Hà Châu

Vui Vui Làm “Thầy Tiên Tri Sức Khoẻ” … Xuân Mới 2013!

1 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Tản văn ngày Tết:

Vui vui làm “Thầy tiên tri sức khoẻ” … Xuân Mới 2013!

(tặng bạn bè thuộc lớp tuổi Bính Tý 1936 ngày xưa …)

Các năm 1969 - 1970, khi tôi “học thêm” Nhân Chủng Học (thuộc phân khoa KHXH của ĐH Vạn Hạnh – Saigon), tôi phải học Kinh Dịch (thông qua 2 giáo trình “Việt lý tố nguyên” & “Dịch kinh linh thể” của linh mục TS Lương Kim Định) thế rồi do “thuộc lòng kinh sử” mà tôi (cũng như một số sinh viên khác của phân ban Nhân Chủng) vượt qua được 2 chứng chỉ “Cử nhân Nhân Chủng Học”! Và từ đấy, vào những dịp Xuân về, nhóm SV chúng tôi đã “vui vui làm … Thầy tiên tri sức khoẻ” để giải trí đón nàng Xuân! Năm nay tôi 75 tuổi, thường hay “hoài cổ chuyện xưa tích cũ”, nhớ bạn bè sinh năm Bính Tý 1936 (nhiều người từng làm thầy giáo, thầy thuốc, nhà văn, nhà thơ …còn sống đến bây giờ) nên viết tản văn này, để cùng nhau sống “vui – khoẻ - có ích” với con – cháu nhé?

Quẻ Dịch chủ Mệnh:

Theo các sách dạy “phong thuỷ cổ truyền”(của dòng họ Lê Lã – Hưng Yên xưa) thì nạp âm Bính Tý thuộc quẻ (đơn) là Khảm (đối với đàn ông) và là Cấn (đối với đàn bà). Tạm gọi là Quẻ Chủ Mệnh áp dụng suốt đời!

Quẻ Dịch năm QuíTỵ

Năm 2013, có nạp âm là Quí Tỵ, thuộc quẻ (đơn) là Khôn (đối với đàn ông) và là Tốn (đối với đàn bà), chỉ áp dụng trong năm 2013 (theo âm lịch) mà thôi.

Quẻ dự báo thôngtin cả năm:

Theo các sách Dịch lý học của cụ Phan Bội Châu hoặc của cụ Ngô Đức Kế (là hai bộ sách Dịch Học được tin cậy nhất, vì hai cụ biên soạn & dẫn giải rất công phu – mẫu mực) tôi chọn “quẻ Chủ Mệnh”làm gốc (nội quái) và sử dụng quẻ năm Quí Tỵ làm ngọn (ngoại quái), để tìm quẻ kép (trùng quái) tức là nguồn dự báo thông tin (của Thiên Nhiên – Tạo Hoá) đến cho những người sinh năm Bính Tý 1936 (tuổi “mầm non của nghĩa địa” rồi!) về tình hình sức khoẻ:

Posted Image

Về ý nghĩa cả năm hoặc từng tháng của các trùng quái (α) & (β), xin xem phần giải thích ở sách “Dịch lý &Phong thuỷ” (trang 213 và 207) của NXB. Đồng Nai 2012

Posted Image

Khi ghép thành trùng quái ta được 12 dựbáo thông tin sức khoẻ như sau:

Các cụ ông cụ bà sinh năm Bính Tý 1936 (78 tuổi âm lịch – thế hệ U.80)

Posted Image

Lời bàn vui vui (Thầy“Bói” thế kỷ 21) (1)

(A):tốt đẹp nhất

(B):tốt vừa vừa

©:xấu vừa vừa

(D):xấu nhất

Chủ yếu là mặt “sức khoẻ đích thực” (santé sous tous ses aspects) (2), đề nghị quí cụ Bính Tý – 78 tuổi nhớ phải “gắn bó” và cộng tác nhiều nhiều với … thầy thuốc (lang tây hay lang ta cũng được), để còn tiếp tục đón nàng Xuân 2014 cùng các thế hệ con & cháu nữa!

Nhân đây, tôi xin giới thiệu với quí thân hữu “cổ lai hy” bài thể dục “kéo dài tuổi Xuân” (mà tôi đã cố gắng tập đều đặn từ 1972 đến nay 2013). Bài dưỡng sinh này xuất phát từ sân chơi thể thao “Sân Tinh Võ Quận 5 – Saigon”; giới thanh niên & tráng niên hồi đó (thập niên 60 – 70 của thế kỷ 20) đều say mê luyện tập,đó là: Dịch cân kinh (3)

1. Khái niệm:

Dịch cân kinh là phương pháp thể dục dưỡng sinh của các võ sư ngày xưa (4). Chủ yếu của phép luyện tập này, là tạo sự chuyển động của các hệ gân mạch trong cơ thể một cách nhẹ nhàng & lâu bền, do đó các tạng phủ nội môi (phần trong sâu của cơ thể) được tăng cường chuyển hóa khí huyết, kết quả sức khỏe của người tập luyện ngày càng tốt hơn. Dịch cân kinh theo ngữ nghĩa là vận động đường gân, vì người lớn tuổi thì gân cốt nói chung đã suy thoái (nhiều khi còn suy tổn nữa) năng lượng sinh học (énergiebiologique) lâm vào tình trạng cạn nhược, nên thường bị rối loạn chức năng ở lục phủ ngũ tạng, bệnh tuổi già phát sinh, làm hạn chế sức lao động của người có tuổi.Luyện tập dưỡng sinh theo Dịch cân kinh, là cách phục hồi nội lực (quân bình âm dương, điều hòa khí huyết), dựa vào nguyên lý vận động trường diễn hệ gân mạch. Phương pháp này dễ tập và rất cần thiết cho những người suy nhược (do bị bệnh chứng mãn tính).

2. Cách tập luyện:

Muốn tập Dịch cân kinh, chỉ cần đòi hỏi người tập hai đức tính: kiên nhẫnbình thản. Nóng vội thì không thích hợp.

Mỗi sáng sớm và chiều tối, tập như sau:

-Đứng thẳng, hai chân dang ngang bằng tầm dài hai vai, mười đầu ngón chân bấm mạnh xuống mặt đất (người xưa gọi là xuống tấn) rồi giữ nguyên vị thế này (cho đến khi tập xong).

-Hai tay duỗi thẳng và thư dãn (nghĩa là không tập trung sức lực ở hai tay), dùng ý thức ở đầu điều khiển hai cánh tay đu đưa cùng một lúc ra phía trước và phía sau thân thể (giống như chuyển động của quả lắc đồng hồ) và duy trì chuyển động quả lắc này một cách ung dung không gắng sức.

-Đầu mặt nhìn thẳng phía trước (không cử động khi tập), mắt lim dim (hạn chế không suy nghĩ gì nhiều), miệng đếm thầm số chuyển động của hai tay (đếm thầm nhịp điệu). Cố gắng mỗi lần tập, đạt được 500 đến 1000 nhịp vận động hai tay, là tốt.

3. Cơ chế củaphương pháp tập:

Thể dục dưỡng sinh theo Dịch cân kinh, theo nhãn quan của y học cổ truyền là tạo thế “thủy hỏa ký tế” (đầu lạnh – chân nóng), vì khi chuyển động hai tay thì hai chân vẫn phải ở thế xuống tấn (dồn lực bám chặt mặt đất), hệ thống gân mạch toàn cơ thể (từ tay, qua thân thể, xuống đến chân) đều dịch động, khí huyết luân chuyển tối ưu đến các cơ quan tạng phủ. Như vậy luật dương tán (đầu óc thư giãn, tạo được tình huống ức chế êm đềm) và âm tụ (hai chân căng nóng, đưa nguyên khí vào tạng phủ) của cổ y được duy trì, tức là năng lượng sống (sức khỏe) ngày càng củng cố.

Ngày nay, ta cũng có thể hiểu thêm về hiệu quả của phương pháp Dịch cân kinh như sau:

-Sự rung lắc hai tay (trong khi cơ thể bất động) là cách thải bỏ các chất thải tích tụ trong tế bào ra khỏi màng tế bào (cử động cơ học tạo ra lực đàn hồi ở mỗi tế bào), từ đó các độc tố bị cuốn hút vào các mạch máu hoặc các bạch mạch, rồi cuối cùng được gan thận loại thải ra khỏi cơ thể … Vậy rõ ràng trạng thái rung động nhẹ nhàng liên tục của dịch cân kinh, là cách rửa sạch tế bào ở các tạng phủ nội môi …

-Hai chân dồn lực lực xuống mặt đất (khi tập dịch cân kinh) cũng là các hấp thụ điện tích âm (ion – âm), tức là tạo điều kiện cho cơ thể hưởng các hạt électron của môi trường sống, giúp quá trình trao đổi khí trong thân thể tốt hơn. Viện sĩ y học Vaxiliep (Nga) cũng đã giải thích “Nếu thiếu ion âm trong không khí, dù chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ thì cũng đã gây nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người”. Trong khi phần đầu mặt (do trạng thái thư giãn, không tập trung suy nghĩ khi tập) vốn mang điện tích dương (hay ion dương) được trung hòa (không hấp thụ), tránh được khí độc trong không khí (như oxyt nitơ, ôzôn …) có hại cơ thể.

4. Hiệu quả tốt:

Tập Dịch cân kinh trong thời gian ngắnvài ngày, thì chưa thấy ngay hiệu quả tốt về sức khỏe. Nhưng sau một tuần lễ trở đi (ngày tập hai lần: sáng, tối, mỗi lần 500 – 1000 nhịp hai tay) chắc chắn Dịch cân kinh đem lại kết quả cụ thể như sau:

- Ăn ngon miệng hơn lúc chưa tập.

- Giấcngủ sâu và dài hơn mỗi đêm.

- Da dẻ hồng hào, tươi nhuận hơn.

- Các bệnh chứng do rối loạn thần kinh chức năng (thực vật) như: nhức đầu, táo bón, mỏi lưng, tức ngực … dần dần biến mất (khỏi bệnh).

- Các bệnh mãn tính của các tổ chức nội môi (lục phủ ngũ tạng) như: thấp khớp, đau bao tử, yếu gan, viêm ruột kết, hen suyễn… cũng biến chuyển thuận lợi hơn trong việc khôi phục sức khỏe.

Tập Dịch cân kinh rất thích hợp với tạng người suy nhược, ốm yếu lâu ngày và già lão. Thể dục Dịch cân kinh là phương pháp đơn giản, dễ làm, hiệu quả, bảo vệ sức khỏe chống bệnh tật tốt. Nam, phụ, lão, ấu tập luyện đều có sức khỏe cả.

Lê Hưng VKD

------------------------------------

Chú thích:

(1):tham khảo thêm sách “Dịch lý & phongthuỷ” NXB. Đồng Nai – 2012, từ trang 211 đến 214 hoặc hình đồ tượng số 1 & tượng số 8 (trang 196 & 197) cũng sách nêu trên.

(2):sức khoẻ đích thực (holistic conceptof health) gồm 6 yếu tố:

-khoẻ mạnh về thể chất (physicalhealth)

-khoẻ mạnh về tinh thần (mentalhealth)

-khoẻ mạnh về cảm xúc (emotionalhealth)

-khoẻ mạnh về ứng xử (social behaviorhealth)

-khoẻ mạnh về tâm linh (spiritualhealth)

-khoẻ mạnh về phát triển xã hội (societal development health)

(dẫn nguồn: sách “Nghiệm lý hệ điều hành Âm Dương” trang 170 – 171 NXB. Tổng Hợp tp.HCM – 2010)

(3)cân kinh là tên gọi 12 đường vận hành khí lực (năng lượng phi vật thể của YHCT) tới tận cùng các vùng có “gân thịt” (thuộc các bắp thịt ở hai cánh tay và hai cẳng chân) ở phần ngoài cơ thể người. (sách “nghiệm lý hệ điều hành Âm Dương” trang 289 – 290, NXB. Tổng Hợp tp.HCM – 2010)

(4)Tham khảo “phụ lục 2” sách nêu trên (trang 276 – 291) hoặc “tư liệu kéo dài tuổi thọ” sách “Tâm thiền lẽ Dịch xôn xao”trang 236 – 239, NXB. Tổng Hợp tp. HCM – 2008.

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay