Lãn Miên

Hiểu Tục Ngữ Việt

1 bài viết trong chủ đề này

Hiểu tục ngữ

Học sinh tiểu học có thể sáng tác được tục ngữ nếu được hướng dẫn hiểu đúng cốt lõi cú pháp Việt là Đề và Thuyết của GS Cao Xuân Hạo. Mỗi tiếng là một từ. Một câu có thể là một từ, hai hay nhiều từ. Câu có đề và thuyết, đề là cái chính cần nêu, thuyết là cái giải thích cho đề. Tục ngữ nói có gieo vần. Mỗi tục ngữ gồm nhiều câu ngắn làm thành một Nôi khái niệm lớn, là cái Đề chung của tục ngữ. Bản thân mỗi câu ngắn trong tục ngữ đều có Đề và Thuyết, mà Thuyết còn có phần ẩn không nói ra, lý do là để cho ngắn gọn. Dùng NÔI khái niệm và phân tích câu theo Đề và Thuyết thì mới dễ hiểu và hiểu đúng hàm ý của tục ngữ, còn phân tích câu theo kiểu Chủ ngữ-Vị ngữ-Tân ngữ như ngữ pháp Tây thì dễ hiểu sai lệch ý mà tục ngữ truyền đạt.

NÔI=Nói=Hỏi=Học=Đọc=Đúng=Hùng=Hồng. Trẻ em lớn lên từ Nôi ru con của mẹ, biết Nói mới biết Hỏi, biết Hỏi mới biết Học, biết Học mới biết Đọc, biết Đọc mới hiểu Đúng, làm Đúng mới nên Hùng mạnh, nước có Hùng mạnh mới được Rộng (Hồng) rãi nhiều nước trên thế giới ngưỡng mộ. Nước=Nam=Ham=Hiếu=Điệu=Đồng=Hồng=Hùng. Nước Việt của người Việt ở phương Nam. Người Việt từ cổ đại đã biết Ham, biết Hiếu, biết Điệu (Đẹp+Khéo+Dịu=Điệu), biết Đồng lòng trong tình nghhĩa Đồng bào của một đại tộc lớn, sống trên vùng rộng lớn của ĐNÁ từ nam Dương Tử, gọi là họ Hồng Bàng của nước Văn Lang thành lập cách nay 5000 năm thời các Vua Hùng, hung mạnh vì có nền văn minh rực rỡ.

Phân tích để hiểu tục ngữ bằng Nôi khái niệm, để học sinh tiểu học có thể sáng tác được tục ngữ. Ví dụ:

1/Cảnh cau Màu chuối. TN này có hai câu ngắn. Nôi khái niệm chung của TN này là “Mục đích trồng làm”, phần ẩn chung của Thuyết ở mỗi câu là “nên ưu tiên”. Diễn giải: Mục đích trồng làm Cảnh nên ưu tiên cau, Mục đích trồng làm Màu (như hoa màu) nên ưu tiên chuối. Nếu không phân tích theo Đề (Cảnh, Màu) và Thuyết (cau, chuối), mà phân tích như theo cú pháp Tây thì sẽ hiểu sai là Cảnh của cây cau là Màu của cây chuối. Như vậy Nôi khái niệm còn có thể mở rộng nhiều nữa, là do học sinh tự sáng tạo tiếp, hoặc tự đặt nhiều câu khác theo cách tương tự. Nôi có mở rộng là: Cảnh cau=Màu chuối=Rào duối=Chổi rành=Mành sậy=Gậy trúc…

2/ Chó treo Mèo đậy. Nôi khái niệm chung là “Vật ăn vụng là”. Phần ẩn của Thuyết là “thì phải bảo vệ thức ăn của người bằng cách”. Diễn giải: Vật ăn vụng là Chó thì phải bảo vệ thức ăn của người bằng cách treo, Vật ăn vụng là Mèo thì phải bảo vệ thức ăn của người bằng cách đậy. Nôi khái niệm có mở rộng là: Chó treo=Mèo đậy=Ruồi bẫy=Kiến ngâm=Vi Khuẩn Xâm đút tủ lạnh…

3/ Học tài Thi phận. Nôi khái niệm chung là “Kết quả quyết định của”. Phần ẩn của Thuyết là “là do”. Diễn giải: Kết quả quyết định của Học là do tài, Kết quả quyết định của Thi là do phận. Nôi khái niệm có mở rộng: Học tài=Thi phận=Bận ham=Làm siêng=Biếng nản=Ngán no=Lo dối=Bối Rối lỡ lời=Chơi Bời mất dạy=Chạy Vạy túng tiền=Điên Điên lú lẫn=Lẩn Thẩn mất trí=Bí ngu= Chữ Mù không học…

4/Ăn cho Buôn so. Nôi khái niệm chung là “Cách hành xử khi”. Phần ẩn của Thuyết là “là phải”. Diễn giải: Cách hành xử khi Ăn là phải cho, Cách hành xử khi Buôn là phải so (so đo). Nôi khái niệm có mở rộng: Ăn cho=Buôn so=Làm lo=Đọ gắng=Thắng tranh=Giành rang…

5/ Đau đẻ Ngứa ghẻ Hờn ghen. Nôi khái niệm chung là “Bức xúc”. Phần ẩn của Thuyết là “khi”. Diễn giải: Bức xúc Đau khi đẻ, Bức xúc ngứa khi ghẻ, Bức xúc Hờn khi ghen. Nôi khái niệm có mở rộng: Đau đẻ=Ngứa ghẻ=Hờn ghen=Hen cúm=Rúm sợ=Dối Vợ ngoại tình=Bất Bình gặp trái=Vãi Đái yếu hèn…

6/Lợn nhà Gà chợ. Nôi khái niệm chung là “Mua hời giá”. Phần ẩn của Thuyết là “khi tới”. Diễn giải: Mua hời giá Lợn khi tới nhà, Mua hời giá Gà khi tới chợ. Nôi khái niệm có mở rộng: Lợn nhà=Gà chợ=Rau rộ=Cau vườn=Lươn ruộng=Muống ao=Đào hái=Cải mùa=Cua vựa=Dưa đồng…

7/Rắn mai tại lỗ Rắn hổ về nhà. Nôi khái niệm chung là “Cấp độ nọc độc của”. Phần ẩn của Thuyết là “là dính nọc thì chết ngay khi”. Diễn giải: Cấp độ nọc độc của Rắn mai gầm là dính nọc thì chết ngay khi tại lỗ, Cấp độ nọc độc của Rắn hổ mang là dính nọc thì chết ngay khi về nhà. Nôi khái niệm: Rắn mai tại lỗ=Rắn hổ về nhà.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites