Thiên Sứ

Ngàn Xưa Văn Hiến

27 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quí vị.

Việt sử với gần 5000 năm văn hiến, nhưng với gần 1000 năm Bắc thuộc và sau đó là hàng ngàn năm thăng trầm của Việt sử, cho nên những giá trị cốt lõi, nền tảng của nền văn hiến Việt gần như bị xóa sổ hoàn toàn. Nhưng cũng chính bởi bề dày của nền văn hiến đó cũng ví như một tài sản quý giá vô cùng đồ sộ bị mất đi - Nhưng, những gì còn lại của nền văn hiến Việt - dù rất ít ỏi, cũng đủ tỏa sáng và minh chứng cho nền văn hiến huy hoàng ấy. Bởi vậy, tôi lập topic này, hy vọng cùng quí vị sưu tầm những bài viết chuyên đề cho những di sản văn hóa phi vật thể hoặc vật thể còn lại về sinh hoạt giải trí tao nhã, đầy tính nhân bản của người xưa còn lưu truyền. Cụ thể như thú chơi cây, cá cảnh, uống trà, thả thơ, làm diều....Chúng ta có thể tự viết bài, sưu tầm và đưa lên đây tất cả những sự sự phân tích của chúng ta với những di sản còn lại của tổ tiên với mục đích làm sáng tỏ sự rực rỡ của nền văn hiến Việt với những giá trị nhân bản đích thực.

Trong tương lai gần thế giới này sẽ hội nhập hoàn toàn. Tôi nghĩ rằng người Việt cần có những giá trị riêng độc đáo của mình để góp vào trong tài sản tri thức chung của nhân loại, trong sự hội nhập toàn cầu tất yếu sẽ thành hiện thực. Đó chính là những giá trị của nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử.

Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

===============================

Cây nửa sống nửa chết gây sốt tín đồ 'mê cảnh' Việt

logo-vtcnews_082349.jpgVTC News – 14 giờ trước

Một cây cảnh gần như đặc biệt nhất tại triển lãm cây cảnh trưng bày trong Hoàng Thành Thăng Long khiến rất nhiều người tò mò: đó là tác phẩm cây chắc “nửa sống nửa chết” được tạo dáng công phu.

>> Những vườn mai tiền tỷ vào Tết

>> Dựng nêu trong hoàng cung Huế

Tác phẩm cây cảnh “Chắc” của chủ nhân Huy Hoàn (Việt Trì – Phú Thọ) khiến người xem sửng sốt khi được tạo dáng trên bệ gốc già nua mà phần lớn đã bị khô chết. Chủ nhân của nó khéo léo sử dụng chính phần thân, cành “chết” của cây này để “tạo dáng” cho chính những cành, tay, bông… còn sống.

cay_sot_01.jpg

Cận cảnh cây "nửa sống nửa chết" - tác phẩm cây Chắc cảnh đang được trưng bày tại Hoàng Thành Thăng Long.

Toàn bộ cây cảnh chắc này có chiều cao chừng nửa mét, độ dài của tán ở mức trung bình, với ba thân chính, trong đó, quá nửa thân cây đã trơ về dạng lũa.

Với những phần tay cành khô héo này, người làm cây đã kỳ công gọt giũa, mài bóng… sau đó sơn phủ CPU, vec-ni đánh bóng khiến nhiều người lầm tưởng, đây là một tác phẩm cây được “tầm gửi” trên một thân gỗ giả.

Tuy nhiên, xem xét kỹ mới biết đây là một cây nguyên gốc. Phần lũa của cây chắc này chỉ là phần “tận dụng” theo đặc thù của cây.

Trong các loại cây cảnh ở Việt Nam, những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật được tận dụng cả những phần thân già, khô héo… của nó để tạo dáng và tôn thêm tuổi cho cây… không phải hiếm.

Trong đó, tùng là hán là một cây phổ dụng được chế tác phần lũa từ cảnh chính làm một phần tiểu cảnh của cây.

Những loại cây như vậy phải có sức sống mạnh mẽ, và quan trọng nhất đó là công phu chăm sóc của chính những người sở hữu chúng.

Giá trị của những cây cảnh này, nhiều khi phần lũa của cây có giá hơn chính phần bông tay tươi tốt.

cay_sot_02.jpg

Rất nhiều người lầm tưởng một phần của cây này là cây giả.

cay_sot_03.jpg

cay_sot_04.jpg

cay_sot_05.jpg

Tuy nhiên, đó chính là sự khéo léo của người tạo dáng cho nó.

"Tết chay" của người sống dưới gầm cầu

Cháy rụi cửa hàng bán đồ tết

Theo Kiến Thức

===============================

Trong tương lai gần, thế giới này sẽ hòa nhập. Và đó mới chỉ là sự hòa nhập giữa con người với con người trên thế giới này. Tất yếu những giá trị nhân bản sẽ là một hình thái ý thức phải được đề cao, như là điều kiện cần để gìn giữ mối liên hệ giữa con người với con người. Nhưng trong một tương lai xa xôi hơn, sự phát triển tiếp nối của nền văn minh sẽ đưa con người vượt lên trên mọi giá trị giống loài. Đó chính là sự hòa nhập giữa con người với thiên nhiên. Đây chính là sự hòa nhập cuối cùng và là đích đến của nhân loại. Trên trái Đất này đã từng tồn tại một nền văn minh đạt đến mục đích của mình. Đó chính là nền văn minh toàn cầu mà tôi gọi là nền văn minh Atlantic. Đây chính là cội nguồn đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mà tổ tiên của chúng ta kế thừa trong lịch sử văn minh hiện đại. Một trong những giá trị văn hiến cao cả đó chính là sự hòa nhập giữa con người với thiên nhiên.

Do đó, việc đưa thiên nhiên vào trong từng ngôi gia của con người. Đó là hệ quả của một sự minh triết của tổ tiên về sự hòa nhập với vũ trụ - đích đến cuối cùng của sự tiến hóa của nền văn minh nhân loại trong một tương lai xa hơn. Người Việt không chỉ đưa nguyên xi thiên nhiên vào ngôi gia của mình. Những cây cảnh được chăm sóc công phu với các thế cây mô tả ý nghĩa minh triết của nền văn hiến Việt. Chỉ với thú chơi của tổ tiên còn truyền lại - di sản văn hóa phi vật thể - đã minh chứng cho bề dày của một nền văn hiến Việt với những giá trị minh triết đã đi vào cuộc sống của từng con người.

Bài viết trên đây là minh họa đầu tiên thể hiện mục đích của topic này.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nền văn hiến Việt đã để lại dấu ấn trong văn hóa phi vật thể truyền thống của người Việt - Đó là một dân tộc duy nhất trên thế giới từ hàng thiên niên kỷ trước đã sử dụng thực phẩm tạo nên một giá trị văn hóa truyền thống: Chính là cặp bánh chưng bánh dầy của tổ tiên để lại. Đương nhiên trong cuộc thi tài ấy, không chỉ có một cặp bánh chứng, bánh dày dự thi. Mà còn rất nhiều những món thực phẩm Việt mang ý nghĩa minh triết độc đáo của nền văn hiến. Như đĩa xôi lạc; xôi đỗ đen, xôi gấc, bánh trôi, bánh chay, bánh ếch (ít), bánh đa....đều mang một ý nghĩa minh triết rất sâu sắc thể hiện sự nhận thức thiên nhiên, vũ trụ và con người liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Chuyện đó, chắc chúng ta sẽ bàn trong một để tài khác. Nhưng bài viết dưới đây trên web Người Lao Động cho thấy những đầu bếp tài ba của người Do Thái cũng phải thừa nhận món ăn Việt hết sức tinh tế và độc đáo. Tôi cũng đã đi vài nước trên thế giới. Đạc biệt là Hoa Kỳ cũng được thưởng thức nhiều món ăn độc đáo trên đất nước đa dân tộc này. Tôi cũng sang Trung Quốc và Malaysia. Nhưng tôi hoàn toàn nhận thấy rằng: Không ở đâu món ăn ngon hơn ở Việt Nam. Tôi hoàn toàn khách quan và không phải vì "tinh thần yêu nước" để nói điều này. Nhiều người, ở nhiều quốc gia cũng nói như vậy. Tất nhiên, với một dân tộc duy nhất trên thế giới dùng thực phẩm tạo ra một giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo như vậy, mà không đứng nhất về ẩm thực thì thật là lạ.

===========================

Lắng nghe món ăn Việt

Thứ Sáu, 08/02/2013 15:46

Các đầu bếp người Israel cảm nhận được nhiều điều thú vị qua các món ăn Việt và cách chế biến

Món ăn Việt đang ngày càng trở nên nổi bật ở Israel với sự hấp dẫn của cách nấu ăn mùa nào thức nấy và đặc điểm quan tâm đến môi trường. Ở xứ sở này, các nhà hàng đang vận dụng phong cách Việt vào cách nấu nướng của họ. Hơn thế nữa, các nhà hàng món ăn Việt Nam đang bắt đầu xuất hiện trên đất nước Do Thái. Ðơn cử, ở thủ đô Tel Aviv có các nhà hàng Huỳnh (ở cuối đại lộ Rothschild) và Hà Nội (trên phố Lilienblum). Rima Olvera, đầu bếp và chủ nhà hàng Oasis, chuyên kết hợp trí tưởng tượng với sự hiểu biết của bà về món ăn Việt. Bà nhận xét: "Ngoài món Nhật, món Việt tao nhã, lịch sự và tinh tế nhất. Ðằng sau các món ăn Việt là cả một quan điểm và triết lý về cuộc sống. Ðiều này cho bạn thấy rằng mọi thứ bạn thưởng thức đều phải được cân bằng. Ðó là lý do vì sao người Việt không chế biến các món cá chỉ với vị ngọt hoặc vị cay. Thay vì vậy, món cá của người Việt kết hợp các vị chua, ngọt, đắng, mặn và cay".

Posted Image

Yisrael Aharoni khâm phục tài sử dụng nguyên liệu gạo của người Việt. Ảnh: MMXLII

Khi dọn thức ăn ra bàn, người Việt sẽ không vội ăn ngay. Họ lắng nghe nó, thưởng thức mùi hương của nó. Bà Olvera nói thêm: "Món ăn Việt là những loại thức ăn nhiều màu sắc, được nấu nướng kỹ lưỡng với 5 màu đại diện cho bầu trời, trái đất, không khí, nước và lửa. Ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, mọi món ăn đều phải tuân theo 5 ý nghĩa đó".

Theo bà Olvera, món ăn Việt khó chế biến nhưng hấp dẫn nhất trong số những món ăn mà bà từng biết. Bà thừa nhận: "Ngay cả khi có công thức trong tay, bạn chưa hẳn nấu được một món ăn giống y như vậy. Bạn không thể lên mạng, nghiên cứu món ăn trong vòng vài tuần lễ và sau đó bắt tay thực hiện là có thể thành công. Trước hết, bạn phải hiểu được triết lý sâu xa đằng sau món ăn, rồi sau đó là sự tương quan của nó với môi trường. Một loại gia vị có thể được nêm đậm đà hơn hoặc ít hơn. Ðó là điều bạn phải biết và hiểu để nấu món ăn Việt".

"Món ăn Việt là tình yêu mới nhất của tôi" - Osnat Hoffman, nữ đầu bếp 44 tuổi, tâm sự. Bà Hoffman nói bà tin chắc rằng Việt Nam là một đất nước có những món ăn hấp dẫn. Trong số đó, phở là một món ăn độc đáo, đặc biệt là nước phở.

Ngoài ra, theo báo Haaretz, các đầu bếp Israel đều nhất trí rằng người Việt Nam thực sự là những chuyên gia về gạo. Sự tinh thông của họ vượt ra ngoài giới hạn của công việc chuẩn bị nguyên liệu gạo để chế biến thành bột, bánh đa và bún. Ðầu bếp Yisrael Aharoni nhấn mạnh: "Họ sử dụng gạo một cách rất đáng thán phục…

Nghệ thuật nấu ăn của người Việt Nam thật mới lạ với nhiều hương vị và ở một mức độ nhất định, khiến người ta nhớ đến cách nấu ăn của người Thái Lan nhưng mới lạ hơn nhiều". Thêm vào đó, ông Aharoni nhận xét rằng người Việt Nam thích sử dụng các loại rau thơm để trang trí bên trên món ăn, tạo cho món ăn sự tươi mới, khác biệt với bất kỳ phong cách nấu ăn nào khác.

Ngô Sinh

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cây rừng quý hiếm trong sách đỏ “mọc” giữa TP.HCM

Cập nhật lúc 06:40, 09/02/2013

(ĐVO)- Người dân TP.HCM ngẩn ngơ trước bộ sưu tập 158 cây quý hiếm, trong đó có nhiều cây rừng được ghi trong sách đỏ Việt Nam, trầm trồ trước một loài cây mới vừa phát hiện và chỉ có ở Việt Nam và kinh ngạc trước sự hoành tráng của tiểu cảnh bonsai nặng đến 4,5 tấn...

Tất cả những loại cây quý hiếm trên đang được trưng bày tại Hội hoa xuân Tp.HCM năm 2013.

Posted Image

Được ghép từ đá tuyết hoa, một loại đá lấy từ miền Đông Nam Bộ, tác phẩm Xuân nơi miền xa mất khá nhiều công sức ở giai đoạn mài và lắp ghép.

Posted Image

Tiểu cảnh Trường giang soi bóng (cây ngọa tùng), một trong những tác phẩm đẹp và hoành tráng của bộ sưu tập năm nay.

Posted Image

Tiểu cảnh Một cõi sơn hà với 2 câu đối: Non xanh nước biếc vời chân khách/Biển bạc thuyền xa vọng cố nhân, nặng 4,5 tấn, đây là hiện vật “khủng” nhất tại Hội Hoa Xuân TP.HCM. Phải dùng xe cẩu chuyên dụng và mất rất nhiều công sức mới đưa được tiểu cảnh này về dự hội.

Posted Image

Mang tên Vươn xa, tiểu cảnh đạt độ dài nhất đúng như tên gọi: 4,5m

Posted Image

Cây thông tre “quyến rũ” các du khách cao niên đến thưởng lãm. Loài cây này cũng đang nằm trong nguy cơ tuyệt chủng cao.

Posted Image

Đỉnh tùng là loài thực vật cổ còn sống sót nằm ở mức độ R (hiếm) và có nguy cơ tuyệt chủng. Cây gỗ nhỏ, ít khi cao 10-15m và rất ít gặp trong rừng rậm nguyên sinh vùng núi thấp.

Posted Image

Đa tử trà hương, loài cây mới vừa được các nhà khoa học phát hiện ở vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng cách đây 8 tháng.

Theo Khampha

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngắm những "bảo vật" lan rừng trong Hội hoa xuân

Chủ Nhật, 10/02/2013 05:25

(NLĐO) - Năm ngoái, do thời tiết không thuận lợi nên lan rừng hầu như vắng bóng trong Hội Hoa xuân Nhâm Thìn 2012. Năm nay, những đợt lạnh kéo dài đã tạo điều kiện cho lan rừng khoe sắc đua hương đúng dịp Tết Nguyên đán.

Lan rừng tụ hội về Hội Hoa xuân Quý Tỵ 2013 khá nhiều, trong đó không thiếu những “nhan sắc” lộng lẫy. Đến khu lan rừng, điều đầu tiên khiến du khách thích thú là mùi hương ngào ngạt của muôn ngàn đóa hoa đang độ mãn khai. Người dân du xuân vừa được hít hà mùi hương quyến rũ, vừa được ngắm sắc hoa tươi tắn trong nắng xuân.

Chiếm được cảm tình nhiều nhất là bụi lan Giả hạc màu tím rất ấn tượng, cành thòng xuống dài gần chạm đất. Kế đó là những bụi lan kim điệp vàng tươi bám chắc trên thân gỗ mục. Một “tuyệt sắc giai nhân” không thể không nhắc đến là bụi lan Ý thảo màu trắng tuyền của nghệ nhân Quốc Anh (Lâm Đồng). Đây là bụi lan Ý thảo đột biến, vô cùng quý hiếm, được định giá lên đến hàng chục ngàn đô la Mỹ. Kế đó là bụi long tu, cánh hoa màu trắng hồng rất dễ thương hiện còn hàng trăm nụ chuẩn bị bung nở trong những ngày tới.

Ngoài những giống lan trên, khu lan rừng còn có sự góp mặt của nhiều loại lan Ngọc Điểm, đặc biệt là sự có mặt của Tiểu Hồ điệp – một giống lan rừng nguyên thủy vô cùng quý giá và đắt giá!

Mời bạn đọc cùng ngắm lan rừng trong Hội hoa xuân Quý Tỵ 2013:

Posted Image

Long tu

Posted Image

Lan Giả hạc còn gọi là Lưỡng điểm hạc hay Phi điệp. Hoa nở vào mùa xuân và mùa hạ. Hoa có hương thơm nồng nàn quyến rũ, nở và tàn trong 2 tuần lễ, khi tàn hoa vẫn còn hương thơm.

Posted Image

Cành hoa lan Giả hạc thòng xuống gần chạm đất

Posted Image

Lan Ý thảo đột biến

Posted Image

Lan Kim Điệp đang thuộc nhóm nguy cấp và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên nhân là do hạt lan Kim Điệp phát triển rất kém ngay cả khi đã chín. Đồng thời, hạt lại phụ thuộc vào sự nhiễm nấm và phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên để nảy mầm.

Posted Image

Tiểu Hồ điệp - hoa sẽ nở từng cái một, vì vậy, hoa ra thành một chuỗi dài như thế này mất cả năm.

Posted Image

Toàn cảnh "nhan sắc" của chậu Tiểu Hồ điệp

Posted Image

Lan Ngọc điểm màu cà rốt

Posted Image

Posted Image

Lan Ngọc Điểm (còn gọi Lan Tai trâu) hay lan Nghinh xuân. Lan này có mùi thơm ngát, từ 2-3 tuần mới tàn.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Một số loại lan rừng của nước ngoài cũng góp mặt trong Hội hoa xuân Quý Tỵ 2013

Tin - ảnh: A.Nguyệt

===========================

Từ hàng ngàn năm trước Cn, dân tộc Việt đã chơi Lan. Lan và trúc được ví với sự tao nhã, thanh cao của người quân tử.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bếp Việt bừng sáng

11/02/2013 6:30

(TS Xuân) 2012 là năm ẩm thực Việt bừng sáng trên các phương tiện truyền thông đại chúng khắp hành tinh. Hãy cùng TNTS điểm lại 5 sự kiện ẩm thực tiêu biểu góp phần đưa tên tuổi ẩm thực Việt vang danh thế giới.

Xem Martin Yan giới thiệu ẩm thực Việt

Posted Image

Martin Yan trong Khám phá Việt Nam cùng Martin Yan - Ảnh: Điền Quân Media cung cấp

Nhà sản xuất chương trình truyền hình thực tế Khám phá Việt Nam cùng Martin Yan “rắp tâm” đem ẩm thực Việt “tung” ra thế giới bằng những thước phim tuyệt đẹp gắn liền với một nghệ sĩ chuyên trình diễn cạnh bếp lửa: Martin Yan (Yan Can Cook). 2012 là năm mà bộ phim 26 tập này được hoàn thành với những chuyến du lịch, khám phá của Martin Yan đến các danh lam thắng cảnh nổi tiếng để khám phá các món ăn ngon. Những nụ cười hồn hậu, những vùng đất thanh bình, những phong cảnh đẹp sửng sốt... liên tục được giới thiệu một cách hết sức tự nhiên thông qua chuyến lênh đênh trên biển của Martin Yan đến một làng chài ở Hạ Long để cùng nấu món canh chua cá lóc với gia đình một người dân, chuyến đạp xe đến một làng quê nằm giữa núi rừng hoang vu trên đảo Cát Bà ở Hải Phòng để uống ngụm nước giếng mát trong hay cuộc hóa thân thành bác nông dân làng quê Bắc bộ Ninh Bình, mang ủng cao su tới gối đi đặt trúm bắt lươn... Lần đầu tiên, một chương trình truyền hình thực tế mang tầm vóc quốc tế đã ra mắt ở Việt Nam để thông qua ẩm thực giới thiệu du lịch, thông qua du lịch quảng bá đất nước và con người Việt Nam. Bộ phim “ngốn” hết 1 triệu USD, được thực hiện bằng 3 ngôn ngữ: Việt, Anh, Hoa, phát sóng ra hàng chục quốc gia trên thế giới thông qua những kênh truyền hình tên tuổi như PBS của Mỹ, AFC (kênh truyền hình ẩm thực châu Á).

Cú hạ cánh vào Sách kỷ lục châu Á

Posted Image

Chân dung món ăn có tên trong Sách kỷ lục châu Á - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Ẩm thực Việt đã đáp ngoạn mục vào Sách kỷ lục châu Á (Asia Book of Records), đặt trụ sở tại Ấn Độ. Tổ chức này đã xác lập “Giá trị ẩm thực châu Á” đối với 12 món ăn đặc sản vùng miền của Việt Nam, bao gồm phở, bún chả, bún thang của Hà Nội, bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh Bình, miến lươn Nghệ An, phở khô Gia Lai, bánh khọt Vũng Tàu, gỏi cuốn và cơm tấm của TP.HCM, bún bò Huế và mì Quảng của Quảng Nam. 12 món ăn Việt Nam được xác lập kỷ lục châu Á là kết quả của hành trình tìm kiếm, quảng bá đặc sản và ẩm thực Việt Nam ra cộng đồng quốc tế.

Vua đầu bếp Mỹ gốc Việt

Posted Image

Christine Hà (phải) khiến cả thế giới phải chú ý đến ẩm thực Việt - Ảnh: Fox

Tại cuộc thi MasterChef 2012 tít tắp ở đất Mỹ, ẩm thực Việt bất ngờ buộc cả thế giới phải chú ý với sự xuất hiện của cô gái khiếm thị nhỏ nhắn gốc Việt Christine Hà. Ở màn chào sân, cô đã khiến tất cả những người Việt Nam tự hào về món cá trê kho tộ dân dã mà cả những bà nội trợ quê mùa nhất cũng biết nấu, bởi đến 3 giám khảo lừng lẫy và khó tính cũng phải gật đầu, dẫu cô “bắt” cả 3 phải ăn cá nguyên xương (điều mấy ông Tây thường rất “dị ứng”) với lý do “đó là cách ăn của người Việt”. Ở màn chung kết, Hà đem món cơm thịt heo kho với nước dừa và nước mắm bình dị mà cô giới thiệu mang hương vị của quê nhà Việt Nam để “đọ” với món sườn cừu nướng sang trọng, đẹp mắt và rất chuyên nghiệp của đối thủ. Vị giám khảo khó tính Gordon Ramsay lập tức vặn: “Chúng ta không phải đang ở Việt Nam, cũng không đang ở quê nhà. Cô đang ở vòng chung kết của MasterChef”, để rồi sau đó chính ông phải thừa nhận nếu có nhà hàng nào phục vụ món ăn này, ông sẽ vui vẻ móc túi 20 USD, thậm chí 30 USD cho một đĩa, trong khi một vị giám khảo khác bảo ông có thể ăn gấp đôi khẩu phần, cho rằng đó là món ăn “có thể ngấu nghiến cả ngày”. Với việc MasterChef của Mỹ phủ sóng toàn cầu, món ăn Việt khiến thế giới phải nghiêng mình, bởi chính những món ăn mộc mạc này được công nhận là ngon nhất đấu trường MasterChef, góp phần mang lại danh hiệu Vua đầu bếp Mỹ cho cô gái khiếm thị.

Thức ăn đường phố lên ngôi

Posted Image

Bánh mì Việt Nam được Lonely Planet đánh giá là ngon nhất thế giới - Ảnh: Khả Hòa

2012 cũng là năm mà các phương tiện truyền thông nước ngoài tới tấp vinh danh ẩm thực đường phố Việt Nam. Ông khổng lồ truyền thông CNN bầu chọn Hà Nội là 1 trong 10 thành phố có thức ăn đường phố ngon nhất châu Á, tạp chí ẩm thực Food & Wine của Mỹ đưa TP.HCM vào danh sách những thành phố có món ăn đường phố tuyệt vời nhất hành tinh, trang web du lịch VirtualTourist.com nhận định thức ăn đường phố Việt Nam ngày càng uy tín... Tờ Time Out London (Anh) thì chọn bánh mì Việt Nam vào danh sách những món ăn đường phố tuyệt vời nhất có mặt ở London. Thậm chí, theo nội dung cuốn sách Món ăn đường phố tuyệt nhất thế giới của Nhà xuất bản Lonely Planet thì ổ bánh mì ngon nhất thế giới chính là bánh mì Việt Nam. Ngoài bánh mì, những chuyến xuất ngoại liên miên ra truyền thông nước ngoài của phở, gỏi cuốn, bánh xèo, cơm tấm, canh chua, bún chả, bún riêu cua, chả giò, bánh cuốn... khiến cư dân khắp hành tinh tha hồ... nuốt nước bọt.

Nổi lửa trên... truyền hình

Posted Image

Chương trình Next Iron Chef Việt Nam - Ảnh: TV Plus cung cấp

Giữa lúc “hiệu ứng Christine Hà” vẫn còn nóng hôi hổi, MasterChef mau chóng bay qua Việt Nam, gây nóng các diễn đàn mạng khi chỉ mới ở vòng loại, còn chưa lên sóng. Đây không phải là lần đầu tiên, nhà đài nổi lửa để tìm kiếm tài năng trong nhà bếp. Cuộc thi truyền hình thực tế đầu tiên có yếu tố “ngoại” là Iron Chef, xuất xứ từ Nhật đã thổi một luồng gió mới vào cách giới thiệu ẩm thực trên truyền hình Việt: hấp dẫn hơn, gay cấn hơn và chuyên nghiệp hơn thông qua những cuộc thi tài nấu nướng. Next Iron Chef Việt Nam tiếp nối, lồng thêm một chút du lịch vào khi chọn những điểm du lịch làm nơi thi tài. Ngoài ra, nhiều đài truyền hình còn “đãi” khán giả những món ngon khác với các chương trình ẩm thực “nội” 100% có những sáng tạo mới so với cách hướng dẫn công thức nấu nướng khá tẻ nhạt ngày nào. Tất nhiên những chương trình như thế này chỉ dành cho người Việt xem nhưng thông qua chúng, họ khám phá được bao điều độc đáo trong nền ẩm thực cực kỳ phong phú của quê hương, càng khao khát đem thế mạnh này giới thiệu ra thế giới.

Kiều Oanh

============

Ngày xưa, Tản Đà được mấy vị đại gia mời đi ăn cao lâu Tàu. Thời ấy, đi ăn cao lâu Tàu là danh giá lắm. Lâu lâu mới có dịp đi, chứ không phải tràn cung mây như bây giờ. Vậy mà ông ta không đi.

Về nhà ông luộc rau muống, chấm nước mắn chanh ớt ăn cơm với cả cà pháo. Có người hỏi ông: "Sao không đi ăn cao lâu cho nó ngon miệng?". Ông trả lời: "Bọn nó có biết ăn uống thế nào là ngon đâu!

Tôi cũng rất hảo món rau muống chấm nước mắm, chanh ớt. Đây là món Việt đầu tiên tôi chọn, sau khi đi Tàu cả hơn tuần lễ.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiếc hộp hoa sen bằng vàng thời Trần vừa phát lộ

Cập nhật lúc 06:44, 11/02/2013

(ĐVO) - Ngày 21/6/2012, một cổ vật nhà Trần “xứng đáng được xếp vào hàng bảo vật Quốc gia” đã phát lộ trước mắt nhà sư Thích Quảng Hiển, trụ trì chùa Trung Tiết (Đông Triều, Quảng Ninh) khi vị sư này cùng đoàn hành hương đi qua con đường Trại Lốc, thuộc xã An Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh) để lên núi Ngọa Vân bái Phật. Đó là chiếc hộp hình hoa sen, được chế tác bằng vàng ròng nằm khuất lấp dưới lớp bùn đất được máy xúc, máy ủi đào lên khi làm đường.

Huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh được mọi người biết đến với quần thể chùa Yên Tử, nơi khởi phát thiền phái Trúc Lâm cùng khu di tích lăng mộ của nhà Trần. Tương truyền, con đường Trại Lốc ngày nay cũng chính là con đường mà Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông thường đi để lên với chùa Ngọa Vân (Đông Triều, Quảng Ninh) tu hành và hóa Phật. Vì thế, chiếc hộp bằng vàng hình hoa Sen phát lộ trước mắt nhà sư đã khiến câu chuyện về “cơ duyên” giữa chiếc hộp bằng vàng và Phật giáo trở nên huyền bí.

Nhân duyên từ giấc mơ lạ

Posted Image

Cổ vật bằng vàng thời Trần được phát lộ

Để tìm hiểu về câu chuyện chiếc hộp bằng vàng ròng được phát hiện, tôi đã tìm đến ngôi chùa Trung Tiết (Đông Triều, Quảng Ninh) để gặp nhà sư Thích Quảng Hiển, người đã phát hiện ra chiếc hộp quý báu này.

“Chùa Trung Tiết, hay còn gọi là chùa Tuyết thờ hai vị bề tôi trung thành của vua Trần Anh Tông, đó là Đặng Tảo và Lê Chung, còn chùa Ngọa Vân nằm trên núi Bảo Đài, xã Bình Khê thờ vị vua Trần Nhân Tông – Đệ nhất Tổ thiền phái Trúc Lâm. Tôi và các du khách vẫn thường hành hương lên đó bái Phật…

Ngày 21/6, trên đường hành hương đến cụm di tích Ngọa Vân, qua đoạn khu Suối 1, xã An Sinh, chân tôi vấp phải một vật cứng. Vì đường đang thi công, có rất nhiều đá nằm ngổn ngang nên tôi không để ý và cùng các tăng ni phật tử tiếp tục hành trình. Đi khoảng 10m, linh cảm có điều khác lạ, tôi quay lại, thì ra vật vừa bỏ qua không phải là đá mà là một chiếc hộp nhỏ màu nâu. Tôi mang ra suối rửa sạch lớp bụi bẩn thì thấy hộp tỏa ra thứ ánh sáng màu vàng”, nhà sư Thích Quảng Hiển mở đầu câu chuyện. Rồi ông hướng đôi mắt ra phía xa, nhìn về quả núi trước mặt, nơi xây dựng chùa Ngọa Vân.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1320, để tưởng nhớ công lao của hai người bề tôi trung thành đã giúp rất nhiều công sức gây dựng nên triều đại nhà Trần hùng mạnh, vua Trần Nhân Tông đã cho dựng chùa và ban tên chùa là Trung Tiết tự. Trải qua gần 700 năm với nhiều biến động của thiên nhiên, lịch sử, chùa bị xuống cấp nghiêm trọng.

Với giọng nói nhỏ nhẹ, trầm ấm, vị sư Thích Quảng Hiển tiếp lời: “Cách đây 3 năm, rất nhiều đêm tôi nằm mơ thấy có một ông già râu tóc bạc phơ đi vào chùa đưa cho tôi một túi vàng và nói là để sửa chữa chùa.

Posted ImageNhà sư Thích Quảng Hiển

Thời gian qua đi, nhưng tôi chẳng thấy có ai đưa cho mình túi vàng nào cả. Tưởng đó chỉ là giấc mơ bình thường nhưng đến khi tôi vô tình nhặt được chiếc hộp bằng vàng, linh tính đó là vật quý hiếm nên tôi đã thông báo lên chính quyền địa phương và bàn giao cho UBND huyện Đông Triều bảo quản và lưu giữ. Không hiểu có cơ duyên gì hay không nhưng sau đó tôi có nghe một người lái máy xúc ở đấy kể lại ông ấy đã từng đá phải chiếc hộp vào ngày hôm trước mà chẳng mảy may suy nghĩ”.

Câu chuyện thầy Hiển nhặt được chiếc hộp quý càng trở nên kỳ lạ hơn nữa khi nắp của chiếc hộp bỗng dưng biến mất rồi tìm về với chủ cũ. Thầy Hiển cho biết: “Sau khi nhặt được chiếc hộp, tôi đã bảo quản rất kỹ càng. Nhưng mấy hôm sau, vào một buổi sáng, tỉnh dậy tôi thấy chiếc nắp hộp đã biến mất mặc dù nó được chốt rất chắc với phần thân hộp.

Nếu là có trộm thì chắc chắn sẽ lấy cả phần thân chứ không chỉ lấy phần nắp. Không tìm ra nguyên nhân nắp hộp biến mất nên tôi đành bàn giao lại chiếc hộp cho UBND huyện mà có mỗi phần thân. Sau đó mấy hôm thì nắp chiếc hộp bỗng dưng xuất hiện trước mắt tôi trong một lần tôi đang đi vào trong gian phòng ngủ của mình. Hiện tại, tôi đã bàn giao đầy đủ phần thân và phần nắp hộp cho chính quyền địa phương”.

Bà Nguyễn Thị Viễn, trưởng Phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch huyện Đông Triều cho biết: Chiếc hộp được nhà sư phát hiện là do những chiếc máy xúc đào ra khi đang thi công công trình làm đường lên chùa Ngọa Vân. Sau khi được tiếp nhận chiếc hộp, Phòng Văn hóa đã kết hợp với UBND huyện Đông Triều mời chuyên gia ở Trung tâm nghiên cứu Kinh thành Thăng Long về nghiên cứu. Sau khi có kết quả nghiên cứu, Phòng Văn hóa đã lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa xếp chiếc hộp bằng vàng hình hoa sen thành “bảo vật Quốc gia”.

Biểu trưng cho sự phát triển Phật giáo ở Việt Nam

Thạc sĩ Nguyễn Văn Anh, cán bộ Trung tâm nghiên cứu Kinh thành Thăng Long – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam là một trong những người được UBND huyện Đông Triều mời về để nghiên cứu chiếc hộp bằng vàng này.

Ông Anh cho biết: Chiếc hộp được chia thành 2 phần: nắp và thân. Chiều cao toàn thân là 4,20 cm. Trong đó phần thân cao 2,84-3,20 cm, chân đế cao 0,60 cm; đường kính miệng 4,90 cm, đường kính thân (chỗ lớn nhất) 5,10 cm, đường kính chân đế 3,50 cm. Sau khi giám định thì thấy chiếc hộp được làm hoàn toàn bằng vàng ròng, có trọng lượng tương đương 15,04 chỉ vàng.

Ngày 9/10/2012, Hội đồng Giám định cổ vật (Bộ VHTTDL) đã tiến hành giám định chiếc hộp kim loại màu vàng nói trên trước sự chứng kiến của lãnh đạo Sở VHTTDL, Công an tỉnh Quảng Ninh và UBND huyện Đông Triều.

Cũng có mặt tại buổi giám định hôm đó, PGS.TS Nguyễn Đình Chiến, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam nói: Toàn thân hộp được trang trí hoa văn cánh sen. Tất cả tạo cho chiếc hộp vẻ của một bông sen đang độ mãn khai. Giữa nắp hộp là một đài sen được tạo tác rất công phu với 4 lớp cánh xếp thành vòng tròn đồng tâm. Lớp cánh ngoài cùng có 11 cánh, lớp thứ hai 33 cánh, lớp thứ ba 28 cánh, lớp trong cùng 15 cánh. Ở tâm, núm nắp hộp như đài sen nhỏ. Xen kẽ giữa các lớp cánh sen là đường chỉ nổi và riềm văn chấm tròn như nhụy hoa tạo nổi rất tinh tế.

“Nhưng độc đáo và đặc sắc nhất của chiếc hộp này là bên trong tất cả các cánh sen (từ nắp đến thân) đều được chạm khắc chìm hoa chanh 4 cánh. Xung quanh hoa chanh điểm xuyết những cành lá mềm, các vòng tròn nhỏ để tạo kiểu nền gấm. Bao quanh các đường riềm của từng cánh sen cũng được trang trí hoa văn dây lá mềm rất công phu và đẹp.

Chiếc hộp chắc chắn phải được tạo ra từ tay một nhà nghệ thuật tài ba và hết sức công phu”, ông Chiến nhận định và cho biết thêm, qua so sánh phong cách trang trí trên hộp, đặc biệt với hoa văn cánh sen nổi và loại hoa văn hoa chanh, đường viền chấm nổi thường gặp trên các loại cổ vật bằng gốm men và đá thời Trần, Hội đồng Giám định cho rằng chiếc hộp vàng này được chế tạo vào thời Trần (thế kỷ XIII - XIV).

ThS. Nguyễn Văn Anh kết luận: “Chiếc hộp này mang hình hoa Sen và xuất hiện dưới triều đại nhà Trần nên nó càng biểu trưng cho sự phát triển của Phật giáo dưới thời Trần cũng như tinh hoa văn hóa Phật giáo của đất nước Việt Nam.

Qua khảo sát, chúng tôi còn ghi nhận nhiều vết tích thời Trần được tìm thấy ở nhiều địa điểm khác nhau. Điều này cho thấy, có thể dưới thời Trần, Ngọa Vân đã là một quần thể các di tích mà Ngọa Vân am chỉ là một phần trong quần thể đó và ngay cả khi Trần Nhân Tông mất đi, nó còn được tiếp tục xây dựng và thậm chí được mở rộng”.

PGS.TS Tống Trung Tín – Viện Khảo cổ học Việt Nam, chia sẻ: Từ trước đến nay, rất hiếm khi tìm được những cổ vật bằng vàng ở thời nhà Trần. Trước đây, ở Hưng Yên người ta có đào được 5 chiếc lá bằng vàng nhưng mà lại ở dưới thời Lý. Trong giới chơi đồ cổ, nhiều người đang sở hữu những cổ vật có hình hoa sen độc đáo, quý giá. Đối với người Việt, hoa sen có vai trò và vị trí đặc biệt cả về tâm linh và văn hóa. Vì thế, nắm trong tay những cổ vật này là niềm tự hào của bất cứ ai.

Đề tài hoa sen xuất hiện khá sớm trong nghệ thuật tạo hình, hầu như ở thời nào cũng được các nghệ nhân thể hiện trong các đồ án trang trí của nơi thờ tự hoặc ở các công trình văn hóa của cộng đồng. Sen được khai thác, phản ánh dưới nhiều góc độ, bố cục khác nhau, xuất hiện xuyên theo chiều dài của lịch sử dân tộc qua những công trình kiến trúc, nhưng có thể nói, dưới thời Trần, hình tượng hoa sen được sử dụng phổ biến nhất.

Trung Tuyến

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại sứ Pháp "xì xụp" phở vỉa hè Hà Nội

Thứ Hai, 11/02/2013 06:00

(NLĐO)- Đại sứ Jean Noel Poirier hít hà hương vị thơm lừng, bốc lên nghi ngút từ bát phở bò tái chín đặt trên chiếc ghế nhựa màu xanh, rồi tay thìa, tay đũa "xì xà,xì xụp" như bao thực khách người Việt khác tại quán phở vỉa hè Hà Nội giữa trời đông.

Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean Noel Poirier là người rất yêu thích ẩm thực Việt, đặc biệt là món phở. Một buổi sáng mùa đông lạnh giá, nhiệt độ ngoài trời chỉ khoảng 10 độ C, ông Poirier một mình đạp xe đến một quán phở "Tư Lùn" có tiếng trên phố Hai Bà Trưng để thưởng thức phở vỉa hè.

Posted Image

Đại sứ Jean Noel Poirier vừa điểm tâm vừa trò chuyện với thực khách tại quán

Tới quán, Đại sứ Poirier chọn cho mình một chiếc chỗ ngồi trên chiếc ghế nhựa màu xanh, trước mặt cũng là một chiếc ghế nhựa màu xanh khác, cao hơn. Đó là "bàn ăn" bữa sáng hôm nay của ngài Đại sứ.

Khác hẳn với phong thái của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp khi làm việc, Đại sứ Poirier trông bình dị, mộc mạc, trò chuyện thân mật với các thực khách khác bằng tiếng Việt khá sõi trong khi chờ đợi tới lượt mình được phục vụ.

“Lúc nào cũng phải đóng bộ, với những món thìa đĩa bằng bạc được dọn ra, không làm tôi thích như được ngồi thưởng thức các món ăn dân dã và hiểu thêm về đời sống thường ngày của người dân” - Đại sứ Poirier sau này tâm sự.

Khi chủ quán đưa tới bát phở bò tài chín ngậy mùi quyến rũ, bốc khói nghi ngút trong cái lạnh cắt da khoảng 10 độ C của mùa Đông Hà Nội, ông Poirier hít hà, xuýt xoa trước hương vị đã khiến ông "mê mẩn" này. "Tôi mê ẩm thực Việt về sự sáng tạo và hòa trộn của các nguyên liệu và gia vị trong chế biến thức ăn. Bát phở ngon chủ yếu là do nước dùng, phở bò tái chín tổng hợp được thật nhiều mùi hương và vị" - Đại sứ Poirier nói.

Gọi thêm đĩa quẩy vàng rộm, Đại sứ nêm nếm thêm chanh, ớt rồi tay phải cầm đũa, tay trái cầm thìa "xì xà, xì xụp" món ăn mà ông cho là một trong những "tuyệt tác ẩm thực" của người Việt.

Bữa sáng của Đại sứ Poirier kết thúc bằng câu tiếng Việt rất sõi: “Anh ơi, tính tiền”. Gọi rồi, ông Đại sứ rút ví, trả tiền cho chủ quán.

Rời quán phở, Đại sứ Poirier thưởng thức tiếp ly cà phê nóng tại một quán cà phê đúng phong cách Hà Nội trong một ngôi biệt thự phảng phất phong cách Pháp, vừa giản dị vừa sâu lắng.

Đại sứ Poirier cho biết, những lúc rảnh rỗi, ông thường thích đạp xe quanh Hà Nội để khám phá ra những góc phố với những món ăn Hà Nội độc đáo, nhiều hương vị. Ngoài phở, ông còn thích các món ăn như canh rau, cá ăn với cơm của người Hà Nội.

Đại sứ tâm sự, ông thấy người Hà Nội giờ vui vẻ và khá giả hơn trước nhiều. Có khác ngày xưa là họ sẵn sàng khoe là mình khá giả và giàu có chứ không phải giấu diếm như 20 năm trước. Trong mắt Đại sứ, người Hà Nội cũng vui vẻ thân thiện hơn và …nói nhiều hơn. “Tôi chỉ muốn chúc người Hà Nội sang năm mới nhiều may mắn, gia đình sum vầy, hạnh phúc” - vị Đại sứ Pháp giản dị và chân thành ngỏ lời chúc. Một số hình ảnh về Ngài Đại sứ mê món phở.

Posted Image

Đại sứ Jean Noel Poirier ngồi chờ đến lượt mình được phục vụ

Posted Image

Tay cầm đũa, tay cầm thìa đúng kiểu người sành ăn phở

Posted Image

Vẻ hài lòng với món điểm tâm buổi sáng

Posted Image

"Anh ơi, tính tiền" - Ngài Đại sứ gọi ông chủ quán

Posted Image

Bữa sáng của Đại sứ Jean Noel Poirier kết thúc bằng một tách cà phê nóng hôi hổi

Bài và ảnh: Bích Diệp

===================

Lạy cụ Nguyễn Tuân,

Con bái cụ làm Thành hoàng làng về mô tả Phở. Hôm nào ngày lành, tháng rách, con xin được cụ phù hộ cho con viết một bài về Phở Việt. Con cũng là dân mê phở Việt từ hàng chục năm nay. Đáng nhẽ con lên Thiên Đường lâu rồi, những cũng vì Phở mà con ở lại trần gian đấy cụ ạ!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ly kỳ chuyện ‘cá voi cứu người, chữa bệnh’

Thứ 3, 12/2/2013, 6:0 GMT+7

Posted Image- Câu chuyện truyền tai nhau hàng trăm năm nay khi cá voi cứu người đi biển bị nạn vào bờ sau đó mắc cạn chết. Người dân (xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) lập thành phủ thờ thần cá. Nhiều câu chuyện kỳ bí còn lưu truyền đến ngày nay.

Cá voi cứu người

Về Ngư Lộc, từ người trẻ đến các cụ bô lão trong làng đều kể vanh vách truyền thuyết Ngài cá voi “cõng” người dân đi biển gặp nạn vào bờ. Có lẽ vì vậy mà người dân nơi đây xem cá voi là biểu tượng của sự linh thiêng, thần thánh.

Để tìm hiểu ngọn nguồn câu chuyện, chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Văn Vẹn (65 tuổi), ông từ của phủ thờ cá voi. Khi hỏi về câu chuyện cá voi cứu người, bản thân ông từ cũng không biết rõ có từ bao giờ. Ông chỉ biết khi sinh ra và lớn lên đã được thấy người dân tôn thờ. Minh chứng cho câu chuyện huyền bí ấy là bộ xương cá voi trong phủ còn gìn giữ nguyên vẹn.

Posted Image

Cụ từ Nguyễn Văn Vẹn đang kể về câu chuyện cá voi cứu người.

Ông kể, xưa ngư dân làng Diêm Phố (xã Ngư Lộc bây giờ) trong một chuyến đi biển bị bão đánh đắm thuyền, ngư dân trôi dạt trên biển nước mênh mông. Trong trận đại nạn ấy người ta cũng không biết số người mất cụ thể là bao nhiêu, họ chỉ biết rằng lúc đó con cá voi “cõng” trên mình vài người đưa vào bờ. Khi vào được bờ thì cũng là lúc thuỷ triều rút xuống, con cá voi bị mắc cạn.

Con cá nặng tới vài chục tấn, dân làng tìm mọi cách đưa cá trở lại biển nhưng bất lực, sau đó cá chết. Do quá to, ngư dân làng chài không thể đưa về tổ chức mai táng được, họ đành mang 100 lá chiếu ra phủ lên thân cá. Sau khi thịt trên người cá phân huỷ thì dân làng mang xương về lập phủ thờ rồi tổ chức mai táng cho cá theo nghi thức của làng.

Lễ mai táng cho cá voi được tổ chức rất long trọng, kéo dài trong ba ngày. Người dân đi biển cho rằng cá voi là thần thánh, mang lại sự linh thiêng, may mắn cho người dân đi biển nên họ tôn trọng gọi cá voi bằng “Ngài”.

Sau một thời gian thịt cá voi được nước biển rửa sạch, các vị chức sắc trong làng mới lấy xương cốt còn lại đem rửa thật kỹ bằng rượu, phơi khô gọi là Thượng Ngọc Cốt. Bộ xương của cá được chia làm 3 phần: Bến Sung (huyện Nga Sơn) nhận phần đầu; Y Bích (xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc) nhận phần đuôi và Diêm Phố (xã Ngư Lộc) nhận phần thân, sau đó làng đã xây miếu để thờ”, ông Vẹn kể lại.

Tín ngưỡng tốt đẹp

Theo ông Vẹn, hiện nay duy nhất chỉ có mỗi Ngư Lộc là còn giữ nguyên vẹn bộ xương của cá. Phần đầu và phần đuôi của cá voi ở các xã khác hầu như không bảo quản được.

Trước đây, người dân chỉ dùng ván để bầy bộ xương của cá lên. Nhưng về sau, dân làng dùng các tấm kính ghép lại tạo thành một khung hình chữ nhật đưa xương cá voi vào và bịt kín rồi đặt ở chính giữa ngôi phủ để thờ cho tới ngày nay.

Posted Image

Phủ thờ cá ông

Phủ cá voi ngày nào cũng có người đến thắp hương, nhất là người dân đi biển. Quan niệm của người dân nơi đây, trước khi gia đình có người đi biển họ đều đến xin “Ngài” phù hộ.

Người ta tin rằng mỗi lần xin ngài thì đi ra khơi bất cứ nơi đâu, lúc nào cũng được Ngài dõi theo phù hộ”, ông Vẹn nói.

Không chỉ người dân đi biển, ở phủ cá voi này vào các ngày rằm, mùng một người dân khắp nơi đến thắp hương xin cho gia đình khoẻ mạnh, mùa màng bội thu, làm ăn phát lộc và đặc biệt là những người có bệnh tật họ thường đến làm lễ xin ngài phù hộ.

Khi dân làng chưa làm tủ bằng kính để xương ngài có rất nhiều người đến xin mẩu xương về uống chữa bệnh. Trước có một phụ nữ ở huyện khác lấy chồng cả chục năm nhưng không có con. Nhiều lần đã chạy chữa thuốc men khắp nơi nhưng vẫn không có kết quả. Sau lần tình cờ đi lễ hội cầu ngư ở xã Ngư Lộc, người phụ nữ này vào thắp hương rồi xin một mẩu xương nhỏ về cạo ra uống nước. Một năm sau chị đã mang thai và đẻ được đứa con trai bụ bẫm. Đến khi quay lại làm lễ tạ ơn, mang câu chuyện kể lại cho mọi người họ mới biết sự linh thiêng của Ngài”, ông Vẹn kể lại.

Cụ từ cho biết, bản thân cụ không cho bất cứ ai cái gì liên quan tới xương cá để làm thuốc. Những người đến đây sau khi làm lễ xong họ đều xin lại 3 đồng vàng (tiền vàng) về đốt lên hoà vào cốc nước uống chữa bệnh. Hầu hết những người đến đây xin chữa bệnh đều quay lại làm lễ tạ ơn.

Ông Trần Văn Hạnh, một người làm trong quần thể khu di tích Chùa nghè xã Ngư Lộc cho biết: Vào những ngày rằm, mùng một, người dân đến đây thắp nhang khấn vái Ngài, cầu cho thuận buồm xuôi gió, mùa vụ bội thu và gặp sự an lành trên biển. Ngoài ra, một điều ly kỳ mà theo những người già ở đây kể lại thì nhà nào hiếm, muộn về đường con cái, ốm đau bệnh tật khi đến xin Ngài đều được như ý muốn.

Hiện nay tục thờ Ngài cá voi và tín ngưỡng của ngư dân về loài cá linh thiêng này đã gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân nơi đầu sóng ngọn gió”, ông Hạnh nói.

Ông Nguyễn Văn Huấn, Phó Chủ tịch xã Ngư Lộc cho biết, tục thờ Ngài cá voi ở xã đã có từ lâu đời. Đây là một phong tục tốt đẹp của dân làng xưa kia. Nó đã trở thành một tín ngưỡng trong đời sống tâm linh của người dân Ngư Lộc sau mỗi chuyến đi biển.

Lê Anh - Duy Quang

Share this post


Link to post
Share on other sites

12 trò chơi dân gian thú vị trong ngày Tết

Thứ hai 11/02/2013 13:12

(GDVN) - Từ nhiều thế kỷ, Tết cổ truyền của người Việt luôn là thời điểm nở rộ của những trò chơi dân gian vô cùng phong phú, mang bản sắc riêng của từng địa phương.

1. Chơi đáo

Là trò chơi rất phổ biến ở khắp các vùng quê xưa. Thú vui đánh đáo không chỉ hấp dẫn trẻ em mà cả đối với người lớn bởi nó thể hiện sự khéo léo của người chơi và lại còn có tâm lý ăn thua kích thích dù chỉ là rất ít.

Ngày Tết, trẻ em được người lớn mừng tuổi một ít tiền và cũng được phép tiêu tiền nên dùng nó vào các trò chơi như đánh đáo rất hấp dẫn.

Trò chơi rất đơn giản trên một bãi đất bằng phẳng. Tùy theo quy định của người chơi mà khoét lỗ. Dễ thì khoét lỗ to, khó thì khoét lỗ nhỏ. Ngoài lỗ đáo là vạch quy định để từ đó người chơi đứng ném tiền xu về phía lỗ đáo. Vạch này xa hay gần lỗ đáo cũng do những người chơi tự quy định, càng xa thì càng khó. Đồng xu nào trúng vào lỗ thì người ấy được ăn. Cứ như vậy, lần lượt tới người tiếp theo, đến khi nào không còn xu nữa thì hết ván...

2. Bắt vịt dưới ao

Posted Image

Vào những năm Tết ấm trời, một số vùng quê tổ chức bắt vịt dưới ao. Người ta chọn một khoảng ao sâu, bờ cao hoặc dùng lưới hay que tre quây xung quanh. Người chơi từ 2 đến 4 người tùy theo diện tích của ao rộng hay hẹp. Người ta thả xuống ao 2 con vịt to khỏe và lần luợt 2 hoặc 4 người đăng ký xuống bắt. Trò chơi này người chơi không bị bịt mắt nhưng đòi hỏi nhanh nhẹn và bơi giỏi.

3, Bịt mắt bắt dê

Cùng trên một sân cỏ, người chơi quây xung quanh làm vòng tròn. Trò chơi chủ yếu là vui, tùy chỗ cũng có thể treo giải thưởng. Những người chơi đăng ký và chia thành các cặp. Mỗi cặp lần lượt vào sân chơi. Người ta bịt mắt 2 người thật chặt. Một trong 2 người làm dê, người kia bắt. Người làm dê trong quá trình chạy trốn thỉnh thoảng phải gây ra tiếng động để người bắt biết mà đuổi theo...

4. Chơi đu

Từ trong Tết bên cạnh đình hay một thửa ruộng rộng rãi, khô ráo người ta chuẩn bị các cột đu. Họ chọn cây tre to, dài, để trồng đu. Một cây đu có thể được trồng bởi 4-6 cây tre to. Cần đu cũng là những cây tre dài nhưng thon nhỏ, thường phải là tre đực) để lúc người đu nắm vào cho gọn và chắc tránh xảy ra trượt hay tuột tay lúc đu nhanh, mạnh.

Tùy theo sở thích mà người ta đu một hay đu đôi. Khi một người lên cần đu có thể nhờ một người khác đẩy cho mình có đà. Sau đó là tự người đu nhún tùy ý. Đẹp nhất là đu đôi, các đôi trai gái ưng ý lựa chọn nhau lên đu, người nhún người đẩy. Tài năng và lòng dũng cảm của các chàng trai cô gái được phô bày ở đây như dịp tự thể hiện bản thân.

5. Đấu vật

Đấu vật là một trò chơi thượng võ, cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp Tết, dịp Hội. ở Việt Nam ngoài đấu vật ngày Tết còn có nhiều hội vật Làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam, Mai Động... Xưa ở vùng Bắc Ninh, Phú Thọ có những lò vật và những đô vật nổi tiếng cả một vùng. Để khuyến khích tài năng cũng như sự rèn luyện của trai tráng, nhiều làng xã đã treo giải vật rất cao trong 3 ngày tết. Tục xưa người ta trao giải bằng tiền, bằng mâm đồng, nồi đồng hay một số thứ khác.

Posted Image

Quy định chung của cuộc đấu là người chiến thắng phải vật cho đối phương thua trắng bụng (ngã ngửa ra đất) hay nhấc bổng được đối phương lên. Trong môn vật này không chỉ đòi hỏi sức khỏe mà sự mưu trí và nhanh nhẹn đóng góp phần đáng kể. Về kỹ thuật cũng có những "miếng" riêng của nó như đệm, bốc, ghì... mà tùy theo từng hoàn cảnh và điều kiện đô vật phải biết lợi dụng triệt để các thời cơ quật ngã hay bê bổng đối phương. 6. Kéo co Là một trò chơi thu hút được rất nhiều người cùng tham gia, vừa có tác dụng rèn luyện sức khỏe, lại vừa vui vẻ, thoải mái. Nó đã trở thành trò chơi tập thể, phong tục phổ biến ở nhiều nơi trong nước ta. Cách chơi đơn giản, số người chơi bao nhiêu tùy ý, chia làm 2 phe bằng nhau, làm mốc đánh dấu vạch vôi để bên nào kéo được đối phương sang qua vạch mốc bên kia là bên đó thắng.

7. Chơi cờ tướng - cờ người

Đây là thú chơi tao nhã, trí tuệ nhân những lúc trà dư tửu hậu. Các cụ thường gặp nhau bên chén trà và mở bàn cờ tướng ra giải trí. 32 quân cờ chia thành 2 phe (16 quân đỏ và 16 quân đen), bày xong là cuộc đấu trí bắt đầu.

Cờ người cũng là cờ tướng mà quân cờ là người thật, cũng chơi trên sân bãi, 16 nam áo đỏ, 16 nữ mặc áo đen đeo biển (tên quân cờ) trước ngực, đứng vào vị trí. Hai tướng (Tướng Ông, Tướng Bà) mặc đẹp (như cờ tướng) có 2 cờ đuôi nheo cắm chéo sau lưng, được che lọng. Gặp buổi trời nắng, thì mỗi quân cờ được một người che ô, đứng bên và đi theo mỗi lần quân chuyển. Hai đối thủ ngồi phía sau. Có người chạy cờ, lo việc chuyển quân theo ý định của người chơi.

Posted Image

Mỗi lần đi một nước, đấu thủ (có tiếng trống khẩu) gõ một tiếng. Người chạy cờ tới nghe lệnh và chuyển quân trên bãi. Nguyên tắc đi quân là mã nhật, tượng điền, xe liền, pháo cách. Vào cuộc chơi phải bình tĩnh, thận trọng, chủ động không bị phân tán bởi những người xem mách nước. Đi một nước phải tính trước 2, 3 nước tiếp theo để khỏi bị bất ngờ trước đối thủ của mình. Cờ tướng, cờ bỏi cờ người thường thấy trong các ngày hội, ngày Tết, mừng xuân mới.

8. Bắt trạch trong chum

Với trò chơi bắt trạch trong chum, người ta đặt sẵn 5-7 chiếc chum thành một hàng ở sân đình, mỗi chum được đổ 2/3 nước và thả vào đó một con trạch.

Khi trò chơi bắt đầu, từng đôi trai đến bên mỗi chiếc chum, mỗi người phải đưa một tay ra ôm nhau, còn tay kia thò vào chum bắt trạch. Cứ như vậy, cả hai choàng tay cho đến khi bắt được trạch. Trạch trơn nên luôn luôn chạy thoát, thành ra đôi trai gái chỉ bắt được tay nhau.

Dân làng đứng xung quanh reo hò cổ vũ và trêu đùa các đôi, nhắc nhở đôi nào mải bắt trạch mà quên ôm nhau. Tiếng cười nói, tiếng chiêng trống náo động. Khi bắt được trạch, cả hai cùng giơ cao tay lên để mọi người xem đồng thời tiến lên lĩnh thưởng.

9. Đánh phết

Đánh phết là trò thi đấu chơi vào ngày hội xuân ở đồng bằng Bắc Bộ. Sân chơi là sân đình, hai đầu sân (theo hướng đông - tây) có vòng tròn vạch vôi hay đào lỗ làm mục tiêu. Người đánh phết chia làm hai phe dùng gậy tre để cả gốc dài 1m đánh vào quả phết (làm bằng gỗ tròn sơn đỏ, tượng trưng cho Mặt Trời), hễ quả chuyển vào vòng tròn (hay lỗ) của đối phương là thắng cuộc.

Posted Image

Có người cho rằng trò đánh phết có nguồn gốc từ tục thờ Mặt Trời (quả phết chuyển động từ đông sang tây và ngược lại). Dân gian còn gắn trò chơi này với sự tích Hai Bà Trưng luyện tập binh sĩ. Các cuộc thi đấu phết đều thu hút đông đảo người xem, mọi người cùng hò reo khích lệ trong không khí ồn ào sôi động. Cũng bởi vậy mà có câu khẩu ngữ “Vui ra phết”.

10. Đập niêu đất

Đập niêu đất cũng là trò chơi dân gian khá phổ biến ở nhiều làng quê miền Bắc. Trò chơi thường diễn ra ở sân đình hay trên sân rộng. Trước khi chơi, người ta trồng ở giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối 2 thân cột làm giá treo niêu. Một vạch mốc cách giá treo niêu khoảng 3 đến 5m được kẻ làm điểm xuất phát.

Trước khi chơi, trọng tài sẽ trao cho người chơi một chiếc gậy dài khoảng 50cm, những người tham gia chơi đứng dưới vạch mốc và bị bịt mắt nên họ phải định hình hướng đi và ước lượng khoảng cách treo niêu để đập cho trúng một trong những chiếc niêu đang treo trên dây. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ…

11. Đi cầu kiều

Đi cầu kiều là một trò chơi rất đơn giản mà không kém phần thú vị. Người ta lựa chọn một bờ đất cao trên một hố đất rộng, bắc một đoạn tre làm cầu. Đoạn tre ấy một đầu nằm ghếch trên bờ đất, đầu kia buộc vào sợi thừng hay chão, dây buộc vào chiếc cột chôn vững chắc. Làm sao để chiếc cầu đung đưa khó đi.

Posted Image

Giải thưởng được treo trên cột, đến lượt ai, người đó leo cầu lấy thưởng. Có người mới leo được vài bước thì đã ngã. Có người ra tới mút đầu cầu lấy được thăng bằng nhưng khi với tay lấy giải thưởng thì loạng choạng lăn tùm xuống ao. Cuộc chơi càng hấp dẫn và kích thích sự hiếu thắng của mọi người.

12. Đi cà kheo

Đi cà kheo là một trò chơi đòi hỏi người chơi phải lấy được thế cân bằng, có bước đi chính xác, sức khoẻ tốt kết hợp nhịp nhàng cả chân lẫn tay. Để làm chủ được đôi cà kheo đòi hỏi một khoảng thời gian tập luyện, dài hay ngắn trùy theo sự khéo léo của mỗi người.

Các cuộc thi cà kheo tại các vùng quê vào dịp Tết thường tạo được tiếng cười sảng khoái cho người theo dõi bởi sự hấp dẫn, bất ngờ của trò chơi. Sau khi chọn được người thắng cuộc, đội cà kheo cùng các cổ động viên của làng sẽ sang làng khác để thi tiếp.

* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Phạm Liễu (Tổng hợp)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngắm mai trắng, đào hồng trong Hội hoa xuân

Thứ Tư, 13/02/2013 10:18

(NLĐO) – Không ít hiện vật đặc sắc, quý hiếm và mới lạ hiện diện trong Hội hoa xuân (HHX) Quý Tỵ 2013, trong đó cũng có những hiện vật tuy bình thường nhưng lại gây tò mò, thích thú cho người dân TPHCM.

Một trong những hiện vật mới lạ và quý hiếm có thể kể đến đầu tiên là cây Đa tử trà hương. Đây là loài mới được phát hiện năm 2012 tại vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng). Cây có tên khoa học là Polyspora huongiana, được đặt theo tên của ông Lê Văn Hương – Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup.

Posted Image

Cây Đa tử trà hương quý hiếm

Theo ông Lưu Hồng Trường, Viện Sinh học Nhiệt đới, loài Đa tử trà hương này chưa từng ghi nhận trên thế giới, thuộc họ Trà, hoa có màu hồng sẫm đến đỏ. Đến nay, Việt Nam có tổng cộng 7 loài Đa tử trà. Cây Đa tử trà hương trong HHX Quý Tỵ 2013 có rất nhiều nụ màu hồng sẫm, nhưng do thay đổi thời tiết nên chưa thể nở bung.

Posted Image

Nụ hoa màu hồng sẫm rất nhiều

Một “nhan sắc” khác cũng thuộc hàng quý hiếm là cây đào Thất thốn của nghệ nhân Bùi Văn Sang (TP Đà Lạt, Lâm Đồng). Cây đào Thất thốn có tuổi thọ cao, dáng lùn, thân xù xì rêu mốc, cho nhiều hoa (màu hồng và đỏ), sai quả. Mỗi năm thân đào chỉ cao thêm được 3cm. Đào có tên gọi Thất thốn vì mỗi thốn (cành cây) dài bằng đốt ngón tay có thể trổ tới 7 bông hoa.

Posted Image

Sắc hoa hồng nhạt rất đáng yêu

Theo anh Sang, đào Thất thốn là một giống đào cổ ở Nhật Tân (Hà Nội). Cây đào Thất thốn Đà Lạt đầu tiên được nghệ nhân Vũ Hữu Sửu gây giống vào năm 1968. Đến năm 1996, nghệ nhân Mười Lời (bố anh Sang) đã ghép thành công đào thất thốn lên cây đào Đà Lạt. Khác với đào bích, đào phai, đào Thất thốn nở hoa muộn vào sau rằm tháng giêng, ít khi nở hoa đúng dịp Tết Nguyên đán. Cây đào Thất thốn có mặt tại HHX hiện cũng chỉ trổ một ít hoa màu hồng.

Posted Image

Đào Thất thốn trên thị trường có giá rất "khủng"

Một hiện vật khác tuy bình thường nhưng lại tạo được niềm thích thú cho du khách là cây đào đang cho trái. Đây cũng là hiện vật của nghệ nhân Bùi Văn Sang. Từ trước đến nay, người dân TPHCM chỉ quen ngắm hoa đào chứ ít khi được tận mắt thấy trái đào. Nằm trong khu vực trưng bày Cây có trái, cây đào lông nhận được rất nhiều lời tán thưởng, reo vui “ôi trái đào kìa, trước đến giờ mới thấy” của du khách.

Posted Image

Cây đào đang có hơn chục trái như thế này

Posted Image

Hoa đào vẫn nở tít trên những cành cao

Một hiện vật cũng nằm trong khu vực Cây có trái khiến du khách phải dừng bước ngắm nhìn là cây vú sữa cổ thụ 80 tuổi có 100 trái. Đây là hiện vật hoành tráng nhất tại khu vực này. Du khách sẽ mải mê ngắm nhìn vú sữa lúc lỉu trên cành, trái nào cũng căng tròn xanh bóng.

Posted Image

Nằm lọt thỏm giữa “rừng” mai vàng là cây mai trắng (bạch mai) của nghệ nhân Phan Văn Lớn (Thạnh Bình, Đồng Tháp). Cây mai này nở bông trắng cây vào những ngày đầu xuân, màu trắng tinh khiết của bạch mai thu hút rất nhiều ánh mắt du khách. Nghệ nhân Phan Văn Lớn cho biết mai trắng chỉ nở khoảng 2 ngày là tàn, nhanh hơn mai vàng.

Posted Image

"Tôi yêu mai không phải vì hoa mai trắng, mà yêu vì màu trắng hoa mai..."

Posted Image

Sắc mai tinh khiết trong nắng xuân

Tâm lý người dân chuộng mai vàng và thích chưng mai vàng trong những ngày xuân để cầu tài lộc. Bạch mai với màu trắng “tang tóc” không được ưa chuộng nên ít người trồng. Có lẽ vì vậy mà bạch mai dần dần trở thành hàng hiếm.

Trong HHX năm nay, ngoài cây bạch mai của nghệ nhân Phan Văn Lớn, còn một cây mai trắng của một nghệ nhân ở Long Xuyên (An Giang) cũng vừa mới nở.

Bài - ảnh: Ánh Nguyệt

=================

Bạch mai với màu trắng “tang tóc” không được ưa chuộng nên ít người trồng. Có lẽ vì vậy mà bạch mai dần dần trở thành hàng hiếm.

Trong Truyện Kiều có đoạn mô tả:"Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai"Chính là hình tượng từ cây mai trắng này.

Posted Image

Mai Trắng biểu tượng của vẻ đẹp cao khiết, thanh quý của phụ nữ ngày xưa....Hình tượng nhành mai nhỏ nhắn, đầy sinh khí quả cảm trong gió lạnh, thể hiện tính thanh khiết, trong trắng và tính chịu đựng của phụ nữ lý tưởng phương Đông theo quan niệm cổ, khác hẳn hình tượng "vâm", "bốc lửa" theo quan niệm vẻ đẹp của phương Tây.

Bởi vậy, người phương Đông cổ chơi mai trắng chính là đưa quan niệm về vẻ đẹp của con người vào trong hình ảnh của cây cảnh - Đây chính là giá trị văn hóa của cây mai trắng.

Người đời sau bắt chước đưa đòi, thấy các cụ chơi, cũng chơi nhưng chẳng hiểu gì cả. Híc! Các cụ ngày xưa chơi cây cảnh là hưởng thụ giá trị biểu tượng văn hóa qua vẻ đẹp của cây cảnh, chứ không phải thuần vì nó là cây cảnh đẹp , đắt tiền.Đấy cũng là nguyên nhân và mục đích của chủ đề này vậy.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thú chơi Tết cổ truyền của các vua chúa Việt Nam

Thứ ba 12/02/2013 07:30

Vua chúa khi xưa, cũng chờ đón Tết cổ truyền chẳng kém muôn dân là mấy. Có điều, mỗi người một thú khác nhau.

Nước Việt từ thuở dựng nước đến nay, lễ tết, hội hè ngày càng phong phú, đa dạng, cũ mới đan xen. Nhưng, Tết Cả mà dân gian quen gọi là Tết Nguyên đán thì vẫn thế, được hình thành và bảo lưu, phát triển. Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, là muôn người nô nức. Vua chúa khi xưa, cũng chờ đón Tết cổ truyền chằng kém muôn dân là mấy. Có điều, mỗi người một thú khác nhau.

Dân gian có câu: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi. Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè”. Quả có thế thật, cứ xét khắp ba miền Bắc – Trung – Nam từ cổ chí kim, trong thời gian này, lễ tết, hội hè diễn ra hàng ngày. Thần dân thì không biết thế nào, chứ vua chúa qua các đời thì có muôn kiểu đón năm mới.

Tìm trong sử cũ, thấy vào dịp tống cựu, nghênh tân, đức thiên tử nhiều vị nhân dịp này mà làm những việc ích nước, lợi dân như vua Lê Đại Hành năm Đinh Hợi (987) “cày ruộng tịch điền ở núi Đọi… lại cày ở núi Bàn Hải” (Theo Việt sử lược), có vua nhân thời gian đó đổi niên hiệu khẳng định thời trị vì của mình như Lý Huệ Tông năm Tân Mùi (1211) đổi niên hiệu là Kiến Gia; vua Trần Thánh Tông ngày mùng Một Tết năm Quý Dậu (1273) đổi niên hiệu là Bảo Phù; cũng ngày ấy năm Giáp Tý (1324) vua Trần Minh Tông đổi niên hiệu là Khai Thái, hay vua Lê Thái Tông đúng mùng Một Tết năm Canh Thân (1440) đổi niên hiệu là Đại Bảo... Ngoài những việc trên, có vua lại nhân dịp này mà làm ngọc điệp (phả hệ nhà vua), phong vương tước, tổ chức thi cử, ra luật lệnh, sai người đi sứ, thậm chí là xuất quân tiễu trừ giặc giã…

Posted Image

Vua thường đi ngắm phố phường dịp Tết. Ảnh minh họa.

Ấy là những việc “quốc thái dân an” cho dân cho nước. Còn trong nội điện, cái Tết Cả của các vua như thế nào? Việc này sử sách ghi chép không nhiều lắm, nhưng cóp nhặt lại, chúng ta cũng biết được đôi điều. Xin mạn phép khái lược cho mọi người cùng hay.

Thời vua Lê Đại Hành, năm Nhâm Thìn (992), để đón Tết cổ truyền của dân tộc, vua Lê “ngự điện Càn Nguyên xem đèn” (trích Đại Việt sử ký toàn thư), thưởng thức lễ hội đèn hoa đăng ở Hoa Lư. Đời sau thời Lý, cũng sách trên cho hay, vua Lý Nhân Tông năm Bính Ngọ (1126) cũng dịp này “mở hội đèn Quảng Chiếu 7 ngày đêm. Tha người có tội giam ở phủ đô hộ. Cấm nhân dân mùa xuân không được chặt cây”. Phải chăng tiếp nối từ việc làm này của vị vua trị vì lâu nhất lịch sử nước ta mà ngày nay chúng ta có Tết trồng cây? Thực hư chưa biết ra sao nhưng rõ ràng là ý thức bảo vệ môi trường, cấm sát sinh cây cỏ đã được vua Việt chú ý từ lâu rồi. Cũng thời Lý, vua thứ năm là Lý Thần Tông trong dịp Tết Nguyên đán đã lệnh “mở vườn Diên Quang tại hương Lãnh Kinh” để hoàng thân quốc thích được ngắm hoa thơm, cỏ lạ.

Sang thời nhà Trần, vào năm Mậu Ngọ (1258), sử cũ còn ghi nhận sau chiến thắng quân Mông Cổ xâm lược lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông ngày mùng Một tết Nguyên đán đã thiết triều, cho trăm quan vào chầu, vỗ về dân chúng để yên nghiệp nước. Đồng thời với ngày lễ dân tộc, vua cũng nhân đó mà định công ban thưởng cho các tướng lĩnh có công chống giặc ngoại xâm. Việc đó ý nghĩa biết bao khi giúp củng cố lòng trung thành của quân dân với triều đại. Ấy nhưng cũng thời Trần, vào thời trị vì của vua Trần Dụ Tông, ông vua này lại không có được những việc làm tốt đẹp như tiền nhân. Do là ông vua ham ăn chơi, hưởng lạc, nên dịp Tết cổ truyền càng là dịp để vua được mặc sức với những ham thích của bản thân. Vào dịp Tết Nhâm Dần (1362), vua truyền cho các nhà vương hầu, công chúa dâng trò chơi, trò nào hay nhất được ban thưởng. Là người mê cờ bạc, nên vua triệu tập các nhà giàu trong nước, như ở làng Đình Bảng thuộc Bắc Giang, làng Nga Đính thuộc Quốc Oai thuở ấy vào trong cung đánh bạc làm vui. Có lúc đặt gần 300 quan tiền một ván bài. Thói đỏ đen trong dịp Tết nhiều nơi sinh thành tệ nạn, nhưng không ngờ chính vua là người khởi xướng.

Đến thời nhà Lê sơ, phong tục tốt đẹp, đất nước phồn thịnh, nên việc đón Tết cổ truyền dân tộc của vua có phần mang tính biểu trưng cao, như vua Lê Thái Tông, thường vào dịp Tết, nhân ngày mùng Một tháng Giêng, vua cùng bách quan văn võ đến yết Thái miếu như cách ghi nhớ công ơn giành lại nước, sáng lập triều đại của tổ tông. Đồng thời không quên quan hệ ngoại giao hữu hảo, vua thân chinh đến Khách quán trong Đông Đô, gặp gỡ sứ thần nhà Minh. Công việc xong xuôi, vua về cung mặc áo trắng coi chầu, cho dàn nhạc nổi lên điệu Bình Ngô phá trận, các quan đều mặc cát phục dâng biểu mừng vua, chúc cho muôn họ no đủ, đất nước thái bình. Sau này, vua Lê Nhân Tông vẫn duy trì lệ tốt đẹp đó, lại đến ngày mùng Ba của Tết ban đại yến cho vương hầu, quan lại: “Bính Tỵ (1456). Mùa xuân, tháng Giêng, ngày mùng Ba, ban đại yến cho các quan, Lạng Sơn vương là Nghi Dân cùng dự” (trích Khâm định Việt sử thông giám cương mục).

Có lẽ, việc đón Tết Cả của vua Việt được biết đến nhiều hơn cả là vào đời nhà Nguyễn. Theo đó, vua nhà Nguyễn có lệ du xuân vào ngày mùng Một Tết. Cứ mỗi khi đến ngày này, buổi chiều vua ngồi kiệu vàng cùng đoàn ngự đạo hộ giá nhà vua với 2 con voi và 2 con ngựa đi đầu ra khỏi Đại Nội dạo quanh kinh thành, thăm thú dân tình, lại cho dân được ngắm long nhan. Việc này được ghi nhận từ đời vua Đồng Khánh, các vua sau cũng nối tiếp mà theo lệ. Riêng đối với vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến nước ta và của nhà Nguyễn là Bảo Đại, do tiếp xúc với văn hóa Âu châu, hưởng thụ nền giáo dục từ nước Pháp nên thú chơi xuân của vua cũng có khác. Sau khi làm lễ thiết triều ở điện Thái Hòa, vua Bảo Đại cùng Nam Phương Hoàng hậu đến vấn an, chúc thọ bà Từ Cung. Vốn yêu thể thao, vua Bảo Đại rất thích môn chơi quý tộc, cứ chiều mùng Một hoặc sáng mùng Hai Tết vua về đánh golf ở vùng đồi núi Dạ Lê (nay là phường Dạ Lê, thị xã Hương Thủy) vừa giải trí vừa rèn luyện thể lực.

Tản mạn như trên đủ thấy cách đón Tết cổ truyền dân tộc của đấng quân vương thật phong phú, đa dạng. Nhưng xét chung, mô típ cho việc đón Tết ấy đều có những điểm chung nhất định. Việc này có thể lấy mục Lễ tết chính đán ở quyển XXII phần Lễ nghi chí của sách Lịch triều hiến chương loại chí mà chứng thực, đại lược là:

Trước ngày mùng Một Tết, bệ rồng của vua được đặt ở chính giữa cửa điện Kính Thiên, bảo án đặt phía đông, hương án trước bệ rồng. Dàn nhạc cổ và đại nhạc ở hai bên sân điện. Đến canh năm, vua được rước lên bệ rồng, nhạc Văn quang (nhạc nổi) vang lên, cũng là lúc trời vừa sáng. Bách quan đã tề tựu hai bên sân rồng.

Quan tuyên biểu dâng biểu chúc mừng của quan lại trong triều và các đạo chúc vua “vạn thọ vô cương”: “nay gặp tiết chính Nguyên đán, chúng thần kính nghĩ rằng hoàng đế bệ hạ vâng chịu mệnh trời, sáng cầm nghiệp lớn, gặp ngày chính đán, thêm hưởng phúc lành, chúng thần khôn xiết vui mừng chúc tụng, kính chúc hoàng thượng sống lâu muôn năm”. Xong đến lượt quan truyền chế đọc chế mừng của vua dành cho quan lại, thần liêu. Các quan dưới sân nghe xong cảm ơn, tung hô “vạn tuế”. Khi nghi thức trên hoàn thành, buổi chúc mừng năm mới của triều đình kết thúc.

Theo Kienthuc.net.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lên đồng với ông quan đám

Thứ Năm, 14/02/2013 - 06:08

(Dân trí) - Sáng mùng 4 Tết, hội làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Tiên Sơn, Bắc Ninh) chính thức khai mạc. Sau các nghi lễ dân gian cổ truyền, hội bước vào phần hào hứng và gây hưng phấn nhất: dô ông quan đám. Một quan đám mê hoặc vài chục thanh niên lực lưỡng.

4 quan đám nghiêng ngả như hành pháp phía trên cả trăm đôi vai trần hừng hực chẳng khác gì thuyền nan trôi giữa dòng nước lũ. Đám thanh niên cứ thế lôi tuột các ông đám từ trong đình ra ngoài sân trong âm vang tiếng reo hò. Các ông dô một tiếng, tráng đinh đáp lại dậy đất. Ông quan đám cùng tràng đinh như dòng nước xoáy dữ dộị càn lướt vòng quanh sân đình hàng chục lượt trong tiếng hò reo sảng khoái của người dân.

Posted Image

2 quả pháo tượng trưng chuẩn bị được rước về đình làng.

Posted Image

Theo truyền thuyết thì pháo được rước ra đình để hội quân, khích lệ tinh thần quân lính.

Posted Image

Hội dựa trên truyền thống đánh thủy quái của thành hoàng làng. Kích thước của pháo rất lớn và được sơn son thếp vàng cực cầu kì.

Posted Image

Lễ rước pháo bắt đầu.

Posted Image

4 ông quan đám. Đây là 4 người đến tuổi 50 ở mỗi giáp được làng chọn ra tượng trưng 4 vị tướng xuất quân đánh giặc.

Posted Image

4 ông quan đám và các chức sắc bắt đầu tế lễ trong đình làng.

Posted Image

Đây là thời điểm mà có lẽ, người xem hội và đám tráng đinh cảm thấy lâu nhất.

Posted Image

Nghi lễ đã xong, các tráng đinh ầm ầm lao vào trong đình làng nhấc bổng ông đám lên vai.

Posted Image

Một ông quan đám đầu tiên được kéo tuột ra ngoài sân đình.

Posted Image

Đám trai tráng lực lưỡng ào ào như lũ cuốn phăng các ông đám.

Posted Image

Các ông nghiêng ngả trên những đôi tay rắn chắc trong tiếng hò reo vang dội.

Posted Image

Dô ông đám là nghi thức cực kì đặc sắc mà lễ hội của làng Đồng Kỵ vẫn còn lưu truyền cho đến tận hôm nay.

Hữu Nghị

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huyền thoại hoàng cung

Tác giả: VEF

Bài đã được xuất bản.: 15/02/2013 05:00 GMT+7

Đó là kho báu mà theo truyền miệng là do vua Hàm Nghi chôn giấu ở một địa điểm bí mật sau ngày kinh đô Huế thất thủ vào 5/7/1885.

Người ta trưng ra bằng chứng về một nhà truyền giáo người Pháp là Henri de Pirey, đã viết trên tạp chí B.A.V.H (Bulletin des amis du vieux Hué -1914) rằng khi rút khỏi kinh thành Huế, vua Hàm Nghi đã chuyển kho báu của hoàng cung đến phía Bắc. Kho báu này ước chừng 950 thùng, trong đó có 400 thùng đựng đầy vàng và 150 thùng đựng đầy bạc, số còn lại là các đồ đá quý nhất trong nước, nhưng vì cuộc chiến nên nhà vua chỉ mang theo 100 thùng mà thôi. Không lâu sau, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt đầy sang đảo Reunion, số vàng của vua chôn giấu nơi đâu?

Nhiều người đặt câu hỏi như thế và lên đường tìm kiếm. Nhưng họ quên rằng hoặc không biết, trong suốt 3 tuần lễ sau ngày vua Hàm Nghi ra đi, phần lớn kho báu trong hoàng cung đã lọt vào tay người Pháp. Điều đó được ghi nhận qua tài liệu lưu trữ ở văn khố Bộ Ngoại Giao Pháp tại Paris, với lời kể của linh mục Pene-siefert, cho biết người Pháp đã lấy trong trại Cẩm vệ quân 113 lạng vàng, 742 lạng bạc, 2627 quan tiền.

Lấy tại cung bà thái hậu Từ Dũ 228 viên kim cương, 266 món nữ trang có nạm kim cương và hạt trai, hạt ngọc, 271 vật dụng bằng vàng, 1258 nén bạc, 3416 lạng vàng. Họ cũng lấy hết vật phẩm của các tiên đế nhà Nguyễn dùng lúc sinh thời từ mũ miện, đai áo, triều phục, long sàng, đến các đỉnh trầm, khay chén... Tính ra "kho tàng trong hoàng cung đã mất đi ước chừng 24 triệu quan vàng và bạc".

Posted Image

Cuộc thất thoát kho báu của các vua triều Nguyễn kéo dài 2 tháng sau ngày kinh đô Huế bị thất thủ bởi người Pháp vào tháng 7.1885 đã gây tai tiếng hơn cả cuộc cướp phá lâu dài của hoàng đế nhà Thanh ở Bắc Kinh. Sau này vua Đồng Khánh nhiều lần đòi lại kho báu đã bị người Pháp lấy đi như biên bản ngày 21.3.1888 của Pháp đã ghi:" Trở lại chuyện đã bàn trước đây, hoàng thượng (vua Đồng Khánh) nhắc rằng các vật phẩm quý giá của hoàng gia bị thất thoát sau biến cố ngày 5.7 và chắc chắn hiện giờ đang nằm trên đất Pháp, giá trị nhất là chuỗi kim cương kết lại từ đời vua Gia Long cho đến đời vua Tự Đức, cùng một bảo kiếm nạm ngọc quý truyền lại từ đời vua Gia Long".

Một trong những vật ấn tượng trong kho báu hoàng cung là con vui bằng vàng đúc rất tinh xảo, đã bị 2 người Pháp có trọng trách tranh giành về riêng mình. Để rồi cuối cùng con voi vàng (Kim Tượng) là báu vật truyền đời kia bị chặt ra làm hai chia cho hai đại diện thực dân Pháp mỗi người một nửa!

Đó không phải là lời đồn của binh lính người Pháp hoặc quan chức người Việt, mà được ghi trong một báo cáo của khâm sứ Trung kỳ Paul Rheinart gửi Toàn quyền Đông Dương Richaud ngày 28.2.1889 kèm theo lời phàn nàn:" Điều buồn lòng song vẫn phải nhắc lại là thiếu tướng Prudhomme đã chiếm đoạt những vật phẩm quý báu một cách không do dự (...) và điều đáng tiếc nữa là không có ai đem trả lại phần nào trong những của cải vô giá mà họ đã tước đoạt trắng trợn".

Posted Image

Các chi tiết trên phần lớn nằm trong tài liệu lưu trữ ở Văn khố Bộ Ngoại giao Pháp - Paris (chưa xuất bản) được sưu tầm, trích dẫn, dịch thuật bởi Nguyễn Xuân Thọ, Nguyễn Ngọc Cư, và do nhà nghiên cứu Phan Thuận An giới thiệu qua tài liệu về các bảo vật ở hoàng cung, đăng trong Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn do Sở Khoa học-Công nghệ-Môi trường Thừa Thiên-Huế kết hợp với trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế ấn hành(tháng 7.2002).

Theo tài liệu trên, sau ngày vua Hàm Nghi đi đày, hoàng cung còn giữ lại nhiều bảo vật vô giá như những bửu tỷ bằng vàng khối có cái nặng đến 18kg, ngọc điệp nhà Nguyễn, những chiếc độc bình lớn bằng men lam Huế (bluers de Hue), các tủ chạm cẩn xà cừ, các ché lớn thời Minh và các ché màu lục nhạt (cédalon), các đĩa lớn đường kính 55cm màu hồ thủy đẹp tuyệt vời...

Ngay cả những nhà sưu tập và nghiên cứu ngôn ngữ học nước ngoài như Paul Boudet - là chứng nhân thời ấy - đã cho biết rằng, lúc bấy giờ ở điện Càn Thành (điện Trung Hòa) "vẫn còn 26 quyển kim sách đúc bằng vàng chứa đựng các chi tiết được ghi lại về đăng quang của các vua Gia Long, Thiệu Trị, Tự Đức, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Đồng Khánh, Khải Định, những điều liên quan đến lễ tuyên phong cho các hoàng hậu và các hoàng thái tử" và 46 cái ấn bằng ngọc và bằng vàng.

Tháng 11.2010, một tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi, lần đầu tiên được đem ra bán đấu giá tại Paris (Pháp). Bức sơn dầu Déclin du jour (chiều tà) này có kích thước 35 x 46 cm, ghi là vẽ năm 1915. Lúc đó cự hoàng ở Alger (Algérie), sống và sáng tác tranh tượng tại biệt thự Gia Long, khu El Biar.

Theo quy định pháp luật, bảo vật quốc gia phải thể hiện là vật chứng của một sự kiện lớn, hoặc gắn bó với các anh hùng danh nhân, từ đó có thể nói bức tranh Déclin du jour của vua Hàm Nghi là một bảo vật. Cuộc bán đấu giá bảo vật ấy được Mathilde Tuyết Trân- một người Việt sinh sống ở nước ngoài - kể lại giá khởi đầu ấn định từ 800 - 1200 euro.

Chỉ trong vài phút giá tăng lên đến 4.500. Đến khi những người Việt Nam có mặt trong phòng đấu giá trả tới 5.000 euro, thì "bắt đầu có người cho giá qua điện thoại, họ thêm ngay 1.000 euro, đẩy giá tấm tranh lên 6.000 euro. Từ đó cuộc đấu giá "tay đôi" giữa hai người phụ nữ trong phòng và người đẩy giá qua điện thoại diễn ra".

Theo Mathilde Tuyết Trân, con số đã đẩy đến mức 8.800 euro cộng thêm 26% phụ phí đấu giá, thành mức tiền phải trả cuối cùng là 11.088 euro - gấp 8 lần giá ban đầu. Điều đó đã "thể hiện tình cảm đối với một kỷ vật của vua Hàm Nghi, tình cảm những người có lòng với quê hương và quá khứ lịch sử".

(Theo Thanh niên)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đà Nẵng:

Ấn tượng nhà cổ ở Túy Loan

Thứ Năm, 07/03/2013 - 06:08

(Dân trí) - Ai về Túy Loan (Hòa Vang, Đà Nẵng), đi vòng quanh những thôn xóm đang cựa mình đổi mới theo nhịp sống đô thị hóa, hẳn sẽ phải dừng chân khi ngang qua cánh cổng nhà cổ Tích Thiện Đường. Cánh cổng ấy mở ra một thế giới thâm trầm, bình yên và thơ mộng.

Posted Image

Một góc nhà cổ Tích Thiện Đường ở Túy Loan Nhà nằm trong thôn Thái Lai, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, trong vùng làng cổ Túy Loan.

Đáp lại tiếng gõ cửa nhà của chúng tôi là tiếng bước chân từ trong nhà lập cập và lời mời vào nhà vọng từ nhà chính ra tới cổng dài chừng mười mét. Đi dọc theo ngõ vào lát đá đã phủ xanh rêu vào sâu bên trong nhà chính, chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Huệ. Cụ bà tuổi chừng đã thất thập cổ lai hy tự giới thiệu: “Tôi là dâu trưởng nhà ni. Chủ nhà là con trai tôi hôm nay đi vắng rồi”.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Phía sau cánh cổng nhà là lối đi lát đá sỏi sâu chừng hơn 10 mét mở ra một khung cảnh thơ mộng

Chúng tôi thưa vì thấy ngôi nhà đẹp quá muốn vào thăm xem, bà Huệ cười hiếu khách: “Tưởng chi chứ các cháu cứ tự nhiên đi. Nhà cũng hay đón khách vào tham quan. Họ nghe tiếng ở mô không biết mà cứ tới xin phép vào tham quan nhà luôn”.

Nhà chính được xây theo lối kiến trúc ba gian hai chái, mái lợp ngói âm dương đúng kiểu kiến trúc quen thuộc của những ngôi nhà cổ có hàng trăm năm tuổi ở những làng quê xứ Quảng Đà, mà nay không còn mấy nhà được giữ vẹn nguyên như Tích Thiện Đường.

Bà Huệ thủng thỉnh kể: “Tôi là dâu trưởng đời thứ ba trong nhà ni. Nhà xây từ thời cụ cố con trai tôi, chừng cũng hơn 200 năm rồi…”

Posted Image

Nhà được xây theo lối ba gian, hai chái, mái lợp ngói âm dương có hơn 200 năm tuổi này là một trong những nhà cổ hiếm hoi còn lại ở Đà Nẵng

Để có đủ nguyên vật liệu xây nhà, cực công nhất là tìm đủ và chở gỗ mít từ Huế, Quảng Nam về dựng nhà mất hết ba năm. Rồi mất thêm ba năm để xây nhà. Toàn bộ bàn thờ, phản ngồi, cột nhà… đều làm từ gỗ mít, trải qua hàng trăm năm tuổi đã lên màu nâu bóng. Những nét chạm trổ tinh xảo trên thủ thờ, xà ngang, cột nhà… là dấu ấn tài hoa của những người thợ làng Mộc Kim Bồng (Hội An, Quảng Nam) một thời vang tiếng.

Sát vách tường nhà, có mấy tủ kính bám bụi thời gian. Bên trong là những vật dụng lâu đời trong sinh hoạt hàng ngày như chén đĩa, ấm nước… Trên vách nhà treo những khuôn bánh in, nồi đất, mâm đồng… Bà Huệ nói, những thứ này là do chủ nhà, ông Đỗ Hữu Minh, con trai bà gìn giữ và sưu tập thêm.

Ai từng lớn lên giữa những làng quê ở xứ Quảng Đà đi từ nhà ra sân, hẳn sẽ như được sống lại một thời thơ trẻ và hẳn trong lòng sẽ dậy sóng hoài niệm về một thời mà đời sống sinh hoạt gia đình gắn với những vật dụng như những chiếc cối đá xay gạo, những nồi đất, mâm đồng...

Posted Image

Năm tháng khiến cho những hạng mục, vật dụng làm bằng gỗ mít lâu năm lên màu nâu bóng

Posted Image

Posted Image

Trong nhà vẫn giữ lại và trưng bày những vật dụng gắn liền với đời sống sản xuất, sinh hoạt thời xưa như cối đá, mâm đồng, nồi đồng, nồi đất...

Trước nhà là một hồ nước mọc lên những cây cảnh cao quá đầu người tạo thành một bức bình phong tự nhiên, ngăn cách với khoảng sân rộng mênh mông. Như có một làng quê thu nhỏ trong sân nhà với bến nước, con đò ngập lá. Tất cả nhuốm một màu xưa cũ và thơ mộng.

Giữ gìn một ngôi nhà cổ khá toàn vẹn như Tích Thiện Đường là chuyện không dễ. Ngôi nhà có hơn 200 tuổi đã chứng kiến bao thăng trầm, cũng từng hứng chịu bom đạn chiến tranh, rồi thiên tai, lũ lụt.

Bà Huệ đưa tay lên điểm cao quá đầu trên một cột nhà nói “có năm lụt lút (ngập) nhà tới chừng ni đây, bàn tủ, phảng ngồi chi cũng ngập hết. Nhà cũng đã mấy lần tu bổ, con cháu làm ăn được tích cóp sửa nhà, giữ chung nguyên tắc làm nguyên lại như cũ. Mà chi thì chi chứ công nhận gỗ mít thiệt bền, lụt ngấm năm ni qua năm khác mà ít thấy hư hại. Giống như cái nền nhà đây, chắc lắm. Hồi trước là nền đất, lấy lá nhớt, vôi, mật mía…trộn lại đắp nền chắc lắm. Về sau thì lát đá phủ lên trên”.

Chuyện trò với khách, bà Huệ sực nhớ ra việc đang dở. Bà lại lụi cụi tìm chậu thóc mang ra trước sân nhà rải quanh. Thoáng chốc đã thấy một đàn bồ câu sà xuống, nhẩn nha từng hạt mồi, rồi bay lượn khắp sân vườn. Khung cảnh bình yên đó là ấn tượng đẹp nhất khi chúng tôi rời ngôi nhà cổ vẫn còn vẹn nguyên nhất Túy Loan.

Khánh Hiền

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngắm mai trắng, đào hồng trong Hội hoa xuân

Thứ Tư, 13/02/2013 10:18

(NLĐO) – Không ít hiện vật đặc sắc, quý hiếm và mới lạ hiện diện trong Hội hoa xuân (HHX) Quý Tỵ 2013, trong đó cũng có những hiện vật tuy bình thường nhưng lại gây tò mò, thích thú cho người dân TPHCM.

...

Trong Truyện Kiều có đoạn mô tả:"Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai"Chính là hình tượng từ cây mai trắng này.

Posted Image

Mai Trắng biểu tượng của vẻ đẹp cao khiết, thanh quý của phụ nữ ngày xưa....Hình tượng nhành mai nhỏ nhắn, đầy sinh khí quả cảm trong gió lạnh, thể hiện tính thanh khiết, trong trắng và tính chịu đựng của phụ nữ lý tưởng phương Đông theo quan niệm cổ, khác hẳn hình tượng "vâm", "bốc lửa" theo quan niệm vẻ đẹp của phương Tây.

Bởi vậy, người phương Đông cổ chơi mai trắng chính là đưa quan niệm về vẻ đẹp của con người vào trong hình ảnh của cây cảnh - Đây chính là giá trị văn hóa của cây mai trắng.

Người đời sau bắt chước đưa đòi, thấy các cụ chơi, cũng chơi nhưng chẳng hiểu gì cả. Híc! Các cụ ngày xưa chơi cây cảnh là hưởng thụ giá trị biểu tượng văn hóa qua vẻ đẹp của cây cảnh, chứ không phải thuần vì nó là cây cảnh đẹp , đắt tiền.Đấy cũng là nguyên nhân và mục đích của chủ đề này vậy.

Mai trong văn thơ cổ là mai trắng miền Bắc như trên avatar của cháu, là 1 cây cùng họ với mơ, mận, đào chú ạ! Mai trắng miền Nam này nếu mang ra thời tiết miền Bắc thì sẽ ko nở được hoa hoặc nở rất muộn, khoảng tháng 3, 4 ÂL. Mai trắng miền Bắc trong bộ tứ quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai hay trong những câu thơ cổ:

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

(Mãn Giác thiền sư)

Thanh thử điện tiền thiên thụ quế

Quảng Hàn cung lý Nhất chi mai

(Hồ Quý Ly)

Thập tải luân giao cầu cổ kiếm

Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

(Cao Bá Quát)

Có thể dễ dàng nhận thấy, từ thời Mãn Giác thiền sư, biên giới phía nam của nước ta chưa vào đến khu vực có hoa mai. Trong tự nhiên ở miền bắc cũng có mai vàng nhưng người miền Bắc không có thói quen chơi giống hoa này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cháu xin gửi đến Bác sứ và diễn đàn những tư liệu hình về Đình cổ Tri yếu

Nét tài hoa của người xưa và dấu ấn lồng về đồ hình âm dương Việt khắc chạm khéo léo

Nhìn xa

Posted Image

Nhìn gần

Posted Image

Hậu cung và bức chạm tinh xảo từ thế kỷ 17,

Posted Image

Cửa ra vào

Posted Image

Tài hoa người xưa

Posted Image

Mũ thần - 1

Posted Image

Mũ thần -2

Posted Image

Mũ thần -3

Posted Image

3 mũ cho tam vị Đại vương -

Thượng đẳng thần - Cao Sơn Đại Vương

Thượng Đẳng thần - Quý Minh Đại Vương

trung đẳng thần - CHàng Rồng Đại vương

Edited by lanha92

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Lanha92.

Hình Âm Dương Lạc Việt được phát hiện ngày càng nhiều và rải rác trong những di sản cổ vật và phi vật thể trong văn hóa truyền thống Việt. Không những vậy, nó còn tìm thấy cả ở những quốc gia lân bang như Hàn Quốc, malaysia, Indo...vv...Đây chính là những bằng chứng sắc sảo về một cội nguồn phi Hán và có trước Hán từng tồn tại liên quan đến nền văn minh Đông phương bí ẩn.

Tại sao nó phải có trước Hán và chính là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương thì xin giành cho các bậc trí giả tự suy nghiệm.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác, cháu mong bác giải thích dùm là, ý nghĩa chiều xoay của đồ hình âm dương trong bức tranh số 1 và 2

Cháu chưa hiểu hết nhưng thển nghĩ các cụ làm thế ắt có tính toán chứ ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bức tranh này thực chất là một hình chim phương hoàng, một trong Tứ linh của Việt tộc, được mô tả - nói theo ngôn ngữ hội họa là hình đã được cách điệu từ thực tế của sự tổng hợp những vẻ đẹp của nhiều loài chim - Cho nên rất có thể hình Âm Dương Lạc Việt trong bức trạm này là sự hình thành ngẫu nhiên. Bởi vậy, tôi không trực tiếp phân tích bức tranh này.

Nhưng hình Âm Dương Lạc Việt có hai chiều xoay.

1/ Thuận theo kim đồng hồ.

Đây là chiều xoay mô tả lực tương tác của vũ trụ.

2/ Nghịch kim đồng hồ.

Đây là chiều xoay của tất cả các thiên hà trong vũ trụ.

Hai chiều xoay này được mô tả cách điệu, chính là hình chữ Vạn - đang dùng làm biểu tượng của Phật Pháp. Hình chữ Vạn cũng có hai chiều, mà cách đây không lâu, chính thày chùa cũng không biết chữ Vạn nào đúng. Hì.

Resized to 73% (was 1024 x 768) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bác ạ, cháu lại có thêm kiến thức để nghiền ngẫm rồi

Share this post


Link to post
Share on other sites

cháu nghĩ nếu tạc phượng cách điệu mà làm đồng màu thì ko có gì để nói, nhưng chỗ đồ hình có quét sơn đen ta đấy bác ạ, Từ lúc xưa đến giờ sửa đình chưa bao giờ quét bất kì loại sơn nào khác lên

Các cụ nhà ta nhiều lúc thâm thúy lắm, ví như Đình Tây Đằng, hay các di tích nhà Mạc bên Kiến Thụy, nét tạc nhiều ý nghĩa, Đọc cái này có thể phát sinh thêm ý khác

Cháu là cháu cứ mạnh dạn để cập thế

Cháu cũng rất thích hình tượng trong bức trạm hậu cung, từ xưa đến giờ làng cháu..không hiểu được hết, Nhân hội làng cháu bác cho cháu thêm vài lời giải thích để cháu nói lại với các cụ

..Cháu tham quá, xin thêm bác đôi lời về hình tượng ba cái mũ.. May mà làng cháu giữ được vì đội ..sử học bỏ qua, chứ nhiều làng đem về bảo tàng thành phố rồi khóc vì tiếc ..của

Share this post


Link to post
Share on other sites

cháu nghĩ nếu tạc phượng cách điệu mà làm đồng màu thì ko có gì để nói, nhưng chỗ đồ hình có quét sơn đen ta đấy bác ạ, Từ lúc xưa đến giờ sửa đình chưa bao giờ quét bất kì loại sơn nào khác lên

Các cụ nhà ta nhiều lúc thâm thúy lắm, ví như Đình Tây Đằng, hay các di tích nhà Mạc bên Kiến Thụy, nét tạc nhiều ý nghĩa, Đọc cái này có thể phát sinh thêm ý khác

Cháu là cháu cứ mạnh dạn để cập thế

Cháu cũng rất thích hình tượng trong bức trạm hậu cung, từ xưa đến giờ làng cháu..không hiểu được hết, Nhân hội làng cháu bác cho cháu thêm vài lời giải thích để cháu nói lại với các cụ

..Cháu tham quá, xin thêm bác đôi lời về hình tượng ba cái mũ.. May mà làng cháu giữ được vì đội ..sử học bỏ qua, chứ nhiều làng đem về bảo tàng thành phố rồi khóc vì tiếc ..của

Ba cái mũ này tôi đã giải thích rất kỹ trong Y phục thời Hùng Vương - cổ văn hóa sử. Lanha92 hãy tìm bài này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một tấm khác ạ

Bát hương không hề có hai cái chấm

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếp tục hành trình về nguồn cội, hôm nay cháu xin gửi chú và diễn đàn..bộ lư hương chén đĩa..nhà cháu..hàng mới 100%, chứng tỏ vẫn có thợ làm theo phong cách xưa

1. Bát Hương

Posted Image

2. Đĩa lớn

Posted Image

3. Bát hương thổ thần

Posted Image

4. Bát hương

Posted Image

5. Cận cảnh

Posted Image

6. Cận cảnh

Posted Image

7. Cận cảnh

Posted Image

8. BHooj cốc đựng nước cũng

Posted Image

9. Bộ chén đựng nước cũng

Posted Image

10. Cận cảnh

Posted Image

11. Toản cảnh

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

nhân việc nhìn thấy các bát hương gồm : Thổ thần, gia tiên bên Nội, gia tiên bên Ngoại cùng đặt trên 1 bàn thờ.

Thưa Sư phụ, năm ngoái con có được tiếp súc với 1 ông cụ tư vấn chuyện thờ tự cho 1 gia đình và ông ấy nói "..không thờ cũng NỘI - NGOẠI trên cùng bàn thờ như vậy.."

Như vậy có đúng không ạ? hay là vẫn được??

Con có nghe vài người nói về việc đặt 3 chén nước trên cùng 1 giá đỡ hình vòng cung như hình trên là tạo thành chữ gì đó và có ảnh hưởng không tốt, vậy xin Sư phụ chỉ điểm cho con vấn đề này được không ạ?

Con cám ơn Sư phụ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay