Hạt gạo làng

Người Inca đã phát minh ra mật mã để dự trữ thông tin

1 bài viết trong chủ đề này

Người Inca đã phát minh ra một loại mật mã nhị phân 7 bit để dự trữ thông tin cách đây hơn 500 năm. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất về dân tộc cổ xưa, bí hiểm này. Bắt đầu ở vùng cao nguyên Andean vào khoảng năm 1.200, người Inca thống trị đế chế lớn nhất trên trái đất trước khi Hoàng đế cuối cùng của họ, Atahualpa, bị người Tây Ban Nha treo cổ vào năm 1533. Tuy nhiên, từ lâu Inca được coi là nền văn minh đồ đồng lớn duy nhất không có ngôn ngữ viết.

Posted Image

Gary Urton, Giáo sư nghiên cứu lịch sử tiền Columbia thuộc ĐH Harvard, Mỹ, hiện đang thách thức giả thuyết trên trong một cuốn sách mới ""Ký hiệu của Khipu Inca"". Theo ông, dân tộc cổ xưa này có ngôn ngữ viết được che giấu dưới dạng các dây mấu tinh vi tên là khipu. Những vật trang trí trên gồm một dây chính và nhiều dây lủng lẳng gắn vào nó (xem ảnh). Các dây lủng lẳng, có thể mang một số dây phụ, có các mấu trên đó.

Vào năm 1923, nhà sử học L. Leland Locke đã chứng minh khipu không chỉ là vật trang trí. Chúng là một loại bàn tính dệt, các mấu của chúng được sử dụng để lưu trữ kết quả tính toán. Tuy nhiên, các quy luật của Loke chỉ giải mã được một phần nhỏ trong số khoảng 600 khipu còn sót lại sau sự tàn phá của người Tây Ban Nha và không thể giải thích được 1/2 tổng số thông tin được mã hoá trong đó.

Urton cho biết: ""Bằng chứng thuyết phục nhất về hệ chữ viết 3 chiều này là khipu. Sự phức tạp của chúng hẳn là không cần thiết nếu chúng chỉ là vật ghi nhớ và chỉ những người tạo ra mới hiểu"". Trong cuốn sách của mình, lần đầu tiên Urton phân tích một cách hệ thống các yếu tố quan trọng của khiphu. Có 7 điểm trong việc tạo một khipu và người làm chọn lựa 2 khả năng.

Hai cơ hội lựa chọn bao gồm loại vật liệu (bông hoặc len), hướng quay và sợi của dây, hướng của mấu, v.v... Một mật mã 7 bit chặt chẽ sẽ tạo ra 128 phép hoán vị (27). Tuy nhiên, Urton tính toán có 24 màu sắc được sử dụng để làm khiphu. Do đó, mật mã khipu có thể chứa 1.536 đơn vị thông tin (26*24), so với 1.000-1.500 biểu tượng hình nêm của người Sumeria và gấp hơn 2 lần ký hiệu tượng hình của người Ai Cập và Maya.

Phương pháp giải mật mã khó hiệu này được dựa trên khám phá về cái mà Urton gọi là khipu Rosetta, tương tự như việc giải mã chữ tượng hình Ai Cập dựa trên hòn đá Rosetta. Trong khi tìm kiếm, Urton đã sử dụng công nghệ hiện đại, tạo ra một cơ sở dữ liệu về các khipu: chiều dài của dây chính, số dây treo lơ lửng, chi tiết về các mấu,v.v... để tìm những hình mẫu chung. Cách đây 10 ngày, ông phát hiện 3 khipu có chung một phần thông tin. Đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy chúng không được tạo ra bởi những người đơn lẻ. Trái lại, có một mật mã chung.

(Minh Sơn - Theo Discovery)

Việt Báo //

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay