Hà Châu

Những Câu Chuyện Phong Thủy

3 bài viết trong chủ đề này

Muốn giàu phải cầu phong thủy


Posted Image

Phòng ngủ cũng được tính toán theo phong thủy.


Doanh nhân dùng phong thủy để dễ làm ăn. Ngay cả Singapore cũng thay đổi hướng quay bánh xe vì thầy phong thủy nói nó đã tống khứ may mắn ra khỏi quốc đảo này.



Một doanh nhân có “máu mặt” đã nói với hãng tin CNN rằng ông xem bộ môn triết học có nguồn gốc từ thời kỳ cổ đại là một công cụ kinh doanh đắc lực trong thời buổi hiện đại.

Quả vậy, những triết lý của thuật phong thủy được xem là có thể đem lại may mắn cho người ứng dụng nó. Và năm mới là thời khắc bận bịu nhất đối với những nhà cố vấn phong thủy khi các công ty tìm kiếm họ nhằm đoán giúp vận mạng kinh doanh cả năm của mình.

Kiếm tiền nhờ Phong thủy

Năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính đang rung chuyển toàn cầu, thì ông Allan Châu đang đứng ngồi không yên, lo lắng cho ngành kinh doanh phụ tùng xe hơi. Ông e là nó sẽ bị phá sản nếu tình hình bất lợi cứ kéo dài.

Nhưng ông chủ nhà máy linh kiện xe hơi đặt tại Hồng Kông này lại không cắt giảm hoặc thuê chuyên gia quản lý như thường thấy ở các công ty có dấu hiệu làm ăn thua lỗ khác. Thay vào đó, ông lại tham khảo ý kiến của một bậc thầy phong thủy. Ông này đã đề nghị ông nhất thiết phải dịch chuyển cổng nhà máy đang đặt tại hướng Nam sang hướng Tây.

Hiện giờ thì ông Châu, Tổng quản lý của Công ty sản xuất cơ khí chính xác Tien Po, phấn khởi cho biết: “Nhiều công ty đã bị phá sản nhưng doanh số bán hàng của chúng tôi vẫn tăng gấp đôi”. Trong suốt 2 thập niên qua, công ty của ông đã lên như diều gặp gió.

Phong thủy hiện là công cụ kiếm tiền đắc lực tại châu Á.Phong thủy học hiện là một công cụ kinh doanh tại châu Á. Nó đúc kết kinh nghiệm làm ăn cả xưa lẫn nay khiến bất kỳ thương gia nào cũng muốn lĩnh hội.

Ông Châu lấy bằng cơ khí hạng ưu tại Đại học Cornell (Mỹ). ông điều hành công ty Tien Po với 1.400 nhân viên và doanh thu hằng năm đạt hơn 2 triệu USD.

Bất chấp cái nhìn hoài nghi của người phương Tây, đối với ông, phong thủy vẫn là công cụ tối ưu giúp ông kiếm tiền. Ông nói: “Tôi chỉ tin vào các con số nhưng tôi cũng là người cởi mở”. Theo ông phong thủy là một hệ thống phán đoán linh diệu.

Phong thủy - hiểu nôm na là Gió và Nước - đã được vận dụng theo nhiều cách khác nhau. Các trung tâm mua sắm, các tòa nhà văn phòng và nhiều sòng bạc ở châu Á đã tận dụng những nguyên lý thâm sâu trong phong thủy để phác họa nên mẫu thiết kế độc đáo cho mình. Tất cả nhằm một mục đích: tạo nên sự thịnh vượng, giàu có cho chính chủ nhân.

Đối với cá nhân hay gia đình, khi có việc trọng đại, người ta cũng thường tham khảo ý kiến của thầy phong thủy.

Posted Image

Singapore đã thay đổi hướng quay của bánh xe quan sát lớn nhất thế giới vì thầy phong thủy nói rằng nó đã tống khứ may mắn ra khỏi quốc đảo này.


Bình ổn hay tuyển dụng nhân sự cũng phong thủy

Ông Châu cho biết thầy phong thủy đã giúp ông giải quyết ổn thỏa nhiều rắc rối phát sinh trong công ty của ông. Trong nhiều năm qua, ông đã chi khoảng 100.000 USD cho những lời tư vấn này.

Gần đây, ông đã tham khảo ý kiến về nhân sự sau khi một loạt các kỹ thuật viên thâm niên làm việc ở Tien Po (Trung Quốc) rời bỏ công ty. Nhằm tìm kiếm các khoản tiền bồi thường sau khi ra đi, các kỹ thuật viên vẫn đi làm nhưng không làm gì cả khiến ông đau đầu: sa thải hay trả lương? Nghĩ đủ cách cũng không giải quyết ổn thỏa vấn đề, cuối cùng ông bèn hỏi ý kiến của một thầy phong thủy.

Nhà Phong Thủy cho hay cánh cửa nhà vệ sinh tại Tien Po Trung Quốc đang đặt đối diện với lối vào chính và đây là nguồn cơn phả ra tà khí khiến người làm việc trong Công ty cảm thấy bất an. Theo lời khuyên của thầy phong thủy, ông đã cho xây một bức tường để chặn đứng luồng gió độc này.

“Sau khi bức tường được xây, tôi chẳng cần trả đồng nào cho nhân viên cả, họ lại lũ lượt quay lại làm việc”, ông cho biết.

Theo chỉ đạo của thầy phong thủy, ông Châu cũng thay đổi màu trong phòng hội nghị từ xanh sang trắng sữa và thêm một bể cá cảnh vào văn phòng làm việc của mình. Tuy nhiên, cho đến nay ông vẫn khăng khăng từ bỏ ý định chuyển trụ sở chính ở Hồng Kông.

Tiến sĩ Michael Mak thuộc Đại học Newcastle (Úc), có nhiều năm nghiên cứu về phong thủy sử dụng cho thiết kế và kiến trúc đô thị, gọi đây là “một điểm đứng khoa học”.

Ông nói rằng các tòa nhà được thừa hưởng các nguyên lý từ phong thủy có thể khiến cho người sống và làm việc bên trong nó cảm thấy hạnh phúc hơn – đó có thể là trung tâm mua sắm, khối nhà văn phòng hay bệnh viện.

Và ông chỉ ra một mảnh sân có thể mang hơi thở thiên nhiên vào bên trong các tòa nhà. Đó là một giải pháp mà thuật phong thủy đã được vận dụng trong kiến trúc hiện đại.

Ông Kerby Kuek, người đã giúp ông Châu giải quyết các sự cố về nhân sự tại Tien Po, giải thích: “Phong thủy phải phù hợp với môi trường tự nhiên. Chúng tôi cố gắng khai thác loại năng lượng này và tránh các nguồn năng lượng bất lợi”.

Tuy nhiên, theo ông Châu, hãy cẩn thận khi tìm đến thầy phong thủy, vì bạn có thể gặp một ông thầy rởm. Ông cho biết đã bị một thầy phán rằng ông nên sơn đen lên vách tường văn phòng. Thầy khác “chém” thật đắt các đồ vật phong thủy.

Ông kết luận: “Phong Thủy không thể khiến tất cả mọi người trở nên hạnh phúc hơn, mà chỉ có thể hỗ trợ bạn một phần và khiến mọi thứ trở nên hanh thông hơn”

Nguồn: NCĐT/CNN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bí ẩn phong thủy của "vùng đất vua" nổi tiếng Việt Nam


Posted Image



Dưới lăng kính của các nhà nghiên cứu địa lý - phong thủy, thì Thanh Hóa là đất "Đế vương chung hội", còn Cao Bằng là nơi các bậc đế vương ẩn náu...


Vùng đất của hai vua

Đất Thanh Hóa đã sinh cho đất nước hai vị hoàng đế anh hùng: Lê Đại Hành (Lê Hoàn) đánh thắng quân xâm lược Tống vào cuối thế kỷ 10 và Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đánh thắng quân Minh đầu thế kỷ 15. Ở đây, chúng tôi đề cập đến một địa danh đã đi vào lịch sử là Lam Sơn, thuộc huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa (nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), là nơi các nhà sử học, phong thủy học, thường nhắc đến với những chiêm nghiệm về địa lý, về nguyên khí hun đúc nên vùng địa linh nhân kiệt này, để lại những ghi chép đáng để chúng ta ngày nay suy ngẫm.

Chẳng hạn, sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, ông tổ ba đời của vua Lê Lợi tên húy là Hối, một hôm đi dạo chơi đến vùng núi Lam Sơn chợt thấy có đàn chim đông đúc đang bay lượn như thể núi Lam Sơn có một lực thu hút vô hình, có sức thu phục nhân tâm nhiều như chim về tổ, bèn nói: “đây hẳn là chỗ đất tốt” và quyết định “dời nhà đến ở đấy”. Ghi chép trên của Ngô Sĩ Liên tuy khá vắn tắt, song cũng đã thông tin về một trong các yếu tố liên quan đến phong thủy của vùng đất phát vương. Tức vùng đất không thuộc “sơn cùng thủy tận”, cũng không phải nơi “tuyệt địa” vắng vẻ. Mà là nơi “chim tụ hội thành đàn” đông vui, ríu rít, là đất “tụ khí tàng phong” khác hẳn với những miền hung địa. Hung địa theo thuật ngữ phong thủy là đất chu tước bi khốc (chim cất tiếng kêu sầu), hoặc đất bạch hổ hàm thi (con hổ đang ngậm xác chết trong miệng), hoặc xương long vô túc (rồng không có chân, rồng bị tật nguyền)… Như thế, Lam Sơn là đất cát tường, đất tụ nghĩa, đất xưng vương, mà người đứng lên đảm đương việc mở đầu nghiệp đế của nhà Lê là Lê Lợi.

Thật vậy, khi tổ nhà Lê là cụ Hối dời về ở Lam Sơn thì chỉ sau 3 năm đã gây thành sản nghiệp lớn và từ đó trở đi họ Lê làm quân trưởng một phương, trong nhà lúc nào cũng có tới hơn 1.000 tôi tớ, trải các đời sau sinh ra Lê Lợi với “thiên tư tuấn tú khác thường, thần sắc tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có nốt ruồi son, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, bước tới như hổ, kẻ thức giả đều biết vua là bậc phi thường” (Đại Việt sử ký toàn thư). Theo truyền thuyết, nhà họ Lê được các thầy phong thủy cho biết một huyệt đất phát vương (ở động Chiêu Nghi). Theo cụ Tả Ao, đất phát vương phải là đất: Ngũ tinh cách tú triều nguyên / Kim, mộc, thủy, hỏa bốn bên loan hoàn / Thổ tinh kết huyệt trung ương / Ấy đất sinh thánh sinh vương đời đời. Muốn hiểu các câu lục bát của cụ Tả Ao về đất phát vương nêu trên hẳn phải chú trọng, quan sát hình dáng cuộc đất (theo ngũ hành) gồm: hình tròn thuộc kim tinh (con Kim), hình doi thuộc mộc tinh (con Mộc), hình vuông thuộc thổ tinh (con Thổ), hình nhọn thuộc hỏa tinh (con Hỏa), hình sóng thuộc thủy tinh (con Thủy). Theo đó con Thổ phải ở vị trí chính giữa (kết huyệt trung ương) và các con Kim, Mộc, Hỏa, Thủy tuần tự vây quanh.

Posted Image



Thực hư về đất phát vương ở Chiêu Nghi thế nào chưa bàn tới. Chỉ căn cứ trên chính sử, thì năm Lê Lợi lên 33 tuổi (Mậu Tuất 1418) dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, trong khoảng 10 năm đuổi sạch quân Minh xâm lược, bắt sống tướng tá và 10 vạn viện binh của nhà Minh đều tha, không giết, đại định thiên hạ, lên ngôi hoàng đế ngày rằm tháng tư (Mậu Thân 1428) và lập tức xuống chiếu tha thuế cho dân: “các thứ thuế như tô ruộng, vàng bạc, đầm phá, bãi dâu trong cả nước đều tha (không thu thuế) trong 2 năm”. Và ban bố nhiều điều lợi ích. Đó là cách tích đức của bậc đế vương, vừa thuận ý trời (thuận thiên), vừa để phúc cho con cháu phù hợp hoàn toàn với lời giáo huấn của các thầy địa lý là “Tiên tích đức, hậu tầm long” – đại ý có nghĩa trước hết cần phải chứa đức, rồi sau hãy tìm long mạch… Phải chăng việc tích đức của Lê Lợi đã dẫn đến kết quả tốt đẹp là sự tồn tại của nhà Lê kéo dài từ thời Lê sơ với 10 đời, gồm 100 năm (1428 – 1527), đến thời Lê trung hưng với 16 đời, gồm 265 năm nữa (1533 – 1789) qua các triều Mạc, chúa Trịnh và chúa Nguyễn.

Đất ẩn náu của bậc đế vương

Cuối đời Lê sơ, Mạc Đăng Dung ép vua Lê phải nhường ngôi cho mình, lập nên nhà Mạc từ năm 1527 đến 1592 thì sụp đổ. Trước khi sụp đổ, vua Mạc thứ năm là Mạc Mậu Hợp sai người đem lễ vật đến thăm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm xin hỏi về thế cuộc. Trạng Trình chỉ đáp một câu ngắn gọn: “Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thể” – nghĩa là đất Cao Bằng tuy chật hẹp nhưng có thể giữ được về sau… Quả đúng như lời Trạng Trình nói, sau này khi nhà Mạc bị quân Trịnh đánh bật khỏi Thăng Long và bị truy đuổi tứ tán, thì con cháu nhà Mạc chạy về cố thủ ở đất Cao Bằng và tồn tại thêm 96 năm nữa mới bị thôn tính, mất hẳn. Theo các nhà phong thủy, Cao Bằng là đất dung thân, ẩn náu của bậc đế vương. Vì thế, từ thời Đường Ý Tông (Trung Quốc) khi Cao Biền xâm lăng nước ta đã xây thành Đại La (ở Thăng Long – Hà Nội) và thành Nà Lữ (ở Cao Bằng). Về sau thành Nà Lữ được người Việt trấn giữ, trừ bùa yểm của Cao Biền. Đến nay di tích thành Nà Lữ vẫn còn ở làng Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, có hình chữ nhật dài 800m, rộng 600m, xây bằng gạch và bằng đá tảng với 4 gò đất nổi mang tên: Long, Ly, Quy, Phượng. Gò Phượng nằm ở trung tâm. Khi nhà Mạc chạy về Cao Bằng đã chiếm Nà Lữ và xây thành đá trên núi để phòng ngự.

Posted Image



Đến thời hiện đại, Cao Bằng vẫn là mảnh đất “huyền thoại” về hai phương diện lịch sử và địa lý phong thủy. Vì Cao Bằng có hang Pắc Bó là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ lãnh đạo cách mạng Việt Nam thời kỳ 1941 – 1945, có rừng Trần Hưng Đạo, là nơi đại tướng Võ Nguyên Giáp tuyên bố thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngày 22.12.1944 - là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Xem thế từ Cao Biền, đến thời Lê - Mạc, cho tới nay đất Cao Bằng vẫn là nơi “tụ khí tàng phong” hết sức cát tường theo cách nhìn phong thủy.

Nguồn: TNO

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiến trúc kinh thành Huế và những điều thú vị về địa thế phong thủy

Việc chọn đất định đô xét về mặt phong thủy, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự ổn định và hưng thịnh cho cả triều đại và quốc gia. Kiến trúc kinh thành Huế chính là một trong những mẫu mực của việc áp dụng thuật phong thủy.

Tổng thể kinh thành Huế được đặt trong khung cảnh rộng, núi cao thế đẹp, minh đường lớn và có sông uốn khúc rộng.

Núi Ngự Bình cao hơn 100m, đỉnh bằng phẳng, dáng đẹp, tọa lạc giữa vùng đồng bằng. Hai bên là cồn Hến và cồn Dã Viên ở vào thế tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ – là một thế đất lý tưởng theo tiêu chuẩn của phong thủy. Minh đường thủy tụ là khúc sông Hương rộng nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành.

Posted Image

Toàn cảnh Đại Nội trong kinh thành Huế

Do quan niệm “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ” (Thiên tử phải quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ) nhưng đồng thời phải tận dụng được thế đất đẹp nên kinh thành và các công trình trong đó được bố trí đối xứng qua trục dũng đạo, quay mặt hơi chếch về hướng Đông – Nam một góc nhỏ nhưng vẫn giữ được tư tưởng chính của thuyết phong thủy. Đây là cách sáng tạo và linh hoạt của người quy hoạch trong việc vận dụng thuyết phong thủy.

Mặt khác, để tạo phong thủy tốt, các nhà quy hoạch không chỉ xem hướng công trình mà cần xem xét ảnh hưởng của bố trí nội thất, các bộ phận và kế cấu trong công trình như chiều dài, rộng, cao, các cột, cửa… Ví dụ: Các bộ phận của Ngọ Môn đều dựa vào những con số theo nguyên tắc của dịch học như số 5, số 9, số 100.

Năm lối đi vào Ngọ Môn tượng trưng cho Ngũ Hành, trong đó lối vua đi thuộc hành Thổ, màu vàng. Chính bộ mái của lầu Ngũ Phụng biểu hiện con số 5 và 9 trong hào Cửu Ngũ ở Kinh Dịch, ứng với mạng thiên tử.

Posted Image

Một trăm cột là tổng của các con số Hà Đồ (55) và Lạc Thư (45)… Các con số này ta lại gặp ở sân Đại Triều Nghi với 9 bậc cấp ở phần sân dưới và 5 bậc cấp ở phần sân trên.

Trên mỗi mái của điện Thái Hòa đều được đắp nổi 9 con rồng trong các tư thế khác nhau và trong nội thất cũng tương tự (chín con rồng trong Long sinh cửu phẩm ).

Về vị trí và phong thủy của kinh thành Huế, các sử quan triều Nguyễn đã nhận xét: “Kinh sư là nơi miền núi miền biển đều hợp về, đứng giữa miền Nam miền Bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng; đường thủy thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hoành Sơn, ải Hải Vân ngăn chặn; sông lớn giữ phía trước, núi cao giữ phía sau, rồng cuốn hổ ngồi, hình thể vững chãi, ấy là do trời đất xếp đặt, thật là thượng đô của nhà vua”.

Nguồn:Phong Thuy – Thế Giới Phong Thuy

Share this post


Link to post
Share on other sites