Lãn Miên

Học I Tờ

1 bài viết trong chủ đề này

Học I Tờ

Tại sao bắt đầu học đánh vần chữ quốc ngữ lại gọi là “Học I Tờ” ? Còn trình độ nhân thức mặt chữ khi mới bắt đầu học lại gọi là “trình độ A, Bê, Cê” ? Câu hỏi 2 dễ giải thích vì A, B, C là ba chữ cái đầu bảng Anphabét của chữ cái Latin, buộc phải thuộc lòng thứ tự các chữ cái trong bảng đó để còn tiện tra từ điển và biết đánh đúng thứ tự mục bài viết. Giải thích câu 2 là giải thích cái “Học I Tờ”, cái này liên quan đến cái quán tính từ vạn năm trước của người Việt do đã có học bằng các con chữ cái Việt thời Vua Hùng (còn gọi là chữ khoa đẩu), nay gọi tắt là chữ cái Việt (hiểu là có từ thời tiền sử), bởi vì khi học chữ quốc ngữ ta không gọi các chữ cái là chữ của ta, mà vẫn gọi với một tinh thần rất công bằng như khoa học là “con chữ cái Latin”. Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã có công sưu tầm lại đầy đủ các con chữ cái Việt và giải mã được cách ghép vần để tạo thành từ đơn âm tiết của tiếng Việt thời tiền sử khi sử dụng các con chữ cái Việt đó.

Chữ quốc ngữ đã hình thành từ công lao những nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đưa mẫu tự Latin đến xứ ta, và công lao những người Việt đem cách ghép vần bằng chữ cái Việt thời Vua Hùng áp dụng vào thành cách đánh vần chữ quốc ngữ. Hai tố Tây và Việt ấy đã hình thành nên chữ quốc ngữ gồm chữ cái Latin và cách đánh vần như Việt. Đây rõ ràng là một sự đổi mới lại như cũ, làm cho Việt Nam thành nước đầu tiên ở ĐNÁ đã “Latin hóa” được chữ viết của ngôn ngữ mình, để bước đầu hội nhập Đông Tây. Xã hội loài người trên tòan cầu sẽ còn lần đổi mới lại như cũ nữa, như nhà tiên tri, bà Vanga nói: “ Một lý thuyết cổ xưa sẽ trở lại với nhân loại…”. Cái lý thuyết cổ xưa ấy lại cũng được tìm ở người Việt.

Chữ cái Latin chia thành phụ âm và nguyên âm. Phụ âm thì không phát ra thành tiếng, còn nguyên âm thì phát ra thành tiếng, do đặc điểm ngôn ngữ đa âm tiết của phương Tây. Chữ cái Việt không gọi là chia ra phụ âm và nguyên âm, mà mỗi chữ cái là một âm vận, tức phát ra thành tiếng, mà mỗi tiếng là một từ tức có nghĩa hoàn chỉnh, như nhận định của nhà ngôn ngữ học GS Cao Xuân Hạo. Bắt đầu học chữ quốc ngữ thì gọi là “Học I Tờ”. I và Tờ là gồm thanh điệu nhóm âm tức nhóm 0 (chữ I) và thanh điệu nhóm dương tức nhóm 1 (chữ Tờ). Chữ cái Việt đánh vần nên từ Việt, theo nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền là thời tiền sử chưa có dấu, thanh điệu chỉ mới chia thành hai nhóm là nhóm thanh điệu thấp và nhóm thanh điệu cao. Đương nhiên là như vậy, vì thời tiền sử ngôn từ chưa nhiều. Ngôn từ nhiều lên, thanh điệu đã nhiều lên theo, thành sáu thanh điệu, mà Lãn Miên chia thành hai nhóm là nhóm âm (0) gồm “không”, “ngã”, “nặng” và nhóm dương (1) gồm “sắc”, “hỏi”, “huyền” , mà diễn biến thanh điệu của từ lặp khi bị lướt để thành một từ mới cùng nôi khái niệm là theo đúng thuật toán nhị phân: 0+0=1, 0+1=1, 1+0=1, 1+1=0. Học I Tờ chỉ cần học một tháng là đọc thông viết thạo chữ quốc ngữ, xóa được nạn mù chữ. Ca dao “Rủ nhau đí học I Tờ. Bước đầu khó nhọc đến giờ vinh quang”. Âm vận I có nghĩa của I, thời chữ cái Việt tiền sử âm vận I chỉ có một chữ cái, vẫn bảo lưu được cái âm tiết I với nghĩa hoàn chỉnh của nó cho đến tận ngày nay, mà không cần phải hội thảo quốc gia là nên viết i ngắn hay y dài (VD làm như y, giống y xì, làm ngành y – là chữa theo thuốc và theo phác đồ điều trị). Nhấn mạnh cái Y thì dùng từ lặp Y Y, mà lướt thì sẽ cho ra ba đáp số: “ Y Y”= =Ý, 0+0=1, rõ ràng là mình nếu cứ theo cái tư duy của mình thì đó là cái Ý của mình; “Y Y”= Ỷ, 0+0=1, rõ ràng là nếu mình cứ theo mãi cái gì đó thì thành ra Ỷ , là ỷ lại; “Y Y”= Ỳ, 0+0=1, rõ ràng là nếu mình cứ y mãi cái tư duy cũ của mình, không chịu đổi mới, thì thành một sức Ỳ lớn. Ba chữ Y, Ý, Ỷ mà Hán ngữ dùng là mượn của tiếng Việt, cho nên Hán ngữ không có chữ Ỳ. Con trâu ở vùng sâu vùng xa nó còn biết đứng ỳ không nghe lệnh người nếu nó không đồng ý, chẳng lẽ nó phải mượn “từ Hán Việt” rồi mới chế ra cái từ Ỳ ? Âm vận Tờ có nghĩa của Tờ, (VD tờ giấy bạc, tờ báo). Câu ”Học I Tờ” có nghĩa là học theo như tờ sách của thầy dạy. Con chữ cái Việt thời Hùng Vương là “Tờ” nó là một âm vận, nó có nghĩa của nó, nó đồng thời cũng là một từ, Học chữ quốc ngữ vì chữ cái là chữ cái Latin nên mới gọi T là phụ âm. Nhưng vần “tờ” này dùng với tần suất rất lớn trong tiềng Việt, có tác giả đã viết cả một tiểu thuyết tình yêu mà chỉ toàn bằng các chữ có vần “tờ” đầu. Học I Tờ cũng là học theo giấy, tức viết đến đâu học đến đó. Mà giấy thì người Việt đã làm ra cách nay vạn năm. Nôi khái niệm các công đoạn làm cho ra thành phẩm Giấy là: Vỏ=Dó=Giã=Gieo=Xeo=Xáo=Sào=Sấy=Giấy. Nguyên liệu thô là Vỏ cây Dó, phải Giã ra thành bột, Gieo xuống nước (như gieo mình xuống sông), tiếp là động tác Xeo và Xáo bằng cái rây, rồi vắt tờ ướt lên Sào, để Sấy bằng cách phơi nắng, khô rồi mới thành Giấy. Tờ ấy nó là từ cái Xơ của vỏ cây, mà tiếng Tây gọi Xơ là Xenlulôzơ (do họ không biết lướt “Xenlulôzơ”= Xơ cho gọn như tiếng Việt). Trong buổi công bố cuốn sách Chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền, có câu hỏi là thời Vua Hùng có chữ viết, vậy mực ở đâu ? Người ta hỏi vậy mà không biết rằng vạn năm trước người Việt đã biết xăm mình và nhuộm răng đen ăn trầu, lại không biết làm ra mực ư ? Từ Mực, Hán ngữ mượn của tiếng Việt do dịch âm và ý của từ Mun Tức trong tiếng Việt, nghĩa là một chất màu đen (Mun) và là chất nước (Tức), Hán ngữ phát âm là “mua shủi” từ chữ Mặc Thủy. Mun Tức nói lướt là “Mun Tức”= Mực, viết bằng chữ Mặc (ngôn ngữ Môn Khơ Me “Tức” nghĩa là nước). Mặc Tử có thuyết của Mặc Tử, tương truyền ông ta da đen như mực, Hán thư còn nói có lẽ ông ấy người Ấn Độ, vì không rõ lai lịch của ông ấy. Ông ấy là người Việt phương nam mà thôi.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites