Posted 17 Tháng 1, 2013 Lại “từ Hán Việt” Báo Lao Động cuối tuần13-1-2013 mục Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, có bài của tác giả Nguyễn Đức Dương, phần 2 nói về “Canh gà Thọ Xương”, phần 1 nói về qui định i ngắn y dài khi viết từ Hán Việt, trong đó có đoạn viết: “Phần đông chúng ta hiện nay chưa biết phải căn cứ vào đâu để biết từ nào là gốc Hán Việt và từ nào là thuần Việt, bởi lẽ từ nguyên ( tức gốc gác của từ ngữ) là chuyện hết sức “cao siêu”đối với hầu hết người Việt bình thường. Ấy là chưa kể đến một sự thực hết sức hiển nhiên sau: Hàng loạt từ ngữ rõ ràng đều là gốc Hán, nhưng xưa nay chưa hề thấy ai viết với y dài. Xin minh họa bằng dẫn chứng để người đọc dễ nắm bắt. Hàng trăm từ ngữ chẳng hạn như chi (chi phí), chí (chỉ khí, chí tôn), di (di cư, di chỉ), dĩ (sở dĩ, dĩ hòa vi quí), thi (thi cử, thực thi)…” Đọc bài này do thấy “vẫn chưa ngã ngũ” nên tôi góp vài lời: Phần 2: Đúng, trong bài này Canh Gà không có ý hai là canh nấu bằng thịt gà. Ở đây là do lối tiếng Việt có cách dùng từ làm đại diện cho từ. Ví dụ Tiếng làm đại diện cho Giờ, vì đến giờ thì đồng hồ đánh tiếng. Hỏi “Đi mất mấy giờ ?” hay “Đi mất mấy tiếng ?”, như nhau. “Tiếng Chuông Trấn Võ, Canh Gà Thọ Xương” là một câu đối, địa danh Thọ Xương đối với địa danh Trấn Võ, từ đôi Canh Gà đối với từ đôi Tiếng Chuông. Là từ đôi vì Tiếng=Chuông, chuông đại diện cho tiếng, vì chuông chỉ gõ khi điểm canh. Canh=Gà, vì tiếng gáy của gà báo hết canh đêm, nên Gà đại diện cho Canh. Dùng từ đôi để nhấn ý trách nhiệm phải điểm canh. Canh là khoảng thời gian qui định Gánh một trách nhiệm nào đó. NÔI khái niệm các khoảng thời gian ngắn dài khác nhau, dùng cho các sắc thái khác nhau là: NÔI=Chỗi=Chợt=Chợp=Chớp=Chốc=Lốc=Lát=Lúc=Khúc=Khối=Khi=Kỳ=Thì=Thế=Thời=Đời=Đại=Đỗi=Hồi=Cỗi=Canh=Ca=Kíp. Trong nôi khái niệm này không có từ nào gốc Tàu hay gốc Tây cả. Đừng tưởng cái lịch Lốc là do gốc Blog mà ra. Gọi là lịch Lốc vì nó bao Khối thời gian là một năm, nhưng cũng bay vèo như cơn Lốc mà tiêu luôn 365 ngày. Đỗi là một Khối thời gian Đo được bằng ước lượng. VD nói “Tiễn anh đi một Đỗi đường” thì tình cảm hơn hẳn là nói “Tiễn anh đi một Đoạn đường” , vì một đằng là số đo thời gian (muốn kéo dài thêm), một đằng là số đo đường dài. Già Cỗi là già rồi mà còn già tiếp theo thời gian trôi. Cằn Cỗi là đã cằn rồi còn cằn mãi theo thời gian trôi. Kiếp là chỉ thời gian của hồn luân hồi, kỳ này nó ở cơ thể sống này, kỳ tiếp nó ở cơ thể sống khác, những kỳ tiếp như vậy gọi là bằng lướt “Kỳ Tiếp”=Kiếp. Hán ngữ dịch từ Một Kiếp của tiếng Việt là Nhất Sinh, chứ không có khái niệm luân hồi là “Kỳ Tiếp”=Kiếp. Thời là một khoảng thời gian, nhấn ý dài thì dùng từ đôi Thời Đại. Còn trong ý ngắn mà muốn nhấn dài thêm chút thì dùng từ lặp Thời Thời, mà lướt từ lặp thì biến thanh điệu phải theo đúng thuật toán nhị phân, lướt “Thời Thời”=Thơi, 1+1=0, “Thơi Thơi”=Thới=Thái. Thời gian rảnh thì gọi lướt “Thời Rảnh”=Thảnh, ghép lại có Thảnh Thơi là có nhiều thời gian rỗi để nghỉ ngơi. Lúc con người ta đang Thảnh Ở = “Thảnh Ư”=Thư, và Thư Cả tức Thư hoàn toàn thì “Thư Cả”=Thả. Nên Thư Thái, Thư Thả đều có từ nguyên là Thảnh Thơi. Phần 1: Tranh luận về từ Hán Việt để quyết định i ngắn hay y dài “vẫn chưa ngã ngũ” thật là mất thời gian vô ích, thời gian đó để mà chế ra từ Việt mới thì còn có thể chế ra cả tỷ từ đều là thuần Việt hết, vì nhị phân chỉ có hai con số 1 và 0 (mà chỉ ngôn từ Việt mới có) có thể đẻ mãi không cạn trứng. Ngôn ngữ NÔI khái niệm của Việt nó sinh ra tất cả, như Trời sinh ra tất cả: NÔI=Cội=CÀN=Cả=Cự=Cồ=Lồ=Lõi=Nòi=NÔI, vì nó là cái Nòi cội nguồn nhất, là Cồ nhất, là khổng Lồ nhất ở phương đông cổ đại, đó là nòi Việt. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Đinh Tiên Hoàng Đế khi lập lại nước Việt đã đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Năm 1986 GS Bùi Văn Nguyên ĐHSP HN có xuất bản cuốn “Việt Nam cội nguồn Bách Việt, chưa thấy tái bản. NÔI=Nài=Ai=Ngài=Người, loài người là chỉ huy trên trái đất này. Nài có nghĩa là chỉ huy, như Nài voi còn gọi là quản tượng. Người khác động vật là có Ý Nghĩ, có Ý Chí, giải thích theo từ nguyên thì là vì: Ai=Óc=Ý, người đứng thẳng nên óc ở vị trí cao nhất, Óc=Nóc=Não, “Người có Ý”=Nghĩ, “Chủ suy Nghĩ”=Chí志. Kẻ theo đuổi mục đích do mình suy nghĩ ra gọi là kẻ có Chí志. Cái NÔI sinh ra sự sống và sự chết, tức là sự hoạt động và sự dừng, như là nhị phân 1 và 0: NÔI=Chồi=Chắc=1, và NÔI=Chối=Chết=0. Sự sống thì: NÔI=Sôi (sôi động)=Son=Sòn=Són=Sỏn=Sản=Sinh. Son có nghĩa như là tế bào đực hay cái nguyên vẹn ban đầu (ca dao “Anh còn son, em cũng còn son”). Nhưng Son và Son tức Son Son sẽ cho ra ba đáp số: Son Son=Són, 0+0=1; Son Son=Sòn, 0+0=1; Son Son=Sỏn, 0+0=1. Són là đẻ, Sòn Sòn là đẻ dày, tức cái Mau nó Ngắn, “Mau Ngắn”=Mắn, tức mắn đẻ. Sỏn=Sản nghĩa là đẻ. Có được sự sinh Sôi này là do hai cái Son đực/cái, tức do có đôi dương/âm: NÔI=Đôi=Động=Đi=Đẻ. Nhấn mạnh ý đẻ cho trang trọng thì dùng từ đôi “Đẻ Sản”=Đản (Phật Đản=Phật Sinh). Con có cha có mẹ tức hai người hợp pháp đẻ ra thì dùng từ đôi “Đẻ Sinh”=Đinh (bất kể là gái hay trai), lớn lên sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc: “Lớn Đinh”=Lính (tục ngữ “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”). Lướt cả câu “Bắt buộc đi nghĩa vụ làm Lính”=Binh .Tất cả các từ hình thành như đã dẫn ở trên có từ nào là từ gốc Hán không ?, hay là toàn gốc Việt hết ? Tiếng Việt có từ Lính và từ Binh, cùng nôi khái niệm, nhưng sắc thái khác nhau, không hoàn toàn đồng nghĩa nhau. Hán ngữ chỉ mượn một chữ Binh của Việt nho để dịch từ Lính và cả từ Binh của tiếng Việt. Binh Lính là từ đôi, số nhiều, mang nghĩa cả quân chính qui, cả quân tự nguyện (mà Hán ngữ phải gọi là “dân binh”, vì chỉ có một từ mượn là chữ Binh). NÔI của sự tận cùng là: NÔI=Chối=Chót=Tót=Tốt=Tột=Tuyệt=Tận=Chấn=Chung=Cung=Cuối=Cứng=Dừng= =Chựng=Chí至=Chết=Hết=Kết. Chết Cứng=Chết Kết là hết cựa quậy. Tót Vời=Tuyệt Vời. Chung Kết=Cuối Cùng, Chối Chết=Chí Chết. Chí Tôn là Tột Cùng của sự Tôn Kính. Chót Vót=Chối Vọt, không thể vượt cao hơn được nữa. Từ Đi trong tiếng Việt còn dùng để khẳng định, mệnh lệnh thức, nghĩa là “làm”, “hành”, “được”. VD: Ăn Đi !, Ngủ Đi !, Về Đi ! Do vậy nó tạo ra rất nhiều từ khác khi lướt: “Thử Đi”=Thí 試 (trong từ thi cử, thí nghiệm; “ Thơ Đi”=Thi 詩 (trong từ thi nhân, tức là người làm thơ, nói “bài thơ của thi nhân…”, trong tiếng Việt từ Thơ và Thi không đồng nghĩa nhau, Hán ngữ chỉ mượn có một chữ Thi詩. Nếu cho rằng từ Thi詩 là từ Hán Việt như từ điển giải thích, đồng nghĩa với từ Thơ của tiếng Việt thì đừng bắt lỗi chính tả câu viết “bài thơ của thi nhân…tức là bài thi của thơ nhân…”; “Thành Đi”=Thi 施 (trong từ thi hành, thực thi); “Cho Đi”=Chi 支 (trong từ chi phí); “Cho Đủ”=Chu (trong từ chu cấp)=Thù (trong từ thù lao); “Cho Dân”=Chẩn (trong từ phát chẩn, khi có nạn đói). Mặt khác Đi=Di移=De= Dời=Dịch易= Xịch=Xê=Xe=Xa車. Di trong từ di tích, di sản lại là một từ do lướt “Dẫn Qúi”=Di遺, bản thân chữ Việt nho đã nói lên cái lướt đó, đó là bộ Chân=Dẫn và bộ Qúi, lướt “Dẫn Qúi”=Di遺, tức dẫn cái quí lại cho đời sau. Ngay cả những từ “cao siêu” như Phép Tắc, Nguyên Tắc có nghĩa là thuộc phía lẽ phải, cũng chỉ là từ ruộng mà ra, con trâu nó còn hiểu được trái phải khi nghe lệnh Rì/Tắc (Bắc Bộ) = =Dí/ Thá (Nam Bộ). “Mày là cái thá gì ?” có nghĩa là “mày không thuộc lẽ phải”. Trong Óc ( Óc=Nóc=Não) sinh ra Ý , trong các loại Ý có Ừ (tức đồng ý), Ừ=Ầy=Hầy, từ Hầy này là dùng chung trong các ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Việt Đông, tiếng Nhật (nghĩa là đồng ý). Hầy=Hài (trong từ Hài Lòng, tức đồng ý). Hài=Phải (phải ! , phải rồi ! , tức đồng ý). Hài=Hãy. Hãy là mệnh lệnh thức, khuyên phải làm vì đồng ý mình. Hán ngữ không có từ Hãy này, thay bằng chữ Nhượng như mệnh lệnh thức. Mệnh lệnh “Hãy hoàn thành một công việc” thì cái Đề của câu này là “Hãy Thành”=Hành, và chữ Hành mang nghĩa là “Làm cho có kết quả”. Đó là từ nguyên của chữ Hành đấy, từ trong cái nôi Việt. Hai cái mệnh lệnh thức, đặt trước câu hoặc sau câu, đều là gốc Việt, và có tác dụng tạo ra rất nhiều từ mới: Hãy Thành là mệnh lệnh thức, khuyên làm cho có kết quả, lướt “Hãy Thành”=Hành. Thành Đi là mệnh lệnh thức, khuyên làm cho có kết quả, lướt “Thành Đi”=Thi. Hành cũng là làm, Thi (thi công) cũng là làm, từ đôi Thi Hành, mà lướt “Thi Hành”=Thành, đó là kết quả. Thi hay Hành đều nghĩa là làm, do từ cái động tác lao động giản đơn là Gánh, nâng ý lên là Gánh trách nhiệm, gánh trách nhiệm trong thời gian qui định thì là Canh, gánh trách nhiệm cho có kết quả thì là Hành, của nền hành chính, của thị trường là Hàng, của doanh nghiệp là Hãng. Bao nhiêu là “từ Hán Việt” vậy mà từ nguyên của chúng chỉ là cái từ Gánh của đồng ruộng Việt. Do Làm mà người ta Ham nên càng làm nhiều, “Làm Làm”=Lam, 1+1=0; “Thành Ham”=Tham; từ đó mà có từ Tham Lam. Hán ngữ mượn từy,dùng đúng nghĩa như vậy, phát âm là “than lán”. Khẳng định từ Tham Lam là một từ gốc Việt, vì Hán ngữ không có từ Ham, thay bằng Hỉ Hoan nghĩa là thích, và không có từ Làm, thay bằng từ Tố hay Tác. Từ điển Yếu tố Hán Việt thông dụng của Viện ngôn ngữ,NXB KHXH HN 1991 cho rằng 70% thích là từ Hán Việt. Đây là cuốn từ điển biên soạn bằng tài trợ nước ngoài. Nếu bây giờ có nước ngoài tài trợ cho dự án nghiên cứu ngôn từ Việt, chắc họ sẽ chứng minh được 100% từ vựng Việt là có gốc Hán. (Khác gì dự án “Học chữ đầu tiên là chữ E”, trong khi câu đầu tiên trong sách truyền bá quốc ngữ của GS Hoàng Xuân Hãn là “O tròn như quả trứng gà, Ô thời đội mũ, Ơ thời mang râu”, đủ thấy cái n-Ô-i khái niệm Việt là cái Ổ đẻ ra tất cả). Theo cái lý âm dương thì có đôi mới đẻ được ra nhiều, nên Làm nhiều tức “Làm Làm”=Lam, 1=1=0 (“tham công tiếc việc”, “hay lam hay làm”); “Làm Làm”=Lãm, 1+1=0 (chăm chú, “giàu đôi con mắt, có đôi bàn tay”); “Làm Làm”=Lạm, 1+1=0 (tham quá mức độ có thể tham, lạm phát là phát tiền ra lưu hành quá mức. Đến cái từ Lạm rành rành ra thế mà còn được giải thích là “từ Hán Việt”, trang 227 từ điển đã dẫn, làm quá, ăn quá thì gọi là lạm, cố ý phải lạm thì gọi là phạm, “Phải Lạm”=Phạm, mà đã “Chắc Phạm” tức là Chạm thật sự rồi, chạm vào của công thì gọi là tham nhũng, “Phạm vào cái nguyên Bản” thì lướt thành ra Phản, tội cứ như thế mà tăng dần mức độ lên. Giải thích từ Lạm là từ Hán Việt cũng bằng chửi bố từ Làm). Mẹ quát đứa bé con: “Đừng có ham gánh vọc đi !” đó là không đồng ý cái hành vi của đứa bé con, “ Ham Gánh”=Hành, “Vọc Đi”=Vi; tức không đồng ý với cái việc làm sai trái của đứa nhỏ; Làm=Lấn=Mần=Mần-Miếc=Việc=Vọc=Vụ=Vi, vi phạm là làm phạm , đơn giản của Việt là thế chứ có gì mà “cao siêu”, cổ súy cái gọi là “từ Hán Việt” qua các cuộc hội thảo cấp nhà nước chỉ làm rắc rối vấn đề không đáng để mất thời gian. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 1, 2013 Lại “từ Hán Việt” Báo Lao Động cuối tuần13-1-2013 mục Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, có bài của tác giả Nguyễn Đức Dương, phần 2 nói về “Canh gà Thọ Xương”, phần 1 nói về qui định i ngắn y dài khi viết từ Hán Việt, trong đó có đoạn viết: “Phần đông chúng ta hiện nay chưa biết phải căn cứ vào đâu để biết từ nào là gốc Hán Việt và từ nào là thuần Việt, bởi lẽ từ nguyên ( tức gốc gác của từ ngữ) là chuyện hết sức “cao siêu”đối với hầu hết người Việt bình thường. Ấy là chưa kể đến một sự thực hết sức hiển nhiên sau: Hàng loạt từ ngữ rõ ràng đều là gốc Hán, nhưng xưa nay chưa hề thấy ai viết với y dài. Xin minh họa bằng dẫn chứng để người đọc dễ nắm bắt. Hàng trăm từ ngữ chẳng hạn như chi (chi phí), chí (chỉ khí, chí tôn), di (di cư, di chỉ), dĩ (sở dĩ, dĩ hòa vi quí), thi (thi cử, thực thi)…” Tóm lại, hầu hết các nhà nghiên cứu đều mặc định rằng: Những từ gọi là Hán Việt đều có nguồn gốc Hán. Sai lầm từ chỗ này. Chẳng có Từ Hán Việt nào có nguồn gốc Hán cả, Mà phải nói rằng, chính người Hán lấy tiếng Hán để phiên âm tiếng Việt. Thí dụ; Số đếm : 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8, người Hán đọc : Y, ơ, san, sư, ủ, liu, tơ, ba. Chẳng liên quan gì đến - nhất, nhị, tam tứ ngũ lục thất, bát cả. Tất cả đều là sự mặc định rồi cứ người này truyền người kia như là sự hiển nhiên. Cũng như cội nguồn văn hóa Đông phương mặc định là của Trung Quốc vậy. Trong khí chẳng có cơ sở nào để xác định điều đó. Tôi đã nhiều lần phân tích và chứng minh rồi. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites