Thiên Sứ

Nghiên cứu kẹt xe: Nhà khoa học... né!

7 bài viết trong chủ đề này

Nghiên cứu kẹt xe: Nhà khoa học... né!

13:31' 08/12/2008 (GMT+7)

Posted Image - Trong vòng 10 năm, Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN) TP.HCM chỉ có ba đề tài nghiên cứu về vấn đề giải quyết tình hình kẹt xe trên địa bàn.

Posted Image

Một cảnh kẹt xe ở TP.HCM (Ảnh: P.Công/VNN)

Theo ông Phạm Văn Xu, chuyên viên phòng Quản lý khoa học, sở KH&CN TP.HCM, trong vòng 10 năm trở lại đây, chỉ có ba đề tài nghiên cứu về vấn đề giải quyết tình hình kẹt xe.

Đó là hai đề tài "Ứng dụng kĩ thuật tối ưu và mô phỏng vào việc ngiên cứu tình hình giao thông trong nội thành TP.HCM" (kinh phí: 200 triệu, thời gian thực hiện: tháng 11-2008 đến 12-2000) và "Các biện pháp trước mắt giảm kẹt xe ở TP.HCM" (kinh phí: 312 triệu đồng, thời gian: tháng 4-2001 đến tháng 11-2003) do TS (nay là PGS.TS) Hồ Thanh Phong chủ nhiệm; đề tài "Tăng cường hiệu quả các giải pháp cải tạo giao thông trong thời gian qua tại TP.HCM" do TS KTS Nguyễn Trọng Hòa chủ nhiệm (thời gian: năm 2002-2004).

Nội dung như: thiết lập mô hình mạng và mô hình mô phỏng cho hệ thống giao thông để đánh giá tình hình giao thông với các phương án mở các trục đường mới, xây dựng vòng xoay, cầu vượt…, phân tích các điểm ùn tắc, thiết kế chi tiết khu vực ùn tắc: bổ sung đèn tín hiệu, dãi phân cách, bán kính xoay, lề, cây xanh, bảng thông tin… Ba đề tài trên đều được nghiệm thu với kết quả loại khá.

"Ba đề tài này đều đã "cũ rích cũ rê", được thực hiện trong thời gian từ năm 1998 đến 2004. Những năm sau này thì tuyệt nhiên không có đề tài nào khác!" – ông Xu nói. Ông cho biết thêm, chỉ vào tháng 8 năm nay, mới có một đề tài liên quan là "Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe bus ở TP.HCM" do PGS TS Phạm Xuân Mai chủ nhiệm (với kinh phí: 680 triệu đồng, thực hiện đến tháng 9-2009), vừa được sở KH&CN TP.HCM kí hợp đồng.

Giải thích nguyên nhân tại sao ít có nghiên cứu về các vấn đề liên quan nhằm giải quyết tình hình kẹt xe, một số người trong lĩnh vực cho rằng: đề tài mảng này "hóc" quá nên nhiều người… né! Nếu làm ở dạng nhỏ, lẻ (như giải quyết kẹt xe một tuyến, điểm nhỏ…) thì hội đồng khó xét duyệt. Còn nếu làm lớn hơn thì nó lại liên quan đến tính tổng thể, gắn đến nhiều vấn đề như quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, thoát nước, quy hoạch phát triển kinh tế cả vùng, các vùng lân cận… điều này thì người ta lại thường không đủ khả năng để làm.

Được biết, những đề tài trên sau khi nghiệm thu, tác giả đã chuyển giao kết quả về các đơn vị thụ hưởng, nhưng kết quả ứng dụng hiệu quả hay không thì sở KH&CN cũng chịu, không biết được. "Vì thời gian trước đây, chưa có quy chế yêu cầu đơn vị thụ hưởng báo cáo kết quả ứng dụng về sở" – bà Phan Thu Nga, trưởng phòng Quản lý khoa học, sở KH&CN TP.HCM cho biết.

  • Lê Quỳnh

Phản hồi từ bạn đọc:

Ho ten: KS Nguyễn Thanh Tuấn Kiệt

Dia chi: Công ty chế tạo máy Việt Cường (TP.HCM)

E-mail: congtyvietcuong@gmail.com

Tieu de: Lãng phí lớn...

Noi dung: Thật là lãng phí lớn khi các đề tài nghiên cứu không ứng dụng vào cuộc sống! Tiền từ ngân sách cũng chính là tiền thuế của người dân đóng góp mới có. Tôi nghĩ rằng, cũng nên có những đề tài như "Nghiên cứu về sự lãng phí tiền bạc, thời gian của các đề tài khoa học" !

Ho ten: Vũ Đình Thắng

Dia chi: 159 Pasteur, Q3

E-mail: vdthang2004@yahoo.com

Tieu de: Nhiều đề tài khoa học không thực sự khoa học

Noi dung: Tôi cũng từng tham gia dự việc bảo vệ một số đề tài của cơ quan tôi tại Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố. Thật sự tôi thấy một số đề tài khoa học thật sự không khoa học và không có tính ứng

dụng thực tế. Việc phản biện cũng chỉ làm có hình thức cho "vừa lòng đôi bên"... Thực tế là, có anh đi làm phản biện nhưng lại cũng vừa là chủ đề tài khác. Nếu anh phản biện nhiều quá có khi anh bị người ta "phản biện", bắt bí lại anh ở những đề tài khác do anh làm chủ. Hoặc, có thể người phản biện là những giáo sư, tiến sỹ nhưng lại là cấp dưới của anh chủ đề tài về mặt quản lý nhà nước... . Do đó, một số đề tài vẫn chưa khoa học và có tính chất áp dụng vào thực tiễn, gây lãng phí cho xã hội. Rất mong các nhà phản biện đề tài dũng cảm chỉ ra những sai sót, bất hợp lý trong các đề tài mà mình tham gia phản biện để xã hội có được những đề tài thật sự khoa học và có ích...

Nhời bàn của Sư Thiến.

Tổng ba cái đề tài của các vị học giả trên Sư Thiến tui cộng lại thấy lên tới 1.192.000. 000 VND. Nhưng Sư Thiến tui bảo đảm vẫn kẹt xe. Sư Thiến tui chỉ cần 100. 000.000 VND bảo đảm chỉ ra những cái sai của ba đề tài này - dù chưa được xem nội dung mà chỉ nhìn qua cái tựa.

Các bạn có biết nó sai ở chỗ nào không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhời bàn của Sư Thiến.

Tổng ba cái đề tài của các vị học giả trên Sư Thiến tui cộng lại thấy lên tới 1.192.000. 000 VND. Nhưng Sư Thiến tui bảo đảm vẫn kẹt xe. Sư Thiến tui chỉ cần 100. 000.000 VND bảo đảm chỉ ra những cái sai của ba đề tài này - dù chưa được xem nội dung mà chỉ nhìn qua cái tựa.

Các bạn có biết nó sai ở chỗ nào không?

:) bác......Sư Thiến...con cũng thấy nữa :D Nhưng để "cạnh tranh" trong thời buổi kinh tế khó khăn, con "hạ giá" chỉ cần 99.000.000 VND

Hiiii....... :lol:

Cuối năm, Sale of , thanh lý hàng tồn kho :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

:) bác......Sư Thiến...con cũng thấy nữa :D Nhưng để "cạnh tranh" trong thời buổi kinh tế khó khăn, con "hạ giá" chỉ cần 99.000.000 VND

Hiiii....... :lol:

Cuối năm, Sale of , thanh lý hàng tồn kho :)

Chà! Đấu thầu công khai. Sư Thiến xuống hẳn 5.000.000 VND. Còn 95. 000. 000 VND.

Đã vậy còn bật mí trước một ý tưởng chỉ ra sai lầm của họ. Đó là tương quan giữa mật độ xe với các con đường. Nhá vậy thôi, để cho các vị ngâm cứu suy nghĩ. 50. 000. 000 VND cho các chủ đề tài đến nghe phản biện của Sư Thiến cho 1 giờ - sau khi xem xong toàn văn đề tài. Rẻ chán! So với số tiền chi cho các đề tài này lên đến hàng tỷ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khuyến mãi thêm một quẻ Lạc Việt độn toán để thấy tính ưu việt của Lý học Đông phương:

Câu hỏi: Vì sao các đề tài này không khả thi?

Giờ Hợi ngày mùng 7 - tháng Một - Mậu Tý:

Kinh Xích khẩu.

À! Thì ra là các vị ấy lúng túng trong tư duy về mối quan hệ giữa phương tiên lưu thông với điều kiện môi trường.Các vị ấy chỉ phân tích rất cục bộ. Các vị ấy đang hướng tư duy tới xe bốn bánh (Xích khẩu) hoặc xe nhiều bánh hơn - Xe Buýt (Kinh). Cứ theo quẻ thì thế nào trong các đề tài này cũng có đề cập tới hạn chế xe hai bánh (Xích khẩu còn có nghĩa là bánh trước - bánh sau) một cách quy mô (Kinh).

Xong. Hết thời gian khuyến mãi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú TS

Cháu cũng đã có vài năm làm công việc thực thi quy hoạch đô thị (không phải là quản lý hay lập QH), việc kẹt xe hay còn gọi là tắc đường thì HN và SG đều có một căn nguyên sâu xa như nhau cả thôi.

Do không có chuyên môn thực sự về QH đô thị nên cháu chỉ có thể giải thích nôm na, lấy ví von làm chính.

Như mọi người đều biết, các đô thị lớn khi được lập QH bao giờ cũng có một phần đất cho giao thông tĩnh, công viên, cây xanh nhất định bên cạnh các trung tâm thương mại, văn phòng, cơ quan công quyền, trường học và các công trình công cộng khác .v.v. Cơ cấu về diện tích thường quy định khá cụ thể trong quy phạm.

Nghe vậy ai cũng nghĩ: Thế thì đơn giản, khi lập QH cứ mần răng đảm bảo về tương quan diện tích và mật độ của các loại đất theo mục đích sử dụng là ok chứ gì?

Híc, không phải vậy

HN hay SG đều được phát triển trên cơ sở kế thừa một hệ thống hạ tầng ở quy mô nhỏ, manh mún và ... xa xưa!

Thế thì lại có người bảo, thế thì bỏ quách nó đi, xây một TP mới như thủ đô Hàn Cuốc là xong chứ gì? Nhưng mà tiền đâu vậy ta? Nhiều lắm!

Thực tế là cả HN và SG đều làm kiểu lúa nước, nghĩa là nay làm một khu đô thị mới, mai làm một khu khác, kiến tha lâu đầy tổ

Hỡi ôi, việc QH cho nội bộ các khu đó cũng nhiều tồn tại rồi, chưa nói đến chuyện đặt cái khu đó trong một đô thị lớn là Thành phố, giữa các khu đô thị khác

Vưỡn còn một hướng khác

Các khu đất sử dụng không đúng mục đích, các nhà máy trong nội đô có chủ trương phải di dời ra ngoại thành để tránh ô nhiễm môi trường, .v.v. Luôn có một cao ốc làm chung cư hay văn phòng cho thuê thế chỗ mấy cái đáng bỏ đi nói trên?

Tất cả các khu chung cư cũ, đặc biệt là ở mặt đường đều có xu hướng bị làm thịt, tấc đất tấc vàng mà!

Nhìn lại tổng thể, HN và SG quá thiếu công viên cây xanh và các công trình công cộng nói chung

Thế tại sao lại không điền công viên cây xanh vào mấy chỗ nói trên?

Ta thử làm một phép so sánh, một bên là cao ốc, một bên là công viên cây xanh (cvcx)

1. Cvcx:

- Được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước là chủ yếu

- Rất tốt cho mọi người xung quanh và môi trường cảnh quan nói chung (ai chả biết)

- Hầu như không sinh lợi nhuận trong quá trình sử dụng

2. Cao ốc:

- Được xây dựng chủ yếu bằng nguồn vốn tự có, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài

- Sản sinh rất rất rất nhiều lợi nhuận

- Làm tăng dân số cơ học đáng kể, cứ hình dung là bỗng dưng cái khu đất có cao ốc đó tự dưng nhét thêm vài nghìn người ở và/hoặc làm việc, sáng đi từ các ngả đường đến, chiều tỏa về các ngả đường hoặc ngược lại.

Hây dà, nhân vật chính của bài viết đây rồi, nhiều cao ốc thì nhiều lợi nhuận, cháu nào cũng có quà, còn cvcx thì lấy đâu ra?

Cứ lên một cái nhà cao tầng nào đó, thử đếm xem một năm mọc thêm nhiêu cái? Càng nhiều càng chết, đường thì nhỏ, người càng ngày càng nhiều. Hỡi ôi!!!

Theo cháu đây mới là nguyên nhân sâu xa của tắc đường ở các đô thị lớn nói chung.

Bài toán này e Thần đèn nếu có thật cũng bó tay :D

Khà khà khà!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là một ví dụ ạ:

http://tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/5548/index.aspx

Xin mọi người đọc kỹ thư của ông DTQ sẽ rõ

Xin chú thích thêm Kiensurveyor không quen biết và chưa gặp ông DTQ bao giờ.

Ông Dương Trung Quốc chỉ lên tiếng về v/d văn hóa có tính cục bộ của cái nơi nào đó có tòa nhà 17 tầng thôi, chứ không nói về kẹt xe.

Tóm lại là những đề tài trên sẽ thất bại. Chúng ta chờ đợi những đề tài hữu hiệu hơn.

Thí dụ:

Thuyết Âm dương Ngũ hành - lý thuyết thống nhất vũ trụ ứng dụng trong vấn đề kẹt xe và tai nạn giao thông ở các thành phố lớn và đường bộ Việt Nam.

Vấn đề là kinh phí thực hiện dự án. :D :) :) .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay