CHIEUNAM

Khí Công Rất Hay Cho Những Người Bệnh Trĩ.

1 bài viết trong chủ đề này

Cổ nhân đã có câu “Thập nhân, cửu trĩ” để thấy sự phổ biến của căn bệnh đối với cộng đồng xã hội. Vậy bệnh trĩ là gì, dấu hiệu bệnh và cách tập luyện như thế nào để tự điều trị?

BỆNH TRĨ

Bệnh Trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. Chỉ đến khi chảy máu nhiều hoặc bị sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng,thì mới đi đến khám và trị nên gây nhiều khó khăn hơn khi điều trị.

DẤU HIỆU CỦA BỆNH TRĨ

Bệnh trĩ là bệnh do sự căng dãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Bệnh trĩ thường xảy ra ở người bị táo bón kinh niên, công việc ít đi lại, ở phụ nữ mang thai.

Bệnh trĩ thường biểu hiện ra ngoài thông qua 2 triệu chứng chính là chảy máu và sa búi trĩ, gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt,học tập cũng như công việc của bệnh nhân.

1. – Chảy máu: Là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.

2. – Sa búi trĩ: Thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

3. – Triệu chứng khác: Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các biểu hiện khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.

KHÍ CÔNG ĐIỀU TRỊ

1. Hướng dẫn chung:

- Phương pháp này có thể tập luyện mọi lúc, mọi nơi, mọi tư thế (đứng, nằm, ngồi);

- Nếu đang bị bệnh trĩ nên kiêng ăn, uống các chất cay nóng (tỏi, ớt, củ riềng, cà phê, rượu…);

- Ăn nhiều rau xanh, chuối, đu đủ, khoai lang giúp nhuận trường và tốt cho hệ tiêu hóa.

2. Phương pháp tập luyện

Thực hiện bài tập khí công đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả theo các bước sau:

- Hít vào bằng mũi, bụng phình dần theo hơi thở giống như mũi đang bơm hơi vào bụng (hay còn gọi là phương pháp thở bụng);

- Khi thấy đầy hơi thì ngưng hít vào và nén hơi xuống bụng dưới;

- Nhíu hậu môn nâng cơ vòng lên, giữ lại;

- Thở ra bằng mũi, hạ hậu môn về vị trí cũ.

Tiếp tục lập lại các bước như trên cho đến khi ngừng tập.

Chú ý:

* Khi nâng cơ hậu môn lên phải cố gắng không được nâng kèm cơ quan sinh dục (tập từ từ sẽ tách riêng được).

* Nên tập khi đi vệ sinh để tạo thói quen cho cơ vòng hậu môn cũng như tránh việc tiếp tục sa búi trĩ (xả nước bồn cầu nhiều lần để giảm sự nặng mùi).

* Sau khi đi vệ sinh, rửa sạch vùng kín và hậu môn bằng xà bông hoặc sữa tắm, không nên dùng giấy để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, viêm hậu môn, viêm trực tràng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay