Thiên Sứ

Lại Bàn Chuyện "kim Long Đằng Phi"

86 bài viết trong chủ đề này

Hoàn Cầu: "4 thùng thuốc súng" vây Trung Quốc, Senkaku dễ nổ nhất

Thứ tư 27/02/2013 13:00

(GDVN) - Nhật Bản được xem như một đối thủ "ngang cơ" với Trung Quốc. Là 2 nền kinh tế thứ 2, thứ 3 thế giới, một khi thùng thuốc súng Hoa Đông phát nổ thì "sức công phá" của nó sẽ rất ghê gớm.

Posted Image

F-15 Nhật Bản (hình minh họa)

Thời báo Hoàn Cầu ngày 27/2 đăng bài phân tích của Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản JCC nhận định, đối với Trung Quốc hiện nay, eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, Hoa Đông và Biển Đông chính là 4 thùng thuốc súng vây quanh Trung Quốc, trong đó Senkaku "dễ nổ" nhất.

Liên quan tới "4 thùng thuốc súng" này có 3 đặc trưng nổi bật, theo tác giả, đầu tiên chính là sự giằng co của quan hệ Trung - Mỹ. Cả 4 điểm nóng trong khu vực Đông Á ngày nay đều liên quan đến sự chia rẽ giữa hai cường quốc Đông - Tây này, cả 4 điểm nóng đều vận động theo những thay đổi và điều chỉnh sức mạnh tổng hợp và chiến lược của cả hai bên và "4 thùng thuốc súng" có mối liên hệ mật thiết với nhau vì nó bị chi phối bởi chính 2 "kỳ thủ" trên bàn cờ Đông Á và quốc tế.

Đặc điểm thứ 2, "4 thùng thuốc súng" này mỗi "thùng" có một chìa khóa khác nhau mang tính đặc thù của quan hệ tay đôi giữa Trung Quốc với các bên liên quan: Trung - Đài, Trung - Nhật, Trung - Hàn, Trung - Triều, Trung - Phi và Trung - Việt với những đặc điểm giao thoa và nhiều nét đặc thù không giống nhau, không thể sử dụng "chìa khóa" thùng thuốc súng này để tháo mở thùng thuốc súng kia được.

Trong cục diện bàn cờ Đông Á với "4 thùng thuốc súng" hiện nay, Trung Quốc luôn thể hiện rõ tham vọng "ta là chủ" trong mọi mối quan hệ trong khi các bên liên quan còn lại cũng đều có những tính toán của riêng mình, tuy nhiên theo Hoàn Cầu, chỉ có Trung Quốc mới có đủ năng lực "làm chủ 4 thùng thuốc súng" này bất chấp việc Mỹ muốn can thiệp và làm chủ cuộc chơi.

Cục diện bàn cờ Đông Á và thứ tự của "4 thùng thuốc súng" ngày nay cũng đã thay đổi. Trước đây "thùng thuốc súng Đài Loan" hễ chạm vào là nổ vì Bắc Kinh xác định vấn đề Đài Loan là lợi ích cốt lõi, xếp thứ 2 là bán đảo Triều Tiên, thứ 3 là Biển Đông và thứ 4 là Hoa Đông - Senkaku.

Tuy nhiên ngày nay, thứ tự "4 thùng thuốc súng" này theo tác giả bài báo trên Hoàn Cầu, "dễ nổ" nhất lại là thùng thuốc súng Hoa Đông - Senkaku, và Nhật Bản được xem như một đối thủ "ngang cơ" với Trung Quốc. Là 2 nền kinh tế thứ 2, thứ 3 thế giới, một khi thùng thuốc súng Hoa Đông phát nổ thì "sức công phá" của nó sẽ rất ghê gớm.

Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu)

=========================

một khi thùng thuốc súng Hoa Đông phát nổ thì "sức công phá" của nó sẽ rất ghê gớm.

Nổ hay không thì vẫn còn thời gian để không nổ. Nhưng cái kíp nổ nằm ở đâu để tháo mới là zdấn đề cần bàn. Chưa nói đến việc có muốn tháo hay không?

Đúng là "Kim Long đằng phi. Ngân xà kình vũ". Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoàn Cầu: "4 thùng thuốc súng" vây Trung Quốc, Senkaku dễ nổ nhất

Thứ tư 27/02/2013 13:00

(GDVN) - Nhật Bản được xem như một đối thủ "ngang cơ" với Trung Quốc. Là 2 nền kinh tế thứ 2, thứ 3 thế giới, một khi thùng thuốc súng Hoa Đông phát nổ thì "sức công phá" của nó sẽ rất ghê gớm.

Posted Image

F-15 Nhật Bản (hình minh họa)

Thời báo Hoàn Cầu ngày 27/2 đăng bài phân tích của Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản JCC nhận định, đối với Trung Quốc hiện nay, eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, Hoa Đông và Biển Đông chính là 4 thùng thuốc súng vây quanh Trung Quốc, trong đó Senkaku "dễ nổ" nhất.

Liên quan tới "4 thùng thuốc súng" này có 3 đặc trưng nổi bật, theo tác giả, đầu tiên chính là sự giằng co của quan hệ Trung - Mỹ. Cả 4 điểm nóng trong khu vực Đông Á ngày nay đều liên quan đến sự chia rẽ giữa hai cường quốc Đông - Tây này, cả 4 điểm nóng đều vận động theo những thay đổi và điều chỉnh sức mạnh tổng hợp và chiến lược của cả hai bên và "4 thùng thuốc súng" có mối liên hệ mật thiết với nhau vì nó bị chi phối bởi chính 2 "kỳ thủ" trên bàn cờ Đông Á và quốc tế.

Đặc điểm thứ 2, "4 thùng thuốc súng" này mỗi "thùng" có một chìa khóa khác nhau mang tính đặc thù của quan hệ tay đôi giữa Trung Quốc với các bên liên quan: Trung - Đài, Trung - Nhật, Trung - Hàn, Trung - Triều, Trung - Phi và Trung - Việt với những đặc điểm giao thoa và nhiều nét đặc thù không giống nhau, không thể sử dụng "chìa khóa" thùng thuốc súng này để tháo mở thùng thuốc súng kia được.

Trong cục diện bàn cờ Đông Á với "4 thùng thuốc súng" hiện nay, Trung Quốc luôn thể hiện rõ tham vọng "ta là chủ" trong mọi mối quan hệ trong khi các bên liên quan còn lại cũng đều có những tính toán của riêng mình, tuy nhiên theo Hoàn Cầu, chỉ có Trung Quốc mới có đủ năng lực "làm chủ 4 thùng thuốc súng" này bất chấp việc Mỹ muốn can thiệp và làm chủ cuộc chơi.

Cục diện bàn cờ Đông Á và thứ tự của "4 thùng thuốc súng" ngày nay cũng đã thay đổi. Trước đây "thùng thuốc súng Đài Loan" hễ chạm vào là nổ vì Bắc Kinh xác định vấn đề Đài Loan là lợi ích cốt lõi, xếp thứ 2 là bán đảo Triều Tiên, thứ 3 là Biển Đông và thứ 4 là Hoa Đông - Senkaku.

Tuy nhiên ngày nay, thứ tự "4 thùng thuốc súng" này theo tác giả bài báo trên Hoàn Cầu, "dễ nổ" nhất lại là thùng thuốc súng Hoa Đông - Senkaku, và Nhật Bản được xem như một đối thủ "ngang cơ" với Trung Quốc. Là 2 nền kinh tế thứ 2, thứ 3 thế giới, một khi thùng thuốc súng Hoa Đông phát nổ thì "sức công phá" của nó sẽ rất ghê gớm.

Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu)

=========================

Nổ hay không thì vẫn còn thời gian để không nổ. Nhưng cái kíp nổ nằm ở đâu để tháo mới là zdấn đề cần bàn. Chưa nói đến việc có muốn tháo hay không?

Đúng là "Kim Long đằng phi. Ngân xà kình vũ". Híc!

Theo nghĩa đen thì không bao giờ có chuyện nổ cùng 1 lúc Sư phụ nhỉ? nhưng nghĩa bóng thì có thể (trên chiến trường khác)... èo vậy thì anh Tung Của tèo là cái chắc. hihi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo nghĩa đen thì không bao giờ có chuyện nổ cùng 1 lúc Sư phụ nhỉ? nhưng nghĩa bóng thì có thể (trên chiến trường khác)... èo vậy thì anh Tung Của tèo là cái chắc. hihi

Chẳng bao giờ nổ ở biển Đông cả. Tôi hy vọng vậy. Nhưng ở ba điểm kia thì đúng là "Ba trong một", cứ như dầu gội đầu quảng cáo trên Tivi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảnh giác với cú đấm liên hoàn của Trung Quốc

Thứ Sáu, 01/03/2013 - 11:53

Đông Á không còn trong giai đoạn bình thường. Với những căng thẳng leo thang trong tranh chấp vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, khu vực này ngày càng diễn biến giống với cuộc chiến Balkan - do những tranh chấp biển đảo - cách đây một thế kỷ.

Posted Image

Chủ nghĩa dân tộc đang lan truyền thành một làn song mạnh mẽ, làm hạn chế khả năng sử dụng chính trị để đạt được các giải pháp ít mang tính đối đầu hơn. Quan hệ ngoại giao Trung - Nhật rơi vào tình trạng căng thẳng nhất kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương năm 1972. Điều này khiến các hoạt động đầu tư và thương mại song phương giảm sút đáng kể, các chính phủ trong khu vực phải theo dõi diễn biến tình hình với sự cạnh giác cao hơn.

Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam và Trung Quốc - Philippines cũng xấu đi đáng kể, trong khi các thể chế chủ chốt của khu vực như Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dần rơi vào tình trạng phân cực. Xét tới vấn đề an ninh, hiện tại là thời điểm Đông Nam Á ở trong trạng thái phức tạp nhất kể từ sau năm 1975.

Tại Trung Quốc, các vấn đề hiện hữu đối với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines được quan tâm hàng đầu. Chúng xuất hiện phổ biến trên cả các phương tiện truyền thông chính thức lẫn các phương tiện truyền thông xã hội, hướng nguồn thông tin theo hướng cực đoan (đặc biệt là truyền thông xã hội).

Đồng thời, chúng cũng chi phối các cuộc thảo luận, trao đổi của các quan chức Trung Quốc và khách nước ngoài. Quan hệ song phương Trung - Nhật đang đặc biệt trở thành tâm điểm trong hầu hết các cuộc đàm thoại chính thức khi phía Trung Quốc muốn thăm dò những điều bên đối thoại những gì họ xác định là sự thay đổi rõ rệt trong quan điểm đường lối chính trị của Nhật Bản cũng như vai trò trung tâm của Trung Quốc trong các cuộc tranh luận tại đây.

Trung Quốc không muốn giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản bằng xung đột vũ trang, nhưng cũng thể hiện rõ, họ sẽ chỉ chịu đựng đến một ngưỡng giới hạn nhất định vì những lý do bên trong, và luôn sẵn sàng cho mọi tình huống bất ngờ.

Chẳng hạn như ở Trung Quốc, tổ chức International Crisis Group ước tính rằng, chỉ riêng trong tranh chấp Biển Đông đã có tới 8 cơ quan khác nhau liên đới tham gia. Ngoài ra, những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của các bên tranh chấp - gắn liền với những lợi ích về khoáng sản, năng lượng và tài nguyên biển - đều rất hùng hồn.Tương tự như cuộc chiến khu vực Balkan thế kỷ trước, sự chia rẽ do liên minh chồng chéo, lòng trung thành, sự hận thù gây ra đang khiến môi trường chiến lược ở Đông Á trở thành một mớ bòng bong. Có ít nhất sáu quốc gia và thực thể chính trị đang liên quan tới tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, ba trong số đó là đối tác chiến lược thân cận với Hoa Kỳ. Và cũng có rất nhiều các cơ quan, tổ chức tại mỗi quốc gia tham gia tranh chấp.

Trong khi Hoa Kỳ vẫn giữ quan điểm trung lập, sự tương tác giữa các lợi ích ngày càng hẹp hòi của một số bên tranh chấp cùng với bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có vai trò quan trọng và dường như khó kiểm soát nổi.

Tình hình càng phức tạp thêm khi Đông Á đang dần tự đẩy mình theo những chiều đối lập mạnh mẽ. Một mặt, các lực lượng toàn cầu hóa đang đưa các dân tộc, nền kinh tế và các quốc gia xích lại gần nhau hơn bao giờ hết, tiêu biểu như kim ngạch thương mại nội vùng chiếm tới 60% trong tổng kim ngạch thương mại Đông Á.

Mặt khác, các lực lượng dân tộc chủ nghĩa nguyên thủy và gần như di truyền đồng thời cũng đang đe dọa gây chia rẽ sâu sắc khu vực Đông Á. Kết quả là, quan điểm xung đột vũ trang đi ngược lại với lợi ích của các quốc gia vốn đang hưởng nhiều lợi ích từ nền kinh tế năng động chưa từng thấy trong khu vực, giờ đây lại bị nghi ngờ ghê gớm trong các cuộc đối thoại khu vực mà nguyên nhân chủ yếu là do các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, được khơi dậy bởi những hiềm khích sâu xa về văn hóa và lịch sử. Đông Á hiện nay đa diễn ra hai câu chuyện của hai thế giới đối lập nhau như thế.

Rạn nứt đáng lo ngại nhất đang diễn ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc với Việt Nam. Vào tháng 9/2012, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành mua lại 3 hòn đảo thuộc nhóm đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Động thái trên khiến Trung Quốc quy kết Nhật Bản, quốc gia đang kiểm soát hành chính trên thực tế(de facto)tại nhóm đảo Senkaku trong phần lớn thế kỷ trước, đang hướng đến thực thi chủ quền trên luật định(de jure).

Đáp trả lại hành động trên, Trung Quốc đã tiến hành một loạt biện pháp mà nước này gọi là "cú đấm liên hoàn", bao gồm trả đũa kinh tế, phái tàu tuần tra biển ra khu vực tranh chấp, tập trận tác chiến chung giữa các ngành trong lực lượng quân đội, và biểu tình bạo lực rộng khắp nhằm vào các mục tiêu ngoại giao và thương mại của Nhật Bản trên toàn Trung Quốc.

Hậu quả, quý 4/2012, xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc giảm mạnh, và do Nhật Bản vừa trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, nên chỉ riêng việc xuất khẩu trượt giảm cũng đủ khả năng trở thành nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc tới bức tranh toàn cảnh kinh tế Nhật Bản cùng thời kỳ.

Giữa tháng 12, Nhật Bản cáo buộc máy bay Trung Quốc đã lần đầu tiên kể từ năm 1958 xâm nhập trái phép vào không phận Nhật Bản trên các quần đảo tranh chấp. Sau hành động này của Trung Quốc, Nhật Bản đã điều 8 máy bay chiến đấu F-15 tới các hòn đảo. Trong khi cả hai bên đều tránh việc triển khai các lực lượng hải quân, quan ngại cũng đang ngày càng gia tăng trước nguy cơ leo thang quân sự khi sức mạnh quân sự đang được đưa vào củng cố cho các loại tàu bảo vệ bờ biển.

Trong khi "động tĩnh im ắng" trong giới quân sự Nhật Bản liên quan đến kế hoạch đối phó với bất ngờ của Trung Quốc đang ngày một nghe rõ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người vừa nhậm chức vào giữa tháng 12/2012, đang cố gắng ôn hòa các phát biểu công khai của mình về Trung Quốc để gửi đi một thông điệp ngoại giao rằng ông mong muốn khôi phục lại sự ổn định trong mối quan hệ hai nước.

Điều này được ông khẳng định bằng bức thư tay hòa giải gửi tới ông Tập Cận Bình, lãnh đạo mới của Trung Quốc vào ngày 25/1 nhân chuyến thăm Bắc Kinh của lãnh đạo đảng liên minh cầm quyền Dân chủ Tự do New Komeito. Hành động trên rất được Bắc Kinh hoan nghênh theo cả cách kín đáo và công khai, thể hiện qua bình luận chính thức của ông Tập Cận Bình vào ngày hôm sau.

Quan điểm của Bắc Kinh là trong khi vừa muốn Nhật Bản chính thức công nhận sự tồn tại của tranh chấp lãnh thổ nhằm củng cố vị thế chính trị và pháp lý của Trung Quốc về tương lai các hòn đảo tranh chấp, vừa muốn tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư được quản lý theo cách không đe dọa tới an ninh khu vực, đe dọa sự ổn định cần thiết cho nước này hoàn thành mục tiêu chính là cải cách và tăng trưởng kinh tế.

Còn tiếp

Theo Trâm Anh

Tuanvietnam

================

Bởi vậy. "Quá mù ra mưa" rồi! Vấn đề căn để là thế giới này sẽ phải hội nhập toàn cầu. Cho nên nó cần một thực thể làm "trùm" - ấy nà lói lôm vậy. Nếu tranh chấp nhau làm "trùm" thì tất yếu là "bụp". Đấy là bản chất của vấn đề. Còn tất cả mọi sự tranh chấp, phải quấy của con mẹ bán cá chỉ là hiện tượng!

Thí dụ nha: Nhật Bản tự nhiên long trọng công nhận Senkaku/ Điều Ngư là của Trung Quốc; Đài Loan hợp nhất với Trung Hoa lục địa; Biển Đông Trung Quốc chiếm hết và quản lý. Sau đó rồi sao? Liệu lúc đó người Mỹ yên tâm lo sản xuất ô tô để bán và tiếp tục thám hiểm sao Hỏa; Khối Eur mượn tiền Trung Quốc phát triển kinh tế....Chuyện chỉ đơn giản vậy sao?

Vậy bản chất vấn đề là một tổ chức trùm sẽ xuất hiện theo hướng nào? Chiến tranh hay con người đủ thức thời để giải quyết theo cách khác?

Sửa chữa quá khứ để thay đổi hiện tại thì chỉ có trong phim viễn tưởng của Hollywood. Nhưng nhận thức tương lai và bắt đầu từ hiện tại thì chắc được. Nhưng để đạt được điều này thì Việt sử 5000 năm văn hiến phải được tôn vinh.

Nói mãi chắc nhàm lắm rồi. Chịu!

Nhưng mà đã hơn 2000 năm, cả thế giới này mặc định Lý học Đông phương là của Tàu. Một mình Thiên Sứ lật lại chưa dễ gì phản bác được - mặc dù ló chưa được "pha học công nhận" - thì chắc Thiên Sứ cũng chưa hẳn nà lói náo!

================

PS: Tớ vừa đi Singapo zdìa, Nghỉ tại khách sạn nổi tiếng nhất Singapo có bể bơi trên nóc nhà, trong căn phòng sang nhất ở đây. Nhưng điều đáng buồn là cái laptop của tớ nó hết pin. Ổ điện của khách sạn nổi tiếng nhất bên Sing lại không tương thích với cái cắm điện laptop. Thiên Sứ tui buồn wá , ngửa mặt lên giời mà than rằng: Cuộc hội nhập toàn cầu còn nhiều gian nan.

Thảo nào, cụ Vanga phán: Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm.

Thiên Sứ thua. Thế cho nó lành! Đừng nhìn vào nhà tớ nữa nha.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cựu Thứ trưởng QP Đài Loan: Trung - Nhật chỉ đang "làm trò" ở Senkaku

Thứ sáu 01/03/2013 07:45

(GDVN) - Những gì đang diễn ra trên mặt truyền thông chỉ là Bắc Kinh và Tokyo "làm trò", "võ mồm" mà thôi, ít có nguy cơ nổ ra xung đột.

Posted Image

Lâm Trung Bân, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan

Lâm Trung Bân, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan đồng thời cũng là một học giả, nhà phân tích quân sự cho rằng xung quanh vấn đề tranh chấp nhóm đảo Điếu Ngư Đài (tức Senkaku) trên Biển Hoa Đông, cho tới hiện nay các quan chức ngoại giao Nhật - Trung chưa bao giờ gián đoạn tiếp xúc, những gì đang diễn ra trên mặt truyền thông chỉ là Bắc Kinh và Tokyo "làm trò", "võ mồm" mà thôi, ít có nguy cơ nổ ra xung đột.

Cựu Thứ trưởng này nói với Thông tấn xã Đài Loan CNA, hồi tháng 9 năm ngoái Tập Cận Bình bỗng dưng "mất tích" khỏi mặt báo trong vòng 2 tuần chính là thời gian ông Bình đang tiến hành nắm các sự vụ liên quan đến Nhật Bản chứ không phải đau lưng, đau vai hay tai nạn, bị ám sát như tin đồn.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó, Leon Panetta công du Bắc Kinh ngày 14/9 đã có một cuộc trao đổi khá dài với Tập Cận Bình, đồng thời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung trên Thái Bình Dương năm 2014, đồng thời bày tỏ lập trường trung lập trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Do đó, theo Lâm Trung Bân, tranh chấp Senkaku sẽ không thể leo thang tới mức mất kiểm soát. Kể từ khi Nội các Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo này tới nay, mặc dù trên mặt báo chí truyền thông, quan hệ Nhật - Trung hết sức căng thẳng, nhưng thực tế các cuộc tiếp xúc ngoại giao song phương vẫn không hề gián đoạn mà chỉ đánh "võ mồm" làm lạc hướng dư luận.

Về phía Nhật Bản, ông Bân cho rằng Thủ tướng Shinzo Abe đang thực thi chính sách vừa rắn vừa mềm và chủ yếu để ứng phó với tình hình trong nước, gần đây biểu hiện của ông Abe đã có phần mềm mỏng hơn, sau một thời gian nữa hai bên có thể chính thức đối thoại.

Đối với Tập Cận Bình, Lâm Trung Bân cho rằng trong số các nhà lãnh đạo Trung Quốc thì Tập Cận Bình là người hiểu Mỹ hơn cả. Ngay từ năm 1980 Tập Cận Bình đã tháp tùng Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thăm Mỹ. Trong thời gian làm Phó chủ tịch nước, Tập Cận Bình xuất ngoại công du hơn 50 lần trong khi Hồ Cẩm Đào chỉ ra khỏi Trung Quốc có 17 lần.

Hồng Thủy (Nguồn: CNA)

====================

Chỉ có một bên diễn trò thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực chất của Kim Long Đằng phi.....

==================================

Trung Quốc bày kế ngăn chặn mâu thuẫn xã hội

Chủ Nhật, 10/03/2013, 06:38 [GMT+7]

(ĐVO)-Theo lý giải của báo giới TQ thì việc họ công bố những bức ảnh mâu thuẫn xã hội là cách để mọi người cùng bàn kế ngăn chặn tình trạng này...

Posted Image“Hồi chuông cảnh báo đã được rung lên, hơn lúc nào hết mọi người dân Trung Quốc cần ý thức được hơn vai trò của mình trong việc giảm tải những mâu thuẫn xã hội“, nhà nghiên cứu Tùng Lâm, thuộc trường ĐH Thượng Hải cho biết.

=================

Người dân - cho đến từng cá thể - đều ý thức được sự bất công xã hội một cách rất cụ thể và chi tiết. Họ có thể kể ra trên các trang mạng xã hội và đưa ra những đề xuất rất cụ thể. Nhưng vấn đề là một giải pháp tổng thể để cân đối một cách vĩ mô thì lại cần những giải pháp khả thi của tầng lớp cai trị. Độc tài hay dân chủ không phải là yếu tố quyết định giải pháp khả thi; mà là hoàn cảnh xã hội cụ thể của hiện trạng đang tồn tại khách quan quyết định giải pháp.

Nhưng qua nội dung cặp câu đồi hoành phi "Kim Long đằng phi" thì họ không có khả năng tìm ra giải pháp khả thi.

Hình tượng Kim long đằng phi cho thấy họ đang bế tắc khi phóng ra biển lớn mênh mông, khó xác định phương hướng.

Nền văn minh Hoa Hạ không phải chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương.

Hãy chờ xem.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình báo Mỹ: TQ bành trướng ở Biển Đông để giảm áp lực trong nước

Thứ năm 14/03/2013 07:42

(GDVN) - Chiến lược của Bắc Kinh bành trướng sức mạnh trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, theo James Clapper, Trung Quốc đang thực hiện phương thức đưa tàu Hải giám bố trí ở tuyến đầu, chiến hạm Hải quân đi theo sau hậu thuẫn để đối phó với các nước láng giềng.

Posted Image

James Clapper

Tờ "Thành báo" xuất bản tại Hồng Kông ngày 14/3 đưa tin, Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ James Clapper cho biết, việc Trung Quốc ngày càng ngang ngược với các nước láng giềng trên Biển Đông và Biển Hoa Đông là nhằm lái sự chú ý của dư luận trong nước vào vấn đề tranh chấp lãnh thổ nhằm giảm áp lực các vấn đề trong nước có thể gây ra tình trạng bất ổn.

Ông cũng cho rằng, việc Trung Quốc liên tục mở rộng sự bành trướng sức mạnh quân sự cũng như tăng cường các hoạt động quân sự trên biển không nằm ngoài mục đích chống lại chiến lược của Mỹ quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương.

Đánh giá trên được James Clapper đưa ra trong báo cáo thường niên về các mối uy hiếp an ninh trình Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ hôm thứ Ba. Nội các mới ở Trung Quốc vẫn đang trong thời kỳ quá độ và phải đối mặt với các vấn đề nội bộ có thể gây bất ổn trong nước như suy giảm tăng trưởng kinh tế, tham nhũng tràn lan.

Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh hướng sự chú ý của người dân sang vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải.

Về chiến lược của Bắc Kinh bành trướng sức mạnh trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, theo James Clapper, Trung Quốc đang thực hiện phương thức đưa tàu Hải giám bố trí ở tuyến đầu, chiến hạm Hải quân đi theo sau hậu thuẫn để đối phó với các nước láng giềng.

==============

Chẳng cần phải đến cơ quan tình báo của Hoa Kỳ, chỉ cần phân tích qua cặp hoành phi câu đối trên tàu hải giám cũng đủ thấy điều đó. Không những vậy, còn cho thấy mâu thuẫn xã hội rất nghiêm trong và khả năng giải quyết gần như là không thể.

Tuy nhiên, họ còn những cơ hội tuy mong manh và có thể cứu vãn. Nhưng đấy là góc nhìn từ Lý học Đông phương , nhân danh nền văn hiến Việt.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

=================

Người dân - cho đến từng cá thể - đều ý thức được sự bất công xã hội một cách rất cụ thể và chi tiết. Họ có thể kể ra trên các trang mạng xã hội và đưa ra những đề xuất rất cụ thể. Nhưng vấn đề là một giải pháp tổng thể để cân đối một cách vĩ mô thì lại cần những giải pháp khả thi của tầng lớp cai trị. Độc tài hay dân chủ không phải là yếu tố quyết định giải pháp khả thi; mà là hoàn cảnh xã hội cụ thể của hiện trạng đang tồn tại khách quan quyết định giải pháp.

Nhưng qua nội dung cặp câu đồi hoành phi "Kim Long đằng phi" thì họ không có khả năng tìm ra giải pháp khả thi.

Hình tượng Kim long đằng phi cho thấy họ đang bế tắc khi phóng ra biển lớn mênh mông, khó xác định phương hướng.

Nền văn minh Hoa Hạ không phải chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương.

Hãy chờ xem.

Tình huống khó xử cho Bắc Kinh

Thứ 6, 15/3/2013, 6:0 GMT+7

Posted ImageThảo luận bên lề của cuộc họp Đảng Cộng sản Trung Quốc, một số đại biểu đã đề cập tới việc liệu nên "giữ hay loại bỏ" Triều Tiên

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ngày càng ra tăng khi nguy cơ xung đột hai miền có khả năng xảy ra bất cứ lúc nào. Trong các diễn biến mới đây, chính quyền của lãnh đạo Kim-Jong-Un đã tuyên bố cắt đường dây nóng, đóng cửa khẩu và đỉnh điểm là chấm dứt thỏa thuận hòa bình với Hàn Quốc. Hôm 12/3, Triều Tiên tiếp tục đe dọa tiến hành thêm các cuộc phóng tên lửa, và tiếp tục việc sản xuất vũ khí hạt nhân.

Trước những động thái này của Bình Nhưỡng, Mỹ và Hàn Quốc đang tiến hành các cuộc tập trân chung trên qui mô hàng đầu thế giới với sự tham gia của hơn 20.000 quân nhân và các loại vũ khí tối tân nhất.

Những căng thẳng trên đây được coi như sự đáp trả của Triều Tiên đối với hàng loạt lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc với vụ thử tên lửa hồi tháng 2. Điều đáng chú ý là lệnh trừng phạt cứng rắn này nhận được sự thông qua từ phía Bắc Kinh tại Hội đồng Bảo an.

Theo tờ GlobalTimes, các quan chức Trung Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ hành động của Hội đồng Bảo an và gọi nghị quyết này là "cân bằng". "Đây là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế để đảm bảo hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên cũng như khu vực Đông Bắc Á" (trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương).

Đây được coi như một động thái hết sức cứng rắn của chính quyền ông Tập Cận Bình vì trong những lần căng thẳng trước đó, Trung Quốc luôn là nhân tố giúp chính quyền của nhà lãnh đạo Kim-Jong-Un thoát khỏi các lệnh trừng phạt hà khắc. Hôm 11/3, cố vấn an ninh cấp cao của chính quyền tổng thống Obama- Tom Donilon đã kêu gọi Bắc Kinh cùng tham gia những hành động tiếp theo nhằm cô lập Triều Tiên sau khi nước này tuyên bố hủy bỏ hiệp định đình chiến với Hàn Quốc được kí kết năm 1953.

"Tiến thoái lưỡng nan"

Hiện nay, giới truyền thông Trung Quốc cũng đang rộ lên nhiều quan điểm chống lại Triều Tiên. Đáng chú ý, theo tờ Newyork Times, trong một cuộc thảo luận bên lề của cuộc họp Đảng Cộng sản Trung Quốc, một số đại biểu đã đề cập tới việc liệu nên "giữ hay loại bỏ" Triều Tiên, và tranh luận rằng Trung Quốc- với tư các là một cường quốc lớn nên "đối đầu hay đối thoại" với Bình Nhưỡng. Nhiều nhà phân tích nhận định, Trung Quốc đang trong tình thế hết sức "nhạy cảm" trong quan hệ với Triều Tiên.

Posted Image

Ảnh New York Times.

Xét theo một khía cạnh nào đó, sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Triều Tiên sẽ đem lại nhiều bất lợi cho Trung Quốc. Hiện nay, sức mạnh mềm được coi như một trong những ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, việc tiếp tục đứng về phía Triều Tiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của đất nước hơn 1,3 tỉ dân này, đặc biệt là trong bối cảnh hình ảnh của Trung Quốc bị có phần giảm đi sau những tranh chấp lãnh thổ với các nước nhỏ hơn trong khu vực.

Hơn thế nữa, cả Mỹ và Hàn Quốc hiện tại đều là những đối tác hết sức quan trọng của Trung Quốc xét cả về mặt kinh tế lẫn ngoại giao.

Ngược lại, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng giảm sút đáng kể khi hàng loạt vụ tàu cá và ngư dân của Trung Quốc bị phía công dân Triều Tiên bắt cóc hồi năm ngoái, mối quan hệ thương mại giữa hai nước thực chất vẫn giữ ở mức "cho và nhận".

Nếu Trung Quốc "chịu" hợp tác cùng Mỹ cô lập Triều Tiên, đây sẽ là cơ hội lớn cho cường quốc số 1 và số 2 thế giới hàn gắn những rạn nứt và ngờ vực vốn có.

Xét theo một góc nhìn khác, Trung Quốc cần rất cẩn trọng cân nhắc liệu có nên thực hiện những bước đi cứng rắn hơn trong quan hệ "môi hở răng lạnh" với Triều Tiên. Việc tiếp ủng hộ các biện pháp hà khắc có thể đẩy tới những phản ứng tiêu cực từ phía Bình Nhưỡng, một cuộc chiến tổng lực nếu xảy ra sẽ là một điều hết sức khủng khiếp đối với an ninh của toàn khu vực trong đó có cả Trung Quốc. Trước hết sẽ là một làn sóng di cư lớn đổ về nước này và sau đó có thể là một cuộc khủng hoảng nhân quyền lớn.

Về lâu về dài, Trung Quốc vẫn rất cần gìn giữ được mối quan hệ với Triều Tiên xét cả về an ninh lẫn chính trị. Triều Tiên vỗn dĩ vẫn được coi như một vùng đệm an toàn của Trung Quốc trước quân đội Mỹ đang đóng tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Hơn thế, Bình Nhưỡng vẫn cần thiết đối với Bắc Kinh như một đồng minh truyền thống tại khu vực trước sự quay lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, nhất là khi Tổng thống Obama tái đắc cử chiếc ghế Tổng thống lần thứ 2.

Sẽ thật khó cho Bắc Kinh khi phải quyết định chọn lựa giữa ủng hộ hay loại bỏ Triều Tiên. Một giải pháp khôn ngoan hơn cho Trung Quốc là có thể đóng vai trò trung gian hòa giải như nước này vẫn làm. Tuy nhiên, với vị trí mới tại khu vực kèm theo những trách nhiệm không thể phớt lờ, cộng thêm những áp lực từ cả quốc tế lẫn nội bộ, liệu Trung Quốc có kiên trì với vị trí này được lâu dài hay không?

Trần Hà My

==================

Bi wờ mà hai miền Cao Ly thống nhất thì sẽ có một cướng quốc hạt nhân không an toàn ngay cạnh Trung Hoa vĩ đại. Còn nếu chiến tranh thì đây là một cuộc chiến tự sát không chỉ riêng Cao Ly.

Vậy người Trung Quốc muốn thế nào? Khó xử nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng "diều hâu" Trung Quốc: Không nước nào được chiếm đảo Biển Đông!?

Thứ bảy 16/03/2013 14:06

(GDVN) - Với giọng kẻ cả, trịch thượng, Chu Thành Hổ lại lặp lại điệp khúc về chủ trương giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông từ phía Bắc Kinh: "Chủ quyền thuộc Trung Quốc, hợp tác cùng khai thác", một chủ trương hợm hĩnh, phi lý và phi pháp!

Posted Image

Chu Thành Hổ, cháu ngoại Chu Đức, 1 trong 10 Nguyên soái Trung Quốc, hiện là Chủ nhiệm Khoa Nghiên cứu chiến lược thuộc đại học Quốc phòng Trung Quốc, một học giả thuộc phái "diều hâu"

Giới truyền thông Trung Quốc hôm nay 16/3 đưa tin, ngày 14/3 khi tham dự một cuộc hội thảo về Biển Đông do Hiệp hội châu Á tại Mỹ tổ chức, Chu Thành Hổ, một viên Thiếu tướng được liệt vào "phái diều hâu" trong số các học giả đeo lon tướng tá của Trung Quốc hiện nay đã lớn tiếng tuyên bố: "Trung Quốc hy vọng duy trì hiện trạng Biển Đông. Điều này có nghĩa là Trung Quốc cho rằng không một quốc gia nào được mở rộng chiếm lĩnh các đảo trên Biển Đông".

Thời điểm Chu Thành Hổ hùng hồn tuyên bố điều này, một biên đội 3 tàu 1 trực thăng Hải tuần Trung Quốc đã thả hoa tiêu trái phép ngoài khu vực Đá Tư Nghĩa, quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số bãi đá - PV). Nghiêm trọng hơn, giới chức nước này còn tuyên bố sẽ tiếp tục thả "hoa tiêu hàng hải" trên toàn bộ quần đảo Trường Sa, một động thái leo thang nguy hiểm mới của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Cách đây không lâu, từ ngày 18/2 lực lượng quân sự Trung Quốc chốt giữ trái phép Đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa cũng đã hiện nguyên hình sau nhiều năm đồn trú trái phép dưới vỏ bọc nhân viên "Ngư chính" của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc kể từ năm 1998 khi lực lượng này chiếm đóng và xây dựng trái phép công sự nhà nổi kiên cố tại Đá Vành Khăn.

Tham gia hội thảo lần này, Chu Thành Hổ đã có những buổi tiếp xúc với Trợ lý Quốc vụ khanh Mỹ về các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương Christopher Hill, giáo sư Jerome Cohen đại học New York và các học giả đến từ Philippines, Việt Nam.

Đây không phải lần đầu tiên viên tướng diều hâu này "nổ" trước một hội thảo quốc tế. Chu Thành Hổ từng nhiều lần đe dọa tấn công hạt nhân nước Mỹ khi quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan căng thẳng và Washington vẫn bán vũ khí cho Đài Loan.

Bất chấp những thực tế hiển nhiên về việc leo thang gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông trong suốt thời gian vừa qua, Chu Thành Hổ cho rằng những căng thẳng đó không phải do Bắc Kinh mà đổ lỗi cho các quốc gia láng giềng, Philippines và Việt Nam.

Với giọng kẻ cả, trịch thượng, Chu Thành Hổ lại lặp lại điệp khúc về chủ trương giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông từ phía Bắc Kinh: "Chủ quyền thuộc Trung Quốc, hợp tác cùng khai thác", một chủ trương hợm hĩnh, phi lý và phi pháp!

Hồng Thủy

=================

Nhìn tướng người này: Lông mày tán vĩ, miệng nhỏ, môi mỏng chỉ giỏi nói phét chứ chẳng làm nên trò trống gì. Đã vậy lại còn mắt tản quang. Nếu không nhờ phúc đức dòng họ (Trán cao rộng, tai lớn) thì chắc không mang lon cấp tướng được. Ít nói thôi chú em. Dưỡng khí, tồn thần thì may ra sống được xấp x70, không thì yểu tướng đấy!

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thanh tảo Đông dương quỉ mị.

==============================

Thủ tướng Nhật kêu gọi “hiến thân” vì tổ quốc

17/03/2013 18:08

(TNO) Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 17.3 đã kêu gọi các học viên vừa tốt nghiệp Học viện Quốc phòng "hiến thân" bảo vệ đất nước chống lại “những hành động khiêu khích” khi tình hình căng thẳng quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư vẫn tiếp tục gia tăng, tin tức từ AFP.

Posted Image

Thủ tướng Shinzo Abe tại Học viện Quốc phòng Nhật Bản ngày 17.3 - Ảnh: AFP

Trong một bài phát biểu đầy ấn tượng nhân lễ tốt nghiệp của các học viên Học viện Quốc phòng Nhật, nhà lãnh đạo Nhật nhấn mạnh rằng "tình hình an ninh đã thay đổi".

“Không giống như 4 năm trước đây, những hành động khiêu khích đang tiếp diễn chống lại vùng lãnh thổ, vùng biển và vùng trời của đất nước chúng ta”, ông Abe phát biểu tại lễ tốt nghiệp, tổ chức ở Yokosuka, ngoại ô thủ đô Tokyo.

“Những gì đang xảy ra ngoài chiến trường, nơi các bạn sẽ đến, sẽ là một thực tế khắc nghiệt và một cuộc khủng hoảng đang ở đó. Tôi muốn các bạn hiến thân cho nhiệm vụ cao quý trên chiến trường, để bảo vệ nhân dân và đất nước”, Thủ tướng Nhật nhấn mạnh.

Vẽ ra một bức tranh sống động về sứ mệnh của họ, ông Abe nói: “Công trạng thuộc về người thực sự ở sa trường, với khuôn mặt lấm đầy bụi, mồ hôi và máu”. Đây là câu trích ra từ một bài diễn văn của Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt vào năm 1910 ở Paris (Pháp).

Ông Abe có bài phát biểu trên khi Trung Quốc tiếp tục điều tàu áp sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Quần đảo này hiện do Nhật quản lý nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.

Trong bài phát biểu của mình, ông Abe, người lên cầm quyền lần thứ hai vào tháng 12.2012 sau khi đảng LDP giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử trước đó, cũng cho biết chính phủ của ông đã tăng chi tiêu quốc phòng lần đầu tiên trong vòng 11 năm qua.

Theo ông, mục tiêu của hành động trên là nhằm tăng cường khả năng của các lực lượng phòng vệ Nhật ở các khu vực, đặc biệt là khu vực tây nam, tức Okinawa. Nhật coi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một phần của Okinawa. Tokyo cũng muốn đóng vai trò lớn hơn trong việc củng cố sức mạnh ngăn chặn của các thỏa thuận Mỹ - Nhật.

* Sáng 17.3, 3 tàu hải giám Trung Quốc đã bị phát hiện có mặt ở cách đảo Kubajima (Trung Quốc gọi là Hoàng Vĩ) thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 40 km.

Tàu Trung Quốc thường xuyên vòng quanh quần đảo này kể từ khi chính quyền Tokyo quốc hữu hóa một số đảo tại đây vào tháng 9.2012. Thỉnh thoảng các tàu này xâm nhập vào vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh quần đảo.

Cùng ngày, đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông Abe đã cam kết tại một hội nghị thường niên là sẽ gia tăng các nỗ lực cải cách hiến pháp thời hậu chiến của Nhật.

Trùng Quang

=============

Híc! Bởi vậy! Cái xe đã lao dốc. Từ nay đến mùng 10. tháng Ba Quý Tỵ Việt lịch, họ chỉ còn ngót một tháng để có thể nói chuyện tử tế mới nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem bài này mới thấy "Kim Long đằng phi" thực chất là hướng tới Đài Loan.

=============================

Hoàn Cầu vạch 5 biện pháp "đoạt" Điếu Ngư/Senkaku

Thứ Năm, 21/03/2013 - 14:45

Hôm nay 21-3, Hoàn Cầu đã có bài xã luận của với tựa đề 5 biện pháp phi quân sự để Trung Quốc đối phó với những tranh chấp trên quần đảo Điếu Ngư (Senkaku).

Posted Image

Ngày 20-3, báo chí Nhật Bản đưa tin chính phủ hai nước Nhật Bản và Mỹ sẽ đề ra kế hoạch phòng ngự chung để đối phó với cuộc khủng hoảng trên đảo Điếu Ngư (Senkaku) trước mùa hè năm nay. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản, Mỹ đưa ra kế hoạch phòng ngự cụ thể nhằm vào “khu vực đặc biệt thuộc lãnh thổ Nhật Bản, Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.

Hoàn Cầu cho rằng, trước hàng loạt hành vi quân sự và phi quân sự cứng rắn của Nhật Bản xung quanh vấn đề đảo Điếu Ngư (Senkaku), chính phủ Trung Quốc ngoài hoạt động giám sát thông thường và sẵn sàng trực chiến chuẩn bị cho cuộc đối đầu quân sự, có thể áp dụng 5 biện pháp phi quân sự dưới đây:

Một là ủng hộ người Hoa trên toàn thế giới triển khai phong trào bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku), yêu cầu chính quyền Đài Loan gánh vách chủ yếu trách nhiệm bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku). Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc, về mặt phân định hành chính, đảo Điếu Ngư (Senkaku) trực thuộc sự quản lý của huyện Nghi Lan, Đài Loan, là hòn đảo của Đại lục nằm ở Đài Loan, là một bộ phận của tỉnh Đài Loan (Trung Quốc). Do mối quan hệ đặc biệt giữa Đài Loan, Mỹ và Nhật Bản, nếu Đài Loan chủ động áp dụng các biện pháp hiệu quả bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku) (bao gồm biện pháp quân sự) thì Nhật Bản và Mỹ sẽ khó ra tay, chắc chắn điều này sẽ ảnh hưởng đến chiến lược châu Á Thái Bình Dương của Mỹ - Nhật Bản thông qua việc bá chiếm đảo Điếu Ngư (Senkaku).

Trung Quốc đại lục cần công khai trả lời vấn đề liên minh bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku) và thông qua một kênh phù hợp, ủng dộ dân chúng Đài Loan coi thái độ bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku) và những hành động có hiệu quả của các chính đảng ở Đài Loan là một điều kiện quan trọng để tham gia tranh cử. Hoàn toàn có thể thông qua một kênh nhất định cam kết ủng hộ hành động bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku) tích cực của chính quyền Đài Loan, không để Đài Loan bị thiệt hai trong cuộc đấu tranh bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku) với Nhật Bản. Cần ủng hộ người Hoa trên toàn thế giới đốc thúc chính quyền Đài Loan đi đầu trong cuộc đấu tranh bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku), tạo làn sóng dư luận lớn trong lực lượng người Hoa trên toàn cầu, buộc chính quyền Đài Loan trở thành người có trách nhiệm đầu tiên trong vấn đề bảo vệ đảo Điếu Ngư (Senkaku).

Thứ hai, Hoàn Cầu nhấn mạnh chính phủ Trung Quốc trực tiếp hoặc thông qua kênh thứ ba, gây sức ép trong vấn đề Nhật Bản mong muốn trở thành thành viên thường trực trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Hoàn Cầu cho rằng, trở thành ủy viên thường trực trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là mục tiêu “vĩ đại” mà các đảng phái và sự vụ ngoại giao Nhật Bản nỗ lực trong nhiều năm qua. Rõ ràng Nhật Bản cũng rất hiểu, lá phiếu của Trung Quốc sẽ quyết định việc Nhật Bản có thực hiện được giấc mơ này hay không. So với trọng trách lịch sử yêu cầu Nhật Bản giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư (Senkaku) theo chủ trương của Trung Quốc thì việc lấy “con bài” ủng hộ Nhật Bản gia nhập ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc để trao đổi vẫn khá “kinh tế”.

Vì việc Nhật Bản trở thành thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc không gây thiệt hại gì cho Trung Quốc, lợi ích của các nước thành viên thường trực khác vẫn được bảo toàn. Nếu Trung Quốc cần bỏ phiếu chống trong những vấn đề then chốt, kể cả phe Mỹ có thêm một phiếu của Nhật Bản, cũng không thể hình thành nên nghị quyết chung của Hội đồng bảo an. Hoàn Cầu đánh giá, đối với Nhật Bản – quốc gia một lòng muốn trở thành nước lớn có quyền quyết sách, lại có sức hấp dẫn lớn. Điều này thực tế là tạo cho Nhật Bản một cơ hội xuống nước có thể diện và là sự lựa chọn để cân nhắc thiệt hơn. Đối với quốc gia mà giữa các đảng phái đang tồn tại nhiều ý kiến bất đồng xung quanh vấn đề đảo Điếu Ngư (Senkaku) như Nhật Bản thì đây là cơ hội để trong tương lai, các chính trị gia Nhật Bản có thể triển khai các cuộc đàm phán hòa bình trong vấn đề đảo Điếu Ngư (Senkaku) và vấn đề trên đảo Hoa Đông.

Thứ ba, Hoàn Cầu nhận định việc cắt giảm một cách phù hợp hoạt động trao đổi thương mại với Nhật Bản sẽ có lợi nhiều hơn hại. Hoàn toàn có thể lợi dụng việc Nhật Bản lệ thuộc lớn và các tài nguyên mang tính chiến lược quan trọng như đất hiếm và một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc để cắt giảm một cách có lựa chọn, phù hợp; Đồng thời từng bước cắt giảm lượng hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu từ Nhật Bản, tìm thị trường ở nước thứ ba để thay thế. Điều này ảnh hưởng khá ít đến kinh tế Trung Quốc, trong khi lại ảnh hưởng lớn đến kinh tế Nhật Bản.

Thứ tư, Hoàn cầu cho rằng, cần có sự bày tỏ thái độ xung quanh vấn đề tranh chấp biển đảo giữa Nga, Hàn Quốc với Nhật Bản, gây sức ép với Nhật Bản. Theo các văn kiện quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Trung Quốc có thể trực tiếp hoặc thông qua bên thứ ba cảnh cáo Nhật Bản: Nếu Nhật Bản nhất quyết làm theo ý mình trong vấn đề đảo Điếu Ngư (Senkaku), Trung Quốc sẽ ủng hộ lập trường của Nga, Hàn Quốc trong vấn đề quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima) và đảo Tokto ( Nhật Bản gọi là đảo Take-shima), gây sức ép cho Nhật Bản. Ví dụ, cho phép các công ty Đại lục tham gia vào hoạt động khai thác trên quần đảo Kuril (Chishima) do Nga tổ chức, khuyến khích công dân Trung Quốc tham quan, du lịch trên đảo Kuril (Chishima); Cử học giả Trung Quốc tham gia các hoạt động học thuật liên quan đến quần đảo Kuril (Chishima) hoặc đảo Tokto (Take-shima) do Nga, Hàn Quốc tổ chức…

Thứ năm, Hoàn Cầu vạch rõ cần tiếp tục thông qua các biện pháp, ủng hộ các nhân sĩ Nhật Bản có thiện cảm với Trung Quốc tích cực phát huy vai trò. Vài tháng trở lại đây, Trung Quốc đã làm được khá nhiều việc, hiện tại vẫn phải đẩy mạnh công tác. Các nhân sĩ, trí thức Nhật Bản đã nhận thấy được tầm quan trọng của Trung Quốc đối với Nhật Bản. Thông qua họ làm công tác xã hội đối với Nhật Bản, ngăn cản và phân hóa thế lực khuynh hữu hiếu chiến, làm suy yếu khả năng cổ súy và phá hoại của họ.

Theo Huy Long

Tiền phong/Hoàn Cầu

=============================

Chính phủ Trung Quốc đem cái ghế Hội Đồng Bảo An Liên hiệp quốc ra như là một sách lược để trao đổi với Nhật Bản. Nhưng họ quên rằng: Để làm được điều đó với chính Trung Quốc và gạt Đài Loan ra ngoài, chỉ là một cái búng tay của Hoa Kỳ. Tất nhiên sau độ nhậu ở Thiên An Môn.

Và sau khi Liên Xô sụp đổ thì chính Hoa Kỳ cũng muốn dẹp phăng cả Liên Hiệp Quốc. Người Nhật đủ thông minh để hiểu điều này.

Vì việc Nhật Bản trở thành thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc không gây thiệt hại gì cho Trung Quốc, lợi ích của các nước thành viên thường trực khác vẫn được bảo toàn. Nếu Trung Quốc cần bỏ phiếu chống trong những vấn đề then chốt, kể cả phe Mỹ có thêm một phiếu của Nhật Bản, cũng không thể hình thành nên nghị quyết chung của Hội đồng bảo an. Hoàn Cầu đánh giá, đối với Nhật Bản – quốc gia một lòng muốn trở thành nước lớn có quyền quyết sách, lại có sức hấp dẫn lớn. Điều này thực tế là tạo cho Nhật Bản một cơ hội xuống nước có thể diện và là sự lựa chọn để cân nhắc thiệt hơn. Đối với quốc gia mà giữa các đảng phái đang tồn tại nhiều ý kiến bất đồng xung quanh vấn đề đảo Điếu Ngư (Senkaku) như Nhật Bản thì đây là cơ hội để trong tương lai, các chính trị gia Nhật Bản có thể triển khai các cuộc đàm phán hòa bình trong vấn đề đảo Điếu Ngư (Senkaku) và vấn đề trên đảo Hoa Đông.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

HẬU KIM LONG ĐẰNG PHI.

Tiếp theo.

Và có thể nói: Qua hình tượng của đối cấu đối, cho thấy họ không thể lôi kéo Đài Loan trong sự kiện này. Tức mục đích thật không đạt được.

Đài Loan tập trận bắn đạn thật lớn nhất kể từ năm 2008

Thứ Ba, 26/03/2013 - 17:50

(Dân trí) - Đài Loan hôm nay đã công bố kế hoạch tập trận bắn đạn thật lớn nhất kể từ năm 2008, nhằm đánh giá khả năng bảo vệ quần đảo chống lại nguy cơ tấn công từ Trung Quốc đại lục.

Posted Image

Một tên lửa của Đài Loan được phóng từ tàu tuần tra trong cuộc tập trận quân sự hồi năm 2003.

Cuộc tập trận dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 17/4 tại quần đảo Penghu nằm giữa eo biển rộng 180km chia tách Đài Loan và Trung Quốc đại lục.

“Mục đích chính của cuộc tập trận là nhằm đánh giá khả năng phòng thủ của các binh sĩ đóng trên quần đảo Penghu”, Thiếu tướng Đài Loan Tseng Fu-hsing phát biểu trước báo giới.

Đài Loan chưa tổ chức bất kỳ một cuộc tập trận lớn nào kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền năm 2008 nhằm thúc đẩy các mối liên hệ thương mại, du lịch và giảm bớt sự căng thẳng với Bắc Kinh.

Trong cuộc tập trận sắp tới, mang tên “Hán Quảng 29”, quân đội sẽ thử nghiệm “Ray Ting 2000” (“Thần sấm 2000”), một hệ thống tên lửa đa nòng do Đài Loan tự phát triển nhằm ngăn chặn đối phương đổ bộ, Tướng Tseng cho hay.

Đài Loan quyết định tiến hành cuộc tập trận đã nhằm dập tắt những lo ngại của công chúng về một vụ tấn công tiềm tàng, ông Tseng nói thêm.

Thông báo về cuộc tập trận được đưa ra một ngày sau khi báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin Trung Quốc đã nhất trí mua 24 máy bay chiến đấu Su-35 và 4 tàu ngầm lớp Lada của Nga. Tuy nhiên, truyền thông Nga sau đó đã bác bỏ thông tin này.

Phản ứng trước thông tin của truyền thông Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Đài Loan David Lo cho hay Đài Loan không muốn tiến hành một cuộc chạy đua vũ trang chống lại Trung Quốc, vốn đang vướng vào một loạt tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng.

Nhưng ông David Lo cam kết rằng quân đội sẽ làm tất cả những gì có thể để "ngăn chặn kẻ thù sử dụng vũ lực" chống lại hòn đảo, trong đó có việc tăng cường huấn luyện và nhuệ khí.

Căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan đã giảm đi kể từ khi ông Ma Anh Cửu đắc cử. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ tái thống nhất, thậm chí có thể dùng vũ lực nếu cần, dù hòn đảo đã ở trong trạng thái tự trị kể từ năm 1949.

Hồi đầu tháng này, Trung Quốc đã thông báo tăng ngân sách quốc phòng 10,7 % lên 720,2 tỷ nhân dân tệ trong năm 2013 (tương đương 116,3 tỷ USD).

An Bình

Theo AFP

====================

Trong hình ảnh mô tả "Canh bạc cuối cùng" , em bé Đài Loan bị loại ra khỏi cuộc chơi. Hai hiện tượng thoạt nhìn có vẻ mâu thuẫn nhau: Trung Quốc không lôi kéo được Đài Loan về phía mình với Đài Loan bị loại khỏi cuộc chơi. Nhưng hoàn toàn cả hai đều xảy ra và nó rất hợp lý. Vì trường hợp này là thành tố trong tập hợp con của một tập hợp lớn hơn hàm chứa trường hợp kia.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

SCMP: Tập Cận Bình phái bạn thân sang Nhật tìm cách cải thiện quan hệ

Thứ sáu 29/03/2013 13:00

(GDVN) - Người được Tập Cận Bình lựa chọn là Lý Tiểu Lâm, con gái út của cố Chủ tịch nước Lý Tiên Niệm, một khai quốc công thần cùng thế hệ với ông Tập Trọng Huân - thân phụ ông Tập Cận Bình.

Posted Image

Lý Tiểu Lâm, con gái cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm, người được Kyodo cho là bạn thân của ông Tập Cận Bình

Tờ Bưu điện Hoa Nam (SCMP) xuất bản tại Hồng Kông ngày 29/3 đưa tin, tân Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình dường như đã cử một đặc phái viên sang Nhật Bản đầu tuần tới gặp cựu Thủ tướng nước này, Yasuo Fukuda tìm cách cải thiện quan hệ căng thẳng giữa hai nước.

Quan hệ giữa hai quốc gia Đông Á xấu đi nhanh chóng do những tranh chấp xung quanh chủ quyền nhóm đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát, Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với tên gọi là quần đảo Điếu Ngư.

Người được Tập Cận Bình lựa chọn là Lý Tiểu Lâm, con gái út của cố Chủ tịch nước Lý Tiên Niệm, một khai quốc công thần cùng thế hệ với ông Tập Trọng Huân - thân phụ ông Tập Cận Bình, Lý Tiểu Lâm hiện là Chủ tịch Hiệp hội các tổ chức hữu nghị nhân dân Trung Quốc.

Lý Tiểu Lâm đã lên kế hoạch sang Nhật Bản từ Chủ nhật tuần này tới thứ Sáu tuần sau để "tham gia các sự kiện văn hóa", nhưng mục đích chính là chuyển thông điệp của Tập Cận Bình tới các chính khách Nhật Bản nhằm cải thiện quan hệ song phương, hãng Kyodo dẫn nguồn tin giấu tên cho biết.

Bản tin trên Kyodo cho hay, Lý Tiểu Lâm là một người bạn thân của Tập Cận Bình được lựa chọn làm phái viên đặc biệt. Trong chuyến đi này, ngoài cựu Thủ tướng Yasuo Fukuda, Lý Tiểu Lâm dự định còn tiếp xúc với Thủ tướng Shinzo Abe, cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama và một số chính khách khác.

Trước đó, truyền thông Nhật Bản đưa tin, một nhà ngoại giao đã nghỉ hưu của Trung Quốc, ông Đường Gia Triền, Chủ tịch hội hữu nghị Trung - Nhật dự định đến thăm Nhật Bản tuần trước, nhưng chuyến đi đã bị hoãn vì Tokyo cũng mời một đại biểu Đài Loan ngồi dự ngang hàng với đại biểu các nước khác dự lễ kỷ niệm 3 năm thảm họa động đất - sóng thần.

================

Bài viết trên là: "Kim long đằng phi, thanh tảo Đông dương quỉ mị " có nội dung chính như sau:

Tân Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình dường như đã cử một đặc phái viên sang Nhật Bản đầu tuần tới gặp cựu Thủ tướng nước này, Yasuo Fukuda tìm cách cải thiện quan hệ căng thẳng giữa hai nước.

Còn đây là "

Ngân xà kình vũ, chương hiển Trung Hoa quốc uy ":

ông Đường Gia Triền, Chủ tịch hội hữu nghị Trung - Nhật dự định đến thăm Nhật Bản tuần trước, nhưng chuyến đi đã bị hoãn vì Tokyo cũng mời một đại biểu Đài Loan ngồi dự ngang hàng với đại biểu các nước khác dự lễ kỷ niệm 3 năm thảm họa động đất - sóng thần.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI".

Tiếp theo

Trong Lý học Đông phương, không nhất thiết phải lên quẻ khi dự đoán. Bởi vì bản thân hệ thống lý thuyết đó đã là một sự phản ánh hoàn chính với hệ thống phương pháp luận phản ánh quy luật của tự nhiên có thể tiên tri. Tử Vi; Tử Bình, quẻ Dịch, các mô hình dùng trong phong thủy....vv....thực chất chỉ là mô hình biểu kiến, những ký hiệu siêu công thức phản ánh trong từng hệ quy chiếu chuyên ngành của thuyết Âm Dương Ngũ hành - có thể coi đó là những tập hợp con thuộc vể học thuyết này - nếu nói theo ngôn ngữ toán học. Do đó, không cần thiết lúc nào cũng phải lên quẻ. Sử dùng thần khí cảm ứng có thể nói ngay. Đây chính là trường hợp của bà Vanga.

À! Mà viết đến đây, tôi cũng hy vọng những nhà khoa học nửa mùa đừng thấy tôi dùng chữ "thần" , mà vội bắt bẻ là tôi "mê tín dị đoan" và có xu hướng tôn giáo nha! Tôi phải nói trước vậy, vì đã có người muốn gán cho tôi âm mưu thành lập tôn giáo.

Khái niệm "thần" trong Lý học, khá phổ biến trong sinh hoạt văn hóa, đời sống Việt, để chỉ những giá trị tiêu biểu, cốt lõi của hiện tượng, sự vật, sự việc...Có thể ngay bây giờ cũng có người sử dung khái niệm này.

Thí dụ: Một bức tranh vẽ được coi là có "thần", không có nghĩa là họa sĩ đã vẽ ông Thần trong đó.

Trường hợp bà Vanga là một hiện tượng khách quan, mà những cấu trúc tự nhiên của cơ thể phủ hợp với những tương tác nhanh chóng với các thần khí của sự kiện và cảm ứng được diễn biến tương tác tiếp theo của các dạng thần khí đó. Những người học Lý học và thường xuyên có trạng thái tập trung tinh thần cao độ, cũng có khả năng này. Đó là trường hợp của Thiệu Khang Tiết và Dương Tu, hoặc những nhà tiên tri khác.

Có một số nhà khoa học cho rằng: Khả năng tiên tri - cho dù là có phương pháp tiên tri - mang tính nặng về cảm ứng , nên nó thiếu tính minh bạch khoa học được thể hiện bằng những mô hình biểu kiến, hoặc những công thức, phương trình cho những kết quả giống nhau có thể kiểm chứng. Cá nhân tôi cho rằng:

Tất cả mọi chuyện trên thế gian này đều cần đến tính cảm ứng. Dù là trong các vấn đề khoa học, hay trong đời sống thường ngày. Vấn đề chỉ là tỷ trọng cảm ứng ít hay nhiều mà thôi. Ngay cả học sinh phổ thông ở bất cứ cấp nào, cùng trong một lớp học, cùng giải một đề toán; em nào có tính cảm ứng tốt sẽ giải bài toán đúng hơn. Huống chi, ở những mô hình biểu kiến rất cao cấp, mô tả hàng tỷ sự kiện nằm trong tập hợp của một quẻ bói và khác hẳn nhau về hình tướng của từng sự kiện. Tất yếu nó đòi hỏi tính cảm ứng rất cao.

Hơn nữa, cảm ứng là một thực tại khách quan. Nó không phải là một cấu trúc có tính lý thuyết được mô hình hóa. Bởi vậy, không thể lấy những tri thức khoa học để phủ nhận tính cảm ứng khi so sánh với tri thức khoa học vốn mang tính lý thuyết. Người ta chỉ có thể lấy tri thức khoa học giải thích, hoặc lý thuyết hóa mô tả hiện tương khách quan mà thôi, chứ không thể coi hiện tượng khách quan là phi khoa học- vì nó là đối tượng nghiên cứu của khoa học. Cụ thể dùng trí thức khoa học để giải thích tính cảm ứng trong khả năng tiên tri đã chứng tỏ trên thực tế. Thí dụ như bà Vanga và các hiện tượng ngoại cảm.

Nhưng riêng vấn đề "Kim Long đằng phi" thì không cần một cảm ứng sâu như vậy. Hiện tượng này có thể phân tích qua những hình tượng cụ thể của cặp Hoành phi câu đối này với những tri thức Lý học đã được xác định, bởi những nguyên tắc, nguyên lý căn bản của nó.

Chúng ta bắt đầu từ 4 chữ trên tấm hoành phi "Xuân trạch Điếu Ngư". Nội dung của câu này - nói theo ngôn ngữ cổ - là bị "sái" ngay từ nội dung.

Về chuyên môn của Phong Thủy Lạc Việt , tôi cần xác định ngay:

Đảo không có trạch - nếu hiểu theo nghĩa trạch quy ước. Mà chỉ có mạch khí. Khái niệm trạch trong phong thủy thì có định hướng một vùng đất nào đó thì mới có trạch quy ước. Bởi vậy, không thể có mùa Xuân về trên đất Điếu Ngư được. Điều này có thể thấy rằng người Trung quốc sử dụng vấn đề Điếu Ngư/ Senkaku như một cái cớ để thể hiện một mục đích khác, chưa hẳn họ đã coi đó là một mục đích cần phải thực hiện trên thực tế.

Khi mục đích không cụ thể thì những yếu tố hệ quả là cặp cấu đối cũng rất là thiếu khí chất.mạnh mẽ thể hiện mục đích này. Nếu như nội dung hoành phi này viết: "Xuân khí Điếu Ngư" thì mục đích và hình tượng miêu tả thể hiện rất rõ. Tiếc thay nó không phải như vậy! Do đó, nội dung của hoành phi xác định vấn đề Điếu Ngư/ Senkaku chưa hẳn đã là mục đích nhất định phải thực hiện

Bây giờ chúng ta xét vế đối thứ nhất có vẻ mạnh mẽ hơn cả về tính hình tượng:

"Kim Long đằng phi, tảo Đông dương quỉ mị" - Rồng bay thẳng thì khí thế rất dũng mãnh. Nhưng tại sao lại Kim Long? Chính vì nó là cuối năm Thìn - Rồng. Năm Thìn lại thuộc thổ, vừa biểu tượng cho Vương quyền, vừa biểu tượng cho trung cung thuộc Thổ theo Lý học, nên sắc vàng. Nói nôm là ...Rồng đất (Đây là tôi cũng giải thích theo các hiểu phổ biến và sai lầm coi Thìn Thổ , màu vàng, nên dùng hình tượng rống Vàng. Đúng ra năm Nhâm Thìn là Thủy Long). Nhưng hình tượng rồng trong đây là Rồng vàng hiểu theo nghĩa vàng kim loại. Thôi cứ coi là rồng đất thổ sinh rồng vàng Kim đi. Rồng Thìn thuộc Dương. Dương trước Âm sau. Như vậy về hình thức thì đao to búa lớn, rất khí thế! Ok. Nhưng nội dung thể hiện sai. Nguyên tắc Lý học "Dương trước Âm sau", nên lấy Thiên Can làm chuẩn. Thiên Can Nhâm nền phải là Thủy Long sắc xanh dương và chẳng có lý do nào để xác định là Kim Long cả. Giữa bản chất của hình tượng Thủy Long và hình tượng được miêu tả - Kim Long, cho thấy sự không nhất quán về cơ sở Lý học với hình tượng. Nội dung và hình thức mâu thuẫn ngay trong hình tượng thể hiện. Điều này trùng hớp với nội dung của hoành phi , mà tôi đã phân tích ở trên. Do đó, tôi cho rằng: Người Trung Quốc không coi việc tái chiếm Điều Ngư, như là một mục đích cần thực hiện.

Nhưng vế sau thuộc Âm, thể hiện bản chất của vấn đề thì lại rất chi là "yểu điệu thục nữ", chẳng có khí thế gì của bậc mày râu lâm trận cả. Nhưng buồn thay! Nó lại gắn liền với "Trung Hoa quốc uy" - "Ngân xà đằng vũ, chương hiển Trung Hoa quốc uy". Híc!

Nếu vế đối đổi thế này thì chắc lão Thiên Sgàn này cũng phải nghiêm túc xem xét kvấn đề:

- "Kim Long đằng phi, chương hiển Trung Hoa quốc uy"

- "Ngân xà kình vũ. hoành tảo Đông dương quỷ mỵ".

Tuy nó vẫn yếu ớt vì hình tượng con rắn nước của Quý Tỵ - nhưng ít ra cũng giữ được khí thế. Vì rắn, rết ứng với ma quỉ sẽ hợp cách hơn và có tính đồng đẳng trong một vế đối.. Đằng này nó lại ngược lại.

Cũng may mà tác giả này sinh ra không phải thời phong kiến. Chứ không thì can tội phạm húy nặng, chắc nhẹ cũng đi đày. Hì!

Ngân xà là con rắn bạc, ứng với năm Tỵ. Phải chi năm nay là Tân Tỵ thì còn có khí chất cho Ngân xà. Vì Tân thuộc Kim. Nhưng thật là điều buồn, khi Địa chi Tỵ đã là không tốt, mà lại là Quý Tỵ, tức là con rắn nước thì thôi rồi "Lượm ơi!". Chỉ có cái mẽ rắn để doa người yếu bóng vía, nhưng thực chất lại chẳng làm gì được ai. Tính khí yếu ớt của con rắn nước thì làm sao hiển thị "Trung Hoa quốc uy" được. Ngay cả trường hợp dùng câu đối theo nội dung đã sửa đổi bởi lão gàn này thì toàn bộ tổng thể cặp hoành phi câu đối cũng bị sái vì nội dung câu chữ của hoành phi - vốn là chủ thể chính thể hiện nội dung. Huống chi lại còn đem rắn nước thể hiện cho quốc uy thì tất sẽ mất thể diện.

Lão gàn này viết trong "Quán vắng" sáng sớm mùng Một Tết, thì mùng Ba Tết, Bắc Triều Tiên làm cái "Bùm!", chẳng coi ai ra gì - trong đó có Trung Hoa . Híc!

Đấy là một thí dụ sinh động về sự giảm tải của quốc uy Trung Hoa - đất nước có ảnh hưởng lớn nhất so với Bắc Cao Ly. Cũng may mà Thiên sứ tui phân tích trước đó trong Quán vắng" - tưc là trước khi Bắc Triều tiên nổ bom nguyên tử , qua mặt Trung quốc. Nếu không thì cũng không ít người lại bảo Thiên Sứ nói dựa.

Bởi vậy, thôi đi quý quốc. Nên quay về ổn định chính bên trong của quý quốc và tìm cách hòa nhập với thế giới trong hòa bình. Chính sự hội nhập này đã tạo điều kiên cho quý quốc phát triển như hiện nay. Nay quý quốc lại tự phá bỏ thì không khác gì tự hủy cái gốc của mình. Con rắn nước thì chẳng làm gì được ai đâu.

Qua ngày 23 tháng Chạp rồi. Cái xe bắt đầu lao dốc. Nhưng vẫn có thể dừng lại kịp.

À mà này - Việt Nam lưu truyền từ lâu câu "Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh". Câu này đã ứng rồi. Cũng may đấy! Nhưng lịch sử vẫn có thể lặp lại, ở một mức độ và hình thức khác.Thành thật chia buồn đầu năm.Vài lời bàn chơi, nhân lúc đầu năm rảnh việc. Đúng sai cũng chia sẻ với các bạn để nghiệm xem sao.

Ngày Tỵ tháng Giáp Dần, năm Quý Tỵ. Thái Tuế , Tam sát ứng ngày tháng năm lung tung cả.

Chuyện cũng còn dài - từ cặp hoành phi , câu đối này. Cũng xin để nghiệm xem sao.

Cảm ơn quí vị và anh em vì đã xem bài viết.

Trung Quốc ngập sâu trong rắc rối

Posted ImageTheo đánh giá cuối năm của D&B Country RiskLine, tình hình tại Trung Quốc đang có chiều hướng xấu đi.

Và giới lãnh đạo mới của họ cũng biết điều này. Kể từ cuối năm 2010, tăng trưởng GDP liên tục giảm qua từng quý - dù đã nhích lên đôi chút trong báo cáo quý gần nhất công bố trong tháng Giêng. Nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều vấn đề. Hay nói một cách đơn giản hơn như trong báo cáo đánh giá cuối năm của D&B Country RiskLine là, tình hình tại Trung Quốc đang có chiều hướng xấu đi.

Tổng bí thư và Chủ tịch nước mới của Trung Quốc, Tập Cận Bình, cũng như toàn thể đất nước này đều đang hy vọng, trước những biến động vừa qua, ông sẽ mang đến sự thay đổi tích cực. Nhưng những rắc rối của Trung Quốc - cả về kinh tế, chính trị và xã hội - đều đang rất nan giải. Một biểu hiện quan trọng dễ nhận thấy là: tiền đang chảy ra khỏi nước này với tốc độ đáng báo động, dấu hiệu cho thấy người giàu Trung Quốc đang mất niềm tin.

Dĩ nhiên, Trung Quốc sẽ không công khai bất kỳ con số nào về cuộc "tẩu tán" vốn này. Nhưng theo các ước tính đáng tin cậy từ một số nhà báo và chuyên gia kinh tế học công bố cuối năm ngoái thì, khoảng 225 tỷ - 300 tỷ USD đã rời khỏi Trung Quốc trong năm ngoái, con số tương đương 3-4% GDP nước này trong giai đoạn đó. Và hiện tượng trên vẫn diễn ra bất chấp việc Trung Quốc nghiêm cấm đưa tiền với khối lượng lớn ra nước ngoài. Dòng tiền tháo chạy cứ lớn dần qua từng năm, trong lúc GDP tiếp tục giảm - chắc hẳn không phải là sự ngẫu nhiên.

Thực tế, người giàu và thành đạt tại Trung Quốc không chỉ di chuyển tiền ra nước ngoài. Nhiều người đã hoặc đang lên kế hoạch rời hẳn sang phương Tây sinh sống cùng với tài sản của họ, với Mỹ là điểm đến chính. Năm ngoái, tờ tạp chí tiếng Trung Hurun Report, chuyên ghi chép về cuộc sống điểm yếu của người giàu, đã công bố phát hiện đó sau khi phỏng vấn 900 người tại 18 thành phố.

Posted Image

Ảnh minh họa

Ví dụ này không hẳn mang tính khoa học, nhưng đã có hàng nghìn người Trung Quốc trả lời bài báo đó trên Weibo, phiên bản Twitter tại Trung Quốc, nói rằng, họ sẽ ra nước ngoài nếu có đủ tiền.

Người giàu di cư sang Mỹ thường sử dụng visa EB-5 nhất, loại cấp cho người nước ngoài sẵn sàng đầu tư ít nhất nửa triệu USD vào kinh doanh để tạo ra việc làm mới cho ít nhất 10 người Mỹ. Người Trung Quốc gọi đó là "di cư đầu tư". Còn China Merchants Bank, cùng với công ty tư vấn toàn cầu Bain & Company, thì kết luận trong báo cáo chung của mình rằng hoạt động này "sẽ tăng lên nhanh chóng".

Hai công ty này cho biết, di cư đầu tư từ Trung Quốc sang Mỹ "tăng với tốc độ rất đáng ngại, bình quân hằng năm 73% trong vòng 5 năm qua". Họ cũng khảo sát nhiều người giàu Trung Quốc (là một trong một số tổ chức tiến hành khảo sát này) và phát hiện, gần 60% trong số họ "hoặc đã hoàn thành chuyển đầu tư ra nước ngoài, nộp đơn xin đầu tư, hoặc đang xem xét".

Bộ An ninh Nội địa Mỹ báo cáo, 78% người nộp đơn xin cấp visa EB-5 năm ngoái là người Trung Quốc.

Trong khi người giàu có thể tự thân vận động, tầng lớp thấp và trung lưu lại sẵn sàng gây rối loạn. Bộ An ninh Công cộng Trung Quốc ước tính, trong năm 2011, người dân Trung Quốc tiến hành hơn 128.000 "sự cố đám đông" - tức các cuộc biểu tình lớn ở địa phương để phản đối nạn tham nhũng, lấn chiếm đất đai, ô nhiêm môi trường, an toàn việc làm và nhiều tệ nạn xã hội khác. Các con số trên có lẽ chỉ mang tính tương đối, nhưng gần như chắc chắn sẽ còn tăng lên. Năm 1993, con số chính thức là 8.709 người. Đến năm 2009, bộ này cho biết, người dân đã tiến hành khoảng 90.000 sự cố đám đông. Gần như toàn bộ các cuộc biểu tình đều nhằm vào chính quyền địa phương, chứ không phải chính quyền trung ương. Với nhiều người, hình ảnh về sự kiện Thiên An Môn vẫn ám ảnh trong tâm trí họ.

Một trong những bất bình lớn nhất của người dân, động cơ của nhiều cuộc biểu tình, là sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Tính đến cuối năm ngoái, tờ China Daily đưa tin, toàn quốc "có khoảng 120 triệu người dân ở các vùng nông thôn sống dưới mức nghèo đói, nghĩa là họ thu nhập chưa tới 300 NDT (369 USD) một năm - hay 1 USD/ngày. Tính cả người nghèo thành thị, tổng số người Trung Quốc sống trong mức nghèo nhất chiếm đến gần 15% dân số.

Bài báo dẫn lời Yu Jiantuo, một chuyên gia nghiên cứu về vấn đề nghèo đói tại Quỹ Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc, thừa nhận, nghèo đói trong thời thơ ấu "có thể cản trở thành tính học tập, sức khỏe và khả năng hòa nhập với xã hội" của mỗi cá nhân. Và trên thực tế, UNICEF báo cáo, 10% trẻ em Trung Quốc bị ức chế sinh trưởng, tức là phát triển không bình thường, hoặc về thể chất hoặc tinh thần. Trong khi đó, 3% trẻ sơ sinh Trung Quốc, tương đương khoảng 40 triệu trẻ, bị bỏ đói.

Vệ sinh cũng là vấn đề lớn đối với những người này. Thực tế, gần một nửa người dân Trung Quốc không có nhà vệ sinh sạch. Và "họ có thể chỉ tắm 2 lần mỗi tháng", Xia Yeliang nói.

Trong khi đó, Trung Quốc có nhiều tỷ phú và triệu phú hơn mọi quốc gia khác, trừ Mỹ. Quỹ Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia của Trung Quốc, một nhóm các nhà nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Bắc Kinh, kết luận, nếu tính cả cái gọi là thu nhập ngầm - tiền hối lộ và đút lót - thì thu nhập của 10% những người giàu nhất Trung Quốc lớn gấp 65 lần thu nhập của 10% người nghèo nhất.

Năm ngoái, Ngân hàng thế giới cũng công bố một báo cáo quan trọng, trong đó kết luận chính phủ Trung Quốc cần phải chỉnh đốn lại nền kinh tế và các dịch vụ xã hội nếu muốn hy vọng vượt qua tình hình khó khăn hiện nay.

"Nguyên nhân vì sao Trung Quốc cần phải cải cách đã bộc lộ đầy đủ", chủ tịch WB Robert Zoellick, nói trong buổi học báo tại Bắc Kinh trước lúc kết thúc nhiệm kỳ. "Trung Quốc đang bước vào một khúc quanh trên con đường phát triển".

Tình hình cũng đang trở nên nghiêm trọng đến mức nhóm nghiên cứu Chiến lược và Cải cách của Trung Quốc phải lên tiếng cảnh báo, đất nước "đang đứng trước một cú nhảy nguy hiểm, và chúng ta không thể che giấu hay lẩn tránh. Có nguy cơ khủng hoảng tiềm tàng trong mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc".

Wu Jinglian, một nhà kinh tế học nổi tiếng có bài viết trên tờ Caijing, tạp chí kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, nói: "Những mâu thuẫn kinh tế và xã hội của Trung Quốc dường như đang tiến dần đến ngưỡng giới hạn".

Một nguy cơ lớn thường được nhắc tới là sự thay đổi tiêu cực trong lực lượng lao động nước này. Trung Quốc phát triển mạnh chủ yếu như một nhà sản xuất các hàng hóa cho phương tây với chi phí nhân công rẻ. Nhưng khi trở thành một quốc gia giàu có hơn, lương của người lao động tăng lên nhanh chóng - đây chính là "vấn đề hết sức nghiêm trọng", giáo sư kinh tế Xia Yeliang cảnh báo. Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia và nhiều quốc gia nghèo hơn khác đang lấy đi của Trung Quốc nhiều trong số những việc làm này. Một chiến lược mà Trung Quốc đang đẩy mạnh để đối phó với vấn đề này dựa trên ý tưởng nhà nước nên giảm dựa vào xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng trong nước - như từng được nhấn mạnh trong một hội nghị kinh tế cấp cao hồi cuối tháng 12. Nhưng khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, nó cũng gây ra nhiều vấn đề.

Một vấn đề lớn khác, theo các chuyên gia, là sự chi phối của các doanh nghiệp nhà nước -145.000 công ty nhà nước đã chiếm tới 35% toàn bộ hoạt động kinh tế tại Trung Quốc, theo các thống kê chính thức. Và theo đúng bản chất, các doanh nghiệp này thường dư thừa lao động và kém hiệu quả bởi họ không vấp phải sự cạnh tranh nào thực sự. Nhiều trong số đó thuộc sở hữu của các quan chức chính phủ hoặc người thân.

Về chính sách đối ngoại, Andrew Nathan, chuyên gia về Trung Quốc của ĐH Columbia, nhận xét: "Tôi nghĩ Trung Quốc đang tự nhận thấy mình đã đạt đến tầm của một cường quốc vài coi Mỹ cùng đồng minh là yếu kém, và do đó bắt đầu giai đoạn hiếu chiến trong chính sách đối ngoại", đặc biệt ở Biển Đông.

Điều đó dẫn đến việc họ lạnh nhạt với gần như mọi quốc gia láng giềng. Điều đó khiến Trung Quốc vừa phải các vấn đề ngày càng nhức nhối ở trong nước, vừa trở nên bị xa lánh trong khu vực. Bởi thái độ hiếu chiến ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ, Bắc Kinh đang gây phẫn nộ cho gần như mọi quốc gia láng giềng, đồng thời tạo cơ hội cho Mỹ dịch chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á.

Trâm Anhtheo WorldAffairsJournal

===========================

Thỉnh thoảng cháu cũng vào Vietnamnet.vn thấy bài viết này đúng như chú Thiên Sứ đã phân tích và dự đoán ở trên.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc ngập sâu trong rắc rối

Posted ImageTheo đánh giá cuối năm của D&B Country RiskLine, tình hình tại Trung Quốc đang có chiều hướng xấu đi.

Và giới lãnh đạo mới của họ cũng biết điều này. Kể từ cuối năm 2010, tăng trưởng GDP liên tục giảm qua từng quý - dù đã nhích lên đôi chút trong báo cáo quý gần nhất công bố trong tháng Giêng. Nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều vấn đề. Hay nói một cách đơn giản hơn như trong báo cáo đánh giá cuối năm của D&B Country RiskLine là, tình hình tại Trung Quốc đang có chiều hướng xấu đi.

Tổng bí thư và Chủ tịch nước mới của Trung Quốc, Tập Cận Bình, cũng như toàn thể đất nước này đều đang hy vọng, trước những biến động vừa qua, ông sẽ mang đến sự thay đổi tích cực. Nhưng những rắc rối của Trung Quốc - cả về kinh tế, chính trị và xã hội - đều đang rất nan giải. Một biểu hiện quan trọng dễ nhận thấy là: tiền đang chảy ra khỏi nước này với tốc độ đáng báo động, dấu hiệu cho thấy người giàu Trung Quốc đang mất niềm tin.

Dĩ nhiên, Trung Quốc sẽ không công khai bất kỳ con số nào về cuộc "tẩu tán" vốn này. Nhưng theo các ước tính đáng tin cậy từ một số nhà báo và chuyên gia kinh tế học công bố cuối năm ngoái thì, khoảng 225 tỷ - 300 tỷ USD đã rời khỏi Trung Quốc trong năm ngoái, con số tương đương 3-4% GDP nước này trong giai đoạn đó. Và hiện tượng trên vẫn diễn ra bất chấp việc Trung Quốc nghiêm cấm đưa tiền với khối lượng lớn ra nước ngoài. Dòng tiền tháo chạy cứ lớn dần qua từng năm, trong lúc GDP tiếp tục giảm - chắc hẳn không phải là sự ngẫu nhiên.

Thực tế, người giàu và thành đạt tại Trung Quốc không chỉ di chuyển tiền ra nước ngoài. Nhiều người đã hoặc đang lên kế hoạch rời hẳn sang phương Tây sinh sống cùng với tài sản của họ, với Mỹ là điểm đến chính. Năm ngoái, tờ tạp chí tiếng Trung Hurun Report, chuyên ghi chép về cuộc sống điểm yếu của người giàu, đã công bố phát hiện đó sau khi phỏng vấn 900 người tại 18 thành phố.

Posted Image

Ảnh minh họa

Ví dụ này không hẳn mang tính khoa học, nhưng đã có hàng nghìn người Trung Quốc trả lời bài báo đó trên Weibo, phiên bản Twitter tại Trung Quốc, nói rằng, họ sẽ ra nước ngoài nếu có đủ tiền.

Người giàu di cư sang Mỹ thường sử dụng visa EB-5 nhất, loại cấp cho người nước ngoài sẵn sàng đầu tư ít nhất nửa triệu USD vào kinh doanh để tạo ra việc làm mới cho ít nhất 10 người Mỹ. Người Trung Quốc gọi đó là "di cư đầu tư". Còn China Merchants Bank, cùng với công ty tư vấn toàn cầu Bain & Company, thì kết luận trong báo cáo chung của mình rằng hoạt động này "sẽ tăng lên nhanh chóng".

Hai công ty này cho biết, di cư đầu tư từ Trung Quốc sang Mỹ "tăng với tốc độ rất đáng ngại, bình quân hằng năm 73% trong vòng 5 năm qua". Họ cũng khảo sát nhiều người giàu Trung Quốc (là một trong một số tổ chức tiến hành khảo sát này) và phát hiện, gần 60% trong số họ "hoặc đã hoàn thành chuyển đầu tư ra nước ngoài, nộp đơn xin đầu tư, hoặc đang xem xét".

Bộ An ninh Nội địa Mỹ báo cáo, 78% người nộp đơn xin cấp visa EB-5 năm ngoái là người Trung Quốc.

Trong khi người giàu có thể tự thân vận động, tầng lớp thấp và trung lưu lại sẵn sàng gây rối loạn. Bộ An ninh Công cộng Trung Quốc ước tính, trong năm 2011, người dân Trung Quốc tiến hành hơn 128.000 "sự cố đám đông" - tức các cuộc biểu tình lớn ở địa phương để phản đối nạn tham nhũng, lấn chiếm đất đai, ô nhiêm môi trường, an toàn việc làm và nhiều tệ nạn xã hội khác. Các con số trên có lẽ chỉ mang tính tương đối, nhưng gần như chắc chắn sẽ còn tăng lên. Năm 1993, con số chính thức là 8.709 người. Đến năm 2009, bộ này cho biết, người dân đã tiến hành khoảng 90.000 sự cố đám đông. Gần như toàn bộ các cuộc biểu tình đều nhằm vào chính quyền địa phương, chứ không phải chính quyền trung ương. Với nhiều người, hình ảnh về sự kiện Thiên An Môn vẫn ám ảnh trong tâm trí họ.

Một trong những bất bình lớn nhất của người dân, động cơ của nhiều cuộc biểu tình, là sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Tính đến cuối năm ngoái, tờ China Daily đưa tin, toàn quốc "có khoảng 120 triệu người dân ở các vùng nông thôn sống dưới mức nghèo đói, nghĩa là họ thu nhập chưa tới 300 NDT (369 USD) một năm - hay 1 USD/ngày. Tính cả người nghèo thành thị, tổng số người Trung Quốc sống trong mức nghèo nhất chiếm đến gần 15% dân số.

Bài báo dẫn lời Yu Jiantuo, một chuyên gia nghiên cứu về vấn đề nghèo đói tại Quỹ Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc, thừa nhận, nghèo đói trong thời thơ ấu "có thể cản trở thành tính học tập, sức khỏe và khả năng hòa nhập với xã hội" của mỗi cá nhân. Và trên thực tế, UNICEF báo cáo, 10% trẻ em Trung Quốc bị ức chế sinh trưởng, tức là phát triển không bình thường, hoặc về thể chất hoặc tinh thần. Trong khi đó, 3% trẻ sơ sinh Trung Quốc, tương đương khoảng 40 triệu trẻ, bị bỏ đói.

Vệ sinh cũng là vấn đề lớn đối với những người này. Thực tế, gần một nửa người dân Trung Quốc không có nhà vệ sinh sạch. Và "họ có thể chỉ tắm 2 lần mỗi tháng", Xia Yeliang nói.

Trong khi đó, Trung Quốc có nhiều tỷ phú và triệu phú hơn mọi quốc gia khác, trừ Mỹ. Quỹ Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia của Trung Quốc, một nhóm các nhà nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Bắc Kinh, kết luận, nếu tính cả cái gọi là thu nhập ngầm - tiền hối lộ và đút lót - thì thu nhập của 10% những người giàu nhất Trung Quốc lớn gấp 65 lần thu nhập của 10% người nghèo nhất.

Năm ngoái, Ngân hàng thế giới cũng công bố một báo cáo quan trọng, trong đó kết luận chính phủ Trung Quốc cần phải chỉnh đốn lại nền kinh tế và các dịch vụ xã hội nếu muốn hy vọng vượt qua tình hình khó khăn hiện nay.

"Nguyên nhân vì sao Trung Quốc cần phải cải cách đã bộc lộ đầy đủ", chủ tịch WB Robert Zoellick, nói trong buổi học báo tại Bắc Kinh trước lúc kết thúc nhiệm kỳ. "Trung Quốc đang bước vào một khúc quanh trên con đường phát triển".

Tình hình cũng đang trở nên nghiêm trọng đến mức nhóm nghiên cứu Chiến lược và Cải cách của Trung Quốc phải lên tiếng cảnh báo, đất nước "đang đứng trước một cú nhảy nguy hiểm, và chúng ta không thể che giấu hay lẩn tránh. Có nguy cơ khủng hoảng tiềm tàng trong mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc".

Wu Jinglian, một nhà kinh tế học nổi tiếng có bài viết trên tờ Caijing, tạp chí kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, nói: "Những mâu thuẫn kinh tế và xã hội của Trung Quốc dường như đang tiến dần đến ngưỡng giới hạn".

Một nguy cơ lớn thường được nhắc tới là sự thay đổi tiêu cực trong lực lượng lao động nước này. Trung Quốc phát triển mạnh chủ yếu như một nhà sản xuất các hàng hóa cho phương tây với chi phí nhân công rẻ. Nhưng khi trở thành một quốc gia giàu có hơn, lương của người lao động tăng lên nhanh chóng - đây chính là "vấn đề hết sức nghiêm trọng", giáo sư kinh tế Xia Yeliang cảnh báo. Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia và nhiều quốc gia nghèo hơn khác đang lấy đi của Trung Quốc nhiều trong số những việc làm này. Một chiến lược mà Trung Quốc đang đẩy mạnh để đối phó với vấn đề này dựa trên ý tưởng nhà nước nên giảm dựa vào xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng trong nước - như từng được nhấn mạnh trong một hội nghị kinh tế cấp cao hồi cuối tháng 12. Nhưng khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, nó cũng gây ra nhiều vấn đề.

Một vấn đề lớn khác, theo các chuyên gia, là sự chi phối của các doanh nghiệp nhà nước -145.000 công ty nhà nước đã chiếm tới 35% toàn bộ hoạt động kinh tế tại Trung Quốc, theo các thống kê chính thức. Và theo đúng bản chất, các doanh nghiệp này thường dư thừa lao động và kém hiệu quả bởi họ không vấp phải sự cạnh tranh nào thực sự. Nhiều trong số đó thuộc sở hữu của các quan chức chính phủ hoặc người thân.

Về chính sách đối ngoại, Andrew Nathan, chuyên gia về Trung Quốc của ĐH Columbia, nhận xét: "Tôi nghĩ Trung Quốc đang tự nhận thấy mình đã đạt đến tầm của một cường quốc vài coi Mỹ cùng đồng minh là yếu kém, và do đó bắt đầu giai đoạn hiếu chiến trong chính sách đối ngoại", đặc biệt ở Biển Đông.

Điều đó dẫn đến việc họ lạnh nhạt với gần như mọi quốc gia láng giềng. Điều đó khiến Trung Quốc vừa phải các vấn đề ngày càng nhức nhối ở trong nước, vừa trở nên bị xa lánh trong khu vực. Bởi thái độ hiếu chiến ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ, Bắc Kinh đang gây phẫn nộ cho gần như mọi quốc gia láng giềng, đồng thời tạo cơ hội cho Mỹ dịch chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á.

Trâm Anhtheo WorldAffairsJournal

===========================

Thỉnh thoảng cháu cũng vào Vietnamnet.vn thấy bài viết này đúng như chú Thiên Sứ đã phân tích và dự đoán ở trên.

Người Trung Quốc sẽ không thể có được một cải cách hoàn hảo. Cho dù họ nhận thức được một cách đầy đủ một nhu cầu cấp bách của sự cần thiết phải cải cách.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mã Anh Cửu: 3 lý do không "liên thủ" với Trung Quốc ngoài Senkaku

Thứ ba 19/02/2013 13:02

(GDVN) - "Tôi cũng sẽ không bao giờ nói đánh, đánh, đánh. Như vậy không giải quyết được vấn đề", Mã Anh Cửu cho biết

Posted Image

Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu

Thời báo Hoàn Cầu ngày 19/2 đưa tin, hôm qua 18/2 Mã Anh Cửu, nhà lãnh đạo Đài Loan đã lên tiếng khẳng định Đài Loan sẽ không nhượng bộ trong vấn đề "chủ quyền Điếu Ngư Đài", tên gọi nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.

Về vấn đề hai bờ eo biển Đài Loan "liên thủ" trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Hoa Đông và Biển Đông, Mã Anh Cửu nêu 3 lý do để không thể bắt tay với Trung Quốc theo như một nhóm học giả, quan chức hai bờ kêu gọi.

Lý do đầu tiên để Mã Anh Cửu từ chối "liên thủ" với Trung Quốc là việc đàm phán với Nhật Bản về phân vùng đánh cá ngoài Senkaku và cũng không muốn Đài Loan đàm phán với Nhật Bản về khu vực đánh cá chung trên Biển Hoa Đông.

Vấn đề thứ hai liên quan tới pháp lý, Bắc Kinh phủ nhận Hòa ước Trung - Nhật do chính quyền Tưởng Giới Thạch ký với Nhật Bản năm 1952, điều này theo Mã Anh Cửu, sẽ khiến Đài Loan không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào nếu "liên thủ" với đại lục.

Thứ 3, Mã Anh Cửu chính là người đưa ra sáng kiến "hòa bình Đông Hải" về việc đàm phán, giải quyết tranh chấp chủ quyền biển Hoa Đông thông qua con đường hòa bình, cho tới thời điểm này Bắc Kinh vẫn không đưa ra bất cứ ý kiến nào.

"Tôi cũng sẽ không bao giờ nói đánh, đánh, đánh. Như vậy không giải quyết được vấn đề", Mã Anh Cửu cho biết thêm.

Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu

=======================

Bít ngay mừ! Nghe "khẩu khí" của cặp hoành phi câu đối nhảm này thì chẳng thể nào Đài Loan lại hợp tác với Trung Hoa Lục địa trong Senkaku / Điếu Ngư cả. Ấy là tớ phân tích mới sơ sơ !

Đài Loan mở rộng cầu tàu đảo Ba Bình trên Trường Sa

Chủ Nhật, 07/04/2013 - 23:34

(Dân trí) - Ngày 7/4, Cục Tuần duyên Đài Loan (CGA) thông báo sẽ mở rộng cầu tàu ở đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Posted Image

Đảo Ba Bình nhìn từ trên cao.

Hãng thông tấn Pháp AFP dẫn lời một giới chức Cục tuần duyên Đài Loan cho biết họ dự tính sẽ chi 19 triệu Đài tệ (640.000 đôla) để nghiên cứu tác động về môi trường của dự án nâng cấp cầu tàu này trên đảo Ba Bình, đảo lớn nhất ở Biển Đông.

Theo tờ United Evening News, cầu tàu được mở rộng sẽ có khả năng đón tiếp các tàu trọng tải 2000 tấn của lực lượng tuần duyên Đài Loan. Cầu tàu hiện nay chỉ có thể đón tiếp các tàu tuần tra cỡ nhỏ.

Đây là một phần kế hoạch của Đài Bắc nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trên đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là đảo Thái Bình ). Theo đề nghị của Cục tuần duyên cho tài khóa 2013, chính quyền Đài Loan sẽ chi tổng cộng 143 triệu Đài tệ (4,94 triệu USD) trong hai năm để tăng cường năng lực phòng thủ ở Trường Sa.

Bất chấp phản đối của Việt Nam, vào giữa năm 2006, Đài Bắc đã xây một đường băng dài 1.150m trên đảo Ba Bình. Đầu năm nay, Đài Loan cũng tuyên bố sẽ tiến hành kế hoạch thăm dò dầu khí tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã kịch liệt phản đối kế hoạch này.

Vũ Quý

Theo AFP

================

Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan không thể hợp tác với Trung Quốc Lục địa để "giải phóng" Điều ngư khỏi Nhật Bản. Điều này không nằm ngoài sự tiên tri trong "Kim Long đằng phí" . Nhưng có vẻ họ lại hùa với Trung Hoa Lục địa trong việc lấn chiếm biển Đông của Việt Nam.

Này! Cô em gái Đài Loan định đùa đấy hả? Mấy em mần chính trị hay là một đám ô hợp vậy? Mần chính trị thì phải chính danh. Nều các em đã không thể hợp tác với Trung Hoa Lục địa trong việc chiếm Senkaku thì các em cũng không thể nhân danh bất cứ một cái gì để chiếm Ba Bình của Việt Nam cả.

Bởi vậy, trong cuộc chơi của "canh bạc cuối cùng", họa sĩ vẽ các em bị tống cổ ra ngoài là vậy.

Đứng có mà "tham bát, bỏ mâm". Trao trả lại Ba Bình cho Việt Nam, thì may ra hậu vận còn chút sáng sủa.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc Kim Long đằng phi qua cac phân tích tiên tri của SP Thiên Sứ quá hay , HươngThienLuong nghiền ngẫm và nhận thấy một tư duy toán học Phong Thủy Lạc Việt xuyên xuốt chính xác từ hiện tượng đến bản chất . Rất tiếc là mình đã tham gia diễn đàn hơi muộn ,cám ơn SP, HTL đã học được rất nhiều từ diễn đàn này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://kienthuc.net....en-dong-902579/

Ông Tập Cận Bình “dọa” các nước ven Biển Đông

13:52 10/04/2013 (GMT+7)

(Kienthuc.net.vn) - Tuyên bố ở Bác Ngao và thăm đột xuất làng chài Đàm Môn... Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn cảnh báo các nước láng giềng ven Biển Đông.

Posted Image

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Thông điệp cảnh báo phát đi từ đảo Hải Nam

Theo Tân Hoa Xã ngày 8/4, phát biểu tại “Diễn đàn kinh tế châu Á Bác Ngao”, Chủ tịch Tập Cận Bình đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không để cho bất kỳ nước nào “vì lợi ích cá nhân mà làm loạn cả khu vực và thế giới”.

Ông Tập Cận Bình đã có mặt trên đảo Hải Nam từ cuối tuần trước để chủ trì Diễn đàn Bác Ngao. Tuy không trực tiếp đề cập tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản và Biển Đông với nhiều nước Đông Nam Á, Trung Quốc lại ráo riết vận động về chủ đề Biển Đông.

Đề tài Biển Đông đã được ông Tập Cận Bình mang ra thảo luận với lãnh đạo một vài quốc gia có mặt trên đảo Hải Nam. Đáng chú ý là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Nhật Bản đều không tham dự Diễn đàn Bác Ngao năm nay. Điều này có nghĩa là cuộc thảo luận về an ninh Biển Đông do Trung Quốc chủ trì không có tính chất đa phương như báo chí nước này khoe khoang.

Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế về yêu sách chủ quyền phi lý thông qua cái gọi là bản đồ “đường lưỡi bò”, chiếm tới 80% Biển Đông. Việt Nam cũng nhiều lần lên tiếng phản đối các động thái ngày càng gây hấn của Trung Quốc tại các vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.

Giới phân tích cho rằng là thông điệp cứng rắn của ông Tập Cận Bình không chỉ gửi tới Bình Nhưỡng, mà còn gửi tới Mỹ và các nước đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Đáng chú ý là khi ông Tập Cận Bình “cảnh báo không cho phép bất kỳ ai làm loạn châu Á”, thì giới truyền thông nhà nước Trung Quốc lại đưa tin Bắc Kinh sắp phái tàu du lịch ra hoạt động trái phép tại Hoàng Sa. Theo Tân Hoa Xã, một hãng du lịch ở Hải Nam chuẩn bị đưa 2.000 du khách đến khu vực Hoàng Sa.

Cũng trong ngày 8/4, ông Tập Cận Bình đi thăm làng chài Đàm Môn ở tỉnh Hải Nam để “úy lạo” ngư dân và dân binh. Ông Tập Cận Bình đến thăm làng chài Đàm Môn sau khi kết thúc “Diễn đàn châu Á Bác Ngao” và chỉ vài ngày sau khi Hạm đội Nam Hải hoàn tất 16 ngày tập trận-tuần tra ở Biển Đông.

Posted Image

Ông Tập Cận Bình thăm làng chài Đàm Môn trên đảo Hải Nam.

Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình nói trên tàu cá Qiong-Qionghai 09045: “Tôi rất ấn tượng (sau khi nghe câu chuyện của các bạn). Các bạn đã làm được một công việc tốt! Đảng và chính phủ sẽ quan tâm đến các bạn. Tôi chúc các bạn… đánh bắt được nhiều cá lớn”.

Đáng chú ý là cách đây một năm, tàu cá Qiong-Qionghai 09045 dài 30m này đã bị cảnh sát biển của đảo quốc Palau ở Thái Bình Dương chặn lại do đánh bắt cá bất hợp pháp và một ngư dân bị chết trong khi đụng độ.

Các nước láng giềng ven Biển Đông nghi ngại

Việc ông Tập Cận Bình thăm ngư dân Hải Nam, vốn được coi là lính xung kích trên biển, đang gây ra những phản ứng nghi ngại của các nước láng giềng.

Wang Hanling, một chuyên gia về biển tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết chuyến thăm làng chài Đàm Môn và những tuyên bố của ông Tập Cận Bình ở đây là dành cho các nước láng giềng đang tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Chuyên gia biển Wang Hanling nói: “Lợi ích biển của Trung Quốc chắc chắn bao gồm quyền đánh cá ngư dân của chúng ta và sự an toàn của họ trong vùng biển Nam Hải (Biển Đông). Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình và các cuộc tập trận-tuần tra thường xuyên của Hải quân Trung Quốc là nhằm khuyến khích ngư dân tiến vào các vùng lãnh thổ biển của chúng ta ở Nam Hải (Biển Đông) để tuyên bố chủ quyền bằng hoạt động đánh cá”.

Chuyên gia hải quân Li Jie cho biết Bắc Kinh coi Biển Đông là trọng tâm chiến lược chính trong nỗ lực trở thành một cường quốc biển. Ông này nói: “Nếu muốn trở thành một hạm đội biển xanh, Hải quân Trung Quốc chỉ có thể tạo bước đột phá ở Biển Đông vì vị trí địa lý đặc biệt của nó”.

Lấn biển để thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”

Posted Image

Tàu chiến Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn đăng trên tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày 9/4, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Tưởng Vĩ Liệt nói hơn 3 triệu km2 vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố “chủ quyền” ở Biển Đông là một bộ phận quan trọng để thực hiện giấc mơ “đại phục hưng dân tộc Trung Hoa” và giúp Trung Quốc phát triển bền vững.

Đánh giá về cuộc tập trận vừa qua của Hạm đội Nam Hải, viên tướng này cho rằng lần tập trận này khác hẳn với những lần tập trận trước về quy mô, cường độ, áp lực và tính thực tế chiến trường. Tưởng Vĩ Liệt còn nói rằng việc Trung Quốc mỗi năm triển khai vài cuộc tập trận lớn, dài ngày là một "yêu cầu tất yếu khách quan".

Trong đợt tập trận-tuần tra kéo dài 16 ngày, bốn tàu chiến của Hạm đội Nam Hải đã tiến hành lễ tuyên thệ gần James Shoal, cực Nam của cái gọi là bản đồ “lưỡi bò” gây tranh cãi, chiếm hầu hết diện tích Biển Đông.

Theo báo Pháp Liberation, để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa”, Bắc Kinh đã ráo riết chinh phục biển đảo theo kiểu vết dầu loang.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Ngân xà kình vũ, chương hiển Trung Hoa quốc uy".

Posted Image

==========================

Nhật Bản bắt tay với Đài Loan đánh bắt cá ở Senkaku

Thứ Tư, 10/04/2013 - 11:57

(Dân trí) - Nhật Bản và Đài Loan đang tiến rất gần tới một thỏa thuận về quyền đánh bắt cá tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Đây được xem là một bước đi khôn ngoan của Tokyo trong bối cảnh quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đang căng thẳng.

Posted Image

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

TAsahi Shimbun của Nhật Bản đưa tin, hai bên đã nhất trí trên nguyên tắc nhằm thiết lập một vùng quản lý chung tại vùng ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Quần đảo này hiện do Nhật Bản quản lý, nhưng Trung Quốc và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.

Theo thỏa thuận, các tàu đánh cá của 2 bên được phép khai khác trong một vùng biển bao gồm các khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý chồng lấn mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.

Ông Michihiko Komatsu, từ Hiệp hội giao lưu Nhật Bản (IAJ), cơ quan chuyên trách quan hệ với Đài Loan do không có quan hệ ngoại giao chính thức, cho hay họ có thể sẽ công bố một thỏa thuận vào cuối ngày hôm nay.

“Chúng tôi đang ở giai đoạn cuối cùng của các cuộc đàm phán về quyền đánh bắt, và sau một cuộc gặp ở Đài Bắc vào chiều nay, nếu đạt được một thỏa thuận, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc họp báo ở đó”, ông Komatsu nói.

Vùng quản lý đánh bắt chung sẽ bao gồm vùng biển gần quần đảo Senkaku, nhưng sẽ nằm ngoài lãnh hải Nhật Bản, ông Komatsu cho biết thêm, nhưng từ chối tiết lộ chi tiết.

Các cuộc đàm phán về quyền đánh bắt cá trong ngư trường Senkaku đã bắt đầu từ năm 1996 nhưng bị ngừng vào năm 2009, trước khi được nối lại vào tháng 11 năm ngoái.

Nhật Bản và Trung Quốc đã tranh cãi gay gắt về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, và các tàu của hai bên thường xuyên đối đầu nhau kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa một số hòn đảo thuộc quần đảo hồi tháng 9 năm ngoái.

Các nhà bình luận cho rằng thỏa thuận về quyền đánh bắt với Đài Bắc là rất quan trọng đối với Nhật Bản vì điều đó sẽ loại bỏ một trở ngại về Đài Loan và giúp ngăn cản hòn đảo bắt tay với Bắc Kinh để cùng gây sức ép với Tokyo.

Người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu từng nói: “Mặc dù chúng ta không thể chia sẻ chủ quyền chủ quyền, nhưng chúng ta có thể chia sẻ các tài nguyên”, Asashi đưa tin.

Vùng biển quanh Senkaku/Điếu Ngư được xem là giàu tài nguyên nhiên nhiên và các ngư dân Đài Loan khẳng định họ có quyền đánh bắt tại vùng biển này từ thời tổ tiên.

An Bình

Theo AFP

=================

Chu Du mất Kinh Châu, tức chết. Trước khi chết ông ta ngửa mặt lên trời than rằng: "Trời đã sinh Du. Sao còn sinh Lượng?".

Thôi dừng lại đi! Vẫn còn kịp. Ấy là Thiên Sứ tôi nhận định rất nghiêm túc.

Việt sử 5000 năm văn hiến phải được tôn vình và trao trả các phần đất và biển đảo của Việt Nam bị lấn chiếm. Mọi chuyện sẽ tốt đẹp.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú, không dừng được nữa rồi. Lịch sử chắc chắn sẽ lập lại.

TQ mất Biển đông, tức chết. Trước khi chết không kịp than như Chu Du ngày xưa.

Người đời nay, ngưỡng mặt lên trời cười rằng "Trời đã sinh Hoa sao còn sinh Kỳ"Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan sẽ xua đuổi các tàu cá Trung Quốc nhăm nhe đánh bắt ở Senkaku

Thứ sáu 12/04/2013 13:39

(GDVN) - Đài Loan đã công khai tuyên bố, nếu phát hiện tàu cá Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển Senkaku (Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài) thì lực lượng Cảnh sát biển Đài Loan sẽ xua đuổi "theo quy định của pháp luật Đài Loan".

Posted Image

Tàu cá Trung Quốc, hình minh họa

Tờ Văn Hối xuất bản tại Hồng Kông ngày 11/4 đưa tin, sau khi Nhật Bản và Đài Loan ký thỏa thuận hợp tác nghề cá cho phép ngư dân Đài Loan được đánh bắt tại vùng biển phụ cận nhóm đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát và cả Trung Quốc, Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư/Điếu Ngư Đài đã làm dấy lên mối lo ngại từ Trung Quốc.

Đặc biệt sau khi ký kết văn kiện này, Vương Tiến Vượng, Cục trưởng Cục Tuần tra biển thuộc Viện Hành chính Đài Loan đã công khai tuyên bố, nếu phát hiện tàu cá Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển Senkaku (Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài) thì lực lượng Cảnh sát biển Đài Loan sẽ xua đuổi "theo quy định của pháp luật Đài Loan".

Sau một thời gian dài đàm phán, Nhật Bản và Đài Loan đã thống nhất cùng khai thác chung tài nguyên nghề cá trên vùng biển rộng 14 ngàn dặm vuông mà trước đây tàu Cảnh sát biển Nhật Bản thường không cho phép ngư dân Đài Loan đánh bắt.

Tuy nhiên để tránh đụng chạm tới vấn đề nhạy cảm - chủ quyền nhóm đảo Senkaku, khu vực đánh cá chung Nhật - Đài sẽ không bao gồm vùng biển trong phạm vi 12 hải lý tính từ nhóm đảo Senkaku.

Trong một động thái khác có liên quan, tờ Bưu điện Hoa Nam ngày 12/4 đưa tin Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc vừa công bố một kế hoạch mở rộng phạm vi "bảo hộ" cái gọi là quyền lợi hàng hải với việc sắm thêm tàu tuần tra và máy bay mới.

Lực lượng Hải giám trực thuộc Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc sẽ được tung ra để thực hiện cái gọi là "bảo vệ" ngư dân Trung Quốc đánh bắt (trái phép) ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Vương Hàn Lĩnh, một học giả thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho hay Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh hoạt động tuần tra trong vùng biển tranh chấp ở Senkaku sau khi Nhật Bản và Đài Loan ký thỏa thuận hợp tác nghề cá.

Hồng Thủy (Nguồn: Văn Hối, SCMP)

===============================

Buồn cười nhể! Posted Image

Không nằm ngoài dự đoán của lão gàn.

Nhưng mà này! Anh cảnh cáo cô em Đài Loan, nếu gây sở biển Đông thì cô em bị tống cổ khỏi cuộc chơi đấy! Còn nếu cô em biết điều thì khi quỡn anh sẽ ghé Đài Loan mua trầu ủng hộ. Không biết cô em có đủ trình để hiểu anh nói gì không nhỉ?

Đây không phải chuyên mục chuyện hài của Thiên Sđâu nhá!

Đài Loan chuẩn bị mở rộng cầu tàu xây trái phép ở Ba Bình, Trường Sa

Thứ hai 08/04/2013 07:25

(GDVN) - Cầu tàu Đài Loan xây dựng trái phép trên đảo Ba Bình hiện nay chỉ có thể cho các tàu tuần tra cỡ nhỏ cập bến, theo kế hoạch, sau khi mở rộng cầu tàu trên đảo Ba Bình, tàu "tuần tra" loại 2000 tấn có thể ra vào (trái phép) đảo này.

Posted Image

Đảo Ba Bình, Nam Yết, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam bị Đài Loan chiếm đóng trái phép, hình ảnh được các phương tiện truyền thông Đài Loan sử dụng để tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Tờ News Straite Times ngày 8/4 đưa tin, Đài Loan đang lên kế hoạch mở rộng một cầu tàu xây dựng (trái phép) trên đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, đảo Ba Bình đang bị Đài Loan chiếm đóng trái phép - PV).

Động thái này của Đài Loan đang làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông vốn đã leo thang căng thẳng sau những động thái quân sự của Trung Quốc.

Cảnh sát biển Đài Loan (Cục Tuần tra biển) đã quyết định chi 19 triệu Đài tệ để đánh giá dự án về tác động môi trường khi xây dựng mở rộng cầu tàu (trái phép) trên đảo Ba Bình để tăng cường cái gọi là "khả năng phòng thủ".

Đảo Ba Bình là đảo lớn nhất thuộc cụm Nam Yết trong quần đảo Trường Sa bị Đài Loan chiếm đóng trái phép và xây dựng đường băng dài 1.150 mét năm 2006 cho máy bay vận tải quân sự C-130 cất hạ cánh.

Cầu tàu Đài Loan xây dựng trái phép trên đảo Ba Bình hiện nay chỉ có thể cho các tàu tuần tra cỡ nhỏ cập bến, theo kế hoạch, sau khi mở rộng cầu tàu trên đảo Ba Bình, tàu "tuần tra" loại 2000 tấn có thể ra vào (trái phép) đảo này.

Hồng Thủy (Nguồn: News Straite Times)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://www.thanhnien...oi-nam-hai.aspx

Ông Tập Cận Bình thị sát hạm đội Nam Hải

2/04/2013 10:05

(TNO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm hạm đội Nam Hải ở thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, trong chuyến thị sát quân sự đầu tiên kể từ khi trở thành nguyên thủ vào tháng trước.

Trong chuyến thị sát, ông Tập Cận Bình thúc giục các binh sĩ chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho một cuộc đấu tranh quân sự.

Chuyến thăm diễn ra hôm 9.4 song truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ mới đưa tin vào ngày 11.4.

Chuyến thị sát diễn ra một ngày sau khi ông Tập bất ngờ đến thăm hỏi các ngư dân ở Hải Nam trong một động thái được giới quan sát đánh giá là nhằm gửi đi một thông điệp đến các nước có tranh chấp chủ quyền tại biển Đông.

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tường thuật ông Tập đã diễu hành trên một chiếc xe mui trần và thị sát các tàu chiến của hạm đội Nam Hải.

Các tàu chiến mà ông Tập thị sát bao gồm một tàu ngầm “kiểu mới” và tàu tấn công đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, vốn vừa kết thúc chuyến tập trận ở biển Đông và tây Thái Bình Dương.

Trong chuyến tập trận dài 16 ngày, tàu Tỉnh Cương Sơn cùng các tàu chiến khác của Trung Quốc đã nhiều lần vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Khi dùng bữa với các lính thủy, ông Tập nói điều kiện sống của binh sĩ đã được cải thiện song ông kêu gọi quân đội hãy chịu đựng gian khổ.

Ông Tập cũng được tường thuật là đã ra lệnh cho hải quân hãy nung nấu mục tiêu xây dựng một quân đội mạnh mẽ, nhấn mạnh nhu cầu “nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu”.

Ông Tập Cận Bình thường xuyên thị sát các đơn vị hải, lục, không quân kể từ khi trở thành Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11 năm ngoái. Chuyến thị sát mới nhất của ông sau khi trở thành chủ tịch nước tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu trở thành một cường quốc trên biển của Bắc Kinh.

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

La Viện lại kêu gào thành lập dân binh, vũ trang tàu cá ra Biển Đông

Thứ hai 15/04/2013 13:00

(GDVN) - Tướng "diều hâu" này tiếp tục kêu gào giới chức Trung Quốc cho ngư dân nước này tổ chức hệ thống "dân binh" lên thuyền, vũ trang cho từng tàu cá để "đối phó" với lực lượng chức năng của các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông (khi chúng đánh bắt trái phép và bị lực lượng này phát hiện - PV).

Posted Image

La Viện

Thời báo Hoàn Cầu ngày 15/4 đăng bài phân tích của La Viện, một học giả tự nhận là "diều hâu" mang lon Thiếu tướng, gương mặt quen thuộc của các diễn đàn quân sự online mà Trung Quốc lập ra để tuyên truyền về cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, Hoa Đông vào giới trẻ nước này.

La Viện cho rằng, các hoạt động của Tập Cận Bình vừa qua như thăm ngư dân làng chài Đàm Môn, thị sát cái gọi là "dân binh Nam Hải" (do Trung Quốc thành lập nhằm hoạt động trái phép, bảo vệ cái gọi là "chủ quyền", "quyền lợi" của Trung Quốc ở Biển Đông, tập trung vào hoạt động nghề cá - PV) và thị sát quân cảng Tam Á - Hải Nam đang được dư luận quan tâm không phải những "sự kiện riêng rẽ" mà có "liên hệ tất yếu" với nhau.

Những động thái trên của Tập Cận Bình được La Viện lý giải rằng giới chức Trung Quốc đang đặc biệt quan tâm đến hoạt động nghề cá ở Biển Đông (trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam, ngư dân và tàu công vụ Trung Quốc hoạt động trái phép - PV) với cái cớ mỹ miều "đảm bảo an toàn cho ngư dân".

Ông Viện đánh giá, hiện tại hoạt động của lực lượng tàu công vụ Trung Quốc (Hải giám, Ngư chính, tới đây là Cảnh sát biển) chia theo cơ cấu tổ chức hành chính trong khi tàu cá Trung Quốc (đánh cá trái phép ở Biển Đông) lại hoạt động phân tán nên khó tránh khỏi "rủi ro", đặc biệt là khi phải đối mặt với lực lượng chức năng của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Vì vậy La Viện tiếp tục kêu gọi giới chức Trung Quốc nhanh chóng thành lập các tập đoàn nghề cá theo mô hình làng chài hoặc tập đoàn nghề cá gia đình để có thể kéo cả dàn tàu cá (ra đánh bắt trái phép ở Biển Đông - PV), đồng thời cung cấp các dịch vụ thông tin như dự báo thời tiết, định vị, cho các tàu cá Trung Quốc.

Đặc biệt, viên tướng "diều hâu" này tiếp tục kêu gào giới chức Trung Quốc cho ngư dân nước này tổ chức hệ thống "dân binh" lên thuyền, vũ trang cho từng tàu cá để "đối phó" với lực lượng chức năng của các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông (khi chúng đánh bắt trái phép và bị lực lượng này phát hiện - PV).

Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu)

===================

a! Thưa tướng quân Viên Lạ! Thế còn khí thế "Kim long đằng phi- thanh tảo Đông Dương quỉ mị" đâu mất tiêu rùi! Tôi bày cho ngài cách này để giải phóng Đài Loan cho oai:

Kéo tất cả các loại thuyền đánh cá Trung quốc Đại lục đến đánh cá ngay sát bĐài Loan và đổ bộ lên hòn đảo này, cắm cở Trung quốc lên . Thế là xong. Đài Loan chắc không dám bắn đâu!

Đúng là không chính danh, nên nó hài vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan không thể hợp tác với Trung Quốc Lục địa để "giải phóng" Điều ngư khỏi Nhật Bản. Điều này không nằm ngoài sự tiên tri trong "Kim Long đằng phí" . Nhưng có vẻ họ lại hùa với Trung Hoa Lục địa trong việc lấn chiếm biển Đông của Việt Nam.

Này! Cô em gái Đài Loan định đùa đấy hả? Mấy em mần chính trị hay là một đám ô hợp vậy? Mần chính trị thì phải chính danh. Nều các em đã không thể hợp tác với Trung Hoa Lục địa trong việc chiếm Senkaku thì các em cũng không thể nhân danh bất cứ một cái gì để chiếm Ba Bình của Việt Nam cả.

Bởi vậy, trong cuộc chơi của "canh bạc cuối cùng", họa sĩ vẽ các em bị tống cổ ra ngoài là vậy.

Đứng có mà "tham bát, bỏ mâm". Trao trả lại Ba Bình cho Việt Nam, thì may ra hậu vận còn chút sáng sủa.

Này cô em Đài Loan! Đây không phải topic hài của Lão gàn,mặc dù tưng tửng vậy! Lão phu lấy một cái ví dụ như bài viết dưới đây - Nếu tàu Mỹ bảo vệ tàu cá Việt Nam vào mần nghề cá ở đảo Ba Bình thì cô em xử trí thế nào? Bắn thẳng vào tàu Mỹ hả? Đấy là lý do em phải bỏ cuộc chơi! Đây chỉ là ví dụ trựcquan cho dễ hiểu thôi cô em à! Lão phu nói điều này trước khi cái ví dụ này nó xảy ra!

Biết đâu trong đám thanh xuân ấy.

Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

Ấy là cụ Hàn Mặc tử cụ ấy bảo thế! Kể ra thì cũng buồn thật! Nhưng thôi! Lên tiếng tôn trọng COC - cóc gì đó, trao trả lại cho Việt Nam rồi rút êm đi.

“Mỹ sẽ tích cực giúp Việt Nam bảo vệ tàu cá”

Tuyên bố của một quan chức cao cấp Mỹ vừa được báo US News đăng tải ngày 9/4...

Posted Image

Chuẩn đô đốc William Lee thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ.

AN HUY Posted Image

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ (US Coast Guard) sẽ tích cực giúp Việt Nam bảo vệ tàu cá mỗi khi ngư dân Việt Nam “gặp rắc rối”. Đây là tuyên bố của một quan chức cao cấp Mỹ vừa được báo US News đăng tải ngày 9/4.

Báo này dẫn lời Chuẩn đô đốc William Lee, người phụ trách về chính sách hoạt động và năng lực thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ cho biết, hiện phía Mỹ và phía Việt Nam đang hợp tác để xây dựng một lực lượng có thể giúp ngư dân Việt Nam và những người khác khi họ gặp tình huống rắc rối.

Tuyên bố này được Chuẩn đô đốc Lee đưa ra tại một triển lãm thường niên về hàng hải, hàng không và vũ trụ đang diễn ra ở National Harbor thuộc bang Maryland, cách không xa thủ đô Washington DC của Mỹ về phía Nam.

Tại sự kiện này, ông Lee đã nói về một cuộc gặp gỡ hồi tháng 3 giữa ông với các quan chức thuộc lực lượng Hải quân và Lục quân của Việt Nam sau khi một trong những tàu cá của Việt Nam bị phía Trung Quốc phóng hỏa.

“Họ [Việt Nam] có hàng ngàn ngư dân ra biển mỗi ngày mà không được bảo vệ mỗi khi gặp rắc rối bởi một lực lượng tương tự như Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ”, ông Lee nói. “Nhu cầu đang gia tăng đối với một lực lượng như Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ, cùng với những năng lực cần thiết và nỗ lực đào tạo. Vấn đề ở đây là ở thời điểm hiện tại, nhu cầu vượt xa khả năng đáp ứng”, ông Lee nhận xét.

Theo Chuẩn đô đốc Lee, sự tương tác giữa ông với các quan chức quân đội Việt Nam mới chỉ là “một việc nhỏ trong nhiều thứ đang diễn ra ở Đông Nam Á”. Theo ông, trong những tuần gần đây, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ cũng đã có cuộc gặp với phía Trung Quốc tại Honolulu.

Ông Lee cho hay, thời gian gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh những nỗ lực phòng vệ bờ biển. Đến tháng 3, Trung Quốc có 5 lực lượng thực thi nhiệm vụ tương tự như Lực lượng Bảo vệ bờ biển của Mỹ. Đến nay, 5 lực lượng nay được gộp lại thành 4.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kim long đằng phi - hoành tảo - Đông Dương quỷ mỵ.

=========================================

Bài báo về tài sản gia đình ông Ôn Gia Bảo giành giải Pulitzer

16/04/2013 20:50

(TNO) Một phóng viên của báo The New York Times đã giành được giải thưởng Pulitzer cho bài viết công bố tài sản của gia đình cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, đài NHK của Nhật Bản đưa tin ngày 16.4.

Posted Image

Báo The New York Times “chọc giận” cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo - Ảnh: elsemanario

Đại học Columbia ở New York (Mỹ) đã công bố những người đoạt giải thưởng danh giá nói trên hôm 15.4. Giải Pulitzer cũng bao gồm các lĩnh vực văn học, kịch nghệ và âm nhạc.

Phóng viên David Barboza của The New York Times đã giành giải thưởng tường thuật quốc tế cho bài viết về ông Ôn.

Các giám khảo đã đánh giá cao điều mà họ mô tả là “một sự phanh phui đáng chú ý” việc người thân của ông Ôn đã kiếm được nhiều tỉ USD từ các vụ làm ăn.

Bài báo được đăng hồi tháng 10.2012 đã bị gia đình của Thủ tướng Ôn khi đó bác bỏ kịch liệt và bị Chính phủ Trung Quốc chỉ trích nặng nề.

Bắc Kinh đã lập lại lời chỉ trích sau khi giải thưởng trên được công bố. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh ngày 16.4 đã phản bác việc trao giải cho bài báo trên vì cho rằng nó có “các động cơ bên trong”, theo hãng tin AFP.

Về phần mình, tác giả Barboza, Trưởng Văn phòng đại diện tại Thượng Hải của The New York Times, nói rằng ông rất vinh dự khi bài báo của mình được trao giải.

Ngoài giải thưởng trên, báo The New York Times còn giành được một giải về tường thuật giải thích về các tập quán kinh doanh của Apple và các công ty công nghệ khác.

Trùng Quang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay