Đại Phúc

Nha Trang Qua Con Mắt Người Nwớc Ngoài

12 bài viết trong chủ đề này

Clip quảng bá du lịch Nha Trang gây xôn xao

Biển xanh, cát trắng cùng những thắng cảnh nổi tiếng ở Nha Trang hiện lên tuyệt đẹp trong clip quảng bá của một công ty lữ hành Hàn Quốc, khiến ngay cả người Việt cũng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của vùng đất này.

Posted Image

Bãi cát trắng trải dài ôm lấy nước biển xanh mát trong clip quảng bá du lịch Nha Trang của Hàn Quốc.Trong gần 3 phút, Nha Trang hiện lên với bãi biển trong xanh miên man bờ cát trắng. Hai thiếu nữ Hàn Quốc cùng đạp xe khám phá các địa danh ở thành phố biển này như chùa Long Sơn, tháp Bà Ponagar, đảo Hòn Tằm... Ở mỗi địa danh, hai du khách xứ Kim chi thích thú khám phá cuộc sống của người dân, thưởng thức những món ăn ngon, chơi thể thao, ở các khu nghỉ dưỡng cao cấp...

* Clip: Nha Trang đẹp lộng lẫy trong quảng cáo của Hàn Quốc

Cảnh đẹp của Nha Trang dưới góc nhìn của khách nước ngoài hiện lên vừa quen thuộc lại lạ lẫm. Mới xuất hiện trên mạng nhưng clip đã thu hút hàng nghìn lượt xem và chia sẻ của cộng đồng.

Nhiều người trầm trồ trước vẻ đẹp của Nha Trang và ví thiên đường du lịch này không thua kém Hawaii. Phần lớn bình luận ngạc nhiên và ngỡ ngàng như lần đầu được biết tới nơi này. Thậm chí, không ít người xuýt xoa khi được đi du lịch qua màn ảnh nhỏ và hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên ở Nha Trang.

Posted Image

Các địa danh trong clip đều được giới thiệu bằng hai ngôn ngữ, tiếng Việt và tiếng Hàn."Rất chuyên nghiệp. Nếu họ không ghi Nha Trang bằng tiếng Việt mà ghi bằng tiếng Hàn thì người xem cũng chẳng dám tin đó là Việt Nam", nickname Dan viết. Còn letran chia sẻ: "Cùng một cảnh vật mà sao người ta làm nhìn quá tuyệt vời, mình làm thì nhìn là không muốn đi luôn".

Một số người đã so sánh clip quảng bá du lịch do người Việt và nước ngoài làm. Nickname the_rose_310 thắc mắc: "Nhìn quá tuyệt! Sao không thấy Việt Nam mình quảng bá kiểu này ta?". Trong khi Tôn Tiểu Tử lý giải: "Người Việt cứ làm clip quảng bá theo lối mòn mà không theo thị hiếu bây giờ". Và người này tỏ vẻ tiếc nuối khi "nhiều người không có tầm nhìn xa" và "hình ảnh Việt Nam cần được quảng bá dựa theo những tiêu chí có trong clip trên".

Theo Nhím Xù, muốn quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới thì cần người có tâm và tầm, trong khi những người được người được giao làm nhiệm vụ đó lại thiếu cả hai thứ đó.

Posted Image

Hai du khách Hàn Quốc đi lễ chùa Long Sơn.Lý giải cho việc các clip quảng bá du lịch Việt thường phải đi nhờ nước ngoài làm hộ, nhiều ý kiến cho rằng đó là do "đầu tư không đúng chỗ". "Đầu tư thì có nhưng không đúng chỗ. Giao cho mấy chỗ lạc hậu làm nhìn giống mấy clip rẻ tiền, thiếu sự trẻ trung, hấp dẫn. Chứ mấy cái này, đạo diễn trẻ làm MV ca nhạc chất lượng hiện nay dư sức làm", một độc giả chia sẻ.

Nhiều ý kiến cho rằng, làm clip quảng bá đẹp giống như công ty lữ hành của Hàn Quốc không khó. "Bình thường mà, có đầu tư thì Hàn Quốc hay Việt Nam cũng sản xuất được hết", vnketnoi nhận định.

Bình Minh

Đang tải Trang Tiếp...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chưa đi chưa biết Nha Trang...

Đi về mới biết... nó sang hơn mình...

Có tắm biển... Có tắm "sình"...

Có hồ be bé... hai mình tắm chung...

(Bút.. Trúc)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái tính đố kỵ của mấy ông làm quảng cáo ở Việt nam là vậy! Người ta làm đẹp thì bảo "các nhà làm quảng cáo trong nước dư sức", sư sức nên chẳng thèm làm bao giờ đây mà Posted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái tính đố kỵ của mấy ông làm quảng cáo ở Việt nam là vậy! Người ta làm đẹp thì bảo "các nhà làm quảng cáo trong nước dư sức", sư sức nên chẳng thèm làm bao giờ đây mà Posted Image.

Đầu tư thì dư sức...

Chỉ ngại bị...bẻ cò...

Share this post


Link to post
Share on other sites

đến slogan Bộ Văn hóa - Du lịch TT còn chọn ko ra hồn nữa là...

Trc thì "vẻ đẹp tiềm ẩn" bị chê là khó hiểu, tiềm ẩn có nghĩa là nhìn mãi ko ra vẻ đẹp hay vẻ đẹp chưa đc khám phá hết.

Nay các ổng lại chọn: "vẻ đẹp bất tận" Posted Image

quanh đi quanh lại chỉ có khẳng định "đẹp". Còn đẹp thế nào chả rõ.

slogan của Mã Lai ngắn mà chất: "Truly Asia" - thực sự là châu Á

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cách làm DU LỊCH của tây (Pháp) rất bài bản và phát triển bền vững qua ví dụ sau: Trải nghiệm một câu chuyện đã được khắc họa trong tiểu thuyêt và điện ảnh Pháp, là sự hòa trộn của thời gian và văn hóa Đông - Tây:

'...Người dân quanh nhà cổ dường như đã quá quen thuộc với hình ảnh đông đảo du khách Tây - ta đổ về tham quan ngôi nhà mỗi ngày..."Posted Image

Đời sống ››http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/121218/di-lai-duong-nguoi-tinh--sung-so-nha-co-huynh-thuy-le.html15/05/2013 10:58 GMT+7

Đi lại đường Người Tình, sững sờ nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Đã 20 năm, từ khi bộ phim Người Tình (L'Amant) của đạo diễn người Pháp Jean-Jacques Annaud (theo tiểu thuyết tự truyện của nữ văn sĩ Marguerite Duras) được công chiếu tại VN, việc rong ruổi lại con đường Người Tình từng đi lại được dấy lên trong không ít bạn trẻ.

Posted ImageMái nhà hình thuyền tượng trưng miền sông nước, vòm cửa cong theo kiểu La Mã và được chạm khắc các phù điêu của thế kỷ 17

Trở lại con đường Người Tình, cung đường du lịch khám phá Đồng bằng sông Cửu Long và thị xã Sa Đéc, quê hương ông Huỳnh Thủy Lê (nhân vật chính trong tiểu thuyết nổi tiếng Người Tình và cũng là người tình của tác giả Marguerite Duras) không thể không ghé thăm ngôi nhà cổ, nơi ông sinh sống thưở sinh thời.

Kiến trúc Đông - Tây hòa quyện

Câu chuyện tình nổi tiếng của đôi tình nhân Pháp - Trung Hoa đã lôi kéo bao du khách tìm đến ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê để rồi ai nấy cùng thú vị khi phát hiện ra ngôi nhà mang lối kiến trúc cổ điển hòa quyện nét đẹp Đông - Tây độc đáo. Ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ngày nay nằm ở số 255A Nguyễn Huệ, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt nằm ven sông. Người dân quanh nhà cổ dường như đã quá quen thuộc với hình ảnh đông đảo du khách Tây - ta đổ về tham quan ngôi nhà mỗi ngày.

Ngôi nhà cổ rộng 258 m2, được xây dựng bằng gỗ năm 1895 với ba gian mang nét đặc trưng kiến trúc miền Nam. Đợt trùng tu lớn năm 1917, ngôi nhà cổ được xây dựng lại mang nét đặc trưng của biệt thự Pháp kết hợp hài hòa với kiến trúc phương Đông. Mái nhà mang hình thuyền của miền Tây sông nước, trong khi vòm cửa mang dáng cong theo kiểu La Mã, chạm khắc các phù điêu hoa lá cây cỏ, chim muông của thế kỷ 17.

Posted ImageChính giữa nhà cổ là bàn thờ ông Quan Công sơn son thếp vàng

Posted ImagePhòng ngủ với ba mặt làm bằng gỗ, có chạm trổ hoa lan, cúc, trúc, bướm và tứ quả sơn son thếp vàng.

Bước vào bên trong gian nhà, một không gian cổ mở ra với các cánh cửa, cột nhà, bàn thờ... đều sơn son thếp vàng. Những cây cột ở gian chính có những bức chạm trổ chim loan, chim phượng với hoa lá bốn mùa rất tinh tế, sắc xảo. Gian thờ Quan Công ở giữa cũng vàng rực lên những bức chạm trổ hoa lá. Phía sau gian thờ, hai gian phòng ngủ chạm trổ hoa lan, cúc, trúc cũng sơn son thếp vàng tỉ mỉ phủ đầy nếp thời gian xưa cũ.

Ngôi nhà cổ được nhiều người biết đến từ khi tiểu thuyết L'Amant của nữ văn sĩ người Pháp Margueritte Duras được đạo diễn Jean - Jacques Annaud dựng thành phim với các diễn viên Jane March, Lương Gia Huy. Mỗi ngày có đến cả ngàn lượt du khách đến tham quan ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, trong đó một nửa là khách người Pháp.

Tình yêu bất tận

Ngôi nhà cổ do ông Huỳnh Cẩm Thuận, một thương gia người Hoa nổi tiếng giàu có bậc nhất ở Sa Đéc thời bấy giờ, truyền lại con trai út là Huỳnh Thủy Lê thừa kế. Là một thanh niên điển trai con nhà giàu có tiếng tăm, Huỳnh Thủy Lê từng du học Paris về kinh doanh để trở về phụ giúp cha. Ông trở thành người tình đầu tiên của nữ văn sĩ Marguerite Duras khi hai người tình cờ gặp gỡ trên chuyến phà Mỹ Thuận năm 1929, khi nàng vừa mới chưa đầy 16 tuổi và chàng đã 32 tuổi.

Khi cha biết chuyện, ông Lê đã quỳ lạy xin cha cho mình sống với người con gái mà ông cảm nhận một tình yêu mãnh liệt mà có thể chỉ đến một lần trong đời. Song vì sự khác biệt văn hóa Đông - Tây và không môn đăng hộ đối giữa hai gia đình, người cha đã không thuận tình cho hai người đến với nhau. Mối tình chỉ kéo dài 18 tháng. Ngày Marguerite lên tàu về Pháp, từ mạn tàu nàng thấy thấp thoáng từ xa chiếc xe hơi sang trọng màu đen quen thuộc của người tình Trung Hoa lặng lẽ đến tiễn biệt. Không lâu sau đó, chàng vâng lời cha lấy cô vợ trẻ cũng người Trung Hoa môn đăng hộ đối.

Nhiều năm sau, sau biết bao nhiêu dâu bể cuộc đời, chàng có dịp đến Paris cùng vợ. Chàng gọi điện cho nàng ngỏ ý chỉ để nghe giọng nàng nói. "Rồi chàng nói với nàngrằng cũng giống như trước kia, chàng vẫn yêu thương nàng, chàng không thể ngừng yêu thương nàng cho được, không bao giờ chàng có thể ngừng yêu thương nàng, chàng yêu thương nàng cho đến chết" (trích tiểu thuyết Người Tình).

Posted ImageChiếc máy hát cổ chạy dĩa quay tay dường như vẫn đang chơi một tình khúc vượt thời gian nào đó...

Posted ImageChiếc tivi cổ trong nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Posted ImageGóc trưng bày bộ bàn ghế cổ chạm trổ và cẩn xà cừ cùng những bức ảnh gia đình ông Huỳnh Thủy Lê trên tường

Posted ImageKhách tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê thích thú nghe về chuyện phim Người Tình nơi góc trưng bày những bức ảnh đời thường của bà Margeurite

Posted ImageHình ông bà Huỳnh Thủy Lê thời trẻ trưng bày tại nhà cổ

Posted ImageCảnh trong phim Người Tình trưng bày trong nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Posted ImageJane March hóa thân thành Margueritte Duras trong phim Người Tình - ảnh trưng bày trong nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Posted ImageNữ văn sĩ Marguerite Duras lúc về già - ảnh trưng bày trong nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Posted ImageDu khách tham quan góc ảnh gia đình ông Huỳnh Thủy Lê trưng bày trong nhà cổ.

Ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê vốn không phải là nơi diễn ra mối tình giữa nàng và chàng với những giây phút nồng ấm. Ngôi nhà hai người từng bốc cháy trong nhau tọa lạc trong Chợ Lớn, nơi đã mất hút giữa bao nhiêu dâu bể cuộc đời. Song người ta vẫn muốn tìm đến nơi người tình của Margueritte từng sống để hình dung một không gian cổ xưa với nếp văn hóa đậm nét Trung Hoa hòa lẫn văn hóa vùng sông nước miền Tây, nơi Huỳnh Thủy Lê đã sống cùng người vợ trẻ sau khi đau đớn dứt áo tình cũ.

Dường như ở góc trưng bày chiếc tivi cổ, chiếc máy hát chạy dĩa than quay tay, bộ bàn ghế cổ chạm xà cừ óng ánh, người ta vẫn còn thấy thấp thoáng bóng người tình Trung Hoa trầm tư dõi theo những bản tin thời sự hay những bản nhạc tình du dương mà thả hồn sống trong gian nhà ở Chợ Lớn với cửa sổ có lá sách và rèm che; nơi ông đã gởi lại một tình yêu bất tận cho đến phút giây cuối cùng.

(Theo Tuổi trẻ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Link bên vietnamnet có một sảnh tư liệu đẹp và rõ hơn: Posted Image

http://vietnamnet.vn...-tram-tuoi.html

Văn hoá ›› 16/05/2013 13:00 GMT+7

Cận cảnh đường cong của 'người tình' trăm tuổi

Posted ImageĐược xây dựng từ năm 1895, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, bối cảnh chính của phim "Người Tình" nổi tiếng đến nay vẫn là điểm đến yêu thích của nhiều người.

Posted Image

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là Di tích lịch sử văn hóa nằm ở thị xã Sa Đéc. Nhà

được xây dựng năm 1895 và được trùng tu lại vào năm 1917.

Posted Image

Kiến trúc của ngôi nhà là sự giao thoa giữa phương Đông và phương

Tây với kiến trúc mặt tiền mang đậm phong cách Pháp.

Posted Image

Bên trong được chia 3 gian kiểu Việt với bàn thờ Quan công

đặc trưng của người Hoa.

(... xem các ảnh tiếp theo bằng link nêu trên).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xã hội ››http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/120655/cap-giuong-nong--lanh-cua--cong-tu-bac-lieu-.html11/05/2013 07:18 GMT+7

Cặp giường nóng, lạnh của 'Công tử Bạc Liêu'

Tại chùa Sà Lôn (hay còn gọi là chùa Chén Kiểu) ở Sóc Trăng hiện có lưu giữ hai cặp giường được cho là của "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy. Điều đặc biệt ở hai chiếc giường này là “trái cực” nhau, một chiếc nóng, một chiếc lạnh.Posted Image

Mới đây, PV tìm đến chùa Chén Kiểu (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) và được chiêm ngưỡng cặp giường này ngay trong chùa.

Ông Trần Văn Hai (62 tuổi), một người làm công quả sống cố cựu ở chùa, xác nhận, cặp giường này chính là của gia đình "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy. Theo ông Hai, cặp giường được nhà chùa mua lại từ người khác vào khoảng năm 1950 - 1960.

Theo quan sát của PV, cặp giường có cấu trúc tương tự nhau, màu nâu đen, mỗi chiếc cao khoảng 2,5m, rộng gần 2m, nhưng có hoa văn trang trí khác nhau và điều đặc biệt ở cặp giường này là có một cái nóng và một cái lạnh.

Theo ông Hai, ở phần mặt nền của chiếc giường nóng có 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại được dùng để ngủ vào mùa mưa lạnh; còn chiếc giường lạnh có lót những miếng đá lớn nên dùng ngủ vào mùa hè nóng nực.

Posted Image

Posted Image

Chiếc giường nóng với mặt giường lót bằng các miễng gỗ giáng hương.Nói về giá trị của mỗi chiếc giường, ông Hai cho biết, thời đó nhà chùa mua lại chiếc giường lạnh khoảng 5.000 đồng, còn giường nóng khoảng 9.500 đồng. “Những năm 45, lúc đó lúa chỉ có bốn cắc năm một giạ nên giá trị của mỗi chiếc giường là rất lớn, chỉ có nhà giàu mới sở hữu những đồ vật như thế này”, ông Hai nói.

Trải qua thời gian, dù được lưu giữ cẩn thận nhưng hai chiếc giường cũng đã có dấu hiệu xuống cấp, hiện nhà chùa không cho khách lên ngồi, nằm thử khi đến tham quan nữa mà rào lại, chỉ cho phép chiêm ngưỡng.

Posted Image

Posted Image

Chiếc giường lạnh với những miếng đá lớn lót làm mặt nền.Ngoài cặp giường nóng lạnh, tại chùa còn giữ một chiếc bàn dài và một chiếc bàn tròn mà theo ông Hai cũng là của gia đình "Công tử Bạc Liêu". Ngay tại chiếc bàn tròn, nhà chùa cũng có treo hình "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy.

Ông Hai cho biết, mặt bàn dài là gỗ đỏ, chân gỗ bằng cẩm lai; còn mặt bàn tròn trên lót đá, chân bằng gỗ mun đen, hai chiếc bàn đều có cấu trúc, hoa văn đẹp mắt. Theo ông Hai, hai chiếc bàn được nhà chùa mua khoảng năm 1948, trong đó bàn dài có giá 4.000 đồng, còn bàn tròn khoảng 1.200 đồng.

Posted ImageBàn tròn có mặt bàn làm bằng đá, có nhiều hoa văn độc đáo.Những đồ vật này, theo ông Hai đã trải qua 3 đời trụ trì chùa. Vào những buổi lễ lớn hoặc ngày thường có nhiều người đến chùa tham quan, họ rất quan tâm chiêm ngưỡng khi biết đó là những đồ dùng của gia đình “Công tử Bạc Liêu” - một trong những gia đình giàu có bậc nhất ở Nam Kỳ lục tỉnh.

Posted ImageBàn dài làm từ gỗ quý của gia đình "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy. (Ảnh: Huỳnh Hải)Qua tìm hiểu một số tư liệu, gia đình "Công tử Bạc Liêu" có một ngôi nhà gọi là Nhà Lầu ở điền Bàu Sàng (Vĩnh Lợi), đây là nơi gia đình Trần Trinh Huy dùng để điều hành công việc trong điền.

Những năm 1945, do tình thế đất nước, gia đình Trần Trinh Huy cho người chở nhiều đồ dùng quý giá từ Nhà Lớn (Khách sạn Công tử Bạc Liêu ngày nay) như bàn thờ, tủ kiếng, sa-lông, bộ trường kỷ cẩm lại cẩn xà cừ, giường, tủ...vào cất giữ trong Nhà Lầu. Sau đó, Nhà Lầu bị tá điền cướp nhiều tài sản rồi bị đốt trụi. Những đồ vật nói ở trên là những đồ vật ở Nhà Lầu trước đây.

Nói về nguồn gốc của những đồ vật đang được lưu giữ ở chùa Chén Kiểu, khi tiếp xúc với PV, ông Trần Trinh Đức (con trai "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy) xác nhận, các đồ vật ở chùa Chén Kiểu đều là của cha ông ngày xưa.

(Theo Dân trí)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoài niệm về một vài điểm đến cho du lịch có bài bảnPosted Image

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++==

Sửng sốt "nhân chứng" lịch sử bị... siêu thoát

08:15 12/10/2012 (GMT+7)

Givral hôm nay khá lạ quá, trong khi ký ức, văn hóa, hay lịch sử vẫn phải được tiếp nối, chứ không phải bị ngắt quãng, xóa mờ...

Givral hôm nay có thể dành cho một thế hệ khác - trẻ , năng động, trong hòa bình. Nhưng ký ức, văn hóa, hay lịch sử, vẫn phải được tiếp nối, chứ không phải bị ngắt quãng, hay xóa mờ, bởi cảnh quan không có khả năng khơi gợi những dấu ấn đã từng có.

LTS: Vào dịp 30/4/2010, trong cuộc "Hội ngộ Sài Gòn" của các cựu phóng viên chiến trường Mỹ và phương Tây, một chủ đề hay được họ nhắc tới, thậm chí có lúc xôn xao, là sự kiện quán cà phê Givral (nằm trên góc đường Đồng Khởi và Lê Lợi ở trung tâm quận 1, Tp.HCM) sẽ bị đập đi cùng với toà nhà Eden. Không ít người trong số họ đã tranh thủ tới ghi lại những hình ảnh cuối cùng về một Givral "lịch sử và huyền thoại".

Trong những năm của cuộc chiến tranh Việt Nam, họ, cũng như các đồng nghiệp người Việt của họ, đã chọn địa điểm này để nhâm nhi, quan sát và thu thập tin tức báo chí mỗi ngày. Muốn gặp nhau thường khi khỏi phải hẹn trước...

Nhà báo và tình báo Phạm Xuân Ẩn ở Sài Gòn từng chọn Givral làm chỗ ngồi thường xuyên.

Không chỉ có họ. Nhiều cư dân của Sài Gòn cũ cũng có tâm trạng tương tự. Bởi, thật dễ hiểu, nơi này vừa là địa điểm văn hoá, vừa là những địa chỉ có thật trong bước đi của lịch sử.

Trong số đó có Đỗ Trung Quân, người trong giai đoạn lịch sử đó còn là một cậu bé từng được bà mẹ dẫn tay đi qua góc phố có quán cà phê này, chỉ để ngó thôi. Khi đi làm, có đủ tiền để đĩnh đạc bước vào ngồi ở Givral, thì mẹ không còn nữa, Quân ngậm ngùi kể.

Vào những ngày Givral chuẩn bị lên "máy chém", Quân đã viết:

"Tôi thường ra kéo ghế ngồi một mình, ngẩn ngơ không tin cái chuyện dự án xoá sổ Givral chung với toàn bộ khu thương xá Eden là chuyện có thật. Quy hoạch một thành phố, chỉnh trang một thành phố, phát triển một thành phố tất nhiên là việc cần thiết.

Nhưng người ta hoàn toàn không được tự cho phép làm những công việc ấy với một tầm nhìn thiếu sâu sắc, chỉ tính đến đường đi của một thứ lịch sử bị ép mỏng không quá một thế kỷ mà quên mất công việc bảo tồn những cái cần bảo tồn, là những nơi chốn có thể được coi là trở thành di sản tinh thần."

Khoảng hai năm rưỡi sau, vào cái ngày Givral được khai trương lại (1010.2012), Quân lại viết...

Posted Image

Givral trước ngày "lên máy chém". Ảnh: Poly/ SGTT

Givral khai trương đồng thời với tòa nhà Vincom Center. Nó vẫn nằm ở vị trí cũ. Nhưng tất nhiên, nó không còn như cũ.

Một Givral mới với một lịch sử đi qua quá sâu đậm với người Sài Gòn. Những ai nặng hoài niệm một không gian ấm cúng kiểu Tây hẳn sẽ hoàn toàn lạ lẫm với Givral hôm nay, kiến trúc tổng thể của khối nhà Vincom pha trộn kiến trúc Á - Âu, nó phảng phất đường nét của kiến trúc đâu đó trên đảo quốc Singapore. Givral mới cũng xóa hẳn phong cách kiểu Pháp đã có hơn nửa thế kỷ của nó. Giờ đây, dù lộng lẫy, nó chỉ như một quán cà phê hộp có bán bánh ngọt. Thế thôi!

Hóa ra muốn làm văn hóa, hay tìm lại một không gian mà lịch sử tình cờ để lại nơi đây, không dễ dàng chút nào. Nó đòi hỏi những người tiếp quản, và tiếp tục nó cần nhiều điều hơn chỉ là nơi "xơi bánh ngọt - uống cà phê".

Posted Image

Cái hồn của văn hoá - lịch sử không thể tồn tại chỉ qua những bức ảnh. Ảnh: VnExpress

Cái lãng phí quan trọng nhất với nội thất hôm nay của Givral, mà dự đoán dễ nhất là không được khác với tổng thể khối nhà Vincom, chính là cái "view" cực quan trọng để nhìn toàn cảnh Nhà hát thành phố [Hạ Viện cũ và Khách sạn Caravelle] đã bị chặn lại bằng một bức tường sử dụng cho ...dãy tủ bánh ngọt. Cái góc ngày xưa của Tim Page, phóng viên chiến trường của UPI và Paris Match, hay Horst Faas, người nhận hai giải Pulitzer bằng hình ảnh của chiến trường Việt Nam..., là góc đó. Ông Phạm Xuân Ẩn cũng chỉ chọn góc ngồi này.

Nhiều nhân vật báo chí, văn nghệ của Sài Gòn, chia nhau từng góc của Givral. Nhìn sang Continental là Trịnh Công Sơn, là Đinh Cường. Góc nhìn qua trung tâm báo chí nay là tòa nhà Louis Vuitton là của nhóm Trình Bày Diễm Châu , Hoàng Ngọc Biên, Cao Thanh Tùng, Nguyễn Quốc Thái, hay của các thi sĩ Nguyên Sa , Trần Dạ Từ ..., và vô vàn những nhân vật không thể kể hết tên, từ khi Givral khởi đầu năm 1950. Nếu La Pagode là nơi của giới nghệ thuật, thì Givral là nơi của báo giới trong và ngoài nước 1975.

Biết là thế, nhưng Givral vẫn cứ "chẳng là thế", với một nội thất xa lạ, vô hồn với lịch sử từng có của nó. Dù trong thông cáo báo chí của Givral, ai đó đã viết một câu nghe rất ý nghĩa: "Không còn ký ức, đô thị tồn tại thế nào đây?"

Posted Image

Givral mới với bức tường bên trái phá mặt tiền toàn cửa kính của cafe Givral và che tầm nhìn thẳng sang Nhà hát Thành phố và KS Caravelle. Ảnh: Dân trí

Tất nhiên, một đô thị sống động không chỉ sống bằng ký ức, hay hoài niệm. Bởi lẽ, đô thị không phải là di tích. Nó là một cơ thể sống. Givral hôm nay có thể dành cho một thế hệ khác - trẻ , năng động, trong hòa bình.

Những thế hệ nghệ sĩ, nhà báo hôm nay sẽ lại đến ngồi đây để nhìn dòng đời chảy qua thành phố. Nhưng ký ức, văn hóa, hay lịch sử, vẫn phải được tiếp nối, chứ không phải bị ngắt quãng, hay xóa mờ, bởi cảnh quan không có khả năng khơi gợi những dấu ấn đã từng có. Chỉ những bức tranh trên tường chưa đủ để tái tạo cái linh hồn Givral, nếu cảnh quan và hình ảnh xa lạ với nhau.

Dù Givral đã trở lại, khi La Pagode, hay Brodard, không còn cơ hội đó, thì cũng đành phải cứ tiếc nuối rằng, đồng ý cái xác có thể thay đổi, nhưng cái hồn, cái dấu ấn văn hóa và lịch sử 60 năm của nó, phải còn phảng phất đâu đó. Trên một mảng tường, một chiếc bàn, hay một góc ngồi, chứ không chỉ bằng vài dòng "vinh danh trên giấy".

Cái linh hồn ấy phải không được cho "siêu thoát"!

Nguồn: Tuần VN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nha Trang là vùng đất tuyệt đẹp mà tọa hóa đã ban tặng. Chúng ta không nhận ra được vẻ đẹp ấy bởi lẽ chúng ta không quan tâm hay tại vì chúng ta quá quen thuộc nên tạo cảm giác nhàm chán và thấy bình thường? Thường thì cái gì mình đang có thì không quý, đến khi mất nó mới cảm thây hối tiếc.

Mình hiện tại đang làm cho công ty du lịch, chuyên có tour Du lịch Bồ Đào Nha

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoài niệm về một vài điểm đến cho du lịch có bài bảnPosted Image

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++==

Sửng sốt "nhân chứng" lịch sử bị... siêu thoát

08:15 12/10/2012 (GMT+7)

Givral hôm nay khá lạ quá, trong khi ký ức, văn hóa, hay lịch sử vẫn phải được tiếp nối, chứ không phải bị ngắt quãng, xóa mờ...

Givral hôm nay có thể dành cho một thế hệ khác - trẻ , năng động, trong hòa bình. Nhưng ký ức, văn hóa, hay lịch sử, vẫn phải được tiếp nối, chứ không phải bị ngắt quãng, hay xóa mờ, bởi cảnh quan không có khả năng khơi gợi những dấu ấn đã từng có.

LTS: Vào dịp 30/4/2010, trong cuộc "Hội ngộ Sài Gòn" của các cựu phóng viên chiến trường Mỹ và phương Tây, một chủ đề hay được họ nhắc tới, thậm chí có lúc xôn xao, là sự kiện quán cà phê Givral (nằm trên góc đường Đồng Khởi và Lê Lợi ở trung tâm quận 1, Tp.HCM) sẽ bị đập đi cùng với toà nhà Eden. Không ít người trong số họ đã tranh thủ tới ghi lại những hình ảnh cuối cùng về một Givral "lịch sử và huyền thoại".

Trong những năm của cuộc chiến tranh Việt Nam, họ, cũng như các đồng nghiệp người Việt của họ, đã chọn địa điểm này để nhâm nhi, quan sát và thu thập tin tức báo chí mỗi ngày. Muốn gặp nhau thường khi khỏi phải hẹn trước...

Nhà báo và tình báo Phạm Xuân Ẩn ở Sài Gòn từng chọn Givral làm chỗ ngồi thường xuyên.

Không chỉ có họ. Nhiều cư dân của Sài Gòn cũ cũng có tâm trạng tương tự. Bởi, thật dễ hiểu, nơi này vừa là địa điểm văn hoá, vừa là những địa chỉ có thật trong bước đi của lịch sử.

Trong số đó có Đỗ Trung Quân, người trong giai đoạn lịch sử đó còn là một cậu bé từng được bà mẹ dẫn tay đi qua góc phố có quán cà phê này, chỉ để ngó thôi. Khi đi làm, có đủ tiền để đĩnh đạc bước vào ngồi ở Givral, thì mẹ không còn nữa, Quân ngậm ngùi kể.

Vào những ngày Givral chuẩn bị lên "máy chém", Quân đã viết:

"Tôi thường ra kéo ghế ngồi một mình, ngẩn ngơ không tin cái chuyện dự án xoá sổ Givral chung với toàn bộ khu thương xá Eden là chuyện có thật. Quy hoạch một thành phố, chỉnh trang một thành phố, phát triển một thành phố tất nhiên là việc cần thiết.

Nhưng người ta hoàn toàn không được tự cho phép làm những công việc ấy với một tầm nhìn thiếu sâu sắc, chỉ tính đến đường đi của một thứ lịch sử bị ép mỏng không quá một thế kỷ mà quên mất công việc bảo tồn những cái cần bảo tồn, là những nơi chốn có thể được coi là trở thành di sản tinh thần."

Khoảng hai năm rưỡi sau, vào cái ngày Givral được khai trương lại (1010.2012), Quân lại viết...

Posted Image

Givral trước ngày "lên máy chém". Ảnh: Poly/ SGTT

Givral khai trương đồng thời với tòa nhà Vincom Center. Nó vẫn nằm ở vị trí cũ. Nhưng tất nhiên, nó không còn như cũ.

Một Givral mới với một lịch sử đi qua quá sâu đậm với người Sài Gòn. Những ai nặng hoài niệm một không gian ấm cúng kiểu Tây hẳn sẽ hoàn toàn lạ lẫm với Givral hôm nay, kiến trúc tổng thể của khối nhà Vincom pha trộn kiến trúc Á - Âu, nó phảng phất đường nét của kiến trúc đâu đó trên đảo quốc Singapore. Givral mới cũng xóa hẳn phong cách kiểu Pháp đã có hơn nửa thế kỷ của nó. Giờ đây, dù lộng lẫy, nó chỉ như một quán cà phê hộp có bán bánh ngọt. Thế thôi!

Hóa ra muốn làm văn hóa, hay tìm lại một không gian mà lịch sử tình cờ để lại nơi đây, không dễ dàng chút nào. Nó đòi hỏi những người tiếp quản, và tiếp tục nó cần nhiều điều hơn chỉ là nơi "xơi bánh ngọt - uống cà phê".

Posted Image

Cái hồn của văn hoá - lịch sử không thể tồn tại chỉ qua những bức ảnh. Ảnh: VnExpress

Cái lãng phí quan trọng nhất với nội thất hôm nay của Givral, mà dự đoán dễ nhất là không được khác với tổng thể khối nhà Vincom, chính là cái "view" cực quan trọng để nhìn toàn cảnh Nhà hát thành phố [Hạ Viện cũ và Khách sạn Caravelle] đã bị chặn lại bằng một bức tường sử dụng cho ...dãy tủ bánh ngọt. Cái góc ngày xưa của Tim Page, phóng viên chiến trường của UPI và Paris Match, hay Horst Faas, người nhận hai giải Pulitzer bằng hình ảnh của chiến trường Việt Nam..., là góc đó. Ông Phạm Xuân Ẩn cũng chỉ chọn góc ngồi này.

Nhiều nhân vật báo chí, văn nghệ của Sài Gòn, chia nhau từng góc của Givral. Nhìn sang Continental là Trịnh Công Sơn, là Đinh Cường. Góc nhìn qua trung tâm báo chí nay là tòa nhà Louis Vuitton là của nhóm Trình Bày Diễm Châu , Hoàng Ngọc Biên, Cao Thanh Tùng, Nguyễn Quốc Thái, hay của các thi sĩ Nguyên Sa , Trần Dạ Từ ..., và vô vàn những nhân vật không thể kể hết tên, từ khi Givral khởi đầu năm 1950. Nếu La Pagode là nơi của giới nghệ thuật, thì Givral là nơi của báo giới trong và ngoài nước 1975.

Biết là thế, nhưng Givral vẫn cứ "chẳng là thế", với một nội thất xa lạ, vô hồn với lịch sử từng có của nó. Dù trong thông cáo báo chí của Givral, ai đó đã viết một câu nghe rất ý nghĩa: "Không còn ký ức, đô thị tồn tại thế nào đây?"

Posted Image

Givral mới với bức tường bên trái phá mặt tiền toàn cửa kính của cafe Givral và che tầm nhìn thẳng sang Nhà hát Thành phố và KS Caravelle. Ảnh: Dân trí

Tất nhiên, một đô thị sống động không chỉ sống bằng ký ức, hay hoài niệm. Bởi lẽ, đô thị không phải là di tích. Nó là một cơ thể sống. Givral hôm nay có thể dành cho một thế hệ khác - trẻ , năng động, trong hòa bình.

Những thế hệ nghệ sĩ, nhà báo hôm nay sẽ lại đến ngồi đây để nhìn dòng đời chảy qua thành phố. Nhưng ký ức, văn hóa, hay lịch sử, vẫn phải được tiếp nối, chứ không phải bị ngắt quãng, hay xóa mờ, bởi cảnh quan không có khả năng khơi gợi những dấu ấn đã từng có. Chỉ những bức tranh trên tường chưa đủ để tái tạo cái linh hồn Givral, nếu cảnh quan và hình ảnh xa lạ với nhau.

Dù Givral đã trở lại, khi La Pagode, hay Brodard, không còn cơ hội đó, thì cũng đành phải cứ tiếc nuối rằng, đồng ý cái xác có thể thay đổi, nhưng cái hồn, cái dấu ấn văn hóa và lịch sử 60 năm của nó, phải còn phảng phất đâu đó. Trên một mảng tường, một chiếc bàn, hay một góc ngồi, chứ không chỉ bằng vài dòng "vinh danh trên giấy".

Cái linh hồn ấy phải không được cho "siêu thoát"!

Nguồn: Tuần VN

Trước hết phải có khái niệm "văn hóa" và gía trị của nó là gì đã thì mới nói chuyện bảo tồn văn hóa các kiểu được. Hiện đang có các kiểu văn hóa như: văn hóa ẩm thực; văn hóa đọc; văn hóa chửi, và cả "văn hóa cabine".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nha trang sắp thành tiểu bang thu nhỏ của Nga rồi. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay