Posted 26 Tháng 12, 2012 Tranh cổ Otsu-e08/04/2008Trước kia tại các vùng nông thôn Nhật Bản vào những ngày lễ tết thường bày bán một loại tranh bình dân là Otsu- e, cũng vẽ theo những môtíp dân gian gần gũi với người nông thôn, giống như tranh Đông Hồ của Việt Nam. Sau Thế chiến hai, còn rất ít người Nhật Bản chơi tranh và vẽ tranh khiến cho dòng tranh cổ bị mai một. Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây, loại tranh này đang được phục hồi. Không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lịch sử mà du khách nước ngoài cũng thường mua tranh Otsu-e làm quà cho người thân như một kỷ niệm nhỏ về đất nước Mặt trời mọc. Về sự ra đời của làng tranh Otsu, truyện kể: Vào đầu thế kỷ XVII, Nhật Hoàng cho xây dựng những ngôi chùa lớn ở Kyoto, một số gia đình bị mất nhà cửa được đưa về làng Otsu sinh sống. Trước đó làng Otsu đã nổi tiếng là nơi tập trung nhiều họa sỹ của cố đô Kyoto, và chính họ đã dạy lại những người dân nhập cư vẽ tranh khắc gỗ để mưu sinh. Cái tên làng tranh Otsu có từ đó. Cũng giống như tranh Đông Hồ của Việt Nam, tranh làng Otsu được họa sỹ vẽ mẫu rồi khắc lên gỗ, sau đó bôi màu rồi in ra nhiều bản. Đặc biệt, mỗi bức tranh có màu sắc khác nhau, không tấm nào giống tấm nào. Vì vậy, tuy cùng một mẫu nhưng mỗi người mua lại có một tranh có màu sắc riêng, tùy theo sở thích. Xưa kia người Nhật mua tranh Otsu-e để trang trí nhà cửa vào mỗi dịp lễ tết, đồng thời chiêm nghiệm những ý nghĩa cuộc sống được thể hiện trong tranh. Tranh Otsu thường theo những môtíp nhất định, chủ yếu là đề tài dân gian và cuộc sống đời thường dễ hiểu, cụ thể và quen thuộc nhằm mục đích giáo dục con người. Đôi khi có bức tranh vẽ những vị thần với ý nghĩa trừ tà ma, nên đòi hỏi người vẽ phải tập vẽ đi vẽ lại cho đến khi vẽ thật nhanh, thật nhuyễn mới thôi. Điều duy nhất khác biệt ở tranh Otsu-e là màu sắc, đường nét tùy theo từng họa sỹ. Những cái tên “Cá trê quả bầu” (Hyotan Namazu), tranh “ông ác cầu kinh” (Onino Nenbutsu) đã trở nên quen thuộc với người dân Nhật. Xưa kia các họa sỹ chủ yếu dùng màu có trong thiên nhiên để vẽ tranh Otsu–e, như: Đất, than, son. Thời Edo (nửa thế kỷ XVII) là thời kỳ có thể nói cực thịnh của tranh Otsu-e. Các họa sỹ Otsu-e vẽ cả tranh tượng... Sau một thời gian tưởng như bị quên lãng, các họa sỹ thế hệ mới của Nhật Hoàng phục hồi làng nghề truyền thống và tranh Otsu-e được nhiều nơi sản xuất chứ không chỉ có làng Otsu-e. Có rất nhiều lớp học dạy vẽ tranh Otsu-e và được sự ủng hộ nhiệt tình của giới trẻ. Họ cho rằng học vẽ tranh Otsu-e là góp phần giới thiệu với bạn bè quốc tế về dòng tranh cổ của nước mình. Giá bán một bức tranh Otsu-e không quá đắt không phải là tranh kém giá trị mà các họa sỹ quan niệm, cần phổ biến sản phẩm nghệ thuật dân gian đến với du khách hơn là móc túi họ. Du khách đến thăm làng Otsu-e không chỉ được trực tiếp ngắm nhìn các họa sỹ vẽ tranh mà còn được xem cách bài trí tranh Otsu-e trong những ngôi nhà cổ. Ngày nay tranh Otsu-e đã có nhiều sự thay đổi như được vẽ trên nhiều loại giấy khác nhau và màu sắc cũng hiện đại hơn, nhưng đường nét và các mô típ cũ vẫn giữ nguyên. Vẫn còn những họa sĩ vẽ theo lối truyền thống và họ cũng khuyến khích lớp thanh niên học vẽ tranh Otsu-e theo lối cũ. Hiện tranh Otsu-e cổ được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Nihon Mingei-Ka ở Tokyo.Nguyễn An Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 12, 2012 Tranh Đông Hồ và Otsu - Etranh Đông Hồtranh Nhật Otsu - E Share this post Link to post Share on other sites