Thiên Sứ

Vấn đề Trường Sa - Hoàng Sa: cần một nỗ lực tổng hợp

10 bài viết trong chủ đề này

Vấn đề Trường Sa - Hoàng Sa: cần một nỗ lực tổng hợp

Nguồn: Tuanvietnam.net.vn

http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/5518/index.aspx

07/12/2008 09:43 (GMT + 7)

Khoảng 50 năm qua, TQ có chừng 60 công trình nghiên cứu quy mô nhằm chứng minh Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền của mình. Hiện công cuộc tuyên truyền của Chính phủ TQ vẫn tiếp tục cả trong nước lẫn quốc tế. Trong khi đó, các nghiên cứu của phía VN vừa ít hơn vừa không được công bố rộng khắp, mặc dù chúng ta có đủ bằng chứng để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này.

Hiện tại, cả Malaysia, Philippines và Brunei cũng đều có ý muốn xác lập chủ quyền đối với ít nhất là một phần của quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, những lý lẽ họ đưa ra chủ yếu là từ khía cạnh địa lý (khoảng cách địa lý giữa Trường Sa và lãnh thổ các nước này), thay vì có bằng chứng trên bình diện lịch sử.

"Ngoài các tài nguyên như phốt phát, cát trắng, hải sản, tài nguyên quan trọng nhất ở HS - TS là dầu khí. Từ năm 1972, một số công ty dầu khí phương Tây đã thăm dò và phát hiện ra vùng chung quanh HS - TS có một trữ lượng dầu cực lớn, như ở Trường Sa là tương đương hơn 100 tỷ thùng".

(Học giả Nguyễn Q. Thắng)

Theo pháp lý quốc tế, sự gần kề về địa lý không có giá trị, (trừ phi hòn đảo/ quần đảo đang xét nằm trong lãnh hải của một quốc gia; theo quy định hiện nay là 12 hải lý tính từ đất liền) (*). Không thiếu trường hợp đảo/ quần đảo nằm gần nước này nhưng lại thuộc chủ quyền nước khác, ví dụ Greenland gần Canada nhưng lại thuộc Đan Mạch.

Do đó, về căn bản, Malaysia, Philippines và Brunei không có nhiều cơ sở để sở hữu Hoàng Sa - Trường Sa (HS - TS).

Chỉ hai nước có sử liệu liên quan tới HS - TS, là Việt Nam và Trung Quốc. Vì thế, trong việc xác lập chủ quyền đối với HS - TS, Việt Nam và Trung Quốc là hai bên tham gia chính với nhiều luận cứ hơn cả, và cả hai đều dựa vào tư liệu lịch sử.

Những bằng chứng trong sử cũ: hoàn toàn vững chắc

Căn cứ trên sử liệu, đặc biệt là cổ sử (tức những ghi chép từ khi Việt Nam độc lập - năm 1945 - trở về trước), thì HS - TS chắc chắn thuộc về Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân - người đã tìm đọc khá nhiều cổ sử Trung Quốc cũng như phần nửa trong số các tài liệu của Trung Quốc từ giữa thập kỷ 1950 đến nay - khẳng định: "Sử liệu của Việt Nam chắc chắn và liên tục hơn sử liệu Trung Quốc, mặc dù xuất hiện trễ hơn. Các học giả Trung Quốc cho rằng từ thời Đông Hán, Trung Quốc đã có những biên chép về chủ quyền đối với HS - TS. Tuy nhiên, sử liệu của họ về vấn đề này không rõ ràng và thuyết phục như của Việt Nam".

Posted Image

Quân đồn trú Pháp - Việt chào cờ trên đảo Hoàng Sa. (Ảnh tư liệu, nguồn: Tuổi Trẻ)

Ông Quân nói rõ hơn rằng từ đời Hán đến cuối đời Thanh, Trung Hoa có khoảng 120 tựa sách có đề cập đến những nơi mà Trung Quốc nay gọi là Tây Sa, Nam Sa (HS - TS của Việt Nam). Nhưng nói chung, những tư liệu cổ sử này là các biên chép dạng "du ký" của các nhà hàng hải theo kiểu "trông thấy thì ghi lại", chứ không phải chính sử và không nhằm mục đích xác lập chủ quyền đối với HS - TS.

Trong khi đó, mặc dù sử liệu ở Việt Nam muộn hơn nhưng hầu hết các biên chép thể hiện sự khẳng định chủ quyền đều nằm trong các bộ sử chính thống do Quốc sử quán biên soạn, như Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục...

Từng nghiên cứu sâu về HS - TS từ trước năm 1975, Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã cũng cho rằng, căn cứ trên cổ sử, "chỉ Việt Nam mới có cơ sở vững chắc để khẳng định HS - TS là của mình". Chính vì thế mà, khi tranh chấp HS - TS với Trung Quốc, vào hai năm 1932 và 1947 chính quyền thực dân Pháp đã đề nghị đưa vấn đề ra một trọng tài quốc tế để phân xử mà Trung Quốc đều từ chối.

"Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục từ đầu thời Chúa Nguyễn sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn.

... Việt Nam còn có cả châu bản, hội điển chép những hành động của nhà nước chiếm hữu, thực thi chủ quyền như vẽ bản đồ, cắm mốc, dựng bia, xây miếu thờ, trồng cây, đào giếng… của thủy quân triều Nguyễn".

(trích tham luận của TS. sử học Nguyễn Nhã tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học, Hà Nội, tháng 12/2008)

Tóm lại, căn cứ sử liệu và những công trình nghiên cứu cá nhân của các học giả, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định HS - TS là của Việt Nam.

Hiện nay: kém quy mô

Điều đáng nói là trong khi sử liệu của Trung Quốc yếu lý hơn sử liệu Việt Nam, thì sự chuẩn bị của họ cho việc xác lập chủ quyền đối với HS - TS lại rất quy mô, bài bản và đã bắt đầu từ lâu. Ngay từ sau khi thống nhất và ổn định đất nước (năm 1949), chính quyền Trung Quốc đã huy động các học giả tiến hành các nghiên cứu mới và hệ thống hóa sử liệu cũ với mục đích chứng minh HS - TS thuộc về Trung Quốc.

Nhiều trung tâm nghiên cứu về Biển Đông và HS - TS được thành lập. Và khoảng 60 công trình của cả cá nhân và tập thể ra đời, dày dặn, bề thế, chẳng hạn Nam Hải chư đảo địa danh tư liệu hối biên (tập thể tác giả, Trần Sử Kiên chủ biên, 1987), Trung Quốc Nam Đảo chư đảo địa lý - lịch sử - chủ quyền (Lữ Nhất Nhiên chủ biên, 1992), hay Nam Hải chư đảo địa danh luận cảo (Lưu Nam Uy, 1996). Nhiều công trình được dịch sang tiếng Anh để đưa ra thế giới.

So với khối lượng đồ sộ đó, các công trình nghiên cứu của giới học giả Việt Nam vừa ít, không được phổ biến sâu rộng ngay cả trong nước, vừa là những nỗ lực cá nhân rời rạc.

Posted Image

Cuốn sách được xuất bản gần đây nhất về vấn đề HS - TS. (Ảnh: Mai Thi)

Có thể kể ra một vài tác phẩm gần đây như Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (tác giả Lưu Văn Lợi, năm 1995), hay cuốn Hoàng Sa, Trường Sa - lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế (Nguyễn Q. Thắng, 2008). Trước đó, vào các năm 1974 và 1975 cũng có một số nghiên cứu độc lập của các học giả Việt kiều như của các ông Võ Long Tê, Trần Minh Tiết.

Trong khi nhiều công trình của phía Việt Nam được Trung Quốc tổ chức dịch để giới học giả tham khảo và phản biện (tập san Sử Địa, chuyên đề về HS - TS, ra đời năm 1974 thì năm 1978 có bản tiếng Trung), thì không một tác phẩm nào của phía Trung Quốc được dịch sang tiếng Việt.

Dường như các nhà nghiên cứu Việt Nam đang phải làm việc trong tình trạng đơn lẻ, thiếu hẳn sự hỗ trợ từ một cơ quan phối hợp chung, cũng như thiếu sự trao đổi, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Điều này nguy hiểm, bởi không có gì đảm bảo giữa các công trình nghiên cứu sẽ không chứa đựng những mâu thuẫn, sơ hở, gây bất lợi cho chúng ta.

Một trong số rất hiếm nhà nghiên cứu đã đọc tài liệu của phía Trung Quốc (tự tìm đọc), ông Phạm Hoàng Quân, cho biết: "Do dựa vào nguồn sử liệu không chắc chắn, các học giả Trung Quốc dễ bị mâu thuẫn, kiểu như người nói không thật lúc trước thì lúc sau dễ quên mất điều mình nói. Còn Việt Nam, với sử liệu đầy đủ căn cứ, chúng ta không được để có sơ hở, mâu thuẫn nào".

"Nhưng, cần phải hệ thống hóa lại sử liệu cho thật chặt chẽ, thống nhất, và có một cơ quan phối hợp chung để đảm bảo các công trình nghiên cứu đã (hoặc sẽ) công bố không có những lý luận đối nghịch nhau".

Trong ngoại giao

Hiện tại, trong dư luận quốc tế, chưa quốc gia nào có tuyên bố chính thức ủng hộ Việt Nam hay Trung Quốc trong vấn đề HS - TS.

Có một sự thực là, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, lãnh hải là chuyện thường xảy ra trong quan hệ quốc tế. Nhưng với việc nhân loại ngày càng văn minh hơn, chủ nghĩa vô chính phủ đã suy giảm, và việc tấn công quân sự ít khả năng xảy ra.

Mặc dù có ý thức xây dựng tư liệu và diễn giải lịch sử theo hướng chứng minh HS - TS của mình, Trung Quốc vẫn không tránh khỏi mắc phải nhiều sơ suất.

Từ điển Anh - Hán năm 1968 của Khải Minh Thư Cục, Trung Quốc, định nghĩa Hoàng Sa: "Paracel Islands, Group of islands and reefs in South China Sea, Annam, Federation of Indochina", nghĩa là "Hoàng Sa là một nhóm đảo và dải san hô ở Nam Hải Trung Hoa, An Nam, Liên bang Đông Dương".

(tư liệu của học giả Phạm Hoàng Quân)

Ngoài ra, việc sử dụng vũ lực để chiếm hữu là trái với Hiến chương LHQ (ra đời từ năm 1945). Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã nhấn mạnh: "Bất cứ giải pháp nào chỉ dựa vào sức mạnh quân sự cũng không có giá trị pháp lý”".

Tiến sĩ luật Từ Đặng Minh Thu cũng từng viết trong một tham luận năm 1998: "Việt Nam phải thường xuyên lên tiếng phản đối và khẳng định chủ quyền đối với HS - TS. Việt Nam cũng nên công khai đề nghị Trung Quốc đưa vấn đề HS - TS ra trước Tòa án Quốc tế. Nếu Trung Quốc thật tình tin tưởng rằng mình có căn bản pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này, thì Trung Quốc không có lý do gì để từ chối một giải pháp pháp lý".

Việc đưa vấn đề ra Tòa án Quốc tế không đơn giản, vì nó đòi hỏi sự đồng thuận của cả hai bên. (Tòa không chấp nhận một nước đơn phương kiện một nước khác). Dù vậy, ngay cả khi không làm được điều đó, chúng ta vẫn có thể thực hiện các nỗ lực ngoại giao nhằm tuyên truyền, vận động thế giới công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với HS - TS.

Tất cả đều phải tham gia

Nhìn vào những gì phía Trung Quốc đã và đang làm, có thể thấy việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo HS - TS đòi hỏi không chỉ những nỗ lực ngoại giao hay các nghiên cứu trên giấy, mà cần sự phối hợp đồng bộ các lĩnh vực. Phải có sự tham gia của các nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu (lịch sử, địa lý, thậm chí sinh học, khí tượng học), giới luật gia, truyền thông báo chí.

Tóm lại, chúng ta cần một chương trình hành động bền bỉ trong cả nước, dưới sự điều hành và điều phối thống nhất của Nhà nước.

Posted Image

Hoàng Sa - Trường Sa đã thuộc về Việt Nam từ trong lịch sử. (Ảnh: Phạm Tuấn)

Cuối cùng, cũng vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải là chuyện không hiếm gặp trong quan hệ quốc tế, nên chính phủ nào cũng cần trang bị cho nhân dân thông tin và kiến thức cơ bản về lãnh thổ, lãnh hải của nước mình, để người dân có ý thức bảo vệ Tổ quốc. Điều này sẽ tạo nên một “mặt trận” nữa bên cạnh các “mặt trận” ngoại giao hay nghiên cứu.

HS - TS đã là của Việt Nam từ trong lịch sử, và mỗi người trong chúng ta đều có trách nhiệm bảo vệ sự thật lịch sử đó.

  • Đoan Trang
(*) Công ước LHQ về luật biển năm 1982 quy định các quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý (1 hải lý = 1,852 km) tính từ đường cơ sở.

Đường cơ sở là đường tiếp giáp thực tế của đất và nước, hay đường thẳng nối hai điểm thuộc đất liền, được chọn khi chúng nổi lên trên mặt nước và xa bờ nhất khi mực nước thủy triều là thấp nhất.

Lời bàn của Thiên Sứ

Cái gì cũng phải có căn gốc của nó. Căn gốc của Trường Sa Hoàng Sa thuộc về nước Đại Việt chính là lịch sử dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử.

Thiên Sứ tôi chẳng quản tài hèn sẽ cùng mọi người và anh chị em trong Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương minh chứng việc này.

Nhưng tiếc thay! Nó cũng không được - nói theo cách nói của bài nào này: "không được công bố rộng khắp" - dù chỉ ở trong nước.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Thiên Sứ said:

... Lời bàn của Thiên Sứ

Cái gì cũng phải có căn gốc của nó. Căn gốc của Trường Sa Hoàng Sa thuộc về nước Đại Việt chính là lịch sử dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử.

Thiên Sứ tôi chẳng quản tài hèn sẽ cùng mọi người và anh chị em trong Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương minh chứng việc này.

Nhưng tiếc thay! Nó cũng không được - nói theo cách nói của bài nào này: "không được công bố rộng khắp" - dù chỉ ở trong nước.

Kính chào chú!

Con rất ùng hộ luận điểm: Nam sông Dương Tử => Hoàng Sa Trường Sa.

Lúc con chưa biết gốc người Việt từ bờ nam sông Dương Tử con cũng không hiểu tại sao nước Việt Nam lại khăng khăng nói Hoàng Sa, Trường Sa thuộc sở hữu chúng ta.

Nếu chúng ta không khẳng định nền văn hiến Lạc Việt huyền vĩ tại bờ nam sông Dương Tử, chúng ta khó lòng khẳng định vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa vì cách tính hải phận lấy từ lãnh thổ của quốc gia sở tại mà.

Vấn đề: nếu người ta khẳng định:

lịch sử dân tộc Việt trải một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử

=> phải công nhận:

lịch sử dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến

=>Há miệng mắc quai.

Kết luận: Chú Thiên Sứ và các vị yêu nước phải còn tốn công sức cho cuộc đấu tranh cho lẻ phải rất nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Thiên Huy said:

Kính chào chú!

Con rất ùng hộ luận điểm: Nam sông Dương Tử => Hoàng Sa Trường Sa.

Lúc con chưa biết gốc người Việt từ bờ nam sông Dương Tử con cũng không hiểu tại sao nước Việt Nam lại khăng khăng nói Hoàng Sa, Trường Sa thuộc sở hữu chúng ta.

Nếu chúng ta không khẳng định nền văn hiến Lạc Việt huyền vĩ tại bờ nam sông Dương Tử, chúng ta khó lòng khẳng định vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa vì cách tính hải phận lấy từ lãnh thổ của quốc gia sở tại mà.

Vấn đề: nếu người ta khẳng định:

lịch sử dân tộc Việt trải một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử

=> phải công nhận:

lịch sử dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến

=>Há miệng mắc quai.

Kết luận: Chú Thiên Sứ và các vị yêu nước phải còn tốn công sức cho cuộc đấu tranh cho lẻ phải rất nhiều.

Không đâu Thiên Huy ạ.

Chú có thể khẳng định rằng: Dân tộc Việt có lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến và cội nguồn lập quốc của người Việt ở miến nam sông Dương Tử là một chân lý và chú đủ khả năng làm sáng tỏ điều này. Chú có thể tự tin và nói rằng:

Chú sẵn sàng thách thức sự phản biện trong một cuộc hội thảo được chọn lọc bởi những nhà khoa học có uy tín quốc tế cả trong và ngoài nước với địa điểm ngay tại Bắc Kinh. Vấn đề còn lại là:

Có thể có một cuộc hội thảo như vậy không?

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Thiên Sứ said:

Không đâu Thiên Huy ạ.

Chú có thể khẳng định rằng: Dân tộc Việt có lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến và cội nguồn lập quốc của người Việt ở miến nam sông Dương Tử là một chân lý và chú đủ khả năng làm sáng tỏ điều này. Chú có thể tự tin và nói rằng:

Chú sẵn sàng thách thức sự phản biện trong một cuộc hội thảo được chọn lọc bởi những nhà khoa học có uy tín quốc tế cả trong và ngoài nước với địa điểm ngay tại Bắc Kinh. Vấn đề còn lại là:

Có thể có một cuộc hội thảo như vậy không?

Đỗ - Tốc Hỷ

Chúc mừng sư phụ. Có cuộc hội thảo như vậy nhưng sư phụ và các cộng sự phải bỏ ra rất nhiều công sức

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Thiên Sứ said:

... Dân tộc Việt có lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến và cội nguồn lập quốc của người Việt ở miến nam sông Dương Tử là một chân lý và chú đủ khả năng làm sáng tỏ điều này. Chú có thể tự tin và nói rằng:

Chú sẵn sàng thách thức sự phản biện trong một cuộc hội thảo được chọn lọc bởi những nhà khoa học có uy tín quốc tế cả trong và ngoài nước với địa điểm ngay tại Bắc Kinh. Vấn đề còn lại là:

Có thể có một cuộc hội thảo như vậy không?

Vâng con tin tuyệt đối vào khả năng của chú !

Ý con muốn nói: Để điều này có thể đưa vào sách giáo khoa của Việt Nam, chú còn phải tốn thêm nhiều công sức.

Con tin: Dân tộc Việt có lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến và cội nguồn lập quốc của người Việt ở miến nam sông Dương Tử là một chân lý. Chính vì điều này mà con tìm hiểu lý học đông phương mà cụ thể là học thuyết ADNH của dân tộc lỗi lạc Lạc Việt. Trước giờ con chỉ tin vào 2 học thuyết: triết học Mác Lênnin và triết học Phật giáo.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Thiên Huy said:

Vâng con tin tuyệt đối vào khả năng của chú !

Ý con muốn nói: Để điều này có thể đưa vào sách giáo khoa của Việt Nam, chú còn phải tốn thêm nhiều công sức.

Con tin: Dân tộc Việt có lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến và cội nguồn lập quốc của người Việt ở miến nam sông Dương Tử là một chân lý. Chính vì điều này mà con tìm hiểu lý học đông phương mà cụ thể là học thuyết ADNH của dân tộc lỗi lạc Lạc Việt. Trước giờ con chỉ tin vào 2 học thuyết: triết học Mác Lênnin và triết học Phật giáo.

Nói đến truyền thống sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm trong sách giáo khoa - Có một lần Wildlavender nói với tôi - cũng cách đây vài năm - rằng: Đợt này với vị lãnh đạo bộ giáo dục mới, chắc chắn nền giáo dục Việt sẽ có cải tổ sâu rộng. Tôi trả lời Wild:

Còn anh và em đây. Anh khẳng định với em rằng: Chừng nào cổ văn hóa sử truyền thống Việt trải gần 5000 văn hiến chưa được tôn vinh trở lại trong sách Giáo Khoa thì sẽ chẳng có một cuộc cải cách nào thành công cả. Rồi em xem!

Tôi không phải cực đoan - cái gì cũng qui về cổ văn hóa sử truyền thống Việt với gần 5000 năm văn hiến - Nếu chúng ta chịu khó suy ngẫm câu của nhà khoa học Trịnh Xuân Thuận phát biểu rằng: Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ cũng phải viện dẫn toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ - thì chúng ta sẽ suy ra tại sao lại có mối liên quan này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ quyền VN ở vùng Nam Côn Sơn, Tư Chính, Vũng Mây

Nguồn: Vietnamnet.vn

08/12/2008 10:19 (GMT + 7)

Bất chấp chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn, được luật quốc tế và các bên liên quan công nhận, Trung Quốc vẫn có yêu sách đối với vùng này. Nhưng, chiếu theo luật quốc tế, những yêu sách này cũng hoàn toàn không có cơ sở.

Bài liên quan:

Năm 1992, Trung Quốc ký hợp đồng thăm dò dầu khí ở vùng Tư Chính – Vũng Mây với công ty Crestone. Năm 1994, Trung Quốc phản đối hợp đồng dầu khí giữa Việt Nam và Mobil ở vùng Thanh Long với lý do vùng này thuộc quần đảo Trường Sa. Năm 2007, Trung Quốc gây áp lực buộc BP ngưng hoạt động trong dự án dầu khí có vốn đầu tư 2 tỷ USD với Việt Nam ở hai vùng Mộc Tinh, Hải Thạch. Các vùng Thanh Long, Mộc Tinh, Hải Thạch nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn.

Posted Image

Bản đồ 1: Bản đồ vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn (Nam Con Son Basin). Vùng Thanh Long nằm trong lô 05-1B. Vùng Mộc Tinh nằm trong lô 05-3. Vùng Hải Thạch nằm trong lô 05-2. Vùng Lan Tây, Lan Đỏ nằm trong lô 06-1. Các vùng này nằm ngoài vùng lãnh hải của các đảo Trường Sa. Vạch chấm đen là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tháng 7 năm nay, Trung Quốc gây áp lực với ExxonMobil yêu cầu không được cộng tác với Việt Nam trong một dự án thăm dò dầu khí ở bồn trũng Nam Côn Sơn.

Ngày 12/11 năm nay, Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc tuyên bố dự án có vốn 29 tỷ USD để khảo sát và khai thác Biển Đông, trong cả những vùng biển hiện đang nằm trong tình trạng tranh chấp.

Thái độ và hành động nói trên của Trung Quốc đã gây thiệt hại cho kinh tế và đe doạ nền độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam. Thế nhưng, những thái độ và hành động đó lại không dựa trên một cơ sở nào của luật biển quốc tế.

Bài viết này sẽ chứng minh sự không có sơ sở đó theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS – United Nations Convention on the Law of the Sea).

Chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam theo luật quốc tế

Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng: "Quyền của chúng ta thì chúng ta làm"Tất cả các dự án Việt Nam đang tiến hành đều nằm trong vùng thềm lục địa tối thiểu 200 hải lý của Việt Nam. Điều này tuân theo quy định quan trọng trong Công ước Luật Biển năm 1982. Công ước này quy định bất kỳ quốc gia ven biển nào đều có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý, tức khoảng hơn 300 km.

Điều quan trọng, tất cả tài nguyên nằm trong thềm lục địa đó thuộc quyền chủ quyền của quốc gia đó. Công ước Luật Biển năm 1982 cũng quy định những nơi có vùng chồng lấn thì các bên liên quan tìm kiếm giải pháp công bằng.

Những dự án khai thác hiện nay trên thềm lục địa Việt Nam thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam. Quyền của chúng ta thì chúng ta làm. Chúng tôi đã nói rõ quan điểm với Trung Quốc như vậy.

Trong sự kiện Trung Quốc phản đối và đe dọa BP vào năm 2007 và ExxonMobil vào năm 2008, nhiều người hiểu lầm rằng thái độ và hành động đó của Trung Quốc là sự tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thật ra, theo luật quốc tế, giả sử như Hoàng Sa và Trường Sa có thuộc về Trung Quốc một cách hợp pháp đi nữa, thì vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn nằm ở phía bắc ranh giới với Indonesia vẫn thuộc về Việt Nam.

Nói cách khác, sự xác lập chủ quyền của một nước nào đó trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nếu có, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam ở vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn.

Chủ quyền đối với khu vực này, dù cho chủ quyền trên quẩn đảo Hoàng Sa và Trường Sa có là của bất cứ nước nào, cũng thuộc về Việt Nam, chiếu theo các quy tắc của luật biển quốc tế.

Trên thực tế, yêu sách của Trung Quốc đối với vùng này hoàn toàn sai với luật quốc tế. Chính sự hiểu lầm như đã nói trên, dù vô tình hay cố ý, đã che khuất đi phần nào sai trái của Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền đối với vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn.

Posted Image

Bản đồ 2: Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Các hình tròn đen là lãnh hải 12 hải lý của các đảo trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Dựa trên bản đồ của PetroVietnam.

Theo Điều 57 và 76 của UNCLOS, các quốc gia ven biển được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế rộng tối đa là 200 hải lý từ đường cơ sở và một vùng thềm lục địa nếu địa lý đáy biển cho phép thì có thể rộng tối đa là 350 hải lý từ đường cơ sở hay 100 hải lý từ độ sâu 2500 mét.

UNCLOS cũng quy định là nếu có tranh chấp, trong trường hợp vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của hai quốc gia chồng lấn lên nhau, thì tranh chấp phải được giải quyết một cách công bằng (Điều 74 và 83).

Có hai nguyên tắc được dùng để đo lường sự công bằng này trong tập quán luật quốc tế và ngoại giao, đó là đường trung tuyến và tỷ lệ chiều dài bờ biển liên quan. Khi xét xử tranh chấp biển, Toà án Công lý Quốc Tế (International Court of Justice) thường bắt đầu bằng cách vạch đường trung tuyến giữa hai nước làm ranh giới thử nghiệm, sau đó Toà sẽ xét sử công bằng bằng cách xem tỷ lệ diện tích được chia cho mỗi nước có gần như tỷ lệ chiều dài bờ biển liên quan tới tranh chấp hay không.

Trong việc vạch ranh giới, tập quán luật quốc tế và ngoại giao không tính những đảo nhỏ, xa bờ, tự thân không có các điều kiện cho sự cư trú của con người và đời sống kinh tế riêng, như các đảo trong hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, để tránh việc những đảo này ảnh hưởng không công bằng tới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nguyên tắc này được Toà án Công lý Quốc Tế tuyên bố từ năm 1969 trong phiên toà chia thềm lục địa Bắc Hải và được khẳng định trong Điều 121, Khoản 3 của UNCLOS. Từ năm 1969 tới nay, Toà án Công lý Quốc Tế luôn luôn tôn trọng nguyên tắc này, thí dụ như trong những phiên toà Lybia/Malta, Vịnh Maine, Guniea/Guniea-Bisseau.

Đối chiếu với những quy tắc pháp lý kể trên với vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn, ta thấy:

Phần lớn vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn phía bắc ranh rới với Indonesia và Malaysia nằm trong phạm vi 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Dù Việt Nam vạch đường cơ sở gần bờ thế nào đi nữa thì, theo UNCLOS, những vùng này cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam (Xem Bản đồ 2).

Một phần nhỏ của vùng Tư Chính – Vũng Mây và một phần nhỏ của bồn trũng Nam Côn Sơn phía bắc ranh rới với Indonesia, tuy nằm ngoài phạm vi 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam, nhưng nằm trong phạm vi thềm lục địa của Việt Nam. Theo Điều 76 của UNCLOS, thềm lục địa ở những vùng này thuộc về Việt Nam.

Phần lớn những nước tranh chấp Trường Sa và Biển Đông không tranh chấp chủ quyền của Việt Nam ở vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn. Malaysia và Philippines không tranh chấp chủ quyền của Việt Nam ở những vùng này, dù các nước này tranh chấp Trường Sa. Indonesia đã có hiệp định ranh giới với Việt Nam và không tranh chấp những vùng này.

Chỉ có Brunei tranh chấp một phần nhỏ của vùng Tư Chính – Vũng Mây, nhưng cũng không tranh chấp lô 133 và 134. Điều này không chỉ là một sự công nhận về chủ quyền của Việt Nam ở vùng này mà còn cho thấy những nước Đông Nam Á, dù có tranh chấp Trường Sa hay Biển Đông, vẫn tôn trọng UNCLOS và không có đòi hỏi lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Việt Nam.

Tuy Mỹ không có quan điểm Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về nước nào, trong lời tuyên bố về sự hợp tác của Exxon Mobil ở bồn trũng Nam Côn Sơn, đại sứ Mỹ Michael Michalak tuyên bố là việc ExxonMobil cộng tác với Việt Nam trong vùng này là hoàn toàn hợp pháp. Theo báo South China Morning Post, ExxonMobil và các công ty dầu khí quốc tế cho là vùng đang bị Trung Quốc tranh chấp thuộc về Việt Nam.

Trên thực tế, PetroVietnam, BP và ONGC (Ấn Độ) đã hợp tác ở vùng Lan Tây, Lan Đỏ (lô 06-1) từ năm 1992 và hiện đang khai thác dầu khí mà không có nước nào phản đối, kể cả Trung Quốc. PetroVietnam, BP và Conoco cũng đã hợp tác ở vùng Mộc Tinh, Hải Thạch từ năm 1992-1993; cho tới năm 2007 Trung Quốc mới áp lực BP ngưng hợp tác với Việt Nam. Những vùng Mộc Tinh (lô 05-3), Hải Thạch (lô 05-2), Thanh Long (lô 05-1B) gần bờ Việt Nam hơn vùng Lan Tây, Lan Đỏ.

Ngoài ra, nhiều công ty dầu khí quốc tế khác đã hợp tác với Việt Nam từ thập niên 90 trong vùng Nam Côn Sơn, thí dụ như, Idemitsu, Nippon Oil, Teikoku, Conoco Phillips, Vamex, Premier Oil. Vì Việt Nam là nước nhỏ yếu hơn Trung Quốc, việc những công ty này hợp tác với Việt Nam không thể do Việt Nam lấn át Trung Quốc hay những công ty này. Bằng những hợp tác trên, một điều chắc chắc rằng các công ty trên đã công nhận những vùng này thuộc về Việt Nam theo luật quốc tế.

Yêu sách vô lý, không có sơ sở của Trung Quốc

Bất chấp chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn, được luật quốc tế và các bên liên quan công nhận như đã kể trên, Trung Quốc vẫn có yêu sách đối với vùng này.

Nhưng, chiếu theo luật quốc tế, những yêu sách này hoàn toàn không có cơ sở.

Đảo Hải Nam cách vùng này khoảng 1000 hải lý. Vì vùng đặc quyền kinh tế được giới hạn tối đa là 200 hải lý, đảo Hải Nam hoàn toàn không phải là nền tảng theo luật quốc tế để xác lập chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng này.

Quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn cũng không phải là cơ sơ để Trung Quốc xác lập chủ quyền đối với khu vực này, vì:

- Quần đảo này hiện là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Việt Nam;

- Cực nam của quần đảo Hoàng Sa cách vùng này khoảng 750 hải lý. Trong khi đó, vùng đặc quyền kinh tế được giới hạn tối đa là 200 hải lý;

- Tập quán luật quốc tế và ngoại giao không dựa vào những đảo nhỏ như trong quần đảo Hoàng Sa để làm nền tảng cho việc phân chia vùng đặc quyền kinh tế. Sự xác lập hợp pháp chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, giả sử có, cũng không cho Trung Quốc cơ sở pháp lý để tranh chấp vùng này.

Tất cả các đảo trong quần đảo Trường Sa đều có diện tích dưới 0,5 km vuông, tự thân chúng không có các điều kiện cho sự cư trú của con người và đời sống kinh tế riêng. Theo nguyên tắc và tập quán luật quốc tế đã dẫn, những đảo này không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Những đảo này chỉ được hưởng lãnh hải tối đa là 12 hải lý (Điều 121, khoản 2 và 3 của UNCLOS).

Bản đồ 1 cho thấy lãnh hải 12 hải lý của tất cả các đảo trong quần đảo Trường Sa nằm ngoài vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn. Vì vậy, tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa không cho Trung Quốc cơ sở pháp lý để tranh chấp vùng này. Ngoài ra, Hình 1 cho thấy vùng này nằm trên thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn không liên quan tới thềm lục địa của quần đảo Trường Sa.

Từ những lẽ trên, việc Trung Quốc tranh chấp vùng Tư Chính – Vũng Mây, vùng Thanh Long, Mộc Tinh, Hải Thạch, hay bất cứ vùng nào khác trong bồn trũng Nam Côn Sơn, với Việt Nam là một điều hoàn toàn vô lý và không có cơ sở pháp lý.

Posted Image

Hình 1: Thềm lục địa vùng Nam Côn Sơn thuộc về thềm lục địa Việt Nam, khác biệt với quần đảo Trường Sa. Nguồn: Marine Ecosystem Dynamics Modeling.

***

Tóm lại, việc tranh chấp và những thái độ, hành động của Trung Quốc liên quan đến vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn không có cơ sở pháp lý, ngay cả khi đang tồn tại tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.

Điều này cũng cho thấy yêu sách của Trung Quốc đòi 75% phần diện tích trên Biển Đông cũng hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vô lý ngay cả khi đang tồn tại tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhằm bảo toàn tính toàn vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam, không chỉ ở vùng Tư Chính - Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn, mà còn ở tất cả các vùng Biển Đông của Việt Nam, Việt Nam cần phải làm những việc sau:

• Kiên quyết giữ vững chủ quyền và thực thi chủ quyền ở vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn. Việc Trung Quốc thành công trong việc xâm lấn vùng này có nghĩa là những quy tắc pháp lý, những giá trị hành xử được xây dựng ở tầm quốc tế đã bị chà đạp một cách nghiêm trọng và đây sẽ là một tiền lệ nguy hiểm cho tất cả vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam ở Biển Đông.

• Không lẫn lộn, không để cho Trung Quốc viện cớ tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để ngụy trang cho việc chiếm hữu các vùng đó của Việt Nam. Cần hiểu rõ và tuyên bố rõ ràng, dứt khoát với Trung Quốc và với thế giới rằng những vùng này nằm ngoài tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và hoàn toàn thuộc về Việt Nam.

• Cần hiểu rõ và tuyên bố rõ ràng với Trung Quốc và thế giới rằng việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển có diện tích khoảng 75% Biển Đông là hoàn toàn sai trái, vô lý, không có cơ sở pháp lý ngay cả khi đang tồn tại tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.

  • Dương Danh Huy - Lê Minh Phiếu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Bác Thiên Sứ!

Vấn đề có ý nghĩa lớn lao, giá trị lớn lao thì càng phải khó. Con nghĩ tất cả "thần dân" Việt Nam đều chung lòng nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu, số đông vẫn luôn cần một người đứng đầu. Càng đông thì lại càng cần và càng khẳng định năng lực và giá trị của người đứng đầu.

Chứ nếu muốn làm thì cũng không quá khó, 1 cuộc họp báo (trong và ngoài nước) là tất cả sẽ được biết đến. Báo chí, mạng Internet có sức mạnh này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta phải bảo vệ đất nước Việt Nam chúng ta bằng mọi phương tiện có thể.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ thiêng liêng của VN

06:45' 08/12/2007 (GMT+7)

(VietNamNet) – Chủ quyền thiêng liêng đối với Trường Sa và Hoàng Sa đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước VN đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.

>> HĐND Đà Nẵng khẳng định Hoàng Sa là huyện trực thuộc TP

>> Cơ sở pháp lý xác lập chủ quyền VN tại Hoàng Sa

Posted Image

Một đảo lớn trong quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: TTO

Cách đây hơn 3 thập kỷ, giữa lúc nhân dân Việt Nam đang tập trung nỗ lực vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; lại cũng là lúc một số nước lớn đang mặc cả và thoả hiệp với nhau để cản trở sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam, thì ngày 19/01/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.

Hơn ba thập kỷ qua, trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung có những bước thăng trầm, Việt Nam vẫn luôn khẳng định Hoàng Sa cùng với Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của mình. Bởi vì chủ quyền ấy đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước Việt Nam đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.

Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre(1749), J,Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)…; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của các Đội Hoàng Sa xưa ở cửa biển Sa kỳ và đảo Lý Sơn (Cù lao Ré), mà còn được ghi lại trên nhiều thư tịch, trong đó có những văn bản mang tính chất Nhà nước của Việt Nam.

Cho đến nay chúng ta vẫn có bằng chứng đầy đủ về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của các chúa Trịnh và Đàng Trong của các chúa Nguyễn đều tôn phò nhà Lê) qua Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quý Đôn (1776)…

Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng:

“Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…”

Còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.

Với sách Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1776), Hoàng Sa còn được mô tả kỹ hơn. Năm 1775, Lê Quý Đôn được Chúa Trịnh cử vào vùng đất Phú Xuân lãnh chức Hiệp trấn để lo việc bình định hai trấn mới thu hồi được từ Chúa Nguyễn là Thuận Hoá và Quảng Nam. Sách dành nhiều trang để mô tả về các “Đội Hoàng Sa” và “Bắc Hải” của chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tư Chính, Quảng Ngãi tổ chức thường kỳ việc vượt biển đến Hoàng Sa để thu luợm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xã An Vĩnh (Cù lao Ré) còn nói tới “Đội Quế hương” cũng là một hình thức tổ chức do dân lập xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.

Qua thời Nguyễn, kể từ đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện nước Việt Nam (dưới triều Gia Long) và Đại Nam (kể từ triều Minh Mạng) đã chấm dứt tình trạng cát cứ và phân tranh, thống nhất quốc gia thì việc quản lý lãnh thổ được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tốt hơn. Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ rất rõ cả một dải lãnh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là “Vạn lý Trường Sa” (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quan niệm đương thời).

Hai bộ sách địa lý quan trọng của triều Nguyễn là phần Dư Địa Chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833) đều đề cập tới Hoàng Sa trong phần viết về phủ Tư Nghĩa và đều chép lại những nội dung của các tài liệu trước, trong đó có hoạt động của các “Đội Hoàng Sa”.

Bộ chính sử Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn liên tục cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều nhiều lần ghi lại các sự kiện liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như một bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Ngay trong phần Tiền Biên chép về các tiên triều, bộ biên niên sử này cũng nêu lại những sự kiện từ thời các Chúa Nguyễn liên quan đến các quần đảo này.

Một thống kê cho thấy trên bộ sử này, trong phần chính biên ghi chép cho đến thời điểm in khắc đã có 11 đoạn viết về những sự kiện liên quan đến hai quần đảo này. Nội dung cụ thể như là việc nhà nước điều cho thuỷ quân và Đội Hoàng Sa ra đảo để “xem xét và đo đạc thuỷ trình” (quyển 50,52…đời Gia Long); cử người ra Hoàng Sa “dựng miếu, lập bia, trồng cây”, “vẽ bản đồ về hình thế”, “cắm bài gỗ dựng dấu mốc chủ quyền” (quyển số 104, 122, 154, 165 đời Minh Mạng).

Ngoài ra còn các bộ sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ(1851) cũng ghi rõ những công việc nhà nước Đại Nam đã thực thi trên lãnh thổ Hoàng Sa. Và đặc biệt quý giá là những châu bản của các vị vua triều Nguyễn (tức là có thủ bút của nhà vua) có liên quan đến Hoàng Sa. Giá trị của những văn bản gốc này là sự thể hiện quyền lực của người đứng đầu quốc gia đối với vùng lãnh thổ này. Ví như, phê vào phúc tấu của bộ Công ngày 12-2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua viết :”Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước (ta), rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ “Năm Bính Thân Minh Mạng thứ 17, họ tên cai đội thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu”; hay các châu phê về việc thưởng phạt người có công tội khi thực thi trách nhiệm ở Hoàng Sa, đạc vẽ bản đồ v.v…

Mãi đến năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc mới đề cập đến chủ quyền của mình đối với khu vực lãnh thổ này. Điều đó cho thấy, trong suốt 3 thế kỷ trước đó (XVII-XIX), các tài liệu thư tịch của Nhà nước Việt Nam kế thừa nhau đã liên tục thể hiện chủ quyền lịch sử và thực tiễn quản lý‎ đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.

Điều đáng nói là, vào thời điểm này, giữa lúc hai nước Việt-Trung đã xác lập được những quan hệ hữu nghị, hợp tác trên những nguyên tắc của "16 chữ vàng” do chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra thì việc Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố cấp huyện Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đáng để chúng ta phải nhắc lại những bằng chứng và bài học lịch sử!

  • Dương Trung Quốc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay