Posted 4 Tháng 1, 2013 Mấy Trong “Dự thảo sửa đổi hiến pháp” có câu đầu tiên: “LỜI NÓI ĐẦU - Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.” Cụm từ “dựng nước và giữ nước” tức là kể từ khi hình thành quốc gia độc lập. Quốc gia độc lập của người Việt Nam có từ khi nào? Đầu câu đã trả lời một cách khẳng định “Trải qua mấy nghìn năm lịch sử”. Mấy là một khái niệm “tù mù có giới hạn”. Trong tiếng Việt từ “Mấy ?” là một dấu hỏi, nhưng rõ ý là trả lời của dấu hỏi đó sẽ là “một vài” hay “vài ba”, tức nó là tù mù có giới hạn từ 1 đến 3. Đi chợ hỏi mớ rau rẻ tiền, người ta chỉ hỏi “Mấy nghìn ?”. “Mấy ? “ là chỉ có giới hạn lẻ “vài ba” mà thôi, phát âm miền Trung thì hỏi “Nấy ?, nấy đó ?”, phát âm tiếng Tày thì hỏi “au Nẩy” nghĩa là “ưng Mấy ?”. Hỏi mua món hàng đắt tiền , không ai dám hỏi “ mấy ?”, vì sợ bị nghĩ rằng mình chê là hàng rẻ tiền, nên phải hỏi là “Bao nhiêu ?” nghĩa là “Bao gồm Nhiều tiền không ?”. “Mấy nghìn năm” là từ không có độ mở cho nghiên cứu chiều sâu, nó gần như khẳng định chính xác giới hạn là từ 1 đến 3 nghìn năm. Chính xác giới hạn nghĩa là không chính xác, vì nó không có con số nào trong cụm từ đó cả. Từ đầu những năm 40 của thế kỷ trước Hồ Chí Minh viết về sử nước nhà: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Trải năm hơn 4 nghìn năm. Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa. Hồng Bàng là Tổ nước ta. Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang”. Nước ta tức quốc gia của dân Việt Nam, quốc gia đầu tiên ấy là Văn Lang. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (chính sử) ghi: “Nước Văn Lang, bắc giáp Động Đình Hồ, đông giáp Đông hải, tây giáp Ba Thục, nam giáp Hồ Tôn”. Cụm từ “hơn 4 nghìn năm” là một khái niệm rất khoa học vì nó có điểm chính xác là con số “4 nghìn năm”, kèm theo là từ “hơn”, là độ mở cho nghiên cứu chiều sâu về hướng Xưa, mà hướng Xưa thì cứ nghiên cứu đi Nữa cũng vẫn là Chưa đến cùng, “hơn 4 nghìn” thì 5 nghìn cũng là hơn, 7 nghìn cũng là hơn, 1 vạn năm của văn minh lúa nước thời văn hóa Hòa Bình cũng là hơn. Còn ngôn từ Việt thì không biết nó bắt đầu có từ bao giờ. Nên chính xác nhất là định nghĩa nó bắt đầu từ tình yêu của Mẹ: Yêu=Ái=Ai=Ngài=Người. Ai=Gái=Nái=Nữ 女. Con người Việt sinh ra thì cái ngôn từ đầu tiên của nó là khi chui ra khỏi bụng mẹ, là từ Oa Oa. Cho nên Nữ Oa 女 娲 là một bà mẹ Việt , nghĩa là người đàn bà đầu tiên (nếu là của Hán thì phải viết theo ngữ pháp Hán là “Oa Nữ”). Từ Oa Oa ấy không phải là tiếng khóc mà không có nghĩa. Nghĩa của nó là do lướt một câu khẳng định (từ cái NÔI của các khái niệm trong ngôn ngữ) là “O Tròn là Trời đã sinh ra Ta”= “O…Ta” = Oa, nhưng O Ta (tiếng miền Trung) lại có nghĩa là Cô Ta, tức là Mẹ Ta. Cô=Cơ. Tức đứa bé ra đời là đã khẳng định ngay mẹ ta là Mẹ Cơ, tức Mẹ Âu Cơ, mà lướt “Mẹ Âu”=Mẫu. Khi đứa bé ra đời nó tự xưng là Oa, như thiên thần nhỏ tự khẳng định “O Tròn là Trời đã sinh ra Ta”. Lúc ấy mẹ nó nghĩ thầm là “Tao mới chính là người thay trời để sinh ra mầy, sức mấy mà mầy tự xưng Oa !”. Thế là đứa bé hiểu ra và chập nhận thêm cái “T” vào cuối tên Oa để thành “Oa tờ oắt”= Oắt, và gọi là đứa Oắt Con. (Tiếng Nhật phát âm là “Oa Kai” nghĩa là “oắt con”). Đứa bé Việt ra đời, tự xưng Oa, nó là người, tức Ai, nên Oa Ai=Oải, 0+0=1, chữ nho Oải 矮 chỉ ý thấp bé như đứa oắt con. Người Nhật tự xưng mình là “Oa Nin” viết bằng chữ nho Hòa Nhân 和 人, nghĩa là dân lúa nước. Tiếng Việt thì Ai nghĩa là Người, nhiều người thì dùng từ lặp để nhấn ý nhiều là Ai Ai, lướt thỉ “Ai Ai”=Ải, 0+0=1, đúng thuật toán nhị phân cho biến thanh điệu khi lướt từ lặp, nghĩa là đông người; đánh trận mà phải vượt qua chỗ đông quân địch thì gọi là “vượt qua cửa Ải”. Ải cũng nghĩa là thấp bé, nho viết bằng chữ Oải 矮, vì người Việt vóc dáng thấp bé hơn người Hán. Từ cổ Ải nghĩa là thấp, Thấp=Sấp, nên cày xới cho miếng đất lật Sấp xuống để lộn lớp dưới lên phơi nắng thì gọi là “cày Ải”. Hán ngữ cũng dùng chữ Oải 矮 (phát âm đúng “ải” như tiếng Việt) nghĩa là thấp, và có từ “ải tun tun 矮 墩 墩” nghĩa là thấp lùn lùn, là dùng của tiếng Việt. Người Hán gọi người Nhật là Oải Nhân 矮 人 tức người lùn. Nhật Bản có chính sách dinh dưỡng cải tạo giống nòi nên ngày nay vóc dáng họ cao lớn hơn. Việt Nam ngày nay dinh dưỡng cũng khá hơn nên thế hệ thanh niên ngày nay vóc dáng cao lớn hơn. Một người Đài Loan sau 10 năm lại sang Việt Nam, gặp lại, nói với tôi: “Chỉ cách có mười năm mà thấy VN thay đổi nhanh thật, nhìn ngoài đường đa số là thanh niên, mà vóc dáng cao đẹp hơn so với thấy mười năm trước, ăn mặc cũng đẹp hơn”. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites