Posted 11 Tháng 12, 2012 Bài viết đăng báo Thế giới Gia đình, số 21, ngày 06-6-2012 =============================================== Chuông gió trong Phong thủy Lạc Việt Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn Thành viên nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương Chuông gió, còn gọi là phong linh, là một vật trang trí mang tính nghệ thuật thường được nhìn thấy ở những công trình như cung điện, dinh thự, đền đài hay lăng tẩm của nét kiến trúc cổ xưa Châu Á. Chuông gió không những tồn tại trong những nét văn hóa của các nước Đông Á, Đông Nam Á mà còn có trong cả nét văn hóa của các dân tộc ít người vùng sâu, vùng cao nguyên, với những nhà sàn có treo chuông gió ở bốn góc mái nhà hay dưới mái nhà. Dưới những mái của cung điện, kinh thành, những chiếc chuông được gió run lên, âm thanh đôi khi rộn ràng vui tai trong nắng mới, đôi lúc huyền ảo giữa đêm u tịch, lay động một vùng không gian cổ kín, đấy là cách tạo dương khí và hóa giải tà khí theo quan niệm của người xưa. Cho rằng vong hồn vất vưỡng, những tà khí xui xẻo sẽ bị xua tan nếu treo phong linh dưới những mái nhà đầu đao hay trước cửa, nên chuông gió được sử dụng như một vật khí cát lành. Ở Nhật Bản, phong linh được gọi là Furin được phổ biến thành những vật phẩm tượng trưng cho mùa hè và trở thành một lễ hội đầy màu sắc, phong phú và đa dạng đầy mỹ thuật và mang ý nghĩa vui tươi thơ mộng. Ở vùng tây nguyên Việt Nam, bằng hình thức quả bầu bên trên, phía dưới là những thanh tre hay nứa hoặc chỉ đơn giản là những tranh tre tạo thành chùm, treo dưới mái nhà sàn đón gió lay động tạo thành những tiếng thanh ngân lan bạt cùng núi rừng, chỉ đơn thuần vui tươi, chỉ đơn thuần hòa điệu cùng tiếng suối reo, tiếng cồng chiêng thi thoảng. Chuông gió tự lúc nào đã trở thành vật dụng trang trí cho không gian kiến trúc hiện đại chỉ đơn thuần theo sở thích thẩm mỹ cá nhân hoặc vẫn là một loại vật khí phong thủy theo quan niệm phong thủy thông thường. Chuông gió Trong ý nghĩa phong thủy, từ xưa, chuông gió (phong linh) được dùng để chế hóa “phản thủy sát”. Những công trình kiến trúc cung điện, dinh thự hay gia trang…mà phía trước nhà, gần hoặc xa, có con sông, dòng nước chảy phía trước, nhất là con sông hoặc dòng nước chảy cong như hình cánh cung, như lưỡi đao chém hướng về phía trước mặt tiền nhà, còn gọi là minh đường, tức phạm cách “phản thủy sát” thì treo phong linh sẽ giải được thế sát đó. Những đòn dông hay mái đầu đao của mái đình, dinh thự, cung điện…chĩa thẳng về một phía mà đối diện là minh đường của một kiến trúc thì kiến trúc đó bị cách gọi là “trực xung sát”, do vậy treo chuông gió thành một dẫy liên tục sẽ hóa giải được thế xấu này. Chuông gió Nhật Bản đa dạng và vui mắt Phong thủy Lạc Việt sử dụng chuông gió vào cách chế hóa Thái tuế và những chế hóa sát trong Huyền Không Lạc Việt, nhưng đây cũng chỉ là những phương cách hóa giải mang tính tạm thời. Theo cách Huyền không Lạc Việt thì tùy theo vận tinh, niên tinh hay nguyệt vận mà chuông gió được sử dụng làm vật khí phong thủy chế hóa thế xấu của tinh sao. Cách sử dụng thật giản đơn, nếu nhà có minh đường nhìn về hướng Thái tuế chiếu sát thì treo chuông gió (phong linh) trước mặt tiền nhà, trước cửa cổng hoặc trước cửa chính của ngôi nhà. Đấy là cách hóa giải “Thái tuế sát”. Chuông gió ở vùng cao nguyên Việt Nam chuông gió nhiều loại Cách thức nhận ra “Thái tuế sát”: Nhà hướng Bắc, gặp năm Tý thì hướng ấy bị Thái tuế chiếu. Nhà hướng Đông Bắc , gặp năm Sửu, Dần thì hướng ấy bị Thái tuế chiếu. Nhà hướng Đông, gặp năm Mẹo thì hướng ấy bị Thái tuế chiếu. Nhà hướng Đông Nam, gặp năm Thìn, Tỵ thì hướng ấy bị Thái tuế chiếu. Nhà hướng Nam, gặp năm Ngọ thì hướng ấy bị Thái tuế chiếu. Nhà hướng Tây Nam, gặp năm Mùi, Thân thì hướng ấy bị Thái tuế chiếu. Nhà hướng Tây, gặp năm Dậu thì hướng ấy bị Thái tuế chiếu. Nhà hướng Tây Bắc, gặp năm Tuất Hợi thì hướng ấy bị Thái tuế chiếu. Thái tuế chiếu hướng thì người trong nhà dễ gặp xui rủi bất ngờ, dễ gặp chuyện buồn lo, tai tiếng thị phi, phải rất thận trọng khi xây nhà mà hướng nhà đang có Thái tuế chiếu sát, có thể gặp rủi ro tai nạn nếu không biết cách hóa giải Thái tuế. Chuông gió có nhiều hình thức và chất liệu, bằng gỗ tre nứa, bằng kim loại, bằng thủy tinh hay gốm sứ, vỏ ốc.v.v.nhưng phải tạo được âm thanh khi bị tác động. Nên lưu ý rằng chuông gió phải có hình thức đơn giản nhưng đẹp, đầy tính mỹ thuật, có thể tạo ra âm thanh càng ngân càng tốt, không nên có hình thức sắc nhọn, quái dị hay kèm theo những hình ảnh ma quái. Kết lại: Sử dụng chuông gió (phong linh) đòi hỏi cần phải có kiến thức cơ bản về phong thủy và trong trường hợp phong thủy nhà có vài điểm bất cập như Thái tuế chiếu sát… nếu chỉ đơn giản do ý thích mà sử dụng phong linh vào trang trí nhà cửa, thì đôi khi, vô hình trung cũng mang đến những bất an bất ngờ ngoài ý muốn. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites