hkeikun

100 câu hỏi thường gặp trong Phong Thủy

17 bài viết trong chủ đề này

1. Trước Minh Đường nhà ở tại sao cần phải tụ nước?

Trước có sông nhỏ, sau có núi cao, thường được cho là môi trường ở lý tưởng nhất.

Phía sau có núi đương nhiên dựa vào thế núi, có thể tàng phong tụ khí, địa hình cũng là “trước thấp sau cao”, vững như Thái Sơn; trước có Minh Đường (một khoảng đất trống trước nhà) rộng lớn, tầm nhìn rộng, sông nhỏ cong cong, ví như “có tình nước”, “Uốn khúc ắt có tình” sẽ không có bệnh tật.

Trước cửa có hồ nước hoặc hồ phun nước, phong thủy gọi là trước Minh Đường tụ nước, mà trước Minh Đường có nước ắt là có Phúc. Về mặt tâm lý, con người luôn xem nước tượng trưng cho Phúc khí.

Thật ra đối với môi trường nhà ở trước đây, trước nhà có nước có thể tiết kiệm được đoạn đường chạy đi gánh nước, chỉ là sự thuận tiện trong sinh hoạt, mà đối với người xưa sự thuận tiện trong cuộc sống chính là Phúc khí.

Ngày nay trong vùng đô thị chúng ta rất khó tìm được nhà ở có kết cấu “muốn gió có gió, muốn nước có nước”. Nhà ở ngày nay tuy không dùng được nguồn nước thiên nhiên của tự nhiên cho nhưng hoàn toàn có thể dùng sức người để bù đắp.

Ví dụ, trước phía đông quảng trườn ở hướng bắc đường Trường An, Bắc Kinh xây một hồ phun nước rất to, tuy là kiến trúc vô cùng hiện đại nhưng ngược lại nó hoàn toàn tuân theo lý luận của Phong Thủy học truyền thống. Là một nơi hoạt động thương mại, cầu được phúc lợi mới là mục đích chính của nó, tức hy vọng tiền tài rộng tiến, ngụ ý này được nhấn mạnh bằng ngọn suối phun thẳng lên không.

Ở trung tâm hành chính Singapore, năm tòa nhà hành chính được xây dựng theo kích cỡ tượng trưng cho 5 ngón tay của bàn tay phải người đàn ông, chính giữa có hồ nước phun, suối nước phun từ trên cao xuống vào lòng bàn tay tượng trưng cho tiền của vào tay.

Điều cần chú ý là trước cửa tuy có nước nhưng cần phải phân biệt đó là loại nước như thế nào. Phong Thủy chia nước làm 2 loại là nước chết & nước sống.

* Nước sống: chỉ nước sạch chảy với tốc độ vừa phải & có năng lượng sống phong phú. Nước sống lưu động đem đến sự tỉnh táo, sức sống cho môi trường sống của con người. Dẫn nước sống vào môi trường xung quanh nhà ở của mình, Phong Thủy học cho rằng đó là dẫn tài khí vào nhà.

* Nước chết: chỉ nước hôi thối, ô nhiễm, nhiều côn trùng, thiếu năng lượng sống. Chúng sẽ không có lợi cho môi trường sống của con người, không ích lợi cho sức khỏe, cũng không thể mang đến một tâm tính tốt.

Ngoài ra còn phải lưu ý đến hình thái của nước. Dòng nước đối diện với tòa nhà có thể là một thủy triều yên ổn không nổi sóng hoặc là một đại dương sóng dữ cuộn trào mãnh liệt.

* Dòng nước chảy êm đềm là Phong Thủy tốt. Như nhà ở đối diện với hồ nước, hồ bơi, bến nước yên bình, êm ả… Những điều này sẽ khiến bạn cảm thấy trong lòng mình sự bình yên, trong sáng, rộng rãi, có lợi cho sự phát triển ổn định sự nghiệp.

* Thế nước nhanh dồn dập sẽ ảnh hưởng đến lòng người, khiến con người trở nên nóng nảy, nông nổi. Tâm thái không ổn định dẫn đến sự nghiệp không thành, dễ thất bại. Nếu nhà ở đối diện với biển có sóng dữ cuộn trào mãnh liệt, gió to sóng gấp, thiếu khí lành, khí hòa sẽ dẫn đến tiền tài không ổn định về mặt Phong Thủy, hơn nữa trong lòng con người cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra nhà ở đối diện với biển cũng không nên ở sát quá bờ biển. Người xưa cho rằng nhà ở quá sát bờ biển là phạm vào “cát cước sát” (họa cắt đứt chân) khiến trạch vận không lâu dài, tài khí khó tụ. Trên thực tế, nhà ở quá gần biển dễ chịu sự xâm hại của thủy triều dâng tràn, sóng biển và gió biển mạnh. Nhà ở như thế sẽ thiếu cảm giác an toàn, cảm giác yên tĩnh. Vì thế cần đặc biệt chú ý.

Nếu chọn nhà ở “trước Minh Đường tụ nước” thì cần chọn cảnh nước êm đềm, hiền hòa, đó mới là Phong Thủy tốt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

2. Nhà ở tại sao phải dựa vào núi?

Nhà ở dựa vào núi là nhà ở chú trọng tầm nhìn cảnh quan. Thời nay, loại “nhà ở sơn cảnh” này cũng được nhiều người ưa thích.

Xây nhà phía trước núi, chủ yếu vì tránh gió. Núi cao trùng điệp là một bình phong tự nhiên. Sống ở cánh đồng bát ngát, nếu gặp phải mưa bão gầm thét, cây cao to lớn còn bị bật gốc, người, súc vật làm sao có thể tồn tại một cách bình an được.

Phong Thủy gọi sơn mạch dài dằng dặc là long mạch. Hình & thế của long mạch có khác nhau, ngàn thước là ngàn thế, trăm thước là trăm hình, thế là viễn cảnh, hình là nhìn gần. Thế là các đỉnh núi nhấp nhô, hình là một mỏm núi đơn độc. Thế như rồng bay, như dáng chạy của ngựa, như sóng trên mặt nước, thế lớn mà mạnh, khắc mà chuyên, hành mà thuận.

Đặc biệt là phía tây & tây bắc nhà ở có núi với độ cong tròn không lớn, truyền thống gọi đó là “kim tinh sơn”. Hình núi như thế vững chắc, tàng phong, tụ khí & sinh khí là thịnh vượng nhất.

Thế thì, nhà ở có thế dựa vào núi phải chú ý những điều gì?

a) Xây nhà theo kết cấu “trước thấp sau cao” là tốt nhất. Cái gọi là “sơn bao thủy ấp”, lại nói “gánh vác âm, ôm ấp dương”, địa thế phía sau nhà ở cao hơn địa thế phía trước, cảm giác như đang dựa vào núi cũng được gọi là “dựa núi”. Xây nhà trên đất này là thích hợp nhất. Vì ngoài có lợi cho sự đón nhận ánh sáng mặt trời và sự thông gió ra còn hình thành cảm giác “được bao bọc”, thỏa mãn nhu cầu tâm lý được bao bọc trong tiềm thức của con người, khiến con người cảm thấy an toàn đồng thời có thể ngắm nhìn phong cảnh.

Nhưng có một điểm cần chú ý, dốc núi tránh quá cao, kỵ dốc quá đứng, nếu không sẽ có cảm giác bị treo lơ lửng trên không tạo nên sự bất an trong tâm lý.

:( Không nên xây nhà theo cấu trúc “trước cao sau thấp”. Xây nhà theo kiểu này về phương diện kinh tế mà nói phải đặc biệt xử lý nền móng vì vậy mà tốn kém thêm cho việc xây dựng. Điều quan trọng hơn là nhà theo kiểu này sẽ gây cho con người cảm giác bất an, sợ hãi khiến cuộc sống trở nên căng thẳng & ngắn ngủi.

c) Không nên xây nhà trên vách núi cheo leo, vì vách núi cheo leo rất nguy hiểm. Nếu có trẻ con trong nhà thì càng không nên cư ngụ ở nơi này, trẻ nhỏ có thể bất cẩn trượt chân rơi xuống thì càng tai họa.

d) Không nên xây nhà trên đỉnh núi. Đó là biểu hiện cho sự không may mắn, nơi nào cao nhất sẽ bị ảnh hưởng của gió bão nhiều nhất, cũng như những cây trồng nào mọc cao nhất trong khu rừng thì chính những cây đó sẽ gánh chịu nắng gió, mưa dầm nhiều hơn. Hơn nữa sự cao nhất còn mang một ý nghĩa tột đỉnh, có câu “vật cùng tất biến, vật cực tất phản” cái gì thái quá tột đỉnh thì tất phải đi đến suy tàn, diệt vong. Địa thế quá cao sẽ gây cảm giác hoang vu, lạnh lẽo, ít hơi người, xung quanh trống trải, cuộc sống có cảm giác cô độc.

e) Không xây nhà nơi “bồn địa”. Nếu một nhà ở mà nền móng kiến trúc thấp hơn địa thế xung quanh, như sống trong một bồn địa, địa hình này không có lợi cho sự thông gió, đón nhận ánh sáng & thoát nước. Theo góc độ Phong Thủy, đây là khu vực dễ tích tụ môi trường vi khuẩn với mật độ cao, có hại đến sức khỏe của người cư ngụ, cho nên khi chọn mua nhà cần đặc biệt lưu ý.

f) Phía sau nhà ở không nên dựa vào “núi ác”. Phía sau nhà ở mà núi có hình thế cao vút hiểm trở, đá núi lởm chởm, cách nói truyền thống gọi là “Liêm Trinh Sơn”, chỉ sự tồi tệ của môi trường sinh thái ở đó. Nơi có Phong Thủy tốt, thực vật sinh trưởng rậm rạp tươi tốt, chất nước, chất đất đều tốt, thanh sơn thủy tú, sinh cơ mạnh mẽ mà núi thì xương cằn lởm chởm, cây cối thưa thớt giống như một quái thú sát khí bừng bừng, vừa nhìn đã cảm thấy sợ, hoang vắng, buồn bã. Núi như vậy, thiếu bồi dưỡng, nóng ẩm, không thích hợp cho sinh linh sinh trưởng. Phong Thủy học cho rằng nơi bần sơn ác thủy này tượng trưng cho khí suy bại, khô cằn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

3. Nhà ở tại sao cần có “Ngọc đới ôm eo”?

Phong Thủy học truyền thống có câu nói “khí giới thủy tắc chỉ”, nghĩa là có thể dùng nước để làm cho sinh khí của trời đất có thể ngừng lại. Ví thế, trước nhà có thế nước ôm ấp thì có thể khiến khí ngưng tụ ở trước nhà, cho rằng đây là kiểu khí tụ lý tưởng nhất.

Khi dân số phát triển ngày càng đông, rất nhiều nhà ở khó dựa gần vào nước được, Phong Thủy học truyền thống cho rằng tác dụng của đường sá cũng giống như tác dụng của nước. Nghĩa là đường có hình ôm ấp giống như 2 cánh tay của một người mà trung tâm nhà ở trở thành huyệt ngưng kết sinh khí, đó là nguồn gốc của sinh cơ. Vì thế nói trước nhà có đường sá ôm quanh như “ngọc đới ôm eo” là vô cùng có lợi.

Người hiện đại đều thích xung quanh nhà có đường sá ôm ấp, như thế giao thông rất tiện lợi. Tuy nhiên không phải bất cứ nhà nào gần mặt đường cũng đều có lợi tức là phải phân tích theo tình huống cụ thể. Giao thông thuận lợi cố nhiên là tốt nhưng nếu chọn nơi ở có đường sá không tốt sẽ bất lợi cho người cư ngụ. Cụ thể là:

a) Trước nhà có đường sá hoặc dòng sông bao bọc hình chữ U & nhà nằm ở trong vòng bao bọc về tâm lý sẽ tạo cảm giác ổn định, yên ổn cho người cư trú. Nhưng nếu nhà ở nằm bên ngoài hình chữ U, tức là hình “phản cong” như người xưa đã nói, tình trạng sẽ giống như bị gạt bỏ ra bên ngoài, không có sự che chở nên thiếu cảm giác ổn định.

:( Phải chú ý đến tiếng ồn, xe cộ lưu thông qua lại quá nhiều hoặc dòng nước quá gấp, ban ngày tiếng ồn vượt quá 65 decibel thì bất luận là ở trong hay ngoài vùng bao bọc chữ U đều bất lợi.

c) Trước sau, trái phải ngôi nhà đều không thích hợp có những cây cầu cao. Xe cộ lên dốc xuống dốc thì tạo ra nhiều tiếng ồn, tiếng rung động & khói ô nhiễm gây tổn hại đến sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến kiến trúc cho những ngôi nhà cư ngụ gần đó.

d) Nhà ở không nên xây ở nút hình chữ Y sẽ trở thành thế bị “kẹp núi”, móng nhà thường phải xây theo hình tam giác, tiếng xe cộ lưu thông ồn ào, rung động, khói bụi v.v… không có lợi cho những ngôi nhà kiểu này.

e) Không xây nhà ở cuối đường chữ T, đây là điểm trực xung nơi giao nhau giữ các luồng xe hoặc luồng nước với tốc độ mạnh đồng thời cũng là nơi gió bão thường tập trung ngưng tụ nhiều nhất, không thích hợp cho người ở.

f) Không xây nhà ở cuối đường (đường cụt, hẽm cụt). Nhà ở kiểu này khi có xảy ra hỏa hoạn thì khó mà thoát thân, rất nguy hiểm & về mặt xin giấy phép xây dựng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt thiết kế & xử lý kiến trúc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

4. Nhà ở tại sao phải cách xa chùa, miếu?

Những người quan niệm có thần linh trên thế gian đều cho rằng những nơi như chùa, miếu, đền thờ, đạo quán, nhà thờ là nơi gần thần linh nhất, là nơi trấn quỷ diệt tà, vì thế ở đó sẽ có cảm giác an toàn.

Trên thực tế, những nơi gần chùa miếu, đền thờ v.v… nếu dựa trên nguyên tắc Phong Thủy là nơi vô cùng không thích hợp cho cư ngụ vì đây là những nơi “âm khí” nặng nhất vì một số “âm linh” đều tập trung ở nơi này tạo nên “âm sát”.

Phong Thủy học truyền thống chủ yếu nghiên cứu trạng thái của trường khí, mà âm dương hai khí có cân bằng hay không đều có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cơ thể & tâm lý con người. Lý luận Phong Thủy cho rằng nơi gần chùa, miếu… vì có quá nhiều u oán, cũng có thể nói là “âm khí” tập trung nhiều gây nên sự mất cân bằng âm dương, cho nên ở gần chùa miếu không có lợi cho người cư ngụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

5. Tại sao nhà ở không nên thấp hơn nhà người khác?

Một số người thích sống ở những khu vực có tòa nhà cao như khu thương nghiệp phồn hoa hoặc các khu vực náo nhiệt, thích sự tiện lợi khi mua sắm ở đó & thuận tiện để đi đến những nơi công cộng xung quanh. Thật ra những nơi như vậy không phải thích hợp cho cư trú.

Phong Thủy học chú trọng sự hài hòa của trường khí. Thế thì sự hài hòa đó có liên quan đến những yếu tố nào? Phong Thủy học kinh điển “Thanh nang kinh” viết “Lý ngụ vu khí, khí hựu vu hình” nghĩa là có hình như thế nào thì có khí như thế ấy.

Những nơi phồn hoa cao cấp, thường là những tòa nhà cao tầng, đều có cảm giác hiện đại với những cốt thép, bê tông. Có người cho rằng khí ở đây thịnh vượng nhất & là môi trường nhà ở tốt. Nào ngờ trường khí ở đây không thích hợp cho người cư ngụ vì các lý do sau đây:

a) Nhà ở kỵ đối diện có kiến trúc cao lớn. Phong Thủy học truyền thống cho rằng sinh khí của kiến trúc cao lớn mạnh hơn sinh khí của kiến trúc thấp bé. Sống trong ngôi nhà nhỏ bé, về mặt sinh khí là đang ở thế yếu.

:( Sống ở khu vực nhỏ là tốt. Kiến trúc hiện đại như các tòa nhà chung cư ở các khu vực nhỏ trên cơ bản là tòa nhà to nhỏ như nhau, điểm có lợi của việc này là sinh khí mạnh yếu như nhau sẽ không tạo nên cảm giác áp bức của sinh khí mạnh đối với sinh khí yếu.

c) Kiến trúc cao to phía trước nhà đã đoạt hết sinh khí, nơi sinh khí yếu bị che lấp bởi bóng của tòa kiến trúc cao to, cả năm không nhìn thấy được mặt trời, âm khí quá nặng, không có lợi cho sức khỏe con người.

d) Nếu xung quanh nhà ở đều là các tòa kiến trúc cao to, nhà ở của mình trông sẽ rất nhỏ bé, thấp hơn người ta một bậc, tầm nhìn xung quanh bị che khuất, khiến con người có cảm giác tù túng, thế khí không kéo dài ra bao nhiêu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển.

e) Gần các tòa tháp có đỉnh nhọn càng không thích hợp cư ngụ. Thời xưa, con người xây các tòa tháp trấn yêu ma đều có đỉnh nhọn, hơn nữa gần xung quanh tòa tháp này đều không có người ở.

Nói theo góc độ an toàn, kiến trúc cao & nhọn cũng tồn tại những yếu tố không an toàn. Kiến trúc như vậy là nơi dễ bị sét đánh khi mưa giông, cho nên thường đều lắp đặt thiết bị chống sét. Đã mang trên mình sự sấm chớp thì tự nhiên sẽ phóng ra sóng điện từ như thế sẽ phá hoại sự hài hòa của môi trường khí khu lân cận, từ đó phát sinh trường khí nguy hiểm. Đồng thời những cột sắt có đường dây điện cao thế cũng có những mối nguy hiểm tiềm ẩn như vậy. Cho nên gần các tòa tháp có đỉnh nhọn như vậy không thích hợp để ở.

Đương nhiên, mọi sự vật đều có tính hai mặt, cái gọi là “trong cái họa có cái phúc, trong cái phúc có cái họa”. Nếu tòa tháp có đỉnh nhọn như thế cách nhà ở một khoảng cách nhất định, lại ở vị trí thích hợp cũng sẽ sinh ra phản ứng trường khí tốt. Người xưa gọi điều này là “văn bút đỉnh” hoặc “văn xương tháp”, truyền thuyết nói là sẽ phát sinh hiệu ứng có lợi cho sự nghiệp (học hành đỗ đạt cao, có khoa bảng) & sự nghiên cứu khoa học.

Tuy giữa tốt & xấu nắm giữ một vấn đề ở mức độ thích hợp, nhưng vị trí nhà ở tốt nhất không nên chọn ở gần các kiến trúc cao lớn và có hình nhọn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

6. Tại sao nhà ở không nên trong thế “Hạc lập kê quần”

Một tòa nhà cao chót vót tuy ở mặt bằng bằng phẳng nhưng các tòa nhà xung quanh đều thấp hơn nó một phần. Nhìn từ xa, ngôi nhà này sẽ có cảm giác như “Hạc lập kê quần” (một con hạc cao đứng giữa bầy gà). Thật ra Phong Thủy của tòa nhà như vậy không tốt, người ta thường gọi là “cô phong độc tú”.

Phong Thủy học truyền thống cho rằng nhà ở cao nổi bật như vậy khó cầu tài. Nếu xung quanh nhà ở của mình chỉ có một mình nhà mình cao chót vót là điều không may mắn. Nhà ở như vậy gia đạo, tài vận sẽ không thịnh vượng. Cách nói này ngày nay xem ra vẫn có căn cứ khoa học.

Một là dựa vào lý luận dương trạch, cho rằng nhà cao chót vót một mình sẽ phá hoại sự cân bằng, về mặt tâm lý dễ hình thành bệnh “sợ độ cao”.

Vật thường tụ thành một loại, người thường cùng quây quần lại sống. Sự quyết định khu vực sống và độ to nhỏ của nhà ở đều dựa theo thân phận, địa vị tài sản mà xây nên. Nếu một ngôi nhà tỏ ra giàu có hơn bằng việc xây cao chót vót nhất định sẽ phá hoại sự hài hòa của khu vực dẫn đến phiền phức, đố kỵ của chòm xóm xung quanh.

Nhà ở cao chót vót không chỉ che mất ánh sáng mặt trời chiếu đến các ngôi nhà xung quanh mà còn gây ra tâm lý áp lực cho người khác. Rất khó tránh sự oán giận của họ, lâu ngày khó xử lý vấn đề nhân sự giao tế.

Kế đến, cần nghĩ đến sự “an toàn”. Tuy kỹ thuật xây dựng ngày nay rất phát triển với tốc độ nhanh & có những phương pháp dự phòng gió bão, động đất. Những nhà cao chót vót một mình lại phải càng cẩn thận với gió bão & động đất nhiều hơn.

Thường một người nếu muốn xây một tòa nhà cao rộng trên một vùng đất nhỏ hẹp, thường sẽ xây cao lên hoặc xây tầng hầm dưới đất. Hoặc có thể nhiều người cho rằng dưới đất quá ẩm ướt, ánh sáng không đủ, điều kiện thông gió kém. Nhưng khi xây dựng nếu có thể khắc phục các khuyết điểm trên, phòng dưới đất sẽ là phương pháp tốt hơn chiếm không gian bên trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

7. Nhà ở tại sao không nên có đường trực xung?

Phong Thủy học truyền thống có một nguyên tắc là “hỷ về kỵ trực xung”. Thường chúng ta nghe quen tai là “đường xung”, là cửa chính ngôi nhà ở đối diện với con đường lớn, xưa gọi là “một mũi tên xuyên tim”, giống như một mũi tên xuyên qua nhà, có thể thấy đó là điều không cát lợi.

Từ tri thức sinh lý học, mọi người đều biết rất nhiều bộ phận & khí quan trong cơ thể con người đều có hình chữ S, cũng chính là nói cơ thể con người vì uốn khúc mà giảm bớt khí & gió vào thẳng trực tiếp, từ đó khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn.

Con đường trực xung nhà ở sẽ hình thành luồng khí thẳng, hơn nữa nó rất mãnh liệt, cứng, tốc độ nhanh. Nếu tốc độ luồng khí quá cao, giống như việc chúng ta đang đi trong miệng gió, căng thẳng đến nỗi nhắm tít cả mắt, che cả miệng, bịt cả đầu, lỗ chân lông co lại… cơ thể trong trạng thái không bình thường. Nếu nhà ở có con đường trực xung như vậy ví như một người cả ngày sống trong gió mạnh, lâu ngày sức khỏe sẽ có vấn đề.

Nhìn theo quan điểm khoa học hiện đại, kỳ thực rất đơn giản, vì nhà ở đối diện với đường cái, tất cả các xe cộ đều chạy qua lại dễ gặp tai nạn, không an toàn về mặt giao thông, đương nhiên là điều không cát lợi.

Nhà ở ngày nay đa số là các tòa nhà cao tầng, cho dù có đường trực xung thì có phải tuân theo quy tắc này hay không? Có lẽ chỉ có tầng một bị ảnh hưởng, từ tầng hai trở lên sẽ không bị ảnh hưởng đến? Có lẽ có người sẽ nói, tôi ở tầng thứ mười, hoặc phòng làm việc của tôi ở tầng 30, tuy cả tòa nhà có con đường trực xung tới, xe có thể sẽ đụng vào tầng một cũng không thể đụng vào tầng 30, thế thì cách nói con đường trực xung có chênh lệch hay không?

Điều đó có được xem là cấm kỵ của đường trực xung hay không còn tùy theo cách nhìn nhận có cùng quan điểm hay không. Có người cho rằng đường trực xung không chỉ là vấn đề hướng con đường hữu hình, mà còn là vấn đề hướng chảy của trường khí và từ trường vô hình. Khi các con đường hình thành chữ “đinh” đan chéo nhau (tức ngã ba đường) cũng chính là một ví dụ điển hình của con đường trực xung. Vật kiến trúc đối diện với con đường trực xung khí vô hình chảy qua lại nhất định mạnh hơn các hướng khác, hơn nữa trường khí & từ trường vì bị quấy nhiễu của xe cộ mỗi ngày đều rất hỗn tạp, lâu ngày sẽ xung kích vào người cư ngụ sẽ ảnh hưởng sức khỏe của họ, dĩ nhiên ở tầng cao ảnh hưởng càng thấp.

Vì thế, khi bạn chọn mua nhà cần xem xét môi trường xung quanh một lượt, xem thử xung quanh nhà có con đường nào trực xung hay không? Con người chỉ có ở trong môi trường ôn hòa mới cảm thấy thoải mái, mới có lợi cho sức khỏe & tâm lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

8. Nhà ở tại sao phải tránh “Phản quang sát”

Phong Thủy học đặc biệt nhấn mạnh phản quang là đại hung, gọi là “phản quang sát”. Vào thời cổ đại, phản quang phần nhiều là do ao đầm, sông ngòi bên ngoài vật kiến trúc tạo thành thuộc về phản quang tự nhiên, có lúc không có cách nào tránh được. Khi ảnh ánh nắng lay động chiếu vào phòng thì hình thành “phản quang sát”.

Nếu là phản quang của sông ngòi chiếu vào phòng tức sản sinh ra ảnh sóng lay động không ổn định. Trên trần nhà trong phòng sẽ hình thành bóng nắng lay động, sẽ kích thích đến tinh thần con người khiến tinh thần căng thẳng. Thời gian dài con người sẽ sinh ra ảo giác khủng hoảng, đó là điềm báo trước của tai nạn.

Theo quan điểm khoa học hiện đại ngày nay, tần số từ trường sóng quang và tầng số từ trường bình thường cơ thể con người khác nhau rất lớn; đặc biệt là khi có sóng quang mãnh liệt kích thích mắt, từ trường sinh ra của nó sẽ phá hoại từ trường bình thường của cơ thể con người, tức sẽ giống như một bình phong chắn hết sinh khí của tự nhiên ngoài cửa nhà, trên cơ bản phá hoại sự ngưng tụ & đường vào của sinh khí.

Phản quang trong đô thị hiện đại có một phần lớn là do con người tạo ra thuộc về ô nhiễm quang. Đặc biệt có rất nhiều tòa nhà có kiến trúc tường bằng kính, ánh sáng phản chiếu của nó chiếu vào nhà ở đối diện, từ đó hình thành quang khúc xạ đối với các tòa nhà kiến trúc bên cạnh. Còn một số ô nhiễm ánh sáng là tầng trệt của tòa nhà dùng các loại đèn màu để làm bảng hiệu, công suất của bóng đèn làm bảng hiệu quá lớn, quá mạnh sẽ hình thành “phản quang sát”.

Nhìn trực quan, một số phản quang tường thủy tinh và đèn quảng cáo bảng hiệu đều rất mãnh liệt, nó không chỉ kích thích mắt khiến con người cảm thấy khó chịu dẫn đến tinh thần con người nôn nóng, dần dần sinh ra tâm lý tinh thần trốn chạy.

Dựa vào nghiên cứu khoa học hiện đại, có sóng quang có hại sẽ làm tổn thương đến tế bào não, tạo nên những bệnh phụ khoa ở phụ nữ như kinh nguyệt không đều. Vì thế, chọn nhà ở cần phải tránh sự xâm hại của các quang tuyến có hại.

Nếu nhà ở có phản quang mãnh liệt chiếu vào phòng, cách chữa là: dùng rèm cửa dày & có màu tối. Bản thân màu tối cũng có thể hút một phần ánh sáng phản xạ, khiến ánh sáng phản xạ chiếu vào phòng ít đi. Cũng có thể dùng kính mờ làm giảm ánh sáng phản quang chiếu vào phòng. Nhưng cách tốt nhất là đặt chậu cây cảnh ở cửa sổ làm một bình phong tự nhiên che chắn ánh sáng phản xạ, lại có thể làm đẹp môi trường nhà ở, có thể nói là một công đôi việc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

9. Nhà ở tại sao không nên đối diện với con đường hình cong.

Phản cung giốn như khi chúng ta đang giương một cây cung, lắp tên lên cung, vị trí phần cong của cây cung hướng về được gọi là “vị trí phản cung”.

Phong Thủy học cho rằng hình phản cung giống như hình hai vai của một người thò ra ngoài, hình phát tán quyết định khí sẽ phát tán, nhà ở như thế không có lợi cho sức khỏe con người.

Truyền thống cho rằng con đường hình cong trước nhà có hướng cong đối diện với nhà ở, giống như một con dao cong, nhà ở như thế sẽ bị quấy nhiễu có hại đến tâm lý con người, dẫn đến những bệnh về tâm lý, sự nghiệp không trôi chảy, thậm chí có lúc phá tài, kiện tụng không ngừng.

Trước nhà ở cũng không thể có vòng cung hướng độ cong ra ngoài, lại thêm một con đường thẳng hướng ra ngoài, điều này vừa vặn hình thành hình cung tên đã lắp mũi tên, Phong Thủy học cho rằng đây là điều không cát lợi. Nếu trước nhà có một con đường cong & độ cong hướng vào, tuy không phải đối diện với cửa chính, nhưng mặt bên nhà có một con đường thẳng và con đường cong đan với nhau cũng là điềm không cát.

Đối với con đường bên ngoài nhà ở, dù không phải là hình cung hướng phần cong ra ngoài, nếu là ở giữa phần cong có cột điện, ống khói, tòa tháp cao… ắt cũng là điều không cát lợi. Dựa vào nguyên lý quang học, kính lồi sẽ tản quang. Phong Thủy học xem các đường phản cung là đường tản khí. Cho nên khi mọi người chọn mua nhà , trước tiên nhất định phải xem xét kỹ bên ngoài, xem thử có con đường phản cung nào hay không; nếu có, nhất định phải suy nghĩ cẩn thận.

“Thuận cung” chính là khi chúng ta giương cung, tên lắp vào cung, phần bên trong mũi tên chính là thuận cung. Đường có hình thuận cung tựa như người mẹ ôm ấp con mình, khiến con người cảm thấy ấm áp, an toàn vì đường có hình bao bọc sẽ tụ khí.

* Nước phản cung là chỉ dòng sông phía trước nhà có hình phản cung.

* Đường phản cung là con đường hình uốn cong, mà phần cong đối diện với nhà mình.

* Kiến trúc phản cung là chỉ kiến trúc hình tròn, như nhà ở gần các siêu thị lớn, các tòa nhà có hình dáng cong cong, đều bị phần cong phản chiếu.

Nếu nhà ở trong một môi trường chỉnh thể có bố cục tương đối tốt, nhưng chính con đường phía trước nhà có hình phản cong sẽ làm tản mất trường khí tốt.

Đối với các kiến trúc hình phản cung nên dùng biện pháp nào thì tốt đây?

Dựa vào nguyên lý Phong Thủy học: bạn phản tôi cũng phản. Bên cạnh các kiến trúc hình tròn, cũng thiết kế một phản cung thuận theo chiều cong kiến trúc, đây là các tiêu trừ “phản cung sát” rất hiệu quả. Nhưng yêu cầu vật kiến trúc là thiết kế hình cung cần phải có độ cong giống với độ phản cung của nó.

Hoặc là bạn là phản cung tô sẽ lồi. Bên cạnh kiến trúc hình cong, đối với độ cong của phản cung, thiết kế vật kiến trúc có độ cong dạng lồi giống như vậy, phản cung ngược lại phần phản cung tiêu trừ lẫn nhau. Nguyên lý khoa học của cách nói này đã được chứng thực từ bấy lâu nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

10. Nhà ở tại sao không nên quá gần mồ mả.

Trạch, bản thân tên gọi của nó đã có ý nghĩa Phong Thủy. Trong quyển “Giải thích tên” có viết: “Trạch, khi chọn cần phải chọn nơi cát”.

Con người trên thế giới đều không rời khỏi căn nhà, dù ở trong khách sạn, nhà trọ, thì căn nhà trọ này cũng có khác nhau về thiện, ác. Nhà ở to có cách nói của nhà to, nhà nhỏ có cách lý luận của nhà nhỏ.

Nhà ở là nơi hai khí âm, dương giao hội với nhau, là mặt quan trọng trong sinh hoạt của các thành viên trong gia đình có an toàn, khỏe mạnh hay không.

Phong Thủy học truyền thống có cách nói của âm dương trạch, mà dương trạch nếu ở trên “đất Phong Thủy tốt” thì “khí sắc” của nó sẽ vô cùng “quang minh”, có thể đem đến điềm phúc cho chủ nhà. Nhưng nếu nó gần âm trạch, tức quá gần mồ mả, sẽ sinh ra ảnh hưởng không tốt. Cách nói này có các lý do sau đây:

* Nhà ở không phân biệt cũ, mới, tuy là bách niên lão trạch (nhà có tuổi thọ lâu dài), nhưng nó thông gió hướng dương; trước của rộng rãi, chủ nhà thường cảm thấy cuộc sống sẽ sáng sủa, đặc sắc; tuy nhà ở là nhà mới nhưng cách mồ mả quá gần, khiến con người dễ cảm thấy cuộc sống u ám không có ánh sáng, cuộc sống của chủ nhà thường vắng vẻ, buồn tẻ, cô độc.

* Xem phòng khách của chủ nhà. Khi nhà ở cách xa mồ mả, một phòng khách sáng sủa khi không có người cũng không có cảm giác cô tịch, lạnh lẽo mà vẫn có không khí ấm cúng náo nhiệt. Nếu cách mồ mả quá gần, ắt khi phòng khách có người thì không khí trong phòng này cũng âm u, thưa vắng.

Có một số người muốn được tổ tiên phù hộ nên thích xây mồ mả gần nhà ở để được gần gũi với tổ tiên, như thế thì “con cháu đời đời hưởng phúc”. Cho rằng khí của tổ tiên và khí của con cháu là một mạch tương thông, an táng xong hài cốt của tổ tiên thì các đời sau sẽ được tổ tiên phù hộ, con cháu đời đời được phúc khí & vận khí.

Thật ra, việc này là điều không có căn cứ. Vì mồ mả quá gần, âm khí sẽ nặng, nơi này không thích hợp xây nhà ở, xây công viên cũng sẽ không cát lợi, thường sẽ mang một cảm giác không may mắn, ảnh hưởng sức khỏe cơ thể & tâm lý con người.

Nhà ở coi trọng sự hài hòa của âm dương, sống quá gần mồ mả, âm khí sẽ nặng, dương khí của con người tất nhiên sẽ bị xâm hại, dương khí dần dần suy yếu, cơ thể dễ bị bệnh.

Nhìn theo đạo lý dưỡng sinh của khoa học hiện đại, nếu chủ nhà mỗi ngày ra ngoài đi dạo, nhìn thấy sẽ nghĩ đến đều có cảm giác có liên quan đến con người của một thế giới khác, đều có áp lực đối với tâm sinh lý, không có lợi cho sức khỏe.

Từ trước đến nay sách lý luận về Phong Thủy nhà ở có rất nhiều, quan điểm chủ yếu cũng giống nhau nhiều, khác nhau ít, lý luận của nó rõ ràng, thâm thúy & sâu xa. Phong Thủy phạm vào điều cấm kỵ tất nhiên có tai hại, cần có biện pháp hóa giải, tai hại sẽ dừng lại. Điều này giống như lấy thuốc chữa bệnh thì bệnh sẽ khỏi. Vì thế nói sống ở “nhà thịnh vượng” là an toàn cho sức khỏe & sinh mệnh. Con người sống trong một ngôi nhà yên ổn mới có thể cát tường, thịnh vượng, nếu không sẽ dẫn đến gia môn suy bại, lạnh lẽo.

Cho nên lý luận Phong Thủy nhà ở cho rằng môi trường nhà ở tốt là nơi có lợi cho sức khỏe cơ thể & tâm lý, an cư lạc nghiệp. Từ đó có thể thấy, nghiên cứu Phong Thủy nhà ở là một phương pháp khoa học, nhà ở nhất định không được chọn nơi quá gần mồ mả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

11. Tại sao nhà ở thường phải chọn tọa bắc hướng nam.

Nhà ở tọa bắc hướng nam là một trong những nguyên tắc trong lý luận Phong Thủy truyền thống. Trong “Dịch chiêm học” nói, phương nam thảo mộc sinh sôi nhiều, dương khí đầy đủ, hướng nam được xem là hướng thịnh vượng nhất.

Người xưa cho rằng bắc là âm, nam là dương, nơi có Phong Thủy tốt là âm dương phải hài hòa. Thời nguyên thủy, tổ tiên đã xây dựng thôn xóm tọa bắc hướng nam. Khảo cổ học hiện đại phát hiện đa số các ngôi nhà cổ đều có cửa chính hướng nam.

Cho đến ngày nay, nhà ở tọa bắc hướng nam cũng là điều đầu tiên để chọn mua nhà ở. Sau đây là 3 lý do để chọn nhà ở tọa bắc hướng nam:

a) Ánh sáng tốt. Trong “Trạch kinh” nói, phàm cửa sổ hướng nam, đông nam hoặc tây nam, ánh sáng trong nhà sẽ tốt. Nhà ở tọa bắc hướng nam lợi dụng được triệt để ánh sáng mặt trời, giữ không khí ấm khi mùa đông, mát mẻ khi mùa hè.

:( Sự thông gió tốt. Tọa bắc hướng nam sẽ khiển không khí nhà ở được lưu thông một cách đầy đủ.

c) Tránh gió bắc. Tọa bắc hướng nam không chỉ vì ánh sáng, thông gió mà là còn để tránh gió bắc.

Từ ngày xưa con người đã có nhận thức về sự thay đổi của thời tiết, phân gió ra thành gió âm và gió dương. “Địa học chỉ chính” viết “Dương yên ổn vốn không sợ gió, tự nhiên có sự khác nhau về âm dương, hướng nam hướng đông là gió ấm, gió chậm, gọi là gió dương. Hướng tây hướng bắc là gió lạnh, gió hàn, gọi là gió âm, nên có bình phong chắn gió, nếu không sẽ bị gió thổi nhiễm lạnh”. Cách nói này chính là cần phải tránh sự xâm hại của gió bắc.

Nói chung, nhà ở tọa tây nam hướng đông bắc, không phải là sự lựa chọn lý tưởng. Vì ngoài điều kiện ánh sáng không tốt ra còn dễ hấp thu những vật chất âm và ẩm trong không khí, có hại cho sức khỏe cơ thể con người.

Trên thực tế, phương vị hướng nam không dễ tìm, vì thế dùng hướng chính nam làm nguyên tắc, hơi nghiêng về hướng đông hoặc hướng tây cũng không có trở ngại gì. Nếu nhà ở không có cách nào xây dựng theo hướng nam, thì cần phải mở nhiều cửa sổ ở hướng nam hoặc xây giếng trời, tăng thêm ánh sáng, khí ấm, hoặc trồng nhiều cây ở hướng bắc để bù đắp.

Thành thị ngày nay khi xây dựng chịu nhiều hạn chế về các mặt, nhà ở không thể tọa bắc hướng nam, nhưng các kiến trúc sư không ngừng tạo mọi điều kiện để chúng ta có một môi trường nhà ở lý tưởng, thay đổi một cách có hiệu quả vấn đề hướng nhà không tốt, để thỏa mãn nguyện vọng sống khỏe mạnh của chúng ta.

Share this post


Link to post
Share on other sites

12. Tại sao nhà ở có hình vuông là tốt.

Từ trước người phương Đông đều bị ảnh hưởng bởi quan niệm “trời tròn đất vuông”, khi xây nhà bất kể là tường ngoài hay trong phòng, đa số đều là hình vuông, tứ bình bát ổn, không nghiêng không lệch.

Trong Phong Thủy học, nhà ở hình vuông là tốt nhất. Cũng có thể nói, nhìn từ vị trí của phương chính, hình dạng nhà ở hình vuông hoặc hình chữ nhật, bốn bên không khuyết góc, trái phải tương xứng với nhau, là dạng nhà ở lý tưởng nhất. Nếu nhà ở dài hẹp hoặc hình dạng không có quy tắc sẽ cho là không cát lợi.

Đây là vì theo nguyên tắc Phong Thủy học, nhà ở hình vuông có thể khiến năng lượng của khí sinh ra dòng chảy tuần hoàn cân bằng, sẽ không xảy ra nhiều tai họa hoặc tai họa bất ngờ, từ đó ảnh hưởng tốt đến sức khỏe cơ thể và tâm lý người ở. Còn nhà ở dài và hẹp hoặc khuyết góc, khí trong nhà sẽ ngưng tụ, hoặc chảy không có quy luật, sự phân bố trường năng lượng sẽ mất cân bằng, có ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống thường ngày của người ở.

Nhìn theo quan điểm hiện đại, tính thực dụng của ngôi nhà hình vuông cao, trang trí nội thất cũng tiện, hơn nữa dễ thỏa mãn các nhu cầu về thông gió, ánh sáng… Sống trong ngôi nhà này tự nhiên sẽ cảm thấy thoải mái, tâm bình khí hòa, gia đình hòa thuận.

Tuy rằng như thế, do điều kiện đất đai hạn chế, nhà ở nhiều khi phải xây dựng trên những mảnh đất khuyết góc, hoặc việc chọn mua nhà trở nên khó khăn. Cho nên khuyên các bạn khi mua nhà nhất định phải chú ý đến hình dạng của nhà, cần cố gắng chọn nhà ở hình vuông. Nếu thật không có lựa chọn nào khác, thì ít nhất cũng chọn môi trường nào có không gian bù đắp.

Nhà ở trong thành phố hiện đại đa số là dài và hẹp. Tức là chiều dài thường gấp đôi chiều ngang. Như nhà có chiều dài 10m, chiều ngang chỉ có 4m, gọi là dài và hẹp. Đối với nhà ở dài và hẹp, cách giải quyết tốt nhất là dùng tủ đứng, bàn trang điểm… chia phòng khách ra làm đôi, cắt chiều dài ra làm hai nửa không gian vuông, để khi nhìn vào không có cảm giác dài và hẹp.

Khi bài trí các đồ vật nội thất, cần chú ý các điểm sau:

* Bộ phận phân cách nên cố gắng dựa vào đường tuyến giữa, vì như thế hai phần được chia ra mới có dạng hình vuông, nếu không sẽ mất đi ý nghĩa của việc làm này.

* Nên cố gắng dùng các tủ thấp hoặc đồ trang trí nội thất thấp để phân cách, như chiếc tủ thấp hơn 1m hoặc bàn trang điểm là lý tưởng nhất, vì như thế mới có thể làm cho không khí của hai phần phân cách được tương thông. Nếu dùng tủ cao hoặc tường để phân cách, hiệu quả sẽ giảm đi nhiều.

* Đồ dùng để phân cách nên cố gắng tránh đối diện với cửa chính, càng cần phải lưu ý không để tủ phân cách đối diện với cửa phòng của trẻ em, tránh trẻ em ra vào không thuận tiện, hoặc sinh ra đụng chạm ngoài ý. Nếu không thể tránh được, chỉ có thể bày một chậu kiểng trên đầu tủ để cứu chữa.

Có một số nhà ở mang đến cho con người cảm giác tinh thần thanh thản; mà có một số nhà ở lại khiến con người cảm thấy áp bức, u buồn, đứng ngồi không yên, một trong những nguyên nhân của nó là ưu khuyết điểm về bố cục kết cấu của nhà ở không giống nhau.

Kết cấu bố cục bốn phía rộng rãi, bố trí hài hòa là sự chọn lựa tốt nhất. Vì thế, khi bạn chọn nhà ở, bạn cần đứng tĩnh lặng trong nhà khoảng 10 phút, cảm giác một chút xem thử nhà ở này có mang lại tâm tình tịnh khí ngưng thần cho bạn hay không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

13. Nhà ở tại sao cần to nhỏ vừa phải.

Ngày nay, có rất nhiều người một mực theo đuổi nhà ở to, không gian rộng, thậm chí có người sống một mình trong ngôi nhà hơn 200 mét vuông. Nhưng cũng có người do điều kiện kinh tế hạn chế nên cả nhà phải sống trong một ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp, thậm chí chưa tới 60 mét vuông. Đây hiển nhiên là điều không thích hợp.

Ai ai cũng biết, ngôi nhà quá nhỏ không khí sẽ không lưu thông, hô hấp không thuận, điều này tự nhiên sẽ có hại đến sức khỏe con người. Nói theo Phong Thủy học, không gian quá chật hẹp cũng dễ tạo nên sự ngưng tụ và lưu thông không trôi chảy của khí, đây là điều cấm kỵ.

Trong tình huống có đầy đủ về điều kiện kinh tế, mua nhà có diện tích to hơn một chút, sống ở một nơi rộng rãi thoải mái một chút, đây cũng là điều thường tình, nhưng cũng cần phải có hạn chế. “Trạch tướng” nói, phòng lớn sẽ nhiều âm, nghĩa là phòng lớn nhưng người ít thì âm khí sẽ nặng.

Phong Thủy học cho rằng, nhà ở cần phải tụ khí, diện tích quá lớn nhân khẩu lại ít, ắt nhân khí sẽ tản, không cát lợi, dễ hình thành nhân không thắng phòng - tạo nên kết cấu “phòng hiếp nhân”. Sống lâu ngày, trường khí của con người sẽ tản mà không tụ, âm khí nặng, dương khí suy, sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trường thái. Cho nên, người xưa cho rằng người đông là điều cát lợi, như thế dương khí của con người mới có thể áp được âm khí của phòng.

Xét ở khía cạnh thực tế, diện tích nhà ở và tỷ lệ nhân khẩu vừa phải sẽ có một cảnh tượng hưng thịnh, giữa trẻ con và người lớn dễ có cảm giác thân thiện, dễ tăng sự hòa thuận trong gia đình, khích lệ người trong gia đình đoàn kết và hăng hái, hơn nữa mỗi một gian phòng đều có công dụng, có thể sử dụng hết công năng của nó.

Phân tích theo sinh lý học, một trong những công việc chủ yếu của người nữ chủ nhân trong mỗi nhà là quét dọn, nếu diện tích quá lớn, sẽ gánh vác công việc quá nặng. Dựa vào một bảng điều tra chứng tỏ một người nữ chủ nhân quét dọn diện tích khoảng 60-100 mét vuông là thích hợp.

Thế thì, nhà ở cần diện tích bao nhiêu là thích hợp nhất? Ở đây đưa ra hai cách tính:

a) Tổng số tuổi của mọi người trong gia đình nhân với 1.1 ra diện tích nhà ở: ví dụ như nam chủ nhân 35 tuổi, nữ chủ nhân 30 tuổi, hai đứa trẻ 10 tuổi và 5 tuổi; tổng số tuổi là 80 tuổi, 80 nhân với 1.1 là 88; vậy diện tích nhà ở thích hợp là trên dưới 88 mét vuông.

:( Cách tính ba đời: vợ chồng hợp lại tính là 50 mét vuông, đứa trẻ chưa đến tuổi đi học là 10 mét vuông, đứa trẻ học cấp 1 đến cấp 3 là 15 mét vuông, sinh viên và người già mỗi người 20 mét vuông.

Trên thực tế, diện tích nhà ở có thích hợp hay không chủ yếu là dựa vào số người ở để quyết định, không có tiêu chuẩn nào cả. Nguyên tắc tổng thể là: lớn nhưng không trống trải, nhỏ nhưng không chật chội, thuận tiện thoải mái, sống với nhau hòa thuận, vui vẻ.

Nếu nhà ở hiện tại của bạn quá lớn, cách hóa giải là có thể mời bạn bè đến hội tụ thường xuyên, hoặc mời bố mẹ hay anh chị em đến ở chung; nếu nhà ở hiện tại của bạn quá nhỏ, ắt cần phải nhanh chóng tìm cách thay đổi hiện trạng.

Tóm lại, chỉ cần bạn dựa vào các phương pháp trên, nắm vững chính xác tiêu chuẩn diện tích nhà ở, nhà ở to nhỏ vừa phải tự nhiên sẽ đem đến cho bạn sự may mắn và tâm tính tốt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

14. Nhà ở có bao nhiêu phòng là thích hợp.

Phong Thủy học truyền thống cho rằng số phòng trong một ngôi nhà có ảnh hưởng lớn đến sự may mắn và sức khỏe của người ở.

Điều đáng chú ý là ở đây chỉ số phòng trong nhà, chứ không phải chỉ riêng về số phòng ngủ. Vì dựa vào sách cổ, chỉ cần là một không gian có bốn tường bao quanh và có cửa sẽ được gọi là “phòng”. Cho nên, phòng khách, nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ, phòng sách, nhà kho, thậm chí phòng giặt đồ cũng được gọi là một gian phòng, có thể được xếp vào danh sách tổng số các phòng trong một ngôi nhà.

Thật ra, sự phán đoán cát hung của số phòng trong nhà ở của Phong Thủy học đã được quan niệm kiến trúc hiện đại kiểm chứng, đạo lý cũng giống như nhau. Gia đình hiện đại thường là hai vợ chồng và một đứa con hợp thành một nhà ba người; vì thế, một nhà có 3-4 gian phòng sẽ không đủ dùng. Thế thì rốt cuộc một ngôi nhà có bao nhiêu phòng mới thích hợp?

Sự bố trí các gian phòng nên bao gồm bốn không gian dưới đây:

a) Không gian ngủ: bao gồm phòng ngủ của chủ, phòng trẻ em. Nếu có người già cùng chung sống cần phải chuẩn bị thêm một phòng ngủ cho họ, gọi là phòng người già.

:( Không gian ăn uống: gồm phòng ăn và nhà bếp.

c) Mỗi một gia đình nên có phòng vệ sinh tương ứng kèm theo.

d) Không gian có công dụng khác: gồm phòng khách, phòng sinh hoạt chung, phòng sách, phòng cho khách ở, ban công, nhà kho, nhà xe… thậm chí nếu nhà ở to còn có thêm phòng tập thể dục, phòng nghe nhạc, phòng tập hát…

Bốn loại không gian kể trên nếu diện tích nhà ở to, lý tưởng nhất đương nhiên là mỗi loại đều phân chia ra, nhưng trước mắt số người sống trong ngôi nhà có diện tích to như thế là có hạn.

Dùng một ngôi nhà của người bình thường để nói, khi không gian có hạn, khi không có cách nào bố trí nhiều phòng, có thể xem xét các loại không gian và hợp chúng lại sử dụng chung. Như phòng ăn, phòng khách, phòng sinh hoạt chung có thể dùng chung, nhưng phòng ngủ của mỗi người phải riêng biệt. Vì thế, một ngôi nhà chỉ có ba hay bốn phòng khó thỏa mãn được các nhu cầu về cuộc sống, vui chơi, nghỉ ngơi của người hiện đại.

Nếu số phòng trong một ngôi nhà vừa vặn rơi vào con số 3, 4, 8 tượng trưng cho “hung” - chỗ này không hiểu sao tác giả lại không giải thích rõ – không nên vì thế mà lo lắng quá, một là làm tăng hoặc giảm công dụng của một số phòng là điều không cố định, có thể thay đổi. Hai là có mấy phòng là thích hợp đều do điều kiện gia đình và tình trạng nhu cầu quyết định. Phòng ốc là “chủ hung hay chủ kỵ”, cũng có liên quan đến tâm lý và nhận biết của bạn, không vì thế mà căng thẳng lo lắng, chủ yếu là có phù hợp với nhà ở hay không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hkeikun ơi, sao hỏng đưa lên tiếp đi, mới có 14 câu zị :( . 100 câu mới đủ đó nghen.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hì . Tại Ngô Dũng Tiên Sinh mới post được có 14 câu ah. Còn mấy câu sau chưa post kịp nên anh hkeikun chưa post lên được mọi người thông cảm.

Những câu hỏi thường gặp về Phong thủy

Phong thủy là gì?

Phong thủy có nghĩa là Gió và Nước. Đây là một môn nghiên cứu có từ rất lâu đời của người Trung Quốc về môi trường thiên nhiên. Phong thủy có thể giúp xác định vị trí tốt nhất hay chỗ yêu thích nhất cho bất cứ ai và còn giúp con người tránh được những địa điểm xấu và kém may mắn.

Những nguyên tắc cơ bản của Phong thủy?

Âm dương, Ngũ hành, Tám hướng, Hệ mặt trời, và Môi trường.

Phong thủy có phải chỉ áp dụng cho nhà cửa?

Phong thủy có thể được ứng dụng để phân tích năng lượng của một thành phố, một quốc gia, và cả thế giới.

Chuông gió có phải là một thành phần trong Phong thủy?

Vâng, nhưng khi chúng được làm bằng kim loại và được sử dụng thận trọng. Nếu chuông gió được đặt không đúng chỗ có thể gây ra những vấn đề tai hại.

Phong thủy có liên quan đến đạo Phật hay đạo Khổng?

Phong thủy thì không liên quan đến tôn giáo và tâm linh. Nó là môn khoa học dựa trên việc phân tích năng lượng.

Phong thủy có thể đem lại sự giàu có cho bạn?

Phong thủy có thể tạo ra một môi trường thiên nhiên hoà hợp mà chúng sẽ giúp cho sức khoẻ của bạn, trí óc minh mẫn. Bằng cách này bạn sẽ có được đủ năng lượng và sự sáng suốt để quan tâm đến nhiều thứ trong đó có vấn đề kiếm tiền. Phong thủy tốt không đem lại cho bạn sự giàu có nếu bạn chẳng làm gì nhưng nó sẽ đem lại những thúc đẩy cần thiết cho danh tiếng và may mắn.

Cây trong nhà khô héo và chết. Đây có phải là Phong thủy xấu?

Vâng, Nếu bạn đặt cây trồng trong nhà tại nơi mà chúng luôn tươi tốt, ánh nắng mặt trời, không khí trong lành, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, tránh được các tia bức xạ. thì không có lí do gì cây lại không tăng trưởng. Cây trồng nhà bạn trông tệ thế nào thì bạn cũng sẽ trông tệ thế ấy. Hãy tìm ra nguyên nhân và lảm điều gì đó để cứu ngôi nhà của bạn.

Cá nuôi trong hồ kiểng chết, nhà của bạn đang bị tấn công của nguồn năng lượng xấu?

Cá chết là do môi trường nước. Tìm ra nguyên nhân và chỉnh sửa cho đúng.

Phong thủy có thể cứu được một cuộc hôn nhân đổ vỡ hay sự phá sản trong công việc?

Có nhưng cũng có thể không. Giải pháp là mọi thứ cần được đạt đúng chỗ. Nếu bạn có thể biến nơi của bạn trong sự hài hoà cân đối, nguồn năng lượng và tình yêu dạt dào thì mọi mong đợi của bạn sẽ có kết quả tốt.

Tôi có cần chi nhiều tiền cho việc thực hiện những thay đổi trong văn phòng hay nhà ở?

Bạn chỉ cần thay đổi vị trí những vật dụng trong nhà bạn. Đó có thể là những màu sắc đặc thù, hình dáng, hay những vật dụng cần thiết trong nhà bạn. Có rất nhiều cách để làm nổi bật không gian của bạn bằng việc ứng dụng môn Phong thủy.

Số 4 có phải là điều xấu trong Phong thủy?

Số 4 được xem là điều xấu trong Phong thủy cổ xưa vì âm của nó giống từ “chết” theo tiếng Quảng Đông.

Làm thế nào để tìm được nhà cố vấn phong thủy giỏi cho nhà bạn?

Lời khuyên là hãy chọn bác sĩ hay nhà thiết kế cảnh quan…

Cây trong phòng ngủ là Phong thủy tốt hay xấu?

Cây xanh hấp thụ khí O2 vào ban ngày và thải khí CO2 vào ban đêm.Vì vậy việc đặt cây trong phòng ngủ không phải là ý tưởng tốt.

Sử dụng Kiếng (Gương) trong Phong thủy?

Việc sử dụng kiếng trong trong phòng tắm là điều hiển nhiên không bàn cãi. Nhưng hãy tránh đặt kiếng trong phòng ngủ nếu nó chiếu vào giường của bạn. Kiếng cũng có thể giúp căn phòng hay lối đi có được cảm giác rộng hơn. Lời khuyên là hãy sử dụng Kiếng vào đúng chỗ, nếu không chúng sẽ gây bất lợi qua những hình ảnh phản chiếu trong Kiếng.

Nguon;Blogphongthuy

Thân.

Lê Bá Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites