Thiên Sứ

Những Bí Ẩn Của Thế Giới

5 bài viết trong chủ đề này

Quần thể ruộng bậc thang bí ẩn ở Peru

Cập nhật lúc14h32' ngày 19/03/2013

Một trong những tàn tích Inca tuyệt vời nhất còn hiện hữu là Moray, một di chỉ khảo cổ học cách TP Cuzco (Peru) 50km về phía Tây Bắc và nằm về phía Tây làng Maras.


Thực chất, Moray là quần thể ruộng bậc thang sâu hàng trăm mét dưới lòng đất, nhìn như một nhà hát Hy Lạp cổ đại.

Posted Image

Quần thể ruộng bậc thang bí ẩn

Những bậc thang ở khu vực trung tâm có kích cỡ vô cùng lớn và dốc xuống độ sâu khoảng 150m. Ở đáy vực sâu như vậy nhưng vào mùa mưa, nơi đây không hề bị ngập lụt, dù lượng mưa có nhiều đến mức nào. Đến giờ, các nhà khoa học vẫn chưa rõ mục đích của người Inca khi xây dựng quần thể này, nhưng hầu hết đều nhất trí với giả thuyết rằng khu ruộng bậc thang này là "một trạm nghiên cứu nông nghiệp".

Đặc điểm độc đáo nhất của Moray có lẽ nằm ở sự chênh lệch nhiệt độ cực kỳ khác biệt giữa đỉnh và đáy ruộng trong cùng một thời điểm, lên tới khoảng 15 độ C. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn đã tạo ra khu vực vi khí hậu, tương tự như nhà kính ở thời hiện đại, giúp người Inca nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu khác nhau lên cây trồng. Không phải ngẫu nhiên mà sự khác biệt nhiệt độ ở đây tương ứng với sự khác biệt tự nhiên giữa nhiệt độ ở đất nông nghiệp ven biển và khu vực núi cao 1.000m.

Hơn nữa, nghiên cứu phấn hoa cho thấy đất từ nhiều vùng khác nhau của đế chế Inca từng được chuyển tới các tầng ruộng bậc thang. Cho đến nay, những bí ẩn về tàn tích Inca cổ đại này vẫn là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học.


Theo Kien Thuc
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lạ lùng những kỳ quan thiên nhiên

(Dân trí) - Hang pha lê ở Mexico, hồ rượu vang ở Senegal, hay cánh rừng đá ở Trung Quốc… là một trong những vẻ đẹp kỳ diệu của tự nhiên.

Hang đá cẩm thạch, Chile

Posted Image

Sau 6.000 năm để cho sóng nước đẽo tạc, hang đá cẩm thạch ở hồ Carrera có những chi tiết gợn sóng duyên dáng. Nước chỗ xanh lục, chỗ xanh ngọc càng làm hang trở nên long lanh.

Hồ Retba, Senegal

Posted Image

Nước hồ như thể có người khổng lồ say rượu nào làm rơi cả chai vang đỏ xuống. Thực tế trong hồ có một loài tảo lạ tạo nên màu sắc kỳ diệu này. Nó có độ mặn cực cao nên du khách có thể nổi trên mặt nước dễ dàng. Muối trắng bám đầy những hòn đá nằm quanh mép hồ nên người dân địa phương thường dành vài tiếng mỗi ngày để đi lượm muối.

Hồ chấm đốm, Canada

Posted Image

Vào mùa hè, nước trong khu hồ giàu khoáng này bốc hơi, để lại trên mặt nước những cụm khoáng tập trung gồm muối, titan, canxi, sun-phát… và tạo thành những chấm tròn với các sắc màu như xanh lá, vàng, nâu… với nhiều kích cỡ khác nhau.

Đá tự lăn, Mỹ

Posted Image

Chẳng ai nhìn thấy những hòn đá này lăn bao giờ nhưng thung lũng Chết ở bang California luôn chứa đầy dấu vết chuyển động của chúng. Có những hòn đá nặng hàng chục kg vẫn có thể lăn qua lòng hồ cạn nước một cách kỳ bí. Đường chạy của chúng có khi lên tới hơn 200 m.

Sa mạc trắng, Ai Cập

Posted Image

Những khối đá trắng hình củ hành tây, hình cây nấm, hình người tuyết đang tan được tạo ra hoàn toàn nhờ gió.

Sông Cano Cristales, Colombia

Posted Image

Con sông kỳ diệu nằm trong công viên quốc gia Serranea de la Macarena của đất nước Nam Mỹ còn có tên dung dị hơn là sông ngũ sắc hay sông cầu vồng. Nó được mệnh danh là con sông đẹp nhất thế giới. Từ tháng 7 tới tháng 12, con sông tựa như chiếc kính vạn hoa với đủ các gam màu hồng, xanh lá, xanh lục, vàng… Có một loại thực vật sống ở đáy sông, khi nhận được đủ ánh sáng mặt trời, chúng sẽ bung nở và vỡ òa trong dòng chảy màu sắc.

Con mắt Sahara, Mauritania

Posted Image

Khoảng hõm khổng lồ có đường kính hơn 40 km nằm giữa một vùng sa mạc ở Mauritania được người dân ví như con mắt mở to của một chú bò. Nó được hình thành nhờ gió và có thể nhìn thấy từ trên không.

Đồng muối Salar de Uyuni, Bolivia

Posted Image

3 vạn năm trước, nước rút đi để lại những “viên ngói” trắng hình lục giác. Đây là vùng đất mặn lớn nhất thế giới với diện tích hơn 10.000 km vuông. Mảnh đất này sản sinh ra hơn 25.000 tấn muối/ năm. Nơi đây có rất nhiều chim hồng hạc và những khách sạn nhỏ được xây hoàn toàn bằng các khối muối nén chặt.

Thác máu, Nam Cực

Posted Image

Dòng thác máu chảy từ con sông băng Taylor đã được phát hiện từ năm 1911 nhưng mãi về sau người ta mới có thể lý giải chính xác hiện tượng này. Hàm lượng sắt quá cao của hồ nước ngầm dưới mặt băng chảy hòa vào dòng sông đã tạo nên hiện tượng kỳ lạ này.

Pi Uy

Theo Travel and Leisure

Hang pha lê, Mexico

Posted Image

Hang pha lê nằm sâu dưới mặt đất và chỉ được tình cờ phát hiện khi một nhóm công nhân khai thác chì và bạc tại Chihuahua, Mexico khai thác xuống tầng sâu 300 m. Những khối thạch cao đục mờ khổng lồ đâm ra từ mọi phía. Sâu dưới nữa là nhiệt độ sôi sục của dòng nước chảy trong lòng núi lửa có lúc lên tới 150 độ C và độ ẩm ở mức 100%.

Khu núi đá Wave, Mỹ

Posted Image

Chính mưa, gió đã là những nghệ nhân kiên trì đẽo tạc nên những khối sa thạch tuyệt đẹp này.

Đồi cát trắng, Mỹ

Posted Image

Những đồi cát trắng ở sa mạc Chihuahua, bang New Mexico được hình thành bởi sự bốc hơi của hồ Lucero gần đó.

Tháp băng ở núi Erebus, Nam Cực

Posted Image

Trên đỉnh núi lửa Erebus, khí gas nóng ngày đêm thoát ra ngoài. Có một lượng khí bị đóng băng ngay khi thoát ra và dần dần tích lại, tạo thành một cột ống khói cao 18 m.

Hòn đá quỷ, Úc

Posted Image

Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn đá quỷ có những hòn đá granite khổng lồ tròn xoe màu nâu đỏ đã tồn tại từ thời tiền sử.

“Vỉa hè lát đá”, Úc

Posted Image

Bờ biển Tasman Peninsula của đảo Tasmania có một “vỉa hè” mà không bãi biển nào khác trên thế giới sở hữu. Bờ đá được đẽo gọt bởi tự nhiên tựa như một vỉa hè xinh xắn chạy ra tận biển.

Hang đom đóm Waitomo, New Zealand

Posted Image

Trong hang có vô số đom đóm bay lượn và tạo thành một kỳ quan hấp dẫn du khách tại New Zealand.

Pi Uy

Theo Travel and Leisure

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giếng nước kỳ lạ thiếu nữ uống vào đẹp da

Các thiếu nữ đua nhau uống nước giếng để đẹp da. Nhiều người nơi khác vì tin nước giếng giúp trẻ mãi mà về đây lấy chồng, sinh sống.

Thôn Lâu Động (xã Phúc Thành, Kinh Môn, Hải Dương) nổi tiếng với nhiều thiếu nữ xinh xắn. Người dân giải thích, con gái và con dâu ở đây xinh đẹp là nhờ uống nước ở giếng làng. Ông Bùi Văn Khơm, một cao niên trong làng, quả quyết đó là sự thật và dẫn khách đến tận giếng làng (người dân nơi đây gọi là giếng Thánh Mẫu) để chứng tỏ thực hư.

Giếng Thánh Mẫu sâu khoảng 2 mét, chu vi đường kính khoảng 3 mét. Theo ông Khơm, kể cả mùa khô hạn đến đâu, dù giếng ở lưng chừng đồi nhưng chưa bao giờ cạn, múc đến đâu lại đầy ngay đến đó. Ông Khơm kể lại một truyền thuyết mà chính từ truyền thuyết này đến nay, các thiếu nữ trong làng và những địa phương lân cận tìm về đây, uống nước giếng để "trẻ mãi không già".

Posted Image

Quang cảnh giếng làng nơi có nguồn nước làm đẹp da cho thiếu nữ Theo lời ông Khơm, trước đây, có vị vua dẫn hoàng hậu đi qua khu vực này, gặp bão, thuyền bị lật, hoàng hậu mất tích. Sau đó, xác hoàng hậu được tìm thấy trên một dòng suối, xác nằm trên một tảng đá. "Nhà vua đã lập miếu thờ và hàng năm đến nhang khói. Dần dần, nhiều người dân đến nơi đây khấn vái, thấy dòng nước trong nên múc nước uống. Nhiều người thường xuyên dùng nước này trở lên xinh đẹp, trẻ mãi không già. Thấy vậy, nhiều người đã làm lễ tại đền xin hoàng hậu tiếp tục ban nước và xây thành giếng làng".

Con gái trong làng và những người về làm dâu sau khi dùng nước đều trở nên xinh đẹp lạ thường. Từ đó đến nay, ở làng này, người dân vẫn truyền tai nhau về nguồn nước thiêng có thể giúp người phụ nữ "trẻ mãi không già". Vì thế, mặc dù kinh tế trong làng phát triển, đầy đủ nước giếng khoan, nước mưa, thậm chí nước máy nhưng nhiều người dân vẫn giữ thói quen dùng nước giếng từ xưa để mong mình mãi luôn trẻ đẹp.

"Dù đó chỉ là truyền thuyết nhưng điều khó lý giải là con gái trong làng không ai dùng phấn son nhưng da dẻ trắng trẻo như trứng gà bóc. Điều này càng khiến nhiều người tin vào công dụng của nước giếng thần, mặc cho chưa có cơ sở nào để chứng minh", ông Khơm cho biết.

Posted Image

Nguồn nước giếng có sự ô nhiễm do lá cây phân hủy. "Nhà có nước máy nhưng nước giếng ở đây rất mát nên gia đình tôi vẫn dùng để sinh hoạt. Nhà có con gái lớn cũng rất thích dùng nước này, cháu bảo dùng nước rửa mặt thì da dẻ mỡ màng, trắng xinh hơn, tôi cũng không biết thực hư thế nào", bà Mai, người dân nơi đây cho biết.

Mặc dù, nước giếng làng này vẫn được người dân sử dụng và sinh hoạt nhưng mực nước trong giếng khá thấp, có thể nhìn rõ những lớp lá rụng xếp thành tầng dưới đáy giếng. Trên mặt nước nổi lênh rác thải và lá cây khá ô nhiễm.

Hơn nữa, theo bà Lương Thị Thẹo, người dân sống gần giếng nước này cho biết, trước đây bà Lương Thị Thanh đã chết ở giếng này. Về sau những người ăn mày ăn xin cũng chết ở đây khá nhiều. Chuyện trước kia thì không ai kiểm chứng, nhưng cách đây hơn 10 năm, có cháu trai 14 tuổi lên giếng tắm cũng bị chết tại đây.

Thời gian sau đó, một bé gái 15 tuổi lên đây chơi cũng chết đuối ở đây, mặc dù nước rất nông. Hồi đó, chồng tôi cũng tham gia cứu cháu bé, nhưng khi đưa đi cấp cứu thì không qua khỏi. "Dân làng sợ bị báo oán nên mất một thời gian không ai dùng nước giếng, đồng thời lập miếu thờ. Nhưng vài năm trở lại đây, cả làng lại quay về dùng nước giếng này, bà Thẹo cho biết.

Posted Image

Theo bà Lương Thị Thẹo, đã có nhiều người chết ở giếng thiêng. Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Nga, việc người dân vì tâm linh hay vì điều gì đó, múc nước giếng để sử dụng vào việc tắm rửa, gội đầu, thậm chí uống mà không qua đun nấu như hiện nay tiềm ẩn rất nhiều nguy hại đối với sức khỏe.

Về nguyên tắc, để đảm bảo vệ sinh, trước khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt, nước sông cần phải trải qua các khâu xử lý. Ngoài ra, khi uống thì cần phải đun sôi. Trong nước sông có chứa rất nhiều vi khuẩn và tạp chất gây hại cho người như các bệnh tiêu chảy, bệnh da liễu,… Vì vậy, cần khuyến cáo người dân không nên tin vào lời mê tín dị đoan về “nước thiêng” mà coi thường sức khỏe và sinh mạng mình.

Về vấn đề nước giếng có thật sự giúp phụ nữ đẹp da, trưởng thôn Lâu Động, Lương Văn Vĩnh cho biết: "Nước giếng có khả năng làm đẹp cho phụ nữ hay không thì chưa có cơ sở khoa học để chứng minh. Nó cũng chỉ là thông tin mà mọi người truyền tai nhau, lâu dần thành thói quen, mọi người dân nơi đây vẫn dùng nước giếng để sinh hoạt. Chuyện con gái uống nước giếng đẹp lên hay không thì không biết được, chỉ biết con gái Lâu Động cũng rất xinh đẹp. Chúng tôi vẫn khuyên người dân thường xuyên dọn giếng, để có nguồn nước sạch trước khi sinh hoạt".

Theo Kiến Thức

Thời gian sau đó, một bé gái 15 tuổi lên đây chơi cũng chết đuối ở đây, mặc dù nước rất nông. Hồi đó, chồng tôi cũng tham gia cứu cháu bé, nhưng khi đưa đi cấp cứu thì không qua khỏi. "Dân làng sợ bị báo oán nên mất một thời gian không ai dùng nước giếng, đồng thời lập miếu thờ. Nhưng vài năm trở lại đây, cả làng lại quay về dùng nước giếng này, bà Thẹo cho biết.

Trường hợp này giải thích thế nào Sư phụ nhỉ??

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giếng nước kỳ lạ thiếu nữ uống vào đẹp da

Các thiếu nữ đua nhau uống nước giếng để đẹp da. Nhiều người nơi khác vì tin nước giếng giúp trẻ mãi mà về đây lấy chồng, sinh sống.

Thôn Lâu Động (xã Phúc Thành, Kinh Môn, Hải Dương) nổi tiếng với nhiều thiếu nữ xinh xắn. Người dân giải thích, con gái và con dâu ở đây xinh đẹp là nhờ uống nước ở giếng làng. Ông Bùi Văn Khơm, một cao niên trong làng, quả quyết đó là sự thật và dẫn khách đến tận giếng làng (người dân nơi đây gọi là giếng Thánh Mẫu) để chứng tỏ thực hư.

Trường hợp này giải thích thế nào Sư phụ nhỉ??

Có thể giếng này chứa một số khoáng chất, hoặc hợp chất nào đó có khả năng làm trắng da chẳng hạn. Đó là một cách giải thích.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cấu trúc kỳ lạ trên sa mạc Sahara

Cập nhật lúc14h51' ngày 20/03/2013

Ở phía tây sa mạc Sahara - sa mạc lớn nhất trên trái đất, có một cấu trúc địa lý kỳ lạ mà nguồn gốc của nó vẫn là bí ẩn đối với các nhà khoa học. Xuất hiện tin đồn cho rằng nó có thể là lục địa Atlantis huyền thoại.

Kalb ar-Rishat, còn gọi là “mắt Sahara” hoặc “mắt châu Phi”, là một cấu trúc địa lý hình tròn có đường kính hơn 45 kilomet. “Mắt Sahara” nằm trên phần sa mạc thuộc Mauretania, cách thành phố Wadan khoảng 25 kilomet về phía đông.

Lần đầu tiên, trong thời kỳ đầu của kỷ nguyên các chuyến bay vũ trụ, các phi hành gia chú ý đến cấu trúc này. Hiện tại, nó là một trong những đối tượng được họ chụp ảnh nhiều nhất, bởi nhìn từ vũ trụ thì nó rất đẹp. Gần đây, Chris Hadfield, nhà du hành vũ trụ người Canada đã chụp ảnh “mắt Sahara” từ trên trạm vũ trụ quốc tế ISS. Bức ảnh của ông đã gây ra một “cơn sốt” thật sự trên thế giới.

Posted Image

Kalb ar-Rishat - mắt Sahara

Các nhà khoa học đặt câu hỏi, cấu trúc địa lý kỳ lạ này xuất hiện trên sa mạc bằng cách nào. Lúc đầu người ta nghĩ rằng cấu trúc hình thành do kết quả va chạm với một thiên thạch lớn, tuy nhiên các nghiên cứu hóa học sau đó cho thấy không có dấu vết thiên thạch.

Cũng xuất hiện ý kiến cho rằng cấu trúc này chính là những gì còn lại sau một vụ núi lửa phun trào, thế nhưng quan điểm này cuối cùng cũng không đúng. Những tảng đá ở đó không giống như đá tại các núi lửa đã tắt hoặc đang còn hoạt động. Các nhà khoa học cũng khẳng định “mắt Sahara” rất đối xứng và họ không chắc chắn về quá trình hình thành của nó.

Posted Image

Kalb ar-rishat chụp từ Google

Giống như trường hợp các hiện tượng chưa giải thích được khác, xuất hiện những lời đồn đại về tính khác thường của cấu trúc. Một số người khẳng định chúng ta đang có những khảo sát liên quan đến lục địa Atlantis đã mất tích, do nhà triết học Hy Lạp cổ đại Plato mô tả. Vùng đất huyền thoại, đối tượng của các cuộc săn lùng của các nhà nghiên cứu trên thế giới, chính là “mắt Sahara” hiện nay.

Trong tác phẩm “Timaeus” của Plato, chúng ta biết rằng lục địa Atlantis là hòn đảo lớn, lớn hơn cả Libya và châu Á ngày nay cộng lại. Quốc gia huyền thoại này thống trị các xứ sở xung quanh và tiếp tục đánh chiếm các nơi khác. Tuy nhiên cuộc xâm lăng đã bị các chiến binh Athen dũng cảm chặn lại. Lục địa Atlantis sụp đổ một cách bất ngờ. Những cơn động đất và những trận đại hồng thủy đã nhấn chìm hòn đảo xuống biển. Sự kiện này được cho là xảy ra vào thế kỷ IX trước Công nguyên.

Theo GDTĐ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay