Thiên Đồng

Thông Tin Tâm Linh

9 bài viết trong chủ đề này

Cầu Siêu có phải là nghi lễ của Phật Giáo không ?


Tâm Diệu

Trước khi trả lời câu hỏi này, thiết tưởng chúng ta cần tìm hiểu xem đạo Phật quan niệm như thế nào về sự Sinh và sự Tử. Theo quan điểm chung của Phật giáo, con người sau khi chết không phải là mất hẳn, đó chỉ là một trạng thái biến dạng của nghiệp thức.

Thể xác phân tán nhưng phần tâm thức qua nghiệp lực dẫn giắt vẫn tiếp tục tìm về cảnh giới tương ứng. Và cứ như thế con người chúng ta khi chưa đạt đạo giải thoát, thì vẫn mãi luẩn hồi trong vòng tử sinh. Về sự sinh và sự tử này, Phật giáo có hai quan điểm, một là tái sinh tức thời và hai là tái sinh qua giai đoạn chuyển tiếp “thân trung ấm” tùy theo nghiệp lực của mỗi chúng sinh.

Quan điểm đầu cho rằng tái sinh xảy ra tức thời chỉ trong một sát na niệm tưởng, không để trống khoảnh khắc nào trong trạng thái lưng chừng như làn sóng điện lan trong không gian, tức khắc được phát sinh trong máy thu thanh hay thu hình. Sự sinh tử theo quan điểm này xảy ra cực kỳ nhanh chóng và được xem là một tiến trình liên tục.

Còn quan điểm thứ hai cho rằng có một số trường hợp phải qua giai đoạn chuyển tiếp, ở đó chúng sinh mang dạng “thân trung ấm” lưu lại trong khoảng thời gian từ một đến bảy tuần lễ, thông thường thời gian thọ sinh là bảy ngày, tuy cũng có thể lâu hơn nữa do sở duyên chưa thích hợp.

Quan điểm tái sinh tức thời được khẳng định bởi giáo lý Phật giáo Nguyên Thủy. Theo ngài Hòa Thượng Narada Maha Thera viết trong quyển sách nổi tiếng Đức Phật và Phật Pháp,(bắt đầu trích):
“Cái chết là sự chấm dứt của đời sống tâm-vật-lý của cá nhân. Chết là sự diệt tắt của sinh lực, tức là đời sống tâm linh và vật lý, cùng với hơi nóng và thức. Chết không phải là sự tiêu diệt hoàn toàn của một chúng sanh, mặc dầu kiếp sống chấm dứt. Cái tiềm lực làm sống chúng sanh không bị tiêu diệt.
Cũng như ánh sáng, đèn điện là biểu hiện bề ngoài mà ta có thể thấy của luồng điện vô hình, chúng ta là biểu hiện bề ngoài của luồng nghiệp vô hình. Bóng đèn có thể vỡ và ánh sáng có thể tắt, nhưng luồng điện vẫn tồn tại, và ánh sáng có thể phát hiện trở lại nếu ta đặt vào đấy một bong đèn khác. Cũng thế ấy, sự tan rã của thể xác không làm xáo trộn luồng nghiệp lực, và sự chấm dứt của thức hiện tại dẫn đến sự phát sanh của công thức mới.
Tuy nhiên, không có gì trường tồn bất biến, như một thực thể đơn thuần, "chuyển" từ hiện tại sang tương lai. Hiện tượng, chết và tái sanh, diễn ra tức khắc, dầu ở nơi nào, cũng như làn sóng điện phát ra trong không gian được thâu nhận tức khắc vào bộ máy thâu thanh. Luồng nghiệp lực trực tiếp chuyển từ cái chết ngay đến tái sanh, không trải qua một trạng thái chuyển tiếp nào (antarabhava). Phật Giáo thuần túy không chủ trương có linh hồn người chết tạm trú ở một nơi nào, chờ đến khi tìm được một nơi thích hợp để đầu thai” (hết trích). [1]

Đối với Phật giáo Bắc Tông, hay còn gọi là Phật Giáo Ðại Thừa, thì quan niệm rằng không hẳn là tất cả mọi người sau khi chết đều tái sinh ngay lập tức. Trường phái này cho là những người có nghiệp cực thiện thì ngay sau khi chết sẽ sanh vào các cõi Tịnh, thí dụ cõi Tây Phương Cực Lạc, cõi Ðông Phương Tịnh Ðộ, vân vân, và những người có nghiệp cực ác thì sau khi chết sẽ sanh ngay vào các cảnh giới ác, như Ðịa Ngục, Ngạ Quỷ hoặc tái sinh thành các loài súc sinh. Trường hợp đó gọi là “chết đây sinh kia tức thời”. Ngoài các trường hợp đó, sau khi chết, người chết có thể còn lưu tâm thức lại một thời gian trong trạng thái gọi là Thân Trung Ấm, và mơ màng trong cảnh giới này từ 1 đến 49 ngày. Trong thời gian đó, người qua đời vẫn còn có ấn tượng mạnh mẽ về kiếp sống vừa qua. Và chính từ niềm tin này, người ta coi trọng sự cầu nguyện (cầu siêu) để giúp chuyển hóa tâm trạng người chết khiến cho thần thức của họ được siêu thoát vào các cõi an lành và vì vậy có tục lê cúng giỗ cầu siêu bảy tuần liên tiếp. [2]

Do quan niệm “Hiện tượng chết và tái sanh diễn ra tức thời và không có cái gọi là “linh hồn” người chết tạm trú ở một nơi nào” của Phật Giáo Nguyên Thủy, nên có thể nói rằng Phật Giáo không có nghi lễ cầu siêu vì cầu siêu không có tác dụng gì đối với người đã chết, mà chỉ tốn công mất của mà thôi. Để bảo vệ cho quan điểm này, ngoài những điều trích dẫn sách [1] đã nêu trên, chúng tôi xin trích dẫn kinh(bắt đầu trích) :
“Người nào sát sanh, lấy của không cho, sống theo tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận, theo tà kiến. Rồi một quần chúng đông đảo, đến cầu xin, cầu khẩn chấp tay mong rằng người ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Nhưng người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ví như một người quăng một tảng đá lớn vào một hồ nước sâu. Rồi một quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay cầu rằng: "Hãy đứng lên, tảng đá lớn! Hãy nổi lên, tảng đá lớn! Hãy trôi vào bờ, này tảng đá lớn!". Sự cầu khẩn như vậy là vô ích, vì tảng đá ấy với sức nặng của nó không thể nổi lên, không trôi vào bờ, như lời cầu xin của quần chúng ấy. Trái lại, một người không sát sanh, không lấy của không cho, không sống tà hạnh trong các dục, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham lam, không sân hận, không theo tà kiến. Rồi một quần chúng đông đảo, đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay cầu rằng người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục! thời lời cầu xin ấy không được thành tựu, người ấy vẫn đựơc sanh vào cõi thiện thú, cõi trời, cõi người. Ví như một người nhận chìm một ghè dầu vào trong hồ nước sâu rồi đập bể ghè dầu ấy, thời dầu ấy sẽ nỗi lên trên mặt nước. Dẫu cho có một số đông quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay, cầu rằng số dầu ấy chìm xuống đáy nước. Lời cầu xin ấy tất nhiện không có kết quả, số dầu ấy vẫn nỗi trên mặt nước. Như vậy có cầu khẩn, cầu xin cũng không ích lợi gì.” (hết trích) [3]

Thật ra, Phật Giáo Bắc Tông, truyền từ Ấn Độ qua các nước phương Bắc như Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam trong khoảng 700 năm đầu cũng không hề có nghi lễ cầu siêu cho người chết. Nghi lễ cầu siêu này thực sự chỉ bắt đầu từ đời của vua Đường Huyền Tông, tức Đường Minh Hoàng (685-762) vào năm 738 và được truyền qua Việt Nam sau đó. Vì thế, lễ cầu siêu độ ngày nay tại Việt Nam chỉ là một hình thức văn hóa của Trung Hoa pha trộn với đạo Phật. Để chứng minh cho điều này chúng tôi trích dẫn lời Pháp sư Tịnh Không, một vị cao tăng người Trung Hoa đương thời, rất có uy tín, với một quá trình giảng kinh thuyết pháp gần nửa thế kỷ (bắt đầu trích):
“Lão pháp sư Đạo An đã từng giảng, nguồn gốc của việc siêu độ bắt đầu từ thời đại Đường Minh Hoàng. Thời đức Phật không có, Phật giáo truyền đến Trung Quốc thời kỳ đầu cũng không ghi chép sự việc này. Đến thời đại của Đường Minh Hoàng, vì vua Đường sủng ái Dương Quí Phi, khiến nhân dân và triều thần bất mãn, mới có loạn An Lộc Sơn nổi tiếng trong lịch sử suýt nguy cấp đến cả quốc gia dân tộc. Với sự đắc lực của Quách Tử Nghi, một vị đại tướng đương thời đã bình định cuộc nổi loạn, tuy nhiên, quân dân tử thương rất nhiều. Sau khi bình định cuộc nổi loạn, triều đình tại mỗi chiến trường chính, xây dựng một miếu thờ gọi là Khai Nguyên tự, vì đúng vào niên hiệu Khai Nguyên, thỉnh cao tăng đại đức, tụng kinh, bái sám truy điệu cho quân dân tử nạn. Đây là lễ truy điệu do triều đình cử hành, gọi là pháp hội siêu độ. Từ đó dân chúng học theo, mỗi khi có người qua đời, người dân cũng thỉnh pháp sư đến làm Phật sự siêu độ, tạo phong tục cho đến ngàynay.” (hết trích) [4]
***
Nói tóm lại, Phật Giáo không có nghi lễ cầu siêu, còn nghi lễ cầu siêu độ ngày nay được tổ chức tại các chùa Bắc Tông ở trong nước cũng như hải ngoại chỉ là một hình thức văn hoá Trung Hoa. Và với lời dạy của Đức Phật được trích dẫn trên, việc cầu siêu không có tác dụng gì đối với người đã chết, mà chỉ tốn công mất của mà thôi, nếu có chăng chỉ là an tâm nhất thời cho người sống.
Theo giáo lý đạo Phật, không ai có thể siêu độ cho ai, không ai có thể giải thoát cho ai, ngoại trừ chính cá nhân người đó. Nếu nói rằng cầu siêu là sự báo đáp công ơn cha mẹ thì việc báo đáp ấy cũng không có tác dụng gì. Nếu muốn báo đáp công ơn cha mẹ thì người còn sống phải tu tâm dưỡng tánh, tránh không làm các điều ác, nỗ lực làm các điều thiện và phát tâm giải thoát nhằm hướng đến công ơn cha mẹ mới gọi là chân thật báo hiếu.

Tuy nhiên, theo truyền thống của người Việt Nam, việc cúng giỗ là điều rất tốt, nhưng nên được xem như là ngày tưởng niệm, ngày nhớ tưởng đến người đã khuất, trước là nói lên lòng thành kính tưởng nhớ, sau là nhắc nhở con cháu nên tiếp nối mỹ tục biết cảm ơn các bậc sinh thành. Chúng ta có thể tổ chức cúng giỗ tại nhà, hoặc tại chùa chỉ với mục đích tưởng niệm, không thiết lễ cầu siêu dâng sớ và đốt vàng mã theo văn hóa Trung Hoa (vì tin chắc là ông bà hoặc đã lên các cõi Tịnh hay đã tái sanh làm người ngay từ lúc nhắm mắt lìa đời).

Nếu đủ phương tiện có thể tổ chức cúng giỗ tại chùa thì rất tốt. Trước nhất, đây là một duyên lành giữa thân nhân người chết đối với nhà Phật, có dịp cho con cháu, họ hàng tiếp cận với các vị Sư, nhân đó, họ có thể tìm hiểu để học hỏi thêm về Phật pháp. Thứ nữa là thân nhân người chết có thể tạo chút phước qua việc cúng dường Tam Bảo, để nhà chùa có thêm khả năng ấn tống kinh sách, phổ biến Phật pháp rộng rãi, thêm phương tiện để hoàn thành các Phật sự.

Các vị Sư là những Trưởng Tử Như Lai, là những Ðạo Sư, có nhiệm vụ thiêng liêng là hoằng dương Chánh Pháp song song với việc tu tập bản thân để giải thoát luân hồi. Phật tử tại gia cũng vậy, ngoài việc lo cho gia đình, xã hội cũng cần phải tu tập bản thân và giúp phương tiện cho các vị Ðạo Sư trong công cuộc hoằng truyền và bảo vệ sự trong sáng của đạo Phật.

Tâm Diệu (December 2012)

Chú thích:
[1] Narada Maha Thera, Phạm Kim Khánh dịch, Đức Phật và Phật Pháp
[2] Dr Evans-Wents viết rằng theo kinh sách Tây Tạng, có một trạng
thái chuyển kiếp từ khi chết đến lúc đầu thai. Linh hồn người chết
phải ở trạng thái ấy trong 1, 2, 3, 4, 5, 6 hay 7 tuần lễ, cho đến 49
ngày ("The Tibetan Book of the Dead", trang XLII - XLIII, 58, 160,
165). Quan niệm như vậy trái với giáo lý nguyên thủy của Đức Phật (Xem
bản dịch tiếng Việt: Vi Diệu Pháp Toát Yếu Abhidhammattha Saṅgaha - A
Manual of Abhidhamma,
[3] Thích Minh Châu. Tập IV của Tương Ưng Bộ Kinh - Thiên Sáu Xứ, [42]
chương VIII, Tương ưng thôn trưởng (Asibandhakaputta), kinh số 6
[4] Tịnh Không, Vì sao phải siêu độ vong nhân:
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kỹ Thuật Tỉnh Thức

Trần Khải

Khó có thể biết chính xác, hay khó có thể đo lường những con số về số lượng Phật tử, dù là tại Việt Nam hay tại Hoa Kỳ. Bởi vì lúc nào cũng có nhiều người tự xem mình là Phật tử, có khi tự xem mình là học giả về Phật giáo sau vài năm đọc kinh điển, mà không cần bước vào chùa hay cần phải gặp vị sư nào để học hỏi. Điều đó thật tự nhiên, bởi vì Phật giáo không ràng buộc, cũng không đẩy ra bất kỳ ai.
Nhưng nói ngược lại cũng sẽ đúng, bởi vì vẫn đang có rất nhiều người chịu ảnh hưởng của Phật giáo, sống theo một số tin tưởng và thậm chí còn ngồi thiền theo Phật giáo, nhưng lại không hề xem mình là Phật tử. Cứ tự gọi là vô thần, hay đạo nào khác cũng được. Tại Mỹ con số này nhiều lắm.
Hai trong những pháp thiền Phật giáo đang được nhiều người Mỹ tu tập là Minh Sát Thiền (Pali ngữ : Vipassana; Anh ngữ : insight Meditation) và Thiền Tào Động (Nhật ngữ : Soto), thì khi thực dụng lại hoàn toàn không đưa ra tín hiệu nào.

Một phần được trích ra từ các pháp Thiền để biến thành cái người ta thường gọi là pháp Thiền Tỉnh Thức (Mindfulness Meditation) đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi tại Hoa Kỳ, vì các lợi ích cụ thể. Có khi, người ta tránh chữ Thiền (Meditation) vì mang chút ít ý nghĩa tôn giáo, nên gọi là Kỹ Thuật Tỉnh Thức (Mindfulness Techniques) để không gây dị ứng với ai hết. Rồi có nơi khi dạy pháp này, lại dạy kèm theo các tư thế (asana) của Yoga để biến thành một môn thể dục thực dụng, cho cả thân và tâm. Tuy nhiên, vấn đề là, ai tập cũng được không cần phải là Phật tử.
Theo báo Columbian Missourian hôm 13-02-05, phóng viên Shannon Burke ghi nhận rằng, "lợi ích của Tỉnh Thức thay đổi tùy người, nhưng trong 2 thập niên qua, các cuộc nghiên cứu y khoa khám phá ra rằng những người tập kỹ thuật Tỉnh Thức, như thiền định hay Yoga, có thể đối trị với đau đớn nhiều lần, đối trị dễ hơn các điều kiện cảm xúc, như khi bị trầm cảm; giảm các mức độ căng thẳng, giảm lo lắng; và tăng khả năng hệ miễn nhiễm".
Thế cho nên, Phil Jacson, người làm Huấn Luyện Viên cho hai đội bóng cà na Chicago Bills và Los Angeles Lakers để thắng 9 giải vô địch NBA, đã dùng các kỹ thuật thiền định để động viên và khuyến khích các cầu thủ của ông.
Trên tòa án cũng đang dùng tới tỉnh thức. Một chương trình ở St Louis, có tên Dự Án Án Tù Giác Ngộ (Enlightened Sentencing Project), gồm một mạng lưới các thẩm phán tòa án hình sự, các vị này ra án buộc các người thọ án treo và án quản chế phải theo học một khóa, trong đó dạy Tỉnh Thức, Yoga và phép thở như một cách kiểm soát giận dữ, giảm nghiện ma tuý và loại trừ tính tình hung dữ.

Sinh viên đại học cũng học thiền nữa. Đại Học Luật Missouri (MU school of law) cũng dạy kỹ thuật Tỉnh thức cho sinh viên. Người chỉ huy chương trình Initiative on Mindfulness in Law and Dispute Resolution tại trường MU là Leonard Riskin, đã đưa tỉnh thức vào nhiều đại học luật và nghề pháp lý.
Nhưng điều chắc chắn là những người tập pháp đó không xem mình là Phật tử, mà cũng không tự xem mình là Ấn Độ Giáo khi dùng các tư thế Yoga. Cũng hệt như người tập võ Thiếu Lâm, cũng không xem mình là tín đồ của Phật Giáo.
Tờ Journal for the Scientific Study of Religion (tạp chí Nghiên Cứu Khoa Học về Tôn giáo) mới đăng một cuộc nghiên cứu của hai người : nhà xã hội học về tôn giáo Hoa Kỳ Robert Wuthnow và nhà nghiên cứu Theravada tại Hoa Kỳ là Wendy Cadge.
Khám phá này thực ra không có gì lạ đối với người Việt Nam mình. Nhưng với Mỹ thì là một hiện tượng lạ. Rằng rất nhiều người thường xuyên đi các chùa Phật giáo và trung tâm thiền tập mà lại không xem mình là Phật tử. Thí dụ cụ thể, có khoảng 50% số độc giả của Tricycle, một tạp chí Phật giáo lớn ở Hoa Kỳ, không tự xem mình là Phật tử.

Sử gia về Tôn giáo Hoa Kỳ Thomas Twêd thì đưa ra chữ "Nightstand Buddhists" (Phật tử bên đèn) để chỉ cho những người có thể đọc 1 cuốn sách Phật giáo trước khi ngủ, hay là có thể ngồi thiền vào buổi sáng.
Dựa trên cuộc nghiên cứu thực hiện trong các năm 2002-2003, Wuthnow và Cadge thấy rằng 1/7 người Mỹ đã từng tiếp cận ở mức độ tương đối, đối với Phật giáo đã ảnh hưởng đến đời sống tôn giáo của họ. Đó là những con số cao bất ngờ.
Hiện thời có khoảng 4 triệu người Mỹ tự xưng mình là Phật tử. Nhưng bản nghiên cứu cho thấy hiện tượng bất ngờ : khi hỏi có bao nhiêu người Mỹ đưa nếp sống Phật giáo vào đời sống tâm linh của họ, thì con số là 12.5% dân số, tức là có khoảng 26,125,000 người thành niên Hoa kỳ.
Còn con số người Mỹ nói rằng chịu ảnh hưởng lớn từ Phật giáo thì cũng gần như trên : tới 12%, túc là 25,080,000 người Mỹ thành niên. Thế nghĩa là, con số sống theo đạo Phật hay chịu ảnh hưởng đạo Phật nhiều hơn gấp 6 lần số người có căn cước Phật tử. Còn con số người Mỹ có lượng tiếp cận tương đối với Phật giáo là 14%, tức 29.260.00 người thành niên.
Chính vì có sức lôi cuốn như thế, nên một số người đã bày tỏ dị ứng với các kỹ thuật an tâm của Phật giáo.

Hiển nhiên là, tập Yoga không phải là tín đồ Ấn Độ giáo, thì tập Kỹ Thuật Tỉnh Thức cũng không phải là Phật tử. Trở lại bài báo trên Comlubian Missourian, giáo sư Leonard Riskin mới bị shock khi nhận biết rằng anh sinh viên luật năm thứ 3 Andy Hirth gởi lên Hội Đồng Khoa, khiếu nại rằng Kỹ Thuật Tỉnh Thức do trường đại học MU giảng dạy có thể dẫn sinh viên vào Phật giáo.
Hirth nói, "Ngay cả nếu chương trình được xóa bỏ toàn bộ mọi liên hệ với bất cứ điều gì có thể được xem có tính tôn giáo, thì dường như chương trình vẫn là một cánh cổng dẫn người ta quan tâm vào Phật giáo, điều tôi không nghĩ là thích nghi".
Theo luật, các đại học công lập không được truyền giáo. Nhưng nếu tỉnh thức không giúp gì được cho người đạo khác, thì làm sao con số người "quan tâm" và "chịu ảnh hưởng" lên tới 25 hay 26 triệu người Mỹ.

Viện Trưởng đại học MU Brady Deaton trả lời thư khiếu nại của Hirth rằng, MU thường xuyên mời các diễn giả và nghệ sĩ tới trường "để sinh viên tiếp cận nhiều ý kiến và kinh nghiệm, cả trong và ngoài lớp học. Trong khi đó chúng tôi không có ý dạy pháp tu tâp của tôn giáo nào, chúng tôi vẫn khuyến khích trao đổi ý kiến về tôn giáo".
Đây cũng là chỗ mà các nhà giáo dục quan tâm : dạy kỹ thuật Tỉnh thức sẽ giúp thanh niên chữa các bệnh ma tuý, bớt các thái độ bạo hành. Mà không cần nhắc gì tới tôn giáo hay tín ngưỡng...
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TUỔI TRẺ ĂN CHAY


Khuynh hướng ăn chay ngày càng lan rộng ở Bắc Mỹ .
Vào năm 2009 , cuộc thăm dò của Vegetarian Resource Group cho biết ở Hoa Kỳ có 8% số người lớn nói họ không bao giờ ăn thịt và các loại đồ biển , kể cả cá .Cũng theo thăm dò của nhóm này vào năm 2010 , có 7% trẻ em tuổi từ 8-18 và 12% trẻ em nam tuổi từ 10 -12 không bao giờ ăn thịt .
Những người không ăn thịt và các loại đồ biển kể cả cá , có thể được liệt vào nhóm những người ăn chay .Và trong số những người ăn chay này thì có 1/3 tức 1% người trẻ Hoa Kỳ không ăn cà trứng , mật ong và thực phẩm làm từ sữa . Những người này được gọi là vegan , tạm dịch là người ăn toàn chay . Có thể phỏng chừng ¼ triệu thanh thiếu niên Hoa Kỳ ăn chay .
Ngoài ra thống kê năm 2008 cho biết có tới 10% người Mỹ nói rằng họ có nhiều khuynh hướng ăn chay , và 5% nói rằng họ tuyệt đồi muốn chuyển qua ăn chay trong tương lai .
Động lực ăn chay có thể nhiều và khác nhau ,nhưng ba động lực chính được kể đến là sức khỏe , lòng bất nhẫn đối với các loài sinh vật , và ý thức bảo vệ môi trường .
Việc bảo vệ sức khỏe bằng ăn chay đã được các nhà khoa học chứng minh .Theo các nhà khoa học , nếu chỉ ăn các loại đậu rau , hạt , trái cây ( không ăn thịt và những sản phẫm có nhiều chất béo như mở động vật )song song với tập thể dục thường xuyên , độ mỡ trong máu sẽ thấp , huyết áp hạ , không bị béo phì , giảm nguy cơ bệnh tim , nghẽn mạch ,tiểu đường , ung thư ( Fraser GE , Sumbureru D , Pribits S , et al.Assocication among health habits , risk factors, and all – cause mortality in a black California population , Epidemiology 1997 ; 8 :168-74 ) Cũng theo các nhà nghiên cứu , đạm đậu nành có những chất isoflavones như genistein và daidzein có tác dụng ngăn chặn sự tăng trưởng của khối u , làm giảm lượng mỡ trong máu , giảm nguy cơ máu đông và loãng xương . ( Setchell KDR , Phytoestrogen : the biochemistry ,physiology , and implications for human health of soy isoflavones .Am J Clin Nutr 1998-68 (suppl) : 13335-465 ).
Chúng ta cũng biết rằng ,trẻ em ở Bắc Mỹ ngay từ nhỏ đã được sống trong môi trường , gần gủi thân mật với thú vật . Những con vật trong các phim hoạt hình , những con thú đồ chơi , là những bạn gần gủi thân thương đối với chúng . Chú chuột Mickey Mouse , chú gấu Winnie The Pooh cũng gọi là Pooh Bear , sư tử Simba (the Lion King ), Alex( Mandagascar ) voi Manny ( Ice Age) , chó Polt , heo Wilbur và nhiều “nhân vật” thú khác là những con vật thông minh , tốt bụng , thân mật , tình cảm m biết điều ..,không khác gì con người , Bên cạnh đó , có rất nhiều nhà nuôi thú vật như chó, mèo , heo …và những con vật này được đối xử như một phần tử của gia đình , giống như hình ảnh con trâu trong ca dao Việt Nam “ ta đây trâu đó , ai mà quản công “ . Chỉ khác là các chú chó , chú mèo này chỉ ăn ngủ và chơi , không phải làm gì cả , khộng phải làm gì cả , kể cả việc giữ nhà . Các sở thú cũng là nơi quen thuộc với trẻ em Bắc Mỹ . Do đó , khi những đứa trẻ biết được những thực phẩm mà chúng ăn đến từ đâu , một cách ý thức hay vô thức , chúng sẽ khó mà nuốt trôi .
Một thống kê ở Mỹ cho biết rằng chỉ số IQ của những trẻ có khuynh hướng ăn chay khi đến tuổi trung niên cao hơn những trẻ không có khuynh hướng đó . Một thăm dò ở Châu Âu cho thấy rằng những vùng não liên quan đến tình thương và lòng lân mẫn hoạt động mạnh hơn ở những người ăn chay so với những người ăn thịt .
Về mặt môi trường , theo một thống kê năm 2006 của FAO ( Food and Agriculture Organization ), kỹ nghệ thịt cho ra 18% tổng số khí thải nhà kiếng . Con số đưa ra năm vào năm 2009 của World-Watch thì ít nhất là 51% tuy nhiên con số này chưa được kiểm chứng .Bên cạnh đó , nước để nuôi thú tốn hơn nhiều so với nước để trồng trọt ,thực phẩm dùng để nuôi thú so với lượng đầu ra là thịt chiếm một tỷ lệ rất cao .Theo bà Frances Moore Lappé , “chúng ta ở Hoa Kỳ sử dụng mười sáu pound thóc và đậu nành trong việc chăn nuôi để sản xuất ra một pound thịt bò ” ( Natural Abundance )
Nam Tran , một sinh viên sinh ra và lớn lên ở Canada , tốt nghiệp cử nhân xã hội học , chơi thể thao , tập tạ ,thường xuyên tập thể dục và làm việc không dưới 8 tiếng một ngày , viết về tiến trình trở thành người ăn chay của em và cảm nghĩ về việc ăn chay như sau :
“ Trong vài năm gần đậy , tôi đã chuyển từ ăn thịt sang ăn chay . Lý do là khi lướt trên Web , tôi gặp trang YouTube nói về tiến trình sản xuất thịt trong những lò sát sanh và thấy được sự kinh khiếp ở những nơi đó ; tôi nhìn thấy sự sợ hải và vô vọng trong đôi mắt của những con vật sắp bị giết.
Sự chuyển đổi này không dễ dàng , nhất là người lớn lên trong môi trường ăn thịt mỗi ngày sau nửa năm , tôi rơi lại vào tình trạng cũ , ăn thịt trở lại .Nhưng sau nửa năm ăn thịt , tôi quyết định chọn lối sống ăn chay một lần nữa . Tôi buộc chính mình xem cuốn phim đã làm tôi ăn chay đồng thời tìm hiểu về thịt mà chúng ta tiêu dùng , và cách giữ gìn sức khỏe kho ăn chay .
Giờ đây , có thể nói tôi là người ăn chay , phần lớn tôi ăn thực phẩm được chế biến từ rau, đậu và thỉnh thoảng thực phẩm làm từ sữa . Tôi rất ít ăn sản phẩm làm từ thịt . Và tôi cảm thấy việc tôi chọn ăn chay là rất đúng . Tôi có thêm năng lượng , cảm thấy mạnh hơn và khỏe hơn kể cả vật chất lẫn tinh thần .
Nhưng đó không phải là điều tôi muốn nói về vấn đế ăn chay .Tôi chỉ muốn lướt qua về kinh nghiệm bản thân trong việc trở thành người ăn chay để từ đó đưa ra những trình bày của tôi .Tôi muốn đề cập đến ý tưởng cho rằng thú vật được sinh ra đề cho loài người ăn thịt .
Do đó , điều đầu tiên tôi muốn nói đây là nếu bạn là một người ăn thịt , đó là quyền của bạn , tôi tôn trọng sự lựa chọn của bạn .NGược lại , tôi cũng muốn bạn tôn trọng tôi, để một chút quan tâm đến sự trình bày của tôi , và đừng bỏ qua chỉ vì bạn tin rằng nó không có giá trị gì trước khi bạn đọc nó . Nếu ăn chay là con đường mà bạn dang chọn thì bạn không cần đọc bài này nữa .
Giống như tổn hại con người , tổn hại loài vật là việc làm đáng sợ nhất mà con người có thể làm , Và nếu như bạn đọc những tài liệu “ Earthlings ” hay “Food Inc ”,bạn sẽ thấy sự bạo hành mà loài vật phải chịu bắt đầu từ khi chúng được sinh ra ở những nông trại nuôi thú công nghiệp . Chúng bị hành hạ và đối xử trong phạm trù là những đối tượng để ăn thịt . Nhưng những con vật này cũng có cảm xúc và cảm giác giống như con người .Chúng biết sợ và buồn ,do đó chúng không nên bị đối xử theo cách thô bạo đó .
Và điều đó đưa tôi tìm đến những nông trại mà loài vật được thả tự do . Thú vật trong những nông trại này được đối xử khá hơn rất nhiều so với những thú vật được nuôi ở những nông trại nuôi thú công nghiệp hay ở những trại sát sanh . Nhưng cuối cùng , chúng đều được sinh ra và nuôi lớn để làm thịt ; như vậy có chăng chúng thật sự có một vị trí nào đó trong lòng nhận đạo .
Một điều khác mà tôi muốn thảo luận là cái nhìn toàn bộ về loài vật và việc duy trì hệ sinh thái . Những người ăn chay tuyệt đối ( vegan) cho rằng việc giết loài vật hàng loạt làm cho hệ sinh thái của chúng ta bị rối loạn và từ đó đưa đến tình trạng mất quân bình của địa cầu . Những người ăn thịt lại nói rằng nếu loài vật không bị giết để làm thực phẩm thì chúng sẽ trở nên quá nhiều và hành tinh của chúng ta cũng sẽ bị mất quân bình . Tuy nhiên , tôi tin rằng nếu việc tiêu thụ thịt giảm đi thì việc nuôi súc vật để ăn thịt cũng sẽ giảm . Nếu những loài thú vật nào đó tăng trưởng quá mức , tôi cũng tin rằng hệ sinh thái của chúng ta sẽ có cách để làm quân bình một cách hữu cơ . Giả sử số lượng bò tăng lên quá mức , thì một loại thú ăn thịt chẳng hạn như chó sói có thể đem lại sự cân bằng bằng việc ăn thịt những con bò . Nhưng một số người bảo rằng đó cũng là một việc tàn ác .Vâng, đó là tàn ác , nhưng đó là một tiến trình tự nhiên so với loài người dùng máy móc và hóa chất để tạo ra số nhiều rồi giết để ăn .
Tôi tin rằng loài người có những chức năng tâm thức mạnh hơn loài thú ăn thịt , chúng ta nên nhìn lại và hợp lý hóa những chức năng của vũ trụ . Với khả năng siêu đẳng của bộ óc, chúng ta có thể nhận ra rằng hành tinh này là mong manh, và chúng ta không nên làm những việc như kiểm soát số lượng thú vật , vì điều đó sẽ và đang hủy hoại hành tinh của chúng ta; chúng ta nên để cho thiên nhiên điều hành hệ thống của chúng ta. Những loài thú như cọp, sư tử và chó sói không có lựa chọn nào , chúng chỉ biết giết như là một cách để tìm thức ăn . Chúng ta là con người thông minh hơn chúng nhiều .
Nhưng cũng sẽ có một số người lập luận rắng , nếu chúng ta để cho chó sói chẳng cân bằng số lượng bò , điều gì sẽ xảy ra nếu số lượng chó sói tăng trưởng nhiều và tấn công con người ? Tôi tin rằng có quá trình tự nhiên điều hành số lượng của những kẻ thù đó . Nhưng nếu không đúng như thế thì đây là vấn để cần suy nghĩ . Tôi không muốn kẻ nào tấn công tôi và gia đình tôi , nhưng tôi cũng không muốn giết hại những con thú đó . Tôi tin rằng , là con người chúng ta có khả năng nhìn ra một tiến trình đạo đức để làm cho những con vật hung dữ đó không đến gần được chúng ta và giữ cho chúng ta an toàn . Nhưng nếu bị một con thú ăn thịt tấn công ,tôi nghĩ rằng bạn có quyền tự vệ , bảo vệ gia đình bạn và bạn bè của mình ( và người cần sự giúpđở ) bằng nhiều phương tiện cần thiết . Nhưng điều mà tôi cố gắng nêu ra ở đây là chúng ta không nên tìm mọi cách để điều khiển vũ trụ . Với tôi , đó là một hình thức thực dân mới , ở đó chúng ta sử dụng sức mạnh của chúng ta là những con người có trí thông minh hơn loài vật để điều khiển chúng với mục đích lấy được thứ gì đó từ chúng (trong trường hợp này là thịt và quyền lực đối với thú vật ).
Chúng ta vượt qua giai đoạn săn bắn và hái lượm ; ngày nay chúng ta thông minh hơn và hiểu biết hơn xưa rất nhiều ; chúng ta sở hữu được nhiều điều về đời sống và việc dinh dưỡng , do đó chúng ta nên sử dụng trí thông minh để tìm ra những cách thức lành mạnh hơn , cho cả chúng ta và địa cầu ; tìm ra những phương pháp khác trong việc tìm kiếm và giữ gìn thực phẩm ”.
( Nam Tran – Animal cruelty on free-range farms ? My journey as a vegetarian-liberatemind.com )
Do đó , khi phụ huynh thấy các con em mình , nhất là những cháu sinh ở hải ngoại , không muốn ăn thịt , không nên miễn cưỡng chúng . Sự miễn cưỡng có thể làm phương hại đến tâm lý của những đứa trẻ .
Tuy nhiên , để các cháu có đủ dinh dưỡng ,các phụ huynh kể cả các phụ huynh là người ăn chay và muốn con mình ăn chay , nên tìm hiểu về thực phẩm chay và phương cách ăn chay cho trẻ con. Ví dụ có thể cho các cháu ăn dặm . Ở Mỹ có phong trào “weekday vegetarian” ( ăn chay ngày trong tuần , cuối tuần ăn mặn )cũng khá phổ biến .
Theo bác sĩ Jatinder Bhatia , Tổng Thư Ký Ủy Ban Dinh dưỡng của American Academy of Pediatrics , “ Ăn chay có thể có ích cho một lối sống lành mạnh , nhưng bạn cần cân bằng những chất còn thiếu ”
Cũng theo các bác sĩ , thiếu sót quan trọng nhất trong các thực phẩm thực vật là chất sắt . Vitamin –B12 cũng là một vấn đề . Do đó , khi nuôi một đứa trẻ ăn chay , cha mẹ cần quan tâm đến những yếu tố này .Dĩ nhiên không phải là không có cách .
Hai sai lầm thường gặp của những bậc cha mẹ có con ăn chay là : Hoặc lo cho đứa trẻ không có đủ dinh dưỡng nên dồn cho đứa trẻ những thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và nhiều calories. Hoặc chỉ lấy thịt ra khỏi món ăn mà không thay thế vào đó thức nào khác .
Phụ huynh nên để ý đến các loại đậu , những sản phẩm từ đậu nành và sản phẩm ít chất béo làm từ sữa .Và ít nhất cũng nên biết qua những chất dinh dưỡng có trong các loại rau , đậu , hạt , trái , Chẳng hạn để thay thế chất sắt và đạm của thịt , có thể sử dụng đậu nành , để có đủ vitamin B12 , người ăn chay có thể ăn măng tây ( asparagus ),bông cải xanh (broccoli)…tốt nhất là nhờ sự tư vấn của các nhà chuyên môn thực phẩm .
Theo Viện Sức khỏe Quốc Gia ( National Institutes of Health ) của Hoa Kỳ , cơ thể khó hấp thụ chất kẽm không có nguồn động vật . Một cách để làm cho chất này được hấp thụ dễ là ngâm nhiều giờ trong nước các loại đậu , hạt có chất kẽm , cũng có thể cho hạt lên mầm trước khi nấu . Tài liệu cũng nói rằng thực phẩm làm từ hạt cho lên men giúp cơ thể hấp thụ chất kẽm dễ hơn . Cách làm tương đậu nành cổ truyền của Việt nam là ủ cho đậu nành lên men trước khi chế biến . DHA ( Docosahexaenoic acid ) , chất Omega – 3 có trong một số loại cá , cần thiết cho sự phát triển của não và mắt của trẻ , cũng có thể thay thế với hạt Flax ( hạt lanh, người Trung Quốc gọi là lin ) hoặc tìm trong các thực phẩm hay nước uống tăng cường DHA ( DHA – fortifred ) .
Theo Katie Kavanagh , một chuyên viên về thực phẩm tại Đại học Tennessee ở Knoxville , những thức ăn chay cho trẻ em có chứa vitamin và khoáng chất ngày nay rất dễ tìm , như sữa đậu nành , nước cam …
Một vấn đề cũng nên quan tâm là tâm lý của trẻ em ăn chay . Mangels chăm sóc hai cộ con gái ăn chay nói rằng trẻ con dù sao cũng chỉ là trẻ con , cha mẹ nên tế nhị đối với nhu cầu và cá tính của chúng .Bà nói : “ Nếu con của bạn là đứa trẻ không muốn khác với các bạn cùng trang lứa , đừng bắt chúng đến trường với thức ăn mang theo nhìn thấy khác với chúng bạn ”.



HẠNH PHÚC Ở ĐÂU?


Trước khi phát tâm tu học, con người cứ tưởng Phật pháp chỉ ở trong kinh điển, chỉ ở nơi niết bàn, hay ở cõi Phật và chỉ dành cho các nhà sư trong chùa chiền, tự viện.
Không ngờ Phật pháp ở khắp thế gian. Phật pháp ở tại thế gian. Sống trong thế gian, nhận được Phật pháp, đó mới là niềm an lạc và hạnh phúc chân thật nhất.
Hạnh phúc không có ở bên ngoài, không có ở địa phương nào, không có ở thành phố lớn hay thị xã nhỏ, dù nơi đó giàu sang hay đang phát triển, không có ở Việt Nam, không có ở Hoa kỳ, Canada, Âu châu hay Úc châu.
Hạnh phúc không có trong nhà, không có trong chợ, không có trong chùa.
Hạnh phúc ở trong tâm của mỗi người. Khi thân tâm an lạc, con người hưởng được hạnh phúc chân thật. Đó chính là niềm mơ ước của con người. Đó chính là câu chúc nhau chân thật nhất, trang nghiêm nhất: Chúc các bạn thân an tâm lạc.
Khi nào thân của con người được bình an?Thân của con người được bình an là khi con người đang hưởng phước. Nghĩa là: con người đầy đủ mắt tai mũi lưỡi, tứ chi lành lặn, không bệnh tật, được ăn no, mặc ấm, sống nơi an ninh, không gặp bất trắc, hiểm nguy.
Khi nào tâm của con người được hỷ lạc?
Tâm của con người được hỷ lạc là khi con người đang hưởng phước. Nghĩa là: con người được an nhiên tự tại trong cuộc sống, không bị sợ hãi bởi các lời hăm he, hù dọa, gạt gẫm của các tà sư, không lạc vào tà đạo, mê tín dị đoan, không bị tà kiến trói buộc, tà pháp sai sử. Tâm của con người được hỷ lạc nhất là khi con người sống đời tri túc, biết đủ, tri nhàn, biết thư giản, không còn tâm tham lam, sân hận và si mê.
Thân được bình an, tâm được hỷ lạc, không do lời cầu nguyện, hay chúc tụng, không do ơn trên, thánh thần thiên địa ban cho. Bởi lẽ, tại sao trời lại ban cho người này, không ban cho người kia, không ban cho tất cả mọi người? Thực ra, thân tâm an lạc có được, chính là phước báu, là công đức và phước đức, tạo nên do sự tu tâm dưỡng tánh của chính bản thân.
* * *
Có sáu phương cách để tạo nên phước báu, đó là: bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Trong kinh sách, gọi đó là Lục Độ Ba La Mật.
1. Thực hành bố thí, tâm con người hoan hỷ, bớt tham lam, ích kỷ, nhỏ nhen. Phước báu vô lượng.
2. Thực hành trì giới, 5 giới căn bản, 10 giới thiện, 250 hay 348 giới xuất gia, tâm con người bớt loạn động, được an tịnh, nhứt tâm. Phước báu vô lượng.
3. Thực hành nhẫn nhịn, nhẫn mà không thấy nhục, nhịn mà không thấy thiệt, tâm con người từ bi hơn, khoan dung, độ lượng hơn. Phước báu vô lượng.
4. Thực hành tinh tấn, làm việc phước thiện, cứu người giúp đời không mệt mỏi, tâm con người an vui hơn khi thấy người khác an vui. Phước báu vô lượng.
5. Thực hành thiền định, tức giữ được sự bình tĩnh thản nhiên trong cuộc sống, tâm con người dễ dàng hỷ xả, không sân hận, không kích động; hành động, lời nói và ý nghĩ thảy đều thanh tịnh. Phước báu vô lượng.
6. Thực hành trí tuệ, là bước cuối cùng, tâm con người sáng suốt, giác ngộ chân lý, giải thoát phiền não khổ đau trong sanh tử luân hồi. Đây chính là cứu cánh tột cùng của đạo Phật. Phước báu vô lượng.
Phước báu vô lượng tức là hạnh phúc vô biên.
Sách có câu:
Thứ nhứt thì tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ,
Thứ ba tu chùa.
Người tu tại gia thực hành lục độ, tất được phước báu, rốt ráo sẽ được thân an tâm lạc, đó không còn là lời chúc tụng suông nữa. Đó chính là sự thực.
Người tu tại gia, cũng phải ra chợ, tiếp xúc với đời, không tránh khỏi. Người tu tại chợ thực hành lục độ, cũng được thân an, tâm lạc, không nghi. Đó chính là sự thực.
Người tu tại gia có lúc đến chùa, hoặc phát tâm xuất gia, thực hành lục độ, nhất định được thân an tâm lạc. Đó chính là sự thực.Tất cả đều do tâm tạo. Tâm tạo được an lạc hạnh phúc, nếu trong cuộc sống, con người biết thực hành lục độ. Con người đã có an lạc hạnh phúc trong tâm, dù sống bất cứ ở nơi nào trên thế gian, trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất cứ thời đại nào, cũng cảm nhận được thân tâm an lạc. Ngược lại, tâm tánh xấu xa, ích kỷ, nhỏ nhen, ganh tị, đố kỵ, hiềm khích, thù hận, cuồng tín, dù sống tại gia, tại chợ hay tại chùa, dù sống bất cứ nơi nào trên trái đất, con người cũng cảm thấy phiền não và khổ đau, không sao tránh khỏi.
Tóm lại, con người biết tu tập, nên quán xét tâm tánh chính mình, cố gắng tu tâm dưỡng tánh. Khi tâm tánh con người sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh, không cần lập nguyện, cũng được vãng sanh tịnh độ. Sống hạnh phúc, chết bình an. Nhất thiết duy tâm tạo, chính là nghĩa đó vậy.

Suốt đời tìm khắp đông tây
Ai hay hạnh phúc ở ngay tâm mình

Thích-Chân-Tuệ
Phật-Học Tịnh-Quang Canada

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biểu Tượng Giáng Sinh


Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas hay Xmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời của các tín đồ Kitô giáo. Họ tin là Giêsu được sinh tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea(Giuđêa) nước Do Thái (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.
Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. Nhiều giáo hội Chính Thống giáo Đông phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ Giáng sinh của họ ứng với ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory.


Posted Image


Tên gọi

Noel, từ tiếng Pháp Noël, dạng cổ hơn là Naël, có gốc từ tiếng Latinh nātālis (diēs) có nghĩa là "(ngày) sinh". Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Noel xuất phát từ tước hiệu Emmanuel, tiếng Hebrew nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta", như được chép trong sách Phúc âm Matthêu.
Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi phổ biến là Christmas. Chữ Christ (phiên âm Việt là "Ki-tô" hay "Cơ-đốc", có nghĩa là Đấng được xức dầu) là tước hiệu của Chúa Giêsu; còn chữ Mass nghĩa là thánh lễ. Do đó Christmas theo nghĩa chiết tự là "(Ngày) lễ của Đức Kitô". Chữ Christ bắt nguồn và được viết trong tiếng Hy Lạp là "Χριστός" (Khrīstos), mở đầu bằng chữ cái "Χ" (Chi) nên Christmas còn được viết tắt là Xmas.

Ngôi sao bằng bạc chỉ nơi Chúa Giêsu sinh ra, theo truyền thống Kitô giáo

1/. Ngôi sao Bethlehem = Ngôi sao Giáng Sinh
Ngày giáng sinh dù ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, chúng ta đều thấy xuất hiện những ngôi sao lấp lánh trên các cây thông Noel hoặc trên bầu trời đầy tuyết trắng. Vậy những ngôi sao đó xuất xứ từ đâu và nó mang trong mình những thông điệp gì?

Ngày giáng sinh dù ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, chúng ta đều thấy xuất hiện những ngôi sao lấp lánh trên các cây thông Noel hoặc trên bầu trời đầy tuyết trắng. Vậy những ngôi sao đó xuất xứ từ đâu và nó mang trong mình những thông điệp gì?
Trong tất cả các tranh ảnh Chúa giáng sinh, trên bầu trời bao giờ cũng có một ngôi sao sáng rực rỡ, Kinh Thánh gọi đó là “ngôi sao Bethlehem”, ngôi sao Giáng sinh, từ lâu đã là mối tranh cãi của các nhà thiên văn học. Mới đây Nibel Henbest, một nhà khoa học người Anh đã dựa vào sự chuyển động của quỹ đạo đã dẫn đường cho Ba Vua tới hang đá nơi Chúa sinh ra. Ngôi sao này còn có tên là ngôi trong Thái dương hệ, để giải tỏa câu hỏi tại sao chỉ có Ba Vua nhìn thấy ngôi sao đó, trong khi lịch sử thiên văn không ghi nhận được…

Theo Nibel thì vào năm 1604, nhà toán học Johannes Kepler đã tính được vị trí các hành tinh vào thời Chúa giáng sinh, cũng tìm được sự giao hội đặc biệt của các chòm sao trong nhóm Song Ngư vào năm thứ 7 trước công nguyên. Có nghĩa là, sao Mộc và sao Hỏa, biểu tượng của người Do Thái gặp nhau trên bầu trời nhưng vẫn cách nhau một khoảng gần bằng đường kính của mặt trăng. Vài năm sau đó một sự hội ngộ khác lại diễn ra vào tháng 08 năm 03 trước công nguyên, Mộc tinh tiến gần sao Vệ Nữ – một ngôi sao rất sáng.
Ngày 17/06 năm 02 trước công nguyên, hai sao trên lại gặp nhau nhưng không va chạm, nhưng tạo thành một ngôi sao lạ, sáng chói khắp miền Trung Đông mà Kinh Thánh đã gọi là ngôi sao Bethlehem. Ngoài ra, với người theo đạo Ky-tô xưa thì ngôi sao Vệ Nữ, tức là sao Hôm mọc trước bình minh, được coi là biểu tưọng của Chúa Giê-su, còn sao Hải Sư lại được người Do Thái coi là sao hộ mạng. Đây là hai ngôi sao sáng nhất trong Thái dương hệ và hiện tượng hội ngộ giao thoa, chỉ xảy ra một lần trong hai ba thế kỷ, như giải thích ở trên, được xem là giả thuyết hợp lý về ngôi sao Bethlehem trong truyền thuyết.

2/. Ông già Noel = Ông già Giáng Sinh
Ông già Noel còn gọi là ông già Giáng sinh, hay là ông già Tuyết (theo cách gọi tại Nga), là nhân vật đóng vai trò như là một nhân tố gắn liền với mùa Lễ Giáng Sinh, giống như cây thông Noel.


Hình ảnh tiêu biểu của ông già Noel là một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng, thắt lưng da đen, đội chiếc nón đỏ với chòm râu dài trắng, bộ mặt hóm hỉnh, tiếng cười "hô hô hô", tồn tại trong nhiều văn hoá, đặc biệt ở các nước phương Tây. Truyền thuyết cho rằng ông già Noel sinh sống tại Bắc Cực với những người lùn. Ông dành đa số thời gian để chuẩn bị quà, đồ chơi cho trẻ em với sự giúp đỡ của những chú lùn. Vào dịp Giáng Sinh, ông nhận được rất nhiều thư từ trẻ em khắp thế giới. Và mỗi đêm Giáng Sinh, ông lại bắt đầu cuộc hành trình của mình với cỗ xe kéo bởi tám con tuần lộc để mang quà và đồ chơi cho các thiếu nhi.

Tên gọi

Trong tiếng Anh, Ông già Noel được gọi là 'Santa Claus' (Thánh Nicolas), xuất phát từ truyền thuyết về một nhân vật có thật, sống ở thế kỷ thứ 4 tên là Nicolas
Trong tiếng Việt, do không hiểu rõ nguồn gốc, thấy hình ảnh cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện vào Noel thì gọi là "Ông già Noel", nhiều khi còn được gọi là "Ông già Tuyết".

Đặc biệt là trẻ em cho rằng Ông già Noel sống và làm việc ở Bắc Cực, nhiều bộ phim nổi tiếng của Hollywood như The Polar Express lại càng củng cố niềm tin thơ ngây này. Các quốc gia ở Bắc Âu như: Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Iceland, Phần Lan đều tự nhận rằng xưởng chế tạo đồ chơi của ông già Noel nằm ở quốc gia họ.
Ngày nay, người ta tạm chấp nhận Ông già Noel là hóa thân của Thánh Nicolas ở thành Myra (280 - 343), Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều sử gia cho rằng hình ảnh đầu tiên về Ông già Noel xuất hiện trong một bài thơ có tên: A visit from Saint Nicholas (Chuyến thăm của Thánh Nicholas) được xuất bản năm 1823. Còn hình ảnh một ông già phúc hậu, với một bộ râu trắng dài trong bộ đồ màu đỏ có viền trắng thì xuất hiện đầu tiên trên báo vào năm 1860 qua nét bút tưởng tượng của nghệ sỹ Thomas Nast. Tại phương Tây, ngày lễ Thánh Nicholas là vào ngày 6 tháng 12.
Hình tượng Ông già Noel ngày nay

Vào lễ Giáng sinh, nhiều ông già Noel được thuê mướn để phát quà cho trẻ em.

3/. Cây thông Noel = Cây thông Giáng Sinh
Cây Giáng Sinh là cây xanh (thường là cây thông) được trang hoàng để trưng bày trong dịp lễ Giáng Sinh theo phong tục của người Ki tô giáo.

Nguồn gốc

Theo truyền thuyết 1, vào thế kỷ thứ VIII, thánh Boniface, một thầy tu người Anh, trên đường hành hương, ông tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần. Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Thiên Chúa .

Theo truyền thuyết 2, thì giáo sĩ Boniface từ Anh sang Đức truyền bá đức tin Cơ đốc. Ông đã tặng cho thành phố Geismer một cây thông tượng trưng cho tình thương và một tín ngưỡng mới mà ông đã mang đến cho dân tộc Đức. Khi người Đức chấp nhận Cơ đốc giáo, họ chọn cây thông làm cây giáng sinh (cây Nô-en) để nhắc nhở họ nhớ đến công ơn của thánh Boniface, người đã giúp họ thờ phượng Thiên Chúa.

Theo truyền thuyết 3, kể rằng, vào một đêm Noel đã rất lâu rồi có một người tiều phu nghèo khổ đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi vì đói. Mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm. Vào buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hoá ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiều phu tốt bụng.



Theo truyền thuyết 4, một lần Martin Luther - là nhà thần học người Đức, tu sĩ Dòng Augustine, và là nhà cải cách tôn giáo dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Hàng triệu vì sao sáng lấp lánh qua kẽ lá. Ông thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng. Vì thế, khi trở về ông đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ. Để tái tạo ánh sáng lấp lánh của muôn ngàn ánh sao ông đã treo nến lên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa giáng sinh. Ông giải thích là các cây nến cháy sáng trên các nhánh của cây thông tượng trưng cho ánh sáng của Đức Giêsu mang đến cho nhân loại, màu xanh tươi quanh năm của cây thông tượng trưng cho Đức Chúa Trời hằng hữu.

Nguồn gốc thực của cây Giáng sinh có thể gắn liền với những vở kịch thiên đường. Vào thời Trung Cổ, những vở kịch về đạo đức được biểu diễn khắp Châu Âu, thông qua các vở kịch ấy người ta có thể truyền bá các bài kinh thánh. Những vở kịch nói về nguồn gốc của loài người và sự dại dột của Adam và Eva ở vườn Eden, thường được diễn vào ngày 24 tháng 12 hàng năm. Cây táo là một đạo cụ trong vở kịch, nhưng vì các vở kịch được diễn vào mùa đông, các loài cây đều chưa kết trái nên các diễn viên phải treo những quả táo giả lên cành cây.

Phong tục cây Giáng sinh trở nên phổ biến ở Đức vào thế kỷ 16. Người theo đạo Cơ đốc mang cây xanh vào trong nhà và trang hoàng cho chúng trong dịp lễ Giáng sinh. ở những vùng vắng bóng cây xanh, mọi người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và trang trí cho nó các cành cây xanh và nến. Chẳng bao lâu sau, phong tục cây Giáng sinh đã trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu.

Thế kỷ 18 và 19
Vào giữa thế kỷ 19, Hoàng tử Albert chồng tương lai của nữ hoàng Victoria của Anh ra đời. Chính ông đã phổ biến rộng rãi phong tục cây Giáng sinh vào nước Anh. Năm 1841, đôi vợ chồng Hoàng gia này đã trang hoàng cây Giáng sinh đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windson bằng nến cùng với rất nhiều loại kẹo, hoa quả và bánh mỳ gừng. Khi cây Giáng sinh trở thành thời thượng ở Anh thì những gia đình giàu có đã dùng tất cả những đồ vật quý giá để trang trí cho nó. Vào những năm 1850, theo sự mô tả của đại văn hào Charles Dickens thì cây Giáng sinh ở Anh được trang hoàng bằng búp bê, những vật dụng nhỏ bé, các thiết bị âm nhạc, đồ trang sức, súng và gươm đồ chơi, hoa quả và bánh kẹo. Sau khi đã tồn tại ở Anh thì phong tục cây Noel cũng trở nên phổ biến trên khắp các vùng thuộc địa của đế chế Anh, tới cả những vùng đất mới như Canada.

Cây Giáng sinh lần đầu tiên được dân chúng ở Mỹ biết đến là vào những năm 1830. Khi hầu hết người dân Mỹ đều coi cây Giáng sinh là một điều kỳ cục thì những người Đức nhập cư ở Pennsylvania thường mang cây Giáng sinh vào các buổi biểu diễn nhằm tăng tiền quyên góp cho nhà thờ. Năm 1851 một mục sư người Đức đặt một cây Giáng sinh trước nhà thờ của ông làm cho những người dân xứ đạo ở đó đã bị xúc phạm và buộc ông phải hạ nó xuống. Họ cảm thấy đó là một phong tục ngoại đạo.

Tuy nhiên vào những năm 1890 nhiều đồ trang trí bắt đầu được nhập từ Đức vào và từ đó tục lệ về cây Giáng sinh trở nên phổ biến tại Canada và Mỹ. Có một sự khác biệt lớn giữa cây Giáng sinh của Châu Âu và Bắc Mỹ, cây của Châu Âu nhỏ, hiếm khi cao hơn một mét rưỡi, chỉ khoảng 4 hoặc 5 feet trong khi cây của Bắc Mỹ cao tới trần nhà.

Thế kỷ 20

Cây Giáng Sinh tại New York năm 2006

Năm 1900, cứ 5 gia đình ở Bắc Mỹ thì có một gia đình có cây Giáng sinh, và 20 năm sau phong tục này trở nên khá phổ biến. Vào những năm đầu thế kỷ 20, người dân Bắc Mỹ thường trang trí cây thông bằng đồ trang trí do chính tay họ làm ra. Vật trang trí truyền thống của người Canađa và người Mỹ gốc Đức gồm có quả hạnh nhân, quả hạch, bánh hạnh nhân với nhiều hình dạng thú vị khác nhau. Những hạt bắp chiên nhiều màu sắc, được trang trí cùng những quả phúc bồn tử và các chuỗi hạt. Cũng vào thời gian này bắt đầu xuất hiện những dây đèn trang trí trên cây Giáng sinh, nhờ nó cây thông rực rỡ hơn nhiều lần. Ánh sáng trang trí bằng đèn điện kéo dài hơn và an toàn hơn rất nhiều so với ánh sáng toả ra từ những ngọn nến.

Mỗi năm khi ngày Giáng sinh tới, một cây Giáng sinh lộng lẫy được đặt tại quảng trường trung tâm Bentall thành phố Vancouver, phía nam British Columbia. Và dân chúng tập trung xung quanh cây Giáng sinh đầu tiên vừa được dựng lên và chưa được trang hoàng lộng lẫy kia. rồi ở cuối thành phố cây thông sáng bỗng bừng lên với muôn vàn ánh đèn đầy màu sắc, cùng lúc đó đội hợp xướng nhà thờ ca vang bài hát mừng lễ Giáng sinh. Tại ngọn đồi Parliament ở Ottawa, một cây Giáng sinh rực rỡ ánh đèn màu được đặt cạnh ngọn đuốc thế kỷ của Canada cùng với âm vị ngọt ngào của giai điệu Giáng sinh tuyệt vời từ tháp Hoà Bình Carillon vang đến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiền Sư và con chó Nô Ky...


- Nô ky là con chó của một Tu viện ở núi Dương Xuân, nó rất dễ thương, nhưng nó cũng có cái tính dễ ghét là hay sủa dai khi thấy khách đến.

- Hôm ấy, khách đến viếng chùa, Nô ky sủa dai, Thiền sư quở mà Nô ky vẫn tiếp tục sủa dai, nên Nô ky đã bị Thiền sư hèo cho một hèo, Nô ky bỏ Tu viện ra đi.

- Cũng sáng hôm ấy, từ Tu viện một Chú Tiểu phạm lỗi, Thiền sư quở trách, chú ta tìm đủ cách để từ chối lỗi của mình, sau đó chú đã bị Thiền sư hèo cho một hèo, Chú Tiểu cũng bỏ Tu viện ra đi.

- Cũng ngày ấy, Thiền sư xuống núi hoằng hóa, chiều trở về Tu viện, Nô ky đã đứng sẵn trước cổng Tam quan, vẫy đuôi chào và nhảy lên mừng rỡ Thiền sư một cách quý mến.

-Nhưng Chú Tiểu đã bỏ Tu viện ra đi, một ngày, hai ngày, ba ngàyi, bảy ngày… cho đến cả năm vẫn không thấy bóng dáng chú ở nơi nào!

- Nên, có lần Thiền sư tập họp chúng Tăng và dạy: “Cái giận càng nhiều, thì lý trí càng ít. Cái giận càng ít thì lý trí càng nhiều. Cái giận càng nhiều thì sự phản bội càng lớn. Cái giận càng ít thì sự hiểu biết và lòng trung thành lại càng tăng". Quý vị nên biết! Lòng tham và cái giận đã đuổi chúng ta ra khỏi đời sống của tu viện chứ không ai khác.

- Hỡi quý vị! Cái giận của Nô ky đi qua nhanh, nên Nô ky có cơ hội ở lại Tu viện để tiếp tục chuyển hóa và thăng tiến. Còn Chú Tiểu tuy làm thân người, nhưng ôm cái giận trong lòng, nên Chú Tiểu đã đánh mất cơ hội quý báu của mình. Chú ấy tuy mang thân người mà tâm tệ hơn cầm thú.

- Vậy, quý vị hãy coi chừng tâm của quý vị!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những câu nói từ một trái tim nhân ái
và từ khối óc minh triết của những bậc đại giác



Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc.
Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ.
Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí.
Sức mạnh của vua chúa là quyền uy.
Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo.
Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa.
Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát.
Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhục.



Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh,
nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.


Ra đời hai tay trắng.
Lìa đời trắng hai tay.
Sao mãi nhặt cho đầy.
Túi đời như mây bay.


Thành thật đối diện với mâu thuẫn
và khuyết điểm trong tâm mình,
đừng lừa dối chính mình.

Sự khác biệt giữa con người
là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống.
Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta đâu?
Suy luận rằng “vạn vật đồng nhất”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác,
vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình,
vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu.
Khi ta hiểu rằng ”nhất bổn tám vạn thù”,
ta nhìn vạn vật như chính mình,
từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim thạch,
và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống,
đều có Thượng Đế ngự ở trong,
ta sẽ cởi bỏ thành kiến,
mở rộng lòng thương đến muôn loài.


Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta,
cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu.
Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh.


Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ
và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.


Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy.
Nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác.
Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình,
không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites


Ngồi thiền cùng Tướng Giáp

Posted Image

Trong miền ký ức của ba tôi - nhà văn Sơn Tùng đã có hình bóng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay từ khi còn là học sinh Trường tư thục Vũ Đăng Khoa, thị trấn Cầu Giát. Tiếp đến những năm tháng nghe theo tiếng gọi Tổ quốc xếp lại bút nghiên lên đường, ông cùng Phan Hồng Thực, Trịnh Keng, Hồ Hải Kháng, Đặng Văn Thắng vào Trường lục quân Trần Quốc Tuấn khóa VI năm 1950.


Và sau này trên chặng đường đi tìm “Đi tìm ẩn tích Hồ Chí Minh” ba tôi mới có điều kiện được kiến diện Đại tướng và ông đã nhận được tình cảm của Đại tướng bằng những tác phẩm viết về Bác Hồ và các vị lãnh tụ kiệt xuất của lịch sử như Búp sen xanh, Bông sen vàng, Trái tim quả đất..., “Cảm” bằng sức lao động của một nhà văn thương binh hạng nặng 1/4, sức khỏe còn 19%. “Cảm” bằng nhân cách, sự khẳng khái, quan niệm và đức tin của một nhà văn. Còn tôi lại có cái may hơn mấy anh chị em trong gia đình là được sống cùng ba mẹ nên mới biết được đôi ba câu chuyện về con người vĩ đại này. Tôi nhớ, từ sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng về nghỉ hưu, hàng năm đến ngày sinh nhật (25/8), Ngày thành lập quân đội (22/12) và ngày Tết Nguyên đán, ba tôi dẫn đầu anh em chiếu văn, có khi cùng con cháu trong gia đình lên chúc mừng Đại tướng sau khi được đại tá Nguyễn Huyên, Thư ký của Đại tướng cho phép. Ngày đó chiếu văn sinh hoạt rất đông khoảng trên 30 người, họ là các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà học giả, nhà giáo, nhà báo, giáo sư, nhà ngoại giao, chuyên viên cao cấp chính phủ quân đội... như: Sơn Tùng, Minh Giang, Mạc Phi, Siêu Hải, Mai Hồng Niên, Văn Cao, Đặng Đình Hưng, Đào Phan, cụ Nguyễn Trọng Phấn, GS. Viễn Đông Bác Cổ, Phan Ngọc, Hồ Sỹ Giàng, Hồ Sỹ Bằng, Hoàng Nhật Tân, Trần Bá, Cao Ngọc Thắng, Phùng Văn Mỹ, Hoàng Kính, Trần Văn Chan, Kim Côn, Thiếu tướng Đỗ Đức Dục, cụ Ngô Thức, Nguyễn Văn Hiến, Đậu Quý Hạ, Phan Hữu Phúc, Phạm Quốc Vinh, cụ Phí Văn Bái, Phạm Hiện, Trần Văn Hà, Lê Văn Điêng... Đại đa số anh em chiếu văn ngày ấy đều có hoàn cảnh khó khăn nên quà mừng Đại tướng chỉ có sách báo, tranh ảnh do anh em sáng tác, sưu tầm, hoặc góp tiền lại để mẹ tôi lên phố Hàng Quạt đặt thêu bức trướng chúc mừng, còn phần lời chúc thường do ba tôi sáng tác sau nhiều hôm trăn trở, cũng có khi là hộp bánh, bó hoa, phong kẹo sôcôla ngoại.


Posted Image
Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi thiền.

Thường vào những ngày kỷ niệm như thế này, có hàng trăm đoàn khách từ khắp nơi trong và ngoài nước xếp hàng chờ đợi đến lượt vào chúc mừng Đại tướng, nên thời gian rất hạn chế trong khoảng 30-40 phút, vừa đủ cho anh em trong chiếu văn chào hỏi, chúc tụng và có dịp tặng sách, chụp ảnh chung với Đại tướng. Do đó, trước khi chào tạm biệt ra về, ai nấy cũng cảm thấy luyến tiếc. Trong những dịp gặp nhau hiếm hoi như vậy, tôi thấy điều đầu tiên bao giờ Đại tướng cũng chủ động cầm lấy đôi bàn tay thương tật của ba tôi vừa đưa ra chào mà nói: “Sơn Tùng có khỏe không, anh ngồi đây với tôi”. Nhiều lần ba tôi giữ ý tìm cách đứng xa một chút để anh em khác có được điều kiện chụp ảnh chung với Đại tướng làm kỷ niệm.

Mùa thu năm 1993, tôi có may mắn được ngồi hầu chuyện với Đại tướng Võ Nguyên Giáp gần 2 tiếng đồng hồ.

Nguyên do tôi có được diễm phúc đó là hôm sinh nhật Đại tướng Võ Nguyên Giáp 25/8/1993, trong đoàn chiếu văn lên chúc mừng có thêm nhà thơ Hồ Khải Đại, người Quỳnh Đôi đem theo món quà mừng là một bài thơ tứ tuyệt bằng chữ Nho viết trên giấy hồng điều, bài thơ đó như sau:

Chung thân bằng hữu thị nhân dân

Vi tướng vi sư vi nghĩa nhân

Văn Võ song toàn Nguyên Giáp giả

Tâm tri thiên hạ sự như thần.

Sơn Tùng dịch thơ:

Trọn đời vì nước vì dân

Là thầy, là tướng, nghĩa nhân làm đầu

Võ Văn Nguyên Giáp song toàn

Như thần thấu suốt nhân gian lòng người.

Vì bài thơ viết trên giấy sợ để lâu ngày sẽ phai, hơn nữa đã là trướng mừng thọ bậc “Trưởng lão” phải được thêu trên vải điều mới trang trọng. Vì vậy, sau khi ra về chú Hoàng Kính nói với mọi người: “Chúng ta nên xin lại bài thơ đó, rồi nhờ chị Mai (tên mẹ tôi) lên Hàng Hòm đặt thêu, phần kinh phí tôi sẽ chịu, còn anh Sơn Tùng dịch nghĩa để mọi người hiểu hết ý thơ”.

Từ lý do trên, khoảng một tuần sau ngày sinh nhật, hai mẹ con lên nhà Đại tướng bằng chiếc xe đạp cũ mà tôi thường đi làm hàng ngày. Lúc đó vào độ 4-5 giờ chiều, có lẽ giờ này Đại tướng đã vắng khách nên tôi thấy cửa phòng khách gia đình đầu hồi hướng đối diện với phòng làm việc quân cơ không mở, mà chỉ mở cánh cửa hướng ra khu vườn phía đường Hoàng Diệu. Trước khi đi mẹ tôi đã gọi điện cho Đại tướng nói rõ lý do, nên hai mẹ con vừa bước lên bậc tam cấp vào nhà đã thấy Đại tướng ngồi đợi trên ghế salon, trên bàn để sẵn bài thơ của nhà thơ Hồ Khải Đại.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà văn Sơn Tùng trong buổi trò chuyện về thiền. (Ảnh được công bố lần đầu tiên).

-“Em chào anh, hai mẹ con em lên xin lại anh bài thơ” - Mẹ tôi chủ động chào và nói với Đại tướng - “Chị với cháu ngồi xuống đây uống nước”. Đại tướng vừa nói vừa chỉ tay xuống hai chiếc ghế salong đơn bọc nệm phía đối diện. Rồi hỏi tiếp: “Anh Sơn Tùng có khỏe không chị”. Tôi nhanh nhảu trả lời: “Thưa bác, mấy hôm nay thời tiết thay đổi nên ba cháu lại đau vết thương trên đầu”. Tôi vừa ngừng lời thì mẹ tôi nói tiếp: “Khổ quá anh ạ, anh nhà em còn mấy mảnh đạn trong đầu, thỉnh thoảng lại nhô lên làm chảy máu buốt nhói như dao đâm, nhưng em chẳng biết làm sao” Nghe mẹ con tôi nói thế, gương mặt Đại tướng thoáng buồn, đôi mắt hướng vào tôi hỏi “Thế bố cháu hàng ngày sinh hoạt thế nào, dạo này ăn uống ra sao?

-“Thưa bác, ba cháu thường dậy từ lúc 2-3 giờ sáng ngồi thiền, thiền xong thì đi xuống sân tập thể lấy nước để tắm rửa vệ sinh, rồi lên thắp hương ban thờ gia tiên, sau đó mới ngồi vào bàn viết; nếu không viết được gì thì đọc sách cho đến 9-10 giờ sáng, khi có khách đến lại ra tiếp khách. Còn ăn uống thì ba cháu ăn ít lắm, mỗi bữa chừng non nửa bát cơm, chủ yếu ba cháu ăn rau nhiều”. Nghe tôi nói thế, Đại tướng trầm ngâm, đôi mắt hướng nhìn ra hàng cây cổ thụ đứng lặng trong khu vườn phía đường Hoàng Diệu một lát sau, nhìn mẹ tôi ông nói với giọng dặn dò “Tôi nghe nói rau gì bây giờ cũng nhiễm nhiều thuốc trừ sâu lắm chị nhé, bởi vậy chị nên mua giá đỗ cho anh Sơn Tùng ăn; rau giá đỗ lành, rất tốt lại bảo đảm không bị nhiễm thuốc sâu, tôi vẫn thường xuyên ăn rau giá đấy. Còn cháu nói bố cháu buổi sáng ngồi thiền là thiền như thế nào?”- Ông nhìn tôi hỏi.Tôi trả lời: “Thưa bác ba cháu ngồi thiền theo lối “tọa thiền”, nhưng cháu chịu không làm được” Vừa nói dứt câu, tôi thấy Đại tướng ngồi lùi sát thành ghế salon rồi co hai chân lên để chuẩn bị ngồi theo lối “tọa thiền”. Tôi sợ ông ngồi “tọa thiền” trên ghế salon bọc nệm mút sẽ rất khó nếu không khổ luyện qua hàng chục năm trời, nên vội bước tới đỡ chân, nhưng Đại tướng xua tay và nói, “Không cần đâu, bác tự làm được”. Rất nhanh, hai chân bắt chéo hình hoa sen, hai bàn tay để lên hai vai, hai mắt nhắm hờ, Đại tướng hỏi tôi: “Có phải bố cháu ngồi thiền như thế này không?” - Tôi trả lời: “Ba cháu ngồi như thế nhưng hai bàn tay úp vào nhau và để trước ngực”. Thấy tôi nói thế, Đại tướng liền đổi tư thế như tôi vừa trình bày. Chưa đầy 5 phút ông đã nhập thiền, tôi lặng ngắm nhìn Đại tướng, giờ đây trông ông như một vị Bồ Tát đang niệm kinh cứu độ chúng sinh.

Sau khi nhập “thiền” xong, Đại tướng trở lại thế ngồi bình thường rồi nói với hai mẹ con. “Tôi có nghe nói người ta xây nhà tình nghĩa cho Sơn Tùng nhưng không hiểu sao anh chị không nhận?”. Mẹ tôi có ý để tôi thưa chuyện với Đại tướng nên ngồi im; biết ý, tôi thay mẹ kể hết cho ông nghe đầu đuôi câu chuyện. Cuối cùng tôi nói thêm: “Thưa bác, ba cháu rất cảm động khi biết Thành đoàn Hà Nội chủ động khởi xướng và bỏ ra 13 triệu đồng để xây nhà tình nghĩa và ba cháu cũng rất biết tấm lòng của lãnh đạo quận Đống Đa lo cấp đất gần nơi ở cũ để xây nhà, những nghĩa cử đó không bao giờ quên. Nhưng ba cháu cũng nghĩ rằng: Nơi ở hiện tại tuy chật không được khép kín, nhưng bù lại sống ở đấy cũng thấy yên tâm, vì xung quanh là bà con trong khu tập thể đều nghèo, chất phác, hơn nữa mọi người ở đấy sống được thì mình cũng sống được. Vì vậy ngôi nhà tình nghĩa kia xin nhường cho người khác có khó khăn hơn”.

Sau khi nghe tôi kể xong câu chuyện trên, không biết trong lòng Đại tướng nghĩ gì, nhưng tôi thấy ông ngồi im, đôi mắt trĩu xuống. Đại tướng cứ ngồi lặng đi như thể hóa đá, cho đến khi giáo sư Đặng Bích Hà từ phía sau phòng khách bước ra, tôi nghĩ chắc đến giờ ăn cơm, nên hai mẹ con tôi đứng dậy chào và nhận lại bài thơ trên tay Đại tướng, rồi xin phép ra về khi trời đã nhá nhem tối.

Chuyện Đại tướng biết thiền tôi về kể lại với ba tôi, ông nói: “Anh Văn có hai sở thích là đánh đàn pianô và chụp ảnh.Trong album của gia đình, có rất nhiều ảnh do ông tự chụp và chụp bằng máy ảnh của mình, còn việc đánh đàn ngay từ sau khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc, anh Văn đã tập học đàn do cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh, vợ nhà văn Đào Vũ hướng dẫn. Và cách nay chừng 30 năm, ba có diễm phúc đã được nghe Đại tướng công diễn bản giao hưởng bốn chương: “Điện Biên Phủ” do Đại tướng và ông Lê Liêm sáng tác. Riêng chuyện Đại tướng ngồi tọa thiền có lẽ ít người được chứng kiến, nhưng ba tin anh Văn từ nhỏ đã tinh thông “nho học”, sau này lại là một cử nhân luật kinh tế, một nhà giáo, một nhà báo, nhà sử học, luật học, nhà khoa học, nhà chiến lược và một thiên tài quân sự. Chừng ấy vốn liếng cũng đủ nói lên anh Văn là một nhân tướng phương Đông tinh thông “nho, y, lý, số” lại sống gần Bác Hồ nhiều năm, nên chuyện anh Văn biết thiền cũng là lẽ tự nhiên thôi”. Tôi nhớ, sau khi thêu xong bức trướng về bài thơ của nhà thơ Hồ Khải Đại trên nền lụa điều, ba phía viền tua vàng rất trang trọng, ba tôi cùng hai cha con chú Hoàng Kính lên nhà Đại tướng. Tại phòng khách gia đình, hai người lại có dịp ngồi đàm đạo thêm với nhau những kinh nghiệm về các thế thiền và lợi ích của thiền trong nỗi lo công việc hàng ngày“Vạn sự như lôi nhất tâm thiền định”.

Hà Nội ngày 25/11/2011

Sơn Định (theo Sức khỏe đời sống)


Giải mã những bí mật của thiền định

Không cứ phải vào rừng kiếm một guru (lạt-ma, thiền sư v.v) râu dài mới học được thiền. Tại Mỹ, giờ đây, nhiều khi muốn tránh ngồi thiền cũng khó. Nó là môn được yêu cầu tại nhiều trường học, bệnh viện, công ty luật, các tổ chức chính phủ và cả trong nhà tù...

Trong các trường bao gồm cả đại học, trung học và tiểu học ở Fairfield, Iowa, học sinh ngồi thiền tập thể 2 lần mỗi ngày. Ngay các khách sạn khu Catskills ở New York đã trở thành các trung tâm thiền nhanh đến nỗi được gọi là Buddhist Belt (Vành đai Phật giáo).


Posted Image

Trào lưu thiền định khởi phát có nguyên do từ cả văn hóa lẫn y học. Ngày càng có nhiều thầy thuốc ở Mỹ đề nghị bệnh nhân ngồi thiền như một biện pháp phòng và điều trị các bệnh mạn tính như tim, AIDS, ung thư, vô sinh và đặc biệt là các bệnh rối loạn thần kinh, trầm cảm. "30 năm nghiên cứu đã cho chúng tôi thấy thiền định có tác dụng tuyệt vời trong việc giảm stress", Daniel Goleman cho biết. Ông là tác giả của Destructive Emotions - cuốn sách miêu tả một cuộc đối thoại giữa Đạt Lai Lạt Ma và một nhóm các nhà thần kinh học. "Nó rèn luyện đầu óc và khiến bộ não linh động". Các kỹ thuật quét ảnh não tân tiến cho thấy thiền có thể "rửa" lại não, giải tỏa các khu vực căng thẳng vì máu ở trong tình trạng ách tắc...

Bộ não, như cơ thể, có thể trải qua những thay đổi cực nhỏ trong thiền định sâu. Năm 1967, giáo sư Herbert Benson ở đại học Y Harvard đã tiến hành nghiên cứu trên 36 người thiền định và thấy rằng khi ngồi thiền họ dùng lượng oxy ít hơn bình thường 17%, giảm 3 nhịp tim/phút và tăng sóng theta ở não - hệt như trạng thái trước ngủ - trong khi toàn não vẫn tỉnh táo. Những năm 70, Benson còn chứng minh rằng người ngồi thiền có thể đạt được trạng thái tỉnh táo hơn và hạnh phúc hơn. "Tất cả những gì tôi làm là dùng logic sinh vật học để giải thích thứ kỹ thuật được con người đã dùng hàng nghìn năm nay", Benson nói.

7 năm sau, tiến sĩ tâm thần học Gregg Jacobs, Đại học Harvard, qua ghi sóng não đã phát hiện ra rằng những người thiền có thể sản ra rất nhiều sóng theta và có thể phong tỏa phần não trước vốn nhận và xử lý cảm giác, ngoài ra họ cũng giảm thiểu hoạt động ở phần thùy đỉnh não, nơi phụ trách các cảm giác về không gian - thời gian. Bằng cách "tắt" thùy đỉnh não, người ta có thể mất cảm giác về giới hạn và thấy vũ trụ "trở thành một".
Công nghệ dựng ảnh não ra đời càng thúc đẩy thêm các nghiên cứu. Năm 1997, nhà thần kinh học Andrew Newberg, thuộc Đại học tổng hợp Pennsylvania, đã dùng tia phóng xạ để xem áp lực máu trong não của một nhóm các thiền sư và phát hiện rằng khi họ nhập định, não của họ không "tắt" mà chỉ phong tỏa các thông tin lên thùy đỉnh não. Nghiên cứu thiền định đã có bước đột khởi vào tháng 3/2000 khi Đạt Lai Lạt Ma gặp gỡ các nhà thần kinh học ở Ấn Độ và yêu cầu sử dụng các kỹ thuật dựng ảnh não hiện đại nhất để quan sát các đại sư thiền định (gắn đầy các điện cực). Các kết quả thu được sẽ được thảo luận vào tháng 9 tới.

Người Mỹ đang say mê thử các kỹ thuật thiền như Vipassana (tập thở), thiền hành (đi bộ chậm trong tỉnh giác), TM (thần thiền, bằng cách nhắc đi nhắc lại những thần chú tiếng Phạn), Dzogchen (tỉnh giác) và thậm chí cả thiền vũ (nhảy theo nhạc). Roger Walsh, giáo sư triết học, tâm thần học, Đại học tổng hợp California, nói: "Chỉ những năm gần đây tâm thần học phương Tây mới nhận ra hội chứng nhiễu loạn chú ý (không tập trung được). Nhưng các thiền giả phương Đông đã biết từ hàng nghìn năm trước rằng con người luôn bị nhiễu loạn chú ý mà không ý thức được".

Hơn 10 năm trước, tiến sĩ Dean Ornish đã khẳng định thiền cùng với yoga và ăn kiêng có tác dụng giảm thiểu sự tích tụ các mảng bám ở động mạch vành. Tháng 4/2003, tại đại hội của Hội Tiết niệu Mỹ, ông đã công bố nghiên cứu rằng thiền định có thể làm chậm lại sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt. Tại Đại học Cambridge, John Teasdale chứng minh rằng thiền giúp bệnh nhân trầm cảm rất hiệu quả và giảm tới 1/2 khả năng tái phát bệnh. Ngoài ra, Jon Kabat-Zin, người thành lập Trung tâm trị liệu Stress năm 1979, đã giúp đỡ hơn 14.000 người vượt qua các bệnh đau đớn không cần dùng thuốc bằng cách tập trung thiền định. "Thiền cực kỳ hữu dụng với những bệnh nhân ung thư, AIDS hay các bệnh đau mạn tính", Jon nói. Cũng theo Jon, kỹ thuật thiền định càng hoàn hảo, người ta càng có nhiều kháng thể và hệ thống miễn dịch của cơ thể càng lớn mạnh.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu mới cũng cho thấy thiền đôi khi có thể thay thế được Viagra vì nó mang lại rất nhiều sinh lực. Nữ nghệ sĩ Heather Graham bắt đầu ngồi thiền từ 12 năm trước dưới sự hướng dẫn của David Lynch, đệ tử của Maharishi nổi tiếng. "Thiền định đã khiến đời tôi đổi khác", chị nói. "Vào cuối ngày, những chuyện eo xèo trên phim trường chẳng còn ý nghĩa gì với tôi nữa". Rất nhiều người Mỹ nổi tiếng đã ngồi thiền. Như Goldie Hawn, với thiền phòng đầy ảnh Đạt Lai Lạt Ma và Mẹ Teresa; hay Bill Ford, ông chủ hãng Ford Motors; cả Hillary Clinton cũng nói đến ngồi thiền; rồi vợ chồng nhà Al Gore. "Cả hai chúng tôi đều tin tưởng vào cầu nguyện và đặc biệt là thiền định", Al Gore, cựu phó tổng thống Mỹ, nói.

ST (Theo Time)

Share this post


Link to post
Share on other sites

VÌ SAO PHẬT GIÁO SUY TÀN TẠI ẤN ĐỘ

D.C. Ahir
Trần Ðức Phi Bằng dịch


Vì có nhiều người thắc mắc việc Ðạo Phật biến mất trên đất Ấn Ðộ, nơi nó đã ra đời và lớn mạnh đến tuyệt đỉnh. Do đó, chúng tôi xin dịch bài này của tác giả là một người Ấn Ðộ, cũng là một người trưởng thành trong xã hôị Ấn Ðộ Giáo, dưới quan điểm của một học giả hiện đại để cống hiến qúy vị.


Sự biến mất của Ðạo Phậtở Ấn Ðộ, nơi nó đã được sinh ra, trưởng thành và đạt đến những thành tựu cao nhất,là một hiện tượng đáng ngạc nhiên và đau lòng. Thế nào và tại sao Ðạo Phật đãkhông tồn tại lâu dài trong những người gần gũi nhất với nó là một vấn đề khóhiểu với nhiều ý kiến bất đồng. Quan điểm chung của các nhà học giả Ấn Ðộ là sựxao lãng và sa đọa trong đời sống Ðạo Ðức và Tâm Linh của giới tu sĩ Phật Giáo,Tăng cũng như Ni. Tuy nhiên nhìn dưới ánh sáng lịch sử, việc cho rằng sự xuốngdốc về đạo đức của hàng ngũ Tăng Già Phật Giáo dường như là chuyện hoang đườngkhông có những bằng chứng xác đáng. Nói như Swami Vivekananda rằng: Phật Giáophải chết, một cái chết tự nhiên trên đất Ấn Ðộ vì những đệ tử của Phật đã từ bỏđấng Thượng Ðế vĩnh hằng ra khỏi đất nước cũng không đúng. Nếu đó là lý do thìtại sao Kỳ Na Giáo đã tồn tại trên đất Ấn khi Mahavira cũng không thừa nhận ThượngÐế là đấng Tối Cao. Tín đồ Kỳ Na Giáo, cũng giống như Phật Giáo, không thừa nhậnthẩm quyền của kinh điển Vệ Ðà. Vì vậy, đó không phải là lý do suy tàn của PhậtGiáo trên đất Ấn.

Theo quan điểm của chúng tôi, Phật Giáo đã chết một cái chếtkhông tự nhiên, và những nguyên do đưa đến sự biến mất của nó là những nguyêndo bên ngoài hơn là bên trong. Không chỉ thế, một chiến dịch có hệ thống vàtính toán đã được tiến hành vì quyền lợi ích kỷ của người Bà La Môn Giáo đã đẩyPhật Giáo ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của nó. Lý do là vì Ðức Phật đã lên ánchế độ giai cấp và nhấn mạnh vào sự bình đẳng của mọi người. Trong khi đó tín đồcủa Bà La Môn bằng mọi cách bảo vệ hệ thống giai cấp để bám lấy những ưu đãi củahọ trong sự phân chia giai cấp đó, nhưng tín đồ Phật Giáo, không giống như tínđồ Kỳ Na Giáo, không chịu thỏa hiệp trên vấn đề nầy. Ðiều nầy đã đưa đến mâuthuẩn. Người Bà La Môn một mặt phát động chiến dịch chống Phật Giáo, ngược đãitín đồ Phật Giáo, một mặt đem những điểm tốt của Phật Giáo vào hệ thống của họđể thuyết phục quần chúng. Những yếu tố ngoại tại, cộng với một vài sai lầm nộibộ đã nhanh chóng làm Phật Giáo suy tàn tại Ấn Ðộ.

XUNG ÐỘT GIỮA BÀ LA MÔN VÀ PHẬT GIÁO

Trước khi có Phật Giáo, Ấn Ðộ chưa từng biết đến những đạo lývề bình đẳng và tình huynh đệ. Theo Nguyên Nhân Ca(Purusha Suka) của kinh LêCâu Phệ Ðà(Rig Veda), chủng tộc Bà La Môn sinh ra từ miệng, chủng tộc Sát Ðế Lợi(Kshatriya) sinh ra từ tay, chủng tộc Phệ Xá(Vaishya) sinh ra từ đùi, và chủngtộc Thủ Ðà La(Sudra) sinh ra từ bàn chân của Brahma là Thần Sáng Tạo. Xã hộinày đặt nền tảng trên nguồn gốc thần thoại Chaturvarna và được quy định bằngnguyên lý phân biệt giai cấp; giai cấp Bà La Môn được xếp hàng đầu, tiếp đến làgiai cấp Sát Ðế Lợi, Phệ Xà, và Thủ Ðà La là thấp nhất. Quy luật về sự phân biệtgiai cấp cũng quy định những quyền lợi và ưu thế của họ. Ngay cả những hình phạtvề sự phạm tội cũng được đặt trên nền tảng khác biệt giai cấp. Người Bà La Mônsẽ bị hình phạt nhẹ nhất và người thuộc giai cấp Thủ Ðà La sẽ bị hình phạt nặngnhất. Như vậy, toàn bộ cơ cấu xã hội được đặt trên nguyên tắc bất bình đẳng.

Ðức Phật đã làm một cuộc cách mạng chống lại những luật lệ xãhội áp bức đó và lên án hệ thống giai cấp. Ngài không thừa nhận nguồn gốc linhthiêng của giai cấp, và chứng minh sự dối trá của giai cấp Bà La Môn khi tuyênbố rằng họ sinh ra từ miệng của Brahma. Ngài bác bỏ lời tuyên bố của người BàLa Môn, họ cho rằng chỉ có họ mới có thể đạt đến những đức hạnh tâm linh, và khẳngđịnh rằng người trong bất kỳ giai cấp, màu da hay tín ngưỡng nào đều có thểphát triển trong tâm họ những đức hạnh đó. Ngài còn đi xa hơn nữa:

- Hãy làm cho không còn ai, nam hay nữ, bất kỳ thuộc nền tảngkinh tế xã hội nào, bị cản trở trên con đường đạt đến sự toàn thiện. Ðó là quyềncủa mỗi người, khả năng bên trong của mỗi người, và sự toàn thiện đó có thể đạtđến do sự cố gắng không ngừng của riêng mỗi người, không do sự giúp đỡ của mộttha nhân, thần thánh hay siêu nhiên nào.

Ðức Phật còn dạy rằng: Tất cả mọi người đều giống nhau, nếuphân chia họ ra một cách nhân tạo là hành động điên rồ. Trong kinh Vesttha,Ngài nói rằng: Trong đời sống của loài thú có những sự khác biệt dựa trên nhữngđặc tính nền tảng khác nhau. Trong đời sống của các loài cây cỏ cũng vậy. Nhưngkhông có những sự khác biệt như thế trong sự phân loại loài người thành nhữngngăn kín, vì nhân loại là một và có cùng những đặc tính như nhau. Vì vậy, ÐứcPhật khẳng định một cách dứt khoát: Giá trị là đặt nền tảng trên những hành động,chứ không phải trên sự sinh ra, một sự việc vô tình, không phải là thước đo conngười. Ngài cũng bước những bước cụ thể trong việc nhổ tận gốc sự tệ hại củagiai cấp. Những bước đó là: Phơi trần huyền thoại về nguồn gốc thượng đẳng dongười Bà La Môn tuyên bố về họ; khuyến khích giai cấp thấp bằng cách thọ trai tạinhà họ; và chấp nhận những người thuộc giai cấp thấp xuất gia và được coi nganghàng với những người khác trong hàng ngũ Tăng Già. Hô hào các Tỳ Kheo quêngiòng giống giai cấp của họ, một lần Ðức Phật nói: Này các thầy, giống như nhữnggiòng sông, sông Hằng, sông Yamuna, sông Aciravati, sông Sarasvati, và sông Mahikhi chúng đều chảy về biển lớn. Cũng như vậy, này các thầy, bốn giai cấp: Bà LaMôn, Sát Ðế Lỵ, Phệ Xá, và Thủ Ðà La khi họ đi theo giáo pháp và giới luật củaNhư Lai, họ từ bỏ những khác biệt của giai cấp và sắp hạng, và trở thành nhữngphần tử của một khối duy nhất và đồng nhau.

Ở Ấn Ðộ vào thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch, người Bà La Môngiáo tìm sự cứu rổi và giải thoát bằng những tế lễ hy sinh, người theo đạo KỳNa và Ajivaka tế lễ bằng sự tự hành hạ thân xác. Ðức Phật trái lại dạy đệ tử củaNgài vượt qua biển khổ luân hồi bằng cách đem sự tốt đẹp cho chúng sanh khác,thay vì làm hại họ hay hại chính bản thân mình. Ngài dạy con đường đi đến NiếtBàn bằng những phương tiện:

1- Tự điều khiển, tự tiết chế, và giảm thiểu những đam mê;

2- Mở lòng thương yêu tất cả mọi loài, người, chim muông, thúvật; và

3- Giúp đỡ người nghèo yếu.

Ngài cũng nhấn mạnh:

a- Cơ hội bình đẳng cho mọi người;

b- Thân thế bình đẳng cho mọi người;

c- Tự do tư tưởng; và

d- Tình huynh đệ toàn khắp.

Khi Ðức Phật giảng Giáo Pháp của Ngài, nó lôi cuốn quần chúngở khắp mọi giới; giàu và nghèo, cao sang và thánh thiện, thấp thỏi và hạ tiện.Những người thuộc giai cấp Bà La Môn cũng không bị bỏ rơi. Thật vậy, phần lớncác đệ tử thân cận của Ðức Phật là những người thuộc giai cấp Bà La Môn. Ngay cảvề sau, một số những ngọn đuốc dẫn đầu trong Ðạo Phật là những vị từ Bà La Mônquay về. Trong những thế kỷ tiếp sau, giáo lý xã hội của Ðức Phật đã tạo một sứcđẩy làm xã hội Ấn Ðộ tiến lên, và những giai cấp thấp xác định quyền bình đẳngcủa họ, vì vậy mà tín đồ Bà La Môn đã quay lại chống đối Phật Giáo.

Thật sự, người Bà La Môn không chống đối Phật Giáo trên nhữnggiáo lý thuộc triết lý hay đạo đức, nhưng điều mà họ không thích là tư tưởng vềsự bình đẳng trong Ðạo Phật. Như Tiến sĩ Ambedkar nói:

- Bất bình đẳng là giáo lý chính thức của đạo Bà La Môn. ÐứcPhật chống lại gốc rể và cành lá của nó. Ngài là một đối thủ mạnh mẽ nhất củachế độ đẳng cấp và là cột trụ vững chãi nhất của tinh thần bình đẳng. Không cómột lý lẽ nào về vấn đề giai cấp mà ngài không bác bỏ.

Chúng ta không nghi ngờ rằng, được khuyến khích với tinh thầnbình đẳng do Ðức Phật dạy, những người giai cấp thấp trong xã hội xác định quyềntự do của họ và chống lại sự ưu thế của người Bà la môn. Ðiều nầy làm suy yếu nềntảng của hệ thống giai cấp và đã hạ tầng giai cấp Bà La Môn xuống tận đất.

Khi Ðạo Phật yếu đi chút đỉnh, người Bà La Môn giáo dùng mọicách để lấy lại quyền lực và danh vọng đã mất. Họ không những cố gắng phục hồilại hệ thống giai cấp mà còn tìm cách hủy diệt những giáo pháp của Ðức Phật khỏiđất nước Ấn Ðộ. Xin trích lời của Har Dayal:

- Những thầy tế triệt tiêu ngôn ngữ Pali trên đất Ấn. Họkhông những ghét tiếng Pali về phương diện giáo lý, triết học hay những giới luậtcủa Ðức Phật. Họ biết Ðức Phật là một vị Thầy lớn lao và tôn sùng Ngài. Nhưng họmuốn rằng những lời dạy tuyệt vời của Ðức Phật không được nghe thấy trên đất Ấn,vì những lời dạy nầy có năng lực phá hủy thành lũy giai cấp. Họ nói: Dù tiếngPali tiêu diệt; dù nước Ấn Ðộ tiêu diệt; nhưng giai cấp của chúng ta phải nắmquyền lãnh đạo.


Ðể tranh đấu với Ðạo Phật, người Bà La Môn phảilàm nhiều việc sửa đổi trong những giáo lý của họ. Họ bỏ sự hy sinh súc vật đểcúng tế. Họ cũng bải bỏ giáo lý cho rằng các kinh điển Phệ Ðà không thể sai lầm.Tuy nhiên, về quan điểm phân chia giai cấp (Chaturvarna), họ không chịu đầuhàng. Họ phải thừa nhận tác dụng của những lý lẽ của Ðức Phật chống lạiChaturvana. Và họ phát động một sự điều chỉnh triết học cho Chaturvana được tìmthấy trong sách Bạt Già Phạm Ca (Bhagavad-Gita), một tác phẩm có trước Phật.Nói như P.L. Narasu trong cuốn Cốt Tủy Ðạo Phật:

- Mục đích chính của Gita là lén lút ủng hộ sự lãnh đạo vàdanh vọng của giai cấp Bà la môn, ra đời để đáp ứng những nhu cầu mà Ðạo Phậtđã làm thỏa mãn. Bất cứ điều gì cao thượng và tuyệt vời trong Gita là điều màBà La Môn giáo đã vay mượn từ đối thủ của nó và xử dụng cho mục đích riêng tư củamình. Ðặc biệt là để ngăn chặn những người Thủ Ðà La không từ bỏ niềm tin cố cựucủa họ. Phần còn lại là một khối những lặp đi lặp lại, những mâu thuẩn, những sựvô lý, kết quả của một cố gắng không thành công trong việc làm dung hòa mọiphương diện trong quan điểm truyền thống.

Mục đích chính của Bạt Già Phạm Ca là bảo vệ, làm mạnh hệ thốnggiai cấp được thấy rõ trong cách giải thích chữ Dharma (Pháp). Nghĩa chữ Dharmatrong Phệ Ðà là những nghi lễ hay những nghi thức. Trong Gita cũng như trongManu-Smriti, chữ Dharma được dùng có nghĩa là: Những bổn phận của bốn giai cấptrong thế gian. Trong Gita, Krishna bảo Arjuna chiến đấu, vì đó là Dharma (bổnphận giai cấp) của ông ta. Ông ta còn nói:

- Thà chết mà làm tròn bổn phận của giai cấp; làm theo nhữngbổn phận dành riêng cho giai cấp khác là việc làm nguy hiểm.

Tín đồ Phật Giáo trái lại không chịu từ bỏ sự chống đối của họđối với tư tưởng Chaturvarna. Ðó là lý do đầu tiên của sự chống đối giữa PhậtGiáo và Bà La Môn giáo.

Tiến sĩ Amberka tìm dấu vết nguồn gốc mâu thuẩn giữa PhậtGiáo và Bà La Môn giáo từ một nguồn khác. Ông nói:

- Khi đọc qua toàn bộ Văn Học Phật Giáo, tôi thấy rằng 90%tín đồ Phật Giáo trước kia là những người Bà la môn. Những người Bà La Môn thườngđến gặp Ðức Phật để thảo luận và tranh cải, và khi thua, thường đặt tin tưởngvào Ðức Phật và cuối cùng chấp nhận Phật Giáo. Văn Học Phật Giáo chứa đầy nhữngsự việc như vậy. Vì vậy, Phật Giáo là một tôn giáo đã nẩy nở giữa đại đa số nhữngngười Bà La Môn, làm thế nào về sau lại bị chính những người Ba la môn tiêu diệt?

Theo quan điểm của chúng tôi, lý do chính của sự việc nầy làsự thờ cúng thần linh gia đình. Ở Ấn Ðộ, giống như thần làng và thần nước, cónhững vị thần gia đình cũng được những người Bà La Môn thờ cúng. Những thầy tếthường thờ cúng những vị thần nầy bắt đầu gây ảnh hưởng vào quốc sự qua nhữngbà hoàng. Vua A Dục (Ashoka) sau khi quy y theo Phật Giáo đã từ bỏ việc thờcúng đó và dời tượng của những thần dùng trong việc thờ cúng nầy. Vua A Dụcnói:

- Khi ta tôn kính Ðức Phật, đấng Giác Ngộ, thì không cần thờcúng vị thần linh nào khác.

Hành động nầy của vua A Dục làm cho những người Bà La Môn lolắng không ít vì nó chấm dứt những phương tiện sinh sống và bóc lột bất công củahọ. Họ nguyện sẽ phục thù cho sự mất mát đó.

Những người Bà La Môn có quan niệm rằng:

- Sau khi chết những ông vua sẽ bị đọa vào địa ngục vì nhữngsai lầm và thiếu sót của họ. Vì vậy, họ không đồng ý làm những người lãnh đạo,nhưng muốn làm những Cố Vấn Tối Cao của các vị Vua. Ðể trả thù sự mất mát vì việcchấm dứt sự thờ cúng những thần gia đình (Kulapuja), những người Bà La Môn từ bỏphương châm chỉ làm những người cố vấn, họ cố gắng nắm lấy quyền lực. Với sựgiúp đở của những người Sát Ðế lỵ, họ thiết lập trục Bà La Môn-Sát Ðế lỵ để chốnglại Phật Giáo. Ưu thế của Bà La Môn giáo trở lại ở Ấn Ðộ là một trong nhữngnguyên do suy sụp của Phật Giáo.

Sự nổi bật của Phật Giáo từ sự hạ thấp giai cấp Bà La Môn,cũng đưa đến sự dãy chết của những quyền lợi thiêng liêng của những Vua chúathuộc giai cấp Sát Ðế lỵ. Vì vậy, không nghi ngờ gì những người thuộc giai cấpSát Ðế Lỵ, trong những giai đoạn đầu là những người ủng hộ Phật Giáo, về sau trởnên đối lập với Phật Giáo. Như một nhà văn viết:

- Những người Sát Ðế Lỵ sợ Phật Giáo vì nó đe dọa nền tảng vàsự hiện hữu giai cấp của họ, vì những người bị áp bức được khuyến khích bởi nhữnggiáo lý bình đẳng tìm cách vùng dậy.

Như vậy, để bảo đảm sự an toàn cho những quyền lợi của họ, nhữngngười Sát Ðế Lỵ tham vọng âm mưu với những người Bà La Môn và bước từng bước củngcố hệ thống giai cấp. Bằng sự sắp xếp chung, giai cấp Sát Ðế Lỵ được đồng ý làmVua và những người Bà La Môn là những đại thần. Sự thỏa hiệp nầy bảo đảm quyềnlực và danh vọng cho cả hai giai cấp nầy và sự thấp kém vĩnh viễn của nhữnggiai cấp khác, mà Phật Giáo sẽ không bao giờ tha thứ. Vì vậy, để giữ quyền lựcchính trị trong tay họ, hai giai cấp nầy tạo một mặt trận thống nhất chống lạivà phá rối sự phát triển của Phật Giáo.

SỰ GÂY THÙ HẬN

Tôn giáo của Ðức Phật là một cái gai trong mắt những người BàLa Môn phản động, vì nó đã lật đổ giai cấp thầy tế khỏi ngôi vị cao của nó, màbao nhiêu thế kỷ đã bảo đảm cho họ mọi thứ ưu đãi và tiện nghi vật chất. Vì vậykhi ảnh hưởng của Phật Giáo suy yếu, họ trả đũa và tấn công Phật Giáo bằng nhiềucách để trả thù sự mất mát của họ. Họ dùng những ngôn ngữ tồi tàn nhất và nhữngmánh khóe tồi tàn nhất để nhục mạ và hạ thấp Phật Giáo dưới mắt quần chúng.Ngay cả họ còn bẻ cong ý nghĩa từ và thành ngữ riêng của Phật Giáo. Chúng tôihy vọng rằng sự phân tích phê bình trong những đoạn sau đây sẽ có thể làm cho độcgiả nhận thức được tầm quan trọng trong thảo luận của chúng ta:

1) Vua A Dục, một vị vua Phật Giáo vĩ đại nhất, trong nhữngcáo thị ông tự gán cho mình là Người được chư Thần thương yêu (Devanam Priya),nhưng những nhà văn phạm Bà La Môn dịch chữ nầy là những sự điên rồ yêu thương.R.K. Mookerjee nói về sự đồi bại nầy như sau:

- Về thành ngữ Deva-nampriya Priyadarsi, V.A. Smith dịch là ÐấngThiêng Liêng và Nhân Từ đối với tôi là chuẩn nhất. Deve nampriya thay vìDeva-Priya có thể là tên gọi có ý coi khinh giới luật của Panini, nhưng được đềcập trong những sự kiện ngoại trừ luật do Katyana (vào khoảng 359 trước Tây lịchtheo R.G. Bhadarkar) được Patanjali (150 trước Tây lịch) và cả Kasika (650 sauTây lịch) ủng hộ. Tuy nhiên sự ngoại trừ không cho phép nhà văn phạm về sau làBhattoji Dikshita, người đã nhấn mạnh vào việc coi từ Devanampriya là một từkhinh miệt, ngụ ý chỉ một người điên (murkha) không có sự hiểu biết vềBrahma... Như vậy một danh hiệu được ca tụng trong những thời đại Nada, Maurya,và Sunga, phải chịu sự sa đọa về ý nghĩa dưới thành kiến của người Ba La Môn chốnglại vị vua Phật Giáo lỗi lạc.

2) Ðức Phật nhập diệt ở Câu Thi La (Kushinagar) vùng Deorianước Uttar Pradesh, Câu Thi La cách Gorakhpur 12 dặm về hướng Ðông và cáchDeoria 21 dặm. Nó nằm trên bờ phía Tây của sông Hiranyavati và vị trí của nótương ứng với khu vực rộng lớn Ram-bar-ka-Tila nằm ở bờ phía Tây hồ Rambhar. Gồmhai chữ Hiranyavati và Rambar có thể tạo thành tên Harambar cho khu vực nầy.Câu Thi La (Kushinagar) là nơi Ðại Niết Bàn của Ðức Phật trở thành một nơi hànhhương quan trọng và thiêng liêng nhất của tín đồ Phật Giáo. Dĩ nhiên, tín đồ PhậtGiáo từ khắp nơi trên đất Ấn quy tụ về nơi đây mỗi năm với một số đông lớn laođể tỏ lòng tôn kính đối với Vị Thầy. Dường như người Bà La Môn hoang mang bởidân chúng ở Câu Thi La. Họ đưa khuynh hướng tôn giáo vào biện pháp xảo quyệt củahọ và dạy những người tại gia ngu dốt rằng: Người chết ở Harambar, vùng chungquanh Câu Thi La, đọa vào địa ngục hay tái sanh làm con lừa cái, nhưng người chếtở Kasi (Varanasi) được lên trời.

Ðể bảo vệ quan điểm của chúng tôi, chúng tôi có bằng chứnghùng hồn và có tính cách lịch sử từ cuộc đời của Mahatma Kabir, một người hôhào cải cách tôn giáo và xã hội vào thế kỷ thứ mười lăm. Trong thời đại ông, sựtuyên truyền có tác hại, như được đề cập ở trên, rất thịnh hành. Kabir kịch liệtchống lại quan điểm vô nghĩa nầy. Ông tuyên bố rằng nếu hành động của một ngườitốt đẹp, người ấy chắc chắn sẽ được cứu rỗi dù cho có chết ở Kasi hay Harambar.Và để chứng minh hùng hồn niềm tin về Harambar là sai lầm và vô nghĩa, Kabir,khi tuổi đã gìa, cố ý đi đến vùng đất cấm đó và chết vào năm 1518 sau Tây lịchtrong một thị trấn nhỏ Maghar ở vùng Gorakhpur không xa Câu Thi La. Kabir,trong những lời để lại, hai lần đề cập đến sự việc nầy và giải thích đầy đủ mụcđích hành hương đến Maghar của ông mặc dù những ngăn cản mạnh mẽ từ bạn bè vànhững người hâm mộ ông. Theo sự việc trên, Wescott viết trong tác phẩm đáng tincủa ông về Kabir như sau:

- Chính là nguyện vọng của những môn đệ mà Kabir đã không chấmdứt cuộc đời của ông tại Kasi nơi mà rất nhiều công trình tôn giáo được hoàn tất.Họ chủ trương rằng tất cả mọi người chết ở Kasi sẽ lập tức sinh vào thế giới củathần Ram, và những người chết ở Maghar sẽ trở lại thế giới nầy và sinh làm conlừa cái. Kabir khiển trách về niềm tin của họ. Phải chăng quyền năng của Ramquá giới hạn không thể cứu rỗi người phụng sự ông vì người nầy muốn chết ởngoài Kasi, thành phố của thần Shiva?

Cảm giác lo âu và sợ hải trong giới Ấn Ðộ Giáo quá mạnh đến nỗisau khi Kabir chết ở Maghar họ cũng không thể từ bỏ được sự mê tín. Vì vậy, họđã không xây dựng một đền tưởng niệm Kabir ở đó, họ dựng đền tưởng niệm ở Kasi.Người Hồi Giáo đã xây dựng một nơi tưởng niệm Kabir ở Maghar, nơi cư ngụ cuốicùng của ông. Ðền thờ chính ở Maghar vì vậy đã luôn luôn do người Hồi Giáotrông coi và về sau vẫn còn dưới sự trông coi của họ, mặc dù một ngôi đền chongười Ấn Ðộ Giáo đã được xây dựng ở đây.

3) Những người cuồng tín Bà La Môn không dừng lại ở đó. Họ tiếptục thẳng tay gây sự hận thù và ghét bỏ đối với tín đồ Phật Giáo trải qua nhiềuthế kỷ và giữ mãi tinh thần nầy cả trong văn học. Xin trích dẫn ra một số sauđây:

a- Nikant trong tác phẩm Prayaschit Mayukha trích một bài thơtừ Manu (bộ luật tập cấp): - Nếu người nào chạm phải một tín đồ Phật Giáo hay mộttín đồ của Panchupat, Lokayataka, Nastika hay Mahapataki, người ấy phải tắm đểtẩy uế.

b- Cùng một giáo lý được Apraka dạy trong Smiriti. VradhaHarit đi xa hơn và tuyên bố rằng bước vào chùa Phật Giáo là một tội lỗi cần phảitắm để thanh trừ tội lỗi đó.

c- Sự việc gây ấn tượng nhất về thái độ nầy đối với tín đồ PhậtGiáo được tìm thấy trong vở kịch Mricchakatika. Trong màn Vii của vở kịch, ngườianh hùng Charudatta và bạn là Maitriya đang chờ Vasantasena ở quảng trường bênngoài thành Ujjain. Cô nàng không đến và Charudatta quyết định rời quảng trường.Khi họ rời nơi đây, họ thấy vị sư Phật Giáo tên là Samvakaha. Thấy ông ta,Charudatta nói:

- Nầy bạn Maitriya, tôi đang nóng lòng muốm gặp Vasantasena.Nầy, hãy cùng đi. (Sau khi bước vài bước) A, đây là một cảnh tượng không may, mộtông tăng Phật Giáo đang đi về hướng chúng ta. (Sau khi suy tư một chút) tốt,hãy để cho ông ta đi đướng nầy, chúng ta sẽ đi con đường khác. (Rời sân khấu).

Trong màn viii, vị tăng ở trong vườn lớn của Sakara, ngườianh rể của Vua. Nhìn thấy áo của ông ta trong một cái hồ, Sakara, theo sau làVita, bật dậy và hăm dọa giết vị tăng. Sau đây là cuộc đối thoại giữa họ:

Sakara:

- Hãy dừng lại, ông thầy tu tồi bại.

Tăng sĩ:

- A! Ðây là người anh rễ của Vua. Bởi vì có một số tăng sĩxúc phạm đến nhà vua, nên nhà vua đánh đập bất cứ tăng sĩ nào ông gặp.

Sakara:

- Hãy dừng lại, ta sẽ bẻ chiếc đầu của ông như người ta bẻ mộtcộng rau dền trong tiệm ăn (Ðánh ông ta).

Vita:

- Nầy bạn, đánh một tu sĩ khoác trên mình chiếc áo choàng, đãtừ bỏ thế gian, là một việc không chính đáng.

Tăng sĩ vui mừng:

- Xin hãy vui lòng, cư sĩ.

Sakara:

- Nầy bạn, coi đó. Hắn xỉ nhục tôi.

Vita:

- Ông ta nói gì?

Sakara:

- Hắn gọi tôi là cư sĩ. Tôi là tên thợ cạo hay sao?

Vita:

- Ồ! ông ta thật sự tán tụng anh như là một người sùng tín ÐứcPhật.

Sakara:

- Tại sao ông lại đến chỗ nầy?

Tăng sĩ:

- Ðể giặt những y phục nầy.

Sakara:

- A! ông là ông thầy đồi bại. Ngay cả tôi cũng không tắmtrong ao nầy; ta sẽ giết ông bằng một trận đòn.

Sau khi bị đánh thật nhiều, vị tăng được cho đi. Ðó là một tusĩ Phật Giáo trong đám đông Ấn Ðộ Giáo. Ông ta bị xa lánh và tránh né. Cảm tưởngchán ghét đối với ông thật là lớn lao, đến nỗi người ta tránh né cả con đườngmà ông ta đã đi qua. Cảm tưởng ghê tởm đậm đặc đến nỗi sự đi vào của một tín đồPhật Giáo khiến cho người Ấn Ðộ Giáo phải đi ra. Người Bà La Môn được miễn tộitử hình, ngay cả còn được miễn hình phạt về thể xác. Nhưng tu sĩ Phật Giáo bịđánh đập và hành hạ không thương xót, không hối tiếc, như là không có gì sai lầmkhi làm việc đó.

d- Chanalya (Kautilya), một đại thần Bà La Môn nổi danh dướithời vua Chiên Ðà La Quật Ða (Chandragupa) của vương triều Khổng Tước (Maurya),cũng là một phần tử nằm trong chiến dịch gây hận thù đối với Phật Giáo. Ôngnói:

- Khi một người hưởng dụng bửa ăn cúng cho chư thần và tổtiên, những người thuộc giòng Thích Ca (tín đồ Phật Giáo), Ajivaka, Thủ đà la,và những tù nhân đi đày, phải chịu một hình phạt một trăm Panas.

e- Những tác giả của những Puranas(Thánh Thư) cũng tuyên truyềnchống Phật Giáo không ít. Họ coi Ðức Phật như là một Avtara(hóa thân) củaVishnu nhưng đối xử với Ngài với sự khinh miệt.

- Thánh thư Brhannardiya coi một người Bà La Môn bước vào nhàcủa một tín đồ Phật Giáo là một tội lỗi lớn dù cho có gặp sự nguy hiểm lớn.

- Thánh thư Agni tuyên bố rằng con của vua Tịnh Phạn dụ dỗ nhữngngười Daitya trở thành tín đồ Phật Giáo.

- Thánh thư Vayu nói một cách khinh khi về Phật Giáo: Với hàmrăng trắng, cặp mắt nhìn thẳng, đầu cạo trọc, và áo đỏ, những người Thủ Ðà La sẽthực hiện những hành vi tôn giáo.

- Thánh thư Vishnu gán cho Ðức Phật tên: Người dụ dỗ vĩ đại.Họ coi Ngài là một Maha Moha, người hiện ra trong thế gian để lọc lừa những maquỉ. Nó còn cảnh cáo thêm về tội lỗi chuyện trò với tín đồ Phật Giáo, nói rằngnhững người nói chuyện với những nhà khổ tu trọc đầu sẽ bị đọa vào địa ngục.

4) Một phần trong chiến lược hủy nhục của họ, người Ấn ÐộGiáo còn dùng một phương pháp khác làm mất uy tín những tín đồ Phật Giáo vàchùa chiền của họ. Họ gán cho những tên gọi xấu xa và bẩn thỉu cho những chùa,tu viện Phật Giáo. Ví dụ, tàn tích của ngôi tháp ở Ghantasila vùng AndhraPradesh được họ gọi là Langa Dibba có nghĩa là gò đĩ điếm. Sự gán những tên bẩnthỉu cho những địa danh cổ của Phật Giáo được các nhà học giả ngu dốt trích ra,lấy làm lý lẽ để nói rằng Phật Giáo biến mất ở Ấn Ðộ, vì những ngôi chùa của nóđã trở thành những nơi đồi bại, và các Tỳ Kheo đã không sống đời sống đángkính. Họ lý luận rằng:

- Những nơi lễ bái của Phật Giáo đã đi đến chỗ đồi bại cùng cựcvề luân lý, nên dân chúng khinh thường và xa lánh.

Chúng tôi đồng ý rằng khi các ngôi chùa bắt đầu trở nên sungtúc, tu sĩ Phật Giáo, một cách nào đó trở nên hướng về bản thân và từ bỏ bổn phậncủa họ đối với nhu cầu tâm linh và xã hội quần chúng. Và họ bắt đầu sống mộtcách thoải mái trong những tu viện và không tham gia vào lý tưởng phụng sự xã hội.Ðiều nầy cuối cùng đã ảnh hưởng một mức độ nào đó vào việc truyền bá và duy trìGiáo Pháp. Nhưng nói rằng Phật Giáo suy tàn vì sự sụp đổ của những tiêu chuẩn đạođức trong hàng ngũ Tăng Già là điều không có gì bảo đảm. Không có một bằng chứngnào để củng cố lập luận nầy, ngoại trừ những danh hiệu đáng nghi ngờ gắn liền vớimột số địa điểm. Theo quan điểm của chúng tôi, những tên gọi bôi bác kia đã đượctạo ra do những người Ấn Ðộ Giáo quá khích, với chủ ý hạ nhục những chùa chiềnPhật Giáo. Nhưng đối với trò tuyên truyền nham hiểm đó, không có một lý lẽ chứngminh cho những nhãn hiệu vô nghĩa gán cho những ngôi chùa Phật Giáo thiêngliêng. V.R. Narla nói:

- Quả thật là chưng hửng và buồn không ít, vì rằng không nhữngở Ghantasila, nhưng ở Gudivada, Bhattiprola, China Ganjam, Pedda Ganjam, và mộtsố nơi khác, những di tích của những ngôi chùa Phật Giáo thiêng liêng bị gáncho những tên nhơ bẩn như Langa Dibba và Bojamadani Dibba. Một ngoại lệ mà tôibiết là tháp Amaravati. Tên địa phương của nó là Dipala Dinne, có nghĩa là gòđèn. Nhưng ngay cả về những ngọn đèn, cũng có thể không phải chỉ cho sự tán tụng,vì trong thực tế tất cả những nơi có gò thuộc di tích Phật Giáo, có truyền thốngđịa phương là những gái ăn sương cư ngụ trên gò dùng đèn để làm hiệu. Có thể nhữngtên xấu xa được gán cho những gò di tích Phật Giáo là nói lên sự việc Phật Giáođã bị sự đàn áp của những người Ấn Ðộ Giáo cuồng tín về sau, hoặc có thể nóđánh dấu mức độ xuống thấp của Phật Giáo, trong thời gian cuối cùng khi nó manghình thái của Kim Cang Thừa (Vajrayana) hay Sahajayana, những hình thái khôngkhác với mật giáo phóng dật. Hai lý do trên, chúng tôi tin tưởng vào lý do thứnhất nhiều hơn.

Ðể chứng minh sự điên rồ của những lý lẽ sau, chúng tôi xin độcgiả ghi nhớ những sự hành trì đồi bại hơn nhiều trong những đền Ấn Ðộ Giáo.Chúng tôi không có ý liệt kê ra đây một danh sách dài về những tội ác của nhữngthầy tế Bà La Môn trong những năm tháng đó. Ðoạn trích sau đây từ một bài viếtcủa ishwar Singh Bais cũng đủ để phản ảnh đời sống trong các đền Ấn Ðộ Giáongày xưa. Ông viết:

- Những vũ nữ của mỗi đền được sắp hàng thứ nhì. Họ là nhữngdevdasis hay nô lệ của chư thần, nhưng họ được gọi bằng cái tên thô lậu của nhữnggái điếm. Và trong thực tế, họ gắn bó với nghề nghiệp của họ để ban ân huệ chongười nào yêu cầu và được trả lại bằng tiền. Dường như ban đầu họ được dànhriêng cho những thầy Bà La Môn mua vui. Và những người đàn bà nầy, được côngchúng biết đến về sắc đẹp của họ, được hiến dâng một cách đặc biệt trong việcphụng sự các thần linh của Ấn Ðộ Giáo. Nhiệm vụ chính của họ gồm có múa và háttrong đền hai lần mỗi ngày, sáng và tối trong những cuộc lễ công cộng. Tất cảthời gian còn lại giữa những cuộc lễ, thì dùng vào những việc xấu hổ hơn, và mộtviệc không phải là ít xảy ra, là ngay cả những đền thờ thiêng liêng cũng bị biếnthành những nhà chứa. Xa hơn nữa, Có ít đền thờ mà vị thần ở đó không đòi quyềnchữa trị bịnh không sinh đẻ của đàn bà. Thường thường những thầy tế khuyên họ ởlại qua đêm tại đền, nơi đây, họ nói thần linh cảm động với lòng thành của họ,có thể viếng họ trong tinh thần và sẽ giao hợp với họ. Với mánh khóe nầy, nhữngthầy tế thỏa mãn dục vọng của họ.

Ngoài những hành động trong những đền thờ Ấn Ðộ Giáo đã đượcđề cập, tầm quan trọng về những quan hệ dục tình trong Ấn Ðộ Giáo cũng được thấyrõ ràng trong những cảnh dâm đãng trên những bức tường của những đền thờ ởKonark, Khajuraho, v.v. Về những công trình điêu khắc ở Konark, A.L. Basham nóitrong tác phẩm Kỳ Quan Ấn Ðộ:

- Tính cách dâm đãng lộ liễu một cách hiếm có của nhiều côngtrình điêu khắc ở Kornark đã đem lại cho Chùa Ðen một tiếng tăm nhơ nhớp. Nhữnghình Maithuna, với những cặp ôm sát nhau hay đang trong tư thế giao hợp, đượcphổ biến là những nét trang trí đặc trưng của nhiều ngôi đền Ấn Ðộ, nhưng nhữnghình ở Konark đặc biệt sống động. Những hình điêu khắc ở Khajuraho cũng tương tự.

Như vậy chúng ta có thể không do dự nói rằng: Nếu ở đâu nhữngtiêu chuẩn luân lý bị sa đọa, đó là những nơi cư ngụ của các thần và nữ thần ẤnÐộ Giáo. Thật vậy, như ishwar Singh Bais nói:

- Trong nhiều đền thờ, và từ thế kỷ thứ tám sau Tây lịch vềsau, trong hầu hết các đền thờ Ấn Ðộ Giáo, sự sa đọa bắt đầu và với đời sốngtrong đền biến nó thành địa ngục. Các thầy tế đã hy sinh sự cao thượng và đạo đức,chỉ giữ lại tham lam và dục vọng. Nếu Ấn Ðộ Giáo có thể nẩy nở dưới bầu khôngkhí đồi bại đó, thì việc biến mất của Phật Giáo không rõ ràng, dù cho có một sốsa đọa trong tiêu chuẩn luân lý của những người mộ đạo; vì vậy chúng tôi khôngchấp nhận điều nầy. Từ đó, chúng tôi quả quyết luận điệu gán cho sự thối náttrong các chùa chiền không phải là không có căn cứ mà còn có tác hại, và nhữnglý do của sự suy tàn của Phật Giáo phải được tìm thấy ở chổ khác.

SỰ NGƯỢC ĐÃI

Một trong những nguyên nhân chính làm cho Phật Giáo suy tànvà sụp đỗ nhanh chóng ở Ấn Ðộ là sự đàn áp của những nhà cầm quyền cũng như nhữngngười cuồng tín.

Bố Sa Mật Ða La (Pushyamitra), một tướng lãnh Bà La Môn dướitriều Brihadratha, vua cuối cùng của vương triều Khổng Tước (Maurya), là ngườiđầu tiên ngược đãi Phật Giáo. Ông ám sát nhà vua vào năm 185 trước Tây lịch;soán lấy ngôi vua nước Ma Kiệt Ðà (Magadha), cai trị bằng sự khủng bố. Một ôngvua Ấn Ðộ Giáo khác đàn áp Phật Giáo là Sasanka, vua nước Gauda (Bengal), hànhđộng phản bội đầu tiên của ông là giết Rajyavardhana vào năm 605 sau Tây lịch,anh của Harsha, vị hoàng đế Phật Giáo cuối cùng. Sasanka là một người thuộcgiai cấp Bà La Môn và tín ngưỡng thần Shiva. Ông cuồng tín đến nổi trong cơn giậndữ ông đã phá hủy cây Bồ Ðề. Ngài Huyền Trang ghé Bồ Ðề Ðạo Tràng vào năm 637sau Tây lịch, vào khoảng ba thế hệ sau biến cố trên, ghi lại như sau:

- Trong thời gian sau Sasanka-raja, một tín đồ dị giáo, phỉbáng Ðạo Phật, và vì ganh ghét đã phá hủy những tu viện và chặt cây Bồ Ðề, đàođến tận mạch nước dưới đất, nhưng ông không thể đào đến chổ rể tận cùng của nó.Sau đó ông dùng lửa đốt và tưới nước mía lên, với ý muốn tiêu diệt nó hoàntoàn, và không để lại một vết tích nào về sau. Ông cũng đã dời tượng Phật từngôi chùa gần cây Bồ Ðề và thay vào bằng thần Shiva. Ông cũng đã liệng vào sôngHằng tảng đá thiêng liêng có dấu bàn chân của Ðức Phật ở thành Hoa Thị (Pataliputra).Và để làm tròn những kế hoạch tội lỗi của ông, Sasanka được cho biết là đã tiêudiệt tăng sĩ trong khu vực Câu Thi La (Kushinagar).

Một trong những người đàn áp Phật Giáo lớn lao nhất là thủlãnh Hung Nô, Mihirakula, đã làm thiệt hại lớn lao cho những chùa Phật Giáo ởGandhara, Punjab, và Kashmir. Mihirakula là một người thờ Shiva và là một nhà bảohộ lớn cho Bà La Môn giáo. Trong cơn điên rồ của ông, ông đã san bằng 1,600 tuviện, tháp, và chùa, và giết hại hằng trăm tín đồ Phật Giáo tại gia. Toramana,một ông vua cũng của vương triều tàn bạo đó, được cho biết là đã tiêu hủy chùaGhostarama ở Kiều Thưởng Di (Kausambi).

Về việc đàn áp Phật Giáo ở Kashmir, F.M. Hussnain viết:

- Chính Nara, người đã khởi sự tiến hành việc tiêu diệt PhậtGiáo ở Kashmir. Ông cho thiêu hủy những tu viện Phật Giáo ở Kashmir và trừ diệtquần chúng Phật tử bằng cách tịch thu đất đai của họ để ban cho những người BàLa Môn. Những gì xảy ra ở Kashmir là một phần trong cùng tiến trình tiêu diệtPhật Giáo trong nước. Trong cuộc đấu tranh giữa Phật Giáo và Bà La Môn Giáo, BàLa Môn giáo đã chiến thắng, trong những hoàn cảnh đó, sự tiêu diệt của PhậtGiáo ở Kashmir chỉ là vấn đề thời gian.

Hussnain nói thêm:

- Pravarasena nắm quyền vào khoảng cuối thế kỷ thứ sáu. Ôngta phải đánh lui những cuộc tấn công của Mummuni, một thủ lãnh Hồi Giáo đến từTrung Á. Ông xây dựng thành phố Pravarasenanagar với những ngôi đền năm vị NữThần. Chú ông là Jayendra xây một tu viện nổi tiếng là Jayendravihara, thờ mộttượng Phật lớn nhất. Ngài Huyền Trang đã viếng tu viện nầy trong thời gian ở tạiKashmir. Tu viện nầy đã bị Ksemagupta thiêu hủy, ông nấu chảy bức tượng khổng lồđể dùng cho đền thờ thần Shiva của ông.

Một người khác được coi như đối thủ của Phật Giáo, người đãtuyên bố: Giáo lý của Phật là thứ vô dụng giống như chất mủ chảy ra từ da chólà Kumarila Bhatt, một người Bà La Môn. Ông sống vào thế kỷ thứ bảy sau Tây lịch.Theo đề nghị của ông, Suddhanvan, vua nước Ujjain, được nói là đã tiêu diệt nhữngtín đồ Phật Giáo. Sự đàn áp tàn nhẫn tín đồ Phật Giáo của Suddhanvan, dưới sựxúi dục của Kumarila Bhatt, được ghi lại trong hai tài liệu về tiểu sử củaSankaracarya, đó là tác phẩm Sankaravijaya do Anandagiri, đệ tử trực tiếp củaSankaracarya viết, và tác phẩm Sankara-digvijayam do Madhava (thế kỷ mười bốn)viết. Thực vậy, Madhava Acharya xác nhận rằng, với sự xúi dục của KumarilaBhatt, Suddhanvan ra lệnh giết chết tất cả tín đồ Phật Giáo từ Ramesvaram đếnvùng Hy mã lạp sơn. Ông còn ra lệnh nếu ai không giết tín đồ Phật Giáo sẽ bị xửtử.

Sankaracarya, một vị thầy Vedanta, cũng chịu trách nhiệmtrong việc đàn áp Phật Giáo. Thật vậy, ông đã gieo sự khũng bố trong tâm tín đồPhật Giáo. Theo truyền thống Tây Tạng, khi ông đến, tín đồ Phật Giáo trong cácchùa bắt đầu phân tán tứ tung. Chính ông đã có lần viết trong Bhashya của kinhPhạm Thiên rằng: Phật Ðà là một kẻ thù của quần chúng và đã dạy những điều mâuthuẫn và lộn xộn.

Cách thức người Ấn Ðộ Giáo xử dụng để đẩy Phật Giáo ra khỏinơi sinh sản ra nó được soi sáng trong câu chuyện thần thoại Gaya Asura ghitrong Gaya Mahatmya, một phần trong Thánh thư Vaya. Theo huyền thoại nầy, GayaAsura (con quỉ) đạt được quả vị thần thánh đến mức độ bất cứ ai thấy hay chạmđược nó là sanh về cỏi trời. Yama, vua Diêm Vương, nổi lòng đố kỵ, cầu chư thầngiảm bớt năng lực của Gaya Asura. Các vị thần đợi Gaya và xin nó bố thí sựtrong sạch và thân thể thánh thiện của nó để tế lễ. Ðáp ứng lại điều đó, Gaya đếnvà nằm xuống, cái đầu đặt tại vị trí xưa là Gaya. Các thần đặt một tảng đá trênđầu nó. Nhưng điều đó chưa đủ chứng minh nó có thể nằm yên. cuối cùng GayaAsura trở nên bất động khi thần Vishnu ngồi trên tảng đá để giữ không cho nó cửđộng, và hứa rằng tảng đá trên đầu nó sẽ được tuyên dương, là nơi linh thiêngnhất trên trái đất; chư thiên sẽ nghỉ trên tảng đá đó; chỗ đó sẽ được đặt tênlà Gaya-Kashetra; và rằng ai cúng dường bánh trong tang lễ và thực hành tang lễở đó thì chính mình được phước và làm cho tổ tiên được sinh lên trời, nơi củaPhạm Thiên.

Câu chuyện về Gaya Asura xưa đến độ nào chúng ta khó biết. Dùluận điệu của những người Ấn Ðộ Giáo chính thống về sự cổ xưa của Gaya như thếnào, chúng ta thấy rõ rằng thành phố Gaya đã được nâng lên địa vị như ngày naytrong thế giới Ấn Ðộ Giáo chỉ sau khi Phật Giáo suy sụp ở Ấn Ðộ.

Theo quan điểm của tiến sĩ Rajindralah Mitra, một học giả vớitầm nhìn về lịch sử có một không hai, câu chuyện thần thoại khó tin trong Thánhthư Vayu hàm chứa một biểu tượng về sự chiến thắng cuối cùng của Bà La Môn giáođối với Phật Giáo, tôn giáo đã từng nẩy nở mạnh mẽ trong và quanh Gaya suốt nhiềuthế kỷ. Xin trích một đoạn của ông:

- Những người Ấn Ðộ Giáo tin rằng câu chuyện nầy là có thậttheo nghĩa đen, nhưng tiến sĩ Buchanan gọi đó là một chuyện thần thoại quái đảnvà có thể là vậy. Thoạt nhìn qua không có gì có thể hồ đồ và ngu xuẩn hơn câuchuyện nầy; nó vi phạm mọi ý nghĩa khuôn phép, và ngay cả giá trị về tính chânthật trong sự kể chuyện của nó cũng không có. Ðồi Brahmayoni, cũng là núiKalahala, dài ba dặm, và tưởng tượng đặt trên đó một người 125 yojan (do tuần)hay 576 dặm bề cao, và 268 dặm chu vi không thể nào làm được, cho dù là ngườicó đầu óc nghèo nàn nhất cũng nhận được. Một chiếc đầu một dặm chu vi trên mộtcơ thể 576 dặm cao, cũng giống như cây kim nằm trên cơ thể của một người bìnhthường. Sự vô dụng của các thần để giữ một con ma đang nằm và những cố gắng vôích của họ để giữ con ma không cựa quậy, quả thật trẻ con. Và trong trường hợpnầy, một vấn đề được đặt ra: Làm thế nào tác giả của thánh thư Vayu trong đóGaya Mahatmya là một bộ phận, tạo ra một câu chuyện quá trẻ con để bảo đảm sựtôn kính và sùng bái của số đông quần chúng đối với địa danh nầy? Ông không thiếusự thông minh, vì ông đã thảo luận những vấn đề triết học khó hiểu với tài xửtrí và khéo léo đáng lưu ý. Cũng vô lý và không thật khi nói rằng ông không thểphân biệt sự hợp lý với tính trẻ con và hàm hồ. Vì vậy, coi câu chuyện nầy nhưlà một thứ hồ đồ, theo ý tôi, là một kết luận vội vàng, và là dấu hiệu của sựthiếu kiên nhẫn. Chúng tôi cần đứng trên quan điểm của một sử gia triết học đểgiả thiết rằng có một cái gì đó bí mật dấu sau lớp vỏ bên ngoài của câu chuyện;với một ý nghĩa bí mật. Tôi tin tưởng, điều nầy dễ nhận thấy, câu chuyện nầy làmột phúng dụ về sự thành công của Bà la môn giáo đối với Phật Giáo:

- Gaya được gọi là một Asura, thông thường có nghĩa là ngườikhổng lồ, một ma quỷ, một con ma dụ dỗ, một người chửi rủa các thần và tôngiáo; nhưng nó không được vẽ ra như vậy. Nó không ham mê trong tội lỗi, khônglàm thương tổn ai, và không chống lại các thần cũng như tôn giáo bằng lời nóihay hành động. Ngược lại, nó được diễn tả là một người sùng kính Vishnu, hiếnmình cho sự sám hối nghiêm nhặt, và những cuộc thiền định kéo dài, và cho nhữngyêu cầu làm trong sạch tột cùng thể xác và tâm hồn; một người mà chỉ chạm đếnlà có thể rửa sạch những tội lỗi lớn nhất của con người và được sinh vào cõi trời.Sự buộc tội nghiêm trọng nhất đối với y là đã làm sự cứu rỗi quá đơn giãn và ngắngọn. Trong trường hợp của y, vì vậy, sự việc chỉ có nghĩa là y đã không theotín ngưỡng của người Bà la môn, cũng không theo đường hướng của họ, tóm lại ylà một người dị giáo. Tính chất nầy đã luôn luôn được gán cho những người lãnhđạo trong khối Phật Giáo. Họ sùng tín, họ biết sống khổ hạnh, họ hết lòng dấnthân vào sự sám hối và thiền định; nhưng họ tránh xa sự tế tự và những cuộc lễcủa người Bà La Môn, và vì vậy Gaya có thể được coi như sự nhân cách hóa PhậtGiáo. Thân thể của nó đo được 576 x 268 dặm, và khu vực từ Kalinga đến Hy mã lạpsơn, và từ Trung Ấn đến Bengal, khu vực mà Phật Giáo đã lan tràn trong thờigian câu chuyện được viết ra bao trùm khắp không gian đó, và còn hơn nữa. Tổnghành dinh của Phật Giáo là Gaya; và thị trấn Gaya, ngay cả ngày nay, có bề rộngvừa một dặm. Cố gắng của các thần để đặt xuống chiếc đầu của con ma là một điểnhình cho cố gắng của người Ấn Ðộ Giáo tấn công Phật Giáo ở trung tâm gây cảm hứngcho nó, trung tâm đầu não, và đòn gậy của Vishnu chỉ cho phương sách đã dùng đểtấn công khi sự thuyết dụ không đạt được kết quả cuối cùng. Tảng đá tôn giáo đượcđặt lên đầu của kẻ không theo đạo, sức mạnh của các thần giữ nó cố định vàkhông thể lay chuyển. Cũng chính là phúc lành của chư thần đã thánh hóa cái nôicủa Phật Giáo trở thành một nơi tôn nghiêm của tín ngưỡng Ấn Ðộ Giáo. Chúng tabiết quá rõ về những phương tiện được dùng đến ở Puri, Bhuvnesvana, và nhữngnơi khác để biểu hiện những biểu tượng Phật Giáo. Những nơi thiêng liêng của PhậtGiáo, và ngay cả những tượng Phật Giáo có ích cho sự lễ bái của Ấn Ðộ Giáo, vàkhông vô lý một chút nào khi giả thuyết cùng một tiến trình đã được xử dụng tạiGaya.

Ngoài sự đàn áp của vua chúa và tôn giáo, Phật Giáo còn là đốitượng đàn áp và tẩy chay của xã hội. Chúng ta thấy rõ rằng khi Phật Giáo bắt đầusuy tàn, người Ấn Ðộ Giáo đã lợi dụng sự nghèo khó của tín đồ Phật Giáo, chophép họ vào lại cộng đồng Ấn Ðộ Giáo nhưng lên án họ là những người Không ThểChạm Ðến, ghép vào giai tầng thấp nhất, ở ngoài bốn giai cấp của Ấn Ðộ Giáo. Họhoàn toàn bị rút phép thông công với xã hội, và bị gán cho danh hiệu là Pariah,Pamchama, Avarna, Ati-Shudra là những người mà chỉ chạm vào hay chạm vào bónglà có thể làm ô uế giai cấp Ấn Ðộ Giáo. Họ bị buộc phải sống ở bên ngoài làngvà đã là mục tiêu cho nhiều chứng bịnh xã hội. Họ bị từ chối khả năng học hành,và chỉ có thể làm những nghề nghiệp thấp thỏi hèn hạ. Không những họ bị cấmkhông được xử dụng nước giếng, hồ chứa nước, và những nơi công cộng, họ cònkhông có quyền có sở hữu. Tóm lại, họ bị coi là những người nô lệ, họ không cóchọn lựa nào khác hơn là phục dịch cho những cái gọi là giai cấp cao hơn màkhông có một phần thưởng nào. Chúng ta không nghi ngờ, khi bị đè dưới gánh nặngcủa nghèo nàn, cộng với sự đàn áp và bốc lột của xã hội, những đệ tử của Ðức Phậtđã quên di sản huy hoàng của họ và cam chịu số phận đau thương. Sự đối xử lỗmãng đối với người Không Thể Chạm Ðến, ngày nay là những giai cấp phụ bởi giaicấp Ấn Ðộ Giáo chỉ có thể được giải thích, đó là kết quả của thành kiến và thùghét của họ đối với Phật Giáo. Bằng không, tại sao một khối người lớn lao lại bịtước đoạt phương tiện và bị nguyền rủa là Không Thể Ðến Gần, Không Thể Nói Chuyện,và Không Thể Va Chạm.

Việc những Người Không Thể Chạm Ðến, hay là những Giai Cấp Phụở Ấn Ðộ ngày nay là những tín đồ Phật Giáo ngày xưa có thể được chứng minh:

- Ðầu tiên, hầu hết những phong tục và tính chất của họ nền tảnglà Phật Giáo.

- Thứ hai, họ không quan tâm nhiều đến những thần linh Ấn ÐộGiáo. Giống như tín đồ Phật Giáo, họ thờ phụng Ðức Phật, vị Thầy vĩ đại nhất củahọ và họ tôn thờ những vị Thầy như Ravidas, Chokhamela, Kabir, v.v. Như vậy, giốngnhư tín đồ Phật Giáo, họ là những người Gu-bhaju, những người tôn thờ Thầy, chứkhông phải là những Dev-bhaju, những người thờ phụng thần linh như trong trườnghợp những người Ấn Ðộ Giáo.

- Thứ ba, một vài giai cấp phụ ở Punjab, Himachal Pradesh,Delhi, và Rajasthan tự xưng là Ad-Dharmi hay Adi-Dharmi. Chữ Ad có nghĩa là cổ,xưa hay nguyên thủy và người Ad-Dharmi tin tưởng rằng họ là tín đồ của một tínngưỡng cổ xưa. Không nghi ngờ rằng những từ như Ad-Dharmi hay Adi-Dharmi có mầmgiống Phật Giáo vì chúng tương tự những thành ngữ Phật Giáo như Adi-Buddha vàAdi-Dharma mà theo truyền thống Ðại thừa, chúng biểu thị cho trí tuệ hay Tâm vàVật. Hơn nữa, những tín đồ Phật Giáo từ lâu đời đã gọi tôn giáo của họ làDharma hay Saddharma, và những tín đồ Phật Giáo ở Orissa gọi họ là MahimaDharmi (những tín đồ của Giáo Pháp đáng tán dương).

Thật vậy những người nầy đã là những tín đồ Phật Giáo trongquá khứ. Ðiều xảy ra sau nầy dường như là do sự đàn áp và không được học hành,họ đã quên tên Phật Ðà hay có thể họ từ bỏ tên của Ðấng Pháp Vương để không cònchịu gian khổ như Achyutananda một thi sĩ ở Orissa vào thế kỷ thứ mười sáu, an ủihọ bằng cách nói rằng: vì sự đáng ao ước trong Kaliyuga mà những tín đồ PhậtGiáo phải cải trang.

Sự xâm nhập của người Hồi Giáo đẩy mạnh sự điêu tàn của PhậtGiáo trên đất Ấn. Khi người Hồi Giáo đến, họ có hai đối tượng trước mắt:

- Thứ nhất là nắm quyền chính trị,

- Thứ hai là truyền bá Hồi Giáo.

Ðể đạt được mục đích thứ hai, họ có kế hoạch khử trừ những đềnchùa Phật Giáo và Ấn Ðộ Giáo, các tăng sĩ và thầy tế của Bà La Môn, vì chúng lànhững kho tàng tư tưởng tôn giáo. Họ có khuynh hướng chống những tu sĩ PhậtGiáo, những người đã truyền bá thông điệp bình đẳng do đức Như Lai dạy. Khuynhhướng nầy được trù hoạch vì người Hồi Giáo, thấy rằng họ gặp khó khăn trong việctruyền dạy thông điệp tiên tri của họ về bình đẳng dưới quan điểm của nhữnggiáo lý tương tự như của Ðức Phật. Do đó, những người Hồi Giáo cuồng tín san bằngcác tu viện, và thủ tiêu hầu hết các tăng sĩ trong tu viện đó. Thiểu số may mắnthoát khỏi lưỡi gươm của Hồi Giáo, họ phải chạy trốn để giữ mạng và tìm nơi ẩnnáu ở những nước láng giềng. Hai ông vua Hồi Giáo đáng chú ý đã tàn phá nhữngnơi thiêng liêng của Phật Giáo là Mahmud Gazinavi và Bakhtiaruddin Khilji. Ôngvua trước đã cướp bóc những chùa chiền ở Kot Kangra (Mimachal Pradesh) vào thếkỷ thứ mười, và ông vua sau đã phá hũy những tu viện Nalanda, Vikramasla, vàOdentapuri là những trụ sở sống động cho đến thế kỷ thứ mười hai. Nói về sự xâmlăng của Hồi Giáo, tiến sĩ Ambedkar nói:

- Những người xâm lăng Hồi Giáo cướp phá những Ðại Học kể ramột số ít là Nalanda, Vikramasila, Jagaddala, Odantapuri. Họ nhổ tận nền nhữngtu viện Phật Giáo rãi khắp nơi trong nước. Tăng sĩ hàng ngàn người chạy trốnqua nước Nepal, Tây Tạng, và những xứ ngoài Ấn Ðộ. Một số rất lớn bị giết bởinhững người lính Hồi giáo. Tu sĩ Phật Giáo bị tàn hại dưới lưỡi gươm của nhữngngười xâm lăng Hồi giáo như thế nào đã được các sử gia Hồi Giáo ghi lại. Tóm tắttài liệu liên quan đến sự tàn sát tu sĩ Phật Giáo của tướng Hồi Giáo gây ra ởBihar khi ông đem quân xâm lăng vào năm 1197 sau Tây lịch, Ông Vincent Smith viết:

- Tướng Hồi Giáo đã làm cho mọi người biết tên ông trong lúckhủng bố bằng những cuộc viễn chinh cướp bóc nhiều lần ở Bihar, chiếm đoạt kinhđô bằng những trận đánh táo bạo. Sử gia đương thời, gặp một trong những người sốngsót trong toán tấn công vào năm 1243 sau Tây lịch, và được cho biết là pháo đàicủa Bihar bị chiếm lấy do một nhóm quân chỉ gồm hai trăm kỵ binh, họ lao vào cửaÐông một cách dũng cảm và chiếm lấy vị trí. Một số lượng lớn đồ cướp bóc đượcthu thập và sự tàn sát những ỔNgười Bà La Môn Ðầu TrọcỖ, chỉ những tu sĩ PhậtGiáo, hoàn toàn hoàn tất, và khi người chiến thắng tìm một người có thể giãithích được những sách trong thư viện các chùa, thì không còn tìm được một ngườinào còn sống để có thể đọc những sách đó. Chúng tôi được cho biết rằng: ỔNgườita khám phá ra rằng toàn bộ pháo đài ở thành phố đó là một trường cao đẳng, vàtheo cách nói của người Ấn Ðộ Giáo thì họ gọi là trường Bihar.

Sự tàn sát giới tu sĩ Phật Giáo do những người Hồi giáo xâmlăng gây ra là như vậy. Vì muốn tiêu diệt Phật Giáo, nên Hồi Giáo giết giới tusĩ Phật Giáo. Ðó là cuộc khủng bố lớn lao nhất làm cho tôn giáo của Phật Ðà suytàn ở Ấn Ðộ. Tôn giáo cũng giống như ý thức hệ khác, có thể được duy trì chỉ bằngsự truyền bá. Nếu sự truyền bá thất bại, tôn giáo phải biến mất. Lưỡi gươm của HồiGiáo gieo mạnh xuống giới tu sĩ. Họ bị tiêu diệt hay trốn thoát ra nước ngoài.Không còn ai ở lại để thắp sáng ngọn lửa Phật Giáo.

Một số hành giả Ấn Ðộ Giáo lợi dụng tình trạng người Hồi Giáogây ra trong việc xâm chiếm những nơi thờ phụng của Phật Giáo ở Bihar đượcDharmasvamim, một người hành hương Tây Tạng viếng Bihar khoảng ba thế hệ sau cuộctai biến, diễn tả một cách sống động. Theo ông Ratnabodhi, thư viện lớn nhất ởNalanda, thoát khỏi sự tàn phá dưới bàn tay người Hồi Giáo, đã bị những khất sĩẤn Ðộ Giáo đốt cháy. Ông nói:

- Họ (những người Ấn Ðộ giáo) thực hiện một Yana, lễ tế lửa,và liệng những than hồng và tro lấy từ hầm tế vào những ngôi chùa Phật Giáo,v.v. Ðiều nầy gây nên một đám cháy lớn thiêu rụi Ratnabodhi, thư viện chín tầngcủa Ðại Học Nalanda.

Việc những kẻ đối lập Phật Giáo trong hàng ngũ Ấn Ðộ Giáo đãkhông lùi bước trong việc tàn phá những nơi thiêng liêng của Phật Giáo, ở nhữngnơi khác cũng được thấy rõ từ những đống tro tàn, những hình ảnh bị đốt cháy,và xương của những tăng sĩ được các nhà khảo cổ tìm thấy ở Sarnath và vùng phụcận. Rõ ràng, các chùa bị thiêu hủy do những người cuồng tín và việc nầy dườngnhư đã xãy ra nhiều lần, như thiếu tá Kittoe, người tiến hành công việc khai quậtở Sarnath vào năm 1851 đã nói:

- Tất cả mọi thứ đều bị cướp phá và thiêu hủy, tu sĩ, chùa,tượng, tất cả cùng với nhau, vì ở một số nơi, xương, sắt, gỗ, và đá được tìm thấytừng khối lớn, và việc nầy xảy ra nhiều lần.

Sự suy tàn của những trung tâm Phật Giáo thổi đến một ngọngió định mệnh cho tín đồ Phật Giáo, họ không thể phục hồi trở lại nền tảng đã mất.Vì vậy, trải qua những thế kỷ kế tiếp, Phật Giáo một mặt bị chính những ngườihâm mộ nó thờ ơ, và mặt khác, hàng ngàn chùa chiền của nó bị những kẻ đối lập hủydiệt, cướp bóc hay chiếm đoạt. Những công trình Phật Giáo tiếp tục bị tiêu hủy,cướp bóc trong nhiều thế kỷ chỉ vì vật chất, sẽ được cho thấy rõ ràng với mộtvài trích dẫn sau đây:

1) Ngôi tháp tráng lệ Bharut ở Madhya Pradesh, từ đó nó đượcgọi tên và nổi tiếng khắp thế giối về những mẫu tinh vi nhất của Nghệ Thuật vàÐiêu Khắc Ấn Ðộ vào thế kỷ thứ hai sau Tây lịch, đã bị những người địa phươngngu dốt kéo sập chỉ để lấy gạch làm nhà riêng của họ. Cunningham, người đã khámphá và khai quật ngôi tháp nầy vào năm 1873-74, nói rằng làng ngày nay làBharhut gồm đến hai trăm ngôi nhà đều hoàn toàn được xây bằng gạch lấy từ ngôitháp này. Việc làm của dân làng Bharhut làm cho những làng lân cận bắt chước. Họtháo dở một số lớn những cột trụ và chấn song mang về dựng nhà của họ.Cunningham đã khám phá ra sáu cây trụ ở làng kế bên là Batanmara và tám trụ ởPathora. Ông cũng khám phá ra một số những tảng đá điêu khắc từng các chấn songcủa tháp trong hầu hết các làng rộng lớn xung quanh Bharhut, đặc biệt là ởUchahara, Batamara, Pathora, và Madhogarh (hay Patharhat).

2) Tháp Dharmarajika ở Sarnath bị Jagat Singh tháo dỡ vào năm1794 chỉ để lấy gạch xây chợ ở Varanasi. Chợ nầy ngày nay được biết đến với tênlà Jagatganj. Trụ của vua A-Dục cũng bị đập vỡ.

3) Về ngôi tháp danh tiếng Amaravati ở Andhra Pradesh, V.R.Narla, một người có thẩm quyền về nghệ thuật Phật Giáo ở Andhra, nói:

- Hầu hết những tàn tích ngày nay đều rủi ro không còn. Ngaycả vào thời Ðại tá Colin Mackenzie người đã thấy tháp Amaravati vào cuối thế kỷthứ mười tám, nhiều tảng đá hoa điêu khắc đã bị tiêu hủy. Chúng bị đào lên và đốtthành vôi do người cầm đầu ở nơi đây, người nầy vào năm 1797 đã dời tổng hànhdinh về Amaravati, đám tro tàn của nó mang nhiều tính chất lịch sử và được truyềnthống thánh hóa, và làm một sự cố gắng yếu ớt để dựng một thành phố mới gầnchùa Amaresvara. Và ngay cả những tác phẩm điêu khắc thoát khỏi sự phá hoại vănhóa nầy, ngày nay cũng bị phân rải nhiều nơi.

4- Vào năm 1840, ngôi tháp Phật Giáo ở Gudivada trong xứAndhra Pradesh bị phá hủy để lấy vật liệu sửa sang con đường giữa Bezwada vàBandar. Ðề cập đến sự phá hoại văn hoá nầy, ông Rea nói:

- Thật là hối tiếc, tất cả những công trình nầy đã phải chịuhủy hoại bởi những bàn tay của những người cầm vật liệu để xây dựng đường và nhữngcông việc tương tự. Mặc dù những công trình kiến trúc cổ xưa nhất còn tồn tại mộtnền văn minh cổ, tính chất thái cổ của chúng không có sự bảo vệ cho chúng khỏinhững bàn tay tước đoạt.

PHẬT GIÁO BỊ ÐỒNG HÓA

Ðể đối đầu tương xứng với Phật Giáo, Ấn Ðộ Giáo đã sớm tiến hànhviệc sửa đổi và tự biến dạng. Về việc nầy họ đã vũ trang hệ thống của họ bằngnhững tính chất tốt đẹp của Phật Giáo cả trong lý thuyết và thực hành. Trong tiếntrình cải cách nầy, người Ấn Ðộ Giáo tiếp nhận lý tưởng Bất Sát (Ahimsa) và từbỏ việc tế súc vật; và cũng bắt đầu tổ chức theo cách thức trong các tu viện PhậtGiáo. Xa hơn, để chấm dứt việc đấu khẩu lâu dài và khó khăn để giành phần thắngcủa những tín đồ của hai tôn giáo, Ðức Thích Tôn được họ đặt vào trong các thầnẤn Ðộ Giáo, như là một Hóa Thân (Avatara) của thần Vishnu. Và điều nầy đượccông bố trong quảng đại quần chúng do các tác giả Purana. Bên cạnh thánh thưVaraha, nói rằng nhờ tuân theo lời nguyện của Buddhavadasi, vua Tịnh Phạn(Suddhodana) đã được thần Vishnu xuống làm con dưới hình tướng Phật Ðà. Ðức Phậtđã bị coi là một Avatara của Vishnu trong Matsya, Bhagavata, Garuda, và LingaPurana. Không chỉ vậy, những người thờ thần Shiva tiếp thâu những yếu tố tu việnvà chiêm nghiệm của Phật Giáo, và những người thờ thần Vishnu tiếp thâu những yếutố sùng bái và nhân đạo của Phật Giáo để bảo đảm tính phổ biến trong quầnchúng. Những người thờ thần Vishnu còn sửa đổi thái độ của họ về vấn đề hệ thốnggiai cấp. Họ chấp nhận nó như là một thể chế xã hội, không chuyên chở một sựtheo đuổi tôn giáo hay tâm linh nào. Như tiến sĩ Radhakrishnan nói:

- Một tiến trình thâm nhập và sửa đổi từ từ đã phát triển,như việc ủng hộ thuyết cho rằng Ðại Thừa Giáo chỉ là một giai đoạn phân pháitrong trào lưu lớn những người thờ thần Vishnu, Tiểu Thừa Giáo, với tính chấtkhổ hạnh nhiều hơn, được coi như một phái của người thờ thần Shiva. Khi tín ngưỡngBà La Môn khắc sâu tình thương mọi loài và sùng bái thần linh và tuyên bố rằngÐức Phật là hóa thân của Vishnu, hồi chuông báo tử của Phật Giáo ở Ấn Ðộ đãvang lên.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN BÊN TRONG

Bên cạnh những nguyên nhân bên ngoài, chắc chắn là nhữngnguyên nhân chính cho sự thoái hoá và biến mất của Phật Giáo, còn có một số ítnhững hạn chế và lầm lỗi bên trong cũng đã làm cho sự biến mất cuối cùng của PhậtGiáo trên quê hương nó xảy ra một cách nhanh chóng.

Chúng ta phải thừa nhận rằng chính những tín đồ Phật Giáolãnh phần trách nhiệm lớn cho số phận đáng buồn của tôn giáo của họ. Ðức Phậtđã vạch ra con đường cho các vị Tỳ kheo không những là người đi tìm sự giác ngộbằng thực hành những giới luật đạo đức và tâm linh, nhưng cũng là người phụng sựxã hội hay là người bạn, triết gia và người hướng đạo cho quần chúng. Ðức Phậtlà một vị thầy tôn giáo đầu tiên ở Ấn Ðộ, hay nói đúng hơn là toàn thế giới, cổvũ những đệ tử của mình đi và đi khắp nơi vì hạnh phúc và lợi ích của nhiều người.Thêm nữa, Ngài là người đầu tiên đưa ra lý tưởng hy sinh, quên mình và phục vụcho kẻ khác. Ngài nói rằng một Tỳ kheo phải xin ăn, phải sống bằng vật bố thí,phải hạn chế chỉ ăn ngày một bửa. Theo những lời dạy của Thầy những vị Tỳ Kheođầu tiên đã đạt đến những tiêu chuẩn cao nhất của lòng kính tín, hy sinh và phụngsự. Ðiều nầy đã thành tựu rực rỡ và làm cho Phật Pháp trở thành một tôn giáo phổbiến và được tôn kính nhất ở Ấn Ðộ. Nhưng bất hạnh thay, các tăng sĩ về sau đãkhông giữ những tiêu chuẩn dành cho họ. Khi các tu viện trở nên giàu có, thì hoạtđộng chính của họ được coi là đào sâu việc nghiên cứu từ chương thay vì truyềnbá Giáo Pháp, tăng sĩ đánh mất sự giao hảo gần gũi với quần chúng, và tươngquan giữa tăng sĩ và cư sĩ bị thụt lùi. Các vị Tỳ Kheo trở nên xao lãng và thụđộng đối với những mục đích thực tiễn. Ðiều nầy làm cho Phật Giáo suy yếu. Tìnhtrạng Tăng Già trong những năm chấm dứt thời kỳ vinh quang của Phật Giáo tại ẤnÐộ có thể được đánh giá từ những điều mà Cunningham, một nhà khảo cổ, thám hiểm,và học giả vĩ đại nhất nói vấn đề nầy. Ông nói:

- Phật Giáo đã thật sự trở nên một tín ngưỡng già nua và kiệtlực, những vị khất sĩ không còn đi khất thực, nhưng từ lâu đã được hổ trợ bằngđất đai dành riêng cho các tu viện. Các vị Sa Môn và Tỳ Kheo không giống như nhữngngười của thời xưa, những người uyên bác và trí tuệ, sự tiết độ về thân xác vàsự nhứt tâm thiền quán cộng với những chủ trương thực tiễn và gương mẫu trong sạch,đã kích thích lòng sùng kính của quần chúng. Những tín đồ Phật Giáo hiện đạirơi vào tình trạng mục nát, họ bằng lòng sống một đời sống thụ động trong nhữngcông việc tẻ nhạt hằng ngày của đời sống tu viện, nơi đó còn một vài dấu hiệutôn giáo bề ngoài; nhưng không còn sự tha thiết nồng nhiệt trong sinh hoạt thiếusinh khí của những công việc tẻ nhạt hằng ngày đó, và lòng hăng say đã có thờiđốt cháy trong tim của mỗi người tu sĩ Phật Giáo trong việc truyền bá tôn giáocủa họ đã dập tắt từ lâu.

Trong những ngày xa xưa, tăng sĩ và tu viện là huyết mạch củaPhật Giáo. Nó nẩy nở, bao giờ những tu viện còn, các tăng sĩ còn cẩn trọng. Mộtkhi các tăng sĩ trở nên thờ ơ và đánh mất cái tầm nhìn vào sứ mệnh của họ, PhậtGiáo suy tàn. Và khi các tu viện làm mồi cho sự phá hoại văn hoá, Phật Giáo điđến chỗ sụp đổ hoàn toàn. Rất nhiều sách vở Phật Giáo, hầu hết được cất giữtrong các tu viện, cũng hoàn toàn biến mất ở Ấn Ðộ do sự phá hủy các tu viện.Lý do là những tín đồ Phật Giáo không có tổ chức cư sĩ để giảng dạy, truyền bá,và bảo vệ tôn giáo của họ. Với sự thiếu vắng những tổ chức như vậy, họ chỉ đứngnhìn mà không giúp được gì khi các tu viện bị cướp phá, xúc phạm và các tăng sĩbị trục xuất hay giết hại.

Sự thiếu vắng những tập quán và nghi thức cho những cuộc lễ lộctrong xã hội như đám cưới, v.v. của Phật Giáo cũng là một trong những yếu tốlàm cho Phật Giáo suy tàn ở Ấn Ðộ. Ðức Phật chống lại chủ nghĩa nghi thức, cũngnhư độc quyền của những người Bà La Môn là giai cấp thầy tế, không cho phép nhữngtăng sĩ hành động như những thầy tế trong những cuộc lễ có tính cách xã hội.Cũng không có những cuộc lễ đặc biệt về sinh nhật, cưới hỏi, v.v. được đề ra.Như vậy giới cư sĩ tiếp tục thực hành theo những phong tục và lễ lộc đang lưuhành, phần lớn do những người Bà La Môn đề ra. Thái độ không xen vào của PhậtGiáo, như tiến sĩ Joshi nói:

- Mặc dù giúp cho sự truyền bá tôn giáo được trôi chảy, đãđem đến kết quả trên chặng đường dài làm suy giãm ảnh hưởng của nó trong xã hội.

Một nguyên nhân bên trong khác, lót đường cho sự suy tàn củaPhật Giáo, là sự chiều chuộng quá đáng của những tín đồ đại thừa nhiệt tình đốivới những sự mê tín của Ấn Ðộ giáo. Ðể truyền bá rộng tín ngưỡng của họ, khôngnhững họ đã nhân lên và thần thánh hóa Ðức Phật, lại còn đưa một số thần và nữthần Ấn Ðộ Giáo vào làm các vị thần Phật Giáo, dưới dạng những Bồ Tát để nhâncách hóa những năng lực của Phật Ðà. Việc nầy làm cho Phật Giáo không còn khácbiệt, ngọai trừ tên gọi, với các thần thánh Ấn Ðộ Giáo, sự khác biệt giữa haitôn giáo bị xóa bỏ. Và khi Ấn Ðộ Giáo đưa Ðức Phật vào danh sách các thần của họđể chứng minh rằng Phật Giáo là một phái của họ. Phật Giáo đánh mất tính riêngbiệt.

*

KẾT LUẬN

Mất sự bảo trợ của giới vua chúa có thể được coi là mộtnguyên nhân khác làm sự suy tàn của Phật Giáo mau chóng. Ví dụ, phải trên haitrăm năm để Phật Giáo mọc những chiếc rễ vững chãi và có được hình thái của mộttrào lưu giãi phóng xã hội lớn trên quê hương của nó. Việc nầy xảy ra với sự rađời của vua A Dục (Ashoka) vào thế kỷ thứ ba trước Tây lịch. Tuy nhiên trongvòng năm mươi năm vua A Dục qua đời vào năm 232 trước Tây lịch, Ðế quốc KhổngTước (Maurya) sụp đỗ và Phật Giáo mất sự bảo trợ của giới vua chúa chỉ trở lại300 năm sau với sự ra đời của Ca Nhị Sắc Ca (Kanishka) vào năm 78 sau Tây lịch.Với sự sụp đỗ của vương triều Quý Sương (Kushana) vào thế kỷ thứ hai sau Tây lịch,Phật Giáo lại mất sự bảo trợ của giới vương giả. Giai đoạn sau Quý Sương là mộtgiai đoạn rối ren chính trị, cuối cùng đã đưa đến sự nổi lên của vương triều CấpÐa (Gupta) ở nước Ma Kiệt Ðà (Magadha). Những vị vua của vương triều Cấp Ða lànhững người theo Bà La Môn giáo và triều đại của họ được đánh dấu là đã làm phụchồi Bà La Môn giáo. Người bảo trợ có quyền hành cuối cùng cho Phật Giáo là vuaGiới Nhật (Harsha) nắm quyền vào năm 606 sau Tây lịch, có nghĩa là năm trăm nămsau vua Ca Nhị Sắc Ca. Sau khi vua Giới Nhật mất vào năm 647, Phật Giáo lại mấtsự bảo trợ của giới vương giả, và không bao giờ có lại được sự bảo trợ trên mộtphạm vi rộng lớn. Một khi sự bảo trợ của giới vua chúa không còn, và bị thay thếbằng sự đàn áp của giới vua chúa và tôn giáo, thành lũy cuối cùng của Phật Giáosụp đổ nhanh chóng hơn có thể tưởng. Những gì còn lại chưa bị những người phảnđộng Ấn Ðộ Giáo phá hủy hết lại bị dẹp sạch bởi những người cuồng tín Hồi Giáo.Như một nhà văn đã viết:

- Màn cuối cùng trong vở kịch Phật Giáo trên sân khấu đất mẹcủa nó, bắt đầu bị khủng bố, và chấm dứt trong câm lặng, một sự câm lặng lãngquên. Những nơi thiêng liêng đổ nát, bị rừng rậm che khuất, chùa chiền của nóchuyển sang tôn giáo khác. Ðức Phật biến mất trong đám đông các thần Ấn Ðộ Giáovà ra khỏi ký ức của con người.

Dù lý do nào đưa đến sự suy tàn và biến mất của Phật Giáo khỏiđất nước Ấn Ðộ đi nữa, một việc chắc chắn đó là điều bất hạnh nhất khi tôn giáocủa Ðức Phật, một tôn giáo hoàn cầu đầu tiên, đánh mất ảnh hưởng trên đất tổ củanó. Sự việc nầy xảy ra, Ấn Ðộ đã phải trả một giá rất đắt, đó là sự thật lịch sử.Nước Ấn Ðộ sung mãn cho đến khi Phật Giáo vẫn còn là một tôn giáo sống động, vàkhi Phật Giáo suy tàn, Ấn Ðộ đã mất đi tinh thần tự do, danh tiếng giảm sút, vàsự tiến bộ bị ngăn trở.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thánh kinh dạy cách ăn thịt sạch

Tài Liệu

Chúng ta có biết vì sao mà Chúa lại dạy phân biệt giữa con vật sạch và không sạch? Vậy, tìm cách nào để hiểu được điều này đây ? Nó có liên quan gì đến vấn đề sức khỏe con người không?

Ý kiến các nhà khoa học.

Cần qua nhiều điều, như:

- cách ăn uống bình thường,

- cách cấu tạo gen, môi trường sống,

- cách tập thể thao,

- Cách sống tốt hay xấu

đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Cho nên các nhà thần học hay các nhà nghiên cứu y học đều cho ta thấy:

ích lợi của các luật lệ về sức khỏe nêu lên trong Kinh Thánh.

Nói về sự dạy dỗ trong Lêvi 11 –15, quyển The Expositors Bible Commentary cho biết: "Nhìn chung, có thể nói rằng các luật đó, đã bảo vệ dân Do Thái tránh khỏi :

- ăn uống có hại,
- loại sâu bọ có hại, và
- các bệnh tật truyền nhiễm …"ra khỏi thân thể ta.

Lê vi, Chương 11

III. LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CÁI THANH SẠCH VÀ CÁI Ô UẾ

Loài vật thanh sạch và loài vật ô uế

1 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron và bảo các ông rằng:

2 "Hãy nói với con cái Ít-ra-en: Trong tất cả các loài vật sống trên đất, đây là những loài các ngươi được ăn:

3 Mọi con vật có chân chẻ làm hai móng và thuộc loài nhai lại, thì các ngươi được ăn.4 Tuy nhiên, trong các loài nhai lại và các loài có móng chẻ hai, các ngươi không được ăn các con này: con lạc đà, vì nó nhai lại, nhưng không có móng chẻ hai: các ngươi phải coi nó là loài ô uế;

5 con ngân thử, vì nó nhai lại, nhưng không có móng chẻ hai: các ngươi phải coi nó là loài ô uế;6 con thỏ rừng, vì nó nhai lại, nhưng không có móng chẻ hai: các ngươi phải coi nó là ô uế;7 con heo, vì nó có chân chẻ làm hai móng, nhưng không nhai lại: các ngươi phải coi nó là loài ô uế.8 Thịt của chúng, các ngươi không được ăn, xác chết của chúng, các ngươi không được đụng đến; các ngươi phải coi chúng là loài ô uế.

9 Trong tất cả các loài sống dưới nước, đây là những loài các ngươi được ăn:

10 Còn tất cả những loài không có vây, không có vảy, ở sông hay ở biển, trong số mọi vật nhỏ sống dưới nước và mọi sinh vật sống dưới nước, thì các ngươi phải coi chúng là loài kinh tởm.11 Các ngươi phải coi chúng là loài kinh tởm: thịt của chúng, các ngươi không được ăn, xác chết của chúng, các ngươi phải coi là vật kinh tởm.12 Tất cả những loài sống dưới nước mà không có vây, không có vảy, các ngươi phải coi là loài kinh tởm.

13 Trong các loài chim, đây là những loài các ngươi phải coi là kinh tởm: người ta không được ăn, vì là loài kinh tởm:

đại bàng, diều hâu, ó biển,

14 diều hâu đen, mọi thứ kền kền,

15 mọi thứ quạ,16 đà điểu, cú, mòng biển, mọi thứ bồ cắt,

17 cú vọ, cóc, cú mèo,

18 chim lợn, bồ nông, ó,

19 cò, mọi thứ diệc, chim đầu rìu và dơi.

20 Mọi loài vật nhỏ có cánh đi bằng bốn chân, các ngươi phải coi là loài kinh tởm.

21 Trong các loài vật nhỏ có cánh đi bằng bốn chân, các ngươi chỉ được ăn những thứ sau đây: những con ngoài chân ra có thêm càng để nhảy trên đất.

22 Trong số những loài đó, đây là những loài các ngươi được ăn:

mọi thứ cào cào, mọi thứ châu chấu, mọi thứ muỗm, mọi thứ dế.

23 Nhưng mọi vật nhỏ có cánh mà có bốn chân, các ngươi phải coi là loài kinh tởm.

Đụng vào loài vật ô uế

24 Vì các vật ấy, các ngươi sẽ ra ô uế: ai đụng vào xác chết của chúng, sẽ ra ô uế cho đến chiều,25 bất cứ ai mang xác chết của chúng, thì phải giặt quần áo và sẽ ra ô uế cho đến chiều.26 Mọi con vật không có chân chẻ làm hai móng và không nhai lại, các ngươi phải coi là loài ô uế: bất cứ ai đụng vào chúng, sẽ ra ô uế.

27 Trong số các loài vật đi bằng bốn chân, tất cả các con đi bằng bàn chân, các ngươi phải coi là loài ô uế; bất cứ ai đụng vào chúng, sẽ ra ô uế cho đến chiều.28 Bất cứ ai mang xác chết của chúng, thì phải giặt quần áo và sẽ ra ô uế cho đến chiều; các ngươi phải coi chúng là vật ô uế.

Động Vật nhỏ sống trên mặt đất

29 Trong số các loài vật nhỏ lúc nhúc trên mặt đất, các ngươi phải coi những loài này là ô uế: chuột chũi, chuột nhắt,

mọi thứ thằn lằn,

30 tắc kè, kỳ đà, cắc ké,

kỳ nhông, thạch sùng.( thằng lằng ăn muổi )

Quy định khác về việc đụng vào vật ô uế

31 Trong số mọi loài vật nhỏ, các ngươi phải coi những loài trên là ô uế. Bất cứ ai đụng đến chúng khi chúng đã chết, thì sẽ ra ô uế cho đến chiều.

32 Trong những con vật đó, con nào chết mà rơi trên bất cứ vật gì, thì vật ấy sẽ ra ô uế, dù là

đồ dùng bằng gỗ, quần áo, da, bị, mọi đồ dùng để làm một công việc gì; phải nhúng vật ấy vào nước, nó sẽ ra ô uế cho đến chiều, rồi sẽ được thanh sạch.

33 Nếu một con vật rơi vào trong bất cứ bình sành nào, thì tất cả những gì trong đó sẽ ra ô uế, và các ngươi phải đập vỡ bình ấy.34 Mọi thứ người ta ăn, nếu bị nước bình ấy đổ lên trên, thì sẽ ra ô uế; mọi thứ người ta uống, đựng trong bất cứ bình nào nói trên, sẽ ra ô uế.35 Một xác chết của chúng mà rơi trên bất cứ vật gì, thì vật ấy sẽ ra ô uế; lò và bếp sẽ phải phá đi: các vật ấy là ô uế và các ngươi phải coi là những vật ô uế.36 Tuy nhiên suối và hầm nước thì khối nước vẫn thanh sạch, nhưng ai đụng đến xác chết của chúng, sẽ ra ô uế.37 Nếu một xác chết của chúng rơi trên hạt giống để gieo, thì hạt giống vẫn thanh sạch;38 nhưng nếu đã đổ nước vào hạt giống, mà một xác chết của chúng rơi trên đó, thì các ngươi phải coi hạt giống đó là ô uế.

39 Nếu một con vật làm đồ ăn cho các ngươi mà chết, thì ai đụng vào xác chết của nó, sẽ ra ô uế cho đến chiều;40 ai ăn thịt xác chết của nó, sẽ phải giặt quần áo và sẽ ra ô uế cho đến chiều; ai mang xác chết của nó, sẽ phải giặt quần áo và sẽ ra ô uế cho đến chiều.

41 Mọi loài vật nhỏ lúc nhúc trên mặt đất là vật kinh tởm, không được ăn.

42 Mọi con vật bò bằng bụng, mọi thứ đi bằng bốn chân hay nhiều chân hơn, tóm lại mọi loài vật lúc nhúc trên mặt đất, các ngươi không được ăn, vì chúng là vật kinh tởm.

43 Các ngươi đừng làm cho chính mình ra kinh tởm vì mọi loài vật nhỏ lúc nhúc, các ngươi đừng làm cho mình ra ô uế vì chúng: các ngươi sẽ ra ô uế vì chúng.44 Thật vậy, Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của các ngươi; các ngươi phải nên thánh và phải thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh; các ngươi đừng làm cho chính mình ra ô uế vì mọi loài vật nhỏ bò trên đất.45 Thật vậy, Ta là ĐỨC CHÚA, Đấng đã đưa các ngươi từ đất Ai-cập lên, để Ta làm Thiên Chúa của các ngươi; vậy các ngươi phải thánh thiện vì Ta là Đấng Thánh."

Kết luận

46 Đó là luật về loài vật, chim chóc, mọi sinh vật vẫy vùng dưới nước và mọi sinh vật lúc nhúc trên mặt đất,47 để phân biệt vật ô uế với vật thanh sạch, loài vật được ăn với loài vật không được ăn.

Ý kiến của các bác sĩ y khoa.

Liệu những luật lệ về sức khỏe của Kinh Thánh dựa trên căn bản nào liên quan đến yếu tố khoa học không ? S.I.McMillen, M.D. và David E.Stern, M.D. , cho biết:

"Thiên Chúa đã truyền cho Môise nhiều luật lệ về sức khỏe, … Môise đã ghi lại hàng trăm điều luật về sức khỏe nhưng không hề có một điều nào mà theo quan điểm của khoa học ngày nay lại cho thấy đó là sai lầm cả."

"Hàng ngàn người đã chết qua các thời đại, tuy nhiên, đó cũng bởi vì các thầy thuốccác thời đó đã không để ý đến những luật lệ của Kinh Thánh. Cuối cùng, khi các bác sĩ đã đọc và xét nghiệm những điều dạy dỗ này, họ đã nhanh chóng khám phá ra được những phương cách làm thế nào để ngăn ngừa sự lan tràn các nguồn gốc truyền nhiễm này. Vì thế, Môisen có thể được gọi là ông tổ của các phương pháp ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm trùng thời đại này. Ngay cả đến ngày hôm nay chúng ta vẫn luôn hưởng được nhiều ích lợi quý báu từ sự dạy dỗ của Thiên Chúa từ 3500 năm trước." (Trích từ quyển: None of these diseases: The Bibles Health Secret for the 21st Century, 2000, p.11).

Nhà dinh dưỡng học David Meinz nói rằng, ngay cả lúc chúng ta không thể hiểu hết tất cả các khía cạnh của cách ăn uống vệ sinh mà Kinh Thánh đưa ra, chúng ta cũng phải khôn ngoan vâng giữ theo nữa kìa!

"Rất nhiều điều dạy dỗ khôn ngoan từ Kinh Thánh mà ngày nay chúng ta mới hiểu được qua cái nhìn của khoa học ngày nay. Vậy thì phải chăng điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ không nghe theo những gì mà khoa học hôm nay chưa khám phá hay đưa ra bằng chứng?

"Chúng ta chỉ vừa mới khám phá về: mỡ có hại cho sức khỏe trong khoảng 50 năm mới đây. Theo cách nhìn của một Kitô hữu từ khoảng một thế kỷ trước, thì sự hướng dẫn trong :

Lê-vi:-3: 17

17 Đây là quy tắc vĩnh viễn cho các thế hệ của các ngươi, tại khắp nơi các ngươi ở: tất cả những gì là mỡ và huyết, các ngươi không được ăn.

Theo cách nhìn của một Kitô hữu từ khoảng một thế kỷ trước, thì sự hướng dẫn trong: lêvi 3:17 về việc tránh ăn mỡ động vật là không có đáng để ý gì về sức khỏe cả. Còn, cho đến nay thì điều ấy thật rõ ràng.Chúng ta thử nghỉ xem nhé: Sẽ xảy ra chuyện gì nếu ta cứ tiếp tục ăn tôm hùm có chất độc gây nguy hại cho sức khỏe của chúng ta? Hay nếu như chúng ta đã không khám phá ra điều này trong vòng 50 năm bây giờ đây? Phải chăng chúng ta đòi hỏi bằng chứng khoa học trước đã, rồi mới chịu tin vào Kinh Thánh? mà dẹp ngay cái nghi ngờ đi thôi ?"

"Danh sách những loài động vật sạch và không sạch có trong Lêvi 11

và ĐNL 14 có một ý nghĩa quan trọng nhưng thường hay bị bỏ qua. Một sự thật chưa khám phá được mãi cho tới cuối thế kỷ XIX (19):

3 Anh (em) không được ăn cái gì ghê tởm.4 Đây là những loài vật anh (em) được ăn:

bò, cừu, dê,5 nai, sơn dương, hoẵng, dê rừng, linh dương, dê sừng dài, cừu rừng.

6 Mọi con vật có chân chẻ làm hai móng và thuộc loài nhai lại, thì anh (em) được ăn.7 Tuy nhiên, trong các loài nhai lại và các loài có móng chẻ hai, anh em không được ăn các con này:

con lạc đà, con thỏ rừng, con ngân thử -vì chúng nhai lại, nhưng không có móng chẻ hai: anh em phải coi chúng là loài ô uế :

8 con heo, vì nó có móng chẻ hai, nhưng không nhai lại: anh em phải coi nó là loài ô uế. Thịt của chúng, anh em không được ăn, xác chết của chúng, anh em không được đụng đến.

9 Trong tất cả các loài sống dưới nước, đây là những loài anh em được ăn:

những loài có vây và có vảy, thì anh em được ăn.10

Còn tất cả những loài không có vây không có vảy, thì anh em không được ăn: anh em phải coi chúng là loài ô uế.

11 Mọi loài chim thanh sạch, anh em được ăn.12

Đây là những loài chim anh em không được ăn:

đại bàng, diều hâu, ó biển,13 diều mướp, kền kền, mọi thứ diều hâu,14 mọi thứ quạ,15 đà điểu, cú, mòng biển, mọi thứ bồ cắt,16 cú vọ, cú mèo, chim lợn,17 bồ nông, ó, cốc,18 cò, mọi thứ diệc, chim đầu rìu và dơi.

19 Mọi côn trùng có cánh, anh em phải coi là loài ô uế, anh em không được ăn.

20 Mọi loài có cánh mà thanh sạch, anh em được ăn.

21 Anh em không được ăn mọi con vật chết, mà hãy cho ngoại kiều ở trong các thành của anh (em) để họ ăn, hoặc hãy bán cho người nước ngoài, vì anh (em) là một dân thánh hiến cho ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em).
Anh (em) không được lấy sữa dê mẹ mà nấu thịt dê con.

--"Súc vật mang rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho con người" "(Theo Cherry, pp.27,30,30).

Rủi ro về sức khỏe của con người ư?

Tiến sĩ Russel viết:
"Vùng đất mà những loài động vật thanh sạch cư trú là nơi mà chúng ăn cỏ, lúa thóc… Còn hầu hết tất cả những động vật không sạch là những loài thú, chim… tìm bới thức ăn thối rữa hay rác… Trong vài trường hợp, các loài này không bắt mồi để ăn mà chúng ăn xác động vật chết để làm sạch môi trường.

Con cá trê làm việc đó ở nơi đáy các ao hồ. Các loại tôm hùm hay tôm nhỏ…thì cũng làm việc đó ở biển. Con heo thì có thể ăn bất cứ loại thức ăn gì. Và các loài kên kên thì có thói quen tìm bới thức ăn thối rữa…"

"Những khác biệt giữa động vật thanh sạch và không thanh sạch là ở nguồn thức ăn và bộ máy tiêu hóa của chúng. Những loài không thanh sạch ăn những thứ hoàn toàn không phù hợp để làm thức ăn cho con người. Những con vật mà Kinh Thánh liệt kê là thanh sạch thì ăn cỏ và thóc, lúa…"

"Tuy nhiên, không phải chỉ những loài ăn xác động vật chết hay những thức ăn thối rữa mới là động vật không thanh sạch. Chẳng hạn như ngựa và thỏ cũng là loài vật không thanh sạch vì chúng không có móng rẽ. Măc dù ở một số nước chúng được xem là những con vật có thể ăn được, nhưng những nghiên cứu cho thấy thịt ngựa thường chứa nhiều loại virus và ký sinh trùng. Thỏ có vẻ như là thanh sạch vì chúng ăn thực vật, nhưng chúng lại là nguồn gây bệnh truyền nhiễm cho con người."

"Ở Mỹ, 3 trong số 6 mầm bệnh có tác hại lâu dài cho con người gây ra do hầu hết liên quan đến việc ăn thịt heo. Những bệnh này bao gồm: nhiễm độc toxoplasmosis, bệnh sán sơ-mít, bệnh dòi sán bọc hay sán lợn."

"Trận dịch tả lớn nhất xảy ra ở Louisiana, Hoa Kỳ diễn ra từ tháng 8—10 năm 1986(Triệu chứng của bệnh dịch: tiêu chảy, nhanh chóng dẫn tới mất nước, hôn mê và chết.) Vậy họ đã ăn gì? Những thức ăn bị buộc tội gây ra dịch bệnh được tìm thấy gồm: mì và tôm, thịt heo, rau, sò, huyết heo làm đông với giấm ( tựa như Tiết canh) , và bột tôm trộn rau."

"Các loài sò, tôm, cua sống ở vùng nước ô nhiễm do vi khuẩn, và chúng sẽ làm sạch nước. Tôm hùm, sò, cua, con điệp… chuyên môn làm sạch nước ô nhiễm này. Chúng có khả năng lọc một dung tích nước rất lớn mỗi ngày. Nước thải ô nhiễm bởi chất độc hóa học, vi khuẩn có hại, ký sinh trùng, virus, đều tập trung trong thịt các loài này."

"… Vì những điều này, nên chúng ta không ngạc nhiên khi thấy Cơ quan Lập pháp của tiểu bang California ban hành luật yêu cầu ngành công nghiệp thực phẩm phải ghi rõ trên các loại sản phẩm sò, tôm, cua,… cảnh cáo này:

"Thực phẩm này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn."

Tại sao hả? Theo thống kê, chỉ trong một năm có, 50 người chết và nhiều người phải nhập viện là do ăn tôm, cua, sò,…"

"Những loài động vật không thanh sạch có một nhiệm vụ có ích vô cùng , đó là làm sạch môi trường chúng ở :

Heo ăn mọi thứ, làm sạch những thứ thịt bị bỏ và bị ô nhiễm. Chỉ vì Heo ăn rác và nước thải ở Philadenphia hơn 100 năm nay, mà tiết kiệm 3 triệu đô-la mỗi năm cho việc làm sạch thành phố. Cảm tạ Đấng Tạo dựng vì chúng được tạo ra để làm sạch môi trường cho con người …

Cá trê đặc biệt chứa chất độc ô nhiễm hóa học. Sau khi tưới rau bằng các loại thuốc hóa học, lượng nước chứa chất hoa học đó chảy vào ao hồ…Khi đó các bác cá trê nhà ta mới làm sạch nước bằng cách hút mạnh các thứ thuốc trừ sâu đó… Còn chú cá trê (catfish ) nuôi riêng để ăn thì sao? Theo thông báo khám nghiệm cá ở các chợ Mỹ cho biết: các loại cá được coi là đã bị ôi( có mùi hôi tanh ) phải bỏ đi khi có lượng vi khuẩn hơn 10 triệu /1g. Vậy mà ở tất cả cá trê (catfish, Basa )đều chứa khoảng 27 triệu vi khuẩn/1g ngay cả khi chúng được nuôi riêng đúng cách." Ngay trong costco cũng bán nhiều đồ ăn từ Việt nam, còn Trung cọng thì khỏi nói.

Trong ánh sáng của những sự thật ít khi được đưa ra cách công khai như vừa nêu, chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn và trân quý lời của Thiên Chúa ban cho qua Môise là ngần nào !phải không ?

28 Anh (em) phải giữ và nghe những điều tôi truyền cho anh (em) đây, để anh (em) và con cái anh (em) sau này được hạnh phúc mãi mãi, bởi vì anh (em) đã làm điều ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), coi là tốt lành và ngay thẳng. Đệ Nhị Luật." 12: 28

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay