Posted 20 Tháng 1, 2013 Thắc Mắc Thắc Mắc, từ điển Tiếng Việt NXB KHXH HN 1977 giải thích là: Có chỗ chưa hiểu, Băn khoăn, Xích mích chưa giải quyết. Đúng, đó là những ứng dụng của từ Thắc Mắc. Còn từ nguyên của nó là từ đối: Thắc/Mắc=Trái/Phải. Hỏi “Còn thắc mắc gì nữa không ?” tức là “Còn trái phải ( đôi co, tranh luận, băn khoăn) gì nữa không ?”. Mà từ nguyên của Trái/Phải hay Thắc/Mắc lại là bắt nguồn từ tiếng quát lệnh trâu cày quẹo Trái hay quẹo Phải, đó là từ đối Tắc/Rì (Bắc Bộ) hay Thá/Dí (Nam Bộ). Con trâu khi cày, người cầm chuôi cày bằng tay phải, dây mũi trâu bằng tay trái, muốn trâu quẹo trái thì kéo căng dây mũi, nó đau nên phải theo trái, kèm tiếng quát “Thá !”. Thá=Tha=Thắc=Tắc=Tả=Tim=Tải=Trái=Trước=Trói=Mòi=Mỗi=Một (đó là cái lệnh thứ nhất, quẹo Trái). Kéo dây mũi còn gọi là lôi hay Tha (“Mèo tha miếng thịt thì đòi. Cọp tha con lợn mắt coi trừng trừng”). Trái Tim thì nằm bên Trái cơ thể, dùng để Tải máu đi nuôi cơ thể. Mòi là nhất, Mặn Mòi là mặn nhất. Thá là bên Trái, vì có dây mũi nắm trên tay người, làm Trói buộc con trâu, nó biết thừa là nó bị đau mũi do bên trái là cái dây căng gây nên, do đó hễ đứt hay tuột dây là nó có phản ứng bùng đầu tiên là chạy về bên phải. Khi muốn trâu quẹo Phải, tay trái người cày để dây mũi chùng, tiện khúc dây thừa phía bàn tay trái, làm roi quất nhẹ vào mông trâu, kèm quát lệnh “Dí !” là con trâu đi quẹo Phải. Như vậy đối với con trâu thì bên Thá là bên Bị (bị đau mũi). Bị=Buộc=Bịt=Tịt=Tắc=Tị. (Tị Nạn cũng là một sự bó buộc, một cảnh đời Trái.”Trói Ai”=Trái ). Cái Tắc Tị kéo dài khá lâu, nên “Tị Tị”=Tí, 0+0=1, (Tí cũng là vị trí Một, thứ nhất trong 12 can ); đối với con trâu thì bên Dí là bên Đi, tức được tự do, không bị tha đau mũi như bên Thá. Vậy Trái/Phải = Bó Buộc/Tự Do, Phép/Tắc =Phải/Trái, làm theo Phép thì được tự do, làm theo Tắc thì bị bó buộc. Tắc=Giặc. Bên Dí là bên phải: Đi=”Rì!”=”Dí!”=Di=Du=Do=Dữu=Giải=Bãi (miễn bó buộc)=Buông=Bùng=Bong=Phóng. Bên Phải là bên Đi, tức bên được Giải Phóng, mà phóng ai thì người phóng và kẻ được phóng đều được cái Phải: “Phóng Ai”=Phải. Phải=Hài=Vài=Hai=Hậu=Hữu=Hay=Ngay=Trảy=Trâu=Ngầu=Ngưu=Sửu=Sỉu=”Níu”(phát âm của Hán ngữ). Phải lòng=Hài lòng. Tiếng Tày dùng từ Vài chỉ con trâu, gọi là Tu Vài (Con=Cu=Tu=Tử) . Tiếng Việt Đông gọi con trâu là Tu Ngầu. Bên “Dí” là cái lệnh thứ Hai, Dí=Nhị, và con Sửu là vị trí con thứ Hai trong 12 can. Hay=Hai, Hay là phương án 2, VD nói “Tôi làm thế này, Hay là…”, tức nêu phương án 2. Hay=Hài=Phải, khi hài lòng thì người ta khen Hay, hoặc khen Phải đấy. Bên phải còn gọi là bên Ngay; Hay=Ngay, như từ đôi Trái/Ngay. Trảy=Đi , như trảy hội là đi lễ hội. Bên Phải còn gọi là bên Mặt, tay phải là tay mặt. Mặt=Mắc. Nên Thắc/Mắc=Trái/Phải. Khi hỏi “Còn Thắc Mắc gì nữa không? Tức là “Còn Trái Phải (đôi co, tranh luận) gì nữa không? Khi viết chữ thì nét viết đưa Trái Trước rồi đến Phải sau, thứ Một rồi mới đến thứ Hai. (Cái Thai nó cũng bị Trói trong bụng mẹ Trước; rồi mới Ra=Rì=Dí=Đi thành ra cái Hài=Hai=Hậu=Sau). “Nam Tả, Nữ Hữu”. Bên Trái là bên có Trái Tim, làm chức năng Tải cả gia đình (“Thuyền theo lái gái theo chồng”), gái bên Phải, bên Hữu, bên Hậu. Trong thông tin thì lề Trái như chuyển tải thông tin, như trái tim tải máu nuôi cơ thể; lề phải như xử lý thông tin, sàng lọc ra lẽ phải xứng đáng “Phóng Ai”=Phải, đem lại tự do cho con người. Phải=Hài là sự hài lòng, đồng thuận, nên nôi khái niệm các từ khẳng định đồng thuận là: Phải=Hài=Hay (tiếng Nhật)=Hầy (tiếng Bắc Trung Bộ, tiếng Việt Đông)=Hề=Hè (tiềng Huế)=Hỉ (tiếng Quảng Nam)=Nhỉ=Nhé=Né (tiếng Nhật)=Nư (tiếng Thái)=Chứ=Chớ=Chi. Người Việt khi hỏi rủ rê thì hướng về đồng thuận của người đối thoại, tiếng Việt Đông và tiếng Nhật cũng vậy. VD: “Anh đi cùng tôi Hầy !”, “Anh đi cùng tôi Nhé !”, “Anh đi cùng tôi chứ !”, “…..Hầy !”, “…. Né !”, “… Nư !”. Trong khi người Hán khi hỏi rủ rê lại quan tâm lo lắng đến sự không đồng thuận của người đối thoại, VD: “Anh đi cùng tôi, Bất ?( phát âm là “pu”, nghĩa là không”. Người Việt không khi nào hỏi rủ rê là “Anh đi cùng tôi không?” vì hỏi như vậy không tình cảm, giống như xét hỏi. Nam Tả nữ Hữu, nên bên Tả=Tắc=Thắc=Thá là bên Trái Tim, bên Tải cả cơ thể, là phái mạnh. Do vậy cày đôi bằng hai con bò, người cày phải đi mua chọn con Thá là con khỏe hơn con Dí. Vì khi cày bằng bò đôi, con Dí được đi trên đất chưa cày lật, bằng phẳng dễ đi hơn (Đi=Dí=Dễ=Dị, lề phải thì dễ chứ lề trái là khó à nghe), còn con Thá (là con Tải) nó phải lội trên chỗ đất vừa cày lật, gập ghềnh hơn, nó phải là con khỏe hơn mới tải được. Tương tự, thông tin lề Trái nên nhiều hơn (phản biện) để lề Phải dễ sàng lọc chọn ra để hoàn thiện cái Phải. Đó là câu “Của chồng công vợ”, vì Nam tả như Của, càng nhiều càng mạnh càng tốt để Nữ hữu như Công, bỏ công càng nhiều , sang lọc thông tin càng kỹ, càng hòan thiện hơn cái Phải để đúng là “Phóng Ai”=Phải=Hài, làm hài lòng công chúng. Hóa ra Nam tả Nữ hữu là cái lẽ phải nó thuộc về đàn bà, có Của không bằng có Công. Tắc (là ngôn ngữ lệnh trâu) có nghĩa là bên Trái. Nguyên Tắc là cái Đầu tiên Bó Buộc tuân thủ. NÔI=Nòi=Ngòi. Cái “Ngòi đầu Tiên”=Nguyên. Nguyên Tắc là Ngòi Trói, không tuân thủ không được. Chữ Tắc còn thể hiện cái nguyên tắc đối với đồng tiền. Vì nó gồm bộ Bối (tức đồng tiền Việt cổ. Bối=Bái=Trai, là con trai có hai mảnh vỏ giống bàn tay úp lại với nhau thành động tác Bái, vỏ nó nung lên thì thành “Vỏ Bối”=Vôi) và bộ con dao (ý là giám sát quyết liệt), để đồng tiền phải là đồng tiền chính đáng, không để cho đồng tiền bẩn (do tham nhũng, rửa tiền mà có). Cái Vuông của lỗ đồng tiền đã nói rõ cả. Vuông có 4 Ven, cứ hai Ven là “Ven Ven”=Vèn, 0+0=1; hai Vèn là “Vèn Vèn”=Vẹn, 1+1=0. Tức đồng tiền sinh lời là phải Vẹn, là hài hòa lợi ích cho cả 4. Đó là Một=Mua, Hai=Lái, Ba=Buôn, Bốn=Bổn. “Một vốn bốn lời” , 4 đối tượng trên đều phải được hưởng lợi. Trong BĐS thì Bổn là ngân hàng, Buôn là Đầu tư xây dựng, Lái là Đầu cơ (“nhà đầu tư thứ cấp”), Mua là Toàn dân, nhưng là chủ sở hữu của đất. BĐS đang Ê=Ế=Khê=Khú vốn. Khú Vốn, (Hán ngữ dùng từ này, phát âm là “khuây pển” nhưng để chỉ ý “lỗ”). Khú=Hủ thì mới là thúi. Khú vốn không phải lỗ, mà là vốn đang bị Khú (dưa khú), không ai mua để giải tỏa đọng vốn. Giải quyết chỉ cần một chữ Vẹn, là đáp ứng lợi ích hài hòa cả bốn cái Ven của Vuông lỗ đồng tiền là xong. Ai trong số 4 trên đã (do làm Trái) mà giành được lời Khẳm rồi, thì vì làm Trái nên giờ phải Trớ ra cho Toàn dân là xong. Còn không chịu thì “Khẳm Lắm”=Khắm, không giải tỏa Khú vốn, để lâu, sẽ thành Khắm Lằm Lặm. Chữ Tắc (của con trâu nó hiểu) là bên Trái, phía đó tay cầm dây mũi làm con trâu bị đau khi dây mũi Tha (lôi) nó, Tha mạnh thì “Tha Tha”=Thá, 0+0=1. Con trâu nó biết phía Thá ây nó bị bó buộc do tay cầm dây mũi (dây thừng, còn gọi là chạc mũi) của người cầm cày, Trái=Trói, nên chữ Tắc ấy còn có nghĩa đen là Tắc, như làm Tắc cống. Chữ Tắc này Hán ngữ dùng nguyên nghĩa đen, phát âm là “xai”. Tắc=Ngắc (Ngắc Ngứ là ngạt thở gần chết)=Ngạt=Nghẹt=Chẹt=Chật=Chẹn (chẹn họng làm cho không thở được). Thở=Thông. Thông=Ống=Cống=Sông=Súng (lòng song cũng thông như nòng sung). Còn một chữ Tắc nữa, mà cũng như hai chữ Tắc trên được Từ Điển đã dẫn giải thích là từ Hán Việt. Chữ Tắc này cũng vẫn là từ Việt, đồng âm nhưng không đồng nghĩa hai chữ Tắc trên. Nó là do tạo ra bằng lướt, đó là chữ Tắc trong từ Xã Tắc. Xã Tắc=Cả Nước. Tắc nghĩa là Nước, do lướt từ đôi “Té Đắc”=Tắc, dùng từ đôi để nhấn ý Nước: Té=Tế=Tức (tiếng Khơ Me)=Đức=Đế=Đắc=Đác (tiếng Choang)=Nác=Nước=Nam (tiếng Thái Lan)=Nậm (tiếng Tày)=ÂM. Tế Lễ là cúng tế cái thế giới âm. Khi làm lễ, chủ lễ làm nghi thức cúi cong chùng thân mình tỏ ý tôn kính bề trên, động tác ấy là “Cúi cong Chùng”=Cung. Cung=Cúng=Kính. Biến nghĩa của từ nước thì Té=Tưới=Tẩy=Vẩy=Rẩy, như lễ hội té nước của người Lào nay vẫn còn. Không có nước để Vẩy thì làm sao con cá có thể Vùng Vẫy được, hay người Việt có thể “Vẫy Vùng biển khơi” từ thời cổ đại được ? Từ Vẫy Vùng, Hán ngữ phiên âm là “dấu dủng” để chỉ ý Bơi. Nhưng tiếng Việt thì “chim trời cá nước” , con Bay con Bơi. Khi còn Bé chưa biết thì phải “Bắt đầu Tập”=Bập, đó là khi con chim con cá còn Bé, bé lắm ấy nên “Bé Bé”=Bẹ, 1+1=0, Bập Bẹ là mới tập khi bé, Bập Bẹ bơi, Bập Bẹ bay, Bập Bẹ nói. Chữ Tắc (xã tắc) là nước, và đại diện cho Nước. Chữ Tắc này có bộ Hòa nghĩa là lúa nước, nhưng chữ Hòa cũng có nghĩa là hòa tan, Chan hòa như bản chất của nước là Lan Tràn cho đến khi bằng, như vậy đã gọi là Nước thì chính sách của Nước phải là công bằng, cái lý của tiếng Việt nó đã chỉ ra như vậy. “Tưới Đẵm”=Tắm, “Rảy Tưới”=Rưới. Tiếng Triều Châu gọi Tắm Ướt là Chan Ét (khác hẳn với Hán ngữ dùng từ chỉ tắm là “xỉ dảo”). Vẫy Vùng dưới nước thì khi Vẩy lên, khi Vục mặt xuống nước. Vục=Dục, chữ Dục này của “cổ Hán ngữ” mang nghĩa là tắm, còn dùng trong Hán ngữ hiện đại để chỉ cái nhà tắm. Chữ Tắc còn dùng để chỉ cái Đàn tế Thần Nông, là ông tổ của lúa nước. Đài là vuông đất đắp cao hơn nền đất cũ (Vuông=Vẹn=Nén=Nền, như hình cái Nền Nếp của bánh chưng. Làm Đài thì lấy “Đất đắp cao và Dàn bằng thành tầng Hai”=”Đất…Hai”=Đài, “Đất Dàn”=Đàn. Đàn tế Thần Nông về sau gọi là Đàn Xã Tắc (Đàn Cả Nước), rồi gọi là Đàn Nam Giao (Đàn của người Nam ở Giao Chỉ). Ở Bắc Kinh có thắng cảnh kiến trúc Thiên Đàn, xây trên nền đối cao san bằng, nhưng kiến trúc thì toàn hình tròn, tường bao tròn gọi là tường hồi âm, vì ghé sát tường nói thì tiếng truyền thẳng sẽ khúc xạ theo tường, nên người đứng ở vòng đằng xa vẫn nghe được; còn kiến trúc nhà thì hình tròn nhiều tầng như quả bầu nậm, di ấn hình lều bạt tròn của Mông Cổ. Xã Tắc=Cả Nước, Xã Hội =Cả Hội, là cộng đồng lớn. Cả đám đông đi hội, lúc ấy là một Xã Hội thu nhỏ. Đơn giản thế thôi là cái lý của tiếng Việt. Không phải quan trọng hóa vấn đề, khi thấy giải thích cho học sinh cấp một: “Từ Xã Tắc và từ Xã Hội là những từ Hán Việt, ý nghĩa cao siêu, các em phải tra ”Từ Điển giải thích từ Hán Việt” (hiện có bán nhan nhản nhiều loại ở hiệu sách) thì mới hiểu được”. Vì nghe tin năm 2012 là năm du lịch “Văn minh sông Hồng” tổ chức ở đồng bằng Bắc Bộ. Lại thấy trên báo Lao Động cuối tuần 11-13/1/2013, ở bài “Về vài chuyện còn chưa ngã ngũ” tin : …hội thảo khoa học quốc gia nhằm “Xây dựng một chuẩn mực chính tả thống nhất trong nhà trườngvà trên các phương tiện truyền thông đại chúng”…nhờ thu hút được nhiều nhà Việt ngữ học tên tuổi trong nước, hội thảo đã thống nhất được 4 vấn đề lớn. Trong các vấn đề ấy có chuyện khi nào thì nên dùng i và khi nào thì nên dùng y. Hội thảo đã ấn định được như sau: “Những từ gốc Hán Việt dùng y, còn thuần Việt thì dùng i”. Vì vậy để tránh cho khách du lịch lễ hội “Văn minh sông Hồng” lỡ có ai ngộ nhận rằng, người Hán đã nam tiến khai hóa cho người Việt biết làm ruộng ở đồng bằng sông Hồng, tôi dẫn giải từ ngôn ngữ của trâu của người Việt đã sinh ra “từ Hán Việt”, như viết đoạn trên, ai có thắc mắc xin chỉ giáo. Nhân tiện tôi viết câu Văn Minh Nước Nam, theo ngữ pháp Xuôi, mà tôi thấy không có chữ nào là từ Hán Việt hết trọi: VĂN VÕ KIÊM TOÀN THANH VIỆT QUỐC MINH NGÂN TRÍ HUỆ SÁN THIÊN NAM 文武兼全聲越國 明銀智惠燦天南 Văn: Vuông=Vẹn=Văn (toàn tài về tư duy) Võ: “Vạm vỡ và biết đánh nhỏ, To” = Võ (toàn tài về quân sự) Kiêm: Gập=Gộp=Gom=Gồm=Gươm=Cườm=Kèm=Kiêm=Kiếm (Cườm là chuỗi hạt trang sức gồm nhiều hạt gộp lại, hật nọ kèm hạt kia. Gươm là chữ viết trên gươm của Việt Vương Câu Tiễn, do công nghệ rèn là gõ dát mỏng là sắt nung đỏ, gập lại, nung, gõ tiếp, cứ vậy hàng nghìn lần. Công nghệ Rèn ấy làm cho gươm Bén và Bền; do Dập nhiều lần nên gươm Dẻo chứ không thể gãy. Toàn: “Tất cả trọn Toán” = Toàn (tính gộp lại) Thanh: Tiếng=Thiêng=Thánh=Thanh. Người Việt coi Tiếng của dân tộc mình là thiêng liêng nhất để giữ gìn văn hóa (“Chửi cha không bằng pha tiếng”, “Trăm năm bia đá thì mòn, Nhìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”) nên dù đã bị Hán thống trị một nghìn năm, tiếng Việt vẫn giữ nguyên vẹn. Quốc: “Của Nước”=Quốc, “Của Nác”=Quấc Minh: Là ghép Nhật 日(ánh sáng Trời) và Nguyệt 月(ánh sáng Trăng) vào một thì càng sáng rõ, ghép vào một thì thành một mình, “Một Mình”= Minh 明, nghĩa là sáng rõ. Hán ngữ làm gì có từ Một với từ Mình mà nói từ Minh là “từ Hán Việt” ? “Ánh sáng Trời” là “Nhật” thì nó Nhiệt, “ánh sáng Trăng” là “Nguyệt” thì nó Nguội (vì nó chỉ là khúc xạ của ánh sáng “Ngày Trời”=Ngời) Ngân: Là ánh sáng Trăng: Ngời=Nguyệt=Ngân=Ngà=Nga, đều là chỉ ánh sáng Trăng Trí: “Trời cho óc sinh ra Ý” = Trí Huệ: “Hiền như Mế” = Huệ, nghĩa là cái lòng tốt. Hiền, tiếng Đài Loan là Hền, tiếng Hán là Xián Sán: Sáng=Sán, Sáng Lắm = Sáng Láng = Sán Lạn. Chữ này là Hán mượn của Việt. Vì người Việt làm ra lịch Trăng, “Thời Sáng”=Tháng. Hán ngữ mượn một chữ Nguyệt, chỉ cả ba: thiên thể là Trăng, ánh sáng của nó là Nguyệt, và Tháng là “Thời 29 ngày nguyệt thay đổi độ Sáng”=Tháng Thiên: Trời=Thời=Then (tiếng Tày)=Thiên 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites