Hà Châu

Lời Tiên Tri 2013

1.269 bài viết trong chủ đề này

DỰ BÁO THẾ GIỚI NĂM QUÝ TỴ 2013

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Ngày 11 tháng 12 năm 2012

Năm 2013 cho thấy nhiều dấu hiệu sôi động của thế giới.Bởi vậy có lẽ đây là năm đầu tiên chúng tôi có lời dự báo trước cho năm 2013 vào thời điểm này thay vì đầu năm âm lịch Quý Tỵ như thường lệ.

Posted Image


Posted Image

Năm Quý Tỵ 2013 nhìn trên bản đồ Huyền Không Lạc Việt, chúng ta thấy Thái Tuế động 2 cung Khôn, Tỵ; đối xung Thái Tuế là Càn, Hợi. Tuế phá năm ở 2 sơn Thân- Canh. Như vậy là Thái Tuế tác động cả hai cung Thiên môn và Địa hộ là Càn Khôn - theo Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ. Theo Huyền Không Lạc Việt thì Thái Tuế chính là sao Bát Bạch - là sao quản vận 8 hiện nay (2004 - 2023), gặp Thái Tuế xung chiếu ở Thiên môn, Địa hộ thì năm nay sẽ có rất nhiều biến động về thiên tai. Sao quản trung cung năm nay theo Huyền Không Lạc Việt là sao Nhất Bạch và Ngũ hoàng. Xét về ngũ hành thì sao Nhất Bạch thuộc hành thủy sinh xuất ra sao Bát Bạch thuộc mộc, nhưng bị Ngũ Hoàng thổ khắc. Đấy là nhận xét tổng quát.
Về chi tiết chúng tôi diễn giải như sau:

Kinh tế toàn cầu

Do sao Nhất Bạch quản trung cung cho nên vào nửa đầu năm nhìn chung kinh tế thế giới có khởi sắc.
Từ tháng Giêng đến tháng 3 Việt lịch có những dấu hiệu tốt. Do một số nước tung những gói cứu trợ cho nền kinh tế của mình và sự thương lượng về nợ xấu của các quốc gia được giúp đỡ để vượt qua khó khăn ban đầu
Từ cuối tháng 3 đến hết tháng 6 có nhiều quốc gia chủchốt có vẻ như ổn định được về mặt kinh tế và hứa hẹn phát triển. Tuy nhiên đấy chỉ là trạng thái thể hiện bên ngoài. Bởi vì sao Nhất Bạch tuy là ngôi sao tốt nhưng bị sinh xuất và bị Ngũ Hoàng khắc.
Đó là lý do mà nửa cuối năm, những hy vọng của nửa đầunăm bắt đầu tan vỡ, những bất ổn xã hội tưởng chừng được khắc phục thì trở nêntrầm trọng hơn do số lượng thất nghiệp tăng cao. Sự lạm phát bắt đầu trở nên trầmtrọng. Có thể nói nửa cuối năm Quý Tỵ là thời kỳ ảm đạm của nền kinh tế thế giới từ trước đến nay. Những doanh nghiệp bậc thấp và bậc trung tiếp tục phá sản. Giá vàng thế giới có xu hướng tăng, nền kinh tế tiếp tục suy thoái nặng, bất động sản cuối năm chết hẳn. Những quốc gia châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý… thoát khỏi được sự khủng hoảng kinh tế năm 2012 thì cuối năm 2013, sự kiện này lại lặp lại ở mức độ nghiêm trọng hơn, có thể có những chính phở vài quốc gia bị sụp đổ.

Thiên tai
Có thể nói năm 2011, 2012 thiên tai nặng nề thì năm 2013 là đỉnh cao của thiên tai từ trước đến nay. Tất cả các quốc gia thuộc trục Tây Bắc Đông Nam theo hình vẽ trên đều bị thiên tai nặng nề. Càng về cuối năm thì thiên tai càng tăng mạnh vàcó tính cực đoan. Động đất cũng tăng nặng, khả năng xuất hiện trận động đất sẽ sánh ngang với các trận động đất ở Indonesia năm 2004 và Nhật Bản hồi tháng 3 năm 2011. Những siêu bão sẽ xảy ra nhiều hơn, hạn hán cũng nặng hơn ở những quốc gia thường có hạn hán.

Dịch bệnh
Dịch bệnh không có gì thay đổi so với năm 2012 nhưng đề phòng các bệnh liên quan đến thú 4 chân gây ảnh hưởng đến người như chuột, lợn(heo).

Chiến tranh
Năm 2012 chúng tôi đã xác định rằng sẽ có chiến tranh cấp quốc gia trên thế giới tuy nhiên cho đến giờ này 11.12.2012 (20.10 Nhâm Thìn -Việt lịch) vẫn chưa xảy ra. Trong lúc viết đến lời dự báo này thì chúng tôi cho rằng sẽ có thể xảy ra vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới.
Ngoài trận chiến theo như dự báo của chúng tôi thì những cuộc đối đầu vẫn rất căng thẳng. Biển Đông vẫn căng thẳng, nhưng khả năng đối đầu quân sự rất thấp, vì sao Thái Tuế đã chuyển sang hướng khác (xin xem bản đồ bên trên). Bất ổn ở vùng trung tâm địa cầu vẫn xảy ra vào nửa đầu năm nhưng căng thẳng sẽ giảm đi vào nửa cuối năm.
Những điểm nóng trên thế giới như Đông Bắc Á, Biển Đông, Trung Đông và Bắc Phi, sẽ ngày một nóng lên. Nhưng chưa xảy ra một cuộc đối đầu quân sự lớn ở đây.

Khủng bố
Nguy cơ khủng bố ngày càng giảm so với năm trước.Nhưng hoạt động của họ sẽ táo bạo hơn và mang sự liều lĩnh.

Các vấn đề tệ nạn xã hội
Các vấn đề tệ nạn xã hội gần như không có gì thay đổi so với năm 2012, tức là khủng hoảng xã hội sẽ xuất hiện và bạo động ở một số quốc gia. Những tệ nạn xã hội sẽ ngày một nhiều hơn và rất táo bạo.
Nạn đói sẽ xảy ra do thiên tai và những tệ nạn như: ma túy, mại dâm, buôn người không hề giảm. Nhìn chung có thể nói thế giới sẽ mệt mỏi trong năm 2013.
Ở những vùng bất ổn định hiện nay như: Ai Cập vẫn tiếp tục kéo dài bất ổn định; Khủng hoảng ở Xyri sẽ kết thúc không hoàn mỹ; Khủng hoảng ở Iran sẽ được giải quyết bởi sự biết điều của hai bên và chiến tranh không xảy ra ở đây.

An toàn vệ sinh thực phẩm
Mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng nghiêm trọng khiến cho trở thành một vấn nạn mang tính quốc tế

Khoa học kỹ thuật

Quân sự
Những siêu vũ khí sẽ ngày càng hoàn thiện và xuất hiện những loại vũ khí mới phi truyền thống như vũ khí điện từ trường, lade và xuất hiện các phương tiện chiến tranh điện tử hoặc những loại vũ khí sử dụng sóng….
Sẽ xuất hiện - hoặc ở trang thái thí nghiệm hoàn hảo - một loại vũ khí, mà tôi không biết gọi là gì - tạm đặt tên là: "Vũ khí định hướng năng lượng". Nhưng trong năm 2013 và sau đó nhiều thập niên, các loại vũ khí sử dụng sóng, hoặc tác động đến các dạng sóng được coi là phát minh vượt trội và là loại vũ khí nguy hiểm nhất.

Cũng trong năm 2013, những tổ chức quân sự chuyên nghiệp về chiến trang mạng sẽ hình thành và phát triển một cách mạnh mẽ. Sẽ xuất hiện những cuộc tấn công mạng gây hậu quả nghiêm trọng cho một số quốc gia.

Dân sự

Xu hướng tự động hóa và robot hóa rất phát triển. Nếu như trong năm 2012 chúng tôi đã dự báo rằng: Những robot phỏng sinh học sẽ ngày càng chiếm ưu thế trong các phát minh của tương lai- năm 2013 sẽ là sự hoàn thiện của những phát minh loại này. Có thể nói năm 2013 là năm lên ngôi của công nghệ điện tử, vi tính và mạng toàn cầu với những phát minh có tính ứng dụng của loạinày.

Y học
Năm 2013 tiếp tục có những phát minh vượt trội mang tính cách mạng trong y học. Có thể nói những phương pháp chữa bệnh của Tây y sẽ có những thay đổi căn bản về phương pháp chữa bệnh với các phát minh mới và ngày càng gần gũi với nền Đông Y Đông phương.


HOA KỲ NĂM 2013
Nền kinh tế Hoa Kỳ trong năm 2013 cũng theo xu hướng chung của thế giới là có sự khởi sắc vào 6 tháng đầu năm. Nhưng cả Hoa Kỳ và thế giới, sự khởi sắc này chỉ ở một số ngành nhất định chứ không phải là sự khởi sắc toàn diện và sẽ có một số ngành nghề mới xuất hiện, thu hút nhân lực lao động. Đây là nguyên nhân của sự khởi sắc đầu năm 2013 nói chung của toàn thế giới.Tuy nhiên sự phát triển này có thể ví như một người đang có công việc ổn định nay bị thất nghiệp. Nhưng họ có được một công việc bán thời gian không ổn định.Thì có thể coi công việc bán thời gian không ổn định, như là sự phát triển so với thất nghiệp hoàn toàn. Có thể nói rằng việc phục hồi kinh tế vào nửa đầu năm, chủ yếu là vào từ tháng 2 đến tháng 4 Việt lịch, nhưng về bản chất thì những nguyên nhân gây ra khủng hoảng của toàn cầu vẫn chưa khắc phục được. Do đó nửa cuối năm 2013, bắt đầu từ tháng 7 Việt lịch nền kinh tế thế giới lại xuống dốc trầm trọng, trong đó có nền kinh tế Hoa Kỳ. Tuy nhiên so với thế giới, nước Mỹ vẫn có một nền kinh tế ổn định hơn cả.


CÁC DỰ ĐOÁN KHÁC TRONG NĂM 2013
Những dự đoán kinh tế sau đây căn cứ vào bài “Dự đoán kinh tế thế giới năm 2013” của Thùy Linh - VnExpress (cũng đã đăng trong topic này). Chúng tôi sẽ dự báo theo những dự đoán mà bài viết trên đã đề cập đến.

1. Nhiều công ty Ấn Độ vỡ nợ hàng loạt?
Theo như chúng tôi thì không phải bi đát như vậy với nền kinh tế Ấn Độ bởi vì không chỉ riêng đồng xu rupee suy yếu mà nhiều đồng tiền lớn trên thế giới cũng suy yếu theo cho nên nó mang lại một sự cân bằng nhất định khiến cho chỉ có một số công ty bị phá sản và Ấn Độ sẽ không bị tụt hạng tín nhiệm, ngược lại nền kinh tế Ấn Độ lại có dấu hiệu phát triển trong năm tới bởi những kế hoạch của chính phủ.

2. Bill Gates quay lại Microsoft?

Theo như dự đoán trong bài viết trên thì Ông Bill Gates có thể sẽ quay về làm CEO tạm thời để tái cấu trúc và đưa Microsoft về thời hoàng kim trước kia. Nhưng chuyện này hoàn toàn không xảy ra, mặc dù Giám đốc hiện thời của Microsoft có thể được thay thế bởi một người khác.

3. Thuế cải tổ y tế của Tổng thống Obama bị hoãn?
Mặc dù có những khó khăn như bài phân tích ở trên về vấn đề này. Nhưng thuế cải tổ y tế của Obama chỉ bị lùi lại thời gian thực hiện chứ không bị hoãn do những biến động giá trị đồng USD trong mối tương quan tiền tệ quốc tế có thay đổi.

4. Volkswagen và Toyota vượt GM?
Thực ra cả hai hãng này cũng không vượt được GM của Hoa Kỳ chính bởi sự ảm đạm kinh tế thế giới đã kéo lùi doanh thu của hai hãng này.

5. Giá dầu tại Mỹ không tăng cao?
Đồng ý gía dầu sẽ không tăng cao nhưng nói chính xác là tăng không đáng kể chứ không phải là không tăng. Tuy nhiên, không phải nguyên nhân do nước Mỹ khai thác các mỏ dầu của mình mà là do sự ổn định thị trường dầu thế giới bởi thị trường dầu ở Trung Đông ổn định hơn.

6. Buffett tăng cường hoạt động thâu tóm?
Có thể nói nhà tỷ phú thần thoại Hoa Kỳ Warren Buffett lần đầu tiên nếm mùi thất bại bởi những tác động nằm ngoài dự kiến trong kế hoạch thâu tóm của ông ta.

7. CEO JPMorgan nghỉ hưu
Chúng tôi không có ý kiến gì về vấn đề này

8. Hewlett-Packard sẽ phải tách công ty
Chúng tôi không có ý kiến gì về vấn đề này

9. UnderArmour uy hiếp thị phần của Nike
Chúng tôi không có ý kiến gì về vấn đề này

Trên đây là những dự báo của chúng tôi trong năm Quý Tỵ 2013 với hy vọng xác định khả năng xảy ra trong tương lai, để giúp con người gần lành tránh dữ và hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.


7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năm nay sư phụ bỏ qua phần Việt Nan à. Hay là đưa lên sau ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năm nay sư phụ bỏ qua phần Việt Nan à. Hay là đưa lên sau ạ?

Cũng phải chừa lại một cái để có chỗ hấp dẫn vào đầu năm chứ. Hi. Mới lị Lời tiên tri này từ nay đến Tết còn bổ sung dài dài, những vấn đề mà mọi người wan tâm. Đưa trước Lời Tiên tri 2013 cũng gián tiếp xác định: Không có ngày Tận Thế, mặc dù chính nhà tiên tri Nostradamus đang được giải mã về lời tiên tri của ông.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

BỔ SUNG LỜI TIÊN TRI 2013

Khoa học kỹ thuật

Quân sự

Những siêu vũ khí sẽ ngày càng hoàn thiện và xuất hiện những loại vũ khí mới phi truyền thống như vũ khí điện từ trường, lade và xuất hiện các phương tiện chiến tranh điện tử hoặc những loại vũ khí sử dụng sóng….

Sẽ xuất hiện - hoặc ở trang thái thí nghiệm hoàn hảo - một loại vũ khí, mà tôi không biết gọi là gì - tạm đặt tên là: "Vũ khí định hướng năng lượng". Nhưng trong năm 2013 và sau đó nhiều thập niên, các loại vũ khí sử dụng sóng, hoặc tác động đến các dạng sóng được coi là phát minh vượt trội và là loại vũ khí nguy hiểm nhất.

=============

* Đã bổ sung dự báo này vào trong bài viết chính thức.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

DỰ BÁO THẾ GIỚI NĂM QUÝ TỴ 2013

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Ngày 11 tháng 12 năm 2012

Chiến tranh

Năm 2012 chúng tôi đã xác định rằng sẽ có chiến tranh cấp quốc gia trên thế giới tuy nhiên cho đến giờ này 11.12.2012 (20.10 Nhâm Thìn -Việt lịch) vẫn chưa xảy ra. Trong lúc viết đến lời dự báo này thì chúng tôi cho rằng sẽ có thể xảy ra vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới.

Ngoài trận chiến theo như dự báo của chúng tôi thì những cuộc đối đầu vẫn rất căng thẳng. Biển Đông vẫn căng thẳng, nhưng khả năng đối đầu quân sự rất thấp, vì sao Thái Tuế đã chuyển sang hướng khác (xin xem bản đồ bên trên). Bất ổn ở vùng trung tâm địa cầu vẫn xảy ra vào nửa đầu năm nhưng căng thẳng sẽ giảm đi vào nửa cuối năm.

Mỹ áp đặt thời hạn chót cho Iran và bắt đầu đếm ngược?

Cập nhật lúc :9:00 AM, 14/12/2012

Mỹ đã áp đặt “vạch đỏ” với Iran, với thời hạn từ nay đến tháng 3/2013 để giải quyết vấn đề hạt nhân bằng biện pháp hòa bình.

Posted Image

Ảnh minh họa: gulfnews.com

Việc Triều Tiên phóng thành công tên lửa đạn đạo Unha-3 ngày 12/12 có sự đóng góp của các chuyên gia Iran. Chính vì vậy, mọi con mắt lại đổ dồn vào Iran, với nghi ngại không kiểm soát được công nghệ vũ khí tên lửa và hạt nhân.

Ban lãnh đạo Iran đã nồng nhiệt chúc mừng Bình Nhưỡng về "thành công lớn". Nhưng trên thực tế, thành công dẫn đến việc gia tăng chú ý vào hoạt động của Bình Nhưỡng trong lĩnh vực tên lửa-hạt nhân cũng như của Iran. Cách không lâu trước chuyến bay đến Tehran của phái đoàn IAEA, đại diện Mỹ trong cơ quan này là Robert Wood đã tuyên bố: “Không thể cho phép Iran phớt lờ nghĩa vụ của mình một cách vô thời hạn”. Ông này đặt ra cho Tehran thời hạn chót từ nay đến tháng 3/2013 phải bắt đầu hợp tác với Liên Hợp Quốc. Nếu không, vị quan chức Mỹ này cảnh báo Washington sẽ quyết đưa vấn đề Iran ra Hội đồng Bảo an LHQ.

Rõ ràng, Washington có thái độ rất kiên quyết. Tạp chí Mỹ Foreign Policy thông báo rằng chính quyền Barack Obama đã quyết định thay đổi “chiến lược” trong cuộc tranh cãi về chương trình hạt nhân Iran. Theo giới chuyên viên phân tích, điều đó chỉ có nghĩa là quyết định về đòn tấn công quân sự đã được thông qua, nhưng hiện thời còn tạm gác việc triển khai thực thi. Foreign Policy cho rằng những trận oanh tạc có thể bắt đầu vào tháng 3/2013.

Giả thiết này hiện mới chỉ được khẳng định một cách gián tiếp. Những ngày gần đây, có tin nói Mỹ đã đưa đến Kuwait khoảng 17 nghìn binh sĩ và tăng cường đưa quân đến các nước vùng Vịnh như Bahrain, Qatar, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE). Ở vùng biển Địa Trung Hải, Mỹ cũng gia tăng sức mạnh của hải và có thể dễ dàng điều chuyển quân và trang bị Mỹ đến vùng Vịnh Ba Tư.

Đằng sau tất cả những điều này là cái gì?

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị-xã hội (Nga) Vladimir Evseev nhận định: “Có mấy giải đáp trả lời cho câu hỏi này. Thứ nhất, hoàn toàn có khả năng là bằng cách thiết lập ‘vạch đỏ’ trên con đường thương lượng, người Mỹ sẽ gia tăng áp lực tâm lý với Tehran nhằm mục đích buộc người Iran đi tới những nhân nhượng, là thứ trước hết mà người Mỹ đang cần. Trong đó, thông qua các cuộc đàm phán cả theo hình thức Iran-IAEA cũng như theo tuyến Iran cùng ‘bộ sáu’ trung gian quốc tế. Nhưng không loại trừ cả những phương án khác. Rất có thể là Nhà Trắng không muốn làm hỏng hơn nữa mối quan hệ với Israel, hiện cũng đã chẳng mấy ấm áp, trong khi quốc gia Do Thái bày tỏ sẵn sàng hành động quyết liệt chống Iran. Vẫn còn cả phương án thứ ba: chuẩn bị thực sự cho đòn tấn công vào Iran. Tôi cho rằng cả ba phương án trên đều được người Mỹ tính đến. Washington chọn phương án nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố”.

Theo VOR

===================

Trong lời tiên tri 2012, tôi đã xác định sẽ có chiến tranh cấp quốc gia và khả năng đúng gần gũi nhất là cuộc chiến ở Trung Đông với Iran - Nhưng cá nhân tôi đã xác định không mong muốn xảy ra dù bị đoán sai. Tôi vẫn hy vọng rằng , sẽ có cuộc chiến ở nơi khác ít nguy hiểm hơn - một kiểu hình nhân thế mạng, cho cuộc chiến có khả năng xảy ra ở Iran. Vì nó sẽ rất tàn khốc.

Lần này, mặc dù đã xác định chậm nhất là đầu năm tới khả năng sẽ xảy ra và đây cũng là vạch đỏ của Hoa Kỳ cho Iran. Nhưng tôi cũng không muốn xảy ra và người Iran chấp nhận những điều kiện kiểm soát hạt nhân của thế giới.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

BỔ SUNG LỜI TIÊN TRI 2013

Khoa học kỹ thuật

Quân sự

Những siêu vũ khí sẽ ngày càng hoàn thiện và xuất hiện những loại vũ khí mới phi truyền thống như vũ khí điện từ trường, lade và xuất hiện các phương tiện chiến tranh điện tử hoặc những loại vũ khí sử dụng sóng….

Sẽ xuất hiện - hoặc ở trang thái thí nghiệm hoàn hảo - một loại vũ khí, mà tôi không biết gọi là gì - tạm đặt tên là: "Vũ khí định hướng năng lượng". Nhưng trong năm 2013 và sau đó nhiều thập niên, các loại vũ khí sử dụng sóng, hoặc tác động đến các dạng sóng được coi là phát minh vượt trội và là loại vũ khí nguy hiểm nhất.

Cũng trong năm 2013, những tổ chức quân sự chuyên nghiệp về chiến trang mạng sẽ hình thành và phát triển một cách mạnh mẽ. Sẽ xuất hiện những cuộc tấn công mạng gây hậu quả nghiêm trọng cho một số quốc gia.

=============

* Đã bổ sung dự báo này vào trong bài viết chính thức

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

DỰ BÁO THẾ GIỚI NĂM QUÝ TỴ 2013

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Ngày 11 tháng 12 năm 2012

Năm 2013 cho thấy nhiều dấu hiệu sôi động của thế giới.Bởi vậy có lẽ đây là năm đầu tiên chúng tôi có lời dự báo trước cho năm 2013 vào thời điểm này thay vì đầu năm âm lịch Quý Tỵ như thường lệ.

Kinh tế toàn cầu

Do sao Nhất Bạch quản trung cung cho nên vào nửa đầu năm nhìn chung kinh tế thế giới có khởi sắc.

Từ tháng Giêng đến tháng 3 Việt lịch có những dấu hiệu tốt. Do một số nước tung những gói cứu trợ cho nền kinh tế của mình và sự thương lượng về nợ xấu của các quốc gia được giúp đỡ để vượt qua khó khăn ban đầu

Từ cuối tháng 3 đến hết tháng 6 có nhiều quốc gia chủ chốt có vẻ như ổn định được về mặt kinh tế và hứa hẹn phát triển. Tuy nhiên đấy chỉ là trạng thái thể hiện bên ngoài. Bởi vì sao Nhất Bạch tuy là ngôi sao tốt nhưng bị sinh xuất và bị Ngũ Hoàng khắc.

Đó là lý do mà nửa cuối năm, những hy vọng của nửa đầunăm bắt đầu tan vỡ, những bất ổn xã hội tưởng chừng được khắc phục thì trở nêntrầm trọng hơn do số lượng thất nghiệp tăng cao. Sự lạm phát bắt đầu trở nên trầmtrọng. Có thể nói nửa cuối năm Quý Tỵ là thời kỳ ảm đạm của nền kinh tế thế giới từ trước đến nay. Những doanh nghiệp bậc thấp và bậc trung tiếp tục phá sản. Giá vàng thế giới có xu hướng tăng, nền kinh tế tiếp tục suy thoái nặng, bất động sản cuối năm chết hẳn. Những quốc gia châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý… thoát khỏi được sự khủng hoảng kinh tế năm 2012 thì cuối năm 2013, sự kiện này lại lặp lại ở mức độ nghiêm trọng hơn, có thể có những chính phở vài quốc gia bị sụp đổ.

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Kinh tế châu Á khởi sắc trong năm 2013

Cập nhật lúc :1:27 PM, 17/12/2012

Tạp chí kinh tế L’Expansion số ra cuối năm phác thảo sơ bộ diện mạo kinh tế thế giới năm 2013, trong đó bài viết về Châu Á có dòng tít “Tái phục hồi trong tầm tay”.

Posted Image

Ảnh minh họa: hydrocarbon.technology.com

Nhìn lại năm qua, L’Expansion cho hay tăng trưởng của Trung Quốc năm 2012 đạt 7%, tức mức thấp nhất kể từ 13 năm trở lại đây. Lần đầu tiên tính từ 7 năm nay, số tỷ phú ở trung Quốc cũng giảm đi trong năm 2012. Tình trạng sa sút của nền kinh tế Trung Quốc đã ảnh hưởng xấu đến kinh tế các nước trong khu vực bởi vì Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu lớn của các nước này.

Tại Ấn Độ, năm qua kinh tế cũng rơi xuống mức tăng trưởng thấp nhất từ 9 năm trở lại đây. Chỉ có những nền kinh tế được xem là “Con hổ Đông Nam Á” như Thái Lan, Indonesia và Malaysia là trụ vững, nhờ vào ngành dịch vụ và xây dựng.

Tình hình 2012 tuy u ám, nhưng L’Expansion cho rằng kinh tế châu Á sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2013. Dự đoán này dựa trên cơ sở là những nền kinh tế có ảnh hưởng mạnh trên thế giới sẽ khởi sắc trong năm mới.

Năm 2013, kinh tế Mỹ có nhiều khả năng tái tăng trưởng. Còn Trung Quốc thì cũng đã tiến hành nhiều biện pháp để lấy đà như giảm lãi suất chỉ đạo. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại được cho vay nhiều hơn, các biện pháp ổn định xuất khẩu cũng đã được áp dụng như giảm thuế cho các nhà xuất khẩu hay đơn giản hóa thủ tục hải quan.

Ngược lại với Trung Quốc, L’Expansion dự báo, kinh tế Nhật Bản sẽ khó khăn trong năm mới vì sẽ không còn tận dụng được ưu thế của việc tái xây dựng thời hậu thảm họa sóng thần, đồng yen sẽ tiếp tục cao giá gây ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu. Thêm vào đó, khủng hoảng ngoại giao với Trung Quốc sẽ tạo ra nhiều “dư chấn”. Hãng Toyota đã từ bỏ chỉ tiêu 10 triệu sản phẩm trong năm 2012 do phong trào bài Nhật nổi lên ở Trung Quốc làm lượng bán của Toyota ở nước này bị giảm. Số du khách Trung Quốc đến Nhật Bản đã và sẽ tiếp tục giảm.

Trong bối cảnh Trung-Nhật “ngao, cò đánh nhau”, các nền kinh tế khác trong khu vực cũng không để mất dịp “ngư ông đắc lợi”. Theo L’Expansion, Philippines đã cam kết ưu đãi thuế để thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản rời Trung Quốc. Myanmar cũng là một nơi lý tưởng khác cho các doanh nghiệp Nhật muốn rời Trung Quốc. Nhật hiện là chủ nợ lớn nhất của Myanmar và hãng hàng không Nhật All Nippon Airways vừa khánh thành một tuyến bay thường xuyên Tokyo-Rangoon.

L’Expansion còn đăng bản số liệu dự báo theo đó, tăng trưởng bình quân toàn châu Á sẽ là 4,8% trong năm 2013. Trung Quốc và Lào được xếp vào nước tăng trưởng từ 8% trở lên, tức mức cao nhất trong khu vực. Indonesia thì thuộc nhóm sẽ tăng trưởng trong khoảng từ 6% đến 7,9%. Việt Nam, Myanmar, Thái Lan và Phlippines được dự báo sẽ thuộc nhóm tăng trưởng từ 4 đến 5,9%, riêng Việt Nam là 5,5%. Kinh tế Nhật cũng sẽ có tăng trưởng, nhưng chỉ ở mức dưới 2%.

Minh Châu (theo L’Expansion/RFI)

============================

Có lẽ tôi phải nhắc lại rằng: Sự khởi sắc này chỉ ở một số ngành nhất định, chứ không phải là sự khởi sắc toàn diện. Sự phát triển này có thể ví như một người đang có công việc ổn định nay bị thất nghiệp. Nhưng họ tìm được một công việc bán thời gian không ổn định. Cho nên có thể coi công việc bán thời gian không ổn định, như là sự phát triển so với thất nghiệp hoàn toàn. Và đấy là hình ảnh của sự khởi sắc kinh tế thế giới năm 2013. Bởi vì, về bản chất thì những nguyên nhân gây ra khủng hoảng của toàn cầu vẫn chưa khắc phục được.

Do đó nửa cuối năm 2013, bắt đầu từ tháng 7 Việt lịch nền kinh tế thế giới lại xuống dốc trầm trọng. Và lần này là sự khủng hoảng toàn diện vì dự tr quốc gia của cả những nước hùng mạnh nhất bắt đầu kiệt quệ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Điều gì đến với Trung Quốc 2013?

18/12/2012 00:03

Cố gắng dự báo các sự kiện quan trọng trong tương lai là một trò tiêu khiển nguy hiểm. Ai có thể biết trước được sự ngã ngựa bất ngờ của Bạc Hy Lai - từng là một ngôi sao chính trị đang lên? Nhưng, dự đoán cũng giúp mọi người có thể biết xu thế chờ đợi phía trước.

Đây là ba câu chuyện chính nhìn về Trung Quốc trong năm 2013:

Posted Image

Căng thẳng Mỹ - Trung

Mỹ thận trọng đề phòng sức mạnh kinh tế và quân sự Trung Quốc đang trỗi dậy, trong khi Trung Quốc thận trọng đề phòng trục xoay hướng về châu Á của Mỹ và động thái ngày càng cứng rắn hơn của Tổng thống Obama trong vấn đề thương mại.

Tuy nhiên, năm 2013, sẽ có nhiều "điểm hỏa" trực tiếp hơn giữa hai cường quốc này.

Tiết Đào, một giáo sư khoa học chính trị tại ĐH Ngoại giao Bắc Kinh chỉ ra ba xu thế cụ thể: "Thứ nhất, việc Mỹ có bán vũ khí cho Đài Loan trong tháng 1 hay không; thứ hai, liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục ngăn chặn những nỗ lực của Mỹ trong giải quyết khủng hoảng ở Syria; thứ ba là vấn đề Iran". Vị này nhấn mạnh: "Tôi không khá lạc quan về hợp tác hòa bình giữa hai nước, nhưng trong dài hạn, tôi lạc quan hơn nhiều học giả khác về quan hệ Trung - Mỹ".

Ngoài ra, theo giới phân tích, cũng trong bối cảnh trục xoay của Mỹ và chiến lược "ngăn chặn tiếp cận" của Trung Quốc, vấn đề tranh chấp lãnh thổ tưởng như vô thưởng vô phạt ở những quần đảo xa xôi, hầu như không có người ở có thể châm ngòi cho những xung đột quân sự giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Mỹ có hiệp ước quân sự với Nhật nhưng cho tới nay vẫn tuyên bố không đứng về bên nào.

“Các láng giềng của Trung Quốc trông đợi Mỹ trở thành lực lượng đối trọng về quân sự và chính trị với Trung Quốc, nếu không có yếu tố này có thể dẫn tới việc một quốc gia ‘rảnh tay’ hơn để hoàn toàn thống trị khu vực”, cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Harold Brown, cố vấn cho Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nói.

"Trục xoay" của TQ

Khi Mỹ nỗ lực thực hiện trục xoay châu Á, Trung Quốc cũng đang xem xét lại mối quan hệ của họ với khu vực mà họ coi là sân sau. Bắc Kinh đang xúc tiến các thỏa thuận thương mại với Nhật và Hàn Quốc, tích cực mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia Đông Nam Á như Lào và Myanmar.

Jane Perlez của Thời báo New York cho hay: "Trung Quốc là một quyền lực tiền mặt ở Đông Nam Á. Họ đang chi hàng tỉ USD vào hệ thống đường bộ, đường sắt khắp các nước Đông Nam Á tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông và sẽ đan cài toàn khu vực vào với nhau".

Có thể nói, những năm gần đây, các nước đang phát triển tại châu Á đã nằm trong "vòng xoáy" mang tên đầu tư nước ngoài đến từ Trung Quốc. Nhiều ngân hàng lớn của Trung Quốc sẵn sàng cung cấp các khoản vay khổng lồ, lãi suất ưu đãi cho các nước đang phát triển trong khu vực. Chính phủ một số nước dù có những cảnh báo thận trọng và kiểm soát khoản vay nước ngoài, nhưng vẫn không ngại ngần nhận ưu đãi từ Trung Quốc do thủ tục cho vay từ nước này nhanh và ít gặp rắc rối trong tiến trình giải ngân.

Tuy nhiên, căng thẳng hiện tại giữa Trung Quốc với Hàn Quốc, Philippines và Nhật Bản về tranh chấp lãnh thổ trên biển; với Myanmar trong hoạt động khai thác khoáng sản thì liệu Bắc Kinh có thể thất bại trong cuộc chiến ngoại giao giành trái tim khối óc ở khu vực?

Làm sạch tham nhũng

Đảng cầm quyền Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức có thể làm suy yếu tính hợp pháp của họ nếu không được giải quyết kịp thời. Đó là khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, yêu cầu cấp bách trong cải tổ xã hội, tham nhũng và hàng loạt vụ bê bối bồ bịch liên quan tới nhiều quan chức trong đảng.

Do đó, đảng cầm quyền Trung Quốc coi chuyện làm trong sạch nội bộ là ưu tiên trước nhất.

Nhà bình luận chính trị Frank Ching tin rằng, chương nghị nghị sự hàng đầu của lãnh đạo mới là làm trong sạch nội bộ đảng. Ông viện dẫn quan sát từ Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 18 của Trung Quốc gần đây ở Bắc Kinh. "Khi Tập Cận Bình ra mắt và giới thiệu các thành viên ban thường vụ, ông không đề cập tới chính sách đối ngoại, ông không nói gì tới quan hệ quốc tế. Tôi tin rằng là vì ông hiểu các vấn đề nghiêm trọng nhất của Trung Quốc chính là vấn đề trong nước, nội bộ và ông sẽ phải tập trung tới nó đầu tiên".

Trong cuộc họp của Bộ Chính trị Trung Quốc, ông Tập đã cảnh báo rằng, nếu để tham nhũng hoành hành “sẽ dẫn tới sự sụp đổ của đảng và cả quốc gia”. Ông nói: “Gần đây, tại nhiều nước đã xảy ra bất ổn dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền sau một thời gian dài dân chúng bất mãn và tham nhũng luôn là một nhân tố lớn".

Thái An (theo CNN)

================

Những kẻ bày đặt phản biện Thiên Sứ thường hay thể hiện bản lĩnh là "Tính tôi hay nói thẳng...". Thiên Sứ thẳng gấp 3 lần, khi nhận xét về bài báo này:

"Đúng là những dự báo của những con Bò"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết dưới đây nói về sự phục hồi kinh tế thế giới và cơ hội phục hồi của Việt Nam. Tôi không có ý kiến gì về nội dung bài viết này, nhưng về kinh tế thế giới, tôi có thể nói rằng:

Tôi cũng xác định rằng: Kinh tế thế giới sẽ có vẻ như khởi sắc và phục hồi vào khoảng nửa đầu năm 2013. Nhưng đó là sự khởi sắc không bền vững. Bởi vì những nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn chưa khắc phục được. Hay nói chính xác hơn

- Về lý thuyết thì sự khắc phục những nguyên nhân khủng hoảng kinh tế toàn cầu là bất khả thi. Bởi vì nó là một giai đoạn của chu kỳ tiến hóa. Tất nhiên, trong đó có cả sự tiến hóa của cả cấu trúc kinh tế và tiến hóa tri thức nền tảng. Khi cấu trúc kinh tế của các bộ phận vùng lãnh thổ thay thế bằng một xu hướng cấu trúc lại toàn cầu thì tất yếu tri thức nền tảng chưa kịp phát triển để có một nhận thức đủ khả năng giải quyết nó.

Đó là nguyên nhân để tôi luôn xác định rằng: Những cuộc họp của các siêu cường kinh tế - (G20 +) - không thể có kết quả.Và bây giờ, sự khởi sắc của nền kinh tế thế giới vào đầu năm 2013, chính là dấu hiệu của sự suy thoái tiếp theo với một sự khủng hoảng nặng nề hơn nhiều những gì mà con người đã chứng kiến từ 2008 đến nay với những lời tiên tri từ lyhocdongphuong.org.vn.

Nhưng - cái gì cũng có thể "nhưng" - Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt luôn xác định rằng:

Về lý thuyết thì mọi vấn đề đều có giải pháp. Giải pháp này nằm ở Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sống Dương tử - Hậu duệ của một tri thức của nền văn minh toàn cầu đã tồn tại trên trái Đất này, mới có thể có đủ khả năng điều chỉnh những gì mà ngày nay nền văn minh hiện tại đang lặp lại.

Mọi người có quyền không tin điều này và tôi cũng không tranh luận. Nhưng tôi đã trình bày những lý lẽ của mình.

========================

Việt Nam: Đừng lỡ nhịp phục hồi của kinh tế thế giới

Tác giả: Việt Thắng

Bài đã được xuất bản.: 31/01/2012 06:00 GMT+7

(VEF.VN) - Nếu một số bộ ngành không bảo đảm được năng lực tận dụng cơ hội, trong khi chẳng mấy quan tâm đến số phận của đại bộ phận doanh nghiệp, thì cho dù kinh tế thế giới có khởi sắc trong hai năm tới, kinh tế Việt Nam vẫn tự cô lập mình.

Hồi phục: TTCK phản ứng trước

Trái ngược với hình ảnh suy sụp của TTCK Việt Nam, nhiều chỉ số chứng khoán chủ chốt trên thế giới đã có được một bước tăng tiến vượt bậc trong 4 tháng qua, tính từ đầu tháng 10/2011.

Sự kiện gây ấn tượng nhất là chỉ số Dow Jones đã tiến đến rất sát mức đỉnh 12.800 điểm của nó, lập vào tháng 5/2011. Tương ứng, hai chỉ số S&P500 và Nasdaq cũng đã vượt qua được những ngưỡng kháng cự quan yếu và đang trên đường tái chinh phục mốc đỉnh của tháng 5/2011.

Nếu quan niệm TTCK Mỹ là một loại kim chỉ báo cho toàn bộ nền kinh tế của quốc gia này và còn tiêu biểu cho một phần lớn nền kinh tế thế giới, thì rõ ràng những gì mà các chỉ số chứng khoán Mỹ đã làm được trong 4 tháng qua xứng đáng được xem là hoạt động "tạo đáy" cho kinh tế toàn cầu.

Posted Image

Như những bình luận của chúng tôi từ thời gian quý 3/2011 đến nay, nhiều khả năng TTCK Mỹ khó có thể giảm sút mạnh. Trong 6 tháng qua, việc cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều xác lập vùng đáy ngắn hạn và từ đó vươn lên đã quan trọng đến mức chúng cũng đồng thời xác nhận về khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Tất nhiên không phải là phục hồi ngay lập tức. Cũng như giai đoạn hậu Đại khủng hoảng mà đã trở thành suy thoái kép vào năm 1937-1938, nước Mỹ cần một khoảng thời gian để duy trì chính sách thắt lưng buộc bụng, hạn chế chi tiêu công và sắp xếp lại những khoản nợ công của họ. Trần nợ công vì thế cũng đã được điều chỉnh tăng liên tục, lên đến trên 14.000 tỷ USD.

Nhưng ở một góc độ khác, giới phân tích đã không còn nhận ra những lời kêu than từ Cộng đồng châu Âu về các trường hợp Hy Lạp và Ý. Tất cả chỉ giống như một lớp sương mù đang tan dần, lộ ra ánh sáng của hy vọng thoát suy thoái. Ngay cả Tây Ban Nha, một đất nước có tỷ lệ thất nghiệp lên đến 23%, cũng không phải là mối lo quá lớn đối với toàn thể châu Âu.

Vậy những mối lo còn lại là gì?

Tất nhiên, về phần trách nhiệm của mình, những tổ chức tài chính lớn nhất trên thế giới như Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới vẫn phải đưa ra lời cảnh báo về khả năng kinh tế thế giới phải chịu phản ứng suy thoái kép, ít ra trong ngắn hạn. Nhưng ở một góc độ khác, một cơ quan có tầm vóc lớn không kém - Cục dự trữ liên bang Mỹ - cũng đang tiến hành từng bước duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp. Thái độ của Bernanke - chủ tịch của cục này - là khá bình lặng, cho thấy một tương lai bình ổn đang có cơ hội tiệm cận với đường đi của nền kinh tế Mỹ.

Trong khi đó, như một sự trêu ngươi với giới đầu tư vàng, giá vàng thế giới vẫn không làm sao cất cánh nổi, cho dù Dow Jones vẫn không ngừng tăng trưởng.

Tâm thế vận động trái ngược của giá vàng thế giới so với mặt bằng giá chứng khoán Mỹ đã xảy ra từ quý 3 năm ngoái, dẫn đến một hệ quả khá bi quan: giá vàng phục hồi với biên độ thấp hơn giá cổ phiếu, nhưng luôn sẵn sàng lao dốc với biên độ giảm mạnh hơn chỉ số chứng khoán.

Với quy luật biến thiên làm buồn lòng giới đầu cơ vàng như thế, trong thời gian qua giá vàng vẫn tiếp tục ậm ạch ở vùng 1.600-1650 USD/oz. Cái cách bò lên chậm chập và quá thiếu sức sống như vậy càng làm người ta tin tưởng hơn là vàng không còn là một thứ tài sản bất chấp rủi ro nữa. Thậm chí ngày càng nhiều người xem vàng như một kênh đầu tư có tính phiêu lưu.

Tình hình vận động của giá vàng thế giới ảm đạm như thế nào thì cũng ứng với không khí thị trường vàng Việt Nam. Thanh khoản ngày càng sa sút có thể được xem là yếu tố liên thông giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Đừng tự cô lập mình

Cho đến giờ này, đã có thể khẳng định là các chỉ số chứng khoán Mỹ đang thực hiện một chu kỳ tăng trưởng mới. Chu kỳ này, được khởi nguồn từ giai đoạn phục hồi trước đây vài tháng, có khả năng dãn dắt TTCK tái lập mốc đỉnh của nó vào năm 2007.

Tín hiệu lập đáy cũng xuất hiện ở những TTCK thuộc "vùng trũng" của châu Âu như Hy Lạp và Síp. Sau chuỗi thời gian kéo ngang tưởng như vô vọng, chỉ số chứng khoán của hai quốc gia này đã có được độ nảy lên đáng kể. Với xu thế tích lũy trước đó, không nên xem sự nảy lên đó chỉ là phản ứng kỹ thuật. Mà ngược lại, đó có thể là một dấu hiệu về sự hồi phục khá bền vững.

Posted Image

Tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định là toàn bộ các TTCK châu Âu đã thoát khỏi "vòng lao lý". Hiện tượng một số chỉ số chứng khoán của Ý, Pháp, Đức, Anh, Nga... vẫn chưa thoát hẳn khỏi vùng đáy ngắn hạn, đã cho thấy thái độ thận trọng vẫn còn đang ngự trị trong giới đầu tư cổ phiếu. Điều đó cũng cho thấy khả năng nền kinh tế Mỹ - Âu phải trải qua thời gian khoảng 1 năm trong trạng thái suy thoái nhẹ vẫn đang diễn tiến.

Nếu không có gì bất thường, thời gian suy thoái nhẹ như thế sẽ có thể kết thúc vào giữa năm 2012.

Trong thời gian 4-5 tháng tới, TTCK Mỹ và châu Âu vẫn có thể diễn ra những vận động thất thường, với những cú sụt mạnh bất ngờ. Tuy nhiên, diễn biến đó nếu có xảy ra cũng không có ý nghĩa gì lớn nhằm ngăn cản quá trình phục hồi. Mà tất cả chỉ để củng cố cho vùng đáy bền vững hơn.

Phía trước, tương lai phục hồi của châu Âu và nước Mỹ vẫn có thể kéo dài ít nhất hai năm. Còn trước mắt, có thể ngay vào đầu quý 2/2012, người ta sẽ được chứng kiến hàng loạt thông tin khởi sắc từ GDP, xuất khẩu, chỉ số xây dựng và nhà ở, chỉ số sản xuất công nghiệp... của kinh tế thế giới.

Bóng ma suy thoái và lạm phát dường như đang nhòa nhạt dần. Thay vào đó, điều kiện để phục hồi kinh tế cho Việt Nam đang không thể tốt hơn với những tác động thuận lợi từ thế giới.

Nhưng như chúng tôi cũng đã nêu trong nhiều nhận định, vấn đề cốt lõi là giới điều hành chính sách ở nước ta có biết và có khả năng tận dụng được cái điều kiện "trời cho" ấy hay không.

Sự nghi ngờ trên là có cơ sở, bởi trong 3 tháng qua, khi một số quốc gia đã bắt đầu hạ dần lãi suất để kích thích tăng trưởng lại cho kinh tế, thì mặt bằng lãi suất huy động và cả lãi suất cho vay ở Việt Nam vẫn rất cao - được duy trì như một cái cớ để kềm chế lạm phát. Hệ lụy của tình trạng này không phải gì khác hơn là hậu quả tiếp tục đình đốn hoạt động của một phần lớn doanh nghiệp sản xuất.

Điều hành chính sách kinh tế không chỉ cần có cái đầu mà còn phải có cả cái tâm - một điều kiện cần còn quan trọng hơn cả việc "tiền ở đâu ra". Còn nếu một số bộ ngành không bảo đảm được năng lực tận dụng cơ hội, trong khi chẳng mấy quan tâm đến số phận của đại bộ phận doanh nghiệp, thì cho dù kinh tế thế giới có khởi sắc trong hai năm tới, kinh tế Việt Nam vẫn có nguy cơ tụt hậu so với đà phục hồi của kinh tế thế giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết dưới đây nói về sự phục hồi kinh tế thế giới và cơ hội phục hồi của Việt Nam. Tôi không có ý kiến gì về nội dung bài viết này, nhưng về kinh tế thế giới, tôi có thể nói rằng:

Tôi cũng xác định rằng: Kinh tế thế giới sẽ có vẻ như khởi sắc và phục hồi vào khoảng nửa đầu năm 2013. Nhưng đó là sự khởi sắc không bền vững. Bởi vì những nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn chưa khắc phục được. Hay nói chính xác hơn

- Về lý thuyết thì sự khắc phục những nguyên nhân khủng hoảng kinh tế toàn cầu là bất khả thi. Bởi vì nó là một giai đoạn của chu kỳ tiến hóa. Tất nhiên, trong đó có cả sự tiến hóa của cả cấu trúc kinh tế và tiến hóa tri thức nền tảng. Khi cấu trúc kinh tế của các bộ phận vùng lãnh thổ thay thế bằng một xu hướng cấu trúc lại toàn cầu thì tất yếu tri thức nền tảng chưa kịp phát triển để có một nhận thức đủ khả năng giải quyết nó.

Đó là nguyên nhân để tôi luôn xác định rằng: Những cuộc họp của các siêu cường kinh tế - (G20 +) - không thể có kết quả.Và bây giờ, sự khởi sắc của nền kinh tế thế giới vào đầu năm 2013, chính là dấu hiệu của sự suy thoái tiếp theo với một sự khủng hoảng nặng nề hơn nhiều những gì mà con người đã chứng kiến từ 2008 đến nay với những lời tiên tri từ lyhocdongphuong.org.vn.

Nhưng - cái gì cũng có thể "nhưng" - Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt luôn xác định rằng:

Về lý thuyết thì mọi vấn đề đều có giải pháp. Giải pháp này nằm ở Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sống Dương tử - Hậu duệ của một tri thức của nền văn minh toàn cầu đã tồn tại trên trái Đất này, mới có thể có đủ khả năng điều chỉnh những gì mà ngày nay nền văn minh hiện tại đang lặp lại.

Mọi người có quyền không tin điều này và tôi cũng không tranh luận. Nhưng tôi đã trình bày những lý lẽ của mình.

========================

Có lẽ tôi cần phải nói rõ hơn thế này: Năm 2008, chúng tôi đã xác định hiện tượng các đại gia sụp đổ, mở đầu cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhưng năm 2009, chúng tôi cũng xác định kinh tế thế giới phục hồi. Nhưng đó chỉ là lấy của cải tích lũy ra để dùng và bản chất của cuộc khủng hoảng toàn cầu là chưa khắc phục được. Nhưng năm sau đó - 2010; 2011; 2012 - kinh tế khủng hoảng nặng hơn. Đặc biệt năm 2012 sự khủng hoảng đến đời sống hạ tầng xã hội. Vậy thì, sự khởi sắc vào đầu năm 2013, nó cũng giống như sự phục hồi của một người thất nghiệp tìm được việc làm không ổn định bán thời gian, khi mà chính cái nghề của anh ta đã không còn đắc dụng.

Và sau cuộc khủng hoảng cuối năm 2013, thế giới này sẽ bế tắc hoàn toàn trong qua trình trình lột xác để tiến hóa. Như vậy sẽ dẫn đến hai xu hướng sau đây: Hoặc là một cuộc chiến dứt điểm để xu hướng toàn cầu hóa được thực hiện theo quy luật tự nhiên của nó. Hai là chọn một giải pháp dung hòa được quyền lợi của mọi dân tộc trên thế giới và hợp lý với môi trường trái Đất.

Tôi cũng thẳng thắn nói luôn rằng: Nếu không có sự phục hồi những giá trị của một nền văn minh cổ xưa, nhân danh nền văn hiến Việt thì thế giới này chỉ có một con đường duy nhất là chiến tranh để dứt điểm. Những gì đang xảy ra trên thế giới này, đang lặp lại nhưng gì xảy ra vào cuối những năm 30 của thế kỷ trước dẫn đến cuộc Đại chiến thế giới lần II. Tuy nhiên, như tôi đã nhiều lần trình bày: Không có Đại chiến thế giới theo nghĩa hai phe đánh nhau. Mà lần này nếu xu hướng này xảy ra thì chỉ là một cuộc chiến tranh lớn hơn cuộc chiến vùng Vịnh. Lớn hơn nhiều. 60% quân lực của Hoa Kỳ dồn về Châu Á Thái Bình dương không phải để đi du lịch.

Tôi chỉ trình bày cái nhìn của tôi và mọi người có quyền không tin, hoặc giải thích hiện tượng theo cách nhìn của mình, không tranh luận.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quẻ nhận định kinh tế toàn cầu 2013

Ngày 25.12.2012, 16:56 (GMT+7)

SGTT.VN - Nếu năm 2012 được đánh dấu bởi “vách đứng tài chính” ở Mỹ và gói cứu giúp không giới hạn ở châu Âu, đặc trưng kinh tế 2013 sẽ là gì? Dự báo kinh tế và tài chính là điều không hề dễ dàng, nhưng một số vấn đề có thể ảnh hưởng không ít thì nhiều đến các thị trường toàn cầu 2013.

Khu vực euro

Posted Image

Tình hình khu vực EU năm tới vẫn hết sức ảm đạm.

Với câu phát biểu hồi tháng 7 - “ECB sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để duy trì đồng euro. Hãy tin tôi, điều đó sẽ là đủ” - Mario Draghi, lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), đã góp phần nhiều nhất để trấn an thị trường 2012 và xứng đáng nhận danh hiệu “Người của Năm”. Draghi cam kết giữ nguyên khu vực euro chủ yếu bằng cách in tiền càng nhiều càng tốt để mua hết trái phiếu. Câu hỏi là liệu lòng tin vào ông sẽ kéo dài sang năm nữa không.

Cho dù đồng tiền chung giờ đây an toàn và các nước khối euro cũng vậy – không kể đến khả năng Hy Lạp ra khỏi euro có vẻ là hết sức gần – những gì ở phía trước EU vẫn rối bời. Đồng euro sẽ không vững chắc hơn, trừ phi Draghi có thể buộc các bộ trưởng tài chính chấp nhận những qui định mới về cách gia nhập, rời khỏi, và hành động trong khu vực euro. Ngay cả khi đó, xây dựng một chính sách tiền tệ duy nhất cho cả khối gồm các nền kinh tế ở những mức độ bùng phát và phá sản khác nhau sẽ là một công việc không ai ưa thích.

Theo tờ El Pais ở Madrid, năm 2013 với EU sẽ là năm chuyển đổi với hai mâu thuẫn cùng tồn tại: một mặt, cảm xúc bỏ lại vực thẳm đằng sau – có thể nhìn thấy một phần qua quyết định không yêu cầu cứu giúp của chính phủ Tây Ban Nha; mặt khác, không thể phủ nhân là các chính sách điều chỉnh vẫn chưa hiệu quả và sẽ không có kích thích từ bên ngoài để tăng trưởng và tạo việc làm.

EU của 2013 vẫn sống nhưng trong sa mạc, và với rất ít nước.

Thay đổi chính sách của Fed

Ben Bernanke, chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), buộc phải có những biện pháp sáng tạo khi phải xoay sở trong một môi trường mà đảng Cộng hòa ở Quốc hội luôn ngăn cản kích cầu tài chính ngay cả trong thời gian Mỹ vật lộn để hồi phục.

Fed hiện đang trải qua một tình thế giống như chuyển đổi chính sách, với quyết định nhắm vào một mức độ thất nghiệp rõ ràng cũng như một ngưỡng lạm phát tối đa. Fed cam kết giữ thấp lãi suất trong suốt 2013 và điều này không thể thay đổi, trừ phi kinh tế toàn cầu đột ngột bùng phát.

Các nhà đầu tư giờ đây bắt đầu tự hỏi ai sẽ thay thế Bernanke khi ông mãn nhiệm vào tháng 1.2014. Chủ tịch mới này sẽ quyết định Fed có củng cố thay đổi chính sách tiền tệ lớn đầu tiên kể từ 1979 hay không.

Thâm hụt ở Mỹ

Posted Image

Mỹ vẫn đứng bên "vách đứng tài chính"

Cho dù xảy ra trước hay sau ngày 1.1.2013, Mỹ sẽ tìm thấy một cách để bảo đảm không tăng thuế đánh vào phần lớn các gia đình trung lưu, và cũng tránh cắt giảm chi tiêu tùy ý ở một số bộ của chính phủ. “Vách đứng tài chính” (fiscal cliff) phải vượt qua sẽ trở thành một cái gì đó như là “đoạn đổ dốc tài chính” (fiscal ramp), theo cách ví von của đại biểu Jim Himes ở Washington, D.C. Ở đầu “đoạn dốc tài chính”, nếu không xoay sở để dừng thì người ta bắt đầu xuống dốc và tăng tốc theo thời gian từ một điểm mốc kinh tế.

Theo một số nhà phân tích, kiểm soát tình hình này không phải là chuyện quá lớn lao cũng không quá khó khăn như các chính khách vẫn muốn công chúng nghĩ vậy. Một khi rối ren qua đi, các thị trường có thể cảm thấy thoải mái hơn với tình hình tài chính của Mỹ và đáp ứng phù hợp.

Nhật Bản

Ngân hàng trung ương Nhật chịu sự kiểm soát của các chính khách có phải là điều may mắn không? Có lẽ, khi thủ tướng trước đây và sắp tới của Nhật, Shinzo Abe, có vẻ là người duy nhất có một kế hoạch xốc dậy nền kinh tế. Các thị trường chào đón đảng của ông thắng cử giữa tháng này, nhưng một phần vị thế của Abe là một quan điểm rắn hơn đối với Trung Quốc và những tranh chấp lãnh thổ ở láng giềng của Nhật. Về tình hình kinh tế toàn cầu, thúc đẩy xung đột ở Đông Á có thể phá bỏ những thành tựu mà Abe đạt được trong nước. Điều hy vọng là Abe bỏ lại đằng sau những lời nói đầy màu sắc dân tộc chủ nghĩa lúc tranh cử để tập trung gia tăng tiêu chuẩn sống của người dân.

Trung Quốc

Các lãnh đạo mới của Trung Quốc có nhiều quyền lực hơn Abe của Nhật khi tái định hình nền kinh tế, nhưng, không giống Abe ở chỗ họ không báo hiệu những thay đổi bất ngờ nào. Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc đối mặt nhiều thách thức lớn: cắt giảm đầu tư quá độ, xây dựng mức cầu hàng hóa và dịch vụ ở thị trường nội địa, biến đồng nhân dân tệ thành một loại tiền tệ tự do chuyển đổi, giảm bất ổn xã hội và quản lý một loạt quỹ dự trữ nước ngoài với tỉ lệ ngoại hối và lãi suất bất ổn cao. Nhiều rắc rối trong số này sẽ được dẹp bỏ, hay ít nhất là giảm áp lực, nếu lãnh đạo mới có thể khởi động một nguồn tăng trưởng kinh tế mới. Một cải cách toàn bộ về pháp lý và điều hành sẽ tạo minh bạch hơn, quyền sở hữu chắc chắn hơn và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn.

Trung Đông

Các nhà phân tích tin rằng một điều gì đó sẽ xảy ra ở Trung Đông và tác động đến kinh tế toàn cầu trong năm 2013. Syria và Ai Cập có vẻ vẫn bất ổn, và Israel, Lebanon và Iran luôn là những yếu tố không thể dự đoán. Mối quan tâm chính của các thế lực kinh tế lớn giờ đây là ngăn chặn – làm sao ngăn xung đột lớn không hủy hoại nền thương mại và đà tăng trưởng.

Bên cạnh đó, chừng nào có thể bình ổn và khởi động lại kinh tế, Ai Cập có thể trở thành một cường quốc trong khu vực, với hơn 80 triệu dân và tăng trưởng hơn 6% mỗi năm. Trái phiếu Ai Cập cũng đã bắt đầu tăng giá.

Giá hàng hóa

Tăng trưởng trở lại nhanh hơn chắc chắn có nghĩa là giá cả cao hơn của thực phẩm, nhiên liệu, khoáng sản, và kim loại. Kinh tế toàn cầu không phải tìm lực đẩy để giá tăng vọt, bởi vì nhu cầu thường tăng nhanh hơn là mức cung. Trong vài năm qua, giá ngũ cốc tăng cao đủ để dẫn đến một số vụ bạo động. Các nhà đầu tư có thể sẽ tìm thấy những công ty có thể thúc đẩy sản lượng – cho dù là trong vụ mùa hay qui trình chiết xuất – hay nghĩ ra những nguồn thay thế tài nguyên thiếu nguồn cung, như kim loại đồng hay đất hiếm. Đấy vẫn là những khả năng lâu dài và người ta không thể dựa vào sáng kiến để giải quyết thiếu hụt ngắn hạn.

Hội nhập tài chính

Các nền kinh tế mới nổi ngày càng gần gũi hơn với hệ thống tài chính toàn cầu. Những nền kinh tế này nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhưng không phải luôn dễ dàng cho nhà đầu tư nước ngoài. Những đợt phát hành trái phiếu và cổ phiều dần dần mở rộng các thị trường này, kết nối tiền tệ khắp thế giới với những cơ hội lợi nhuận. Những đợt phát hành chứng khoán nợ trong các nước đang phát triển tăng đều đặn trong vài năm qua, ngay cả khi kinh tế toàn cầu lao đao. Xu hướng này có nhiều khả năng tiến triển và an toàn: đầu tư ngoại tệ vào các nước đang phát triển, cho hàng tỉ công nhân tiếp cận nguồn vốn mới là một trong những cách tốt nhất để họ đạt năng suất cao hơn, tăng thu nhập và tăng chi tiêu cá nhân. Triển vọng này càng xảy ra nhiều hơn trong 2013, thì 2014, 2015 và những năm sau đó càng tốt hơn.

Võ Phương (FOREIGN POLICY, PRESSEUROP, EASTONCOURRIER)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Châu Á 2013: thế tứ trụ đang lung lay!

SGTT.VN - Châu Á bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự bất định cả về an ninh, chính trị lẫn phát triển kinh tế.

Posted Image

Xe hơi xuất khẩu của Nhật chờ xuống tàu trong ngày 20.12 vừa qua tại cảng Yokohama. Xuất khẩu giảm khiến thâm hụt thương mại Nhật đang tăng lên. Ảnh: japantoday.com

Vai trò bá quyền Mỹ, hệ thống liên minh, quan niệm về phát triển và định chế hoá các mô hình… tất cả đã/đang thay đổi một cách căn bản. Đó là kết luận của giáo sư Michael Wesley (đại học Sydney và viện Brookings) đăng trên The American Interest, số cuối năm.

Trụ cột đầu tiên và vững chắc nhất thuở ấy là không một quốc gia nào dám chống lại sự lãnh đạo của Mỹ. Nước lớn còn quá nghèo, các quốc gia có máu mặt lại quá nhỏ. Châu Á nhìn chung chấp nhận điều đó.

Trụ cột thứ hai mà Mỹ dày công tạo dựng, đó là cấu trúc liên minh không để ai giành giật ảnh hưởng. Trụ cột này dựa trên giả định quốc gia nào thách thức bá quyền Mỹ sẽ phải trả giá đắt. Mỹ có thể “bảo kê” cho một trật tự khu vực ổn định.

Trụ cột thứ ba là quan niệm về phát triển kinh tế. Thế hệ lãnh đạo vừa giành được độc lập cho rằng, ổn định để phát triển kinh tế và chỉ khi kinh tế mạnh mới bảo đảm được ổn định. Mọi tranh luận về chính sách hay về chiến lược được coi là đe doạ ổn định, tức đe doạ phát triển.

Từ đây, thêm trụ cột thứ tư, đó là định chế hoá các mô hình phát triển. Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Singapore thời đó đều theo mô hình kinh tế hướng ngoại của Nhật. Mỹ mở thị trường trong nước để xuất khẩu từ châu Á vào, bất chấp các khoản thâm hụt thương mại.

Giờ đây cả bốn trụ cột này đều thay đổi. Hệ lụy của những thay đổi chưa có tiền lệ này trước hết là thế lưỡng nan về an ninh của Washington. Các tranh chấp giữa Trung Quốc với một số nước châu Á trên Biển Đông và Hoa Đông gây khó cho Mỹ trong lựa chọn chính sách. Chủ trương của Mỹ giữ nguyên trạng trên Biển Đông đang làm cho các nước bị bắt nạt tự tin hơn trong đấu tranh chống lại các hành động xâm lấn của Trung Quốc. Tuy nhiên, các xung đột ở cường độ thấp sẽ đặt ra một nan đề là khi nào thì Mỹ cần bày tỏ cam kết để kềm giữ Trung Quốc, còn khi nào thì Mỹ im lặng để các nước láng giềng của Trung Quốc đừng đi quá xa. Đối với Mỹ, lý do địa dư và tâm lý dân chúng hiện nay càng đẩy nan đề này thành vấn đề lớn. Đối với các nước châu Á, lý lẽ duy trì căng thẳng với Trung Quốc là cách tốt nhất để “giữ chân” Mỹ phải ủng hộ họ vẫn là một vũ khí của kẻ yếu.

Liên quan đến những đảo lộn kinh tế, tờ La Tribune (Pháp) mới đây đưa ra nhận xét, đa phần các chuyển đổi lớn về kinh tế đều diễn ra ở châu Á. Nhật Bản hiện đang theo đuổi mô hình kinh tế “lợi nhuận mới” độc đáo nhằm thu lợi tối đa từ đổi mới công nghệ với các sản phẩm xuất khẩu. Mỹ tuy hướng tới công nghệ cao, nhưng sự xì hơi của bong bóng bất động sản là dấu hiệu kết thúc chu trình nửa thế kỷ Mỹ góp phần chủ đạo cho kinh tế thế giới. Sự nổi lên của Trung Quốc, với tăng trưởng cao trong nhiều năm nhờ vào xuất khẩu và tăng tiêu dùng nội địa khiến Trung Quốc trở thành nền kinh tế hàng đầu, với các cực trung tâm phát triển mạnh.

Các nhà phân tích lưu ý cục diện chính trị, kinh tế, an ninh tại khu vực sẽ có nhiều biến động trong một thế cân bằng/đối trọng xoay quanh trục Mỹ – Trung ganh đua địa chính trị, Trung – Nhật kiềm chế lẫn nhau, Mỹ – Nhật – Hàn tìm kiếm hình thức liên minh vượt lên di sản để vừa làm ăn kinh tế, vừa đối phó với những bất định về an ninh. Trung Quốc xây dựng khu vực thương mại tự do Trung – Nhật – Hàn để cân bằng ảnh hưởng của Mỹ và giảm bớt tác động của tam giác Mỹ – Nhật – Hàn. Các quốc gia này đều đối mặt với các vấn đề từ nền kinh tế toàn cầu lao đao đến vụ phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo của Triều Tiên, khiến cho tình hình càng khó dự đoán. Tình huống đan xen vào lúc có thay đổi lãnh đạo được giới quan sát coi là thách thức nếu các tân lãnh đạo vẫn bế tắc trong đối phó với các xung đột công khai hoặc tiềm ẩn.

Làm thế nào để thoát khỏi sự lung lay của những trụ cột nói trên. Cuộc chiến “vách đá tài khoá” đang gây quan ngại cho cả đồng minh lẫn đối tác của Mỹ. Các nước lo sợ “khoảng trống quyền lực” nếu Mỹ khai triển không thành công chiến lược Á tâm thì sẽ có thế lực muốn lấp chỗ trống của Mỹ. Việc vừa qua, Mỹ thắt chặt hơn các cơ chế đồng minh với Nhật, Úc, Hàn Quốc, Philippines và xây dựng các quan hệ đối tác mới với Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Việt Nam và Indonesia cho thấy tính linh hoạt trong cấu trúc mới.

Có nhiều gợi ý về mô thức “bản hoà tấu châu Á” (Concert of Asia). Hồn cốt của mô thức này là các nước trong khu vực sẽ đi đến thoả thuận chung: mọi căng thẳng và tranh chấp, kể cả tranh chấp biển đảo sẽ được giải quyết không qua xung đột. Sẽ có sự đồng thuận giữa các cường quốc, trước hết giữa Mỹ và Trung Quốc là không quốc gia nào được thách thức trật tự của “bản hoà tấu” này. Mỗi quốc gia sẽ cam kết trách nhiệm/nghĩa vụ trong việc duy trì trật tự và ổn định trong khu vực. Ở đây có sự ngầm hiểu Mỹ đồng ý để Trung Quốc có vị thế trong khu vực lớn hơn vị thế hiện nay. Thời Nghiêu – Thuấn trong quan hệ giữa các cường quốc châu Á liệu sẽ xảy ra sớm?

Giang Thuỷ

===============

Từ lâu tôi đã xác định rằng: Trong một tương lai gần, có hai khả năng để tiến đến shội nhập toàn cầu - là xu hướng tất yếu của sự phát triển của nền văn minh nhân loại - là:

1/ Cuộc chiến dứt điểm giành ngôi bá chủ.

2/ Một giá trị trí thức được phát hiện có khả năng hóa giải các mâu thuẫn giữa các quốc gia và các dân tộc, dung hòa được các chính kiến, tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau.

Cái gì sẽ xảy ra của một trong hai khả năng này?

"Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta sẽ tìm ra nó hay không?". SW Hawking

Nhưng trong một tương lai xa và có tính tất yếu thì khả năng thứ hai chắc chắn sẽ phải xuất hiện. Và khả năng thứ nhất chỉ là một hiện tượng trong sự phát triển.

Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Nó chỉ xuất hiện khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt. Vanga

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ có thể giải thích thêm về dân tộc Arxery này không cụ ? trên thực tế là dân tộc nào?

hay đại loại là phiên âm ra là dân tộc nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ có thể giải thích thêm về dân tộc Arxery này không cụ ? trên thực tế là dân tộc nào?

hay đại loại là phiên âm ra là dân tộc nào?

Tôi cũng lục lọi mọi tư liệu để xem dân tộc Arxyri là dân tộc nào. Cũng vô vọng. Nhưng có một tài liệu viết với danh từ gần giống là dân tộc Axyri. Nhưng dân tộc hùng mạnh và bí ẩn này bị tiệu diệt từ thế kỷ thứ V trước CN? Bởi vậy, nên cũng chịu.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Năm sau sẽ 'nóng nhất trong 160 năm'

Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn Nga, năm tới có thể là năm nóng nhất trong 160 năm gần đây, nhiệt độ sẽ vượt quá mức trung bình hàng năm hơn nửa độ C.

Đài tiếng nói Nga cho biết, nếu điều đó tiếp tục diễn ra, trong thế kỷ này, khí hậu thế giới bắt đầu thay đổi cực đoan.

Nhưng một số nhà nghiên cứu lại đưa ra dự báo khác hẳn, là kể từ năm 2014, nhiệt độ trung bình sẽ hạ xuống và sau đó bắt đầu một kỷ băng hà mới.

Các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo, trong thế kỷ tới, nhiệt độ trung bình tăng 4 độ C. Điều này dẫn đến những hậu quả không thể đảo ngược là dự trữ lương thực thế giới sẽ giảm xuống, nhiều hệ sinh thái bị phá hủy và nước biển dâng.

Trong khi đó, theo giới khoa học, không phải mọi thứ đều quá muộn. Các nhà khoa học khuyên, điều đầu tiên cần làm là phải đưa ra một chương trình mới và hiệu quả nhằm đối phó với vấn đề khí hậu toàn cầu nóng lên.

Theo Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc khoe tàu khu trục trang bị tên lửa hành trình thứ hai

Thứ Tư, 26/12/2012 - 13:34

(Dân trí) – Ngày 25/12, báo giới Đài Loan đồng loạt đăng tin việc Trung Quốc có vẻ đã sẵn sàng đưa vào biên chế chiếc tàu khu trục trang bị tên lửa hành trình thứ hai sau khi những hình ảnh chiếc tàu tàu chiến này được lan truyền trên mạng.

Posted Image

Hải quân Trung Quốc liên tục phát triển tàu chiến hiện đại

Trích dẫn bản tin của kênh truyền hình HBTV tại tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, tờ Thời báo Đài Bắc cho biết, những bức ảnh đang lan truyền trên mạng cho thấy chiếc tàu chiến đã được trang trí với cờ của Trung Quốc. Điều này cho thấy có vẻ như nó đã sẵn sàng làm nhiệm vụ.

Nếu thông tin này là xác thực, đây sẽ là chiếc tàu khu trục 052D trang bị tên lửa hành trình thứ hai của hải quân Trung Quốc sau khi chiếc đầu tiên được ra mắt hồi tháng 10. Theo HBTV, việc Trung Quốc tiết lộ các bức ảnh chụp vũ khí do mình tự chế tạo trên internet trước khi công bố chính thức không phải hiếm.

Theo nhà bình luận chính trị Zhang Bin, sự kiện này sẽ là một cột mốc mới của Trung Quốc trong việc phát triển hải quân. Đồng thời nó cũng là lời cảnh báo tới các nước khác, nhất là Nhật Bản, vốn đang có tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc liên quan đến các quần đảo trong biển Hoa Đông.

Ông Zhang cũng lưu ý rằng, sau những phát biểu về vấn đề lãnh thổ của tân Thủ tướng Shinzo Abe, việc Trung Quốc hạ thủy tàu khu trục 052D thứ hai rõ ràng sẽ buộc ông Abe phải "dịu giọng" khi đưa ra những phát ngôn tương tự trong tương lai.

Cũng theo vị này, sự xuất hiện của những bức ảnh trên internet sau phát biểu của ông Abe rõ ràng không phải chuyện tình cờ. Trước đó Trung Quốc từng công bố ảnh tàu sân bay đầu tiên, Liêu Ninh hôm 25/9, không lâu sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Bắc Kinh.

Tương tự, hôm 5/11, hình ảnh về chiến đấu cơ tàng hình J-31 hiện đại nhất của Trung Quốc đã được đưa lên mạng giữa lúc tranh chấp về biển đảo với Nhật đang ở đỉnh điểm. Gần đây hơn là việc những bức ảnh chụp chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay được công bố hôm 25/11, không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Obama tới thăm 3 nước Đông Nam Á, trong đó có những nước thân cận với Bắc Kinh là Myanmar và Campuchia

Là người kế nhiệm tàu khu trục 052C, 052D được xem như đối trọng với chiến hạm hiện đại Aegis của hải quân Mỹ. Tàu được trang bị 64 ống phóng tên lửa thẳng đứng, cho phép tấn công tên lửa đối không đối hạm và đối đất nhanh chóng.

Thanh Tùng Theo Taipei Times

======================

BỔ SUNG LỜI TIÊN TRI 2013

Những điểm nóng trên thế giới như Đông Bắc Á, Biển Đông, Trung Đông và Bắc Phi, sẽ ngày một nóng lên. Nhưng chưa xảy ra một cuộc đối đầu quân sự lớn ở đây.

======================

Đã bổ sung vào "Lời tiên tri 2013".

Share this post


Link to post
Share on other sites

THẾ GIỚI NĂM 2013: DỰ BÁO VÀ TRIỂN VỌNG

Chưa thể lạc quan về kinh tế

NGUOILAODONG

Thứ Tư, 26/12/2012 22:23

Hy Lạp có thể chia tay với đồng euro và giá vàng giảm còn 1.200 USD/ounce là 2 dự báo sốc của một số tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế

Theo bản báo cáo “Tình hình kinh tế thế giới và triển vọng năm 2013” (WESP 2013) do Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc phát hành ngày 18-12, tăng trưởng kinh tế thế giới vốn suy yếu từ năm 2012 được dự báo sẽ tiếp tục bị “kìm hãm” trong 2 năm 2013 và 2014.

Hy Lạp trở lại với đồng nội tệ?

Trước đó, ngày 27-11, Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD) có trụ sở chính tại Paris cũng công bố cuốn Triển vọng Kinh tế (EO), cảnh báo rằng nợ công trong khu vực đồng euro là mối đe dọa lớn nhất đối với kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, OECD yêu cầu ngân hàng trung ương các nước thuộc Liên hiệp châu Âu (EU) chuẩn bị các chính sách tiền tệ đặc biệt thoáng hơn nếu các nhà chính trị không tìm ra câu trả lời cho vấn đề nợ công. Cả WESP 2013 và EO đều dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 tăng chút ít so với năm 2012 nhưng vẫn còn lẹt đẹt.

Posted Image

Khu vực đồng euro là nguy cơ lớn nhất, theo OECD

Ảnh: REUTERS

WESP 2013 dự báo mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 ở mức 2,4% và 3,2% cho năm 2014. Tỉ lệ này thấp hơn dự báo của Liên Hiệp Quốc cách đây 6 tháng, theo đó, tỉ lệ tương ứng là 2,7% và 3,9%.

Trong khi đó, EO dự báo năm 2013, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ ở mức 3,4% so với 2,9% năm 2012. Hai tỉ lệ này đều thấp hơn dự báo hồi tháng 5 vừa qua, theo đó, năm 2012 đạt 3,4% còn 2013 đạt 4,2%.

Giải thích con số nói trên, kinh tế trưởng OECD, ông Pier Carlo Padoan, chia sẻ: “Vách tường tài chính ở Mỹ là mối quan ngại quan trọng nhưng nguy cơ lớn nhất vẫn là khu vực đồng euro”.

Trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu yếu kém như vậy, OECD cảnh báo chính phủ các nước EU không nên “thắt lưng buộc bụng” thái quá đồng thời yêu cầu Đức và Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách kích cầu để vực dậy mức tăng trưởng.

Cũng liên quan đến triển vọng của khu vực đồng euro, ông Nigel Gault, kinh tế trưởng IHS Global Insight, tổ chức chuyên dự báo kinh tế, phân tích công nghiệp và giám sát thị trường lớn nhất thế giới, nhận định: “Chúng tôi cho rằng Hy Lạp sẽ rời khỏi khu vực đồng euro vào một thời điểm nào đó trong năm 2013”. Sự kiện này có thể xảy ra sau cuộc tổng tuyển cử mùa thu ở Đức giúp Hy Lạp tuyên bố vỡ nợ, quay trở lại với đồng nội tệ.

Đó là một giải pháp chẳng đặng đừng nhưng cân nhắc mọi bề nó có lợi nhất cho Hy Lạp. Trong 3 năm qua, EU nơm nớp lo âu chuyện này xảy ra vì sợ lây lan đến Tây Ban Nha, Ý và sau đó là toàn EU. Tuy nhiên, theo IHS Global Insight, sự kiện này cũng giúp EU dễ xử lý hơn đối với Hy Lạp và tập trung giúp Tây Ban Nha và Ý trả nợ. Đây mới là ưu tiên lớn nhất của EU.

Vàng, dầu thô mất giá

Trong các dự báo tình hình kinh tế thế giới năm 2013, gây sốc nhất là “10 dự báo táo bạo năm 2013” của Saxo Bank, ngân hàng trực tuyến của Đan Mạch lừng danh trong nghề môi giới trực tuyến về đầu tư và thương mại toàn cầu.

Posted Image

Giá vàng sẽ hạ xuống còn 1.200 USD/ounce, theo Saxo Bank

Ảnh: BUSINESSINSIDER

Ông Steen Jacobsen, kinh tế trưởng Saxo Bank, ví von: “Chúng tôi cho rằng cuộc khủng hoảng này giống như cháy rừng vừa nhanh vừa mãnh liệt”. Ông cho biết về mặt kinh tế, thế giới sẽ tiến tới gần tình trạng chiến tranh một khi nợ nần và thâm thủng tài chính ở các nước phương Tây đạt tới mức gần giống như sau thế chiến thứ II.

Trong số 10 dự báo kinh tế không chính thức nói trên, một truyền thống đặc biệt của Saxo Bank, bất ngờ nhất là dự báo Nhật Bản sẽ quốc hữu hóa các hãng lớn của ngành công nghiệp điện tử. Saxo Bank cho rằng ngành điện tử này - từng là niềm kiêu hãnh của Nhật Bản - đang suy tàn sau khi bị Hàn Quốc qua mặt. Với mức lỗ tổng cộng hằng năm lên đến 30 tỉ USD của 3 hãng Sharp, Sony và Panasonic, chính phủ Nhật buộc phải tính đến việc quốc hữu hóa các hãng này giống như chính Mỹ từng bơm tiền cứu ngành công nghiệp xe hơi.

Saxo Bank dự báo giá vàng giảm còn 1.200 USD/ounce (hiện nay là 1.659,6 USD). Nguyên nhân là do tình trạng thất nghiệp gia tăng và tăng trưởng kinh tế thấp ở Ấn Độ và Trung Quốc sẽ kích hoạt một đợt bán tống bán tháo vàng.

Saxo Bank cũng dự báo giá dầu thô chỉ còn 50 USD/thùng (hiện là 88,56 USD) và Hồng Kông cố định đồng đô la vào đồng nhân dân tệ thay vì đồng đô la Mỹ.

Bình phẩm về bản dự báo “thái quá” nói trên, chuyên gia Nga Ekaterina Kondrashova của Công ty Investcafe nhận xét: “Những dự báo táo bạo của Saxo Bank chỉ là dự báo. Tuy vậy, trong 10 dự báo năm 2012, có ít nhất một dự báo chính xác là trái phiếu kho bạc Mỹ giảm 3%”.

Kỳ tới: Tăng trưởng thấp, nguy cơ cao

NGUYỄN CAO

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá kỳ dị chết hàng loạt trên bờ biển Anh

Thứ năm, 27/12/2012, 11:02 GMT+7

Vô số con cá mặt trời với hình dạng khác thường dạt liên tục vào những vùng ven Biển Bắc trong những ngày qua.

Posted Image

Một con cá mặt trời mắc kẹt trên bờ biển thuộc hạt Norfolk. Ảnh: SWNS.

Người dân Anh thấy xác của những con cá mặt trời (Mola mola) trên các bờ biển tại hạt Lincolnshire, Kent và Norfolk, SWNS đưa tin.

Các chuyên gia hải dương tin rằng những cơn gió mạnh khiến các dòng hải lưu di chuyển từ Scotland vào bờ Biển Bắc và mang theo cá mặt trời. Sau khi dạt lên bờ cá mặt trời chết dần do chúng không thể chịu được nhiệt độ nước dưới 12 độ C.

Andy Horton, giám đốc Hiệp hội nghiên cứu hệ sinh thái hải dương Anh, khẳng định rằng cá mặt trời hiếm khi xuất hiện trong Biển Bắc.

"Chúng phân bố chủ yếu ở vùng giữa Đại Tây Dương", Horton nói.

Posted Image

Để cơ thể trôi tự do trong dòng nước là cách di chuyển của cá mặt trời. Ảnh: Corbis.

Cơ thể cá mặt trời có dạng hình trái xoan hoặc gần tròn. Chúng không có một cái đầu thực sự. Tuy thân hình khá to nhưng miệng của chúng lại rất nhỏ. Thức ăn chính của cá mặt trời là sứa, động vật giáp xác nhỏ và sinh vật phù du. Con đực trưởng thành có chiều dài cơ thể trung bình 3,5 m, trọng lượng trung bình 1,7 tấn và chiều dài sải vây 4,5 m.

Do cơ thân ngắn nên cá mặt trời bơi yếu. Trong phần lớn thời gian chúng không bơi mà để cơ thể trôi theo các dòng nước. Vì thế, nhiều khi các dòng hải lưu đưa chúng từ vùng nhiệt đới sang tận vùng ôn đới. Chúng thường xuyên nổi lên mặt nước để nhận nhiệt từ ánh sáng mặt trời nên được gọi là "cá mặt trời".

Minh Long

====================

Gần đây, có nhiều hiện tượng các loài thủy tộc biển chết dạt vào bờ ở một số nước. Lý học cho rằng đây là kiện tương Thủy khí suy. Như vậy vấn đề hạn hán, động đất và cả bão tố - tuy ít về số lượng - có thể coi là nghiêm trọng trong năm 2013.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Đây chỉ là tư liệu tham khảo, không phải bài viết chính thức của diễn đàn Lý học Đông phương.

=======================

Chọn người hợp tuổi xông đất Tết Quý Tỵ 2013

Tết năm nay, người tuổi Tý nên mời người tuổi Sửu đến xông nhà, tốt nhất là tuổi Tân Sửu hay Quý Sửu.

1. Người tuổi Tý tính nết bộc trực nhưng lời nói, cử chỉ rất cẩn thận, chặt chẽ, sống rất tiết kiệm. Dễ bị kích động nhưng tính tự chủ khá cao, ngoại giao khéo, thích nơi náo nhiệt.

Tuổi này xung khắc với tuổi Ngọ và hợp với tuổi Sửu.

Bạn có thể mời người tuổi Sửu đến xông nhà, tốt nhất là tuổi Tân hay Quý Sửu.

2. Người tuổi Sửu cần cù nhẫn nại, bảo thủ và quá thận trọng trong công việc. Bề ngoài họ mềm mỏng, chất phác và rất tôn trọng truyền thống, ưa kỷ luật, thẳng thắn, công minh, không thích dùng thủ đoạn và hay ghi chép sổ sách.

Tuổi này xung với tuổi Mùi và hợp với tuổi Tý.

Bạn có thể mời người tuổi Bính Tý hoặc Mậu Tý đến xông nhà là tốt nhất.

3. Người tuổi Dần thích thể hiện năng lực, ưa phiêu lưu mạo hiểm, tính tập trung cao độ cho mục đích công việc nhưng cách sống lập dị và ưa hoạt động. Họ cũng là người có nhiều sáng kiến, có tài diễn đạt, thích trang phục đẹp và cuộc đời gập ghềnh.

Tuổi này xung với tuổi Thân và hợp với tuổi Hợi.

Bạn có thể mời người tuổi Quý Hợi hoặc Ất Hợi đến xông nhà là tốt nhất.

4. Người tuổi Mão ôn hòa, mềm mỏng, cử chỉ thanh lịch, nhã nhặn và có khiếu về khoa học xã hội và chính trị nhưng lại không ưa đấu tranh trực diện, thích an nhàn mặc dù rất thông minh, trí tuệ. Họ không quan tâm nhiều đến cuộc sống gia đình và rất tự tin vào khả năng của mình.

Tuổi này xung với tuổi Dậu và hợp với tuổi Tuất.

Bạn có thể mời người tuổi Nhâm Tuất hoặc Giáp Tuất đến xông nhà là tốt nhất.

Posted Image

5. Người tuổi Thìn nóng nảy, vội vã, nhiệt tình và ôm nhiều khát vọng quá cao. Họ thường coi mình là trung tâm vũ trụ nên hay tự cao, tự đại. Tuy nóng nảy, cứng rắn, đôi khi võ đoán nhưng họ lại thẳng tính, không hay để bụng và không ưa sự ràng buộc.

Tuổi này xung với tuổi Tuất và hợp với tuổi Dậu.

Bạn có thể mời người tuổi Đinh Dậu hoặc Kỷ Dậu đến xông đất đầu năm là tốt nhất.

6. Người tuổi Tỵ thường có thiên hướng về triết học hoặc tâm lý học. Họ không thích nghe ai khuyên bảo, luôn đa nghi và bất chấp mọi thủ đoạn để đạt mục đích. Họ rất thông minh nhạy bén và không chịu nhường ai vì những tham vọng riêng của mình.

Tuổi này xung khắc với tuổi Hợi và hợp với tuổi Thân.

Bạn có thể nhờ những người tuổi Bính Thân hoặc Giáp Thân đến xông đất.

7. Người tuổi Ngọ phóng khoáng nhanh nhẹn và hay cả thèm chóng chán. Họ có tính độc lập cao, thích hoạt động thể chất, khá nóng nảy và cố chấp nhưng đôi khi tiền hậu bất nhất vì thiếu nhẫn nại.

Tuổi này xung khắc với tuổi Tý và hợp với tuổi Mùi.

Bạn có thể nhờ người tuổi Đinh Mùi hoặc Ất Mùi đến xông nhà.

8. Người tuổi Mùi chính trực hiền lành, dễ cảm thông với người khác, yêu nghệ thuật và dễ tha thứ, nhưng họ cũng yêu tự do cá nhân, đa sầu đa cảm, sợ trách nhiệm nên ít khi dám quyết đoán việc gì, hay để lỡ cơ hội tốt.

Tuổi này xung khắc với tuổi Sửu và hợp với tuổi Ngọ.

Bạn có thể mời người tuổi Bính Ngọ hoặc Mậu Ngọ đến xông đất đầu năm.

9. Người tuổi Thân nhanh nhẹn, thông minh tháo vát. Họ ưa tranh đấu nhưng lại khéo che đậy kế hoạch của mình. Là những người đa tài, làm được nhiều ngành nghề nhưng luôn cảm thấy mình giỏi hơn người khác nên thường chủ quan thái quá dẫn đến thất bại.

Tuổi này xung khắc với tuổi Dần và hợp với tuổi Tỵ.

Năm nay, bạn có thể mời người tuổi Đinh Tỵ hoặc Tân Tỵ đến xông nhà đầu năm.

10. Người tuổi Dậu rất bảo thủ, câu nệ, cố chấp với bản chất kiêu ngạo. Tuy tài giỏi, có năng lực và tài tổ chức, lại quyết đoán ưa tranh luận nhưng cách nghĩ cứng nhắc, không linh hoạt để thích ứng được với hoàn cảnh.

Tuổi này xung khắc với tuổi Mão và hợp với tuổi Thìn.

Năm nay, bạn có thể mời người tuổi Mậu Thìn hoặc Canh Thìn đến xông đất đầu năm.

11. Người tuổi Tuất. Tuổi này xung khắc với tuổi Thìn và hợp với tuổi Mão.

Năm nay, bạn có thể mời người tuổi Đinh Mão hoặc Kỷ Mão đến xông đất đầu năm.

12. Người tuổi Hợi. Tuổi này xung khắc với tuổi Tỵ và hợp với tuổi Dần.

Năm nay, bạn có thể mời người tuổi Canh Dần hoặc Nhâm Dần đến xông đất đầu năm.

Theo Nông Nghiệp Việt Nam

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

9 tiên đoán cho năm 2013

Thứ 7, 29/12/2012, 10:30

Tình hình kinh tế bất ổn, xung đột gia tăng ở khu vực Trung Đông, thiên tai, hạn hán, nắng nóng... là những dự báo đáng chú ý trong năm 2013.

Posted Image

1. Thị trường chứng khoán suy giảm: Có nhiều lý do sai số cho dự đoán này, song một lần nữa, giới chuyên gia lại dự đoán thị trường chứng khoán sẽ tụt dốc trong năm 2013. Doanh số sụt giảm, các món nợ cá nhân gia tăng, tỉ lệ phần trăm số người lao động rơi xuống mức thấp nhất, gánh nặng xã hội tăng vọt và nhiều hệ lụy khác hoàn toàn có thể xảy ra trong năm 2013.

2. Kim loại quý tăng hơn 50%. Dự đoán vàng và bạc trong năm 2013 sẽ tăng ít nhất 50%. NH trung ương nhiều nước đang thâu tóm và tích trữ vàng, ngay cả những nhà đầu tư khổng lồ như George Soros cũng ngày càng củng cố vị thế của mình ở những lĩnh vực mà trước kia họ từng lên án vàng là một món đầu tư khả thi.

3. Liên minh Châu Âu thành lập Kho bạc Trung ương. EU nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải thành lập một Kho bạc Trung ương, đủ quyền lực để thu thuế trực tiếp từ tất cả các nước thành viên. Hãy chờ dự định này trở thành hiện thực trong năm 2013 và chờ vị tổng thống EU đầu tiên được bầu cử.

4. Hợp pháp hóa cần sa ở Mỹ và thế giới. Sau khi cử tri Colorado và Washington chứng minh có thể hợp pháp hóa cần sa thì ý tưởng này cuối cùng sẽ trở thành hiện thực. Trước đó đã có 15 tiểu bang của Mỹ hợp pháp hóa quyền sở hữu cần sa, 18 tiểu bang hợp pháp hóa dùng cần sa cho mục đích y tế. Mexico cũng đang xem xét lại cuộc chiến cần ca, còn Uruguay đã bắt đầu định chế các nguyên tắc để trở thành nước đầu tiên hợp pháp hóa hoàn toàn cần sa.

5. Tấn công mạng lớn nhằm vào Mỹ. Tất cả các chính phủ và nhiều tập đoàn lớn ngày càng muốn kiểm soát Internet nhiều hơn. Tuy nhiên đại đa số người dân không muốn nhìn thấy Internet bị thay đổi.

Đây không chỉ là các cuộc tấn công nhỏ lẻ nhằm vào một số lĩnh vực kinh doanh nhỏ, mà nhiều chuyên gia đã dự đoán một cuộc “tấn công mạng 11.9” hoặc trận “Trân Châu cảng” trong năm 2013. Nhiều công ty sản xuất phần mềm diệt virus như McAfee cũng cảnh báo những sự cố như vậy trong năm tới.

6. Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ. Hiện tình thế ở Syria vẫn trong giai đoạn giằng co. Tuy nhiên, khi NATO có cam kết đầy đủ, việc Tổng thống al-Assad bị lật đổ sẽ chỉ là vấn đề thời gian và hoàn toàn có thể xảy ra trong năm 2013.

7. Phương Tây tấn công Iran. Về mặt kỹ thuật, cuộc chiến giữa phương Tây với Iran đã bắt đầu từ nhiều năm nay. Câu hỏi còn lại đặt ra là liệu các cường quốc như Trung Quốc và Nga sẽ phản ứng lại với động thái của phương Tây như thế nào?

8. Giá dầu, lương thực đạt kỷ lục. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong năm 2013 bởi tình hình bất ổn thế giới, xung đột ở các khu vực giàu dầu mỏ và khí hậu khắc nghiệt ở những nơi sản xuất lương thực.

9. Thời tiết khắc nghiệt và trái đất thay đổi. Thời tiết khắc nghiệt có thể biến thể sang một hình thái mới. Cơ quan Khí tượng Thủy văn Nga đưa ra dự báo nhiệt độ trong năm 2013 vượt quá mức trung bình hằng năm hơn 0,5°C, khiến 2013 sẽ nóng nhất trong vòng 160 năm trở lại đây.

Cũng trong năm tới, dự báo sẽ có nhiều trận siêu bão và động đất với sức tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử.

Theo Vân Anh

Lao động

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Năm 2013 trong dự đoán của 'thầy bói'

2013, năm Quý Tỵ, được các nhà phong thủy cho là năm biểu tượng cho lạc quan, cải cách, trong đó các ngành như nông nghiệp, báo chí và nhà đất phát triển, trong khi ngành tài chính và ô tô còn nhiều khó khăn.

Posted Image

Năm Quý Tỵ 2013 tượng trưng cho sự lạc quan, cải cách và thịnh vượng. Ảnh: Zulu

Dựa vào các yếu tố trong vũ trụ gồm kim mộc thủy hỏa và thổ, các chuyên gia phong thủy tính toán những điều thuận và bất lợi của khách quan trong từng giai đoạn và đưa ra dự đoán. Thuật phong thủy rất thịnh hành ở phương Đông, và bạn có thể tin hoặc không tin, nhưng việc xem phong thủy khá thịnh vào mỗi dịp đầu năm ở các cộng đồng người Á.

Năm 2013 là năm Tỵ, mệnh trường lưu thủy - một năm rắn mang khí âm, với nước ở trên và lửa ở dưới. Theo vòng tròn tương khắc, nước hủy diệt lửa, hai yếu tố này là xung khắc với nhau, dự báo cho một năm không yên ả với thế giới bởi sự thay đổi, cải cách hoặc những xung đột quốc tế, Raymond Lo, chuyên gia phong thủy Hong Kong, cho biết.

Rắn lại là con vật tượng trưng cho tháng 5 theo lịch phương tây, vì thế xung đột hoặc cải cách có thể bùng lên mạnh mẽ vào đầu hè. Ví dụ như những năm rắn trước đây như 1941 có sự kiện Trân Châu cảng, sự sụp đổ của bức tường Berlin năm 1989 hoặc vụ tấn công khủng bố 11/9/2001.

Về bản thân loài rắn, đây là con vật biểu tượng cho dương khí, không chỉ mang trong mình ngọn lửa mạnh mẽ và còn sinh ra khí dương, kim loại dương, như một loại vũ khí. Do đó, không loại trừ sẽ xảy ra bạo lực, xung đột trong năm nay. Tuy nhiên, năm 2013, nguyên tố nước âm lại nổi lên trên, khiến mọi việc sẽ nhẹ nhàng và khiêm tốn hơn, vì thế xung đột có thể sẽ không khốc liệt như những năm 1941, 1989 hay 2001, theo nhà phong thủy nổi tiếng nhất Hong Kong Lo.

Kang Hong Kian, nhà phong thủy ở Indonesia, cũng có quan điểm tương tự. Ông cho rằng trong năm rắn 2013 có sự tác động của cả yếu tố thủy và hỏa. Các yếu tố mạnh mẽ của nước và lửa có thể gây ra thiên tai nguy hiểm như lũ lụt và núi lửa.

Theo chiêm tinh học, rắn thuộc cung di, tượng trưng cho du lịch và thủy cũng là một yếu tố vượng cho giao thông và thông tin liên lạc. Năm thủy xà sẽ là năm thúc đẩy du lịch nhiều hơn nhưng cũng có thể gây ra nhiều tai nạn hơn, đáng sợ nhất là trên không và trên biển. Ngoài ra rắn cũng là một con vật có mình dài, tương tự như tàu hỏa, vì vậy đường sắt cũng cần dè chừng.

Posted Image

Rắn làm bằng vàng ròng trong một cửa hàng ở Trung Quốc. Ảnh: China Daily

Về vấn đề kinh tế, theo ông Lo, thị trường chứng khoán trong năm nay sẽ phát đạt bởi yếu tố lửa thường thúc đẩy thị trường chứng khoán. Theo các nhà phong thủy học, có 5 yếu tố, thường gọi là hành, ảnh hưởng đến tâm lý của con người. Những năm hỏa thường vui vẻ, năm thủy lo sợ, năm thổ thiền định, năm kim buồn bã và năm mộc tức giận. Ví dụ như những năm hỏa từng tạo ra sự lạc quan và thúc đẩy thị trường chứng khoán như năm 2006, 2007.

Nhưng những năm sau đó, nền kinh tế thế giới có phần trồi sụt theo sự lên xuống của nước, đất và gỗ. Trong năm thủy 2012, kinh tế thế giới giậm chân tại chỗ, đặc biệt là nửa cuối năm, vì hỏa khí lụi tàn. Nhưng đến năm 2013, con rắn lửa được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh cho thế giới và các nhà đầu tư sẽ lấy lại được sự tự tin nhờ vượng khí của chú rắn lửa. Vì vậy, đây có thể là một năm các hoạt động kinh tế và thị trường chứng khoán sẽ rất tích cực, nhất là vào mùa xuân và mùa hè.

Hỏa khí mạnh mẽ của năm nay tạo ra tâm lý tích cực, lạc quan và khiến lượng mua vào tăng cao. Vượng khí tích cực sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2014 khi ngọn lửa mạnh mẽ hơn nữa được Giáp Ngọ mang đến.

Năm 2013 với hai yếu tố nước và lửa cũng được dự đoán tốt cho các ngành công nghiệp thuộc thổ và kim. Những ngành thuộc thổ ví dụ như bất động sản, khách sạn, bảo hiểm, những ngành thuộc kim như ngân hàng, cơ khí, máy móc, ô tô và các ngành công nghệ cao. Những ngành thuộc hành mộc cũng tốt trong năm hỏa ví dụ như thời trang, in ấn, báo chí, công nghệ môi trường. Những ngành thuộc thủy như tàu bè, giao thông cũng có sự tiến bộ.

Có ngành nghề không tốt lắm chính thuộc hỏa như năng lượng, tài chính, bởi hỏa gặp hỏa mang lại rất nhiều cạnh tranh và sức nóng quá lớn. Tuy nhiên, Hỏa Xà cũng là một đại diện của giải trí và vui vẻ, được cho là sẽ mang đến sự lãng mạn và thu hoạch cho các ngành công nghiệp như điện ảnh, giải trí, nhà hàng, ông Lo nói.

Còn nhà phong thủy Indonesia thì cho rằng lĩnh vực phát đạt nhất liên quan đến thổ tức là nông nghiệp, tài chính, tài sản và dịch vụ. Dịch vụ phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng có sự tiến bộ. Tuy nhiên, không thực sự thuận lợi cho các ngành kinh doanh liên quan đến hành kim ví dụ như công nghiệp ô tô.

Ngoài ra, theo y học Trung Quốc, nước mang tính âm là tượng trưng cho thận và hệ sinh sản. Năm rắn cũng là năm "quý tộc" trong số những năm mang mệnh thủy. Do đó, năm Quý Tỵ cũng là một năm tốt để sinh con.

Các chuyên gia phong thủy cho rằng năng lượng phong thủy thay đổi theo từng năm, vì thế họ nhìn nhận sự phân bố năng lượng đó để dự đoán các điều thuận lợi và chuẩn bị đối phó những gì khó khăn. Họ cho rằng năm tới biểu tượng cho sự lạc quan, cải cách, sáng tạo và thịnh vượng.

Vũ Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Ba điểm nóng chính trị toàn cầu 2013

Thứ Hai, 31/12/2012, 10:43 (GMT+7)

TT - Không phải là một năm bầu cử sôi động như năm 2012, nhưng năm 2013 được dự báo sẽ là thời điểm nhiều cuộc khủng hoảng chính trị toàn cầu bùng nổ.

Posted Image

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - một điểm nóng chính trị tại Đông Á năm 2013 - Ảnh: Reuters

Năm 2012 là một năm đặc biệt sôi động trên chính trường toàn cầu với các cuộc bầu cử ở Mỹ, Nga, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản... và cuộc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc. Năm 2013 sẽ là năm các nhà lãnh đạo thế giới phải giải quyết những vấn đề chính trị và kinh tế nghiêm trọng, từ khủng hoảng kinh tế Mỹ và châu Âu, bạo lực ở Trung Đông cho đến tranh chấp lãnh thổ ở Đông Á.

“Giới lãnh đạo chính trị toàn cầu phải đối mặt với hàng loạt thách thức lớn gần như chưa từng có trong thời kỳ hiện đại - báo Global Post dẫn lời nhà phân tích chính trị Tina Fordham của Hãng Citigroup - Và họ phải chịu sự giám sát của công chúng với mức độ chưa từng có trong lịch sử do sự phát triển mạnh mẽ của khả năng tiếp cận thông tin toàn cầu”.

Dưới đây là những điểm nóng toàn cầu năm 2013 theo đánh giá của giới truyền thông và chuyên gia quốc tế.

Khủng hoảng kinh tế Mỹ và châu Âu

Trong cuốn Những thách thức và cơ hội của tổng thống Mỹ năm 2013, tác giả Jessica Matthews, chủ tịch Tổ chức Carnegie Endowment for International Peace, đánh giá: “Không vấn đề đối ngoại nào năm 2013 có tầm quan trọng đối với sự ổn định chính trị, kinh tế và an ninh toàn cầu như việc liệu Mỹ và châu Âu có thể đối phó được với khủng hoảng kinh tế”.

Nếu Tổng thống Mỹ Barack Obama và các đối thủ Đảng Cộng hòa không thể đạt được một thỏa thuận, năm 2013 nước Mỹ sẽ rơi xuống “vách đá tài chính”. Thuế tăng, chi tiêu giảm sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, thiệt hại 1.000 tỉ USD. Kinh tế toàn cầu cũng sẽ lao đao theo.

Với châu Âu, chuyên gia Jessica Matthews khẳng định cuộc khủng hoảng nợ công năm 2012 đã biến chuyển từ “tình trạng khẩn cấp, đe dọa tính mạng” sang “căn bệnh kinh niên làm hao mòn sức khỏe thế giới” trong nhiều năm. Dự báo GDP khối đồng euro sẽ sụt giảm 0,3% trong năm 2013. Các cuộc bầu cử ở Đức và Pháp trong năm sẽ xác định đường hướng tương lai cho châu Âu.

Trung Đông nóng bỏng

Nếu có một điều chắc chắn xảy ra thì đó là sự tan vỡ đẫm máu của đất nước Syria. Phần lớn các nhà phân tích phương Tây dự báo Tổng thống Syria Bashar Al-Assad sẽ không thể trụ lại đến hết năm 2013. Và khủng hoảng nhân đạo đang lan rộng tại đây. Theo Liên Hiệp Quốc, hơn 4 triệu người Syria đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất ở khu vực biên giới, bệnh dịch đang lan rộng. Hơn nữa, lửa chiến tranh từ Syria có thể lan tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq.

Trong năm 2013, hai quốc gia Trung Đông là Iran và Israel sẽ tổ chức bầu cử. Global Post dẫn lời nhà phân tích chính trị Alistair Newton thuộc Hãng Nomura dự báo chính quyền Thủ tướng Benjamin Netanyahu sẽ thắng cử, kéo theo khả năng Israel tấn công phủ đầu Iran gia tăng. Chuyên gia Justin Vaisse thuộc Viện Brookings (Mỹ) cũng khẳng định cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran vẫn sẽ là “một vấn đề nóng bỏng” của năm 2013.

Đông Á căng thẳng

Chương trình hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên là mối quan ngại đầu tiên tại khu vực Đông Á trong năm 2013. Theo CNN, hồi tháng 5-2012 Hội đồng chính sách đối ngoại Mỹ đã dự báo nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un sẽ “gây chấn động” để khẳng định quyền lực. Và trong tháng 12, CHDCND Triều Tiên đã bắn tên lửa. Các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Bình Nhưỡng có thể đang chuẩn bị địa điểm thử hạt nhân.

Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất ở Đông Á năm 2013 là tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Trong cả năm 2012, Trung Quốc và Nhật đấu khẩu dữ dội về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Những ngày cuối năm, Bắc Kinh gia tăng căng thẳng bằng chiêu điều động tàu tuần tra và cả máy bay xâm nhập vùng biển và vùng trời Senkaku/Điếu Ngư.

Dù một cuộc chiến khó có khả năng xảy ra, nhưng quan hệ kinh tế Trung - Nhật đã bị ảnh hưởng. Báo Christian Science Monitor dẫn lời giáo sư Zhou Weihong tại ĐH Ngoại giao Bắc Kinh khẳng định: “Việc nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới hục hặc với nhau là tin xấu đối với toàn bộ thế giới”.

Không chỉ tranh chấp với Nhật, năm 2012 Trung Quốc còn chủ động leo thang căng thẳng trên biển Đông. Trung Quốc phát hành hộ chiếu in hình bản đồ đường lưỡi bò. Sau đó chính quyền tỉnh Hải Nam ra quy định cho phép chặn và khám xét tàu bè nước ngoài trên biển Đông. Trên tạp chí Foreign Policy, học giả Michael Austin thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) đặt câu hỏi: “Phải chăng Trung Quốc muốn gây chiến trong năm 2013?”.

Theo các chuyên gia Hội đồng đối ngoại Mỹ (CFR), câu hỏi lớn nhất đối với Đông Á năm 2013 là Mỹ sẽ phản ứng thế nào với sự “cả quyết ngày càng gia tăng” của Trung Quốc?

SƠN HÀ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

TƯ LIỆU THAM KHẢO

“Xung đột quân sự Trung-Nhật là điều không thể tránh”

(Dân trí) - Một cơ quan phân tích của chính phủ Trung Quốc dự đoán xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản là điều không thể tránh khỏi, một phần là do sự can dự của Mỹ vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Posted Image

Cơ quan phân tích của Trung Quốc cho rằng nếu xung đột quân sự Nhật-Trung xảy ra, một phần là do "trục xoay" của Mỹ.

Với Trung Quốc nổi lên là một cường quốc kinh tế dẫn đầu châu Á, một cơ quan phân tích của chính phủ Trung Quốc cho rằng xung đột của nước này với Nhật trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là điều không thể tránh vào thời điểm khi mối quan hệ song phương đang thay đổi, cũng vì lý do tranh chấp biển đảo.

Trong báo cáo hàng năm mang tên “Báo cáo về phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) cũng cho biết mối quan hệ giữa hai nước sẽ bước vào một giai đoạn sóng gió lớn.

Một mặt cho rằng cuộc xung đột Senkaku/Điếu Ngư có thể kéo dài, Trung Quốc hiện đang theo dõi sát động thái của chính phủ mới của Nhật, do Thủ tướng Shinzo Abe lãnh đạo.

Báo cáo cũng chỉ rõ sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đang gây ra những lo ngại cho các nước láng giềng, buộc họ phải có những biện pháp đề phòng và khiến họ chấp nhận “điều chỉnh lại” cán cân quyền lực.

Với vấn đề Senkaku/Điếu Ngư, báo cáo cho rằng các nhóm cánh hữu của Nhật, nhóm đã củng cố được sức mạnh trong suốt 2 thập niên kinh tế chậm chạp của nước này, coi chính sách chuyển hướng sang châu Á của Mỹ là cơ hội tốt nhất để quốc hữu hóa quần đảo. Hồi tháng 9 vừa qua, Nhật đã mua 3 trong số 5 hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư từ một người chủ tư nhân.

“Việc Nhật quốc hữu hóa Điếu Ngư đã phá hủy khung duy trì cân bằng, khung ngăn chặn một cuộc xung đột”, một nguồn tin ngoại giao Trung Quốc cho biết.

Báo cáo gần đây của CSIC cũng cho rằng sự can dự mạnh mẽ của Mỹ vào khu vực từ lâu đã được dự đoán là sẽ có những hậu quả xấu, như sẽ ủng hộ cho các chính trị gia dân tộc chủ nghĩa cứng rắn ở cả hai bên. “Dấu hiệu phản ứng có thể cứng rắn đã được thấy”, báo cáo CSIS cho biết. “Trục xoay sang châu Á của Mỹ đã châm ngòi cho tâm lý chống Mỹ ở Trung Quốc, từ đó sẽ gia tăng áp lực lên các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đứng lên trước Mỹ. Những tiếng nói dân tộc chủ nghĩa đang kêu gọi biện pháp đối phó quân sự trước sự củng cố quân sự của Mỹ ở khu vực và những chiến lược quân sự mới của Mỹ”.

CSIC cũng cáo buộc vai trò của Mỹ trong cuộc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và các cuộc tranh chấp lãnh thổ khác ở châu Á không phải là trung lập mà là Mỹ đang theo đuổi một lập trường hiếu chiến bằng cách mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực cùng tăng cường hợp tác với các nước đang có tranh chấp với Trung Quốc, nhằm ngăn chặn sự “vươn lên của Trung Quốc với tư cách cường quốc thế giới”.

Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc hồi tháng 10 vừa qua đã cảnh báo Mỹ đang dùng Nhật làm công cụ chiến lược trong kế hoạch tăng cường quân sự của mình ở châu Á Thái Bình Dương, nhằm “kiềm tỏa” Trung Quốc và đang làm tăng cao căng thẳng Trung-Nhật. Ông Chen Jia, người từng giữ vị trí là Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc, cáo buộc Mỹ đang khuyến khích Nhật Bản đáp trả bằng quân sự. “Mỹ đang kêu gọi Nhật Bản đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực về lĩnh vực an ninh chứ không chỉ là lĩnh vực kinh tế như hiện nay”, ông cho hay. Cụ thể, có hai yếu tố chính củng cố cho điều này. Thứ nhất Washington đã tái cam kết trách nhiệm của họ đối với hiệp ước bảo vệ quân sự chung với Nhật, khẳng định sẽ can thiệp quân sự trong trường hợp xảy ra xung đột. Thứ hai,Washington coi Trung Quốc là một cường quốc đang lên và đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực và sẽ “chiếm” vị trí thống trị của họ trên thế giới.

Theo giới phân tích, các nhà kỹ trị ở Washington thích gọi tất cả những điều trên là “duy trì ổn định”. Tuy nhiên, thực tế nhiều khi hoàn toàn khác so với từ ngữ được dùng. Và một điều chắc chắn là Washington sẽ không định để quyền lực của mình bị suy yếu.

Vũ Quý

Theo Antiwar

Edited by Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Biển Đông 2013: giấc mơ, nguyên trạng hay... 'tận thế'

TPO - Tờ Jakarta Post của Indonesia phân tích ba kịch bản có thể diễn ra ở Biển Đông năm 2013 sau khi đã 'dậy sóng' nhiều lần trong năm 2012.

Posted Image

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Đường lưỡi bò ở Biển Đông khiến các nước kịch liệt phản đối.

Bước sang năm 2013, tờ báo Jakarta Post của Indonesia đưa ra những nhận định và kịch bản tương lai cho Biển Đông.

Việc dự đoán tương lai của Biển Đông được dựa trên sáu yếu tố quyết định quan trọng đến sự ổn định.

Một là sự hiện diện của một thế lực “bá quyền” hùng mạnh và động cơ để tạo nên trật tự ổn định.

Hai là sự phân bố cân bằng sức mạnh quân sự và tránh các hành vi hung hăng quá mức.

Ba là tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, giải quyết các tranh chấp trong hòa bình.

Bốn là xu hướng duy trì quan hệ hợp tác phát triển kinh tế quốc tế. Năm là sự hiện diện của các tổ chức đối thoại và hợp tác theo đúng thể thức.

Sáu là liên kết các tổ chức mong muốn giải pháp hòa bình và hai bên cùng có lợi trong nước.

Do đó, kịch bản nào cho tranh chấp Biển Đông năm 2013? Liệu sáu yếu tố trên có phù hợp với tình hình hiện tại? Sau đây là ba kịch bản có thể của Biển Đông: Kịch bản “Ngày Tận thế”, “Giấc mơ” và “Nguyên trạng”.

Kịch bản “Ngày Tận thế” là trường hợp hợp xấu nhất có thể xảy ra, đó là cuộc xung đột nổ ra giữa các bên tranh chấp và có liên quan đến Mỹ.

Cuộc đối đầu quân sự quy mô lớn có thể xuất phát từ sự bất lực của Mỹ để duy trì tính trung lập trong tranh chấp hoặc cũng có thể xuất phát từ việc Mỹ rút tòan bộ quân khỏi khu vực, các cuộc đàm phán khu vực hoàn toàn thất bại, các quy tắc quốc tế bị bỏ qua.

Kịch bản “Giấc mơ” là khi vấn đề chủ quyền lãnh thổ được giải quyết hoàn toàn một cách hòa bình và tất cả cùng có lợi. Để kịch bản này xảy ra, các bên tranh chấp sẽ phải có quan điểm thực tế và phải đạt được sáu yếu tố bên trên.

Kịch bản “Nguyên trạng” là kịch bản có khả năng xảy ra nhất trong vòng 10 năm tới. Đó là các bên tranh chấp có thái độ “nửa vời” để giải quyết các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và duy trì ổn định.

Theo những thông tin hiện tại thì khả năng về một cuộc xung đột lớn khó có thể xảy ra.

Các nhà phân tích quân sự tại Viện nghiên cứu HIS Jane cho biết các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm các bên tranh chấp cùng đồng loạt tăng chi tiêu quốc phòng lên 13.5% (24.5 tỉ USD) năm ngoái. Con số này dự kiến sẽ tăng đến 40 tỉ USD vào năm 2016. Điều này sẽ khiến Trung Quốc bớt “hung hăng” hơn đối với các bên tranh chấp khác.

Một yếu tố ổn định khác đó là Mỹ. Mỹ đã chuyển trọng tâm sang Châu Á- Thái Bình Dương vào năm 2009 bao gồm các cam kết giúp “kìm nén” căng thẳng bởi khu vực này có giá trị quan trọng về kinh tế và chiến lược. Gần 1/3 số tàu thuyền của cả thế giới phải đi qua khu vực này.

Một dấu hiệu khác nữa là việc ông Tập Cận Bình lên làm Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc. Trong cuộc họp thường niên với các nước thành viên ASEAN được tổ chức ở thành phố Nam Ninh, phía nam Trung Quốc gần đây, ông Tập cho biết Trung Quốc cam kết về một “giải pháp phát triển chung và hòa bình trong khu vực tranh chấp”.

Phan Yến

Theo Jakarta Post

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Năm loại siêu vũ khí gây 'bão' năm 2013

Những loại vũ khí dưới đây là các hệ thống có thể được phát minh từ năm trước đó hoặc đạt được cột mốc đáng kể trong con đường trở thành vũ khí tác chiến thực thụ.

Súng in 3D

Posted Image

Các loại máy in 3D có thể chế tạo nên các khẩu súng có khả năng bắn 6 viên đạn trước khi súng bị vỡ. Nhưng ai biết được liệu trong vòng 5 hay 10 năm tới, điều này có ý nghĩa như thế nào đối với xung đột trên toàn cầu nếu như người nào đó có thể dùng công nghệ in 3D để chế tạo nên súng trường.

Quân đội Mỹ đã nghĩ đến công nghệ in 3D như là một cách để giảm số phụ tùng quân đội phải mang theo. Trong khi một số nhà sản xuất máy in 3D đang từ chối các khách hàng muốn sản xuất vũ khí bằng thiết bị này thì rõ ràng là lúc này 'cái kim đã lòi ra khỏi bọc'.

Thuyền 'sát thủ' không người lái

Posted Image

Đây là một loại thuyền của Hải quân Mỹ, được điều khiển từ xa, có trang bị hỏa tiễn hay còn gọi tắt là USV-PEM (tạm dịch là phương tiện không người lái trên mặt nước có trang bị mô-đun chính xác). USV-PEM cũng là một dự án hợp tác chung giữa Mỹ và Israel.

Hệ thống này là tàu tốc độ cao, có thể quan sát vào ban đêm và camera hồng ngoại và trang bị súng ngắn 50 li hoặc hỏa tiễn Spike do Israel sản xuất.

Cuối tháng Mười vừa qua, USV-PEM đã phóng thành công 6 hỏa tiễn Spike. Tàu này sẽ do một 'thủy thủy' lái từ xa tại trung tâm điều khiển trên bờ hoặc trên một 'tàu mẹ'. Vũ khí này được thiết kế để đánh bại các nhóm tàu nhỏ, tốc độ cao và có chứa chất nổ nhằm lấn át các tàu lớn có khả năng phòng thủ hạn chế trước kiểu tấn công này. Cũng lưu ý là những người lên kế hoạch tại Hản quân Mỹ lo ngại rằng Iran có thể sử dụng chiến thuật 'số đông áp đảo' này để chống lại bất kỳ lực lượng hải quân nào trong các cuộc xung đột tại Vùng Vịnh.

Máy bay do thám tàng hình không người lái nEUROn

Posted Image

Trong hai năm trở lại đây, mọi người được nghe quá nhiều về các loại máy bay do thám không người lái (UAV). Các nhà hoạch định quân sự trên thế giới nhận ra rằng một nhóm các máy bay do thám nhỏ, di chuyển chậm,có cánh quạt sẽ sống sót tốt trong một cuộc chiến công nghệ cao, họ đang đua nhau phát triển nên một thế hệ máy bay do thám không người lái tàng hình ở quy mô chiến đấu.

Mới đây, Pháp đã gia nhập với Mỹ sản xuất một chiếc UAV tàng hình khi chiếc nEUROn cất cánh vào ngày 1/12 vừa qua. Chiếc máy bay này do hãng Dassault sản xuất, trang bị các cảm biến, vũ khí và thú vị là nó có hai bánh lái ở mũi hạ cánh có bánh xe - đây là đặc điểm vốn chỉ thấy trên các phi cơ hạ cánh trên hàng không mẫu hạm.

Chiếc nEUROn này sẽ sớm gia nhập chiếc Taranis do hệ thống BAE sản xuất và có thể là sánh với chiếc SKAT MiG của Nga.

Xe rô-bốt sát thủ

Posted Image

Không hài lòng với việc chỉ phát triển các thuyền do thám vũ trang không người lái, Israel đã âm thầm cho ra trận một đội rô-bốt sát thủ trên mặt đất. Guardium là một chiếc xe độc mã bọc thép trên sa mạc, trang bị rất nhiều loại cảm biến và vũ khí.

Xe rô-bốt này có thể tuần tra tự động, sử dụng các cảm biến để tự động nhận dạng các nguy cơ và như Bộ Quốc phòng Israel nói là 'sử dụng rất nhiều phương pháp mạnh để loại trừ' các mối đe dọa đó.

Trong khi quân đội Mỹ đang thực hiện các thử nghiệm rất hạn chế đối với các loại xe bọc thép không người lái để đổi nguồn cung cho quân đội thực hiện tuần tra tại Afghanistan, chiếc Guardium có thể sẽ trở thành chiếc xe rô-bốt đầu tiên bọc thép trên mặt đất tham gia tác chiến.

'Tên lửa đen' CHAMP

Posted Image

CHAMP là tên viết tắt của Dự án Tên lửa tối tân Sóng cao tần chống điện, hoặc nói một cách ngắn gọn thì có thể gọi đây là lên lửa cắt điện tạm thời của Beoing. Khác với các loại tên lửa nhắm trúng mục tiêu và thổi bay chúng hành hàng trăm nghìn mảnh, tên lửa này của Boeing chỉ bay lòng vòng quanh mục tiêu - có thể là một tòa nhà hoặc khu vực lân cận - và làm cho toàn bộ hệ thống điện trong khu vực bị tê liệt hoặc gián đoạn.

Hãng Boeing và Không lực Hoa Kỳ đã cho CHAMP bay thử vào tháng Mười vừa qua tại sa mạc Utah. Tên lửa này bay khoảng 1 giờ đồng hồ quanh một tòa nhà có nhiều máy tính hoạt động. Khi CHAMP bay qua và phát ra sóng cao tần cực mạnh, toàn bộ màn hình máy tính trong tòa nhà bị tắt. Với tính năng này, mọi người có thể hình dung CHAMP sẽ trở nên nguy hiểm như thế nào khi xuất hiện tại các máy rađa phòng không, hệ thống liên lạc, hoặc bất kỳ phương tiện, thiết bị nào của đối phương cần tới điện năng.

Lê Thu (theo FP)

Share this post


Link to post
Share on other sites