Hà Châu

Lời Tiên Tri 2013

1.269 bài viết trong chủ đề này

Hãy cẩn thận thêm 30 giây!

* Kính thưa quí vị quan tâm về mọi mặt!

Năm 2013 là một năm xảy ra tại nạn các kiểu nhiều nhất kể từ khi diễn đàn Lý học Đông phương thành lập. Rất mong mọi người hay cẩn thận trong mọi hành vi.

=======================

Xe buýt đâm cột điện ở Pakistan, 32 người chết

23/03/2013 22:15

(TNO) Một chiếc xe buýt đã bị lật trên xa lộ ở miền đông Pakistan sau khi đâm vào một cột điện ven đường, khiến ít nhất 32 hành khách thiệt mạng, theo hãng tin AP ngày 23.3.

Quan chức cảnh sát địa phương Zulifiqar Cheema cho biết 35 hành khách khác đã bị thương trong vụ tai nạn gần thành phố Sheikhura vào sáng 23.3. Ông nói nguyên nhân tai nạn rõ ràng do sự bất cẩn của tài xế, vì xe buýt đang chạy với tốc độ cao.

Ông Cheema nói chiếc xe đang trên đường đi từ Lahore, thủ phủ tỉnh Punjab, đến Faisalabad, một thành phố công nghiệp trong cùng tỉnh.

Tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên ở Pakistan do cơ sở hạ tầng kém và tình trạng coi thường luật lệ giao thông.

Vào ngày 16.3, một chiếc xe buýt chở các binh sĩ Pakistan đã rơi xuống một khe núi ở miền tây bắc nước này, khiến 24 người thiệt mạng.

Trùng Quang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hãy cẩn thận thêm 30 giây!

==========================

Tai nạn kinh hoàng, 4 mẹ con chết thảm

Chủ nhật, 24/3/2013, 8:9 GMT+7

Posted ImageNgười mẹ chở 3 con đâm vào ô tô đang sửa chữa bên đường khiến cả 4 người chết thảm.

Đêm 23/3, trên cầu Cần Thơ xảy ra một vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng giữa ô tô mang BKS 67L - 3684 và xe máy 64N1-025.17.

Xe máy đang lưu thông theo hướng Vĩnh Long đi qua TP. Cần Thơ thì gặp nạn.

Người điều khiển xe máy là chị Trương Thị Thu Hà (SN 1974, trú tại ấp Thạnh Hòa, xã Đông Thạnh, TX.Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long). Lúc bị nạn, chị chở trên xe 3 con nhỏ của mình.

Posted Image

Lực lượng CSGT đang kiểm tra, đo đạc hiện trường.

Posted Image

Hiện trường vụ tai nạn phía trước và sau.

Khi điều khiển xe qua Cần Thơ, chị đã đâm vào xe ô tô 67L - 3684 đang dừng lại để sửa chữa.

Hậu quả, 2 con nhỏ của chị Hà bị tử vong tại chỗ là cháu Nguyễn Phước Vàng (8 tuổi) và Nguyễn Phước Nhiều (5 tuổi).

Chị Hà được chuyển đến cấp cứu tại một Bệnh viện ở TP. Cần Thơ và cũng đã tử vong trong đêm.

Riêng cháu Nguyễn Xuân Nghiêm (14 tuổi) bị thương rất nặng, được đưa đi cấp cứu trong tình trạng hết sức nguy kịch. Đến sáng nay, thông tin cho hay cả 4 nạn nhân đều đã tử vong

Vụ tai nạn giao thông đang được các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ.

Quốc Huy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sẽ có nhiều bất ngờ từ Bắc Triều Tiên....

================================

'Bắc Kinh cần ra tay trước khi Bình Nhưỡng sai lầm'

Thứ bảy, 23/3/2013, 14:13 GMT+7

Giới quan sát ở Mỹ cho rằng Trung Quốc cần can thiệp để hạ nhiệt trên bán đảo Triều Tiên, trước khi Bình Nhưỡng đi chệch hướng.

> Mỹ thấy Kim Jong-un 'khó lường'

Posted Image

Hình ảnh được phát sóng trên truyền hình Triều Tiên hôm 20/3 cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang trực tiếp theo dõi một cuộc tập trận bắn đạn thật sử dụng máy bay do thám không người lái. Ảnh: AFP

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời ông Walter Sharp, cựu Tư lệnh quân đội Mỹ tại Hàn Quốc (giai đoạn 2008-2011), cho rằng Trung Quốc cần ngay lập tức từng bước can thiệp để làm giảm căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên, trước khi Triều Tiên bị mất kiểm soát và có những tính toán sai lầm.

Cùng chung quan điểm đó, Joseph DeTrani, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống phổ biến Vũ khí Hạt nhân Quốc gia (NCPC) thuộc Văn phòng Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ giai đoạn 2010-2012, nhấn mạnh thêm rằng với các mối quan hệ sẵn có cả về kinh tế và chính trị, Trung Quốc có đủ “ảnh hưởng” để thực hiện gợi ý đó.

Tháng 2/2013, qua số liệu hải quan đăng tải trên báo chí sở tại cho thấy Trung Quốc đã dừng xuất khẩu dầu nặng sang Triều Tiên. Tuy nhiên, Bắc Kinh hiện vẫn chưa chính thức xác nhận đó có phải là hành động trừng phạt nhằm vào Triều Tiên do thử hạt nhân hay không.

DeTrani, người đã theo đuổi vấn đề Triều Tiên trong suốt 10 năm qua, cho rằng nếu điều đó là đúng thì vẫn chưa đủ và đề nghị Bắc Kinh cần triệu tập một cuộc họp khẩn cấp ba bên Trung Quốc-Mỹ-Triều Tiên, tạo tiền đề để nối lại cơ chế đàm phán sáu bên. Theo ông, bán đảo Triều Tiên đang ở trong tình trạng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay khi thái độ của Bình Nhưỡng trở nên rất hiếu chiến và khó dự đoán.

Khảo sát trên 12.000 độc giả VnExpress cho thấy có gần một nửa số độc giả (hơn 47%) tin rằng tình hình trên bán đảo Triều Tiên có nguy cơ biến thành chiến tranh hoặc xung đột. Có 41% tin rằng căng thẳng sẽ còn kéo dài, và chỉ có gần 12% cho rằng sẽ sớm hạ nhiệt. Phát biểu tại một diễn đàn do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quan hệ Quốc tế (CSIS) tổ chức, DeTrani nhấn mạnh: “Quan điểm của tôi là: Nhanh chóng giảm căng thẳng và Trung Quốc có điều kiện làm việc đó. Tôi nghĩ đây là thời điểm thích hợp để Bắc Kinh can dự”. Bên cạnh đó, Bắc Kinh được cho là đang có cơ hội rất thuận lợi khi chính quyền mới của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình có được các nhân vật chủ chốt phụ trách đối ngoại là Dương Khiết Trì, Vương Nghị và Thôi Thiên Khải. Ba nhân vật này vốn có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

Trở lại thời điểm năm 2003 khi căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, Bắc Kinh đã từng đảm nhận vai trò trung gian sắp xếp một cuộc gặp ba bên với cả Washington và Bình Nhưỡng. DeTrani nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đưa Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán và khẳng định rằng Thỏa thuận 19/9/2005 về phi hạt nhân hóa Triều Tiên mà 6 bên đã đạt được sẽ là điểm khởi đầu cho việc các bên liên quan trở lại bàn đàm phán. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un của Triều Tiên chưa bao giờ tuân thủ thỏa thuận mà người cha quá cố đã ký kết trước đây.

Tướng Sharp thì đưa ra quan điểm rằng Trung Quốc đủ “sức và lực” để đóng vai trò nòng cốt trong việc gây sức ép đối với Triều Tiên cả về ngoại giao và kinh tế. Ông nói: “Tôi luôn tin rằng Trung Quốc có thể buộc Triều Tiên thay đổi một khi họ (Bắc Kinh) thực sự muốn cắt mọi hoạt động viện trợ. Chúng ta cũng nên hối thúc họ thực hiện điều này”.

Ông cũng nhấn mạnh thêm rằng: “Triều Tiên ngày nay đã trở thành quốc gia mạnh hơn, hiếu chiến hơn và nguy hiểm hơn nhiều so với những năm trước đây”, và rằng họ (Triều Tiên) đang tiến tới khả năng có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên thế giới với tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân. Sharp đặc biệt lo ngại rằng Bình Nhưỡng có thể sớm “tấn công” Seoul tương tự như đã làm hồi năm 2010.

Do vai trò của Bắc Kinh ở đây là “rất quan trọng” nên theo tướng Sharp thì Trung Quốc là nhân tố “không thể thiếu” trong chiến lược đối với Triều Tiên của Chính quyền Mỹ hiện nay. Bên cạnh đó, Washington cũng cần tăng cường hợp tác với các đồng minh của mình trong khu vực, đặc biệt là Seoul và Tokyo để củng cố khả năng phòng vệ.

Sharp nói: “Thỏa thuận trao đổi thông tin tình báo Hàn-Nhật quan trọng không chỉ đối với hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa mà còn rất hữu ích trong trường hợp có xung đột xảy ra”.

Cho đến nay Seoul và Tokyo vẫn chưa ký kết thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quốc phòng. Bên cạnh đó, trong việc “ứng phó” với một quốc gia giống như Triều Tiên, tướng Sharp cho rằng cần phải có hành động mang tính cân bằng tập trung vào sự ổn định và dần dần hành động để buộc Triều Tiên thay đổi.

Ông đi đến kết luận với nhận định: “Tôi cho rằng đã đến lúc Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và cộng đồng quốc tế lấy lại thế cân bằng để ‘buộc’ Triều Tiên phải thay đổi”.

Theo Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sẽ có những bất ngờ từ Bắc Triều Tiên

===============================

Yonhap: Bình Nhưỡng nếu còn khiêu khích, Mỹ sẽ chủ động tấn công TT

Chủ nhật 24/03/2013 13:06

(GDVN) - Quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, tùy thuộc vào mức độ gây hấn, khiêu khích của Bắc Triều Tiên và tình huống cụ thể, Mỹ có thể chủ động tấn công vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên.

Posted Image

Pháo binh Triều Tiên tập trận trong lúc tình hình bán đảo liên tục căng thẳng

Hãng thông tấn Yonhap Hàn Quốc ngày 24/3 đưa tin, quân đội Mỹ và Hàn Quốc vừa ký kết vào một bản kế hoạch hợp tác chống lại "những hành động gây hấn" của Bắc Triều Tiên.

Bản kế hoạch hợp tác tác chiến được ký giữa Tổng tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc tướng Jung Seung-jo và tướng James Thurman, Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc và nó đã có hiệu lực ngay lập tức.

Kế hoạch bao gồm các thủ tục tham vấn ý kiến và hành động cho phép liên quân Mỹ - Hàn ứng phó lập tức với các mối đe dọa và "hành vi khiêu khích" từ Bình Nhưỡng, đại diện Bộ tư lệnh liên hợp cho hay.

Mỹ và Hàn Quốc đã bàn bạc về kế hoạch này từ năm 2010 khi Triều Tiên phóng ngư lôi bắn chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc và pháo kích hòn đảo Yeonpyeong ở Hoàng Hải khiến 48 thủy thủ và 2 dân thường Hàn Quốc thiệt mạng.

Sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quân sự Mỹ - Hàn càng trở nên khẩn trương và bức thiết trong bối cảnh căng thẳng tăng cao trên bán đảo Triều Tiên "sau một loạt hành động khiêu khích từ Bình Nhưỡng", Yonhap cho biết.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc khẳng định, mối đe dọa quân sự từ Bắc Triều Tiên là có thật. "Chúng tôi sẵn sàng trả đũa nghiêm khắc các hành động khiêu khích của Triều Tiên như bản kế hoạch này", tướng Jung Seung-jo nói, "kế hoạch này cho phép quân đội Hàn Quốc và Mỹ phản ứng mạnh mẽ hơn so với 2 kế hoạch riêng biệt."

Theo kế hoạch mới, quân đội Hàn Quốc được thiết lập để đóng một vai trò tích cực hơn trong bất kỳ chiến dịch nào chống lại các "hành động khiêu khích" của Bắc Triều Tiên ngay từ giai đoạn đầu.

Trước đó quân đội Hàn Quốc chịu trách nhiệm đối phó với bất kỳ hành động "gây hấn" nào từ Bình Nhưỡng và Mỹ chỉ điều động lực lượng tham gia khi một cuộc chiến tranh bùng nổ trên bán đảo.

Một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, tùy thuộc vào mức độ gây hấn, khiêu khích của Bắc Triều Tiên và tình huống cụ thể, Mỹ có thể chủ động tấn công vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên.

Nếu các "hành động khiêu khích" của Bình Nhưỡng leo thang, Mỹ sẽ điều quân tiếp viện từ trong cũng như ngoài lãnh thổ Hàn Quốc, bao gồm các căn cứ ở Nhật Bản và các nơi khác dưới quyền chỉ huy của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương.

Hiện tại Mỹ đang duy trì khoảng 28.500 quân tại Hàn Quốc, một "di sản" của chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải hiệp ước hòa bình.

Hồng Thủy (Nguồn: Yonhap)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khủng hoảng toàn cầu 2013 sẽ ảnh hưởng tới thượng tầng xã hội....

=====================================

Điều gì sẽ xảy ra nếu ngành ngân hàng Síp sụp đổ?

Chủ Nhật, 24/03/2013 - 12:56

(Dân trí) – Đêm qua, chính phủ Síp đang tính đến khả năng đánh thuế tiền gửi lên tới 20-25% đối với các món tiền gửi lớn hơn 100.000 USD nhằm cứu hệ thống ngân hàng khỏi đổ vỡ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ngay cả quyết định này cũng không cứu được họ?

Hãng tin AFP dẫn lời kênh truyền hình quốc gia của Síp cho biết, đêm qua chính phủ nước này đang thảo luận cách để đánh thuế vào các khoản tiền gửi trị giá trên 100.000 euro mà không phải thông qua quốc hội. Theo quy định, của EU các khoản tiền như trên không được bảo hiểm.

Posted Image

Tình hình tại đảo Síp đang khiến cả châu Âu và thế giới dõi theo

Trong khi đó hãng tin BBC cho biết Bộ trưởng Tài chính Síp Michael Sarris hôm qua cho biết đang cân nhắc khả năng đánh thuế tiền gửi lên tới 25% đối với các khoản tiền gửi trên 100.000 euro tại ngân hàng lớn nhất nước này là Bank of Cyprus.

Kênh truyền hình tư nhân Sigma TV của nước này thì cho biết việc đánh thuế từ 20-25% vào người gửi tiền tại Bank of Cyprus chính là yêu cầu của bộ ba chủ nợ gồm Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Liên minh châu Âu (EU) để đổi lại việc họ sẽ cho Síp vay 10 tỷ euro.

Các chủ nợ trên chỉ chấp thuận hạ thuế suất xuống 16% nếu chính phủ Síp chấp thuận đánh thuế thêm từ 4-5% vào các món tiền gửi lớn hơn 100.000 euro tại cả các ngân hàng còn lại.

Theo hãng thông tấn của chính phủ Síp CNA news, đến nay việc thương thảo với bộ ba nhà tài trợ trên vẫn còn rất nhiều trở ngại. Dù vậy, hạn cuối để Síp đưa ra một kế hoạch được các đại diện IMF, ECB và EU chấp thuận là trước 17 giờ GMT ngày hôm nay (tức 22 giờ tối nay giờ Hà Nội), để kịp trình lên phiên họp của các nhà lãnh đạo và Bộ trưởng châu Âu tại Brussels, Bỉ.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chính phủ Síp và các nhà tài trợ không đạt được một thỏa thuận trong ngày hôm nay? Câu trả lời là không chỉ quốc đảo này mà cả khu vực eurozone và thị trường tài chính thế giới sẽ bị ảnh hưởng.

Trước hết với Síp, hậu quả là vô cùng tệ hại. Theo hãng tin AP, hiện các ngân hàng nước này còn “thoi thóp” là nhờ nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng trung ương Síp, mà thực chất là vốn vay từ ECB. Họ chỉ có thể vay vốn từ đây do các tài sản nắm giữ đều không đủ tốt để đem ra chiết khấu với ECB, trong khi những chủ nợ khác không dám cho vay vì sợ không thể thu hồi vốn.

Nếu bị ECB “rút ống thở”, các ngân hàng Síp có lẽ sẽ không thể mở cửa trở lại sau ngày thứ Hai tới, hoặc nếu mở cửa cũng sẽ nhanh chóng sụp đổ vì không đủ khả năng đáp ứng làn sóng rút tiền hàng loạt từ khách hàng. Do đó tạm đóng cửa ngân hàng là giải pháp tình thế duy nhất lúc này. Nhưng nó cũng có nghĩa là không ai được trả lương, các khoản nợ đến hạn cũng không được thanh toán, hóa đơn tiền điện, nước cũng bị trễ hạn.

Posted Image

Người dân Síp tìm mọi cách rút tiền vì sợ ngân hàng sẽ sụp đổ trong tuần sau

Sau khi các ngân hàng phá sản, chính phủ Síp sẽ là những người tiếp theo phải tuyên bố phá sản do những tốn kém trong việc giải cứu hệ thống ngân hàng, hoặc chi phí để bảo hiểm tiền gửi cho toàn bộ các khoản tiền tiết kiệm dưới 100.000 euro.

Hậu quả tiếp theo là gì sẽ khó lường nhưng chắc chắn sẽ không nhẹ nhàng. Không chỉ nền kinh tế mà xã hội Síp sẽ đổ vỡ. Với việc đồng euro trở nên khan hiếm, có thể chính phủ Síp sẽ phải phát hành các giấy nhận nợ để người dân có thể mua hàng hóa thiết yếu.

Lạm phát sẽ tăng phi mã. Người dân có thể sẽ ồ ạt chuyển tiền ra nước ngoài khiến chính phủ phải ra tay ngăn chặn, dẫn đến giao dịch thương mại phải quay lại hình thức hàng đổi hàng, thậm chí đình đốn hoàn toàn. Sau đó Síp có thể phải rời eurozone và đến lúc đó thì không ai biết hậu quả sẽ còn tệ đến đâu.

Ngay cả khi tránh được viễn cảnh “ác mộng” trên, Síp cũng phải mất rất nhiều thời gian để phục hồi. Các biện pháp họ thực hiện để được “giải cứu” sẽ khiến tăng trưởng kinh tế giảm sút, buộc chính phủ phải tăng thuế. Điều này sẽ làm họ mất đi sức hấp dẫn lớn nhất với các nhà đầu tư nước ngoài. Và chỉ riêng việc tịch thu một phần tiền gửi của khách hàng cũng đã đủ để khiến lòng tin của nhà đầu tư với Síp tổn hại nghiêm trọng.

Đối với eurozone, việc để Síp sụp đổ cũng khiến khu vực này tổn hại lớn. Nền kinh tế của quốc đảo này dù chỉ chiếm 0,2% kinh tế eurozone nhưng hệ thống ngân hàng của Síp lại kết nối chặt chẽ với Hy Lạp. Và bất kỳ sự sụp đổ nào cũng có thể gây tác động khủng khiếp tới quốc gia vốn đã kiệt quệ này.

Khi đó châu Âu sẽ phải nhanh chóng ra tay bảo vệ Hy Lạp. Việc này được thực hiện tốt bao nhiều thì tác động từ khủng hoảng hệ thống ngân hàng của Síp lên châu Âu sẽ nhẹ nhạng bấy nhiều, và ngược lại. Đó là trong trường hợp đảo Síp vẫn còn giữ được vị trí trong eurozone. Còn nếu họ phải rời đồng tiền chung này, hậu quả là khó đoán trước.

Hiện tại khủng hoảng tài chính tại Síp chưa gây hoảng loạn tại các nước chìm trong nợ như Italia hay Tây Ban Nha bởi ECB đã cam kết làm “tất cả những gì có thể” để cứu đồng euro, bao gồm cả việc cho hai nước này vay tiền thông qua mua trái phiếu.

Nhưng ngay cả khi Síp đạt được thỏa thuận giải cứu trong ngày mai, tác động của cuộc khủng hoảng có thể được cảm nhận khắp châu Âu sau đó không lâu. Chỉ riêng việc nước này từng cân nhắc đánh thuế vào cả các khoản tiền gửi dưới 100.000 euro sẽ khiến người gửi tiền tại các quốc gia gặp khó khăn tài chính trong eurozone lo lắng. Câu hỏi sẽ là liệu người gửi tiền ở các nước đó có nhanh chóng đổ xô đi rút tiền hay không, một khi những cam kết bảo hiểm tiền gửi cũng không có nghĩa là bất khả xâm phạm.

Đối với thị trường toàn cầu, những bất ổn tại Síp hiện có vẻ như không mấy gây lo lắng. Có thể bởi đây là một quốc gia nhỏ và các nhà đầu tư vẫn tin vào khả năng Síp được “cứu” ở phút chót.

Nhưng cần nhớ rằng Síp là một nước có tính kết nối rất cao với hệ thống tài chính quốc tế. Nếu hệ thống ngân hàng của họ sụp đổ, nhiều công ty khắp thế giới sẽ bị tác động. Các khoản tiền gửi tại đây sẽ bị mất hoặc không thể rút về để trả lương hay thanh toán hợp đồng.

Dù vậy, nhìn chung tác động của sự sụp đổ của Síp tới thị trường thế giới sẽ phụ thuộc vào việc eurozone bị ảnh hưởng ra sao. Nếu các lãnh đạo châu Âu cứu quốc đảo này, cả thế giới có thể thở phào. Ngược lại nếu Síp rời eurozone và người dân Hy Lạp, Tây Ban Nha bắt đầu đổ xô đi rút tiền vì sợ điều tương tự sẽ xảy ra với mình, thế giới sẽ thực sự có lí đo để lo lắng.

Thanh Tùng

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ô nhiêm môi trường cấp quốc tế......

=================================

Trung Quốc phát hiện 1.000 con vịt chết trôi sông

Thứ Ba, 26/03/2013 - 06:21

(Dân trí) – Khi vụ bê bối hàng chục nghìn con lợn chết bị ném xuống sông Hoàng Phố còn chưa lắng dịu, dư luận Trung Quốc mới đây lại xôn xao khi khoảng 1.000 con vịt chết được vớt lên từ một con sông ở tỉnh Tứ Xuyên.

Posted Image

Vụ scandal lợn trôi sông chưa kịp lắng, đến lượt vịt chết bị ném xuống sông

Theo hãng tin BBC, các cư dân tại huyện Bành Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, phía Tây Nam Trung Quốc đã phát hiện số vịt chết bị thả trôi sông Nanhe và đi trình báo cơ quan môi trường địa phương.

Theo các quan chức tại đây, do nước con sông này không được dùng để uống nên người dân và vật nuôi tại đây không bị ảnh hưởng. Phát biểu trên Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc hôm 24/3, ông Liang Weidong, phó phòng truyền thông của Bành Sơn, cho biết các cơ quan chức năng lần đầu tiên được báo cáo về số vịt chết hôm thứ Ba tuần trước.

Tổng cộng có hơn 50 bao tải chứa xác của khoảng 1.000 con vịt chết bị thả trôi sông. Họ không thể xác định nguyên nhân tử vong của số vịt này do xác của chúng đã bắt đầu phân hủy. Ông Liang cũng cho biết thêm rằng số xác này sau đó đã được khử trùng và chôn lấp.

Những điều tra ban đầu cho thấy xác vịt có ngồn gốc từ phía thượng nguồn dòng sông này và không phải do người dân Bành Sơn vứt xuống.

Dù vậy việc gần 1000 xác vịt được vớt lên từ sông giữa lúc số lợn chết trên sông Hoàng Phố vượt 16.000 con, khiến dư luận Trung Quốc không khỏi e ngại về ý thức của người chăn nuôi.

Trên tiểu blog Weibo, một trang tương tự như Twitter, nhiều cư dân mạng tỏ ra không tin tưởng vào tuyên bố nước sông vẫn an toàn của chính quyền. “Lợn chết rồi vịt chết…các món súp này ngày càng trở nên đậm đặc hơn”, một người dùng có tên Baby Lucky viết.

“Số lợn chết còn chưa kịp biến mất, thế nhưng giờ vịt chết đã xuất hiện – phải chăng xã hội này người ta thích ganh đua nhau đến vậy sao?”, một người dùng khác có biệt danh sugarandsweet đặt câu hỏi.

“Những con vịt chết tại Bành Sơn cho chúng ta thấy một vấn đề rất thực tế, và cho thấy đạo đức xã hội đang xuống thấp đến mức nào”, người dùng có tên If So khẳng định.

Trong khi đó tại Thượng Hải, chính quyền thành phố này cho biết tính đến ngày 24/3, tổng cộng hơn 16.000 xác lợn chết đã được vớt khỏi sông Hoàng Phố, nguồn cung cấp nước chính cho thành phố này. Thông báo cũng khẳng định việc vớt xác lợn “về cơ bản đã hoàn tất”.

Thanh Tùng

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu tăng nặng vào cuối năm. Ảnh hưởng đến thượng tầng kiến trúc.

* Kính thưa quý vị.

Xét từ năm 2008 - khi chúng tôi xác định một cuộc khủng hoàng toàn cầu xuất hiện - thì - đến năm nay cuộc khủng hoảng đã hoàn tất trong tất cả mọi mặt trong cấu trúc xã hội: Từ hạ tầng xã hội đến thượng tầng kiến trúc; từ các đại gia cho đến người tiêu dùng nghèo khổ....

Thật là một điều buồn!

=========================

Giải pháp tình thế

26/03/2013 3:25

Thỏa thuận của Nhóm euro, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã giúp Síp thoát nguy cơ vỡ nợ. So với giải pháp trước đã bị Quốc hội bác bỏ và gây ra làn sóng phản đối dữ dội từ người dân, giải pháp mới cho Síp có khác về mức độ chứ không thay đổi về cách tiếp cận.

Sau khi thương thảo thất bại với Nga, Síp không còn lựa chọn nào khác ngoài đàm phán lại giải pháp với Nhóm euro và ECB. Mặt khác, Nhóm euro và ECB cũng không có lựa chọn nào khác ngoài đàm phán với Síp để ngăn nguy cơ nước này vỡ nợ ảnh hưởng lây lan đến cả Nhóm euro và lệ thuộc hoàn toàn vào Nga. Một khi Síp phải nhờ cậy vào Nga để thoát hiểm thì không những EU bị mất mặt mà còn vô hình trung khiến sự tồn vong của đồng euro phụ thuộc gián tiếp vào Nga nếu Síp tiếp tục ở trong Nhóm euro.

Trong giải pháp mới, cách tiếp cận của Nhóm euro và ECB vẫn là viện trợ Síp 10 tỉ euro, vẫn bắt buộc chính phủ phải tiết kiệm chi tiêu để đến năm 2020, mức nợ công giảm xuống còn bằng 100% GDP. Cái khác là không đánh thuế tiền gửi ngân hàng dưới 100.000 euro và chỉ đóng cửa ngân hàng lớn thứ hai của Síp. Giải pháp này lại không cần phải được quốc hội thông qua.

Có thể thấy qua đó tính nửa vời và thiếu triệt để của giải pháp. Nó chỉ mang tính tình thế đối phó những khó khăn và phản đối từ phía quốc hội và dư luận. Nó chưa đủ để đảm bảo thành công cho việc cơ cấu lại toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Síp. Bệnh nhân này mới chỉ được chữa chạy những biểu hiện lâm sàng.

Thảo Nguyên

====================

Sự việc này đã được chúng tôi tiên liêu qua một số câu hỏi của một thành viên trên diễn đàn của chúng ta:

- Chính phủ Sip có đánh thuế tiền gửi ngân hàng không?

Trả lời: Không! Điều đó là chắc chắn!

- Khối EU có cho Sip vay tiền không?

Trả lời: Có! Síp sẽ vượt qua được tình trạng này. Nhưng kinh tế thế giới vẫn suy thoái nặng vào cuối năm nay.

Về lý thuyết theo Lý học Đông phương - thì mọi vấn nạn đều có giải pháp - nếu con người vượt qua được nền tảng tri thức định hình trong tập hợp tồn tại sự kiện đó (Phật giáo gọi là "phá chấp"), và giải quyết nó từ không gian tri thức của một tập lớn hơn hàm chứa nó. Nhưng rất tiếc! Đấy chỉ là lý thuyết! Từ Lý thuyết đến ứng dụng là một khoảng cách lớn lao. Đấy là nói theo những ngôn ngữ của tư duy hiện đại.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không có chiến tranh ở biển Đông.....

* Từ nay đến cuối năm, những sự kiện nóng trên quốc tế sẽ diễn biến nhanh và rất phức tạp...

=======================================

Thẩm phán Ba Lan đại diện Trung Quốc trong vụ kiện “lưỡi bò”

Thứ Hai, 25/03/2013 07:58

(NLĐO) – Một quan chức cấp cao chính phủ Philippines ngày 24-3 tiết lộ thẩm phán người Ba Lan Stanislaw Pawlak sẽ đại diện cho Trung Quốc trong vụ kiện tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.

Theo quan chức trên, ông Pawlak được chủ tịch Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) – thẩm phán người Nhật Shunji Yanai – chỉ định sau khi Trung Quốc không đề cử đại diện trong thời hạn 60 ngày theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Posted Image

Sau khi có đủ 5 thành viên, hội đồng trọng tài sẽ đưa ra phán quyết về vụ việc. Ảnh: ITLOS

Bước tiếp theo, thẩm phán Yanai sẽ có 30 ngày để đề cử 3 thành viên còn lại của hội đồng trọng tài xem xét vụ kiện. Trong khi đó, đại diện cho Philippines là thẩm phán người Đức kiêm cựu chủ tịch ITLOS Rudy Wolfrum. Sau khi có đầy đủ 5 thành viên, hội đồng trọng tài sẽ bắt đầu nghe lập luận của cả hai bên và đưa ra phán quyết. Manila khởi động vụ kiện về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông đối với Trung Quốc vào ngày 22-1. Đến ngày 19-2, Bắc Kinh chính thức bác bỏ vụ kiện, cho rằng Philippines đã dựng lên một cáo buộc không đúng sự thật, đồng thời khẳng định Trung Quốc có chứng cứ lịch sử và luật pháp đối với chủ quyền toàn bộ biển Đông.

Hải Ngọc (Theo Rappler)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến tranh mạng trong năm 2013.....

=====================================

Đại học danh tiếng Trung Quốc bị tố “bắt tay” với quân đội tấn công mạng

Chủ Nhật, 24/03/2013 - 22:50

(Dân trí) -Theo tiết lộ của hãng thông tấn Pháp AFP, một nhóm chuyên gia thuộc một trường đại học hàng đầu Trung Quốc đã cùng với đơn vị 61398 của quân đội nghiên cứu về các vấn đề an ninh trên mạng. Các công trình nghiên cứu chung đã được tiến hành từ năm 2007.

Posted Image

Một binh sĩ Trung Quốc đứng gác phía trước Đơn vị 61398 ở Thượng Hải ngày 19/2, đơn vị bị tố "nuôi" ổ tin tặc tấn công vào các mạng của Mỹ.

Theo thông tin do hãng thông tấn AFP tiết lộ vào ngày 24/3, trường đại học Giao thông Thượng Hải danh tiếng đã tiến hành nghiên cứu an ninh mạng với đơn vị 61398 của quân đội Trung Quốc, theo các dự án từ năm 2007. Họ đã hợp tác và cùng nghiên cứu lĩnh vực “an ninh trên mạng”, trong đó bao gồm cả những kỹ thuật “xâm nhập hệ thống giám sát” các máy tính và phương thức đánh giá các kế hoạch tấn công, cụ thể là xác định đối thủ tấn công hệ thống máy vi tính như thế nào.

Cũng theo AFP, nhiều công trình nghiên cứu chung giữa đại học Thượng Hải với Quân đội Trung Quốc đã được phổ biến trên mạng. Tuy nhiên, không một bài nghiên cứu nào mô tả rõ kế hoạch hay mục tiêu tấn công của Trung Quốc.

Đại học Giao Thông tại Thượng Hải là một trong những cơ sở giáo dục danh tiếng bậc nhất của Trung Quốc, từng đào tạo nhiều thế hệ lãnh đạo và các doanh nhân nổi tiếng của nước này. Cựu chủ tịch Giang Trạch Dân từng là một trong những sinh viên của trường.

Tháng trước, một hãng bảo mật tin học Hoa Kỳ đã tố cáo một đơn vị quân sự Trung Quốc đứng đằng sau hàng loạt các vụ tấn công mạng nhắm vào nhiều tập đoàn Mỹ. Những cáo buộc trên mở ra một cuộc đấu khẩu dữ dội giữa Washington và Bắc Kinh. Tuần trước, tổng thống Barack Obama đã đề cập đến vấn đề tin tặc với tân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Về phần mình Trung Quốc đã bác bỏ mọi cáo buộc từ phía Mỹ. Thậm chí Trung Quốc còn khẳng định quân đội nước này là nạn nhân của các nhóm tin tặc xuất phát từ Hoa Kỳ.

Theo tiết lộ của nhật báo Washington Post hồi tháng 1 vừa qua, để đối phó với đe dọa tin tặc, bộ Quốc phòng đã quyết định tăng nhân sự trong ngành lên gấp 5 lần trong những năm sắp tới.

Vũ Quý

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Ngày càng nhiều bệnh lây từ động vật sang người

Các bệnh lây truyền từ động vật sang người có xu hướng gia tăng, và hiện chiếm khoảng 60% các bệnh ở người. Việt Nam là một trong những "điểm nóng" về tình trạng này.Thông tin được Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra tại hội nghị triển khai công tác y tế dự phòng năm 2013 diễn ra tại Hà Nội ngày 25/3.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đã có hơn 200 bệnh ở người có nguồn gốc từ động vật được mô tả, gây quan ngại ngày càng tăng. Việt Nam là một trong những nước được coi là "điểm nóng" về các bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguồn gốc từ động vật. Trong đó phải kể đến bệnh cúm gia cầm A(H5N1), đại dịch cúm A(H1N1), hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS)...

Posted Image

Cúm đại dịch H1N1 năm 2009 cũng có nguồn gốc từ lợn. Ảnh minh họa: N.P.

Riêng với cúm gia cầm trên người, từ năm đầu tiên được phát hiện là 2003 đến năm 2010, số ca mắc ở Việt Nam là 119, trong đó 59 người tử vong (chiếm 50%), đứng thứ hai trên thế giới. Sau đó, bệnh tạm lắng cho đến đầu năm 2012 đã có 4 ca mắc và hai người tử vong.

WHO khẳng định, sự xuất hiện của các bệnh lây truyền từ động vật sang người rất phức tạp và do nhiều yếu tố như: sự tiến hóa của hệ sinh thái, sự thích nghi của vi khuẩn, thực hành nông nghiệp, công nghệ và công nghiệp...

Giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) cũng cho biết, dịch bệnh truyền nhiễm ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp. Các bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, than, liên cầu lợn… có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do sự biến đổi của môi trường, sự phát triển của kinh tế toàn cầu đã dẫn tới sự thay đổi mô hình bệnh tật, sự kháng thuốc…

Theo các chuyên gia, để phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người, điều quan trọng nhất là phải kiểm soát được các bệnh dịch trên động vật, chăn nuôi đúng khoa học, vệ sinh môi trường, chuồng trại, nếu phát hiện có trường hợp mắc bệnh phải thực hiện các biện pháp tiêu hủy theo quy định. Không được giết mổ bừa bãi, thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh, không ăn thức ăn sống hoặc chưa được chế biến kỹ. Người dân sử dụng các phương tiện phòng hộ khi lao động, tiếp xúc với các động vật trong các trang trại hoặc trong thiên nhiên.

Phương Trang

Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liệu sẽ có trục Bắc Kinh - Mạc Tư Khoa?

SGTT.VN - Chuyến thăm “mở màn ngoại giao” cho cả thế hệ lãnh đạo mới Trung Quốc thu hút sự chú ý của dư luận vì nó thể hiện đường hướng đối ngoại 5-10 năm tới của Bắc Kinh.

Posted Image

Thời gian ở Nga, ông Tập có tới 20 hoạt động, đáng chú ý nhất là cuộc hội kiến với Tổng thống Putin.

Ngày 24.3, tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc chuyến công du đến Nga. Thời gian ngày rưỡi ở Nga, ông Tập có tới 20 hoạt động, đáng chú ý nhất là cuộc hội kiến với Tổng thống Putin. Đại sứ Trung Quốc tại Moskva Li Hui cho biết, chuyến thăm Nga của ông Tập mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước. “Đây là sự kiện lịch sử quan trọng trong quan hệ Nga-Trung.

Chủ tịch Trung Quốc chọn Nga cho chuyến thăm đầu tiên của mình sau khi nhậm chức thể hiện sự đánh giá cao quan hệ Trung-Nga từ phía giới lãnh đạo mới và chứng minh mức độ cao và “tính độc chiếm” của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”.

Tổng thống Putin đánh giá, thực tế chuyến đi nước ngoài đầu tiên của tân lãnh đạo Trung Quốc đến Nga đã khẳng định tính chất đặc biệt của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Ông Putin khẳng định, Nga và Trung Quốc là hai thành viên có uy tín ảnh hưởng trong cộng đồng quốc tế, là các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đứng trong số những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Do đó, quan hệ đối tác chiến lược hình thành giữa hai nước có vai trò to lớn ở quy mô hai quốc gia cũng như toàn cầu. Hiện quan hệ thương mại song phương đạt 88 tỷ usd, sẽ được nâng lên 100 tỷ vào năm 2015 và 200 tỷ vào năm 2020.

Chủ tịch Tập Cận Bình kỳ vọng vào nguồn năng lượng của Nga để củng cố guồng máy kinh tế Trung Quốc và tìm kiếm sự hỗ trợ ngoại giao của Putin nhằm ngăn chặn chính sách Á tâm của Hoa Kỳ.

Hai nhà lãnh đạo Trung-Nga tập trung thảo luận các đề tài về năng lượng, đầu tư, thương mại, đặc biệt là năng lượng hạt nhân, điện lực, than, máy bay chở khách loại lớn, kỹ thuật quân sự, xây dựng cơ sở hạ tầng xuyên biên giới, hợp tác cấp địa phương….

Cả hai hy vọng vào sự phối hợp ở tầm chiến lược, đạt một số tiến triển mang tính đột phá và đã chứng kiến lễ ký kết gần 20 văn kiện hợp tác.

Dĩ nhiên, nghị trình các cuộc thảo luận giữa ông Tập và ông Putin còn được ưu tiên cho tình hình châu Á, phối hợp chung hai nước trong Tổ chức Hợp tác Thượng hải (SCO) và việc đối phó với khoảng trống trong khu vực sau khi Mỹ và liên quân rút khỏi Afganistan.

Vấn đề tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên, tương đồng giữa hai nước trong hồ sơ Syria và Iran cũng là những điểm nhấn quan trọng tại các cuộc hội đàm.

Cả Nga lẫn Trung Quốc đều ủng hộ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên nhưng không đồng ý với Mỹ và các đồng minh quá “nặng đòn” với Bình Nhưỡng.

Tìm ở Nga đối tác chống Mỹ?

Một nội dung khác trong phối hợp chiến lược lần này được cả thế giới, nhất là Washington “soi” rất kỹ, đó là khả năng Trung-Nga lập liên minh giống như quan hệ Trung-Xô hồi những năm năm mươi?

Theo Phó Giám đốc Viện Viễn đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Vladimir Portyakov có ba lý do cản trở ý đồ tìm kiếm ở Nga một đối tác để chống Mỹ. Hiến Pháp Trung Quốc hiện nay không cho phép nước này tham gia liên minh quân sự.

Luận thuyết đối ngoại sửa đổi của Nga (2013) đặt trọng tâm vào việc thắt chặt quan hệ với Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, các sáng kiến lập liên minh khó tìm được sự hỗ trợ nào về tài chính.

Nhưng sự kiện hai nhân vật ngoại giao giàu kinh nghiệm được bổ nhiệm vào các chức vụ then chốt vừa qua đã làm cho giới phân tích suy đoán là Trung Quốc sẽ có một chính sách đối ngoại mới, năng động hơn từ trước tới nay.

Cựu ngoại trưởng Dương Khiết Trì lên làm Ủy viên quốc vụ viện đặc trách đối ngoại, trong khi chiếc ghế ngoại trưởng được trao cho Vương Nghị, cựu đại sứ tại Nhật Bản và đặc trách quan hệ với Đài Loan.

Ông Dương Khiết Trì là người chủ trương cần phải cản trở Hoa Kỳ trở lại châu Á và đặc biệt không muốn Hoa Kỳ can dự vào các hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Hoa Đông và biển Đông. Trên thế cờ đối đầu ấy với Mỹ, ban lãnh đạo Trung Quốc trông cậy vào Nga.

Nhưng theo phân tích của Asia News, có một vấn đề mà chiến lược gia Dương Khiết Trì không ngờ đến, đó là chủ nghĩa dân tộc trong thanh niên Trung Quốc. Vào lúc ông Tập đang ca ngợi tình hữu nghị Trung-Nga thì mạng điện tử của Đại sứ quán Nga tại Bắc Kinh bị tràn ngập bởi 2.000 thông điệp chống Nga và đòi lại lãnh thổ.

Rất nhiều người Trung Quốc không quên thế kỷ thứ 19 Nga đã chiếm của Trung Quốc 1,5 triệu km kéo dài từ đông bắc đến tây bắc.

Trong cuộc thảo luận về chính sách ngoại giao gần đây, ông Tập cho rằng, hai nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trên các hồ sơ quốc tế và khu vực.

Nhưng ông Putin thì nhấn mạnh cả Nga lẫn Trung Quốc nên xiển dương một cách tiếp cận “cân bằng và thực dụng” đối với các cuộc khủng hoảng.

Dư luận cho rằng, ở các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ trước đến nay, rất ít người xuất sắc trong việc thể hiện cá tính trên vũ đài quốc tế. Nhưng chuyến công du của ông Tập được cho là đang thay đổi nhận định này.

Thăm Nga, ông Tập có bài phát biểu ở Học viện Quan hệ Quốc tế Moskva. Tại buổi diễn thuyết ấy, nhiều vấn đề không được dự liệu trước được thính giả nêu lên và ông Tập chủ ý mượn diễn đàn này thể hiện sức hấp dẫn cá nhân của mình.

Hãy xem THX bình luận trước chuyến công du của “hoàng đế”: nước Mỹ có Michelle thì Trung Quốc có Bành Lệ Viện (Peng Liyuan)! Đệ nhất phu nhân Tập là thạc sỹ âm nhạc dân tộc đầu tiên và là thiếu tướng văn công trẻ nhất của Trung Quốc tháp tùng phu quân trong chuyến công du quốc tế đến 30.3 mới kết thúc.

Hoàng Dũng Nhân

================

Nếu liên minh chiến lược Nga Trung thành lập thì thế giới này sẽ thay đổi. Nhưng điều đó không xảy ra! Sự kiện này còn khó hơn cả "hạt của Chúa". Cho dù "hạt của Chúa" chỉ cần 1% nữa để kết luận.

Người Nga có bắt tay với Trung Quốc thì chẳng qua chỉ là "làm giá" với Hoa Kỳ.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên tai tăng nặng.....

===========================

Lở đất ở Indonesia, 24 người chết và mất tích

NGUYỆT PHƯƠNG

25/03/2013 16:00 (GMT + 7)

TTO - Mưa lớn ngày 25-3 gây lở đất nghiêm trọng trên đảo Java ở Indonesia làm ít nhất 6 người thiệt mạng và 18 người mất tích.

Posted Image

Trong những vụ lở đất, người Indonesia chỉ có thể kịp dùng cuốc, xẻng và tay không để giải cứu các nạn nhân - Ảnh: Press TV

Jakarta Post đưa tin ít nhất chín ngôi nhà ở làng Cilinlin thuộc quận Tây Bandung bị vùi lấp hoàn toàn khi đất đá đổ xuống từ các con đồi vào rạng sáng nay. Vài giờ sau đó, các đội cứu hộ đưa ra trong đống đất đá 6 thi thể, bao gồm 4 trẻ em.

Hàng trăm cảnh sát, binh sĩ, dân thường dùng xẻng, cuốc, tay không… đào bới đống bùn đất khổng lồ nhằm tìm kiếm những người mất tích. Cơ quan Phòng chống thảm họa Indonesia (DMA) thừa nhận cơ hội sống sót của họ không lớn.

Ở Indonesia, mưa lớn thường xuyên gây lở đất, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Hàng triệu người dân nước này sống ở các vùng đồi núi, do đó các vụ lở đất liên tiếp gây thương vong. Trong vài ngày qua mưa lớn đổ xuống như trút tại quận Tây Bandung. Đó là lý do dẫn tới lở đất. Hồi đầu tháng, một vụ lở đất khác làm ba người thiệt mạng tại thành phố Jayapura, thủ phủ tỉnh Papua.

===========================

Brazil: Lở đất, 24 người chết

ĐỨC TOÀN

20/03/2013 11:19 (GMT + 7)

TTO - Ít nhất 24 người thiệt mạng và 18 người bị thương trong trận lở đất tại bang Rio de Jainero. Trận mưa lớn kéo dài từ đêm 17-3 tại thành phố Petropolis, miền bắc bang Rio de Jainero, là nguyên nhân chính gây nên ngập lụt và lở đất.

  • Posted Image
  • Nhân viên cứu hỏa mang thi thể một nạn nhân bị vùi trong đất lở ở bang Rio de Jainero ngày 18-3 - Ảnh: Reuters
  • Dự báo thời tiết trước đó cho biết thành phố Petropolis chỉ đón trung bình 270 mm nước mưa trong toàn tháng 3 - thường là tháng mưa nhiều. Nhưng chỉ riêng trận mưa từ cuối tuần qua thì khối lượng nước đến 390mm.

    Theo AFP, hơn 1.466 người phải rời bỏ nhà cửa để sơ tán. Một quan chức địa phương cho biết hai nhân viên cứu hộ cũng thiệt mạng trong công tác giải cứu. Thống đốc Sergio Cabral đã kêu gọi người dân rời khỏi những vùng có nguy cơ ngập lụt và đến trú ẩn tại những lều trại do chính quyền dựng nên.

    Cơ quan phòng vệ dân sự đã cử 250 binh sĩ đến khu vực này để hỗ trợ người dân. Lụt lội và lở đất đã ảnh hưởng đến toàn bộ nhà cửa trong 21 quận trong thành phố.

    Gần 300.000 dân tại Petropolis được đặt trong tình trạng báo động cao nhất. Học sinh được nghỉ học vì mưa to.

    Tổng thống Dilma Rousseff, đang có mặt tại Rome để dự lễ đăng quang của Giáo hoàng Francis, đã điện đàm với Thống đốc Carbal và cam kết liên bang sẽ hỗ trợ đối phó hậu quả thiên tai.

    Mưa lớn vẫn chưa dứt nên có dự báo nhiều thành phố khác của bang Rio như Angra dos Reis, Mangaratiba, Niteroi và Teresopolis sẽ bị ảnh hưởng.

    Hồi tháng 1-2011, hơn 900 người thiệt mạng tại những khu vực rừng núi của bang Rio de Jainero sau một trận mưa lớn gây lũ lụt và lở đất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mọi sự kiện ở biển Đông đều liên thông với Đông Bắc Á......

==================================

Sẽ có những bất ngờ từ Bắc Triều Tiên

==================================

Yonhap: Bình Nhưỡng nếu còn khiêu khích, Mỹ sẽ chủ động tấn công TT

Chủ nhật 24/03/2013 13:06

(GDVN) - Quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, tùy thuộc vào mức độ gây hấn, khiêu khích của Bắc Triều Tiên và tình huống cụ thể, Mỹ có thể chủ động tấn công vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên.

Posted Image

Pháo binh Triều Tiên tập trận trong lúc tình hình bán đảo liên tục căng thẳng

Hãng thông tấn Yonhap Hàn Quốc ngày 24/3 đưa tin, quân đội Mỹ và Hàn Quốc vừa ký kết vào một bản kế hoạch hợp tác chống lại "những hành động gây hấn" của Bắc Triều Tiên.

Bản kế hoạch hợp tác tác chiến được ký giữa Tổng tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc tướng Jung Seung-jo và tướng James Thurman, Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc và nó đã có hiệu lực ngay lập tức.

Kế hoạch bao gồm các thủ tục tham vấn ý kiến và hành động cho phép liên quân Mỹ - Hàn ứng phó lập tức với các mối đe dọa và "hành vi khiêu khích" từ Bình Nhưỡng, đại diện Bộ tư lệnh liên hợp cho hay.

Mỹ và Hàn Quốc đã bàn bạc về kế hoạch này từ năm 2010 khi Triều Tiên phóng ngư lôi bắn chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc và pháo kích hòn đảo Yeonpyeong ở Hoàng Hải khiến 48 thủy thủ và 2 dân thường Hàn Quốc thiệt mạng.

Sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quân sự Mỹ - Hàn càng trở nên khẩn trương và bức thiết trong bối cảnh căng thẳng tăng cao trên bán đảo Triều Tiên "sau một loạt hành động khiêu khích từ Bình Nhưỡng", Yonhap cho biết.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc khẳng định, mối đe dọa quân sự từ Bắc Triều Tiên là có thật. "Chúng tôi sẵn sàng trả đũa nghiêm khắc các hành động khiêu khích của Triều Tiên như bản kế hoạch này", tướng Jung Seung-jo nói, "kế hoạch này cho phép quân đội Hàn Quốc và Mỹ phản ứng mạnh mẽ hơn so với 2 kế hoạch riêng biệt."

Theo kế hoạch mới, quân đội Hàn Quốc được thiết lập để đóng một vai trò tích cực hơn trong bất kỳ chiến dịch nào chống lại các "hành động khiêu khích" của Bắc Triều Tiên ngay từ giai đoạn đầu.

Trước đó quân đội Hàn Quốc chịu trách nhiệm đối phó với bất kỳ hành động "gây hấn" nào từ Bình Nhưỡng và Mỹ chỉ điều động lực lượng tham gia khi một cuộc chiến tranh bùng nổ trên bán đảo.

Một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, tùy thuộc vào mức độ gây hấn, khiêu khích của Bắc Triều Tiên và tình huống cụ thể, Mỹ có thể chủ động tấn công vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên.

Nếu các "hành động khiêu khích" của Bình Nhưỡng leo thang, Mỹ sẽ điều quân tiếp viện từ trong cũng như ngoài lãnh thổ Hàn Quốc, bao gồm các căn cứ ở Nhật Bản và các nơi khác dưới quyền chỉ huy của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương.

Hiện tại Mỹ đang duy trì khoảng 28.500 quân tại Hàn Quốc, một "di sản" của chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải hiệp ước hòa bình.

Hồng Thủy (Nguồn: Yonhap)

Triều Tiên dọa tấn công lục địa Mỹ

Thứ ba, 26/3/2013, 15:01 GMT+7

Truyền thông Triều Tiên hôm nay tuyên bố đặt các đơn vị pháo binh và tên lửa chiến lược trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, dọa tấn công vào đất liền Mỹ, quần đảo Hawaii cũng như căn cứ quân sự ở Guam.

Posted Image

Các binh sĩ Triều Tiên nổ pháo trong một cuộc tập trận, với quyết tâm "cuốn phăng những kẻ khiêu khích". Ảnh: Xinhua

Tuyên bố của Bộ Chỉ huy tối cao của quân đội Triều Tiên yêu cầu "tất cả các đơn vị pháo binh, bao gồm đơn vị tên lửa chiến lược và đơn vị pháo tầm xa ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu mức độ A".

Các đơn vị cần phải chuẩn bị để tấn công "tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả vùng đất liền, đảo Hawaii và Guam của Mỹ", cũng như tấn công vào Hàn Quốc, hãng thông tấn nhà nước KCNA dẫn tuyên bố kể trên cho hay.

Dù Triều Tiên phóng thành công tên lửa tầm xa hồi tháng 12 năm ngoái, phần lớn các chuyên gia cho rằng nước này còn nhiều năm nữa mới phát triển được tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể tấn công tới lục địa Mỹ.

Hawaii và Guam cũng nằm ngoài phạm vi của các tên lửa tầm trung. Tuy nhiên, loại vũ khí này có thể tấn công căn cứ quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tuyên bố của cơ quan quân sự tối cao xuất hiện chỉ vài ngày sau khi quân đội Hàn Quốc và Mỹ ký hiệp ước mới về việc phối hợp chiến đấu chống lại những hành động khiêu khích mức độ thấp từ phía Triều Tiên.

Các thỏa thuận hiện có chỉ cho phép Mỹ tham gia khi có xung đột toàn diện, còn hiệp ước mới cho phép đáp trả những hành động gây hấn quy mô nhỏ hơn ví dụ như một cuộc pháo kích đơn lẻ qua biên giới. Theo hiệp định này, Mỹ ủng hộ các hành động trả đũa của Hàn Quốc, cho phép Hàn Quốc yêu cầu sự hỗ trợ của quân đội Mỹ bất cứ lúc nào cần thiết.

Tuyên bố mới nhất này của Triều Tiên được đưa ra sau nhiều tuần liên căng thẳng rất cao trên bán đảo, trong không khí sôi sục tập trận ở cả Hàn Quốc và Triều Tiên, và trùng với thời điểm kỷ niệm 3 năm vụ tàu chiến của Hàn Quốc trúng ngư lôi và chìm khiếm 46 thủy thủ thiệt mạng.

Triều Tiên từng ra lời đe dọa tấn công bằng hạt nhân nhằm vào Mỹ, sau khi quân đội Mỹ cho "pháo đài bay" B-52 lượn trên bầu trời Hàn Quốc tham gia tập trận. B-52 là máy bay ném bom có khả năng mang vũ khí hạt nhân.

Vũ Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sẽ có những bất ngờ từ Bắc Triều Tiên...

====================================

Triều Tiên thông báo với LHQ:

Chiến tranh hạt nhân "chạm phát nổ ngay"

Thứ tư 27/03/2013 07:43

(GDVN) - Triều Tiên đã công khai gửi thông báo tới Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, do Mỹ và Hàn Quốc "khiêu chiến hạt nhân" nên bán đảo Triều Tiên đang rơi vào trạng thái một cuộc chiến hạt nhân có thể nổ ra bất kỳ lúc nào.

Posted Image

Tên lửa Bắc Triều Tiên (hình minh họa)

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA ngày 26/3 thông báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này hôm qua 26/3 cho biết Bắc Triều Tiên đã công khai gửi thông báo tới Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, do Mỹ và Hàn Quốc "khiêu chiến hạt nhân" nên bán đảo Triều Tiên đang rơi vào trạng thái một cuộc chiến hạt nhân có thể nổ ra bất kỳ lúc nào.

Thông báo của Bình Nhưỡng cho rằng Mỹ đã nhiều lần bất chấp cảnh cáo của Bắc Triều Tiên, phái máy bay ném bom chiến lược B-52 đến Hàn Quốc, động thái được Bình Nhưỡng cho là đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực một cuộc chiến tranh hạt nhân khó có thể dừng lại.

Hiện nay, một cuộc chiến hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên hoàn toàn mang ý nghĩa thực tế, không còn là cuộc chiến "nước bọt" lời qua tiếng lại nữa, bản thông báo nhấn mạnh.

Bình Nhưỡng cho hay, quân và dân Bắc Triều Tiên sẽ phát huy "uy lực tiên quân" để bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự tôn nghiêm của dân tộc.

Cùng ngày, Bộ Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên cũng ra thông báo sẽ dùng hành đồng quân sự thực chất để tỏ rõ ý chí quyết đoán của quân và dân Bắc Triều Tiên.

Triều Tiên quyết định báo động sẵn sàng chiến đấu cấp 1, cấp cao nhất đối với lực lượng tên lửa đạn đạo chiến lược và pháo binh tầm xa, sẵn sàng tiêu diệt các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ cũng như căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương và Hàn Quốc.

Tuy nhiên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận vẫn chưa phát hiện dấu hiệu bất thường nào từ quân đội Bắc Triều Tiên sau những tuyên bố hùng hồn này.

Hồng Thủy (Nguồn: THX)

===============

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sẽ có những bất ngờ từ Bắc Triều Tiên!

===============================

Lính Hàn Quốc ném lựu đạn vào “vật thể” ở biên giới

Thứ Tư, 27/03/2013 - 11:02

(Dân trí) - Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, một binh sỹ nước này gác ở biên giới liên Triều sớm nay 27/3 đã ném lựu đạn về phía một vật thể đang di chuyển trong trời tối, khiến các đơn vị trong khu vực được đặt trong tình trạng báo động.

Posted Image

Khi trời sáng, binh sỹ Hàn Quốc đã thực hiện tuần tra khu vực Hwacheon ở đông bắc nước này, nhưng không phát hiện thấy dấu hiệu có sự xâm nhập từ bên kia biên giới.

Lệnh cảnh báo được ban hành cho các đơn vị ở Hwacheon đã được dỡ bỏ.

Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng cao.

Quân đội Triều Tiên đã đặt các đơn vị tên lửa trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, với đe dọa nhắm vào các mục tiêu của Mỹ và Hàn Quốc. Washington cho biết sẵn sàng phản ứng trước bất kỳ tình huống bất ngờ nào.

Phan Anh

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ quan ngại sâu sắc vụ tàu Trung Quốc bắn cháy tàu Việt Nam

(Dân trí) - Phản ứng trước vụ tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc và kịch liệt phản đối việc dùng vũ lực hay áp bức trên Biển Đông.

Posted Image

Hình ảnh cho thấy rõ tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn cháy (ảnh Tiền phong)

“Là một quốc gia trong Thái Bình Dương, Mỹ có quyền lợi quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật quốc tế, tự do hàng hải và thương mại hợp pháp không bị cản trở ở Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell ngày 26/3 cho biết.

Trước đó, ngày 25/3 Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết ngày 20/3 vừa qua, các tàu Trung Quốc đã đuổi và bắn cháy một tàu cá của Việt Nam ở trong vùng biển Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam đã trao công hàm phản đối tới Trung Quốc trước hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam và vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản giải quyết những vấn đề trên biển giữa hai nước này.

Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 26/3 tại Bắc Kinh đã phát biểu đầy mâu thuẫn khi một mặt phủ nhận nổ súng vào tàu cá Việt Nam, một mặt lại trắng trợn tuyên bố hành động với tàu cá Việt Nam là “cần thiết và chính đáng” cũng như tàu cá Việt Nam “khi đó không bị thiệt hại gì”. Trong khi đó, vào cuối ngày 26/3, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra tuyên bố chỉ thừa nhận tàu nước này bắn 2 quả pháo sáng cảnh báo về phía tàu Việt Nam vào khoảng 10h30 ngày 20/3 vừa qua và các đạn tín hiệu đó cháy hết rồi tắt trên không trung.

Về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell, cho biết Washington rất “quan ngại” và đang tìm hiểu thêm thông tin về vụ việc.

Nhưng ông nhấn mạnh, “chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực hay áp bức” trên Biển Đông.

Ông Ventrell cũng cho rằng những vụ việc như trên cho thấy sự cần thiết phải có “một bộ quy tắc ứng xử để những vụ việc như thế này có thể giải quyết theo cách minh bạch và theo luật định”.

Đây không phải là lần đầu tiên, các tàu của ngư dân Việt Nam đang hoạt động trong ngư trường truyền thống xung quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị các tàu của Trung Quốc tấn công. Vài năm gần đây đã có nhiều trường hợp tàu cá Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ tịch thu ngư cụ, đòi tiền chuộc.

Vũ Quý

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên tai tăng nặng....

* Còn dài dài và nặng hơn nhiều. Đồng thời cũng không chĐài Loan! Báo trước để quí vị "nâng cao tinh thần cảnh giác"Posted Image.

==========================

Động đất mạnh rung chuyển Đài Loan, 20 người thương vong

Thứ Tư, 27/03/2013 - 14:25

(Dân trí) - Một trận động đất mạnh đã làm rung chuyển miền trung Đài Loan hôm nay, làm 1 người chết và 19 người bị thương. Rung chấn của động đất đã khiến nhiều tòa nhà bị hư hại và gây ra một vụ hỏa hoạn.

Posted Image

Khu vực đánh dấu sao là tâm chấn của trận động đất ngày 27/3.

Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết trận động đất mạnh 6,0 độ richter xảy ra lúc 10h03 sáng giờ địa phương. Tâm của động đất nằm cách huyện Nantou ở miền trung Đài Loan khoảng 48km về phía đông và ở độ sâu 20,7km. Trong khi đó, Cục thời tiết trung ương Đài Loan cho hay trận động đất mạnh 6,1 độ richter. Đây là trận động đất mạnh nhất kể từ đầu năm nay và được cảm nhận khắp hòn đảo. 5 cơn dư chấn, từ 3,7-4.3 độ richter, đã xảy ra trong vòng 2 giờ kể từ trận động đất.

Theo Cơ quan cứu hỏa Đài Loan, một cụ bà 72 tuổi đã thiệt mạng tại một ngôi đền ở Nantou do bị một bức tường đổ phải.

19 người khác tại Nantou, Changhua và Taichung bị thương nhẹ.

Trận động đất cũng gây ra vụ hỏa hoạn tại một ngôi nhà ở Nantou, khiến 1 người bị thương, nhưng đã được dập tắt.

Cơ quan cứu hỏa nhận được 5 thông báo về các trường hợp bị mắc kẹt trong thang máy do động đất nhưng tất cả đều đã an toàn sau đó.

Kênh tin tức SET TV đã chiếu hình ảnh một phụ nữ ở Nantou được khiêng tới xe cứu thương sau khi người này bị các mảnh vữa trên trần nhà rơi trúng đầu trong trận động đất.

“Tôi rất hoảng sợ vì trận động đất khiến tôi nhớ tới trận động đất ngày 21/9/1999, nhưng rất may trận động đất này diễn ra trong thời gian ngắn”, Chen Shao-sheng, một nhân viên tại bệnh viện tư nhân Show Chwan tại Nantou, kể lại.

Hơn 80 người có mặt tại sảnh bệnh viện vào thời điểm xảy ra động đất đã chạy bổ ra khỏi tòa nhà, Chen cho biết. Công ty đường sắt cao tốc của Đài Loan đã ngừng tất cả các tuyến tàu trong hơn 4 giờ để kiểm tra an toàn sau động đất, trong khi hệ thống tàu điện ngầm tại thủ phủ Đài Bắc cũng bị tạm ngừng.

Nhiều tòa nhà tại thủ phủ Đài Bắc đã bị rung lắc mạnh, trong khi những hình ảnh trên truyền hình cho thấy các học sinh ở Nantou rời khỏi lớp học trong trận động đất và các nhân viên siêu thị thu dọn hàng rơi xuống từ các kệ.

Huyện Nantou từng là tâm chấn của trận động đất mạnh 7,6 độ richter ngày 21/9/1999, làm khoảng 2.400 người thiệt mạng, phá hủy và làm hư hại khoảng 50.000 ngôi nhà. Đây là thảm họa thiên nhiên gây chết người nhiều nhất trong lịch sử gần đây của hòn đảo này.

Đài Loan nằm gần đoạn tiếp giáp giữa hai mảng lục địa và thường xuyên hứng chịu các trận động đất.

An Bình

Theo AFP, AP

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sẽ có những bất ngờ từ Bắc Triều Tiên......

==================================

Triều Tiên cắt đường dây nóng quân sự với Hàn Quốc

Thứ tư, 27/3/2013, 16:01 GMT+7

Bình Nhưỡng hôm nay chính thức cắt đường dây nóng quân sự với Seoul, đồng nghĩa với việc đóng lại kết nối liên lạc trực tiếp cuối cùng giữa hai bên khi căng thẳng lên cao trên bán đảo Triều Tiên.

Triều Tiên sắp họp cấp cao để có 'bước ngoặt mạnh mẽ'

Posted Image

Lính Triều Tiên liếc nhìn một binh sĩ Hàn Quốc tại khu phi quân sự nằm giữa hai nước. Ảnh: AP

Việc cắt đường dây nóng đã được một quan chức quân đội Triều Tiên báo cho người đồng cấp Hàn Quốc biết, trước khi hình thức liên lạc này bị hủy. "Trong tình trạng chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, việc giữ liên lạc quân sự Triều Tiên - Hàn Quốc là không cần thiết", KCNA dẫn lời quan chức nói trên. "Kể từ lúc này, các liên lạc quân sự giữa hai miền sẽ bị cắt".

Quyết định cắt đường dây nóng quân sự được Triều Tiên đưa ra trùng với thời điểm công bố việc các lãnh đạo cấp cao của nước này sẽ họp trong vài ngày tới. Mục đích của cuộc họp là nhằm bàn bạc về một "vấn đề quan trọng" cũng như tạo ra "bước ngoặt mạnh mẽ".

Vài tuần trước, Triều Tiên đã cắt đường dây nóng Chữ thập Đỏ, vốn được sử dụng cho các liên lạc cấp chính phủ giữa hai nước do hai bên không có các quan hệ ngoại giao. Bình Nhưỡng cũng nhiều lần đe dọa cắt đường dây nóng quân sự kể từ khi bán đảo Triều Tiên nóng lên trong những tuần qua.

Việc Bình Nhưỡng chính thức cắt đường dây nóng quân sự hôm nay có thể ảnh hưởng tới các hoạt động của tổ hợp công nghiệp Kaesong do Seoul cấp vốn tại Triều Tiên. Đường dây nóng này từng được sử dụng để quản lý người cũng như phương tiện vào và ra khỏi Kaesong, tổ hợp được thành lập năm 2004 như một biểu tượng của hợp tác liên Triều. Kaesong hiện vẫn duy trì hoạt động bất chấp những căng thẳng giữa hai miền.

Được dây nóng quân sự liên Triều bị cắt là sự kiện mới nhất trong chuỗi những hành động cũng như đe dọa của Bình Nhưỡng, vốn khiến bán đảo Triều Tiên nóng lên kể từ sau vụ phóng tên lửa tầm xa tháng 12/2012 và vụ thử hạt nhân tháng trước. Cả hai sự kiện này đều dẫn tới những lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên, khiến Bình Nhưỡng sau đó tuyên bố có thể tiến hành cuộc tấn công tổng lực với sự yểm trợ của vũ khí hạt nhân.

Cũng trong ngày hôm nay, Triều Tiên còn công khai chỉ trích Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, cáo buộc bà Park có hành động vu khống và khiêu khích. Nữ tổng thống Hàn Quốc hôm qua có bài phát biểu với nội dung cảnh cáo rằng nếu Triều Tiên không ngừng chương trình vũ khí hạt nhân thì nước này có thể sụp đổ.

Hà Giang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xảy ra chiến tranh mạng trong năm 2013....

===================================

Tấn công mạng “lớn nhất lịch sử”, internet toàn cầu lâm nguy

27/03/2013 22:30

(TNO) Vụ tranh cãi giữa một tổ chức chống thư rác và một công ty lưu trữ web Hà Lan đã leo thang thành cuộc tấn công mạng lớn nhất trong lịch sử internet, gây ra hiện tượng nghẽn mạng trên toàn cầu.

Posted Image

Ảnh minh họa: AFP

Theo tờ New York Times vào hôm nay 27.3, hàng triệu người sử dụng internet bình thường đã bị nghẽn mạng, không thể truy cập vào một số website trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, với các chuyên gia internet điều hành mạng lưới toàn cầu, vấn đề còn đáng lo sợ hơn nữa.

Cường độ các vụ tấn công đang ngày càng gia tăng và các chuyên gia bảo mật lo ngại nếu cuộc tấn công tiếp tục leo thang, người sử dụng có thể không truy cập được các dịch vụ internet cơ bản như email và ngân hàng trực tuyến.

Vụ tấn công đang được điều tra bởi lực lượng cảnh sát mạng ở năm quốc gia, theo BBC.

Vụ tranh cãi bắt đầu khi nhóm chống nội dung rác (spam) Spamhaus đưa công ty Hà Lan Cyberbunker vào danh sách đen, vốn được các nhà cung cấp dịch vụ email sử dụng nhằm loại bỏ nạn spam.

Cyberbunker, có đại bản doanh đặt tại một boongke cũ của NATO, cung cấp dịch vụ lưu trữ cho mọi website ngoại trừ “khiêu dâm trẻ em và bất cứ thứ gì liên quan đến khủng bố”, theo website của hãng này.

Spamhaus tố cáo Cyberbunker, vốn hợp tác với các băng đảng tội phạm Đông Âu và Nga, đứng sau cuộc tấn công nhằm trả đũa việc bị đưa vào danh sách đen.

Một người phát ngôn của Spamhaus, có trụ sở tại châu Âu, cho hay các cuộc tấn công bắt đầu vào ngày 19.3 song không thể buộc được nhóm này nhượng bộ.

Những kẻ tấn công sử dụng chiến thuật tấn công từ chối dịch vụ (DDos), vốn làm "ngập lụt" các mục tiêu nhắm trước bằng một lưu lượng lớn nhằm làm cho mục tiêu trở nên không thể truy cập.

Trong vụ tấn công này, hệ thống phân giải tên miền (DNS) của Spamhaus, đã bị nhắm đến.

Vụ tấn công được lưu ý trước hết bởi CloudFlare, một hãng bảo mật internet tại thung lũng Silicon vốn cố gắng chống đỡ cuộc tấn công trước khi chính họ trở thành mục tiêu.

Giám đốc điều hành của CloudFlare Matthew Prince nói với tờ New York Times: “Những thứ này có bản chất giống bom hạt nhân. Việc gây ra quá nhiều thiệt hại là rất dễ dàng”.

Ông Steve Linford, Giám đốc điều hành của Spamhaus, nói với BBC rằng quy mô của cuộc tấn công là "chưa từng thấy".

“Chúng tôi bị tấn công mạng trong hơn một tuần. Song chúng tôi vẫn trụ được, chúng không thể hạ gục chúng tôi. Các kỹ sư của chúng tôi đang làm việc rất cừ để giữ cho chúng tôi trụ vững, kiểu tấn công này sẽ hạ gục được rất nhiều mục tiêu khác”, ông Linford nói với BBC.

Posted Image

Trụ sở của Cyberbunker là một boongke cũ của NATO - Ảnh: Cyberbunker

Ông Linford tiết lộ vụ tấn công đang được lực lượng cảnh sát mạng ở năm quốc gia khác nhau điều tra song cho hay ông không thể tiết lộ thêm chi tiết vì các lực lượng tác chiến lo ngại họ cũng có thể bị tấn công cơ sở hạ tầng.

Ông Linford nhận xét cường độ tấn công đủ mạnh để hạ gục cơ sở hạ tầng internet của các quốc gia.

“Nếu bạn nhắm thứ này vào Phố Downing (chính phủ Anh), họ sẽ bị hạ gục ngay tức khắc. Họ sẽ hoàn toàn bị cắt đứt với internet”, ông Linford nói.

Theo ông Linford, các cuộc tấn công đã nâng lên đến mức 300 gigabit/giây.

“Thông thường khi có các cuộc tấn công nhắm vào các ngân hàng lớn, chúng ta chỉ nói đến khoảng 50 gigabit/giây”, ông Linford cho biết.

Spamhaus có thể chống đỡ cuộc tấn công bởi họ phân tán cơ sở hạ tầng tại nhiều quốc gia.

Nhóm này được ủng hộ bởi nhiều hãng công nghệ internet lớn nhất thế giới, những hãng trông cậy vào họ để lọc các thông tin không mong muốn.

Ông Linford cho biết một số công ty, như Google, đã chia sẻ tài nguyên để giúp “hấp thu toàn bộ lưu lượng này”.

Một cuộc tấn công từ chối dịch vụ thường chỉ tác động đến một số nhỏ mạng lưới. Song trong trường hợp một hệ thống DNS bị tấn công, các gói dữ liệu nhắm vào các nạn nhân từ các máy chủ trên toàn thế giới.

Những cuộc tấn công như thế không dễ ngăn chặn bởi việc tắt các máy chủ này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của mạng lưới internet toàn cầu.

Chuyên gia bảo mật Dan Kaminsky, người nhiều năm trước từng chỉ ra điểm yếu cố hữu của hệ thống tên miền, nói với tờ New York Times: “Quy luật số 1 của internet là nó phải hoạt động. Bạn không thể ngăn cản việc làm ngập lụt một DNS bằng cách tắt các máy chủ vì các máy móc đó phải được mở và truy cập mặc định. Cách duy nhất để xử lý vấn đề này là tìm ra thủ phạm và bắt chúng”.

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sẽ có những bất ngờ từ Bắc Triều Tiên!

==================================

Mỹ điều máy bay ném bom tàng hình tới Hàn Quốc

Thứ Năm, 28/03/2013 - 13:37

(Dân trí) - Hôm nay, Mỹ đã điều các máy bay ném bom tàng hình B-2 tới Hàn Quốc để tham gia cuộc tập trận quân sự thường niên, trong một động thái chắc chắn sẽ làm gia tăng hơn nữa căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Posted Image

Một máy bay ném bom B-2 (giữa) cùng các máy bay và tàu chiến của Mỹ.

Trong một tuyên bố, quân đội Mỹ tại Hàn Quốc cho hay 2 máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit đã bay liên tục qua quãng đường gần 10.500 km từ căn cứ không quân Whiteman tại Missouri tới Hàn Quốc, nhả đạn giả vào các mục tiêu trong khuôn khổ cuộc tập trận, trước khi trở lại lục địa Mỹ.

Sứ mệnh của các máy bay B-2, vốn có thể mang cả vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân, “chứng tỏ khả năng của quân đội Mỹ nhằm thực hiện các cuộc tấn công tầm xa, chính xác một cách nhanh chóng và nếu cần”, tuyên bố viết.

“Máy bay ném bom B-2 là một nhân tố quan trọng trong khả năng răn đe mạnh mẽ và bền bỉ của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, tuyên bố nói thêm.

Hồi đầu tháng này, quân đội Mỹ thông báo đã triển khai máy bay ném bom B-52 tới Hàn Quốc tham gia tập trận, làm bùng phát phản ứng giận dữ từ Triều Tiên. Và việc điều B-2 chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, vốn đã ở mức cao nhất trong nhiều năm qua.

Thông tin mới nhất được tiết lộ chỉ một ngày sau khi Triều Tiên tuyên bố cắt đường dây nóng quân sự với Hàn Quốc.

Trong một cuộc điện đàm với người đồng cấp Hàn Quốc hôm nay, Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel đã nhấn mạnh rằng tất cả các khả năng của quân đội Mỹ sẽ được mở rộng với Hàn Quốc, trong đó có “chiếc ô hạt nhân, các biện pháp tấn công thông thường và phòng thủ tên lửa”.

An Bình

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Khói lửa đạn pháo rợp trời Triều Tiên

28/03/2013 11:12 GMT+7

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã lên tới mức báo động khi cả hai miền đều cho tiến hành tập trận quân sự bắn đạn thật và quy mô lớn.

Trong khi Mỹ và Hàn Quốc tập trận với nhiều loại khí tài tối tân thì Triều Tiên cũng dàn các loại vũ khí hạng nặng của mình và cho khai hỏa thị uy.

Trên khắp bầu trời Triều Tiên tràn ngập các loại tên lửa, đạn pháo trong các cuộc tập trận bắn đạn thật.

Dưới đây là một số hình ảnh về hỏa lực của Triều Tiên:Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Lê Thu (theo KCNA)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Máy bay ném bom B-2 tung cánh trên bán đảo Triều Tiên

28/03/2013 12:45

(TNO) Hãng Yonhap dẫn nguồn tin quân sự cho biết máy bay ném bom tàng hình B-2 có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân của Mỹ đã tiến hành vụ diễn tập oanh tạc đầu tiên trên bán đảo Triều Tiên vào hôm nay (28.3) trong một phi vụ được mô tả là mang tính răn đe.

Posted Image

Oanh tạc cơ tàng hình B-2 của Mỹ. Ảnh: Reuters

Động thái này gửi đi tín hiệu mạnh mẽ trước những cảnh báo của CHDCND Triều Tiên về việc tấn công phủ đầu hạt nhân nhắm vào Mỹ và Hàn Quốc, theo Yonhap.

Tuy nhiên, việc sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 sẽ kích động thêm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng phẫn nộ phản ứng với việc "pháo đài bay" B-52 tham gia vào cuộc diễn tập.

Hãng AFP cũng dẫn thông báo của lực lượng Mỹ đóng tại Hàn Quốc cho hay hai chiếc B-2 đã được điều đến Hàn Quốc nhằm tham gia cuộc tập trận chung giữa hai nước.

“Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ đã điều hai chiếc máy bay ném bom B-2 Spirit tham gia sứ mệnh huấn luyện khứ hồi tầm xa từ căn cứ không quân Whiteman ở Missouri đến Hàn Quốc" vào hôm nay nhằm biểu thị quyết tâm bảo vệ Hàn Quốc và các đồng minh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thông báo của lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc cho hay.

Phi vụ diễn tập là một phần cuộc tập trận chung mang tên Đại Bàng Non của Mỹ và Hàn Quốc, kéo dài từ ngày 1.3 đến 30.4 nhằm kiểm tra khả khả năng sẵn sàng chiến đấu của hai nước đồng minh.

Các máy bay ném bom B-2 sẽ thực hiện sứ mệnh thả đồ tiếp tế và sau đó quay lại căn cứ trong chuyến hành trình dài hơn 20.000 km.

"Mỹ luôn trung thành với cam kết bảo vệ Hàn Quốc, với việc răn đe hành động gây hấn, và bảo đảm hòa bình, ổn định trong khu vực. Máy bay ném bom B-2 là thành tố quan trọng trong năng lực răn đe mở rộng, bền vững và thiết thực của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương", lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc thông báo.

Theo AFP, trong một cuộc điện đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Kim Kwan-jin vào hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhấn mạnh mọi năng lực quân sự của Mỹ sẽ được mở rộng với Hàn Quốc, bao gồm "chiếc ô hạt nhân, các phương tiện tấn công quy ước và phòng thủ tên lửa".

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện dâng cao sau những lời đe dọa đầy giận dữ của Bình Nhưỡng trước các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc vì vụ thử hạt nhân vào tháng trước.

Vào hôm qua, 27.3, Bình Nhưỡng đã tuyên bố cắt đứt đường dây nóng quân sự với Seoul và tuyên bố chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào.

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

12.000 nhà hư hỏng vì mưa đá chưa từng có

Trận mưa đá sớm 27/3 tại 3 huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai (Lào Cai) đã làm gần 12.000 ngôi nhà bị hư hỏng, thiệt hại ước tính 70 tỷ đồng.

Mưa đá ở Lào Cai, hàng nghìn mái nhà bị thủng/ Mưa đá ở Lào Cai lớn nhất từ trước đến nay

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Lào Cai cho biết, 34 xã thuộc 3 huyện bị thiệt hại do mưa đá, nặng nhất là Mường Khương với 13/16 xã. Những viên đá to bằng nắm tay, nhiều viên to bằng cái bát, đã làm 7.000 ngôi nhà bị hư hỏng nặng.

Trụ sở công an huyện Mường Khương bị sập. Khoảng 30 người trên địa bàn bị thương, trong đó có 23 người phải nhập viện điều trị (một học sinh bị gẫy tay, một học sinh bị chấn thương sọ não).

Posted Image

Trường mầm non tan hoang sau trận mưa đá. Ảnh: baolaocai.vn.

Tại huyện Bắc Hà, hơn 2.500 nhà dân ở 12/21 xã bị thủng mái. Huyện Si Ma Cai cũng có hơn 2.300 nhà dân ở 9/13 xã bị thiệt hại. Tỉnh đã kịp thời thăm hỏi, động viên các hộ có người bị thương phải nằm viện, mỗi người 500.000 đồng.

UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng liên hệ với các nhà máy sản xuất tấm lợp Đông Anh, Phú Thọ trước mắt mua khoảng 10.000 tấm lợp để phục vụ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Trước đó từ 0h50 đến 1h10 sáng 27/3, trận mưa với kích cỡ viên đá lớn (10-14 cm, trung bình 4-6 cm) và mật độ dày đặc khiến người dân phải chui xuống giường, gầm bàn trú ẩn. Chuyên gia khí tượng đánh giá đây là trận mưa với kích cỡ viên đá lớn nhất từ trước đến nay.

Theo baolaocai.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kịch bản Chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai

Thứ năm, 28/3/2013, 17:01 GMT+7

Dù nhiều người vẫn tin rằng Chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai khó có thể xảy ra, nhưng những hành động ngày một cứng rắn của Bình Nhưỡng trong thời gian qua khiến những kịch bản về một cuộc chiến dần rõ nét.

Posted Image

Các binh sĩ Triều Tiên thể hiện lòng trung thành và quyết tâm chiến đấu nếu xảy ra chiến tranh liên Triều lần thứ hai. Ảnh: KCNA

Không ai dám chắc chiến tranh sẽ xảy ra hay không. Nguy cơ xung đột là một kịch bản mà những nhà chiến lược quân sự phải cân nhắc dựa trên những căng thẳng ngày một gia tăng gần đây.

Bán đảo Triều Tiên nằm ở vùng Đông Bắc Á, khu vực kinh tế có quy mô lớn thứ ba thế giới sau Tây Âu và Bắc Mỹ. Giới quan sát cho rằng các thị trường toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề khi chiến tranh nổ ra. Tuy nhiên, sự mất mát ghê gớm về nhân mạng cũng như một cuộc khủng hoảng hạt nhân thậm chí còn tồi tệ hơn rất nhiều.

Vậy, những kịch bản nào có thể xảy ra với bán đảo Triều Tiên?

Những phân tích của Andrew Salmon, một nhà báo tự do hoạt động tài Hàn Quốc đồng thời là tác giả của hai cuốn sách về Chiến tranh Triều Tiên, được CNN đăng tải để phác họa kịch bản xấu nhất cũng như các kịch bản khác cho xung đột tiềm ẩn ở bán đảo Triều Tiên.

Cái bắt tay Mỹ - Hàn

Lúc này, những hành động của Triều Tiên giống như "đổ thêm dầu vào lửa", đến nỗi Hàn Quốc và Mỹ vừa tuyên bố ký một thỏa thuận để cùng có kế hoạch đối phó nếu Bình Nhưỡng biến những lời đe dọa thành sự thực.

Việc ký kết thỏa thuận nói trên diễn ra khi Mỹ và Hàn Quốc đã và đang có những cuộc tập tập trận chung, trong đó có cả sự tham gia của các máy bay ném bom B-52 và B-2. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, George Little, cho hay các chuyến bay của "pháo đài bay" B-52 là nhằm đảm bảo lực lượng hỗn hợp Mỹ - Hàn được huấn luyện chiến đấu đầy đủ nhằm đối phó với hành động gây hấn.

Các chiến lược gia quân sự rõ ràng đang chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra, và dường như người dân Hàn Quốc cũng đang sẵn sàng cho một cuộc xung đột có thể đến bất cứ lúc nào. Năm ngoái, Viện Asan tại Seoul cho hay người Hàn Quốc ở mọi lứa tuổi đều tin rằng khả năng chiến tranh xảy ra lớn hơn khả năng ngược lại.

Chiến tranh kiểu mới

Trong hoàn cảnh hiện nay, một cuộc tấn công Triều Tiên theo kiểu những năm 50 của thế kỷ trước dường như là không thể xảy ra, nhưng những nguy cơ có thể thổi bùng mồi lửa xung đột trên bán đảo cùng tên vẫn tồn tại.

"Tôi không cho rằng các bên muốn một chiến tranh toàn lực, nhưng những kịch bản có thể dẫn tới kết quả này là một vài kiểu tính toán sai lầm hoặc hành động leo thang căng thẳng một cách khinh suất", Dan Pinkston, giám đốc văn phòng Tập đoàn Khủng hoảng Quốc tế tại Seoul, nói. "Vấn đề là, nhìn vào những diễn biến gần đây, các nấc thang căng thẳng đang ngày một ngắn lại".

Sau vụ chìm tàu Cheonan và vụ đảo Yeonpyeong bị nã pháo khiến tổng cộng 50 người Hàn Quốc thiệt mạng hồi năm 2010, Seoul đã nới lỏng các quy định, trong đó có việc cho phép tấn công trả đũa nhanh hơn đối với những cuộc tấn công của Triều Tiên, ví dụ như các tấn công của pháo binh hoặc hải quân.

Tháng trước, một vị tướng cấp cao của Hàn Quốc nói trước Quốc hội nước này về các kế hoạch về những cuộc tấn công phòng ngừa nếu tình báo phát hiện những sự chuẩn bị để tấn công hạt nhân từ Triều Tiên.

"Một khi chúng ta phát hiện pháo hoặc tên lửa tầm xa đang được chuẩn bị, chúng ta sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tấn công", Kim Byung-ki, giáo sư tại Đại học Cao Ly ở Seoul. Hàn Quốc không hề lo xa, bởi một máy bay Triều Tiên chỉ cần ba phút để tới Seoul, và một quả đạn pháo của Bình Nhưỡng chỉ cần một phút để bay sang phía bên kia biên giới.

Sự cam kết của Mỹ

Posted Image

Các tàu chiến của Mỹ và Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận chung "Giải pháp Then chốt" từ ngày 11 đến 21/3 vừa qua. Ảnh: Sina

Các nhà phân tích lo sợ một cuộc tấn công có giới hạn của Triều Tiên sẽ kích động sự đáp trả của Hàn Quốc, làm dấy lên vòng xoáy của sự leo thang căng thẳng, dẫn đến "cuộc chiến lớn". Với sự ràng buộc bằng hiệp ước của Seoul và Washington, Mỹ buộc phải cam kết.

"Về chính trị, Mỹ sẽ phải trợ giúp Hàn Quốc. Nếu không, chính sách quốc phòng của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ đổ vỡ", James Hardy, giám đốc khu vực châu Á của nhà xuất bản IHS Jane's, nói.

Quân đội của Triều Tiên gồm 1,2 triệu binh sĩ, nhiều gấp đôi con số 640.000 binh sĩ của quân đội Hàn Quốc và 28.000 lính Mỹ đóng trên bán đảo Triều Tiên. Về tổng thể, quân đội Triều Tiên được cho là già cỗi: thiếu thốn nhiên liệu, các thiết bị lạc hậu và một số quân nhân trông gầy guộc, nhưng họ sở hữu hai mối đe dọa khôn lường: lực lượng đặc nhiệm và pháo binh.

Trong một báo cáo từ tháng 3 năm ngoái, Tướng James Thurman, chỉ huy lực lượng đặc biệt của Mỹ và Liên Hợp Quốc ở Hàn Quốc, đã cảnh báo rằng Triều Tiên đang tiếp tục cải thiện khả năng của lực lượng đặc nhiệm lớn nhất thế giới, với các binh sĩ được huấn luyện đặc biệt trong những nhiệm vụ nguy hiểm và khác thường.

Theo tướng Thurman, Bình Nhưỡng có 60.000 binh sĩ trong đơn vị đặc nhiệm và hơn 13.000 khẩu pháo, phần lớn được bố trí dọc theo khu phi quân sự DMZ và hướng về Seoul, thủ đô đông đúc của Hàn Quốc và chỉ cách biên giới liên Triều 48 km.

Ngoài ra, với số lượng quân chính quy và hỏa lực của mình, quân đội Triều Tiên có thể tập trung các đơn vị với quân số lớn, củng cố phòng thủ ở DMZ, chọc thủng nấc thang hàng rào bảo vệ thứ hai của Hàn Quốc và tiến vào khu vực Seoul cũng như các vùng quanh đó, nơi có khoảng 24 triệu dân sinh sống.

Tuy nhiên, với năng lực hậu cần và khả năng chống chọi yếu kém của quân đội Triều Tiên, các chuyên gia phân tích dự đoán cuộc tấn công chỉ kéo dài trong ba ngày đến một tuần, sau khi Bình Nhưỡng có thể đàm phán với một vị thế mạnh hơn.

Lực lượng đặc nhiệm

Trong khi đó, liệu lực lượng của Hàn Quốc có thể kéo dài được tình thế cho đến khi Mỹ cử quân tăng cường đến nơi? Liệu lực lượng của Mỹ có hoạt động hiệu quả với quân đồn trú của họ tại Hàn Quốc, hoặc thậm chí là Nhật Bản, Okinawa và Guam, trước nguy cơ tấn công bằng đặc nhiệm và các tên lửa của Triều Tiên. Khả năng này rất khó dự đoán được.

Các lính đặc nhiệm là mũi nhọn của quân đội Triều Tiên, xâm nhập bằng đường không, đường biển và có lẽ là cả bằng vỏ bọc dân sự, để tấn công vào các công trình hạ tầng của Hàn Quốc và các căn cứ Mỹ, chuyên gia Kim Byung-ki thuộc đại học Cao Ly cho biết.

Sự hỗn loạn có thể càng tăng cao bởi các cuộc gây nhiễu điện tử và tấn công mạng. Trong khi đó, pháo của quân đội Triều Tiên có thể bắn đi hàng ngàn quả, ông Kim ước tính.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là sức mạnh chiến đấu của quân đội Triều Tiên đến đâu. Trong các cuộc duyệt binh tại Bình Nhưỡng, các binh sĩ bước đều tăm tắp, thể hiện một quân đội với kỷ luật chặt chẽ hàng đầu thế giới, nhưng với cuộc không kích của Mỹ, liệu chính quyền của Kim Jong-un có sụp đổ giống như chính quyền của Saddam Hussein ở Iraq cách đây 10 năm.

Điều đó dường như khó xảy ra. Khi quân đội Triều Tiên tham gia các trận chiến, đặc biệt là trong cuộc đụng độ trên biển Hoàng Hải năm 1999, 2002, 2010 và cuộc đột kích năm 1968, 1996, họ tỏ rõ sự thiện nghệ và quyết tâm của mình.

Tuy nhiên, không phải chỉ cần có lực lượng đặc nhiệm hay pháo binh là có thể chiến thắng. Họ không thể chiếm và giữ được đất. Điểm yếu nhất của quân đội Triều Tiên là lực lượng quân chủ lực dễ bị tấn công khi bắt đầu tham gia vào cuộc chiến.

Vũ Hà - Trọng Giáp (theo CNN)

Kịch bản Chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai (2)

Thứ năm, 28/3/2013, 17:01 GMT+7

Mỹ và Hàn Quốc có thể thực hiện một cuộc chiến ba chiều: Bộ binh và các đơn vị thiết giáp của quân đội Nhân dân Triều Tiên sẽ bị Mỹ ném bom 24/7, các lực lượng của nước này sẽ dễ bị tấn công trước trực thăng. Và vì cùng nằm trên một bán đảo, Triều Tiên có thể bị đánh vào mạn sườn bằng các chiến dịch đổ bộ.

Dội bom trên không

Posted Image

Một máy bay B-52H thả bom. Ảnh: USAF

Kể cả khi quân đội Triều Tiên vươn xa gần 50 km từ biên giới, đột nhập vào Seoul, một thành phố lớn hơn cả Stalingrad, họ cũng sẽ khó đánh chiếm được thủ đô của miền nam. Những cuộc cận chiến trên các vùng đồi và đường phố Hàn Quốc có thể gây nhiều chết chóc.

"Họ không phải là quân đội của Saddam, có nhiều khả năng họ sẽ chiến đấu như người Nhật ở Thái Bình Dương", Pinkston nói, ám chỉ những chốt chặn đảo cuối cùng của Nhật năm 1944 - 1945. "Họ sẽ bị hoang tưởng về điều sắp xảy ra nếu họ đầu hàng", ông cho biết.

Việc phá hủy các khẩu pháo nã đạn vào Seoul, trong số đó có nhiều khẩu nằm trong các hầm ngầm được đào từ cách đây hàng chục năm, sẽ là một nhiệm vụ khó khăn khác. Ông Kim nhắc lại rằng những quả bom phá công sự mà Mỹ sử dụng ở Iraq ban đầu được phát triển để sử dụng trong việc chống lại Triều Tiên.

Seoul và Washington sở hữu những loại đạn dược dẫn đường chính xác. Các quả bom hay tên lửa nổ tung ở cửa công sự có thể chôn vùi những đơn vị không quân và pháo binh của Triều Tiên, các chuyên gia phân tích nói. Nhưng Hàn Quốc có khả năng sẽ giã đòn mạnh hơn: có thể với vũ khí đặc biệt.

Vũ khí sinh học

"Nếu Triều Tiên sử dụng vũ khí sinh học, nước này có thể dùng các nhân tố có khả năng sinh bệnh cao như bệnh than hay dịch hạch. Ở khu vực địa hình thành thị đông dân của Hàn Quốc, đó là một loại vũ khí tâm lý khủng khiếp", Tướng Thurman nói hồi tháng ba năm ngoái.

Một cuộc đổ bộ của không quân hoặc thủy quân vào hậu phương của Triều Tiên cũng là những lựa chọn nhằm chặn đứng đường đạn của Bình Nhưỡng, nhưng vấn đề đặt ra là Seoul sẽ chịu thiệt hại đến đâu trước khi những chiến dịch đó có thể được bắt đầu. Các tên lửa Triều Tiên cũng là một mối đe dọa nữa: trong chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, các lực lượng liên minh phát hiện ra một điều rằng việc tìm kiếm và phá hủy những giàn phóng di động là cực kỳ khó khăn.

Tuy nhiên, với sức mạnh không quân áp đảo của Mỹ trước các đơn vị, lực lượng liên lạc, các trụ sở và hậu cần của Triều Tiên trên toàn quốc, các chuyên gia cho rằng Bình Nhưỡng không có cách nào chiến thắng trong cuộc chiến kéo dài. Nếu Hàn Quốc và Mỹ tấn công Triều Tiên, bên khó đoán trước nhất là Trung Quốc, nước có hiệp ước phòng thủ chung với Bình Nhưỡng.

Triều Tiên canh giữ phía đông bắc Trung Quốc, mạn sườn chiến lược của nước này trong lịch sử. Năm 1950, khi lực lượng Liên Hợp Quốc tràn qua phần lớn Triều Tiên, Bắc Kinh can thiệp và cứu Triều Tiên khỏi bị tiêu diệt. Các học giả cho rằng Bắc Kinh sẽ không ủng hộ Bình Nhưỡng tấn công, nhưng sẽ bảo vệ Bình Nhưỡng, nghĩa là chế độ của ông Kim Jong-un có thể sống sót trong chiến tranh.

"Trung Quốc sẽ ủng hộ Triều Tiên, nhưng chỉ trên lãnh thổ Triều Tiên", Choi Ji-wook, nghiên cứu trưởng về Triều Tiêu tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc tại Seoul, cho biết. "Họ sẽ không ủng hộ quân đội Triều Tiên tấn công lãnh thổ Hàn Quốc", ông nói.

Lập trường cứng rắn

Posted Image

Mỹ và các nước phương tây cho rằng cuộc phóng tên lửa của Triều Tiên tháng 12 năm ngoái thực chất là một cuộc thử tên lửa đạn đạo. Ảnh: AFP

Washington muốn Trung Quốc có lập trường cứng rắn hơn đối với Triều Tiên, nhưng hiện chưa rõ liệu chính sách ủng hộ Bình Nhưỡng suốt 6 thập kỷ qua đã thay đổi đáng kể hay chưa.

Dù ủng hộ phương tây bằng việc bỏ phiếu áp đặt lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn với Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân, Trung Quốc mới đây vẫn chỉ trích tuyên bố tăng cường hệ thống phòng thủ dọc bờ biển phía tây của Mỹ.

"Tăng cường phòng thủ tên lửa sẽ chỉ làm sâu sắc thêm sự đối kháng, và nó chẳng giúp giải quyết vấn đề", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói.

Và bất chấp vai trò của Trung Quốc, Kim Jong-un, lãnh đạo trẻ của Triều Tiên, sở hữu một lựa chọn của tận thế: nút kích hoạt hạt nhân.

Hiện Bình Nhưỡng được cho là chưa có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, nhưng nước này có thể có trong những năm tới. Các chuyên gia nhận định Triều Tiên có những tên lửa có thể đánh vào Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, mang theo những thiết bị hạt nhân hoặc bom bẩn. Nếu Kim Jong-un kích hoạt một thiết bị hạt nhân, chắc chắn sẽ là cái cớ để các nước trả đũa và những phiên xử tội ác chiến tranh cho bất kỳ chế độ nào sống sót, nhưng nếu tất cả sự sống đều chấm dứt thì khả năng trên là không tồn tại.

"Chúng ta chưa bao giờ ở trong tình thế khi một nước sở hữu vũ khí hạt nhân phải thực hiện hành động đó", Hardy nói. "Nếu sự lãnh đạo bị sụp đổ như phát xít Đức, hành động này có thể xảy ra", Pinkston nói thêm.

Nếu chế độ ở Triều Tiên bị lật đổ do chiến tranh, sẽ có thể có nhiều điểm tích cực. Hàn Quốc sẽ giành được mảnh đất nối với lục địa Âu - Á, biến cố chiến lược khai mào cuộc chiến sẽ bốc hơi; Triều Tiên sẽ được tái xây dựng, và nhân dân nước này sẽ được hòa nhập vào cộng đồng quốc tế; Đông Bắc Á sẽ tiến tới hội nhập khu vực.

Tính đến sức công phá của vũ khí hiện đại và sự đông dân của hai miền Triều Tiên, các chuyên gia đều cầu nguyện "chiến tranh Triều Tiên lần hai" không bao giờ xảy ra.

"Số người thương vong trong thời gian ngắn sẽ ở mức chúng ta chưa từng thấy từ trước tới nay: hàng trăm nghìn người trong nhiều ngày, hàng triệu trong nhiều tuần", Pinkston cho biết. "Cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan và Syria sẽ bị lu mờ trong tương quan với nó".

Vũ Hà - Trọng Giáp (theo CNN)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ răn đe Triều Tiên

Triều Tiên nổ súng, Trung Quốc sẽ làm gì?

TPO - Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel khẳng định, Mỹ sẵn sàng sử dụng "sự răn đe mở rộng" đối với CHDCND Triều Tiên.

Posted Image

Voice of Russia ngày 28/3 dẫn nguồn tin từ Washington cho biết, trong một cuộc điện đàm với người đống cấp Hàn Quốc Kim Kwan-jin, ông Hagel nhấn mạnh Mỹ tiếp tục cam kết bảo vệ Hàn Quốc. Theo đó, Lầu Năm Góc tái khẳng định sự vững chắc liên kết với Seoul, "như công cụ duy trì sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên".

Cuộc điện đàm diễn ra trong điều kiện Bình Nhưỡng tuyên bố đe dọa quân sự Mỹ và Hàn Quốc.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ George Little trong buổi họp báo cùng ngày đã chỉ trích quyết định trên của Triều Tiên là "hành động khiêu khích vô ích".

Hôm 27/3, Triều Tiên đã tuyên bố cắt đường dây "liên lạc nóng" quân sự liên Triều. Phát biểu về vấn đề này trước báo giới, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Ernest nói rằng Mỹ "duy trì sự cảnh giác", và "các hành động khiêu khích và lời lẽ hiếu chiến gần đây của Triều Tiên không giúp ích gì cho việc duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên". Tuy nhiên, “Mỹ giữ liên lạc thường xuyên với tất cả các bên quan tâm để giải quyết tình hình một cách hòa bình”.

Trước đó, các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Mỹ đã ký một bản hiệp ước cho phép quân đội Mỹ tham gia mọi hoạt động chống lại Triều Tiên của Hàn Quốc.

Hiệp ước mới có tên "Chống khiêu khích" kết hợp đưa ra một kế hoạch dự phòng trong trường hợp Triều Tiên tiến hành một cuộc tấn công.

Posted Image

"Điều này cho phép cả hai nước cùng nhau đáp trả các hành động khiêu khích của Triều Tiên, với việc Hàn Quốc chỉ đạo và Mỹ hỗ trợ. Hiệp ước này sẽ giúp ngăn chặn việc Triều Tiên khiêu khích chúng tôi", phát ngôn viên Bộ quốc phòng Hàn Quốc, Kim Min-Seok cho biết. Hiện Mỹ có gần 30.000 lính đồn trú tại Hàn Quốc và còn có thể mang thêm lực lượng tiếp viện từ căn cứ quân sự của mình tại Nhật Bản.

Trong diễn biến mới. Đại sứ thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc, ông Vitaly Churkin, ngày hôm nay cho biết, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vừa đang “tiến hành nghiên cứu bức thư của Triều Tiên với nội dung cảnh báo về mối đe dọa chiến tranh hạt nhân”. Tuy nhiên, Hội đồng Bảo an chưa có bất kỳ phản ứng nào với thách thức của Bình Nhưỡng.

Trần Vũ

theo VOR, BBC

========================

Căng thẳng đến mức độ một"hiệu ứng cánh bướm " cũng có thể bùng nổ chiến tranh.. Mức đô lan rộng của cuộc chiến đến đâu, có dẫn đến "Canh bạc cuối cùng" không thì còn tùy vào thời tiết. Nhưng có điều nếu xảy ra chiến tranh thì mức độ hủy diệt là tàn khốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites