Lãn Miên

Dài Lê Thê Và “Đời Là Bể Khổ”

1 bài viết trong chủ đề này

Dài lê thê và “đời là bể khổ”

Chữ Thê vốn là chỉ cái thời ê, là cái thời gian kéo dài cái đau ê ẩm, lướt “Thời Ê” = Thê 凄, như là đánh vần vậy. Đủ thấy Thê 凄(1) là một sự khổ mà kéo dài, nên có các từ đôi Thê Thảm 凄 惨 (khổ và thảm khốc) và Thê Lương 凄 凉(khổ và lạnh) và cụm từ “Dài lê thê” nghĩa là dài và còn kéo lê cái khổ (cho chính mình và cho người khác). Một bài diễn thuyết dài lê thê thì đúng là làm khổ người nghe. Còn bài diễn thuyết “dài dằng dặc” liền mấy tiếng đồng hồ có khi vẫn được người nghe chăm chú vì bài có nội dung hấp dẫn, khác hẳn với cái bài “dài lê thê” kia. Nhưng cái khổ diễn tả bằng từ Thê 凄(1) giống như cái khổ của “mang nặng đẻ đau”, tức có sức mạnh tiềm tàng để tự giải phóng, đó chính là cái Thế 勢(4), thế năng, vì Thê mà kéo dài nữa thì “Thê Thê”= Thế 勢 (4) , 0+0=1. Do ý nghĩa này mà từ Thê 淒(1) được lấy làm đại diện cho từ Vợ, là chữ Thê 妻(2), nho viết biểu ý bằng chữ khác để phân biệt từ đồng âm. Thực ra logic của chúng là một. Định nghĩa cho kỹ thì chữ Thê 淒(1) là: Sự đau đáu bức xúc kéo dài bên trong (dấu “không” thuộc nhóm 0) do sức mạnh nội tại tiềm tàng chờ chực cơ hội có đủ điều kiện để giải phóng ra ngoài. Đó là hạt lúa đang khổ đợi, đau đáu mong có đủ điều kiện để nảy mầm sang một cuộc sống mới, nó đang là cái “Thê Nhọc” = Thóc, 0+0=1, cho nên hạt lúa để làm giống thì gọi là hạt thóc giống chứ không gọi là hạt lúa giống, hạt lúa lép là hạt chết, tự nó không có cái giai đoạn sống Thê 淒 để chờ nảy mầm. Chính do định nghĩa trên mà từ Thê 淒 mang nghĩa là một sự gian khổ chuẩn bị (cái thế năng) để cho ra một hành động quyết liệt, dẫn đến từ dùng trong quân sự là Thê (3) của Thê Đội một, Thê Đội hai v.v. Cũng theo định nghĩa Thê (1) như trên thì đó cũng là cái “Thê của Ai”= “Thê Ai”= Thai. Nó đau đáu mong đủ điều kiện để ra ngoài, bắt đầu một cuộc sống mới. Vậy Thóc và Thai là cùng nôi khái niệm, đều cùng là Thê 淒(1), đều là sự khổ đợi tạo thế năng chuẩn bị để cho một cuộc sống mới (mọc mầm hoặc ra đời). Vợ cũng được gọi là Thê 妻 vì có chức năng cho ra đời những mầm sống mới. Vợ nào mà chẳng đau đáu muốn đẻ dù chỉ được một đứa con. Quá trình khổ đợi của Thê 淒(1) là một quá trình có mục đích (để mọc mầm hoặc ra đời) của tiềm năng, nó quyết nói ra (đệ trình) cái mục đích đó, đó là “Thê Đệ” = Thệ 誓(dấu nhóm 0, là tư duy hướng nội) gọi là tuyên Thệ 誓(10), chỉ khi sẵn sàng hành động để đạt mục đích thì mới gọi là Thề (dấu nhóm 1, là tư duy hướng ngoại). Bởi vậy khi viết thì viết là lời tuyên Thệ, nhưng khi hô thì phải hô là xin Thề (11) ! tức sẵn sàng hành động để đạt mục đích. Hán ngữ chỉ mượn có một chữ Thệ 誓(10) viết cũng là tuyên Thệ(10) và hô cũng là tuyên Thệ(10) .Thê 淒(1) là khổ đợi, đau đáu cái mục tiêu, mãi kéo lê cái thời gian đợi (có hạt thóc bảo quản dưới lòng đất hàng nghìn năm, khảo cổ khai quật lên mới có đủ điều kiện mọc mầm), mà “Mãi kéo Lê”= “Mãi Lê”= Mễ = Trễ = Trệ = Trì = Trì Trệ. Mang vác cái gì chậm chạp còn gọi là “Lễ Mễ”, vì vật đó quá nặng nề, động tác chậm chạp gọi là “Lề Mề”. Cái thời gian “Thê Mễ”= Thễ (5), nó là Thê (1) nhưng thời gian kéo lê dài hơn, và Thễ nhấn mạnh thì “Thễ Thễ”= Thế 世 (6), 0+0=1, đó là khi đã “thái âm thành dương”, Thế 世 (6) này chính là chỉ cuộc đời (của con sau khi đã ra đời, của cây sau khi đã mọc mầm). Cuộc đời là dài, là diễn ra chầm chậm, lại là Thê 淒(1), thì đúng “đời là bể khổ”. Cuộc đời là Thế 世(6), là sự trôi theo thời gian, nhấn mạnh thì “Thế Thế”= Thệ 逝 (9), 1+1=0, chữ Thệ 逝 (9) này nghĩa là trôi đi, nho viết chữ Thệ 誓 (10) và Thệ 逝 (9) khác nhau. Nho viết chữ Thế 勢(4), thế năng, và chữ Thế 世(6), cuộc đời, bằng hai chữ biểu ý khác nhau để phân biệt từ đồng âm, thực ra chúng là một logic, cuộc đời cũng là một cái thế năng để tạo ra mọi hành động. Có những con người mà Thế 世 (6) và Thế 勢(4) của họ quá mạnh, tư duy của họ có thế năng có thể làm đảo lộn cả xã hội loài người. Cái Thai chính là đang trong giai đoạn Thê 淒(1), khi đủ thời gian, đủ điều kiện tức đã hoàn chỉnh cân bằng âm dương thì “Thê Thê”= Thể 體, 0+0=1, là một cơ thể cây hoặc con, đó là từ Thể 體(7) chỉ cơ thể. Một ngôn từ cũng như một con người, cũng đều có cả hai cái Thế 世(6) và Thế 勢(4), tức có cuộc đời, cuộc đời của một từ có thể dài cùng dân tộc, có thể ngắn hơn do bị bỏ quên hoặc bị thay thế bằng từ nước ngoài; cũng có thế năng, do ý nghĩa của từ đó có thể làm thay đổi cảm xúc của người nghe, vui sướng hay là run sợ, ví dụ phạm nhân nghe hỏi “Tha hay Tù ?” thì thế năng của từ Tha làm cho phạm nhân sướng còn thế năng của từ Tù làm cho phạm nhân sợ. Vì từ là có Thế 勢 (4) năng, nên tiếng Việt mới có câu hỏi cực kỳ chính xác là “Thế (8) nào ?”. Từ Thế (8) trong câu hỏi “Thế nào ?” như là đã dự đoán trước cái thế năng của từ trả lời sẽ ra làm sao, hoặc tốt hoặc xấu. Hán ngữ hỏi “thế nào ?” bằng từ “Zen me yang ?” nghĩa là dạng ra làm sao, không có gợi ý ra cái thế năng của từ trả lời.

Sáu từ Thê 淒 - Thễ - Thệ 誓 - Thế世 - Thể 體 - Thề là sáu từ thuần Việt, cùng nôi khái niệm (chung Tơi “Th”, đổi Rỡi “ê” theo sáu thanh), trong đó chỉ có bốn từ viết bằng chữ nho (mà các nhà Việt ngữ học người Việt say sưa “từ Hán-Việt” gọi bốn chữ nho đó là “từ Hán-Việt”). Sáu từ của nôi khái niệm ấy Thê 凄 = Thễ = Thệ 誓 = Thế 世 = Thể 体 = Thề, Hán ngữ phát âm tương ứng là: “Xi 凄”-,.., “Sự 誓”- “Sự 世” – “Thỉ 体” – ,…, không theo logic như tiếng Việt. Còn nếu đúng logic như Việt thì xem câu dưới đây, nho viết: Cận 近 Thế 世 Tiến 進 Sĩ 士 Tận 儘 Thị 是 Cận 近 Thị 視 (nghĩa là: Gần Nay Tiến Sĩ Thảy Đều Cận Thị). Hán ngữ phát âm tương ứng các chữ trên là: “Jin 近” “shi 世” “Jin 進” “shi 士” “Jin 儘” “shi” 是 “Jin近” “shi 視” (rất “logic như một nôi khái niệm” nhá), nhưng đến người Hán đọc pinyin còn không hiểu nổi ý câu ấy, nếu không có viết bằng chữ nho biểu ý.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites