Thiên Sứ

Đà Nẵng đề xuất để dân bầu chủ tịch TP

2 bài viết trong chủ đề này

Quý 1/2009, Đà Nẵng đề xuất để dân bầu chủ tịch TP

20:21' 02/12/2008 (GMT+7)

Posted Image - Cùng với đề xuất lập Quỹ giữ gìn đạo đức công chức, Đà Nẵng sẽ chính thức đề nghị Chính phủ cho thí điểm dân bầu trực tiếp chủ tịch UBND TP.

TIN LIÊN QUAN

Posted Image

Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đề xuất lập quỹ "giữ gìn đạo đức công chức" tại kỳ họp thứ 12 HĐND TP khoá VII. Ảnh: HC

Phát biểu vào cuối ngày họp đầu tiên (2/11) của kỳ họp cuối năm HĐND TP, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Bá Thanh cho hay: "Hiện các cơ quan chức năng TP đang khẩn trương nghiên cứu để trong quý 1/2009 chính thức báo cáo với Chính phủ đề án thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng".

"Trong đề án này, Đà Nẵng sẽ đề xuất thí điểm việc dân bầu trực tiếp chủ tịch UBND TP", ông Thanh khẳng định.

Sáng kiến tăng thu nhập công chức

Ông Nguyễn Bá Thanh cũng tiết lộ, đề án trình Chính phủ sẽ đề xuất việc thành lập một loại quỹ nhằm hỗ trợ công chức, viên chức, được một số đại biểu HĐND TP gọi là Quỹ giữ gìn đạo đức công chức.

Theo đó, ngân sách TP sẽ dành từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng lập quỹ hỗ trợ (ngoài lương) nhằm tăng thêm thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức. Khoản hỗ trợ này sẽ được chia làm hai: công chức được nhận trực tiếp một phần ít (khoảng 1 triệu đồng/tháng), phần còn lại nhiều hơn (khoảng vài triệu đồng/tháng) sẽ được lập thành sổ tiết kiệm mang tên công chức đó và lưu giữ tại cơ quan chức năng của TP.

Thâm niên của công chức càng lâu thì số tiền trong sổ tiết kiệm này sẽ càng lớn. Theo dự kiến của Bí thư Thành ủy, một công chức có thâm niên khoảng 20 năm trở lên thì số tiền này có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Đến khi nghỉ hưu, thậm chí số tiền trong sổ tiết kiệm có thể lên đến cả tỷ đồng và toàn bộ sẽ được chuyển giao cho công chức (ngoài lương hưu).

Tuy nhiên, không phải bất cứ ai đang là công chức cũng sẽ đều được hưởng chế độ này. Để thực hiện đề án, TP sẽ tiến hành rà soát lại toàn bộ đội ngũ công chức, hiện khoảng 2.100 - 2.200 người. Những người có đủ khả năng làm việc lâu dài mới được giữ lại.

Công chức phải ra công chức, không thể ăn mặc lôi thôi, làm việc ì ạch”, ông Nguyễn Bá Thanh nói.

Đà Nẵng vốn được biết đến bởi một loạt chính sách thu hút người tài.

Trong 7 năm, TP này đã "hút" được hơn 500 SV khá, giỏi, 70 thạc sĩ và 3 TS. Theo thống kê của Sở Nội vụ, 30% trong số đó đến từ các địa phương khác: Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Quảng Trị...

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện đề án, những công chức có vi phạm sẽ tuỳ theo mức độ mà xem xét. Vi phạm nhẹ thì cảnh cáo, 3 lần cảnh cáo sẽ cho nghỉ; còn vi phạm nặng thì cho nghỉ ngay. Khi đó, toàn bộ số tiền trong sổ tiết kiệm của công chức kể trên cũng sẽ bị… xóa sạch.

“Công chức sau một đời làm việc, đến khi nghỉ hưu, ai cũng mong có một khoản để chăm lo nhà cửa, đi du lịch, cưới vợ, xây nhà cho con… Một công chức đã làm việc chừng chục năm thì trong sổ tiết kiệm sẽ có khoảng vài chục đến cả trăm triệu. Do vậy, khi bị mua chuộc, hối lộ chừng vài triệu hay vài chục triệu thì họ sẽ chờn tay, nếu không muốn vì khoản lợi nhỏ trước mắt mà mất đi khoản vốn lớn hơn đang có trong sổ tiết kiệm. Như thế công chức sẽ có ý thức hơn trong việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức”, ông Thanh lý giải sáng kiến có tính đột phá này.

Đối với đội ngũ viên chức (y tế, giáo dục…) hiện vào khoảng mười mấy ngàn người, ông Nguyễn Bá Thanh cho hay, đề án kể trên cũng sẽ nghiên cứu để hỗ trợ mỗi người từ 30 - 50 triệu đồng khi nghỉ hưu và cũng sẽ tiến hành theo cách thức như áp dụng với công chức.

Nguồn ngân sách này hoàn toàn nằm trong khả năng của TP. Chẳng hạn, hiện chúng ta đang dự định xây 3 cây cầu qua sông Hàn, có thể trước mắt chỉ xây 2 cây cầu thôi, dành nguồn vốn của cây cầu còn lại để lập quỹ, sau này TP phát triển hơn sẽ xây tiếp chứ không đi đâu mà mất”, Bí thư Thành ủy cho hay.

Theo ông Thanh, cách làm này Singapore và một số nước đã thực hiện từ hàng chục năm nay chứ không phải là đề xuất gì mới mẻ, ghê gớm. "Đề xuất này của TP (cũng như đề xuất về việc dân bầu trực tiếp chủ tịch UBND TP) là thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị, cho phép Đà Nẵng có phương án trình Chính phủ phê duyệt thí điểm một số cơ chế, chính sách mới, chưa có hoặc có nhưng chưa hiệu quả, nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển của TP".

Ông cũng đề nghị các đại biểu HĐND TP Đà Nẵng dành hai ngày còn lại của kỳ họp để thảo luận cụ thể về định hướng lập quỹ này, đặc biệt là các vướng mắc có thể nảy sinh đối với luật hiện hành: Luật Ngân sách, Luật Cán bộ, công chức và cả Hiến pháp.

  • Hải Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai cái khó để thực hiện ý tưởng của Đà Nẵng

08:20' 08/12/2008 (GMT+7)

Posted Image - "Kiến nghị của Đà Nẵng gợi mở một cách tư duy mới trong tổ chức quản trị quốc gia. Nên coi ý tưởng này như cơ hội để trao đổi, tranh luận trong thiết kế mô hình quản trị để xây dựng một chính quyền năng động, chọn được người tài đứng đầu, bảo đảm quyền chủ động của địa phương", Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TS Nguyễn Sĩ Dũng nói về đề xuất của Đà Nẵng để người dân bầu trực tiếp chủ tịch thành phố.

  • Dân chủ không bao giờ là "quà tặng" bất ngờ
  • Chủ tịch Đà Nẵng ủng hộ đề xuất dân bầu chủ tịch

    Posted Image

  • TS Nguyễn Sĩ Dũng. Ảnh: LAD

    Hệ chuẩn hoàn toàn mới

    - Đề xuất người dân bầu trực tiếp chủ tịch thành phố của Đà Nẵng đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều bởi ngay cả chủ trương thí điểm người dân bầu chủ tịch xã đưa ra Quốc hội mới đây vẫn còn chưa được thông qua. Chủ trương này nếu làm trong điều kiện hiện nay sẽ vấp phải những vướng mắc gì, thưa ông?

    - Để người dân được bầu trực tiếp chủ tịch thành phố là xác lập một hệ chuẩn hoàn toàn mới trong tổ chức quản trị quốc gia. Chưa bàn đến yếu tố chính trị, dân chủ, chỉ xét về phương diện kỹ thuật thì sẽ có hai cơ quan đại diện là hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính thủ trưởng. Sự ủy quyền đại diện của dân cho hai cơ quan này cũng khác nhau.

    Một bên theo chế độ hội nghị, tranh luận và đa số. Còn bên kia theo chế độ thủ trưởng. Ông chủ tịch thành phố do dân bầu cũng tương đương như một cơ quan đại diện.

    Chủ tịch thành phố sẽ có một nền tảng cử tri lớn hơn bất kỳ một ông dân biểu nào. Chủ tịch thành phố chịu trách nhiệm trước dân chứ không phải chịu trách nhiệm trước hội đồng. Ngay cả người đứng đầu Đảng cũng buộc phải đứng ra tranh cử để có một vị thế hợp pháp.

    - Khi mà quyền lực của ông chủ tịch do dân bầu rất lớn vì đã nhận được sự ủy quyền, tín nhiệm trực tiếp từ dân thì nên thay đổi cơ chế giám sát như thế nào để tránh chuyện lạm quyền?

    - Đây là cái khó thứ hai, buộc lòng phải cải cách sâu hơn nữa. Không thể có chuyện để mặc chủ tịch TP tự phê chuẩn mọi quyết định.

    Theo mô hình Xô - Viết, cơ quan quyền lực địa phương tập trung hết vào hội đồng nhân dân, nhưng áp dụng việc bầu chủ tịch thì quyền lực nằm ở cả hai bên, do đó cần xác lập một mối quan hệ trên nguyên tắc kiểm tra, chế ước và cân bằng lẫn nhau. HĐND sẽ phải làm việc thường xuyên để kiểm tra từng quyết định. Tối thiểu phải có phiên họp toàn thể mỗi tuần một lần.

    Những cải cách này sẽ đụng Hiến pháp rất ghê gớm. Nếu muốn "lách" mà không đụng Hiến pháp thì chỉ có cách xin thí điểm. Nhưng có thể thí điểm Hiến pháp hay không lại vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ.

    Những cải cách này sẽ đụng Hiến pháp rất ghê gớm vì Hiến pháp thiết kế chính quyền theo mô hình Xô - Viết.

    Nếu muốn "lách" mà không đụng Hiến pháp thì chỉ có cách xin thí điểm. Nhưng có thể thí điểm Hiến pháp hay không lại vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ.

    "Rất cần cải cách"

    - Có vẻ như đây là đề xuất rất khó khả thi trong điều kiện hiện nay. Vậy ông có gợi ý nào để ý tưởng này trở thành hiện thực?

    - Bầu trực tiếp chỉ làm được trong mô hình phân quyền ngay từ Trung ương và địa phương được tự quản. Nếu vẫn duy trì mô hình tập quyền ở Trung ương thì chuyện bầu trực tiếp khó thành thực chất. Ở dưới bầu "anh" lên nhưng nếu trên không cho "anh" một cái quyền thì việc bầu không có ý nghĩa. Tốt hơn cứ để trên cử về. Đã để cho dân bầu thì phải hiểu rằng anh sẽ rất độc lập với trung ương.

    Về lý luận, chúng ta chưa giải quyết được câu chuyện địa phương có được tự quản hay không, quyền tự quản của địa phương đến đâu. Lý thuyết phân cấp, phân quyền chưa thực sự rõ ràng, mạch lạc, triệt để sẽ gây khó khăn cho việc xây dựng một mô hình cụ thể.

    Rõ ràng là rất cần cải cách và đề xuất của Đà Nẵng là một cơ hội để tranh luận, trao đổi, nhằm chọn ra được một mô hình chính quyền năng động hơn, chịu trách nhiệm tốt, từ đó chọn được người tài đứng đầu và bảo đảm quyền chủ động của địa phương.

    Kiến nghị của Đà Nẵng gợi mở một cách tư duy mới và nghiêm túc trong việc tổ chức quản trị quốc gia và đặt vấn đề để thay đổi. Đây là cơ hội để trao đổi, tranh luận và nêu ra ý tưởng trong thiết kế mô hình tổ chức chính quyền.

    Lúc này, chúng ta cũng đang có những thử nghiệm bước đầu để đi ra khỏi mô hình Xô - Viết, nghị quyết thí điểm bỏ hội đồng nhân dân quận, huyện, phường mà Quốc hội thông qua vừa rồi là một trong số đó.

    Mô hình Đức: TƯ chỉ làm những việc địa phương không làm

    - Cùng với ý tưởng để người dân bầu chủ tịch, Đà Nẵng cũng đang xây dựng đề án xin thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và TP Hồ Chí Minh cũng có đề xuất tương tự. Theo ông, nên để các địa phương tự dò dẫm, cải tiến, xin thí điểm một số cách làm mới trước, hay Trung ương nên làm rõ việc chúng ta đang muốn xây dựng theo một mô hình chính quyền nào trước?

    Bầu trực tiếp chỉ làm được trong mô hình phân quyền ngay từ Trung ương và địa phương được tự quản. Nếu vẫn duy trì mô hình tập quyền ở Trung ương thì chuyện bầu trực tiếp khó thành thực chất.

    - Nên làm rõ ta đang muốn đi theo mô hình nào trước.

    Nhìn lại lịch sử, trước kia dưới thời phong kiến, chúng ta đi theo mô hình tập quyền, chỉ có chính quyền Trung ương, không có chính quyền địa phương. Trừ cấp làng xã có bầu bán, còn lại ở bên trên là do vua bổ nhiệm. Từ năm 1945 đến 1959 là đan xen mô hình từ thời Pháp và cách mạng với các ủy ban hành chính nhưng mô hình này vận hành thời gian ngắn nên không rõ.

    Từ năm 1960 ta đi theo mô hình Xô - Viết, sau đó nhân rộng cả miền Nam. Nên có một nghiên cứu lại về mô hình tổ chức chính quyền.

    Còn hiện nay, thí điểm bỏ HĐND nhưng lại chưa làm rõ sẽ đi theo mô hình nào.

    - Đã từng nghiên cứu nhiều mô hình quản trị hiện đại, tiên tiến trên thế giới, ông thấy Việt Nam nên đi theo mô hình nào là phù hợp?

    - Trên thế giới, ngoài mô hình Xô - Viết, còn có 3 mô hình tổ chức chính quyền địa phương. Đó là mô hình như kiểu nước Pháp, mô hình kiểu Đức và mô hình Anh - Mỹ. Mô hình nào cũng có lịch sử, cần nghiên cứu. Lý tưởng nhất, đem lại sự thịnh vượng là mô hình Anh - Mỹ.

    Chuyển từ mô hình Xô - Viết, có lẽ nên lựa chọn mô hình như của Đức, dù gần gũi nhất có lẽ là mô hình Pháp. Theo mô hình kiểu Đức thì hầu như địa phương làm hết, Trung ương chỉ làm những việc mà địa phương không làm như quốc phòng - an ninh. Đặc biệt, cho bầu cử rộng rãi ở cấp cơ sở để địa phương tự chịu trách nhiệm trước dân.

    Lịch sử của mô hình này xuất phát từ việc các bộ lạc sống tản quyền. Khi có nhu cầu chống ngoại xâm, tập hợp lại và cái gì không làm được thì ủy quyền cho bên trên.

  • Lê Nhung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay