Hà Châu

Sơn Tinh, Thủy Tinh

2 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

SƠN TINH, THỦY TINH

Thời Hùng Vương thứ 18 đến ở đất Việt Trì, Châu Phong (1), lấy quốc hiệu là Văn Lang, vua có người con gái tên là Mỵ Nương (Ngọc Hoa công chúa) có sắc đẹp. Thục Vương Phán cầu hôn, nhà vua không bằng long, muốn chọn rể hiền (2).

Mấy hôm sau bỗng thấy hai người, một người xưng là Sơn Tinh, một người xưng là Thủy Tinh đến để cầu hôn. Hùng Vương truyền tỉ thí pháp thuật. Sơn Tinh chỉ núi, núi lở. Thủy Tinh lấy nước phun lên không, biến thành mây mưa. Vua nói: “Hai vị đều có phép thần thông, nhưng ta chỉ có một con gái, vậy ai mang sính lễ tới trước ta gả cho”. Sáng hôm sau, Sơn Tinh mang ngọc quý, vàng, bạc, sơn cầm, dã thú…các lễ vật đến tiến, vua y cho. Thủy Tinh đến sau không lấy được Mỵ Nương; vốn tính độc ác, liền cả giận đem loài thủy tộc định đánh để cướp lại. Vương lấy lưới sắt ngăn ngang sông huyện Từ Liêm. Thủy Tinh bèn mở một dải sông Tiểu Hoàng từ Lý Nhân ra Hát Giang vào sông Đà để đánh ập sau lưng núi Tản Viên. Lại mở một ngách sông Tiêu Tích hướng về trước Tản Viên, đi qua Cam Giá, Xa Lâu, Cổ Hào, Ma Sá (3) ở khoảng ven sông đánh sụt thành cái vũng lớn để mở lối đi cho quân thủy tộc. Thường làm mưa gió mịt mù, dâng nước lên đánh Vương. Dân ở chân núi thấy thế bèn cắm một hàng rào thưa để đón đỡ, đáng trống gỗ cối (4), hòa reo để cứu viện. Thấy rơm rác trôi bên ngoài hàng rào bèn bắn, thủy tộc chết liền biến thành thây ba ba, thuồng luồng trôi tắc cả khúc sông.

Hàng năm vào khoảng tháng bảy, tháng tám vẫn thường như vậy. Dân vùng chân núi hay bị gió to nước lớn, lúa mạ thiệt hại cả. Người đời tương truyền rằng đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh tranh nhau lấy Ngọc Hoa nên Thủy Tinh dâng nước lên tàn phá cho hả.


(Trích trong “Lĩnh nam chính quái” )

----------o0o----------

(1) Theo “Việt sử thông giám cương mục” và “Ngọc phả Hùng Vương” thì vua Hùng đóng đô ở bộ Văn Lang từ Hùng Vương thứ nhất, chứ không phải từ Hùng Vương thứ mười tám.

(2) Tương truyền Hùng Vương thứ 18 lập đài hiền lâu ở trước núi Vi để kén r cho Ngọc Hoa, người đến thi tài rất đông, cuối cùng còn lại Sơn Tinh và Thủy Tinh, hai người tài trí ngang nhau.

(3) Tên đất chưa tra cứu được, nhưng có lẽ thuộc vùng Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, vì hiện nay núi Tản còn ở đất Ba Vì.

(4) Tục đánh vào cối để báo cho nhau biết có tai biến.



Khảo dị:

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh trên đất Vĩnh Phú còn sưu tầm được như sau:
Hùng Vương thứ mười tám không có con trai, chỉ có hai nàng Mỵ nương là Tiên Dung và Ngọc Hoa, hàng ngày vẫn soi bóng vào giếng Ngọc (chân núi Hùng, nay thành đền Giếng) chải tóc. Khi lớn lên, Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử, chỉ còn Ngọc Hoa, vua Hùng lại càng yêu dấu, nên muốn chọn rể hiền. Hùng Vương bèn cho lập lầu kén rể ở núi Vi (nay là khoảng nhà máy Mỳ Chính – Việt Trì). Trai tài trong nước đến thi rất đông. Sau ba ngày kén rể, Ngọc Hoa vẫn chưa vừa ý ai. Sắp hết ngày thứ ba, từ đằng xa đến có hai chàng đều tài giỏi. Một người xưng là Sơn Tinh, dáng phúc hậu, một người xưng là Thủy Tinh, mặt xanh, mắt xếch, Ngọc Hoa trông thấy đã khiếp sợ. Như thường lệ, vua Hùng truyền thi tài. Cả hai đều tài giỏi ngang nhau, Hùng Vương bèn truyền lệnh sáng mai ai mang lễ vật đến trước thì được lấy Ngọc Hoa. Sơn Tinh vốn hiền lành phúc hậu đã được thần cho quyển sách ước nên sáng hôm sau đã mang đủ lễ vật đến. Y hẹn, vua Hùng gả Ngọc Hoa cho Sơn Tinh. Sơn Tinh đưa Ngọc Hoa lên kiệu rước về nước Tản. Đi đến nửa đường, Thủy Tinh mới mang lễ vật lên, thấy Sơn Tinh đã đưa Ngọc Hoa đi liền tức giận, hô thủy tộc đuổi theo đánh để cướp lại.
Trận thủy chiến diễn ra ác liệt. Thủy Tinh dâng nước lên cao để đuổi theo, Sơn Tinh hóa phép cho núi cao mãi lên. Một đêm gánh đất, bỏ quên sọt đất không gánh đi hết (nay thành núi Sót ở Thanh Sơn, cao 900 mét).
Càng đánh nhau, càng dữ dội. Thủy Tinh mở một luồng nước đánh dọc sông Đà, lao thẳng vào núi Tản. Sơn Tinh liền đắp đá chắn ngang, nay chỗ đất đắp đó thành núi Chẹ (Ba Vì – Hà Nội). Các cụ già vẫn nhắc đó là núi Sơn Tinh chặn đường tiến của Thủy Tinh.
Đánh mãi không được, Thủy Tinh phải rút quân về nhưng hàng năm vẫn dâng nước lên cho hả mối hận xưa.

Edited by HaChau Nguyen

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ha Chau xem lại bài này.

Linh Nam trích Quái nhưng cũng cần xem Nxb nào và xuất bản từ bao giờ: Ngày xưa tôi có xem một bản viết rõ như sau: Vào cuối thời Hùng vương thứ XVIII. Đề nghị Ha Châu cho biết cuốn sách này xuất bản năm nào và Nxb nào xuất bản, ai chịu trách nhiệm xuất bản. Tôi thấy bản này bốc mùi mốc rồi đấy.

Nghiên cứu cổ sử phải rất thận trọng. Đám tư duy ở trần đóng khố không từ một sự bỉ ổi học thuật nào để kích động, phủ nhận văn hiến Việt đâu.

SƠN TINH, THỦY TINH

Thời Hùng Vương thứ 18 đến ở đất Việt Trì, Châu Phong (1), lấy quốc hiệu là Văn Lang, vua có người con gái tên là Mỵ Nương (Ngọc Hoa công chúa) có sắc đẹp. Thục Vương Phán cầu hôn, nhà vua không bằng long, muốn chọn rể hiền (2).

Mấy hôm sau bỗng thấy hai người, một người xưng là Sơn Tinh, một người xưng là Thủy Tinh đến để cầu hôn. Hùng Vương truyền tỉ thí pháp thuật. Sơn Tinh chỉ núi, núi lở. Thủy Tinh lấy nước phun lên không, biến thành mây mưa. Vua nói: “Hai vị đều có phép thần thông, nhưng ta chỉ có một con gái, vậy ai mang sính lễ tới trước ta gả cho”. Sáng hôm sau, Sơn Tinh mang ngọc quý, vàng, bạc, sơn cầm, dã thú…các lễ vật đến tiến, vua y cho. Thủy Tinh đến sau không lấy được Mỵ Nương; vốn tính độc ác, liền cả giận đem loài thủy tộc định đánh để cướp lại. Vương lấy lưới sắt ngăn ngang sông huyện Từ Liêm. Thủy Tinh bèn mở một dải sông Tiểu Hoàng từ Lý Nhân ra Hát Giang vào sông Đà để đánh ập sau lưng núi Tản Viên. Lại mở một ngách sông Tiêu Tích hướng về trước Tản Viên, đi qua Cam Giá, Xa Lâu, Cổ Hào, Ma Sá (3) ở khoảng ven sông đánh sụt thành cái vũng lớn để mở lối đi cho quân thủy tộc. Thường làm mưa gió mịt mù, dâng nước lên đánh Vương. Dân ở chân núi thấy thế bèn cắm một hàng rào thưa để đón đỡ, đáng trống gỗ cối (4), hòa reo để cứu viện. Thấy rơm rác trôi bên ngoài hàng rào bèn bắn, thủy tộc chết liền biến thành thây ba ba, thuồng luồng trôi tắc cả khúc sông.

Hàng năm vào khoảng tháng bảy, tháng tám vẫn thường như vậy. Dân vùng chân núi hay bị gió to nước lớn, lúa mạ thiệt hại cả. Người đời tương truyền rằng đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh tranh nhau lấy Ngọc Hoa nên Thủy Tinh dâng nước lên tàn phá cho hả.

(Trích trong “Lĩnh nam chính quái” )

----------o0o----------

(1) Theo “Việt sử thông giám cương mục” và “Ngọc phả Hùng Vương” thì vua Hùng đóng đô ở bộ Văn Lang từ Hùng Vương thứ nhất, chứ không phải từ Hùng Vương thứ mười tám.

(2) Tương truyền Hùng Vương thứ 18 lập đài hiền lâu ở trước núi Vi để kén rễ cho Ngọc Hoa, người đến thi tài rất đông, cuối cùng còn lại Sơn Tinh và Thủy Tinh, hai người tài trí ngang nhau.

(3) Tên đất chưa tra cứu được, nhưng có lẽ thuộc vùng Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, vì hiện nay núi Tản còn ở đất Ba Vì.

(4) Tục đánh vào cối để báo cho nhau biết có tai biến.

Share this post


Link to post
Share on other sites