Thiên Sứ

Bỗng Dưng Bị... Nợ Tiền Tỉ

4 bài viết trong chủ đề này

Bỗng dưng bị... nợ tiền tỉ

LÊ THANH

17/03/2013 07:42 (GMT + 7)

TT - Đầu tháng 3-2013, ông Đào Việt Hưng và bà Dương Thị Dung (Hà Nội) tìm đến văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội phản ảnh về việc bỗng dưng bị ngân hàng bảo… nợ tiền tỉ, dù thực tế họ không vay một đồng nào.

Posted Image

Ông Đào Việt Hưng phản ảnh về việc bỗng dưng bị nợ ngân hàng tiền tỉ - Ảnh: Lê Thanh

Khoản nợ tiền tỉ từ trên trời rơi xuống không những khiến gia đình ông Hưng, bà Dung không thể vay được vốn mà còn gây nhiều hệ lụy khác về tinh thần, giao dịch làm ăn.

Trong khi đó, dù gõ cửa tất cả các đơn vị và cơ quan liên quan, ông Hưng và bà Dung vẫn không được giải quyết gỡ bỏ khoản nợ ma này.

Đi vay tiền mới biết đang nợ quá hạn

Sẽ rút giấy phép hoạt động của Công ty chứng khoán Trường Sơn

Ông Phạm Hồng Sơn cho biết Công ty chứng khoán Trường Sơn đã bị đình chỉ hoạt động từ tháng 10-2012 do không đáp ứng các điều kiện quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính. Đến tháng 4, SSC sẽ rút giấy phép hoạt động của công ty này nếu không khắc phục được sai phạm.

Ông Hưng trình bày trong một lần tìm đến phòng giao dịch số 9 Ngân hàng BIDV làm thủ tục vay tiền mua nhà thì bất ngờ bị cán bộ tín dụng ngân hàng này từ chối với lý do ông đang có nợ quá hạn.

Theo vị cán bộ tín dụng này, qua tra cứu thông tin trên Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, BIDV phát hiện ông Hưng đang có nợ gốc quá hạn là 1,1 tỉ đồng tại Ngân hàng TMCP Tín Nghĩa, nay là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Còn bà Dung than thở cũng bị buộc nợ với 1,650 tỉ đồng cũng từ ngân hàng này.

“Tá hỏa vì thông tin này, tôi cho rằng họ đã nhầm và đến thẳng SCB chi nhánh Hà Nội để khiếu nại. Tuy nhiên sau nhiều lần làm việc, SCB mới cung cấp cho tôi hồ sơ vay nợ, trong đó có quyết định vay dựa trên quyền thu tiền bán chứng khoán theo kết quả giao dịch ngày 14-9-2011 tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM do Công ty chứng khoán Trường Sơn (TSS) cung cấp. Tôi không biết chơi chứng khoán là như thế nào, cũng chưa từng mở tài khoản và giao dịch chứng khoán tại TSS. Hồ sơ vay nợ mà SCB cung cấp hoàn toàn giả mạo vì chữ ký trong hồ sơ vay vốn cũng không phải là của tôi” - ông Hưng bức xúc.

Bà Dung cho biết ngày 8-12-2011, trả lời khiếu nại của bà, TSS có công văn khẳng định đây là do sai sót của nhân viên. Bà Dung không có vay nợ của Ngân hàng Tín Nghĩa (nay là SCB) qua thực hiện giao dịch chứng khoán. Và TSS đang làm việc với SCB để giải quyết về khoản nợ trên. TSS đảm bảo khoản nợ trên công ty đứng ra bảo lãnh thanh toán nợ đầy đủ cho SCB.

Có dấu hiệu lừa đảo

Ông Hưng cho biết đến nay, số tiền mà mình đang “nợ” SCB lên đến hơn 1,6 tỉ đồng tính cả gốc lẫn lãi, bà Dung cũng đang “nợ” 2,36 tỉ đồng. “Khoản nợ đã xếp vào nhóm có khả năng mất vốn, không thể đòi được nhưng suốt hai năm qua tôi chưa một lần nhận được giấy thu hồi nợ của SCB. Tuy nhiên, vì dư nợ quá hạn đang được Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước treo trên đó nên từ ngày xảy ra vụ việc đến nay đã bước sang năm thứ ba, tôi không thể vay vốn ở bất kỳ ngân hàng nào dù đã đến gõ cửa các cơ quan chức năng là Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán...” - bà Dung bức xúc.

Theo đơn khiếu nại của ông Hưng và bà Dung, chúng tôi đã liên hệ qua số điện thoại mà Công ty TSS đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) nhưng không liên hệ được. Còn tìm đến trụ sở của TSS (39 ngõ 76 đường An Dương, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng không thể tìm được đơn vị này. Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Hồng Sơn - vụ trưởng Vụ quản lý kinh doanh SSC - cho biết rất khó tìm được TSS do công ty này không còn hoạt động, hầu hết tài khoản giao dịch của khách hàng đã được tất toán.

Tại văn bản phúc đáp đơn khiếu nại của ông Hưng và bà Dung do phó tổng giám đốc Phạm Văn Phi ký ngày 27-2-2013 có nêu: năm 2011, Ngân hàng TMCP Tín Nghĩa nay là SCB có ký hợp đồng hợp tác về việc cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán với TSS với hạn mức 50 tỉ đồng. SCB cũng khuyến nghị vụ việc có tính chất phức tạp, có dấu hiệu lừa đảo và đã đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác minh, làm rõ các vấn đề liên quan.

Giao dịch không có trên hệ thống

Ngày 28-1-2013, trong công văn trả lời ông Hưng và bà Dung, SSC cho biết theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, ngày 14-9-2011 hai tài khoản giao dịch chứng khoán số 098C000082 và số 098C000074 không có giao dịch trên hệ thống của hai sở này.

Trao đổi với chúng tôi, ông Sơn cho rằng rất có thể TSS đã làm hồ sơ giả để vay vốn thông qua giao dịch chứng khoán. Nhưng thực tế trên hệ thống không có giao dịch này nên đây được gọi là khớp lệnh giả. Hiện SSC đang phối hợp với cơ quan công an xử lý một số trường hợp có hành vi tương tự.

Ông Sơn cũng khuyên ông Hưng và bà Dung nên tố cáo đến cơ quan công an về việc danh dự của mình bị xâm hại. “Dù bị đình chỉ hoạt động nhưng HĐQT của TSS vẫn còn đó và vẫn còn tư cách pháp nhân nên họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm mà họ gây ra” - ông Sơn nhấn mạnh.

Ông Trương Ngọc Anh - chánh văn phòng Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước - cho biết vừa nhận được khiếu nại của ông Hưng và bà Dung. Cơ quan này sẽ làm hết trách nhiệm để xử lý vụ việc theo đúng thẩm quyền.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Trương Thanh Đức (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định vụ việc này có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Các cơ quan chức năng là SSC và Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ để có kết luận kịp thời giải oan cho người bị hại.

==========================

"Chình độ" của luật sư Trương Thanh Đức này dở nhỉ? Đây là trường hợp bị lừa đảo. Đáng nhẽ phải khuyện ông bà Hưng khiếu kiện ngân hàng BIDV về tôi vu cáo gây tồn hại quyền lợi công dân. Chứ không phải bị oan. Có làm gì đâu mà oan mới trái. Thế mới biết chuyện đời cũng nhiều cái ngớ ngẩn thật.

Này Nhớ kiên BiDV nhớ! Đừng kiện Cty chứng khoán gì đó. Giữa BIDV và Cty chứng khoán gì đó tự họ moi nhau ra. Hì!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

hihi, quả này chú Thiên Sứ bị nhầm rùi, không phải kiện BIDV mà là kiện ngân hàng Tín Nghĩa (SCB), vì SCB ký với thằng chứng khoán kia, còn BIDV chỉ là thấy dư nợ khó đòi của ông kia nằm trong danh sách của ngân hàng nhà nước, nên không cho vay, ông kia có đi đến tất cả các ngân hàng đều không vay được, vì có trong danh sách nợ xấu của ngân hàng nhà nước mất rồi

Oài, quả này mà phanh phui ra, khối thằng chết, hầu như sẽ có rất nhiều hồ sơ ma để rút tiền của ngân hàng, và cái nợ xấu của các ngân hàng cũng có 1 phần lớn là các hồ sơ ma từ các công ty chứng khoán

Share this post


Link to post
Share on other sites

hihi, quả này chú Thiên Sứ bị nhầm rùi, không phải kiện BIDV mà là kiện ngân hàng Tín Nghĩa (SCB), vì SCB ký với thằng chứng khoán kia, còn BIDV chỉ là thấy dư nợ khó đòi của ông kia nằm trong danh sách của ngân hàng nhà nước, nên không cho vay, ông kia có đi đến tất cả các ngân hàng đều không vay được, vì có trong danh sách nợ xấu của ngân hàng nhà nước mất rồi

Oài, quả này mà phanh phui ra, khối thằng chết, hầu như sẽ có rất nhiều hồ sơ ma để rút tiền của ngân hàng, và cái nợ xấu của các ngân hàng cũng có 1 phần lớn là các hồ sơ ma từ các công ty chứng khoán

Sai rùi! Về mặt luật pháp thì chính BIDV công bố bằng chứng - để không cho vay. Thì cứ BIDV kiện vì tội vu cáo - dùng chứng lý giả - làm ảnh hưởng đến quyền lợi công dân - Không được vay tiền. Còn họ lôi ngân hàng SCB ra như là một chứng lý để chứng minh họ không cho vay là đúng thì cơ quan điều tra phải có trách nhiệm kiểm tra chứng lý. Từ đó mọi chuyện mới rõ ràng được.

Nếu kiện SCB thì họ chỉ cần trả lời: Tôi không biết gì về những chứng lý do BIDV đưa ra. Đi hỏi BIVD. Nhưng BIVD thì chẳng ai kiện cả, lấy cơ sở nào để điều tra?

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn...chet-a-2347047/

Cập nhật lúc 06:15, 15/05/2013

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng: Tiền tiêu như thế thì chết à?Posted ImagePosted Image

(ĐVO) - Kết thúc phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng không giấu quan ngại: ‘Tình hình tài chính thế này là tôi thấy xấu lắm’.

Tiền đâu mà tạm ứng? Tại phiên họp chiều 14/5, báo cáo Thẩm tra về giải pháp bảo đảm cân đối ngân sách các cấp năm 2012 Chủ nhiệm Ủy ban tài chính – ngân sách cho biết, ngân sách trung ương tính đến hết năm 2012 còn 5.874,4 tỷ đồng.

Trong đó: nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa giải ngân thuộc kế hoạch năm 2011 của các bộ, ngành và cơ quan Trung ương được chuyển nguồn sang năm 2012 còn lại sau khi đã thực hiện các nhiệm vụ là 1.874,4 tỷ đồng.

Thường trực Ủy ban TCNS có ý kiến đối với số vốn chuyển nguồn theo Báo cáo quyết toán NSNN năm 2011 là 1.874,4 tỷ đồng đã được UBTVQH thống nhất chủ trương cho phép chuyển nguồn và Chính phủ báo cáo phương án phân bổ sử dụng cho 3 nhiệm vụ chi cụ thể: bổ sung 438,1 tỷ đồng để thu hồi chưa giải ngân thuộc kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010 của các bộ, cơ quan trung ương; bổ sung 301,6 tỷ đồng cho Bộ NN và PTNN; bổ sung 419,8 tỷ đồng hoàn trả vốn ứng trước cho Bộ GTVT.

Đa số ý kiến tán thành với đề nghị của Chính phủ. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, việc tạm ứng sau đó bố trí vốn để hoàn trả là chưa hợp lý.

Posted Image Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: 'Tiền tiêu như thế thì chết à' Trước câu chuyện hoàn ứng – tạm ứng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ sự phản ứng gay gắt. Ông cho rằng tình trạng tạm ứng dẫn đến nợ xây dựng cơ bản địa phương lên đến gần 100 nghìn tỷ đồng.

Soi vào tập báo cáo về ngân sách, ông sốt ruột, “như vậy là điều hành ngân sách kiểu gì, tiền đâu mà tạm ứng hàng đống gây ra nợ và tạo ra mất cân đối, anh lấy tiền đâu mà ứng, ứng thế mà sập quỹ à. Mình làm ăn phải có của ăn của để, chứ tiêu thế này có mà chết à?”

Nhìn tổng thể, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cả báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra dày và dàn trải, thiếu điểm nhấn.

Ông yêu cầu cả báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra đều phải nói rõ các chỉ tiêu nào so với năm ngoái là tốt hơn hay bằng hay chưa đạt và tại sao.

Tất cả đều nằm ở ngân hàng và bất động sản

Theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, lạm phát khoảng 7-8% là được, còn 6,81% cũng là tốt, nhưng là "tốt quá" nên ảnh hưởng đến tăng trưởng.

"Điều hành như vậy là dở, nếu CPI trên 7% thì bây giờ tăng trưởng không thấp thế, cái này là do điều hành", ông quả quyết.

Đặt câu hỏi tại sao tăng trưởng không hợp lý, Chủ tịch cho rằng không phải tất cả mọi chuyện đều nằm ở ngân hàng, mà còn liên quan đến tồn kho, bất động sản…

Trước đó, phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, cho rằng ngân hàng huy động được dòng tiền nhưng không cho vay được vì tình trạng đình trệ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không đồng tình với quan điểm này, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc lại cho rằng chuyện vay vốn từ ngân hàng khó không chỉ từ phía doanh nghiệp. Thực tế, rất nhiều ngân hàng tuy lúc nào cũng nói sẵn sàng mở cửa, sẵn sàng cho vay, không hề thiếu tiền song để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn tiền không dễ.

Nhiều ĐB cũng tán thành cần tập trung nguồn lực gỡ bằng được điểm nghẽn về dòng vốn, như vậy mới hy vọng giải quyết phần nào khó khăn.

Ngoài ra, các ủy viên Thường vụ cũng đề xuất Thống đốc Ngân hàng sớm soạn báo cáo riêng gửi QH về hoạt động điều hành của Ngân hàng Nhà nước.

Các giải pháp điều hành về kinh tế - ngân sách của Chính phủ đề ra từ nay đến cuối năm 2013:

(1) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện hành vi gian lận về thuế, hoàn thuế, tích cực chống buôn lậu, chuyển giá, thu hồi nợ đọng thuế, góp phần tăng thu cho NSNN. Cân nhắc thận trọng việc điều chỉnh chính sách thu NSNN, tránh dẫn đến giảm thu quá lớn. Đồng thời, đánh giá lại về cơ cấu thu NSNN, tính hợp lý của chính sách thu hiện hành.

(2) Triệt để tiết kiệm, không ban hành chính sách chế độ mới làm tăng chi NSNN. Rà soát, cắt, giảm những khoản chi NSNN chưa thật cần thiết. Cơ cấu lại chi NSNN hợp lý theo hướng hạn chế hoặc tạm dừng việc mua sắm xe công, các thiết bị đắt tiền chưa cần thiết; chú trọng tinh giảm biên chế; tăng cường xã hội hóa để giảm gánh nặng cho NSNN. Có chế tài mạnh mẽ, gắn trách nhiệm của người quyết định đầu tư, phê duyệt dự án với hiệu quả dự án.

(3) Rà soát lại các khoản nợ đọng, có phương án đề xuất xử lý. Hạn chế tối đa việc ứng vốn đầu tư; đối với các công trình, dự án ứng vốn không hoàn trả trong năm phải được Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

(4) Đề nghị Chính phủ dự báo sát tình hình kinh tế, số thu NSNN và có phương án xử lý trường hợp hụt thu NSNN; nếu cần thiết phải báo cáo Quốc hội điều chỉnh dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN.

(Thẩm tra về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2012, triển khai dự toán NSNN năm 2013)

Bích Ngọc

Ý kiến phản hồi:

  • Hồ quồc lập - gửi lúc 07:37 | 15-05-2013 Đây là hiện tưởng từ xã đến trung ương. Nợ xây dựng cơ bản nếu kiểm tra kỹ càng, các địa phương "trung thực" báo cáo thì con số nợ còn gấp 3, gấp 4 lần mà chủ tịch QH nêu. Đã đến lúc cần xem lại luật ngân sách...
  • Vo Huu Chi - gửi lúc 07:22 | 15-05-2013 Kế hoạch xây dựng bảo tàng 11.000 tỉ , tổ chức Asiad 3.500 tỉ ( khả năng lên đến ngàn ti ) , ....Rồi còn gì nửa ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay