wildlavender

Con Người Hơn Nhau Ở Điểm Nào?

4 bài viết trong chủ đề này

Con người hơn nhau ở điểm nào?

Posted Image

Con người chỉ hơn nhau ở đức hạnh, ở những phẩm chất tốt đẹp chứ không phải hơn nhau ở vật chất. Thật ra tiền chẳng ở với bạn được lâu đâu, vì một khi nó muốn từ bỏ bạn thì nó sẽ ra đi rất nhanh.

Có tiền là một chuyện, đặt tiền cho đúng chỗ lại là chuyện khác. Đầu tư không đúng nơi thì sẽ “tiền mất tật mang”. Thông minh cần phải đặt đúng chỗ thì mới thành công được.

Con người bây giờ gắn kết mình với quá nhiều thứ vật chất mà quên mất rằng sự gắn kết vĩ đại nhất là gắn kết với lương tâm thánh thiện.

Sự thông thái là món quà lớn nhất mà tự nhiên ban tặng cho loài người mà rất nhiều người đã không biết nhận lấy nó. Muốn có sự thông thái phải chịu khó học tập.

Càng trải nghiệm cuộc sống, ta sẽ càng ngộ ra được nhiều điều quý giá. Rồi bạn sẽ thấy: người được học nhiều khác xa so với người ít học. Chỉ có những người kém hiểu biết thì mới có tính khinh người thôi.

Trong tất cả cái khổ thì khổ nhất là cái khổ vì thiếu hiểu biết. Muốn trở thành người thông thái nhất, trước tiên bạn phải tự nhận mình là kẻ ngu ngơ nhất.

Rồi từ từ khắc phục những cái ngu của mình, bạn sẽ trở thành người thông thái nhất. Hãy nhớ là bạn chỉ khắc phục những cái ngu chứ bạn không bao giờ hết ngu, vì bạn cũng chỉ là một con người.

Khi giận dữ, chính bạn sẽ là người phải gánh chịu hậu quả đầu tiên. Tha thứ là một trong những đỉnh cao của sự vĩ đại. Trời cao, biển rộng đến mấy cũng không mênh mông bằng tâm hồn con người.

Thông thường, khi không có tiền thì người ta khổ vì nghèo. Khi có nhiều tiền, người ta lại khổ vì cái khác.

Bây giờ khó phân biệt thật giả lắm vì có những cái giả còn thật hơn cả cái thật. Tỉnh táo lắm thì mới nhận biết được.

Ai cũng có những góc khuất riêng trong tâm hồn mình. Chúng ta chỉ có thể ở hiện tại mà không thể ở quá khứ hay tương lai. Hiện tại là thời điểm thiêng liêng nhất.

Tôi thích sự trong sáng và tinh khiết của trẻ con. Cái vui của trẻ nhỏ rất hồn nhiên, dễ thương. Rất nhiều người đã nói rằng con cái là niềm vui, là hạnh phúc, là món quà lớn nhất mà họ có được.

Hãy nhớ rằng đứa bé chỉ có mặt trên đời khi trước đó có sự giao hợp giữa bố và mẹ. Điều đó cho thấy: niềm vui chỉ xuất hiện khi có từ hai tác nhân trở lên.

Bởi thế hãy biết chia sẻ tình cảm của mình ra xung quanh. Những người khư khư giữ lấy mọi thứ cho riêng mình là những người sai lầm.

Giai đoạn nuôi con thơ là giai đoạn mà ta phải đầu tư rất nhiều về chất dinh dưỡng và tình cảm.

Giống như trong quả trứng vịt lộn phải có cả lòng đỏ và lòng trắng để cung cấp chất dinh dưỡng cho “thai nhi vịt” nằm trong trứng. Vì cả thai nhi vịt, lòng đỏ và lòng trắng đều giàu chất dinh dưỡng nên người ta thích ăn trứng vịt lộn là vậy.

Một quả trứng phải được vịt mẹ ấp ủ thì mới nở thành vịt con. Điều đó chứng tỏ đứa trẻ nào cũng cần tình thương của người đời.

Những người được gọi là thầy đều đáng để ta đặc biệt tôn trọng: thầy thuốc, thầy giáo, thầy tu, đại đức, thượng tọa, hòa thượng, linh mục, giáo hoàng, … Đạo đức của xã hội được vun đắp nên từ đó.

Con người ta hơn nhau ở đức hạnh, và những phẩm chất tốt đẹp.

Nguyễn Hữu Hiếu (SV Đại học Kiến trúc TP.HCM)

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn...xe-kia-2346125/

Cập nhật lúc 08:42, 28/04/2013

“Chị ơi, chân chống xe kìa!”

(Cộng đồng Việt)- Buổi sáng trên đường đi làm, tôi gặp một người phụ nữ đang mang bầu quên không gạt chân chống xe máy lên. Định tăng tốc để nhắc chị, thì từ phía sau, một em trai tóc nhuộm sặc sỡ đã phóng vèo lên và gọi: “Chị ơi, chân chống xe kìa!”. Người phụ nữ mặt lạnh te, gạt chân chống lên, không hé một lời. Ngay lúc đó, tôi cảm thấy như mình đang rơi vào một nỗi buồn không đáy.

Posted Image Cuộc sống sẽ ấm áp hơn nếu chúng ta quan tâm hơn tới mọi chuyện trên đường (ảnh minh họa) Có rất nhiều lần như vậy, tôi đi đường và phát hiện ra mọi người quên chân chống xe khá nhiều, có khi là một người bố đang đèo thêm đứa con nhỏ phía sau, có khi là một người chở hàng cồng kềnh- những người này thường hay quên chân chống nhiều nhất. Mỗi lần như thế, tôi đều cố gắng để nhắc họ, vì e sợ một bất trắc nào đó trên đường có thể xảy ra sẽ để lại hậu quả khôn lường. Nào ai có thể biết trước được đâu.

Thế nhưng, điều làm tôi thấy buồn là không nhiều lần trong số đó tôi nhận được một lời cảm ơn nào hết, phần lớn họ đều thò chân xuống, gạt chân chống lên rồi đi tiếp, thậm chí còn chẳng thèm nhìn sang người vừa nhắc mình lấy một nửa ánh mắt. Cứ như thể cái người vừa nhắc nhở kia có nghĩa vụ phải nhắc mình, có nghĩa vụ phải làm “người tốt bụng” vậy.

Tất nhiên chẳng ai đi nhắc chân chống xe cho người khác với mục đích nhăm nhăm chỉ để đổi lấy một lời cảm ơn. Tôi cũng nghĩ thế, nên nhiều khi gặp phải những người “mặt lạnh”, chỉ thấy tái tê một chút trong lòng, rồi cũng lại quên ngay. Và lần sau đi đường, lại tiếp tục nhắc nhở nếu thấy có người đãng trí.

Nhưng tôi cứ nghĩ hoài về những con người ấy, những người xa lạ tôi tình cờ gặp trên đường, đã từng ít nhất một lần trong đời quên chân chống xe, quên chưa kéo khóa ba lô hay túi xách, cái điện thoại, chùm chìa khóa trong túi quần trồi lên và sắp sửa rơi ra… Được một người xa lạ nhắc nhở, tại sao họ lại có thói quen không hé môi nói lấy một lời? Chẳng lẽ sự vô cảm đã tràn lan tới mức đó rồi ư?

Chúng ta cứ thở than sao càng ngày càng có ít người cố gắng làm việc tốt trên đường, chính là bởi vì càng ngày càng có nhiều người bỏ mất thói quen nói những lời “cảm ơn” khi nhận được một sự giúp đỡ tình cờ nào đó. Lời cảm ơn chỉ là một câu nói giản đơn, quá dễ để thốt ra mỗi khi mình nhận được ở ai một sự giúp đỡ, một sự sẻ chia, tuy nhiên, hình như không phải ai cũng có sẵn sàng nói ra. Và cuối cùng lâu dần, họ trở thành một người vô cảm lúc nào không hay.

Con người hiện đại hình như đang ít dần mối quan tâm và hứng thú được giao tiếp với đồng loại, họ càng ngày càng thu vào những vỏ bọc của riêng mình. Đó phải chăng là một dạng phản ứng có tính “phản vệ” để cách ly mình ra khỏi những nguy cơ từ thế giới bên ngoài đang ngày một ít đáng tin hơn? Nhưng liệu có phải vì thế mà họ quên mất cả cách cảm ơn- cách thể hiện tối thiểu của một người hoàn toàn bình thường về nhận thức và giao tiếp xã hội?

Buổi sáng, chứng kiến cảnh người phụ nữ mặt lạnh te với cậu thanh niên vừa giúp mình thoát khỏi một điều không may nào đó có thể xảy đến trong tương lai, tôi chợt cảm thấy buồn ghê gớm. Tôi lo sợ rằng cậu thanh niên kia, sau khi nhận được phản ứng vô cảm đến thế về việc tốt mình vừa làm, có thể dần dần sẽ thấy chán chường. Cậu bé có thể sẽ nhận thấy những nỗ lực làm-việc-tốt của mình (dù nhỏ xíu thôi) cũng chẳng để làm gì. Nên rất có thể lần sau, thấy một người quên gạt chân chống xe, cậu rồi sẽ thờ ơ mặc kệ.

Vì thế nên tôi đã quyết định làm một việc thật trái với tính cách của mình, đến nỗi tới giờ tôi vẫn còn bất ngờ với hành động ấy. Tôi đã nói thật to: “Chị cảm ơn em nhé!”, và cậu con trai “đầu xanh đầu đỏ” mỉm cười thật tươi. Có lẽ lâu lắm rồi tôi mới thấy một nụ cười dễ thương đến thế.

Mỗi ngày, hãy cố gắng mở lòng và tiếp nhận cuộc sống bằng một trái tim nồng ấm hơn, chẳng phải đó là chiếc chìa khóa để mỗi chúng ta mở thêm nhiều cánh cửa để đến được với nhau? Một sự giúp đỡ, một lời sẻ chia, một bàn tay chìa ra vào lúc nguy cấp, có lẽ đó là điều quý giá nhất mà chúng ta có thể nhận được từ đồng loại của mình.

Bạn hãy nói với tôi, có phải bạn sẽ yêu đời và thấy cuộc sống dễ thương hơn nếu mỗi khi đãng trí trên đường, thì có ngay một giọng nói xa lạ thật ân cần: “Anh ơi (chị ơi), chân chống xe kìa!”.Posted Image

  • Mi An
Ý kiến phản hồi:

Tuan Ninh - gửi lúc 12:44 | 03-05-2013 Cứ thấy ai không gạt chân chống xe là mình đều phóng lên nhắc. Mình không quan tâm lắm người ta có cảm ơn mình hay không. Đơn giản thì mình đã làm được việc có ích, quan trọng gì một lời cám ơn. Còn lời " cám ơn" chỉ là do ý thức họ có hay không thôi. Việc bạn làm có ích, bạn làm có ích, bạn có ý thức tốt, bạn biết điều đó và tôi, những người như bạn cũng biết điều đó là được, đâu cần phải để ý đến những chuyện nhỏ như vậy :)Posted Image

Thảo Nguyễn - gửi lúc 16:03 | 03-05-2013 Mình không nghĩ đây là "chuyện nhỏ" đâu. Chúng ta càng ngày càng lười nói 2 câu "Cám ơn" và "Xin lỗi", trong khi đây là chìa khóa kết nối con người ta lại với nhau. Posted Image

Được người khác giúp đỡ thì phải cám ơn. Đó là điều tất yếu cơ mà :)

Lê Bắc - gửi lúc 20:32 | 02-05-2013 Trách nhau như vậy thì cũng được. Nhưng “tính cách có được là do giáo dục”. Thực tế là gia đình - nhà trường - xã hội đều kiệm lời cám ơn, nên thế hệ mai sau chắc cũng chưa có thói quen “cám ơn”.

Nếu bạn từng cho quà một đứa trẻ người Âu, thì sẽ thấy nếu chúng ngạc nhiên vì món quà lạ mà quên cám ơn, thì người trông coi lúc đó (cha mẹ hoặc người lớn được ủy quyền) đều nhắc “Nói cám ơn đi”. Hi vọng người lớn chúng ta tập có thói quen này để thế hệ sau “lịch sự” hơn.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 5/10/2013 at 04:03, 'lang_ph' said:

http://baodatviet.vn...xe-kia-2346125/

Cập nhật lúc 08:42, 28/04/2013

“Chị ơi, chân chống xe kìa!”

(Cộng đồng Việt)- Buổi sáng trên đường đi làm, tôi gặp một người phụ nữ đang mang bầu quên không gạt chân chống xe máy lên. Định tăng tốc để nhắc chị, thì từ phía sau, một em trai tóc nhuộm sặc sỡ đã phóng vèo lên và gọi: “Chị ơi, chân chống xe kìa!”. Người phụ nữ mặt lạnh te, gạt chân chống lên, không hé một lời. Ngay lúc đó, tôi cảm thấy như mình đang rơi vào một nỗi buồn không đáy.

Posted Image

Cuộc sống sẽ ấm áp hơn nếu chúng ta quan tâm hơn tới mọi chuyện trên đường (ảnh minh họa) Có rất nhiều lần như vậy, tôi đi đường và phát hiện ra mọi người quên chân chống xe khá nhiều, có khi là một người bố đang đèo thêm đứa con nhỏ phía sau, có khi là một người chở hàng cồng kềnh- những người này thường hay quên chân chống nhiều nhất. Mỗi lần như thế, tôi đều cố gắng để nhắc họ, vì e sợ một bất trắc nào đó trên đường có thể xảy ra sẽ để lại hậu quả khôn lường. Nào ai có thể biết trước được đâu.

Thế nhưng, điều làm tôi thấy buồn là không nhiều lần trong số đó tôi nhận được một lời cảm ơn nào hết, phần lớn họ đều thò chân xuống, gạt chân chống lên rồi đi tiếp, thậm chí còn chẳng thèm nhìn sang người vừa nhắc mình lấy một nửa ánh mắt. Cứ như thể cái người vừa nhắc nhở kia có nghĩa vụ phải nhắc mình, có nghĩa vụ phải làm “người tốt bụng” vậy.

Tất nhiên chẳng ai đi nhắc chân chống xe cho người khác với mục đích nhăm nhăm chỉ để đổi lấy một lời cảm ơn. Tôi cũng nghĩ thế, nên nhiều khi gặp phải những người “mặt lạnh”, chỉ thấy tái tê một chút trong lòng, rồi cũng lại quên ngay. Và lần sau đi đường, lại tiếp tục nhắc nhở nếu thấy có người đãng trí.

Nhưng tôi cứ nghĩ hoài về những con người ấy, những người xa lạ tôi tình cờ gặp trên đường, đã từng ít nhất một lần trong đời quên chân chống xe, quên chưa kéo khóa ba lô hay túi xách, cái điện thoại, chùm chìa khóa trong túi quần trồi lên và sắp sửa rơi ra… Được một người xa lạ nhắc nhở, tại sao họ lại có thói quen không hé môi nói lấy một lời? Chẳng lẽ sự vô cảm đã tràn lan tới mức đó rồi ư?

Chúng ta cứ thở than sao càng ngày càng có ít người cố gắng làm việc tốt trên đường, chính là bởi vì càng ngày càng có nhiều người bỏ mất thói quen nói những lời “cảm ơn” khi nhận được một sự giúp đỡ tình cờ nào đó. Lời cảm ơn chỉ là một câu nói giản đơn, quá dễ để thốt ra mỗi khi mình nhận được ở ai một sự giúp đỡ, một sự sẻ chia, tuy nhiên, hình như không phải ai cũng có sẵn sàng nói ra. Và cuối cùng lâu dần, họ trở thành một người vô cảm lúc nào không hay.

Con người hiện đại hình như đang ít dần mối quan tâm và hứng thú được giao tiếp với đồng loại, họ càng ngày càng thu vào những vỏ bọc của riêng mình. Đó phải chăng là một dạng phản ứng có tính “phản vệ” để cách ly mình ra khỏi những nguy cơ từ thế giới bên ngoài đang ngày một ít đáng tin hơn? Nhưng liệu có phải vì thế mà họ quên mất cả cách cảm ơn- cách thể hiện tối thiểu của một người hoàn toàn bình thường về nhận thức và giao tiếp xã hội?

Buổi sáng, chứng kiến cảnh người phụ nữ mặt lạnh te với cậu thanh niên vừa giúp mình thoát khỏi một điều không may nào đó có thể xảy đến trong tương lai, tôi chợt cảm thấy buồn ghê gớm. Tôi lo sợ rằng cậu thanh niên kia, sau khi nhận được phản ứng vô cảm đến thế về việc tốt mình vừa làm, có thể dần dần sẽ thấy chán chường. Cậu bé có thể sẽ nhận thấy những nỗ lực làm-việc-tốt của mình (dù nhỏ xíu thôi) cũng chẳng để làm gì. Nên rất có thể lần sau, thấy một người quên gạt chân chống xe, cậu rồi sẽ thờ ơ mặc kệ.

Vì thế nên tôi đã quyết định làm một việc thật trái với tính cách của mình, đến nỗi tới giờ tôi vẫn còn bất ngờ với hành động ấy. Tôi đã nói thật to: “Chị cảm ơn em nhé!”, và cậu con trai “đầu xanh đầu đỏ” mỉm cười thật tươi. Có lẽ lâu lắm rồi tôi mới thấy một nụ cười dễ thương đến thế.

Mỗi ngày, hãy cố gắng mở lòng và tiếp nhận cuộc sống bằng một trái tim nồng ấm hơn, chẳng phải đó là chiếc chìa khóa để mỗi chúng ta mở thêm nhiều cánh cửa để đến được với nhau? Một sự giúp đỡ, một lời sẻ chia, một bàn tay chìa ra vào lúc nguy cấp, có lẽ đó là điều quý giá nhất mà chúng ta có thể nhận được từ đồng loại của mình.

Bạn hãy nói với tôi, có phải bạn sẽ yêu đời và thấy cuộc sống dễ thương hơn nếu mỗi khi đãng trí trên đường, thì có ngay một giọng nói xa lạ thật ân cần: “Anh ơi (chị ơi), chân chống xe kìa!”.Posted Image

  • Mi An
Ý kiến phản hồi:

Tuan Ninh - gửi lúc 12:44 | 03-05-2013 Cứ thấy ai không gạt chân chống xe là mình đều phóng lên nhắc. Mình không quan tâm lắm người ta có cảm ơn mình hay không. Đơn giản thì mình đã làm được việc có ích, quan trọng gì một lời cám ơn. Còn lời " cám ơn" chỉ là do ý thức họ có hay không thôi. Việc bạn làm có ích, bạn làm có ích, bạn có ý thức tốt, bạn biết điều đó và tôi, những người như bạn cũng biết điều đó là được, đâu cần phải để ý đến những chuyện nhỏ như vậy :)Posted Image

Thảo Nguyễn - gửi lúc 16:03 | 03-05-2013 Mình không nghĩ đây là "chuyện nhỏ" đâu. Chúng ta càng ngày càng lười nói 2 câu "Cám ơn" và "Xin lỗi", trong khi đây là chìa khóa kết nối con người ta lại với nhau. Posted Image

Được người khác giúp đỡ thì phải cám ơn. Đó là điều tất yếu cơ mà :)

Lê Bắc - gửi lúc 20:32 | 02-05-2013 Trách nhau như vậy thì cũng được. Nhưng “tính cách có được là do giáo dục”. Thực tế là gia đình - nhà trường - xã hội đều kiệm lời cám ơn, nên thế hệ mai sau chắc cũng chưa có thói quen “cám ơn”.

Nếu bạn từng cho quà một đứa trẻ người Âu, thì sẽ thấy nếu chúng ngạc nhiên vì món quà lạ mà quên cám ơn, thì người trông coi lúc đó (cha mẹ hoặc người lớn được ủy quyền) đều nhắc “Nói cám ơn đi”. Hi vọng người lớn chúng ta tập có thói quen này để thế hệ sau “lịch sự” hơn.Posted Image

Y kiến phản hồi (tiếptheo):

phuongminh - gửi lúc 16:56 | 30-04-2013

Vấn đề này là do ý thức từ khi còn bé chúng ta được giáo dục chưa kĩ, chưa hình thành 1 ý thức cảm ơn.Có nói nhưng rất qua loa và đại khái. Để thế hệ sau của chúng ta không còn tình trạng này thì ngay từ bây giờ, phải thay đổi cách giáo dục của chúng ta từ bậc mẫu giáo đến tiểu học. Posted ImagePosted Image Phải giáo dục ý thức quyết liệt cho các e nhỏ để nó hình thành phản xa, hình thành một văn hóa cảm ơn.Nếu không chúng ta sẽ mãi mãi tồn tại một xã hội ảm đạm và thiếu văn hóa. Đọc được 1 bài báo nói về ý thức của người Nhật tại sao lại tốt, họ chỉ ra rằng tại vì giáo dục nước nhật ở bậc tiểu học rất chú trọng đến đạo đức và nhân cách. Từ lớp 1 đến lớp 3 hầu như các e chỉ phải học các môn như đạo đức, ý thức và văn hóa quốc gia. Vì người làm giáo dục ở Nhật nhận thức rằng, ở tuổi đó , các e chưa cần kiến thức mà cần học làm người đã. Hi vọng chúng ta học hỏi được điều đó.Posted Image

_______________________________________

Giáo dục (nói chung và nhất là đạo đức, ý thức và văn hóa quốc gia) mà giả dối... thì đến lúc ...thua không biết là mình thua thật.Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 5/10/2013 at 04:55, 'lang_ph' said:

Giáo dục (nói chung và nhất là đạo đức, ý thức và văn hóa quốc gia) mà giả dối... thì đến lúc ...thua không biết là mình thua thật.Posted Image

Bởi vậy mới có vấn đề: "Tiên học lễ, hậu học văn".

Nhưng hình như ngay cả những tri thức tên tuổi cũng chẳng hiểu bản chất của Lễ là gì. Tôi có xem cuốn "Tiên học Lễ" - Nxb Trẻ. Giáo sư Đinh Gia Khánh chủ biên. Xem hết cuốn sách, chẳng thấy "Lễ" ở đâu cả?! Thậm chí, trong sách có một chi tiết" Nhà vua ném cái khăn chầu cho hoàng từ", người viết giải thích: "Khăn trầu là cái khăn gói trầu cau" - Đại ý vậy.

Mựa! Hoàng tộc nhà Trần, không có tiền để sắm cái cơi trầu bằng vàng nạm kim cương hay sao, mà phải bọc trầu cau vào miếng vải - gọi là "khăn trầu"?!

Cho nên, bo học "Lễ" thì chẳng biết Lễ là cái khỉ gió gì để mà học. Cho nên bỏ quách cái khẩu hiệu đó cho nó nhanh. Híc!

Dịch viết: "Trí thì cao siêu, Lễ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước trời, thấp là bắt chước đất". Qua đó đủ hiểu người xưa coi trọng Lễ như thế nào.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay