Quản Trị Viên 10

Ra Mắt Cuốn Sách Cuộc Hành Trình Đi Tìm Chữ Việt Cổ

11 bài viết trong chủ đề này

Ra mắt cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ”

(GD&TĐ) - Chiều nay (29/01) tại Hà Nội, Nhà xuất bản Hồng Đức phối hợp với Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” và giao lưu với tác giả Nhà nghiên cứu Chữ Việt cổ Đỗ Văn Xuyền.

Posted Image

Cuốn sách của Nhà nghiên cứu Chữ Việt Cổ Đỗ Văn Xuyền đã “giải mã” được Chữ Việt Cổ - thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ từ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang.

Cuốn sách đánh dấu hành trình 50 năm kiên trì, bền bỉ, với cái tâm trong sáng và lòng yêu đất nước sâu sắc, niềm tự hào về văn hóa Việt của tác giả Đỗ Văn Xuyền. Ông đã đi tới đích của cuộc hành trình đi tìm Chữ Việt Cổ với hướng đi riêng không giống với hướng đi của các bậc tiền bối, đó là trở về với nhân dân. Bởi ông nhận biết được vai trò quan trọng của nhân dân trong việc lưu giữ và bảo tồn những di tích lịch sử của tổ tiên giúp ông hoàn thành được công trình Chữ Việt Cổ. Trong hành trình 50 năm đầy gian nan, ông không quản ngại đi đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, miền núi; đình, chùa, miếu mạo… Bất cứ khi nào, nơi nào, cứ nghe thông tin có “chữ lạ” là ông lại lên đường. Không thiếu lần trong nhiều ngày liền, ông chỉ ăn lương khô, thậm chí cạn kiệt tiền để đi xe khách về nhà… Để đến hôm nay, người Việt Nam chúng ta có thể tự hào với bè bạn rằng: “ Chúng ta đã tìm lại bộ chữ Khoa Đẩu - bộ chữ Tổ tiên ta sáng tạo ra từ thời tiền sử mà suốt hai nghìn năm qua, chúng ta tưởng đã không còn nữa”.

Tác giả đã chứng minh được, từ thời Hùng Vương, người Việt ta đã có chữ viết, được thể hiện trên Bản đồ giáo dục thời Hùng Vương, danh sách các thầy cô giáo thời Hùng Vương, các cuốn sách Chữ Việt Cổ hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng Sơn La và trên những hiện vật còn được lưu giữ ở khắp thế giới như Trống đồng của Việt Nam đang được trưng bày trạng trọng tại Bảo tàng Paris (Pháp)...

Trên cơ sở các tiêu chí khoa học đã được xác định đó, Nhà Nghiên cứu Chữ Việt Cổ Đỗ Văn Xuyền đã chứng minh đặc điểm của bộ ký tự Chữ Việt Cổ là không có dấu. Theo công trình của nhà nghiên cứu người Pháp Haudricourt và qua khảo sát một số bộ tộc Việt cho thấy: trước công nguyên người Việt nói không dấu, do không có dấu nên bộ chữ Khoa Đẩu phải dùng tới hai loại phụ âm: phụ âm cao và thấp để thể hiện các từ khác nhau. Bộ chữ có đầy đủ số lượng nguyên âm, phụ âm cơ bản như chữ quốc ngữ. Những nét độc đáo trong bộ chữ chỉ có thể giải thích bằng ngôn ngữ Việt. Cách phát âm của bộ ký tự này hết sức đơn giản như cách nói của những người dân quê cổ. Các phụ âm khóa đuôi dùng chung…

Posted Image

Theo tác giả Đỗ Văn Xuyền, từ hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm. Các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc đã xác nhận: “Ngay từ trước công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh – loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như: lưỡi cày, đặc biệt là trống đồng…cùng các hình vẽ chữ viết trên đá cổ Sa Pa, Xín Mần. Pá Màng… theo một hệ thống nhất quán, tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ “Khoa Đẩu”. Chữ Việt Cổ hay còn gọi là Chữ Khoa Đẩu, chữ Vua Hùng có hình dáng như những con nòng nọc đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài khẳng định. Cuốn sách dày120 trang, do Nhà Xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2013.

Châu Anh

Posted Image

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh tặng hoa và tài trợ cho Nhà nghiên cứu Chữ Việt Cổ 10 triệu đồng

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã chữ Việt cổ

Thứ tư 30/01/2013 07:13

ANTĐ - Hôm qua 29-1, đông đảo các nhà khoa học, nhà ngôn ngữ học và báo giới tại Hà Nội đã được nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền giới thiệu về “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” sau nửa thế kỷ gian khổ và dày công của ông, nay đã tới đích.

Posted Image

Một đời tìm chữ cha ông để lại

Cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” của Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã “giải mã” được chữ Việt cổ - thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ từ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Sau nửa thế kỷ dày công nghiên cứu, tác giả Đỗ Văn Xuyền đã đi tới đích của cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ, với hướng đi riêng là trở về với nhân dân để tìm tòi những cứ liệu lịch sử. Ông cho biết đã nhận ra vai trò to lớn của nhân dân trong việc lưu giữ và bảo tồn những di tích lịch sử của tổ tiên giúp ông hoàn thành được công trình để đời này.Nửa thế kỷ qua, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã đi không biết bao nhiêu cung đường, các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, miền núi; đình, chùa, miếu mạo… “Bất cứ khi nào, nơi nào, cứ nghe thông tin có “chữ lạ” là tôi lại lên đường. Không thiếu lần trong nhiều ngày liền, tôi chỉ ăn lương khô, thậm chí cạn kiệt tiền để đi xe khách về nhà…” - nhà nghiên cứu 77 tuổi tâm sự. Và ông vui sướng vì: “Cho đến hôm nay, người Việt Nam chúng ta có thể tự hào với bè bạn rằng, đã tìm lại được bộ chữ Khoa Đẩu - bộ chữ Tổ tiên ta sáng tạo ra từ thời tiền sử mà suốt hai nghìn năm qua, tưởng đã bị thất lạc”.Tác giả đã chứng minh được, từ thời Hùng Vương, người Việt ta đã có chữ viết, được thể hiện trên Bản đồ giáo dục thời Hùng Vương, danh sách những người dạy học thời Hùng Vương, các cuốn sách chữ Việt cổ hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng Sơn La và trên những hiện vật còn được lưu giữ ở khắp thế giới như Trống đồng của Việt Nam đang được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng Paris (Pháp)...Bộ chữ thời tiền sử

“Đông Nam Á mà chủ đạo là Việt Nam đã có một nền văn hóa tiền sử phát triển rất sớm, tiên tiến và nhanh chóng - sáng tạo và sống động chưa từng thấy ở nơi nào trên thế giới”. Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền khẳng định như vậy trước giới học giả trong buổi giao lưu chiều qua 29-1 do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, NXB Hồng Đức và Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương phối hợp tổ chức. Theo nhà nghiên cứu, trước đây, người ta cho rằng cái nôi văn minh của nhân loại là vùng Lưỡng Hà có tuổi đời C14 (phương pháp xác định thời gian bằng nguyên tử carbon 14) là 7.000 năm, sau đó đến Trung Hoa và Ấn Độ. Nhưng bất ngờ vào năm 1923, nhà nghiên cứu người Pháp Madeleine Colani phát hiện ra ở tỉnh Hòa Bình, Việt Nam những đồ đá, dấu tích động - thực vật và những đĩa gốm có khắc chữ có tuổi đời C14 là 10.000 năm làm chấn động giới nghiên cứu thế giới. Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền cho biết, Hội nghị quốc tế về thời tiền sử ở Viễn Đông họp tại Hà Nội năm 1923 xác nhận “Văn hóa Hòa Bình của Việt Nam trước Lưỡng Hà tới 3.000 năm”. Qua các công trình khảo cổ, qua sử sách, truyền thuyết… dần dần người ta thấy thấp thoáng hiện lên những mảnh vỡ còn sót lại của một nền văn minh kỳ vĩ từ thời tiền sử của Việt Nam. Đã có những công trình nghiên cứu công phu, những dẫn chứng từ nhiều nguồn tư liệu nước ngoài và sử sách trong nước về nền văn minh này, nhưng việc dựng lại chữ viết của người Việt cổ vẫn khó thuyết phục và gặp vô vàn khó khăn. Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã chứng minh đặc điểm của bộ ký tự chữ Việt cổ là không có dấu. Theo công trình của nhà nghiên cứu người Pháp Haudricourt và qua khảo sát một số bộ tộc Việt cho thấy: “Trước Công nguyên, người Việt nói không dấu. Do không có dấu nên bộ chữ Khoa Đẩu phải dùng tới hai loại phụ âm: phụ âm cao và thấp để thể hiện các từ khác nhau”.Bộ chữ Việt cổ có đầy đủ số lượng nguyên âm, phụ âm cơ bản như chữ quốc ngữ. Những nét độc đáo trong bộ chữ chỉ có thể giải thích bằng ngôn ngữ Việt. Cách phát âm của bộ ký tự này hết sức đơn giản như cách nói của những người dân quê cổ. Các phụ âm khóa đuôi dùng chung… Cũng theo tác giả Đỗ Văn Xuyền, giới nghiên cứu trong nước và nước ngoài như Anh, Czech đã xác nhận: “Ngay từ trước Công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh - loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như: lưỡi cày, đặc biệt là trống đồng… cùng các hình vẽ, chữ viết trên đá cổ Sa Pa, Xín Mần, Pá Màng… theo một hệ thống nhất quán, tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ Khoa Đẩu. Đây là loại chữ lưu truyền từ thời Vua Hùng, có hình dáng như những con nòng nọc. Chính loại chữ Khoa Đẩu này đã được nhiều học giả trong nước khẳng định như: Giáo sư Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Giáo sư Bửu Cầm, Giáo sư Đỗ Quang Vinh… Tuy nhiên, chưa có ai “giải mã” được chữ Việt cổ - thứ chữ đã bị mất từ sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại - kỹ càng như nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền.

Gìn giữ cho con cháu

Ngược dòng lịch sử, từ năm 187 sau Công nguyên - năm thái thú Sĩ Nhiếp ra lệnh triệt hạ chữ Việt cổ và thay bằng chữ Hán, đã có bao người Việt hy sinh khi muốn phục hồi lại chữ Khoa Đẩu. “Có người bị chém ngang đường khi đang mang chữ của Tổ tiên đi cất giấu”- nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền dựng lại bối cảnh lịch sử.Cho đến năm 1887, Tạp chí Khoa học của Hoàng gia Anh viết: “…thứ chữ tượng thanh của người An Nam đã không còn nữa”. Nhưng cũng thời gian đó, cuối thế kỷ 19 J Silvestre đã tìm thấy một bộ chữ Khoa Đẩu tại làng Hưng Hóa, Tam Nông, Phú Thọ. Và chữ Khoa Đẩu khắc trên tảng đá ở xã Bắc Bình (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) cho thấy vẫn còn hàng chục quyển ngọc phả chữ Khoa Đẩu đã bị đốt đi. Sau khi chúng ta gửi đi hàng vạn tờ mẫu tự Khoa Đẩu thì không ít người đã thông báo lại: Đã tìm thấy thứ chữ này.Tấm bản đồ chưa đầy đủ và dấu tích về những người dạy học thời Hùng Vương đã là một cơ sở vững chắc, minh chứng cho sự tồn tại việc sử dụng chữ Việt cổ trong mấy nghìn năm khi chưa có chữ Hán xâm nhập. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước như vậy, việc tìm lại dấu tích chữ Khoa Đẩu là một điều hoàn toàn logic. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một bộ chữ gốc Khoa Đẩu trong nhiều bộ chữ được nhân dân Tây Bắc bảo vệ hàng nghìn năm qua. Đó còn là bộ tài liệu “Chữ Thái Tổ Tự” được Tri châu Điện Biên Phạm Thận Duật phát hiện ra từ năm 1855-1856 được NXB Văn hóa biên tập phiên dịch và in vào năm 2000, hiện còn lưu giữ ở nhiều thư viện. “Tôi đã đối chiếu, so sánh và cân nhắc rất nhiều khi chọn bộ tài liệu này đưa vào diện thử nghiệm. Trong nhiều năm, tôi đã về các vùng quê nghiên cứu về ngôn ngữ Việt cổ, cả ngôn ngữ vùng Bách Việt cũ - để tìm cách phá bỏ lớp vỏ ngụy trang và giải mã để làm hiện nguyên hình bộ ký tự đặc biệt này. Đến nay, chúng ta đã có thể kết luận chắc chắn: Bộ chữ này là bộ chữ Việt cổ nguyên sơ” - nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền quả quyết.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG PHẢN BIỆN LIÊN QUAN TỚI CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CHỮ VIỆT CỔ CỦA NNC CHỮ VIỆT CỔ ĐỖ VĂN XUYỀN


Vân Long - 31/01/2013 07:38

Ô Xuyền chưa hề đưa ra một bằng chững khoa học nào mà chỉ suy luận, Khoa học không đồng nghĩa với lòng yêu nước. Chữ ông Xuyền đưa ra là chữ Thái mới có từ TK 9 - ii bắt nguồn từ bộ vần Sanchit thông qua mẫu tự Khơ Me. Tất cả cộng đồng nghiên cứu chữ Thái Việt Nam đều không đồng tình với ý kiến của ông Xuyền. (Phản biện trên báo An Ninh Thủ Đô)



Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG PHẢN BIỆN LIÊN QUAN TỚI CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CHỮ VIỆT CỔ CỦA NNC CHỮ VIỆT CỔ ĐỖ VĂN XUYỀN

Vân Long - 31/01/2013 07:38

Ô Xuyền chưa hề đưa ra một bằng chững khoa học nào mà chỉ suy luận, Khoa học không đồng nghĩa với lòng yêu nước. Chữ ông Xuyền đưa ra là chữ Thái mới có từ TK 9 - ii bắt nguồn từ bộ vần Sanchit thông qua mẫu tự Khơ Me. Tất cả cộng đồng nghiên cứu chữ Thái Việt Nam đều không đồng tình với ý kiến của ông Xuyền. (Phản biện trên báo An Ninh Thủ Đô)

TRẢ LỜI:

Thứ nhất: đặt lại vấn đề rằng thế nào là "bằng chứng khoa học"? Bằng chứng khoa học cần phải đưa ra một cách cụ thể chứ không phải là một câu chung chung. Khi một lý thuyết khoa học được đưa ra thì nó luôn luôn vượt trội trên nền tảng tri thức hiện có. Do đó cho nên tất cả những nhà phát kiến đều có quyền suy luận. Vấn đề là sự suy luận đó dựa trên cơ sở nào và nó có phù hợp với những tiêu chí khoa học hay không.

Việc đặt vấn đề Bác Xuyền xuất phát từ lòng yêu nước tôi nghĩ rằng không cần thiết phải đặt ra ở đây. Bởi vì một công trình khoa học thì căn cứ vào tiêu chí khoa học, chứ không căn cứ vào lòng yêu nước.

Thế kỷ thứ 9 là thế kỷ tất cả các dân tộc trên dải đất Việt Nam này vẫn nằm dưới sự thống trị của Hán tộc. Vậy nguyên nhân nào để khẳng định dân tộc Thái có một bộ chữ viết để sử dụng và gìn giữ nền văn minh của họ, mà trong khi dân tộc Việt là một dân tộc văn minh hơn lại không có chữ việt?

Trên thực tế chỉ một chữ i (ngắn) hoặc y (dài) mà các học giả Việt Nam đã tranh luận không biết bao nhiêu năm nay. Vậy dựa trên cơ sở xã hội - hệ thống chính trị, thể chế xã hội nào đã tạo nên bộ chữ Thái trên.

Vậy thì chúng ta hoàn toàn có quyền đặt một giả thiết rằng: bộ vần Sanchit có khả năng đó là một trong những hệ thống Chữ Việt Cổ còn sót lại, Và không loại trừ người Tày Thái thừa kế lại và nền văn hóa của họ không bị xóa sổ, bởi vì họ ở vùng sâu vùng sa, nên it` chịu ảnh hưởng của chính quyền đô hộ phương Bắc. Bằng chứng một số dân tộc vùng sâu vùng sa vẫn mặc áo cài vạt bên trái như người Việt Cổ hàng ngàn năm trước.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem cái còng - í lộn - cái còm (comment) trên báo ANTD thì thấy nhắc tới lòng yêu nước của bác Xuyền. Tất nhiên phải có một tấm lòng yêu nước; yêu văn hóa dân tộc thì bác Xuyền có thể gần như hy sinh cả cuộc đời mình, cho sự nghiệp đi tìm Chữ Viết của người Việt cổ - cội nguồn văn hóa dân tộc. Động cơ yêu nước của bác Xuyền thì không thể phủ nhận được. Nhưng trong khoa học thì vấn đề là phương pháp chứng minh và những luận cứ chứng minh có phù hợp với những tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học hay không.

Nhưng tại sao trong vấn đề khoa học mà lại liên hệ tới lòng yêu nước ở đây? Có vẻ có cái gì không không ổn. Hình như tác giả của nhận xét này muốn gây ảo tưởng cho người đọc rằng những công trình nghiên cứu của bác Xuyền không có tố chất khoa học, mà nó chỉ thể hiện lòng yêu nước, thể hiện tinh thần dân tộc.

Vậy vấn đề được đặt ra ngược lại với tác giả này của tôi là: Vậy sự phủ nhận văn hóa cội nguồn dân tộc có yêu nước không? Phải chăng phủ nhận văn hóa dân tộc thì luôn phù hợp với tinh thần khoa học? Vậy thì - vấn đề gấn gũi ở chiều ngược lại - cô Nguyễn Thi Thái xộc đến thẳng văn phòng TTNC LHDP tại Hanoi nói bô bô Thiên Sứ tui "căm thù chế độ công sản", có liên quan gì đến việc "cơ sở khoa học" của việc minh chứng Việt sử 5000 văn hiến không vậy?

Thôi đi quý vị! Quý vị đừng giờ chiêu ra đây nữa. Có gì nói thẳng với nhau đi.

Còn bác Xuyền đã công khai công bố công trình nghiên cứu của mình, vậy hãy chỉ thẳng váo những luận cứ của bác ấy, cho những kẻ ngu dốt như chúng tôi thấy nó sai ở chỗ nào với cái "bằng chứng khoa học" của các vị.

Xin lỗi! Tôi xác định luôn rằng: Quí vị không đủ tầm cỡ để phản biện, nên mới phải dùng chiêu bẩn như vậy!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cháu góp ý thêm rằng..Một kểu ghen ăn tức ở bác TS ơi

Cháu chưa nghe danh nhóm nghiên cứu Thái này bao giờ, chưa thấy công bố bất cứ công trình nào cả. họ cũng là một dạng ngâm cứu mọt sách, không thể vượt thoát tư duy thông thường và nhất là sự hy sinh như bác Xuyền

Nếu họ làm được điều dó mới đáng tin, đấu hỏa lực mồm với một ông già như bác Xuyền thì..đấy là chuyên môn khi có điều gì dám..bảo dân Việt là văn minh. Với họ dân ta ...ăn lông ở lỗ quen rồi, sánh sao được với ..Trung hoa man di

Edited by lanha92

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG PHẢNBIỆN LIÊN QUAN TỚI CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CHỮ VIỆT CỔ CỦA NNC CHỮ VIỆT CỔ ĐỖ VĂNXUYỀN

Chuồn Chuồn KimChữ Việt cổ là cóthật, nhưng chữ bác Xuyền đưa ra và khẳng định đây là chữ Việt cổ thì chưa đủtính thuyết phục. Tôi ghi nhận công sức của bác Xuyền, nhưng chưa công nhận đâylà chữ Việt cổ.

ChuồnChuồn Kim Chữ viết phải có hệ thống, không thể cóp chỗ này1 chữ, chỗ kia 1 chữ rồi ghép lại để kết luận, nhận định là chữ Việt cổ. Xemnhững bức ảnh chụp lại di khảo cổ, được cho là chữ Việt cổ, không có di chỉ nàochữ giống loại này cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG PHẢNBIỆN LIÊN QUAN TỚI CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CHỮ VIỆT CỔ CỦA NNC CHỮ VIỆT CỔ ĐỖ VĂNXUYỀN

Chuồn Chuồn Kim Chữ Việt cổ là cóthật, nhưng chữ bác Xuyền đưa ra và khẳng định đây là chữ Việt cổ thì chưa đủtính thuyết phục. Tôi ghi nhận công sức của bác Xuyền, nhưng chưa công nhận đâylà chữ Việt cổ.

ChuồnChuồn Kim Chữ viết phải có hệ thống, không thể cóp chỗ này1 chữ, chỗ kia 1 chữ rồi ghép lại để kết luận, nhận định là chữ Việt cổ. Xemnhững bức ảnh chụp lại di khảo cổ, được cho là chữ Việt cổ, không có di chỉ nàochữ giống loại này cả.

Từ lâu tôi đã phát biểu rằng:

Những con Ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó. Đây cũng là một chứng lý thuộc loại này. Trong khoa học vấn đề cần chứng minh chứ không phải phê phán. Câu "chưa đủ sức thuyêt phục" - là một kết luận cần chứng minh, chứ không phải một luận cứ phản biện. Đã vậy lại còn hợm hĩnh viết: "ghi nhận công sức của bác Xuyền". Bác Xuyền làm việc này đâu phải cần những người như anh ta ghi nhận công sức. Xin lỗi - Tôi nói thẳng: Bác Xuyền làm việc này không phải để có giải Nobel. Cho nên nó không cần anh này xác nhận. Anh ta cũng không đủ tư cách để xác nhận. Quên mựa nó đi. Có cả đống con mẹ hàng cá ở chợ Hàng Da chẳng cần biết đến chữ Khoa Đẩu, huống chi là công lao của bác ấy.

Vấn đề thứ hai là xác định bác Xuyền thiếu tính hệ thống. Có lẽ anh chàng này chẳng hiểu tính hệ thống trong ngôn ngữ được xác định như thế nào. Loại này chỉ nghe lại và phát biểu bừa bãi. Xin lỗi! Chỉ cần đặt vấn đề "ng" và "nh" - như "Kinh đô" hay "King Đô" -; hoặc "i" và "y" rất cục bộ và cụ thể trong Một tính hệ thống văn tự Việt mà nhưng nhà Bo học - Í lộn - Những nhà Bác học - với bắng cấp đầy minh cũng cãi nhau như mổ bò nhiều năm. Trong khí đó thì việc bác Xuyền đã dùng cái thứ mà anh ta gọi là "chắp vá " đó để diễn đạt toàn bộ những bản văn của hệ thống chữ Quốc Ngũ hiện nay, đủ chứng tỏ tính hệ thống chặt chẽ và hoàn chính, nhất quán của hệ thống này.

Với tôi thì ngay "bổ đề toán học " của giáo sư Ngô Bảo Châu cũng "không đủ sức thuyết phục". Đơn giản chỉ vì tôi dốt nát về mặt toán học. Nên cái gì không hiểu thì "chưa đủ sức thuyết phục".

Tôi nghĩ rằng: Ngay cả những công trình chỉ mang tính hạng hai như của Gs Ngô Bảo Châu, cũng cần phải những chuyên gia chuyên ngành thẩm định và tranh luận trực tiếp với tác giả. Chứ không phải đám lôm côm bày đặt thể hiện. Chỉ nội điều này, đã cho thấy một vấn đề là xã hội không có sự tôn trọng những phát kiến khoa học. Đáng nhẽ ra, những công trình nghiên cứu khoa học có chứng lý như vậy - đúng sai chưa bàn vội - thì chính những nhà khoa học đầu ngành phải quan tâm và tham gia tranh luận phản biện làm sáng tỏ vấn đề - nếu như họ tỏ ra có trách nhiệm. Đằng này họ lờ tịt và để một đám lôm côm thể hiện.

Bởi vậy, đây là một nguyên nhân khá sắc xảo trả lời cho thực trạng tuột dốc và tuyệt tự của nền khoa học Việt Nam - Như giáo sư Nguyễn Văn Hiệu nhận xét.

Tôi đề nghị những cơ quan công luận, nên chính thức đề nghĩ những tổ chức có trách nhiệm xem xét công trình của bác Xuyền, chứ không phải là chỗ để đám lôm côm phản bác kiểu cô người mẫu xộ hàng là tốt hay xấu.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem lại những còm phản biện bác Xuyền, tự nhiên thấy ngàn ngẩm cho thói đời.

Nào là "khoa học chưa công nhận" - Nhưng chẳng thấy ai đứng ra đại diện cho nền khoa học thế giới để thẩm định.

Nào là "cần "cơ sở khoa học" rõ ràng. Nhưng cơ sở khoa học là gì thì ...cái này "ngộ" lói là lói thế thôi. Chính "ngộ" cũng không bít lun!

Nào là "tôi phải nhìn thấy tôi mới tin". Thế thì cái nào mà nhân loại không nhìn thấy thì nó không có "cơ sở khoa học".

Nào là cần "di vật khảo cổ". Vậy không tìm thấy di vật khảo cổ thì lịch sử kể như không có?!

Thôi! Buồn ơi! Chào mi!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Khoa học không công nhận" - vậy khoa học là ai, là tổ chức nào, là cái qoái quỷ ở chỗ nào, và cần phải làm gì để họ công nhận

"Cơ sở khoa học" - Cơ sở khoa học là cái gì, nó ở đâu, ai là người xây dựng ra cơ sở đó, chuẩn mực của cơ sở đó là gì

Chả lẽ cứ 1 tổ chức nào đó công nhận đúng, thì coi như không cần biết mặt mũi nó ra sao cũng công nhận ah

Chán nản với nền khoa học Việt Nam, 1 nền khoa học phong trào

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trộm nghĩ ai hùng hổ đòi phản biện thì đừng chấp làm gì ạ, như kinh Dịch quý nhất là quẻ Khiêm, kinh Huỳnh Đình quý nhất là hạnh Ẩn Tàng ạ.  

Cô chú anh chị nào biết sách này mua ở đâu chỉ giúp mình với ạ, mình ở khu vực chợ Bà Chiểu, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Cám ơn mọi người ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay