Thiên Sứ

Hiến Pháp Mới Và Sự Xác Đinh Gần 5000 Năm Lịch Sử Việt

4 bài viết trong chủ đề này

Chính trị

Chính thức công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp

1/1/2013 23:18

Posted Image- Theo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính thức công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân.

Không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp

Posted Image

VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992:

HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992 (SỬA ĐỔI NĂM 2013)

LỜI NÓI ĐẦU

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.

Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp

1/1/2013 18:49

Ngày 28/12/2012, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Báo VietNamNet trân trọng đăng toàn văn Chỉ thị này.

Ngày 23/11/2012, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 38/2012/QH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bắt đầu từ ngày 2/1/2013 và kết thúc vào ngày 31/3/2013.

===============

Tôi đã gửi ý kiến sửa đổi hiến pháp theo chỉ thị 22-CT/TW và Nghĩ quyết 38/2012/QH13 trong mục đóng góp ý kiến của Vietnamnet.vn, như sau:

Đề nghị sửa lại câu trong lời nói đầu:.

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam....

Thành:

Trải qua gần 5000 năm lịch sử, nhân dân Việt Nam.....

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời nói đầu của các văn bản Hiến Pháp ttrước năm 1992, đều ghi rõ:

"Trải hơn 4000 năm lịch sử..."

Duy nhất trong những Hiến Pháp Việt tính từ 1945 , chỉ có Hiến Pháp 1992 là viết: "trải mấy ngàn năm lịch sử....". Tôi thiết nghĩ:

Lịch sử xác định cội nguồn dân tộc Việt phải rõ ràng, không thể mơ hồ được. Từ những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ trước, một phong trào phủ nhận văn hóa sử truyền thống nhân danh khoa học đã trỗi dậy. Dẫn đến nguyên nhân có sự chỉnh sửa lời nói đầu của Hiến Pháp 1992 so với các bản văn Hiến Pháp khác như trên. Như vậy, sự không rõ ràng về mặt ngôn từ trong văn bản đã xuất hiện ngay từ trong lời nói đầu của Hiến Pháp, một văn bản quan trong bậc nhất của nền chính trị quốc gia và dân tộc. Điều này , những nhà kiến tạo Hiến Pháp có thể chấp nhận được không?

Những người nhân danh khoa học phủ nhận văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt có xác định được rằng kiến thức khoa học mà hnhân danh cách đây hơn nửa thế kỷ là chân lý vĩnh cửu và không thể thay đổi không?

Hơn 15 năm nay, chúng tôi đã chứng minh với đầy đchứng lý khoa học - trên cơ sở những tiêu chí khoa học - và xác định một cách chắc chắn rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là một chân lý.

Bởi vậy, tôi đề nghBan soan thảo Hiến Pháp mới bỏ những câu chữ mơ hồ về cội nguồn Việt sử trong hiến pháp 1992 và xác định rõ trong Lời Nói Đầu của văn bản Hiến Pháp mới v

"Cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử..... "

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mấy

Lãn Miên

Trích

Trong “Dự thảo sửa đổi hiến pháp” có câu đầu tiên: “LỜI NÓI ĐẦU - Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.”

Cụm từ “dựng nước và giữ nước” tức là kể từ khi hình thành quốc gia độc lập. Quốc gia độc lập của người Việt Nam có từ khi nào? Đầu câu đã trả lời một cách khẳng định “Trải qua mấy nghìn năm lịch sử”. Mấy là một khái niệm “tù mù có giới hạn”. Trong tiếng Việt từ “Mấy ?” là một dấu hỏi, nhưng rõ ý là trả lời của dấu hỏi đó sẽ là “một vài” hay “vài ba”, tức nó là tù mù có giới hạn từ 1 đến 3. Đi chợ hỏi mớ rau rẻ tiền, người ta chỉ hỏi “Mấy nghìn ?”. “Mấy ? “ là chỉ có giới hạn lẻ “vài ba” mà thôi, phát âm miền Trung thì hỏi “Nấy ?, nấy đó ?”, phát âm tiếng Tày thì hỏi “au Nẩy” nghĩa là “ưng Mấy ?”. Hỏi mua món hàng đắt tiền , không ai dám hỏi “ mấy ?”, vì sợ bị nghĩ rằng mình chê là hàng rẻ tiền, nên phải hỏi là “Bao nhiêu ?” nghĩa là “Bao gồm Nhiều tiền không ?”. “Mấy nghìn năm” là từ không có độ mở cho nghiên cứu chiều sâu, nó gần như khẳng định chính xác giới hạn là từ 1 đến 3 nghìn năm. Chính xác giới hạn nghĩa là không chính xác, vì nó không có con số nào trong cụm từ đó cả. Từ đầu những năm 40 của thế kỷ trước Hồ Chí Minh viết về sử nước nhà: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Trải năm hơn 4 nghìn năm. Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa. Hồng Bàng là Tổ nước ta. Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang”. Nước ta tức quốc gia của dân Việt Nam, quốc gia đầu tiên ấy là Văn Lang. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (chính sử) ghi: “Nước Văn Lang, bắc giáp Động Đình Hồ, đông giáp Đông hải, tây giáp Ba Thục, nam giáp Hồ Tôn”. Cụm từ “hơn 4 nghìn năm” là một khái niệm rất khoa học vì nó có điểm chính xác là con số “4 nghìn năm”....

Cách nói "hơn 4000 ngàn năm lịch sử" và "Gần 5000 năm lịch sử", đều xuất phát từ một cột mốc thời gian theo Đại Việt sử ký toàn thư - ghi nhận: Nước Văn Lang của Bách Việt thành lập năm 2879 BC.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắt đầu từ giữa thập kỷ 70 của thế kỷ trước, rộ lên phòng trào đòi xét lại truyền thống văn hóa sử của dân tộc Việt. Họ cho rằng: Quan niệm truyền thống văn hóa sử của dân tộc Việt với nhận thức "hơn 4000 năm lịch sử " là mơ hồ và không có "cơ sở khoa học". Quan niệm của họ nhân danh khoa học và họ cho rằng" Được hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" thừa nhận. Đó là nguyên nhân của việc sửa đổi lời nói đầu của văn bản Hiến Pháp 1992 so với các bản văn Hiến Pháp trước đó thành "Mấy ngàn năm lịch sử" .

Nhưng, về bản chất của sự nhân danh khoa học này thì thực tế cho thấy những nhận thức khoa học ngày càng phát triển, những tri thức khoa học của qúa khứ không phải là một kết luận cuối cùng. Chúng tôi đã xem xét toàn bộ những yếu tố phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt về mọi phương diện và xác định nhân danh những tri thức khoa học rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử chính là thực tế đã tồn tại.

Bởi vậy, chúng tôi đề nghị Ban dự thảo Hiến Pháp mới đặc biệt quan tâm đến việc xác định trong văn bản hiến pháp sửa đổi trường hợp này.

Share this post


Link to post
Share on other sites