Thiên Sứ

Dùng Thiền Định Mở Luân Xa Chữa Bệnh Cho 6 Vạn Người:

8 bài viết trong chủ đề này

Gặp người đàn bà dùng thiền định mở luân xa chữa bệnh cho 6 vạn người:

Họ đã khỏi bệnh “thần kỳ” ra sao?

Thứ Tư, 27/03/2013 - 20:08

Tất cả bệnh tật của tôi trước đây có bệnh án, có kết quả xét nghiệm và giấy tờ liên quan về quá trình điều trị của các bệnh viện trung ương tại Hà Nội; giờ đi đến chính những nơi điều trị đó xét nghiệm lại, thì thần kỳ thay, không còn chứng bệnh nào tồn tại.

Chỉ có điều tôi phải duy trì niềm vui ngồi thiền hằng ngày của mình, dừng tập là bệnh có thể ập đến.

Người trong cuộc

Tôi không định tự chứng minh để thuyết phục ai đó theo môn học này, chỉ đơn giản là tôi khỏi bệnh. Nhiều người, trong đó có cả nhà sư và các mục sư theo học, nhưng trong số 60.000 học viên của bà Thu, nhiều nhất vẫn là người nghèo. Bởi đi bệnh viện là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để người ta đi đến tán gia bại sản, khánh kiệt mọi nhẽ. Trong khi môn học này không yêu cầu người bệnh phải nộp bất cứ cái gì, trừ tấm lòng thanh sạch, niềm tin vào môn học và sự kiên trì luyện tập, rũ bỏ tất cả để tịnh tâm ngồi thiền.

Hơn 4 năm theo học, tôi đã chứng kiến nhiều người khỏi bệnh một cách thần kỳ. Hơn chục người tình nguyện đến ở tại nhà bà Thu để phụ giúp bà truyền dạy môn học, hầu hết là người từ cõi chết trở về. Tôi đã gặp nhiều bạn mới, nhiều người quen cũ ngay tại nhà bà Thu. Trong đời đi làm báo lang thang, tôi cũng đã gặp nhiều người dựng ở góc trang trọng bức ảnh tiến sĩ y khoa Đasira Narada bé xíu (bà Thu cấm phóng to) rồi nghe họ kể về lòng tốt của bà Thu cũng như sức mạnh của môn học. Tổng số học viên của bà Thu đến nay ước tính khoảng hơn 60.000 người.

Năm 2012, tại Đắc Lắc, lần đầu tiên một hội thảo về tâm năng dưỡng sinh, trường sinh học với sức khỏe con người, quy tụ hơn 200 đại biểu bao gồm nhiều giáo sư, tiến sĩ và nhà khoa học được tổ chức. Bà Thu là Phó Chủ tịch Hội Tâm năng dưỡng sinh tỉnh Đắc Lắc, với cả đời “phát tâm làm việc thiện” đã được giới khoa học đánh giá cao và khẳng định cách chữa bệnh của bà là một vấn đề hết sức khoa học, nó là một thực tế đáng ngạc nhiên.

Hiện nay, nhiều học viên của bà Thu đang được ông Nguyễn Thanh Nam (59 tuổi) ở Phú Phong, Tây Sơn (Bình Định) thay mặt “cô” truyền dạy và trực tiếp khai mở huyệt đạo. Ông Nam khỏe; nhưng ít ai biết rằng ông từng bị bệnh nan y liên quan đến phổi, ho ra máu trong thời gian dài, nhờ luyện tập đã lành bệnh.

Bản thân bà Thu cũng rất tâm đắc với niềm vui sống sót từ bệnh tật “y học bó tay” của ông Cao Xuân Tiến (58 tuổi) bị ung thư phổi, viêm đại tràng rất nặng, nhờ luyện tập nay đã khỏi hẳn và đang tham gia giúp đỡ người khác ở câu lạc bộ trường sinh học ở quê nhà. Ông Cao Xuân Tiến nhiều năm là cán bộ giữ rừng có uy tín ở Ea H’leo, tỉnh Đắc Lắc. Ông từ cõi chết trở về và muốn tri ân cuộc đời qua việc giúp đỡ người khác bằng cách tập tâm năng dưỡng sinh trị bệnh.

Ông Tiến cho biết: “Tôi là thành phần bệnh nặng đến mức bệnh viện bó tay rồi. Thận, gan, dạ dày, đại tràng đều sắp... hỏng hết. Đi khắp bệnh viện ở Đắc Lắc, Sài Gòn, rồi cả Viện Ung bướu TPHCM... Tôi kiên trì theo học, thế mà từ bấy đến nay, sống khỏe được 7-8 năm rồi. Tôi phát động cả nhà tôi theo môn học này. Con gái tôi bị bướu đa nhân ở họng, BV phát hiện và kết luận rất đáng sợ. Con tôi theo học, bây giờ khỏe mạnh, có chồng có con rồi”.

Ngỡ mình được uống “thuốc tiên”

Tôi vào Bình Định, ngồi thiền cùng ông Cao Đình Vinh - người An Nhơn, Bình Định (61 tuổi) - cũng mắc bệnh nặng đến... hết thuốc chữa. Gan của ông đã bị xơ, bị chai đi rồi, chỉ ít ngày nữa là gan không còn hoạt động, hoặc chuyển sang ung thư gan di căn. BV Chợ Rẫy trả về, cơ may sống sót chỉ còn hy vọng... mong manh. Qua luyện tập, hết sức bất ngờ là đến nay ông Vinh đã sống thêm được 8 năm, hiện đang khỏe mạnh, giúp bà Thu chữa bệnh cứu người tại Hội Vân.

Posted Image

Bà Thu mở và hướng dẫn mở huyệt đạo cho học viên.

Đặc biệt nhất trong số những người được phương pháp luyện tập màu nhiệm này cứu giúp, có lẽ phải là chị Hoàng Thị Vũ, nhà ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sinh năm 1977, làm nghề buôn bán nhỏ đang phát đạt và yên bình, bỗng dưng cô Vũ lên cơn đau xương, đi khắp viện ở Quy Nhơn, TPHCM, thì người ta mới phát hiện ra bị ung thư tủy. Khi Trung tâm Huyết học ở TPHCM “trả về”, Vũ kiệt quệ cả tâm lẫn sức. Chân Vũ không đi được nữa, người nhà phải bế khi mang Vũ đến gặp cô Thu.

Sau một tháng khai mở huyệt đạo, luyện tập âm dương, Vũ có thể đi lại được. Nhưng bệnh ung thư tủy đã làm xương cô rệu rạo, hai khớp háng bị thoái hóa không thể cử động nâng giơ chân lên hoặc hạ chân xuống được. Cô không thể ngồi thiền theo phương pháp truyền thống, mà phải ngồi trên ghế, xoạc chân ra... để thiền. Cả lớp học, cả gia đình và khu dân cư xôn xao: Chị Vũ có thể đi lại được sau 1 tháng luyện tập.

Đã 7 năm trôi qua, cô vẫn sống khỏe! Vũ nói: “Bệnh án của tôi ghi rõ ràng là suy tủy, ung thư tủy. Thỉnh thoảng tôi vẫn phải trực tiếp gặp cô Hồ Thị Thu nhờ phụ (chữa) bệnh thông qua năng lượng trong người bà. Nhưng khi tôi ngồi thiền 2 tiếng/ngày thì tôi khỏe hơn nhiều. Nhưng bệnh quá nặng, thỉnh thoảng vẫn mệt mỏi nhiều, tôi quyết tâm ngồi thiền 3 tiếng/ngày thì sức khỏe rất tốt. Hễ tôi chuyển xuống ngồi 2 tiếng/ngày là sức khỏe lại suy giảm, ăn uống kém, đầu óc kém linh hoạt. Điều đó cho thấy, thiền đối với tôi là sự sống. Và niềm tin, tinh thần tập luyện là do chính mình tạo ra, không có ai giúp được mình hết. Ở đây là một khoa học, một sự công phu, chứ không có “phép màu” nào cả”.

Không nhận bất cứ sự trả ơn nào. Chúng tôi đã nhiều lần muốn đóng góp gì đó cho bà Hồ Thị Thu - người đem toàn bộ nhà cửa, đất đai ruộng vườn nhà mình ra làm trường tập thiền cho người cả nước; người hiến dâng toàn bộ phần đời còn lại của mình cho những tận khổ vì bệnh tật mà không đòi hỏi bất cứ sự trả ơn nào, kể cả lời tri ân nhỏ nhẹ nhất. Ngày giỗ tổ sư môn học, bà cũng không cho tổ chức linh đình: Mỗi người được phép góp 2.000 đồng mua mấy cái bánh ngồi liên hoan với nhau. Bất cứ quà cáp nào bà cũng không nhận, với lý do bà ăn chay trường, không dùng gì cả ngoài gạo lức nấu cơm hoặc rang khô ăn, sau đó uống nước hoa quả (mà hai thứ đó thì nhà bà, vườn bà rất sẵn).

Ngồi thiền đúng cách. Bí quyết chiến thắng bệnh ung thư của bà Hồ Thị Thu chỉ đơn giản là ngồi thiền hằng ngày và được mở luân xa đúng cách. Trước khi ngồi thiền, hai bàn tay xòe ra, 4 đầu ngón tay chụm lại, ngón tay cái quặp lại đặt lên đầu gối. Hít vào bằng mũi thật sâu, thở ra bằng miệng thật sâu đủ 3 lần trong tư thế ngồi thiền kể trên (trước khi kết thúc buổi thiền, cũng hít vào thở ra theo phương pháp đó, số lần đó, y như lúc bắt đầu). Sau đó, chìm vào tĩnh lặng tuyệt đối. Cơ thể tự vận hành theo cơ chế của nó. Suy nghĩ tập trung vào hệ thống luân xa, có thể là lấy khí lành vào qua luân xa số 6 ở trước trán rồi để cơ thể vận động các nguồn khí nhằm đào thải ra khí độc. Tùy theo bệnh tình của mỗi người mà cố gắng vận khí vào một “cửa luân xa” ở một trong 6 vị trí đã quy định của cơ thể người. Người học còn được hiểu về lịch sử ra đời môn học này, với ông tổ là tiến sĩ y khoa Đasira Narada - một con người thành đạt và thông tuệ người gốc Sri Lanka.

Theo Đỗ Doãn Hoàng

Lao Động

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Sư phụ đã post bài, Sư phụ ơi, Không biết ở diễn đàn mình có ai có khả năng khai mở Luân xa cho mọi người không Thày nhỉ??

Con thấy cái này cũng hay hay và tò mò muốn rèn luyện thử khả năng bản thân xem có thể giúp mình, giúp người khác chưa bệnh không? hihihii

À có Cô Wild có khả năng đấy nhỉ? cô giúp bà con trong diễn đàn đi Cô ơi???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Sư phụ đã post bài, Sư phụ ơi, Không biết ở diễn đàn mình có ai có khả năng khai mở Luân xa cho mọi người không Thày nhỉ??

Con thấy cái này cũng hay hay và tò mò muốn rèn luyện thử khả năng bản thân xem có thể giúp mình, giúp người khác chưa bệnh không? hihihii

À có Cô Wild có khả năng đấy nhỉ? cô giúp bà con trong diễn đàn đi Cô ơi???

Cái dzụ mở luân xa này không thể giỡn chơi, tò mò thử được. Phải cực kỳ nghiêm túc, là con được một đi không trở lại, mở luân xa rồi là phải liên tục tu tập, thiền định, gần như suốt đời ( vì tìm thầy đóng luân xa lại cũng không dễ đâu) không được ngừng nghỉ, kiêng kỵ đủ thứ. Suy nghĩ kỹ rồi hẳn mở và nhất thiết phải mở với thầy cao tay.

Rất dễ tâm thần nếu 1 ly chệch đường đấy bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái dzụ mở luân xa này không thể giỡn chơi, tò mò thử được. Phải cực kỳ nghiêm túc, là con được một đi không trở lại, mở luân xa rồi là phải liên tục tu tập, thiền định, gần như suốt đời ( vì tìm thầy đóng luân xa lại cũng không dễ đâu) không được ngừng nghỉ, kiêng kỵ đủ thứ. Suy nghĩ kỹ rồi hẳn mở và nhất thiết phải mở với thầy cao tay.

Rất dễ tâm thần nếu 1 ly chệch đường đấy bạn.

Mở rồi khó đóng như Hung Nguyên nói mà lại dễ cho vong dựa vào lắm đấy! Lang thang thành người khác ngay! Theo Wild thì nên cẩn trọng!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bình thường thì luân xa của con người lúc nào cũng mở cả, nó là nơi để thu năng lượng bên ngoài vào cơ thể. Nếu nó đóng, nó vỡ, nó sai lệch về ví trí, hình dáng, tốc độ xoay thì sẽ gây ra bệnh tật. Cái mà người ta hay goi là mở luân xa không gì khác là cân bằng hiệu chỉnh hệ thống luân xa toàn cơ thể, các luân xa quay đúng vị trí, đúng tần suất, phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể, tất cả các luân xa hoạt động cân bằng ổn định trong một thể thống nhất...

Cái mà cô W bảo là mở luân xa dễ bị vong nhập, trong thực tế có trường hợp như vậy thật nhưng đó phải gọi là phá vỡ luân xa ( ở đây là luân xa 6 ( Ngọc Chẩm)) ở sau gáy)... Nói tón lại mở luân xa là một phương pháp có thể nâng cao được mức năng lượng của con người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu mở luân xa khó khăn, nguy hiểm quá, chi bằng luyện tập nội công theo Giáng Long thập bát chưởng của Cái bangPosted Image

Còn không thì để caibang hướng dẫn 1 môn cũng rất là hữu dụng gọi là "Qui tức", nghĩa là cách thở của con rùa cho các ACE.

Số là hồi mới nhập môn, caibang chịu hỏng nổi mùi hôi của đám Cái bang nên được sư phụ truyền cho môn này, cốt là để nín thở được lâu khi tiếp xúc với anh em Cái bang. Nhờ vậy mà sức khỏe của caibang cũng được tăng tiến. Nếu các ACE không chê, caibang xin để rẻ lại cho Posted Image

caibang nói giỡn chơi với các anh, em và cô Wild cho vui thôi, xin miễn chấp.

Nếu huynh phamhung không chê caibang tài hèn, thì caibang có thể hướng dẫn cho huynh cách luyện nội công của bổn môn, sẽ an toàn hơn nhiều.

Sau khi tập một thời gian, huynh sẽ biết "khí" là gì và nó hình thù ra sao. Khi đó, huynh cũng sẽ dễ dàng hiểu được khái niệm "khí" mà thầy huynh, chú Thiên Sứ, đã định nghĩa.

Vì yêu mến trang nhà và sự tôn trọng đối với chú Thiên Sứ (mà huynh phamhung là đệ tử), nên caibang có quyết định này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu mở luân xa khó khăn, nguy hiểm quá, chi bằng luyện tập nội công theo Giáng Long thập bát chưởng của Cái bangPosted Image

Còn không thì để caibang hướng dẫn 1 môn cũng rất là hữu dụng gọi là "Qui tức", nghĩa là cách thở của con rùa cho các ACE.

Số là hồi mới nhập môn, caibang chịu hỏng nổi mùi hôi của đám Cái bang nên được sư phụ truyền cho môn này, cốt là để nín thở được lâu khi tiếp xúc với anh em Cái bang. Nhờ vậy mà sức khỏe của caibang cũng được tăng tiến. Nếu các ACE không chê, caibang xin để rẻ lại cho Posted Image

caibang nói giỡn chơi với các anh, em và cô Wild cho vui thôi, xin miễn chấp.

Nếu huynh phamhung không chê caibang tài hèn, thì caibang có thể hướng dẫn cho huynh cách luyện nội công của bổn môn, sẽ an toàn hơn nhiều.

Sau khi tập một thời gian, huynh sẽ biết "khí" là gì và nó hình thù ra sao. Khi đó, huynh cũng sẽ dễ dàng hiểu được khái niệm "khí" mà thầy huynh, chú Thiên Sứ, đã định nghĩa.

Vì yêu mến trang nhà và sự tôn trọng đối với chú Thiên Sứ (mà huynh phamhung là đệ tử), nên caibang có quyết định này.

" Quy tức" chắc không hẳn là bí công trấn phái của Cái bang rồi, bởi TG thấy nó xuất hiện khá nhiều trong các phái khác, phàm luyện khí ai cũng rõ những câu như " thở sâu, đều chậm nhẹ" hay " thở mà như không thở" có vẻ giống như " Quy Tức" rồi . Thôi thì đã là phổ công thì sư huynh đã có kinh nghiệm cùng hiểu biết cũng rộng lòng chia sẻ thêm cho những kẻ hậu bối như đệ đây được học theo chút ít...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huynh Tâm Giao chắc cũng rành về luân xa.

Đúng như huynh nói, "qui tức" chỉ là cách thở mà thôi. Vả lại, đoạn trên là caibang nói chơi thôi, còn nếu huynh cho là thiệt cũng được. Tuy nhiên, huynh phải hiểu đó là ngày caibang mới nhập môn. Sư phụ chỉ cho tôi môn này để giỡn với các huynh đệ cho thêm phần hiểu biết nhau thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay