Posted 2 Tháng 1, 2013 Khủng hoảng kinh tế năm 2008 dưới lăng kính chiêm tinh học I) Các hiện tượng Chiêm Tinh Học bắt đầu từ năm 2008. Bắt đầu từ cuối năm 2007 các hiện tượng Chiêm tinh Địa tâm đặc biệt bắt đầu xuất hiện. Các hiện tượng này có mức độ ảnh hưởng tiêu cực rất mạnh mẽ lên Vũ Trụ, trong giới Chiêm tinh học được gọi là “Cardinal Climax”. Các hiện tượng Chiêm tinh hiếm có này chỉ xuất hiện 3 lần trong vài trăm năm trở lại đây: 1761-1770; 1843-1851 và 1927-1934. Các hiện tượng Cardinal Climax này bắt đầu khi Diêm Vương Tinh nhập Cung Ma Kết vào tháng 1 năm 2008 và sẽ kết thúc khi Hành Tinh này rời cung Ma Kết để nhập cung Bảo Bình vào khoảng 2023-2024. Khoảng thời gian từ năm 2008-2015 sẽ là khoảng thời gian mà Vũ trụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng Cardinal Climax, khi Diêm Vương Tinh, Thiên Vương Tinh, Thổ Tinh và Giao Điểm Bắc của Mặt Trăng nhập các Cung Tứ Phương. Trong qúa trình di chuyển tại các Cung trên Diêm Vương Tinh, Thiên Vương Tinh và Thổ Tinh hợp thành góc T-Square vào năm 2010, bên cạnh đó trong khoảng thời gian 2008-2015 các Hành Tinh này sẽ từng cặp sẽ hợp với nhau các góc riêng lẻ: bắt đầu là góc đối nghịch giữa Thiên Vương Tinh-Thổ Tinh năm 2008-2010, kết thúc là góc Waxing Square giữa Diêm Vương Tinh-Thiên Vương Tinh (trong khoảng thời gian từ tháng 6/2012 tới tháng 3/2015 hai Hành Tinh này sẽ 7 lần hợp với nhau góc Waxing Square). Khi chúng ta đi qua tháng 3/2015 thì các tác động xấu của hiện tượng Cardinal Climax sẽ giảm bớt đi, nhưng các hiệu ứng vẫn còn kéo dài tới năm 2023-2024 (lúc này các hành tinh trên sẽ rời Cung Ma Kết). Các tác động xấu nhất sẽ rơi vào khoảng thời gian 2008-2015, nhưng năm 2020 cũng có khả năng sẽ bị ảnh hưởng nặng. Trong thời gian từ năm 2012 tới 2015 lại xuất hiện tiếp các hiện tượng Chiêm tinh đặc biệt có ảnh hưởng tiêu cực tới Vũ trụ. Ảnh hưởng bao trùm lên trên hết là ảnh hưởng của các Hành tinh ở qũy đạo ngoài cùng của Thái Dương Hệ. Trong đó góc Waxing Square giữa Diêm Vương Tinh-Thiên Vương Tinh có ảnh hưởng nặng nề nhất. Các tác động gây ra: - Khủng hoảng nợ tiếp tục bùng phát và phá hủy hệ thống tài chính. - Bắt đầu các cuộc đàm phán về hệ thống tiền tệ thế giới. - Xuất hiện các phong trào chống đối và phân hóa xã hội. - Xuất hiện các cuộc biểu tình chống đối hệ thống ngân hàng và Chính phủ. - Các phong trào chóng lại chính sách thuế quan. - Bạo loạn sắc tộc. - Thiên tai nặng. - Sự đe dọa của vũ khí hủy diệt. - Các tiến bộ trong khoa học kỹ thuật và năng lượng mới. Cộng hưởng với hiện tượng tiêu cực trên, trong khoảng thời gian từ 2013-1015 Vũ trụ sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các hiện tượng: - Góc T-square giữa Mộc Tinh-Thiên Vương Tinh-Diêm Vương Tinh vào ngày 1/8/2013. - Grand Square giữa Kim Tinh-Mộc Tinh-Thiên Vương Tinh-Diêm Vương Tinh vào ngày 25/8/2013 và Grand square giữa Hỏa Tinh- Mộc Tinh-Thiên Vương Tinh-Diêm Vương Tinh vào ngày 22/4/2014. Sau cuộc khủng hoảng những năm 1930 xảy ra, nhiều người nhận định Thế giới sẽ không bao giờ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tương tự. Thế nhưng cuộc khủng hoảng năm 2008 vẫn nổ ra. Nhìn lại 5 năm qua, có lẽ chúng ta đã nhận ra dáng dấp của cuộc khủng hoảng những năm 1930. Lịch sử có xu hướng lặp lại, ít nhất là chu kỳ vận động của Vũ trụ. Ngay cả đối với các Chủ thể trên Trái đất cũng có tính chu kỳ. Do đó chúng ta có thể học hỏi và rút kinh nghiệm từ qúa khứ, chuẩn bị trước các kịch bản ứng phó, giảm thiểu các tác hại của thảm họa đồng thời nắm bắt các cơ hội để vươn lên. Cuộc khủng hoảng Thế giới lần này nổ ra tại Mỹ từ tháng 1/2008, bắt đầu bằng việc bong bóng nợ dưới chuẩn vỡ tung, ngay sau khi Diêm Vương Tinh bắt đầu hành trình tại Cung Ma Kết. Một loạt các ngân hàng lớn, lâu đời bị phá sản. Nghành công nghiệp Ôtô của Mỹ cũng chỉ thoát khỏi việc xóa sổ trong gang tấc. Sau đó khủng hoảng đó đã lan rộng qua Châu Âu và toàn Thế giới. Khi thủy triều rút đi, đã lộ ra rất nhiều người đi bơi không mặc áo tắm: nhiều Quốc gia đã chi tiêu nhiều hơn thu nhập Quốc dân trong nhiều năm, dẫn đến khủng hoảng nợ công bùng nổ tại Châu Âu. Tại Mỹ thâm hụt ngân sách cũng đạt mức kỷ lục. Lúc này cuộc khủng hoảng đã chuyển qua giai đoạn mới: Khủng hoảng nợ công làm chao đảo Thế giới. Đánh dấu bằng việc Hy lạp vỡ nợ vào năm 2010, đúng thời điểm Diêm Vương Tinh, Thiên Vương Tinh và Thổ Tinh hợp thành góc T-Square vào năm 2010. Một loạt các nước bị hạ bậc tín nhiệm, ngay cả Mỹ cũng bị hạ bậc tín nhiệm lần đầu tiên trong lịch sử. Đồng tiền chung Châu Âu đứng trước nguy cơ tan vỡ. Còn tại Việt nam chúng ta được chứng kiến lạm phát cao tăng cao trong năm 2011, hàng loạt các vụ vỡ nợ, hệ thống ngân hàng bị lung lay, nhất là trong năm 2012. Rất nhiều các biện pháp được các nước đưa ra, thế nhưng kết qủa thu được trong 5 năm qua, có thể nói là rất khiêm tốn. Bên cạnh suy thoái kinh tế, Trái đất cũng phải hứng chịu nhiều tiên tai nặng nề: vụ tràn dầu của BP tại vịnh Mexico năm 2010, động đất và sóng thần tại Nhật Bản năm 2011, hạn hán tại nhiều nơi, Bão Sandy tại Mỹ năm 2012 … Có lẽ sau những năm 1930, đây là thời kỳ mà Nhân loại phải đối phó với khủng hoảng kinh tế và Thiên tai nặng nề nhất. Dựa trên các hiện tượng Chiêm tinh trong năm 2013 như đã trình bày ở trên, thì có lẽ chúng ta vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này. Thậm chí khủng hoảng kinh tế và thiên tai sẽ lên tới đỉnh điểm trong khoảng thời gian từ tháng 7/2013 tới tháng 5/2014. Các nước Châu Âu có thể vỡ nợ, Hệ thống ngân hàng có thể sụp đổ, thậm chí có thể dẫn tới sự sụp đổ của Chính quyền một số nước, đặc biệt là đối với Iran. Ngay Chính phủ của Ông Obama cũng bị ảnh hưởng. Thời gian này có lẽ rất cần những cái đầu lạnh, sáng suốt để có thể tránh các cuộc đối đầu không cần thiết. Ngoài ra chúng ta cũng cần phải chú ý tới các thiên tai như động đất, sóng thần, bão lụt … II) Hàn gắn Thế giới. Như đã trình bày ở phần trên, các hiện tượng Chiêm tinh cảnh báo cuộc khủng hoảng lần này vẫn chưa kết thúc, thậm chí thế giới còn phải hứng chịu những mất mát lớn hơn. Thế nhưng cũng trong khoảng thời gian các hiện tượng Chiêm tinh có tác động tiêu cực lên tới đỉnh điểm cũng là lúc xuất hiện một hiện tượng Chiêm tinh khác đem đến sự hài hòa và hy vọng lớn cho Nhân loại: vào ngày 17/7/2013 6 Hành Tinh: Mộc Tinh, Thổ Tinh, Hải Vương Tinh, Diêm Vương Tinh, Hỏa Tinh và mặt trăng sẽ hợp với nhau trong một hiện tượng mà giới Chiêm tin gọi là Kite formation (Cánh Diều). Đây là hiện tượng rất hiếm gặp. Như vậy có gì mâu thuẫn? Cả hai hiện tượng tiêu cực và tích cực cùng một lúc xuất hiện.Hai hiện tượng này theo logic không loại trừ lẫn nhau. Vật cùng tắc biến. Khi Nhân loại đứng trước lựa chọn giữa sự Hủy Diệt và sự Sinh Tồn, chúng ta sẽ cùng nhau chấp nhận những đau thương mất mát, nhìn nhận lại các sai lầm trong qúa khứ để đòan kết cùng nhau tìm ra phương hướng và xây dựng lại một Thế giới tươi đẹp hơn.Điều kiện để thành công là Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa. Chúng ta đã có Thiên Thời và Địa Lợi. Vấn đề Nhân Hòa cần hết sức thận trọng vì sau khi mẫu hình Cánh Diều hình thành, Thiên Vương Tinh tại Cung Bạch Dương có thể làm lệch trọng lượng và ngăn cản Cánh diều bay lên! Điều này ám chỉ một người, một Quốc gia hay một nhóm vì lòng tham, lợi ích cá nhân sẽ phá hoại các thỏa thuận chung của cộng đồng. Nhưng dù sao chúng ta vẫn có quyền hy vọng vào một tương lai tốt đẹp cho Trái đất này, khi mọi sự đau thương, mất mát được đưa lên tới đỉnh điểm, cũng là lúc chúng ta tìm được sự đoàn kết, sự đồng lòng, cùng chung trí hướng để chung tay xây dựng một Thế giới mới tươi đẹp hơn.Nếu như các dự báo trên là đúng, thì Kinh tế Thế giới có thể tạo đáy trong vòng 18 tháng kể từ mùa hè năm 2013. Sự phục hồi sẽ diễn ra trong 6-7 năm sau đó với các quyết định, lựa chọn sáng suốt của những Nhà Lãnh đạo trong năm 2013-2014. Cũng giống như Phượng Hoàng Lửa Huyền Thoại: Phượng Hoàng Lửa mới sẽ hồi sinh từ đống tro tàn của kiếp trước. Nguồn: Tổng hợp 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 1, 2013 Rất cảm ơn anh Warenbocphet đã có bản dịch này, từ khoa chiêm tinh học Phương Tây. Chúng ta có quyền tự hào nói rằng: Kết quả của Chiêm tinh học Tây phương hoàn toàn gần đúng với những gì đã phát biểu của Lý học Đông phương liên quan đến Huyền Không Lạc Việt. Và chỉ có Huyền Không Lạc Việt với phương pháp định tâm được phục hồi trong Phong Thủy Lạc Việt, mới có thể cho một bản đồ huyền không quy mô toàn cầu. Mà Huyền Không Lạc Việt ứng dụng trong dự báo, mới chỉ sử dụng sao nhập trung và Thái Tuế, chưa đi vào chi tiết với các sao ngoại vi tương tác. Qua mô hình biểu kiến của Huyền Không Lạc Việt (Huyền không còn lại trong cổ thư chữ Hán , không có tư cách gì để so sánh khi nó không thực hiện được chức năng dự báo tioàn cầu. Trong trường hợp này Lý học Hán phải sử dụng một phương pháp khác). Chúng ta hãy so sánh những kết quả của chiêm tinh Tây phương và những gì Lý học Việt đã dự báo như sau: I) Các hiện tượng Chiêm Tinh Học bắt đầu từ năm 2008. Bắt đầu từ cuối năm 2007 các hiện tượng Chiêm tinh Địa tâm đặc biệt bắt đầu xuất hiện. Các hiện tượng này có mức độ ảnh hưởng tiêu cực rất mạnh mẽ lên Vũ Trụ, trong giới Chiêm tinh học được gọi là “Cardinal Climax”. Các hiện tượng Chiêm tinh hiếm có này chỉ xuất hiện 3 lần trong vài trăm năm trở lại đây: 1761-1770; 1843-1851 và 1927-1934. Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng chu kỳ của chiêm tinh Tây phương là khoảng 80 năm và tương đương với chu kỳ của Huyền Không là 4 vận. Trong Huyền không có hai sao xấu phối hợp Thái Tuế tạo ra chu kỳ tương đương trong một đại vận là 180 năm Các hiện tượng Cardinal Climax này bắt đầu khi Diêm Vương Tinh nhập Cung Ma Kết vào tháng 1 năm 2008 và sẽ kết thúc khi Hành Tinh này rời cung Ma Kết để nhập cung Bảo Bình vào khoảng 2023-2024. Khoảng thời gian từ năm 2008-2015 sẽ là khoảng thời gian mà Vũ trụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng Cardinal Climax, khi Diêm Vương Tinh, Thiên Vương Tinh, Thổ Tinh và Giao Điểm Bắc của Mặt Trăng nhập các Cung Tứ Phương. Chúng ta cũng nhận thấy rằng từ 2008 đến 2024 chính là thời gian nằm trọn trong vận VIII (2004 - 2024) của chu kỳ huyền không Lạc Việt, do sao Bát Bạch quản (Sao Bát Bạch theo sự phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt chính là sao Thái Tuế). Mở đầu cho chu kỳ này chính là trận sóng thần 2004 tại Indo và Phi luật Tân và cũng đã được tôi cảnh báo trước (Lúc này tôi chưa sử dụng huyền không Lạc Việt).Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 cũng đã được Lý học Đông phương xác định ngay từ đầu năm và diễn biến từng năm cho đến Quý Tỵ 2013 (Lúc này tôi đã sử dụng huyền không Lạc Việt để đối chiếu). Trong qúa trình di chuyển tại các Cung trên Diêm Vương Tinh, Thiên Vương Tinh và Thổ Tinh hợp thành góc T-Square vào năm 2010, bên cạnh đó trong khoảng thời gian 2008-2015 các Hành Tinh này sẽ từng cặp sẽ hợp với nhau các góc riêng lẻ: bắt đầu là góc đối nghịch giữa Thiên Vương Tinh-Thổ Tinh năm 2008-2010, kết thúc là góc Waxing Square giữa Diêm Vương Tinh-Thiên Vương Tinh (trong khoảng thời gian từ tháng 6/2012 tới tháng 3/2015 hai Hành Tinh này sẽ 7 lần hợp với nhau góc Waxing Square). Khi chúng ta đi qua tháng 3/2015 thì các tác động xấu của hiện tượng Cardinal Climax sẽ giảm bớt đi, nhưng các hiệu ứng vẫn còn kéo dài tới năm 2023-2024 (lúc này các hành tinh trên sẽ rời Cung Ma Kết). Các tác động xấu nhất sẽ rơi vào khoảng thời gian 2008-2015, nhưng năm 2020 cũng có khả năng sẽ bị ảnh hưởng nặng. Đến năm 2024 chính là kết thúc chu kỳ của vận VIII do sao Thái Tuế quản vận, chuyển sang chu kỳ vận IX do sao Cửu Tử quản vận. Đến đây có sự khác biệt giữa Huyền Không Lạc Việt và Huyền Không di sản bị thất truyền và sai lệch trong cổ thư chữ Hán về vị trí của sao này trên tinh bàn ngoại biên, dù cùng được coi là nhập trung. Trên cơ sở này, Huyền Không Lạc Việt xác định rằng: Sau vận IX 2043 thế giới này mới hoàn tất sự hội nhập toàn cầu. Tôi không hy vọng sống đến thời gian này. Nhưng những ai còn trẻ - dưới 40 - sẽ chứng nghiệm lời tiên tri của tôi. Tuy nhiên, chiêm tinh Tây phương chưa nhắc đến lời tiên tri của bà Vanga về một cuộc chiến lớn xảy ra. Nhưng nó có xảy ra hay không thì phụ thuộc vào một cơ hội mà chiêm tinh Tây phương đã nhắc đến. Thế nhưng cũng trong khoảng thời gian các hiện tượng Chiêm tinh có tác động tiêu cực lên tới đỉnh điểm cũng là lúc xuất hiện một hiện tượng Chiêm tinh khác đem đến sự hài hòa và hy vọng lớn cho Nhân loại: vào ngày 17/7/2013 6 Hành Tinh: Mộc Tinh, Thổ Tinh, Hải Vương Tinh, Diêm Vương Tinh, Hỏa Tinh và mặt trăng sẽ hợp với nhau trong một hiện tượng mà giới Chiêm tin gọi là Kite formation (Cánh Diều). Đây là hiện tượng rất hiếm gặp Như vậy có gì mâu thuẫn? Cả hai hiện tượng tiêu cực và tích cực cùng một lúc xuất hiện.Hai hiện tượng này theo logic không loại trừ lẫn nhau. Vật cùng tắc biến. Khi Nhân loại đứng trước lựa chọn giữa sự Hủy Diệt và sự Sinh Tồn, chúng ta sẽ cùng nhau chấp nhận những đau thương mất mát, nhìn nhận lại các sai lầm trong qúa khứ để đòan kết cùng nhau tìm ra phương hướng và xây dựng lại một Thế giới tươi đẹp hơn. Đây chính là cơ hội để hé lộ "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" mà bà Vanga nói tới. Nhưng bà cũng xác định rằng: "Nó chỉ xảy ra sau khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt". Nhưng cho đến lúc này, tôi nhận thấy cơ hội đó là rất mong manh, xác xuất xảy ra chỉ còn 1/ 1000. 000.Hy vọng của cá nhân tôi về khả năng này cũng như một người mơ trúng độc đắc vậy. Vẫn có người trúng và nhưng người đó không phải người thực sự mơ ước. Ngoài ra các chi tiết khác trong lời tiên tri 2013 của chiêm tinh phương Tây cũng trùng lặp với những gì đã dự báo trong "Lời tiên tri 2013" về tính chất của hai nửa đầu và cuối năm 2013. "Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất vũ trụ thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không!?" Mọi chuyện vẫn còn ở phía trước. Xin hãy để chứng nghiệm. Nhưng tôi cũng xin lưu ý các quí vị là những ký hiệu của chiêm tinh Tây phương trên tinh bàn có những ký hiệu hoàn toàn trùng khớp với những ký tự trên trống đồng Lũng Cú của nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 1, 2013 Cũng giống như Phượng Hoàng Lửa Huyền Thoại: Phượng Hoàng Lửa mới sẽ hồi sinh từ đống tro tàn của kiếp trước. Truyền thuyết Phượng Hoàng Lửa xuất phát từ nền văn hóa cổ Sumer. Trong truyền thuyết này thì chu kỳ sống của Phượng Hoàng Lửa khoảng từ 500 hoặc 1.500 năm, do có dị bản. Đây là một hình tượng về những chu kỳ vận động theo qui luật của Vũ trụ. Có một danh nhân đã phát biểu: "Khi con người biết được qui luật tự nhiên, sẽ ứng dụng qui luật đó để phục vụ cho quyền lợi của mình". Vị danh nhân này cũng nói: "Muốn một cuộc sống tốt đẹp, thì phải có tất cả kho tàng Kiến thức Nhân loại". Tôi chỉ nhớ đại ý như thế. Chu kỳ Phượng Hoàng Lửa này chính là điều mà tôi đã trình bày về sự lột xác để tiến hóa. Lịch sử nền văn minh nhân loại đã có nhiều qúa trình hội nhập. Từ những bộ tộc trở thành những thủ lĩnh vùng miền và trở thành những Quốc gia. Từ những Quốc gia nhỏ lại hội nhập để trở thành các Quốc gia lớn hơn. Rồi lại có sự hội nhập của từng khu vực mà chúng ta quen gọi là bá chủ. Bây giờ là một cuộc hội nhập toàn cầu. Đây chính là cái chết của Phượng Hoàng Lửa, khi kết thúc một chu kỳ tiến hóa của văn minh nhân loại. Cơ hội của Chiêm tinh Tây phương nói đến trong bài viết trên về hiện tượng Cánh diều, đó chính là cơ hội để lựa chọn sự hội nhập toàn cầu sẽ diễn tiến theo phương thức nào?! Hoặc là một cuộc chiến xác định ngôi vị Bá chủ toàn cầu, hoặc là một cơ hội ngồi lại với nhau để tìm ra một phương thức khác và tránh một cuộc chiến khốc liệt? Như tôi dã nói ở trên, cơ hội này rất mong manh. Nó chỉ 1/1.000.000, thậm chí ít hơn. ít nhất là tới ngày hôm nay tôi nhận thấy như vậy. Tuy nhiên kết qủa cuối cùng vẫn cứ phải tới rằm tháng Giêng Việt lịch. Nhưng có lẽ tôi cần phải nói thêm rằng chỉ tới ngày 23 tháng Chạp Nhâm Thìn thì gần như mọi việc đã có thể dự báo một cách chuẩn xác cho tỷ lệ 1/1.000.000 đó, nó sẽ tăng lên hoặc biến mất hẳn. Mọi chuyện tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố tương tác trong lúc này. Cũng như chỉ một vì sao nào đó có thể phá hủy Cánh Diều mơ ước mong manh đó trong Chiêm Tinh Học Tây phương. Tất nhiên tất cả chúng ta đều mong muốn mọi sự tốt đẹp đến với Trái Đất này. Nhưng mơ ước chỉ là một chuyện, còn thực tế như thế nào chúng ta lại không quyết định được. Nó thuộc về qui luật Vũ trụ đã an bài. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 1, 2013 Obama ký dự thảo chi tiêu quốc phòng 633 tỷ USD Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa ký thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng, nhằm cấp tiền cho cuộc chiến tại Afghanistan cũng như tăng cường an ninh tại các cơ sở ngoại giao Mỹ trên toàn cầu. Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: AFP "Tôi vừa phê chuẩn đạo luật ủy quyền quốc phòng thường niên, giống như tôi đã làm trong những năm trước đây, vì nó cho phép sự hỗ trợ cần thiết cho những người phục vụ trong quân ngũ và gia đình của họ, làm mới các chương trình an ninh quốc gia quan trọng, đồng thời đảm bảo rằng nước Mỹ sẽ tiếp tục có quân đội mạnh nhất trên thế giới", AFP dẫn lời ông Obama nói trong một tuyên bố sáng sớm nay sau khi ký vào dự luật.Tổng thống Mỹ cũng cho hay ông đã ký thông qua dự luật bất chấp những hạn chế nhất định. "Vào lúc tất cả mọi người cùng ý thức được sự cần thiết của việc loại bỏ những lãng phí hoặc những chi tiêu quá tay, rất nhiều điều khoản trong Luật hạn chế khả năng của Bộ Quốc phòng trong việc từ những nguồn lực khan hiếm có thể đạt tới những ưu tiên cao nhất đối với an ninh quốc gia của chúng ta", Obama phân trần."Mặc dù tôi ủng hộ phần lớn các điều khoản trong Luật này. Tôi vẫn không chấp thuận với tất cả các điều khoản", ông Obama nói, và cho biết thêm rằng ông không có sự ủy quyền hiến pháp để chấp thuận từng phần trong dự luật vừa ký."Nói chung, tôi được trao quyền ký hoặc từ chối nó", tổng thống Mỹ khẳng định ngắn gọn.Dự luật kể trên được Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua hồi tháng trước, sau khi hai cơ quan này lần lượt bỏ phiếu để thông qua từng phiên bản riêng rẽ của nó. Dự luật gồm 527,4 tỷ USD cho ngân sách Lầu Năm Góc, 88,5 tỷ USD cho các hoạt động ở nước ngoài trong đó có cuộc chiến ở Aghanistan và 17,8 tỷ cho chương trình an ninh quốc gia của Bộ Năng lượng cũng như Ủy ban An toàn Cơ sở Hạt nhân Quốc phòng.Dự luật cũng cho phép dành 9,8 tỷ USD cho phòng thủ tên lửa, bao gồm các quỹ dành cho một nghiên cứu khả thi của Bộ Quốc phòng Mỹ về ba cơ sở phòng thủ tên lửa tại Bờ Đông của nước này.Nhật Nam Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 1, 2013 Khi hầu hết các chiêm tinh gia - kể cả ở Hoa Kỳ - đều cho rằng ngài Obama không hết nhiệm kỳ I, thì tôi đã xác định từ lâu là ngài Obama sẽ tiếp tục làm Tổng thống nhiệm kỳ II. Tôi đã dự báo đúng. Obama ký dự thảo chi tiêu quốc phòng 633 tỷ USD Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa ký thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng, nhằm cấp tiền cho cuộc chiến tại Afghanistan cũng như tăng cường an ninh tại các cơ sở ngoại giao Mỹ trên toàn cầu. Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: AFP "Tôi vừa phê chuẩn đạo luật ủy quyền quốc phòng thường niên, giống như tôi đã làm trong những năm trước đây, vì nó cho phép sự hỗ trợ cần thiết cho những người phục vụ trong quân ngũ và gia đình của họ, làm mới các chương trình an ninh quốc gia quan trọng, đồng thời đảm bảo rằng nước Mỹ sẽ tiếp tục có quân đội mạnh nhất trên thế giới", AFP dẫn lời ông Obama nói trong một tuyên bố sáng sớm nay sau khi ký vào dự luật. Tổng thống Mỹ cũng cho hay ông đã ký thông qua dự luật bất chấp những hạn chế nhất định. "Vào lúc tất cả mọi người cùng ý thức được sự cần thiết của việc loại bỏ những lãng phí hoặc những chi tiêu quá tay, rất nhiều điều khoản trong Luật hạn chế khả năng của Bộ Quốc phòng trong việc từ những nguồn lực khan hiếm có thể đạt tới những ưu tiên cao nhất đối với an ninh quốc gia của chúng ta", Obama phân trần. "Mặc dù tôi ủng hộ phần lớn các điều khoản trong Luật này. Tôi vẫn không chấp thuận với tất cả các điều khoản", ông Obama nói, và cho biết thêm rằng ông không có sự ủy quyền hiến pháp để chấp thuận từng phần trong dự luật vừa ký. "Nói chung, tôi được trao quyền ký hoặc từ chối nó", tổng thống Mỹ khẳng định ngắn gọn. Dự luật kể trên được Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua hồi tháng trước, sau khi hai cơ quan này lần lượt bỏ phiếu để thông qua từng phiên bản riêng rẽ của nó. Dự luật gồm 527,4 tỷ USD cho ngân sách Lầu Năm Góc, 88,5 tỷ USD cho các hoạt động ở nước ngoài trong đó có cuộc chiến ở Aghanistan và 17,8 tỷ cho chương trình an ninh quốc gia của Bộ Năng lượng cũng như Ủy ban An toàn Cơ sở Hạt nhân Quốc phòng. Dự luật cũng cho phép dành 9,8 tỷ USD cho phòng thủ tên lửa, bao gồm các quỹ dành cho một nghiên cứu khả thi của Bộ Quốc phòng Mỹ về ba cơ sở phòng thủ tên lửa tại Bờ Đông của nước này. Nhật Nam 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 1, 2013 Châu Âu: “nguy cơ thật sự” cho kinh tế toàn cầu 2013 Thứ Sáu, 04/01/2013, 04:24 (GMT+7) TT - Trong bài viết ngày 2-1, nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz nhận định các vấn đề nợ của châu Âu sẽ là quả bom lớn nhất có nguy cơ làm nổ tung nền kinh tế toàn cầu năm 2013. Người thất nghiệp Tây Ban Nha xếp hàng từ sớm trước một văn phòng việc làm của chính phủ ở Madrid ngày 3-1 - Ảnh: Reuters “Trong viễn cảnh 2013, những nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới nằm ở châu Âu” - ông Stiglitz cảnh báo trên nhật báo kinh doanh Handelsblatt của Đức. Ông chỉ rõ địa chỉ của nguy cơ này là Tây Ban Nha và Hi Lạp, bởi “những nước này đang chìm trong suy thoái mà không có một dấu hiệu hồi phục nào”. Nhà kinh tế học người Mỹ này khẳng định gói thỏa thuận tài chính của các nước khu vực đồng euro “không phải là một giải pháp”, còn việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thu mua cổ phiếu của các con nợ châu Âu chỉ là “một thứ thuốc giảm đau tạm thời”. Theo ông, ECB không nên “tiếp tục theo đuổi chính sách khắc khổ như một điều kiện để hỗ trợ tài chính cho các quốc gia, bởi điều này sẽ chỉ đem lại hiệu quả duy nhất là làm tình trạng của con bệnh trở nên tồi tệ hơn mà thôi”. Cảnh báo thắt lưng buộc bụng Trả lời phỏng vấn trên trang Kathimerini, nhà kinh tế Stiglitz cho rằng cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro phản ánh những khiếm khuyết căn bản trong việc tổ chức khu vực này và việc chẩn đoán không chính xác nguồn gốc của khủng hoảng. Nói về giải pháp của các lãnh đạo trong thời gian qua, ông nhận định cơ chế giải quyết khủng hoảng hiện nay không phù hợp và cần có sự tham gia nhiều hay ít của châu Âu. Trong đó sự tham gia nhiều hơn của châu Âu đồng nghĩa với việc chia sẻ nợ, thành lập một hệ thống ngân hàng của khu vực đồng euro dưới sự giám sát chung, những giải pháp chung... và một chiến lược phát triển thay thế chính sách thắt lưng buộc bụng đã được áp dụng gần ba năm qua. Những biện pháp cắt giảm chi tiêu hà khắc đang đe dọa sự tăng trưởng khi kéo GDP và thuế giảm mạnh. Cơn đói do thắt lưng buộc bụng còn cồn cào hơn bởi sự sụt giảm nguồn tín dụng, hậu quả từ việc thiếu một hệ thống ngân hàng vững chắc tại khu vực đồng euro. Dù vậy, ông Stiglitz nhận định việc cắt giảm nợ của những nước như Hi Lạp là cần thiết, nhưng không chỉ ở lĩnh vực công mà cả lĩnh vực tư và phải làm mạnh tay nếu muốn đạt được hiệu quả. Ông Stiglitz hối thúc các lãnh đạo châu Âu cần hành động nhiều hơn thay vì tập trung vào thay đổi chính sách, như tăng cường thúc đẩy phát triển, tái cấu trúc khu vực đồng euro, phải nhận thức được rằng việc cải cách của các nước sẽ tốn nhiều thời gian và có thể ảnh hưởng đến nhu cầu của toàn thể châu Âu. Những thách thức khác Đến nay, phần lớn các nhà phân tích kinh tế đều cho rằng nguy cơ lớn nhất đe dọa sự tồn vong của liên minh tiền tệ châu Âu đã qua đi khi mà không thành viên nào bị “đá” khỏi khối, các lãnh đạo châu Âu lần lượt bày tỏ cam kết với Hi Lạp và mới đây đặt nền tảng cho việc thành lập một ngân hàng chung. Tuy nhiên, khối đồng euro mới chỉ như thoát khỏi cơn bão, chưa thể gượng dậy nổi. Còn tệ hơn năm 2012, năm 2013 châu Âu vẫn chưa thể hi vọng có được tăng trưởng. Sự suy thoái sẽ vẫn tiếp tục đeo bám trong những quốc gia - con bệnh và sẽ lan rộng toàn khối đồng euro, thậm chí ảnh hưởng cả đến những quốc gia mạnh như Đức. “Chúng ta được cứu sống nhưng phải trả giá đắt”, báo Le Monde dẫn lời nhà phân tích Henri Sterdyniak của Tổ chức quan sát các điều kiện kinh tế tại Pháp nhận định. Tây Ban Nha là nguồn gốc gây lo ngại đầu tiên và cũng là nguồn gốc gây nên cơn chấn động cho năm 2013, theo nhận định của các nhà kinh tế. Theo họ, nước này, do bị ngập chìm trong suy thoái (nợ công 100,2% GDP, tăng trưởng dự báo năm 2013: -1,4%) và thất nghiệp cao (năm 2012: 25%, năm 2013: 26,9%), sẽ khó thoát ra khỏi những khó khăn của mình nếu không nhờ vào gói cứu trợ của châu Âu và ECB. Rất ít nhà phân tích tin rằng Tây Ban Nha có thể thực hiện được các mục tiêu giảm thâm thủng trong năm 2013. Từ nhiều tháng qua, chính phủ Mariano Rajoy cố trì hoãn lời kêu cứu nhằm giữ chủ quyền quốc gia và không muốn bị Brussels áp đặt các điều kiện. “Nguy cơ chính là việc Tây Ban Nha mong đợi quá nhiều” - ông Gilles Moëc tại Ngân hàng Hà Lan nói. Ngay từ tháng 1-2013, Madrid sẽ phải trả khoản lãi và nợ đáo hạn lên đến 21 tỉ euro. Trong tuyên bố cuối tháng trước, Thủ tướng Mariano Rajoy cũng thừa nhận khủng hoảng tại nước này năm 2013 sẽ tồi tệ hơn dự kiến nhưng hi vọng tình hình khá hơn vào cuối năm. Trong khi đó, những con nợ như Bồ Đào Nha, Ireland cũng sẽ đối mặt với những khó khăn khi quay trở lại thị trường trong năm 2013 và có thể cần đến sự trợ giúp của ECB và Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM). Hi Lạp sau khi không còn là tâm bão khủng hoảng của châu Âu nữa thì vẫn sẽ phải vật lộn với danh sách dài những cải cách và tiết kiệm. Thế nhưng sau năm năm suy thoái, người dân Hi Lạp đã như trượt đến giới hạn chịu đựng cuối cùng với chính sách khắc khổ và có khả năng bùng nổ. Sự rối loạn xã hội này lại dẫn đến khủng hoảng chính trị và mở đường cho sự xuất hiện của những đảng phái cực hữu. Ngay cả những nước lớn như Pháp cũng sẽ phải thận trọng để giữ vững kinh tế và tiến hành cải cách nhằm tránh thâm hụt. “Họ không được phép phạm sai lầm nào” - ông Moëc cho biết. Một số ý kiến lo ngại các nền kinh tế Pháp, Ý có thể là trọng tâm của cuộc khủng hoảng trong năm 2013 khi những nước này cần đến tiền giải cứu tài chính. Kinh tế Đức và Anh cũng được dự báo sẽ trải qua một năm khó khăn nhưng không đến nỗi trở thành thảm họa. Bên cạnh đó, khả năng cựu thủ tướng Ý Silvio Berlusconi trở lại cầm quyền sau cuộc bầu cử vào tháng 2-2013 cũng có khả năng ảnh hưởng đến châu Âu, bởi Ý là nền kinh tế lớn thứ ba trong khu vực đồng euro và là nước có đóng góp lớn cho ESM. Những chính sách của ông Berlusconi, chính trị gia chưa bao giờ được lòng giới đầu tư và các lãnh đạo châu Âu, có thể phá hỏng những nỗ lực cải cách của chính quyền đương nhiệm là Thủ tướng Mario Monti. TRẦN PHƯƠNG ====================== Theo Lý học Việt thì Khôn ở Đông Nam. Thái Tuế chiếu Đông Nam và Xung Thái Tuế ở Càn. Tức là Thiên Môn Địa hộ gặp nhiều hiệu ứng rất phức tạp. Lại gia Ngũ Hoàng Nhập trung, sao Nhị Hắc vận niên và Ngũ hoàng vận 8 cùng ở Đông Nam. Chu kỳ ngắn là 72 năm lặp lại một lần. Thế kỷ trước rơi vào năm 1940. Nên kinh tế thế giới năm 2013 gần như suy thoái nặng nề nhất từ 2008 đến nay. Bởi vậy kinh tế châu Âu (Nằm ngay hướng Tây Bắc trên bản đồ Huyền Không của thế giới) , sẽ suy thoái nặng nề. May mắn chỉ còn là: Không có khủng hoảng nhân đạo theo kiểu đói rét phổ biến. Nhưng khủng hoảng xã hội thì lúc này chỉ còn cách cầu xin Thượng Đế. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2013 Như vậy - qua bài viết này trên VnExpress - thì Hoa Kỳ vẫn đang nhảy Tango trên vách đá tài chính và có thể lọt xuống bất cứ lúc nào. Về hình tượng thì là như vậy. Nhưng nội dung vẫn chính là nợ công kịch trần. Kiểu gì thì lạm phát cũng phải bắt đầu đi là vừa. Nhanh thì tháng 4, chậm không quá tháng 9 Việt lịch Quý Tỵ, bóng ma lạm phát trên thế giới bắt đầu xuất hiện. Nhưng tháng 9 khả thi hơn. ====================== Mỹ xôn xao vì ý tưởng đồng xu 1.000 tỷ USD Thứ bảy, 5/1/2013, 11:18 GMT+7 Dựa trên một điều luật của Mỹ, một nghị sĩ cho rằng chính phủ có thể đúc xu 1.000 tỷ USD và gửi vào FED để tiếp tục chi tiêu. Tuy nhiên, cách này cũng được cho là quá rủi ro và có thể gây kiện tụng. >Mỹ chia rẽ về đề án xóa sổ tiền giấy 1 USD >Mỹ đã thoát vách đá tài khóa Vừa chấm dứt cuộc đàm phán căng thẳng về kế hoạch ngân sách, Tổng thống Mỹ Barrack Obama và Quốc hội lại chuẩn bị cho cuộc chiến nâng trần nợ vào tháng 2 tới. Nợ công của nước này đã chạm mốc 16.400 tỷ USD ngày 31/12/2012. Nếu không có biện pháp giải quyết, Mỹ sẽ vỡ nợ và khiến cả thị trường tài chính thế giới chao đảo. Trong cuộc phỏng vấn ngày 2/1 với Capital New York, Hạ nghị sĩ New York Jerrold Nadler đã gợi ý Bộ Tài chính Mỹ cho đúc xu 1.000 tỷ USD, gửi vào Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) để trả bớt nợ. Ông nói: "Tôi hoàn toàn nghiêm túc đấy! Nghe thì có vẻ ngớ ngẩn, nhưng đó là việc hợp pháp. Bạn sẽ thấy điều này là bình thường nếu đặt trong tình cảnh kinh tế Mỹ có nguy cơ bị hủy hoại như hiện nay". Đồng xu platinum mệnh giá 100 USD của Mỹ. Ảnh: US Coin Book Ý tưởng trên xuất phát từ một điều luật của Mỹ cho phép Bộ Tài chính đúc tiền xu bạch kim với mọi mệnh giá. Việc này sẽ cho phép chính phủ tiếp tục chi tiêu kể cả khi không được phát hành thêm nợ. Điều luật này có lẽ sẽ rơi vào quên lãng nếu trần nợ được giải quyết. Tuy nhiên, cuộc chiến căng thẳng cuối năm ngoái và đàm phán ngân sách năm nay đã khiến nhiều người phải cân nhắc. Những người ủng hộ kế hoạch này cho rằng đây là cách duy nhất Tổng thống Obama có thể cắt giảm chi phí An sinh xã hội và các chương trình bảo hiểm khác. Trước đó, các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã "nhắn nhủ" sẽ dùng trần nợ công để buộc ông cắt giảm thêm chi tiêu công. Nhà phân tích Josh Barro của Bloomberg cũng cho rằng nếu Đảng Cộng hòa liệt kê cả danh sách yêu cầu cần đáp ứng để nâng trần nợ, ông Obama chỉ cần tuyên bố sẽ cho đúc xu bạch kim để trả nợ nếu không đi vay được nữa. Tuy nhiên, để tránh lạm phát trong dài hạn, Tổng thống nên cam kết sẽ phát hành trái phiếu để mua lại chỗ xu trên ngay khi có thể. Ý tưởng này thậm chí còn được đưa lên website của Nhà Trắng để trưng cầu dân ý. Được lập ra hai ngày trước, đến nay, số người đồng ý đúc xu 1.000 tỷ USD đã được 3.158. Theo luật, nếu có 25.000 chữ ký chấp thuận, Nhà Trắng sẽ phải cân nhắc giải pháp này. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người tỏ ra nghi ngờ tính khả thi của ý tưởng trên. Nhà phân tích Chris Krueger của Guggenheim Partners trả lời trên Huffington Post rằng : "Ảnh hưởng của việc này lên thị trường tiền tệ và lạm phát vẫn rất mơ hồ. Thêm vào đó, nó còn có thể châm ngòi cho một làn sóng kiện tụng". Một số người cũng biện luận điều luật đó đặt ra là để chính phủ đúc tiền kỷ niệm, chứ không phải tiền chi tiêu cho hoạt động thường ngày. Jack Balkin, giáo sư luật tại Đại học Yale (Mỹ) cũng nhận định giải pháp này quá rủi ro. Theo ông, nếu không thể nâng trần nợ, chính phủ có thể sẽ phải giải tán một số cơ quan. Đó mới chính là việc sẽ thôi thúc Quốc hội hành động. Thùy Linh (tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 1, 2013 Cao Ly, ly rồi lại hợp.... ====================== Triều Tiên tuyên bố muốn mở cửa ngay năm 2013 Theo báo Phổ thông Frankfurt (FAZ), Triều Tiên đang có kế hoạch mở cửa để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. > Triều Tiên dè dặt mở cửa Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AFP Hiện nay, giới lãnh đạo nước này đang mời các luật gia và các nhà kinh tế Đức cố vấn. FAZ dẫn lời một luật gia kinh tế được tham gia các cuộc thảo luận cho biết: "Đang có một kế hoạch tổng thể. Triều Tiên muốn mở cửa ngay trong năm nay." Triều Tiên trước hết muốn quan tâm tới việc ban hành một bộ luật đầu tư hiện đại. Tuy nhiên, nước này không muốn sao chép mô hình Trung Quốc với việc thiết lập các đặc khu kinh tế cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong diễn văn Năm mới, nhà lãnh đạo Kim Jong-Un tuyên bố năm 2013 sẽ là một năm có những phát minh và thay đổi lớn với bước ngoặt mạnh mẽ và chấm dứt đối đầu giữa hai miền Triều Tiên có thể dẫn tới việc chấm dứt sự chia cắt và tái thống nhất đất nước. Vietnam+ 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 1, 2013 Hì! Điều này tôi nói từ lâu rồi. Năm ngoái, năm kia, vì căng thẳng ở biển Đông dâng cao, nên tôi rút lại lời tiên tri để cân bằng sinh thái. Hi. Nhưng không phủ nhận những gì đã xác định, mà là bỏ ngỏ vấn đề. Nhân Triều Tiên thử thành công tên lửa, tôi tái xác định lại điều này. Cũng để cân bằng sinh thái. Người Tàu rút khỏi biển Đông đi.... Cao Ly, ly rồi lại hợp.... ====================== Triều Tiên tuyên bố muốn mở cửa ngay năm 2013 Theo báo Phổ thông Frankfurt (FAZ), Triều Tiên đang có kế hoạch mở cửa để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. > Triều Tiên dè dặt mở cửa Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AFP Hiện nay, giới lãnh đạo nước này đang mời các luật gia và các nhà kinh tế Đức cố vấn. FAZ dẫn lời một luật gia kinh tế được tham gia các cuộc thảo luận cho biết: "Đang có một kế hoạch tổng thể. Triều Tiên muốn mở cửa ngay trong năm nay." Triều Tiên trước hết muốn quan tâm tới việc ban hành một bộ luật đầu tư hiện đại. Tuy nhiên, nước này không muốn sao chép mô hình Trung Quốc với việc thiết lập các đặc khu kinh tế cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong diễn văn Năm mới, nhà lãnh đạo Kim Jong-Un tuyên bố năm 2013 sẽ là một năm có những phát minh và thay đổi lớn với bước ngoặt mạnh mẽ và chấm dứt đối đầu giữa hai miền Triều Tiên có thể dẫn tới việc chấm dứt sự chia cắt và tái thống nhất đất nước. Vietnam+ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2013 Bản tin thời sự VTV1 vừa mới đưa tin: tại khu di tích Đồng Đậu - Thị trấn Yên Lạc - Tỉnh Vĩnh Phúc, các nhà Khảo Cổ Học vừa mới khai quật được một bộ Hài Cốt Người Việt Cổ thuộc thời đại Phùng Nguyên (cách đây 3.500 - 4.000 năm)! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2013 Bản tin thời sự VTV1 vừa mới đưa tin: tại khu di tích Đồng Đậu - Thị trấn Yên Lạc - Tỉnh Vĩnh Phúc, các nhà Khảo Cổ Học vừa mới khai quật được một bộ Hài Cốt Người Việt Cổ thuộc thời đại Phùng Hưng (cách đây 3.500 - 4.000 năm)! Đâu phải cứ đào được ở Việt Nam thì là tổ tiên của người Việt Nam đâu? Muốn tìm tổ tiên của người Mỹ da trắng thì phải đào ở châu Âu cơ. Đấy mới chỉ là vài trăm năm bên Mỹ. Còn đây đã gần 4000 năm trước làm sao chắc chắn là "người Việt cổ"? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 1, 2013 LỜI TIÊN TRI BỔ SUNG 2013 Nhân TT Hoa Kỳ chuẩn bị đọc thông điệp liên bang. ======================== Chờ đợi thông điệp liên bang 2013 của TT Mỹ Cập nhật lúc 07:07, 13/01/2013 (ĐVO)- Chính phủ Mỹ vừa cho biết Tổng thống Barack Obama sẽ đọc thông điệp liên bang hàng năm trước quốc hội vào ngày 12/2 tới. Đây là sự kiện được mong đợi với những thay đổi trong chính sách của ông Obama trong nhiệm kỳ hai. Nhà Trắng cho biết Chính phủ Mỹ đã nhất trí với nội dung thư đề nghị chính thức của Chủ tịch Hạ viện John Boehner mời Tổng thống đọc thông điệp trước hai viện của Quốc hội. Sự kiện này diễn ra chỉ 3 tuần sau khi ông Obama tuyên thệ nhậm chức ông chủ Nhà Trắng để bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai có thời hạn 4 năm. Trong thư đề nghị gửi Tổng thống Obama, Chủ tịch Hạ viện Boehner nhấn mạnh nước Mỹ vẫn đang đứng trước những thách thức lớn. Ông Boehner kêu gọi hai viện quốc hội hợp tác nhằm tìm kiếm quan điểm và giải pháp chung, đồng thời cho biết quốc hội Mỹ sẽ đón nhận cơ hội được nghe kế hoạch và các giải pháp cụ thể ông Obama nhằm giải quyết những thách thức của nước Mỹ. Tổng thống Obama đọc thông điệp liên bang trước Quốc hội Mỹ ngày 24/1/2012 Theo thông lệ, Tổng thống Mỹ đọc thông điệp liên bang mỗi năm một lần trước Quốc hội, hay còn gọi là đồi Capitol. Thông điệp này đề cập toàn diện tới những gì mà chính phủ đã làm được trong một năm qua trong tất cả các vấn đề đối nội, đối ngoại của nước Mỹ cũng như vạch ra phương hướng tiếp theo. Năm 2012, Tổng thống Obama đọc thông điệp liên bang trước Quốc hội vào ngày 24/1. Đây là thông điệp liên bang thứ ba của ông Obama kể từ khi lên làm tổng thống, song cũng chính là cương lĩnh mà ông sử dụng để tranh cử cho nhiệm kỳ hai. Trong thông điệp liên bang 2012, Tổng thống Obama đề cập nhiều tới các vấn đề đối nội trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ vừa trải qua cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất trong vòng 70 năm và đà phục hồi vẫn chưa vững chắc. Trong khi đó, việc mỗi đảng kiểm soát một viện quốc hội (Đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện, còn Cộng hòa kiểm soát Hạ viện) khiến ông gặp nhiều khó khăn trong quá trình đưa ra các quyết sách. Mâu thuẫn này được thể hiện rõ hồi năm ngoái khi ông Boehner mỉa mai thông điệp năm 2012 của Tổng thống Obama là “lâm li”, song vẫn là bản sao của các chính sách cũ vốn đẩy nền kinh tế Mỹ vào tình trạng tệ hơn. Về đối ngoại, thành tích nổi bật mà ông Obama kể ra trong thông điệp liên bang năm ngoái là sự kiện lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden vào tháng 5/2011. Ngoài ra, ông Obama cũng kể tới thành tích chấm dứt cuộc chiến tranh tại Iraq kéo dài gần 9 năm và vai trò của Mỹ đối với làn sóng biểu tình “Mùa xuân Arập”. Với chiến lược trở lại châu Á-Thái Bình Dương, nhiều khả năng thông điệp liên bang năm 2013 của Tổng thống Obama sẽ đề cập nhiều tới các vấn đề căng thẳng trong khu vực, trong đó không loại trừ các chính sách can dự đối với một Trung Quốc đang tỏ ra “ngang ngược”. Bảo Minh ============ LỜI TIÊN TRI BỔ SUNG 2013. Ngoài những vấn đề của nước Mỹ, TT Obama sẽ nói đến những chiến lược tiến tới một thế giới hòa nhập với sự phát triển toàn cầu. Tất nhiên trong đó có những điểm nóng tiềm ần như biển Đông và đối sách của Hoa Kỳ. Riêng về vấn đề này, Hoa Kỳ vẫn tỏ ra khách quan và giữ chính sách cân bằng. Nhưng đấy chỉ là "lăm lay lên lói" zdậy. Hi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 1, 2013 Viễn cảnh quan hệ Trung - Mỹ năm 2013 Thứ hai, 14/1/2013, 06:02 GMT+7 Mỹ và Trung Quốc vừa hoàn thành sự kế tục lãnh đạo và giờ có thể bắt tay vào phát triển mối quan hệ đang chuyển hóa chưa từng có trong một bầu không khí tương đối ổn định ở mỗi nước. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong 2013, nhưng hiện vẫn có những nhân tố có thể gây bất ngờ. > Thế giới 2012 Năm 2012 đã đem lại những thay đổi quan trọng cho động lực trong quan hệ Trung-Mỹ, nổi bật nhất là chủ trương của Mỹ “xoay trục” về châu Á được dư luận chú ý; lãnh đạo Trung Quốc không ngừng lên tiếng phản đối việc họ cho rằng Mỹ can thiệp vào sân trước trong chiến lược của Trung Quốc. Quá trình chuyển giao chính trị trong nước ở Trung Quốc không gây ra bất ngờ nào. Ông Tập Cận Bình từ nhiều năm được dự kiến là người kế nhiệm. Có nhiều dấu hiệu hy vọng rằng cá nhân ông Tập Cận Bình có thể thân thiện với Mỹ, bởi giữa thập kỷ 1980, ông Tập đã có một thời gian nghiên cứu về nông nghiệp Mỹ tại Muscatine, bang Iowa. Trong khi đó việc Tổng thống Obama tái đắc cử cũng đem lại một kết quả tương đối thuận lợi cho Trung Quốc. Đối thủ thuộc đảng Cộng hòa Mitt Romney đã từng thề là sẽ gắn cho Trung Quốc một mác “lèo lái tiền tệ” ngày đầu tiên ông lên cầm quyền – mở đường cho việc trừng phạt về thương mại. Một động thái như vậy rất có thể sẽ đem lại những tác động nghiêm trọng cho quan hệ kinh tế và chính trị giữa hai nước. Mặc dù có những phát triển bề mặt tích cực như vậy trong quan hệ Trung-Mỹ, nhìn chung vẫn còn tồn tại những căng thẳng sâu sắc trong mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới này. Việc Mỹ “xoay trục” quân sự về châu Á và ủng hộ Nhật Bản trong cuộc tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang gây ra những căng thẳng nghiêm trọng và công khai. Thêm vào các nguồn căng thẳng mới này là một sự bất đồng lâu năm nhất về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, đây là môt sân khấu đang được dàn dựng cho một thời đối đầu ngày một gia tăng và càng công khai giữa Mỹ và Trung Quốc trong năm 2013. Bất ổn khu vực Sự căng thẳng gia tăng ở biển Hoa Đông đã dẫn đến một dự báo về các mối quan hệ sóng gió trong năm tới. Cả Trung Quốc và Nhật Bản đang gia tăng sự hiện diện quân sự của mình trong và xung quanh vùng đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. Tuần trước, máy bay chiến đấu của Nhật Bản phải đối mặt với một máy bay trinh sát của Trung Quốc trong khu vực này. Bộ Quốc phòng Trung Quốc hứa sẽ duy trì “cảnh giác cao” trong vụ tranh chấp đầy rủi ro này. Trong khi đó thủ tướng mới của Nhật Bản, ông Shinzo Abe đang thúc đẩy một lập trường chủ động hơn của Nhật Bản chống lại những tham vọng khu vực và tuyên bố đòi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Chỉ trong vài ngày sau nhậm chức, ông Abe đã điện đàm với các nhà lãnh đạo của Việt Nam, Nga, Ấn Độ, Australia, Indonesia và Anh. Tất cả những nước này (trừ Anh là đồng minh lâu năm của Mỹ) đều ở quanh Trung Quốc. Ông Abe nói với báo chí rằng: “Quan hệ Nhật-Trung là thách thức lớn nhất trong thế kỷ 21 về lĩnh vực ngoại giao và an ninh …Tôi sẽ xây dựng lại mối quan hệ tin cậy trong liên minh Nhật-Mỹ.” Lập trường chủ động mới của Nhật có tác động to lớn đối với chính sách của Mỹ tại khu vực. Một trụ cột cho sự dính líu của Mỹ ở châu Á là hiệp định phòng thủ chung ký với Nhật Bản. Đạo luật ủy quyền quốc phòng mới nhất, mới được quốc hội Mỹ thông qua, bao gồm hai điều khoản tối quan trọng đối với quan hệ Mỹ-Trung. Một điều khoản quy định rằng Mỹ không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, nhưng vẫn thừa nhận quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo này. Ngôn từ như vậy có thể làm cho bất kỳ cuộc xung đột nào trên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku leo thang. Tranh chấp leo thang đối với các đảo không có người ở có tiềm năng nổ ra một cuộc chiến tranh liên quan đến ba nền kinh tế lớn nhất của thế giới. Một điều khoản khác của Đạo luật Ủy quyền quốc phòng đã chọc giận Bắc Kinh khi thể hiện Quốc hội Mỹ ủng hộ việc bán các máy bay chiến đấu tiên tiến cho Đài Loan. Bắc Kinh coi bất kỳ thương vụ nào bán vũ khí cho Đài Loan đều là sự ủng hộ cho một "tỉnh nổi loạn" và là một vi phạm trắng trợn vào vấn đề an ninh nội bộ của Trung Quốc. Động thái chính trị này của Mỹ, diễn ra tại một thời điểm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, được Trung Quốc coi là một tín hiệu về sự xâm lược của Mỹ. Hai điều khoản trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng không mang tính ràng buộc pháp lý, mà chỉ là thể hiện "ý của Quốc hội". Tuy nhiên, biểu tượng này đã không qua mắt các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Trong hai bài xã luận gần đây, báo nhà nước Trung Quốc đã công khai bày tỏ tức giận đối với các động thái này của Mỹ. Một bài xã luận trên tờ Nhật báo Trung Quốc tuần trước đã lên án cái mà tờ báo này gọi là sự can thiệp của Mỹ vào khu vực: “Sự dính líu của Mỹ vào tranh chấp về dãy đảo Điếu Ngư gây phương hại cho hòa bình và ổn định khu vực, bởi vì hành động đó chỉ khuyến khích Nhật Bản ngày càng ngả theo cánh hữu …Sự lựa chọn tốt nhất vào lúc này là hai nước duy trì bầu không khí cho quan hệ song phương, chứ không phải kích động nhau về những vấn đề nhạy cảm.” Một xã luận gần đây bằng tiến Anh trên tờ Nhân dân Nhật báo thậm chí còn thẳng thắn hơn về ý đồ chống Trung Quốc của Mỹ. Tờ báo viết: “ Sự thiếu bình tĩnh của Mỹ phản ánh tính phức tạp trong quan hệ Mỹ-Trung. Bất kể Trung Quốc nhắc lại bao nhiêu lần về con đường phát triển hòa bình và bày tỏ thiện chí trên thực tế, Mỹ vẫn nghi ngờ Trung Quốc. Mỹ có một truyền thống tạo ra những kẻ thù tưởng tượng và Trung Quốc dường như có đủ điều kiện để trở thành một kẻ thù như vậy của Mỹ theo quan điểm về văn hóa, lịch sử và xã hội. Tuy nhiên, những kẻ thù tưởng tượng mang “tính tưởng tượng” chỉ vì một lý do, và do đó sẽ là không thông minh khi biến một sự nghi ngờ chiến lược thành một cuộc đối đầu chiến lược”. Phía Trung Quốc luôn luôn lên án Mỹ “can thiệp” vào tranh chấp biển đảo ở Đông Hải và vấn đề bán vũ khí cho Đài Loan bởi vì, trong con mắt của Bắc Kinh, đây không phải là những vấn đề quốc tế. Trung Quốc coi những vấn đề này có liên quan đến các vấn đề lịch sử nhạy cảm về chủ quyền của Trung Quốc. Áp lực công chúng Những ngôn từ chính trị đối đầu gữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng phản ánh trong quan điểm của người dân thường ở cả hai nước. Theo một công trình nghiên cứu về thái độ của công chúng toàn cầu của Pew, chỉ có 43% người Trung Quốc nhìn nhận Mỹ một cách có thiện cảm, giảm hơn so với tỷ lệ 58% trước đây. Trong khi đó 26% người dân ở Trung Quốc cho rằng quan hệ Trung-Mỹ là mối quan hệ “ác cảm”, tăng hơn so với tỷ lệ 8% hai năm về trước. Rõ ràng là những con số này ở một mức độ rộng lớn hơn bị tác động bởi ngôn từ của truyền thông. Trong khi đó công trình nghiên cứu về thái độ của công chúng toàn cầu của Pew cho thấy kết quả số người Mỹ nghi ngờ và lo ngại về Trung Quốc ngày một tăng. Năm ngoái chứng kiến một sự thay đổi quan trọng số người Mỹ ủng hộ “quan hệ mạnh mẽ hơn” với Trung Quốc sang ủng hộ “phải cứng rắn hơn với Trung Quốc”. Những quan ngại về kinh tế - như việc Trung Quốc đang nắm giữ phần lớn món nợ công của Mỹ và mất công ăn việc làm ở Mỹ cho Trung Quốc – là những vấn để lo ngại nhiều nhất trong nội bộ người Mỹ khi nói về Trung Quốc. Những vấn đề như nhân quyền và các khả năng quốc phòng ngày càng tăng của Trung Quốc chỉ thấy ở chưa đến 50% dân số Mỹ. Tất nhiên, việc Mỹ tăng triển khai quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương không thể làm được gì nhiều để cải thiện nền kinh tế Mỹ. Trong khi kinh tế trì trệ và bế tắc chính trị đe dọa đưa nước Mỹ đến bờ vực của "vách đá tài chính", các chỉ số kinh tế vĩ mô của Trung Quốc lại mạnh mẽ một cách đáng ngạc nhiên. Điều đó không phải để nói rằng Trung Quốc không có vấn đề nội bộ. Những vấn đề như chống tham nhũng và cải cách theo hướng dân chủ trong nước sẽ là trọng tâm chính của các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc trong năm tới. Một động lực đối đầu đang phát triển một cách chậm chạp giữa Mỹ và Trung Quốc và sẽ tiếp tục trong một tương lai gần. Năm 2012 đã đưa Mỹ “xoay trục” về châu Á và chứng kiến sự leo thang chưa từng thấy trong cuộc tranh chấp lãnh thổ dai dẳng ở Đông Hải. Năm 2013 có lẽ sẽ đem lại nhiều bất ngờ hơn về chính sách. Cả hai cường quốc có thể sẽ tập trung nhiều hơn vào những vấn đề nội bộ, nhưng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng tốc nhằm vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vì thế những ai quan tâm đến mối quan hệ giữa hai cường quốc này có thể chờ đợi những điều bất ngờ. Phạm Ngọc Uyển (theo Asia Times) =========================== Năm 2013 có lẽ sẽ đem lại nhiều bất ngờ hơn về chính sách. Theo Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - chẳng có cái gì là bất ngờ trên thế gian này, nếu như con người có khả năng nhận biết những quy luật có thể tiên tri - Và điều này phụ thuộc vào khả năng của con người. Vì giữa nhận thức và thực tại là hai vấn đề khác nhau, nhưng chân lý chỉ có một. Cá nhân tôi, vì tài hèn, nên cần phải có sự tổng kết những hiện tượng - nói theo khoa học - là "cận hiệu ứng", còn nói theo "mê tín dị đoan" là "điềm báo" - Nên tôi phải chờ đến hết ngày 23. Tháng Chạp Nhâm Thìn Việt lịch để cân nhắc có bổ sung vào "Lời tiên tri 2013" hay không về vấn đề này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 1, 2013 Sóng gió trong quan hệ Nga - Mỹ năm 2012 Thứ bảy, 29/12/2012, 13:49 GMT+7 Vài năm sau khi Nga và Mỹ chính thức “tái khởi động” quan hệ song phương, từng bị đóng băng sau chiến tranh Nga - Gruzia, con đường hai nước cùng sánh bước vẫn đầy chông gai. > Putin ký luật cấm người Mỹ nhận trẻ Nga làm con nuôi > "Đàm phán tên lửa Nga - Mỹ gần tới ngõ cụt" Tổng thống Mỹ bắt tay với tổng thống Nga trong một cuộc gặp song phương tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ngày 18/6 ở Los Cabos, Mexico. Ảnh: AP Quan hệ Nga - Mỹ từng bị đóng băng sau cuộc chiến Nga-Gruzia năm 2008, và sau tiến trình "tái khởi động", đến năm 2012, mối quan hệ giữa hai cựu địch thủ thời Chiến tranh Lạnh tiếp tục nóng lên, khiến nhiều người bi quan cho rằng tiến trình này đã hoàn toàn đổ vỡ. Đặc điểm nổi bật nhất của mối quan hệ Nga - Mỹ trong năm 2012 là những hành động trả đũa lẫn nhau. Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau khi nhậm chức ngày 7/5/2012, đã hủy chuyến đi Mỹ để tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước phát triển (G-8) diễn ra hồi trung tuần tháng 5, với lý do muốn dành thời gian thành lập chính phủ mới. Dù ông Putin ngỏ ý "lấy làm tiếc" về sự cố này, song dư luận quốc tế vẫn nhìn nhận đây là lời cảnh báo mạnh mẽ đối với Washington, khi Moscow luôn cáo buộc Mỹ xúi giục các cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử Duma quốc gia Nga (Hạ viện), cũng như phản đối ông Putin quay trở lại Điện Kremlin. Đáp lại, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngay lập tức thông báo không tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Vladivostok (Nga) vào tháng 9. Hành động “ăn miếng, trả miếng” giữa nguyên thủ quốc gia Nga và Mỹ đã báo hiệu một năm đầy sóng gió trong mối quan hệ song phương. Moscow cáo buộc một số tổ chức nước ngoài, trước hết của Mỹ, lén lút tài trợ cho phe đối lập tại Nga, kích động bạo lực và các hành động chống đối Nga. Đặc biệt, Nga tố cáo Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), vốn hoạt động tại Nga từ năm 1992, đã can thiệp sâu vào các công việc nội bộ của Nga, tác động tới các tiến trình chính trị, các thiết chế xã hội dân sự và cố tình gây ảnh hưởng đến kết quả của các cuộc bầu cử bằng cách cung cấp những khoản tiền viện trợ cho những tổ chức đối lập. Hậu quả là, Moscow đã quyết định chấm dứt các hoạt động của USAID trên lãnh thổ Nga từ ngày 1/10 vừa qua. Không chỉ rót nhiều tỷ USD hỗ trợ các nhóm đối lập ở Nga tiến hành những hoạt động chống đối chính quyền, Washington còn tìm cách ngăn chặn sự gia tăng ảnh hưởng của Moscow ở không gian hậu Xô viết. Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã thẳng thừng tuyên bố Washington cần phải ngăn cản nước Nga “tái xây dựng Liên Xô.” Cái mà bà Clinton gọi là “tái xây dựng Liên Xô” trên thực tế chính là Liên minh Âu - Á, một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ tổng thống thứ ba của ông Putin, được phát triển dựa trên Liên minh Hải quan gồm Nga, Belarus và Kazakhstan nhằm gia tăng hợp tác kinh tế và chính trị giữa các quốc gia thuộc Liên Xô trước đây. Theo giới phân tích, sự hồi sinh của nước Nga dường như đang khiến Washington cảm thấy “nóng mặt.” Thực tế cho thấy Mỹ đã, đang và sẽ không muốn chứng kiến một nước Nga trỗi dậy mạnh mẽ nên tìm mọi cách chế ngự chú “gấu Nga” tỉnh giấc trên các mặt trận chính trị, kinh tế và chiến lược. Sức nóng trong mối quan hệ Nga-Mỹ lại gia tăng vào những ngày cuối năm, sau khi Tổng thống Obama ký ban hành Đạo luật Magnitsky, gồm nội dung công nhận việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Nga nhưng đi kèm các biện pháp trừng phạt nhằm vào một số cá nhân ở Nga mà Mỹ cho là "vi phạm nhân quyền". Tổng thống Putin khẳng định việc Mỹ thông qua Đạo luật Magnitsky sẽ “hủy hoại mối quan hệ song phương", trong khi Bộ Ngoại giao Nga coi đây là hành động mở đường cho việc can thiệp vào công việc nội bộ của Nga và thể hiện một lập trường "nguy hiểm và mù quáng" của Washington. Không dừng lại ở việc chỉ trích, cơ quan lập pháp Nga đã thông qua ba đạo luật được coi là những biện pháp trả đũa. Ba đạo luật đó bao gồm việc trực tiếp cấm những tổ chức phi thương mại hoạt động chính trị ở Nga bằng kinh phí của Mỹ; cấm những người nước ngoài vi phạm các quyền của người Nga nhập cảnh Liên bang Nga và cấm các công dân Mỹ nhận con nuôi Nga. Bất đồng nối tiếp bất đồng, trong khi những mâu thuẫn tồn tại lâu nay như những hòn đả tảng cản trở quan hệ Nga - Mỹ phát triển vẫn chưa được giải quyết. Mỹ kiên quyết triển khai một phần Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) tại châu Âu, song vẫn phớt lờ yêu cầu của Moscow đưa ra bảo đảm pháp lý bằng văn bản rằng hệ thống này không nhằm chống lại nước Nga. Tất nhiên, Nga cũng không đứng khoanh tay nhìn Mỹ hành động mà đã có những bước đi cụ thể, trong đó có việc triển khai thêm tên lửa ở khu vực phía nam và tây bắc, tăng cường sức mạnh quân sự, đồng thời tuyên bố Moscow có thể tấn công phủ đầu nếu thấy cần thiết. Không chỉ có vậy. bất đồng Nga-Mỹ tiếp tục được khoét sâu bởi một loạt vấn đề thời sự quốc tế nóng bỏng như chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, diễn biến của “Mùa xuân Arab", đặc biệt là cuộc khủng hoảng ở Syria.... Những người chỉ trích chính quyền ông Obama cho rằng, những bất đồng nảy sinh ngày càng nhiều với Nga là bằng chứng cho thấy chính sách “tái khởi động” quan hệ với Moscow của Nhà Trắng đã thất bại. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng khẳng định Moscow không thể tiếp tục tái khởi động quan hệ với Mỹ theo kiểu này. Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh thách thức lớn nhất đối với an ninh quốc gia của Nga là việc Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có ý đồ xem xét lại trật tự thế giới hiện nay theo hướng phục vụ các lợi ích của phương Tây, sử dụng sức mạnh và giành quyền bá chủ thế giới, và khẳng định Nga không chấp nhận những âm mưu này. Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp ông Vladimir Putin, bấy giờ là thủ tướng Nga, ngày 7/7/2009 ở Moscow. Ảnh: AP Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế rằng, tiến trình tái khởi động quan hệ Nga-Mỹ do Tổng thống Obama khởi xướng từ năm 2009 đến nay đã gặt hái được một số thành công. Hai bên đã tìm được tiếng nói chung trong hợp tác chống khủng bố, cướp biển, vấn đề Afghanistan.... Bên cạnh đó, năm 2012, Nga và Mỹ cũng đạt được sự đồng thuận trong nhiều vấn đề, như Mỹ ủng hộ Nga chính thức trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Washington trao quy chế "Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn" (PNTR) cho Nga, hai nước ký thỏa thuận đơn giản hóa quy chế thị thực... Giới phân tích cho rằng trong bối cảnh hiện nay, khi Mỹ buộc phải thừa nhận không có bất cứ cường quốc nào trên thế giới có thể tự đối phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu, mà cần có sự hợp tác quốc tế, thì quan hệ với một nước giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế như Nga, sẽ tiếp tục là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama nhiệm kỳ tới. Trong khi đó, Nga đang rất cần vốn, công nghệ và kỹ thuật của Mỹ và phương tây để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế của mình. Do vậy, mối quan hệ Nga - Mỹ trong năm tới sẽ vẫn tiếp tục xu hướng “hợp tác trong bất đồng”. Theo Vietnam+ =============== Mối quan hệ phức tạp này về mặt hiện tượng, tôi cũng chờ luôn qua ngày 23, Tháng Chạp Việt lịch, để có thể hay không bổ sung chính thức vào "Lời tiên tri 2013". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 1, 2013 "Ai kiểm soát được vũ trụ sẽ kiểm soát được toàn bộ Trái Đất" Thứ hai 14/01/2013 06:58 (GDVN) - Dư luận TQ đang tỏ ra lo ngại về cuộc chạy đua vũ trang mới trên vũ trụ khi Mỹ, Nga, Nhật, Ấn, Israel đều tập trung phát triển vũ khí chống vệ tinh. Máy bay không gian không người lái X-37B Không quân Mỹ Tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc đã có bài viết bày tỏ lo ngại, quỹ đạo hoạt động và góc chếch quỹ đạo của máy bay không gian không người lái X-37B của Mỹ gần giống với phòng thí nghiệm không gian Thiên Cung 1 của Trung Quốc; đồng thời phỏng đoán, Mỹ phóng X-37B là có ý đồ “nhằm vào Trung Quốc”. Ngay sau đó, tờ “Tân Kinh báo” Trung Quốc cũng đã có bài viết bổ sung, được Tân Hoa xã đăng lại ngày 13/1/2012. Bài báo cho rằng, X-37B có thể triển khai lâu dài trong vũ trụ. Một khi quân Mỹ xác định khu vực châu Á-Thái Bình Dương là chiến trường, X-37B có thể ra tay/tấn công đối với vệ tinh, tàu vũ trụ, thậm chí trạm không gian của nước khác. X-37B được phóng lên tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận đối với “vũ khí chống vệ tinh” – một chủ đề nhạy cảm. X-37B có thể “bắt cóc” vệ tinh của đối phương Cựu Tổng thống Mỹ Kennedy từng nói, “ai kiểm soát được vũ trụ, người đó sẽ kiểm soát được Trái đất”. Hiện nay, về việc nghiên cứu phát triển vũ khí chống vệ tinh, Mỹ và Nga đang đi đầu trên thế giới. Những năm gần đây, Mỹ có các động thái liên tiếp về nghiên cứu phát triển vũ khí chống vệ tinh. Ngoài việc phát triển vũ khí laser và hệ thống phòng thủ tên lửa, máy bay chiến đấu không gian X-37B do Không quân Mỹ và hãng Boeing hợp tác nghiên cứu chế tạo đã được dư luận quan tâm nhất. Hình ảnh X-37B được tờ "Tân Kinh báo" Trung Quốc vẽ Với tính chất là vũ khí chống vệ tinh tiên tiến nhất hiện nay của Mỹ, máy bay chiến đấu không gian X-37B đã tích hợp các công nghệ đỉnh cao nhất của hãng Boeing. Loại máy bay không gian này có thể tích chỉ bằng 1/4 tàu con thoi hiện có của Mỹ, trọng lượng cất cánh hơn 5 tấn, khi máy bay giảm tốc độ rời khỏi vũ trụ, có thể sử dụng đường băng của căn cứ không quân Vandenberg để hạ cánh. Trên quỹ đạo, X-37B có thể tiến hành các công việc như thu thập tin tức tình báo, phóng vệ tinh nhỏ, kiểm tra thiết bị vũ trụ. X-37B không những có các ưu điểm như tốc độ bay nhanh, thời gian ở lại trên không dài, chi phí phóng thấp, mà còn có tiềm năng do thám và tấn công mạnh, được các nhà quan sát quân sự gọi là “hình thức ban đầu của máy bay chiến đấu không gian”. X-37B có thể mang theo nhiều thiết bị trinh sát/do thám, từ trên cao tiến hành do thám đối với các mục tiêu trên biển, trên đất liền, trên không và các mục tiêu trong không gian vũ trụ, đồng thời truyền những thông tin thu thập được về cho các đơn vị tác chiến theo thời gian thực. Điều quan trọng hơn là, nó còn có thể thực hiện các loại nhiệm vụ quân sự như đánh chặn, trinh sát/do thám và ném bom/oanh tạc, trở thành vũ khí không gian rất có uy lực. Phòng thí nghiệm/trạm Thiên Cung 1 của Trung Quốc Do áp dụng mô hình tự chủ điều khiển và dẫn đường, X-37B có thể triển khai lâu dài ở vũ trụ. Một khi quân Mỹ định vị khu vực châu Á-Thái Bình Dương là chiến trường, X-37B có thể tiến hành ra tay/tấn công đối với vệ tinh, tàu vũ trụ thậm chí trạm vũ trụ của nước khác. Nếu được trang bị người máy/robot đơn giản, X-37B có thể sẽ “đóng gói” vệ tinh của nước khác để đem về Mỹ. Do không phải cân nhắc bố cục khí động học, X-37B có thể chở hoặc treo nhiều loại vũ khí; khi được trang bị tên lửa, X-37B còn trở thành máy bay chiến đấu vũ trụ mẫu mực, có thể đe dọa tàu vũ trụ và thiết bị/phương thiện không gian của nước khác. Nga giỏi sử dụng vệ tinh để chống vệ tinh Liên Xô là một trong những nước phát triển vũ khí chống vệ tinh sớm nhất thế giới. Ngay từ năm 1961, Liên Xô đã thành lập Bộ Tư lệnh phòng thủ không gian, chống vệ tinh được xác định là nhiệm vụ chủ yếu của phòng thủ không gian. Ban đầu, Liên Xô hy vọng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa có tính năng cao để làm vũ khí chống vệ tinh, nhưng do tính hạn chế của đầu đạn hạt nhân (với tính chất là vũ khí chống vệ tinh) ngày càng rõ ràng, Liên Xô chuyển trọng điểm nghiên cứu phát triển vào vệ tinh. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã kế thừa hầu hết sức mạnh quân sự, đồng thời cũng kế thừa di sản vũ khí chống vệ tinh của Liên Xô. Chương trình phòng thủ không gian của Liên Xô cũ Trên nền tảng vũ khí chống vệ tinh kiểu “cùng quỹ đạo” của Liên Xô, những năm gần đây, Nga đã nghiên cứu chế tạo được công nghệ sử dụng vệ tinh làm vũ khí chống vệ tinh, như vệ tinh trinh sát/do thám quang học được Nga phóng trong những năm gần đây. Theo giới thiệu của “Mạng sức mạnh hạt nhân chiến lược Nga”, loại vệ tinh trinh sát quang học này chủ yếu dùng để đánh chặn vệ tinh thông tin điện tử của kẻ thù. Căn cứ vào chương trình hàng không vũ trụ 10 năm của Nga, vũ khí chống vệ tinh sẽ là đối tượng phát triển trọng điểm. Theo tờ “Quốc phòng Trung Quốc”, ngoài vũ khí chống vệ tinh kiểu cùng quỹ đạo và vũ khí chống vệ tinh năng lượng chùm tia, Nga cũng đã thiết kế các thủ đoạn tác chiến không gian khác như sau: Trước hết, triển khai mìn không gian (vệ tinh sát thủ) ở gần quỹ đạo của vệ tinh Mỹ, khi tác chiến, thông qua tiếp nhận mệnh lệnh từ mặt đất, dùng phương pháp kích nổ thông thường để tiêu diệt vệ tinh. Hai là, kích nổ trước trang bị hạt nhân ở trên bầu khí quyển, sinh ra phóng xạ hồng ngoại mạnh, làm cho các hệ thống như dò tìm, cảnh báo sớm và bộ cảm biến của tên lửa chống vệ tinh Mỹ mất tác dụng. Máy bay không gian Nga Nhật Bản, Ấn Độ, Israel đua nhau phát triển vũ khí chống vệ tinh Chi phí nghiên cứu chế tạo vũ khí chống vệ tinh tương đối thấp, nhưng lại có thể tấn công hệ thống hàng không vũ trụ cực kỳ đắt tiền của kẻ thù. Vì vậy, rất nhiều quốc gia có khả năng không gian tương đối yếu cũng đang ra sức nghiên cứu chế tạo vũ khí chống vệ tinh. Theo các phương tiện truyền thông Mỹ, sau khi phóng chiếc vệ tinh nhân tạo đầu tiên Osumi 1 vào năm 1970 không lâu, Nhật Bản đã khởi động chương trình nghiên cứu vũ khí chống vệ tinh, chủ yếu là: sử dụng các thủ đoạn như dùng tia laser, sóng cực ngắn (vi ba) năng lượng cao hoặc vệ tinh (kiểu chống vệ tinh) để phá hủy vệ tinh của nước thù địch. Về vũ khí “sóng cực ngắn năng lượng cao”, từ năm 2000, Nhật Bản đã lặng lẽ tiến hành những thử nghiệm này. Nguyên lý của nó là, phát ra sóng cực ngắn năng lượng cao vào tên lửa hoặc vệ tinh của kẻ thù, phá hủy linh kiện điện tử quan trọng của chúng, khiến cho tên lửa hoặc vệ tinh mất tác dụng. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đã tiến hành nghiên cứu đối với việc sử dụng tên lửa thông thường chống vệ tinh, hy vọng xây dựng được một mạng lưới vũ khí chống vệ tinh hoàn thiện. Quân đội Mỹ tìm cách chế tạo được vũ khí sóng cực ngắn (vi ba). Việc nghiên cứu và thực lực chống vệ tinh của Israel cũng thuộc hàng đầu thế giới. Năm 2005, Yuval Steinitz, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và Các vấn đề ngoại giao của Quốc hội Israel đã công khai cho biết, Israel cần sở hữu vũ khí không gian có khả năng chống vệ tinh. Đây là lần đầu tiên Quân đội Israel công khai bày tỏ tìm kiếm vũ khí chống vệ tinh. Đầu năm 2010, tại “Đại hội Khoa học Ấn Độ”, ông Saraswat, Chủ tịch Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ cho biết, Ấn Độ đưa phát triển vũ khí chống vệ tinh vào chương trình làm việc. Saraswat cho biết, Ấn Độ đang “nỗ lực bảo đảm an ninh vũ trụ, bảo vệ vệ tinh của chúng ta. Đồng thời, chúng ta cũng đang nỗ lực nghiên cứu biện pháp làm thế nào để ngăn chặn kẻ thù sử dụng tài sản vũ trụ của họ”. Thông số kỹ thuật của máy bay chiến đấu không gian X-37B Bài báo của “Tân Kinh báo” cũng đưa ra những thông số kỹ thuật của máy bay không gian không người lái X-37B của Mỹ như sau: - Điều khiển: không người lái. - Chiều dài: 8,9 m. - Sải cánh: 4,6 m. - Trọng lượng rỗng: 3,5 tấn. - Trọng tải: 4.990 kg. - Tốc độ trên quỹ đạo: 28.200 km/giờ. - Thời gian bay trên quỹ đạo: dài nhất 270 ngày. Các tính năng của máy bay không gian không người lái X-37B Mỹ - Thiết bị điện tử: X-37B có thể trang bị nhiều loại thiết bị gây nhiễu và trinh sát công suất lớn, có thể làm “mù lòa” radar đối phương. - Khoang thử nghiệm: Khoang thử nghiệm có kích cỡ tương đương thùng xe tải, dài 2,13 m, đường kính 1,22 m, có thể chứa 227 kg thiết bị. - Khoang nhiên liệu: X-37B có đủ nhiên liệu và pin, có thể ở trên quỹ đạo 270 ngày. - Động cơ chính: Trang bị 1 động cơ tên lửa cỡ lớn, có thể tiến hành đổi tốc độ và cơ động khỏi quỹ đạo với tốc độ 1.126 km/giờ. - Khả năng chống vệ tinh của X-37B: (1) Tiến hành bay bám theo vệ tinh mục tiêu (tàu vũ trụ), thông qua cánh tay của người máy để “vồ” lấy vệ tinh, từ đó bắt vào. (2) Thông qua phát sóng điện gây nhiễu để vệ tinh mục tiêu bị “mù”, không thể hoàn thành nhiệm vụ trinh sát/do thám. (3) Phóng vũ khí laser hoặc tên lửa, trực tiếp phá hủy vệ tinh mục tiêu. Sự bí ẩn của X-37B luôn thu hút sự phỏng đoán của dư luận! * Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã) ========================== Cựu Tổng thống Mỹ Kennedy từng nói, “ai kiểm soát được vũ trụ, người đó sẽ kiểm soát được Trái đất”. Ngài Kennedy phát biểu đúng về yếu tố căn bản. Nhưng còn thiếu một yếu tố rất quan trọng nữa để có một sự kiểm soát hoàn hảo, hoặc một chiến thắng trọn vẹn. Đó là : "Kiểm soát Đại Dương". Lý học Việt gọi là "Cân bằng Âm dương". Thiếu điều này cả hai bên đều thua.Nếu không có được điều này thì một quốc gia hoàn hảo nhất vẫn có thể thất bại trước một đối thủ yếu hơn. Ngạn ngữ Việt có một câu rất đáng suy ngẫm: "Anh hùng chết bởi lỗ chân trâu". Lịch sử cận đại đã có một trường hợp hi hữu như vậy. Toàn bộ Đạo quân hùng mạnh của Napoleon, thất bại ở Waterloo, chỉ vì một cái gật đầu của một ông lão chăn cừu câm điếc. 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 1, 2013 Ông Obama cảnh báo một khủng hoảng kinh tế mới Theo AFP, ngày 14/1, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng kinh tế mới và cho rằng các thị trường chứng khoán thế giới có thể "lên xuống thất thường" trừ phi những người Cộng hòa ở Quốc hội Mỹ đồng ý nâng mức trần nợ công của nước này. Phát biểu trong cuộc họp báo cuối cùng trước khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Obama cho biết: "Chúng ta không phải là một quốc gia nợ nần. Tôi sẵn sàng thỏa hiệp và tìm quan điểm chung về việc làm thế nào để giảm thâm hụt. Nước Mỹ không thể lại phải trải qua một cuộc tranh luận nữa tại Quốc hội về việc có nên trả các khoản nợ đã chất đống rồi hay không." Lời cảnh báo của ông Obama được đưa ra trong bối cảnh có tin nói những người Cộng hòa ở Hạ viện đang xem xét để Chính phủ Mỹ phải lâm vào cảnh vỡ nợ trừ phi ông Obama nhất trí cắt giảm mạnh chi tiêu liên bang. Cũng tại buổi họp báo tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ việc hạn chế các cửa hàng vũ khí lớn và kiểm tra tiểu sử những người mua súng kỹ càng hơn. Tổng thống Obama nói về vụ xả súng ở trường tiểu học làm 26 người chết ở Newtown: "Nếu có một biện pháp chúng ta có thể thực hiện để cứu dù chỉ một trẻ em trong vụ xả súng ở Newtown, chúng ta nên thực hiện biện pháp đó. Chúng ta cần phải kiểm tra tiểu sử người mua súng kỹ càng hơn, chúng ta có thể làm tốt hơn trong việc không cho những kẻ không nên sở hữu súng đến các cửa hàng vu khí lớn và một lệnh cấm vũ khí tấn công... đó là những điều tôi tiếp tục tin tưởng là có ý nghĩa. Liệu tất cả những điều này có được Quốc hội thông qua? Tôi không biết nữa. Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng nhất là đảm bảo tôi trung thực với người dân Mỹ và với các thành viên Quốc hội về những gì tôi nghĩ là sẽ có hiệu quả." Ông Obama sẽ đưa ra chi tiết cụ thể về lệnh cấm vũ khí vào cuối tuần này. Vietnam+ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 1, 2013 TƯ LIỆU THAM KHẢO Quân đội Trung Quốc được lệnh sẵn sàng cho chiến tranh Thứ Ba, 15/01/2013 - 15:09 (Dân trí) - Quân đội Trung Quốc đã được lệnh nâng cao khả năng chiến đấu trong năm 2013, truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm nay đưa tin, trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này với Nhật Bản đang gia tăng xung quanh một quần đảo tranh chấp. >> Báo Trung Quốc cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Nhật Các binh sĩ Trung Quốc trong một cuộc tập trận chung với Nga hồi năm 2005. “Trong năm 2013, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và Lực lượng cảnh sát có vũ trang nên tập trung chặt chẽ vào khả năng chiến đấu và giành chiến thắng một trận đánh”, một bài báo trên People's Daily, tờ báo chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, viết. Chỉ thị trên được đưa ra trong một tài liệu về huấn luyện quân sự trong năm 2013 được Bộ tham mưu của PLA công bố vào dịp năm mới, tờ báo cho biết. Để chuẩn bị chiến đấu, quân đội cũng phải “tăng cường mạnh mẽ công tác huấn luyện quân sự giống chiến đấu thật sự” và đẩy mạnh các nỗ lực nhằm trau dồi cho các nhân sự quân đội cấp cao, bài báo viết thêm. Chỉ thị cũng diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này với Nhật Bản đang gia tăng xung quanh một quần đảo tranh chấp. Tuy nhiên, bài báo không đề cập tới cuộc tranh chấp lãnh thổ với Tokyo về chủ quyền một quyền đảo ở Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn Nhật Bản gọi là Takeshima. Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát. Chỉ thị trên khác hẳn các chị thị năm ngoái. Một bài báo trên truyền thông quốc gia hồi đầu năm 2012 viết về các mục tiêu quân sự trong năm đã không kêu gọi quân đội sẵn sàng chiến đấu và chỉ nói chung chung, tập trung vào các vấn đề như cải tiến huấn luyện và thúc đẩy công nghệ thông tin. Tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật, vốn kéo dài nhiều năm qua, đã gia tăng hồi năm 2012 khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hoá Takeshima/Điếu Ngư, gây ra sự giận dữ và các cuộc biểu tình tại Trung Quốc. Cả hai nước đã điều các máy bay chiến đấu tới khu vực trong những tuần gần đây giữa lúc căng thẳng leo thang, mặc dù không xảy ra vụ va chạm nào. An Bình Theo AFP Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 1, 2013 TƯ LIỆU THAM KHẢO Dự đoán tình hình Trung Đông năm 2013 Thứ ba 01/01/2013 06:28 (GDVN) - Dự đoán tình hình Trung Đông năm 2013 của nhà phân tích, chuyên gia đàm phán Trung Đông của đảng Cộng hòa, đảng Dân chủ Mỹ - Aaron David Miller. Putin chỉ trích âm mưu lật đổ chế độ bằng máu ở Trung Đông Israel sẽ gây ra “ngày tận thế” cho Trung Đông? Đồng minh Mỹ ở Trung Đông mời Iran nhập "bộ tứ" mới bàn về Syria Điểm nóng Trung Đông 24 giờ qua Tình báo Israel trở thành mối đe dọa số 1 ở Trung Đông của CIA Aaron David Miller là Phó chủ tịch, một học giả cấp cao tại Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson dành cho các học giả. Ông cũng là một nhà phân tích, trung gian đàm phán Trung Đông của đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ. Ông cũng là tác giả một cuốn sách sắp xuất bản mang tựa "Mỹ có thể có một Tổng thống vĩ đại?". Và dưới đây là những dự đoán của ông về tình hình tại khu vực này trong năm tới. 1. Iran Lập trường của ông Obama sẽ khiến Tel Aviv không hài lòng và khó chịu. Năm 2013 sẽ là một năm quyết định đối với các giáo sĩ Hồi giáo lãnh đạo đất nước Iran. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa để tránh xảy ra một cuộc tấn công quân sự chống lại chương trình hạt nhân của Iran và sẽ không bật đèn xanh cho Israel. Lập trường của ông Obama sẽ khiến Tel Aviv không hài lòng và khó chịu, nhưng sẽ khiến nước này không dám đơn độc tiến hành một cuộc chiến chống lại Iran. Trong khi đó, các giáo sĩ Hồi giáo Iran vẫn đủ thông minh để không manh động hoặc cho Jerusalem hay Washington một cái cớ tấn công. Tóm lại, năm 2013 sẽ là một năm của ngoại giao chứ không phải chiến tranh. Theo nhà phân tích Miller, thế giới sẽ tiếp tục được chứng kiến thêm những màn "mèo vờn chuột Tom và Jerry" trong cuộc chiến ngoại giao về vấn đề hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, nếu người Mỹ và Iran thực sự cùng nỗ lực, có thể cả hai sẽ đạt được một thỏa thuận làm chậm chương trình làm giầu uranium của Iran thêm một vài năm nữa. 2. Hòa bình Ả Rập - Israel Người Mỹ sẽ cố gắng và có thể thành công trong việc đưa Israel và Palestine ngồi vào bàn đàm phán. Cuộc bầu cử ngày 22/1 sẽ khiến chính phủ của Thủ tướng Israel Netanyahu mới sẽ không có động cơ đưa ra những quyết định có thể tự hủy diệt trong cách giải quyết các vấn đề lớn như Jerusalem và người tị nạn, vấn đề hạt nhân Iran. Người Mỹ sẽ cố gắng và có thể thành công trong việc đưa Israel và Palestine ngồi vào bàn đàm phán về tranh cãi biên giới và an ninh. Tuy nhiên, vẫn còn quá khó khăn để có thể đạt được giải pháp hòa bình cho cả hai bên, nhưng đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng nên khó có thể từ bỏ. Tổng thống Obama có thể sẽ không kiếm được giải thưởng Nobel hòa bình như đề xuất. 3. Mùa xuân/mùa đông Ả Rập Sẽ vẫn còn nhiều tranh cãi sau hơn một thế kỷ rưỡi kéo dài những cuộc nội chiến đẫm máu. Không nơi nào trong thế giới Ả Rập cho thấy hy vọng vào năm 2013, cả ở Ai Cập, Tunisia, Yemen, Libya hay Syria. Người Ả Rập hiện cần 3 yếu tố để có thể thiết lập dân chủ đúng hướng: các nhà lãnh đạo cần phải đưa lợi ích quốc gia lên trên lợi ích chính trị và tôn giáo riêng của họ, cải tổ toàn diện và hợp pháp, thiết lập một cơ chế để đảm bảo rằng sự phân cực sẽ không sinh ra các cuộc biểu tình bạo lực trên các đường phố. Tóm lại, trong thế giới Ả Rập mới với lượng người Hồi giáo ngày càng gia tăng thì không gian chính trị dành cho Mỹ ngày càng thu hẹp lại và các mối nguy hiểm đối với các nhà ngoại giao Mỹ cũng càng tăng thêm nhiều. Tin tốt Chuyên gia Trung Đông Aaron David Miller. Nhưng tin tốt là mọi thứ không hoàn toàn được bao phủ bởi đám mây ảm đạm. Chúng ta đã thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử, đang giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu mỏ ở Trung Đông, al-Qaeda đang ngày càng suy yếu. Với thành tích đáng chú ý nhất trong nhiệm kỳ đầu tiên là tiêu diệt được trùm khủng bố Osama bin Laden, dù không đạt được nhiều thành công lớn trong chính sách đối ngoại, nhưng Tổng thống Obama đã tránh được những thất bại ngoạn mục. Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Nguyễn Hường (nguồn CNN) =========================== Trong năm Nhâm Thìn, khả năng không xảy ra cuộc chiến ở Iran mong manh như tơ nhện. Tức là còn nhỏ hơn cả sợi tóc. Nhưng cần phải xác định vị trí quyết định của ngài Obama. Chỉ một sai lầm rất nhỏ thì cuộc chiến sẽ xảy ra. Và đây chính là lý do mà tôi xác định TT Obama sẽ đắc cử nhiệm kỳ II, khi mà ngay cả chính ông cũng chưa nghĩ tới điều đó: Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa để tránh xảy ra một cuộc tấn công quân sự chống lại chương trình hạt nhân của Iran và sẽ không bật đèn xanh cho Israel. Nhưng TT Obama chỉ trở thành vĩ đại, nếu kết cục có hậu với sự chấp thuận bãi bỏ làm giàu năng lượng nguyên tử của Iran. Còn nếu không phải như vậy thì ông mắc một sai lầm lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Cá nhân tôi muốn ngài Obama thành công. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 1, 2013 WB: Kinh tế thế giới 2013 vẫn "mong manh" Thứ Tư, 16/01/2013 - 13:36 (Dân trí) - Ngày 15/1, Ngân hàng Thế giới (WB) đã điều chỉnh giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ mức 3% xuống 2,4%. Nguyên nhân chính là do cơ quan này tin rằng kinh tế thế giới vẫn còn “mong manh”. Theo WB, các nền kinh tế trên thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tìm lại đà tăng trưởng dù tình hình trên các thị trường tài chính đã được cải thiện. Do đó tổ chức này quyết định hạ mạnh dự báo tăng trưởng trong năm nay. Kinh tế thế giới còn khó khăn trong năm 2013 Cụ thể, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo chỉ đạt 2,4% thay cho mức dự báo 3% hồi tháng 6/2012. Mức dự báo mới này chỉ cao hơn 0,1 điểm % so với tốc độ tăng trưởng 2012. Andrew Burns, trưởng nhóm tác giả bản báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu cho biết đà phục hồi mà ngân hàng này dự báo hồi năm ngoái có thể xảy ra “vào giai đoạn cuối quý 1 và trong quý 2/2013 thay vì ngay ở giai đoạn đầu năm”. Cùng với việc hạ triển vọng kinh tế toàn cầu, WB cũng cắt giảm các mức dự báo tăng trưởng đối với các nước đang phát triển. Trong năm ngoái các quốc gia khu vực này có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong một thập kỷ. Và năm nay, WB dự báo tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển chỉ đạt 5,5%, thấp hơn mức 5,9% được đưa ra hồi tháng 6/2012. Dù vậy tốc độ tăng trưởng sẽ nhích dần trong năm tới, lên 5,7% và đạt 5,8% trong năm 2015. Đối với các quốc gia phát triển, WB cho rằng triển vọng của khu vực này vẫn còn yếu sau khi chỉ đạt mức tăng 1,3% trong năm 2013. Đây cũng là con số được dự báo cho năm nay do hoạt động cắt giảm chi tiêu công, tỷ lệ thất nghiệp cao, niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp đều ở mức yếu. Phải đến năm 2014 các nền kinh tế phát triển mới đạt tốc độ tăng trưởng 2% trước khi lên 2,3% trong năm 2015. WB kêu gọi các quốc gia đang phát triển mà tổ chức này tài trợ “chú trọng vào các chính sách tăng năng suất nội tại” của nền kinh tế để thúc đẩy đà tăng trưởng trở lại. Một số nền kinh tế tăng trưởng nhanh như Brazil và Trung Quốc đã gây thất vọng trong quý 3/2012. Đối với triển vọng của từng khu vực, các nhà kinh tế của WB tin rằng tình hình đã được cải thiện từ qúy 4/2012 tại các khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cũng như châu Âu, Trung và Nam Á. Tuy nhiên khu vực Mỹ Latin và Caribbe tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm. WB tin rằng tương lai của khu vực châu Âu đã sáng sủa hơn sau khi ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cam kết “làm tất cả những gì có thể” để bảo vệ đồng Euro. Dù vậy, WB vẫn kết luận rằng tình hình chung của kinh tế toàn cầu vẫn còn “mong manh” và “còn có thể gây thêm thất vọng”. Cơ quan này bày tỏ quan ngại về “những yếu kém bất thường” trong hoạt động đầu tư và công nghiệp tại Mỹ. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bị ảnh hưởng lớn bởi những tranh cãi quanh vấn đề “vách đá tài khóa” và trần nợ công trong những tháng gần đây. Thanh Tùng Theo CNBC ================= Nếu nói "mong manh" thì là cách dùng từ chưa chính xác, hoặc dịch sai. Nếu nói chính xác với tổng kết cuối năm thì phải xác định là: "Rất tệ hại". Đây là năm sự khủng hoảng bắt đầu phát huy tác dụng và tác động đến mọi mặt của xã hội con người. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 1, 2013 Hội nghị Davos ra cảnh báo mới về kinh tế toàn cầu Chủ Nhật, 27/01/2013 - 10:26 (Dân trí) - Các nhà lãnh đạo tài chính quốc tế đã kết thúc hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ) với cảnh báo rằng còn rất nhiều việc phải làm để ổn định kinh tế toàn cầu. Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos ngày 23/1/2013. Phát biểu ngày hôm qua tại hội nghị, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nói rằng viễn cảnh phục hồi kinh tế thế giới rất “mong manh và dè dặt”. “IMF cho rằng viễn cảnh phục hồi kinh tế thế giới tùy thuộc vào việc lãnh đạo các nền kinh tế hàng đầu như châu Âu, Mỹ và Nhật Bản đưa ra những quyết định đúng đắn”, bà Lagarde nói. Bà Lagarde ghi nhận là hai nền kinh tế Italia và Tây Ban Nha đã vượt qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất ở châu Âu, song đồng thời cũng cảnh báo 17 quốc gia thành viên Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) không nên tự mãn. “Mặc dù đồng euro chưa bị tác động nghiêm trọng và chính quyền Mỹ vẫn có thể tìm cách vượt qua rào cản ngân sách quan trọng song các nhà lãnh đạo thế giới không nên mất tập trung”, Tổng Giám đốc IMF hối thúc. Bà cũng cho rằng khu vực sử dụng đồng tiền chung euro cần phải ngăn không cho các rắc rối ở lĩnh vực ngân hàng trở thành gánh nặng cho chính phủ. Ngoài ra, người đứng đầu thể thế tiền tệ toàn cầu cũng bày tỏ quan tâm đến những chính sách quyết liệt mà chính phủ Nhật Bản vừa áp dụng trong tuần này để kích thích nền kinh tế trì trệ hiện nay. Nhật Bản đặt mục tiêu kích thích tiêu dùng trong nước thông qua việc đưa tỷ lệ lạm phát lên gấp đôi so với mức 2% hiện nay. Cách làm này cũng tương tự như biện pháp đã được Ngân hàng Trung ương Mỹ thực hiện trong những năm gần đây. Vì vậy, Tokyo một mực bác bỏ mọi lời chỉ trích cho rằng sự thay đổi chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể dẫn tới việc giảm giá đồng yên và thuận lợi cho các nhà xuất khẩu của nước này. Linh Giang Theo AP ============ Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này là cuộc khủng khoảng của sự chuyển đồi từ kinh tế khu vực sang một nền kinh tế toàn cầu. Do đó , cái cần thiết là phương thức sản xuất và cân bằng, tái bố trí lại sản xuất phủ hợp với quy mô toàn cầu. Không làm được điều đó thì "chưa vượt trần" được. Khủng khoảng sẽ kéo dài và nó sẽ phải kết thúc bằng "Canh bạc cuối cùng" để chọn một sự chỉ đạo nhất quán cho việc toàn cầu hoá, hoặc hội nhập trong hoà bình. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 1, 2013 George Soros: Đang có 'bong bóng tín dụng' Theo nhà đầu tư, tỷ phú George Soros, thế giới vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về cách các thị trường tài chính vận hành và thị trường tài chính thế giới đang có nguy cơ xuất hiện "bong bóng" tín dụng. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos ngày 26/1, ông Soros, người đang có hàng tỷ USD đầu tư vào các thị trường chứng khoán, khẳng định các lý thuyết kinh tế được áp dụng lâu nay đã "sụp đổ" trước thực tế. Ông cảnh báo rằng nước Đức "đang lạc điệu với phần còn lại của thế giới" với cách xử lý cuộc khủng hoảng đồng euro. Theo ông Soros, "một thứ bong bóng tín dụng" đang có nguy cơ xuất hiện từ những "vấn đề lớn chưa được giải quyết". Ông Soros nói: "Lẽ ra đã có thể ngừng các khoản tín dụng bổ sung (được các chính phủ bơm vào) khi nền kinh tế hồi phục, nhưng việc này đã không được thực hiện. Do đó, đã hình thành một nỗi sợ hãi rằng việc này có thể dẫn đến lạm phát". Đặc biệt, nỗi sợ hãi này đang xuất hiện rõ ràng ở Đức. Theo Tin Tức Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 1, 2013 George Soros: Đang có 'bong bóng tín dụng' Theo nhà đầu tư, tỷ phú George Soros, thế giới vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về cách các thị trường tài chính vận hành và thị trường tài chính thế giới đang có nguy cơ xuất hiện "bong bóng" tín dụng. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos ngày 26/1, ông Soros, người đang có hàng tỷ USD đầu tư vào các thị trường chứng khoán, khẳng định các lý thuyết kinh tế được áp dụng lâu nay đã "sụp đổ" trước thực tế. Ông cảnh báo rằng nước Đức "đang lạc điệu với phần còn lại của thế giới" với cách xử lý cuộc khủng hoảng đồng euro. Theo ông Soros, "một thứ bong bóng tín dụng" đang có nguy cơ xuất hiện từ những "vấn đề lớn chưa được giải quyết". Ông Soros nói: "Lẽ ra đã có thể ngừng các khoản tín dụng bổ sung (được các chính phủ bơm vào) khi nền kinh tế hồi phục, nhưng việc này đã không được thực hiện. Do đó, đã hình thành một nỗi sợ hãi rằng việc này có thể dẫn đến lạm phát". Đặc biệt, nỗi sợ hãi này đang xuất hiện rõ ràng ở Đức. Theo Tin Tức Ngay cả ý kiến của ông Soros cũng chẳng giải quyết được gì cả. Bởi vì bản chất cuộc khủng hoảng toàn cầu chính là sự phát triển của kinh tế khu vực bị phá vỡ để đi đến một nền kinh tế toàn cầu. Cho nên các chính phủ có ngưng bơm tiền theo ông Sôros thì cũng vậy mà thôi. Khi kinh tế phục hồi, nhưng đụng trần khu vực thì lại bị phá vỡ và khủng hoảng tiếp tục - cho đến khi cả cái thế giới này có một sự thống nhất bởi một tổ chức toàn cầu hoá. Sự hội nhập này sẽ - hoặc là một quốc gia bá chủ ; hoặc là tổ chức toàn cầu hoá được thành lập do con người nhận thức được qui luật của thiên nhiên, xã hội và con người.Sao cũng được! Mọi con đường đều tới La Mã. Có điều là nhanh hay chậm và như thế nào mà thôi. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 1, 2013 LỜI TIÊN TRI BỔ SUNG TỪ NĂM 2013 Từ năm 2007; hoặc 2006 - chúng tôi đã xác định bà Clinton sẽ không thể làm tổng thống Hoa Kỳ; mà tổng thống Hoa Kỳ sẽ là một người đàn ông đẹp người, cao ráo - nguyên văn đầu tiên còn thêm "da màu'. Nay trước lời đồn đoán về bà Clinton sẽ là ứng cử viên Tồng Thống Hoa Kỳ sau nhiệm kỳ của Tống Thống Obama, chúng tôi dự đoán rằng: Sẽ xuất hiện một gương mặt mới hoàn toàn và người này sẽ là tổng thống Hoa Kỳ. =============================== Lời khen đáng giá Thứ Hai, 28/01/2013 22:34 Cuối tuần qua, Tổng thống (TT) Mỹ Barack Obama và nữ ngoại trưởng Hillary Clinton đã có cuộc trả lời phỏng vấn chung trên đài truyền hình CBS. Đây là cuộc đối thoại hiếm có vì 2 người sắp chia tay nhau sau khi bà Clinton mãn nhiệm chức ngoại trưởng. Theo báo The New York Times, TT Obama và bà Clinton đã ca tụng tài năng của nhau, chắc chắn là có ý đồ riêng. Ông Obama nói: “Tôi chỉ muốn có cơ hội công khai nói lời cảm ơn vì tôi nghĩ Hillary để lại dấu ấn một trong những ngoại trưởng xuất sắc nhất của chúng ta. Đã có một sự cộng tác lớn lao của chúng tôi trong 4 năm qua. Tôi sẽ nhớ mãi bà ấy”. Ông Obama và bà Clinton trong cuộc bầu cử TT năm 2008. Ảnh:NBC TT Obama đánh giá vai trò của bà Clinton: “Tôi muốn đất nước quý trọng vai trò phi thường bà ấy đã hoàn thành trong nhiệm kỳ TT của tôi. Rất nhiều thành công chúng ta đạt được trên trường quốc tế là nhờ hoạt động vất vả của bà ấy”. Nhiều nhà quan sát Mỹ hỏi nhau ông Obama ca tụng bà Clinton phải chăng muốn hết lòng ủng hộ bà tranh cử kế nhiệm ông trong cuộc bầu cử TT năm 2016 dù biết phó TT Joe Biden đang chuẩn bị lao vào cuộc đua tranh. Về sự bàn tán này, một số cố vấn của ông Obama giải thích rằng trong cuộc trả lời phỏng vấn ông chỉ ca tụng thành tích ngoại giao của bà Clinton trong 4 năm qua chứ không nói gì đến công việc của bà trong 4 năm tới. Bà Clinton thừa nhận đã có một thời bà và ông Obama là đối thủ cạnh tranh nhau về quyền lực. Một cố vấn của bà nói: “Nhiều người ngạc nhiên khi ông Obama bổ nhiệm bà làm ngoại trưởng sau khi hai người đã trải qua cuộc ganh đua quyết liệt giành vị thế ứng viên TT của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 2008”. Bà Clinton phân trần: “Vài năm trước có lẽ điều đó khó xảy ra vì chúng tôi là đối thủ của nhau trong cuộc vận động tranh cử rất dài và gay gắt. Rồi sau cuộc bầu cử, TT Obama mời tôi làm ngoại trưởng, tôi đồng ý. Tại sao ông ấy mời và tôi đồng ý? Bởi vì cả 2 chúng tôi đều yêu nước!”. Báo The New York Times nhận xét: “Sự ủng hộ công khai của vị TT đương nhiệm chắc chắn sẽ tăng thêm uy tín ứng cử viên TT tương lai nếu có của bà Clinton. Theo kết quả thăm dò mới nhất, bà được trên 65% cử tri ủng hộ”. THANH TÙNG Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 1, 2013 HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG LÝ HỌC, VĂN HÓA NĂM 2012 VÀ DỰ BÁO NĂM MỚI QÚY TỴ 2013 Ngày 28/1/2013 tại Chùa Long Đẩu, Quốc Oai, Hà Nội. Do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Á Đông tổ chức. Đoàn đại biểu Trung tâm Lý học Đông phương do GĐ TT Nguyễn Vũ Tuấn Anh dẫn đầu đã tham dự hội nghị. Các đại biểu của Trung tâm Lý học Đông phương còn có: PGĐ TT Hoàng Triệu Hải, Lốc Cốc Tử - Nhà tư vấn Tử vi/Phong thủy, Sir Warren Bốc Phét.Sau đây là một số hình ảnh hội nghị. Quang cảnh Chùa Thầy (Loan đầu hội nghị đẹp qúa) Lốc Cốc Tử đang chém gió với đại biểu Lê Minh - Chuyên gia Bộ KHCNMT Tranh thủ tạo dáng trước ống kính phóng viên, bên quán Cafe trước giờ khai mạc. Từ trái qua phải: Sir Warren Bốc Phét (đang cười thầm trong bụng vì giá cổ phiếu tăng vù vù), Một đại biểu "vô danh" (vì tôi đã quên mất tên rồi), Nhà nghiên cứu Phong thủy/Kinh dịch Đỗ Trọng Hoàn, bộ mặt quen thuộc Sir Thiên Sứ, Đại biểu Lê Minh. Các đại biểu vỗ tay nhiệt liệt chào mừng khai mạc hội nghị Đoàn Chủ tịch hội nghị, từ trái qua: Trung tá Phạm Chuyên PGĐ TT Nghiên cứu Á Đông, GS TS Hoàng Tuấn GĐ TT Nghiên cứu Á Đông, Sư Thầy trụ trì Chùa Long Đẩu Thích Trường Xuân, TS Hoàng Sơn PGĐ TT Nghiên cứu Á Đông. Quang cảnh đại hội với đông đảo các đại biểu tham dự. Trong số các đại biểu tham dự có Nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm Chẳng biết Nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm chém gió chuyện gì mà Sir Thiên Sứ vội vàng bấm alô, không biết gọi đi đâu ... Sau màn chém gió của Nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm, Sir Thiên Sứ bán tín bán nghi, bèn ra hỏi lại Nhà ngoại cảm Nguyễn Cung Hà (bên trái) xem thế nào ... Mở đầu hội nghị Nhà nghiên cứu Thái Ất Hòng Nguyên Tử với luận giải vận khí, số và Thái Ất năm 2013. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 1, 2013 Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, GĐ TT nghiên cứu Lý học Đông Phương đọc tham luận tại hội nghị. Nhà nghiên cứu lý học, Đại tá TS Nguyễn Ngọc Thạch luận giải các tuổi trong năm 2013. Nhà nghiên cứu Phong thủy và dịch học với tiểu luận về hai chữ Qúy Tỵ. Nhà nghiên cứu dịch học Nguyễn Thế Bình với Qủe Thủy Trạch Tiết cho năm 2013. Nhfa nghiên cứu Phong Thủy Đỗ Trọng Hoàn với Quẻ Thuần Cấn biến Quẻ Thủy Sơn Kiển. Đại diện UBND Huyện Quốc Oai, Hà nội tặng bằng khen Sư Thầy trụ trì Chùa Long Đẩu, Hòa Thượng Thích trường Xuân. Chụp hình giao lưu cùng các đại biểu dự hội nghị. Rất hân hạnh được đón tiếp các vị đại biểu, đã bớt chút thời gian vàng ngọc dự bữa cơm chay thân mật cùng Nhà Chùa chúng tôi ... (các đại biểu rất vui lòng nhận lời và đã sử lý nhiệt tình) 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites