng lồ, vậy mà họ đã làm được gì cho những thắng cảnh nổi tiếng khi mỗi ngày chúng đều đang chết, đang bị “bức tử”?

Chắc chẳng ở đâu có cách làm du lịch như ở ta, một cách khai thác tận thu đến cùng kiệt và phớt lờ mọi nguyên tắc, một người bạn Pháp chuyên về du lịch cho tôi biết nguyên tắc 7:3, tức là nếu khai thác từ thiên nhiên 3, thì mình phải tìm cách bù lại 7 phần, thì mới mong giữ lại được một chút gì cho mai sau. Còn ở VN, chắc hiếm thấy quan chức làm du lịch nào nghĩ tới điều này, tất cả chỉ là khoét và khoét, được càng nhiều càng tốt, mau lên kẻo hết nhiệm kỳ.

Thương cho thiên nhiên bị tàn phá, con người chúng ta đang gánh chịu những hậu quả từ sự tận diệt thiên nhiên, mới vừa hôm kia, những trận mưa đá bất thường đổ xuống Lào Cai, Nghệ An, Thanh Hóa, đã có người chết, cơ quan khí tượng bảo mưa đã sẽ xảy ra ở bất cứ đâu.

Bão lốc, lụt lội, khô hạn, nắng nóng, giá lạnh... đều được gọi là hiện tượng thời tiết bất thường nhưng cũng vô cùng bình thường, nó là hậu quả của sự tàn phá thiên nhiên do bàn tay con người đó thôi.

Một Đại sứ du lịch liễu yếu đào tơ liệu có thể cứu được ngành du lịch nói riêng và chúng ta thoát khỏi những thảm họa này?

  • Mi An
Thay vì đau đầu và tốn thời gian, công sức đi tìm một Đại sứ như vậy, sao ngành du lịch không phát động một chiến dịch “mỗi người dân hãy là một Đại sứ du lịch” để nâng cao ý thức của từng người. Điều đó quan trọng và cấp thiết hơn chứ? Nếu mỗi người dân đều nghĩ rằng họ đang làm công việc của một Đại sứ, họ sẽ nghĩ tới chuyện bảo vệ môi trường, sẽ không xả rác bừa bãi trên những thắng tích mà họ từng đi qua, sẽ không đầu độc những dòng sông, con suối.

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

>>> Hãy làm du lịch tới từng người dân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dù có phát động chương trình "Mỗi người dân là 1 Đại sứ du lịch" thì cũng chẳng được tích sự gì. Chỉ tốn thêm 1 đống tiền nữa mà thôi.

Bởi có phát động chương trình này thì cũng chưa chắc có mấy người tham gia. Không ai quởn để mà "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" để rồi được tờ giấy khen đem về làm thuốc uống chữa bệnh lao phổi vì suốt ngày lo dọn dẹp mấy cái đống rác. Còn tiền thì, nói kiểu Hai lúa là "mấy chả hưởng".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dù có phát động chương trình "Mỗi người dân là 1 Đại sứ du lịch" thì cũng chẳng được tích sự gì. Chỉ tốn thêm 1 đống tiền nữa mà thôi.

Bởi có phát động chương trình này thì cũng chưa chắc có mấy người tham gia. Không ai quởn để mà "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" để rồi được tờ giấy khen đem về làm thuốc uống chữa bệnh lao phổi vì suốt ngày lo dọn dẹp mấy cái đống rác. Còn tiền thì, nói kiểu Hai lúa là "mấy chả hưởng".

Vì những suy nghĩ thế này nên xã hội đâu có phát triển được!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dù có phát động chương trình "Mỗi người dân là 1 Đại sứ du lịch" thì cũng chẳng được tích sự gì. Chỉ tốn thêm 1 đống tiền nữa mà thôi.

Bởi có phát động chương trình này thì cũng chưa chắc có mấy người tham gia. Không ai quởn để mà "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" để rồi được tờ giấy khen đem về làm thuốc uống chữa bệnh lao phổi vì suốt ngày lo dọn dẹp mấy cái đống rác. Còn tiền thì, nói kiểu Hai lúa là "mấy chả hưởng".

Posted Image Không thể triển khai theo kiểu "gia đình văn hóa được, nhưng

1. Cái này liên quan nhiều đến 'Phương pháp thực hiện, triển khai'

2. TP Đà Nẵng trong giai đoạn vừa qua là một ví dụ sống cho thách thức là ' có khả năng làm được'. Du lịch Đà nẵng - Hội An - Cửa Đại rất ổn.

Trong đó, không chỉ ngành du lịch... mà là cấp cao nhất dám áp dụng nhóm giải pháp xã hội hợp lí và hiệu quả, thì cộng đồng xã hội sẽ nhận được những thành quả xứng đáng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Huynh lang_ph nói đúng: "trong đó, không chỉ ngành du lịch... mà là cấp cao nhất dám áp dụng nhóm giải pháp xã hội hợp lí và hiệu quả, thì cộng đồng xã hội sẽ nhận được những thành quả xứng đáng."

Vấn đề nhóm giải pháp đó là gì khi cấp cao nhất còn chưa hiểu họ là ai?

Đà Nẵng làm được không có nghĩa nơi khác làm được.

Rồi thì TPHCM làm được, Hà Nội làm được thì đã sao? Không lẽ Việt Nam lại trở thành các thành bang thời Hy Lạp cổ đại? ...

Muốn bàn lang mang 1 chút nữa nhưng sợ vi phạm nội quy diễn đàn, nên thôi.

@Bá Kiến: Một khi xã hội không có những suy nghĩ như vậy nó sẽ phát triển tốt chăng?

Edited by caibang

Share this post


Link to post
Share on other sites

@caibang: diễn đàn để mọi thành viên cùng brainstorming, nên mình thích load những baì có ý tưởng (dạng như one step forwards) để người đọc có materials suy diễn tiếp.

P. S. Dạng như ở một topic khác, huynh liên tưởng đến hiện tượng 'histeria' để nêu ra nhóm giải pháp của huynh đã áp dụng và đạt kết quả cục bô, loại bỏ hiệu ứng đám đông như thế nào,hic...Posted Image Còn nếu theo sồ đông hay ...phong trào hời hợt, hoặc không giám quyết kịp thời thì kết quả sẽ khác...Posted Image, như thường thấy.Posted Image

... chứ phát triển Du lịch hiện nay thì theo nguyên tắc " bán thô cho khách hàng và sẻ thịt... cho đội ngũ ăn theo" không khác gì trong ngành 'khai thác... khóang sản" cả. Dưới đây là một ví dụ khác về sẻ thịt di sản... cho đội ngũ ăn theo (ngân sách), hic...Posted ImagePosted Image Trong giai đoạn hiện nay đội ngũ ăn theo (ĐÀN CHÂU CHẤU) MỚI KINH DỊPosted ImagePosted ImagePosted Image

http://vietnamnet.vn...son-bi-pha.html

09/04/2013 10:11 GMT+7

Đến lượt thánh địa Mỹ Sơn bị phá

Posted Image- Lấy lý do kè chắn bảo vệ tháp Chăm Mỹ Sơn, chính những người trực tiếp quản lý khu quần thể tháp Chăm Mỹ Sơn và chính quyền địa phương huyện Duy Xuyên ngang nhiên công khai đào bới ngay giữa lòng di sản từ nhiều tháng nay.

Đáng nói hơn, việc đào bới để bê tông suối cổ Khe Thẻ Mỹ Sơn diễn ra nhiều tháng nay nhưng cơ quan quản lý và chính quyền tỉnh Quảng Nam vẫn làm ngơ và không hề hay biết?!

Đổ tiền phá di sản?

Việc đào bới giữa lòng di sản Mỹ Sơn bị du khách đến tham quan Mỹ Sơn phát hiện và phản ứng gay gắt.

Lý giải cho việc đào bới dòng suối cổ Khe Thẻ ngay khu vực tháp Mỹ Sơn, Ông Trần Công Hường, Trưởng Ban QL di tích Mỹ Sơn, cho biết dự án “kè chống sạt lở suối Khe Thẻ, bảo vệ các nhóm tháp B, C, D” được UBND huyện Duy Xuyên quyết định đầu tư, phê duyệt dự án tháng 1.2013 và giao cho Ban QL làm chủ đầu tư, Cty Phong Cách Việt (Đà Nẵng) tư vấn thiết kế, lập dự án.

Posted Image Du khách phải ngang qua công trình bê tông hóa ngay trước các đền tháp.Huyện đã giao cho Công ty Tân Chiêm Sơn trụ sở tại huyện Duy Xuyên thi công xây dựng đoạn kè chắn dài 120m từ 21/2 đến nay, với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ đồng từ nguồn thu vé tham quan du lịch Mỹ Sơn.

Ngay sau khi nhận được Ban Quản lý Mỹ Sơn và UBND huyện Duy Xuyên cho phép, Công ty Tân Chiêm Sơn bắt đầu cho xe máy và nhân công đào bới đoạn suối cổ Khe Thẻ để kè chắn đổ bê tông giữa lòng di sản thế giới Mỹ Sơn.

Việc thi công đào bới kéo dài từ ngày 21/2 nhưng khi bị khách thăm quan phát hiện và phản ứng thì chủ đầu tư là UBND huyện Duy Xuyên mới tạm ngừng thi công.

Bê tông nằm giữa di sản

Mặc dù đơn vị thi công đã được lệnh ngừng và trả lại nguyên trạng nhưng vòng cung bê tông giữa di sản Mỹ Sơn vẫn hiển hiện trước mắt và ngăn lối đi của du khách đến tham quan di sản nổi tiếng này.

Posted Image Bê tông hóa suối Khe Thẻ giữa lòng di sản Mỹ SơnMàu đất đỏ cày xới như chiến trường nơi dòng suối Khe Thẻ ngổn ngang bê tông, gạch vữa, lòng suối tan hoang giữa đống đất đá nham nhở.

Ngay bên cây cầu nhỏ bắc qua suối Khe Thẻ là 2 mố cầu bê tông lừng lững Đoạn suối Khe Thẻ như một vòng cung bọc lấy các nhóm tháp B, C, D, đang mọc lên những đoạn kè chắn bê tông cả 2 bên bờ giống như gọng kìm kẹp chặt các khu đến tháp vào giữa.

Đập vào mắt du khách là khu bờ kè cao khoảng 1,2m, tạo nên dòng suối bê tông giống như cống thoát nước giữa đô thị rộng khoảng 5-7m. Gần 1.220m bờ kè bê tông dọc suối uốn lượn như quái vật bò ngang trước mặt các đền tháp Chăm-pa cổ kính.

Nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước đến Mỹ Sơn đều lắc đầu khi bước qua những đống đất đá ngổn ngang để vào di tích. “Tôi không hiểu cách trùng tu và bảo vệ di tích bằng bê tông mà tỉnh Quảng Nam đang làm tại Mỹ Sơn theo qui chuẩn nào?", một nhà nghiên cứu văn hóa Chăm lắc đầu thở dài. Posted Image Hai du khách nước ngoài “nghiên cứu” bản đồ Mỹ Sơn sau khi bất ngờ thấy công trình bê tông hóa giữa lòng di sản.Phớt lờ Luật Di sản

Cảnh ngang nhiên đào bới giữa lòng di sản Thế giới Mỹ Sơn đã bị du khách phản ánh lên cơ quan chức năng tỉnh. Ngay sau đó, vào ngày 1/4 vừa qua, tại cuộc họp khẩn của UBND Quảng Nam, ông Trần Minh Cả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu dừng thi công kè tại Mỹ Sơn, phục hồi cảnh quan và lập thủ tục từ đầu để trình các cơ quan thẩm quyền xem xét quyết định.

Ông Trần Công Hường, Trưởng Ban QL di tích Mỹ Sơn cho biết đơn vị thiết kế và thi công chỉ có chuyên môn về thủy lợi, kè sông suối và không hề có chức năng về trùng tu di sản.

Thế nhưng những đơn vị tư vấn, thiết kế và thi công “tay ngang” về trùng tu di sản lại được phép của cơ quan quản lý di tích Mỹ Sơn và chính quyền địa phương huyện Duy Xuyên chỉ định thầu thi công.

Posted Image Cầu bắc qua suối Khe Thẻ đang bị bê tông hóa.

Điều đáng quan tâm là việc đào bới giữa lòng di sản Mỹ Sơn diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật và kéo dài nhiều tháng nay nhưng chính quyền tỉnh Quảng Nam cũng như cơ quan chủ quản là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch vẫn không hề hay biết. Đến khi du khách phản ứng và cấp báo lãnh đạo tỉnh Quảng Nam mới giật mình và ra lệnh ngừng thi công. Đây là lỗ hổng trong quản lý di sản Thế giới mà Quảng Nam gần như bất lực hay không hiểu về Luật Di sản?!

Cảnh đào bới giữa lòng di sản Mỹ Sơn gợi nhớ cách đây hơn 10 năm, tỉnh Quảng Nam cũng lập dự án trùng tu tháp Chăm Khương Mỹ (Tam Xuân, Núi Thành) và giao cho một công ty xây dựng nhà trùng tu đã gần như phá nát di tích. Rất may sự việc được báo chí phát hiện.

Điều 32 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Di sản Văn hóa năm 2009 có qui định: “Các khu vực bảo vệ phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian. Việc xây dựng các công trình trong khu vực bảo vệ di tích phải được sự đồng ý của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó”.

Vũ Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huynh lang_ph nên đưa luôn vụ sơn móng đỏ cho tượng phật vào topic này cho đủ bộ. Khi mọi người đọc đến topic này sẽ có cái nhìn tổng thể cũng như có cơ sở dữ liệu để lý giải theo lý học Việt. tôi nghĩ, đó cũng là 1 ý tưởng hay đó chứ.

Riêng caibang chỉ dám bàn luận lang mang 1 chút thôi chứ không có "brainstrming" như huynh nói đâu Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thể theo nguyện vọng của huynhPosted Image..., ngoài ra, bài này còn đề cập đến 2 con sư tử đá ngoài cửa nữaPosted ImagePosted ImagePosted Image

http://m.phatgiao.or...moi-hong-10282/

Móng đỏ môi hồng

Cập nhật lúc 10:00 09/04/2013 (GMT+7) Theo Giáo sư Trần Lâm Biền, việc sơn móng tay móng chân đỏ hay tô son môi cho tượng La Hán ở chùa Đậu (Hà Nội) mà Báo Thanh Niên phản ánh là không thể chấp nhận được. “Đấy là xu hướng đĩ thõa hóa tượng”, ông nói giận dữ. Tôi nghĩ, vị giáo sư có hơi quá lời.

Sơn móng tay móng chân đỏ hay tô son môi không đồng nghĩa với đĩ thõa. Nhưng làm như thế với các pho tượng Phật, La Hán trên chùa, thì đó là điều tuyệt đối nghiêm cấm, và không thể chấp nhận được. Vì nó vô lễ vô phép, thậm chí, nó báng bổ. Và, nó vô văn hóa.

Bây giờ, người ta hay có xu hướng “cập nhật hóa”. Thấy cái gì người đương đại cho là đẹp, hay dùng, thì cứ thế áp dụng luôn cho người trung đại hay cổ đại, thậm chí áp dụng luôn cho Thần - Phật. Nếu chỉ nghĩ như vậy, thì đó là sự thiếu hụt hay lệch chuẩn văn hóa. Nhưng một khi đã “đưa vào thực tế” những ý tưởng ấy, thì nó là sự phá hoại văn hóa.

Trùng tu hay phục chế một ngôi chùa, những pho tượng Phật là chuyện lớn. Nó gồm cả mặt tâm linh, lịch sử và văn hóa. Vì thế, tiêu chí lớn nhất của trùng tu là phải khôi phục lại đúng nguyên trạng. Chắc chắn, những pho tượng La Hán chùa Đậu thuở xưa không hề có chuyện sơn móng chân móng tay đỏ hay tô son môi. Cũng như trước mỗi ngôi chùa Việt xưa không hề có đôi sư tử đá kiểu Tàu.

Bây giờ, thường có chuyện là nhà chùa kêu gọi “xã hội hóa” trong việc trùng tu. Và nhiều nhà hảo tâm đã vô tư cung hiến những con sư tử đá kiểu Tàu đang được bán nhan nhản cho chùa “làm đẹp”. Và có thể, chính họ có “sáng kiến” đề xuất với chùa là nên tô môi sơn móng chân móng tay đỏ cho tượng thêm phần “lộng lẫy”. Điều đáng buồn, là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch thì ở xa, còn nhà chùa thì vì nể các thí chủ hảo tâm nên đã vô tư đồng ý.

Không chỉ có hai ví dụ kể trên, lễ hội kiểu “Khai ấn đền Trần”, hành động kỳ quặc của những người đi lễ hội như nhét tiền lẻ vào tay Phật, dán tiền khắp thân mình Phật hoặc vãi tiền lẻ khắp sân đền chùa để cầu may... năm nào báo chí cũng lên tiếng. Không biết Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch có đồng ý với tất cả những việc làm quấy quá như thế đang diễn ra ở rất nhiều di tích lịch sử tâm linh văn hóa trong cả nước, nhất là ở phía bắc? Nếu không, thì phải làm gì đi chứ, chẳng lẽ cứ làm thinh?

Tác giả: Thanh Thảo/Nguồn: www.thanhnien.com.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cập nhật lúc 06:28, 04/04/2013 Posted ImagePosted ImagePosted Image

Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam:

Tại sao phải bầu chọn Đại sứ du lịch và quốc hoa?

...Tại sao lại phải bầu chọn Quốc hoa...Posted ImageTheo ông Nguyễn Xuân Thắng, trên đời này chỉ có ba thứ xứng đáng được gắn với chữ "Quốc", đó là: Quốc kỳ, Quốc ca và Quốc huy. Đó là những thông điệp tối hậu và thiêng liêng nhất. Nếu có ai đó có ý đồ gắn hoa, rượu và bất cứ vật thể nào lên những khái niệm tối thượng đó, theo tôi, đều là lạm dụng và xuất phát từ những ý đồ thiển cận, tác hại sẽ khó lường. Về thông lệ quốc tế, thử hỏi đã có bao nhiêu quốc gia có cơ quan nhà nước đứng ra tổ chức trưng cầu ý dân để biến một loại cây cỏ thành một thứ nghi thức quốc gia? Theo tôi biết, có lẽ không có. Có chăng, người ta gọi hoa Tuy líp là biểu tượng của Hà Lan, hoa Anh đào là biểu tượng của Nhật Bàn... là do tự nhiên mà có, là do "hữu xạ", là truyền thống chứ không phải nhờ các chủ trương hành chính và các con số bầu chọn trên mạng.

Thanh Huyền (thực hiện)

Cách đặt vấn đề hợp lý chứ không hời hởt, thường cho kết quả đáng tin cậy hơn, cũng như biết "chọn mặt, gửi vàng"...Posted Image đối với người thực hiện, giám sát triển khai:

http://m.phatgiao.or...-di-tich-10076/

Vấn đề quan tâm

Từ kinh nghiệm chùa Keo, Thái Bình: Thận trọng với việc tu bổ di tích

Cập nhật lúc 11:19 25/03/2013 (GMT+7)

Các khoản thu, chi này luôn được công khai minh bạch, do vậy, mỗi năm một ít, chùa Keo đang dần hoàn thiện các công trình phụ trợ đó bằng nguồn xã hội hóa mà không làm cho di tích bị biến dạng bởi những hệ lụy của đồng tiền Việc tu bổ và làm cho di tích hoành tráng hơn luôn là mong muốn của nhiều địa phương. Tuy nhiên, cụm từ “xã hội hóa” trong công tác tu bổ hay bị lạm dụng khiến cho nhiều di tích ở ta bị biến dạng.

Với tình hình như thế, Thái Bình có những cách làm riêng, nhờ đó, chúng ta còn có một chùa Keo – một công trình kiến trúc bằng gỗ với phong cách tiêu biểu của thời Lê Trung Hưng (TK17) và là di sản đặc biệt của quốc gia.

Một ngôi đền nghệ thuật

Khác với nhiều chùa khác trên cả nước, chùa Keo, tên chữ là Thần Quang Tự, bao gồm hai cụm kiến trúc: Chùa là nơi thờ Phật và đền thánh thờ đức Dương Không Lộ - Vị đại sư thời nhà Lý có công dựng chùa. Theo sử sách, chùa được xây từ năm 1060, nhưng đến năm 1611, do sông Hồng sạt lở, chùa bị bão lũ làm đổ. Sau 19 năm chuẩn bị và 28 tháng thi công, năm 1632, chùa Keo được tái tạo, khánh thành trên nền đất ở tả ngạn sông Hồng như ngày nay. Toàn cảnh chùa Keo thời đó gồm 21 công trình, với 157 gian trên diện tích 58.000m2. Nhưng hiện chỉ còn 12 công trình với 124 gian. Diện tích cũng chỉ còn 44.000m2.

Posted Image Gác chuông chùa Keo Điểm đặc biệt của chùa Keo là công trình được làm hoàn toàn bằng gỗ lim, ghép với nhau bởi hệ thống mộng, kèo vô cùng chính xác. Ông Bùi Văn Thương - Trưởng BQL di tích - cho biết, trải qua gần 400 năm tồn tại, chùa Keo vẫn giữ được hình dáng ban đầu và chỉ có hai lần trùng tu lớn, năm 1941 với sự trợ giúp của Viện Viễn đông Bác cổ và lần gần đây là đợt trùng tu do Nhà nước đầu tư kéo dài 5 năm (1999 – 2004).

Ngoài kiến trúc độc đáo và mang tính nghệ thuật cao như gác chuông - biểu tượng của Thái Bình; hai dãy hành lang và khu tăng xá dài hàng trăm mét với các dãy cột lớn... khiến cho khu chùa có dáng giống như một cung điện, chùa Keo còn có những cổ vật vô giá như hệ thống tượng, án hương, ban thờ, những con sơn được chạm khắc tinh xảo (có từ trước và khi xây chùa) và đặc biệt là có pho tượng làm bằng gỗ trầm hương, từ thời chùa cũ còn giữ được, tính đến nay cũng đã ngót nghét 900 năm.

Không tu bổ bằng mọi giá

Cũng theo ông Bùi Văn Thương, trong cuộc trùng tu năm 1999 - 2004, chùa Keo được Nhà nước hỗ trợ 19 tỉ đồng. Số tiền này cùng với công đức thập phương cũng chỉ đủ để sửa chữa khu vực trong chùa và nội thất. Các hạng mục như bãi đỗ xe, quầy hàng lưu niệm, nhà vệ sinh... thì không đủ tiền để làm. Vì thế, năm 2009, một doanh nhân có tâm đức đã bày tỏ ý được đầu tư các công trình còn bỏ ngỏ đó. Được sự đồng ý của nhà chùa, ông đã đưa công nhân, máy móc về làm, nhưng ngay sau đó bị Sở VHTTDL “tuýt còi” vì nghe đâu, doanh nhân này có ý sửa một vài điểm thiết kế đã được duyệt. Thế là hàng tỉ đồng đã đầu tư đành bỏ phí...

Tỉnh Thái Bình giao cho một công ty chỉnh sửa lại thiết kế để làm sao vừa tận dụng được nguồn lực xã hội hóa quý giá đó, vừa không vi phạm đến Luật Di sản. Nhưng rất tiếc, khi thiết kế được duyệt lần cuối thì tình hình kinh tế trong nước rơi sâu vào cuộc khủng hoảng, do vậy doanh nghiệp kia cũng không có điều kiện để hỗ trợ nữa.

Hiện nay, chùa Keo có khoảng trên 2 tỉ đồng công đức thập phương/năm. Các khoản thu, chi này luôn được công khai minh bạch, do vậy, mỗi năm một ít, chùa Keo đang dần hoàn thiện các công trình phụ trợ đó bằng nguồn xã hội hóa mà không làm cho di tích bị biến dạng bởi những hệ lụy của đồng tiền. “Khu bán hàng lưu niệm đã hoàn thành và chuẩn bị đưa vào sử dụng. Năm nay chúng tôi sẽ hoàn thiện khu vệ sinh chung, sau đó là bãi đỗ xe, sân vườn bên trong” – ông Thương cho biết.

Cách chùa Keo khoảng 20km về phía đông bắc, Thái Bình còn có một di sản cấp quốc gia nữa được bảo tồn khá tốt nhờ công của sư Đàm Huệ, dân địa phương gọi bà là thầy chùa Huệ, đó là cụm đình, chùa, miếu Bình Cách – nơi thờ Linh Lang Đại vương và Chiêu Dung Công chúa. Đây là cụm di tích có kiến trúc tiêu biểu của thời Nguyễn với 4 hàng cột lim ở đình có đường kính tới trên nửa mét. Di tích này nổi tiếng linh thiêng ở địa phương, nhưng không thuận đường nên rất ít khách đến vãn cảnh, phát tâm. Tuy nhiên, doanh nghiệp Hương Sen mấy năm nay vẫn thường xuyên trợ giúp, nhưng không vì thế mà thầy chùa “đánh liều” sửa chữa như ở chùa Trăm Gian.

Mãi đến năm ngoái, cụm di tích này được Bộ VHTTDL đầu tư trùng tu với kinh phí 21 tỉ đồng. Số tiền đầu tư trên không lớn so với cả cụm di tích này, tuy nhiên nó vẫn được làm rất bài bản. Hiện Cty TASCO Thành Nam đã thi công xong di tích đình và đang tiến hành hạ giải miếu theo sự giám sát chặt chẽ của bên thiết kế cũng như Sở VHTTDL. Đại diện TASCO cho biết, điều khó nhất trong thi công đối với các công trình này là việc lựa chọn gỗ: “Chúng tôi phải đi khắp nơi để tìm kiếm những cây lim to đúng như những cây lim ở đình để thay thế những cột bị hỏng”.

Từ kinh nghiệm trong quá khứ của chùa Keo cũng như cụm di tích Bình Cách hiện nay, rõ ràng đã đến lúc cần có cách ứng xử thận trọng với di tích.

Tác giả: Trương Hoàng/Nguồn: www.laodong.com.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn...o-tien-2344200/

16:48, 27/03/2013

Xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc: Vượt lên đầu Tổ tiên?

(ĐVO)-"Đàn Xã Tắc là để thờ trời đất, xây cây cầu cao hơn trời đất thì chúng ta sống hay chết?" - GS.TS Nhà Nghiên cứu Văn hóa Trần Lâm Biền đặt câu hỏi xung quanh phương án xây cầu vượt chạy qua Đàn Xã Tắc của Hà Nội.

Chiều 26/3, ông Nguyễn Sỹ Bảo, Giám đốc Ban quản lý các dự án trọng điểm giao thông đô thị Hà Nội cho biết, sau 2 năm nghiên cứu đã có phương án kiến trúc cầu vượt hạn chế giải phóng mặt bằng tại ngã 5 Ô Chợ Dừa. Posted Image Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng năm 2008 từng chỉ đạo rất kịp thời: "Xây dựng phương án bảo tồn di tích Đàn Xã Tắc và Đàn Nam Giao, đưa vào danh mục các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội" Tuy nhiên điều đáng nói là cầu sẽ đi sát phạm vi bảo tồn Đàn Xã Tắc và nhà dân. Mố cầu nằm ngoài di tích còn mặt cầu có một phần chạy qua di tích này.

Xung quanh vấn đề này, GS. TS Nhà Nghiên cứu Văn hóa Trần Lâm Biền đã có những ý kiến chia sẻ với Đất Việt.

GS Trần Lâm Biền cho biết hiện nay vấn đề di tích văn hóa lịch sử đang rất được quan tâm. Quan điểm của ông là không nên động vào những di tích văn hóa của dân tộc. Đối với trường hợp xây cầu qua Đàn Xã Tắc cũng vậy.

“Tốt nhất không nên động vào vì đó là một địa điểm nhạy cảm. Trước đây đã có những chuyện thật xảy ra: Chủ tịch thành phố là ông Triệu (Nguyễn Quốc Triệu – PV) vào xem khai quật (khu di tích Đàn Xã Tắc– PV) mà bảo vệ ở đó không biết là ai nên anh em không cho vào.

Cho nên những người làm ở đó, khi có việc xảy ra thì tôi tin là những nhà báo sẽ tìm lại những người đó hỏi và họ sẽ là những người chiến sĩ xung kích bảo vệ Đàn một cách quyết liệt.”

Căn cứ vào ý nghĩa của Đàn Xã Tắc, GS Biền càng khẳng định nên “né” việc xây cầu vượt qua nơi này, nếu không sẽ ảnh hưởng tới Tổ tiên, đất nước.

“Tốt nhất là nên né đi không nên vượt lên đầu Tổ tiên. Đàn Xã Tắc là đàn gắn với Tổ tiên, gắn với trời đất. Giờ chúng ta dùng cây cầu cao hơn cả trời đất thì nước này lụi bại à?

Chỗ ấy là Đàn Xã Tắc để thờ trời đất, xây cây cầu cao hơn trời đất thì chúng ta sống hay chết?“ GS đặt câu hỏi.

Trước giả thiết cây cầu vẫn được xây theo thiết kế (tức là đi sát phạm vi bảo tồn Đàn Xã tắc và nhà dân. Mố cầu nằm ngoài di tích còn mặt cầu có một phần chạy qua di tích nàyếu vẫn xây cây cầu) thì điều gì sẽ xảy ra, GS Biền phân tích khi đó người ta hình dung: “Tế cây cầu và những người đi trên cầu trong lúc người ta làm lễ.

Hơn nữa, lế tế là tế những người ở thế giới bên kia cho nên việc tế lễ lúc bấy giờ sẽ không khác gì việc: “Chúc cho những người đang đi trên cầu lúc ta lễ sang thế giới bên kia, tức là chúc cho người ta chết”. GS thẳng thắn bày tỏ.

Làm ngay trong năm nay

Theo chủ đầu tư, cầu vượt tại nút giao Ô Chợ Dừa bằng bê tông theo hướng vành đai 1 dài khoảng 510 mét, mặt cắt ngang rộng 14 mét gồm 4 làn xe. Ngoài ra, còn có hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước, tổ chức giao thông… với tổng chi phí 766 tỷ đồng. Cầu vượt dự kiến khởi công trong năm nay và hoàn thành năm 2015.

Hà Nội từng quyết tâm bảo tồn Đàn Xã Tắc

Tại hội thảo khoa học về "Đàn Xã Tắc" do UBND Thành phố Hà Nội tổ chức vào sáng 18/1/2007, các nhà khoa học và quản lý đã nhất trí bảo tồn di tích này.

Theo tiến sĩ Đặng Văn Bài, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, di tích Đàn Xã Tắc gắn chặt với giá trị văn hóa của kinh thành Thăng Long xưa. Cùng với "Thăng Long tứ trấn" (Bạch Mã, Voi Phục, Trấn Vũ, Kim Liên), Đàn Nam Giao và Đàn Xã Tắc rất cần được nhìn nhận như những cột mốc văn hóa, giúp nhân dân hình dung được phần nào về quy mô và phạm vi của kinh thành Thăng Long xưa.

Ông Nguyễn Văn Nhật, Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam cũng cho rằng việc bảo tồn Đàn Xã Tắc là cần thiết vì trân trọng và khai thác tốt di tích lịch sử - văn hóa không chỉ là trân trọng quá khứ, mà còn có giá trị cao về kinh tế nếu kết hợp có hiệu quả với du lịch.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu kết luận hội thảo với việc khẳng định di tích Đàn Xã Tắc; thống nhất bảo tồn di tích, cụ thể là xây đường tách ra hai bên di tích. Trên “đảo giao thông” sẽ xây biểu trưng.

Giáo sư sử học Lê Văn Lan: Giữ gìn, bảo tồn Đàn Xã Tắc cũng chính là giữ gìn Sơn hà Xã Tắc

"Cái tên Xã Đàn bắt nguồn từ việc tại đây có đàn Xã Tắc lập từ năm Mậu Tý đời Vua Lý Thái Tông (năm 1048), để tế Hậu Thổ (thần Đất) và thần Nông (thần Ngũ cốc) - hai vị thần được coi là quan trọng nhất của xã hội nông nghiệp. Bốn mùa, nhà vua đều thân chinh chủ trì tế lễ để cầu được mùa.

"Từ xa xưa, không chỉ đối với người dân, mà ngay cả các vương triều, kinh đô Việt Nam và Trung Hoa, đàn Xã Tắc có vị trí vô cùng thiêng liêng. Giữ gìn, bảo tồn Đàn Xã Tắc cũng chính là giữ gìn Sơn hà Xã Tắc".

Mai Nguyên (thực hiện)

Ý kiến phản hồi

  • lê quang - gửi lúc 08:44 | 29-03-2013 Nhét bàn thờ xuống gầm cầu thang! Đã đành Đàn xã tắc là xưa rồi nhưng có nhiều phương án khác để thay đổi giao thông mà. bảo cho tồn để sau này có tiền còn phục dựng lại, giáo dục lịch sử chứ. Hà nội ngày càng lộn xộn, thiếu chiều sâu như thị trấn tỉnh lẻ vậy.
  • lam lang - gửi lúc 09:38 | 28-03-2013 Đây chính là hậu quả của việc mọi người, mọi ngành, mọi giới .... coi nhẹ lịch sử, không học sử nên ko biết gì về truyền thống tổ tiên, đừng hỏi vì sao giới trẻ Việt Nam trèo lên tượng Phật, tượng các anh hùng dân tộc .... để tạo dáng chụp ảnh và các lễ hội văn hóa nhưng lại xô bồ, vô văn hóa .....
  • v. v...
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một số ảnh tư liệu để trao đổi, thảo luận liên quan đến 'Hình - Lý-Khí' trong Phong thủy :

http://baodatviet.vn...di-san-2344970/

07:30, 10/04/2013

Phá Đàn Xã Tắc, Bộ VHTT&DL không tuân thủ Luật Di sản

(ĐVO) - Các trụ cầu vượt sẽ được đặt như thế nào để không xâm hại khu di tích có diện tích hơn 1.000m2? Có phải chính quý Bộ đã không tuân thủ Luật Di sản? - Đó là hai câu hỏi mà TS Sử học Nguyễn Hồng Kiên gửi tới UBND TP.Hà Nội và Bộ VHTT&DL.

Di tích đã được khai quật như thế nào? Cuối năm 2006, khi mở đường vành đai I tới khu vực Ô Chợ Dừa, tuân thủ Luật Di sản, UBND Hà Nội đã đề nghị Viện Khảo cổ học giúp xác định: Có hay không di tích đàn Xã Tắc ở khu vực vẫn có tên Ngõ Xã đàn 1, Ngõ Xã đàn 2.

Theo quyết định số 4015/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) tôi được giao làm phụ trách thăm dò và khai quật khảo cổ học khu vực có thể là di tích đàn tế Xã Tắc ở phường Nam Đồng, quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Đợt 1: (từ 30/10/2006 đến 25/11/2006) 3 hố thám sát, khai quật khảo cổ học có tổng diện tích 100m2 đã xác định khu vực này có dấu tích của đàn tế Xã Tắc.

Đợt 2: từ 6/12 đến 25/12/2006 (theo quyết định 5503/QĐ-VHTT của Bộ Văn hoá Thông tin) 3 hố khai quật với tổng diện tích là 800m2, đã khẳng định khu vực này là di tích đàn tế Xã Tắc của kinh đô Thăng Long các thời Lý - Trần - Lê.

Posted Image Các hố thám sát và khai quật này không liền sát nhau mà khu vực khai quật rộng hơn 1000m2C Cần nói ngay là các hố thám sát và khai quật này không liền sát nhau mà khu vực khai quật rộng hơn 1000m2, (xem bản đồ vị trí các hố khảo cổ kèm theo)

Sau 2 đợt khai quật, ông Nguyễn Quốc Triệu bấy giờ còn là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội còn hỏi tôi: - Có cần khai quật tiếp tục để làm rõ khuôn viên, quy mô của đàn tế Xã Tắc?

Tôi đã trả lời: - Khảo cổ học đã trả lời được câu hỏi: Khu vực này có còn bảo lưu di tích đàn tế Xã Tắc Thăng Long các thời Lý – Trần – Lê? KHU TRUNG TÂM ĐÀN TẾ ĐÃ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH, nếu khai quật để giữ/bảo tồn nguyên trạng theo kiểu một bảo tàng ngoài trời thì cần/nên/phải làm. Còn nếu quyết định khác thì không cần tiếp tục.

Trong quá trình khai quật, tôi được dân phố bên kia đường Nguyễn Lương Bằng thông báo là họ từng đào được nhiều thứ, giống các hiện vật đã được khảo cổ học phát hiện ở bên này đường.

Mặt khác, mép bờ Bắc của hồ Xã Đàn (một thành phần không thể thiếu của đàn tế Xã Tắc, hiện vẫn còn (dù đã bị thu hẹp nhiều) đang nằm cách tấm bia ghi nhận di tích đàn tế 464,31m theo đường chim bay (đo trên Google Earth, xem ảnh).

Posted Image Mép bờ Bắc của hồ Xã đàn (một thành phần không thể thiếu của đàn tế Xã Tắc, hiện vẫn còn (dù đã bị thu hẹp nhiều) đang nằm cách tấm bia ghi nhận di tích đàn tế 464,31m theo đường chim bay Nghĩa là khuôn viên, quy mô của di tích đàn tế Xã Tắc Thăng Long rộng hơn, chứ không chỉ là khu vực đã được khai quật.

Bởi vậy, cần có hiểu biết rõ ràng là: Khu di tích khảo cổ học đàn tế Xã Tắc (đã được xếp hạng bảo vệ) không trùng khớp với khu di tích đàn tế Xã Tắc.

Di tích đã được khoanh vùng bảo vệ như thế nào?

Ngày 07/12/2007 Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch đã có quyết định số 15/2007/QĐ-BVHTTDL xếp hạng khu di tích khảo cổ học đàn tế Xã Tắc là di tích lịch sử quốc gia. “Biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích khảo cổ học đàn Xã Tắc (phường Nam Đồng, quận Đống Đa, TP Hà Nội)” có quy định khu vực bảo vệ di tích như sau:

“Việc khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích được áp dụng theo quy định tại điều 32 chương IV của Luật Di sản Văn hóa và điều 16, chương III Nghị định số 92/2001/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa ”.

Khu vực bảo vệ I: gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng gồm các hố khai quật đã được lấp cát và có phương án xử lý kỹ thuật, bảo quản dưới lòng đất do cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện. Khu vực này được thể hiện bằng đường chỉ đỏ trên bản đồ hiện trạng số 07.677/HT, tỷ lệ 1/500 do Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Địa chính Hà Nội lập tháng 5 năm 2007, DIỆN TÍCH 1.571,8m2; giới hạn bởi các điểm từ 4, 5, 6, 7, 8, 9.

- Phía Bắc giáp: Khu đất trống và khu dân cư phường Nam Đồng.

- Phía Nam giáp: Đường vành đai I đoạn Kim Liên-Ô Chợ Dừa.

- Phía Đông giáp: Đường vành đai I đoạn Kim Liên-Ô Chợ Dừa và khu dân cư phường Nam Đồng.

- Phía Tây giáp: đường phố Nguyễn Lương Bằng.

Khu vực bảo vệ II: Căn cứ điều 32 Luật Di sản Văn hóa và điều 16, chương III Nghị định số 92/2001/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa; Căn cứ các ý kiến tại hội nghị cơ bản đã thống nhất:

Xét điều kiện thực tế di tích khảo cổ nghiên cứu dấu tích Đàn Xã Tắc trong điểu kiện dự án xây dựng cải tạo đường vành đai I (đoạn Kim Liên-Ô Chợ Dừa) đã được phê duyệt đang thi công, việc khoanh vùng bảo vệ nhằm đảm bảo giữ được các bộ phận quan trọng của di tích nhưng hạn chế di dân GPMB nên hội nghị đã thống nhất đề xuất một khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích khảo cổ học Đàn Xã Tắc.”

Posted Image Khu vực khoanh vùng bảo vệ Đàn Xã Tắc - theo bản đồ của Cục Di sản cung cấp

Rõ ràng, các cơ quan hữu quan đã thể hiện một bước lùi khi ưu tiên làm đường hơn là bảo vệ di tích.

Trên thực tế, khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích khảo cổ học Đàn Xã Tắc (được thể hiện bằng cái đảo giao thông) hiện nay không đảm bảo đủ diện tích 1.571,8m2 như trong “Biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích khảo cổ học đàn Xã Tắc”.

Hai câu hỏi dành cho UBND Hà Nội và Bộ VHTT&DL

Sáng 18/1/2007, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu kết luận hội thảo khoa học về đàn Xã Tắc như sau: Khẳng định di tích là Đàn Xã Tắc; Thống nhất bảo tồn di tích, cụ thể là xây đường tách ra hai bên di tích. Trên “đảo giao thông” sẽ xây biểu trưng, cụ thể thế nào sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến các nhà khoa học trong một hội thảo khác.

Tuy nhiên, trên thực tế cái gọi là bia biển báo hiệu khu di tích này đã được làm rất không khoa học: Trên một tảng đá hình thù rất kỳ dị (nhiều người bảo giống con chó con đang ngóng về hướng Bắc), phần BIA khắc chữ khắc quá nhỏ, không quay ra đường. Chả ai hiểu cái tảng đá ấy là cái gì.

Posted Image Tấm đá ghi danh Đàn Xã Tắc

Ngày 14/2/2007 "Kết luận của Thủ tướng Chính phủ" cũng khẳng định: ”Đàn Xã Tắc là di tích lịch sử gắn với Kinh thành Thăng Long, có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng, cần phải được bảo tồn một cách tốt nhất, phù hợp với điều kiện "thực tế và khả năng cụ thể của địa phương. "

Nhưng như tất cả cùng biết, để phục vụ giao thông, di tích đã được lấp cát và làm đường chạy qua gần như giữa di tích trung tâm đàn tế.

Ngay hồi năm 2007, các cấp lãnh đạo Hà Nội và Trung ương đã phủ quyết ý kiến xin xây cầu vượt vượt qua khu di tích này. Nhưng kế hoạch làm đường vòng sang hai bên khu di tích cũng không được thực hiện, vì sợ tốn kém trong GPMB. Con đường mới được làm đè lên di tích với lý do giải quyết ách tắc giao thông thực tế đã làm rối loạn thêm giao thông khu vực này. Và phương án làm cầu vượt lại được đặt ra.

Ngày 03/4/2012, BQL các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội có “Báo cáo về việc thực hiện dự án xây dựng cải tạo nút giao thông Ô Chợ Dừa”, trong đó có cho biết đã có được “ý kiến thẩm định của 06 Sở Ngành Địa phương và thông báo thẩm định của Sở Kế hoạch đầu tư”.

Đoạn cuối của báo cáo viết: “Quá trình lập thiết kế cơ sở dự án nút Ô Chợ Dừa (phương án kiến trúc, quy hoạch tổng mặt bằng), chủ đầu tư đã thống nhất với Sở VHTT báo cáo và có thỏa thuận của Bộ VHTTDL tại các văn bản số 2461/BVHTTDL-DSVH ngày 03/8/2011 về việc thống nhất phương án xây dựng và cải tạo nút giao thông Ô Chợ Dừa, văn bản số 2511/BVHTTDL-DSVH ngày 25/7/2012 về việc thỏa thuận phương án kiến trúc cầu vượt nút giao thông Ô Chợ Dừa (trong đó các trụ cầu nằm ngoài khu di tích đàn Xã Tắc)

Dự án đang trong quá trình thẩm định để trình phê duyệt, quá trình triển khai các bước tiếp theo sau khi được duyệt (thiết kế, thi công), Chủ đầu tư tiếp tục phối hợp, báo cáo với các cơ quan quản lý văn hóa đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về di sản văn hóa.”

Vì tinh thần rất cầu thị này, cá nhân tôi mong UBND Hà Nội công bố các phương án làm cầu vượt (bản vẽ quy hoạch, thiết kế).

Bởi, theo “Báo cáo về việc thực hiện dự án xây dựng cải tạo nút giao thông Ô Chợ Dừa” của BQL các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội mà tôi được đọc, thì sẽ “Xây dựng cầu vượt trực thông theo hướng đường vành đai I…, DÀI 632m, rộng 14,5m, 4 làn xe x 3,25m”

Tạm bỏ qua chuyện văn hóa tâm linh mà nhiều chuyên gia đã đề cập, cá nhân tôi quan tâm chuyện cầu vượt sẽ gồm 9 hoặc 10 nhịp, nghĩa là khoảng 60m sẽ có 1 trụ/mố cầu. Trong khi đó, khu di tích đã được xếp hạng lại có chiều dài trùng với tuyến cầu vượt.

Câu hỏi của tôi gửi UBND TP Hà Nội là: Các trụ cầu vượt sẽ được đặt như thế nào để không xâm hại khu di tích có diện tích hơn 1.000m2,?

Ông Trần Đình Thành (Phó phòng quản lý di sản- Bộ VHTTDL đã giải thích rằng “luật sửa đổi và bổ sung mới thì được phép xây dựng tại khu vực 1 nhưng phải được sự thống nhất của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.”

Xin trích dẫn lại Điều 32 Luật Di sản sửa đổi, bổ sung: ”… Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian. TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CÓ YÊU CẦU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRỰC TIẾP PHỤC VỤ VIỆC BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH, việc xây dựng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó.

Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.”

Nghĩa là việc CHẲNG ĐẶNG ĐỪNG phải xây dựng trong khu vực bảo vệ I phải thỏa mãn:

1- Công trình đó “trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích”. Việc xây cầu vượt không có mục đích chính như vậy.

2- Việc xây dựng công trình này “không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích”. Các trụ cầu vượt chắc chắn không nhỏ, móng rất sâu, sẽ phá nát các di tích đang được tạm lấp cát.

3- Việc xây dựng công trình này phải có văn bản đồng ý của “người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó”, tức là ông Bộ trưởng bộ VHTTDL. Ở đây đã có văn bản thỏa thuận của Bộ.

Câu hỏi của tôi gửi đến Bộ VHTTDL là: - Có phải chính quý Bộ đã không tuân thủ Luật Di sản?

Cuối cùng, xin bày tỏ ý kiến của tôi về chuyện làm cầu vượt là: KHÔNG NÊN LÀM!

  • TS Sử học Nguyễn Hồng Kiên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đấy, huynh lang_ph thấy tôi nói có đúng không.

Cả cái Bộ VH-TT&DL cũng không biết cái gì là văn hóa. Chỉ giỏi đánh gôn và chơi ("hát karaoke"-như lời ông thứ trưởng ngoại giao nói)

Thôi thì cũng an ủi: 3 trong 1, nhưng họ giỏi 2 là quá tốt rồi ...phỏng?Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huynh lang_ph nên đưa luôn vụ sơn móng đỏ cho tượng phật vào topic này cho đủ bộ. Khi mọi người đọc đến topic này sẽ có cái nhìn tổng thể cũng như có cơ sở dữ liệu để lý giải theo lý học Việt. tôi nghĩ, đó cũng là 1 ý tưởng hay đó chứ... Posted Image

Tô tượng cũng là việc công đức mừ, tượng để trong khói hương lâu ngày sẽ lại xuống màu thành ...cổ kính thôi.

Có cái sau....giống ở KCN chỗ huynh quản mấy bả hísteria không. Đại gia cùng ...thành hoàng thổ đia, hic...

Nhưng không làm thế thì ...bao giờ kinh phí tu sửa... mới được các Ban bệ quan tâm mà rót tơi nơi?

Posted ImagePosted ImagePosted Image

http://vietnamnet.vn...y-phan-cam.html

11/04/2013 09:38 GMT+7

“Chùa ông Trầm Bê” gây phản cảm

Nhiều ngôi chùa cổ ở tỉnh Trà Vinh sau khi được ông Trầm Bê đóng góp để trùng tu, sửa chữa thì cổng chùa lập tức mang tên ông, thậm chí hình ảnh gia đình ông còn tràn ngập nơi chánh điện!

Tại huyện Trà Cú, có ít nhất ba ngôi chùa cổ là Vàm Ray, Ba Sát và Phnô-đung được nhiều bà con gọi là “chùa ông Trầm Bê” do trước cổng chùa và quanh chánh điện có ghi tên, hình ảnh, tranh vẽ, tượng của ông Trầm Bê và dòng họ của ông. Posted Image

Ảnh đại gia đình ông Trầm Bê

Vây khắp chánh điện Số đông đồng thuận?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trầm Bê cho biết ông có công trùng tu và xây dựng đến nay được bảy ngôi chùa. Ông xác nhận chuyện treo hình ảnh gia đình, tạc tượng cha mẹ và khắc chữ ghi tên các con xung quanh chánh điện là có thật. Ông khẳng định chuyện đó là do sự đồng ý của các sư sãi nhà chùa trong quá trình ghi nhận công lao ông trùng tu, xây dựng chứ ông không tùy tiện làm chuyện đó.

“Nhưng có nhiều cách tri ân, sao có thể đưa hình ảnh, tạc tượng dòng họ quanh chánh điện tôn nghiêm sẽ gây phản ứng đối với nhiều người?” - chúng tôi hỏi. ông Trầm Bê trả lời rằng có thể số ít phản ứng nhưng phần đông đồng thuận với ông về việc làm đó.

Đầu tháng 4-2013, chánh điện chùa Phnô-đung (Giồng Lớn) tọa lạc tại xã Đại An (huyện Trà Cú) khánh thành sau một thời gian trùng tu, xây dựng. Ngày khánh thành, nhiều người đã lóa mắt khi thấy không như nét cổ kính của ngôi chùa hơn 300 năm tuổi, chùa Phnô-đung giờ đây được mạ vàng lấp lánh, phía trên cổng chùa và nhà tăng đều có ghi dòng chữ: “Gia đình ông Trầm Bê xây dựng năm 2007”.

Đi vào bên trong, nơi cửa chính của chánh điện tôn nghiêm là một bức ảnh to được lồng kính chụp năm thành viên gia đình ông Trầm Bê với những dòng chữ ghi gia đình ông “phát tâm xây dựng” chứ không phải trùng tu, sửa chữa hay nâng cấp. Tường bên phải chánh điện là những khuôn chữ chạm nổi khá to tên ba người con của ông Trầm Bê bằng tiếng Khmer và tiếng Việt. Còn trên vách tường bên trái chánh điện là hình tượng đúc đồng màu xám đen của ba người thân (cha mẹ) ông Trầm Bê đặt ngang hàng với tượng nữ thần Apsara. Mặt sau của chánh điện là một bản chạm chữ nổi bằng hai thứ tiếng ghi công đức của gia đình ông Trầm Bê “phát tâm xây dựng”.

Posted Image

Cách xã Đại An không xa là ngôi chùa cổ Vàm Ray với hàng trăm năm tuổi nằm trên địa phận xã Hàm Tân (huyện Trà Cú). Đây là ngôi chùa gần dinh thự của gia đình ông Trầm Bê nên được ông trùng tu, sửa chữa, nâng cấp quy mô và cũng có chạm nổi tên tuổi, hình ảnh của dòng họ ông Trầm Bê xung quanh chánh điện và bảng ghi công “phát tâm xây dựng” giống như chùa Phnô-đung. Theo sư Xô Phol sống lâu năm ở chùa Vàm Ray, sau khi trùng tu xây dựng, ngoài giữ lối kiến trúc, chùa “đổi mới” hoàn toàn. Tại chùa Ba Sát ở xã Đôn Châu (huyện Trà Cú), xung quanh chánh điện vàng rực cũng là những bảng công đức, hình ảnh, chạm tên dòng họ ông Trầm Bê. Riêng lối vào chánh điện không phải khuôn ảnh lồng kính như chùa Phnô-đung mà là tranh vẽ gia đình ông Trầm Bê.

Nhiều phật tử phàn nàn

Theo thượng tọa Pháp Tấn - sư cả chùa Phnô-đung, ông Trầm Bê có công trùng tu, xây dựng ngôi chùa khoảng 10 tỉ đồng, ngoài ra chùa vận động thêm những nhà hảo tâm xây hàng cột xung quanh, mỗi cây có ghi tên thí chủ cúng dường cùng số tiền đóng góp. Riêng hình ảnh ông Trầm Bê được treo, tạc hình tượng gia đình ông quanh chánh điện là do cúng dường nhiều. Khi được hỏi những hình ảnh quanh chánh điện của dòng họ ông Trầm Bê có bị dư luận phản ứng không, thượng tọa Pháp Tấn nói: “Nhiều phật tử cũng than phiền, nhưng thí chủ cúng dường quá lớn nên không dám nói, sợ thí chủ buồn lòng”!

Một sư sống lâu tại chùa Phnô-đung cũng cho hay để hình ảnh, tạc tượng dòng họ ông Trầm Bê xung quanh chánh điện khiến không ít phật tử phàn nàn. Thực tế thời gian qua có nhiều du khách đến viếng chùa tỏ ra không hài lòng. Một phật tử tên Thu - sống ở TP.HCM - cho biết gia đình ông Trầm Bê có công đức bỏ tiền trùng tu, sửa chữa nhiều ngôi chùa khiến nhiều người cảm kích, nhưng nên chọn cách ghi ơn cho phù hợp chứ chánh điện là nơi tôn nghiêm nhà Phật, đặt hình ảnh như vậy gây phản cảm.

Trong khi đó, lãnh đạo các xã có “chùa ông Trầm Bê” đều cho rằng sự việc không nằm trong thẩm quyền của xã. Ông Dương Văn Liêm, chủ tịch UBND xã Đôn Châu (huyện Trà Cú), nói việc chùa Ba Sát được nâng cấp, trùng tu, ghi hình, tạc tượng họ hàng của ông Trầm Bê như vậy xã không đủ thẩm quyền can thiệp. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Liêm, việc treo tượng, ghi công, ghi hình xung quanh chánh điện như vậy phải có sự thỏa thuận giữa ban quản trị nhà chùa và doanh nhân tài trợ. Ông Liêm tiết lộ: “Ngoài việc trùng tu sửa chữa chùa Ba Sát, trước đây ông Trầm Bê cũng xin trùng tu xây dựng một ngôi chùa khác trên địa bàn nhưng sư sãi chùa và phật tử không chấp nhận thay đổi cấu trúc chùa cổ nên ông Trầm Bê không trùng tu, xây dựng”.

Theo ông Trần Bình Trọng - trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh, phong tục tập quán của người Khmer luôn ghi nhận sự đóng góp của phật tử. Đối với ông Trầm Bê, do có đóng góp lớn đối với nhà chùa nên có sự chấp thuận của bà con phật tử và ban quản trị chùa mới treo hình, ghi tên, tạc tượng ông và dòng họ ở chánh điện. Ông Trọng cho rằng hiện nay không chỉ chùa Khmer mà các chùa khác cũng ghi tên họ, ghi công đức người cúng dường. Việc trùng tu chùa phải đúng quy trình, không phá vỡ cảnh quan, kiến trúc.

Theo Tuổi trẻ

Không được đặt tên và hình ảnh nơi chánh điện

Thượng tọa Danh Lung - sư cả chùa Chantarăngsây (TP.HCM), ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - cho biết chuyện khắc tên để ghi nhớ công ơn của những người đóng góp cho nhà chùa của Phật giáo Nam tông Khmer không phải lạ, nhưng thường chỉ là bảng chữ nhỏ ghi tên và đặt ở nơi hợp lý chứ không phải trên chánh điện tôn nghiêm. Việc treo hình ảnh, tạc tượng, chạm khắc tên xung quanh chánh điện là không hợp với lối văn hóa nhà Phật. Đạo Phật dạy phật tử sống tốt đời đẹp đạo, chưa bao giờ dạy cho phật tử tính phô trương hay khoe khoang.

Hòa thượng Thạch Sok Xane - sư cả chùa Angkorajaborey (còn gọi chùa Âng, tỉnh Trà Vinh), phó chủ tịch hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - nói rằng công đức của ông Trầm Bê được rất nhiều người ghi nhận. Phía ban quản trị và sư sãi ở các chùa chắc có sự thống nhất với nhau nên ông Trầm Bê mới được treo hình ảnh, tạc tượng, tên tuổi họ hàng của gia đình ông quanh chánh điện như vậy. Nhưng việc làm đó quả là “thấy kỳ”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái này sao giống chỗ tui được. Nhưng nó giống chùa người Việt mình như sau:

- Chùa Việt thì bây giờ ở phía trước chùa hay để 2 con Sư tử bằng đá trắng gọi là để trấn chùa - Cũng do người ta cúng dường, các Thầy sợ người cúng buồn nên cứ để đấy, xem như có chó giữ chùa cũng được.

- Mấy chùa Khmer này thì dùng hình ảnh gia đình ông Trầm Bê để trước chánh điện thì cũng là để trấn chùa đấy. Công dụng như nhau, chỉ khác hình thức.Posted Image

Những người đi viếng những ngôi chùa Khmer này cứ thoải mái xem ảnh của gia đình Trầm Bê là con gì cũng được. Nếu là người Việt thì cứ xem đó như con Sư, con chó gì cũng được. Nếu là người Hoa thì xem đó như con Kỳ lân. Nếu là người Khmer thì xem đó như là mấy con khỉ Hanuman cũng tốt.Posted Image

Tóm lại, Bức tranh gia đình đình bò con này là một tuyệt tác nghệ thuật, ai muốn thấy nó như con gì thì như ý liền.

Ăn đứt bức tranh "Canh bạc cuối cùng" của cụ Sứ nhà ta rồi.

Vừa rồi tui có đi dự lễ khánh thành chánh điện của 1 ngôi chùa Khmer cũng tại Trà Vinh, nhân tiện cũng thăm mấy người bạn rồi làm vài chai rượu Xuân Thạnh. May mà không có bức tranh đó, chứ nếu không thì tui đã ... say không thấy đường về rồi. Posted Image

Thế mới biết các đại gia Việt bây giờ phần đông đều là tiền to óc bé.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay