Thiên Đồng

Hình Tượng Linh Thú Trong Phong Thuỷ Lạc Việt

2 bài viết trong chủ đề này

Bài viết đăng báo Thế giới Gia đình, số 22, 13-6-2012

============================================

Hình tượng linh thú

trong Phong thuỷ Lạc Việt

Thiên Đồng - Bùi Anh Tuấn -

Thành viên nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương

Phải chăng các vật phẩm phong thủy như tượng sư tử, kỳ lân, tỳ hưu…là những vật khí cát tường đều mang đến tài lộc, giàu sang phú quý? Cuộc trao đổi giữa Thế giới Gia Đình và anh Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn, thành viên nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt thuộc trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương sau đây làm rỏ hơn vấn đề quan tâm.

Hỏi: Theo anh như thế nào gọi là vật khí phong thủy tốt?

Đáp: Mọi thứ đều có thể trở thành vật phẩm phong thủy hay còn gọi là vật khí phong thủy, theo quan niệm Phong thủy Lạc Việt. Vật khí phong thủy phục vụ cho một trong nhiều phương pháp thực hành của phong thủy mà dân gian thường biết đến và gọi là “trấn yểm” hay “trấn yếm”. Điều kiện đầu tiên cho mọi hình tượng, vật thể phục vụ cho việc trấn yểm là vật nào khí đó, hình tượng đó phải là hình tượng tốt lành và tươi đẹp, đầy tính mỹ thuật và nghệ thuật. Mục đích sử dụng của con người là tốt hay xấu, tùy thuộc vào đó mà việc dùng vật khí phong thủy để trấn yểm sẽ có hiệu quả tốt – xấu. Tuy nhiên, đôi lúc cũng là vật khí phong thủy mang hình tượng tốt, cát tường, nhưng do thực hiện không đúng phương pháp chuyên môn nên hiệu quả mang lại là tiêu cực, phản tác dụng. Giống như bệnh đau bụng mà cho uống nhân sâm thì bệnh nhân…hết cứu. Do vậy vật khí phong thủy tốt hay xấu là do mục đích người sử dụng và phải vận dụng đúng phương pháp của chuyên môn.

Posted Image

Rồng thời Lý, hình tượng tốt theo Phong thuỷ Lạc Việt

Hỏi: Hiện nay có hiện tượng rất phổ biến là nhà riêng cơ quan làm việc đều vận dụng phong thủy bằng cách bố trí tỳ hưu, sư tử…trong nội thất, trước cửa nhà, trước mặt tiền nhà, có phải đây là hình tượng hoàn toàn tốt hay không và anh nghĩ sao về hiện tượng này?

Đáp: Không những nhà riêng và cơ quan mà việc để sư tử, tỳ hưu mà đền chùa, miếu mạo cũng để sư tử hay tỳ hưu. Đó là do sự kém hiểu biết về văn hóa Việt hoặc tâm lý sính ngoại chạy theo phong trào như chạy theo mốt, dẫn đến những nét lai căn, bất cập giữa truyền thống và ngoại lai, tạo nên những bi hài cho không gian văn hóa nước nhà. Và cũng như thế, đối với nhà riêng và cơ quan làm việc, do vận dụng không đúng phong thủy mà vẻ mỹ quan kiến trúc trở nên hợm hĩnh, tạp nham và tạo thêm yếu tố tiêu cực tiềm ẩn khi vận dụng không dúng cách đối với những vật khí phong thủy như sư tử, kỳ lân, tỳ hưu, long quy…Rất nhiều cơ quan, công ty luôn gặp những rắc rối, trì trệ hay thậm chí dẫn đến nguy cơ về kinh tế, đều có sử dụng tượng sư tử hay tỳ hưu trấn hai bên cổng chính hay cửa chính của cơ quan. Mặc dù hình tượng sư tử, kỳ lân, tỳ hưu không phải là yếu tố quyết định cho sự thành bại, không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng mà chỉ là yếu tố tham gia trong nhiều yếu tố tương tác còn lại khác nhưng nó cũng mang tiềm ẩn những yếu tố tiêu cực khởi phát. Do vậy tượng sư tử,kỳ lân, tỳ hưu…vẫn chưa phải là hình tượng hoàn toàn tốt theo quan niệm Phong thủy Lạc Việt.

Hỏi: Vậy thì hình tượng sư tử, tỳ hưu được sử dụng trong trường hợp nào?

Đáp: Tượng sư tử, kỳ lân và tỳ hưu được dùng làm linh thú trấn đại môn của cung điện, dinh thự nhà vua hay vương quyền hoặc thấp hơn là đại môn dinh phủ của quan cấp phủ, tương đương ngày nay là quan cấp tỉnh thành. Bởi, đây là những hình tượng biểu trưng cho sức mạnh quyền lực, quyền uy thuộc Dương, nhưng hình ảnh dữ dằn, đầy sát khí thuộc Âm nên phù hợp nơi quyền lực và quan trường mà không phải là hình tượng để mong cầu tài lộc hay giàu sang phú quý. Riêng tỳ hưu với quan niệm như một mặc khải rằng, đây là một linh thú chỉ ăn vàng bạc, kim ngân, của cải mà không bao giờ “thải ra” thì đó là một biểu nghĩa trái quy luật Âm Dương, bởi theo quy luật này thì trong thế giới không có gì hoàn toàn thuần Âm hay thuần Dương. Mọi thứ đều phải tuân theo quy luật Âm Dương, có vô tức phải có ra, có đầy thì phải có vơi, do đó hình tượng tỳ hưu là một hình tượng của sự bế tắt, không phát triển, theo quan niệm Phong thủy Lạc Việt. Tựu chung, tượng sử tử, kỳ lân, tỳ hưu không phù hợp cho việc bố trí theo phong thủy đối với tư gia, cơ quan làm việc, cơ sở kinh doanh tư nhân hay nhà nước nói chung mà chỉ phù hợp cơ quan cấp tỉnh thành trở lên hoặc nếu là dinh thự cá nhân thì gia chủ phải có cấp bậc tướng trở lên, đó gọi là hợp mệnh. Và tỳ hưu, do tính chất bế tắt của hình tượng sẽ không là hình tượng tốt để dùng.

Posted Image

Đôi nghê thời Lê, thế kỷ XV

Hỏi: Trong văn hóa dân gian Việt Nam có hình tượng nào tương tự như hình tượng sư tử, kỳ lân hay tỳ hưu hay không?

Đáp: Có. Đó là con Nghê. Con nghê mang tính chất thuần Việt. người dân thường cũng hay gọi là con chó đá. Con Nghê thuần Việt trông hiền hòa mang đậm tính cách Việt hơn, cũng có bờm, vây, đầu có sừng, lông có xoáy âm dương hoặc vẩy rồng, miệng đôi khi ngậm ngọc, đôi khi đeo lục lạc, chân có mống vuốt và hý cầu…tuy đầy vẽ hùng mạnh uy nghiêm nhưng rất hiền hòa và hình tượng tạo hình cũng rất thanh thoát nhẹ nhàn thân thiện, hình tượng này được trưng ở nơi thờ tự đình chùa hay miếu mạo, ngoài ra không dùng (và cũng không nên dùng) cho trường hợp nào khác.

Xin cảm ơn anh về một cuộc trao đổi bổ ích này!

Posted Image

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Hình tượng con Nghê trên gốm sứ cổ Việt Nam

Posted Image

Chim và rồng trên gốm sứ cổ Việt Nam

Posted Image

Hình tượng hổ trên chuôi gươm đồng của người Việt Cổ, khoảng 500 trc CN, trưng bày trong bảo tàng Barbier - Mueller (Geneve)

Share this post


Link to post
Share on other sites