Posted 7 Tháng 12, 2008 Xin quý cao nhân trên diễn đàn cho em được hỏi một chút ạ. Em đọc sách thấy tác giả Lã Văn Huy trong Tăng san bốc Dịch bảo một chuyện ta có thể gieo và hỏi nhiều lần. Ví dụ cầu tài, nay gieo rồi mai mốt gieo hỏi nữa. Thế nhưng theo tác giả Quỷ Cốc trong Bốc phệ cách ngôn thì bảo một chuyện mà bói nhiều lần thì nhàm, thần không bảo nữa . Vì kiến thức Dịch học còn nông cạn nên xin các thầy cho em biết chúng ta nên theo ý kiến nào? Riêng em thấy một chuyện gieo vài ba lần thì kết quả tương tự như nhau, không biết là ngẫu nhiên hay đúng là ý Trời như vậy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 12, 2008 Hỏi lại cũng có nhiều kiểu như: Trong 1 h hỏi 1 câu nhưng hỏi nhiều lần TRong 1 h hỏi nhiều việc khác nhau 1 câu hỏi nhưng ngày nào cũng hỏi Tôi chỉ nêu rõ hơn để mọi người có câu trả lời cụ thể. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 12, 2008 Tôi cũng đọc Tăng San Bốc Dịch, ngẫm lại thì thấy cũng chỉ khác ở hai chữ...Tăng San. Từ chuyện thường ngày cũng có thể suy, khi một câu hỏi lập lại nhiều lần là thể hiện điều bất an và hoài nghi. Khi tầng suất hoài nghi tăng cao thì việc lựa chọn các giải pháp sẽ bị nhiễu. Quẻ cũng vậy, khi đưa ra nhiều quẻ là đưa ra nhiều thông tin, nhiều giải pháp thì người ta cũng dễ bị rối trong cách lựa chọn quyết định. Do đó hỏi hoài một sự việc lại trở nên vô dụng. Tuy nhiên, ta cũng trừ một khả năng là người giải quẻ ở trình độ cao họ có thể giải từng quẻ như lật từng trang nhật ký. Như vậy ta có thể hỏi một chuyện nhiều lần, nhưng với (ở) những thời đoạn nhất định. Vài hàng góp ý. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2008 Tôi cũng đọc Tăng San Bốc Dịch, ngẫm lại thì thấy cũng chỉ khác ở hai chữ...Tăng San. Từ chuyện thường ngày cũng có thể suy, khi một câu hỏi lập lại nhiều lần là thể hiện điều bất an và hoài nghi. Khi tầng suất hoài nghi tăng cao thì việc lựa chọn các giải pháp sẽ bị nhiễu. Quẻ cũng vậy, khi đưa ra nhiều quẻ là đưa ra nhiều thông tin, nhiều giải pháp thì người ta cũng dễ bị rối trong cách lựa chọn quyết định. Do đó hỏi hoài một sự việc lại trở nên vô dụng. Tuy nhiên, ta cũng trừ một khả năng là người giải quẻ ở trình độ cao họ có thể giải từng quẻ như lật từng trang nhật ký. Như vậy ta có thể hỏi một chuyện nhiều lần, nhưng với (ở) những thời đoạn nhất định. Vài hàng góp ý. Vâng, xin cám ơn góp ý của bạn ndmph. Vậy tốt nhất là có thể hỏi vài lần nhưng ở những thời đoạn nhất định. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2008 Nhân tiện mình xin hỏi, "ám động" và "mộ động", cái nào mạnh hơn? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2009 Chào Đồng_quang. Người xưa quy định một Giờ can chi thì 8 quái vận hành hết. Vấn đề là tại sao Người xưa lại chọn đơn vị tính là "Khắc" ? Vạn vật quan hệ với Thời gian, ví như Thời gian đã bộc lộ một tiềm ẩn hàm lực, một sức mạnh, làm thay đổi khí âm dương. (Thay đổi về chất) Người xưa nhận thức sự chuyển dịch Ngày - Đêm, đã chọn đơn vị tính là "Khắc". Đơn vị thời gian Khắc này bằng 1 phần 100 của một Ngày - Đêm. Một đơn vị thời gian nữa là "Giờ", được tính bằng 1 phần 12 của ngày - đêm. Khi bóng ngả chuyển một cung, chiếm 1 phần 12 đường tròn tính là một Giờ (Cung độ góc chiếu sáng mặt trời theo bóng ngả trên mặt đất). Chúng ta đang quan niệm, một Giờ can chi = 120 phút. Như vậy, mỗi một quẻ Dịch trong tám quẻ, sẽ chuyển dịch tương đương với 15 phút (120 / 8 = 15). Còn đối với Khắc do quy định là 1 phần 100 của 12 giờ (ngày - đêm), do vậy một Khắc là (12 x 120)/100 = 14, 4 phút. Khi lấy đơn vị tính là tám quẻ Dịch, mỗi quẻ là 15 phút (~ đơn vị), vận hành hết một Giờ can chi. Thì một ngày can - chi, mỗi quẻ dịch phải trải qua 96 phút. Bắt đầu từ hai quẻ Càn Khôn, với trị số Càn 9 - Khôn 6 ....................CÀN.........................KHÔN.......... Hào sáu....144 x 2 = 288............96 x 2 = 192 Hào năm....72 x 2 = 144.............48 x 2 = 96 (12 giờ có 96 Khắc - 96 quái) Hào bốn.....36 x 2 = 72...............24 x 2 = 48..... Hào ba.......18 x 2 = 36...............12 x 2 = 24...... Hào hai...... 9 x 2 = 18.................6 x 2 = 12..... Hào một...............= 9..........................= 6...... Một ngày, có 12 giờ can chi, tương ứng với 96 khắc. Do vì, Hào Sáu chỉ tồn tại có 4, 6 phút, chưa đủ một Khắc là 14, 4 (15 phút). Cho nên điều lệ dịch học của Kinh Phòng khi quy Bát quái về Ngũ hành, chỉ cho Khí dịch tiến hóa đến Hào Năm. Sau 15 phút, thì quái dịch thay đổi. Như vậy, trong một Giờ can chi (120 phút), Dong_quang có thể hỏi được 8 câu hỏi, nhưng với điều kiện là: câu hỏi trước cách câu hỏi sau 15 phút (14,4). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2009 Một ví dụ: được quẻ Trạch Sơn Hàm, động hào 2. Nội quái động Căn cứ vào Tổng trị số của Nội quái như sau: - Quẻ Chấn: hào một dương 9, hào hai âm 12, hào ba âm 24. Tổng 3 hào là 9 + 12 + 24 = 45 - Quẻ Khảm: hào một âm 6, hào hai dương 18, hào ba âm 24. Tổng 3 hào: 6 + 18 + 24 = 48 - Quẻ Cấn: hào một âm 6, hào hai âm 12, hào ba dương 36. Tổng 3 hào: 6 + 12 + 36 = 54. - Quẻ Tốn: hào một âm 6, hào hai dương 18, hào ba dương 36. Tổng 3 hào: 6 + 18 + 36 = 60 - Quẻ Ly: hào một dương 9, hào hai âm 12, hào ba dương 36. Tổng 3 hào: 9 + 12 + 36 = 57. - Quẻ Đoài: hào một dương 9, hào hai dương 18, hào ba âm 24. Tổng 3 hào: 9 + 18 + 24 = 51. Ta có thứ tự như sau .63. -. 60. - 57 - 54. -. 51. -.. 48.. -.. 45.. -. 42. Càn - Tốn - Ly - Cấn - Đoài - Khảm - Chấn - Khôn Động hào 2 quẻ Chấn, khi bắt đầu vào 7h được quẻ Trạch Sơn Hàm => sau 15 phút, tới quẻ Trạch Địa Tụy => 7h30 - 7h45 tới quẻ Trạch Thiên Quải => .....cho tới quẻ Khảm, được quẻ Trạch Thủy Khốn. Là hết 8 quẻ của giờ Thìn. Còn khi động ở ngoại quái, thì Đong_quang làm tương tự, tìm Tổng trị số của Ngoại quái, cũng sắp xếp tương tự như Nội quái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2009 Theo mình 1 chuyện không nên hỏi nhiều lần, quẻ đầu tiên luôn là quẻ có giá trị nhất. Chỉ nên hỏi lại khi ý định ban đầu của bạn thay đổi theo hướng khác, hoặc có những chuyển biến mới. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2009 Mình cũng hay đi xem Bốc dịch, tâm niệm hỏi mấy việc. Lặn lội tới nơi, các thầy cũng nói chỉ được xem một việc, thấy mệt mà cứ thích. Hôm nay mình mới biết là được hỏi 8 việc liền. Tôi nghĩ bạn dong_quang cũng có ý nghĩ như tôi bạn Minh An ơi, mà chỉ hỏi một việc thôi thì mất cả buổi sáng, mà như vậy tôi thấy nó cũng gần gũi với khoa học đấy chứ, không bị bó buộc. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 10, 2009 Theo mình 1 chuyện không nên hỏi nhiều lần, quẻ đầu tiên luôn là quẻ có giá trị nhất. Chỉ nên hỏi lại khi ý định ban đầu của bạn thay đổi theo hướng khác, hoặc có những chuyển biến mới. Chào Minh An. Trên một diễn đàn, khi giao lưu trao đổi học thuật, có nên chăng khi dùng ý kiến chủ quan của mình, để làm kinh nghiệm không ? Theo như Minh An nói, quẻ đầu có giá trị nhất. Vậy thì Minh An có thể khảo chứng về: "quẻ đầu luôn luôn là quẻ có giá trị nhất" cho mọi người trên diễn đàn thêm phần sáng tỏ được không ? Một năm 365,25 ngày, trải qua 6 vòng giáp Tý, rồi tiếp đến 5 ngày nữa trôi đi, vậy thì 1/4 ngày còn lại sẽ tính Can Chi cho Nhật thần như thế nào đây ? Chúng ta cùng chia sẽ khi tìm hiểu kiến thức của người xưa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 10, 2009 Cám ơn bác Hà Uyên, Đồng Quảng đã hiểu rồi ạ :lol: ! Trước cháu hơi lo không biết có " bị " gì khi gieo nhiều quẻ trong ngày hay không hoặc một chuyện có nên gieo nhiều lần hay không. :rolleyes: Còn việc nữa là trong cuốn Dự đoán theo Chu Dịch của tác giả Thiệu Vĩ Hoa có nói kỵ nhất là gieo liên tiếp nhiều lần hỏi nhiều việc mà ông ta không giải thích vì sao lại như vậy ? :blink: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 10, 2009 Chào Đồng Quảng. Hà Uyên cũng chỉ là người đọc trước một trang sách thôi, chúng ta bình đẳng về học thuật mà. Một số điều lệ khi Kinh Phòng khi xây dựng học thuyết cho mình, thì rất ít và hầu như không thấy sách nào bàn tới, từ Hoả châu lâm, rồi Tăng san tới Bốc phệ chính tông, ... , có gì thì chúng ta cùng khảo chứng và tìm hiểu thêm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 11, 2009 Xin kính chào tất cả mọi người trong diễn đàn, tôi có thắc mắc muốn hỏi thêm nếu chỉ hỏi một câu trong một giờ, sự việc diễn biến thành 8 quẻ như Cụ Hà uyên nói thì có luận theo 8 quẻ đó không ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 11, 2009 Học Dịch là học Trời vậy, Trời không chia trước sau, mà học Dịch sao khác Tiên trước Hậu sau. Đồ vua Hy tôn Càn Khôn ở giữa để mở 6 cán ở trước, đồ vua Văn tín nhiệm 6 con để tiếp sau 2 già. Ra vậy, đóng mà ở mở, từ không mà có, muôn vật lấy sinh. Vào vậy, mở mà ở đóng, từ có mà không, muôn vật lấy chết. Ấy, đều ở Đạo 1 động 1 tĩnh vậy ! Mà ai trước dấu cất đấy ? Mà ai sau tỏ rõ đấy ? 2 trước hư vậy, 6 sau thực vậy. Thể 4 mà dụng 3, ấy 1 làm bất định vậy. Tiên thiên Hậu thiên mà phương chẳng đổi, sao vậy ? Tiên thiên làm số quái vậy, Hậu thiên làm số tượng vậy. Trời đất ở gốc, lấy Càn Khôn thường biến, mà chẳng lìa ở gốc. Người ở giữa lòng trời đất. Mặt Trời giữa thì thịnh, Trăng giữa thì đầy, cho nên quân tử quý giữa vậy. Càn Khôn 7 biến, đó là lấy ngày và đêm ở cùng cực, chẳng qua 7 phân. Cấn Đoài 6 biến, đó lấy Nguyệt chỉ 6 cộng làm 12 vậy. Ly Khảm 5 biến, đó lấy Nhật chỉ ở 5 cộng làm 10 vậy. Chấn Tốn 4 biến là lấy thể chỉ ở 4 vậy, cộng làm 8 vậy. Cho nên một giờ mà có 8 biến vậy. Học giả xét ở đồ Hy Văn mà thấy lòng có thể vậy. Share this post Link to post Share on other sites